Luận văn Một số biện pháp cơ bản tăng lợi nhuận của Cảng Nam Hải - Gemadept

pdf 76 trang thiennha21 09/04/2022 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số biện pháp cơ bản tăng lợi nhuận của Cảng Nam Hải - Gemadept", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_bien_phap_co_ban_tang_loi_nhuan_cua_cang_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Một số biện pháp cơ bản tăng lợi nhuận của Cảng Nam Hải - Gemadept

  1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay có thể thấy ở bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Song tất cả đều thể hiện một mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận. Phấn đấu để có lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Cảng Nam Hải là một đơn vị thành viên của Tập Đoàn Gemadept với quy mô đầu tư vốn về cơ sở hạ tầng gồm 01 cầu tầu dài 147 m và diện tích bãi 6 ha và nghành nghề kinh doanh chính là kinh doanh khai thác dịch vụ Cảng biển, kinh doanh kho bãi và dịch vụ vệ sinh sửa chữa Container rỗng với một hệ thống gồm 03 Depot chính là Đông Hải Depot, Nam Hải – Tasa Depot và Nam Hải Đình vũ Depot. Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Cảng, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Nam Hải cũng không ngừng tăng lên mạnh mẽ. Đồng thời Cảng Nam Hải đã tích cực cải tạo nâng cấp bến bãi, đầu tư trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất xếp dỡ Container và phục vụ các yêu cầu ngày càng cao từ các hãng tầu – chủ hàng như xếp dỡ, nâng hạ,cắm điện cont lạnh, kiểm dịch, kiểm hóa, đóng rút Hiệu quả khai thác và sản xuất kinh doanh được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng sản lượng thông qua, năng suất xếp dỡ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận, Tuy nhiên với tình hình kinh tế đang suy thoái và cạnh tranh gay gắt cùng ngành nghề trên toàn thế giới và khu vực thì với quy trình khai thác, cơ 1
  2. cấu nhân sự và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ như hiện nay của Cảng Nam Hải vẫn còn nhiều bất cập, khai thác chưa đạt tối ưu và sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong thời gian tới. Vậy việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng năng suất, tối đa hóa lợi nhuận là công trình khoa học không thể thiếu cho việc đảm bảo khai thác hiệu quả và hoạch định phát triển Cảng Nam Hải trong tương lai. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình thực tập em xin chọn đi sâu vào vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển với đề tài: “Một số biện pháp cơ bản tăng lợi nhuận của Cảng Nam Hải - Gemadept". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu kết quả hoạt động sán xuất kinh doanh là nghiên cứu các chỉ tiêu khai thác, kinh tế, tài chính các tác nhân ảnh hưởng đến doanh thu,chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu khai thác như sản lượng thông qua, quy trình khai thác, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cùng với những thuận lợi và khó khăn, những hạn chế mang tính chủ quan, những nguyên nhân, quy luật tác động chi phối trực tiếp đến quá trình khai thác và ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác để từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, khoa học có cơ sở thực tiễn kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Cảng. Để từ đó nâng cao sản lượng, doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô khai thác cùng với sự nâng cao chất lượng dịch vụ vượt trội cho mạng khách hàng như các hãng tầu, các chủ hàng vận tải cũng như đảm bảo đới sống ấm no, lòng tín nhiệm của người lao động đối với Cảng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và cuối cùng là xây dựng phát triển Cảng ngày một lớn mạnh uy tín trên thị trường khu vực phía Bắc và Việt Nam. 2. Phƣơng pháp – Phạm vi nghiên cứu 2
  3. Thông qua việc phân tích đánh giá so sánh các chỉ tiêu sản lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, chi phí theo quý, theo năm. Cần thống kê chính xác các số liệu liên quan một cách đúng đắn có tính đến rủi ro và hao hụt lãng phí tự nhiên cũng như các lý do khách quan mang lại. Từ đó tìm tòi các biện pháp để tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Ngoài phương pháp thống kê phân tích đánh giá so sánh các chỉ tiêu cụ thể liên quan ảnh hưởng ra còn xây dựng các kế hoạch mang tính dài hạn hơn cho 03 năm, thậm chí 05 năm đến 10 năm và tìm mọi giải pháp để hoàn thành kế hoạch đó. Các số liệu trong đề tài chủ yếu trong giai đoạn 2011 – 2013 (03 năm ) phần lớn trích dẫn từ báo cáo thống kê của Cảng Nam Hải. Các báo cáo về Sản lượng thông qua, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo sản lượng hàng lạnh chạy điện, báo cáo sản lượng tại các Depot rỗng và các báo cáo về dịch vụ ngoài nhỏ lẻ khác. Bên cạnh đó còn nghiên cứu từ các tài liệu tạp chí, website. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài * Khoa học: Việc nghiên cứu “ Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận của Cảng Nam Hải ” có ý nghĩa khoa học là đã hệ thống hóa lý luận về vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp, các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích đánh giá lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có các biện pháp cắt giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Thực tiễn: Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Nam Hải qua các năm gần đây, giúp chúng ta nhìn rõ tình hình về những mặt đang thuận lợi, những mặt đang rất bất cập, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp thiết thực nhất như tái cơ cấu nhân sự, đầu tư thêm cơ sở vật chất, cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động và đổi mới công tác marketing để đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả khai thác, tăng lợi nhuận cho công ty. 5. Đối tƣợng nghiên cứu 3
  4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy trình khai thác, các tác nhân ảnh hưởng đến doanh thu,chi phí, lợi nhuận của Cảng. Những thuận lợi và khó khăn, những hạn chế mang tính chủ quan, những nguyên nhân, quy luật tác động chi phối trực tiếp đến kết qủa đạt được là các chỉ tiêu khai thác thực tế như sản lượng thông qua, năng suất xếp dỡ và các phạm trù kinh tế như chi phí, doanh thu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác và lợi nhuận. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Nam Hải Chƣơng 3: Một số biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Cảng Nam Hải Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện vừa công tác vừa thu thập tài liệu tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài nên đề tài không thể tránh khỏi những thiết sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo , các phòng ban trong công ty và đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn - Viện phó viện đào tạo sau đại học Trường đại học hàng hải Việt nam đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em nghiên cứu hoàn thành luận văn này. 4
  5. CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN 1.1 LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một chủ công ty theo lý thuyết là đạt tối đa hóa lợi nhuận và giả thuyết này rất vững chắc. Nó vẫn tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết của nền kinh tế vi mô. Về lịch sử mà nói những nhà kinh tế trong các phân tích của họ về công ty đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng, tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx “cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”[1, Tr.87,91] Karl Marx cho rằng : “giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hóa trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hóa thì tôi gọi là lợi nhuận”. ”[1, Tr.180] Nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi ’’ hoặc cụ thể hơn là “ lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”. ”[1, Tr.282] Từ các quan điểm trên chúng ta thấy rằng nhờ có lý luận vô giá về giá trị hàng hóa sức lao động , K. Marx là người đầu tiên đã phân tích nguồn gốc lợi nhuận một cách khoa học, sâu sắc và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị. Theo ông lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, lợi nhuận và giá trị thặng dư có sự giống nhau về lượng và khác nhau về chất. Về lượng, nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị của nó thì lượng lợi nhuận bằng lượng giá trị thặng dư, nếu giá cả hàng hóa không nhất trí với giá trị của nó thì mỗi tư bản cá biệt có thể thu được lượng lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư, nhưng trong toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng dư. 5
  6. Về chất, giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến và do sức lao động được mua từ tư bản khả biến tạo ra. Còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư thông qua trao đổi, phạm trù lợi nhuận đã xuyên tạc, che đậy được nguồn gốc quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Kế thừa được những gì tinh tế nhất của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, kết hợp với quá trình nghiên cứu sâu sắc nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Karl Marx đã chỉ rõ được nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và quan điểm về lợi nhuận của ông là hoàn toàn đúng đắn, do đó ngày nay khi nghiên cứu về lợi nhuận chúng ta đều nghiên cứu dựa trên quan điểm của Karl Marx.[2] Ở nước ta theo Điều 4 của Luật Doanh nghiệp ghi nhận: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Mà kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Điều đó chứng tỏ rằng lợi nhuận đã được pháp luật thừa nhận như là mục tiêu chủ yếu và là động cơ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh , là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập (Income) và chi phí (Expenses) mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.[5, Tr56] Nội dung của lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh , dịch vụ và hoạt động tài chính : Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ và thu được từ hoạt động tài chính thường xuyên của doanh nghiệp. 6
  7. Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động không thường xuyên, không lường trước được như lợi nhuận từ việc thanh lý các tài sản cố định, thu tiền phát sinh do khách hàng vi phạm hợp đồng 1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triền hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Chuỗi lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai sẽ phát sinh và diễn biến như thế nào? Vì thế, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định và vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi. Bởi vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh 7
