Tóm tắt Luận văn Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

pdf 24 trang phuongvu95 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của học sinh đòi hỏi giáo dục phải có bước chuyển mạnh mẽ cả về phương pháp, nội dung và cách thức quản lý. Tại hội nghị khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2015 đã xác định rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong bối cảnh hiện nay giáo dục phải đáp ứng 4 trụ cột mà UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” để hội nhập và phát triển. Chính vì vậy để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và hội nhập quốc tế thì việc giáo dục kiến thức trên lớp là chưa đủ cho việc phát triển toàn diện của người học. Năng lực học sinh được phát triển hình thành trên cơ sở học tập và hoạt động tích cực của mỗi cá nhân. Muốn phát triển toàn diện năng lực phẩm chất học sinh thì dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp, bên cạnh trang bị kiến thức cho học sinh thì cần phải tạo môi trường để người học được học tập qua trải nghiệm, được thực hành, được rèn luyện kỹ năng sống để có được năng lực phát hiện, năng lực khái quát, năng lực chủ động xử lí tình huống, giải quyết các vấn đề, một cách phù hợp. Công tác quản lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT là một nội dung quan trọng, việc xây dựng môi trường học tập, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh giúp các em có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng cần thiết. như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội - nhóm, rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống các tai nạn thương tích, kỹ năng sinh tồn, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, kỹ năng học tập hiệu quả Qua đó giúp các em có được những kiến thức cơ bản để làm hành trang bước vào đời. Ở lứa tuổi này, các em đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, phải tham gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội, phải đưa ra những quyết định quan trọng trong việc chọn trường, chọn nghề, phải xử lý nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống. Việc rèn luyện các kiến thức kỹ năng sống giúp các em, tự tin, chủ động khi tiếp cận với các vấn đề của cuộc sống, của xã hội, khẳng định được năng lực bản thân, tạo dựng bản lĩnh sống, góp phần hình thành lớp thanh niên Việt Nam có lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh THPT, hiệu quả mang lại chưa cao. ở các nhà trường THPT còn tồn tại nạn bạo lực học đường, học sinh có lối sống ích kỉ, vô cảm, chìm đắm trong thế giới ảo,
  2. 2 có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống, chưa có kỹ năng học tập khoa học, hiệu quả, tâm lý dễ bị kích động Điều này cho thấy việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam còn là một thách thức khá lớn. Tổng quan nghiên cứu vấn đề trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trong nhà trường phổ thông như: quản lý giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục giá trị sống, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động kỹ năng sống trong bối cảnh đổi mới hiện nay còn ít được nghiên cứu. Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của các trường THPT hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã được thực hiện, tuy nhiên kết quả hoạt động chưa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về yếu tố quản lý. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mang tính đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung ở các trường THPT của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam - Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đó là: Trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam; Trường THPT
  3. 3 A Phủ Lý; Trường THPT B Phủ Lý; Trường THPT C Phủ Lý - Chủ thể quản lý: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào Hiệu trưởng, Phó Hiệu Trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài 1.1.2. Ở trong nước 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục 1.2.2.Khái niệm kỹ năng và kỹ năng sống 1.2.2.1. Kỹ năng 1.2.2.2. Kỹ năng sống 1.2.3 Khái niệm giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục KNS cho học sinh THPT 1.2.3.1. Giáo dục 1.2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống 1.2.3.3. Giáo dục KNS cho học sinh THPT 1.2.4. Quản lý giáo dục KNS cho học sinh THPT 1.3. Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường trung học phổ thông 1.3.1. Đặc điểm của học sinh THPT 1.3.2. Ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT 1.3.2.1. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống 1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh ở trường THPT 1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT
  4. 4 1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục KNS: 1.3.5. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống 1.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT 1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT 1.4.3.1. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường THPT 1.4.3.2. Chỉ đạo giáo viên bộ môn tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các bộ môn văn hóa 1.4.3.3. Chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn trường trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1.4.3.4. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1.4.3.5. Chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục KNS 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT 1.5.1. Những yếu tố chủ quan 1.5.2. Những yếu tố khách quan Tiểu kết chương 1 Giáo dục KNS là một nội dung cơ bản, là nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông. Thông qua hoạt động giáo dục KNS, góp phần hình thành nhân cách, giúp học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội. Chương 1 để cập đến một số khái niệm như: Kỹ năng, kỹ năng sống, quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục KNS cho học sinh THPT. Khái quát về nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT, trong đó, tác giả đề cập tới một số nhóm KNS cần trang bị cho học sinh THPT; các phương pháp giáo dục KNS; các hình thức giáo dục KNS. Đồng thời, chương 1, tác giả làm rõ nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THPT như: về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo triển khai, quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của học sinh THPT cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT hợp lý thì hiệu quả giáo dục KNS mới được nâng cao.
