Luận văn Tổ chức tự học môn giáo dục học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

pdf 1420 trang yendo 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tổ chức tự học môn giáo dục học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_to_chuc_tu_hoc_mon_giao_duc_hoc_co_su_ho_tro_cua_co.pdf

Nội dung text: Luận văn Tổ chức tự học môn giáo dục học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ngô Thanh Băng TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIÁO DỤC HỌC Thái Nguyên - Năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ngô Thanh Băng TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH Thái Nguyên – Năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành được luận văn này, em đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục, sự động viên khích lệ của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, khoa học của cô giáo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010 Tác giả Ngô Thanh Băng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 9 1.2.1. Khái niệm học 9 1.2.2. Tự học 13 1.2.3. Tổ chức tự học 15 1.2.4. Công nghệ thông tin 16 1.3. Hoạt động tự học môn GDH của SV CĐSP 18 1.3.1. Đặc điểm hoạt động tự học của SV 18 1.3.2. Các hình thức tự học của SV 19 1.3.3. Tự học môn GDH của SV CĐSP 20 1.4. Sự phát triển của CNTT và các yêu cầu khi vận dụng CNTT vào tự học môn GDH ở trường CĐSP 23 1.4.1. Sự phát triển của CNTT 23 1.4.2. Một số hình thức ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH 2 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  5. 1.4.3. Khả năng ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH 30 1.4.4. Các yêu cầu khi tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trường CĐSP Nghệ An 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GDH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT CHO SV Ở TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN 35 2.1. Một vài nét về trường CĐSP Nghệ An 35 2.2. Khái quát về dạy học môn GDH ở trường CĐSP 37 2.3. Thực trạng tự học môn GDH của SV 37 2.3.1. Khái quát tiến trình khảo sát thực trạng 38 2.3.2. Thực trạng tự học môn GDH của SV ở trường CĐSP Nghệ An 38 2.3.3. Thực trạng tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GDH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT CHO SV Ở TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN VÀ THỰC NGHIỆM 58 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 58 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm 58 3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò tích cực, chủ động của SV 58 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 58 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả 59 3.2. Các biện pháp tổ chức tự học môn GDH cho sinh viên có sự hỗ trợ của CNTT 59 3.2.1. Tạo môi trường học tập thông qua mạng internet 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  6. 3.2.2. Hướng dẫn tiếp cận các nguồn thông tin phục vụ tự học môn GDH 61 3.2.3. Tổ chức cho SV làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận 66 3.2.4. Xây dựng trang web học tập môn GDH 68 3.3. Thực nghiệm sử dụng trang web GDH để tổ chức tự học môn GDH cho SV trường CĐSP Nghệ An 78 3.3.1. Khái quát về thực nghiệm 78 3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  7. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CĐSP : Cao đẳng sư phạm CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GDH : Giáo dục học GV : Giáo viên SV : Sinh viên TN : Thực nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Mức độ nhận thức của SV về tầm quan trọng của môn GDH 39 Bảng 2.2: Thái độ của SV đối với môn GDH 40 Bảng 2.3: Nhận thức của SV về các hình thức tự học môn GDH 42 Bảng 2.4: Phương pháp tự học môn GDH của SV 43 Bảng 2.5: Ý kiến của SV về nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học môn GDH 45 Bảng 2.6: Ý kiến của GV về nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học môn GDH 46 Bảng 2.7: Đánh giá của GV và SV về tác dụng của CNTT trong hỗ trợ tự học môn GDH 50 Bảng 2.8: Các công việc mà GV sử dụng để giúp SV tự học môn GDH 52 Bảng 2.9: Mức độ ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH của SV 53 Bảng 2.10: Các khó khăn của GV khi ứng dụng CNTT vào quá trình tổ chức tự học môn GDH cho SV 55 Bảng 3.1: Phân phối tần số điểm thi học phần và phân loại học lực môn Tâm Lý Học đại cương theo tiêu chuẩn giỏi, khá, trung bình, yếu – kém của nhóm TN 82 Bảng 3.2: Phân phối tần số điểm thi học phần và phân loại học lực môn Tâm Lý Học đại cương theo tiêu chuẩn giỏi, khá, trung bình, yếu – kém của nhóm ĐC 83 Bảng 3.3: Phân phối tần số điểm kiểm tra môn GDH và phân loại học lực sau TN của khoa Tự nhiên 84 Bảng 3.4: Các tham số đặc trưng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của khoa Tự nhiên 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  9. Trang Bảng 3.5: Phân phối tần số điểm kiểm tra môn GDH và phân loại học lực sau TN của khoa Xã hội 87 Bảng 3.6: Các tham số đặc trưng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của khoa Xã hội 89 Bảng 3.7: Hứng thú của SV khi học tập qua trang web GDH 91 Bảng 3.8: Mức độ truy cập vào trang web GDH của SV 92 Bảng 3.9: Đánh giá của SV về ưu thế khi tự học bằng trang web GDH 93 Bảng 3.10: Đánh giá của SV về hiệu quả của việc tự học bằng trang web GDH 94 Bảng 3.11: Những khó khăn của SV khi học qua trang web GDH 96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Học lực của nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm 83 Biểu đồ 3.2: Phân phối tần suất kết quả sau thực nghiệm khoa Tự nhiên 85 Biểu đồ 3.3: Phân phối tần suất kết quả sau thực nghiệm khoa Xã hội 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những năm thuộc thập kỷ 60, giáo dục cũng như các lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng lớn lao của sự phát triển máy vi tính. Những thành tựu về công nghệ đòi hỏi trường học phải điều chỉnh lại mục tiêu giáo dục để người học có khả năng dấn thân vào môi trường công nghệ thông tin (CNTT) trong tương lai. Một điều dễ nhận thấy rằng, CNTT góp phần thay đổi phương pháp từ truyền thống xem người học là “một cái bình rỗng” được lấp đầy bằng những kiến thức của người dạy, sang hướng đổi mới: người học tự mình khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Trong quá trình học theo hướng đổi mới này, máy vi tính và các thiết bị hiện đại khác góp phần to lớn trong việc hỗ trợ người học trao đổi ý tưởng, suy nghĩ có phê phán, đào sâu kiến thức để người học trở thành chủ thể của hoạt động học. Khi đổi mới phương pháp dạy học, thầy giáo vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng dạy học và chuyển giao tri thức, kỹ năng cho người học. Song, để có thể nâng cao trình độ học vấn cho mình, mỗi người học phải chủ động, tích cực, độc lập, tự chủ với sự hỗ trợ đắc lực và đa phương của các yếu tố tạo thành hoạt động dạy học. Vì lẽ đó, nhiệm vụ cơ bản của dạy học trong nhà trường không thể chỉ giới hạn ở việc cung cấp một hệ thống tri thức, kỹ năng tương ứng mà quan trọng hơn là hướng dẫn, tổ chức tự học, hình thành, phát triển khả năng tự học ở người học để họ học tập suốt đời. Trong xã hội hiện đại, các phương tiện dạy học đã có nhiều thay đổi so với trước. Với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, các phương tiện kỹ thuật dạy học đã ra đời như: phim ảnh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính, các máy dạy học và kiểm tra, thiết bị đa phương tiện Các thiết bị hiện đại này đã cho phép đưa vào quá trình dạy học những nội dung diễn cảm, hứng thú, làm thay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
  11. đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo ra trong quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động của người thầy và hiệu quả dạy- học. Tuy nhiên, cho đến nay, việc sử dụng phương tiện, đặc biệt là CNTT vào quá trình dạy học là chưa nhiều. CNTT cũng chưa được ứng dụng phổ biến trong quá trình tự học của sinh viên (SV). Vì vậy chưa phát triển được khả năng tự học của người học cũng như tiềm năng vốn có của CNTT. Môn giáo dục học (GDH) là môn học vừa có tính khoa học, vừa mang tính giáo dục và tính nghề nghiệp cao, nội dung môn GDH phản ánh đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo ở nước ta. Đồng thời, cùng với xu thế phát triển của xã hội, môn GDH cũng có sự thay đổi và các yêu cầu đặc thù. Vì vậy, việc học tập môn GDH đòi hỏi SV không chỉ nắm vững hệ thống tri thức mà còn phải rèn luyện hệ thống kỹ năng nghề nghiệp và tiếp cận thông tin. Để đạt được điều đó, hỏi sinh viên phải có khả năng tự học, tự rèn luyện và cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi. Thực tế, việc dạy và học môn GDH ở các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) vẫn còn nhiều bất cập; phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thuyết trình; phương tiện chủ yếu vẫn là phấn, bảng, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Các phương pháp, phương tiện dạy học đó chưa gây được hứng thú và chưa phát huy được tính tích cực học tập cho SV. Cho nên, việc tạo ra môi trường dạy- học có sự hỗ trợ của CNTT đối với môn GDH sẽ góp phần khắc phục được lối truyền thụ một chiều, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho SV. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình dạy học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
  12. khoá VIII đã chỉ rõ: “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên ” Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ “Về đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020” đã chỉ rõ: “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước”. Trong những năm qua, nhiều hội nghị khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm hiểu vấn đề tự học. Song, tổ chức tự học trong môi trường học tập hiện đại, có sự hỗ trợ của CNTT cho SV trường CĐSP Nghệ An thì chưa được nghiên cứu. Mặc dù trong những năm gần đây, đã có nhiều thay đổi về nội dung, về phương pháp và phương tiện kỹ thuật dạy học; Song, những thay đổi đó chưa kích thích được động cơ, hứng thú học tập môn GDH ở SV CĐSP; chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, chủ động, trong việc khai thác các phương tiện hỗ trợ học tập, kết quả học tập không cao, kỹ năng tự học chưa thực sự hoàn thiện. Cần tạo ra một môi trường học tập có sự hỗ trợ của CNTT để phát triển khả năng tự học môn GDH, sao cho SV CĐSP được tham gia một cách tích cực, độc lập, sáng tạo vào quá trình lĩnh hội tri thức và kỹ năng, nâng cao chất lượng học tập môn GDH và phát triển được khả năng tự học môn GDH cho SV CĐSP. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
  13. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN.” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tự học môn GDH của SV hiện nay. Từ đó xác định biện pháp tổ chức tự học môn GDH cho SV có sự hỗ trợ của CNTT nhằm phát huy tính tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn GDH ở trường CĐSP nói chung, trường CĐSP Nghệ An nói riêng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình tự học của SV trường CĐSP. - Đối tượng nghiên cứu: Tự học môn GDH và tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trường CĐSP Nghệ An. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, xu hướng đổi mới phương pháp dạy- học đang diễn ra mạnh mẽ. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại và CNTT đã và đang đóng góp giá trị tích cực của nó trong quá trình dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào quá trình tự học môn GDH của SV còn nhiều hạn chế. Nếu xác định được biện pháp tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT thì sẽ phát huy được tính tích cực, nâng cao hứng thú học tập môn GDH cho SV, nâng cao chất lượng dạy và học môn GDH trong các trường CĐSP nói chung, trường CĐSP Nghệ An nói riêng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT. - Khảo sát thực trạng tự học môn GDH, thực trạng tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trường CĐSP Nghệ An. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
