Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_an_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_nhan_van_o_tinh_thua_thi.pdf
Nội dung text: Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HÀ QUỲNH GIAO ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HÀ QUỲNH GIAO ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 62 31 05 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS Phạm Xuân Hậu Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: TS Trƣơng Thị Kim Chuyên Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả ký tên Nguyễn Hà Quỳnh Giao
- Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận án xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS Phạm Xuân Hậu và cô TS Trƣơng Thị Kim Chuyên đã tận tâm chỉ dạy, định hƣớng và đồng hành, giúp tác giả tháo gỡ mọi vƣớng mắc trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cám ơn trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh là cơ sở đón nhận đào tạo nghiên cứu sinh và sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo của Khoa Địa lý, quý phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ - Tạp chí khoa học và Môi trƣờng. Tác giả rất biết ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là Tổ bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội của Khoa Địa lý trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và công tác. Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm biểu diễn Ca Huế trên sông Hƣơng, Bảo tàng Lịch sử và Cách Mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng và các Ban quản lý các di tích đã nhiệt tình giúp tác giả thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp, trong mọi hoàn cảnh đã luôn giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận án này. TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2015 NCS Nguyễn Hà Quỳnh Giao
- i MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 12 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 20 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 20 PHẦN NỘI DUNG 21 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 21 1.1. Cơ sở lý luận 21 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 21 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 26 1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 33 1.2. Cơ sở thực tiễn 49 1.2.1. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới 49 1.2.2. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam 52 1.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 56 CHƢƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 58 2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế 58 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 58 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 60 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 62 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 67 2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa 67
- ii 2.2.2. Các lễ hội 74 2.2.3. Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học 77 2.2.4. Làng nghề truyền thống 81 2.2.5. Các đối tƣợng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác 83 2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 83 2.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 96 2.4.1. Qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc và công ty du lịch 97 2.4.2. Qua cảm nhận của du khách 107 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 116 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 119 3.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng 119 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 119 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hƣớng đến năm 2030 121 3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế 123 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế. 130 3.2. Định hƣớng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030. 132 3.2.1. Định hƣớng tổng quát 132 3.2.2. Định hƣớng khai thác theo điểm 134 3.2.3. Định hƣớng khai thác theo tuyến 136 3.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 144 3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV 144 3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tƣ 146 3.3.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá 147 3.3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên 148 3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững 153 3.3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ 154 3.3.7. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác TNDLNV 155
- iii TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 155 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ XII TÀI LIỆU THAM KHẢO XIII PHỤ LỤC XXIII
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTB : Bắc Trung Bộ CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật DT : Di tích DTKTNT : Di tích kiến trúc nghệ thuật DTLS : Di tích lịch sử DTLSVH : Di tích lịch sử - văn hóa DSTG : Di sản thế giới DSVH : Di sản văn hóa ĐVHC : Đơn vị hành chính KT-XH : Kinh tế - xã hôị KS : Khách sạn LN : Làng nghề LNTT : Làng nghề truyền thống QTDT : Quần thể Di tích QHTT : Quy hoạch tổng thể TP : Thành phố TNDLNV : Tài nguyên du lịch nhân văn TTBTDT : Trung tâm bảo tồn di tích TTH : Thừa Thiên - Huế TX : Thị xã QG : Quốc gia UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc VHTTDL : Văn hóa, thể thao và du lịch WHC : Hội đồng Di sản Thế giới
- v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm TNDLNV 42 Bảng 1.2. Trọng số các tiêu chí đánh giá 45 Bảng 1.3. Các thông số của AHP 45 Bảng 1.4. Trọng số, độ lệch chuẩn và độ biến thiên các tiêu chí 46 Bảng 1.5. Thang đánh giá thành phần của các tài nguyên du lịch nhân văn 47 Bảng 1.6. Thang đánh giá tổng hợp tiêu chí khả năng tiếp cận 48 Bảng 1.7. Thang điểm đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch nhân văn 49 Bảng 2.1. GDP, cơ cấu GDP phân theo ngành và tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2000 - 2013 63 Bảng 2.2. Số lƣợng di tích lịch sử xếp hạng phân theo đơn vị hành chính 69 Bảng 2.3. Số lƣợng di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng phân theo ĐVHC 70 Bảng 2.4. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh phân theo nhóm ngành nghề sản xuất 82 Bảng 2.5. Số lƣợng các làng nghề phân theo đơn vị hành chính 82 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác TNDLNV (chƣa nhân trọng số) 85 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá khả năng khai thác TNDLNV tỉnh TTH (có trọng số) . 87 Bảng 2.8. Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV tỉnh TTH 105 Bảng 2.9. Cảm nhận của du khách đối với chƣơng trình du lịch 110 Bảng 2.10. Cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa 111 Bảng 2.11. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa 112 Bảng 2.12. Cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch làng nghề truyền thống 114 Bảng 2.13. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch làng nghề truyền thống 115 Bảng 3.1. Các thị trƣờng khách quốc tế chủ yếu đến TTH giai đoạn 2000 - 2013 124 Bảng 3.2. Phân tích SWOT cho việc khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế 130 Bảng 3.3. Định hƣớng khai thác TNDLNV theo quy mô 134 Bảng 3.4. Định hƣớng sản phẩm du lịch gắn với các điểm TNDLNV 135
- vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 0.1. Khung nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế 15 Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 34 Hình 2.3. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần của TNDLNV tỉnh TTH 89 Hình 2.5. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng I 93 Hình 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng II 94 Hình 2.7. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng III 95 Hình 2.8. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng IV 95 Hình 2.9. Tần suất xuất hiện của một số điểm du lịch nhân văn trong các chƣơng trình du lịch khảo sát 100 Hình 2.10. Lƣợng khách và doanh thu vé tham quan các di tích Huế giai đoạn 2000 - 2013 102 Hình 2.11. Cơ cấu khách tham quan các di tích Huế trung bình giai đoạn 2005 - 2013 102 Hình 3.1. Tỷ lệ khách du lịch và khách du lịch quốc tế đến TTH so với cả nƣớc 120 Hình 3.2. Cơ cấu khách quốc tế đến các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trung bình giai đoạn 2000 - 2012 121 Hình 3.3. Số lƣợt khách quốc tế và nội địa đến TTH giai đoạn 2000 – 2013 123 Hình 3.4. Số lƣợng cơ sở lƣu trú và khách sạn phân theo cấp xếp hạng ở TTH giai đoạn 2000 - 2013 126
- vii DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2013 59 Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 71 Hình 2.4. Bản đồ phân hạng khả năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 92 Hình 3.5. Bản đồ tuyến du lịch di sản, lịch sử và làng nghề tỉnh Thừa Thiên - Huế 138 Hình 3.6. Bản đồ tuyến du lịch truyền thống văn hóa, lễ hội và tôn giáo-tâm linh tỉnh Thừa Thiên - Huế 140 Hình 3.7. Bản đồ tuyến du lịch văn hóa tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế 142
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của con ngƣời, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trƣờng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hƣớng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên đƣợc xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Thực tế phát triển du lịch cho thấy việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững. Ở Việt Nam, từ khi chính sách đổi mới đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng, du lịch có sự phát triển vƣợt bậc. Cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, du lịch Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con ngƣời Việt Nam với du khách quốc tế, tạo ra sự hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến đối với quê hƣơng, đất nƣớc. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng nhanh của ngành du lịch đang đặt ra thách thức, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch. Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong lịch sử, Huế đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (1687 - 1774), là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 - 1801), rồi đến các triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945). Trong những năm gần đây, cùng với cả nƣớc, Thừa Thiên - Huế tập trung phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên thế mạnh. Thừa Thiên - Huế là một trong số ít những địa phƣơng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Nằm ở vào trung độ của đất nƣớc, vị trí của Thừa Thiên - Huế rất thuận tiện cho giao lƣu cả hai miền Bắc - Nam bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không, lại gần những khu vực giàu tài nguyên du lịch nhƣ Quảng Bình, Đà
- 2 Nẵng, Quảng Nam. Thừa Thiên - Huế còn là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hƣơng, núi Ngự, Bạch Mã, cũng là nơi lƣu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng cùng với nhiều giá trị văn hóa, âm nhạc, lễ hội. Trong đó, nổi bật nhất là các Di sản văn hóa (DSVH) thuộc Cố đô Huế đƣợc bảo tồn gần nhƣ nguyên vẹn hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lƣu giữ những di sản văn hoá chứa đựng nhiều giá trị biểu trƣng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thật sự là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã đƣợc công nhận là DSVH thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy việc đánh giá, xác nhận tiềm năng phục vụ cho hoạt động du lịch để một mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết. Thực tế hoạt động du lịch trong hơn thập niên qua cho thấy, thế mạnh lâu dài của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế là khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV). Tuy nhiên sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế còn ít và đơn điệu, hiệu quả kinh tế mang lại chƣa cao, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, những tài nguyên du lịch nhân văn khác chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý. Cùng với những tồn tại ở các yếu tố khác, thực trạng này chƣa tạo ra những đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Đòi hỏi bức thiết của du lịch tỉnh hiện nay là phải khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn cần đƣợc chú trọng. Do vậy, việc kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn là cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác hợp lý các tài nguyên, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, mở rộng các hoạt động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Thừa Thiên - Huế. Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Địa lý học.
- 3 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới Tài nguyên du lịch nhân văn là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ TNDLNV không có sự thống nhất giữa các quốc gia, tuy nhiên xét về nội hàm thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là tài nguyên du lịch văn hóa, những tài nguyên do con ngƣời sáng tạo ra có giá trị, sức hút đối với du lịch [106], [107], [113], [120], [138]. Căn cứ vào quan niệm trên, TNDLNV đƣợc chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm có sự phân chia chi tiết từng loại tài nguyên cụ thể. Tổ chức Du lịch thế giới chia nhóm tài nguyên văn hóa kinh điển thành các loại: phong thổ; tập quán sinh hoạt truyền thống, dân tộc, tôn giáo; khảo cổ học, di tích lịch sử; văn hóa hiện tại [dẫn theo 90, tr.34]. Rade Knezevic lại phân tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo phân thành 4 nhóm gồm tài nguyên văn hóa (tài nguyên cố định, tài nguyên có thể dịch chuyển và tài nguyên phi vật thể), tài nguyên dân tộc - xã hội, tài nguyên nghệ thuật và tài nguyên bỗ trợ [106, tr90-94]. John Swarbrooke đã phân chia chi tiết hơn TNDLNV thành 14 nhóm, nhƣ: Các điểm di sản, các điểm gắn với sự kiện lịch sử, lễ hội và các sự kiện đặc biệt, ẩm thực, làng nghề truyền thống, các loại hình kiến trúc, các công trình tôn giáo, nghệ thuật, ngôn ngữ [113, tr307]. Một số tác giả trên cơ sở phân tích sức hấp dẫn du lịch của điểm đến hay nghiên cứu sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa cũng đã phân chia TNDLNV theo các loại hình nhƣ di tích, khảo cổ, phong tục tập quán, nghệ thuật, hàng thủ công truyền thống, lễ hội, [120, tr7-8], [139]. Các nhà khoa học nghiên cứu TNDLNV theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ: nghiên cứu dƣới góc độ kiểm kê, khảo sát, đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch [103], [105], [109] ; hay nghiên cứu tài nguyên trong mối quan hệ tác động với sự phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và quy hoạch du lịch [120], [123], [129]; hay nghiên cứu khía cạnh quản lý, bảo tồn tài nguyên [108], [117], [118], [146] Nhiều tác giả đã xây dựng tiêu chí để đánh giá toàn bộ tiềm năng TNDLNV của lãnh thổ hoặc đánh giá theo từng điểm TNDLNV cụ thể để khai thác phục vụ du lịch với các chỉ tiêu về giá trị của điểm tài nguyên và các yếu tố bổ trợ. Các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ nhƣ Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, hoạt
- 4 động du lịch sớm phát triển nên có nhiều công trình nghiên cứu về TNDLNV. Khi đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch của một lãnh thổ, tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc xem là một trong những nội dung cơ bản. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn – Một quá trình đánh giá du lịch” (Linking Communities, Tourism and Conservation – A Tourism Assessment Process) của nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya đƣợc ấn hành bởi Trung tâm bảo tồn quốc tế và Trƣờng Đại học Washington (2005) trình bày ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ. Trong đó, giai đoạn hai là đánh giá về: sự tham gia của các bên liên quan, thống kê các điểm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị trƣờng, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con ngƣời và năng lực thể chế, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trƣờng và sự đa dạng sinh học và đánh giá chi phí lợi ích. Nhƣ vậy, một nội dung quan trọng trong đánh giá có liên quan đến tài nguyên là tạo nên bảng liệt kê các điểm tài nguyên với ba bƣớc cơ bản. Trong đó, hai bƣớc đầu là liệt kê các điểm tài nguyên tồn tại trong khu vực, thể hiện chúng lên bản đồ; bƣớc cuối cùng là đánh giá và xếp hạng các điểm tài nguyên [103, tr7]. Trung tâm thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng, Trƣờng Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã nghiên cứu “Công cụ đánh giá và phát triển tài nguyên du lịch” để giúp cho cộng đồng địa phƣơng lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển du lịch. Công cụ này bao gồm 7 bƣớc và các bƣớc này sẽ giúp cộng đồng kiểm kê tài nguyên du lịch, đánh giá tài nguyên du lịch và đặt mục tiêu, sự ƣu tiên cho phát triển du lịch. Quá trình đánh giá tài nguyên du lịch là một bƣớc quan trọng diễn ra sau khi đã xác định đƣợc các tài nguyên du lịch của địa phƣơng. Đánh giá phải dựa trên một cơ chế khách quan với 4 tiêu chí đánh giá: tính khác biệt, chất lƣợng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên và động lực cho du lịch của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Kết quả đánh giá tài nguyên cùng với sự phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) tạo lập cơ sở cho việc đề ra mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch của địa phƣơng [123]. Một số nhà nghiên cứu khác ở Romania, khi đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch một lãnh thổ lại dựa vào các tiêu chí: di tích khảo cổ, lịch sử, cơ sở tôn giáo, các yếu tố dân tộc học và văn hóa dân gian [101, tr51-52] hay di tích lịch sử, bảo tàng, nghệ thuật và đồ thủ công, các tổ chức văn hóa, các sự kiện [105, tr167].
- 5 Ở nhiều nƣớc đang phát triển, trong những thập niên gần đây, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn; việc điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch đƣợc quan tâm nhiều hơn để phục vụ phát triển du lịch. Hầu hết các nƣớc đang phát triển có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhờ sự giúp đỡ về chuyên gia, cũng nhƣ tài chính của các nƣớc phát triển tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ cho mục đích quy hoạch phát triển du lịch, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và rất coi trọng sự phát triển du lịch. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều dự án lớn thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nƣớc và các địa phƣơng, nhƣ nghiên cứu “Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch – QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh” của Liu Xiao [128]. Tác giả này xây dựng hệ thống đánh giá theo mô hình Chất lƣợng, Môi trƣờng, Vị trí và Giá trị cộng đồng với 7 tiêu chí để đánh giá 41 điểm tài nguyên nổi bật ở Bắc Kinh. Đồng thời, tác giả còn phân tích tƣơng quan giữa kết quả đánh giá với số lƣợng khách nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển du lịch, chính sách quản lý và khai thác tài nguyên hợp lý. Nhìn chung, các tiêu chí vừa có cái chung, vừa có cái riêng trong các nghiên cứu khác nhau mà đề tài tham khảo. Trong quá trình đánh giá TNDLNV, bên cạnh việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, phƣơng pháp phân tích thứ bậc (AHP) cũng đƣợc nhiều tác giả sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí và phân tích SWOT để xác định điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của một địa phƣơng [102], [110], [136]. Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững trở thành một xu hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó hoạt động du lịch có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn; vậy nên, việc quản lý, sử dụng tài nguyên du lịch cũng đã đƣợc tiến hành theo hƣớng có lợi cho tài nguyên, môi trƣờng và cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch của hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của thế hệ mai sau. Do vậy, các dự án quy hoạch phát triển du lịch không chỉ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả mà còn tiến hành quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn.
- 6 Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã xây dựng những chỉ tiêu cho sự phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng tài nguyên du lịch cho các nƣớc trên thế giới [116]. Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đƣợc thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di sản thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo các di sản thế giới [117], [118]. Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên đƣợc nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, chẳng hạn nhƣ nghiên cứu The use of GIS for the protection of World Heritage: A case Study in Chiquitos Region, Bolivia [141] hay các nghiên cứu ở Croatia, Canada [142], [143]. 2.2. Ở Việt Nam Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch, nghiên cứu tài nguyên phục vụ du lịch đƣợc nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhƣ du lịch, địa lý, kinh tế, văn hóa quan tâm thực hiện. Các tác giả nghiên cứu nhiều về du lịch nói chung, trong đó có TNDLNV nhƣ Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Trần Đức Thanh, Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề từ lý luận đến thực tiễn về tài nguyên du lịch (TNDL), từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phƣơng (vùng, tỉnh, thậm chí huyện, điểm du lịch); từ nghiên cứu riêng biệt cho đến nghiên cứu tổng hợp các loại tài nguyên [13], [47], [69], [90]. Các vấn đề lý luận liên quan đến TNDLNV gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và tiêu chí đánh giá một số loại hình tài nguyên cụ thể nhƣ di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội đƣợc tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lƣơng trình bày chi tiết trong “Địa lý du lịch Việt Nam” và “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [90], [47]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Minh Tuệ còn đề cập nhiều đến các nội dung về thực trạng phát triển du lịch Việt Nam, lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, phân vùng du lịch Việt Nam cũng nhƣ đặc điểm tài nguyên du lịch và hiện trạng phát triển du lịch các vùng [90]. Trong “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [47] tác giả Phạm Trung Lƣơng còn trình bày chi tiết các kiểu đánh giá, phƣơng pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên và các bƣớc tiến hành đánh
- 7 giá. Tác giả Trần Đức Thanh trong nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch và đánh giá tài nguyên du lịch, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ khái niệm, phân loại, nội dung và các kiểu đánh giá tài nguyên [69]. Nhìn chung, các tác giả đều nhìn nhận TNDLNV là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo và căn cứ vào nội dung để phân TNDLNV thành 5 dạng chính [47], [90]. Một số tác giả khác lại phân TNDLNV theo đặc tính vật chất có thể nhìn hoặc sờ thấy đƣợc, có hình thể hoặc không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục để phân tài nguyên thành hai loại vật thể và phi vật thể [69], [100]; có tác giả dựa vào diễn biến thời gian để phân chia tài nguyên thành những điểm thu hút của quá khứ và những điểm thu hút ở hiện tại [57]. Việc đánh giá TNDLNV thƣờng bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, xây dựng chỉ tiêu và tiến hành đánh giá. Những nghiên cứu tài nguyên du lịch nói chung, TNDLNV nói riêng ở quy mô cấp vùng, tỉnh, thành phố đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Dƣới góc độ địa lý ứng dụng, các tác giả đã tiến hành nhiều đề tài liên quan đến đánh giá tài nguyên, gồm cả tự nhiên lẫn nhân văn nhằm phục vụ cho việc khai thác, phát triển du lịch nhƣ: “Đánh giá, khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì - Hà Tây phục vụ mục đích du lịch” của Đặng Duy Lợi [44], “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” của Nguyễn Thế Chinh [15], “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ” của Hồ Công Dũng [30], “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch” của Phạm Văn Du [28], “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch” của Phạm Trung Lƣơng [46], “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa” của Trần Đức Thanh [69], ”Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng” của Trƣơng Phƣớc Minh [50], Các công trình nghiên cứu đã đƣa ra các chỉ tiêu, phƣơng pháp đánh giá tài nguyên phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ du lịch. Nhiều tác giả đã sử dụng 7 tiêu chí để đánh giá tài nguyên: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trƣờng, vị trí của địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch và hiệu quả kinh tế
- 8 [15], [30], [46]. Trong khi đó để đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái ở một số trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ [75], Nguyễn Quyết Thắng đã phân các tiêu chí theo hai khía cạnh đó là khả năng thu hút khách với 4 tiêu chí: tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết và cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch và khả năng khai thác với 3 tiêu chí: tính thời vụ, tính bền vững và sức chứa của từng điểm tài nguyên. Nguyễn Thị Hải [35] khi nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ du lịch cuối tuần ở Hà Nội đã dựa trên mối quan hệ giữa điểm cung cấp khách và điểm đến tham quan để xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm: Độ hấp dẫn của tài nguyên (M1) (gồm các tiêu chí: Sự phù hợp; tính đa dạng, tƣơng phản, độc đáo và khả năng mở rộng hoạt động tham quan; thời gian hoạt động du lịch; sức chứa du lịch; CSHT và CSVCKT du lịch; khả năng phát triển của điểm du lịch; đồng thời xác định trọng số cho các tiêu chí phụ này), sở thích của du khách (M2) và khoảng cách giữa điểm tài nguyên với điểm cấp khách (R) (khoảng cách vật lý, khoảng cách thời gian và khoảng cách chi phí). Việc đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên nhằm xác định khả năng khai thác cho phát triển du lịch đƣợc tính theo trung bình nhân của 3 tiêu chí thành phần M1, M2 và R. Nhiều nghiên cứu cũng đã vận dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào việc tổ chức lãnh thổ du lịch nhƣ “Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý” của Đào Ngọc Cảnh [12] hay để quản lý tài nguyên nhƣ “Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị” của Bùi Thị Thu [80], Một số tác giả tiến hành đánh giá từng loại TNDLNV cụ thể nhƣ Nguyễn Minh Tuệ, để xác định mức độ tập trung di tích lịch sử - văn hóa theo lãnh thổ căn cứ vào các chỉ tiêu thể hiện mặt số lƣợng và chất lƣợng gồm số lƣợng di tích, mật độ di tích, số di tích đƣợc xếp hạng, số di tích đặc biệt quan trọng [91, tr.48-54]. Dƣới góc độ kinh tế hay văn hóa, TNDLNV cũng đƣợc nghiên cứu để phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch hay liên quan đến vấn đề bảo tồn. Tác giả Nguyễn Thị Thống Nhất [51] nghiên cứu vấn đề khai thác các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung để phục vụ phát triển du lịch đã đề xuất 7 tiêu chí với 14 chỉ tiêu để khai thác hợp lý các DSVH thế giới, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất mô hình khai
- 9 thác hợp lý DSVH thế giới. Hai công trình nghiên cứu “Văn hóa phi vật thể ở Hội An” của Bùi Quang Thắng [73] và “Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội” của Phạm Hồng Giang chủ biên [34] đã đƣa ra cách đánh giá và xếp loại các loại hình văn hóa phi vật thể, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy giá trị các tài nguyên, bảo tồn và phát triển chúng trong hoạt động du lịch ở Hội An, Hà Nội. 2.3. Ở Thừa Thiên - Huế Tài nguyên du lịch nhân văn ở Thừa Thiên - Huế (TTH) có sức thu hút rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Với nhiều mục đích và hƣớng nghiên cứu khác nhau, các tài nguyên du lịch nhân văn ở TTH đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ riêng lẻ nhƣ lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo, đã tạo nên một khối lƣợng lớn các tài liệu, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến Quần thể di tích Cố đô Huế nhƣ “Kiến trúc cố đô Huế” [1]; “Huế xưa và nay Di tích - Danh thắng” [2], “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn” [77], “Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa, tập I” [99], “Huế - di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng” [53] Bên cạnh đó, nhiều tài liệu về di tích lịch sử - văn hóa ở TTH đƣợc biên soạn của các cơ quan nhƣ “Di tích lịch sử văn hóa Thừa Thiên - Huế” [9]; “Di tích lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế” [7], “30 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế (1982-2012)” [88] Riêng trong lĩnh vực du lịch, do nhu cầu ngày càng phát triển, những công trình về đánh giá tổng hợp tài nguyên, tổ chức lãnh thổ cho mục đích du lịch ngày càng nhiều. Từ đầu những năm 1990 đến nay, khi du lịch Thừa Thiên - Huế bắt đầu có bƣớc phát triển khởi sắc, đã có nhiều đề tài khoa học, đề án đã đề cập đến vấn đề này nhƣ: “Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” [92], “Nghiên cứu quy hoạch các tuyến điểm du lịch nông thôn Thừa Thiên - Huế” [41], “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” [61] Để quy hoạch, tổ chức lãnh thổ các đề tài này đều có tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính và cũng chƣa tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí cho điểm tài nguyên cụ thể. Những công trình nghiên cứu địa lý ứng dụng có tiến hành đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch nhƣ: “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên - Huế phục
- 10 vụ du lịch” [82]. Trong công trình này, tác giả đã sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá các điểm tài nguyên thiên nhiên gồm: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, vị trí của điểm du lịch và độ bền vững. Căn cứ vào số điểm đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu để kết luận khả năng khai thác của điểm tài nguyên cho việc phát triển du lịch. Kết quả này đƣợc sử dụng làm cơ sở cho việc định hƣớng khai thác hiệu quả theo lãnh thổ tài nguyên thiên nhiên tỉnh TTH phục vụ du lịch với 3 cụm và 12 tuyến du lịch, ngoài ra tác giả còn định hƣớng khai thác tài nguyên theo định hƣớng tổ chức không gian kinh tế - xã hội vùng. Cũng là công trình nghiên cứu theo hƣớng đánh giá khả năng khai thác của các tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch, tác giả Nguyễn Đức Vũ (chủ trì), trong đề tài cấp nhà nƣớc “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch trục sông Hương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [98] đã tiến hành xây dựng các chỉ tiêu và cho điểm để đánh giá khả năng khai thác của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Đề tài chia ra các khu vực thuộc lƣu vực sông Hƣơng và toàn bộ lƣu vực sông Hƣơng để đánh giá khả năng khai thác của điều kiện tự nhiên và tài nguyên với 8 yếu tố: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trƣờng tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, môi trƣờng. Dựa vào kết quả đánh giá, đề tài đề xuất khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên sông Hƣơng phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch. Công trình nghiên cứu đi sâu vào việc nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch là “Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ mục đích du lịch” của tác giả Trần Văn Thắng [70]. Công trình đã sử dụng phƣơng pháp thang điểm tổng hợp để đánh giá các di tích lịch sử - văn hóa về mặt số lƣợng, chất lƣợng theo lãnh thổ (theo đơn vị hành chính). Với việc tiến hành xác định các yếu tố chính làm căn cứ để đánh giá, các bậc, chỉ tiêu của từng bậc cùng điểm đánh giá mỗi bậc và số điểm đánh giá tổng hợp của từng khu vực, đề tài đã xác định khả năng khai thác của các huyện, thành phố ở Thừa Thiên - Huế phục vụ cho mục đích du lịch. Dựa vào kết quả đánh giá, tác giả đã định hƣớng tổ chức theo điểm, cụm, tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh.
- 11 Nguyễn Lê Thu Hiền [38] với nghiên cứu “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” đã sử dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá làng nghề gồm: Sản phẩm du lịch của làng nghề truyền thống (LNTT) phục vụ du lịch, lực lƣợng lao động của LNTT phục vụ du lịch, nguồn vốn và năng lực tài chính của chủ thể sản xuất kinh doanh của LNTT phục vụ du lịch, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất LNTT phục vụ du lịch và lƣợt khách du lịch đến LNTT phục vụ du lịch. Trên cơ sở đánh giá, tác giả rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển LNTT phục vụ du lịch ở TTH và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển các làng nghề. Ngoài ra, nhiều hội thảo khoa học đƣợc UBND thành phố, Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên - Huế cùng một số ban ngành liên quan tổ chức nhƣ: “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ” [86]; “Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung” [5]; “Nghề và làng nghề truyền thống Huế với phát triển du lịch” [95] Gần đây nhất, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030” [62] do Akitek Tenggara tƣ vấn đã nghiên cứu một cách công phu, đầy đủ và chi tiết về tình hình du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích những yếu tố mang lại thành công cho du lịch TTH, đồng thời xây dựng các định hƣớng và mô hình phát triển cũng nhƣ quy hoạch hƣớng không gian phát triển mới và chiến lƣợc triển khai quy hoạch. Tóm lại, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn trên nhiều khía cạnh khác nhau. Dƣới góc độ địa lý, tính không gian lãnh thổ luôn đƣợc chú trọng. Nhiều công trình nghiên cứu địa lý ứng dụng ở phạm vi quốc gia, vùng hay địa phƣơng dù mục đích chính là đánh giá tài nguyên hay khai thác tiềm năng lãnh thổ hay tổ chức lãnh thổ du lịch thì việc đánh giá tài nguyên đều là một bƣớc quan trọng trong đề tài nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc định hƣớng khai thác hợp lý theo lãnh thổ. Đối với Thừa Thiên - Huế, vấn đề đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh theo các điểm tài nguyên phục vụ phát triển du lịch chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống.
