Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư

docx 55 trang yendo 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_chien_luoc_tham_nhap_cua_cac_cong_ty_da_quoc_gia_v.docx

Nội dung text: Tiểu luận Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG === TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC HÌNH THỨC THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Ở CÁC NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ Sinh viên thực hiện: Hán Thu Thảo 12 1111 0594 STT: 113 Lê Thị Phương Nhung 12 1111 0507 STT: 92 Trần Thị Giang Thu 12 1111 0635 STT: 116 Lớp: Pháp 3 - K51 – KTĐN Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan. Hà Nội, tháng 10 năm 2013
  2. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa học- công nghệ, hoạt động của các Công ty đa quốc gia – MNCs (Multinational Coporations) hay MNEs (Multinational enterprises) đã, đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội trên toàn thế giới. Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học công nghệ và kĩ thuật tiên tiến, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và cũng là hình mẫucủa các tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại.Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang càng ngày càng thâm nhập một cách mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang và kém phát triển. Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc và lớn lao trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.Các Công ty đa quốc gia đã ngày càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thế giới.Các Công ty lớn mạnh có nguồn tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị, có các nhà chính trị đại diện cho nêncũng có thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế và nền kinh tế khu vực. Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các Công ty đa quốc gia đóng vai trò then chốt. Trong toàn cầu hoá kinh tế thế giới, Công ty đa quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, chúng góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành thông qua chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao trình độ quản lý góp phần tăng trưởng cho các nền kinh tế. Các Công ty đa quốc gia cũng có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác. Một trong số những vấn đề mà người ta nghĩ đến khi nhắc đến các Công ty đa quốc gia chính là hiện tượng chuyển giá. Chuyển giá là một trong những vấn đề còn 1
  3. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá khá mới mẻ trong hoạt độngthương mại ở Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà (do giá trị góp vốn của họ thấp) mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự donên chuyển giá đã gây ra không ít nhiễu loạn trong quá trình lưu thông. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế các nước đang phát triển là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; đồng thời, cũng đặt nền kinh tếcác nước này, trong đó có Việt Nam, trước nhiều thách thức.Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt (họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội), thì các Công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các Công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với các câu hỏi đặt ra như: Chiến lược thâm nhập của các Công ty đa quốc gia tác động tới nền kinh tếcác nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần có giải pháp gì đểhạn chếnhững tác động tiêu cực và khai thác có hiệu quả tác động tích cực từ các Công ty đa quốc gia?Các hình thức và thủ đoạn “chuyển giá” mà các Công ty đa quốc gia áp dụng vào các nước nhận đầu tư? Làm rõ được những nội dung này thực sựlà vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.Chính vì lí do đó, nhóm em đã chọn đề tài: ”Chiến lược thâm nhập của các Công tyđa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các Công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư” làm tiểu luận môn Tài chính tiền tệ. Bài tiểu luận bao gồm ba chương: chương I khái quát, đưa ra những nhận định chung nhất về Công ty đa quốc gia, để từ đó hiểu được và có cái nhìn tổng thể về các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá của chúng sẽ được giới thiệu trong chương II và III, với những tác động tích cực cũng như những hệ 2
  4. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá lụy mà chúng mang lại cho nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế các quốc gia mà chúng có trụ sở. 3
  5. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá MỤC LỤC I. Tổng quan về công ty Đa quốc gia 1. Khái quát về Công ty đa quốc gia: 6 1.1. Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia: 6 1.2. Khái niệm Công ty đa quốc gia: 7 1.3. Các loại hình Công ty đa quốc gia (cấu trúc): 7 2. Đặc điểm của Công ty đa quốc gia: 7 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn 7 2.2. Các Công ty đa quốc gia là Công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: 8 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn: 8 2.4. Đặc điểm xu hướng phát triển: 9 3. Vai trò của các Công ty đa quốc gia: 10 3.1. Vai trò tích cực của các Công ty đa quốc gia: 10 3.2. Ảnh hưởng tiêu cực: 12 II. Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty đa quốc gia 1. Khái quát về thâm nhập thi trường: 15 2. Các hình thức thâm nhập thị trường: 17 2.1. Sở hữu 100% vốn: 17 2.2. Liên minh chiến lược: 18 2.3. Liên doanh: 19 3. Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia: 20 4. Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia: 21 5. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia: 21 4
  6. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 5.1. Kinh nghiệm của Malaixia: 21 5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 22 6. Qúa trình thâm nhập của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 23 6.1. Tiền đề: 23 6.2. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 25 6.3. Đánh giá quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào nền kinh tế Việt Nam: 27 III. Thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia 1. Khái niệm chuyển giá: 31 2. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá: 31 3. Phạm vi chuyển giá: 32 4. Các thủ đoạn chuyển giá phổ biến: 33 5. Động cơ của việc chuyển giá: 35 5.1. Động cơ bên ngoài: 35 5.2. Động cơ bên trong: 36 6. Tác động của việc chuyển giá: 36 6.1. Đối với MNCs: 36 6.2. Tác động đối với các quốc gia có liên quan: 37 • Tác động đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư: 37 • Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư: 40 7. Các phương pháp chống chuyển giá: 40 7.1. Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price - CUP): 41 7.2. Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): 41 7.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method): 43 5
  7. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 7.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method): 44 7.5. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method - TNMM): 45 8. Liên hệ thực tế tại Việt Nam: 45 6
  8. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Phần I Tổng quan về Công ty đa quốc gia 1. Khái quát về Công ty đa quốc gia: 1.1. Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia: Tiền thân của các Công ty đa quốc gia là Công ty quốc gia.Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào Công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại.Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các Công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành Công ty đa quốc gia, nhằm mục đích: Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản Công ty nhờ việc khai thác các tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do mở rộng khu vực sản xuất. Sự liên kết giữa các Công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro. Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dung. Cuối cùng là, các Công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạo trực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấp cho phép sử dụng bằng sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất), điều này cho phép họ độc quyền sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước ngoài. Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ 7
  9. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá thuật cao cấp, Công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời của Công ty đa quốc gia là cần thiết. 1.2. Khái niệm Công ty đa quốc gia: KN1: MNC (Multinational Corporation): Là khái niệm để chỉ các Công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Viết tắt là MNC, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các Công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. KN2: Công ty đa quốc gia là Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có Công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau KN3: Công ty đa quốc gia (MNC) là tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ và khoa học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau. 1.3. Các loại hình Công ty đa quốc gia (cấu trúc): Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds). Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas). Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft) 2. Đặc điểm của Công ty đa quốc gia: 2.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn Sở hữu của các Công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của 8
  10. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong Công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy sau khi thành lập Công ty đa quốc gia, các Công tythành viên phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể. Các Công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. Các Công ty đa quốc gia cũng thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác. 2.2. Các Công ty đa quốc gia là Công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các Công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng, Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các Công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận. 2.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn: Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần nhấn mạnh, Công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các Công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành viên của Công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông. 9