  5. 5 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3. Khái quát về giáo dục THPT của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Bảng 2.1. Đội ngũ lãnh đạo các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Cán bộ quản lý Trình độ TT Tên trường THPT Trên Hiệu trưởng Phó HT Chuẩn chuẩn 1 Chuyên Hà Nam 01 03 04 03 2 A Phủ Lý 01 02 03 02 3 B Phủ Lý 01 02 03 03 4 C Phủ Lý 01 01 02 02 Tổng số 04 8 12 10 Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên năm 2018-2019 CBQL TTCM Giáo viên Nhân viên Tổng TT Tên trường THPT Trên Trên Trên Trên Số SL SL SL SL chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn 1 Chuyên Biên Hòa 98 4 3 6 6 84 45 10 0 2 A Phủ Lý 74 3 2 6 6 63 6 8 0 3 B Phủ Lý 67 3 3 6 6 59 16 5 0 4 C Phủ Lý 42 2 2 5 5 35 6 5 0 Tổng cộng 281 12 10 23 23 241 73 28 0 Bảng 2.3. Quy mô trường lớp giai đoạn năm 2017 - 2019 Tên trường Số lớp Số học sinh TT Năm học THPT 10 11 12 T. Số 10 11 12 T. Số 2016-2017 9 9 9 27 300 298 300 898 Chuyên Biên 1 2017-2018 9 9 9 27 301 297 299 897 Hòa 2018-2019 9 9 9 27 311 297 296 904 2016-2017 10 10 9 29 449 472 402 1323 2 A Phủ Lý 2017-2018 10 10 10 30 448 455 464 1367 2018-2019 10 10 10 30 446 453 449 1348 2016-2017 9 9 9 27 403 390 380 1173 3 B Phủ Lý 2017-2018 9 9 9 27 405 397 382 1184 2018-2019 10 9 9 28 490 395 391 1276 2016-2017 5 5 5 15 258 219 209 686 4 C Phủ Lý 2017-2018 5 5 5 15 262 220 210 692 2018-2019 5 5 5 15 265 218 211 694 Nguồn: Phòng GDTH Sở GDĐT Hà Nam
  6. 6 2.2. Khái quát về mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát 2.2.1. Mục đích: 2.2.2. Nội dung khảo sát: 2.2.3. Đối tượng và địa điểm khảo sát bằng phiếu 2.2.4. Phương pháp khảo sát 2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả 2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.3.1.Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống 2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện KNS của học sinh THPT. Qua kết quả điều tra, khảo sát ta có Bảng 2.4.
  7. 7 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Đối Rất Không Bình TT Kỹ năng tượng Cần thiết Tốt Chưa đạt cần thiết cần thiết thường khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % SL % I. Nhóm KN phát triển nhận thức CBQL 10 100 0 0 0 0 01 10 08 80 01 10 1 Kỹ năng tự học GV 97 97 03 3 0 0 06 6 87 87 07 7 HS 120 60 80 40 0 0 05 2,5 71 35,5 124 62 CBQL 09 90 01 10 0 0 01 10 8 80 01 10 KN phát triển tư duy (KN tư duy sáng 2 GV 95 95 05 5 0 0 08 8 90 90 2 2 tạo, KN tư duy phê phán) HS 86 43 114 57 0 0 03 1,5 33 16,5 164 82 CBQL 08 80 02 20 0 0 01 10 05 50 04 40 3 KN tìm kiếm và xử lý thông tin GV 82 82 18 18 0 0 9 9 58 58 33 33 HS 86 43 114 57 0 0 10 05 40 20 150 75 TB 76,7 23,3 6,9 57,4 35,7 II. Nhóm KN ứng phó với cảm xúc và làm chủ bản thân CBQL 09 90 10 10 0 0 01 10 03 30 06 60 1 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc GV 85 85 15 15 0 0 10 10 42 42 48 48 HS 94 47 106 53 0 0 04 02 68 34 128 64 CBQL 09 90 01 10 0 0 01 10 01 10 08 80 2 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng GV 87 87 13 13 0 0 12 12 18 18 70 70 HS 106 53 94 47 0 0 04 02 53 26,5 143 71,5 CBQL 08 80 02 20 0 0 01 10 01 10 08 80 3 KN kiên định GV 90 90 10 10 0 0 08 8 22 22 70 70 HS 75 37,5 125 62,5 0 0 04 02 68 34 128 64 CBQL 08 80 02 20 0 0 01 10 02 20 07 70 4 KN ra quyết định GV 95 95 5 5 0 0 12 12 25 25 63 63
  8. 8 Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Đối Rất Không Bình TT Kỹ năng tượng Cần thiết Tốt Chưa đạt cần thiết cần thiết thường khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % SL % HS 114 57 86 43 0 0 03 1,5 57 28,5 140 70 CBQL 80 80 02 20 0 0 01 10 02 20 07 70 5 KN xác định giá trị GV 80 80 20 20 0 0 06 06 35 35 59 59 HS 128 64 72 36 0 0 04 02 62 31 134 67 CBQL 08 80 02 20 0 0 01 10 07 70 02 20 6 KN quản lý thời gian GV 80 80 20 20 0 0 06 06 78 78 16 16 HS 114 57 86 43 0 0 04 02 58 29 138 69 Tổng TB 74,3 25,7 0 6,9 31,3 61,8 III. Nhóm KN xã hội để tương tác với