Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường tiểu học và Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

pdf 23 trang phuongvu95 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường tiểu học và Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_truong_ti.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường tiểu học và Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lý luận và thực tiễn cho thấy việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và THCS trong những năm tới là rất cần thiết. Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt, hạt nhân chính trị góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Với những thực trạng và định hướng như trên tác giả nhận thấy cần phải có một công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ thực trạng để đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả để giải quyết vấn đề. Vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển đội ngũ và thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ CBQL trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH và THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường TH và THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,
  2. 2 vẫn còn một số các tồn tại, hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL đạt chuẩn, phù hợp với thực tiễn ở các trường TH và THCS trong huyện, thì huyện Mộc Châu sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý TH & THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo được chất lượng, năng lực lãnh đạo nhà trường TH & THCS phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục của địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS đáp ứng theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. 6. Giới hạn nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. - Khảo sát đánh giá thực trạng và thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. - Thời gian khảo sát: Trong 03 năm học gần đây nhất: 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống 7.1.2. Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực 7.1.3. Tiếp cận chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn
  3. 3 7.2. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.4. Nhóm phương pháp hỗ trợ: như thống kê toán học để xử lý số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ngay từ thời Cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã cho rằng: Đất nước muốn phồn vinh, vững mạnh thì người quản lý (Quân vương) cần chú trọng đến ba yếu tố: Thứ (dân đông); Phú (dân giàu); Giáo (dân được giáo dục) [28,tr.9]. Như vậy, giáo dục là cần thiết cho mọi người “Hữu giáo vô loại”. Về phương pháp giáo dục, ông coi trọng việc tự học, tự tu luyện, phát huy tính tích cực sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng, kết hợp học với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú, ý chí của người học. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Trong những năm qua, có nhiều bài viết của các tác giả bàn về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và CBQLGD nói riêng. Một số tác phẩm, trong đó có đề cập đến nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL như: Đặng Quốc Bảo: “Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường phổ thông” [4]; “Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay” [4]; Trần Kiểm: “Khoa học quản lý nhà trường phổ thông” [25]; Thái Văn Thành: “Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường” [33]; Phùng Đình Mẫn: “Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Quảng Bình, đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông phổ thông hiện nay”, 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại. Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng
  5. 5 chưa có một định nghĩa thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa quản lý từ các góc độ khác nhau. 1.2.2. Quản lý nhà trư ng Như vậy, quản lý nhà trường chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung. 1.2.3. Đội ngũ Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đội ngũ là “khối đông người được tổ chức và tập hợp thành lực lượng”, “tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp” [38]. Ví dụ: Đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ CBQL, 1.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Đội ngũ được hiểu là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng, cũng có thể hiểu là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS bao gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng [7] [8] [9]. 1.2.5. Phát triển Khái niệm “phát triển” theo từ điển tiếng Việt là “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [27] [31]. 1.2.6. Phát triển đội ngũ CBQL trư ng TH & THCS Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS là một sự vận động, biến đổi về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS theo hướng đi lên.
