Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục

pdf 23 trang phuongvu95 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_trai_nghiem_cho.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng rất đa dạng và phong phú nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hoạt động khám phá hình thành tri thức, kĩ năng mới; Hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động gắn với rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống hàng ngày của học sinh. Thông qua các hoạt động đó, giáo viên, nhà trường hình thành tri thức kĩ năng mới cho học sinh hoặc củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được ở người học, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực hành động. Thực tế cho thấy trong những năm qua, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THCS nói riêng chủ yếu quan tâm đến hoạt động dạy học, ít quan tâm đến hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm của học sinh chưa được đầu tư cả về trí tuệ, thời gian và nguồn lực để tổ chức cho học sinh THCS, vì vậy dẫn tới tình trạng học sinh học gạo, giỏi lý thuyết, hạn chế về kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, năng lực thích ứng chưa cao. Huyện Vân Hồ là một huyện vùng núi cao của tỉnh Sơn La, có nhiều dân tộc anh em sinh sống, tính đa dạng về nguồn gốc của người dân tộc tạo cho học sinh THCS cũng được xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên trong quá trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vân Hồ các hoạt động về trải nghiệm của học sinh chưa được quan tâm và tổ chức theo đúng nghĩa của nó nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện học sinh THCS. Trong bối cảnh đã phân tích như trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
  2. 2 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục trải nghiệm học sinh THCS là điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phù hợp với điều kiện, đặc điểm tâm lý học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục; - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 6. Phạm vi nghiên cứu. - Tác giả chỉ nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS ngoài giờ học chính khóa và gắn với hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên 08 trường THCS thuộc địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 7. Phương pháp nghiên cứu. 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê: 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
  3. 3 Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục 1.2.2. Quản lý nhà trường 1.3. Yêu cầu của đổi mới giáo dục đối với trường THCS trong giai đoạn hiện nay 1.3.1. Mục tiêu của THCS 1.3.2. Vai trò của Hiệu trưởng 1.3.3. Đội ngũ giáo viên 1.3.4. Học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục Về Năng lực (NL) cần phải đạt được của Học sinh THCS gồm có: + NL tự lực + NL tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng + NL tự điều chỉnh tình cảm, thái độ hành vi của mình + NL thích ứng với cuộc sống + NL định hướng nghề nghiệp + Tự học và tự hoàn thiện + NL giao tiếp và hợp tác + NL giải quyết vấn đề sáng tạo * Về phẩm chất của Học sinh THCS được thể hiện qua các biểu hiện sau: + Yêu nước + Nhân ái + Chăm chỉ, chăm làm + Trung thực + Trách nhiệm 1.3.5. Môi trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4. Nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS 1.4.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS Mục tiêu của giáo dục trải nghiệm THCS: * Năng lực thích ứng với cuộc sống
  4. 4 *Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động *Năng lực định hướng nghề nghiệp 1.4.2. Nội dung giáo dục trải nghiệm cho HS THCS a)Hoạt động phát triển cá nhân b)Hoạt động lao động c)Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng d) Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 1.4.3. Nguyên tắc, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS * Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS a ) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực. b ) Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống, hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. c ) Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới. d ) Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp : phương pháp nêu gương, phương pháp