người khác CBQL 9 90 01 10 0 0 01 10 07 70 02 20 1 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông GV 95 95 5 5 0 0 06 06 80 80 14 14 HS 72 36 128 64 0 0 03 1,5 63 31,5 134 67 CBQL 9 90 01 10 0 0 01 10 06 60 03 30 2 Kỹ năng lắng nghe GV 90 90 10 10 0 0 09 9 65 65 26 26 HS 66 33 134 67 0 0 02 01 33 16,5 164 82 CBQL 10 100 0 0 0 0 01 10 01 10 08 80 3 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn GV 90 90 10 10 0 0 06 06 24 24 70 70 HS 86 43 114 57 0 0 04 02 30 15 166 83 CBQL 10 100 0 0 0 0 01 10 07 70 02 20 4 Kỹ năng hợp tác GV 94 94 06 06 0 0 09 9 78 78 13 13 HS 114 57 86 43 0 0 02 01 64 32 134 67 CBQL 8 80 02 20 0 0 01 10 06 60 03 30 5 Kỹ năng giao tiếp GV 95 95 5 5 0 0 06 06 70 70 24 24 HS 84 42 116 58 0 0 02 01 32 16 166 83 6 Kỹ năng thể hiện sự tự tin CBQL 10 100 0 0 0 0 01 10 06 60 03 30
  9. 9 Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Đối Rất Không Bình TT Kỹ năng tượng Cần thiết Tốt Chưa đạt cần thiết cần thiết thường khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % SL % GV 89 89 11 11 0 0 08 8 70 70 22 22 HS 180 90 20 10 0 0 03 1,5 13 6,5 184 92 CBQL 07 70 03 30 0 0 01 10 06 60 03 30 7 Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ GV 81 81 19 19 0 0 06 06 67 67 27 27 HS 86 43 114 57 0 0 03 1,5 13 6,5 184 92 CBQL 09 90 01 10 0 0 01 10 06 60 03 30 8 Kỹ năng giải quyết vấn đề GV 90 90 10 10 0 0 06 06 68 68 26 26 HS 100 50 100 50 0 0 03 1,5 13 6,5 184 92 TB 76,6 23,4 0 9 43,1 47,9 IV. Nhóm KN gắn với các tình huống, ngữ cảnh cụ thể CBQL 07 70 03 30 0 0 01 10 06 60 03 30 1 KN lựa chọn nghề nghiệp GV 95 95 5 5 0 0 06 06 68 68 26 26 HS 128 64 72 36 0 0 02 01 13 6,5 184 92 CBQL 08 80 02 20 0 0 01 10 05 50 04 40 2 KN phòng tránh các TNXH GV 95 95 05 5 0 0 11 11 56 56 33 33 HS 112 56 88 44 0 0 03 1,5 31 15,5 166 83 CBQL 07 70 03 30 0 0 01 10 05 50 04 40 KN bảo vệ sức khỏe - phòng tránh các 3 GV 90 90 10 10 0 0 06 06 57 57 37 37 tai nạn HS 84 42 116 58 0 0 05 2,5 71 35,5 124 62 TB 73,6 26,4 0 6,4 44,3 49,3
  10. 10 2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về nguyên nhân học sinh THPT thiếu KNS. Tổng hợp kết quả khảo sát ta có bảng 2.5 như sau: Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức về nguyên nhân học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thiếu KNS Đối tượng Đúng Sai Phân vân Nguyên nhân khảo sát SL % SL % SL % HS 134 67,0 12 6,0 54 27,0 Tác động tiêu cực của nền kinh CBQL 09 90,0 01 10,0 00 0,0 tế thị trường. GV 90 90,0 10 10,0 00 0,0 TB 82,3 8,7 9 HS 146 73,0 28 14,0 26 13,0 Sự bùng nổ của thông tin, truyền CBQL 10 100 00 0,0 00 0,0 thông. GV 95 95,0 00 0,0 05 5,0 TB 89,3 4,7 6 HS 150 75,0 19 9,5 31 15,5 Hiểu biết của CMHS về KNS và CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 GDKNS chưa nhiều. GV 85 85,0 10 10,0 05 5,0 TB 80 9,8 10,2 Ảnh hưởng từ cách ứng xử tiêu HS 146 73,0 02 1,0 52 26,0 cực, thiếu gương mẫu của các CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 thành viên trong gia đình GV 83 83 12 12 05 5 TB 78,7 7,7 13,6 Gia đình có điều kiện, phụ HS 125 62,5 37 18,5 38 19,0 huynh nuông chiều, không chú ý CBQL 08 80,0 00 0,0 02 20,0 đến giáo dục con em. GV 80 80 11 11 9 9 TB 74 10 16 Bố mẹ “bao bọc” con cái quá kỹ HS 134 67,0 26 13,0 40 20,0 khiến các em không có điều kiện CBQL 07 70,0 01 10,0 02 20,0 để giao tiếp ngoài xã hội. GV 84 84 12 12 4 4 TB 73,7 11,7 14,6 HS 100 50,0 20 10,0 80 40,0 Một số thầy cô giáo chưa quan CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 tâm đến việc rèn luyện và GDKNS cho học sinh. 86 86 04 4 10 10,0 GV TB 72 8 20 Do quá tải kiến thức nên thời HS 106 53,0 54 27,0 40 20,0 gian dành cho GDKNS trong các CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 giờ học chưa được chú ý. GV 81 81 13 13 06 6 TB 71,3 16,7 12 Hình thức GDKNS của GV chưa HS 134 67,0 12 6,0 54 27,0 phù hợp nên HS ít có điều kiện CBQL 09 90,0 01 10,0 00 0,0 để thực hành trải nghiệm và rèn GV 85 85,0 12 12 3 3,0 luyện KNS.
  11. 11 Đối tượng Đúng Sai Phân vân Nguyên nhân khảo sát SL % SL % SL % TB 80,7 9,3 10 Phong trào “Xây dựng trường HS 146 73,0 14 7,0 40 20,0 học thân thiện, học sinh tích CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 cực” chưa đi vào chiều sâu. GV 83 83 06 6 11 11 TB 78,7 7,7 13,6 Nội dung, hình thức tổ chức HS 106 53,0 28 14,0 66 33,0 GDKNS của Đoàn chưa phong CBQL 08 80,0 00 0,0 02 20,0 phú, đa dạng và thiết thực. GV 84 84 12 12 4 4 TB 72,3 8,7 19 Thư viện nhà trường thiếu các HS 134 67,0 12 6,0 54 27,0 nguồn tư liệu, sách báo về CBQL 01 10,0 08 80,0 01 10,0 GDKNS để HS tìm hiểu và tự 09 9,0 70 70 21 21 rèn luyện GV TB 28,7 52 19,3 Vai trò tự GD, tự rèn luyện KNS HS 134 67,0 00 0,0 66 33,0 trong HS thông qua hoạt động CBQL 01 10,0 07 70,0 02 20,0 của các CLB trong nhà trường GV 12 12 84 84 4 4 chưa được chú trọng. TB 29,7 51,3 19 KNS còn là vấn đề mới; nhiều HS 106 53,0 28 14,0 66 33,0 đoàn thể xã hội chưa quan tâm CBQL 01 10,0 01 10,0 08 80,0 rèn luyện KNS cho học sinh qua các hoạt động xã hội và phong GV 18 18 06 6 76 76 trào cộng đồng. TB 27 10 63 HS chỉ tập trung việc học các HS 112 56,0 00 0,0 88 44,0 môn văn hóa, không quan tâm CBQL 02 20,0 07 70,0 01 10,0 đến các hoạt động GD khác ở GV 27 27 67 67 6 6 trong và ngoài nhà trường. TB 34,3 45,7 20 HS 94 47,0 12 6,0 94 47 Do những biến đổi về tâm sinh CBQL 09 90,0 00 0,0 01 10,0 lý lứa tuổi. GV 89 89 06 6 5 5 TB 75,3 4 20,7
  12. 12 2.3.2. Thực trạng về thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Mức độ thực hiện Đối Thường Thỉnh Chưa TT Kỹ năng tượng xuyên thoảng thực hiện khảo sát SL % SL % SL % I. Nhóm KN phát triển nhận thức CBQL 10 100 0 0 0 0 1 Kĩ năng tự học GV 95 95 05 5 0 0 HS 140 70 60 30 0 0 KN phát triển tư duy (KN CBQL 09 90 01 10 0 0 2 tư duy sáng tạo, KN tư duy GV 90 90 10 10 0 0 phê phán) HS 128 64 47 23,5 25 12,5 CBQL 07 70 03 30 0 0 KN tìm kiếm và xử lý 3 GV 78 78 16 16 06 06 thông tin HS 89 44,5 68 34 43 21,5 TB 77,9 17,6 4,5 II. Nhóm KN ứng phó với cảm xúc và làm chủ bản thân CBQL 07 70 02 20 01 10 1 KN kiểm soát cảm xúc GV 68 68 24 24 8 8 HS 103 51,5 20 10 77 38,5 CBQL 04 40 02 20 04 40 2 KN ứng phó với căng thẳng GV 45 45 25 25 30 30 HS 65 32,5 32 16 103 51,5 CBQL 04 40 05 50 01 10 3 KN kiên định GV 42 42 44 44 14 14 HS 65 32,5 76 38 59 29,5 CBQL 06 60 03 30 01 10 4 KN ra quyết định GV 49 49 42 42 09 9 HS 105 52,5 58 29 37 18,5 CBQL 07 70 03 30 0 0 5 KN xác định giá trị GV 71 71 14 14 15 15 HS 100 50 40 20 60 30 QL 06 60 03 30 01 10 6 KN quản lý thời gian GV 55 55 22 22 23 23 HS 116 58 48 24 36 18 Tổng TB 52,6 27,1 20,3 III. Nhóm KN xã hội để tương tác với người khác CBQL 08 80 02 20 0 0 1 KN thể hiện sự cảm thông GV 85 85 14 14 01 01 HS 156 78 42 21 02 01
