Tóm tắt Luận văn Thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

docx 24 trang phuongvu95 7590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_thich_ung_voi_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_vie.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  PHẠM MINH THÚY THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng Mã số: 60.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Xuân Liễu Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi .giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thích nghi với cuộc sống, con người luôn phải thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường, đặc biệt là những môi trường mới. Đó là quá trình thay đổi cách ứng xử của bản thân mỗi cá nhân trước ngoại cảnh. Sự thích ứng mang tính cá nhân của một người (nhằm bộc lộ các tiềm năng của bản thân) không phải khi nào cũng tương ứng với sự thích ứng xã hội (bao gồm sự đáp ứng các chuẩn mực chung nhằm giữ gìn trật tự xã hội). Trong thực tế đối mặt với cuộc sống, lúc nào mỗi người cũng phải tìm kiế.m sự cân bằng giữa một bên là sự thích nghi với thực tế và một bên là sự bộc lộ các tiềm năng của bản thân để khẳng định vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng con người muốn đạt được kết quả cao trong bất cứ hoạt độnng nào cần phải có sự phù hợp nhất định với môi trường, điều kiện diễn ra hoạt động ấy. Xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng đòi hỏi con người phải tự biến đổi bản thân để thích ứng với điều kiện mới vì vậy thích ứng đối với các hoạt động có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng ta đều biết rằng, quá trình học tập ở trường của mỗi cá nhân được đánh dấu bằng việc cá nhân đó được tiếp nhận vào học trong một lớp và trải qua các năm học khác nhau, mỗi năm học đánh dấu sự thay đổi về chất của mỗi cá nhân, tương ứng với sự thay đổi quan niệm về nhà trường, về học tập. Chuyển từ môi trường công tác lên Cao đẳng, Đại học, nghĩa là học viên đã bước vào một khung cảnh khác, hoàn cảnh sống khác,ngỡ ngàng và xa lạ: Từ khung cảnh nơi làm việc, công tác cố định sang khung cảnh của trường học là sự tự chủ, tự quản, tự lập và có phần bó hẹp khi đối mặt với cuộc sống học tập tập trung cả tuần tại trường. Môi trường sống
  4. 2 của các học viên thay đổi rất nhiều khi các học viên chuyển từ các đơn vị công tác từ mọi miền vào các khu ký túc xá, khu nội trú tập trung.Sự khác biệt này dẫn tới một số vấn đề liên quan đến sự thích ứng của học viên. Đó là sự mất cân đối giữa cái trước và cái sau, cụ thể từ việc chưa có thói quen học tập hằng ngày chuyển sang hướng tiếp cận tri thức thường xuyên mang tính sáng tạo, tự giác, tích cực, chủ động với những yêu cầu mới tương ứng ở bậc học cao hơn, đồng thời xác định những mối liên hệ, quan hệ mới nhằm khẳng định những giá trị xã hội của mỗi học viên. Những vấn đề nêu trên cho thấy, sự tham gia vào hoạt động học tập ở Cao đẳng, Đại học là một bước chuyển với nhiều khó khăn, liên quan đến khả năng thích ứng của học viên trước những đổi thay từ môi trường công tác đến môi trường Cao đẳng, Đại học. Học viên trường Cao đẳng CSND I cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Việc học tập của các học viên được thực hiện theo cả quy chế của Bộ giáo dục - đào tạo và của Bộ Công an. Việc học tập kiến thức của học viên phải thực hiện theo quy chế của nhà trường, theo đúng quy định về điều lệnh CAND. Từ trước tới nay đã có không ít những công trình nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học tập, rèn luyện trong nhà trường và cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động học tập của học viên. Tuy nhiên, học viên trong các trường CAND được rèn luyện trong môi trường có nhiều đặc thù nên các biện pháp này chưa thực sự cụ thể và phù hợp, do đó tính thực tiễn chưa cao. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I” nhằm giúp học viên năm thứ nhất nói riêng và học
  5. 3 viên trường Cao đẳng CSND I nói chung thích ứng tốt hơn với môi trường học tập của nhà trường, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo mà nhà trường đã đặt ra. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm phát hiện ra thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường cao đẳng CSND I 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng CSND I. 3.2. Khách thể nghiên cứu 60 học viên năm thứ nhất (khóa HO5S) và 45 giảng viên, cán bộ quản lý của Trường Cao đẳng CSND I. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên - Nghiên cứu thực tiễn: 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các khía cạnh: + Sự thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng CSND I + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng CSND I - Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi khách thể là: 60 học viên khóa HO5S và 45 giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trường Cao đẳng CSND I.