  8. doanh, các doanh nghiệp phải hạch toán lợi nhuận (hoặc lỗ) rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp này của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hỏa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người lao động. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, để khuyến khích, nâng cao chất lượng sản xuất , thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ miễn thu cho phần lợi nhuận đúng dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và miễn giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, thủy hải sản, xây dựng, vận tải, nộp thuế TNDN theo thuế suất từ 20% đến 22%. Các nghành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và nghành sản xuất khác nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất lớn hơn. Khoản thuế thu nhập mà các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước sẽ dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng tái sản xuất xã hội.[3] 1.1.3 Ý nghĩa của lợi nhuận trong doanh nghiệp Lợi nhuận doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì nó có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định vững chắc. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh quan trọng nhất, là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. 8
  9. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quy mô, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Điều đó tạo điều kiện thực hiện các công việc chung của toàn xã hội như xây dựng đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học, các công trình phúc lợi công cộng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội Phần lợi nhuận còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng cường đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động Điều đó là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp còn tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp. Phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp, sau khi trích lập các quỹ tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ phục vụ cho các hình thức tiêu dùng của doanh nghiệp. Trong đó quỹ tiền thưởng làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên, cải thiện đời sống vật chất của họ. Quỹ phúc lợi phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong doanh nghiệp như nhà ăn, nhà trẻ, câu lạc bộ , tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giả trí, tổ chức các chuyến thăm quan du lịch, nghỉ mát và trợ cấp cho những người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. Qua đó ta thấy lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn, nó đồng thời đảm bảo 3 lợi ích là lợi ích Nhà nước hay lợi ích toàn dân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của cá nhân từng người lao động của doanh nghiệp. [4, Tr. 56] Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, lợi nhuận là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính 9
  10. ổn định và luôn tăng trưởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. Vì lợi nhuận là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà nước có nguồn vốn đề xây dựng cơ sở hạ tầng , tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2 PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Phƣơng pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Việc đảm bảo lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là đông lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề xác định được lợi nhuận khi lập kế hoạch lợi nhuận và lập báo cáo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp người ta áp dụng các phương pháp đó là: Lợi nhuận được tính toán bởi việc sắp xếp của bất kỳ doanh thu nào được doanh nghiệp tạo ra (không kể tới có phải khách hàng hay không đã trả tiền cho doanh thu này) và trừ đi tổng số tiền chi tiêu của doanh nghiệp. Một trong số các chỉ tiêu này là chi phí khấu hao, nó là phần tổn thất trong giá trị của tài sản cố định như : xe hơi, máy tính gây ra do các tài sản này được sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh. Theo chế độ hiện hành ở nước ta có 3 cách chủ yếu xác định lợi nhuận như sau: 1.2.1.1 Phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. 10
  11. 1.2.1.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất, cung ứng sản xuất dịch vụ trong kỳ được xác định theo công thức: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp[6] Trong đó:  Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).  Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ - Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải , trả cho người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán và đã được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế. Giảm giá hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua (khách hàng) trên giá bán đã thỏa thuận do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách , thời hạn thanh toán đã được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc giảm giá cho khách hàng khi họ mua một khối lượng hàng hóa lớn. Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị tính theo giá thanh toán của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Thuế tiêu thụ đặc biệt : là loại thuế gián thu tính trên một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích tiêu dùng. Thuế xuất nhập khẩu : là loại thuế gián thu tính trên sản phẩm hang hóa của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất khẩu qua biên giới Việt Nam.  Giá vốn hàng bán (GVHB) phản ánh trị giá gốc sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả một số khoản thuế theo qui định như thuế nhập 11
  12. khẩu, thuế giá trị gia tăng) đã được xác định là tiêu thụ. Khi xác định được doanh thu thì đồng thời giá trị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cũng được phản ánh vào giá vốn để xác định kết quả. Do vậy việc xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp sản xuất Giá vốn hàng bán = Giá thành sản phẩm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ hoặc = Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ - Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ Đối với doanh nghiệp thương nghiệp Giá vốn hàng bán = Trị giá mua vào của hàng hóa bán ra hoặc = Trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng hóa mua vào trong kỳ - trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ  Chi phí bán hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinh dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hóa kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chi phí bán hàng được bù đắp bằng khối lượng doanh thu thuần được thực hiện, xét về nội dung kinh tế của các khoản mục chi phí bán hàng ta có : Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định của các khâu bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí bằng tiền khác  Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN), là một loại chi phí thời kỳ được tính đến khi hạch toán lợi tức thuần túy của kỳ báo cáo, chi phí QLDN là những khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung chi phí quản lý cũng bao gồm các yếu tố chi phí như chi phí bán hàng, tuy vậy công dụng chi phí của các yếu đó có sự khác biệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản chi kinh doanh 12
  13. không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [4], [5] 1.2.1.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan tới việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức : Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Thuế gián thu (nếu có) – Chi phí hoạt đông tài chính Trong đó: Thu nhập tài chính gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, bán trả góp, lãi kinh doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác, chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, thu tiền do cho thuê tài sản và bán bất động sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác, chi phí đó đem góp vốn liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán tài chính .[4, Tr57] 1.2.1.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác. Hoạt động khác (hoạt động bất thường) là những hoạt động diễn ra không thường xuyên mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện như các hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Thuế gián thu (nếu có) – Chi phí hoạt động khác Trong đó: Thu nhập hoạt động khác là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, tiền thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu các khoản nợ khó đòi, thu các khoản miễn thuế, giảm thuế, 13
  14. tiền thu về giá trị tài sản do vắng chủ, hoàn nhập dự phòng, giảm giá dự trữ và phải thu nợ khó đòi, trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định, bảo hành sản phẩm nhưng không dùng hết vào cuối năm. Chi phí hoạt động khác là những khoản chi như: chi phạt thuế, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhượng bán tài sản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh doanh Sau khi đã xác định lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh, chúng ta tiến hành tổng hợp lại, kết quả sẽ thu được lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận hoạt động khác Sau đó ta sẽ xác định lợi nhuận sau thuế TNDN ( lợi nhuận ròng) của doanh nghiệp theo kỳ theo công thức: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế TNDN – Thuế TNDN Hoặc Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế TNDN * (1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) Nhận xét: Cách xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp rất đơn giản, dễ tính toán, do đó phương pháp này được áp dụng phổ biến và rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất ít loại sản phẩm. Còn đối với những doanh nghiệp lớn sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phương pháp này không thích hợp bởi khối lượng công việc tính toán sẽ rất lớn, tốn nhiều thời gian và công sức. 1.2.1.2 Phương pháp gián tiếp ( xác định lợi nhuận qua các bước trung gian) Ngoài phương pháp xác định lợi nhuận như đã trình bày ở trên, chúng ta còn có thề xác định lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp bằng cách tiến hành tính dần lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu trung gian. Cách xác định như vậy gọi là phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. 14
  15. Để xác định được kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chúng ta cần tính lần lượt các chỉ tiêu sau: 1. Doanh thu bán hàng 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu) 3. Doanh thu thuần về bán hàng (= 1-2) 4. Trị giá vốn bán hàng 5. Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh (= 3-4) 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (= 5-6-7) 9. Thu nhập hoạt động tài chính 10. Chi phí hoạt động tài chính 11. Lợi nhuận hoạt động tài chính (= 9-10) 12. Thu nhập hoạt động khác 13. Chi phí hoạt động khác 14. Lợi nhuận hoạt động khác (=12-13) 15. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (=8+11+14) 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp (=15* thuế suất thuế TNDN) 17. Lợi nhuận ròng (=15-16) Nhận xét: Cách tính này cho phép người quản lý nắm được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng). Phương pháp này giúp chúng ta có thể lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên, nhờ đó chúng ta dễ dàng phân tích và so sánh được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kỳ trước so với kỳ này. Mặt khác chúng ta có thể thấy được sự tác động của từng khâu hoạt động sản xuất kinh doanh tới sự 15
