Khóa luận Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

pdf 149 trang thiennha21 16/04/2022 12504
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoi_chung_so_bi_nguoi_khac_lang_quen_fomo_cua_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC HOÀNG THỊ THANH BƯỞI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Tâm lý học TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Bưởi Người hướng dẫn khoa học: NCS.ThS. Mai Mỹ Hạnh TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân nhà nghiên cứu, được sự hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh - Ths. Mai Mỹ Hạnh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. Hoàng Thị Thanh Bưởi
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài khóa luận này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập trên giảng đường Đại học. Cảm ơn các Thầy Cô khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho những bạn sinh viên Tâm lý có cơ hội thể hiện những kiến thức được Thầy Cô truyền đạt trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nghiên cứu sinh - Ths. Mai Mỹ Hạnh - người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, nhắc nhở và cho em những lời nhận xét góp ý quý báu để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Với em, Cô không chỉ là người đã trực tiếp giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc, mà còn là người truyền thêm cảm hứng, truyền đạt kinh nghiệm để em có thêm lòng tin, động lực cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết, các bạn sinh viên 3 trường Đại học: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ TP.HCM đã bớt chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát mà người nghiên cứu soạn ra. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để bản thân tôi có thêm niềm tin thực hiện tốt đề tài của mình. Với nền kiến thức còn hạn chế, nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô, của Hội đồng chấm khóa luận, để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn, góp phần làm dồi dào thêm tư liệu nghiên cứu cho Tâm lý học nước nhà. Xin kính chúc Quý thầy cô, các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và luôn thành công trong mọi lĩnh vực cuộc sống. TP.HCM, ngày 27 tháng 04 năm 2018 Hoàng Thị Thanh Bưởi
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 4.2. Khách thể nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 3 6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu 3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 7.1. Phương pháp luận 3 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc 3 7.1.2. Quan điểm thực tiễn 4 7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu 4 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 8. Đóng góp của đề tài 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM 6
  6. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước 16 1.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên 18 1.2.1. Lý luận về sợ 18 1.2.1.1. Lý luận về cảm xúc 18 C. Phân biệt “sợ”, “lo lắng” và “lo âu” 24 1.2.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 25 1.2.3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý - xã hội lứa tuổi sinh viên 38 1.2.4. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên 42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM 46 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM hiện nay. 46 2.1.1. Mục đích 46 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 46 2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu 52 2.2.1. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc 52 2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu đã qua sàng lọc 53 2.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM. 56 2.3.1. Mức độ chung về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM 56 2.3.2. Nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM. 58 2.3.3. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên 60 2.3.4. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 61
  7. 2.3.5. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 69 2.3.6. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 76 2.3.7. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua các tình huống cụ thể 83 2.3.8. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên. 93 2.3.9. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các phương diện 96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103 1. Kết luận 103 2. Kiến nghị 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT 1 PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 11 PHỤ LỤC 3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT 14 PHỤ LỤC 4 Fear of Missing Out Scale: FoMOs 16 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SPSS 18
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đại học ĐH 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Đồng ý ĐY 4 Đúng Đ 5 Hiếm khi HK 6 Hoàn toàn đồng ý HTĐY 7 Hoàn toàn đúng HTĐ 8 Hoàn toàn không đồng ý HTKĐY 9 Hoàn toàn sai HTS 10 Không bao giờ KBG 11 Không đồng ý KĐY 12 Mạng xã hội MXH 13 Phần trăm % 14 Phân vân PV 15 Rất thường xuyên RTX 16 Sai S 17 Tần số TS 18 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 19 Thỉnh thoảng TT 20 Thường xuyên TX
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cách tính điểm cho câu 4,5,6,7,8,9 49 Bảng 2.2. Tổng hợp cách quy điểm từng câu, bao gồm các câu 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 49 Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 10 dựa vào tổng điểm 50 Bảng 2.4. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 9 dựa vào điểm trung bình 50 Bảng 2.5. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 10.1 đến 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7 dựa vào điểm trung bình 50 Bảng 2.6. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc 52 Bảng 2.7. Kết quả sàng lọc khách thể nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên 53 Bảng 2.8. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc 54 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên 58 Bảng 2.10. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên 60 Bảng 2.11. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ 61 Bảng 2.12. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày 65 Bảng 2.13. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ 69 Bảng 2.14. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày 73 Bảng 2.15. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ 76
  10. Bảng 2.16. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày 79 Bảng 2.17. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 1 83 Bảng 2.18. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 2 84 Bảng 2.19. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 3 86 Bảng 2.20. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 4 87 Bảng 2.21. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 5 88 Bảng 2.22. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 6 90 Bảng 2.23. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 7 91 Bảng 2.24. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên 93 Bảng 2.25. Mức độ chung về hội chứng sợ bị nguời khác lãng quên (FOMO) 56 Bảng 2.26. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 57 Bảng 2.27. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên trên phương diện giới tính 96 Bảng 2.28. Sự khác biệt mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên trên phương diện giới tính 96 Bảng 2.29. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả học tập 97 Bảng 2.30. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện 99 Bảng 2.31. Các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện 100 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 58
  11. Biểu đồ 2. 2. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện giới tính 97 Biểu đồ 2. 3. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả học tập 98 Biểu đồ 2. 4. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện 100
  12. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ra đời và tách ra khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập từ năm 1879 nhưng trước đó và cho đến nay Tâm lý học vẫn có một vị trí to lớn trong cuộc sống và hoạt động con người. Có thể nói rằng mọi thời kì lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của Tâm lý học [18]. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu Tâm lý học đã và đang bắt đầu đi sâu vào các nguồn gốc cũng như nguyên nhân liên quan đến não bộ và thần kinh của các hiện tượng hay rối loạn tâm lý. Do vậy, các nghiên cứu Tâm lý học ngày nay cũng không thể tách rời những phương tiện gắn chặt với đời sống tinh thần con người trong thời đại số. Ngoài việc sử dụng những công cụ kết nối theo nghĩa đơn thuần thì con người càng có tâm lý muốn tìm hiểu và khai thác sâu các khía cạnh lợi hại xung quanh mối quan hệ với cá nhân mỗi người, và nhờ vậy, internet được đặt lên bàn cân như một “con dao hai lưỡi” với vô vàn vấn đề cần nghiên cứu. Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với Internet một cách rộng rãi. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet. Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet. Một nghiên cứu khác (2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất [15]. Nếu như việc hòa mình vào mạng internet cũng như các trang web, mạng xã hội được xem là bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong khoảng thời gian gần hai thập kỷ, thì những mặt trái từ việc nghiện internet và các trang mạng xã hội được ghi nhận là không ít. Đối với các bạn sinh viên, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng có một sức hút không nhỏ. Chúng ta không thể phũ nhận những đóng góp to lớn của mạng xã hội ở việc kết nối những cá nhân lại với nhau tạo nên một mạng lưới những mối quan hệ mà người sử dụng chỉ cần một vài thao tác qua bàn phím là có thể giải quyết được hàng tá vấn đề đặt ra trước mắt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển 1
  13. của dịch vụ internet, các báo cáo lâm sàng về những hậu quả liên quan đến vấn đề sức khỏe tinh thần từ việc lạm dụng internet cũng tăng vọt. Không ít sinh viên ngày nay chạy đua với đời sống ảo trên mạng và những lượt thích, những lời bình luận (comment) của mọi người mà quên đi mất cuộc sống thực của họ. Việc nghiện mạng xã hội và internet ở người trẻ không phải là mới nhưng thường nhìn nhận đơn thuần ở việc bản thân chưa biết sắp xếp thời gian, thiếu tự chủ nên sa lầy. Tuy nhiên, theo báo cáo từ MyLife, 56% người sử dụng mạng xã hội mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO - Fear of missing out). Chúng ta càng sống nhanh, càng sợ mình sẽ trở thành kẻ rớt lại đằng sau. Trong một khảo sát của tổ chức JWTintelligent, gần 50% bạn trẻ thừa nhận rằng tâm lý sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của mình là do mạng xã hội gây ra [55]. Như vậy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) không chỉ đang lan rộng với tốc độ không thể ngờ đến mà nó còn để lại những hậu quả ảnh hưởng lâu dài về đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội hiện đại. Có thể nói, những đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong giai đoạn hiện tại là cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đề ra. Từ những cơ sở trên, đề tài: “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biểu hiện và mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường Đại học (ĐH) tại Thành phố Hồ chí Minh (TP.HCM) hiện nay. Từ đó tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) mà sinh viên gặp phải. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: Sợ, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). 3.2. Khảo sát thực trạng những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên khách thể là sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện và mức độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của nhóm khách thể này. 2
  14. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). 4.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên của một số Trường ĐH tại địa bàn TP.HCM. 5. Giả thuyết khoa học Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM ở mức trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM, trong đó chủ yếu là các yếu tố xuất phát từ phía chủ quan. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thông qua các biểu hiện trên phương diện nhận thức, thái độ và hành vi. Đề tài không nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như một rối loạn tâm thần. 6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên khách thể sinh viên 3 trường: ĐH Sư phạm TP.HCM (HCMUE), ĐH Sài Gòn (SGU) và ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Cụ thể, tiến hành khảo sát trên các khách thể sinh viên là sinh viên năm nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư của 3 trường trên. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm sợ, khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), các biểu hiện và mức độ biểu hiện của nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 3
  15. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là nguyên nhân và còn là điều kiện cho sự ra đời của đề tài hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Đã có nhiều bài báo viết về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nhưng thực sự, để có cái nhìn xác đáng và cận cảnh hơn về những biểu hiện của nó trên khách thể sinh viên ĐH ở Việt Nam thì quả thật còn hạn chế. Do vậy, sự ra đời của đề tài nghiên cứu là cần thiết và sẽ có những đóng góp không nhỏ cho những nghiên cứu hành vi xã hội nói chung và Tâm lý học tại Việt Nam nói riêng. 7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội Trên thực tế, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã được các nhà Tâm lý học ghi nhận từ nhiều thế kỷ trước với tên gọi “hội chứng sợ bị lãng quên”. Tuy nhiên, chỉ những năm trở lại đây, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, các vấn đề an toàn sức khỏe tinh thần được chú trọng nhiều hơn thì một lần nữa, các nhà khoa học lại chú ý đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) này. Mặc dù vậy, những cuốn sách nói về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) vẫn còn khá ít ỏi và chỉ dừng lại ở những bài phỏng vấn ngắn hay bài đăng trên tạp chí. Do vậy, các đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) chắc chắn sẽ được quan tâm và đánh giá cao trong giới khoa học ở thời đại số ngày nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học. 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, kết hợp với lý luận riêng, người nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn những biểu hiện và mức độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên. 4
  16. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Dựa trên cơ sở lý luận của để tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên khách thể chính và khách thể bổ trợ. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sinh viên dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. Phỏng vấn được thu âm, ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ ký xác nhận của khách thể. 7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận, đề tài khái quát được các công trình nghiên cứu có liên quan và xây dựng một số vấn đề lý luận mới trên cơ sở tiếp thu các khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước như khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên. Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ ra bức tranh thực trạng những biểu hiện và mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên. Đây là cơ sở để các đề tài nghiên cứu sau đi vào nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong toàn xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú lý luận về Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên hiện đại; tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa và làm hạn chế những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO); góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ đang trưởng thành trong thời kỳ kinh tế - xã hội đang hội nhập quốc tế như hiện nay. 5
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đang là một trong những vấn đề bức thiết không chỉ ở riêng lĩnh vực Tâm lý học nói riêng mà còn là vấn đề nan giải của toàn xã hội nói chung. Các nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, xuất phát từ lĩnh vực kinh tế và bắt đầu nóng trở lại từ những năm đầu thế kỷ XXI, khi các phương tiện truyền thông tin tức xã hội bùng nổ và lan nhanh như ngọn sóng. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Trong công trình nghiên cứu về cảm giác không thích hợp của Solomon (1928), tác giả lưu ý rằng cảm giác không thích hợp có thể dẫn đến cảm giác thấp kém hơn. Nghiên cứu sau đó đã hỗ trợ mối liên hệ giữa cảm giác không thích hợp và căng thẳng của Gould, Horn & Spreeman vào năm 1983. Các nghiên cứu chuyên sâu về những cảm giác không thích hợp ở thời điểm này còn hạn chế, tuy nhiên không khó để thấy được rằng khái niệm này có thể góp phần làm rõ hơn cho khái niệm nỗi lo sợ bị lãng quên. Theo tác giả Solomon (1928), khi một cá nhân nghe hoặc đọc về một sự kiện mà họ không được mời hoặc nhìn thấy ai đó sở hữu một sản phẩm mà họ muốn có, thì có thể họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn và lần lượt đặt ra nhiều câu hỏi cho bản thân để tự hỏi; ví dụ: Tại sao họ không được mời? Tại sao họ không thể hoặc không mua sản phẩm đó? Và Solomon cũng đặt ra giả thiết rằng điều này là một nỗi sợ và có thể ảnh hưởng bởi lòng tự trọng [35]. Nghiên cứu lý thuyết về sự gắn kết của Baumeister và Laury năm 1995 cho thấy rằng sự sợ hãi của sự loại trừ xã hội và sự sợ hãi của việc bị người khác lãng quên có thể thúc đẩy một người tuân thủ nguyên tắc mà nhóm đặt ra nhằm tránh một hoặc cả hai nỗi sợ trên là sự loại trừ xã hội và việc bị tẩy chay [35]. Tác giả Holmes năm 1997 có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ cũng cho rằng việc sử dụng Internet có thể gây ra sự phụ thuộc với các triệu chứng tương tự như nghiện ma tuý. Sự sợ hãi của con người trong việc phải nhớ đến 6
  18. những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình trở thành tâm điểm mới và vấn đề thu hút sự chú ý trong lĩnh vực tâm lý. Khi người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài, họ sẽ có cảm giác bị căng thẳng, sợ hãi và lo lắng [40]. Tác giả Bianchi và Phillips năm 2005 cũng có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ. Nhóm tác giả cho rằng đối với nhiều người, điện thoại di động là một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày. Họ sử dụng điện thoại di động cá nhân thường xuyên và có khuynh hướng cảm thấy bị bỏ lỡ một sự kiện nào đó và những người khác sẽ lãng quên mình khi họ không mang theo thiết bị điện thoại bên mình. Việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội một cách nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay càng làm cho người dùng thêm tò mò về mọi thứ xung quanh, về cuộc sống của người khác và những thứ mà có thể họ đã bỏ lỡ; điều này càng tăng thêm tỉ lệ gây ra sự phụ thuộc và sợ hãi bị người khác lãng quên [40]. Theo tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ, nhóm tác giả Ellison, Steinfield & Lampe (2007) cho rằng người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với cá nhân trải qua hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ dàng với người khác. Tuy nhiên, cũng trong tạp chí này, tác giả Dossey (2014) cũng khẳng định, các cá nhân này sẽ ngày càng gia tăng sự cô độc, cô lập và sợ bị lãng quên vì trên thực tế, các phương tiện truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp xúc mặt đối mặt [40]. Cũng theo nhóm tác giả trong tạp chí này, sợ bị người khác lãng quên sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi cá nhân vì tính duy nhất và tính chủ thể của nó. Tính độc đáo này liên quan đến cá tính của từng cá nhân trong xã hội. Tính cách là duy nhất và nhất quán do đó nó có thể được biểu hiện khác nhau ở những cá nhân khác nhau [40]. Trong nghiên cứu về hành vi nghiện khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của sinh viên do Kim, Jeong, & Lee, (2010), các tác giả cho rằng, trong bối cảnh xã hội ngày nay, các cá nhân dễ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải ngắt kết nối trong vài giờ mà không được viết về những gì mà bạn bè họ đã đăng, đã thích hoặc đã đọc trên các trang mạng xã hội, từ đó nảy sinh cảm giác bồn chồn và tìm mọi cách để 7
  19. được tiếp tục liên lạc với mọi người. Đối với nhiều người nói chung và sinh viên Đại học nói riêng, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là một hành vi gây nghiện thường xuyên và có tính gây nghiện. Các trang web mạng xã hội có thể có nghĩa là một kênh mới để truyền thông, kiến thức, giải trí, và thậm chí kể cả việc thể hiện bản thân [35]. Nghiên cứu “Hội chứng FOMO” của tác giả Wortham đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây cho thấy hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) bao gồm khả năng cáu kỉnh, lo lắng, và cảm giác không thích hợp, và những cảm giác này sẽ phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn khi một cá nhân đăng nhập vào các trang mạng xã hội. Tác giả cũng cho thấy rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã có mặt từ lâu trong lịch sử của bất kỳ kênh truyền thông nào có thể cho phép các cá nhân có được kiến thức về bạn bè, gia đình hoặc thậm chí cuộc sống của người lạ mà ta không hề quen biết. Những kênh truyền thông này bao gồm báo, thư, hình ảnh, bản tin kỳ nghỉ hàng năm và email. Việc cải thiện công nghệ cũng như khả năng tiếp cận công nghệ đơn giản đã giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng hơn và như vậy có thể khiến người dùng bị nghiện hơn bao giờ hết. Thay vì đọc tin tức về các bữa tiệc hoặc các sự kiện mỗi lần và một lần (tức là trong một tờ báo hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày), họ có thể nhận được thông tin điện tử ngay lập tức thông qua công cụ mà họ chọn như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, v.v [35]. Nghiên cứu của nhóm các tác giả Wilt, Oehlberg, & Revelle, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa Kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu lo lắng thường phân chia lo lắng thành hai loại dựa trên việc liệu các nhà nghiên cứu có quan tâm đến sự lo lắng kéo dài hay thoáng qua không, đó là: trạng thái lo lắng và lo lắng tiểu bang. Theo nhóm tác giả, sự lo lắng tiểu bang thường được định nghĩa là mức độ lo lắng của một người trong khoảng thời gian tương đối ngắn (giây, phút và giờ). Nhiều tác giả khác đã dựa trên nền tảng định nghĩa này và đề xuất rằng sự lo lắng của tiểu bang có liên quan nhiều nhất đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), vì rất có thể các cá nhân gặp phải nỗi lo sợ này sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạm thời trở nên lo lắng hơn khi không thể tiếp 8
  20. tục hoặc ngưng sử dụng các thiết bị này. Sự loại trừ và tẩy chay xã hội cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sợ hãi bị lãng quên vì chúng tác động đến các yếu tố được đề xuất để làm nền tảng cho hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), đó là sự lo lắng và lòng tự trọng [35]. Trang JWT Marketing Communications năm 2012 đã định nghĩa hội chứng sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) là cảm giác không thoải mái và đôi khi tốn kém mà bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn. Thực tế là mọi người quan tâm sâu sắc về những gì người khác làm hơn là những gì bản thân làm và chú trọng đến những gì người khác có, người khác đạt được hơn là những gì bản thân đang có [35]. Một nghiên cứu gần đây do JWTIntelligence Communications thực hiện năm 2012 cho thấy gần 70% người lớn chấp nhận cảm giác bị người khác lãng quên [35]. Theo bài đăng của tác giả Miller trong tạp chí (JWTIntelligence Communications năm 2012, trang 2, ông cho rằng phương tiện truyền thông xã hội như nguồn cơ quan trọng dẫn đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể xem các cập nhật của người khác về cuộc sống của họ theo thời gian. Các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ cho phép mọi người tiếp cận thường xuyên với những gì họ đang bỏ lỡ so với người khác như việc tham gia một bữa tiệc, một bữa ăn tối, sự nghiệp mới hay cơ hội thăng tiến trong công việc, học hành. Việc liên tục kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội và thường xuyên xem những điều họ đang bỏ lỡ chỉ khiến cho các cá nhân bắt đầu cảm thấy không hài lòng, lo lắng, không đáng tin cậy và bị mọi người lãng quên nhiều hơn. Cũng trong tạp chí này, các tác giả cũng nhận định cá nhân con người có xu hướng trở nên lo lắng, cáu kỉnh, cảm thấy không hài lòng và tạm thời hạ thấp lòng tự trọng sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội. Với sự kết nối thường xuyên của các thế hệ trẻ với các phương tiện truyền thông xã hội của bạn bè, hầu như bất kỳ cá nhân nào cũng có thể biết những gì mọi người đang làm và đang tham gia để các cá nhân luôn cảm thấy bị người xung quanh lãng quên [35]. Một trong những cuộc khảo sát của JWTIntelligence (2012) cũng đưa ra kết quả, khoảng 40% số cá nhân từ 12-67 nói rằng phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên của họ. Chỉ có 8% người trả lời khảo sát 9
  21. này rằng họ đã nghe nói về FOMO. Sau khi khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được giải thích trong nghiên cứu, 70% người trưởng thành (18- 34 tuổi) cho biết họ có thể hoàn toàn hoặc có liên quan đến khái niệm này. Nghiên cứu của JWTIntelligence (2012) đã cho thấy mức độ phổ biến và cảm xúc của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ngày càng được đo bằng một câu hỏi và tỉ lệ FOMO có tiềm năng ngày càng tăng khi cường độ FOMO tham gia củng cố vào sự phát triển các phương tiện truyền thông xã hội cũng như thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng nhiều hơn [35]. Nghiên cứu của tiến sỹ Tâm lý học Công nghệ Lerry D.Rosen đăng ngày 2 tháng 5 năm 2013 trên tạp chí Psychology today. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các phương tiện truyền thông xã hội và thông tin liên lạc điện tử có thể dẫn đến sợ bị lãng quên. Báo cáo kết quả cũng cho thấy rằng 3 trong 4 chủ sở hữu điện thoại thông minh trẻ tuổi kiểm tra thiết bị của họ ngay khi họ thức dậy; 8 trong 10 chủ sở hữu thiết bị thông minh sử dụng thiết bị công nghệ để cập nhật tin tức ở những kỳ nghỉ; mỗi cá nhân kiểm tra điện thoại thông minh của họ ít nhất 10 phút một lần; những người sử dụng điện thoại có kết nối mạng internet kiểm tra Facebook ít nhất 14 lần một ngày. Nghiên cứu của tác giả cũng đưa ra kết luận rằng việc thế hệ trẻ ngày nay kết nối với bạn bè và gia đình của họ hầu như được thực hiện thông qua tin nhắn văn bản, phương tiện truyền thông xã hội và các hình thức dạng thư điện tử [39]. Năm 2013, tiến sỹ Andrew Przybylski của đại học Essex đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu liên quan đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) và đăng trên tạp chí Computers in Human Behavior. Nghiên cứu đầu tiên trong số đó tập trung vào việc phát triển một thang đo để đo lường mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). [Phụ lục 5] Ngoài ra, một nghiên cứu sau này đã sử dụng một phiên bản sửa đổi của Przybylski et al. (2013) để khám phá mức độ mà mọi người kiểm tra điện thoại di động của họ vì sợ bị lãng quên. Hệ số "C-FoMO" được sử dụng để điều tra liệu FOMO thực sự có phải là động cơ khiến người dung kiểm tra điện thoại một cách liên tục hay không [35]. Kết quả, Tiến sĩ Przybylski và các cộng sự của ông đã phát hiện ra rằng những người dưới 30 tuổi có xu hướng sợ hãi bị lãng quên nhiều hơn. Một trong số ba nghiên cứu cũng đưa ra kết quả rằng nếu nhu cầu tâm lý của một cá nhân bị tước đoạt - đặc biệt là những nhu cầu về năng lực, tự chủ và các vấn 10
  22. đề liên quan, cá nhân đó sẽ mắc hội chứng sợ bị ngườ khác lãng quên (FOMO) ở mức độ nặng hơn. Trong báo cáo của nhóm tác giả này cũng cho thấy, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội hay các cảm xúc tiêu cực như buồn chán, cô đơn từ việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng liên quan đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) [35]. Trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Global Web Index vào năm 2014, kết quả cho thấy trong tổng số 27,4 triệu người sử dụng internet, tuổi của họ dao động từ 16 đến 64 tuổi. Nhóm có trình độ học vấn đại học là người sử dụng internet thường xuyên nhất chiếm 69% và nhóm này cũng là nhóm đối tượng dễ bị phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ hay không. Cũng dựa trên sự quan sát và khảo sát thực tế đối với sinh viên trong khuôn viên, Elon cho thấy hiện tượng nghiện điện thoại di động đã ảnh hưởng đến nhiều người trẻ. Một số người cho rằng hành vi gây nghiện và thói quen xuất hiện vì họ không muốn bị ngắt kết nối khỏi bạn bè và gia đình họ. Họ cần có điện thoại di động để có thể phản hồi hoặc tiếp xúc với mọi người một cách trực tiếp và ngay lập tức. Nghiên cứu này cho thấy 77,4% sinh viên nghĩ rằng họ bị ngắt kết nối với mọi người, 25,8% cảm thấy không được cung cấp đầy đủ thông tin hoặc sẽ bỏ lỡ nhiều sự kiện quan trọng và 25,8% gặp căng thẳng khi họ không mang điện thoại di động của họ bên mình. (Jones, 2014: 77) [40]. Tiến sĩ Joseph Nowinski, nhà Tâm lý học giám sát tại Trung tâm Y tế Đại học Connecticut có bài viết trên tạp chí Psychology Today về FOMO mang tên “Sợ hãi bị lãng quên” có thể dẫn đến nghiện như thế nào? (How “Fear of Missing Out” can lead to addiction). Tác giả đã đưa ra khái niệm về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như sau: Fear of Missing Out hay FoMO là một dạng lo lắng về xã hội - một mối quan tâm cưỡng bách mà người ta có thể bỏ lỡ một cơ hội cho tương tác xã hội, một kinh nghiệm mới, đầu tư có lợi nhuận hoặc một sự kiện thỏa mãn khác. Điều này đặc biệt liên quan đến các công nghệ hiện đại như điện thoại di động và các dịch vụ mạng xã hội [27]. Đến năm 2015, bản dịch thang đo FOMO của Gil, Del Valle, Oberst, & Chamarro bằng tiếng Tây Ban Nha đã được sử dụng để đánh giá hội chứng sợ bị người khác lãng quên. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha bao gồm 10 mục được trả lời 11
  23. theo thang điểm 5 từ mức “không hoàn toàn đúng với tôi” đến “cực kỳ trung thực với tôi” [45]. Cũng trong năm 2015, nghiên cứu về mối quan hệ giữa FOMO, sử dụng rượu và hậu quả liên quan đến rượu ở sinh viên đại học của nhóm các tác giả Benjamin C. Riordan, Jayde A. M. Flett, John A. Hunter, Damian Scarf và Tamlin S. Conner thuộc khoa Tâm lý học đến từ trường Đại học Otago, New Zealand được triển khai. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là xem xét các mối liên hệ giữa nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO), sử dụng rượu và hậu quả liên quan đến nghiện rượu ở sinh viên đại học; trong đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu là hai mẫu nghiên cứu thuộc độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi với số mẫu ở nghiên cứu 1 là 182 người và 250 mẫu với nghiên cứu 2. Trong cả hai nghiên cứu, người tham gia sẽ phải hoàn thành Fear of Missing Out Scale (FOMOs) và bảng câu hỏi Kết Quả Cồn cho Người lớn (B-YAACQ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có số điểm FOMO cao hơn có liên quan đến những hậu quả do rượu gây ra nhiều hơn. Trong nghiên cứu 2, FOMO cao hơn cũng liên quan đến việc tiêu thụ một lượng rượu cao hơn cho mỗi trường hợp. Sau cùng, các tác giả khuyến nghị: để giảm thiểu tác hại liên quan đến rượu trong sinh viên đại học, điều quan trọng là phải giải quyết các yếu tố xã hội như FOMO vì nó có thể làm cho người ta theo đuổi các hành vi có nguy cơ cao hơn về sử dụng và nghiện rượu [27]. Tạp chí Vi tính và hành vi con người năm 2016, có đăng tải một nghiên cứu mang tên “Sợ mất tích, cần liên lạc, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề” của nhóm những nhà nghiên cứu Jon D. Elhai, Jason C. Levine, Robert D. Dvorak, Brian J. Hall. Nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu khách thể gồm 308 người tham gia khảo sát từ thị trường lao động Mechanical Turk của Amazon. Theo nghiên cứu, người tham gia phải trả lời các câu hỏi liên quan đến biện pháp chuẩn để nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại thông minh, tần suất sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả, trầm cảm, lo lắng, sợ bị lãng quên (FOMO) và các quy luật tình cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng điện thoại thông minh có liên quan nhiều nhất với lo lắng, nhu cầu liên lạc và đặc biệt với hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Kết quả còn cho thấy thêm về tầm quan trọng của các biến thực hiện nhu cầu xã hội, biến FOMO và biến nhu cầu liên lạc là những cơ chế quan trọng có thể giải thích việc sử dụng điện thoại thông minh 12
  24. quá mức, cũng như vấn đề trầm cảm và lo lắng gia tăng. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh thêm, ức chế tình cảm cũng làm trung gian mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh, lo lắng và sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) [36]. Trong nghiên cứu mang tên: “Hậu quả tiêu cực từ mạng xã hội nặng nề ở thanh thiếu niên”, vai trò trung gian của sự sợ hãi bị lãng quên (Negative consequences from heavy social networking in adolescents: The mediating role of fear of missing out), nhóm các tác giả Ursula Oberst, Elisa Wegmann, Benjamin Stodt, Matthias Brand, Andres Chamarro đã đề xuất một mô hình phân tích mối quan hệ giữa các triệu chứng bệnh tâm thần (lo lắng và trầm cảm) với kết quả tiêu cực của việc sử dụng thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Gỉa thuyết được đặt ra là mối quan hệ này được trung gian bởi các yếu tố nằm trong FOMO và cường độ sử dụng mạng xã hội được xem là trung gian tác động đến mối quan hệ giữa FOMO và các kết quả tiêu cực được tìm thấy [Phụ lục 4], [45]. Nghiên cứu này đã được phê chuẩn bởi ủy ban đạo đức của trường đại học nơi nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu. Bảng câu hỏi được tổ chức trực tuyến tại trường đại học của tác giả đầu tiên với phần mềm Surveygizmo (phần mềm tích hợp giao tiếp với người dùng thông qua các dịch vụ trực tuyến như khảo sát trực tuyến, bầu chọn, các hình thức liên lạc, đăng ký bản tin), và được tạo nên để thu thập dữ liệu một cách ẩn danh. Một hồ sơ khảo sát về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên Facebook bằng tiếng Tây Ban Nha được tạo ra (www.facebook.com /spanishFOMO) và liên kết với một số hồ sơ Facebook cũng như các trang web khác để nhân rộng quy mô nghiên cứu. Những người tham gia đã được mời tham gia nghiên cứu trực tuyến bằng cách nhấp vào liên kết www.midetufomo.com (hiện đang không hoạt động), nơi những người tham gia, sau khi được đảm bảo bí mật và ẩn danh sẽ phải trả lời các câu hỏi qua máy tính hoặc thiết bị di động trong thời gian rỗi của họ, mất khoảng 8 đến 10 phút. Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi đầy đủ, những người tham gia đã được phản hồi tức thì về mức độ FOMO của họ dựa trên các thông số thống kê (trung bình và phần tư) [45]. Nghiên cứu “Có phải việc tự giới thiệu của người sử dụng Instagram chịu ảnh hưởng bởi sự tự tin và sự sợ hãi của việc bị lãng quên?” của nhóm các tác giả Frensen Salim, Wahyu Rahardjo, Titah Tanaya, Rahmah Qurani, năm 2017. Nghiên cứu này cho thấy rằng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là một yếu tố quan trọng ảnh 13
  25. hưởng đến việc tự giới thiệu của người dùng trên Instagram. Dựa trên phân tích bằng cách sử dụng trung bình thực nghiệm và giả thiết, các tác giả thấy răng tự giới thiệu tình bạn là trung bình ở những người tham gia và mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cũng vừa phải. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng góp phần đưa ra các đề xuất cho cộng đồng thanh niên (tuổi từ 21 đến 30 tuổi) giúp cân bằng nhu cầu xã hội của họ bằng cách tham gia một số nhóm công đồng. Nghiên cứu đề xuất rằng Fear of Missing Out (FOMO) là một biến số quan trọng trong nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu sâu hơn liên quan đến các biến khác, ví dụ như tính cách. Nhóm nghiên cứu còn cho rằng việc nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) không chỉ hữu ích trong việc giải thích việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông xã hội, mà còn có thể giúp giải thích cho hội chứng nghiện sử dụng các phương tiện truyền thông trong xã hội [34]. Nghiên cứu “Sử dụng mạng xã hội - Sợ bị lãng quên ở giáo viên” của nhóm tác giả Deniz Mertkan Gergin, Nazire Burcin Hamutoglu, Orhan Gemikonakli và Ilhan Raman năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên nam cao hơn mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên nữ. Các tác giả lý giải sự khác biệt này là do những đổi mới trong giáo dục đại học và việc cách xa gia đình khiến họ thường xuyên kiểm tra các video, hình ảnh, tin tức và thông điệp được lưu trữ trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Những phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy số lượng tài khoản truyền thông xã hội thay đổi mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Cụ thể: giáo viên có nhiều tài khoản mạng xã hội hơn sẽ có mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cao hơn so với những người có ít tài khoản hơn. Nhóm nghiên cứu còn đưa ra kết luận, mức độ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thông qua điện thoại thông minh tạo nên sự khác biệt mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thông qua điện thoại thông minh có mức độ sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cao hơn so với những người không làm như vậy [30]. Trong nghiên cứu “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên - Fear of Missing Out (FOMO) trong thanh thiếu niên Bosnia và Herzegovina - các cơ chế được lựa chọn và quy mô của hai tác giả Lukasz Tomczyk và Elma Selmanagic Lizde tháng 3 năm 14
  26. 2018. Nhóm nghiên cứu cho rằng: hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là một trong những loại nghiện Internet mới, đặc biệt đáng chú ý trong thế hệ trẻ, một phần nhờ vào sự phổ biến của điện thoại thông minh. Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến sự lo lắng và việc thúc đẩy nhu cầu sử dụng Internet (mạng xã hội - SNS nói riêng) cũng như liên quan đến sự thay đổi trong các tiêu chuẩn giao tiếp của thế hệ trẻ dựa vào phương tiện truyền thông xã hội. Hơn 1/4 trong số những người được hỏi cho biết họ cảm thấy là một phần của mạng xã hội, điều này cũng phản ánh sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực khi họ đang ngoại tuyến, trong đó có những cảm giác lo hãi bị mọi người lãng quên. Cường độ sử dụng mạng xã hội có liên quan đáng kể với những hậu quả nặng nề do hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) gây ra. Việc sử dụng mạng xã hội mạnh hơn, nguy cơ lớn hơn của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong thế giới thực. Kết quả của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy giới tính là một yếu tố không khác biệt khi sử dụng phương tiện truyền thông mới và vì vậy, trong giai đoạn đầu của giới thanh thiếu niên không phân biệt rõ ràng FOMO. Ước tính có một trong ba người dùng trẻ của các phương tiện truyền thông mới ở Bosnia và Herzegovina có một số triệu chứng hoặc triệu chứng của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Tình trạng gia đình (nền tảng giáo dục của cha mẹ và thu nhập) có ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Trình độ học vấn chính thức ở bậc cha mẹ cao hơn, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thấp hơn. Vai trò của cha mẹ là không thể nghi ngờ trong các hành vi mô hình hóa chức năng an toàn của thanh thiếu niên trongthực tếtrực tuyến và ngoại tuyến. Những người trẻ không trải nghiệm sự giám sát của cha mẹ thường sử dụng phương tiện truyền thông trong đa số các tình huống. Nhưng sự kiểm soát của cha mẹ không đủ để bảo vệ con cái họ khỏi mọi khía cạnh của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) [41]. Nhìn chung, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở các lứa tuổi nói chung và ở tuổi sinh viên nói riêng. Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu khai thác sâu vào khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), các biểu hiện ban đầu, một vài nguyên nhân dẫn đến hội chứng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi về mặt lí luận, lịch sử nghiên cứu để đề tài “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên của sinh viên một số 15
  27. Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được thực hiện. Cũng có một vài nghiên cứu hội chứng này ở lứa tuổi sinh viên ở một vài khía cạnh liên quan. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa tập trung nhiều vào việc đo mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Do vậy, hướng nghiên cứu của đề tài này khá thú vị nhưng đảm bảo yếu tố không trùng lặp với những nghiên cứu đã có trên thế giới từ trước đến nay. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FOMO thực sự không nhiều và còn nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các bài viết chỉ dừng lại ở mức bài viết khoa học và được đăng lên các trang web khoa học hay tạp chí ngắn. Tác giả Đỗ Ngọc Vũ trên trang herworldvietnam (2004) có viết, các nhà tâm lý học đã đưa ra những phát họa sơ lược về FOMO (lấy từ cụm từ “fear of missing out”) như là một hội chứng tâm lý với tên gọi hội chứng sợ bị lãng quên từ hàng trăm năm trước, và nó thật sự bùng phát trong thời kỳ hiện đại ngày nay - khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển tràn lan không kiểm soát như hiện tại [6]. Tác giả Nguyên Trường rên trang isach.net cũng có bài tổng hợp ngắn với tựa đề: Hội chứng FOMO: Sợ bỏ lỡ – sợ bị lãng quên trong xã hội. Tác giả bài viết cho rằng, con người luôn quan tâm đến địa vị xã hội của bản thân, nhưng sự bùng nổ của phương tiện truyền thông khiến hội chứng “sợ bị người khác lãng quên mình” ngày càng lớn mạnh hơn. Tác giả đã đưa ra khái niệm chung nhất về hội chứng “sợ bị lãng quên” – FOMO (fear of missing out) như sau: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là hiện tượng tâm lý xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng về việc không tham dự các sự kiện xã hội. FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với người tham dự. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí còn sợ bỏ lỡ những thứ không lành mạnh [50]. Tác giả Dương Nguyễn Huy (2017) trong bài viết mang tên Hội chứng FOMO - Hội chứng tâm lý lý giải vì sao Trader hay dính đỉnh dính đáy hoặc dính lừa đảo. Các nhà nghiên cứu kiểm tra mức độ “sợ bị lãng quên” của con người thông qua các 16
  28. bảng khảo sát, gồm những câu hỏi kiểm tra mức độ thường xuyên của một người quan tâm đến các sự kiện xã hội, cách người đó lo lắng và cảm thấy khi bạn bè đi chơi mà không rủ họ. Kết quả cho thấy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết họ cảm thấy nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu cũng cho thấy thêm, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. Sợ hãi liên tục về việc bị người khác lãng quên ở các sự kiện có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm, đặc biệt đối với giới trẻ. Các nhà tâm lý học nói rằng, các lo ngại về việc bị lãng quên có thể là một loại biến dạng nhận thức, gây ra những suy nghĩ không hợp lý, chẳng hạn như tin rằng bạn bè ghét bạn nếu họ không mời bạn đến bữa tiệc, và điều này dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, theo một số nhà Tâm lý học khác, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) góp phần thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội, bởi con người cảm thấy cần sử dụng công nghệ để biết những gì đang xảy ra ở nơi khác. Hơn nữa, những cảm xúc mà hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) tạo ra có thể tăng cường kết nối với những người khác, khuyến khích mọi người tham gia nhiều hoạt động xã hội, tạo động lực giúp con người giao tiếp với bạn bè [5]. Nhìn chung, ở Việt Nam thực sự chưa có nghiên cứu chính thức nào về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nói chung cũng như chưa có đề tài nghiên cứu chính thức nào về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên khách thể sinh viên các Trường ĐH nói riêng. Các bài viết về hội chứng này ở Việt Nam còn rất sơ sài, chủ yếu là các bài tổng hợp ngắn và rất chung chung về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Do vậy, các bài viết còn mang nặng kiến thức về khái niệm, biểu hiện và một vài nguyên nhân dẫn đến hội chứng này được tổng hợp từ các bài viết đã có sẵn của những nhà nghiên cứu trên thế giới. Ở đề tài nghiên cứu mang tên “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM hiện nay”, hướng nghiên cứu của đề tài sẽ khá mới và khá thú vị nhưng không bị trùng lặp. Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên thông qua nhận thức, thái độ và hành 17
  29. vi; xây dựng thang đo và bảng hỏi riêng dựa trên những thang đo đã có để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. 1.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên 1.2.1. Lý luận về sợ 1.2.1.1. Lý luận về cảm xúc A. Khái niệm về cảm xúc Theo Henri Walton, nhà Tâm lý học người Pháp (1879 - 1962) cảm xúc là một chức năng có vai trò quan trọng. Ông coi cảm xúc là khâu phát triển trung gian giữa hoạt động phản xạ và quá trình tâm lý của con người. Thông qua hoạt động cảm xúc, con người có thể cảm nhận được sự chăm sóc và các cách mà những người ở xung quanh đã thực hiện để làm thỏa mãn nhu cầu của nó [20]. Theo học thuyết phản hồi trên khuôn mặt, cảm xúc là những trải nghiệm của sự biển đổi các cơ trên khuôn mặt chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta mỉm cười thì chúng ta trải nghiệm niềm vui sướng hay hạnh phúc. Khi chúng ta cau mày, chúng ta trải nghiệm nỗi buồn. Những biến đổi các cơ trên khuôn mặt của chúng ta do não bộ chỉ huy và cung cấp nền tảng cho những cảm xúc. Do trên khuôn mặt có số lượng cơ bắp rất nhiều nên các biểu hiện cảm xúc cũng nhiều vô số [9]. Theo Carroll E. Izard thì cảm xúc được hiểu là một hiện tượng tâm lý phức tạp, thể hiện qua ba yếu tố đặc trưng là cảm nhận hay ý thức về cảm xúc; các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp tiến hóa và hệ khác của cơ thể; các phức hợp biểu cảm cảm xúc có thể quan sát được, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt [28]. Daniel Golman hiểu cảm xúc vừa là một tình cảm vừa là các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt,vừa là thang bậc của các xu hướng hoạt động do nó gây ra [3]. Theo Từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện chủ biên, cảm xúc gồm hai mặt: những phản ứng sinh lý thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; những phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn, khổ [13, tr.43]. 18
  30. Theo Nguyễn Huy Tú, cảm xúc là những rung động khác nhau của con người, nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến số hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quan của chúng ta [12, tr.177]. Theo Nguyễn Quang Uẩn, xúc cảm - tình cảm là những rung động thể hiện thái độ của cá nhân đối với các sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của mình [14]. Theo Vũ Dũng, những khía cạnh nội dung của cảm xúc được phản ánh ở hiện tượng và hoàn cảnh có giá trị đặc biệt đối với chủ thể [22]. Theo nhóm tác giả Mai Văn Hưng, Trần Thị Loan, cảm xúc là một dạng hoạt động của con người vừa mang tính chất sinh lý lại vừa mang tính chất tâm lý. Nó bao gồm hai khía cạnh là sinh lý và tâm thần. Về mặt sinh lý, cảm xúc là các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh và một số các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Về mặt tâm lý, cảm xúc bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, các quá trình nhận thức và đáp ứng lại các cảm giác, các tri giác đó [10]. Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy (2013) trong cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương có viết: Cảm xúc hay xúc cảm là hiện tượng tâm lý nên chúng có bản chất phản ánh. Đó là những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể trong những tình huống nhất định [7]. Qua một số khái niệm trên, đề tài xin đưa ra khái niệm cảm xúc cho nghiên cứu như sau: Cảm xúc là những rung động thể hiện thái độ của con người đối với các sự vật hiện tượng riêng lẻ, có liên quan đến nhu cầu, động cơ của con người. B. Phân loại cảm xúc Bud Craig chia ra hai loại cảm xúc: cổ điển và hằng định nội môi. Theo Craig, cảm xúc cổ điển (bao gồm các cảm xúc như: ham muốn, giận dữ và sợ hãi) là kết quả của kích thích bên ngoài. Những cảm xúc chuẩn bị một cá nhân để giao cấu, chiến đấu, hoặc phải trốn chạy và là những cảm xúc tồn tại cơ bản. Những cảm xúc còn lại, những cảm xúc hằng định nội môi, là kết quả của quy trình nội bộ và xảy ra để thay 19
  31. đổi hành vi. Những cảm xúc này là một tín hiệu rằng một cái gì đó không ổn và một sự thay đổi là cần thiết để mang lại những điều trở lại cân bằng [56]. Theo nhóm tác giả Mai Văn Hưng, Trần Thị Loan, có nhiều loại cảm xúc. Các cảm xúc nền tảng gồm có hứng thứ, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, ghê tởm, căm giận, khiếp sợ, khinh bỉ, xấu hổ, tội lỗi. Trong đó có các loại cảm xúc làm tăng cường hoạt động của cơ thể con người, làm cho con người thấy vui vẻ, ham muốn và tư duy nhanh, thích hoạt động. Những loại cảm xúc này được gọi là cảm xúc hưng cảm. Trong một số trường hợp, đi kèm với trạng thái hưng cảm là hiện tượng nổi nóng, bẳn gắt. Bên cạnh những loại cảm xúc làm tăng cường hoạt động của cơ thể, lại có những loại cảm xúc khác làm giảm sút hoạt động của cơ thể,làm cho con người cảm thấy buồn rầu, chán nản và làm giảm sự ham muốn. Những loại cảm xúc này được gọi là cảm xúc trầm cảm. Trong một số trường hợp, đi kèm với trạng thái trầm cảm, con người thường lo lắng, sợ hãi, nhút nhát và có khi còn bị nói lắp [10]. Đề cập đến thế giới xúc cảm của con người, các nhà nghiên cứu đã lọc ra các xúc cảm nền tảng. Những người theo thuyết tiến hóa, tiêu biểu là Darwin, cho rằng cảm xúc của con người là sản phẩm của sự tiến hóa vì nó giúp con người sống sót và tồn tại, chẳng hạn như nỗi sợ khiến cho con người né tránh những tình huống nguy hiểm gây hại cho bản thân. Cảm xúc nền tảng được thuyết tiến hóa cho là những xúc cảm được thể hiện theo cùng một cách và nhận diện như nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Sở dĩ như vậy là do những chương trình thần kinh bẩm sinh chi phối, xuất hiện trước cả suy nghĩ và nhận thức của con người. Silvan Tomkins (có thêm xấu hổ, căng thẳng, khinh thường), Carroll Izard (thêm khinh thường, xấu hổ, buồn và tội lỗi) và Robert Plutchik (thêm buồn và chấp nhận/ thừa nhận) đưa ra những cảm xúc căn bản khác nhau nhưng nhìn chung có sáu cảm xúc giống nhau, đó là: sợ, giận, thích thú, ghê tởm, vui vẻ và ngạc nhiên. Những cảm xúc nền tảng này xuất hiện ở con người một cách độc lập hoặc cùng xuất hiện và kết hợp với nhau tạo nên những cảm xúc mới. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cữu vẫn còn tranh cãi về việc phân chia các cảm xúc nền tảng [7]. Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy (2013) trong cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương chia cảm xúc thành 2 loại: cảm xúc (hay xúc cảm) âm tính và cảm xúc (hay xúc cảm) dương tính. Nếu một 20
  32. sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu thì gây ra những cảm xúc dương tính. Ngược lại, những cảm xúc âm tính sẽ nảy sinh khi nhu cầu của con người không được thỏa mãn [7]. Tóm lại, trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu chia cảm xúc thành 2 loại: cảm xúc âm tính (lo lắng, buồn, hoang mang, sợ hãi, ) và cảm xúc dương tính (vui vẻ, thích thú, ). Rõ ràng, khi bị người khác lãng quên, cá nhân có xu hướng có cảm xúc âm tính và các cảm xúc dương tính dần bị triệt tiêu hoặc không thể hiện rõ. 1.2.1.2. Lý luận về cảm xúc “sợ” A. Khái niệm “sợ” Theo Daniel Golman, nỗi sợ hãi là cảm giác do cảm giác nguy hiểm hoặc bị đe dọa xảy ra ở một số loại sinh vật gây ra sự thay đổi trong chức năng trao đổi chất và cơ quan và cuối cùng là thay đổi hành vi, như trốn chạy, trốn tránh hoặc đóng băng từ các sự kiện chấn động. Lo sợ ở con người có thể xảy ra để phản ứng với một kích thích cụ thể xảy ra trong hiện tại, hoặc dự kiến hoặc mong đợi của một mối đe dọa trong tương lai được coi là một nguy cơ cho cơ thể hoặc cuộc sống. Phản ứng sợ hãi phát sinh từ nhận thức về nguy cơ dẫn đến sự đối đầu hoặc thoát khỏi / tránh được mối đe dọa (còn được gọi là phản ứng chiến đấu hay đáp chuyến bay), mà trong những trường hợp cực đoan của sự sợ hãi ( kinh dị và khủng bố ) có thể là một phản ứng đông hoặc tê liệt [3]. Sợ khi trở thành bệnh lý sẽ bao gồm lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ, và khi trở thành bệnh lý là chứng sợ, hoảng hốt [3]. Theo Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học cho rằng sợ là những trải nghiệm ám ảnh không thích hợp các nỗi sợ hãi có nội dung cụ thể bao vây chủ thể trong những hoàn cảnh nhất định kèm theo các rối loạn sinh lý như tim đập nhanh hay vã mồ hôi. Chứng sợ thường gặp trong các biểu hiện của chứng nhiễu tâm, loạn tâm thần và các bệnh não thực thể. Trong chứng ám sợ nhiễu tâm, bệnh nhân thường ý thức được tính phi lý, vô căn cứ của những nỗi sợ hãi, coi chúng là các trải nghiệm mang tính bệnh lý, có sự dằn vặt bản thân mà mình không kiếm soát được. Người ta thường phân chia các chứng ám sợ theo đối tượng [22]. Tóm lại, trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu định nghĩa sợ là cảm giác xuất hiện do nguy hiểm hoặc bị đe dọa gây ra. Lo sợ ở con người xảy ra để phản 21
  33. ứng với một kích thích cụ thể nhằm tránh cho bản thân hạn chế được những rủi ro từ môi trường xung quanh. B.Nguyên nhân gây sợ Trong cuốn Trí tuệ xúc cảm, Daniel Golman đã chỉ ra nguyên nhân gây sợ; cụ thể, tác giả cho rằng: Hạnh nhân đóng vai trò chủ yếu trong sự khởi động nỗi sợ hãi và khi căn bệnh não phá huỷ hạnh nhân của một bệnh nhân, nỗi sợ hãi biến mất khỏi tổ hợp tinh thần của người đó [3]. Nỗi sợ hãi cho phép minh họa động thái nơ-ron của xúc cảm. Nó có một tầm nhìn quan trọng to lớn trong tiến trình tiến hóa; nó có ý nghĩa căn bản đối với sự sống còn. Thế nhưng, những nỗi sợ hãi không đúng thường đầu độc đời sống hằng ngày và biến chúng ta thành “mồi” cho sự kích động, lo hãi và đủ tất cả các kiểu lo lắng thông thường hoặc là những cơn hoảng hốt, những chứng sợ hay chứng nhiễu tâm ám ảnh. Hãy giả định một buổi tối bạn ngồi ở nhà một mình và đọc sách, bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng động trong một phòng khác. Những gì xảy ra trong bộ não mấy giây sau đã đem lại cái nhìn đại thể về cơ chế nơ-ron của sự lo sợ và về vai trò tín hiệu báo động của hạnh nhân. Vòng mạch não được đưa vào họat động đầu tiên chỉ hạn chế vào việc nắm bắt tiếng động dưới hình thức những sóng vật lý ở trạng thái thô và dịch chúng thành ngôn ngữ của bộ não, nhằm đặt bạn vào trạng thái báo động. Vòng mạch này đi từ tai, rồi mượn thân não để tới đỉnh. Từ đó, nó chia thành hai nhánh: một chùm liên lạc nhỏ dẫn tới hạnh nhân và vùng cá ngựa gần đó; một cụm khác quan trọng hơn dẫn tới vỏ não nghe ở thùy thái dương, nơi những tiếng động được phân tích và lý giải. Vùng cá ngựa, nơi lưu trữ trí nhớ chủ yếu, nhanh chóng so sánh “tiếng động” ấy với những tiếng động tương tự mà bạn được nghe trong quá khứ, nhằm xác định xem nó có phải là quen thuộc và dễ nhận biết không. Trong khi đó, vỏ não tiến hành sự phân tích tinh tường hơn về tiếng động ấy để cố tìm hiểu xem nó đến từ đâu – từ một con mèo? Một cánh cửa sập? Một kẻ rình mò? Vỏ não nghe và phát ra một giả thuyết: đó có thể là một con mèo làm đổ ngọn đèn từ bàn xuống, nhưng cũng có thể là một kẻ rình mò và gửi thông điệp này đến hạnh nhân và vùng cá ngựa, hai bộ phận này đối chiếu nó ngay lập tức với ký ức tương tự. 22
  34. Nếu kết luận làm người ta yên tâm (chỉ là cánh cửa đập theo làn gió), thì báo động chung yếu đi. Nhưng nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc tiếng động, thì một vòng mạch cộng hưởng giữa hạnh nhân, cá ngựa và vỏ não, trán trước sẽ làm giảm bớt trạng thái không chắc chắn và làm cho bạn càng quan tâm tới sự nhận biết nguồn gốc tiếng động hơn. Nếu không có câu trả lời thoả mãn từ sự phân tích sâu ấy đem lại, thì hạnh nhân phát báo động, vùng trung tâm của nó làm cho khu vực dưới đỉnh, thân não và hệ thần kinh độc lập hoạt động. Cấu trúc của hạnh nhân, như hệ thống báo động hiện ra với tất cả vẻ đẹp của nó vào lúc e ngại và sợ hãi thăng hoa này. Mỗi chùm nơ-ron của nó có một bó sợi kéo dài mang bộ tiếp nhận nhạy cảm với bộ truyền thần kinh khác nhau. Mỗi bộ phận của hạnh nhân nhận một thông tin khác nhau, những đường phân nhánh của đỉnh và của vỏ não nghe nhìn đi tới nhân bên của nó. Việc tiếp nhận những tín hiệu này làm cho hạnh nhân biến thành lính gác liên tục mài sắc mọi kinh nghiệm cảm giác. Từ hạnh nhân, những đường kéo dài lan rộng ra tất cả các vùng quan trọng của não. Từ các vùng trung tâm và trung gian, một nhánh dẫn tới các khu dưới đỉnh, nơi tiết ra một chất thân thể chịu trách nhiệm tuyên bố tình trạng khẩn cấp – đó là hoóc- môn làm giải thoát chất coricotropin (CHR, coricotropin – releasing hormone), nguồn gốc gây ra phản ứng đánh lại hay bỏ chạy qua một tràng hoóc-môn khác. Vùng đáy của hạnh nhân phóng những phân nhánh tới thể vân và do đó nối liền với hệ não chỉ huy vận động. Và, qua trung gian của nhân cạnh đó, hạnh nhân gửi các tín hiệu tới hệ thần kinh độc lập qua tuỷ và phát ra một loạt phản ứng rộng lớn trong hệ tim mạch, các cơ và ruột. Nhưng khi bạn thật sự cảm thấy sợ hãi hay nói cách khác, khi sự lo sợ cho đến lúc đó vẫn còn vô thức đi vào trường hợp ý thức thì hạnh nhân ngay lập tức chỉ huy phản ứng rộng lớn. Nó ra lệnh cho các tế bào của thân não làm xuất hiện biểu hiện khiếp hãi trên mặt bạn, làm cho bạn bồn chồn và dễ rùng mình, co cứng lại những vận động không có quan hệ gì với tình thế, làm tim bạn đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp và làm chậm lại hơi thở. Đó chỉ là một phần của toàn bộ thay đổi được phối hợp tỉ mỉ mà hạnh nhân và các vùng liên kết với nó ăn nhập với nhau khi chúng xâm chiếm bộ não trong trường hợp khủng hoảng. 23
  35. Tuy nhiên, hạnh nhân liên kết với các vùng cá ngựa kích thích sự giải thoát chất dopamin, khiến cho sự chú ý tập trung vào nguyên nhân của sự sợ hãi như những tiếng động lạ và chuẩn bị cho các cơ phản ứng. Đồng thời, hạnh nhân kích thích các vùng chỉ huy thị giác và sự chú ý để tin chắc rằng mắt bạn đang tìm kiếm tất cả những gì có liên quan tới tình thế. Trong khi đó, cả hệ thống vỏ não của trí nhớ cũng được huy động để cho hiểu biết và trí nhớ thích hợp nhất với tình thế được gợi lại dễ dàng và lấn át ý nghĩ khác. Khi những tín hiệu ấy đã được truyền đi, bạn hoàn toàn bị nỗi sợ hãi xâm chiếm; bạn cảm thấy dạ dày mình thắt lại, tim bạn đập loạn xạ, các cơ ở cổ và vai của bạn căng ra và tay chân bạn run lên; bạn bị tê liệt trong khi tập trung sự chú ý vào sự chờ đợi những tiếng động mới, còn óc bạn thì tưởng tượng rất nhanh tới nguy hiểm có thể có và tới những cách đối phó. Toàn bộ chuỗi này từ kinh ngạc đến nghi ngờ, rồi đến e ngại và lo sợ, có thể diễn ra chỉ trong một giây [3]. C. Phân biệt “sợ”, “lo lắng” và “lo âu” “Sợ”, “lo lắng”, “lo âu” là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau, đôi khi người ta thường nhầm lẫn những đặc điểm của 3 khái niệm trên và sử dụng một cách tràn lan. Sullivan đã phân biệt rõ giữa sự lo lắng và sự sợ hãi. Sự lo lắng được xem như đang phát sinh khi có một mối đe dọa liên ngôi vị đối với lòng tự trọng của cá nhân, sự sợ hãi phát sinh từ một mối đe dọa ở bên ngoài đối với sự tồn tại hay sự hội nhập về mặt sinh học [1]. Lo lắng đề cập đến những suy nghĩ, hình ảnh và cảm xúc có tính chất tiêu cực theo cách lặp đi lặp lại và không kiểm soát được từ sự phân tích rủi ro nhận thức nhằm tránh khả năng gặp phải hoặc giải quyết những mối đe dọa tiềm ẩn cũng như những hậu quả có thể xảy ra. Lo lắng được mô tả như một phản ứng đối với một thách thức vừa phải khi đối tượng không có kỹ năng. Lo lắng biến thành vấn đề nếu người ta ngày càng e dè nhiều hơn và tồn tại ít nhất sáu tháng [52]. Lo âu là những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể. Trạng thái cảm xúc lo âu xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong quá trình chờ đợi sự tiến triển không thuận lợi của sự kiện. 24
  36. Khác với hoảng sợ, lo âu được coi là một phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó. Lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có đối tượng cụ thể. Mặt khác, lo âu cũng thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm [22]. Rối loạn lo âu được phân biệt với sợ bình thường dựa trên nền tảng về cường độ, sự đáp ứng và sự hằng định của nó. Rối loạn cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát tự ý và không thể giải thích hay có lý do để thoát khỏi [49]. 1.2.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 1.2.2.1. Khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) Theo nhóm các tác giả Jessica P. Abel, Cheryl L. Buff, Sarah A. Burr, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được định nghĩa là "cảm giác không thoải mái và đôi khi tốn kém mà bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu nhiều thứ hơn hay tốt hơn bạn" (JWT Marketing Communications, 2012, trang 4). Các tác giả cũng cho rằng, trên thực tế là mọi người quan tâm sâu sắc về những gì người khác làm, người khác nghĩ, hơn là những điều bản thân đang làm, đang được tận hưởng và nghĩ rằng mình đang bị lãng quên trong một số mối quan hệ nếu không được liên lạc một cách liên tục với mọi người [35]. Ursula Oberst và cộng sự lại miêu tả hội chứng lo sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như là một nỗi lo lắng lan rộng rằng những người khác có thể có được những trải nghiệm đáng mừng từ việc bản thân vắng mặt và một mong muốn bản thân được liên tục kết nối với những người xung quanh để biết những điều họ đang làm, đang tận hưởng [45]. Năm 2013, từ điển Oxford đã đưa khái niệm “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên” (FOMO: Fear of Missing Out) vào từ điển tiếng Anh vì hiện tượng này dần dần trở nên phổ biến, nhất là ở người trẻ. Theo từ điển Oxford, FOMO được xem là tình trạng lo âu về một sự kiện thú vị có thể đang xảy ra ở đâu đó, thường xuất hiện khi người ta nhìn thấy chúng được đăng tải lên trên mạng xã hội. Còn những người mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) sẽ luôn cảm thấy bất an và phải luôn luôn gắn liền với mạng xã hội để kịp cập nhật tin tức, những sự kiện đang diễn ra cũng như đảm bảo việc bản thân không bị bỏ lỡ bất kỳ sự kiện nào [46]. 25
  37. Theo Przybylski (2013) sợ bị lãng quên là lo sợ biến mất khi một người không nhận được thông tin về kinh nghiệm hoặc hoạt động thú vị của người khác. Theo tác giả, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) còn là nỗi sợ hãi sâu sắc khi không biết những trải nghiệm mà người khác đang có thôi thúc người đó luôn có mong muốn kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội một cách liên tục bằng cách giữ liên kết thông qua nội dung, như thông tin tiểu sử, cập nhật tin tức hoặc cập nhật trạng thái của những người khác (Steinfield, et.al, 2013) [40]. Hội chứng “sợ bị người khác lãng quên” – FOMO (fear of missing out) được tác giả trang isach.net gọi tên là “hội chứng sợ bị bỏ lỡ”. Theo nhóm tác giả, FOMO là hiện tượng tâm lý xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng về việc không tham dự các sự kiện xã hội. FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với người tham dự. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí còn sợ bỏ lỡ những thứ không lành mạnh [50]. Dựa trên các quan điểm của những nhà nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), có thể xác lập khái niệm về hội chứng sợ bị người khác lãng quên như sau: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên - Fear of missing out (FOMO) là hội chứng tâm lý xảy ra khi một cá nhân cảm thấy lo lắng, bất an và đôi khi ám ảnh rằng họ đang bỏ lỡ những điều bạn bè đang chia sẻ, những cơ hội để được biết những trải nghiệm mà người khác đang có; cảm giác tự ti khi không được mọi người mời vào nhóm, từ đó thôi thúc họ luôn có mong muốn kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội một cách liên tục để giữ liên lạc và để chắc chắn một điều rằng bản thân luôn được mọi người nhớ đến. 1.2.2.2. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) Tác giả Holmes năm 1997 miêu tả những biểu hiện ban đầu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như là sự sợ hãi của con người xuất hiện khi phải nhớ đến những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình. Khi người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài, họ sẽ có cảm giác bị căng thẳng, sợ hãi và lo lắng [40]. 26
  38. Nghiên cứu trước đây của JWTIntelligence (2012) và tác giả Wortham (2011) đã chỉ ra rằng FOMO bao gồm khả năng dễ cáu giận, lo lắng, và cảm giác không thích hợp tăng lên khi họ xem các phương tiện truyền thông xã hội [35]. Pryzbylski cũng nhận thấy rằng FOMO thúc đẩy người sử dụng Facebook bằng bất kỳ thiết bị hay công cụ nào. Tác giả cũng cho rằng: những người bị bệnh FOMO thường có xu hướng kiểm tra điện thoại ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, ngay trước khi đi ngủ và cả lúc trong khi họ lái xe [35]. Tác giả Đỗ Ngọc Vũ trên trang herworldvietnam.vn có bài viết mang tên: “FOMO-Hội chứng tâm lý thời hiện đại”. Tác giả bài viết đã thống kê được, 56% người dùng mạng xã hội có cảm giác lo sợ sẽ bị người khác lãng quên ở một sự kiện quan trọng, tin tức hoặc một dòng trạng thái từ bạn bè, những người họ đang theo dõi nếu không liên tục có mặt trên mạng xã hội [6]. Tác giả Đỗ Ngọc Vũ cũng phát hiện một nghịch lý rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được chấp nhận ở những người trẻ như là một “mốt” mà ai cũng nên có, thậm chí nếu có ai đó không mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), họ nghiễm nhiên trở thành người lạc hậu. Đằng sau việc thúc đẩy mạng xã hội phát triển thì hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) chỉ khiến cho con người cạnh tranh khốc liệt các vị trí trong xã hội hơn. Bản thân người mắc chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) luôn có cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy mình bị mọi người bỏ lại và sẽ không theo kịp những người xung quanh [6]. Trên trang tamly.blog cũng nêu ra một số dấu hiệu phổ biến của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), có thể kể đến như kiểm tra status/ hình mà họ đăng lên mạng xã hội Facebook một cách thường xuyên hay cứ vài phút là lướt cập nhật trạng thái bạn bè họ một lần; họ chụp hình tất cả mọi thứ, từ đồ ăn cho đến mọi nơi họ đã đến; để mở mọi lựa chọn, đặc biệt là không cam kết vào một mối quan hệ tình cảm nhất định; hoặc việc họ thường xuyên cảm thấy điện thoại rung, dù thực ra không có gì cả hay việc kiểm tra điện thoại/ email liên tục bất kể đang trong thời gian làm việc hay thư giãn. Những hành động nhất thời này có thể khiến họ cảm thấy bớt lo lắng trong giây lát, nhưng rồi sẽ cuốn họ chạy theo những dòng cập nhật vô tận trên mạng xã hội hay không thể cảm thấy yên bình trong tâm trí [48]. 27
  39. Trang isach.net cũng có bài viết tương tự về biểu hiện của FOMO và coi những biểu hiện của hội chứng này như là như một con “virus”. Những biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được tác giả liệt kê cụ thể như sau: Thứ nhất là việc xuất hiện nhiều những suy nghĩ tiêu cực khi trong thời gian rảnh rỗi. Điều này có thể lý giải là khi họ đăng một tấm hình hoặc một dòng trạng thái lên Facebook, vài phút sau mở ra xem có thông báo nào không. Nếu chẳng có mấy ai quan tâm, thậm chí là lướt qua mặc dù chắc chắn họ đã thấy; học sẽ có cảm giác cáu giận và tự đặt ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu hỏi với nội dung là những suy nghĩ tiêu cực. Đó cũng là lúc họ cảm thấy buồn tủi khi lên Facebook và phát hiện hội bạn thân đang tụ tập hẹn hò, vui cười chụp ảnh mà không có mình hay tệ hơn là không thèm mời mình và cảm giác rằng mọi người đã quên rằng có sự tồn tại của họ. Thứ hai là họ luôn để mở mọi lựa chọn và không cam kết vào bất kỳ mối quan hệ hay sự hứa hẹn nhất định nào. Họ không thực hiện được hết các cam kết của mình hoặc lựa chọn tránh các thỏa thuận và cam kết càng nhiều càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, họ bị thúc đẩy bởi một sự sợ hãi rằng nếu đưa ra một thỏa thuận, thì họ đang mất đi một cơ hội để tham gia vào các cơ hội khác, kinh nghiệm khác có tiềm năng dẫn đến sự thỏa mãn lớn hơn. Thứ ba là tự ti về bản thân mình. Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người không được mời đến một buổi tiệc, không được tham gia vào một kỳ nghỉ của cơ quan hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với những người tham dự và luôn cảm giác mọi người sẽ lãng quên họ vì họ không được coi trọng [50]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được xác lập như sau:  Phương diện nhận thức - Tự ý thức của cá nhân có những sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ cả trong những mối quan hệ thực và những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Có thể kể đến như: Có quan điểm ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thay thế mọi thứ của phương tiện truyền thông xã hội; những quan điểm đồng tình cho những 28
  40. hành vi quá lệ thuộc vào sự phát triển các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông, cũng như mạng xã hội. - Có những quan điểm và nhận thức cá nhân sai lệch về người khác khi cho rằng việc bản thân bị lãng quên chủ yếu xuất phát từ những người xung quanh. - Các quan điểm cho rằng trách nhiệm của mọi người là thể hiện tình cảm yêu thương và quan tâm đến những nhu cầu cá nhân họ. - Nhận thức sai lệch của cá nhân về chính bản thân mình.  Phương diện thái độ, tình cảm - Có cảm giác bồn chồn, lo lắng, bứt rứt khi bị ngắt các kết nối với bạn bè hay cảm giác thất vọng và thiếu tự tin về chính bản thân mình khi không còn nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh. - Các cảm xúc kích động như cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời họ tham gia vào một sự kiện hoặc một nhóm chat, vô cùng thất vọng hay vô cùng đau khổ khi bị mọi người lãng quên ở những buổi tiệc và buổi họp nhóm. - Cá nhân có cảm giác vô cùng lo lắng khi không kịp kiểm tra điện thoại, hộp thư hay mail thông báo công việc. - Cảm thấy rất hoang mang khi không mang theo điện thoại bên mình.  Phương diện hành vi - Có những hành vi quá khích khi bản thân bị gián đoạn việc liên lạc với những người xung quanh. - Kiểm tra các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Gmail một cách liên tục. - Thường xuyên đăng cập nhật mọi lúc về những hình ảnh hoặc dòng trạng thái cá nhân lên mạng xã hội để mọi người biết. - Nhắn tin liên tục cho một vài thành viên trong nhóm để biết họ đang làm gì, gọi điện thoại liên tục để hỏi cho bằng được lí do tại sao mình không được mời hay bằng cách cố tình tạo ra sự trùng hợp để đến buổi họp hoặc buổi hẹn như những người được mời khác. - Có những hành động quá khích như gào thét, đập phá đồ đạc khi không vào được mạng internet để biết bạn bè đang tham gia hoạt động gì. - Để lại những bình luận châm chọc, chỉ trích khi nhìn thấy những bức hình chụp chung của bạn bè trên mạng xã hội mà không có mình. 29
  41. - Một số cá nhân còn có những hành vi mang tính tự hoại như tự cào cấu, hành hạ, dằn vặt bản thân khi không được mời vào nhóm hay những khi bị bạn bè bỏ quên lời mời trong những buổi tiệc. Tóm lại, những biểu hiện hội chứng sự bị người khác lãng quên (FOMO) rất phong phú, phức tạp và mang tính chủ thể. Từng cá nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau và mức độ biểu hiện khác nhau ở phương diện nhận thức, phương diện thái độ tình cảm và phương diện hành vi. 1.2.2.3. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) Tùy vào mức độ quan trọng của vấn đề đối với mỗi cá nhân mà những biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) có thể xuất hiện với cường độ mạnh hay nhẹ, tần số nhiều hay ít. Có những vấn đề sẽ là rất quan trọng với người này nhưng không thực sự quan trọng với người khác, đặc điểm tâm lý mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng đến cường độ biểu hiện ra bên ngoài những dấu hiệu của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Theo nghiên cứu cắt ngang mang tên Sợ hãi khi gây mê toàn thân được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 7 năm 2016, nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm ME Ruhaiyem , AA Alshehri , M Saade , TA Shoabi , H Zahoor , NA Tawfeeq đã đưa ra các mức độ sợ hãi trong thang đo nghiên cứu của mình bao gồm 4 mức độ, từ "sợ hãi”, “sợ vừa phải”, “sợ nhẹ”, và “không sợ” [42]. Trong nghiên cứu Các mối tương quan về động lực, cảm xúc và hành vi sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của Andrew K. Przybylski và cộng sự (2016), nhóm nhà các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thang đo cho hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) với tên gọi Fear of Missing Out Scale - FoMOs. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 mức độ cho các khách thể khi mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO): từ “bình thường - không mắc”, đến “nhẹ”, “vừa”, “nặng” và cao nhất là “rất nặng” [43]. Từ những nghiên cứu trên về phân chia mức độ sợ và mức độ sợ bị người khác lãng quên (FOMO), đề tài nghiên cứu đưa ra 3 mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO): - Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nhẹ: Cá nhân có các biểu hiện bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể kiểm soát được: lo lắng rằng mọi người 30
  42. sẽ có những trải nghiệm thú vị hơn mình; lệ thuộc vào thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông, mạng xã hội; liên tục lướt cập nhật trạng thái của bạn bè trên mạng xã hội. - Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trung bình: Các cá nhân nếu kiểm soát được những dấu hiện ở mức độ này sẽ có thể giảm nhẹ mức độ mắc phải hội chứng. Một số biểu hiện thường thấy như: lo lắng, hoang mang khi để quên điện thoại ở nhà; liện tục xem các trang tin tức, các bài đăng từ bạn bè; nhận thức sai lệch về giá trị bản thân. - Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nặng: Các biểu hiện ở mức độ này hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân: Cá nhân cảm thấy vô cùng lo lắng, bồn chồn, bứt rứt khi bị ngắt các kết nối với bạn bè; cảm giác rất thất vọng và bản thân hoàn toàn mất tự tin khi không còn nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh; một số hành vi mang tính tự hoại như tự cào cấu, hành hạ, dằn vặt bản thân khi bị mọi người lãng quên. 1.2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) Trong khi quan điểm của Lý thuyết Tự xác định (SDT), sợ bị người khác lãng quên là một tình huống khi nhu cầu tâm lý không được thỏa mãn. Sự sợ hãi xảy ra khi người ta không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là do các đặc điểm tính cách bao gồm lòng tự trọng thấp, nhút nhát, bốc đồng, thần kinh, tự kiểm soát khiến người ta cảm thấy khó chịu hoặc không thể giao tiếp trực tiếp mà phải thông qua các yếu tố trung gian như các thiết bị công nghệ, mạng xã hội và internet. (Rosdaniar, 2008) [40]. Nghiên cứu trước đây của nhóm các tác giả Wilt, Oehlberg, & Revelle, (2011), cũng đã gợi ý rằng lòng tự trọng có thể ảnh hưởng đến mức độ FOMO mà một người trải nghiệm. Các đặc điểm tâm lý, các trạng thái và các yếu tố tác động khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là những yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiểu hơn về FOMO [35]. Trong công trình nghiên cứu về cảm giác không thích hợp, Solomon (1928) đưa ra giả thuyết rằng cảm giác không thích hợp có thể dẫn đến cảm giác thấp kém hơn. Nghiên cứu sau đó của Gould, Horn và Spreeman năm 1983 cũng đã bổ sung thêm 31
  43. cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa cảm giác không thích hợp và căng thẳng, góp phần làm rõ hơn về hội chứng sợ bị người khác lãng quên. Khi một cá nhân nghe hoặc đọc về một sự kiện mà họ không được mời hoặc nhìn thấy ai đó sở hữu một sản phẩm mà họ muốn có, thì có thể họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn và lần lượt đặt ra nhiều câu hỏi. Vấn đề này được tác giả giả thuyết rằng có thể bị ảnh hưởng bởi lòng tự trọng [35]. Theo nhóm tác giả Wilt, Oehlberg , & Revelle (2011), khi một cá nhân bắt đầu cảm thấy sợ hãi, sợ hãi, và không thoải mái khi kiểm tra các trang truyền thông xã hội, sự cáu kỉnh và lo lắng của họ có thể tạm thời tăng lên. Nghiên cứu lo lắng thường phân chia lo lắng thành hai loại dựa trên việc liệu các nhà nghiên cứu có quan tâm đến sự lo lắng kéo dài hay thoáng qua không, bao gồm: trạng thái lo lắng và lo lắng của tiểu bang. Trạng thái lo lắng đề cập đến xu hướng chung của cá nhân để trở nên lo lắng hoặc mức độ lo lắng mang tính điển hình. Trong khi đó, loại lo lắng tiểu bang thường được định nghĩa là mức độ lo lắng của một người trong khoảng thời gian tương đối ngắn, tính bằng giây, phút và giờ. Nhóm tác giả cũng đề xuất rằng sự loại lo lắng tiểu bang có liên quan nhiều nhất đến FOMO, vì rất có thể các cá nhân với nỗi lo sợ này sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạm thời trở nên lo lắng hơn khi không thể làm như vậy. Sự loại trừ và tẩy chay xã hội cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sợ hãi bị lãng quên vì chúng tác động đến các yếu tố được đề xuất để làm nền tảng FOMO, đó là sự lo lắng và lòng tự trọng [35]. Tác giả Holmes (1997) giải thích rằng sử dụng Internet có thể gây ra sự phụ thuộc với các triệu chứng tương tự như nghiện ma tuý. Sự sợ hãi của con người để nhớ đến những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình trở thành tâm điểm mới trong lĩnh vực tâm lý. Nếu người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài sẽ gây ra tình trạng căng thẳng và lo lắng [35]. Một báo cáo về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của JWT Intelligence (2011) và việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho biết rằng người sợ hãi bị lãng quên thường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn và gửi e-mail cho các ứng dụng khác thường xuyên hơn. Họ có thể cảm thấy bồn 32
  44. chồn nếu họ bị ngắt kết nối hoặc bị buộc phải tránh xa các phương tiện truyền thông xã hội trong một thời gian dài [40]. Steinfield et.al (2013) cho rằng sự sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) xảy ra do thiếu thông tin và sự tìm hiểu trong thế giới thực cũng như sự mở rộng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm làm cho người dùng mất hoặc bị gián đoạn thông tin với những người khác trong các vấn đề thường nhật trong cuộc sống của họ [40]. Thông qua các nghiên cứu nhận thức về tầm quan trọng của các tin tức cập nhật, các sự kiện xã hội và các hoạt động của Rosen (2012), Przybylski (2013), Hato (2013) và nhóm tác giả Murayama, DeHaan & Gladwell (2013), việc bị ngắt kết nối với những người khác và thế giới bên ngoài được cho là nguyên nhân gây ra căng thẳng và sợ hãi bị lãng quên [40]. Leary & Baumeister (2000) cho rằng lòng tự trọng đại diện cho các thành phần cảm xúc và thể hiện cảm giác của mọi người về bản thân . Lòng tự trọng thấp đã được xác định là một trong những yếu tố gây ra sự lo lắng và trầm cảm xã hội (Sowislo & Orth, 2012). Theo DeJong et al. (2012), có hai khía cạnh chính của lòng tự trọng là sự tự tin ẩn chứa và rõ ràng. Sự tự tin rõ ràng dẫn đến sự tự đánh giá phản xạ có ý thức trong khi sự tự tin tiềm ẩn liên quan đến khả năng tự đánh giá mình theo một kiểu thức vô thức. Theo Dykman (2012), cảm giác một người bị người khác lãng quên có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; một cá nhân có thể chọn để mua một sản phẩm tốt hơn hoặc đắt hơn bạn của họ bởi vì họ không muốn bỏ lỡ khả năng có một cái gì đó tốt hơn hoặc bỏ lỡ cơ hội để người khác nhớ đến. Trong những tình huống như thế này, mọi người có thể thay đổi những gì họ thường làm hoặc mua bởi vì áp lực xã hội và sợ bị lãng quên. Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nhận ra rằng chúng ta đang tham gia bởi vì chúng ta sợ bị người khác lãng quên hay phải bỏ lỡ điều gì đó từ những người xung quanh [35]. Theo một cuộc khảo sát gần đây của JWTIntelligence (2012), 83% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy cuộc sống của họ đang trong tình trạng quá tải - có quá nhiều việc phải làm, đọc, mua và xem, đến mức nó tràn ngập. Mặc dù cảm giác rằng có quá nhiều dữ liệu ở đó để tiêu thụ và hiểu, mọi người vẫn tiếp tục cố gắng tiếp thu càng nhiều càng tốt. Việc kết nối liên tục với thông tin qua các phương tiện truyền 33
  45. thông xã hội có thể khiến mọi người cảm thấy tồi tệ hơn khi không theo kịp tốc độ những gì người khác đang nói, đang làm hay đang tận hưởng [35]. Cũng theo kết quả cuộc khảo sat này, có khoảng 40% số cá nhân từ 12-67 tuổi cho rằng các phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên của họ [35]. Theo Lý thuyết hài hòa (UGT), người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với cá nhân trải qua hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ dàng với người khác (Ellison, Steinfield & Lampe, 2007). Tuy nhiên, hậu quả để lại là cảm giác cô độc, cô lập và sợ bị người khác lãng quên ngày càng gia tăng vì trên thực tế truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp xúc mặt đối mặt (Dossey, 2014). Mà theo tác giả Rosdaniar (2008), sự sợ hãi xảy ra khi người ta không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có lẽ là do các đặc điểm tính cách bao gồm lòng tự trọng thấp, nhút nhát, bốc đồng, thần kinh và tự kiểm soát [40]. Nguyên nhân dẫn đến sợ bị người khác lãng quên còn được đánh giá ở khả năng làm thỏa mãn các nhu cầu. Abraham Maslow là nhà Tâm lý học người Mỹ, gốc Nga. Năm 1943 bắt đầu nghiên cứu lý thuyết thang bậc nhu cầu. Đầu tiên ông chia nhu cầu của con người thành 5 bậc, đến năm 1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh tế học hiện đại giới thiệu thuyết của ông thường là 5 bậc. Theo ông, hành vi con người phụ thuộc vào các động cơ bên trong, động cơ bên trong được hình thành từ những nhu cầu của con người. Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau: (1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: Là các nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác. (2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ (3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội 34
  46. (4) Nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị (5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: Là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại nhu cầu này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người [25]. Phân tích theo 5 yếu tố hình thành thang bậc nhu cầu của Maslow thì một người dễ dàng mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên vì những lí do sau: Nhu cầu cơ bản (Basic needs): các phương tiện truyền thông xã hội và thông tin từ những người xung quanh thỏa mãn nhu cầu giải trí, tạo sự thư giãn, thoải mái và thỏa mãn tính tò mò của mỗi cá nhân. Nhu cầu an toàn (Safety needs): Với sự giao tiếp và mọi tương tác đều thực hiện trong thế giới ảo, mỗi cá nhân người dùng phần nào sẽ có cảm giác an tâm hơn, an toàn hơn so với giao tiếp và giải trí ngoài đời thật. Mặt khác, thông qua các phương tiện truyền thông, tin tức từ bạn bè chia sẻ được cập nhật một cách thường xuyên, các cá nhân sẽ yên tâm hơn khi những gì bạn bè họ đang làm, đang tận hưởng và đang tham gia họ đều nắm bắt kịp. Nhu cầu về xã hội (Social needs): Các phương tiện truyền thông và tin tức xã hội hiện nay không đơn thuần chỉ cập nhật tin tức mà còn mở rộng quy mô và tính năng giao lưu kết bạn. Thông qua các hoạt động được đăng tải, các dòng trạng thái được cập nhật, các cá nhân người dùng có thể để lại nhưng bình luận hay bày tỏ thái độ đối với bài đăng đó một cách gián tiếp. Với những tính năng ngày càng được hiện đại hóa như vậy, nhu cầu giao tiếp và mở rộng quan hệ bạn bè của người dùng ngày càng được thảo mãn một cách tối ưu. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem need): Nhu cầu được tôn trọng đôi khi được nhiều người nghĩ đơn thuần chỉ là việc bạn bè nhớ đến họ khi chuẩn bị tham gia một buổi tiệc, một sự kiện, hay có mặt chung trong một tấm hình. Việc không được mời tham gia vào nhóm nói chuyện, không được cùng tham gia góp mặt trong buổi tiệc 35
  47. được xem như sự thiếu tôn trọng từ người khác và cá nhân sẽ có phản ứng quá khích khi trông thấy những gì mọi người đang tham gia mà không có mình trên các bài đăng. Nhu cầu được tôn trọng càng cao, cá nhân càng cố gắng tìm mọi cách để được biết những gì người khác đang làm, đang tận hưởng hơn là chú ý đến những gì đang có. Nhu cầu được thể hiện mình (Self actualizing needs): Thông qua các bài đăng, cập nhật hình hành trạng thái từ bạn bè, các cá nhân sẽ thu nhận về nhiều thông tin hơn, vốn hiểu biết trở nên phong phú hơn và để dễ thể hiện vốn hiểu biết đó với bạn bè khi biết biến những thông tin đó thành chủ đề cho cuộc trò chuyện hay nhóm chat trên mạng xã hội. Không chỉ vậy, bằng việc để lại bình luận trên các bài đăng, các cá nhân còn được tự thể hiện mình với vốn hiểu biết phong phú và được tự do bày tỏ quan quan điểm cá nhân với nguời khác [25]. Tóm lại, các nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc phát triển quy mô bằng cách sử dụng các yếu tố cơ bản là các thành phần Tâm lý như: thiếu sót, lo lắng, dễ cáu giận và lòng tự trọng mà trong các bài viết trước đây về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã từng nhắc đến. Về cơ bản, khi một người có cảm giác không thích hợp cao hơn, cảm giác lo lắng, khó chịu cao hơn và lòng tự tin thấp hơn đều được mô tả có một sự sợ hãi bị lãng quên cao hơn người khác [35]. Các nghiên cứu đã bước đầu xác định được tương quan giữa việc sử dụng các thiết bị công nghệ, phương tiện truyền thông cũng như các đặc điểm riêng của cá nhân với mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Như vậy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi quan điểm lại tập trung phân tích theo chiều sâu của một khía cạnh. Tuy nhiên các quan điểm trên không phủ nhận lẫn nhau. Trên bình diện tổng quan, tác giả xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, nhóm các nguyên nhân xuất phát từ góc độ bản thân mỗi người: Những người có nguy cơ cao để mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở mức cao là những người thường gặp những khó khăn và trở ngại về mặt xã hội. Những người đánh giá thấp bản thân, nhút nhát, thiếu tự tin, những người cô đơn, thiếu sự quan tâm từ gia đình và bạn bè, điều này tạo cho họ cảm giác bất lực, 36
  48. không có vị thế và bị lãng quên ở các sự kiện. Thế giới ảo giúp họ giải tỏa những khó khăn và sự “trói buộc”, họ cảm thấy mình được an toàn và thể hiện những điều mình mong muốn, không bị bỏ lỡ bất kỳ những điều người khác đang tham gia hay sẽ được mọi người luôn luôn nhớ đến. Mong muốn được người khác yêu thương, quan tâm hoặc việc thiếu sự quan tâm, yêu thương từ gia đình là nguyên nhân khiến các cá nhân tìm đến các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông MXH như cách để giải tỏa nhu càu được yêu thương quan tâm của mình. Tự cá nhân không nhận thức đúng giá trị của bản thân cũng như không nhận rõ những mặt tích cực, những ưu điểm của bản thân để bản thân dễ dàng so sánh với những giá trị phù phiếm mà người khác có, những niềm vui mà người khác đang tận hưởng. Đây cũng là yếu tố khiến các cá nhân dễ mắc phải hội chứng sợ bị nguwoif khác lãng quên (FOMO). Bản thân là người dễ căng thẳng, stress, có sự nhạy cảm cao, sống nội tâm và chưa có kỹ năng quản lý cảm xúc vững vàng là nhóm người có tỷ lệ mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở mức cao. Bản thân không có những mục tiêu phấn đấu rõ ràng cũng dễ khiến các cá nhân sa lầy, quá lệ thuộc vào sự phát triển của thiết bị công nghệ và truyền thông MXH, từ đó chạy đua với những dòng cập nhật trạng thái với những lượt “like”, “comment” trên MXH mà không chú trọng phát triển các mối quan hệ thực bên ngoài. Cá nhân không biết cách thể hiện bản thân trong các mối quan hệ, từ đó không nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm hoặc sự thừa nhận năng lực từ bạn bè hay những người xung quanh cũng là yếu tố quan trọng khiến các cá nhân dễ mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Thứ hai, xét từ bình diện khách quan, từ tình hình thực tiễn, thiết bị công nghệ, internet, phương tiện truyền thông và mạng xã hội cuốn hút người sử dụng về sự hấp dẫn, mới lạ, tạo sự kết nối cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết bạn của người sử dụng và sự đa dạng trong các thông tin cũng như phương thức truyền tải mà chính phương tiện truyền thông mang lại. Không chỉ vậy, phương tiện truyền thông và MXH còn thỏa mãn một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhu cầu thuộc về nhóm của các cá nhân. Đây là một nhu cầu cơ bản của con người. 37
  49. Đặc tính của MXH là có thể trao đổi thông tin và trò chuyện với nhau góp phần mở rộng, củng cố mối quan hệ xã hội và kết nối những người sử dụng lại với nhau. Trong cuộc sống ngoài đời thực không phải lúc nào con người cũng có thể biểu hiện hết những suy nghĩ, thể hiện hết những mong muốn, khả năng của mình và cũng không thể cùng một lúc biết nhiều thông tin từ bên ngoài như MXH. Vì vậy, những người tự ti, cảm giác không thoả đáng thường xuyên bị người khác phản đối thì dễ có nguy mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cao. Rõ ràng, những cá nhân hạn chế về mặt kỹ năng xã hội hoặc thiếu tự tin khi đối diện với thực tế cuộc sống tham gia MXH Facebook như tìm một chỗ dựa hoặc giải quyết những khó khăn này. Sự cô đơn, thiếu sự quan tâm và tình cảm từ các mối quan hệ xã hội cũng là một nguyên nhân con người tìm đến các thiết bị công nghê, phương tiện truyền thông và MXH như tìm đến một sự chia sẻ, một cách giải tỏa những bức xúc, kiềm nén, thất vọng của bản thân và tránh cảm giác rằng bản thân bị người khác lãng quên. 1.2.3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý - xã hội lứa tuổi sinh viên 1.2.3.1. Khái niệm sinh viên Theo Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của một cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp” [2, tr.343]. Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị: “Sinh viên đại học là những thanh niên thuộc thời kỳ tiếp sau” [12, tr.37-44]. Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kỳ chuyển tiếp và sinh viên đại học thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan điểm trước đó của nhà Tâm lý học người Mỹ Niky Hayes khi cho rằng: “Thời thanh niên như một thời kỳ chuyển tiếp vai trò càng tăng, đến lượt dẫn đến sự thay đổi nhân cách” [13, tr.803]. 1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý - xã hội Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Tâm lý sinh viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, viêc thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh viên cũng là 38
  50. những người có nhận thức và tư duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm. Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình ) [23, 24]. Ngoài đặc điểm về tâm lý thì điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh sống cũng như tất cả các mối quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý của sinh viên. Những sinh viên sống xa nhà có điều kiện kinh tế khó khăn phải vừa học vừa làm thêm thì áp lực cuộc sống cũng như áp lực từ việc học có nhiều khả năng gây lo âu, trầm cảm, stress hơn. Nguy cơ rối loạn tâm thần của nhóm đối tượng này có thể ngày càng cao [8]. Nhìn chung, những đặc điểm tâm lý xã hội của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, sinh lý, môi trường sống và vai trò xã hội cụ thể mà cá nhân đang sống và hoạt động. Những đặc điểm tâm lý ở thanh niên sinh viên rất phong phú, đa dạng và mang tính cá thể.  Sự phát triển về nhận thức và trí tuệ của sinh viên Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là đi sâu tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể với mục đích trở thành chuyên gia về các lĩnh vực nhất định. Vì lẽ đó, nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên là “sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy” [23]. Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ đã phát triển thành khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng cũng như khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây. Ở mặt nhận thức, tính chủ định được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đạt tới mức cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện. Qúa trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận cùng khối lượng tri thức lớn đã được tiếp thu trong nhà trường, gia đình và xã hội, sinh viên bắt đầu liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung cho thế giới quan của riêng mình. 39
  51. Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển nhân cách. Đặc điểm quan trọng trong tự ý thức của thanh niên sinh viên là tự nhận thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, do địa vị mới mẻ của họ. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình ở hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong tương lai. Tuy nhiên, tự nhận thức về bản thân mình bao giờ cũng khó khăn hơn nhận thức về người khác, vậy nên đôi khi sinh viên thường dễ có xu hướng cường điệu khi tự đánh giá bản thân. Do đó, sinh viên rất cần có sự nhận thức chính xác về các giá trị sống phù hợp với bản thân họ.  Sự phát triển tình cảm và thái độ đối với các giá trị sống Ở mặt tình cảm, theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ. Loại tình cảm này mang tính hệ thống và tính bền vững với các thời kỳ trước, hơn ai hết sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi phong thái đạo đức cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật hiện tượng. Sự phát triển tình cảm ở sinh viên được đặc trưng bằng “thời kỳ bão táp và căng thẳng” [11, tr.62]. Đây là thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi cá nhân khi mà nhiều những tính huống mới nảy sinh trong cuộc sống đòi hỏi họ phải phán đoán và quyết định nhưng còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội. Vì vậy, ở sinh viên dễ nảy sinh những tình cảm không thích hợp khi phải ứng xử trước những tình huống đó. Hệ thống giá trị sống được sinh viên tiếp thu qua nội dung học tập trong tất cả các môn học ở nhà trường phổ thông trước đây và trường đại học bây giờ. Đặc biệt thông qua các nhân vật lịch sử, các bài học đạo đức Các hoạt động lao động xã hội, sinh hoạt tập thể cũng là điều kiện cho sự phát triển cá nhân. Qua đó, các em hình thành được khái niệm về các giá trị. Hay nói cách khác, nhận thức có sản phẩm là các tri thức về giá trị sống. Tri thức này tồn tại dưới hai dạng: dạng kinh nghiệm (tri thức thông thường về cái thiện, cái ác và về cách ứng xử đáp ứng các yêu cầu thông thường về chuẩn mực đạo đức, đây là điều kiện không thể thiếu đối với tất cả mọi nguời dể có thể gia nhập vào đời sống xã hội, nó đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đạo đức các mối quan hệ của nguời với người trong cuộc sống) và dạng lý luận (tri thức tồn tại dưới dạng tư tưởng, khái niệm, học thuyết, các phát biểu, các quan điểm những tri thức này không hình thành tự phát như những tri thức mang tính kinh nghiệm mà nó là kết 40