Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại Thành phố Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang năm 2017

pdf 46 trang thiennha21 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại Thành phố Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_kien_thuc_thuc_hanh_cua_cac_em_hoc_sinh_ve_suc_kh.pdf

Nội dung text: Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại Thành phố Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang năm 2017

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐẶNG QUANG TUẤN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CÁC EM HỌC SINH VỀ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: ĐẶNG QUANG TUẤN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CÁC EM HỌC SINH VỀ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA KHÓA QH2012Y Người hướng dẫn: 1. Ths Mạc Đăng Tuấn 2. Ths BSCKII Lưu Văn Dưỡng Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU Hà Nội – 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo - công tác học sinh sinh viên Khoa Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, giúp đỡ em trong sáu năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Bộ môn Y Dược cộng đồng & Y Dự phòng đã cho phép em đươc̣ thưc̣ hiêṇ Khóa luận này taị Bô ̣môn. Với tất cả sự kính trọng, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ths Mạc Đăng Tuấn, ThS BSCKII Lưu Văn Dưỡng - người thầy đã dìu dắt em trong những bước đi đầu tiên của con đường nghiên cứu khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để em hoàn thành Khóa luận như ngày hôm nay. Con luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục, tình yêu thương, sự động viên bố mẹ đã dành cho con trong cuộc sống, học tập và trong quá trình thực hiện Khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi - những người đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn, kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành Khóa luận này. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Khóa luận Đặng Quang Tuấn Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  4. DANH MUC̣ CHỮ VIẾ T TẮ T CSSK Chăm: sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm: sóc sức khỏe ban đầu CSSKHS Chăm: sóc sức khỏe học sinh CVCS Cong: vẹo cột sống GDSK Giáo: dục sức khỏe KSK Khám: sức khỏe NCSK Nâng: cao sức khỏe TH Tiểu: học THCS Trung: học cơ sở TTB Trang: thiết bị VSATTP Vệ sinh: an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh: môi trường WHO World: Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) YTDP Y tế: dự phòng YTTH Y tế: trường học Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe học đường 3 1.1.1. Khái niệm về sức khỏe 3 1.1.2. Đặc điểm phát triển cơ thể ở lứa tuổi học sinh 3 1.1.3. Khái niệm về YTTH 4 1.1.4. Khái niệm bệnh học đường 4 1.2. Thực trạng một số bệnh học đường tại Việt Nam 5 1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường tại Việt Nam 6 1.4. Thực trạng về công tác YTTH 6 1.4.1. Trên thế giới 6 1.4.2. Tại Việt Nam 7 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 10 1.6. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 12 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 12 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 12 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  6. 2.2. Thiết kế nghiên cứu 12 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 12 2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 13 2.4.1. Nghiên cứu định lượng 13 2.4.2. Nghiên cứu hồi cứu 13 2.5. Công cụ thu thập thông tin 13 2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu 13 2.7. Phương pháp phân tích số liệu 14 2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 14 2.9. Sai số và biện pháp khắc phục 14 2.9.1. Sai số 14 2.9.2. Các biện pháp khắc phục 15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 16 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 16 3.2. Kiến thức, thực hành của các em học sinh về các sức khỏe học đường 17 3.2.1. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh cận thị 17 3.2.2. Kiến thức, thực hành của học sinh về cong vẹo cột sống 19 3.2.3. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh răng miệng 22 3.2.4. Một số thông tin về thực trạng công tác YTTH có liên quan đến các bệnh học đường 24 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 27 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27 4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về bệnh học đường 27 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  7. 4.2.1. Kiến thức, thực hành về bệnh cận thị 27 4.2.2. Kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống 29 4.2.3. Kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng 31 KẾT LUẬN 33 KHUYẾN NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  8. PDF Watermark CopyrightRemover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com @ School to remove the watermark of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu.” Lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi thế hệ trẻ Việt Nam trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giờ đây đã được phát triển và cụ thể hóa thành những nội dung trong công tác phát triển thế hệ trẻ của Đảng và Nhà nước ta.[1, 2] Lứa tuổi đi học là một quãng thời gian quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đây là lúc các em được đón nhận, học tập những tri thức, kiến thức mới. Đây cũng là giai đoạn mà cơ thể phát triển mạnh mẽ thông qua những thay đổi về mặt sinh lý cũng như tâm thần để hoàn thiện trở thành một người trưởng thành. Chính vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục về sức khỏe cho học sinh là vô cùng cần thiết để đảm bảo các em được trang bị đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng thực hành sức khỏe xuyên suốt quá trình đi học cũng như trong cuộc đời khi trưởng thành.[3] Y tế trường học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe của học sinh. Đây cũng là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Công tác y tế trường học luôn được chú trọng tăng cường, cải thiện thông qua các văn bản, quyết định do Chính phủ và hai bộ Y tế, giáo dục đào tạo ban hành. Bên cạnh những nguồn lực từ phía nhà nước, y tế trường học còn nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ những tổ chức trên thế giới như Qũy nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), [4] Tuy nhiên, công tác y tế trường học hiện nay tại nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.[5] Trình độ, kiến thức về y học của những cán bộ y tế chưa đáp ứng được chuyên môn, cơ sở vật chất phục vụ cho y tế trường học còn thiếu thốn.