Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ Gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm

pdf 100 trang thiennha21 22/04/2022 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ Gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_gao_huu_co_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ Gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM Trường ĐạiSINH học VIÊN THKinhỰC HIỆ Ntế Huế NGUYỄN THỊ CẨM GIANG Niên khóa: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn NguyTrườngễn Thị Cẩm GiangĐại học KinhPGS.TS Nguytế ễHuến Đăng Hào Lớp: K49D-QTKD Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 01 năm 2019
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Trong quá trình thực và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm đại học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đăng Hào từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn đến Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi làm quen thực tiễn và nghiêm cứu. Đặc biệt là các Anh,Chị phòng Kế toán và Phòng kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết và những kiến thức thực tế trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh nghiệm và thời gian có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất Trườngmong nhận được s ựĐạiquan tâm, học ý kiến đóng Kinh góp của Th tếầy,Cô Huế và các bạn. Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Cẩm Giang SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng ngiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Thu thập thông tin, số liệu 3 4.2. Các phương pháp phân tích được sử dụng 3 5. Kết cấu đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 6 1.1. Cơ sở lí luận về tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp 9 1.1.4. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 13 1.1.5.1. Nhân tố khách quan 13 1.1.5.2. Nhân tố chủ quan 17 1.1.6. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 19 1.1.6.1. TrườngMột số chỉ tiêu ph ảnĐại ánh kết quhọcả công tácKinh tiêu thụ sả n tếphẩm Huế 19 1.1.6.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM 23 2.1. Tổng quan về công ty 23 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 23 SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 23 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí của công ty 25 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất 27 2.1.5. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 31 2.1.6. Phân tích môi trường kinh doanh 33 2.1.7. Phân tích chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty 36 2.1.7.1. Công tác nghiên cứu thị trường và chiến lược thị trường mục tiêu của công ty những năm qua 36 2.1.7.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty 37 2.1.7.3. Một số chính sách marketing hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 38 2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm 41 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty 41 2.2.2. Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng 43 2.2.3. Tình hình tiêu thụ theo thị trường 44 2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 47 2.3. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 48 2.4. Khảo sát đánh giá ý kiến của khách hàng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Quế Lâm 49 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra 49 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 51 2.4.3. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố liên quan đến tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty 53 2.4.3.1. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 53 2.4.3.2.TrườngĐánh giá của khách Đại hàng về giáhọc cả Kinh tế Huế 56 2.4.3.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến 58 2.4.3.4. Đánh giá của khách hàng về nhân viên 60 2.4.3.5. Đánh giá của khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng 62 2.4.3.6. Đánh giá của khách hàng về khả năng tiêu thụ sản phẩm 65 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM 67 SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 3.1. Ma trận SWOT 67 3.2. Định hướng về tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm 68 3.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty 68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. Kết luận 71 2. Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn MTV : Một thành viên CTCP : Công ty cổ phần VLXD : Vật liệu xây dựng DTTT : Doanh thu tiêu thụ GĐ : Giám đốc CH : Cửa hàng SL : Sản lượng TNDN : Thu nhập doanh nghiệp LĐ : Lao động DT : Doanh thu CP : Chi phí LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế GTTB : Giá trị trung bình Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty 24 Bảng 2.2: Quy trình chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm 29 Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 31 Bảng 2.4: Bảng giá các loại gạo của công ty năm 2018 40 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2015 -2017 41 Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 43 Bảng 2.7: Bảng tình hình tiêu thụ gạo hữu cơ theo thị trường 45 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 47 Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ 48 Bảng 2.10: Bảng thể hiện hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát 51 Bảng 2.11: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến sản phẩm 53 Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với đặc điểm sản phẩm giữa các nhóm khách hàng 54 Bảng 2.13: Kiểm định Kruskal Wallis H 55 Bảng 2.14: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến giá cả 56 Bảng 2.15: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với chính sách giá cả giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm 57 Bảng 2.16: Kiểm định Kruskal Wallis H 58 Bảng 2.17: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến chính sách xúc tiến 58 Bảng 2.18: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với chính sách xúc tiến giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm 59 Bảng 2.19: Kiểm định Kruskal Wallis H 60 Bảng 2.20:TrườngKiểm định One Đại Samlpe Thọc– test v ềKinhnhóm biến nhân tế viên Huế 60 Bảng 2.21: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với nhân viên của công ty giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm 62 Bảng 2.22: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến phương thức thanh toán và giao hàng 62 Bảng 2.23: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với phương thức thanh toán và giao hàng giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm 64 SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.24: Kiểm định Kruskal Wallis H 64 Bảng 2.25: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến khả năng tiêu thụ sản phẩm 65 Bảng 2.26: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với khả năng tiêu thụ của công ty giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm 66 Bảng 3.1: Ma trận SWOT 67 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang vii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm 7 Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp 12 Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp 12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 25 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất gạo hữu cơ 30 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm Gạo hũu cơ của công ty 37 Biểu đồ 2.1: Số lần mua sản phẩm của khách hàng ở công ty 50 Biểu đồ 2.2: Kênh thông tin mà khách hàng biết đến 50 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang viii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trước nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao trong những năm gần đây và sự gia tăng xu hướng quan tâm đến chất lượng bữa cơm gia đình của người Việt Nam hiện đại, sự ra đời của thực phẩm hữu cơ dần chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng và mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho ngành thực phẩm Việt Nam. Dù khá mới mẽ nhưng thực phẩm hữu cơ dành được sự tin cậy của cộng đồng nhờ vào quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên và nghiêm ngặt, không có bất kì tác động của chất hóa học, không chất kích thích tăng trưởng hay chất bảo quản, tuyệt đối an toàn và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thực phẫm hữu cơ (Oganic) như: Tập đoàn VinGroup, Vinamit, Saigon Co.op, AEON, Big C, Satra Food, sản phẩm từ những doanh nghiệp này cung ứng ra thị trường đã được người tiêu dùng trong nước đón nhận. Đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tiếp tục trụ vững trong môi trường cạnh tranh, bên cạnh vấn đề về chất lượng thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần quan tâm khắc phục hàng đầu. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò kết thúc của một chu kì sản xuất, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị sản xuất chu kì kinh doanh mới. Chính vì vậy việc phân tích, nghiên cứu quá trình này là một việc không thể thiếu nhằm tìm và hiểu được ý nghĩa của quá trình, những nhân tố ảnh hưởTrườngng đến nó và bằng Đại phương pháphọc nào đKinhể nó hoạt đ ộtếng có Huế hiệu quả nhất là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm nói riêng. Nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty hiện nay. Tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ Gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm” làm khóa SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tiêu thụ của công ty để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm từ đó tìm các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm. - Phản ánh được thực trạng tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty từ năm 2015-2017. - Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng ngiên cứu Là hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Quế Lâm trong khoảng thời gian 3 năm (từ năm 2015-2017). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. -TrườngPhạm vi thời gian: Đại Đề tài nghiênhọc cứ u Kinhsố liệu của côngtế tyHuế trong 3 năm (từ năm 2015-2017). - Phạm vi không gian: Thực hiện tại Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập thông tin, số liệu - Số liệu thứ cấp: + Được thu thập tại công ty qua báo cáo kết quả SXKD, báo cáo tổng kết, cơ cấu tổ chức, lao động, của công ty từ năm 2015 đến 2017. + Tìm hiểu các tài liệu trên sách, báo và Internet. + Tham khảo các khóa luận của các tác giả khác có liên quan. - Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ người tiêu dùng trực tiếp tại công ty và các đại lý, cửa hàng ở địa bàn Thừa Thiên Huế thông qua bảng câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn. - Phương pháp chọn mẫu: Theo số liệu, tổng số khách hàng đến hết năm 2017 gồm 949 khách hàng. Trong đó có 485 khách hàng là hộ gia đình đến mua trực tiếp tại công ty và 104 khách hàng mua với số lượng lớn (các đại lý, cửa hàng, siêu thị, ). Để đánh giá chính xác mẫu ngẫu nhiên, tôi chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng. Kích thước mẫu được xác định qua công thức: n = N/(1+N.e2) = 949/(1+949.0,082) = 134 (Lấy tròn 150) Trong đó: e là sai số chọn mẫu cho phép, sai số được chọn là 8%. N là tổng mẫu: N = 949 khách hàng. ĐTrườngể đảm bảo tính khách Đại quan, học tôi sẽ ti ếnKinh hành điều tratế 133 Huế khách hàng tiêu dùng trực tiếp và 17 khách hàng là các khách hàng là các đại lý, siêu thị, 4.2. Các phương pháp phân tích được sử dụng - Phương pháp định tính: Giai đoạn này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm. Đây là nghiên cứu làm tiền đề và làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Phương pháp định lượng: Thông qua bảng câu hỏi để biết được đánh giá của khách hàng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các bảng câu hỏi phát ra và thu thập về hợp lệ sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 nhằm có những thông tin cần thiết cho phân tích. - Phương pháp thống kê: Phân tích sự biến động của số liệu thứ cấp, phân tích thống kê mô tả được sử dụng nhằm làm sạch số liệu, phân tích cơ cấu mẫu nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu cơ bản, nghiên cứu đánh giá của khách hàng về tiêu thụ. - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự đoán để biết được tình hình thực hiện kế hoạch, so sánh số liệu thực tế kì này so với số liệu kì trước để đánh giá tốc độ phát triển. - Kiểm định One Sample T-test kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng về các yếu tố. Giả thuyết cần kiểm định là: H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value) H0: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng, = 0,05. α+ Nếu Sig. > 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 α + Nếu Sig. = 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, J, 1978) + Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mọng Ngọc 2008) Từ 0,8 đến <= 1: thang đo lường rất tốt Từ 0,7 đến < 0,8: thang đo lường sử dụng tốt SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện - Phân tích phương sai một yếu tố One Way ANOVA Giả thuyết cần kiểm định là: H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá cuả các nhóm khách hàng khác nhau (Test value). H0: Có sự khác biệt trong đánh giá cuả các nhóm khách hàng khác nhau (Test value). là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng, = 0,05. α α + Nếu sig >= 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 + Nếu sig < 0,05: có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài gồm 3 phần. Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Gồm 3 chương Chương I - Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm Chương II - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm ChươngTrườngIII - Giải phápĐại thúc đhọcẩy tiêu th Kinhụ sản phẩm gtếạo h ữHuếu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm Phần III. Kết luận và kiến nghị SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở lí luận về tiêu thụ sản phẩm 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp như sau: + Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế, bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất (Đặng Đình Đào, 2002). + Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ (bán hàng) hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu tiền bán hàng (Trương Đình Chiến, 2010). Ngoài ra còn rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu thụ sản phẩm là trung gian hàng hóa, là cầu nối giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp (Trần Minh Đạo, 2002)Trường Đại học Kinh tế Huế Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008). SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2008) 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Đất nước ta hiện nay ngày càng đa dạng về các ngành nghề kinh doanh nên ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trên thịTrườngtrường các doanh Đạinghiệp cùng học tồn tạ i,Kinhcùng cạnh tranh,tế cùngHuế phát triển và bình đẳng trước pháp luật. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt đó các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến nhiều vấn đề từ khâu đầu vào, khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Rõ ràng từ trước đến nay sự cạnh tranh không thể thiếu vì có cạnh tranh mới có phát triển, mới thúc đẩy doanh nghiệp nhạy bén với thị trường. Bắt buộc doanh nghiệp bên cạnh sản xuất phải chú trọng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mặt hàng và điều quan trọng là phải đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Trong kinh doanh nhất thiết phải lấy tiêu thụ làm mục tiêu. Chỉ khi sản phẩm hàng hóa bán được thì khi ấy một vòng quay của vốn mới hoàn thành và khi đó giá trị, giá trị sử dụng của hàng hóa mới được thực hiện tức là lao động của doanh nghiệp mới được xã hội thừa nhận. Làm được điều này doanh nghiệp mới hoàn thành một chu kì kinh doanh, mới đảm bảo tái sản xuất thường xuyên, liên tục, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Do đó tiêu thụ là một mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy, việc tồn kho hàng hóa luôn phải trả giá đắt. Sự gia tăng của hàng hóa tồn kho là biểu hiện dậm chân tại chỗ của khâu lưu thông, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ được bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ qua trong quá trình kinh doanh như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng, Quá trình tái sản xuất bị gián đoạn và nếu tiêu thụ được hàng hóa thì chẳng những doanh nghiệp bù đắp chi phí đã bỏ ra mà còn thực hiện được giá trị của lao động thặng dư, nghĩa là tạo được cho mình khả năng thu lợi nhuận. Là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh cho nên những thiệt hại trong khâu tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp vì nếu sản phẩm không tiêu thụ được thì toàn bộ chi phí về sức người, sức của mà doanh nghiệp đã bỏ ra trở thành vô giá trị. Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Như vậy trong doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sựTrườngtồn tại và phát triể nĐại của doanh học nghiệp. KhiKinh sản phẩm tếcủa doanhHuế nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm các hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hóa. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất, phân phối và một bên là người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hướng sản xuất kinh doanh cho chu kì sau. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp, cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh bán hàng ra và thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối. Mặt khác công tác tiêu thụ còn làm cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Trong các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò với doanh nghiệp tùy thuộc vào cơ chế kinh tế. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụ sản phẩm được coi là quan trọng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu thì phải tiêu thụ hết đến đó. Xuất phát từ vai trò và vị trí của công tác này đồng thời trên cả các quốc gia khác việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trước hết muốn vậy ta cần phải cần hiểu về nội dung liên quan tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập và giảm đi các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho. Như vậy công tác hoạt độngTrường tiêu thụ sản phẩ mĐại là vô cùng học quan trKinhọng đối với vitếệc t ồnHuế tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng biến đổi của nhu cầu từ đó có những biến đổi sao cho phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lớn. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.4. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cũng được xem như một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu thị trường cho đến viêc thực hiện dịch vụ sau khi bán hàng. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm bao gồm các khâu:  Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường Là việc nghiên cứu, phân tích về số lượng và cung và cầu một sản phẩm hay dịch vụ. Để đẩy nhanh tốc độ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ cần nghiên cứu biến động của cung và cầu trên thị trường, qua đó có những thông tin cần thiết phục vụ cho qúa trình xây dựng các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Việc nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Nhu cầu khách hàng? Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào? Tình hình cung trên thị trường? Tiềm năng của thị trường như thế nào? Làm thế nào để nâng cao doanh số? Giá cả bao nhiêu? Sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Mạng lưới tiêu thụ nên tổ chức như thế nào? ViTrườngệc nghiên cứu này Đại có ý ngh ĩahọc đặc biệ tKinh quan trọng, vìtếđây Huếlà cơ sở xác định khối lượng bán, giá bán, mạng lưới, và hiệu quả của công tác tiêu thụ và ra quyết định quan trọng khác trong tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được sự biến đổi của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh giá cả và mặt hàng tiêu thụ cho phù hợp. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Lập kế hoạch tiêu thụ Là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường.Về mặt phạm vi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: Khu vực thị trường, tập hợp khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.  Quyết định về giá cả Giá đòi hỏi không những phải bù đắp chi phí sản xuất mà còn phải đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải nắm bắt chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua hạch toán giá thành. Doanh nghiệp phải biết rõ sản phẩm của mình cần phải bán với giá bao nhiêu. Để tăng sản lượng bán ra thì việc hoạch định giá cả cũng giữ vai trò quan trọng nên chọn giá nào và giá nào trên thị trường có thể chấp nhận được, điều này tùy thuộc vào thực tế thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào bán một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so với trường hợp có ít đối thủ chào bán. Quyết định về giá cũng là một khâu qua trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm.  Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm Chiến lược phân phối sản phẩm là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn. Nội dung các chiến lược phân phối gồm 3 vấn đề: Mục tiêu của chiến lược phân phối, căn cứ xây dựng chiến lược phân phối và lựa chọn kênh phân phối. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phân phối nhanh, tiêu thụ nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượTrườngng, chi phí thấp. Xây Đại dựng chi họcến lược phânKinh phối dự a tếvào đHuếặc điểm của hàng hóa và đặc điểm của khách hàng lụa chọn kênh phân phối phải phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách hàng. Có hai hình thức tiêu thụ sản phẩm: - Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp hoặc bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các trung gian thương mại. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào + Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, sản phẩm tới tay người tiêu dung nhanh hơn, công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. + Nhược điểm: Doanh nghiệp tốn kém nhiều thời gian và công sức cho quá trình tiêu thụ, tốc độ bán hàng chậm, tốc độ chu chuyển do lượng hàng bán ra mỗi lần ít. Người tiêu dùng Doanh nghiệp cuối cùng (Nguồn: Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân) Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp - Tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nhà trung gian thương mại. + Ưu điểm: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn nhất, thu hồi vốn nhanh và tiết kiệm nhiều chi phí lưu thông, bảo quản hàng hóa nhờ các trung gian. + Nhược điểm: Thời gian để lưu thông hàng hóa thường nhiều hơn, tăng chi phí cho phân phối và tiêu thụ đồng thời doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian, khoảng cách trao đổi phản hồi thông tin giữa nhà sản xuất và người tiệu dùng dài hơn do không tiếp xúc trực tiếp nhiều. Môi giới Doanh nghiTrườngệp Bán Đại buôn học KinhBán lẻ tế HuếNgười tiêu dùng cuối cùng Đại lý (Nguồn: Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân) Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị Chiến lược quảng cáo, tiếp thị nhằm mục đích cho cung và cầu của một loại sản phẩm nào đó gặp nhau. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, quyết định các kênh phân phối hợp lí hơn. Mục tiêu chiến lược này là đẩy mạnh bán hàng thông qua việc tạo thói quen mua hàng hóa của doanh nghiệp, kích thích và lôi kéo khách hàng còn thờ ơ với hàng hóa của doanh nghiệp, tạo ra sức mua ban đầu.  Chất lượng và mẫu mã sản phẩm Đây cũng là một nội dung quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Ngoài yếu tố về giá cả, quảng cáo, tiếp thị, phân phối sản phẩm thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng là một yếu tố đặc biệt được khách hàng quan tâm. Nếu chất lượng mẫu mã sản phẩm tốt, hợp thị hiếu của khách hàng thì tình hình tiêu thụ sẽ nhanh hơn. Không chỉ nhân viên kĩ thuật mà các nhân viên bán hàng có ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố xung quanh tác động. Sự thành công trong hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp xuất hiện khi kết hợp hài hòa các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tùy từng cách phân loại khác nhau mà ta có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố bên ngoài môi trường kinh doanh và các nhân tố thuộc tiền lực doanh nghiệp. 1.1.5.1.TrườngNhân tố khách quan Đại học Kinh tế Huế Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cũng như cả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung.  Nhân tố chính trị pháp luật Các yếu tố lĩnh vực chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ tới thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường pháp luật SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào là một trong những tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn trên thị trường kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản gồm có: Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao Sự cân bằng các chính sách của nhà nước Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành Sự thay đổi và biến động của các yếu tố chính trị pháp luật có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục, nhanh chóng không thể dự báo trước (Nguyễn Đình Diệu, 2013).  Nhân tố kinh tế Ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các yếu tố có liên qua đến sử dụng nguồn lực. Các yếu tố có thể và phải được tính đến là: Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay và tiền gửi ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chínhTrường và tín dụng, Đại học Kinh tế Huế Nhân tố kinh tế là “máy đo nhiệt của nền kinh tế”. Sự thay đổi các yếu tố nói trên đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau (Nguyễn Đình Diệu, 2013).  Nhân tố khoa học – công nghệ Khoa học công nghệ là nhân tố mang đầy kịch tính, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệ mới SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt những công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin và khối lượng lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường (Nguyễn Đình Diệu, 2013).  Nhân tố văn hóa – xã hội Đây là nhân tố có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất đến nhu cầu, hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hóa có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và được cũng cố bằng những quy chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bậc tôn ti trật tự trong xã hội, tổ chức tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương, gia đình và cả ở hệ thống kinh doanh sản xuất dịch vụ. Các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm, ). Những thay đổi trong văn hóa – xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lí, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức độ thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động cùng chiều đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn (Nguyễn Đình Diệu, 2013). TrườngNhân tố cơ sở h ạĐạitầng và đihọcều kiện tựKinhnhiên tế Huế Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn, nhà hàng, Các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi bắt đầu hoạt động và trong qúa trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Diệu, 2013).  Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường cung cầu hàng hóa nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc cung ứng vừa đủ để thõa mãn nhu cầu về một loại hàng hóa trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.  Thị hiếu khách hàng Là nhân tố các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ khâu định giá bán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản xuất ra là để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và có lãi suất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tố quyết định mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm những thị phần mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. TrườngSố lượng các đố i Đạithủ cạnh tranhhọc Kinh tế Huế Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa là một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỉ lệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.5.2. Nhân tố chủ quan Bao gồm những nhân tố thuộc về doanh nghiệp.  Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao vì khách hàng là "thượng đế", có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. "Chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp" (Đỗ Thị Minh Nhâm, 2013).  Giá cả sản phẩm Giá cả là biểu hiện bẳng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lí và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kì kinh doanh. Nếu giá cả được xác định một cách hợp lí và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được (Đỗ Thị Minh Nhâm, 2013).  Phương thức thanh toán KháchTrường hàng có thể thanhĐại toán chohọc doanh Kinhnghiệp bằng nhitếều phươngHuế thức: Séc, tiền mặt, ngoại tệ, Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Thị Minh Nhâm, 2013). SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Cơ cấu mặt hàng Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng, phong phú, như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp (Đỗ Thị Minh Nhâm, 2013).  Các biện pháp quảng cáo Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thử chào hàng, để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp nhất. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mTrườngức tiêu thụ của doanh Đạinghiệp học(Đỗ Thị Minh Kinh Nhâm, 2013). tế Huế  Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần có hệ thống phân phối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lý hoặc cung cấp cho người bán lẻ. Tất cả các phần tử nằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo nên một hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn, các vùng thị trường doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Doanh nghiệp nếu như tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiệu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ động sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp.  Uy tính của doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tính của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tính của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đếm hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (Đỗ Thị Minh Nhâm, 2013). 1.1.6. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 1.1.6.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm Doanh thu tiêu thụ: Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng được dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lãi lỗ, quan hệ kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng và chất lượng mà còn ở khâu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ được tính theo công thức: DTTT = ΣQi *Pi (i=1,n) . Trong đó: DTTT:Trường Doanh thu tiêu Đại thụ trong học kì Kinh tế Huế Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i trong kì Qi: Lượng bán sản phẩm loại i trong kì i: Loại sản phẩm sản xuất trong kì n: Tổng số loại sản phẩm sản xuất trong kì SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Doanh thu thuần về tiêu thụ: Là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá bán hàng (kể cả chiết khấu thương mại), doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thu lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Lợi nhuận kinh doanh: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư, hoặc hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu được mô tả theo công thức chung: Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh Lợi nhuân gộp: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, hay còn được goi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuần thuần = Doanh thu thuần – Giá thành sản phẩm tiêu thụ = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lí kinh doanh Lợi nhuận sau thuế = Lãi thuần – Thuế thu nhập doanh nghiệp (Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân). 