Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp

pdf 24 trang phuongvu95 8132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non, là một trong 5 mặt giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ như: nghe, nói, tiền đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm và các quan hệ xã hội Đó là chiếc cầu nối, là phương tiện giúp trẻ bước vào thế giới rộng lớn, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng để hiểu, mạch lạc để người khác hiểu được ý kiến của mình, được làm quen với chữ viết Tiếng Việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp Một là yêu cầu trọng tâm của PTNN cho trẻ ở trường mầm non. Dân gian có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói”để thấy được lứa tuổi mầm non là “thời kỳ vàng” để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vượt trội mà các giai đoạn sau không có được. Trẻ có vốn từ phong phú, nắm được cách sử dụng từ để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bản thân và hiểu được hành vi mục đích của người khác thông qua hoạt động nói và viết. Vai trò của phát triển ngôn ngữ rất quan trọng vì nó không những thể hiện sự phát triển, hoàn thiện về thể chất (các cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ- tai và cơ quan phát âm) mà còn tác động đến sự phát triển của nhận thức, tư duy, tình cảm quan hệ xã hội, những phẩm chất tốt đẹp, hình thành nhân cách con người. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, giáo dục được ở trẻ sự ham thích giao lưu, sự trao đổi, chia sẻ với mọi người xung quanh, dùng ngôn ngữ là công cụ để giúp trẻ giao tiếp, tiếp cận với thế giới xung quanh mình, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện là một trong những nội dung cơ bản trong quản lý trường Mầm non. Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thay đổi: sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông, ngôn ngữ internet, ngôn ngữ tiếng nước ngoài pha trộn làm cho ngôn ngữ của giới trẻ hiện đại không thực sự theo chuẩn hóa, có những lệch lạc về ngôn ngữ. Theo dòng chảy di dân của xã hội, số lượng người dân ngoại tỉnh chuyển lên làm ăn sinh sống ở thành phố số lượng đáng kể nên vấn đề sử dụng ngôn ngữ địa phương, sự pha trộn các ngôn ngữ vùng miền khác nhau có xu hướng gia tăng. Những thay đổi đó của xã hội có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (với đặc thù là thích bắt chước, thích thú với những gì mới lạ) Trường Mầm non Họa Mi- Ba Đình đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục PTNN cho các lứa tuổi, đầu tư cơ sở vật, xây dựng môi trường trong
  2. 2 và ngoài lớp, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên nâng cao về chuyên môn, tổ chức các ngày hội, ngày lễ để đạt được các kết quả mong đợi về giáo dục. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nội dung làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công tác PTNN cho trẻ: Môi trường ngôn ngữ còn nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi trực quan cho trẻ đã có nhưng chưa đa dạng, phong phú, chưa thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Là một hoạt động được tổ chức thường xuyên ở tất cả các lứa tuổi nhưng lại chưa thực sự hiệu quả. Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc tăng cường PTNN đối với sự hình thành các mối quan hệ xã hội của trẻ, một số gia đình có điều kiện nên thuê người giúp việc chăm sóc con nên phó mặc việc đưa đón, giáo dục trẻ cho người giúp việc chưa tích cực, chủ động phối kết hợp với nhà trường, với giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Phải thẳng thắn nhìn nhận thấy công tác tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục PTNN theo tiếp cận tích hợp của CBQL chưa thực hiện thường xuyên. Chính vì vậy rất cần thiết phải có nghiên cứu thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn và tồn tại còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp” được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động PTNN tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp, đề xuất biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động PTNN để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo tiếp cận tích hợp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành Phố Hà Nội 4. Câu hỏi nghiên cứu Những biện pháp quản lý nào ở trường Mầm non Họa Mi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ? 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp đã được triển khai và thực hiện nhưng thực sự còn gặp rất nhiều khó khăn,
  3. 3 bất cập trong việc lập kế hoạch giáo dục, tổ chức và chỉ đạo thực hiện và đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên và biểu hiện trên trẻ, cũng như sự phối kết hợp với gia đình và các lực lượng xã hội. Do vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, khắc phục được hạn chế trên thì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. 6.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành Phố Hà Nội. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi quận Ba Đình Thành Phố Hà Nội. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7.1 Giới hạn về đối tượng khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát, quan sát 85 người, gồm cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. 7.2 Giới hạn thời gian khảo sát : năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019. 8. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Tiếp cận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên một số tiếp cận: Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Tiếp cận theo quan điểm hoạt động và đặc điểm lứa tuổi.Tiếp cận theo quan điểm tích hợp 8.2. Phương pháp nghiên cứu: 8.2.