  14. - Đề xuất biện pháp tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV trường CĐSP Nghệ An và thực nghiệm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát, trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, đàm thoại, thực nghiệm khoa học. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài khảo sát trên SV khoa Xã hội, khoa Tự nhiên và GV tổ Tâm lý – Giáo dục trường CĐSP Nghệ An. - Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu biện pháp xây dựng trang web tự học để tổ chức tự học môn GDH cho SV trường CĐSP Nghệ An. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
  15. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học được quan tâm rất sớm. Ý tưởng dạy học coi trọng người học, chú ý đến người học đã có từ thời cổ đại. Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và mức độ phát triển của xã hội mà ý tưởng này đã phát triển và trở thành quan điểm dạy học tiến bộ ngày nay. Thời cổ đại, ở phương Tây, Xocrate (Hy Lạp, 469 - 399 TCN) đã đưa ra quan niệm rất nổi tiếng: giáo dục phải giúp con người tự khẳng định chính mình. Vận dụng quan điểm đó vào dạy học, ông cho rằng cần phải để cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát hiện thấy sai lầm của mình và tự khắc phục những sai lầm đó. Còn Arixtot (384 - 322 TCN) cho rằng phương pháp dạy học phải nhằm mục đích giúp người học phát hiện ra “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi để người học tự tìm ra kết luận. Khổng Tử (479 - 355 TCN) ở phương Đông dạy theo đối tượng và kích thích suy nghĩ của học sinh “Không tức giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, bảo cho biết 1 góc mà không suy ra 3 góc thì không dạy nữa” (Luận ngữ). Đến thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, dạy học lấy người học làm trung tâm đã trở thành một tư tưởng, được nhiều nhà giáo dục vĩ đại coi trọng. Môngtenhơ (1533 - 1592) được coi là một trong những ông tổ sư phạm ở Châu Âu cho rằng muốn dạy học có hiệu quả, không nên bắt buộc trẻ em phải làm theo những ý muốn chủ quan của thầy. J.A.Komenxki (1592 - 1670) kêu gọi người thầy phải làm cho học sinh có hứng thú trong học tập, từ đó nỗ lực bản thân nắm vững tri thức. J.J. Rousseau (1712 - 1778) yêu cầu người dạy cần phải hiểu người học và quan tâm đến lợi ích người học. Ông nói: “Đừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
  16. cho trẻ em khoa học, mà để trẻ tự phát minh”. A.Disterwerg (1780 - 1866): “ Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. K.Đ.Usinxki (1824 - 1873) cho rằng muốn dạy học tốt cần hiểu biết tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Fourrier(1772) rất coi trọng việc dạy học với thực tế. J.Dewey (1858 - 1952) chủ trương giáo dục phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của trẻ. Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, phải để trẻ độc lập tìm tòi, thầy giáo là người tổ chức, người thiết kế, ngưòi cố vấn. Ở Liên Xô (cũ) nhiều tài liệu về vấn đề tự học và tự đọc sách được xuất bản. Chẳng hạn: N.A.Rubakin có nhiều tài liệu chuyên bàn về vấn đề tự học như: “Tự học như thế nào” (Nước Nga Xô Viết, M.1962, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1982), “Tâm lý người đọc sách” (Nhà nước, M.1992) A.A. Goroxepxky và M.I.Liubixnuna (Đại học tổng hợp Lêningrat) trong “Tổ chức công tác tự học của SV Đại học” đã tổng kết kinh nghiệm cá nhân trong công tác dạy học ở trường Đại học và đưa ra một số đề nghị về cách học có hiệu quả của sinh viên. Cuối thế kỷ XX, ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ, phần lớn các tác giả nghiên cứu tự học theo hai hướng chính: hướng thứ nhất, nghiên cứu áp dụng công nghệ dạy học nhằm thay đổi vị trí của thầy và trò trong quá trình dạy học, từ chuyên gia về việc dạy, GV phải trở thành chuyên gia về việc học cho học sinh. Hướng thứ hai, theo hướng dạy học phân hoá. Dạy học tiến hành theo nhịp độ cá nhân người học để đạt tới năng suất và hiệu quả cao nhất trong việc học. Từ năm 1994, khi công nghệ web được phát minh, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến cách dạy học bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần dần lộ rõ ra qua các phương tiện: e- mail (thư điện tử), qua Internet với văn bản và hình ảnh đơn giản. Đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
  17. bằng công nghệ web với các hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. Tại Mỹ, năm 2000 có gần 47% các trường Đại học, Cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên các khoá học trực tuyến. Cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường Đại hoc, Cao đẳng đưa ra mô hình e-learning. Số người tham gia học tăng 33% hằng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. Ở Châu Á, những nước nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều ứng dụng CNTT trong dạy - học ở mức độ cao. Nhiều cuốn sách viết về ứng dụng của CNTT được nhiều người quan tâm và áp dụng. Tóm lại, qua nghiên cứu các tư tưởng bàn về tự học và ứng dụng CNTT trong tự học của các tác giả trên thế giới, chúng tôi có nhận xét: tự học là cần thiết đối với tất cả mọi người, vấn đề tự học và ứng dụng CNTT trong dạy - học được các tác giả trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích là tìm hướng đi để nâng cao hiệu quả dạy và học. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, vấn đề tự học đã có từ xa xưa.Thời phong kiến, thầy đồ dạy học thường kèm cặp một nhóm học gồm nhiều đối tượng có trình độ khác nhau. Các thầy phải chú ý trình độ, đặc điểm tính cách từng đối tượng và có biện pháp dạy thích hợp. Người học tự học thông qua hình thức có thầy trực tiếp hoặc gián tiếp. Trải qua các thời kỳ, vấn đề dạy tự học, tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học rất được sự quan tâm của nhiều tác giả như: tự học là một hoạt động độc lập diễn ra không hoặc ít có sự điều khiển của thầy (Nguyễn Cảnh Toàn). Tự học là hoạt động tích cực, chủ động, tự giác của người học dưới vai trò chủ đạo (tổ chức, hướng dẫn, điều khiển) của thầy (các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
  18. Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Tính ). Hướng thứ ba nghiên cứu tự học như là một hình thức tổ chức ngoài giờ lên lớp, phối hợp với các hình thức tổ chức dạy học khác (Phạm Hồng Quang và một số luận văn thạc sĩ khác). Khi trình độ xã hội ngày càng phát triển, xã hội thông tin buộc mỗi cá nhân phải luôn thích ứng nhanh với cuộc sống đầy biến động. Vì vậy, CNTT ngày càng được ứng dụng nhiều trong dạy và học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng của CNTT trong tự học như: Tác giả Lê Thị Thu Hiền với luận văn thạc sĩ “Xây dựng trang web hỗ trợ dạy học một số kiến thức trong chương “Từ trường”, Vật lý 11 thí điểm, ĐHSPHN 2004. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng một số phần mềm thông dụng như Pront Page, Express, Winword 97, cùng một số công cụ xây dựng video clip để xây dựng trang web dạy học một số nội dung trong chương “Từ trường”, Vật lý 11 và cho kết quả tốt. Nguyễn Thị Thanh Trà với đề tài: “Sử dụng hình thức e-learning để hướng dẫn tự học môn GDH cho SV trường ĐHSP Hà Nội”. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng phần mềm Moodle để xây dựng trang web môn GDH và đã đem lại hiệu quả cao, giúp SV nâng cao chất lượng tư học môn GDH [27]. Ngoài ra còn có một số tác giả khác cũng nghiên cứu ứng dụng của CNTT trong dạy học như Nguyễn Thị Thanh Hồng với đề tài: “ Xây dựng phần mềm hướng dẫn tự học môn GDH cho SV ĐHSP Hà Nội” [13]. Như vậy, vấn đề tự học và ứng dụng CNTT trong tự học được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các hướng khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu khai thác biện pháp tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trường CĐSP. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm học Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, học là quá trình tự giác, tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
  19. cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm của thầy. Học là hoạt động có đối tượng, trong đó người học là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân, từ đó có được tri thức, kỹ năng, thái độ mới [17, tr.65-66]. Trong “Giải thích thuật ngữ tâm lý- giáo dục học” có từ sự học, học tập: - Theo nghĩa rộng thông thường, được hiểu: sự học nghề, sự học việc. Hoặc nghĩa: sự rèn luyện. - Trong giáo dục, đó là sự học (học tập): toàn bộ hoạt động làm cho người học đạt được hay đi sâu vào kiến thức, hay phát triển tập tính. - Đối với Tâm lý học, sự học là một chức năng trong đời sống động vật. Tất cả các động vật đều có khả năng học, theo công thức chung: “Học là sự biến đổi tập tính” [5, tr.36]. - Theo Nguyễn Kỳ, “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình” [25]. - Phan Trọng Ngọ cho rằng: “học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi về mặt nhận thức, thái độ, hay hành vi của cá thể đó” [20, tr.15]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm rằng: “học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của GV” [29, tr.57]. Nhìn chung, mỗi tác giả khi nghiên cứu về sự học (hoạt động học) đều có những lập luận và cách lý giải khác nhau, điều đó phụ thuộc vào mục đích, hướng nghiên cứu chuyên sâu của mỗi tác giả. Nhưng tất cả đều đề cập đến tính ý thức, tính chủ định của hoạt động học tập. Dù học được tiến hành bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
  20. bất cứ hình thức nào: trực tiếp mặt đối mặt với thầy, học ở nhà, học với sách giáo khoa, học từ xa, trực tuyến thì bản thân người học cũng phải tập trung chú ý, tích cực, chủ động, tự mình tìm kiếm xử lý thông tin nhằm đem đến sự thay đổi về mặt nhận thức, thái độ, hành vi, nhờ đó mà nhân cách ngày càng phát triển. Như vậy, hoạt động học đã bao hàm nghĩa tự học. Từ những quan niệm trên, chúng tôi khái quát khái niệm về học tập như sau: học là quá trình người học tích cực, chủ động, tác động qua lại với môi truờng xung quanh nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thế giới quan khoa học cho bản thân. * Đặc điểm của hoạt động học Bản chất của hoạt động học tập hay tự học được thể hiện qua những đặc điểm cơ bản sau: - Đối tượng của hoạt động học là tri thức. Đó là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được lựa chọn phù hợp với nội dung môn học. Cái đích (mục đích) mà người học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức thông qua sự tái tạo của cá nhân. Vì vậy hoạt động học còn được gọi là “hoạt động chiếm lĩnh” [10, tr.55]. - Học là một loại hình lao động đặc biệt mang tính độc đáo. Tính độc đáo thể hiện ở chỗ mục đích học là thay đổi chính mình, hình thành năng lực nghề nghiệp và hoàn thiện bản thân. Những lao động khác làm thay đổi đối tượng lao động nhưng lao động học không làm biến đổi đối tượng là tri thức, mà ngược lại nó làm thay đổi chính chủ thể. - Học là quá trình chủ thể học một cách độc lập, tự giác, tích cực trong quá trình nhận thức. Trong mọi tình huống học tập, đòi hỏi người học phải tích cực trong quá trình nhận thức. Người học càng tự lực tập trung cao về các chức năng tâm lý, về cơ bắp, huy động toàn bộ kinh nghiệm cá nhân để học trong lĩnh vực nào càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
