Bài thu hoạch Chuyên đề: Nâng cao chất lượng tự học

docx 11 trang thiennha21 15/04/2022 38405
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Chuyên đề: Nâng cao chất lượng tự học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_chuyen_de_nang_cao_chat_luong_tu_hoc.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch Chuyên đề: Nâng cao chất lượng tự học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ♦ ♦ ♦ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC Học viên: PHẠM ANH XUÂN Ngày sinh: 25/02/1992 Nơi sinh: Liên Bang Nga Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiên Tường Năm 2021
  2. NỘI DUNG THU HOẠCH Câu hỏi: Câu 1. Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả. Câu 2. Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập. Làm rõ các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua. BÀI LÀM Câu 1: Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả. I. Phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng s ự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Thực t ế giảng dạy tại các trường đại học cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học t ập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì các thầy giáo, cô giáo có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng học tập cũng không thể cao. Hiện nay, xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, đòi hỏi các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn phải biết vận dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học đã phát động đổi mới ph ương pháp học tập. Tuy các đội ngũ giảng viên đã tiến hành ứng dụng nhưng chuyển biến về chất lượng trong giờ dạy chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận, áp đặt. Trong bài giảng của thầy giáo, cô giáo đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều khi sinh viên chỉ thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ. Như vậy, việc tự họ c của sinh viên được đặt ra như một nhu cầu bức thiết.
  3. Giáo sư Thái Duy Tuyên trong: Chuyên đề dạy tự học cho sinh viên trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học khẳng định: “Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”(1) . Tự học là quá trình cá nhân tự giác, tự lực, tích cực lĩnh hội những vấn đề thực tiễn đặt ra bằng hành động của chính mình để đạt được những mục đích nhất định. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả của người học là tỷ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời. Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau, hoạt động này có nét đặc thù riêng. Sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong niên chế so với học tín chỉ được thể hiện như sau: Thứ nhất, trong phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên tuân thủ theo chương trình do nhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm học, từng khóa học căn cứ vào thời khóa biểu. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên. Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học, thời gian học, tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện của mình. Phương thức này tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch học tập, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp thực hiện mục tiêu học tập đã đề ra trong kế hoạch học tập đó. Khi đó sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để quá trình học tập đạt hiệu quả. Thứ hai, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức đào tạo tín chỉ qui định hoạt động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là nội dung quan trọng đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giảng bài, hướng dẫn; sinh
  4. viên nghe giảng, thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên). Hình thức thứ ba có thể không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giao nội dung học tập để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành). Ba hình thức tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Nếu hoạt động tự học trong dạy học theo niên chế mang tính chất tự nguyện thì phương thứ đào tạo theo học chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của sinh viên. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành trên lớp sinh viên cần phải có 1hay 2 giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của sinh viên. Thứ ba, nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉ thường gồm 3 thành phần chính: Phần nội dung bắt buộc phải biết được giảng trực tiếp trên lớp; phần nội dung nên biết có thể không được giảng trực tiếp trên lớp, giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp; phần nội dung có thể biết dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, và các hoạt động khác liên quan đến môn học. Như vậy, kiến thức của môn học được phát triển thông qua những tìm tòi của người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nếu sinh viên không tự học thì chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với việc sinh viên không đạt được yêu cầu của môn học. Thứ tư, khác biệt với đào tạo theo niên chế, trong học chế tín chỉ, hoạt động tự học được kiểm tra đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các buổi thảo luận, trong suốt quá trình học. Như vậy, điều chúng ta cần khẳng định là trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với các chế tài cụ thể. II. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học và công nghệ phát triền rất nhanh, tự học là một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong chuẩn đầu ra của các trường đại học và cao đẳng.
  5. Kỹ năng tự học của sinh viên được xác định qua các hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Việc tự học không chỉ giúp sinh viên nắm vững tri thức khoa học mà còn bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện tư duy, hình thành thói quen để có thể học tập suốt đời. Dưới đây là một số phương pháp góp phần bồi dưỡng kỹ năng tự học hiệu quả cho sinh viên. 1. Sinh viên cần nghiên cứu bài học trước khi đến lớp, đánh dấu những nội dung chưa hiểu. Như vậy khi đến lớp, sinh viên sẽ nhanh hiểu bài hơn và biết được vấn đề nào cần chú ý hoặc hỏi thầy, hỏi bạn. 2. Sinh viên cần biết cách lựa chọn tài liệu: tài liệu có thể mua, tìm ở thư viện hoặc trên internet, Sinh viên cần đọc cách tra cứu tài liệu thành thạo để không mất thời gian khi tra cứu. Khi chọn sách nên chú ý tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. Ngoài tài liệu do giáo viên giới thiệu, sinh viên cần tham khảo thêm nhiều loại tài liệu bổ trợ, nếu giỏi ngoại ngữ, sinh viên có thể đọc tài liệu gốc của các tác giả nước ngoài. Sinh viên cũng nên dành thời gian đọc thêm các loại sách khác, ví dụ sách về công nghệ thông tin, sách hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, để có kiến thức tổng hợp và rèn luyện các Kỹ năng mềm cơ bản. 3. Cách đọc sách: - Tùy theo từng mục đích của việc đọc sách mà người học có cách đọc phù hợp. Chẳng hạn, nếu chỉ đọc để lấy dẫn chứng thì có thể đọc lướt qua. Nếu là sách học, cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Lần thứ nhất nên đọc mục lục, lời giới thiệu của tác giả, đọc nhanh qua toàn bộ nội dung (nội dung này có thể là một bài, một chương, ) với những nội dung chưa hiểu rõ có thể đánh dấu lại, tạm thời bỏ qua; tiếp tục đọc lại, chú ý vào các vấn đề chưa hiểu để tự giải thích. Những lần đọc sau có thể đọc chậm hơn, nên đọc đi đọc lại ít nhất khoảng bốn lần. Nếu đọc quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đều không đạt hiệu quả cao.
  6. - Tập thói quen đọc nhanh, không đọc lần lượt từng chữ theo từng dòng mà có thể lướt mắt theo một khoảng, dừng rồi đọc tiếp, Khi đọc nhanh, yêu cầu phải rất tập trung. - Đọc giáo trình cần kết hợp với tài liệu gốc, vì các tài liệu gốc thường được cung cấp nhiều nội dung hơn - Khi đọc tài liệu phải ghi chép, có thể gạch chân, đánh dấu những nội dung chính, quan trọng và ghi ra ngoài lề, ghi lại theo ý hiểu của mình. - Trong quá trình đọc, phải có tư duy phản biện, có thể đặt ra những câu hỏi,dự đoán những vấnđề tác giả sẽ trình bày tiếp theo. Khi đọc xong cần suy ngẫm, ôn lại những điều đã đọc, làm bài tập áp dụng, tự kiểm tra lại xem mình đã nắm được vấn đề đến đâu. 4. Sinh viên phải biết lập và thực hiện kế hoạch học tập. Các hoạt động chủ yếu của sinh viên trong quá trình học tập thường là: học trên lớp, học ôn tập tại nhà, học tập-nghiên cứu theo nhóm, sinh hoạt cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội, Sinh viên cần lập thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, đánh dấu vào những việc quan trọng phải làm, các mốc thời gian để hoàn thành mục tiêu (ví dụ ngày kiểm tra, ngày thi, ) Cuối mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, , sinh viên cần tự tổng kết lại xem mình đã thực hiện theo kế hoạch đề ra hay chưa; nếu chưa, cần điều chỉnh thời gian biểu của những ngày tiếp theo. Quá trình học tập phải được tiến hành liên tục, đều đặn, có tính kỷ luật, không nên học suốt ngày đêm, sau đó lại chơi dài nhiều ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không rèn luyện được tác phong làm việc khoa học. Khi học, cần có thời gian nghỉ để đầu óc được thư giãn, cần tập trung cao độ, không suy nghĩ lan man và nói chuyện, làm việc riêng, Có thể suy nghĩ sâu vấn đề ở bất cứ nơi đâu, chẳng hạn khi tập thể dục, khi đến trường, khi chờ xe buýt, Thực tế, nhiều nhà khoa học đã có các ý tưởng mới trong những trường hợp như vậy.
  7. 5. Nếu số lượng bài tập nhiều, nên chọn làm các bài tập tiêu biểu. (các bài tập có dạng tương tự sẽ giải khi có nhiều thời gian hơn hoặc khi ôn tập) Câu 2. Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập. Làm rõ các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua. Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi hoặc thậm chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi. Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời gian mà còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học. Kế hoạch tự học của SV phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi công việc đều quy định thời gian cụ thể chi tiết. Vì như vậy, chúng ta có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ. Do đó, kế hoạch học tập của SV không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam, một phương hướng có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi để SV hành động nhằm sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy các em mới làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
  8. Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự ôn tập, kiểm tra. Trước hết cần xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề chẳng hạn, đây là một việc không quá khó). Sắp xếp thời gian tự học, đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước, nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà cảm thấy dễ và thú vị. Nên ấn định cho mình một khoảng thời gian làm việc cụ thể, ví dụ thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong quá trình học. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi không xác định được mình sẽ tự học trong bao lâu? Ít quá thì sợ không hiệu quả, mà nhiều quá sẽ mệt mỏi. Việc ấn định thời gian sẽ giúp ta làm việc có hiệu quả và tăng năng suất hơn. Nếu chúng ta thành công trong mục tiêu đặt ra chẳng hạn như học xong hai phần của một chương trong sách theo đúng tiến độ thời gian, chúng ta có thể tự thưởng cho mình một phần thưởng nho nhỏ nào đó, ví dụ như cho phép mình chơi game để thư giãn. Một số người có thể xem đây là vô lý, vì chúng ta đang tập trung thiết lập giới hạn thời gian tự học cho mình, nếu cho phép vui chơi thì rất có thể sẽ dễ dàng vi phạm những quy định ấy. Nhưng bằng cách thiết lập những giới hạn về hành vi của mình, chúng ta đang thực sự tự tuân theo kỷ luật, đó sẽ là một kỹ năng hữu ích để có thể tự học trong suốt cuộc đời. Nhiều Sinh viên đã cố gắng để thời gian tự học trở nên thường xuyên một cách nhiều nhất có thể, tuy nhiên tần số không quan trọng bằng cách tự học một cách thực sự. Chi tiêu 30 hoặc 60 phút mỗi ngày để tự học có hiệu quả thì chúng ta dễ dàng thẩm thấu kiến thức hơn rất nhiều. Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút để thư giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất
  9. học buổi trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn để xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ. Một trong những lí do khiến sinh viên dễ chán nản, không còn hứng thú với việc tự học là không hoàn thành tốt lịch trình đã đề ra. Nhiều lần như thế dễ làm họ cảm thấy mất dần niềm tin vào chính mình và ngày càng buông thả, bỏ bê chuyện tự học. Đã có khẳng định rằng nếu bỏ ra một giờ để lập kế hoạch chúng ta sẽ tiết kiệm được ba giờ khi thực hiện nó. Bởi khi thời gian học tập cũng như thời gian tự học của mình được lên kế hoạch thì chúng ta sẽ thấy nó trở nên ít rắc rối trong thời gian dài. + Chú ý sau khi lập kế hoạch tự học ta cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ kệ hoạch học tập của mình - Đánh giá việc tìm hiểu chương trình đào tạo của ngành học mà SV theo học. Đây là một bước khá quan trọng trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ. Sinh viên khóa 9 không những chỉ đánh giá việc tìm hiểu quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục, mà còn phải đánh giá việc tìm hiểu chương trình đào tạo của ngành mà mình đang theo học. Nếu việc đánh giá ở bước 1 và 2 diễn ra thường xuyên, thì sẽ giúp sinh viên theo dõi và định hướng được con đường học tập của bản thân một cách rõ hơn. - Kiểm tra lại việc xác định mục tiêu học tập Có 4 mục tiêu học tập dài hạn chính là: . Mục tiêu ra trường đúng kì hạn 4 năm . Mục tiêu ra trường trước kì hạn 4 năm . Mục tiêu ra trường sau kì hạn 4 năm
  10. . Mục tiêu học song song hai chương trình Việc xác định mục tiêu học tập phụ thuộc vào năng lực cũng như hoàn cảnh của từng sinh viên. Sau mỗi học kỳ hay năm học, sinh viên cần phải kiểm tra lại việc xác định mục tiêu học tập đã đề ra có phù hợp với khối lượng học phần theo chương trình đào tạo của nhà trường hay không. Nếu không, sinh viên cần phải thay đổi mục tiêu học tập ngay lập tức, tránh tình trạng học thừa hay thiếu các học phần, gây gián đoạn tiến độ học tập của bản thân. - Kiểm tra số tín chỉ cần học trong mỗi kỳ Để tránh tình trạng học thừa hay thiếu các học phần, sinh viên cần phải kiểm tra số tín chỉ cần học trong mỗi kỳ và dựa vào mục tiêu học tập của bản thân. Có 2 loại học phần chính là: Học phần tự chọn và học phần bắt buộc. Các sinh viên luôn phải đăng ký học phần bắt buộc trước, sau đó mới đăng ký học phần tự chọn. Tuy nhiên trong giai đoạn đăng ký học phần, nếu sinh viên không tìm hiểu kỹ nội dung đào tạo của Học viện, sẽ dẫn đến việc sinh viên đăng ký thừa hay thiếu khối lượng học phần. - Kiểm tra bảng theo dõi quá trình học tập Sau mỗi kỳ học, sinh viên cần phải kiểm tra bảng theo dõi quá trình học tập và đây là một bước vô cùng quan trọng. Sinh viên phải xác định nội dung của bảng theo dõi bao gồm khối lượng tín chỉ đã học, và điểm số cho từng học phần. Điều này sẽ giúp sinh viên theo dõi và giám sát tiến độ học tập của bản thân. Đồng thời, sinh viên có thể dễ dàng chỉ ra được khối lượng các học phần còn lại của cả khóa học cũng như ra quyết định có thể học cải thiện hay học lại các học phần dựa trên bảng theo dõi quá trình học tập. Ở bước 5 này, nếu thực hiện tốt, sinh viên có thể yên tâm vào tiến độ học tập và tránh được tình trạng học thừa các học phần. - Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của bản thân trong quá trình xây dựng kế hoạch học tập. Đây là một bước cần thiết đối với mỗi sinh viên sau quá trình học tập theo học chế tín chỉ. Thông thường, cuối mỗi kỳ học, sinh viên nhận được điểm cuối kỳ và không có thói quen xem xét lại hoạt động học tập.Việc đánh giá những ưu
  11. điểm và hạn chế của bản thân sẽ giúp sinh viên nhận thức được năng lực học tập của mình và kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Hơn nữa, nếu thực hiện tốt ở bước này, sinh viên có thể áp dụng các phương pháp học tập khác nhau phù hợp với mỗi học phần, dẫn đến kết quả cao hơn trong các kỳ học mới. Xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên khóa 9, qua đó giúp sinh viên định hướng được con đường học tập và hoàn thiện các kỹ năng của bản thân., hy vọng chuyên đề được đề xuất ở trên sẽ được sinh viên thực hiện rèn luyện tốt, nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao chất lượng đào tạo.