giáo dục bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận, phương pháp luyện tập; phương pháp khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khá *Các phương thức tổ chức giáo dục trải nghiệm THCS a ) Phương thức Khám phá b ) Phương thức Thể nghiệm, tương tác c ) Phương thức Cống hiến d ) Phương thức Nghiên cứu 1.4.4. Các loại hình hoạt động giáo dục trải nghiệm trườngTHCS Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học, theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động Câu lạc bộ. 1.4.5. Nhân sự tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm trường THCS Nhân sự tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm gồm có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lý học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh
  5. 5 niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. 1.4.6. Các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm trường THCS Thứ nhất, cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy tiến tiến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ, thư viện với đầy đủ tài liệu Thứ hai, qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất. Thứ ba, cần có sự thay đổi của giáo viên. bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.5.1. Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS Quản lý chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được xây dựng trên cơ sở kế hoạch, chương trình giáo dục chung của Bộ, Sở GD&ĐT và theo tình hình thực tế từng trường. Cán bộ quản lý phải đảm bảo cho hoạt động giáo dục tại trường vừa đáp ứng kế hoạch, chương trình của Bộ, Sở GD&ĐT vừa phải có sự sáng tạo ở riêng đơn vị mình đồng thời phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới. 1.5.2. Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Nội dung giáo dục trải nghiệm cho học sinh rất rộng, bao quát rất nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục "chân - thiện mỹ" và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Do đó quản lý nội dung giáo dục trải nghiệm cần căn cứ vào yêu cầu về mục tiêu đạt được của chương trình giáo dục trải ngiệm bậc học THCS đã được gồm các lĩnh vực hoạt động: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Đồng thời, các nội dung cần phải bám sát vào chương trình các môn học để lồng ghép, kết hợp và tích hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương,
  6. 6 1.5.3. Quản lý tổ chức triển khai các hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với thực tế địa phương Đây là nội dung quản lý rất quan trọng của công tác triển khai các hoạt động GDTN. CBQL và GV cần xem xét các yếu tố địa phương là cơ sở để triển khai các hoạt động GDTN ngoài nhà trường. 1.5.4. Phát triển năng lực giáo dục trải nghiệm cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình và SGK mới Sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy cho các giờ GDTN, hướng nghiệp THCS phải có năng lực để triển khai. Điều này phải dựa trên phân loại và sắp xếp GV giảng dạy về giờ GDTN, hướng nghiệp và phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng của từng nhà trường. 1.5.5.Xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS Các bên liên quan gồm có: Cộng đồng địa phương, chính quyền, các cấp quản lý về nghề nghiệp địa phương, gia đình và nhà trường. 1.5.6. Quản lý các nguồn lực xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động GDTN cho HS THCS 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.6.1. Yếu tố khách quan * Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà * Yếu tố xã hội * Yếu tố xã hội * Yếu tố các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương 1.6.2. Yếu tổ chủ quan * Năng lực quản lý của Hiệu trưởng * Năng lực tổ chức hoạt động GDTN của giáo viên * Nguồn lực nhà trường Tiểu kết chương 1 Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục gồm 05 nội dung như: Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS; Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS; Quản lý triển khai các hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với thực tế địa phương; Xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS; Phát triển năng lực tổ chức GDTN cho GV trường THCS; Quản lý các nguồn lực xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động GDTN cho HS THCS,
  7. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Vân Hồ là địa bàn nằm ở vùng Tây Bắc về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 97.984 ha. Vân Hồ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6. Trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 140 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc. Vân Hồ là cửa ngõ kết nối tỉnh Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua Quốc lộ 6, vừa là một trong những điểm nút giao thông quan trọng, có thể kết nối thuận lợi với huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu 2.1.2. Giáo dục THCS huyện Vân Hồ Toàn huyện có 15 trường trong đó có 01 trường PTDT Nội trú, 12 trường TH và THCS, 02 trường THCS với 120 lớp, 3.964 học sinh, có 12 học sinh khuyết tật (trong đó: chuyển đến 08 học sinh; chuyển đi 09 học sinh; bỏ học 29 học sinh). 2. 1.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên * Đặc điểm đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Bảng 2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên một số trường THCS huyện Vân Hồ. (Theo số liệu của các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ tính đến ngày 25/5/2019) TS Chia ra Tên trường CB, TT CBQL NV GV THCS GV, VH AN MT TD NN TH NV 1 Vân Hồ 32 2 3 27 19 1 2 2 2 1 2 Xuân Nha 62 3 4 55 40 2 3 3 5 2 3 Chiềng Khoa 34 2 3 28 20 1 2 2 2 1 4 Lóng Luông 32 2 3 27 19 1 2 2 2 1 5 Mường Tè 22 2 3 17 12 1 1 1 1 1 6 Tân Xuân 56 3 3 50 37 2 2 3 4 2 7 Chiềng Xuân 48 3 3 42 30 2 2 2 4 2 8 Song Khủa 47 3 4 40 29 2 3 2 4 2 Tổng 333 20 26 287 206 12 17 17 24 11
  8. 8 * Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, GV và nhân viên Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên ( Theo số liệu của một số trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ tính đến ngày 25/5/2019) Tên Cán bộ quản lý Cán bộ hành chính Giáo viên TT trường Trong đó Trong đó TS Trong đó THCS TS SĐH ĐH TS SĐH ĐH CĐ TC SĐH ĐH CĐ TC 1 Vân Hồ 2 2 3 2 1 27 1 20 6 2 Xuân Nha 3 3 4 3 1 55 1 41 13 3 Chiềng 2 1 1 3 2 1 28 22 6 Khoa 4 Lóng 2 2 3 1 1 1 27 20 5 2 Luông 5 Mường Tè 2 2 3 2 1 17 10 7 6 Tân Xuân 3 1 2 3 2 1 50 1 35 12 2 7 Chiềng 3 3 3 1 2 42 25 16 1 Xuân 8 Song Khủa 3 1 2 4 3 1 40 15 23 2 TỔNG 20 3 17 26 16 5 5 286 3 188 88 7 2.1.2.2. Cơ sở vật chất của các nhà trường Bảng 2.3. Cơ sở vật chất một số trường THCS Huyện Vân Hồ ( Theo số liệu của các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tính đến ngày 25/5/2019) Công Công trình phụ TS phòng học Nghệ Nghệ thuật Ngoại ngữ Khuyết tật Thư Viện Đoàn Đoàn đội Đa năngĐa Hiệu Hiệu bộ Tin họcTin TS lớp TS HS Y tế Y trợ TT Tên trường 1 Vân Hồ 16 16 495 1 1 1 1 2 Xuân Nha 38 38 715 1 1 1 1 1 1 3 Chiềng Khoa 17 17 525 1 1 1 1 4 Lóng Luông 16 16 498 1 1 1 1 5 Mường Tè 10 10 285 1 1 1 1 6 Tân Xuân 36 36 675 1 1 1 1 1 1 7 Chiềng Xuân 31 31 605 1 1 1 1 1 8 Song Khủa 30 30 598 1 1 1 1 1 TỔNG 194 194 4396 4 8 2 8 8 8
  9. 9 2.1.2.3. Thực trạng thiết bị dạy học 2.1.2.4. Chất lượng giáo dục 2.2. Tổ chức khảo sát * Mục đích khảo sát * Nội dung khảo sát * Khách thể khảo sát - Khảo sát một số thành viên các trường THCS huyện Vân Hồ gồm: + 20 CBQL là Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng + 50 giáo viên chủ nhiệm + 30 giáo viên bộ môn + 8 Tổng phụ trách Đội + 200 học sinh +100 phụ huynh được phỏng vấn - Đối tượng để phỏng vấn sâu: Hiệu trưởng *. Cách thức tiến hành *. Địa bàn khảo sát Đề tài đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng: CBQL, TPT Đội, GVCN, GVBM, PHHS, HS THCS và phụ huynh 8 trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ. 2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và HS về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL,GV về hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường THCS Mức độ Nhận thức hoạt động giáo dục trải Trung Tốt Khá Kém nghiệm trong nhà trường THCS bình SL % Năng lực thích ứng với cuộc sống 30 42,9 25 35,7 11 15,7 4 5,7 Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 18 25,7 28 40 22 31,4 2 2,9 Năng lực định hướng nghề nghiệp 17 24,3 20 28,6 28 40 5 7,1 Nhìn chung CBQL, GV có cái nhìn khá sát về hoạt động GDTN cho học sinh các trường THCS ở huyện Vân Hồ. Với mức độ khá, tốt chiếm trên 50%, điều này sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho công tác triển khai các hoạt động GDTN tại địa phương.
  10. 10 Khảo sát 100 HS về Nhận thức hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường THCS thu được kết quả sau: Bảng 2.7: Nhận thức của HS về hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường THCS Mức độ Nhận thức hoạt động giáo dục Trung trải nghiệm trong nhà trường Tốt Khá Kém bình THCS SL % SL % SL % SL % Năng lực thích ứng với cuộc sống 30 30 25 25 41 41 4 4 Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt 18 18 28 28 50 50 4 4 động Năng lực định hướng nghề nghiệp 15 15 20 20 61 61 4 4 Kết quả thu về cho ta thấy mức độ nhận thức của học sinh về hoạt động GDTN trong trường THCS còn thấp, các em chưa hiểu đúng được nội dung hoạt động GDTN. 2.3.2. Thực trạng triển khai nội dung giáo dục trải nghiệm cho HS THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.8: Triển khai nội dung giáo dục trải nghiệm cho HS THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Nội dung các hoạt động giáo Trung Tốt Khá Kém dục trải nghiệm THCS bình SL % SL % SL % SL % Hoạt động phát triển cá nhân 30 42,9 25 35,7 11 15,7 4 5,7 Hoạt động lao động 18 25,7 28 40 22 31,4 2 2,9 Hoạt động xã hội và phục vụ 17 24,3 20 28,6 28 40 5 7,1 cộng đồng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 25 35,7 21 30 21 30 3 4,3 Kết quả thu được cho thấy các tiêu chí này được đánh giá thực hiện ở mức độ khá. Qua thực tế phỏng vấn BGH, GV, NV của các trường THCS huyện Vân Hồ hầu hết các ý kiến cho rằng các nội dung giáo dục trải nghiệm cho HS THCS huyện Vân Hồ đều sát thực và gần gữi với học sinh.
  11. 11 2.3.3. Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS huyện Vân Hồ được đánh giá qua bốn tiêu chí: Phương thức Khám phá, Phương thức Thể nghiệm, tương tác; Phương thức Cống hiến; Phương thức Nghiên cứu Kết quả thu về được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.9: Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Nội dung các phương thức Trung Tốt Khá Kém giáo dục trải nghiệm THCS bình SL % SL % SL % SL % Phương thức Khám phá 11 15,7 25 35,7 32 45,7 2 2,9 Phương thức Thể nghiệm, 13 18,6 27 38,6 26 37,1 4 5,7 tương tác Phương thức Cống hiến 10 14,3 30 42,9 25 35,7 5 7,1 Phương thức Nghiên cứu 12 17,1 32 45,7 20 28,6 6 8,6 Về các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm được đánh giá đều ở mức độ khá và trung bình. Qua đây ta thấy các phương pháp chưa được đón nhận do còn mới đối với môi trường của các bạn học sinh THCS tại huyện Vân Hồ 2.3.4. Thực trạng về năng lực triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Để đánh giá về thực trạng năng lực triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ tác giả sử dụng năm tiêu chí: NL tổ chức điều hành hoạt động GDTN cho HS của CBQL; NL thiết kế chương trình bài giảng của GV; NL tổ chức các hoạt động GDTN trong và ngoài nhà trường; NL kiểm tra, giám sát kết quả tổ chức hoạt động GDTN của CBQLGD; NL phối hợp với các bên liên quan trong tổ chức triển khai. Kết quả thu về được bảng sau:
  12. 12 Bảng 2.10: Năng lực triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Trung Năng lực triển khai Tốt Khá Kém bình SL % SL % SL % SL % NL tổ chức điều hành hoạt động 9 12,9 20 28,6 40 57,2 1 1,3 GDTN cho HS của CBQL NL thiết kế chương trình bài giảng 11 15,7 14 20 38 54,3 7 10 của GV NL tổ chức các hoạt động GDTN 10 14,3 15 21,4 40 57,2 5 7,1 trong và ngoài nhà trường NL kiểm tra, giám sát kết quả tổ chức 12 17,1 18 25,7 39 55,9 1 1,3 hoạt động GDTN của CBQLGD NL phối hợp với các bên liên quan 13 18,6 19 27,1 31 44,3 7 10 trong tổ chức triển khai Thực trạng triển khai hoạt động GDTN cho học sinh THCS huyện Vân Hồ ở mức độ trung bình. Các yếu tố năng lực thiết kế chương trình bài giảng của GV; NL phối hợp với các bên liên quan trong tổ chức triển khai vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng đang triển khai ở mức độ trung bình và kém. Sở dĩ như vậy do hoạt động GDTN vẫn chưa được các trường chú trọng và chưa được quan tâm. 2.3.5. Các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.11: Điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Điều kiện tổ chức các hoạt động GDTN Trung Tốt Khá Kém cho HS THCS bình TS % TS % TS % TS % Điều kiện về con người tham gia giảng dạy 7 10 25 35,7 33 47,2 5 7,1 Điều kiện về CSVC, THDH 5 7,1 24 34,4 40 57,2 1 1,3 Điều kiện về tài chính kinh phí tổ chức 6 8,6 13 18,6 50 71,5 1 1,3 Cơ chế chính sách khuyến khích, tăng 8 11,4 20 28,6 30 42,9 12 17,1 cường các hoạt động GDTN
  13. 13 Các điều kiện tổ chức các hoạt động GDTN cho học sinh THCS được cho rằng đáp ứng ở mức độ trung bình. Nguyên nhân chính giải thích cho điều này là do điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Vân Hồ còn thiếu thốn, thiếu các phòng học đa năng. Hơn nữa hạn chế về tài chính kinh phí tổ chức và điều kiện về con người tham gia giảng dạy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trên 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Để khảo sát thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh của các trường THCS huyện Vân Hồ tác giả sử dụng Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CB, GV, NV (Phụ lục 2). Các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm được đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể và khảo sát trên 2 phương diện nhận thức và mức độ thực hiện với 4 mức như sau: 1 - Không quan trọng; 2 - Bình thường; 3 - Quan trọng; 4 - Rất quan trọng. Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của xây dựng kế hoạch GDTN cho HS THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Nội dung Rất QT Quan trọng Bình thường Không QT SL % SL % SL % SL % Xây dựng mục tiêu 30 42.91 29 41.42 11 15.67 0 0 GDTN Tổ chức triển khai 25 35.71 20 28.59 21 30.0 4 5.70 chương trình GDTN Sử dụng và bồi dưỡng nhân sự tham gia 26 37.14 18 25.71 24 34.29 2 2.86 giảng dạy GDTN Điều kiện tổ chức 25 35.71 19 27.14 25 35.71 1 1.44 GDTN Phối hợp các bên liên quan tham gia tổ chức 17 24.22 25 35.73 24 34.31 4 5.74 GDTN
  14. 14 2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.13 Thực trạng về công tác chỉ đạo giám sát của CBQL về GDTN cho HS các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Không Thường Bình Nội dung Rất TX Thường xuyên thường xuyên SL % SL % SL % SL % Về xây dựng các nội dung 28 40.0 30 42.29 9 12.93 3 4.78 GDTN phù hợp với nhà trường Về tổ chức các hoạt động GDTN trong và ngoài NT cho 35 50.0 18 25.72 11 15.69 6 8.59 HS Về huy động nguồn lực tổ chức 24 34.29 28 40.0 16 22.32 2 3.39 GDTN Về chính sách hỗ trợ cho GV 18 25.71 37 52.92 10 14.34 5 7.03 tham gia GDTN Về đánh giá kết quả tổ chức các 19 27.12 28 40.0 19 27.14 4 5.74 hoạt động GDTN Nhìn chung, kết quả của Bảng cho thấy: Thực trạng về công tác chỉ đạo giám sát của CBQL về GDTN cho HS các trường tương đối tốt. Trên 80% kết quả được hỏi trả lời rằng Về xây dựng các nội dung GDTN phù hợp với nhà trường thì CBQL rất thường xuyên và thường xuyên. Bên cạnh đó về huy động nguồn lực tổ chức GDTN và đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động GDTN chưa được thường xuyên do hoạt động GDTN vẫn còn chưa sát sao; mới dừng lại ở công tác xây dựng nội dung còn việc triển khai vẫn chưa được hiệu quả. Điều này đặt ra một câu hỏi cho các CBQL trong công tác triển khai hoạt động GDTN trong các trường THCS tại Vân Hồ nói riêng và các trường THCS nói chung. 2.4.3. Thực trạng quản lý triển khai các hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với thực tế địa phương của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
  15. 15 Bảng 2.14: Thực trạng năng lực của CBQL nhà trường THCS trong việc sử dụng các nguồn lực thực tế của địa phương gắn với tổ chức hoạt động GDTN cho HS Mức độ Bình Nội dung Rất QT Quan trọng Không QT thường SL % SL % SL % SL % Năng lực kết nối với 25 35.71 35 50.0 7 10 3 4.29 chính quyền địa phương Năng lực huy động các nguồn lực địa phương hỗ 25 35.71 31 44.32 10 14.29 4 5.58 trợ Năng lực hợp tác với các cơ sở làm nghề địa 33 47.13 21 30.0 12 17.12 4 5.75 phương trong chuyên đề GDTN ngoài nhà trường Năng lực tham gia tổ chức kết hợp sự kiện văn 30 42.92 27 38.59 7 10.0 6 8.49 hóa lịch sử địa phương với GDTN cho HS 2.4.4. Xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS Bảng 2.15: Thực trạng về xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan của CBQL nhà trường trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % Phối hợp về xây dựng nội dung chương trình GDTN 20 28.57 34 48.57 14 20.0 2 2.85 cho HS THCS Phối hợp về nhân sự tham gia chuyên đề GDTN 18 25.71 41 58.57 7 10.0 4 5.71 ngoài NT Phối hợp về tổ chức triển 21 30.0 39 42.86 6 8.57 4 5.71 khai các hoạt động GDTN
  16. 16 2.4.5. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng năng lực tổ chức GDTN cho GV các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La của cấp Sở, Phòng Bảng 2.16: Thực trạng về sự phù hợp của chương trình đào tạo bồi dưỡng năng lực tổ chức GDTN cho GV trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La của cấp Sở, Phòng Mức độ Rất phù Không phù Nội dung Phù hợp Ít phù hợp hợp hợp SL % SL % SL % SL % Mục tiêu GDTN 40 57.14 15 21.43 14 20.0 1 1.43 Năng lực giảng dạy 35 50.0 25 35.71 8 11.43 2 2.86 GDTN của giáo viên Nội dung và chương 25 35.71 24 34.29 17 24.29 4 5.71 trình GDTN Phương thức tổ chức 26 37.14 21 30.0 20 28.57 3 4.29 GDTN Nhu cầu Bồi dưỡng của 35 50.0 15 21.43 17 24.29 3 4.28 Giáo viên 2.4.6. Quản lý các nguồn lực xã hội hóa của Hiệu trưởng trong việc tổ chức các hoạt động GDTN cho HS THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.17: Thực trạng quản lý các nguồn lực xã hội hóa của Hiệu trưởng trong việc tổ chức các hoạt động GDTN cho HS THCS Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % Xây dựng chính sách XHH về 20 28.57 35 50.0 15 21.43 0 0 GDTN với các bên liên quan Giám sát hiệu quả hợp tác với các bên liên quan trong quá 31 44.29 24 34.29 13 18.57 2 2.85 trình triển khai Huy động các nguồn lực phù hợp với tổ chức triển khai hoạt 29 41.43 28 40.0 12 17.14 1 1.43 động GDTN Làm rõ trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia bằng các 17 24.29 38 54.29 15 21.42 0 0 văn bản cụ thể Tổ chức hoạt động GDTN trên cơ sở khai thác nguồn lực của 25 35.71 24 34.29 16 22.86 5 7.14 địa phương
  17. 17 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Bảng 2.18: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Mức độ Rất ảnh Ít ảnh Không ảnh Nội dung Ảnh hưởng hưởng hưởng hưởng SL % SL % SL % SL % Điều kiện kinh tế, xã hội, 20 28.57 35 50.0 6 8.57 9 12.86 chính trị địa phương Chủ trương chính sách của Đảng, Bộ, Ban, 21 30.0 32 45.71 8 11.43 9 12.86 Ngành Chương trình GDPT và 25 35.71 33 47.14 10 14.29 2 2.86 SGK mới Năng lực quản lý của Hiệu trưởng 20 28.57 40 57.14 8 11.43 2 2.86 Năng lực tổ chức hoạt động GDTN của giáo 20 28.57 38 54.29 11 15.71 1 1.43 viên Nguồn lực nhà trường 24 34.29 31 44.29 6 8.57 9 12.86 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Điểm mạnh: - Nhà trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề và có ý thức cầu thị học hỏi. Luôn biết đón nhận những sự thay đổi của đổi mới giáo dục. - Học sinh THCS thường có hoàn cảnh khó khăn và các em phải lao động cùng với gia đình nên cũng đã hình thành các kỹ năng lao động và hướng tới ý thức học nghề để giúp đỡ gia đình. Điều này là điểm mạnh để nhà trường xây dựng các chương trình, nội dung HĐGD TN gắn với điều kiện thực tế của gia đình các em - CBQL của nhà trường còn trong độ tuổi cống hiến tốt, có nhiệt huyết và dám nghĩ dám làm với những sự thay đổi
  18. 18 Điểm yếu: - HS là con em dân tộc có hoàn cảnh khó khăn nên thường xuyên bỏ học và xây dựng gia đình sớm. - Đội ngũ CBQL và GV có nhiệt huyết nhưng thiếu cơ hội tiếp cận với các thông tin khoa học, ít được giao lưu chia sẻ với các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục. - Điều kiện CSVC của nhà trươngg còn thiếu thốn., chưa đáp ứng được đủ với điều kiện dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục TN. Thời cơ: - Các lớp bồi dưỡng do Sở, Phòng tổ chức tập trung sâu về nâng cao năng lực cho CBQL và GV đã bám được sát mục tiêu giáo dục TN và đã trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản cho triển khai tổ chức các hoạt động GDTN để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Một số tổ chức xã hội dành đầu tư cho các vùng miền núi cũng là cơ hội mở ra cho việc trang bị CSVC, TBGD hoạt động GDTN cho HS THCS. Ví dụ: dự án trồng rừng, xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng, cũng gắn với các hoạt động tổ chức GDTN của các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Các nghi lễ mang dấu ấn văn hóa địa phương, lễ hội phong tục dân tộc cũng là một điểm mạnh để gắn kết tổ chức các hoạt đông GDTN của nhà trường với chính quyền địa phương. Đây cũng là cơ hội để giúp cho HS tìm hiểu thêm về quê hương của mình và phát hiện tiềm năng tại địa phương và các nghề nghiệp truyền thống. Thách thức: - Những thông tin về đổi mới giáo dục và các VB pháp lý về hướng dẫn đổi mới thực hiện theo NQ 29 vẫn còn chưa được hiểu đủ và thấm nhuần cho CBQL và GV. - Các điều kiện tổ chức các hoạt động GDTN còn thiếu thốn. - Chưa có cơ chế khuyển khích và đông viên đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động GDTN trong các trường THCS. Vì vậy, GV vẫn muốn dạy chay để giảm tối đa thời gian công sức tham gia tổ chức các hoạt động. - Các nguồn lực XHH cũng chưa có chế tài rõ ràng để khai thác tối đa sự đóng góp của cộng đồng với NT trong Ql các HĐ GDTN trường THCS trên địa bàn huyện.
  19. 19 Tiểu kết Chương 2 - Đề tài đã có những nhận định đánh giá về thực trạng quản lý HĐ GDTN cho HS các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ở các điểm: cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu. Để từ đó có căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDTN cho HS các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 3.2.1. Biện pháp 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông từng trường trong công tác GDTN cho học sinh THCS 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động GDTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh dổi mới giáo dục 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với tình hình thực tế của địa phương 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Biện pháp 4. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDTN cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
  20. 20 Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDTN cho GV trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.4.3.Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDTN trong bối cảnh đổi mới giáo dục Mức độ Không TT Biện pháp Cấp thiết Thứ Thứ cấp thiết bậc bậc SL % SL % Đẩy mạnh công tác truyền thông 1 từng trường trong công tác GDTN 22 73,3 2 8 26,7 3 cho học sinh THCS Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động GDTN cho học sinh 2 các trường THCS huyện Vân Hồ, 25 83,3 1 16,7 4 5 tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tổ chức hoạt động GDTN cho học 3 sinh THCS gắn với tình hình thực tế 17 56,7 4 43,3 1 13 của địa phương Phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDTN cho giáo viên trường 4 19 63,3 3 11 36,7 2 THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
  21. 21 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTN trong bối cảnh đổi mới giáo dục Mức độ Không TT Biện pháp Khả thi Thứ Thứ khả thi bậc bậc SL % SL % Đẩy mạnh công tác truyền thông từng 1 trường trong công tác GDTN cho học 22 73.33 2 8 26.67 3 sinh THCS Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động GDTN cho học sinh các 2 trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh 25 83.33 1 5 16.67 4 Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tổ chức hoạt động GDTN cho học 3 sinh THCS gắn với tình hình thực tế 19 63.33 4 11 36.67 1 của địa phương Phát triển năng lực tổ chức hoạt động 4 GDTN cho giáo viên trường THCS 20 66.67 3 10 33.33 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu kết chương 3 Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm đã cho thấy các biện pháp đề xuất đều chiếm tỷ lệ trên trung bình trở lên và phù hợp với đặc điểm khách thể nghiên cứu và với tình hình thực tiễn của các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
  22. 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận 1. Đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTN cho HS các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đề tài đã xây dựng khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, giáo dục trải nghiệm và quản lý giáo dục trải nghiệm cho học sinh, Đã xác định được yêu cầu của đổi mới giáo dục đặt ra cho vấn đề giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động GDTN cho HS các trường THCS. Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục gồm 05 nội dung như: Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS; Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS; Quản lý triển khai các hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với thực tế địa phương; Xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan trong hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS; Phát triển năng lực tổ chức GDTN cho GV trường THCS; Quản lý các nguồn lực xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động GDTN cho HS THCS, Đã phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTN cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2. Đề tài đã phân tích thực trạng về giáo dục TN cho Học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề: Các kết quả được thể hiện rõ ở bảng 2.6 đến bảng 2.11 và các biểu đồ tương ứng tập trung vào các nội dung như: Thực trạng nhận thức của GV về GDTN cho HS, thực trạng về phương thức tổ chức các HĐ GDTN cho HS, thực trạng năng lực CBQL và GV tổ chức các hoạt động GDTN, thực trạng về điều kiện CSVC, TBDH tổ chức các hoạt động GDTN, Số liệu đảm bảo độ tin cậy cao. 3. Đề tài đã đề xuất được 04 biện pháp quản lý hoạt động GDTN cho học sinh THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Cụ thể gồm có: Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác truyền thông từng trường trong công tác GDTN cho học sinh THCS Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động GDTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh dổi mới giáo dục Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động GDTN cho học sinh THCS gắn với tình hình thực tế của địa phương Biện pháp 4: Phát triển năng lực tổ chức hoạt GDTN cho giáo viên trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
  23. 23 Các biện pháp đề xuất đều được khảo nghiệm và có tính cấp thiết và khả thi. 2. Khuyến nghị * Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT - Sở giáo dục và đào tạo cần xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng GDTN ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn mang tính khoa học và phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hóa- giáo dục của địa phương. - Hướng dẫn, tập huấn cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn về công tác xây dựng HĐ GDTN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Phòng GD & ĐT cần có kế hoạch cụ thể về xây dựng các chương trình địa phương, chuyên đề bồi dưỡng phát triển năng lực GDTN cho giáo viên tham gia hoạt động GDTN. - Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động GDTN cho học sinh trong các trường THCS nói chung và các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nói riêng. - Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động GDTN cho học sinh, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có tâm huyết và thành tích trong công tác GDTN cho HS THCS. * Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - Cần đánh giá đúng vai trò của HĐ GDTN và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng chương trình GDTN cho HS THCS gắn với đặc thù vùng dân tộc miền núi có nhiều học sinh sinh sống. - Cần thường xuyên đánh giá thực trạng HĐ GDTN cho HS THCS để phát hiện những mặt tiêu cực, tìm ra những mặt tích cực. Từ đó có các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng hoạt động GDTN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV và học sinh về công tác GDTN và quản lý hoạt động GDTN cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới - Tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS THCS. - Xây dựng tu bổ cơ sở vật chất của nhà trường để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu khi tổ chức các hoạt động GDTN cho học sinh. - Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương để huy động các nguồn lực hỗ trợ tối đa cho công tác tổ chức hoạt động GDTN trong và ngoài nhà trường.