  21. nắm vững kiến thức, kỹ năng, phương pháp học trong lĩnh vực đó. - Học tập không những tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu về cách thức tổ chức hoạt động học, hay nói cách khác là học cách học. Học cách học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập, hình thành năng lực nghề nghiệp đồng thời đó là một trong những con đường cơ bản giúp người học không ngừng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp. - Hoạt động học bao giờ cũng mang cái mới đến cho người học. Các kiến thức học sinh có được trong hoạt động học không là mới đối với khoa học nhưng là mới đối với bản thân. Các kỹ năng, phương pháp học sinh tiếp thu được không là mới đối với các nhà sư phạm nhưng là mới đối với học sinh. Nhờ có cái mới đó mà học sinh luôn cảm thấy hứng thú trong học tập. - Nhu cầu, động cơ học tập được người học tiếp nhận trở thành động lực thúc đẩy hoạt động học. “Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi” [33, tr.206]. Trong hoạt động học tập động cơ là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự nỗ lực học tập của học sinh. Trong quá trình học tập, người học có thể chi phối bởi nhiều động cơ khác nhau. Mức độ tích cực của người học chịu sự chi phối bởi động cơ chủ đạo. - Nhiệm vụ học “là đơn vị (tế bào)” của hoạt động học tập. Nhiệm vụ học tập có thể hiểu là những việc làm mà người học đề ra cho mình phải thực hiện để lĩnh hội hệ thống tri thức theo yêu cầu của từng môn học để đạt được mục đích học tập. - Hành động học là bộ phận cấu thành của hoạt động học, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động và tương ứng với mục đích học tập. Hành động luôn hướng vào để giải quyết một mục tiêu cụ thể nào đó. Nhờ hành động học mà người học giải quyết được nhiệm vụ học. - Hoạt động học luôn mang tính sáng tạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
  22. Trong quá trình học, người học luôn luôn có sự lựa chọn, nhận xét, phê phán, kết hợp tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo của tư duy từ đó có cách học, cách vận dụng theo suy nghĩ của mình. Đó là mầm mống của sự phát triển tư duy sáng tạo của người học. Tóm lại, hoạt động học bao giờ cũng bao hàm nghĩa tự học và có mục đích, có đối tượng, có phương pháp học cụ thể. Về bản chất, đây là hoạt động không chỉ giúp người học lĩnh hội hệ thống tri thức xã hội mà sâu xa hơn là giúp người học “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. 1.2.2. Tự học Có nhiều quan niệm khác nhau về tự học: Nghiên cứu tự học với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở Đại học được Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [11], Lưu Xuân Mới [17] bàn đến. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức định nghĩa: “Tự học là hình thức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức hoạt động cơ bản của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thứcvà kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định”. Nghiên cứu tự học như là một hoạt động nhận thức của SV, T.Makiguchi đã chỉ rõ bản chất tự học của SV là hoạt động nhận thức bằng hành động tìm tòi, nghiên cứu, khám phá [23]. Nghiên cứu tự học như là hoạt động tự giác, tích cực của SV dưới vai trò điều khiển của GV, tác giả Lê Khánh Bằng định nghĩa: “Tự học là học với sự tự giác, tích cực, độc lập cao” [3]. Đồng tình với quan niệm này có các tác giả như: Trịnh Quang Từ, Nguyễn Ngọc Bảo, Võ Quang Phúc, Nguyễn Thị Tính, Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với sự giúp đỡ gián tiếp của GV, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
  23. học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, ý chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó” [26, tr.59-60]. Theo tác giả PhạmViết Vượng: “Tự học là hình thức học sinh học ngoài giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt trực tiếp của giáo viên”[35, tr.133]. Dựa vào định nghĩa của các tác giả nêu trên, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: tự học là một bộ phận, một thành phần của học. Học bao giờ cũng bao gồm tự học, nhưng không phải bất cứ sự học nào cũng có tự học. Chỉ khi người học học với sự độc lập và tự lực cao khi đó tự học mới xảy ra. Tính chất cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo của người học trong hoạt động học tập. Tự học được diễn ra trong lớp hoặc ngoài lớp, có hoặc không có sự can thiệp trực tiếp của GV. Từ những phân tích trên đây, theo chúng tôi, tự học là một bộ phận của học, trong đó sinh viên huy động ở mức cao nhất tiềm năng trí tuệ, vốn sống, tình cảm và ý chí của mình để lĩnh hội một cách tự lực tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách dưới sự hướng dẫn hoặc không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Từ khái niệm về tự học, chúng ta có thể hiểu tự học môn GDH là quá trình người học tích cực, chủ động, tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình nhằm chiếm lĩnh nội dung tri thức GDH, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng, dưới sự hướng dẫn hoặc không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Muốn học tốt môn GDH, sinh viên phải biết vận dụng mọi hình thức để tự học, bản thân người học phải có sự nỗ lực, tích cực, độc lập, luôn so sánh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
  24. đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn để nắm vững, hiểu sâu tri thức môn học. Bên cạch đó, người học cần lựa chọn phương pháp học tập khoa học, hợp lí để đạt hiệu quả cao trong học tập. 1.2.3. Tổ chức tự học Để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của SV, một yêu cầu tất yếu đặt ra là hoạt động tự học cần phải được sắp xếp và tổ chức một cách khoa học. Nói cách khác, người thầy giáo cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học cho SV. Tổ chức là một công việc bao gồm sự sắp xếp, thiết kế các biện pháp tiến hành hoạt động, là việc sử dụng các đối tượng và các phương tiện hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đây là công việc có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động. Trong dạy học, có nhiều quan niệm khác nhau: I.P.RaTrencô cho rằng: “Tổ chức quá trình dạy học là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học nhằm đảm bảo hiệu suất cao nhất của quá trình dạy học với điều kiện sử dụng hợp lý thời gian, sức lực, phương tiện của GV và học sinh.” [16]. Còn theo V.B.Bololêpov thì tổ chức là một sự sắp xếp tương hỗ và liên hệ qua lại của các yếu tố trong một phức hợp nào đó, tổ chức không phải là nội dung của hoạt động mà là hình thức, phương pháp thực hiện và hành động của nó. Như vậy, tổ chức dạy học là sự sắp xếp các thao tác, các hành động dạy học. Còn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh là cách thiết kế, sắp xếp các biện pháp hoạt động phối hợp chung giữa GV và học sinh trong các hình thức học tập khác nhau nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập. Vận dụng những quan điểm nêu trên vào việc tổ chức tự học cho SV chúng tôi cho rằng: tổ chức tự học cho SV là quá trình thiết kế, sắp xếp quy trình tổ chức giảng dạy của GV nhằm tiến hành hướng dẫn, điều kiển, chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
  25. đạo cách tự thiết kế, tự sắp xếp quy trình tự học, tự nghiên cứu của SV để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ học tập đề ra. Bản chất của việc tổ chức tự học cho SV là quá trình GV sắp xếp và tiến hành các biện pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, tự giác của người học mức độ cao nhất trong mọi hình thức học tập dưới sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Từ khái niệm về tổ chức tự học cho SV, chúng ta có thể hiểu: tổ chức tự học môn GDH cho SV là quá trình thiết kế, sắp xếp quy trình tổ chức giảng dạy môn GDH của GV nhằm tiến hành hướng dẫn, điều kiển, chỉ đạo cách tự thiết kế, tự sắp xếp quy trình tự học, tự nghiên cứu môn GDH của SV để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ học tập đề ra. Tổ chức tự học môn GDH cho SV nhằm biến quá trình dạy học môn GDH thành quá trình tự học môn GDH, nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn GDH, thực hiện đầy đủ, có chất lượng, đạt tới mục đích, yêu cầu của môn GDH trong các trường CĐSP. Muốn làm được điều đó cần tiến hành tổ chức tự học bằng các phương pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật dạy học hiện đại như máy tính, mạng Internet, 1.2.4. Công nghệ thông tin CNTT, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, như sau: "CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
  26. và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực. Như vậy, theo chúng tôi, CNTT là hệ thống các phuơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV là quá trình thiết kế, sắp xếp quy trình tổ chức giảng dạy môn GDH của GV có sử dụng hệ thống các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm hướng dẫn, điều kiển, chỉ đạo quy trình tự học, tự nghiên cứu môn GDH của SV để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ học tập đề ra. Trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay, việc ứng dụng những thành tựu của CNTT vào giảng dạy và học tập môn GDH được coi là một hướng đi mới mẻ, hứa hẹn nhiều hiệu quả tích cực. Người thầy có thể tự thiết kế hoặc vận dụng những phần mềm có sẵn để xây dựng các trang web học tập nhằm giúp cho người học có thể tự học, tự ôn tập môn GDH một cách liên tục, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Với cách làm này, việc dạy – học môn GDH sẽ được cải tiến, đổi mới theo đúng xu thế phát triển của thời đại. 1.3. Hoạt động tự học môn GDH của SV CĐSP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
  27. 1.3.1. Đặc điểm hoạt động tự học của SV Hoạt động học tập – tự học của SV có những đặc điểm của hoạt động học tập nói chung và mang đặc trưng riêng, thể hiện sự độc đáo như sau: - Có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động. SV học tập để tiếp thu tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai. - Hoạt động học tập diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo. - Phương tiện hoạt động là thư viện với sách vở, phòng thực nghiệm với thiết bị của bộ môn và các điều kiện cơ sở vật chất khác. - Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của SV với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ. Họ phải chịu một sự quá tải và điều đó thể hiện rất rõ trong các kỳ kiểm tra, thi, bảo vệ khoá luận, luận văn. - Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập, tính trí tuệ cao. Cốt lõi của hoạt động học tập của SV là sự tự ý thức về học tập của họ - tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, hiểu sâu sắc rằng chính mình là chủ thể của hoạt động nên bản thân phải là người tổ chức, định hướng, cụ thể hoá quá trình học tập. Trong số các hoạt động của SV thì hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là chính trong quá trình hoạt động đó mà các mục đích cơ bản của việc đào tạo người chuyên gia được thực hiện. Hoạt động này ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển các quá trình và các thuộc tính tâm lý của SV, đến sự lĩnh hội tri thức khoa học, các thông tin, các kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp rất quan trọng của họ. 1.3.2. Các hình thức tự học của SV Tự học có các hình thức sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
