Khóa luận Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing

pdf 88 trang thiennha21 15/04/2022 6181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_qua_ky_nang_nghe_va_noi_cho_sinh_vie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing

  1. BARIA VUNGTAU UNIVERSITY CAP Sa in t Iacques KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên r f \ ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing Trình độ đào tạo: Đại học Chinh quy Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Ngôn ngũ: Nhật: Bạn Giảng viên hướng dẫn: ThS. Haruka Sasamura GV. Nguyên Minh Tậm Sinh viên thực hiện: Đặng Trung Hiên MSSV: 13030435 Lớp: DH13NB
  2. BARIA VUNGTAU UNIVERSITY Cap Sa in t Ịacques KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing Trình độ đào tạo: Đại học Chinh quy Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Ngôn ngũ: Nhật: Bạn Giảng viên hướng dẫn: ThS. Haruka Sasamura GV. Nguyên Minh Tậm Sinh viên thực hiện: Đặng Trung Hiên MSSV: 13030435 Lớp: DH13NB
  3. Tôi xin cam đoan, khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất cứ ai, dưới sự hướng dẫn của 2 giáo viên: ThS. Haruka Sasamura và cô Nguyễn Minh Tâm. Công trình có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng về công trình nghiên cứu này. Người cam đoan ĐẶNG TRUNG HIỀN
  4. Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Nhà trường và các phòng ban khác của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin lời gửi cảm ơn chân thành đến các thầy cô Ngành Đông Phương học trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã quan tâm, tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và đóp góp những ý kiến thiết thực cho đề tài của tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Haruka Sasamura và cô Nguyễn Minh Tâm đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Vì điều kiện thời gian còn hạn chế, khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, 04 tháng 07 năm 2017 Tác giả khóa luận ĐẶNG TRUNG HIỀN
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH v L Ơ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tà i 1 2. Mục đích nghiên cứ u 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Tình hình nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứ u 5 7. Các kết quả đạt được 6 8. Cấu trúc của khóa luận 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADOWING 7 1.1. Khái niệm 7 1.2. Đặc trưng 8 1.3. Phân loại 9 1.4. Ưu điểm 11 1.4.1. Cải thiện trọng âm và ngữ điệu 11 1.4.2. Nâng cao năng lực nghe hiểu 11 1.4.3. Nâng cao khả năng nói, khả năng phản xạ 12 1.4.4. Lĩnh hội cách diễn đạt và trau dồi vốn từ vựng 13 1.4.5. Tự chủ luyện tập 13
  6. 1.5. Chức năng 14 1.5.1. Phương pháp giảng dạy từ vựng 14 1.5.2. Phương pháp giảng dạy Listening 15 1.5.3. Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói 17 1.5.4. Phương pháp luyện đọc 19 1.6. Thời gian thực hiện và giáo trình sử dụng trong Shadowing 20 1.7. Phương pháp thực hiện Shadowing 21 1.7.1. Tiếp cận giáo trình ngay từ đầu 23 1.7.2. Tiếp cận giáo trình lúc đầu nhưng tập trung vào việc nghe (Tosawa, 2010 [41]) 24 1.7.3. Không tiếp cận với giáo trình lúc ban đầu 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 28 2.1. Tình hình việc học tiếng Nhật tại Việt N am 28 2.1.1. Giai đoạn trước năm 2000 28 2.1.2. Giai đoạn sau năm 2000 30 2.2. Đánh giá về trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam 33 2.2.1. Đánh giá tổng quan 34 2.2.2. Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam đến giao tiếp với người N hật 35 2.3. Tình hình học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 38 2.3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát 38 2.3.2. Tình hình học tiếng Nhật của sinh v iên 39 2.3.3. Hiểu biết của sinh viên về phương pháp Shadowing 43
  7. 2.4. Thực nghiệm và kết quả 44 2.4.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm 44 2.4.2. Nội dung thực nghiệm 44 2.4.3. Đánh giá kết quả 47 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SHADOWING TRONG VIỆC HỌC VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG NHẬT 51 3.1. Tự luyện tập với phương pháp Shadowing 51 3.1.1. Giáo trình sử dụng 51 3.1.2. Cách thực hiện 55 3.2. Áp dụng phương pháp Shadowing trong lớp học tiếng Nhật 64 3.2.1. Lớp học giả thuyết 64 3.2.2. Nội dung chi tiết 64 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 76
  8. B1~8: Bước 1, bước 2, CD: Compact Disc - đĩa quang. ĐNA: Đông Nam Á ĐVT: Đơn vị tính JF: Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản - ORF: Oral reading fluency - khả năng đọc trôi chảy. SV: Sinh viên. THPT: Trung Học Phổ Thông VD: Ví dụ
  9. Bảng 2.1: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 1993 và 1998 28 Bảng 2.2: Danh sách 12 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới tính đến năm 1998 29 Bảng 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 2012 và 2015 31 Bảng 2.4: Danh sách 10 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới năm 2015 32 Bảng 2.5: Danh sách tổng hợp những câu trả lời về khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật 42 Bảng 2.6: Bảng quy tắc chung trong nhóm thực nghiệm phương pháp Shadowing 45 Bảng 2.7: Tiến độ thực hiện của nhóm thực nghiệm 47 Bảng 2.8: Kết quả cải thiện các lỗi phát âm sau khi luyện tập 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 1993-1998 29 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 2012-2015 31 Biểu đồ 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật của các nước ĐNA 33 Biểu đồ 2.4: Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam 34 Biểu đồ 2.5: Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp 36 Biểu đồ 2.6: Ân tượng khi nghe SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật 37 Biểu đồ 2.7: Thành phần đối tượng khảo sát 38
  10. Biểu đồ 2.8: Thời lượng trung bình học một ngày 39 Biểu đồ 2.9: Phương pháp luyện tập của SV 40 Biểu đồ 2.10: Tần suất tiếp xúc với giáo viên người Nhật của SV 41 Biểu đồ 2.11: Số SV biết và luyện tập Shadowing 43 Hình 3.1: Quyển Honsatsu sơ cấp I và I 52 Hình 3.2: Quyển bản dịch sơ cấp I và I I 53 Hình 3.3: Quyển Choukai Tasuku 25 sơ cấp I và I I 54 Hình 3.4: Quyển Hyoujun Mondaishuu sơ câp I và II 54 Hình 3.5: Quyển Kanji (Hán tự) sơ cấp I và I I 55 Hình 3.6: Từ vựng bài 1 trong quyển bản dịch 56 Hình 3.7: Phần Reibun và Bunkei bài 1 trong quyển Honsatsu 58 Hình3.8: Phần Kaiwa bài 1 59 Hình 3.9: Phần Renshuu C bài 1 59 Hình 3.10: Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch 60 Hình 3.11: Video Kaiwa bài 1 63 Hình 3.12: Renshuu A bài 1 trong quyển Honsatsu 65 Hình 3.13: Hình mẫu minh họa Renshuu C bài 1 - câu 1 66
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến năm 2015, số lượng người đang học tiếng Nhật tại Việt Nam là 64,863 người1. Điều đó cho thấy tiếng Nhật ngày càng được nhiều người quan tâm, sử dụng và xem như ngoại ngữ thứ 2. Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật để có thể làm việc tại các công ty, nghiệp đoàn của Nhật Bản trong và ngoài nước rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư học tiếng Nhật có thể xem là một quyết định rất thiết thực. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Nhật hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp có khoảng 30 đến 40 học sinh hoặc cao hơn), trình độ nhận thức khác nhau, thiếu cơ sở vật chất, nguồn sách tham khảo ít và cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản xứ không nhiều. Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian học tập; việc rèn luyện kỹ năng trong khi học; quá trình tiếp thu kiến thức của người học cũng như tác động đến việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy sao cho thích hợp của giáo viên. Thực tế cho thấy, đối với người học tiếng Nhật, việc khó khăn nhất chính là phát âm ngữ điệu trong câu. Việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng (viết sao nói vậy), nhưng để nói tiếng Nhật hay thì phải chú ý đến âm điệu. Cách nói của người Nhật thường khá nhanh và nhiều khi người nghe không nắm bắt được những gì họ nói. Người nghe phải chú ý đến âm điệu, có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ thay đổi ngữ điệu thì sẽ trở thành từ khác. Do đó, việc áp dụng phương pháp cụ thể mang tính tổng hợp vào các lớp học là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao và có thể giúp người học khắc phục được các khó khăn trong quá trình học tiếng Nhật. Cho đến nay, có rất nhiều phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả, nhưng trong số đó có một phương pháp tuy không mới nhưng vẫn chưa được phổ biến 1 Theo Khảo sát của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản -
  12. rộng rãi tại Việt Nam mang tên Shadowing. Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ. Phương pháp này sẽ giúp cho những người mới học ngoại ngữ có thể dễ dàng tiếp cận, nắm bắt cách thức và giúp người học mô phỏng chính xác cách phát âm, ngữ điệu, của ngôn ngữ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” để nghiên cứu. Tôi mong rằng khóa luận này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc học tiếng Nhật, đặc biệt là trong giao tiếp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua thực trạng hiện nay về các khó khăn việc học tiếng Nhật, tôi mong rằng thông qua việc nghiên cứu “Phương pháp Shadowing”, sẽ giúp cho sinh viên học tập đúng hướng và hiệu quả khi mới bắt đầu trình độ sơ cấp, tạo thói quen sắp xếp thời gian học tập và luyện tập mỗi ngày, nâng cao khả năng giao tiếp (nghe và nói) nhanh chóng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, với phương pháp mới này, tôi mong rằng sẽ giúp cho những người học ngoại ngữ có cái nhìn mới về phương pháp học tập này (đặc biệt là trong việc học tiếng Nhật) bởi nó là phương pháp luyện tập chuyên môn và mang tính thực tiễn hơn. Không những thế, bài khóa luận này còn có thể cung cấp kiến thức một cách khái quát nhất để người đọc có thể tham khảo và luyện tập theo phương pháp Shadowing một cách hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài SHADOWING - Phương pháp nâng cao hiệu quả khả năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp, khóa luận sẽ tập trung phân tích chuyên sâu về phương pháp Shadowing, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao khả năng giao tiếp.
  13. Thứ nhất: Khóa luận sẽ tập trung làm rõ các khái niệm, đặc trưng, mức độ ảnh hưởng và tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình học ngoại ngữ. Thứ hai: Dựa trên những cơ sở lý luận về Shadowing, chúng tôi đi vào phân tích và xây dựng có hệ thống các biện pháp tổ chức lớp học trình độ sơ cấp áp dụng phương pháp Shadowing. Thứ ba: Khảo sát tìm hiểu về thực trạng việc học tiếng Nhật tại Việt Nam (đặc biệt tại các trường Đại học đang đào tạo chuyên ngành tiếng Nhật), tìm ra những lợi thế và các mặt hạn chế, đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 4. Tình hình nghiên cứu Theo khảo sát, ở Nhật Bản từ trước đến nay, đã có nhiều bài nghiên cứu tổng quát về mức độ ảnh hưởng, quy trình tổ chức cũng như phương pháp áp dụng Shadowing. Tiêu biểu như các tác giả: • ^A(Mochizuki Michiko): (tạm dịch: Cách ứng dụng phương pháp Shadowing vào giáo dục tiếng Nhật). Bằng các cơ sở lý luận đã nêu trong bài nghiên cứu, Mochizuki đã nêu lên quan điểm của bản thân về Shadowing một cách khái quát nhất. Bên cạnh đó, tác giả đã thực hiện khảo sát nhằm xác thực hiệu quả của phương pháp này đối với người học tiếng Nhật, tìm ra phương hướng áp dụng thực tiễn cũng như phân biệt sự khác nhau giữa thứ tự hướng dẫn và nội dung hướng dẫn Shadowing đối với người học. • itM (Doi Miyuki): AAỖ (tạm dịch: Áp dụng phương pháp Shadowing vào các lớp học sơ cấp). Dựa trên sự thừa kế từ những bài nghiên cứu trước đây, tác giả nghiên cứu và áp dụng thực tiễn phương pháp Shadowing một cách cụ thể trong khoảng thời gian 5 tháng để đưa ra kết luận về tính thực tiễn của phương pháp này và hiện
  14. quả mà nó mang lại. Từ những dữ liệu nghiên cứu đó, Doi Miyuki sẽ nghiên cứu để áp dụng rộng rãi phương pháp này trong giảng dạy tiếng Nhật. • M (Tamai Ken): B# ^ : 'N-y K'—4 N 4 (tạm dịch: Bài giảng về hiệu quả nâng cao năng lực nghe của phương pháp Shadowing). Bài nghiên cứu này nằm trong ấn bản của Hiệp hội Biên phiên dịch Nhật Bản và được công bố tại Hội thảo Biên phiên dịch lần thứ 3 vào năm 2002. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nêu rõ hiệu quả của Shadowing giúp nâng cao kỹ năng nghe qua các mô hình bộ nhớ làm việc khi thực hiện phương pháp này, đồng thời đưa ra phương pháp giúp người học lĩnh hội được từ ngữ và các nhóm âm thanh trong bộ nhớ làm việc. • (Tsukukiyama Saori): L f 4-Y K'— 4 (tạm dịch: Ứng dựng Shadowing nhằm nâng cao tính vận dụng cho người học tiếng Nhật trình độ sơ cấp). Bài nghiên cứu này được tác giả thực hiện dựa trên các nghiên cứu thực tiễn với các đối tượng là người học tiếng Nhật trình độ sơ - trung cấp tại trường Đại học Doshisha. Tác giả đã nêu lên các phương thức tổ chức, áp dụng và lên kế hoạch thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng nhằm nâng cao tính vận dụng của phương pháp này đối với người học tiếng Nhât. Tuy nhiên, cho đến nay thì tại Việt Nam chỉ có bài nghiên cứu về phương pháp này chủ yếu trong tiếng Anh chứ chưa có trong tiếng Nhật. Do đó, trên cơ sở kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tôi hi vọng khóa luận “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” sẽ mang đến cái nhìn mới, tổng quan, khái quát hơn về phương pháp Shadowing cũng như nêu lên được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên chưa cải thiện được khả năng giao tiếp và thực trạng về khả năng giao tiếp của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trước và sau khi áp dụng phương pháp này. Phương pháp
