Khóa luận Bước chuyển tư tưởng của trần đức thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng

pdf 68 trang thiennha21 15/04/2022 6011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bước chuyển tư tưởng của trần đức thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_buoc_chuyen_tu_tuong_cua_tran_duc_thao_tu_hien_tuo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bước chuyển tư tưởng của trần đức thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI VĂN CHUNG BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO TỪ HIỆN TƯỢNG HỌC SANG CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI VĂN CHUNG BƯỚC CHUYỂN TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO TỪ HIỆN TƯỢNG HỌC SANG CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Văn Thắng Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Hoàng Văn Thắng. Là kết quả nghiên cứu trực tiếp một số tác phẩm của cố GS.Trần Đức Thảo và nguyên cứu của các học giả về tư tưởng Trần Đức Thảo. Các tài liệu nghiên cứu là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên Hoàng Văn Thắng Bùi Văn Chung
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Hoàng Văn Thắng, người đã hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin tri ân các thầy cô khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đồng hành cùng tôi trong suốt 3 năm Đại Học. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến các bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tích cực trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin dành tặng nghiên cứu khoa học này cho mẹ tôi, người đã hết lòng ủng hộ và tin tưởng tôi theo đuổi ngành triết học. Hà nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Bùi Văn Chung
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của Khóa luận 5 7. Kết cấu của Khóa luận 5 CHƯƠNG 1. TRẦN ĐỨC THẢO VỚI HIỆN TƯỢNG HỌC 6 1.1. Đôi nét về thân thế và sự nghiệp Trần Đức Thảo 6 1.1.1. Bối cảnh lịch sử cho sự xuất hiện của tư tưởng Trần Đức Thảo 6 1.1.2. Sự nghiệp của Trần Đức Thảo 8 1.2. Trần Đức Thảo và Hiện tượng học Husserl 12 1.2.1. Nội dung Hiện tượng học Husserl 12 1.2.2. Những đánh giá của Trần Đức Thảo với Hiện tượng học Husserl 21 CHƯƠNG 2. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 27 2.1. Tiếp thu phép biện chứng của triết học tinh thần Hegel 27 2.1.1. Quan niệm về hữu thể tuyệt đối- cái tuyệt đối 29 2.1.2. Phê phán của Trần Đức Thảo và sự tha hóa của hữu thể tuyệt đối- cái tuyệt đố 35 2.2. Trần Đức Thảo tiếp và bản thể luận triết học duy vật 38 2.2.1. Quan niệm của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức 38 2.2.2. Trần Đức Thảo tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng 46 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trần Đức Thảo là một nhà triết học, một người tri thức yêu nước, suốt đời tận tụy với khoa học. Con người ông, những tư tưởng của ông chính là minh chứng cho tầm vóc, trí tuệ con người Việt Nam dù ở trong bối cảnh khắc nghiệt nhất vẫn luôn giữ vững một ý trí vươn lên. Những năm tháng học tập và nghiên cứu ở Pháp từ 1936- 1951, được đào tạo trong môi trường giáo dục bài bản và quy củ là trường cao đẳng phố d’Ulm- một trong những trường đào tạo học thuật có tiếng, Trần Đức Thảo đã chứng thực năng lực học thuật của mình trong lĩnh vực triết học cũng như nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác. Ông trở thành một con người có sức ảnh hưởng đến giới học thuật Pháp, được nhiều học giả nổi tiếng ở Pháp biết đến và đánh giá cao với tư duy độc đáo, sáng tạo. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như “Phương pháp hiện tượng luận Husserl”, “Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Tìm về cuội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” ,.v.v. là một sự khẳng định cho khả năng và tầm vóc trí tuệ của ông. Những tác phẩm trên không chỉ là lời khẳng định, là tuyên ngôn cho lập trường tư tưởng vững vàng của Trần Đức Thảo, mà còn ẩn chứa những bước “chuyển mình” về tư tưởng đầy suy tư, trăn trở, đầy mẫu thuẫn, dằn vặt như con trai tạo ngọc. Nhà triết học dường như lặn sâu vào thế giới phản tư “tăm tối” của chính mình, tự đặt những câu hỏi lớn và tự tìm câu trả lời; độc hành, cô đơn và chấp nhận trả giá. Hành trình ấy đã đem lại giá trị và bài học quý giá cho các thế hệ học trò sau. Các tác phẩm của ông trở thành chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn, có sức lay động mạnh mẽ tới nhiều thế học trò của chính ông, và của nhiều nhà nghiên cứu sau này. Trong nội dung về bước chuyển tư tưởng của Trần Đức Thảo, rất nhiều học giả đã đưa ra các luận giải khác nhau, việc xác định rõ ràng bước chuyển tư tưởng của ông là bước đầu đi vào thế giới triết học của ông. Tuy vậy việc xác lập một lập trường triết
  7. 2 học là cuộc chuyến biến tự thân mang dấu ấn phản tư mạnh mẽ hay đơn thuẩn chỉ là việc học thuộc những trang giáo trình khô cứng? Tiêu chí nào để xác định ai đó đã mang một lập trường triết học? Là sự dấn thân vào thực tiễn bất chấp phải trả giá hay vấn đề chỉ luôn dừng trong lĩnh vực lý thuyết hàn lâm và đó chính là một câu hỏi lớn trong bước chuyển tư tưởng của Trần Đức Thảo. Bản thân tôi luôn tự hỏi như vậy với một thái độ thành kính và mong muốn tìm kiếm câu trả lời xác định thông qua Triết học của ông. Chính vì vậy tôi chọn “Sự chuyển biến tư tưởng Trần Đức Thảo từ Hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của cố GS. Trần Đức Thảo đã được rất nhiều học giả trong nước và quốc tế tìm hiểu, nguyên cứu trong đó có một số hội thảo lớn có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sáng tỏ những góc khuất về cuộc đời, về sự nghiệp vẻ vang và cả tinh thần cống hiến cho khoa học, đất nước của cố GS.Trần Đức Thảo. Tại hội thảo khoa học quốc tế “Về tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2013, PGS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức Hội thảo nêu rõ: Hội thảo lần này được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 năm sinh và 20 năm ngày mất của Giáo sư Trần Đức Thảo, được sự ủng hộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội thảo nhằm mục đích: Nghiên cứu, đánh giá những cống hiến của Giáo sư Trần Đức Thảo đối với đất nước, với khoa học Việt Nam và thế giới, đồng thời chỉ ra những giá trị của tư tưởng Trần Đức Thảo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Hội thảo còn thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo môi trường để các nhà khoa học trong nước, các giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh khoa học xã hội - nhân văn tiếp xúc và giao lưu học thuật với các nhà nghiên cứu triết học nước ngoài. Một số bài viết nổi bật trong kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế 7/5/2013 về bước chuyển tư tưởng triết học
  8. 3 của Trần Đức Thảo: “Võ Văn Dũng, Từ hiện tượng học đến chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tư tưởng Trần Đức Thảo, trang 257. Lê Duy Hoa, Trần Đức Thảo với tiến trình từ Hiện tượng học Husserl tới chủ nghĩa duy vật biện chứng Marx và Engel, trang 288. Nguyễn Thị Thường, Trần Đức Thảo Hành trình từ Hiện tượng luận đến chủ nghĩa duy vật biện chứng , trang 350, ” Năm 2017, kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố GS. Trần Đức Thảo, Hội thảo quốc tế của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Gần 60 bài viết tham gia hội thảo tập trung làm rõ các chủ đề quan tâm chính của Trần Đức Thảo và một số vấn đề triết học được quan tâm ở Việt Nam trong nửa sau thế kỷ XX và những năm gần đây. Thứ nhất là Trần Đức Thảo đối chiếu hiện tượng học của Husserl với chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ đề lớn thứ hai ở Trần Đức Thảo bao gồm những công trình viết về sự chuyển hoá của phép biện chứng duy tâm Hegel thành phép biện chứng duy vật ở Mác, cùng vai trò của chủ nghĩa Mác trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Chủ đề thứ ba bao gồm những công trình nghiên cứu có thể được xếp vào chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo: ý thức, tư tưởng xuất hiện như thế nào trong cuộc tiến hoá vĩ đại của tự nhiên đi từ vật chất, qua sinh vật, lên nhân loại. Chủ đề thứ tư liên quan đến bản chất và sự hình thành con người, qua đó ông nêu lên quá trình tiến hóa của lịch sử loài người. Các bài viết nổi bật trong kỉ yếu hội thảo đề cập bước chuyển trong lập trường tư tưởng Trần Đức Thảo: “Trần Thị Điểu, từ Hiện tượng học Husserl đến hiện tượng học Trần Đức Thảo, trang 47. Nguyễn Thị Liên- Đoàn Thu Nguyệt, Trần Đức Thảo với sự vượt bỏ Hiện tượng học để đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, trang 77. Nguyễn Thị Thường, Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo trong dòng chảy hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Marx, trang 94. Bùi Thị Tỉnh, Chủ nghĩa duy vật nhân bản- sáng tạo trong hành trình triết học của Trần Đức Thảo, trang 97 ” Tuy các bài viết đã đề cập tương đối đến vấn đề “Bước chuyển tư tưởng của Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng”, nhưng chưa thật sự khắc họa rõ nét bước chuyển ấy trong những tương quan khác nhau, hoặc mới
  9. 4 chỉ làm rõ bước chuyển ở một phương diện nhất định. Đồng thời, các bài viết cũng chưa giúp tác giả - mặc dù đang ở trình độ sinh viên tự tìm thấy những câu trả lời thỏa đáng mà mình đã đặt ra. Vì vậy, đó là mảng trống để người viết tiếp tục suy tư, bổ sung vào mảng đề tài này. Tuy các bài viết đã đề cập tương đối đến vấn đề bước chuyển tư tưởng của Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng chưa thật sự khắc họa rõ nét bước chuyển ấy trong những tương quan khác nhau, hoặc mới chỉ làm rõ bước chuyển ở một phương diện nhất định. Đồng thời, các bài viết cũng chưa giúp tôi - mặc dù đang ở trình độ sinh viên tự tìm thấy những câu trả lời thỏa đáng mà mình đã đặt ra. Vì vậy, đó là mảng trống để người viết tiếp tục suy tư, bổ sung vào mảng đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bước chuyển biến tư tưởng từ Hiện tượng học sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau đây: • Một là, giới thiệu khái quát về thân thế và sự nghiệp sáng tác của Trần Đức Thảo. • Hai là, làm sáng tỏ những khái niệm nền tảng của Hiện tượng học Husserl. • Ba là, chỉ ra guồn gốc duy lý của ý thức mà Trần Đức Thảo tiếp thu. • Bốn là, phân tích bước chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ lập trường Hiện tượng học sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  10. 5 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về tư tưởng triết học trong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” bắt đầu viết năm 1947, xuất bản 1951 của cố GS. Trần Đức Thảo cũng như bước chuyển biến tư tưởng triết học của ông. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để giải quyết nhiệm vụ trên, bài viết áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất lôgic và lịch sử, phương pháp kết hợp diễn dịch và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu tài liệu, v.v 6. Đóng góp của Khóa luận Kết quả nghiên cứu này góp phần làm rõ ràng hơn bước chuyển trong tư tưởng Trần Đức Thảo từ hiện tượng học sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bài viết có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai cùng quan tâm về chủ đề này. 7. Kết cấu của Khóa luận Để thực hiện được tốt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Khóa luận tốt nghiệp này gồm 2 chương, 4 tiết.
  11. 6 CHƯƠNG 1. TRẦN ĐỨC THẢO VỚI HIỆN TƯỢNG HỌC 1.1. Đôi nét về thân thế và sự nghiệp Trần Đức Thảo 1.1.1. Bối cảnh lịch sử cho sự xuất hiện của tư tưởng Trần Đức Thảo Sự phát triển với tốc độ chưa từng thấy của tiến bộ-khoa học kỹ thuật của thời cận-hiện đại làm quyền lực của bộ máy nhà nước ngày càng được tăng lên- kéo theo sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan như là căn bệnh của thời đại. Cùng với đó sự xuất hiện của con người đại chúng như hệ quả của văn hóa xã hội tư sản và sự khủng hoảng kinh tế của xã hội tư bản làm bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Xã hội phương tây hiện đại, đặt ra hàng loạt vấn đề thách thức với con người, đó là hoàn toàn là điều không thể làm ngơ. Con người ta giường như không còn có thời gian suy nghĩ cho bản thân mình mà bị cuốn vào vòng xoáy thị phi và dối trá của xã hội. Xã hội phương tây hiện đại đẩy con người vào vòng xoáy của các sự kiện mà mục đích, ý nghĩa, của nó luôn luôn mập mờ. Nhiệm vụ của khoa học nói chung và triết học phương tây hiện đại nói riêng là phải tìm mọi cách để có thể thấu hiểu toàn bộ sự phức tạp đó và điều chỉnh nó. Tuy vậy khoa học và triết học phương tây hiện đại không những không thể làm sáng tỏ những nguyên nhân đứng đằng sau các sự kiện xã hội đáng báo động đó, mà ngược lại trở thành một phần của sự hỗn độn đó, và vô hình chung trở thành công cụ của truyền thông nhằm khai thác những ý đồ chính trị hèn kém. Chính ngôn ngữ do phương tiện truyền thông đại chúng đã nồi nhét vào ý thức con người, nó đã xuyên tạc các quy tắc đúng đắn, làm ngơ trước thế giới tinh thần phức tạp, biến con người trở thành phương tiễn lĩnh hội và thực hiện chân lý tối hậu. Trần Đức Thảo đã đến với Triết học vào thời kỳ rất khó khăn. Trong thời đại của mình, ông đã chứng kiến sự tha hóa tinh thần của con người Phương tây hiện đại, mà cuội nguồn sâu xa của mọi vấn đề chủ yếu bắt nguồn trong chính bản thân con người, trong cái thế giới bên trong mỗi con người. Chính các vấn đề bản thân mỗi cá nhân, làm cho họ đau khổ và ngược lại chúng ta mất đi sự kiểm soát với những suy nghĩ nhỏ nhen của mình, cũng khiến cho chúng ta khó có thể giải quyết các vấn đề bên
  12. 7 ngoài. Ngoài ra sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, làm cho xung đột ngôn ngữ càng trở lên gay gắt, dẫn đến những tổn thương về mặt tinh thần cho cả hai phía. Như vậy, động cơ mà Trần Đức Thảo đến với chủ nghĩa duy vật biện chứng, là làm sao tẩy rửa “ý thức” khỏi những lớp “mặt lạ” che đậy, những bình diện làm cho nó nhạt đi, rắc rối, khó hiểu. Như vậy Trần Đức Thảo đã thừa hưởng cả không khí khủng hoảng của xã hội Phương tây, lẫn giấc mơ cải tạo thế giới bằng lý trí của họ. Cũng có thể khẳng định rằng, cho đến lúc này, Trần Đức Thảo là người Việt Nam hiếm hoi có tư tưởng triết học gắn với tên tuổi của mình và hiện vẫn đang được nhiều học giả trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu. Ông cũng là một nhà triết học Việt Nam đã có những suy tư “riêng” của mình và một thời, “ảnh hưởng” trực tiếp đến nền tảng tư duy lý luận nước nhà. Nhưng cũng phải nói rằng, sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính những khủng hảng trong lòng xã hội châu âu, đặc biệt là ở nước Pháp, khiến họ muốn khôi phục và củng cố địa vị cường quốc của mình, trong đó quan trọng nhất là việc tái chiếm lại các thuộc địa đã mất bị rơi vào phe phát xít trước đó, mà mục tiêu hàng đầu là các nước Đông Dương - một khu vực thuộc địa giàu có và có vị chiến lược quan trọng. Hành động đó của Pháp đi ngược lại mong muốn hòa bình, độc lập dân tộc Việt Nam. Pháp đã sử dụng những biện pháp, đường lối quân sự để tái chiếm lại thuộc địa, gây tổn hại đến nền độc lập của Việt nam, khiến cho mối quan hệ Pháp-Việt trở lên căng thẳng và đi đến bờ vực của cuộc chiến tranh. Nhằm cứu vớt nền hòa bình mong manh, chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa đã có những hành động ngoại giao, mà cụ thể và quan trọng nhất là việc Đoàn đại biểu quốc hội Việt nam sang thăm Pháp do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu từ 25-4 đến 16-5 năm 1946 và 31-5-1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp máy bay từ Hà Nội sang Pháp. Sự đấu tranh của những người cộng sản vì nền độc lập của dân tộc và uy tín, tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn tới Việt kiều và sinh viên đang du học ở Pháp lúc bấy giờ trong đó có Trần Đức Thảo. Linh mục Cao văn Luận đã viết trong hồi ký của mình: “Từ đây sự chia rẽ vì chính kiến, chủ nghĩa bắt đầu trở nên trầm trọng và lộ liễu trong hàng ngũ Việt kiều, sinh
  13. 8 viên ở Pháp. Trần Đức Thảo ít tới lui với anh em, và hình như đã thiên hẳn sang phía cộng sản không biết từ lúc nào”. Đến năm 1952 mang theo tinh thần yêu nước, ông trở về chiến khu việt bắc tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và giành cả cuộc đời sau này lao động, cống hiến cho nền triết học Việt Nam cũng như đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho triết học thế giới. Cuộc đời của ông đã gắn liền cả một giai đoạn hào hùng của dân tộc Việt Nam và đầy biến động của lịch sử thế giới. Năm 1951, Trần Đức Thảo xuất bản “Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, khẳng định bước chuyển lập trường tư tưởng từ Hiện tượng học Husserl sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác. 1.1.2. Sự nghiệp của Trần Đức Thảo Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình viên chức nhỏ. Cho đến nay, ông là một trong những người Việt Nam được các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước biết đến trên diễn đàn khoa học và được công nhận có tầm vóc quốc tế ở phương Tây. Nếu tính cả quãng thời gian tu nghiệp tại Pháp (vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 thế kỷ trước) và những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, được in tại Pháp của ông, thì “Trần Đức Thảo còn là một triết gia Pháp”1. Ông là người Việt Nam hiếm hoi, ở thế hệ của mình, có con đường học vấn Triết học thực thụ. Trần Đức Thảo là một nhà triết học trầm lặng, ít phô danh, sự vinh danh ông đến từ bên ngoài. Trần Đức Thảo vốn là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội), từng đạt giải Nhì cuộc thi Triết học các trường trung học toàn quốc Pháp. Năm 1935, sau khi đỗ xuất sắc tú tài, ông theo học Trường Luật Hà Nội. Năm 1936, ông được gửi sang Pháp chuẩn bị thi vào Trường cao đẳng sư phạm phố d' Ulm (Thủ đô Paris) - một trường nổi tiếng ở Pháp về truyền thống tư tưởng tân tiến, văn hoá và khoa học hiện đại. Trường cũng nổi tiếng là cái nôi đào tạo những nhà tư tưởng và những chính khách cho nước Pháp. Năm 1939, Trần Đức Thảo thi đỗ vào trường 1 Thierry Marchaisse - Cựu sinh viên sư phạm Cao cấp phố d’Ulm, hiện là giám đốc nhà xuất bản mang tên ông từ năm 2011, trong thời gian gặp gỡ Trần Đức Thảo , ông làm việc ở Nxb Editions du seuil, Paris.
  14. 9 này với số điểm cao. Đến năm 1945, ông tốt nghiệp thủ khoa, nhận học vị thạc sĩ triết học qua luận án “Phương pháp hiện tượng luận của Husserl”. Hoà bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, ông được cử làm Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, giảng dạy môn Lịch sử triết học ở Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (1956-1957). Những bài giảng của ông về Lịch sử triết học sau này đã được các cựu sinh viên như Nguyễn Hoàng Gia biên tập lại và xuất bản thành sách “Lịch sử tư tưởng trước Mác”, (NXB KHXH, 1995). Sau đó, Trần Đức Thảo thôi giảng dạy ở trường đại học, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, làm chuyên viên Nhà xuất bản Sự thật. Trần Đức Thảo là một nhà khoa học, tư tưởng của ông trải rộng đến rất nhiều vấn đề từ Triết học, Lịch sử triết học, đến Sử học, Nhân học, Sinh học, Ngôn ngữ học, Văn học và Tôn giáo học Tuy nhiên, chủ đề mà ông quan tâm hơn cả cũng lại là những nội dung rất căn cốt đó là triết học, lịch sử triết học cùng những đề tài nhân sinh liên quan trực tiếp đến số phận và hoạt động của con người, của xã hội , vốn là những nội dung mà không một nghiên cứu triết học cơ bản nào có thể lảng tránh. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tôi chỉ đề cập đến những chuyển biến về mặt triết học “hành trình của Trần Đức Thảo từ Hiện tượng luận Husserl sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng”, qua tác phẩm chính “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” và các bài viết về ông, chứ không đi sâu vào toàn bộ các tác phẩm mà Trần Đức Thảo nghiên cứu. Cũng phải nói rằng, sống trong lòng chiến tranh thế giới thứ hai tại Pháp từ 1936-1952, trước hoàn cảnh của những tù binh Việt Nam và bối cảnh cách mạng trong nước 1939-1945, hội sinh viên tại Pháp trong đó có Trần Đức Thảo đã sáng lập “Hội liên hiệp những người Đông Dương tại Pháp” nhằm kêu gọi chính quyền bảo hộ Pháp phải trao trả nền độc lập cho Việt Nam. Năm 1945, khi quân đồng minh giành chiến
  15. 10 thắng, các lãnh tụ và cả Trần Đức Thảo bị bắt giam 3 tháng2. Có thể nói rằng vận mệnh dân tộc và sự cố chấp của thực dân Pháp đã làm cho Trần Đức Thảo có những chuyển biến về mặt tư tưởng và hướng về những người cộng sản. Chính điều này có thể đã khiến Trần Đức Thảo có Thái độ bênh vực chủ nghĩa duy vật trong cuộc tranh luận giữa Trần Đức Thảo và Jean-Paul Sartre3. Trong khi chấp nhận quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác, Sartre công kích quan điểm chính trị và văn hoá của nó biểu hiện ở Liên Xô. Cuộc tranh luận này không có hồi kết vì Trần Đức Thảo bị thu hút bởi các biến cố trong nước, nhưng theo lời của chính Simone de Beauvoir, nữ triết gia và vợ của Sartre trong “Hồi ký” thì phần đúng là thiên về ông Thảo. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo được đào tạo chính quy tại trường cao đẳng sư phạm phố d’Ulm nổi tiếng ở Paris nên ông có cơ hội hoạt động trong một môi trường trí thức tinh hoa Pháp và có liên hệ gần gũi với nhiều Triết gia có ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt triết học nửa sau thế kỷ XX như Jean-Paul Sartre, Merleau-Ponty, Alexandre Kojève, Louis Althusser, Jacques Derrida Đó là những tư tưởng gia hàng đầu của trào lưu hiện tượng học, của chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời, những phát kiến và tư tưởng của ông đều được họ công nhận và đánh giá cao như là “những cống hiến độc đáo cho các lĩnh vực Triết học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ học” (Daniel J. Herman). Trần Đức Thảo thành nhà Hiện tượng học nổi danh với tư duy đặc sắc có khả năng soi chiếu tỉnh táo các vấn đề hóc búa của triết học. Từ khi trở thành 2 Linh Mục Cao Văn Luận- Bên giòng lịch sử“Chính phủ Pháp lập tức bắt giam một số lãnh tụ sinh viên đồng thời cũng là lãnh tụ hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp như các anh Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Mãn, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông. Nếu không phải là tu sĩ, được sự che chở của tòa Tổng Giám mục Ba-Lê chắc chắn tôi đã không thoát khỏi tù tội. Những sinh viên bắt giam tại khám đường La Santé, nơi đã từng giam giữ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh ngày trước”. 3 Jean-Paul Charles Aymard Sartre ( 21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 .
  16. 11 nhà triết học theo khuynh hướng duy vật Mác đến khi về cõi vĩnh hằng vào ngày 24/4/1993, thời gian cách nhau trên 40 năm, ông đã dành toàn bộ thời gian đó để hiện thực hóa phương pháp luận Mác-xít, làm cho Triết học gắn chặt với đời sống, bám chặt lấy số phận, vận mệnh con người dân tộc mình. Trần Đức Thảo có niềm tin sâu sắc rằng “Phép biện chứng duy vật” của Mác không phải là một lý thuyết giáo điều, mà là ngọn đuốc thực tiễn, một lý luận để “nuôi dưỡng” lý trí và dẫn đường cho cuộc cách mạng vô sản. Với nghĩa đó, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định, có một triết lý mang tên Trần Đức Thảo và càng có “tư duy và phong cách Trần Đức Thảo” - một đóng góp lớn của trí tuệ Việt Nam cho nhân loại. Đóng góp lâu dài của Trần Đức Thảo cho học thuật là một tư duy triết học thuần khiết. Điều này trước hết thể hiện ở một năng lực trừu tượng hoá cao, kế đó là khả năng biết đặt và giải quyết các vấn đề triết học dưới ánh sáng của những phát kiến khoa học mới bằng các phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong hơn 25 năm, kể từ ngày cố GS. Trần Đức Thảo trở về với Đất mẹ, ông luôn là một tấm gương sáng, suốt đời cấu hiến vì khoa học, gắn với những giá trị đích thực của cuộc đời đầy sóng gió, nước mắt và “lương tâm” không ngừng suy tư của mình. Cuộc đời, sự nghiệp của Trần Đức thảo gắn liền với những giai đoạn khó khăn của lịch sử thế kỉ XX. Cùng với bước chuyển biến lập trường tư tưởng của mình, cố GS.Trần Đức Thảo để lại cho chúng ta một tư duy triết học mang đậm giấu ấn của ông, một tinh thần yêu nước nồng nàn, một trái tim tràn đầy nhiệt huyết với khoa học và hơn thế nữa là một ý chí vượt lên số mệnh để sống, để cống hiến. Cố GS. Trần Đức Thảo gửi gắm hai bài học lớn đến thế hệ chúng ta, đó là bài học về phương pháp tư duy và không không kém phần quan trọng, là bài học về nhân cách người trí thức Việt Nam, cũng chính là bài học làm người.
  17. 12 1.2. Trần Đức Thảo và Hiện tượng học Husserl Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, Trần Đức Thảo được đông đảo học giả biết đến với những công trình nghiên cứu liên quan đến Hiện tượng học, Phương pháp Hiện tượng học, cũng như lịch sử triết học. Vì thế, khi bàn đến triết học Trần Đức Thảo, chúng ta không thể bỏ qua những nội dung cốt lõi của Hiện tượng học. 1.2.1. Nội dung Hiện tượng học Husserl Hiện tượng học, tức phénoménnologie là khoa học về các hiện tượng, nó gồm hai thành tố là phainomenon và logos. Phainomenon có nghĩa là cái bày tỏ mình ra, cái tự bày tỏ, cái khai mở. Vì vậy hiện tượng được hiểu là cái tự bày tỏ mình trong chính nó, là cái khai mở. Nghĩa thứ hai của Phainomenon là dáng vẻ hay có thể gọi là biến dạng khiếm khuyết của hiện tượng (chủ nghĩa hiện sinh sử dụng-cái hiện sinh). Logos ám chỉ lời nói, ngôn từ, ngôn thuyết và sau cùng logic, nó có chức năng dùng để thể hiện cái gì đó trong lời nói. Logos có một tầm hạn nghĩa rộng dùng để ám chỉ cái gì làm cho ta thấy sự vật, làm sáng tỏ sự vật, thì đều có thể gọi là Logos. Tóm lại Hiện tượng học là học thuyết về hiện tượng, tức tìm chân lý trong cái tự tỏ mình ra, tức là quay trở về với chính bản chất của sự vật, thông qua các hiện tượng. Chính vì vậy, trong quan niệm của Husserl, triết học cũng như các khoa học khác không phải là những thứ xa vời với đời sống tinh thần của mỗi cá nhân hay là một cái gì đó dị biệt, đánh mất những giá trị cốt lõi của con người. Do vậy, ông chủ trương xây dựng một thứ triết học và phương pháp triết học nhằm đưa con người trở về với bản chất chân thực trong nhận thức, trong hành vi ý thức, trong việc hình thành thế giới sống của chính mình. Nội dung cơ bản của hiện tượng học Husserl có thể hiểu là “mỗi chúng ta bị bao bọc bởi các nguyên lý, đây là cái làm nên điều khác biệt của chúng ta, lược bỏ toàn bộ những nguyên lý chúng ta trở về cái bản chất loài, thông qua việc phân tích ý thức cá nhân hiện thực: từ đó hướng tới nhận thức tâm lý. Hiện tượng học không đồng nhất với hiện thực khách quan trong giới tự nhiên và xã hội như chủ nghĩa Mác đề cập, mà là “hiện tượng ý thức” hay hoạt động tinh thần, chúng ta mổ xẻ ý thức của mỗi cá
  18. 13 nhân, trong đó có cái quy luật mang tính phổ quát trong mỗi người chúng ta”4. Hiện tượng học cũng biểu hiện như là phương pháp nhằm mô tả, tường minh, tức là những sự vật xuất hiện trực tiếp với chủ thể như thế nào thì mô tả như thế ấy. Nó không truy tìm nguyên nhân, hay đưa ra những giả thuyết, mà nó chỉ mô tả đúng cái kinh nghiệm sống trong “cuộc gặp gỡ- cảm nghiệm” đầu tiên giữa chủ thế với thế giới. Cũng theo đó, hiện tượng học là trào lưu triết học muốn xóa bỏ bản thể luận triết học, coi thế giới là thứ đã có sẵn, từ đó đòi hỏi triết học quay trở lại tìm hiểu cái cơ sở đầu tiên của sự hiện hữu, tức là đối tượng của hiện tượng từ đây là cái bản chất, chứ không phải là giới tự nhiên. Ở đây tôi đề cập đến một số khái niệm cơ bản của Hiện tượng học Husserl để làm nổi bật nội dung triết học của nó. Đầu tiên là khái niệm “Tính ý hướng”, một khái niệm trung tâm làm nên học thuyết Hiện tượng học. “Tính ý hướng” tiếng La tinh là intentino, có nghĩa là hướng tới, khái niệm của một loạt các học thuyết triết học, được sử dụng để ghi nhận tính đặc thù của ý thức con người thể hiện sự định hướng của nó vào một đối tượng nào đó, ở sự quy định một cách lý tưởng ở trong tư duy, qua đó đối tượng trở thành đối tượng lý tưởng. Tính ý hướng có thể hiểu là phương thức vận động của tinh thần, hay công cụ thực tại hóa các tiềm năng của trí tuệ nhờ nắm bắt khách thể bằng ý thức. Tính ý hướng là một đặc trưng của ý thức. Bằng việc tiếp thu quan niệm “Tính ý hướng” của Brentano5, Hiện tượng học của Husserl bắt đầu với ý tưởng cho rằng, mọi hành vi ý 4 Nguyễn Vũ Hảo( là một nhà triết học Việt Nam): “Cái tôi tiên nghiệm là cái đạt được sau khi chúng ta làm phương pháp quy giảm hiện tượng học, bóc tách dần những nguyên tắc, thành kiến, đã làm cho các quan điểm khác nhau, kết quả cuối cùng đó là cái tôi tiên nghiệm. Nó xuất hiện ở giai đoạn cuối nhận thức, là suy tư của bản thân. Cái tôi mang cho mình ý nghĩa về thế giới hiện có và tiền đề tất yếu đó là cái tôi tiên nghiệm và là nền tảng của hiện tượng học, cái tôi tiên nghiệm chủ quan là sự thống nhất của những trải nghiệm thuần túy ” 5 Franz Clemens Honoratus Hermann Brentano (16 tháng 1, 1838 – 17 tháng 3 năm 1917) là một triết gia, nhà tâm lý học và tu sĩ người Đức. Những tác phẩm của ông ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối với những học trò của ông như Sigmund Freud, Kazimierz Twardowski, Alexius Meinong, Carl Stumpf, Anton Marty, Christian von Ehrenfels, và Tomáš Masaryk (cũng như học trò của Masaryk là Edmund Husserl), mà còn đối với nhiều tác phẩm của những người khác cũng nối gót và sử dụng những ý tưởng và khái niệm ban đầu của ông
  19. 14 thức của con người đều có một đối tượng để hướng tới. Tính “ý hướng” đã trở thành chủ đề trọng tâm trong hiện tượng học của Husserl. Tư tưởng về tính ý hướng này được kế thừa từ Brentano, người đã cho rằng, tính ý hướng là nét đặc biệt của kinh nghiệm nhằm ý thức về một cái gì đó. Như vậy “tính ý hướng” theo Husserl xuất hiện, trong đó cảm nghiệm(kinh nghiệm sống) ý hướng và đối tượng ý hướng không phải là hai sự vật khác nhau, mà là một cái thống nhất. Khác với tâm lý học, hiện tượng không phân tích những phương diện kinh nghiệm hiện thực, mà phân tích các phương diện lý tưởng, tức là ý hướng của cảm nghiệm. (Ví dụ: Trong tâm lý có liệu pháp chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần do sang trấn tâm lý, bằng cách dẫn dắt người bệnh hồi tưởng những hình ảnh kinh nghiệm của quá khứ hoặc tìm hiểu cuộc sống của bệnh nhân, từ đó biết được những nguyên nhân gây lên những sang chấn tấm lý, rõ dàng hiện thực mà bệnh nhân, hay người thân thuật lại cũng chỉ là những dữ kiện kinh nghiệm sống và phần lớn đã có sự quên, vì vậy mà có những bệnh nhân, bác sĩ không thể chuẩn hóa, nguyên nhân, lên phải sử dụng rất nhiều liệu pháp ) Tiến hành phân tích hành vi ý hướng, ông phân biệt; Đối tượng ý hướng, vật chất ý hướng, và bản chất ý hướng. Ông phân biệt chất lượng ý hướng với vật chất ý hướng: Hành vi có thể là hành vi tri giác, biểu tượng, phán đoán, đánh giá, v v Vật chất đặc trưng cho định hướng của hành vi vào một đối tượng nào đó, vào cái mà người ta tri giác, biểu tượng, phán đoán, Chất lượng và vật chất trong sự thống nhất của chúng cấu thành bản chất ý hướng hành vi. Husserl xóa bỏ ranh giới giữa biểu tượng và vật, biến tất cả những gì hiện có đối với ý thức thành nội dung, tức thành cái gì đó trung hòa, không có liên quan đến cái gì trên thực tế, đó chính là nguyên tắc xuất phát của tâm thế hiện tượng học chín mười. Bằng việc khước từ các những tiền đề siêu hình học trong nghiên cứu và tìm kiếm bản nguyên tuyệt đối của tri thức, chính vì vậy ông xác định triết học là “tâm lý học miêu tả”-logic học về mặt tâm lý. Đến đây tư duy Husserl lại trở về với triết học tiên nghiệm Kant. Tính ý hướng không chỉ đơn giản là sự định hướng của ý thức về phía các sự vật tồn tại bên ngoài, mà còn có nghĩa là, ý thức hay “ý thể” “tạo dựng” nên các sự vật. Tính ý hướng
  20. 15 bao gồm: Hành vi ý hướng (Noesis- (thắp sáng "sự hiểu biết", "trí tuệ") là một từ tiếng Hy Lạp đề cập đến nhận thức của tâm trí, trong triết học nó là một thuật ngữ triết học cổ điển, đôi khi tương đương với trí tuệ hay trí thông minh “Nous6” ). Xét về thực chất của mình, nó chính là sự “thống nhất giữa chủ thể và các kinh nghiệm sống, là một nội dung hồi tưởng nào đó mang tính hiện tại hóa. Hay đúng hơn là sự thống nhất giữa các cảm xúc và kinh nghiệm sống. Khi phân tích Noesis sẽ làm xuất hiện nội dung đối tượng có tính ý hướng và Noesis khẳng định ý thức thật sự giả định một cái gì đó, tồn tại một nội dung đối tượng nào đó. Nội dung ý hướng (Noema-xuất phát từ chữ Hy Lạp “νόημα” có nghĩa là "suy nghĩ") là khái niệm cho phép xem xét cụ thể hơn nội dung đối tượng. Noema là nội dung độc đáo, vốn có của ý thức, bất kì ý thức nào cũng có cái “gì đó” của mình giả định, tức là sự “hoài nghi phổ biến”, tưởng tượng, tức là “có nội dung đối tượng của mình”. Theo Husserl, điều này có nghĩa rằng, ý thức có nội dung hay có nghĩa(Noema). Không nên lẫn lộn nghĩa(Noema) với nội dung đối tượng hiện thực được hiểu theo nghĩa tâm lý học. Theo Husserl, Noema, tức nội dung đối tượng của ý thức, có thể là các sự vật, tha nhân, đặc điểm tâm lý, trực giác, trạng thái tâm lý,.v.v Với tư cách Noema(nội dung), đối tượng ý hướng là một điểm thống nhất độc đáo của ý thức, là tác nhân của vô số nội dung đối tượng và gọi chung là “tính chủ quan”. Trong đó Hành vi ý hướng(Noesis) là hành vi mà ở đó, chúng ta xác định Nội dung ý hướng(Noema) để tiến tới “dựng” nên khách thể (sự vật); nói một cách dễ hiểu, nó là ý nghĩa được tạo ra trong hành vi hướng tới một khách thể của chủ thể; Nội dung ý hướng là sự tổng hợp những đặc điểm mà cái tôi thuần túy của chúng ta có được về sự 6 Nous là sự hiểu biết, trí tuệ hoặc nhận thức cho phép con người suy nghĩ hợp lý. Đối với Aristotle, điều này khác với việc nhận thức bằng các giác quan-kinh nghiệm, nó bao gồm cả việc sử dụng trí tưởng tượng và trí nhớ, kết nối những người tham gia thảo luận có thể thiết lập các định nghĩa một cách nhất quán và có thể giao tiếp, chính vì vậy mọi người đều được sinh ra với một số tiềm năng bẩm sinh để hiểu cùng một loại phổ quát theo cùng một cách logic. Trong triết học, các bản dịch tiếng Anh thông dụng bao gồm "hiểu biết" và "tâm trí"; hoặc đôi khi " suy nghĩ " hoặc " lý do " (theo ý nghĩa của lý do đó, không phải là hoạt động của lý luận).
  21. 16 vật tại cùng một thời điểm trong hành động hướng đến sự vật ở trạng thái hiện thời. Khác với tâm lý học, hiện tượng học không phân tích các phương diện kinh nghiệm hiện thực, mà phân tích các kinh nghiệm lý tưởng, tức là ý hướng của cảm năng(thẩm mỹ). Hành vi ý hướng “ý thể thuần túy” Nội dung ý hướng Tính chủ quan nói “khái niệm, biểu Nhận thức chung tượng” Hình 1.2. Tính ý hướng Mọi cái lý tưởng ở Husserl đều thành “cái chủ quan”7, nhưng cái chủ quan ấy có hình thức hay mô thức của cái khách quan. Husserl đánh giá rất cao cái chủ quan này của mỗi người, nó là định hướng, kim chỉ nam mang tính nhất quán cho vấn đề nhận thức. Và giờ đây trên tất cả chúng ta thấy rằng Hiện tượng học lại quay về theo phương hướng của chủ nghĩa Tiên nghiệm- Kant. Thế giới tiên nghiệm của Kant là thế giới đầy sắc thái do ý thức của mỗi chủ thể tạo thành, với ý tưởng cho rằng ý thức bắt đầu được hình thành từ các chủ thể tiên nghiệm do thế giới “vật tự nó” kích thích, hay nội 7 Cái chủ quan ở đây được hiểu là sự lập dị của trí tuệ, sự hiểu biết của cá nhân. Đây là một trong những vấn đề mà khi Bacon muốn nhìn lại về triết học Aristotle, ông có bàn về những sai lầm của con người khi truy tìm tri thức. Trước đó hàng thế kỷ, Aristotle có bàn đến về ảo tưởng logic, thường thấy trong các suy luận, nhưng Bacon tìm thấy những nguyên nhân tâm lý đằng sau những suy luận. Đây chính là các ngẫu tượng, trong đó ngẫu tượng có thể hiểu như là các yếu tố - lập dị trí tuệ của cá nhân.
  22. 17 dung ý thức có được là do yếu tố bên ngoài tác động. Kant vạch ra rằng, chủ thể (ý thức) sở hữu một hệ thống các mô thức tiên nghiệm(a priori), ma trận này định trước tính thực tại, sắp xếp những phản ánh của tri giác(nhận thức) và không phụ thuộc cảm tính-kinh nghiệm dù có được thỏa mãn hay không, Theo Kant cảm năng8 và giác tính không chỉ là năng lực nhận thức của chủ thể, mà bản thân chúng còn thuộc về cấu trúc bên trong, cấu trúc tiên nghiệm của chủ thể nhận thức, chủ thể nhận thức là nhận thức kinh nghiệm, chứ không phải nhận thức thế giới bên ngoài. Trong khi đó, khi thừa nhận “tính ý hướng” là ý thức “tạo dựng” nên các sự vật, Husserl đặt vấn đề: “Ý thể” hay ý thức của con người hướng tới một đối tượng xác định, nhưng tại sao có những đối tượng giống nhau mà ý nghĩa của nó đối với mỗi người lại khác nhau. Husserl lý giải hiện tượng này là do Hành vi ý hướng trong ý thức của con người tạo ra đối tượng bên trong, chứ không phải đối tượng bên ngoài quy định ý thức của con người về bản thân đối tượng đó. Theo ông, những ý đồ hay ý tưởng được định hình trong đầu óc con người đều hướng tới một đối tượng xác định nào đó, vì thế, thông qua Hành vi ý hướng(cảm xúc và kinh nghiệm sống), chúng ta có thể xác định được Nội dung ý hướng(suy tư, trạng thái, đặc điểm, tha nhân,.v.v. ) và đối tượng(tư tưởng) mà “ý thức” hướng đến. “Chúng ta có thể hình dung sơ đồ hiện tượng học của Husserl như hình 1.2: “Trong đầu óc của chúng ta hình thành những biểu tượng hay kết cấu về sự vật, tức là “ý thể thuần túy” hay ý thức có xu hướng “vận động theo cái tôi, cái suy tư, kinh nghiệm của chủ thể”; tiếp theo, chúng ta giải nghĩa các Hành vi ý hướng đó (thông qua việc tổng hợp tất cả những đặc tính của sự vật trong đầu óc chúng ta “kinh nghiệm sống trải” và hình thành những tư tưởng, tưởng tượng, ), tức là tập hợp những đặc tính của khách thể, nhờ đó, chúng ta mới có thể nói về đối tượng tồn tại trong hiện thực như thế nào. Do vậy, không thể có bất kỳ một động cơ-hành vi ý hướng nào mà lại thiếu đối tượng: “Chỗ độc đáo của Husserl là vạch ra ý nghĩa của nhận xét này: nếu không thể có một màu sắc mà không có một bề 8 Để nhận thức một cái gì đó, trước hết ta cần 5 giác quan, Kant gọi chung cho 5 quan năng này là Cảm năng- Chú giải dẫn nhập “Phê phán lý tính tuần thúy, 2004, tr 104.
  23. 18 mặt, thì kết quả là: bản chất của màu sắc là chỉ xuất hiện trên một bề mặt cho dù chúng tôi có tha hồ tưởng tưởng bao nhiêu màu sắc trong bao nhiêu hình thức đi nữa, thì tôi cũng không bao giờ xóa được cái bề mặt, vì màu sắc sẽ biến mất lập tức”[1; tr.442-443], tức là mọi hành vi của chúng ta đều hướng đến một đối tượng theo cảm năng-chủ quan của mỗi cá nhân: “Năng lực tiếp thu các biểu tượng bằng phương pháp nào đó, để chúng ta được có các đối tượng kích động gọi là Cảm năng(sinn-lichkeit). Vì thế nhờ cảm năng, những đối tượng mang lại cho ta những trực quan (màu sắc, hình dạng, ) ; trong khi đó nhờ giác tính những đối tượng được suy tưởng và từ giác tính những khái niệm ra đời”[Kant, B34, phê phán lý tính thuần thúy]. Ngay cả hoạt động tình cảm của chúng ta cũng hàm chứa trong đó một đối tượng xác định, bởi chúng ta không thể buồn hoặc vui một cách vô cớ, mà bao giờ cũng có nguyên nhân của nó, tức là một đối tượng cụ thể mà ý thức của chúng ta hướng tới: “Những tư tưởng không có nội dung (chất liệu) thì trống rỗng, những trực quan (biểu tượng về hiện tượng) không có khái niệm thì mù quáng”[15, B74, tr.104]. Với quan niệm coi ý thức là cái “tạo dựng” nên bản thân sự vật, Husserl coi toàn bộ thế giới hiện thực và các sự vật là do ý thức, ý đồ chủ quan của con người sắp đặt, “tạo dựng” và vì lẽ đó, mỗi chủ thể khác nhau lại có cảm nhận khác nhau về thế giới xung quanh và đối tượng mà ý thức của họ hướng tới; nói cách khác, cùng một đối tượng, nhưng với mỗi người, nó lại có ý nghĩa khác nhau. Và nếu không có “hành vi ý hướng” của con người thì sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng đều vô nghĩa. Ở đây, Husserl đã sử dụng cụm từ “tính ý hướng” để nói rằng, trong ý thức luôn có những phần khác nhau, hay mỗi chúng ta đều có “cảm năng- thẩm mỹ”9 làm cho thế giới sinh động, ẩn chứa suy tư của chủ thể, chúng tương tác với nhau để tạo nên kinh nghiệm của chúng ta về sự vật. Husserl: “Cả thế giới thời gian và không gian, bao gồm con người và tính tự ngã của con người, xét về ý nghĩa mà nói, là một thứ tồn tại của ý 9 Cảm năng “Aethetisch” bắt nguồn từ gốc Hy Lạp “aistbesis” và chỉ có nghĩa là “tri giác”- la tinh “percipio”. Sau đó nó thêm một nghĩa thứ hai phát sinh nghĩa là “Thẩm mỹ” do công của Baumgarten thêm vào để xây dựng môn Mỹ học. Khác với Kant, dùng “Cảm năng” với nghĩa là tri giác, thì tôi dùng với nghĩa là “Thẩm mỹ”.
  24. 19 đồ. Nói thế cũng có nghĩa là, thế giới này đối với ý thức chỉ là cái có sau, có ý nghĩa tồn tại tương đối. Nó là tồn tại của ý thức được bố trí trong kinh nghiệm. Sự tồn tại như vậy, về nguyên tắc, chỉ là cái nhất trí trong biểu tượng ý thức mà nhiều người có thể cảm nhận và quy định. Ngoài cái đó ra, chẳng có gì khác” [15; tr.485], nghe rất Kant ở đây: “Mọi trực quan của ta không khác gì hơn là biểu tượng về hiện tượng. Ta trực quan về sự vật không phải là trực quan về tự thân chúng, cũng không phải trực quan các quan hệ theo bản tính tự thân của chúng, mà như chúng xuất hiện ra cho ta. Nếu ta thủ tiêu chủ thể của ta hay chỉ thủ tiêu tính cấu tạo chủ quan của giác quan nói chung, thì mọi thuộc tính, mọi mối quan hệ của đối tượng trong không gian và thời gian cũng sẽ biến mất cả, chúng không thể tồn tại tự thân mà chỉ tồn tại trong ta”[15, B59, tr.124]. Husserl cùng các môn đệ của ông và các nhà tâm lý học đã tạo nên trường phái Hiện tượng học Muenchen10, tích cực xuất bản “Niên giám trết học và nghiên cứu hiện tượng học”. Đối với hoạt động nghiên cứu các hiện tượng(Phenomena), Husserl đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có phương pháp và chính ông đã xây dựng một hệ phương pháp đặc thù riêng đó là “Quy giản hiện tượng học” để hướng dẫn cách thức trở về với tâm thế tự thân. Phương pháp quy giảm hiện tượng học là phương pháp loại bỏ dần dần cái “tâm thế tự nhiên”, chiêm nghiệm tự nhiên để tâm chung vào kết cấu thuần túy của ý thức, cái này chúng ta gọi là “Cái tôi tiên nghiệm”. “Cái tôi tiên nghiệm là cái đạt được sau khi chúng ta làm phương pháp quy giảm hiện tượng học, bóc tách dần những nguyên tắc, thành kiến, đã làm cho các quan điểm khác nhau, kết quả cuối cùng đó là cái tôi tiên nghiệm. Nó xuất hiện ở giai đoạn cuối nhận thức, là suy tư của bản thân. Cái tôi mang cho mình ý nghĩa về thế giới hiện có và tiền đề tất yếu đó là cái tôi tiên nghiệm và là nền tảng của hiện tượng học, cái tôi tiên nghiệm chủ quan là sự thống nhất của những trải nghiệm thuần túy ”11. 10 Muenchen, thủ phủ của tiểu bang Bayern, là thành phố lớn của Đức sau Berlin và Hamburg và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. 11 Nguyễn Vũ Hảo, Hội thảo khoa học kỉ niệm 100 năm ngày sinh Gs.Trần Đức Thảo, 2017.
  25. 20 Từ năm 1916 đến 1938 Husserl sống ở Freiburg là Giáo sư Đại học Freiburg cho tới 1928. Các nhà triết học như Heidegger12, E.Levinas, là những người có quan hệ thân thiết với ông. Tại đây Husserl đã chỉnh lý bài giảng của mình và đem in, với nhiều tác phẩm ở giai đoạn này như “Logic học hình thức và logic học siêu việt 1929, Kinh nghiệm và phán đoán 1930, và đặc biệt là Những suy ngẫm về Descarter. Năm 1927 một học trò tài năng nhất của ông, Heidegger đã công bố tác phẩm “Tồn tại và thời gian”, kể từ đó Huserl đã cạch mặt cậu học trò này và đến năm 1928 ông bỏ tước hiệu giáo sư về ở ẩn. Trước những khủng hoảng xã hội và lịch sử nhân loại, vào năm 1935 ông gửi một loạt báo cáo đề cập đến sự khủng hoảng tinh thần và tồn tại người trong thế giới hiện đại. Tại Belgrat13, năm 1936 đã xuất bản cuốn sách của Husserl “Sự khủng hoảng của các khoa học Châu âu và hiện tượng học tiên nghiệm”. Từ đây một khái niệm vô cùng quý giá và cũng mang đầy tính mạo hiểm được Hiện tượng học đặt ra đó là “Thế giới sống”, một khái niệm như là sự trở về với hiện thực với đầy “suy tư” chất chứa. “Thế giới sống, theo Husserl là “thế giới hiện thực cụ thể”, là thực tại xung quanh chúng ta và bao hàm chúng ta, là cơ sở tồn tại và viễn cảnh đối với bất kì thực tiễn lý luận và thực thực tiễn nằm ngoài lý luận nào”14. Đó cũng là quãng cuộc đời Husserl đang trải qua cuộc khủng hoảng tinh thần ở Châu Âu và chính ông vẫn tin tưởng, xã hội Châu Âu sẽ phục sinh từ đống tro tàn của “hoài nghi, mệt mỏi và thất vọng”. Tuy vậy, những khái niệm chủ đạo của Hiện tượng học 15mà tôi đã nêu lên ở trên chỉ mang tính chất định tính, chủ yếu tham khảo từ các bài giảng và các trang giáo 12 Heiderger (26 tháng 9 năm 1889 – 26 tháng 5 năm 1976)là một triết gia Đức. Ông chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người. Ông từng là học trò và là trợ giảng cho Husserl, sau đó đã kế tục Husserl giảng dạy triết học tại đại học tổng hợp Freiburg. 13 Belgrat là một xã thuộc huyện Çatalca, tỉnh Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. 14 Nguyễn Vũ Hảo, Giáo trình Triết học phương tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, 2016, tr145. 15 Và giờ đây trên tất cả chúng ta thấy rằng Hiện tượng học lại quay về theo phương hướng của chủ nghĩa Tiên nghiệm- Kant. Thế giới tiên nghiệm của Kant là thế giới đầy sắc thái do ý thức của mỗi chủ thể tạo thành, với ý tưởng cho rằng ý thức bắt đầu được hình thành từ các chủ thể tiên nghiệm do thế giới “vật tự nó” kích thích, hay
  26. 21 trình chính thống có thể nắm bắt, còn rất nhiều các khái niệm khác có thể tôi chưa đề cập hoặc chưa thể tìm hiểu được, đó có lẽ là điều hối tiếc nhưng cũng là những động lực để tôi tiếp tục nghiên cứu về Hiện tượng học. Hiện tượng học từ việc mô tả ý thức đã chỉ gia những luận điểm không thể chối từ thuộc về “chủ thể tiên nghiệm”. Việc đưa những giá trị bản chất mang tính “tiên nghiệm”16 và chính cái tôi tiên nghiệm đó vượt qua cảm giác hiện tượng tạo dựng cuộc đời theo nghĩa mà nó mong muốn, đầy ý nghĩa và sống động. Husserl đã chứng tỏ rằng sự “tồn tại người” -cái cá biệt mới là điều tuyệt vời của chúng ta, ở đó cho phép chúng ta vượt ra những thành kiến, vướng mắc của xã hội để vươn tới tạo dựng một cuộc đời ý nghĩa; gần với câu trả lời “Tôi là ai”. Một sự đảo ngược quan niệm từ bản chất đến tồn tại như vậy mang “tính lịch sử” và đầy hấp dẫn được Husserl diễn giải. 1.2.2. Những đánh giá của Trần Đức Thảo với Hiện tượng học Husserl Trong một bài viết năm 1971 có nhan đề “Từ hiện tượng học tới phép biện chứng duy vật về ý thức” đăng trên La Nouvelle Critique, Trần Đức Thảo giải thích lý do ông không tái bản cuốn sách in năm 1951 của mình: Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thứ nhất, Trần Đức Thảo cho là Husserl đã lẫn lộn đối tượng thực tồn với đối tượng ý hướng tính, và cắt xén rồi làm biến dạng mối quan hệ giữa ý thức với đối tượng của nó. Cặp tương liên “ý thức ý hướng tính” và “đối tượng ý hướng tính” ngăn cản ông thừa nhận tính ngoại tại và độc lập của đối tượng thực tồn, được ông thay thế bằng sự tổng hợp. Thứ hai, giải pháp mà hiện tại sống động có tham vọng mang lại cho vấn đề quan hệ của ý thức với chính mình, khép kín ý thức trong chính nó và như suy niệm thứ năm trong “Các suy nghiệm của Descartes” đã cho thấy, giải nội dung ý thức có được là do yếu tố bên ngoài tác động. Kant vạch ra rằng, chủ thể (ý thức) sở hữu một hệ thống các mô thức tiên nghiệm(a priori), ma trận này định trước tính thực tại, sắp xếp những phản ánh của tri giác(nhận thức) và không phụ thuộc cảm tính-kinh nghiệm dù có được thỏa mãn hay không, Theo Kant cảm năng15 và giác tính không chỉ là năng lực nhận thức của chủ thể, mà bản thân chúng còn thuộc về cấu trúc bên trong, cấu trúc tiên nghiệm của chủ thể nhận thức, chủ thể nhận thức là nhận thức kinh nghiệm. 16 Điều kiện của khả thể để có được kinh nghiệm.
  27. 22 pháp này tất yếu dẫn nỗ lực cấu tạo nên người khác đến thuyết duy ngã17. Những tiền đề tư tưởng cơ bản của Husserl về sự tha hóa tinh thần của con người Phương tây hiện đại chính là luận điểm “Tôi tư duy, vậy Tôi tồn tại” của nhà triết học R. Descartes. Luận điểm của Descartes đề cập đến chính là “cái Tôi” theo nghĩa đen(bản năng) là trung tâm tri phối mọi biểu hiện phục tùng nó ở con người. “Cái tôi” nơi R. Descartes được kiểm nghiệm bằng hành vi tư duy, bằng ý thức về hành vi tư duy và vấn đề là ở chỗ, nếu như vậy trả khác nói “cái tôi”=ý thức. Husserl đã không chấp nhận điều này và hiện tượng học của ông đòi hỏi phải khước từ sự thống nhất của “cái tôi” với “ý thức”, đòi hỏi phải chỉ ra “cái tôi” đặc sắc của hiện thực con người. Đối với R. Descartes cái đáng tin nhất là Trực giác=tư duy, tôi không thể hoài nghi tư duy của mình, ngoài ra mọi thứ đều không đáng tin cậy. Tư duy đối với R. Descartes là tồn tại người đích thực, từ đây có thể hiểu rằng chỉ có những cảm nghiệm của chủ thể là chân thực, hay chân thực là tất cả những gì tôi lĩnh hội rất dõ ràng và rành mạch. Việc phát hiện ra cơ sở tối hậu của chân lý mà R. Descartes đưa ra là những chỉ dẫn Husserl khai thác triết học cổ điển và phát triển triết học của mình. Trong tác phẩm “Những mặc tưởng về Descartes, 1931” Husserl đã gọi Hiện tượng học là thuyết “Descartes mới” như một sự kế tụng truyền thống R. Descartes. Tuy vậy Husserl đặt ra vấn đề rằng, triết học phương tây hiện đại đã mất đi sự thống nhất, thay vào đó là một lượng tư liệu triết học tản mản và không thống nhất. Thay cho những cuộc tranh luận nghiêm túc giữa các học thuyết khác nhau, là xu hướng phê phán giả danh, chỉ thể hiện các bình diện bề ngoài của triết học. Từ đó ông chủ trương không vay mượn nội dung lý luận thuyết Descartes, mà đổi mới tinh thần của nó. Trần Đức Thảo cũng nhận định rằng, Hiện tượng học cho thấy rõ những dự định của Husserl là nhằm hướng đến xây dựng một hệ thống tri thức khoa học, giải pháp cho vấn đề khủng hoảng tinh thần Châu Âu lúc bây giờ. Tuy vậy đều là vô nghĩa, 17 René Descartes ("Rơ-nê Đề-các", 1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại. Descarter phân biệt hai thực thể: Vật hữu tri và vật hữu hình. Thuộc tính của vật hữu tri là tư duy , của vật hữu hình là quảng tính hay hậu lượng. Vì tất cả tất cả những phẩm chất khác ở mỗi thực thể đều như là thứ yêu gọi là phẩm chất hàng hai.
  28. 23 vô căn cứ trong việc luận giải căn nguyên của vấn đề khủng hoảng tư tưởng Châu Âu. Trước hết cần phải làm sáng tỏ tính đem lại, tính hiện diện của thế giới trong ý thức và hành vi của ý thức. Trần Đức Thảo cho rằng triết học là một bộ phận nhất định của tri thức khoa học nhằm phản ánh chân thực bức tranh thế giới, ngược lại nó còn biểu hiện như một lập trường, một nhãn quan, một góc nhìn riêng của mình về thế giới. Đối với triết học, tư tưởng và tính chủ quan không phải là một bộ phận của thế giới, tư tưởng là một thực tại mà dưới các hình thức và mục đích của nó, con người được gửi gắm tới thế giới, chứ không phải thế giới được đem lại cho con người. Xuất phát từ ý nghĩa của triết học đầu tiên, Trần Đức Thảo yêu cầu có nhìn khách quan trước tiên, thể hiện với tính cách là cái tuyệt đối, triết học cần phải lấy nó làm điểm xuất phát để giải thích về vạn vật, đặc biệt là giải thích về bản thân mình với nghĩa là “yêu mến sự thông thái”. Trần Đức Thảo cũng chỉ ra rằng nội dung các viễn cảnh thời gian trong quá khứ và tương lai không đem lại cho chúng ta một cách phù hợp, hay bị khuấy đảo. Cái tôi tiên nghiệm và kinh nghiệm sống trải bao giờ cũng là sự thống nhất không xác định trong viễn cảnh mở, do vậy, nó không bao giờ được đem lại toàn bộ, mà bao giờ cũng chỉ được phác họa ra trong tính sống động của cái “tôi đang tồn tại”. Tức là tất cả những gì được tôi lĩnh hội có thể xuất phát từ khách thể bên ngoài, nhưng đối với hiện tượng học thì mọi cái có ý nghĩa với tôi đều nằm ở bên trong ý thức của tôi, chứ không phải nằm ngoài nó. Tính chủ quan theo quan niệm Hiện tượng học đã bao hàm mọi ý nghĩa, vì vậy việc đặt ra vấn đề về sự phù hợp giữa tri thức với đối tượng bên ngoài là vô nghĩa. Husserl đã khám phá ra “Thế giới siêu việt của ý thức”, nhận ra sự hiện hữu đặc biệt của tha nhân và gọi “xã hội bên trong ý thức” là tính liên chủ tiên nghiệm. Như vậy tính liên chủ tiên nghiệm trở thành con đường dẫn đến các quan hệ xã hội thực tại khách quan bên ngoài, thế giới biểu hiện ra như tính chủ ý đích thực và có mục đích. Đối với Husserl, ý thức mãi mãi và hoàn toàn mang tính ý hướng, do vậy ý thức hướng vào bản thân mình bao giờ cũng hướng vào các trạng thái ý hướng của mình. Chính tính ý hướng có thể nói là đã càng ngày, càng làm cho Hiện tượng học
  29. 24 thoát ra khỏi thoát ra khỏi “kinh nghiệm sống trải-tư tưởng”, đi từ chủ thể trừu tượng đến chủ thể cụ thể của thế giới sống, xa rời dần với thuyết R. Descartes. Và đến đây cũng phải nói rằng, những nhận định của Trần Đức Thảo về sự vận động của Hiện tượng học là hoàn toàn có cơ sở, tuy rằng cách diễn giải của ông về Hiện tượng học, có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa Mác. Trần Đức Thảo cũng nhận ra sự phát triển với tốc độ chưa từng thấy của tiến bộ khoa học - kỹ thuật của thời hiện đại. Ở đó, sự xuất hiện của con người đại chúng là hệ quả tất yếu của văn hóa xã hội phương tây hiện đại. Con người giường như không còn có thời gian suy nghĩ cho bản thân mình mà bị cuốn vào vòng xoáy thị phi, dối trá của xã hội. Xã hội phương tây hiện đại đẩy con người vào vòng xoáy của các sự kiện mà mục đích, ý nghĩa, của nó luôn luôn mập mờ. Và hiện tượng học như Trần Đức Thảo nhận xét là đã cố gắng làm sáng tỏ những nguyên nhân đứng đằng sau các sự kiện xã hội đáng báo động đó, nhằm diễn giải thế giới tinh thần phức tạp với một phương pháp đặc biệt nhằm thâu tóm thế giới hiện thực. Đầu tiên, ở góc độ học thuật có thể nói Trần Đức Thảo rất trân trọng những thành quả của Hiện tượng học trong việc mô tả quá trình nhận thức “Chủ quan hay cảm tính của tư duy” hay “tính chủ thể”: “Công lao của Hiện tượng học là đem nó phục tùng việc mô tả phương pháp với độ chính xác hiếm thấy, và dẫn tới coi cảm tính là cơ sở dựa vào cho mọi ý nghĩa chân lý” [15; tr.242]. Thứ hai, Trần Đức Thảo cho rằng chính sự khủng hoảng của xã hội Châu Âu, từ đây thực tiễn đã vượt qua những mô tả của Hiện tượng học, vì lịch sử là sự vận động hiện thực về thời gian, và giờ đây như Trần Đức Thảo phê phán, học thuyết về cái Tôi chỉ còn bộc lộ như một dạng văn phong che dấu giá trị sáng tạo của lao động con người bằng thuật ngữ nghĩa triết học. Thứ ba, Trần Đức Thảo đã nhận ra “tính tất yếu” của hiện tượng luận sẽ đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng, để đảm bảo tính duy lý của nó. “Nhìn một cách chung hơn, thế giới chỉ có thể là thế giới này trong đó chúng ta sống. Không nghi ngờ gì nữa,
  30. 25 cái tôi siêu nghiệm theo nghĩa của hiện tượng học phải đồng nhất với con người lịch sử hiện thực ”[27; tr.231]. Trần Đức Thảo đã lý giải rằng Hiện tượng học với nội dung chủ yếu về “Tính ý hướng” đã thoát dần ra khỏi sự “sinh triển” biện chứng của lịch sử, đối tượng ý hướng trong quan niệm của Husserl đã mất đi tính trần tục của nó, tách rời với thế giới hiện thực: “Không thể có ở đây màu sắc mà không có quảng tính bởi điều này là không thể suy tưởng được” [1; tr.444]. Khác với triết học Kant, coi cấu trúc tiên nghiệm chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận, Husserl đã đẩy chủ thể tiên nghiệm không dừng lại ở vấn đề nhận biết, mà có ý nghĩa tạo dựng, biến lĩnh vực tiên nghiệm trở về với bản thể luận. Từ đây Trần Đức Thảo nhận định rằng hoặc là hiện tượng học-Husserl sẽ quay về Triết học nhị nguyên của Descaster như nhận định của ông vào năm 1971, hoặc sẽ đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm giải quyết “ý thức sống trải” trong tính vận động lịch sử và sinh triển của loài người: “Mọi khả năng mới bộc lộ ra đối với thế giới có quan hệ tới ý nghĩa tồn tại đã đạt được, thế giới đời sống được xem là hiện tượng trên trái đất này, là “ý nghĩa tồn tại đã đạt được”, “hạt nhân” mà trên đó các hình thức ý niệm phát triển” [27; tr.237]. Tất cả những nhận định trên, có thể thấy rằng Trần Đức Thảo không phủ nhận những giá trị to lớn, cũng như phổ quát của Hiện tượng học Husserl: “Trong sự trở về với thế giới cụ thể này, bởi vì hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh là những nỗ lực phong phú nhất, chính trong nội tạng của chúng mà ta tìm thấy lối dẫn nhập tự nhiên vào khái niệm của học thuyết Mác”[14; tr.95], mà ở đây cũng giống như Mác khi đi đến chủ nghĩa duy vật, Mác đã tiếp thu những hạt nhân hợp lý, bổ sung cũng như lật ngược Phép biện chứng của Hegel để xây dựng Phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên bình diện này, Trần Đức Thảo có nhiều nét giống Mác và càng đáng quý hơn khi điều đó chứng minh cho câu nói của nhà triết học nổi tiếng Arixtot “người thầy đã đáng quý, chân lý còn đáng quý hơn”. Hiện tượng học cùng với tâm lý học đang ngày càng làm cho mỗi chúng ta hiểu về mình hơn, sống cuộc đời ý nghĩa hơn và quan tâm nhiều hơn với bản thân. Vấn đề của Hiện tượng học Husserl nói riêng và chủ nghĩa Tiên nghiệm nói chung đó là đưa
  31. 26 những điều tuyệt vời nơi “tự do của chủ thể” giường như được biểu hiện tối đa trong nhận thức, nhưng mọi chuyện với hiện tại sống động đâu phải là những điều đơn giản như thế. Nếu coi thế giới của mỗi cá nhân là do bản thân chủ thể tiên nghiệm cấu thành, có tính liên chủ, thì tại sao biểu hiện của mỗi chúng ta ra bên ngoài lại khác nhau, bản chất thật sự là cái có trước hay sự hiện hữu mới là cái có trước? các mô thức tiên nghiệm có thật sự là nội dung hay đơn giản chỉ là hình thức-công cụ bề ngoài để nhận thức? Cái tôi tiên nghiệm ở mỗi chúng ta theo nghĩa của học thuyết tiên nghiệm có thật sự là điểm xuất phát của tính người? Vậy trước cái cái tôi tiên nghiệm là cái gì? Một cuộc đời ý nghĩa có thật sự chỉ là được làm những gì chúng ta muốn ? hay đó đơn giản chỉ là giấc mơ và tâm nguyện của người đó trước một thế giới đầy mâu thuẫn bên ngoài? Cái gì mới thật sự khẳng định chúng ta mang bản chất người? Và từ đâu mà con người ta trong thế giới lại nhiều bất công như vậy? đứng trước những câu hỏi như vậy các nhà Tiên nghiệm không thể nào có thể lý giải hợp lý được, hình thức “tư biện”18 triết học là đỉnh cao ở triết học tiên nghiệm nhưng nó trả khác nào khẳng định những giá trị không thể đi trước. Tuy Husserl không thừa nhận ông là nhà Tâm lý học, nhưng những lý giải, miêu tả của ông lại gần với điều đó, và việc đặt triết học trên một nền tảng khoa học là một điều tiên quyết để đảm bảo tính hợp lý của nó. Trả thế mà Hegel từng ám chỉ, phê phán nhà triết học tiên nghiệm Kant lỗi lạc như là “kẻ hèn nhát” và có một thời ông miệt thị triết học học Kant. 18 Những nhà triết học gọi là tư biện là những nhà triết học không làm khái niệm của họ phù hợp với sự vật, mà trái lại, làm cho sự vật phù hợp với khái niệm của họ.- Bút kí triết học, tr.51.
  32. 27 CHƯƠNG 2. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước, cũng như ngoài nước cho rằng Trần Đức Thảo đã tiếp thu học thuyết Mác-xít rồi vượt bỏ Hiện tượng học để đi đến Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cá nhân tôi rất trân trọng những nghiên cứu của các nhà khoa học, các học giả đi trước khi nguyên cứu về Trần Đức Thảo, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải đánh giá lại vị trí của học thuyết Mác-xít ảnh hưởng đến tư tưởng Trần Đức Thảo như thế nào. Chúng ta hiểu rất rõ rằng Trần Đức Thảo là nhà triết học được đào tạo bài bản ở phương Tây, đặc biệt về Hiện tượng học, ông được xem là người xuất sắc trong nghiên cứu Hiện tượng học, vậy ở đây câu hỏi là, để hiểu biết về Hiện tượng học thì chắc chắn Trần Đức Thảo phải có hiểu biết về Lịch sử triết học, đặc biệt là triết học Hegel: “ Không nghi ngờ gì nữa, cái tôi siêu nghiệm theo nghĩa của hiện tượng học phải đồng nhất với con người lịch sử hiện thực. Hơn nữa ta biết rằng đây cũng là một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Hegel ”[27; tr.231]. Thông qua sự tìm hiểu, chúng ta đi đến cái nhìn trực quan trong tư tưởng Trần Đức Thảo về “sự sinh triển thế giới” hay “ý thức sống trải”19 trong quan niệm của ông thông qua triết học Hegel. 2.1. Tiếp thu phép biện chứng của triết học tinh thần Hegel Khởi nguồn trong các giao tiếp vật chất, thông qua hoạt động ngôn ngữ, hiểu một cách đơn gian, phép biện chứng ban đầu được xem như là nghệ thuật tranh biện. Biện chứng hiểu đơn giản chính là mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động của các sự vật, hiện tượng, con người theo quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Cũng phải nói rằng, trong hệ thống lịch sử triết học không chỉ có triết học phương tây mới có Phép biện chứng mà ngay cả ở tư tưởng phương đông, Phép biện chứng cũng đã đạt 19 Nó thuộc vào hệ thống các khái niệm công cụ của Hiện tượng học Husserl được Trần Đức Thảo đề cập trong quá trình thông diễn, chú giải và trình bày ở tác phẩm quan trọng nhất của ông “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”. Song điều đáng nói là chỗ, qua lăng kính của Trần Đức Thảo, “Ý thức sống trải” không chỉ hiện lên như nó vốn có, mà thực sự mang tải thêm nhiều suy tư riêng của Trần Đức Thảo .
  33. 28 đến đỉnh cao từ rất sớm. Tuy vậy bài nguyên cứu này mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến nhà triết học Trần Đức Thảo, nên tôi chỉ trung phân những khía cạnh triết học phương tây có ảnh hưởng lớn đến ông. Phép biện chứng đã có một lịch sử phát triển lâu dài trước khi đạt đến quan niệm khoa học và bản thân khái niệm biện chứng cũng đã có nhiều thay đổi và tiển rất xa so với khởi nguồn của nó khi còn là nghệ thuật đối thoại và tranh luận. Dê-nông được xem là người phát minh ra phép biện chứng, người đã chỉ ra những mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức và tư duy, phát hiện ra sự vận động của các khái niệm và số đếm. Arixtot coi Phép biện chứng là khoa học về những ý kiến có tính chất gợi mở, không phải là một kiểu lập luận chứng minh. Platon thì đề xướng và đồng nhất giữa những cái bất biến với những cái đang vận động thành một học thuyết về “tồn tại” nói chung. Chính sự đồng nhất như vậy “tạo ra những mẫu thuẫn” kích thích những sung cầu để linh hồn tư duy. Đó chính là nghệ thuật biện chứng theo ý hiểu của tôi nơi triết học Platon. Suốt một thời gian dài trung cổ, chủ nghĩa kinh viện nhà thờ được xem là điểm đen với tư tưởng của nhiều nhà triết học. Phép biện chứng từ đây được hiểu như là logic-hình thức một sự kế thừa từ triết học Arixtot. Tuy vậy đến thời kì cận đại, trước sự dữ tợt của siêu hình học, Đờ-các-tơ đã đem lại những hình mẫu mới về tư duy biện chứng cũng như Phép biện chứng, phát hiện ra những tính độc lập tương đối của tư duy và sự toát tỏa của nó với hiện thực. Đến triết học cổ điển Đức, được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của Phép biện chứng ở phương tây. Kant đã là người được xem là đầu tiên kịch liệt phản pháo bản thể luận Siêu hình học. Tuy vậy học thuyết về giác tính, cũng như các cặp phạm “an-ti-nô-mi” của ông lại tự giới hạn trong thế giới của kinh nghiệm, lược bỏ khả năng vượt ra ngoài thế giới kinh nghiệm, tức là không có Phép biện chứng của lý tính, không có sự chuyển hóa giữa những cặp phạm trù.
  34. 29 2.1.1. Quan niệm về hữu thể tuyệt đối- cái tuyệt đối Phải hiểu rằng trước khi đến với chủ nghĩa duy vật Mác, Trần Đức Thảo đã có những hiểu biết sâu sắc về triết học Hegel và đặc biệt là Phép biện chứng của Hegel. Chính vì vậy thông qua triết học Hegel, Hiện tượng học Husserl, Trần Đức Thảo dần dần tiến đến chủ nghĩa duy vật biện chứng theo khuynh hướng “sinh triển tự thân” của tư tưởng. Và Hegel đã để lại cho chúng ta cái gì? Và tại sao mỗi khi nhắc đến Phép biện chứng” người ta lại nhắc đến Hegel như là đỉnh cao, chứ không phải là Mác? Sự vận động của Phép biện chứng, như Hegel chỉ ra như là bản thể của “Cái tuyệt đối- Das absolute wissen” một trong những khái niệm then chốt và cũng gây nhiều tranh cái nhất trong Triết học Hegel. Thuật ngữ này đối với nhà thần học Nikolaus Von Kues20 được ám chỉ là thượng đế, đối với Kant nó có nghĩa là thực tại tối hậu, vô điều kiện, không nhất thiết phải mang những thuộc tính nhân hình theo quan niệm của tín ngưỡng tôn giáo truyền thống-“thông giác siêu nghiệm”21. Quan niệm về Cái tuyệt đối của Hegel gần với định nghĩa của Schelling xem Cái tuyệt đối là một sự đồng nhất trung tính giữa chủ thể và khách thể(giới tự nhiên) một quan niệm gần với Spinoza22 hơn là với Fichte23[9; tr.201]. Vậy ở đây có thể hiểu rằng “Cái tuyệt đối” mà bản chất là các ý niệm đã vận hành chính mình cho sự tồn tại “tự mình, cho cái khác và cho mình”, chính là quá trình tha hóa, giải quyết các mâu thuẫn để tái khẳng định sự hiện tồn của chính mình: “Ý niệm khởi nguyên là thực tại trừu tượng, nhưng lại triển khai, tự ra khỏi mình và biến đổi thành tự nhiên, rồi trở lại mình và trở 20 Nicolaus Cusanus (1401-1464) là nhà triết học, nhà thiên văn học, nhà thần học, tu sĩ người Đức. 21 Ở đây có thể hiểu “Thông giác siêu nghiệm” là hệ thống cấu trúc, mô thức, cái khuôn, hành vi logic –chính là sử dụng mô thức của các phạm trụ(12) để áp đặt dấu ấn của chủ thể lên thế giới khách quan, thông qua quá trình tổng hợp kinh nghiệm- xem thêm PPLTTT, B197. Nhưng Kant khẳng định này không có chân lý tuyệt đối, vì ông đã đưa ra lập luận về sự giới hạn của nhận thức con người, và theo ông chân lý tuyệt đối chỉ có giành cho trí tuệ thần linh- xem thêm PPLTTT, B33. 22 Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza (24/11/1632 - 21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái. 23 Johann Gottlieb Fichte (19 tháng Năm 1762 – 27 tháng 1 năm 1814) là một triết gia người Đức.
  35. 30 nên tinh thần”[14; tr.129] . Tại đây, giữa chủ thể và khách thể có sự đồng nhất. Nhưng mục đích của quá trình tự tha hóa, tự triển khai của “Ý niệm tuyệt đối” là gì? Đó chính là để nó nhận thức chính mình, và nhận thức ấy được tổng kết trong Triết học tự nhiên hay giới tự nhiên. Và Triết học tự nhiên phải tiếp tục chuyển sang Triết học tinh thần (triết học các ý niệm): “Tinh thần là thực thể tự giác, và nhờ sự tự giác đó đã hoàn thành ý niệm. Vậy cuộc biến chuyển thiết thực từ vật thể đến tinh thần chỉ là cách thực hiện của ý niệm. Ý niệm tự bỏ phạm vi trừu tượng và thực thể hóa, rồi trở lại duy tâm”[14; tr.129]. Bước chuyển này là sự quay trở lại bản thân mình, để nhận thức chính mình. Tại đây, nếu bỏ đi lớp vỏ bọc thần bí “ý niệm”, duy tâm, đọc Hegel theo tinh thần duy vật, ta thấy toát lên một tư tưởng quan trọng: đó là mối quan hệ khăng khít, gắn bó hữu cơ giữa chủ thể và khách thể, giữa con người và giới tự nhiên: “Triết thuyết Hegel thực hiện trong phạm vi ý niệm duy lý cái trừu tượng mà tôn giáo Gia-Tô đã biểu lộ trong phạm vị trực giác bằng chủ nghĩa giáng sinh cứu thế: Thượng đế đã trần hóa và trần gian đã thần hóa”[14; tr.130]. Nếu Kant nhấn mạnh tính phụ thuộc của thế giới hay tính khách quan vào điều kiện chủ quan theo khả thể của kinh nghiệm nói chung, thì điều mà Hegel nhấn mạnh là cả hai vấn đề, tính khách quan của thế giới và điều kiện chủ quan của chủ thể. Chủ thể nơi Kant là một hằng số bất biến trước tính năng động và khả biến của đối tượng, đồng nhất hình thức của ý thức với các mô thức tiên nghiệm của mọi cái biết-tri thức, nhằm trang bị các chức năng để duy trì tính đồng nhất, có thể nói đó chính là các mô thức tiên nghiệm thuần túy (không gian, thời gian) của trực quan và của giác tính (12 cặp phạm trù)24-công cụ để nhận thức. Hegel không tán thành mô hình “bất biến” của Kant, khi ông cho rằng chủ thể cũng bị quy định bởi thế giới-hay cũng đang thay đổi, trong khi tính chủ thể nơi Kant đứng về một bên “bất biến” cố định với kinh nghiệm của mình, còn bên kia là thế giới đang thay đổi. Thì Hegel cho rằng trong mối quan hệ thì chủ thể và khách thể đều dấn thân vào trong đó, cả chủ thể và khách thể tự hiện 24 Chia làm 4 loại: Số lượng(đơn nhất, đa nhất, đoàn thể), tính chất(thực tại, phủ định, giới hạn), quan hệ(ngẫu nhiên, nhân quả, tương hỗ), trạng thái(khả năng, hiện thực, tất nhiên).
  36. 31 thực hóa chính mình, chỉ có trong tương tác thì chủ thể mới có được thế giới và thế giới mới tồn tại cho chủ thể: “Sự vật là cái Tôi nó chỉ có ý nghĩa trong mỗi quan hệ, tức là chỉ thông qua cái Tôi, yếu tố này đã tự bộc lộ cho ý thức trong sự tự ý thức nhận thức thuần túy và sự khai sáng. Những sự vật chỉ đơn thuần là có ích và được xem xét theo giác độ tính hữu ích của chúng. Tự-ý thức đã được đào luyện, đã trải qua thế giới của Tinh thần-tự tha hóa, thông qua việc xuất nhượng chính mình; vì thế vẫn còn bảo tồn chính mình ở trong các sự vật và biến tính không độc lập tự chủ của sự vật; nói cách khác, biết rằng sự vật về bản chất chỉ là tồn tại cho cái khác”[9; tr.1519]. “Sự hiện hữu không gì khác hơn là cái biết về chính mình”[9; tr.1521]. Chính sự tương tác như Hegel đưa ra kéo đến sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, chủ thể và khách thể, từ đó chân lý mở ra trong thế giới của tính quy định, có trật tự (Logic). Hegel không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự tương tác giữa tư duy với tồn tại, của chủ thể với khách thể, mà ông còn chỉ ra sự dị biệt của tư duy-chủ thể. Hegel đã chỉ ra tính năng động chủ quan của tư duy, sự dị dạng của tư duy trong mỗi cá nhân khi có hàng tá ý nghĩ không thể lấy thước đo, tiêu chuẩn của khách thể để gán gép. Và như thế, có nghĩa là có những tư duy-chủ thể không nằm trong sự tương phản với tồn tại-khách thể, vậy là nó phải ở đâu đó thoát ra khỏi sự tương phản. Từ đây trong tính quy định (logic), trật tự, của tinh thần:“Cái gì hợp lý thì hiện thực, cái gì hiện thực thì hợp lý” và ngôn ngữ nó khẳng định giá trị hiệu lực của hành động. Thông qua phân tích “Cái tuyệt đối” của Hegel25, chúng ta rút ra bốn kết luận. “Thứ nhất, tư duy, ý thức luôn tồn tại trong sự vận động biện chứng, thông qua quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập; thứ hai, Hegel khẳng định mối quan hệ gắn bó hữu cơ, thống nhất trong nhiều vẻ giữa chủ thể và khách thể; Thứ ba, đây cũng là hạn chế của tư tưởng Hegel, khi chỉ thấy khách thể - giới tự nhiên, xã hội giống như là yếu tố lệ thuộc, bị “tính quy định” trong cái khung logic của tư duy trừu 25 Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) là một nhà triết học người Đức. Cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức.
  37. 32 tượng, của chủ thể nhận thức;” [17; tr.59] Thứ tư đó chính là Hegel đã chỉ ra tính đặc trưng của thời gian(lịch sử) khi nó tác động đến sự tha hóa của các ý niệm, tính quyết định của thời đại đến sự phát triển của tư duy”. Bản chất của cái tuyệt đối “ý niệm” Tự nhiên Tính quy định Con người Hình1.2. Cái tuyệt đối “tinh thần- thế giới” “Cái tuyệt đối” trong quan niệm của Hegel theo theo quan niệm của Trần Đức Thảo và “lời dẫn nhập”26[9; tr.199-200], chú giải của tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần” của tác giả Bùi Văn Nam Sơn dịch, thì nó như là một hữu thể toàn vẹn tuyệt đối, là trung tâm siêu hình học về lịch sử của Hegel, nó là trụ cột, và là kẻ hướng dẫn cho toàn bộ đời sống tinh thần và lịch sử thế giới. Nó gồm ba thành tố chính (nói ba thành tố, nhưng đây có nghĩa chỉ dùng số học mang tính biểu tượng). Thứ nhất “bản chất của chính “cái tuyệt đối”, ở đây chúng ta có thể hiểu là các ý niệm, các ý niệm là “hạt nhân” của mọi vấn đề trong “cái tuyệt đối” cũng là “mục đích tối hậu” để giải nghĩa “Cái tuyệt đối như là hiện thực tinh thần”. Thành tố thứ hai, chính là giới tự nhiên, nó sản phẩm của cái bản chất “ý niệm” là sự tha hóa các ý niệm, hay các ý niệm đã tự triển khai, sinh triển mình trong giới tự nhiên, thâm nhập vào thời gian(lịch sử) trở thành “tinh thần quốc gia-dân tộc”. Thành tố cuối cùng chính là “con người” hay chính xác “quá trình nhận thức của con người về tự nhiên, về chính bản thân con người”, chính quá trình hình thành nhận thức của con người lại, và những gì con người nhận thức 26 Hiện tượng học tinh thần -Lời dẫn nhập.
  38. 33 theo Hegel chỉ nhằm một mục đích sáng tỏ cái “bản chất” của “cái tuyệt đối”. Đấy được xem là quá trình giải quyết tính thống nhất giữa các ý niệm và hiện thực, ứng cho nó một đối tượng xác định. Chính quá trình giải quyết mẫu thuẫn giữa tư duy và cái hiện thực của con người đã tuyệt đối hóa các ý niệm “tinh thần, niềm tin, tri thức tuyệt đối”, từ đây các ý niệm như Hegel nói là một cái gì đó bay nhảy trong xã hội, tồn tại trong lịch sử của “tinh thần tự do”., đọc Hegel theo tinh thần duy vật, ta thấy toát lên một tư tưởng quan trọng: đó là mối quan hệ khăng khít, gắn bó hữu cơ giữa chủ thể và khách thể, giữa con người và giới tự nhiên: “Triết thuyết Hegel thực hiện trong phạm vi ý niệm duy lý cái trừu tượng mà tôn giáo Gia-Tô đã biểu lộ trong phạm vị trực giác bằng chủ nghĩa giáng sinh cứu thế: Thượng đế đã trần hóa và trần gian đã thần hóa”[14; tr.130]. ]. Chân lý này sẽ là dễ hiểu hơn bao giờ hết nếu chúng ta đọc “Kinh thánh” một tác phẩm kiệt suất của Ki-tô giáo về sự sáng tạo thế giới trong 6 ngày của Chúa trời. Các thành tố của giới tự nhiên được người sáng tạo ra, và sau đó là con người, cuối cùng ngày thứ 7 Chúa nghỉ ngơi, và con người dùng ngày đó để tưởng nhớ Đức Chúa Trời. Một sự vận hành của thế giới nơi Hegel, được che đậy bằng hệ thống ngôn ngữ “tư biện-chơi chữ” khổng lồ, lại có thể hiểu được phần nào khi trở về với học thuyết ý niệm của “Platon” và tinh thần của người do thái trong “Kinh thánh”. Toàn bộ triết học của Hegel đã trở thành sự biện minh tuyệt vời cho tư tưởng của nhà thờ. Đến đây chúng ta có thể hiểu rằng tư duy biện chứng như Hegel nói, nó là quá trình mà“ tồn tại-tự mình-ý niệm”27 mâu thuẫn với “Tồn tại- cho cái khác- giới tự nhiên hay chính là thế giới hiện tượng mà chủ thể được phản ánh”28 có thể vỡ vạc ra chỗ này là mẫu thuẫn giữa cái khách quan của thế giới (chính đề) với sự phản ánh chủ quan của chủ thể(phản đề). Cuối cùng là quá trình phản tư của chủ thể hay “Tồn tại- 27 An-Sich-Sein: Tồn tại- tự mình: Chính là cái hiện hữu, tồn tại đứng yên ở trong chính mình, không có sự phản tư. 28 Fur- andere-fein: Tồn tại-cho cái khác đối lập với cái- tự mình tức là không phải tồn tại thực, luôn luôn vận động trong chính mình, có sự phản tư, như vậy không có nghĩa là cái tồn tại tự mình trở thành sai lầm, sự phủ định thứ nhất của cái tồn tại -tự mình, sự xuất hiện ra(thành hiện tượng) của các sự vật.
  39. 34 cho mình”29 (hợp đề), vừa là phủ định, vừa đưa đến sự thống nhất cho cái “tự mình” và cái “cho cái khác” để nhằm giải quyết mâu thuẫn. Từ đó “cái tự mình- hay sự vật, hiện tượng” được chủ thể nắm bắt. Và nếu ai hỏi tôi “cái-cho mình” có thể nói dễ hiểu hơn được không? thì tôi xin thưa đó chỉ có thể hiểu là “tính quy định, trật tự, logic hay phương pháp nhận biết thế giới”. Chúng ta thấy rằng thế giới bên ngoài là khách quan và hầu hết chúng ta đều thừa nhận về phương diện kinh nghiệm về các biểu hiện bề ngoài của sự vật, trong khi đó các chủ thể nhận thức thì rất là đa dạng, không có ai giống ai xét về phương diện chủ quan. Vì khi đưa ra những quan điểm nhận xét, đánh giá thì rõ dàng bên cạnh những điểm chung, thì có những quan điểm khác biệt. Tuy vậy nếu chúng ta thấu đáo hơn một chút, dù khác biệt thế nào chúng ta đều có cái gì đó để hiểu bản thân mình, hiểu người khác và hiểu về thế giới, như Hegel nhắn nhủ rằng, chúng ta hoàn toàn thuộc về thế giới và thế giới hoàn toàn thuộc về ta. Ở đây để tập hợp được các “Xác tính cảm tính” 30của các sự vật đơn lẻ trong thế giới hiện tượng-giới tự nhiên(vô hạn) hợp nhất với tính chủ quan của chủ thể (hữu hạn) thì buộc phải có cái gọi là “Tính quy định- khung Logic-như là một nhà máy trung gian, thực hiện hoạt động sản xuất với nguyên liệu là giới tự nhiên(cái-tự mình), sản phẩm là các tri thức(cái-cho mình) nhờ vào những người “công nhân đang nhào lặn”( phạm trù, quy luật, ” -cái-cho cái khác). Như vậy nhà máy trừu tượng này(logic) đã thực hiện nhiều phương pháp sản xuất(các thao tác tư duy)(phản tư)(phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp) giải quyết, phân loại các dữ kiện mà chủ thể phản ánh( nguyên liệu) biểu hiện ra bằng các khái niệm, phán đoán, chứng minh, suy luận như là sản phẩm thành hình được nhào lặn bởi những 29 Fur-sich-fein: Tồn tại-cho mình chính là quá trình phản tư và thống nhất giữa Tồn tại-tự mình và Tồn tại-cho cái khác được thống nhất thành nhất thể, nó vừa là sự phủ định, vừa là nhất thể được tạo ra từ Tồn tại-tự mình và Tồn tại- cho cái khác- xem thêm Hiện tượng học tinh thần, Tr 319. 30 Là sự nhận diện(phản ánh) của 5 giác quan và có thể nói nó như là tấm vé để bước bước vào thế giới của ý thức. Ngay từ đầu ý thức tưởng rằng, mình đang nằm trong tay chân lý đích thực về một cái gì đó, cụ thể, cá biệt, phong phú nhất, cái ngay tại đây và bây giờ nhưng thật ra đó chỉ là những sự phản ánh “trực tiếp” “phong phú”, nghèo nàn.
  40. 35 người công nhân cần mẫn, chăm chỉ và “hơi dại”. Chỉ như thế chúng ta mới biết được sự vật như thế nào? và có thể nói về nó ra làm sao? Kant đã lấy sự “hòa bình” làm nền tảng để hóa giải mâu thuẫn giữa cái chủ quan và cái khách quan, hạ thấp ham muốn vươn ra ngoài thế giới “Vật tự thân” của lý tính-có thể hiểu rõ dàng rằng, đây chính là sự cảnh báo trước cho những giới hạn mà con người có thể nhận thức và tham vọng chinh phục thế giới của con người. Trong khi đó Hegel đã hướng sự “hòa giải” trong tính chỉnh thể lấy tính quy định-Logic như là con đường giải quyết mâu thuẫn của chủ thể với khách thể và quy định tính thống nhất của chúng trong mối quan hệ tương tác và cùng “tồn tại vì nhau”. Đó chắc là Chân lý. 2.1.2. Phê phán của Trần Đức Thảo và sự tha hóa của hữu thể tuyệt đối- cái tuyệt đố Trần Đức Thảo đã tiếp thu tư tưởng về sự sinh triển biện chứng của “ý thức” trong quan niệm của Hegel: “Tiến trình tiến lên của ý thức có thể là quá trình tiến lên cho ý thức, nó cũng có thể là quá trình tiến lên cho nhà quan sát hiện tượng học nhằm nhiệm vụ xem xét và bình luận về ý thức ”[9; tr.197]. Trên lập trường duy vật biện chứng của Mác, Trần Đức Thảo đã cho “kinh nghiệm sống trải” một linh hồn mới mang tính lịch sử, hiện tồn: “Kinh nghiệm sống trải chỉ là mô-men của đời sống hiện thực. Nó diễn đạt nhịp điệu của sự trở thành, trong đó những hình thức được sản sinh ra. Bây giờ nó chỉ còn là những gì được mang lại một cách cảm tính, thuần túy, loại trừ mọi chuẩn mực của chân lí. Cho nên, với việc khẳng định về sự bất tất triệt để, toàn bộ tòa nhà của việc cấu tạo thế giới bị sụp đổ. Sự biện minh toàn diện cho công cuộc hiện tượng học nhằm kì cùng đặt triết học “trên con đường vững chắc của khoa học”, nghịch lí thay, lại kết thúc trong một thuyết tương đối có tính duy cảm luận. Với nó truyền thống vĩ đại của thuyết duy tâm, duy lí luận đi đến cáo chung: hiện thực hóa chính mình bằng cách vượt bỏ chính mình”[1; tr.700]. Vì vậy để có thể tìm được chân lý, bản chất mang tính phổ quát thì phải tìm kiếm, đào bới nó trong những giá trị đặc thù của thực tiễn và tư duy. Đến đây “câu chuyện con gà hay quả trứng có trước” lại
  41. 36 được đặt ra, nếu chỉ dùng những ý niệm quanh quẩn thì sẽ tất thảy đi đến mâu thuẫn không thể thoát ra, trong khi nếu xác định đó là con gà nào? quả chứng nào? trong điều kiện cụ thể thì đương nhiên, chúng ta trả cần phải mâu thuẫn, vì đơn giản, hiển thực thật khó chối từ. Từ đây chúng ta thấy rằng, Trần Đức Thảo muốn xoa dịu những thành kiến về khác biệt về văn hóa, tư tưởng, triết học, của thời đại (không có nghĩa là bỏ sự phân định này)31 để đi đến một hệ thống tư tưởng tran hòa, một tinh thần trân trọng lịch sử- văn hóa tộc người, hơn là phân biệt, đối kháng trong cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề, nhằm xây dựng lên tư tưởng triết học nhân sinh riêng cho mình: “Sự phê phán chủ nghĩa tư bản và nền đạo lý tư sản không còn cần thiết nữa: Thế giới hiện đại đã tự phê phán nó quá đầy đủ bằng tầm sâu và độ rộng của bao xáo trộn do nó gây ra. Điều vẫn còn thiết yếu là phải tìm ra một chuẩn mực tích cực để nhận diện chân lý, và đấy chính là động lực sâu xa đã lôi kéo thế hệ trẻ và phía tư tưởng Mác. Nhìn ở khía cạnh này, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nội dung hiện thực biểu hiện thành quả mà cuộc vận động triết học hiện đại đạt đến. Nếu thế kỷ XX đã chứng kiến thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa tự do hình thức và chủ nghĩa duy tâm trừu tượng, nó cùng đồng thời nhìn thấy ở đấy những dấu hiệu đầu tiên của sự suy tàn không thể đảo ngược. Đối tượng triết học từ đây sẽ là con người toàn diện và hiện thực. Trong sự trở về với thế giới cụ thể này, bởi vì hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh là những nỗ lực phong phú nhất, chính trong biện chứng nội tại của chúng mà ta sẽ tìm thấy lối dẫn nhập tự nhiên vào các khái niệm của học thuyết Mác[10; tr.95,96,98] Trên góc độ tìm hiểu tôi nghĩ rằng Trần Đức Thảo, bằng việc nghiên cứu lịch sử triết học. Tiếp thu quan niệm trong triết học về cái tôi tiên nghiệm của Husserl- tồn tại khách quan ở tất cả cá thể người làm điểm xuất phát chỉ dẫn cho mình, từ đó Trần Đức thảo lấy quan niệm ý thức của Mác để nói soi chiếu tính hiện thực của nó. Sử dụng quy giản hiện tượng học 31 “Văn minh Á Đông không có bày tỏ ý nghĩa phổ biến một cách tích cực, vì đời sống không chủ quan những điều kiện tự nhiên thiết thực. Trái lại, văn Âu Châu có tính cách phân ly với các điều kiện tự nhiên”-Triết lý đi về đâu- Di Cảo, tr113.
  42. 37 Husserl, thanh trừ toàn bộ những ảnh hưởng của thế giới khách quan vào “cái thế giới nội giới’. Nhờ đó mà tổng kết cái khởi nguồn của ý thức trong “tính tương đối”. Việc quy giản hay nói hay hơn quy giản bản chất của Trần Đức Thảo đã đưa ra những chỉ dẫn cho chúng ta hiểu rằng, nguồn gốc của ý thức là một cái gì đó mang tính tương đối “có tính ý hướng” và bị thực tiễn chi phối. Và Trần Đức Thảo kéo những điều tưởng như mơ hồ nơi Kant và Husserl thành những ví dụ dễ hiểu hơn nhiều trong các ví dụ lịch sử của thế giới khách quan, bằng việc vận dụng phương pháp duy vật lịch sử của Mác. Và cũng vì những tư duy quy giảm-lịch sử như vậy, Trần Đức Thảo như muốn trở về với tiếng gọi của “thế giới bên trong” có chủ đích mà tôi gọi nó là “lương tâm- tiếng lòng”. Đó cũng có thể là lý do ông trở về, trở về cái nơi ông sinh ra, cái đất nước thuộc về ông, cái cho ông những giá trị cốt lõi nhất về cuộc đời và cả tính người, điều mà ông có thể đã hy vọng sẽ làm được gì cho nó. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, Trần Đức Thảo trở về là “Phải”32 chứ không phải là “Tự Nhiên-Đang”33, phải trở về, phải dấn thân, đấy mới là Tự do- cũng là nghĩa vụ kiếp người. Cũng có nghĩa là sự quay trở về nước Pháp những năm tháng cuối đời không phải là sự không tin tưởng chủ nghĩa Mác, mà đơn giản chính là sự tái khẳng định cho những điều hối tiếc của cá nhân mà ông chưa làm được. Và ông cũng muốn nhắn nhủ rằng, tất cả những gì chúng ta nghĩ về ông ấy có thể đều sai. Rằng cuộc đời ông ấy, là không chỉ sống cho ông ấy, mà vì cả một thế hệ, cả một khao khát hòa vào tinh thần dân tộc, dù khó khắn đến nhường nào, sẵn sàng bỏ quên bản thân cho những giá trị xa hơn. Nhưng chắc đó cũng là điều khiến chúng ta khi biết về ông đều có cảm giác nghẹn ngào và hối tiếc cho một triết gia đầy khát vọng giống như Mác, nhưng cũng đầy quả quyết như Husserl. 32“Cái Phải là diễn tả một kiểu tất yếu và một kiểu nối kết với những nguyên nhân không tìm thấy ở đâu cả trong toàn bộ giới Tự nhiên. Giác tính chỉ có thể nhận thức về Tự nhiên những gì đang là, đã là hay sẽ là. Trong Tự nhiên, không thể có cái gì phải là, khác với những gì thực tế đang xảy ra trong mọi quan hệ về thời gian”- Phê phán lý tính thuần túy B575. 33 Kant định nghĩa cái “Đang là” hay “Tự nhiên” là “sự tồn tại của sự vật, trong chừng mực sự tồn tại ấy được quy định dựa theo những quy luật phổ biến- Lời dẫn nhập,Phê phán lý tính thực hành.
  43. 38 2.2. Trần Đức Thảo tiếp và bản thể luận triết học duy vật 2.2.1. Quan niệm của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức Trần Đức Thảo hy vọng có thể dung hòa những dữ liệu cảm tính hiện thực với những kinh nghiệm sống trải. Cơ sở của điều này là “ấn tượng đầu tiên”, cái tương đồng với hiện tượng nhớ nhanh trong tâm lý học. Sau đây tôi xin diễn bày cách hiểu đầy “tính chủ quan” của mình về sự phản ánh thế giới thông qua những chỉ dẫn của Trần Đức Thảo. 1.Biểu đồ giản lược 1.1. Phạm vi hoạt động của Hiện tượng học Giới tự nhiên- thế giới Marx nói- thế giới hiện tượng[cảm tính] Phản ánh Kinh nghiệm hiện thực hay Cảmgiác hiện thực(ví dụ nóng, lạnh, khô, hạn, v v ) Quy giản Cảm năng Cogito-cái tôi Hồi Kinh nghiệm sống trải hay tưởng cảm nghiệm lý tưởng- thẩm mĩ Phản tư, Kiềm chế Trực kĩ thuật phán đoán giác Tự do phán đoán 1.1 Tâm lý học miêu tả hay Hiện tượng học tập trung(tư tưởng)-thế giới như là của ý trí và của biểu tượng khái quát Thiên đường của Ego- Thế giới nơi Hegel[lý tính]
  44. 39 Chúng ta có thể hiểu thế sơ đồ này như sau: giới tự nhiên(khách thể hiện thực- thế giới sống) như là xuất phát điểm của triết học Mác, nó là khởi nguồn cho quá trình nhận thức của chủ thể, nơi mà nó có thể xác lập các kinh nghiệm, cảm giác(hình ảnh) hiện thực đơn lẻ, trực tiếp mà giới tự nhiên được phản ánh thông qua các giác quan; ví như việc chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của cái cây, hòn đá, con người, v.v.v. các hiện tượng mà tri giác phản ánh được nóng, lạnh, tối, sáng, v,.v Tuy vậy Hiện thực và các kinh nghiệm rời rạc phản ánh hiện thực nhất thời, không phải là đối tượng của Hiện tượng học vì kinh nghiệm hiện thực theo quan điểm của các nhà Hiện tượng học là không đáng tin cậy. Các kinh nghiệm hiện thực được cái “Tôi-Cogito” thu nạp sau quá trình phản ánh, được hồi tưởng và trở thành “Các kinh nghiệm sống hay cảm nghiệm lý tưởng” trong sự hiện diện của cái tôi [“Kinh nghiệm sống” chính là đối tượng của Hiện tượng học] vậy là ở đây quá trình đồng nhất chủ thể và khách thể trong “sự chủ quan” diến ra, tức là sự đồng nhất giữa cái “cogito-tôi” và kinh nghiệm sống từng trải. Chính sự chuyển hóa như vậy dẫn đến 2 trường hợp sảy ra, ở thời kì đầu Husserl rất là “chuộng” trực giác[giai đoạn chấm dứt thế giới Hiện tượng của Husserl nói] để đi sâu vào thế giới của của Ego hay thế giới ý niệm(thế giới của triết học duy lý- đặc trưng bởi Hegel), chính vì vậy Husserl đánh giá rất cao trực giác trong vấn đề nhận thức(một sự học hỏi từ R. Descartes). Một trường hợp khác mà Husserl đưa ra đó chính là cái “cogito-tôi” phản tư với các dữ kiện mình có(tức là các kinh nghiệp sống) từ đây nó thực hiện các thao kĩ thuật, để diễn tả hay tạo dựng lại sự vật nhờ có các dữ kiện kinh nghiệm sống trong quá trình hồi tưởng. Và theo sự định hướng, logic của cái “cogito-tôi” để tạo thành tư tưởng, thế giới được xác lập như là ý trí và biểu tượng của cái “cogito-tôi” đang tư duy [tức là sự xuất hiện của tư tưởng nhờ quá trình hồi tưởng, nó có liên quan đến các “kinh nghiệm hiện thực”-tính khách quan nhưng không phải là sự phản ánh trực tiếp từ hiện thực, mà xuất phát từ “tính chủ quan” nói chung(Một sự kế thừa từ học thuyết tiên nghiệm của Kant). Như bản thân tôi hiểu thì “các tư tưởng hay thế giới hiện tượng, tâm lý [thế giới định tính-tinh thần-tính chủ
  45. 40 quan-cá nhân,.] sau khi được quy giản, tức bỏ vào “Ngặc” những thứ không cần thiết, kể cả cái tôi, tính ý hướng, .v.v. nhằm xóa bỏ những “bạo hành” ngôn ngữ và lập trường đang làm tổn thương đời sống tinh thần của chúng ta chính là quá trình [kiềm chế phán đoán] “cái tôi” sau khi “tạo dựng tư tưởng-thế giới” và quay ngược trở lại đánh giá chính mình hoặc thông qua các phán đoán đi từ “thế giới sự kiện tạo dựng” đến bản chất[thế giới của lý tính]. Từ đây [Tư tưởng- trí tuệ- sự sáng tạo-tính chủ quan] chính là đối tượng hiển nhiên của khoa học. Nơi mà chúng ta có thể nghiên cứu và thực hiện bước quay trở về với các khoa học lý thuyết (khoa học về các ý niệm- khoa học xã hội) và các khoa học ứng dụng- thực hành, khoa học tự nhiên. Vậy là thế giới hiện tượng mà “cái cogito-tôi” tạo dựng như tôi hiểu mang tính logic thuần túy, một đặc sản của sự chủ quan hay của thế giới định tính. Bước sang thế giới của Hegel(thế giới của ego-bản chất), tính logic-chủ quan mất đi và thay vào đó là Cái logic-khách quan-khoa học về các ý niệm-thế giới định lượng. Việc phân tích phạm vi hoạt động của Hiện tượng học là cực quan trọng, để không làm cho chúng ta nhầm lẫn với phạm vi hoạt động của các trào lưu triết học khác. Để có tri thức khoa học đích thực, theo Husserl đầu tiên người suy luận phải trở lại với bản thân mình, khước từ các tri thức lĩnh hội một cách ngây thơ và không có phê phán, đó là những tri thức có thể hoài nghi. Từ đây bất kì tri thức nào cũng đều được xây dựng lại, sao cho người xây dựng phải chịu trách nhiệm với nó từ đầu đến cuối. [Tri thức triết học hoàn toàn mang tính cá nhân theo cách của nhà triết học, do vậy nó cần phải xuất hiện như tri thức tự luận chứng cho bản thân, tức là định hướng vào những năng lực trực giác tuyệt đối và hiện nhiên một cách phổ biến. Việc tự giác lựa chọn tính cấp tiến về triết học như vậy đưa tới chỗ người suy luận bắt đầu con đường triết học của mình từ sự thiết vắng tính khoa học của tri thức. Nhiệm vụ của nhà triết học bây giờ là tìm kiếm phương pháp cho phép xây dựng tri thức đích thực và nghiên cứu những điều kiện, những khả năng của việc tìm kiếm ấy thông qua phản tư]34, “sự biện chứng như thế được xác định về mặt logic theo sự vận động đầu tiên của tồn tại, với sự chuyển hóa từ xung động, tức là từ 34 Nguyễn Vũ Hảo, Giáo trình Triết học phương tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, 2016, tr 106 -đọc thêm.
  46. 41 sự đồng nhất giữa Tồn tại và hư vô, là sự biến chuyển, tạo nên cái gì đã biến thành, tức là thực tại. Sự vận động như thế lắng động trong cơ cấu ba nghĩa của cái từ nguyên thủy, như nó tái diễn trong trẻ em bé ngày nay, với tư cách là thống nhất lối mệnh lệnh, lối trình bày và thể từ”[14; tr.58]. Trần Đức Thảo tán thành quan niệm duy vật của C.Mác khi cho rằng: “ý thức không thể là một lực lượng tồn tại bên ngoài con người; nó nằm bên trong con người và bị những hoạt động sống của con người chi phối, “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”[17; tr.38]. Sai lầm cơ bản của các nhà duy tâm là đã không thấy được nguồn gốc thực sự của ý thức, không thấy ý thức là của con người, được hình thành một cách khách quan trong quá trình lao động cải tạo tự nhiên và xã hội của con người. Ý thức của con người không phải xuất phát từ những con người trừu tượng, cố định và bất biến, mà xuất phát từ những “con người hiện thực” đang lao động, nghĩa là “Đời sống quyết định ý thức” và ý thức chẳng qua chỉ là sản phẩm của những con người hiện thực, được hình thành nên trong quá trình con người tiến hành lao động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ xã hội, phục vụ công cuộc chinh phục tự nhiên của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Như Mác phân tích thì mọi hình thái ý thức xã hội, như hệ tư tưởng, tôn giáo, triết học, đạo đức, v.v. đều được hình thành và phát triển trong đời sống lao động sản xuất của con người, ngay cả cơ cấu xã hội và nhà nước cũng nảy sinh từ trong quá trình sinh sống của những cá nhân nhất định chứ không phải nảy sinh trong quan niệm hay tư tưởng của cá nhân này hay cá nhân khác. Nói cách khác, ý thức là ý thức của những con người hiện thực, chúng nảy sinh từ hiện thực xã hội mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, vào ý chí hay tư tưởng của bất kỳ cá nhân nào. Ngược lại với Hegel, Husserl là đều đưa ra những luận thuyết về sự tồn tại và bản chất của tư tưởng, đều lập luận hết sức chặt chẽ, nhưng cũng không thoát khỏi những thiên kiến cá nhân và mục đích của đời đại giao phó. “Và một trong những khó khăn chính của vấn đề cội nguồn của ý thức là biết chính xác là đặt những bước khởi đầu của nó vào đâu”- như Trần Đức Thảo viết. Phải vạch cụ thể ở đâu là đường phân
  47. 42 giới giữa cái tâm thần cảm giác vận động của các động vật với cái tâm thần “hữu thức- có nhân cách” mà chúng ta thấy được phát triển ở người? Hẳn sẽ là tự nhiên khi định niên đại của ý thức ngay ở chính bước đầu của nhân loại, với sự xuất hiện những công cụ (outils) đầu tiên (xuất hiện lao động bằng công cụ), mà sự sản xuất chúng đã bao hàm sự biểu hiện “tiên dự hình dạng” của chúng trong đầu óc chủ thể nhằm sản xuất nên chúng. Mác viết: “Người kiến trúc tồi nhất với con ong thành thạo nhất, ấy là người kiến trúc đã xây dựng cái cơ cấu trong đầu ông ta trước khi xây dựng nó bằng sáp. Kết quả mà lao động đi tới, tiền tồn một cách ý tưởng trong trí tưởng tượng của người lao động[27; tr.181]”. Như thế, có nghĩa là con người chỉ khi bắt đầu với hoạt động tương tác (lao động) bằng (công cụ) mới có một “hình thức sơ đẳng của ý thức” hay bắt đầu có sự xuất hiện của “nhân cách”. Nhưng liệu có phải thật sự như vậy? Và đâu mới là hình thức sơ đẳng nhất? Trần Đức Thảo đặt ra những câu hỏi, rồi khảo cứu giải quyết các vấn đề thuộc về nguồn gốc và bản chất của ý thức trên tinh thân duy vật hết sức thận trọng. Trong tác phẩm “Tìm về cuội nguồn của ngôn ngữ và ý thức”, tôi đã hiểu nhiều điều rất mới mẻ trong quan niệm của Trần Đức Thảo về “ý thức”. Ông đã đặt “hai bàn chân xuống” tiếp thu quan niệm của của các nhà duy vật Mác-xít về nguồn gốc của ý thức, đưa ra những phát kiến tuyệt vời luận giải cho các vấn đề về nguồn gốc của ý thức. Có thể thấy rằng Trần Đức Thảo đã đưa những phẩm chất ý thức đầu tiên của con người trong lịch sử. Đứng trên quan điểm duy vật về lịch sử của Mác, ông đã bác bỏ quan điểm về “Cái tôi như tiên đề xuất phát điểm của ý thức” trong sự phát triển của ý thức cá nhân, khẳng định quá trình hình thành ý thức, là một trình lịch sử-tự nhiên, gắn liền với lao động và các hoạt động tương tác của đời sống hiện thực và hoạt động của con người là hiện thực, thoát khỏi cái khung logic trừu tượng của Hegel. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng Trần Đức Thảo đã phê phán khéo léo các nhà triết học duy vật biện chứng, khi cho rằng các nhà duy vật chưa phân định rõ ràng các giai đoạn nhận thức cái tâm thần cảm giác vận động của các động vật với cái tâm thần “hữu thức-nhân cách- đang suy tư” mà chúng ta thấy được ở người, khi cá nhân tự nhận
  48. 43 thức về thân phận, mục đích của mình trong xã hội và rộng ra là trong toàn bộ lịch sử loài người. Từ đây Trần Đức Thảo chỉ ra hình thức sơ đẳng nhất của ý thức như là xuất phát điểm của toàn bộ quá trình nhận thức và sự hình thành ý thức, biểu hiện bằng những ngôn ngữ tín hiệu, cũng như của lịch sử loài người và ông gọi nó là “ngôn ngữ bên trong”(tiếng nói của lương tâm), bằng sự cảm nhận “giác quan bên trong”( khả năng thẩm mĩ-kinh nghiệm sống trải) trong sự vận động có chủ đích-mục đích hay mang tính ý hướng, ông gọi là “thiên hướng tính nhân”35 (phi vật chất)- (mục đích). Mác và tất cả các nhà tư tưởng đại tài ở mọi thời đại, nền văn hóa, đã đưa hệ tư tưởng của mình đến sự thống nhất, phổ quát. Khẳng định sự sinh thành của thế giới, với qua trình tư duy của con người là “tác động qua lại” trong tính chỉnh thể. Như thế ta thấy sự có ý thức, trong sự vận động nguyên thuỷ của nó, được thực hiện trong ba tính nhịp điều, tương hỗ của nó. Lúc đầu, trong một tình thế chậm chạp, đột hiện sự có ý thức rời rạc, như một loé sáng ý thức (nhận thức cảm tính). Nó có nhiệm vụ kích thích chủ thể vượt khỏi sự chậm trễ của mình để đặt mình với trình độ của động tác xã hội. Rồi đến sự có ý thức tập thể (nhận thức lý tính, chân lý), cho phép sự phổ thông hoá lần đầu tiên dấu hiệu (ngôn ngữ) bằng cách làm nó trở thành khả dụng đối với nhóm ngoài những tình thế lao động khẩn cấp. Cuối cùng là sự có ý thức cá thể, nó hoàn tất sự phổ thông hoá dấu hiệu bằng cách làm cho dấu hiệu là khả dụng hằng xuyên đối với cá nhân (biến thành tri thức, kinh nghiệm của cá nhân). Chủ thể có thể từ đây trở đi sử dụng một cách hệ thống dấu hiệu ấy, cái đã trở thành hữu thức (lý tưởng, cái tôi) trong bản thân hắn, để tác dụng vào chính hắn và những người khác, để điều động và điều khiển năng lượng của nhóm cho sự chiếm hữu đối tượng. Đó tất nhiên là, ngay từ nguồn gốc, cơ sở của vai trò “thực hành” của ý thức, là cái sẽ thúc đẩy sự nở rộ của ý thức qua lịch sử: “Vật chất là cái trừu tượng thuần túy, người ta không nhìn thấy, sờ mó thấy vật chất, cái người ta sờ mó được là vật chất có tính quy 35 “Thiên hướng tính nhân” thì không chứa đựng một bất kì nội dung ý thức nào của chủ thể, nó toát tỏa ra bằng “ứng xử vật chất” hay là các quan hệ xã hội: Mác-“Con người khác với con cừu là ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức”[17; tr.44].
  49. 44 định- tức là thể thống nhất giữ vật chất và hình thức. Vật chất không phải là căn cứ của hình thức mà là sự thống nhất của căn cứ và cái có căn cứ. Vật chất là cái tiêu cực, hình thức là cái tích cực. Vật chất cần được hình thức hóa, còn hình thức cần được vật chất hóa”[14; tr.153]. Vậy quá trình hình phát sinh của ý thức được Trần đức thảo quan niệm là một quá trình mang tính lịch sử, là quá trình “biện chứng” của hoạt động sống cơ bản của loài người(lao động), thông qua “ngôn ngữ của đời sống hiện thực”, phản ánh những mẫu thuẫn trong lao động và quan hệ xã hội, làm nảy sinh những suy tư “ngôn ngữ bên trong” và hình thành cái “thế giới nội giới”. Đây là cơ sở hình thành lên ý thức chủ thể và khắc họa “lý tưởng của chủ thể” gọi là “thiên hướng tính nhân”, hay cái tôi. Con người như Trần Đức Thảo luận giải là sinh vật có cảm năng hay thẩm mĩ. Từ đó mỗi cá nhân tự ý thức về thế giới bên ngoài, tự ý thức bản thân tuân theo quy luật sinh lý tự nhiên, đạo đức, lịch sử,.v.v và cuối cùng là tự ý thức về mình. Các yếu tố của ý thức tạo thành “thiên hướng tính nhân”, tức là ý thức được nâng lên một trình độ cao, là sự nhận định chủ quan với yếu tố bên ngoài, từ đó hình thành lên những tư tưởng, phương án của riêng chủ thể, cũng từ đó, chủ thể thực hiện ý muốn, ý trí hành động theo mục đích của mình. Và như tôi hiểu “cái thể giới nội giới” hay “đời sống tinh thần” chỉ con người mới có và nó chứa đựng đạo đức, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, triết học, văn học,.v.v. là công cụ để con người lựa chọn, phục vụ mục đích cho hoạt động sống của mình. Và không có cái gọi là “cái tôi thuần túy” như bản thân tôi hiểu, mà chỉ có “cái tôi nghiệm sinh”, cái tôi luôn luôn vận động, thay đổi theo những biến chuyển của hoạt động sống, lao động và quan hệ xã hội, hay như Hegel đưa ra là tuân theo tính quy định của thời đại. Trong khi đưa ra những tiền đề vô cùng thỏa đáng của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Trần Đức Thảo đã khẳng định tính thứ nhất của “vật chất” trong thực tiễn với “ý thức” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bằng những tiền đề mang tính hiện thực, ông đã tiếp nối các nhà duy vật Mác-xít khi đưa ra những tác động không thể chối bỏ của “lao động” và xã hội đến sự hình thành và phát triển của ý thức, một quá trình lịch sử tự nhiên. Trần
  50. 45 Đức Thảo cũng kịch liệt phản đối Chủ nghĩa duy tâm, khi cho rằng “tính ý tưởng” là cái gì tự thân. Trong khi từng bước khảo cứu một cách cận thận, Trần Đức Thảo đã xác lập, phân tích một cách khéo léo, những giá trị sâu thẳm của ý thức. Ông đã chỉ ra những hành vi của cá nhân, không đơn thuần là sự phản ảnh, sự tương tác, hành động lao động đơn thuần mà là hành động có chủ đích. Từ đó ông phát biểu về “tính mục đích” của “ngôn ngữ bên trong- chính là những suy tư của bản thân từ những phản ánh mâu thuẫn của hiện thực”. Trong khi đó “cái tự đặt câu hỏi? Đưa ra hướng giải quyết” trước những mẫu thuẫn với các đối tượng bên ngoài chủ thể thì Trần Đức Thảo gọi nó “thiên hướng tính nhân”(có thể hiểu là cái tôi), đặc trưng cho tính sáng tạo, khả năng hoặc định, sắp xếp,.v.v. và nó như là những dự báo cho sự thực hành của chủ thể. Và nếu hiện thực như Trần Đức Thảo đưa ra sử dụng các công cụ lao động, cách mạng để cá nhân vỡ vạc tự nhiên, thì hoạt động tinh thần, trong tính hiện thực của nó, các ý niệm, phạm trù, khái niệm, là những công cụ để “cái thế giới nội giới” giải quyết mâu thuẫn mà thế giới hiện thực đang yêu cầu, từ đó phác thảo, khuynh hướng hay tính mục đích của hành động mà chủ thể hướng tới. Một trong những tư tưởng như tôi chủ quan, kéo dài từ học thuyết bốn nguyên nhân của Arixtot, đến tận triết học phương tây hiện đại. Mác có thể đã không làm được nhiều hơn Hegel trong triết học, logic học, hay tất cả lịch sử triết học. Nhưng Mác mở toang tinh thần vượt lên của loài người, phá bỏ những giới hạn, xiềng xích xã hội. Các nhà triết học cùng với Mác cũng đã làm rất nhiều điều vĩ đại, nhưng cũng là vĩ đại tương đối, họ đã không nhận ra hết tính chất liên văn hóa của thời đại, cũng chưa thể đi vào sâu thẳm tâm trí và tham vọng của những con người ở các lĩnh vực khác. Đó phải trăng như là sự minh chứng cho thiếu xót của tất cả chúng ta như quan niệm của người phương Đông “Trời không cho ai tất cả”. Chính vì vậy cái gì nó cũng có mức độ, Triết học cũng không thể và không bao giờ có thể chứa đựng tư tưởng của cả nhân loại, cái mà chúng ta như Trần Đức Thảo nói “chất xã hội”. Một hình ảnh bóng gió trong quan niệm của Mác về tính sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân, lại đúng hơn bao giờ hết và rằng tính cá nhân dù là