  6. 4 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2017 đến tháng 11/2018. - Địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng CSND I. 6. Giả thuyết khoa học Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng CSND I chưa cao. Tính tích cực của học viên năm thứ nhất có ảnh hưởng lớn nhất tới mức độ thích ứng với hoạt động học tập. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về vấn đề thích ứng, hoạt động học tập, tâm lý học viên, các quy định giáo dục và đào tạo trong các trường Cao đẳng, Đại học, các quy định đối với các trường CAND. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên Trường Cao đẳng CSND I Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Cao đẳng CSND I
  7. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I 1.1. Tổng quan nghiên cứu về thích ứng và thích ứng tâm lý 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những vấn đề trên thế giới đã tìm hiểu và nghiên cứu về thích ứng và thích ứng tâm lý. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về thích ứng và thích ứng tâm lý về hoạt động học tập. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm thích ứng 1.2.1.1. Định nghĩa thích ứng Thích ứng là tùy theo từng tình huống cá biệt mà thay đổi cách ứng xử cho phù hợp từng tình huống một. Thích ứng có nghĩa tổng quát hơn hội nhập văn hóa. 1.2.1.2. Đặc điểm của thích ứng Sự thích ứng của con người có đặc điểm sau đây: - Thích ứng là quá trình tích cực của chủ thể trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường mới, với những hoạt động có những yêu cầu mới. - Kích thích chỉ xảy ra khi xuất hiện kích thích mới từ môi trường sống mới. 1.2.1.3 Vai trò của thích ứng
  8. 6 Đối với sinh vật nói chung, thích ứng nhằm duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ cơ thể - môi trường, là cái không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. 1.2.2 Khái niệm thích ứng tâm lý Sự thích ứng tâm lý diễn ra ở cả người và động vật. Đó là quá trình cơ thể sinh vật xác lập được sự cân bằng với môi trường thường xuyên biến động thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh não bộ. 1.2.3 Khái niệm hoạt động học tập và một số hoạt động học tập của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I 1.2.3.1 Khái niệm học viên Từ “học viên” (gốc tiếng Anh là “student”) nghĩa là “người làm việc”, “người học tập tận tâm” Hiện nay, từ này được dùng để chỉ thanh niên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. 1.2.3.2 Khái niệm hoạt động học tập Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động, thì hoạt động là quan hệ, tác động qua lại giữa con người và thế giới. Trong đó, con người làm biến đổi thế giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý – ý thức – tính cách của mình. 1.2.3.3 Đặc điểm hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I Mục tiêu đào tạo chung của Trường Cao đẳng CSND I là đào tạo cán bộ Cảnh sát có trình độ cao đẳng và trung cấp theo các chuyên ngành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, với sự nghiệp cách mạng.
  9. 7 1.3 Thích ứng của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu Thích ứng của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của Trường Cao đẳng CSND I, nghĩa là tìm hiểu sự thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trong một môi trường đào tạo hoàn toàn mới, với những yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm mới. 1.4 Biểu hiện thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân I Theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động, tâm lý của con người được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển tâm lý của người phải được tiến hành trong hoạt động và thông qua hoạt động 1.4.1 Biểu hiện thích ứng của học viên năm thứ nhất với chương trình đào tạo và nội dung học tập Thích ứng biểu hiện ở nhận thức, học viên nắm rõ và ghi nhớ các bộ môn mình sẽ được đào tạo và chuyên ngành đào tạo của mình.Nhận thức rõ tầm quan trọng của các môn học mang ý nghĩa chiến lược với năng lực làm việc sau khi ra trường nhằm phục vụ tốt cho công tác chuyên môn sau này. 1.4.2 Thích ứng của học viên năm thứ nhất với quan hệ giao tiếp thầy cô và bạn bè trong học tập. 1.4.3 Thích ứng của học viên năm thứ nhất với phương pháp giảng dạy.
