Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

pdf 24 trang phuongvu95 7560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_trai_nghiem_trong_mon_dia.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, trước những yêu cầu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ đòi hỏi Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng phải quán triệt nội dung “bốn trụ cột”của UNESCO: “Học để biết; Học để làm; Học để làm người; Học để chung sống và tự khẳng định”. Nghị quyết 29/NQTW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Để thực hiện mục tiêu này dạy học phải kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn Cũng như các môn học khác, môn Địa lý ở trung học phổ thông cần cần lựa chọn linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng môn học, đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Dù làm việc dưới hình thức nào, học sinh cũng phải tự mình chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học ở lớp 10 có vai trò quan trong đối với việc hình thành phương pháp học tập của học sinh ở bậc trung học phổ thông.Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp sẽ tạo điều kiên phát huy năng lực phẩm chất của học sinh ngay từ lớp đầu cấp làm cơ sở để học sinh tiếp tục học tập hiệu quả trong các năm tiếp theo. Hiện nay, hoạt động trải nghiệm đã được nhiều trường học quan tâm, tăng cường tổ chức. Việc dạy học môn Địa lý nói chung và Địa lý lớp 10 nói riêng đã sử dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong đó hoạt động trải nghiệm được thực hiện hiệu quả. Tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định các trường THPT đã có những giải pháp cụ thể để quản lý hoạt động trải nghiệm đạt kết quả nhất định tuy nhiên có sự khác biệt giữa các trường. Thực tế các trường đều đóng trên địa bàn nông thôn, học sinh có đặc điểm, hoàn cảnh tương tự nhau, nên có thể có giải pháp quản lý tương tự để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt đông trải nghiệm. Nhằm hướng tới mục tiêu đó, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 10 trong mỗi nhà trường qua các hoạt động trải nghiệm, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”để nghiên cứu. 2. M đ n n Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tại các trường
  2. 2 trung học phổ thông huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tại các trường trung học phổ thông huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 3. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và áp dung đồng bộ các biện pháp quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, môi trường và các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 đầy đủ và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường sẽ phát huy hiệu quả hơn năng lực phẩm chất học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường, đáp ứng thực hiện chương trình GDPT mới. 4. Nhiệm v nghiên c u - Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông. - Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động trải nghiệm và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản. - Đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 5. Khách thể và đố tượng nghiên c u 5. 1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông. 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 trường trung học phổ thông. 6. Phạm vi nghiên c u 6.1. Nội dung nghiên cứu Hoạt động trải nghiệm trong trường THPT gồm nhiều hoạt động: trải nghiệm môn học, trải nghiệm tích hợp nhiều hoạt động giáo dục. Trong khuôn khổ đề tài luận văn nghiên cứu về các hoạt động trong môn Địa lý lớp 10 6.2. Địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý 10 tại 04 trường THPT huyện Vụ Bản. 6.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm tại các Trường THPT huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định từ năm học 2016 - 2017 đến nay. 6.4. Chủ thể quản lý: Quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý có nhiều chủ thể quản lý nhưng luận văn này chỉ nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý của Hiệu trưởng. 6.5. Khách thể điều tra, khảo sát: Luận văn nghiên cứu trên 12 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng);8 giáo viên môn Địa lý; 200 học sinh lớp 10.
  3. 3 7. P ươn p áp n n u 7. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm 7.2.2. Phương pháp tiếp cận sản phẩm hoạt động 7. 2. 3. Phương pháp phỏng vấn 7. 2. 4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7. 2. 5. Phương pháp chuyên gia 7. 3. Phương pháp thống kê toán học 8. Đón óp ủa đề tài 8. 1. Về khoa học 8. 2. Về thực tiễn 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm môn Địa lý ở trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. C ươn 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên c u vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Quản lý nhà trường Quản lý trường học là hoạt động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) nhằm tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh, các lực lượng hỗ trợ giáo dục khác, đồng thời phát huy hết khả năng của các nguồn lực giáo dục để đạt được chất lượng cao trong đào tạo của nhà trường. 1.2.2. Hoạt động trải nghiệm HĐTN là hoạt động mà trong đó “HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội; tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục; qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức
  4. 4 hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác”.[4,tr.8] 1.2.3. Quản lý hoạt động trải nghiệm Quản lý HĐTN cho HS là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình quy định, bằng phương pháp, hình thức với điều kiện thực tế của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục. 1.3. Đặ đ ểm hoạt động trải nghiệm Nói đến trải nghiệm là nói đến hoạt động của con người. Con người từng trải hiểu biết cuộc sống từ sách vở, nhà trường, người trực tiếp tham gia từ thực tế cuộc sống, có kinh nghiệm sống biết gắn liền tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành. 1.4. Hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 ở trung học phổ thông Trong chương trình giáo dục phổ thông Địa lý là môn học có đặc trưng vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lý tự nhiên). 1.4.1. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm môn Địa lý ở trung học phổ thông Hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế xã hội để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phù hợp nội dung môn học. 1.4.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý ở trung học phổ thông - Đảm bảo mục tiêu môn học - Đảm bảo tính khoa học - Đảm bảo tính sư phạm - Đảm bảo tính thực tiễn - Đảm bảo tính đa dạng và phong phú. 1.4.3. Nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 ở trung học phổ thông Việc xác định nội dung hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 căn cứ vào mục tiêu giáo dục môn học. Trên cơ sở đó hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp gồm các nội dung: Ý thức công dân; Khoa học - công nghệ; Văn hóa nghệ thuật; Định hướng nghề nghiệp 1. 5. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 ở trung học phổ thông 1.5.1. Quản lý mục tiêu và kế hoạch hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 1.5.2. Quản lý phát triển chương trình nhà trường, xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10