  11. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Sở hữu vốn của Công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong Công ty đa quốc gia là do các Công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong Công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các Công ty thành viên vào Công ty mẹ. 2.4. Đặc điểm xu hướng phát triển: Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: trong hoạt động đầu tư của mình có sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kĩ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục Các Công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của kinh tế thế giới: Hiện nay các Công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động XNK lao động quốc tế và các Công ty đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới. Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnh tranh: Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các Công ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp. Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều Công ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó. Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi Công ty đa quốc gia: Các Công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phầm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút. Một số khác lại “ thu hẹp chiến tuyến”, loại bỏ các hoạt động sản xuất “ngoại vi”, dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên môn của mình. 10
  12. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 3. Vai trò của các Công ty đa quốc gia: 3.1. Vai trò tích cực của các Công ty đa quốc gia: • Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển: Một trong những vai trò nổi bật của Công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới.Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình. Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ Công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại nhiều nước. Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau. • Thúc đẩy đầu tư nước ngoài: thông qua việc các Công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển: Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh đẩu tư nước ngoài của các Công ty đa quốc gia. Các Công ty đa quốc gia thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hóa sản xuất. Các cản trở về đẩy mạnh tự do hóa đầu tư đã được tháo bỏ, để các nước trên thế giới cùng được tham gia vào quá trình tự do hóa kinh tế quốc tế. Với lợi thế của mình về nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, các Công ty đa quốc gia luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Xu hướng sát nhập, mua lại và thôn tính các Công ty khác của các Công ty đa quốc gia tăng nhanh hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới để mở rộng đầu tư ra thị trường ngoài nước. Chính xu thế gia tăng này là nguyên nhân quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài. Ngoài ra chúng ta cũng phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủ nhà. Với thế mạnh về vốn các Công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình. Vai trò này của Công ty đa quốc gia cũng được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Tóm lại, Công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì Công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng 11
  13. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì Công ty đa quốc gia góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà. • Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế: Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các Công ty đa quốc gia cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các Công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới. • Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Các Công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Một vai trò quan trọng khác phải nhắc tới là Công ty đa quốc gia tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động phụ nữ ở các nước đang phát triển.Hơn nữa tiền lương và điều kiện lao động ở các Công ty đa quốc gia thường cao hơn tiền lương và điều kiện lao động ở các Công ty nội địa. • Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ: Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giứ thế độc quyền. Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài các Công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những kênh riêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình.Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới các Công ty đa quốc gia còn biết cách sử dụng và khai thác các công nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằm duy trì vị trí độc quyền trên thị trường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khả năng lũng đoạn thị trường. Thông qua hoạt động sản xuất, thương mại các Công ty đa quốc gia đã không ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những kinh nghiệm về quản lý, các ý tưởng mới, và các sáng tạo khác trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói tính sáng tạo là đặc trưng riêng của các Công ty đa quốc gia mà không tổ chức nào có được. Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với quá trình độc quyền hoá. Do đó, các nước đang phát triển trong quá trình tiếp nhận công nghệ cần nhận thức rõ vai trò của các Công ty đa quốc gia đồng thời có những đối sách thích hợp để vừa phát huy tối 12
  14. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá đa tác dụng tích cực của Công ty này đối với nền kinh tế vừa hạn chế sự kìm hãm của chúng. 3.2. Ảnh hưởng tiêu cực: Tác động tiêu cực từ nguồn vốn đầu tư của các Công ty đa quốc gia đối với các nước đang phát triển được thể hiện qua nhiều khía cạnh: Thứ nhất, các Công ty đa quốc gia gặt hái nhiều lợi nhuận ở các nước đang phát triển nhờ vị trí siêu độc quyền của họ trong các nền kinh tế này.Tuy nhiên phần lớn các khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài cho Công ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước chủ nhà. Thứ hai, các Công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công nghệ cho Công ty con.Các Công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các Công ty trong nước. Các Công ty đa quốc gia làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các Công ty này. Các Công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư, lập nhiều khu công nghiệp, các nhà máy chế tạo sản phẩm. Các quy trình đều do các Công ty mẹ nắm giữ và được chuyển giao dần dần cho các nước đang phát triển. Đồng thời các Công ty đa quốc gia cũng nắm giữ những đường dây tiêu thụ hàng hóa từ các nước phát triển.Chính vì vậy nước đang phát triển càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài của các Công ty đa quốc gia thì sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng lớn. Thứ ba, các Công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước chủ nhà nhiều hơn so với các Công ty trong nước.Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của Công ty trong nước luôn kém hơn các Công ty đa quốc gia này. Một khía cạnh khác nữa là đầu tư vào các nước đang phát triển của các Công ty đa quốc gia có thể xảy ra tình trạng khiến các Công ty nội địa đi tới phá sản do các Công ty đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi khi còn được hưởng những ưu đãi lớn hơn so với Công ty nôi địa.Như vậy các nước này cần phải xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơ chế luật pháp đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước không bị bất lợi hơn các doanh nghiệp nước ngoài. 13
  15. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Thứ tư, nhiều Công ty đa quốc gia còn không góp phần thúc đẩy kỹ năng kinh doanh ở nước chủ nhà, bởi lẽ họ thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển bằng con đường mua lại doanh nghiệp trong nước hoặc sử dụng nguồn lực vượt trội của mình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước. Thứ năm, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các Công ty đa quốc gia còn gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển.VDoanh nghiệphư người dân ở Ilo, Peru bị mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều vấn đề sức khỏe khác do ô nhiễm không khí và nguồn nước từ một nhà máy đúc đồng thuộc 3 tập đoàn lớn của Mỹ, mỗi ngày nhà máy này thải vào không khí 2000 tấn Sunphuadioxit, gấp 10 – 15 lần so với mức cho phép ở Mỹ. Các nhà phê bình còn cho rằng nhân công ở các nhà máy này chỉ được trả lương rất thấp, điều kiện làm việc, quy định về y tế, an toàn lao động đều thấp hơn so với Mỹ. Các Công ty đa quốc gia trong một số trường hợp cũng thông qua đầu tư nước ngoài để “ xuất khẩu ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển – nơi mà luật pháp và các biện pháp cưỡng chế bảo vệ môi trường khác chặt chẽ - sang các nước đang phát triển – nơi mà luật pháp và các biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu. Thứ sáu, tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước nhận đầu tư cũng là một tác đông tiêu cực cần phải nhắc tới ở đây.Thường tiền lương của nhân công, lao đông làm trong các Công ty liên doang bao giờ cũng cao hơn mức trung bình ở địa phương. Thứ bảy, một tác động tiêu cực khác của các Công ty đa quốc gia là can thiệp vào nền chính trị của các nước nhận đầu tư thông qua một số cách khác nhau. Tuy vậy, thường thì các Công ty đa quốc gia đánh giá cao sự ổn định chính trị của một nước, như vậy họ có thể yên tâm đặt lòng tin và đầu tư vào nước đó. Ngoài ra các Công ty đa quốc gia còn có ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội của nước nhận đầu tư. Khi các Công ty đa quốc gia đầu tư vào một nước thì sẽ tạo ra việc làm, thu nhập cho số đông người dân nước đó, những người đó có thu nhập và địa vị ổn định trong xã hội, còn lại một phần lớn những người không hòa nhập vào xã hội công nghiệp và do đó tạo ra sự phân cấp trong xã hội khá rõ rệt. 14
  16. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Phần II Chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia Trong những thập kỷ vừa qua các Công ty đa quốc gia (MNCs) đã đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài theo hình thức đầu tư song phương: Hoa Kỳ đầu tư vào Cộng đồng kinh tế Châu Âu và ngược lại; Nhật Bản đầu tư vào Hoa Kỳ và ngược lại; Canada đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ và ngược lại, . Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, MNCs đã chuyển hướng đầu tư vào các nước đang phát triển và những nước đang chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Ví dụ trong giai đoạn 1991-1995, Công ty Volkswagen đã đầu tư 6 tỷ USD vào nhà sản xuất ô tô Skoda của Cộng Hoà Czech; hoặc Opel (Đức) đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô trị giá 680 triệu USD tại Đông Đức. Sự chuyển hướng đầu tư này bắt nguồn từ một số lý do như sau: triển vọng sinh lời tại những thị trường này cao dù rằng những rủi ro về kinh tế và chính trị còn lớn; các chương trình tư nhân hóa được tiến hành rộng khắp tại các nước Nam Mỹ và đây là một cơ hội cho MNCs thâm nhập vào khu vực này; mặt khác, sự tăng trưởng mạnh mẽ và đầy triển vọng của Nhật Bản trong thập niên 80 của thế kỷ 20 đã dẫn đến việc đầu tư vốn của Nhật ra thị trường nước ngoài. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học - công nghệ, hoạt động của MNCs đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc tế. Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới, và là mẫu hình thực hiện kiểu tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại. Với các câu hỏi đặt ra như: Quá trình thâm nhập của MNCs tác động tới nền kinh tế các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam như thế nào? Chúng ta cần có giải pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác có hiệu quả tác động tích cực từ MNCs? Làm rõ được những nội dung này thực sự là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 15
