Luận văn Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015

pdf 74 trang yendo 6821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_ket_qua_dau_thau_mua_thuoc_cua_benh_vien.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015

  1. . h BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI • • • NGUYỄN THỊ HUỆ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016 82
  2. . h BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUỆ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGHÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ : 60.72.04.12 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS . Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện : Từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016 HÀ NỘI 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành không chỉ là kết quả nỗ lực của bản thân mà còn có sự dạy dỗ của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Vì vậy tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới người thầy mà tôi vô cùng kính trọng: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà,người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn, tập thể khoa dược bệnh viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ động viên tôi cả trong học tập và cuộc sống. Hà nội, tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Huệ
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC 3 1.1.1. Khái niệm đấu thầu 3 1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 3 1.1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện 5 1.1.4. Hình thức đấu thầu mua thuốc tập trung 6 1.2. Một vài nét về kết quả đấu thầu mua thuốc của các cơ sở KCB trong những năm gần đây 9 1.2.1. Một số điểm cụ thể về thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC 9 1.2.2. Một vài nét về kết quả đấu thầu mua thuốc của các cơ sở KCB trong những năm gần đây 11 1.3. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN VÀ MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC . 14 1.3.1. Đặc điểm tình hình 14 1.3.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn 15 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức Khoa dược 16 1.3.4. Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong công tác đấu thầu 17 1.3.5. Vài nét về đấu thầu thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21 2.1.1. Đối tượng 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 21 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.2.1. Mẫu nghiên cứu 21 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 21 2.2.3. Biến số nghiên cứu 23 2.2.4 . Phương pháp thu thập số liệu 24
  5. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN NĂM 2015 28 3.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu 28 3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ 32 3.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý 37 3.1.4. Cơ cấu trúng thầu thuốc của từng nhà thầu 39 3.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo phân tích ABC 43 3.2. SO SÁNH DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU NĂM 2015 VỚI DANH MỤC THUỐC DỰ THẦU 46 3.2.1 So sánh về số lượng và giá trị thuốc trong mỗi gói thầu 46 3.2.2. So sánh theo cơ cấu nhóm tác dụng dược lý 48 3.2.3. So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch dự thầu 51 Chương 4. BÀN LUẬN 53 4.1. Phân tích danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 53 4.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu 53 4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ 54 4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL 54 4.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo công ty 55 4.1.5. Cơ cấu thuốc theo phân tích ABC 55 4.2. So sánh về danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 và danh mục thuốc dự thầu 56 4.2.1. So sánh về số lượng và giá trị thuốc trong mỗi gói thầu 56 4.2.2. So sánh theo cơ cấu nhóm tác dụng dược lý 57 4.2.3. So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch dự thầu 57 KẾT LUẬN 58 KIẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT BHXH Bảo hiểm xã hội BYT Bộ Y tế CSKCB Cơ sở khám chữa bệnh DMT Danh mục thuốc ĐY Đông y HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị KQTT Kết quả trúng thầu KHĐT Kế hoạch đấu thâu NĐ Nghị định SKM Số khoản mục TDDL Tác dụng dược lý TL Tỷ lệ TTLT Thông tư liên tịch WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ sở y tế 6 Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 23 Bảng 2.3: Biến số so sánh danh mục thuốc trúng thầu với danh mục thuốc dự thầu 24 Bảng 3.4: Phân chia gói thầu năm 2015 28 Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu 29 Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc trúng thầu của các nhóm trong gói generic 30 Bảng 3.7 : Cơ cấu thuốc trúng thầu của các nhóm trong gói thuốc đông y 31 Bảng 3.8: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 32 Bảng 3.9: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu 33 Bảng 3.10: Tỷ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi nhóm của gói generic 34 Bảng 3.11: Tỷ lệ về nguồn gốc xuất xứ của thuốc nhập khẩu trúng thầu 35 Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL 37 Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc trúng thầu của gói biệt dược theo nhóm TDDL 39 Bảng 3.14: Số lượng nhà thầu trên mỗi gói thầu 40 Bảng 3.16: Cơ cấu trúng thầu của 6 nhà thầu có số lượng trúng thầu cao nhất 42 Bảng 3.17: Kết quả phân tích ABC 44 Bảng 3.18: Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong nhóm A 45 Bảng 3.19: SKM thuốc trong mỗi gói thầu 46 Bảng 3.20. Tổng giá trị của mỗi gói thầu 47 Bảng 3.21. So sánh số khoản mục theo nhóm tác dụng dược lý 48 Bảng 3.22. So sánh giá trị thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL 50 Bảng 3.23 : So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch 51
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế 8 Hình 1.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa Huyện Anh Sơn 15 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn 16 Hình 1.4. Quy trình xây dựng danh mục thuốc dự thầu của Bệnh viện 19 Hình 2.5 . Tóm tắt nội dung nghiên cứu 22 Hình 3.6. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong từng gói thầu 29 Hình 3.7. Cơ cấu thuốc trúng thầu của từng nhóm trong gói generic 30 Hình 3.8. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong gói thuốc đông y 31 Hình 3.9. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 32 Hình 3.10. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu 33 Hình 3.12. Tỷ lệ về nguồn gốc xuất xứ của thuốc nhập khẩu trúng thầu 36 Hình 3.15: Cơ cấu thuốc trúng thầu theo mỗi nhà thầu 40 Hình 3.13: Tỷ lệ SKM và giá trị trúng thầu của 6 nhà thầu trúng thầu nhiều nhất 43 Hình 3.14. SKM thuốc trong mỗi gói thầu 47 Hình 3.15. Giá trị thuốc trong mỗi gói thầu 48 Hình 3.16. So sánh giá thuốc trúng thầu và giá kế hoạch 52
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Một trong những mục tiêu của chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá cả hợp lý, các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [7]. Trong đó mua sắm thuốc là một giai đoạn quan trọng trong công tác quản lý cung ứng thuốc, phục vụ hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh. Vì vậy , cần phải lựa chọn một hình thức mua sắm sao cho minh bạch, công bằng , và hiệu quả. Đấu thầu là một trong những hình thức mua sắm đáp ứng được các tiêu chí trên, đã và đang được các địa phương áp dụng để cung ứng thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh. Đảm bảo đủ thuốc có chất lượng giá cả hợp lý phục vụ công tác khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ của bệnh viện mà Khoa Dược bệnh viện là đơn vị trực tiếp thực hiện [1]. Bệnh viện đa khoa Huyện Anh Sơn là một bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Sở Y tế Nghệ An có số giường bệnh được giao là 130 mỗi ngày phục vụ cho gần 200 bệnh nhân nội trú và khoảng 300 bệnh nhân ngoại trú. Hàng năm Sở Y tế Nghệ An tiến hành đấu thầu mua thuốc tập trung. Trong quá trình đấu thầu mua thuốc phục vụ cho các năm có nhiều thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoạt động đấu thầu thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu tập trung của Sở Y tế, từ đó dẫn tới việc sử dụng thuốc cho hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện còn nhiều bất cập. Từ trước tới nay Bệnh viện chúng tôi chưa có một đề tài nào nghiên cứu về kết quả trúng thầu và sử dụng thuốc sau khi có danh mục thuốc trúng thầu. Do 1
  10. đó, để có cái nhìn khách quan và đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu của Sở Y tế và của bệnh viện chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện đa khoa Huyện Anh Sơn Tỉnh Nghệ An năm 2015" nhằm các mục tiêu sau: - Phân tích danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn năm 2015. - So sánh danh mục thuốc trúng thầu với danh mục thuốc dự thầu của bệnh viện đa khoa Anh sơn năm 2015. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu của Sở Y tế và kết quả đấu thầu của Bệnh viện đa khoa Huyện Anh sơn trong những năm tiếp theo. 2
  11. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC 1.1.1. Khái niệm đấu thầu Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa : “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế “[13]. Luật đấu thầu 43 cũng đã có mục riêng quy định về việc mua thuốc , vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước , nguồn quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ KCB và nguồn thu hợp pháp khác của CSYT công lập. 1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu Theo quy định trong Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu. Tùy vào tính chất, giá trị của gói thầu để áp dụng các hình thức cụ thể [13]. 1.1.2.1. Đấu thầu rộng rãi - Đặc điểm: Không hạn chế nhà thầu tham dự. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. - Phạm vi áp dụng: Tất cả các trường hợp đấu thầu. 1.1.2.2. Đấu thầu hạn chế - Đặc điểm: Phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu. 3
  12. chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Phạm vi áp dụng: + Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu. + Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. 1.1.2.3. Chỉ định thầu - Đặc điểm: Chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Phạm vi áp dụng: + Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay. + Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài. + Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia. + Gói thầu mua thuốc triển khai phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách. 1.1.2.4. Chào hàng cạnh tranh - Đặc điểm: Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. - Phạm vi áp dụng: + Gói thầu có giá dưới hai tỷ đồng. + Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. 1.1.2.5. Mua sắm trực tiếp - Đặc điểm: 4