  5. 5 1.5.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 1.5.4. Quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 1.5.5. Quản lý các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt đông trải nghiệm môn Địa lý cho học sinh 1.5.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 1.6. Các yếu tố ản ưởn đến Quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 1.6.1. Yếu tố chủ quan - Về trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng - Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên dạy học môn Địa lý - Về phẩm chất, năng lực của học sinh 1.6.2. Yếu tố khách quan Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin, đã được quan tâm đầu tư Áp lực từ phía xã hội lên giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dạy và học của nhà trường Kết l ận ươn 1 Như vậy ở chương 1, tác giả đã làm rõ vấn đề lý luận về quản lý HĐTN, phân tích khái niệm: Quản lý nhà trường, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 và quản lý HĐTN môn Địa lý lớp 10. Chủ thể quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng thực hiện quá trình tác động đó qua các thành tố của quá trình giáo dục như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, giáo viên, học sinh và kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐTN với một loạt các công việc cụ thể để triển khai các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục cấp học, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Quản lý HĐTN môn Địa lý lớp 10 chịu tác động của nhiều yếu tố như: trình độ, năng lực của hiệu trưởng, của đội ngũ GV, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, của nhà trường, nhận thức và sự tham gia của CMHS, cộng đồng. Đây chính là cơ sở giúp tác giả xem xét thực trạng quản lý HĐTN môn Địa lý lớp 10 của HS các trường THPT trên địa bàn huyên Vụ Bản, Tỉnh Nam Định. Tác giả tiếp tục nghiên cứu và tìm ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói chung và HĐTN môn Địa lý lớp 10 nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
  6. 6 C ươn 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VỤ BẢN,TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trung học tỉnh Nam Định, các trường trung học phổ thông huyện Vụ Bản và định hướng đổi mới giáo dục 2.1.1. Kết quả giáo dục Nam Định những năm gần đây Trong ối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 2 của an Chấp hành Trung ương, ngành giáo dục và đào tạo Nam Định đã ch trọng đổi mới, nâng cao phương pháp dạy và học theo hướng chủ động; triển khai các mô hình dạy học theo hướng mở; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang ị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là “chiến lược”mà ngành giáo dục Nam Định luôn hướng đến và đưa vào thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể. 2.1.2. Khái quát ề các trường THPT tại huyện Vụ Bản Huyện Vụ Bản tiếp giáp phía Tây Thành phố Nam Định, có vị trí thuận lợi để giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Nam Định. Trên địa àn huyên Vụ Bản có 0 trường THPT công lập. Bản 2 1 Q t ư n lớp á t ư n THPT ện V Bản Nă Số Số GV Địa lý Số Số T ư n THPT t àn lớp C T ạ HS CBQL lập ọ nhân Nguyễn Bính 2005 18 702 2 0 3 Hoàng Văn Thụ 1964 27 1050 3 0 4 Nguyễn Đức Thuận 2006 18 702 1 0 3 Lương Thế Vinh 1972 21 825 2 0 3 Tổng 84 3279 8 0 13 Nguồn ở iáo dục và Đào tạo Nam Định năm học 2018-2019) 2.1.3. Quan điểm chỉ đạo ề đổi mới giáo dục trung học ở tỉnh Nam Định và nội dung chỉ đạo dạy học môn Địa lý 2.1.3.1. Phương hướng nhiêm vụ chung 2.1.3.2. Quan điểm chỉ đạo dạy học môn Địa lý 2.2. Tổ ch c khảo sát 2.2.1. Mục đích Đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm, công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Địa lý lớp 10 tại các trường trong huyện 2.2.2. Nội dung khảo sát - Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10 - Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10
  7. 7 - Những điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý - Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm của các trường. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm 2.2.3. Đối tượng khảo sát - Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng);Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn Địa lý của các trường THPT huyện Vụ Bản - 200 Học sinh lớp 10 của các trường THPT huyện Vụ Bản 2.2.4. Hình thức, phương pháp khảo sát - Nghiên cứu kế hoạch, báo cáo các hoạt động giáo dục của nhà trường; Kế hoạch, biên bản sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn Địa lý; Kế hoạch dạy học của giáo viên; Sản phẩm hoạt động trải nghiệm môn Địa lý của học sinh. - Tham dự hoạt đông trải nghiệm môn Địa lý. - Phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên, học sinh; điều tra bằng phiếu đối với giáo viên , học sinh. 2.2.5. Công cụ khảo át Công cụ khảo sát gồm các iểu m u thống kê để thu thập số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các phiếu khảo sát thăm dò ý kiến về các nội dung của vấn đề nghiên cứu. 2.2.6. lí ố liệu Xử lí các phiếu khảo sát và thống kê số liệu thu thập được, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, xây dựng các ảng iểu phục vụ cho nghiên cứu. 2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tạ á t ư ng THPT Huyện V Bản, Tỉn Na Định 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên về khái niệm hoạt động trải nghiệm Khi tác giả liên hệ với cán ộ quản lý và giáo viên Địa lý xin ý kíến về hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 ở các trường cho thấy giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm hoạt động trải nghiệm. 2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên về vai trò hoạt động trải nghiệm Qua khảo sát cho thấy 55 % cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát cho rằng hoạt động trải nghiệm môn Địa lý rất cần thiết, 35 % cho rằng cần thiết, 10 % cho rằng không cần thiết. Như vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường và trong cùng một trường đã có quan điểm khác nhau về vai trò của hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10.