  28. - Tự học ở mức độ cao: Hoạt động học hoàn toàn độc lập, mang tính chất nghiên cứu, không có sự hướng dẫn, điều khiển của thầy. Với hình thức tự học này, người học hoàn toàn độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình, vai trò chủ thể của người học là nhân tố trọng yếu nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. - Tự học có sự hướng dẫn của thầy nhưng không giáp mặt: Tự học có hướng dẫn, ngoài tính tự chủ của người học cần có những tác động khách quan mang tính định hướng, chỉ dẫn để việc học tập mang lại kết quả cao (các bài giảng trực tuyến, bài học trong các tài liệu hướng dẫn của thầy ). Trong hình thức tự học này, đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tích cực cao. Hiệu quả của hoạt động học tập ở hình thức này phụ thuộc vào vai trò của người hướng dẫn và vai trò tích cực chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học. Đây là hướng mà đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu thông qua việc trao đổi với sinh viên trên trang web học tập. - Tự học có sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của thầy: với hình thức này, người học có nhiều thuận lợi hơn so với hai hình thức tự học trên. Kết quả tự học của người học trong hình thức này phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học, trong đó sự hướng dẫn tổ chức và chỉ đạo của thầy đóng vai trò quan trọng. Yếu tố đóng vai trò quyết định là tính tích cực, tính tự giác, năng lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của người học.Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự học này là phải phát huy được tính tích cực, tính tự giác, tính độc lập hoàn thành nhiệm vụ học tập của SV, hình thành phương pháp tự học cho họ để họ có khả năng tự học và giải quyết các nhiệm vụ học tập. Như vậy, bản chất của tự học là quá trình người học cá nhân hoá việc học nhằm thoả mãn nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hành động học tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
  29. để thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra. Hay nói một cách khác là tự học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao. 1.3.3. Tự học môn GDH của SV CĐSP 1.3.3.1. Đặc điểm môn GDH ở trƣờng CĐSP Môn GDH là môn khoa học ứng dụng có tính nghề nghiệp cao. Nhiệm vụ của môn GDH là trang bị cho SV trường CĐSP hệ thống những tri thức hiểu biết về nghề nghiệp, giúp SV nắm vững các nguyên lý cơ bản của GDH Mác xít, đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời nắm vững hệ thống lý luận giáo dục và dạy học trong nhà trường phổ thông. Trên cơ sở giúp người học tiếp thu hệ thống tri thức nêu trên, môn GDH còn hình thành ở người học hệ thống kỹ năng sư phạm và hệ thống thái độ tích cực để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường phổ thông. GDH có đặc trưng vừa là khoa học xã hội, vừa là khoa học nghiệp vụ. Vì thế GDH không chỉ trang bị cho người học tri thức về quá trình dạy học, quá trình giáo dục trong nhà trường mà còn nghiên cứu quá trình giáo dục con người, liên quan đến nhiều môn học khác. GDH là môn học vừa mang tính lý luận, lại vừa có tính thực tiễn cao. Môn học này có hệ thống khái niệm trừu tượng, nhưng biểu hiện trong thực tế lại rất sinh động và gần gũi với SV. Vì vậy, việc học môn GDH không chỉ đơn thuần là việc nắm vững quan điểm, đường lối, khái niệm, quy luật, mà đòi hỏi người học phải có hiểu biết nhất định về xã hội, về tình hình giáo dục của đất nước và trên thế giới và đặc biệt phải biết vận dụng tri thức vào thực tế. Có như vậy mới đảm bảo có kết quả học tập cao. Môn GDH có nội dung thường xuyên thay đổi theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, song nó lại có quan hệ chặt chẽ với phương pháp giảng dạy bộ môn theo các chuyên ngành đào tạo. Trong những năm qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
  30. bộ môn GDH đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương pháp đào tạo, luôn luôn đáp ứng được những yêu cầu có tính chất nghiệp vụ sư phạm của nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức của các học phần môn GDH rất lớn, mang tính lý luận cao, đòi hỏi SV phải có khả năng lựa chọn các phương pháp, phương tiện, hình thức học tập, kết hợp với tự học, tự nghiên cứu thì mới lĩnh hội được nội dung môn GDH. 1.3.3.2. Cấu trúc của hoạt động tự học môn GDH Tự học môn GDH là một quá trình gồm nhiều thành tố cấu trúc, giữa các thành tố cấu trúc đó có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Mục đích, nhiệm vụ tự học môn GDH là nhằm giúp cho người học nắm vững hệ thống các quan điểm, đường lối giáo dục của chủ nghĩa Mác, của Đảng và Nhà nước, nắm vững hệ thống lý luận về giáo dục và dạy học, về công tác quản lý trường học. Đồng thời hình thành ở họ một hệ thống kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tương ứng. - Nội dung tự học là thành tố cơ bản tạo nên nội dung hoạt động của chủ thể tự học, thông qua nội dung tự học mà chủ thể tự học cá nhân hoá việc học của mình. Nội dung tự học môn GDH gồm các thành phần sau: + Hệ thống tri thức lý luận về nghề dạy học, về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục và quản lý trường học. + Hệ thống những kỹ năng sư phạm, gồm kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội, kỹ năng nghiên cứu khoa học, vv + Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp. + Hệ thống những chuẩn mực về phẩn chất và thái độ cần thiết của người thầy giáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
  31. - Phương pháp tự học môn GDH là cách thức tiến hành các thao tác, các hành động nhằm chiếm lĩnh nội dung tự học môn GDH một cách có hiệu quả. Phương pháp tự học môn GDH bao gồm phương pháp nghe và ghi bài trên lớp, phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu, phương pháp hợp tác để chiếm lĩnh nội dung tự học từ nhiều kênh thông tin khác nhau, phương pháp giải các bài tập tình huống, phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, phương pháp mô hình hoá, phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá, vv Phương pháp tự học có thể bao gồm nhiều biện pháp tự học khác nhau: các biện pháp ghi chép, các biện pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, các biện pháp xử lý tình huống vv - Phương tiện tự học gồm tài liệu, giáo trình, máy tính, địa điểm tự học, các hoạt động có thể để tiến hành tự học. Phương pháp và phương tiện tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tự học môn GDH của SV, nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quá trình tự học môn GDH. - Người học, tính tích cực tự học của người học là nhân tố quyết định hiệu quả của quá trình tự học môn GDH. Tính tích cực học tập môn GDH gồm những thành tố cơ bản sau: hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh nội dung tri thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra; hoạt động giao tiếp trong môi trường lớp học; hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; hoạt động giao lưu tình cảm; hoạt động giao lưu trong học tập vv và tiền đề của nó là tính tích cực sinh học. Tính tích cực tự học môn GDH được hợp bởi hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau trong bản thân chủ thể tự học, đó là: năng lực học tập, những tri thức, kỹ năng để tiến hành hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và động cơ học tập - đối tượng hoặc những đối tượng bên ngoài được chủ thể hoá trong cấu trúc tình cảm, nhu cầu, ý chí, lý trí, hứng thú bên trong cá nhân người học, tức là cá nhân người học nhận thấy mục tiêu của mình sau những đối tượng này. Như vậy, tính tích cực tự học có thể xuất hiện từ những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
  32. tác động bên ngoài (tác động của giáo viên, của bạn, của mục đích, nội dung môn học ) và cũng có thể xuất hiện từ bên trong chủ thể tự học. - Người thầy trong quá trình tự học của SV là nhân tố giữ vị trí, vai trò quan trọng, là điều kiện cần và đủ để hoạt động tự học đạt hiệu quả cao. Thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, người điều khiển, người hướng dẫn các biện pháp tự tổ chức, tự điều khiển, tự thực hiện của SV. Là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tự học của SV. 1.4. Sự phát triển của CNTT và các yêu cầu khi vận dụng CNTT vào tự học môn GDH ở trƣờng CĐSP 1.4.1. Sự phát triển của CNTT Sự phát triển của CNTT thể hiện thông qua lịch sử phát triển của mạng máy tính và Internet trên thế giới và tại Việt Nam: * Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay network system), là một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn để nhằm cho phép chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác. Các thành phần của mạng có thể bao gồm: • Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi, • Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng không dây). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
  33. • Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. * Lịch sử mạng máy tính: Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ - điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn. Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này. Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch. Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện. Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC). Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh. Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
  34. (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu. Qua các thập niên 1950, 1960, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet. Năm 1997 Internet được chính thức đưa vào Việt Nam và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. 1.4.2. Một số hình thức ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH 1.4.2.1. Dạy và học bằng bài giảng điện tử Dạy và học bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e-Learning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúp cho SV tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. GV được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với SV về những vấn đề nảy sinh. Qua đó, SV được kích thích khám phá tri thức qua thông tin thu nhận được, có thể nêu câu hỏi với GV, giúp cho giờ học thêm sinh động. GV không phải soạn bài giảng nhiều lần mà chỉ cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
