Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

pdf 24 trang phuongvu95 5750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_truo.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục trung học một cách toàn diện và đã đạt được một số thành tựu như: Về quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trung học phổ thông có những chuyển biến đáng kể. Các điều kiện cần thiết để đảm bảo giáo dục THPT như chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - thiết bị được cải thiện. Những hạn chế phát triển ở nhiều trường THPT hiện nay cho thấy có nguyên nhân do việc tổ chức giáo dục học sinh, đặc biệt quản lý hoạt động học tập. Việc quản lý học tập chặt chẽ, khoa học giúp học sinh tiến bộ nhiều, học sinh khá sẽ thành học sinh giỏi, học sinh yếu mất căn bản tìm được hứng thú trong học tập, gắn bó lại với thầy cô, bạn bè, trường lớp. Gia đình, nhà trường và xã hội đều mong muốn học sinh phát triển toàn diện về nhân cách cụ thể là chất lượng học tập. Thực trạng hiện nay, những người tổ chức, quản lý hoạt động học còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, chưa tìm được biện pháp tốt nhất, đôi khi giáo dục còn nhồi nhét thiếu khoa học đưa lại kết quả không cao thậm chí còn phản tác dụng. Quản lý hoạt động học ở trường THPT nói chung là khâu đặc biệt quan trọng, nó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Việc quản lý hoạt động học trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với việc quản lý hoạt động dạy, quản lý cơ sở vật chất, quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên Nếu quản lý hoạt động học được tốt thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Con đường duy nhất để cạnh tranh và tồn tại của các trường THPT hiện nay là nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó công tác quản lý hoạt động học rất quan trọng, cần được quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý học tập của học sinh là vấn đề cấp thiết, đặc biệt với học sinh THPT, với đặc thù riêng của trường. Nhà trường có biện pháp quản lý học tập phù hợp, hiệu quả sẽ làm tăng chất lượng học tập, giáo dục góp phần đào tạo nhân lực có đủ khả năng đáp ứng cho công cuộc đổi mới đất nước. Vì những lý do trên, luận văn nghiên cứu đề tài "Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục". 2. Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học tập của học sinh ở Trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Đông Kinh
  2. 2 4. Giả thuyết khoa học: - Cần có các biện pháp tác động đồng bộ, toàn diện đến hoạt động học tập của học sinh: Từ tạo động lực học tập, tạo điều kiện môi trường học tập, tôn trọng học sinh, tính tự chủ, độc lập của học sinh thông qua phương thức dạy học và đặc biệt là phương pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động học tập của học sinh: - Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trên cơ sở tạo động lực cho học sinh, khuyến khích cho học sinh thông qua các trò chơi trong tiết dạy. - Kiểm tra đánh gia khách quan, chính xác phù hợp với sự phát triển của học sinh - Xây dựng môi trường tạo thói quen tự học cho học sinh. - Chú trọng đến việc quản lý hoạt động học ở mọi nơi, mọi lúc qua các giờ học trải nghiệm, sinh hoạt của các câu lạc bộ . không những trong giờ và ngoài giờ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường THPT Đông Kinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Khách thể điều tra gồm 15 cán bộ quản lý, 50 giáo viên, 150 cha mẹ học sinh, 450 học sinh của 3 khối 10,11,12 của Trường. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1.Điều tra bằng phiếu hỏi: 7.2.2. Phương pháp đàm thoại 7.2.3. Phương pháp đàm thoại 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 7.2.4. Các phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; Cấu trúc luận văn gồm 3 chương.
  3. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề: Có thể nói vấn đề học tập của học sinh đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu trong lịch sử giáo dục và vẫn còn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện tại và tương lai. Dù ở bất kỳ xã hội nào hay thời đại nào, học tập cũng luôn là hoạt động cơ bản của con người như Lê Nin đã nói: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Vì vậy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mục đích là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà trường hiện nay. Quản lý hoạt động dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề đang được các nhà giáo dục và quản lý giáo dục quan tâm. 1.2. Hoạt động học tập của học sinh THPT 1.2.1. Khái niệm hoạt động học tập Hoạt động học (HĐH) là những tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó. Có thể nói, cái đích mà HĐH hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Muốn học có kết quả, người học phải tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình. 1.2.2. Đối tượng của hoạt động học Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ là đối tượng của HĐH. Những tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng. Đối tượng của HĐH, trong thực tiễn GD được biểu hiện cụ thể ở chương trình các môn học (mà đơn vị cấu thành nó là khái niệm, kỹ năng, thái độ )[3,tr.67 ]. 1.2.3. Nhiệm vụ học tập Đối với học sinh, mục đích bao trùm là chiếm lĩnh đối tượng của HĐH (gọi tắt là đối tượng học tập). Sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải làm thành một hệ thống phát triển. Do đó cũng có thể nói, thầy giáo tổ chức quá trình phát triển của HS bằng cách lập ra và tổ chức cho các em thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập [3,tr.70]. 1.2.4. Phương tiện học tập Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì trong hoạt động học, học sinh phải tự tạo cho chính mình phương tiện thực hiện, không thể chỉ dùng những phương tiện đã có do một quá trình khác ngoài quá trình học tập tạo ra (giấy, mực, bút, ). Phương tiện chủ yếu của hoạt động học trước hết là các hành động học tập. Phương tiện này được HS tự hình thành trong quá trình diễn ra hoạt động học tập [3, tr.74]. 1.2.5. Những điều kiện của hoạt động học tập Hoạt động học bao giờ cũng diễn ra trong những điều kiện chỉ đạo về mặt sư phạm của hoạt động dạy. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động học chủ yếu
  4. 4 phụ thuộc vào nội dung và tính chất hoạt động dạy. Nhà trường phải đổi mới nội dung lẫn phương pháp, đổi mới mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học. Hoạt động học không thể diễn ra cô lập với thầy và các bạn cùng lớp, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động học đạt được kết quả cao thì phải có mối liên hệ hợp tác và trao đổi giữa những người cùng học dưới sự chỉ đạo và tổ chức của thầy, trong giao lưu, trong tập thể [3, tr.76]. 1.3. Đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh THPT: * Đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh THPT: + Về mặt sinh lý; + Về mặt tâm lý; + Về mặt tình cảm; + Về mặt xã hội: 1.4. Quản lý hoạt động học tập của học sinh: 1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động học tập của học sinh: 1.4.1.1. Khái niệm quản lý: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [22,tr.24] Bốn chức năng cơ bản của quản lý là các hoạt động quản lý trong mỗi công đoạn của quá trình đạt đến mục tiêu. * Chức năng lập kế hoạch * Chức năng tổ chức * Chức năng chỉ đạo * Chức năng kiểm tra Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý 1.4.1.2 Khái niệm quản lý hoạt động học tập: Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý hoạt động học tập là quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch giúp học sinh học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất". Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập” [29,tr.206].
