Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn nghề nghiệp

doc 24 trang phuongvu95 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn nghề nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docquan_ly_hoat_dong_trai_nghiem_cua_hoc_sinh_cac_truong_tieu_h.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo chuẩn nghề nghiệp

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát triển năng lực cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những tiềm năng và ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực, đưa đến việc hình thành năng lực cho học sinh. Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Trên thực tế cho thấy, trong những năm qua, việc triển khai các hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học nói chung và trên địa bàn huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương nói riêng được các nhà trường tổ chức vẫn chỉ mang tính chất theo chuyên đề, kết hợp vào các buổi du lịch, tham quan, vì vậy đã hạn chế phần nào những hiệu quả tích cực mà hoạt động trải nghiệm mang lại. Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm với học sinh tiểu học, do vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trình bày cụ thể về quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài:“Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” được lựa chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện giáo dụcTiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục trải nghiệm trong trường Tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo Chương trình giáo dục phổ 1
  2. thông 2018 còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tế, như: Ban giám hiệu còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động trải nghiệm; nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động đa dạng và phù hợp với năng lực cá nhân của học sinh, quá trình dạy học còn nặng về việc trang bị kiến thức, ít tính thực tế; nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, coi hoạt động trải nghiệm đơn thuần là tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế Nếu dựa vào tiếp cận chức năng quản lý để đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hợp lý và khả thi thì sẽ khắc phục được các bất cập trên, giúp học sinh phát triển năng lực, phát huy tiềm năng sáng tạo, phẩm chất nhân cách cần thiết để học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5.4. Tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Chủ thể quản lý Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học. 6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học. 6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Tập trung tổ chức khảo sát thực trạng tại 18/18 trường Tiểu học thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 6.4. Giới hạn về đối tượng khảo sát - Ban Giám hiệu: 37 người (18 Hiệu trưởng, 19 Phó hiệu trưởng); - Tổ trưởng: 36 người; - 227 giáo viên trường tiểu học. 2
  3. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra viết, bảng hỏi: nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh tiểu học về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá các biện pháp được đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, mô hình quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học. - Phương pháp quan sát: Thu thập thêm thông tin về thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học. - Phương pháp phỏng vấn: Xin ý kiến trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, thành Hải Dương nhằm đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường, nguyên nhân của thực trạng quản lý và việc học sinh thể hiện kỹ năng được học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lý của nhà trường các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của các nhà trường. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu trường Tiểu học Tráng Liệt, huyện Bình Giang nhằm giải thích thêm cho kết quả thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của các nhà trường tiểu học, từ đó cung cấp thêm cơ sở để đề xuất biện pháp quản lý. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, có thể điều chỉnh các nhận định, đề xuất các biện pháp quản lý của nghiên cứu này. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá các kết quả điều tra thu được. 3
  4. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm Công trình nghiên cứu có liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm củaKurt Lewin là “T-nhóm và phương pháp phòng thí nghiệm”. Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết về học từ trải nghiệm (Experiential learning), theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm. Mặc dù trên thế giới, học tập dựa vào trải nghiệm được bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm nhưng ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm còn nhiều hạn chế: có ít công trình, tài liệu nghiên cứu và vận dụng: Năm 2006, học tập dựa vào trải nghiệm được đề cập ở Việt Nam trong tài liệu “Học mà chơi - Chơi mà học: Hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm” do Dự án GDTNHà Nội và Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên soạn. Hội thảo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông năm 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo tập trung một số nghiên cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục Việt Nam về cơ sở lí luận, thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển và một số gợi ý áp dụng vào giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Do đó, có thể chia hoạt động giáo dục trải nghiệm thành 2 nhóm: Hoạt động giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động giáo dục và Hoạt động dạy học trải nghiệm thông qua các môn học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học Về khía cạnh quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gần đây có một số luận văn thạc sĩ đã lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở phạm vi hẹp: trong một trường hay nhiều trường ở một địa phương cụ thể và nghiên cứu tại thời điểm mà hoạt động trải nghiệm chưa phải hoạt động giáo dục bắt buộc, mới chỉ được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình với các hình 4
  5. thức còn chưa phong phú và học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. Vì vậy, các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm trong trường học mà các tác giả đề cập trong luận văn chưa được đầy đủ, toàn diện; việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong các môn học, tiết học còn lúng túng. Đến nay, việc tổ chức và quản lí các hoạt động trải nghiệm trong các trường phổ thông cần có cách tiếp cận mới và điều chỉnh cho phù hợp. Đây cũng là lý do mà đề tài này được lựa chọn và triển khai nghiên cứu ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài Hoạt động trải nghiệm: Trải nghiệm là khi con người vận dụng vốn kinh nghiệm của bản thân để tiến hành hoạt động tương tác với môi trường xung quanh, với sự vật, hiện tượng từ quá trình hoạt động đó con người tích luỹ được thêm những kinh nghiệm mới. Hoạt động trải nghiệm thông qua các môn học:HĐTN thông qua các môn học cho học sinh tiểu học được giáo viên bộ môn tổ chức theo các hình thức đa dạng, linh hoạtgắn với thực tiễn,trong đó HS được trải nghiệm đề xuất ý tưởng, thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện, qua đó vừa lĩnh hội được nội dung học tập, vừa hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo những vấn đề nhận thức và thực tiễn. Hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động giáo dục: HĐTN thông qua hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học được giáo viên tổ chức với việc tập trung vào khám phá, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, nhằm hình thành những thói quen sinh hoạt cơ bản, nuôi dưỡng ý thức, tư duy tập thể cho học sinh, đồng thời phát triển những tố chất, cá tính của mỗihọc sinh. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học: Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến đội ngũ cán bộ quản lí, GVnhằm nâng cao nhận thức vềtầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, ý thức được nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng GD nói chung và của hoạt động trải nghiệm thông qua các môn học nói riêng, từ đó có hành động tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục cũng như phối hợp các 5
  6. lực lượng có liên quan nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học. 1.3. Giáo dục Tiểu học 1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là bậc học dành chủ yếu cho HS trong độ tuổi từ 6 -11 tuổi.Bậc tiểu học tạo ra những tiền đề cơ bản và bền vững cho HS tiếp tục học lên bậc học cao hơn, hình thành những cơ sở ban đầucủa nhân cách. 1.3.2. Chương trình giáo dục Tiểu học Bảng 1.1. Khung chương trình giáo dục tiểu học mới (2018) Giai đoạn GDTH Chương trình Lớp Lớp Lớp Lớp 4 Lớp 5 Lớp 1 2 3 Tiếng Việt (BB) 12 12 8 6 6 Ngoại ngữ 1 (BB) 4 4 4 Ngoại ngữ 2 (TC1) Tiếng dân tộc (TC1) Toán (BB) 3 3 6 6 6 Giáo dục lối sống (BB) 2 2 2 1 1 Các môn học và số tiết trung bình Thể dục (BB) – Thể thao (TC3) trong 1 tuần của từngmôn học 2 2 2 2 2 Âm nhạc (TC3) – Mỹ thuật (TC3) 2 2 2 2 2 Cuộc sống quanh ta Tìm hiểu XH (BB) (BB) 2 2 Tìm hiểu TN 2 2 2 (BB) 2 2 Kỹ thuật (TC3) – Tin học (TC3) 1 1 1 2 2 6
  7. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TC3) 4 4 3 3 3 Tự học có hướng dẫn 4 4 2 2 2 Số tiết/tuần 32 32 32 32 32 1.4. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học Nhân cách của HS tiểu học có tính chỉnh thể và tính hồn nhiên trong quá trình phát triển.HS phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội để chiếm lĩnh những cái mới mẻ đó, nhằm chuyển tải vào bên trong, biến thành những phẩm chất nhân cách của mình. 1.4.2. Những yêu cầu của chương trình giáo dục 2018 về hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học. * Yêu cầu cần đạt về năng lực - Năng lực thích ứng với cuộc sống; - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; - Năng lực định hướng nghề nghiệp. 1.4.3. Các thành tố của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 1.4.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh. 1.4.3.2. Chương trình, nội dung của hoạt động trải nghiệm Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻođược triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính:Hoạt động phát triển cá nhân;Hoạt động lao động;Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng;Hoạt động hướng nghiệp. 7
  8. 1.4.3.3. Hình thức tổ chứchoạt động trải nghiệm -Thực hiện hoạt động trải nghiệm thông qua tích hợp các môn học; - Thực hiện hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức câu lạc bộ và hoạt động ngoài giờ. 1.4.3.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh - Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủ đề hoạt động. - Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực, của học sinh khi tham gia hoạt động. - Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. - Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động. 1.4.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động trải nghiệm Để thực hiện Chương trình Hoạt động trải nghiệm, các trường cần có những đồ dùng cơ bản dưới đây: Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn; Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể; Đồ dùng để thực hành 1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường Tiểu học 1.5.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm - Lập kế hoạch trải nghiệp thông qua dạy học cho học sinh theo năm học, tháng, tuần, cho toàn trường và cho từng khối lớp một cách chặt chẽ để đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh của kế hoạch năm học, kế hoạch từng học kỳ của nhà trường. - Xác định rõ các nội dung cần giáo dục và quyết định chọn hình thức giáo dục nào để có thể lồng ghép mục tiêu giáo dục trải nghiệmcho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. - Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng về giáo dục trải nghiệmcho học sinh - Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm thông qua dạy học cho học sinh. 1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm + Tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện - Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động trải nghiệm thông qua dạy học và các hoạt động giáo dục. 8
  9. - Phân công chức năng, nhiệm vụ cho thành viên ban chỉ đạovà các giáo viên, Tổng phụ trách và các lực lượng phối hợp trong và ngoài trường. - Xây dựng quy chế phối hợp trong thực hiện hoạt động trải nghiệm - Ban hành văn bản hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm. +Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm - Xác định rõ các hoạt động trải nghiệmcần tổ chức cho học sinh tiểu học. - Xác định các nội dung,hình thức hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng mục tiêu. - Lồng ghép tích hợp các hoạt động trải nghiệm vào từng môn học cụ thể. 1.5.3. Chỉ đạo, giám sát thực hiện hoạt động trải nghiệm + Các hoạt động trải nghiệm được chỉ đạo tổ chức phong phú và đa dạng, tạo cơ hội cho người học sáng tạo, lĩnh hội kiến thức, giá trị, kỹ năng + Hoạt động trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi và học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. + Huy động các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Nhưng nhà trường phải luôn đóng vai trò chỉ đạo (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp, ) 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm - Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện hoạt động trải nghiệm trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định trong kế hoạch. - Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm và kết quả đạt được trên cơ sở so sánh với chuẩn. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm dạy học và giáo dục của nhà trường. 1.5.5. Quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động trải nghiệm - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm đội ngũ giáo viên trong trường. - Dành kinh phí,thời gian hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm của học sinh một cách thỏa đáng. - Mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm (hệ thống âm thanh, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài 9
  10. liệu ) để nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo tránh lãng phí. 1.5.6. Phối hợp các lực lượng và phân cấp trong quản lý hoạt động trải nghiệm Nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐTN cho học sinh. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Tiểu học - Chủ thể quản lý - Đối tượng quản lý - Môi trường quản lý Kết luận chương 1 10
  11. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa của huyện Bình Giang Bình Giang là một trong 12 huyện thuộc tỉnh Hải Dương, là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, đang đẩy nhanh phát triển mạnh dịch vụ, thương mại và công nghiệp. 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học huyện Bình Giang Bảng 2.2. Kết quả đánh giá về phẩm chất của học sinhnăm học 2018- 2019 Kết quả về phẩm chất TT Khối TSHS Tốt Đạt Cần cố gắng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 I 2308 1425 61,74 871 37,74 12 0,52 2 II 2000 1142 57,10 856 42,80 2 0,10 3 III 1980 1131 57,12 846 42,73 3 0,15 4 IV 1833 934 50,95 892 48,66 7 0,38 5 V 1867 1098 58,81 768 41,14 1 0,05 Tổng 9988 5730 57,37 4233 42,38 25 0,25 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá về năng lựccủa học sinh năm học 2018- 2019 TT Khối TSHS Kết quả về năng lực Tốt Đạt Cần cố gắng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 I 2308 1320 57,19 954 41,33 34 1,47 2 II 2000 986 49,30 997 49,85 17 0,85 3 III 1980 1033 52,17 926 46,77 21 1,06 4 IV 1833 909 49,59 903 49,26 21 1,15 5 V 1867 942 50,46 920 49,28 5 0,27 11
  12. Tổng 9988 5190 51,96 4700 47,06 98 0,98 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục huyện Bình Giang năm học 2017-2018) 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát - Làm rõ cơ sở thực tiễn vềđiểm mạnh, điểm hạn chế trên cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 2.2.2. Nội dung khảo sát Tổ chức khảo sát tập trung làm nổi bật ba nội dung: - Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV, cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát + Địa bàn khảo sát: Khảo sát và đánh giá cán bộ quản lý, tổ trưởng tại 18 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Khảo sát đánh giá giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh tại 6 trường tiểu họcđó là: Tiểu học Tráng Liệt, Tiểu học Kẻ Sặt, Tiểu học Thái Học, Tiểu học Tân Hồng, Tiểu học Thúc Kháng, Tiểu học Vĩnh Hồng. + Đối tượng khảo sát - Ban Giám hiệu: 37 người (18 Hiệu trưởng, 19 Phó hiệu trưởng); - Tổ trưởng: 36 người; - 227 giáo viên trường tiểu học. 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát Để khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm học cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương,luân vănsử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp thống kê toán học. 2.2.5. Thang đánh giá 12
  13. Đánh giá theo bảng điểm, sử dụng thang đo khoảng và dựa vào giá trị trung bình của thang đo. Sử dụng thang đo khoảng: dùng thang đo Likert 4 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4 = 0.75 Ý nghĩa các mức như sau: Từ 1,00 – 1.75: Yếu Từ 1,76 – 2.50: Trung bình Từ 2,51 – 3,25: Khá Từ 3,26 – 4: Tốt Thực hiện khảo sát, đánh giá bằng các bảng điểm: 1: Yếu; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt 2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinhcác trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Biểu đồ 2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 13
  14. Biểu đồ 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Bảng 2.17. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học Mức độ ảnh hưởng AH Nội AH Tổng Thứ TT AH khá trung AH yếu dung nhiều điểm ĐTB bậc bình SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Trình độ, năng lực đội 1 124 496 132 396 42 84 2 2 978 3,26 Tốt ngũ cán bộ quản lý Đặc 2 điểm 125 500 142 426 30 60 3 3 989 3,297 Tốt tâm lý - 14
  15. Mức độ ảnh hưởng AH Nội AH Tổng Thứ TT AH khá trung AH yếu dung nhiều điểm ĐTB bậc bình SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm xã hội của lứa tuổi học sinh tiểu học Nội dung, chương trình 3 87 348 120 360 90 180 3 3 891 2,97 Khá hoạt động trải nghiệm Cơ sở vật chất và các 4 94 376 126 378 92 184 8 8 946 2,95 Khá điều kiện cần thiết Phương pháp kiểm tra đánh giá 5 87 348 145 435 53 106 15 15 904 3,01 Khá và cơ chế động viên 15
  16. Mức độ ảnh hưởng AH Nội AH Tổng Thứ TT AH khá trung AH yếu dung nhiều điểm ĐTB bậc bình SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm khen thưởng 2.6. Đánh giá chung 2.6.1. Những điểm mạnh Huyện Bình Giang là một trong những huyện dẫn đầu về chất lượng giáo dục tỉnh Hải Dương. 100% các trường tiểu học trong huyện đều đạt chuẩn quốc gia. BGH các nhà trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Đội ngũ GV và cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ thông tin. CBQL và đội ngũ GV có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết. HS ngoan, có ý thức chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Các nhà trường có cơ ngơi khang trang, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngày càng hiện đại và đầyđủ. Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Giang được tập huấn và thực hiện đồng bộ chỉ đạo về hoạt động dạy học trải nghiệm.Các hoạt động trải nghiệmcó sự tương tác qua lại về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với môn học được lồng ghép trong các hoạt động để hình thành kỹ năng. - Nguyên nhân thành công Phòng GD&ĐT có đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên đoàn kết gắn bó, trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp GD&ĐT, có uy tín với các nhà trường và nhân dân. Sự chỉ đạo và kiểm tra, giám sát của Phòng GD&ĐTđối với công tác quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, phương pháp dạy học;quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với các bộ quản lý giáo viên; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ về phẩm chất chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 16
  17. Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có đội ngũ quản lý nhiệt tình, trách nhiệm, vững vàng về trình độ quản lý, có uy tín với giáo viên. Đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Bình Giang đều đạt trên chuẩn về trình độ, có lòng yêu nghề mến trẻ nên tương đối thuận lợi trong việc triển khai hoạt động trải nghiệm. Nhìn chung đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. 2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân - Hạn chế Hoạt động lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm vẫn còn nhiều lúng túng do văn bản chưa thống nhất, rõ ràng.Việc chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đạt đước những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều bất cập như cơ sở vật chất và hoạt động xã hội hoá chưa được phát huy tốt. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thực sự sát sao, chưa có các tiêu chí đánh giá chung cho các trường thực hiện mà hoạt động đánh giá mới chỉ dựa trên tiêu chí do trường biên soạn. Hoạt động trải nghiệm của học sinh chưa được phong phú do nguồn ngân sách hạn hẹp nên chỉ diễn ra chủ yếu ở trong trường. - Nguyên nhân Chế độ chính sách chưa có nên khó có các biện pháp tạo động lực thích hợp cho giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nhận thức của giáo viên về vị trí vai trò của họ chưa thực sự tốt, còn nhiều giáo viên “trung bình chủ nghĩa” và an phận nên quá trình tổ chức hoạt độngtrải nghiệm thông qua hoạt động dạy học đối với giáo viên lớn tuổi khó thích ứng kịp. 2.6.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết - Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, điều kiện về địa lý, kinh tế của người dân địa phương, đặc điểm tâm lý của trẻ. - Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động trải nghiệm, cần triển khai các văn bản của các cấp đến đội ngũ cán bộ GV về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục, trong đó có 17
  18. hoạt động trải nghiệm, đồng thời cần trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV. - Triển khai, chuẩn bị tốt về tâm thếđể học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm. - Tuyên truyền, tạo động lực cho các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm. - Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Kết luậnchương 2 18
  19. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp - Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích; - Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển; - Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; -Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống; -Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ. 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng và cách thức triển khai hoạt động trải nghiệm của học sinh Tiểu học Mục đích của biện pháp: Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV, cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng GD nói chung và của hoạt động trải nghiệm nói riêng, từ đó có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, dẫn đến hình thành ý thức và hành động phối hợp, tổ chức thực hiện trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động trải nghiệm ở đơn vị công tác và nơi con em mình đang học tập. 3.2.2. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về hình thức, phương pháp triển khai hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Mục tiêu của biện pháp: Tăng hiệu quả tập huấn hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học nhằm trao đổi và nâng cao các kỹ năng quản lý hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học và tăng cường thêm các cách, phương án quản lí hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học trên nền tảng những kết quả đã đạt được. 3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hoá hình thức thực hiện hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Mục tiêu của biện pháp: Tạo sự thích thú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm dựa trên sự phù hợp về đặc điểm, hứng thú của từng cá nhân và từng nhóm học sinh. 3.2.4. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học. 19
  20. Mục tiêu của biện pháp: Giúp người quản lý biết được kết quả rèn luyện của HS qua HĐ, trong công tác chủ nhiệm và qua các HĐTN, từ đó có sự điều chỉnh các HĐ cho phù hợp; Giúp cho mỗi GV thấy được mặt mạnh, mặt yếu của việc thực hiện kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong lớp của mình, trong các hoạt động do mình phụ trách từ đó để xác định phương hướng điều chỉnh phù hợp,kịp thời. 3.2.5. Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường Tiểu học Mục tiêu của biện pháp: Đảm bảo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS được phong phú, có chất lượng trên cơ sởcó đầy đủ cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. 3.2.6. Quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm của học sinh. Mục tiêu của biện pháp: Đảm bảo cho sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong cùng mục tiêu, một yêu cầu giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với lứa tuổihọc sinh tiểu học, nhờ vậysẽ đem lại kết quả giáo dục tốt hơn. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp đều có mối quan hệ trong một chỉnh thể thống nhất, theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau trong quá trình QL hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học. 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Mẫu khảo nghiệm: 73 người (hiệu trưởng: 18 người; phó hiệu trưởng: 19 người; tổ trưởng: 36 người) 20
  21. Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Từ kết quả khảo sát, có thể nhận định rằng những biện pháp đề xuất mà tác giả luận văn đưa ra được đánh giá có cấp thiết và tính khả thi cao. Kết luận chương 3 21
  22. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến đội ngũ cán bộ quản lí, GVnhằm nâng cao nhận thức vềtầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, ý thức được nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng GD nói chung và của hoạt động trải nghiệm thông qua các môn học nói riêng, từ đó có hành động tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục cũng như phối hợp các lực lượng có liên quan nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường Tiểu học bao gồm:Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm;Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm;Chỉ đạo, giám sát thực hiện hoạt động trải nghiệm;Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm;Quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động trải nghiệm; Phối hợp các lực lượng và phân cấp trong quản lý hoạt động trải nghiệm. Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường Tiểu học chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý. 1.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cho thấy, việcChỉ đạo, giám sát hoạt động trải nghiệmcủa học sinh tiểu học và Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học được thực hiện tốt hơn cả. Việc Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học hiện nay chưa được thực hiện tốt. 1.4. Thực trạng quản lý quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dươngchịu ảnh hưởng của một số yếu tố, ảnh hưởng nhất là yếu tố “Đặc điểm tâm lý - xã hội của lứa tuổi học sinh tiểu học” và “Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý”. 1.5. Đề xuất 05 biện pháp nâng quản lí hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường Tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng và cách thức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học; Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về hình thức, phương pháp triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hoá hình thức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; 22
  23. Biện pháp 4: Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và đánh giá quá trìnhthực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường tiểu học; Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học; Biện pháp 6: Quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Kết quả kiểm chứng đã khẳng định các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với chính quyền và các tổ chức xã hội tại Hải Dương Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm phát triển và tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ em. Có sự hỗ trợ kịp thời cho hoạt động trải nghiệm trên địa bàn toàn tỉnh và có chính sách hỗ trợ hoạt động trải nghiệm phù hợp với tình hình, nhu cầu của từng đơn vị phối hợp. Đầu tư về kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường thực hiện hoạt động trải nghiệm được thuận lợi và đạt hiệu quả. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương Mở các lớp tập huấn về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, GV bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng như áp dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm vào dạy các môn học đạt hiệu quả. Tập huấn chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và đặc biệt xây dựng mẫu các hoạt động trải nghiệm thuộc nội dung của chương trình. Tham mưu với UBND tỉnh đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho việc dạy và học trong các nhà trường. 2.3. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang Tham mưu cho UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đầu tư cơ sở vật và có chính sách hỗ trợ tài cho hoạt động trải nghiệm của các nhà trường đóng trên địa bàn. Xem xét các nội dung và chương trình HĐTN tiểu học để có các đề xuất cải tiến nội dung cho phù hợp. 2.4. Đối với lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm của học sinh. 23
  24. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn các cấp, triển khai HĐ tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi HĐ, động viên, khen thưởng kịpthời. 2.5. Đối với giáo viên trường tiểu học Tự bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng cách thức tổ chức, có kiến thức và có thái độ đúng đắn với hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học ở địa phương và lớp mình phụ trách. Phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động trải nghiệm để phát triển ở địa phương nói riêng và toàn xã hội nói chung. 24