- 12 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm cơ sở cho việc đề xuất những định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch Thừa Thiên - Huế trong tƣơng lai. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TNDLNV, đánh giá TNDLNV và vận dụng vào địa bàn nghiên cứu; - Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch; - Phân tích thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Đề xuất định hƣớng phát triển không gian theo điểm, tuyến du lịch và những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH trong tƣơng lai. 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Về nội dung - Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế với tất cả các loại tài nguyên, gồm các di tích lịch sử - văn hóa; các lễ hội; các đối tƣợng gắn với dân tộc học; các làng nghề truyền thống; các đối tƣợng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. - Đối tƣợng đánh giá bằng phƣơng pháp thang điểm tổng hợp của đề tài là các điểm tài nguyên có vị trí cố định trong không gian. Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài nguyên, nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống đặc trƣng gắn liền với vùng đất Thừa Thiên - Huế, đề tài lựa chọn các điểm tài nguyên đƣa vào đánh giá theo thang điểm tổng hợp, bao gồm:
- 13 + Các di tích lịch sử - văn hóa: Đề tài đánh giá tất cả di tích đƣợc xếp hạng các cấp. + Các làng nghề truyền thống: Đề tài đánh giá những làng nghề truyền thống có định hƣớng phát triển phục vụ du lịch, nằm trong Đề án “Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và một số làng nghề truyền thống hiện đang thu hút du khách. + Các lễ hội, đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tƣợng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: đề tài đƣa vào đánh giá những tài nguyên có sức thu hút với khách du lịch. - Các điểm tài nguyên du lịch nhân văn có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác từ mức trung bình trở lên mới đƣa vào xây dựng định hƣớng khai thác theo điểm, tuyến du lịch. 4.2. Về không gian Đề tài phân tích khái quát tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn phân bố trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời xây dựng định hƣớng khai thác TNDLNV không chỉ trong phạm vi không gian của tỉnh mà còn gắn với tài nguyên các tỉnh lân cận. 4.3. Về thời gian Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và khai thác TNDLNV tỉnh TTH trong giai đoạn 2000 - 2013 và đề xuất định hƣớng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đến năm 2030. 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp thể hiện qua sự nhìn nhận đối tƣợng nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, xem chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật của nhiều yếu tố cấu thành. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm nhiều nội dung có quan hệ mật thiết với nhau nhƣ kiến trúc, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, Việc nghiên cứu TNDLNV phải đƣợc xem xét tổng hợp trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện
- 14 các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá thành phần, cũng nhƣ mối quan hệ với các loại tài nguyên khác trong cùng một lãnh thổ du lịch. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Tài nguyên du lịch nhân văn là một phần quan trọng trong phân hệ tài nguyên của hệ thống lãnh thổ du lịch. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thƣờng tồn tại, phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong từng phân hệ, cũng nhƣ giữa các phân hệ với nhau trong cùng một hệ thống và môi trƣờng xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn nói chung, các điểm tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng phải đặt trong mối quan hệ với các điểm du lịch nhân văn khác và với tài nguyên du lịch tự nhiên cũng nhƣ các bộ phận hợp thành hệ thống lãnh thổ du lịch. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Đối tƣợng nghiên cứu phân bố trên một phạm vi không gian nhất định với những đặc trƣng lãnh thổ riêng. Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn đặt trong quan điểm lãnh thổ để rút ra những đặc điểm riêng của tài nguyên so với các vùng lãnh thổ khác, đồng thời, làm rõ tính phân hóa không gian trong phân bố của tài nguyên du lịch nhân văn TTH. Chính sự phân hóa này sẽ quy định việc phân bố không gian của việc tổ chức lãnh thổ du lịch. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các đối tƣợng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển, nói cách khác chúng thƣờng xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. Tài nguyên du lịch nhân văn tồn tại trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan. Đặc điểm của mỗi tài nguyên hay của một hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là bất biến nên những đánh giá về chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Vì vậy, đánh giá TNDLNV phục vụ du lịch cần thiết phải có những phân tích về lịch sử hình thành, khai thác, bảo tồn trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ những nhận định về xu hƣớng phát triển của đối tƣợng trong tƣơng lai làm cơ sở cho những định hƣớng khai thác tài nguyên cũng nhƣ lãnh thổ du lịch. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững hiện đã trở thành xu hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch của các quốc gia trong thế kỷ XXI. Phát triển
- 15 bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của những thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững phải bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên đúng mức. Quan điểm này sẽ chi phối việc đề xuất định hƣớng và các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho các hoạt động du lịch không làm tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của các tài nguyên. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Khung nghiên cứu Đề tài đánh giá khả năng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ cho việc phát triển du lịch với các nội dung nghiên cứu đƣợc thể hiện qua hình sau: Tổng quan về lý luận và thực tiễn TNDLNV và đánh giá TNDLNV Quy trình đánh giá TNDLNV Tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu Điểm mỗi bậc và xác Đánh giá và phân hạng đánh giá định trọng số - QHTT phát triển du Kết quả đánh giá - Qua hoạt động của lịch Việt Nam và BTB TNDLNVở tỉnh Thừa Thực Cơ cơ quan - QHTT phát triển Thiên - Huế trạng sở quản lý KTXH và du lịch TTH khai định nhà nước - Thành tựu, hạn chế thác hƣớng và công ty ngành du lịch TTH TNDLNV khai Định hƣớng khai thác du lịch - Thuận lợi, khó khăn tỉnh thác TNDLNV ở tỉnh Thừa - Qua cảm trong khai thác TTH TNDLNV ở TTH Thiên - Huế nhận của du khách Định hƣớng khai thác các Định hƣớng khai Định hƣớng tổng quát điểm TNDLNV thác theo tuyến Giải pháp Giải pháp Giải Giải Giải pháp Giải pháp Giải Liên kết cơ chế, pháp pháp bảo tồn bảo vệ môi pháp ứng và hợp tác chính sách về xúc và phát trƣờng và dụng trong khai gắn với khai vốn tiến, huy giá phát triển khoa học thác thác đầu quảng trị tài bền vững công TNDLNV TNDLNV tƣ bá nguyên nghệ Hình 0.1. Khung nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
- 16 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến hầu nhƣ trong tất cả các nghiên cứu. Vận dụng phƣơng pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc kiểm nghiệm, công nhận, giúp tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu. Các tài liệu thứ cấp liên quan đến TNDLNV, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã giúp tác giả tổng quan đƣợc các vấn đề lý luận và khung nghiên cứu cho đề tài. Các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành, các viện, trung tâm nghiên cứu, công ty du lịch, còn giúp tác giả có hiểu biết sâu hơn về tình hình phát triển du lịch của tỉnh và thực trạng khai thác TNDLNV. Trong đề tài, tác giả cố gắng đối chiếu các tài liệu thuộc các nguồn khác nhau, sắp xếp, hệ thống hóa, tìm ra logic cho luận án. 5.2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Để thu thập số liệu sơ cấp về cảm nhận của du khách đối với hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học, bằng bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc đối với du khách ở Huế. Mức độ cảm nhận của du khách đƣợc ƣớc lƣợng bằng thang đo 5 cấp độ của Likert với 1 - Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không hài lòng, 2 - Không đồng ý/không hài lòng, 3 - Bình thƣờng, 4 - Đồng ý/Hài lòng, 5 - Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng. Căn cứ vào giá trị nổi bật của tài nguyên và thực trạng khai thác các điểm du lịch nhân văn hiện nay ở TTH, tác giả tập trung vào khảo sát cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch là các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH), các làng nghề truyền thống (LNTT) và một số công trình văn hóa đƣợc khai thác cho hoạt động du lịch. Bảng hỏi và nội dung phỏng vấn đƣợc thiết kế riêng cho 2 nhóm tài nguyên du lịch là các điểm du lịch di tích lịch sử - văn hóa và các công trình văn hóa (gọi tắt là nhóm di tích – công trình văn hóa) và các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Cấu trúc của bảng hỏi gồm 3 phần: Thông tin chuyến đi, cảm nhận của du khách và thông tin cơ bản với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở; trong quá trình phỏng vấn kết hợp với việc quan sát, trao đổi về các vấn đề có liên quan. Du khách đƣợc hỏi
- 17 cảm nhận về các yếu tố lịch sử, văn hóa của tài nguyên; các yếu tố môi trƣờng và các dịch vụ bỗ trợ mà du khách có thể sử dụng khi đến các điểm du lịch (Phụ lục 10). Địa điểm khảo sát đƣợc lựa chọn là những điểm thu hút khách tham quan khi đến TTH. Để việc điều tra diễn ra một cách khách quan, khoa học và số mẫu điều tra đó có thể đại diện cho tổng thể, đối tƣợng tiến hành điều tra đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên và không lặp. Trên cơ sở chọn mẫu phân tổ và phi xác xuất, số lƣợng mẫu đƣợc điều tra là 170 mẫu cho hai đối tƣợng khách quốc tế và khách nội địa. Dựa vào tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa ở TTH, phân tổ cho hai đối tƣợng này 110 mẫu khách nội địa và 60 mẫu khách quốc tế; trong mỗi nhóm, tiến hành lấy mẫu phi xác suất để đủ số mẫu theo quy định. Phân bổ phiếu của khách nội địa là 80 mẫu điều tra với điểm du lịch di tích – công trình văn hóa và 30 mẫu điều tra với điểm du lịch làng nghề thủ công truyền thống; phân bổ phiếu tƣơng ứng với khách quốc tế là 30/30. 5.2.2.3. Phương pháp chuyên gia Phƣơng pháp chuyên gia có ƣu điểm rất lớn trong việc sử dụng để đánh giá các nội dung thiên về định tính, kiểm nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đƣa ra các kết luận có tính khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cố gắng trao đổi, xin ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia về xác định các tiêu chí và trọng số các tiêu chí đánh giá TNDLNV. Chuyên gia gồm 6 nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về du lịch Thừa Thiên - Huế và phƣơng pháp AHP, 3 chuyên gia là lãnh đạo các bộ phận, cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và hoạt động du lịch Thừa Thiên - Huế, 3 chuyên gia là nhà quản lý, điều hành các công ty du lịch. Lý lịch khoa học của các chuyên gia đƣợc trình bày ở Phụ lục 2. * Tính điểm trung bình Điểm trung bình cho các chỉ tiêu chuyên gia đƣợc tính theo công thức sau: Trong đó: - Cij điểm chuyên gia i đánh giá mục tiêu j 1 n C C j ij - nj là số chuyên gia tham gia cho điểm mục tiêu j n j i 1 - i = 1,n (n: chuyên gia); j = 1,m (mục tiêu) * Xử lý ý kiến bất đồng các chuyên gia Khi thu thập ý kiến chuyên gia, trong một số vấn đề phát sinh ý kiến không đồng nhất, vì vậy, cần phải kiểm định để có biện pháp xử lý sự bất đồng nếu có.
- 18 - Đối với các vấn đề mang tính định lượng: Để xem xét sự bất đồng của các chuyên gia đối với các vấn đề mang tính định lƣợng đề tài áp dụng công thức tính hệ số biến thiên CV (coefficient of variation) Trong đó: S: Độ lệch chuẩn S CV *100% X X: Giá trị bình quân Nếu CV lớn có nghĩa là có sự bất đồng ý kiến và nhƣ vậy đề tài sẽ xem xét để loại bỏ các ý kiến các biệt lớn. - Đối với các vấn đề mang tính định tính: ý kiến đƣợc lấy khi có tổng số chuyên gia đồng ý trên 50%. 5.2.2.4. Phương pháp thống kê Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, với việc sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, đó là phân tích định tính và phân tích định lƣợng. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu thống kê về số lƣợng khách, doanh thu về tình hình phát triển du lịch của TTH và tình hình hoạt động ở một số điểm tài nguyên du lịch nhân văn. Đề tài cũng sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 để xử lý các thông tin từ phiếu điều tra của du khách. Đồng thời, đề tài sử dụng mô hình phân cấp thứ bậc hay mô hình trọng số AHP (Analytic Hierachy Process) để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Phƣơng pháp này thông qua phân tích tƣơng quan hồi quy giữa các tiêu chí nhằm xác định trọng số của các tiêu chí ảnh hƣởng đến khả năng khai thác của các điểm TNDLNV cho việc khai thác phát triển du lịch. Sau khi xác định tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH, để tính toán trọng số của tiêu chí theo mô hình AHP, các bƣớc tiến hành nhƣ sau: - Bƣớc 1: Thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ƣu tiên của các tiêu chí. - Bƣớc 2: Thiết lập ma trận so sánh theo cặp tiêu chí đánh giá. Đây là ma trận nghịch đảo với sự so sánh cặp: nếu tiêu chí i so sánh với tiêu chí j có một giá trị aij thì khi j so sánh với i sẽ có giá trị nghịch đảo là 1/aij, nếu tiêu chí so sánh với chính nó sẽ bằng 1. - Bƣớc 3: Tính toán trọng số các tiêu chí bằng cách lấy giá trị của mỗi cặp chia cho tổng mỗi cột trong ma trận. Chuẩn hóa các giá trị để có đƣợc trọng số của tiêu chí bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng.
- 19 - Bƣớc 4: Tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bƣớc 1, 2, 3. 5.2.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là một phƣơng pháp truyền thống của địa lý học đƣợc sử dụng để khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin chính xác ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời bổ sung các tài liệu còn thiếu và kiểm chứng các dữ liệu đã có và kết quả nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa các điểm TNDLVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, theo các giai đoạn: Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình khai thác TNDLNV để xác định đối tƣợng đánh giá và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh TTH. Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo các tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên du lịch nhân văn thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng vì nhiều dữ liệu đầu vào của phƣơng pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp nhƣ khả năng tiếp cận, mức độ bảo tồn, mức độ hấp dẫn, đƣợc thu thập và kiểm chứng trên thực địa. Giai đoạn 3: Sau khi có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của các điểm tài nguyên du lịch nhân văn, phƣơng pháp thực địa giúp xác tín lại kết quả nghiên cứu (những trƣờng hợp có nghi vấn) 5.2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT SWOT là từ viết tắt của S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phƣơng pháp phân tích cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội, dọa) để đƣa ra các định hƣớng phát triển cho đối tƣợng nghiên cứu theo bốn loại chiến lƣợc sau: điểm mạnh - cơ hội (SO), điểm mạnh - đe dọa (ST), điểm yếu – cơ hội (WO), điểm yếu - đe dọa (WT). Bằng công cụ SWOT, đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của hoạt động khai thác TNDLNV tỉnh TTH để xác định các điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa và những kết hợp làm cơ sở cho việc xây dựng định hƣớng và giải pháp khai thác hiệu quả TNDLNV phục vụ phát triển du lịch tỉnh TTH. 5.2.2.7. Phương pháp bản đồ - GIS Việc kết hợp phƣơng pháp bản đồ và GIS trong nghiên cứu đề tài là rất cần
- 20 thiết và mang lại hiệu quả cao. Các bản đồ trong đề tài đƣợc dùng làm công cụ chủ yếu để phân tích lãnh thổ, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thiết kế tuyến du lịch, phân tích mối quan hệ giữa các điểm du lịch với nhau. Đề tài sử dụng hệ thống bản đồ đã có nhƣ bản đồ hành chính để thu thập thông tin ban đầu về các đơn vị hành chính của tỉnh. Các lớp thông tin nền đƣợc sử dụng để xây dựng các bản đồ khác nhƣ bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn, bản đồ định hƣớng tuyến du lịch, dƣới sự trợ giúp của phần mềm mapinfor. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá TNDLNV, trên cơ sở đó, đề tài đã hình thành quy trình, khung lý thuyết đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. - Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. - Làm nổi bật các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và sự phân hóa theo không gian của tài nguyên; nhận diện khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hƣớng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch hợp lý hơn. - Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dƣới các góc độ khác nhau cơ quan quản lý nhà nƣớc (quản lý ngành), công ty du lịch và du khách - Đề xuất đƣợc một số định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn về mặt lãnh thổ và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế đến năm 2030. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Chƣơng 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- 21 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Du lịch và khách du lịch a. Du lịch Du lịch là hoạt động gắn liền với sự di chuyển của con ngƣời từ nơi này qua nơi khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến trong đời sống của con ngƣời. Dƣới mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi tác giả có một cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1991): “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác” [115]. Trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thƣờng và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [81]. Theo quy định của Luật Du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [55; Điều 4, khoản 1]. Nhƣ vậy, dù còn đôi chỗ khác biệt trong quan niệm về du lịch, chƣa có sự thống nhất về ngữ nghĩa, nhƣng nhìn chung du lịch là cuộc hành trình và lƣu trú tạm thời của con ngƣời bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ để nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, Mặt khác, du lịch đƣợc hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh, phục vụ vận chuyển, ăn uống, tham quan, lƣu trú Ở Việt nam hiện nay, khái niệm về du lịch đƣợc trình bày trong Luật Du lịch đƣợc thừa nhận và sử dụng rộng rãi. b. Khách du lịch Khách du lịch là ngƣời thực hiện các chuyến đi và là đối tƣợng phục vụ của
- 22 hoạt động du lịch. Nhiều khái niệm về khách du lịch đƣợc đƣa ra không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, các khái niệm đều dựa vào 3 khía cạnh gồm mục đích chuyến đi, thời gian chuyến đi và không gian của chuyến đi. Các tổ chức quốc tế có liên quan nghiên cứu nhiều về khái niệm khách du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu và so sánh quốc tế. Theo “Các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch năm 2008” (IRTS) của WTO đƣợc Ủy ban thống kê Liên hợp quốc (UNSC) sử dụng cho rằng: Khách du lịch (Visistor) là ngƣời tham gia chuyến đi đến địa điểm bên ngoài môi trƣờng sống thƣờng xuyên của họ, trong thời gian ít hơn 1 năm cho mục đích kinh doanh, nghỉ ngơi hoặc mục đích cá nhân khác không bao gồm việc làm thêm để nhận thu nhập ở quốc gia đến thăm [119, tr.10]. Khách du lịch quốc tế (International visistor) là ngƣời thực hiện chuyến du lịch ra khỏi phạm vi ranh giới quốc gia để đến một quốc gia khác, bao gồm: - Khách du lịch quốc tế đến (Inbound visistor) gồm những ngƣời nƣớc ngoài đến một quốc gia khác để du lịch. - Khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound visistor) gồm những ngƣời dân của một quốc gia đi du lịch ra nƣớc ngoài. Khách du lịch nội địa (Domestic visistor) gồm những ngƣời đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia họ đang sống. [119, tr.16] Ở Việt Nam, theo khoản 2, điều 4 của Luật Du lịch (2005) thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [55, tr.10]. Theo điều 34 của Luật: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [55, tr.33]. 1.1.1.2. Loại hình và sản phẩm du lịch a. Loại hình du lịch Loại hình du lịch đƣợc hiểu “là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch
- 23 tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó” [31, tr64]. Nhƣ vậy, khái niệm loại hình du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu là sự gộp nhóm của nhiều loại hình du lịch cụ thể. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay nhƣ: - Du lịch tham quan là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tƣợng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là TNDLNV nhƣ di tích, công trình dƣơng đại - Du lịch nghỉ dƣỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con ngƣời sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm nghỉ dƣỡng thƣờng là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan đẹp nhƣ các bãi biển, vùng núi, vùng quê, - Du lịch tôn giáo là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của ngƣời dị giáo. Điểm đến của các luồng khách này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa, - Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho du khách. Địa điểm là những khu an dƣỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nƣớc khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp. Đặc điểm của loại hình du lịch này là thời gian lƣu trú của khách dài và nhu cầu du lịch ít có tính thời vụ. - Du lịch văn hóa: Theo quy định tại điều 4, Luật Du lịch (2005) thì “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [55, tr.12]. Đây là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến du lịch để tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán của đất nƣớc đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các viện bảo tàng, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề, các liên hoan nghệ thuật, liên hoan phim, âm nhạc - Du lịch sinh thái: Theo Luật Du lịch (2005), du lịch sinh thái “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [55, tr12]. Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên, đến các nơi còn hoang sơ, phong cảnh
- 24 đẹp để tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa của khách du lịch. Địa điểm tổ chức hoạt động này thƣờng là các vƣờn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các làng, bản văn hóa b. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một cơ sở, một địa phƣơng nào đó. Theo Luật Du lịch (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [55, tr.12] Nhƣ vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phƣơng tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo đó, các bộ phậm tạo thành sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên du lịch cùng với các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Các dịch vụ du lịch chủ yếu cần thiết để có thể tạo thành sản phẩm du lịch nhƣ dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm 1.1.1.3. Tài nguyên du lịch Du lịch là ngành có tính định hƣớng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên du lịch là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nó vừa là một phân hệ riêng trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch, vừa là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch và các cấp phân vị khác trong hệ thống. Theo Pirojnik (1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế - kỹ thuật cho phép, chúng được sử dụng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [dẫn theo 90, tr.31]. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010) thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững” [90, tr.31].
- 25 Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại chƣơng I, điều 4 quy định “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [55, tr.11]. Đồng thời, điều 13 cũng ghi rõ: “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác” [55, tr.19]. Nhƣ vậy, cách tiếp cận tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhƣng về cơ bản có các điểm chung: - Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con ngƣời tạo ra có khả năng phục vụ mục đích du lịch. Bởi vì, không phải tất cả tổng thể tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, đều có thể khai thác cho mục đích du lịch, có khả năng thu hút khách du lịch. Điều làm cho nó trở thành tài nguyên du lịch đó chính là những tính chất, đặc điểm, những giá trị về thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử, văn hóa, tâm linh, của các thành tạo tự nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay khối óc con ngƣời tạo nên có sức hấp dẫn đối với du khách. - Tài nguyên du lịch bao gồm những tài nguyên đã và đang khai thác, và những tài nguyên chƣa khai thác, còn tồn tại dƣới dạng tiềm năng. Tóm lại, tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế, tài nguyên du lịch một lãnh thổ càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai thác hoạt động du lịch càng cao. 1.1.1.4. Điểm tài nguyên và điểm du lịch Về mặt lãnh thổ, điểm tài nguyên và điểm du lịch thƣờng có quy mô nhỏ, phân bố trong một phạm vi không gian nhất định. Điểm tài nguyên đƣợc hiểu là nơi có một hoặc một vài loại tài nguyên du lịch có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch. Điểm du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [55, tr.11]. Nhƣ vậy, nếu xét dƣới góc độ tiến trình vận động, điểm du lịch là nơi đã có tổ chức khai thác phục vụ mục đích du lịch. Điểm tài nguyên có thể chƣa phải là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm du lịch khi có hoạt động tổ chức khai thác.
- 26 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.2.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con ngƣời sáng tạo ra. Theo quan điểm chung đƣợc chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng nhƣ tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra đều đƣợc coi là những sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những TNDLNV mà chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới đƣợc coi là TNDLNV. Hay nói cách khác, những TNDLNV cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các TNDLNV, khách du lịch có thể hiểu đƣợc những đặc trƣng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phƣơng nơi mình đến. Theo Điều 13 của Luật Du lịch (2005):“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [55, tr.19]. Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. 1.1.2.2. Đặc điểm Tài nguyên du lịch nhân văn có một số đặc điểm chủ yếu sau: - Mang tính phổ biến Cho đến nay dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, song hầu hết các ý kiến đều thừa nhận văn hóa là những sản phẩm sáng tạo của con ngƣời. Nhƣ vậy ở đâu có con ngƣời, ở đó có các sáng tạo văn hóa. Sinh hoạt bao trùm toàn bộ hoạt động của con ngƣời, và bởi vì sinh hoạt là thuộc tính của bất cứ dân tộc nào, nên dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ khác nhau về trình độ. Suy rộng ra, TNDLNV là thuộc tính của tất cả các dân tộc, các quốc gia vì vậy nó mang tính phổ biến. - Mang những giá trị đặc sắc riêng Điều kiện và đặc điểm của môi trƣờng sống là những yếu tố chi phối, nuôi dƣỡng việc hình thành đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa ở mỗi vùng
- 27 miền. Vì điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia không giống nhau nên TNDLNV ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đơn thuần chỉ để chiêm ngƣỡng. Vì những đặc điểm riêng, đặc sắc của TNDLNV góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng của mỗi quốc gia, vùng miền. Lúc nào bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc còn đƣợc giữ gìn, bảo vệ, lúc đó chúng còn giá trị khai thác phục vụ du lịch. Do vậy, trong quá trình khai thác TNDLNV cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên. - Rất phong phú và đa dạng Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của con ngƣời, gắn liền với sinh hoạt, đời sống và sự phát triển của nhân loại. TNDLNV bao gồm cả tài nguyên dƣới dạng vật thể lẫn tài nguyên phi vật thể, hoặc kết hợp cả hai dạng trên. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch văn hóa. - Mang những giá trị hữu hình và vô hình Đây có thể đƣợc xem là một trong những đặc điểm quan trọng của TNDLNV. Trong thực tế, tài nguyên là phƣơng tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch và đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của TNDLNV thì chƣa đầy đủ bởi ngoài yếu tố hữu hình thì giá trị của tài nguyên còn đƣợc đóng góp bởi các yếu tố “vô hình”. Các giá trị vô hình này đƣợc khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) - một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của TNDLNV nhiều khi còn đƣợc thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo, ) mà khách du lịch cảm nhận đƣợc, ngƣỡng mộ và mong muốn đƣợc đến tận nơi để thƣởng thức. - Thời gian khai thác khác nhau Thời gian khai thác TNDLNV đƣợc hiểu theo hai nghĩa là thời lƣợng và mùa vụ. Các TNDLNV có thời gian khai thác rất khác nhau phụ thuộc vào loại tài nguyên và phƣơng thức khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.
- 28 Theo thời lƣợng khai thác, những TNDLNV mà hoạt động du lịch đƣợc tổ chức bên trong công trình thì gần nhƣ ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có khả năng khai thác quanh năm nhƣ tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trong khi những TNDLNV mà hoạt động du lịch đƣợc tổ chức ngoài trời thì việc khai thác chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố thời tiết, khí hậu, ví dụ nhƣ tham quan cầu ngói Thanh Toàn, Theo mùa vụ, những TNDLNV gắn liền với sinh hoạt và đời sống con ngƣời nhƣ các lễ hội, các hoạt động sản xuất, các sự kiện văn hóa nên tính mùa vụ trong khai thác du lịch rất rõ nét, ví dụ nhƣ lễ hội điện Hòn Chén, - Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của con ngƣời tạo nên. Vì vậy, con ngƣời có thể tái tạo, thay đổi và tạo mới cùng với sự phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là những di tích lịch sử văn hóa do đã hình thành từ lâu, nên rất dễ bị tổn thƣơng bởi các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con ngƣời. Vì vậy, cần sự bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích để lƣu giữ cho thế hệ mai sau. Đồng thời, trong quá trình phát triển, với sự sáng tạo không ngừng của con ngƣời, nhiều công trình, giá trị văn hóa có thể thay đổi hoặc tạo mới. Do vậy, trong hoạt động khai thác TNDLNV để phục vụ du lịch, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích, công trình kiến trúc nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch. Ở chừng mực nào đó, sức thu hút, hấp dẫn của TNDLNV đối với du khách phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Mặt khác, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị TNDLNV không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động du lịch, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, góp phần duy trì các đặc điểm văn hóa, các giá trị truyền thống của đất nƣớc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. - Mang tính tập trung dễ tiếp cận Các TNDLNV thƣờng gắn liền với con ngƣời và tập trung ở các điểm quần cƣ, bởi nó đƣợc sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra. Chính vì vậy, các TNDLNV mang tính tập trung dễ tiếp cận nên đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên, đồng thời tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên,
- 29 do phân bố tập trung trong các khu dân cƣ nên cũng dễ chịu những tác động của con ngƣời và nếu không quản lý tốt thì các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị xâm hại. - Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng Trong hoạt động du lịch, những TNDLNV có tác dụng nhận thức trực tiếp và rõ ràng hơn so với tài nguyên tự nhiên. Để đến với một sản phẩm du lịch văn hoá, du khách thƣờng có ý niệm trƣớc về sản phẩm này và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm những đặc điểm văn hóa của nơi đến. Mục đích tiếp cận ban đầu với hai đối tƣợng là tài nguyên tự nhiên và TNDLNV cũng khác nhau. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, mục đích ban đầu bao giờ cũng mang tính nhận thức. Bằng hành vi tiếp xúc trực tiếp với những tài nguyên, du khách mong muốn kiểm chứng lại những nhận thức của mình về các tài nguyên đó, nhờ vậy làm giàu thêm kiến thức của mình. 1.1.2.3. Phân loại Tùy quan điểm nghiên cứu, các tác giả có những hệ thống phân loại tài nguyên du lịch nhân văn khác nhau. Trong luận án này, trên cơ sở phân loại của Luật Du lịch [55] và Luật Di sản văn hóa [54], đồng thời tham khảo kết quả phân loại của 2 tác giả Nguyễn Thị Minh Tuệ [90] và Phạm Trung Lƣơng [47], tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại sau: a. Các di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá đƣợc hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phƣơng và các quốc gia. Nó là bằng chứng xác thực, trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nƣớc, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ và tài năng của con ngƣời. Theo khoản 3, điều 4 của Luật Di sản văn hóa (2001) thì “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học” [54]. Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng nhiều nội dung và đặc điểm riêng. Theo điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001) di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là di tích) [54] và điều 13 của Nghị định 92 quy định chi tiết thi hành một số
- 30 điều của Luật Di sản văn hóa (2002) thì di tích đƣợc phân loại nhƣ sau: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử (di tích lƣu niệm sự kiện, di tích lƣu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh [20]. - Di tích khảo cổ Di tích khảo cổ là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt đất, trong lòng đất hoặc dƣới nƣớc mà ở đó lƣu giữ những di vật, vết tích tồn tại có liên quan tới quá trình tồn tại và phát triển của một tộc ngƣời, một cộng đồng cƣ dân ở những thời điểm xa xƣa của lịch sử. Di tích khảo cổ còn đƣợc gọi là di chỉ khảo cổ, nó đƣợc phân thành di chỉ cƣ trú và di chỉ mộ táng. Trong đó các di chỉ cƣ trú có thể là những di chỉ hang động, hoặc di chỉ cƣ trú ngoài trời. Ngoài ra, các di tích khảo cổ còn có thể là những công trình kiến trúc cổ, thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị đắm - Di tích lịch sử Di tích lịch sử (DTLS) là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên quan đến các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của một dân tộc, quốc gia. Loại hình DTLS thƣờng bao gồm: Các di tích ghi dấu sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của quân và dân ta, các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh, các di tích lƣu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ, - Di tích kiến trúc nghệ thuật Các di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị về kỹ thuật xây dựng cũng nhƣ về mỹ thuật trang trí, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, cùng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể chứa đựng bên trong di tích. Nó đƣợc tạo dựng để phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo - tín ngƣỡng, văn hóa - xã hội của các tầng lớp nhân dân. Di tích kiến trúc nghệ thuật phản ánh trình độ và những điều kiện của các cá nhân, cộng đồng dân cƣ trong những thời điểm nhất định của lịch sử. Đồng thời, các di tích còn phản tâm tƣ, tình cảm, ƣớc vọng của tầng lớp nhân dân thông qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa, Đây là những di tích quan trọng mang những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho sức sáng tạo của con ngƣời.