1.1.6.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Khối lượng lượng sản phẩm tiêu thụ (quy đổi, từng loại) thực tế so với kế hoạch. Về mặt hiện vật: % Thực hiện kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm = (Số lượng tiêu thụ thực tế / Số lượng tiêu thụ kế hoạch) * 100% ChTrườngỉ tiêu này nói lên tìnhĐại hình thhọcực hiện tiêuKinh thụ về m ặttế hàng Huếnói chung về mặt hiện vật. Về mặt giá trị: % Thực hiện kế hoạch tiêu thụ về doanh thu = (Doanh thu tiêu thụ thực tế / Doanh thu tiêu thụ kế hoạch) * 100% SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và nói chung về giá trị (Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân). 1.2. Cơ sở thực tiễn Theo Hiệp hội Nông Nghiệp hữu cơ Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ nước ta đang phát triển nhanh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hiện Việt Nam có khoảng 76.666 ha nông nghiệp hữu cơ (chiếm 0,28% diện tích đất nông nghiệp), đứng thứ 7 Châu Á và thứ 3 SEAN. Hiện nay tiêu thụ thực phẩm hữu cơ trên thế giới đang ngày càng tăng cao, chỉ tính riêng trong năm 2017 mức tiêu thụ các mặt hàng nông sản hữu cơ trên thế giới đã lên tới hơn 80 tỷ USD, rất nhiều nước trên thế giới có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam. Theo nhận định của GS. Võ Tòng Xuân, NNHC là xu hướng của thế giới, càng ngày nhu cầu về thực phẩm tốt cho sức khỏe, sạch là mối quan tâm của toàn cầu. Thị trường này còn mở rộng và vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội đầu tư. Sản xuất lúa gạo hữu cơ đã và đang gia tăng mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn, dù giá thành rất cao so với các loại gạo bình thường khác (giá gạo hữu cơ hiện tại ở Việt Nam dao động từ 30 – 60 ngàn đồng/1kg tùy theo chất lượng thơm, ngon, dẻo khác nhau). Gạo hữu cơ trong tương lai sẽ là loại gạo được dùng phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam, nhất là vùng thành thị có mức sống cao hơn nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam có hai công ty mạnh đầu tư vào sản xuất lúa gạo hữu cơ đó là công ty Viễn Phú Oganic và công ty Cỏ May Đồng Tháp. CôngTrường ty Viễn Phú OganicĐại là mhọcột công tyKinh đã được c ấtếp gi ấyHuế chứng nhận sản phẩm lúa gạo hữu cơ do Mỹ và EU cấp. Công ty này được phép xuất khẩu gạo hữu cơ vào thị trường Mỹ. Công ty Cỏ May Đồng Tháp hiện đang bán ra thị trường 3 loại gạo hữu cơ mang nhãn hiệu Nosa Vina. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã đầu tư 5 triệu USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và chế biến đạt chuẩn HACCP ( lúa gạo hữu cơ chất lượng cao ). SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Ngoài ra một số thương hiệu gạo hữu cơ có chứng nhận đang bán trên thị trường hiện nay như gạo Trung An, gạo hữu cơ nhãn hiệu riêng của Saigon Co.op, gạo Hoa Sữa, Gạo Eco, gạo Oganic. Theo thống kê, Tập đoàn Quế Lâm đang sản xuất khoảng hơn 100 ha gạo sạch tại các tỉnh: Hà Tĩnh (30 ha – 200 tấn lúa/năm), Huế (50 ha – 300 tấn lúa/năm) và những mô hình trình diễn 2 ha tại Quảng Bình và Quảng Ngãi, Do sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá gạo hữu cơ Quế Lâm thường cao gấp đôi sản phẩm gạo thông thường. Nhưng đó không phải là bối cảnh trong vấn đề người tiêu dùng quá sợ hãi về vấn đề ATVSTP. Bằng chứng là một doanh nghiệp có tên Nuocmy.net đóng tại Hà Nội từng thử đưa loại gạo hữu cơ này sang Hội Việt kiều tại Mỹ giới thiệu. Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ cả trong nước và trên thế giới ngày càng nhiều. Vì vậy việc sản xuất lúa gạo hữu cơ là hướng phát triển tất yếu do nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó việc nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức cho nông dân sản xuất lúa gạo hữu cơ quy mô lớn được các nhà đầu tư quan tâm để đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm Giấy phép kinh doanh: 3301541368 – Ngày cấp: 24/01/2014 Địa chỉ: 101, Đường Phan Đình Phùng, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0906401288 Email: quelamnshc@gmail.com Webside: www.gaohuucoquelam.com/quelamoganic.com 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển CTCP Tập Đoàn Quế Lâm được thành lập vào tháng 11 năm 2001, có trụ sở chính tại khu Công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, TP. HCM. Năm 2004, DNTN Quế Lâm chuyển đổi mô hình thành Công ty Tập Đoàn Quế Lâm hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phân bón có nguồn gốc hữu cơ vi sinh vật và các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ. Công ty xây dựng chiến lược phát triển tổng thể và kế hoạch xây dựng thương hiệu để đưa Quế Lâm vươn xa thành một doanh nghiệp vững mạnh, tầm cỡ trong ngành sản xuất phân hữu cơ và chế phẩm phục vụ nông nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Là 1 trong 12 thành viên của Tập Đoàn, Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm được thành lập vào năm 2014. Công ty đã thực hiện những định hướng chiến lược kinh doanh của mình bằng việc tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm nông sản hữu cơ phục vụ cho người tiêu dùng và đã đưa ra những hành động cụ thể cho từng giai đoạn phát triển cụ thể trong kinh doanh của mình. Từ việc sản xuất các sản phẩm phân bón Quế Lâm, đặc biệt là phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền nông nghiệp hữu cơ sạch của nước nhà, nay liên kết các đơn vị sản xuất từ việc đầu tư giống, quy trình chăm bón và các sản phẩm hữu cơ cao cấp Quế Lâm để tạo ra chuỗi giá trị nông sản chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông sản sạch có nguồn gốc hữu cơ như rượu hữu cơ, gạo hữu cơ, chè hữu cơ, các loại rau củ quả hữu cơ, được người tiêu dùng quan tâm, tin dùng trên phạm vi cả nước. Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty Mã STT Tên ngành ngành 1 Bán buôn gạo 46310 2 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật 4620 sống 3 Bán buôn thực phẩm 4632 4 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663 5 Trồng lúa 01110 6 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác 01120 7 Trồng cây lấy củ có chất bột 01130 8 Trồng cây có hạt chứa dầu 01170 9 TrườngTrồng rau, đậu các loạiĐại và trồng học hoa, cây Kinh cảnh tế Huế 0118 10 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 01610 11 Hoạt động dịch vụ chăn nuôi 01620 12 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch 01630 13 Xử lý hạt giống để nhân giống 01640 14 Xay xát và sản xuất bột thô 1061 Nguồn: Trang web của công ty SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí của công ty a. Sơ đồ bộ máy quản lí Ban giám đốc của công ty gồm: Một giám đốc và hai phó giám đốc phụ trách lĩnh vực để giúp việc cho giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kỉ thuật và phó giám đốc phụ trách kinh doanh). Giám đốc P.GĐ Kinh Doanh P.GĐ Kĩ thuật P.Công P.Sản P.Kế P.Tổ P.Kinh P.Kiểm nghệ kĩ xuất toán chức doanh soát tài hành thuật chất chính chính lượng Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc công ty: Giám đốc công ty có quyền điều hành cao nhất của công ty, được mọi người dưới quyền đang làm việc trong công ty chấp hành sự phân công sắp xếp, bốTrườngtrí công tác của giám Đại đốc. Giám học đốc đi Kinhều hành công tế ty thông Huế qua phó giám đốc và trưởng phòng. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp giám đốc công ty về các hoạt động trong lĩnh vực thị trường, như hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó xây dựng những chính sách, giải pháp phù hợp trong công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty về thị trường. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Phó giám đốc phụ trách kỉ thuật: Giúp giám đốc công ty điều hành công tác nghiên cứu và đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm nông sản và cải tiến những quy trình sản xuất trong công ty nhằm sử dụng các nguồn lực tối ưu. Trực tiếp điều hành bộ phận kĩ thuật của công ty, bảo đảm các thông số kĩ thuật theo quy định đã đăng kí đưa nguyên liệu vào sản xuất và trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều hành, quản lí công tác kĩ thuật, công nghệ tại công ty. Tổ chức xây dựng phong trào, tổng kết các sáng kiến, sáng chế. Xem xét thẩm định, đánh giá hiệu quả sáng chế, sáng tạo. Đề xuất mức độ khen thưởng. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo hoạt động của phòng tổ chức, hệ thống an toàn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác đăng kiểm phương tiện phòng chóng cháy nổ, bảo lụt, thiên tai. Phòng kế toán tài chính: Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng chế độ quy định. Lập kế hoạch vốn cho các đơn vị trực thuộc hàng tháng, hàng quý. Phối hợp với phòng kinh doanh tổng hợp tình hình thực hiện các định mức kinh tế kỉ thuật của các đơn vị thành viên, kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch lợi nhuận để làm căn cứ xây dựng hợp đồng giao nhận giữa công ty và các đại lí bán hàng. Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi, quản lí tình hình tăng giảm lao động trong phạm vi toàn công ty. Là đầu mối thực hiện các công văn chỉ thị, quyết định của ban giám đốc để triển khai thực hiện các mặt công tác an ninh trật tự, an toàn lao động và phòng chóng cháy nổ trong toàn công ty. Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Phòng kỉ thuật, công nghệ: Kiểm tra việc chấp hành các mức kinh tế kĩ thuật đặc biệtTrường là định mức vật tư Đạiphục vụ chohọc sản xu ấKinht đối với các đơntế vịHuếthành viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thường xuyên thực hiện công tác lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các trung tâm đo lường chất lượng ở các tỉnh thành trong cả nước. Duy trì hệ hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.2000. Phòng kinh doanh: Kiểm tra theo dõi tình hình tiêu thụ trong toàn công ty. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm phát triển và mở rộng thị trường trên các tỉnh. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra công tác thị trường, công tác hội SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào thảo, quảng cáo, tuyên truyền tiêu thụ sản phẩm. Tìm kiếm các đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài nhằm phục vụ cho công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài trong tương lai. 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất a. Đặc điểm sản phẩm Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế lâm xác định tầm nhìn: “ Trong qúa trình phát triển luôn đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp . Trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học cũng như các công nghệ mới có tính thân thiện và bảo vệ môi trường để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp và cho cả cộng đồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành, bền vững”. Trường Đại học Kinh tế Huế Gạo hữu Quế Lâm được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap với “6 không” SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Không sử dụng thuốc diệt cỏ - Không sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất - Không sử dụng phân bón hóa học - Không tẩy trắng hóa chất - Không sử dụng chất bảo quản - Không sử dụng tạp phẩm hương liệu Tốt cho sức khỏe: Vì được canh tác theo phương thức canh tác của nông nghiệp hữu cơ nên dư lượng hóa chất độc hại có trong gạo hữu cơ ở ngưỡng cho phép, thậm chí bằng không. Chính vì thế gạo sạch, gạo hữu cơ luôn giàu dinh dưỡng, hàm lượng Vitamin và khoáng chất cao (sắt, kẽm, ), an toàn cho sức khỏe người sử dụng sảTrườngn phẩm, đặc biệt là ngưĐạiời già, họcphụ nữ và Kinh trẻ em. Theo tếnghiên Huế cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng gạo hữu cơ có tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra trong gạo hữu cơ có hàm lượng chất xơ và chất cộng Oxy hóa, khoáng chất ở mức cao hơn so với gạo canh tác thông thường, vì thế rất tốt cho người sử dụng. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Thơm ngon hơn: Vì được sản xuất theo tiêu chuẩn “6 không” nên gạo hữu cơ giữ được hương vị tự nhiên nhất, mang đến cho gia đình những bữa cơm ngon, bổ dưỡng. Không gây ô nhiễm môi trường: Việc sử dụng các biện pháp sinh học trong sản xuất giúp giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất độc hại góp phần giảm thiểu ô nhiễm sinh thái. Do đặc điểm của sản phẩm như trên nên sản phẩm còn nhiều hạn chế khi đưa ra thị trường tiêu thụ: Gạo hữu cơ do không sử dụng các chất bảo quản, hóa chất chóng mốc, mọt, nên dễ bị mối, mọt hơn so với gạo thông thường. b. Quy trình sản xuất - Thời vụ: Chia làm 2 vụ chính (Đông Xuân và Hè Thu). - Mật độ: Đối với ruộng sạ, mật độ thích hợp từ 100-120 kg/ha. Nên cấy mạ ở tuổi (30-35 ngày vụ Đông Xuân và 20-25 ngày vụ Hè Thu). - Ngâm ủ và xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống bằng 3 sôi 3 lạnh, vớt bỏ những hạt lép. Sau đó ngâm tiếp 24h rồi vớt ra rửa sạch đưa đi ủ kỉ cho hạt giống nảy mầm từ 3-4 mm sau đó mới đưa ra đảo đều trước khi đưa ra ruộng gieo. - Phân bón: Áp dụng quy trình sau để bón chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm cho 500m2. Bảng 2.2: Quy trình chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm Loại phân sử dụng Lượng Thời kì bón bón Kg Bón lót Thúc 1 Thúc 2 Đón đồng Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 25 Toàn bộ 01 Phân khoángTrường hữu cơ Quế Lâm Đại 40học KinhToàn tế Huế chuyên dùng cho lúa bộ Phân khoáng hữu cơ Quế Lâm 10 Toàn chuyên dùng cho lúa bộ Phân bón lá Quế Lâm 150ml Toàn bộ Nguồn: Trang web của công ty SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Chăm sóc: Quản lí nước, cấy dặm, khử lẫn, quản lí dịch hại, cỏ dại, ốc bưu vàng. - Quy trình sản xuất gạo hữu cơ Quế Lâm NGƯỜI SẢN XUẤT TẬP ĐOÀN QUẾ LÂM ĐẤT NGUỒN NƯỚC PHÂN BÓN GIỐNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM THU MUA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN CHẾ BIẾN GẠO HỮU CƠ QUẾ LÂM NỘI ĐỊA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU Nguồn: Trang web của công ty TrườngSơ đồ Đại2.2: Quy trìnhhọc sản xuKinhất gạo hữu tếcơ Huế Mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ Quế Lâm là mô hình liên kết giữa Tập đoàn Quế Lâm với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tạo thành một chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh nông sản hữu cơ trong nông nghiệp. Tập đoàn Quế Lâm đứng trước vật tư nông nghiệp gồm giống lúa chất lượng cao và phân bón hữu cơ do tập đoàn sản xuất cho bà con nông dân, cử cán bộ kĩ thuật giám sát hướng dẫn bà con canh tác lúa hữu cơ theo đúng quy trình, tiến hành thu mua toàn bộ nông sản với giá cao hơn thị trường từ 15-20% vào cuối vụ. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Đây là mô hình liên kết sản xuất nhằm giúp nông dân xóa bỏ thói quen sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa chất và thuốc diệt cỏ trong canh tác để nâng cao giá trị nông sản, ổn định đầu ra của sản phẩm, mang lại những giá trị thiết thực về sức khỏe cho cộng đồng và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh – sạch – an toàn – bền vững. 2.1.5. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là hoạt động có ý thức của con người luôn mang tính sáng tạo, lao động quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách hàng và được coi là lợi thế cạnh tranh của công ty. Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % Tổng số LĐ 34 100 37 100 42 100 3 8,82 5 13,51 1. Phân theo giới tính Nam 19 55,88 20 54,05 22 52,38 1 5,26 2 10,00 Nữ 15 44,12 17 45,95 20 47,62 2 13,33 3 17,65 2. Phân theo trình độ Đại học 8 23,53 9 24,32 11 26,19 1 12,50 2 22,22 Cao đẳng 9 26,47 9 24,32 10 23,81 0 0 1 11,11 Trung cTrườngấp 4 11,76 Đại5 13,51 học6 Kinh14,29 1 tế25,00 Huế1 20,00 Phổ thông 13 38,24 14 37,84 15 35,71 1 7,69 1 7,14 3. Phân theo tính chất lao động LĐ trực tiếp 21 61,76 23 62,16 26 61,90 2 9,52 3 13,04 LĐ gián tiếp 13 38,24 14 37,84 16 38,10 1 7,69 2 14,29 Nguồn: Phòng kế toán tài chính SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số lao động của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm là không nhiều. Tổng số lao động năm 2015 là 34 người, năm 2016 là 37 người và năm 2017 là 42 người. Để thấy rõ hơn sự biến động của lao động ta đi sâu phân tích các khoản mục: - Xét theo trình độ lao động: Tỉ lệ lao động có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể tỉ lệ lao động có trình độ đại học tăng tương ứng năm 2016 so với năm 2015 và năm 2017 so với năm 2016 lần lượt là là 12,5% và 22,22%. Tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng năm 2016 so với năm 2015 vẫn giữ nguyên 9 lao động và có xu hướng tăng năm 2017 so với năm 2016 là 11,1%. Tỉ lệ lao động trung cấp và phổ thông tăng lên qua các năm. Quy mô lao động chỉ phản ánh một phần, điều quan trọng là chất lượng nguồn lao động. Cho nên công ty luôn chú ý đến việc tuyển dụng, đào tạo lao động, nâng cao tay nghề. Ta thấy rằng trình độ văn hóa của lao động với trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này nói lên công ty có sức hút cán bộ có trình độ làm việc. Do đặc thù kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, đòi hỏi các cán bộ có kĩ thuật và trình độ cao. Đặc biệt ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho người lao động được học tập về trình độ chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ như các khóa đào tạo sau đại học, tại chức kinh tế. - Xét theo giới tính: Lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với lao động nữ. Tỷ lệ giữa lao động nam so với lao động nữ qua các năm đều có sự chênh lệch. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất tiêu thụ các loại gạo nên đòi hỏi những người lao động phải có sức khỏe mới có thể dễ dàng vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên lại có một số công việTrườngc đòi hỏi tính cẩn Đạithận và kỹhọccàng phù Kinh hợp với ph ụtếnữ nhưHuế công việc văn phòng, kế toán, chế biến nên tỷ lệ lao động nữ cũng tăng qua 3 năm. Lao động năm 2016 tăng 8,82% cụ thể là 3 người so với năm 2015 trong đó tăng 1 nam (5,26%) và 2 nữ (13,33%). Năm 2017 lao động tăng 5 người tương đương với 13,51% so với năm 2016 trong đó 2 nam (10,00%) và 3 nữ (17,65%). -Xét theo quan hệ sản xuất: Số lượng lao động của công ty trong 3 năm qua chủ yếu là lao động trực tiếp. Tỉ lệ lao động trực tiếp chiếm trên 61%. Cụ thể lao SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào động trực tiếp năm 2015 là 21 người, tương ứng với 61,76%. Năm 2016 là 23 người, tương ứng 62,16%. Năm 2017 là 26 người, tương ứng là 61,90%. Năm 2016 so với năm 2015 lao động trực tiếp tăng 2 người, tương ứng với 9,52 người. Năm 2017 so với năm 2016 tỉ lệ lao động trực tiếp tăng 3 người, tương ứng với 13,04%. Nhìn lại qua 3 năm vừa qua, công ty đã tích cực trong công tác bồi dưỡng cán bộ lao động, sau khi nâng cao trình độ của các nhân viên sẽ là một nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển đi lên của mình. 2.1.6. Phân tích môi trường kinh doanh a. Phân tích môi trường vi mô  Môi trường văn hóa-xã hội Hiện nay việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của nước ta trong đó có nền nông nghiệp hữu cơ. Trình độ của người dân ngày càng được nâng cao, người nông dân thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nâng cao tay nghề và kiến thức về các loại cây trồng, sâu bệnh do cơ quan chính quyền địa phương tổ chức. Qua đó nâng cao sản lượng cũng như chất lượng các mặt hàng nông nghiệp. Các yếu tố về văn hóa xã hội tạo lập nên phong cách làm việc, định hướng nghề nghiệp và lối sống của con người. Chính yếu tố này xây dựng nên thế hệ các nhà quản lý, nhân viên, người lao động gắn bó với sự phát triển của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm. Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm cung cấp giống lúa và trực tiếp hướTrườngng dẫn người dân trongĐại việc trhọcồng lúa đ ểKinhsản xuất gạ otế hữu cơ.Huế  Môi trường tự nhiên Các vấn đề như biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt diễn ra hàng năm gây thiệt hại cho ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và nền nông nghiệp hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm nói riêng thường xuyên xảy ra. Làm cho chất lượng sản phẩm bị suy giảm và hao hụt. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Các yếu tố về công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố cơ bản cho sản xuất đạt hiệu quả cao, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Những thành tựu của khoa học công nghệ đã góp phần hiện đại hóa máy móc, thiết bị, đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Lúa của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm được bón phân áp dụng công nghệ sinh học theo phương pháp lên men, sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích (vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải xenlulozo). Với việc áp dụng công nghệ hiện đại các sản phẩm của công ty không gây ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.  Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. STrườngản xuất nông nghi ệĐạip được tihọcến hành trênKinh địa bàn rộtếng lớHuến, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm áp dụng sản xuất lúa hữu cơ chia làm 2 vụ trong năm (vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu) để phù hợp với tính chất thời tiết khí hậu ở mỗi vùng. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào b. Phân tích môi trường vi mô  Đối thủ cạnh tranh hiện tại Ngành sản xuất gạo hữu cơ ở nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh. Có rất nhiều công ty, tập đoàn sản xuất gạo hữu cơ cạnh tranh gay gắt trên thị trường cả nước như gạo Hoa Sữa của công ty Viễn Phú, VinEco (Tập Đoàn Vingroup ), Hoàng Gia, Trung An, Đồng Phú, CP Nông nghiệp GAP, Gạo Hoa Lúa, ADC, ngoài ra xuất hiện nhiều tân binh gạo sạch mới như Tân Việt, Gia Thành, Viên Viên, Hoa Lài, Hoa Lan, Tiến Thành, Long Châu, có nguồn gốc từ TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Đồng Tháp. Ngoài ra thị trường Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm gạo nhập khẩu. Thị trường của công ty TNHH MTV Quế Lâm chủ yếu là các tỉnh miền Trung, ngoài các đối thủ đã kể trên, công ty còn chịu ảnh hưởng của đối thủ địa phương như gạo hữu cơ Quảng Trị (Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị), gạo hữu cơ Phong Điền (Huế), gạo xứ Nghệ (Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa), Mỗi công ty gạo hữu cơ đều có những chiến lược kinh doanh khác nhau và nổi trội nhằm thâm nhập vào thị trường hoặc tăng doanh số bán hàng qua các năm. Như vậy, thị trường gạo hữu cơ ở nước ta cạnh tranh rất khóc liệt, áp lực từ đối thủ cạnh tranh là rất lớn, các công ty có những chính sách kinh doanh riêng nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy muốn đứng vững trên thị trường mỗi công ty phải có những chiến lược phát triển cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn. Tận dụng những nguồn nhân lực hiện có và đầu tư sâu hơn nửa để phát triển. TrườngĐối thủ cạnh tranh Đại tiềm ẩ nhọc Kinh tế Huế Hiện nay tình hình cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành gạo hữu cơ diễn ra hết sức gay gắt vì ai cũng biết đối với một nước có diện tích đất nông nghiệp lúa nước lớn như Việt Nam thì các nhà đầu tư có thể khai thác lâu dài. Cùng với đó trong thời kì đất nước đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới thì đây là cơ hội lớn cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong và ngoài nước có tiềm lực rất mạnh về tài chính và công nghệ xâm nhập vào thị trường. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Khách hàng Khách hàng của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm là các đại lý, cửa hàng: Họ là các nhà bán buôn, bán lẻ lấy hàng của công ty bán lại ra thị trường nhằm thu lợi nhuận chênh lệch qua giá bán và hưởng chiết khấu của công ty theo số lượng bán. Nhóm khách hàng này thường bán nhiều sản phẩm cho nhiều công ty khác nhau nên thường đòi hỏi tăng chiết khấu bán hàng và nâng cao giá trị quà tặng của các đợt khuyến mãi, ngoài ra họ còn muốn trả lại số hàng không tiêu thụ hết trong năm và lấy hàng mới làm tăng chi phí vận chuyển và chi quản lý tồn kho củ công ty. Khách hàng của công ty là những người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức như nhà hàng, nhà trẻ, khách sạn. 2.1.7. Phân tích chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty 2.1.7.1. Công tác nghiên cứu thị trường và chiến lược thị trường mục tiêu của công ty những năm qua a. Công tác nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng thì càng có cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp họ tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Nghiên cứu thị trường của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm được cácTrườngnhà quản trị phòng Đại kinh doanh học tiến hành Kinh hàng năm tếđể có Huếthể nắm bắt được các thông tin, nhu cầu của khách hàng ở các thị trường. Các nhà quản trị sẽ thu thập thông tin bên trong công ty từ các bản báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo hoạt động tài chính qua các năm để có thể xác định được năng lực, khả năng của doanh nghiệp hiện tại cũng như dự báo năng lực tiền tàng trong tương lại. Ngoài các thông tin bên trong công ty các nhà quản trị cũng thu thập các thông tin từ ngoài như nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Sau khi thu thập các số liệu bên trong và bên ngoài thì công ty sẽ tập hợp, xử lí và phân tích. Từ đó công ty có thể biết được thị trường nào có triển vọng đối với sản phẩm của mình, thị phần mà công ty có thể đạt được, các đối thủ cạnh tranh và tỉ trọng thị trường các đối thủ cạnh tranh đó để công ty có những biện pháp, chính sách phù hợp để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và đạt doanh thu cao. b. Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm những năm qua Công ty phân đoạn thị trường chủ yếu trên tiêu chí địa lí do đa phần thống kê về doanh thu được thu thập theo các khu vực địa lí và các nỗ lực maketing cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các khu vực này. Trong những năm qua thị trường tiêu thụ của công ty tập trung chủ yếu ở miền Trung. Hiện nay, miền Trung vẫn là một trong những thị trường mục tiêu quan trọng của công ty bởi nó chiếm trên 60% trong tổng doanh thu. Do đó, nhà quản trị cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ở các thị trường mục tiêu cũng như phát triển thêm nhiều thị trường mới, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 2.1.7.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm Gạo hũu cơ của công ty SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Nhìn sơ đồ kênh ta thấy rằng công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm có 3 kênh tiêu sản phẩm. Kênh 1: Trực tiếp từ công ty đến tay người tiêu dùng. Công ty áp dụng kênh tiêu thụ này có thể bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Có thể giới thiệu, quảng cáo sản phẩm Gạo hữu cơ đến khách hàng từ nhân viên trực tiếp của công ty. Kênh phân phối gián tiếp giúp công ty tận dụng được khả năng phân phối của các trung gian đem lại hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có lợi trong việc phân phối không bị xé nhỏ, có thể quản lý chặt chẽ khách hàng. Kênh 2: Phân phối đến các đại lý, sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kênh 3: Phân phối qua các trung gian người bán buôn, bán lẻ mới đến tay người tiêu dùng. 2.1.7.3. Một số chính sách marketing hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty a. Chính sách sản phẩm Có thể nói rằng chính sách sản phẩm là nền tảng của chiến lược tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng đã làm cho sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đồng thời nó cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường ngày càng sâu sắc. Để phân tích chính sách sản phẩm hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, tôi dựa vào các tiêu chí sau: -TrườngChủng loại sản ph ẩĐạim học Kinh tế Huế Để phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, công ty có nhiều sản phẩm để có thể phục vụ tốt các nhu cầu đó. Công ty chia các thành 4 loại gạo chính như sau: + Gạo thơm + Gạo dẻo SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào + Gạo Hàm Hương + Gạo lứt (lứt đỏ và lứt trắng) - Chất lượng sản phẩm Công ty không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty. Mỗi một bao gạo đều được kiểm tra chặt chẽ, sử dụng công nghệ hút chân không để đảm bảo an toàn vệ sinh, chóng vi khuẩn gây hại. - Về mẫu mã và bao bì sản phẩm Về mẫu mã và bao bì sản phẩm ngoài chức năng chứa đựng, bảo quản sản phẩm, thuận tiện cho việc vân chuyển, dự trữ của hàng hóa, bao bì của sản phẩm chính là người bán hàng im lặng. Công ty đầu tư khá kĩ về mẫu mã và bao bì sản phẩm, mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, các hình ảnh bắt mắt, công ty sử dụng bên ngoài bao bì rất thu hút khách hàng và đem lại nhiều ấn tượng. Các thông tin về công ty và sản phẩm được in rõ ràng giúp khách hàng có thể nhận biết và tiêu dùng. b. Chính sách giá Giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận, gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trình maketing chung. Giá các loại gạo của công ty khoảng từ 30.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg. Sau đâyTrường là bảng giá các lo ạiĐại gạo: học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.4: Bảng giá các loại gạo của công ty năm 2018 Sản phẩm Khối lượng Giá bán 2 Kg 60.000 Gạo thơm 5 Kg 145.000 10 Kg 280.000 2 Kg 60.000 Gạo dẻo 5 Kg 145.000 10 Kg 280.000 Gạo Hàm Hương 2 Kg 76.000 Lứt đỏ 2 Kg 70.000 Gạo lứt Lứt trắng 2 Kg 64.000 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính c. Chính sách xúc tiến - Quảng cáo Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển, bao bì, đồng phục của cán bộ, nhân viên, và trên quà tặng cho khách hàng. Trên phương tiện quảng cáo này có in logo và tên công ty, ghi rõ số điện thoại, địa chỉ, webside của công ty. Nhằm mục đích giới thiệu công ty và sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng. Quảng cáo trên Webside: Công ty có trang chủ www.gaohuucoquelam.com đưa ra hTrườngình ảnh về công ty, Đại sản phẩm, học dây chuy Kinhền công ngh ệtếsản xuHuếất cũng như hoạt động của công ty và thông tin liên hệ để khách hàng có thể nhận biết và liên hệ với công ty mua hàng. - Bán hàng trực tiếp Đây là cách tiếp cận có hiệu quả của công ty khi đưa sản phẩm đến với các nhà bán lẻ. Bán hàng trực tiếp sẽ thuyết phục các nhà bán lẻ để họ có thể mua sản phẩm SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào của công ty giới thiệu về sản phẩm với các đặc tính nổi trội. Ngoài ra bán hàng trực tiếp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp thu những ý kiến tốt và xấu để giúp công ty cải tiến sản phẩm đáp ứng được những gì mà khách hàng mong đợi. Bán hàng trực tiếp tại hệ thống siêu thị Quế Lâm Oganic tại công ty. 2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết mức độ hoàn thành kế hoạch trong mỗi chu kì và lập kế hoạch kì tiếp theo.Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua bảng. Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2015 -2017 Chỉ tiêu So sánh Năm Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/Kế hoạch (Tr.đ) (Tr.đ) +/- % Tình hình sản xuất SL CP SL CP SL CP SL CP (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) 2015 270,50 4857,32 253,53 4703,35 -16,97 -153,97 93,73 96,83 2016 334,32 6805,46 311.22 6698,35 -23,10 -107,11 93,09 98,43 2017 364,21 7520,45 346,07 7365,21 -18,14 -155,34 95,02 97,93 Tình hình tiêu thụ TrườngSL DT ĐạiSL họcDT KinhSL tếDT HuếSL DT (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) (Tấn) (Tr.đ) 2015 261,40 5530,44 253,53 5206,33 -7,80 -324,11 96,99 94,14 2016 320,46 7648,24 311.22 7320,69 -9,24 -327,55 97,12 95,71 2017 350,50 7805,58 346,07 8072,49 -4,30 266,90 98,74 103,42 Nguồn: Phòng kế toán tài chính SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Dựa vào bảng ta thấy, tình hình thực hiện mục tiêu tiêu thụ sản phẩm (qua doanh thu sản phẩm) của công ty biến động theo nhu cầu của thị trường và chính sách hoạt động kế hoạch đề ra. Trong hai năm 2015, 2016, thì tình hình tiêu thụ thực tế đều thấp hơn kế hoạch của công ty đề ra. Một mặt do công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, mặt khác do giá cả đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng lên nên công ty không đạt được mức chỉ tiêu kế hoạc đề ra. Năm 2015, doanh thu thực hiện là 5206,327 triệu đồng trong khi kế hoạch là 5530,435 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 94,14%. Năm 2016, doanh thu thực hiện là 7320,678 triệu đồng và kế hoạch là 7648,235 triệu đồng, tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là 95,71%. Có tỉ lệ thực hiện kế hoạch thấp nhất do ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường và sự khó khăn của nền kinh tế, thu nhập của người dân còn chưa cao nên làm cho khả năng tiêu thụ của công ty không đạt kế hoạch. Tuy nhiên năm 2017 lại vượt so với kế hoạch đề ra, cụ thể là doanh thu thực hiện là 8072,478 triệu đồng trong khi kế hoạch là 7805,578 triệu đồng, ứng với vượt 3,42% so với kế hoạch đề ra. Như vậy có thể thấy công ty đang dần khắc phục khó khăn và đang dần có chỗ đứng trên thị trường, thương hiệu cũng được nhiều người biết đến hơn. Qua những số liệu trên ta nhận thấy, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm qua từng năm thay đổi theo diễn biến của thị trường, kế hoạch định hướng phát triển mục tiêu lợi nhuận của công ty. Công ty không ngTrườngừng giữ vững th ị Đạitrường, tìm học kiếm th ịKinhtrường mới ctếũng nhHuếư phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra những bước đi vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.2. Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 SL CC DT SL CC DT SL CC DT Tên sản phẩm (%) (%) (Tấn) (%) (Tr.đ) (Tấn) (%) (Tr.đ) (Tấn) (%) (Tr.đ) SL DT SL DT 1.Gạo thơm 103,53 40,84 2122,36 129,98 41,76 3020,67 141,51 40,89 3340,61 125,55 142,33 108,87 110,59 2.Gạo dẻo 114,73 45,25 2351,96 133,89 43,02 3172,98 140,32 40,55 3250,31 116,70 134,91 104,80 102,44 3.Gạo Hàm Hương 20,06 7,91 421,26 28,34 9,11 675,78 37,27 10,77 879,57 141,28 160,42 131,51 130,16 4.Gạo lứt 15,21 5,99 310,75 19,01 6,11 451,25 26,97 7,79 601,99 124,98 145,21 141,87 133,40 Tổng 253,53 100 5206,33 311,22 100 7320,68 346,07 100 8072,48 122,75 140,61 111,20 110,27 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Sản phẩm Gạo của công ty bao gồm 4 loại gạo chính đó là gạo thơm, gạo dẻo, gạo Hàm Hương và gạo lứt. Mỗi loại đều có hương vị riêng biệt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng về khẩu vị của nhiều loại khách hàng khác nhau. Sản phẩm Gạo được thị trường chấp nhận và có xu hướng tăng sản lượng lên qua các năm. Dựa vào bảng 6, ta thấy: + Năm 2016 sản lượng Gạo tăng thêm 25,55% so với năm 2015, điều này cũng làm doanh thu tăng lên 42,33% so với năm 2015. + Năm 2017 sản lượng Gạo tăng thêm 8,87% so với năm 2016, điều này cũng làm doanh thu tăng 10,59% so với năm 2016. Trong cơ cấu các sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thì Gạo thơm và Gạo dẻo luôn chiếm vị trí cao trong qua 3 năm, hai loại này đều chiếm trên 40% trong tổng sản lượng Gạo của công ty. Bởi vì hai loại gạo này sử dụng phổ biến trong mỗi bữa cơm gia đình. Gạo lứt sản lượng tiêu thụ không nhiều là do tính đặc thù về màu sắc của hạt gạo, một phần do giá đắt hơn so với gạo dẻo và gạo thơm nên nó ít sử dụng để nấu cơm. Tuy chiếm số lượng không nhiều những có sự tăng nhanh về sản lượng qua các năm do gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được thị trường tin dùng. Năm 2016 so với năm 2015 gạo lứt tăng 41,87% và năm 2017 so với năm 2016 tăng 24,98%. 2.2.3. Tình hình tiêu thụ theo thị trường Hoạt động phân phối của công ty khá rộng rãi nên việc phân chia thị trường một cáchTrường chính xác khá ph ứĐạic tạp, công học ty chủ yKinhếu tiêu thụ s ảtến ph ẩmHuếở các tỉnh miền Trung. Nhìn chung có thể chia thị trường tiêu thụ của sản phẩm theo những thị trường cơ bản như bảng: SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.7: Bảng tình hình tiêu thụ gạo hữu cơ theo thị trường 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Thị trường SL SL SL tiêu thụ % % % +/- % +/- % (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) Tổng sản 253,53 100 311.22 100 346,07 100 57,69 22,75 34,85 11,20 lượng Miền Nam 37,52 14,80 34,83 11,19 42,31 12,23 -2,69 -7,17 7,48 21,47 Huế 85,6 33,76 93,50 30,04 104,67 30,35 7,82 9,12 11,7 11,95 Đà Nẵng 8,67 3,42 17,46 5,61 19,1 5,52 8.79 101,38 1,64 9,39 Quảng Ngãi 7.56 2,98 16,34 5,25 14,34 4,14 8,79 116,12 -2,00 -12,23 Quảng Bình 3,44 1,36 8,45 2,72 9,14 2,64 5,01 145,64 0.69 8,17 Hà Tĩnh 55,39 21,85 70,63 22,69 66,85 19,32 15,24 27,51 -3,78 -5,35 Miền Bắc 55,28 21,81 70,07 22,50 89,66 25,90 14,79 26,75 19,59 27,96 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Thị trường miền Trung: Đây là thị trường tiêu thụ trọng điểm của công ty, mạnh nhất là ở hai khu vực Huế và Hà Tĩnh. Cụ thể: - Sản lượng tiêu thụ ở Huế đạt giá trị cao nhất và tăng mạnh qua các năm. Cụ thể sản lượng năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 85,6 tấn, 93,5 tấn và 104,67 tấn. Sản lượng tiêu thụ năm 2016 so với năm 2015 tăng 7,82 tấn (9,12%) và năm 2017 so với năm 2016 tăng 11,7 tấn (11,95%). Đây là thị trường tiêu trọng điểm của công ty. - Đứng thứ hai về tiêu thụ gạo hữu cơ là Hà Tĩnh, có sự biến động về sản lượng qua các năm. Cụ thể, sản lượng tăng từ năm 2015, 2016 lần lượt là 55,39 tấn lên 60,63 tấn hay năm 2016 tăng 15,24 tấn (27,51%) so với năm 2015. Nhưng sản lượng lại có xu hướng giảm đi trong năm 2017, giảm 3,78 tấn (giảm 5,35%) so với năm 2016. - Còn ở các thị trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình tuy sản lượng tiêu thụ còn ít nhưng nhìn chung có sự tăng mạnh về tiêu thụ qua các năm ở 3 thị trường này. Tăng gấp đôi và gấp ba từ năm 2015 đến 2017. Đây được xem là dấu hiệu tốt về sự tăng trưởng thị phần cho công ty trong thời gian qua. Thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam: Sản lượng tiêu thụ cũng tăng qua các năm. Sản lượng tiêu thụ ở khu vực miền Bắc có xu hướng tiêu thụ mạnh hơn so với khu vực miền Nam. Cụ thể: - Ở thị trường miền Bắc năm 2015, 2016, 2017 có sản lượng lần lượt là 55,28 tấn, 70,07 tấn, 89,66 tấn. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 14,79 tấn (26,75%) và năm 2016 so với năm 2017 tăng 19,59 tấn (27,96%). -TrườngỞ thị trường miền NamĐại tình hìnhhọc tiêu thKinhụ vẫn có sự bitếến đHuếộng qua các năm. Năm 2015, 2016, 2017 có sản lượng lần lượt là 37,52 tấn, 34,83 tấn, 42,21 tấn. Năm 2016 so với năm 2015 có sự giảm nhẹ về sản lượng, giảm 2,69 tấn (giảm 7,17%). Nhưng năm 2017 so với năm 2016 lại tăng 7,48 tấn (21,47%). SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 46
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) +/- % +/- % 1.DT 5206,33 7320,69 8072,49 2114,36 40,61 751,791 10,26 2.CP 4703,35 6698,35 7365,21 1995,00 42,42 666,86 9,96 3.LNTT 502,98 622,34 707,27 119,36 23,73 84,96 13,65 4.Thuế 100,60 124.47 141,45 23,87 23,73 16,99 13,65 TNDN 5.LNST 402,39 497,87 565,81 95,49 23,73 67,94 13,65 Nguồn: Phòng kế toán- tài chính Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2016 doanh thu tăng 2114,36 triệu đồng tương ứng với 40,61% so với năm 2015. Trong giai đoạn này doanh thu tăng khá cao là do nhiều đại lý, cửa hàng, nhà trẻ, siêu thị có nhu cầu sử dụng và tin dùng sản phẩm của công ty nhiều. Đến năm 2017 doanh thu tăng 751,791 triệu đồng, tương ứng với 10,26% so với năm 2016. Như vậy có thể đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của công ty trên thị trường ngày càng tăng, do nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm hữu cơ ngày càng nhiều. Theo xu hướng của doanh thu như trên thì chi phí cũng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2016 chi phí tăng 1995,00 triệu đồng tương ứng 42,42% so với năm 2015. Năm 2017 chi phí Trườngtăng 666, 863 triệu Đạiđồng, tương họcứng 9,96% Kinh so với năm tế 20 16.Huế So sánh tốc độ tăng của doanh thu với tốc độ tăng của chi phí năm 2017 so với năm 2016 ta thấy chi phí có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Điều này là tốt và nó phát triển theo chiều hướng thuận lợi đối với quy mô của lợi nhuận. Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế TNDN kết quả cuối cùng là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2016 so với năm 2015 SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 47
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào tăng 95,49 triệu đồng, tương ứng tăng 23,73%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 67,94 triệu đồng, tương ứng với 13,65%. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta rút ra nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên để có thể phát triển tốt hơn nữa công ty cần chú ý thêm các hoạt động tài chính khác để tiết kiệm thêm các khoản chi phí. 2.3. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tỉ suất 1,11 1,09 1,10 -0,02 0,01 DT/CP Tỉ suất % 7,73 6,80 7,00 -0,93 0,02 LN/DT Tỉ suất % 8,56 7,43 7,68 -1,13 0,25 LN/CP Nguồn: Tính toán của tác giả  Chỉ tiêu tổng doanh thu trên một đồng tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tổng chi phí bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu tổng đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả tiêu thụ càng cao. Cụ thể: Năm 2015 công ty thu được 1,11 đồng tổng doanh thu khi bỏ ra một đồng tổng chiTrường phí. Năm 2016, côngĐại ty thu họcđược 1,09 Kinh đồng tổng doanhtế Huếthu khi bỏ ra một đồng tổng chi phí, thấp hơn năm 2015 là 0,02 đồng doanh thu khi cùng bỏ ra một đồng chi phí. Năm 2017, công ty thu được 1,10 đồng tổng doanh thu khi bỏ ra một đồng tổng chi phí, tăng 0,01 đồng tổng doanh thu so với năm 2016. SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 48
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào  Chỉ tiêu suất sinh lợi trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh suất sinh lợi của công ty là thịnh vượng hay suy thoái, ngoài ra chỉ tiêu này còn cho biết trong một đồng tổng doanh thu, công ty thu được mấy đồng lợi nhuận. Ta thấy qua 3 năm, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2015 là 7,73% sang năm 2016 thì giảm xuống còn 6,8%. Nhưng qua năm 2017 thì công ty có xu hướng hoạt động tốt trở lại nên đã tăng lên 7,00% tăng 0,02% so với năm 2016.  Chỉ tiêu suất sinh lợi của giá trị tổng chi phí Chỉ tiêu này cho ta biết số lợi nhuận mà công ty thu được từ một đồng tổng chi phí mà công ty bỏ ra. Mức sinh lợi càng cao tức là hiệu quả tiêu thụ hàng hóa càng cao. Năm 2015, với 100 đồng tổng chi phí bỏ ra, công ty thu được 8,56 đồng lợi nhuận. Năm 2016, với 100 đồng tổng chi phí bỏ ra, công ty thu được 7,43 đồng lợi nhuận, so với năm 2015 thì công ty thu được ít hơn 1,13 đồng lợi nhuận. Năm 2017, với 100 đồng chi phí bỏ ra, công ty thu được 7,68 đồng lợi nhuận, so với năm 2016 thì công ty thu được nhiều hơn 0,25 đồng lợi nhuận. 2.4. Khảo sát đánh giá ý kiến của khách hàng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Quế Lâm 2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra ThôngTrường qua quá trình Đạiđiều tra bằhọcng phương Kinh pháp phát btếảng hỏHuếi gồm 150 khách hàng của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm có đặc điểm dưới đây.  Số lần mua sản phẩm của công ty SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 49
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 35.30% 31.30% 25.30% 8% 1 lần 2 - 3 lần 4 - 10 lần Trên 10 lần Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS Biểu đồ 2.1: Số lần mua sản phẩm của khách hàng ở công ty Số lần mua sản phẩm của khách hàng chủ yếu là 4-10 lần, chiếm 35,3% còn trên 10 lần chiếm 25,3%. Điều này chứng tỏ công ty đang dần khẳng định với các loại sản phẩm có chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó số lần mua sản phẩm dưới 3 lần còn chiếm tỉ lệ khá cao, cụ thể số lần mua sản phẩm từ 2-3 lần chiếm 31,3%, 1 lần chiến 8%. Vì vậy công ty cần phải tích cực tìm kiếm cách xúc tiến khách hàng tiêu thụ nhiều hơn.  Kênh thông tin mà khách hàng biết đến 40% 31.30% 17.30% 11.30% Trường Đại học Kinh tế Huế Bạn bè, người Mạng Internet Quảng cáo qua Nhân viên của thân truyền hình, công ty báo chí Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS Biểu đồ 2.2: Kênh thông tin mà khách hàng biết đến SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 50
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Kênh thông tin mà khách hàng biết đến chủ yếu là qua bạn bè, người thân, chiếm 40% và qua nhân viên bán hàng của công ty, chiếm 31,3%. Nhân viên bán hàng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của công ty, quảng bá rộng rãi sản phẩm đến với mọi người. Đây là hai kênh thông tin chủ yếu để khách hàng biết tới công ty. Bên cạnh đó khách hàng biết đến sản phẩm gạo của công ty qua mạng Internet và quảng cáo qua truyền hình, báo chí còn khá ít với tỉ lệ lần lượt là 17,3% và 11,3%. Vì vậy công ty cần phải tăng cường đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo qua mạng internet, qua truyền hình và báo chí. 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Trong quá trình nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 mức độ (từ 1 – hoàn toàn không đồng ý đến 5 – hoàn toàn đồng ý). Độ tin cậy của thang đó được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này dùng để loại các biến rác, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corected item total corelation) nhỏ hơn 0,3 và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994). Bảng 2.10: Bảng thể hiện hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát Hệ số tương Cronbach’s Hệ số quan Alpha nếu Cronbach’s Biến quan sát biến loại biến Alpha tổng tổng Đặc điểm sản phẩm Chủng loTrườngại sản phẩm đa dạ ngĐại học Kinh0,512 tế0,513 Huế Sản phẩm đảm bảo chất lượng 0,385 0,671 0,660 Thông tin trên bao bì đầy đủ 0,540 0,466 Giá cả sản phẩm So với chất lượng thì mức giá đưa ra là hợp lý 0,482 0,512 Giá sản phẩm được công bố rõ ràng 0,452 0,532 0,632 SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 51
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Hệ số tương Cronbach’s Hệ số quan Alpha nếu Cronbach’s Biến quan sát biến loại biến Alpha tổng tổng Giá thay i linh ho t theo s bi ng th đổ ạ ự ến độ ị 0,414 0,560 trường Mức độ chiết khấu hấp dẫn 0,307 0,639 Chính sách xúc tiến sản phẩm Thường xuyên có chương trình khuyến mãi 0,465 0,470 Chương trình khuyến mãi của Công ty hấp dẫn 0,365 0,609 0,621 Công ty thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng 0,461 0,476 Nhân viên của công ty Thái độ nhân viên thân thiện, nhiệt tình 0,451 0,513 Khả năng giao tiếp và ứng xử tốt 0,472 0,484 0,630 Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng 0,394 0,591 Phương thức thanh toán và giao hàng Đáp ứng đơn hàng chính xác 0,401 0,574 Có phương tiện vận tải hỗ trợ cho khách hàng 0,390 0,587 0,634 Công ty luôn giao hàng kịp thời 0,465 0,526 Phương Trườngthức thanh toán linh Đại hoạt học Kinh0,415 tế0,567 Huế Khả năng tiêu thụ sản phẩm Theo A/C Công ty có kh s n ả năng tiêu thụ ả 0,389 0,542 phẩm tốt 0,605 A/C sẽ tiếp tục tiêu thụ sản phẩm của Công ty 0,455 0,447 A/C sẽ giới thiệu người khác tiêu thụ sản phẩm 0,398 0,526 Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 52
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Qua bảng ta nhận thấy giá trị Cronbach’s Alpha của các yếu tố sản phẩm, giá cả, xúc tiến, phương thức thanh toán và giao hàng, nhân viên, khả năng tiêu thụ sản phẩm đều lớn hơn 0,6 nên thang đo tin cậy. Đồng thời hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên chấp nhận các yếu tố trên. Toàn bộ các thành phần của thang đo đều đảm bảo đủ điều kiện độ tin cậy và sẽ được đưa vào việc phân tích nhằm phục vụ việc nghiên cứu đề tài. 2.4.3. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố liên quan đến tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty Với cặp giả thuyết thống kê kiểm định trung bình là: H0: Khách hàng đánh giá ở mức đồng ý (test value = 4) H1: Khách hàng đánh giá khác mức đồng ý (test value ≠ 4) Mức ý nghĩa α = 0,05 Nếu Sig. > 0,05 thì chưa có đủ cơ sở để bác bỏ H0 Nếu Sig. <= 0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 Chú thích: M1 – Rất không đồng ý, M2 – Không đồng ý, M3 – Trung lập, M4 – Đồng ý, M5 – Rất đồng ý 2.4.3.1. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm Bảng 2.11: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến sản phẩm Chỉ tiêu Mức độ đánh giá (%) Giá trị Mức ý M1 M2 M3 M4 M5 trung nghĩa Trường Đại học Kinh tếbình Huế(Sig.), µ=4 Chủng loại sản phẩm đa - 5,3 34,7 54,0 6,0 3,61 0,000 dạng Sản phẩm đảm bảo chất - 2,0 10,0 80,0 8,0 3,94 0,150 lượng Thông tin trên bao bì đầy - 2,0 10,0 66,7 21,3 4,07 0,153 đủ Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 53
  64. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Khách hàng đánh giá cao về hai nhận định là “Sản phẩm đảm bảo chất lượng” và “Thông tin trên bao bì sản phẩm đầy đủ”, với tỉ lệ mức đồng ý trở lên đều là 88% . Điều này cho thấy rằng công ty rất chú trọng đến các thông tin trên bao bì và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên về chủng loại sản phẩm đa dạng vẫn còn chiếm 40% khách hàng đánh giá sự đa dạng của sản phẩm từ mức bình thường trở xuống. Vì vậy công ty cần nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm nhiều hơn. Hai nhận định “Sản phẩm đảm bảo chất lượng” và “Thông tin trên bao bì đầy đủ” có mức ý nghĩa Sig. lần lượt là 0,150 và 0,153 đều > 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0, tức là chất lượng sản phẩm đảm bảo và thông tin trên bao bì đầy đủ được đánh giá ở mức độ đồng ý. Đối với nhận định “Chủng loại sản phẩm đa dạng” có Sig. < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, điều này có nghĩa là khách hàng chưa đồng ý với tiêu chí này do có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mỗi đối tượng có một cách nhìn khác nhau nên ngoài sản phẩm của công ty họ muốn có những sản phẩm khác nữa. Để kiểm tra xem có sự khách biệt giữa các nhóm khách hàng có sự khác biệt nhau trong việc nhận xét về đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm hay không? Tôi sử dụng phương pháp phương sai một yếu tố One way ANOVA. Trước đó, tôi sử dụng kiểm định Homogeneity of Variences để dễ kiểm định sự bằng nhau của các phương sai nhóm. Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với đặc điểm sản phẩm giữa các nhóm khách hàng Các tiêu chí Biến độc lập Trường Đại họcSố l ầKinhn mua sản ph tếẩm củHuếa công ty Sig.(Levene Statistic) Sig.(Anova) Chủng loại sản phẩm đa dạng 0,022 Sản phẩm đảm bảo chất lượng 0,821 0,757 Thông tin trên bao bì đầy đủ 0,451 0,377 Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 54
  65. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Giả thuyết khi kiểm định Homogeneity of Variences: K0: Không có sự khác biệt của các phương sai nhóm K1: Có sự khác biệt giữa các phương sai nhóm - Nếu: Sig. > 0,05 các phương sai nhóm không khác nhau có ý nghĩa thống kê Sig. 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Sig. 0,05 t ứKinhc là không có tế sự khácHuế biệt giữa các nhóm khách hàng mua có số lần mua khác nhau về tiêu chí “Chủng loại sản phẩm đa dạng”. Các tiêu chí còn lại do có phương sai giữa các nhóm bằng nhau (giá trị Sig. > 0,05, trong kiểm định phương sai Levene Statistic) nên kiểm định Anova sử dụng tốt. Kết quả kiểm định Anova thu được: SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 55
  66. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Tất cả các tiêu chí đều có Sig. (Anova) > 0,05 do vậy trong từng nhóm khách hàng mua thì không có sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá các tiêu chí đó. 2.4.3.2. Đánh giá của khách hàng về giá cả Bảng 2.84: Kiểm định One Samlpe T – test về nhóm biến giá cả Mức độ đánh giá (%) Giá trị Mức ý Chỉ tiêu M1 M2 M3 M4 M5 trung nghĩa bình (Sig.), µ=4 So với chất lượng thì mức giá - 3,3 22,7 69,3 4,7 3,75 0,000 công ty đưa ra là hợp lí Giá cả được công bố rõ ràng - 2,7 14,0 70,7 12,7 3,93 0,182 Giá thay đổi linh hoạt theo sự - 4,0 24,7 67,3 4,0 3,71 0,000 biến động của thị trường Mức độ chiết khấu hấp dẫn - 2,0 29,3 59,3 9,3 3,76 0,000 Nguồn: Số liệu điều tra khách hàng – Xử lí SPSS Qua điều tra cho thấy có khách hàng đánh giá cao với nhận định “Giá cả được công bố rõ ràng”. Có tới 70,7% đồng ý và 12,7% rất đồng ý đối với ý kiến giá cả được công bố rõ ràng. Vì vậy có thể thấy công ty đã làm tốt về vấn đề này. Cả 3 yếu tố “So với chất lượng thì mức giá công ty đưa ra là hợp lí”, “mức độ chiết khấu hấp dẫn” và “giá thay đổi linh hoạt theo sự biến động của thị trường” được kháchTrường hàng đánh giá Đạichưa thự c họcsự được tốKinht, đặc biệt là tếmức Huếđộ chiết khấu của công ty được khách hàng đánh giá ở mức dưới trung bình khá cao, chiếm 31,3%. Nên có thể thấy mức chiết khấu của công ty vẫn chưa hấp dẫn khách hàng, họ cho rằng chiết khấu của công ty như vậy chỉ ở mức bình thường. Kết quả kiểm định cho thấy “Giá cả được công bố rõ ràng” có mức ý nghĩa Sig. là 0,182 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0, tức là yếu tố giá cả được công bố rõ ràng được đánh giá ở mức độ đồng ý. Còn với 3 nhận định “So với chất lượng thì mức giá của SV: Nguyễn Thị Cẩm Giang 56