Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

pdf 24 trang phuongvu95 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_xa_hoi_hoa_giao_duc_tai_c.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hóa giáo dục nhằm “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” đã trở thành một chủ trương lớn, lâu dài và nhất quán, được quán triệt sâu sắc và triển khai rộng rãi khắp các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và mọi thành phần dân cư trong toàn xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Đảng ta tiếp tục bày tỏ quan điểm chỉ đạo thứ nhất là: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Mục tiêu lớn nhất của giáo dục nước ta lúc này là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Một trong những giải pháp không thể thiếu để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển GD&ĐT, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tiếp tục thực hiện công tác XHHGD. Những năm vừa qua, các trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã tích cực thực hiện công tác này, đem lại nguồn xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của quận Đống Đa nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. Tuy vậy, việc quản lý hoạt động xã hội hóa tại các trường THCS ở đây vẫn còn một số tồn tại như chưa tập trung đúng mức để huy động nguồn lực này hoặc quá coi trọng nguồn lực vật chất mà chưa coi trọng nguồn lực phi vật chất; nhận thức của một bộ phận nhân dân và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của công tác XHHGD tại các trường THCS còn hạn chế. Biện pháp quản lý hoạt động XHHGD của Hiệu trưởng các trường THCS quận Đống Đa còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa trong bối cảnh hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về XHHGD và quản lý XHHGD tại trường THCS trong bối cảnh hiện nay; Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội; Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động XHHGD.
  2. 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động XHHGD tại trường THCS trong bối cảnh hiện nay. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa- HN. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS công lập. 5.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động XHHGD của 16/16 trường THCS công lập trên địa bàn 21/21 phường của quận Đống Đa - HN. 5.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát, thực nghiệm Đề tài tiến hành khảo sát 300 mẫu, gồm 34 CBQLGD, 112 giáo viên, 42 cán bộ đoàn thể, 112 CMHS. 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay, hoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể, xong vẫn tồn tại những hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS thì có thể thực hiện hiệu quả hoạt động này, phát huy ảnh hưởng tích cực của GDTHCS đối với xã hội trong bối cảnh hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, các tài liệu khoa học về quản lý, QLGD, công tác XHHGD, XHHGD tại trường THCS và quản lý XHHGD tại trường THCS nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Khảo sát thực trạng, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng hoạt động XHHGD, quản lý hoạt động XHHGD,các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lý, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của kết quả điều tra. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Khuyến nghị, nội dung của Luận văn được thực hiện trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS trong bối cảnh hiện nay.
  3. 3 Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1.1. Nghiên cứu về XHHGD Trong các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này, một số thuật ngữ được sử dụng có thể xem tương ứng với khái niệm xã hội hóa giáo dục của nước ta, đó là:Huy động cộng đồng tham gia cùng làm GD; Công bằng xã hội trong giáo dục; Phân cấp quản lý về GD; Dân chủ hóa giáo dục. Đối với Việt Nam,XHHGD ở nước tađược hiểu là huy động toàn dân tham gia làm giáo dục có sự quản lý của nhà nước. “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để mọi người tham gia xây dựng phát triển giáo dục - đào tạo”. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý XHHGD Quản lý XHHGD là vấn đề được quan tâm ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Điểm gặp gỡ là tất cả cùng chung một nhận định là cần thiết có sự tham gia của xã hội để phát triển GD. Mục tiêu của XHHGD là sự hưởng thụ cơ hội GD của mọi người và sự tham gia dưới nhiều hình thức đóng góp vào sự phát triển của GD. Tuy nhiên, ở cả Việt Nam và nước ngoài đều có sự tập trung chủ yếu vào quản lý XHHGD ở tầm vĩ mô. 1.2. Yêu cầu của bối cảnh hiện nay đối với hoạt động XHHGD nói chung và XHHGD tại trường THCS nói riêng 1.2.1. Yêu cầu của bối cảnh giáo dục thế giới Trong điều kiện khoa học-công nghệ ngày càng phát triển, tri thức nhân loại ngày càng phong phú, nhu cầu học tập đang ngày càng trở nên cấp thiết. GD đã thay đổi cả về vai trò, chức năng, mục đích, nội dung và cả phương thức. Vì vậy, sự nghiệp GD&ĐT cần thay đổi mạnh m và toàn diện để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
