Luận án Nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh: Truyền thống và biến đổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh: Truyền thống và biến đổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_nha_tho_ho_o_tinh_bac_ninh_truyen_thong_va_bien_doi.pdf
2. Tom tat luan an Tieng Viet - Pham Le Trung.pdf
3. Tom tat luan an tieng Anh - Pham Le Trung.pdf
4. Trich yeu luan an Tieng Viet - Pham Le Trung.pdf
5. Trich yeu luan an Tieng Anh - Pham Le Trung.pdf
6. Dong gop moi cua luan an Tieng Viet - Pham Le Trung.pdf
7. Dong gop moi cua luan an Tieng Anh - Pham Le Trung.pdf
112 QD HD cap truong Pham Le Trung.pdf
Nội dung text: Luận án Nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh: Truyền thống và biến đổi
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI PHẠM LÊ TRUNG NHÀ THỜ HỌ Ở TỈNH BẮC NINH: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2025
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI PHẠM LÊ TRUNG NHÀ THỜ HỌ Ở TỈNH BẮC NINH: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trịnh Sinh 2. PGS.TS. Dương Văn Sáu HÀ NỘI - 2025
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ “Nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh: Truyền thống và biến đổi” là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trịnh Sinh và PGS.TS Dương Văn Sáu. Nội dung những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích, dẫn nguồn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2025 Tác giả luận án Phạm Lê Trung
- 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ........................................................................................................................1 DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT............................................................................2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................................3 MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHÀ THỜ HỌ Ở BẮC NINH ...............................16 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................16 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................29 1.3. Khái quát về hệ thống nhà thờ họ ở Bắc Ninh .....................................................42 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................52 Chương 2: BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CỦA NHÀ THỜ HỌ Ở BẮC NINH ...........53 2.1. Chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong truyền thống ........................................53 2.2. Sự biến đổi chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh hiện nay ...............................74 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................98 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ THỜ HỌ Ở BẮC NINH HIỆN NAY ....................................................................................................................99 3.1. Những vấn đề đặt ra với chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh hiện nay. ......................99 3.2. Bàn luận về sự phát triển nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong tương lai .................... 128 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 152 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 164
- 2 DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ (â.l) Âm lịch CCN Cụm công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐTH Đô thị hóa GS, PGS Giáo sư, Phó giáo sư KCN Khu công nghiệp NCS Nghiên cứu sinh NTH Nhà thờ họ Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân VHDG Văn hóa dân gian
- 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hoá khung phân tích của luận án .................................................................... 42 Sơ đồ 1.2. Phân chia nhánh của các cấp độ nhà thờ họ ngành .................................................. 47
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống văn hóa - xã hội của người Việt, nhà thờ họ hiện hữu ở hầu hết các địa phương, vùng miền ở nước ta. Nhà thờ họ là loại hình di tích gắn bó và mang những giá trị lịch sử, văn hoá của một gia đình, dòng họ; lớn hơn nữa là của địa phương, quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, nhà thờ họ ở mỗi vùng miền lại có những đặc điểm riêng phản ánh văn hoá của địa phương đó. Nhà thờ họ ra đời từ bao giờ là một câu hỏi vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Qua những tư liệu về nhà thờ họ nói chung, các nhà nghiên cứu đều đưa ra những nhận định về sự ra đời của nhà thờ họ là do niềm tin tâm linh và đạo lý uống nước nhớ nguồn của các cá nhân và cộng đồng; thể hiện qua nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nhà thờ họ. Đạo lý đó đã và vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Thực tế tìm hiểu một số tư liệu cùng kết quả điền dã về một số dòng họ hình thành lâu đời ở Bắc Ninh cho thấy: Các dòng họ tồn tại ở Bắc Ninh đến nay lâu nhất đã được 18; 19 đời tính theo phả hệ (nhà thờ họ Ngô Lệnh – Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh), nhà thờ họ Nguyễn Đương của dòng họ Phúc Quận Công Thiếu Bảo Nguyễn Đương Hồ đã được 19 đời tính theo phả hệ (Xóm Phan, thôn Dương Húc, xã Đại Đồng). Căn cứ vào giá trị vật chất cho thấy nhà thờ họ có niên đại sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay ở Bắc Ninh đã trên 300 năm (nhà thờ họ Nguyễn Thạc ở phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn xây dựng từ năm 1686 đến 1700). Những nhà thờ họ có niên đại sớm ở nước ta nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng còn tồn tại thường được hình thành từ những dòng họ khoa bảng, có những danh nhân văn hoá vì vậy nó mang trên mình những giá trị lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật hoặc gắn với một danh nhân văn hoá có đóng góp công trạng với dân với nước qua các thời kỳ lịch sử. Một số nhà thờ họ có giá trị đối với cộng đồng ở địa phương hoặc một dòng họ qua nhiều thế hệ. Qua đó, nhiều nhà thờ họ đã được nhà nước xếp hạng và cấp bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia hoặc cấp Tỉnh. Từ đó làm căn cứ pháp lý cho việc gìn giữ, phát huy giá trị loại hình di tích nhà thờ họ hiện nay và trong tương lai. Bắc Ninh là tỉnh có lịch sử lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư dân nông nghiệp tụ cư và phát triển. Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có mật độ các loại hình di tích tôn giáo - tín ngưỡng dày đặc, phân bố đồng đều ở hầu hết các huyện, thị xã và thành phố, trong đó có loại hình di tích nhà thờ họ. Số
- 5 liệu của Ban quản lý di tích tỉnh và qua kết quả khảo sát, Nghiên cứu sinh (NCS) đã tập hợp được 127 nhà thờ họ trong đó có 11 nhà thờ dạng đền thờ (chiếm 9%), 33 từ đường (chiếm 22%), 83 nhà thờ họ (chiếm 65%). Qua những số liệu trên làm cơ sở cho NCS tiếp cận những nghiên cứu về nhà thờ họ nói chung và nhà thờ họ ở Bắc Ninh nói riêng. Các nhà nghiên cứu đi trước mới chỉ đề cập đến văn hoá nhà thờ họ từ nhiều góc độ nhỏ khác nhau, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Hai thành tố này ở loại hình di tích nhà thờ họ đóng vai trò rất quan trọng phản ánh rõ nét về chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong truyền thống cho đến hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã để lại một khoảng trống lớn mà NCS đã nhận ra và lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận án của mình. Trong mối tương quan với nhà thờ họ ở nước ta, về chức năng cơ bản của nhà thờ họ có sự đồng nhất về giá trị cốt lõi là thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh có những đặc điểm nổi bật về những giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống, đặc điểm về niên đại của những ngôi nhà có tuổi đời cao, đặc điểm về những dòng họ danh nhân – khoa bảng nổi tiếng, có nhiều công trạng đóng góp cho các triều đình phong kiến trong suốt diễn trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tiếp cận nghiên cứu nhà thờ họ ở Bắc Ninh xuất phát từ việc lựa chọn lý thuyết chức năng, từ lý thuyết chức năng luận án đã xác định được 3 chức năng của nhà thờ họ gồm: chức năng tâm linh, chức năng giáo dục, chức năng sinh hoạt văn hoá cộng đồng dòng họ. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề xoay quanh các chức năng nói trên và làm rõ vai trò của chủ thể văn hoá đối với các chức năng của nhà thờ họ hiện nay. Tuy nhiên, Bắc Ninh là địa phương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá nhanh, sự phát triển từ xã lên phường, từ làng lên phố, các chức năng nhà thờ họ cũng bị tác động và biến đổi nhanh chóng, đó là quá trình bổ sung các giá trị văn hoá mới, đời sống và sinh hoạt văn hoá gia đình, dòng họ trên nền tảng giá trị văn hoá truyền thống của nhà thờ họ trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy NCS đặt vấn đề nghiên cứu các chức năng của nhà thờ họ biểu hiện trong truyền thống và biến đổi hiện nay. Những biểu hiện đó được diễn ra trong bối cảnh thực tiễn sẽ chứng minh cho sự tồn tại các chức năng nhà thờ họ trong truyền thống và sự biến đổi hiện nay như thế nào? Từ nghiên cứu thực tiễn truyền thống và biến đổi nhà thờ họ nói chung và nhà thờ họ ở Bắc Ninh nói riêng cho thấy những vấn đề cần nghiên cứu sau đây:
- 6 - Chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về nhà thờ họ nói chung và nhờ họ ở Bắc Ninh về truyền thống và biến đổi. - Các chức năng của nhà thờ họ trong truyền thống và hiện nay góp phần làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được lưu giữ và phát triển. - Các chức năng của nhà thờ họ hiện nay đã có những biến đổi và sẽ còn biến đổi. - Sự biến đổi của nhà thờ họ là do vai trò của chủ thể văn hoá nhà thờ họ tác động đến khách thể là nhà thờ họ cũng như nhu cầu biến đổi văn hoá dòng họ nhằm thích ứng với sự biến đổi văn hoá – xã hội nói chung hiện nay. - Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu, NCS vận dụng lý thuyết chức năng để làm rõ vấn đề các chức năng nhà thờ họ. Qua đó sẽ có những bàn luận về các chức năng nhà thờ họ hiện nay và các chức năng của nhà thờ họ trong tương lai sẽ như thế nào? xu hướng biến đổi ra sao? Làm rõ những mặt tích cực cũng như tiêu cực của sự biến đổi để điều tiết sự phát triển trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh nhằm làm rõ hơn những chức năng văn hoá nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong truyền thống và những biến đổi, bổ sung giá trị văn hoá mới trong dòng họ và nhà thờ họ. Từ đó có những dự đoán về sự phát triển các chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong sự vận động của đời sống xã hội đô thị hoá mạnh mẽ ở Bắc Ninh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án từ đó tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu về nhà thờ họ ở Bắc Ninh. - Xác định cơ sở lý luận của luận án, lựa chọn lý thuyết nghiên cứu về nhà thờ họ ở Bắc Ninh, phân tích một số khái niệm liên quan từ đó làm cơ sở xây dựng khung phân tích của luận án. - Qua khảo sát, nghiên cứu, phân tích chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong truyền thống và biến đổi hiện nay đưa ra những bàn luận và dự báo về sự phát triển của nhà thờ họ trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là những chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh và những biến đổi của nó.
- 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Một số nhà thờ họ tiêu biểu ở thành phố, thị xã, huyện ở tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, luận án phân tích, đánh giá chức năng của loại hình di tích nhà thờ họ để chọn một số nhà thờ họ tiêu biểu theo yêu cầu của luận án làm đối tượng nghiên cứu về sự biến đổi. Luận án lựa chọn một số nhà thờ họ tiêu biểu sau đây đối tượng nghiên cứu: - Thành phố Bắc Ninh: + Cụm nhà thờ họ - đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên, phường Đại Phúc: Đây là cụm nhà thờ tiêu biểu ở thành phố Bắc Ninh. Nhà thờ chính của dòng họ Nguyễn Phúc Xuyên được nhân dân xây dựng như một ngôi đền và tôn thờ như một vị Bồ Tát, ngoài ra 3 con trai của cụ Nguyễn Phúc Xuyên cũng được xây dựng 3 ngôi nhà thờ có niên đại thế kỷ 18. Nhà thờ của dòng họ Nguyễn Phúc Xuyên nằm trên địa bàn có sự biến đổi mạnh mẽ trong quá trình đô thị hoá và biến đổi từ nhà thờ sang dạng đền thờ, đồng thời là cụm nhà thờ tiêu biểu cho sự biến đổi các chức năng. + Nhà thờ họ Ngô ở phường Đáp Cầu: được công nhận di tích cấp tỉnh tháng 2 năm 2023. Nhà thờ tồn tại được 18 đời, là một trong những dòng lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. - Thành phố Từ Sơn + Nhà thờ họ Nguyễn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, xã Phù Khê. Nhà thờ họ tiêu biểu của dòng họ danh nhân khoa bảng trên đất Phù Khê. Nhà thờ họ Nguyễn là dạng nhà thờ có sự biến đổi từ nhà thờ họ khoa bảng, danh nhân sang nhà thờ là di tích lịch sử - cách mạng, là nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. + Nhà thờ Đàm Thận Huy (1463-1526) ở Hương Mạc, Từ Sơn (di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia). Nhà thờ dòng họ Đàm Thận ra đời sớm ở làng Hương Mạc, có công trạng với triều đình Lê-Trịnh. Hiện nay khu phố Hương Mạc, ngoài nhà thờ họ Đàm Thận Huy còn có nhiều nhà thờ chi họ Đàm Thận. + Nhà thờ họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng: là nhà thờ họ có niên đại sớm nhất (1868-1700) còn tồn tại ở Bắc Ninh. Là dòng họ có công trạng với triều đình nhà Lê và với quê hương Đình Bảng, tuy nhiên đến nay dòng họ có sự biến đổi mạnh mẽ trong văn hoá dòng họ. - Huyện Gia Bình + Nhà thờ họ Trần Danh, xã Đại Lai: là nhà thờ dòng họ danh nhân được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận di tích Quốc gia, trong những năm qua nhà thờ đã được tu bổ mới hoàn toàn, qua đó một số sinh hoạt văn hoá dòng họ cũng có sự thay đổi.
- 8 - Huyện Tiên Du + Nhà thờ họ Nguyễn Thành, xã Đại Đồng, nhà thờ họ Hoàng, ở xóm Giai, thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng huyện Tiên Du. Là hai nhà thờ của dòng họ thường dân đã tồn tại từ 7-8 đời. Trong dòng họ Nguyễn Thành và dòng họ Hoàng do điều kiện trong dòng họ nên có sự biến đổi tiêu biểu về chức năng của chủ thể văn hoá. + Đền thờ danh nhân Nguyễn Đương Hồ và nhà thờ đại tông dòng họ Nguyễn Phú ở xóm Phan, thôn Dương Húc, xã Đại Đồng. Là nhà thờ họ đi đầu trong quá trình số hoá và chuyển đổi số trong quá trình hoạt động. - Huyện Yên Phong + Nhà thờ họ Ngô, thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong được mệnh danh là “tứ lệnh tộc” nổi tiếng về truyền thống khoa bảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 và truyền thống hiếu học ngày nay. Nhà thờ họ Ngô là nhà thờ Đại tôn, ngoài thờ Thuỷ tổ dòng họ, ở nhà thờ còn lập án gian thờ các vị đỗ đại khoa của dòng họ Ngô ở Vọng Nguyệt. Những hoạt động văn hoá dòng họ ở nhà thờ họ tiêu biểu cho chức năng sinh hoạt văn hoá dòng họ và chức năng giáo dục của nhà thờ họ ở Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu ngoài 10 nhà thờ tiêu biểu kể trên, NCS cũng lựa chọn thêm một số nhà thờ họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để mở rộng phỏng vấn chủ thể văn hoá về những vấn đề biến đổi các chức năng của nhà thờ họ và biến đổi chức năng của chủ thể văn hoá hiện nay và tương lai, điều này giúp cho luận án có thêm cơ sở minh chứng về những luận điểm khoa học như Từ đường họ Chu (Yên Phụ, huyện Yên Phong), nhà thờ họ Nguyễn Đức (Chi Lăng, Quế Võ), nhà thờ họ Phạm (Kim Đôi, Kim Chân, Từ Sơn), nhà thờ họ Lê Thế Tướng ở khu phố Phù Lưu, thành phố Từ Sơn - Phạm vi thời gian nghiên cứu Để làm rõ căn cứ khoa học về thời gian nghiên cứu, NCS đã căn cứ vào niên đại kiến trúc nhà thờ họ (nhà thờ họ Nguyễn Thạc ở Đình Bảng, Từ Sơn) được xây dựng từ năm 1686 đến 1700, tồn tại trên 300 năm. Sự tồn tại của các dòng họ có từ 18-19 đời như nhà thờ họ Ngô Lệnh – Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh), nhà thờ họ Nguyễn Đương của dòng họ Phúc Quận Công Thiếu Bảo Nguyễn Đương Hồ đã được 19 đời tính theo phả hệ (Xóm Phan, thôn Dương Húc, xã Đại Đồng). Bám sát nội dung nghiên cứu của luận án về nhà thờ họ truyền thống và biến đổi, NCS đã xác định phạm vi thời gian nghiên cứu của nhà thờ họ từ trước năm 1986 và sau thời kỳ đổi mới năm 1986 trở lại đây.
- 9 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành của các ngành khoa học: Văn hoá học, lịch sử, xã hội học, nhân học văn hoá. - Ngành văn hoá học: NCS thực hiện tiếp cận chuyên ngành văn hóa học để xác định những chức năng của nhà thờ họ. - Ngành lịch sử: tìm hiểu về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của nhà thờ họ. - Ngành xã hội học: điều tra, phỏng vấn sâu, phát phiếu trưng cầu ý kiến của chủ thể nhà thờ họ. - Ngành nhân học văn hoá: xác định vị trí của chủ thể văn hoá là con người trong truyền thống và chủ thể con người ngày nay trong sự biến đổi nhận thức và thực hành như thế nào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. 4.2.1. Phương pháp luận 4.2.1.1. Quan điểm nghiên cứu Nhà thờ họ là loại hình di tích chứa đựng những thành tố văn háo bao gồm vật thể và phi vật thể. Tiếp cận nghiên cứu về nhà thờ họ có thể theo các quan điểm về khảo cổ học, tôn giáo học ) Tuy nhiên, luận án đã lựa chọn tiếp cận nghiên cứu nhà thờ họ ở Bắc Ninh từ góc độ văn hoá học, coi nhà thờ họ là một sản phẩm văn hoá, một biểu trưng của giá trị văn hoá và những hoạt động diễn ra liên quan đến nhà thờ họ bao gồm các thực hành văn hoá, trao truyền tri thức và lưu giữ những giá trị văn háo truyền thống cao đẹp của dòng họ. Dựa vào khung phân tích của luận án, nội dung của luận án đã làm rõ những chức năng văn hoá cơ bản của nhà thờ họ tỏng truyền thống và biến đổi cũng như những dự báo trong tương lai. Khi nghiên cứu về các chức năng văn hoá của nhà thờ họ ở Bắc Ninh, luận án đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm của NCS có liên quan đến đề tài của luận án. Luận án đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành cơ bản như: tổng hợp và phân tích tài liệu, điền dã, thống kê, so sánh. 4.2.1.2. Lý thuyết nghiên cứu Nhà thờ họ nói chung, nhà thờ họ ở Bắc Ninh nói riêng ra đời và phát triển đều phải đảm nhận những chức năng và thể hiện vai trò của nó trong đời sống xã hội.
- 10 Ở mỗi dòng họ xây dựng riêng một nhà thờ họ có chức năng khác nhau, tuỳ thuộc vào địa vị, gia thế của dòng họ đó. Nhà thờ họ không chỉ là nơi thờ cùng tổ tiên, trong quá trình hình thành và phát triển, những dòng họ lớn thì phân chia các nhánh họ, chi họ Mỗi nhánh họ, chi họ lại xây dựng nhà thờ bản chi riêng. Nhà thờ họ ngoài chức năng thờ cúng tổ tiên thì mỗi dòng họ có lịch sử và sự phát triển khác nhau nên ở các nhà thờ họ có những sinh hoạt văn hóa - xã hội khác nhau về quy mô, tính chất. Những khác biệt đó mang đặc trưng văn hóa dòng họ, trở thành di sản và tài sản của các cộng đồng cư dân cùng chung huyết thống. Qua đó, NCS dựa vào lý thuyết chức năng làm cơ sở chính để nghiên cứu về nhà thờ họ ở Bắc Ninh: truyền thống và biến đổi. Tác giả luận án đã tổng quan một số khái niệm về họ tộc, nhà thờ họ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cụ thể là nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh. Một số học giả nghiên cứu về lý thuyết chức năng mà NCS tổng quan và vận dụng vào nghiên cứu của mình như: Tác giả Bronislaw Malinowski nhà nhân học người gốc Ba Lan [150]. Học giả A.R. Radcliffe – Brown nhà nghiên cứu nhân học - xã hội người Anh ở giai đoạn cuối TK XIX đầu TK XX [7]. Lý thuyết chức năng của hai nhà khoa học nổi tiếng là Bronislaw Malinowski và A.R. Radcliffe – Brown. Khung lý thuyết nói trên góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu chức năng nhà thờ họ ở Bắc Ninh trên phương diện giá trị lịch sử văn hoá. 4.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: - Tập hợp, tìm hiểu những nguồn tư liệu liên quan đến nội dung của luận án, tập hợp những số liệu thống kê về số lượng nhà thờ họ ở Bắc Ninh qua đó lập biểu phân loại nhà thờ họ theo các tiêu chí: nhà thờ họ được xếp hạng di tích các cấp. Tổng hợp, phân tích kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố để làm rõ những chức năng của nhà thờ họ; từ đó tìm ra khung lý thuyết cho luận án và hệ thống các khái niệm, phạm trù để NCS đưa ra những luận điểm mới cho luận án. 4.2.3. Phương pháp điền dã: - Phạm vi điền dã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào số liệu thống kê từ 127 nhà thờ họ do Ban quản lý di tích Bắc Ninh cung cấp, NCS đã xác định được 10 nhà thờ họ tiêu biểu làm đối tượng nghiên cứu, những nhà thờ họ này thuộc những dòng họ danh gia, khoa bảng đến những dòng họ bình dân được phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố. Qua đó để thu thập được những tư liệu xác thực về sự đa dạng trong biến
- 11 đổi văn hoá nhà thờ họ làm tư liệu phục vụ cho luận án. - Gặp gỡ với các thành viên của các dòng họ thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu để trao đổi, bàn luận về nội dung nghiên cứu của luận án. NCS đã tiếp cận những người được phân công chức năng cụ thể trong dòng họ như: trưởng họ đại tông, trưởng chi, thành viên ban liên lạc, những người phụ nữ là con gái và con dâu trong gia đình, dòng họ. Những người này đã cũng cấp thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu của luận án gồm 29 người (phụ lục 3) đồng thời họ là những người được NCS phỏng vấn chuyên sâu về những vấn đề của nàh thờ họ trong truyền thống va fbienes đổi, bàn luận về nhà thờ họ hiên nay và trong tương lai gồm 57 người (phụ lục 4). - Khảo sát trực tiếp nhiều nhà thờ họ để chụp ảnh không gian thờ tự, sinh hoạt của gia đình và sinh hoạt chung của dòng họ. Chụp ảnh các hoạt động văn hoá diễn ra ở nhà thờ họ trong các dịp lễ tết, giỗ chạp - Tham dự các hoạt động văn hoá – xã hội, những sinh hoạt thường ngày và các ngày lễ tết, giỗ trong năm ở một số nhà thờ họ tiêu biểu. Thực hiện công việc phỏng vấn, ghi âm, phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến của chủ thể văn hoá đối với các nhà thờ họ về các chức năng của nhà thờ họ trong truyền thống và sự biến đổi hiện nay. - Tham dự trực tiếp một số ngày giỗ họ, nghi thức tế lễ trong việc họ, quan sát không gian thờ tự và chụp ảnh lại toàn bộ những hoạt động này. Những sinh hoạt văn hoá này diễn ra vào nhiều thời điểm khác nhau ở nhà thờ họ vì vậy NCS chia làm nhiều đợt khảo sát để gặp gỡ trao đổi với nhiều thành viên khác nhau trong các dòng họ, trong mỗi đợt khảo sát đều phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến. - Phát phiếu điều tra trưng cầu ý kiến làm nhiều đợt khác nhau: phát phiếu ngẫu nhiên và phát phiếu có ý thức chọn lọc. + Số phiếu phỏng vấn được phát ra là 56 phiếu gồm: thành phố Bắc Ninh 12 phiếu, thành phố Từ Sơn 13 phiếu, thị xã Quế Võ 3 phiếu, thị xã Thuận Thành 2 phiếu, huyện Yên Phong 9 phiếu, huyện Gia Bình 4 phiếu, huyện Lương Tài 01 phiếu, huyện Tiên du 12 phiếu. Những người được phỏng vấn là những chủ thể văn hoá của nhà thờ họ, họ là những người có tiếng nói chung nhất về những giá trị văn hóa của dòng họ. Trong quá trình phỏng vấn, NCS đã phát phiếu phỏng vấn mở rộng cả những thành viên trẻ tuổi trong dòng họ để thu thập thông tin về những nhu cầu và xu hướng biến đổi văn hoá nhà thờ họ hiện nay và trong tương lai.
- 12 - Đối tượng được phỏng vấn và trưng cầu ý kiến gồm 29 người được chia làm 2 nhóm phỏng vấn: + Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến về nhà thờ họ trong truyền thống thì tập trung vào người già, các trưởng tộc, trưởng chi. Vì nhóm đối tượng này có kinh nghiệm trong văn hoá truyền thống nhà thờ họ và điều hành việc họ. + Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến về nhà thờ họ trong sự biến đổi thì phỏng vấn một số người cao tuổi và trẻ tuổi. Nhóm đối tượng này sẽ khai thác thông tin về quan điểm giữa truyền thống và hiện tại để trưng cầu ý kiến tập trung vào làm rõ sự biến đổi của hệ thống nhà thờ họ hiện nay. 4.2.4. Phương pháp thống kê - Căn cứ vào bản đồ bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh, xác định vị trí nhà thờ họ tiêu trên bản đồ hành chính. - Thu thập số liệu về số lượng nhà thờ họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, lập bảng thống kê số lượng nhà thờ họ theo địa bàn các huyện. - Thống kê, phân loại nhà thờ họ theo các cấp quản lý, cung cấp số liệu nhà thờ họ theo: nhóm nhà thợ họ được cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia, nhóm nhà thợ họ được cấp bằng công nhận di tích cấp tỉnh, nhóm nhà thờ họ chưa được cấp bằng công nhận di tích các cấp. Lập bảng biểu phân loại và biểu đồ tỷ lệ phần trăm của từng nhóm nhà thờ họ. - Thống kê, phân loại nhà thờ họ theo các cấp quản lý, cung cấp số liệu nhà thờ họ theo nhóm nhà thờ họ biến đổi thành đền và được gọi là đền thờ, nhóm từ đường dòng họ, nhóm nhà thờ họ. - Mã hoá các số liệu trong bảng biểu và biểu đồ làm minh chứng cho luận án. 4.2.5. Phương pháp so sánh Áp dụng vào việc đánh giá sự khác biệt giữa các chức năng nhà thờ họ trong truyền thống và biến đổi qua những số liệu điền dã, thống kê. NCS so sánh sự biến đổi trong các nhóm nhà thờ họ như: nhà thờ họ dòng họ danh nhân, khoa bảng, thường dân – giữa các loại hình nhà thờ đại tông, chi họ Xác định vị trí, vai trò của chủ thể văn hoá trong truyền thống và chủ thể văn hoá trong sự biến đổi giống và khác nhau như thế nào. Qua đó làm rõ hơn chủ thể văn hoá nhà thờ họ trong từng bối cảnh khác nhau.
- 13 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nội dung của luận án đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứ để giải quyết vấn đề: Câu hỏi 1: Sự hình thành và phát triển nhà thờ họ ở Bắc Ninh? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà thờ họ ở Bắc Ninh? Lý do lựa chọn nhà thờ họ ở Bắc Ninh để nghiên cứu? Câu hỏi 2: Những phong tục và truyền thống văn hoá nào được duy trì và phát triển tại nhà thờ họ ở Bắc Ninh? Các căn cứ để xác định các chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh. Câu hỏi 3: Những vấn đề tác động đến sự biến đổi của nhà thờ họ hiện nay và dự báo về các chức năng của nhà thờ họ trong tương lai ra sao? Câu hỏi 4: Làm thế nào để nhà thờ họ ở Bắc Ninh thích ứng văn hoá trong bối cảnh xã hội hiện nay và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ những câu hỏi nghiên cứu nêu trên đây, luận án đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu cụ thể như: - Về phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá: tập trung phân tích sự biến đổi của phong tục, nghi lễ, truyền thống văn hoá liên quan đến nhà thờ họ ở Bắc Ninh. - Sinh hoạt văn hoá dòng họ và cộng đồng: nghiên cứu có thể giả định nhà thờ họ không chỉ là nơi thực hành các nghi lễ truyền thống, thờ cúng tổ tiên, tôn giáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, duy trì, phát triển văn hoá dòng họ và cộng đồng, qua đó ảnh hưởng chung đến sự phát triển văn hoá của địa phương. - Sự ảnh hưởng của yếu tố lịch sử - văn hoá đến giáo dục truyền thống của dòng họ. Giả thuyết đặt ra: sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử - văn hoá đối với nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong giáo dục văn hoá truyền thống hay cách mà văn hoá truyền thống được hình thành và biến đổi qua thời gian. - Mối quan hệ giữa văn hoá và xã hội: nghiên cứu có thể làm rõ sự tương tác giữa văn hoá truyền thống và sự biến đổi xã hội dẫn đến sựu biến đổi văn hoá nhà thờ họ hiện nay và dự báo trong tương lai. Những giả thuyết nghiên cứu trên có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu về các chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh truyền thống và biến đổi.
- 14 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận - Từ thực tiễn nghiên cứu các chức năng của nhà thờ họ trong truyền thống và biến đổi, NCS đã đưa ra quan điểm của mình, nhà thờ họ chứa đựng những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình, dòng tộc ở các địa phương. Những truyền thống này được khởi nguồn và tích tụ trong quá khứ; chịu sự tác động nhiều mặt của cuộc sống đương đại, biến đổi và thích nghi để tạo nên những giá trị mới, trở thành truyền thống và tiếp tục truyền trao cho các thế hệ kế tiếp - Trên thực tế, nhà thờ họ có thể có nhiều hướng tiếp cập khác nhau như: khảo cổ học, dân tộc học Mỗi hướng tiếp cận sẽ nhìn nhận và đánh giá giá trị của nhà thờ họ theo hướng tiếp cận. Đối với nội dung của luận án, NCS đã lựa chọn lý thuyết chức năng để nghiên cứu, qua đó đã xác định được các chức năng cơ bản của nhà thờ họ gồm: chức năng tâm linh, chức năng giáo dục, chức năng sinh hoạt văn hoá cộng đồng dòng họ. Những chức năng này thuộc về thành tố di sản văn hoá phi vật thể nhưng nó diễn ra trong các không gian là nhà thờ họ. - Vận dụng quan điểm về biến đổi văn hoá để nhìn nhận những chức năng này trong truyền thống và hiện đại nó biến đổi như thế nào, đồng thời dự báo các chức năng của nhà thờ họ trong quá trình đô thị hoá sẽ như thế nào. Qua nghiên cứu của luận án cho thấy: Nhà thờ họ chỉ biến đổi chính là qui mô kiến trúc, chất liệu xây dựng, bố trí đồ thờ (ví dụ chuyển từ tượng, ngai, bài vị bằng chữ Hán sang ảnh chân dung). Biến đổi về hình thức sinh hoạt, các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong nhà thờ họ hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy có sự biến đổi từ "Nhà thờ huyết tộc" sang "Nhà thờ danh tộc". Các nhà thờ lớn chung của các “dòng họ đồng danh” - chung tên gọi; có xu hướng chuyển từ "Thờ cúng tổ tiên, huyết thống" sang "Thờ nhân vật biểu tượng/nhân vật tiêu biểu của dòng họ"... với việc ra đời các nhà thờ họ lớn của đất nước, như “Nhà thờ họ Bùi Việt Nam”, “Nhà thờ họ Đinh Việt Nam”, “Nhà thờ họ Dương Việt Nam”.v.v - Xem xét vị trí của chủ thể văn hoá có tác động đến các chức năng của nhà thờ họ trong bối cảnh hiện nay như thế nào. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Bằng những phân tích về truyền thống và biến đổi của nhà họ ở Bắc Ninh có thể mang lại những đóng góp về mặt thực tiễn sau đây:
- 15 - Hiểu sâu sắc về văn hoá địa phương thông qua những giá trị văn hoá truyền thống của các dòng họ trong nghiên cứu các chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh. - Qua những phân tích về giá trị văn hoá truyền thống của nhà thờ họ và những biến đổi của nó đề xuất các giải pháp về hướng phát triển nhà thờ họ trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay. - Đóng góp cho cư dân tỉnh Bắc Ninh nhìn nhận về những chức năng của nhà thờ họ hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay và dự báo trong tương lai các chức năng của nhà thờ họ sẽ vận động, biến đối và phát triển như thế nào? - Đóng góp tiếng nói cho các chủ thể văn hoá nhà thờ họ, các nhà quản lý văn hoá có giải pháp giữ gìn văn hoá nhà thờ họ, chức năng của nàh thờ họ đối với cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của các thế hệ nối dõi của dòng họ. - Từ việc nghiên cứu các chức năng của nhà thờ họ trong truyền thống và biến đổi, luận án đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc gìn giữ những giá trị văn hoá lâu đời của các dòng họ ở Bắc Ninh đồng thời cung cấp những tư liệu làm cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong tương lai. - Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá của địa phương trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá nhà thờ họ hiện nay và tương lai. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 03 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hệ thống nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh. Chương 2. Biến đổi chức năng của nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh Chương 3. Bàn luận về chức năng của nhà thờ họ ở Bắc Ninh hiện nay.
- 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHÀ THỜ HỌ Ở BẮC NINH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nhà thờ họ ở tỉnh Bắc Ninh truyền thống và biến đổi được bắt đầu từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Là một loại hình di tích gắn bó mật thiết với các cộng đồng cư dân có chung huyết thống ở các địa phương nên đã có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về nhà thờ họ, văn hoá dòng họ và sự biến đổi tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đi trước đã giúp cho NCS có được những nội dung căn bản để làm cơ sở cho các nghiên cứu của mình về nhà thờ họ ở Bắc Ninh: truyền thống và biến đổi. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, NCS đã nhóm các công trình nghiên cứu theo 3 vấn đề cơ bản sau đây: 1/ Nhóm những công trình nghiên cứu về nhà thờ họ và nhà thờ họ ở Bắc Ninh; 2/ Nhóm những công tình nghiên cứu về chức năng nhà thờ họ; 3/ Nhóm những công trình nghiên cứu về sự biến đổi nhà thờ họ ở Bắc Ninh. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhà thờ họ Tác giả người Pháp Pierre Gourou (2015) trong tác phẩm Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của mình ông đã miêu tả về nhà thờ họ trong làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ. Học giả người Pháp đã nghiên cứu sâu sắc về người nông dân Bắc Bộ dưới góc độ địa lý nhân văn và một số di tích tôn giáo, thờ cúng của họ trong đó có nhà thờ họ ở thời điểm những năm đầu thế kỷ XX, khi mà các di tích nhà thờ họ này chưa biến đổi nhiều. [45]. Qua nghiên cứu của tác giả P. Gourou, ở góc độ nào đó chúng ta có hình dung về “bức tranh” toàn cảnh trong văn hoá dòng họ ở Bắc Bộ thể hiện trong không gian của nhà thờ họ. Nhóm giả nước ngoài như: Edelman, Marc, Angelique Haugerud (2004) [140] nghiên cứu về văn hoá làng Bắc Việt những đặc điểm cơ bản hình những quy ước của làng và ảnh hưởng tới văn hoá gia đình. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả này mặc dù không trực tiếp nói đến nhà thờ họ nhưng qua nhận diện về quy ước làng xã đã cho thấy sự chi phối của quy ước như một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng làng xã và gia đình trong đó có vai trò trưởng họ, trưởng chi, đó chính là những chủ thể văn hoá tạo nên những chức năng của nhà thờ họ.
- 17 Qua nghiên cứu của các tác giả Pierr Gourou (2015), trong sách “Les paysans du delta Tonkinois”- Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ [44], riêng ở đồng bằng Bắc Bộ có đến 202 họ. Theo Lê Trung Hoa (1992) trong tác phẩm “Họ và tên người Việt Nam” người Việt Nam có 769 họ, trong đó, người Việt (Kinh) có 164 họ, thống kê muộn hơn vào năm 2002, số họ của người Việt là 165 họ [51]. Các thống kê về số lượng các dòng họ ở Việt Nam cho thấy cùng với đó là số lượng nhà thờ họ ở nước ta cũng không ít. Đó là số liệu xác thực cho việc nghiên cứu về nhà thờ họ ở Bắc Ninh trong tương quan so sánh với những địa phương khác. Theo thống kê của Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 127 nhà thờ họ (phụ lục 6). Tiêu chí đánh giá về nhà thờ họ trong danh mục thống kê thể hiện rõ những tên gọi chỉ tính chất của nhà thờ họ ở Bắc Ninh như: đền thờ, từ đường, nhà thờ họ. Miêu tả đặc điểm niên đại, giá trị kiến trúc nghệ thuật, hiện trạng; tình trạng xếp hạng. Những số liệu nêu trên là căn cứ quan trọng cho việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. Tác giả Phan Kế Bính (2005) trong tác phẩm Việt Nam phong tục, đã phân tích nhà thờ họ là nơi con cháu trong một họ lập chung một nhà thờ thủy tổ gọi là Từ đường. Nhà thờ thủy tổ chỉ thờ riêng một thủy tổ và khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không có nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, chi trưởng tuyệt thì mới truyền sang chi thứ. Có họ thì con cháu luân phiên thờ tổ ở nhà riêng của mình. Những họ về chi khác, cũng có nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường [17]. Qua tác phẩm Việt Nam phong tục tác giả Phan Kế Bính đã có định nghĩa cụ thể về nhà thờ họ hay còn gọi là từ đường, trong đó tác giả chỉ ra chức năng quan trọng đối với nhà thờ họ là thờ cúng tổ tiên, tác giả đã đưa ra những dạng thức thờ cúng tổ tiên khác nhau do những điều kiện của từng dòng họ như: lập bàn thờ lộ thiên, lập bia đá trong từ đường Qua đó NCS nhận thấy, ở mỗi vùng miền, mỗi dòng họ khác nhau thì có những điều kiện khác nhau để tạo dựng nhà thờ họ có quy mô khác nhau làm nơi thờ tổ tiên. Tác giả Nguyễn Minh Sơn (1999): Nhà thờ họ với đất dựng nhà thờ họ, những đồ thờ, những vườn ruộng có hoa lợi dùng cho việc thờ cúng được gọi là của hương hỏa. Của hương hỏa không được phép bán. Luật lệ cũng không cho phép sai áp hay tịch biên của hương hỏa bất cứ vì lẽ gì. [101]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Sơn định vị được vị