  10. 8 Thích ứng biểu hiện ở mặt nhận thức, học viên thấu hiểu được tính đặc thù trong nghề nghiệp và kéo theo phương pháp giảng dạy chuyên ngành cũng khác biệt và mới lạ hơn. 1.4.4 Thích ứng của học viên năm thứ nhất với hình thức tổ chức, hoạt động đào tạo Thích ứng biểu hiện ở nhận thức, học viên cần tham gia học tập trên lớp vào ban ngày và tham gia giờ tự học bắt buộc vào buổi tối. 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I Thích ứng với môi trường học tập đại học chính là sự thích ứng với hoạt động học tập được tổ chức theo hình thức mới, thích ứng với các mối quan hệ xã hội trong môi trường học tập mới đó. 1.5.1 Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan như: chỉ số phát triển trí thông minh, kiểu tính cách, sức khỏe, sự nỗ lực cá nhân và quan trọng nhất là động cơ chọn nghề Công an. 1.5.2 Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan như: việc tổ chức đào tạo của nhà trường, sự nhiệt tình và phương pháp dạy của giáo viên. Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của Trường Cao đẳng CSND I, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
  11. 9 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu 2.1.2 Về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là học viên của Trường Cao đẳng CSND I. 2.2. Tiến trình nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.4 Phương pháp thống kê toán học và cách đánh giá Chúng tôi sử dụng phần mền SPSS 16.0 Tiểu kết chương 2 Quá trình nghiên cứu cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu trong đề tài là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
  12. 10 Chương 3 THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA HỌC VIÊN NĂM THỨ NHẤT VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I 3.1 Thực trạng thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I 3.1.1 Sự thích ứng tâm lý của học viên với hoạt động học tập biểu hiện qua mặt nhận thức Thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường cao đẳng CSND I được biểu hiện trước hết ở trong nhận thức của họ về hoạt động học tập, điều lệnh của trường. Bảng 3.1: Nhận thức của học viên và giảng viên về quan niệm thích ứng tâm lý với hoạt động học tập Học viên Giảng STT Nội dung viên ĐTB Thứ ĐTB Thứ bậc bậc 1. Thích ứng là quá trình thích nghi của cá 2.55 3 2.53 2 nhân đối với những nội quy, quy chế rèn luyện trong học tập, điều lệnh của Công an nhân dân 2. Thích ứng là việc chấp hành đẩy đủ các 2.55 3 2.51 6 yêu cầu học tập của giáo viên và cán bộ quản lý học viên
  13. 11 3. Thích ứng là quá trình chủ thể tích cực, 2.58 2 2.53 2 chủ động trong các hoạt động cá nhân, tập thể về rèn luyện thể dục thể thao, học tập, nghi lễ, nghi thức 4. Thích ứng là quá trình thích nghi với hoạt 2.46 7 2.46 7 động tự học, tự quản và việc tham gia các phong trào của tập thể 5. Thích ứng là sự thích nghi về các quy định 2.68 1 2.66 1 về thời gian học tập, thời gian ra vào cổng trường, nề nếp sinh hoạt cá nhân 6. Thích nghi với các hoạt động tập thể, điều 2.55 3 2.53 2 lệnh Công an nhân dân: lễ tiết, tác phong, đạo đức và lối sống 7. Thích nghi là việc hoàn thành tốt nhiệm 2.53 6 2.51 6 vụ, phân công công tác của cán bộ quản lý, cấp trên TBC 2.56 2.53 Đề tìm hiểu việc hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định, hoạt động học tập của Nhà trường đối với học viên diễn ra như thế nào, qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.2: Đánh giá của HV và GV về việc hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định, hoạt động học tập của Nhà trường Giảng Học viên STT Nội dung viên SYK % SYK % 1. Không được phổ biến, tập huấn cho học 0 0 0 0