[6] Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa những cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong công tác y tế trường học, khiến tỷ lệ học sinh mắc các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống 1 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  10. (CVCS), các bệnh răng miệng , vẫn còn ở mức vẫn còn ở mức cao tại một số địa bàn.[7-10] Theo nghiên cứu của Dương Thị Hương (2004) được thực hiện tại Hải Phòng, tỉ lệ mắc cận ở học sinh THCS là 19,4%, tỉ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học là 62,7% theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Yên Bái, tỉ lệ mặc bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh THPT là 16,1% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11] Bên cạnh đó, kiến thức, thực hành về sức khỏe học đường của các em học sinh còn có nhiều hạn chế, thiếu sót khiến cho việc phòng chống những bệnh học đường chưa đạt được hiệu quả. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009), Yên Bái, có tới 33,0% số em học sinh hiểu sai về những nguyên nhân gây nên bệnh răng miệng[12], hay có tới 48,2% số em học sinh không có kiến thức về bệnh cận thị theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên Thực trạng này đến từ công tác tuyên truyền, giáo dục về bệnh học đường trong nhà trường, gia đình hay xã hội còn gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang năm 2017” với 02 mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức của các em học sinh về sức khỏe học đường ở các trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang năm 2017. 2. Mô tả thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở các trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang năm 2017 2 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe học đường 1.1.1. Khái niệm về sức khỏe Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật.”. Như vậy, có thể hiểu sức khỏe bao gồm: sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. - Sức khỏe tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh. - Sức khỏe thể chất là sự sảng khoái, thoải mái về thể chất. Sức khỏe thể chất được thể hiện ở những yếu tố: sức lực, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. - Sức khỏe xã hội: là sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Sức khỏe tinh thần – thể chất – xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hòa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. 1.1.2. Đặc điểm phát triển cơ thể ở lứa tuổi học sinh Lứa tuổi học đường là độ tuổi trọng yếu trong sự phát triển con người, là giai đoạn phát triển, hoàn thiện cơ thể về mặt thể chất và tâm thần. Không giống 3 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  12. như người trưởng thành, cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng vì đang trong quá trình phát triển về mặt hình thái và hoàn thiện về mặt chức năng.[13] Bởi vậy, lứa tuổi đi học là quãng thời gian mà các em bị tác động rất nhiều từ môi trường học tập. Tình trạng sức khỏe, khả năng lao động khi trưởng thành chịu hậu quả rất lớn bởi trạng thái sức khỏe trong giai đoạn này.[14] Khái niệm về YTTH Trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khái niệm YTTH được hiểu là “những hoạt động và cam kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả những thành viên trong cộng đồng nhà trường về mặt tinh thần, thể chất được thể hiện trong những lời nói và việc làm.” Tại Việt Nam Tại Việt Nam, Bộ Y tế đưa ra khái niệm về YTTH như sau: YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường. YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện.[15] 1.1.3. Khái niệm bệnh học đường Bệnh học đường là các bệnh có thể phát sinh từ những nguy cơ hay có liên quan tới những nguy cơ phát sinh bệnh của quá trình học tập của học sinh.[16] Một số bệnh học đường hay gặp: Bệnh cận thị, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh có liên quan tới vệ sinh răng miệng, [17-19] 4 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  13. 1.2. Thực trạng một số bệnh học đường tại Việt Nam Theo kết quả “Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh phổ thông Hà Nội vào năm 2016 – thực trang và giải pháp can thiệp” của TS.BS Trần Thị Mùi (Viện Nghiên cứu dân số và phát triển, Tổng cục Dân số) thì tỉ lệ mắc CVCS ở học sinh Hà Nội là 18,9%. Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống ở 6 trường phổ thông thuộc huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình là 16,1% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012).[11] BS Trịnh Thị Bích Ngọc (PGĐ Bệnh viện mắt Hà Nội) cho biết: năm 2009, qua khảo sát 16.000 học sinh, tỉ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS là 30% và THPT chiếm trên 50%. Số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam vào năm 2016 cho thấy tỉ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng theo cấp học. Theo khảo sát của Khoa Sức khỏe cộng đồng và Y tế trường học (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An) vào năm 2014 thì tỷ lệ cận thị ở học sinh THCS là 20,7%, ở học sinh tiểu học là 18,4%. Tình trạng cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học là 0,6%. Theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương và cộng sự được thực hiện tại Thừa Thiên Huế, Tỷ lệ cong vẹo cột sống chung của học sinh là 26,9% trong đó học sinh nam là 26,6%; nữ là 26,9%. Tỷ lệ cận thị chung của học sinh phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế là 7,8%, tăng dần theo cấp học:Tiểu học 5,6%, Trung học cơ sở: 8,9%, Phổ thông trung học 11,6%.[6] Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa(2009) tại Yên Bái, Tỷ lệ bệnh răng miệng xảy ra ở HS có răng sữa là tương đối cao chiếm 73,68%, Tỷ lệ bệnh răng miệng ở HS có răng vĩnh viễn là 26,32%. Sâu răng sữa chiếm 64,91%, Sâu răng vĩnh viễn chiếm 23,16%.[12] 5 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  14. 1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường tại Việt Nam - Nghiên cứu thực trạng và kiến thức – thái độ - thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái năm 2009 của Nguyễn Ngọc Nghĩa cho biết tỉ lệ học sinh hiểu sai về những nguyên nhân gây bệnh răng miệng chiếm 33%, hay tỉ lệ học sinh chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách chiếm 27,5%.[12] - Nghiên cứu đánh giá kiến thức, hành vi sức khỏe của học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại quận Cầu Giấy năm 1998 của Nguyễn Ngọc Thắng cho biết 62,8 đến 93,5% số học sinh trả lời đúng về những nguyên nhân gây bệnh cận thị và từ 78,4 đến 87,7% số học sinh trả lời đúng khi được hỏ về những nguyên nhân gây CVCS.[13] - Nghiên cứu thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2012 của Nguyễn Thị Hoa cho biết chỉ có 20,7% số em học sinh được hỏi biết được hậu quả lên hệ tuần hoàn của bệnh CVCS, hay 10,1% số em học sinh biết được phương pháp ăn uống đủ chất cũng là một cách phòng trống CVCS.