  4. 4 1.2.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập với thế giới. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và yếu k m. Vì thế, đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT có ý nghĩa sống còn đối với sức sống của dân tộc. Đổi mới GD đặt ra yêu cầu đối với GD và hoạt động XHHGD nói chung, XHHGD tại trường THCS nói riêng là: - Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền GD&ĐT, coi GD&ĐT là “Quốc sách hàng đầu”. - Tiếp tục đổi mới, chuẩn hóa nội dung GDTHCS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. - Hệ thống GD mở, xây dựng xã hội học tập suốt đời. Khuyến khích XHHGD để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao. Đa dạng hóa các hoạt động GD, phương thức đào tạo. - Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, đáp ứng yêu cầu mới. - Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT. 1.3. Hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường THCS 1.3.1. Khái niệm xã hội hóa giáo dục Xã hội hóa giáo dục là huy động các LLXH cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đồng thời phát huy tác dụng của giáo dục đối với xã hội. 1.3.2. Đặc điểm của trường THCS và vai trò của hoạt động XHHGD tại trường THCS Điều lệ trường THCS quy định rõ vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ thực hiện phổ cập GD; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD; Tổ chức cho CB, GV, NV, HS tham gia hoạt động xã hội. Học sinh bậc THCS lại lứa tuổi nhiều thay đổi mạnh m về tâm sinh lý, cũng là lứa tuổi hình thành rõ rệt trí tuệ và nhân cách con người, tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị hành trang cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn. Đặc điểm này đòi hỏi sự quan tâm đầu tư đúng mức của cha mẹ học sinh đối với giáo dục bậc THCS. XHHGD bậc THCS có những vai trò sau: (1) Tạo nền tảng vững chắc để học sinh bước vào bậc học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống; (2) Góp phần làm cho giáo dục phục vụ phát triển KT-XH của địa phương;
  5. 5 (3) Tạo ra sự công bằng, dân chủ trong thụ hưởng và trách nhiệm xây dựng giáo dục THCS; (4) Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS. 1.3.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục tại trường THCS Đề tài quan niệm: Xã hội hóa giáo dục tại trường THCS là huy động mọi LLXH cùng tham gia xây dựng và phát triển GDTHCS, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, để mọi HS trong độ tuổi đều được chăm sóc và giáo dục, đồng thời phát huy những tác dụng của giáo dục THCS với xã hội. XHHGD tại trường THCS thể hiện tính hai chiều. Huy động sự đóng góp của các LLXH xã hội góp phần nâng cao chất lượng GD. Ngược lại, chất lượng GD là động lực thúc đẩy XHHGD tại các trường THCS. 1.3.3.1. Huy động các LLXH xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho giáo dục THCS Nội dung này bao gồm: huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD trong nhà trường, MTGD trong gia đình và MTGD trong xã hội. 1.3.3.2. Huy động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục ở trường THCS Nội dung này bao gồm:Lôi cuốn các LLXH tham gia xây dựng kế hoạch phát triển GD, trực tiếp tham gia vào tổ chức thực hiện nâng cao CLGD, phổ biến kiến thức giáo dục HS;Tham gia quản lý, đánh giá kết quả GD, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong các hoạt động GD; Phối hợp chặt ch giữa nhà trường, các cơ quan QLGD và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội để thực hiện đổi mới giáo dục. 1.3.3.3. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục THCS Mở rộng các nguồn lực đầu tư, khai thác, huy động tiềm năng về nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần của các LLXH; Huy động các LLXH tham gia giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khuyến khích trẻ vượt khó vươn lên học tập; Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB,GV,NV; Thực hiện công bằng trong GD, tạo điều kiện thuận lợi cho XHH phong trào học tập, xây dựng xã hội học, thực hiện phổ cập GD THCS; Sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp cho trường THCS. 1.3.3.4. Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức giáo dục THCS, các loại hình trường trung học Phối hợp các LLXH tổ chức cho HS đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống; Phối hợp với các cá nhân, đơn vị nghệ thuật tổ chức các hoạt động nghệ thuật cho HS; Mời các chuyên gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho PHHS và HS;Kết hợp với phòng GD&ĐT và lãnh đạo địa phương giám sát hoạt động chuyên môn của các cơ
  6. 6 sở GD ngoài công lập; Tư vấn về chuyên môn cho các cơ sở GD ngoài công lập, nhất là đối với khối lớp 9 HS chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT. 1.4. Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường THCS 1.4.1. Khái niệm quản lý XHHGD Dưới góc độ chức năng,quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện môi trường luôn biến động. Từ đó, có thể hiểu:Quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các nội dung xã hội hóa giáo dục thông qua các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý hoạt động XHHGD là khái niệm rộng, trong đó có các LLXH cùng tham gia thực hiện và quản lý, có nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Hoạt động XHHGD tại nhà trường là hoạt động XHHGD được thực hiện bởi trường THCS dưới sự quản lý của Hiệu trưởng. 1.4.2. Vai trò, chức năng của hiệu trưởng trường THCS Điều lệ trường trường trung học qui định: “Hiệu trưởng nhà trường phổ thông là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường phổ thông”. 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường THCS Quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục tại trườngTHCS là một quá trình tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường THCS tới các bộ phận và các cá nhân trong và ngoài nhà trường, để thực hiện các nội dung xã hội hóa giáo dục THCS thông qua các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THCS trong điều kiện môi trường luôn biến động. Dựa trên tiếp cận chức năng quản lý, nội dung quản lý XHHGD tại trường THCSbao gồm: 1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động XHHGD tại trường THCS (1) Phân tích thực trạng, xác định yếu tố thuận lợi - khó khăn, thành công - hạn chế trong hoạt động XHHGD; (2) Xác định mục tiêu chung của hoạt động XHHGD tại trường THCS, mục tiêu cụ thể cho từng nội dung XHHGD tại trường THCS; (3) Xác định nội dung công việc, cụ thể hóa các nhiệm vụ theo từng nội dung của hoạt động XHHGD tại trường THCS; (4) Xác định nguồn lực cần thiết bên trong và bên ngoài NT; (5) Xây dựng phương án hành động, hình thức tổ chức XHHGD; (6) Xây dựng kế hoạch phụ trợ.