  14. 12 viên 2. Đã tập huấn nhưng học viên còn chưa nắm 9 15 7 15.6 vững 3. Đã phổ biến và tập huấn cho học viên nắm 51 85 38 84.4 vững hoạt động học tập Tổng 60 100 45 100 Thông qua việc phổ biến, tập huấn cho học viên các hoạt động học tập và điều lệnh. Để tìm hiểu sự thích ứng của học viên với các hoạt động học tập chúng tôi đưa ra câu hỏi khảo sát cho học viên và giảng viên về tự đánh giá mức độ thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên, kết quả thu được như sau: 73.3 80 68.3 70 60 50 40 30 20 15.6 20 4.4 3.3 5 4.4 10 3.3 2.2 0 Thích ứng tốt Chưa thích ứng Thích ứng khá tốt Thích ứng một chút Thích ứng vừa phải Sinh viên Giảng viên Biểu đồ 3.1: Đánh giá của học viên và giảng viên về mức độ thích ứng tâm lý của học viên với hoạt động học tập
  15. 13 3.1.2 Sự thích ứng tâm lý của học viên với hoạt động học tập biểu hiện qua mặt thái độ Bảng 3.3: Sự hài lòng của học viên đối với những yêu cầu phải tuân thủ trong quá trình học tập, rèn luyện Thứ Nội dung ĐTB STT bậc 1. Văn bản, pháp quy về đào tạo của nhà trường 2.72 2 2. Cách quản lý, giám sát học tập của nhà trường, các 2.65 6 phòng chức năng, khoa/bộ môn, của cán bộ lớp 3. Nội quy về giờ giấc học tập bắt buộc và tự học, nền 2.62 10 nếp của Nhà trường đặt ra 4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên 2.73 1 5. Mối quan hệ của bản thân với giảng viên và các học 2.58 11 viên khác 6. Cơ sở vật chất của Nhà trường 2.63 7 7. Bầu không khí lớp học 2.68 4 8. Nội quy của khoa, trường 2.72 2 9. Các hình thức khen thưởng của Nhà trường 2.63 7 10. Các nội quy, điều lệnh trong học tập và nền nếp 2.63 7 sinh hoạt 11. Các hình thức xử lý vi phạm đối với học viên 2.67 5 TBC 2.66
  16. 14 3.1.3 Sự thích ứng tâm lý của học viên với hoạt động học tập biểu hiện qua mặt hành động Việc học viên thích ứng tâm lý với hoạt động học tập có tốt hay không được thể hiện cụ thể và rõ nét thông qua những hành động của họ trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập của khoa, Trường. Qua khảo sát về những hành động mà các bạn học viên thực hiện đối với các hoạt động học tập, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.4: Mức độ thực hiện các hoạt động học tập của học viên Giảng Học viên STT viên Hành động Thứ Thứ ĐTB ĐTB bậc bậc 1. Tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc giờ giấc 2.61 4 2.53 6 của các tiết học trên lớp và tự học 2. Nắm vững và tự giác tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài và đáp ứng yêu cầu học 2.56 11 2.51 8 tập của giáo viên bộ môn 3. Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp 2.51 14 2.44 14 4. Trao đổi bài thường xuyên với bạn cùng 2.55 12 2.46 12 lớp về các phương pháp học tập mới 5. Chủ động tìm hiểu các bộ môn cần hoàn thành trong chương trình đào tạo và số 2.58 8 2.51 8 điểm cần tích lũy, điểm cộng, điểm