  5. 5 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT : Trong phạm vi đề tài này, luận văn tập trung vào các nội dung quản lý liên quan tới hoạt động học tập của học sinh như: - Quản lý hoạt động học tập chính khoá. - Quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp. 1.4.2.1. Quản lý hoạt động học tập chính khoá Nội dụng quản lý cụ thể như sau: a/ QL động cơ, tinh thần, thái độ, mục đích và phương pháp học tập của học sinh. b/ QL việc xác định kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập và điều khiển quá trình học tập của học sinh. c/ QL tiến hành hoạt động học tập của học sinh. d/ QL kết quả học tập của học sinh. 1.4.2.2. Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp: a/ QL nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động tự học. b/ QL việc xây dựng kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch. c/ QL phương thức (hình thức và phương pháp) học sinh thường sử dụng để tự học. d/ QL năng lực tìm kiếm tư liệu, tài liệu tham khảo. e/ QL năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá. 1.5. Bối cảnh đổi mới giáo dục 1.5.1. Hội nhập quốc tế, nhân lực cạnh tranh, kinh tế thị trường, công nghệ - khoa học phát triển Những cơ hội: Những thách thức: 1.5.2. Nghị quyết 29 của Trung ương, của Nhà nước, Bộ GD& ĐT - Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần kế thừa, phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn. - Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; - Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt. - Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
  6. 6 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT 1.6.1. Chương trình, phương pháp dạy, điều kiện dạy - học, kiểm tra - đánh giá *Chương trình học: * Phương pháp giảng dạy của giáo viên * Phương pháp học tập của học sinh * Các điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất phục vụ học tập * Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.6.2. Nhu cầu xã hội, nhu cầu nhân lực - Nhu cầu xã hội: + Mặt tích cực của cơ chế thị trường: chú trọng giải quyết quan hệ cung/cầu; cạnh tranh, tạo động lực nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng hiệu quả đầu tư. + Mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong giáo dục: chạy theo lợi nhuận tối đa, bỏ quên lợi ích lâu dài của người học, gây bức xúc xã hội. - Nhu cầu nhân lực Kết luận chương 1 Hoạt động học tập có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của người học. Hoạt động học tập đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tóm lại học tập là công việc của người học. Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động học tập của học sinh trường THPT được tiến hành cả trong và ngoài giờ lên lớp. Quản lý hoạt động học tập của học sinh là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tất cả các khâu của quá trình học tập giúp học sinh hoàn thiện nhiệm vụ học tập. Người quản lý cần chú trọng quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập, quản lý hoạt động học tập của học sinh trên lớp học, quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của học sinh, quản lý việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để quản lý hoạt động của học sinh THPT phải tiến hành đồng bộ những nội dung quản lý nêu trên.
