Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

pdf 24 trang phuongvu95 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_theo_chuan_chuc.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, giáo dục mầm non có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển đất nước. Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009) đã khẳng định: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học” [31]. Từ năm 1976 đến nay, ngành giáo dục nước ta đã liên tục xây dựng và đổi mới các Chương trình giáo dục mầm non cho phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu đổi mới giáo dục. Chương trình giáo dục mầm non luôn luôn được quan tâm, đầu tư nghiên cứu, sửa đổi thường xuyên và điều đó đòi hỏi rằng đội ngũ giáo viên cũng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. Bộ GD&ĐT đã ban hành các Quyết định số 2186/QĐ-BGDĐT [8], 2188/QĐ-BGDĐT [9], Quyết định số 2189/QĐ-BGDĐT [10] quy định về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN trong đó quy định rõ đối tượng, mục tiêu, nội dung chương trình, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. Từ cuối năm 2017, phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã kết hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN, đáp ứng các yêu cầu về chuẩn chức danh nghề nghiệp của GVMN. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai vẫn còn những hạn chế, bất cập như: việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN chưa kịp thời, chưa cụ thể; quá trình tổ chức bồi dưỡng còn lúng túng, việc bồi dưỡng chủ yếu giao cho các trường liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện; việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chưa sâu sát; chất lượng các khóa bồi dưỡng chưa được kiểm chứng cụ thể Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
  2. 2 GVMN theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng GVMN theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội phù hợp và áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường mầm non công lập thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Giới hạn về đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBGV các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Giới hạn địa bàn khảo sát: Các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Giới hạn thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của luận văn được khảo sát, điều tra, tổng hợp của năm học 2017 – 2018. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lý công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
  3. 3 cho giáo viên mầm non để xây dựng cơ sở lý luận đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động bồi dưỡng GVMN và quản lý công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai; các CBQL, GVMN của các trường mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. + Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với CBQL ở Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, Phòng GD&ĐT, CBQL và GVMN ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ kết quả thực tế về quản lý công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai, đưa ra các ý kiến đánh giá làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp. 8.3. Các phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu điều tra, khảo sát. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai, TP Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Các nước phát triển trên thế giới rất coi trọng vấn đề vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên mầm non và đều nghiên cứu những chính sách, những biện pháp để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có cơ hội cập nhật, bổ sung, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi của thời đại. 1.1.2. Ở Việt Nam Có rất nhiều bài báo, hội thảo chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề bồi dưỡng GVMN. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu trên đa phần chỉ nghiên cứu tổng quan về các hoạt động bồi dưỡng GVMN nói chung mà chưa tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là quá trình tác động có chủ đích, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường. 1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động nhất định giúp cho đối tượng được bồi dưỡng làm việc tốt hơn, giỏi hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi GV ở các cấp học, ngành học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên để thích ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục và sự phát triển của kinh tế xã hội. 1.2.3. Giáo viên mầm non Giáo viên là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông, trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm sơ cấp, trung cấp, đại học hoặc sư phạm mẫu giáo. Điều 34, Điều lệ trường Mầm non [6] quy định: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”.
  5. 5 1.2.4. Giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Hoạt động giáo dục mầm non cũng chịu tác động của cơ chế thị trường. Những năm qua, số trường, lớp học của bậc học mầm non tăng lên đảng kể. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, cơ sở vật chất và đội ngũ GV cho GDMN còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục trẻ chưa đồng đều giữa các vùng miền. Xu hướng phát triển giáo dục hiện nay đòi hỏi giáo dục mầm non phải phát triển và cung cấp các dịch vụ giáo dục hiện đại để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các mô hình trường tư thục được hình thành ngày càng nhiều, các mô hình trường mầm non chất lượng cao ngày càng tăng lên. Việc đổi mới chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên mầm non. 1.3. Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 [7] quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thì: Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ) bao gồm: - Giáo viên mầm non hạng II Mã số: V.07.02.04 - Giáo viên mầm non hạng III Mã số: V.07.02.05 - Giáo viên mầm non hạng IV Mã số: V.07.02.06 Theo đó, chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các tiêu chuẩn về nhiệm vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn mà giáo viên mầm non ở từng hạng (II, III, IV) cần phải đạt được nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định. 1.4. Hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN Hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN được thực hiện trên cơ sở các Quyết định số 2186/QĐ-BGDĐT [8], Quyết định số 2188/QĐ-BGDĐT [9], Quyết định số 2189/QĐ-BGDĐT [10] của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/6/2016. 1.4.1. Yêu cầu bồi dưỡng - Yêu cầu về biên soạn tài liệu bồi dưỡng - Yêu cầu giảng dạy
  6. 6 - Yêu cầu đối với việc tổ chức báo cáo chuyên đề 1.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng Mục tiêu chung là nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN theo quy định. Mỗi đối tượng GVMN có mục tiêu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp khác nhau quy định tại Quyết định số 2186/QĐ-BGDĐT [8], 2188/QĐ- BGDĐT [9] và 2189/QĐ-BGDĐT [10] của Bộ GD&ĐT 1.4.3. Đối tượng bồi dưỡng Viên chức giảng dạy đang công tác tại các cơ sở GDMN công lập, đã được bổ nhiệm và đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. 1.4.4. Nội dung bồi dưỡng Gồm có 3 phần chính như sau: + Phần 1: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề). Thời lượng 60 tiết. + Phần 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề). Thời lượng 132 tiết. + Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch. Thời lượng 44 tiết. 1.4.5. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng Về hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung, tự học cá nhân, học theo cụm trường, bồi dưỡng từ xa. Về phương pháp bồi dưỡng: phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực, tăng cường sự chủ động sáng tạo của học viên. 1.4.6. Đánh giá kết quả bồi dưỡng Đánh giá ý thức học tập. Đánh giá chất lượng từng chuyên đề. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa. 1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 1.5.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Phân tích thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng. - Đề ra mục tiêu bồi dưỡng được xác định trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên và nhu cầu bồi dưỡng thực tế của địa phương. - Xác định đối tượng, thời gian, địa điểm, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng. - Xây dựng chương trình hành động cụ thể, nêu rõ: nội dung, thời gina, phương pháp thực hiện, người phụ trách, người phói hợp và các điều kiện cần để thực hiện nội dung đó.
  7. 7 - Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế. 1.5.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Xác định những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung dựa trên các nội dung của kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra. - Phân chia các hoạt động này thành những bộ phận và giao trách nhiệm, giao việc cho các bộ phận thực hiện. - Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện công việc. - Chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật, kinh phí, các nguồn lực hỗ trợ để các bộ phận thực hiện công việc được giao. - Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo thực hiện tốt công việc theo tiến độ đề ra. 1.5.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Chỉ đạo các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ theo kế hoạch phân công. - Chỉ đạo đội ngũ CBQL, GVMN chủ động, tích cực tham gia bồi dưỡng. - Chỉ đạo đội ngũ báo cáo viên sử dụng phương pháp bồi dưỡng phù hợp, chú trọng đến việc phát huy sự chủ động, tích cực tham gia các tình huống giáo dục thực tiễn của giáo viên. - Chỉ đạo các bộ phận hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng được thuận lợi. - Động viên, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho các bộ phận thực hiện trong quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng. 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Kiểm tra, đánh giá phản ứng của GVMN trước, trong và sau khi kết thúc bồi dưỡng. Đánh giá về mức độ chuyên cần, tinh thần học hỏi, sự nghiêm túc, tự giác trong quá trình bồi dưỡng. - Kiểm tra, đánh giá kết quả hoàn thành chương trình bồi dưỡng của GVMN dựa trên việc đối chiếu với các tiêu chí, mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. - Kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GV các trường sau khi tham gia khóa bồi dưỡng. Đánh giá để nhận thấy sự thay đổi, những tiến bộ của họ trong công tác chuyên môn. - Đánh giá chất lượng bồi dưỡng thông qua kết quả giáo dục của GVMN các trường tham gia bồi dưỡng để xác định hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.
  8. 8 1.5.5. Quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Chuẩn bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo tốt cho hoạt động bồi dưỡng. - Bố trí nhân viên kỹ thuật phụ trách về hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống máy móc trong quá trình bồi dưỡng. - Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, chương trình bồi dưỡng để GVMN thuận tiện học tập và theo dõi trong suốt quá trình bồi dưỡng. - Bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho báo cáo viên và các học viên ở xa để yên tâm tham gia hoạt động bồi dưỡng. - Giao cho bộ phận tài chính chuẩn bị đầy đủ về kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng. - Xây dựng phương thức thông tin liên lạc với toàn bộ cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng như thông qua: hệ thống email, mạng xã hội, điện thoại 1.6. Yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 1.6.1. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan ảnh hướng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng: Nhận thức của CBGV, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về GDMN, năng lực của báo cáo viên, năng lực và phẩm chất của CBGV các trường mầm non. 1.6.2. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hướng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng: yếu tố kinh tế - xã hội; chính sách của ngành GD đối với GDMN; cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng Tiểu kết chương 1 Từ việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu và trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề này. Tác giả đã đi vào tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu như: quản lý, hoạt động bồi dưỡng, giáo viên mầm non, chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đồng thời, luận văn đã tìm hiểu về yêu cầu giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay và các nội dung về hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non và quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay. Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan như: năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non các
  9. 9 trường; nhận thức của các cấp quản lý, năng lực của đội ngũ báo cáo viên, chính sách giáo dục, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng . Do đó, trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non cần phải biết cách khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy các ảnh hưởng tích cực từ các yếu tố đó. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai, Hà Nội Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - du lịch - công nghiệp ngày càng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh cho thu nhập cao Các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn quận. 2.2. Khái quát về giáo dục mầm non ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 2.2.1. Quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh bậc học mầm non ở quận Hoàng Mai 2.2.1.1. Về quy mô trường, lớp Tính đến tháng 8/2018, Giáo dục Mầm non quận Hoàng mai có 36 trường mầm non (21 trường công lập, 15 trường tư thục); 381 nhóm lớp mầm non ngoài công lập, 11 nhóm trẻ gia đình. Số lớp hiện tại của mầm non: 1655 lớp: trong đó công lập 316 lớp, tư thục 1339 lớp. 14 trường đạt chuẩn quốc gia. 2.2.1.2. Về cán bộ, giáo viên Tính đến tháng 8/2018, toàn cấp học mầm non quận Hoàng Mai có: 4500 CBGV, NV. Trong đó biên chế: 982 người, trong đó: + CBQL: 75 người (Hiệu trưởng: 30 người; Phó hiệu trưởng: 45 người), CBQL mầm non Công lập là 62 người; Tư thục là 13 người. + Đội ngũ giáo viên: 3467 người, trong đó: Nhà trẻ: 1376 người, Mẫu giáo: 2091 người (Công lập: 853 người, Tư thục: 2614 người); + Đội ngũ nhân viên: 955 người (Công lập: 387 người, tư thục: 568 người); Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn đào
  10. 10 tạo. 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo trong đó có 1334 giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 39%. Nhân viên: có 939 người đạt chuẩn trở lên trong đó có trình độ đạt chuẩn là 847 người đạt tỷ lệ 90,2%. 2.2.1.3. Về đội ngũ CBGV theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN Bảng 2.2. Số lượng CBGV quận Hoàng Mai đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN Đã có chứng chỉ bồi Đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo chuẩn CBGV dưỡng theo chuẩn chức Tổng chưa chức danh nghề Tên trường mầm danh nghề nghiệp TT số được nghiệp GVMN non GVMN hạng III CBGV bồi hạng II dưỡng CBQL GV CBQL GV SL % SL % SL % SL % 1 Tương Mai 32 8 1 3,1 0 0 1 3,1 22 68,8 2 10-10 40 28 0 0 0 0 2 5,0 10 25,0 3 Bình Minh 21 13 0 0 0 0 2 9,5 6 28,6 4 Đại Kim 44 27 0 0 0 0 3 6,8 14 31,8 5 Định Công 62 30 0 0 0 0 3 4,8 29 46,8 6 Hoa Hồng 24 20 0 0 0 0 2 8,3 2 8,3 7 Hoa Mai 38 26 2 5,3 0 0 1 2,6 9 23,7 8 Hoàng Liệt 52 52 0 0 0 0 0 0 0 0 9 Hoàng Văn Thụ 27 27 0 0 0 0 0 0 0 0 10 Lĩnh Nam 36 19 0 0 0 0 1 2,8 16 4,4 11 Mai Động 26 8 0 0 0 0 3 11,5 15 57,7 12 Tân Mai 33 27 0 0 0 0 2 6,1 4 12,1 13 Thanh Trì 35 23 2 5,7 0 0 1 2,9 9 25,7 14 Thịnh Liệt 56 53 0 0 0 0 0 0 3 5,4 15 Trần Phú 29 26 0 0 0 0 1 3,4 2 6,9 16 Tuổi Thơ 36 16 2 5,6 2 5,6 1 2,8 15 41,7 17 Vĩnh Hưng 47 29 0 0 0 0 3 6,4 15 31,9 18 Yên Sở 52 32 0 0 0 0 2 3,8 18 34,6 19 Giáp Bát 33 28 1 3,0 0 0 0 0 4 12,1 20 Sơn Ca 40 11 0 0 0 0 2 5,0 27 67,5 21 Hoa Sữa 37 31 0 0 0 0 2 5,4 4 10,8 Tổng số 800 534 8 1,0 2 0,3 32 4,0 224 28,0 (Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tháng 8/2018) Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, hiện nay quận Hoàng Mai đã có khá nhiều CBGV đã được bồi dưỡng và có chứng chỉ theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III (với tổng số 256 CBGV đạt tỉ lệ 32% so với tổng số CBGV mầm non của quận) và một số ít CBGV có chứng chỉ theo chuẩn chức danh
  11. 11 nghề nghiệp GVMN hạng II (10 CBGV đạt tỉ lệ 1,25%). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 534 CBGV (chiếm tỷ lệ 66,75%) chưa tham gia bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. 2.2.2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Năm học 2017-2018, Giáo dục Mầm non quận Hoàng Mai tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô trường, lớp mầm non phù hợp với nhu cầu và thực tế địa phương, phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi. 100% các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN chỉnh sửa. Toàn cấp học có tổng số 1629 lớp học, trong đó công lập 300 lớp, ngoài công lập 1329 lớp. Thu hút 34.146/35.034 trẻ đến các cơ sở GDMN đạt tỷ lệ 97.5% (tăng so với năm học trước 996 học sinh), trong đó công lập có 13.969 học sinh (đạt tỷ lệ 40,9%), ngoài công lập có 20.177 học sinh (đạt tỷ lệ 59,1%). 2.3. Khát quát hoạt động khảo sát thực trạng - Đối tượng khảo sát: Khảo sát 250 CBGV liên quan đến GDMN quận Hoàng Mai, bao gồm: + Cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai: 5 người. + CBQL các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai: 45 người. + GVMN các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai: 200 người. Hình thức khảo sát: + Nghiên cứu các công văn, kế hoạch, báo cáo, quan sát hoạt động. + Thiết kế 02 bộ phiếu hỏi và tiến hành điều tra khảo sát 250 đối tượng. 2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên mầm non về hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non - Nhận thức của CBGV về chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN: 15,6 % Hiểu rõ 46,4 % Khá hiểu 38,0 % Chưa hiểu Không quan tâm Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên về chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non Như vậy, còn một số ít CBGV (15,6% CBGV) chưa chiểu rõ về chuẩn
  12. 12 chức danh nghề nghiệp GVMN. Rất quan trọng 8,4 Quan trọng 36,8% 54,8 Ít quan trọng Không quan trọng Biểu đồ 2.2. Mức độ quan trọng của hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN Qua biểu đồ 2.2 cho thấy, đa số CBGV đánh giá cao về mức độ quan trọng của hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN khi có 91,6% ý kiến đánh giá ở mức rất quan trọng và quan trọng và 8,4% ý kiến đánh giá là ít quan trọng. Điều này thể hiện sự nhận thức chưa đúng của một số ít CBGV về hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. Chúng tôi đã điều tra về nhu cầu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN thì đa số CBGV đều đánh giá rất cao về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng khi có đến 98% đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết. 2.4.2. Thực trạng về mục tiêu bồi dưỡng Qua biểu đồ 2.4 cho thấy, đa số CBGV đánh giá cao về mức độ phù hợp của mục tiêu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN với 90,4% ý kiến đánh giá là rất phù hợp và phù hợp. Tuy nhiên, còn 9,6% ý kiến đánh giá là ít phù hợp, do vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN thì cần chú ý điều chỉnh mục tiêu bồi dưỡng cho phù hợp hơn để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao hơn. 2.4.3. Thực trạng về đối tượng bồi dưỡng Trong năm học 2017 - 2018, quận Hoàng Mai đã liên kết với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn quận để tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III cho 256 CBGV và 10 CBGV tự liên hệ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín để tham gia các lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng II. 2.4.4. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng Đa số các nội dung bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN đều đã được đánh giá thực hiện đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non quận Hoàng Mai. 2.4.5. Thực trạng về hình thức và phương pháp bồi dưỡng Các lớp bồi dưỡng được tổ chức với số lượng học viên từ 20 – 60 người.
  13. 13 Và được tổ chức các lớp học tập trung vào thời gian ngoài giờ hành chính: vào các buổi tối, vào thứ 7, chủ nhật hoặc trong thời gian hè. Bảng 2.4. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%) Hình thức bồi dưỡng giáo TT viên mầm non TX KTX ITH Tốt Khá TB Yếu 1 Tự học cá nhân 33,2 52,8 14,0 30,4 49,6 20,0 0,0 Học tập theo nhóm GV của 2 43,2 50,8 6,0 37,6 50,0 12,4 0,0 từng trường, cụm trường 3 Bồi dưỡng tập trung 31,2 58,0 10,8 26,4 55,6 18,0 0,0 4 Bồi dưỡng từ xa 3,2 34,8 62,0 0,0 26,4 73,6 0,0 Các hình thức bồi dưỡng GVMN được thực hiện khá đa dạng. Trong đó, có 3 hình thức bồi dưỡng được thực hiện tương đối thường xuyên là: học tập theo nhóm GV của từng trường, cụm trường; bồi dưỡng tập trung; tự học cá nhân. Và hình thức bồi dưỡng từ xa ít được thực hiện nhất. Bảng 2.5. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Phương pháp bồi dưỡng TT giáo viên mầm non TX KTX ITH Tốt Khá TB Yếu 1 PP dạy học tích cực 39,2 54,8 6,0 30,4 48,4 21,2 0,0 2 PP thảo luận nhóm 54,0 42,4 3,6 47,6 44,0 8,4 0,0 3 PP chia sẻ kinh nghiệm 34,8 59,2 6,0 31,6 55,6 12,8 0,0 4 PP tham quan, học hỏi 22,8 51,2 26,0 25,2 46,4 27,2 1,2 5 Phương pháp tự học 33,6 47,6 18,8 12,0 47,6 38,0 2,4 6 PP tự học có hướng dẫn 9,2 52,0 38,8 6,8 34,4 50,8 8,0 Các phương pháp bồi dưỡng được thực hiện khá thường xuyên và kết quả thực hiện được đánh giá chủ yếu ở mức khá. Trong đó, ba phương pháp: thảo luận nhóm, dạy học tích cực và chia sẻ kinh nghiệm là các phương pháp được thực hiện nhiều nhất với 96,4% và 94% ý kiến đánh giá là thường xuyên và khá thường xuyên. Trong thời gian tới, cần chú ý quan tâm chỉ đạo để nâng cao hiệu quả thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp chia sẻ kinh nghiệm để mang lại hiệu quả bồi dưỡng cao hơn. 2.4.6. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng Các hoạt động đánh giá kết quả bồi dưỡng GVMN được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức trong suốt quá trình bồi dưỡng và sau bồi dưỡng
  14. 14 GVMN. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá hiện nay vẫn còn mang tính hình thức dẫn đến việc một số GVMN chưa thực sự quan tâm, nghiêm túc với hoạt động bồi dưỡng, thực hiện các bài kiểm tra, bài viết cuối khóa một cách đối phó để đạt chứng chỉ bồi dưỡng mà không giúp cho việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc của giáo viên. 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Bắt đầu từ cuối năm 2017, phòng GD&ĐT quận đã liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội, trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận để tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN các trường. Trên cơ sở nhu cầu đăng ký của các trường mà chúng tôi tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III cho 256 CBGV các trường mầm non trên địa bàn quận. 2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai Bảng 2.7. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Kết quả thực hiện (%) theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN Tốt Khá TB Yếu 1. Nghiên cứu các văn bản của ngành GD về bồi 22,8 51,2 26,0 0,0 dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN 2. Khảo sát thực trạng đội ngũ GVMN trên địa bàn 48,0 47,6 4,4 0,0 3. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GVMN 36,8 45,2 18,0 0,0 4. Xác định mục tiêu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN phù hợp với yêu cầu giáo 35,6 48,8 15,6 0,0 dục của địa phương 5. Xác định đối tượng, thời gian, địa điểm bồi dưỡng 34,8 52,0 13,2 0,0 GVMN phù hợp 6. Xây dựng chương trình bồi dưỡng, xác định hình 24,6 48,8 23,4 3,2 thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp 7. Dự kiến các bộ phận thực hiện, điều kiện thực 33,6 49,6 16,8 0,0 hiện kế hoạch bồi dưỡng GVMN 8. Ban hành kế hoạch bồi dưỡng kịp thời 30,4 40,0 28,0 1,6 9. Điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng 18,0 55,2 26,8 0,0 Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVMN quận Hoàng Mai được đánh giá khá cao về kết quả thực hiện với 70,4% đến 95,6% ý kiến đánh giá ở
  15. 15 mức Khá và Tốt. Trong đó, việc khảo sát đội ngũ GVMN trên địa bàn là nội dung được đánh giá cao nhất với 95,6% ý kiến đánh giá ở mức khá và tốt. Các nội dung: nghiên cứu các văn bản của ngành GD về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN; xây dựng chương trình bồi dưỡng, xác định hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp; Ban hành kế hoạch bồi dưỡng kịp thời; Điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng là các nội dung được đánh giá thấp hơn cả khi chỉ có 70,4% đến 74% ý kiến đánh giá ở mức Khá và Tốt. 2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai Bảng 2.8. Đánh giá công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Công tác tổ chức hoạt động BD theo Kết quả thực hiện (%) chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN Tốt Khá TB Yếu 1. Xác định nội dung các hoạt động cần tiến hành 46,8 47,2 6,0 0,0 để tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN 2. Phân chia công việc, giao trách nhiệm cho các bộ 39,2 51,6 9,2 0,0 phận phụ trách hoạt động bồi dưỡng 3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận 44,8 48,4 6,8 0,0 trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng 4. Chuẩn bị chương trình, tài liệu phục vụ cho hoạt 67,2 29,6 3,2 0,0 động bồi dưỡng GVMN 5. Liên hệ giảng viên, báo cáo viên thực hiện hoạt 35,6 52,0 12,4 0,0 động bồi dưỡng GVMN 6. Tổ chức các điều kiện lớp học, kinh phí, trang 38,8 49,6 11,6 0,0 thiết bị phục vụ tốt cho bồi dưỡng GVMN 7. Theo dõi, đôn đốc hoạt động bồi dưỡng GVMN 34,0 49,2 16,8 0,0 để có điều chỉnh cho phù hợp Đa số CBGV đánh giá cao công tác tổ chức bồi dưỡng với 83,2% đến 96,8% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức Khá và Tốt. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần quan tâm hơn tới việc tạo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng được hiệu quả bởi yêu cầu về tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ngày cao hơn, việc áp dụng các phương pháp, hình thức hiện đại cũng được chú ý quan tâm hơn nên cần phải tận dụng tối đa những điều kiện hiện có của địa phương để bồi dưỡng được tổ chức tiết kiệm, hiệu quả và chất lượng. 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai
  16. 16 Bảng 2.8. Đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Công tác chỉ đạo hoạt động BD theo Kết quả thực hiện (%) chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN Tốt Khá TB Yếu 1. Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, 30,8 52,8 16,4 0,0 phương pháp bồi dưỡng GVMN 2. Chỉ đạo các bộ phận phụ trách bồi dưỡng thực 39,2 52,4 8,4 0,0 hiện tốt các nhiệm vụ được phân công 3. Tạo động lực cho GVMN tham gia tích cực vào 36,4 51,2 12,4 0,0 hoạt động bồi dưỡng 4. Chỉ đạo việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết 38,4 48,4 13,2 0,0 bị hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng GVMN 5. Giám sát quá trình tổ chức bồi dưỡng cho 40,8 52,0 7,2 0,0 GVMN đảm bảo theo đúng yêu cầu chương trình 6. Điều chỉnh các nội dung liên quan đến tổ chức 38,8 52,4 8,8 0,0 bồi dưỡng để đạt hiệu quả theo kế hoạch đề ra Đa số CBGV đánh giá khá cao công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng với 83,6% đến 92,8% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức Khá và Tốt. Để tạo động lực cho GVMN tham gia bồi dưỡng thì phòng GD&ĐT quận cần quan tâm giải quyết tốt các chế độ chính sách khi bồi dưỡng, quan tâm việc sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức cho phù hợp với đa số GVMN, đồng thời có sự động viên, khích lệ để GV yên tâm tham gia bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Kết quả thực hiện (%) Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BD theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN Tốt Khá TB Yếu 1. Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng dựa theo chuẩn chức danh nghề 40,8 44,8 14,4 0,0 nghiệp GVMN. 2. Theo dõi, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng theo 39,2 51,2 9,6 0,0 chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN 3. Kiểm tra, đánh giá phản ứng của GVMN trước, 31,2 54,8 14,0 0,0 trong và sau bồi dưỡng 4. Đánh giá về chương trình bồi dưỡng 37,6 51,6 10,8 0,0 5. Đánh giá về chất lượng báo cáo viên 36,4 52,0 11,6 0,0 6. Kiểm tra, đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng 40,0 47,2 12,8 0,0 7. Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng 32,8 46,0 21,2 0,0 8. Điều chỉnh, khắc phục hoạt động bồi dưỡng sau 30,8 51,2 18,0 0,0 kiểm tra, đánh giá
  17. 17 Đa số các ý kiến của CBGV đều đánh giá khá cao kết quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN với 78,8% đến 90,4% ý kiến đánh giá ở mức Khá và Tốt. Tuy nhiên, cần tập trung phát huy vai trò quản lý của phòng GD&ĐT quận, phát huy tinh thần tự giác trong bồi dưỡng của GV, cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng dựa trên các văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế địa phương để có thể đánh giá hoạt động bồi dưỡng được khách quan, khoa học và thực tế. 2.5.5. Thực trạng quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Đa số các ý kiến của CBGV đều đánh giá khá cao công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN với 83,4% đến 91,4% ý kiến đánh giá ở mức Khá và Tốt. 2.5.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai Đa số CBGV đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng của các nội dung khảo sát với trên 93,2% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Điều này cho thấy, các nội dung trên ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai 2.6.1. Kết quả đạt được - Công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã chỉ đạo triển khai kịp thời, đúng quy định - Đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng, và tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho hơn 33,3% CBGV mầm non của quận. - Đội ngũ GVMN có đủ về số lượng và 100% GV đều đạt chuẩn đào tạo. CBGV dễ dàng tiếp thu và thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng. - Đa số GVMN các trường có tuổi đời còn khá trẻ, tích cực thực hiện các hoạt động tự học, tự nghiên cứu nên thuận lợi trong việc thích ứng với các phương pháp, hình thức bồi dưỡng mới. - Các chế độ chính sách được thực hiện theo đúng quy định. 2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân - Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN của quận đã được thực hiện song vẫn chưa kịp thời, chưa cụ thể và chưa đáp ứng đủ nhu cầu tham gia bồi dưỡng. - Vẫn còn một số cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận chưa có giáo viên tham gia bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. - Một số cán bộ, giáo viên mầm non chưa nhận thức đúng đắn về tầm
  18. 18 quan trọng của hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. - Hoạt động bồi dưỡng chưa được tổ chức quản lý một cách chặt chẽ. - Việc xây dựng chương trình, tổ chức giảng dạy phụ thuộc vào sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Một số báo cáo viên chưa hiểu rõ tình hình địa phương nên chưa tạo được sự thu hút trong các bài giảng. - Nhiều nội dung, chuyên đề đưa ra bồi dưỡng cho GVMN còn trùng lặp, ít thiết thực cụ thể, chưa gắn liền với chương trình giáo dục mầm non mới. - Còn phải thuê mượn địa điểm, thiết bị tổ chức bồi dưỡng. - Cách thức quản lý, tổ chức các lớp bồi dưỡng vẫn chưa được tốt. - Ngoài ra, việc tổng kết, đánh giá kiểm điểm chưa chỉ rõ được mặt tốt, mặt hạn chế của công tác bồi dưỡng và ít lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của giáo viên dưới cơ sở để có hướng điều chỉnh cho những đợt bồi dưỡng sau. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo tổng kết, phân tích kết quả khảo sát phiếu hỏi, tác giả đã đánh giá về tình hình đội ngũ GVMN, thực trạng hoạt động bồi dưỡng GVMN và quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai. Đồng thời, tác giả cũng đã đi vào tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng để rút ra những điểm đạt được, những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai.
  19. 19 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay 3.2.1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp Nâng cao nhận thức cho GVMN quận Hoàng Mai về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đối với công việc hiện tại và tương lai nghề nghiệp sau này. Giúp cho cán bộ quản lý phòng GD&ĐT quận và CBQL các trường nhận thức đúng về sự cần thiết bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN hiện nay. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo địa phương về hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. Thứ hai, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non về vấn đề bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN Thứ ba, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVMN về sự cần thiết thực hiện bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện Cán bộ phòng GD&ĐT quận có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. Nghiên cứu kỹ các quy định về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non dựa trên nhu cầu thực tế của các cơ sở 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp Cụ thể hóa các nội dung và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương trong quá trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo
  20. 20 viên mầm non và phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện - Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN quận Hoàng Mai cần chú ý đến các vấn đề: + Nghiên cứu kỹ các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT về nội dung bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. + Xác định rõ đối tượng bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. + Xác định rõ khả năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng để phân bổ chỉ tiêu. + Xem xét điều kiện thực tế của quận, xác định được mức đầu tư về kinh phí, chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức hoạt động bồi dưỡng. + Chủ động liên hệ về giảng viên, báo cáo viên và chuẩn bị các nội dung, tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng - Các bước lập kế hoạch bồi dưỡng bao gồm: + Bước 1. Xác định mục tiêu. + Bước 2. Xác định nội dung kế hoạch. + Bước 3. Ban hành kế hoạch. 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện Làm tốt công tác đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng. Phòng GD&ĐT chủ động nghiên cứu, tham mưu tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN trên địa bàn quận. 3.2.3. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non có chất lượng 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp Tạo dựng đội ngũ báo cáo viên có chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ tốt. Hướng tới việc chủ động được đội ngũ báo cáo viên, tạo sự chủ động trong việc bố trí báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Thứ nhất, liên kết với cơ sở giáo dục có uy tín trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non. Thứ hai, chủ động xây dựng đội ngũ báo cáo viên trên cơ sở đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non cốt cán của quận. Thứ ba, tiến hành bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ báo cáo viên của địa phương. 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện Phòng GD&ĐT huyện phải chủ động liên hệ, phối hợp với các trường có uy tín trong việc đào tạo bồi dưỡng GVMN. Có các chế tài hấp dẫn nhằm thu hút đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non có năng lực trở thành đội ngũ báo cáo viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
  21. 21 3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non theo hướng tăng quyền tự chủ cho cơ sở 3.2.4.1. Mục đích của biện pháp Hướng đến việc tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN bằng các hình thức đa dạng, tiên tiến trên cơ sở tăng quyền tự chủ cho cơ sở bồi dưỡng và gắn trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng với công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện Thứ nhất, tự chủ và tự chịu trách nhiệm phát triển đội ngũ báo cáo viên, đảm bảo trách nhiệm về chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Thứ hai, tự chủ và tự chịu trách nhiệm hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. Thứ ba, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Phòng GD&ĐT huyện chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng GVMN để xây dựng chương trình bồi dưỡng, thiết kế các chương trình bồi dưỡng qua mạng internet và thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GVMN. Bộ, Sở GD&ĐT tăng quyền tự chủ cho Phòng GD&ĐT trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN. 3.2.5. Tăng cường các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp Chuẩn bị nguồn tài chính, nâng cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và xây dựng hệ thóng học liệu mở để phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện Thứ nhất, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Thứ hai, tạo điều kiện về thời gian để GVMN các trường tham gia hoạt động bồi dưỡng. Thứ ba, đảm bảo các điều kiện về tài chính cho hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống website và xây dựng nguồn học liệu mở để hướng giúp cho việc cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm của GVMN các trường được thuận lợi hơn. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
  22. 22 Nghiên cứu kỹ các chế độ tài chính; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Am hiểu về công nghệ thông tin để xây dựng website được khoa học, hiệu quả. 3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp đánh giá được chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN và có những điều chỉnh kịp thời để hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao. 3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Thứ nhất, quy định các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Thứ hai, kết hợp các loại hình kiểm tra, đánh giá để thu thập nhanh chóng, chính xác kết quả bồi dưỡng. Thứ ba, tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc của GVMN sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. 3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp Các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra phải nghiên cứu xây dựng chi tiết, khoa học và được thông báo công khai tới GVMN trước khi tiến hành bồi dưỡng. Các tiêu chí, hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng phải được thông báo cụ thể trong tài liệu bồi dưỡng. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Trong sáu biện pháp được đề xuất, mỗi biện pháp đều được thể hiện rõ mục đích, nội dung và cách thức tiến hành, điều kiện để thực hiện biện pháp. Các biện pháp đề xuất đều có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết và chi phối lẫn nhau. Các biện pháp đề xuất cần phối hợp với nhau, tác động tương hỗ giúp cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
  23. 23 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất Ít Rất Ít TT Các biện pháp đề xuất Cần Khả cần cần khả khả thiết thi thiết thiết thi thi Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên về bồi dưỡng và quản lý bồi 1 91,2 8,8 0,0 92,8 7,2 0,0 dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo chuẩn 2 chức danh nghề nghiệp cho GVMN dựa 94,4 5,6 0,0 93,2 6,8 0,0 trên nhu cầu thực tế của các cơ sở Xây dựng đội ngũ báo cáo viên bồi dưỡng 3 theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho 83,2 16,8 0,0 79,2 20,8 0,0 GVMN có chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng theo 4 chuẩn chức danh nghề nghiệp cho GVMN 86,8 13,2 0,0 87,6 12,4 0,0 theo hướng tăng quyền tự chủ cho cơ sở Tăng cường các điều kiện thuận lợi để hỗ 5 trợ cho công tác bồi dưỡng theo chuẩn 88,0 12,0 0,0 86,8 13,2 0,0 chức danh nghề nghiệp cho GVMN Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết 6 quả hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức 89,6 10,4 0,0 90,0 10,0 0,0 danh nghề nghiệp cho GVMN Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, cả sáu biện pháp đề xuất đều được CBGV quận Hoàng Mai đánh giá rất cao về tính khả thi và tính cần thiết. Về mức độ cần thiết, tất cả CBGV đều đánh giá các biện pháp ở mức cần thiết và rất cần thiết, trong đó có trên 83,2% ý kiến đánh giá các biện pháp là rất cần thiết. Về mức độ khả thi thì các ý kiến đánh giá đều là rất khả thi và khả thi, trong đó có trên 79,2% ý kiến đánh giá là rất khả thi. Như vậy, các biện pháp được đề xuất là thiết thực và phù hợp với thực tế giáo dục mầm non quận Hoàng Mai trong giai đoạn hiện nay. Tiểu kết chương 3 Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quận Hoàng Mai đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính đồng bộ. Những biện pháp được đề xuất đã tập trung khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai. Các biện pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại, chịu sự chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Sáu giải pháp này được khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và khả thi cao, tuy nhiên cần được triển khai
  24. 24 thực hiện một cách đồng bộ để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quận Hoàng Mai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay và góp phần phát triển giáo dục mầm non của quận Hoàng Mai. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. Luận văn đã nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai. Luận văn đã đề xuất sáu biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN quận Hoàng Mai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời, chúng tôi đã khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Qua khảo sát bước đầu, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi rất cao. Như vậy, giả thuyết của đề tài nêu ra là phù hợp và tác giả đã hoàn thành mục đích, các nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu đã đề ra. 2. Khuyến nghị - Đối với Bộ GD&ĐT: Nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo hướng tăng cường quyền tự chủ của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh, huyện trong công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiểu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. - Đối với Sở GD&ĐT TP Hà Nội: Chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện trong việc rà soát, kiểm tra đội ngũ GVMN để có cơ sở thực hiện bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở bồi dưỡng cập nhật những nội dung mới vào chương trình bồi dưỡng và biên soạn hệ thống tài liệu thống nhất có chất lượng cho công tác bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN. - Đối với Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai: + Làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non. + Thường xuyên tổ chức học hỏi, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tổ chức giao lưu học hỏi giữa các cơ sở giáo dục. - Đối với CBGV các cơ sở giáo dục mầm non quận Hoàng Mai: Tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo trong học tập và tự bồi dưỡng./.