- 31 Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc [52], DTKTNT bao gồm: Nhóm di tích tôn giáo, tín ngƣỡng và nhóm di tích kiến trúc quân sự và nhóm di tích kiến trúc dân sự. + Nhóm di tích tôn giáo, tín ngƣỡng bao gồm di tích đình làng, di tích chùa tháp Phật giáo, di tích gắn với Nho giáo, di tích gắn với Đạo giáo, di tích đền thờ, di tích nhà thờ và di tích gắn với các tín ngƣỡng dân gian truyền thống. + Nhóm di tích kiến trúc quân sự gồm di tích thành lũy quân sự - kinh đô cổ và di tích trấn thành, tỉnh thành, đồn binh, chiến lũy quân sự cổ. + Nhóm di tích kiến trúc dân sự gồm di tích cung điện, dinh thự, di tích kiến trúc Chămpa, di tích kiến trúc làng cổ, di tích phố cổ, di tích nhà cổ, di tích lăng mộ. - Danh lam thắng cảnh Theo điều khoản 4, điều 4, Luật Di sản văn hóa (2001): “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học” [54]. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn có giá trị nhân văn do con ngƣời tạo nên. Vì vậy, chúng có giá trị cao đối với hoạt động du lịch. b. Các lễ hội Trong các loại TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. - Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ): Có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng. Nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội. Tuỳ theo tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Phần lễ mở đầu có thể mang tính tƣởng niệm lịch sử, hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hƣởng đến sự phát triển của xã hội. Phần lễ cũng có thể là nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- 32 - Phần hội: Là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn, mang bản sắc văn hoá dân gian. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhƣng phạm vi nội dung của nó thƣờng không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn đƣợc bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên những nơi nào bảo tồn và phát triển đƣợc những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách. c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cƣ trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cƣ trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục dân tộc, âm nhạc, d. Làng nghề truyền thống Theo phần I, Thông tƣ 116/2006/TT-BNN [10] của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quy định: - Nghề truyền thống là nghề đã đƣợc hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. - Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời. Nhƣ vậy, hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề truyền thống (LNTT) là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập. Các sản phẩm của LNTT là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các LNTT đã trở thành đối tƣợng của hoạt động du lịch, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lƣu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa, nghệ thuật). Những sản phẩm
- 33 này luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh đất nƣớc. e. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác Những đối tƣợng văn hoá nhƣ các trung tâm khoa học, các trƣờng đại học, các thƣ viện lớn, bảo tàng, công trình văn hóa đặc sắc đều có sức hấp dẫn lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế cũng là đối tƣợng hấp dẫn khách du lịch. Thông thƣờng những đối tƣợng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch. * Cùng với việc phân chia tài nguyên du lịch nhân văn thành 5 nhóm theo loại hình nhƣ trên, tài nguyên du lịch nhân văn còn đƣợc các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng công nhận danh hiệu tƣơng xứng với cấp giá trị, cụ thể nhƣ sau: - Cấp thế giới: những tài nguyên đƣợc Hội đồng di sản thế giới của UNESSCO công nhận danh hiệu di sản thế giới (di sản văn hóa và di sản hỗn hợp) và những tài nguyên nhận đƣợc các danh hiệu của UNESSCO (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tƣ liệu thế giới, ) [117], [118] - Các danh hiệu trong nƣớc: những tài nguyên đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận danh hiệu, bao gồm: cấp quốc gia đặc biệt (do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định xếp hạng), cấp quốc gia (do Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng), cấp tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng) [20], [21], [56]. Trong quá trình đánh giá, các tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc xem xét đồng thời vừa theo loại hình vừa theo cấp xếp hạng. 1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Đánh giá các TNDLNV phục vụ phát triển du lịch là một việc rất khó khăn và phức tạp vì bản thân việc đánh giá có liên quan tới con ngƣời với những yêu cầu, sở thích, đặc điểm về tâm lý, sinh lý rất khác nhau, liên quan tới các đặc điểm của tài nguyên, các điều kiện kỹ thuật rất đa dạng và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- 34 a. Hướng đánh giá . Đánh giá định tính Đƣợc hiểu là những nhận định về đặc điểm, tính chất của đối tƣợng, của lãnh thổ nghiên cứu nhằm phục vụ cho một mục tiêu sử dụng nào đó. Với mục tiêu đã xác định của đề tài, đánh giá định tính tài nguyên du lịch nhân văn nhằm trả lời câu hỏi: nhiều hay ít, có giá trị cao hay thấp, phân bố tập trung hay phân tán, phù hợp hay không, thuận lợi hay không cho các loại hình, các hoạt động du lịch. . Đánh giá định lượng Đánh giá định lƣợng chủ yếu là qui về các chỉ tiêu hoặc cho điểm đối tƣợng đƣợc đánh giá theo những mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá định lƣợng do vậy khắc phục đƣợc phần nào tính chủ quan trong đánh giá định tính. Về mặt lý luận, đánh giá định tính và đánh giá định lƣợng cần phải đồng thời vận dụng trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác, trên thực tế không phải lúc nào cũng đầy đủ số liệu thống kê và có thể bao quát hết các vấn đề nên đánh giá định tính vẫn còn những giá trị đích thực của nó. b. Quy trình đánh giá Việc đánh giá tổng hợp TNDLNV phục vụ phát triển du lịch đƣợc tiến hành theo các bƣớc theo sơ đồ sau: Bƣớc 1: Chọn các tiêu chí đánh giá Bƣớc 2: Xác định các bậc của từng tiêu chí Bƣớc 3: Xác định chỉ tiêu mỗi bậc Bƣớc 4: XĐ điểm mỗi bậc và hệ số mỗi tiêu chí Đánh giá từng tiêu chí Bƣớc 5: Tính điểm mỗi tiêu chí Đánh giá tổng hợp Bƣớc 6: Điểm tổng hợp và phân hạng kết quả Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
- 35 - Xây dựng thang đánh giá là bƣớc quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá. Việc xây dựng thang đánh giá bao gồm các bƣớc rất quan trọng là: chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các bậc của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi bậc, cho điểm mỗi bậc, xác định hệ số tính điểm cho các tiêu chí. - Tiến hành đánh giá nhằm xác định đƣợc điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của các tiêu chí. - Đánh giá kết quả: căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể của mỗi tài nguyên để xác định khả năng khai thác của điểm tài nguyên cho hoạt động du lịch. 1.1.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn a. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDLNV trên thế giới và ở trong nước Tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc đánh giá tổng hợp thông qua việc lựa chọn các tiêu chí liên quan đến tài nguyên. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến vì đảm bảo tính bao quát trong nhận định khả năng khai thác hay khả năng khai thác của tài nguyên nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn các tiêu chí và phân cấp chỉ tiêu đánh giá có khác biệt giữa các các quốc gia, các công trình nghiên cứu. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn - Một quá trình đánh giá du lịch” (Linking Communities, Tourism and Conservation - A Tourism Assessment Process) nhóm tác giả đã đề xuất các tiêu chí đánh giá tiềm năng của các điểm tài nguyên gồm: Tính độc đáo của điểm tài nguyên; tính thẩm mỹ hoặc giá trị cảnh quan; đa dạng sinh học; giá trị văn hóa (gồm phong tục tập quán cổ truyền, các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống, lễ kỉ niệm truyền thống, điệu múa và âm nhạc); giá trị lịch sử (gồm tuổi, bảo tồn, tầm quan trọng (xếp hạng) của tài nguyên, giá trị kiến trúc, nghệ thuật, giá trị văn hóa, quy mô); sự khai thác và sử dụng; khả năng kiểm soát hoạt động du lịch tại điểm tham quan; khả năng tiếp cận điểm tài nguyên [103, tr29-31]. Trung tâm thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng, Trƣờng Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã đề xuất “Công cụ đánh giá và phát triển tài nguyên du lịch” trong đó việc đánh giá tài nguyên du lịch, gồm cả tự nhiên và nhân văn dựa trên 4
- 36 tiêu chí: Tính khác biệt, chất lƣợng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên và động lực cho du lịch của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Tính khác biệt của điểm tài nguyên so với các tài nguyên tƣơng tự khác trong khu vực dựa vào cấp giá trị của tài nguyên và khả năng thu hút khách. Chất lƣợng tổng thể của điểm tài nguyên đánh giá dựa vào cấu tạo vật lý (hình dáng bên ngoài), quá trình hoạt động, sự hài lòng của khách hàng và các thuộc tính khác của tài nguyên. Sức hấp dẫn đƣợc đo bằng khả năng thu hút lƣợng khách đến tham quan theo phạm vi địa lý của thị trƣờng khách (khách quốc tế, khách trong nƣớc, khách trong khu vực hay khách địa phƣơng). Động lực cho du lịch đƣợc xác định bởi việc lựa chọn một trong sáu lý do nổi bật nhất của điểm tài nguyên mà thu hút du khách đến tham quan [123]. Tác giả Liu Xiao của Trung Quốc đã sử dụng mô hình QEPP nghiên cứu tài nguyên du lịch của Bắc Kinh [128]. Mô hình QEPP là tên gọi viết tắt của bốn từ: Chất lƣợng, Môi trƣờng, Vị trí và Giá trị cộng đồng (Q: Quality, E: Environment, P: Position và P: Public Praise). Các tiêu chí đƣợc lựa chọn để đƣa vào đánh giá tài nguyên du lịch theo mô hình QEPP bao gồm: Cấp tài nguyên; mức độ phong phú của cảnh quan; diện tích khu vực; quy mô dân số đô thị trung tâm; khoảng cách đến trung tâm thành phố; mức độ tập trung tài nguyên; vị trí và giá trị cộng đồng. Trong mỗi tiêu chí cũng tiến hành phân bậc để đánh giá, tƣơng ứng mỗi bậc sẽ có một loại điểm. Giá trị của tài nguyên đƣợc tính bằng tổng số điểm của tất cả các tiêu chí đƣa vào đánh giá. Ở trong nƣớc, nhiều đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nói chung, trong đó có xây dựng chỉ tiêu đánh giá riêng cho TNDLNV cho một số tiêu chí nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc định hƣớng tổ chức không gian du lịch [3], [10], [69], [78], [80]. Với đề tài ”Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hóa”, tác giả Trần Đức Thanh [69, tr69-71] đã chia các tài nguyên du lịch gồm cả tự nhiên và nhân văn theo đơn vị hành chính cấp huyện để dễ dàng thống kê và so sánh. Đầu tiên, tác giả đánh giá từng tài nguyên du lịch theo 3 tiêu chí: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, diện tích tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch và khả năng khai thác du lịch. Điểm đánh giá của một tài nguyên là tổng điểm của 3 tiêu chí đánh giá nhân với hệ