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: 9. Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển ngôn ngữ, đưa ra những kết quả khảo sát, mô tả thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo một cách hiệu quả trong bối cảnh mới. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Khuyến nghị, Phụ lục, nội dung của Luận văn được thực hiện trong 3 chương.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non theo tiếp cận tích hợp 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 1.2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp bao gồm âm thanh, ký hiệu và biểu tượng. Từ là sự kết hợp của các chữ cái. Âm thanh trở thành các thành tố của ngôn ngữ. Khi sự kết hợp này có ý nghĩa thì chúng ta có thể giao tiếp với nhau. 1.2.1.2. Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Phát triển ngôn ngữ được hiểu là quá trình trẻ lĩnh hội chức và cấu trúc của ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ là các qui ước của xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng. 1.2.2. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là quá trình tổ chức cho trẻ học tập, ôn luyện, giao tiếp thông qua các giờ hoạt động và chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho trẻ mở rộng sự nhận thức về thế giới xung quanh, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 1.2.2.2. Khái niệm tiếp cận tích hợp trong phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo Tiếp cận tích hợp trong phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo được hiểu là: giáo viên lựa chọn một hoạt động giáo dục phát triển một lĩnh vực nào đó (hoạt động chính, trọng tâm), sắp xếp logic các hoạt động bổ trợ trong đó tạo ra mọi cơ hội để trẻ tham gia tích cực, trực tiếp, tự nhiên, được sử dụng và phát triển các kinh nghiệm và kỹ năng về ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết nhằm hình thành năng lực toàn diện cho trẻ. 1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý đó là hiệu trưởng trường Mầm non nhằm chỉ đạo đội ngũ nhân lực của nhà trường tổ chức thực hiện, khai thác, tận dụng các hoạt động của trẻ ở nhà trường để thực hiện
  5. 5 hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển trí tuệ, thể lực, tình cảm và các kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. 1.3. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 1.3.1.1. Vai trò của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo * Vai trò của ngôn ngữ với lĩnh vực phát triển nhận thức * Vai trò của ngôn ngữ với lĩnh vực giáo dục tình cảm quan hệ xã hội * Vai trò của ngôn ngữ với lĩnh vực phát triển thể lực * Vai trò của ngôn ngữ với lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 1.3.1.2. Ý nghĩa của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Ngôn ngữ là hoạt động tâm lý đặc trưng chỉ có ở loài người, trẻ em nhờ ngôn ngữ mới lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử, tri thức khoa học của loài người, là chiếc cầu giúp trẻ tham gia vào cộng đồng xã hội loài người. 1.3.2. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo - Có khả năng lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) - Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện. - Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết. 1.3.3. Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp 1.3.3.1. Nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo - Nghe; - Nói; - Phát âm rõ các âm trong tiếng Việt; -Làm quen với việc đọc, viết: 1.3.3.2. Nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Nghe và hiểu lời nói - Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày - Làm quen với việc đọc, viết 1.3.4. Hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Có 2 hình thức phát triển lời nói của trẻ: đó là trong các hoạt động chung (các tiết học) và hoạt động ngoài tiết học (các hoạt động khác). 1.3.5. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp dùng lời -Nhóm phương pháp thực hành - Nhóm phương pháp trò chơi
  6. 6 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Hoạt động kiểm tra đánh giá cần tiến hành thường xuyên từ các cấp quản lý đến người thực hiện (những GVMN trực tiếp giảng dạy trên các lớp học) 1.4. Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo tiếp cận tích hợp - Xác định nhu cầu của trẻ và xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ - Quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Quản lý thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Quản lý sử dụng phương pháp – phương tiện- hình thức tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp - Quản lý sự phối hợp của nhà trường với gia đình, các lực lượng xã hội trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp: 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo tiếp cận tích hợp 1.5.1. Các yếu tố khách quan 1.5.1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường sống ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ 1.5.1.2. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 1.5.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiêt bị tạo điều kiện cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1.5.2. Các yếu tố chủ quan 1.5.2.1.Các yếu tố thuộc về trẻ mẫu giáo 1.5.2.2 .Các yếu tố thuộc về giáo viên 1.5.2.3.Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non 1.5.2.4. Các yếu tố thuộc về cha mẹ trẻ Tiểu kết Chương 1 Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng trường mầm non nhằm chỉ đạo đội ngũ nhân lực của nhà trường tổ chức thực hiện, khai thác, tận dụng các hoạt động của trẻ ở trường để thực hiện hoạt động PTNN cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển trí tuệ, tình cảm và các kĩ năng sống cho trẻ mầm non.
