Khóa luận Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế

pdf 80 trang thiennha21 22/04/2022 7161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xuc_tien_du_lich_tam_linh_tai_thua_thien_hue.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế

  1. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế, sau ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế ”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, các anh chị trong đơn vị thực tập. Em chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Hồ Thị Hương Lan, người hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Cô đã luôn theo sát, định hướng cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm học vừa qua. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu này mà còn là hành trang quý báu để em tự tin và vững bước trong tương lai. Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế đã trực tiếp giúp đỡ cũng như có những hướng dẫn và góp ý vô cùng quý báu để giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung bài luận văn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các anh chị tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ý Xuân
  2. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH 5 1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh 5 1.1.1. Du lịch tâm linh 5 1.1.1.1. Tâm linh và văn hóa tâm linh 5 1.1.1.2. Du lịch tâm linh và giá trị của du lịch tâm linh 9 1.1.1.3. Các loại hình du lịch tâm linh 12 1.1.2. Xúc tiến hỗn hợp 13 1.1.2.1. Bản chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp 13 1.1.2.2. Vai trò của xúc tiến hỗn hợp 14 1.1.2.3. Công cụ cơ bản trong xúc tiến hỗn hợp 15 1.1.3. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong du lịch 18 1.1.3.1. Quá trình truyền thông marketing 18 1.1.3.2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp 20 1.2. Du lịch tâm linh ở một số quốc gia điển hình 24 ChươngTrường 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG Đại TÁC học XÚC TI ẾKinhN DU LỊCH tế TÂM Huế LINH TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH 27 2.1. Khái quát về du lịch ở Thừa Thiên Huế 27 2.1.1. Vị trí địa lý 27 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 27 2.1.3. Tài nguyên du lịch ở Thừa Thiên Huế 29 2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế 30 2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế 32
  3. 2.2.1. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 32 2.2.1.1. Các cơ sở thuộc Phật giáo 32 2.2.1.2. Các cơ sở thuộc Thiên Chúa giáo 36 2.2.2. Đền thờ, miếu mạo 38 2.2.3. Lễ hội 39 2.2.3.1. Lễ hội cung đình triều Nguyễn 39 2.2.3.2. Lễ hội tôn giáo 39 2.2.3.3. Lễ hội dân gian 40 2.2.4. Nguồn tài nguyên tâm linh khác 40 2.3. Đánh giá công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế 40 2.3.1. Đơn vị thực hiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh 40 2.3.2. Các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện 43 2.3.3. Công tác xúc tiến du lịch tâm linh mà Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã thực hiện 46 2.3.3.1. Về xác định khách hàng mục tiêu 47 2.3.3.2. Về xác định mục tiêu truyền thông 48 2.3.3.3. Về thiết kế thông điệp 49 2.3.3.4. Về lựa chọn kênh truyền thông 49 2.3.3.5. Về xây dựng ngân sách cho truyền thông 50 2.3.3.6. Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông 50 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THỪA THIÊN HUẾ 54 3.1. Các chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế 54 3.1.1. Mục tiêu, nội dung và nghiệm vụ phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 54 3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch tâm linh năm 2017 – 2018 56 3.1.3. Kế hoạch triển khai chương trình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế 58 3.1.4. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch năm 2019 59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế 63 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU 70 1. Đối với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế 70
  4. 2. Đối với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế 70 3. Đối với các công ty du lịch lữ hành 70 4. Đối với các địa điểm du lịch tâm linh trên địa bàn Thừa Thiên Huế 71 DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU 73 Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) NQ Nghị quyết TU Trung ương KH Kế hoạch QĐ Quyết định GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) VITM Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam (Vietnam International Travel Mart) VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Association) TTM Plus Hội chợ quốc tế Thái Lan (Thailand Travel Mart Plus) ITB Hội chợ du lịch quốc tế (Internationale Tourism Borse) NXB Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM&DL Thương mại và Du lịch CP TrườngCổ phần Đại học Kinh tế Huế ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) KH&CN Khoa học và công nghệ JATA Hội chợ du lịch quốc tế tại Nhật Bản (Japan Association of Travel Agents) TRT Truyền hình Thừa Thiên Huế i
  6. VTV Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế AIDA Attention, Interest, Desire, Action Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  7. SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Các công cụ xúc tiến hỗn hợp Sơ đồ 1.2: Mô hình quá trình truyền thông Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 Bảng 2.2: Tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 Bảng 2.3: Tình hình doanh thu du lịch tại Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 Bảng 2.4: Một số hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa Thiên Huế từ lâu là một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địa phương. Tăng trưởng của ngành hàng năm tăng từ 18 – 20%. Huế được nhiều khách trong nước và quốc tế biết đến như một điểm đến thân thiện, mến khách, là một trong những địa phương tiềm năng lớn của du lịch cả nước tiềm ẩn những nét hấp dẫn. Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng trong đó bao gồm loại hình du lịch tâm linh đang được các ban ngành liên quan chú trọng và quan tâm hơn. Thừa Thiên Huế là một nơi có tiềm năng rất tốt để khai thác du lịch tâm linh. Bởi, Huế sở hữu nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, năm 2003 Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế có các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, đa dạng với nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo trong đó nổi trội nhất là Phật giáo với hệ thống chùa chiền dày đặc, được chia thành nhiều phái gồm phái Bắc Tông, Nam Tông và phái Thiền viện Trúc lâm với những nét độc đáo khác nhau trong cách tu hành. Dựa trên những tiềm năng vốn có ở trên, Thừa Thiên Huế có đủ lợi thế để phát triển tốt loại hình du lịch tâm linh. Có thể thấy, tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế rất tốt. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình du lịch này vẫn còn nhiều hạn chế và khách hàng đến du lịch với nhu cầu tâm linh chưa cao. Hoạt động khai thác du lịch tâm linh phần lớn dừng lạTrườngi ở việc tham quan, Đại viếng c ảnh.học Để phát Kinh triển hình thtếức duHuế lịch tâm linh tốt hơn, một trong những phương thức quan trọng là phải đánh thức được nhu cầu tâm linh trong khách hàng, để khách hàng nhận biết được Thừa Thiên Huế là một vùng đất tâm linh nên đến. Để làm được điều đó, cần phải có một chiến lược xúc tiến phù hợp quảng bá du lịch tâm linh, mang hình ảnh Thừa Thiên Huế với nhiểu thế mạnh tâm linh đến với khách hàng. Với mong muốn có thể phát triển tốt hơn hình thức du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế” làm khoá luận tốt nghiệp. 1
  9. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian: Nghiên cứu khai thác những thông tin về xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế của Trung tâm Thông Tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian 2017 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, do muốn khám phá và hiểu rõ về du lịch tâm linh, thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tại Thừa Thiên Huế và tác động của các hoạt động xúc tiến này đối với việc phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đây như thế nào, bên cạnh đó hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về du lịTrườngch tâm linh cũng nhĐạiư những họcnghiên c ứKinhu liên quan đếtến đ ề Huếtài tại Thừa Thiên Huế để có thể tìm hiểu và tham khảo vì vậy phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp được áp dụng và thích hợp nhất. 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp Sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu liên quan đến tôn giáo, tâm linh và các loại hình du lịch tâm linh ở trên thế giới, ở trong nước và ở Thừa Thiên Huế. 2
  10. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Thu nhập những tài liệu liên quan đến xúc tiến du lịch từ những dữ liệu có sẵn của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế; hoạt động du lịch, tình hình kinh doanh du lịch những năm gần đây của Thừa Thiên Huế thông qua dữ liệu sẵn có hoặc qua website Sở Du lịch, các ban ngành liên quan. Tham khảo và thu thập các thông tin liên quan đến đề tài thông qua các trang báo như baothuathienhue.vn, baodulich.net.vn, ; qua các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube và các nguồn khác. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp Trong nghiên cứu này, để thu thập dữ liệu sơ cấp, tôi sử dụng dàn bài thảo luận chứ không phải bảng hỏi chi tiết. Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế thông qua phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Trước khi tiến hành gặp mặt và phỏng vấn sẽ xây dựng trước một số câu hỏi trọng tâm phù hợp với từng đối tượng được phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi đặt ra dựa trên các câu hỏi chính đã soạn ra từ trước, các câu hỏi không cần phải hỏi theo thứ tự đã được soạn sẵn mà có thể thay đổi thứ tự câu hỏi tùy thuộc vào quá trình phỏng vấn để tạo bầu không khí tự nhiên. Thông tin cuộc phỏng vấn sẽ được ghi chép lại vào sổ và sử dụng điện thoại ghi âm cuộc phỏng vấn nếu được cho phép. Thời gian một cuộc phỏng vấn tối đa là 1 tiếng. Đối tượng phỏng vấn: đại diện Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, sở Du lịch; đại diện một số công ty du lịch lữ hành có khai thác du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế; đại diện một số địa điểm cung ứng du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. Mục đích phỏng vấn: Làm rõ hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch đã và đang được triển khai như thế nào, các chính sách chương trình hỗ trợ xúc tiến; tìm hiểu những mặt còn hạn chế trongTrường hoạt động xúc ti ếnĐại du lịch tâmhọc linh c ủKinha trung tâm; cáctế ho ạHuết động xúc tiến đã hỗ trợ như thế nào đến các công ty du lịch lữ hành, các địa điểm tâm linh trên địa bàn và tìm hiểu xem họ đánh giá như thế nào đến hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh hiện nay. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 3
  11. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Sau khi phỏng vấn xong, tiến hành sàng lọc những ý chính, cần thiết liên quan đến những vấn đề của đề tài nghiên cứu từ file ghi âm và những thông tin ghi chép trên sổ và tổ chức nó vào file word. Sau khi sàng lọc thông tin thì tiến hành so sánh, đánh giá kết quả phỏng vấn. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khai thác du lịch tâm linh Chương 2: Đánh giá công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  12. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH 1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến xúc tiến du lịch tâm linh 1.1.1. Du lịch tâm linh 1.1.1.1. Tâm linh và văn hóa tâm linh a. Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như: thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các trung tâm văn hóa có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác, văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin,tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Có rất nhiều nghĩa. Trong từ điển tiếng Việt văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống Theo Đại từ điển tiếng Việt “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần dó con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy Trườngqua quá trình hoạ t Đạiđộng thự chọc tiễn, trong Kinh sự tương tác tế giữ a Huếcon người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của 5
  13. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần”. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. b. Tâm linh Cho đến nay, thuật ngữ tâm linh có nhiều cách hiểu khác nhau. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tâm linh: hoặc thiên về lĩnh vực tôn giáo, hoặc thiên về sự giao tiếp với cõi âm, hoặc thiên về lĩnh vực bí ẩn siêu việt, hoặc tất cả các lĩnh vực nêu trên. Tâm linh dưới góc nhìn của các nhà khoa học xã hội (nhân học, tâm lý học ) là một trong những thuộc tính cơ bản của con người. Nó được xem là yếu tố đồng đẳng với các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội, hay đồng đẳng với bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Trong số các yếu tố hay bản chất đó, tâm linh khó được nắm bắt nhất bởi biểu hiện mơ hồ, không rõ nét. Điều này đã khiến cho cách hiểu về tâm linh trở nên phức tạp, nhập nhằng, làm hạn chế việc tiếp cận đầy đủ, có hệ thống trong nghiên cứu về tâm linh. Theo cách hiểu của TS. Trần Đức Anh Sơn trong đề tài Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Thừa ThiênTrường Huế, ông nhậ n Đạithấy có haihọc cách hi ểKinhu rộng/hẹp phtếổ bi ếHuến nhất về tâm linh Việt Nam như sau: 1. Nhóm hiểu theo nghĩa hẹp cho rằng “tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng”. Cách hiểu này dựa trên cấu tạo từ nguyên thủy của hai chữ tâm và linh. Tâm hiểu theo hướng tình cảm là “tấm lòng nhân ái”, nhưng nếu hiểu theo từ tâm niệm là nghĩ đến thường xuyên là sự nhắc nhở mình để ghi nhớ và làm theo, tức là tin theo điều đó. Như vậy, tâm trong tâm linh là “niềm tin”. Còn linh là “thiêng trong linh 6
  14. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế thiêng, thiêng liêng”. Niềm tin của con người vào sự linh thiêng chính là niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng. 2. Nhóm cách hiểu theo nghĩa rộng cho rằng tâm linh không chỉ là niềm tin của con người vào sự linh thiêng, vào tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là vào “khả năng biết trước mọi biến cố nào đó sẽ xảy tra theo quan niệm duy tâm và tâm hồn, tinh thần (thường có tính chất thiêng liêng). Trần Thị Mai Nhân cho rằng: “tâm linh thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với ý thức kiểu lý tính thuần túy. Nó bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn”. Trong tác phẩm Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy đã lý giải: “Trước đây, nói đến tâm linh, người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôn giáo, và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Thực ta, khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn lại vừa rộng hơn khai niệm tín ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn là ở sự cuồng tín tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tốn giáo. Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là một thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn ở trong đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Không chỉ có Thượng đế, Chúa trời, Thần, Phật mới thiêng liêng, mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiêng liêng không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người. Vì nếu những cái đó bị giải thiêng thì con người không còn biết lấy gì để khu biệt mình với động vật”. TâmTrường linh là tin vào các Đại sức mạ nhhọc siêu hình Kinh có ảnh hưở ngtế tích Huế cực trong việc hỗ trợ, bảo hộ, yêu thương, hướng dẫn con người và cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện thực của con người. Yếu tố tích cực là đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần của con người: cố kết cộng động, lưu giữ truyền thống, giáo dục chân thiện mỹ. Bên cạnh đó các yếu tố tiêu cực cũng đáng được báo động không kém đó là nạn cuồng tín, mù quáng, mê tín dị đoan, dễ dẫn đến bị lợi dụng, trục lợi. 7
  15. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Theo một số quan niệm cho rằng, con người có hai phần là phần hồn và phần thể xác. Phần hồn là linh hồn, là cái “tâm linh” của con người. Chính vì thể tâm linh còn là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến linh hồn của con người sau khi chết nên có tính huyền bí, mông lung dị thường mà cũng linh ứng. c. Văn hóa tâm linh Văn hóa tâm linh là một mặt của hoạt động văn hóa của xã hội con người, biểu hiện ra những khía cạnh vật chất, tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người. Trong đó, thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian linh thiêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ ; thể hiện về giá trị văn hóa tinh thần là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người. Văn hóa tâm linh có vai trò như sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục, lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện, góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống cho mỗi các nhân nói riêng và nền văn hóa mỗi cộng đồng, dân tộc nói chung. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương, mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. Trần Đức Anh Sơn (2016)1 cho rằng văn hóa tâm linh luôn có những đặc điểm đáng chú ý sau: - Mặc dù thuộc lĩnh vực tinh thần, nhưng văn hóa tâm linh không chỉ bao gồm giá trị văn hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm ) mà cả những văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng liêng (đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, chùa ). Hay nói cách khác, văn hóa tâmTrường linh bao gồm hai yĐạiếu tố: vậ t họcthể và phi Kinh vật thể. Văn tếhóa vHuếật thể được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như cơ sở thờ tự, tranh, tượng, bia, đồ thờ tự Văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, âm nhạc, phong tục, đạo đức, lễ hội Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể từ các tín ngưỡng, tôn giáo đã làm nên những giá trị của văn hóa tâm linh. 1 Trần Đức Anh Sơn (2016), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ. 8
  16. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị linh thiêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo. Niềm tin thiêng liêng đó được biểu hiện qua các loại hình tín ngưỡng dân gian, các tôn giáo nội sinh và ngoại sinh (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài ). - Văn hóa tâm linh luôn thể hiện hai mặt của vấn đề tâm linh: Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực tạo thành những giá trị của văn hóa tâm linh. Mặt tiêu cực biểu hiện qua các hành vi như đốt vàng mã, đốt hương; các hiện tượng bói toán, mê tín, xem sao đoán mệnh, cầu xin, cầu tài lộc ; các hiện tượng “buôn thần bán thánh”, thương mại hóa lễ hội. Mặt tiêu cực gây hiệu ứng phản cảm, phản văn hóa, làm vẩn đục đời sống văn hóa tâm linh. 1.1.1.2. Du lịch tâm linh và giá trị của du lịch tâm linh a. Khái niệm du lịch tâm linh Khái niệm du lịch tâm linh được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, thông qua các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo du lịch tâm linh làm cho khách hàng tìm thấy được giá trị tinh thần mà họ muốn, cân bằng cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, hướng về những giá trị “Chân –Thiện – Mỹ”. Alex Norman (2011)2 có nói: “Du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng”. Farooq Haq – John Jackson (2009)3 cho rằng: “Khách du lịch tâm linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của mình với ý định gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; họ có thể có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông qua chuyến Trườngđi họ có trải nghi ệĐạim với môi học trường tựKinhnhiên tại đi tếểm đ ếHuến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/nhân vật quyền năng nào đó”. 2 Alex Norman, Spiritual Tourism: Travel and Religious Practice in Western Society, Continuum Advances in Religious Studies, 2011. 3 Farooq Haq and John Jackson, Spiritual Journey to Hajj: Australian and Pakistani Experience and Expectations, Journal of Management, Spirituality and Religion, 2009. 9
  17. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (11/2013)4 đã đề cập như sau: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch”. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn đưa ra những đặc trưng của du lịch tâm linh tại Việt Nam như sau: - Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo, đức tin ở Việt Nam, Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương Đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh. - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành. - Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yogaTrường hướng tới sự cân Đại bằng, thanh học tao, siêuKinh thoát trong tế đời sHuếống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Du lịch Tâm linh ở Việt Nam còn gắn với những yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí. 4 Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Du lịch, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình, Việt Nam, 11/2013 10
  18. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh (2014)5 cũng có nhận định tương tự với tác giả Nguyễn Văn Tuấn như sau: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa cho nơi đến như những loại hình du lịch khác, còn giúp những người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng”. Tác giả Hồ Kỳ Minh (2015)6 đã phân chia du lịch tâm linh thành ba cấp độ: “Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãng cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình”. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch tâm linh lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Do đó, việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị vă hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. bTrường. Giá trị của du lị chĐại tâm linh học Kinh tế Huế Du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố những đức tin về tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời hướng du khách tới những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ” và góp phần nâng cao cuộc sống chung của toàn xã hội. Thông qua du lịch tâm linh con người tìm về 5 Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh, Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2014. 6 Hồ Kỳ Minh, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, 2013. 11
  19. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế “bản ngã” của mình, tìm được sự cân bằng an yên, lắng đọng lại bản thân trước những bộn bề, lo toan trong cuộc sống để nhìn mọi thứ sâu sắc và rõ ràng hơn từ đó khiến cho tinh thần được thoải mái. 1.1.1.3. Các loại hình du lịch tâm linh a. Du lịch tâm linh cận biên Còn gọi là du lịch xâm nhập hay du lịch tâm linh trải nghiệm: chủ yếu mượn danh nghĩa hai phương diện tâm linh, du lịch và không phụ thuộc vào các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng bình thường. Cũng như không phụ thuộc vào các quy tắc thường lệ của hoạt động du lịch thuần túy. Kiểu du lịch này thường mang tính độc lập với sự tự do khám phá của cá nhân du khách. b. Du lịch tâm linh bán cận biên Chủ yếu bao gồm du lịch mua sắm các sản phẩm lưu niệm mang tính tâm linh, tôn giáo, và các hoạt động vui chơi giải trí liên quan đến tâm linh, tôn giáo. Ở Trung Quốc, giới làm du lịch quan niệm mua sắm là một trong sáu yếu tố quan trọng của du lịch, trong một chuyến du lịch hành hương thì việc mua sắm một sản phẩm lưu niệm có ý nghĩa là điều mà du khách khó có thể tránh khỏi. Có những trường hợp việc mua sắm một sản phẩm có ý nghĩa tâm linh thậm chí trở thành mục đích chính của chuyến đi. Có những tín đồ không ngại vượt qua một hành trình dài để đến các địa điểm du lịch tâm linh, sau đó cung thỉnh các bức tượng đã khai quang, mua pháp khí về thờ tự, hoặc tìm mua các linh vật, các vật trang sức mang ý nghĩa may mắn, an lành; hoặc chỉ đơn giản chỉ là đến thưởng thức những món chay của nhà chùa, hay tham dự các bữa cơm thánh ở các giáo đường c. TrườngDu lịch tâm linh trung Đại tâm học Kinh tế Huế Bao gồm các hoạt động du lịch liên quan đến phong tục tập quán dân gian, du lịch lễ hội tôn giáo, du lịch lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Mô hình này đặc biệt chú ý đến hoạt động mang tính thế tục hóa tôn giáo. Phong tục tín ngưỡng dân gian là một khía cạnh quan trọng của thế tục hóa tôn giáo nên các hoạt động du lịch liên quan mảng này được chú ý khai thác. d. Du lịch tâm linh bán trung tâm 12
  20. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Bao gồm các loại hình du lịch hành hương, du lịch tham quan tôn giáo, du lịch nghỉ dưỡng tâm linh (hay còn gọi là du lịch thiền), du lịch sinh thái tâm linh và du lịch thể nghiệm tâm linh. Mô hình này là sản phẩm của sự kết hợp cao giữa hai phương diện: tôn giáo - tín ngưỡng và du lịch. Hiện nay, loại hình du lịch này đang ngày càng lan rộng tại nhiều nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á mặc dù giá củ các tour này cao hơn đa số các chương trình thông thường. Đặc biệt, tại các nước phát triển, loại hình du lịch thiền kết hợp du lịch sinh thái tâm linh đang tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách bởi chức năng cân bằng tâm lý, giải tỏa căng thẳng cuộc sống của nó mà hiếm một loại hình du lịch nào khác có thể khai thác và đảm bảo được đầy đủ. 1.1.2. Xúc tiến hỗn hợp 1.1.2.1. Bản chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Đây là một trong bốn chiến lược chủ yếu của marketing – mix mà các tổ chức và doanh nghiệp du lịch cần phải sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu của mình. Hoạt động xúc tiễn hỗn hợp trong du lịch được hiểu theo hai nghĩa sau: Theo nghĩa hẹp: Theo quan điểm của marketing thì bản chất của hoạt động xúc tiến chính là quá trình truyền tin để cung cấp thông tin về sản phẩm và về doanh nghiệp với khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. Theo nghĩa rộng của luật du lịch Việt Nam thì xúc tiến du lịch có nội hàm rộng lớn ở tầm vĩ mô, bao gồm các nội dung chủ yếu: - Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong cả nước vàTrường bạn bè quốc tế hiể uĐại biết về du học lịch Việ t KinhNam. tế Huế - Giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, an toàn để đầu tư và phát triển du lịch. - Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Phát triển các khu du lịch, các tuyến du lịch, điểm du lịch 13
  21. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Khái niệm: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp là một quá trình truyền thông do người bán thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người mua và cuối cùng là thuyết phục họ mua những sản phẩm du lịch của mình. 1.1.2.2. Vai trò của xúc tiến hỗn hợp Xúc tiến hỗn hợp với vai trò là một trong những chiến lược chủ yếu của marketing – mix có tác dụng rất lớn trong việc góp phần thực hiện thành công marketing – mix. a.Tự do lựa chọn sản phẩm du lịch Các sản phẩm xúc tiến, về một loại sản phẩm do nhiều doanh nghiệp khác cung ứng giúp cho người tiêu dùng có nhiều thông tin hơn để khách hàng có thể lựa chọn tốt hơn về các sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến, đặc biệt là hoạt động quảng cáo khuyến khích độc quyền, thực tế hoạt động xúc tiến đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và định giá vừa phải. Hoạt động xúc tiến góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau. b. Tái tạo sử dụng sản phẩm du lịch Trong kinh tế thị trường, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ kinh doanh một loại sản phẩm và bán loại sản phẩm đó một lần, mà phải đều đặn lặp đi lặp lại nhiều lần, cho nên cần phải có hoạt động xúc tiến. Quá trình tiêu thụ sản phẩm được tạo thành trong các hoạt động xúc tiến. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hoạt động xúc tiến đầy trách nhiệm và trung thực với quan điểm khách hàng là thượng đế. cTrường. Góp phần cải thi ệĐạin sản ph ẩhọcm du lịch Kinh tế Huế Hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng, nhờ vậy góp phần phát triển sản phẩm mới và cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đối với doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến là một công cụ hữu hiệu vừa để giữ vững nhu cầu cũ vừa để tạo thêm nhu cầu mới, chiếm lòng tin khách hàng kích thích 14
  22. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế tiêu dùng lưu thông phân phối, khẳng định vị thế của doanh nghiệp từ đó tăng khả năng sinh lãi. Đối với các đại lý trung gian, hoạt động xúc tiến giúp cho việc phân phối thuận lợi hơn, tiêu thụ nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, tạo uy tín cho doanh nghiệp và đại lý tạo được mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp, đại lý và khách hàng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động xúc tiến cung cấp thông tin về sản phẩm mới, về chất lượng, về tính năng, lợi ích cũng như giá cả từ đó góp phẩn bảo vệ người tiêu dùng. 1.1.2.3. Công cụ cơ bản trong xúc tiến hỗn hợp a. Quảng cáo Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao ý tưởng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và họ phải thanh toán các chi phí. Quảng cáo thực chất là hoạt động sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng mà công ty thực hiện để giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình cho thị trường, khách hàng mục tiêu để có thể tạo được ấn tượng về sản phẩm của công ty đối với khách hàng. Quảng cáo truyền thông tin đến thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các phương tiện này có thể là các phương tiện phát thành (radio, tivi ), phương tiện in ấn (báo, tạp chí, ấn phẩm trực tiếp ) các phương tiện ngoài trời, ngoài đường và một số phương tiện khác. Tùy theo mục tiêu quảng cáo mà họ có thể đưa ra các thông điệp với nội dung phù hợp với mục tiêu đó. Nếu họ muốn tạo lập và duy trì hình ảnh của công ty trong nhận thức của khách hàng với mục tiêu hoạt động hiệu quả lâu dài hơn là việc tăng doanh số trước mắt, thì họ sẽ tập trung quảng cáo cho uy tín của mình.Trường Nếu họ muốn thông Đại tin cho học khách hàng Kinh mục tiêu và tế hướ ngHuế họ tới hành động mua thì họ sẽ tập trung vào quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, việc thông qua các quyết định về quảng cáo còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khách như chu kỳ sống sản phẩm, chiến lược của công ty, chiến lược marketing. b. Xúc tiến bán (khuyến mại) 15
  23. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Xúc tiến bán là các biện pháp tác động tức thì, ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ. Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua, nó có thể là thưởng, giảm giá, các hình thức vui chơi có thưởng Quảng cáo không có nghĩa là người tiêu dùng sẽ có phản ứng mua ngay, do vậy các hoạt động xúc tiến bán sẽ hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo để khuyến khích, cổ vũ, thôi thúc họ đi đến hành động mua nhanh hơn. Thực chất đây là công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một nhóm sản phẩm hàng hóa của công ty. c. Bán hàng cá nhân/bán hàng trực tiếp Không giống như quảng cáo hay xúc tiến bán, bán hàng cá nhân bao gồm những mối quan hệ trực tiếp giữa người bán và khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng. Do vậy bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa hay dịch vụ của người bán thông qua các cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng. d. Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng là kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hay uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí. Quan hệ công chúng là hình thức hoạt động tổ chức xã hội - dư luận thị trường. Hoạt động tổ chức dư luận xã hội có một số nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ bảo đảm cho công ty có danh tiếng tốt, hình ảnh tốt, xử lý các tin đồn, hình ảnh bất lợi truyền ra bên ngoài. HoTrườngạt động này có thĐạiể thông quahọc các hình Kinh thức như bài tế phát Huế biểu trực tiếp của người dẫn chương trình trong buổi họp hoặc gián tiếp thông qua các bài viết trên tạp chí. Nó có thể mang tính thương mại như bảo trợ các chương trình, hoạt động xã hội, thể thao e. Marketing trực tiếp 16
  24. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Marketing trực tiếp là những hoạt động xúc tiến bán thông qua các công cụ giao tiếp gián tiếp (phi con người). Cụ thể hơn marketing trực tiếp là những việc sử dụng thư, điện thoại, fax, catalogue và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có, tiềm năng và yêu cầu họ cung cấp những thông tin phản hồi. Đây là loại hình xúc tiến xuất hiện từ lâu và quy mô của chúng ngày càng được mở rộng. Chính nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển của viễn thông và công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô của các chương trình xúc tiến bán theo kiểu marketing trực tiếp. Theo Hiệp hội marketing trực tiếp của Mỹ (Direct Marketing Association – DAM) thì: Marketing trực tiếp là hệ thống truyền thông tích hợp, sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyền thông để gây ảnh hưởng và có thể đo được phản ứng đáp lại của công chúng hoặc ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của khách hàng tại một địa phương (một vùng lãnh thổ) nhất định. Trong marketing trực tiếp người ta nhấn mạnh sự đảm bảo đo được thông tin phản hồi của công chúng điển hình là đơn đặt hàng của người tiêu dùng. f. Mạng Internet/truyền thông tích hợp Là việc sử dụng mạng internet kết hợp với các phương tiện truyền thông tích hợp khác để xúc tiến sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Với sự phát triển như bão vũ của công nghệ thông tin ngày càng nhiều người sử dụng internet để đặt hàng trực tuyến với những lý do sau đây: - Thuận lợi: Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều có thể đặt hàng trực tuyến. - Thông tin: Khách hàng có thể thu nhận thông tin về các hãng lữ hành, khách sạn và thông tin tại điểm đến. - GiáTrường cả: Nhờ mạng internetĐại mà họcngười tiêu Kinh dùng có thể sotế sánh Huế giá của các hãng do đó họ có thể chọn được giá rẻ hơn. Có thể biểu diễn 6 công cụ của xúc tiến hỗn hợp theo sơ đồ sau: Xúc tiến hỗn hợp (Promotion – mix) 17
  25. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Quảng Quan hệ Marketing Mạng Xúc Bán hàng cáo công trực tiếp internet tiến bán trực tiếp chúng/tuyên truyền Sơ đồ 1.1: Các công cụ xúc tiến hỗn hợp 1.1.3. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong du lịch 1.1.3.1. Quá trình truyền thông marketing Quá trình truyền thông ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời cổ đại, con người đã hiểu những gì liên quan đến quá trình truyền tin của con người. Có thể nói rằng loài người tồn tại và phát triển được là nhờ ở quá trình truyền tin. Chính Aristot đã mô tả quá trình truyền tin bao gồm ba yếu tố liên quan với nhau đó là người phát ngôn – tín hiệu – người nhận. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ quá trình truyền tin ngày càng nhanh hơn hiệu quả hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Có nhiều định nghĩa về mô hình truyền tin đã được nêu ra. Toán học và tin học ngày nay đã được vận dụng phổ biến vào trong sản xuất và kinh doanh. Các dữ liệu thông tin về kinh doanh đã được mô hình hóa, được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông dặc biệt là mạng Internet đã phục vụ một số lượng khách hàng lớn mang tính toàn cầu. Một số nhà nghiên cứu marketing ở Hoa Kỳ cho rằng truyền tin được hiểu là “một quá trình truyền tin theo đó thông tin được trao đổi giữa các cá nhân thông qua một hệ thTrườngống chung về biể u Đạitượng dấ uhọc hiệu hoặ cKinh hành vi”. tế Huế Mô hình truyền thông bao gồm 9 yếu tố: người gửi và người nhận là 2 yếu tố quan trọng nhất tham gia vào quá trình truyền thông. Thông điệp và phương tiện truyền thông là những công cụ truyền thông chủ yếu. Bốn yếu tố mã hóa, giải mã phản ứng đáp lại và phản hồi là những chức năng truyền thông chủ yếu. Yếu tố cuối cùng là nhiễu trong hệ thống truyền thông. Các mối quan hệ trong quá trình truyền thông được biểu diễn theo sơ đồ sau: 18
  26. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Thông p Người mã điệ i g i Ngườ ử hóa Người Giải mã nhận Phương tiện truyền thông Nhiễu Phản ứng Phản hồi đáp lại Sơ đồ 1.2: Mô hình quá trình truyền thông - Người gửi (Sender): Chủ thể truyền thông là những doanh nghiệp cá nhân hoặc cơ quan tổ chức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng (công chúng) muốn truyền đạt thông tin gì và đến công chúng nào. - Mã hóa (Encoding): Là việc chuyển ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng nghĩa là quá trình thể hiện ý tưởng bằng một ngôn ngữ, truyền thông nào đó. Việc mã hóa thông điệp phải tính đế quá trình giải mã của công chúng mục tiêu. Để đảm bảo thông điệp có hiệu quả thì quá trình giải mã của người gửi phải trùng khớp với quá trình giải mã của người nhận. - Thông điệp (Message): Là tập hợp những biểu tượng chứa đựng ý tưởng hay nội dungTrường tin mà chủ đề truy Đạiền đi. Thông học điệp vKinhề cơ bản ph ảtếi là nhHuếững tín hiệu quen thuộc đối với người nhận thì thông điệp càng có hiệu quả. - Phương tiện truyền thông (Media): Là kênh truyền thông qua đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận. Người gửi cũng phải tạo ra các kênh để có thể nhận biết phản ánh đáp lại của người nhận đối với thông điệp đã gửi. - Giải mã (Decoding): Là quá trình người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm hiểu để nhận biết ý tưởng của người gửi. 19
  27. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Người nhận (Receiver): Là đối tượng nhận tin nhận thông điệp do người gửi gửi tới đó là công chúng hoặc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. - Phản ứng đáp lại (Response): Là tập hợp những cảm nhận biểu hiện thành những phản ứng của người nhận có được sau khi tiếp nhận và xử lý thông điệp. - Phản hồi (Feedback): Là những thông tin mà người gửi nhận được từ sự phản ứng của người nhận thông điệp. - Sự nhiễu (Noise): Là tình trạng thông tin sai lệch ngoài dự liệu; thông tin và ý tưởng đến với người nhận không đồng nhất với thông điệp gửi đi. 1.1.3.2. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp a. Xác định khách hàng mục tiêu Thực chất là phát hiện công chúng mục tiêu, đối tượng truyền tin. Câu hỏi được đặt ra là: Đối tượng nhận tin là ai? Đó là những khách hàng tiềm ẩn có triển vọng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt nhiều kì vọng vào loại khách hàng này và mong muốn họ sẽ là những người mua hàng trong tương lai. Tất nhiên đối tượng nhận tin bao gồm cả khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Công chúng cũng có thể là cá nhân, nhóm, một tầng lớp xã hội. Công chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc sẽ thông tin những gì, thông tin như thế nào, khi nào và cho ai? Để xác định được công chúng cần phải đánh giá được hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp du lịch trong công chúng, hình ảnh của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh trong họ. b. Xác định mục tiêu truyền tin (truyền thông) Mục tiêu cuối cùng của truyền thông là tạo ra hành động của người nhận tin. Nhưng hànhTrường động mua củ a Đạikhách hàng học là kết quKinhả của một quá tế trình, Huế diễn biến tâm lý rất phức tạp. Do vậy cần xác định trạng thái tâm lý hiện tại của khách hàng và qua truyền thông sẽ đưa họ tới trạng thái tâm lý nào và qua đó ảnh hưởng gì và tác động như thế nào tới việc mua hàng của họ. Sau đây là các trạng thái tâm lý khác nhau của công chúng mục tiêu mà người truyền tin cần biết: 20
  28. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Tạo ra sự biết đến: Chủ thể truyền thông cần phải xác định, khách hàng mục tiêu nhận biết về sản phẩm hay doanh nghiệp của mình tới mức độ nào? Nếu khách hàng chưa biết đến sản phẩm thì mục tiêu của truyền thông là tạo ra sự biết đến, khơi dậy sự quan tâm đối với sản phẩm của doanh nghiệp. - Tạo ra sự hiểu biết: Ngoài sự nhận biết như đề cập ở trên, mục tiêu của truyền thông là phải cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch, tuyến điểm, lịch trình chuyến đi và những lợi ích mà khách hàng nhận được khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. - Tạo ra sự thiện cảm và tin tưởng: Nếu khách hàng mục tiêu đã hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp nhưng vẫn phải thực hiện một chiến dịch nhằm gợi lên một sự thiện cảm tốt đẹp về doanh nghiệp nhằm tạo được sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Từ đó xây dựng niềm tin trong khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp. - Tạo nhận thức về lợi ích và ý định mua: Khách hàng mục tiêu đã ưa chuộng sản phẩm nhưng chưa hình thành ý định mua sản phẩm. Người truyền tin cần tác động tiếp để tạo nên niềm tin phải mua sản phẩm của họ, làm cho họ hiểu được những lợi ích mà họ sẽ có, từ đó dẫn dắt và thúc đẩy họ sớm có quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. - Hành động mua: Tuy ý định mua sản phẩm đã hình thành nhưng để đi tới hành động mua còn bị nhiều yếu tố chi phối. Động cơ mua chưa mạnh mẽ, còn chần chừ, lưỡng lự vì có sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, còn cần thêm thông tin để đi đến quyết định người truyền tin cần nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân để từ đó đưa ra được những biện pháp chính xác và kịp thời. c. Thiết kế thông điệp ThôngTrường điệp là nội dung Đại thông tin học cần truy ềKinhn đã được mã tếhóa dHuếưới dạng một ngôn ngữ nào đó. Nội dung của thông điệp tốt nhất là theo mô hình AIDA nghĩa là phải gây được sự chú ý, tạo được sự thích thú khơi dậy được lòng mong muốn, khát khao và cuối cùng là đi tới hành động mua. Việc thiết kế thông điệp cần phải giải quyết 3 vấn đề: Nội dung, cấu trúc và hình thức của thông điệp. Nội dung của thông điệp: Nội dung chủ yếu của thông điệp là đề cập tới lợi ích kinh tế, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao người tiêu dùng cần quan tâm để ý đến sản 21
  29. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế phẩm. Có thể đó là chất lượng, có thể đó là tính tiện lợi hay giá cả Song cuối cùng là phải nhấn mạnh tới hiệu quả kinh tế, tăng lợi ích tiêu dùng, có như thế mới tạo ra sự chú ý của người mua và thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sản phẩm. Có 3 dạng thông điệp cơ bản sau đây: Thông điệp mang tính lý trí, thông điệp mang tính tình cảm và thông điệp mang tính đạo đức. Cấu trúc của thông điệp: Cấu trúc của thông điệp phải logic và hợp lý nhằm tăng cường sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung với người nhận tin. Hình thức thông điệp: Thông điệp phải có một hình thức tác động mạnh mẽ và sinh động. Trong một quảng cáo in ấn phải có sự lựa chọn để tạo ra một sự kết hợp hài hòa giữa tiêu đề, lời văn, bố cục và màu sắc. Thông điệp phải có tính mới lạ, tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, kích cỡ và vị trí đặc biệt. Nếu thông điệp qua đài thì quan trọng là từ ngữ, lời lẽ, chất giọng đọc, cách diễn cảm phù hợp. Qua TV phải có sự kết hợp giữa nhiều nhạc điệu, ánh sáng và hình ảnh ấn tượng và sinh động. Nguồn thông điệp có 4 yếu tố làm tăng độ tin cậy của nguồn tin đó là sự hấp dẫn, tính chuyên môn, uy tín của nguồn tin và mức độ yêu thích. d. Lựa chọn kênh truyền thông Theo quan niệm của truyền thông marketing, kênh truyền tin có thể được phân chia thành hai loại. Thứ nhất là các kênh truyền tin mang tính chất cá nhân hay trực tiếp. Kênh truyền thông trực tiếp bao gồm hai người, giữa một người với nhóm khách hàng, có thể qua điện thoại hoặc thư từ. Các kênh truyền thông trực tiếp có thể tạo ra hiệu quả thông qua việc cá nhân hóa thông tin giới thiệu sản phẩm và thu về phản ứng đáp lại. Các kênh truyền thông trực tiếp có thể bao gồm: Kênh nhân viên bán hàng, kênh chuyên Trườnggia và kênh xã hội. Đại học Kinh tế Huế Với đặc điểm vô hình của một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch khi tiêu dùng, du khách cần một sự khẳng định đầy tin cậy trước khi quyết định mua sản phẩm. Kênh trực tiếp mang lại những hiệu quả đáng kể. Trước khi quyết định mua sắm sản phẩm du lịch khách hàng thường có xu hướng hỏi ý kiến những người khác để được tư vấn về sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp có thể phát hiện những cá nhân, tổ chức nổi trội, 22
  30. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế tạo ra những người hướng dẫn dư luận, kích thích họ tiêu dùng sản phẩm và sau đó họ tự tư vấn cho người khác. Kênh truyền thông gián tiếp: Là kênh truyền thông phi cá nhân, truyền thông điệp mà không cần có sự tiếp xúc hay tiếp xúc giao dịch trực tiếp. Cũng có người gọi đây là kênh truyền thông mang tính chất xã hội. Loại kênh này bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện. e. Xây dựng ngân sách cho chương trình truyền thông Căn cứ mục tiêu và đối tượng truyền thông để quyết định ngân sách cho hoạt động này. Một trong những quyết định khó khăn nhất của các doanh nghiệp là cần chi bao nhiêu tiền cho hoạt động truyền thông. Các ngành kinh doanh khác nhau có mức ngân sách dành cho truyền thông rất khác nhau. Chi phí này có thể chỉ là 10 – 20% nhưng cũng có thể lên đến 30 – 50% như trong ngành mỹ phẩm. Các doanh nghiệp trong một ngành cũng có mức ngân sách khác nhau. Có bốn phương pháp xác định ngân sách truyền thông: - Phân tích xác định theo tỉ lệ % trên doanh số bán. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh. - Phương pháp “Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ” phải hoàn thành. - Phương pháp theo khả năng. f. Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông Đây được coi là bước cuối cùng trong một chương trình truyền thông. Cũng có người phân chia bước này thành hai bước bởi họ coi đánh giá kết quả và quản lý sự vận hành của chương trình là hai khâu riêng biệt. Trong thực tế, chúng có mối quan hệ mật thiếTrườngt với nhau bởi vì c ơĐại sở để đi ềuhọc hành và quKinhản lý một chươngtế Huế trình truyền tin có hiệu quả phải dựa trên kết quả hoạt động truyền thông và ngược lại một chương trình truyền thông tốt nếu quá trình điều hành và quản lý có hiệu quả. Sau mỗi chương trình hoạt động truyền thông những người có trách nhiệm về lĩnh vực này phải tổng kết đánh giá và kiến nghị bằng văn bản gửi cho giám đốc marketing hoặc những người quản lý cao hơn. 23
  31. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Doanh nghiệp phải theo dõi đánh giá sau khi tiến hành chiến lược truyền thông cho bao nhiêu người trên thị trường biết đến sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm hài lòng và giới thiệu sản phẩm với những người khác, trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp truyền thông của doanh nghiệp hay không? Đã nhìn thấy bao nhiêu lần? Ở đâu? Ghi nhớ được gì? Họ nhận xét gì về thông điệp đó? Thái độ trước khi nhận thông điệp và sau khi nhận thông điệp vủa họ đối với sản phẩm và doanh nghiệp? 1.2. Du lịch tâm linh ở một số quốc gia điển hình 1.2.1. Ấn Độ Du lịch tâm linh là ngành du lịch lớn nhất Ấn Độ, trong đó hơn 70% du lịch trong nước là phục vụ nhu cầu về tín ngưỡng của du khách và 20% thu nhập của ngành du lịch là du lịch tâm linh. Một cuộc khảo sát du lịch ở Ấn Độ do bộ du lịch ở nước này tiến hành vào năm 2002 cho biết có hơn 100 triệu lượt khách đến du lịch vì mục đích tôn giáo và hành hương và 8 trong 10 điểm dến lớn nhất của du lịch là điểm hành hương. Một trong những thành phố phát triển du lịch tâm linh thành công nhất ở Ấn Độ là Gujarat. Để phát triển mô hình du lịch tâm linh chất lượng cao này, chính quyền đã đưa ra các mục tiêu và triển khai các hoạt động để đạt được những mục tiêu đó. Cụ thể: - Xây dựng hạ tầng du lịch chất lượng tại các địa điểm du lịch tâm linh làm tăng sự quyến rũ của điểm đến. - TTrườngạo ra công ăn việc Đạilàm và các học phúc lợi kinhKinh tế - xã h ộtếi nh ờHuếnâng cao năng lực và phát triển du lịch là chất xúc tác phát triển các công ty, các hãng buôn bán nhỏ. - Bảo tồn đặc điểm nguyên thủy của các điểm du lịch tâm linh. - Bảo tồn các tài nguyên. - Huy động và tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân. - Các sản phẩm phục vụ du lịch: Để hấp dẫn du khách đến các địa điểm du lịch tâm linh, chính quyền đã đưa ra một số sản phẩm đặc biệt như các chương trình du lịch 24
  32. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế sinh thái biển và khám phá đại dương tại Dwaraka, các tour du lịch sinh thái tại Ambaji Du khách và khách hành hương khi đến các điểm du lịch tâm linh đều có mục đích khác nhau. Do đó cần phải xây dựng điểm nhấn gần các trung tâm tôn giáo, đặc biệt là các công viên giải trí. - Chiến lược xúc tiến du lịch: Chính quyền Gujarat đã xây dựng xúc tiến du lịch trong đó tập trung vào việc quảng bá hình ảnh thông qua các trang web, qua các phương tiện khác như: poster, sách hướng dẫn, sách nhỏ quảng cáo, tờ rơi, CD-ROM; phối hợp với các công ty du lịch lữ hành trong xây dựng các tour du lịch. Như vậy, từ mô hình du lịch tâm linh tại Gujarat có thể thấy: - Để phát triển du lịch tâm linh, thành phố đã xây dựng các chương trình du lịch đa dạng. Điều này thể hiện qua việc thành phố rất quan tâm đến các hoạt động tâm linh, từ các hoạt động phục vụ tín ngưỡng như: thiết lập các chuyến hành hương đến nơi thờ tự tôn giáo của Gujarat, đến việc tìm hiểu lịch sử và truyền thuyết của các vị thần nhằm phục vụ du khách đi du lịch với mục đích tâm linh. Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển các hoạt động không liên quan đến tâm linh như vui chơi, giải trí nhằm phục vụ những du khách không hướng đến tâm linh. - Đầu tư cơ sở hạ tầng và văn hóa phục vụ du khách. - Đa dạng hóa các hoạt động quảng bá ngành du lịch tâm linh của thành phố dưới nhiều hình thức. - Khai thác các lợi thế, nguồn tài nguyên phục vụ du lịch nhưng vẫn tập trung bảo tồn các nguồn tài nguyên và quan tâm đến bảo vệ môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững. - ĐTrườngể có đủ nguồn tài chínhĐại phụ chọc vụ cho cácKinh hoạt động trên,tế chínhHuế quyền đã kêu gọi tư nhân tham gia vào quá trình xây dựng cũng như phục vụ. 1.2.2. Thái Lan Thái Lan cũng là một đất nước nổi tiếng về du lịch tôn giáo, cụ thể là du lịch Phật giáo. Thái Lan là nơi tọa lạc của 3/10 địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất thế giới là: Tượng Phật Emarald Buddha, tượng Phật chùa Watpho (Bangkok) và đầu tượng Phật ở cố đô Ayuthaya. Ngoài ra, còn có lễ hội Nến tại tỉnh Ubon Ratchathani đã trở thành 25
  33. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế một sự kiện quốc tế kéo dài cả tháng, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái và thưởng ngoạn. Theo cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand – TAT), du lịch tâm linh có thể là hoạt động bổ ích cho những người có vấn đề tâm thần. Vì thế mà ngoài các điểm du lịch sinh thái hay du lịch cảnh quan, Thái Lan rất chú trọng đến các địa danh tâm linh và phát triển du lịch sinh thái – tâm linh. Một trong những dự án du lịch sinh thái – tâm linh nổi tiếng ở Thái Lan là dự án Wai Pra Kao Wat Tour (tuyến du lịch chín miếu thờ) diễn ra vào những dịp cuối tuần. Một nghiên cứu do Charti Piromkul tiến hành năm 2008 đã kết luận rằng tuyến du lịch này có thể đáp ứng niềm tin của người dân Thái Lan là tham gia vào tuyến du lịch chín đền thờ này sẽ mang lại sức khỏe và giàu có. Trường Đại học Kinh tế Huế 26
  34. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Chương 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH 2.1. Khái quát về du lịch ở Thừa Thiên Huế 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Thừa Thiên - Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng 101 km về phía Đông Nam, cách Nha Trang 612 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế. Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774 m, Động Truồi cao 1.154 m, Co A Nong cao 1.228 m, Bol Droui cao 1.438 m, Tro Linh cao 1.207 m, Hói cao 1.166 m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787 m, Bạch Mã cao 1.444 m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514 m, Động A Tây 919 m. Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi, Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. 2.1.2.Trường Đặc điểm kinh Đại tế - xã hộhọci Kinh tế Huế Theo Tổng cục thống kê – Cục thống kê Thừa Thiên Huế cho biết: 27
  35. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chỉ tiêu nghị quyết Chỉ tiêu năm 2017 năm 2018 năm 2018 1. Tốc độ tăng GRDP (%) 7,14 6,12 7,5 – 8,0 - Công nghiệp – xây dựng 11,57 6,39 8,5 - Nông lâm nghiệp thủy sản 4,95 1,99 2,2 - Dịch vụ 5,87 6,93 8,6 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp 1,86 6,58 3,98 sản phẩm 2. Giá trị xuất khẩu (triệu 395 440 920 USD) 3. Tổng vốn đầu tư phát triển 8.550 9.080 20.000 (tỷ đồng) 4. Tổng thu ngân sách nhà 3.308 3.344 6.830 nước (tỷ đồng) 5. Tạo việc làm mới (người) 8.500 9.300 16.000 (Nguồn: Tổng cục thống kê – Cục thống kê Thừa Thiên Huế) Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,12% thấp hơn so với 6 thángTrường đầu năm 2017. Đại Ngành công học nghiệ pKinh– xây dựng tếcó tố cHuế độ tăng trưởng là 6,39%, ngành nông lâm nghiệp thủy sản là 1,99% thấp hơn nhiều so với sự tăng trưởng của ngành so với cùng kì. Tuy nhiên, về phía ngành dịch vụ có sự tăng trưởng hơn, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,39% cao hơn 0.52% so với cùng kì năm 2017. Thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng tưởng 6,58% cao hơn so với cùng kì năm 2017 là 4,72%. 28
  36. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Về giá trị xuất khẩu, tổng vốn đầu tư phát triển, tổng thu ngân sách nhà nước và tạo việc làm mới của năm 2018 đều có sự vượt bậc hơn so với 6 tháng năm 2017. 2.1.3. Tài nguyên du lịch ở Thừa Thiên Huế Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc - Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảng nước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Thừa Thiên Huế thật sự là nơi lý tưởng để du lịch. Thừa Thiên Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Văn hoá Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, Với quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hoá thế giới, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt Nam: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn giữ nhiều di tích liên quanTrường đến cuộc đời ho ạtĐại động củ ahọc Chủ tịch HKinhồ Chí Minh tếvà nhi Huếều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh Vùng đất Thừa Thiên Huế còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huế tổ chức định kỳ hai năm 29
  37. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ các tiềm năng thế mạnh về biển, đồng bằng, gò đồi, rừng núi; có bờ biển dài 128 km, với nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô (vừa được công nhận là thành viên của câu lạc bộ những vịnh biển đẹp nhất thế giới), Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích gần 22.000 ha, thuộc vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, cùng với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã, Hải Vân, đền đài, lăng tẩm, chùa nổi tiếng, di tích lịch sử và đặc biệt là nhà vườn - một nét độc đáo tiêu biểu của Huế; cho thấy tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế phong phú, đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch tâm linh đặc biệt thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam. Đây là lợi thế rất lớn của Tỉnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về du lịch. 2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế Từ nhiều năm qua, du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế và đã có những bước phát triển khá nhanh. Tăng trưởng của ngành hàng năm tăng từ 18 – 20%. Bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy cụ thể tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trongTrường trong giai đoạn nămĐại 2016 học– 2018. Theo Kinh đó, lượt kháchtế đHuếến Huế năm 2017 tăng 519.002 lượt, tương ứng tăng 15,93% so với năm 2016, trong đó lượt khách nội địa tăng 4,11% và khách quốc tế tăng 40,67%. Lượt khách năm 2018 tăng 555.661 lượt, tương ứng tăng 17,71% so với năm 2017 trong đó khách nội địa tăng 3,72% và khách quốc tế tăng 31,75%. Doanh thu ngành du lịch năm 2017 đạt 3.520.006 triệu đồng, tăng 9.87% sơ với năm 2016. Doanh năm 2018 đạt 4.473.619 triệu đồng, tăng 27,09% so với năm 2017. 30
  38. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đứng đầu là Hàn Quốc. Cụ thể thị phần khách trong năm 2018: Hàn Quốc (chiếm 29,4%), Pháp (chiếm 9,2%), Anh (chiếm 6,3%), Mỹ (chiếm 6,1%), Thái Lan (chiếm 5,7%), Đức (chiếm 5,1%) Qua những số liệu cụ thể trên cho thấy, ngành du lịch của Thừa Thiên Huế ngày càng được nhiều sự quan tâm của du khách. Bên cạnh đó là cả một quá trình nổ lực trong việc đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật; hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch địa phương thông qua các hội chợ lịch trong nước và quốc tế; liên kết du lịch với các địa phương khác trên cả nước cùng với các công ty du lịch lữ hành, các hãng hàng không, đường sắt đã làm tăng lượng khách không nhỏ đến với Huế. Bảng 2.2: Tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 Đơn vị: Lượt 2017/2016 2018/2017 Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Mức Tỉ lệ Mức Tỉ lệ tăng/giảm (%) tăng/giảm (%) Tổng lượt 3.258.010 3.777.012 4.332.673 + 519.002 15,93 + 555.661 17,71 khách Khách 1.052.980 1.481.226 1.951.461 + 428.246 40,67 + 470.235 31,75 quốc tế Khách 2.205.030 2.295.786 2.381.212 + 90.756 4,11 + 85.426 3,72 nội địa Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Website Sở Du lịch 31
  39. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Bảng 2.3. Tình hình doanh thu du lịch tại Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2018 Đơn vị: Triệu đồng 2017/2016 2018/2017 Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Mức Tỉ lệ Mức Tỉ lệ tăng/giảm (%) tăng/giảm (%) Doanh 3.203.792 3.520.006 4.473.619 + 316.214 9,87 + 953.613 27,09 thu (Nguồn: Website Sở Du lịch 2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là vùng đất có sự tập trung cao của các loại hình di tích lịch sử văn hóa, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, đồng thời là nơi đang sở hữu các nguồn tài nguyên phi vật thể như: lễ hội (cung đình, tôn giáo và dân gian), nhạc lễ Phật giáo, ẩm thực chay, các sản phẩm thủ công, các loại hàng quà lưu niệm do các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng sản xuất, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại các cơ sở này, và cung ứng cho thị trường tiêu dùng xứ Huế. Đây là những nguồn tài nguyên phong phú, có thể khai thác để phục vụ du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững. Với nguồn tài nguyên phong phú, cả vật thể và phi vật thể, du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng để phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch tỉnh nhà. Nguyên nhân là do sức thu hút từ tài nguyên du lịch tâm linh ở xứ Huế và do loại hình này đang là một xu thế phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay loại hình du lịch tâm linh đang rất được chính quyền và các đơnTrường vị lữ hành quan tâmĐại đến. học Kinh tế Huế 2.2.1. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 2.2.1.1. Các cơ sở thuộc Phật giáo Thừa Thiên Huế với gần 600 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, trong đó có nhiều chùa được công nhận là di tích quốc gia như: Chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Đế, chùa Thánh Duyên, chùa Hiền Lương Trong những năm qua, nhiều cơ sở Phật giáo ở Thừa Thiên Huế đã được trùng tu và xây mới như: Chùa Thiên Mụ, chùa Tịnh 32
  40. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Giác, chùa Phật Ấn, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Tổ đình chùa Từ Đàm, Thánh tích tượng đại Quan Thế Âm không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, hoạt động Phật sự của giáo hội mà còn góp phần tô điểm cảnh quan, thu hút khách đến với Thừa Thiên Huế. Chùa Huế là một mảng kiến trúc quan trọng đã cùng với quần thể kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian tạo cho Huế dáng vẻ riêng biệt mà chẳng nơi nào có được, cái đẹp như tranh họa đồ giữa non nước xanh biếc, thơ mộng, hữu tình. Không thể kể đến các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Huế còn lưu giữ được nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình và hầu hết giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam. Các ngôi chùa Huế rải cả khắp và trong ngoài kinh thành, mỗi ngôi chùa tọa lạc trên khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh. Chùa Thiên Mụ: Khách đến thăm Huế, đa phần đều viếng thăm ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ thần kinh này. Chùa Thiên Mụ ra đời gắn với tên tuổi của chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613), vị chúa đầu tiên mở mang bờ cõi, gây dựng cơ nghiệp cho nhà Nguyễn sau này. Chùa Thiên Mụ xây dựng vào năm Tân Sửu (1601), tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, về phía tả ngạn sông Hương các kinh thành khoảng 5km theo hướng tây. Đây được xem là một trong những ngôi quốc tự cổ nhất xứ Huế. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Chùa Thiên Mụ được xếp vào một trong hai mươi cảnh đẹp nhất xứ thần kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng ở cổng chùa. Chùa Thiên Mụ còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Nhị ThậTrườngp Thiên Vương hayĐại những họchoành phi Kinh câu đối đều ghitế d ấuHuếấn thời kì lịch sử vàng son của chùa. Chủa Thiên Mụ là niềm tự hào của người dân xứ Huế và là một ngôi quốc tự nổi tiếng của nước ta. Hòa quyện với phong cảnh miền núi Ngự sông Hương, chùa Thiên Mụ đa đi vào tâm thức của người dân bản xứ, gắn bó với Huế và là bộ phận không thể tách rời của Huế. Huyền Không Sơn Thượng: nằm tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh của cố đô Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989. Chùa nằm 33
  41. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ, chim hót líu lo. Am mây tía là nơi ở, thư phòng, nơi tiếp khách và nơi viết thư pháp của sư trụ trì. Đây cũng là nơi những người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp tìm đến để đàm đạo, bình thơ, luyện bút, khoe chữ Yên Hà các là nơi đón khách, có đường nét kiến trúc uyển chuyển, mái ngói, cột trụ, nội thất màu cánh gián, giản dị, đầm ấm. Nghinh lương đình, nơi khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, thưởng trà, đàm đạo Thiền viện trúc lâm Bạch Mã: Thiền viện tọa lạc trên một sơn đảo giữa lòng hồ Truồi, thuộc Vườn Quốc Gia Bạch Mã, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thiền viện là nơi chuyên tu, cần nơi yên tĩnh, không quá gần chốn đời thực vì có thể nhiễu tiếng ồn, nhưng cũng không thể quá xa để giúp đở nhân dân địa phương nơi đây. Ở đây, chư Tăng – Ni chưa bao giờ mua đồ ăn, họ tự cung tự cấp, không tiền riêng, không điện thoại riêng, không Internet, không TV. Không đi ra ngoài với bất cứ lý do gì (trừ việc chữa bệnh), không giảng đạo, truyền đạo, ngoại giao. Trên đường vào Nội viện, cây cối hay bên đường đi xanh tốt, hoa lá đua nhau khoe sắc điểm xuyến là những pho tượng nhỏ bên đường, như nhắc nhở mỗi người hãy tĩnh tâm lại, chậm lại một chút để thấy thoải mái hơn, thanh tịnh hơn trong tâm hồn.Hoạt động chủ yếu khi đến với thiền viện là tham quan viếng cảnh, trải nghiệm thiền hoặc có thể tham gia khóa tu thiền tại đây. Chùa Đông Thiền: do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra vào thế kỷ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc xã Thủy Xuân, bên phía trái đoạn đường đi từ chùa Châu Lâm lên chùa Từ Hiếu toạ lạc tại 65/2 Lê Ngô Cát thuộc làng Dương xuân - Thuỷ Xuân - kế cận kinh thành Huế. Sau này, đầu thế kỷ 19 có một công chúa, con vua Gia Long xuất gia tại đây là Công Chúa Ngọc Cơ nên chùa được trùng kiến. Dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị chùa tiếp tục được tôn tạo. Hiện còn bia ghi việc trùng tu này. TTrườngừ những năm 30 củĐạia thế kỷ 20học chùa thi ếKinhu sư thường trútế nên Huế rơi vào cảnh điêu tàn mãi cho đến sau năm 1975 sư bà Diệu Không mới đứng ra nhận chức vụ trụ trì và giao cho Ni cô Diệu Đạt phụ trách phục hồi sinh hoạt ở đây. Về kiến trúc chùa vẫn giữ được đường nét xưa, còn lưu giữ chiếc khánh đồng có từ thời ngài Tế Vĩ, tấm biển sơn son thếp vàng thời Thiệu Trị, bia bằng đá thanh thời Minh Mạng, khám, tượng thờ cổ và chiếc trống được cho là lớn nhất Huế, nổi danh qua câu truyền tụng dân gian Trống Đông Thiền, Chuông Linh Mụ. 34
  42. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Chùa Từ Đàm: Chùa tọa lạc trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc địa phận phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2 km về hướng nam. Mặt chùa hướng đông nam, trước có núi Kim Phụng làm án, bên phải giáp đường Điện Biên Phủ, bên trái có chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, phía sau có chùa Thiên Minh. Mặc dầu không phải là ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam, nhưng Từ Đàm đã được nhiều người ở khắp đất nước biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do tín ngưỡng. Hiện nay chùa Từ Đàm là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cấu trúc chung của chùa được gọi là "kiểu chùa Hội" phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản. Chùa Từ Đàm có ba bộ phận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà Hội. Chùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoàng Tử Dung sáng lập vào khoảng sau năm 1695. Ngài Minh Hoàng quê ở Trung quốc, thuộc dòng Thiền, phái Lâm Tế thứ 34, là bậc cao Tăng đã truyền pháp và ấn chứng cho Hòa thượng Liễu Quán vị Tổ sư Thiền tông Việt Nam đầu tiên khai đạo ở Đàng trong. Năm 1703, Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc tứ ấn tôn tự, từ đó, chùa có tên là ấn Tôn. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) đổi tên là chùa Từ Đàm. Năm 1936, chùa Từ Đàm là trụ sở hoạt động của An Nam Phật học hội. Những ngày Cách mạng Tháng Tám Từ Đàm là trung tâm hoạt động sôi nổi của Phật giáo cứu quốc. Năm 1951, 51 đại biểu Phật giáo, cả ba miền bắc - trung - nam mở đại hội đầu tiên ở Từ Đàm, đặt nền móng sơ khởi cho công cuộc thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt nam. Những năm sáu mươi, Từ Đàm là nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm do chư Tăng và Phật tử kính đạo, yêu nước đứng lên góp sức mình vào sự nghiệp đấu tranh chung của dân tộc. ChùaTrường Diệu Đế: Nhắ cĐại đến chùa họcDiệu Đế , Kinhai cũng biết đâytế là Huếmột trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Sự biến thiên của lịch sử đã lấy đi ít nhiều vẻ hoành tráng của ngôi tự này nhưng vị trí và vai trò của ngôi cổ Tự vẫn không hề thay đổi. Năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng một ngôi chùa trên nền đất cũ nơi mình được sinh ra. Ông mong muốn “Vua quan ngày ngày chiêm ngưỡng, càng tăng thêm màu sắc tươi thắm của chốn phồn hoa; xe qua thuyền ghé tấp nập, chen nhau như gấm dệt; mục đích vẫn thức tỉnh những tâm hồn hiếu lợi mê hoặc, vẫn 35
  43. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế lấy điều thiện làm căn bản”. Ngôi chùa này được ông đặt tên là Diệu Đế vì: “ đó là nơi hun đúc và thể hiện nét văn hoá vô cùng tuyệt diệu, tận nguồn cội thâm uyên đều được hiển bày qua chân như mật đế, cũng vì vậy cho nên gọi là chùa Diệu Đế”. Chùa Thánh Duyên: Chùa Thánh Duyên được xây dựng trên núi Túy Vân - một hòn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc. Chùa được xây dựng vào nửa sau thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần với quy mô nhỏ. Đến năm Nhâm Thân (1692) chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho tu sửa lại chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho xây dựng lại trên nền cũ đặt tên là chùa Thuý Ba. Năm 1836 vua Minh Mạng cho sửa lại, xây thêm Ðại Từ Các và Tháp Ðiều Ngự đặt tên là chùa Thánh Duyên. Chùa Thánh Duyên được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nguyễn đặc trưng "trùng thiềm điệp ốc", với bố cục chùa (Thánh Duyên) - Các (Ðại từ) - Tháp (Ðiều Ngự), là điều khác lạ so với các chùa thông thường là: tháp – chùa, phải chăng đây là thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên trong kiến trúc Phật giáo. Quy mô chùa Thánh Duyên gồm: Chùa ba gian hai chái, có la thành. Phía sau chùa là Đại Từ Các, cấu trúc ba gian có nghi môn và la thành bao quanh. Ở đỉnh núi là Tháp Điều Ngự 3 tầng, cao khoảng 12m. Sau tháp có một ngôi đình nhỏ, trước đình có bình phong long mã, xung quanh có la thành. Chùa chính có 3 án thờ và 2 án tòng sự thờ Phật Tam Thế, Quan Âm, 18 vị La Hán , đặc biệt là tượng 18 vị La Hán đầu bằng đồng. Từ năm 1836 vua Minh Mạng đã ban sắc chùa Thánh Duyên lên hàng Quốc tự với nhiều vị cao tăng có tên tuổi được cử làm trụ trì. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 310QÐ/BT ngày 13-2-1996. 2.2.1.2. Các cơ sở thuộc Thiên Chúa giáo Là một tôn giáo có số giáo dân đông đảo đứng thứ hai (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên HuTrườngế, Thiên Chúa giáo Đại có lịch sửhọcdu nhập Kinhvào xứ Huế dưtếới th Huếời chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong (1558 – 1775) và phát triển khá mạnh, dù có lúc triều đình nhà Nguyễn đã ban hành chính sách cấm đạo. Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có 45 giáo xứ với hơn 90 nhà thờ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó tiêu biểu là các nhà thờ, thánh đường như: Nhà thở Phủ Cam, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhà thờ Thánh Phanxico Xavie, nhà thờ Phường Đúc, Đan viện Thiên An, Trong số các thánh đường, nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Huế, nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đan viện Thiên An là những nơi thường được du khách tìm đến tham quan, hành lễ. 36
  44. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Nhà thờ Phủ Cam: Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam là một nhà thờ có kiến trúc ấn tượng, do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ – “cha đẻ” của Dinh Độc Lập thiết kế. Được xây dựng lần đầu vào năm 1682, trải qua nhiều thăng trầm thời gian, đến năm 1963 bắt đầu xây dựng mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế như chúng ta nhìn thấy ngày nay. Nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với những đường nét thanh toát, đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như hai vạt áo dài lớn hoặc như chiếc khăn quàng khổng lồ ai vắt ngang trời. Cùng với những chi tiết kiến trúc đặc sắc khác, nhà thờ Phủ Cam tạo nên một không gian kiến trúc hoành tráng, vừa gần gũi, gợi cảm, vừa thánh thiện, tôn nghiêm, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo. Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Nhà thờ này thường được biết đến dưới tên gọi Dòng Chúa Cứu Thế, tọa lạc trên mảnh đất hình tam giác, phía trước là giao lộ của đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến (phường Phú Nhuận, thành phố Huế). Nhà thờ được khởi công xây dựng vào tháng 3/1959 và hoàn thành vào tháng 8/1962, trên bộ phận của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp từ năm 1940 sau khi tách ra từ Dòng Chúa Cứu Thế (có mặt ở Huế từ năm 1928). Kiến trúc thánh đường này do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế và do tu sĩ Bùi Văn Khắc (Dòng Chúa Cứu Thế) đảm nhận thi công với sự hợp tác của 150 tay thợ. Ngôi thánh đường này tuy ra đời muộn hơn so với nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam nhưng là một kiến trúc hiện đại của Tây phương với phong cách trang trí cổ điển của phương Đông, khiến cho nhà thờ vừa lộng lẫy, uy nghi, vừa gần gũi, thân thiện với giáo dân và du khách đến đây hành lễ và thăm viếng thường ngày. ĐanTrườngviện Thiên An: ĐạiĐan việ nhọc Biển Đ ứcKinh Thiên An, thưtếờng Huế được gọi là Đan viện Thiên An, được xây dựng vào mùa hè năm 1940, do các đan sĩ Biển Đức người Pháp thành lập với cái tên Thiên An (bình an từ trời), tọa lạc trên ngọn đồi Thiên An – tên của ngọn đồi được đặt theo tên của Đan viện. Cách trung tâm thành phố Huế 10km về phía nam, Đan viện Thiên An thuộc địa phận xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với ngàn thông reo xanh vi vút suốt đêm ngày, lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngheo chạy và kí ức, vẻ 37
  45. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế đẹp Thiên An còn sâu lắng, quyến rũ lòng người bởi khí hậu mát mẻ, trong lành. Trong khuôn viên Đan viện Thiên An, bên phải có đồi Đức Mẹ; ẩn sâu một cách kín đáo trong rừng thông là đồi Thánh Giá; phía bên trái nhà thờ là tháp chuông vút cao đầy kiêu hãnh; hai hồ nước trong đan viện được đào năm 1940 – 1960, cung cấp nước cho toàn khu vực và trở thành thắng cảnh, trong đó có hồ Thủy Tiên huyền thoại với những giọt nước thủy chung. Đan viện nằm giữa một khung cảnh trầm lắng, yên tĩnh, chính là nơi để các đan sĩ đi vào chiều sâu của đời tu trì, cũng như tạo điều kiện cho những ai đến đây để tĩnh tâm, cầu nguyện và kiếm tìm sự bình an trong cuộc sống. 2.2.2. Đền thờ, miếu mạo Huế là một nơi có rất nhiều đền miếu dân gian, là nơi thờ phụng các vị thần linh, Thành hoàng, khai canh khai khẩn; suy tôn những danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công với làng, với nước; cũng là nơi có những đàn miếu do nhà nước phong kiến xây dựng để tế trời đất, các vị thần linh, các hiện tượng tự nhiên và thờ phụng các vị vua chúa nhà Nguyễn đã trị vì đất nước trong các thế kỉ 16 – 20, thờ phụng các vị khai quốc, công thần, trung liệt Hệ thống đền miếu này phủ khắp Thừa Thiên Huế, từ kinh thành đến làng quê, có niên đại hình thành và tồn tại từ thế kỉ 16 đến nay. Những đền miếu này một mặt do nhà nước bỏ tiền xây cất, một mặt do nhân dân vận động quyên góp để xây dựng, trùng tu và duy trì sự thờ phụng, cũng như các sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, các lễ hội trong hàng trăm năm qua. Có nhiều đền miếu đã hư hỏng theo thời gian hoặc do chiến tranh tàn phá và do sự phá hoại của con người. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều đền thờ miếu mạo ở Thừa Thiên Huế đã được chính quyền, các cơ quan liên quan và nhân dân trùng tu, tôn tạo để phục vụ nhu cầu thờ phụng, cúng tế, lễ hội của người dân và phục vụ phát triển du lịch. Những đền miếu tiêu biểu ở Huế đón nhiều người dân và du khách đến tham quan và tham gia các sinh hoTrườngạt tâm linh, tín ngư Đạiỡng là: Đànhọc Nam Giao,Kinh Đàn X ãtế Tắc, Huế Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, Điện Huệ Nam thuộc dòng kiến trúc cung đình; đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, Miếu Âm Hồn, Đền Phổ Hóa, Đền Kỳ thạch phu nhân, đền Thai Dương phu nhân thuộc dòng kiến trúc dân gian; đền thờ Phật hoàng Nhân Tông và Huyền Trân công chúa thuộc dòng kiến trúc hiện đại. Đây là những nơi mà hàng năm chính quyền và người dân vẫn tổ chức những lễ tế, lễ hội lớn thu hút người dân địa phương và du khách đến tham quan chiêm bái và tham gia hành lễ. 38
  46. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế 2.2.3. Lễ hội Thừa Thiên Huế ngày nay thừa hưởng một di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ (lễ hội, trang phục, ẩm thực, thú tiêu khiển, văn hóa ứng xử ). Trong đó, lễ hội cung đình triều Nguyễn, lễ hội tôn giáo và lễ hội dân gian xứ Huế là những di sản quan trọng, có thể khai thác để phục vụ du lịch tâm linh. 2.2.3.1. Lễ hội cung đình triều Nguyễn Lễ hội cung đình triều Nguyễn là những lễ hội do triều Nguyễn khai sinh và tổ chức thực hiện, chủ yếu ở kinh đô Huế, trong thời gian triều đại này cai trị đất nước. Những lễ hội này còn được gọi là Lễ hội cung đình Huế vì nhiều người đã đồng nhất cung đình Huế với cung đình triều Nguyễn, do Huế là kinh đô của vương triều Nguyễn. 2.2.3.2. Lễ hội tôn giáo Lễ Phật đản: là lễ hội văn hóa của Phật giáo đã được hội đồng Liên hiệp quốc công nhận là ngày Lễ hội văn hóa tôn giáo của thế giới; là ngày đại lễ kỉ niệm Đức Bổn Sư Thích Ca đản sanh, Thành đạo, nhập Niết bàn, hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp, bắt đầu diễn ra từ ngày 8 tháng 4, kéo dài đến ngày rằm tháng 4 âm lịch hằng năm. Lễ vía Quan Thế Âm: hàng năm cứ đến ngày 19 tháng 6 âm lịch, lễ vía Quan Thế Âm lại được tổ chức tại Thánh tích tượng đài Quan Thế Âm, tọa lạc tại núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Lễ Vu Lan: Lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 âm lịch là này lễ của Phật giáo. Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự tứ, ngày mà hầu hết tứ tăng thành tựu công đức sau thời gian tu tiến trong khóa hạ (gồm 3 tháng tu ở chùa, từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 âm lịch, khôngTrường tiếp xúc với th ếĐạinhân). Ngàyhọc lễ Vu Kinh Lan còn trùng tế vớ iHuế ngày “xá tội vong ân” của văn hóa người Á Đông, đây cũng là ngày lễ để mọi người tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Lễ hội Điện Huệ Nam: Điện Huệ Nam tọa lạc trên sườn núi Ngọc Trản (còn có tên Hương Uyển), nằm ở Bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về phía tây. Đó là phần cuối của dãy Trường Sơn trùng trùng điệp điệp từ tây bắc đổ xuống đông nam, đến địa phận làng Hải Cát thì dừng đột khởi một ngọn núi ngay 39
  47. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế ngắn, tròn trặn như hình chén úp ven sông, thế tựa “long bàn hổ cứ” (rồng cuộn hổ ngồi). Cổ sử ghi ngọn núi này là Hương Uyển sơn, sau đổi là Ngọc Trản Sơn, dân gian gọi là Hòn Chén. Lễ Giáng Sinh: còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh hay lễ Noel là một ngày lễ quốc tế, kỉ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời theo quan niệm của phần lớn người Cơ đốc giáo. Một số nước phương Tây ăn mừng vào ngày 25/12, nhưng một số nước lại ăn mừng lễ Giáng sinh từ tối ngày 24/12. Tuy nhiên, người theo Chính thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julian để định ngày, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7/1 theo lịch Gregory. 2.2.3.3. Lễ hội dân gian Hiện nay, theo thống kê Thừa Thiên Huế có tất cả 65 lễ hội. Trong đó 58 lễ hội dân gian, 2 lễ hội tôn giáo, 4 lễ hội lịch sử cách mạng và 1 lễ hội khác. Các lễ hội dân gian ở địa bàn Thừa Thiên Huế là hết sức phong phú và mang đậm nét đặc sắc của một vùng văn hóa, nơi có sự đan xen và giao thoa mạnh mẽ của văn hóa cung đình và văn hóa dân gian, nơi mà con người vừa sống với các niềm tin hồn nhiên về thế giới thần linh lại vừa luôn thể hiện tính lịch sử sâu sắc ở việc tri ân và tưởng nhớ tiền nhân, nơi mà con người vừa mang nặng hành trang quá khứ từ cố hương lại vừa thể hiện sự hòa hợp sâu sắc với vùng đất mơi và các cộng động tiền trú 2.2.4. Nguồn tài nguyên tâm linh khác Ngoài các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và các nhiều lễ hội phong phú, đặc sắc thì Nhạc lễ Phật giáo Huế, ẩm thực chay, sản phẩm thủ công tại các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng cũng có thể khai thác để phát triển du lịch tâm linh tốt. 2.3.Trường Đánh giá công tác Đại xúc tiế n họcdu lịch tâm Kinh linh tại Th tếừa Thiên HuếHuế 2.3.1. Đơn vị thực hiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vị thuộc sự quản lý của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vị thực hiện các công tác xúc tiến du lịch của Thừa Thiên Huế, trong đó bao gồm xúc tiến du lịch tâm linh. 2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức 40
  48. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Giám đốc Phó giám đốc Phòng Xúc tiến Du Phòng Hành chính Phòng Thông tin du lịch tổng hợp lịch và hỗ trợ du khách Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế có tổng cộng 13 thành viên. Trong đó: - 1 Giám đốc: Ông Trương Thành Minh; - 1 Phó giám đốc: Ông Nguyễn Bảo Kỳ; - Phòng Hành chính tổng hợp: 4 thành viên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm trưởng phòng phụ trách; - Phòng Thông tin du lịch và hỗ trợ du khách: 4 thành viên, ông Nguyễn Văn Toàn làm trưởng phòng phụ trách; - Phòng Xúc tiến du lịch: 2 thành viên, ông Nguyễn Văn Hưng làm phó trưởng phòng phụ trách; - 1Trường Bảo vệ. Đại học Kinh tế Huế 2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến phát triển du lịch: - Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch, dịch vụ, môi trường, chính sách, dự án, đề án, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. 41
  49. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Tổ chức nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm, đánh giá nhu cầu, thị hiếu của du khách nhằm hoạch định chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch. - Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các dự án, kế hoạch ứng dụng và đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; tham gia thẩm định các dự án công nghệ thông tin, thông tin du lịch trong lĩnh vực thông tin và xúc tiến du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở Du lịch. - Chủ trì, phối hợp tổ chức và tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo, triển lãm, các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch tỉnh trong và ngoài nước; phổ biến trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở nghiên cứu, dự báo và xây dựng chiến lược thị trường du lịch trong và ngoài nước; tham gia xây dựng các loại hình, sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển của ngành, địa phương và nhu cầu của thị trường du lịch. - Thực hiện các dịch vụ tư vấn và tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch khảo sát nghiên cứu thị trường; tổ chức các đoàn FAM trong và ngoài nước khảo sát các tuyến , điểm, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh. - Tổ chức biên soạn, thiết kế, sản xuất các ấn phẩm, tập gấp, băng đĩa bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến, quảng báTrường về điểm đến, sả n Đạiphẩm dị chhọc vụ du l ịchKinh của tỉnh theo tế chương Huế trình, kế hoặc đã được phê duyệt và đúng quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch: - Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và khai thác hệ thống 42
  50. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế cung cấp thông tin du lịch và dịch vụ; cung cấp thông tin du lịch phục vụ nhu cầu khai thác của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thuận lợi, hiệu quả. - Làm đầu mối kết nối thông tin giữa khách du lịch với cơ quan liên quan, chính quyền các địa phương, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch nhằm hỗ trợ khách du lịch tiếp cận điểm đến; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham quan, du lịch; cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ an toàn, chất lượng và thuận tiện. Một số nhiệm vụ khác: - Trình giám đốc Sở Du lịch chương trình, kế hoạch hành động dài hạn, 05 năm và hằng năm của Trung tâm; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giám đốc Sở trình Ủy ban nhân nhân tỉnh cơ chế, chính sách liên quan về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch trong hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch. - Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở, xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực thông tin, xúc tiến du lịch; thực hiện các chương trình bồi dưỡng đã được phê duyệt. - Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản; quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm theo quy định của nhà nước. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc Sở giao. 2.3.2. Các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện HàngTrường năm, Trung tâm Đại Thông tinhọc Xúc tiế nKinh Du lịch vẫn tếtriển Huếkhai nhiều chương trình nhằm mục đích xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế. Trong thời gian năm 2017 – 2018, loại hình du lịch tâm linh được Sở Du lịch dành nhiều chú ý hơn.Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh vẫn còn mờ nhạt, chưa nổi bật. Bảng 2.4: Một số hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh đã thực hiện 43
  51. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Xuất bản, tái bản các ấn phẩm. Hoạt động xúc - Cập nhật thông tin qua các website du lịch. tiến trực - Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. tiếp - Xây dựng các video, clip viral. Hoạt động Đơn vị phối hợp - Khảo sát các địa điểm tâm linh - Phòng Nghiên cứu Phát triển của Sở tại Thừa Thiên Huế. Du lịch. - Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du - Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch bao gồm du lịch tâm linh lịch Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cùng các địa phương khác. Quảng Nam, Quảng Bình - Tổ chức các đoàn Famtrip, - Sở Du lịch, các công ty du lịch lữ Presstrip khảo sát du lịch. hành trên địa bàn, các ban ngành liên quan Hoạt - Đón các đoàn Famtrip, Presstrip - Phối hợp với Tổng cục Du lịch. động xúc từ nước ngoài về khảo sát, đánh tiến phối giá du lịch. hợp - Truyền thông qua báo, truyền - Báo Thanh Niên, báo Dân Trí, báo hình. Tổ Quốc, báo Văn Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV) - Mở lớp đào tạo cơ bản, nhằm - Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Xúc Trườngnâng cao nghi Đạiệp vụ chohọc các Kinhtiến Du lịch tế (thuộ cHuếHiệp hội du lịch hướng dân viên du lịch. Việt Nam – VITA). - Khảo sát các điểm du lịch tâm - Phối hợp với Công ty CP Truyền linh Thừa Thiên Huế. thông và Du lịch Hàng không Việt Nam AVITOUR tại Hà Nội. 44
  52. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế Theo kết quả phỏng vấn sâu anh Nguyễn Anh Tuấn - chuyên viên phòng Xúc tiến Du lịch cho biết Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã có những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh cụ thể sau: - Xuất bản, tái bản các ấn phẩm giới thiệu một số điểm đến du lịch tâm linh như chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm, đền đài, các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian Các ấn phẩm được gửi về các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn và các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, các ấn phẩm còn được bày bán ở các hiệu sách, đặt ở sân bay, ga tàu và được đem ra giới thiệu, trao đổi tại các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. - Thông qua các website du lịch như vietnamhuetourism.vn, fanpage Hue tourism information center tiếng Việt, Anh, trang web vietnamhuekanko.com và fanpage tiếng Nhật, trang Thông tin điện tử của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, sdl.thuathienhue.gov.vn để cập nhật những thông tin về du lịch trong đó có môt vài thông tin về du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. - Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế như TTM Plus, Travex, Jata Tourism Expo Japan, ITB Asia Singapore, VITM, giới thiệu các loại hình du lịch tại Thừa Thiên Huế trong đó có giới thiệu đến các địa điểm du lịch tâm linh, tạo điều kiện cho các công ty du lịch trên địa bàn tham gia giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch của công ty mình đến du khách quốc tế, hợp tác với các công ty du lịch lữ hành quốc tế để liên kết các sản phẩm và khách du lịch. - Xây dựng các video, clip viral giới thiệu về du lịch Thừa Thiên Huế trong đó có một vài địa điểm tâm linh nổi tiếng. - Phối hợp với Phòng Nghiên cứu và phát triển của Sở Du lịch tổ chức các buổi khảo sát, đánh giá các địa điểm du lịch tâm linh, nghiên cứu thêm về tiềm năng của loại hìnhTrường du lịch này. Đứng Đạira làm cầ uhọc nối cho cácKinh công ty du tếlịch lữHuếhành khai thác tốt hơn các địa điểm cung ứng du lịch tâm linh, phát triển thêm một số sản phẩm du lịch tâm linh mới thuần túy và đặc trưng hơn. - Liên kết với các địa phương khác như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam để hợp tác quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch trong đó có sản phẩm du lịch tâm linh, qua đó cũng giúp các công ty du lịch lữ hành tại các địa phương có cơ hội gặp mặt, trao đổi, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của nhau. 45
  53. Khóa luận tốt nghiệp: Xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế - Phối hợp với các công ty du lịch trên địa bàn, các phòng chuyên môn của Sở Du lịch tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip để khảo sát các tuyến, điểm du lịch mới nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mới đặc trưng, hấp dẫn cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế; liên kết website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch triển khai phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống, nhà vườn nhằm phát huy giá trị văn hóa Huế để hình thành các sản phẩm du lịch mới, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tập trung phát triển các loại hình vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ về đêm, hàng lưu niệm nhằm thu hút du khách lưu trú tại Huế dài ngày hơn. - Phối hợp với Tổng cục Du lịch đón một số đoàn Famtrip, Presstrip dành cho các doanh nghiệp lữ hành, báo chí nước ngoài từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore, Châu Âu ) về khảo sát, đánh giá để góp ý, liên kết du lịch. - Hợp tác với hội nhà báo như báo Thanh Niên, báo Dân Trí, báo Tổ Quốc, báo Văn Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV) đưa các thông tin trên thời sự, trên báo in, báo điện tử về các địa điểm du lịch tâm linh, các cuộc hội thảo, các cuộc khảo sát để quảng bá, giới thiệu du lịch tâm linh. - Đầu năm 2018, liên kết với Trung tâm Tư vấn và Đạo tạo Xúc tiến Du lịch (thuộc Hiệp hội du lịch Việt Nam – VITA) mở lớp đạo tạo cơ bản, nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các hướng dân viên du lịch chuyên loại hình du lịch văn hóa, tâm linh; cũng như bổ sung kiến thức cho các cá nhân quan tâm tìm hiểu văn hóa truyền thống, di tích lịTrườngch sử, lễ hội cổ truy Đạiền học Kinh tế Huế - Phối hợp với Công ty CP Truyền thông và Du lịch Hàng không Việt Nam AVITOUR tại Hà Nội khảo sát các điểm du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế. 2.3.3. Công tác xúc tiến du lịch tâm linh mà Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã thực hiện Du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch tiềm năng có thể mang lại nhiều giá trị kinh tế tốt cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói chung. Du lịch tâm linh 46