Tóm tắt Luận văn Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển rất mạnh mẽ. Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang bước vào kỉ nguyên của CNTT. Việc tiếp nhận những công nghệ mới trong đó CNTT là yếu tố khách quan và tất yếu để khẳng định sự hưng thịnh của một quốc gia. CNTT được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực: từ ngân hàng, y tế, hàng không, viễn thông, điện lực, thương mại, giáo dục và đào tạo tới cả những lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Ứng dụng và phát triển CNTT đang trở thành động lực có ý nghĩa hết sức to lớn và có vai trò quyết định để phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nhằm nâng cao hiệu suất lao động, sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực và chất lượng sống cho người dân. 1.2. Những năm qua ngành giáo dục đào tạo quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã rất quan tâm đến công tác đổi mới, cải tiến PPDH đặc biệt là đầu tư các nguồn lực cho việc ứng dụng CNTT. Thiết lập Website riêng của ngành; chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ, khuyến khích ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy ở các bậc học, các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư, phụ huynh học sinh, CB - GV, HS đồng tình ủng hộ. 1.3. Xuất phát từ thực tế tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng giáo dục (GD) chưa được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cần thiết, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của GV các trường Tiểu học. Điều này đòi hỏi Phòng GD&ĐT có sự chỉ đạo đúng đắn và định hướng để các trường Tiểu học (TH) đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công. Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục, nhưng đem lại hiệu quả chưa cao. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ yêu cầu khách quan và tính cần thiết, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học.
  2. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sự của việc đổi mới. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội thích hợp với thực tiễn giáo dục và áp dụng một cách đồng bộ thì sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó chất lượng dạy học được nâng cao ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học. Đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài giới hạn khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018. Đề tài được tiến hành khảo sát, điều tra trong phạm vi: - Trường tiểu học Lê Ngọc Hân - Quận Hai Bà Trưng - Trường tiểu học Lương Yên - Quận Hai Bà Trưng - Trường tiểu học Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà Trưng 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê toán học trong quản lý giáo dục. 8.Ý nghĩa của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn còn được trình bày trong 3 chương.
  3. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong GD&ĐT, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. 1.1.1. Trên thế giới 1.1.2. Tại Việt Nam 1.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin 1.2.1. Khái niệm về Công nghệ thông tin và ứng dụng Công nghệ thông tin 1.2.1.1. Khái niệm Công nghệ thông tin CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, của con người. 1.2.1.2. Khái niệm Ứng dụng Công nghệ thông tin Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. 1.2.2. Vai trò của ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học - CNTT là người bạn đồng hành của học sinh trong xã hội học tập, là trợ thủ đắc lực của giáo viên trong giảng dạy và là trợ lý của các nhà quản lý giáo dục. - CNTT đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học. - Đối với trường Tiểu học, CNTT hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy - học; góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng GD. 1.2.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học 1.2.3.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học - Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế giáo án - Ứng dụng phần mềm dạy học 1.2.3.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin để tổ chức dạy học Khi thực hiện bài giảng trên lớp, GV ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho việc chuyển tải nội dung bài học và rèn kĩ năng giải quyết vấn đề học tập cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT có khi diễn ra trong suốt quá trình thực hiện bài giảng, cũng có khi chỉ ở một phần nào đó của bài giảng.
