Luận văn Một số yếu tố tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh

pdf 81 trang tranphuong11 28/01/2022 8530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số yếu tố tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_yeu_to_tac_dong_den_y_dinh_mua_bao_bi_phan_h.pdf

Nội dung text: Luận văn Một số yếu tố tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : QTKD Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, Em tên Nguyễn Thị Minh Nguyệt, là học viên cao học khóa 19 – Lớp Quản trị kinh doanh đêm 5 – Trường Đại học Kinh tế Tp HCM. Em xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC ” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Nguyệt
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN - Nghiên cứu thực hiện nhằm : (a)Xác định những yếu tố tác động ý định mua bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh.(b)Đánh giá thực trạng tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học và bao bì thông thường.(c)Đưa ra những giải pháp cho một số công ty sản xuất bao bì phân hủy sinh học giải bài toán thị trường túi nylon tự hủy sinh học. - Trình bày lý thuyết về bao bì, túi nylon khó phân hủy và tự hủy sinh học. - Trình bày cơ sở lý thuyết, mô hình hành vi tiêu dùng. Kiểm chứng mô hình, bổ sung các yếu tố cần thiết và lược bớt những yếu tố không phù hợp trong mô hình hành vi tiêu dùng túi nylon tự hủy sinh học. - Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện khảo sát: phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn cá nhân chuyên sâu để lấy thông tin về các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng túi nylon tự phân hủy sinh học. - Đánh giá thực trạng tiêu dùng túi nylon khó phân hủy và túi nylon tự hủy sinh học. Đưa ra giải pháp giải bài toán thị trường túi nylon tự hủy sinh học.
  5. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Cụm từ Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt viết tắt TNLTHSH Biodegradable plastic bags Túi nylon tự hủy sinh học HDPE High Density Polyethylene (Túi nylon) có tỷ lệ Polyethylene cao LDPE Low Density Polyethylene (Túi nylon) có tỷ lệ Polyethylene thấp PE Polyethylene Chất dẻo thông dụng thường thấy trong cuộc sống . DANH MỤC THUẬT NGỮ Thuật ngữ Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Nhựa tự hủy Degradable Plastic Loại nhựa phân hủy trong thời gian ngắn hơn so với nhựa thông thường. Nhựa tự hủy sinh Biodegradable Plastic Loại nhựa phân hủy bằng cơ chế sinh học học do tác động của các vi sinh vật. Nhựa tự hủy theo Oxo-biodegradable Loại nhựa tự hủy theo cơ chế oxy hóa cơ chế oxy hóa Plastic với sự hiện diện của oxy, trong thời gian xác định tùy theo tỷ lệ phụ gia trộn vào nhựa thông thường Nhựa tự hủy theo Hydro-biodegradable Nhựa tự hủy theo cơ chế thủy phân, cơ chế thủy phân Plastic với sự hiện diện của nước, trong môi trường có nhiều vi sinh vật.
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2-1 Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2001) 18 Hình 2-2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (Philip Kotler) 19 Hình 2-3 Mô hình đo lường giá trị cảm nhận khách hàng của Sanchez et al 24 Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu 25 Hình 3-1Quy trình nghiên cứu 26 Hình 3-2 Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức 29 Hình 4-1 Mô hình kết quả 47 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Đặc tính và ứng dụng của hai loại PE thông dụng sản xuất túi nylon 8 Bảng 2-2: So sánh túi nylon thông thường và túi nylon tự hủy sinh học 18 Bảng 3-1 Bảng mã hóa dữ liệu 32 Bảng 4-1 Thống kê theo giới tính 33 Bảng 4-2 Thống kê theo độ tuổi 34 Bảng 4-3 Thống kê theo trình độ 34 Bảng 4-4 Thống kê theo nghề nghiệp 35 Bảng 4-5 Độ quan trọng với từng tiêu chí 35 Bảng 4-6 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị xã hội 36 Bảng 4-7 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị chất lượng 37 Bảng 4-8 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị nhân sự 38 Bảng 4-9 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá cả 39 Bảng 4-10 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị cảm xúc 40 Bảng 4-11Kết quả Cronbach's Alpha nhóm ý định mua sắm 41 Bảng 4-12 Kết quả phân tích nhân tố EFA 43 Bảng 4-13:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 44 Bảng 4-14 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình 45 Bảng 5-1 Giải pháp giảm thiểu túi nylon khó phân hủy trên toàn thế giới 52
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC THUẬT NGỮ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Câu hỏi nghiên cứu: 2 3. Mục tiêu của đề tài 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 7. Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 2.GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI BAO BÌ 6 2.1 Khái niệm bao bì: 6 2.2 Các loại bao bì và quy trình sản xuất: 7 2.2.1Các loại túi nylon 7 2.2.2 Quy trình sản xuất túi nylon khó phân hủy: 9 2.2.3.Quy trình sản xuất túi nylon tự hủy sinh học: 10 2.3Tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học: 13 Đối với môi trường nước: 15 Đối với môi trường đất: 15
  8. Đối với động vật: 16 Đối với con người: 16 Đối với kinh tế- xã hội: 16 2.4 Công dụng của túi nylon tự hủy sinh học: 17 2.5 Mô hình nghiên cứu: 18 2.5.1 Lý thuyết hành vi mua hàng: 19 2.5.2 Nghiên cứu của Sweeney & Soutar, Sanchez & cộng sự (2006) 23 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26 3.Thiết kế nghiên cứu 26 3.1 Quy trình nghiên cứu 26 3.1.1.Nghiên cứu định tính sơ bộ 27 3.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 29 3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng 30 3.3.1 Quy trình khảo sát 30 3.3.2 Mã hóa dữ liệu: 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 4. Kết quả nghiên cứu 33 4.1 Thống kê mô tả nhóm yếu tố cá nhân 33 4.2 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha 36 4.2.1 Yếu tố thành phần giá trị xã hội 36 4.2.2 Yếu tố thành phần giá trị chất lượng 37 4.2.3 Yếu tố thành phần giá trị nhân sự 38 4.2.4 Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả 39 4.2.5 Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc 40 4.2.6 Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng 41 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 41 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA như sau: 43 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc: 44 4.4 Phân tích hồi quy 44
  9. 4.4.1 Phương trình hồi quy: 46 4.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu: 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 50 5. 1 Thực trạng: 50 5.2 Một số hàm ý 52 5.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài Nguyên và Môi trường 52 5.2.2. Đối với người tiêu dùng 53 5.2.2.1 Yếu tố giá trị cảm xúc 53 5.2.2.2Yếu tố giá trị chất lượng: 54 5.2.2.3Yếu tố giá trị xã hội: 56 5.2.2.4Yếu tố giá thành: 57 5.2.2.5Yếu tố giá trị nhân sự: 57 5.2.2.6Các yếu tố cá nhân 58 5.3 Những đóng góp của đề tài: 59 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi Phụ lục 2: Phân tích nhân tố Phụ lục 3:Phân tích nhân tố biến phụ thuộc Phụ lục 4: Phân tích hồi quy
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Theo báo Công an nhân dân ngày 18/05/2009: “Trung bình Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 50 tấn túi nilon/ngày nhưng chỉ thu gom được khoảng 40 tấn/ngày, còn lại không thể kiểm soát được. 10 tấn bao nilon/ngày "mất kiểm soát" là một con số không nhỏ và ảnh hưởng của nó tới môi trường, tới sức khỏe con người thật kinh khủng”.[1] Trước đây, quĩ tái chế chất thải (QTCCT) lo lắng không tìm ra công ty sản xuất túi tự hủy thì hiện nay đã có nhiều công ty sản xuất như : Hợp tác xã bao bì cơ khí Phương Nam, Công ty Nhựa Việt Nam, Công ty CP xử lý môi trường Việt Trung, Công ty TNHH Phúc Lê Gia, Tuy nhiên, còn nhiều quan ngại về sản phẩm khá mới này như: bao bì phân hủy sinh học liệu có tự hủy thực sự hay không? Có đảm bảo thân thiện với môi trường hay chỉ là rã ra thành từng mảng và tồn tại dai dẳng từ thế kỷ này qua thế kỷ khác? Nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội, tâm lý, cá nhân tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm này, họ ngại sử dụng sản phẩm lạ. Dẫn đến các sản phẩm túi tự hủy vẫn còn xa lạ với người Việt Nam nói chung và với Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đa số sản phẩm túi tự hủy do các công ty trong nước sản xuất lại chỉ được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Điều đó cho thấy hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học trong nước ta cần được nghiên cứu, cần được quan tâm để làm sao các sản phẩm tốt cho con người, thân thiện với môi trường này cần được sử dụng rộng rãi, tiếp cận đến từng gia đình, từng cá nhân trong đất nước Việt Nam. Trước đây, đã có khá nhiều nghiên cứu về tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học trong thị trường nội địa nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở khoa học. Vì vậy, đề tài “MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được tác giả lựa chọn để có thể đi sâu vào khai thác tận gốc rễ nguyên nhân vì sao hành vi tiêu dùng người Việt Nam rất ít khi lựa chọn sản phẩm bao bì phân hủy sinh
  11. 2 học. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần đưa sản phẩm túi tự hủy đến gần nhất với người tiêu dùng Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sản xuất có được thị trường nội địa rộng lớn và thực hiện được ý nghĩa lớn nhất là giảm thiểu chất thải cho môi trường, hướng tới mục tiêu “Vì một thế giới tồn tại và phát triển bền vững”. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nhân tố nào tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học? - Có sự tác động nào của những yếu tố đó đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học? 3. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động hành vi của người tiêu dùng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp đưa bao bì phân hủy sinh học vào thị trường Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và giải bài toán thị trường nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất. Mục tiêu cụ thể được trình bày như sau: - Xác định những yếu tố tác động hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học khu vực thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với hành vi mua bao bì phân hủy sinh học. - Đưa ra những kiến nghị cho một số công ty sản xuất bao bì phân hủy sinh học, làm sao để bao bì phân hủy sinh học có thể thay thế được bao bì thường một cách phổ biến nhất, hiệu quả nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: o Các yếu tố tác động đến ý định mua bao bì phân hủy sinh học.
  12. 3 - Đối tượng khảo sát: o Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn 4 chuyên gia trong đó: 03 chuyên gia làm tại doanh nghiệp sản xuất bao bì phân hủy sinh học và 01 quản lý siêu thị có sử dụng bao bì phân hủy sinh học. o Nghiên cứu định lượng: khảo sát 200 người đã từng mua túi nylon tự hủy sinh học, trong đó có 04 phiếu hỏng và 196 phiếu hợp lệ. - Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể là:  Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng cách phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng là các nhà quản lý cấp cao và cấp trung của doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành sản xuất túi nilon và các siêu thị lớn sử dụng nhiều túi nilon.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: thống kê thông tin và xác định độ mạnh/ yếu của các yếu tố tác động đến ý định mua túi nylon tự hủy sinh học của khách hàng. Thang đo Likert năm mức độ (từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý) được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.  Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng bảng câu hỏi để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi chính thức có thể tìm thấy ở phần phụ lục của luận văn này.  Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18 Thang do được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi đánh giá sơ bộ, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.
  13. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: o Đề tài giúp học viên tiếp xúc thật tới các vấn đề của doanh nghiệp và thị trường, áp dụng các kiến thức vào công tác nghiên cứu, đưa ra giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Về mặt thực tiễn: o Ý nghĩa về kinh tế: Luận văn đưa ra các giải pháp hữu ích dựa trên cơ sở khoa học nhằm giải bài toán thị trường nội địa cho các công ty sản xuất nylon tự hủy. Trong khi họ đang gặp khó khăn vì ít được thị trường nội địa chấp nhận, mà hầu hết các sản phẩm phải xuất khẩu ra nước ngoài. o Ý nghĩa về môi trường, xã hội: túi nylon không tự hủy gây ra một tác hại khủng khiếp đến môi trường sống của mỗi chúng ta, của toàn xã hội, gây nguy hiểm đến sự tồn vong của đất nước, của thế giới và những thế hệ tương lai. Bao bì phân hủy sinh học là sản phẩm thay thế cho túi nilon thường tốt nhất, thân thiện với môi trường. Vì vậy, sự cần thiết đưa sản phẩm này đến thị trường nội địa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành phố nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 phần chính: - Chương 1: Tổng quan đề tài o Phần mở đầu sẽ giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn . - Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu o Giới thiệu tổng quan về sản phẩm bao bì phân hủy sinh học và ý nghĩa quan trọng của nó, giới thiệu một số công ty sản xuất bao bì phân hủy sinh học và bao bì thông thường.
  14. 5 o Trình bày cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu o Dựa trên mô hình và giả thuyết nghiên cứu từ chương 2, tác giả tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu. o Thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ: tác giả trình bày chi tiết phần thảo luận với chuyên gia . o Trình bày quy trình thu thập và xử lý số liệu.Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát người tiêu dùng với số mẫu: 196 mẫu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này tác giả trình bày phần giới thiệu mô tả thống kê mẫu, sau đó là kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố và Cronbach alpha. Sau khi kiểm định thang đo, tác giả thực hiện kiểm định mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá các yếu tố thông qua hồi quy . - Chương 5: Thực trạng và một số hàm ý nhằm đẩy mạnh hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh o Đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh. o Dựa vào thực trạng để đề xuất các giải pháp để nâng cao hành vi tiêu dùng bao bì phân hủy sinh học tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. o Nêu những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
  15. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tóm tắt chương 2: Trong chương này tác giả trình bày các vấn đề như sau: - Tóm tắt các khái niệm về bao bì, túi nylon, công thức túi nylon. - Trình bày công dụng và tác hại của túi nylon thông thường, túi nylon tự hủy. So sánh đặc tính kỹ thuật, công dụng, giá thành, ưu và khuyết điểm của hai loại túi này. - Trình bày quy trình sản xuất của túi nylon thông thường, túi nylon tự hủy của một số công ty sản xuất. - Tóm tắt lý thuyết về hành vi tiêu dùng và lý thuyết nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng - Cuối cùng, dựa trên mô hình nghiên cứu ban đầu, từ cơ sở lý thuyết và đặc điểm đối tượng nghiên cứu phân tích đề xuất mô hình nghiên cứu. 2.GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI BAO BÌ 2.1 Khái niệm bao bì: Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm.[2] Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế xã hội của Đảng thời kỳ 2001-2010: Trong lĩnh vực sử dụng bao bì hàng hoá cần phải quán triệt quan điểm: phát huy các chức năng vốn có của bao bì, sử dụng bao bì hàng hoá một cách hiệu quả nhất, vừa đảm bảo mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và ngoài nước. Gắn liền hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị thương mại với hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, định hướng và nâng cao trình độ thẩm mỹ tiêu dùng của nhân dân. Hiện nay, loại bao bì được sử dụng phổ biến nhất chính là túi nylon.
  16. 7 2.2 Các loại bao bì và quy trình sản xuất: Túi nylon là một loại bao bì dẻo dùng để chứa đựng và vận chuyển thức ăn, hóa chất, nước, . Loại túi nylon phổ biến là những túi nylon mua sắm hàng hóa với thành phần chính là Polyethylene (còn gọi là túi xốp). Polyethylene là chất dẻo(PE) thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. PE là một loại nhựa dẻo phổ biến của ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. 2.2.1Các loại túi nylon a.Túi nylon khó phân hủy: Gồm 2 loại chính: HDPE, LDPE. Túi HDPE ( túi nylon có tỷ lệ Polyethylene cao) còn gọi là túi xốp mỏng, không dán nhãn, thường dùng trong siêu thị, cửa hàng và đại lý thức ăn. Túi LDPE ( túi nylon có tỷ lệ Polyethylene thấp) là những túi dày hơn, có dán nhãn, dùng trong các cửa hàng bán sản phẩm chất lượng cao hơn. [2] Đặc tính Túi LDPE( Low Density Túi HDPE( High Density Polyethylene) Polyethylene) Điểm nóng chảy Khoảng 1150C Khoảng 1350C Độ kết tinh Thấp ( 50% – 60%) Cao ( 90%) Tính dẻo Dẻo vì có độ kết tinh thấp Ít dẻo vì có độ kết tinh cao hơn Tỷ trọng 0.91 – 0.94 g/cm3 0.95 – 0.97 g/cm3 Độ bền Do được hình thành từ Do được hình thành từ polymer là những phân tử có polymer là những phân tử liên kết chặt chẽ nên LDPE có liên kết chặt chẽ nên có độ bền rất cao. LDPE có độ bền rất cao. Thời gian phân Hàng ngàn năm để phân hủy Hàng ngàn năm để phân hủy vào môi trường hủy vào môi trường Quy trình sản xuất Nhiệt độ gần 1000C -3000C Nhiệt độ gần 3000C Áp suất rất cao 1500-3000 at Áp suất 1 at
  17. 8 Được sản xuất từ phản ứng Được sản xuất từ phản ứng hóa học của polymer và một hóa học của polymer và số chất hóa học khác. một số chất hóa học khác. Tính chất hóa học Trơ về phương diện hóa học Trơ về phương diện hóa Chịu tốt đối với các acid và học alkalis. Ứng dụng Túi nylon, tấm phủ nhựa, Túi lạnh, túi xốp, dây cáp, chai nhựa ống nước Bảng 2-1: Đặc tính và ứng dụng của hai loại PE thông dụng sản xuất túi nylon b.Túi nylon tự hủy sinh học: Loại túi nylon phân hủy bằng cơ chế sinh học do tác động của các vi sinh vật. Theo thông tư 07/2012/TT-BTNMT ngày 04/07/2012 của Bộ tài nguyên môi trường quy định tại điều 8 : Túi nylon thân thiện với môi trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1. Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau: a) Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế; b) Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm. 2. Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg. 3. Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  18. 9 2.2.2 Quy trình sản xuất túi nylon khó phân hủy: Túi LDPE: Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi: 0 0 - Nhiệt độ gần 100 C -300 C - Áp suất rất cao 1500-3000 at - Oxy hay peroxide hữu cơ ( dibutyl peroxide,benzonel peroxide hay diethyl peroxide) đóng vai trò là chất khơi mào. Chất khơi mào là chất được thêm vào với một lượng nhỏ và bị phân hủy bởi nhiệt hay ánh sáng để sản sinh ra gốc tự do . Gốc tự do được tạo thành khi liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ và electron liên kết rời khỏi các nguyên tử bị phá vỡ. Bởi vì liên kết O-O rất yếu nên dễ bị phá vỡ và các gốc tự do dễ dàng sinh ra từ oxy và peroxides. - Benzene hoặc chlorobenzene dùng như là dung môi vì polymer và monomer ( ethene) hòa tan trong những hợp chất này ở nhiệt độ và áp suất sử dụng. Nước và một số chất khác có thể được dùng để làm giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp tỏa nhiệt nhiều. CH2=CH2 + R > CH2 -CH2 -R Ethene initiator CH2=CH2 + CH2 -CH2 –R > CH2-CH2-CH2-CH2-R Qúa trình sẽ tiếp tục cho đến khi tạo thành polyethylene [-CH2 -CH2-]n Túi HDPE: Cách 1:Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi: 0 - Nhiệt độ gần gần 300 C - Áp suất 1 at - Xúc tác oxide kim loại nhôm - Sau khi trùng hợp, polymer( polythene) được thu lại qua sự làm lạnh hay bay hơi dung môi.
  19. 10 Cách 2: Sản xuất bằng phản ứng trùng hợp phối trí đòi hỏi: 0 - Nhiệt độ 50 – 70 C. - Áp suất thấp. - Xúc tác phối trí được chuẩn bị ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl nhôm và Titan chloride ( TiCl4) trong dung môi Heptane ( C7H16). - Polymer được hình thành ở dạng bột hay hạt không tan trong dung dịch phản ứng. khi phản ứng trùng hợp kết thúc, thì thêm nước hoặc alcol để đốt cháy chất xúc tác. Cuối cùng lọc, rửa và sấy khô polymer. Kết luận: Theo ông Norihisa Hirata – chuyên gia về mảng phân loại rác tại nguồn của dự án 3R-HN: “ túi nylon hầu như không bị phân hủy khi chôn dưới đất, trừ khi bị đốt cháy hay có phản ứng hóa học nào đó”. Do đó mà túi nylon có thể phải mất hàng ngàn năm mới có thể phân hủy vào môi trường do nó được cấu tạo từ polyme là một chất rất khó phân hủy. 2.2.3.Quy trình sản xuất túi nylon tự hủy sinh học: Để chứng minh túi nylon tự hủy sinh học thân thiện môi trường, chúng ta hãy xem xét quy trình sản xuất loại túi này: Quy trình của Công ty CP Văn Hóa Tân Bình Alta : Tương tự như bao bì thường nhưng cần những thiết bị chuyên dùng tương thích để tạo sản phẩm phân hủy. Loại bao bì tự hủy này đang được sử dụng và có xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới nhằm thay thế các túi nylon trước đây. Nó sử dụng công nghệ phân hủy d2w. Công nghệ d2w: o Là công nghệ tự hủy sinh học oxo. Cấu trúc phân tử giảm đi theo thời gian với chất xúc tác là khí oxy (do đó gọi là oxo), quá trình này được đẩy nhanh hơn bằng cách gia tăng nhiệt độ và sự ảnh hưởng của tia cực tím. Cấu trúc phân tử của sản phẩm có chứa d2w sẽ giảm xuống dưới 40.000
  20. 11 daltons và rồi thì không còn là nhựa nữa mà trở thành nguồn thực phẩm cho các vi sinh vật bám theo nó ( do đó gọi là tự huỷ sinh học) Một khi vật liệu được sản xuất và có hiện diện của oxy thì quá trình phân rã tách lớp là đương nhiên, d2w không lệ thuộc vào ánh sáng hay nhiệt độ và quá trình diễn tiến khi có khí oxy. Bạn không cần phải chôn vùi các sản phẩm có chứa d2w để khởi đầu tiến trình tự huỷ. o Công nghệ d2w phá vỡ cấu trúc phân tử của PE và PP. Phần còn lại là lượng nhỏ CO2, nước và sinh khối (biomass). Nó không để lại các mảnh hay chứa các kim loại nặng. Chất d2w thích hợp để sử dụng làm bao bì thực phẩm trực tiếp phù hợp bản hướng dẫn của Cộng Đồng Châu Âu số 2002/72/EU đã tu chỉnh và chương 21 của Điều Lệ Liên bang về Mã FDA của Mỹ. o Sản phẩm có chứa phụ gia d2w sẽ tự phân hủy sinh học oxo, Thực nghiệm liên quan khẳng định rằng đất vẫn an toàn và không có chất thải độc còn sót lại khi d2w đã hoàn toàn phân huỷ. Quy trình của công ty RKW Lotus: Từ năm 2008, Công ty RKW Lotus đã bắt đầu sản xuất các loại túi tự hủy cung cấp cho các thị trường châu Âu, trung bình hơn 200 tấn túi tự hủy oxo biodegradable/ tháng, với giấy chứng nhận Licensee Certificate số 3101209559. Theo nhu cầu của các khách hàng, công ty đã sử dụng phụ gia tự hủy EPI, một loại phụ gia tự hủy đầu tiên và đứng đầu thế giới do Canada sản xuất. Chất phụ gia này làm cho quá trình phân hủy của túi nhựa nhanh hơn và phân hủy thành CO2, nước và chất sinh khối biomass, theo cơ chế tự nhiên như sau: Cao phân tử hydrocarbon như nhựa polyolefins (nhựa PE và nhựa PP) vẫn bị oxy hóa một cách chậm rãi bằng quá trình gọi là tự hủy oxy hóa, tức là các phản ứng liên tục của gốc tự do, dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, oxy ngoài môi trường kết hợp với carbon và hydro trong các phân tử nhựa, dẫn đến kết quả những liên kết cao phân tử của màng nhựa bị cắt đứt:
  21. 12 o Kích thước các phân tử của polymer bị giảm xuống, và oxy kết dính với các mẩu phân tử vỡ vụn; o Tính chất cơ học của màng nhựa thay đổi, giảm đi lực căng, lực giãn kéo và độ dẽo; o Màng nhựa thay đổi từ tính chất kỵ nước (hydrophobic) sang tính chất ưa nước (hydrophilic); o Miếng nhựa giòn phân rã thành những mảnh nhỏ. o Mặc dù nhựa polyolefin (PE và PP) không tự phân hủy sinh học được vì kích thước phân tử quá lớn và không thấm nước, nhưng các mẫu nhựa đã rã nhỏ và thấm nước thì phân hủy sinh học được. Quá trình tự hủy được chia thành hai giai đoạn: o Giai đoạn 1: nhựa phân rã thành những mẫu nhựa nhỏ có thể thấm nước theo cơ chế oxy hóa như trên . o Giai đoạn 2: các mẫu nhựa nhỏ này được các vi sinh vật trong môi trường phân hủy sinh học, thải ra CO2, nước và chất sinh khối biomass, cũng giống như các loại nguyên vật liệu tự nhiên như lá cây, rơm rạ hay cao su tự nhiên. - Trong khi quá trình oxy hóa/tự hủy của nhựa polyolefins (PE và PP) xảy ra trong thời gian rất dài, do đó cần thiết là phải thêm vào các phụ gia thúc đẩy quá trình tự hủy hai giai đoạn này nhanh chóng hơn nhằm quản lý được lượng rác thải nhựa có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. - EPI đã được nghiên cứu và phát triển gần 20 năm theo tiêu chuẩn TDPA (Total Degradable Plastic Additives). Phụ gia này được thêm vào túi nhựa từ 2% đến 10%, tùy theo ứng dụng riêng biệt và bảo đảm tính năng của nhựa đúng theo yêu cầu. - EPI là nhà phát triển, cấp phép và phân phối các phụ gia nhựa phân hủy hoàn toàn (TDPA ®). Công nghệ EPI đã được thiết kế để kiểm soát và quản lý vòng đời của sản phẩm làm từ nhựa phổ biến nhất được sử dụng bởi xã hội hiện đại.
  22. 13 - EPI làm việc với các trường đại học hàng đầu, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp rất lớn với kỹ thuật và nhân viên chuyên nghiệp trong việc phát triển và thử nghiệm của TDPA ® và các sản phẩm kết hợp. Gồm có: Đại học Blaise Pascal, Pháp Trung tâm Quốc gia d'Evaluation de Photoprotection (CNEP), Clermont Ferrand, Pháp Đại học Pisa, Khoa Hóa và Hóa học công nghiệp, Pisa, Ý Viện quốc tế Pira, Leatherhead, Surrey, Vương quốc Anh Hiệp hội nghiên cứu Cao su và chất dẻo, Vương quốc Anh MJ Carter và Associates, Vương quốc Anh Đại học Leeds, Vương quốc Anh Cal Recovery, Vương quốc Anh Đại học Loeben, Áo Hệ thống xử lý chất thải hữu cơ, Bỉ - Xác minh hiệu suất phân hủy sinh học của sản phẩm kết hợp TDPA ® đã được thực hiện bởi các chuyên gia nổi tiếng và đặc biệt là Giáo sư Emo Chiellini (Đại học Pisa), Tiến sĩ Graham Swift (Tư vấn Polymer), Giáo sư Jacques Lemaire (CNEP) và Giáo sư Norman Billingham ( Đại học Sussex). - Công ty RKW Lotus là đối tác chính thức của EPI trong việc sản xuất túi tự hủy thân thiện môi trường oxo biodegrdable. 2.3 Tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học: Túi nylon gây ô nhiễm vô cùng lớn đối với môi trường sống, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người và động, thực vật, gây nên những tác hại rất khủng khiếp đối với môi trường hiện tại và tương lai vì túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, có khi lên tới hàng trăm năm, đe dọa nghiêm trọng sự sống trên trái đất dai dẳng nhiều thế kỷ. Từ đó, túi nylon gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế- xã hội, văn hóa du lịch, của cả một đất nước.
  23. 14 PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon). Kết quả cho thấy, hàm lượng chì (26mg/kg), cadimi (1mg/kg) và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn phát hiện có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần. Đối với môi trường không khí: Theo Viện đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm, việc sản xuất 2 túi nylon sẽ tạo ra 1,1g chất làm ô nhiễm không khí, góp phần gây ra mưa axit và sương khói. Trong suốt quá trình sản xuất túi nylon sẽ sinh ra khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí.
  24. 15 Đối với môi trường nước: Sau khi sử dụng, một phần túi nylon con người thường vứt bừa bãi túi nylon ra kênh, rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và mất cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời gây tác hại rất lớn đến sức khỏe những người sử dụng nguồn nước từ sông ngòi, hay các sinh vật sống tại đây. Túi nylon còn gây ngẹt cống rãnh, sông ngòi, ngăn cản hệ thống thoát nước gây ùn tắc và hiện tượng ngập lụt. Đồng thời túi nylon gây tù đọng, là nơi trú ẩn của ruồi muỗi sinh bệnh tật. Trong môi trường biển, rác nylon phủ đáy biển, với đặc tính khó phân hủy nó khiến cho vùng biển đó trở thành vùng biển chết . Đối với môi trường đất: Túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, có khi lên tới hàng trăm năm, vì vậy ngăn cản sự sống của các vi sinh vật trong đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, làm cho đất ở khu vực chứa nhiều nylon ngày càng mất đi độ dinh dưỡng và trở thành vùng đất chết hoặc gây xói mòn đất do nylon ngăn cản oxy đi qua. Ngoài ra, trong môi trường nóng ẩm, nylon là môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi gây ô nhiễm cho môi trường và sinh bệnh tật. Ở vùng đồi núi, túi nylon làm giảm độ dinh dưỡng của đất, cây cối giảm thiểu . Từ đó, gây hiện tượng xói mòn và lở đất.
  25. 16 Đối với động vật: Túi nylon gây hại đối với động vật : - Gây ô nhiễm môi trường sống của chúng - Gây ô nhiễm thức ăn và sinh bệnh tật - Ăn phải túi nylon và chết do không tiêu hóa được. Rất nhiều túi nylon rải rác quanh môi trường sống của động vật trên cạn. Và điều hiển nhiên rằng chúng dễ ăn phải túi nylon và chết. Tại Ấn Độ, có trường hợp bác sỹ thú y phải mổ dạ dày của một con bò và lôi ra 46kg túi nylon trong dạ dày của nó. Có khoảng 100 con bò chết mỗi ngày tại Ấn Độ. Đối với con người: Những tác hại của túi nylon đối với sức khỏe con người là những tác hại nghiêm trọng nhất. Quá trình sản xuất túi nylon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc. Túi nylon gây ô nhiễm môi trường đất, nước, đưa nhiều chất độc hại vào môi trường sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của động vật, thực vật và con người, gây ra các bệnh thần kinh, ung thư, phổi, . Túi nylon làm cho cống rãnh ngẹt, gây tù đọng nước, tạo ra nhiều vi khuẫn lan truyền gây viêm não, ký sinh trùng, muỗi gây bệnh và đáng lưu ý nhất là bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Đối với kinh tế- xã hội: Tác hại nghiêm trọng đối với cảnh quan, môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch- một ngành là ngành kinh tế mũi nhọn của một số nước. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, ý thức người dân đối với việc xử lý rác, túi nylon còn chưa cao, nên tình trạng túi nylon tràn ngập mọi nơi đã gây những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng: Năm 2005, tại Thành phố Mumbai Ấn Độ, đã xảy ra trận lũ lụt nặng nề khiến cho 1000 thương vong, tổn thất vô cùng đau lòng và họ đã cho rằng đó là do túi nylon
  26. 17 (The Asian News, 2005). Túi nylon đã làm nghẹt cống rãnh ngăn cản sự thoát nước của thành phố qua các hệ thống cống ngầm. Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, túi nylon là một vấn nạn vô cùng lớn, đó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra những tổn hại khủng khiếp về sức khỏe, môi trường sống, kinh tế, . Trong quá khứ, đến hiện tại và trở thành một hiểm họa khôn lường không thể kiểm soát nổi vào tương lai nếu như chúng ta không biết dừng lại, kiểm soát chúng từ bây giờ. 2.4 Công dụng của túi nylon tự hủy sinh học: Từ tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học, chúng ta thấy rất rõ rằng cần phải tìm một sản phẩm thay thế chúng một cách tối ưu nhất nhưng yêu cầu bắt buộc là phải thân thiện với môi trường. Theo những cuộc khảo sát gần đây thì túi nylon tự hủy sinh học thỏa mãn được hai tiêu chí trên một cách rất rõ ràng: Ông Lê Văn Khoa –Giám đốc Quỹ tái chế chất thải TP Hồ Chí Minh cho hay, theo kết quả thăm dò sơ bộ của Quỹ tái chế chất thải, có hơn 80% người dân nhận thức được tác hại của túi nilon. Còn theo kết quả một cuộc khảo sát khác kết hợp giữa QTCCT và website: www.vnexpress.net thăm dò ý kiến của gần 9.000 người thì có hơn 90% ý kiến người dân cho rằng nên hạn chế sử dụng túi nilon và sẵn sàng trả tiền mua túi tự hủy với giá khoảng 500đ/túi. Khoảng 60% trong số này đề nghị nên có biện pháp giảm dần và 30% cho rằng nên cấm ngay. TÚI NYLON TỰ HỦY SINH TÚI NYLON THÔNG Tiêu chí HỌC (THÂN THIỆN MÔI THƯỜNG TRƯỜNG) Giá thành Cao hơn túi nylon thông thường Bị đánh thuế môi trường 40.000 khoảng 5%-20% ( Tùy công nghệ đ/kg và kỹ thuật từng công ty) Công dụng bao bì đựng rất nhiều các loại hàng hóa, thực phẩm, gọn nhẹ và vận chuyển dễ dàng. đựng được các thực phẩm, chất ướt mà túi vải hay túi giấy không dùng được. dùng để quảng cáo sản phẩm. Trên các bao bì túi xách có thể in các nhãn hiệu hàng hóa để giới thiệu sản phẩm và nhà sản xuất. để che phủ, đậy các sản phẩm, đồ dùng, trang thiết bị. có thể tái sản xuất để làm túi đựng rác hay các vật dụng khác.
  27. 18 Thân thiện Thân thiện Gây ô nhiễm môi trường, là mối môi trường nguy hại cho sự sống trái đất Độ phổ Rất thấp Phủ rộng toàn thị trường biến Độ bền Độ dẻo và dai thấp do sử dụng ít Độ dẻo và dai cao. dầu Tính tự Tự hủy tốt, tan trong đất và không Rất khó phân hủy, phải mất từ hủy khí trong thời hạn tối đa 2 năm 100 năm-1000 năm mới tan trong đất hoặc không khí. Bảng 2.2: So sánh túi nylon thông thường và túi nylon tự hủy sinh Tuy nhiên, theo khảo sát túi nylon tự hủy sinhh họcọ c vẫn rất chưa được sử dụng phổ biến, vậy bài toán đặt ra cần phải nghiên cứu: Làm sao để sản phẩm túi nylon tự hủy sinh học được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam, mà theo nghiên cứu này, tác giả muốn lấy TP. Hồ Chí Minh là phạm vi thực hiện nghiên cứu, khảo sát. 2.5 Mô hình nghiên cứu: Bao bì phân hủy sinh học là một loại sản phẩm sạch, nó có ý nghĩa lớn đối với sự sống, sự phát triển bền vững của môi trường sống của con người và các sinh vật khác. Tuy nhiên, nó cũng là một sản phẩm và cũng không tránh khỏi quy luật mua-bán của thị trường. Vì vậy, để hiểu được ý định lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học của người tiêu dùng, tác giả lựa chọn học thuyết liên quan đến hành vi của người tiêu dùng của Philip Kotler. Các tác Các tác Đặc điểm Quá trình Quyết định nhân nhân của người quyết định của người mua Marketing khác mua của người mua Kinh tế Nhận thức vấn đề Lựa chọn sản phẩm Sản phẩm Văn hóa Công Tìm kiếm thông tin Lựa chọn nhãn hiệu Giá Xã hội nghệ Đánh giá Lựa chọn đại lý Địa điểm Cá tính Chính trị Quyết định Định thời gian mua Chiêu thị Tâm lý Văn hóa Hành vi mua sắm Định số lượng mua Hình 2-1 Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2001)
  28. 19 VĂN HÓA XÃ HỘI Nền văn hóa CÁ NHÂN Các nhóm tham khảo Tuổi tác TÂM LÝ Nhánh văn hóa Gia đình Nghề nghiệp Động cơ Vai trò và địa vị Hoàn cảnh kinh tế Nhận thức Tầng lớp xã hội Lối sống Tri thức Nhân cách, ý niệm Niềm tin thái độ 2.5.1 Lý thuyết hành vi mua hàng: Hình 2-2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Theo mô hình hành vi mua hàng của Philip Kotler thì các yếu tố kích thích marketing như:sản phẩm, giá, chiêu thị, địa điểm; các yếu tố khác như: kinh tế, văn hóa, công nghệ và xã hội sẽ tác động vào ý thức người tiêu dùng, từ đó nó sẽ ảnh hưởng đến thái độ, nhận thức của người mua. Tuy nhiên do sự tác động của các yếu tố khác nhau , đồng thời chịu ảnh hưởng của những yếu tố cá nhân nên hình thành nên hành vi tiêu dùng khác nhau. Các yếu tố văn hóa Văn hóa: là yếu tố nguồn gốc cơ bản nhất của những mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác. Một đứa trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ đã được tiếp xúc với những giá trị sau: Thành tựu và thành công, hoạt động, hiệu suất và tính thực tiễn, tiến bộ, tiện nghi vật chất, chủ nghĩa cá nhân, tự do, tiện nghi bên ngoài, chủ nghĩa nhân đạo và tính trẻ trung. ( Philip Kotler, 2005). - Nhánh Văn hoá: Nhóm người cùng chia sẻ những hệ thống giá trị dựa trên kinh nghiệm sống và hoàn cảnh chung. Nhánh văn hóa bao gồm các quốc tịch, tôn giáo, nhóm chủng tộc, và khu vực địa lý. Nhiều nhánh văn hóa làm thành những phân khúc thị trường rất quan trọng. ( Philip Kotler, 2005).
  29. 20 - Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Hay gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội. (Philip Kotler,2005). Các yếu tố xã hội. Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội. (Philip Kotler,2005). Nhóm tham khảo : Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một người. Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến quan điểm hay hành vi của người đó. Ảnh hưởng của nhóm mạnh đối với những sản phẩm mà những người được người mua kính trọng. - Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Những người làm tiếp thị quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. - Vai trò và địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm - gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Vị trí của người đó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. Các yếu tố cá nhân: [14] - Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó.
  30. 21 Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau tùy theo tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống. Thị hiếu của con người về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác. Việc tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình. - Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Người làm tiếp thị cố gắng xác định những nhóm nghề nghiệp có quan tâm trên mức trung bình đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa sản phẩm của mình cho những nhóm nghề nghiệp nhất định. - Tình hình kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ tình hình kinh tế của người đó. Nếu các chỉ số kinh tế có sự suy thoái tạm thời, thì những người làm tiếp thị có thể tiến hành những biện pháp thiết kế lại, xác định lại vị trí và định giá lại cho sản phẩm của mình để đảm bảo giá trị dành cho các khách hàng mục tiêu. - Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống của một người là kết cấu sinh hoạt của họ được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Những người làm tiếp thị sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo lối sống. - Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó.Nhiều người làm tiếp thị đã sử dụng một khái niệm gắn liền với nhân cách là ý niệm về bản thân. (Philip Kotler,2005). Các yếu tố tâm lý: Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và quan điểm. (Philip Kotler,2005). Động cơ: Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu. Một số nhu cầu
  31. 22 khác có nguồn gốc tâm lý. Các nhà tâm lý học đã phát triển những lý thuyết về động cơ của con người. Trong số những lý thuyết nổi tiếng nhất là lý thuyết của Abraham Maslow. Nhận thức: Một người khi đã có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Người ta có thể có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức: Sự quan tâm có chọn lọc, chỉnh đốn và khắc họa. (Philip Kotler, 2005) Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. (Philip Kotler, 2005). Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó . Người ta có thái độ đối với hầu hết mọi sự việc: Tôn giáo, chính trị, quần áo, âm nhạc, thực phẩm vv Thái độ dẫn họ đến quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay rời xa nó. (Philip Kotler,2005).  Như vậy, các yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý có ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Theo nhiều nhà nghiên cứu (G. Armstrong, Engel) yếu tố văn hoá và yếu tố xã hội được giải thích là có tính tương đồng
  32. 23 của một nhóm yếu tố được gọi là nhóm yếu tố môi trường. 2.5.2 Nghiên cứu của Sweeney & Soutar, Sanchez & cộng sự (2006) Dựa vào nghiên cứu của Sweeney & Soutar (2001), Sanchez & cộng sự (2006) xây dựng mô hình đo lường giá trị cảm nhận thành sáu thành phần: +Thành phần giá trị lắp đặt của nhà cung cấp: đề cập đến lợi ích kinh tế thông qua việc bố trí, lắp đặt tại các đại lý như địa điểm, trang thiết bị, cách tổ chức, sắp xếp, trang trí. +Thành phần giá trị nhân sự: được thể hiện ở trình độ hiểu biết, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, ân cần của nhân viên bán hàng, cán bộ công nhân viên của công ty đối với khách. Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp cảm nhận của khách hàng. Vì vậy yếu tố này cần được nghiên cứu mức độ tác động đến ý định mua của khách hàng để doanh nghiệp đầu tư tuyển chọn và huấn luyện các nhân viên. +Thành phần giá trị chất lượng: đề cập đến lợi ích kinh tế bắt nguồn từ các thuộc tính của sản phẩm (tính chất, công dụng, điều kiện sử dụng, thu hồi giá trị sản phẩm, dịch vụ ), tức là khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng mà sản phẩm được tạo ra để cung cấp hoặc lợi ích gắn liền với việc sử dụng và sở hữu nó. + Thành phần giá trị tính theo giá cả (hay giá cả tiền tệ, giá trị thu nhận): gắn liền với sự đánh giá liên quan đến các khía cạnh về giá cả thông qua kinh nghiệm tiêu dùng. Cụ thể là cảm nhận ở giá cả phù hợp với chất lượng, giá cả tương đối ổn định; giá cả có tính cạnh tranh (đáng giá đồng tiền); giá cả phù hợp với thu nhập của khách hàng (tiết kiệm kinh tế). Giá cả (theo Philip Kotler và Gary Amstrong (2012)) : tổng số tiền mà người tiêu dùng phải trả để nhận được sản phẩm. Nhìn ở góc độ doanh nghiệp yếu tố giá cả cực kỳ quan trọng, làm sao để đưa ra mức giá hợp lý và cạnh tranh đó là bài toán khó nhưng đó là yếu tố tiên quyết để khách hàng cân đo, chọn lựa giữa những mặt hàng có chất lượng khá tương đồng. + Thành phần giá trị cảm xúc là trạng thái tình cảm hoặc cảm xúc của khách hàng khi nhận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp.
  33. 24 Giá trị cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ của người mua hàng. Đặc biệt, đối với đối tượng khách hàng đã sử dụng hoặc đã từng mua sản phẩm họ sẽ thể hiện cảm xúc rất rõ rệt . Vì vậy việc chăm sóc khách hàng phải được thực hiện chu đáo từ lúc trước, trong và sau khi đã mua hàng . + Thành phần giá trị xã hội thể hiện niềm tự hào, sự hãnh diện, nhân cách và uy tín của khách hàng được xã hội thừa nhận và đề cao trong một bối cảnh công cộng. Yếu tố xã hội ở mô hình hành vi mua của Philip Kotler được tách nhỏ thành nhiều thành phần:gia đình, nhóm tham khảo, vai trò, địa vị. Yếu tố này còn được nhắc đến trong lý thuyết động cơ của Abraham Maslow, đây chính là nhu cầu được tôn trọng, được thể hiện của con người. Trong mô hình của Sweeney & Soutar, Sanchez & cộng sự (2006), chúng ta thiên về giá trị cảm nhận của khách hàng nên tác giả tập trung vào giá trị xã hội của khách hàng. Hay nói rõ hơn tác giả tập trung đến giá trị xã hội của khách hàng khi họ nhận được sản phẩm sẽ tăng hay giảm và ở mức độ nào. Thành phần giá trị xã hội Thành phần giá trị chất lượng Giá trị cảm nhận Thành phần giá trị nhân sự của khách hàng Thành phần giá trị tính theo giá cả Thành phần giá trị cảm xúc Giá trị lắp đặt của nhà cung cấp Hình 2-3 Mô hình đo lường giá trị cảm nhận khách hàng của Sanchez et al Nguồn: Miguel A. Moliner, Javier Sánchez, Rosa M. Rodri’guez and Lui’s Callarisa(2006)
  34. 25 Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận của khách hàng với ý định mua và hành vi tiêu dùng đã được xác nhận trong nghiên cứu về thị trường hàng hóa bán lẻ của Sweeney và Soutar (2001). Trong đó, giá trị chức năng (bao gồm giá trị chất lượng và giá cả) được xem là chìa khóa tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng; giá trị cảm xúc được xem là chức năng định hướng cho hành vi và thái độ tiêu dùng. Giá trị thương hiệu (yếu tố cơ bản tạo ra giá trị xã hội) là một tài sản lớn của các nhà bán lẻ trong cuộc chiến gia tăng lòng trung thành của khách hàng và nâng cao lợi nhuận cho họ. Như vậy, dựa trên lý thuyết của Philip Kotler và nghiên cứu của Sweeney & Soutar (2001), Sanchez & cộng sự (2006), đứng ở giác độ của doanh nghiệp, tác giả với mục đích xác định mối liên hệ và mức độ tác động giữa các yếu tố đến ý định mua hàng của khách hàng nên tác giả lựa chọn mô hình đề xuất nghiên cứu như sau: Thành phần giá trị xã hội Thành phần giá trị chất lượng Ý định mua sắm Thành phần giá trị nhân sự của khách hàng Thành phần giá trị tính theo giá cả Thành phần giá trị cảm xúc Giá trị lắp đặt của nhà cung cấp Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu
  35. 26 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Tóm tắt chương 3: - Dựa trên mô hình và giả thuyết nghiên cứu từ chương 2, tác giả tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu. - Thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ: tác giả trình bày chi tiết phần thảo luận với chuyên gia. Từ đó, tác giả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất và hình thành thang đo. - Thực hiện nghiên cứu định lượng: tiến hành chọn mẫu, số lượng mẫu :196 mẫu, hình thành quy trình khảo sát và bảng câu hỏi khảo sát. 3.Thiết kế nghiên cứu 3.1 Quy trình nghiên cứu Toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau: Hình 3-1Quy trình nghiên cứu
  36. 27 3.1.1.Nghiên cứu định tính sơ bộ - Dựa vào nghiên cứu của Sweeney & Soutar (2001), Sanchez & cộng sự (2006) xây dựng mô hình đo lường giá trị cảm nhận thành sáu thành phần: Giá trị lắp đặt của nhà cung cấp, giá trị nhân sự,giá trị chất lượng,giá trị tính theo giá ,giá trị cảm xúc ,giá trị xã hội. Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính: Phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia Mục tiêu của cuộc phỏng vấn: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TNLTHSH của người tiêu dùng. Đánh giá mức độ tác động. - So sánh thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm TNLTHSH và túi nylon khó phân hủy. - Khảo sát, nghiên cứu thái độ, khuynh hướng tiêu dùng TNLTHSH để nhận định thị trường tiềm năng và đưa dự báo, giải pháp. Đối tượng phỏng vấn: - Các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất bao bì tự hủy và không tự hủy như: nhân viên, lãnh đạo phòng kinh doanh công ty RWK Lotus, siêu thị Big C, siêu thị Maximart Các bước phỏng vấn chuyên gia: Bước 1: Giới thiệu về mục tiêu của bài phỏng vấn. Bước 2: Phỏng vấn các chủ đề sau: o Thái độ của người tiêu dùng đối với TNLTHSH và túi nylon thông thường. o Các yếu tố tác động đến hành vi mua TNLTHSH của người tiêu dùng.
  37. 28 o Mức độ quan trọng của 6 yếu tố tác động đến hành vi mua TNLTHSH của người tiêu dùng? Giá trị lắp đặt của nhà cung cấp, giá trị nhân sự,giá trị chất lượng,giá trị tính theo giá ,giá trị cảm xúc ,giá trị xã hội. o TNLTHSH đã được biết đến một cách phổ biến chưa?Tại sao? o Làm thế nào để TNLTHSH được người tiêu dùng ưa chuộng, mua và sử dụng? Bước 3: Ghi nhận các ý kiến và thảo luận. Bước 4: Người phỏng vấn chọn ra những ý kiến được các chuyên gia đồng thuận cao. Bước 5: Tổng kết và đưa ra kết luận. - Từ mô hình lý thuyết của Sweeney & Soutar (2001), Sanchez & cộng sự (2006), nhằm xác định được những biến nào phù hợp với thực tế ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về ý định mua sắm bao bì phân hủy sinh học của khách hàng tại Tp.HCM. Tổng hợp kết quả tham vấn, hầu như các chuyên gia đều cho rằng: trong sáu yếu tố trên, có năm yếu tố tác động mạnh đến ý định mua sắm bao bì phân hủy sinh học của khách hàng, đó là: thành phần giá trị xã hội, thành phần giá trị chất lượng, thành phần giá trị nhân sự, thành phần giá trị tính theo giá cả, thành phần giá trị cảm xúc. Riêng biến giá trị lắp đặt của nhà cung cấp, các chuyên gia đều cho rằng biến này không có ý nghĩa thống kê tại Việt Nam.
  38. 29 3.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu Như vậy, từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức là: H1 Thành phần giá trị xã hội H2 Thành phần giá trị chất lượng H3 Ý định mua sắm Thành phần giá trị nhân sự của khách hàng Thành phần giá trị H4 tính theo giá cả H5 Thành phần giá trị cảm xúc Hình 3-2 Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Giá trị xã hội có tác động cùng chiều đến ý định mua bao bì tự hủy sinh học của người dân TP. HCM; H2: Giá trị chất lượng sản phẩm có tác động cùng chiều đến ý định mua bao bì tự hủy sinh học của người dân TP. HCM; H3: Giá trị nhân sự có tác động cùng chiều đến ý định mua bao bì tự hủy sinh học của người dân TP. HCM; H4: Giá trị tính theo giá cả có tác động cùng chiều đến ý định mua bao bì tự hủy sinh học của người dân TP. HCM; H5: Giá trị cảm xúc có tác động cùng chiều đến ý định mua bao bì tự hủy sinh học của người dân TP. HCM;
  39. 30 3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng Chọn mẫu - Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. - Ưu điểm: người trả lời dễ tiếp cận, ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được. - Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể. - Nhược điểm: Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện khảo sát là các đối tượng người dân đã từng mua TNLTHSH đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh . 3.3.1 Quy trình khảo sát Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sat. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước
  40. 31 lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 20 biến đo lường, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 20 x 5 = 100. Để đạt được tối thiểu 100 mẫu nghiên cứu, tác giả đã gửi 200 bảng câu hỏi đến khách hàng mua bao bì phân hủy sinh học khu vực Tp.HCM. Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng Đã có 200 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 04 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 196 phiếu. Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS 3.3.2 Mã hóa dữ liệu: STT MÃ DIỄN GIẢI HÓA A - Yếu tố thành phần giá trị xã hội 1 XH1 Anh/chị cảm thấy khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học là để bảo vệ môi trường sống của xã hội 2 XH2 Sản phẩm bao bì phân hủy sinh học được xã hội chấp nhận 3 XH3 Anh/chị được cải thiện hình ảnh trước bạn bè, đồng nghiệp khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học (thân thiện với môi trường) B – Yếu tố thành phần giá trị chất lượng 4 CL1 Sản phẩm tự phân hủy rất tốt trong tự nhiên 5 CL2 Sản phẩm có màu sắc rất đẹp 6 CL3 Sản phẩm có kiểu dáng rất phù hợp 7 CL4 Sản phẩm rất chắc chắn
  41. 32 C – Yếu tố thành phần giá trị nhân sự 8 NS1 Nhân viên bán hàng phục vụ anh/chị kịp thời 9 NS2 Nhân viên bán hàng lịch sự, thân thiện với anh/chị. 10 NS3 Nhân viên bán hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/chị 11 NS4 Nhân viên bán hàng có đủ kiến thức để tư vấn cho anh/chị D – Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả 12 GC1 Sản phẩm có giá cả phù hợp với chất lượng 13 GC2 Sản phẩm có giá phù hợp với thu nhập của anh/chị 14 GC3 Sản phẩm có giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm bao bì truyền thống (không tự hủy hoặc rất khó phân hủy) E – Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc 15 CX1 Anh/chị thích những sản phẩm bao bì phân hủy sinh học 16 CX2 Anh/chị cảm thấy thoải mái khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học 17 CX3 Anh/chị cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học F – Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng 18 YD1 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó đáp ứng nhu cầu của anh/chị 19 YD2 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó phù hợp với khả năng của anh/chị 20 YD3 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì đem lại sự an tâm cho anh/chị Bảng 3-1 Bảng mã hóa dữ liệu
  42. 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tóm tắt chương 4: - Thể hiện kết quả thống kê mô tả đối với nhóm yếu tố cá nhân. - Thực hiện kiểm định Crobach Alpha kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát của 05 nhóm biến: giá trị cảm xúc, giá trị chất lượng, giá cả, giá trị xã hội, giá trị nhân sự. - Thực hiện phân tích nhân tố EFA - Phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Thống kê mô tả nhóm yếu tố cá nhân Giới tính Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % hợp lệ tích lũy Nữ 139 70.9 70.9 70.9 Nam 57 29.1 29.1 100.0 Tổng 196 100.0 100.0 Bảng 4-1 Thống kê theo giới tính Thống kê về giới tính cho thấy đối tượng sử dụng sản phẩm TNLTHSH chủ yếu là nữ chiếm gần 71%. Số liệu này cho thấy khách hàng đáng quan tâm nhất là đối tượng nữ giới, doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát để nắm bắt được nhu cầu và những thắc mắc của khách hàng nhất là nữ để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng thị trường, thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm.
  43. 34 Tuổi Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % hợp lệ tích lũy Từ 18 đến 24 60 30.6 30.6 30.6 Từ 25 đến 34 64 32.7 32.7 63.3 Từ 35 đến 44 32 16.3 16.3 79.6 Từ 45 đến 54 25 12.8 12.8 92.3 Trên 55 15 7.7 7.7 100.0 Tổng 196 100.0 100.0 Bảng 4-2 Thống kê theo độ tuổi Trình độ Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % hợp lệ tích lũy Trung cấp trở xuống 49 25.0 25.0 25.0 Cao đẳng 69 35.2 35.2 60.2 Đại học 71 36.2 36.2 96.4 Trên đại học 7 3.6 3.6 100.0 Tổng 196 100.0 100.0 Bảng 4-3 Thống kê theo trình độ
  44. 35 Nghề nghiệp Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % hợp lệ tích lũy Lãnh đạo, nhà quản lý 18 9.2 9.2 9.2 Nhân viên, công nhân 100 51.0 51.0 60.2 Hưu trí 24 12.2 12.2 72.4 Khác 54 27.6 27.6 100.0 Tổng 196 100.0 100.0 Bảng 4-4 Thống kê theo nghề nghiệp Về độ tuổi, trình độ không có sự khác biệt rõ rệt, tuy nhiên về nghề nghiệp cho thấy rõ đối tượng lãnh đạo và hưu trí ít quan tâm đến TNLTHSH. Giới nhân viên và công nhân thường mua TNLTHSH số liệu thống kê đến 51%. Mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí Số lượng Nhỏ Lớn Trung Độ lệch Biến quan sát mẫu nhất nhất bình chuẩn XH1 196 2 5 3.52 .856 XH2 196 1 5 3.95 .721 XH3 196 2 5 3.90 .764 CL1 196 1 5 4.11 .834 CL2 196 1 5 3.92 .744 CL3 196 2 5 3.91 .700 CL4 196 2 5 3.82 .740 NS1 196 2 5 3.86 .669 NS2 196 1 5 4.17 .776 NS3 196 1 5 4.05 .881 NS4 196 2 5 4.03 .740 GC1 196 1 5 3.73 .848 GC2 196 1 5 4.23 .775 GC3 196 1 5 3.78 .736 CX1 196 2 5 3.96 .858 CX2 196 2 5 4.09 .722 CX3 196 2 5 4.13 .831 Valid N 196 (listwise) Bảng 4-5 Độ quan trọng với từng tiêu chí
  45. 36 4.2 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha - Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. - Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994, trích bởi Trần Đức Long, 2006). Chúng ta có kết quả Cronbach’s Alpha như sau: 4.2.1 Yếu tố thành phần giá trị xã hội Cronbach's N of Alpha Items .763 3 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến XH1 7.85 1.720 .574 .715 XH2 7.42 2.070 .554 .727 XH3 7.47 1.789 .669 .599 Bảng 4-6 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị xã hội
  46. 37 Kết luận: từ kết quả trên cho thấy các biến (XH1, XH2, XH3) đều thỏa hệ số tương quan tổng biến phù hợp lớn hơn 0.3 trong đó lớn nhất là .669 (XH3) và nhỏ nhất là .554 (XH2) và có hệ số Cronbach’s Alpha =.763> 0.6, như vậy thang đo nhân tố xã hội đạt yêu cầu, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. 4.2.2 Yếu tố thành phần giá trị chất lượng Cronbach's N of Alpha Items .800 4 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến CL1 11.66 3.118 .646 .735 CL2 11.85 3.515 .591 .761 CL3 11.86 3.549 .636 .741 CL4 11.95 3.536 .587 .763 Bảng 4-7 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị chất lượng
  47. 38 Kết luận: từ kết quả trên cho thấy, yếu tố giá trị chất lượng gồm 4 biến quan sát (CL1, CL2, CL3,CL4) có hệ số Cronbach’s Alpha =.800> 0.6, và hệ số tương quan tổng của các biến này đều đạt tiêu chuẩn cho phép lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là .646 (CL1) và nhỏ nhất là .587 (CL4) . Như vậy thang đo yếu tố giá trị chất lượng đạt yêu cầu, các biến đo lường yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. 4.2.3 Yếu tố thành phần giá trị nhân sự Cronbach's N of Alpha Items .826 4 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến NS1 12.24 4.124 .614 .799 NS2 11.94 3.637 .676 .769 NS3 12.06 3.315 .669 .777 NS4 12.08 3.778 .665 .775 Bảng 4-8 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị nhân sự
  48. 39 Kết luận: từ kết quả trên cho thấy, yếu tố giá trị nhân sự gồm 4 biến quan sát (NS1, NS 2, NS3, NS4) có hệ số Cronbach’s Alpha =.826> 0.6, và hệ số tương quan tổng của các biến này đều đạt tiêu chuẩn cho phép lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là .676 (NS2) và nhỏ nhất là .614 (NS1).Như vậy thang đo yếu tố giá trị nhân sự đạt yêu cầu, các biến đo lường yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. 4.2.4 Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả Cronbach's N of Alpha Items .815 3 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến GC1 8.02 1.656 .779 .620 GC2 7.52 2.077 .626 .786 GC3 7.97 2.204 .609 .802 Bảng 4-9 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá cả Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy, yếu tố giá cả gồm 3 biến quan sát (GC1, GC2, GC3) có hệ số Cronbach’s Alpha =.815> 0.6, và hệ số tương quan tổng của các biến này đều đạt tiêu chuẩn cho phép lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là .779 (GC1) và nhỏ nhất là .609 (GC3).Như vậy, thang đo yếu tố giá cả đạt yêu cầu, các biến đo lường yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.
  49. 40 4.2.5 Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc Cronbach's N of Alpha Items .840 3 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến CX1 8.22 1.957 .721 .763 CX2 8.09 2.340 .708 .781 CX3 8.05 2.075 .693 .788 Bảng 4-10 Kết quả Cronbach's Alpha nhóm giá trị cảm xúc Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy, yếu tố giá trị cảm xúc gồm 3 biến quan sát (CX1, CX2, CX3) có hệ số Cronbach’s Alpha =.840> 0.6, và hệ số tương quan tổng của các biến này đều đạt tiêu chuẩn cho phép lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là .721 (CX1) và nhỏ nhất là .693 (CX3).Như vậy, thang đo yếu tố giá trị cảm xúc đạt yêu cầu, các biến đo lường yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.
  50. 41 4.2.6 Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng Cronbach's N of Alpha Items .860 3 Trung bình Phương sai Biến Tương Cronbach's thang đo thang đo quan quan biến Alpha nếu nếu loại nếu loại sát tổng loại biến biến biến YD1 8.42 2.122 .733 .810 YD2 8.25 1.778 .768 .773 YD3 8.17 1.966 .712 .824 Bảng 4-11Kết quả Cronbach's Alpha nhóm ý định mua sắm Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy, yếu tố ý định mua sắm gồm 3 biến quan sát (YD1, YD2, YD3) có hệ số Cronbach’s Alpha =.860> 0.6, và hệ số tương quan tổng của các biến này đều đạt tiêu chuẩn cho phép lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là .768 (GC1) và nhỏ nhất là .609 (GC3).Như vậy, thang đo yếu tố giá cả đạt yêu cầu, các biến đo lường yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA - Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
  51. 42 Sau khi phân tích nhân tố, chỉ những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện mới có thể tham gia vào phần chạy hồi quy trong phân tích tiếp theo. Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm:  Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacty): là một chỉ số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn (>0.5) (Hair & cộng sự, 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.  Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair & cộng sự, 2006).  Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair & cộng sự, 2006).  Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ tố tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5 (Hair & cộng sự, 2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.  Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể, phân tích chỉ só ý nghĩa khi sig có giá trị nhỏ hơn 5% (Hair & cộng sự, 2006).
  52. 43 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA như sau: Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 NS3 .848 NS4 .799 NS2 .793 NS1 .761 CL1 .800 CL4 .758 CL3 .754 CL2 .720 CX2 .844 CX3 .835 CX1 .814 GC1 .895 GC3 .777 GC2 .750 XH1 .886 XH3 .787 XH2 .635 Bảng 4-12 Kết quả phân tích nhân tố EFA Thang đo rút trích được 5 thành phần với: Chỉ số KMO = 0.751>0.5 nên kết luận phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu. Chỉ số Eigenvalue = 1.398>1 nên không có nhân tố nào bị loại khỏi mô hình Tổng phương sai trích được là 71.608% > 0.5 nên các nhân tố đều được giữ lại trong mô hình. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000<0.5 nên độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể là chặt chẽ và phù hợp.
  53. 44 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc: Nhân tố Biến quan sát 1 YD2 .903 YD1 .882 YD3 .870 Bảng 4-13:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Chỉ số KMO = 0.730>0.5 nên phân tích nhân tố biến phụ thuộc ý định mua hàng là phù hợp với dữ liệu Chỉ số Eigenvalue = 2.349>1 nên nhân tố phù hợp với mô hình Tổng phương sai trích được là 78.301% >0.5 nên biến phụ thuộc này phù hợp Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000<0.5 nên độ tương quan giữa biến phụ thuộc và tổng thể là chặt chẽ. 4.4 Phân tích hồi quy - Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập. - Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm đến các thông số sau:  Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
  54. 45  Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.  Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu. . Căn cứ vào mô hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau: YD = β0 + β1 * NS + β2 * CL + β3 * CX + β4 * GC + β5 * XH + ε Trong đó:  Biến phụ thuộc: Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng (YD)  Biến độc lập: Yếu tố thành phần giá trị nhân sự (NS); Yếu tố thành phần giá trị chất lượng (CL); Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc (CX); Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả (GC); Yếu tố thành phần giá trị xã hội (XH). Hệ số hồi Hệ số hồi quy chưa quy chuẩn chuẩn hóa hóa t Sig. VIF Sai số B Beta chuẩn Hằng số -.289 .318 -.909 .365 NS .145 .056 .134 2.604 .010 1.096 CL .238 .063 .210 3.796 .000 1.267 CX .340 .054 .353 6.285 .000 1.302 GC .189 .058 .188 3.284 .001 1.355 XH .207 .057 .198 3.628 .000 1.227 Bảng 4-14 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình
  55. 46 Dựa vào bảng trên ta thấy: Hệ số sig của 5 biến độc lập trong phương trình đều thỏa điều kiện nhỏ hơn 5% nên có thể kết luận 5 hệ số hồi quy riêng phần đều có ý nghĩa trong mô hình. Như vậy, 5 biến :giá trị nhân sự (NS), giá trị chất lượng (CL), giá trị cảm xúc (CX), giá cả (GC),giá trị xã hội (XH) đều có ý nghĩa tác động dương đến biến phụ thuộc là ý định mua sắm của khách hàng (YD). Chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau). 4.4.1 Phương trình hồi quy: YD = 0.134 * NS + 0.210 * CL + 0.353 * CX + 0.188 * GC + 0.198 * XH Hay là Ý định mua sắm = 0.134* giá trị nhân sự + 0.210* giá trị chất lượng + 0.353 * giá trị cảm xúc + 0.188 * giá cả + 0.198 * giá trị xã hội. Phương trình hồi quy trên cho thấy: Có 05 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ý định mua sắm gồm có: yếu tố giá trị cảm xúc tác động mạnh nhất đến ý định mua sắm (beta= 0.353), tiếp đến là yếu tố giá trị chất lượng (beta= 0.210), giá trị xã hội tác động thứ 3 (beta= 0.198), thứ 4 là yếu tố giá cả (beta= 0.188), cuối cùng là giá trị nhân sự (beta= 0.134) (với độ tin cậy lớn hơn 95%). Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện rằng các yếu tố trong mô hình hồi quy ảnh hưởng tỷ lệ thuận với ý định mua sắm TNLTHSH của khách hàng tức có quan hệ đồng biến với ý định mua sắm. -Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình: Hệ số R2 (R Square) = 0.540 và R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.528 nói lên rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng với ý định mua sắm của khách hàng được giải thích đến bởi các biến độc lập.
  56. 47 - Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.000 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được. Như vậy từ kết quả trên chúng ta giữ nguyên mô hình đề xuất nghiên cứu H1 Thành phần giá trị xã hội H2 Thành phần giá trị chất lượng Thành phần giá trị nhân H3 Ý định mua sắm sự của khách hàng Thành phần giá trị tính H4 theo giá cả H5 Thành phần giá trị cảm xúc Hình 4-1 Mô hình kết quả 4.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu: Từ kết quả trên ta thấy: Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng đó là yếu tố giá trị cảm xúc ( hệ số beta= 0.353). Giá trị cảm xúc được thể hiện qua 03 biến: sự yêu thích sản phẩm, sự an tâm, sự thoải mái khi mua và sử dụng sản phẩm TNLTHSH. Điều này rất đúng với thực tế vì việc nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm rất quan trọng, từ nhận thức với sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến ý định có mua sản phẩm đó hay không của khách hàng.
  57. 48 Yếu tố tác động mạnh thứ hai đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng là yếu tố giá trị chất lượng ( hệ số beta= 0.210). Giá trị chất lượng được thể hiện qua 04 biến: tính tự phân hủy trong tự nhiên, sự chắc chắn của sản phẩm, màu sắc đẹp, kiểu dáng kích thước phù hợp của sản phẩm TNLTHSH. Đây là đặc tính đặc biệt quan trọng, thiết yếu cho mỗi sản phẩm TNLTHSH, điều này yêu cầu một quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đúng quy định của Bộ tài nguyên môi trường. Yếu tố tác động mạnh thứ ba đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng là yếu tố giá trị xã hội ( hệ số beta= 0.198). Giá trị xã hội được thể hiện qua 03 biến: ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng, sản phẩm được xã hội công nhận, sự cải thiện hình ảnh của khách hàng. Nhà sản xuất cần biết rõ nhu cầu thể hiện, được tôn trọng của mỗi người để thực hiện các dự án quảng bá sản phẩm và gây dựng hình ảnh thương hiệu. Yếu tố ảnh hưởng thứ tư đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng đó là yếu tố giá cả ( hệ số beta= 0.188). Giá cả được thể hiện qua 03 biến: giá cả có phù hợp chất lượng sản phẩm, giá cả có phù hợp với thu nhập của khách hàng, giá cả cạnh tranh với sản phẩm truyền thống. Đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, sự cạnh tranh về giá cả ngày càng khắc nghiệt, bài toán về giá đòi hỏi những người lãnh đạo mảng tài chính càng phải nghiên cứu và đưa ra mức giá hợp lý hơn. Yếu tố ảnh hưởng thứ năm đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng đó là yếu tố giá trị nhân sự ( hệ số beta= 0.134). Giá trị nhân sự được thể hiện qua 04 biến: sự kịp thời của nhân viên bán hàng; sự lịch sự thân thiện; sự sẵn sàng phục vụ khách hàng; kiến thức tốt của nhân viên bán hàng. Sản phẩm TNLTHSH là một sản phẩm mới, nên sẽ có nhiều khách hàng mới chưa từng biết đến sản phẩm, do vậy sự tận tình của nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm cụ thể với khách hàng là quan trọng, tạo sức thuyết phục để khách hàng tin cậy và mua sản phẩm.
  58. 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý Tóm tắt chương : Nội dung chương 5 như sau: - Nêu thực trạng tiêu dùng túi nylon khó phân hủy và TNLTHSH trên thị trường. - Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra một số hàm ý giúp nâng cao doanh số tiêu thụ TNLTHSH tại thị trường nội địa. - Nêu những đóng góp của đề tài. - Trình bày hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5. 1 Thực trạng: Từ kết quả khảo sát cho thấy thực trạng túi nylon tự hủy sinh học vẫn chưa phổ biến, rất nhiều người chưa biết đến và nhiều doanh nghiệp sản xuất chỉ xuất khẩu sang nước ngoài như: Công ty RKW Lotus: tính đến tháng 08/2013 Chỉ có 10% tiêu thụ tại thị trường nội địa. 90% còn lại xuất khẩu sang nước ngoài. Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát : tính đến tháng 10/2012 Khoảng 20% tiêu thụ thị trường nội địa 80% xuất khẩu sang nước ngoài. Công ty Phúc Lê Gia : Khoảng 20% tiêu thụ thị trường nội địa 80% xuất khẩu sang nước ngoài. ( Số liệu do phòng kinh doanh của các công ty cung cấp) 65% đối tượng khảo sát không biết gì về túi nylon tự hủy sinh học.
  59. 51 - Lý do các doanh nghiệp còn e dè đầu tư vào thị trường nội địa phần nhiều do tiêu chuẩn túi nylon tự hủy sinh học chỉ mới được quy định tại thông tư số 07/2012/TT- BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường và cấp giấy chứng nhận từ 04 tháng 07 năm 2012. Trước đó, các doanh nghiệp rất e dè vì lo lắng túi nylon tự hủy mình sản xuất liệu có bị coi là túi nylon thông thường và bị đánh thuế oan nên hầu hết họ đều xuất khẩu sang nước ngoài. Lý do thứ hai là mặc dù đã có thông tư quy định tiêu chí túi nylon thân thiện môi trường nhưng quy định cũng còn thiếu thuyết phục: - “Bà Trần Thị Mỹ Diệu, Khoa Công nghệ môi trường (Trường Đại học Văn Lang TPHCM), cho rằng, tiêu chí quy định khả năng phân hủy sinh học của bao bì chưa rõ ràng. Chưa đưa ra mức yêu cầu phân hủy bao nhiêu phần trăm thì được. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cần lưu ý, ở những môi trường khác nhau như môi trường đất, môi trường khí, hay phòng thí nghiệm mức độ phân hủy của bao bì cũng khác nhau. Do đó, cần phải ghi rõ mức phần trăm phải phân hủy ở những môi trường cụ thể. Về thời gian phân hủy mà dự thảo đưa ra là 2 năm cũng không thực tế. Trong khi đó, ông Nguyễn Phước Đông, Công ty Nhựa Vafaco, cũng cho rằng, tiêu chí có độ dày trên 30 micrômet là không phù hợp. Tùy vào quy cách của từng sản phẩm, vào dây chuyền sản xuất của từng DN mà độ mỏng của bao bì khác nhau. Để xác định chính xác độ dày mỏng này, các cơ quan chức năng cần phải khảo sát ý kiến của các DN để tìm ra tiêu chí chung nhất hoặc đề ra những tiêu chí phù hợp cho từng loại hình sản phẩm khác nhau.” ( Internet ). - Đồng thời, từ kết quả khảo sát của tác giả luận văn cho thấy rất ít người biết đến túi nylon tự hủy sinh học. Tuy nhiên, sự ưa chuộng của người tiêu dùng sau khi sử dụng túi nylon tự hủy sinh học là rất tốt. Cho nên sau khi đã được sự hỗ trợ về chính sách, các doanh nghiệp sản xuất túi nylon tự hủy sinh học có thể đầu tư mạnh vào thị trường nội địa vì nhu cầu tiêu dùng túi nylon hiện tại và trong rất lớn.
  60. 52 Một số giải pháp được áp dụng trên thế giới để hạn chế tình trạng sử dụng túi nylon khó phân hủy . Công cụ Giải pháp Quốc gia áp dụng Pháp lý Cấm hoàn toàn sản xuất, bán, sử Ấn Độ, Bangladesh,Oakland( Mỹ) dụng túi nylon Cấm sản xuất loại túi nylon mỏng Việt Nam ( dưới 30micromet), Ấn Độ (20micromet),Trung Quốc (25micromet) Cấm phát miễn phí túi nylon Đài Loan, Trung Quốc, Úc, New zealand Xử phạt Ấn Độ, Đài Loan Kinh tế Đánh thuế túi nylon khó phân hủy Ailen, Việt Nam (40.000 đ/kg) Tuyên Chiến dịch “ngày không túi nylon” Việt Nam, Hong Kong truyền Khác Sử dụng túi nylon tự phân hủy sinh Việt Nam, Anh, Úc học Khuyến khích dùng túi nhiều lần Việt Nam, Úc Bảng 5-1 Giải pháp giảm thiểu túi nylon khó phân hủy trên toàn thế giới 5.2 Một số hàm ý Từ kết quả nghiên cứu trên cùng thực trạng về tình hình tiêu thụ túi nylon tự hủy sinh học tại thị trường nội địa còn kém, tác giả xin đưa ra một số hàm ý để các nhà sản xuất và nhà chính sách tham khảo và sử dụng để đưa ra các biện pháp cải thiện doanh số bán túi nylon tự hủy sinh học và hạn chế số lượng túi nylon khó phân hủy. 5.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài Nguyên và Môi trường . Quy định về tiêu chí túi nylon thân thiện môi trường chưa thỏa đáng và phù hợp với thực tế ví dụ: chưa quy định độ phân rã cho sản phẩm, quy định về thời gian phân hủy tối đa là 02 năm, vì vậy, tác giả luận văn kiến nghị đối với chính sách của Bộ Tài Nguyên và Môi trường:
  61. 53 . Xây dựng bước đệm cho chính sách: Khảo sát trước mới hình thành quy định về sản xuất, tiêu chuẩn về túi nylon thân thiện và cấm sản xuất túi nylon khó phân hủy hoặc cấm phát miễn phí túi nylon khó phân hủy. . Nghiên cứu và hình thành quy trình quản lý, kiểm soát chặt chẽ chính xác về các sản phẩm túi nylon thân thiên môi trường để tránh các trường hợp túi thân thiện giả. . Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện môi trường và cấm sản xuất túi nylon khó phân hủy. . Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ từ sản xuất túi nylon khó phân hủy sang các loại túi thân thiện bằng các biện pháp cụ thể như: . Hỗ trợ tài chính: phối hợp với Bộ tài chính để các ngân hàng cho vay lãi suất thấp. 5.2.2. Đối với người tiêu dùng 5.2.2.1 Yếu tố giá trị cảm xúc Qua khảo sát thấy rõ yếu tố cảm xúc đang ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định sử dụng TNLTHSH của người tiêu dùng ( beta= 0.353), vì vậy giải pháp để thay đổi tích cực giá trị cảm xúc của khách hàng là việc đầu tiên cần làm và được đầu tư nhiều nhất. Cụ thể: Giải pháp nâng cao nhận thức, tạo ghi nhớ, lĩnh hội và tác động đến thái độ của người tiêu dùng: Tuyên truyền, phát động các phong trào “ sử dụng túi thân thiện môi trường” Sử dụng truyền thông trên truyền hình, internet và các báo, đài: Quảng cáo bằng nhóm tham khảo: o Sử dụng sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng để kêu gọi mọi người quan tâm đến môi trường. o Nhấn mạnh tác hại vô cùng của túi nylon khó phân hủy. o Đưa ra thông điệp trên từng sản phẩm như: túi nylon tự hủy sinh học thân thiện môi trường, hoàn toàn tan trong môi trường, trả lại màu xanh cho trái đất, .
  62. 54 o Quay những đoạn video clip ấn tượng về tác hại của túi nylon và phát định kỳ trên truyền hình và internet .Quay túi nylon tan trong môi trường và so sánh với những hình ảnh rác túi nylon khó phân hủy chất đống tồn tại dai dẳng và có ở khắp nơi. Giải pháp cho thương hiệu sản phẩm - Cải thiện, nâng cao giá trị cảm xúc của khách hàng bằng cách gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu, định vị sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp nhằm tác động đến nhận thức của khách hàng, tạo cảm giác an toàn cho khách hàng khi sử dụng, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp được đánh giá cao trong nhận thức của khách hàng. Thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và tính hấp dẫn cao sẽ đem đến cho người tiêu dùng những cảm nhận về mặt chất lượng và cảm xúc tạo tâm lý muốn có được sản phẩm đó. 5.2.2.2Yếu tố giá trị chất lượng: Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng mạnh ( đứng thứ 2 trong 5 yếu tố) đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng. Thân thiện với môi trường Khách hàng luôn quan tâm TNLTHSH liệu có tự hủy thực sự, có thực sự thân thiện với môi trường hay không? Với tình trạng báo động về môi trường như hiện nay, trái đất đang nóng lên, nhiều thiên tai hơn, khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Điều đó cho thấy những sản phẩm thân thiện môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn, chất lượng các sản phẩm túi nylon khó phân hủy hiện nay là một dấu hỏi, đặt ra nhiều nguy hiểm cho môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, các sinh vật trên trái đất và sự tồn tại của trái đất. Vì vậy, sự thân thiện với môi trường của sản phẩm TNLTHSH là yếu tố đặt lên hàng đầu về chất lượng sản phẩm, TNLTHSH là một giải pháp cho môi trường thoát khỏi sự ô nhiễm nghiêm trọng do túi nylon khó phân hủy gây nên.
  63. 55 Chất lượng sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí này và để cạnh tranh mạnh mẽ với túi nylon khó phân hủy, nhà sản xuất có thể gây chú ý bằng những chú thích bắt mắt trên túi như: “ túi nylon thân thiện với môi trường”,” túi nylon tự hủy sinh học” ,khẩu hiệu “ hãy chung tay vì một hành tinh xanh”, Chứng minh cho khách hàng thấy sản phẩm của công ty là sản phẩm đạt chuẩn bằng cách in những nhãn hiệu được công nhận thân thiện môi trường trên bề mặt sản phẩm. Thiết lập những nhóm chào sản phẩm đến các chợ. Minh họa tính tự hủy của sản phẩm ngay tại chợ bằng các biện pháp như: nhúng nước túi đối với loại tự hủy trong nước, trưng bày các sản phẩm đã tự hủy một phần, Theo khảo sát, chúng tôi thấy rằng người dân TP.HCM rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường :Trong số hơn 25.000 bạn đọc VnExpress được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ cấm dùng túi nilon khó phân hủy hoặc giảm dùng dần vì tác hại của nó. Tuy nhiên do thói quen tiêu dùng, ngại thay đổi và sự thiếu phổ biến của TNLTHSH trong các tạp hóa, đại lý cho nên TNLTHSH vẫn ít được sử dụng. cần phải có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất và sự hỗ trợ của Bộ, ngành để thay đổi thói quen tiêu dùng và tuyên truyền người dân sử dụng TNLTHSH. Tiêu chuẩn về độ bền, độ an toàn: Thỏa các tiêu chí mà đối tượng khảo sát yêu cầu: - Cần phải nghiên cứu và sản xuất theo một quy trình đảm bảo chất lượng, an toàn cho sản phẩm chính và cho người sử dụng. - Cần in hạn sử dụng trên mỗi túi để khuyến cáo với người tiêu dùng ngày hết hạn. - Độ dai và bền gần tương đương với túi nylon thông thường tạo sức cạnh tranh. - Đảm bảo chất lượng tốt, thân thiện với môi trường và độ phân hủy đúng với quy định của Bộ tài nguyên và môi trường ( không quá 02 năm). Nâng cao tính đa dạng, phong phú của sản phẩm - Kiểu dáng, màu sắc, độ dai của sản phẩm TNLTHSH là 3 đặc tính mà người tiêu dùng quan tâm nhất vì vậy các doanh nghiệp sản xuất chú ý tạo sức cạnh tranh ở 3 đặc tính này.
  64. 56 - Sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng theo phân khúc thị trường : o Với những giới thượng lưu nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm cao cấp, mẫu đẹp và sang trọng o Với giới trung lưu,nhà sản xuất tạo những sản phẩm trang nhã, bền và đẹp. o Với giới thu nhập nhấp, nhà sản xuất tạo những sản phẩm giá cả phù hợp với túi tiền của họ. - Đa dạng về kích thước, mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. 5.2.2.3Yếu tố giá trị xã hội: Người Việt Nam chưa phải là người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thân thiện môi trường, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Vì vậy, muốn thay đổi được văn hóa quả là một điều khó, cần phải có một quá trình lâu dài, tác động lên các trẻ em từ lúc nhỏ. Nên đưa vào chương trình học những bài giảng về nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ cấp 1 và tuyên truyền lan tỏa ra cộng đồng những tác hại khủng khiếp của túi nylon khó phân hủy và sự thân thiện của túi nylon tự hủy sinh học. Từ đó người dân sẽ có cái nhìn tích cực, đánh giá cao giá trị của những người luôn yêu môi trường và thích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tầng lớp thượng lưu và hạ lưu rất khó tiếp xúc vì thượng lưu không quan tâm đến túi nylon, còn tầng lớp hạ lưu họ lại cho rằng túi nylon tự hủy sinh học giá thành cao và họ ngại tìm hiểu cái mới, ngại thay đổi. Tầng lớp trung lưu là đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, giới hạ lưu cũng cần được chú ý để họ tiếp cận đến túi nylon tự hủy sinh học một cách tốt nhất, đưa ra mức giá phù hợp( cần có khảo sát để đến gần nhất với yêu cầu của họ). Giới thượng lưu, nhà sản xuất có thể sản xuất ra những loại túi nhựa tự hủy sinh học cao cấp, đẹp, chất lượng cao để họ có thể làm hộp quà tặng hoặc đựng những sản phẩm cao cấp, đắt tiền.
  65. 57 5.2.2.4Yếu tố giá thành: Theo kết quả khảo sát cho thấy giá trị tính theo giá cả (beta=0.188) có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua TNLTHSH của khách hàng. Xét về mức độ tác động đây là yếu tố tác động mạnh thứ 4 trong 5 yếu tố. Giá cả phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, yếu tố giá cả càng trở nên quan trọng, là yếu tố cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Người tiêu dùng ngày càng thông thái và họ cân nhắc rất kỹ lưỡng, nếu mức giá quá cao, TNLTHSH sẽ rất khó tiêu thụ vì sự cạnh tranh của túi nylon khó phân hủy, vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng mức giá cạnh tranh, chỉ nên bằng hoặc cao hơn túi nylon khó phân hủy từ 5%-10% (theo khảo sát, người tiêu dùng chấp nhận mức giá này). 5.2.2.5Yếu tố giá trị nhân sự: -Yếu tố này có tác động đến ý định mua TNLTHSH (beta= 0.134), ở góc độ là người tiêu dùng, nếu nhân viên bán hàng là người nhiệt tình, thân thiện, chuyên nghiệp ắt hẳn sẽ tạo một ấn tượng đẹp trong mắt họ và tạo cảm giác tin tưởng, ưa thích với thương hiệu sản phẩm đó. Vì vậy, nhà sản xuất cần có giải pháp để nâng cao giá trị nhân sự như sau: Tuyển chọn và huấn luyện đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình. Khuyến khích nhân viên bằng chính sách trả lương theo hiệu quả công việc, tưởng thưởng cho những nhân viên xuất sắc, làm việc tốt, có doanh số bán sản phẩm cao. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, tác giả nhận thấy hệ thống cửa hàng và đại lý có bán sản phẩm TNLTHSH rất ít, vì vậy để tìm mua sản phẩm này người tiêu dùng gặp phải nhiều khó khăn nên hầu như họ sẽ mua sản phẩm thay thế rất thông dụng là túi nylon khó phân hủy. Do vậy, nhà sản xuất cần xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, thiết lập những chương trình giới thiệu sản phẩm, thành lập các nhóm chào hàng thân thiện đến các siêu thị và các chợ.
  66. 58 Kí gửi vào các tạp hóa bán túi nylon, khuyến khích bán hàng bằng cách đưa doanh số hoa hồng tăng dần theo định mức bán được. Đưa ra các chương trình khuyến mãi đến từng chợ như: giảm giá túi nylon tự hủy sinh học, tặng thêm sản phẩm, Đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn, kích thích người bán hàng kêu gọi người tiêu dùng mua TNLTHSH. 5.2.2.6Các yếu tố cá nhân Mặc dù trong mô hình nghiên cứu không có yếu tố cá nhân nhưng tác giả muốn nói thêm về những yếu tố này và sẽ bổ sung các yếu tố cá nhân vào hướng nghiên cứu tiếp theo. Yếu tố nghề nghiệp: Một số khách hàng có nghề nghiệp khác nhau họ có thái độ đối với tiêu dùng TNLTHSH khác nhau. Phân biệt rõ nhất là giữa nhóm tiểu thương (ở các chợ) và nhóm ngành nghề khác. Do vậy đối với nhóm tiểu thương là nhóm sử dụng rất nhiều túi nylon, doanh nghiệp sản xuất TNLTHSH cần có hình thức khác để tác động đến thái độ của họ thay vì chỉ quảng cáo trên truyền thông, internet, chúng ta cần phải làm thêm: Thành lập những nhóm tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến từng chợ, giới thiệu đến từng gian hàng. Đưa ra các chương trình khuyến mãi đến từng chợ như: giảm giá túi nylon tự hủy sinh học, tặng thêm sản phẩm, Đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn, kích thích người bán hàng kêu gọi người tiêu dùng mua TNLTHSH. Yếu tố trình độ: Đối với người trình độ cao từ cao đẳng trở lên họ có sự tiếp xúc rất nhiều với các phương tiện truyền thông cho nên họ biết nhiều về sự tích cực của sản phẩm TNLTHSH. Vì vậy, những người có trình độ thấp hơn, ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta cần có những đội ngũ tiếp thị, tuyên truyền rộng khắp đến các chợ, siêu thị, phát động phong trào như: “ sử dụng túi thân thiện môi trường”,” nói không với túi nylon khó phân hủy”.
  67. 59 5.3 Những đóng góp của đề tài: - Với những mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu đã trình bày ở phần mở đầu. Tác giả tự đánh giá luận văn đã đạt các mục tiêu và ý nghĩa đề ra. - Đây là một đề tài “nóng”, bằng chứng là nghị định số 582/QĐ-TTG quy định “ về việc phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 ” vừa được ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2013 và có rất nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ để sản xuất TNLTHSH hoặc đầu tư thêm sản xuất TNLTHSH. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường nội địa. Vì vậy, đây là một tư liệu đáng tham khảo để giải bài toán thị trường nội địa cho TNLTHSH. - Tác giả đã tìm và nghiên cứu, đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng TNLTHSH. Từ cơ sở lý luận, tác giả nghiên cứu trên thực tế và đánh giá, phân tích thực trạng tiêu dùng TNLTHSH tại thị trường nội địa; đã cho ra kết quả nghiên cứu thị trường rất sống động và thực tế, góp phần đưa số liệu thị trường và người tiêu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất, kích thích tiêu dùng. - Theo nghiên cứu của tác giả, đây là luận văn thạc sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TNLTHSH . - Trở thành tài liệu quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo. - Đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp thiết thực về mặt chính sách, kinh tế, tuyên truyền, để TNLTHSH đi vào cuộc sống người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả và phổ biến.
  68. 60 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo - Do thời lượng làm luận văn khá hạn hẹp và những giới hạn về nhiều mặt nên nghiên cứu chỉ tập trung vào một số đối tượng khảo sát tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, số lượng mẫu thấp. - Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo: o Mở rộng đối tượng khảo sát. o Mở rộng số lượng mẫu. o Mở rộng nghiên cứu các yếu tố tác động khác như: giá trị thương hiệu, kinh tế, công nghệ, người ảnh hưởng như : gia đình,
  69. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hoàng Minh Đường (1999), Giáo trình kinh doanh kho và bao bì, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội . 2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 4. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang(2009), Nghiên cứu thị trường,Nhà xuất bản Lao động. 5. Nguyễn Ngọc Quang (2008), Phương pháp định tính trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm xe máy, Luận án tiến sỹ kinh tế, Tp.HCM. 6. Phan Thị Anh Thư (2008), Đề xuất giải pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nylon tại TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, TP.HCM. 7. Tôn Thiện Chiếu (1996), Phương pháp điều tra xã hội học, Đề cương chi tiết bài giảng, Viện xã hội học, Hà Nội. Tiếng Anh 8. Philip Kotler, Marketing Insights from A to Z,John Wiley & Sons,Inc. 9. Philip Kotker & Gary Armstrong, Principles of Martketing,UK Website 1. Báo online cand.com, “Dự án sản xuất túi tự hủy vẫn chưa thông”, được lấy về từ trang: [ ] 2. Báo Online vnexpress.net, “92% độc giả muốn cấm hoặc giảm túi nilon”, được lấy về từ trang: [ muon-cam-hoac-giam-tui-nilon-2268327.html]
  70. 3. Báo online saigondautu.com.vn,”chưa thân thiện môi trường”, được lấy về từ trang: [ moi-truong.aspx]. 4. Báo online vietnamplus.vn,” giảm 65% lượng túi nilon ở siêu thị vào năm 2020”:[ thi-vao-nam-2020/20134/192614.vnplus] 5. Báo online Kinh tế Sài Gòn ,”nhiều siêu thị dùng túi thân thiện môi trường” , được lấy về từ trang:[ dung-tui-than-thien-moi-truong.htm]
  71. Phụ lục 1: Bảng câu hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo Số phiếu: Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Ngày tháng năm 2013 PHIẾU KHẢO SÁT Đề tài: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BAO BÌ PHÂN HỦY SINH HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Thông tin thu thập được từ anh/chị tuyệt đối được giữ kín, hoàn toàn chỉ dùng làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu khoa học) Anh/chị vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp, vui lòng không để trống. Phần 1: Thông tin cá nhân của anh/chị: Câu 1. Họ và tên: Câu 2. Địa chỉ: Câu 3. Số điện thoại: Câu 4. Giới tính của anh/chị:  Nam  Nữ Câu 5. Độ tuổi của anh/chị:  1: Từ 18 đến 24 tuổi  2: Từ 25 đến 34 tuổi  3: Từ 35 đến 44 tuổi  4: Từ 45 đến 54 tuổi  5: Trên 55 tuổi
  72. Câu 6. Trình độ học vấn của anh/chị:  1. Trung cấp trở xuống  2. Cao đẳng  3. Đại học  4. Trên đại học Câu 7. Nghề nghiệp của anh/chị:  1. Lãnh đạo, nhà quản lý  2. Nhân viên, công nhân  3. Hưu trí  4. Khác:
  73. Anh/chị vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình với các phát biểu sau: (1) (2) (3) Rất (4) (5)Rất YẾU TỐ Không Bình không Đồng ý đồng ý đồng ý thường đồng ý A - Yếu tố thành phần giá trị xã hội XH1 Anh/chị cảm thấy khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học là bảo vệ môi trường sống của xã hội XH2 Sản phẩm bao bì phân hủy sinh học được xã hội chấp nhận XH3 Anh/chị được cải thiện hình ảnh trước bạn bè, đồng nghiệp khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học (sản phẩm thân thiện môi trường) B – Yếu tố thành phần giá trị chất lượng CL1 Sản phẩm tự phân hủy rất tốt trong tự nhiên CL2 Sản phẩm có màu sắc rất đẹp CL3 Sản phẩm có kiểu dáng rất phù hợp CL4 Sản phẩm rất chắc chắn C – Yếu tố thành phần giá trị nhân sự NS1 Nhân viên bán hàng phục vụ anh/chị kịp thời NS2 Nhân viên bán hàng lịch sự, thân thiện với anh/chị. NS3 Nhân viên bán hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/chị NS4 Nhân viên bán hàng có đủ kiến thức để tư vấn cho anh/chị D – Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả GC1 Sản phẩm có giá cả phù hợp với chất lượng GC2 Sản phẩm có giá phù hợp với thu nhập của anh/chị GC3 Sản phẩm có giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm bao bì truyền thống (không tự hủy hoặc rất khó phân hủy)
  74. E – Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc CX1 Anh/chị thích những sản phẩm bao bì phân hủy sinh học CX2 Anh/chị cảm thấy thoải mái khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học CX3 Anh/chị cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học F – Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng YD1 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó đáp ứng nhu cầu của anh/chị YD2 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó phù hợp với khả năng của anh/chị YD3 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì đem lại sự an tâm cho anh/chị Xin chân thành cám ơn anh/chị!
  75. BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Các bước phỏng vấn chuyên gia: Bước 1: Giới thiệu về mục tiêu của bài phỏng vấn. Bước 2: Phỏng vấn các chủ đề sau: o Thái độ của người tiêu dùng đối với TNLTHSH và túi nylon thông thường. o Các yếu tố tác động đến hành vi mua TNLTHSH của người tiêu dùng. o TNLTHSH đã được biết đến một cách phổ biến chưa?Tại sao? o Mức độ quan trọng của từng yếu tố tác động đến hành vi mua TNLTHSH của người tiêu dùng? o Làm thế nào để TNLTHSH được người tiêu dùng ưa chuộng, mua và sử dụng? Bước 3: Ghi nhận các ý kiến và thảo luận. Bước 4: Người phỏng vấn chọn ra những ý kiến được các chuyên gia đồng thuận cao. Bước 5: Tổng kết và đưa ra kết luận.
  76. Phụ lục 2: Phân tích nhân tố KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .751 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1574.576 df 136 Sig. .000 Communalities Initial Extraction XH1 1.000 .789 XH2 1.000 .615 XH3 1.000 .727 CL1 1.000 .797 CL2 1.000 .689 CL3 1.000 .713 CL4 1.000 .607 NS1 1.000 .601 NS2 1.000 .701 NS3 1.000 .725 NS4 1.000 .672 GC1 1.000 .840 GC2 1.000 .693 GC3 1.000 .695 CX1 1.000 .786 CX2 1.000 .765 CX3 1.000 .758 Extraction Method: Principal Component Analysis.
  77. Total Variance Explained Compo Extraction Sums of Squared nent Initial Eigenvalues Loadings Rotation Sums of Squared Loadings % of Cumulative % of Cumulativ % of Cumulative Total Variance % Total Variance e % Total Variance % 1 5.158 30.341 30.341 5.158 30.341 30.341 2.722 16.012 16.012 2 2.345 13.793 44.135 2.345 13.793 44.135 2.536 14.920 30.932 3 1.689 9.937 54.072 1.689 9.937 54.072 2.385 14.028 44.960 4 1.583 9.311 63.383 1.583 9.311 63.383 2.350 13.821 58.780 5 1.398 8.224 71.608 1.398 8.224 71.608 2.181 12.827 71.608 6 .760 4.469 76.077 7 .658 3.873 79.950 8 .567 3.335 83.285 9 .511 3.008 86.293 10 .421 2.477 88.770 11 .392 2.307 91.077 12 .351 2.065 93.142 13 .306 1.799 94.941 14 .265 1.560 96.501 15 .230 1.353 97.854 16 .190 1.117 98.971 17 .175 1.029 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis.
  78. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 NS3 .848 NS4 .799 NS2 .793 NS1 .761 CL1 .800 CL4 .758 CL3 .754 CL2 .720 CX2 .844 CX3 .835 CX1 .814 GC1 .895 GC3 .777 GC2 .750 XH1 .886 XH3 .787 XH2 .635 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations.
  79. Phụ lục 3: Phân tích nhân tố biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .730 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 272.300 df 3 Sig. .000 Communalities Initial Extraction YD1 1.000 .778 YD2 1.000 .815 YD3 1.000 .756 Extraction Method: Principal Component Analysis. Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.349 78.301 78.301 2.349 78.301 78.301 2 .370 12.331 90.631 dimension0 3 .281 9.369 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis.
  80. Component Matrixa Component 1 YD2 .903 YD1 .882 YD3 .870 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
  81. Phụ lục 4: Phân tích hồi quy Model Summaryb Model Adjusted R Std. Error of the Durbin- R R Square Square Estimate Watson 1 .735a .540 .528 .46439 1.807 a. Predictors: (Constant), XH, NS, CL, CX, GC b. Dependent Variable: YD ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 48.102 5 9.620 44.610 .000a Residual 40.975 190 .216 Total 89.077 195 a. Predictors: (Constant), XH, NS, CL, CX, GC b. Dependent Variable: YD Coefficientsa Model Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) -.289 .318 -.909 .365 NS .145 .056 .134 2.604 .010 .913 1.096 CL .238 .063 .210 3.796 .000 .789 1.267 CX .340 .054 .353 6.285 .000 .768 1.302 GC .189 .058 .188 3.284 .001 .738 1.355 XH .207 .057 .198 3.628 .000 .815 1.227 a. Dependent Variable: YD