  7. 7 Quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo tại trường MN theo tiếp cận tích hợp chịu ảnh hưởng của các yếu tố: yếu tố thuộc về các cấp quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ, môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất. Phần cơ sở lý luận được xây dựng soi sáng cho quá trình đánh giá thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà nội theo tiếp cận tích hợp . Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP 2.1. Khái quát về trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Trường mầm non Họa Mi được thành lập năm 1989, là một ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học. Trường đóng trên địa bàn phường Thành Công- Ba Đình- Hà Nội. Từ năm 1998 đến nay trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cấp quận. Tháng 11 năm 2015 trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Nhà trường có đầy đủ bộ máy lãnh đạo (1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó phụ trách chất lượng giáo dục, 1 hiệu phó phụ trách chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng), có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được phân công theo qui định của Điều lệ trường mầm non và Pháp lệnh cán bộ công chức. Nhà trường có nhiều thành tích cao trong các hoạt động phong trào do ngành và UBND quận Ba đình tổ chức. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Phương pháp khảo sát 2.3.4. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. -Cán bộ quản lý : 03 người. -Giáo viên : 52 người -Cha mẹ trẻ: 30 người Mẫu khảo sát là 85 người : 03 cán bộ quản lý; 52 giáo viên và 30 cha mẹ trẻ. 2.2.5. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá
  8. 8 Bảng 2.3. Cách cho điểm và thang đánh giá về việc thực hiện PTNN theo tiếp cận tích hợp và quản lý hoạt động Thang Thang Tiêu chí điểm đánh giá Rất thường xuyên / Rất quan trọng / Tốt 4 3,25- 4:Tốt Thường xuyên / Quan trọng / Khá 3 2,5- 3,25:Khá Chưa thường xuyên/ Tương đối quan trọng / Bình 1,75- 2,49: 2 thường Trung bình Không thực hiện / Không quan trọng / Yếu 1 <1,75: Yếu 2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng về mục tiêu phát triển ngôn ngữ KN lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp 3,5 KN biểu đạt bằng nhiều 3 cách khác nhau 2,5 Diễn đạt rõ ràng và có VH 2 trong giao tiếp 1,5 KN nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện 1 KN cảm nhận vần điệu, 0,5 nhịp điệu thơ phù hợp độ tuổi 0 Có 1 số KN ban đầu về đọc Điểm TB và viết Biểu đồ 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu PTNN của trẻ mẫu giáo theo ý kiến đánh giá của GV-CBQL (Phụ lục 1 Bảng số liệu 2.5) Biểu đồ 2.1 cho thấy CBQL và GV trong nhà trường đánh giá thực hiện mục tiêu hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi được đánh giá mức độ khá X =2,87. 2.3.2. Thực trạng về nội dung phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp Từ kết quả khảo sát của bảng 2.7 cho ta thấy mức độ thực hiện nội dung giáo dục PTNN theo tiếp cận tích hợp được cán bộ giáo viên đánh giá được thực hiện ở mức không thường xuyên với = 2,33 (min=1, max =4). 2.3.3. Thực trạng về hình thức phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp
  9. 9 Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Mức độ thực hiện Rất Không Không Điểm Thứ Nội dung Thường thường thường thực TB Bậc xuyên xuyên xuyên hiện PTNN thông qua hoạt động học 24 14 17 Làm quen văn học, Làm quen chữ 0 3,48 1 44% 25,4% 30,6% viết. PTNN thông qua hoạt động học 24 18 9 4 3,18 2 Hoạt động khám phá. 44% 32,7% 16% 7,3% PTNN thông qua hoạt động học 3 19 22 11 2,25 5 Hoạt động làm quen với toán. 5,5% 34,5% 40% 20% PTNN thông qua hoạt động học 17 32 6 0 2,19 6 Giáo dục âm nhạc. 30,6% 58,1% 11,3% PTNN thông qua hoạt động trò 19 17 13 6 2,88 3 chuyện sáng. 34,5% 30,6% 23,6% 11,3% PTNN thông qua hoạt động ngoài 16 12 23 4 2,72 4 trời, hoạt động chiều 29% 21,8% 41,9% 7,3 PTNN thông qua các trò chơi, 15 30 10 0 2,09 7 hoạt động góc. 27,3% 54,5% 18,2% PTNN thông qua hoạt động thăm 10 29 16 0 1,89 8 quan, dã ngoại, trải nghiệm. 18,2% 52,7% 29,1% PTNN thông qua hoạt động tổ 6 30 19 0 1,74 9 chức ngày hội, ngày lễ. 10,9% 54,5% 34,5% Trung bình 2,1 Khảo sát cho thấy rằng CBQL và GV chủ yếu vẫn coi trọng các hình thức dạy trẻ hoạt động PTNN thông qua hoạt động: Làm quen văn học, chữ viết, hoạt động khám phá, trò chuyện sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều để tổ chức các hoạt động PTNN cho trẻ. Qua đây cũng thấy rằng nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý, chú trọng đến các hoạt động ngoài tiết học khác để tạo cơ hội cho trẻ mẫu giáo có thể được thực hành, ôn luyện, có cơ hội được nói, được phát âm để có sự hướng dẫn, sửa sai, khích lệ trẻ khi cần. Vì vậy trong thời gian tiếp theo nhà trường cần có những biện pháp để phát huy những hình thức được đánh giá cao và có các biện pháp khắc phục các hình thức tổ chức chưa đạt kết quả như mong muốn.
  10. 10 2.3.4. Thực trạng về phương pháp phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp 4 3.5 Nhóm PP trực 3 quan 2.5 Nhóm PP dùng 2 lời 1.5 Nhóm PP thực 1 hành 0.5 Nhóm PP trò chơi 0 TB Biểu đồ 2.2. Thực trạng thực hiện phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp (Phụ lục 1Bảng 2.9) Kết quả khảo sát của Biểu đồ 2.2 cho ta thấy CBQL và GV nhận thức được tầm quan trọng của tất cả các nhóm phương pháp và sử dụng triệt để đạt ở mức thường xuyên các nhóm phương pháp để PTNN cho trẻ mẫu giáo thể hiện ở điểm trung bình với X = 3,02 (min=1, max=4) và tỉ lệ giữa các nhóm phương pháp không chênh lệch nhau nhiều 3,54 và 2,67. 2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp 2.3.5.1. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ theo tiếp cận tích hợp của GV 3.5 3 2.5 2 Đánh giá hàng ngày 1.5 Đánh giá cuối tháng 1 Đánh giá cuối năm học 0.5 0 Điểm TB Biểu đồ 2.3. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá của GV hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp (Phụ lục 1 Bảng 2.10) 2.3.5.2. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá của CBQL hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp
  11. 11 3.5 3 Kiểm tra định 2.5 kì Kiểm tra đột 2 xuất 1.5 Kiểm tra toàn 1 diện 0.5 Kiểm tra theo chuyên đề 0 Điểm TB Biểu đồ 2.4. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá của CBQL hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp (Phụ lục 1 Bảng 2.11) 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp Đánh giá tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Biểu đồ 2.5. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mâu giáo theo tiếp cận tích hợp. (Phụ lục 1 Bảng 2.12) Kết quả khảo sát ở Biểu đồ 2.5 cho thấy: CBQL và GV trường mầm non Họa Mi nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp, có đánh giá ở mức rất quan trọng, thể hiện X = 3,8 (min= 1, max=4). 2.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp
  12. 12 Phân tích thực trạng HĐPTNN 4 cho trẻ MG Căn cứ vào MT để xây dựng 3 KHHĐ cho từng GĐ, HK Tìm hiểu Đ Đ KT-VH-XH 2 XDKH tham gia các lớp tập 1 huấn Tìm hiểu về các giá trị, ý nghĩa 0 PTNN TB Xác định các ĐK về nhân lực, thời gian, tài chính . Biểu đồ 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp (Phụ lục 1Bảng 2.13) Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.13 và biểu đồ 2.6 cho biết thực trạng quản lý lập kế hoạch hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội có thể nhận xét thấy kết quả đánh giá của CBQL và GV chưa thật sự cao và ở mức độ thực hiện trung bình khá với X = 2,59 (min=1, max=4). 2.4.2. Quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Biểu đồ 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý (Phụ lục1Bảng 2.14) Qua bảng khảo sát 2.14 và Biểu đồ 2.7 cho thấy quản lý mục tiêu hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp được đánh giá là mức độ khá ở tất cả các nội dung với = 2,67. Tuy vậy vẫn có sự khác biệt về mức độ hiệu quả của từng nội dung được đánh giá ở các mức độ khác nhau. 2.4.3. Quản lý thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp
  13. 13 Bảng 2.15. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Mức độ thực hiện Điểm Thứ Nội dung quản lý Trung Tốt Khá Yếu TB Bậc bình Chỉ đạo các tổ chuyên môn tích hợp hoạt động PTNN vào các hoạt động 4 23 25 3 học, hoạt động ngoài trời, hoạt động 2,51 1 7,3% 41,8% 45,5% 5.4% vui chơi, hoạt động trò chuyện sáng- chiều, hoạt động ngày hội ngày lễ. Chỉ đạo giáo viên các lớp lồng ghép hoạt động PTNN vào các hoạt động trong kế hoạch giáo dục một ngày 14 35 6 2,15 3 cho trẻ (hoạt động ăn, ngủ vệ sinh) 25,5% 63,6% 10,9% mà không làm mất đi những đặc trưng của các hoạt động đó. Chỉ đạo giáo viên trong việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, ngôn ngữ 2 23 26 4 2,42 2 trong sáng, phong phú trong hoạt 3,6% 41,8% 47,3% 7,3% động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường. Phối hợp với các tổ chức : ban phụ huynh học sinh, các chuyên gia nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng mầm non để cùng tham gia, thống nhất các hoạt động PTNN cho 10 34 11 1,98 4 trẻ cũng như trao đổi, chia sẻ thông 18,2% 61,8% 20% tin về những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học về phát triển ngôn ngữ, đưa ra những biện pháp thưc hiện nội dung PTNN đạt hiệu quả. Trung bình 2,27 Kết quả khảo sát của bảng 2.15 cho thấy: thực trạng quản lý nội dung hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp được đánh giá ở mức độ trung bình với X = 2,27. 2.4.4. Quản lý sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp
  14. 14 Bảng 2.16. Thực trạng quản lý sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Mức độ thực hiện Điểm Thứ Nội dung quản lý Trung Tốt Khá Yếu TB Bậc bình Chỉ đạo tổ chuyên môn phụ trách giảng dạy lựa chọn những phương 10 17 25 3 2,62 1 pháp, hình thức tổ chức hoạt động 18,2% 30,9% 45,5% 5,4% PTNN theo tiếp cận tích hợp. Chỉ đạo giáo viên các lớp lựa chọn, sáng tạo các phương pháp, hình thức 4 18 31 2 tổ chức họat động PTNN chú trọng 2,44 2 7,3% 32,7% 56,4% 3,6% các hoạt động ngoài tiết học trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường: Cha mẹ trẻ, hội phụ nữ, ban 15 37 3 chăm sóc và bảo vệ trẻ em, địa bàn 2,22 3 27,3% 67,3% 5,4% dân cư để thực hiện hoạt động PTNN cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau. Trung bình 2,4 Từ kết quả của bảng 2.16 cho thấy nhìn chung quản lý sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình X = 2,4. 