  16. tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.[5, Tr 57- 59] 1.2.1.3 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn 1.2.1.3.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng đủ trang trải mọi chi phí bỏ ra và doanh nghiệp không lỗ, không lãi, là một điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không. Như vậy trên điểm hòa vốn sẽ có lãi và dưới điểm hòa vốn sẽ lỗ. Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đạt mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổ xung. 1.2.1.3.2 Phương pháp xác định Xác định sản lượng hòa vốn Về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm giao nhau của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn chi phí. Do đó sản lượng hòa vốn chính là ẩn số của hai phương trình biểu diễn hai đường thẳng đó Gọi F : Tổng chi phí cố định V: Chi phí khả biến cho một đơn vị sản phẩm Q : Sản lượng hòa vốn g: Giá bán một đơn vị sản phẩm Khi đó, tổng chi phí khả biến là VQ Tổng chi phí sản xuất là Y1 = F + VQ Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm là Y2 = gQ Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu = tổng chi phí ( Y1 = Y2)  Qg = F + VQ => Q (g – V) = F  Sản lượng hòa vốn = Q = F/(g – V) Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn được xác định theo công thức sau: 16
  17. Doanh thu hòa vốn = gQ = g * F/(g – V) = F/(1 – V/g) Tỉ lệ (1 – V/g) được gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí Q được coi là sản lượng hòa vốn[5] Xác định công suất hòa vốn Người quản lý cần biết huy động bao nhiêu phần trăm công suất sẽ đạt điểm hòa vốn, mức huy động năng lực sản xuất trên công suất hòa vốn sẽ đưa lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, ngược lại nếu mức huy động năng lực sản xuất thấp hơn công suất hòa vốn doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Theo khái niệm điểm hòa vốn ta có tổng doanh thu = tổng chi phí  gQ = F + VQ => F = gQ – VQ, tức là tại điểm hòa vốn thì chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng với tổng chi phí biến đổi chính là tổng chi phí cố định. Vậy khi huy động 100% công suất đạt sản lượng là s thì chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi là (sg – sV). Do đó cần có h% công suất để chênh lệch đó đủ bù đắp chi phí cố định  F = (sg – sV)/100 * h%  Công suất hòa vốn = h% = F/(sg – sV) * 100 Nghĩa là cứ 1% công suất sẽ ứng với mức chênh lệch là (sg – sV) * 100. Nếu h% > 1 thì doanh nghiệp không đạt được điểm hòa vốn ( lợi nhuận 0)[5] Xác định thời gian đạt điểm hòa vốn Nếu gọi thời gian đạt điểm hòa vốn là n thì n được xác định theo công thức sau: n = 12 tháng * Q/s với Q : Sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp s: Sản lượng đạt được khi huy động 100% công suất. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải dành một khoảng thời gian là n tháng trong năm mới sản xuất đủ sản lượng hòa vốn.[5, Tr 57- 59] Kết luận: Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính xem xét kinh doanh trong mối quan hệ của nhiều yếu tố tác động tới lợi 17
  18. nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh hoặc ở mức sản xuất, tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ, từ đó có các quyết định chủ động và tích cực trong hoạt động sàn xuất kinh doanh. 1.2.2 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận tùy theo yêu cầu đánh giá đối với các hoạt động khác nhau. Ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sau đây: 1.2.2.1 Tỷ suất doanh thu thuần Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp [5, Tr63-64] Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận/ Lợi nhuận trước hoặc sau thuế = Doanh thu thuần Doanh thu thuần Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh bình quân Là mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ ( vốn cố định và vốn lưu động)[5, Tr63-64] Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn Lợi nhuận trước hoặc sau thuế = kinh doanh bình quân Vốn kinh doanh bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng lớn. 1.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Là mối quan hệ giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu trong kỳ[5, Tr63-64] 18
  19. Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn Lợi nhuận trước hoặc sau thuế = chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả 100 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CHO DOANH NGHIỆP 1.3.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận Với vai trò rất lớn của mình, lợi nhuận tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không chỉ dùng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, bởi vì bản thân lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đó là: 1.3.1.1 Quy mô sản xuất Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau, ở những doanh nghiệp lớn hơn nếu công tác quản lý kém nhưng lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và công tác quản lý tốt hơn. Bởi doanh nghiệp lớn có rất nhiều ưu thế ngay cả khi tất cả các ngành kinh tế đã sử dụng nhiều đơn vị lớn có thiết bị và kiến thức chuyên môn hóa. Trước hết, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính, do đó phần dự trữ của doanh nghiệp cho những rủi ro không cần phải tăng tỷ lệ với doanh thu, vì với một số dự án đầu tư sản xuất tăng có nhiều khả năng giảm bớt thiệt hại. Một khía cạnh khác của việc giảm bớt rủi ro kèm theo tăng quy mô sản xuất là các doanh nghiệp lớn có đủ sức đương đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa nếu doanh nghiệp muốn có nguồn tài chính lớn thì 19
  20. quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường vốn và với quy mô lớn thì nhà đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vào công ty. Một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động của công ty là với quy mô lớn công ty có thể tiếp nhận được các lợi thế theo quy mô về kỹ thuật và quản lý trong một số thị trường như: kho tàng bến bãi, đường xá bởi vậy cho phép công ty có các ưu thế lớn về khả năng tạo dựng một tiền đồ sự nghiệp tốt cho các nhà quản lý. Còn về công tác mua nguyên liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có lợi thế trong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụ thanh toán, giao hàng. Trình độ trang bị tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong mua sắm, đổi mới tài sản cố định bằng các nguồn vốn như nguồn vốn pháp định, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết và các nguồn vốn tín dụng khác. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì có thể dễ dàng trong việc huy động nguồn vốn lớn để mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.2 Điều kiện sản xuất kinh doanh Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ , việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận và thành công trong kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiết bị được dùng vào sản xuất hết sức hiện đại thay thế nhiều lao động nặng nhọc của con người và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng công nghệ mới (như vi điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới) hầu như làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản của sản xuất như : việc tiêu tốn nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm ngày càng ít, 20
  21. nhiều loại vật liệu mới ra đời, lượng lao động dùng vào sản xuất cũng giảm bớt do áp dụng tự động hóa và công nghệ mới. Do vậy, trong sản xuất kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tùy theo điều kiện cụ thể mà đón bắt thời cơ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất thì nhà quản lý cần phải luôn quan tâm tới công tác tổ chức lao động và sử dụng con người. Bởi đây cũng là một nhân tố rất quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhưng điều quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn trong việc tổ chức quản lý lao động của một doanh nghiệp là ở chỗ biết sử dụng yếu tố “con người”, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người, chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp. 1.3.1.3 Những nhân tố khách quan và chủ quan Ta có công thức xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: LN = D – G – C trong đó: LN: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm G: Giá vốn hàng xuất bán C: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nếu quan niệm doanh thu tùy thuộc vào sản lượng hàng hóa bán ra và giá bán bình quân của từng loại sản phẩm, giá vốn hàng xuất bán phụ thuộc 21
  22. vào số lượng hàng hóa bán ra và giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên một đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào năm nhân tố sau: Một là, nhân tố sản lượng tiêu thụ, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu lần thì lợi nhuận cũng tăng lên giảm đi bấy nhiêu lần. Việc tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của sản xuất kinh doanh cả về khối lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp. Như vậy, tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, nhân tố kết cấu tiêu thụ, kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hoặc giảm tổng số lợi nhuận. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp hơn thì mặc dù lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng hóa không thay đổi nhưng tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng hoặc ngược lại nếu giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao và tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sẽ bị giảm. Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường tức là tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tìm cách tự điều chỉnh từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và khi đó tác động này lại là tác động mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Ba là, nhân tố giá bán, giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận, trường hợp giá cả hàng hóa một số mặt hàng còn do nhà nước quyết định và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở lên quyết liệt, giá cả hàng hóa tăng hay giảm là do tác động của những nhân tố khách quan như: 22
  23. nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Còn do phẩm cấp chất lượng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn làm cho giá bán bình quân thay đổi thì đó là do tác động của nhân tố chủ quan. Bốn là, nhân tố giá vốn hàng xuất bán, thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nó tác động nghịch chiều đến lợi nhuận. Như người ta biết, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tùy thuộc vào kết quả của việc quản lý tài chính và sử dụng lao động, vật tư trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu tổ chức quản lý tốt sản xuất và tài chính thì đây sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trước hết , tổ chức quản lý sản xuất đạt trình độ cao có thể giúp doanh nghiệp xác định được mức sản xuất tối ưu, phương án sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống. Nhờ vào việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý có thể hạn chế sự lãng phí nguyên nhiên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, những chi phí về ngừng sản xuất Bên cạnh đó thì công tác tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư tránh được những tổn thất cho sản xuất khi máy móc phải ngừng làm việc do thiếu vật tư, nguyên liệu. Đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn, kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm Việc đẩy mạnh chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí trả lãi tiền vay, tất cả những sự tác động trên đều là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu tổ chức tốt công tác này sẽ làm giảm bớt chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm là, tác động của nhân tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng cơ cấu nhân tố giá bán, xét cả về mức độ cũng như tính chất ảnh hưởng. 1.3.2 Một số biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 23
  24. 1.3.2.1 Tăng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu trong nước và quốc tế trên cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động. Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân đối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là điều kiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao cho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng. [6] 1.3.2.2 Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ những mặt hàng tiêu thụ khác nhau. Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợi nhuận lớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi thấp, có mặt hàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng việc tăng mặt hàng thu được lợi nhuận cao. [6] 24
  25. 1.3.2.3 Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí chính như : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi phí tiền lương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định ( thể hiện qua việc khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính vào giá thành ) do vậy để hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí trên : Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng : Cần phải cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu. Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm : Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cách áp dụng hình thức lương hưởng đúng mức. Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục chi phí và tiền công trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm. Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm : Giảm chi phí cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻ tiền, cũ kỹ mà phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra. Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm. 25
  26. Như vậy để tăng lượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động. Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sản phẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu ( không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm ). [6] 1.3.2.4. Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm giảm chi phí tiêu thụ Để thấy được hiệu quả rõ rệt của hoạt động kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào, công tác sản xuất có hiệu quả đến mấy mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này cần có những biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cao, khuyến mại các kênh tiêu thụ phân phối hợp lý, làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng. [6] 1.3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Vốn cố định: Vốn cố định là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là chuyển dần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất cho tới khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quản lý vốn cố định cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp. Nếu vốn cố định được quản lý tốt sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Quy mô vốn cố định có ảnh hưởng rất lớn, nó trực tiếp quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là điểm then chốt của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. - Vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, 26
  27. liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm và thông qua lưu thông sẽ được hoàn lại một lần sau chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động nằm dưới nhiều dạng vật chất khác nhau, điều này làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. Sử dụng tốt vốn lưu động tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề đáng quan tâm vì khi sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất đem lại lợi nhuận ngày một lớn cho doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này doanh nghiệp cần chú ý tới việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh, hợp lý giữa các giai đoạn sản xuất, các khâu kinh doanh, giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng. Trên đây là một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi một doanh nghiệp tùy vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của mình sẽ lựa chọn những biện pháp hữu hiệu trên cơ sở các biện pháp trên. [6] 27
  28. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NAM HẢI 2.1. Giới thiệu chung về Cảng Nam Hải 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cảng Nam Hải nằm trong hệ thống cảng tại khu vực phía Bắc thuộc tập đoàn Gemadept – Tập đoàn có trên 20 năm kinh nghiệm khai thác cảng, sở hữu hệ thống cảng và cơ sở hạ tầng khai thác cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam. Vị trí của Cảng bên bờ Sông Cấm Hải Phòng, gần trung tâm thành phố và giáp ranh Cảng Đoạn Xá, Transvina. Cảng Nam Hải được triển khai vào đầu năm 2008 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng chính thức đón chuyến tàu container đầu tiên vào ngày 29 tháng 02 năm 2009, là một cảng không những mới được ra đời, rất non trẻ mà còn có quy mô cơ sở hạ tầng tương đối nhỏ với một cầu tầu dài 147 m và khu hậu cần cảng (bãi C.Y chứa hàng hóa ) có diện tích trên 06 ha. Với chiều dài cầu tầu này, lúc ban đầu Cảng chỉ đầu tư 02 thiết bị cẩu bờ để làm hàng sau đó 02 năm Cảng mới đầu từ thêm 01 cẩu nữa là 03 cẩu để tăng năng suất xếp dỡ và là thiết bị dự phòng đáp ứng kịp với lượng hàng cần giải phóng của tầu và khách hàng. Cảng Nam Hải là một cảng chuyên dụng khai thác container và nằm tương đối sâu trong đường Ngô Quyền giáp Cảng Đoạn Xá. Vì là một cảng chuyên khai thác container nên các thiết bị nâng hạ bốc xếp chủ yếu là thiết bị chuyên dùng cho nâng hạ dời dịch Container. Với chiều dài cầu tầu 147m dài Cảng chỉ đón được tối đa một tầu mỗi ngày và tầu có capacity trung bình là 600 teus đến 1000 teus. Do vậy năng lực của Cảng cũng bị hạn chế bởi chiều dài cầu tầu. Với đặc trưng này thì Cảng Nam Hải tối đa cũng chỉ khai thác được 5 đến 6 tầu mỗi tuần. Khu hậu cần cảng với diện tích 06 ( ha ) nhưng Cảng vẫn quy hoạch đủ khu vực cơ bản cho khai thác Container và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tầu Container cập và giải phóng tầu nhanh tối đa là 24h. 28
  29. Trên mặt bãi Cảng được bố trí về cơ bản gồm bãi hạ Container chờ xuất (BCX), bãi hạ lưu container hàng nhập (BHN), bãi đóng rút ( BRH ) và quan trọng nhất là hệ thống trạm điện, ổ cắm, hệ thống dây điện được quy hoạch sẵn với một diện tích bãi chiếm 25% tổng diện tích bãi đó là Bãi Container lạnh ( BLA) chuyên để cắm điện bảo ôn lưu Container lạnh nhập tầu và thực hiện các tác nghiệp liên quan đến Container lạnh như P.T.I, sửa chữa sơ bộ Ngoài ra Cảng Nam Hải còn có một hệ thống các Depot được coi như cánh tay nối dài của cảng chuyên về dịch vụ bảo quản, lưu giữ các container rỗng từ các chủ hàng, hãng tầu trả về , vỏ container sau khi rút ruột tại cảng. Depot sẽ cung cấp các dịch vụ vệ sinh, sửa chữa hoàn chỉnh cho container lạnh, khô để cung cấp một nguồn đầu ra 100% các container khi ra khỏi bãi được đảm bảo trong tình trạng sạch tốt đủ tiêu chuẩn đóng hàng theo yêu cầu hãng tầu và đạt tiêu chuẩn quốc tế IICL5. Về lĩnh vực khai thác giải phóng tầu thì cảng còn có một đội xe vận tải khoảng 40 chiếc chuyên phục vụ chuyển bãi nội bộ nhập tầu, xuất tầu và các nhu cầu khác khi hãng tầu và khách hàng yêu cầu thêm. Ngoài ra Cảng còn có 01 kho hàng lẻ (CFS) và 01 kho ngoại quan (Bonded warehouse), mỗi kho rộng khoảng 3000m2 nằm tại 01 Depot trung tâm là Đông Hải depot ngay giữa đoạn đường đối diện Cảng Chùa vẽ trên đường bao Trần Hưng Đạo. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Cảng Nam Hải. 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý Hội đồng quản trị: Với trách nhiệm, chức năng, quyền hạn cao nhất chịu trách nhiệm với tất cả cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyết định phát triển chiến lược của công ty, kiến nghị loại bỏ cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại 29
  30. 2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cảng (Bảng 1. trang 30) 30
  31. Quyết định số cổ phần mới trong phạm vi loại cổ phần được quyền chào bán. Quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc. Kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý này. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và các việc góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm và bất thường lên đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Ban lãnh đạo điều hành Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Ban Lãnh Đạo tập đoàn Gemadept, hội đồng quản trị về mọi hoạt động của Cảng Nam Hải có nhiệm vụ Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ và vượt mức kế hoạch. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm cá chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm. Tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhằm thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và cung cấp các dịch vụ phù hợp với ngành nghề theo giấy phép kinh doanh của công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của Hội Đồng Quản Trị Các phó giám đốc. 31
  32. Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về các mặt phục vụ cho tổ chức sản xuất kinh doanh trong Công ty cụ thể là: Phó giám đốc khai thác. Chỉ đạo tổ chức thực hiện khai thác xếp dỡ, quản lí và giao nhận hang hóa xuất nhập thông qua Cảng. Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trực thuộc như phòng khai thác tầu, phòng depot tml, phòng hàng xuất và phòng vận tải để việc khai thác giải phóng tầu và xếp dỡ cont nhanh chóng năng suất và hiệu quả nhất. Phó giám đốc khai thác trực tiếp cập nhật lịch tầu, theo dõi con nước, quản lí luồng lạch và lượng hàng chuyên chở trên từng chuyến để sắp xếp vào cảng cho hợp lí để hiệu quả khai thác cao nhất. Phó giám đốc khai thác chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động khai thác trước Giám Đốc Cảng và BLĐ tập đoàn. Phó giám đốc kỹ thuật. Chịu trách nhiệm về tổ chức chỉ đạo việc quản lí, sử dụng các phương tiện thiết bị cơ giới phục vụ cho xếp dỡ, nâng hạ. Đảm bảo nguồn vật tư phụ tùng thay thế cho các thiết bị cơ giới khi hỏng, đảm bảo các thiết bị cẩu, thiết bị xếp dỡ nâng hạ, máy phát điện hoạt động liên tục hoặc khi cần mà không để ảnh hưởng trì trệ hoạt động khai thác. Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp đội sửa chữa cơ giới. và bộ phận cung ứng vật tư cho toàn hệ thống. Phó Giám đốc kinh doanh Là người được Giám đốc uỷ quyền trong phạm vi nhất định như ký tá chứng từ công văn, hợp đồng giao dịch kể cả đối nội đối ngoại với các cơ quan hữu quan, cơ quan chức năng nhà nứơc. Là người thường trực trong giờ hành chính thay mặt giám đốc xử lí mọi vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Phó giám đốc kinh doanh phụ trách trực tiếp mảng kinh doanh thương vụ, hàng nhập. Phó giám đốc thị trường ( Marketing ). 32
  33. Là người trực tiếp chỉ đạo phòng thị trường ( Marketing Department ) tổ chức quản lí làm việc đối với đội ngũ nhân viên marketing để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thị trường - Marketing. Các phòng ban nghiệp vụ - chuyên môn. Phòng hành chính – An ninh trật tự (ANTT) Chức năng và nhiệm vụ tương đương văn phòng của các cơ quan doanh nghiệp. Tham mưu và tổ chức thực hiện các công tác về quản trị hành chính, quản lý nhà cửa, tài sản đất đai của Cảng. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phục vụ lãnh đạo, bảo vệ an ninh trật tự khu vực Cảng. Quản lý và sử dụng đội xe con, tham mưu và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, quản lý và cấp phát văn phòng phẩm. Phòng nhân sự tiền lương & RM ( Risk Management ). Là phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác như tổ chức sản xuất, quản lý sắp xếp, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên. chịu trách nhiệm về công tác tiền lương và chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Tổ chức quản lý, sử dụng lao động hợp lý. Nghiên cứu vận dụng và đề xuất chính sách, chế độ của nhà nước, xây dựng các phương án trả lương, thưởng, các khoản phụ cấp cùng các chế độ chính sách khác. Bộ phận RM ( Risk Management – Quản lí rủi ro ), là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với công ty trong mặt giám sát, cảnh báo việc lãng phí vật tư nguyên nhiên vật liệu gọi là việc cắt giảm chi phí lãng phí. Bộ phận này được ghép chung với phòng nhân sự tiền lương. Phòng tài chính kế toán. Là phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc mọi vấn đề về tài chính kế toán, tìm kiếm nơi đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn của đơn vị, lập báo cáo tài chính cùng các chỉ tiêu kinh tế thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. 33
  34. Phòng Marketing. Là phòng ban trực thuộc sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Phó giám đốc Marketing, chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp trong việc tiếp xúc thu hút khách hàng, đàm phán thương lượng các điều khoản hợp tác trong hợp đồng. Phòng trực tiếp chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình từ khi bắt đầu làm việc, luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng, do vậy phòng Marketing còn có chức năng đối nội, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn để chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất cho Cảng. Phòng khai thác tầu. Phòng khai thác tầu dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó giám đốc khai thác trong việc bố trí cầu bến đón đưa tầu, sơ đồ xếp tầu, thời gian cách thức xếp dỡ hàng, bố trí đảo chuyển cẩu đế theo máng để khai thác bốc dỡ tầu có hiệu quả và nhanh chóng nhất. Phòng trực tiếp đảm nhiệm việc hoàn tất hay đón nhận các giấy tờ liên quan đến mỗi chuyến tầu như thông báo làm hàng, sơ đồ và kí biên bản hư hỏng với tầu nếu có. Phòng trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng quản lí nhà nước như Biên Phòng, Hải Quan, Công An để cho từng chuyến tầu được ra vào bến và làm hàng an toàn hợp pháp. Phòng bao gồm nhiều bộ phận nhỏ trong đó có bộ phận trực ban là cơ yếu và quan trọng nhất, bộ phận này điều hành mọi hoạt động trong khai thác tầu. Phòng Hàng xuất. Phòng hàng xuất dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp từ Phó giám đốc khai thác trong việc cập nhật các booking từ các hãng tầu đối với hàng xuất, phòng cũng trực tiếp nhận tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu. Từ đó phòng tập hợp lại theo tầu, theo chuyến, theo cảng đi, cảng đến để phục vụ đúng các yêu cầu của các hãng tầu và chủ hàng một cách hiệu quả nhanh chóng nhất. Phòng hàng xuất là trung tâm kết nối tập hợp các booking rồi triển khai xuống phòng vận tải / đội xe trucking và các bãi Terminal / Depot để các bãi nắm được kế hoạch. Sau mỗi chuyến tầu, tổng hợp đối chiếu số liệu, lượng 34
  35. cont thực tế xếp lên tầu, trừ tồn trong hệ thống phần mềm quản lý cảng và báo cáo cho các bộ phận liên quan và Phó giám đốc khai thác. Phòng Depot. Phòng Depot dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp từ Phó Giám Đốc khai thác. Phòng Depot về cơ bản là trung tâm đầu mối giao dịch từ các Terminal và các bãi Depot tập hợp lại, phòng Depot là trung tâm đầu mối tập hợp dữ liệu của toàn hệ thống các bãi về việc di dời movement và stock các bãi hàng ngày và là nơi lưu trữ dữ liệu của toàn hệ thống khai thác tại đây như stock, movement, ảnh chụp Đối ngoại: Đối với các hãng tầu, phòng là đại diện cuối cùng của các bãi trong việc giao dịch với các hãng tầu và khách hàng, hàng ngày, hàng giờ phòng luôn có các bộ phận chức năng thực hiện việc báo cáo movement và stock theo từng hãng tầu (Mlos) bằng các hình thức như báo cáo EDI, excel, mail, emars Đối nội: Trong hệ thống khai thác thì phòng Depot và các bãi bên dưới đóng vai trò như hậu phương đối với tiền tuyến. Phòng luôn cập nhật các kế hoạch khai thác tầu để từ đó tự xây dựng kế hoạch cho mình để sẵn sàng các điều kiện cần thiết cho các phòng ban khai thác tiền tuyến như phòng vận tải, phòng khai thác tầu, phòng hàng xuất. Cụ thể như việc chuẩn bị đủ số lượng container đã vệ sinh sửa chữa, đủ tiêu chuẩn đóng hàng để xuất rỗng, phục vụ việc cấp vỏ đóng hàng xuất. Phòng thường xuyên theo dõi stock các bãi theo các Mlos để từ đó quyết định điều phối qua lại giữa các bãi, giữa các line, và giữa hàng và vỏ để tận dụng tối ưu sức chứa các bãi một cách hiệu quả nhất. Một chức năng quan trọng nhất đặc trưng nhất là phòng còn quản lí các xưởng Workshop ( Xưởng sửa chữa vệ sinh Container hư hỏng) từ khâu cung ứng vật tư, cung cấp nguồn việc cho đến quản lý hoạt động, đây là mảng tạo ra doanh thu cho công ty không nhỏ. Tại các bãi có đủ các dụng cụ chuyên nghiệp sửa chữa các loại container hư hỏng cũng như đủ các loại máy vệ sinh công nghiệp bằng rửa nước lạnh, nước nóng phun áp lực, vệ sinh hóa chất. 35
  36. Phòng Vận Tải. Phòng vận tải là phòng cuối cùng trong 04 phòng chịu sự quản lí và tổ chức khai thác của Phó Giám đốc khai thác và cũng là phòng đóng vai trò quan trọng như huyết mạch chính của hệ thống khai thác. Phòng có khoảng hơn 40 đầu và Rơmooc chia làm 04 tổ thay phiên nhau theo ca hoạt động liên tục theo từng chuyến tầu, ngoài việc làm tầu đội xe còn phục vụ việc luân chuyển nội bộ giữa các bãi theo điều phối của phòng Depot. Phòng điện lạnh ( Reefer Department ). Phòng Reefer là một phòng cơ yếu của Cảng nói về lợi nhuận hàng năm, chịu sự chỉ đạo quản lí giám sát trực tiếp từ Phó giám đốc kỹ thuật. Phòng có chức năng tổ chức phân công quy hoạch bãi và các thiết bị điện cần thiết như hệ thống đường dây, tủ điện, ổ cắm để đáp ứng nhu cầu của Cảng về việc bảo ôn hàng lạnh trong Container sau mỗi chuyến tầu nhập về. Báo cáo các bộ phận liên quan, phòng trực tiếp giao hàng, kiểm tra tình trạng Container lạnh ( phần vỏ và máy ) khi container xuất nhập bãi. Phòng điện lạnh có các tổ điện lạnh đi ca 24/24, với trình độ chuyên môn cao và đặc biệt đội Reefer NHP còn nhận thêm các Order từ các bãi ngoài, Line ngoài làm để tăng thêm doanh thu cho Cảng. Đội Sửa chữa cơ giới – kỹ thuật. Là đội cơ giới chuyên sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị cơ giới hoạt động trên khu vực C.Y trung tâm cảng và các Depot xung quanh như xe nâng, cẩu đế ở cầu tầu, xe tải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tủ điện, ổ điện cắm cont lạnh, máy phát điện chạy cont lạnh và tất cả các thiết bị máy móc vận hành phục vụ và hoạt động tại khối hiện trường. Phòng I.T. Là phòng chuyên môn tập hợp các dữ liệu quản lí container hàng ngày từ các bộ phận liên quan ( bộ phận sử dụng hệ thống phần mềm quản lí container CMS – Container Management System ) về Server trung tâm tại phòng I.T. Phòng I.T quản lí tính bảo mật của hệ thống mạng công ty và lưu trữ dữ liệu. 36
  37. Ngoài ra phòng I.T còn có chức năng trang bị cài đặt, sửa chữa tất cả các máy tính, thiết bị liên quan đến máy móc công nghệ cho toàn hệ thống. Phòng Kinh doanh thương vụ - hàng nhập. Là phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc về các mặt thương vụ bao gồm: Thực hiện báo cáo sản xuất kinh doanh doanh thu- chi phí – lợi nhuận hàng tháng, hàng quý, năm. Công tác pháp chế, ký kết hợp đồng, xây dựng chính sách giá cước phí các loại dịch vụ, tổ chức thu cước phí, lập hóa đơn giao cho khách hàng và đối tác, hãng tàu ký kết hợp đồng với cảng. Kiểm tra và xác nhận toàn bộ chi phí liên quan đến công tác kinh doanh khai thác cảng, chi phí chi trả cho đối tác thuê ngoài. Là phòng quản lí và xử lí tất cả các tác nghiệp liên quan đến Container hàng nhập kể từ khi container nhập tầu, lưu bãi, lưu cont và đến khi giao hàng cho khách trên cơ sở các tác nhiệp như cập nhật Manifest vào hệ thống quản lý container (CMS), in phiếu EIR ( Equipment Interchange Receip ) để giao container cho khách hàng. 2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật lao động Tại bãi cảng C.Y TML Đối với ngành vận tải biển nói chung và Cảng Nam Hải nói riêng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định năng lực xếp dỡ di chuyển hàng hóa và khả năng thông qua. CSVCKT của Cảng Nam Hải bao gồm toàn bộ hệ thống kho bãi tại Cảng C.Y, các thiết bị xếp dỡ như cẩu đế, xe nâng, hệ thống điện nước máy bơm, hệ thống đường dây, ổ tủ điện 3 pha để bảo ôn Container hàng đông lạnh, tòa nhà văn phòng làm việc.v.v Cầu tầu: NHP là Cảng nhỏ chỉ có 01 cầu tầu duy nhất dài 147 m, rộng 14 m được xây dựng bằng bê tông kiên cố, lắp đặt một tuyến ray đế tiền phương và có tất cả 03 cẩu đế loại Liebher của Đức, loại có đăng kí chịu tải 32 Tấn. Với 03 cẩu Liebher này cầu tầu chuyên đón và làm hàng Container chuyên dụng, đường ray đế tiền phương chạy bằng hệ thống điện 03 pha 380v, hệ 37
  38. thống tuy nhỏ nhưng tương đối hiện đại được đấu chuyển tiếp với hệ thống điện máy phát, khi mất điện sẽ chuyển sang chạy nguồn điện từ máy phát, việc này làm tăng tính chủ động khi làm hàng và giải phóng tầu nhanh. Mặt cầu tầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép kết cấu dưới đóng cọc. Do vậy mặt cầu có sức chịu tải từ 5T – 10T / m2. Ngoài ra tại cầu tầu còn có hệ thống cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia do Công An PCCC Thành Phố tư vấn trang bị và huấn luyện đúng quy định của Bộ Công An. Bãi Container. C.Y : Dài 500 ( m ), Rộng 120 ( m ). Tổng diện tích : 60.000 ( m2 ) ~ 6 ( ha ). Với diện tích và địa hình bãi này, Cảng NH chia làm 04 phân khu chủ yếu: BHN: Là bãi chuyên hạ container khô nhập tầu, ( không bao gồm hàng container lạnh – Reefer Cont ). BHN rộng khoảng 30.000 ( m2 ) ~ 03 ( ha ) có thể tiếp nhận tối đa 2000 teus. Bãi được quy hoạch chia làm các dãy và phân khu xếp các loại container khác nhau theo chủng loại container 20 feet, 40 feet, Open top, Flatrack , các loại cont chứa hàng đặc biệt khác. BCX: Là bãi chuyên hạ Container hàng xuất, là những container được hạ về trước closing time ( giờ cắt máng để chuẩn hóa thời gian làm tầu theo quy định của Cảng ). BCX rộng 15.000 ( m2 ) ~ 1.5 ( ha ). BCX nằm ở phân khu gần cầu tầu nhất, việc bố trí địa hình như vậy để tăng tiến độ khai thác hạn chế ách tắc bãi. BCX có thể chứa tối đa được 1000 đến 1200 teus. BRH : Là một khu vực bãi rất nhỏ được quy hoạch riêng để chuyên đóng hàng vào trong container chờ xuất tầu hoặc rút hàng trong container ra để giao hàng nhập tại bãi và vỏ cont được trả ngay tại C.Y cảng. BLA : Là một khu vực bãi được quy hoạch riêng với diện tích 10.000 (m2), được trang bị một hệ thống tủ điện, ổ cắm, dây điện chạy ngầm và hệ thống máy phát 3 pha chạy bằng dầu Diesel có chức năng chuyên bảo ôn container hàng đông lạnh. Với diện tích này thì BLA có sức chứa bảo ôn tầm 38
  39. khoảng 700 đến 800 teus ( tương đương với 350 đến 400 cntr hàng lạnh 40 feet ). BLA hiện tại có 03 máy phát điện dự phòng khi mất điện. Hệ thống chiếu sáng C.Y – Dây ổ nguồn điện Tại bãi Cảng C.Y Tml được trang bị một hệ thống chiếu sáng tương đối kiên cố gồm 06 cột đèn tổng, nằm tại 04 góc bãi tổng và 02 cột nằm tại giữa 02 đường biên dọc bãi. Mỗi cột được trang bị 05 bóng đèn cao áp loại siêu sáng halogen công suất 2000 W. Với hệ thống chiếu sáng này đủ ánh sáng để cho các thiết bị xếp dỡ nâng hạ và các phương tiện vận tải của khách hàng hoạt động làm tầu và lấy hàng trong đêm tối mưa mây mù thoải mái an toàn. Hệ thống văn phòng Cảng Tại Bãi Cảng bãi được xây dựng 01 tòa nhà 04 tầng với diện tích mặt bằng 300 m2 và các phòng ban quan trọng như phòng khai thác, phòng depot, phòng kế toán tập trung chủ yếu ở đây. Ngoài ra dưới bãi còn một một vài dãy nhà cấp 4 gọi là phòng điều độ bãi và các phòng sửa chữa cơ giới và phòng điện lạnh, phòng an ninh Cảng, phòng cầu bến . Tại đây được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc văn phòng hiện đại như mạng internet, wifi, đàm VHF cùng nhiều camera trực tuyến từ ngoài cổng ra vào, góc bãi, cầu tầu và ngay trong quầy tiếp xúc giao dịch khách hàng. Hệ thống thiết bị nâng hạ trên bãi Gồm 06 xe nâng hàng PPM có sức nâng 32 Tấn chuyên nâng hạ cnts hàng. 01 xe nâng vỏ 12 tấn và 01 xe nâng càng 7 tấn. Song song với hệ thống xe nâng tại bãi cảng có thiết lập một xưởng sửa chữa cơ giới chuyên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hư hỏng ngay trong ca để đảm bảo tiến độ sản xuất không bị thiếu thiết bị và không gián đoạn. Hệ thống đội xe làm tầu – Trucking trung chuyển Cảng tuy với 01 cầu tầu nhưng lại có nhiều depot rỗng xung quanh và sản lượng thông qua cầu tầu lớn, làm tầu liên tục 06 ngày / tuần nên cần có đội xe tương đối quy mô và hoành tráng, tầm khoảng hơn 40 đầu kéo và romooc các loại. 39
  40. Tại Các Depot xung quanh Đông Hải Depot Đây là một Depot cốt lõi và chủ lực của hệ thống hậu phương của Cảng Nam Hải. Với diện tích bãi nhỏ chỉ khoảng 30.000 m2 ~ 3 ha nhưng Đông Hải depot chuyên hạ cont lạnh và các line có tầu qua cảng. Cơ sở vật chất gồm: 04 xe nâng, 02 xe hàng PPM và 02 xe vỏ ( Kma & Fantuzi ) và Khu vực chuyên rửa cnts, vệ sinh thông thường, vệ sinh công nghiệp. 01 Xưởng sửa chữa ( Workshop ) chuyên sửa chữa cntr hư hỏng theo tiêu chuẩn IICL5 ( tiêu chuẩn quốc tế về sửa chữa cntr ). Tại đây được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị chuyên dụng cần thiết để phục vụ sửa chữa cntr. 2 01 kho CFS ( container Freight Station ) với diện tích 1000 m 01 Kho ngoại quan ( Bonded ware house ) với diện tích 1000 m2 01 Bãi ngoại quan ( bãi ngoài trời ) với diện tích 2000 m2. 01 xưởng sửa chữa cơ giới chuyên sửa chữa xe nâng và xe tải đầu kéo. Nam Hải – Tasa Minh Thành Depot ( NHD ) Là 01 depot thuần túy về vssc cntr khô nên NHD Depot chỉ có: Một khu vực vệ sinh cntr công nghiệp và một xưởng sửa chữa Workshop. Diện tích bãi khoảng 45.000 (m2) ~ 4.5 (ha), do vậy bãi NHD có thể chứa tối đa được 3500 teus rỗng, 04 xe nâng rỗng; 02 xe Kalma ( 02 đinh ); 01 xe Tec ( 04 đinh ); 01 xe Fantuzi; 01 xe Hister càng 7 Tấn và 01 Máy rửa cont lưu động. Nam Hải – Đình Vũ Depot Đây cũng là một Depot thuần túy về khai thác rỗng khô, với diện tích thuê bãi 2 ha thì Capacity tối đa được 1500 teus. Tại đây cũng có 01 khu xưởng vssc công nghiệp. NHDV chỉ có 01 xe nâng rỗng TEC ( 04 đinh ). Depot này chỉ khai thác khi toàn hệ thống vị Overload / quá tải. 40
  41. Bảng 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Cảng Nam Hải Stt Phương tiện Bãi Tình trạng hoạt động Ghi chú 1 Cẩu đế Liebherr 01 NHP Bình thường Liebherr 02 NHP Bình thường Liebherr 03 NHP Bình thường 2 Thiết bị cẩu đế NHP Bình thường (04 ngáng 40', 05 ngáng 20', 08 bộ cáp, 16 maní 17T, 16 maní 12 T, 08 ngáo búa, 08 móc) 3 Xe nâng Hàng PPM 01 DOH Hư hỏng Hàng PPM 02 NHP Bình thường Hàng PPM 03 DOH Bình thường Hàng PPM 04 NHP Bình thường Hàng PPM 06 NHP Bình thường Hàng PPM 07 NHP Bình thường Rỗng TEC 01 (chụp) NDV Bình thường Rỗng TEC 02 (chụp) NHD Hư hỏng Hyster (2 càng, 07 T) NHD Bình thường Forklift 01 ( Toyota) NHP Bình thường Forklift 02 (TCM) DOH Bình thường Rỗng Kalmar 02 DOH Bình thường Rỗng Kalmar 03 NHD Bình thường Rỗng FAN 01 DOH Hư hỏng Rỗng FAN 02 NHD Bình thường 4 Máy phát Catepilarr DOH Hư hỏng MFD 01, 02, 03 NHP Bình thường 5 Xà lan GMD 01, 02 GMD Bình thường 6 Xe tải 46 đầu kéo DOH Bình thường 49 mooc DOH Bình thường ( Nguồn báo cáo từ Phòng cơ giới của Cảng Nam Hải ) 41
  42. Bảng 2.3 Thống kê số lượng CBCNV Cảng Nam Hải qua các năm LAO ĐỘNG HIỆN CÓ CHỨC DANH 2011 2012 2013 A. Công nhân trực tiếp - Công nhân bốc xếp 10 10 15 - Công nhân lái xe 20 25 30 - Công nhân lái xe nâng hàng / Rỗng 27 32 41 - Công nhân lái cần trục 8 8 12 - Thợ cơ khí 8 10 15 - Lao động phổ thông 3 5 7 B. Nhân viên trực tiếp - Nhân viên giao nhận, điều độ 21 24 33 - Kê toán kho, vật tư 1 2 3 - Trưởng, phó, nv kho CFS 4 5 7 - Đội trưởng, phó đế cẩu 1 2 2 - Đội bảo vệ 27 27 35 - Trực ban, chỉ đạo 3 3 3 - Nhân viên trực tiếp khác 5 5 5 C. Khối cán bộ công nhân viên gián tiếp - Khai thác tầu 8 10 12 - Khai thác Depot Terminal 6 9 12 - Marketing 2 3 4 - Kế toán công ty 4 5 7 - Hành chính tổng hợp 2 3 5 - Thương vụ / CMS 9 12 15 - Nhân sự tiền lương / RM 2 2 3 - Cán bộ y tế sơ cứu / Bảo hiểm chế độ 1 1 1 ( Nguồn báo cáo từ Phòng Nhân sự tiền lương / RM – Cảng Nam Hải ) 42
  43. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh khai thác Cảng Nam Hải từ năm 2011 đến 2013 2.2.1 Đánh giá các chỉ tiêu khai thác Qua bảng biểu 2.4 ta có thể hình dung về một bức tranh tổng thể về hoạt động khai thác nói riêng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Nam Hải trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013. Tình hình sản lượng nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2013 số lượt tầu cập Cảng chỉ đạt được 236 chuyến chỉ bằng 89% so với năm 2012. Lý do, năm 2013 là năm đáy của suy thoái kinh tế toàn cầu và ngành vận tải biển bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, rất nhiều hãng tàu lớn trên thế giới đã bị phá sản như MISC, STX Pan Ocean cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vận tải biển, giá cước vận tải giảm mạnh do đó các hãng tàu đã phải giảm số lượng tàu khai thác trên các tuyến Feeder. Ngoài ra năm 2013 hàng loạt các cảng mới đã khai trương tại Hải Phòng như Tân Cảng Hải Phòng, Cảng Hải An dẫn đến sản lượng tàu đưa vào khai thác tại Cảng Nam Hải sụt giảm, tương ứng với số lượt tàu giảm là sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cảng Nam Hải giảm 87% so với năm 2012, thông qua hệ thống Depot cũng sụt giảm theo còn 81% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2013 lại là năm các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển tại khu vực Phía Bắc được hưởng lợi nhiều nhất đối với hàng container biên mậu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh qua Việt Nam ( đặc biệt là container lạnh), qua bảng trên ta thấy sản lượng số giờ cắm điện container lạnh đã tăng đột biến lên 4000.000 giờ tăng 295% so với năm 2012, đi kèm là các dịch vụ PTI container lạnh tăng 177% và sửa chữa M&A tăng 132% so với năm 2012. Góp phần tạo đột biến cho doanh thu và lợi nhuận của Cảng Nam Hải trong năm 2013. 43
  44. Bảng 2.4 Thống kê một số chỉ tiêu khai thác Cảng qua các năm. ( Trang 44) 44
  45. 2.2.2 Đánh giá các chỉ tiêu doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh khai thác cảng Bảng 2.5 Bảng Doanh thu – chi phí - lợi nhuận năm 2011- 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh STT HẠNG MỤC % % (1) (2) (3) (2)/(1) (3)/(2) I DOANH THU 229,281,183,834 259,650,478,569 295,839,874,417 113% 114% Dịch vụ Bốc xếp 1 88,551,861,654 122,571,892,818 132,618,959,933 138% 108% tàu Dịch vụ 2 134,059,602,070 129,458,226,265 155,206,642,898 97% 120% TML/Depot 3 Thu khác 6,669,720,110 7,620,359,487 8,014,271,586 114% 105% II CHI PHÍ 169,417,717,053 188,576,928,925 206,706,107,042 111% 110% 1 Chi phí vận hành 123,104,593,578 142,139,609,079 153,953,976,795 115% 108% 2 Chi phí khấu hao 14,120,760,980 13,749,131,460 14,381,849,524 97% 105% 3 Chi phí quản lý 32,192,362,494 32,688,188,385 38,370,280,724 102% 117% LỢI NHUẬN III 59,863,466,782 71,073,549,644 89,133,767,375 119% 125% TRƢỚC THUẾ ( Nguồn báo cáo từ Phòng kinh doanh thương vụ – Cảng Nam Hải ) Qua bảng báo cáo kết quả doanh thu – chi phí – lợi nhuận hàng năm của Cảng Nam Hải ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng qua các năm rất tốt. Doanh thu và Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng vượt bậc năm sau cao hơn năm trước, doanh thu năm 2012 tăng 113% so với năm 2011, lợi nhuận tăng 119% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu tăng 114% so với năm 2012 và lợi nhuận trước thuế tăng 125% so với năm 2012. Trong cơ cấu doanh thu có mảng dịch vụ bốc xếp tàu tăng 108% so với năm 2012, như đã trình bày ở phần trên năm 2013 số lượt tàu và sản lượng thông qua cảng giảm tuy nhiên doanh thu bốc xếp tàu lại tăng, Tại sao? Đây chính là sự linh hoạt, uyển chuyển, thông minh trong điều hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng của Cảng Nam Hải, như chúng ta đã biết cơ sở hạ tầng của Cảng Nam Hải rất hạn chế với 147m cầu tàu và trên 6ha bãi CY tuy nhiên với tổng số lượt tàu và hàng hóa thông qua như bảng 4 thì với 45
  46. năng lực tiếp nhận sẽ bị quá tải, cảng Nam Hải đã linh hoạt liên kết, hợp tác với các cảng bạn như Đoạn Xá, Transvina, Cảng cá Hạ Long như những cánh tay nối dài cho khai thác cầu tàu và Bãi CY cảng. Số lượng tàu và sản lượng hàng hóa hàng năm khai thác tại các cảng bạn rất lớn, trong đó cơ cấu hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu, container hàng khô, hàng lạnh biến động rất nhiều. Năm 2013 Cảng Nam Hải tập chung tối đa khai thác tàu ngoại (100% hàng xuất nhập khẩu) và container lạnh có mức doanh thu cao tại Cảng Nam Hải dẫn đến doanh thu bốc xếp tàu tăng so với năm 2012. Dịch vụ TML & Depot tăng 120% so với năm 2012 như đã phân tích ở phần trên chủ yếu do doanh thu cắm điện lạnh, sửa chữa, PTI tăng cao. Lợi nhuận năm 2013 tăng 125% so với năm 2012 do trong năm 2013 Cảng Nam Hải đã tiến hành một loạt các biện pháp cắt giảm chi phí như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu xe nâng, xe tải, chi phí văn phòng do đó tổng doanh thu năm 2013 tăng 114% so với năm 2012 nhưng tổng chi phí chỉ tăng 110% so với năm 2012. 2.2.3 Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Như ta đã biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, Cảng Nam Hải không nằm ngoài quy luật đó, vì vậy để hiểu được tình hình thực hiện lợi nhuận ở Cảng Nam Hải ta hãy xem xét qua bảng 2.6 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 46
  47. Bảng 2.6 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(Trang 47) 47
  48. Nhận xét : Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Nam Hải ta thấy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2013 tăng hơn so với năm 2012, cụ thể là tăng từ 52.989.464.410 lên 67.730.478.161 tức là tăng 14.741.013.752 Vnđ tương ứng với tỷ lệ là 28% đã cho ta thấy được năm 2013 hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng rất tốt, điều này phản ánh được sự thành công và phát triển vượt bậc của Cảng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 36.189.395.848 Vnđ tương ứng với tỷ lệ 14% điều này có được là do sự tăng trưởng nhảy vọt của sản lượng cắm điện container lạnh tăng 295% so với năm 2012 và sản lượng sửa chữa M&A và PTI. Giá vốn bán hàng năm 2013 là 168.335.826.319 Vnđ so với giá vốn bán hàng năm 2012 là 259.650.478.569 đã tăng thêm 12.447.085.780 Vnd tương ứng với tỷ lệ 8% do doanh thu và sản lượng lượng tăng nên chi phí đầu vào cũng sẽ tăng theo. So sánh về mặt tổng thể thì tốc độ tăng của tổng doanh thu về bán hàng và dịch vụ là 14% so với tốc độ tăng của giá vốn, chi phí đầu vào chỉ có 8% nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng năm 2013 rất tốt và vượt mức kỳ vọng rất nhiều. Chính vì vậy lợi nhuận của năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 28%. Năm 2013 Cảng Nam Hải đã triển khai sâu rộng một loạt các biện pháp cắt giảm và tiết kiệm chi phí với vai trò cực kỳ quan trọng của Bộ phận RM ( Risk Management) và việc quản lý tốt của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cảng như cắt giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu cho xe nâng, xe tải, tối ưu hóa trong khai thác tiết giảm các công đoạn thừa trong khai thác, giảm chi phí phải trả cho đối tác thuê ngoài mà vẫn đảm bảo ổn định quy trình khai thác trong toàn bộ hệ thống. 2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. 48
  49. Cảng Nam Hải chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khai thác cảng, kho tàng bến bãi chính vì vậy mà hoạt động tài chính còn nhiều điểm hạn chế và mới được triển khai từ năm 2012 còn rất mới mẻ. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2012 – 420.930.432 Vnđ sang năm 2013 công ty đã tiến hành cắt giảm các khoản đầu tư tài chính không hiệu quả cụ thể doanh thu hoạt động tài chính chỉ còn 50% và chi phí giảm 65% so với năm 2012 do đó năm 2013 công ty đã có lợi nhuận là 1.173.536.841 Vnd tương ứng với mức tăng 179% so với năm 2012. Đối với doanh nghiệp kinh doanh khai thác trong lĩnh vực cảng biển thì hoạt động tài chính chỉ là hoạt động kinh doanh phụ , góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh trong điểu kiện kinh tế chung. Nhưng ở góc độ vĩ mô công ty cũng cần xem xét đầu tư thêm cho hoạt động tài chính để góp phần tăng lợi nhuận và chủ động nguồn vốn kinh doanh , mở rộng sản xuất trong những năm tới. 2.2.5 Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu thuần Trong năm 2012 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu về thì có 0.27 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0.20 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2013 cũng 1 đồng doanh thu thuần thì thu về 0.31 đồng lợi nhuận trước thuế hay có 0.23 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2013 so với năm 2012 cứ 01 đồng doanh thu thì đã tăng thêm 0.03 đồng lợi nhuận trước thuế và 0.02 đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dĩ có sự tăng trưởng tốt như vậy vì doanh thu thuần năm 2013 tăng 14% so với năm 2012 do các mảng hoạt động như kinh doanh dịch vụ bốc xếp, nâng hạ tại bãi, cắm điện container lạnh, vệ sinh sửa chữa container đều tăng trưởng vượt bậc dẫn đến tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần tăng. Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay chính xác hơn là đưa lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực. Từ bảng trên thấy rằng cứ 1 đồng tiền vốn bỏ ra để kinh doanh thì năm 49
  50. ( Trang 50 thay thế bằng Bảng 2.7 một số chỉ tiêu tài chính năm 2012 - 2013) 50
  51. 2012 thu về 0.23 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0.17 đồng lợi nhuận ròng , còn năm 2013 thì thu về được 0.25 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0.19 đồng lợi nhuận sau thuế. Giải thích lý do này như đã trình bày ở phần trên. 2.2.6 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lƣu động Như chúng ta đã biết muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thì biện pháp hiệu quả, ưu việt nhất là phải tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đồng thời kết hợp với việc huy động thêm vốn cố định vào sản xuất kinh doanh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Cảng Nam Hải qua các chỉ tiêu trong năm 2012 và năm 2013 qua bảng 2.8: Bảng trên chỉ ra rằng trong năm 2013 vốn lưu động bình quân chỉ tăng 2 % tương ứng với 7.691.902.224 đồng tuy nhiên vòng quay của vốn lưu động đã tăng 0.09 vòng tương ứng với 11% so với năm 2012, số ngày luận chuyển vốn lưu động từ 429 ngày năm 2012 đã giàm còn 386 ngày năm 2013, giảm 43 ngày tương ứng với mức giảm 10% có nghĩa là công ty đã sử dụng hiệu quả hiệu suất sử dụng vòng quay của vốn năm 2013. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động cho biết để có 1 đồng doanh thu năm 2012 công ty cần 1.19 đồng vốn lưu động , sang năm 2013 công ty chỉ cần 1.07 đồng vốn lưu động giảm 10% dẫn đến việc tăng lợi nhuận trong năm. Năm 2012 công ty bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bình quân thì công ty thu lại được 0.17 đồng lợi nhuận và trong năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên là 1 đồng vốn lưu động bình quân thì công ty thu về được 0.21 đồng lợi nhuận khẳng định rõ ràng sự tăng trưởng và phát triển của công ty hàng năm. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và chỉ tiêu lợi nhuận trên đây cho phép chúng ta nhìn nhận khá toàn diện, đầy đủ và đánh giá chính xác mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Nam Hải. 51
  52. ( Trang 52 thay thế bằng Bảng2.8 sử dụng vốn lưu động qua các năm) 52
  53. 2.2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy số lượng công nhân viên của Cảng không tăng nhiều, mặc dù sản lượng và doanh thu năm 2013 tăng trưởng rất mạnh. Ngoài ra ta có thể thấy hiệu suất sử dụng lao động của Cảng tăng từ 1.041.426.876.12 năm 2012 lên 1.065.007.185 năm 2013 tức là tăng 23.580.405 đ tuy mức tăng không lớn nhưng chứng tỏ trình độ tay nghề, năng suất lao động của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Cảng ngày một tăng lên , đây là nhân tố tốt cảng cần chú trọng phát huy trong thời gian tới Hiệu suất sử dụng lao động tăng đồng thời mức sinh lời của một lao dộng cũng tăng lên từ 205.385.520 đ năm 2012 lên 240.179.000 năm 2013 nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Cảng tăng mạnh trong những năm qua trong khi số cán bộ công nhân viên cảng tăng không đáng kể. 2.3 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2 giới thiệu tổng quan về Cảng Nam Hải và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Nam Hải. Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Nam Hải, có thể thấy được những mặt hạn chế và những ưu điểm về chất lượng dịch vụ khai thác cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh khai thác cảng tại Cảng Nam Hải. Trong chương này đã đánh giá các chỉ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. Và điều quan trọng ở đây là phải làm thế nào để phát huy hơn nữa những ưu điểm và tìm ra giải pháp để khắc phục những hạn chế của Cảng để nâng cao hiệu quả khai thác cảng, tăng doanh thu, tiết giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận tối đa cho công ty. 2.3.1 Một số ƣu điểm Cảng Nam Hải là một đơn vị thành viên với 100% vốn đầu tư của Tập đoàn Gemadept – là một tập đoàn có thương hiệu mạnh và có trên 20 năm 53
  54. ( Trang 57 thay thế bằng Bảng 2.9 chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động) 54
  55. kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khai thác vận tải biển, Logistics, Cảng biển và kho bãi Sự hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn Gemadept trong công tác Marketing, chính sách khách hàng, định hướng phát triển cũng như quan hệ với các hãng tàu lớn, khách hàng tiềm năng và các cơ quan chức năng như Cục hàng hải, Hải quan, biên phòng . Đội ngũ lãnh đạo và quản lý Cảng với nòng cốt từ tập đoàn Gemadept với kinh nghiệm lâu năm, nắm bắt nhanh cơ hội và xu hướng thị trường, luôn hướng công ty đi theo con đường phát triển nhanh nhất, khai thác và tận dụng triệt để các lợi thế và cơ hội sẵn có giúp công ty đứng vững và tăng trưởng phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Qua đánh giá các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu tài chính có thể dễ dàng nhận thấy Cảng Nam Hải khai thác kinh doanh rất có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn tốt, sản lượng khai thác năm sau cao hơn năm trước, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc. 2.3.2 Một số nhƣợc điểm, hạn chế cần khắc phục Địa bàn hoạt động của Cảng nằm sát khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đường xá ngày càng xuống cấp nghiêm trọng gây rất nhiều khó khăn cho Cảng trong công tác vận hành , khai thác, thường xuyên bị rớt hàng hóa gây ảnh hưởng tới doanh thu, tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho Cảng. Luồng lạnh ra vào cảng không được nạo vét thường xuyên, gây trở ngại cho tàu ra vào cảng, tàu lớn không vào được phải hạ tải ngoài Vịnh Lan Hạ sản lượng hàng hóa giảm dẫn đến doanh thu cũng giảm theo. Tình hình thị trường khai thác Cảng ngày càng phát triển, thị phần bị thu hẹp do các Cảng mới mở ra nhiều như Cảng Hải An, Cảng Tân Cảng Hải Phòng mở rộng và sắp tới là dự án Cảng Vinaline – Viconship và Tân Vũ – Lạch Huyện. Cảng Nam Hải cũng trực tiếp chịu khó khăn chung do ảnh hưởng của biến động, suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường vận tải biển quốc tế cũng như 55
  56. trong nước sụt giảm nghiêm trọng , chính sách biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc tác động trực tiếp đến sản lượng thông qua, doanh thu và lợi nhuận của Cảng. Cảng Nam Hải là một cảng non, trẻ, mới đưa vào vận hành, khai thác khoảng 5 năm do đó sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng về cả số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, còn thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề Cảng Nam Hải có cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị lớn do đó việc tiêu thụ nguyên nhiên liệu, vật tư thay thế sửa chữa hàng tháng, hàng quí rất lớn tuy nhiên Cảng chưa có phần mềm quản lý vật tư hiện đại, qui trình cấp phát còn nhiều bất cập, lãng phí dẫn đến gia tăng chi phí trong sản xuất, giảm lợi nhuận. Cảng Nam Hải có địa bàn trải rộng, nằm rải rác trên các khu vực khác nhau do đó ảnh hưởng rất nhiều đến khai thác, qui hoạch sản xuất chung, phát sinh các chi phí trong khai thác như nâng hạ, chuyển bãi xuất tàu, dời dọn trên bãi do đó để tìm ra giải pháp tối ưu trong việc qui hoạch bãi, kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh liền mạch là hết sức cần thiết và cấp bách để tiết giảm chi phí , tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Vì những lý do đó, trong chương 3 em sẽ trình bày một số giải pháp mà Cảng Nam Hải có thể áp dụng để tăng năng suất lao động, hiệu quả khai thác, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Cảng. 56
  57. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NAM HẢI 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển Cảng Nam Hải & Hệ thống Gemadept Phía Bắc 3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Cảng Nam Hải Với tình hình cạnh tranh khốc liệt cùng với sự biến đổi cơ cầu nghành nghề trên toàn quốc, khu vực Hải phòng nói riêng thì Tập Đoàn Gemadept đang có hướng đầu tư cho Cảng Nam Hải chuyên sâu vào chất lượng dịch vụ và chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng hơn là lấy quy mô khai thác. [7] Trong nhưng năm tới Cảng Nam Hải sẽ chuyên nghiệp hóa dần, tập trung vào những dịch vụ mà hệ thống Cảng và Kho, bãi đã và đang làm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cộng thêm nhằm mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn khi sử dụng dịch vụ khai thác tầu, lưu kho bãi, nâng hạ, đóng rút hàng hóa tại Cảng Nam Hải và hệ thống depot , kho bãi xung quanh. Sẽ hướng tới cả những đơn vị chủ hàng, vận tải, forwarder làm dịch vụ giao nhận gom hàng ,sẽ nâng cấp, đại tu sửa chữa lại toàn bộ hệ thống kho bãi “ CFS, kho ngoại quan ”. Tập trung ưu tiên cho việc tuyển dụng nhân sự giỏi, tài năng, những cán bộ có năng lực và trình độ , có dự định cống hiến lâu dài cho công ty để đối phó với những khó khăn cạnh tranh khốc liệt của thị trường vận tải biển hiện nay. [7] 3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Hệ thống Gemadept phía Bắc và Cảng Nam Hải – Đình Vũ Cảng Nam Hải chỉ là một trong những Cảng có quy mô nhỏ và là cảng đầu tiên được Tập Đoàn Gemadept xây dựng và đưa vào hoạt động mang tính chuyển hướng kinh doanh khai thác cảng ra thị trường khai thác Cảng tại khu vực phía bắc Việt Nam. Sau gần 05 năm đi vào hoạt động và khai thác sản xuất kinh doanh với sự chỉ đạo sáng suốt kiên định của BLĐ Tập Đoàn và 57
  58. BLĐ Cảng, Cảng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, vượt các kế hoạch đặt ra. Song, nếu cứ dựa vào sự làm ăn kinh doanh thịnh vượng của một Cảng nhỏ như Cảng Nam Hải thì không thể phát triển, đuổi kịp tốc độ phát triển của thị trường vận tải biển, thị trường dịch vụ khai thác Cảng trong khu vực và cả nước. Từ đó BLĐ Tập Đoàn và BLĐ Cảng Nam Hải đã quyết định đầu tư xây dựng thêm một Cảng container cỡ lớn có mớn nước sâu nhất tại Hải Phòng ở khu vực Đình Vũ đã đưa vào khai thác từ tháng 01 năm 2014 [13]. Cảng Nam Hải – Đình Vũ bắt đầu được triển khai xây dựng từ đầu năm 2011. Đến nay Cảng đã hoàn thiện và đưa vào vận hành khai thác. NHDV có bãi rộng khoảng 16 ( ha ) với chiều dài cầu bến 450 ( m ) và mớn nước sâu hơn 10 ( m ). Cảng có thể đón nhận và khai thác các tầu container cõ lớn trên 1000 teus và sẽ đón đầu tuyến đường giao thông lớn và quy mô nhất Hải Phòng là tuyến đường 5B Hải phòng – Hà Nội sẽ đi vào lưu thông trong vài năm tới [13]. Sử dụng và khai thác phần mềm quản lí container có công nghệ hiện đại, theo thời gian thực (PLC) , giảm thiểu thời gian khách hàng vào Cảng chờ đợi lấy hàng và các thủ tục nhanh chóng nhất trên cơ sở thông tin online thông suốt giữa các khâu nhằm giải đáp thông tin và thắc mắc cho khách hàng tốt nhất. Thiết bị nâng hạ hiện có tuyến tiền phương bao gồm : 02 cẩu giàn hiện đại tầm với 12 row ( QC ) và 02 cẩu Tukan. 3.2. Các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải 3.2.1. Biện pháp giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào 3.2.1.1 Cơ sở của biện pháp Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ thì cũng cần phải có những máy móc, công cụ ,trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại là điều tất yếu của mỗi doanh 58
  59. nghiệp, cùng với chi phí đầu tư thì chi phí nguyên nhiên vật liệu, vật tư, phụ tùng thay thế để vận hành máy móc thiết bị đó ngày càng tăng lên trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành dịch vụ là tiêu chí sống còn của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khai thác Cảng với máy móc thiết bị như cẩu, xe nâng, xe tải, máy phát điện . Lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu hàng năm rất lớn. Tình hình giá cả nguyên nhiên vật liệu đặc biệt là giá nhiên liệu đang bất ổn gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng. Do vậy công tác quản lý, cấp phát nguyên nhiên vật liệu là công tác hết sức quan trọng, nếu làm tốt công tác này thì doanh nghiệp sẽ tiết kiện và mất một khoản chi phí thấp mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cao. Ngược lại, nếu công tác quản lý chi phí kém thì chi phí nguyên nhiên vật liệu sẽ tăng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, lợi nhuận giảm sút. Bảng 3.1 Bảng so sánh tốc độ tăng giá vốn bán hàng và tăng chi phí nguyên nhiên vật liệu. NĂM 2012 NĂM 2013 SO SÁNH 2013/2012 CHỈ TIÊU Đơn vị ( 1 ) ( 2 ) Tuyệt đối Tƣơng đối 1. Giá vốn bán hàng VND 155,888,740,539 168,335,826,319 12,447,085,780 8% 2. Chi phí nguyên nhiên vật liệu VND 18,706,648,865 23,567,015,685 4,860,366,820 26% Nhận xét: Chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Cảng trong hai năm qua có nhiều biến động, tốc độ tăng chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán , cụ thể năm 2013: giá vốn hàng bán năm 2013 là 168.335.826.319 Vnd, tăng 12.447.085.780 Vnd tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 8%. Trong khi đó tỷ lệ tăng của chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào là 26% từ 18.706.648.865 Vnd tăng lên 23.567.015.685 59
  60. Vnd tức là chi phí nguyên nhiên vật liệu năm 2013 đã tăng 4.860.366.820 Vnd so với năm 2012. Có thể nói đây là số tăng chi phí nguyên nhiên vật liệu lớn , điều này chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp chưa hoàn thiện công tác quản lý chi phí nhiên liệu, nguyên nhân có thể do bất ổn trong giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào, sự bất hợp lý trong việc bố trí sử dụng máy móc, thiết bị do thiết bị máy móc đưa vào vận hành đã cũ, khai thác với cường độ lớn nên không được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nên tiêu hao nhiên liệu lớn hoặc cũng có thể do ý thức tiết kiệm nguyên nhiên liệu của cán bộ công nhân viên của Cảng chư triệt để. 3.2.1.2 Nội dung của biện pháp Trước tiên doanh nghiệp cần tính toán chính xác mức tiêu hao nhiên liệu của từng đội xe, cẩu bờ, xe nâng, máy phát, của từng máy móc, thiết bi để từ đó có kế hoạch phân bổ và giao chỉ tiêu định mức cho từng phòng ban, cá nhân thực hiện. Bên cạnh đó cần có chính sách khen thưởng hợp lý đối với từng ca sản xuất, đội xe cơ giới, quản lý máy móc thiết bị đạt hiệu quả trong việc thực hiện tiết kiệm nhiên liệu. Cần có phần mềm hiện đại quản lý kho vật tư, nhiên liệu theo dõi sát sao việc nhập, xuất, cấp phát và sử dụng vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cần đề ra qui trình nhập , xuất nguyên nhiên vật liệu hợp lý nhất sao cho tránh lãng phí và tránh xảy ra hao hụt, thất thoát không đáng có. Nâng cao ý thức và trình độ sử dụng vận hành máy móc, thiết bị cho cán bộ công nhân viên vận hành. Có thể mở các lớp huấn luyện chuyên sau với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia về cách sử dụng máy móc, thiết bị sao cho đảm bảo năng suất theo yêu cầu mà vẫn tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Bên cạnh đó thường xuyên tuyên dương khen thưởng những phòng ban, cá nhân có thành tích trong việc tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên vật liệu từ đó sẽ tạo động lực thúc đẩy tinh thần thi đua tiết kiệm trong doanh nghiệp. 3.2.2. Biện pháp về đổi mới quy trình khai thác 60
  61. 3.2.2.1. Tổng hợp, đúc kết khó khăn thuận lợi trong khai thác hàng ngày Các bộ phận cần luôn luôn nghiên cứu, đúc kết các vấn đề khó khăn hay thuận lợi trong quá trình khai thác hàng ngày để từ đó đề xuất lên BLĐ và trao đổi với các bộ phận liên quan xây dựng sửa đổi quy trình cho phù hợp và đạt hiệu quả chung nhất. Nghiên cứu đặc tính của từng chuyến tầu, từng loại container, công dụng các thiết bị nâng hạ và các quy luật khách quan chi phối như điều kiện thời tiết giao thông để từ đó xây dựng đổi mới các tác nghiệp khai thác cho phù hợp và hiệu quả nhất. Khi tổng hợp các thuận lợi hay bất cập trong khai thác cần áp dụng các biện pháp thống kê trung thực và phân tích đánh giá cụ thể, tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Ngoài ra, các bộ phận cần tìm hiểu thêm công việc các bộ khác để từ đó nhìn thấy bức tranh tổng thể trong cả dây truyền khai thác lớn, và theo đó sẽ có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn. Duy trì họp phối hợp khai thác định kì giữa các bộ phận để cập nhật tình hình và có biện pháp ứng phó tích cực kịp thời. 3.2.2.2. Cần quy hoạch bãi Container khoa học Về nguyên tắc cơ bản cần quy hoạch xếp container riêng theo hãng tầu, theo chủng loại 20’/40’, theo tình trạng hư hỏng, mức độ hư hỏng, tính sẵn sàng theo các phương án khai thác. Đặc biệt là khu vực container lạnh ( RF vì đặc tính đặc biệt của RF cont là gồm cả phần máy làm lạnh cấp đông cho hàng hóa, phần này có nguyên lý hoạt động rất phức tạp, sửa sửa phức tạp và có giá trị cao nên cần trông coi quản lí an toàn và chuyên nghiệp. Đối với các cont đặc biệt như flatrack / tank, cont nguy hiểm cần xếp riêng nơi ít phương tiện hoạt động. Với bãi cảng C.Y Tml cần quy hoạch xếp riêng khu cont sẵn sàng xuất tầu – BCX, khu hàng nhập sẵn sàng giao cho khách - BHN, khu hàng lạnh cắm điện bảo ôn BLA, khu đóng rút hàng hoá – BRH, khu chuyên lưu cont rỗng – BRO. Với BCX sẵn sàng xuất tầu cần phân khu gần sát cầu tầu, trong BCX 61
  62. cần phân khu nhỏ tiếp theo chủng loại kích cỡ, cảng đích, hàng nặng nhẹ, nguy hiểm và đặc biệt. Với các khu vực còn lại như BHN, BRH, BRO nói trên cũng cần phân khu nhỏ tiếp theo kích cỡ, chủng loại, vận đơn để tiện lợi giao hàng cho khách và giảm số lượng tác nghiệp di chuyển và phán sẩu dời dịch của xe nâng. Với các depot chủ yếu cần phân riêng các khu vực container đẹp tốt sẵn sáng cấp khách hàng hoặc xuất tầu ở phía trên gần cổng ra vào. Phần container hư hỏng chưa sửa chữa cần quy hoạch xếp dưới cuối bãi và cũng cần bố trí xưởng sửa chữa để giảm khoảng cách di chuyển xe nâng khi lấy cont về xưởng và chuyển cont đi. Việc quy hoạch xếp cont hư hỏng khu vực cuối bãi sẽ tách biệt độc lập với các tác nghiệp cấp xuất cont đẹp cho khách hàng. Như vậy Các depot cũng cần quy hoạch làm 02 miền, miền tiền phương là miền sẵn sàng cấp xuất phục vụ khách hàng, miền hậu phương là miền chuyên sửa chữa cont hư hỏng thành cont đẹp đủ tiêu chuẩn cấp xuất sau đó chuyển lên hạ tại miền tiền phương. Ngược lại khi hạ cont gate in cũng cần phân loại ngay khi vào bãi và hạ theo đặc tính của miền tiền phương và miền hậu phương. Cần phân các luồng riêng biệt, luồng ra, luồng vào để hạn chế ách tắc và tăng tiến độ khai thác trong bãi ở cả C.Y Tml và depot rỗng. 3.2.2.3. Bố trí số lượng thiết bị và lao động hợp lí trong khai thác Các bộ phận khai thác cần căn cứ kế hoạch tổng hợp để lên kế hoạch riêng cho bộ phận mình và từ đó bố trí đủ số lượng thiết bị và người phù hợp, tránh thiếu và cũng không được thừa gây lãng phí. Giao ca, giao kíp đúng giờ, ca sau cần có mặt sớm hơn giờ giao ca 30 phút để nắm bắt trứơc tình hình ca trước để tiếp quản và làm việc hiệu quả hơn. Các bộ phận tự xây dựng các mức ưu tiên các công việc cụ thể để trong quá trình phối hợp khai thác nhanh chóng ra quyết định, chọn được phương án tối ưu nhất cho công ty chẳng hạn bỏ việc gì, làm việc gì, việc gì cần trước hay sau. 62