  17. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 1. Khái quát về thâm nhập thi trường: Thâm nhập thị trường của MNCs là chiến lược của những Công ty (doanh nghiệp) lớn, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia bằng việc mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức, nhằm hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường sản phẩm để thu lợi nhuận độc quyền. MNCs hoàn toàn khác biệt với những Công ty nội địa (những Công ty giới hạn hoạt động của mình chỉ ở thị trường nội địa) ở chỗ MNC không bao giờ giới hạn hoạt động của mình trên cơ sở thị trường nội địa.MNC đưa ra quyết định dựa trên cơ sở vì lợi ích của nó hơn là lợi ích quốc gia. Thậm chí MNC sẵn sàng chuyển giao ngân quỹ và tạo ra công ăn việc làm tại hải ngoại thay vì tại quốc gia nó ra đời nếu như nó tìm được lợi nhuận hấp dẫn hơn ở thị trường nước ngoài. Ví dụ IBM đã biệt phái khoảng 120 chuyên gia và 10 tỷ USD sang EC để đầu tư cho hoạt động kinh doanh viễn thông tại đây trong vòng một năm (Robert B. Reich, “Who is them?” Harvard Business review, March-April 1991, p.77) thay vì đầu tư tại Hoa Kỳ. Chiến lược này không chỉ được một mình IBM áp dụng. Nhiều Công ty khác trong qúa trình đầu tư của mình đã tạo nên nhiều công ăn việc làm tại thị trường hải ngoại. Ví dụ tại Nhật Bản, Xerox đã có trên 12.000 lao động, Texas Instrument có hơn 5.000 lao động, Hewlett – Parkard có trên 3.000 lao động. Nói chung nhiều Công ty Hoa Kỳ đã thuê một lực lượng lao động là người Nhật một cách đáng kể. Tình trạng của các Công ty ngoại quốc kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ cũng đã nói lên một điều tương tự. Cụ thể, năm 1990 có khoảng 640 Công ty tại Hoa Kỳ thuộc sở hữu hoàn toàn, hoặc một phần bởi người Nhật, và những Công ty này đã sử dụng khoảng 160.000 công nhân là người Mỹ, và hơn 100 liên doanh Nhật – Mỹ cũng đã thiết lập trong năm 1990. Đến cuối thế kỷ thứ 20, có trên 800.000 nhân công Hoa Kỳ làm việc tại các Công ty Nhật Bản. Nếu xét tổng quát thì các Công ty có nguồn gốc nước ngoài cho đến năm 1989 đã sử dụng khoảng 3 triệu nhân công người Mỹ. Cũng trong năm 1989, số lượng công việc được tạo ra bởi các Công ty sản xuất có nguồn gốc nước ngoài đã cao hơn số lượng công việc được tạo ra bởi các Công ty có nguồn gốc Hoa Kỳ. Đôi khi một số dự án kinh doanh quốc tế lại sử dụng nhân công từ hàng loạt nước khác. Ví dụ, một loại xe hơi thể thao của Mazda, loại MX – 5 Miata, được thiết kế tại 16
  18. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá California, nhưng chi tiết được tạo ra tại Anh, lắp ráp tại Michigan và Mehico, loại xe hơi này lại sử dụng các bộ phận điện tử được sáng chế tại New Jersey và được chế tạo tại Nhật Bản. Tương tự như vậy, loại xe ăn khách của Chevrolet – Geo Metro – được thiết kế tại Nhật Bản, và chế tạo tại Canada bởi một nhà máy do Công ty Suzuki sở hữu. Hoặc trong trường hợp của Boeing thì loại máy bay này được thiết kế tại bang Washington và Nhật Bản, nhưng lắp ráp tại Seatle với chóp đuôi làm từ Canada, một số chi tiết phần đuôi lại được sản xuất tại Trung Quốc và Italy, và đầu máy thì được làm từ Anh. Nói cách khác, MNC tiến hành các hoạt động và thoả thuận sao cho nó có lợi nhất, thậm chí điều này sẽ dẫn đến sự hợp tác của nhiều Công ty thuộc từ 3 cho đến 4 quốc gia khác nhau. Điều này là một thực tế hiển nhiên được tiến hành bởi MNCs bất kể quy mô của nó là lớn hay nhỏ. 17
  19. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 2. Các hình thức thâm nhập thị trường: Quá trình này thường thể hiện qua một trong 6 hình thức sau: xuất khẩu; dự án trao tay (turnkey project), nhượng quyền (licencing); chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising); liên doanh; doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu nước ngoài (100% vốn nước ngoài) nhằm đánh dấu sự có mặt của MNCs trong quá trình thâm nhập thị trường. Như vậy, để tiến hành quá trình thâm nhập thì trường, MNCs có nhiều cách lựa chọn hình thức sở hữu, từ việc sở hữu 100% vốn cho đến việc mua cổ phần từ đa số đến thiểu số. Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng mãnh liệt, rủi ro khi bước vào thị trường, sự phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng , nhiều Công ty xem xét việc hợp tác hay liên minh 18
  20. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá quốc tế giữa các Công ty như là một cứu cánh để giảm thiểu rủi ro. Các hình thức hoạt động đó sẽ được phân tích sau đây: 2.1. Sở hữu 100% vốn: Đối với nhiều MNC giải pháp lập một chi nhánh 100% vốn là một giải pháp được nghĩ đến đầu tiên khi tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp. Điều này xuất phát từ một số lý do: (i) Tư tưởng vị tộc khi định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế; (ii) Vấn đề tài chính. Ví dụ, một số quản trị gia của IBM cho rằng nếu họ chia sẻ một phần sở hữu của họ cho phía đối tác nước ngoài, họ sẽ tạo ra một tiền lệ cho việc chia sẻ quyền sở hữu và kiểm soát với đơn vị kinh doanh bản xứ và điều này thường dẫn đến một sự gia tăng phí tổn cao hơn là những lợi ích có thể có được. Để có thể có một quyết định hợp lý khi quyết định mức độ mở rộng quyền sở hữu, quản trị gia của MNCs thường phải xem xét một mức độ kiểm soát như thế nào là cần thiết cho sự thành công của Công ty trong hoạt động kinh doanh và marketing quốc tế. Thông thường việc sở hữu 100% vốn là một điều mong đợi nhiều nhất nhưng không phải lúc nào cũng nhất thiết như vậy. Thật ra việc sở hữu 100% vốn thật sự cần thiết khi có một mối liên hệ rất mật thiết tồn tại giữa các đơn vị trong một MNC. Tuy nhiên một điều mà MNCs cần lưu ý đó là hình thức 100% vốn có thể gặp một số trở ngại xuất phát từ sự không thiện cảm của môi trường quốc tế: Nhà nước có thể giới hạn hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực, có chính sách phân biệt trong đối xử, hạn chế việc chuyển giao lợi nhuận trở về nước . 2.2. Liên minh chiến lược: Liên minh chiến lược là một hình thức hợp tác chính thức hay phi chính thức giữa hai hay nhiều hơn hai Công ty có cùng một mục tiêu kinh doanh. Liên minh chiến lược có thể thực hiện theo các mức độ từ phi chính thức cho đến cùng tham gia cổ phần. • Cơ sở: Lý do để thực hiện một liên minh chiến lược cũng rất đa dạng: (i) Mong muốn xâm nhập và mở rộng thị trường: tại Nhật Bản, Motorola đã phối hợp hoạt động với Toshiba trong việc sản xuất chip điện tử nhằm giành lấy một thị phần lớn hơn; (ii) Nhằm bảo vệ 19
  21. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá thị trường nội địa: Ví dụ, do không có những đơn hàng xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân, Bechtel Group đã liên kết với Siemens của Đức để cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy hiện hữu tại Hoa Kỳ; (iii) Chia sẻ các rủi ro trong những nỗ lực sản xuất và phát triển: Texas Instrument và Hitachi đã thành lập chung một nhóm phát triển những loại chip bộ nhớ thế hệ mới; (iv) Thực hiện liên minh chiến lược nhằm ngăn chặn và vượt qua đối thủ cạnh tranh: Ví dụ, Caterpillar đã thiết lập một liên doanh với Mitsubishi trong việc sản xuất các thiết bị trong công nghiệp nặng để phản công lại đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên toàn cầu của mình là Công ty Komatsu ngay trên quê hương của nó. • Hình thức: Các hình thức của liên minh chiến lược bao gồm: - Hợp tác phi chính thức: Theo hình thức này các đối tác sẽ làm việc với nhau theo một thỏa thuận ràng buộc (có thể diễn ra theo hình thức trao đổi thông tin về sản phẩm mới, công nghệ, kỹ thuật, trao đổi chuyên gia). Sự hợp tác theo hình thức này thường thích hợp cho những đối tác thực sự không đe dọa lẫn nhau tại thị trường của mỗi nước và quy mô của những đối tác này ở dạng trung bình. - Hợp tác theo hợp đồng: Theo hình thức này, các đối tác có thể ký các hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, marketing Thỏa thuận này cho phép cả hai có thể thực hiện được các mục tiêu của cả đôi bên. Các Công ty cũng có thể thực hiện các thỏa thuận hai chiều để mỗi bên có thể khai thác thị trường lẫn nhau. Ví dụ, AT & T và Olivetti đã có những thỏa thuận về marketing chéo cho nhau tại cả hai thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong lĩnh vực dịch vụ, các hãng hàng không đã có những thỏa thuận cho phép đối tác sử dụng các trung tâm bay của nhau, phối hợp lịch bay, và sử dụng chung loại vé. - Mua cổ phần: Nhiều MNC đã thực hiện việc mua cổ phần thiểu số tại những Công ty có tầm quan trọng chiến lược với họ nhằm đảm bảo việc gắn bó lợi ích với những nhà cung cấp. Ví dụ IBM đã mua 12% cổ phần của Intel; Ford đã mua 25% cổ phần của Mazda. Các đối tác này vẫn tiếp tục hoạt động một cách riêng lẻ như một thực thể độc lập nhưng sẽ thụ hưởng thế mạnh được 20
  22. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá cung cấp từ đối tác của mình. Ví dụ, nhờ vào sự hợp tác với Mazda, Ford đã có một sự hỗ trợ rất tốt trong việc thiết kế và sản xuất các loại xe, trong khi đó Mazda đã gia tăng khả năng xâm nhập thị trường tại Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực xe hơi, Mitsubishi Motor đã sở hữu 10.2% cổ phần của Chrysler, Honda sở hữu 20% cổ phần của Rover (Anh) 2.3. Liên doanh: Liên doanh là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai Công ty cùng góp vốn để hình thành nên một đơn vị kinh doanh, mức độ kiểm soát của mỗi bên tùy thuộc vào mức độ góp vốn của họ và họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của mình. Các lý do khiến một MNC phải thực hiện hình thức liên doanh là do: (i) Luật pháp của nước sở tại buộc MNC phải thực hiện hình thức liên doanh trong một số ngành; (ii) Một phía đối tác phải cần đến kỹ năng hoặc các tài sản hữu hình và vô hình của phía bên kia; (iii) việc thực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau. Ví dụ liên doanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy New United Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ, ngược lại GMC có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị từ phía đối tác Nhật Bản. Một liên doanh chỉ được xem là có hiệu quả một khi sự hợp nhất nguồn lực của các đối tác có thể tạo ra một kết quả cao hơn so với năng lực riêng lẻ của từng đối tác.Ví dụ một Công ty có thể có những tiến bộ kỹ thuật mới nhưng lại thiếu vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể dùng hình thức liên doanh để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật này nhanh hơn hoặc xâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn. Hình thức liên doanh cũng cho phép một Công ty nước ngoài có thể thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Nhà nước và các tổ chức sở tại (ví dụ như công đoàn, hoặc các tổ chức tài chính); đặc biệt nếu một liên doanh được thiết lập giữa một MNC và đối tác sở tại là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thì liên doanh này càng có những thuận lợi như được hưởng những ưu đãi về tài chính, sự hỗ trợ của chính phủ. Mối quan hệ giữa một đối tác trong nước với các tổ chức tài chính địa phương cũng cho phép liên doanh có thể tiếp cận với thị trường tài chính tại 21