2.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Bảng 2.17. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Mức độ thực hiện Điểm Thứ Nội dung quản lý Trung Tốt Khá Yếu TB Bậc bình Đánh giá việc tổ chức các hoạt động 17 27 12 PTNN tích hợp vào các hoạt động khác 2,11 2 30,9% 49,1% 20% ngoài tiết học. Đánh giá việc thiết kế các hoạt động, lựa chọn nội dung, phương tiện, hình thức tổ 5 13 35 2 2,20 1 chức của giáo viên tích hợp trong hoạt 9,1% 23,6% 54,7% 3,6% động PTNN Đánh giá thi đua, đánh giá trình độ giáo 12 37 6 2,09 3 viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 21,8% 67% 11,2%
  15. 15 Mức độ thực hiện Điểm Thứ Nội dung quản lý Trung Tốt Khá Yếu TB Bậc bình mầm non, đánh giá viên chức hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện hoạt động PTNN theo tiếp cận tích hợp cho trẻ của CBQL, GV, NV Trung bình 2,1 Nhận xét: Kết quả của bảng 2.17 cho thấy: Các nội dung trong thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp được đánh giá ở mức trung bình với X =2,1. Trong đó nội dung “Đánh giá việc thiết kế các hoạt động, lựa chọn nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức của giáo viên tích hợp trong hoạt động PTNN” được thực hiện tốt nhất với =2,20 2.4.6. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Nhìn bảng khảo sát 2.19 cho thấy: việc quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp đang được đánh giá ở mức độ trung bình với = 2,3. 2.4.7. Quản lý sự phối hợp với gia đình, các lực lượng xã hội trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Với số liệu khảo sát của bảng 2.20 cho thấy công tác sự phối hợp với gia đình, các lực lượng xã hội trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp của CBQL và GV trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà nội được đánh giá đạt mức độ trung bình khá với = 2,48 (min=1, max=4). Tổng hợp các đánh giá thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Biểu đồ 2.8. Tổng hợp các đánh giá thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp (Phụ lục 1Bảng 2.22)
  16. 16 Kết quả tổng hợp cho thấy, việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp đánh giá ở mức độ trung bình với X = 2,4 (min= 1; max=4). 2.4.8.Đánh giá chung về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi: *Ưu điểm: *Hạn chế: 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp Có thể biểu diễn tổng hợp các kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG theo tiếp cận tích hợp trên biểu đồ sau Biểu đồ 2.9. Tổng hợp về các yếu tố ảnh hưởng đến PTNN cho trẻ MG theo tiếp cận tích hợp 2.6. Đánh giá chung 2.6.1. Những điểm mạnh 2.6.2. Những điểm yếu 2.6.3. Nguyên nhân và những hạn chế 2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan Tiểu kết Chương 2 Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp ở trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được điều tra nghiên cứu trên ý kiến đóng góp của 55 người là CBQL – GV và 30 cha mẹ trẻ trong nhà trường.