  13. 13 Mức độ thực hiện Đối Thường Thỉnh Chưa TT Kỹ năng tượng xuyên thoảng thực hiện khảo sát SL % SL % SL % CBQL 06 60 04 40 0 0 2 KN lắng nghe GV 59 59 40 40 01 1 HS 104 52 90 45 06 03 CBQL 05 50 04 40 01 10 3 KN giải quyết mâu thuẫn GV 42 42 26 26 32 32 HS 67 33,5 50 25 83 41,5 CBQL 07 70 03 30 0 0 4 KN hợp tác GV 69 69 20 20 11 11 HS 139 69,5 49 24,5 12 6 CBQL 09 90 01 10 0 0 5 KN giao tiếp GV 96 96 4 4 0 0 HS 170 85 27 13,5 03 1,5 CBQL 09 90 01 10 0 0 6 KN thể hiện sự tự tin GV 95 95 5 5 0 0 HS 162 81 29 14,5 09 4,5 CBQL 03 30 04 40 03 30 7 KN tìm kiếm sự giúp đỡ GV 30 30 44 44 26 26 HS 50 25 89 44,5 61 30,5 CBQL 05 50 04 40 01 10 8 KN thương lượng GV 47 47 32 32 21 21 HS 92 46 67 33,5 41 20,5 TB 63 26,5 10,5 IV. Nhóm KN gắn với các tình huống, ngữ cảnh cụ thể CBQL 06 60 03 30 01 10 1 KN lựa chọn nghề nghiệp GV 59 59 26 26 15 15 HS 110 55 59 29,5 31 15,5 CBQL 06 60 03 30 01 10 2 KN phòng tránh các TNXH GV 55 55 32 32 13 13 HS 105 52,5 58 29 37 18,5 CBQL 05 50 03 30 02 20 KN bảo vệ sức khỏe - 3 GV 44 44 26 26 30 30 phòng tránh các tai nạn HS 85 42,5 69 34,5 46 23 TB 53,1 29,7 17,2
  14. 14 2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Bảng 2.7. Kết quả điều tra về các hình thức giáo dục KNS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Mức độ thực hiện Đối Chưa Các hình thức giáo dục Thường Không tượng thường KNS xuyên thực hiện KS xuyên SL % SL % SL % CBQL 02 20,0 08 80,0 00 0,0 Thông qua hoạt động giáo GV 26 26 74 74 00 0,0 dục ngoài giờ lên lớp. HS 86 43,0 114 57,0 00 0,0 TB 29,7 70,3 0 CBQL 06 60,0 40 40,0 00 0,0 Thông qua việc học tập các GV 56 56 44 44 00 0,0 môn văn hóa cơ bản. HS 90 45,0 110 55,0 00 0,0 TB 53,7 46,3 0 CBQL 05 50,0 05 50,0 00 0,0 Thông qua hoạt động ngoại GV 56 56 44 44 00 0,0 khóa HS 108 54,0 90 45,0 02 1,0 TB 53,3 46,3 0,4 CBQL 04 40,0 05 50,0 01 10,0 Thông qua sinh hoạt GV 35 35 53 53 12 12 tập thể HS 86 43,0 100 50,0 14 7,0 TB 39,3 51 9,7 CBQL 03 30,0 07 70,0 00 0,0 Thông qua sinh hoạt lớp GV 25 25 72 72 03 3 HS 86 43,0 114 57,0 00 0,0 TB 32,7 66,3 1 CBQL 09 90,0 01 10,0 00 0,0 Thông qua các hoạt động GV 67 67 30 30 03 3 Đoàn HS 100 50,0 96 48,0 04 2,0 TB 69,0 29,3 1,7
  15. 15 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục KNS cho HS THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Mức độ thực hiện Đối Các phương pháp giáo dục Chưa Không tượng Thường xuyên KNS thường xuyên thực hiện KS SL % SL % SL % CBQL 07 70,0 03 30,0 00 0,0 Sử dụng phương pháp GV 67 67 33 33 00 0,0 đàm thoại HS 106 53,0 80 40,0 14 7,0 TB 63,3 34,3 2,4 CBQL 06 60,0 04 40,0 00 0,0 Sử dụng phương pháp GV 45 45 50 50 05 5 thuyết trình HS 77 38,5 108 54,0 15 7,5 TB 47,8 48 4,2 CBQL 00 0,0 00 0,0 10 100 Sử dụng phương pháp GV 00 0,0 00 0,0 120 100 trò chơi HS 00 0,0 00 0,0 200 100 TB 0 0 100 CBQL 04 40,0 06 60,0 00 0,0 Sử dụng phương pháp GV 29 29 71 71 00 0,0 nêu gương HS 41 20,5 159 79,5 00 0,0 TB 29,8 70,2 0 CBQL 00 0,0 00 0,0 10 100 Tổ chức cho học sinh đóng vai GV 00 0,0 00 0,0 100 100 qua các giờ sinh hoạt lớp HS 00 0,0 05 2,5 95 97,5 TB 0 0,8 99,2 CBQL 10 100 00 0,0 00 0,0 Sử dụng phương pháp GV 87 87 13 13 00 0,0 thảo luận nhóm HS 135 67,5 65 32,5 00 0,0 TB 84,8 15,2 0 CBQL 07 70,0 03 30,0 00 0,0 Sử dụng phương pháp giải GV 78 78 22 22 00 0,0 quyết vấn đề HS 130 65,0 70 35,0 00 0,0 TB 71 29 0 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nam, lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, Hà Nam đều đã tiến hành lập kế hoạch GD KNS cho học sinh ngay từ đầu năm học. Các kế hoạch đều thể hiện được mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của GD KNS trong nhà trường hiện nay.
  16. 16 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Qua kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ta có Bảng 2.10. như sau: Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Mức độ thực hiện Đối Nội dung Bình Chưa ∑ Thứ tượng Tốt Khá đánh giá thường đạt ( X ) bậc KS SL % SL % SL % SL % Thành lập Ban chỉ CBQL 08 80,0 001 10,0 01 10,0 00 0,0 301 01 đạo giáo dục KNS GV 80 80 14 14 06 60 00 0,0 (2,7) TB 80 12 35 0 Phân công chức CBQL 07 70,0 01 10,0 02 20,0 00 0,0 năng, nhiệm vụ cho 275 03 từng thành viên GV 70 70 10 10 20 20 00 0,0 (2,5) trong Ban chỉ đạo. TB 70 10 20 0 Xây dựng và ban CBQL 04 40,0 05 50,0 01 10,0 00 0,0 hành các quy chế, nội dung, quy định, 234 04 tiêu chuẩn, chế độ GV 32 32 47 47 21 21 00 0,0 (2,1) có liên quan đến công tác giáo dục KNS TB 36 48,5 15,5 0 Huy động lực lượng CBQL 08 80,0 01 10,0 01 10,0 00 0,0 tham gia; Tổ chức các hoạt động giáo 297 dục KNS có sự phối 02 GV 80 80 10 10 10 10 00 0,0 (2,7) hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường TB 80 10 10 0 Xây dựng, củng cố CBQL 03 30,0 05 50,0 02 20,0 00 0,0 chuyên môn, kỹ 213 năng cho GVCN, 06 GV 24 24 44 44 32 32 00 0,0 (1,9) GVBM, Đoàn thanh niên TB 27 47 26 0 Tổ chức tốt các hoạt CBQL 04 40,0 05 50,0 01 10,0 00 0,0 động giáo dục KNS 227 05 thông qua hoạt động GV 32 32 40 40 28 28 00 0,0 (2,1) dạy học các môn
  17. 17 Mức độ thực hiện Đối Nội dung Bình Chưa ∑ Thứ tượng Tốt Khá đánh giá thường đạt ( X ) bậc KS SL % SL % SL % SL % văn hóa, các hoạt động sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động Đoàn, hoạt động NGLL TB 36 45 19 0 Phân bổ kinh phí và CBQL 02 20,0 02 20,0 01 10,0 05 50,0 các điều kiện vật 131 07 chất cho việc thực GV 20 20 24 24 12 12 44 44 (1,2) hiện kế hoạch TB 20 22 11 47 2.4.3. Thực trạng việc quản lý chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 2.4.3.1. Quản lý chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Qua kết quả khảo sát, điều tra Bảng 2.11 về thực trạng chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động GDKNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có thể thấy, việc quản lý chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động giáo dục KNS tại các trường THPT chưa được đánh giá tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy hiệu quả vai trò trực tiếp nhất của GVCN trong giáo dục KNS cho học sinh. Lãnh đạo các trường THPT chưa có biện pháp quản lý chỉ đạo để giáo viên chủ nhiệm tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục KNS hiệu quả và theo kế hoạch. Do vậy, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT của GVCN chưa hiệu quả, GV còn chưa linh hoạt đa dạng nội dung, hình thức và phương pháp tích hợp giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm. 2.4.3.2. Quản lý chỉ đạo giáo viên bộ môn tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các bộ môn văn hóa Qua kết quả khảo sát, điều tra Bảng 2.12 về kết quả khảo sát về quản lý chỉ đạo GVBM tích hợp hoạt động giáo dục KNS trong giảng dạy cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho thấy: Lãnh đạo nhà trường quản lý chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục KNS trong hoạt động giảng dạy chưa tốt, chưa làm tốt công tác tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng để GV thực hiện giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục KNS. Bản thân các GV hầu như không hoặc có rất ít kiến thức, kỹ năng, chuyên môn về GD KNS cho học sinh. Thực tế này đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo GVBM, các tổ bộ môn trong tích hợp giáo dục KNS trong giảng dạy. 2.4.3.3. Quản lý chỉ đạo Đoàn trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
  18. 18 Qua kết quả khảo sát, điều tra Bảng 2.13 về kết quả khảo sát quản lý Đoàn Thanh niên trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho thấy: các trường THPT đã có sự chỉ đạo Đoàn thanh của các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức lồng ghép các Kế hoạch, hoạt động công tác Đoàn hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường THPT cần quan tâm hơn nữa đến công tác tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho BCH Đoàn trường nâng cao hiệu quả việc tích hợp hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động Đoàn 2.4.3.4. Quản lý chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Qua kết quả khảo sát, điều tra Bảng 2.14 về kết quả khảo sát thực trạng quản lý chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho thấy thực trạng quản lý chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong giáo dục KNS, cho thấy lãnh đạo các trường THPT cũng đã quan tâm tới công tác chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa tốt. Mặc dù trong giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng để đạt được hiệu quả cao cần có sự phối hợp của cả ba nhà: gia đình, nhà trường và xã hội, tuy nhiên còn tồn tại một số CBQL, GV, học sinh, CMHS, lực lượng xã hội ở địa phương còn thờ ơ với hoạt động giáo dục KNS nên công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục KNS chưa mang lại hiệu quả cao. 2.4.3.5. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục KNS trong nhà trường, các trường THPT luôn có sự quan tâm đến nội dung giáo dục này một cách toàn diện, song do nguồn ngân sách được cấp còn eo hẹp, nên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu giáo dục của các nhà trường. Việc huy động sự tài trợ của CMHS, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý hiện nay. 2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT Qua kết quả khảo sát, điều tra Bảng 2.15 về kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam cho thấy: Hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNS tại các trường THPT, đã và đang được đưa vào tổ chức thực hiện tuy nhiên hoạt động đánh giá, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục KNS của các trường THPT nhìn chung chưa tốt. Việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường còn chưa cụ thể, công tác kiểm tra đánh
  19. 19 giá của lãnh đạo các nhà trường được thực hiện với hiệu quả chưa cao, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 2.5.1. Thành tựu và nguyên nhân 2.5.1.1. Thành tựu 2.5.1.2. Nguyên nhân 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1. Hạn chế 2.5.2.2. Nguyên nhân Tiểu kết chương 2 Như vậy, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường. Tuy nhiên, một số trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho các hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Đội ngũ GV trong nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS nhưng chưa được tập huấn, trang bị các kỹ năng chuyên sâu, việc nâng cao năng lực giáo dục KNS chưa được tổ chức thường xuyên, giáo viên chưa tự tin nên hiệu quả giáo dục KNS chưa cao, nhiều khi thực hiện còn mang tính hình thức. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa thực sự chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục. Công tác quản lý còn chưa xây dựng được những tiêu chí kiểm tra đánh giá chuẩn, việc kiểm tra đánh giá hoạt động chưa được thường xuyên, khen thưởng chưa kịp thời, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường chưa thực tạo ra những động lực bên trong, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục KNS như mục tiêu đặt ra.
  20. 20 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu của giáo dục THPT 3.1.2. Đảm bảo sự tham gia tự giác, tích cực của các chủ thể hoạt động 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả 3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục KNS ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của giáo dục KNS trong nhà trường THPT 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.2. Nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên, học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT 3.2.3. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT một cách khoa học và khả thi 3.2.3.1. Mục đích 3.2.3.2. Nội dung 3.2.3.3. Cách thực hiện 3.2.4. Đa dạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT. 3.2.4.1. Mục tiêu 3.2.4.2. Nội dung 3.2.4.3. Cách thực hiện 3.2.5. Quản lý chỉ đạo giáo dục KNS đối với hoạt động của Đoàn thanh niên, tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT 3.2.5.1. Tăng cường phối hợp lực lượng giáo dục với Đoàn thanh niên trong công tác GD KNS. 3.2.5.2. Tăng cường phối hợp lực lượng giáo dục với các lực lượng xã hội khác tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường THPT 3.2.6 Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT. 3.2.6.1. Mục đích 3.2.6.2. Nội dung 3.2.6.3. Cách tiến hành 3.2.7. Tăng cường nguồn lực và sử dụng hiệu quả điều kiện, phương tiện trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT
  21. 21 3.2.7.1. Mục tiêu 3.2.7.2. Nội dung 3.2.7.3. Cách thực hiện 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp Như vậy, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ có tính biện chứng. Do vậy, để thực hiện các biện pháp đề xuất quản lý giáo dục KNS cho học sinh, phải bắt đầu từ việc CBQL cần có kế hoạch cho hoạt động giáo dục KNS khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT, GV và học sinh cần nhận thức rõ sự cần thiết của việc quản lý giáo dục KNS trong nhà trường. Mỗi biện pháp có một ưu thế riêng, chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình giáo dục. Trong việc chỉ đạo, các giải pháp trên như những mắt xích trong một sợi dây chuyền tạo nên sự chặt chẽ đồng bộ thúc đẩy “cỗ máy quản lý” giáo dục KNS cho học sinh hoạt động nhịp nhàng hiệu quả cao. 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất 3.4.1. Mức độ cần thiết Qua bảng Bảng khảo sát, điều tra 3.1 về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho thấy: Căn cứ vào chuẩn đánh giá thì các biện pháp đề tài đưa ra đều được đánh giá ở mức rất cần thiết (mức điểm trung bình trên 2,5 điểm). 3.4.2. Mức độ khả thi Qua bảng Bảng khảo sát, điều tra 3.2 về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho thấy: Căn cứ vào chuẩn đánh giá, cho thấy các biện pháp đề tài đưa ra đều được đánh giá ở mức rất khả thi (mức điểm trung bình trên 2,5 điểm) 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua bảng Bảng khảo sát, điều tra 3.3 về tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy: mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 07 biện pháp là tương quan là rất chặt chẽ (rất thống nhất, phù hợp). Đây là tín hiệu rất tốt cho thấy những biện pháp đề ra là có tính cần thiết và khả thi cao. Tiểu kết chương 3 Các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT thành phố Phủ Lý được đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục, đảm bảo sự tham gia tự giác, tích cực của các chủ thể hoạt động, đảm bảo tính kế thừa, tính hệ thống, tính thực tiễn, hiệu quả Những biện pháp được đề xuất đã căn cứ vào cơ sở lý luận của quản lý giáo dục KNS cho học sinh và kết quả khảo sát thực trạng nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT thành phố Phủ Lý.
  22. 22 Các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT thành phố Phủ Lý đều được mô tả theo cấu trúc nhất định và thống nhất, được đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại, chịu sự chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau cho nên cần thực hiện đồng bộ các biện pháp này với nhau, làm tiền đề hỗ trợ cho nhau để đạt kết quả tối ưu. Các biện pháp đề xuất đều được thẩm định về tính khả thi và tính cần thiết và được CBGV, đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội địa phương đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kỹ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Đối với nhiều nước trên thế giới, kỹ năng sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học. Giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường. Những kết quả được hình thành ở học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục KNS bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết đọng lại là ở kỹ năng sống ở lứa tuổi thanh niên có tác dụng làm nền tảng quan trọng để các em gia nhập vào đời sống xã hội một cách chắc chắn. Kết quả của luận văn đã xác định các kỹ năng sống để hình thành cho học sinh trung học phổ thông là các kỹ năng cơ bản như: Nhóm KN phát triển nhận thức: KN tự học, KN phát triển tư duy (KN tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán); KN tìm kiếm và xử lý thông tin. Nhóm KN ứng phó với cảm xúc và làm chủ bản thân: KN kiểm soát cảm xúc, KN ứng phó với căng thẳng, KN kiên định, KN quản lý thời gian, KN ra quyết định, KN xác định giá trị. Nhóm KN xã hội để tương tác với người khác: KN giao tiếp, KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN thể hiện sự cảm thông, KN giải quyết mâu thuẫn, KN hợp tác, KN tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhóm KN gắn với các tình huống, ngữ cảnh cụ thể: KN lựa chọn nghề nghiệp, KN phòng tránh các tệ nạn xã hội, KN bảo vệ sức khỏe - phòng tránh các tai nạn. Kết quả của việc hình thành các kỹ năng này là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Giáo dục kỹ năng sống là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành
  23. 23 tố của hoạt động giáo dục theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là dựa trên các ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi trung học phổ thông, nhưng vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình thành đối với nhân cách có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện của từng cá thể. Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đã chứng minh học sinh trung học phổ thông chưa có những kỹ năng sống cơ bản, hoặc có nhưng thiếu vững chắc. Các lực lượng giáo dục đã nhận thức rõ được bản chất, mức độ cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng còn lúng túng về phương thức, biện pháp cũng như nội dung giáo dục cho từng đối tượng. Luận văn đã đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh với các nội dung tích hợp, thiết kế các chủ đề giáo dục linh hoạt các loại hình hoạt động. 2. Khuyến nghị 2.1. Khuyến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam - Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục KNS cho học sinh; xem việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNS ngang tầm quan trọng so với các môn văn hóa. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức, kỹ năng về rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, bởi thực tế hiện nay giáo viên thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn chứ không có một chương trình hướng dẫn cơ bản nào. Như vậy hiệu quả của công việc này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của giáo viên. - Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục KNS tích hợp vào các môn văn hóa, qua hoạt động GDKNS, qua công tác Đoàn TN, qua hoạt động của GVCN, GVBM. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục KNS nói riêng. 2.2. Khuyến nghị với các trường THPT trên địa bàn Thành phố Phủ Lý - Kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo giáo dục KNS; lãnh đạo các nhà trường THPT cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết để chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tất cả các loại hình hoạt động của nhà trường; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh. - Cần tăng cường phát triển năng lực đội ngũ giáo viên về năng lực giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Tổ chức các giờ dạy mẫu có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT rồi nhân rộng điển hình tiên tiến. - Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục KNS; thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về công tác giáo dục KNS cho học sinh, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác này.
  24. 24 2.3. Khuyến nghị với các lực lượng giáo dục 2.3.1. Đối với giáo viên - GV cần chủ động thiết kế các hoạt động hướng đến việc giáo dục các kỹ năng cần thiết cho học sinh; tăng cường công tác giáo dục KNS cho học sinh tùy theo tình hình thực tế của trường, đồng thời xây dựng mối quan hệ thân thiện với học sinh để tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. - GV cần chủ động trong học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, sáng tạo linh hoạt và trách nhiệm trong tích hợp hoạt động giáo dục KNS trong công tác được giao phó, đa dạng, nội dung, hình thức và phương pháp trong tích hợp hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. - GV cần nâng cao ý thức, trách nhiệm thông qua việc tham gia nghiêm túc và hiệu quả các lớp tập huấn giáo dục KNS của Sở và của nhà trường tổ chức. 2.3.2. Đối với Đoàn Thanh niên - BCH Đoàn thanh niên cần xây dựng chi tiết, cụ thể kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động của Đoàn thanh niên. - Lựa chọn đội ngũ cán sự của các chi đoàn là những nhân tố tích cực, năng nổ, sáng tạo và nhiệt tình làm nòng cốt cho công tác tổ chức các hoạt động đoàn cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường. - Trong tổ chức các hoạt động cần đa dạng các nội dung, hình thức tổ chức để tạo sự hứng thú, hấp dẫn và cuốn hút các đoàn viên, thanh niên tham gia, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. - BCH Đoàn cần có sự tham mưu với lãnh đạo nhà trường thường xuyên chỉ đạo cán bộ Đoàn tham gia lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS. - Phối hợp chặt chẽ với Thành đoàn Phủ Lý; Tỉnh đoàn Hà Nam để triển khai các chương trình, các lớp học giáo dục KNS. 2.3.3. Đối với phụ huynh học sinh - PHHS phải dành thời gian để quan tâm tới con cái và kịp thời nắm bắt những thay đổi về tâm sinh lý của con để có sự định hướng, điều chỉnh kịp thời, hãy là nơi để con tin tưởng, tâm sự khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống. - Phụ huynh học sinh biết rõ năng lực của con em họ, tránh gây áp lực cho con cái trong việc học hành; cần giúp các em có thời gian biểu hợp lý. Tạo điều kiện để các em có thể tham gia các hoạt động giáo dục KNS. - Tham gia phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục KNS, không giao khoán việc học tập và giáo dục con em mình cho nhà trường. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em, kịp thời phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh./.