  4. 4 1.2.3.3. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng Internet Trong xã hội thông tin, Internet là một kho tài nguyên thông tin chuyên môn vô tận và vô cùng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của GV cũng như trong quá trình học tập của HS. Sử dụng tài nguyên Internet để dạy học là một kĩ năng trọng yếu của GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Muốn khai thác được kho tài nguyên tri thức vô tận ở mọi lĩnh vực trên mạng Internet, giáo viên cần phải có trình độ CNTT và phải được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT. Khi khai thác các thông tin trên Internet, GV dùng các công cụ tìm kiếm như: google, vinaseek, search.netnam, socbay, 1.2.3.4. Ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả dạy học Ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học được thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau: Đánh giá hiệu quả giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ứng dụng CNTT trong đánh giá hiệu quả giờ dạy của giáo viên tiểu học được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: giáo viên tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp, các chuyên gia và cán bộ quản lý đánh giá giáo viên. Các nhà quản lý giáo dục sử dụng các kênh thông tin: diễn đàn, hệ thống bình chọn, các phần mềm quản lý để làm cơ sở đánh giá giáo viên của mình, đảm bảo tính tiện lợi, khách quan và nhanh chóng. 1.3. Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học 1.3.1. Một số khái niệm 1.3.1.1. Quản lý Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, thông qua các hoạt động, nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. 1.3.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có định hướng của nhà quản lý giáo dục đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu đề ra. 1.3.1.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học, ) nhằm đưa các hoạt động đào tạo và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu GD 1.3.1.4. Quản lý hoạt động dạy học tiểu học Quản lý hoạt động dạy học tiểu học là quản lý quá trình truyền thụ kiến thức cuả đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS, nhất là trong thời kì đổi mới PPDH hiện nay. 1.3.1.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là những tác động có định hướng, có kế khoạch, có tổ chức của đội ngũ CBQL để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc
  5. 5 sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đạt được các mục tiêu đề ra. 1.3.2. Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3.2.1. Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra. 1.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT là khâu thứ hai của quá trình quản lý ứng dụng CNTT trong trường tiểu học. Hiệu trưởng sau khi xây dựng xong kế hoạch thì phải cần chuyển hóa những ý tưởng đó thành hiện thực. 1.3.2.3. Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin Sau khi xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT rồi thì phần việc tiếp theo là Hiệu trưởng phải dẫn dắt, điều hành, điều khiển để việc thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT đi vào quỹ đạo. Khi thực hiện chỉ đạo ứng dụng CNTT, Hiệu trưởng phải đảm bảo rằng mọi người đều làm đúng việc. Hiệu trưởng sẽ cung cấp những định hướng thích hợp và tạo động lực cho những thành viên khác trong nhà trường để mỗi người đều đóng góp vào việc hoàn thành những kết quả mong đợi. 1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ứng dụng CNTT. Kiểm tra giúp cho Hiệu trưởng phát hiện ra những sai sót, lệch lạc trong quá trình quản lý ứng dụng CNTT của mình, từ đó kịp thời điều chỉnh các biện pháp giải quyết công việc, tư vấn, giúp đỡ cấp dưới một cách hữu hiệu để đạt mục tiêu đề ra. 1.3.2.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường đạt hiệu quả bao gồm: Trình độ chuyên môn, kiến thức về CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường; cơ sở vật chất, kĩ thuật để ứng dụng CNTT; Nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động ứng dụng CNTT. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý ứng dụng thành công Công nghệ thông tin vào dạy học trong trường Tiểu học 1.4.1. Các yếu tố chủ quan 1.4.1.1. Nhận thức + Nhận thức của cán bộ quản lý trường Tiểu học: + Nhận thức của giáo viên, nhân viên: + Nhận thức của học sinh: 1.4.1.2. Năng lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường tiểu học. Năng lực chuyên môn và CNTT của nhà quản lý sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