  23. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá chỗ.Ngoài những thuận lợi nêu trên, hình thức liên doanh còn cho phép MNCs có thể chia sẻ rủi ro khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới. Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều liên doanh đã bị thất bại. Các nguyên nhân gây ra thất bại thường là: sự mâu thuẩn về quyền lợi, sự bất đồng trong việc phân phối lợi nhuận, mối quan hệ truyền thông giữa các đối tác không tốt, tầm nhìn chiến lược khác nhau, sự mâu thuẩn về phương diện văn hóa Để tiến hành thiết lập và quản lý một liên doanh thành công, nhiều nhà quản lý đã đề ra một số khuyến cáo như trong quá trình thương lượng để lập liên doanh như sau: (i) Phải tìm đúng đối tác để thiếp lập liên doanh; (ii) Xác định rõ mục tiêu của liên doanh và thời gian kéo dài của nó; (iii) Giải quyết và xác định rõ ràng vấn đề quyền sở hữu, kiểm soát, và quản lý; (iv) Xác định rõ cấu trúc tài chính và các chính sách tài chính; (v) Xác định chính sách sử dụng nhân sự và đào tạo; (vi) Xây dựng nhiệm vụ sản xuất rõ ràng; (vii) Xác định các nội dung, quan điểm của hoạt động marketing; (viii) Xác định hoạt động chuyển giao công nghệ theo mức độ nào và các ràng buộc của hoạt động này; (ix) vấn đề hạch toán và kiểm soát; (x) Việc giải quyết các tranh chấp và bất đồng; (xi) Vấn đề bảo hộ trong ngành và lĩnh vực kinh doanh; (xii) Xác định rõ các hỗ trợ từ phía Nhà Nước (nếu có). 3. Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia: - Nhận thức được các dự án đầu tư có khả năng sinh lời - Lựa chọn mô hình thâm nhập - Việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả của mô hình thâm nhập - Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá hợp lý - Dự tính tuổi thọ của một lợi thế cạnh tranh 4. Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia: - Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh - Xu hướng hợp nhất - Xu hướng liên minh chiến lược - Độc quyền về công nghệ để chiếm lĩnh thị trường 22
  24. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 5. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia: Trong xu hướng chung của thế giới, với tư cách là nước đang phát triển và được đánh giá là quốc gia có nhiều kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI nói chung và khai thác sự thâm nhập của MNCs nói riêng thì Malaixia, Trung Quốc là những ví dụ điển hình. Xuất phát điểm là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tích luỹ nội địa thấp, Malaixia và Trung Quốc luôn coi trọng nguồn vốn từ nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước và coi đây như yếu tố “then chốt” để thực hiện CNH,HĐH đất nước. Dựa trên quan điểm như vậy, Malaixia và Trung Quốc đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút sự có mặt của MNCs. Nhờ đó mà Trung Quốc và Malaixia đã có được sự tăng trưởng nhanh trong nhiều năm. 5.1. Kinh nghiệm của Malaixia: Sau khi giành độc lập vào năm 1957, Chính phủ Malaixia được sự giúp đỡ của WB đã xây dựng chiến lược công nghiệp hoá (CNH) nền kinh tế, nhưng thực tế đã đặt ra nhiều vấn đề mà nền kinh tế khó giải quyết. Trong đó, nổi bật là nhu cầu về vốn, công nghệ tiên tiến, kiến thức quản lý và quy mô thị trường. Vì thế: - Chính phủ Malaixia đã tích cực, chủ động đặt mục tiêu thu hút FDI và đặc biệt coi sự thâm nhập của MNCs vào nền kinh tế là một công cụ quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện CNH,HĐH đất nước. - Malaixia nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, duy trì sự ổn định về kinh tế - xã hội, và có nhiều biện pháp chuyển hướng lớn trong quá trình thu hút đầu tư, từ ngành sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên và lao động sang những ngành có trình độ khoa học, kỹ thuật cao đòi hỏi có môi trường đầu tư thuận lợi, thị trường rộng lớn (cả thị trường nước sở tại, lẫn thị trường khu vực) - Malaixia có sự thích ứng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường và xu hướng thâm nhập của MNCs, được thể hiện qua 5 giai đoạn thực hiện CNH: CNH thay thế nhập khẩu (1957-1970); CNH hướng vào xuất khẩu (suốt thập 23
  25. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá kỷ 70); Chiến lược thay thế nhập khẩu lần II (1980-1985); đẩy mạnh hướng vào xuất khẩu (1986-1995); đến nay là chiến lược CNH phát triển bền vững 5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay (năm 1978), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, liên tục với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (GDP năm 2006: 10,5%; GDP trung bình mỗi năm trên 9,5%), đưa GDP của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 thế giới. Trung Quốc đã trở thành “một hiện tượng kinh tế đầu thế kỷ XXI”1. Sự thành công này có phần đóng góp rất lớn của MNCs trong nền kinh tế; trong đó có trên 400 Công ty xuyên quốc trong 500 Công ty lớn nhất thế giới. Trung Quốc coi việc hợp tác với MNCs là hạt nhân của mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Trước hết là đổi mới trong tư duy. Trung Quốc đưa ra quan điểm: “đổi mới tư duy – thí điểm – và từng bước mở cửa mạnh mẽ hơn”. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy để phát triển thì điều quan trọng nhất là để người dân được tự do suy nghĩ và thực hiện ý tưởng của mình. Chỉ khi người dân được tự do suy nghĩ thì chính sách tự do hoá thương mại mới được đẩy mạnh. - Trong chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc vừa khuyến khích thu hút nguồn vốn vừa và nhỏ, vừa đặt trọng điểm vào thu hút nguồn vốn lớn đầu tư của MNCs. Trên cơ sở chính sách “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, Chính phủ cho phép MNCs chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước thông qua các hình thức thâm nhập: liên doanh, mua bán, sáp nhập - Trên cơ sở Hệ thống luật được thống nhất, Chính phủ Trung Quốc cho phép các địa phương độc lập trong cách triển khai thực hiện luật trên tiêu chí khuyến khích luồng vốn đầu tư của MNCs. Trung Quốc thực hiện phân cấp cho các địa phương về thẩm định dự án và cấp phép đầu tư. - Cùng với việc nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các biện pháp thu hút nguồn vốn nước ngoài của Trung Quốc dần chuyển hướng từ dựa vào chính sách ưu đãi thuế sang dựa vào môi trường đầu tư và thị trường mở. 24
  26. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá - Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất theo các lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư. 6. Qúa trình thâm nhập của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 6.1. Tiền đề: • Thành tựu: Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều Công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006. Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là các dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD. Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án . Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷUSD) với 105 dự án, Singapore (4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án. Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong năm 2008 là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷ USD. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú ý. 25
  27. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD (gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ). Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 2006 đến 2008: Năm 2006 2007 2008 Triệu USD 10.2 20.3 64 (theo Vietpartners) • Lợi thế và những khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các Công ty đa quốc gia: Lợi thế: - Môi trường chính trị - xã hội ổn định: Ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên quyết định sức hút của Việt Nam đối với MNCs. Sự ổn định về chính trị là cơ sở tránh bất trắc, rủi ro trong kinh doanh, tạo độ tin cậy, đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho doanh nghiệp. - Đường lối đối ngoại rộng mở, tích cực: Cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá; là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Năm 1990 đã bình thường hóa quan hệ với EU (ngày 22-10-1990); 28/7/1995 là thành viên chính thức của ASEAN; 3/1996 tham gia ASEM với tư cách là thành viên sáng lập; 11/1998 là thành viên của APEC; năm 2000 ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ; 7/11/2006 chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. - Những lợi thế so sánh: Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đất đai, khoáng sản, khí hậu, lao động, thị trường của một nước đang phát triển luôn nằm trong tầm ngắm các nhà đầu tư, đặc biệt là yêu cầu của MNCs nhằm khai thác và mở rộng thị trường. Khó khăn: - Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Nguồn gốc của MNCs chủ yếu ở quốc gia có nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện, nên để MNCs hoạt động hiệu quả thì cần có thị trường ổn định và đồng dạng để đảm bảo các cho các yếu tố, các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh của MNCs diễn ra bình thường. Trong khi đó, Việt Nam đang hoàn thiện dần thể chế kinh tế thị trường, 26
  28. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá luật lệ hay bị điều chỉnh do nảy xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế, mối liên kết giữa các thị trường hàng hoá và dịch vụ còn lỏng và chưa thống nhất. - Đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp: Đối tác Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần. Do quy mô nhỏ bé, lại yếu về trình độ, năng lực công nghệ; kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, khả năng hợp tác, liên kết còn nhiều hạn chế; tính cạnh tranh chưa cao nên doanh nghiệp Việt Nam chưa phải là đối tác, là doanh nghiệp phụ trợ cho MNCs. Đây là tiêu chí quan trọng của môi trường kinh doanh mà các nhà đầu tư lựa chọn khi thâm nhập thị trường. - Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn chuyển biến chậm: Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù hợp với các quy tắc và thông lệ chung là điều kiện để tăng sức hấp dẫn đối với MNCs. Nhưng ở Việt Nam, cả về cơ cấu kinh tế lẫn cơ chế quản lý kinh tế và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn chuyển biến chậm, chưa thực sự tạo sức hút đối với nhà đầu tư là MNCs. - Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém: Hạ tầng vật chất kỹ thuật của ta những năm gần đây đã được chú trọng phát triển, nhưng đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Ngoài một số tiến bộ đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, nhìn chung, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém. Đó là trở ngại lớn nhất trong việc thu hút MNCs. 6.2. Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam: - Các Công ty đa quốc gia ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước đang phát triển Châu Á là phổ biến nhất. - MNCs Nhật, Mỹ, châu Âu đang có xu hướng tăng. • Quá trình thâm nhập của MNCs ở Việt Nam Trước khi Việt Nam thực hiện chủ trương «đổi mới» (1986), MNCs đã dần xuất hiện chủ yếu thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác phát triển khoa học kỹ thuật. Từ sau năm 1986, tuỳ vào từng giai đoạn, cách thức thâm nhập thị trường của MNCs với mức độ khác nhau, nhưng dù ở dạng thăm dò thị trường sơ khai hay thâm nhập bằng 100% vốn chủ sở 27
  29. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá hữu thì MNCs cũng phải trải qua quá trình tìm hiểu, thử nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức hay liên minh khối (ví dụ: EC). • Loại hình của các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam Các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét trên chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng trên thị trường thế giới thì Việt Nam còn quá ít MNCs lớn. Ngoài 106 tập đoàn đa quốc gia trong danh sách 500 Công ty lớn nhất thế giới - theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện2 (vốn đăng ký trung bình 50 triệu USD/dự án), còn lại phần lớn FDI do trên 400 MNCs không nằm trong danh sách 500 MNCs lớn nhất thế giới đầu tư vốn dưới 20 triệu USD/dự án. Trong khi dựa trên quy mô của các dự án để đánh giá loại hình MNCs, thì lượng vốn đầu tư nhỏ hơn 20 triệu USD/dự án, MNCs đó được xếp vào dạng vừa và nhỏ trên thế giới. • Lĩnh vực thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam: MNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa và khách sạn du lịch được coi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều MNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, tài chính – ngân hàng, chế biến nông – lâm – hải sản cũng được MNCs rất quan tâm đầu tư. • Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam: - Hình thức liên doanh chiếm ưu thế lớn trong những năm đầu: Ở Việt Nam, những năm đầu mở cửa và hợp tác với nước ngoài (tính từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài 12/1987), việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh có nhiều nổi trội so với hình thức đầu tư khác. Phía Việt Nam có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hoạt động theo nguyên tắc nhất trí Hội đồng quản trị, nên các thành viên phía Việt Nam và đối tác có quyền ngang nhau. Qua đó, nhà kinh doanh Việt Nam có cơ hội để học hỏi trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài; được tham gia vào hoạch định chính sách, 28
  30. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá tổ chức, kiểm soát hoạt động kinh doanh, rủi ro được phân chia về hai bên nên hình thức này trở thành hình thức thu hút MNCs chủ yếu. - Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang trở nên phổ biến, thay cho hình thức liên doanh: Xu hướng này là các chi nhánh MNCs khi đầu tư vào Việt Nam muốn tự quản lý, quyết định chiến lược kinh doanh, chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong việc tổ chức kinh doanh và tiếp cận thị trường. Hơn nữa, khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (năm 1996), chính sách đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài không còn cố bám vào các doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm các chính sách ưu đãi. 6.3. Đánh giá quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào nền kinh tế Việt Nam: • Những tác động cơ bản của quá trình thâm nhập: - Tác động tích cực của Công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam Trên tổng thể, nguồn vốn do MNCs đầu tư vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo dựng được cơ sở quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cụ thể : + Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. + Góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. + Góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. + Mở rộng xuất khẩu, tăng thu ngân sách + Nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và kỹ năng quản lý kinh doanh + Tạo việc làm, giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người lao động 29
  31. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá + Nhân tố chính thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. - Những vấn đề đặt ra: Bên cạnh vai trò tích cực đó thì MNCs dù trực tiếp hay gián tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến chính sách kinh tế của Nhà nước, đến tình hình kinh tế - xã hội quốc gia + Dễ gây mất cân đối giữa các ngành, các vùng kinh tế + Tăng sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước + Một số MNCs lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh, thậm chí có MNCs gây sức ép với cơ quan quản lý Nhà nước. • Sự chuyển biến của nền kinh tế để thích ứng sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt phải kể đến sự có mặt của MNCs. Điều đó khẳng định nền kinh tế đã có sức hấp dẫn; đồng thời cũng chứng tỏ sự chuyển biến của nền kinh tế thích ứng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách và hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút ngày càng lớn các nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự thâm nhập của MNCs vào Việt Nam. - Những chuyển biến về khung khổ pháp luật Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế (năm 1986) đến nay, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật nhằm chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, trên cơ sở phát triển đồng bộ các thị trường: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản mở rộng quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Tạo đà cho các thành phần kinh tế phát triển, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với mục tiêu đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. - Hình thành và phát triển thị trường tài chính Việt Nam Chủ trương thành lập thị trường tài chính được thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 30
  32. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Đến hết năm 1994, thị trường tiền tệ lần lượt ra đời. Sự ra đời của các thị trường này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; một mặt tạo ra thị trường vốn ngắn hạn cho nền kinh tế; mặt khác tạo ra các công cụ gián tiếp để Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. - Kiểm soát kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng nhanh vào đầu những năm 1980 (30-50% /năm); cuối năm 1985 lên đến 587,2% và siêu lạm phát đạt đỉnh điểm vào năm 1986 (774,7%). Trước bối cảnh siêu lạm phát, Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực trong việc kiềm chế lạm phát.Năm 1992 trở đi, chính sách tài chính, tiền tệ Việt Nam trên bình diện chống lạm phát đã thực sự có những chuyển biến rõ nét so với trước đó.Lần đầu tiên (1992), việc in tiền nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước đã thực sự chấm dứt. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á, trong điều kiện nền kinh tếViệt Nam tăng trƣởng chững lại, hiện tượng giảm phát và thậm chí thiểu phát (- 1,6% năm2000 và - 0,4% năm 2001) xuất hiện; chính sách lãi suất đã đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp kích cầu của Chính phủ (từ giữa năm 1999) qua 7 lần cắt giảm lãi suất. Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tƣơng đối ổn định ở mức một con số: năm 2004 là9,5%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8,2%, dự kiến năm 2007 dưới 9%. Cân bằng cán cân thương mại được điều chỉnh và từng bước hoàn thiện chính sách tự do hóa thương mại trong thời gian qua đã từng bước điều chỉnh cán cân thương mại. - Cải cách theo hướng tự do hoá thương mại Chính sách cải cách theo hướng tự do hoá thương mại được thể hiện ở các khía cạnh: xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng thương quyền hay quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tự do hoá thuế quan và phi thuế quan; xoá bỏ dần kiểm soát ngoại hối và áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái mang định hướng thị trường nhiều hơn. - Chính sách kiểm soát ngoại hối và tỷ giá hối đoái Chính sách kiểm soát ngoại hối được Nhà nước ban hành từ năm 1988. Nghị định 161/HĐBT (18/10/1988) quy định mọi tổ chức, cá nhân phải gửi tất cả ngoại tệ tại ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng khoản ngoại tệ này để thanh toán hàng hóa và dịch vụ 31
  33. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá nhập khẩu, số còn lại phải bán cho Chính phủ theo giá thị trường và mọi chuyển khoản ra nước ngoài phải được phép của Ngân hàng Nhà nước, phải được thực hiện theo tài khoản đối ứng. - Những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài + Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh: Các quy định mới đã giới hạn thời hạn cấp giấy phép và giảm thiểu các giấy phép trung gian. Thủ tục xin phép kinh doanh được phân cấp; số lượng các cơ quan liên quan đến quá trình cấp giấy phép đã giảm, tiến tới thực hiện “chính sách một cửa”. Lựa chọn các hình thức kinh doanh: Mặc dù việc thực hiện những quy định pháp lý về hình thức kinh doanh rất khắt khe trong những năm trước đó, nhưng hiện nay đã được cải thiện trên quan điểm đa dạng hình thức đầu tư, cho phép đầu tư vào nhiều lĩnh vực mà trước đây cho là nhạy cảm (ngân hàng, hàng không, cho phép doanh nghiệp nước ngoài huy động vốn trên thị trường. + Vấn đề đất đai: từ năm 1999, có hai cải tiến quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi về đất đai. Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được phép góp vốn vào các liên doanh bằng quyền sử dụng đất. Thứ hai, quyền sử dụng đất có thể được trao cho các Công ty nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thứ ba, nếu Việt Nam góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất thì có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng; trong trường hợp giải thể hoặc phá sản thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp. + Chính sách giá cả: Chính phủ Việt Nam có kế hoạch từng bước áp dụng mức giá thống nhất cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 32
  34. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá PHẦN III THỦ ĐOẠN CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Khái niệm chuyển giá: Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các Công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu. Hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển trong nội bộ MNC ở đây bao gồm cả các tài sản sở hữu trí tuệ, vốn góp liên doanh, vốn cho vay. Dựa trên cơ sở quyền tự do kinh doanh, các Công ty liên kết có tự định giá những hàng hóa này trong quá trình giao dịch, từ đó tạo ra chênh lệch về chi phi hay lợi nhuận giữa các Công ty (nhưng không làm thay đổi tổng chi phí & lợi nhuận) để thay đổi mức thuế phải đóng. Chuyển giá hình thành từ hai cơ sở căn bản: thứ nhất, là sự ra đời của các tập đoàn kinh tế với nhiều thành viên hợp thành mà lợi ích tạo ra được xem là một thể thống nhất, thứ hai, là sự khác biệt trong các chính sách điều tiết lợi ích của các Nhà nước. Như vậy, có thể thấy chuyển giá là một hành vi cố ý của các công ty đa quốc gia, hành vi này mang tính tất yếu và có xu hướng gia tăng trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển mạnh và tốc độ mở cửa, toàn cầu hóa ngày càng nhanh như hiện nay. 2. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá: Hành vi chuyển giá ngày càng tinh vi và núp dưới nhiều hình thức khác nhau, đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, cán bộ thuế cần tỉnh táo và khách quan để nhận biết được hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chuyển giá thường có một số biểu hiện chung như sau: • Doanh nghiệp kê khai giá về tài sản cố định, nguyên liệu đầu vào và các chi phí cao bất thường so với các doanh nghiệp cùng quy mô và cùng ngành • Doanh nghiệp liên tục báo lỗ trong nhiều năm, nhưng doanh thu tăng và vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất. Hoặc các năm lãi lỗ liên tục xen kẽ, nhưng chỉ có lãi ít và lũy kế vẫn lỗ. 33
  35. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá • Doanh nghiệp phải trả chi phí lãi tiền vay cho Công ty mẹ quá cao • Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận chênh lệch lớn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành • Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp khác trong cùng một tập đoàn. • Các bên thanh toán phần lớn theo quan hệ bù trừ hoặc qua trung gian với bộ phần “chế biến hóa đơn” thực hiện theo sự điều hành của Công ty mẹ. • Doanh nghiệp chọn một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp để làm địa điểm đặt trụ sở đăng ký đầu tư vào nước nhận đầu tư nhằm lợi dụng sự khác biệt thuế suất giữa các quốc gia, khu vực để trốn thuế. Trên đây là một số dấu hiệu tham khảo khi bước đầu điều tra một doanh nghiệp có bị coi là chuyển giá hay không. Tuy nhiên, để xác định được chính xác hành vi chuyển giá của một doanh nghiệp, ta cần có bằng chứng về số liệu thực từ hoạt động của các Công ty mẹ tại nước ngoài và các cơ sở pháp lý đầy đủ để tiến hành điều tra và xử lý. Hoạt động này trên thực tế hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu và không phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời. 3. Phạm vi chuyển giá: Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của OECDoanh nghiệpăm 2009 về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi: • Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; • Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”. 34
  36. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Trên thực tế, việc chuyển giá tồn tại không chỉ trong các giao dịch quốc tế mà còn cả ở trong các giao dịch quốc nội: • Trong các giao dịch quốc tế: mức thuế suất khác biệt giữa các quốc gia là điều kiện để doanh nghiệp ở nước có thuế suất cao liên kết (hoặc mở Công ty con) với doanh nghiệp ở nước có thuế suất thấp hoặc có chính sách ưu đãi về thuế, từ đó chuyển lợi nhuận từ nước đánh thuế cao sang nước đánh thuế thấp để phải chịu khoản thuế thấp hơn • Trong các giao dịch quốc nội: chế độ thuế giữa các doanh nghiệp khác nhau, là cơ sở để doanh nghiệp có mức thuế cao liên kết với các doanh nghiệp có mức thuế ưu đãi hơn để hưởng lợi từ chính sách thuế 4. Các thủ đoạn chuyển giá phổ biến: Các chiêu thức chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tinh vi và phong phú, núp dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung hành vi chuyển giá thường dựa trên nguyên tắc tăng tối đa chi phi, giảm tối đa lợi nhuận để gian lận thuế ở nước nhận đầu tư và chuyển lãi ra Công ty mẹ ở nước ngoài. Giai đoạn đầu: • Nâng cao giá trị tài sản góp vốn: khi mới thành lập, các Công ty kê khai giá nhập máy móc, thiết bị, từ Công ty mẹ với giá rất cao, từ đó tạo giá trị ảo về vốn, mức khấu hao máy móc, thiết bị từ đó cũng bị đội lên khiến chi phí sản xuất trên giấy tờ rất cao, triệt tiêu lợi nhuận khiến doanh nghiệp bị lỗ. • Nâng cao giá trị tài sản vô hình: các Công ty con khi thành lập ở nước sở tại thường sẽ phải mua bí quyết kinh doanh, bí mật công nghệ, của Công ty mẹ hoặc trả phí bản quyền hàng năm cho Công ty mẹ. Qua đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển ra Công ty mẹ ở nước ngoài, còn Công ty con ở nước sở tại sẽ đội chi phí sản xuất lên khiến doanh nghiệp lỗ trên sổ sách. Giai đoạn đi vào hoạt động: • Nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Công ty mẹ ở nước ngoài: Công ty ở nước sở tại không thể tự sản xuất được một số nguyên liệu nên sẽ phải nhập từ Công 35
  37. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá ty mẹ ở nước ngoài. Giá của những nguyên, phụ liệu này thường được kê khai vống lên để tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp. • Tăng các chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ nội bộ của tập đoàn, : MNCs sẽ xây dựng các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao, tất cả các chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm sẽ do thành viên MNC tại quốc gia có thuế suất cao này gánh chịu. Nhưng kết quả của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì các thành viên khác vẫn được áp dụng như nhau. Hoặc một chương trình quảng cáo nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trên phạm vikhu vực, nhưng chi phí lại được phân bổ hết về cho thành viên có trụ sở tại quốc gia có thuế suất cao. Hoặc các Công ty cố tình sử dụng làm quảng cáo ở nước ngoài, các dịch vụ đắt đỏ của Công ty mẹ để đội chi phí sản phẩm lên. Bên cạnh đó, có một số Công ty mẹ cung cấp dịch vụ pháp lý cho công ty con nhưng tính giá dịch vụ cao gấp nhiều lần so với thị trường, do vậy làm tăng cao chi phí của doanh nghiệp khi kê khai thuế. • Điều tiết giá mua hàng hóa: Công ty con sản xuất sản phầm với chi phí rất cao rồi bán lại cho Công ty mẹ với mức giá rẻ để hạ thấp doanh thu. Từ đó Công ty mẹ thu lời nhờ bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài. • Sử dụng chi phí trả lãi tiền vay: Công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở nước nhận đầu tư chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, Công ty con báo cáo không có tiền lấy hàng, Công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi. Việc này được doanh nghiệp coi là trả lãi tiền vay. Nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãi. Còn phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã chuyển hết ra ngoài cho Công ty mẹ. 36
  38. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 5. Động cơ của việc chuyển giá: 5.1. Động cơ bên ngoài: • Sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia: mỗi quốc gia có chính sách về thuế khác nhau, lợi dụng sự chênh lệch đó, các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá để giảm thiểu tối đa khoản thuế phải nộp, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Khi có chênh lệch về thuế suất thì thủ thuật chuyển giá mà MNCs thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các Công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao. • Mục tiêu bảo toàn vốn đầu tư theo nguyên tệ, kỳ vọng về sự biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp FDI: với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, MNCs sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi. • Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và các cơ hội đầu tư thuận lợi ở nước tiếp nhận đầu tư: các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các Công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm chống lại các tác động. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm. Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại. • Chính sách pháp lý và luật pháp của các nước tiếp nhận đầu tư (thường là các nước đang phát triển) còn lỏng lẻo cũng là kẽ hở cho MNCs lợi dụng để chuyển giá. Bên cạnh đó là mức độ xử phạt còn thấp và chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp. 37
  39. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá 5.2. Động cơ bên trong: Ngoài các động cơ bên ngoài, hoạt động chuyển giá còn xuất phát từ chính các động cơ bên trong của các doanh nghiệp FDI: Chuyển giá giúp cho MNCs san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau trong trường hợp tình hình kinh doanh đi xuống, từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nên bức tranh kết quả kinh doanh tốt hơn khi đứng trước các cổ đông và giới đầu tư. Bên canh đó, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi theo đuổi một thị trường là chiếm lĩnh thị trường, giành lợi thế cạnh tranh, hướng tới vị thế độc quyền. Do vậy, hành vi chuyển giá giúp doanh nghiệp có lợi thế về chi phí sản xuất và lợi nhuận, từ đó có nhiều ưu thế và tiềm lực hơn so với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm giá sản phẩm, giành ưu thế trên thị trường và triệt tiêu các doanh nghiệp khác cùng ngành. Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực nhạy cảm, có tính đặc thù cao và yêu cầu gắt gao về việc bảo mật như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược Các sản phẩm thuộc những ngành này khi giao dịch thường phải chịu rủi ro về rò rỉ công nghệ rất cao, do vậy các doanh nghiệp FDI lựa chọn hình thức chuyển giá vừa để bảo toàn công nghệ, đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 6. Tác động của việc chuyển giá: 6.1. Đối với MNCs: Hoạt động chuyển giá đem lại cho MNCs những lợi thế to lớn về mặt kinh doanh: Việc chuyển giá giúp MNCs không những giảm thiểu được một số lượng lớn khoản thuế phải nộp mà còn giúp doanh nghiệp thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ sau thuế và trong một số trường hợp còn được hoàn thuế GTGT. Trên thực tế, các khoản lợi nhuận của các Công ty đa quốc gia chỉ có thể chuyển về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng chuyển giá như công cụ để có thể thực hiện những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh 38
  40. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Trường hợp này thường được MNCs thực hiện tại các quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt. Hơn nữa, đứng trên phương diện tài chính, khi thực hiện việc xâm chiếm thị trường thì chi phí sẽ được chia sẻ cho các Công ty con khác và cả Công ty mẹ, do vậy MNCs sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ, từ đó giúp cho MNCs nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa, đánh bật và thâu tóm các Công ty nhỏ lẻ trong nước dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào của mình. Các doanh nghiệp chuyển giá thông qua giao dịch các tài sản, thiết bị, máy móc có thể tận dụng việc này để giảm thiểu chi phí thay đổi công nghệ mới ở Công ty mẹ, đồng thời vẫn có thể thu hồi nhanh vốn đầu tư tại các nước tiếp nhận đầu tư, tạo lợi thế về cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, Thông qua việc mua bán qua lại thì MNCs có thể tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt động này thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công cũng không cao.MNC sẽ giảm được một số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác. Tuy vậy, nếu bị phát hiện chuyển giá, MNCs cũng sẽ phải gánh chịu những hình phạt rất nghiêm khắc: doanh nghiệp có thể bị phạt nặng hành chính, rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó. Bên cạnh đó uy tín của MNC trên thương trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là tâm điểm chú ý của các cơ quan thuế của các quốc gia khác mà MNC có trụ sở. 6.2. Tác động đối với các quốc gia có liên quan: • Tác động đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư: • Xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn chuyển giá tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước: Với tiềm lực mạnh mẽ và lợi thế cạnh tranh khi chuyển giá, MNCs có điều kiện đểtiến hành các chiêu thức khuyến mãi, quảng cáo, marketing để giành thị phần và lũng đoạn thị trường.Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực yếu hơn và đóng 39
  41. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá thuế đầy đủ sẽ không thể cạnh tranh được, dần dần bị mất thị phần, phá sản hoặc phải chuyển hướng kinh doanh.Các doanh nghiệp FDI dần chiếm thế độc quyền, kiểm soát giá cả và lũng đoạn thị trường. Như vậy, xét về ngắn hạn, người tiêu dùng nội địa sẽ được hưởng lợi từ giá cả cạnh tranh nhưng một khi MNC đã triệt tiêu được đối thủ và thao túng được thị trường thì người tiêu dùng sẽ buộc phải sử dụng dịch vụ độc quyền của MNC. Thông qua hoạt động chuyển giá, MNCs sẽ thực hiện kế hoạch thôn tính các doanh nghiệp trong nước.Với tiềm lực tài chính mạnh, MNCs sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm được quyền quản lý MNCs sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối tác trong nước không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ Công ty liên doanh chuyển thành Công ty 100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công. •Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa: Hoạt động chuyển giá là hành vi gian lận thuế, các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tiếp trong khi lợi nhuận thực tế là khổng lồ, khiến cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư thất thu một khoản thuế lớn trong ngân sách quốc gia. Theo Andrew Hogg, Giám đốc truyền thông của tổ chức từ thiện Công giáo Christian Aid, tính ra rằng do không thu được thuế của các đại Công ty, mỗi năm các nước đang phát triển bị mất đi khoảng 160 tỉ đô la Mỹ, bằng 1,5 lần số tiền viện trợ mà các nước nghèo nhận được. Thông qua hoạt động chuyển giá, MNCs định giá cao các yếu tố đầu vào từ đó MNCs này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực. Bên cạnh đó, hành vi này cũng trực tiếp làm tăng nhập siêu, bòn rút ngoại tệ quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân thương mại xuất – nhập khẩu: trường hợp thường 40
  42. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá thấy là Công ty con phải nhập khẩu hoàn toàn máy móc, thiết bị, công nghệ, từ Công ty mẹ với giá cao, sau đó xuất khẩu với giá thấp (số lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu vật tư luôn lớn hơn số lượng thu về khi xuất khẩu sản phẩm, vì giá bán thấp hơn giá vốn). Hoạt động này gây ra tình trạng không tận dụng nguyên vật liệu và vật tư có sẵn trong nước, dẫn đến tình trạng lãng phí, dư thừa và ảnh hưởng đến nền sản xuất nội địa. Ngoài ra, các Công ty FDI (có hiện tượng chuyển giá) thường kê khai tỷ lệ giữa tổng tiền lương, tiền công trả cho người lao động Việt Nam, trên doanh thu khai thuế của họ, đạt tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhưng trên thực tế, số tiền lương tuyệt đối mà người lao động nhận được từ các Công ty FDI lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước (do các Công ty FDI đã tối thiểu hóa doanh thu và tối thiểu hóa thu nhập phát sinh tại Việt Nam). Ðây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra các cuộc đình công của công nhân tại các Công ty FDI, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Trên thế giới, có các trường hợp quốc gia tiếp nhận đầu tư áp dụng mức thuế doanh nghiệp rất thấp, thậm chí bằng 0% (thường được gọi là thiên đường thuế) do vậy các doanh nghiệp FDI sẽ có lợi thế về số thu thuế thông qua chuyển giá. Tuy nhiên, lợi thế này không bền vững khi mà các quốc gia khác có liên quan tăng cường các biện pháp quản lý về giá chuyển nhượng.Đây là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế tại các thiên đường thuế này. Đứng trên góc độ pháp lý, chuyển giá còn làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tạo tiền lệ xấu cho các dự án đầu tư về sau. Như vậy, Các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì về lâu dài các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau đó là sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc giá đó. 41
  43. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá • Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư: Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này. Trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn thì các quốc gia này còn bị MNCs “móc túi” tiền thuế thu được từ các Công ty làm ăn lương thiện khác đã nộp. Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ýmuốn quản lý của chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy hành vi chuyển giá của MNC mang lại những tác động không tốt cả cho nước tiếp nhận đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư nhưng có một số quốc gia vì lợi ích riêng của mình (kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nước ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho MNCs thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận của MNCs tại các quốc gia khác về. Hành vi này đã gây ra khó khăn trong công tác quản lý các nguồn vốn, quản lý vĩ mô về kinh tế cho các quốc gia có liên quan. 7. Các phương pháp chống chuyển giá: Để tránh được hiện tượng chuyển giá, các giao dịch giữa các Công ty liên kết phải được định giá theo giá giữa hai doanh nghiệp độc lập - nguyên tắc định giá sòng phẳng. Tuy nhiên, trên thực tế vấp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm các nghiệp vụ mua bán hàng hoá giữa các Công ty độc lập có cùng các điều kiện tương đương với các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ để có thể so sánh với nhau, và có thể áp dụng trực tiếp nguyên tắc căn bản giá thị trường, MNCs thường áp dụng các phương pháp tính giá chuyển giao nội bộ khác nhau, tuỳ thuộc vào các đặc điểm của nghiệp vụ chuyển giao hàng hoá và các đặc tính của hàng hoá. Các phương pháp định giá theo hướng dẫn của OECD được MNCs áp dụng phổ biến là: • Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price - CUP) • Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) • Phương pháp giá vốn cộng Lãi (Cost Plus Method). • Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method) 42
  44. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá • Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional Net Margin Method - TNMM) 7.1. Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price - CUP): Phương pháp CUP so sánh giá cả của hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định hữu hình và vô hình trong các giao dịch giữa các bên độc lập và liên kết. Tuỳ vào mối quan hệ so sánh mà ta có thể chia phương pháp CUP ra thành hai loại: Phương pháp CUP nội bộ: Phương pháp này dùng giá của các sản phẩm hàng hoá,dịch vụ được chuyển giao giữa các Công ty con của một MNC (hay giữa Công ty Mẹ và Công ty con) với giá cả hàng hoá, dịch vụ mà một thành viên của MNC bán ra bên ngoài cho một Công ty hoàn toàn độc lập trong cùng các điều kiện so sánh được với nhau. Phương pháp CUP đối ngoại: Phương pháp này sử dụng giá hàng hoá, dịch vụ của nghiệp vụ chuyển giao mua bán giữa nội bộ các Công ty của MNC và giao dịch giữa hai chủthể hoàn toàn độc lập khác nhưng phải cùng điều kiện tương đương. Phương pháp này được áp dụng kèm theo điều kiện là các giao dịch đem ra so sánh không có các khác biệt nào trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến giá cả, ví dụ như: chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệ thanh toán. Nếu có sự khác biệt thì sư khác biệt này phải được tính toán và điều chỉnh cho phù hợp. Phương pháp này không được sử dụng trong trường hợp có sự khác biệt quá lớn và không điều chình được (khác biệt về chất lượng sản phẩm, khác biệt thị trường về mặt địa lý, khác biệt về cấp độ thị trường ). 7.2. Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): Phương pháp giá bán lại này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy giá bán lại (hay giá bán ra) trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác. Trong đó lợi nhuận gộp bao gồm các khoản chiết khấu mà Công ty độc lập này được hưởng và tổng các khoản chiết khấu này phải đủ 43
  45. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như một mức lợi nhuận hợp lý. Các khoản chi phí khác là các chi phí liên quan đến việc mua sản phẩm và vận chuyển sản phẩm như thuế nhập khẩu, chi phí hải quan, chí phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển.Như vậy sau khi loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp và chi phí khác thì phần còn lại có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường (ALP). Giá trị sản phẩm mua vào từ giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức sau: Giá trị sản phẩm mua vào = [Dt - (Dt x td)] - Ck Trong đó: a) Dt: Doanh thu thuần; b) Ck: Chi phí khác có liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ: chi phí vận chuyển, thuế, phí khâu nhập khẩu ) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết. c) td: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu thuần - Giá vốn gộp trên doanh thu = hàng bán x 100% thuần Doanh thu thuần Phương pháp giá bán lại được sử dụng với các điều kiện: • Thứ nhất, các bên giao dịch phải độc lập với nhau, không có bất cứ ràng buộc nào. Vì nếu có tồn tại các ràng buộc, liên kết thì giá bán ra của các sản phẩm này sẽ không còn mang tính khách quan và tuân theo qui luật thị trường nữa. • Thứ hai, không có sự khác biệt quá lớn về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp bán ra (doanh thu thuần). Các nghiệp vụ mua hàng được chọn phải có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao mà ta cần xác định giá thị trường. • Thứ ba,nếu xảy ra trường hợp có khác biệt thì các khác biệt này cần phải được loại bỏ trước khi đem ra so sánh. Trong thực tế có các trường hợp không tồn tại các nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp với nhau để có thể so sánh, vì vậy có thể tính toán giá cả theo nguyên tắc thị trường bằng cách dựa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc từ chính Công ty thương mại một thị trường tương tự. 44
  46. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Do mấu chốt của phương pháp này là xác định mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) một cách hợp lý nên trong trường hợp có những yếu tố tác động đến mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) và các chi phí khác thì phương pháp này không thể thực hiện được. 7.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method): Phương pháp giá vốn cộng thêm dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết.Giá bán ra của sản phẩm bằng giá vốn của sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý. Mức nâng lợi nhuận này phải được xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như giá trị tổng vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, các rủi ro có liên quan. Lợi nhuận nâng lên này phải được tính toán sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một Công ty là thành viên của MNC và một Công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai Công ty hoàn toàn độc lập với nhau. Giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức: Giá bán ra = Z + (Z x tc) Trong đó: a) Z: Giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm được bán ra bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp; Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết: Z = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp b) tc: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được tính theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận gộp Doanh thu thuần - Z = x 100% trên giá vốn Z Cách tính lại Z căn cứ vào phương pháp giá vốn cộng lãi trong trường hợp doanh thu đã phản ánh theo giá thị trường: Doanh thu thuần Z = 1+ tc 45
  47. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được sử dụng trong các trường hợp: • Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thoả thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. • Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết. • Đối với Công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối. 7.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method): Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều thành viên của MNC liên kết thực hiện, từ đó thực hiện tính toán lợi nhuận thích hợp cho từng thành viên tham gia vào liên kết đó theo cách mà các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong điều kiện tương đương. Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (các thành viên của MNC) liên kết tham gia thường là các giao dịch mang tính đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về đặc tính của sản phẩm. Ví dụ: các sản phẩm chuyên dụng hay các sản phẩm mang tính độc quyền, hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên có liên quan. Các mối liên kết này thường kéo dài cả vòng đời sản phẩm từ lúc mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho đến cả khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ chi phí đóng góp: Tổng lợi nhuận Phần chi phí đóng Lợi nhuận phân bổ cho = x góp của doanh doanh nghiệp Tổng chi phí đóng góp nghiệp Trong đó: a) Chi phí đóng góp của doanh nghiệp: bao gồm chi phí bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản khác được quy đổi thành giá trị bằng tiền. b) Tổng chi phí đóng góp: tổng số chi phí đóng góp của các bên tham gia trong giao dịch. 46
  48. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá c) Tổng lợi nhuận: lãi (lỗ) trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tạo ra từ giao dịch liên kết. Phương pháp chiết tách lợi nhuận này trong thực tế thường được áp dụng trong các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất. 7.5. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method - TNMM): Lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng Công ty mà chúng ta đang đề cập đến. Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với Công ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai Công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp cần phải áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập. Phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn trong trường hợp các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau hoặc các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được. 8. Liên hệ thực tế tại Việt Nam: Thực trạng hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện tượng doanh nghiệp FDI kê khai lỗ đang khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục 3 năm, ước tính có 1172 doanh nghiệp báo lỗ có 47
  49. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá dấu hiệu chuyển giá. Tuy vậy, có một nghịch lý là mặc dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài, thậm chí số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng đầu tư, tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ đầu năm 2013, các trường hợp điển hình tại Hà Nội có thể kể đến như Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản, trụ sở tại KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) có số lỗ lũy kế 3 năm lên tới hơn 777 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam, lỗ 3 năm hơn 300 tỷ đồng. Trong số những doanh nghiệp trong danh sách khai lỗ đó là Nestlé - một trong những doanh nghiệp FDI có thị phần lớn tại Việt Nam, song sau 18 năm hoạt động Nestlé vẫn đang kinh doanh thua lỗ và chỉ có lãi trong 4 năm. Không chỉ riêng gì Nestlé, Coca cola - một trong những "ông lớn" FDI tại Việt Nam, cũng liên tục kêu lỗ cả chục năm liền. Cụ thể, chỉ riêng năm 2010, Coca cola lỗ 188 tỉ đồng (gần 9 triệu USD) và lỗ luỹ kế trong 1 thập kỷ gần đây lên tới 180 triệu USD.Kêu lỗ là vậy nhưng trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, Coca cola lại dự kiến sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Giải thích cho điều này, ông Irial Finan – Phó Chủ tịch Tập đoàn Coca cola, khẳng định Coca cola với truyền thống 127 năm tồn tại sẽ có chiến lược kinh doanh riêng. Mục tiêu của Coca cola tại thị trường Việt Nam là dài hơi nên chuyện có lỗ 10 năm hay 20 năm là chuyện bình thường. Một tên tuổi lớn nữa cũng trong nghi vấn chuyển giá là Công ty TNHH Metro Cash với chuỗi siêu thị Metro: Theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của Công ty này lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỉ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu vọt lên 8.175 tỉ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỉ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỉ đồng, số lỗ cũng rất ấn tượng: 160 tỉ đồng. Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 Công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỉ đồng. Tuy nhiên trong đề án của Metro ngay từ khi thành lập thì doanh nghiệp này sẽ xây dựng 20 trung tâm bán sỉ trên cả nước. Tiến độ xây dựng rất gấp rút, đặc biệt những năm gần đây có năm Metro mở mới đến hai 48
  50. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá trung tâm.Tính đến hết năm 2012 Metro đã có 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước (tốc độ trung bình mỗi năm mở thêm 3-6 địa điểm mới). Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã xác định giá chuyển giao khác xa giá thị trường. Kết quả giám định của Công ty giám định quốc tế Thuỵ Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách sạn Thăng Long (TP Hồ Chí Minh) - giá trị thiết bị khai báo 496.906 USD, giá trị thẩm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ 40,43%. Trung tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 1.288.170 USD, giá trị thẩm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,16%. Công ty ô tô Hoà Bình (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD, giá trị thẩm định khai khống là 1.602.298 USD, chiếm tỷ lệ 27,51%” Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, ví dụ như vụ Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn GTGT, không nộp ngân sách 37 tỷ đồng, hay như trường hợp Công ty Liên doanh sân golf Tam Đảo lợi dụng việc nhập khẩu thiết bị đã nhập khẩu 34 ôtô 49 chỗ ngồi để trốn thuế trên 70 tỷ đồng Hay Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long lại có hành vi gian lận bằng cách cố tình không nộp hồ sơ khai thuế, bỏ ngoài sổ sách hàng trăm triệu đồng tiền thuế Công tác chống chuyển giá của Việt Nam: Trước tình hình đó, các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp nghi chuyển giá: Năm 2009, Tổng cục Thuế đã công bố không chính thức bảng danh sách các doanh nghiệp nằm trong diện nghi ngờ. Từ năm 2010-2011, cơ quan quản lý thuế bắt đầu triển khai các cuộc thanh tra và truy thu được hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế. Đến nay, Bộ Tài chính đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm quản lý chính sách chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2012-2015. Cùng với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua trước đó, ngành thuế sẽ có nhiều cơ sở pháp lý hơn để đấu tranh với hành vi chuyển giá. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang xây dựng các nghị định, thông tư về cơ chế thỏa thuận, phương pháp tính giá theo Luật Quản lý thuế sửa đổi. Các quy định này bắt đầu có 49
  51. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá hiệu lực từ ngày 1-7, khi đó doanh nghiệp nào không kê khai theo Thông tư 66 có thể kê khai và thực hiện thỏa thuận theo Luật Quản lý thuế. Mới đây, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) để ngăn ngừa hành vi chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc chiến chống chuyển giá còn dai dẳng, các thủ đoạn chuyển giá tinh vi và ngày càng khó nhận diện, gây khó khăn cho công cuộc điều tra, do đó đòi hỏi cần có các phương pháp quyết liệt hơn và đổi mới về phương pháp chống tội phạm về thuế. 50
  52. Tiểu luận TCTT: Công ty đa quốc gia, chiến lược thâm nhập các nước đang phát triển và thủ đoạn chuyển giá KẾT LUẬN Sự hình thành và phát triển của các Công ty đa quốc gia là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đẩy nhanh quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, và nó càng quan trọng hơn với các nước đang phát triển. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia lợi ích kinh tế vô cùng lớn, nhưng song song với nó cũng là những thách thức không nhỏ. Một trong những vấn đề đó chính là vấn nạn chuyển giá -một hình thức gian lận thương mại khá tinh vi đã được áp dụng từ lâu của các tập đoàn đa quốc gi. Nó mang đến rất nhiều tiêu cực như nạn trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh nhằm thôn tính các đối thủ trong nước Mặc dù các Công ty đa quốc gia còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới các chủ thể khác của nền kinh tế nhưng các Công ty này vẫn giữ một vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.Sự hình thành và phát triển của các Công ty này là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu. Việc phân tích chiến lược xâm nhập và các hình thức thủ đoạn chuyển giá của các Công ty đa quốc gia cho thấy được tầm ảnh hưởng của chúng đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Chính vì thế, chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khó khăn, phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc ngăn chặn nạn chuyển giá để mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho đất nước. Trên đây là một số phân tích của nhóm em về đề tài: “Chiến lược thâm nhập của các Công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các Công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư”. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã quan tâm theo dõi bài tiểu luận của nhóm em. 51