  8. 8 2.3.2. Nhận thức và nhu cầu trải nghiệm môn Địa lý của học sinh Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của hoạt động trải nghiệ n Địa lý Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % lượng lượng 7 35 11 55 2 10 Qua ý kiến học sinh tác giả nhận thấy đa số học sinh đều nhận thức hoạt động trải nghiệm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp học sinh trưởng thành hơn để ước vào cuộc sống. Học sinh cần trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thực tiễn, để củng cố kiến thức và kinh nghiệm. Nhu cầu tham gia hoạt động trải nghiệm môn học của học sinh thể hiện qua nội dung khảo sát mong muốn của học sinh với các hình thức hoạt động thầy, cô tổ chức trong dạy học môn Địa lý lớp 10. Bảng 2.4 Kết quả khảo sát mong muốn hoạt động trải nghiệ n Địa lý lớp 10 của học sinh STT Hìn t Số ọ n Tỷ lệ% on ốn 1 Câu lạc ộ môn học 24 12 2 Tổ chức trò chơi 196 98 3 Diễn đàn thảo luận 164 82 4 Đóng kịch 192 91 5 Thực hành / Luyên tập 78 89 6 Tham quan dã ngoại 193 96,5 7 Tổ chức chiến dịch 186 93 8 Tổ chức giao lưu 194 97 9 Giải quyết tình huống /nhiệm vụ thực tiễn 190 95 10 Các hình thức khác 140 70 Qua mong muốn hình thức hoạt động thầy cô tổ chức trong dạy học Địa lý của học sinh, tác giả nhận thấy học sinh không chỉ mong muốn tham gia trải nghiệm ngoài trường học mà học sinh mong muốn nhiều hình thức hoạt động tổ chức trong giờ học trong lớp, trong trường. 2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10 2.3.3.1. Tự đánh giá của giáo viên môn Địa lý
  9. 9 Bảng 2.5. Khảo sát ý kiến giáo viên tự đán á iệu quả các hình th c hoạt động trải nghiệ đã tổ ch c trong môn Địa lý lớp 10 M độ đạt Bình TT Hình th c hoạt động Tốt C ưa tốt t ư ng SL % SL % SL % 1 Câu lạc ộ môn học 0 0, 0 0 0. 0 8 100 2 Tổ chức trò chơi 5 62, 5 3 37, 5 0 0, 0 3 Diễn đàn thảo luận 1 12, 5 2 25, 0 5 62, 8 4 Đóng kịch 2 25, 0 6 75, 0 0 0. 0 5 Thực hành / Luyện tập 7 87, 5 1 12, 5 0 0, 0 6 Khai thác Iternet/ ăng đĩa/ tư liệu Địa lý 2 25, 0 3 37, 5 3 37. 5 7 Tham quan dã ngoại 1 12, 5 6 75, 0 1 12, 5 8 Tổ chức chiến dịch 2 25, 0 2 25, 0 4 50, 0 9 Tổ chức giao lưu 0 0. 0 2 25, 0 6 75, 0 10 Giải quyết tình huống /nhiệm vụ thực tiễn 2 25, 0 4 50, 0 2 25, 0 11 Các phương pháp khác 4 50, 0 4 50, 0 0 0. 0 Qua kết quả khảo sát và ý kiến tự đánh giá của giáo viên thể hiện trong dạy học Địa lý lớp 10 hiện nay đã tổ chức hiệu quả một số hình thức hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi, thực hành luyện tập, đóng kịch Khi tổ chức các hình thức hoạt động này giáo viên không gặp khó khăn về thời gian, không yêu cầu nhiều phương tiên, thiết ị và lực lượng hỗ trợ. 2.3.3.2. Nhận xét của học sinh về mức độ phù hợp của hoạt động trải nghiệm với nhu cầu học tập Bảng 2.6. Khảo sát ý kiến họ n đán á độ phù hợp của hoạt động trải nghiệm với nhu cầu học tập M độ p ù ợp Không TT Hìn t Phù ợp Bìn t ư n p ù ợp SL % SL % SL TL 1 Câu lạc ộ môn học 23 11, 5 15 7,5 152 76 2 Tổ chức trò chơi 179 88, 5 21 11,5 0 0 3 Diễn đàn thảo luận 71 35, 5 115 57,5 14 7 4 Đóng kịch 37 18. 5 152 76 11 5, 5 5 Thực hành / Luyện tập 163 81,5 19 9,5 18 9 Khai thác Iternet/ ăng đĩa/ tư 6 157 78,5 32 16 11 5, 5 liệuĐịa lý 7 Tham quan dã ngoại 145 72, 5 19 9,5 56 28,0 8 Tổ chức chiến dịch 131 65,5 59 29,5 10 5, 0 9 Tổ chức giao lưu 30 15,0 41 20,5 129 64,5 Giải quyết tình huống /nhiệm vụ 10 21 10,5 175 87,5 4 2 thực tiễn 11 Các phương pháp khác 0 0, 0 200 100 0 0. 0
  10. 10 Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ học sinh đánh giá các hình thức tổ chức trò chơi (88,5%), thực hành /Luyện tập (81,5%), Khai thác internet/ ăng đĩa/ tư liệu Địa lý (78,5%), tham quan, dã ngoại (72,5%), tổ chức chiến dịch (65%) phù họp với nhu cầu học tập Địa lý của học sinh rất cao. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tại các t ư ng THPT Huyện V Bản, Tỉn Na Định 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 Qua nghiên cứu kế hoạch năm học của các trường THPT trong huyện cho thấy các nhà trường có quan tâm chỉ đạo hoạt động trải nghiệm nhưng chủ yếu tập trung vào nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thực hiện qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, đối với các môn học chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn chưa có chỉ đạo cụ thể với hoạt động trải nghiệm môn học. Vì vậy, khi giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục môn học chưa đầu tư đ ng mức để xây dựng kế hoạch trải nghiệm, chưa xác định rõ mục tiêu trải nghiệm qua từng nội dung, chưa xác định điều kiện iện pháp thực hiện cụ thể. 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 Qua kết quả khảo sát ý kiến (Bản 2 5) phản ánh hầu hết giáo viên gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động trải nghiệm với mức độ khác nhau về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt đông trải nghiệm và phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt đông trải nghiệm. Để khắc phục hạn chế này nhà trường cần quan tâm ồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên. 2.4.3. Thực trạng quản lý cơ ở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 Đối với việc huy động cơ sở vật chất tại địa phương phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng, giáo viên các trường đều đánh giá hiệu quả huy đông chưa cao. Các ý kiến giáo viên đều nhận xét hạn chế về công tác quản lý của hiệu trưởng là chưa thường xuyên chủ động liên hệ với các tổ chức đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa àn để tạo cơ hội trải nghiệm cho học sinh mà chủ yếu giáo viên Địa lý định hướng học sinh tự quan sát nên việc thu thập thông tin không đầy đủ thiếu đồng ộ. Công tác huy động, khai thác cơ sở vật chất hiện có của địa phương và các cơ sở sản xuất doanh nghiệp trên địa àn phục vụ hoạt động trải nghiệm chưa hiệu quả.