  35. Tuy nhiên, việc dạy và học bằng bài giảng điện tử cũng có những hạn chế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học, SV sẽ không có nhiều thời gian cho việc thực hành, vì vậy đòi hỏi GV phải phân bố thời gian hợp lý. Trên thực tế, việc dạy - học bằng bài giảng điện tử không thể áp dụng với tất cả các nội dung của từng bài học, có những tiết dạy sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu phương pháp dạy truyền thống, có những tiết học sẽ không giúp SV hiểu và nhớ lâu nếu không được hỗ trợ bằng hình ảnh, âm thanh. Vì vậy GV cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy bằng bài giảng điện tử và cách dạy truyền thống để có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy và học. 1.4.2.2. Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet Ngày nay, cán bộ giảng dạy và SV phải có thói quen và khả năng tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên, người dạy và người học thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin do các thư viên truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu của họ. Vì vậy, Internet và máy vi tính chính là một phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất. GV và SV có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực. Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet: tìm kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉ cần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập vào trang thông tin điện tử để khai thác thông tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm trực tuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là công cụ tìm kiếm (Search Engine). Các website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là các trang: , , , , , Từ cửa sổ của các trang web đó, người truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những từ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đến các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
  36. người sử dụng cần tìm. Khi đó GV và SV có thể in trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách down load các tài liệu liên quan. 1.4.2.3. Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu là vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi nhà giáo và SV. Để tăng cường tính chất nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của SV, người dạy, với tư cách là người hướng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho SV cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng CNTT toàn cầu. Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạng Internet, mỗi GV và SV có thể tham khảo hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và không gian nào. Mỗi người có thể tìm cuốn sách và giáo trình mình cần một nhanh chóng, có thể tham gia diễn đàn và trao đổi những suy nghĩ của mình về một cuốn sách hay một vấn đề quan tâm, có thể viết lại ghi nhớ, đánh dấu những thông tin quan trọng của cuốn sách, có thể chuyển từ trang sách này sang trang sách khác một cách đơn giản. Một số địa chỉ thông dụng để GV và học sinh, SV có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy - học là: (trang web của Thư viện Quốc gia); (mạng thư viện Việt Nam); (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam); (thư viện trực tuyến để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí); (một trong những thư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ); ; ; ; (Thư viện giáo trình điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo), ; ; (website của Trường Đại học Cần Thơ) (website Trường Đại học An Giang); (website của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; (website của Đại học Quốc gia Hà Nội) Đây là những điểm truy cập tập trung các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
  37. thông tin về giáo trình, nội dung tham khảo, các nguồn học liệu. Tại các website này, GV và SV có thể tìm kiếm trực tuyến kho giáo trình ở các trình độ. Ở các trang web này có hầu hết các giáo trình quy định trong chương trình đào tạo. Trong mỗi giáo trình, các tác giả đã giới thiệu đề cương bài giảng của mình, trình bày những ý tưởng và cách thức tổ chức bài học. Cùng một nội dung bài học quy định trong chương trình và giáo trình nhưng có rất nhiều cách khai thác và tổ chức bài học khác nhau. Mỗi giáo trình thường có hai phần. Phần đầu giới thiệu một số thông tin cần thiết và bắt buộc như: tên học phần và trình độ; người soạn (bao gồm họ tên, chức danh và địa chỉ e mail); địa chỉ nơi người soạn công tác; tài liệu học tập và giảng dạy (ghi những tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học, các trích đoạn băng hình và tiếng, các phần mềm dùng cho việc học, làm bài tập, nghiên cứu); khối lượng và cấu trúc học phần (nêu rõ số đơn vị học trình, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành); các khái niệm dạy học (nêu các khái niệm cơ bản sẽ đề cập và trình bày trong bài giảng). Phần hai: nêu nội dung bài giảng. Độ ngắn, dài, khái quát hay chi tiết của phần này phụ thuộc vào sự trình bày của người soạn. 1.4.2.4. Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học Quá trình dạy - học cho SV cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bị nghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của SV, giảm bớt việc ghi, đọc, chép của GV và SV. Các nghiên cứu giáo dục cho thấy người học chỉ nhớ được 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùng trong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số; các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) + phim dương bản, máy phóng hình (overhead projector) + phim (film) A4, máy chiếu vật thể (visual projector) + phim A4 hoặc vật thể, máy chiếu phim dương bản 35mm (hành động) + phim nhựa; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
  38. các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video, băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD room + Ti vi, máy chiếu đa chức năng (multimedia projector) SV được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của SV bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng SV thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài tập thực hành của SV cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn. 1.4.2.5. Gửi, nhận văn bản bằng thƣ điện tử Thư điện tử hay e mail (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Một e mail có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, phim) từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng một thời điểm. Điều này rất cần thiết trong việc trao đổi, liên lạc giữa cán bộ giảng dạy và SV. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống e mail có tên miền @moet.edu.vn trên nền gmail để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước sử dụng thống nhất. Hệ thống e mail @moet.edu.vn được sử dụng trên nền gmail có khá nhiều ưu điểm: có thể truy cập ở mọi nơi, mọi lúc bằng chương trình duyệt web (như Firefox, Internet Explore) với địa chỉ ; có thể tải e mail về máy bàn để dùng trên Outlook với giao thức POP3, nghĩa là có thể dùng ngay Outlook để xem e mail này; có thể gửi e mail cho một nhóm đối tượng người sử dụng, như gửi e mail cho toàn thể SV của lớp, của khoa Với hệ thống e mail này, GV có thể cung cấp cho SV những tài liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
  39. mình có bằng cách gửi qua e mail. Ngược lại, SV nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thể chuyển cho thầy, cô giáo của mình. Mỗi khi SV làm tiểu luận, viết bài báo thì có thể gửi qua e mail để GV góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy tính. Một ưu điểm nữa là SV có thể viết thư điện tử xin phép các nhà khoa học, các nhà giáo để download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập của bản thân. Nói tóm lại, việc ứng dụng CNTT vào dạy - học cho SV chính là một trong những hoạt động để đổi mới phương pháp dạy - học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập, tạo thuận lợi cho người học có thể tích luỹ dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình. Dưới tác động của CNTT, hoạt động tự học môn GDH nói riêng và các môn học khác nói chung trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý, đòi hỏi mỗi cá nhân, các trường Đại học, Cao đẳng, các sở Giáo dục, Bộ Giáo dục phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc ứng dụng CNTT trong dạy - học. 1.4.3. Khả năng ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH Từ những năm thuộc thập kỷ 60, sự phát triển của CNTT đã ảnh hưởng tới giáo dục cũng như các lĩnh vực khác. Những thành tựu về công nghệ có ý nghĩa to lớn trong dạy- học. Hiện nay, trong các trường Đại học, Cao đẳng, các GV và SV đã và đang sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc dạy và học của mình. Trong tự học môn GDH nói riêng và các môn học khác nói chung, sự hỗ trợ của CNTT đều mang lại hiệu quả bởi vì: - SV có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: GV, bạn bè, chuyên gia thông qua email, học trực tuyến. - Việc học tập không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
  40. - Việc học của SV có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của GV bằng cách trao đổi trực tiếp với GV mà không ngại bị đánh giá. - Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho SV các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung. - Việc truy cập Internet cũng tạo cho GV và SV niềm say mê, hứng thú trong giảng dạy và học tập, giúp cho họ có thêm động cơ học tập. - SV có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và có thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình. - Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp SV thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. - SV có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc học tập của mình. - SV có thể lưu trữ thông tin lâu dài, dễ chỉnh sửa, trao đổi khi cần thiết. Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng CNTT trong tự học môn GDH. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào tự học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của SV; để sử dụng có hiệu quả, cần tận dụng các thế mạnh và ưu điểm nổi bật của CNTT và tránh những hiệu ứng ngược của nó. 1.4.4. Các yêu cầu khi tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trƣờng CĐSP Nghệ An 1.4.4.1. Ứng dụng rộng rãi và sáng tạo CNTT khi thực hiện hoạt động dạy và học các môn học nói chung và môn GDH nói riêng CNTT là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển. Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
  41. Trong dạy học, CNTT được ứng dụng ở các mức độ như: hỗ trợ bài giảng của GV trên lớp, giúp người học tự hình thành kiến thức, tự luyện tập, tự kiểm tra để hoàn thiện tri thức của mình, thông qua máy tính nối mạng, người học có thể tự học tập và nghiên cứu Theo quan niệm của các nhà giáo dục học hiện đại, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học sẽ giúp GV giải quyết một số vấn đề như: - Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các hiện tượng, đối tượng, quá trình được nghiên cứu, do đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học. - Nâng cao tính trực quan trong dạy học: có những hiện tượng, đối tượng nghiên cứu không thể cho học sinh quan sát trực tiếp được mà phải dựa vào biểu tượng gián tiếp về các hiện tượng, đối tượng đó. Lúc này CNTT sẽ là sự hỗ trợ đắc lực nhất để giải quyết vấn đề trên. - Nâng cao cường độ dạy học: CNTT giúp GV tăng nhịp độ trình bày tài liệu, tiết kiệm đuợc thời gian, đặc biệt là khi luyện tập, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh, góp phần quan trọng trong việc cải tiến phương pháp kiểm tra - đánh giá tri thức học sinh (nhờ phần mềm kiểm tra, tự kiểm tra). - Thoả mãn nhu cầu hiểu biết và sự say mê học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tự học một cách liên tục, thường xuyên, hiệu quả ở người học (các phần mềm tự học, các trang web môn học). - Giải phóng cho người dạy và người học khỏi một phần công việc thuần tuý kỹ thuật, do đó dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động sáng tạo. Với những khả năng dạy học trên, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy - học đã mở rộng năng lực của người GV, giúp họ có thể tiến hành các phương pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời tạo cho người học hứng thú, động cơ học tập đúng đắn, lòng ham học hỏi, ham tìm tòi, áp dụng cái mới, từ đó nâng cao chất lượng dạy - học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
  42. 1.4.4.2. Đổi mới phƣơng pháp học tập và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tự học các môn học nói chung và môn GDH nói riêng cho SV Việc sử dụng CNTT, đặc biệt là sử dụng trang web học tập để tổ chức tự học cho SV phải giúp SV nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tốt hơn, sâu sắc và phong phú hơn, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Người học cảm thấy hứng thú hơn so với cách học thông thường, từ đó kích thích lòng ham học hỏi, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho SV. Sử dụng CNTT sẽ hỗ trợ SV trong quá trình tự học. Người học được học tập thuận lợi hơn, khai thác được nguồn thông tin phong phú, tiết kiệm được thời gian mò mẫm trong quá trình tìm kiếm tri thức cho bản thân. Đồng thời, CNTT còn giúp các em dễ dàng trao đổi thông tin, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với khả năng và điều kiện của cá nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
  43. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Bản chất của việc tổ chức tự học cho SV là quá trình GV sắp xếp và tiến hành các biện pháp dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, tự giác của người học mức độ cao nhất trong mọi hình thức học tập dưới sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. Một trong những điều kiện để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho SV là điều kiện về cơ sở vật chất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện và công cụ dạy học hiện đại. Sử dụng CNTT để hỗ trợ tự học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng học tập môn GDH nói riêng bởi hình thức này phát huy cao độ sự tự giác, tích cực và độc lập của người học. SV có thể truy cập trang web học tập bộ môn để đọc các tài liệu, giải quyết các tình huống, làm bài tập, thảo luận, nhờ đó mà điều chỉnh được cách học và học có hiệu quả. Đây là cách làm phù hợp với xu thế chung của các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay cũng như sự phát triển của xã hội hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
  44. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TỰ HỌC MÔN GDH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT CHO SV Ở TRƢỜNG CĐSP NGHỆ AN 2.1. Một vài nét về trƣờng CĐSP Nghệ An Thành lập năm 1959, Trường CĐSP Nghệ An đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, nhà trường đã gây dựng được một cơ ngơi khang trang với hệ thống phòng học, trang thiết bị dạy và học hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, SV nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trường CĐSP Nghệ An hiện có 7 khoa đào tạo, gồm: Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất và Nhạc hoạ Đoàn đội, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, CNTT. Các phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo và Khoa học công nghệ; Phòng Công tác chính trị - Tổ chức và đối ngoại; Phòng Công tác Học sinh - SV; Phòng Hành chính - Quản trị; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng giáo dục. Ba tổ bộ môn gồm: Bộ môn Lý luận chính trị, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Tổ Thư viện - Thiết bị. Ngoài ra, trường còn có Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. Ban quản lý ký túc xá đảm bảo nơi ăn, chốn ở của SV luôn sạch sẽ, thoáng mát. Để đảm bảo nhu cầu học tập của SV, trường đã mở 2 cơ sở đào tạo (cơ sở 1 đóng tại xã Hưng Lộc, cơ sở 2 đóng tại phường Hưng Bình - Thành Phố Vinh) với tổng diện tích 10ha. Toàn trường có 102 phòng học, 2 hội trường lớn, nhà thi đấu đa năng, thư viện và phòng học máy vi tính với đầy đủ trang thiết bị nghe nhìn. Đội ngũ cán bộ, GV luôn được chuẩn hóa về trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác đổi mới phương pháp giáo dục. Trong số 344 cán bộ - công nhân viên chức của nhà trường, có 250 GV với 8 tiến sĩ, 116 thạc sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 40 người đang theo học thạc sĩ. Bên cạnh việc cử cán bộ đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
  45. đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhà trường còn hợp tác với các trường đại học để liên kết đào tạo mở các lớp cử nhân CNTT, tin học văn phòng, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên. Ngoài chức năng, nhiệm vụ đào tạo GV có trình độ CĐSP từ mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên THCS trình độ 10+3 lên CĐSP; chuẩn hoá trình độ trung học sư phạm cho GV mầm non, giáo viên tiểu học; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng thay sách, trường CĐSP Nghệ An còn đào tạo các ngành ngoài sư phạm như CNTT, thư viện thiết bị, tiếng Anh, công tác xã hội, quản trị văn phòng. Từ năm 2000, trường được giao nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho cán bộ, học sinh các tỉnh Bôly Khămxay và Xiêng Khoảng (Lào). Năm mươi năm kể từ ngày thành lập, thầy và trò trường CĐSP Nghệ An đã nỗ lực vượt khó giành được nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, học tập. Từ năm học 2004 - 2005 đến nay, trường đã làm tốt công tác tuyển sinh đảm bảo 100% kế hoạch được giao; đào tạo được 4.256 GV các cấp học, bồi dưỡng và chuẩn hoá 8.131 học viên, góp phần nâng cao tỉ lệ GV đạt chuẩn cho tỉnh. Bên cạnh công tác giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Trong 5 năm qua, trường đã có 3 đề tài cấp bộ, 2 đề tài cấp tỉnh, 47 đề tài và công trình thuộc dự án, 36 đề tài cấp trường, 414 đề tài cấp khoa tổ, 53 giáo trình và tài liệu tham khảo các loại, 4 bài viết đăng tải trên các tạp chí quốc tế, 35 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, 199 bài viết đăng thông báo khoa học, 194 bài viết đăng kỷ yếu hội thảo, có 14 lượt cán bộ, viên chức đoạt giải công trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh. Qua nửa thế kỷ phấn đấu và trưởng thành, với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trường CĐSP Nghệ An đã vinh dự được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
  46. Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. 2.2. Khái quát về dạy học môn GDH ở trƣờng CĐSP Môn GDH là môn học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo GV. Môn học trang bị cho SV những lý luân cơ bản, hiện đại về GDH, hình thành cho SV những kỹ năng sư phạm để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt hoạt động dạy học và giáo dục. Môn GDH có quan hệ chặt chẽ với phương pháp giảng dạy bộ môn theo chuyên ngành đào tạo. Trong những năm qua, bộ môn GDH đã có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp, luôn đáp ứng được những yêu cầu có tính nghiệp vụ sư phạm của nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập hiện nay ở các trường CĐSP chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là nó chưa gắn liền với phương pháp giảng dạy bộ môn, chưa thực sự gắn với thực tiễn giáo dục và dạy học ở phổ thông. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình diễn ra còn chậm, giảng dạy lý thuyết còn xa với thực hành. Đây là những bất cập cần phải khắc phục. Bộ môn GDH ở trường CĐSP được chia làm 3 đơn vị học phần: GDH đại cương, Lý luận dạy học, Lý luận giáo dục. Mỗi đơn vị học phần gồm 45 tiết. Theo phân phối chương trình, SV sẽ học môn GDH trong 2 năm, từ học kỳ II của năm thứ nhất đến hết năm học thứ hai. Khối lượng kiến thức của 3 đơn vị học trình này rất lớn, mang tính lý luận cao, đòi hỏi SV phải có khả năng lựa chọn các phương pháp, phương tiện, hình thức học tập, kết hợp với tự học, tự nghiên cứu thì mới lĩnh hội được nội dung môn GDH. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV để khắc phục những khó khăn trên, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDH ở các trường CĐSP. 2.3. Thực trạng tự học môn GDH của SV Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
  47. 2.3.1. Khái quát tiến trình khảo sát thực trạng Tự học và tổ chức tự học là những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng học tập. Việc sử dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động dạy – học có ý nghĩa rất lớn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kích thích tính tích cực, tự giác, chủ động của người học. Để tìm hiểu việc tự học môn GDH của SV cũng như việc tổ chức hoạt động tự học môn GDH có sự hỗ trợ của CNTT cho SV ở trường CĐSP Nghệ An như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng để tìm hiểu những vấn đề trên. Đối tượng điều tra của chúng tôi trong đề tài này là 236 SV đang học năm thứ hai, khoa tự nhiên và khoa xã hội, cùng 25 GV tổ Tâm lý - Giáo dục trường CĐSP Nghệ An. Nội dung điều tra của chúng tôi chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: - Thực trạng tự học môn GDH của SV. - Thực trạng tổ chức tự học môn GDH cho SV. - Thực trạng sử dụng CNTT để dạy và học môn GDH. Để tìm hiểu những nội dung trên, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra viết. Chúng tôi xây dựng hai phiếu hỏi, một dành cho GV và một dành cho SV. Những số liệu thu được qua phiếu điều tra được chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê toán học, trên cơ sở đó mà khái quát thực trạng. Bên cạnh đó chúng tôi trò chuyện với một số SV và GV xung quanh vấn đề cần nghiên cứu để đưa ra những kết luận chính xác hơn. Qua tiến hành nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả sau: 2.3.2. Thực trạng tự học môn GDH của SV trƣờng CĐSP Nghệ An 2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của GV và SV về tự học môn GDH * Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tự học môn GDH Khảo sát vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau: 100% GV đều khẳng định đây là một việc làm “rất quan trọng”. Khi được hỏi “vì sao?” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
  48. thì các thầy, cô cho rằng: GDH là môn khoa học mang tính nghiệp vụ cao và luôn có sự đổi mới nên SV phải tích cực tự học để nắm vững kiến thức và vận dụng trong quá trình dạy học sau này. Theo các thầy, cô thì để đáp ứng các nhu cầu của thực tiễn hiện nay, mỗi người phải tự mình tìm ra phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp. Chỉ có như vậy con người mới có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời được. Đối với môn GDH cũng vậy, người thầy không thể nào cung cấp hết cho trò kho kiến thức đa dạng, phong phú, luôn biến đổi không ngừng theo từng giai đoạn lịch sử. Muốn không bị lạc hậu với thời đại và chiếm lĩnh được kho kiến thức vô tận của nhân loại thì việc tự học là vô cùng quan trọng. Vì vậy, các GV cũng không ngừng học hỏi, tìm kiếm và sử dụng các phương pháp phù hợp để truyền đạt, tổ chức và hướng dẫn SV tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức hiệu quả nhất. * Nhận thức của SV về tầm quan trọng của môn GDH Để điều tra nhận thức của SV về tầm quan trọng của môn GDH chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: “Theo bạn, kiến thức môn GDH có mức độ cần thiết như thế nào đối với người giáo viên tương lai?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Mức độ nhận thức của SV về tầm quan trọng của môn GDH STT Các mức độ SV khoa Tổng hợp (236 SV) Nhóm ĐC Tự nhiên(120 SV) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
