Luận văn Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phan_tich_danh_muc_thuoc_da_su_dung_tai_benh_vien_q.pdf
Nội dung text: Luận văn Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017
- BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2016 HÀ NỘI 2017
- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, là đơn vị khoa học, kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế, trong đó, thuốc là công cụ đắc lực cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất về điều trị, sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lý là yếu tố rất quan trọng. Hiện nay chi phí cho thuốc phòng và điều trị bệnh khá đắt, tại Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người trong năm của năm 2003 là khoảng 7,6 USD đến năm 2008 là 16,45 USD [24] và năm 2009 là 19,77 USD tăng 20,18% so với năm trước và tăng hơn 300% so với năm 2001. Sự phát triển của ngành công nghiệp dược đã mang lại lợi ích to lớn cho xã hội: Thuốc được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt hơn và mạng lưới cung ứng thuốc phát triển rộng khắp làm giảm tình trạng khan hiếm thuốc; Nhiều dược chất mới ra đời, nhiều dạng bào chế mới với những tính năng ưu việt đã góp công lớn vào những tiến bộ của ngành y. Theo báo cáo của Cục Quản Lý Dược, tính đến ngày 31/12/2010 đã có 25.497 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó có 12.244 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với 516 hoạt chất và 13.253 số đăng ký thuốc nước ngoài với 947 hoạt chất [22]. Tuy nhiên, sự đa dạng của thuốc cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa, sử dụng thuốc chữa bệnh trong các cơ sở y tế và có sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý. Theo báo cáo tình trạng sử dụng thuốc trên thế giới năm 2011 – WHO thì Sử dụng thuốc không hợp lý là lãng phí và có thể gậy hại cho cá nhân cộng đồng. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, là 1 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ, ước tính tổn hại khoảng 466 triệu Bảng ở Anh và Bắc Ai-Len và 5,6 triệu USD mỗi bệnh viện mỗi năm tại Mỹ. Tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng đáng kể trên toàn cầu, đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, phần lớn là do lạm dụng. 1
- Chi phí cho tình trạng kháng kháng sinh hàng năm là từ 4-5 tỷ USD ở Mỹ và khoảng 9 tỷ EUR ở châu Âu Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2011 của Cục Quản lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 59,5% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm. Những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng như: Thuốc không thiết yếu (thuốc không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, vitamin, khoáng chất được kê đơn không có mục đích rõ ràng, lạm dụng các kháng sinh thế hệ mới [30] Đối với mỗi Bệnh viện, một hệ thống danh mục thuốc (DMT) có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác khám chữa bệnh, giúp cho chu trình cung ứng thuốc, thông tin thuốc cũng như xử lý ADR sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra một DMT được xây dựng hợp lý sẽ giúp cho việc tư vấn, giáo dục về thuốc trọng tâm hơn và cải thiện được mức độ sẵn có của thuốc, từ đó giúp cho việc sử dụng thuốc trên người bệnh tốt hơn. Đối tượng phục vụ của Bệnh viện là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ Ủy ban nhân dân Quận 9và tiếp nhận khám chữa cho nhân dân trên địa bàn và nhân dân các khu vực lân cận có nhu cầu. Với trọng trách đó, công tác khám chữa bệnh và hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện cần được quan tâm nghiên cứu để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài:“Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng của Bệnh Viện Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015’’. Với các mục tiêu như sau: 1. Mô tả cơ cấu DMT đã sử dụng tại Bệnh viện Quận 9 năm 2015; 2. Phân tích ABC/VEN DMT đã được sử dụng tại bệnh viện Quận 9 năm 2015. 2
- Trên cơ sở đó đánh giá khái quát tính phù hợp của DMT đã sử dụng năm 2015 với DMT chủ yếu của Bộ Y tế và nguồn kinh phí bệnh viện để từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp cho hoạt động xây dựng Danh mục thuốc tại bệnh viện ngày càng thực tế và hiệu quả hơn. 3
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN DMT bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. DMTbệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT&ĐT bệnh viện. a. Nguyên tắc xây dựng danh mục - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; - Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; - Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; - Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. b. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục - Mô hình bệnh tật của bệnh viện; - Chất lượng, Hiệu quả và an toàn trong điều trị của thuốc; - Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể; - Căn cứ vào chi phí và chi phí – hiệu quả của thuốc; - Điều kiện, trang thiết bị chuyên môn con người để xử trí thuốc. c. Quy trình chọn lựa một số thuốc mới - Chỉ có Bác sĩ, Dược sĩ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ một dược phẩm; - Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của DTC; 4
- - Thành viên DTC đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin trong y văn và chuẩn bị một bản báo cáo viết; - Đưa ra những ý kiến đề xuất cho danh mục; - Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của DTC; - DTC chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên (việc đưa ra quyết định - Phổ biến quyết định của DTC đến tất cả các cá nhân liên quan. d. Duy trì một danh mục - Đánh giá những yêu cầu cần bổ sung mới và loại bỏ thuốc hiện có trong danh mục một cách thường xuyên; - Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị. e. Quản lý thuốc ngoài danh mục - Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục; - Hạn chế tiếp cận; - Lưu trữ hồ sơ yêu cầu đối với thuốc không nằm trong danh mục (tên thuốc, số lượng, chỉ định); - Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của DTC. f. Thuốc hạn chế sử dụng - Thuốc do bác sĩ chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chỉ dùng trong những tình trạng bệnh cụ thể; - Do DTC xác định và thực thi; - Quy định sử dụng hạn chế 1 số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc có dấu “ * ’’ và một số thuốc điều hòa miễn dịch; - Theo dõi sát sao đảm bảo sử dụng hợp lý. 5
- 1.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Trong bệnh viện chu trình cung ứng thuốc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác dược bệnh viện của khoa Dược, cung ứng thuốc gồm 4 hoạt động: - Lựa chọn thuốc (xây dựng danh mục thuốc) - Mua sắm - Cấp phát/ Tồn trữ - Sử dụng Chu trình cung ứng thực sự là một chu trình khép kín: Mỗi chức năng được cấu thành nên bởi chức năng trước là tiền đề cho chức năng sau. Sự lựa chọn phải được xây dựng trên kinh nghiệm thực tế về nhu cầu sức khỏe và sử dụng thuốc. Hoạt động mua thuốc là kết quả của quyết định lựa chọn. Trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện thì hoạt động lựa chọn xây dựng DMT là hoạt động đầu tiên nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện. Quy trình xây dựng DMT chính là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Thật lý tưởng nếu như DMT được xây dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp. DMT có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc trong bệnh viện, là cơ sở pháp lý để bệnh viện lựa chọn, xây dựng DMT cụ thể cho đơn vị mình. Tiêu chí xây dựng DMT của bệnh viện được dựa trên Thông tư số: 45/2013/TT- BYT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013 với các mục tiêu sau: - Đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người sử dụng; - Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng; - Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh; - Giá cả hợp lý; 6
- - Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn. Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng và khả năng cung ứng. Tóm lại các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT có thể được khái quát theo sơ đồ dưới đây: Mô hình bệnh Hướng dẫn điều tật tại BV trị Danh mục Trình độ TTY chuyên môn, kỹ thuật, kinh phí DMT chữa Khả năng chi trả bệnh chủ yếu của người bệnh, tại bệnh viện quỹ BHYT Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Danh mục thuốc bệnh viện Hình 1.1. Các yếu tố xây dựng Danh Mục Thuốc 1.2.1 Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật (MHBT) MHBTcủa một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai [11],[13]. Tuy nhiên, các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, huyết áp, tai nạn, chấn thương đang có xu hướng gia tăng. 7
- - MHBT của Bệnh viện Không giống MHBT ở cộng đồng, Bệnh viện (BV) là nơi khám và chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có một MHBT riêng do mỗi BV có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau với đặc điểm dân cư địa lý khác nhau. Đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong các tuyến y tế khác nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai loại MHBT bệnh viện theo hình 1.2 MHBT trong bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp BV xây dựng danh mục thuốc phù hợp. Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Viện MHBT của BV Đa Khoa MHBT của BV Chuyên Khoa, (Gồm các bệnh thông thường và Viện có giƣờng bệnh bệnh chuyên khoa) (Gồm các bệnh chủ yếu là bệnh chuyên khoa và bệnh thông thường) Hình 1.2. MHBT của hệ thống bệnh viện 1.2.2 Hƣớng dẫn điều trị chuẩn (STG) SGT (Phác đồ điều trị) là văn bản chuyên môn cótính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau. Theo WHO: Các tiêu chí của một SGT về thuốc gồm: - Hợp Lý: Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, còn hạn sử dụng; - An Toàn: Không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có tương tác thuốc; 8
- - Hiệu Quả: Dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định; - Kinh Tế: Chi phí điều trị thấp nhất. Nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng điều trị nếu như việc lựa chọn không dựa trên STG. Thật là lý tưởng nếu như DMT được xây dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp. Ở nhiều nước trên thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn những hướng dẫn điều trị hoặc những tài liệu tương tự để tham khảo và sử dụng. Mối quan hệ giữa STG, DMT và những tác động của chúng đối với việc sử dụng và dự trữ thuốc được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây. Danh Mục Bệnh thƣờng gặp Lựa Chọn Điều Trị Hƣớng Dẫn Điều DMT và Hƣớng Trị dẫn danh mục Giám Sát và Đào Chuẩn bị Ngân Tạo sách và Cung ứng thuốc Cải thiện Sử Dụng và khả năng Cung Ứng Hình 1.3. Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và phòng bệnh 9
- 1.2.3. DMT chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh DMT chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục TTY của Việt Nam và của WHO hiện hành. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật. Hiện nay, danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu đang được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh là danh mục thuốc Tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Thông tư số: 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. Trong đó bao gồm: 845 Hoạt chất, 1064 thuốc tân dược; 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Theo Thông tƣ 40: Việc lựa chọn thuốc thành phẩm để mua sắm, sử dụng cho người bệnh theo nguyên tắc: - Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic; - Thuốc đơn chất; - Thuốc sản xuất trong nước. 1.2.4. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC) Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện gồm IV Chương 15 điều. Hội đồng giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng, trong đó, dược sỹ tư vấn thuốc, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. a. Chức năng của HĐT&ĐT: Hội đồng có chức năng tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. b. Mục đích của HĐT&ĐT: đảm bảo người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc lựa chọn thuốc cần được cung ứng, giá cả, sử dụng. 10
- c. Nhiệm vụ của HĐT&ĐT(được ghi cụ thể từ điều 4 đến điều 9 trong thông tư): 1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện: Các tiêu chí lựa chọn thuốc; Lựa chọn các hướng dẫn điều trị làm cơ sở cho việc xây dưng danh mục thuốc; Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc; 2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: Nguyên tắc xây dựng danh mục; Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục; Các bước xây dựng danh mục; Tập huấn, hướng dẫn sử dụng danh mục; Đánh gía, sửa đổi, bổ sung danh mục. 3. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị: Nguyên tắc xây dựng HDĐT; Các bước xây dựng HDĐT; Triển khai thực hiện. 4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: Quá trình tồn trữ, bảo quản kê đơn, cấp phát và sử dụng; Áp dụng các phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị; Xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp. 5. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị: Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR; Tổ chức giám sát ADR; Triển khai hệ thống báo cáo ADR; Thông tin kịp thời ADR để rút kinh nghiệm; Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục dựa trên thông tin về ADR; Tổ chức tập huấn về ADR. 6. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc. Nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐT&ĐT chính là đánh giá, lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây 11
- dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. d. Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị Thông tư số 21/2013/TT-BYTquy định: Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau: - Chủ tịch Hội đồng: là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn; - Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện; - Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này; - Ủy viên gồm: + Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện; + Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng; + Trưởng phòng Tài chính – Kế toán. e. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 1. Hội đồng họp định kỳ hai tháng một lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng; 2. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm; 12
- 3. Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp; 4. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; 5. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng. Hoạt động của HĐT&ĐT đã bước đầu khẳng định được vai trò của khoa Dược bệnh viện trong việc hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. f. Vai trò DTC trong chu trình quản lý thuốc Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình: Lựa chọn DTC Sử dụng Mua thuốc Mua Thuốc Phân phối Hình 1.4. Sơ đồ chu trình quản lý thuốc 13
- 1.3. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở NƢỚC TA Tại Việt Nam những năm qua, công tác dược nói chung đã có những bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Dược được rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới để đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, đặc biệt là Luật Dược đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ 1/10/2005. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành công nghiệp Dược cũng có những phát triển vượt bậc. Ở Việt Nam, thị trường dược phẩm cũng rất phong phú, từ chỗ thiếu thuốc chủ yếu là nhập khẩu đến hết năm 2008 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của nhân dân, có khoảng 1.500 hoạt chất với khoảng 18.000 sản phẩm năm 2008 thì năm 2009 đã lên đến 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên công nghiệp Dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp Dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là Generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa [15]. Theo đánh giá của Bộ Y tế “ Ngành Dược đã có những thành tích nổi bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc trước đây” [11]. Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt 19,77USD, tăng 3,32% so với năm 2008. Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm 2009 gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với năm 2001. Trong đó nhập khẩu thuốc thành 14
- phẩm là 904,8 triệu USD, Vaccin, sinh phẩm y tế là 29,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD [15]. Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009 của Cục Quản lý Dược, hấu hết các bệnh viện đã xây dưng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành. Năm 2008 tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12.322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [24]. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chất lượng đã được nâng lên đáng kể và giá thành thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu cùng loại nhưng tại các bệnh viện, xu hướng sử dụng vẫn là các thuốc ngoại đắt tiền. Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội trong khối bệnh viện năm 2009, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54 [15]. Tuy nhiên thuốc nội chỉ chiếm 19-25% về giá trị tiền. Kết quả khảo sát tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy năm 2006 tỉ lệ thuốc ngoại chiếm 78,9% thuốc nội 21,1% mặc dù so với năm 2002 tỉ lệ thuốc nội trong DMT đã tăng từ 13,6% lên 21,1% .Tại BV Đa khoa Hải Dương năm 2004 tỷ lệ thuốc nội là 61,4% năm 2006 là 70%. Tại BV Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội tỷ lệ thuốc nội tăng trong 3 năm liên tiếp năm 2006 là 28,5%, năm 2007 là 31,9% đến 2008 đã là 33,4% [25]. Việc xây dựng DMT trong BV còn chưa chú trọng nhiều đến nguyên tắc “Ưu tiên chọn thuốc Generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nướcđạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP)”. Việc sử dụng thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại thuốc của một số công ty dược phẩm phân phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng thuốc tại các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người bệnhvà khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế. 15
- Thống kê của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế cho thấy, tính đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên đến hơn 1,696 triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008. Điều này có nghĩa tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh: Một là số lượng người bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn. Hai là giá thuốc tăng cao và kéo theo chi phí bỏ ra mua thuốc cũng tăng theo. Năm 2009 Quỹ Bảo hiểm y tế bị thâm hụt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng [15] [27]. Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện 103, bệnh viện K, bệnh viện E, bệnh viện Phụ sản TW, và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, bệnh viện đa khoa Hà Tây, bệnh viện Kiến An Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa Lào Cai, Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về 4 nội dung của chu trình cung ứng thuốc và đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc trong bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn. Tuy nhiên cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và việc lựa chọn thuốc nói riêng vẫn còn là một vấn đề nan giải, cần có những những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà là của toàn ngành Y tế. Trước những bất cập nói trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn có những đánh giá chính xác nhất về hoạt động xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện hiện nay, cụ thể là Bệnh viện Quận 9. 1.4. BỆNH VIỆN QUẬN 9 1.4.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện Quận 9 là bệnh viện tuyến quận, hạng 3, trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9.Có 100 giường bệnh, 16 khoa phòng trong đó gồm 09 khoa 16
- Lâm Sàng, 03 khoa Cận Lâm Sàng, 04 phòng Chức Năng. Với tổng số cán bộ viên chức làm việc là148người. 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ Bệnh viện đi vào hoạt động đã đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn quận, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ UBND Quận. Là một Bệnh viện Đa khoa hạng 3, bệnh viện có những nhiệm vụ chính sau: 1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh; 2. Đào tạo cán bộ Y tế; 3. Nghiên cứu khoa học về Y học; 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; 5. Phòng bệnh; 6. Hợp tác quốc tế; 7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện. 1.4.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện Quận 9 Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện đƣợc phân loại theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 Số lƣợt Tỷ lệ STT Nhóm bệnHh Mã ICD bệnh (%) nhân 1 Bệnh da và mô ngoài da L00-L99 2321 2,92 2 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết M05-M99 4023 5,05 3 Bệnh hệ hô hấp J02-J22 3.1672 39,78 4 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục N00-N82 3.664 4,60 5 Bệnh hệ tiêu hóa K02-K93 9.802 12,31 6 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 8.229 10,34 7 Bệnh hệ thần kinh G00-G13 510 0,64 17
- 8 Bệnh khối u C00-D89 39 0,05 9 Bệnh mắt và phần phụ của mắt H00-H32 2.396 3,01 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển 10 E00-E35 4.957 6,23 hóa 11 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng A06-A67 3.670 4,61 12 Bệnh tai và xương chũm H55-H99 863 1,08 Các nguyên nhân ngoại sinh của bệnh 13 V01-Y56 167 0,21 tật và tử vong Chấn thương, ngộ độc và một số hậu 14 S02-T98 2.073 2,60 quả khác do nguyên nhân bên ngoài Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ 15 P00-P08 1.083 1,36 chu sinh 16 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F09 78 0,10 17 Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản O03-O99 2.190 2,75 Triệu chứng, dấu hiệu và những phát 18 hiện lâm sàng bất thường, không phân loại ở phần khác R10-R09 1.209 1,52 Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và 19 tiếp xúc với cơ quan y tế Z00-Z23 665 0,84 Tổng 79.611 100 Kết quả bảng 1.1 cho thấy mô hình bệnh tật tại bệnh viện Quận 9 khá đa dạng. Trong đó: - Chiếm tỷ lệ cao nhất 39,78% là nhóm bệnh hô hấp. - Chiếm tỷ lệ cao thứ hai 12,31% là bệnh tiêu hóa. - Chiếm tỷ lệ cao thứ ba 10,34% là nhóm bệnh tuần hoàn. Như vậy, lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa vàbệnh tuần hoàn. 18
- Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU DMT bệnh viện Quận 9 đã sử dụng trong năm 2015, Bệnh viện Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Số liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên thống kê của bệnh viện từ 1 tháng 1 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Biến số nghiên cứu Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu Cách thu TT Tên biến số Định nghĩa Loại biến thập Căn cứ theo TT40/11/2014/TT-BYT chia thành Nhóm tác dụng 1 27 nhóm như Danh mục thuốc thuộc phạm vi Thứ hạng dược lý thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế Kinh phí sử dụng Tính theo công thức: 2 Liên tục của từng thuốc số lượng x đơn giá - Thuốc đơn thành phần: trong công thức có 1 hoạt chất có hoạt tính. 3 Thành phần thuốc - Thuốc đa thành phần: trong công thức có > 1 Nhị phân hoạt chất có hoạt tính. Nguồn gốc xuất - Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước. 4 Nhị phân xứ - Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài. - Thuốc có đường dùng là tiêm 5 Đường dùng - Thuốc có đường dùng là uống Thứ hạng - Thuốc có đường dùng khác Hồi cứu số - Thuốc biệt dược: Thuốc được xếp vào gói biệt liệu dược trong danh mục thuốc trúng thầu tại bệnh Nhóm Biệt viện năm 2015. 6 Nhị phân dược/INN - Thuốc generic: Thuốc được xếp vào gói thuốc generic trong danh mục thuốc trúng thầu tại bệnh viện năm 2015. Nhóm thuốc - Thuốc có hoạt chất và hàm lượng nằm trong thường/Gây các phụ lục 1, 2 và 3, 4 của thông tư 7 Nhị phân nghiện- hướng 19/2014/TT-BYT thần - Các thuốc còn lại - Thuốc hạng A (k: 0-75%) 8 Nhóm ABC - Thuốc hạng B (k: 75-90%) Thứ hạng - Thuốc hạng C (k>90%) - Thuốc nhóm V 9 Nhóm V, E, N - Thuốc nhóm E Thứ hạng - Thuốc nhóm N 19
- 2.3.2 Thiết kế nghiên cứu Đề tài tiến hành phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu các tài liệu thu thập được tại khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán, các khoa Lâm sàng của bệnh viện trong năm 2015. 2.3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu Thu thập các thông tin sẵn có: + Tại khoa Dược ta thu nhập số liệu qua: - Quyết định thành lập mới DTC năm 2013 (do có thay đổi một số vị trí lãnh đạo trước đó trong bệnh viện); - Toàn bộ biên bản họp của DTC về hoạt động xây dựng DMT và quản lý sử dụng DMT năm2015. - Bảng dự trù thuốc năm2015 của các khoa lâm sàng. - Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015. - DMT bệnh viện xây dựng năm 2014, 2015. - Báo cáo sử dụng thuốc (Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn) của năm 2015. - Sổ theo dõi ADR và sổ thông tin thuốc năm 2015. - Giấy đề nghị bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục của các khoa/phòng năm 2014, 2015. + Thu thập số liệu từ các khoa phòng khác: - Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2015 – Lưu tại phòng KHTH - Báo cáo tổng thu, tổng chi năm 2015 – Lưu tại phòng Tài chính kế toán - Khai thác phần mềm quản lý bệnh viện - tại phòng công nghệ thông tin / Phòng Kế hoạch tổng hợp 2.3.4. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch. Số liệu được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Sắp xếp theo mục đích phân tích, tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến. 20
- - Các số liệu trình bày bằng phần mềm Microsoft Word dưới dạng: bảng biểu, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ. 2.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DMT 2.4.1. Cơ cấu danh mục thuốc Các số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2015 trên cùng một bản tính Excell: Tên thuốc (cả Generic và biệt dược); nồng độ, hàm lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/phòng; nước sản xuất; nhà cung cấp. Dùng các hàm tính để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu. Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: + Xếp theo nhóm tác dụng dược lý + Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ngoại + Xếp theo tên Biệt dược gốc – tên Generic + Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần + Xếp theo DMT uống/tiêm (Dạng bàochế). + Xếp theo DMT gây nghiện, hướng thần/ thuốc thường (Quy chế chuyên môn) Tính tổng SLDM, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu. 2.4.2. Phân tích ABC: Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách [30]. Các bước tiến hành: Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm: 21
- + Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1,2,3 .N) + Số lượng các sản phẩm: qi Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. ci = gi x qi Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C = ci Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau: + Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền (có k từ 0 80%) + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền (có k từ 80 95%) + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền (có k > 95%) Bước 8: Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị. Lợi ích của phương pháp phân tích ABC: Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn và có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường, thông tin này được sử dụng để: - Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn; 22
- - Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế; - Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn; - Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT; - Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu của bệnh viện. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là các thuốc trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn [30] 2.4.3. Phân tích VEN Là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu [30] Theo thông tư số: 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: a. Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện; b. Thuốc E (Essential drugs): Là Thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện; 23
- c. Thuốc N (Non – Essential drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.[19] Các bước phân tích VEN: 1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, và N; 2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ: 3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp; 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị; 5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn; 6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N Trong đề tài, chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp phân tích ABC để phân tích các thuốc nhóm A theo phân loại ABC danh mục thuốc đã sử dụng. Phân tích VEN là do khoa Dược họp thống nhất DM thuốc trình HĐT& ĐT. 2.4.4. Trình bày số liệu Số liệu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word trong Windows bằng cách: 1. Lập bảng. 2. Mô hình hoá dưới dạng biểu đồ, đồ thị. 2.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU a. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phương pháp nhóm điều trị: Các thuốc được phân nhóm điều trị (Theo mã ATC – Giải phẫu, Điều trị, Hóa học) dựa trên danh mục thuốc chủ yếu sử dụng các cơ sở khám, chữa 24
- bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán ban hành theo thông tư số: 40/2014/TT-BYT ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2014. - Phân tích cơ cấu, giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp ABC. b. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ: - Thuốc sản xuất trong nước: Thuốc do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam sản xuất. - Thuốc nhập từ các nước phát triển: Thuốc được sản xuất tại các nước tham gia EMA, ICH, PIC/s (Theo danh sách được công bố trên Website của Cục quản lý Dược – BYT). - Thuốc nhập từ các nước đang phát triển: Bao gồm thuốc được sản xuất tại một số nước thuộc châu Á và châu Mỹ La tinh c. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo tên Biệt dược gốc và theo tên Generic: Thuốc mang tên biệt dược gốc được căn cứ theo danh mục do Bộ Y tế công bố từ đợt 1 (Tháng 10/2012) đến đợt 12 (Tháng 1/2015). d. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn – đa thành phần. e. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo dạng bào chế. f. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo quy chế chuyên môn. 25
- Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. CƠ CẤU DMT ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BV QUẬN 9 NĂM 2015 3.1.1.Theo nhóm dƣợc lý Phân tích Danh mục thuốc và Danh mục thuốc tiêu thụ sẽ cho các nhà quản lý nắm rõ được tình hình sử dụng thuốc trong năm vừa qua. Kết quả phân tích danh mục thuốc và danh mục thuốc tiêu thụ năm 2015 được trình bày trong bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1. Cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm 2015 Đơn vị tính: VN đồng ST SLD TL Nhóm thuốc Giá trị TL (%) T M (%) 1 Đông Y thành phẩm 21 5.50 1,126,360,114.00 6.82 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng 2 19 4.97 374,554,910.00 2.27 acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác Hocmon và các thuốc tác 3 động vào hệ thống nội 23 6.02 1,045,379,466.00 6.33 tiết 4 Khoáng chất và vitamin 20 5.24 473,159,057.00 2.87 5 Nhóm khác 32 8.38 537,400,621.00 3.26 Thuốc chống dị ứng và 6 dùng trong các trường 6 1.57 358,271,597.00 2.17 hợp quá mẫn 7 Thuốc chống parkinson 1 0.26 26,002,331.00 0.16 Thuốc chống rối loạn tâm 8 7 1.83 59,085,919.00 0.36 thần 26
- Thuốc có tác dụng thúc 9 đẻ, cầm máu sau đẻ và 2 0.52 53,870,700.00 0.33 chống đẻ non Thuốc điều trị bệnh 10 1 0.26 3,268,860.00 0.02 đường tiết niệu Thuốc điều trị bệnh mắt, 11 3 0.79 373,697,055.00 2.26 tai mũi họng Thuốc điều trị đau nửa 12 1 0.26 21,932,800.00 0.13 đầu Thuốc điều trị ký sinh 13 trùng, chống nhiễm 62 16.23 3,460,372,088.00 20.96 khuẩn 14 Thuốc đường tiêu hóa 36 9.42 3,865,391,903.00 23.42 15 Thuốc gây tê, mê 3 0.79 148,362.00 0.001 Thuốc giải độc và các 16 thuốc dùng trong trường 6 1.57 702,048,374.00 4.25 hợp ngộ độc Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không 17 44 11.52 1,460,632,519.00 8.85 steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp Thuốc giãn cơ và ức chế 18 4 1.05 11,292,076.00 0.07 cholinesterase 19 Thuốc lợi tiểu 3 0.79 61,533,008.00 0.37 Thuốc tác dụng đối với 20 9 2.36 196,714,786.00 1.19 máu Thuốc tác dụng trên 21 13 3.40 463,639,599.00 2.81 đường hô hấp 22 Thuốc tim mạch 66 17.28 1,830,728,042.00 11.09 Tổng 382 100 16,496,484,187.00 100 27
- 4.500.000.000 4.000.000.000 3.500.000.000 3.000.000.000 2.500.000.000 2.000.000.000 1.500.000.000 1.000.000.000 500.000.000 000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Hình 3.1: Biểu đồ minh họa giá trị của từng nhóm thuốc (VNĐ) Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện được chia thành 22 nhóm dược lý, gồm 382 thuốc (đơn chất, hợp chất). Số lượng thuốc (đơn chất và hợp chất) của các nhóm thuốc trong danh mục thuốc của bệnh viện năm 2015 rất khác nhau. Nhóm thuốc tim mạch là nhóm thuốc có số danh mục thuốc nhiều nhất: 66 thuốc chiếm 17,28% số mặt hàng với giá trị sử dụng lên tới gần 2 tỷ đồng chiếm 11,10% giá trị. Nhóm thuốc đường tiêu hóa là nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất trong danh mục với gần 4 tỷ đồng chiếm 23,43% giá trị. 3.1.2. Theo nhóm thuốc chính trong danh mục thuốc của bệnh viện: Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy cơ cấu và giá trị của 5 nhóm thuốc chính và cũng được sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện trong năm qua 28
- Bảng 3.2. Năm nhóm thuốc chính trong DMT của bệnh viện Đơn vị tính: VN đồng STT Nhóm thuốc SLDM TL % Giá trị TL % 1 Thuốc tim mạch 66 17.28 1,830,728,042.00 11.10 Thuốc điều trị 2 KST, chống 62 16.23 3,460,372,088.00 20.98 nhiễm khuẩn Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 3 không steroid, 44 11.52 1,460,632,519.00 8.85 thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp Thuốc đường 4 36 9.42 3,865,391,903.00 23.43 tiêu hóa Hocmon và các thuốc tác động 5 23 6.02 1,045,379,466.00 6.34 vào hệ thống nội tiết Tổng 231 60.47 11,662,504,018.00 70.7 Nhận xét: Chỉ riêng 5 nhóm thuốc chính đã chiếm 60,47% SLDM và 70.7% về giá trị. Như vậy số lượng thuốc ở mỗi nhóm là rất khác nhau, sự khác nhau này do số lượng mắc của mỗi chương bệnh có liên quan tới nhóm thuốc điều trị và phác đồ điều trị. 29
- 3.1.3.Theo cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ Cơ cấu theo nguồn gốc, xuất xứ của các thuốc được tiêu thụ tại bệnh viện được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Đơn vị tính: VN đồng TL STT Nhóm thuốc SLDM TL % Giá trị % 1 Thuốc SX trong nước 244 63.87 7,164,816,817.00 43.43 2 Thuốc nhập khẩu 138 36.13 9,331,667,370.00 56.57 Tổng 382 100 16,496,484,187.00 100 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được minh họa qua các biểu đồ sau: 300 244 138 200 36,13 100 63,87 Nhập khẩu 0 Sản xuất trong nước SLDM %SLDM Hình 3.2. Biểu đồ SLDM và tỷ lệ % SLDM thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Tỷ lệ % 43,43 56,57 Sản xuất trong nước Nhập khẩu Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ %GTSD thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 30
- Nhận xét: Khi xây dựng DMT, bệnh viện chỉ đưa ra danh mục hoạt chất, thuốc Generic và tên chung quốc tế thuốc theo thông tư số:45/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành, BV đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc nội. Tuy nhiên khi đấu thầu kết quả phụ thuộc rất lớn vào cách đánh giá và phương pháp tính cho điểm các mặt hàng thuốc trúng thầu. Qua Bảng 3.5 trên ta có thể nhận thấy: - Số lượng danh mục thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu có sự chênh lệch 27,74% (63,87% so với 36,13%) tuy nhiên giá trị sử dụng thì lại chênh lệch ít 13,14% (43,43% so với 56,57% ), tức là số tiền mua thuốc nội chiếm khoảng 43,43% tổng số tiền mua thuốc của bệnh viện. - Như vậy có thể thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình đấu thầu và xét thầu 3.1.4.Cơ cấu thuốc ngoại nhập Trong số các thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển. Tỷ lệ các thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển được thể hiện tại Bảng 3.4 sau: Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc ngoại nhập trong DMT bệnh viện Đơn vị tính: VN đồng TL STT Nhóm thuốc SLDM Giá trị TL % % Nhập từ các nước 1 300 78.53 13,761,793,157.00 83.55 đang phát triển Nhập từ các nước 2 82 21.47 2,734,691,030.00 16.45 phát triển Tổng 382 100 16,496,484,187.00 100 31
- Nhận xét: Trong số các thuốc nhập khẩu, số thuốc có xuất xứ từ các nướcphát triển như: Anh, Pháp, Đức chiếm tỷ lệ21,47% SLDM,về giá trị chiếm 16,45%. Những thuốc này về chất lượng được khẳng định qua uy tín của nhà sản xuất và cung ứng. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước đang phát triển chiếm 78,53% về SLDM, chiếm 83,55% về giá trị. Điều này chứng tỏ rằng hiện nay các công ty có xu hướng nhập thuốc từ các nước đang phát triển đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan và các thuốc này được các bác sĩ trong viện kê rất nhiều. 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo tên Biệt dƣợc gốc-tên Generic Quá trình phân tích được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.5. Cơ cấu và giá trị thuốc theo tên thƣơng mại, tên gốc STT Nhóm thuốc SLDM TL % Giá trịđồng TL % 1 Thuốc tên gốc 57 14,92 452.912.447,00 2,75 Thuốc tên 2 325 85,08 16.016.571.740,00 97,25 thương mại Tổng 382 100 16.469.484.187,00 100 350 325 300 250 200 Thuốc theo tên biệt dược Thuốc theo tên Generic 150 100 85,08 57 50 14,92 0 SLDM Tỷ lệ % Hình 3.4. Biểu đồ SLDM và tỷ lệ % thuốc theo tên thƣơng mại, tên gốc 32
- Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy thuốc theo tên thương mại của BV Quận 9 có số lượng danh mục rất cao chiếm 85,08% số lượng và chiếm 97,25% giá trị sử dụng. Điều này phù hợp với quy định của Bộ Y tế. 3.1.6. Cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần Số liệu thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT được thể hiện qua bảng 3.6 sau: Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần STT Nhóm thuốc SLDM TL % Giá trịđồng TL % 1 Thuốc đơn thành phần 317 82.98 13,395,806,105.00 81.34 2 Thuốc đa thành phần 65 17.02 3,073,678,082.00 18.66 Tổng 382 100 16,469,484,187.00 100 18.66 81.34 Thuốc đơn thành phần Thuốc đa thành phần Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ % giá trị thuốc đơn-đa thành phần Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy thuốc đơn thành phần trong DMT của BV Quận 9 có số lượng danh mục rất cao chiếm 82,98% số lượng và chiếm 81,34% giá trị sử dụng. Điều này phù hợp với quy định của Bộ Y tế và cho thấy các Bác sĩ đã rất chú trọng dùng thuốc đơn thành phần. Thuốc đa thành phần chủ yếu là các thuốc thuộc nhóm vitamin, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. 3.1.7. Cơ cấu thuốc theo các dạng bào chế 33
- Số liệu được phân tích qua bảng sau: Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc uống thuốc tiêm và các dạng bào chế khác STT Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Giá trị đồng Tỷ lệ % 1 Đường tiêm, truyền 62 16.23 1,874,732,253.00 11.38 2 Khác 320 83.77 14,594,751,934.00 88.62 Tổng 382 100 16,469,484,187.00 100 14,62 Thuốc uống 11,38 Thuốc tiêm-tiêm truyền 74 Các dạng khác Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ % GTSD thuốc theo dạng bào chế Nhận xét: Quy chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh.” Trong DMT của BV Quận 9 thì tỷ lệ thuốc uống cao hơn nhiều so với thuốc tiêm về SLDM cũng như giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy bệnh viện đã thực hiện tốt quy chế sử dụng thuốc nội trú mà BYT đã ban hành, một bệnh viện tuyến quận việc dùng thuốc uống chủ yếu là hợp lý. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điều trị.Tuy nhiên các thuốc sử dụng cho dạng này đều là những thuốc đắt tiền. 3.1.8. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn 34
- Dựa vào danh mục thuốc gây nghiện được ban hành theo Thông tư số: 19/2014/TT-BYT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2014 và qua quá trình xử lý số liệu của DMT bệnh viện Quận 9 ta thu được bảng cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn như sau: Bảng 3.8. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn Tỷ lệ STT Nhóm thuốc SLDM Giá trịđồng Tỷ lệ % % Thuốc gây 1 nghiện,hướng tâm 2 0.52 8,647,200.00 0.05 thần, tiền chất 2 Thuốc thường 380 99.48 16,460,836,987.00 99.55 Tổng số 382 100 16,469,484,187.00 100 Nhận xét: BV Quận 9 là bệnh viện đa khoa tuyến quận có rất ít trường hợp cấp cứu, phẫu thuật vì vậy tỷ lệ thuốc gây nghiện-hướng tâm thần-tiền chất số lượng ít là hợp lý.Tuy nhiên BV đã thực hiện tốt quy chế quản lý Dược về thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần, bệnh viện luôn tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong tất cả các khâu từ dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sổ sách bảo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần đảm bảo sử dụng thuốc, hợp lý, an toàn và hiệu quả. 3.1.9. Cơ cấu tiền mua thuốc của bệnh viện Bảng 3.9. Cơ cấu nguồn tiền mua thuốc của Bệnh viện Nguồn thu Giá trị đồng Tỷ lệ (%) Ngân sách nhà nước 8.036.000.000,00 17,17 Thu từ hoạt động sự nghiệp 37.887.000.000,00 80,96 Thu khác 877.000.000,00 1,87 Tổng thu 46.800.000.000,00 100 35
- Nhận xét: Nguồn tiền mua thuốc bệnh viện chủ yếu là quỹ bảo hiểm y tế. Vì vậy một kế hoạch phân bổ nguồn tài chính hợp lý sẽ giúp cho các hoạt động của bệnh viện được thuận lợi. Đối với một bệnh viện bên cạnh chi phí dành cho thuốc trong điều trị, thì các chi phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng là những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng. 3.1.10. Kinh phí mua thuốc của bệnh viện Kinh phí mua thuốc của bệnh viện được trình bày theo bảng sau Bảng 3.10. Tổng giá trị tiền thuốc năm 2015 STT Nội dung Giá trị đồng 1 Tổng kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh 39,985,000,000 viện trong năm 2 Tổng số tiền mua thuốc của bệnh viện trong năm 16,469,484,187 3 TL % của tiền mua thuốc trên tổng kinh phí của BV 41,19% Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.10 ta thấy tổng số tiền thuốc/ tổng chi phí của bệnh viện năm 2015 là 41,18%. Tỷ lệ số tiền mua thuốc như trên cao hơn khuyến cáo của WHO (Chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên ở mức 25% so với tổng chi phí điều trị). Bệnh viện cần có kế hoạch tài chính cụ thể về phân bổ ngân sách phù hợp cho thuốc và tập trung ngân sách cho hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện. 3.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN DMT CỦA BỆNH VIỆN 3.2.1. Phân tích DMT theo phân loại ABC Phân tích ABC với danh mục thuốc tiêu thụ năm 2015 để phân tích ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Phân hạng sản phẩm như sau: + Hạng A: gồm sản phẩm chiếm từ 75% - 80% tổng giá trị tiền 36
- + Hạng B: gồm sản phẩm chiếm từ 15% - 20% tổng giá trị tiền + Hạng C: gồm sản phẩm chiếm từ 5% - 10% tổng giá trị tiền Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài thu được kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.11. Cơ cấu nhóm thuốc ABC Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Hạng SLDM Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % A 61 15.97 13,307,289,688.00 80.67 B 82 21.47 2,483,586,047.00 15.06 C 239 62.57 705,608,452.00 4.28 Tổng 382 100 16,469,484,187.00 100 Nhận xét: Nhóm thuốc A có 61 thuốc chiếm 15,97%SLDM, nhóm thuốc B có 82 thuốc chiếm 21,47% SLDM, nhóm thuốcCcó 239 thuốc chiếm 62,57% SLDM. Nhóm A có giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng(chiếm 80,67%), nhóm B có giá trị hơn 2 tỷ đồng (chiếm 15.06%), nhóm C có giá trị khoảng hơn 705 triệu đồng (chiếm 4,28%). Phân tích ABCcho thấy nhóm thuốc A chỉ chiếm 15,97% SLDM nhưng lại chiếm 80,67% giá trị sử dụng. Như vậy cần tiến hành phân tích sâu nhóm thuốc A để đánh giá tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện. 3.2.2. Khoản mục thuốc trong nhóm A Nhóm thuốc A là tập hợp các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất. Tiến hành phân tích sâu hơn nhóm thuốc A, ta có các số liệu sau: 37
- a. Phân tích nhóm dƣợc lý và giá trị sử dụng của những thuốc của nhóm A: Bảng 3.12. Phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A SK Tỷ lệ Tỷ lệ Nhóm thuốc Giá trịđồng STT M (%) (%) 1 Đông Y thành phẩm 5 8.20 811,254,547.00 6.10 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai 2 3 4.92 511,496,955.00 3.84 mũi họng Hocmon và các thuốc tác động 3 5 8.20 818,891,644.00 6.15 vào hệ thống nội tiết Dung dịch điều chỉnh nước, 4 điện giải, cân bằng acid-base và 1 1.64 303,630,000.00 2.28 các dung dịch tiêm truyền khác 5 Khoáng chất và vitamin 2 3.28 384,724,377.00 2.89 Thuốc chống dị ứng và dùng 6 1 1.64 341,027,089.00 2.56 trong các trường hợp quá mẫn Thuốc giải độc và các thuốc 7 2 3.28 676,404,736.00 5.08 dùng trong trường hợp ngộ độc Thuốc điều trị ký sinh trùng, 8 14 22.95 2,796,807,184.00 21.02 chống nhiễm khuẩn 9 Thuốc đường tiêu hóa 7 11.48 3,502,067,902.00 26.32 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống 10 viêm không steroid, Thuốc điều 6 9.84 1,061,587,274.00 7.98 trị gút và các bệnh xương khớp Thuốc tác dụng trên đường hô 11 1 1.64 413,791,550.00 3.11 hấp 12 Nhóm khác 3 4.92 232,726,053.00 1.75 13 Thuốc tim mạch 9 14.75 1,311,632,277.00 9.86 14 Thuốc lợi tiểu 1 1.64 61,382,100.00 0.46 15 Thuốc tác dụng với máu 1 1.64 79,866,000.00 0.60 13,307,289,688.0 Tổng 61 100 100 0 38
- Các biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM của các phân nhóm điều trị trong nhóm A: 1,64 1,64 1,64 4,92 8,2 1 4,92 14,75 2 8,2 3 1,64 3,28 4 1,64 5 9,84 3,28 6 7 22,95 8 11,48 9 10 11 12 13 14 15 Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu % SLDM của các phân nhóm của nhóm A Nhận xét: Các thuốc thuộc nhóm A được phân thành 15 nhóm điều trị. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao nhất, gồm 14 mặt hàng và chiếm 22,95% số lượng danh mục trong nhóm A. Năm nhóm thuốc chính trong danh mục thuốc của bệnh viện cũng đều chiếm 5 vị trí đầu trong bảng phân tích. Các biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy cơ cấu về giá trị các phân nhóm điều trị trong nhóm A. 39
- Giá trị 4.000.000.000 3.500.000.000 3.000.000.000 2.500.000.000 2.000.000.000 1.500.000.000 1.000.000.000 500.000.000 000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu Giá trị của các phân nhóm của nhómA Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy 5 nhóm thuốc chính trong DMT của BV đều chiếm 5 vị trí dẫn đầu kể cả về số lượng mặt hàng cũng như về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc tiêu hóa; nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, nhiễm khuẩn; nhóm tim mạch; nhóm thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm không Steroid, thuốc điều trị Gut và bệnh xương khớp; hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. Nhóm thuốc Đông Y cũng chiếm 8,20% SLDM, 6,10% giá trị sử dụng trong phân nhóm A, cần cân nhắc giảm bớt sử dụng các thuốc bổ gan, thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc trợ sức chiết xuất từ bèo hoa dâu, để giảm bớt tỉ lệ ngân sách. Tăng cường chi phí cho những thuốc điều trị khác. b.Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất: 40
- Bảng 3.13. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất Thành tiền STT Tên thuốc Tên hoạt chất Tỷ lệ % (VNĐ) 1 Sagacid Pantoprazole 40mg 1,250,624,367 20.24 Amoxicillin + 2 Trimoxtal 875/125 1,072,778,000 17.36 Sulbactam Amoxicyclin 3 Klamentin 250mg 250mg+ Acid 977,939,025 15.83 clavulanic 31.25mg 4 Sucrate gel 1g5ml Sucralfat 606,208,000 9.81 5 Amedolfen 100mg Flurbiprofen natri 459,941,886 7.44 Bột chiết bèo hoa 6 MediPhylamin 451,199,632 7.30 dâu 500mg Carbocistein + 7 Casalmux 413,791,550 6.70 Salbutamol 8 Lexvotene-S Levocetirizin 341.027,089 5.52 9 Refortan Hydroxyethyl 303,630,000 4.91 10 Glupin CR Glipizid 301,240,899 4.88 Tổng 6,178,380,448 100% Nhận xét: Trong mười khoản mục thuốc được sử dụng nhiều nhất thì có 2 thuốc là kháng sinh điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn; 2 thuốc điều trị đường tiêu hóa; 1 thuốc trong nhóm Đông Y, 1 thuốc thuộc nhóm điều trị tác dụng trên đường hô hấp, 1 thuốc thuộc nhóm tác dụng đối với máu, 1 thuốc thuộc nhóm tác dụng vào hệ thống nội tiết, 1 thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt,1 thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và dùng trong những trường hợp quá mẫn. 3.2.3. Cơ cấu nguồn gốc xuất xứ các thuốc nhóm A Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ được thể hiện qua bảng 3.14 sau: 41
- Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc nhómA về nguồn gốc xuất xứ Tỷ lệ Tỷ lệ STT Nhóm thuốc SLDM Giá trị đồng % % Sản xuất trong 1 25 41 5,491,378,610.00 41.27 nước 2 Nhập khẩu 36 59 7,815,911,078.00 58,73 Tổng 61 100 13,307,289,688.00 100 Nhận xét: Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc nhóm A chủ yếu là thuốc sản xuất nhập khẩu nước ngoài chiếm 59% số lượng mặt hàng với giá trị sử dụng là 58,73%. Còn thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 41% SLDM và giá trị chỉ có 41,27%, như vậy thuốc sản xuất ở nước ngoài có SLDM và Giá trị sử dụng cao hơn nhiều so với thuốc sản xuất trong nước. Ta phân tích thêm về nguồn gốc xuất xứ của số thuốc nhập khẩu của nhóm A. 3.2.4. Nguồn gốc xuất xứ thuốc Nhóm A nhập khẩu Bảng 3.15. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc ngoại nhập nhóm A STT Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Giá trịđồng Tỷ lệ % 1 Sản xuất trong nước 25 41 5,491,378,610.00 41.27 2 Nhập khẩu 36 59 7,815,911,078.00 58,73 Tổng 61 100 13,307,289,688.00 100 Nhận xét: Qua các phân tích trên ta nhận thấy trong danh mục thuốc của bệnh viện, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm phần nhỏ về giá trị sử dụng (41,27% giá trị trên toàn bộ kinh phí của thuốc nhóm A), điều này chưa phù hợp với quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước theo Thông tư của BYT 42
- Mặt khác, các thuốc nhập ngoại chủ yếu được nhập từ các nước đang phát triển và về giá trị nó chiếm tới 59%SLDM và chiếm 58,73% giá trị thuốc nhập khẩu của nhóm A. Điều này một lần nữa chứng tỏ các thuốc nhập từ các nước đang phát triển đang được sử dụng nhiều trong bệnh viện. 3.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phƣơng pháp VEN Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN Số thuốc Thành tiền Nhóm Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ % V 17 4,45 170.064.823 1,03 E 354 92,67 15.936.137.344 96,60 N 11 2,88 390.282.020 2,37 Tổng 382 100 16.496.484.187 100 Phân tích VEN theo giá trị sử dụng (%) 2,37 1,03% V E N 96,60% Hình 3.9.Biểu đồ kết quả phân tích VEN theo giá trị sử dụng Nhận xét: Kết quả phân tích VEN cho thấy: - Nhóm Echiếm tỷ lệ cao nhất gồm 354 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 92,67% và chiếm 96,60% tổng giá trị sử dụng. - Nhóm V gồm 17 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 4,45% và chiếm 1,03% tổng giá trị sử dụng. 43
- - Nhóm N gồm 11 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 2,88% và chiếm 2,37% tổng giá trị sử dụng. Để quản lý tốt công tác sử dụng thuốc thì các thuốc nhóm E phải được HĐT&ĐT đặc biệt quan tâm trong xây dựng danh mục thuốc năm 2016 vì nhóm E chiếm phần lớn chi phí sử dụng thuốc. 3.4. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN Sau khi phân tích ma trận ABC/VEN, thu được kết quả trong bảng 3.17 Bảng 3.17. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN Số thuốc Thành tiền Nhóm Số khoản Giá trị sử dụng Tỷ lệ % Tỷ lệ % mục (VNĐ) V 4 1.05 116,933,338 0.71 A E 53 13.87 12,895,606,118 78.30 N 4 1.05 268,452,592 1.63 V 8 2.09 32,938,968 0.20 B E 71 18.59 2,368,311,826 14.38 N 3 0.79 82,347,421 0.50 V 5 1.31 19,763,381 0.12 C E 230 60.21 645,603,780 3.92 N 4 1.05 39,526,762 0.24 Tổng 382 100 16,469,484,187 100 Nhận xét: Nhìn chung ở cả 3 hạng A, B, C, thuốc nhóm E chiếm số lượng khoản mục thuốc nhiều nhất (53/61 khoản mục thuốc hạng A, 71/82 khoản mục thuốc hạng B, 230/239 khoản mục thuốc hạng C). Thuốc nhóm N có số lượng ít nhất (hạng A chiếm 1,63%, hạng B chiếm 0,5%, hạng C chiếm 0,24%). Về giá giá trị sử dụng, trong cả 3 hạng A,B,C thuốc nhóm E đều có giá trị sử dụng lớn nhất. Với mong muốn giảm chi phí ở các thuốc hạng AN, đề tài phân tích thêm nhóm AN theo nhóm tác dụng dược lý. 44
- Cơ cấu nhóm AN theo nhóm tác dụng điều trị Đặc biệt đề tài đi sâu vào phân tích cơ cấu theo tác dụng điều trị nhóm thuốc AN gồm những thuốc không thiết yếu nhưng giá trị sử dụng lớn, kết quả thu được qua bảng 3.18 Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc AN theo nhóm tác dụng điều trị Số Giá trị sử dụng TT Nhóm thuốc TL% TL% KM (VNĐ) Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không 1 1 25 79,998,872 29.8 steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp 2 Khoáng chất và vitamin 2 50 114,629,257 42.7 3 Đông y thành phẩm 1 25 73,824,463 27.5 Tổng 4 100 268,452,592 100 Nhận xét: Qua kết quả phân tích, nhóm N trong hạng A gồm có 03 nhóm thuốc tác dụng dược lý. Các thuốc thuộc nhóm AN đều là các thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị, giới hạn chỉ định trong phạm vi quyết toán của BHYT. 45
- Chƣơng 4: BÀN LUẬN Xây dựng DMT bệnh viện là nền tảng cho việc quản lý được tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế. DMT bệnh viện cần phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể và các tiêu chí lựa chọn rõ ràng. BV Quận 9 đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng DMT như: chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện); chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên; thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa Dược (Phó chủ tịch thường trực HĐT&ĐT) có trách nhiệm tổng hợp và đưa ra bàn thảo tại các cuộc họp của HĐT&ĐT; quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét đưa thêm một số nguyên tắc quan trọng khác trong quản lý DMT để góp phần thực hiện tốt chính sách thuốc quốc gia như: - Thuốc được lựa chọn vào DMT nên đưa theo tên gốc (tên chung quốc tế). Việc sử dụng tên biệt dược là chính đáng nếu tương đương sinh học và tương đương điều trị của các biệt dược là khác nhau do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. - Các thuốc phối hợp nếu đưa vào DMT phải có các tài liệu chứng minh các thành phần trong thuốc là thích hợp. Không bổ sung thuốc phối hợp nếu không chứng minh được sự vượt trội của các thuốc phối hợp so với các thuốc đơn lẻ. 46
- - DMT nên được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn điều trị của các bệnh thường gặp (nếu có). - Duy trì tính minh bạch và hợp lý trong quá trình xây dựng DMT. Chỉ cần nhắc bổ sung thuốc từ phía các nhân viên y tế chứ không phải công ty dược. Mặt khác, các quy định mà bệnh viện đã đưa ra chỉ mang tính chất chung chung mà chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể nào.Vì vậy, HĐT&ĐT của bệnh viện cần xây dựng tất cả các quy trình hướng dẫn chuẩn để việc xây dựng và quản lý DMT bệnh viện được tốt hơn. Ví dụ trong việc bổ sung hay loại bỏ 1 thuốc bệnh viện cần quy định: - Yêu cầu bổ sung hay loại bỏ thuốc khỏi DMT nên được yêu cầu thông qua một bản để nghị; - Bản yêu cầu được gửi tới Phó chủ tịch thường trực HĐT&ĐT, nếu đã được điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, được chuyển tới đơn vị thông tin thuốc hoặc dược sĩ chịu trách nhiệm về Dược lâm sàng - thông tin thuốc; - Tổ thông tin thuốc tìm kiếm các thông tin để đánh giá thuốc mới được yêu cầu với các thuốc đã có trong DMT có cùng chỉ định. Mục tiêu so sánh là hiệu quả, độ an toàn và giá; - Bản đánh giá được trình bày tại cuộc họp của HĐT&ĐT; - Nếu thuốc mới được chứng minh tối ưu hơn thuốc đã có trong DMT hoặc đó là thuốc còn trong thời gian bảo hộ bản quyền thì nên đồng ý bổ sung; - Các thuốc trong DMT nếu thấy không phù hợp hoặc không cần thiết thì nên loại khỏi DMT. Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn các thuốc vào trong danh mục hoạt chất bệnh viện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử dụng của các bác sĩ và các thông tin thu thập của Trưởng khoa Dược. Chủ yếu các thành viên trong HĐT&ĐT chỉ quan tâm đến việc lựa chọn thuốc theo nhu cầu dựa trên kinh 47
- phí dành cho thuốc của bệnh viện và thuốc phải được BHYT chi trả nghĩa là thuốc phải có trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế mà ít quan tâm đến tính phù hợp và tính hiệu quả - an toàn của các thuốc. Tuy nhiên, để có được một DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, HĐT&ĐT của bệnh viện cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá lựa chọn các thuốc vào DMT bệnh viện một cách thống nhất và đầy đủ. Bệnh viện Quận 9 xây dựng DMT dựa trên DMT trúng thầu của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và dựa trên DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Danh mục thuốc năm 2015 của BV Quận 9 được đánh giá là hợp lý với nhu cầu điều trị thực tế của bệnh viện. DMT sử dụng tại BV Quận 9 năm 2015 bao gồm 382 thuốc phân thành 22 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 23,43% về giá trị sử dụng. Nhóm điều trị chống ký sinh trùng và nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 20,98% về giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao như: thuốc tim mạch 11,10%; thuốc giảm đau, hạ sốt 8,85%; Đông y thành phẩm 6,83%; hocmon và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết 6,34%. Là những nhóm thuốc có số lượng danh mục và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao. Do tính đặc thù của bệnh viện đa khoa tuyến quận nên việc các thuốc trong DMT chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc trên là hợp lý. Thực hiện ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước là một trong những nguyên tắc mà Bộ Y tế đặt ra trong lựa chon thành phần sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [18]. Ta thấy tỷ lệ thuốc nội trong DMT của bệnh viện sử dụng trong năm chiếm tỷ lệ 63.87% SLDM với giá trị là 43.43%. Bệnh viện Quận 9 là BV tuyến quận, hạng 3, nên chỉ điều trị những bệnh thông thường, trong thực tế nhiều bác sĩ chỉ thích dùng hàng ngoại nên HĐT&ĐT cần đưa ra những chính sách khuyến khích khi sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Vì trên thực tế, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có 48
- nhiều tiến bộ đáng kể, sản phẩm đã đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng ổn định hơn. Vì khi tỉ trọng thuốc sản xuất trong nước trong DMT bệnh viện lớn hơn thì chi phí điều trị cho bệnh nhân sẽ giảm. Trong số các thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển. Trong số các thuốc nhập ngoại, số thuốc có xuất xứ từ các nước phát triển như: Anh, Pháp, Đức chiếm 16.45% giá trị. Nhập từ các nước phát triển chiếm 83,55% giá trị điều này chứng tỏ rằng hiện nay các công ty có xu hướng nhập thuốc từ các nước đang phát triển, và các thuốc này đã được các bác sĩ trong bệnh viện kê rất nhiều có thể do thói quen của thầy thuốc hoặc đây có thể do ảnh hưởng của đội ngũ trình dược viên. Đây là những bất cập lớn của ngành Dược Việt Nam. Theo khuyến cáo của WHO, chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất. Theo chính sách thuốc quốc gia, nên hạn chế đưa thuốc dạng phối hợp vào trong DMT bệnh viện. Chỉ bổ sung thuốc dạng phối hợp nếu chúng thực sự vượt trội hơn các thuốc dạng đơn lẻ. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần trong danh mục thuốc đã sử dụng BV Quận 9 năm 2015 chiếm 82.98% về danh mục sản phẩm, thuốc đa thành phần chỉ chiếm 17.02%. Tỷ lệ này cũng hợp lý theo khuyến cáo của WHO. Trong DMT bệnh viện tỉ lệ thuốc Generic chiếm đa số 85,08% về danh mục và 97,25% về giá trị sử dụng. Điều này hoàn toàn đúng với tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra trong việc hướng các cơ sở y tế ưu tiên sử dụng các thuốc mang tên thương mại (các thuốc generic) để làm giảm chi điều trị. Thực tế hiện nay, các bệnh viện ưu tiên lựa chọn thuốc generic vào DMT đặcbiệt là những thuốc thông thường như các thuốc vitamin và khoáng chất, thuốc hạ sốt chống viêm, thuốc chống loét dạ dày DMT của BV cũng đã tuân thủ theo tiêu chí lựa chọn thuốc mà Bộ Y tế đã quy định. 49
- Kết quả phân tích ABC cho thấy 61.92% ngân sách được phân bổ cho 7.59% của tổng nhu cầu thuốc (nhóm A), 17.58% ngân sách phân bổ cho 8.12% tổng nhu cầu thuốc (nhóm B), và 6.36% ngân sách còn lại chi cho 84.29% tổng nhu cầu thuốc (nhóm C). Như vậy, ngân sách sử dụng tập trung vào một số thuốc có giá cao và sử dụng với số lượng lớn. Trong các thuốc thuộc nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các thuốc kháng sinh và chống ký sinh trùng. So với đặc điểm của bệnh viện, tỷ lệ tiêu thụ các thuốc nhóm này là phù hợp. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc đường tiêu hóa, thuốc đường hô hấp có giá thành rẻ hơn để sử dụng thay thế nhằm giảm bớt chi phí điều trị nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Trong năm 2015, giá trị tiền mua thuốc của bệnh viện là 16.469.484.187 đồng chiếm41,18% so với tổng chi thường xuyên. Theo Nghị định 43/2006/NĐ/CP về việc các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm tài chính, mà ngân sách cấp hạn chế do đó bệnh viện cần có kế hoạch tài chính cụ thể và HĐT&ĐT và khoa Dược phải cân đối giữa nhu cầu thuốc và kinh phí của BV để tránh lãng phí, kịp thời cho nhu cầu điều trị. DMT của bệnh viện không có thuốc nào nằm ngoài danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế ban hành, điều này chứng tỏ HĐT&ĐT đã thực hiện tốt các quy định của Bộ Y tế là nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia BHYT. DMT xây dựng tại bệnh viện mới chỉ áp dụng được cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú có thẻ BHYT mà bỏ qua một lượng lớn số thuốc đã kê đơn và bán tại nhà thuốc bệnh viện. Theo thông tư 15/2011/TT- BYT ngày 19/4/2011 của BYT quy định: “ DMT tại cơ sở bán lẻ thuốc phải đáp ứng DMT điều trị cho người bệnh do HĐT& ĐT bệnh viện công bố”. Như vậy, HĐT&ĐT của bệnh viện nên có hướng xây dựng một DMT bệnh viện hợp lý 50
- đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị cho mọi đối tượng bệnh nhân nội, ngoại trú đến khám chữa bệnh tại bệnh viện trong những năm tới. DMT bệnh viện không có thuốc nào nằm ngoài DMT chủ yếu của Bộ Y tế ban hành, điều này chứng tỏ HĐT& ĐT thực hiện rất tốt các quy định của Bộ Y tế là nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia BHYT. Qua phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy bệnh viện đã ưu tiên sử dụng nhiều loại thuốc V,E và cũng phân bổ ngân sách lớn vào 2 loại thuốc này ở cả 3 nhóm A-B-C. Trong đó, nhóm AE là nhóm cần thiết cho điều trị sử dụng nhiều ngân sách nhất gồm 53 khoản mục chiếm 78,3% tổng giá trị sử dụng thuốc. Phân tích các thuốc trong nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, có 4 thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ 1,63% tổng giá trị sử dụng thuốc. Với mong muốn giảm chi phí ở các thuốc nhóm A, sau khi phân tích sâu vào các nhóm thuốc AN theo nhóm tác dụng điều trị, cho thấy nhóm AN gồm có 03 nhóm thuốc tác dụng dược lý, gồm có 02 thuốc thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin chiếm 42,7% tổng giá trị nhóm AN sử dụng. Nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. 51
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2015 tại bệnh viện Quận 9 cho kết quả sau: Danh mục thuốc tiêu thụ trong năm 2015 có tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng chiếm 41.18% trên tổng kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. DMT năm 2015 gồm 22 nhóm dược lý. Trong đó nhóm thuốc đường tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn nhất 23,43%. Nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng danh mục nhiều nhất 16,23%. Năm nhóm thuốc chính trong DMT bệnh viện chiếm 60,47% SLDM và 70.7% về giá trị. Thuốc tim mạch; Thuốc điều trị ký sinh trùng; chống nhiễm khuẩn; thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp; Thuốc đường tiêu hóa; Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. Thuốc đơn thành phần chiếm 82,98% về SLDM, chiếm 81,34 về giá trị sử dụng. Thuốc theo tên thương mại trong DMT bệnh viện có số lượng danh mục rất cao chiếm 85,08% số lượng và chiếm 97,25% giá trị sử dụng. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần chiếm 0,52% về SLDM, chiếm 0,05% về giá trị sử dụng. Trong số các thuốc nhập khẩu, số thuốc có xuất xứ từ các nước phát triểnchiếm 21,47% SLDM, chiếm 16,45% về giá trị. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước đang phát triển chiếm 78,53% SLDM, chiếm 83,55% về giá trị sử dụng. Thuốc dạng tiêm chiếm 16,23% về SLDM và 11,38% về giá trị sử dụng. 52
- Thuốc nhóm A chiếm 15,97% về SLDM nhưng chiếm 80,67% về giá trị. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng – chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất 22,95% về SLDM và 21,02% về giá trị. Danh mục thuốc năm 2015 của bệnh viện phù hợp với danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI do Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số: 45/2013/TT-BYT. DMT năm 2015 của BV Quận 9 được đánh giá là hợp lý, đáp ứng tốt với nhu cầu điều trị thực tế của bệnh viện. 1.2 Phân tích ABC/VEN: Nhóm E chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 354 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 92,67% và chiếm 96,60% tổng giá trị sử dụng. Nhóm V đứng thứ hai gồm 17 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 4,45% và chiếm 1,03% tổng giá trị sử dụng. Nhóm N chỉ có 11 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 2,88% và chiếm 2,37% tổng giá trị sử dụng. Nhóm thuốc A có số loại thuốc ít nhất là 61 thuốc chiếm 15,97% SLDM nhưng tổng giá trị sử dụng cao nhất chiếm 80,67% , nhóm thuốc B có 82 thuốc chiếm 21,47% SLDM và 15,06% tổng giá trị sử dụng thuốc, nhóm thuốc C có 239 thuốc chiếm 62,57% SLDM nhưng tổng giá trị sử dụng thấp nhất chiếm 4,28%. Nhóm chiếm giá trị cao nhưng không cần thiết trong điều trị là AN có 4 thuốc, chiếm 1,05% khoản mục sử dụng và chiếm 1,63% giá trị sử dụng. 2. KIẾN NGHỊ 1. HĐT&ĐT nên tiến hành thêm phân tích ABC/VEN, phân tích hiệu quả - chi phí sử dụng thuốc, tăng cường giám sát việc sử dụng thuốc tại các khoa phòng để đảm bảo kê đơn đúng bệnh, đúng liều cũng như hạn chế sử dụng những thuốc không thực sự cần thiết. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần cân nhắc khi xây dựng danh mục thuốc trong lựa chọn thuốc nhập ngoại; 53
- 2. Bệnh viện nên tiến hành đánh giá loại bỏ các thuốc không được sử dụng và nên thêm vào các thuốc cần cho quá trình khám chữa bệnh; 3. Bệnh viện nên có biện pháp hữu hiệu để tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước; 4. Phát huy vai trò của khoa dược hơn nhất là mảng Dược lâm sàng, làm tốt hơn nữa công tác thông tin thuốc, các hoạt động giám sát sử dụng thuốc và ADR; 5. DMT của bệnh viện cần xây dựng để áp dụng cho mọi đối tượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện; 6. Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin hợp lý để tiết kiệm ngân sách cho bệnh viện, giảm tỷ lệ kháng thuốc, chi phí trong điều trị cho bệnh nhân. 7. Tiếp tục ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần. 8. Khuyến khích sử dụng thuốc đường uống. 9. Bệnh viện cần tăng cường đầu tư về con người, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc để mở rộng các dịch vụ kỹ thuật đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân. 54
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình (2009), Bài giảng các phương pháp nghiên cứu khoa học, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội 2. Bộ môn Quản lý và Kinh Tế Dƣợc (2008),Dược xã hội học, Trường Đại Học Dược Hà Nội. 3. Bộ Y tế - CHXHCNVN (1985),Danh mục thuốc chủ yếu (tạm thời) lần I, Hà Nội. 4. Bộ Y tế - CHXHCNVN (1989),Danh mục thuốc tối cần và thuốc thiết yếu lần II, Hà Nội. 5. Bộ Y tế - CHXHCNVN (1995),Danh mục thuốc thiết yếu lần III, Hà Nội. 6. Bộ Y tế - CHXHCNVN (1999), Ban hành danh mục thuốc thiết yếu (tân dược và y học dân tộc) lần IV năm 1999, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2000), Niên giám thống kê y tế năm 1999. 8. Bộ Y tế (2002), Quy chế bệnh viện,Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện. 10. Bộ Y tế (2004), Niên giám thống kê y tế 2003 11. Bộ Y tế (2007), Giáotrình quản lý và kinh tế dược, Tài liệu giảng dạysau đại học, Nhà xuất bản y học. 12. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế 2006. 13. Bộ Y tế (2007), Quản lý và kinh tế dược, Sách đào tạo Dược sĩ đại học, Nhà xuất bản y học. 14. Bộ Y tế (2009), Quy định mới về sử dụng thuốc trong chẩn đoán,điều trị và quản lý phân phối thuốc tại các bệnh viện & cơ sở y tế Việt Nam, Nhà xuất bản y học 2009.
- 15. Bộ Y tế (2010), Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 16. Bộ Y tế (1997), Thông tư 08/BYT – TT Hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện. 17. Bộ Y tế (2011), Thông tư 31/2011/TT-BYT về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm thanh toán. 18. Bộ Y tế (2012), Thông tư 10/2012TT-BYT ban hành bổ sung sửa đổimột số điều của thông tư 31/2011/TT-BYT. 19. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện. 20. Bộ Y tế (2013), Thông tư 45/2013/TT-BYT về việc Ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI. 21. Bộ Y tế (2014), Thông tư 40/2014/TT-BYT về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế. 22. Cục Quản lý dƣợc (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng trọng tâm công tác năm 2011. 23. Trần Thị Thúy An (2013), Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa Lào Cai số I và số II năm 2012, Luận văn thạc sĩ Dược học. 24. Trƣơng Quốc Cƣờng (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, triển khai kế hoạch 2009, Tài liệu phục vụ hội nghị ngành Dược toàn quốc, Cục Quản Lý Dược – Bộ Y tế. 25. Vũ Bích Hạnh (2009), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa XanhPôn – Hà Nội, giai đoạn 2006-2008, Luận văn thạc sĩ dược học.
- 26. Vũ Thị Thu Hƣơng (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án tiến sĩ dược học. 27. Lê Kim Nguyệt (2010), Bàn về quỹ BHYT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN. 28. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2011, nhiệm vụ công tác năm 2012, Tạp chí Dược học số 430 tháng 02/2012. 29. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân dân 115, Luận án tiến sĩ Dược học. 30. Tổ chức Y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và Điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực hành, Hoạt động DPCA – Chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thụy Điển.