  11. 11 2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý 4 3,5 3,5 3 3 2,5 2,5 2 1,5 1,5 1 0,5 0 HVT LTV NB NĐT Biểu đồ 2.2. Giáo iên đánh giá công tác phối hợp các lực lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 của Hiệu trưởng Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên đánh giá trường THPT Nguyễn Bính và Nguyễn Đức Thuận đã phối hợp tốt các lực lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10. Qua trao đổi ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT Nguyễn Bính nhận xét nhà trường đã tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học với hình thức phong phú đa dạng, tổ chức giao lưu với chuyên gia thực hiện các chuyên đề tích hợp liên môn, tổ chức học sinh trải nghiệm tại khu công nghiệp trên địa àn và huy động cha mẹ học sinh tham gia. Đối với các trường khác, Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm phối hợp các lực lương trong và ngoài trưởng tổ chức các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao. Đối với các môn học hoạt động trải nghiệm liên môn có sự tham gia của cha mẹ học sinh còn hạn chế. Chủ yếu chỉ đạo các lực lương trong trường phối hợp tổ chức nếu nhóm chuyên môn đề xuất.
  12. 12 2.4.5. Thực trạng kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 Kết quả thu được như sau: 3 3 2,75 2,5 2,25 2,25 2 1,5 1 0,5 0 HVT LTV NB NĐT Biểu đồ 2.3. Giáo iên đánh giá công tác kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10 của hiệu trưởng Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên đánh giá công tác kiểm tra, giám sát của hiệu trưởng đối với hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10 cho thấy hiệu trưởng chú trọng kiểm tra hành chính qua hồ sơ, qua báo cáo. Việc dự giờ trực tiếp theo dõi hoạt động trải nghiệm nội môn Địa lý lớp 10 còn han chế chưa phát hiện và hỗ trợ thường xuyên và kịp thời những khó khăn của giáo viên. Hạn chế này ảnh hưởng tới động lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học đối với giáo viên, và “trách nhiệm thực hiện hoạt động trải nghiệm của học sinh”. Kết quả 8/8 phiếu khảo sát đánh giá hiệu quả chỉ đạo kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 của hiệu trưởng chỉ đạt mức trung bình. 2.5. Các yếu tố ản ưởn đến quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tạ á t ư ng THPT huyện V Bản, tỉn Na Định 2.5.1. ếu tố thuộc ề chủ thể uản lí (CBQL) Các nhà quản lý và giáo viên đều nhận thức vai trò của hoạt động trải nghiệm rất cần thiết đối với việc hình thành phẩm chất và năng lực học sinh. Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo điều hành chủ yếu tập trung vào chất lương các cuộc thi đánh giá kiến thức, kỹ năng, chưa đầu tư nhiều tới các hoạt động trải nghiệm. Công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 chưa sâu sát với đặc điểm môn học, chưa phát hiện và hỗ trợ kịp thời khó khăn của giáo viên, chưa khuyến khích động viên đ ng mức những giáo viên có nhiều cố gắng nên đối với những giáo viên ngại thay đổi, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học sẽ hạn chế.
  13. 13 2.5.2. ếu tố thuộc ề đối tượng uản lí Đối với giáo viên: hoạt động trải nghiệm được nhắc đến trong những năm gần đây nhưng giáo viên môn Địa lý chưa nghiên cứu sâu khái niệm, bản chất của hoạt động trải nghiệm, lúng túng trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm và đánh giá hoạt động này trong dạy học. Một bộ phân giáo viên làm việc theo thói quen, ngại thay đổi thiếu linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học, chỉ tập trung rèn kiến thức kỹ năng cho học sinh phục vụ các kỳ thi, chưa quan tâm tới việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Đối với học sinh: Học sinh quan niệm hoạt động trải nghiệm là hoạt động vui chơi, tham gia hứng thú với các hoạt động ngoài không gian lớp học, các trò chơi nhưng không xác định rõ mục tiêu, ngại tìm tòi suy nghĩ, thụ động. 2.5.3. ếu tố thuộc ề môi trường uản lí Các trường đóng trên địa bàn nông thôn, mức thu nhập của cha mẹ học sinh thấp, nhiều gia đình chưa ổn định, ít khả năng hỗ trợ kinh phí hạn chế việc tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm. Việc quản lý con em chưa chặt chẽ ảnh hưởng tới tác phong làm việc, học tập của học sinh. Tuy nhiên, địa bàn nông thôn rộng có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhỏ tạo cơ hội để ngoài giờ học học sinh tiếp xúc, quan sát hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hôi để có những trải nghiệm nhất định. 2.6. Đán á n về t ự t ạn q ản lý oạt độn trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 tạ á t ư ng THPT huyện V Bản, tỉn Na Định 2.6.1. Điểm mạnh 2.6.2. Hạn chế Kết l ận ươn 2 Việc tổ chức HĐTN môn Địa lý lớp 10 và công tác quản lý HĐTN ở các trường THPT huyên Vụ Bản ước đầu đạt được những kết quả nhất định. Trong quá trình dạy học Địa lý lớp 10 đã tổ chức hiệu quả một số nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm. Trong kế hoạch quản lý chỉ đạo của nhà trường đã triển khai rà soát xây dựng thí điểm chương trình nhà trường, định hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm môn học. Tuy nhiên,trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 giáo viên còn gặp nhiều khó khăn cần có những giải pháp quản lý để khắc phục. Vì vậy, đây là những cơ sở giúp tác giả đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN môn Địa lý lớp 10 ở chương 3.