  7. 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔNG KINH QUẬN HAI BÀ TRƯNG, TP HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về trường THPT Đông Kinh, quận HBT, TP HN Tên Trường: Tên tiếng Việt: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG KINH Khẩu hiệu hành động: "Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc"."Tất cả vì học sinh thân yêu" Theo quyết định số 569/QĐ-SGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2018 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 cho các trường trung học phổ thông: Giao cho Trường THPT Đông Kinh tổng là 14 lớp. Lớp10: 6 lớp, Lớp11: 4 lớp, Lớp12: 4 lớp. Tổng số học sinh 550, Lớp10: 240 học sinh, Lớp11: 150 học sinh, Lớp12: 160 học sinh. 2.2 Khái quát về tổ chức khảo: 2.2.1. Mục đích khảo sát: - Xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 2.2.2. Nội dung khảo sát: - Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. - Thực trạng quản lý hoạt động học tập học sinh trường THPT Đông Kinh, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 2.2.3. Đối tượng khảo sát : - Gồm 15 cán bộ quản lý, 50 giáo viên, 150 cha mẹ học sinh, 450 học sinh của 3 khối 10,11,12 của Trường. 2.2.4. Phương pháp khảo sát: Phiếu số 1: Dành cho cán bộ quản lý (15 phiếu) Phiếu số 2: Dành cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn (50 phiếu) Phiếu số 3: Dành cho học sinh (450 phiếu) trong đó: + Học sinh khối 10: 150 phiếu + Học sinh khối 11: 150 phiếu + Học sinh khối 12: 150 phiếu Phiếu số 4: Dành cho Cha mẹ học sinh (150 phiếu) - Để xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, tiến hành tính điểm trung bình cho các phương án trả lời của khách thể điều tra với thứ tự điểm từ cao đến thấp. Mức cao nhất là 3 điểm và thấp nhất là 0 điểm (3,2,1,0) - Dựa trên điểm trung bình, phân loại đánh giá theo quy ước: + Điểm trung bình <2: mức độ đánh giá thấp; + Điểm trung bình từ 2 đến 2,49: mức độ đánh giá trung bình; + Điểm trung bình: Từ 2,5 đến 3: mức độ đánh giá cao
  8. 8 2.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh 2.3.1. Nhận thức của học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh 3 khối THPT Đông Kinh về vai trò, tầm quan trọng của HĐHT Mức độ Rất Quan Bình Không quan trọng thường quan trọng Đối tượng trọng Khảo sát SL % SL % SL % SL % Học sinh K10 98 65,3 39 26 13 8,7 - - Học sinh K11 102 68 38 25,3 10 6,7 - - Học sinh K12 109 72,7 35 23,3 6 4 - - * Nhận xét: Đa số học sinh trường THPT Đông Kinh có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập, 421/450 học sinh cho rằng học tập có vai trò quan trọng và rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ của bản thân (chiếm 93,6%). 2.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về việc xây dựng kế hoạch học tập TT Mức độ Thường Thỉnh Không xuyên Thoảng Bao giờ Nội dung SL % SL % SL % Có lập kế hoạch và thời gian biểu 22, 1 cho hoạt động học tập và thực 100 174 38,7 176 39,1 2 hiện đúng Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng 33, 2 150 153 34 147 32,7 không thực hiện đúng và không 3 thực hiện đầy đủ * Nhận xét: Qua kết quả thu được trong bảng cho thấy nhận thức của các em về việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện đúng theo kế hoạch chưa tốt. Ý kiến học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đúng và không thực hiện đầy đủ.
  9. 9 2.3.3. Thực trạng chuyên cần học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.6: Đánh giá về việc chuyên cần học tập của học sinh Thực hiện Không thực hiện TT Tiêu chí CBQL Giáo viên CBQL Giáo viên SL % SL % SL % SL % 1 Chấp hành nội quy, quy chế 13 87 45 90 2 13 5 10 Đi học đúng giờ, tham gia đầy 2 12 80 40 80 3 20 10 20 đủ các hoạt động học tập * Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy đánh giá về việc chuyên cần của học sinh thực hiện tốt đạt trên 80% của khách thể điều tra là CBQLvà GV . Học sinh đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp được giáo viên đánh giá cao và bản thân học sinh cũng thực hiện nghiêm túc. Những trường hợp học sinh không thực hiện tốt việc chuyên cần, nhà trường yêu cầu cần có thêm sự quan tâm của cha mẹ học sinh. 2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp học tập của học sinh THPT Đông Kinh Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phương pháp học tập của học sinh Trường THPT Đông Kinh Đối tượng điều tra Giáo Học sinh Tổng số TT viên Nội dung SL % SL % SL % 1 Chia nhóm học tập 15 30 100 22 115 23 2 Hệ thống hóa kiến thức bài học 20 40 150 34 170 34 Kết thúc bài học và hướng dẫn giao 3 10 20 100 22 110 22 nhiệm vụ về nhà Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức 4 5 10 100 22 105 21 hoạt động học tập * Nhận xét: Qua bảng 2.7 việc hệ thống hóa kiến thức bài học chiếm tỉ lệ 34% điều này chính tỏ việc chốt lại những từ khóa, gạch chân những kiến thức cần ghi nhớ của bài giảng trên lớp rất quan trọng đối với học sinh. Từ đó, hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm kiếm thêm tài liệu tham khảo.