  17. 15 thưởng 6. Thường xuyên cập nhật thông tin về các thay đổi về chương trình học tập trên 2.66 2 2.62 1 mạng nội bộ của Nhà trường 7. Chủ động trao đổi, xin ý kiến giảng viên về những điều còn chưa rõ khi nghe giảng 2.66 2 2.62 1 trên lớp 8. Chủ động tham gia các tiết học ngoại 2.5 14 2.46 12 khóa và làm bài tập nhóm 9. Tham gia đóng góp, phản hồi ý kiến với giáo viên về phong cách giảng dạy và 2.58 8 2.51 8 chuyên môn sư phạm 10. Chủ động xây dựng kế hoạch học tập 2.68 1 2.62 1 riêng của mình 11. Chấp hành các quy định trong giờ tự học, 2.6 6 2.51 8 tự quản 12. Tham gia đầy đủ các phòng trào, hoạt động của cá nhân, tập thể như NCKH, hội 2.58 8 2.57 4 thi tìm hiểu về các vấn đề chuyên ngành 13. Lễ phép với thầy cô, cán bộ và bạn bè 2.6 6 2.53 6 14. Hiểu rõ và thuần thục các hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá: Tự luận, trắc 2.61 4 2.55 5 nghiệm, vấn đáp TBC 2.6 2.53
  18. 16 Bảng 3.5: Mức độ thực hiện hành động của học viên trong việc chấp hành các hoạt động học. STT Thứ Nội dung ĐTB bậc 1. Không mặc trang phục theo quy định hoặc sai quy 1.03 8 định 2. Đi học muộn mà không có lý do chính đáng 1.05 6 3. Thiếu bài tập, nộp chậm tiểu luận, không tham gia các 1.08 5 hoạt động học tập nhóm 4. Không nghe theo hướng dẫn của giáo viên về yêu cầu 1.1 3 môn học 5. Phớt lờ sự điều hành của cán bộ lớp, chưa tự giác tham 1.03 8 gia vào các công việc chung của lớp 6. Mất trật tự, sử dụng điện thoại,làm việc riêng trong giờ 1.1 3 học, giờ thực hành, tự học 7. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, trật tự an 1 10 toàn xã hội 8. Không chấp hành giờ giấc, nền nếp sinh hoạt theo quy 1.05 6 định về giờ tự học 9. Chưa tích cực trao đổi bài ,hỗ trợ bạn cùng lớp trong 1.12 2 các giờ học 10. Vi phạm điều lệnh, lễ tiết, tác phong, nói tục, có các 1 10 hành vi thiếu văn hóa trên lớp 11. Không chấp hành sự điều động, phân công của cán bộ 1 10 quản lý
  19. 17 12. Tự ý ra ngoài trường khi chưa được sự đồng ý của cán 1 10 bộ/giáo viên 13. Làm hỏng, mất phương tiện, dụng cụ học tập có giá trị 1 10 lớn 14. Gian lận trong thi cử 1 10 15. Không hứng thú tham gia các hội thi về chuyên ngành 1.18 1 và các hoạt động tập thể do Nhà trường tổ chức TBC 1.05 Để tìm hiểu sự ý chí phấn đấu, rèn luyện của học viên, qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.6: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện hành động trong quá trình học tập của học viên Học viên STT Hành động Thứ ĐTB bậc 1. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức 2.68 3 người chiến sĩ Công an nhân dân 2. Nâng cao trình độ nhận thức chính trị, nghiệp vụ, 2.62 6 pháp luật và năng lực công tác 3. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong học 2.68 3 tập, nội quy lớp học 4. Thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ bí mật của 3 1 Đảng, Nhà nước 5. Thực hiện đầy đủ các hoạt động, phong trào phát 2.68 3
  20. 18 động của tập thể, Trường, Bộ đưa ra 6. Chấp hành các quy định trong thi cử: không học hộ, 2.5 7 thi hộ, sao chép tiểu luận, khóa luận 7. Giữ gìn tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ. 2.75 2 Sẵn sàng giúp đỡ đồng chí, đồng đội TBC 2.7 Bảng 3.8: Mức độ thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với các hoạt động học tập STT Nội dung Thứ ĐTB bậc 1. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt nội vụ 2.12 1 2. Quan hệ với đồng chí, đồng đội 1.98 2 3. Phương pháp giảng dạy ở Cao đẳng 1.85 8 4. Phương pháp nghiên cứu, học tập ở 1.93 4 Cao đẳng 5. Giờ giấc lên lớp, tự học 1.93 4 6. Làm bài tập, viết tiểu luận, tự nghiên cứu 1.95 3 7. Lên kế hoạch học tập cá nhân. 1.92 6 8. Quy định về việc sử dụng điện thoại di động, máy 1.75 9 tính cá nhân và các thiết bị số khác 9. Hoạt động của tổ 3 người 1.87 7 TBC 1.92