  7. 7 1.4.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục THCS (1) Phân bổ công việc cho từng bộ phận chức; (2) Phân công NV cụ thể, phối hợp thực hiện hoạt động XHHGD; (3) Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ chức các HĐXHHGD; (4) Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch XHHGD tại trường THCS; (5) Xác lập mối quan hệ giữa nhà trường với CMHS, các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS. 1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa GDTHCS (1) Hiệu trưởng ra quyết định cho CB,GV huy động LLXH tham gia hoạt động XHHGD; (2) Tổ chức thực hiện quyết định, truyền đạt quyết định tới CB,GV một cách chính xác; (3) Tập huấn nâng cao tay nghề cho GV; (4) Thường xuyên giám sát, sửa chữa; (5) Thường xuyên đôn đốc, động viên, khen thưởng, tạo động lực để CB,GV làm tốt công tác này. 1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD tại trường THCS (1) Đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công việc, đối với hoạt động của tập thể, hoạt động của cá nhân; (2) Đo lường, đánh giá thường xuyên, đúng quy trình, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết; (3) Đánh giá thi đua khen thưởng chính xác, công bằng cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt HĐ XHHGD tại trường THCS; (4) Tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá ưu nhược điểm toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động XHHGD của học kì, của năm học; (5) Dự kiến quyết định bước phát triển mới của hoạt động XHHGD tại trường THCS ở đơn vị. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGDtại các trường THCS 1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý Năng lực quản lý của hiệu trưởng; sự nhận thức về công tác XHHGD tại trường THCS; năng lực tham mưu, phối hợp với với các LLXH; Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, 1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý Sự nhận thức về công tác XHHGD;trình độ chuyên môn, kinh nghiệm;
  8. 8 1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý Xu thế hội nhập quốc tế; sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền; tình hình phát triển của giáo dục, KT-XH của địa phương; trình độ dân trí, truyền thống, phong tục, Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 2.1. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đống Đa là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, kinh tế phát triển. 2.1.2. Đặc điểm giáo dục THCS của quận Đống Đa Quy mô số lượng trường lớp bậc học THCS của quận Đống Đa liên tục tăng lên ở cả hai loại hình: công lập và dân lập. Tổng số lớp THCS năm học 2013-2014 là 367 lớp thì đến năm 2016-2017 là 417 lớp với 15.947 HS. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Đội ngũ CB,GV 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. CSVC cũng ngày càng khang trang, hiện đại. 2.1.3. Những khó khăn, bất cập Điều kiện CSVC tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu thốn, qu đất dành cho phát triển giáo dục thiếu nhiều so với nhu cầu, sĩ số HS trong lớp còn cao. Một bộ phận đội ngũ CBQL và GV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Việc tuyên truyền, vận động thực hiện công tác XHHGD và tham mưa đẩy mạnh các hoạt động của một số nhà trường còn ít hiệu quả. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích 2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành - Điểm quy đổi cho các mức độ (mức độ thực hiện, mức độ kết quả và mức độ ảnh hưởng): Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Mức độ ảnh hưởng Không Ảnh Ảnh Không Rất tích Tích Trung tích Cao Thấp hưởng hưởng ảnh cực cực bình cực nhiều ít hưởng 10 điểm 5 điểm 1 điểm 10 điểm 5 điểm 1 điểm 10 điểm 5 điểm 1 điểm
  9. 9 - Mức độ đánh giá mức độ đạt được căn cứ vào điểm trung bình (ĐTB): + Mức độYếu: 1,0 - 3,0 điểm: Không tích cực/Thấp/Không ảnh hưởng/Không khả thi + Mức độTrung Bình: 3,1 - 7,0 điểm: Tích cực/Trung bình/Ảnh hưởng ít/Khả thi + Mức độTốt: 7,1 – 10 điểm: Rất tích cực/Tốt/Ảnh hưởng nhiều/Rất khả thi 2.2.3. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát 2.3. Thực trạng hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động XHHGD tại trường THCS Bảng 2.4. Thực trạng ý kiến đồng ý của các LLXH về lợi ích của XHHGD Đối tượng khảo sát Chung CBQL CBĐT GV CMHS Thứ TT Lợi ích SL SL SL SL SL bậc % % % % % Khắc phục khó khăn về 30/34 38/42 102/112 98/112 268/300 1 1 CSVC cho GDTHCS 88,23 90,47 91,07 87,5 89,33 Tạo điều kiện thuận lợi nâng cao CLGDTHCS, 30/34 36/42 95/112 94/112 255 đáp ứng nhu cầu của 2 2 cộng đồng về GD, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương 88,23 85,71 84,80 83,90 85,0 Cải thiện đời sống cho 25/34 33/42 97/112 84/112 239 3 3 GV THCS 73,52 78,57 86,6 75,0 79,6 Hiện nay đa số các LLXH đã nhận thức được lợi ích mà XHHGD mang lại. Họ đánh giá các lợi ích mà XHHGD tại trường THCS mang lại về cơ sở vật chất (89,33% - xếp thứ nhất). 85% số người được hỏi cho rằng XHHGD tạo điều kiện thuận lợi nâng cao CLGDTHCS, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về GD, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương (xếp thứ 2), trong đó CBQL nhận thức về điều này tốt hơn (88,23%). XHHGD cũng mang lại lợi ích cho đời sống GV, giảm bớt khăn giúp họ tâm huyết với nghề, nhưng điều này được đánh giá kém hơn (79,6%). 2.3.2. Thực trạng hoạt động XHHGD tạicác trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.3.2.1. Thực trạng huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho GDTHCS
  10. 10 Việc thực hiện huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho GDTHCS tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đạt ở mức tương đối tốt (Mức độ thực hiện đạt ĐTB là 7,44 và mức độ kết quả đạt ĐTB là 7,48- cận dưới của mức độ Tốt). Cả ba nội dung huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD nhà trường - gia đình - xã hội là khá đồng đều với ĐTB chạy trong một miền hẹp từ 7,40 đến 7,57 điểm. 2.3.2.2. Thực trạng huy động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục tại trường THCS Nội dung XHHGD này mới chỉ đạt mức trung bình (ĐTB mức độ thực hiện là 6,94 và ĐTB mức độ kết quảlà 6,91- cận trên của mức độ Trung bình). Nội dung phối hợp với cơ quan QLGD và các tổ chức CT-KT-XH để thực hiện đổi mới giáo dục còn bị hạn chế nhất với ĐTB của mức độ thực hiện là 6,82 và ĐTB của mức độ kết quả là 6,74. 2.3.2.3. Thực trạng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dụctại các trường THCS Hiệu quả hoạt động nàymới đạt mức tương đối tốt với với ĐTB của mức độ thực hiện là 7,02 và ĐTB của mức độ kết quả là 7,01 (cận dưới của mức độTốt). Mức độ này có tính chất khá đồng đều hầu hết các tiêu chí. Nhưng đáng chú ý tiêu chí sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp cho trường THCS còn được đánh giá thấp nhất với ĐTB mức độ thực hiện đạt 6,82 và ĐTB của mức độ kết quả đạt 6,83. Nội dung huy động các LLXH thực hiện công bằng trong GD, tạo điều kiện thuận lợi cho XHH phong trào học tập, xây dựng xã hội học tập cũng được đáng giá chưa cao với ĐTB mức độ thực hiện là 6,88 và ĐTB mức độ kết quả là 6,85. 2.3.2.4. Thực trạng huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình trường THCS Kết quả khảo sát cho thấy,thực trạng hoạt động này đạt mức trung bình (ĐTB mức độ thực hiện là 6,63 và ĐTB mức độ kết quả là 6,54), các nội dung huy động có kết quả gần nhau (ĐTB từ 6,44 đến 6,90). Đây là một hạn chế cần sớm được khắc phục bởi nếu không thực hiện tốt nội dung này s để lãng phí nguồn lực dồi dào vốn có trong xã hội.