  14. 14 C ươn 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Trong dạy học, tính khoa học thể hiện qua kế hoạch bài giảng của giáo viên phải đảm bảo rõ ràng về mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt của mỗi nhiệm vụ học tập. Điều này đòi hỏi người giáo viên không chỉ hiểu rõ về lĩnh vực môn học mình phụ trách mà cần có hiểu biết rộng về các môn khoa học liên quan để xây dựng mục tiêu, xác định nội dung, kỹ thuật tổ chức. Đồng thời,đối với kiến thức Địa lý,người thầy phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc nhiều sách và cập nhật thông tin. Vì các nội dung môn Địa lý phải có tính cập nhật phù hợp với từng thời điểm nhất đinh trong thực tế. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Các iện pháp được đề xuất trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn; phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường của trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện. Các giải pháp đưa ra sao cho phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của các nhà trường và địa phương. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ Mỗi biện pháp đặt trong bối cảnh công tác quản lý nhà trường phải điều hành nhiều hoạt động. Hoạt động giáo dục, tổ chức các điều kiện phục vụ họat động giáo dục, điều hành các mối quan hệ trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, điều hành các hoạt động đảm bảo mối quan hệ giữa nhà trường với cấp trên, chính quyền địa phương từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp, đáp ứng các phương án chỉ đạo trong toàn ngành. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Nguyên tắc này đòi hỏi đề xuất các iện pháp QL trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 trong bối cảnh đổi mới căn ản và toàn diện GD phải chú ý tới tính kế thừa, tính ưu việt của các biện pháp quản lí giáo dục đã được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây; kế thừa kết kết quả quả quá trình giáo dục các năm học trước. Phải kết hợp với yếu tố sáng tạo, phát triển, mở rộng thành tựu nghiên cứu khoa họcQL mang tính hiện đại vào QL hoạt động trải nghiệm môn Địa lý cho phù hợp và hiệu quả với cấp THPT.
  15. 15 3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 ở trung học phổ thông. 3.2.1. Tổ chức quán triệt vai trò, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho CBQL, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục hướng tới hình thành phẩm chất và phát triển NLHS. Từ việc hiểu đ ng, mọi người sẽ có hành động phù hợp đ ng chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường trở thành “nhà trường chất lượng”. 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và cha mẹ HS về hoạt động trải nghiệm môn Địa lý ở trường THPT trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục. Nâng cao năng lực hành động theo nhận thức đ ng cho đội ngũ C QL cấp trường, GV và HS nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển NL HS trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục. 3.3.1.3. Cách thức thực hiện a. Đối với C QL CBQL phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông và các nội dung QL HĐTN môn Địa lý ở trường THPT trong bối cảnh thực hiện đổi mới GD hiện nay. b. Đối với giáo viên Trong nhà trường, GV là lực lượng lao động trực tiếp nhất, là lực lượng chính trong công tác DH, là nơi cuối cùng thực hiện quan điểm đổi mới dạy và học. GV còn người tổ chức, hướng d n hoạt động trải nghiệm của HS. Vì vậy, đội ngũ GV quyết định chất lượng hoạt động trải nghiệm. c. Đối với học sinh Tổ chức xây dựng và phổ iến nội quy học tập của học sinh. Nội dung bản nội qui hướng vào những vấn đề như chuyên cần, tinh thần, thái độ học tập, tổ chức học tập, chuẩn bị ài và đồ dùng học tập, quy định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội qui học tập các ộ môn. d. Đối với cha mẹ học sinh. Đổi mới hình thức tuyên truyền đối với cha mẹ học sinh. Sôi nổi, sinh động, hứng th là ưu thế của hoạt động trải nghiệm 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện CBQL phải có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức và chỉ đạo về QL hoạt động trải nghiệm trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay. CBQL phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức HĐ trải nghiệm ộ môn như tổ chức câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn, dạy học dự án, dạy học gắn với thực tiễn địa phương
  16. 16 3.3.2. Chỉ đạo tổ chuyên môn Địa lý ây ựng chương trình, kế hoạch môn học, tăng cường hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp ph hợp ới tình hình cụ thể của nhà trường 3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp Gi p cho C QL chỉ đạo hoạt động trải nghiệm môn học hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường. Xây dựng được kế hoạch trải nghiệm môn Địa lý bám sát chương trình môn học do ộ giáo dục đào tạo an hành, văn ản chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Nam Định, tình hình địa phương và nhà trường. 3.3.2.2. Nội dung của biện pháp Xây dựng và thực hiện KH dạy học ộ môn theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm phù hợp với mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn Địa lý lớp 10, mục tiêu hoạt động trải nghiệm và căn cứ vào chương trình giáo dục hiện hành. HS tích cực chủ động tham gia trải nghiệm. Vai trò của GV là tạo môi trường trải nghiệm chứa các thách thức đối với học sinh. Học sinh có cơ hội trải nghiệm với nhiều vai trò khác nhau trong môi trường học tập như người quản lý, người làm thuê, người đồng hành, phóng viên, người học tích cực 3.3.2.3. ách thức thực hiện Xây dựng KH giáo dục môn học là quá trình lập KH giáo dục môn học bao gồm hoạt động của GV và thực hiện nhiêm vụ học tập của HS trong đó có quá trình trải nghiệm ( ao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do nhà trường tiến hành. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch phải căn cứ mục tiêu giáo dục chung, phù hợp với mục tiêu của nhà trường, tình hình thực tế địa phương, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, và khả năng phối hợp các lực lương giáo dục. 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò của mình trong việc tổ chức xây dựng KH năm học, kế hoạch giáo dục các môn học của nhà trường theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng phải có hiểu biết khái quát về chương trình các môn học để định hướng rà soát nội dung các môn thiết kế các chủ đề tích hợp, hoạt động trải nghiệm từng khối lớp đồng thời phải tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của GVvà các lực lượng hỗ trợ trực tiếp thực hiện KH. 3.2.3. Tổ chức bồi ưỡng năng lực triển khai hoạt động trải nghiệm cho giáo iên nói chung à giáo iên môn Địa lý nói riêng. 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm trải nghiệm đạt chất lượng và hiệu quả thiết thực. Giáo viên vận dụng được các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10.
  17. 17 3.2.3.2. Nội dung. - Khơi dậy ý thức trách nhiệm, động lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của đội ngũ giáo viên. - Trang ị cách kiến thức kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên. - ồi dưỡng phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm trong dạy học cho giáo viên Địa lý. - Tập huấn kỹ năng tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm. - Lựa chọn hình thức ồi dưỡng phù hợp, ồi dưỡng tập trung ngắn hạn, tự học, tự ồi dưỡng thường xuyên trong quá trình dạy học. 3.2.3.3. Biện pháp thực hiện. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn tập trung do cấp trên tổ chức. - Trao đổi, học tập kinh nghiệm các trường trên địa àn tỉnh Nam Định về quản lý và tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Tổ chức hội thảo phân tích thực trạng tổ chức dạy học trong nhà trường, khả năng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên. - Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu ài học. - Tham mưu lãnh đạo trong cụm trường Mỹ Lộc - Vụ ản phối hợp tổ chức thi nghiệp vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên. - Tổ chức tập huấn lãnh đạo và giáo viên môn Địa lý theo cụm trường về quản lý và tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học. 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện. - Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn từng học kỳ và từng năm theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm. - Thực hiện tốt công tác chỉ đạo ồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên. - Tham mưu hoạt động chuyên môn cụm trường Mỹ Lộc - Vụ ản chú trọng tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động trải nghiệm môn học nói riêng. - Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết kế hoạch tổ, kế hoạch ồi dưỡng chuyên môn phù hợp, khả thi. - Mỗi giáo viên có kế hoạch ồi dưỡng thường xuyên ch trọng nội dung học tập nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Sử dụng kết quả ồi dưỡng thường xuyên của giáo viên làm tiêu chí đánh giá cuối năm, xếp loại thi đua khen thưởng tạo động lực để giáo viên tích cực tự học, tự ồi dưỡng. 3.2.4. Huy động các tổ chức, cá nhân có liên quan, các nguồn lực xã hội phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm 3.2.4.1. Mục tiêu của biên pháp
  18. 18 Tạo sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung và trải nghiệm môn Địa lý cho học sinh. Huy động sự tham gia tạo điều kiện kinh phí, thời gian, không gian, môi trường để học sinh có cơ hội trải nghiệm môn Địa lý thuận lợi. Phát huy sức mạnh tổng hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học hiệu quả phát huy năng lực hình thành phẩm chất cho học sinh. 3.2.4.2. Nội dung Tuyên truyền để cha mẹ học sinh, chính quyền các cấp, các đoàn thể địa phương như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, phòng tài nguyên môi trường huyện Vụ ản, an quản lý khu công nghiệp, các hợp tác xã Nông nghiệp, dịch vụ trên địa àn nhận thức rõ yêu cầu đổi mới giáo dục vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với quá trình học tập của học sinh trong nhà trường, đóng góp của hoạt động trải nghiệm với xã hội, năng cao năng lực, ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm công đồng. Gắn kết các môi trường giáo dục cùng thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh. 3.2.4.3. Hình thức thực hiện Đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức tập huấn cho các lực lương giáo dục trong nhà trường nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân cán ộ giáo viên trong tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường. Qua đó giáo viên, nhân viên xác định trách nhiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục nói chung, hoạt động trải nghiệm nói riêng từ đó sẵn sàng phối hợp tổ chức và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm của học sinh. Mời cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân có liên quan tham gia hoạt động trải nghiệm cùng học sinh, theo dõi video hoạt động trải nghiệm, tham dự giờ dạy có hoạt động trải nghiệm. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện. Giáo viên, nhân viên sẵn sàng phối hợp tổ chức, tham gia hoạt động trải nghiệm, hỗ trợ hoạt động trải nghiệm của học sinh. Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên, học sinh tham gia tích cực các phong trào tại địa phương, làm tốt công tác hướng nghiệp, giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức trên địa àn. Cha mẹ học sinh hiểu nhất trí và mong muốn phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. 3.2.5. Đầu tư cơ ở vật chất, nâng cao hiệu quả s dụng cơ ở vật chất, thiết bị để phục vụ hoạt động trải nghiệm môn học 3.2.5.1. Mục tiêu của biên pháp Quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính tài sản đầu tự cho giáo dục trong đó có hoạt động trải nghiệm môn học. Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiên, môi trường để học sinh có cơ hội trải nghiệm.
  19. 19 3.2.5.2. Nội dung. Khai thác tiềm năng xã hội hóa giáo dục, sử dung hiệu quả tiết kiệm nguồn lực tài chính, tài sản. Nâng cao hiệu quả cơ sở vật chất hiện có phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm nói riêng. Huy động các nguồn lực cải tạo cơ sở vật chất phòng học, ổ sung thiết ị dạy học hiên đại tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động học cho học sinh. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện. Tích cực tuyên truyền để chính quyền các cấp các ngành, tổ chức, đoàn thể địa phương, cha mẹ học sinh các cá nhân nhận thức vai trò quan trong của cơ sở vật chất, phương tiên, thiết ị với hoạt động giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng tích cực phát huy vai trò của nhà trường đối với xã hội, khẳng đinh uy tín đối với địa phương tạo niềm tin và sự ủng hộ của địa phương với hoạt động giáo dục của nhà trường. Huy động sự ủng hộ về cơ sở vật chất, tài chính để ổ sung trang ị nhà đa năng, phòng học chức năng dùng chung để phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường ao gồm cả hoạt động trải nghiệm các lớp học. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện. Hiệu trưởng nắm vững các văn ản qui phạm pháp luật về việc huy động nguồn lực tài chính, tài sản, đảm ảo công khai minh ạch trong công tác quản lý sử dụng tài chính tài sản, tránh thất thoát lãng phí. Giáo viên không ngừng học tập ồi dưỡng nắm vững mục tiêu môn học có năng lực hiểu môi trường giáo dục, đối tượng giáo dục xây dựng kế hoạch khả thi tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 thiết thực hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt đông trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 thông qua tổ chuyên môn 3.2.6.1. Mục tiêu của biên pháp. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 Điều chỉnh hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thầm trách nhiệm của giáo viên trong thực hiện kế hoạch đã đề ra tích cực đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học Địa lý. Phát hiện kịp thời khó khăn của giáo viên và học sinh để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp. Kiểm tra hồ sơ tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên. Kiểm tra giám sát quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Kiểm tra giám sát việc sử dụng kết quả hoạt động trải nghiệm. 3.2.6.3. ách thức thực hiện. Đối với giảng dạy Địa lý 10 cần tổ chức hoạt động trải nghiệm liên môn, trải nghiệm nội môn. Điều này phải thể hiện trong kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giáo dục môn học của giáo viên.
  20. 20 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện Để kiểm tra giám sát có hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm túc các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện công khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh từ đầu năm học để các bộ phận, cá nhân biết, phấn đấu thực hiện. Nhân sự tham gia kiểm tra hoạt động trải nghiệm môn Địa lý cần có hiểu biết về mục tiêu môn học, hiểu bản chất của hoạt động trải nghiệm để tư vấn th c đẩy giáo viên thực hiện tốt hơn. 3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện quản lý quá trình hoạt động giáo dục theo quan điểm đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp chỉ được sử dụng hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng của mỗi đơn vị trường học. 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 3.4.3. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm Bảng 3.1. Kết quả đán á t n ấp thiết của các giải pháp Rất Ít Cấp Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cấp cấp Tổng Th TT thiết môn Địa lý lớp 10 thiết thiết đ ểm X bậc (2đ) (3đ) (1đ) Tổ chức quán triệt vai trò, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học cho cán bộ 1 13 7 53 2,65 4 quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Chỉ đạo tổ chuyên môn Địa lý xây dựng chương trình, kế hoạch môn học, tăng cường 2 15 5 55 2,75 2 hoạt động trải nghiệm mônĐịa lý lớp 10 phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường Tổ chức ồi dưỡng năng lực triển khai hoạt 3 động trải nghiệm cho giáo viên nói chung và 11 6 3 48 2,4 6 giáo viên mônĐịa lý nói riêng. Huy động các tổ chức, cá nhân có liên quan, 4 các nguồn lực xã hộiphối hợp tổ chức hoạt 12 7 1 51 2,55 5 động trải nghiệm. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả sử 5 dụng cơ sở vật chất, thiết ị để phục vụ hoạt 14 6 54 2, 7 3 động trải nghiệm môn học Tăng cường kiểm tra giám sáthoạt động trải 6 17 3 57 2,85 1 nghiệm mônĐịa lý lớp 10 Tổng 82 34 4 318 15, 82 tổng 53 2.65
  21. 21 Nhìn chung với X tổng = 2, 65 các phiếu đánh giá rất cao mức độ cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất. Bảng 3.2. Kết quả đán á về tính khả thi của các giải pháp Rất Ít Khả Biện pháp quản lý hoạt động trải khả khả Tổng Th TT thi nghiệm mônĐịa lý lớp 10 thi thi đ ểm bậc (2đ) (3đ) (1đ) Tổ chức quán triệt vai trò, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học cho 1 15 17 5 55 2, 75 3 cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Chỉ đạo tổ chuyên môn Địa lý xây dựng chương trình, kế hoạch môn học, tăng 2 cường hoạt động trải nghiệm mônĐịa lý 17 26 3 57 2, 85 1 lớp 10 phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường Tổ chức ồi dưỡng năng lực triển khai 3 hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nói 16 22 4 56 2, 8 2 chung và giáo viên mônĐịa lý nói riêng. Huy động các tổ chức, cá nhân có liên 4 quan, các nguồn lực xã hộiphối hợp tổ 9 25 11 49 2, 45 6 chức hoạt động trải nghiệm. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả 5 sử dụng cơ sở vật chất, thiết ị để phục 12 30 8 52 2, 6 5 vụhoạt động trải nghiệm môn học Tăng cường kiểm tra giám sáthoạt động 6 trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 thông qua 13 33 7 53 2, 65 4 tổ chuyên môn Tổng 82 38 0 322 16, 1 Trung bình tổng 53, 67 2, 68 Với tổng= 2, 68 khẳng định các biện pháp đánh giá rất khả thi tuy nhiên giữa các giải pháp có nhưng mức độ khả thi khác nhau.