  21. 19 3.1.4 Các khó khăn trong việc thích ứng tâm lý với việc chấp hành các hoạt động học tập của trường Trong quá trình học tập, rèn luyện học viên gặp phải không không ít khó khăn, thử thách trong việc chấp hành các hoạt động học tập, nghi lễ, điều lệnh. Bảng 3.10: Các khó khăn trong việc chấp hành các hoạt động học tập của học viên Thứ STT Nội dung ĐTB bậc 1. Yêu cầu về giờ giấc trong học tập, sinh hoạt cao dẫn 1.85 5 đến khó khăn trong việc thực hiện 2. Môi trường sống và học tập thay đổi so với môi trường 2.05 2 công tác 3. Chương trình học tập quá nặng, nhiều lý thuyết, đồng 2.02 3 thời phải tập thể lực, rèn luyện thể thao nhiều 4. Số lượng văn bản nội quy, điều lệnh quá nhiều, khó 2 4 nhớ 5. Thời gian và nề nếp sinh hoạt cố định trong một khuôn 2.08 1 khổ, dẫn tới học viên cảm thấy gò bó và nhàm chán TBC 2 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập 3.2.1 Các yếu tố chủ quan
  22. 20 Bảng 3.11: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của học viên với hoạt động học tập Thứ Các yếu tố chủ quan ĐTB STT bậc 1. Ý thức tự giác của bản thân trong việc chấp hành các 2.82 1 hoạt động học tập, điều lệnh 2. Niềm tin và lòng tự hào trở thành người chiến sĩ công 2.72 4 an trung với Đảng, hiếu với Dân 3. Hứng thú, sự yêu thích ngành nghề của bản thân 2.78 2 4. Thời gian cố định trong nề nếp sinh hoạt đối với tự do cá 2.73 3 nhân TBC 2.76 3.2.2 Các yếu tố khách quan Để làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới sự thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được như sau: Bảng 3.12: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của học viên Thứ Các yếu tố khách quan ĐTB STT bậc 1. Truyền thống và sự giáo dục của gia đình 2.73 1 2. Môi trường sống trong quân ngũ 2.65 3 3. Sự quan tâm của cán bộ, giáo viên và nhà trường trong 2.65 3 việc phổ biến, hướng dẫn, tập huấn cho học viên 4. Đánh giá điểm rèn luyện, học tập khắt khe của trường 2.7 2 TBC 2.68
  23. 21 Tiểu kết chương 3 Đa số học viên đã có sự nhận thức khá đầy đủ về sự thích ứng tâm lý đối với các hoạt động học tập. Đó là quá trình chủ thể tích cực, chủ động trong các hoạt động cá nhân, tập thể về rèn luyện thể dục thể thao, học tập, nghi lễ, nghi thức.
  24. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thích ứng tâm lý của học viên năm thứ nhất với hoạt động học tập của Trường Cao đẳng CSND I là quá trình học viên tự điều chỉnh cảm xúc tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ và hành động cho phù hợp với những điều được quy định trong hoạt động học tập về học tập, sinh hoạt, rèn luyện của học viên để đảm bảo trật tự và kỉ luật của Nhà trường. 2. Kiến nghị Từ những kết quả thu được khi thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau nhằm giúp học viên nâng cao hơn nữa sự thích ứng tâm lý với hoạt động học tập của trường cao đẳng CSND I: 2.1 Đối với học viên 2.2. Đối với cán bộ quản lý học viên và giảng viên 2.3. Đối với nhà trường Cần tạo điều kiện tốt nhất về vật chất, phương tiện học tập, rèn luyện. Đây là những điều kiện ban đầu để các em hình thành những năng lực cá nhân, những phẩm chất cần thiết vận dụng vào cuộc sống sau này để có thể phục vụ cho nhân dân,đất nước. Chính vì vậy mà phải xây dựng được môi trường học tập, rèn luyện tốt nhất cho học viên.