  17. 17 Trên cơ sở những khảo sát thực trạng đó đặt ra một nhiệm vụ tất yếu mà luận văn sẽ giải quyết ở chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN TÍCH HỢP 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triên ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp 3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường và có khả năng thực hiện trong quá trình quản lý, tức là các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện về nội dung chương trình, nguồn nhân lực, kinh phí, CSVC, thời gian và không gian thực hiện. Điều này yêu cầu người quản lý cần nắm chắc các thông tin liên quan một cách chính xác, cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo tính khả thi có thể thực hiện trong thực tế. 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ Quá trình quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp phải được thực hiện trong sự phối hợp với các lực lượng và chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu bên trong và yếu tố bên ngoài. Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ, phải có tác dụng vào các yếu tố của quá trình quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp. 3.1.3. Đảm bảo thực hiện được các mục tiêu giáo dục Với mục tiêu cuối cùng là đạt được các mục tiêu giáo dục nên các biện pháp của nhà quản lý đề ra phải hướng đến mục tiêu giáo dục của ngành học trong đó có các mục tiêu, những kết quả mong đợi về PTNN cho trẻ mẫu giáo. Tuy vậy các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính tự nguyện, hứng thú và nhu cầu của trẻ, cho trẻ tích cực hoạt động trong tâm trạng thoải mái, được lắng nghe và được tôn trọng, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp cùng mọi người xung quanh. 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp 3.2.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích hợp hoạt động PTNN 3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp
  18. 18 3.2.1.2.Nội dung của biện pháp 3.2.1.3. Cách thức thực hiện 3.2.1.3.Điều kiện thực hiện 3.2.2. Bồi dưỡng cho GV năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ 3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.2.Nội dung của biện pháp 3.2.2.3. Cách thức thực hiện 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3. Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ 3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.3.2.Nội dung của biện pháp 3.2.3.3. Cách thức thực hiện 3.2.3.3.Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.4. Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên giáo viên thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp 3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.4.2.Nội dung của biện pháp 3.2.4.3. Cách thức thực hiện 3.2.4.3.Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.5. Phối hợp với gia đình của trẻ và các lực lượng xã hội khác trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.5.2.Nội dung của biện pháp 3.2.5.3. Cách thức thực hiện 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm Tìm sự đánh giá và tán thành của đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của 5 biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp. Xác định tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp. 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm Sau khi đã đưa ra 5 biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận tích hợp. Để tiến hành đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
  19. 19 xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV. 3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm Để khảo sát, đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò ý kiến cho các đối tượng theo mẫu đã chọn gồm 55 người ( 03 CBQL- 52 GV) . 3.3.4. Cách cho điểm và thang đánh giá Bảng 3.2. Cách cho điểm và thang đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Mức độ đánh giá Điểm Rất cấp thiết Rất khả thi 3 Cấp thiết Khả thi 2 Chưa cấp thiết Chưa khả thi 1 3.3.5. Cách thức tiến hành khảo nghiệm Bước 1: xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong nhà trường. Bước 2: Tiên hành khảo nghiệm Bước 3: Xử lý và định lượng kết quả nghiên cứu. 3.3.6. Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý Tính cấp thiết Điểm Rất Chưa Thứ Biện pháp quản lý Cấp trung cấp cấp bậc thiết bình thiết Thiết Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận 51 4 thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích hợp 2,93 1 93% 7% hoạt động PTNN Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng thiết 45 10 kế các hoạt động PTNN vào các hoạt động 2,82 3 81,8% 18,2% trong ngày của trẻ Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động PTNN 42 13 cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp vào các 2,76 4 76,3% 23,7% hoạt động trong ngày của trẻ Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên 48 7 giáo viên thực hiện HĐ PTNN cho trẻ mẫu 2.87 2 87,3% 12,7% giáo theo tiếp cận tích hợp Phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt 40 15 2.73 5 động PTNN cho trẻ mẫu giáo 72,7% 27,3% Trung bình 2,82
  20. 20 Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết. Điểm trung bình của các biện pháp là tương đối cao (2,82) trong đó biện pháp “Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích hợp hoạt động PTNN” với X =2,82 được đánh giá có mức độ cấp thiết cao nhất. Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý Tính khả thi Điểm Chưa Thứ Biện pháp quản lý Rất Khả trung khả bậc khả thi thi bình thi Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận 48 7 thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích 2,87 1 87,3% 12,7% hợp hoạt động PTNN Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng thiết 45 10 kế các hoạt động PTNN vào các hoạt động 2,82 3 81,8% 18,2% trong ngày của trẻ Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động PTNN 40 15 cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp vào 2,73 4 72,7% 27,3% các hoạt động trong ngày của trẻ Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên 46 9 giáo viên thực hiện HĐ PTNN cho trẻ mẫu 2.84 2 83,6% 16,4% giáo theo tiếp cận tích hợp Phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt 40 14 1 2.71 5 động PTNN cho trẻ mẫu giáo 72,7% 25,5% 1,8% Trung bình 2,79 Qua số liệu khảo sát của bảng 3.3 và 3.4 cho thấy nhìn chung các biện pháp quản lý đề xuất đều được các nhà quản lý, GV tán thành và đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.
  21. 21 Bảng 3.5. Mối tương quan của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Tính cấp thiết Tính khả thi S Tên biện pháp Tổng Trung Thứ Tổng Trung Thứ TT bình bậc bình bậc Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao 1 nhận thức của giáo viên, cha mẹ học 51 2,93 1 48 2,87 1 sinh về tích hợp hoạt động PTNN Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ 2 năng thiết kế các hoạt động PTNN 45 2,82 3 45 2,82 3 vào các hoạt động trong ngày của trẻ Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận 3 42 2,76 4 40 2,73 4 tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên giáo viên thực hiện HĐ PTNN 4 48 2.87 2 46 2.84 2 cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Phối hợp với các lực lượng xã hội 5 trong hoạt động PTNN cho trẻ mẫu 40 2.73 5 40 2.71 5 giáo Để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp, tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman ta có: Công thức: r = 1 - = 0,86 Từ kết quả khảo nghiệm r = 0,86 cho phép rút ra kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có thể biểu diễn mối quan hệ này trên biểu đồ 3.1 sau đây:
  22. 22 2.95 2.9 2.85 Biện pháp 1 2.8 Biện pháp 2 2.75 Biện pháp 3 2.7 2.65 Biện pháp 4 2.6 Biện pháp 5 2.55 Cần Thiết Khả thi Biểu đồ 3.1 Tổng hợp tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL được đề xuất Biểu đồ so sánh tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận ở trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảng tổng hợp 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy một cách tổng quát về sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nó thể hiện rõ các biện pháp 2 và 5 có sự tương ứng về chỉ số giữa hai cấp độ là tính cần thiết và tính khả thi, mức tương quan này đã chỉ ra rằng việc “Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng thiết kế các hoạt động PTNN vào các hoạt động trong ngày của trẻ” và “Phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo” là cần thiết và có thể tiến hành được trong thời gian tới. Với kết quả khảo sát trên đây, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đều cần thiết và có tính khả thi. Như vậy, các biện pháp quản lý của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  23. 23 Tiểu kết Chương 3 Trên cơ sở xác định những căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp gồm: Biện pháp 1:Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích hợp hoạt động PTNN Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng thiết kế các hoạt động PTNN vào các hoạt động trong ngày của trẻ Biện pháp 3:Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ Biện pháp 4: Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên giáo viên thực hiện HĐ PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp Biện pháp 5:Phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo. Kết quả khảo nghiệm đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đều rất cần thiết và khả thi, làm cơ sở khoa học để triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng trường MN) nhằm chỉ đạo đội ngũ nhân lực của nhà trường tổ chức thực hiện, khai thác, tận dung các hoạt động của trẻ ở nhà trường để thực hiện hoạt động PTNN cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển trí tuệ, thể lực, tình cảm và các kĩ năng sống khác cho trẻ mẫu giáo. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo tiếp cận tích hợp bao gồm 07 nội dung: Xác định nhu cầu của trẻ và xây dựng kế hoạch hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý mục tiêu PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý thực hiện nội dung PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý sử dụng phương pháp - phương tiện- hình thức tổ chức PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Quản lý sự phối hợp của nhà trường với
  24. 24 gia đình, các lực lượng xã hội trong hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp. Quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Yếu tố thuộc về các cấp quản lý, giáo viên, giáo viên, cha mẹ trẻ và điều kiện cơ sở vật chất. 1.3. Thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được đánh giá trên 7 nội dung với kết quả trung bình, trong đó tốt nhất là “Quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp” và “Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp”, tuy nhiên “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp” đang triển khai kém nhất. Thực trạng quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của 4 nhóm yếu tố, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về các cấp quản lý, còn yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng ít nhất thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất. 1.4. Đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội: Biện pháp 1:Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ học sinh về tích hợp hoạt động PTNN và quản lý hoạt động này; Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ; Biện pháp 3: Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ; Biện pháp 4: Kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, động viên giáo viên thực hiện HĐ PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp; Biện pháp 5: Phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo. Các biện pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận tích hợp tại trường mầm non Họa Mi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được khẳng định về tính cấp thiết và khả thi qua khảo nghiệm nhận thức. 2. Khuyến nghị 2.1 Đối với cán bộ quản lý trường mầm non. 2.2 Đối với cha mẹ và gia đình trẻ.