Luận văn Khảo sát sự phân bố và hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015

pdf 107 trang yendo 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khảo sát sự phân bố và hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_khao_sat_su_phan_bo_va_hoat_dong_cua_mang_luoi_ban.pdf

Nội dung text: Luận văn Khảo sát sự phân bố và hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG THANH BÌNH KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG THANH BÌNH KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: DSCK II: Trần Minh Tuệ Nơi thực hiện: - Trường Đại Học Dược Hà Nội - Tỉnh Nghệ An Thời gian thực hiện: 07/2016 – 11/2016 HÀ NỘI 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và hỗ trợ rất nhiều cho công việc của tôi. Trong cuộc sống, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian kể từ khi bắt đầu khóa học cho tới nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm quý báu của gia đình, Thầy Cô, bạn bè và các đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cám ơn chân thành tới TS Đỗ Xuân Thắng, DSCKII Trần Minh Tuệ, là người giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình dìu dắt và truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu, hướng dẫn nhiệt tình chu đáo để tôi có được kết quả ngày hôm nay. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc Sở Y Tế Nghệ An, các đồng chí Trường, phó phòng, ban, các đồng chí chuyên viên các Phòng Nghiệp Vụ Dược, Phòng Quản Lý Hành Nghề Y Dược Tư Nhân, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu luận án, thu thập số liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành tình cảm, sự quan tâm, luôn bên cạnh tôi để khích lệ, động viên tôi thực hiện luận văn này. Nghệ An, ngày 02 tháng 12 năm 2016 HỌC VIÊN CKI DƯƠNG THANH BÌNH
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu 2 1.2. Tổng quan chung về mạng lưới bán lẻ thuốc tại Việt Nam 4 1.2.1. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay 4 1.2.2. Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc 6 1.2.3. Địa bàn hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc 7 1.2.4. Chức năng của mạng lưới bán lẻ trong mạng lưới cung ứng thuốc 7 1.2.5. Chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng của WHO 8 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng lưới cung ứng theo WHO . 9 1.3 Nguyên tắc của “Thực hành tốt nhà thuốc” 9 1.4 Các văn bản quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến hoạt động bán lẻ thuốc hiện nay 12 1.5. Một vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và tại Việt Nam 15 1.6. Các đặc điểm về kinh tế, xã hội và hệ thống y tế tỉnh Nghệ An 19 1.6.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số của tỉnh Nghệ An 19 1.6.2. Đặc điểm về hệ thống cung ứng thuốc của tỉnh Nghệ An 20 1.7. Tính cấp thiết của đề tài 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 25 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 25 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 25
  5. 2.2 Phương pháp nghiên cứu. 25 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. 25 2.2.2 Biến số nghiên cứu 25 2.2.3 Mẫu nghiên cứu. 28 2.3 Phương pháp thu thập số liệu. 28 2.4 Phương pháp đánh giá kết quả 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1 Sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Nghệ An năm 2015 30 3.1.1 Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc năm 2015 30 3.1.2 Phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Nghệ An năm 2015 31 3.1.3 Phân bố các loại hình bán lẻ thuốc theo từng huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2015 33 3.1.4 Số dân bình quân trên một CSBL thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 (Chỉ số P) 37 3.1.5 Diện tích bình quân và bán kính bình quân có một CSBL thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 (Chỉ số R và S) 40 3.2 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Nghệ An năm 2015 43 3.2.1 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thành phố Vinh (Phụ lục 1) 43 3.2.2 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Cửa Lò (Phụ lục 2) 43 3.2.3 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Hoàng Mai (Phụ lục 3) 44 3.2.4 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Thái Hòa (Phụ lục 4) 45
  6. 3.2.5 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Anh Sơn (Phụ lục 5) 45 3.2.6 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Con Cuông (Phụ lục 6) 46 3.2.7 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Diễn Châu (Phụ lục 7) 46 3.2.8 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Đô Lương (Phụ lục 8) 47 3.2.9 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (Phụ lục 9) 47 3.2.10 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (Phụ lục 10) 48 3.2.11 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nam Đàn (Phụ lục 11) 48 3.2.12 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Phụ lục 12) 49 3.2.13 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Phụ lục 13) 49 3.2.14 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quế Phong (Phụ lục 14) 50 3.2.15 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Phụ lục 15) 50 3.2.16 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Phụ lục 16) 51 3.2.17 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Phụ lục 17) 51 3.2.18 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Tân Kỳ (Phụ lục 18) 52
  7. 3.2.19 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Tương Dương (Phụ lục 19) 52 3.2.20 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Thanh Chương (Phụ lục 20) 53 3.2.21 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Yên Thành (Phụ lục 21) 53 3.3 Khảo sát một số hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 54 3.3.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 54 3.3.2 Về thực hiện quy chế chuyên môn 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59 4.1 Bàn luận về sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Nghệ An năm 2015 theo các loại hình bán lẻ thuốc 59 4.2 Bàn luận về một số hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BYT: Bộ Y Tế BV: Bệnh viện CCHN: Chứng chỉ hành nghề CSBL: Cơ sở bán lẻ CSSK: Chăm sóc sức khỏe CTCP: Công ty cổ phần CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn GDP: Good Distribution Practice (Thực hành tốt phân phối thuốc) GPP: Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc) GSP: Good Storage Practice (Thực hành tốt bảo quản thuốc) NT: Nhà thuốc QLD: Quản lý dược TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VTYT: Vật tư y tế WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WTO: World Tread Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc theo WHO 9 Bảng 1.2: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số của tỉnh Nghệ An 20 Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu 25 Bảng 3.1: Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc năm 2015 30 Bảng 3.2: Phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Nghệ An năm 2015 32 Bảng 3.3: Phân bố các loại hình bán lẻ theo từng huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2015 33 Bảng 3.4: Số dân bình quân có 01 CSBL thuốc theo từng huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Nghệ An năm 2015 35 Bảng 3.5: Diện tích và bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc theo từng huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Nghệ An năm 2015 40 Bảng 3.6:Kết quả thanh tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị 55 Bảng 3.7:Kết quả thanh tra về thực hiện các quy chế chuyên môn 56
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc tại Việt Nam 5 Hình 1.2: Sơ đồ mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Nghệ An 21 Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ các loại hình bán lẻ thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 30 Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ các loại hình bán lẻ thuốc theo từng đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An năm 2015 34 Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ P của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 38 Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ S và R tại tỉnh Nghệ An năm 2015 41 Hình 3.5: Tỷ lệ kết quả thanh, kiểm tra về CSVC 55 Hình 3.6:Tỷ lệ kết quả thanh, kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn 57
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh ngày càng tăng cao về mọi mặt, trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngành Dược đã và đang đầu tư xây dựng một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc phục vụ nhu cầu điều trị bệnh của nhân dân. Trên thực tế, phần lớn các thuốc cung ứng trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ. Do đó, việc xây dựng và quản lý hệ thống bán lẻ thuốc một cách hợp lý là một bước rất quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho toàn xã hội. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ tư cả nước. Địa bàn rộng lớn, dân cư đông đúc nên việc xây dựng mạng lưới bán lẻ thuốc hợp lý nhằm đảm bảo việc cung ứng đầy đủ kịp thời về chất lượng và số lượng thuốc tới tay người bệnh vẫn còn nhiều điểm bất cập. Với mong muốn có được đánh giá tổng quát, cụ thể hơn nữa về tình hình phân bố và cung ứng thuốc của mạng lưới bán lẻ trên địa bàn Nghệ An nhằm đưa ra những góp ý chân thành giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp có những chiến lược và giải pháp đúng đắn giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn nữa trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát sự phân bố và hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015” Với hai mục tiêu: Mục tiêu 1: Khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm 2015. Mục tiêu 2: Khảo sát một số hoạt động của hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 1
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu - Thuốc: là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người người bao gồm thuốc Hóa Dược, thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [16]. - Hành nghề Dược: là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng. - Cơ sở bán lẻ thuốc: gồm có Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và Tủ thuốc của Trạm y tế xã. - Hành nghề y, dược tư nhân: là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký để thực hiện khám bệnh chữa bệnh, kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan [20]. - Cơ sở y, dược tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và quản lý, điều hành. - Thực hành tốt nhà thuốc: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp qua hoạt động của cơ sở bán lẻ. “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của Dược sỹ và nhân sự Dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu [3]. - Tiếp cận thuốc: là một khái niệm đa chiều. Các phương diện của tiếp cận thuốc bao gồm sự tiếp cận thuốc về địa lý, tính sẵn có, khả năng chi trả, và sự chấp nhận của người dân. 2
  13. Như vậy tiếp cận thuốc là khả năng mà người cần thuốc có thể mua được hoặc nhận được thuốc để chữa bệnh, phòng bệnh. Khi nơi bán thuốc hoặc cấp phát thuốc quá xa, người dân khó có thể có được thuốc cho dù ở đó đủ thuốc có nghĩa là khả năng tiếp cận thấp[19]. Khi nơi bán hoặc cấp phát thuốc tuy ở gần, người dân có thể đến dễ dàng nhưng vì giá quá đắt hoặc không đủ loại thuốc hoặc thái độ người bán, người cấp thuốc gây khó dễ khiến người dân khó chấp nhận cũng có nghĩa là khả năng tiếp cận thấp. - Công bằng trong tiếp cận thuốc: Để đảm bảo tiếp cận thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho người dân, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dân nghèo, vùng khó khăn. Trong những năm qua, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội với thuốc nói riêng và các dịch vụ y tế nói chung. Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ thuốc bao cấp từ chương trình 135. Sau đó chế độ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ra đời và đặc biệt từ năm 2002 các địa phương đang triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo theo QĐ139-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Từ năm 2006 đến nay, toàn bộ người nghèo được hưởng chế độ cấp thẻ BHYT miễn phí, được cấp thuốc theo chế độ BHYT. Khả năng tiếp cận thuốc được đánh giá theo tính sẵn có của thuốc và khả năng tiếp cận về mặt tài chính đo lường bằng khả năng chi trả được cho thuốc. Để đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc khi có nhu cầu ngoài việc đảm bảo tính sẵn có của thuốc, việc đảm bảo giá thuốc hợp lý ở mức chi trả được đóng vai trò vô cùng quan trọng. - Khái niệm về bán lẻ hàng hóa: Tiếp cận góc độ khoa học kỹ thuật - công nghệ: Bán lẻ hàng hóa là một tổ hợp các hoạt động công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hóa được nhập vào doanh nghiệp bán lẻ, hàng hóa được chuyển giao danh nghĩa cho người tiêu dùng cuối cùng, biến giá trị cá biệt của hàng hóa thành giá trị xã hội, biến giá trị sử dụng tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng hóa. 3
  14. Tiếp cận góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hóa từ hàng sang tiền nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng. Tiếp cận ở góc độ Marketing: Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng hóa và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội [19]. 1.2. Tổng quan chung về mạng lưới bán lẻ thuốc tại Việt Nam 1.2.1. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay Mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay có sự tham gia của 2 hệ thống bao gồm: “Hệ Thống Dược Nhà Nước” và “Hệ Thống Dược Tư Nhân. Trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (hoặc các doanh nghiệp Nhà nước mới thực hiện cổ phần hóa) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và biển đảo những nơi mà hoạt động Dược tư nhân hầu như chưa phát triển. Với phương thức vừa đảm bảo lợi nhuận kinh tế để kinh doanh, vừa làm nghĩa vụ công ích, cho dù phải bù lỗ để phục vụ người dân ở những vùng xa xôi, nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạng lưới sâu rộng tới các xã. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo đủ nhu cầu thuốc thiết yếu cho nhân dân, đủ cơ số thuốc dự trữ cho bệnh dịch, thiên tai, lũ lụt. 4
  15. Các nhà sản Các hãng phân phối xuất đa quốc quốc tế gia Các công ty xí nghiệp Dược Các bệnh viện trung ương (trung ương) Các bệnh viện tỉnh thành Các Công ty, xí nghiệp Dược( tỉnh, thành phố ) Các bệnh viện quận huyện Các hiệ u thuốc, nhà thuốc (quận,huyện) Các trạm y tế xã phường Các đ ại lý thuốc (xã phường) NGƯỜI SỬ DỤNG 5
  16. Hình 1.1. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc tại Việt Nam 1.2.2. Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc Sức khỏe luôn là vốn tất yếu của con người. Từ ngàn xưa đến nay, thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe của mọi người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ sở bán lẻ thuốc đã góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Việc đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị là một nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của toàn ngành Dược, trong đó các CSBL thuốc chính là một thành phần làm nhiệm vụ cung ứng bảo đảm nhu cầu thuốc. Các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc và tủ thuốc của trạm y tế là đầu mối trực tiếp đưa thuốc đến cộng đồng. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp qua hoạt động của các CSBL thuốc. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mạng lưới bán lẻ thuốc có điều kiện hình thành, mở rộng và phát triển. Nhờ đó người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các loại thuốc theo yêu cầu, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Với chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu, các CSBL đã tập trung cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là ở vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Điều đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Thực tế trình độ hiểu biết của người dân về thuốc, sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan đến CSSK còn hạn chế, đồng thời người dân lại có thói quen tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần sự thăm khám và kê đơn của bác sỹ. Chính vì những lý do này mà vai trò của dược sĩ tại các CSBL rất là quan trọng, từ việc 6
  17. cung cấp thông tin thuốc cần thiết cho đến tư vấn sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều đúng thời gian để người dân có thể tự điều trị và nâng cao sức khỏe[10]. 1.2.3. Địa bàn hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc Địa bàn hoạt động của các CSBL được quy định cụ thể như sau: - Nhà thuốc được mở tại mọi địa điểm trong tỉnh. - Quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế được mở tại xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện , thành phố trực thuộc tỉnh. - Đối với các thành phố trực thuộc tỉnh nếu chưa đủ một nhà thuốc hoặc một quầy thuốc phục vụ 2000 dân thì cho phép các doanh nghiệp đã có kho đạt GSP ( nếu tại tỉnh chưa có doanh nghiệp đạt GSP thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP) được tiếp tục mở mới các quầy thuốc đạt GPP tại phường của quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Đối với địa bàn xã, thị trấn nếu đã có đủ một CSBL thuốc phục vụ 2000 dân thì không được phép tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của doanh nghiệp. 1.2.4. Chức năng của mạng lưới bán lẻ trong mạng lưới cung ứng thuốc Mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc cho các doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế. Tuy tên gọi các loại hình bán lẻ thuốc khác nhau nhưng đều có chức năng cơ bản là đơn vị cuối cùng của hệ thống lưu thông, phân phối trực tiếp chuyển thuốc đến tay người bệnh. Quy trình cấp phát thuốc đến tay người bệnh: CSBL thuốc nhập thuốc từ các nguồn hợp pháp khác nhau với chất lượng đảm bảo Bảo quản thuốc theo đúng quy định Tiến hành bán thuốc theo đúng các quy chế chuyên môn Hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho người bệnh Thực hiện ghi chép sổ sách và báo cáo theo đúng quy định. Với những chức năng trên đòi hỏi người phụ trách, quản lý chuyên môn của CSBL thuốc phải được đào tạo chuyên môn về Dược, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức sâu sắc về trách nhiệm trước người bệnh, không để xảy ra nhầm lẫn và sai sót trong cung ứng thuốc. Mạng lưới bán lẻ thuốc là một khâu quan trọng trong công tác y tế. Vì vậy củng cố, phát triển và quản lý tốt mạng lưới bán lẻ thuốc là góp phần 7
  18. nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. 1.2.5. Chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng của WHO Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc tốt ở tuyến y tế cơ sở như sau 1. Thuận tiện - Điểm bán thuốc gần dân: người dân đi đến điểm bán thuốc không mất nhiều thời gian với phương tiện đi lại (xe đạp, đi bộ), các điểm bán thuốc cần bố trí để người dân có thời gian đi mua thuốc trong khoảng từ 30 – 60 phút bằng phương tiện thông thường. Dựa vào: P, R, S/01 điểm bán - Giờ giấc bán: phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương, cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu và thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là thuốc thông thường không cần đơn thuốc của Bác sỹ. 2. Kịp thời - Cơ cấu chủng loại và số lượng mặt hàng thuốc phải đầy đủ, đa dạng, phong phú, có sẵn đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay thế, có sẵn đủ các loại thuốc thiết yếu và đủ về số lượng thuốc đáp ứng yêu cầu của người mua. 3. Chất lượng thuốc đảm bảo - Chất lượng thuốc phải luôn đảm bảo tốt, có hiệu quả điều trị, cơ sở bảo quản thuốc đảm bảo theo quy định, không bán những thuốc: chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập khẩu, sản xuất; thuốc kém chất lượng; thuốc giả hoặc thuốc quá hạn sử dụng 4. Giá cả hợp lý - Niêm yết giá công khai và bán theo giá niêm yết. Có giá cả hợp lý và giá ổn định tương đối (theo không gian và thời gian) và không tăng giá khi nhu cầu tăng, có đủ các loại thuốc cùng chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau, thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, biệt dược để phù hợp với khả năng tài chính của người mua. 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 8
  19. - Người bán thuốc có trình độ chuyên môn về dược theo quy định (tối thiểu là Dược tá), có đạo đức, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, không đơn thuần chạy theo lợi nhuận, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và các quy định khác, có trách nhiệm cao, hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức sử dụng thuốc an toàn hợp lý; bao gói chu đáo thuốc trước khi đưa cho khách hàng và ghi chép nhãn thuốc đúng, đủ các nội dung, yêu cầu cần thiết trên túi thuốc giao cho khách hàng, không bán thuốc phải bán theo đơn cho người mua không có đơn. 6. Kinh tế - Giá thuốc hợp với khả năng chi trả của người bệnh (đặc biệt là người nghèo), đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội và người bệnh; chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ thuế của Nhà nước quy định; đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc. 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng lưới cung ứng theo WHO Mạng lưới cung ứng thuốc được đánh giá theo các chỉ tiêu dân số (P), Diện tích (S), và Bán kính bình quân (R)/01 điểm bán thuốc. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc theo WHO TT Bình quân/ 01 Công thức Chú thích điểm bán thuốc 1 Số dân (người) P: Số dân bình quân N: Tổng số dân M: Tổng số điểm bán thuốc 2 Diện tích (Km2) S: Diện tích bình quân S’: Tổng diện tích M: Tổng số điểm bán thuốc 3 Bán kính (Km) R: Bán kính R= S: Diện tích khu vực Π= 3,14 M: Tổng số điểm bán thuốc 1.3 Nguyên tắc của “Thực hành tốt nhà thuốc” Ngày 24/01/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT, về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, sau 9
  20. một thời gian thực hiện phát sinh một số hạn chế nên đã được thay thế quyết định trên bằng Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011. “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt là GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của Dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. “Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau: - Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết - Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. - Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản. - Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. Cơ sở bán lẻ đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP là cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Người bán lẻ là dược sĩ đại học và những người được đào tạo về dược, hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm dược sĩ trung học, dược tá, y sĩ giữ tủ thuốc của trạm y tế và người bán lẻ thuốc thành phẩm đông y, thuốc thành phẩm từ dược liệu. Nhân viên nhà thuốc là dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc người phụ trách chuyên môn và các nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược hoạt động tại nhà thuốc. Bán thuốc là hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bao gồm việc cung cấp thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả cho người sử dụng. Các chỉ tiêu bao gồm: + Nhân sự + Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc + Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc[4]. 10
  21. 1.3.1 Thực trạng triển khai nhà thuốc tốt tại Việt Nam Sự ra đời của nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Thực tế cho thấy, việc tiếp tục duy trì chuẩn GPP tại các nhà thuốc hiện đang đặt ra một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện. Thực hiện bán thuốc theo đơn là một trong những tiêu chuẩn hoạt động của nhà thuốc GPP. Tuy nhiên, thói quen mua bán không hóa đơn hiện đang trở thành một vấn nạn trong khâu phân phối thuốc ở nước ta, khiến cho các loại thuốc giả, thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng dễ dàng len lỏi vào khâu vận chuyển và đến tay người tiêu dùng. Theo đó, kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được quy định chỉ bán khi có đơn, tuy nhiên lại được bán khá phổ biến tại hầu hết các nhà thuốc, mặc dù không có đơn của Bác sĩ. Cuộc điều tra tại TP. Hà Nội ( một trong những địa phương có số nhà thuốc tập trung nhiều nhất tại nước ta) cho thấy, có đến 90% các loại kháng sinh được bán ra không theo đơn. Kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng, lợi nhuận từ việc tiêu thụ các loại kháng sinh đóng góp một phần đáng kể trong tổng lợi nhuận của nhà thuốc, vì vậy nếu tuân thủ quy chế bán thuốc theo đơn sẽ dẫn đến việc giảm doanh thu của nhà thuốc [12]. Tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ tư vấn viên có trình độ tại các nhà thuốc đang diễn ra khá phổ biến và có sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và các vùng sâu vùng xa. Theo quy định của nhà thuốc GPP, khi bán thuốc, phải có dược sĩ tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc (theo đơn của bác sĩ) một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thực tế ở rất nhiều nhà thuốc không có dược sĩ hưỡng dẫn, thậm chí dược sĩ ủy quyền bán hàng cho người không có chuyên môn, dẫn đến việc người bán hàng hướng dẫn không đúng cho người bệnh. Bên cạnh những thiếu hụt về mặt nhân lực, còn tồn tại một số bất cập trong việc đào tạo, cập nhật tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc và tiếp cận thông tin về thuốc, việc nâng cao năng lực cho các cơ sở bán lẻ còn nhiều hạn chế, các nhà thuốc thực hiện ghi chép hồ sơ, sổ sách còn mang tính hình thức, chỉ quan tâm đến doanh thu và thuế. Trong tổng số các cơ sở bán lẻ thuốc, nhà thuốc chiếm tỉ lệ 23,5%. Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà thuốc và các hình thức bán lẻ thuốc khác là 11
  22. trình độ của người quản lý chuyên môn. Ngoài ra, đối tượng khách hàng và quy mô hoạt động cũng có sự khác nhau. Phần lớn nhà thuốc nằm tại các khu vực thành thị trong khi quầy thuốc và đại lý là các hình thức bán lẻ chính phục vụ đại trà người dân khu vực nông thôn. Các tiêu chuẩn, nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” được triển khai áp dụng như nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc. Điều này dẫn tới một thực tế là nhiều quầy thuốc khó có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GPP theo lộ trình nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Để nanag cao chất lượng nhà thuốc GPP, một nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trước hết cần đảm bảo những nguyên tắc: phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết, cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ, tham gia vào hoạt động tự điều trị , bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của bệnh đơn giản và góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. Để hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống cung ứng bán lẻ thuốc đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá mạng lưới bán lẻ thuốc bố trí đủ các cơ sở bán lẻ, các điểm cấp phát thuốc, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo để bất kỳ người dân nào cũng có thuốc để sử dụng khi ốm đau. Các cơ sở bán lẻ thuốc cần thực hiện theo lộ trình nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), đảm bảo tư vấn, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Mặt khác, ngành Dược Việt Nam phải khẩn trương tổ chức lại, xây dựng và làm chủ hệ thống bán lẻ trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện để hình thành chuỗi nhà thuốc lớn có sức cạnh tranh trên thị trường, nhằm đạt mục đích chủ động định hướng cũng ứng, sử dụng các loại thuốc hợp lý để không bị lệ thuộc vào các hãng phân phối dược phẩm đa quốc gia, không bị lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài, vì an ninh quốc gia trong lĩnh vực dược. 1.4 Các văn bản quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến hoạt động bán lẻ thuốc hiện nay Với quan điểm đổi mới từ cơ chế “Doanh nghiệp chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép” sang cơ chế “Doanh nghiệp được làm những gì mà pháp 12
  23. luật không cấm”. Từ chủ trương đổi mới này của Luật doanh nghiệp, những quy định về kinh doanh, sản xuất trong ngành Dược phải thay đổi phù hợp[14]. Về cơ bản, ngành Dược đã có những chuyển biến rõ rệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề là cung ứng đủ thuốc cho công tác CSSK nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Bước vào thời kỳ đổi mới có rất nhiều vấn đề được đặt ra với ngành đòi hỏi được quan tâm. Sự ra đời của Luật Dược vào ngày 14 tháng 6 năm 2005, trải qua những lần sửa đổi và bổ sung cùng với các Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đã giúp ngành Dược giải quyết căn cơ nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dược nảy sinh như vấn đề quản lý giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc, các hoạt động hành nghề dược, hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam: Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân; Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả. Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định về điều kiện kinh doanh thuốc Thông tư 10/2013/TT-BYT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 02/2007/TT-BYT Thông tư số 03/2009/TT-BYT ngày 1/6/2009 của Bộ Y Tế, quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của chuỗi nhà thuốc GPP Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y Tế, quy định về tổ chức và hoạt động của CSBL thuốc trong Bệnh viện Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người. Thông tư 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y Tế, về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” thay cho Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT Với các quy định pháp lý trên, ngành Dược được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cần hoạt động phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược. Trách nhiệm của 13
  24. dược sĩ ngày càng lớn hơn, đặc biệt là tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, là người cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng, luôn cập nhật kiến thức nâng cao trình độ. Ngoài ra còn tham gia vào các chương trình giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao sử dụng thuốc an toàn, hợp lý góp phần trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 1.4.1 Quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở bán lẻ Theo thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định về điều kiện kinh doanh thuốc, thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ Y Tế sửa đổi một số điều của thông tư 02/2007/TT-BYT và thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc GPP”; địa bàn và phạm vi hoạt động của CSBL thuốc. Quy định chung: - Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người quản lý chuyên môn về Dược của sơ sở kinh doanh thuốc phù hợp với từng hình tổ chức kinh doanh, mỗi cá nhân chỉ được cấp một CCHN và chỉ được quản lý chuyên môn một hình thức tổ chức kinh doanh thuốc. - Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hành nghề trong phạm vi cho phép và đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược: - Người được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) Dược phải có văn bằng sau và thời gian thực hành công tác dược: Tốt nghiệp đại học dược; tốt nghiệp trung học dược; tốt nghiệp dược tá; y sĩ. - Người tốt nghiệp đại học Dược và đã có thời gian thực hành công tác dược 05 năm tại các cơ sở dược hợp pháp hoặc dược sĩ trung học tốt nghiệp đại học dược thì được cấp CCHN được làm người đứng đầu hoặc quản lý chuyên môn đối với Nhà thuốc. Người tốt nghiệp dược sĩ trung học đã có thời gian công tác dược 02 năm tại các cơ sở dược hợp pháp thì được cấp CCHN 14
  25. phụ trách chuyên môn Quầy thuốc. Người có bằng tốt nghiệp là dược tá được cấp CCHN phụ trách chuyên môn Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp. Người có bằng tốt nghiệp là dược tá hoặc y sĩ được cấp CCHN phụ trách chuyên môn Tủ thuốc trạm y tế xã. Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ - Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn. Nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn ban hành theo Thông tư 08/2009/TT- BYT ngày 1/6/2009 của Bộ Y Tế. - Quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, quầy thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn ban hành theo Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 1/6/2009 của Bộ Y Tế. - Đại lý bán thuốc của Doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các thuốc kê đơn). - Tủ thuốc của trạm y tế được bán lẻ thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc thiết yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các thuốc kê đơn). - Cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. 1.5. Một vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và tại Việt Nam Thị trường thuốc có những tính chất đặc biệt so với thị trường các loại hàng hóa khác. Người có vai trò quyết định trong việc mua thuốc là thầy thuốc chứ không phải người sử dụng trong khi đối với các hàng hóa tiêu dùng khác người tiêu dùng tự quyết định về loại hàng hóa họ cần mua. Ở nhiều nước, người bệnh cũng không phải là người trả tiền thuốc mà họ sử dụng mà là bảo hiểm y tế ngân sách nhà nước chi trả. Đối với hàng hóa thông thường, tính chất và giá trị sử dụng là hai tính chất cơ bản để trên cơ sở ấy người tiêu dùng lựa chọn và quyết định. Đối với thuốc, rõ ràng chỉ có nhà chuyên môn mới có điều kiện để đánh giá hai tính chất này. 15
  26. Việc tiêu dùng thuốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội, của mức sống, lối sống và mô hình bệnh tật đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển. Thực tế tình hình phát triển dược phẩm trên thế giới hiện nay đã chứng minh rõ điều này. Những khác biệt về kinh tế xã hội, mức sống của người dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất và phân phối dược phẩm không đồng đều ở các nước. Thuốc chủ yếu được tập trung sản xuất và phân phối ở các nước phát triển ở 3 khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản nơi người dân có mức sống cao mặc dù dân số các nước này chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Ngược lại các nước còn lại ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi chiếm một lượng dân số đông đảo thì lượng thuốc sản xuất, phân phối đến chỉ chiếm một phần rất ít ỏi trong tổng doanh số dược phẩm sản xuất, phân phối. Người dân tại các nước đang phát triển cũng rất ít có cơ hội được tiếp cận với các loại thuốc mới do giá của các loại thuốc này là quá cao so với thu nhập bình quân của họ. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế này làm cho nguồn cung ứng thuốc có nhiều thay đổi lớn. Từ chỗ rất thiếu thuốc, thị trường Việt Nam trở nên tràn ngập các loại thuốc làm cho việc tổ chức thực hiện và quản lý thuốc gặp nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản thị trường thuốc đã đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác y tế, đặc biệt là ở tuyến huyện. Những chính sách đổi mới về cơ chế kinh tế cùng với việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho sự khởi sắc của nghành Dược Việt Nam. Theo quyết định số 457/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/1996, Vụ Dược chuyển thành Cục Quản Lý Dược Việt Nam. Hoạt động quản lý Nhà nước về dược phẩm từng bước được nâng cao. Công nghiệp Dược Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể từ khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành “Chính sách quốc gia về thuốc” (1996). Trong vòng 10 năm (1995-2005) tổng giá trị trường dược phẩm Việt Nam tăng gấp 2,9 lần từ 280 triệu USD (1995) lên đến 817 triệu USD (2005) và tăng lên 2432,5 triệu USD (2011) Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người đã tăng 2,4 lần từ 4,2 USD (1995) 16
  27. lên đến 10 USD (2005) và tăng lên 24,5 USD (2011). Sản lượng thuốc sản xuất trong nước cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc đạt 919,04 triệu USD trong năm 2010 tăng 10,57% so với năm 2009, đáp ứng được 48,03% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước[13]. Bên cạnh đó, chất lượng thuốc cũng đã được cải thiện rõ rệt. Với việc ra đời Luật Dược vào tháng 6/2015 và việc Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO trong năm 2006 vừa qua sẽ mở ra cho ngành Dược Việt Nam nhiều cơ hội phát triển mới trong những năm tới đây đạt mục tiêu trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn theo định hướng phát triển ngành Dược đến năm 2010-2015[2]. Số lượng và chủng loại thuốc cũng rất phong phú trên thị trường và ngày càng tăng. Năm 2002 có 5426 số đăng ký thuốc trong nước, với khoảng trên 300 hoạt chất còn hiệu lực. Chỉ sau 03 năm, năm 2005, tổng cộng thuốc sản xuất và nhập khẩu trong nước đã tăng lên đến 12061 số đăng ký còn hiệu lực với khoảng 1000 loại hoạt chất, năm 2007 là 16618, năm 2008 là 20066 và tính đến hết năm 2009 là 22615 (10692 số đăng ký thuốc trong nước và 11923 số đăng ký thuốc nước ngoài). Số lượng mặt hàng thuốc phong phú đa dạng, hoàn toàn đảm bảo nhu cầu thuốc trong nước. Tuy nhiên lại xuất hiện nhiều bất cập khác như ngành công nghiệp sản xuất Dược phẩm Việt Nam vẫn còn một số hạn chế: Doanh Nghiệp Dược Việt Nam quy mô nhỏ, hạn chế về trình độ kỹ thuật, công nghiệp đơn giản, chất lượng thấp, 90% nguyên liệu sản xuất trong nước phải nhập từ nước ngoài. Thuốc trong nước còn trùng lặp nhiều mặt hàng, có nhiều thuốc cùng hoạt chất, chủ yếu là thuốc thông thường, rẻ tiền, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chưa đầu tư thuốc chuyên khoa đặc trị hoặc thuốc yêu cầu sản xuất với công nghệ cao[19]. Ngành Dược có tính xã hội hóa cao với sự tham gia của các thành phần kinh tế , mạng lưới phân phối bán lẻ thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc. Năm 2007, trên toàn quốc có tổng số cơ sở bán lẻ thuốc 39016, năm 2008 là 39172 trong đó số nhà thuốc là 9066, năm 2009 là 41849 trong đó số nhà thuốc là 11629, năm 2010 là 43629 trong đó số nhà thuốc là 10250[6]. Tính theo số điểm bán lẻ thuốc bình quân trong cả nước: cứ 2000 người dân có 1 điểm bán thuốc, diện tích 5,77 Km² có một điểm bán thuốc, trong vòng bán 17
  28. kính 1,67 Km có 1 điểm bán thuốc. So với khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì các điểm bán thuốc phải bố trí để người dân đi bằng phương tiện thông thường nhất cũng không mất quá 30 phút, như vậy bán kính 1,67 Km đủ đáp ứng quy định trên. Tất nhiên đây chỉ là tính bình quân, còn thực tế cá biệt có một số nơi điểm bán thuốc lại quá dày đặc (Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội) trong khi đó tại nhiều nơi nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo số điểm bán thuốc lại quá thưa thớt[13]. Hệ thống cung ứng thuốc đóng góp một vai trò quan trọng, số lượng các cơ sở cung ứng thuốc ngày càng tăng thêm tạo thuận lợi cho người mua thuốc. Trên thị trường thuốc dồi dào về cả số lượng, chất lượng cũng như chủng loại đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu thuốc của nhân dân, không còn tình trạng người bệnh chờ thuốc. Hệ thống cung ứng thuốc đã đóng góp thêm một lượng sản phẩn phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động trong các khâu cung ứng, sản xuất và phục vụ góp phần hạn chế các điểm bán thuốc không hợp pháp do mạng lưới bán thuốc mở rộng[9]. Số lượng các điểm bán thuốc ở khu vực nông thôn tăng lên đáng kể, các điểm bán thuốc cũng đã vươn tới được các xã vùng sâu, tuy nhiên mạng lưới phân bố vẫn chủ yếu tập trung ở những khu vực đông dân cư, thị trấn, thị xã, đặc biệt là các thành phố lớn. Mạng lưới rộng các cơ sở bán thuốc giúp cho người dân tiếp cận với thuốc, nhưng tạo ra một thách thức rất lớn để quản lý chất lượng thuốc được bán, điều kiện bảo quản thuốc và việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Nhà thuốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về con người, cở sở vật chất trong việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc. Vẫn còn hiện tượng bán thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng, nhiều nhân viên bán thuốc vẫn chưa có khả năng và thói quen hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng[19]. Để khắc phục những tồn tại của hệ thống cung ứng thuốc trong giai đoạn 2010-2015, Bộ Y Tế tích cực và cương quyết triển khai chính sách quản lý chất lượng thuốc toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Do vậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc phải triển khai đồng bộ 5GPs (GMP, GSP, GLP, GDP, 18
  29. GPP) thực hiện chủ trương của Bộ Y Tế trong những năm qua các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng thuốc sản xuất, cung ứng[13]. 1.6. Các đặc điểm về kinh tế, xã hội và hệ thống y tế tỉnh Nghệ An 1.6.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số của tỉnh Nghệ An Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 Km về phía Nam, thành phố Vinh là đô thị loại 1, là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, cửa ngõ sang Lào, Đông Bắc Thái Lan. Nghệ An có 10 huyện miền núi, trong đó 6 huyện có đường biên giới với nước bạn Lào (chiều dài 419km), bờ biển phía Đông dài 82km có cảng biển và khu du lịch Cửa Lò là vị trí quan trọng trong mối giao lưu kinh tế xã hội, đây là điều kiện để phát triển khu kinh tế tổng hợp bao gồm công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Huaphanh (Lào), phía Tây Nam giáp với tỉnh Borikhamxay (Lào). Diện tích của toàn tỉnh Nghệ An là 16366,4 Km² , dân số 3.235.404 (năm 2015), bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 03 thị xã và 17 huyện với tổng số 480 xã, phường, thị trấn. [5, 16]. 19
  30. Bảng 1.2. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số của tỉnh Nghệ An TT Đơn vị hành chính Số phường, xã, thị trấn Diện Dân số tích (Người) (Km²) 1 Thành phố Vinh 16 phường + 9 xã 98,86 284.622 2 Anh Sơn 01 thị trấn +20 xã 603 116.797 3 Con Cuông 01 thị trấn +12 xã 1654,45 73.453 4 Diễn Châu 01 thị trấn +38 xã 305 315.030 5 Đô Lương 01 thị trấn + 32 xã 340,05 205.710 6 Hưng Nguyên 01 thị trấn + 22 xã 156,92 115.520 7 Kỳ Sơn 01 thị trấn + 20 xã 2338,07 75.015 8 Nam Đàn 01 thị trấn + 23 xã 291,1 159.001 9 Nghi Lộc 01 thị trấn + 29 xã 342,85 213.871 10 Nghĩa Đàn 01 thị trấn + 24 xã 612,3 145.107 11 Quế Phong 01 thị trấn + 13 xã 1895,43 70.209 12 Quỳ Châu 01 thị trấn + 11 xã 932,26 58.232 13 Quỳ Hợp 01 thị trấn + 20 xã 943,79 128.575 14 Quỳnh Lưu 01 thị trấn + 32 xã 440,92 273.291 15 Tân Kỳ 01 thị trấn + 21 xã 733,85 138.869 16 Tương Dương 01 thị trấn + 17 xã 2670,28 73.337 17 Thị xã Cửa Lò 07 phường 27,81 53.793 18 Thị xã Hoàng Mai 05 phường + 05 xã 169,7 112.696 19 Thị xã Thái Hòa 04 phường + 06 xã 134,37 70.658 20 Thanh Chương 01 thị trấn + 39 xã 1125,75 252.323 21 Yên Thành 01 thị trấn + 38 xã 549,66 299.295 Tổng 480 phường, xã, thị 16366,4 3.235.404 trấn 1.6.2. Đặc điểm về hệ thống cung ứng thuốc của tỉnh Nghệ An Bên cạnh công tác khám và chữa bệnh trên địa bàn, công tác Dược đã góp phần tích cực không chỉ riêng trong nhiệm vụ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân nhân mà cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngoài mạng lưới kinh doanh Dược phẩm của công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Nghệ An, còn có sự tham gia và hoạt động của các thành phần doanh nghiệp Dược tư nhân, doanh nghiệp Dược cổ phần và mạng lưới bán lẻ rộng khắp trên địa bàn tỉnh góp phần đáp ứng ngày càng sâu và rộng nhu cầu điều trị cho nhân dân trên địa 20
  31. bàn tỉnh. Mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay gồm có: - 14 Công ty TNHH, 24 công ty Cổ phần Dược phẩm - 14 Chi nhánh công ty Dược phẩm. - 1659 CSBL thuốc (bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc cho các công ty Dược phẩm. - 480 tủ thuốc tại các trạm y tế phường, xã, thị trấn. [16] mạn Doanh nghiệp Dược ngoài tỉnh CTCP Dược VTYT Nghệ An, CT TNHH, CTCP DP trong tỉnh BV tuyến tỉnh; Trung tâm y tế Nhà thuốc; Quầy thuốc; Đại lý Huyện, BV tư nhân, Trạm y tế thuốc phường, xã, thị trấn NGƯỜI SỬ DỤNG Hình 1.2. Sơ đồ mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Nghệ An Trước đây, phần lớn việc cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh do công ty CP Dược VTYT Nghệ An và các doanh nghiệp Dược phẩm tư nhân, doanh nghiệp Dược phẩm cổ phần hóa trên địa bàn đảm nhận. Các công ty này đều có mạng lưới các điểm bán buôn và bán lẻ rộng khắp trên địa bàn tỉnh đáp ứng được phần lớn nhu cầu sử dụng của nhân dân. Hiện nay, theo cơ chế đấu thầu thuốc rộng rãi, việc cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã có sự tham gia trực tiếp của rất nhiều công ty Dược và VTYT ngoài tỉnh mà trước đây chỉ chủ yếu là bán hàng ủy thác qua các công ty Dược trong tỉnh phân phối tới các cơ sở khám chữa 21
  32. bệnh. Các công ty Dược ngoài địa phương này cũng tham gia cung ứng thuốc trực tiếp tới các CSBL thuốc. Mạng lưới bán lẻ thuốc của tỉnh Nghệ An phát triển qua các thời kỳ, việc hình thành mạng lưới bán lẻ thuốc căn cứ vào các quy định của nhà nước và việc lựa chọn địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào quyết định đầu tư của các chủ CSBL thuốc trên cơ sở đảm bảo được các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị theo quy định hiện hành. 1.7. Tính cấp thiết của đề tài Tổng số CSBL năm 2011 là 39.172, trung bình có 4,28 cơ sở/1 vạn dân. Mạng lưới cung ứng thuốc phân bố hầu hết tại các địa bàn trên toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục:  Chất lượng hoạt động cung ứng thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc tại nhiều địa phương vẫn chưa được quản lý, mạng lưới phân phối thuốc còn chưa đồng đều, vẫn còn nhiều xã ở miền núi còn tình trạng “trắng” về y tế, về cung cấp thuốc.  Việc quản lý chuyên môn của mạng lưới phân phối thuốc chưa chặt chẽ dẫn đến việc lạm dụng và sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý.  Thuốc đến tay người tiêu dùng từ nhiều nguồn. Nguồn thuốc cung ứng cho các điểm bán lẻ rất khó quản lý, dẫn đến tình trạng thuốc không được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng không đảm bảo. Một số thuốc nhập lậu trong đó có thể có thuốc giả đang trôi nổi trên thị trường do hậu quả của công tác giám sát thị trường còn chưa cao.  Một số CSBL thuốc có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, không đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng thuốc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thuốc, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.  Trình độ của nhân viên y tế bán thuốc tại tủ thuốc Trạm y tế ở các địa phương còn chưa đúng với quy chế hiện hành, còn thiếu nhiều cán bộ có chuyên môn Dược bán thuốc. Công tác tư vấn sử dụng thuốc vẫn còn yếu 22
  33. kém. Dược sĩ đại học thường xuyên vắng mặt tại các nhà thuốc, việc tư vấn sử dụng thuốc được giao cho dược sĩ trung học hoặc dược tá, thậm chí còn giao cho một số người không có chuyên môn về dược.  Các thông tin về phản ứng có hại của thuốc không được phản ánh kịp thời theo hệ thống từ người sử dụng tới đơn vị chịu trách nhiệm và cơ quan quản lý nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu của Lương Thế Đạt [8], trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nhà thuốc chỉ tập trung ở thành phố, trong khi đó ở huyện rất ít, thậm chí huyện Tiên Lữ chưa có nhà thuốc hoạt động. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sơn [18] tại Hải Phòng cho thấy việc phân bố CSBL giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch đáng kể. Hầu hết các nhà thuốc đạt chuẩn GPP đề bố trí các khu vực chức năng như khu vực tư vấn, khu vực ra lẻ thuốc, khu vực rửa tay mang tính đối phó; thực tế nhiều nhà thuốc chưa có dược sĩ hướng dẫn Nghiên cứu của Trịnh Hồng Minh và cộng sự [11] lại chỉ ra rằng tại Đồng Nai 100% CSBL vi phạm quy định bán thuốc thuộc nhóm kê đơn, tỉ lệ dược sĩ có mặt tại nhà thuốc chỉ đạt 29,7% ; tỉ lệ chấp hành tốt quy định về giá thuốc chỉ đạt 0,9% Nghiên cứu của Vũ Tuấn Cường [7] tại Quảng Ninh cho thấy tỉ lệ dược sĩ đại học có mặt ở nhà thuốc chỉ chiếm 20,9%; thực hiện trang phục ngành và đeo bảng tên khi hành nghề chiếm 9,9% và 11,8% cơ sở bán lẻ chưa thực hiện công khai giá bán lẻ thuốc Qua đó, có thể thấy hoạt động của mạng lưới CSBL thuốc ở mỗi vùng bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn gặp rất nhiều điểm thiếu sót cần khắc phục. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đông đúc, vị trí địa lý phức tạp do đó việc quản lý cũng như hoạt động của hệ thống CSBL thuốc cũng không tránh khỏi tồn tại những điểm bất cập. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có 1 nghiên cứu chính thức về sự phân bố và hoạt động của hệ thống 23
  34. CSBL thuốc trên địa bàn này. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm xây dựng cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống CSBL thuốc trên toàn tỉnh, xác định những điểm đã làm tốt và chưa tốt để có hướng xử trí kịp thời, đảm bảo cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 24
  35. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. Là các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm loại hình bán lẻ thuốc: Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của các doanh nghiệp và Tủ thuốc của trạm y tế. Cụ thể : Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên hành nghề. 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 07/2016 đến tháng 11/2016 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Nghệ An 2.2 Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu và mô tả cắt ngang. - Mục tiêu 1: Thiết kế nghiên cứu toàn bộ danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc trên các đơn vị hành chính để đưa ra nhận xét về mật độ phân bố các cơ sở bán lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 - Mục tiêu 2: Thiết kế nghiên cứu khảo sát đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc và việc thực hiện một số quy chế chuyên môn tại các cơ sở bán lẻ thuốc của tỉnh Nghệ An. 2.2.2 Biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu STT Tên biến Khái niệm/ cách Loại Cách thu tính toán thập 1 Số CSBL thuốc Phân chia các CSBL Định lượng Nghiên cứu trên địa bàn thuốc tại các xã, dạng số tài liệu 25
  36. phường, thị trấn 2 Số lượng nhà Theo địa bàn các xã, Định lượng Nghiên cứu thuốc phường, thị trấn dạng số tài liệu 3 Số lượng quầy Theo địa bàn các xã, Định lượng Nghiên cứu thuốc phường, thị trấn dạng số tài liệu 4 Số lượng đại lý Theo địa bàn các xã, Định lượng Nghiên cứu bán thuốc phường, thị trấn dạng số tài liệu 5 Số lượng tủ thuốc Theo địa bàn các xã, Định lượng Nghiên cứu trạm y tế xã, phường, thị trấn dạng số tài liệu phường, thị trấn 6 Dân số tại các xã, Theo địa bàn các xã, Định lượng Nghiên cứu phường, thị trấn phường, thị trấn dạng số tài liệu 7 Địa điểm kinh Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra doanh loại 8 Xây dựng Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra loại 9 Biển hiệu Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra loại 10 Diện tích CSBL Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra loại 11 Khu vực tư vấn Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra loại 12 Tủ quầy, giá kệ Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra đựng thuốc loại 13 Nhiệt kế, ẩm kế Có hay không có Biến phân Điều tra loại 14 Quạt thông gió Có hay không có Biến phân Điều tra loại 15 Đèn chiếu sáng Có hay không có Biến phân Điều tra loại 16 Điều hòa nhiệt độ Có hay không có Biến phân Điều tra 26
  37. loại 17 Máy hút ẩm Có hay không có Biến phân Điều tra loại 18 Tủ lạnh Có hay không có Biến phân Điều tra loại 19 Dụng cụ ra lẻ bao Đạt hay không đạt Biến phân Điều tra bì loại 20 Người phụ trách Có hay không có mặt Biến phân Điều tra chuyên môn có loại mặt 21 Niêm yết giá Đầy đủ, đúng hay Biến phân Điều tra thuốc không loại 22 Mặc áo Blouse Có mặc hay không Biến phân Điều tra loại 23 Đeo thẻ Có đeo thẻ hay Biến phân Điều tra không loại 24 Sổ theo dõi bán Có ghi chép không Biến phân Điều tra hàng loại 25 Tài liệu chuyên Có hay không Biến phân Điều tra môn loại 26 Thực hiện quy Có vi phạm không Biến phân Điều tra chế kê đơn loại 27
  38. 2.2.3 Mẫu nghiên cứu. Mục tiêu 1: Là toàn bộ mạng lưới các CSBL thuốc bao gồm: Nhà thuốc; Quầy thuốc; Đại lý bán thuốc; Tủ thuốc trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện quy định chuyên môn của các CSBL trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.3 Phương pháp thu thập số liệu. Luận văn sử dụng phương pháp thu thập hồi cứu các số liệu sau: - Số liệu diện tích các xã phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An của Cục thống kê tỉnh Nghệ An - Số liệu dân số các xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An năm 2015 của Chi cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Sở Y Tế Nghệ An. - Danh sách các CSBL thuốc trên địa bàn Nghệ An năm 2015 của phòng Quản lý hành nghề Y, Dược tư nhân của Sở Y Tế Nghệ An. - Hồi cứu số liệu kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược của đoàn thanh, kiểm tra của Sở Y Tế Nghệ An năm 2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.4 Phương pháp đánh giá kết quả - Mục tiêu 1: Sau khi có danh sách phân bố các CSBL thuốc trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An. Tính toán so sánh mật độ giữa CSBL thuốc với số dân của từng xã, phường, thị trấn đảm bảo theo quy định 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân và diện tích, bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc của từng xã, phường, thị trấn đảm bảo yêu cầu thuận tiện giúp người dân dễ dàng mua thuốc không mất quá nhiều thời gian. Trong trường hợp các xã, phường, thị trấn có mật độ CSBL thuốc khác nhau nhưng do vị trí địa lý có tính liền kề và có khả năng đảm bảo được việc 28
  39. cung ứng thuốc thì trong phần đánh giá sẽ đưa ra phương án không cần bổ sung mở mới các CSBL. Công thức tính: STT Nội Dung Công thức 1 Một CSBL thuốc phục vụ bao nhiêu Tổng số dân trên địa bàn từng người dân trên địa bàn của từng phường, huyện, xã chia cho / phường, huyện, xã (P) tổng số CSBL thuốc trên địa bàn phường, huyện, xã đó 2 Diện tích bình quân có 01 CSBL Tổng diện tích của từng phường, thuốc trên địa bàn của từng phường, huyện, xã chia cho / tổng số huyện, xã (S) CSBL thuốc nằm trên địa bàn phường, huyện, xã đó 3 Bán kính bình quân có 01 CSBL Diện tích bình quân (S) của thuốc trên địa bàn của từng phường, phường, huyện, xã chia cho huyện, xã (R) 3,14. Lấy kết quả khai căn bậc 2 4 Số cơ sở bán lẻ thuốc cần bổ sung Tổng số dân trên địa bàn trên địa bàn của từng phường, phường, huyện, xã chia cho / huyện, xã (Đảm bảo theo quy định 2000 và trừ đi số CSBL hiện có 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân) - Mục tiêu 2: Dựa vào số liệu báo cáo của Phòng Thanh Tra của Sở Y Tế Nghệ An để đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc thực hiện một số quy chế chuyên môn. - Công thức tính: TL%= 100x ni/n TL%: là tỉ lệ % đạt được ở từng tiêu chuẩn ni: số CSBL đạt được ở từng tiêu chí n: cỡ mẫu nghiên cứu 29
  40. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Nghệ An năm 2015 3.1.1 Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc năm 2015 Theo số liệu đã thống kê tại Sở Y Tế Nghệ An, tính đến 31/12/2015 mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng là 2139 CSBL thuốc bao gồm: nhà thuốc: 285 (13,32%); quầy thuốc: 262 (12,24%); đại lý bán lẻ thuốc: 1112 (51,98%); tủ thuốc trạm y tế: 480 (22,46%). Số liệu được tổng hợp và thể hiện như sau: Bảng 3.1: Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc năm 2015 STT Loại hình bán lẻ thuốc Năm 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nhà thuốc 285 13,32 2 Quầy thuốc 262 12,24 3 Đại lý bán lẻ thuốc 1112 51,98 4 Tủ thuốc trạm y tế 480 22,46 Tổng cộng 2139 100 30
  41. Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ các loại hình bán lẻ thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 Dựa vào biểu đồ trên ta thấy trong các loại hình bán lẻ thuốc thì loại hình Đại lý bán lẻ thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (51,98%) trên tổng số các CSBL thuốc trên địa bàn. Do loại hình đại lý bán lẻ thuốc bao gồm đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp sản xuất thuốc được phép mở đại lý ở cả thành thị và nông thôn, và đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp buôn bán thuốc chỉ được phép mở ở vùng nông thôn. Trình độ yêu cầu là Dược sĩ đại học, Dược sĩ trung học, kỹ thuật viên trung học Dược và Dược tá. Do yêu cầu bằng cấp và địa điểm hành nghề quy định không yêu cầu cao như vậy cho nên số lượng đại lý thuốc trên toàn tỉnh là cao nhất. Tuy nhiên mô hình đại lý bán lẻ thuốc cũng sẽ giảm trong thời gian tiếp theo vì quy định của Bộ Y Tế không cho phép hình thức đại lý bán thuốc được tiếp tục hoạt động tại các phường của thị xã, thành phố thuộc tỉnh và khi đã có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân trên đơn vị hành chính là xã, thị trấn. Loại hình nhà thuốc chiếm tỷ lệ (13,32 %) do quy định của Bộ Y Tế chỉ bắt buộc đối với khu vực thành phố, thị xã nên số lượng nhà thuốc tập trung ở địa bàn thành phố Vinh và 03 thị xã trên toàn tỉnh, bên cạnh đó ở mỗi Bệnh viện Huyện cũng có 01 nhà thuốc đứng tên bởi trưởng khoa Dược của Bệnh viện Huyện đó. Loại hình quầy thuốc chiếm tỷ lệ (12,24%) trên tổng số CSBL trên địa bàn. Dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới là do Luật Dược sửa đổi quy định thay vì trước đây ít nhất yêu cầu phải có bằng cử nhân Dược thì bây giờ chỉ cần tốt nghiệp hệ trung cấp Dược là đủ điều kiện để kinh doanh quầy thuốc. Loại hình tủ thuốc trạm y tế chiếm tỷ lệ (22,46%), số lượng gần như không thay đổi (mỗi trạm y tế có 01 tủ thuốc). 3.1.2 Phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Nghệ An năm 2015 Đánh giá sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, dựa trên sự tổng hợp số lượng các CSBL thuốc theo từng khu vực huyện, thành 31
  42. phố trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, cuối năm 2015 toàn tỉnh Nghệ An có 2139 CSBL thuốc, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Sự phân bố này tại các địa bàn khác nhau được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2: Phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Nghệ An năm 2015 TT Tên huyện, thành phố Số lượng CSBL Tỷ lệ % 1 TP Vinh 363 16,97 2 TX Cửa Lò 29 1,35 3 TX Hoàng Mai 40 1,87 4 TX Thái Hòa 55 2,57 5 Anh Sơn 86 4,02 6 Con Cuông 32 1,49 7 Diễn Châu 240 11,22 8 Đô Lương 114 5,33 9 Hưng Nguyên 69 3,22 10 Kỳ Sơn 28 1,31 11 Nam Đàn 125 5,84 12 Nghi Lộc 135 6,31 13 Nghĩa Đàn 92 4,30 14 Quế Phong 29 1,35 15 Quỳ Châu 27 1,26 16 Quỳ Hợp 91 4,25 17 Quỳnh Lưu 149 6,96 18 Tân Kỳ 79 3,70 19 Tương Dương 24 1,12 20 Thanh Chương 153 7,15 21 Yên Thành 179 8,41 Tổng 2139 100 Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy rằng, về tổng số lượng CSBL trên toàn tỉnh là tương đối lớn tuy nhiên sự phân bố của mạng lưới các CSBL lại chưa đồng đều giữa các đơn vị hành chính: - Các Huyện bao gồm: Con Cuông, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương có số lượng các điểm bán lẻ thuốc ít nhất là chiếm tỷ lệ thấp nhất trong toàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân chủ yếu là do các huyện này thuộc diện huyện miền núi đa phần địa hình là đồi núi đường đi lại rất khó 32
  43. khăn, điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn, dân trí còn thấp, đặc điểm dân số chủ yếu là các dân tộc thiểu số, việc tiếp cận một CSBL là rất khó khăn đối với người dân và việc mở các điểm bán lẻ thuốc phục vụ nhân dân còn rất nhiều hạn chế. - Các Huyện như Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Yên Thành và Thành phố Vinh nơi có dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho giao thương hàng hóa nên có điều kiện kinh doanh rất thuận lợi và là nơi tập trung phần lớn các CSBL thuốc trên toàn tỉnh Nghệ An. 3.1.3 Phân bố các loại hình bán lẻ thuốc theo từng huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2015 Các loại hình CSBL thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc và Tủ thuốc trạm y tế. Tiến hành tổng hợp số liệu của các loại hình bán lẻ trong mạng lưới bán lẻ trên toàn tỉnh theo từng địa bàn huyện, thành phố, thị xã, ta thu được kết quả theo bảng sau: Bảng 3.3: Phân bố các loại hình bán lẻ theo từng huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh Nghệ An năm 2015 Tỷ Tủ Đơn vị hành Nhà Quầy Tỷ lệ Đại lý Tỷ lệ Tỷ Lệ lệ thuốc chính thuốc thuốc % thuốc % % % TYT 72,9 14,5 TP Vinh 208 38 92 8,27 25 5,21 8 0 TX Cửa Lò 8 2,81 11 4,20 3 0,27 7 1,46 TX Hoàng 6 2,11 10 3,82 14 1,26 10 2,08 Mai TX Thái Hòa 9 3,16 18 6,87 18 1,62 10 2,08 Anh Sơn 2 0,70 2 0,76 61 5,49 21 4,38 Con Cuông 1 0,35 5 1,91 13 1,17 13 2,71 14,8 Diễn Châu 6 2,11 39 156 14,03 39 8,13 9 Đô Lương 2 0,70 9 3,44 70 6,29 33 6,88 33
  44. Hưng Nguyên 2 0,70 8 3,05 36 3,24 23 4,79 Kỳ Sơn 3 1,05 1 0,38 3 0,27 21 4,38 Nam Đàn 4 1,40 17 6,49 80 7,19 24 5,00 Nghi Lộc 3 1,05 6 2,29 96 8,63 30 6,25 Nghĩa Đàn 4 1,40 10 3,82 53 4,77 25 5,21 Quế Phong 3 1,05 1 0,38 11 0,99 14 2,92 Quỳ Châu 1 0,35 10 3,82 4 0,36 12 2,50 Quỳ Hợp 1 0,35 18 6,87 51 4,59 21 4,38 Quỳnh Lưu 9 3,16 21 8,02 86 7,73 33 6,88 Tân Kỳ 4 1,40 7 2,67 46 4,14 22 4,58 Tương Dương 1 0,35 2 0,76 3 0,27 18 3,75 Thanh 4 1,40 7 2,67 102 9,17 40 8,33 Chương Yên Thành 4 1,40 22 8,40 114 10,25 39 8,13 Tổng số 285 100 262 100 1112 100 480 100 Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ các loại hình bán lẻ thuốc theo từng đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An năm 2015 34
  45. Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho thấy rằng: Loại hình Nhà thuốc chỉ tập trung tại địa bàn thành phố Vinh (72,98%) là chủ yếu do đây là trung tâm hành chính của tỉnh và yêu cầu bắt buộc của Bộ Y Tế. Các đơn vị khác bao gồm: thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu cũng là những vùng trung tâm trong tỉnh, nơi tập trung đông dân cư, kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện nên dù không bắt buộc cũng có một tỷ lệ tương đối các nhà thuốc hoạt động. Các huyện còn lại chỉ có từ 01 – 04 nhà thuốc chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nguyên nhân là do tuyến huyện không bắt buộc phải mở nhà thuốc như khu vực thành phố, thị xã và loại hình này yêu cầu phải Dược sĩ đại học mới được mở, tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu Dược sĩ đại học trên toàn địa bàn. Loại hình Quầy thuốc cũng chiếm tỷ lệ xấp xỉ Nhà thuốc trong tổng số các CSBL trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu về trình độ chuyên môn là Dược sĩ trung học và được phép mở tại địa bàn các huyện. Sự phân bố các quầy thuốc là tương đối khác nhau giữa các huyện. Các huyện có tỷ lệ lớn các quầy thuốc bao gồm: Diễn Châu (14,89%), thị xã Thái Hòa (6,87%), Nam Đàn (6,49%), Yên Thành (8,4%), Quỳ Hợp (6,87%), Quỳnh Lưu (8,02%) và Thành phố Vinh (14,5%). Các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Anh Sơn, Tương Dương có tỷ lệ quầy thuốc nhỏ nhất trong tỉnh (chỉ từ 1-2 quầy thuốc). Loại hình Đại lý thuốc là loại hình có số lượng lớn nhất trong mạng lưới bán lẻ thuốc vì yêu cầu về trình độ chuyên môn ít nhất là Dược tá. Trong những năm gần đây, số lượng đại lý thuốc tăng nhẹ. Đến hết năm 2015 có tổng số 1112 đại lý thuốc hoạt động. Với tốc độ tăng trưởng của nhà thuốc và quầy thuốc như hiện nay thì dự kiến sắp tới loại hình đại lý sẽ tăng chậm hơn và bị thế chỗ bởi các loại hình khác. Sự phân bố các đại lý thuốc cũng khá là khác nhau giữa các huyện. Các huyện có tỷ lệ lớn đại lý thuốc bao gồm: Diễn Châu (14,03%), Yên Thành (10,25%), Thanh Chương (9,17%), Nghi Lộc (8,63%), Thành phố Vinh (8,27%), Quỳnh Lưu (7,73%), Nam Đàn (7,19%). Cá biệt có một số huyện miền núi đặc biệt khó khăn và có mật độ dân số thấp, có tỷ lệ đại lý thuốc cũng rất thấp như: Kỳ Sơn (0,27%), Quỳ Châu (0,36%), 35
  46. Tương Dương (0,27%). Thị xã Cửa Lò chỉ có tỷ lệ đại lý thuốc là (0,27) nhưng thay vào đó lại phát triển về loại hình nhà thuốc và quầy thuốc. Loại hình tủ thuốc trạm y tế, mặc dù có sự khác nhau về số lượng giữa các đơn vị hành chính nhưng loại hình này không có nhiều ý nghĩa so sánh bởi vì mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn đều có 01 trạm y tế và đi kèm với nó là 01 tủ thuốc trạm y tế. Mỗi huyện, thành phố, thị xã càng có nhiều đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì càng có nhiều tủ thuốc trạm y tế tính theo số lượng đơn vị hành chính đó. Qua nhìn nhận khái quát về sự phân bố của 03 loại hình Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý thuốc đã cho ta thấy sự phân bố của các loại hình bán lẻ là chưa đồng đều. Chính vì vậy chất lượng cung ứng thuốc cho người dân là chưa được đảm bảo, điều kiện tiếp cận về nhu cầu CSSK giữa các vùng có sự khác biệt rõ rệt. Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá chất lượng mạng lưới cung ứng thuốc, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: - Số dân bình quân (P): Số dân bình quân có 01 CSBL thuốc phục vụ. - Diện tích bình quân (S): Diện tích bình quân có 01 CSBL thuốc phục vụ. - Bán kính bình quân (R): Bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc phục vụ. Dựa theo kết quả nghiên cứu đã thu thập và tính toán, các chỉ số này được thể hiện trong các bảng ở các mục sau đây. 36
  47. 3.1.4 Số dân bình quân trên một CSBL thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 (Chỉ số P) Bảng 3.4: Số dân bình quân có 01 CSBL thuốc theo từng huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Nghệ An năm 2015 Số dân bình Số CSBL Đơn vị hành Tổng số Dân số quân có 01 thuốc bình chính CSBL (người) CSBL thuốc quân/2000 phục vụ (người) dân TP Vinh 363 284.622 784,1 2,6 TX Cửa Lò 29 53.793 1854,9 1,1 TX Hoàng Mai 40 112.696 2817,4 0,7 TX Thái Hòa 55 70.658 1284,7 1,6 Anh Sơn 86 116.797 1358,1 1,5 Con Cuông 32 73453 2295,4 0,9 Diễn Châu 240 315.030 1312,6 1,5 Đô Lương 114 205.710 1804,5 1,1 Hưng Nguyên 69 115.520 1674,2 1,2 Kỳ Sơn 28 75.015 2679,1 0,7 Nam Đàn 125 159.001 1272,0 1,6 Nghi Lộc 135 213.871 1584,2 1,3 Nghĩa Đàn 92 145.107 1577,3 1,3 Quế Phong 29 70.209 2421,0 0,8 Quỳ Châu 27 58.232 2156,7 0,9 Quỳ Hợp 91 128.575 1412,9 1,4 Quỳnh Lưu 149 273.291 1834,2 1,1 Tân Kỳ 79 138.869 1757,8 1,1 Tương Dương 24 73.337 3055,7 0,7 Thanh Chương 153 252.323 1649,2 1,2 Yên Thành 179 299.295 1672,0 1,2 Tổng số 2139 3.235.404 1512,6 1,3 37
  48. Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ P của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 Nhận xét: Chỉ số số dân bình quân có 01 điểm bán lẻ thuốc phục vụ phản ánh mật độ dân cư sinh sống và số lượng CSBL thuốc hiện có trên địa bàn. Năm 2015, trung bình trên địa bàn tỉnh Nghệ An 01 CSBL phục vụ cho 1512,6 người 38
  49. dân, đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL. Đa số các huyện, thành phố, thị xã đều có số CSBL tập trung cao đáp ứng yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc theo khuyến cáo. Về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu dùng thuốc cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số huyện, thị xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL bao gồm: thị xã Hoàng Mai (0,7); Con Cuông (0,9); Kỳ Sơn (0,7); Quế Phong (0,8); Quỳ Châu (0,9); Tương Dương (0,7). Số dân bình quân có 01 CSBL phục vụ tại các huyện, thành phố, thị xã là khác nhau và chưa đồng đều. Những đơn vị hành chính có chỉ số cao, 01 CBSL phục vụ dưới 2000 dân là: thành phố Vinh 784,1 người; thị xã Thái Hòa 1284,7 người; Anh Sơn 1358,1 người; Diễn Châu 1312,6 người; Nam Đàn 1272 người; Quỳ Hợp 1412,9 người; Nghi Lộc 1584,2 người. Những đơn vị hành chính này tập trung đông dân cư, có số lượng CSBL phân bố tương đối dày, cho nên việc người dân tiếp cận nguồn thuốc là khá dễ dàng và thuận tiện. Và sự cạnh tranh giữa các CSBL cũng rất cao. Vì vậy cần phải có những chính sách quản lý chặt chẽ các CSBL, hạn chế hoặc không cho phép mở mới CSBL tại những đơn vị hành chính này nữa. Vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa những huyện có 01 CSBL phục vụ trên 2000 dân đó là: Tương Dương 3055,7 người; Quỳ Châu 2156,7 người; Quế Phong 2421,0 người; Kỳ Sơn 2679,1 người; Con Cuông 2295,4 người; thị xã Hoàng Mai 2817,4 người, điều này cho thấy rằng cần phát triển và bổ sung nhiều hơn nữa các loại hình bán lẻ tại những đơn vị hành chính này để người dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn thuốc và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. 39
  50. 3.1.5 Diện tích bình quân và bán kính bình quân có một CSBL thuốc tỉnh Nghệ An năm 2015 (Chỉ số R và S) Bảng 3.5: Diện tích và bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc theo từng huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Nghệ An năm 2015 Diện tích bình Bán kính Diện Đơn vị hành Tổng số quân có 01 bình quân có tích chính CSBL CSBL thuốc 01 CSBL (Km²) (Km²) thuốc (Km) TP Vinh 363 98,86 0,27 0,29 TX Cửa Lò 29 27,81 0,96 0,55 TX Hoàng Mai 40 169,70 4,24 1,16 TX Thái Hòa 55 134,37 2,44 0,88 Anh Sơn 86 603,00 7,01 1,49 Con Cuông 32 1654,45 51,70 4,06 Diễn Châu 240 305,00 1,27 0,64 Đô Lương 114 340,05 2,98 0,97 Hưng Nguyên 69 156,92 2,27 0,85 Kỳ Sơn 28 2338,07 83,50 5,16 Nam Đàn 125 291,10 2,33 0,86 Nghi Lộc 135 342,85 2,54 0,90 Nghĩa Đàn 92 612,30 6,66 1,46 Quế Phong 29 1895,43 65,36 4,56 Quỳ Châu 27 932,26 34,53 3,32 Quỳ Hợp 91 943,79 10,37 1,82 Quỳnh Lưu 149 440,92 2,96 0,97 Tân Kỳ 79 733,85 9,29 1,72 Tương Dương 24 2670,28 111,26 5,95 Thanh Chương 153 1125,75 7,36 1,53 Yên Thành 179 549,66 3,07 0,99 Tổng số 2139 16366,42 7,65 1,56 40
  51. Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ S và R tại địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 Nhận xét: Hai chỉ số diện tích bình quân và bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc phản ánh mật độ phân bố của các CSBL thuốc trên từng địa bàn. Địa bàn tỉnh 41
  52. Nghệ An trong năm 2015 thì cứ 7,65 Km² và bán kính 1,56 Km có một CSBL thuốc. Như vậy có thể thấy được các CSBL thuốc phân phối tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tuy nhiên mật độ chưa thật sự thuận tiện để tạo điều kiện thuận lợi về địa lý và thời gian đi mua thuốc của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Diện tích bình quân và bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc tại các huyện, thị xã, thành phố có sự khác nhau rõ rệt. Có thể chia làm hai nhóm: - Nhóm thứ nhất bao gồm: Con Cuông cứ một vùng diện tích 51,7 Km² và bán kính 4,06 Km có 01 CSBL thuốc; Kỳ Sơn cứ một vùng diện tích 83,5 Km² và bán kính 5,16 Km có 01 CSBL thuốc; Quế Phong cứ một vùng diện tích 65,36 Km² và bán kính 4,56 Km có 01 CSBL thuốc; Quỳ Châu cứ một vùng diện tích 34,53 Km² và bán kính 3,32 Km có 01 CSBL thuốc; Tương Dương cứ một vùng diện tích 111,26 Km² và bán kính 5,95 Km có 01 CSBL thuốc. Đây là những huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế cực kỳ khó khăn, dân trí còn thấp, đa phần là người dân tộc thiểu số, giao thông đi lại chưa phát triển, đồng nghĩa với việc người dân ở đây rất khó khăn về khoảng cách địa lý và thời gian khi họ muốn tiếp cận các điểm bán thuốc. Cần có chính sách bổ sung thêm nhiều hơn nữa về số lượng các CSBL để có thể cải thiện các chỉ số R và S giúp người dân dễ dàng có điều kiện tiếp cận hơn. - Nhóm thứ hai bao gồm tất cả những đơn vị hành chính còn lại của tỉnh Nghệ An. Nhóm này có diện tích bình quân và bán kính bình quân có 01 CSBL thuốc bé. Số lượng các CSBL tập trung khá dày. Mức độ cạnh tranh giữa các CSBL cao. Điều này phản ánh một thực trạng đó là các khu vực địa lý có kinh tế phát triển, đông dân cư, giao thông thuận lợi là nơi tập trung nhiều các CSBL và ngược lại. Ở những đơn vị hành chính có diện tích bình quân và bán kính bình quân thấp thì có các CSBL tập trung dày, cần kiểm soát số lượng các CSBL, hạn chế hoặc ngừng cấp phép mở mới các CSBL trên những đơn vị hành chính này. 42
  53. 3.2 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Nghệ An năm 2015 Năm 2015, trung bình trên địa bàn tỉnh Nghệ An cứ 01 CSBL thuốc phục vụ cho 1513 người dân và cứ 7,65 Km² có 01 CSBL thuốc phục vụ người dân. Có 15 đơn vị hành chính có số CSBL tập trung tương đối cao và phần nào đáp ứng tốt yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc cũng như điều kiện thuận lợi về địa lý để người dân có thể tiếp cận dễ dàng mà không phải đi quá xa, bao gồm: TP Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, Anh Sơn, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Yên Thành. Về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về tiếp cận thuốc, chăm sóc sức khỏe của người dân. 3.2.1 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thành phố Vinh (Phụ lục 1) Năm 2015, thành phố Vinh có 363 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 208 chiếm 57,3%; quầy thuốc 38 chiếm 10,5%; đại lý 92 chiếm 25,34%; tủ thuốc trạm y tế 25 chiếm 6,86% trên tổng số CSBL của thành phố. Trung bình trên địa bàn thành phố Vinh: 01 CSBL thuốc phục vụ 784 người dân và cứ 0,27 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 04 xã phường không có nhà thuốc hoạt động; 06 xã phường không có quầy thuốc hoạt động; 09 xã phường không có đại lý hoạt động. Các xã phường đều đáp ứng tốt các yêu cầu 2000 dân/ 01 CSBL và người dân thuận tiện đi lại và không mất nhiều thời gian để mua thuốc. Không cần bổ sung thêm CSBL trên địa bàn thành phố Vinh. 3.2.2 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Cửa Lò (Phụ lục 2) 43
  54. Năm 2015, thị xã Cửa Lò có 29 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 08 chiếm 27,58%; quầy thuốc 11 chiếm 39,93%; đại lý 3 chiếm 10,34%; tủ thuốc trạm y tế 7 chiếm 22,15% trên tổng số CSBL của thị xã Cửa Lò. Trung bình trên địa bàn thị xã Cửa Lò: 01 CSBL thuốc phục vụ 1855 người và cứ 0,96 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 02 phường không có nhà thuốc hoạt động; 01 phường không có quầy thuốc hoạt động; 05 phường không có đại lý hoạt động. Vẫn còn 03 phường có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 05-06 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Nghi Hải, Nghi Tân và Nghi Thủy (Phụ lục 22). 3.2.3 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Hoàng Mai (Phụ lục 3) Năm 2015, thị xã Hoàng Mai có 40 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 06 chiếm 15%; quầy thuốc 10 chiếm 25%; đại lý 14 chiếm 35%; tủ thuốc trạm y tế 10 chiếm 25% trên tổng số CSBL của thị xã Hoàng Mai. Trung bình trên địa bàn thị xã Hoàng Mai: 01 CSBL thuốc phục vụ 2817 người và cứ 4,24 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 06 phường xã không có nhà thuốc hoạt động; 03 phường xã không có quầy thuốc hoạt động; 04 phường xã không có đại lý hoạt động. Có tổng số 07 phường xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 19-20 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Mai Hùng, Quỳnh Phương, Quỳnh Xuân, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang (Phụ lục 23). 44
  55. 3.2.4 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn thị xã Thái Hòa (Phụ lục 4) Năm 2015, thị xã Thái Hòa có 55 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 9 chiếm 16,36%; quầy thuốc 18 chiếm 32,72%; đại lý 18 chiếm 32,72%; tủ thuốc trạm y tế 10 chiếm 18,2% trên tổng số CSBL của thị xã Thái Hòa. Trung bình trên địa bàn thị xã Thái Hòa: 01 CSBL thuốc phục vụ 1285 người và cứ 2,44 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 06 phường xã không có nhà thuốc hoạt động; 03 phường xã không có quầy thuốc hoạt động; 04 phường xã không có đại lý hoạt động. Vẫn còn 01 phường có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 01 CSBL thuốc trở lên để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Nghĩa Hòa (Phụ lục 24). 3.2.5 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Anh Sơn (Phụ lục 5) Năm 2015, huyện Anh Sơn có 86 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 02 chiếm 2,32%; quầy thuốc 02 chiếm 2,32%; đại lý 61 chiếm 70,93%; tủ thuốc trạm y tế 21 chiếm 24,43% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Anh Sơn: 01 CSBL thuốc phục vụ 1358 người và cứ 7,01 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 19 xã không có nhà thuốc hoạt động; 19 xã không có quầy thuốc hoạt động; 03 xã không có đại lý hoạt động. Có 08 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 07-08 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Bình Sơn, Cao Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Lạng Sơn, Phúc Sơn, Tào Sơn, Thành Sơn (Phụ lục 25). 45
  56. 3.2.6 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Con Cuông (Phụ lục 6) Năm 2015, huyện Con Cuông có 32 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 01 chiếm 3,12%; quầy thuốc 05 chiếm 15,62%; đại lý 13 chiếm 40,63%; tủ thuốc trạm y tế 13 chiếm 40,63% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Con Cuông: 01 CSBL thuốc phục vụ 2295 người và cứ 51,70 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 12 xã không có nhà thuốc hoạt động; 09 xã không có quầy thuốc hoạt động; 06 xã không có đại lý hoạt động. Có 11 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 13-14 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Bình Chuẩn, Cam Lâm, Châu Khê, Chi Khê, Đôn Phục, Lạng Khê, Lục Dạ, Mậu Đức, Môn Sơn, Thạch Ngàn và Yên Khê (Phụ lục 26). 3.2.7 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Diễn Châu (Phụ lục 7) Năm 2015, huyện Diễn Châu có 240 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 06 chiếm 2,5%; quầy thuốc 39 chiếm 16,25%; đại lý 156 chiếm 65%; tủ thuốc trạm y tế 39 chiếm 16,26% trên tổng số CSBL của huyện Diễn Châu. Trung bình trên địa bàn huyện Diễn Châu: 01 CSBL thuốc phục vụ 1313 người và cứ 1,27 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 35 xã không có nhà thuốc hoạt động; 14 xã không có quầy thuốc hoạt động; 04 xã không có đại lý hoạt động. Vẫn còn 10 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 16-17 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Diễn Đoài, Diễn Hoàng, Diễn Hùng, Diễn Ngọc, 46
  57. Diễn Nguyên, Diễn Quảng, Diễn Tân, Diễn Thắng, Diễn Trường, Diễn Vạn(Phụ lục 27). 3.2.8 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Đô Lương (Phụ lục 8) Năm 2015, huyện Đô Lương có 114 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 02 chiếm 1,75%; quầy thuốc 09 chiếm 7,89%; đại lý 70 chiếm 61,4%; tủ thuốc trạm y tế 33 chiếm 28,96% trên tổng số CSBL của thị xã Cửa Lò. Trung bình trên địa bàn huyện Đô Lương: 01 CSBL thuốc phục vụ 1804 người và cứ 2,98 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 31 xã không có nhà thuốc hoạt động; 24 xã không có quầy thuốc hoạt động; 06 xã không có đại lý hoạt động. Vẫn còn 14 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 12-13 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Đông Sơn, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Minh Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn (Phụ lục 28). 3.2.9 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (Phụ lục 9) Năm 2015, huyện Hưng Nguyên có 69 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 02 chiếm 2,89%; quầy thuốc 08 chiếm 11,59%; đại lý 36 chiếm 52,17%; tủ thuốc trạm y tế 23 chiếm 33,35% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Hưng Nguyên: 01 CSBL thuốc phục vụ 1674 người và cứ 2,27 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 22 xã không có nhà thuốc hoạt động; 17 xã không có quầy thuốc hoạt động; 05 xã không có đại lý hoạt động. Vẫn còn 06 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 10-11 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc 47
  58. phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Hưng Lĩnh, Hưng Long, Hưng Mỹ, Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam (Phụ lục 29). 3.2.10 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (Phụ lục 10) Năm 2015, huyện Kỳ Sơn có 28 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 03 chiếm 10,71%; quầy thuốc 01 chiếm 5,57%; đại lý 03 chiếm 10,71%; tủ thuốc trạm y tế 21 chiếm 73,01% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Kỳ Sơn: 01 CSBL thuốc phục vụ 2679 người và cứ 83,5 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 19 xã không có nhà thuốc hoạt động; 20 xã không có quầy thuốc hoạt động; 19 xã không có đại lý hoạt động. Có 16 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 15-16 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Bắc Lý, Bảo Nam, Bảo Thắng, Chiêu Lưu, Huồi Tụ, Hữu Lập, Keng Đu, Mường Ải, Mường Lống, Mường Típ, Mỹ Lý, Na Ngoi, Nậm Càn, Nậm Cắn, Phà Đánh, Tà Cạ(Phụ lục 30). 3.2.11 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nam Đàn (Phụ lục 11) Năm 2015, huyện Nam Đàn có 124 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 04 chiếm 3,22%; quầy thuốc 16 chiếm 12,9%; đại lý 80 chiếm 64,51%; tủ thuốc trạm y tế 24 chiếm 19,37% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Nam Đàn: 01 CSBL thuốc phục vụ 1282 người và cứ 2,35 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 21 xã không có nhà thuốc hoạt động; 15 xã không có quầy thuốc hoạt động; 03 xã không có đại lý hoạt động. 48
  59. Có 04 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 03-04 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Khánh Sơn, Nam Cát, Nam Phúc, Xuân Lâm (Phụ lục 31). 3.2.12 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Phụ lục 12) Năm 2015, huyện Nghi Lộc có 135 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 03 chiếm 2,22%; quầy thuốc 06 chiếm 4,44%; đại lý 96 chiếm 71,11%; tủ thuốc trạm y tế 30 chiếm 22,23% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Kỳ Sơn: 01 CSBL thuốc phục vụ 1584 người và cứ 2,54 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 27 xã không có nhà thuốc hoạt động; 28 xã không có quầy thuốc hoạt động; 04 xã không có đại lý hoạt động. Có 13 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 17-18 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Nghi Công Nam, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Thuận, Nghi Trung, Nghi Vạn, Nghi Yên, Phúc Thọ (Phụ lục 32). 3.2.13 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Phụ lục 13) Năm 2015, huyện Nghĩa Đàn có 92 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 04 chiếm 4,34%; quầy thuốc 10 chiếm 10,86%; đại lý 53 chiếm 57,6%; tủ thuốc trạm y tế 25 chiếm 27,2% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn: 01 CSBL thuốc phục vụ 1577 người và cứ 6,66 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 21 xã không có nhà thuốc hoạt động; 18 xã không có quầy thuốc hoạt động; 09 xã không có đại lý hoạt động. 49
  60. Có 13 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 10-11 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Nghĩa An, Nghĩa Hưng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Liên, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thọ, Nghĩa Yên(Phụ lục 33). 3.2.14 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quế Phong (Phụ lục 14) Năm 2015, huyện Quế Phong có 29 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 03 chiếm 10,34%; quầy thuốc 01 chiếm 3,45%; đại lý 11 chiếm 37.93%; tủ thuốc trạm y tế 14 chiếm 48,28% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Quế Phong: 01 CSBL thuốc phục vụ 2421 người và cứ 65,36 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 12 xã không có nhà thuốc hoạt động; 13 xã không có quầy thuốc hoạt động; 10 xã không có đại lý hoạt động. Có 10 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 16-17 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Quế Sơn, Quang Phong, Nậm Nhoóng, Mường Nọc, Hạnh Dịch, Châu Kim, Cắm Muộn (Phụ lục 34). 3.2.15 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Phụ lục 15) Năm 2015, huyện Quỳ Châu có 27 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 01 chiếm 3,7%; quầy thuốc 10 chiếm 37,03%; đại lý 04 chiếm 14,81%; tủ thuốc trạm y tế 12 chiếm 44,46% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Quỳ Châu: 01 CSBL thuốc phục vụ 2157 người và cứ 34,53 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 50
  61. dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 11 xã không có nhà thuốc hoạt động; 07 xã không có quầy thuốc hoạt động; 08 xã không có đại lý hoạt động. Có 08 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 06-07 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Châu Bính, Châu Hạnh, Châu Hoàn, Châu Nga, Châu Phong, Châu Thắng, Châu Thuận, Châu Tiến (Phụ lục 35). 3.2.16 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Phụ lục 16) Năm 2015, huyện Quỳ Hợp có 91 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 01 chiếm 1,1%; quầy thuốc 18 chiếm 19,78%; đại lý 51 chiếm 56,04%; tủ thuốc trạm y tế 21 chiếm 23,08% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Quỳ Hợp: 01 CSBL thuốc phục vụ 1413 người và cứ 10,37 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 20 xã không có nhà thuốc hoạt động; 15 xã không có quầy thuốc hoạt động; 06 xã không có đại lý hoạt động. Có 08 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 10-11 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Châu Đình, Châu Lộc, Châu Lý, Châu Quang, Châu Thái, Châu Thành, Hạ Sơn, Liên Hợp (Phụ lục 36). 3.2.17 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Phụ lục 17) Năm 2015, huyện Quỳnh Lưu có 149 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 09 chiếm 6,04%; quầy thuốc 21 chiếm 14,1%; đại lý 86 chiếm 57,71%; tủ thuốc trạm y tế 33 chiếm 22,15% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu: 01 CSBL thuốc phục vụ 1834 người và cứ 2,96 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 51
  62. CSBL thuốc). Trong đó, 31 xã không có nhà thuốc hoạt động; 20 xã không có quầy thuốc hoạt động; 07 xã không có đại lý hoạt động. Có 19 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 31-32 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: An Hòa, Ngọc Sơn, Quỳnh Bảng, Quỳnh Diện, Quỳnh Đôi, Quỳnh Giang, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lâm, Quỳnh Long, Quỳnh Minh, Quỳnh Tam, Quỳnh Tân, Quỳnh Thuận, Quỳnh Văn, Quỳnh Yên, Tân Sơn, Tân Thắng (Phụ lục 37). 3.2.18 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Tân Kỳ (Phụ lục 18) Năm 2015, huyện Tân Kỳ có 79 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 04 chiếm 5,06%; quầy thuốc 07 chiếm 8,86%; đại lý 46 chiếm 58,22%; tủ thuốc trạm y tế 22 chiếm 27.86% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Tân Kỳ: 01 CSBL thuốc phục vụ 1758 người và cứ 9,29 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 21 xã không có nhà thuốc hoạt động; 19 xã không có quầy thuốc hoạt động; 05 xã không có đại lý hoạt động. Có 16 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 21-22 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Đồng Văn, Giai Xuân, Hương Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hành, Nghĩa Hợp, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thái, Phú Sơn, Tân An, Tân Hợp, Tân Hương, Tân Long, Tân Phú, Tân Xuân (Phụ lục 38). 3.2.19 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Tương Dương (Phụ lục 19) Năm 2015, huyện Tương Dương có 24 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 01 chiếm 4,16%; quầy thuốc 02 chiếm 8,32%; đại lý 03 chiếm 12,48%; tủ thuốc trạm y tế 18 chiếm 75,04% trên tổng số CSBL của huyện. 52
  63. Trung bình trên địa bàn huyện Tương Dương: 01 CSBL thuốc phục vụ 3056 người và cứ 111,26 Km² có 01 CSBL thuốc (chưa đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 17 xã không có nhà thuốc hoạt động; 16 xã không có quầy thuốc hoạt động; 15 xã không có đại lý hoạt động. Có 17 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 15-16 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Hữu Khuông, Lưỡng Minh, Lưu Kiền, Mai Sơn, Nga My, Nhôn Mai, Tam Đình, Tam hợp, Thạch Giám, Tam Quang, Tam Thái, Xá Lượng, Xiêng My, Yên Hòa, Yên Na, Yên Thắng, Yên Tĩnh (Phụ lục 39). 3.2.20 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Thanh Chương (Phụ lục 20) Năm 2015, huyện Thanh Chương có 153 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 04 chiếm 2,61%; quầy thuốc 07 chiếm 4,57%; đại lý 102 chiếm 66,67%; tủ thuốc trạm y tế 40 chiếm 26,15% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Thanh Chương: 01 CSBL thuốc phục vụ 1649 người và cứ 7,36 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 36 xã không có nhà thuốc hoạt động; 35 xã không có quầy thuốc hoạt động; 05 xã không có đại lý hoạt động. Có 17 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 18-19 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Ngọc Lâm, Ngọc Sơn, Phong Thịnh, Thanh Đức, Thanh Hưng, Thanh Khai, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Lĩnh, Thanh Lương, Thanh Mai, Thanh Sơn, Thanh Tùng, Thanh Văn, Thanh Xuân, Thanh Yên, Võ Liệt (Phụ lục 40). 3.2.21 Sự phân bố CSBL thuốc theo dân số, diện tích trên địa bàn huyện Yên Thành (Phụ lục 21) 53
  64. Năm 2015, huyện Yên Thành có 179 CSBL thuốc, trong đó nhà thuốc 04 chiếm 2,23%; quầy thuốc 22 chiếm 12.29%; đại lý 114 chiếm 63,68%; tủ thuốc trạm y tế 39 chiếm 21.8% trên tổng số CSBL của huyện. Trung bình trên địa bàn huyện Yên Thành: 01 CSBL thuốc phục vụ 1672 người và cứ 3,07 Km² có 01 CSBL thuốc (đáp ứng được yêu cầu 2000 dân/01 CSBL thuốc). Trong đó, 35 xã không có nhà thuốc hoạt động; 24 xã không có quầy thuốc hoạt động; 05 xã không có đại lý hoạt động. Có 14 xã có mật độ 01 CSBL thuốc phục vụ >2000 dân, cần thiết phải bổ sung mở 18-19 CSBL thuốc để đảm bảo bình quân 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân, giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nguồn thuốc chăm sóc sức khỏe là: Đô Thành, Đức Thành, Hồng Thành, Hùng Thành, Khánh Thành, Lăng Thành, Liên Thành, Lý Thành, Minh Thành, Quang Thành, Thịnh Thành, Tiến Thành, Văn Thành, Viên Thành (Phụ lục 41). 3.3 Khảo sát một số hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 Kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 như sau: 3.3.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị Thời gian qua, triển khai thực hiện GDP, GPP nhiều cơ sở kinh doanh thuốc đã có nhiều cố gắng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các hạn chế cần phải khắc phục, điều này được chứng minh qua số liệu báo cáo của đoàn thanh tra Sở Y Tế Nghệ An trong năm 2015. Kết quả thanh tra, kiểm tra như sau: 54
  65. Bảng 3.6. Kết quả thanh tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị STT Nội dung thanh tra Đạt Không đạt n: là số cơ sở được thanh, kiểm tra Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ cơ sở % cơ sở % 1 Diện tích (n=170) 162 95,3 8 4,7 2 Điều kiện bảo quản thuốc (n=170) 158 93 12 7 3 Biển hiệu (n=170) 145 85,3 25 14,7 4 Trang thiết bị bảo quản (n=170) 152 89,4 18 10,6 5 Không riêng biệt (n= 158) 114 72,2 44 27,8 Biểu đồ thể hiện kết quả thanh tra về cơ sở vật chất thu được từ Bảng Hình 3.5. Tỷ lệ kết quả thanh, kiểm tra về CSVC Nhận xét: Cơ sở vật chất và các trang thiết bị tại các cơ sở bán thuốc còn có những vi phạm như: Các cơ sở đạt GPP chấp hành chưa nghiêm túc trong vận hành các trang thiết bị bảo quản thuốc: nhiệt kế, ẩm kế không được hiệu chuẩn; không đóng cửa kính ngăn cách giữ nhiệt độ khi nhà thuốc hoạt động; điều hòa không sử dụng; có tủ lạnh nhưng đa số cơ sở để lẫn thức ăn đồ uống 55
  66. trong tủ lạnh cùng với thuốc; không duy trì nhiệt độ và độ ẩm theo quy định; khu vực rửa tay, ra lẻ thuốc và khu vực tư vấn không đạt yêu cầu. Các cơ sở chưa đạt GPP một số cơ sở vi phạm về diện tích sử dụng bày bán chung với các hàng hóa khác không riêng biệt hoặc kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép chiếm tỷ lệ 27,8%; không trang bị điều hòa tủ lạnh, máy hút ẩm, quạt thông gió; quầy tủ xuống cấp không được đầu tư; không bố trí các khu vực rửa tay, khu tư vấn. Hầu hết chưa có đầu tư thiết bị bảo quản thuốc. Biển hiệu của các cơ sở vẫn còn nhiều vi phạm chiếm tới 14,7%, các lỗi thường gặp là: biển hiệu không đầy đủ thông tin, biển hiệu có nội dung quảng cáo vi phạm cho phép. 3.3.2 Về thực hiện quy chế chuyên môn Bảng 3.7. Kết quả thanh tra về thực hiện các quy chế chuyên môn STT Nội dung thanh tra Đạt Không đạt n: là số cơ sở được thanh, kiểm tra Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ cơ sở % cơ sở % 1 Nguồn thuốc nhập (n=170) 145 85,3 25 14,7 2 Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong 34 21,5 124 78,5 điều trị ngoại trú (Sổ theo dõi thông tin bệnh nhân) (n=158) 3 Thực hiện Thông tin thuốc, hướng dẫn 140 82,3 30 17,7 ghi nhãn thuốc (n=170) 4 Hoạt động quảng cáo (n=170) 155 91,2 15 8,8 5 Niêm yết giá đầy đủ, đúng quy định và 135 79,4 35 20,6 bán đúng giá niêm yết (n= 170) 6 Tài liệu tra cứu, tài liệu văn bản về hành 120 70,6 50 29,4 nghề (n=170) 7 Sổ sách ghi chép, cập nhật việc hoạt 45 26,5 125 73,5 động kinh doanh thuốc (n=170) Biểu đồ thể hiện kết quả thanh tra về cơ sở vật chất thu được từ Bảng 56
  67. Hình 3.6. Tỷ lệ kết quả thanh, kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn Nhận xét: - Nguồn nhập thuốc: Đa số các cơ sở kinh doanh thuốc đã xuất trình được hóa đơn nhập thuốc theo đúng quy định nhưng vẫn còn 14,7% số cơ sở vi phạm về nguồn gốc hàng hóa. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: Mua bán thuốc còn thiếu hóa đơn chứng từ; mua hàng của Trình Dược viên giao; một số quầy thuốc của Công tư Dược Tư nhân trên địa bàn còn tự đi khai thác thêm thuốc ngoài công ty, không xuất trình được hóa đơn mua thuốc. - Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: có 124/158 cơ sở, chiếm 78,5 % được thanh tra là không đạt vì các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã được trang bị sổ theo dõi thông tin bệnh nhân nhưng việc ghi chép theo dõi vẫn còn rất hạn chế, chưa đầy đủ thông tin bệnh nhân. Các cơ sở chưa đạt GPP thì hầu như chưa thực hiện việc này. - Việc thực hiện thông tin thuốc, hướng dẫn ghi nhãn thuốc và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Đa số các cơ sở đã có sự quan tâm chú ý đến thông tin thuốc và nhãn thuốc quy định. 57
  68. - Việc thực hiện quy định về quảng cáo: Đa số cơ sở (91,2%) kinh doanh thuốc đã có sự quan tâm chú ý đến hoạt động trưng bày quảng cáo tại cơ sở đảm bảo đúng quy định và tính thẩm mỹ cáo, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở quảng cáo quá phạm vi giới hạn cho phép, hoặc quảng cáo thực phẩm chức năng với nhiều câu chữ dễ gây hiểu nhầm là thuốc, một số cơ sở treo, dán những pano, áp phích quảng cáo thuốc chưa có số phiếu tiếp nhận đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế. - Việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc: Các cơ sở bán lẻ thuốc niêm yết giá tương đối đầy đủ, đúng quy định, bán đúng giá niêm yết và có bảng tuy nhiên còn một số nơi việc niêm yết giá còn thực hiện chiếu lệ, sơ sài, viết tắt, chưa niêm yết tới đơn vị đóng gói nhỏ nhất, một số mặt hàng do được khuyến mãi chiết khấu nên giá bán thực tế khác với giá in trên bao bì, dẫn đến hiện tượng hai giá cùng niêm yết trên một loại thuốc. - Việc ghi chép sổ theo dõi, cập nhật thuốc: việc ghi chép sổ sách, lưu hồ sơ chưa được coi trọng ở hầu hết các cơ sở, chỉ có 45/170 cơ sở ghi chép sổ sách tương đối đầy đủ, đa số các cơ sở còn lại ghi chép sơ sài, chiếu lệ, thiếu thực tế. Rất ít cơ sở có thể thực hiện việc ghi chép theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc; các quầy thuốc của công ty dược Nghệ An tuy đã đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị so với tiêu chuẩn GPP nhưng hầu hết chỉ có sổ xuất nhập thuốc và sổ kiểm tra dược chính, các mẫu hồ sơ sổ sách khác theo yêu cầu của GPP chưa được triển khai thực hiện. 58
  69. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Bàn luận về sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Nghệ An năm 2015 theo các loại hình bán lẻ thuốc Do mạng lưới hệ thống phân phối được xây dựng rộng khắp, từ các công ty cổ phần, công ty TNHH cho tới các quầy thuốc trạm y tế xã , nên hiện nay thị trường dược phẩm vẫn ổn định, phát triển tốt cho dù nền kinh tế nước ta có nhiều biến động. Mạng lưới bán lẻ thuốc là nơi cung ứng thuốc và tư vấn sử dụng thuốc trực tiếp cho người dân, các cơ sở bán lẻ thuốc được hình thành trên cơ sở các quy định chặt chẽ của pháp luật. Chính vì vậy, việc quy định các hình thức bán lẻ và địa bàn hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc đã tác động rất lớn đến việc phân bố của các loại hình bán lẻ thuốc trên địa bàn toàn tỉnh. Nội dung nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra sự phân bố của các loại hình bán lẻ thuốc đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc mua thuốc. Khi có nhu cầu sử dụng thuốc người bệnh không thể tự lựa chọn các loại thuốc trong việc điều trị bệnh của mình mà phải đến các CSBL thuốc, kể cả các triệu chứng của bệnh mà mua thuốc theo tư vấn của người bán. Chính vì vậy, vai trò của các CSBL thuốc là hết sức quan trọng, khi nghiên cứu đối tượng này là để trả lời cho việc người bệnh hiện nay đã thực sự thuận tiện cho việc mua thuốc chữa bệnh và việc sử dụng thuốc đã thực sự an toàn, hợp lý và thực sự hiệu quả hay chưa. Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 của Bộ Y Tế quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc”, địa bàn và phạm vi hoạt động của CSBL thuốc. Trong đó quy định rõ đối với Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, Tủ thuốc của trạm y tế được mở bán tại xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với xã, thị trấn đã có đủ 01 CSBL thuốc phục vụ 2000 dân thì không tiếp tục mở đại lý bán thuốc của doanh nghiệp. Đối với các phường thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nếu chưa đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân thì cho phép doanh nghiệp có kho đạt GSP (nếu tại tỉnh chưa có doanh nghiệp 59