[11] 1.4. Thực trạng về công tác YTTH 1.4.1. Trên thế giới Trên thế giới hiện nay, công tác YTTH được thực hiện dựa trên mô hình trường học cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Cộng đồng có vai trò xây dựng những dịch vụ này bên trong nhà trường, bao gồm chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần, tuyên truyền giáo dục, tuyển dụng nhân sự y tế, các hoạt động thể thao văn hóa, các hoạt động xã hội. [20, 21] Trong mô hình này, mỗi cá nhân thành viên của cộng đồng và nhà trường đều cùng thực hiện theo một mục tiêu chung thông qua các kế hoạch hoạt động 6 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  15. đã được đặt ra. Qua đó, tính hiệu quả của công tác YTTH được nâng cao về chất lượng cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu phát sinh.[22] Ngoài ra, tại Hoa Kỳ, bên cạnh mô hình mô hình trường học cung cấp đầy đủ các dịch vụ, trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật (CDC) cũng đưa ra một mô hình YTTH với 8 nội dung tương tác với nhau bao gồm: - Giáo dục sức khỏe - Giáo dục thể chất - Dinh dưỡng - Chăm sóc sức khỏe cán bộ nhà trường - Dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội - Phát triển môi trường trường học lành mạnh - Thu hút cộng đồng và cha mẹ học sinh 1.4.2. Tại Việt Nam Trên cơ sở nội dung thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT của liên Bộ Y tế và Bộ giáo dục và đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học, Bộ Y tế hướng dẫn nội dung xây dựng “Mô hình y tế trường học” cụ thể như sau:[23] Ban sức khỏe trường học. - Thành phần Ban SKTH: + Trưởng ban: Ban giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách công tác y tế). + Phó ban: Đại diện lãnh đạo ngành y tế địa phương. + Thường trực: Cán bộ YTTH. + Các thành viên: Giáo viên giảng dạy về thể chất, Tổng phụ trách Đội, đại diện Hội chữ thập đỏ trường học, đại diện Hội cha mẹ học sinh. - Nhiệm vụ của Ban SKTH: + Sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường, báo cho cha mẹ 7 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  16. học sinh biết để phối hợp giải quyết và chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên khi cần. + Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phối hợp với gia đình học sinh trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho học sinh. + Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khoẻ của ngành y tế, ngành GD&ĐT triển khai trong các trường học. + Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. + Tham gia kiểm tra, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, VSATTP. + Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khoẻ học sinh, quản lý sức khoẻ học sinh, lập sổ sức khoẻ, phiếu khám sức khoẻ định kỳ và chuyển theo học sinh khi chuyển trường, chuyển cấp. Thực hiện thống kê, báo cáo về công tác YTTH theo qui định của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT. Xây dựng phòng YTTH: Là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho học sinh và giáo viên. + Cơ sở vật chất: Mỗi trường có một Phòng Y tế diện tích tối thiểu là 12m2; được trang bị các phương tiện y tế thiết yếu. + Nhân lực: Có cán bộ y tế phụ trách, trong biên chế hoặc hợp đồng. + Kinh phí hoạt động: Do Quĩ BHYT trích để lại trường, đóng góp của học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác Nội dung hoạt động. - Công tác TTGDSK: + Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về các vấn đề của YTTH. + Tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT học sinh. + Lồng ghép nội dung TTGDSK vào các bài giảng có liên quan, tổ chức hoạt động ngoại khoá có nội dung về sức khoẻ. 8 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  17. + Thực hiện các hình thức tuyên truyền có hiệu quả: Báo tường, thi tìm hiểu, pa nô, khẩu hiệu, tranh ảnh và biểu dương kịp thời người tốt, việc tốt. - Tổ chức các dịch vụ y tế: + Khám, sơ cứu những trường hợp học sinh cấp cứu do bệnh tật, tai nạn thương tích, tổ chức đưa học sinh đến bệnh viện khi cần thiết. + Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phát hiện sớm một số bệnh thông thường, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho học sinh. + Chăm sóc răng cho học sinh, khám phát hiện một số bệnh răng miệng học sinh, tổ chức cho học sinh súc miệng bằng dung dịch Na Fluor 2% theo chương trình nha học đường. + Thực hiện chương trình phòng chống các bệnh về mắt cho học sinh, tham gia cải tạo ánh sáng phòng học, khám mắt định kỳ, phòng và chữa bệnh mắt hột, phát hiện sớm các bệnh về mắt để tư vấn, xử lý kịp thời cho học sinh. + Triển khai các chương trình CSSK ban đầu, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống thiếu máu, SDD, thiếu Iốt + Thực hiện CSSK cho cán bộ, giáo viên của trường. - Vệ sinh trường sở và VSATTP: + Phát động phong trào xanh - sạch - đẹp. Lớp học đảm bảo đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế đúng qui cách. Bảng, phấn viết hợp vệ sinh. Trường có sân chơi, bãi tập, dụng cụ luyện tập thể dục, thể thao đảm bảo an toàn. + Có đủ nước uống và nước rửa cho học sinh và giáo viên tại trường. + Có nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ đủ cho số học sinh, cán bộ, giáo viên của trường, được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. + Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh. + Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa trong sân trường, có các chậu cây ở các hành lang. 9 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  18. + Trường có khu bán trú, nội trú phải thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở. Bếp ăn đảm bảo VSATTP, một chiều, thực hiện qui chế về vệ sinh ăn uống, chế biến thức ăn, xử lý thức ăn thừa, lưu mẫu thức ăn 24h. 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, có diện tích: 5.867,9 Km2, dân số: 760.289 người (năm 2015). Tuyên Quang có 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tuyên Quang (đô thị loại III) và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình. Theo thống kê năm 2017 của phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Tuyên Quang, số trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang là 15 trường. 1.6. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bậc tiểu học bao gồm trẻ em trong độ tuổi từ 5, 6 đến 10, 11 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ có sự cấu tạo và chức phận các hệ cơ quan gần như hoàn chỉnh giống như người lớn, tiếp tục có sự tăng trưởng lớn lên về thể chất cũng như tinh thần. Cũng trong thời kỳ này trẻ dễ mắc phải những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, các bệnh dị ứng như hen phế quản. Ngoài ra trẻ còn có nguy cơ mắc những bệnh học đường như cận thị, tật gù vẹo cột sống do ngồi không đúng tư thế. Bởi vậy, đây là đối tượng cần được YTTH quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, lực lượng giáo viên, cán bộ nhà trường cũng cần được chăm sóc trong công tác YTTH. Công tác CSSK trong môi trường nhà trường đã được tỉnh quan tâm và đầu tư tuy nhiên còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế. Nhận thấy vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang năm 2017”, nhằm cung cấp những 10 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  19. thông tin cần thiết về thực trạng YTTH và từ đó hướng tới nghiên cứu tìm ra những giải pháp khắc phục. 11 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  20. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 4 tại các trường tiểu học được điều tra. - Báo cáo, nghiên cứ u, bài báo, số liêụ có săñ về YTTH từ năm 2015 trở laị đây 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Chọn chủ đích 03 trường Tiểu học của thành phố Tuyên Quang: Trường Tiểu học Đội Cấn, Hưng Thành, Phan Thiết. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2017 đến tháng 03/2018. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang: - Nghiên cứu mô tả định lượng Áp dung̣ phương pháp điều tra thưc̣ đia,̣ phát vấ n bộ câu hỏi cho các em hoc̣ sinh, để mô tả kiến thức, thực hành về sức khỏe học đường. 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Nghiên cứu mô tả định lượng - Học sinh Choṇ ngâũ nhiên hoc̣ sinh ở mỗi khố i lớ p theo công thứ c tính cỡ mâũ cho môṭ nghiên cứ u tỉ lê ̣trong quầ n thể. Số hoc̣ sinh trong nghiên cứ u cần điều tra là: 12 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  21. Trong đó, Đô ̣tin câỵ 95%: Z= 1,96 p= 0,5 (do chưa có nghiên cứu thực tế nào về YTTH trên địa bàn toàn tỉnh nên chúng tôi ước tính 50% đối tượng học sinh nghiên cứu kiến thức, thực hành đúng chăm sóc sức khỏe về các bệnh tật học đường) d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d= 0,06 n = (1,962 x 0,5 x 0,5)/ 0,062 = 267 Trên thực tế, chúng tôi đã thu thập được 278 em học sinh lớp 4 tại 03 trường được điều tra. 2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 2.4.1. Nghiên cứu định lượng Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc có sẵn cho phỏng vấn 2.4.2. Nghiên cứu hồi cứu Thu thâp̣ các văn bản pháp quy có liên quan đến YTTH, các báo cáo có sẵn tai:̣ Sở Giáo duc̣ vào Đào taọ tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Y tế Dư ̣ phòng tỉnh; Trung tâm Y tế Dư ̣ phòng huyên,̣ Phòng Giáo duc̣ và Đào tao;̣ Trườ ng Tiểu hoc̣ có liên quan. 2.5. Công cụ thu thập thông tin - Phỏng vấn hoc̣ sinh theo bô ̣câu hỏi thiết kế có sẵn - Bảng thu thập số liệu báo cáo về YTTH có sẵn 2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu - Tỉ lệ % số em học sinh trả lời đúng về kiến thức sức khỏe học đường. 13 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  22. - Tỉ lệ % số em học sinh trả lời đúng về thực hành sức khỏe học đường. - Tỉ lệ % số em học sinh thực hiện các phương pháp phòng chống sức khỏe học đường. - Tỉ lệ % số em học sinh được khám phát hiện các bệnh học đường. - Tỉ lệ % số em học sinh được tham gia vào các chương trình YTTH. - Tỉ lệ % số em học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe học đường. 2.7. Phương pháp phân tích số liệu - Số liệu định lượng: Số liệu được kiểm tra và làm sạch, sau đó được nhập vào máy tính bằng phần mềm EpiData 3.1 với các tệp QES, REC và CHK để hạn chế sai sót khi nhập liệu. - Phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 13.0 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Biến định lượng được mô tả bằng trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị. Biến định tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm. 2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu - Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. - Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học của kết quả nghiên cứu. 2.9. Sai số và biện pháp khắc phục 2.9.1. Sai số - Các sai số chủ yếu là sai lệch thông tin: do cán bộ điều tra hiểu sai bộ câu hỏi, bộ câu hỏi dùng từ không gần gũi gây hiểu lầm. - Do đối tượng nghiên cứu trả lời không đúng: câu hỏi nhạy cảm, không biết, không nhớ câu trả lời. - Do người nhập liệu nhập sai 14 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  23. 2.9.2. Các biện pháp khắc phục - Soạn bảng thu thập thông tin rõ ràng, dễ hiểu - Các điều tra viên được tập huấn cách thu thập số liệu trước khi điều tra. - Điều tra thử trên đối tượng nghiên cứu. - Nhập lại 10% số phiếu để kiểm tra. 15 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  24. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố học sinh được phỏng vấn ở các trường Trường học Số lượng (n) Tỉ lệ % Đội Cấn 93 33,4 Phan Thiết 93 33,4 Hưng Thành 92 33,2 Tổng số 278 100 Tỉ lệ học sinh tham gia phỏng vấn ở ba trường tiểu học là tương đương nhau Bảng 3.2. Phân bố giới tính của học sinh được phỏng vấn Giới tính Số lượng (n) Tỉ lệ % Nam 121 43,5 Nữ 157 56,5 Tổng số 278 100 Tỉ lệ học sinh nữ tham gia phỏng vấn cao hơn tỉ lệ học sinh nam. Bảng 3.3. Phân bố dân tộc của các em học sinh Dân tộc Số lượng (n) Tỉ lệ % Kinh 206 74,1 Tày 27 9,7 Khác 45 16,2 Tổng số 278 100 Học sinh người dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn (74,1%) trong số các em học sinh tham gia phỏng vấn. Học sinh người dân tộc Tày chiềm 9,7%. Học sinh người dân tộc khác chiếm 16,2%. 16 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  25. 3.2. Kiến thức, thực hành của các em học sinh về các sức khỏe học đường 3.2.1. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh cận thị Bảng 3.4. Kiến thức của các em về bệnh cận thị Định nghĩa Số lượng (n) Tỉ lệ % Chỉ nhìn rõ vật ở gần 228 82,0 Chỉ nhìn rõ vật ở xa 11 4,0 Không biết 39 14,0 Tổng 278 100 Nhận xét: Tỉ lệ % số học sinh chọn định nghĩa “chỉ nhìn rõ vật ở xa” chiếm phần lớn (82,0%). Bảng 3.5. Kiến thức của các em học sinh về nguyên nhân của bệnh cận thị (n=278) Đúng Sai Không biết Nội dung n % n % n % Ngồi nghiêng vẹo người 37 13,3 219 78,8 22 7,9 Thiếu ánh sáng khi ngồi học 250 89,9 22 7,9 6 2,2 Đọc sách quá gần mắt 247 88,8 19 6,8 12 4,4 Xem TV, máy tính quá nhiều 247 88,8 14 5 17 6,2 Ăn ít chất có vitamin 113 40,7 103 37 62 22,3 Di truyền 26 9,4 155 55,7 97 34,9 Những nguyên nhân chủ yếu được các em học sinh chọn khi được hỏi về nguyên nhân của bệnh cận thị là: Thiếu ánh sáng khi ngồi học (89,9%), đọc sách quá gần 17 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  26. mắt (88,8%), xem TV, máy tính quá nhiều (88,8%). Di truyền là nguyên nhân ít được chọn nhất (9,4%). Bảng 3.6. Kiến thức về cách phòng bệnh cận thị (n=278) Nội dung n % Ngồi học ngay ngắn 171 61,5 Không xem TV trên 2 tiếng/ngày 190 68,3 Không sử dụng máy tính trên 2 tiếng/ngày 184 66,2 Không đọc sách quá gần 179 64,4 Học nơi có đủ ánh sáng 169 60,8 Đi khám mắt phát hiện cận thị 152 54,7 Làm theo lời khuyên của bác sĩ 167 60,0 Khi được hỏi về các cách phòng chống bệnh cận thị, có 191/278 em học sinh cho rằng cần hạn chế xem TV (68,3%). 