Tóm tắt Luận văn Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

doc 24 trang phuongvu95 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_ky_nang_tham_van_tam_ly_cua_giao_vien_mam_n.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tham vấn tâm lý ra đời từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đem lại sự trợ giúp tâm lý hữu hiệu, giúp cho con người duy trì được sự cân bằng tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tham vấn học đường là một lĩnh vực ứng dụng của tham vấn tâm lý trong trường học, với mục đích trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, giáo dục và các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội cho giáo viên, học sinh, CMHS và tổ chức nhà trường. Ngày 28/10/2005, Bộ GD & ĐT ra chỉ thị số 9771/BGD&DT- HSSV với nội dung hướng dẫn về việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào trường học [5.Tr 5]. Thực tế hiện nay mô hình này mới chỉ được thực hiện tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, còn lại các trường mầm non hầu như chưa có phòng tham vấn học đường cũng như cán bộ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp. Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên mầm non và đặc biệt là cha mẹ học sinh có nhu cầu tham vấn rất lớn. Nhiều cha mẹ học sinh bất lực khi tâm lý của con thay đổi bất thường; sự ám ảnh, lo sợ khi con đi học thường xuyên đau ốm; một số cha mẹ học sinh bị stress do sự khuyết tật của con; nhiều cha mẹ lại trăn trở, lo lắng sợ con bị ảnh hưởng của những trẻ khuyết tật học hòa nhập; khó khăn tâm lý trong việc chọn lớp, chọn cô; những mâu thuẫn xảy ra giữa cha mẹ học sinh và giáo viên khác mà bản thân khó bộc lộ vv. Vô vàn những khó khăn về 1
  2. mặt tâm lý mà cha mẹ học sinh cần trợ giúp. Khi cha mẹ học sinh gặp khó khăn trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ thì người đầu tiên mà họ tìm đến để chia sẻ và nhờ hỗ trợ tham vấn lại chính là giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng ngày cho chính con em của họ. Như vậy, giáo viên mầm non đóng vai trò là nhà tham vấn tâm lý cho cha mẹ học sinh trong trường học. Để đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý cho cha mẹ học sinh thì kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non là hết sức quan trọng. Nếu như đội ngũ giáo viên mầm non chưa được đào tạo chuyên nghiệp về tham vấn sẽ bị thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng tham vấn. Chính vì điều đó nên sự trợ giúp tâm lý của giáo viên mầm non có thể chỉ xảy ra nhất thời, kết cấu trợ giúp lỏng lẻo, thời gian ngắn hạn và hiệu quả trợ giúp có giới hạn nên chưa làm thỏa mãn được nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ học sinh. Khi những khó khăn tâm lý chưa được giải quyết, sự tin tưởng bị hạn chế sẽ là tác nhân tạo ra những cảm xúc tiêu cực, xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột thậm chí xảy ra xung đột ngay tại trường mầm non, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của tập thể nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung Điều đặc biệt hơn cả là ảnh hưởng trực tiếp đến chính đứa trẻ. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi hướng tới đối tượng nghiên cứu là kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh như một hình thức tham vấn dán tiếp và hướng đích cuối cùng của tác giả là đem lại kết quả phát triển tốt nhất cho trẻ em, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đáp ứng 2
  3. yêu cầu đổi mới giáo dục.Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi hướng tới đối tượng nghiên cứu là kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh như một hình thức tham vấn gián tiếp và hướng đích cuối cùng của tác giả là đem lại kết quả phát triển tốt nhất cho trẻ em, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thông qua việc tham vấn cho chính cha mẹ của trẻ. Để hiệu quả tham vấn của giáo viên mầm non với Cha mẹ học sinh đạt kết quả thì việc nâng cao nhận thức và kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non là hết sức cần thiết. Hơn nữa, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. Đó là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hoá và xác định những vấn đề lý luận về tham vấn tâm lý, kỹ năng tham vấn tâm lý, kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh; các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh. 3.2. Khảo sát; Đánh giá thực trạng về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh và lý giải nguyên nhân của thực trạng. 3
  4. 3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 4.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu 291 giáo viên mầm non, 274 cha mẹ học sinh (đã được tham vấn tâm lý) các trường mầm non Công lập quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi mục tiêu: Đề tài nghiên cứu thực trạng một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi (mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kỹ năng). Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh. Các biện pháp tác động và thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh. 5.2. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh, không nghiên cứu kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non cho đối tượng khác Đề tài nghiên cứu 291 khách thể là giáo viên mầm non, 274 cha mẹ học sinh thuộc 5 trường mầm non công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Không nghiên cứu khách thể thuộc các trường dân lập và trường tư thục trên địa bàn. 5.3. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu 291 khách thể là giáo viên mầm non đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non và 274 cha mẹ học sinh có con đang học tại trường mầm 4
  5. non trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018) 6. Giả thuyết nghiên cứu Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non cho cha mẹ ở mức độ trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non trong đó yếu tố: Nền tảng kiến thức về tham vấn tâm lý là yếu tố cơ bản. Có thể nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh bằng việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng tham vấn tâm lý. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chuyên gia, Phương pháp điều tra bảng hỏi, Phương pháp bài tập tình huống, Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích ca tham vấn, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp thử nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài gồm có 3 chương 8 tiết (108 trang) Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI CHA MẸ HỌC SINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu tại nước ngoài Hoạt động tham vấn trên thế giới có một chiều dài lịch sử, theo hướng chuyên nghiệp và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Có 5 hướng nghiên cứu lên quan và trực tiếp đến kỹ năng tham vấn đó là : Hướng nghiên cứu thứ nhất về quy trình, phương thức tư vấn hướng nghiệp và học đường; Hướng nghiên cứu thứ hai về trắc nghiệm tâm lý như là khía cạnh kỹ thuật của tham vấn. Hướng nghiên cứu thứ ba về kỹ thuật trị liệu tâm lý; Hướng nghiên cứu thứ 5
  6. tư về kỹ năng tương tác như là kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản. Hướng nghiên cứu thứ năm về kỹ thuật can thiệp của tham vần thông qua nhóm xã hội. Các nghiên cứu đều cho thấy bản chất của kỹ năng tham vấn tâm lý đều nhằm tới việc trợ giúp cho thân chủ có khó khăn về tâm lý - xã hội, giúp cho con người duy trì được sự cân bằng tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, tham vấn cũng đã xuất hiện khá sớm nhưng chưa thực sự phổ biến và mang tính chuyên nghiệp.Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, nhu cầu tham vấn ngày một gia tăng và kéo theo sự phát triển mang tính chuyên sâu của lĩnh vực này. Ở Việt Nam đã có một số cá nhân, cơ quan đã nỗ lực triển khai các nghiên cứu về tham vấn, tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về tham vấn, kỹ năng tham vấn cần phải được tiếp tục và đóng góp thêm cả về cơ sở lí luận và thực tiễn cho hoạt động tham vấn tại Việt Nam. Đặc biệt là hướng nghiên cứu về kỹ năng tham vấn tâm lý trong trường học [38]. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên nói chung và kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non nói riêng. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản 1.2.1. Kỹ năng 1.2.1.1. Khái niệm về kỹ năng Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả theo mục đích đã đề ra [9.tr 32] 1.2.1.2. Quá trình hình thành kỹ năng Quá trình hình thành kỹ năng đi từ hình thành nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hành động tới việc quan sát, làm thử, cuối cùng là tiến hành hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đề ra. 1.2.2. Tham vấn, tham vấn tâm lý 6
  7. Khái niệm về tham vấn/tham vấn tâm lý: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó NTV sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình 1.2.3. Kỹ năng tham vấn tâm lý Khái niệm kỹ năng tham vấn tâm lý: Kỹ năng tham vấn tâm lý là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức chuyên môn của NTV vào trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. 1.2.4. Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh 1.2.4.1. Khái niệm giáo viên mầm non Giáo viên mầm non là người làm việc tại một trong các cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Giáo viên mầm non đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ do Ngành và Nhà nước quy định. 1.2.4.2. Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non vào trợ giúp cho cha mẹ học sinh, giúp họ nhận thức được vấn đề đang tồn tại, từ đó xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 1.2.4.3. Một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thấu hiểu; kỹ năng phản hồi. 7
  8. 1.2.5. Quy trình hình thành kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Quy trình hình thành kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non từ hình thành nhận thức về nội dung, mục đích, cách thức thực hiện kỹ năng tới việc quan sát, làm thử, cuối cùng là tiến hành hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đề ra. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: Các yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố khách quan. Tiểu kết Chương 1 Tham vấn tâm lý là hình thức trợ giúp tâm lý được hình thành và phát triển theo hướng chuyên nghiệp trên thế giới gần một thế kỷ nay với sự đóng góp của các nghiên cứu về phương pháp, kỹ thuật tham vấn hướng nghiệp, học đường, trị liệu tâm lý. Tham vấn học đường là hoạt động trợ giúp cho tất cả các học sinh, cha mẹ học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập của học sinh và cha mẹ học sinh; các mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong tham vấn là trợ giúp cho đồng nghiệp, tổ chức nhà trường và đặc biệt là cha mẹ học sinh tự giải quyết các vấn đề vướng mắc trong đời sống tâm lý liên quan đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, giáo viên mầm non phải có những kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản. Kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản là những kỹ năng nền tảng giúp cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động tham vấn nói chung. Có rất nhiều yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kỹ năng tham vấn của giáo viên mầm non. Ở Việt nam, tham vấn nói chung, tham vấn học đường nói riêng đang trên bước đường phát triển. Đã có một số cá nhân, cơ quan nỗ lực triển khai các nghiên cứu về tham vấn, tuy nhiên những nghiên cứu sâu về tham vấn, kỹ năng tham vấn cần 8
  9. phải được đóng góp thêm cả về lý luận và thực tiễn đặc biệt là hướng nghiên cứu về kỹ năng tham vấn tâm lý trong trường học, kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên. Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu lý luận Người nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, qua đó: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu được đăng tải trên sách báo, tạp chí, hệ thống thông tin internet bàn về tham vấn, kỹ năng tham vấn, kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát và giai đoạn thử nghiệm tác động. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chuyên gia: Nhằm xác định sự cần thiết của các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh 2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Người nghiên cứu xây dựng 2 loại phiếu điều tra: + Phiếu số 1: Dành cho giáo viên mầm non đánh giá + Phiếu số 2: Dành cho cha mẹ học sinh (thân chủ) đánh giá 2.2.3. Phương pháp bài tập tình huống: Bài tập tình huống được thiết kế và sử dụng để kiểm định kết quả thu được từ phiếu điều tra về thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh và kết quả thử nghiệm. 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Thu thập, bổ xung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn 2.2.5. Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp những hành vi, cử chỉ, lời nói của giáo viên mầm non khi tham vấn cho cha mẹ 9
  10. học sinh làm căn cứ bổ xung thông tin về kỹ năng tham vấn của giáo viên mầm non. 2.2.6. Phương pháp phân tích ca tham vấn: Người nghiên cứu tiến hành phân tích 3 ca tham vấn của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh. 2.2.7. Phương pháp thử nghiệm tác động Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về KNTV của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh, ý kiến đề xuất của GVMN và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và nâng cao KNTV của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh, chúng tôi chọn một biện pháp thử nghiệm tác động nâng cao KNTV của giáo viên mầm non. 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 trong môi trường Windows. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. 2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 2.3.1. Tiêu chí đánh giá: Với 3 tiêu chí: Tính chính xác; tính thành thạo; tính linh hoạt 2.3.2. Thang đánh giá 2.3.2.1. Thang đánh giá mức độ nhận thức về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = 5-1/5 = 0,8 STT Mức độ Điểm TB đạt được 1 Nhận thức rất đầy đủ về kỹ năng Từ 4.2 đến 5 điểm 2 Nhận thức đầy đủ về kỹ năng Từ 3.4 đến < 4.2 điểm 3 Nhận thức chưa đầy đủ về kỹ năng Từ 2.6 đến < 3.4 điểm 4 Nhận thức sai về kỹ năng Từ 1.8 đến < 2.6 điểm 5 Chưa có nhận thức về kỹ năng Từ 1 đến < 1.8 điểm 10
  11. 2.3.2.2. Thang đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = 5 - 1/5 = 0,8 Mức độ Yêu cầu đạt được Điểm đạt được 1. Mức độ Thực hiện đầy đủ, chính xác, nhanh Từ 4.2 đến < 5 tốt chóng, thành thạo và linh hoạt các điểm thao tác/biểu hiện của các kỹ năng 2. Mức độ Thực hiện đầy đủ, chính xác, nhanh Từ 3.4 đến < khá chóng, tương đối nhanh chóng, linh hoạt 4.2 điểm các thao tác/biểu hiện của các kỹ năng 3. Mức độ Thực hiện đầy đủ nhưng chưa thành Từ 2.6 đến < trung bình thạo và linh hoạt các thao tác/biểu 3.4 điểm hiện của các kỹ năng 4. Mức độ Thực hiện kỹ năng không chính xác, Từ 1.8 đến < yếu lúng túng, bỏ sót nhiều thao tác 2.6 điểm 5. Mức độ Thực hiện kỹ năng không chính xác, Từ 1 đến < 1.8 kém lúng túng, hay mắc lỗi, bỏ sót nhiều điểm thao tác 2.3.2.3.Thang đánh giá mức độ thực hiện bài tập tình huống Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = 3 - 1/5 = 0,4 STT Mức độ Điểm đạt được 1 Xử lý bài tập tình huống ở mức độ Từ 2.6 đến 3 điểm tốt: 2 Xử lý bài tập tình huống ở mức độ Từ 2.2 đến < 2.6 khá: điểm 3 Xử lý bài tập tình huống ở mức độ Từ 1.8 đến < 2.2 TB điểm 4 Xử lý bài tập tình huống ở mức yếu Từ 1.4 đến < 1.8 điểm 11
  12. 5 Xử lý bài tập tình huống ở mức độ 1 đến <1.4 điểm kém 2.3.2.4. Thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Ảnh hưởng rất lớn: 4 điểm; Ảnh hưởng lớn: 3 điểm; Ít ảnh hưởng: 2 điểm; Không ảnh hưởng: 1 điểm Các yếu tố ảnh hưởng được xếp theo thứ bậc dựa trên điểm trung bình của từng yếu tố ảnh hưởng. Điểm trung bình càng cao thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố càng lớn và ngược lại yếu tố có điểm trung bình càng thấp thì mức độ ảnh hưởng càng ít. Tiểu kết chương 2 Nghiên cứu “kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non” là một đề tài mới và rất khó. Vì vậy để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra một cách khách quan, đầy đủ và logic đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra viết, phương pháp giải bài tập tình huống, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích ca tham vấn, phương pháp thử nghiệm tác động. Các phương pháp này bổ xung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu cho nhau ở nhiều góc độ. Bên cạnh đó các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu và kết luận đủ tin cậy, có giá trị về mặt khoa học. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Kết quả nghiên cứu thực tiễn kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 3.1.1. Mức độ nhận thức về các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non 12
  13. Bảng 3.1. Đánh giá chung mức độ nhận thức về các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non STT Mức độ nhận thức SL % 1 Nhận thức rất đầy đủ về kỹ 0 0 năng 2 Nhận thức đầy đủ về kỹ năng 21 7.2 3 Nhận thức chưa đầy đủ về kỹ 236 81.1 năng 4 Nhận thức sai về kỹ năng 34 11.7 5 Chưa có nhận thức về kỹ năng 0 0 Trong 291 giáo viên mầm non được nghiên cứu, chỉ có 21 giáo viên (7.2%) có nhận thức đầy đủ về các kỹ năng tham vấn tâm lý.Tỷ lệ giáo viên mầm non nhận thức chưa đầy đủ về các kỹ năng tham vấn tâm lý chiếm tỷ lệ rất cao: 236/291 giáo viên, chiếm 81.2%. Có 34 giáo viên (11.7%) nhận thức sai về KNTV tâm lý. Không có giáo viên nào có mức độ nhận thức rất đầy đủ về các KNTV tâm lý, cũng không có giáo viên nào chưa có nhận thức về các KNTV tâm lý. 3.1.2. Thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh 3.1.2.1. Đánh giá chung về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Bảng 3.3: Đánh giá chung về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh STT Mức độ thực hiện Số lượng % 1 Mức độ tốt (từ 4.2 đến 5 điểm) 0/291 0 2 Mức độ khá (từ 3.4 đến 4.2 điểm) 26/291 8,9 3 Mức độ trung bình (từ 2.6 đến 3.4 234/291 80,4 điểm) 4 Mức độ yếu (từ 1.8 đến 2.6 điểm) 31/291 10,7 5 Mức độ kém (từ 1.2 đến 1.8 điểm) 0/291 0 13
  14. Đa số giáo viên mầm non đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý ở mức độ trung bình. Tỷ lệ giáo viên đánh giá ở mức độ khá không cao 8,9%. Tỷ lệ giáo viên đánh giá ở mức độ yếu là 10,7%. Không có giáo viên nào đánh giá ở mức độ tốt và kém. Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non chịu sự ảnh hưởng của mức độ nhận thức chưa đầy đủ về các kỹ năng tham vấn tâm lí. Các lỗi thường gặp trong tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh là: Giáo viên thường hay bỏ sót việc giải thích cho cha mẹ học sinh về mục đích và nguyên tắc tham vấn trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ. Đôi khi giáo viên không kiềm chế được cảm xúc khi cha mẹ học sinh nói lên quan điểm, suy nghĩ khác thường nên thường hay có những biểu hiện phản bác quan điểm cha mẹ học sinh, giáo viên có những câu hỏi dồn dập, không làm chủ được tiến trình hỏi, tần xuất hỏi không còn phù hợp nữa, các câu hỏi đóng xuất hiện. Trong kỹ năng phản hồi, giáo viên cũng thường đưa ra lời khuyên hay giải pháp cho cha mẹ học sinh. Đây cũng là lỗi mà giáo viên rất hay gặp phải trong tham vấn tâm lý cho cha mẹ học sinh. Hơn nữa, giáo viên đôi khi chưa nhận thức một cách đầy đủ về một vấn đề nào đó (như trẻ khuyết tật chẳng hạn - ca tham vấn thứ hai) dẫn đến việc phản hồi nội dung chưa đúng và ảnh hưởng đến tiến trình và hiệu quả của tham vấn. 3.1.2.3. Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non thông qua bài tập tình huống (xử lý ca tham vấn giả định) Bảng 3.5: Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non thông qua bài tập tình huống STT Mức độ thực hiện Số lượng % 1 Mức độ tốt 0 0% 2 Mức độ khá 19 6,5% 3 Mức độ trung bình 238 81,8% 14
  15. 4 Mức độ yếu 34 11,7% 5 Mức độ kém 0 0% Hầu hết giáo viên mầm non xử lý tình huống tham vấn giả định ở mức độ trung bình. Một số lượng không nhiều giáo viên xử lý ở mức độ khá (6,5%) và 11,7% giáo viên mầm non xử lý tình huống giả định ở mức độ yếu. Không có giáo viên nào xử lý tình huống ở mức độ tốt và mức độ kém. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh qua phiếu điều tra. 3.1.2.4. Đánh giá của cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non Bảng 3.6: Đánh giá của cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non Các Kỹ năng Tần số điểm Điểm Điểm 1 2 3 4 5 TC TB 1 Kỹ BH1 0 29 81 117 64 1085 3.7414 năng BH2 18 34 191 46 2 853 2.9313 thiết BH3 0 58 170 61 2 880 3.0241 lập BH4 0 43 141 93 14 951 3.2680 mối BH5 0 38 154 84 15 949 3.2612 quan _ 3.2454 hệ ∑ 2 Kỹ BH6 0 59 192 39 1 855 2.9381 năng BH7 0 25 182 74 10 942 3.2371 hỏi BH8 0 30 152 91 18 970 3.3333 BH9 0 39 183 69 0 903 3.1031 BH10 0 82 167 42 0 833 2.8625 _ 3.0948 ∑ 3 Kỹ BH11 0 19 208 64 0 918 3.1546 năng BH12 0 17 157 93 24 997 3.4261 15
  16. lắng BH13 0 64 184 39 4 856 2.9416 nghe BH14 0 55 127 103 6 933 3.2062 BH15 0 43 177 63 8 909 3.1237 _ 3.1704 ∑ 4 Kỹ BH16 0 41 168 62 20 934 3.2096 năng BH17 0 93 160 36 2 820 2.8179 thấu BH18 0 72 163 49 7 864 2.9691 hiểu BH19 0 91 154 42 4 832 2.8591 BH20 0 76 157 55 3 858 2.9485 _ 2.9608 ∑ 5 Kỹ BH21 0 57 174 56 4 880 3.0241 năng BH22 0 81 157 46 7 852 2.9278 phản BH23 0 78 178 30 5 835 2.8694 hồi BH24 0 71 138 75 7 891 3.0619 BH25 62 37 166 25 1 734 2.5310 _ 2.8828 ∑ Điểm TB chung của 5 kỹ năng 3.0709 Trong số 5 kỹ năng tham vấn tâm lý được nghiên cứu thì kỹ năng thiết lập mối quan hệ của giáo viên mầm non cha mẹ học sinh đánh giá ở mức điểm cao nhất; kỹ năng hỏi và kỹ năng lắng nghe cha mẹ đánh giá với số điểm tương đương với số điểm mà giáo viên đánh giá. Kỹ năng thấu hiểu và kỹ năng phản hồi cha mẹ học sinh đánh giá ở mức điểm thấp hơn. Theo sự đánh giá của cha mẹ học sinh, giáo viên mầm non thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý ở mức độ trung bình tương xứng với mức độ thực hiện mà giáo viên đánh giá. 16
  17. Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Giáo viên Cha mẹ học STT Mức độ mầm non sinh (Thân Tổng đánh giá chủ đánh giá) Số ý % Số ý % Số ý % kiến kiến ki ến 1 Rất hiệu 13 4,5 5 5% 18 4,6 quả 2 Hiệu quả 70 24 31 31 101 25,8 % 3 Ít hiệu quả 197 67,7 56 56 253 64,7 % 4 Không hiệu 11 3,8 8 8% 19 4,9 quả Phần lớn ý kiến cho rằng hiệu quả tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh ở mức độ ít hiệu quả (64.7%). Rất ít ý kiến đánh giá ở mức độ rất hiệu quả; có 25.8 % ý kiến đánh giá ở mức độ hiệu quả. Kết quả này phù hợp với đánh giá về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh (Mức trung bình) 3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh 3.1.3.1. Về mức độ nhận thức các kỹ năng tham vấn tâm lý Phần lớn giáo viên mầm non nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, mục đích, cách thức thực hiện các KNTV tâm lý. Một số giáo viên mầm non nhận thức đúng và đầy đủ về mục đích, cách thức thực hiện các KNTV song số lượng giáo viên đạt được ở mức độ này không nhiều. Còn nhiều giáo viên nhận thức sai về các kỹ năng tham vấn tâm lý được nghiên cứu. 3.1.3.2. Về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh 17
  18. Đa số giáo viên mầm non thực hiện các kỹ năng tham vấn ở mức độ trung bình. Một số ít giáo viên thực hiện KNTV ở mức độ khá và mức độ yếu, không có giáo viên nào thực hiện KNTV ở mức độ kém. Trong số 5 KNTV tâm lý được nghiên cứu thì kỹ năng thiết lập mối quan hệ giáo viên thực hiện ở mức độ khá. Các kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi giáo viên mầm non đều thực hiện ở mức trung bình. Đánh giá của Cha mẹ học sinh và giáo viên mầm non về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý là tương đối thống nhất (mức trung bình). 3.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Sự hình thành, phát triển và nâng cao KNTV tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: Các yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố khách quan. Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTV tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh Các yếu tố ∑ Điểm TB Thứ bậc Các yếu tố Kinh nghiệm thực thuộc về tiễn/thâm niên công 884 3.0378 3 chủ thể tác tham vấn Nền tảng kiến thức, chuyên môn được đào 1076 3.6976 1 tạo Giá trị, thái độ đạo đức của giáo viên 402 1.3814 5 mầm non Các yếu tố Nhận thức của cha mẹ bên ngoài học sinh, nhà trường, 716 2.4605 4 xã hội về tham vấn 18
  19. học đường Cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tham 1070 3.6770 2 vấn Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và các yếu tố bên ngoài có mức độ khác nhau, trong đó có 2 yếu tố có mức ảnh hưởng lớn nhất là: “Nền tảng kiến thức, chuyên môn được đào tạo” và “Cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tham vấn”. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là “Giá trị, thái độ đạo đức của giáo viên mầm non”. 3.1.5. Một số biện pháp tác động và thử nghiệm tác động nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của Giáo viên mầm non. Thứ nhất, Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về KNTV học đường nói chung, KNTV tâm lý của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh nói riêng. Thứ hai, Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp về tham vấn học đường cho sinh viên chuyên ngành sư phạm nói chung và sư phạm mầm non nói riêng. Thứ ba, Tổ chức các buổi tọa đàm cho cha mẹ học sinh, giáo viên mầm non về tham vấn học đường nhằm nâng cao nhận thức của CMHS, giáo viên mầm non về tham vấn, kỹ năng tham vấn tâm lý. Lấy thông tin phản hồi thường xuyên từ phía CMHS (thân chủ) nhằm kích thích GVMN bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao KNTV tâm lý với cha mẹ học sinh. Thử nghiệm tác động nâng cao một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non thông qua việc tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 3.2. Kết quả thử nghiệm tác động 19
  20. 3.2.1. Mức độ nhận thức về một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non trước và sau thử nghiệm. Bảng 3.11: Đánh giá chung về mức độ nhận thức một số kỹ năng tham vấn của giáo viên mầm non trước và sau thử nghiệm tác động ST Trước thử Sau thử Mức độ nhận thức T ngiệm nghiệm 1 Nhận thức rất đầy đủ về kỹ 0 0 4 13,3 năng % 2 Nhận thức đầy đủ về kỹ 02 6,7% 20 66,7 năng % 3 Nhận thức chưa đầy đủ về 24 80% 6 20 kỹ năng 4 Nhận thức sai về kỹ năng 04 13,3% 0 0 5 Chưa nhận thức được về kỹ 0 0% 0 0% năng Kết quả trên cho thấy mức độ nhận thức về nội dung, mục đích của một số kỹ năng tham vấn của giáo viên mầm non tăng lên rõ rệt. Sau khi thử nghiệm tác động. Đa phần giáo viên tham gia thử nghiệm tác động đã nhận thức đầy đủ về kỹ năng tham vấn tâm lý. Còn rất ít giáo viên mầm non nhận thức chưa đầy đủ về các kỹ năng tham vấn tâm lý được nghiên cứu. . 3.2.2. Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh trước và sau thử nghiệm tác động Bảng 3.12: Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh trước và sau thử nghiệm tác động Các kỹ năng Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm T - BH Điểm Điểm TB Điểm TC Điểm TB test Kỹ năng thiết TC lập mối quan BH16 106 3.5333 108 3.6000 0.006 hệ BH17 83 2.7667 128 4.2667 0.134 20
  21. BH18 100 3.3333 132 4.4000 0.087 BH19 104 3.4667 113 3.7667 0.026 BH20 106 3.5333 128 4.2667 0.006 _ ∑ 3.3267 0.063 BH21 83 2.7667 118 3.9333 0.110 Kỹ năng hỏi BH22 82 2.7333 104 3.4667 0.075 BH23 90 3.0000 120 4.0000 0,090 BH24 89 2.9667 97 3.2333 0.027 BH25 77 2.5667 109 3.6333 0.108 _ 0.083 ∑ 2.8067 3.6532 Kỹ năng lắng BH26 99 3.3000 130 4.3333 0.086 nghe BH27 90 3.0000 100 3.3333 0.033 BH28 105 3.5000 119 3.9667 0.040 BH29 94 3.1333 99 3.3000 0.016 BH30 95 3.1667 119 3.9667 0.071 _ 0.051 ∑ 3.2222 3.7800 Kỹ năng thấu BH31 86 2.6667 109 3.6333 0.097 hiểu BH32 89 2.9667 99 3.3000 0.034 BH33 87 2.9000 111 3.7000 0.077 BH34 90 3.0000 127 4.2333 0.108 BH35 89 2.9667 123 4.1000 0.101 _ 0.084 ∑ 2.9000 3.7933 Kỹ năng BH36 93 3.1000 111 3.7000 0.056 phản hồi BH37 71 2.3667 94 3.1333 0.088 BH38 91 3.0333 122. 4.0667 0.092 BH39 85 2.8333 98 3.2667 0.045 BH40 92 3.0667 111 3.7000 0.059 ∑ 2.8800 3.5733 0.086 Xem xét kết quả thử nghiệm của từng kỹ năng tham vấn cụ thể, và kết quả kiểm định T- test đều lớn hơn 0.05 cho thấy: Có 21
  22. sự khác biệt về mức độ thực hiện KNTV tâm lý ở cả 5 kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non trước và sau thử nghiệm tác động. Sau thử nghiệm, đa số giáo viên mầm non có kỹ năng đạt mức độ khá. Một số giáo viên đạt ở mức độ tốt, chỉ còn một số ít giáo viên mầm non có kỹ năng ở mức trung bình. Điều đó cho thấy, thông qua biện pháp tổ chức lớp tập huấn có thể giúp giáo viên mầm non nâng cao hiểu biết về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, chính xác các thao tác, biểu hiện của các kỹ năng tham vấn tâm lý. Kết quả thử nghiệm chứng tỏ giả thuyết của thử nghiệm tác động là đúng. Tiểu kết chương 3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh cho thấy, phần lớn giáo viên mầm non được nghiên cứu chưa thật nắm vững nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng tham vấn tâm lý. Giáo viên mầm non thực hiện kỹ năng đầy đủ nhưng tiếu chính xác và linh hoạt. Đánh giá của cha mẹ học sinh là tương đối thống nhất với đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý. Mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non còn khá hạn chế (mức trung bình). Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do giáo viên mầm non chưa được đào tạo cơ bản về tham vấn, kỹ năng tham vấn tâm lý, đặc biệt là các kỹ năng tham vấn cho cha mẹ học sinh dẫn đến sự thiếu hụt nhất định về kiến thức và kỹ năng tham vấn nói chung và kỹ năng tham vấn tâm lý cho cha mẹ học sinh nói riêng Các yếu tố thuộc về bản thân GVMN và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non với cha mẹ học sinh ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là yếu tố nền tảng kiến thức chuyên môn được đào tạo, cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tham vấn, kỹ năng tham vấn tâm lý cho cha mẹ học sinh ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự hình thành và nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 22
  23. Việc áp dụng biện pháp thử nghiệm tác động đã nâng cao mức độ nhận thức và mức độ thực hiện một số KNTV tâm lý của giáo viên mầm non. KẾT LUẬN VÀ KHYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Nghiên cứu lý luận cho thấy: Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vào trợ giúp cha mẹ học sinh, đồng nghiệp, Ban Giám hiệu nhà trường, giúp họ nhận thức được bản thân và vấn đề đang tồn tại, từ đó xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 1.2. Kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm 5 kỹ năng tham vấn cơ bản: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, Kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi. 1.3. Theo tự đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ hiểu biết các kỹ năng tham vấn tâm lý ở mức hiểu biết chưa đầy đủ và mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn cơ bản ở mức trung bình. Đánh giá của cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện các kỹ năng tham vấn tâm lý là tương đối thống nhất với tự đánh giá của giáo viên mầm non. 1.4. Tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan được xem xét trong nghiên cứu này đều có tác động đến mức độ thực hiện KNTV của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh. Trong đó yếu tố yếu tố nền tảng kiến thức chuyên môn được đào tạo và cơ hội được tập huấn, bồi dưỡng về tham vấn tâm lý, KNTV là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn cả đến KNTV tâm lý của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh. 1.5. Kết quả phân tích một số ca tham vấn của giáo viên mầm non đã làm rõ hơn những biểu hiện về KNTV của giáo viên mầm non cho cha mẹ học sinh và kết quả phỏng vấn sâu giáo viên mầm non đã bổ xung thêm thông tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu. 23
  24. 1.6. Việc áp dụng biện pháp tác động thử nghiệm thông qua tổ chức lớp tập huấn nâng cao một số kỹ năng tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non đã giúp họ hiểu biết đầy đủ và đúng đắn hơn về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các KNTV và thực hiện đầy đủ, chính xác, tương đối linh hoạt các thao tác/biểu hiện của các KNTV cơ bản. Với kết quả nghiên cứu trên, cho phép tác giả khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận văn và các nhiệm vụ của đề tài được giải quyết. 2. Khuyến nghị * Đối với giáo viên mầm non Cần ý thức rõ rằng nhiệm vụ và giá trị của nghề nghiệp nhằm tạo động lực cho chính bản thân trong việc tìm kiếm thông tin, tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt là kỹ năng tham vấn, nhằm trợ giúp cho học sinh, tổ chức nhà trường và cha mẹ học sinh đạt hiệu quả cao hơn. * Đối với các nhà trường mầm non - Các trường học cần nghiên cứu để đưa ra chương trình tham vấn học đường vào trong những hoạt động của nhà trường. - Tạo cơ hội để giáo viên mầm non được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng các khóa học dài hạn, ngắn hạn, các hội nghị, hội thảo trao đổi kiến thức về tham vấn, kỹ năng tham vấn * Đối với các cơ sở đào tạo Các trường sư phạm mầm non cần nghiên cứu và soạn thảo thêm nội dung tham vấn học đường vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KH (Ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS.Trần Thị Minh Hằng 24