  10. 10 2.3.5. Thực trạng về kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.8: Thực trạng về kết quả học tập của học sinh Trường THPT Đông Kinh Mức độ thực hiện Thực hiện Thực hiện TT Tiêu chí bình Chưa tốt Tốt Thứ thường X Bậc SL % SL % SL % Học bài cũ và chuẩn 1 256 51,2 118 23,6 126 25,2 2,26 3 bị bài mới Chuẩn bị sách vở và 2 đồ dùng học tập 294 58,8 142 28,4 64 12,8 2,46 1 Ý thức phát biểu 3 182 36,4 165 33,0 153 30,6 2,06 5 xây dựng bài 4 Tiếp thu bài giảng 269 53,8 131 26,2 100 20,0 2,34 2 Phương pháp học 5 220 44,0 148 29,6 132 26,4 2,18 4 tập Trung bình 2,26 * Nhận xét: Học sinh trường THPT Đông Kinh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động học tập. Việc xây dựng kế hoạch học tập chưa được giáo viên và các em học sinh quan tâm, kiểm tra đánh giá công việc này có phần xem nhẹ. 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng, mục đích của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Mức độ Không Rất Quan nhận thức quan TBC Thứ TT quan trọng trọng Khách thể trọng Bậc điều tra SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý 13 86,7 2 13,3 0 0 2,87 1 2 Giáo viên 38 76,0 12 24,0 0 0 2,76 2 Chung 51 78,5 14 21,5 0 0 2,78 * Nhận xét: Kết quả điều tra ở bảng trên chứng tỏ CBQL và các GV đều có nhận thức đúng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh trong quá trình đào tạo của nhà trường, đồng thời là cơ sở quan
  11. 11 trọng để triển khai có hiệu quả quản lý và nâng cao ý thức tự giác, tích cực và sắp xếp kế hoạch học tập khoa học của học sinh. Bảng 2.10: Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về mục đích quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Đối tượng Giáo CBQL Học sinh Tổng số T Nội dung điều tra viên T SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao chất lượng học tập 11 73,3 31 62 234 52 276 53,6 2 Góp phần GD toàn diện cho HS 1 6,7 10 20 81 18 92 17,9 3 Đáp ứng yêu cầu của CMHS 0 0 1 2 48 10,7 49 9,5 4 Phòng tránh các tệ nạn xã hội 1 6,7 2 4 42 9,3 45 8,7 Góp phần nâng cao hiệu quả 5 quản lý nhà trường 2 13,3 6 12 45 10 53 10,3 * Nhận xét: Trong các nội dung phản ánh mục đích quản lý hoạt động học tập của HS trường THPT Đông Kinh mà luận văn đưa ra để khảo sát thì nhận thức của các CBQL, GV và học sinh điều tra đều thống nhất và đúng thực tế. - Mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ, được đánh giá cao nhất với 73,3% CBQL, 62%GV và 52% HS, và trung bình đạt 53,6% CBQL, GV và HS lựa chọn. - Các mục tiêu còn lại được lựa chọn thấp hơn rất nhiều: Góp phần GD toàn diện cho HS, được 17,9% CBQL, GV và HS đánh giá lựa chọn; Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường, được 10,3% CBQL, GV, và HS đánh giá lựa chọn; Đáp ứng yêu cầu của CMHS, được 9,5% CBQL, GV và HS đánh giá lựa chọn; Phòng tránh các tệ nạn xã hội, được 8,7% CBQL, GV và HS đánh giá lựa chọn. 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập chính khóa của học sinh Trường THPT Đông Kinh Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập học sinh trường THPT Đông Kinh, luận văn tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát trên 15 CBQL, 50 giáo viên, 150 cha mẹ học sinh và 450 học sinh. Nội dung điều tra: Tìm hiểu nhận thức, thái độ của CBQL, giáo viên, học sinh về quản lý hoạt động học tập của học sinh và tập trung tìm hiểu cách quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh đã làm. Phương pháp nghiên cứu thực trạng chủ yếu bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn và quan sát thực tế có ghi chép. Luận văn thiết kế 4 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến khác nhau.
  12. 12 2.5.1. Thực trạng quản lý việc giáo dục động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.11: Đánh giá về thực trạng quản lý việc giáo dục động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh Đối tượng CBQL Giáo Tổng số TT điều tra viên Nội dung SL % SL % SL % Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích tích cực học 5 33 19 38 24 37 1 tập của học sinh Biểu dương, khen thưởng, khích lệ học sinh có thành tích cao trong học 3 20 5 10 8 12 2 tập Cập nhật thông tin cho học sinh về khả năng phát triển, vị thế nghề 2 13 10 20 12 18 3 nghiệp và những tấm gương học tập thành đạt, Quy định việc chấp hành các nội quy 4 học tập là một tiêu chuẩn đánh giá 2 14 11 22 13 21 điểm rèn luyện Cụ thể hoá việc học tập vào mục tiêu, yêu cầu của môn học theo từng 3 20 5 10 8 12 5 chủ đề * Nhận xét: Việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích tích cực học tập của học sinh được đánh giá ở mức 37%. Yếu tố biểu dương, khích lệ học sinh có thành tích cao trong học tập được xếp ở mức 12%. Công tác quản lý việc cập nhật thông tin cho học sinh về khả năng phát triển, vị thế nghề nghiệp và những tấm gương học tập thành đạt được ở mức 18% . Nội dung này đã được nhà trường thực hiện trong nhiều hoạt động học tập và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Quản lý việc chấp hành các nội quy học tập của học sinh, coi đó một tiêu chuẩn đánh giá điểm rèn luyện ở mức tương đối cao 21%.