  22. 22 Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 2,9 2,85 2,85 2,8 2,8 2,75 2,75 2,7 2,7 2,65 2,65 2,6 2,6 2,55 Cấp thiết 2,5 2,45 Khả thi 2,4 2,4 2,3 2,2 2,1 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Biểu đồ 3.1.Tương uan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp Qua biểu đồ cho thấy những iện pháp tác giả đề xuất rất phù hợp với công tác QL HĐTN môn Địa lý lớp 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Việc đề xuất các iện pháp để nâng cao chất lượng công tác QL HĐDH QL HĐTN môn Địa lý lớp 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là hết sức cấp thiết, nhằm khắc phục những điểm yếu, hạn chế, ất cập trong quản lý QL HĐTN môn Địa lý lớp 10 nói riêng , QL HĐTN môn học nói chung tại các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tạo điều kiên để các nhà trường thực hiên hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết l ận ươn 3 Hoạt động trải nghiệm được đề cập đến nhiều trong những năm gần đây tuy nhiên đối với nhiều trường THPT hoạt động này được hiểu như hoạt động ngoài giờ học. Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm môn học chưa thực sư được các trường quan tâm. Để thực hiện chủ trương đổi mới căn ản và toàn diện trong giáo dục của người cán bộ quản lý giáo dục nói chung, các Hiệu trưởng nhà trường nói riêng cần thấu hiểu các yêu cầu của quản lý hoạt động trải nghiệm môn học. Các giải pháp mà tác giả đề xuất trong chương 3 sẽ luôn được kiểm chứng và điều chỉnh, bổ sung để đạt được yêu cầu quản lý dạy học môn Địa lý lớp 10 và tiếp tục nghiên cứu vận dung để quản lý hoạt động trải nghiệm các môn học nói chung của nhà trường THPT hiện nay.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm trong dạy học và vận dụng các nội dung đó vào nghiên cứu quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm môn học. - Làm rõ các khái niệm hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm, các văn ản hướng d n về hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Luận văn nghiên cứu sâu về quản lý mục tiêu, nội dung trải nghiệm, chương trình, trong môn Địa lý lớp 10 và các điều tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học. Với cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, trong chương 3 tác giả đã đề xuất 6 giải pháp quản lí hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lý lớp 10 tại các trường THPT huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm môn Địa lý lớp 10 mà tác giả đưa ra nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu giáo dục của các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp này đã được khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi thông qua việc hỏi ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường bằng phiếu hỏi. Kết quả khẳng định là cấp thiết và khả thi. 2. Khuyến nghị 2. 1. Đối với Sở Giáo dục à Đào tạo tỉnh Nam Định - Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện hoạt động đổi mới căn ản toàn diện giáo dục nói chung và thực hiện hoạt động trải nghiệm các trường trong THPT. - Tổ chức hội thảo việc thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới cho các giáo viên Địa lý các trường THPT. - Hướng d n xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn một cách cụ thể hơn làm cơ sở cho các nhà trường tổ chức thực hiện; xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán phụ trách cho từng bộ môn, có năng lực chuyên môn tốt đủ sức tiếp thu chương trình tập huấn của cấp trên và tổ chức triển khai, tập huấn lại tại cơ sở, nâng cao hiệu quả tập huấn đối với giáo viên tai cơ sở. Chỉ đạo xây dựng chuyên đề trải nghiệm môn học tạo cơ hội để giáo viên giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chú ý các nội dụng chuyên đề phải thiết thực giải quyết vấn đề khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các nhà trường. Tích cực chỉ đạo quản lý đổi mới PPDH, KTĐG theo yêu cầu mới. Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với cán bộ quản lý xuất sắc, giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH, KTĐG, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT hỗ trợ hiệu quả cho dạy học. Thường xuyên tổ chức các kỳ thi thi bài giảng liên môn - tích hợp, thi sản phẩm CNTT, nhằm khích lệ, động viên mọi người tham gia phong trào, nâng
  24. 24 chất lượng giáo dục. 2. 3. Đối với các trường THPT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - Ban Giám hiệu các nhà trường phải tích cực tiếp cận đổi mới PPDH, có hiểu biết sâu về chủ trương chỉ đạo về đổi mới căn ản toàn diện giáo dục đào tạo; phải tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nghề nghiệp của bản thân, tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo phát huy năng lực, phẩm chất học sinh. - Ban Giám hiệu các nhà trường cần dành nhiều thời gian, tâm huyết trong việc chỉ đạo, quản lý việc đổi mới hoạt động dạy và học, có biện pháp phát hiện, uốn nắn điểu chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của ĐNGV, người trực tiếp thực hiện đổi mới hình thức dạy và cũng là người hướng d n học sinh thực hiện quá trình học tập; quan tâm nhiều các điều kiện về CSVC, TBDH phục vụ cho việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất con người; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú trong học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập. - Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa để GV môn Địa lý có cơ hội học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Phối hợp với các trường THPT trong cụm tổ chức hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV môn Địa lý. - Tổ chức hoạt động thanh tra kiểm tra GV môn Địa lý một cách thực chất, có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những GV có đầu tư trình độ chuyên môn. - Các cán bộ quản lý và giáo viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản lý và giảng dạy bộ môn. Đối với đội ngũ C QL, GV có nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải là những người gương m u đi đầu trong công việc, trong đột phá về thay đổi tư duy, lề lối và phương pháp làm việc, dạy học. - Tích cực trong việc phối hợp với tổ chức Đoàn thể trong nhà trường xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, tôn trọng, gi p đỡ l n nhau trong giảng dạy và cuộc sống. - Kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, tạo môi trường lành mạnh cho học sinh học tập, rèn luyện. - Các nhà trường cần đầu tư thích đáng thời gian, tâm huyết trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học của các khối, lớp. Cần đặc biệt quan tâm công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, phát huy tốt nội lực của nhà trường, đồng thời nhanh chóng nghiên cứu và sử dụng các biện pháp trên nhằm đưa chất lượng dạy học và uy tín nhà trường ngày một tiến xa hơn./.