- 37 số. Điểm hệ số của một tài nguyên du lịch là sự biểu hiện mức độ quan trọng khác nhau giữa các tài nguyên. Trên cơ sở đó, điểm tổng hợp cho tài nguyên du lịch của một đơn vị lãnh thổ đƣợc tính bằng tổng điểm đánh giá của tất cả tài nguyên của lãnh thổ nhân với điểm mật độ tài nguyên của lãnh thổ. Cùng hƣớng nghiên cứu vừa đánh giá tài nguyên, vừa xét sự phân hóa theo lãnh thổ, tác giả Đào Ngọc Cảnh [12, tr105-112] đã sử dụng 7 tiêu chí để đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang để làm căn cứ quan trọng đề ra các định hƣớng tổ chức lãnh thổ du lịch gồm: Độ hấp dẫn khách du lịch, thời gian khai thác vào hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật, độ bền vững (mức độ phá hủy) trƣớc các hoạt động du lịch, khả năng khai thác vào du lịch. Theo tác giả, độ hấp dẫn không chỉ căn cứ vào giá trị xếp hạng của tài nguyên, mà còn dựa vào khả năng thu hút khách. Đồng thời, tác giả tiến hành đánh giá tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện bằng cách xác định mật độ điểm trung bình thông qua tổng số điểm đánh giá tài nguyên và tổng diện tích lãnh thổ. Bùi Thị Thu [80] đã sử dụng 7 tiêu chí đánh giá riêng cho các điểm TNDLNV để tạo cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến điểm du lịch ở Quảng Trị gồm: Khả năng thu hút thị trƣờng khách; khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lỵ; khả năng tiếp cận tham quan du lịch; tính liên kết với các điểm du lịch khác; giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ của điểm du lịch; thời gian tham quan tại điểm du lịch; tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành. Đề tài “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [78], Đỗ Quốc Thông đã sử dụng 5 tiêu chí: tính hấp dẫn khách du lịch, CSHT&CSVCKT phục vụ du lịch, tính bền vững, vị trí và tính liên kết và sức chứa. Về sau, tác giả Nguyễn Lan Anh khi nghiên cứu “Phát triển du lịch Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [3] đã lựa chọn hai hệ thống tiêu chí đánh giá riêng cho điểm du lịch và điểm tài nguyên. Tác giả đã lựa chọn 3 tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên vùng phụ cận của Thái Nguyên gồm tính hấp dẫn khách du lịch, vị trí địa lí của điểm tài nguyên (tiêu chí này chia làm hai tiêu chí nhỏ: Vị trí điểm tài nguyên so với điểm du lịch điển hình gần nhất đang khai thác và vị trí của điểm tài nguyên so với trung tâm du lịch) và
- 38 mạng lƣới giao thông vận tải của điểm tài nguyên. Trên cơ sở kết quả đánh giá, đề tài đã xây dựng định hƣớng phát triển không gian du lịch của Thái Nguyên. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phần lớn đều chọn từ 5 - 7 tiêu chí cơ bản để đánh giá TNDLNV và phân cấp tiêu chí thành phần thành 4 cấp. Các tác giả hầu hết xác định hệ số 3, 2, 1 cho các tiêu chí theo ý kiến của ngƣời nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các công trình đã có. Tuy nhiên, một vài tiêu chí và sự phân cấp chỉ tiêu đánh giá còn có sự khác nhau giữa các tác giả. b. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDLNV vận dụng ở Thừa Thiên - Huế . Lựa chọn tiêu chí đánh giá Kế thừa ƣu điểm của những nghiên cứu trên, để phù hợp với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch đƣợc đánh giá theo 6 tiêu chí sau: * Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên du lịch nhân văn là tiêu chí quan trọng hàng đầu phản ánh khả năng khai thác cho hoạt động du lịch. Trƣớc tiên, độ hấp dẫn đƣợc phản ánh thông qua cấp xếp hạng giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa của tài nguyên. Thông thƣờng, điểm tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc xếp hạng càng cao thì độ hấp dẫn của nó càng lớn và càng có ý nghĩa trong thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, giá trị xếp hạng của tài nguyên không hoàn toàn trùng với giá trị cho khai thác du lịch mặc dù giữa chúng có mối quan hệ. Vậy nên, đối với những tài nguyên đã đƣợc xếp hạng thì ngoài giá trị xếp hạng, độ hấp dẫn của tài nguyên còn đƣợc đánh giá dựa vào mức độ nổi tiếng của nó đối với khách du lịch. Đối với các tài nguyên chƣa và không đƣợc xếp hạng thì độ hấp dẫn đƣợc đánh giá dựa vào mức độ nổi tiếng của tài nguyên. * Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tổ chức khai thác tài nguyên của nhà đầu tƣ và quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Tiêu chí này phản ánh khả năng du khách tiếp cận điểm tài nguyên du lịch một cách thuận lợi mà không gặp những trở ngại. Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên đƣợc đánh giá tổng hợp thông qua các chỉ tiêu thành phần: khoảng cách từ điểm tài
- 39 nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh, số loại phƣơng tiện giao thông, chất lƣợng đƣờng giao thông đến điểm tài nguyên và thời gian tiếp cận điểm tài nguyên. - Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh: có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy rằng có những vùng có tài nguyên du lịch thuận lợi song nếu đi du lịch với quãng đƣờng dài sẽ làm du khách mất nhiều thời gian di chuyển và làm giảm sức khỏe, nhất là đối với những ngƣời say xe, làm giảm sự hƣng phấn và hào hứng trong chuyến đi. - Số phương tiện giao thông thông dụng có thể vận chuyển khách du lịch đến các điểm tài nguyên càng nhiều thì càng tăng tính linh động trong việc tiếp cận điểm tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Đồng thời, phƣơng tiện giao thông cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. - Chất lượng đường giao thông là chỉ tiêu phản ánh yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận của điểm tài nguyên. Bên cạnh yếu tố khoảng cách, chất lƣợng đƣờng để đi đến điểm tài nguyên tốt hay xấu có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian và sự mệt mỏi cho du khách. Chất lƣợng đƣờng tốt tạo điều kiện thuận lợi và sự thoải mái cho khách du lịch. - Thời gian tiếp cận điểm tài nguyên không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, loại hình giao thông, phƣơng tiện giao thông và chất lƣợng đƣờng mà còn phụ thuộc vào tình hình giao thông và các yếu tố khách quan trong suốt quá trình di chuyển đến các điểm tài nguyên. Thời gian đi đƣờng dài hay ngắn sẽ ảnh hƣởng tốt hoặc xấu đến sự thuận lợi, thoải mái và lịch trình tham quan của du khách. * Tính liên kết Liên kết là tiêu chí quan trọng nhằm gia tăng sức hấp dẫn của điểm tài nguyên đối với du khách. Tính liên kết của điểm tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc xác định bởi số điểm tài nguyên và khoảng cách giữa các điểm trong một phạm vi không gian nhất định, cũng nhƣ mức độ tiện lợi cho việc liên kết đa dạng hóa sản phẩm du lịch hình thành tuyến du lịch. Vì tính liên kết có ý nghĩa quan trọng để tổ chức, định hƣớng khai thác tài nguyên theo lãnh thổ nên không chỉ điểm TNDLNV mà cả điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đều đƣợc sử dụng để đánh giá cho tiêu chí này. * Mức độ bảo tồn Mức độ bảo tồn của tài nguyên du lịch nhân văn nói lên tính nguyên vẹn, trƣờng tồn và gìn giữ các giá trị tinh hoa của tài nguyên trƣớc áp lực của hoạt động
- 40 du lịch và các hiện tƣợng tự nhiên. * Khả năng đón khách Theo nhiều nghiên cứu, khả năng đón khách đƣợc hiểu từ bốn khía cạnh liên quan: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội [47]. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lƣợng khách tối đa đến một điểm tài nguyên vào cùng một thời điểm. Về khía cạnh sinh học: khả năng đón khách đƣợc hiểu là giới hạn về lƣợng khách đến một khu vực mà nếu vƣợt quá sẽ xuất hiện các tác động của du khách và các tiện nghi do họ sử dụng tới tài nguyên, có thể gây hƣ hại, ảnh hƣởng tiêu cực đến các giá trị hữu hình và vô hình của tài nguyên. Về khía cạnh xã hội, khả năng đón khách đƣợc hiểu là giới hạn về lƣợng khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. Về khía cạnh tâm lý, khả năng đón khách đƣợc hiểu là giới hạn lƣợng khách tối đa mà nếu vƣợt quá bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hƣởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Trong thực tế, khả năng đón khách thƣờng đƣợc xác định dƣới góc độ vật lý. Trong trƣờng hợp này khả năng đón khách đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa mà không gian của điểm tài nguyên có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với một du khách cùng những hoạt động tƣơng ứng với loại hình du lịch mà họ tham gia. Nhƣ vậy, nội hàm của tiêu chí khả năng đón khách bao gồm cả định tính và định lƣợng. Để tính khả năng đón khách của điểm tài nguyên, đề tài vận dụng cách tính sức chứa của Boullon (1995) [dẫn theo 47]: 푃 = 푅/ Trong đó: CPI : Sức chứa thƣờng xuyên (Instantaneous carrying capacity) (khách) AR : diện tích khu vực dành cho du lịch (Size of area) (m2) a : tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho một ngƣời) (m2/khách) Nhƣ vậy, tổng số khách có thể tham quan trong một ngày của một điểm du lịch đƣợc tính bằng công thức: 푃 = 푃 ∗ 푅 Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily carrying capacity) (khách) TR: Hệ số luân chuyển (Turnover rate of users per day)
- 41 TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan/Thời gian trung bình một cuộc tham quan * Thời gian khai thác Thời gian khai thác đƣợc xác định bởi số ngày thích hợp của các điều kiện khí hậu trong năm cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, vì đối tƣợng đánh giá là tài nguyên du lịch nhân văn, nên ngoài yếu tố môi trƣờng, thì thời gian hoạt động du lịch còn đƣợc căn cứ vào việc sử dụng điểm tài nguyên cho các mục đích khác (nhƣ hành chính sự nghiệp) và thời gian hoạt động sản xuất. Thời gian khai thác đƣợc xác định là tổng số ngày trong năm trừ đi những ngày có thời tiết đặc biệt không phù hợp với hoạt động du lịch nhƣ những ngày mƣa, bão, gió Tây khô nóng, Đối với những điểm tài nguyên đang đƣợc sử dụng làm trụ sở cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thì thời gian khai thác còn trừ thêm thời gian làm việc của cơ quan. Đối với những làng nghề không hoạt động liên tục, thời gian khai thác không tính những ngày không diễn ra hoạt động sản xuất của làng nghề. . Phân cấp chỉ tiêu đánh giá * Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên - Rất hấp dẫn: Tất cả điểm tài nguyên mà danh tiếng và giá trị của nó vƣợt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, đƣợc nhiều nơi trên thế giới biết đến; hoặc điểm tài nguyên xếp hạng cấp thế giới và đƣợc du khách trong nƣớc biết đến. - Hấp dẫn: Tất cả điểm tài nguyên đƣợc xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó đƣợc du khách trong nƣớc biết đến; hoặc điểm tài nguyên đƣợc xếp hạng cấp thế giới và đƣợc du khách trong tỉnh biết đến. Đối với các điểm tài nguyên không hoặc chƣa xếp hạng có mức độ hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó đƣợc du khách trong nƣớc biết đến. - Hấp dẫn trung bình (TB): điểm tài nguyên đƣợc xếp hạng cấp thế giới và danh tiếng, giá trị của nó chỉ đƣợc du khách địa phƣơng, khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm tài nguyên đƣợc xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó đƣợc du khách trong tỉnh biết đến; các điểm tài nguyên đƣợc xếp hạng từ cấp QG đặc biệt và danh tiếng, giá trị của nó đƣợc du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến.