Tóm tắt luận án Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_an_thuc_trang_he_thong_giam_sat_benh_truyen_nhi.pdf
Nội dung text: Tóm tắt luận án Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG * NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LIÊN THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số: 62.72.01.64 Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ y häc Hµ néi - 2012
- CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Yến 2. PGS.TS. Phan Trọng Lân Phản biện 1: GS.TS. Trương Việt Dũng Phản biện 2: GS. TSKH. Nguyễn Văn Hiếu Phản biện 3: PGS.TS. Đoàn Huy Hậu Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sỹ nhà nước theo Quyết định số 404/QĐ – VSDTTƯ ngày 10 tháng 5 năm 2012, họp tại: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG Vào hồi: 9 giờ 00 ngày 10 tháng 07 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTN: Bệnh truyền nhiễm BVĐK: Bệnh viện đa khoa CBYT: Cán bộ y tế CCB: Chùm ca bệnh CDC: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CSHQ: Chỉ số hiệu quả CSYT: Cơ sở y tế CTV: Cộng tác viên DTH: Dịch tễ học ĐNCB: Định nghĩa ca bệnh ECDC: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Châu Âu GS: Giám sát HCC: Hội chứng cúm HQCT: Hiệu quả can thiệp HTGS: Hệ thống giám sát KSBNT: Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS) PCD: Phòng chống dịch PPV: Positive Predict Value - Giá trị tiên đoán dương tính SCT: Sau can thiệp TCT: Trước can thiệp TTYTDP: Trung tâm Y tế dự phòng WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình hình bệnh dịch trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có những bệnh dịch mới đã xuất hiện như SARS, Ebola, HIV/AIDS, cúm A/H5N1 có những bệnh truyền nhiễm (BTN) nguy hiểm gây dịch đã được khống chế từ lâu nay tiếp tục diễn biến phức tạp, ngoài ra nguy cơ khủng bố sinh học, các bệnh liên quan đến môi trường, nếp sống cũng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và toàn bộ đời sống của nhân loại. Cho tới nay, BTN vẫn là nguyên nhân hàng đầu trong mô hình bệnh tật tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang là một điểm nóng trong khu vực cũng như trên thế giới về nguy cơ xuất hiện các bệnh dịch mới nổi và tái xuất hiện. Trong khi đó, giám sát bệnh truyền nhiễm là công cụ hàng đầu của công cuộc phòng chống chủ động các BTN. Để đối phó với tình hình này, yêu cầu hoạt động GS phải thật sự có chất lượng và hiệu quả, hệ thống Y tế dự phòng (YTDP) phải đủ khả năng dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật gây ra. Hệ thống giám sát (HTGS) của nước ta đã được thiết lập và củng cố từ trung ương đến địa phương. Bộ Y tế đã ban hành quy định về báo cáo 26 BTN đối với tất cả các tuyến. Hệ thống YTDP của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác PCD. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ năng lực thật sự của HTGS ra sao nhất là trong bối cảnh thay đổi cấu trúc tổ chức các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện trong thời gian vừa qua và luôn phải đối mặt với các nguy cơ dịch bệnh. Trước những yêu cầu trên đề tài “Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp” được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch tại 8 tỉnh/thành phố của Việt Nam năm 2008 - 2009. 2. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2009 - 2010. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Kết quả của đề tài góp phần phản ảnh một cách khách quan, khoa học về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của HTGS các BTN hiện hành tại các tuyến tỉnh, huyện và xã. - Kết quả đề tài góp phần là cơ sở để Bộ Y tế tham khảo trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ”Hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo BTN". Bắt đầu từ tháng 2 năm 2011, HTGS các BTN
- 2 được thực hiện theo Thông tư này ở tuyến cơ sở tương tự như kết quả mô hình can thiệp đã đề xuất. - Những kết quả đạt được trong mô hình GS cúm này cho thấy khả năng của cộng đồng trong việc phát hiện các ca bệnh hay các ”sự kiện sức khỏe” nói chung. Những số liệu tin cậy có được từ mô hình GS thí điểm cũng làm tiền đề cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng và bổ sung các khiếm khuyết của HTGS hiện hành. - Việc triển khai mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp là tiền đề cho huyện Tân Hồng và các huyện khác trong tỉnh Đồng Tháp mở rộng và phát triển các hoạt động giám sát đối với các BTN khác theo quy định của Bộ Y tế. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 141 trang, 4 chương: Đặt vấn đề: 3 trang, Chương 1 -Tổng quan: 30 trang, Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang, Chương 3: Kết quả - 45 trang, Chương 4: Bàn luận - 38 trang, Kết luận 2 trang, Kiến nghị 1 trang. Luận án có 32 bảng, 25 biểu đồ, 1 hình và 6 sơ đồ, 146 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN 1.1 TÌNH HÌNH MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM BTN có một lịch sử lâu đời cùng với sự phát triển của loài người. Đó không những là một gánh nặng bệnh tật lớn cho từng cá nhân mà còn cho toàn nhân loại trên thế giới. Theo thống kê của WHO có khoảng 15 triệu (>25%) trong số 57 triệu trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới là do BTN. Trong số đó nhóm bệnh đứng hàng đầu là nhiễm trùng hô hấp, HIV/AIDS, tiêu chảy, lao, nhóm bệnh có vắc xin, sốt rét, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh viêm màng não, viêm gan B và C, bệnh ký sinh trùng, sốt xuất huyết và các BTN khác. Gánh nặng bệnh tật do nhóm BTN gây ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở trẻ em (khoảng 3 triệu trẻ em chết mỗi năm do bệnh sốt rét và tiêu chảy). Trong đầu thế kỷ XXI, dịch SARS và cúm A/H5N1 ở người xảy ra đã khởi xướng sự quan tâm của toàn thế giới về những thách thức mới đối với gánh nặng bệnh tật do các bệnh này gây ra và đe dọa nghiêm trọng đến các vấn đề kinh tế xã hội. Những BTN mới nổi và tái xuất hiện khác hay bệnh do chủ ý của con người gây ra trong khủng bố sinh học và chiến tranh sinh học đang đe dọa đến vấn đề an ninh công cộng và cũng đòi hỏi nhiều nguồn lực khác do tính chất nghiêm trọng của nó.
- 3 Tại Việt Nam, các số liệu báo cáo thống kê cho thấy, BTN gây dịch đang là vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm nóng về nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh trong khu vực. Trong 10 năm qua 2000 – 2009, 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là hội chứng cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, sốt rét, SD/SXHD, lỵ trực trùng, quai bị, adenovirus, thủy đậu, và HIV/AIDS. Hơn nữa, Việt Nam xuất hiện nhiều BTN gây dịch với mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn như: dịch SARS, dịch cúm gia cầm H5N1 ở người, cúm A/H1N1/09/đại dịch, tay chân miệng, HIV/AIDS; một số bệnh đã giảm nay có dấu hiệu tăng nhanh như dịch tả, sốt xuất huyết, sởi; bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh than, liên cầu lợn 1.2 HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1.2.1 Định nghĩa và mục tiêu GS là quá trình thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình và chiều hướng của bệnh tật, phân tích, giải thích, nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống kịp thời. Mục tiêu nhằm: thu thập đầy đủ chính xác, sớm và nhanh số mắc, chết do BTN ở tất cả cộng đồng dân cư theo định nghĩa ca bệnh; phân tích và phiên giải số liệu để nắm được đặc điểm về nguyên nhân, sự phân bố dịch tễ theo thời gian, không gian và con người; báo cáo và truyền tải thông tin tới những người, những cơ quan có trách nhiệm; xây dựng kế hoạch, ra quyết định đáp ứng PCD đúng, kịp thời và hiệu quả. 1.2.2 Các loại hình và nguồn số liệu giám sát Có nhiều cách phân chia loại hình GS như: theo cách thu thập thông tin có GS chủ động, bị động và GS trọng điểm; theo nơi cung cấp số liệu có GS tại bệnh viện, tại phòng thí nghiệm và dựa vào cộng đồng, ngoài ra, còn có hình thức GS hội chứng và GS ca bệnh. Các nguồn số liệu GS rất phong phú gồm: dữ liệu mắc bệnh, tử vong, dữ liệu từ phòng xét nghiệm, báo cáo ca bệnh riêng rẽ, báo cáo điều tra dịch, dữ liệu của hệ thống GS trọng điểm, từ các cuộc điều tra sức khỏe, Số liệu về các loại vật chủ trung gian truyền bệnh đối với các bệnh lây từ động vật sang người, các yếu tố môi trường và nhân khẩu học trong điều tra dịch tễ học, các đặc điểm của khí hậu như là nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và các yếu tố môi trường khác. 1.2.3 Các hoạt động chính của hệ thống giám sát Thiết lập HTGS phải căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của bệnh tật tại địa phương, nhu cầu đánh giá các chương trình YTCC và sự cần thiết của việc thiết lập cơ sở dữ liệu dịch bệnh. Danh mục các BTN phụ thuộc vào mỗi quốc gia với các đặc điểm mô hình bệnh tật, đặc trưng địa lý, khí hậu, điều
- 4 kiện phát triển kinh tế, giao thương và nguồn lực của mỗi quốc gia đó. Bất kỳ HTGS nào cũng đều chung các thành phần cơ cấu tổ chức, quy trình giống nhau và có cùng nguồn nhân lực. Các hoạt động GS bao gồm xác định ca bệnh, báo cáo, phân tích và công bố dữ liệu, điều tra dịch tễ và đáp ứng chống dịch, phản hồi thông tin, theo dõi và đánh giá định kỳ. 1.2.4 Một số hệ thống giám sát trên thế giới HTGS các BTN trên toàn cầu: đang sử dụng 3 nguồn thông tin đó là nguồn thông tin chính thống từ các cơ quan của chính phủ và trường đại học, các phòng xét nghiệm, các Viện Pasteur; nguồn thông tin không chính thống từ phương tiện truyền thông, thông tin và internet như: ProMED, TravelMed, hoặc Sentiweb hay các diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tôn giáo và nguồn thông tin mang tính pháp lý là Điều lệ Y tế quốc tế của WHO. Các HTGS ở phạm vi rộng như CDC Hoa Kỳ, ECDC của cộng đồng Châu Âu, ProMED, ProMED –Mail và HealthMap HTGS của các nước phát triển: thường do một tổ chức đảm nhiệm và triển khai với nhiều mô hình cũng như các HTGS riêng lẻ đối với từng nhóm bệnh như CDC tại Mỹ, ECDC tại cộng đồng các nước Châu Âu Mối quan tâm của họ hiện nay là phòng tránh các bệnh tái xuất hiện và bệnh gây dịch thay vì tập trung vào phát hiện sớm vụ dịch như các nước đang phát triển. HTGS của các nước đang phát triển: còn rất nghèo nàn và lạc hậu kể cả về hình thức, tính đa dạng và các trang thiết bị hỗ trợ, nguồn lực đầu tư. Mối quan tâm ở các nước phát triển là việc phát hiện sớm các BTN gây dịch và hạn chế nguy cơ gây tử vong, lan truyền, tác động đến thương mại và du lịch. 1.3 HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM Hệ thống thông tin báo cáo dịch BTN bắt đầu được thực hiện có hệ thống theo chỉ thị 10/1998/CT-BYT ngày 28/12/1998 của Bộ Y tế với 26 BTN. Sau khi các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố được quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động GS BTN ngày càng được củng cố và hệ thống thông tin báo cáo được Bộ Y tế quy định theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT cho đến hết tháng 2/2011. Từ tháng 3/2011, HTGS các BTN tại Việt Nam thực hiện theo Thông tư 48/TT-BYT/2010 của Bộ Y tế với tổng số bệnh cần GS tăng lên là 28 bệnh. Hệ thống này đã được thiết lập và củng cố từ trung ương đến địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng có nhiệm vụ phát hiện và báo cáo các BTN theo quy định. HTGS cúm tại Việt Nam hiện đang có hai hình thức: - HTGS định kỳ: Cúm là một trong 26 BTN đang được GS theo Quyết định 4880/QĐ-BYT năm 2002. Trong hệ thống này HCC và viêm phổi
- 5 nặng nghi vi rút đang được các đơn vị thực hiện theo quy định của Bộ Y tế - HTGS cúm trọng điểm: Mới bắt đầu được triển khai từ 2005 ở 15 điểm trên toàn quốc. Ưu điểm của hệ thống này là cung cấp bằng chứng về hoạt động của vi rút cúm nhiều hơn là về dịch tễ học. - Ngoài ra, một số nhà tài trợ đang triển khai thí điểm các mô hình GS cúm dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, nhược điểm của những mô hình này chưa thực sự gắn kết vào hoạt động của các đơn vị GS. 1.4 CHẤT LƢỢNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT Chất lượng của HTGS là nền tảng cho việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Theo hướng dẫn của WHO và CDC Hoa Kỳ, bất kỳ HTGS nào cũng có tổ chức, cấu trúc, chức năng tương tự nhau. Các hướng dẫn đánh giá HTGS được CDC phát triển từ năm 1988. Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá HTGS mới được đề cập gần đây. Nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc triển khai xét nghiệm vi sinh phục vụ hoạt động GS không dễ thực hiện (25%-58%) và không đơn giản (37%-59%). Hiện nay phần lớn các ca bệnh được báo cáo tại tuyến xã, huyện chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng. Ngay cả đối với tuyến tỉnh, khả năng chẩn đoán xác định các tác nhân gây bệnh còn nhiều hạn chế nên độ nhạy và giá trị chẩn đoán dương tính của HTGS không cao. Điều này làm giảm tính chủ động của các TTYTDP trong hoạt động GS và phòng chống các BTN gây dịch. Các nghiên cứu khẳng định có nhiều thách thức đối với hoạt động GS trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, WHO các quốc gia cần tập trung nhiều nguồn lực cải thiện HTGS, đặc biệt đối với những nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế như Việt Nam. CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Là các đơn vị tham gia bao gồm: TTYTDP tuyến tỉnh, huyện, các TYT, các BVĐK tuyến tỉnh, huyện; các cán bộ tham gia tại các đơn vị trên và các tài liệu thứ cấp 2.1.2. Thời gian và địa điểm: từ 1/2008 - 4/2009 tại 8 tỉnh/thành: Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Đồng Nai và Bến Tre. 2.1.3. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính, nghiên cứu trường hợp. 2.1.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Nghiên cứu định lượng:
- 6 p(1 − p) n = z2 1−∝/2 d2 Tính toán cỡ mẫu là 105 đơn vị GS các tuyến tỉnh, huyện và xã. Do mỗi tỉnh chọn 1 TTYTDP tỉnh, 2 TTYTDP huyện/tỉnh và 5 TYT/huyện nên số tỉnh cần nghiên cứu là 105/13 = 8 tỉnh. Nghiên cứu lựa chọn chủ đích các tỉnh đại diện cho 4 khu vực gồm: 4 tỉnh miền Bắc; 1 tỉnh miền Trung; 1 tỉnh khu vực Tây Nguyên và 2 tỉnh miền Nam. Các đơn vị tuyến huyện và xã được chọn ngẫu nhiên theo bảng danh sách của từng tỉnh và huyện. Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 8 lãnh đạo Sở Y tế, 24 lãnh đạo TTYTDP tỉnh, huyện, 24 lãnh đạo BVĐK tuyến tỉnh, huyện. Nghiên cứu trường hợp: Hồi cứu các phiếu điều tra, báo cáo điều tra của 15/23 ca bệnh, 2 chùm ca bệnh cúm A/H5N1. 2.2. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các đơn vị tham gia hoạt động GS của huyện, xã, các CBYT huyện, xã và cộng tác viên (CTV), số liệu thứ cấp. 2.2.2. Địa điểm và thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ 6/2009-6/2010 tại huyện Tân Hồng (huyện can thiệp) và huyện Hồng Ngự (huyện đối chứng) của tỉnh Đồng Tháp. 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm tại cộng đồng có đối chứng và so sánh trước-sau. 2.2.4. Chiến lƣợc can thiệp: Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình GS bệnh cúm trên địa bàn huyện Tân Hồng theo phương pháp “tiếp cận từng bước” và “có sự tham gia” của các đơn vị có liên quan đến hoạt động GSBTN trong toàn huyện. Các nội dung can thiệp bao gồm: - Xây dựng thí điểm mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng về cấu trúc tổ chức, phát triển các quy trình GS và quy trình theo dõi đánh giá. - Đào tạo CBYT các tuyến huyện, xã và các CTV tại các thôn ấp. - Cung cấp một số công cụ GS thiết yếu. - Theo dõi và đánh giá việc triển khai mô hình ở tuyến dưới. 2.2.5. Cỡ mẫu đánh giá: - 9 TYT xã huyện Tân Hồng và 11 xã TYT huyện Hồng Ngự, TTYTDP huyện Tân Hồng, Hồng Ngự - CBYT và CTV:
- 7 Số CBYT hoặc CTV tối thiểu cần nghiên cứu ở mỗi huyện sau khi làm tròn là 45/huyện. Thực tế điều tra lần 1 là 100 CBYT, 110 CTV, điều tra lần 2 là 101 CBYT và 148 CTV theo các tiêu chuẩn được đặt ra. - Số liệu GS các ca bệnh HCC trong thời gian theo dõi - Phỏng vấn sâu, hội thảo và thảo luận nhóm 2.2.6. Đánh giá can thiệp: So sánh kết quả trước sau dựa theo phương pháp so sánh 2 tỷ lệ, sử dụng kiểm định Chi bình phương. Đánh giá hiệu quả can thiệp sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ%) theo công thức: - p1 là tỷ lệ % của chỉ số nghiên cứu ở thời │p1−p2│x 100 điểm TCT. CSHQ (%) = p1 - p2 là tỷ lệ % của chỉ số nghiên cứu ở thời điểm SCT. - CSHQ là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng. HQCT = CSHQ (nhóm can thiệp) – CSHQ(nhóm chứng) 2.3. CÁC BƢỚC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Bước 1. Nghiên cứu mô tả thực trạng HTGS các BTN gây dịch tại 8 tỉnh/thành năm 2008 - 2009. Bước 2. Xác định các vấn đề cần can thiệp giải pháp can thiệp Bước 3. Thực hiện can thiệp từ tháng 6/2009-6/2010: - Điều tra trước can thiệp đánh giá thực trạng và nhu cầu can thiệp. - Xây dựng mô hình GS cúm tại huyện Tân Hồng. - Triển khai các hoạt động can thiệp tại huyện Tân Hồng gồm: đào tạo, cung cấp một số công cụ GS thiết yếu, theo dõi và hỗ trợ việc triển khai mô hình tuyến dưới. - Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ việc triển khai mô hình thí điểm. CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TẠI 8 TỈNH/THÀNH NĂM 2008-2009 3.1.1. Tổ chức, cấu trúc của HTGS tại 8 tỉnh/thành năm 2008-2009 Tổ chức HTGS nói chung tại 8 tỉnh/thành đang thực hiện theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Trong hệ thống này các đơn vị YTDP đóng vai trò chính và phối hợp với các đơn vị khám chữa bệnh thực hiện GS các BTN gây dịch trên địa bàn phụ trách và triển khai các biện pháp PCD kịp thời. 8/8 TTYTDP tỉnh có khoa KSBTN, khoa xét nghiệm cũng như cán bộ tham gia. 16/16 TTYTDP huyện có khoa KSBTN nhưng chỉ có 11/16
- 8 huyện có cán bộ phụ trách và 10/16 huyện đã thành lập khoa xét nghiệm. Các TYT xã thường có 1 cán bộ phụ trách thống kê báo cáo BTN. Tại các BVĐK tuyến tỉnh, huyện phòng kế hoạch tổng hợp là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số liệu tại bệnh viện, nhưng không đơn vị nào có cán bộ chuyên trách. Việc phối hợp GS được thực hiện rất tốt khi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa thể hiện trong các hoạt động GS thường quy. Các đơn vị GS phải chủ động cử cán bộ sang bệnh viện thu thập và thống kê ca bệnh, còn bệnh viện chỉ liên hệ khi phát hiện các ca bệnh nặng, bệnh lạ. Nguồn thu thập thông tin ở các tuyến đối với báo cáo khẩn cấp chủ yếu là từ BVĐK tỉnh, huyện (12,5% -100%). Các loại báo cáo tuần và báo cáo tháng chủ yếu tổng hợp theo hệ thống các đơn vị TYT, TTYTDP huyện (62,5% - 100%). Tại TYT có hai nguồn thông tin là từ sổ khám chữa bệnh (100%) và tuyến trên báo về (14%). Hiện tại các TTYTDP tuyến tỉnh/huyện không nhận được số liệu GS từ các đơn vị y tế tư nhân, trung tâm kiểm dịch y tế và cộng đồng. 3.1.2. Thực hiện các hoạt động giám sát các BTN tại 8 tỉnh Bảng 3.5. Cách thức thu thập số liệu/thông tin TTYTDP TTYTDP TYT tỉnh (n=8) huyện (n=16) (n=80) Cách thu thập thông tin Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ lượng lệ % lượng % lượng lệ % BVĐK gửi số liệu 3 37,5 6 50 - - Tự thu thập tại bệnh viện 7 87,5 14 87,5 - - Tổng hợp số liệu từ tuyến dưới 8 100 16 100 0 0 Tại tuyến tỉnh và huyện cán bộ của đơn vị GS đến BVĐK để thống kê số liệu (87,5%) và tổng hợp từ tuyến dưới gửi đến (100%). Chỉ khi có ca bệnh nguy hiểm như Tả, cúm A/H5N1 hay bệnh lạ không rõ nguyên nhân thì bệnh viện mới chủ động thông báo cho khối dự phòng còn đối với các BTN khác hoặc ngoài vụ dịch thì nếu “TTYTDP muốn thì sang lấy chứ chúng tôi cũng không báo cáo”. 100 100 100 76,9 80 70 60 43,8 40 26,6 Tỷ lệ lệ % Tỷ 20 0 Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Báo cáo tuần Báo cáo tháng
- 9 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thực hiện báo cáo dịch tại các tuyến Nhìn chung báo cáo tháng được các đơn vị thực hiện tốt hơn báo cáo tuần, tuyến tỉnh thực hiện báo cáo tốt hơn tuyến huyện và xã. Phần lớn các đơn vị sử dụng điện thoại để báo cáo khẩn cấp (93,8-100%) và văn bản để báo cáo tuần, tháng (>62,5%). Không lưu đủ báo cáo Lưu báo cáo trên máy vi tính Lưu báo cáo rời 100 12,5 0 31,2 22,5 80 0 0 60 40 87,5 77,5 Tỷ lệ lệ % Tỷ 68,8 20 0 Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Biểu đồ 3.2. Lƣu trữ số liệu giám sát trong 3 năm tại các tuyến Các đơn vị GS từ tuyến tỉnh, huyện, xã thực hiện việc lưu trữ số liệu chủ yếu bằng báo cáo rời (100%) và không lưu số liệu trên máy tính. Bảng 3.7. Hoạt động phân tích số liêụ TTYTDP TTYTDP TYT tỉnh (n=8) huyện (n=16) (n=80) Phân tích số liệu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng % Theo dân số 4 50 3 18,8 0 0 Theo thời gian 5 62,5 5 31,3 14 17,5 Theo địa điểm 4 50 2 12,5 0 0 Theo yếu tố con người 2 25 2 12,5 0 0 Phân tích xu hướng dịch 0 0 0 0 0 0 Xây dựng ngưỡng cảnh báo 0 0 0 0 0 0 dịch với bệnh cúm 5/8 TTYTDP tuyến tỉnh và 5/16 huyện có thực hiện phân tích số liệu 6 tháng/1 lần. Trong đó, cách phân tích số liệu GS được ứng dụng nhiều nhất là tính số mắc theo thời gian trong năm, số mắc/dân số và địa điểm. Chưa có đơn vị nào thực hiện việc phân tích xu hướng dịch. Đặc biệt việc phân tích số liệu không được thực hiện ở tuyến xã.
- 10 Chuẩn bị và đáp ứng dịch: 100% các tỉnh, huyện đều đã thành lập Ban chỉ đạo PCD theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mỗi đơn vị có trung bình từ 2 - 4 đội cơ động PCD, mỗi đội cơ động có khoảng 4 - 6 cán bộ bao gồm lãnh đạo, dịch tễ, xét nghiệm và hậu cần. Tại tuyến xã, Ban chỉ đạo do Ủy ban nhân dân xã đảm nhiệm và y tế xã làm tham mưu. Tỷ lệ % Tuyến tỉnh gửi phản hồi 100 Tuyến huyện nhận từ tỉnh 75 75 80 Tuyến xã nhận từ huyện 60 50 46,3 40 18,8 25 25 20 7,5 13,8 0 Phản hồi hàng tuần Phản hồi hàng tháng Phản hồi vụ dịch Biểu đồ 3.3. Phản hồi thông tin trong tháng qua Các đơn vị thực hiện phản hồi thông tin hàng tháng nhiều hơn hàng tuần và vụ dịch. Tỷ lệ các đơn vị tuyến dưới nhận được phản hồi ít hơn tỷ lệ các đơn vị đã gửi phản hồi. Có những TTYTDP còn cho rằng “chúng tôi không phản hồi thông tin cho bệnh viện vì họ ít phối hợp”. Duy nhất việc phản hồi thông tin liên quan đến các “kết quả xét nghiệm dương tính của các bệnh dịch nguy hiểm như cúm A ” được chú ý nhiều hơn trong khi đó lãnh đạo BVĐK tỉnh cho rằng “thực tế là bệnh viện cũng không có nhu cầu và không có yêu cầu nhiều về việc nhận những thông tin phản hồi này”. 3.1.3. Các thành phần tham gia vận hành HTGS tại 8 tỉnh/thành Nhân lực tham gia: Số cán bộ của khoa KSBTN trung bình có 6-12 người, trong đó có khoảng 4-6 người tham gia hoạt động GS. TTYTDP huyện trung bình có 28 cán bộ, số cán bộ của khoa KSBTN có từ 5-8 người, trong đó chỉ có 1-3 cán bộ tham gia hoạt động GS. Phòng xét nghiệm vi sinh ở tuyến tỉnh có từ 4-6 cán bộ, còn tuyến huyện có từ 1-3 cán bộ. Các TYT thường có 1 cán bộ phụ trách thống kê báo cáo BTN. Với thực trạng trên nhiều ý kiến cho rằng “TTYTDP tuyến huyện chưa bao giờ có số lượng cán bộ đông như hiện nay nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu do trình độ chuyên môn thấp lại ít được đào tạo”. Đối với tuyến huyện, việc thiếu nhân lực đến mức không có đủ cán bộ để thành lập các khoa/phòng theo quyết định 26/QĐ-BYT năm 2005 của Bộ Y tế. Tại các TTYTDP tuyến huyện “nhân lực khoa KSBTN còn thiếu nên khi có dịch xảy ra, phải huy động thêm cán bộ từ các khoa/phòng khác tham gia”.
- 11 Cán bộ phụ trách hoạt động GS ở cả tuyến tỉnh và huyện có trình độ chuyên môn chủ yếu là bác sỹ (50% và 35,3%) và trung cấp (35% và 55,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong số đó cán bộ chuyên khoa dịch tễ hay YTCC ở tuyến tỉnh chiếm 14,1% và tuyến huyện chiếm 10,1%. 100 Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã 80 60 55,3 50 40 31,1 28,9 Tỷ lệ lệ % Tỷ 23,7 24,4 20 15,4 3 3 0 Biết ĐNCB cúm Biết định nghĩa chùm Biết ngƣỡng cảnh báo A/H5N1 ca bệnh cúm A/H5N1 bệnh cúm A/H5N1 Biểu đồ 3.4. Kiến thức của cán bộ về ĐNCB trong GS bệnh cúm A/H5N1 Kiến thức của CBYT các tuyến về ĐNCB giám sát chưa tốt, đặc biệt thấp ở tuyến huyện và xã. Tỷ lệ CBYT tuyến tỉnh, huyện biết được các biến số để phân tích kết quả GS theo thời gian, địa điểm là 62,1% và tỷ lệ mắc theo dân số chiếm 53,4%, trong khi tỷ lệ cán bộ có kỹ năng thực hành phân tích số liệu tương ứng là 37,1%; 38,8% và 53,4%. Bảng 3.14. Trang thiết bị thiết yếu phục vụ riêng hoạt động GS TTYTDP tỉnh TTYTDP huyện Trang TYT (n=80) thiết bị (n=8) (n=16) thiết yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Máy vi tính 4 50 3 18,8 21 26,3 Máy fax 1 12,5 0 0 0 0 Điện thoại 3 37,5 4 25 79 98,8 Internet 2 25 2 12,5 5 6,3 Các TTYTDP tuyến tỉnh, huyện và TYT xã đều không có đủ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ riêng cho hoạt động GS. Máy vi tính là phương tiện thống kê, lưu trữ số liệu chỉ có đủ ở 50% số tỉnh, 18,8% số huyện và 26,3% số xã. Điện thoại dùng riêng cho hoạt động GS cũng chỉ có ở 37,5% số tỉnh, 25% số huyện và các TYT có 1 máy điện thoại. Các BVĐK tỉnh và huyện thống kê tổng số ca mắc, tử vong bằng phần mềm Excel hoặc Medisoft để phục vụ công tác quản lý bệnh nhân còn “công tác báo cáo làm cả thủ công
- 12 và bằng máy tính”. TTYTDP huyện có nơi chỉ có “2 cái máy tính, thì 1 cái của phòng kế toán còn 1 cái cả trung tâm làm kế hoạch”. Bảng 3.15. Công cụ hỗ trợ thực hiện các hoạt động giám sát TTYTDP TTYTDP TYT tỉnh (n=8) huyện (n=16) (n=80) Công cụ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Có đủ ĐNCB đối với 26 BTN 3 37,5 7 43,8 25 31,3 Có đủ mẫu báo cáo tuần 7 87,5 10 62,5 45 56,3 Có mẫu báo cáo vụ dịch 7 87,5 10 62,5 23 28,8 Có bản đồ dịch 6 75 11 68.8 17 21,3 Theo dõi gửi/nhận báo cáo 2 25 7 43,8 17 21,3 Các TTYTDP tỉnh và huyện cho rằng “tài liệu ĐNCB chuẩn còn thiếu, lại ít được tập huấn dẫn đến những khó khăn cho cán bộ trong phân loại bệnh và làm trì hoãn việc phát hiện sớm”. Có những bác sỹ làm việc tại BVĐK cho rằng “đây là lần đầu tiên nghe đến ĐNCB”. Các hoạt động thống kê báo cáo thường thực hiện thủ công mà ít có ứng dụng công nghệ thông tin. Ở các tỉnh đều “chưa có trang web có thông tin về số liệu GS trên địa bàn”. 100% các TTYTDP tỉnh và huyện đều thực hiện giám sát hỗ trợ cho tuyến dưới nhưng tỷ lệ này ở TYT chỉ chiếm 25%. 55,7% đơn vị tuyến huyện và 72,4% đơn vị tuyến xã được TTYTDP tỉnh, huyện giám sát hỗ trợ trong 6 tháng qua. Các hoạt động giao ban dịch với tuyến dưới ít được thực hiện ở cả ba tuyến tỉnh, huyện và xã (12,5% - 6,25% - 42,5%). Thực tế “các hoạt động này chỉ được thực hiện đối với chương trình trọng điểm hoặc các bệnh lạ, bệnh nguy hiểm. Các bệnh khác hiện còn lơ là chưa được chú ý nhiều”. 3.1.4. Chất lƣợng của hệ thống giám sát tại 8 tỉnh/thành Phỏng vấn ý kiến của CBYT tham gia tại tuyến tỉnh, huyện và xã cho thấy: 74,8% - 84,2% ý kiến cho rằng quy trình GS hiện nay là phù hợp, 59% - 94,7% ý kiến cho rằng biểu mẫu GS đơn giản dễ thực hiện, 60,5%, - 71,1% ý kiến cho rằng việc phản hồi thông tin được thực hiện kịp thời.
- 13 Tỷ lệ % Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã 100 100 87,5 76,9 80 75 56,3 60,4 60 43 43,3 41,9 43,3 40 23,8 19,1 20 0 Báo cáo tuần Báo cáo tuần đủ Báo cáo tháng Báo cáo tháng đủ đúng hạn thông tin đúng hạn thông tin Biểu đồ 3.9. Chất lƣợng báo cáo dịch tuần, tháng ở các tuyến Nhận định chất lượng của các báo cáo có ý kiến cho rằng “Báo cáo tuần ở tuyến huyện, xã thì nặng về hình thức, khoảng 30% số huyện thực hiện. Hiện nay báo cáo tuần chỉ có tuyến tỉnh thực hiện còn báo cáo tuần của TTYTDP huyện qua điện thoại và rất là rời rạc, thiếu”. 100 80 61,3 56,3 60 47,5 40 Tỷ lệ lệ % Tỷ 20 0 Hội chứng cúm Viêm phổi Viêm phổi nặng Biểu đồ 3.10. Ghi nhận và báo cáo số liệu tại các TYT xã Kết quả kiểm tra số ca bệnh trong báo cáo và số ca bệnh được ghi nhận trong sổ khám chữa bệnh của các TYT xã không thấy có sự thống nhất, tỷ lệ này đối với HCC là 61,3%, viêm phổi là 47,5% và viêm phổi nặng là 56,3%. Hơn một nửa các ý kiến của CBYT các tuyến đều cho rằng chất lượng số liệu chỉ ở mức độ kém và trung bình đặc biệt tỷ lệ này ở tuyến xã chiếm 81,5%. 3.1.5. Một số khó khăn khi thực hiện các hoạt động giám sát - Sự biến động về nhân lực tại các TTYTDP tuyến tỉnh, huyện - Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan chưa hiệu quả - Chính sách đãi ngộ cán bộ tham gia thấp - Kinh phí đầu tư cho các hoạt động GS dịch bệnh chủ động thấp
- 14 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CÚM TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2009-2010 3.2.1. Kết quả triển khai mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng Mô hình xây dựng đầu mối tại các điểm GS là BVĐK huyện, các TYT xã, các phòng khám tư nhân và tại cộng đồng là các hiệu thuốc tư và mạng lưới CTV tại các ấp. Tại mỗi điểm GS đều có cán bộ chuyên trách thu thập số liệu theo quy trình đã được thống nhất. Luồng thông tin báo cáo và phản hồi thông tin thực hiện hai chiều từ cộng đồng lên các tuyến trên và ngược lại. Thông tin được chuyển tải theo phương pháp truyền thống như điện thoại, văn bản, giao ban và internet. Trong 10 tháng, mô hình đã phát hiện và báo cáo 5.389 ca HCC, không có ca nghi VPNNVR nào được phát hiện. Trong đó, số ca HCC được phát hiện tại TYT là 41,9%, tại cộng đồng là 22,7%, phòng khám tư nhân là 18,7%, BVĐK huyện là 11,5%, và hiệu thuốc là 5,1%. Tỷ lệ mắc HCC/100.000 dân của huyện Tân Hồng từ tháng 9/2009 đến 6/2010 có xu hướng cao hơn so với cùng kỳ. Sự thay đổi tỷ lệ mắc trong giai đoạn can thiệp so với cùng kỳ trước đó khác nhau từng tháng và tăng trung bình là 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu HCC tại huyện Tân Hồng được thu thập thêm từ các nguồn y tế tư nhân và cộng đồng. Trong khi đó các kết quả này không có sự thay đổi sau 1 năm can thiệp ở huyện đối chứng. 3.2.1. Cải thiện chất lƣợng số liệu giám sát cúm tại huyện Tân Hồng Bảng 3.17. Độ nhạy ƣớc tính của mô hình GS cúm tại huyện Tân Hồng Tỷ suất Số ca Độ Số ca Độ Số ca HCC/ bệnh nhạy HCC nhạy HCC tổng ƣớc của trong của Cơ sở lựa chọn trong số lƣợt tính mô HTGS HTGS mô khám cùng hình định định kỳ hình bệnh kỳ (%) kỳ (%) HTGS trọng điểm cúm toàn quốc năm 2006- 0,16 6.052 5.389 89,1 2.880 47,6 2007 HTGS trọng điểm cúm tại tuyến huyện từ 2006- 0,086 7.806 5.389 82,8 2.880 36,9 2010 HTGS trong điểm cúm toàn quốc trong cùng 0,095 8.605 5.389 62,6 2.880 33,5 thời điểm 9/2009-6/2010
- 15 Độ nhạy của mô hình GS cúm tại Tân Hồng dao động từ 62,6% - 89,1% cao hơn so với HTGS định kỳ vẫn hoạt động dao động từ 33,5% - 47,6%. PPV tại TYT PPV của cộng đồng *p < 0,001 96,6 100 87,1 80 60 45,1 40 Tỷ lệ% Tỷ 20 0 0 Trƣớc can thiệp Sau can thiệp* Biểu đồ 3.16. PPV của mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng PPV của mô hình GS cúm tại huyện Tân Hồng được cải thiện rõ rệt sau can thiệp, cụ thể: so sánh giá trị PPV tại các CSYT tăng từ 45,1% trước can thiệp lên 96,6% sau can thiệp, PPV của cộng đồngsau can thiệp đạt 87,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 100 Trước can thiệp 100 Sau can thiệp 80 61 63,9 CSHQ 60 39 44,4 40 27 Tỷ lệ% Tỷ 20 0 Tân Hồng Hồng Ngự p trước - sau < 0,001, pSCT < 0,001 Biểu đồ 3.17. Chất lƣợng báo cáo số liệu giám sát HCC Chất lượng báo cáo số liệu GS cúm tại huyện Tân Hồng tăng từ 61% lên 100% so với thời gian TCT và tốt hơn so với huyện chứng (từ 27% đến 39%). Sự khác biệt về chỉ số này ở thời điểm trước và sau của huyện can thiệp và đối chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 92% ca bệnh được phát hiện và báo cáo sớm trong vòng 3 ngày kể từ khi khởi phát. Tỷ lệ các báo cáo được gửi đúng hạn và có đầy đủ thông tin rất cao (97,2% - 97,9%), 95,9% ca bệnh có đủ các thông tin cơ bản như tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, ngày khởi phát, ngày phát hiện cũng như các triệu chứng. 3.2.2. Tính hữu dụng của mô hình GS cúm tại huyện Tân Hồng - Cải thiện kiến thức và thực hành của CTV về GS cúm so với thời điểm trước can thiệp và so với huyện đối chứng (HQCT đạt từ 21,3% - 2736%). So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ này giữa huyện can thiệp và huyện đối chứng sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p< 0,05
- 16 Bảng 3.20, 3.21, 3.22. Cải thiện kiến thức và kỹ năng của CBYT Huyện Tân Huyện Hồng Nội dung khảo sát Hồng Ngự HQCT p CSHQ p CSHQ p Biết đúng ĐNCB HCC 726,5 0,05 723 0,05 2007 0,05 25,5 90% ý kiến của CBYT và CTV cho thấy lợi ích của các biện pháp can thiệp trong việc cải thiện các hoạt động GS cúm tại TYT cũng như cho chính bản thân họ. 3.2.3. Tính khả thi của mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng Kết quả kiểm tra qua các lần GSHT cho thấy, tỷ lệ tham gia vào mô hình của các TYT tăng từ 77,8% lên 100% , BVĐK huyện thực hiện 100%, mạng lưới CTV tăng từ 88,6% lên 97,4% và hệ thống y tế tư nhân tăng từ 88,2% lên 97,1%. tỷ lệ TYT có phân tích số liệu tăng từ 22,3% tại tháng 9/2009 lên 100% vào tháng 6/2010, phản hồi thông tin từ 55,6% lên 100% và giao ban dịch với các CTV tăng từ 66,7% lên 100%. Hơn nữa, các hoạt động phân tích số liệu “trước đây chỉ thực hiện việc cộng số ca vào thôi rồi báo cáo, còn bây giờ mình nhìn thấy chiều hướng của bệnh khi nhập số liệu”. 94% các ý kiến cho rằng ĐNCB dễ áp dụng ở cơ sở, > 90% ý kiến cho rằng các biểu mẫu GS dễ thực hiện, 92,2% - 97,4% ý kiến đồng ý phương pháp và thời gian báo cáo là phù hợp và co bản 86,3% - 97,4% ý kiến cho rằng các hoạt động đều dễ
- 17 thực hiện. Hơn 90% ý kiến của CBYT và CTV, những hoạt động can thiệp này đều phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của họ cũng như khả năng tiếp thu của đối tượng các tuyến. Trên 80% - 90% ý kiến đều cho rằng thời gian dành cho các hoạt động này ở mức độ vừa phải và chấp nhận được nên góp phần duy trì được. CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH TẠI 8 TỈNH/THÀNH NĂM 2008 - 2009 4.1.1. Tổ chức, cấu trúc của HTGS các BTN gây dịch tại 8 tỉnh/thành Tính pháp lý: Tại thời điểm nghiên cứu, cơ sở pháp lý duy nhất cho hoạt động GS là Quyết định số 4880/2002 ngày 06/12/2002 của Bộ Y tế về quy chế thông tin, báo cáo BTN gây dịch và Luật phòng, chống BTN được Quốc hội phê duyệt năm 2007.Tuy nhiên, cơ sở pháp lý theo Quyết định số 4880 trên là chưa đủ mạnh vì chưa bao phủ toàn diện các nội dung và yêu cầu GS, chưa được tập huấn kỹ càng và không được nhắc nhở thường xuyên, đặc biệt đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Cách tổ chức các hoạt động: Các TTYTDP tuyến tỉnh, huyện đều thành lập khoa KSBTN, thực hiện chức năng GS và PCD với quy chế, chức năng nhiệm vụ rõ ràng theo Quyết định 05/2006/QĐ-BYT và Quyết định 26/2005/QĐ-BYT. Tại TYT có 1 cán bộ phụ trách thống kê, báo cáo BTN. Tại BVĐK tuyến tỉnh và huyện, việc thống kê bệnh tật được giao cho Phòng kế hoạch tổng hợp. Với cấu trúc này sẽ dễ dàng trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao nhưng còn một số tồn tại sau: - Y tế tư nhân, y tế ngành, các Trung tâm kiểm dịch Y tế và cộng đồng chưa có mặt trong cấu trúc của HTGS các BTN gây dịch. - Chưa có quy định cụ thể về việc thành lập các đơn vị chuyên trách GS và phòng chống dịch tại tuyến tỉnh và huyện nên tính chuyên môn hóa không cao. - Tại các bệnh viện chưa có cán bộ được phân công chuyên trách về hoạt động GS và báo cáo BTN Sự tham gia và phối hợp của các đơn vị: HTGS đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều đơn vị thực hiện và sự hỗ trợ của hệ thống chính trị, luật pháp và cũng như nguồn lực của các đối tác. Trong hệ thống này sự phối hợp giữa cơ sở điều trị và các đơn vị GS chưa thực sự tốt. Nguồn số liệu: BVĐK là đơn vị đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn thông tin về các ca BTN gây dịch nặng và nguy hiểm cho đơn vị GS cùng tuyến. TYT cung cấp số liệu mắc thường kỳ. Chính vì vậy HTGS đã bỏ
- 18 qua một lượng khá lớn các ca BTN do không tổng hợp số liệu từ hệ thống y tế tư nhân, các đơn vị y tế ngành và đặc biệt cộng đồng. Số liệu GS của TTYTDP cũng không bao gồm thông tin từ các trung tâm kiểm dịch y tế. Như vậy, nguồn số liệu ở các tuyến chưa thật sự đầy đủ và số liệu báo cáo có thể thấp hơn so với thực tế. Điều này phần nào phản ánh hầu hết các vụ dịch đều phát hiện từ các ca bệnh nặng phải nhập viện. 4.1.2. Thực hiện các hoạt động giám sát chính tại 8 tỉnh/thành Cách thu thập thông tin và gửi báo cáo: Tương tự kết quả đánh giá ở các tỉnh khác, điện thoại và văn bản là hai hình thức phổ biến nhất hay được các tuyến áp dụng để gửi báo cáo khẩn cấp và báo cáo định kỳ. Các đơn vị rất ít sử dụng fax (<37,5%) hay internet (<37,5%) để gửi thông tin. Đồng thời cách thu thập thông tin ca bệnh thụ động và không đảm bảo các thông tin liên quan được khai thác đầy đủ. Các bệnh viện không tham gia vào quá trình thu thập thông tin GS. Điều này mất hẳn tính hệ thống của các ca bệnh được GS đồng thời rất lãng phí về thời gian cho các đơn vị thực hiện ở các tuyến. Thực hiện các hoạt động báo cáo: Những cách thức hoạt động hiện nay góp phần làm việc các báo cáo dịch không được quan tâm một cách đúng mức về thời gian cũng như mức độ hoàn thành số liệu. Việc thực hiện đầy đủ báo cáo dịch tuần bằng văn bản cao nhất ở tuyến tỉnh chiếm 76,9%, tuyến huyện chỉ chiếm 43,8% và thấp nhất là tuyến xã chiếm 26,6%. Chỉ có báo cáo dịch hàng tháng được 100% TTYTDP tuyến tỉnh, huyện và 70% TYT xã thực hiện đầy đủ. Kết quả đánh giá tại các tỉnh này cũng tương tự như các nghiên cứu tại 8 tỉnh khác, số đơn vị thực hiện báo cáo dịch tuần là 62,5% tại tuyến tỉnh, 58,3% ở tuyến huyện và rất thấp ở tuyến xã là 33,3%. Quản lý số liệu: Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với các kết quả đánh giá khác cho rằng việc phân tích số liệu chủ yếu thực hiện ở tuyến khu vực, trung ương còn các đơn vị GS tuyến tỉnh cũng rất ít khi thực hiện. Các phân tích số liệu GS thường xuyên nhằm đánh giá xu hướng của dịch/BTN nhằm đưa ra cảnh báo sớm không được thực hiện. Tương tự như các tỉnh khác, hiện tại chỉ một số bệnh nguy hiểm hoặc các bệnh nằm trong các chương trình, dự án là có thiết lập ngưỡng dịch rõ ràng như bệnh sốt xuất huyết. Hiện tại các đơn vị đều lưu trữ số liệu GS dưới dạng báo cáo rời, một số đơn vị lưu báo cáo trên máy vi tính của các vụ dịch nhưng mới chỉ dừng lại ở bảng Excel mà chưa có sự kết nối giữa các bảng số liệu và khó trích xuất khi cần. Phản hồi thông tin: Kết quả đánh giá cho thấy các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ việc phản hồi thông tin về tình hình các BTN. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu tại các tỉnh khác, tỷ lệ thực hiện phản hồi thông tin hàng tuần chiếm 8,3%-10,5% và 30% và hàng tháng 20-20,8%. Tỷ lệ các đơn vị
- 19 GS tuyến dưới nhận được thông tin phản hồi hàng tuần, tháng và kết quả vụ dịch luôn thấp hơn so với tỷ lệ các đơn vị gửi phản hồi. Đặc biệt phản hồi thông tin thường chỉ thực hiện trong phạm vi các đơn vị GS mà không thường xuyên thực hiện cho các cơ sở điều trị. 4.1.3. Thành phần tham gia vận hành HTGS các BTN gây dịch tại 8 tỉnh Nhân lực tham gia: Điểm mạnh chung ở 8 tỉnh là mỗi TTYTDP tỉnh và huyện đều thành lập khoa KSBTN theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm TTYTDP huyện có số cán bộ đông nhất từ trước tới nay và cũng là cơ sở tiền đề triển khai các hoạt động GS và PCD tại tuyến cơ sở, nhưng số nhân lực này chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Hơn nữa, tỷ lệ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành như Y học dự phòng, YTCC, vi sinh, dịch tễ thấp (10,1%- 14,1%). Các kết quả đánh giá về kiến thức cũng tương đồng với kết quả đánh giá về các kỹ năng thực hành và tương đồng với kết quả đánh giá thực trạng tại các đơn vị. Như vậy có thể cho rằng, việc nâng cao năng lực của cán bộ là một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng các hoạt động GS trong giai đoạn hiện nay. Trang thiết bị và công cụ thiết yếu: Thiếu trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động GS là nhóm nguyên nhân được đề cập nhiều ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện và xã. Không chỉ đối với hệ thống dự phòng, các trang thiết bị thiết yếu của bệnh viện phục vụ công tác thống kê cũng chưa thực sự được quan tâm. Hầu hết bệnh viện thống kê lại số liệu các BTN theo tổng số ca mắc, tử vong bằng phần mềm Excel hoặc Medisoft để phục vụ báo cáo tuần/tháng, mà hầu như không đề cập đến các yếu tố dịch tễ. Những tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện nay ở các tuyến đều là những tài liệu hướng dẫn đơn lẻ riêng cho từng bệnh hoặc nhóm BTN được biên soạn theo các chương trình, dự án nên mang tính tản mạn, thiếu tính thống nhất và không có hệ thống. Hầu hết tuyến cơ sở không có sẵn những tài liệu này để tham khảo khi cần. Do đó rất cần phải chú trọng tới việc xây dựng các phần mềm chuyên ngành cho việc quản lý các dữ liệu GS phục vụ công tác PCD. Đào tạo và GS hỗ trợ: Thực chất hoạt động giám sát hỗ trợ chỉ tập trung ở nơi có dịch hoặc với một số BTN trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay của dự án.100% các CBYT các tuyến đều nhận thấy tầm quan trọng của việc GS hỗ trợ từ tuyến trên nhưng họ cũng cho rằng chất lượng của các đợt GS này chưa đáp ứng được nhu cầu của tuyến dưới. 4.1.4. Chất lƣợng của HTGS các BTN gây dịch tại 8 tỉnh/thành Tất cả các đơn vị GS các tuyến đều thực hiện theo Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế thể hiện sự chấp nhận của các thành phần
- 20 tham gia trong hệ thống. Quy trình thực hiện đảm bảo tính đơn giản và phù hợp, các biểu mẫu báo cáo GS dễ thực hiện (>60%). Tuy nhiên, các báo cáo dịch tuần và tháng không đảm bảo tính đúng hạn và đầy đủ số liệu theo quy định của Bộ Y tế. Kiểm tra tính thống nhất và chính xác giữa số liệu được ghi nhận và báo cáo dao động từ 47,5% - 61,3%. Điều này cũng được các CBYT các tuyến khẳng định chất lượng số liệu GS chủ yếu ở mức trung bình và kém (81,5% ở tuyến xã). Giai đoạn 2008-2009, hệ thống chưa có phần mềm chuyên ngành để quản lý chung các BTN. Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với những nhận định của các đánh giá ở những địa phương khác cho rằng, những thành quả phát triển của hệ của công nghệ thông tin nhìn chung chưa ứng dụng vào các hoạt động GS. 4.2. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CÚM TẠI HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2009 - 2010 4.2.1. Hiệu quả thay đổi cấu trúc của HTGS cúm tại huyện Tân Hồng Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiếp cận “từng bước” và có “sự tham gia” của các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong việc xây dựng mô hình GS cúm. Những biện pháp can thiệp đã giúp cho huyện Tân Hồng mở rộng và tăng cường sự tham gia của các đơn vị khác trong hoạt động GS cúm như BVĐK huyện, các phòng khám tư nhân, hiệu thuốc và mạng lưới CTV tại tất cả 38 ấp. So với hướng dẫn của Bộ Y tế theo Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT, các hoạt động GS cúm tại huyện Tân Hồng có độ bao phủ rộng hơn được thể hiện số lượng ca bệnh HCC được phát hiện và báo cáo tăng lên so với cùng kỳ năm trước, nguồn thu thập số liệu được mở rộng, tỷ lệ ca bệnh được cộng đồng và y tế tư nhân phát hiện và báo cáo chiếm tới 46,5%. Việc tham gia của các phòng khám và hiệu thuốc tư nhân được đưa vào chế tài quản lý hành nghề y dược tư nhân của phòng Y tế nhằm đảm bảo sự tham gia họ trên địa bàn. Luồng thông tin: được chuyển tải theo phương pháp truyền thống như điện thoại, văn bản, giao ban và internet (tại các xã đã có internet). Như vậy, các luồng thông tin báo cáo này không thay đổi so với HTGS các BTN khác đã quy định, hơn nữa nó lại được tăng cường về chất lượng nên đảm bảo tính ổn định của mô hình mới. 4.2.2. Hiệu quả cải thiện chất lƣợng số liệu GS cúm tại huyện Tân Hồng Tương tự như các tỉnh khác, chất lượng số liệu GS cúm ở tuyến cơ sở của hai huyện Tân Hồng và Hồng Ngự đặc biệt thấp. Số liệu GS cúm chỉ mang tính thống kê đơn thuần và chưa có chuẩn mực về nhiều mặt. Việc tổng hợp thông tin ca bệnh thường dựa trên quan điểm cá nhân mà chưa có hướng dẫn cụ thể nào cho tất cả các đơn vị. Trong khi đó, việc báo cáo số liệu ca
- 21 bệnh HCC nhiều hay ít cũng không quan trọng do không có ai kiểm tra và số liệu đó cũng không sử dụng vào việc gì. Họ có quan điểm “báo cáo càng ít càng tốt” vì tâm lý e ngại địa phương có dịch xảy ra. Chính vì vậy, số liệu báo cáo HCC vừa thừa, vừa thiếu. Như vậy, cải thiện chất lượng số liệu GS cúm là việc cần thiết trong hoạt động GS tại tuyến cơ sở. Việc triển khai mô hình này đã đáp ứng được các nhu cầu nói trên. Chất lượng mô hình GS cúm được thể hiện bằng các đặc tính của HTGS bao gồm độ nhạy đạt từ 62,6% - 89,1%, PPV tăng từ 45,1% lên 96,6%, độ chính xác của số liệu giám sát là 100. Hệ thống triển khai đảm bảo tính đúng hạn và đầy đủ thông tin ca bệnh HCC được thu thập 92% - 97,9%. Các kết quả đạt được từ mô hình đều cao hơn so với kết quả mong đợi đạt được là 30%. Nhìn chung những kết quả trên cho thấy các quy trình giám sát được xây dựng trong mô hình này là phù hợp và đã được các CBYT ứng dụng tốt. Chất lượng báo cáo số liệu HCC được ghi nhận, thống kê, báo cáo ở huyện Tân Hồng thực sự tốt hơn so với thời điểm trước can thiệp và cao hơn huyện Hồng Ngự. Mặc dù trong giai đoạn 2006 - 2010, hai huyện Tân Hồng và Hồng Ngự đều được thụ hưởng rất nhiều các hoạt động can thiệp nâng cao năng lực từ dự án phòng chống BTN tiểu vùng sông Mê Kông nhưng sự thay đổi này đã chứng tỏ hiệu quả trên là do các biện pháp can thiệp mang lại. Mô hình can thiệp đã góp phần cải thiện việc phát hiện và đáp ứng sớm với các dịch bệnh nếu có dịch bùng phát. 4.2.3. Tính hữu dụng của mô hình GS cúm tại huyện Tân Hồng Hiệu quả cải thiện kiến thức và kỹ năng của các CBYT và CTV: Có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện kiến thức và kỹ năng thực hành trong một số nội dung GS cúm của CBYT và CTV ở huyện Tân Hồng cao hơn huyện Hồng Ngự (HQCT đạt được hầu hết vượt xa so với kết quả mong đợi là 30%). Các hiệu quả trên đạt được là do các khóa tập huấn đều áp dụng phương pháp đào tạo tích cực kết hợp thao diễn trên bệnh nhân và số liệu của huyện nên CBYT được thực hành và hỗ trợ trong suốt quá trình triển khai. Hơn nữa, các đợt GSHT và giao ban hàng tháng là cơ hội củng cố kỹ năng và thúc đẩy sự tham gia của từng đơn vị và từng cá nhân. Kết quả cho thấy việc thay đổi kiến thức và kỹ năng của đội ngũ cán bộ tham gia tuy không phải là mục đích chính đặt ra cho mô hình GS điểm nhưng là một hệ quả tất yếu do tác động đến hàng loạt các hoạt động có tính “bổ trợ” khác khi triển khai thí điểm. Điều này góp phần khẳng định, việc xây dựng các chỉ số, công cụ để theo dõi và đánh giá hoạt động cùng với việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ định kỳ là một trong những giải pháp hiệu quả khi thực hiện mô hình này. Hiệu quả cải thiện việc quản lý số liệu tại các TYT và TTYTDP huyện: Mô hình can thiệp là tiền đề giúp cho việc quản lý số liệu GS ở tuyến huyện và xã tốt hơn, góp phần từng bước xây dựng ngưỡng cảnh báo dịch và ngưỡng dịch cho bệnh cúm cũng như các BTN gây dịch khác trên địa bàn.
- 22 Cải thiện việc chia sẻ thông tin: Việc đảm bảo hệ thống báo cáo dịch theo quy định, phản hồi thông tin tích cực giữa các đơn vị có liên quan, triển khai các hoạt động GSHT và giao ban hàng tháng đã tạo nên một diễn đàn trao đổi thông tin GS bệnh cúm trên địa bàn huyện. Nó thúc đẩy sự tham gia của các đơn vị và giúp cho việc cải thiện chất lượng của các hoạt động GS. Tạo cơ sở cho việc chuyên nghiệp hóa HTGS ở tuyến cơ sở. Những nội dung trên góp phần giúp cho hoạt động GS ở tuyến huyện và xã hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn so với hệ thống hiện có. 4.2.4. Tính khả thi của mô hình giám sát cúm tại huyện Tân Hồng Khả năng chấp nhận của các đơn vị có liên quan tham gia trong mô hình là yếu tố quyết định nhiều đến kết quả triển khai cũng như duy trì trong tương lai. Kết hợp kết quả đánh giá SCT, kết quả kiểm tra qua các lần GS hỗ trợ cho thấy, tỷ lệ các TYT, BVĐK huyện, các phòng khám tư nhân, hiệu thuốc và CTV tham gia thực hiện tăng dần theo thời gian và đạt trên 90% vào cuối thời gian can thiệp. Các đơn vị đều thấy các hoạt động can thiệp này là phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cả mạng lưới CTV và y tế cơ sở. Về mặt kỹ thuật, > 85% các CBYT và CTV tại huyện Tân Hồng đều cho rằng các ĐNCB là dễ áp dụng, biểu mẫu báo cáo đơn giản, luồng thông tin báo cáo phù hợp, các hoạt động dễ thực thiện. Như vậy, về mặt kỹ thuật thì mô hình can thiệp trên là có khả năng thực hiện được tại tuyến cơ sở. Hơn 90% ý kiến đều cho rằng hoạt động này có khả năng duy trì được. Đặc biệt mô hình đạt tính ổn định cao do không có thay đổi nhiều trong quá trình triển khai. Mô hình can thiệp áp dụng nguyên lý quản lý dựa vào cộng đồng là phương pháp quản lý đơn giản, phù hợp với năng lực của y tế cơ sở. 4.2.5. Bài học kinh nghiệm khi triển khai nhân rộng Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện nhằm góp phần đảm bảo thành công khi triển khai nhân rộng như sau: - Cần thực hiện các bước cần thiết để thiết lập sự tham gia của các đơn vị tuyển dụng, đào tạo, giám sát hỗ trợ và tạo động lực tham gia của họ. Đồng thời, tạo ra mối liên kết và hợp tác giữa các đơn vị tham gia dựa vào ý kiến của lãnh đạo cũng như lợi ích của các nhóm nhằm tăng độ bao phủ, độ nhạy của hệ thống. - Sử dụng đội ngũ sẵn có tại cộng đồng cũng như lồng ghép vào HTGS hiện hành. - Luôn đảm bảo đủ các cán bộ có kỹ năng và các công cụ thiết yếu nhằm duy trì việc trao đổi thông tin giữa các tuyến.
- 23 - Các chương trình tập huấn thống nhất cho tuyến xã về kỹ năng phát hiện ca bệnh khi sử dụng ĐNCB chuẩn, quy trình thống kê, báo cáo, quản lý dữ liệu cùng với sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của tuyến trên là cơ sở nâng cao năng lực giám sát cho tuyến cơ sở. - Phân định và phân cấp rõ đầu mối quản lý các đơn vị y tế tư nhân tham gia trong HTGS. Hơn nữa cần đưa vào chế tài quản lý hành nghề y dược tư nhân của đơn vị quản lý để duy trì sự tham gia của các đơn vị này trong hoạt động GSBTN. KẾT LUẬN 1. Kết quả đánh giá thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch tại 8 tỉnh/thành năm 2008 – 2009 cho thấy: - Hệ thống này được triển khai theo Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT có cấu trúc rõ ràng, đơn giản nhưng thiếu tính chuyên môn hóa đặc biệt tuyến huyện, xã và chưa có sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân, cộng đồng. - Các hoạt động giám sát chính chưa được các đơn vị thực hiện tốt, đặc biệt thấp ở tuyến huyện và xã: tỷ lệ đơn vị có báo cáo chiếm 26,6% - 43,8% - 76,9%, phân tích số liệu chỉ có ở tuyến huyện, tỉnh chiếm 31,3% - 62,5%, phản hồi thông tin chiếm 7,5% - 75%. - Các thành phần hỗ trợ để thực hiện các hoạt động giám sát chưa đáp ứng yêu cầu đặc biệt thiếu và yếu ở tuyến huyện, xã: 3% - 55,3% CBYT biết đúng ĐNCB, chùm ca bệnh cúm A/H5N1, 37,1% - 62,2% CBYT biết và thực hành phân tích số liệu đúng, dưới 26% tuyến huyện và xã có đủ trang thiết bị cơ bản, 38% - 43,8% đơn vị có tài liệu hướng dẫn và chưa có chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá. - Chất lượng của HTGS chưa thực sự tốt và đồng đều ở các tuyến: tỷ lệ báo cáo gửi đúng hạn và đầy đủ thông tin đạt 19,1% - 43,3%, chất lượng số liệu ở mức trung bình chiếm 51,3% - 65,9%, độ chính xác số liệu chiếm 47,5% - 61,3%, và ít ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Kết quả triển khai mô hình giám sát bệnh cúm tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2009 – 2010 cho thấy: - Mô hình đã tạo nên những thay đổi về cấu trúc của HTGS như tăng độ bao phủ, duy trì và ổn định luồng thông tin báo cáo, tạo cơ sở cho việc chuyên nghiệp hóa các hoạt động GS ở tuyến cơ sở. - Bước đầu tạo ra những hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng số liệu tại tuyến cơ sở như tăng độ nhạy từ 33,5% - 47,6% lên 62,6% - 89,1%, tăng giá trị tiên đoán dương tính tại TYT từ 45,1% lên 96,6%, tăng độ chính xác từ 61% lên 100%, ca bệnh có đủ thông tin chiếm 92% - 97,9%.
- 24 - Mô hình có tính hữu dụng do cải thiện năng lực giám sát của CBYT đồng thời cải thiện việc quản lý, chia sẻ và phản hồi thông tin giữa các đơn vị trong huyện. - Mô hình được xây dựng trên cơ sở khoa học đảm bảo tính ổn định do phương pháp thực hiện phù hợp với năng lực quản lý cũng như chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị y tế, được các đơn vị, cán bộ tham gia chấp nhận (>90%), yêu cầu kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện (>85%) và sử dụng đội ngũ có sẵn có trong hệ thống. KIẾN NGHỊ 1. Tăng cường tính pháp lý của HTGS bằng một cơ sở pháp lý mạnh hơn và rộng hơn so với Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT nhằm thu hút sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân, kiểm dịch y tế và cộng đồng cũng như nâng cao hiệu quả của HTGS hiện hành. 2. Thiết lập lại về tổ chức và hoạt động của HTGS nhằm từng bước tăng tính chuyên nghiệp của HTGS như: chuẩn hóa về nhân lực cũng như năng lực tham gia hoạt động của các đơn vị giám sát tại các TTYTDP tuyến tỉnh, huyện cũng như tại các BVĐK các tuyến. Tại các BVĐK các tuyến cần có cán bộ chuyên trách về giám sát, thống kê và báo cáo các BTN trong diện quản lý cho HTGS. 3. Cần tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện các hoạt động GS tại tuyến cơ sở (huyện và xã) vì đây là nơi tiếp nhận số lượng bệnh nhân nhiều nhất của cả hệ thống y tế nhưng chất lượng thực hiện các hoạt động GS lại rất thấp. - Cần tăng cường năng lực của các cán bộ tham gia các hoạt động GS và xét nghiệm thông qua nhiều hình thức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời, cần có cơ chế thu hút nhân lực cho HTGS và PCD bằng các chiến lược đào tạo và sử dụng cụ thể trong đó nhất thiết phải đi kèm với chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ này ở cả hệ điều trị và dự phòng. 4. Cần đầu tư việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các đơn vị giám sát các tuyến bao gồm cả hệ thống các TTYTDP và các BVĐK nhằm đảm bảo các thông tin dịch tễ học của các ca bệnh được cung cấp, tổng hợp đầy đủ và báo cáo kịp thời. Đồng thời, cần phát triển, cung cấp và đảm bảo việc ứng dụng thường xuyên ở các tuyến các tài liệu thiết yếu bao gồm: tài liệu hướng dẫn, ĐNCB, biểu mẫu báo cáo
- 25 Danh môc c¸c bµi b¸o liªn quan ®Õn luËn ¸n ®· c«ng bè 1. Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan Trọng Lân (2011), “Hiệu quả cải thiện chất lượng số liệu giám sát cúm tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, 7 (125), tr 184 - 193. 2. Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan Trọng Lân (2010), “Kiến thức và thực hành về giám sát bệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế tại các trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, 8 (116), tr 20 - 26. 3. Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan Trọng Lân (2010), “Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại các tuyến tỉnh, huyện và xã của 8 tỉnh năm 2008 - 2009”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, 8 (116), tr 27 - 37. 4. Nguyễn Thị Phƣơng Liên, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan Trọng Lân (2009), “Nghiên cứu hoạt động giám sát và xử lý một số chùm ca bệnh cúm A/H5N1 từ năm 2005 - 2009 tại miền Bắc”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIX, 7 (106), tr 124 - 131.