  49. Xã hội (116 SV) SL % SL % SL % 1 Rất cần thiết 21 17,5 17 14,66 38 16,1 2 Cần thiết 91 75,83 88 75,86 179 75,84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
  50. 3 Bình thường 6 5 9 7,76 15 6,35 4 Ít cần thiết 2 1,67 2 1,72 4 1,69 5 Không cần thiết 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Qua kết quả thống kê thu được, chúng tôi nhận thấy: có đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
  51. 217 SV (chiếm 91,94%) lựa chọn mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết”. Điều đó cho thấy: về nhận thức, hầu như tất cả SV đều hiểu rõ tầm quan trọng của môn học đối với nghề nghiệp trong tương lai. Lý giải cho sự lựa chọn của mình, các em đưa ra lý do: “vì môn GDH cung cấp cho SV những hiểu biết chung về nhà trường phổ thông, về nghề dạy học cùng những kiến thức cơ bản về phương pháp, kỹ năng dạy học, giáo dục học sinh”. Tuy nhiên, vẫn còn số ít SV nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của môn GDH: 15 SV đánh giá mức độ cần thiết của môn GDH là “bình thường” và 4 SV cho rằng môn GDH là “ít cần thiết”. Những em này đưa ra lý do: “Đây chỉ là môn học chung trong chương trình giống như các môn học cơ sở khác như triết học, ngoại ngữ ”, “Đây là môn học nghiệp vụ, môn phụ, học thì tốt, không học cũng không sao”. Đặc biệt, không có SV nào lựa chọn mức độ “không cần thiết”. Điều này chứng tỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
  52. đa số SV đã nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Như vậy, nhìn chung đa số SV đều đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng của môn GDH. Nhưng thái độ của họ đối với môn học này như thế nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có thích học môn GDH không?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2: Bảng 2.2: Thái độ của SV đối với môn GDH STT Thái độ SV khoa Tổng hợp (236 SV) Tự nhiên (120 SV) Xã hội ( 116 SV) SL Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
  53. % SL % SL % 1 Có thích 46 38,33 81 69,83 127 53,82 2 Không thích 74 61,67 35 30,17 109 46,18 3 Không biết 0 0,00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
  54. 0 0,00 0 0,00 Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: - Có 53,82% số SV thích học môn GDH. - Có 46,18% số SV không thích học môn GDH. - Không có SV nào không nhận ra thái độ của mình đối với môn GDH. Tuy nhiên, SV khoa Tự nhiên và khoa Xã hội lại có thái độ khác nhau đối với môn GDH. Cụ thể là: - Khoa Tự nhiên: Có 38,33% SV thích học môn GDH vì lý do “Môn học cần cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này”. Còn 61,67% SV không thích học môn GDH vì các lý do sau: “Môn học khô khan, trừu tượng, nặng về lý thuyết”, “Giáo viên dạy khó hiểu”. - Khoa Xã hội: Có 69,83% SV thích học môn GDH vì các lý do sau: “Môn học hấp dẫn, dễ hiểu”, “Môn học cần cho nghề nghiệp và cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
  55. sống sau này”, “Giáo viên có phương pháp dạy phù hợp”. Còn 30,17% SV không thích học môn GDH vì các lý do sau: “Giáo viên dạy khó hiểu”, “Thiếu phương tiện dạy học”, “Không khí lớp học căng thẳng, tẻ nhạt”. Như vậy, số SV thích học môn GDH là không cao, đặc biệt là ở khoa Tự nhiên. Các em cho rằng, môn GDH “khô khan, trừu tượng, nặng về lý thuyết”. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho kết quả học tập môn GDH không cao. Vì vậy, các GV giảng dạy cần quan tâm để thay đổi phương pháp dạy học tăng sức hấp dẫn của môn học. Tìm hiểu quan niệm về các hình thức tự học, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, trong các trường hợp sau, khi nào sinh viên được coi là tự học và khi nào không phải là tự học?”. Kết quả thể hiện ở bảng 2.3. Hình thức học là những cách thức khác nhau để thực hiện nhiệm vụ học. Bất cứ hình thức học tập nào người học cũng phải tập trung chú ý, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
  56. tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Có 100% SV khẳng định hai hình thức: “Tự đọc giáo trình và tài liệu tham khảo” và “Tự nghiên cứu, tự làm bài tập thực hành” là tự học.Với các hình thức còn lại, đa số SV đều xác định đó cũng là hình thức tự học. Bảng 2.3: Nhận thức của SV về các hình thức tự học môn GDH STT Các hình thức Tự học Không phải tự học SL % SL % 1 Nghe giáo viên giảng trên lớp 178 75,42 58 24,58 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
  57. Nghe và thảo luận trong nhóm học tập 202 85,59 34 14,41 3 Tự đọc giáo trình và tài liệu tham khảo 236 100 0 0,00 4 Tự nghiên cứu, tự làm bài tập thực hành 236 100 0 0,00 5 Kiến tập và thực tập sư phạm 176 74,58 60 25,42 Tuy nhiên, có một số ít SV chưa hiểu rõ về bản chất của hoạt động học (tự học). Vì vậy có 24,58% xác định “Nghe giáo viên giảng trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
  58. lớp” và 14,41% xác định “Nghe và thảo luận trong nhóm học tập”, 25,42% xác định “Kiến tập và thực tập sư phạm” không phải là hình thức tự học. Đây là những SV quan niệm “học” khác với “tự học”. “Học” khi có tác động của người khác, “tự học” là học một mình. Dù là học một mình hay học với thầy, học với bạn thì mỗi người muốn nắm vững tri thức bắt buộc phải tập trung chú ý, tích cực, chủ động vào việc học chứ không ai nhận thức thay mình được. Các nhà Tâm lý học hiện đại đã chứng minh “Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não người và mang tính chủ thể”. Vì vậy, để có sự nhận thức, có tri thức, con người buộc phải tự mình phản ánh. Như vậy, phần lớn SV có nhận thức đúng về các hình thức tự học nhưng trong các trường hợp khác nhau vẫn còn số ít SV chưa hiểu đúng về hoạt động học - tự học. 2.3.2.2. Phƣơng pháp tự học môn GDH của SV Để tìm hiểu các phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
  59. tự học của SV, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn thường xuyên sử dụng phương pháp nào để tiếp cận các nguồn thông tin phục vụ tự học môn GDH?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Phương pháp tự học môn GDH của SV khoa TN và khoa XH có sự khác biệt nhưng không đáng kể. “Đọc lại vở ghi trên lớp” là phương pháp được SV sử dụng nhiều nhất khi tiến hành tự học môn GDH (75,84%). Thứ hai là phương pháp “Nghiên cứu sách, báo, tài liệu tham khảo” (63,98%). Các phương pháp còn lại SV ít sử dụng hơn: “Trao đổi, thảo luận với bạn hoặc giáo viên” (36,86%), “Truy cập mạng Internet” (5,5%), “Dự ngoại khoá” (5,08%), “Trao đổi, thảo luận với bạn hoặc giáo viên” (2,96%). Bảng 2.4: Phƣơng pháp tự học môn GDH của SV STT Các phương pháp SV Khoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
  60. Tổng hợp (236 SV) TN (120 SV) XH (116 SV) SL % TB SL % TB SL % TB 1 Đọc lại vở ghi trên lớp. 89 74,16 1 90 77,58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
  61. 1 179 75,84 1 2 Nghiên cứu sách, báo, tài liệu tham khảo. 70 58,33 2 81 69,82 2 151 63,98 2 3 Truy cập mạng Internet 9 7,5 4 4 3,44 5 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
  62. 5,5 4 4 Dự ngoại khoá. 6 5 5 6 5,17 4 12 5,08 5 5 Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng. 5 4,16 6 2 1,72 6 7 2,96 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
  63. 6 Trao đổi, thảo luận với bạn hoặc GV. 38 31,66 3 49 42,24 3 87 36,86 3 Kết quả thu được đã nói lên rằng SV trường CĐSP chủ yếu dùng các phương pháp quen thuộc để tự học môn GDH. Ba phương pháp mà SV sử dụng nhiều nhất có ưu điểm là giúp SV nắm được một hệ thống kiến thức cơ bản nhất định. Tuy nhiên, nếu chỉ học thuộc lòng một cách máy móc mà không có sự suy nghĩ, liên hệ với thực tiễn, không có sự liên kết với những thông tin thu được qua các nguồn tài liệu khác thì cái lợi thế do các phương pháp này mang lại sẽ trở thành hạn chế rất lớn. Vì thế, khi tổ chức, hướng dẫn SV tự học, GV cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
  64. giúp cho SV biết sử dụng phối hợp các phương pháp tự học khác nhau thì mới nâng cao chất lượng học tập môn GDH cũng như các môn học khác. Trong thời đại hiện nay, khi khoa học công nghệ đang bùng nổ như vũ bão thì việc ứng dụng CNTT vào tự học sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Có thể nói, các tiềm năng trên mạng internet là vô tận, nếu biết cách khai thác thì sẽ thu được các thông tin quý giá. Những thông tin giáo dục trong nước và quốc tế được truyền tải trên mạng hàng ngày rất bổ ích cho việc mở rộng tầm nhìn, nâng cao tầm hiểu biết cho SV, và hơn thế, việc truy cập thông tin qua mạng internet thường xuyên sẽ hình thành cho người học có thói quen cập nhật tri thức, biết vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào trong học tập – nghiên cứu để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, với SV trường CĐSP Nghệ An thì cách học này vẫn còn mới mẻ và xa lạ. “Em có lên mạng nhưng chỉ để chat thôi, còn học thì trong vở và trong giáo trình là quá dài rồi cô ạ” (NTH – Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
  65. K30 VS). 2.3.2.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tự học môn GDH của SV Để có các biện pháp cụ thể giúp SV nâng cao chất lượng tự học môn GDH, chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn GDH của các em. Căn cứ vào đó chúng tôi xây dựng biện pháp tổ chức tự học cho phù hợp. Điều tra trên SV, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Ý kiến của SV về nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng tự học môn GDH S T T Các nguyên nhân SV Khoa Tổng hợp (236 SV) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
  66. Tự nhiên (120 SV) Xã hội (116 SV) SL % TB SL % TB SL % TB 1 Thiếu thời gian và địa điểm tự học 30 25 7 65 54,1 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
  67. 95 40,2 4 2 Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo 32 26,7 6 51 42,5 5 83 35,1 7 3 Thiếu môi trường tự học 57 47,5 4 34 28,3 6 91 38,5 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
  68. 4 Phương pháp giảng dạy không kích thích được hứng thú học tập 81 67,5 2 75 62,5 2 156 66,1 2 5 Nội dung học dài, khô khan, không hấp dẫn. 55 45,8 5 31 25,8 7 86 36,4 6 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
  69. SV chưa biết cách học 86 71,7 1 92 76,7 1 178 75,4 1 7 SV chưa chủ động, tự giác, tích cực tự học. 71 59,1 3 70 58,3 3 141 59,7 3 8 Các nguyên nhân khác 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
  70. 0 0 0 0 0 0 0 0 Số liệu từ bảng 2.5 cho thấy nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả tự học môn GDH của SV chính là “SV chưa biết cách học”. Xếp thứ 2 là “Phương pháp giảng dạy không kích thích được hứng thú học tập”, “SV chưa chủ động, tự giác, tích cực tự học” xếp thứ 3, “Thiếu thời gian và địa điểm tự học” xếp thứ 4. Các nguyên nhân ít ảnh hưởng xếp lần lượt là: “Thiếu môi trường tự học”, “Nội dung môn học dài, khô khan, không hấp dẫn”, “Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo”. Chúng tôi đưa ra câu hỏi này đối với GV, kết quả thể hiện ở bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
  71. Bảng 2.6: Ý kiến của GV về nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng tự học môn GDH STT Các nguyên nhân SL % TB 1 Thiếu thời gian và địa điểm tự học 14 56 4 2 Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo 8 32 6 3 Thiếu môi trường tự học 9 36 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
  72. 4 Phương pháp giảng dạy không kích thích được hứng thú học tập 15 60 3 5 Nội dung môn học dài, khô khan, không hấp dẫn. 7 28 7 6 SV chưa biết cách học 18 72 2 7 SV chưa chủ động, tự giác, tích cực tự học. 23 92 1 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
  73. Các nguyên nhân khác 0 0 0 Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng GV khẳng định nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn GDH là: “SV chưa chủ động, tự giác, tích cực tự học”. SV quá thụ động trong học tập và chưa có ý thức coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là yếu tố chủ quan, chỉ bản thân SV mới có thể khắc phục được bởi những yếu tố tác động khác dù ở mức độ nào, xét cho cùng cũng chỉ là “ngoại lực” còn hiệu quả học tập được quyết định bởi “nội lực” của SV. Xếp thứ 2 là nguyên nhân: “SV chưa biết cách học”. “Nhiều SV cũng chịu khó học bài, song chỉ học vẹt, không hiểu bản chất. Các em chưa có phương pháp tự học hợp lý nên hiệu quả chưa cao” (Cô NTH, tổ Tâm lý – Giáo dục). So sánh kết quả ở bảng 2.5 và 2.6 ta thấy có sự khác biệt giữa ý kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
  74. của GV và SV khi xếp loại thứ bậc các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học môn GDH. Theo các GV thì hai nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả tự học môn GDH của SV đều thuộc về chủ quan. Nhưng theo ý kiến của SV thì hai nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả tự học môn GDH của SV có cả yếu tố chủ quan (SV chưa biết cách học) và yếu tố khách quan (Phương pháp giảng dạy không kích thích được hứng thú học tập). Trong quá trình dạy học, GV đóng vai trò chủ đạo, nếu phương pháp giảng dạy của họ hấp dẫn, hình thành được mối quan hệ thầy trò tốt, sẽ tạo ra xúc cảm tích cực ở SV, khiến họ hứng thú và tích cực học tập hơn. Trong thực tế do những điều kiện nhất định mà các phương pháp dạy học của GV còn đơn điệu, các hình thức tổ chức tự học chưa phong phú để lôi cuốn các em say mê, tìm tòi tri thức môn học nên các em chưa hăng say học tập môn này. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác cũng đáng quan tâm như: “Thiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
  75. thời gian và địa điểm tự học”, “Thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo”, “Thiếu môi trường tự học”, “Nội dung môn học dài, khô khan, không hấp dẫn”. Việc hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả tự học môn GDH sẽ giúp ích rất nhiều cho cán bộ giảng dạy môn GDH trong việc tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng tự học bộ môn trong nhà trường sư phạm. Đối với SV, bên cạnh việc hình thành cho họ phương pháp học tập bộ môn một cách hợp lý, hiệu quả thì rất cần có sự tổ chức, hướng dẫn tự học cụ thể. Việc làm này không chỉ giới hạn trong giờ học trên lớp mà cấn tiến hành trong quá trình SV tự học ở nhà để giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Vì vậy ứng dụng CNTT, sử dụng máy tính nối mạng là một giải pháp để GV và SV dễ dàng trao đổi thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan môn học, giúp SV tự học một cách hiệu quả. 2.3.3. Thực trạng tổ chức tự học môn GDH có sự hỗ trợ của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
  76. CNTT 2.3.3.1. Nhận thức của GV và SV về việc sử dụng CNTT trong dạy và học môn GDH * Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng CNTT trong dạy và học môn GDH Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo thầy (cô), có cần thiết phải ứng dụng CNTT vào quá trình dạy - học môn GDH không?”, kết quả thu được như sau: + 7 ý kiến GV (728%) cho là “rất cần thiết”. + 15 ý kiến GV (60%) cho là “cần thiết”. + 3 ý kiến GV (12%) cho là “ít cần thiết”. + Không có GV nào cho là “không cần thiết”. Như vậy, hầu hết GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của CNTT trong dạy – học. Tuy nhiên, vẫn có GV cho rằng CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ, kết quả học tập phần lớn là do nội lực của SV. Vì thế có 12% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
  77. GV lựa chọn mức độ “ít cần thiết”. * Để khảo sát nhận thức của GV và SV về tác dụng của CNTT trong việc hỗ trợ tự học môn GDH, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo thầy (cô)/ bạn, CNTT có tác dụng như thế nào trong việc hỗ trợ tự học môn GDH?” Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7. Như vậy, theo đánh giá của GV thì việc ứng dụng CNTT có tác dụng lớn nhất là: “Tạo cho SV niềm say mê, hứng thú, tăng động cơ học tập và nâng cao chất lượng học tập bộ môn” . Điều này hoàn toàn hợp lý bởi khi sử dụng CNTT sẽ giúp SV dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn, kích thích được sự tò mò, hứng thú muốn khám phá, tìm hiểu. Từ đó nâng cao được hiệu quả bài học cho SV. Xếp thứ 2 là tiêu chí: “Góp phần đổi mới phương pháp dạy - học”. Thứ 3 là: “SV có thể lưu trữ thông tin lâu dài, dễ chỉnh sửa, trao đổi khi cần thiết”. Thứ 4 là: “Giúp sinh viên có thể giao tiếp với nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
  78. đối tượng”. Thứ 5 là: “Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ, tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo”. Thứ 6 là: “SV có thể học ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu”. Thứ 7 là: “Hình thành cho sinh viên kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập”. Cuối cùng là: “SV có thể làm việc độc lập, theo nhóm”. Sở dĩ đây là tác dụng xếp thứ 8 là vì đa số GV khi sử dụng CNTT chủ yếu để minh hoạ tri thức, mà chưa chú ý phát huy khả năng làm việc độc lập và khả năng liên kết nhóm của SV. Về phía đánh giá của SV, đa số các em đều đánh giá cao tác dụng: “Tạo cho sinh viên niềm say mê, hứng thú, tăng động cơ học tập” (xếp thứ 1). Xếp thứ 2 và thứ 3 là tác dụng: “Giúp sinh viên có thể giao tiếp với nhiều đối tượng” và “SV có thể lưu trữ thông tin lâu dài, dễ chỉnh sửa, trao đổi khi cần thiết”. Đây là những tiêu chí được đánh giá cao vì khi sử dụng CNTT, SV được tiếp nhận tri thức qua nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
  79. giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác giúp các em tập trung hơn, dễ hiểu bài, từ đó dẫn đến: “Nâng cao chất lượng học tập bộ môn” (xếp thứ 4), và “Góp phần đổi mới phương pháp dạy - học” (xếp thứ 5). Các tiêu chí còn lại các em đánh giá thấp hơn: “SV có thể học ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu” (xếp thứ 6). “Trang bị cho SV các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ, tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo” (xếp thứ 7). “Hình thành cho SV kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập” (xếp thứ 8). “SV có thể làm việc độc lập, theo nhóm” (xếp thứ 9). Nguyên nhân khiến các em đánh giá thấp các tác dụng trên là vì đa số GV chỉ sử dụng CNTT để thông báo tài liệu mới và minh hoạ tri thức, chứ chưa tổ chức, hướng dẫn SV khai thác thông tin, sử dụng trang web, vì thế SV chưa phát huy được các khả năng của bản thân, chưa khai thác được tiềm năng vốn có của CNTT. Nhận xét chung: Đa số GV và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
  80. SV đều khẳng định và đánh giá cao vai trò, ý nghĩa của CNTT trong quá trình dạy - học môn GDH, coi đây là một thành tố không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả dạy - học, đặc biệt khi CNTT được ứng dụng rộng rãi và hợp lý trong dạy – học ở các trường CĐSP. Bảng 2.7 quay 2.3.3.2. Thực trạng tổ chức tự học môn GDH Để tìm hiểu trong thực tế GV trường CĐSP Nghệ An đã tiến hành những công việc nào để tổ chức cho SV tự học môn GDH, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) đã sử dụng những cách nào để giúp sinh viên tự học môn GDH?”. Số liệu thể hiện ở bảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
  81. 2.8. Bảng 2.8: Các công việc mà GV sử dụng để giúp SV tự học môn GDH. Nội dung công việc GV SV Tổng TB Tổng TB 1. GV thông báo trước nội dung sắp học và yêu cầu của bài mới cho SV 68 2,72 2 547 2,31 4 2. Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo 72 2,88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
  82. 1 658 2,78 1 3. Lựa chọn nội dung trọng tâm và hướng dẫn SV nghiên cứu 67 2,68 3 613 2,59 3 4. Xây dựng tình huống có vấn đề và hướng dẫn SV giải quyết 35 1.4 6 434 1,83 5 5. Tổ chức các buổi xêmina cho SV thảo luận 33 1,32 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
  83. 289 1,22 7 6. Giới thiệu các trang web và cách tra cứu thông tin trên mạng có nội dung liên quan 17 0,68 9 91 0,38 9 7. Hướng dẫn cách học cho SV 49 1,96 5 351 1,48 6 8. Giao bài tập cho SV tự làm 61 2,44 4 645 2,73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
  84. 2 9. Thông tin phản hồi về kết quả nghiên cứu và lĩnh hội của SV sau mỗi bài học 30 1,2 8 286 1,21 8 10. Các cách khác 0 0 0 0 0 0 Kết quả thu được từ ý kiến của GV cho thấy công việc GV tiến hành nhiều nhất khi giúp SV tự học là “Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo”, thứ hai là “Giáo viên thông báo trước nội dung sắp học và yêu cầu của bài mới cho SV”, thứ ba là “Lựa chọn nội dung trọng tâm và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
  85. hướng dẫn SV nghiên cứu”, thứ tư là “Giao bài tập cho SV tự làm”. Đây là những cách thức được sử dụng thường xuyên với điểm trung bình rất cao từ 2,44 đến 2,88. Tiếp đến lần lượt là các hình thức: “Hướng dẫn cách học cho SV”, “Xây dựng tình huống có vấn đề và hướng dẫn SV giải quyết”, “Tổ chức các buổi xêmina cho SV thảo luận”, “Thông tin phản hồi về kết quả nghiên cứu và lĩnh hội của SV sau mỗi bài học”. Nội dung “Giới thiệu các trang web và cách tra cứu thông tin trên mạng có nội dung liên quan” xếp thứ bậc cuối cùng, là cách thức ít được sử dụng nhất. Còn ý kiến của SV cũng khá tương đồng với GV. Các em cho rằng “Giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo” cũng là công việc GV tiến hành thường xuyên nhất. Xếp vị trí thứ hai là “Giao bài tập cho SV tự làm”, thứ ba là “Lựa chọn nội dung trọng tâm và hướng dẫn SV nghiên cứu” “Giới thiệu các trang web và cách tra cứu thông tin trên mạng có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
  86. nội dung liên quan” là cách mà GV sử dụng ít nhất khi tổ chức, hướng dẫn SV tự học môn GDH. Qua những số liệu thu được ở trên có thể thấy trên thực tế các cách thức GV thường sử dụng để tổ chức tự học còn đơn giản, thiếu đa dạng, phù hợp với cách dạy truyền thống, chỉ có thể thực hiện khi dạy trên lớp chứ không thể hướng dẫn cho SV ngoài giờ học được. Thêm vào đó, GV chưa chú ý nhiều đến việc ứng dụng CNTT để tổ chức, hướng dẫn tự học. Bởi hình thức này không chỉ xếp ở vị trí cuối mà còn có điểm trung bình rất thấp. Mặc dù GV nhận thức về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy và học là rất cần thiết và quan trọng nhưng thực tế họ chưa làm được bao nhiêu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của GV. 2.3.3.3. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy – học môn GDH Với SV, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn đã sử dụng CNTT vào việc tự học môn GDH ở mức độ nào?”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
  87. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Mức độ ứng dụng CNTT vào tự học môn GDH của SV STT Các mức độ SV Khoa Tổng hợp (236 SV) TN (120SV) XH (116SV) SL % TB SL % TB SL % TB Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
  88. 1 Thường xuyên 12 10 3 8 6,89 3 20 8,47 3 2 Đôi khi 78 65 1 67 57,75 1 145 61,44 1 3 Chưa bao giờ 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79