  6. 6 Năng lực nghề nghiệp sẽ là chỗ dựa, là cơ sở hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL, GV. Trong thời đại hiện nay, năng lực nghề nghiệp của CBQL, GV không thể thiếu năng lực về CNTT. 1.4.2. Các yếu tố khách quan 1.4.2.1. Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và dạy học trong trường tiểu học nói riêng 1.4.2.2. Cơ sở vật chất hạ tầng về công nghệ thông tin 1.4.2.3. Chương trình dạy học 1.4.2.4. Các yếu tố khác Kết luận chương 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới, qua đó làm rõ lý do nghiên cứu của tác giả. Ngoài ra, tác giả đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học, Công nghệ thông tin, Ứng dụng CNTT ; làm rõ: Vai trò, tác động, nội dung của CNTT đối với giáo dục tiểu học; quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong trường tiểu học. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên quận Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng được thành lập theo Nghị định số 123/NĐ-TP của thành phố Hà Nội ngày 09/6/1961 (Lúc bấy giờ là khu Hai Bà Trưng). Quận Hai Bà Trưng thường được gọi tắt là quận Hai Bà (tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân, phường Đồng Nhân của quận). Tính đến tháng 5/2018, đã có 57 năm hình thành, xây dựng và phát triển, là 1 trong 4 quận cũ của Thủ đô Hà Nội. Sau nhiều lần điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường, với diện tích tự nhiên 9,6 km2, dân số tính đến tháng 8/2017 là 315.900 người. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Về kinh tế - Về công tác xã hội 2.1.3. Tình hình giáo dục quận Hai Bà Trưng 2.1.3.1. Thuận lợi
  7. 7 2.1.3.2. Khó khăn 2.1.3.3. Giáo dục quận Hai Bà Trưng năm học 2017 - 2018 Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp học năm học 2017 - 2018 Số CBQL đạt chuẩn Tổng số CBQL TT Đơn vị và trên chuẩn (người) SL Tỷ lệ % 1 Mẫu giáo 109 109 100 2 Tiểu học 58 58 100 3 THCS 41 41 100 (Nguồn phòng GD và ĐT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) Bảng 2.2. Hệ thống trường TH công lập quận Hai Bà Trưng năm học 2017 - 2018 Trường Tổng số Tổng TB HS/ TT Tên trường chuẩn Hạng HS số lớp lớp quốc gia 1. Bà Triệu x 2 726 19 38,2 2. Bạch Mai x 2 992 26 38,2 3. Đoàn Kết x 3 421 11 38,3 4. Đồng Nhân 3 624 14 44,6 5. Đồng Tâm 2 954 21 45,4 6. Lê Ngọc Hân 1 1593 32 49,8 7 Lê Văn Tám x 1 2178 43 50,7 8. Lương Yên x 2 1114 24 46,4 9. Minh Khai x 3 611 16 38,2 10. Ngô Quyền x 2 1244 27 46,1 11. NgôThì Nhậm 2 731 20 36,6 12. Quỳnh Lôi x 2 923 21 44 13. Quỳnh Mai 1 1509 28 53,9 14. Tây Sơn 1 1872 36 52 15. Thanh Lương x 3 640 15 42,7 16. Tô Hoàng x 1 1232 27 45,6 17. Trung Hiền 3 656 17 38,6 18. Trưng Trắc 1 1621 34 47,7 19. Vĩnh Tuy x 1 1628 31 52,5 Tổng 11 21.269 462 46 (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng) 2.2. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.2.1. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế kế hoạch dạy học
  8. 8 Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến về các hình thức ứng dụng CNTT để phục vụ việc dạy học của đội ngũ GV ở 3 trường TH Số Tỷ lệ TT Hình thức ứng dụng lượng (%) 1 Soạn thảo văn bản 90 100 2 Thiết kế giáo án (GADHTC có ứng dụng CNTT) 65 72,2 3 Truy cập Internet để khai thác, tìm kiếm dữ liệu phục vụ bài giảng 67 74,4 4 Ứng dụng phần mềm để thiết kế kế hoạch dạy học 42 46,7 5 Tính toán xử lí số liệu phục vụ cho bài giảng 35 38,9 6 Thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 20 22,2 7 Nhập điểm, đánh giá HS trên phần mềm quản lý GD 90 100 8 Thiết kế bài giảng E-learning 25 27,8 Kết quả khảo sát cho thấy: 100% đội ngũ GV cho rằng ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc soạn thảo văn bản như giáo án, đề thi, phiếu bài tập sau đó in ra giấy và ứng dụng CNTT còn dùng để nhập điểm, đánh giá HS từng tháng, từng kì, in học bạ cuối năm, trên phần mềm quản lý giáo dục được tất cả GV đã sử dụng và tán thành. 2.2.2. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin để tổ chức dạy học Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến về các hình thức ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học của đội ngũ GV ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Số Tỷ lệ TT Hình thức ứng dụng lượng (%) 1 Sử dụng hiệu quả GADHTC có ứng dụng CNTT 45 50 2 Sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 78 86,7 3 Sử dụng hiệu quả phần mềm Violet 12 13,3 4 Sử dụng hiệu quả phần mềm Macromedia Flash 3 3,3 5 Sử dụng hiệu quả các phần mềm khác như: Total Video Mapble 6 6,6 6 GV chỉ sử dụng giảng dạy theo quy trình đã được thiết kế 20 22,2 7 GV chú trọng khâu trình chiếu và thuyết trình 70 77,8 8 GV kết hợp hài hòa các phương pháp khác 70 77,8 Tạo môi trường học tập tích cực, tạo tình huống thúc đẩy HS 9 46 51,1 học tập Khi quan sát và tiếp xúc với GV thường xuyên sử dụng máy chiếu đa năng thì hầu như GV cho biết đã soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint. Đây chính là phần mềm mà GV sử dụng nhiều nhất để thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. 2.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng
  9. 9 Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến về các hình thức ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Số Tỷ lệ TT Hình thức ứng dụng lượng (%) Ứng dụng CNTT để trao đổi thông tin qua mạng, qua thư điện 1 tử (Email, chart ) 90 100 Truy cập Internet để cập nhật thông tin, khai thác, tìm kiếm tài 2 78 86,7 liệu Truy cập Internet để tự học, tự phát triển năng lực nghề 3 21 23,3 nghiệp, nâng cao kiến thức 4 Xây dựng và sử dụng kho học liệu điện tử của trung tâm 56 62,2 5 Có thể làm việc trong môi trường sư phạm tương tác 28 31,1 Qua bảng tổng hợp trên chúng ta thấy, hình thức ứng dụng CNTT để trao đổi thông tin qua mạng, qua thư điện tử được đội ngũ GV hưởng ứng tuyệt đối (chiếm 100%). Rất ít GV làm việc trong môi trường sư phạm tương tác hay truy cập Internet để tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp, nâng cao kiến thức. 2.2.4. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả dạy học Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá về ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả của học sinh ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Số Tỷ lệ TT Hình thức ứng dụng lượng (%) 1 Sử dụng phần mềm đánh giá kết quả học sinh 90 100 2 Sử dụng phần mềm xây dựng đề thi 10 11,1 3 Sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm 15 16,7 Nhìn vào kết quả trên bảng 2.6 ta thấy: 100% giáo viên đã sử dụng phần mềm đánh giá kết quả học sinh để đánh giá học sinh từng tháng, từng kì, cả năm. Tuy nhiên, ta cũng thấy số lượng GV sử dụng phần mềm xây dựng đề thi và phần mềm thi trắc nghiệm là quá ít. 2.3. Thực trạng quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  10. 10 Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL về việc xây dựng kế hoạch và sự cần thiết phải quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Xây Không Không Tổng Rất cần Cần TT CBQL dựng kế cần lắm cần số hoạch SL % SL % SL % SL % 1 Lê Ngọc Hân 6 6 6 100 0 0 0 0 0 0 2 Lương Yên 6 6 4 66,7 2 33,3 0 0 0 0 3 Vĩnh Tuy 6 6 5 83,3 1 16,7 0 0 0 0 Kết quả khảo sát cho thấy có 100% CBQL đều đã xây dựng kế hoạch và cho rằng cho rằng rất cần thiết và cần thiết quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học, không có CBQL nào cho rằng không cần thiết lắm và không cần thiết. Qua đó có thể thấy đội ngũ CBQL có nhận thức rất cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Lập kế hoạch ứng dụng 1 CNTT để thiết kế kế hoạch 34 37,8 45 50 11 12,2 0 0 dạy học Lập kế hoạch ứng dụng 2 18 20 34 37,8 30 33,3 8 8,9 CNTT để tổ chức dạy học Lập kế hoạch ứng dụng 3 CNTT để khai thác các tiện 14 15,6 25 27,8 45 50 6 6,6 ích trên mạng Lập kế hoạch ứng dụng 4 CNTT để đánh giá kết quả 65 72,2 20 22,2 5 5,6 0 0 dạy học Kết quả khảo sát cho thấy Việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả dạy học và công tác lập kế hoạch ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học được đánh giá rất tốt. 2.3.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  11. 11 Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức việc xây dựng quy định, yêu cầu riêng cho GADHTC có ứng dụng 5 5,6 23 25,5 61 67,8 1 1,1 CNTT 2 Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có 7 7,8 18 20 62 68,9 3 3,3 ứng dụng CNTT 3 Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong đổi mới 35 38,9 25 27,8 30 33,3 0 0 PPDH” 4 Tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra về ứng dụng CNTT trong 10 11,1 32 35,5 43 47,8 5 5,6 quá trình dạy học 5 Tổ chức thực hiện việc đầu tư CSVC, TBDH để hỗ trợ và khuyến 21 23,3 35 38,9 28 31,1 6 6,7 khích học tập 6 Tổ chức việc sử dụng có hiệu quả 17, CSVC, thiết bị CNTT nhằm hỗ trợ 12 13,3 26 28,9 36 40 16 8 và khuyến khích học tập 7 Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho 12 13,3 30 33,3 41 45,6 7 7,8 GV, tạo động lực để khuyến khích học tập Từ những kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV ở các trường TH vẫn chưa được đội ngũ CBQL quan tâm. 2.3.3. Thực trạng việc chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo ứng dụng CNTT để 1 35 38,9 40 44,4 12 13,3 3 3,3 thiết kế kế hoạch dạy học Chỉ đạo ứng dụng CNTT để 2 18 20 31 34,4 32 35,6 9 10 tổ chức dạy học
  12. 12 Chỉ đạo ứng dụng CNTT để 3 khai thác các tiện ích trên 10 11 42 46,7 36 40 12 13,3 mạng Internet Chỉ đạo ứng dụng CNTT để 4 65 72,2 20 22,2 5 5,6 0 0 đánh giá kết quả học tập Chỉ đạo GV hướng dẫn HS 5 ứng dụng CNTT trong học 30 33,3 26 28,9 22 24,5 12 13,3 tập, tự học Chỉ đạo GV bộ môn tích cực sử dụng các phần mềm hỗ 6 17 18,9 22 24,5 38 42,2 13 14,4 trợ cho việc soạn GA, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Chỉ đạo thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ ứng 7 dụng CNTT trong dạy học 11 12,2 28 31,1 41 45,6 10 11,1 cho GV, từ đó sẽ hỗ trợ và khuyến khích học tập Chỉ đạo việc xây dựng các 8 quy định, quy trình về bảo 15 16,7 28 31,1 33 36,7 14 15,5 quản CSVC, thiết bị CNTT Chỉ đạo xây dựng Website 9 riêng, xây dựng cơ sở dữ 45 50 21 23,3 19 21,1 5 5,6 liệu phục vụ dạy và học Công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập được đánh giá cao nhất (chiếm 94,4%). Tuy nhiên, các CBQL được đánh giá ở mức trung bình với các nội dung chỉ đạo khác. 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Kiểm tra, đánh giá ứng 1 dụng CNTT để thiết kế kế 21 23,3 17 18,9 36 40 16 17,8 hoạch dạy học Kiểm tra, đánh giá ứng 2 dụng CNTT để tổ chức dạy 32 35,6 18 20 32 35,6 8 8,8 học Kiểm tra, đánh giá ứng 3 dụng CNTT để khai thác 6 6,6 18 20 51 56,7 15 16,7 các tiện ích trên mạng
  13. 13 Kiểm tra, đánh giá ứng 4 dụng CNTT để đánh giá kết 20 22,2 30 33,3 35 38,9 5 5,6 quả dạy học Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích 5 12 13,3 24 26,7 45 50 9 10 tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học Kết quả điều tra cho thấy việc ứng dụng CNTT ở các trường tuy đã được quan tâm và thực hiện khá tốt song việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn hạn chế. Công tác động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được thực hiện tốt. 2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT 2.3.5.1. Thực trạng trình độ Công nghệ thông tin của đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Bảng 2.12. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ cán bộ, GV ở các trường Trình độ tin học Cao Sau Ghi TT Đối tượng Số Chưa Cơ Trung đẳng, Đại chú lượng biết bản cấp Đại học học 1 Cán bộ quản lý 18 1 17 0 0 0 2 Đội ngũ GV 90 14 73 0 3 0 3 Nhân viên 15 1 8 4 2 0 Nhìn vào bảng 2.12 nhận thấy trình độ tin học của đội ngũ CBQL còn hạn chế so với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội hiện nay. 2.3.5.2. Thực trạng về cơ sở vật chất cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Bảng 2.13. Thực trạng việc trang bị CSVC cho ứng dụng CNTT tại 3 trường Số lượng và chất lượng trang thiết bị Số Số lớp Tên trang Loại còn Loại lớp không TT thiết bị Số Loại sử không còn được sử được sử lượng tốt dụng sử dụng dụng dụng được được 1 Máy tính 96 70 14 12 55 41 2 Máy in 30 26 4 0 0 0 3 Máy chiếu projecter 73 46 24 3 70 17 4 Máy chiếu hắt 22 17 5 0 22 65 5 Máy Photocopy 03 0 3 0 0 87 6 Ti vi 60 in 03 0 3 0 0 87 7 Máy Scaner 0 0 0 0 0 87
  14. 14 8 Máy ảnh kĩ thuật số 03 3 0 0 87 0 9 Máy quay 02 2 0 0 55 32 10 Phòng máy tính 03 0 3 0 87 0 11 Phòng học bộ môn 02 02 0 0 55 32 12 Phòng đa năng 0 0 0 0 0 87 Kết quả khảo sát trên cho thấy các trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng đều đã trang bị CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhưng do số lượng và chất lượng CSVC còn hạn chế nên tần suất sử dụng trên mỗi lớp, mỗi HS là không cao. 2.4. Những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Bảng 2.14. Ưu thế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học TT Ưu điểm SL % 1 Bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn 85 94,4 2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học khi có ứng dụng CNTT 65 72,2 3 Tích cực hóa các hoạt động nhận thức của học sinh 68 75,6 4 Hoàn thiện kỹ năng sử dụng máy tính của trẻ 45 50 5 Nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong nhóm 62 68,9 Thực tế cho thấy rằng, bài giảng khi sử dung CNTT sẽ sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với bài giảng không sử dụng CNTT. Học sinh hứng thú với bài học, sự tập trung tốt hơn, hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hóa hơn. Không những thế, một giờ học có ứng dụng CNTT sẽ tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm, sự hợp tác giữa các cá nhân. Bảng 2.15. Hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học TT Hạn chế SL % 1 Mất nhiều thời gian để xây dựng GAĐT 75 83,3 Bất tiện khi phải di dời HS tới phòng giảng dạy hoặc di chuyển 52 57,8 2 đồ dùng. 3 Khó lường hết những tình huống sư phạm xảy ra trong tiết dạy 32 35,6 4 Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ tin học cơ bản 56 62,2 5 Đòi hỏi số lượng CSVC phải nhiều và đồng bộ cho mỗi khối/lớp 45 50 Theo kết quả phiếu trưng cầu ý kiến, các CBQL và GV cho rằng điểm hạn chế lớn nhất khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy là “mất nhiều thời gian để xây dựng GAĐT”. Đối với GV, để soạn được một GAĐT chất lượng không hề đơn giản bởi lẽ trình độ tin học của nhiều GV còn hạn chế, không phải chỉ đơn thuần là đánh văn bản mà còn đòi hỏi kĩ thuật cao. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.5.1. Thuận lợi trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học
  15. 15 Bảng 2.16. Những thuận lợi trong trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học TT Thuận lợi SL % 1 BGH hưởng ứng việc "Đẩy mạnh CNTT" trong nhà trường 95 88 2 Đội ngũ GV trẻ nhiệt tình, ham học hỏi 75 69,4 3 Đội ngũ GV được tập huấn thường xuyên về tin học 42 38,8 Nhà trường được trang bị CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT 4 81 75 trong dạy học Trường có nối mạng Internet phục vụ cho việc sưu tầm thông tin 5 108 100 dạy học Nhìn vào bảng 2.16, chúng tôi nhận thấy: Tất cả các trường đều có nối mạng Internet phục vụ cho việc sưu tầm thông tin dạy học (chiếm 100%). 2.5.2. Những khó khăn trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học Bảng 2.17. Khó khăn trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học TT Khó khăn SL % 1 Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV, NV còn hạn chế 92 85,2 2 Kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại còn chưa tốt 75 69,4 3 CSVC chưa đồng bộ và đầy đủ 81 75 4 Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của GAĐT 58 53,7 Kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy rõ khó khăn lớn nhất trong các trường tiểu học hiện nay là trình độ tin học của CBQL, GV, NV còn hạn chế (chiếm tới 85,2% ý kiến). Chủ yếu CBQL, GV có trình độ CNTT đều nằm ở số GV trẻ, được học tập bài bản từ trong các trường sư phạm. 2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học tiểu học Bảng 2.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học Ảnh Ít Không TT Các yếu tố hưởng ảnh hưởng ảnh hưởng SL % SL % SL % CSVC phục vụ cho ứng dụng CNTT 1 86 79.6 14 13 8 7,4 trong dạy học Trình độ tin học cơ bản và kỹ năng tin 2 82 75,9 20 18,5 6 5,6 học ứng dụng trong dạy học của GV Nhận thức và thái độ của CBQL, GV 3 75 69,5 28 25,9 5 4,6 đối với ứng dụng CNTT trong dạy học 4 Trình độ tin học của đội ngũ CBQL 41 38 38 35,2 29 26,8 Cách thức chỉ đạo và triển khai hoạt 5 động ứng dụng CNTT trong dạy học 56 51,9 40 37 12 11,1 của CBQL
  16. 16 Cách thức kiểm tra, đánh giá việc ứng 6 61 56,5 35 32,4 12 11,1 dụng CNTT trong dạy học Phong trào thi đua ứng dụng CNTT 7 48 44,5 28 25,9 32 29,6 trong nhà trường Các hình thức động viên, khen thưởng 8 đối với việc ứng dụng CNTT trong mỗi 46 42,6 32 29,6 30 27,8 tiết dạy của GV Nhìn vào bảng tổng hợp ý kiến trên chúng tôi thấy, ảnh hưỏng lớn nhất đến việc quản lý của Hiệu trưởng về ứng dụng CNTT vào dạy học là CSVC phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học. Kết luận chương 2 Qua khảo sát ý kiến của 18 CBQL và 105 GV, NV ta thấy: - Các CBQL và GV của trường đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và vai trò hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học. - Các đồng chí Hiệu trưởng đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học. - Các điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học rất đa dạng, bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Tất cả thực trạng trên là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tác giả mong muốn những biện pháp hữu hiệu, khả thi này sẽ giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như của ngành GD quận Hai Bà Trưng. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý, phải tổng kết từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều
  17. 17 hành quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Kế thừa chỉ là sự tiếp nối giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý). Các biện pháp đưa ra cần phải đảm bảo được tính kế thừa nghĩa là biện pháp này là tiền đề, cơ sở của biện pháp kia. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường được thể hiện ở việc các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính logic, hệ thống, có mục đích, có nội dung và giải quyết được một cách đồng bộ, hiệu quả mối quan hệ giữa tất cả các thành tố nêu trên. 3.2. Các biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Trên cơ sở kế thừa và phát triển những biện pháp mà các nhà trường đã thực hiện đồng thời việc nghiên cứu và vận dụng những kiến thức lý luận liên quan như đã phân tích nêu trên, tôi xin đề xuất những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường TH của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mỗi biện pháp được phân tích theo 4 nội dung sau: + Mục tiêu của biện pháp + Nội dung, ý nghĩa của biện pháp + Tổ chức thực hiện + Điều kiện thực hiện 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp. 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp 3.2.2.3. Tổ chức thực hiện 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo việc việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.3.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện.
  18. 18 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.4.2. Nội dung và ý nghĩa của biện pháp 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.5.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện 3.2.6. Biện pháp 6: Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.6.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp 3.2.6.3. Tổ chức thực hiện 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Trên đây là sáu biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, đan xen, hỗ trợ, tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trung tâm. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò và tầm quan trọng nhất định, thể hiện rõ mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện trong quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cụ thể: Biện pháp thứ nhất là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi GV nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, thiết bị, bảo quản, sử dụng, ngược lại nếu hiệu trưởng không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo sẽ rụt rè, không quyết tâm thì sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào dạy học (biện pháp thứ 2) được coi là nền tảng và là vấn đề then chốt nên được quan tâm hàng đầu. Bởi đội ngũ GV không chủ động được về kiến thức, kỹ năng tin học thì rất khó khăn trong khâu thực hiện. Đồng thời Hiệu trưởng phải luôn quan tâm đến công
  19. 19 tác chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT (biện pháp thứ 4). Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH quận Hai Bà Trưng (biện pháp thứ 6). Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường ở quận Hai Bà Trưng vào những giai đoạn tiếp theo. Ta có thể mô tả mối quan hệ của các biện pháp qua sơ đồ sau: Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Biện pháp 2: Biện pháp 3: Biện pháp 4: Biện pháp 5: Tổ chức Chỉ đạo Chỉ đạo Quản lý hạ tầng bồi dưỡng việc ứng dụng thiết kế quy trình CSVC, TBDH cho giáo viên các phần mềm và sử dụng hiện đại, về ứng dụng giáo dục trong giáo án dạy học xây dựng CNTT quản lý dạy học tích cực phòng học vào dạy học và khai thác sử có ứng dụng đa phương tiện dụng có hiệu quả CNTT các ứng dụng trên mạng Internet Biện pháp 6: Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp Tóm lại, các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Vì vậy để từng bước nâng cao hiệu quả của việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng đòi hỏi đội ngũ CBQL cần phải nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phù hợp. 3.4. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp - Mục đích: Kiểm định nhận thức về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. - Nội dung và cách tiến hành: Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến của 18 CBQL các trường TH về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Chúng tôi thu được kết quả như sau: 3.4.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất
  20. 20 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT Rất Chưa Cấp thiết TT trong dạy học ở các trường TH quận cấp thiết cấp thiết Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi 1 15 83,3 2 11,1 1 5,6 ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên 2 16 88,8 1 5,6 1 5,6 về ứng dụng CNTT vào dạy học Chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai 3 12 66,7 4 22,2 2 11,1 thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng 4 giáo án dạy học tích cực có ứng dụng 11 61,1 5 27,8 2 11,1 CNTT Quản lý hạ tầng CSVC, TBDH hiện 5 đại, xây dựng phòng học đa phương 9 50 5 27,8 4 22,2 tiện Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong 6 10 55,5 3 16,7 5 27,8 dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Qua 18 phiếu trưng cầu lấy ý kiến của CBQL ở các trường TH về mức độ cấp thiết của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra, về cơ bản các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đó là tốt. Cụ thể như sau: - Biện pháp thứ 2: Có tới 94,4% CBQL cho rằng tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cấp thiết và cấp thiết ở các trường TH. Chỉ có 1/18 ý kiến (chiếm 5,6%) cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào dạy học là không cấp thiết. Một ý kiến này nằm ở CBQL nhiều tuổi, sắp nghỉ hưu nên không thấy được sự cấp thiết phải nắm bắt, cập nhật nhu cầu thông tin của toàn xã hội. - Biện pháp thứ 1: Con số 94,4% ý kiến (bằng với biện pháp thứ hai) cũng cho là cấp thiết và rất cấp thiết với việc tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT trong dạy học, bởi vì khi đã có nhận thức sâu sắc, mỗi GV sẽ tự tìm tòi, học hỏi để có thể áp dụng tốt nhất và nhanh nhất CNTT nâng cao chất lượng dạy học. Đây chính là tiền đề cho các biện pháp khác. - Biện pháp thứ 3, 4: Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng GADHTC có
  21. 21 ứng dụng CNTT; Chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet để phục vụ dạy học cũng chiếm 88,9% các ý kiến thu được cũng cho là cấp thiết và rất cấp thiết. Việc này đòi hỏi các nhà trường phải đầu tư CSVC, máy móc hiện đại, có một hệ thống mạng tỏa khắp trường, nhanh, mạnh để GV có thể cập nhật thông tin mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, các CBQL cũng phải có sự kiểm tra, giám sát vì cũng có những GV sẽ lợi dụng việc có mạng để chat, đọc truyện, xem phim, nghe nhạc. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT Rất khả Chưa Khả thi TT trong dạy học ở các trường TH quận Hai thi khả thi Bà Trưng, thành phố Hà Nội SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức 1 cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của 15 83,3 2 11,1 1 5,6 việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên 2 16 88,9 2 11,1 0 0 về ứng dụng CNTT vào dạy học Chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai thác sử 3 12 66,7 4 22,2 2 11,1 dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng giáo 4 10 55,5 5 27,8 3 16,7 án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT Quản lý hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, 5 9 50 6 33,3 3 16,7 xây dựng phòng học đa phương tiện Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở 6 12 66,7 3 16,7 3 16,7 các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Chúng tôi nhận thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi và rất khả thi. Đặc biệt là có một sự tương đồng giữa tính cấp thiết và tính khả thi ở biện pháp 1, 2 và 3, trong đó biện pháp 2 tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá cao nhất về sự cấp thiết và tính khả thi. Kết luận chương 3 Trong chương này, tác giả đã trình bày các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Các biện pháp được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 1 và thực trạng ở chương 2.
  22. 22 Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Biện pháp 3: Chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet Biện pháp 4: Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT Biện pháp 5: Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện Biện pháp 6: Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính đồng bộ, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thời đại CNTT, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường TH là một yêu cầu tất yếu, bắt buộc. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học TH, đề tài đã hệ thống hoá được các khái niệm cơ bản: quản lý, quản lý hoạt động dạy học tiểu học, CNTT, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học. Đề tài đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng CNTT; điều tra thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Các kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy đội ngũ CBQL, GV, NV các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã rất cố gắng trong việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học; ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học; ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng, ứng dụng CNTT đánh giá kết quả dạy học, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn chưa cao. Mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ GV còn thấp chủ yếu do điều kiện về CSVC, TBDH có ứng dụng CNTT tại các nhà trường còn chưa đảm bảo trước yêu cầu phát triển của nhà trường. Mặt khác, do kiến thức về ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế. Một số GV chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, còn ngại thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL vẫn còn nhiều lúng túng trong công tác quản lý
  23. 23 ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa biết làm cách nào để mang lại hiệu quả cao. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhằm giải quyết khó khăn trên là một việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đề xuất 6 biện pháp quản lý như sau: Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Biện pháp 3: Chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng Internet Biện pháp 4: Chỉ đạo thiết kế quy trình và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT Biện pháp 5: Quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện Biện pháp 6: Giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các biện pháp này được xây dựng có cơ sở lý luận và triển khai theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể, trong đó tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào dạy học được xem là biện pháp cấp thiết và khả thi nhất. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng - Cần có kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn dài hơi trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học tại các trường TH. - Cần có tiêu chí đánh giá thi đua rõ ràng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học để các trường trên cơ sở đó đưa vào kế hoạch năm của trường. - Tham mưu với UBND quận, Phòng kế hoạch tài chính tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, phòng tin học, hệ thống mạng và máy tính cho các trường tiểu học trong quận để phục vụ tốt cho quản lý và dạy học. - Thường xuyên kết hợp việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ CB-GV với việc tổ chức các chuyên đề ứng dụng CNTT nhằm phát hiện và phổ biến những điển hình, kinh nghiệm hay trong ứng dụng CNTT vào dạy học; xây dựng nguồn nhân lực CNTT cho các nhà trưòng. - Tổ chức các cuộc thi thiết kế GADHTC, thiết kế các phần mềm ứng dụng dành cho CBQL, GV, NV để tìm ra nhân tài, nhân rộng mô hình điểm tới tất cả các trường TH trong quận. 2.2. Đối với Ban giám hiệu các trường tiểu học - Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để cán bộ, giáo viên tham gia
  24. 24 các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng các phần mềm mô phỏng, minh họa, sử dụng giáo án điện tử, vào dạy học. Đầu tư CSVC, kết nối mạng Internet tốc độ cao để cán bộ, giáo viên và học sinh tra cứu tìm kiếm tài liệu, bài giảng hay, nâng cao chất lượng dạy và học. - Tìm kiếm, huy động các nguồn lực để trang bị thêm CSVC, máy tính, mạng máy tính cho nhà trường đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy tính, mạng máy tính của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong dạy học. Đưa nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học là một tiêu chí thi đua để đánh giá, bình bầu cá nhân, tổ chuyên môn. Tổ chức các cuộc thi thiết kế GAĐT cấp trường để kịp thời khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học và các hoạt động của nhà trường. 2.3. Đối với giáo viên và nhân viên - Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành, các tiêu chí đánh giá của nhà trường về ứng dụng CNTT trong dạy học để đưa vào xây dựng kế hoạch cá nhân và tổ khối chuyên môn. - Chủ động học tập, tự bồi đường thường xuyên nâng cao trình độ về CNTT ứng dụng vào dạy học và các hoạt động khác của nhà trường ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi hình thức. - Tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường. 2.4. Đối với phụ huynh và học sinh - Tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian và CSVC để con em có thể tiếp cận với CNTT sớm nhất, từ làm quen đến trở thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành máy tính. - Bản thân mỗi phụ huynh cần hợp tác, ủng hộ GV và nhà trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.