  11. 11 7.6 7.48 7.44 7.4 7.2 7.02 7.01 7.02 6.98 7 6.94 6.91 6.8 6.63 6.6 6.54 6.4 6.2 6 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4 ĐTB Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Biểu đồ 2.1. So sánh thực trạng XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Như vậy, hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đacó mức độ thực hiện tương đối tốt (ĐTB là7,02 - cận dưới của mức độ Tốt); mức độ kết quả ở mức trung bình(ĐTBlà6,98). Trong đó, nội dung huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD được đánh giá cao nhất (ĐTB mức độ thực hiện các nội dung XHHGD là 7,48; ĐTB mức độ kết quả là 7,44 - cận dưới của mức độ Tốt). Nội dung huy động các LLXH tham gia đa dạng hóa các hình thức học tập, các loại hình trường Trung học còn hạn chế nhất (ĐTB mức độ thực hiện các nội dung XHHGD là 6,63; ĐTB mức độ kết quả là 6,54). 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động XHHGD Việc xây dựng kế hoạch hoạt động XHHGD tại các trường THCSquận Đống Đa ở mức trung bình với ĐTB mức độ thực hiện là 7,00 và ĐTB mức độ kết quả là 6,98 (cận trên của mức độ Trung bình). Mức độ này tương đối đồng đều ở tất cả các tiêu chí. Việc xác định những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi, đánh giá thành công và tồn tại trong hoạt động XHHGD tại trường THCS (tiêu chí 1) còn hạn chế. Việc xác định mục mục tiêu chung của hoạt động XHHGD tại trường THCS (tiêu chí 2) chưa tốt do một bộ phận CB,GV chưa hiểu đúng và đầy đủ về bản chất hoạt động XHHGD, cho nên khó khăn trong việc xác định nội dung công việc, cụ thể hóa các nhiệm vụ theo từng nội dung của hoạt động XHHGD tại trường THCS (tiêu chí 3). Việc xác định được nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường tuy được đánh giá cao hơn nhưng vẫn chưa đủ rõ ràng nên còn khó xây dựng phương án hành động,
  12. 12 chọn lựa hình thức tổ chức XHHGD tại trường THCS hiệu quả. Bên cạnh đó, CBQL chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phụ trợ (tiêu chí 6) nên việc huy động các LLXH tham gia hoạt động XHHGD còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bảng 2.9. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động XHHGD tạicác trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Rất Chưa Tích tích tích Cao TB Thấp STT Nội dung cực cực cực ĐTB ĐTB SL SL SL SL SL SL % % % % % % Phân tích thực trạng, xác định yếu tố thuận lợi - khó khăn, 137 143 20 136 142 22 1 7,01 6,97 thành công - hạn chế trong 45,7 47,7 6,6 45,3 47,3 7,4 hoạt động XHHGD Xác định mục tiêu chung của hoạt động XHHGD tại trường 134 141 25 138 139 23 2 6,90 7,00 THCS, mục tiêu cụ thể cho 44,7 47,0 8,3 46,0 46,3 7,7 từng nội dung XHHGD Xác định nội dung công việc, cụ thể hóa các nhiệm vụ theo 140 137 23 129 145 26 3 7,02 6,80 từng nội dung hoạt động 46,7 45,7 7,6 43,0 48,3 8,7 XHHGD tại trường THCS Xác định nguồn lực cần thiết 150 128 22 145 145 10 4 7,20 7,28 bên trong và bên ngoài NT 50,0 42,7 7,3 48,3 48,3 3,4 Xây dựng phương án hành động, chọn lựa hình thức tổ 130 146 24 134 141 25 5 6,84 6,90 chức XHHGD tại trường 43,3 48,6 8,0 44,7 47,0 8,3 THCS 130 144 26 140 130 30 6 Xây dựng kế hoạch phụ trợ 6,82 6,93 43,3 48,0 8,7 46,7 43,3 10,0 Điểm TB 7,00 6,98 (Min=1; Max=10)
  13. 13 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Rất Chưa Tích tích tích Tốt TB yếu STT Nội dung cực cực cực Điểm Điểm SL SL SL TB SL SL SL TB % % % % % % Phân bổ công việc cho từng bộ 150 128 22 138 139 23 1 phận chức năng để thực hiện hoạt 7,20 7,00 50,0 42,7 7,3 46,0 46,3 7,6 động XHHGD tại trường THCS Phân công NV cụ thể, phối hợp 145 145 10 137 143 20 2 trong việc thực hiện HĐ XHHGD 7,28 7,01 48,3 48,3 3,4 45,7 47,7 6,6 tại trường THCS Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để 140 130 30 130 144 26 3 6,93 6,82 tổ chức các HĐ XHHGD 46,7 43,3 10,0 43,3 48,0 8,7 Tham mưu, phối hợp chặt ch với các BN, ĐT trong và ngoài nhà 128 137 35 129 145 26 4 6,66 6,80 trường để thực hiện kế hoạch 42,7 45,7 11,6 43,0 48,3 8,7 XHHGD Xác lập mối quan hệ giữa nhà trường với CMHS, các tổ chức xã 130 136 34 130 136 34 5 6,71 6,71 hội, cá nhân tham gia hoạt động 43,3 45,3 11,4 43,3 45,3 11,4 XHHGD tại trường THCS Điểm trung bình 7,0 6,90 (Min=1; Max=10) Việc tổ chức thực hiện công tác XHHGD tại trường THCS của quận Đống Đa còn ở mức trung bình. Điểm trung bình của mức độ tổ chức thực hiện là 7,0 và điểm trung bình của mức độ kết quả là 6,90 (cận trên của mức độTrung bình). Trong đó, việc phân công công việc cho từng bộ phận chức năng và việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm cũng như các cá nhân, phối hợp trong việc thực hiện hoạt động XHHGD được thực hiện tốt nhất với ĐTB mức độ thực hiện là 7,28 và ĐTB của mức độ kết quả là 7,01 (đều ở cận dưới của mức độTốt). Công tác tham mưu, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế nhiều nhất (ĐTB mức độ thực hiện là 6,66; ĐTB mức độ kết quả là 6,80)
  14. 14 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiệnhoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Rất Chưa Tích tích tích Tốt TB yếu STT Nội dung cực cực cực Điểm Điểm SL SL SL TB SL SL SL TB % % % % % % Hiệu trưởng ra quyết định cho 152 131 17 150 133 17 1 CB,GV huy động LLXH tham 7,30 7,27 50,7 43,6 5,7 50,0 44,3 5,7 gia hoạt động XHHGD Tổ chức thực hiện quyết định, 160 123 17 155 128 17 2 truyền đạt quyết định tới 7,44 7,35 53,3 41,0 5,7 51,6 42,7 5,7 CB,GV một cách chính xác Tập huấn nâng cao tay nghề cho 137 143 20 140 137 23 3 7,01 7,02 GV 45,7 47,7 6,6 46,7 45,7 7,6 Thường xuyên giám sát, sửa 150 128 22 136 142 22 4 7,20 6,97 chữa 50,0 42,7 7,3 45,3 47,3 7,4 Thường xuyên đôn đốc, động 135 141 24 130 146 24 5 viên, khen thưởng, tạo động lực 6,93 6,84 35,0 47,0 18,0 43,3 48,6 8,0 để CB,GV làm tốt công tác này. Điểm TB 7,18 7,09 (Min=1; Max=10) Các trường THCS quận Đống Đa thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động XHHGD tương đối tốt.ĐTB của mức độ thực hiện là 7,18, ĐTB của mức độ kết quả là 7,09 (đều ở cận dưới của mức độTốt). Các tiêu chí có kết quả tương đối đồng đều, ĐTB chạy trong một miền hẹp (ĐTB mức độ thực hiện từ 6,93 đến 7,44; ĐTB mức độ kết quả từ 6,84 đến 7,35).Điều này chứng tỏ, hiệu trưởng các nhà trường đã quan tâm ra quyết định và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Việc tập huấn bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho CB,GV cũng được thực hiện đều đặn. CBQL cũng đã thường xuyên giám sát việc thực hiện hoạt động XHHGD của các tập thể, cá nhân được phân công (ĐTB mức độ thực hiện là 7,20, ĐTB kết quả là 6,97). Tuy nhiên, so sánh bảng 2.10 với bảng 2.11 cho thấy, mức độ thực hiện và mức độ kết quả của của công tác chỉ đạo lại cao hơn công tác lập kế hoạch.Như vậy, một số cán bộ quản lý chưa coi trọng đúng mức việc lập kế hoạch, còn làm theo thói quen. Bêncạnh đó, còn 18% số người được hỏi không cho rằng, CBQL thường xuyên đôn đốc, động viên, cá nhân hóa sự khen thưởng cho CB,GVNV. Trường THCS cũng ít mời các chuyên gia tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và CMHS. Việc tham mưu với
  15. 15 UBND phường, tư vấn cho các đoàn thể lên kế hoạch tham gia vào quá trình giáo dục còn hạn chế. Việc tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa thật tốt. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGDtại trường THCS Việc thực hiện chức năng này đạt mức độ trung bình với ĐTB mức độ thực hiện là 6,95 và ĐTB mức độ kết quả là 6,87 (gần tương đương nhau). Mức độ này tương đối đồng đều ở tất cả các tiêu chí, ĐTB chạy trong một miền hẹp (mức độ thực hiện từ 6,80 đến 6,97; mức độ kết quả từ 6,71 - 7,02, hầu hết đều ở cận trên của mức độTrung bình). Bảng 2.12. Thực trạngkiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Rất Chưa Tích tích tích Cao TB Thấp STT Nội dung cực cực cực ĐTB ĐTB SL SL SL SL SL SL % % % % % % Đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ 129 145 26 130 136 34 1 thể đối với công việc, đối với 6,80 6,71 43,0 48,3 8,7 43,3 45,3 11,4 HĐ tập thể, HĐ cá nhân Đo lường, đánh giá thường 135 141 24 138 139 23 2 xuyên, đúng quy trình, điều 6,93 7,00 35,0 47,0 18,0 46,0 46,3 7,7 chỉnh kịp thời những bất cập Dự kiến quyết định bước phát 140 130 30 140 137 23 3 triểnmới của HĐ XHHGD tại 6,93 7,02 46,7 43,3 10,0 46,7 45,7 7,6 trường THCS Đánh giá thi đua khen thưởng 136 142 22 130 146 24 4 chính xác, công bằng cho tập 6,97 6,84 45,3 47,3 7,4 43,3 48,6 8,0 thể, cá nhân thực hiện tốt Tổng kết, rút kinh nghiệm toàn 130 146 24 129 145 26 5 6,84 6,80 diện 43,3 48,6 8,0 43,0 48,3 8,7 Điểm TB 6,95 6,82 (Min=1; Max=10) Đánh giá tổng thể, thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội có mức độ thực hiện chức năng quản lý tương đối tốt (ĐTB là 7,03 - cận dưới của mức độ Tốt) và mức độ kết quả quản lý ở mức trung bình(ĐTBlà6,96 - cận trên của mức độ Trung bình). Trong đó, chức năng chỉ đạo được đánh giá là thực hiện tốt nhất (ĐTB mức độ thực hiện là 7,18, ĐTB mức độ kết quả là 7,09 - xếp thứ nhất).
  16. 16 Chức năng kiểm tra, đánh giácó kết quả thực hiện thấp nhất (ĐTB mức độ thực hiện là 6,95; ĐTB mức độ kết quả là 6,87). 7.25 7.2 7.18 7.15 7.1 7.09 7.05 7.03 7 7 7 6.98 Mức độ thực hiện 6.95 6.95 6.96 Mức độ kết quả 6.9 6.9 6.87 6.85 (Min=1, Max=10) 6.8 6.75 6.7 Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra, ĐTB đánh giá Biểu đồ 2.2. So sánh thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCSquận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Về chủ thể quản lý: Còn hạn chế trong năng lực nhận thức và năng lực hành động, từ trong việc xác định rõ nhu cầu của nhà trường về nguồn lực cho đến việc tham mưu, phối hợp công tác và ra các quyết định quản lý. Về đối tượng quản lý: Sự tham gia tích cực của tập thể, cá nhân CB,GV,NVvào hoạt động XHHGD, Nhận thức của CB,GV về vai trò của XHHGD đối với việc nâng cao chất lượng GD, các nội dung XHHGD tại trường THCSđược đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất. Về môi trường quản lý:Sự phối hợp có trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS. Tiếp đó là sự phối hợp chỉ đạo của ngành GD&ĐT về công tác XHHGD. Sự phối hợp GD gia đình - nhà trường - xã hội cũng có mức độ ảnh hưởng tương đối cao. 2.6. Đánh giá chung hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.6.1Những thành tựuvà nguyên nhân Hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS đã được nhận thức và thực hiện tương đối tốt. Điều đó thể hiện từ quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện cho đến
  17. 17 quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động này. Trung bình điểm đánh giá đạt7,04 (cận dưới của mức độTốt). 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân Nhận thức của một số CBQL, GV và một bộ phận không nhỏ và các LLXH về hoạt động XHHGD còn chưa sâu sắc. Cơ chế XHHGD tại trường THCS chưarõ ràng. Bên cạnh đó, Chưa có sự phối hợp chặt ch giữa trường THCS với các LLXH nên việc thực hiện các nội dung XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD chưa hiệu quả. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc về lợi ích 3.1.3. Nguyên tắc đúng chức năng, nhiệm vụ 3.1.4. Nguyên tắc Dân chủ - Tự nguyên - Đồng thuận 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất Ngành - Lãnh thổ 3.2. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CB,GV và các LLXH về công tác XHHGD 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Làm chuyển biến mạnh m , sâu sắc hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội, nhân dân về vai trò to lớn của XHHGD, để các LLXH, từ đó tự giác, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động XHHGD ở trường THCS. 3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương:Tham mưu cho lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương nhận thức đúng đắn về GDTHCS và hoạt động XHHGD tại trường THCS, thấy được tác dụng to lớn của GD&ĐT trong sự phát triển KT - XH của địa phương. Đối với các nhà quản lý giáo dục, giáo viênTHCS:Cần bồi dưỡngnhận thức sâu sắc về XHHGD tại trường THCS và các hoạt động XHHGD tại trường THCS, thông qua các lớp tập huấn, các văn bản tài liệu.
  18. 18 Đối với các LLXH và nhân dân:Tuyên truyền để họ nhận thức được sự nghiệp GD là của toàn Đảng, toàn dân; XHHGD tại trường THCS góp phần nâng cao chất lượng GD. Bằng nhiều con đường, hình thức tuyên truyền như:Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị quán triệt chủ trương của Đảng, đường lối chính sách, Nhà nước, của ngành đến cộng đồng xã hội; Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi, tư vấn về công tác XHHGD tại trường THCS; Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền về GDTHCS cho CMHS ở trường lớp và trong cộng đồng; Tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền về các hoạt động XHHGD tại trường THCS; Lồng gh p tuyên truyền các nội dung XHHGD tại trường THCSthông qua các cuộc họp tổ dân phố, chi bộ cơ sở, 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng phải quán triệt được chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của ngành về XHHGD. Các hình thức và nội dung tuyên truyền nhưng phải ngắn gọn, thiết thực, khả thi.CB,GV đi tuyên truyền phải được tập huấn k năng tuyên truyền, vận động công tác XHHGD tại trường THCS.Nhà trường phải nâng cao chất lượng GD, xây dựng được thương hiệu, uy tín với xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.2.2. Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách đối với giáo dục THCS 3.2.2.1. Mục tiêu Xây dựng và vận dụng cơ chế tổ chức, điều hành nguồn ngân sách phù hợp với yêu cầu đổi mới GDTHCS.Tổ chức sự phối hợp giữa các LLXH trong một cơ chế điều hành khoa học, phát huy tính năng động sáng tạo của các nhà trường và các LLXH cùng tham gia hoạt động XHHGD dưới sự quản lý thống nhất, chặt ch của Đảng và các cấp quản lý. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Làm tốt công tác tham mưu để các lực lượng tham gia xây dựng cơ chế chính sách và quản lý điều hành công tác XHHGD tại trường THCS. Tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng ngân sách đảm bảo chi ngoài lương, có tính chất lương và trích theo lương so với tổng chi cho sự nghiệp GD&ĐT của địa phương nhằm đảm bảo các điều kiện về tài liệu, trang thiết bị dạy học, nhất là trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường THCS, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa chất lượng dạy và học. Hiệu trưởng quán triệt chủ trương XHHGD đến toàn thể CB,GV và vận dụng chủ trương cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Thực hiện công khai dân chủ với CMHS, các LLXH và thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính ở trường THCS để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí.
  19. 19 Người hiệu trưởng cần cập trung vào 4 nội dung chính sau đây: - Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho GDTHCS - Xây dựng chính sách xã hội cho học sinh THCS - Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng CSVC cho GDTHCS - Xây dựng khung học phí và các khoản đóng góp bậc THCS 3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quan tâm đầu tư thích đáng đối với GDTHCS, phân bổ hợp lý nguồn kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GDTHCS. Ngành GD và các trường THCS phải có những minh chứng cụ thể về nhu cầu CSVC, đời sống GV và những điều kiện cần thiết để giáo dục phát triển toàn diện cho HS. 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV năng lực thực hiện hoạt động XHHGD nhằm phát huy vai trò của nhà trường, tạo dựng niềm tin của xã hội 3.2.3.1. Mục tiêu Nâng cao năng lực để CB,GV tích cực tham gia vào hoạt động XHHGD tại trường THCS, tăng cường khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện dân chủ trong trường học, tạo dựng niền tin của xã hội. Từ đó, các tổ chức, cá nhân và CMHS s chủ động, tích cực tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS. Tính chất hai chiều biện chứng của hoạt động XHHGD được quan tâm, giải quyết. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Một là, cần tổ chức bồi dưỡngnhận thức sâu sắc về vai trò, nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt độngXHHGD tại trường THCS cho CB,GV thông qua các lớp tập huấn, các văn bản tài liệu. Hai là, cầnxây dựng đội ngũ GV cốt cán giỏi chuyên môn, phẩm chất tốt, chủ nhiệm giỏi, có năng lực tổ chức các hoạt động GD. Bố trí GV giỏi làm GVCN. Lời hiệu triệu XHHGD của người hiệu trưởng có uy tín, năng lực và người giáo viên giỏi có sức thuyết phục mạnh m đối với xã hội. Ba là, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất, tinh thần đã huy động được từ xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đóng góp trở lại cho xã hội bằng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Bốn là, nhà trường phát huy vai trò đối với xã hội bằng cách tích cực xây dựng xã hội học tập, tham gia các hoạt động xã hội. Năm là, tăng cường vai trò giám sát,thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường để các LLXH, nhất là CMHS thấy được kết quả đầu tư của mình vào giáo dục.
  20. 20 Có thể thực hiện những nội dung trên bằngcác hình thức:Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CB,GV thực hiện công tác XHHGD. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên thông qua con đường tự bồi dưỡng; Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương, mang lại ảnh hưởng tích cực sự phát triển trí tuệ, đạo đức, tâm hồn cho học sinh - chủ nhân tương lai của xã hội;Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hoạt động XHHGD 3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.CB,GV nhà trường phải được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên.BGH, Công đoàn, BĐDCMHS làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 3.2.4. Tổ chức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục THCS 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, mở rộng các nguồn tài chính khác, khai thác mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực từ các LLXH, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển THCS trong bối cảnh đổi mới GD. Sử dụng hiệu quả, báo cáo công khai kết quả huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD. 3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Nhà trường rà soát, đánh giá thực trạng CSVC, trang thiết bị và các nguồn lực phục vụ hoạt động GD, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phương. Tham mưu với UBND các cấp cân đối ngân sách, dành một phần kinh phí thích hợp cho nhà trường. Vận động các ban ngành, đoàn thể, tổ chức CT-XH, các doanh nghiệp,tăng cường tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế phù hợp với luật pháp ủng hộ về vật chất, tinh thần.Tổ chức huy động nguồn nhân lực (sức người) cho GDTHCS, vật lực (điều kiện vật chất) hỗ trợ cho các trường THCS, nguồn lực tinh thần. Động viên, khuyến khích các gia đình và dòng họ giáo dục con, cháu giỏi, chăm ngoan, phát triển thể chất và tinh thần; quan hệ ứng xử phù hợp, có hành vi văn minh và những thói quen tốt. Tiến hành kiểm tra và sơ kết, tổng kết hàng năm về việc quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS. 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp. Có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận trong các LLXH, cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định. Nhà trường có sự trao đổi, bàn bạc với CMHS và các LLXH để thống nhất tổ chức các hoạt động huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.
  21. 21 3.2.5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hiệu quả các lực lượng XH có thể huy động tham gia XHHGD 3.2.5.1. Mục tiêu Xây dựng cộng đồng trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH chăm lo cho GD, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện nhà trường. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền: Hiệu trưởng trường THCS chủ động tham mưu, đề xuất ý kiến, tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, tạo hành lang pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành các LLXH tham gia xây dựng và phát triển GD. -Đối với CMHS, BĐDCMHS: Tuyên truyền nâng cao nhận thức; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhà trường huy động CMHS, BĐDCMHS tham gia xây dựng MTGD. - Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể: Đề xuất, phối hợp với các ngành có chức năng, trách nhiệm đối với nhà trường để huy động nguồn nhân lực, trí lực chăm sóc sức khỏe, bảo vệ học sinh, tuyên truyền hiểu biết pháp luật, - Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân”: Tạo dựng mối quan hệ, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của hoạt động XHHGD tại trường THCS. Huy động sự quan tâm, nâng cao trách nhiệm chăm lo giáo dục, đóng góp tài lực, vật lực từ các đơn vị, cơ sở kinh doanh và các “mạnh thường quân” đóng trên địa bàn. - Đối với các gia đình và dòng họ:Tạo mối quan hệ chặt ch , động viên các gia đình và dòng họ đóng góp tích cực vào việc động viên giáo dục con cháu giỏi, chăm ngoan; quan hệ ứng xử phù hợp, có hành vi văn minh và những thói quen tốt, bồi đắp truyền thống hiếu học, góp phần nâng cao CLGD. 3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp Hiệu trưởng trường THCS cần nhạy b n với yêu cầu của xã hội, năng động, sáng tạo, biết tận dụng sự giúp đỡ của địa phương, sự ủng hộ của các LLXH, huy động đúng chức năng của từng tổ chức, cá nhân.Cần có kế hoạch, lộ trình xây dựng mối quan hệ và phối hợp công tác phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Các biện pháp trên nằm trong một chỉnh thể có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau và có tính thống nhất, đồng bộ. Khi thực hiện cũng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng địa phương, từng
  22. 22 thời điểm thích hợp để vận dụng hợp lý, đúng nguyên tắc. Khi thực hiện cũng không nên tuyệt đối hóa biện pháp nào, xem nhẹ biện pháp nào. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 3.4.3. Cách thức tiến hành 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của5 biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS đã được đề xuất là rất cao. ĐTB mức độ cần thiết là 9,48 (cận trên mức độTốt). ĐTB mức độ khả thi là 9,30. 100% các biện pháp có ĐTBmức độ cần thiết và ĐTB mức độ khả thi lớn hơn 9,0 (thuộc mức độTốt). Hệ số tương quan thứ bậc R=0,8, có thể kết luận tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD ở trường THCS được đề xuất là thuận và chặt ch . Tính cần thiết Tính khả thi 9.69 9.61 9.53 9.47 9.53 9,48 9.33 9.32 9.3 9.25 9.16 9.03 (Min=1, Max=10) Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 ĐTB Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1.Quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục tại trường THCS là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các nội
  23. 23 dung xã hội hóa giáo dục thông qua các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong điều kiện môi trường luôn biến động. 1.2.Nội dung quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS gồm: (1) Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động XHHGD; (2) Tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD; (3) Chỉ đạo thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD tại trường THCS. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS bao gồm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý. 1.3.Thực trạng hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho thấy các LLXH đã căn bản nhận thức được sự cần thiết của hoạt động XHHGD tại các trường THCS. Các hoạt động XHHGD thực hiện đạt ở mức trung bình, việc huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho GDTHCS được đánh giá là thực hiện tốt nhất, việc huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình trường trung học có kết quả thực hiện thấp nhất. 1.4. Thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội được khảo sát theo chức năng quản lý, kết quả cho thất, mức độ thực hiện tương đối tích cực, nhưng kết quả chỉ đạt mức trung bình. Trong đó, chức năng chỉ đạo được đánh giá thực hiện tốt nhất, chức năng kiểm tra, đánh giá có kết quả thực hiện thấp nhất. Việc người Hiệu trưởng xác định rõ nhu cầu của nhà trường về các nguồn lực, cũng như xác định đúng tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của nhà trường; sự tham gia tích cực của tập thể, cá nhân CB, GV, NV; sự phối hợp có trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 1.5. Đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, bao gồm: Biện pháp 1:Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV và các LLXH về công tác XHHGDTHCS; Biện pháp 2:Tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách GDTHCS; Biện pháp 3:Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV năng lực thực hiện công tác XHHGD nhằm phát huy vai trò của nhà trường, tạo dựng niềm tin của xã hội; Biện pháp 4:Tổ chức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHHGD đầu tư cho GDTHCS; Biện pháp 5:Xây dựng mối quan hệ chặt ch , phối hợp hiệu quả các lực lượng XH có thể huy động tham gia XHHGD.
  24. 24 Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp được đề xuất là có tính cần thiết và tính khả thi. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố Hà Nội, quận Đống Đa, xã phường trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Có văn bản và thường xuyên chỉ đạo XHHGD tại trường THCS. - Thể chế hóa chủ trương công tác XHHGD,quy định rõ trách nhiệm của các LLXH trong việc thực hiện XHHGD tại trường THCS. - Tiến hành quy hoạch CBQL giáo dục, phân cấp quản lý, tạo quyền chủ động cho hiệu trưởng phát huy tính năng động trong quản lý. - Có chính sách quan tâm, đãi ngộ CBQL xuất sắc, GVTHCS dạy giỏi, GVCN giỏi, Tổng phụ trách giỏi. - Kiểm tra đôn đốc, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện hoạt động XHHGD. 2.2. Đối với ngành GD&ĐTquận Đống Đa - Cần chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp quản lý đối với các loại hình trường lớp, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức HS. - Tích cực chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và xây dựng chương trình hành động một cách cụ thể, thiết thực về XHHGD. - Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, sự điều chỉnh các giải pháp trong hoạt động XHHGD cho hợp lý theo từng giai đoạn phát triển KT-XH. 2.3. Đối với cộng đồng dân cư, CMHS - Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động XHHGD, tham gia vào quá trình GD; đóng góp nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Tham gia xây dựng MTGD thuận lợi, thống nhất giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Thường xuyên quan tâm chăm lo đến con em, phát huy truyền thống gia đình hiếu học. Tham gia xây dựng ý kiến cho nhà trường trong các hoạt động giáo dục. 2.4. Đối với các trường THCS Cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CB,GV,NV đối với hoạt động XHHGD. Cần xây dựng mối quan hệ chặt ch các LLXH, tạo sự đồng thuận tự nguyện tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS. Xây dựng cơ chế giám sát minh bạch, thu hút mọi lực lượng tham gia giám sát các hoạt động giáo dục, minh bạch về sử dụng nguồn lực XHHGD, tạo dựng niềm tin cho xã hội.