  13. 13 2.5.2. Thực trạng quản lý việc xác định kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập và điều khiển quá trình học tập của học sinh Bảng 2.12: Quản lý việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều khiển quá trình học tập của học sinh Mức độ thực hiện Thứ Khách thể điều tra Tốt Trung bình Không tốt X Bậc SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 6 40 9 60 0 0 2,4 1 Giáo viên 21 42 25 50 4 8 2,34 2 * Nhận xét: Đa phần CBQL và giáo viên khi trao đổi cho rằng: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập là rất cần thiết. CBQL và giáo viên đánh giá việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý học tập của học sinh tại trường thực hiện ở mức trung bình khá (CBQL điểm TBC: 2,4 xếp thứ bậc 1, giáo viên điểm TBC: 2,34 xếp thứ bậc 2). Đây là điều mà các nhà quản lý cần phải xem lại cách hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập của HS trong trường. 2.5.3. Thực trạng về quản lý hoạt động học tập trên lớp học của học sinh Bảng 2.13: Quản lý hoạt động học tập trên lớp học của học sinh Đối tượng Giáo CBQL Tổng số TT điều tra viên Nội dung SL % SL % SL % Yêu cầu học sinh chấp hành các nội 1 5 34 19 38 24 37 quy học tập Yêu cầu học sinh tập trung chú ý 2 trong giờ học và tích cực phát biểu 2 13 8 16 10 15.4 ý kiến xây dựng bài 3 Kiểm tra bài tập về nhà 3 20 11 22 14 21.5 Đổi mới phương pháp dạy học bộ 4 môn theo hướng phát huy tích cực 3 20 5 10 8 12.3 sáng tạo của học sinh Hướng dẫn và kiểm tra học sinh 5 trong việc thưc hiện các nhiệm vụ 2 13 7 14 9 13.8 học tập * Nhận xét: Đối với nội dung yêu cầu các học sinh chấp hành nội quy học tập được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là tốt là 37%. Việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh được cả cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là thấp 12.3%. Xong nó cũng bộc lộ một phần nào đó năng lực của học sinh, bởi vì nếu học sinh yếu thì giáo viên
  14. 14 không phấn khích khi dạy, do đó giáo viên hay mắc phải phương pháp dạy - đọc - chép. 2.5.4. Thực trạng quản lý kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.14: Kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Các hình thức kiểm tra, Kết quả đạt được (%) STT đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Thi viết 85 15 a Câu hỏi tự luận 0 0 b Trắc nghiệm 40 c Kết hợp tự luận và trắc nghiệm 45 15 d Làm bài tập 0 0 2 Thi vấn đáp 30 50 20 3 Bài tập thực hành môn học 30 40 30 4 Kết hợp cả thi viết và thi vấn đáp 20 30 50 * Nhận xét: Bảng 2.14 có thể thấy kết quả đánh giá chung các hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh khá cao. Trong đó hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có xu hướng thịnh hành, nên đây có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đánh giá hình thức này với kết quả rất cao 45%. 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa (tự học) của học sinh trường THPT Đông Kinh 2.6.1. Quản lý nhận thức của giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.15: Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Đối tượng Giáo Học sinh Tổng số điều tra viên TT Nội dung SL % SL % SL % Học sinh tự suy nghĩ, tự tìm kiếm các 1 tài liệu để trả lời câu hỏi và bài tập 5 10 48 10.7 53 11 của giáo viên Học sinh ghi lại những nội dung 2 4 8 42 9.3 46 9 chính trong giờ học Học sinh thường tự học ở nhà cùng 3 27 54 234 52 261 52 nhóm bạn Thay vì tự học của nhà học sinh 4 14 28 126 28 140 28 thường đi học thêm
  15. 15 * Nhận xét: Bảng 2.15 của luận văn cho thấy quản lý hoạt động tự học của học sinh thường tự học ở nhà cùng nhóm bạn và chiếm tỉ lệ cao 54% đối với GV và 52% đối với HS. Việc học sinh ghi lại những nội dung chính trong giờ học đang ở mức thấp 8% đối với GV và 9.3% đối với HS. 2.6.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.16: Quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Mức độ Thường Thỉnh Không TT xuyên Thoảng Bao giờ Nội dung SL % SL % SL % Có thời gian biểu tự học và thực 1 100 22 180 40 170 38 hiện đúng Có thời gian biểu tự học nhưng 2 150 33 148 32 152 35 không thực hiện đúng Tự học khi rãnh rỗi, không theo 3 190 42 160 36 100 22 đúng thời gian biểu * Nhận xét: Bảng 2.16 của luận văn cho thấy việc quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự của học sinh không cao. Cho nên, học sinh cần có ý thức tự giác học tập, gia đình và bạn bè là nguồn động lực chính cần phải thường xuyên quan tâm và động viên việc học tập của chính bản thân học sinh. 2.6.3. Thực trạng quản lý phương thức (hình thức và phương pháp) tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.17: Quản lý phương thức (hình thức và phương pháp) tự học của học sinh trường THPT Đông Kinh Mức độ thực hiện Trung Không Thứ Nội dung Tốt bình tốt X Bậc SL % SL % SL % 1.Có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng 150 33 250 56 50 11 43.3 1 2.Tập trung khi học 180 40 150 33 120 27 34.2 5 3.Tự kiểm tra lại kiến thức 160 36 190 42 100 22 35.4 4 4.Học cách ghi nhớ 150 33 180 40 120 27 35.4 4 5.Chọn lọc thông tin, kiến thức 170 38 200 44 80 18 37.1 2 6.Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại 100 22 199 44 151 34 35.7 3 * Nhận xét: Bảng 2.17 của luận văn cho thấy việc quản lý phương thức tự học của học sinh với nội dung có kế hoạch, mục tiên rõ ràng là cao nhất (TBC=43.3 bậc1).
  16. 16 Tự kiểm tra lại kiến thức và học cách ghi nhớ được xếp ở vị trí như nhau (TBC=35.4 bậc 4). Còn việc tập trung khi học ở vị trí thấp nhất (TBC=34.2 bậc 5). Do vậy, để đạt kết quả tốt cho việc tự học của học sinh thì trước hết học sinh phải xác định đúng mục tiêu, có kế hoạch học tập và trong quá trình tự học phải tập trung tránh mất thời gian cho việc tự học. 2.6.4. Thực trạng quản lý năng lực tìm kiếm tư liệu, tài liệu tham khảo của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.18: Quản lý năng lực tìm kiếm tư liệu, tài liệu tham khảo của học sinh trường THPT Đông Kinh Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Trung bình Không tốt Thứ bậc X SL % SL % SL % Qua sách, báo 100 22 150 33 200 55 1.78 3 Trang mạng 400 89 50 11 0 0 2.88 1 Bạn bè 250 56 150 33 15 11 2.36 2 * Nhận xét: Bảng 2.18 của luận văn cho thấy năng lực tìm kiếm tư liệu, tài liệu tham khảo của học sinh chủ yếu qua các trang mạng rất cao TBC = 2.88 bậc 1, qua sách, báo của học sinh chỉ đạt TBC=1.78 bậc 3. Điều này cho thấy việc học của học sinh chủ yếu qua các trang mạng, dẫn đến có những thông tin sai lệch không chính xác làm cho việc nhận thức vấn đề cần học bị sai lệch và thiếu chính xác. 2.6.5. Thực trạng về quản lý năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá việc kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Bảng 2.19: Thực trạng quản lý việc tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả tự học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh Mức độ đánh giá (%) Nội dung quản lý CMHS Giáo viên Học sinh T K TB Y T K TB Y T K TB Y 1.Kiểm tra việc chấp hành 45 30 25 0 40 35 25 0 50 50 0 0 thời gian tự học 2.Kiểm tra việc xây dựng kế 50 45 5 0 35 35 30 0 45 50 5 0 hoạch tự học 3.Ra đề thi có liên quan đến 30 35 35 0 45 40 15 0 40 40 20 0 nội dung tự học nâng cao 4.Đánh giá qua bài giảng trên lớp kết hợp với chất 40 35 25 0 50 40 10 0 35 45 20 0 lượng tự học 5.Đánh giá qua kết quả 40 35 25 0 45 45 10 0 55 45 0 0 luyện tập (Lưu ý T: Tốt, K : Khá, TB : Trung bình, Y : Yếu)
  17. 17 * Nhận xét: Bảng 2.19 của luận văn cho thấy thực trạng quản lý việc tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh các nội dung này được đánh giá ở mức ngang nhau. Điều này thấy rõ từ phía CMHS, GV và HS đều quan tâm đến việc tự học của chính bản thân người học. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh * Mặt mạnh - Hầu hết CBQL, giáo viên và học sinh của trường đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý HĐHT của học sinh. - Việc tổ chức quản lý hoạt động học tập của học sinh được nhà trường chú trọng với những nội dung như tạo điều kiện thuận lợi để các em phát huy nội lực, năng lực tự học, tự nghiên cứu, ban hành các quy định về tổ chức, quản lý HĐHT của học sinh, đẩy mạnh việc tự quản của ban cán sự lớp, Việc kiểm tra đánh giá HĐHT của học sinh được các thầy cô quan tâm thực hiện theo quy chế đã đề ra. * Mặt yếu - Việc tổ chức các hoạt động tác động đến nhận thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh chưa thường xuyên. - Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh chưa được nhà trường chú trọng - Việc tổ chức thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh còn rập khuôn, chưa cải tiến. Kết luận chương 2 Kết quả nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh và quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh, luận văn nhận thấy hầu hết CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong trường đều có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh. Quản lý hoạt động học tập của học sinh được nhà trường chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Song trong quản lý hoạt động học tập vẫn còn những bất cập. Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh chưa được nhà trường chú trọng, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp còn nhiều hạn chế, làm cho hiệu quả học tập của học sinh chưa cao. Để khắc phục tình trạng trên góp phần cùng nhà trường quản lý hoạt động học tập của học sinh, luận văn xin đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đó là những nội dung mà luận văn sẽ trình bày trong chương 3.
  18. 18 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔNG KINH QUẬN HAI BÀ TRƯNG, TP HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp - Bảo đảm tính khoa học - Phù hợp với đặc điểm của học sinh - Tính thực tiễn, khả thi 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trung, TP Hà Nội 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh THPT Đông Kinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động học tập để có các biện pháp kích thích học sinh tự giác, tích cực học tập. 3.2.1.2. Nội dung biện pháp - Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động tự học, mục đích học tập. - Phổ biến nội quy học tập và rèn luyện, quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp và thi tốt nghiệp. - Giáo dục truyền thống xây dựng phát triển của nhà trường. - Giới thiệu các cá nhân điển hình tiên tiến. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác học tập cho học sinh. - Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ, ý chí tự học cho học sinh 3.2.1.3. Cách thức tiến hành - Tổ chức và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt tập thể, chào cờ, giới thiệu nội dung chương trình học, nhiệm vụ của học sinh. - Nêu gương học tập điển hình trong nước và thế giới. - Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật dựa trên ý thức, kết quả hoạt động tự học của học sinh. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện - Để biện pháp này thực hiện đạt kết quả cao cần phải có sự tạo điều kiện và chỉ đạo của Đảng bộ - BGH. - Có các nhà tài trợ, cá nhân điển hình, tổ chức doanh nghiệp tiêu biểu ủng hộ về các nguồn lực, đặc biệt là tài chính. 3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp - Giúp công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh được tiến hành theo một kế hoạch nhằm định hướng hoạt động học tập trong thời gian học tập của học sinh.
  19. 19 - Làm cho GV quản lý được hoạt động học tập của học sinh; học sinh biết cách lập kế hoạch học tập để chủ động và đạt kết quả cao trong học tập. 3.2.2.2. Nội dung biện pháp - Xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng năm học trên cơ sở phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn và khả năng hiện có của nhà trường. - Quản lý hoạt động học tập của học sinh giờ chính khoá - Quản lý hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp 3.2.2.3. Cách thức tiến hành * Xây dựng kế hoạch học tập * Quản lý hoạt động học tập của học sinh giờ chính khoá * Quản lý hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện - Nhà trường cần hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. 3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc hướng dẫn, kiểm tra học sinh tự học, tự rèn luyện của học sinh Trường THPT Đông Kinh 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp Công tác kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong dạy - học của nhà trường. Kiểm tra cho kết quả chính xác sẽ góp phần đánh giá chính xác. Đánh giá kết quả tự học, tự rèn luyện của học sinh trên cơ sở thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc và đối chiếu với yêu cầu đề ra. 3.2.4.2. Nội dung biện pháp - Kiểm tra quản lý HĐTH, tự rèn luyện của học sinh. - Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. 3.2.4.3. Cách thức tiến hành - BGH thống nhất với GV bộ môn về kế hoạch, nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. - BGH giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, GVCN, GV bộ môn cùng BCH Đoàn thực hiện các công việc được giao. - Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch kiểm tra GV bộ môn và các tổ chuyên môn. - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện - BGH, GVCN và tổ chuyên môn phải thật sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh. 3.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh THPT Đông Kinh 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp Người học là chủ thể tích cực trong quá trình dạy học, người học chủ động tự tìm ra tri thức bằng hành động của chính mình.
  20. 20 3.2.4.2. Nội dung biện pháp - Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình để đáp ứng yêu cầu của người học. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh. 3.2.4.3. Cách thức tiến hành - BGH tăng cường chỉ đạo công tác đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh. - BGH cần quán triệt sâu rộng để làm chuyển biến nhận thức của cán bộ quản lý (Phó HT, Tổng giám thị, tổ trưởng), giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. - BGH yêu cầu thường xuyên duy trì sinh hoạt của tổ môn. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện - Sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn về đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy của nhà trường. - Sự đổi mới trong tổ chức quản lý hoạt động đào tạo và phục vụ đào tạo. - Sự phối kết hợp chặt chẽ của các đơn vị chuyên môn và sự nỗ lực của từng thành viên trong nhà trường. - Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu Projector, máy móc, thiết bị thí nghiệm, thực hành, - Sự cố gắng, nỗ lực nhiệt tình của học sinh. 3.2.5. Biện pháp 5: Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo tính khách quan, công bằng, tính toàn diện, tính hệ thống. - Hình thành động cơ, thái độ học tập nghiêm túc. - Kiểm tra, đánh giá để có cơ sở làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động của học sinh. 3.2.5.2. Nội dung biện pháp - Triển khai các quyết định, quy chế của Sở, ngành về tổ chức kiểm tra thi, đánh giá xếp loại, xét và thi tốt nghiệp. - Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Cần quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3.2.5.3. Cách thức tiến hành - BGH cần cụ thể hoá các quyết định, quy chế của Sở. - BGH chỉ đạo cải tiến công tác ra đề thi: Cần tách ba khâu giảng dạy - ra đề - chấm thi độc lập nhau. - BGH chỉ đạo việc cải tiến hình thức kiểm tra. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện - Sự chỉ đạo sát sao của BGH về việc thực hiện kế hoạch đề ra.
  21. 21 - Sự nỗ lực của các thành viên trực tiếp tham gia đổi mới quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. - Giáo trình, tài liệu tham khảo. - Sự phối hợp với ý thức trách nhiệm cao của các đơn vị chuyên môn trong toàn nhà trường. 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp Có thể thấy hệ thống các biện pháp nêu trên được xác lập từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã thể hiện rõ mục đích nghiên cứu là : Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Quá trình khảo sát được thực hiện theo các bước sau: * Bước 1: Lập phiếu điều tra (phiếu số 5 phần phụ lục) Với các biện pháp đã nêu luận văn tiến hành điều tra trên hai nội dung: - Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết. - Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi và không khả thi. * Bước 2: Chọn đối tượng điều tra Luận văn tiến hành điều tra lấy ý kiến 5 chuyên gia, 15 CBQL và 30 giáo viên từ BGH cho tới các tổ chuyên môn của trường. * Bước 3: Phát phiếu điều tra * Bước 4: Thu phiếu điều tra - Xử lý số liệu Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Các Rất Không Rất Không TT Biện Cấp Thứ Khả Thứ Cấp Cấp Khả Khả d2 pháp Thiết X Bậc thi X Bậc Thiết Thiết thi thi 1 BP1 50 0 0 3 1 49 1 0 2,98 2 1 2 BP2 48 2 0 2,96 3 47 3 0 2,94 4 1 3 BP3 46 4 0 2,92 5 45 5 0 2,90 5 1 4 BP4 47 3 0 2,94 4 48 2 0 2,96 3 1 5 BP5 49 1 0 2,98 2 50 0 0 3 1 1 Ghi chú: BP1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, Giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh. BP2: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh. BP3: Quản lý việc hướng dẫn kiểm tra học sinh tự học, tự rèn luyện của học sinh trường THPT Đông Kinh.
  22. 22 BP4: Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT Đông Kinh. BP5: Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học nhằm thúc đẩy HĐHT của học sinh trường THPT Đông Kinh. Để thấy được sự phù hợp giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập đã nêu, luận văn dùng hệ số tương quan thứ bậc để tính theo công thức: Trong đó: R là hệ số tương quan thứ bậc d là hiệu số giữa 2 đại lượng cần so sánh n là các số hạng được so sánh 3,02 3,00 3,00 3,00 2,98 2,98 2,98 2,96 2,96 2,96 2,94 2,94 2,94 2,92 2,92 2,90 2,90 2,88 2,86 2,84 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Cấp thiết Khả thi Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất *Nhận xét: Hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu ra R = 0,79 cho thấy mối tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có độ phù hợp cao. Các biện pháp có tính cấp thiết nào thì có tính khả thi ở mức độ đó. Biện pháp 1: Tính cấp thiết được đánh giá điểm trung bình tuyệt đối 3,0 thứ bậc 1; tính khả thi điểm trung bình là 2,98 thứ bậc 2. Biện pháp 2: Tính cấp thiết được đánh giá điểm trung bình 2,96 thứ bậc 3; tính khả thi điểm trung bình là 2,94 thứ bậc 4. Biện pháp 3: Tính cấp thiết được đánh giá điểm trung bình 2,92 thứ bậc 5; tính khả thi điểm trung bình là 2,90 thứ bậc 5. Biện pháp 4: Tính cấp thiết được đánh giá điểm trung bình 2,94 thứ bậc 4; tính khả thi điểm trung bình là 2,96 thứ bậc 3. Biện pháp 5: Tính cấp thiết được đánh giá điểm trung bình 2,98 thứ bậc 2; tính khả thi điểm trung bình là 3,0 thứ bậc 1.
  23. 23 Kết luận chương 3 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội. Các biện pháp nêu trên hướng vào người học nhằm khơi dậy năng lực học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, ý chí vươn lên trong học tập và tư duy sáng tạo của người học trên cơ sở tổ chức hướng dẫn của người dạy. Biện pháp kế hoạch hoá hoạt động học tập của học sinh là cơ sở, định hướng cho các biện pháp khác, là nhằm đưa các biện pháp quản lý hoạt động học tập vào nề nếp. Các biện pháp tổ chức hoạt động là để hoạt động học tập đạt mục tiêu đã định. Trong tổ chức các hoạt động, biện pháp bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh là bước quan trọng đầu tiên. Biện pháp này gắn liền với biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, biện pháp tăng cường quản lý việc hướng dẫn và kiểm tra học sinh tự học và tự rèn luyện. Biện pháp tổ chức các hoạt động nói trên là động lực đối với hoạt động học tập, còn biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là điều kiện là yếu tố cần thiết thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Các biện pháp quản lý thực hiện đồng bộ, khả thi góp phần quan trọng để người dạy, người học phấn đấu đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn rút ra một số kết luận dưới đây: 1. Hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả đào tạo của nhà trường, nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động quản lý học sinh của trường. 2. Đa số học sinh trường THPT Đông Kinh có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập. 3. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng hoạt động học tập cũng như biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đông Kinh, để nâng cao kết quả hoạt động học tập của học sinh trường cần tập trung thực hiện các biện pháp quản lý chủ yếu sau: + Bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh. + Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh. + Tăng cường quản lý việc hướng dẫn và kiểm tra học sinh tự học, tự rèn luyện. + Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. + Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh.
  24. 24 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở GD&ĐT TP Hà Nội - Sắp xếp lại các trường có quy mô nhỏ (cơ sở phân tán) không đạt chuẩn về số lớp, số học sinh, số giáo viên cơ hữu để tránh tình trạng tập trung quá đông các trường ngoài công lập trên một địa bàn. - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, khóa tập huấn, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các cụm trường. 2.2. Đối với trường THPT Đông Kinh quận HBT,TP Hà Nội + Đối với Hội đồng quản trị Trường THPT Đông Kinh - Đầu tư mở rộng cơ sở vật chất phù hợp với qui mô đào tạo theo đúng qui định. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động học tập của học sinh. + Đối với cán bộ quản lý - BGH phải là những người vừa có đức vừa có tài. - Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động học nói riêng. - BGH nên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác QL HĐHT của HS theo định kỳ từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp trong thời gian tới. + Đối với giáo viên - Giáo viên nên tự trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là công tác GVCN. - Giáo viên cần quan tâm chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho học sinh. 2.3. Đối với Cha mẹ học sinh - CMHS cần phối hợp với nhà trường bằng cách hàng tháng liên lạc với GVCN để theo dõi biết được hoạt động học của con em mình - CMHS cần có sự gần gũi, thông cảm, yêu thương, động viên ngay tại gia đình mình. 2.4. Đối với học sinh - Học sinh cần tập trung vào việc học đặc biệt trong những giờ học lên lớp để tiếp thu tốt nhất các kiến thức cần thiết do giáo viên truyền đạt. - Việc học cách học là quan trọng để đi đến thành công./.