  13. + Nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. + Đảm bảo không vượt quá mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký từ trước. - Phạm vi áp dụng: + Gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án mua sắm khác + Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% gói thầu trước đó + Thời hạn không quá 12 tháng 1.1.2.6. Tự thực hiện - Đặc điểm: Dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính. - Phạm vi áp dụng: Chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. 1.1.2.7. Mua sắm đặc biệt Áp dụng với ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có quy định riêng thì không thể đấu thầu được. 1.1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện Thông tư 01 quy định ba hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ sở y tế như sau [3] 5
  14. Bảng 1.1: Các hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ sở y tế Hình thức Nội dung Đấu thầu tập trung Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế trực thuộc trên địa bàn quản lý. Các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả trúng thầu của Sở Y tế để thương thảo, ký hợp đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu trong năm Đấu thầu đại diện Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu hàng năm. Các đơn vị khác áp dụng kết quả lựa chọn nhà thầu của bệnh viện đó để mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp Đấu thầu riêng lẻ Các cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng của đơn vị mình 1.1.4. Hình thức đấu thầu mua thuốc tập trung Hình thức đấu thầu tập trung tại các cơ sở y tế công lập hiện nay đang được Bộ Y tế khuyến khích trên toàn quốc. Đơn vị, cơ quan (thường là Sở Y tế) đứng ra tổ chức đấu thầu để mua một lượng lớn thuốc phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh trong toàn địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Đơn vị đó sẽ thực hiện đấu thầu tập trung một lần cho tất cả các loại thuốc được chọn sau đó các cở sở y tế trong khu vực sẽ căn cứ vào kết quả trúng thầu để tiến hành mua thuốc 6
  15. Hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế đã đem lại nhiều ưu điểm, thuận lợi hơn so với hình thức đấu thầu riêng lẻ tại từng bệnh viện [4]: - Các loại thuốc hiếm, hàng đặc trị nếu tổ chức đấu thầu tập trung thì có thể tránh khỏi được hiện tượng nhà cung cấp từ chối tham gia đấu thầu do số lượng cung cấp cho từng bệnh viện quá ít. - Dễ dàng trong công tác quản lý đấu thầu và kiểm soát giá thuốc, hạn chế chên lệch giữa giá thuốc đấu thầu và giá thị trường, thống nhất giá trúng thầu của cùng một mặt hàng trên toàn tỉnh. - Tập trung được chất xám của liên nghành do việc tuyển chọn những đại diện tiêu biểu của các bên trong đấu thầu - Đấu thầu công khai , minh bạch có sự giám sát chặt chẽ của các bên tham gia, đảm bảo kết quả lựa chọn nhà thầu chính xác, tin cậy, hạn chế tiêu cực. - Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh với sự tham gia của số đông đơn vị cung ứng, giúp lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng, hợp lý - Giá thuốc thanh toán BHYT thống nhất giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, thuận lợi cho công tác thanh toán chi phí thuốc BHYT. - Đối với các tỉnh , đặc biệt là các tỉnh có địa bàn rộng, giao thông kém, việc lựa chọn hình thức đấu thầu thuốc tập trung có nhiều phù hợp đảm bảo việc cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh , đáp ứng nhu cầu điều trị do có các điều khoản chặt chẽ với nhà cung ứng thuốc trúng thầu [14],[19 ]. Tuy nhiên hình thức đấu thầu tập trung này cũng không tránh khỏi một số bất cập như [14]: - Danh mục thuốc đấu thầu của Sở Y tế không bao quát được toàn bộ danh mục thuốc của đơn vị khám chữa bệnh trực thuộc; - Các đơn vị trúng thầu không thực hiện việc cung cấp đầy đủ thuốc cho cơ sở y tế vùng sâu vùng xa do lợi nhuận không bù đắp được chi phí vận chuyển thuốc. - Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu thuốc theo quy định của thông tư 01 và nghị định 63 được mô tả như sau [ 3], [9]: 7
  16. Cơ sở KCB Chủ đầu tư/bên mời Người/cơ quan có Nhà thầu thầu (Sở Y tế) thẩm quyền (UBND Tỉnh) Cơ sở KCB Gửi công văn yêu lập Danh cầu các cơ sở KCB mục thuốc đề xuất danh mục dự thầu thuốc dự thầu của đơn vị Thẩm định, phê Tổng hợp danh mục duyệt thuốc dự thầu của các KHĐT,HSMT, đơn vị, lập , trình duyệt tiêu chuẩn đánh KHĐT,HSMT, tiêu giá HSĐT chuẩn đánh giá HSDT Thông báo mời thầu Mua và chuẩn bị HSDT Bán hồ sơ m ời thầu Tiếp nhận và quản lý Nộp HSDT HSDT Mở th ầu Xét duyệt trúng Xét duyệt tr úng thầu Trình duyệt KQĐT thầu Tiếp nhận Trình duyệt KQĐT tổng hợp Thương thảo , Danh mục Thông báo KQĐT ký hợp đồng thuốc trúng thầu Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế 8
  17. 1.2. Một vài nét về kết quả đấu thầu mua thuốc của các cơ sở KCB trong những năm gần đây 1.2.1. Một số điểm cụ thể về thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT- BTC Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC đã được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế của thông tư 01, nội dung cụ thể của thông tư như sau: Việc phân chia gói thầu được thực hiện như sau : Đối với thuốc theo tên generic Gói thầu thuốc theo tên generic có thể có một hoặc nhiều thuốc theo tên generic. Mỗi thuốc theo tên generic được phân chia thành các nhóm dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép như sau: Nhóm 1 : - Thuốc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP thuộc nước tham gia ICH; - Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận và được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ICH cấp phép lưu hành. Nhóm 2 : - Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP nhưng không thuộc các nước ICH ; - Thuốc nhượng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia ICH và được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP Nhóm 3: Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận. 9
  18. Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học Nhóm 5: Thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm trên [ 5 ] Thuốc theo tên biệt dược Trường hợp trong năm cần sử dụng thuốc biệt dược để phục vụ nhu cầu điều trị đặc thù của đơn vị, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị, đơn vị xây dựng gói thầu thuốc theo tên biệt dược. Các thuốc được đưa vào gói thầu thuốc theo tên biệt dược gồm: + Thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc có tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố. + Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.[5] Thuốc đông y,thuốc từ dược liệu chia thành 2 phân nhóm: Nhóm 1: Thuốc được sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận. Nhóm 2: Thuốc được sản xuất tại cơ sở chưa được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP [ 5 ] Như vậy qua đây cho thấy điểm mới đáng ghi nhận là Thông tư 36 đã thể hiện cơ hội cho thuốc sản xuất trong nước khi cho phép tham gia đấu thầu vào các nhóm thuốc nhập khẩu cùng đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP. Thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được cấp phép lưu hành tại các nước tham gia ICH cũng được dự thầu vào nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc nước tham gia ICH Bên cạnh đó, tiêu chí về giá thuốc thấp nhất của Thông tư 01 vẫn được bảo lưu với quy định bổ sung: các gói thầu thuốc theo tên generic, gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu hay gói thầu thuốc theo tên biệt dược thì mỗi thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng thuốc đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong hồ sơ mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất trong nhóm thuốc cũng như gói thầu. Việc lựa chọn thuốc được dựa trên nguyên tắc 10
  19. ưu tiên sử dụng thuốc đơn chất, ưu tiên xét chọn thuốc trúng thầu mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu. Thông tư 36 cũng thể hiện sự linh hoạt hơn về hạn mức mua thuốc, cho phép các BV được mua vượt kế hoạch đấu thầu trong năm các loại thuốc có nhu cầu sử dụng tăng cao với mức tối đa 20%, tổng giá trị không vượt quá 2 tỉ đồng/năm không căn cứ vào đặc điểm phân hạng BV. Đặc biệt, Thông tư 36 đã tăng cường sự tham gia của cơ quan BHXH vào khâu xây dựng hồ sơ mời thầu, đảm bảo tham gia có tính hệ thống của cơ quan BHXH vào toàn bộ 4 khâu của quá trình đấu thầu mua thuốc từ nguồn quỹ BHYT (Hội đồng thẩm định kế hoạch đấu thầu, tổ xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ xét thầu và tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu) thay vì 3 khâu trong Thông tư 01. Để cơ quan BHXH tham gia vào việc tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc đúng quy định, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: khẩn trương nghiên cứu, tham gia cùng Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BV, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tổ chức và triển khai đấu thầu mua thuốc theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 36. Đồng thời thành lập Tổ tham gia đấu thầu mua thuốc của BHXH tỉnh, phân cấp đấu thầu mua thuốc. theo đúng quy định của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam [ 20]. 1.2.2. Một vài nét về kết quả đấu thầu mua thuốc của các cơ sở KCB trong những năm gần đây Về kết quả hoạt động đấu thầu mua thuốc , nhìn chung các cơ sở KCB đều đáp ứng cho nhu cầu thuốc và điều trị tại địa phương [7]. Trong những năm gần đây , ở các tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung có đến 77,5% tỉnh đạt tỷ lệ thuốc trúng thầu so với thuốc mời thầu từ 80% trở lên [ 11 ]. Một số cơ sở KCB vẫn có hiện tượng một số thuốc có danh mục thuốc dự 11
  20. thầu nhưng không trúng thầu , nguyên nhân là do đó thường là thuốc cấp cứu, thuốc chuyên khoa ,thuốc có tổng nhu cầu sử dụng của các bệnh viện trong cả tỉnh thấp nên không có nhà thầu tham gia dự thầu, trong khi đó các nhà thầu chủ yếu chỉ tham gia các mặt hàng có nhu cầu sử dụng lớn, dễ nhập , dễ cung ứng . Việc phân chia gói thầu theo nhóm các nước có cùng khu vực địa lý và mức độ phát triển kinh tế tương tự nhau nên danh mục thuốc trúng thầu tại các địa phương nói chung và của từng cơ sở KCB nói riêng khá đa dạng , bao gồm đầy đủ các nước sản xuất tại Châu Âu, Châu Á và Việt Nam. Theo thống kê , các mặt hàng thuốc nhập khẩu trúng thầu có nguồn gốc từ 63 quốc giá và cùng lãnh thổ, thuốc sản xuất tại Việt nam chiếm 42,58% tổng số mặt hàng trúng thầu. Kết quả này phù hợp với số liệu công bố của Tổng cục thống kê,theo đó 50% trị giá thuốc tiêu dùng trên thị trường Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Pháp, Ấn độ, Hàn quốc, Thụy sĩ, Đức, Hoa Kỳ . Năm 2009, trị giá thuốc tân dược nhập khẩu là 1.098 triệu USD [15]. Điều này tạo điều kiện cho các đơn vị KCB có nhiều cơ hội lựa chọn thuốc phù hợp với mô hình cũng như nguồn ngân sách của mình. Mặt khác khi đấu thầu thuốc tập trung, số lượng nhà thầu tăng lên rất nhiều , việc này làm tăng tính cạnh trạnh trong đấu thầu, giúp cho việc lựa chọn các thuốc phong phú hơn, chất lượng hơn. Những năm gần đây , hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn đấu thầu mua sắm thuốc đã tương đối hoàn thiện. Hầu hết những khó khăn trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc đã được cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng những khó khăn nhất định. Đặc biệt là sau khi thông tư số 01/TTLT- BYT-BTC ra đời và sau đó là thông tư số 36/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn các đơn vị xây dựng DMT kế hoạch để tham gia đấu thầu theo các tiêu chí đã được quy định chi tiết, nhất là tiêu chí về xây dựng số lượng kế hoạch thì việc xây dựng danh mục thuốc dự thầu để đảm bảo thuốc sử dụng trong năm là một vấn đề đáng quan tâm và khắc phục của mỗi đơn vị, cụ thể: 12