  6. 6 1.3. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường TH & THCS: 1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trư ng tiểu học, trung học cơ sở: 1.3.1.1. Vị trí, vai trò Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng GD&ĐT, trước lãnh đạo địa phương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường làm việc theo chế độ thủ trưởng. 1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Trong trường TH & THCS hoạt động quản lý là một hoạt động quan trọng, mang tính chất then chốt; hoạt động quản lý tốt sẽ mở đường cho các hoạt động khác diễn ra nhịp nhàng và có hiệu quả cao. Hoạt động quản lý mang tính xã hội sâu sắc, đồng thời nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. 1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất năng lực của Hiệu trưởng trư ng TH, trung học cơ sở: 1.3.2.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức 1.3.2.2. Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý điều hành a) êu cầu về năng lực chuyên môn b) Yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành 1.3.3. Những yêu cầu chung về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ: 1.3.3.1. Số lượng 1.3.3.2. Cơ cấu 1.3.3.3. Chất lượng của đội ngũ 1.4. Những yêu cầu của đội ngũ CBQL trường TH & THCS theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay 1.4.1. Những tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp, gồm 3 tiêu chí: Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường, gồm có 7 tiêu chí:
  7. 7 Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục, gồm có 3 tiêu chí: xây dựng văn hóa nhà trường; thực hiện dan chủ cơ sở trong nhà trường; xậy dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, gồm có 3 tiêu chí: Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, gồm có 2 tiêu chí: 1.4.2. Những yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ CBQL 1.4.2.1. Là một nhà giáo 1.4.2.2. Là một nhà quản lý 1.4.2.3. Là một nhà lãnh đạo 1.4.2.4. Là một nhà hoạt động xã hội 1.4.2.5. Là một nhà hợp tác quốc tế về giáo dục phổ thông 1.5. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông: 1.5.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới, 1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ. 1.5.3. Sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Sử dụng đội ngũ CBQL là phân công, giao đảm nhiệm công tác quản lý tại từng đơn vị cụ thể. Sử dụng CBQL chính là thừa hưởng kết quả của toàn bộ các khâu khác trong phát triển đội ngũ. Đồng thời nó cũng là khâu đánh giá cuối cùng tính hiệu quả của các giải pháp trong phát triển đội ngũ. Mục đích cuối cùng của phát triển đội ngũ CBQL là tạo được đội ngũ CBQL có đủ phẩm chất và năng lực để sử dụng vào
  8. 8 công tác quản lý các đơn vị trường học thực hiện chức năng giáo dục cơ bản của ngành GD&ĐT. 1.5.4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác ĐT, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ. 1.5.5. Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS 1.5.6. Tạo động lực và môi trư ng làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý trường TH & THCS là điều kiện cần để động viên, khuyến khích cán bộ quản lý cống hiến tốt hơn nữa cho công tác. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời, giúp cán bộ quản lý tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại. 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS: 1.6.1. Khách quan 1.6.1.1. Yếu tố về kinh tế xã hội 1.6.1.2. Yếu tố Văn hoá 1.6.1.3. Đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo 1.6.1.4. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Sơn La 1.6.2. Chủ quan Kết luận chương 1
  9. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2.1. Sơ lược về khảo sát thực trạng: 2.1.1. Mục đích khảo sát 2.1.2. Nội dung khảo sát 2.1.3. Phạm vi đối tượng khảo sát 2.1.3.1. Địa bàn khảo sát: 2.1.3.2. Số lượng khảo sát 2.1.4. Công cụ, phương pháp khảo sát 2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu 2.1.6. Tiêu chí đánh giá 2.2. Khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 2.2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mộc Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 120 km về phía Tây, cách Thủ đô Hà Nội 190 km về phía Đông Nam. Huyện Mộc Châu có tuyến Quốc lộ 6 và Quốc lộ 43 đi qua với tổng chiều dài 113,7km; có gần 40km đường biên giới giáp với huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 2.2.2. Đặc điểm, tình hình giáo dục - đào tạo huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Kết thúc năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 22 trường tiểu học, 18 trường THCS, 03 trường PTDT BT THCS, 01 trường PTDT Nội trú THCS và THPT.
  10. 10 2.2.3. Thực trạng đội ngũ CBQL các trư ng TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Năm học 2018-2019, tổng số CBQL các trường TH & THCS: 111, trong đó Hiệu trưởng 21 người, Quyền Hiệu trưởng 02 người, Phó Hiệu trưởng 88 người. So với quy định, còn thiếu 02 Hiệu trưởng. Nữ: 72 người, tỉ lệ 64,86%; Đảng viên 111 người, tỉ lệ 100%; dân tộc: 18 người, tỉ lệ 16,2%; có 30 người trên 50 tuổi. 2.2.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu Độ tuổi Tổng Nữ Năm học 30-40 40-50 Trên 50 số SL % SL % SL % SL % 2016-2017 134 87 64.93 34 25.37 54 40.30 47 35.07 2017-2018 130 84 64.62 31 23.85 53 40.77 46 35.38 2018-2019 111 72 64.86 30 27.03 45 40.54 36 32.43 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mộc Châu 2.2.5. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trư ng TH & THCS trên địa bàn huyện Mộc Châu Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường TH & THCS huyện Mộc Châu tính đến 31 tháng 12 năm 2018. Trình độ đào tạo Trình độ CM TĐCT Trình độ quản lý Tổng Đảng BD Chưa Nữ Đạt Trung Trung số viên ThS ĐH CĐ THSP Giỏi Khá nghiệp được Y/c cấp cấp vụ BD 111 111 72 1 67 32 11 40 60 11 61 0 71 40 % 100.0 64.9 0.9 60.4 28.8 10 36.0 54.1 9.9 55.0 0 64.0 36.0 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mộc Châu
  11. 11 2.3.3.1. Thực trạng về phẩm chất nghề nghiệp Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ quản lý trong trường khá tốt với điểm trung bình chung = 3,14 (min = 1, max = 4). Phẩm chất “Đạo đức nghề nghiệp” được đánh giá tốt nhất với = 3,43 xếp bậc 1/3 “Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường” với = 3,00 xếp bậc 2/3. Thấp hơn cả là “Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân” với = 2,97 xếp bậc 3/3. 2.3.3.2. Thực trạng về năng lực quản trị nhà trường Đánh giá về Năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS ở mức độ khá tốt với = 3,01 (min = 1, max = 4). Năng lực “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh” của cán bộ quản lý trường TH & THCS được đánh giá ở mức độ tốt, với = 3,6 và năng lực “Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường” cũng được đánh giá ở mức độ khá tốt, với = 3,33 (min = 1, max = 4). Tuy nhiên, năng lực “Quản trị nhân sự nhà trường”, năng lực “Quản trị tài chính nhà trường” được đánh giá còn thấp. 2.3.3.3. Thực trạng về xây dựng môi trường giáo dục nhà trường Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá năng lực xây dựng môi trường giáo dục nhà trường của CBQL các trường TH & THCS ở mức độ khá, với = 3,02 (min = 1, max = 4). 2.3.3.4. Thực trạng về năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội của CBQL các trường TH & THCS ở mức độ khá, với = 3,11 (min = 1, max = 4). 2.3.3.5. Thực trạng về năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
  12. 12 Bảng 2.7: Năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS Mức độ Thứ TT Năng lực Tốt Khá Đạt Chưa đạt bậc SL % SL % SL % SL % Sử dụng ngoại 1 1 0.67 12 8.00 37 24.67 100 66.67 1.43 2 ngữ Ứng dụng công 2 3 2.00 50 33.33 89 59.33 8 5.33 2.32 1 nghệ thông tin Trung bình 1.87 Nhận xét: Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT của CBQL các trường TH & THCS ở mức rất thấp, với = 1,87 (min = 1, max = 4). 2.3.3.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát, đánh giá ở mức độ khá tốt với = 3,14 (min = 1, max = 4). Có thể biểu diễn kết quả đánh giá các tiêu chuẩn đó bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 2.5: Thực trạng mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông của đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  13. 13 2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 2.3.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS. Giai đoạn từ năm 2015- 2017, ngành giáo dục huyện Mộc Châu xây dựng quy hoạch về CBQL trường học nói chung và trường TH & THCS nói riêng chưa thực sự tốt. Bảng 2.9: Mức độ thực hiện biện pháp quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS Mức độ thực hiên Bình Thứ TT Biện pháp quy hoạch Tốt Chưa tốt thường bậc SL % SL % SL % Dự báo nhu cầu cán bộ quản lý trường tiểu học, THCS có chính sách điều tiết số lượng 1 30 20.00 75 50.00 45 30.00 1.90 4 và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý để có kế hoạch 2 40 26.67 80 53.33 30 20.00 2.07 1 đào tạo, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu. Khảo sát thực trạng 3 35 23.33 75 50.00 40 26.67 1.97 3 nhu cầu bồi dưỡng. Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cử cán bộ quản lý đi đào tạo, 4 40 26.67 75 50.00 35 23.33 2.03 2 nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trung bình 1,99
  14. 14 2.3.2. Thực trạng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Bảng 2.10: Mức độ thực hiện biện pháp tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQL Mức độ Bình Thứ TT Biện pháp tuyển chọn Tốt Chưa tốt thường bậc SL % SL % SL % Có kế hoạch tuyển chọn, sử dụng đội ngũ 1 CBQL phù hợp, kết 40 26.67 60 40.00 50 33.33 1.93 2 hợp với sàng lọc đội ngũ CBQL Phân loại đội ngũ CBQL để bố trí, sắp 2 xếp, phân công, sử 30 20.00 70 46.67 50 33.33 1.87 4 dụng hợp lý với khả năng, năng lực. Đổi mới phong cách 3 làm việc, phân công, 50 33.33 60 40.00 40 26.67 2.07 1 phân nhiệm rõ ràng. Kiểm tra, đánh giá đội 4 ngũ cán bộ quản lý và 40 26.67 58 38.67 52 34.67 1.92 3 xử lý sau đánh giá. Trung bình 1,95 2.3.3. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS Trong những năm qua việc thực hiện bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên TH & THCS nói chung và CBQL trường TH & THCS nói riêng được thực hiện tương đối tốt. Trình độ và năng lực của CBQL được nâng lên đáng kể. Điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục huyện Mộc Châu và của đội ngũ CBQL trường TH & THCS trong việc thực hiện chuẩn hóa về chuyên môn, không ngừng học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành.
  15. 15 2.3.4. Thực trạng đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS Bảng 2.12: Mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá CBQL Mức độ thực hiên Bình Thứ TT Biện pháp đánh giá Tốt Chưa tốt thường bậc SL % SL % SL % Xây dựng, công bố công khai và thực hiện các tiêu 1 chí đánh giá theo vị trí 40 26.67 86 57.33 24 16.00 2.11 1 việc làm của cán bộ quản lý Xây dựng và thực hiện 2 quy trình kiểm tra đánh 40 26.67 85 56.67 25 16.67 2.10 3 giá Sử dụng các nguồn thông 3 tin khác nhau để đánh giá 40 26.67 83 55.33 27 18.00 2.09 5 CBQL Huy động nhiều lực lượng 4 42 28.00 81 54.00 27 18.00 2.10 2 tham gia đánh giá Nhà trường xem xét và điều chỉnh đánh giá cho 5 20 13.33 88 58.67 42 28.00 1.85 6 phù hợp với từng giai đoạn khác nhau Tổng kết việc thực hiện 6 công tác đánh giá giáo 40 26.67 84 56.00 26 17.33 2.09 4 viên theo kế hoạch Trung bình 2,06 2.3.5. Thực trạng tạo động lực và môi trư ng làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý trư ng TH & THCS Trong thời gian quan, UBND huyện, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CBQL trường TH & THCS của huyện. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL các nhà trường. Thực hiện
  16. 16 tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời đội ngũ giáo viên, CBQL các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học, tạo động lực khá tốt cho giáo viên muốn phấn đấu trở thành CBQL. 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 2.4.1. Thực trạng các yếu tố khách quan 2.4.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan 2.5. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân phát triển đội ngũ CBQL các trường TH và THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 2.6.1. Những ưu điểm 2.6.2. Tồn tại, hạn chế 2.6.3. Nguyên nhân Kết luận chương 2
  17. 17 Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG TH&THCS HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS huyện Mộc Châu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CBQL các trư ng TH & THCS - Mục tiêu biện pháp Làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ giáo viên trong huyện nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS, để từ đó thực hiện hóa một cách cụ thể chủ trương, chính sách cũng như hiệu quả của công tác đặc biệt này. - Nội dung biện pháp Trong thời kỳ mới, cán bộ các cấp ủy Đảng, CBQL trong các tổ chức chính quyền, mọi đảng viên đều phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung và CBQL các trường TH & THCS nói riêng; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra, - Cách thức thực hiện biện pháp + Trước hết phải giúp cho đội ngũ này phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. - Điều kiện thực hiện biện pháp
  18. 18 Việc xây dựng và thực hiện công tác nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến phát triển đội ngũ CBQL cần đảm bảo tính kế thừa và tầm chiến lược lâu dài, vì thế, cần thời gian, CSVC, tài chính phù hợp. Muốn như thế thì cần phải bổ sung và hoàn thiện một số chính sách đầu tư và đãi ngộ, mà hiện nay là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây cản trở cho công tác phát triển đội ngũ CBQLGD. Công tác khắc phục những yếu kém trong việc đầu tư vật chất, tài chính cho phát triển CBQL là những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác cán bộ hiện nay. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lý - Mục tiêu biện pháp Công tác quy hoạch CBQL các trường TH & THCS nhằm tạo nguồn CBQL đáp ứng yêu cầu QLGD trước mắt cũng như lâu dài, định hướng nguồn đến năm 2025, đồng thời tạo sự chủ động trong việc bố trí sắp xếp CBQL theo một quy trình hợp lí trong từng thời kỳ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, tránh việc hụt hẫng CBQL trong từng thời kỳ nhất định. Đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. - Nội dung, cách thực hiện biện pháp (1). Xây dựng quy hoạch CBQL Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Kế hoạch xây dựng quy hoạch và quy trình thực hiện: * Căn cứ xây dựng quy hoạch: * Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch: * Quy trình thực hiện: (2). Tuyển chọn CBQL
  19. 19 Tuyển chọn CBQL trường TH & THCS phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của cơ sở GD cần tuyển chọn. * Quy trình thực hiện: (3). Bổ nhiệm cán bộ quản lý * Quy trình thực hiện: Bổ nhiệm lại: * Quy trình thực hiện: (4). Miễn nhiệm cán bộ quản lý * Quy trình thực hiện: (5). Luân chuyển cán bộ quản lý (6). Về sử dụng cán bộ quản lý 3.2.3. Biện pháp 3: Đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý 3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý Mục tiêu của biện pháp là nhằm đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL trường TH & THCS. Công tác đánh giá còn giúp đội ngũ CBQL trường TH & THCS thấy được mặt mạnh, mặt yếu để tự điều chỉnh và hoàn thiện mình nhằm đạt chuẩn và vượt chuẩn; - Nội dung, cách thực hiện biện pháp - Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ quản lý - Mục tiêu: Thực hiện tốt chế độ chính sách, khuyến khích khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường TH & THCS nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
  20. 20 - Nội dung, cách thực hiện biện pháp Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL các nhà trường, công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên, CBQL các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo động lực tốt cho giáo viên muốn phấn đấu trở thành CBQL, 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Như vậy các giải pháp này đều có sự hỗ trợ qua lại, tạo điều kiện cho công tác phát triển đội ngũ CBQL thuận lợi đảm bảo chất lượng và khả thi. 3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo sát 3.4.2. Đối tượng khảo sát 3.4.3. Quy trình khảo sát 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở Cần thiết Khả thi TT Biện pháp quản lý Trung Thứ Trung Thứ Tổng Tổng bình bậc bình bậc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về công tác 1 phát triển đội ngũ CBQL các 206 2.86 1 183 2.54 2 trường TH & THCS trong huyện Mộc Châu. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh 2 giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản 191 2.65 3 174 2.42 5 lý các trường TH & THCS Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, 3 luân chuyển cán bộ quản lý đáp 200 2.78 2 198 2.75 1 ứng được yêu cầu phát triển và đổi mới sự nghiệp GD-ĐT
  21. 21 Cần thiết Khả thi TT Biện pháp quản lý Trung Thứ Trung Thứ Tổng Tổng bình bậc bình bậc Tăng cường công tác đào tạo bồi 4 dưỡng cho đội ngũ CBQL các 186 2.58 4 178 2.47 3 trường TH & THCS Thực hiện tốt chế độ, chính sách, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ 5 182 2.53 5 175 2.43 4 luật đối với đội ngũ CBQL trường TH & THCS Trung bình 2,68 2,52 Có thể biểu diễn mỗi quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS bằng biểu đồ: Biểu đồ 3.3: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS
  22. 22 Kết luận chương 3 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực công tác pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS, luận văn đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH & THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, gồm: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường TH & THCS trong huyện Mộc Châu. - Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu phát triển và đổi mới sự nghiệp GD-ĐT của huyện. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH & THCS. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH & THCS. - Thực hiện tốt chế độ, chính sách, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH & THCS.
  23. 23 KỀT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đội ngũ CBQL trường TH & THCS có vai trò hết sức quan trọng, là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường. Do đó muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng, có trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ, công tác quản lý giỏi. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH & THCS là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD&ĐT. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với tỉnh Sơn La - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học trong toàn tỉnh. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. 2.3. Đối với UBND huyện Mộc Châu Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục; quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học trong toàn huyện. Chỉ đạo tốt công tác phát triển Đảng trong các trường học. 2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL. Đặc biệt là việc gắn kết qảu đánh giá với công tác luân chuyển, điều động. 2.5. Đối với Hiệu trưởng trư ng tiểu học, trung học cơ sở Nhận thức và xác định rõ vai trò nhiệm vụ của mình, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chính trị, tin học, ngoại ngữ.