66,2% số em học sinh cho rằng không sử dụng máy tính quá 2 tiếng/ngày cũng là một cách phòng chống cận thị. 60,8% số em học sinh chọn phương pháp học ở nơi có đủ ánh sáng. Bảng 3.7. Một số thói quen sinh hoạt liên quan đến bệnh cận thị Có Không Nội dung n % n % Ngồi học ngay ngắn 258 92,8 20 7,2 Xem TV trên 2 tiếng/ngày 45 16,2 233 83,8 Sử dụng máy tính trên 2 tiếng/ngày 23 8,3 255 91,7 Đọc sách truyện gần mắt 21 7,5 257 92,5 Học nơi có đủ ánh sáng 259 93,2 19 6,8 Đi khám mắt phát hiện sớm cận thị 187 67,2 91 32,7 92,8% số em học sinh cho biết đã thực hiện ngồi học ngay ngắn, 83,3% số em không xem TV trên 2 tiếng/ngày, 91,7% số em không sử dụng máy tính trên 2 tiếng/ngày, 92,5% số em không đọc sách gần mắt. 18 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  27. Bảng 3.8. Thống kê thời gian xem TV hàng ngày của các em học sinh (n=278) Thời gian xem TV hàng ngày n % 3h/ngày 16 5,7 Tổng số 278 100 Phần lớn các em học sinh xem TV từ 1-3 tiếng/ngày (83,%), chỉ 5,7% số em xem trên 3 tiếng/ngày. 3.2.2. Kiến thức, thực hành của học sinh về cong vẹo cột sống Bảng 3.9. Kiến thức của các em học sinh về nguyên nhân cong vẹo cột sống (n=278) Đúng Sai Không biết Nội dung n % n % n % Ngồi nghiêng vẹo người 246 88,5 26 9,3 6 2,2 Ăn không đủ Canxi 154 55,4 66 23,7 58 20,9 Bàn ghế không phù hợp 171 61,5 70 25,2 37 13,3 Xách cặp hoặc đeo cặp một bên 213 76,6 44 15,8 21 7,6 Làm việc thường xuyên ở một tư thế 207 74,5 35 12,5 36 13 Di truyền 29 10,4 151 54,3 98 35,3 Những nguyên nhân chính mà các em học sinh cho rằng gây nên bệnh CVCS bao gồm: ngồi nghiêng vẹo người (88,5%), xách, đeo cặp một bên (76,6%), làm việc thường xuyên một tư thế (74,5%) 19 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  28. Bảng 3.10. Kiến thức của học sinh về ảnh hưởng của cong vẹo cột sống (n=278) Nội dung n % Hình thể cong, gù vẹo hoặc lệch 212 76,2 Ảnh hưởng đến sức khỏe 113 40,6 Chậm lớn, chậm phát triển 92 33,1 Ảnh hưởng đến sinh đẻ đối với nữ giới 45 16,2 Không biết 36 12,5 Phần lớn các em học sinh cho rằng hậu quả của CVCS là gây nên hình thể cong, gù vẹo hoặc lệch (76,2%), tỉ lệ này gấp đôi so với hậu quả gây ảnh hưởng lên sức khỏe. Bảng 3.11. Kiến thức của học sinh về phòng chống bệnh cong vẹo cột sống (n=278) Nội dung n % Ngồi học ngay ngắn 250 89,9 Không xách cặp, đeo cặp một bên 186 66,9 Không lao động trong thời gian dài ở một tư thế 179 64,4 Ăn uống đủ chất dinh dưỡng 129 46,4 Ngồi học bàn ghế phù hợp với lứa tuổi 190 68,3 Đi khám phát hiện sớm bệnh cong vẹo cột sống 183 65,8 Làm theo lời khuyên của bác sĩ 179 64,4 Không biết 16 5,7 20 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  29. 89,9% số em học sinh cho rằng ngồi học ngay ngắn là cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống. 66,9% số em cho rằng không xách cặp, đeo cặp một bên là một cách để phòng tránh bệnh CVCS. Có 5,7% số em không biết phương pháp phòng tránh CVCS. Bảng 3.12. Nguồn thông tin của học sinh về cong vẹo cột sống (n=278) Nội dung n % Tivi, đài, sách báo 153 55,0 Thầy, cô giáo 138 49,6 Nhân viên y tế ngoài trường học 70 25,2 Nhân viên y tế trong trường học 109 39,2 Cha mẹ, người thân 129 46,4 Bạn bè 62 22,3 Internet 99 35,6 Khác 2 0,7 Nguồn thông tin về CVCS được các em cho biết là chủ yếu đến từ TV, đài, sách báo, sau đó là nguồn thông tin đến từ thầy cô giáo và cha mẹ, người thân. Bảng 3.13. Một số thói quen sinh hoạt liên quan đến bệnh CVCS (n=278) Có Không Nội dung n % n % Đeo, xách cặp một bên 21 7,5 257 92,5 Gánh nước 21 7,5 257 92,5 Bế em 148 53,2 130 46,8 Mang, vác vật nặng 30 10,8 248 89,2 21 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  30. Làm các công việc nặng khác 29 10,4 249 89,6 Tỉ lệ % các em học sinh làm những công việc như xách, đeo cặp một bên hay gánh nước, mang vác vật nặng chiếm số ít. 3.2.3. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh răng miệng Bảng 3.14. Kiến thức của các em học sinh về nguyên nhân Bệnh răng miệng (n=278) Đúng Sai Không biết Nội dung n % n % n % Thường xuyên ăn đồ quá nóng hoặc 197 70,7 50 18,0 31 11,3 quá lạnh Thường xuyên ăn đồ ngọt 260 93,5 15 5,4 3 1,1 Không chải răng thường xuyên 255 91,7 17 6,1 6 2,2 Không xúc miệng thường xuyên 187 67,3 30 10,8 61 21,9 Nguyên nhân thường xuyên ăn đồ ngọt được các em học sinh lựa chọn chủ yếu khi được hỏi về những nguyên nhân gây bệnh răng miệng, cao hơn so với những nguyên nhân khác như không chải răng thường xuyên hay ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Bảng 3.15. Thói quen đánh răng của học sinh (n=278) Nội dung n % Ngay sau khi ăn cơm 70 25,2 Ngay sau khi ngủ dậy 206 74,1 Buổi tối trước khi đi ngủ 241 86,7 Không nhớ 7 2,5 Lúc khác 6 2,1 22 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  31. Phần lớn các em học sinh đánh răng vào hai thời điểm trong ngày là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bảng 3.16. Tỷ lệ sử dụng kem đánh răng có chứa flour của học sinh Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour n % Có 173 62,2 Không 17 6,5 Không biết 87 31,3 Số em học sinh cho biết sử dụng kem đánh răng có chứa flour là 62,2%, gấp đôi tỉ lệ số em học sinh không biết. Bảng 3.17. Một số điều kiện thói quen học tập khác của các em học sinh liên quan đến bệnh học đường Nội dung Số lượng (n) Tỉ lệ % Có góc học tập riêng tại nhà Có 237 85,3 Không 41 14,7 Góc học tập đặt gần cửa sổ Có 148 53,2 Không 130 46,8 Loại đèn học sử dụng tại nhà Đèn tròn 109 39,2 Đèn dài 167 60,0 Đèn dầu 2 0,8 Loại bàn ghế sử dụng để học Bàn liền ghế 30 10,8 Bàn rời ghế 230 82,7 23 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  32. Bàn thường 14 5,0 Khác 4 1,5 Phần lớn số em học sinh khi được hỏi trả lời rằng có góc học tập riêng tại nhà. Chủ yếu các em vẫn sử dụng đèn dài khi học. Bên cạnh đó các em vẫn lựa chọn bàn rời ghế khi ngồi học. 3.2.4. Một số thông tin về thực trạng công tác YTTH có liên quan đến các bệnh học đường Bảng 3.18. Tỉ lệ học sinh được khám phát hiện các bệnh học đường tại trường (n=278) Có Không Nội dung n % n % Khám tật khúc xạ 172 61,9 106 38,1 Khám CVCS 71 25,5 207 74,5 Khám bệnh răng miệng 194 69,8 84 30,2 Khám bệnh Tai Mũi Họng 154 55,4 124 44,6 Phần lớn các em học sinh được khám phát hiện bệnh răng miệng và tật khúc xạ. Tuy nhiên tỉ lệ được khám phát hiện bệnh tai mũi họng chưa