  21. * Trong quá trình xây dựng danh mục kế hoạch Trong quá trình các bệnh viện xây dựng danh mục thuốc kế hoạch để tham gia đấu thầu có những tồn tại chủ quan và khách quan như sau: - Không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Dược với các Khoa lâm sàng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa dược và các Khoa lâm sàng là rất quan trọng bởi vì DMT đấu thầu dựa trên nhu cầu của các Khoa lâm sàng đã đề nghị. Tuy nhiên không có sự phối hợp chặt chẽ dẫn tới nhu cầu của các Khoa lâm sàng không được quan tâm để ý hoặc không xây dựng được nhu cầu cho năm tiếp theo của khoa phòng. - Tác động của trình dược viên và hoạt động quảng cáo thuốc Tác động của trình dược và hoạt động quảng cáo không chỉ đối với bác sỹ mà còn đối với cả dược sỹ và những đối tượng liên quan tới hoạt động xây dựng DMT đấu thầu. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khách quan tác động của trình dược và quảng cáo đối với hoạt động xây dựng DMT tham gia đấu thầu. - DMT được quỹ bảo hiểm y tế chi trả Thường các đơn vị xây dựng DMT đấu thầu thường dựa vào DMT được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trước đây là thông tư 31 [2] và hiện nay đang áp dụng là thông tư 40 [6]. DMT được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán có giới hạn về số hoạt chất, nhóm bệnh, đường dùng và hạng bệnh viện được dùng. Tuy là đầy đủ các nhóm tác dụng dược lý tuy nhiên đối với các bệnh viện hạng II, II, IV có những thuốc BHYT không chi trả rất khó cho bệnh viện cũng như bệnh nhân điều trị đặc biệt là chuyển giao, áp dụng những kỹ thuật mới trong điều trị. Hoặc là bệnh nhân tự túc trả toàn bộ chi phí, hoặc là không áp dụng được dẫn đến bệnh nhân phải chuyển viện. - Sự thay đổi của mô hình bệnh tật Mô hình bệnh tật biến đổi rất nhanh không còn ổn định qua các năm do các 13
  22. tác động của môi trường ngày càng ô nhiễm, lối sống và các yêu tố kinh tế - xã hội khác vv dẫn tới việc dự đoán nhu cầu thuốc trong tương lai không phù hợp với nhu cầu thực tế. * Trong hoạt động đấu thầu thuốc - Quy định thiếu hợp lý của các văn bản hướng dẫn Đối với các bệnh viện tuyến trung ương việc dùng thuốc biệt dược là rất phổ biến tuy nhiên thuốc generic vẫn đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới. Việc cho mỗi hoạt chất của mỗi nhóm chỉ được trúng thầu một thuốc, số lượng thuốc kế hoạch có giới hạn nên khi lập danh mục đề phòng trượt thầu phải chia đều ra các nhóm dẫn tới một hoạt chất có nhiều tên thuốc khác nhau [3]. - Năng lực của các nhà thầu. Rất nhiều nhà thầu không vượt qua được phần chấm điểm tiêu chí kỹ thuật năng lực nhà thầu, dẫn tới có những thuốc không có nhà thầu chào hàng. - Thời gian đấu thầu kéo dài. Giá thuốc cũng là một vấn đề cần quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy dù tốc độ tăng giá đã được kiềm chế, nhưng giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và quốc tế [18]. Bên cạnh đó vấn đề hài hòa giữa chất lượng , hiệu quả và giá cả của thuốc cũng cần được chú ý. Việc đánh giá hiệu quả điều trị trong quá trình đấu thầu nói riêng và trong quá trình sử dụng thuốc nói chung là một yêu cầu thực sự khó khăn cho các cơ sở y tế. 1.3. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN VÀ MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC . 1.3.1. Đặc điểm tình hình Huyện Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía đông giáp với huyện Đô lương, phía bắc giáp huyện Tân kỳ và huyện Quỳ hợp, phía tây giáp với huyện Con cuông 14
  23. và nước bạn Lào, phía nam giáp với huyện Thanh chương. Bệnh viện đa khoa Huyện Anh Sơn nằm tại trung tâm của Huyện ,tiền thân là một bệnh xá được thành lập từ năm 1963, đến bây giờ Bệnh viện đa khoa Anh sơn là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Sở Y tế Tỉnh Nghệ An với quy mô 130 giường bệnh, bao gồm 6 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đa khoa Huyện Anh Sơn đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong mọi mặt và trở thành một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy cho nhân dân trên địa bàn huyện và nhân dân của một số huyện lân cận. 1.3.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn BAN GIÁM ĐỐC Hội đồng tư vấn : - HĐ khoa học Các đoàn thể - HĐ Thuốc & ĐT - HĐ quản lý CLBV - HĐ điều dưỡng - HĐ KSNK Khối lâm sàng Khối cận lâm 4 Phòng chức năng: sàng: - Phòng DD - Phòng khám - 5 khoa điều trị - Khoa dược - Phòng KHTH - Khoa CLS - Phòng TCKT - Phòng TCHC Hình 1.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn được tổ chức theo quy định trong quy chế bệnh viện của Bộ Y tế ban hành dựa theo tình hình nhân lực và nguồn lực hiện có của đơn vị. 15
  24. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức Khoa dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Thực hiện đầy đủ các chức năng , nhiệm vụ quy định tại thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế [1], đặc biệt có vai trò chủ chốt trong việc cung ứng thuốc- kịp thời cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Nhân lực khoa dược bệnh viện Anh Sơn gồm 7 nhân viên, Trong đó số Dược sỹ đại học là 2 người, số Dược sỹ trung học là 5 người. Khoa dược hoạt động theo sơ đồ tổ chức như sau : BAN GIÁM ĐỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC Nghiệp vụ Dược- Bộ phận dược Bộ phận kho Nhà thuốc DLS- Thông tin thống kê cấp phát bệnh viện thuốc Kho tổ ng thuốc Kho cấp phát Kho cấp phát Phòng bảo tân dược - VTYT thuốc ngoại trú thuốc –vtyt nội trú quản vacin Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn 16
  25. 1.3.4. Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong công tác đấu thầu * Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn đã được thành lập và kiện toàn quan từng năm. Hiện nay Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện gồm 13 thành viên trong đó : - Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc bệnh viện - Phó Chủ tịch là Trưởng khoa dược - Thư ký là Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp - Các thành viên là các trưởng khoa phòng trong bệnh viện * Chức năng, nhiệm vụ : Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện thực hiện đầy đủ chức năng quy định tại thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế về việc quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. * Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện trong công tác đấu thầu Bệnh viện ĐK huyện Anh Sơn không thực hiện đâu thầu lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc mà sử dụng kết quả đâu thầu tập trung của Sở Y tế Nghệ An. Tuy nhiên Khoa Dược bệnh viện phải thực hiện hoạt động xây dựng danh mục tham gia đâu thầu, Khoa Dược tiến hành xây dựng danh mục dựa trên dự trù của các Khoa lâm sàng và mô hình bệnh tật năm trước và các căn cứ khoa học khác. DMT trúng thầu phải được HĐT&ĐT họp bàn xét duyệt và thông qua sau đó gửi Sở Y tế tổng hợp để đấu thầu. Trong quá trình xét duyệt HĐT&ĐT sẽ bổ sung những thuốc còn thiếu sót và loại bỏ những thuốc không hợp lý. Chủ tịch HĐT&ĐT sẽ tổng hợp ý kiến các thành viên trong hội đồng và là người quyết định cuối cùng để có một danh mục hoàn chỉnh. DMT được xem như một công cụ để điều tiết chi phí. Với sự tiến bộ của ngành y và công nghệ sinh học, các loại thuốc mới ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các tiến bộ trong điều trị cũng kéo theo các chi phí ngày càng cao. Chính vì vậy mà HĐT&ĐT còn đóng vai trò như một người kiểm soát về chi phí, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả chi phí các phương pháp điều trị mới . 17
  26. 1.3.5. Vài nét về đấu thầu thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn Qua nhiều năm tham gia đấu thầu thuốc theo hình thức đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Nghệ An , bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn đã luôn cố gắng thực hiện đầy đủ các quy trình đấu thầu do Sở Y tế đề ra. Về cơ bản thì kết quả trúng thầu thuốc hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao , đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời , góp phần đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh của đơn vị. Tuy nhiên công tác đấu thầu thuốc của bệnh viện không tránh khỏi những khó khăn , bất cập: + Danh mục đấu thầu thuốc của Sở Y tế không bao quát hết nhu cầu thuốc của đơn vị, có nhiều thuốc bệnh viện có nhu cầu sử dụng nhưng không có trong danh mục thuốc đấu thầu của Sở Y tế. + Việc xây dựng dự trù danh mục thuốc gặp khó khăn do : thay đổi khái niệm biệt dược bằng biệt dược gốc, quy định một hoạt chất, một quy cách đóng gói, một hàm lượng, chỉ được lấy một thuốc. Vì vậy việc dự trù thuốc cùng một hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế phải chia ra làm nhiều gói để đảm bảo an toàn trong việc đủ thuốc phục vụ điều trị. + Việc xây dựng số lượng làm kế hoạch đấu thầu dựa vào số lượng sử dụng của năm trước và mô hình bệnh tật của địa phương gây khó khăn trong việc xây dựng danh mục thuốc do đó không thể chính xác mà chỉ mang tính tương đối do nhu cầu thuốc của bệnh viện thay đổi qua thời gian. Do đó vẫn xảy ra tình trạng thuốc thừa, thuốc thiếu trong quá trình sử dụng thuốc trúng thầu. + Một số thuốc tham gia dự thầu nhưng không trúng thầu do không có nhà thầu tham gia chào thầu thuốc đó. Do đó vẫn xảy ra tình trạng thiếu một số thuốc chuyên khoa, thuốc cấp cứu. Với hình thức đấu thầu tập trung thì nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất của bệnh viện đó là việc xây dựng danh mục thuốc tham gia dự thầu. Chính vì vậy bệnh viện đã tiến hành xây dựng quy trình danh mục thuốc dự thầu hàng năm , cụ thể như sau : 18
  27. Người thực hiện Các bước thực hiện Mô tả Hội đồng thuốc và Tiến hành cập nhật công văn và tổng hợp Tiếp nhận danh mục điều trị thuốc đấu thầu trong năm danh mục thuốc đấu thầu của Sở Y tế của SYT Hội đồng thuốc và Tiến hành họp, thống nhất bằng văn bản điều trị Tiến hành họp thống nhất về nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn, cách thức xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu kế hoạch và quy trình xây dựng danh mục, số lượng thuốc đề xuất đấu thầu - Hội đồng thuốc và Căn cứ vào nội dung đã thống nhất, Hội điều trị đồng thuốc và điều trị tham mưu cho Thủ - Thủ trưởng đơn vị Gửi công văn đến các trưởng đơn vị ban hành công văn yêu cầu bộ phận liên quan các khoa, phòng, trạm y tế xã (nếu có) dự trù danh mục, số lượng thuốc sử dụng trong năm -Các Khoa lâm Căn cứ nhu cầu điều trị thực tế ,nhu cầu sang Đề xuất số lượng sử sử dụng thuốc mới các khoa , phòng,trạm dụng trong năm - Các trạm y tế xã y tế xã tiến hành xây dựng và dự trù số lượng thuốc sử dụng trong năm Khoa dược Khoa Dược tổng hợp danh mục, số lượng thuốc sử dụng năm trước của đơn vị và Tổng hợp dự trù từ các khoa, trạm y tế xã để danh mục số lượng thuốc dự trù của khoa, trình hội đồng thuốc phòng, trạm y tế. Lập thành 01 bản theo danh mục đấu thầu chung của Sở Y tế để trình lên HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và Căn cứ số liệu tổng hợp của Khoa Dược điều trị và nội dung đã thống nhất, Hội đồng Họp thống nhất danh mục thuốc dự thầu thuốc và điều trị tiến hành xây dựng, thống nhất danh mục, số lượng thuốc đề xuất đấu đơn vị. Gửi Sở Y tế Hình 1.4. Quy trình xây dựng danh mục thuốc dự thầu của Bệnh viện 19
  28. Tóm lại : Trong những năm qua Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy định nhằm hướng dẫn và quản lý việc thực hiện công tác đấu thầu mua thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện. Từ đó hoạt động đấu thầu và cung ứng thuốc đã có sự thống nhất và cải thiện trong các bệnh viện. Hoạt động đấu thầu thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn nhìn chung đều tuân thủ theo quy định hiện hành, cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều trị. Để có cái nhìn sâu và cụ thể hơn về công tác đấu thầu thuốc của bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : ‘’ Phân tích kết quả đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015” , từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện. 20
  29. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng Danh mục thuốc dự thầu, kết quả trúng thầu thuốc của bệnh viện năm 2015 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ an 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Mẫu nghiên cứu Toàn bộ thuốc tham gia đấu thầu, thuốc trúng thầu của Bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn năm 2015. 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu - Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang 21
  30. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN NĂM 2015 Phâ n tích danh mục thuốc trúng thầu của So sánh danh mục thuốc trúng thầu với bện h viện đa khoa huyện Anh Sơn năm danh mục thuốc dự thầu của bệnh viện đa 201 5. khoa huyện Anh Sơn năm 2015 Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ So sánh So sánh So sánh cấu cấu cấu cấu giá số tỷ lệ cấu thuốc thuốc thuốc thuốc thuốc thuốc lượng thuốc trú ng trúng trúng trúng Trúng trúng và giá trúng thầu thầu thầu thầu thầu thầu trị thầu với theo theo theo theo theo với giá thuốc thuốc dự thuốc trúng thầu theo từn g nguồ nhóm từng phân gói n gốc TDDL công tích dự thầu thầu với nhóm thầ u xuất ty ABC thuốc TDDL xứ trúng dự thầu thầu theo từng gói thầu Các vấn đề tồn tại Đề xuất, kiến Bàn luận nghị Nâng cao chất lượng đấu thầu và thực hiện danh mục thuốc trúng thầu Hình 2.5 . Tóm tắt nội dung nghiên cứu 22
  31. 2.2.3. Biến số nghiên cứu Mục tiêu 1: Phân tích danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn năm 2015 Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 STT Tên biến sô Định nghĩa Phân loại Nguồn thu thập 1 Cơ cấu thuốc trúng thầu Là số khoản mục (giá Biến phân Danh mục theo các gói thầu trị ) thuốc trúng thầu loại thuốc trúng theo các gói thầu(Gói thầu generic theo nhóm 1,2,3,4,5; Gói thuốc đông y theo nhóm 1,2) 2 Cơ cấu thuốc trúng thầu Là số khoản mục (giá Biến phân Danh mục theo nguồn gốc xuất xứ trị) thuốc trúng thầu loại thuốc trúng (sản xuất trong theo nguồn gốc xuất xứ thầu nước/nhập khẩu) (trong nước/nhập khẩu) 3 Cơ cấu thuốc trúng thầu Là số khoản mục (giá Biến phân Danh mục theo nhóm TDDL trị) thuốc trúng thầu loại thuốc trúng theo nhóm thầu TDDL(nhóm 1, nhóm 2 nhóm n) 4 Cơ cấu thuốc trúng thầu Là số khoản mục (giá Biến phân Danh mục của các công ty trúng trị) thuốc trúng thầu của loại thuốc trúng thầu mỗi công ty thầu 5 Cơ cấu thuốc trúng thầu Là số khoản mục (giá Biến phân Danh mục theo phân tích ABC trị) thuốc trúng thầu loại thuốc trúng theo nhóm A, B, C thầu 23
  32. Mục tiêu 2: So sánh danh mục thuốc trúng thầu với danh mục thuốc dự thầu năm 2015 Bảng 2.3: Biến số so sánh danh mục thuốc trúng thầu với danh mục thuốc dự thầu STT Tên biến sô Định nghĩa Phân loại Nguồn thu thập 1 Cơ cấu thuốc dự thầu Là số khoản mục (giá - Biến phân loại Danh mục theo từng gói thầu trị ) thuốc dự thầu thuốc dự theo từng gói thầu thầu (Gói generic theo nhóm 1,2,3,4,5; Gói thuốc đông y theo nhóm 1,2) 2 Cơ cấu thuốc dự thầu Là số khoản mục (giá Biến phân loại Danh mục theo nhóm TDDL trị ) thuốc trúng thầu thuốc dự theo nhóm TDDL thầu (nhóm 1, nhóm 2 nhóm n) 3 Phân loại thuốc theo Là số khoản mục Biến phân loại Đối chiếu giá trúng thầu (cao,thấp thuốc có giá trúng thầu danh mục hoặc bằng) so với giá (cao,thấp, bằng ) so thuốc trúng dự thầu với giá dự thầu thầu với danh mục thuốc dự thầu 2.2.4 . Phương pháp thu thập số liệu * Nguồn thu thập số liệu : Thu thập số liệu thông qua các file dữ liệu + DMT dự thầu của bệnh viện 2015 dưới dạng file excel + DMT trúng thầu của bệnh viện 2015 dưới dạng file excel 24
  33. * Phương pháp thu thập số liệu : Tiến hành hồi cứu lại các thuốc có trong danh mục thuốc dự thầu và danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của bệnh viện.Thông tin của các thuốc được điền đầy đủ và chính xác vào biểu mẫu thu thập số liệu chung (thực hiện trên file excel theo phụ lục ). Các thông tin của một thuốc cần thu thập gồm : + Tên hoạt chất của thuốc tham gia dự thầu + Hàm lượng,đường dùng + Đơn vị tính + SĐK + Cơ sở sản xuất, nước sản xuất + Số lượng tham gia dự thầu + Số lượng trúng thầu + Đơn giá kế hoạch + Đơn giá trúng thầu + Tiền Thuốc theo giá dự thầu + Tiền thuốc trúng thầu + Thuốc trúng thầu ở gói thầu nào + Thuốc thuộc nhóm TDDL nào + Công ty trúng thầu mặt hàng thuốc đó. 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu * Phương pháp xử lý số liệu : - Sử dụng các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel - Các số liệu được trình bày dưới dạng : bảng biểu, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ. * Phương pháp phân tích số liệu : Số liệu sau khi thu thập sẽ được : - Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích, nhập nội dung vào phiếu thu thập số liệu (xem phụ lục) - Tính số liệu , giá trị , tỷ lệ phần trăm của từng biến theo các công thức sau: 25
  34. * Các công thức tính trong phân tích danh mục thuốc trúng của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn năm 2015: + Tỷ lệ các thuốc trúng thầu trong mỗi gói SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của từng gói thầu = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu năm 2015 + Tỷ lệ thuốc trúng thầu của các nhóm trong gói generic (gói đông y) SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của từng nhóm = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu của cả gói + Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước( thuốc nhập khẩu) SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu sản xuất trong nước(nhập khẩu) = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu năm 2015 + Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu SKM (giá trị ) thuốc sản xuất trong nước trúng thầu trong mỗi gói = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu của mỗi + Tỷ lệ về nguồn gốc xuất xứ của thuốc nhập khẩu trúng thầu SKM (giá trị ) thuốc nhập khẩu trúng thầu của mỗi nước = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc nhập khẩu trúng thầu + Tỷ lệ thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của mỗi nhóm TDDL = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu năm 2015 + Tỷ lệ thuốc trúng thầu của mỗi nhà thầu SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của các nhà thầu = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu năm 2015 + Tỷ lệ nhà thầu theo từng vị trí địa lý(tỉnh,miền) Số lượng nhà thầu theo từng vị trí địa lý 26
  35. = x 100 Tổng số nhà thầu trúng thầu của bênh viện + Tỷ lệ thuốc trúng thầu theo phân tích ABC Số lượng (giá trị) thuốc trúng thầu của cá nhóm A (B,C) = x 100 Tổng SKM (giá trị) thuốc trúng thầu năm 2015 * Các công thức tính tỷ lệ so sánh thuốc trúng thầu và thuốc dự thầu : + Tỷ lệ thuốc trúng thầu so với thuốc dự thầu trong từng gói SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của mỗi gói thầu = x 100 SKM (giá trị) thuốc dự thầu của mỗi gói + Tỷ lệ thuốc trúng thầu so với thuốc dự thầu theo nhóm TDDL SKM (giá trị ) thuốc trúng thầu của mỗi nhóm TDDL = x 100 SKM (giá trị) thuốc dự thầu của mỗi nhóm TDDL + Tỷ lệ thuốc có giá trúng thầu cao hơn ( bằng, thấp hơn) giá kế hoạch SKM thuốc có giá trúng thầu cao hơn ( bằng, thấp hơn) giá KH = x 100 Tổng SKM thuốc trúng thầu năm 2015 27
  36. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN ANH SƠN NĂM 2015 3.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu Việc phân chia gói thầu trong hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2015 được thực hiện theo thông tư 36 và được thể hiện cụ thể trong bảng sau đây : Bảng 3.4: Phân chia gói thầu năm 2015 Tên gói thầu Nội dung Gói số 1: 1.1 Thuốc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP Thuốc theo thuộc nước tham gia ICH; tên generic Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận và được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ICH cấp phép lưu hành. 1.2 Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc các nước ICH ; Thuốc nhượng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia ICH và được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP 1.3 Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận. 1.4 Thuốc có chứng minh tương đương sinh học 1.5 Thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm trên Gói số 2 Thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc có tương đương điều trị Gói số 3 : 3.1 Thuốc được sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Thuốc đông Việt Nam cấp giấy chứng nhận. y, thuốc từ 3.2 Thuốc được sản xuất tại cơ sở chưa được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy dược liệu chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO-GMP 28
  37. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu trong từng gói thầu ta được kết quả như sau : Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu Tên nhóm SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (Triệu đồng) (%) Gói số 1: Thuốc theo tên 259 83.3 14 460 71.2 generic Gói số 2: biệt dược gốc 15 4.8 651 3.2 hoặc tương đương điều trị Gói số 3 : Thuốc đông y, 37 11.9 5 211 25.6 thuốc từ dược liệu Tổng 311 100 20 322 100 100% 11.9 4.8 25.6 80% 3.2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 60% Thuốc biệt dược 83.3 71.2 40% Thuốc theo tên generic 20% 0% SKM Giá trị Hình 3.6. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong từng gói thầu Nhận xét : Từ bảng và sơ đồ trên ta có thể thấy thuốc theo tên generic chiếm phần lớn trong danh mục thuốc trúng thầu, chiếm 83.3% về số khoản mục và 71.4% 29
  38. tổng giá trị. Tiếp theo là gói thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ,chiếm 11.9% số khoản mục và 25.6 % tổng giá trị. Thuốc biệt dược và tương đương điều trị chiếm tỷ trọng rất nhỏ , chỉ với 4.8% về số khoản mục và 3.2% về tổng giá trị. Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc trúng thầu của các nhóm trong gói generic Tên nhóm SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) (triệu đồng) 1.1 49 18.9 2 176 14.9 1.2 23 8.9 2 424 16.6 1.3 161 62.1 7 047 48.3 1.4 10 3.9 958 6.6 1.5 16 6.2 1 855 12.7 Tổng 259 100 14 460 100 100% 18.9 14.9 8.9 16.6 80% Nhóm 1.1 Nhóm 1.2 60% Nhóm 1.3 62.1 48.3 40% Nhóm 1.4 Nhóm 1.5 6.6 20% 3.9 6.2 12.7 0% SKM Giá trị Hình 3.7. Cơ cấu thuốc trúng thầu của từng nhóm trong gói generic Nhận xét : Gói thuốc theo tên Generic được chia thành 5 nhóm . Trong đó nhóm thuốc 1.1 chiếm tỷ trọng cao nhất với 62.1% về số lượng và 48.3% về tổng giá trị thuốc generic trúng thầu . Nhóm 1.4 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 3.9% về số 30
  39. lượng và 6.6% về giá trị thuốc generic trúng thầu. Bảng 3.7 : Cơ cấu thuốc trúng thầu của các nhóm trong gói thuốc đông y Tên nhóm SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) (triệu đồng) 3.1 14 37.8 2 088 40.1 3.2 23 62.2 3 123 59.9 Tổng 37 100 5 211 100 100 80 37.8 40.1 60 3.1 40 3.2 62.2 59.9 20 0 SKM Giá trị Hình 3.8. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong gói thuốc đông y Nhận xét : Gói thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu được chia thành 2 nhóm đó là nhóm thuốc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt nam cấp giấy chứng nhận (nhóm 3.1) và Thuốc được sản xuất tại cơ sở chưa được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO- GMP (Nhóm 3.2). Trong đó nhóm 3.2 chiếm tỷ trọng lớn hơn với 62.2% số khoản mục và 59.9% tổng giá trị gói thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trúng thầu. Nhóm 3.1 có tỷ trọng thấp hơn với 37.8% số khoản mục và 40.1 % giá trị . 31
  40. 3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ 3.1.2.1. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu Thuốc trúng thầu năm 2015 bao gồm cả thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Qua khảo sát thu được tỷ lệ thuốc trong nước và thuốc nhập trong danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn như sau : Bảng 3.8: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu TL Giá trị TL Xuất xứ thuốc SKM (%) (triệu đồng) (%) Thuốc sản xuất trong nước 224 72 14 307 70.4 Thuốc nhập khẩu 87 28 6 015 29.6 Tổng 311 100 20 322 100 SKM Giá trị Sản xuất Sản xuất trong trong nước, nước, Nhập 72% Nhập khẩu, 72% khẩu, 28% 29.6% Hình 3.9. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu Nhận xét : Qua bảng và biểu đồ ta thấy thuốc sản xuất trong nước có tỷ lệ trúng thầu 32
  41. cao hơn thuốc nhập khẩu cả về số khoản mục và giá trị. Về số khoản mục, thuốc sản xuất trong nước chiếm 72%, thuốc nhập khẩu chiếm 28%. Về giá trị , thuốc sản xuất trong nước chiếm 70.4% và thuốc nhập khẩu chiếm 29.6%. 3.1.2.2. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu Qua khảo sát thu được tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu như sau: Bảng 3.9: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu Gói thầu SKM SKM Tỷ lệ Giá trị Giá trị Tỷ lệ trúng thuốc sx (%) trúng thuốc sx (%) thầu trong thầu trong nước (triệu nước đồng) (triệu đồng) Gói số 1: Thuốc theo tên 259 189 73 14 460 9 311 64.4 generic Gói số 2: biệt dược gốc 15 1 6.7 651 70 10.8 hoặc tương đương điều trị Gói số 3 : Thuốc đông y, 37 34 91.9 5 211 4 931 94.6 thuốc từ dược liệu 100 91.9 94.6 90 80 73 70 64.4 60 50 40 30 20 10.8 6.7 10 0 Thuốc theo tên generic Thuốc biệt dược Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu SKM Gía trị Hình 3.10. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi gói thầu 33
  42. Nhận xét : Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phần lớn có nguồn gốc trong nước , chiếm tới 91.9% về số khoản mục và 94.6% giá trị thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trúng thầu. Gói có tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước thấp nhất là gói theo tên biệt dược, chỉ chiếm 6.7% về số khoản mục và 10.8% tổng giá trị thuốc biệt dược trúng thầu. Bảng 3.10: Tỷ thuốc sản xuất trong nước trong mỗi nhóm của gói generic Nhóm SKM SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Giá trị Tỷ lệ thầu trúng thầu thuốc sx trúng thuốc sx (%) trong thầu trong nước (triệu nước đồng) (triệu đồng) 1.1 47 0 0 2 176 0 0 1.2 18 7 38.9 2 424 1 315 54.2 1.3 169 169 100 7 047 7 047 100 1.4 10 7 70 958 495 51.6 1.5 15 6 40 1 855 454 24.5 Tổng 259 189 72.9 14 460 9 311 63.8 34
  43. 100 100 100 90 80 70 70 60 54.2 51.6 50 Tỷ lệ về SKM 40 38.9 40 Tỷ lệ về giá trị 30 24.5 20 10 0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 Hình 3.11. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong gói thầu theo tên generic Nhận xét : Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước của gói thầu 1.3 là 100% và của gói thầu sô 1.1 là 0%, điều này là phù hợp với quy định phân chia gói thầu theo thông tư 36. Gói thầu số 1.5 có tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước thấp ,chiếm 40% về số khoản mục và 24.5% về giá trị. 3.1.2.3. Tỷ lệ về nguồn gốc của thuốc nhập khẩu trúng thầu Bảng 3.11: Tỷ lệ về nguồn gốc xuất xứ của thuốc nhập khẩu trúng thầu STT Tên quốc gia SKM TL Giá trị TL (%) (nghìn (%) đồng) 1 Ấn Độ 14 16.1 2 028 095 33.7 2 Đức 12 13.8 306 837 5.1 3 Ba Lan 7 8 470 138 7.8 4 Pháp 7 8 191 463 3.2 5 Hungari 6 6.9 487 404 8.1 6 Bỉ 5 5.7 232 685 3.9 7 Mỹ 5 5.7 198 619 3.3 8 úc 5 5.7 330 339 5.5 9 Hàn Quốc 4 4.6 465 360 7.7 10 Anh 3 3.4 132 764 2.2 11 Các nước còn lại 17 22.2 1 171 236 19.5 Tổng 87 100 6 015 000 100 35
  44. Các nước Các nước khác khác ấn độ Anh ấn độ Anh Hàn quốc Hàn quốc Đức úc úc mỹ Mỹ Ba lan Bỉ Đức Bỉ Hungari Hungari Pháp Pháp Ba lan SKM thuốc Giá trị thuốc Hình 3.12. Tỷ lệ về nguồn gốc xuất xứ của thuốc nhập khẩu trúng thầu Nhận xét : Năm 2015 tỷ lệ thuốc trúng thầu nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng lẫn giá trị, cụ thể chiếm 16.1% tổng số khoản mục và 33.7% giá trị thuốc trúng thầu. Các nước Châu Âu cũng chiếm tỷ lệ khá cao cả về số lượng lẫn giá trị thuốc trúng thầu ,trong đó Đức chiếm 13.8% về số khoản mục, 5.1% về giá trị; Ba Lan chiếm 8% về số khoản mục và 7.8% giá trị . Thuốc nhập khẩu từ Hàn Quốc có tỷ lệ thuốc trúng thầu về số khoản mục không cao chiếm 4.6% nhưng lại chiếm tỷ lệ về mặt giá trị lại tương đối cao hơn so với các nước với 7.7%. 36
  45. 3.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL Giá trị SKM TL (triệu TL STT Tên nhóm (%) đồng) (%) Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm 1 khuẩn 69 22.2 6 893 33.9 2 Thuốc tim mạch 36 11.6 1 820 9 3 Thuốc đường tiêu hóa 36 11.6 1 172 5.8 Hormon và các thuốc tác động vào 4 20 6.4 1 165 hệ thống nội tiết 5.7 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 5 23 7.4 1 138 5.6 phi Steroid 6 Khoáng chất và vitamin 12 3.9 914 4.5 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân băng acid-base và dung dịch 7 14 4.5 711 3.5 tiêm truyền khác 8 Thuốc gây tê, gây mê 12 3.9 277 1.4 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 11 3.5 211 1 Thuốc tác dụng đối với máu 6 1.9 181 0.9 10 11 Thuốc điều trị mắt –tai mũi họng 8 2.6 143 0.7 Thuốc có TD thúc đẻ, cầm máu 12 sau đẻ và chống đẻ non 3 1.0 115 0.6 37
  46. Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 1 0.3 96 0.5 13 14 Thuốc điều trị bệnh da liễu 1 0.3 85 0.4 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholin 15 5 1.6 65 0.3 esterase 16 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 1.0 40 0.2 17 Thuốc dùng trong chẩn đoán 1 0.3 28 0.1 18 Các thuốc khác 50 16 5 268 25.9 Tổng cộng 311 100 20 322 100 Nhận xét : Qua bảng ta thấy Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ trúng thầu cao nhất chiếm 69 % ssố khoản mục và 33.9% giá trị thuốc trúng thầu Tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch , nhóm thuốc tiêu hóa, nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ khá cao với tỷ lệ về số khoản mục lần lượt là 11.6%; 11.6% và 6.4% , Tỷ lệ về giá trị thuốc lần lượt là 9%; 5.8% và 5.7% . Các nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, thuốc giãn cơ và ức chế cholin esterase, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn, thuốc dùng trong chẩn đoán là những thuốc chiếm tỷ lệ rất thấp với tỷ lệ về số khoản mục lần lượt là 0.3% ; 1.6%; 1.0% ; 0.3% Tỷ lệ về giá trị thuốc lần lượt là 0.4% ; 0.3%; 0.2%; 0.1%. 38
  47. Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc trúng thầu của gói biệt dược theo nhóm TDDL SK TL Giá trị TL STT Tên nhóm M (%) (nghìn (%) Hormon và các thuốc tác động vào 1 2 13.3 217 552 hệ thống nội tiết 33.4 2 Thuốc gây tê, gây mê 2 13.3 121 424 18.7 3 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 2 13.3 108 720 16.7 nhiễm khuẩn 4 Thuốc đường tiêu hóa 3 20 92 708 14.2 5 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 2 13.3 48 518 7.5 6 Thuốc tim mạch 3 20 33 885 5.2 7 Thuốc dùng trong chẩn đoán 1 6.8 28 192 4.3 Tổng 15 100 651 000 100 Nhận xét : Qua bảng ta thấy thuốc theo tên biệt dược trúng thầu có số khoản mục thuốc phân bố khá đều chỉ trên 7 nhóm tác dụng dược lý. Tỷ lệ thuốc trúng thầu chủ yếu tập trung ở nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 33.4% giá trị thuốc biệt dược trúng thầu. Tiếp đến là nhóm thuốc gây mê, gây tê chiếm 18.7 %, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 16.7% và nhóm thuốc tiêu hóa chiếm 14.2% giá trị thuốc biệt dược trúng thầu. Còn lại là các nhóm thuốc tim mạch , thuốc dùng trong chẩn đoán, thuốc tác dụng trên đường hô hấp . 3.1.4. Cơ cấu trúng thầu thuốc theo từng nhà thầu Năm 2015 có tổng 40 nhà thầu trúng thầu , thành phần các nhà thầu đa dạng 39
  48. từ trong tỉnh và cả ngoài tỉnh. Số lượng và tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu trong mỗi gói thầu được thể hiện như sau : Bảng 3.14: Số lượng nhà thầu trên mỗi gói thầu Gói thầu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 3.1 3.2 Số lượng nhà thầu 14 11 31 7 10 5 6 7 trúng thầu Nhận xét : Số lượng nhà thầu trúng thầu của gói 1.1 là nhiều nhất với số lượng là 31 nhà thầu và gói số 2 là thấp nhất chỉ với 5 nhà thầu trúng thầu . Trong 40 nhà thầu trúng thầu, số khoản mục thuốc trúng thầu của mỗi nhà thầu trong mỗi gói thầu được thể hiện như sau: Hình 3.15: Cơ cấu thuốc trúng thầu theo mỗi nhà thầu (Tính theo số khoản mục thuốc trúng thầu) ST T Gói thầu Tên công ty 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 3.1 3.2 Tổng 1 Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Nghệ 8 4 37 1 4 3 7 5 70 An 2 Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế 5 1 8 3 3 4 4 28 Đồng Tâm 3 Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh An 10 1 4 3 3 5 26 4 Công ty cổ phần Dược phẩm Tamy 1 2 19 1 1 24 5 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 8 1 10 1 2 22 viên Dược phẩm TW1 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 2 2 11 3 3 21 viên dược phẩm TW2 7 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 11 1 1 12 viên Vimedimex Bình Dương 8 Công ty cổ phần Dược phẩm Miền trung 1 10 11 40
  49. 9 Công ty cổ phần dược- trang thiết bị y tế 10 10 Bình Định 10 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm 2 1 5 2 10 Nam Vinh 11 Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hoà 8 8 12 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế 7 1 1 9 Domesco 13 Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long 2 8 14 Công ty cổ phần Pymepharco 2 1 2 2 7 15 Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây 4 1 5 16 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm 4 4 Hải Đăng pharmaceutical 17 Liên danh Dược Việt Mỹ - Dược Việt nam 3 1 4 18 Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 4 4 Vidipha 19 Công ty cổ phần dược phẩm Minh dân 4 4 20 Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Kontum 2 1 3 21 Công ty TNHH Thái hòa 2 1 3 22 Công ty cổ phần thương mại Dược phẩm 1 1 2 Alpha Pháp 23 Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre 2 2 24 Công ty cổ phần Dược TW Medipharco- 2 2 Tenamyd 25 Công ty cổ phần Dược phẩm Sohaco Miền 1 1 1 3 Bắc 26 Công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare 2 1 3 27 Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại 2 2 dược phẩm Đông Á 28 Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm 1 1 2 Gia Minh 29 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 1 1 30 Công ty cổ phần Dược phẩm thiết bị y tế 1 1 Hà Nội - Hapharco 31 Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà 1 1 32 Công ty cổ phần Dược phẩm và thiết bị y 1 1 tế Đông Âu 34 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 1 1 41
  50. viên Dược liệu TW2 35 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm 1 1 Trường Sinh 36 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm 1 1 Tân An 37 Công ty cổ phần Dược phẩm Glomed 1 1 38 Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm 1 1 Kim Phúc 39 Công ty cổ phần Traphaco 1 1 40 Công ty cổ phần Dược phẩm TV. Pharm 1 1 Tổng cộng 47 18 169 10 15 15 14 23 311 Nhận xét : Từ bảng trên ta thấy số lượng thuốc trúng thầu rải đêu ở 40 nhà thầu , trong đó có 6 nhà thầu trúng thầu từ 15 mặt hàng trở lên, có 12 nhà thầu trúng thầu 1 mặt hàng. Công ty cổ phần dược-VTYT Nghệ an có số lượng mặt hàng trúng thầu cao nhất với 66 thuốc trúng thầu. Giá trị trúng thầu của 10 công ty có số lượng trúng thầu cao nhất được thể hiện qua bảng sau : Bảng 3.16: Cơ cấu trúng thầu của 6 nhà thầu có số lượng trúng thầu cao nhất STT Tên công ty SKM Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) (triệu (%) đồng) 1 Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Nghệ 70 22.5 5 617 27.6 An 2 Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế 28 9 1 424 7 Đồng Tâm 3 Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh An 26 8.3 2 073 10.2 4 Công ty cổ phần Dược phẩm Tamy 24 7.7 1 338 6.6 5 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 22 7.1 1 167 5.7 viên Dược phẩm TW1 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 21 6.7 1 016 5 viên dược phẩm TW2 7 Các công ty khác 120 38.3 7 693 37.9 8 Tổng 311 100 20 322 100 42
  51. 40 35 30 25 20 SKM 15 Giá trị 10 5 0 Dược Đồng tâm Vinh an Tamy TW1 TW2 Các Cty Nghệ an khác Hình 3.13: Tỷ lệ SKM và giá trị trúng thầu của 6 nhà thầu trúng thầu nhiều nhất Nhận xét: Từ bảng và sơ đồ trên 6 nhà thầu này có tỷ lệ trúng thầu chiếm tới 60% kết quả trúng thầu cả về số khoản mục và giá trị. Trong đó Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Nghệ An có số khoản mục và giá trị trúng thầu cao nhất với 22.5 % số khoản mục và 27.6% giá trị thuốc. 3.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo phân tích ABC Phân tích danh mục thuốc trúng thầu theo phân tích ABC sẽ cho thấy mối tương quan giữa lượng thuốc trúng thầu và giá trị , nhằm phân định ra thuốc có tỉ lệ lớn trong ngân sách , từ đó lựa chọn những thuốc thay thế , lượng giá mức độ sử dụng thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và từ đó phát hiện ra những vấn đề bất hợp lý trong sử dụng thuốc. Sau khi phân tích ABC danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn năm 2015, đề tài thu được kết quả như sau : 43
  52. Bảng 3.17: Kết quả phân tích ABC Phân loại SKM Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) (triệu đồng) A 82 26.36 15 165 74.6 B 112 36.01 4 061 19.9 C 117 37.6 1 096 5.3 Tổng 311 100 20 322 100 Nhận xét : Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A (82 thuốc chiếm 26.3% tổng số lượng thuốc) chiếm tỷ lệ giá trị cao nhất là 74.6%. Trong khi nhóm B có số lượng thuốc là 112 thuốc -chiếm 36.01% và chiếm 19.9% tổng giá trị thuốc. Nhóm C có số lượng lớn nhất 117 thuốc- chiếm 37.6% nhưng giá trị nhỏ nhất chỉ chiếm 5.05% tổng giá trị thuốc trúng thầu. Theo thông tư 21, trong phân tích ABC các sản phẩm hạng A chiếm 10-20% , nhóm B chiếm 10-20% và nhóm C chiếm 60-80% số lượng sản phẩm. Đối chiếu với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn năm 2015 , nhóm A chiếm 26.3% , nhóm B chiếm 36.01% và nhóm C chiếm 37.6% , đây là tỷ lệ chưa hợp lý. Về giá trị, các sản phẩm hạng A thường từ 75-80% tổng giá trị tiền, hạng B từ 15-20% giá trị tiền, hạng C gồm các sản phẩm chiếm 5-10% giá trị tiền. Đối chiếu với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa Anh sơn năm 2015, nhóm A chiếm 74.6%, nhóm B chiếm 19.9% và nhóm C chiếm 5.3% , đây là tỷ lệ hợp lý. * Phân tích sâu nhóm A 44
  53. Bảng 3.18: Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong nhóm A Giá trị SKM TL TL STT Tên nhóm (triệu (%) đồng) (%) Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 1 nhiễm khuẩn 27 8.68 5 712 28.1 2 Thuốc đông dược 21 6.75 4 400 21.6 3 Thuốc tim mạch 8 2.57 1 451 7.1 4 Hormon và các thuốc tác động vào 7 2.25 976 4.8 hệ thống nội tiết 5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 6 1.93 937 4.6 phi Steroid 6 Khoáng chất và vitamin 5 1.61 833 4.1 Dung dịch điều chỉnh nước, điện 7 giải, cân băng acid-base và dung 4 1.29 488 2.4 dịch tiêm truyền khác 9 Thuốc gây tê, gây mê 1 0.32 89.5 0.44 10 Thuốc tác dụng đối với máu 1 0.32 94.5 0.46 11 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng 1 0.32 96 0.47 mặt 12 Thuốc điều trị bệnh da liễu 1 0.32 85 0.43 Tổng 82 26.36 15 165 74.6 ( Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm tính trên tổng số thuốc trong danh mục thuốc trúng thầu) Nhận xét : Từ kết quả trên cho thấy , trong nhóm A gồm 12 nhóm tác dụng dược lý, trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng 45
  54. nhiều nhất với 27 thuốc chiếm 8.88% số khoản mục thuốc và chiếm 28.1% giá trị thuốc trúng thầu . Thuốc đông dược đứng thứ hai với 6.75% số khoản mục và 21.6% giá trị thuốc trúng thầu. Thuốc tim mạch đứng thứ ba với 2.57 % số khoản mục và 7.1 % giá trị thuốc trúng thầu. 3.2. SO SÁNH DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU NĂM 2015 VỚI DANH MỤC THUỐC DỰ THẦU 3.2.1 . So sánh về số lượng và giá trị thuốc trong mỗi gói thầu So sánh về số lượng và giá trị của kết quả trúng thầu với kế hoạch đấu thầu ta thu được kết quả như sau : Bảng 3.19: SKM thuốc trong mỗi gói thầu GÓI THẦU KHĐT KQTT NHÓM TL (%) Gói số 1: 1.1 S4K9 M SK47M 95.9 Thuốc theo tên generic 1.2 23 18 78.3 1.3 185 169 91.3 1.4 10 10 100 1.5 16 15 93.8 Tổng 283 259 91.5 Gói số 2: biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị 16 15 93.8 Gói số 3 : Thuốc đông y, 3.1 15 15 100 thuốc từ dược liệu 3.2 23 22 95.6 Tổng 38 37 97.4 Tổng 337 311 92.2 46
  55. 200 180 160 140 120 100 Kế hoạch đấu thầu 80 Kết quả đấu thầu 60 40 20 0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 3.1 3.2 Hình 3.14. SKM thuốc trong mỗi gói thầu Nhận xét: Xét về số khoản mục, tỷ lệ trúng thầu rất cao-đạt tới 92.2% tổng số khoản mục tham gia dự thầu. Tất cả các gói thầu đều có tỷ lệ trúng thầu trên 90%, Trong đó gói thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có tỷ lệ trúng thầu cao nhất với 97.4%, gói thuốc theo tên generic chiếm tỷ lệ thấp nhất với 91.5%. Bảng 3.20. Tổng giá trị của mỗi gói thầu KHĐT KQTT GÓI THẦU NHÓM Giá trị Giá trị TL (%) (triệu đồng) (triệu đồng) Gói số 1: 1.1 3 153 2 176 69 Thuốc theo tên generic 1.2 3 262 2 424 74.3 1.3 8 909 7 047 79.1 1.4 1 180 958 81.2 1.5 2 097 1 855 88.5 Tổng 18 601 14 460 77.7 Gói số 2: biệt dược gốc hoặc tương 657 651 99 đương điều trị Gói số 3 : Thuốc đông y, 3.1 2 170 2 088 96.2 thuốc từ dược liệu 3.2 3 172 3 123 98.5 Tổng 5 342 5 211 97.5 Tổng 24 600 20 322 82.6 47
  56. 9000 8000 7000 6000 5000 Kế hoạch đấu thầu 4000 Kết quả đấu thầu 3000 2000 1000 0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 3.1 3.2 Hình 3.15. Giá trị thuốc trong mỗi gói thầu Nhận xét : Xét về giá trị , tỷ lệ thuốc trúng thầu nhìn chung là cao , đạt 82,6% tổng giá trị trên tất cả các gói thầu. Tỷ lệ trúng thầu cao nhất ở gói thuốc theo tên biệt dược – đạt tới 99% . Các gói thầu nằm trong gói thuốc theo tên generic đạt tỷ lệ từ 69% đên 88,5%. 3.2.2. So sánh theo cơ cấu nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.21. So sánh số khoản mục theo nhóm tác dụng dược lý KHĐT KQTT STT Tên nhóm TL(%) SKM SKM 1 Thuốc có TD thúc đẻ, c ầm máu 3 3 100 sau đẻ và chống đẻ non 2 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 1 1 100 48
  57. KHĐT KQTT STT Tên nhóm TL(%) SKM SKM 3 Dung dịch điều chỉnh nư ớc, điện giải, cân 14 14 100 băng acid-base và dung dịch tiêm truyền khác 4 Thuốc tác dụng đối với máu 6 6 100 5 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 3 100 6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm 70 69 97.2 khuẩn 7 Thuốc đường tiêu hóa 38 36 94.7 8 Khoáng chất và vitamin 13 12 92.3 9 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 25 23 92 phi Steroid 10 Hormon và các thuốc tác động vào 22 20 90.9 hệ thống nội tiết 11 Thuốc tim mạch 40 36 90 12 Thuốc gây tê, gây mê 14 12 85.7 13 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholin 6 5 83.3 14 Testerasehuốc tá c dụng trên đường hô hấp 13 11 84,6 15 Thuốc điều trị mắt –tai mũi họng 12 8 66.7 16 Thuốc điều trị bệnh da liễu 3 1 33.3 17 Thuốc dùng trong chẩn đoán 3 1 33.3 18 Các thuốc khác 51 50 98 Tổng cộng 337 311 92.3 Nhận xét : 49
  58. Xét về số khoản mục , các nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Phần lớn tỷ lệ thuốc trúng thầu trong từng nhóm tác dụng dược lý đạt trên 80%. Có 3 nhóm thuốc đạt tỷ lệ trúng thầu về số khoản mục khá thấp đó là nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu và nhóm thuốc dùng trong chẩn đoán chỉ đạt 33.3%; nhóm thuốc điều trị tai mũi họng-mắt chỉ đạt 66.7%. Bảng 3.22. So sánh giá trị thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL KHĐT KQTT STT Giá trị Giá trị TL(%) Tên nhóm (triệu (triệu đồng) đồng) 1 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 96 96 100 2 Thuốc đông dược 5 342 5 211 97.5 3 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholin 78 65 83.3 esterase 4 Thuốc có TD thúc đẻ, cầm máu 140 115 82.1 sau đẻ và chống đẻ non 5 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 49 40 81.6 6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm 8 567 6 893 80.4 khuẩn 7 Hormon và các thuốc tác động vào 1 452 1 165 80.2 hệ thống nội tiết 8 Khoáng chất và vitamin 1 150 914 79.5 9 Thuốc tim mạch 2 306 1 820 78.9 10 Thuốc gây tê, gây mê 355 277 78.1 11 Thuốc đường tiêu hóa 1 519 1 172 77.1 12 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân 928 711 76.6 băng acid-base và dung dịch tiêm truyền 50
  59. 13 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 1 517 1 138 75 phi Steroid 14 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 291 211 72.5 15 Thuốc điều trị mắt –tai mũi họng 201 143 71.1 16 Thuốc tác dụng đối với máu 283 181 63.9 17 Thuốc điều trị bệnh da liễu 178 85 47.7 18 Thuốc dùng trong chẩn đoán 81 28 34.6 19 Các thuốc khác 67 57 85 Tổng cộng 24 600 20 322 82.6 Nhận xét : Xét về giá trị , các nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Phần lớn tỷ lệ thuốc trúng thầu trong từng nhóm tác dụng dược lý đạt trên 70%. Có 3 nhóm thuốc đạt tỷ lệ trúng thầu về số khoản mục khá thấp đó là nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu- đạt 47.7% và nhóm thuốc dùng trong chẩn đoán chỉ đạt 34.6%; nhóm thuốc tác dụng trên đường máu – đạt 64.9%. 3.2.3. So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch dự thầu Tiến hành so sánh giá thuốc trúng thầu với giá thuốc kế hoạch tham gia dự thầu thu được kết quả như sau : Bảng 3.23 : So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch Giá thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Giá thuốc TT cao hơn giá KH 0 0 Giá thuốc TT thấp hơn giá KH 254 81.7 Giá thuốc TT bằng giá KH 57 18.3 Tổng 311 100 51
  60. 81.7 Giá TT= Giá KH 18.3 Giá TT < GiáKH Hình 3.16. So sánh giá thuốc trúng thầu và giá kế hoạch Nhận xét : Qua bảng ta thấy không có thuốc nào có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, điều này phù hợp với quy định của luật đấu thầu. Thuốc có giá trúng thầu thấp hơn giá kế hoạch chiếm số lượng lớn hơn nhiều, chiếm tới 81.7% . Thuốc có giá trúng thầu bằng giá kế hoạch chỉ chiếm 18.3%. 52
  61. Chương 4. BÀN LUẬN Sức khỏe con người là vốn quý và ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi đời sống kinh tế phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó ngành y tế cần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh mà trong đó thuốc đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để có thuốc phục vụ cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh phải thông qua đấu thầu theo đúng các quy định của nhà nước và hoạt động cung ứng của Khoa Dược bệnh viện. Trong những năm gần đây hoạt động cung ứng thuốc ngày càng được cải thiện để đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thuốc. Trong năm 2015 hoạt động đấu thầu của Sở Y tế Nghệ An và công tác Khoa dược của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn đã theo đúng quy định và cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thuốc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện. 4.1. Phân tích danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 4.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu Số lượng thuốc trúng thầu trong mỗi gói thầu chênh lệch nhau khá lớn. Trong đó gói thầu theo tên generic chiếm tỷ lệ lớn với 83.3% về số khoản mục và 71.2% tổng giá trị thuốc trúng thầu. Thuốc biệt dược gốc và tương đương điều trị chiếm 4.8% về số khoản mục và 3.2% về tổng giá trị thuốc trúng thầu. Điều này cho thấy xu hướng ưu tiên sử dụng thuốc theo tên generic của bệnh viện đồng thời điều này cũng phù hợp với quy định của Bộ Y tế trong thông tư 21/2013/TT-BYT ưu tiên việc sử dụng thuốc theo tên generic hoặc thuốc theo tên chung quốc tế, hạn chế sử dụng thuốc theo tên biệt dược hoặc thuốc tương đương điều trị. Trong gói thầu thuốc theo tên generic, nhóm 1.3 chiếm tỷ trọng lớn với 62.1% số khoản mục và 48.3% giá trị thuốc generic trúng thầu. Điều này cho thấy xu hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam của bệnh viện. 53
  62. 4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trúng thầu cao hơn thuốc nhập khẩu trúng thầu cả về số lượng và giá trị, thuốc sản xuất trong nước chiếm hơn 70.4% tổng thuốc trúng thầu năm 2015. Điều này cho thấy bệnh viện đã thực hiện tốt chính sách của Bộ Y tế trong việc khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước , vừa đảm bảo cho một bệnh viện tuyến huyện cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời , đồng thời giữ vững được nguồn quỹ BH. Tuy nhiên điều đó khác nhau giữa các gói thầu. Trong đó gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 91.9% về số khoản mục là thuốc sản xuất trong nước và chiếm tới 94.6% tổng giá trị thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trúng thầu. Điều này phản ánh được truyền thống lâu đời về thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của Việt Nam và chính sách phát triển y dược học cổ truyền và của công nghiệp dược của Nhà nước. Trái ngược thuốc đông y , thuốc từ dược liệu , gói thuốc theo tên biệt dược và tương đương điều trị chỉ 6.7% số lượng thuốc trúng thầu là thuốc sản xuất trong nước và chỉ chiếm 10.8% về giá trị. Điều này là phản ánh một phần là do thuốc sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về mặt chuyên khoa, thuốc biệt dược chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, cũng do chất lượng thuốc còn thấp nên giá thành thuốc sản xuất trong nước còn thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu Thuốc nhập khẩu trúng thầu năm 2015 của bệnh viện có nguồn gốc xuất xứ đa dạng . Tuy nhiên thuốc Ấn Độ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn với 16.1% về số khoản mục và 33.7% giá trị thuốc trúng thầu. 4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm TDDL Tỷ trọng thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng , chống nhiễm khuẩn có số khoản mục cũng giá trị cao nhất chiếm gần 1/3 tổng giá trị các nhóm thuốc; tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch , nhóm thuốc tiêu hóa, nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ khá cao với tỷ lệ về số khoản mục lần lượt là 11.6%; 54
  63. 11.6% và 6.4% , Tỷ lệ về giá trị thuốc lần lượt là 9%; 5.8% và 5.7%. Kết luận này tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Lương Sơn năm 2012 “Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh, công lập tại Việt Nam ”: “5 nhóm thuốc phổ biến nhất là kháng sinh (35.52%), đứng thứ hai là thuốc tim mạch (10,44%), tiếp đến là các thuốc đường tiêu hóa,ung thứ -miễn dịch, giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid”. Qua đây cho thấy mô hình bệnh tật có thể thay đổi theo thời gian , tuy nhiên các bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, các bệnh của xã hội phát triển ngày một tăng cao như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa. Thuốc biệt dược chủ yếu tập trung ở 7 nhóm tác dụng dược lý đó : nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết , thuốc gây tê và gây mê, thuốc điều trị ký sinh trùng,chống nhiễm khuẩn, thuốc tiêu hóa. 4.1.4.Cơ cấu thuốc trúng thầu theo công ty Trong năm 2015 , bệnh viện có tổng 40 nhà thầu trúng thầu. Điều này cho thấy các nhà thầu rất phong phú và đa dạng. Trong đó có 6 nhà thầu chính cung cấp gần 70% nhu cầu thuốc kế hoạch bao gồm Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Nghệ An chiếm tỷ trọng lớn nhất (27.4% tổng giá trị), tiếp đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh An, Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đồng Tâm, Công ty cổ phần Dược phẩm Tamy, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược phẩm TW1, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược phẩm TW2. Đây cũng là những công ty có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc cung ứng thuốc cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ an nói chung và cho bệnh viện đa khoa Anh sơn nói riêng. Việc chỉ có một số nhà thầu chính sẽ tạo mối quan hệ khăng khít giữa các nhà thầu với bệnh viện thuận lợi cho việc thương thảo , ký kết và thực hiện hợp đồng. Mặt khác không có nhà thầu nào chiếm thị phần quá lớn sẽ tránh được trường hợp độc quyền thuốc gây khó khăn cho việc cung ứng thuốc cho bệnh viện. 4.1.5. Cơ cấu thuốc theo phân tích ABC Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của quy trình xây 55
  64. dựng danh mục thuốc được quy định tại thông tư 21/2013/TT-BYT cua Bộ Y tế nên ở Việt nam các nghiên về danh mục thuốc đều đã sử dụng phân tích ABC. Thông thường trong phân tích ABC các sản phẩm nhóm A chiếm 10- 20% , nhóm B chiếm 10-20% , nhóm C chiếm 60-80% số lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn, nhóm A chiếm chiếm 26.3% , nhóm B chiếm 36.01% và nhóm C chiếm 37.6% , đây là tỷ lệ chưa hợp lý.Tỷ lệ 26.3% thuốc nhóm A cho thấy thuốc nhóm A tương đối nhiều chủng loại , chưa tập trung vào một số thuốc chủ yếu. Nhóm A gồm 12 nhóm thuốc phân loại theo nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiếm khuẩn có số lượng nhiều nhất là 27 thuốc, Thuốc đông dược đứng thứ 2 với 21 thuốc và đứng thứ ba là thuốc tim mạch với 8 thuốc. Đây cũng là 3 nhóm thuốc chiếm giá trị lớn nhất trong nhóm A. 4.2. So sánh về danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 và danh mục thuốc dự thầu Bước đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xây dựng danh mục thuốc kế hoạch đó là xác định nhu cầu thuốc, dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhu cầu sử dụng của các khoa lâm sàng, trạm y tế xã và dựa vào nhu cầu sử dụng thuốc thực tế của năm trước. Đây là công việc cần sự chỉ đạo và giám sát thường xuyên của HĐT&ĐT bệnh viện , đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ của cá bộ phận có nhu cầu sử dụng thuốc. Về cơ bản bệnh viện đã thực hiện quá trình xây dựng danh mục thuốc khá tốt, kịp thời . 4.2.1. So sánh về số lượng và giá trị thuốc trong mỗi gói thầu Năm 2015, Thuốc trúng thầu của bệnh viện đạt tỷ lệ cao với 92.2% SKM và 82.6% giá trị. Với tỷ lệ thuốc trúng thầu như vậy về cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu điều trị trong năm của bệnh viện . Mặt khác cũng phản ảnh được công tác đấu thầu của Sở Y tế Nghệ An rất ổn định và có hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn 26 thuốc không trúng thầu , nguyên nhân có thể do thuốc đó co 56
  65. số lượng tham gia dự thầu ít, giá trị dự thầu thấp nên không có nhà thầu tham gia chào thầu. 4.2.2. So sánh theo cơ cấu nhóm tác dụng dược lý Các nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ thuốc trúng thầu tương đối cao, phần lớn tỷ lệ thuốc trúng thầu trong từng nhóm tác dụng dược lý đạt trên 80% về số khoản mục và trên 70% về giá trị. Nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ trúng thầu thấp nhất là nhóm thuốc dùng trong chẩn đoán chỉ đạt 33.3% về số khoản mục và 34.6% về giá trị. Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu chỉ đạt 33.3% số khoản mục và 47.7% về giá trị. Nhóm thuốc điều trị tai mũi họng- mắt chỉ đạt 66.7% số khoản mục và nhóm thuốc tác dụng trên đường máu chỉ đạt 64.9%. về giá trị. 4.2.3. So sánh giá thuốc trúng thầu với giá kế hoạch dự thầu Qua so sánh giữa giá thuốc trúng thầu và giá kế hoạch dự thầu cho thấy không có thuốc nào có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, điều này phù hợp với quy định của luật đấu thầu. Thuốc có giá trúng thầu thấp hơn giá kế hoạch chiếm số lượng lớn hơn nhiều, chiếm tới 81.7% . Thuốc có giá trúng thầu bằng giá kế hoạch chỉ chiếm 18.3%. Điều này cho thấy sự cạnh tranh công bằng giữa nhiều thuốc dẫn đến giá trúng thầu của thuốc sẽ giảm. 57
  66. KẾT LUẬN 1. Phân tích danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn năm 2015 Qua kết quả đấu thầu thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn cho thấy Sở Y tế Nghệ An đã phân chia gói thầu thuốc theo đúng quy định của thông tư 36: Gói thầu thuốc theo tên generic, gói thầu thuốc theo tên biệt dược và tương đương điều trị, gói thầu thuốc đông y, thuốc nguồn gốc từ dược liệu. Gói thầu thuốc theo tên generic được chia thành 5 phân nhóm thầu 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 và 1.5. Trong kết quả trúng thầu thuốc của bệnh viện , tổng 5 phân nhóm của gói thầu thuốc generic chiếm tỷ lệ cao với 83.3% số khoản mục và 71.2% tổng giá trị thuốc trúng thầu. Gói thầu thuốc đông y , thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chia thành 3 phân nhóm 3.1 và 3.2, chiếm 11.9% số khoản mục và 25.6% tổng giá trị . Gói thầu thuốc theo tên biệt dược, tương đương điều trị chiếm tỷ lệ thấp nhất , chỉ với 4.8% số khoản mục và 3.2% tổng giá trị thuốc trúng thầu. Thuốc trong nước trúng thầu chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc nhập khẩu , chiếm tới 72% số khoản mục thuốc trúng thầu và 70.4% tổng giá trị. Thuốc nhập khẩu có nguồn gốc Ấn Độ vẫn chiếm tỷ lệ cao với 33.7% tổng giá trị. Thuốc trúng thầu được chia thành các nhóm tác dụng dược lý khác nhau. Trong đó thuốc chiếm tỷ lệ cao là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, chiếm 22.2% số khoản mục và 33.9% tổng giá trị. Tiếp đến là thuốc thuốc tim mạch chiếm 11.6% số khoản mục và 9% tổng giá trị. Trong năm 2015, bệnh viện có tổng 40 nhà thầu trúng thầu , đa dạng cả trong tỉnh và ngoài tỉnh . Trong đó có 6 nhà thầu chính cung cấp gần 70% 58
  67. nhu cầu thuốc kế hoạch cho bệnh viện bao gồm Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Nghệ An chiếm tỷ trọng lớn nhất (27.4% tổng giá trị), tiếp đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh An, Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đồng Tâm, Công ty cổ phần Dược phẩm Tamy, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược phẩm TW1, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược phẩm TW2. Phân tích ABC cho thấy nhóm A chiếm 26.3% số lượng thuốc và 76.4% giá trị , nhóm B chiếm 36.01% số lượng và 19.9% giá trị, nhóm C chiếm 37.6% số lượng và 5.3% giá trị. 2. So sánh danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 với danh mục thuốc dự thầu năm 2015 Thuốc trúng thầu của bệnh viện đa khoa Anh Sơn năm 2015 đạt tỷ lệ cao với 92,2% số khoản mục và 82.6% giá trị thuốc. Trong đó thuốc đông y đạt tỷ lệ trúng thầu cao nhất về số khoản mục với 97.4% và thuốc theo tên biệt dược đạt tỷ lệ trúng thầu cao nhất về giá trị với 99%. Các nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ trúng thầu tương đối cao , phần lớn tỷ lệ thuốc trúng thầu trong từng nhóm tác dụng dược lý đạt trên 80% về số khoản mục và trên 70% về giá trị. Nhóm tác dụng dược lý có tỷ lệ trúng thầu thấp nhất là nhóm thuốc dùng trong chẩn đoán chỉ đạt 33.3% về số khoản mục và 34.6% về giá trị và Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu chỉ đạt 33.3% số khoản mục và 47.7% về giá trị. Đây là thuốc chuyên khoa có tỷ lệ sử dụng thấp nên có thể không có nhà thầu nào tham gia dự thầu thuốc này do không có lãi thậm chí lỗ khi cung ứng hàng. Không có thuốc nào có giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch, điều này 59
  68. cho thấy Sở Y tế Nghệ An đã thực hiện tốt các quy đinh trong luật đấu thầu. Thuốc có giá thấp hơn giá kế hoạch đề ra chiếm tỷ lệ cao với 81.7% số khoản mục thuốc trúng thầu, qua đây cho thấy giá thuốc có xu hướng giảm do các những quy định mới của các thông tư hướng dẫn đấu thầu gần đây. 60
  69. KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: *Đối với Sở Y tế - Tổ chức tập huấn về đấu thầu thuốc cho cán bộ tham gia công tác đấu thầu và các cơ sở khám chữa bệnh để nắm vững những quy định của Bộ Y tế, tổ chức đấu thầu hiệu quả, hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian đấu thầu - Có nhiều văn bản để hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh lập kế hoạch mua thuốc sát với nhu cầu thực tế. - Có sự phản hồi lại với cơ sở khám chữa bệnh để tránh sai sót trong công tác xây dựng và dự trù thuốc đấu thầu của đơn vị sau khi tổng hợp danh mục thuốc tham gia đấu thầu của các đơn vị. - Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện kết quả đấu thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Đánh giá quá trình đấu thầu thuốc, đúc rút kinh nghiệm để thực hiện công tác đấu thầu các năm tiếp theo tốt hơn. * Đối với Bệnh viện đa khoa huyện Anh sơn khi tiến hành lập danh mục kế hoạch cần: + Cập nhật liên tục các luật, thông tư, quyết định của Bộ Y tế về công tác đấu thấu thuốc tại các cơ sở y tế cũng như các hướng dẫn xây dựng danh mục thuốc đấu thầu hàng năm của Sở Y tế. + Xây dựng những tiêu chí, căn cứ để xây dựng danh mục sao cho đủ về số lượng và chất lượng tốt. + Cần có sự giám sát thường xuyên của HĐT& ĐT, sự phối hợp chặt chẽ của khoa lâm sàng và các trạm Y tế xã khi tham gia dự trù thuốc đấu thầu trong năm. Điều này cũng đòi hỏi sự quán triệt của lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo của Trung tâm Y tế huyện . 61
  70. + Xây dựng và thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị để hàng năm dễ dàng tổng hợp được nhu cầu sử dụng thuốc mới trong điều trị để tham gia đấu thầu. + Tổng kết , đánh giá kết quả thực hiện danh mục thuốc trúng thầu hàng năm, phân tích sự thay đổi của mô hình bệnh tật, các kỹ thuật mới có thể đưa vào sử dụng để xây dựng và điều chỉnh danh mục thuốc đấu thầu các năm tiếp theo cho phù hợp. 62
  71. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 22/ TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. 2. Bộ Y tế (2011), thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. 3. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012),Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT- BTC ngày 19/01/2012 Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. 4. Bộ Y tế (2013),Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 về việc Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 5. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2013),Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT- BTC ngày 11/11/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của thong tư liên tịch số 01/2012/TLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. 6. Bộ Y tế (2014), thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. 7. Chính phủ (2014), chiến lược quốc gia về phát triển nghành Dược Việt Nam giai đoạn 2020 và tầm nhìn đên 2030, Quyết định sô 68/QĐ – TTg. 8. Chính phủ (2006), Nghị đinh 79/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược 9. Chính phủ (2014), Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014. 10. Trương Quốc Cường [2012], Báo cáo kiện toàn công tác quản lý nhà nước về dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
  72. 11. Hoàng Thị Khánh (2013), Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại tỉnh Nghệ an giai đoạn 2009 đên 2012, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Quốc hội (2005), Luật dược số 34/2005/QH11. 13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. 14. Phạm Lương Sơn (2012), Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam ,Luận án tiến sĩ dược học bộ môn quản lý và kinh tế dược, trường Đại học Dược Hà Nội. 15. Trần Văn Tiến (2000), Bảo hiểm y tế Hàn Quốc, Tạp chí BHYTVN số 6 16. Nguyễn Thanh Tùng (2016), Phân tích kết quả thuốc trúng thầu tại Sở Y tế Nam Định năm 2015, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội 17. Lê Trọng Thủy(2016), So sánh kết quả đấu thầu của bệnh viện đa khoa tỉnh Yến Bái năm 2014 và 2015, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 18. Phạm Thị Hồng Thúy (2010), Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện trên địa bàn hai tỉnh Nghệ an và Thái Bình năm 2008- 2009, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Nguyễn Hữu Việt (2013), Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Hà Tĩnh 2012, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ CKI, Đại học Dược Hà Nội. 20. Ask(2014), Bảo hiểm xã hội Việt Nam: tập huấn công tác tham gia đấu thầu mua thuốc , Trang điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  73. Phụ lục Biểu mẫu thu thập dữ liệu chung STT Mã Tên Tên Hàm Đơn vị SĐ Cơ Nước Số Giá kế Thành Đơn Thành Gói Nhóm Công ty HH hoạt thuốc lượng, tính K sở SX lượng hoạch tiền giá tiền thầu TDDL trúng chất đường SX dự trù theo trúng năm thầu dùng, năm giá thầu 2015 cách 2015 KH năm dùng 2015