  15. Shadowing có thể được cho là một phương pháp giúp cho người học tiếng Nhật có thói quen giao tiếp chủ động, sắp xếp đúng trình tự thời gian học tập, và đặc biệt là nâng cao khả năng nghe nói tiếng Nhật. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về phương pháp học tập, giảng dạy và cách tổ chức Shadowing vào các lớp học sơ cấp với các đối tượng là những sinh viên đang học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi giới hạn vấn đề nghiên cứu trong các phạm vi sau: - Pham vi thời gian: khóa luận nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thống kê từ năm 1993 đến năm 2015. Trong đó, thời gian khảo sát và tổ chức thực nghiệm là 8 tuần (từ 09/04/2017 đến 04/06/2017). - Phạm vi không gian: trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung làm rõ nội dung lý thuyết của phương pháp Shadowing: nêu lên thực trạng việc học tiếng Nhật, đưa ra kiến nghị sử dụng phương pháp này trong học tập và giảng dạy từ các cơ sở lý luận này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra trong khóa luận, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: tập hợp, phân tích, xử lý, tổng hợp hệ thống, điều tra khảo sát, thực nghiệm và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, tùy vào từng vấn đề cụ thể để áp dụng phương pháp nghiên cứu hợp lý và có hiệu quả: (Chương 1: Khái quát về Shadowing sử dụng phương pháp tập hợp, xử lý, phương pháp hệ thống ; Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sátsử dụng
  16. phương pháp tổng hợp, phân tích, điều tra khảo sát, thực nghiệm, so sánh ; Chương 3: Ứng dụng phương pháp shadowing trong việc học và giảng dạy tiếng nhật sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.) 7. Các kết quả đạt được Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, hệ thống và chuyên sâu về phương pháp Shadowing trong việc nâng cao hiệu quả nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp tại các Trường Đại học ở Việt Nam. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho bạn đọc, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng Nhật, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về Shadowing Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát Chương 3: Ứng dụng phương pháp Shadowing trong việc học và giảng dạy tiếng Nhật
  17. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADOWING 1.1. Khái niệm SHADOWING là thuật ngữ có nguồn gốc từ Shadow trong tiếng Anh (có nghĩa là cái bóng). Về cơ bản, Shadowing là một hành động mô phỏng chính xác âm thanh phát ra từ đối phương. Nói một cách khác, Shadowing chỉ đơn thuần là một phương pháp luyện tập thực tiễn. Dưới đây là một số định nghĩa về Shadowing của một số nhà nghiên cứu: “Shadowing giống như một hành động theo dõi nhịp điệu và phát âm lại ngay lập tức các âm thanh được nghe, nghĩa là lặp đi lặp lại các từ trong một đoạn lời thoại thông qua tai nghe với cùng một ngôn ngữ, kiểu như một con vẹt”. [7,381] “Shadowing là một phương pháp luyện tập vừa nghe lời thoại ban đầu, vừa phản xạ lại như một con vẹt những từ giống như vậy trong khoảng thời gian gần như đồng thời”. [32,7] “Shadowing là một hành động (hoặc là một phương pháp luyện tập kỹ năng nghe) tái tạo lại bài phát biểu bằng cách nói giống như bài thuyết trình đã được nghe trong một khoảng thời gian nhất định hoặc gần như đồng thời đối với bài thuyết trình đó”. [17,105] “Shadowing là hành động lặp đi lặp lại một cách chính xác nhất ngôn ngữ nói của người bản xứ mà ta nghe thấy trong khoảng thời gian chậm hơn một chút hoặc gần như đồng thời”. [45,38]
  18. “Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ. Shadowing là một kỹ năng dễ dàng giúp người học không chỉ có thể bắt chước, mô phỏng chính xác âm thanh mà còn có thể trau dồi được cách phát âm và ngữ điệu một cách tự nhiên, hơn nữa, chỉ cần có âm thanh thì bất cứ lúc nào và ở đâu đều có thể dễ dàng thực hiện được”. [40,77] Trong bài nghiên cứu của Tanimoto (1988)[36] có nêu lên một thuật ngữ (Do-ji-sai-sei - tạm dịch là phát lại song song). Trong phiên dịch đồng thời (thường được gọi là phiên dịch ca-bin), thông thường sẽ nghe nguyên văn cần dịch qua tai nghe, đối với Shadowing cũng nghe với cách thức tương tự như vậy nhưng chỉ lặp lại nguyên văn chứ không cần chuyển đổi ngôn ngữ. Nishimura (1998b)[31] cũng cho rằng Shadowing là một phương pháp đào tạo sơ bộ cho thông dịch song song, nói cách khác thì đó là “Phương pháp luyện tập liên tục cả hai hành động nghe vào nói trong một khoảng thời gian nhất định”. Tóm lại, phương pháp này được có tên là Shadowing bởi vì đó là hành động sao chép hoàn toàn lại nguyên văn giống hệt như một cái bóng. 1.2. Đặc trưng Theo nghiên cứu của Mochizuki (2006)[45], đặc trưng trong phương pháp Shadowing là được thực hiện một cách vô thức trong cuộc sống hằng ngày. Trong tâm lý học nhận thức, những âm thanh được lặp lại trong tâm trí những việc mà đối phương đã nói được gọi là Inner Voice . Việc lặp đi lặp lại trong tâm trí các Inner Voice2 mà chúng ta nghe thấy được gọi là Subvocalization. Và phương pháp luyện tập thực hiện Subvocalization được phát thành tiếng một cách có ý thức chính là phương pháp Shadowing. Nhìn chung, ta có thể thấy việc lặp đi lặp lại 2 Tiếng nói bên trong
  19. như một con vẹt trong một khoảng thời gian gần như đồng thời để bắt chước tiếng nước ngoài thực sự mà chúng ta nghe thấy có vẻ đơn giản nhưng khi ta thực hiện điều đó thì không dễ dàng gì. Tuy nhiên, khi ta chỉ mô phỏng thôi mà không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ đó thì chẳng khác gì việc bắt chước của loài vẹt. Vì vậy, những người đề xướng về Shadowing đã nhấn mạnh rằng phương pháp này là một dạng thao tác có nhận thức. 1.3. Phân loại Theo Gile (1995)[5], Shadowing được biết như là một phương pháp đào tạo thông dịch viên đồng thời và phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Anh. Nishimura (1998b)[31] cho biết những năm gần đây, phương pháp này cũng được nghiên cứu và dần dần có thể áp dụng vào lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Nhật. Shadowing được chia làm 2 dạng là Prosody Shadowing (Shadowing tập trung vào mặt phát âm, nhịp điệu) và Contents Shadowing (Shadowing tập trung vào việc hiểu nghĩa). Trong đó, Prosody Shadowing là phương pháp nắm bắt phát âm, đặc biệt nó rất có ích cho phần gieo vần (theo đánh giá của Aina Rina; Hayashi Ryoko, 2010 [8]). Nếu như sử dụng Prosody Shadowing thì ta có thể ghi nhớ được giọng điệu tự nhiên và điều đó làm giảm bớt những gánh nặng cho người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, thông tin hướng dẫn về phương pháp Shadowing hiện nay có rất nhiều. Do đó, phương pháp nào hữu hiệu để nắm bắt ngữ điệu thì vẫn chưa có lời giải đáp. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề như tài liệu nào thích hợp, khả năng thử nghiệm từ trình độ sơ cấp, vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Hiện nay, nhiều người đã có năng lực tiếng Nhật không gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng cũng có không ít người mong muốn có thể sử dụng tiếng Nhật một cách lưu loát hơn. Do đó, để hiểu được những gì đối phương nói và có thể truyền đạt ngay lập tức điều mình muốn nói, thì điều cần thiết nhất chính là tìm ra một phương pháp luyện tập dẫn đường cho ta giải quyết các vấn đề trên một cách
  20. nhanh chóng. Ví dụ như có thể nói lại ngay lập tức những âm thanh đã nghe được. Shadowing chính là một trong những phương pháp luyện tập như vậy. Khi nói đến việc lặp lại thì ta hay liên tưởng đến một số thuật ngữ tương tự Shadowing như Repeat hay Repeating. Trên thực tế, õtani (2000)[35] đã giải thích cụm từ Repeat khá giống với Shadowing. Repeat cũng được chia làm 2 dạng là Simultaneously Repeat3 và Sequential Repeat4 . Simultaneously Repeat được mô tả như một phương pháp bắt đầu lặp lại cùng với lúc nghe. Sequential Repeat thì lặp lại chậm hơn một câu. Hơn nữa, Miura (1997)[25] cũng gọi Simultaneously Repeat là lặp lại đồng thời và Sequential Repeat là lặp lại chênh lệch (về thời gian). Ngay cả Inagaki (2002)[51] và Iwamura (1996)[14] đều giải thích cùng một phương pháp gần giống như vậy với thuật ngữ Repeating. Mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa thống nhất về thuật ngữ cụ thể nhưng đã có rất nhiều trường hợp đề cập đến kỹ thuật luyện tập giống như vậy. Tuy nhiên, Repeat và Repeating thật sự khác biệt so với Shadowing. Trong trường hợp Repeat và Repeating hay trường hợp luyện tập chậm hơn so với 1 câu thì việc lặp lại phần lớn hầu như được thực hiện sau khi nghe và tạm dừng từng đoạn lời thoại. Trái lại, ở phương pháp Shadowing thì việc lặp lại gần như liên lục và thường xuyên. Để tránh bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ, tôi xin gọi Repeat là phương pháp lặp đi lặp lại câu mẫu sau khi đã tạm dừng hành động nghe; Shadowing là phương pháp lặp đi lặp lại liên tục câu mẫu. Tóm lại, Shadowing là phương pháp luyện tập lặp đi lặp lại âm thanh mà ta nghe thấy và trái ngược với kỹ năng Repeating thông thường chỉ nhắc lại âm thanh mẫu sau khi đã nghe hết còn Shadowing lại phải vừa nghe âm thanh mẫu vừa tái tạo lại ngay lập tức. Ở điểm này cho thấy Shadowing là hành vi ngôn ngữ đòi hỏi sự xử lý ngay lập tức hơn so với Repeating. 3 lặp lại đồng thời 4 lặp lai tuần tự
  21. 1.4. Ưu điểm 1.4.1. Cải thiện trọng âm và ngữ điệu Theo như các bài nghiên cứu của Kawamoto (2003)[55], Kadota (2007)[46], Torikai (2003)[39] có nêu lợi ích của Shadowing là cải thiện phát âm giống như tiếng mẹ đẻ (VD: “An Apple” sẽ được phát âm là “T'ỲƯA'” - A na pu ru), tiếp thu kiến thức về hiện tượng âm vị học5 thực tiễn qua tương tác, cải thiện được thái độ, nhịp điệu, âm điệu, trọng âm, cường độ, luật gieo vần, v v. Hơn nữa, trong nghiên cứu của Acton (1984)[3], luyện tập Shadowing không những có thể nói trôi chảy mà còn cải thiện được kiểu trọng âm và nhịp điệu trong tiếng Anh của những người Mỹ di dân nhưng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh có phát âm chưa chính xác cũng được nêu ra. Theo nghiên cứu của Takahashi (2006)[22] cũng có báo cáo rằng sau khi áp dụng thực tiễn Prosody Shadowing để luyện tập phát âm trong 1 tuần, cho các đối tượng đọc văn bản thì có thể thấy trọng âm và ngữ điệu đã được cải thiện. Takahashi đã phân tích những người tham gia thực nghiệm có thể hình dung được các kiểu âm thanh trong đầu khi đọc. Vì vậy khi luyện tập Shadowing bằng cách lặp đi lặp lại lời thoại đã nghe được đọng lại trong đầu cũng ảnh hưởng đến phát âm sau khi thực hiện. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Mochizuki (2006)[45] cũng nêu ra khả năng có thể tổ chức luyện tập có hệ thống bằng cách Shadowing những trọng âm bị thiếu trong các bài hướng dẫn phát âm ở các mức độ âm đơn từ trước đến nay. 1.4.2. Nâng cao năng lực nghe hiểu Việc cho lặp đi lặp lại để giống các lời thoại được nghe thấy giúp ta có thể nắm bắt được những lời thoại đó nhưng rất khó để tạo ra lời thoại mà bản thân họ 5 Âm vị học là ngành nghiên cứu hệ thống âm thanh được sử dụng nhằm truyền tải ý nghĩa trong bất cứ một ngôn ngữ nói nào của con người. Một ngôn ngữ bên cạnh cú pháp và từ vựng, còn có hệ thống âm vị tác động đến thính giác. Khác với ngữ âm học nghiên cứu cách tạo ra, truyền tải và nhận thức âm thanh một cách vật lý, âm vị học nghiên cứu chức năng hoặc cách ký hiệu âm thanh trong một ngôn ngữ nhất định. Thuật ngữ "âm vị học" được dùng trong ngôn ngữ học thế kỷ 20 có thể bao gồm cả âm vị học và ngữ âm học.
  22. không thể nghe được. Trong bài nghiên cứu của Kawamoto (2003)[55] và Torikai (2003)[39] có nêu, nhờ luyện tập Shadowing, ta có thể bắt kịp được tốc độ của ngôn ngữ đang nghe, nắm bắt được việc hiểu nghĩa, thúc đẩy khả năng nghe hiểu bằng việc lặp lại những âm thanh còn sót lại trong trí nhớ một khoảnh khắc ngắn. Hơn nữa, trong nghiên cứu của Tosawa (2010)[41] có báo cáo rằng qua các câu hỏi được thực hiện sau khi thử nghiệm Shadowing, những đối tượng tham gia đã trả lời rằng họ đã thay đổi từ phương pháp hiểu và dịch sang tiếng mẹ đẻ sang phương pháp hiểu nguyên trạng ngôn ngữ đó. Có thể thấy, phương pháp luyện tập Shadowing không chỉ nâng cao khả năng xử lý thông tin tiếng nước ngoài ngay bên trong não bộ mà còn có thể gắn kết và mở rộng khả năng nghe hiểu. 1.4.3. Nâng cao khả năng nói, khả năng phản xạ Phương pháp Shadowing có khả năng giúp ta đồng thời luyện tập cả hai kỹ năng NGHE và NÓI. Đó là khả năng mà Kawamoto (2003)[55] và Torikai (2003)[39] đã trình bày trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, Iwashita (2010)[13] lại có sự phân biệt rõ ràng về hiệu quả của cả hai phương pháp Shadowing và Repeating. Theo Iwashita, để nhanh chóng hiểu rõ câu từ của đối phương và nói ra ngay lập tức những điều bản thân muốn nói một cách trôi chảy thì có một cách luyện tập cần thiết giúp ta định hướng cụ thể và xử lý nhanh chóng. Ví dụ như việc nói lại ngay tức thì sau khi nghe thấy. Cả hai phương pháp Shadowing và Repeating đều là phương pháp nói lại ngay tức thì sau khi nghe thấy, nhưng Repeating là nói lại lời thoại mẫu sau khi đã kết thúc việc nghe, còn Shadowing lại vừa nghe vừa nói lại lời thoại mẫu. Do đó, để có thể nói một cách trôi chảy những điều bản thân muốn nói thì phương pháp Shadowing có thể là phương pháp luyện tập thích hợp mang lại hiệu quả tức thì.
  23. 1.4.4. Lĩnh hội cách diễn đạt và trau dồi vốn từ vựng Theo nghiên cứu của Funayama (1998)[32], bằng cách kích thích âm thanh nhờ vào phương pháp Shadowing, những từ vựng khó có thể nhớ bằng mắt thì cũng dễ dàng lưu lại trong kí ức. Theo báo cáo của Tosawa (2010)[41], trong phiếu khảo sát hỏi ý kiến của các đối tượng sinh viên đang luyện tập theo phương pháp Shadowing, có khá nhiều câu trả lời tương tự như: Có thể nhớ được các từ khó và nhớ được vần của đoạn văn; tăng vốn từ vựng, ví dụ như các từ vựng chuyên ngành; cho dù cụm từ có khó như thế nào cũng đều có thể nghe được; 1.4.5. Tự chủ luyện tập Hagiwara (2007)[10] đã nêu rằng chỉ cần tập trung vào một việc là nghe kỹ lời thoại mẫu, chú ý đến nhịp điệu, biên độ trầm bổng và thực hiện Shadowing giống như vậy thì cho dù giáo viên không hướng dẫn phát âm cụ thể với các cử chỉ bằng tay theo cách truyền thống, sinh viên vẫn có thể dần dần tự mình thực hiện Shadowing được và có thể nắm bắt được ngữ điệu của lời thoại mẫu. Hơn nữa, chỉ cần có lời thoại để thực hiện Shadowing thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào hay bất cứ khi nào muốn ta đều có thể dễ dàng thực hiện được. Khi luyện tập Shadowing có lẽ nên chú ý một số vấn đề như để tránh bị cho là người đáng ngờ. Ví dụ như phát âm quá lớn ở nơi công cộng, lặp lại những từ dễ gây hiểu nhầm ,. nhưng để khắc phục điều đó không khó. Ví dụ trong trường hợp đang đi bộ trên đường, ta chỉ cần thực hiện Shadowing với âm lượng nhỏ hoặc vừa đủ thì không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hơn nữa, nếu tận dụng Shadowing ngay cả những đoạn hội thoại của mọi người xung quanh, trên các phương tiện công cộng hoặc ngay trên phố thì chắc chắc rằng bất cứ lúc nào ta cũng có thể thử thách bản thân với những giáo trình mới ngay trong cuộc sống.
  24. Tóm lại, qua các dẫn chứng trên, phương pháp Shadowing gồm có cụ thể 5 ưu điểm như sau: - Phát âm: cải thiện phát âm như tiếng mẹ đẻ, cải thiện hiện tượng âm vị một cách thực tế. - Âm luật: cải thiện hầu hết các vấn đề về phát âm, thái độ, nhịp điệu, âm điệu, trọng âm, cường độ, luật gieo vần, - Nghe hiểu: cải thiện nhanh chóng các điểm khó trong kỹ năng nghe. - Năng lực hiểu biết: lời thoại được lặp lại sẽ còn lưu giữ trong trí nhớ một thời gian ngắn (trí nhớ ngắn hạn), cho dù lời thoại đó cùng lúc biến mất đi chăng nữa thì người nghe vẫn nắm bắt đầu mối ý nghĩa và có thể thúc đẩy được năng lực hiểu. - Khả năng luyện tập đồng thời cả 2 kỹ năng NGHE và NÓI Là một phương pháp có nhiều ưu điểm như vậy nhưng việc làm thế nào đề truyền đạt được ý nghĩa của Shadowing cho người học trước khi thực hiện nó? Đó là vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp này trong thực tế dạy và học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Theo khảo sát của Mochizuki (2006)[45] về cách thức giáo viên giải thích nội dung lý thuyết của Shadowing như một nội dung học tập trước khi giới thiệu vào bài học, kết quả cho thấy có hơn 80% trả lời rằng điều đó thật sự giúp ích cho họ. 1.5. Chức năng 1.5.1. Phương pháp giảng dạy từ vựng Các vấn đề thảo luận trong báo cáo của Funayama (1998)[32] về tính thực tiễn của phương pháp nhớ từ vựng đã cho thấy sự đóng góp của Shadowing đối với việc cố định những kiến thức từ vựng đã được dạy. Bao gồm các dự đoán rằng vốn từ vựng có thể được ghi nhớ bằng cách nhận kích thích âm thanh từ các tài
  25. liệu, phần mềm nghe thông qua luyện tập Shadowing. Thử nghiệm được thực hiện ở đây là tạo ra cơ hội để người học bắt gặp lại một lần nữa những từ vựng mà họ đã nhớ thông qua Shadowing và để kiểm tra việc kích thích não bộ bằng âm thanh như thế sẽ giúp ích ở mức độ như thế nào đối với việc ghi nhớ từ vựng. Giả thuyết xác minh ở đây là những đóng góp mà Shadowing mang lại trong việc cố định kiến thức từ vựng. Tuy nhiên, nhờ vào việc trải qua quá trình kích thích não bộ bằng âm thanh giống như phương pháp Shadowing thì những từ vựng khó nhớ được bằng mắt có khả năng lưu giữ tốt trong trí nhớ. Hơn nữa, Trong báo cáo của Sakota và Matsumi (2005)[42], từ kết quả của bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật cho thấy không chỉ từ vựng mà ngữ pháp, khả năng đọc hiểu cũng được tăng lên một cách đáng kể. Ông đã nêu rằng phương pháp Shadowing có thể thúc đẩy xử lý thông tin ngôn ngữ bao gồm cả xử lý ngữ nghĩa. Mặc dù ĐỌC NÓI được sử dụng như một chỉ số biểu thị cho khả năng đọc nhưng Đọc trôi chảy (ORF - Oral reading fluency6) không thể sinh ra mà không có sự hiểu biết từ ngữ (word recognition) cùng với các kiến thức ngôn ngữ, chẳng hạn như ngữ điệu, sự hiểu biết về cú pháp. (Kinoshita; Taeko 2005 [56]) 1.5.2. Phương pháp giảng dạy Listening7 Điểm khó nhất trong Listening chính là làm sao để có thể bắt kịp được tốc độ của ngôn ngữ đang nghe. Và hiệu quả mà phương pháp này mang lại chính là cải thiện các điểm khó đó. Điều này đã được giải thích bằng các khái niệm đã nêu trên. Tóm lại, nếu ta lặp đi lặp lại các lời thoại được nghe thấy bằng Inner Voice với tốc độ nhanh thì ta có thể nâng cao được khả năng nghe hiểu. Để tránh thất thoát thông tin trong khi đang thực hiện nhắc lại các lời thoại nghe được thì ta chỉ 6 ORF - Oral reading fluency là khả năng đọc văn bản được kết nối một cách nhanh chóng, chính xác và có biểu hiện. Khi làm như vậy, không có nỗ lực nhận thức đáng chú ý nào liên quan đến việc giải mã các từ trên trang. Oral reading fluency là một trong những thành phần quan trọng cần thiết cho việc đọc hiểu thành công. 7 Listeng là Kỹ năng nghe
  26. cần nắm bắt một lượng thông tin nhất định trong vòng lời thoại đó đủ để hiểu nghĩa, như thế thì khả năng hiểu nghĩa sẽ được nâng cao đáng kể. Phương pháp Shadowing cũng có cơ chế giống như thế, luyện tập Shadowing sẽ giúp ích trong việc sử dụng, chuyển hóa và xử lý hiểu ngữ nghĩa mà không bị thất thoát thông tin giống như việc chuyển các Inner Voice thành các âm thanh phát ra bằng miệng. 1.5.2.1. Hiệu quả giữa phương pháp Shadowing và phương pháp Dictation8 Theo báo cáo khảo sát của Tamai (1992)[18] được thực trên các đối tượng là các sinh viên người Nhật đang học tiếng Anh, các đối tượng này được chưa làm 2 nhóm, một nhóm thực hiện phương pháp Shadowing và nhóm còn lại sẽ thực hiện phương pháp Dictation. Kết quả cho thấy, nhóm thực hiện phương Shadowing có hiệu quả rõ rệt về khả năng nghe hơn nhóm thực hiện phương pháp Dictation. 1.5.2.2. Hiệu quả của Phương pháp Shadowing với trình độ của người học Qua kết quả của các thí nghiệm để chứng minh hiệu quả đối với khả năng nghe của người học trong khóa học ngắn hạn có áp dụng phương pháp Shadowing như một trong những phương pháp giảng dạy Listening, Tamai (2005)[17] đã nêu rõ hiệu quả của phương pháp Shadowing trong việc nâng cao khả năng nghe hiểu. Tuy nhiên, khi phân tích kết quả của bài kiểm tra nghe, ông đã chia các đối tượng thí nghiệm thành các nhóm theo 3 mức trình độ Cao - Trung - Thấp. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả nâng cao khả năng nghe không đồng nhất và ở các nhóm trình độ thấp thì hiệu quả xuất hiện mạnh mẽ hơn so với các nhóm có trình độ Cao. Mặc dù Ông dự kiến kết quả thử nghiệm rằng một khi càng áp dụng luyện 8 Dictation Là một trong những kỹ thuật luyện nghe thường được sử dụng nhiều trong phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống, và cả hiện đại là chép chính tả
  27. tập Shadowing thì cho thấy hiệu quả về năng lực nghe hiểu càng đồng đều, nhưng kết quả thực tế lại trái ngược với điều đó. Trong nghiên cứu của Tamai (1992)[18], ông đã tiến hành các thí nghiệm về tính đồng nhất và tính phổ biến trong mức độ ảnh hưởng của phương pháp Shadowing bằng cách chia các đối tượng thành 3 nhóm theo trình độ khả năng nghe (Cao - Trung - Thấp). Kết quả, việc áp dụng Shadowing như một phương pháp giảng dạy Listening mang lại những ảnh hưởng tích cực được thấy rõ ở nhóm có trình độ Trung và Thấp, nhưng không thấy hiệu quả ở nhóm trình độ Cao. Nếu phương pháp Shadowing là một phương pháp mang lại hiệu quả vô điều kiện như một phương pháp giảng dạy Listening, chắc chắn rằng khi càng thực hiện phương pháp này thì càng thấy rõ được hiệu quả đồng nhất về khả năng nghe, nhưng vì một số lý do khách quan, có thể sẽ xuất hiện một phần trái ngược với dự đoán ban đầu. 1.5.3. Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói Ở phần này, tôi xin chỉ ra hiệu quả của phương pháp Shadowing trong việc nâng cao tốc độ nói và ngữ điệu. 1.5.3.1. Phương pháp hướng dẫn ngữ điệu Sau đây tôi xin trình bày về ảnh hưởng của Shadowing đến ngữ điệu của người học. Hầu như những người học ngoại ngữ đều có một mong muốn mạnh mẽ là “muốn nói ngoại ngữ một cách tự nhiên và trôi chảy”. Tuy nhiên, tiếng Anh mà người học tiếng Anh nói có vẻ giống như tiếng Anh (theo đánh giá của Cruz­ Ferreira 1989 [4], Jenkins 2000 [6], Sugito 1996 [28]), hoặc tiếng Nhật của người học tiếng Nhật nói có vẻ giống như tiếng Nhật (theo đánh giá của Sugito, 1989 [29]) đã chỉ ra rằng tác động của ngữ điệu lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của
  28. cách phát âm, các yếu tố phân đoạn như các phụ âm và nguyên âm của từng cá nhân. Tuy nhiên, cho dù đó là giảng dạy tiếng Anh hoặc giảng dạy tiếng Nhật, hay là tổ chức một lớp đào tạo đơn ngữ hoặc cấp độ từ, thì khó có thể nói đến việc hướng dẫn ngữ điệu được tổ chức và thiết lập có hệ thống về mặt lâu dài. Ngoài ra, cách giảng dạy phát âm thường được thực hiện chủ yếu về các từ đơn, từ đồng âm và âm thanh đặc biệt khó nắm vững, sự phân biệt rõ ràng, loại giọng nói, Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có khá nhiều tài liệu giảng dạy âm ngữ chú trọng đến hướng dẫn ngữ điệu được bày bán khá rộng rãi và được ngày càng được nhiều người biết đến. Một số phương pháp hướng dẫn ngữ điệu điển hình như phương pháp Đọc nói, phương pháp Repeating, phương pháp Shadowing. Tất cả các phương pháp này đều có một điểm chung là sử dụng thanh quản để đọc thành tiếng. Nhưng trong phương pháp đọc nói, chỉ đọc nói các lời thoại mẫu mà không có sự kích thích âm thanh. Trái ngược với việc tái hiện giọng nói được ghi nhớ trong não bộ bằng cách nhìn vào mặt chữ, trong phương pháp Repeating, ta có thể dễ dàng tái hiện lại thông tin âm thanh từ lời thoại sau khi nghe trực tiếp các âm thanh kích thích từ tai mà không có thông tin về mặt chữ. Phương pháp Shadowing cũng giống như phương pháp Reapeating ở điểm không có thông tin về mặt chữ, nhưng lại khác ở điểm là Shadowing tái hiện chính xác nhất có thể các lời thoại nghe được trong cùng một cùng thời điểm hoặc muộn hơn một chút. Hơn nữa, trong nghiên cứu của Yamane, Saito, Yashima (2004)[27] cũng chứng minh về hiệu quả mà phương pháp Shadowing mang lại cho người học ngoại ngữ trong việc học ngữ điệu. Về mặt phát âm, họ đánh giá cao phương pháp Shadowing hơn phương pháp Đọc nói về tất cả 4 yếu tố Prosody9, Segmentals10, 9 Ngữ điệu, nhịp điệu 10Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính.
  29. Articulateness11, Impression12. Về phạm vi sử dụng thì Shadowing cho phép người học mở rộng phạm vi sử dụng ngữ điệu. Với phương pháp này, người học có thể áp dụng với nhiều giáo trình khác nhau, hoặc trong cuộc sống nếu như có lời thoại mẫu. I.5.3.2. Ảnh hưởng đến thời gian phát âm Theo như nghiên cứu của Yamane, Saito, Yashima (2004)[27] đã nêu ở phần trên cũng đề cập đến thời gian phát âm, với phương pháp Shadowing ta có thể rút ngắn được thời gian phát âm nhưng hầu như trong mọi trường hợp thì không thể ngắn hơn lời thoại mẫu. Về bản chất, Shadowing giúp người học mô phỏng chính xác những lời thoại mà họ nghe thấy. Cho nên, ở phương pháp này chỉ có thể cho phép người học đẩy nhanh tốc độ phát âm giống 100% với lời thoại mẫu và không thể rút ngắn hơn được nữa. 1.5.4. Phương pháp luyện đọc Trong nghiên cứu của Sakota, Matsumi (2004)[43], ông đã cố gắng giới thiệu Shadowing như một nỗ lực để sinh viên Nhật Bản chuyển đổi từ những kiến thức đã học (có thể gọi là - Wakaru - có nghĩa là hiểu, biết) sang cách sử dụng nó để phù hợp trong bối cảnh thực tế (có thể gọi là‘“VỀ Ò ” - Dekiru - có nghĩa là có thể). Kết quả là có sự thay đổi rõ nét số lượng từ vựng, tốc độ phản xạ và độ dài của câu. Thông qua phương pháp này sẽ giúp họ có thể kết nối từ “ thành Ề ò ” . Hơn nữa, cũng trong nghiên cứu của Sakoda, Matsumi (2005)[42], kết quả của bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật cho thấy không chỉ từ vựng mà ngữ pháp , khả năng đọc hiểu đã được tăng lên một cách đáng kể. Và 11 Sự phát âm rõ ràng và rành mạch. Cách nối câu. 12 Sự nhại lại, nhép lại
  30. ông đã nêu rằng phương pháp Shadowing có thể thúc đẩy não bộ xử lý thông tin ngôn ngữ và xử lý ngữ nghĩa. Mặc dù ĐỌC được sử dụng như một chỉ số biểu thị khả năng đọc nhưng “Đọc trôi chảy” (ORF) không thể sinh ra mà không có sự hiểu biết về từ ngữ cùng với các kiến thức ngôn ngữ, chẳng hạn như ngữ điệu, sự hiểu biết về cú pháp. Vì vậy, những sinh viên không thành thạo ORF thì chắc chắn sẽ bị ngập ngừng khi đọc nói, cũng không nắm được nội dung nên sẽ có nhiều trường hợp tạm dừng đọc sau mỗi chữ hoặc vài chữ. Tuy nhiên, đối với các sinh viên có thể đọc nói trôi chảy thì họ biết cách thêm khoảng dừng sao cho thích hợp để có thể đọc được tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, Kinoshita (2005)[56] so sánh thí nghiệm giữa phương pháp đọc nói truyền thống thông thường với phương pháp đọc nói có áp dụng Shadowing, điều đó cho thấy phương pháp Shadowing có thể nâng cao khả năng ORF. 1.6. Thời gian thực hiện và giáo trình sử dụng trong Shadowing Mặc dù giáo trình sử dụng cho Shadowing khá nhiều và được lựa chọn theo những kiến thức mà người học quan tâm nhưng điều quan trọng nhất chính là nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ của người học. Kadota, Tamai (2004)[47] đã nêu trong nghiên cứu của họ rằng cách tốt nhất để xây dựng một giáo trình hợp lý chính là thiết kế nội dung có kiến thức thấp hơn 1 hoặc 2 bậc so với năng lực trình độ của người học (ký hiệu là i-1, i-2; i = input)13. Việc xây dựng giáo trình cho Shadowing đòi hỏi khả năng tập trung cao nên đây được coi là thử thách khá khó và dễ gây căng thẳng (Kadota, 2007 [46]). Trong kỹ năng nghe, cho dù bạn không thể nghe hết được toàn bộ nhưng vẫn có khả năng hiểu được nội dung. Nhưng trong Shadowing, bạn cần phải tái tạo lại chính xác những gì bạn đã nghe, vì vậy lắng nghe là cách tốt nhất để có thể hiểu đầy đủ nội dung 13 INPUT có nghĩa là thông tin đầu vào, nói cách khác là kiến thức ngôn ngữ được đưa vào giáo trình, i-1 là kiến thức thấp hơn 1 bậc và i-2 là kiến thức thấp hơn 2 bậc.
  31. những gì bạn đã nghe. Torikai (2003)[39] đã trình bày rằng tỷ lệ số từ vựng chưa được xác định là dưới 5%. Vì thế một số giáo trình có nội dung mang tính nhất quán như tin tức hay các bài thuyết trình, khá phù hợp với người học có trình độ trung cấp và độ dài lý tưởng là từ 3 đến 5 phút. Hơn nữa, thời gian thực hiện Shadowing được khuyến cáo là khoảng 10 phút mỗi ngày (trong giáo trình của Saito Hitoshi, 2013 [23]). Bởi vì phương pháp này cần khả năng tập trung cao cho nên cần phải cố gắng thực hiện cho đến khi bạn có thể luyện tập nhiều giờ cùng một lúc. Không những thế, chỉ cần tiếp tục thực hiện từng chút một trong khoảng thời lượng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày sẽ không khiến bạn bị căng thẳng và mang lại hiệu quả tốt nhất có thể. 1.7. Phương pháp thực hiện Shadowing Trong nghiên cứu của Kadota (2007)[46], phương pháp Shadowing áp dụng trong các lớp học ngoại ngữ được chia thành 5 phương pháp sau đây: (A) Shadowing. (B) Mumbling (Nhẩm theo). (C) Parallel Reading (đọc song song). (D) Contents Shadowing (Shadowing với nội dung). (E) Delayed Shadowing (Shadowing đuổi) Về cơ bản, Phương pháp (A) thường được sử dụng gần giống với định nghĩa. Tuy nhiên Kadota, Tamai (2004)[47] thì lại gọi là Prosodie Shadowing, hay Takizawa (1998)[36] gọi đó là Prosody Shadowing. Cả 2 cách gọi đều có nghĩa là Shadowing theo nhịp điệu và nó được sử dụng với mục đích nắm bắt ngữ điệu. Trong giảng dạy tiếng Anh, Shadowing dạng (A) thường được thực hiện như một hình thức hoàn thành tổng thể, phương pháp này sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn thành tất cả các yêu cầu của Shadowing. Phương pháp (B) là Shadowing với giọng nhỏ. Phương pháp (C) là vừa nhìn văn bản vừa thực hiện Shadowing
  32. và thường được gọi là Synchronized Reading14 hay Shadowing With Text15. Phương pháp (D) là phương pháp Shadowing có chú trọng đến việc hiểu ý nghĩa. Phương pháp (E) là phương pháp Shadowing thực hiện chậm hơn khoảng 1 giây so với lời thoại mẫu. Phương pháp này được xem là phù hợp với việc đào tạo chuyên ngành thông dịch, vì thời gian trễ khoảng 1 giây nên áp lực để nắm bắt theo bài phát biểu rất lớn. Bên cạnh đó, theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko, Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2014)[24] thì Shadowing được chia thành 6 phương pháp: (I) Silent Shadowing (Shadowing câm). (II) Mumbling (Nhẩm theo). (III) Synchronized Reading (đọc đồng bộ). (IV) Script Shadowing (Shadowing cùng lời thoại). (V) Prosody Shadowing (Shadowing theo nhịp điệu). (VI) Contents Shadowing (Shadowing với nội dung). Nhìn chung phương pháp này hầu như đều giống với các phương pháp đã đề cập ở trên, nhưng trong giáo trình này đã nêu lên được một phương pháp Shadowing mới chính là (I), là phương pháp vừa nghe vừa nhẩm lại trong đầu mà không phát ra âm. Phương pháp rất phù hợp để luyện tập những bài hội thoại tốc độ nhanh hoặc có những mẫu câu nói chưa thành thục. Phương pháp (IV) chính là phương pháp Shadowing With Text. Phương pháp thực hiện Shadowing có rất nhiều dạng khác nhau và được phân loại từ những bước đơn giản đến các bước chi tiết tùy thuộc vào thời gian diễn đạt văn bản, quá trình thực hiện xác nhận ngữ nghĩa ở từng giai đoạn, cách 14 Đọc đồng bộ 15 Shadowing với văn bản
  33. thức truyền đạt lại, Qua các tài liệu đã nghiên cứu tham khảo, tôi xin giới thiệu một số cách thực hiện Shadowing. 1.7.1. Tiếp cận giáo trình ngay từ đầu 1.7.1.1. Theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko, Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2013) [23] B1. Xem giáo trình và xác nhận ý nghĩa. B2. Vừa nhìn sách, đọc theo chữ và Shadowing theo lời thoại mẫu phát ra từ CD. B3. Khi đã quen, hãy Shadowing mà không cần nhìn chữ. 1.7.1.2. Theo nghiên cứu của Hagiwara (2007) [10] B1. Vừa nghe lời thoại mẫu, vừa đọc với giọng nhỏ theo giáo trình khoảng 2 lần. B2. Không nhìn giáo trình và thực hiện Shadowing. B3. Nhìn giáo trình và nghe lại lần nữa, sau đó tra cứu các từ khó đọc, những từ nghe không rõ hay không hiểu và đánh dấu lại. B4. Thực hiện lại Shadowing mà không nhìn giáo trình. B5. Khi đã thuần thục, thu âm lại kết quả Shadowing. B6. Hỏi ý kiến của giáo viên về phần kết quả thu âm. Lưu ý: từ bước 1 ~ 4, nên luyện tập với tốc độc chậm. Khi đã quen dần có thể tăng tốc độ từ buớc 4. 1.7.1.3.Theo giáo trình Theo giáo trình Shadowing của Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko, Fukazawa Michiko, Onoda Chikako, Sakai Rieko (2014) [24] B1. Lựa chọn bài học trong giáo trình. B2. Xác nhận ý nghĩa nội dung.
  34. B3. Nắm bắt âm thanh (thực hiện Silent Shadowing và Synchronized Reading). B4. Tập nói (thực hiện Mumbling và Script Shadowing). B5. Thực hiện Prosody Shadowing. B6. Thực hiện Contents Shadowing. 1.7.2. Tiếp cận giáo trình lúc đầu nhưng tập trung vào việc nghe (Tosawa, 2010 [41]) B1. Nghe nhiều lần lời thoại mẫu trong khi vừa nhìn giáo trình. B2. Thực hiện Prosody Shadowing mà không nhìn giáo trình (ở bước này tập trung nghe chú ý đến nhịp điệu, ngữ điệu. Nếu gặp từ khó hoặc không hiểu thì vẫn cứ tiếp tục nghe và đọc theo). B3. Xem giáo trình, xác nhận nội dung và từ vựng. B4. Không nhìn giáo trình, thực hiện Contents Shadowing và thu âm lại. B5. Kiểm tra lại kết quả Shadowing đã thu âm của bản thân. 1.7.3. Không tiếp cận với giáo trình lúc ban đầu 1.7.3.1. Theo nghiên cứu của Kadota (2007) [46]; Kadota, Tamai (2004) [47]; Torikai (2003) [39] B1. Thực hiện Listening (Nghe lời thoại mẫu và không nhìn giáo trình). B2. Thực hiện Mumbling (nói nhẩm theo và không nhìn giáo trình). B3. Thực hiện Parallel Reading (Nhìn giáo trình và đọc đồng thời với lời thoại mẫu). B4. Xác nhận ý nghĩa nội dung. B5. Thực hiện Prosody Shadowing. B6. Thực hiện Contents Shadowing.
  35. 1.7.3.2. Theo nghiên cứu của Kumai Nobuhiro, Paul Daniels (2010)[20] B1. Nghe lời thoại mẫu 2 lần B2. Xác nhận mẫu câu trong đoạn văn, giáo trình. B3. Nghe lời thoại mẫu lần nữa và xác nhận mức độ hiểu bằng kỹ năng True/Fail (T/F - Đúng/Sai, nếu hiểu đúng thì đánh ký hiệu T/Đúng ở cuối câu, nếu hiểu sai thì đánh ký hiệu F/Sai). B4. Nghe nhiều lần, sau đó thực hiện Shadowing mà không nhìn giáo trình và thu âm lại. B5. Vừa nghe lại bản thu âm vừa nhìn giáo trình để kiểm tra lỗi. B6. Giáo viên sẽ chia thành đoạn, câu ngắn và đọc lên. Học sinh sẽ lặp lại theo giáo viên và xác nhận ngữ nghĩa. B7. Mỗi học sinh sẽ tự luyện tập Parallel Reading. B8. Không nhìn giáo trình và thu âm lại. B9. Nghe lại bản thu âm của mình và tự đánh giá hoặc các học sinh sẽ nghe của bạn khác và đánh giá lẫn nhau. 1.7.3.3. Theo nghiên cứu của Iwashita (2008) [13] B1. Nghe lời thoại mẫu 2 lần và không nhìn giáo trình. B2. Chỉ nhìn bản dịch của giáo trình. B3. Vừa nghe vừa nhìn bản dịch. B4. Thực hiện Shadowing mà không nhìn giáo trình lẫn bản dịch. B5. Thu âm lại. Lưu ý: sau khi thực hiện Shadowing từ 2 đến 4 ngày mà không nhìn giáo trình, ngày thứ 5 sẽ thu âm lại phần đã luyện tập Shadowing nhưng vẫn không nhìn giáo trình.
  36. Trên đây là một vài ví dụ về các bước thực hiện của Shadowing được tổng hợp từ một loạt các công trình nghiên cứu. Do vậy, để áp dụng vào tiết học thì giáo viên cần phải xây dựng được hình thức tự luyện tập sao cho phù hợp với trình độ của học viên và mục đích của lớp học. Ví dụ như nên cho học sinh tham khảo giáo trình trước hay cho học sinh thực hiện Prosody Shadowing trước khi tiếp xúc giáo trình, hoặc là làm thế nào để có thể tương tác với học sinh. Cách tổ chức giờ học theo phương pháp Shadowing kết hợp giữa việc cho học sinh tiếp xúc với giáo trình ngay từ đầu, hướng dẫn giải thích cụ thể và áp dụng kỹ Parallel Reading giúp tạo mối liên kết giữa mặt chữ và âm thanh được cho là không tốn thời gian cũng như giảm bớt áp lực cho học sinh. Nếu các tài lệu, phần mềm nghe như CD, dữ liệu âm thanh được sử dụng tối đa thì sẽ mang lại hiệu quả đáng kể và phát triển khả năng nghe khi thực hiện Shadowing. Theo Mochizuki (2006)[45], để bổ sung cho những hạn chế của Shadowing khi nó ngày càng có xu hướng trở thành một bài tập lặp đi lặp lại đơn điệu, và để tăng cường sự hiểu biết về nội dung, ông đã tạo ra một sơ đồ đơn giản hoặc các biểu đồ phân tích tâm lý về chủ đề này bằng các công cụ hỗ trợ vào thời điểm giới thiệu. Sau khi giới thiệu cách thực hiện Shadowing, ông đã đưa ra các sơ đồ và biểu đồ này. Kết quả khảo sát là có 70% người học trả lời “hữu ích”. Như thử nghiệm mà Mochizuki đã làm, có khả năng hoạt động Shadowing sẽ phát triển thành các hoạt động giao tiếp nếu như cho học sinh thực hiện Shadowing về các nội dung có giá trị thông tin mà họ quan tâm hay yêu thích và làm một bài phát biểu ngắn về các chủ đề đó. Theo phương pháp của Iwashita (2008)[12], để có thể tập trung vào việc tái tạo lời thoại mà ta nghe thấy, phương pháp chỉ đưa ra bản dịch mà không đưa nội dung của văn bản gốc dường như là một tác động khó khăn cho người học. Tuy nhiên, có vẻ như phương pháp này phù hợp với người có trình độ cao, những người đã tích lũy đầy đủ kiến thức về cách cấu thành câu. Đây không chỉ là vấn đề về mức độ thành thạo, mà còn là vấn đề của từng cá nhân người học. Ví dụ như việc có thể lắng nghe chính xác đến mức nào những điều hoàn toàn không biết
  37. (ngoại trừ những nội dung có thể hiểu được) và tự mình tái tạo lại những điều đó. Với phương pháp này của Iwashita, có lẽ một số người có thể phát huy hết khả năng của mình nhưng cũng sẽ có một số người sẽ cảm thấy chán nản và lùi bước. Trong nghiên cứu của Iwashita (2010)[13] có trình bày rằng vì giáo trình chính là chìa khóa để người học có thể xác định âm thanh. Vì thế, việc xem qua giáo trình trong khi thực hiện Shadowing giúp người học có thể tái tạo lời thoại mẫu chính xác hơn so với trường hợp thực hiện Shadowing thông thường. Theo Iwashita, việc tham khảo trước giáo trình còn có lợi ích là giúp cho những người học có trình độ kém có thể Shadowing tốt hơn và giảm bớt áp lực trong học tập. Nhưng mặt khác, việc luyện tập sử dụng giáo trình cũng khiến cho người học trở nên thụ động và dựa dẫm vào đó, dần dần sẽ khiến họ không thể nghe được gì khi không có giáo trình. Do đó, cần phải cân nhắc các phương pháp phù hợp với từng đối tượng người học. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp mới có mức độ khó phù hợp để giúp người học tự tin hơn và không cảm thấy căng thẳng khi học.
  38. CHƯƠNG 2: THỰC t r ạ n g v à k ế t q u ả k h ả o s á t 2.1. Tình hình việc học tiếng Nhật tại Việt Nam Trong phần này, tôi sẽ nêu ra và so sánh tình trạng việc học tiếng Nhật tại Việt Nam trong 2 giai đoạn trước và sau năm 2000. Lý do tôi chọn cột mốc năm 2000 là vì đó chính là thời điểm mà Việt Nam có một bước chuyển to lớn về kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, 16 2.1.1. Giai đoạn trước năm 2000 Tính đến năm 1998, số luợng người học tiếng Nhật tại Việt Nam theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (JF) là 10.106 người (tăng hơn 7.000 người so với năm 1993). Trong đó, tại các trường THPT chỉ có 18 người, tại các trường Đại Học là 2.353 người, và ở các cơ sở khác là 7.735 người. Bảng 2.1: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 1993 và 1998 Đơn vị tính (ĐVT): Người Số lượng người học Năm THPT Đại học Khác Tổng 1993 0 850 2.205 3.055 1998 18 2.353 7.735 10.106 Nguồn: Khảo sát của JF năm 1998 16 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật trong năm 2000 noi-bat-trong-nam-2000/10709393/87/; 10 sự kiện nổi bật Việt Nam năm 2000 - tuc/thoi-su/10-su-kien-noi-bat-viet-nam-nam-2000-1953377.html
  39. Qua các số liệu, có thể thấy lượng người học tiếng Nhật tuy không nhiều nhưng vẫn tăng nhanh trong giai đoạn trước năm 2000. Trong giai đoạn 1993 - 1998, số lượng người học tăng gấp 3 lần tuy nhiên vẫn là con số ít cho thấy sự biến đổi lớn nhưng chưa rõ rệt. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 1993-1998 Trong giai đoạn này, Việt Nam được xếp thứ 12 trong số các quốc gia, khu vực có số lượng người học tiếng Nhật cao nhất thế giới (tính đến năm 1998). Bảng 2.2: Danh sách 12 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới tính đến năm 1998 STT Quốc gia - Khu vực Số lượng (Người) 1 Hàn Quốc 948.104 2 Australia 307.760 3 Trung Quốc 254.869
  40. 4 Đài Loan 161.872 5 Mỹ 112.977 6 Indonesia 54.016 7 New Zealand 41.507 8 Thái Lan 39.822 9 Canada 21.784 10 Brazil 16.678 11 Hồng Kông 16.646 12 Việt Nam 10.106 Nguồn: Khảo sát của JF năm 1998 Từ bảng danh sách, có thể thấy rõ trong 10 Quốc gia, khu vực đầu tiên thì có đến 5 Quốc gia đến từ Châu Âu, Mỹ. Việt Nam chỉ được xếp thứ 12 với số lượng chỉ bằng 1/9 so với Hàn Quốc có số lượng người học tiếng Nhật cao nhất. Qua đó, có thể thấy tình hình giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam thời điểm trước năm 2000 chưa được phổ biến rộng rãi. 2.1.2. Giai đoạn sau năm 2000 Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (JF), tính đến năm 2015, số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam là 64.863 người (tăng gần 20.000 người so với năm 2012). Trong đó, tại các trường THPT là 10.995 người, tại các trường Đại Học là 19.602 người, và ở các cơ sở giáo dục khác là 34.266 người.
  41. Bảng 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 2012 và 2015. Đơn vị tính (ĐVT): Người Số lượng người học Năm THPT Đại học Khác Tổng 2012 5.496 16.812 24.454 46.762 2015 10.995 19.602 34.266 64.863 Nguồn: Khảo sát của JF năm 2015 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 2012-2015 Qua các số liệu, có thể thấy lượng người học tiếng Nhật gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn năm 2012 - 2015. Hơn nữa, số lượng người học tiếng Nhật tại các trường THPT tăng nhanh một cách đáng kể (tăng gấp 2 lần) cho thấy việc áp dụng giáo dục tiếng Nhật và các bậc THPT khá hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng người học tại các trường Đại học thì lại không tăng mạnh (chỉ tăng khoảng 3.000 người),
  42. trong khi đó tại các cơ sở giáo dục khác thì lại tăng nhanh và ổn định (gần 10.000 người). Qua đó, ta thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong giáo dục đại học nhưng lại có sự nổi bật của các cơ sở giáo dục như Trung tâm tiếng Nhật, Trung tâm du học, Theo thống kế của JF, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong bảng danh sách các nước có số người học tiếng học tiếng Nhật cao nhất trên thế giới (tính đến 2015). Bảng 2.4: Danh sách 10 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới năm 2015. STT Quốc gia - Khu vực Số lượng (Người) 1 Trung Quốc 953.283 2 Indonesia 745.125 3 Hàn Quốc 556.237 4 Australia 357.348 5 Đài Loan 220.045 6 Thái Lan 173.817 7 Mỹ 170.998 8 Việt Nam 64.863 9 Philippines 50.038 10 Malaysia 33.224 Nguồn: Khảo sát của JF năm 2015 Từ bảng danh sách, có thể thấy rõ trong 10 Quốc gia thì có đến 8 Quốc gia đến từ Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, Nhật Bản đang tăng cường phổ cập tiếng Nhật tại các Quốc gia trong khu vực nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực biết tiếng Nhật. Với nhu
  43. cầu tuyển dụng người lao động biết tiếng Nhật tăng cao, việc nhiều người quyết định theo học tiếng Nhật là điều tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có 1,795 người đang là giáo viên tiếng Nhật với 219 cơ sở giáo dục (theo khảo sát của JF năm 2015) dường như vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 60,000 người học. Không những thế, chất lượng đào tạo và môi trường học tập còn rất nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến số lượng người học. Năm 2012 (1,132,701 người) Năm 2015 (1,094,437 người) 1,200,000 ■ Việt Nam ■ Thái Lan ■ Indonesia Biểu đồ 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật của các nước ĐNA (Nguồn: Khảo sát của JF năm 2015) 2.2. Đánh giá về trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam Trong bài đánh giá của Sái Thị Mây (2016) về trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam thông qua khảo sát trên đối tượng người Nhật đã đưa ra 4 tình huống bất lợi khiến giao tiếp không được thành công: “- Người nghe không hiểu; - Người nghe không nghe rõ được và dễ hiểu lầm;
  44. - Người nghe mệt mỏi, khó chịu, không hiểu hết sắc thái biểu đạt; - Thể hiện quá rõ đặc trưng của người nước ngoài”. [1,136] 2.2.1. Đánh giá tổng quan Theo kết quả khảo sát trên đối tượng người Nhật, tác giả đã đưa ra đánh giá tổng quan về trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam và ảnh hưởng phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp với người Nhật. Từ đó, đưa ra cái nhìn khách quan đối với tình hình phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam. Biểu đồ 2.4: Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của SVViệt Nam [1,138] Biểu đồ 2.4 cho thấy có 25% người Nhật đánh giá trình độ phát âm của SV Việt Nam không tốt, 45% người đánh giá bình thường, 30% người đánh giá tốt. Tỉ lệ đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam không tốt chỉ bằng 1/4 số lượng người Nhật đã thực hiện bảng khảo sát. Vậy lý do tại sao lại đánh giákhông tốt? Những người Nhật tham gia trả lời bảng khảo sát lí giải cách đánh giá của mình về trình độ phát âm của SV Việt Nam như sau:
  45. “- SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật rất khó nghe. Tuy nhiên, có lẽ đây là vấn đề mà bất cứ người nào khi học ngoại ngữ cũng đều gặp phải và khó có thể khắc phục ngay được. - Không thể nào làm thay đổi cách phát âm và thanh điệu đặc trưng trong tiếng Việt khi họ phát âm tiếng Nhật. Có lẽ nếu sinh ra ở Việt Nam mà không được đến Nhật trước 5 tuổi thì họ sẽ không thể nào phát âm chuẩn tiếng Nhật. - SV Việt Nam phát âm những từ Katakana (từ ngoại lai trong tiếng Nhật) và từ tiếng Anh vô cùng khó nghe. Tuy nhiên, có lẽ là do ảnh hưởng của đặc trưng phát âm trong tiếng Việt nên có thể hiểu và chấp nhận được. - Các SV Việt Nam do không được giáo viên bản ngữ giảng dạy phát âm nên có rất nhiều lỗi phát âm, mặc dù chỉ nghe trong khoảng thời gian ngắn nhưng cũng cảm thấy rất mệt". [1,140]. 2.2.2. Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam đến giao tiếp với người Nhật SV Việt Nam thường mắc một số lỗi khi phát âm khiến cho việc giao tiếp với người Nhật không được thuận lợi. Đặc biệt, việc SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật không tốt còn khiến cho người Nhật cảm thấy khó chịu trong giao tiếp. Hơn nữa, có người Nhật cho rằng SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật “chỉ nghe trong một thời gian ngắn thôi cũng cảm thấy rất mệt” Do đó, yếu tố phát âm ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp.
  46. Không ảnh hưởng 2 5 % 3 5 % Ảnh hưởng ít ^ ^ ^ 4 0 % Ảnh hưởng nhiều Biểu đồ 2.5: Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp [1,141] Biểu đồ 2.5 cho thấy, có 25 % người Nhật tham gia trả lời bảng khảo sát cho rằng sự phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam có ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp, 40% cho rằng ảnh hưởng ít và 35% cho rằng sự phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam không gây cản trở trong giao tiếp. 65% người Nhật tham gia trả lời bảng khảo sát cho rằng cách phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đã ít nhiều gây cản trở đến giao tiếp. Tỉ lệ này khẳng định vai trò quan trọng của cách phát âm tiếng Nhật trong giao tiếp với người Nhật.
  47. Biểu đồ 2.6: Ân tượng khi nghe SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật [1,142] Có đến 41% người Nhật trả lời bảng khảo sát cho rằng SV Việt Nam phát âm tiếng Nhật tốt sẽ tạo cảm giác tin tưởng, 35% cho rằng phát âm tạo cảm giác an tâm, 21 % cho rằng tạo cảm giác gần gũi và 3% cho rằng phát âm không tạo ấn tượng gì đặc biệt. Và có đến 90% người Nhật trả lời bảng khảo sát cho rằng giữa một SV trình độ tiếng Nhật cao cấp nhưng phát âm không tốt và một SV trình độ tiếng Nhật trung cấp nhưng phát âm tốt thì người trình độ trung cấp phát âm tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt và có khả năng được tuyển dụng cao hơn. Như vậy, việc phát âm tốt tiếng Nhật sẽ là lợi thế khi phỏng vấn xin việc, xin học bổng, đặc biệt là những công việc cần có sự giao tiếp. Phát âm tạo cho người nghe ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên gặp mặt và trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật của SV Việt Nam. Bởi vì, có không ít trường hợp do SV phát âm tiếng Nhật không tốt nên không đậu phỏng vấn học bổng hoặc phỏng vấn xin việc.
  48. 2.3. Tình hình học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Nhật tại các trường Đại học dần được phổ biến và số lượng SV theo học ngành này ngày càng tăng cao. Để tìm hiểu tình hình học tập tiếng Nhật của sinh viên nhằm phục vụ, cung cấp thông tin nghiên cứu cho khóa luận này, tôi đã tiến hành làm khảo sát về quá trình học và luyện tập giao tiếp của các SV chuyên ngành tiếng Nhật. 2.3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát Các đối tượng được khảo sát là các SV chuyện ngành tiếng Nhật tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu trong độ tuổi từ 18 đến 22. Khảo sát được thực hiện trên 150 đối tượng, trong đó chủ yếu các SV năm 1 và 2. ■ Năm 1 ■ Năm 2 Khác 4% Biểu đồ 2.7: Thành phần đối tượng khảo sát Từ biểu đồ 2.7, có 52.7% (79 người) là các SV năm 1 chiếm đại đa số, 43.3% (65 người) là SV năm 2 và 4% (6 người) còn lại là SV các khác. Qua đó, có thể xem các SV năm 1 và 2 (hiện đang ở trình độ sơ cấp) là các đối tượng nghiên cứu chính trong khảo sát lần này. Bên cạnh đó, có thể thấy SV chuyên ngành tiếng Nhật tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu khá quan tâm đến vấn đề học tập của
  49. bản thân. Hơn nữa, trong số 150 đối tượng khảo sát, có đến 30% SV bên cạnh việc học tiếng Nhật chính quy tại trường đại học thì các bạn cũng đăng ký học tại các trung tâm tiếng Nhật bên ngoài. 2.3.2. Tình hình học tiếng Nhật của sinh viên 2.3.2.I. Thời lượng học Thời gian học tập là một trong những yếu tố qua trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngôn ngữ, thời lượng càng nhiều thì kết quả đạt được càng cao. Qua khảo sát, thời lượng trung bình học một ngày của SV cao nhất là 7 tiếng và thấp nhất là 30 phút. ■ Khoảng 7 tiếng ■ Khoảng 5 tiếng ■ Khoảng 3 tiếng ■ Khác Biểu đồ 2.8: Thời lượng trung bình học một ngày Qua biểu đồ 2.8, có thể thấy rõ phân bố thời lượng trung bình học một ngày của SV. Hơn 1/2 số SV cho rằng thời lượng hợp lý để học tập là khoảng 5 tiếng/ngày. Tuy nhiên, có đến 14% SV cho rằng 7 tiếng/ngày mới đủ thời lượng để học và có 19.3% lại cho rằng 3 tiếng/ngày là hợp lý. Còn lại 9.4% thì cho rằng
  50. trung bình một ngày chỉ học được từ 30 phút đến 2 tiếng. Trên thực tế, với thời lượng học chỉ với trong khoảng 3 tiếng/ngày là quá ít, thậm chí chưa đủ đáp ứng thời gian của các giờ học trên lớp. Với thời lượng học quá ít sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập, hạn chế khả năng của SV. Điều này cho thấy nhận thức của SV về tạo quỹ thời gian, quản lý thời gian học tập rất cần thiết chưa cao. 2.3.2.2. Phương pháp luyện tập phát âm, giao tiếp và một số vấn đề Phương pháp học tập rất quan trọng, đặc biệt là trong luyện tập phát âm và giao tiếp. Trong phiếu khảo sát, tôi có nêu lên 4 phương pháp luyện tập cơ bản tiêu biểu để tìm hiểu SV có thực sự luyện tập đúng cách hay không. 94 89 100 85 (59.3%) 90 —78 (56.7%) (52%) 80 70 60 £ 50 40 30 20 10 0 Tập đọc qua sách Luyện tập với Luyện tập qua Luyện tập qua g iá o v iê n video; phim việc nghe và đọc lạ i Biểu đồ 2.9: Phương pháp luyện tập của SV Với 4 phương pháp luyện tập tiêu biểu trong khảo sát là Tập đọc qua sách; Luyện tập với giáo viên; Luyện tập qua video, phim; luyện tập qua việc nghe và đọc lại. Từ hình 3.7, cả 4 phương pháp đều được hơn 1/2 số SV khảo sát lựa chọn. Tuy nhiên phương pháp được lựa chọn nhiều nhất là luyện tập với giáo viên. Có thể thấy SV đã tận dụng rất tốt thời gian trong tiết học để luyện tập giao tiếp với
  51. giáo viên, đặc biệt là các giáo viên bản ngữ. Hiện tại trường có 4 giáo viên người Nhật đang giảng dạy. Đây một một lợi thế giúp SV luyện tập giao tiếp một cách thực tiễn. Với lợi thế về giáo viên bản xứ, SV chuyên ngành tiếng Nhật có thể tiếp xúc với người Nhật với tần suất khá tương đối. 80 73 70 60 50 40 30 20 10 10 4 0 Không bao giờ Hiếm khi ■ Thỉnh thoảng Thông thường ■ Tương Đối ■ Thường xuyên Biểu đồ 2.10: Tần suất tiếp xúc với giáo viên người Nhật của SV Từ biểu đồ 3.10, có đến gần 1/2 số SV tham gia khảo sát cho rằng tuần suất tiếp xúc với giáo viên ngưởi bản xứ là tương đối (10-15 lần/tháng). Với tần suất như thế, SV chuyên ngành tiếng Nhật đang có một môi trường học tập rất thuận lợi để luyện tập kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, trong số 150 SV làm khảo sát, có đến 60% SV cho rằng phương pháp luyện tập giao tiếp chưa thực sự hiệu quả. Vậy tại sao với một phương pháp học tập khá phù hợp cùng với môi trường học tập rất thuận lợi lại không mang hiệu quả cho SV. Dưới đây là bảng danh sách các câu trả lời mà SV cho rằng đó là những khó khăn trong việc học:
  52. Bảng 2.5: Danh sách tổng hợp những câu trả lời về khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật. Số câu STT Câu trả lời trả lời Nghe (nghe không rõ; nghe không kịp; nghe không 1 81 hiểu) 2 Phát âm (trọng âm, trường âm; nhịp điệu, ) 27 Nói (tốc độ nói chậm; không nói được hoàn chỉnh; 3 ngại giao tiếp; không thể nói mạch lạc; không biết 25 lắp ghép câu) Phản xạ (nghe hiểu nhưng không trả lời được; 4 18 không biết hỏi và trả lời; phản ứng chậm) Vấn đề được thấy rõ nhất ở bảng 3.3 chính là các vấn đề liên quan đến NGHE trong giao tiếp tiếng Nhật. Với khá nhiều lý do như: Nghe không rõ từ, một số từ được nói nhanh dẫn đến khó nghe rõ; nghe không kịp với tốc độ nói trong CD hay trong giao tiếp hằng ngày với giáo viên người Nhật; nghe không hiểu nội dung của câu hỏi; Bên cạnh đó còn khá nhiều vấn cần lưu ý như phát âm, kỹ năng nói. Như khảo sát của Sái Thị Mây (2016), có đến 75% người Nhật cho rằng phát âm ảnh hưởng ít nhiều đến giao tiếp. Nói cách khác, phát âm chính là một trong những nhân tố quan trọng để một người học ngoại ngữ có thể giao tiếp tốt được. Nếu như phát âm tốt, ta có thể nghe rõ được câu từ khi giao tiếp, nắm được nội dung. Phát âm tốt còn tạo ấn tượng đối với người Nhật, giúp tự tin trong giao tiếp, tránh được tình trạng bối rối, không biết trả lời hợp lý. Sau khi xem xét tất cả các lý do mà SV đưa ra trong phiếu khảo sát, tôi nhận thấy rằng vấn đề thực sự chính là cách nhận thức của SV trong vấn đề học tập. Nói cách khác, SV chưa thật sự sử dụng phương pháp học, quản lý thời gian học và tận dụng môi trường học tập hiệu quả
  53. nhất có thể. Do đó dẫn đến tình trạng học không hiệu quả; không nâng cao khả năng giao tiếp; e ngại, không tự tin khi giao tiếp. 2.3.3. Hiểu biết của sinh viên về phương pháp Shadowing Biểu đồ 2.11: Số SV biết và luyện tập Shadowing Theo khảo sát trong 150 SV chuyên ngành tiếng Nhật, có 117 (78%) SV hoàn toàn không biết đến phương pháp Shadowing và trong số 33 SV (22%) biết về phương pháp này. Có 29 SV (76.3%) đang luyện tập Shadowing. Hầu hết các bạn SV biết được phương pháp này qua giáo viên, bạn bè và internet. Thời lượng luyện tập chỉ 2 lần/tuần với các phương tiên như CD; Internet (kênh youtube, website, ); phim, video, Tuy nhiên, đến 90% SV đang luyện tập lại cho rằng phương pháp này không mang lại hiệu quả tốt với các lý do: “Thường học một mình nên ít khi luyện tập”, “Khi bắt đầu luyện tập thì chưa quen, khó nhớ mau quên”, “tốc độ nhanh kho theo kip”, Qua khảo sát, mặc dù số SV biết đến Shadowing còn quá ít nhưng vẫn có một phần nhỏ đã tìm hiểu và áp dụng tự học đối với bản thân. Mặt khác, họ có thể giới thiệu cho bạn bè cùng biết. Tuy nhiên, hầu hết các bạn SV đó lại cho rằng
  54. phương pháp không hiệu quả mấy với các lý do đã nêu trên. Thực chất, nguyên nhân không mang lại hiệu quả chính là họ chưa thực hiện đúng cách. Nói cách khác, họ chưa hiểu được bản chất thật sự, không nắm bắt được phương pháp thực hiện chính xác mà chỉ luyện tập theo cách mà họ hiểu. Thêm vào đó, để có thể đạt hiệu quả, phương pháp này cần được thực hiện trong một khoảng thời gian và liên lục. Với thời lượng chỉ 2 lần/tuần, hoàn toàn không thể mang lại hiệu quả cao được. Hơn nữa, cần phải có giáo viên hướng dẫn sẽ giúp SV nắm rõ hơn về phương pháp. Shadowing là một phương pháp rất hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong việc học tiếng Nhật của SV, đặc biệt là trong luyện tập giao tiếp. Tuy nhiên, cả giáo viên cũng như SV cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có thể áp dụng phương pháp này vào việc giảng dạy và học tập. 2.4. Thực nghiệm và kết quả 2.4.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm Với mục đích để kiểm chứng về hiệu quả của Shadowing ảnh hưởng đến SV như thế nào, tôi đã bắt đầu thử nghiệm trên 10 đối tượng là các SV năm 2 chuyên ngành tiếng Nhật trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Các đối tường này đều chưa qua luyện tập phương pháp Shadowing. Tiêu chí để lựa chọn đối tượng là mắc lỗi phát âm, kỹ năng nghe nói kém và nằm trong nhóm cần bồi dưỡng kiến thức do Ths. Sasamura đảm nhiệm. Nhóm thực nghiệm được thành lập mang tên “Nhóm khảo sát nâng cao khả năng tiếng Nhật”. Nhóm được thực hiện trong 8 tuần bắt đầu từ ngày 09/04/2017 đến ngày 03/06/2017. 2.4.2. Nội dung thực nghiệm Thực nghiệm này nhằm hướng dẫn các đối tượng có một nền tảng cơ bản để có thể tự luyện tập Shadowing mỗi ngày. Ban đầu, sẽ mở một lớp hướng dẫn cụ
  55. thể về phương pháp Shadowing, giải thích ý nghĩa, đưa ra cách thực hiện và luyện tập trước ngay trong lớp đó nhằm mục đích giúp các đối tượng nắm được các kiến thức cơ bản nhất để có thể tự luyện tập Shadowing. Bên cạnh đó, để nhóm thực nghiệm hoạt động theo một cách thống nhất, tôi đưa ra một số quy tắc chung để các đối tượng tham gia có thể nắm rõ và luyện tập có hiệu quả. Bảng 2.6: Bảng quy tắc chung trong nhóm thực nghiệm phương pháp Shadowing. Nội quy Nhóm thực nghiệm 1 - Trong thời gian 8 tuần, các thành viên tham gia thực nghiệm bắt buộc phải luyện tập Shadowing theo giáo trình được giao sẵn. 2 - Các thành viên phải tương tác với nhóm ít nhất 1 lần/ngày để người phụ trách nắm bắt tình hình. 3 - Mỗi đầu tuần và cuối tuần phải thu âm lại bài luyện tập để kiểm tra kết quả luyện tập. 4 - Các thành viên chỉ cần luyện tập 10 - 15 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần (từ thứ 2 đến thứ 5), thứ 7 và chủ nhật sẽ được nghỉ nhưng phải thu âm bài luyện tập của tuần đó và gửi cho người phụ trách để đánh giá và lưu kết quả. 5 - Các thành viên bắt buộc phải thực hiện nội quy. Nếu thành viên nào không thực hiện thì người phụ trách sẽ xem xét và loại thành viên đó ra khỏi nhóm. Đối với tài liệu luyện tập, tôi sử dụng giáo trình Shadowing - H ^lnln^ S Ỹ 5 (2013) . Vì thời gian thực nghiệm chỉ trong vòng 8 tuần nên các bài luyện tập được lựa chọn để phù hợp với thời gian. Trong giáo trình có tổng cộng 5 Unit
  56. (bài), với mỗi Unit có 7 - 10 section (phần) và trong mỗi phần có 10 đoạn hội thoại đối đáp theo chủ đề riêng. Ưu điểm của giáo trình này chính là cung cấp cho người học rất nhiềuu câu hội thoại thường được sử dụng trong giao tiếp. Giáo trình còn có phần giải thích cách học khá cụ thể giúp người học có thể dễ dàng luyện tập. Mặc dù có nhiều câu hội thoại nhưng lại đưa ra ít ví dụ, nhiều đoạn hội thoại chỉ có một câu hỏi và một câu trả lời, khiến cho người học hạn chế về mặt câu từ. Thế nhưng nhiều nhà chuyên môn lại đánh giá cao giáo trình này ví nó mang tính thực tiễn. Vì các đối tượng tham gia hoàn toàn chưa biết đến Shadowing, cho nên tôi đã lựa chọn các phần trong Unit 1 tương ứng với mỗi tuần để các thành viên trong nhóm luyện tập Shadowing. Tuần 1 sẽ luyện tập section 1 và các section tiếp theo sẽ tương ứng với các tuần còn lại. Giáo trình Shadowing - s^ ln ln ^ gần đây được sử dụng khá phổ biến, do đó các dữ liệu âm thanh rất dễ tìm kiếm như CD, trên internet(website, youtube, ), trong các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Ở trong bài thực nghiệm này, tôi sử dụng qua kênh youtube trong luyện tập. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ bắt đầu luyện tập Shadowing theo hướng dẫn của người phụ trách. Vào ngày chủ nhật đầu tuần luyện tập, người phụ trách sẽ gửi tài liệu cho các thành viên, họ chỉ cần nhìn tài liệu, đọc theo khả năng của bản thân và thu âm lại. Việc này giúp so sánh kết quả trước khi luyện tập và sau khi đã luyện tập nhằm kiểm tra hiệu quả của phương pháp. Bắt đầu từ thứ 2 kế tiếp đến thứ 6 trong tuần, các thành viên sẽ luyện tập Shadowing theo tài liệu đã được gửi với thời lượng khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Đến thứ 7, các thành viên sẽ thu âm lại bài luyện tập và gửi cho người phụ trách qua mail. Sau đó người phụ trách sẽ tổng hợp, so sánh và đánh giá kết quả, đưa ra ý kiến cho từng đối tượng. Trong 8 tuần các thành viên sẽ luyện tập theo trình tự đã nêu trên.
  57. Bảng 2.7: Tiến độ thực hiện của nhóm thực nghiệm 09/04 10/04 11/04 12/04 13/04 14/04 15/04 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 1 Section 1 Section 1 Section 1 Section 1 lần 2 Section 1 16/04 17/04 18/04 19/04 20/04 21/04 22/04 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 2 Section 2 Section 2 Section 2 Section 2 lần 2 Section 2 23/04 24/04 25/04 26/04 27/04 28/04 29/04 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 3 Section 3 Section 3 Section 3 Section 3 lần 2 Section 3 30/04 01/05 02/05 03/05 04/05 06/05 07/05 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 4 Section 4 Section 4 Section 4 Section 4 lần 2 Section 4 08/05 09/05 10/05 11/05 12/05 13/05 14/05 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 5 Section 5 Section 5 Section 5 Section 5 lần 2 Section 5 15/05 16/05 17/05 18/05 19/05 20/05 21/05 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 6 Section 6 Section 6 Section 6 Section 6 lần 2 Section 6 22/05 23/05 24/05 25/05 26/05 27/05 28/05 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 7 Section 7 Section 7 Section 7 Section 7 lần 2 Section 7 29/05 30/05 31/05 01/06 02/06 03/06 04/06 Thu âm Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Luyện tập Thu âm lần đầu Section 8 Section 8 Section 8 Section 8 Section 8 lần 2 Section 8 2.4.3. Đánh giá kết quả Sau khi kết thúc khảo sát thực nghiệm, thu thập số liệu, tôi tiến hành đánh giá kết quả thu âm của 10 đối tượng tham gia thực nghiệm. Bằng phương pháp phân tích so sánh, kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các tiêu chí: phát âm, trọng âm, trường âm, nhấn âm và tốc độ nói. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tiêu chí để đánh giá như: nhịp điệu, ngữ điệu, nhưng bởi vì chỉ thực nghiệm trong 8
  58. tuần, thời lượng này chưa đủ để có thể đánh giá tổng quát về các hiệu quả mà Shadowing mang lại (thời gian tối thiểu là 3 tháng). Do đó, tiêu chí đánh giá sẽ tập trung chủ yếu vào phát âm. Từ kết quả tổng kết, có thể thấy khả năng phát âm của các đối tượng thực nghiệm thay đổi rất rõ rệt sau 8 tuần luyện tập Shadowing. Sau đây tôi xin đưa ra kết quả đánh giá của thể về các lỗi phát âm trong bảng dưới đây: Bảng 2.8: Kết quả cải thiện các lỗi phát âm sau khi luyện tập Số đối tượng phát Số đối Lỗi phát âm âm đúng tượng Tuần 1 Tuần 8 thay đổi 1 o (tsu) 2 6 4 2 Ẩ' (fu) 4 6 2 3 c (ji) 3 7 4 4 ^ (n) 4 6 2 5 C v (ja) 2 6 4 6 (chuu) 5 8 3 7 (shou) 2 8 6 8 (jou) 2 7 5 9 L t y ò (shuu) 5 6 1 10 (juu) 1 6 5 11 ¿f^^(dou zo) 3 7 4 v t , £ t , 12 4 9 5 (desu, masu, mashita) 13 4 6 2 (de su ka, ma su ka) 15 3 8 5 (o ha you go za i ma su) 14 5 9 4 (kon ni chi wa) ^ốl<fc'lL 'L Ìt 16 2 9 7 (yo ro shi ku o ne ga i ma su)
  59. 17 4 9 5 (ha ji me ma shi te) Tổng số 55 123 Tỷ Lệ 32.35% 72.35% Sau khi tổng kết, có đến 17 lỗi phát âm mà hơn 50% đối tượng thực nghiệm mắc phải. Đặc biệt là các chữ cái như o (tsu); c (ji); (ja); l £ ^ (shou); C^^(jou); C^^(juu); "CỶ, ^Ỷ , ^ ltc(desu, masu, mashita). - o (tsu): đây là chữ cái rất khó phát âm. Đây là chữ mà Người Nhật đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Nhật của người nước ngoài. Hầu hết chữ này đều bị phát âm nhầm thành TRƯ hay CHU, hoặc là bị phát âm nhầm thành chữ Ỷ (su). Trong nhóm thực nghiệm, ban đầu chỉ có 2 đối tượng có thể phát âm đúng, nhưng sau khi luyện tập Shadowing thì 4 đối tượng khác đã có thể cải thiện được. - c (ji), (ja): hầu như 2 chữ cái này đều bị phát âm nhầm thành ZI và ZA (£*). Điều này rất dễ khiến cho người nghe bị hiểu nhầm. Sau khi luyện tập, tỷ lệ cải thiện được nâng lên 60% - 70%. - l £ ^ (shou), (jou): cả 2 chữ này đều bị phát âm nhầm thành SOU(Ỹ?) và Z O U (^a). Ban đầy tỷ lệ phát âm đúng chỉ ở mức 20% tuy nhiên sau qua trình luyện tập đã tăng lên 70% - 80%. - (juu): đây là chữ bị phát âm sai nhiều nhất (90% phát âm sai). Hầu các thành viên đều phát âm là ZIU và có trường hợp không phát âm thành ZU. - "CỶ, I^Ỷ, ^ ltc(d esu , masu, mashita): lỗi phát âm rõ ràng nhất ở đây chính là chữ Ỷ (su). Thông thường chữ này sẽ không phát âm thành tiếng rõ ràng, do đó khi phát âm các đối tượng thực nghiệm đều bỏ qua và không
  60. phát âm. Điển hình như trong các động từ "C^, ^ ^ , I^L tc. Các động từ này được sử dụng rất thường xuyên. Do vậy, khi phát âm sai sẽ đến tạo ra cảm giác khó chịu cho người nghe. Bên cạnh đó, một số lỗi về ngữ điệu như (de su ka, ma su ka) và các lỗi về trường âm. Với dạng câu hỏi cần phải lên giọng để nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo kết quả thu âm, hầu hết đều bị nhấn quá mạnh, tạo cảm giác không tự nhiên và khiến người nghe có cảm giác bị thúc ép. Hơn nữa, các lỗi về trường âm không rõ ràng, khiến cho đối phương không nghe rõ và hiểu được. Qua kết quả thực nghiệm, có thể thấy SV đang mắc khá nhiều lỗi về phát âm. Đó cũng chính là lý do khiến khả năng nghe, giao tiếp của SV bị hạn chế ít nhiều. Khi phát âm sai, nếu không sửa ngay thì cách phát âm sai đó sẽ đọng lại trong trí nhớ, dẫn đến hậu quả không thể nhận biết, nghe rõ được các từ đó. Với bảng kết quả trên, có thể nói rằng Shadowing là một phương pháp hiệu quả để cải thiện phát âm. Với tỷ lệ đúng ban đầu chỉ ở mức 32.35% nhưng sau khi đã luyện tập thì tỷ lệ đúng tăng lên môt cách đáng kể, lên đến 72.35%. Nếu tiếp tục luyện tập Shadowing trong một thời gian nhất định và liên tục thì có lẽ không chỉ các lỗi về phát âm mà đến cả các lỗi trong giao tiếp cũng có thể khắc phục được.
  61. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SHADOWING TRONG VIỆC HỌC VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG NHẬT Dựa trên các cơ sớ lý luận đã nên ở chương 1 và các số liệu phân tích về thực trạng học tiếng Nhật tại Việt Nam, các kết quả khảo sát đã nêu ở chương 2, ở chương này, tôi xin phép đưa ra một số ví dụ để ứng dụng phương pháp này vào trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật. Cụ thể, tôi ứng dụng phương pháp này trong việc tự học đối với sinh viên và trong tiết học nghe nói tiếng Nhật trình độ sơ cấp. 3.1. Tự luyện tập với phương pháp Shadowing Việc tự học đối với sinh viên (SV) rất quan trọng. Thời gian của các lớp học trên trường không thể đáp ứng đầy đủ các kỹ năng cho SV, chỉ có thể giúp SV nắm bắt được bản chất của bài học, nắm được kiến thức và không có nhiều thời gian để SV có thể luyện tập. Hơn nữa, SV vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự học như chưa có phương pháp học tập hiệu quả, tài liệu học tập, Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về cách tự luyện tập giao tiếp tiếng Nhật với phương pháp Shadowing. 3.1.1. Giáo trình sử dụng Hiện nay có rất nhiều giáo trình học tiếng Nhật đang được lưu hành. Nhưng để lựa chọn được giáo trình thích hợp không phải dễ dàng. Trong phần này, tôi xin phép được chia sẻ phương pháp luyện tập giao tiếp bằng Shadowing với giáo trình (Mina no Nihongo - Tiếng Nhật cho mọi người). Giáo trình này hiện đang được hầu hết các trung tâm tiếng Nhật cũng như các trường đại học sử dụng cho quá trình giảng dạy. Giáo trình gồm: Quyển Honsatsu (Quyển chính), Quyển bản dịch, Quyển bài tập Bunkei Renshuuchou, Quyển Hyoujun Mondaishuu, Quyển Shokyuu de
  62. Yomern Topiku 25, Quyển Choukai Tasuku 25, Quyển Yasashii Sakubun, Quyển Kanji (Hán tự). Hiện tại, một số quyển đã được Nhà xuất bản Trẻ dịch sang tiếng Việt và bán rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc. Minna no Nihongo Minnano Nĩhongo NE MHặT N H Ìfrr d > J D TriỢi ' Ã |d ' Ư È / J CHO TtlỌl NGUÔI Trình độ sơ c ấ p 1 TRÌNH độ sơ CẤP 2 BẢN TIẾNG NHÂT b ả n t iế n g n h â t Hình 3.1: Quyển Honsatsu sơ cấp I và I [57] Quyển Honsatsu (Quyển chính) gồm có: - (bunkei) - Mẫu câu: Các câu mẫu sử dụng cấu trúc ngữ pháp học trong bài (được dịch ở phần “Mẫu câu” trong sách bản dịch). - (reibun) - Ví dụ: Các đoạn hội thoại mẫu sử dụng cấu trúc ngữ pháp học trong bài (được dịch ở phần “Ví dụ” trong sách bản dịch). - èoỄ (kaiwa) - Hội thoại: Tình huống hội thoại chính trong bài (được dùng ở phần “hội thoại” trong sách bản dịch). - A (renshuu A) - Luyện tập A: Phần tóm tắt các cấu trúc ngữ pháp trong bài.
  63. - B (renshuu B) - Luyện tập B: Các bài tập đơn giản vận dụng cấu trúc ngữ pháp được học trong bài. - C (renshuu C) - Luyện tập C: Các bài luyện tập hội thoại sử dụng các mẫu câu được học trong bài. - (Mondai) - Vấn đề: Các bài tập nghe và viết, sử dụng các mẫu ngữ pháp có trong bài. Minna no Nihongo I Minna no Nìhongo II n ế ì i d Tiếi id J I j-J nJ r j\ii-j|rr C H Ũ rriạ) J1 E3 ƯŨÍ 1 dj-jEj iTjgj J id ư E /j TRÌNH ĐỘ Sơ CẤP 1 Tr ìn h độ s ơ CẤP 2 b ả n d ịch và giải t h íc h ngữ p h Ap b ả n dịch và giải th Ic h ngữ p h Ap Hình 3.2: Quyển bản dịch sơ cấp I và II [57] Quyển bản dịch gồm có: - Từ vựng: Liệt kê các từ mới liên quan đế bài học và chủ đề của bài học - Phần dịch: Dịch các phần bunkei, reibun và kaiwa trong quyển chính sang tiếng Việt - Từ và thông tin tham khảo: Các thông tin, từ vựng tham khảo không được đề cập nhưng có liên quan đến nội dung và chủ đề bài học - Giải thích ngữ pháp: giải thích cấu trúc, cách sử dụng của các mẫu ngữ pháp có trong bài, có cả ví dụ đi kèm, rất chi tiết và dễ hiểu.
  64. NETV.3K-K •A NrTWOSK l\ii(it Du Title Minna noNihongol Minna no Nihongoll T1ẾNG N H 8 T )r| r J P J MGuaJ CHŨ mọi NGƯỜI TRINH 00 Sơ CAP1 TRÌNH Độ sơ CÁP 2 BAILUYEN NGHE KEN* 25 BAI LUYEN NGHE KfM Hình 3.3: Quyển Choukai Tasuku 25 sơ cấp I và II [57] Quyển Shokyuude Yomern Topiku 25 là sách đọc hiểu tương ứng với giáo trình Minna, vừa học ngữ pháp trong quyển chính vừa luyện đọc trong sách này. Đọc xong văn bản và trả lời câu hỏi. Minna no Nihongo Minna no Nihongo TIÊNG ■ n ế j \Ị d N n i ấ r N n ậ r C H o m ọ iN G U à CHO m ợ n g ư c * T r in h Đ u s a GAP T r ìn h đ ộ s ơ c Ấp 2 TổNG HUM CÁC mầTAM CHU LM TỔn g h ợ p c á c b à i t ậ p c h ủ đ iỂ m ß ß Hình 3.4: Quyển Hyoujun Mondaishuu sơ câp I và II [57]
  65. Quyển Hyoujun Mondaishuu là sách bài tập ngữ pháp, rất nhiều bài tập đa dạng và phong phú. Hình 3.5: Quyển Kanji (Hán tự) sơ cấp I và II [57] Quyển Kanji là sách hướng dẫn học Hán tự xuất hiện trong sách Tiếng Nhật cho mọi người. 3.1.2. Cách thực hiện Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu cách tự học bằng phương pháp Shadowing ví dụ với 2 quyển Honsatsu và quyển bản dịch sơ cấp 1. Dựa trên các tài liệu tham khảo, tôi đã phân tính và tổng hợp cách thức tự luyện tập bằng phương pháp Shadowing cho SV với hai ví dụ về phát âm từ vựng và giao tiếp từ mẫu câu 3.1.2.1. Luyện tập phát âm từ vựng Trong quyển bản dịch, tất cả các từ vựng được liệt kê theo từng bài và phù hợp với từng ngữ pháp được đưa ra trong bài đó. Bên cạnh đó, các từ vựng đều được giải thích nghĩa rất rõ ràng và dễ hiểu.
  66. Bài 1 - ỉ IX -ÍẾ: — tuổi 4ÌỈI‘ mấy tuồi, bao nhiêu tuồi ( F f c " 4 là cách L Từ vựng ( ỉ i v x ụx. ijd) A ngưòỉ kia, người dó &ỊL T-tV b%*ĩ\i 7 Tền anh/chị là gì? (f> 0) ĨA wail? Rắt hin hạnh được gập anh/chị (Đây tả lờl chào K j.vfkla) I Ì U * > Ì L T , IT. với người lần đàu ticn gặp, là CÂU nói đầu tiên các anh d)ị, các ông hà, các hận, quý vỊ WÍA trước khi gWf thiệu vè mlnbo X ìV tiK iHMyitỶÌ* Rất mong dược sư giúp dờ của anh/chỊ, rất vu( anh, chị, ông, bà (cách gọi người khác một cách € i* ‘ l bl 7 Indonesia giáo viên $ J: ■> I m Hàn Quốc học sinh, sinh vién TbẮiUn L VV'Xy 'U K é bác sỉ 7 7 'sx Pháp »í ? L * 0t£# nhà nghiên cửu Braxln kỷ sư ì Y b i ^ / i í m tên các tníỡng dại học (giả tưỏng) dại học, trường đại học 1 MC/^V-ầA/yỹiS/HT- tẻn các công ty (già tưởng) ưx Ĩ\'L bệnh viện AKC tẽn một tả chức (giả tưởng) ténmột bệnh viện (giả tưởng) T/OỈ điện, đèn điện £H ( £) ai ( r £*£?:} là cách nói lịch sự của r fcít-J, v| Hình 3.6: Từ vựng bài 1 trong quyển bản dịch [2] Đối với việc học từ vựng tiếng Nhật, không chỉ cần phải học thuộc mặt chữ và nghĩa mà còn phải nắm bắt được phát âm và trọng âm chính xác. Với phương pháp Shadowing, không chỉ giúp SV nắm được ý nghĩa cũng như có thể phát âm chính xác. Để có thể luyện tập Shadowing, điều quan trọng nhất chính là chuẩn bị tài liệu, phần mềm nghe. Giáo trình này hiện nay được phổ biến rất rộng rãi nên việc tìm kiếm hoàn toàn rất dễ dàng. Có thể sử dụng CD; dữ liệu mềm lưu trong máy tính, điện thoại; các video trên trang web, kênh video youtube, ; các ứng dụng trên các thiết bị thông minh; Các bước luyện tập theo phương pháp Shadowing như sau: (A) Đầu tiên, kích thích não bằng âm thanh. Cụ thể là sẽ bắt đầu với việc nghe từ vựng trước. Đừng vội xem qua giáo trình mà hãy tập trung, chú ý nghe thật kỹ cách phát âm. Như vậy giúp ta có thể hình dung ra được câu từ ngay trong đầu. Lưu ý chỉ nghe qua từ 1 - 2 lần để quen với âm thanh từ
  67. vựng. Nếu có thể, ta nên cố gắng thực hiện Silent Shadowing hoặc Mumbling theo CD. (B) Sau đó, xác nhận ý nghĩa của từ vựng. Nhìn từ vựng, cố gắng hình dung lại cách từ vựng đó được đọc như thế nào và kiểm tra lại ý nghĩa của từ đó. Ở bước này ta chỉ cần hình dung trong trí nhớ, không cần thiết phải đọc lên. (C) Tiếp theo, ta kết hợp cả hành động nghe, xác nhận nghĩa và đọc lại theo CD. Ban đầu, vì tốc độ đọc của CD khá nhanh nên không thể tránh khỏi tình trạng không theo kịp. Do đó, phải thực hiện từng từ một. Sau khi nghe xong một từ, tạm dừng lại, xác nhận ý nghĩa và đọc lại (bước này khá giống với kỹ năng Repeating). Dần dần sẽ đẩy nhanh tốc độ cho đến khi không cần tạm ngừng nữa. (D) Cuối cùng, ta kết hợp thực hiện Synchronized Reading và Prosody Shadowing. Khi đã bắt kịp được tốc độ của CD, ta có thể thực hiện đọc song song với CD. Đồng thời Shadowing bắt chước trọng âm, nhịp điệu của từ. Khi đọc đồng bộ với CD, ta có thể dễ dàng nhận biết được điểm sai trong phát âm của bản thân về từ vựng đó và nhanh chóng điều chỉnh để giống với từ vựng nghe được từ CD. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 10 phút mỗi ngày. Với phương pháp Shadowing được thực hiện qua 4 bước nêu trên, SV có thể tự luyện tập và cải thiện phát âm. Hơn nữa, phương pháp này giúp SV cải thiện kỹ năng nghe và giải quyết được vấn đề liên quan đến viêc học từ vựng. Qua việc luyện tập lặp lại với Shadowing, từ vựng sẽ được ghi nhớ từ từ, giúp SV học thuộc dễ dàng. Không những thế, việc luyện tập hằng ngày còn giúp SV ôn tập lại kiến thức. Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện phương pháp này là phải có tính kiên trì và liên tục. Để đạt được hiệu quả cao thì SV phải thực hiện mỗi ngày cho dù muốn
  68. hay không. Nếu SV có thể thực hiện được thì sẽ dần dần tạo ra được một thói quen tự giác học tập. Điều này rất cần thiết đối với đại bộ phận SV hiện nay. .1.2.2. Luyện tập giao tiêp từ các mẫu câu Hầu hết SV đều khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật và việc tự luyện tập giao tiếp lại càng khó nếu như không có giáo viên hướng dẫn. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu về cách tự luyện tập bằng phương pháp Shadowing và sử dụng kết hợp 2 quyển Honsatsu và bản dịch. Trong quyển Honsatsu, tôi sẽ sử dụng phần (bunkei), (reibun), ^ oỄ (kaiwa), w w C (renshuu C) và kết hợp với phần Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch. Hình 3.7: Phần Reibun và Bunkei bài 1 trong quyển Honsatsu [2]
  69. Mẩu câu 1. Tôi ỉà Mike Müler. 2. Anh Santos không phải là sinh viên. 3. Anh Miller có phải là nhân viền công ty không7 4. Anh Samo« công là nhân viện cdng ty. Ví dụ 1. Anh có phải là anh Mike Müler không? * * ' -Vàng, tôi lã Mike Miller. 2. Anh Miller có phải lã sinh viên không? -Không, tôl không phải là sinh viên. Tôi là nhân viên công ty. 3. Ông Wang có phải là kỹ sư không? Không, ông Wang không phải là kỹ SƯ. ỏng ấy là bác sĩ. 4. VỊ kia là ai? •Đó là Ông Watt. Ỏng áy lả giảng viên cùa Trường Đ^i học Sakurà. 5. Em Teresa mấy tuổi? - •Em 9 tuồi. Hội thoại Rắt vu ì được làm quen với chị Sa to; Chào anh! Yamada: chào chi! ChỊ Sato, đáy là anh Mike Miller. MQlen Rất vui được làm quen với chj. Tôi là Mike Miller. Tôi đến từ Mỹ. Rái mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của chị. Sato: Ttìi là Sato Keiko. Rất vui đượclàm quen vộỉ anh. Hình 3.10: Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch [2] Ưu điểm ở giáo trình này là trong một bài có rất nhiều mẫu câu ví dụ được đưa ra, giúp người học có cái nhìn cụ thể hơn về mẫu ngữ pháp được học trong bài. Bên cạnh đó, các từ vựng được sử dụng trong các mẫu câu, ví dụ đều nằm trong phạm vi bài học (bao gồm các từ vựng từ bài đầu tiên cho đến bài học hiện tại) giúp người học sử dụng tốt kiến thức đã học và không gây căng thẳng. Cách luyện tập giao tiếp với mẫu câu bằng phương pháp Shadowing khá giống với luyện tập phát âm từ vựng ở phần trên nhưng sẽ luyện tập theo từng phần và kỹ năng sẽ khác nhau. Đầu tiên, phần Bunkei, Reibun sẽ là lựa chọn đầu tiên vì cả 2 phần này cung cấp cơ bản nhất cả về ngữ pháp và từ vựng:
  70. (A) Giống như luyện tập phát âm, trước tiên ta nghe (không xem giáo trình) để nắm bắt âm điệu và thực hiện Silent Shadowing. Khác với từ vựng, mẫu câu là một cấu trúc hoàn chỉnh. Do dó khi bắt đầu luyện tập sẽ rất khó khăn, để não bộ có thể xử lý âm thanh và hình dung được phải mất một khoảng thời gian. Ban đầu chỉ nên thực hiện Silent Shadowing để có thể bắt kịp được tốc độ đọc. Ở bước này nên thực hiện ít nhất 3 lần. (B) Bắt đầu nhẩm theo CD nhưng không nhìn giáo trình. Quá trình này giúp kích thích thính giác , người học phải tập trung nghe để có thể nhẩm theo chính xác. Kỹ năng này giúp nâng cao khả năng nghe khá hiệu quả. (C) Xác nhận lại mẫu câu trong giáo trình và thực hiện Parallel Reading. Việc xác nhận lại sẽ giúp người học nhận thức được mẫu câu, từ đó giúp nhận dạng chính xác bản thân đã nghe thấy gì. Đồng thời kết hợp với đọc song song sẽ giúp lưu giữ mẫu câu trong trí nhớ, giúp nhớ mẫu câu một cách dễ dàng và bắt kịp tốc độ nói. (D) Thực hiện Prosody Shadowing. Sau khi xác định đúng mẫu câu, bước quan trọng tiếp theo là Shadowing theo nhịp điệu. Kết hợp với việc đọc song song sẽ giúp người học điều chỉnh để mô phỏng chính xác ngữ điệu, đồng thời giúp người học năng cao kỹ năng nghe và nói qua việc thực hiện đồng thời cả 2 hành động nghe và nói cùng lúc. (E) Sau khi nắm bắt được nhịp điệu và bước đầu có thể nói khá tự nhiên. Sử dụng quyển bản dịch để xác nhận nghĩa. Điều này giúp người học nắm bắt ngữ nghĩa và bối cảnh. Cuối cùng thực hiện Contents Shadowing. Sau khi đã nắm bắt được nhịp điệu và tốc độ, Shadowing theo ngữ nghĩa bối cảnh sẽ giúp người học hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng của mẫu câu. (F) Sau khi hoàn tất luyện tập Shadowing, thu âm lại (thực hiện Shadowing lại mẫu câu mà không cần nhìn giáo trình) và so sánh kết quả với CD hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ.
  71. Tiếp theo, ta sẽ luyện tập đến Renshuu C. Ở phần Bunkei, Reibun chủ yếu là các câu đơn riêng biệt hoặc câu đối đáp đơn giản thì ở Renshuu C sẽ khó hơn với một đoạn hội thoại ngắn. Hơn nữa, ngoài câu ví dụ đầu tiên thì giáo trình còn cung cấp thêm 3 ví dụ khác (như hình 2.9) để người học có thể luyện tập nhiều hơn. Đó là ưu điểm của phần này. Nhưng khi áp dụng phương pháp Shadowing thì sẽ tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, mẫu câu trong Renshuu C khá giống với phần Bunkei, Reibun, từ vựng sử dụng hoàn toàn là các từ trong bài. Bởi vì ta đã thực hiện luyện tập Shadowing từ vựng, Bunkei, Reibun trước đó, nên luyện tập ở phần này có lẽ khá dễ dàng. Ở phần này, cách thực hiện gồm 6 bước giống như trên, nhưng ta sẽ tập trung luyện tập Prosody Shadowing và Contents Shadowing, kết hợp với Parallel Reading sẽ mang lại hiệu quả cao. Có thể nói Renshuu C chính là những đoạn hội thoại ngắn thường dùng, cho nên chỉ cần tập trung Shadowing nhịp điệu và ngữ nghĩa sẽ giúp người học có thể giao tiếp cơ bản chính xác nhất. Hơn nữa, ta có thể sử dụng các từ vựng đã được học qua Shadowing ban đầu để thay thế cho các từ ví dụ được đưa ra. Như vậy, người học sử dụng linh hoạt mẫu câu hơn và không bị rập khuôn như trong giáo trình. Lưu ý vì đây là đoạn hội thoại giữa 2 người nên ta có thể lựa chọn Shadowing theo một người và sau đó đảo ngược lại. Việc này giúp ta luyện tập phản xạ để bắt kịp tốc độ. Sau cùng, luyện tập Shadowing với phần Kaiwa. Phần này khác hoàn toàn so với 3 phần trước. Đây là một đoạn hội thoại dài với nhiều nhân vật tham gia. Do đó cách thực hiện có thể hơi khác một chút. Tuy nhiên lợi thế ở phần này chính là có video tham khảo. Đây chính là ưu điểm rất lớn. Không những giúp người học hình dung ngay thái độ biểu đạt mà còn có thể hiểu được bối cảnh hội thoại. Các video này rất dễ tìm kiếm và khá phổ biến trên các trang mạng. Các video khá ngắn cho nên sẽ không gây căng thẳng khi luyện tập. Đặc biệt, hiện nay các video đã có thêm phụ đề cả tiếng Việt và tiếng Nhật nên người học có thể dễ dàng luyện tập trực tiếp ngay trên video.
  72. Cách thực hiện Shadowing phần Kaiwa gồm các bước sau: (A) Xem qua video 1 - 2 lần để nắm bắt mẫu câu. Không nên tạm ngừng sau mỗi câu mà hãy để video chạy liên tục để nắm bắt âm thanh cũng như làm quen với tốc độ nói. (B) Sau khi đã quen với tốc độ của video, ta thực hiện Parallel Reading. Với phụ đề tiếng Nhật được thêm vào sẽ giúp người học có thể đọc song song và theo kịp với video. (C) Thực hiện Prosody Shadowing và Contents Shadowing cùng lúc. Khi đã quen với mẫu câu, cũng như đã quen với cách thực hiện qua quá trình luyện tập ở các phần trước, ta sẽ tập trung Shadowing theo nhịp điệu, đồng thời xác nhận ý nghĩa của hội thoại. Vì là video nên người học có thể dễ dàng xác nhận ý nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. Lưu ý: Kaiwa khá giống với Renshuu C, đều là đoạn hội thoại giữa 2 người trở lên nhưng khác nhau về độ dài. Cho nên ta vẫn có thể lựa chọn Shadowing theo một người và sau đó đảo ngược lại.
  73. 3.2. Áp dụng phương pháp Shadowing trong lớp học tiếng Nhật Phương pháp Shadowing đã được áp dụng trong các lớp tiếng Anh khá sớm nhưng đối với tiếng Nhật thì mới được nghiên cứu và áp dụng trong những năm gần đây. Mặc dù thế, ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Có thể là vì một số lý do như: chưa có thông tin cụ thể, chưa áp dụng thực tiễn chuyên sâu, Nếu như áp dụng thành công phương pháp này vào giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam có lẽ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn. Đặc biệt là áp dụng vào các lớp giao tiếp, nghe nói. Trong phần này, tôi xin giới thiệu một vài ví dụ khi đưa phương pháp này vào giảng dạy. 3.2.1. Lớp học giả thuyết Để cụ thể hóa, tôi đã đặt ra một lớp học giả thuyết N1. Trong lớp N1 này sẽ có khoảng 20 - 30 học sinh đang học chuyên ngành tiếng Nhật và hoàn toàn chưa biết đến Shadowing. Trình độ hiện tại của các học sinh lớp N1 là sơ cấp (đã học xong bảng chữ cái và đang học ngữ pháp sơ cấp I). Lớp học được tổ chức với các tiết học khác nhau: Ngữ pháp, Đọc hiểu, Viết - Hán tự, Nghe nói, Phương pháp Shadowing sẽ được áp dụng trong tiết Nghe nói. Thời gian hiện là 3 tiết (90 phút). Giáo trình sử dụng trong lớp học là (Mina no Nihongo - Tiếng Nhật cho mọi người) sơ cấp I. (quyển Honsastu và quyển bản dịch). 3.2.2. Nội dung chi tiết Đối với tiết học nghe nói, cần chuẩn bị tài liệu nghe, máy chiếu để mở các video bài học. Sau đây, tôi xin trình bày cách tổ chức lớp học theo phương pháp Shadowing: (A) Khi bắt đầu buổi học, việc ôn lại kiến thức cũ rất cần thiết. Đặc biệt là các lớp trình độ sơ cấp. Vì đây là lớp Nghe nói nên sẽ chú trọng phát
  74. triển mẫu câu cho học sinh. Do đó đầu tiên ta dùng Renshu A để ôn tập lại ngữ pháp đã học trong bài. Giáo viên sẽ đọc trước từng mẫu câu và yêu cầu học sinh lặp lại. Sau đó sẽ tương tác với học sinh qua việc xác định nghĩa của câu. Ví dụ (VD): Giáo v i ê n : ^ ^ L ^ ^ ^ (Watashi wa kaishain desu) Học sinh: Tôi là nhân viên văn phòng. Hình 3.12: Renshuu A bài 1 trong quyển Honsatsu [2] Có thể thực hiện theo cả lớp, theo nhóm hoặc theo từng cá nhân. Nhưng vì đây là các mẫu ngữ pháp đã học nên tốt nhất chỉ thực theo nhóm, cả lớp để tiết kiệm thời gian (nên ôn tập trong khoảng 15 phút).
  75. (B) Sau khi ôn tập, cho học sinh luyên tập với Renshuu C bằng phương pháp Shadowing. B1: mở CD cho nghe trước và yêu cầu SV dõi theo giáo trình (nghe 2 lần). B2: giáo viên sẽ đọc lại và SV sẽ đọc theo (khoảng 2 - 3 lần tùy vào độ dài của đoạn hội thoại). Việc này giúp người học nhận biết được mẫu câu chính xác. B3, lại mở CD, tạm ngưng sau từng câu để SV thực hiện Shadowing lại khoảng 2 lần rồi để CD chạy lặp lại không cần tạm ngừng (khoảng 2 lần). Việc tăng không dừng CD để SV có thể quen dần tốc độ nói, đồng thời kích thích não bộ giúp người học nhớ mẫu câu một cách tự động. (C) Sử dụng các hình ảnh minh họa trong giáo trình để giải thích nghĩa, có thể phóng to hình ảnh để cả lớp có thể tập trung dễ hơn. Sau khi học sinh đã nắm rõ ngữ nghĩa, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện Prosody Shadowing và Contents Shadowing. Ở Prosody Shadowing, giáo viên sẽ cho SV vừa Shadowing vừa nhìn đoạn hội thoại bằng tiếng Nhật. Ở Contents Shadowing thì khó hơn một chút, giáo viên sẽ hướng dẫn SV Shadowing theo lời thoại được nghe trong