cao, tỉ lệ được khám phát hiện bệnh CVCS còn thấp. Bảng 3.19. Tỷ lệ học sinh được khám phát hiện các bệnh về mắt (n=278) Khám phát hiện bệnh về mắt Trường học Có Không n % n % Tiểu học Đội Cấn 56 60,2 37 39,8 Tiểu học Hưng Thành 59 63,4 34 36,6 Tiểu học Phan Thiết 57 62,0 35 38,0 24 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  33. Tỉ lệ số học sinh cho biết được khám phát hiện bệnh về mắt là tương đồng nhau ở cả 3 trường tiểu học. Bảng 3.20. Tỷ lệ học sinh được khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống (n=278) Khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống Trường học Có Không n % n % Tiểu học Đội Cấn 21 22,6 72 77,4 Tiểu học Hưng Thành 29 31,2 64 68,8 Tiểu học Phan Thiết 21 22,8 71 77,2 Tỉ lệ % số học sinh cho biết được khám phát hiện bệnh CVCS ở cả 3 trường là tương đồng nhau, tuy nhiên đều ở mức thấp. Bảng 3.21. Tỷ lệ học sinh được khám phát hiện bệnh về răng miệng (n=278) Khám phát hiện bệnh răng miệng Trường học Có Không n % n % Tiểu học Đội Cấn 65 69,9 28 30,1 Tiểu học Hưng Thành 63 67,7 30 32,3 Tiểu học Phan Thiết 66 71,7 26 28,3 Tỉ lệ số học sinh cho biết được khám phát hiện bệnh về răng miệng ở cả 3 trường là tương đương nhau. Bảng 3.22. Tỉ lệ học sinh tham gia các hoạt động y tế trường học (n=278) Nội dung Có Không 25 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  34. n % n % Tuyên truyền phòng bệnh mắt hột 136 48,9 142 51,1 Tuyên truyền phòng bệnh giun sán 150 54,0 128 46,0 Tuyên truyền phòng bệnh răng miệng 182 65,5 96 34,5 Tuyên truyền phòng bệnh cận thị 160 57,5 118 42,5 Tuyên truyền phòng bệnh CVCS 145 52,2 133 47,8 Tuyên truyền nâng cao sức khỏe 193 69,4 85 30,6 Các em học sinh khi được hỏi cho biết rằng những hoạt động YTTH các em được tham gia nhiều nhất là tuyên truyền nâng cao sức khỏe, tuyên truyền phòng bệnh răng miệng. Bảng 3.23. Tỉ lệ học sinh được dạy về phòng chống các bệnh học đường (n=278) Có Không Nội dung n % n % Cách phòng chống bệnh cận thị 221 79,5 57 20,5 Cách phòng chống bệnh CVCS 198 71,2 80 28,8 Cách phòng chống bệnh giun sán 164 59,0 114 41,0 Cách phòng chống bênh răng miệng 230 82,7 48 17,3 Cách phòng chống bệnh mắt 226 81,3 52 18,7 Cách phòng chống bệnh tai mũi họng 185 66,5 93 33,5 Cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm 185 66,5 93 33,5 Giữ vệ sinh cá nhân 249 89,6 29 10,4 Cách rửa tay với xà phòng 239 86,0 39 14,0 Khi được hỏi về những hoạt động phòng chống các bệnh học đường đã được dạy, những hoạt động được dạy chủ yếu gồm: cách giữ vệ sinh cá nhân, cách phòng chống bệnh răng miệng, cách rửa tay với xà phòng. 26 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  35. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 278 em học sinh lớp 4 thuộc 3 trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang gồm: trường tiểu học Đội Cấn (93), trường Tiểu học Phan Thiết (93) và trường tiểu học Hưng Thành (92) Trong số tất cả học sinh tham gia phỏng vấn, tỷ lệ học sinh nam là 43,5%, tỷ lệ học sinh nữ là 56,5% Trong số những em học sinh được phỏng vấn, số học sinh dân tộc Kinh chiếm phần lớn (74,1%), người dân tộc Tày chiếm 9,7%, 16,2% số học sinh còn lại thuộc những dân tộc khác. 4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về bệnh học đường. 4.2.1. Kiến thức, thực hành về bệnh cận thị Về định nghĩa bệnh cận thị: Số em học sinh hiểu đúng về bệnh cận thị là tật khúc xạ khiến mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần chiếm 82%. Có 14% số học sinh tham gia phỏng vấn không biết được thế nào là cận thị. Tỉ lệ này cao hơn so với con số 51,8% số học sinh hiểu đúng về bệnh cận thị theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) thực hiện tại các trường trung học trung du tỉnh Thái Nguyên. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do công tác giáo dục, tuyên truyền về bệnh học đường tại Tuyên Quang đã được thực hiện tốt hơn.[2] Về nguyên nhân của bệnh cận thị: Khi được hỏi về nguyên nhân gây cận thị, một số nguyên nhân gây cận thị đã được số đông học sinh lựa chọn chính xác như: thiếu ánh sáng khi ngồi đọc 27 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  36. (89,9%), đọc sách quá gần mắt (88,8%), xem TV, máy tính quá nhiều (88,8%). 78,8% các em cho rằng việc ngồi học sai tư thế không dẫn tới cận thị. 40% số em cho rằng ăn thiếu các chất vitamin dẫn tới cận thị, 37% số em không đồng ý như vậy. Khi được hỏi về nguyên nhân di truyền, 55% số em không coi đó là một nguyên nhân cận thị. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) thực hiện tại Thái Nguyên, tỉ lệ số học sinh cho rằng cận thị không phải do nguyên nhân di truyền là 89,7%.[2] Có thể thấy ở cả hai nghiên cứu, nguyên nhân cận thị do yếu tố di truyền đều ít được các em biết đến, điều này có thể do đây là nguyên nhân ít được nhắc tới trong nhiều chương trình truyền thông về bệnh cận thị. Về cách phòng chống bệnh cận thị: Khi được hỏi về cách phòng chống bệnh cận thị, những phương pháp chính xác được số đông các em lựa chọn như: ngồi học ngay ngắn (61,5%), không xem TV, máy tính trên 2 tiếng/ngày (68,3%), không đọc sách quá gần (64,4%), học ở nơi có đủ ánh sáng (60,8%). Ti lệ này cao hơn so với con số 40,3% theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên.[2] Điều này thể hiện những kết quả của công tác giáo dục, tuyên truyền tốt trong công tác YTTH tại Thái Nguyên. Về một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến bệnh cận thị: Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày của các em có liên quan tới bệnh cận thị: - Thời gian xem TV trung bình hàng ngày của các em là 1,4 tiếng/ngày tương đương với 9,8 tiếng/tuần. Con số này cao hơn so với con số 7 tiếng/tuần ở những học sinh mắc cận thị thuộc nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Hùng Vương, thành phố Huế. - Số học sinh có góc học tập riêng tại nhà chiếm tỉ lệ 85,3%, ít hơn so với tỉ lệ 96,3% ở nghiên cứu được thực hiện tại trường THCS Hùng Vương, 28 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  37. thành phố Huế và tỉ lệ 93,7% ở nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên.[2] - 53,2% số học sinh có góc học tập đặt gần cửa sổ, nơi có đủ ánh sáng, thấp hơn tỉ lệ 98,0% ở nghiên cứu tại thành phố Huế. - 60,0% số học sinh sử dụng đèn tuýp khi học, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ 32,1% thu được ở học sinh mắc bệnh cận thị theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên. Có thể nhiều em chưa biết hoặc chưa được dạy về viêc sử dụng loại đèn thích hợp khi học bởi đèn tuýp là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực khi sử dụng cho việc học tập. Có thể thấy rằng kiến thức về bệnh cận thị của các em học sinh đúng nhưng chưa đủ. Các em đều nhận biết chính xác được định nghĩa cũng như những nguyên nhân thường gặp của cận thị, nhưng lại không biết đến một số nguyên nhân như ăn uống thiếu các chất vitamin, ngồi học sai tư thế hay nguyên nhân cận thị do di truyền. Điều này dẫn tới những thiếu sót trong việc phòng tránh cận thị. Những khó khăn này có thể tới từ nhiều yếu tố. Về phía đối tượng được phỏng vấn, do các em học sinh còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức cập nhật về bệnh cận thị, chưa có những hiểu biết về sinh lý, giải phẫu nên phần lớn những hiểu biết đều thông qua thầy cô giáo. Mặt khác, do còn là lứa tuổi ham chơi, chưa tự ý thức cũng như điều chỉnh được hành vi để phòng tránh được bệnh. Về phía nhà trường cũng như gia đình, rõ ràng đã có những thiếu sót trong công tác giáo dục, cũng như cập nhật những kiến thức về bệnh học đường, đây là những trở ngại cần được tích cực thay đổi, cải tiến. 4.2.2. Kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống Về nguyên nhân của bệnh CVCS: Khi được hỏi về những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống, nguyên nhân được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất là ngồi nghiêng vẹo người (88,5%). So với con số 95,1% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012), Hòa Bình thì con số này thấp hơn.[11] Có thể thấy rằng vẫn còn một bộ phận các em học sinh 29 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  38. chưa biết về nguyên nhân của cong vẹo cột sống, điều này đến từ công tác giáo dục, tuyên truyền chưa thật sự triệt để. Mặt khác, những biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng nên các em có thể bỏ qua, tiếp tục duy trì những thói quen có hại gây nên bệnh. Về ảnh hưởng của bệnh CVCS Khi được hỏi về những ảnh hưởng của cong vẹo cột sống lên sức khỏe, 76% số em cho rằng cong vẹo cột sống sẽ dẫn tới hình thể cong, gù vẹo hoặc lệch. Tỉ lệ này cao hơn con số 66,9% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11] Tuy nhiên, tỉ lệ 76,0% vẫn còn ở mức trung bình, bên cạnh đó, những hậu quả khác của CVCS như ảnh hưởng đến sinh đẻ đối với nữ giới hay ảnh hưởng hệ tuần hoàn vẫn chưa được các em học sinh biết được nhiều, đây là những hạn chế của công tác giáo dục, tuyên truyền cần được cải thiện. Về cách phòng tránh CVCS Khi được hỏi về những phương pháp phòng tránh cong vẹo cột sống, những phương pháp chính xác được số đông các em lựa chọn như: ngồi học ngay ngắn (89,9%), không xách cặp một bên (67%), ngồi học với bàn ghế phù hợp (68%), Tỉ lệ này tương đương với con số 84,2% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11] Về một số thói quen sinh hoạt có liên quan đến bệnh CVCS Khi được hỏi về nguồn thông tin liên quan tới cong vẹo cột sống, kết quả cho thấy phần lớn thông tin đến từ thầy, cô giáo (49,6%), sau đó đến cha mẹ và người thân (46,6%), nhân viên y tế trường học (39,2%). Những con số này còn có thể được cải thiện hơn nữa nếu công tác YTTH được cải tiến, phát triển. 7,5% số em học sinh cho biết thường xuyên xách cặp một tay. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số 28,07% theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương, thực hiện tại Thừa Thiên Huế.[6] Đây là một thống kê tích cực bởi các em học sinh trước đây thương xuyên sử dụng loại cặp sách không có quai đeo khiến cho việc 30 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  39. xách cặp một bên dễ dẫn tới biến dạng cột sống. Thời đại phát triển đồng nghĩa với việc sử dụng balo, cặp có quai đeo hai bên ngày cảng phổ biến là một yếu tố giúp giảm thiểu cong vẹo, biến dạng cột sống ở trẻ đi học. Theo những kết quả trên, có thể thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh cho rằng bệnh cong vẹo cột sống là hậu quả của việc ngồi học không đúng tư thế ở mức 88,5%, thấp hơn so với con số 95,1% trong nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Hoa, thực hiện tại Hòa Bình. Một số nguyên nhân khác như ăn uống không đủ Canxi, bàn ghế không phù hợp chỉ được một tỷ lệ trung bình khoảng 60% số em lựa chọn. Lý giải cho những thiếu sót này có thể đến từ việc các em chưa được tiếp xúc với những kiến thức cơ bản về bệnh cong vẹo cột sống, tính chất diễn biến từ từ của bệnh khiến nhiêu em có thể bỏ qua, không nhận thức được bệnh. Ngoài ra công tác giáo dục về bệnh còn chưa hiệu quả cũng là một nhược điểm khi các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của bệnh cong vẹo cột sống. Điều này sẽ dẫn tới những sai lệch về hiểu biết cách phòng tránh bệnh. 4.2.3. Kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng Về nguyên nhân của bệnh răng miệng Khi được hỏi về nguyên nhân gây bệnh răng miệng, 70,7% số học sinh cho rằng nguyên nhân sâu răng là do thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 93,5% số học sinh chọn nguyên nhân do ăn đồ ngọt thường xuyên. 91,7% số học sinh cho rằng cho không chải răng thường xuyên. Tỉ lệ học sinh cho rằng nguyên nhân gây bệnh răng miệng do không xúc miệng là 67,3%. Tỉ lệ này cao hơn so với con số 70,5% theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên.[12] Có thể thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng đồ ăn ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng, đây là một nhận thức đúng, tuy nhiên những tác nhân khác gây tác động lên men răng như đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay không xúc miệng thường xuyên cũng ngày càng phổ biến, vì vậy việc cập nhật kiến thức cho các em học sinh là rất cần thiết. Về một số thói quen vệ sinh răng miệng 31 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  40. Khi được hỏi về thói quen đánh răng hàng ngày, phần lớn các em học sinh đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ (86,7%) và buổi sáng sau khi ngủ dậy (74,1%). Chỉ một số ít em thực hiện đánh răng ngay sau khi ăn cơm (25,2%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên, tỉ lệ học sinh đánh răng buổi tối là 18,3%, buổi sáng là 47% và ngay sau khi ăn là 22%.[12] Khi được hỏi về việc sử dụng kem đánh răng có chưa flour, 62,2% số học sinh cho biết có sử dụng kem đánh răng có chứa flour. Những kết quả trên cho thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Các em đã hiểu được việc cần thiết đánh răng 2 lần/ ngày nhưng vẫn chưa biết chính xác về thời điểm cần đánh răng. Ngoài ra, việc sử dụng kem đánh răng có chứa flour cũng chưa được nhiều em quan tâm. Điều này có thể đến từ những hiểu biết chưa đầy đủ của các em học sinh về phòng chốngg bệnh răng miệng, bên cạnh đó là những thiếu sót trong công tác giáo dục, tuyên truyền về bệnh này từ nhà trường, trung tâm y tế cơ sở. 32 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  41. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 278 em học sinh lớp 4 thuộc 3 trường (Tiểu học Đội Cấn, Hưng Thành, Phan Thiết), chúng tôi có một số kết luận sau: Kiến thức về sức khỏe học đường: Bệnh cận thị: - Tỉ lệ học sinh trả lời đúng định nghĩa bệnh cận thị là 82%. - ố học sinh cho rằng cận thị là do đọc sách quá gần mắt hay em TV, máy tính quá nhiều đều là 247 em, chiếm tỉ lệ 88,8%. - Số học sinh cho rằng ăn ít chất có vitamin là nguyên nhân gây cận thị chiếm 40,7%. - Khi được hỏi về các cách phòng chống bệnh cận thị, có 191/278 em học sinh cho rằng cần hạn chế xem TV (68,3%). 66,2% số em học sinh cho rằng không sử dụng máy tính quá 2 tiếng/ngày cũng là một cách phòng chống cận thị. Bệnh cong vẹo cột sống: - Ngồi nghiêng vẹo người (88,5%), xách cặp một bên (76,6%), làm việc thường xuyên ở một tư thế (74,5%) là những nguyên nhân được các em cho rằng dẫn tới bệnh cong vẹo cột sống. - 89,9% số em học sinh cho rằng ngồi học ngay ngắn là cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống. 66,9% số em cho rằng không xách cặp, đeo cặp một bên là một cách để phòng tránh bệnh CVCS. Có 5,7% số em không biết phương pháp phòng tránh CVCS. Bệnh răng miệng: 33 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  42. - 70,7% số học sinh cho rằng nguyên nhân sâu răng là do thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 93,5% số học sinh chọn nguyên nhân do ăn đồ ngọt thường xuyên. 91,7% số học sinh cho rằng cho không chải răng thường xuyên. Tỉ lệ học sinh cho rằng nguyên nhân gây bệnh răng miệng do không xúc miệng là 67,3%. Thực hành về sức khỏe học đường: - 92,8% số em học sinh cho biết đã thực hiện ngồi học ngay ngắn, 83,3% số em không xem TV trên 2 tiếng/ngày, 91,7% số em không sử dụng máy tính trên 2 tiếng/ngày, 92,5% số em không đọc sách gần mắt. - Tỉ lệ học sinh không đeo, xách cặp một bên là 92,5%. - Tỉ lệ học sinh không mang, vác vật nặng thường xuyên là 89,2%. - 86,7% các em học sinh có thói quen đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ. 74,1% số em đánh răng ngay sau khi ngủ dậy. 34 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  43. KHUYẾN NGHỊ 1. Các trường học cần tổ chức lồng ghép nội dung hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường. 2. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giúp học sinh phòng tránh bệnh tật học đường. 3. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn với cỡ mẫu lớn hơn để tìm hiểu điều kiện học tập, sinh hoạt của các em, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bệnh học đường và đề xuất giải pháp can thiệp. 35 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  44. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tập huấn nghiệp vụ công tác y tế trong các trường học năm 2006, tr. 1-5, 25-32. [2] Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên [3] Bộ Y tế (2009), Tài liệu tập huấn vệ sinh trường học [4] Bô ̣ Y tế, Bô ̣ Giáo duc̣ và Đào tao,̣ Tổ chứ c Y tế thế giới (2002), Hướ ng dâñ thưc̣ hiêṇ trườ ng hoc̣ nâng cao sứ c khoẻ. [5] Lê Thi ̣Kim Thoa (2008), Kiế n thứ c và thưc̣ hà nh bênḥ câṇ thi ̣hoc̣ đườ ng của hoc̣ sinh, Tap̣ chí Y hoc̣ thưc̣ hành số 634 - 2008 [6] Hoàng Ngọc Chương (2012), Nghiên cứu thực trạng môi trường học tập và tỷ lệ mắc cận thị và cong vẹo cột sống của học sinh phổ thông Tỉnh Thừa Thiên Huế. [7] Dương Thi ̣Hương (2003), Môṭ số nhâṇ xét về điề u kiêṇ hoc̣ tâp̣ liên quan tớ i sứ c khoẻ của hoc̣ sinh Hải Phòng, Báo cáo khoa hoc̣ taị hôị nghi ̣quố c tế Y hoc̣ lao đông̣ và Vê ̣ sinh môi trường lầ n thứ I năm 2003, Nhà xuấ t bản Y hoc,̣ tr 795 - 801 [8] Đào Thị Dung (2000), Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y tế công cộng, tr. 54-70. [9] Đào Thi ̣Mùi (2009), Cong veọ côṭ số ng ở hoc̣ sinh phổ thông Hà Nôi:̣ Thưc̣ trang̣ và giải phá p can thiêp̣ , Luâṇ án tiến sy ̃ y hoc,̣ Viêṇ Vê ̣ sinh Dicḥ tê ̃ Trung ương 36 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  45. [10] Đặng Đức Nhu (2001), Tìm hiểu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa. [11] Nguyễn Thị Hoa (2012), Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình [12] Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009), Nghiên cứu thực trạng và kiến thức – thái độ - thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái năm 2009. [13] Nguyễn Ngọc Thắng (1998), Đánh giá kiến thức, hành vi sức khỏe của học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại quận Cầu Giấy. [14] Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. [15] Nguyễn Ngọc Oánh (2003), Quá trình phát triển y tế trường học, Chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuấ t bản y hoc,̣ tr. 5-9. [16] Nguyêñ Võ Kỳ Anh (1995), Nghiên cứ u mố i liên quan giữa môṭ số yế u tố môi trườ ng số ng và tình hình sứ c khoẻ - bênḥ tâṭ ở hoc̣ sinh tiểu hoc̣ môṭ số điạ phương miề n nú i phía Bắ c, Trườ ng Đaị hoc̣ Y Hà Nôi.̣ [17] Nguyễn Lê Thanh (2003), Dịch tễ học răng miệng trẻ em, Chuyên đề. Trường, Đại học Y Hà Nội, tr. 15 - 17. [18] Phaṃ Hồ ng Hải (2003), Thưc̣ trang̣ vê ̣ sinh lớ p hoc̣ và môṭ số bênḥ thườ ng găp̣ của hoc̣ sinh Thà nh phố Thá i Nguyên, Trườ ng Đaị hoc̣ Y Hà Nôị - Đaị hoc̣ Thái Nguyên 37 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
  46. [19] Sở Y tế Hà Nôị (2009), Bá o cá o điề u tra thưc̣ trang̣ môṭ số bênḥ của hoc̣ sinh phổ thông và hoaṭ đông̣ y tế hoc̣ đườ ng taị Hà Nôị năm 2009 [20] Trầ n Văn Dầ n và công̣ sư ̣ (2004), Bênḥ cong veọ côṭ số ng và câṇ thi ̣ hoc̣ đườ ng ở hoc̣ sinh miề n nú i tỉnh Hoà Bình. [21] Viêṇ Y hoc̣ lao đông̣ và vê ̣sinh môi trườ ng (2004), Môṭ số vấ n đề cơ bản trong sứ c khoẻ trườ ng hoc̣ . [22] Trườ ng Đaị hoc̣ Y Hà Nôị (1998), Vê ̣sinh môi trườ ng – dicḥ tê ̃ tâp̣ 1, Nhà xuấ t bản Y hoc,̣ Hà Nôị . [23] Vu ̣ Y tế dư ̣ phòng - Bô ̣ Y tế (2000), Vê ̣ sinh hoc̣ đườ ng, Nhà xuấ t bản Y hoc,̣ Hà Nôị . TIẾNG ANH [24] Drummon D, Gurr J (1985), The orthopedic clinic of North America, Spinal deformity: Natural history and role of school screening, W.B.Saunders company, Philadelphia,pp.123-145. [25] Lee A, Cheng FF and St Leger L (2005), Evaluating health-promoting schools in Hong Kong: development of a framework, Health Promot Int, 20(2), pp. 177-86. [26] Lee A, St Leger L and Moon A (2005), Evaluating health promotion in schools: a case study of design, implementation and results from the Hong Kong Healthy Schools Award Scheme, Promot Educ, 12(3-4), pp. 123-30 [27] Mass –Raimbualt – AM (1990), School health services: overview, In: Health care ofwomen and children in developing countries, Third party Publishing, Colifornia, pp.27 [28] World Health Organization (1997), Promoting Health Through School, Report of a WHO Expert Committe on Comprehensive School Health Education and Promotion, Geneva, Swizerland 38 Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark