Khóa luận Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_xay_dung_danh_muc_dau_tu_hieu_qua_tren_thi_truong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN THỊ PHƯƠNG NHI Huế, tháng 05 năm 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sinh viên thưc hiện: Trần Thị Phương Nhi Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K49A Tài chính TS. Trần Thị Bích Ngọc Khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 05 năm 2019
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, khi việc đầu tư kiếm lời không chỉ dừng lại ở việc gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư bất động sản, họ bắt đầu chú ý đến chứng khoán. Thị trường chứng khoán đang là kênh đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần có những bước đi vững vàng hơn. Số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trong nước lẫn ngoài nước ngày càng tăng lên. Tuy nhiên để thành công trong việc đầu tư chứng khoán nhà đầu tư cần trang bị những kiến thức cơ bản cần có để có thể lựa chọn được chiến lược đầu tư đúng đắn và mang lại lợi nhuận cho mình. Xu hướng của nhà đầu tư Việt Nam đang còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đám đông. Vậy vấn đề đặt ra cho mỗi nhà đầu tư nên làm gì để có thể tìm cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Bài luận văn tập trung nghiên cứu việc áp dụng lý thuyết Markowitz để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả và kiểm tra độ hiệu quả của danh mục bằng các phương pháp đo lường hệ số Treynor, Sharpe hay Jensen. Từ đó có thể cụ thể hóa và chi tiết quy trình xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp nhà đầu tư lựa chọn được danh mục đầu tư phù hợp với lợi suất kì vọng và mức rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận. i
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận cuối khóa là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên. Qua đó để sinh viên có thể trải nghiệm, làm quen với môi trường, công việc liên quan trên thực tế và rèn luyện những kĩ năng cần thiết của bản thân. Cũng là cơ hội để sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học được trên giảng đường vào bài nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ Thầy, Cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và rèn luyện, quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế và quý Thầy, Cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã truyển tải những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo Trần Thị Bích Ngọc là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, cổ vũ tinh thần, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài của mình. Trong bài báo cáo thực tập cuối khóa này mặc dù bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra song do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Phương Nhi ii
- MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU x PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 2 2.1. Mục tiêu chung: 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Kết cấu đề tài: 4 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HIỆU QUẢ 5 1.1. Tổng quan lí thuyết về danh mục đầu tư cổ phiếu: 5 1.1.1. Chứng khoán: 5 iii
- 1.1.1.1. Khái niệm: 5 1.1.1.2. Đặc trưng: 5 1.1.1.3. Phân loại: 6 1.1.2. Cổ phiếu: 7 1.1.2.1. Khái niệm: 7 1.1.2.2. Đặc trưng: 7 1.1.2.3. Phân loại: 8 1.1.3. Danh mục đầu tư: 9 1.1.4. Lợi nhuận của danh mục đầu tư: 10 1.1.5. Rủi ro của danh mục đầu tư: 10 1.1.5.1. Khái niệm: 10 1.1.5.2. Phân loại: 11 1.2. Quy trình xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu: 13 1.2.1. Thiết lập mục tiêu đầu tư: 13 1.2.2. Xác định chiến lược đầu tư: 13 1.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu chứng khoán: 14 1.2.4. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả theo lý thuyết Markowitz: 20 1.2.4.1. Tổng quan lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả của Harry Max Markowitz: 20 1.2.4.2. Đường biên hiệu quả: 23 1.2.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư: 29 1.2.5.1. Phương pháp Treynor: 29 iv
- 1.2.5.2. Phương pháp Sharpe: 30 1.2.5.3. Phương pháp Jensen: 30 CHƯƠNG 2 – XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33 2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: 33 2.1.2. Thực trạng việc đầu tư theo danh mục trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 36 2.2. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 39 2.2.1. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả theo lý thuyết Markowitz: 39 2.2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: 75 CHƯƠNG 3 – THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ 84 3.1. So sánh giữa các phương pháp đo lường mức độ hiệu quả danh mục đầu tư: 84 3.1.1. Trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro: 85 3.1.2. Trường hợp tồn tại tài sản phi rủi ro: 85 3.2. Áp dụng lý thuyết Markowitz trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 87 3.3. Khuyến nghị cho nhà đầu tư: 90 PHẦN III – KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 v
- PHỤ LỤC 93 vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B : Giá trị sổ sách D : Cổ tức EPS : Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tính theo năm GPM : Lợi nhuận gộp biên HSC : Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NPM : Lợi nhuận ròng biên OPM : Lợi nhuận hoạt động biên P/E : Tỷ số giữa thị giá của cổ phiếu và lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu PEG : Tỷ số giữa P/E so với tăng trưởng lợi nhuận bình quân kỳ vọng của mỗi cổ phiếu ROE : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu S : Doanh thu vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.1. Đồ thị thể hiện đường biên hiệu quả của các danh mục cổ phiếu giả định Hình 1.2. Đường đẳng dụng U và đường biên hiệu quả EF Hình 1.3. Đường phân bổ vốn CAL và đường biên hiệu quả EF Hình 1.4. Đường đẳng dụng U và đường phân bổ vốn CAL Hình 2.1. Thống kê số lượng tài khoản nhà đầu tư trong năm 2018 Hình 2.2. Đồ thị thể hiện diễn biến giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE và VNIndex Hình 2.3. Tỷ trọng lợi nhuận của các ngành trong năm 2018 Hình 2.4. Lợi nhuận sau thuế của các ngành trong năm 2018 Hình 2.5. Đồ thị thể hiện tỷ suất sinh lợi kì vọng của các cổ phiếu riêng lẻ Hình 2.6. Đường biên hiệu quả Hình 2.7. E(R) của các cổ phiếu riêng lẻ và EF Hình 2.8. Đường phân bổ vốn CAL Hình 2.9. Đồ thị E(R) của danh mục tiếp điểm T Hình 2.3. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 – 2017 (tỷ đồng) Hình 2.4. Lịch sử tăng trưởng của VNIndex 2013 - 2017 Hình 2.5. Lịch sử tăng trưởng của HNXIndex 2013 - 2017 Hình 2.6. Giá trị giao dịch bình quân phiên 2013 – 06/2017 Hình 2.7. Tốc độ tăng trưởng của các ngành chủ lực 2013 – 06/2017 Hình 2.8. Thống kê lợi nhuận các ngành 2013 – 2016 (tỷ đồng) viii
- Hình 2.9. Đồ thị thể hiện tỷ suất sinh lợi kì vọng của các cổ phiếu riêng lẻ Hình 2.10. Đường biên hiệu quả Hình 2.11. E(R) của các cổ phiếu riêng lẻ và EF Hình 2.12. Danh mục P trên đường biên hiệu quả Hình 2.13. Đường phân bổ vốn CAL Hình 2.14. Đồ thị E(R) của danh mục tiếp điểm T và P’ Hình 3.1. Diễn biến chỉ số VNIndex trong năm 2018 ix
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số tiêu chí cơ bản Bảng 2.2. Thống kê lợi nhuận các ngành năm 2017 Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các cổ phiếu giai đoạn 2013 - 2017 Bảng 2.4. Danh mục phương sai tối thiểu (MV) Bảng 2.5. Các danh mục có phương sai bé nhất Bảng 2.6. Các danh mục hiệu quả P được lựa chọn Bảng 2.7. Danh mục tiếp điểm T Bảng 2.8. Phân bổ giữa danh mục T và tài sản phi rủi ro Bảng 2.9. Phân bổ tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục P’ Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của các cổ phiếu năm 2018 Bảng 2.11. Tỷ suất sinh lời kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của các danh mục năm 2018 Bảng 2.12. Hệ số βi của các cổ phiếu Bảng 2.13. Hệ số β của các danh mục Bảng 2.14. Hệ số T của các danh mục Bảng 2.15. Hệ số S của các danh mục Bảng 2.16. Hệ số Ai của các danh mục Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá của các danh mục P Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá của các danh mục P’ x
- PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người cũng đang dần được cải thiện. Người dân bắt đầu có được “của dư, của để” từ đó xu hướng sử dụng đồng tiền dư làm sao cho sinh lợi nhiều hơn ngày càng được quan tâm. Không ít người chọn gửi tiền vào ngân hàng một cách an toàn nhưng cũng không ít người lựa chọn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó hấp dẫn hơn. Và thị trường chứng khoán sinh ra để đáp ứng nhu cầu mạo hiểm đi đôi với lợi nhuận mang lại rất đáng để bỏ vốn đầu tư. Chứng khoán là một kênh đầu tư thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, thông qua đó các doanh nghiệp cũng có thể huy động được nhiều nguồn vốn để gia tăng kinh doanh, sản xuất bên cạnh việc đi vay Ngân hàng. Tuy nhiên với việc chứa quá nhiều rủi ro tiềm ẩn đặt ra một vấn đề cho các nhà đầu tư là làm sao để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán được tối ưu nhất. Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường quan tâm đến lợi nhuận thu được và mức độ rủi ro mà nó mang lại. Có một nguyên tắc mà các nhà đầu tư ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển đã áp dụng là “không bỏ trứng vào cùng một rổ”. Còn ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã trải qua hơn 20 năm hình thành và từng bước phát triển, ngoại trừ các tổ chức chuyên nghiệp thì các nhà đầu tư trên thị trường chưa quan tâm đúng mức cho việc thiết lập một danh mục đầu tư. Một thực tế cho thấy các nhà đầu tư ở Việt Nam chủ yếu là đầu tư theo kiểu “bầy đàn” hay có xu hướng “quay theo” những tin đồn tràn lan từ truyền miệng đến các bài báo không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó họ cũng chỉ chú ý vào từng cổ phiếu riêng lẽ hơn là xây dựng danh mục đầu tư nhiều loại cổ phiếu. Việc chưa có được chiến lược đầu tư và phương pháp đầu tư đúng đắn khiến các nhà đầu tư chưa thực sự nhận lại được một mức sinh lợi như kì vọng với một mức rủi ro chấp nhận được hay giảm thiểu rủi ro thấp nhất với mức sinh lợi nhất định. 1
- Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thiếp lập danh mục đầu tư cổ phiếu để mang lại hiệu quả, nhằm tiếp cận phương pháo xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu tối ưu và qua đó ứng dụng vào thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 2.1. Mục tiêu chung: Sử dụng lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư của Markowitz để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đánh giá danh mục đầu tư đã lựa chọn trên thực thế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả. - Thiết lập được danh mục đầu tư cổ phiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong trường hợp danh mục tồn tại tài sản phi rủi ro và trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro. - Đánh giá và đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư. 3. Đối tượng nghiên cứu: Danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số liệu lấy cụ thể là giá đóng cửa đã điều chỉnh của các cổ phiếu đã niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn Giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE). - Thời gian: Số liệu được lấy trong giai đoạn từ 28/12/2012 đến 28/12/2018. 2
- 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: + Tìm hiểu lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả của Markowitz. + Tham khảo những nghiên cứu về việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả khác. + Nghiên cứu những giáo trình, tài liệu về phân tích đầu tư chứng khoán nói riêng và kinh tế học nói chung. - Phương pháp chọn mẫu: phân tích xu hướng nền kinh tế và chọn ra 30 mã cổ phiếu không phải là cổ phiếu đầu cơ và doanh nghiệp đó phải hoạt động liên tục. - Phương pháp thu thập số liệu: + Sử dụng giá đóng cửa đã điều chỉnh hằng ngày của các cổ phiếu ở trang cafef.vn từ ngày 28/12/2012 đến 29/12/2017 (05 năm) để xây dựng danh mục đầu tư; từ ngày 29/12/2017 đến 28/12/2018 (01 năm) để kiểm tra danh mục được lựa chọn trên thực tế. + Sử dụng số liệu của trái phiếu chính phủ Việt Nam kì hạn 1 năm từ ngày 28/12/2012 đến 29/12/2017 (05 năm) để xây dựng danh mục đầu tư; từ 29/12/2017 đến 28/12/2018 (01 năm) để kiểm tra danh mục đã lựa chọn được tại trang investing.vn. + Thu thập các số liệu, thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, thị trường qua các kênh khác như Trung tâm lưu kí chứng khoán, báo đài, tạp chí, internet hay các công ty chứng khoán để có cái nhìn tổng quát về biến động trên thị trường. - Phương pháp phân tích số liệu: + Dựa vào lý thuyết danh mục đầu tư của Markowitz để lựa chọn được danh mục đầu tư hiệu quả bằng cách sử dụng các hàm và công cụ Solver trong Excel. + Đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư so với thực tế theo ba phương pháp: hệ số Treynor, hệ số Sharpe và hệ số Jensen. 3
- 6. Kết cấu đề tài: Chương 1 – Cơ sở lý luận về việc xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu hiệu quả Chương 2 – Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3 – Thảo luận kết quả và một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư 4
- PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HIỆU QUẢ 1.1. Tổng quan lí thuyết về danh mục đầu tư cổ phiếu: 1.1.1. Chứng khoán: 1.1.1.1. Khái niệm: Theo Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010 chỉ ra rằng: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; c) Hợp đồng góp vốn đầu tư; d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.[8] 1.1.1.2. Đặc trưng: - Chứng khoán luôn gắn với khả năng thu lợi: Các nhà đầu tư phải bỏ ra một khoản vốn để thu được những khoản lợi tức nhất định. - Chứng khoán luôn gắn với rủi ro: Đầu tư vào chứng khoán có những rủi ro nhất định. Lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn và ngược lại. Có nhiều loại rủi ro, có loại rủi ro chung cho tất cả chứng khoán và có những rủi ro riêng gắn với từng chứng khoán nhất định. 5
- - Chứng khoán có khả năng thanh khoản: Sau khi phát hành, chứng khoán có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán có thể chuyển các chứng khoán của họ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn. Mặc dù mỗi loại chứng khoán có khả năng thanh khoản khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các chứng khoán đều có khả năng thanh khoản nhất định. 1.1.1.3. Phân loại: - Căn cứ vào chủ thể phát hành: + Chứng khoán chính phủ và chính quyền địa phương: là các chứng khoán do Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành. Các chứng khoán này thường là các trái phiếu được Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đảm bảo thanh toán tiền gốc và tiền lãi. + Chứng khoán doanh nghiệp: là các chứng khoán do doanh nghiệp phát hành bao gồm cố phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, + Chứng khoán của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: là các chứng khoán do các ngân hàng và các tổ chức tính dụng phát hành nhằm phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của mình. Các chứng khoán này thường là trái phiếu, cố phiếu hay một số hình thức khác như chứng chỉ thụ hưởng. - Căn cứ vào tính chất huy động vốn: + Chứng khoán vốn (cổ phiếu): là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần Công ty cổ phần. Chứng khoán vốn do các Công ty Cổ phần phát hành. Người sở hữu chứng khoán vốn không phải là chủ nợ của Công ty mà là người sở hữu Công ty và có quyền được hưởng các quyền lợi trong Công ty. + Chứng khoán nợ (trái phiếu): là chứng khoán xác nhận một khoản nợ của người phát hành đối với người nắm giữ chứng khoán. Chứng khoán nợ thể hiện sự cam kết của người phát hành thanh toán những khoản tiền lãi và gốc vào những thời điểm nhất định. 6
- + Chứng khoán phái sinh: là chứng khoán thể hiện quyền được mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu theo các điều kiện nhất định đã được thỏa thuận trước. Gồm có một số loại chủ yếu như quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn. 1.1.2. Cổ phiếu: 1.1.2.1. Khái niệm: Theo Khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 giải thích: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”[9] 1.1.2.2. Đặc trưng: - Không có kì hạn và không hoàn vốn: Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu. - Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức. - Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý. - Giá cổ phiếu biến động rất mạnh: Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty. 7
- - Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên đặc trưng này của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành và mối quan hệ cung – cầu trên thị trường chứng khoán. - Tính lưu thông: Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình. - Tính tư bản giả: Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. - Tính rủi ro cao: Tính rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này. 1.1.2.3. Phân loại: - Căn cứ vào tình trạng phát hành: + Cổ phiếu được phép phát hành: Khi một công ty cổ phần được thành lập thì được phép phát hành cố phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp của các nước quy định công ty phải đăng kí tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ của công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng kí. + Cổ phiếu phát hành: Là số cổ phiếu của công ty đã phát hành ra nhà đầu tư, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành. + Cổ phiếu quỹ: Là loại cổ phiếu của công ty đã phát hành ra nhưng với những lí do nhất định công ty bỏ tiền ra mua lại số cổ phiếu của chính công ty mình. Việc công ty mua lại cổ phiếu của chính công ty mình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cổ phiếu quỹ không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền biểu quyết. + Cổ phiếu đang lưu hành: Là cổ phiếu đã phát hành và đang được cổ đông nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau: 8
- Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành – Số cổ phiếu quỹ - Căn cứ vào hình thức cổ phiếu: + Cổ phiếu ghi danh: Là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu ghi danh có nhược điểm là việc chuyển nhượng rất phức tạp, khi muốn chuyển nhượng cho người khác thông thường phải đăng kí tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng quản trị của công ty cho phép. + Cổ phiếu vô danh: Là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu vô danh được tự do mua bán chuyển nhượng mà không cần phải có thủ tục pháp lý. - Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ: + Cổ phiếu thường (hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông): Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty như quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyèn của đại hội đồng cổ đông, quyền được thông tin và kiểm tra các sổ sách và hồ sơ của Công ty thông qua Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, quyền đối với tài sản của công ty, quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần, quyền được ưu tiên mua cổ phiếu mới, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường + Cổ phiếu ưu đãi: Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông thường như quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, quyền được ưu tiên thanh toán trước tuy nhiên các cổ đông ưu đãi cổ tức không được hưởng quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. 1.1.3. Danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư có thể được hiểu là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khách bởi cá nhân hay tổ chức nào đó. Một danh mục đầu tư đơn giản là một tập hợp bao gồm 9
- một hoặc nhiều tài sản đầu tư khác nhau. Như vậy, danh mục đầu tư cổ phiếu bao gồm ít nhất hai loại cổ phiếu khác nhau. Danh mục đầu tư làm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được một mức sinh lời nhất định. Đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách phân phối tỷ trọng các tài sản trong danh mục để phân tán được rủi ro. 1.1.4. Lợi nhuận của danh mục đầu tư: Lợi nhuận của danh mục đầu tư là giá trị trung bình theo tỉ trọng của lợi nhuận đối với những cổ phiếu cụ thể trong danh mục. Lợi nhuận của danh mục đầu tư được tính theo công thức: = Trong đó: - RP là lợi nhuận của danh mục đầu tư. - wi là tỉ trọng của cổ phiếu i trong danh mục đầu tư. - Ri là lợi nhuận của cổ phiếu i. 1.1.5. Rủi ro của danh mục đầu tư: 1.1.5.1. Khái niệm: Rủi ro của danh mục đầu tư là sự sai lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kì vọng của danh mục được đo lường bằng độ lệch chuẩn của danh mục đó. Độ lệch chuẩn của một danh mục theo Markowitz được đo lường như sau: = . + . . , , Trong đó: - là độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. 10
- - là phương sai tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i. - , là tỉ trọng đầu tư của cổ phiếu i, j trong danh mục. Tỷ trọng này được xác định bởi tỉ lệ của giá trị cổ phiếu i, j trong danh mục đầu tư. - là hiệp phương sai giữa 2 cổ phiếu i và j với , , , 1.1.5.2. Phân loại: = . . . - Rủi ro hệ thống: Là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết giá cả của các chứng khoán trên thị trường. Nguyên nhân có thể do sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi + Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây chuyền này làm tăng số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. + Rủi ro lãi suất: Giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. + Rủi ro sức mua: Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm. Giải thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát. - Rủi ro phi hệ thống: Là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Do nguyên nhân của hai loại rủi ro trên đây là khác nhau vì vậy khi đánh giá các rủi ro không hệ 11
- thống thông thường đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện, gắn với các yếu tố về điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp hoặc từng ngành. + Rủi ro kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh + Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cổ phiếu công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ. 1.1.6. Hệ số rủi ro hệ thống beta trong danh mục đầu tư: ( , ) = Hệ số beta của một chứng khoán xác định theo mô hình CAMP là thước đo rủi ro của chứng khoán, nó xác định số phần trăm thay đổi lợi suất kì vọng của một chứng khoán khi có 1% thay đổi trong lợi suất của danh mục thị trường. Hay nói cách khác nó là thước đo mức độ biến động của lợi suất chứng khoán so với danh mục thị trường. Như vậy, hệ số beta của một danh mục đầu tư là thước đo mức độ biến động của một danh mục đầu tư so với danh mục thị trường được xác định như sau: = 12
- Trong đó: - βP là hệ số beta của danh mục. - βi là hệ số beta của một chứng khoán. - ωi là tỉ trọng của chứng khoán i trong danh mục. 1.2. Quy trình xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu: Để có được hiệu quả tối ưu đòi hỏi nhà đầu tư phải xây dựng một danh mục đầu tư cổ phiếu riêng phù hợp với mình. Có rất nhiều việc để thiết lập được một danh mục đầu tư tuy nhiên nó bao gồm các bước cơ bản sau: 1.2.1. Thiết lập mục tiêu đầu tư: Mỗi nhà đầu tư sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro và tỉ suất sinh lợi khác nhau. Việc lựa chọn mục tiêu đầu tư cực kì quan trọng đối với nhà đầu tư vì đó là cơ sở để xây dựng được danh mục hiệu quả. 1.2.2. Xác định chiến lược đầu tư: Sau khi thiết lập được mục tiêu đầu tư, trên cơ sở đó nhà đầu tư chọn cho mình chiến lược đầu tư phù hợp với mức rủi ro và lợi nhuận mình mong muốn. Hiện nay có rất nhiều chiến lược đầu tư đã mang lại được hiệu quả cho nhà đầu tư trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên có 2 chiến lược đầu tư chính mà HSC đã đưa ra để các nhà đầu tư có thể lựa chọn: Chiến lược đầu tư kĩ thuật: Là việc đưa ra các quyết định đầu tư trên cơ sở xem xét biểu đồ cổ phiếu. Tuy nhiên các chỉ số trong phân tích kĩ thuật đề dựa trên 2 yếu tố cơ bản là giá và khối lượng. Nhà đầu tư tìm hiểu tâm lý thị trường thông qua xu hướng giá cả cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Chiến lược đầu tư cơ bản: Là việc phân tích các yếu tố vĩ mô, phân tích ngành và cụ thể từng doanh nghiệp để quyết định có đầu tư vào đó hay không. Trong chiến lược này được chia thành 2 chiến lược nhỏ hơn: 13
- - Theo phương pháp Top-down: Là việc lựa chọn cổ phiếu trên cơ sở phân tích từ trên xuống dưới là phân tích vĩ mô, phân tích ngành và cuối cùng là phân tích bản thân doanh nghiệp. Phương pháp này giúp nhà đầu tư có thể thấy được bao quát nền kinh tế, các loại tài sản và các ngành trong nền kinh tế từ đó có thể lụa chọn được những cổ phiếu tốt nhất trong ngành để đầu tư. - Theo phương pháp Bottom-up: Là việc phân tích từ dưới lên trên cơ sở dữ liệu có nghĩa là phân tích từ doanh nghiệp đến lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh sau đó mới đi sâu vào các yếu tố vĩ mô liên quan. Nhà đầu tư có thể lựa chọn 3 chiến lược phổ biến dựa trên phương pháp này bao gồm: + Đầu tư giá trị: Là việc lựa chọn các cổ phiếu có giá hiện tại thấp hơn giá trị. Nhà đầu tư sử dụng chiến lược này tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trở về giá trị cổ phiếu và mang lại lợi nhuận. + Đầu tư tăng trưởng: Là việc lựa chọn cổ phiếu của các công ty được kì vọng sẽ có mức tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận cao hơn trung bình ngành hoặc thị trường trong thời gian tới. + Đầu tư nhận cổ tức: Là việc mua cổ phiếu để nhận dòng cổ tức doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu. Thông thường, nhà đầu tư mua cổ phiếu để nhận cổ tức thường có xu hướng chọn những doanh nghiệp trả cổ tức ở mức cao và hoạt động ổn định để đảm bảo dòng cổ tức sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai.[6] 1.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu chứng khoán: Thu thập và phân tích dữ liệu chứng khoán là bước quan trọng đòi hỏi các nhà đầu tư phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu và phân tích các dữ liệu từ đó lựa chọn được các cổ phiếu phù hợp để đưa vào danh mục đầu tư. Đầu tiên, các nhà đầu tư thường sử dụng hai lưới lọc cổ phiếu là cơ bản và kĩ thuật: - Lưới lọc cơ bản: các nhà đầu tư có thể lấy một số tiêu chí cơ bản chung để xem xét chọn lọc trước khi đầu tư. Rất khó để tìm ra được cổ phiếu đáp ứng toàn bộ 14
- các tiêu chí lụa chọn vì thế mỗi nhà đầu tư cá nhân đều có cách vận dụng theo từng giai đoạn của thị trường. Để có thể thu thập được đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cả kiến thức chuyên môn tài chính để hiểu được ý nghĩa của các con số. Bảng 1.1. Một số tiêu chí cơ bản Tiêu chí 1: VỐN HÓA Nằm trong top 25-30% của sàn HAX, HOSE. Hoặc chọn vốn hóa nhỏ Số cổ phiếu các cổ đông nội bộ mua/ bán trong năm >1,5 Tiêu chí 2: EPS Tăng trưởng EPS > Năm trước >Trung bình ngành> Thị trường Tăng trưởng EPS > Trung bình thị trường 5 năm 50%>Tăng trưởng EPS > 0% Hoặc 20%>Tăng trưởng EPS > 2.7% Cổ phiếu thuộc nhóm top 20% tăng trưởng EPS trong vòng 5 năm qua Tiêu chí 3: ROE ROE >= 20% của mỗi năm trong 3 năm trước ROE >Trung bình ngành > Trung bình thị trường 5 năm Trung bình ROE của 2 năm trước > Trung bình ngành Tiêu chí 4: LỢI NHUẬN NPM của năm hiện tại > Năm trước > 8%>Trung bình ngành GPM>Trung bình ngành OPM của năm này > Năm trước >Trung bình 5 năm trước >Trung bình ngành 15
- Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản > Trung bình ngành Tiêu chí 5: HỆ SỐ NỢ Debt/ Equity (Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu) 1 Tiêu chí 6: CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG P/E P/ E 1.5 lần trung bình ngành PEG PEG < 1 D/P 16
- D/ P > thị trường D/ P thuộc top 33% D/ P thuộc nhóm cao nhất Nguồn: Lê Doãn Hà, cafef.vn. - Lưới lọc kĩ thuật: Nhà đầu tư dựa trên diễn biến lịch sử giá của cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay tháng, giá phá vỡ các điểm quan trọng. Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư. Mỗi cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá không giống nhau tuy nhiên giá cổ phiếu vận động theo xu hướng chung của toàn thị trường.[7] Tiếp theo, sau quá trình nhà đầu tư sẽ tiến hành theo dõi và phân tích cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư thực hiện chọn lựa một số cổ phiếu ở các ngành đang có cơ hội bứt phá hay dẫn đầu nền kinh tế trong từng giai đoạn thông qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức kiểm soát có uy tín hay các bảng xếp hạng ngành, thông tin nhận định của các chuyên gia qua phương tiện thông tin đại chúng. - Phân tích hoạt động kinh tế vĩ mô: Các yếu tố kinh tế vĩ mô biến động gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Việc phân tích hoạt động kinh tế vĩ mô giúp các nhà đầu tư xác định được tỉ trọng đầu tư vào cổ phiếu. Nguyễn Minh Kiều và các cộng sự của ông đã chỉ ra cụ thể 4 yếu tố vĩ mô có quan hệ với thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: + Lạm phát: Là sự mất giá của đồng tiền làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân cư. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm 17
- phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các DN, dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi. + Cung tiền: Quan hệ giữa cung tiền và thị trường chứng khoán là cùng chiều được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ mở rộng: Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập. Chính sách tiền tệ thắt chặt: Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho thị trường chứng khoán. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. + Tỷ giá hối đoái: Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán. Tuy nhiên 3 cách này lại cho ra kết quả khác nhau, có mối quan hệ cùng chiều theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980), ngược chiều theo mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) hay thậm chí không có mối liên hệ nào giữa yếu tố tỷ giá và thị trường chứng khoán khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) của Gavin (1989). + Giá vàng: Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có TTCK. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến 18
- lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu huớng của thị trường chứng khoán. Có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế.[11] - Phân tích ngành: Việc tìm hiểu và phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến ngành kinh doanh rất quan trọng cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. Những chính sách kinh tế của nhà nước và quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh, có thể đó là cơ hội của ngành này nhưng có thể đó là thử thách của ngành khác. Mục đích của phân tích ngành giúp nhà đầu tư xác định được ngành có thu nhập trên mức rủi ro trung bình từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư vào đâu, lúc nào thì đầu tư để có được lợi nhuận và mức rủi ro phù hợp. - Phân tích doanh nghiệp: Thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ số tài chính, thông tin nhận định từ các chuyên gia và phương tiện đại chúng uy tín nhà đầu tư có thể đánh giá được thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Đồng thời nhà đầu tư có thể tiến hành phân tích lịch sử giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó để có thể đưa ra được phán đoán trong tương lai ngắn hạn. Nhà đầu tư phân tích doanh nghiệp để đánh giá được chất lượng của doanh nghiệp, đội ngũ quản lý và triển vọng của nó trong tương lai. 19
- 1.2.4. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả theo lý thuyết Markowitz: 1.2.4.1. Tổng quan lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả của Harry Max Markowitz: Harry Max Markowitz (24 tháng 8 năm 1927) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, ông được trao giải lý luận John von Neumann (1989) và giải Nobel Kinh tế (1990). Markowitz là một giáo sư tài chính tại Trường quản trị Rady thuộc Đại học California, San Diego (UCSD). Ông được biết đến với công trình tiên phong trong danh mục đầu tư hiện đại, nghiên cứu tác động của rủi ro tài sản, lợi nhuận, tương quan và đa dạng hóa có thể xảy ra tác động trở lại danh mục đầu tư. Lần đầu tiên Markowitz đưa ra mô hình lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong bài tham luận “Portfolio Selection” (Lựa chọn danh mục đầu tư) trên tạp chí The Journal of Finance vào tháng 03 năm 1952. Năm 1959, ông đã xuất bản cuốn sách cùng tên chính thức công bố lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại một cách có hệ thống. Năm 1990, ông cùng với William Sharpe và Merton Miller được nhận giải Nobel Kinh tế về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Vấn đề được đặt ra cho nhà đầu tư là làm sao cùng bỏ ra một số tiền như nhau nhưng có thể thu được lợi nhuận lớn hơn khi thị trường đi lên và chịu mức lỗ ít hơn khi thị trường đi xuống. Lý thuyết danh mục đầu tư được sử dụng vào năm 1952 bởi Markowitz cho thấy được vấn đề của nhà đầu tư nằm ở việc lựa chọn danh mục chứng khoán. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại chỉ ra được khả năng chọn lựa các danh mục đầu tư khác nhau để có được lợi nhuận và rủi ro là khác nhau. Mỗi nhà đầu tư sẽ chọn một mức rủi ro mà họ chấp nhận được và đa dạng hóa danh mục để đạt được lợi nhuận kì vọng. Lý thuyết Markowitz là nền tảng của lý thuyết danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro phi hệ thống. Ông đã xây dựng danh mục đầu tư gồm nhiều loại tài sản dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố lợi nhuận và rủi ro hoàn toàn dựa vào mô hình toán học. Lý thuyết này khẳng định được một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tối ưu có thể giảm thiếu rủi ro hết mức có thể mà vẫn đạt được một tỷ suất sinh lợi nhất định. 20
- Markowitz đặt ra những giả thiết trong nghiên cứu của mình như sau: - Các nhà đầu tư đều ngại rủi ro. Với một mức rủi ro cho trước nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án đầu tư nào có lợi nhuận kì vọng cao hơn. Hoặc với cùng một mức lợi nhuận kì vọng cho trước, nhà đầu tư sẽ ưa thích lựa chọn những phương án nào có mức độ rủi ro thấp hơn. - Các nhà đầu tư theo đuổi mục tiêu tối đa mức hữu dụng của khoản đầu tư. - Việc lựa chọn và quyết định phương án đầu tư của nhà đầu tư chỉ dựa trên hai yếu tố là thu nhập kì vọng và rủi ro của thu nhập. Mức độ hữu dụng của khoản đầu tư phụ thuộc hoàn toàn hai yếu tố này. - Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong một khoảng thời gian xác định. Các nhà đầu tư đều có cùng thời hạn đầu tư. Quy trình mà Markowitz đưa ra để lựa chọn được danh mục đầu tư cơ bản theo các bước sau đây: - Bước 1: Lựa chọn chứng khoán và thu thập dữ liệu liên quan. + Tiến hành phân tích xu hướng nền kinh tế, nhóm ngành và bản thân doanh nghiệp để lựa chọn được các chứng khoán đưa vào danh mục. + Thu thập giá đóng cửa đã điều chỉnh của các cổ phiếu. - Bước 2: Tính tỷ suất sinh lợi kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu. + Đầu tiên tiến hành tính tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu theo tháng từ số liệu đã thu thập được từ bước dựa vào biến động giá theo tháng của chúng theo công thức sau: = ( ) Trong đó: - ui là giá đóng cửa đã điều chỉnh của cổ phiếu tại tháng t. 21
- - ui-1 là giá đóng cửa đã điều chỉnh của cổ phiếu tại tháng t-1. + Giả sử quá khứ lặp lại, ta tính được tỷ suất sinh lợi kì vọng của mỗi cổ phiếu bằng cách tính trung bình của tỉ suất sinh lợi theo tháng của cổ phiếu đó. + Sử dụng hàm VAR.S và STDEV.S trong Excel để tính phương sai và ước lượng độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu. - Bước 3: Tìm ma trận hệ số hiệp phương sai và ma trận hệ số tương quan. + Sử dụng tỷ suất sinh lợi kì vọng của các cổ phiếu để tính toán. + Ma trận hệ số tương quan xác định được mối quan hệ giữa các cặp cổ phiếu với nhau, cụ thể trong bài nghiên cứu áp dụng hàm CORREL để xác định hệ số tương quan giữa các cổ phiếu. + Tương tự sử dụng hàm COVAR.S để tìm được ma trận hiệp phương sai giữa các mã cổ phiếu. - Bước 4: Xác định đường biên hiệu quả. + Xây dựng danh mục MV có phương sai tối thiểu. + Tìm tập hợp các danh mục có phương sai bé nhất ứng với tỷ suất sinh lợi kì vọng bằng cách thay đổi mức tỷ suất sinh lợi (bắt đầu từ tỷ suất sinh lợi của MV cộng với một khoản C). + Từ đó xây dựng được đường biên hiệu quả. - Bước 5: Lựa chọn danh mục đầu tư. Lý thuyết danh mục đầu tư của Markowitz đã chỉ ra được cách thức phân tán rủi ro giúp các nhà đầu tư tối đa hóa được lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa danh mục theo nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”. Bên cạnh đó với mô hình tính toán mà Markowitz đưa ra nhà đầu tư có thể áp dụng để chọn được danh mục phù hợp với điều kiện riêng của mình. Trong trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro: Đường biên hiệu quả bao gồm tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả mà nhà đầu tư có thể chọn đều tiến hành 22
- đầu tư. Việc chọn một danh mục đầu tư hiệu quả P nào đó phụ thuộc vào hệ số e ngại rủi ro của nhà đầu tư. Trong trường hợp tồn tại tài sản phi rủi ro: Tài sản phi rủi ro mang lại một tỷ suất sinh lợi kì vọng chắc chắn. Trong bài nghiên cứu này sử dụng trái phiếu chính phủ kì hạn 1 năm vì tỷ suất sinh lợi của trái phiếu chính phủ sẽ bằng tỷ lệ tăng trưởng dài hạn mong đợi của nền kinh tế. Nhà đầu tư phải xác định được danh mục tiếp điểm T là điểm tiếp xúc giữa đường biên hiệu quả (EF) và đường thị trường vốn (CAL) và xác định danh mục hiệu quả P’ phụ thuộc vào mức độ thỏa dụng của nhà đầu tư. 1.2.4.2. Đường biên hiệu quả: Đường biên hiệu quả theo Markowitz là tập hợp các điểm thỏa mãn 2 điều kiện sau: - Với một mức rủi ro cho trước thì mức lợi suất kì vọng là cao nhất. - Với một mức lợi suất kì vọng cho trước thì rủi ro đi cùng là nhỏ nhất. Đường cong giúp nhà đầu tư dễ dàng chọn được danh mục đầu tư phù hợp. Nhà đầy tư không muốn chọn danh mục nằm phía trên hay dưới đường cong bởi lợi nhuận và mức rủi ro mà họ nhận được không tối ưu. a. Trường hợp 1: Danh mục đầu tư bao gồm 2 tài sản rủi ro Ví dụ đường biên hiệu quả này được thể hiện trong hình 1.1. Điểm A chính là điểm lợi nhuận và rủi ro thu được khi chỉ đầu tư vào tài sản A mà không đầu tư vào B. Điểm B chính là điểm lợi nhuận và rủi ro thu được khi chỉ đầu tư vào tài sản B mà không đầu tư vào A. Tùy theo tỷ lệ kết hợp giữa tài sản A và tài sản B ta sẽ có được tập hợp các danh mục nằm trên đường cong được gọi là đường cong cơ hội. Mỗi một danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả có mức lợi nhuận cao đối với mức rủi ro bằng nhau hoặc rủi ro thấp hơn đối với mức lợi nhuận bằng nhau. MV là điểm thu được lợi ích cao nhất từ việc đa dáng hóa, rủi ro đã được giảm 23
- xuống thấp nhất và không có điểm nào khác trên đồ thị mang lại mức rủi ro thấp hơn nữa. Đoạn cong từ A đến MV cho thấy rằng nếu thêm tỷ trọng của tài sản B vào trong danh mục thì tỷ suất sinh lợi của danh mục sẽ tăng lên trong khi đó độ lệch chuẩn sẽ giảm đi. Điều này được giải thích bởi hiệu quả của đa dạng hóa đầu tư. Đoạn cong này luôn xuất hiện trong trường hợp hệ số tương quan âm. Trong trường hợp hệ số tương quan dương thì đoạn cong từ A đến MV có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Khi ta thêm nhiều tài sản B vào danh mục đến một tỷ lệ nào đó độ lệch chuẩn cao của chứng khoán B sẽ kéo độ lệch chuẩn của toàn danh mục lên. Không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào các danh mục nằm trên đoạn cong từ A đến MV vì tập hợp các danh mục nằm trên đoạn cong từ MV đến B chiếm ưu thế hơn. Ta có thể thấy danh mục C nằm trên đoạn cong từ MV trở lên hiệu quả hơn danh mục A mặc dù 2 danh mục này cùng mức rủi ro nhưng lợi nhuận danh mục C mang lại nhiều hơn danh mục A. Ta gọi đoạn cong từ MV đến B chính là đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư gồm hai tài sản rủi ro.[1, 222 - 225] 24
- Hình 1.1. Đồ thị thể hiện đường biên hiệu quả của các danh mục cổ phiếu giả định Như vậy ta có đã thiết lập được mô hình đầu tư của hai danh mục và thấy rất rõ nó làm giảm rủi ro khi đầu tư xuống mức thấp hơn so với từng tài sản riêng lẻ. Đường biên hiệu quả giúp nhà đầu tư xác định được tập hợp các phương án đầu tư khả quan mà họ nên thực hiện. Tuy nhiên việc thực hiện đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của nhà đầu tư đối với mức độ rủi ro mà họ chấp nhận được. Để xác định được danh mục tối ưu trên đường biên hiệu quả EF, nhà đầu tư phải xác định được danh mục kết hợp giữa đường EF và các đường đẳng dụng U. Đường đẳng dụng được thể hiện qua phương trình: U = E(RP) - (A là hệ số e ngại rủi ro của nhà đầu tư) Lúc này, độ dốc của đường biên hiệu quả và đường đẳng dụng là bằng nhau. P chính là danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư. 25
- Hình 1.2. Đường đẳng dụng U và đường biên hiệu quả EF b. Trường hợp 2: Danh mục đầu tư kết hợp 2 tài sản rủi ro và 1 tài sản phi rủi ro Tài sản phi rủi ro là những công cụ tài chính không có rủi ro vỡ nợ. Lãi suất phi rủi ro là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính đó. Tuy nhiên, những tài sản này cũng có thể gặp phải những loại rủi ro khác như rủi ro thị trường khi lãi suất thị trường thay đổi, rủi ro về tính lỏng Những trái phiếu chỉnh phủ ngắn hạn của một loại tiền tệ nhất định được xem là một tài sản phi rủi ro. Ở Việt Nam, tín phiếu Kho bạc thường được sử dụng bởi nói có kì hạn 1 năm. Loại tài sản này được coi như là không có rủi ro vì khả năng chính phủ không trả được nợ là cực kì thấp. Hơn nữa khoảng thời gian đáo hạn ngắn sẽ bảo vệ được các nhà đầu tư khỏi các rủi ro về lãi suất. Cho dù có xảy ra rủi ro lãi suất thì trong thời gian ngắn như vậy cũng không đáng kể so với tính không ổn định như cổ phiếu. Khi danh mục có thêm tài sản phi rủi ro, tỉ suất sinh lợi sẽ được tính theo công thức sau: E(RP) = wf x rf + (1 – wf) x E(Ri) Tài sản phi rủi ro có tương quan với các tài sản trong danh mục bằng 0 nên hệ số tương quan cũng sẽ bằng 0 và chính bản thân phương sai của tài sản phi rủi ro cũng bằng 0 do nó có tính an toàn và không thay đổi. Độ lệch chuẩn của danh mục sẽ được tính như sau: = + ( − ) + hay σP = (1 – wf) x σi Như vậy danh mục đầu tư khi kết hợp với tài sản phi rủi ro sẽ là một đường thẳng nối tài sản phi rủi ro với các tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư. Đường thẳng này được bắt đầu bằng điểm có rủi ro bằng 0 của tài sản phi rủi ro đi qua các 26
- điểm trên đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư. Đường thẳng này được gọi là đường phân bổ vốn (CAL). Hình 1.3. Đường phân bổ vốn CAL và đường biên hiệu quả EF Nối rf với bất kì điểm nào trên đường biên hiệu quả ta có được tỷ trọng đầu tư vốn vào tài sản phi rủi ro và phần còn lại vào danh mục cổ phiếu. Đường thẳng này có thể kéo dài để được lợi suất mong đợi cao hơn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đi vay hoặc cho vay để đầu tư với mức lãi suất phi rủi ro. Tuy nhiên vẽ các đường thẳng có độ dốc ngày càng cao hơn đến đường hiệu biên hiệu quả ta sẽ có được danh mục tiếp điểm T, là điểm tiếp xúc giữa đường CAL và EF. Độ dốc của đường CAL thể hiện mức gia tăng lợi nhuận kì vọng ứng với mỗi đơn vị rủi ro tăng thêm của danh mục đầu tư, hay nói cách khác, là thước đo mức lợi nhuận vượt trội bù đắp cho mỗi đơn vị rủi ro tăng thêm. Độ dốc của CAL còn được gọi là hệ số lợi nhuận bù đắp rủi ro. Công thức tính hệ số này là: S = 27
- Tập hợp các điểm trên đường rfT có ưu thế hơn các danh mục nằm bên dưới điểm T. Đường thẳng này là danh mục tạo ra được CAL cao nhất có thể và đây được xem là đường thị trường vốn (CML). Đường thị trường vốn được chia thành 4 đoạn như sau: - Tại rf nhà đầu tư chỉ nắm giữ tài sản phi rủi ro, wf = 1. - Đoạn rfT là tập hợp tất cả các danh mục đầu tư vào tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro, 0 ≤ wf ≤ 1. - Tại T, nhà đầu tư nắm giữ hoàn tài sản rủi ro, wf = 0. - Đoạn từ T trở đi, nếu quyết định đầu tư, phần tài sản rủi ro đã vượt quá vốn đàu tư vào danh mục, có nghĩa là nhà đầu tư quyết định nắm giữ tài sản rủi ro với mức vượt hơn 100% số vốn mình có, nghĩa là 1 - wf ≥ 0 hay wf ≤ 0, như vậy nhà đầu tư bắt đầu sử dụng đòn bẩy vốn có nghĩa là vay mượn lãi suất phi rủi ro để mua được tài sản rủi ro nhiều hơn. 28
- Hình 1.4. Đường đẳng dụng U và đường phân bổ vốn CAL Để xác định được danh mục tối ưu cuối cùng, ta phải tìm được danh mục P’ là danh mục nằm trên đường CAL mà tại đó độ thỏa dụng của nhà đầu tư đạt mức cao nhất. tại P độ dốc của đường đẳng dụng và đường phân bổ vốn bằng nhau hay − = 1.2.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư: Dựa trên sự cần thiết đo đạc hiệu suất tổng thể của danh mục đầu tư để đánh giá hiệu quả của danh mục đó một cách chính xác đã có rất nhiều tỷ số khác nhau được đưa ra để xác định lợi suất đã điều chỉnh rủi ro. Trong đó có 3 phương pháp phổ biến và dễ áp dụng gồm: 1.2.5.1. Phương pháp Treynor: Jack Lawrence Treynor (21/02/1930 – 11/05/2016) là một nhà kinh tế người Mỹ, là người đầu tiên thiết lập phương pháp đánh giá động thái danh mục đầu tư đa hợp để định lượng cả yếu tố lợi nhuận lẫn rủi ro của danh mục. Phương pháp Treynor áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khác nhau của cá nhân từng loại nhà đầu tư. Tỷ số Treynor được tính như sau: T = Trong đó: - Ri là tỷ suất lợi nhuận bình quân của danh mục i trong khoản thời gian đánh giá. - Rf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lãi suất tín phiếu Kho bạc) trong cùng khoảng thời gian. - βi là hệ số rủi ro hệ thống của danh mục. 29
- Treynor chọn hệ số TM của danh mục thị trường làm chuẩn. Nếu hệ số T của danh mục đang được đánh giá lớn hơn TM thì danh mục đó đạt hiệu quả cao hơn mức bình quân của thị trường và ngược lại.[1, 250-251] 1.2.5.2. Phương pháp Sharpe: William Forsyth Sharpe (16/06/1934) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1990. Sharpe là một trong những người đưa ra mô hình định giá tài sản vốn (CAMP) rồi từ đó khai triển hệ số Sharpe để phân tích hiệu quả đầu tư điều chỉnh rủi ro. Phương pháp Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua hệ số S được tính như sau: S = Trong đó: - Ri là tỷ suất lợi nhuận bình quân của danh mục I trong khoản thời gian đánh giá. - Rf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân (lãi suất tín phiếu Kho bạc) trong cùng khoảng thời gian. - σi là độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận của danh mục đó trong cùng khoảng thời gian. Sharpe sử dụng mức rủi ro tổng thể của danh mục thông qua độ lệch chuẩn δi thay vì sử dụng rủi ro hệ thống βi để đánh giá kết quả quản lí danh mục trên cơ sở lợi nhuận đầu tư lẫn mức độ đa dạng hóa. Hệ số S càng lớn thì danh mục càng hiệu quả.[1, 251-252] 1.2.5.3. Phương pháp Jensen: Phương pháp này căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) theo công thức: E(Ri) = Rf + βi [E(RM) – Rf] (1) 30
- Trong đó: - E(Ri) là tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục i. - Rf là lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn. - βi là mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục i. - E(RM) là lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường. Như vậy, nếu kết quả lợi nhuận thực tế của danh mục thị trường RM và của danh mục i Ri thỏa mãn phương trình trên tức là Ri = Rf + βi (RM – Rf) (2) thì có nghĩa là nhà đầu tư quản lý danh mục i có kết quả xếp ngang hàng với danh mục thị trường nhưng không có nghĩa là lợi suất hai danh mục này bằng nhau do mức chấp nhận rủi ro của chúng khác nhau. Tong trường hợp mối quan hệ lợi suất thực tế của danh mục i và danh mục thị trường không theo phương trình (2) có nghĩa là hai danh mục này xếp hạng khác nhau, cụ thể: - Nếu Ri > Rf + βi (RM – Rf) (3) chứng tỏ danh mục i hoạt động tốt hơn danh mục thị trường hay tốt hơn mức trung bình của thị trường. - Nếu Ri < Rf + βi (RM – Rf) (4) chứng tỏ danh mục i hoạt động kém hơn danh mục thị trường hay kém hơn mức trung bình của thị trường. Tuy nhiên, các đánh giá trên chỉ mới so sánh được kết quả một danh mục nào đó với danh mục thị trường chứ chưa thể so sánh với nhau. Vì vậy cần tiến hành so sánh mối quan hệ giữa danh mục đánh giá với danh mục thị trường bởi công thức sau: Ri – Rf = Ai + βi (RM – Rf) Ai chính là thước đo Jensen. Nếu Ai càng cao thì càng tốt tuy nhiên các danh mục có độ rủi ro khác nhau nên chúng ta cần phải đo Ai trong mối tương quan với 31
- hệ số rủi ro của chính danh mục i có nghĩa là hệ số là thước đo so sánh của mỗi danh mục. Nếu hệ số này càng cao thì danh mục càng hiệu quả.[1, 253-255] 32
- CHƯƠNG 2 – XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996 từ đó mở đầu cho sự khai sinh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 11/07/1998 chính thức khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam, thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSTC (từ ngày 08/08/2007 đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE). Sau 2 năm, phiên giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu REE và SAM được mở. Đến 08/03/2005 khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX). Ngày 23/06/2006 Quốc hội khóa XI thông qua Luật Chứng khoán là văn bản xác định hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán. Ngày 19/11/2007 thời gian giao dịch trên HNX mở rộng từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ thay vì từ 9 giờ đến 11 giờ. Ngày 24/06/2009 khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM) với 10 công ty đại chúng đăng kí giao dịch. Ngày 06/02/2012 ra mắt chỉ số VN30, có thể hiểu chỉ số này là một chỉ số của thị trường với các cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa và thanh khoản, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện sàng lọc chung, tất cả các cổ phiếu bị cảnh báo đều không được tham gia vào chỉ số; ngoài ra, từ top-50 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa sẽ chọn ra 30 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất. Ngày 04/09/2012 rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống T+3. Ngày 15/01/2013 biên độ giao dịch của cả 2 sàn đều được điều chỉnh cụ thể HOSE +/- 7%, HNX +/- 10%. HOSE kéo dài thời gian giao dịch đến 15 giờ từ 22/07/2013. Cũng trong tháng 7 này, sàn HNX 33
- kéo dài thời gian giao dịch đến 15 giờ và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường). Ngày 01/07/2015 UpCoM điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% lên +/- 15%. Ngày 01/01/2016 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra thông báo rút ngắn chu kì thanh toán từ 9 giờ ngày T+3 về 16 giờ 30 ngày là T+2, tuy nhiên việc áp dụng chu kì thanh toán này thực tế lại không đem lại nhiều lợi ích khác biệt cho nhà đầu tư bởi tiền và chứng khoán đã về tài khoản sau phiên giao dịch trên 2 sàn đã kết thúc. Ngày 01/07/2016 nhà đầu tư được phép bán chứng khoán chờ về. Ngày 30/09/2018 Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt với nhiệm vụ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 doanh nghiệp nhà nước, việc này có quyết định rất lớn sự thành công của các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn hóa nhà nước. Ngày 08/11/2018, dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) được công bố. Dự thảo luật được kì vọng khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 10 năm thi hành Luật Chứng khoán và đảm bảo thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Không chỉ thế, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước thu hút được cả nhà đầu tư nước ngoài. Sức tăng trưởng về khối lượng và quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Cuối năm 2018 trên cả 3 sàn chứng khoán có tổng cộng 1.558 doanh nghiệp niêm yết giao dịch, tăng 136 doanh nghiệp so với cuối năm 2017. Trong đó, 378 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, 376 doanh nghiệp niêm yết trên HNX và 804 doanh nghiệp đăng kí giao dịch trên UpCoM. Giá trị vốn hóa trên HOSE đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng, giá trị vốn hóa trên HNX và UpCoM đạt 1 triệu tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán tương đương khoảng 82,2% GDP. 34
- 2,250,000 2,200,000 2,150,000 2,100,000 2,050,000 2,000,000 1,950,000 1,900,000 1,850,000 1,800,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NĐT trong nước NĐT nước ngoài Nguồn: Trung tâm lưu kí chứng khoán Hình 2.1. Thống kê số lượng tài khoản nhà đầu tư trong năm 2018 Một điều đáng vui mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2018 là việc thị trường chứng khoán việt Nam được đưa vào danh sách xem xét để nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của FTSE Russell (một trong 3 tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán toàn cầu, bên cạnh MSCI và S&P Down Jones). Đây là thành quả của quá trình phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việt Nam cũng đang là điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là 16,5 tỷ USD, vốn gián tiếp đạt khoảng 7,6 tỷ USD. Trên thị trường chứng khoán tính đến hết ngày giao dịch 18/12, khối ngoại trên cả ba sàn giao dịch HOSE, HNX và UpCoM vẫn mua ròng 452 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng lên đến 43.910,7 tỷ đồng. 35
- Nguồn: tapchitaichinh.vn Hình 2.2. Đồ thị thể hiện diễn biến giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE và VNIndex 2.1.2. Thực trạng việc đầu tư theo danh mục trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, quy mô nhà đầu tư ngày càng tăng thêm. Theo thống kê của Trung tâm lưu kí chứng khoán cho thấy đến ngày 31/12/2018 có hơn 2.200.000 tài khoản giao dịch từ trong nước và hơn 29.000 tài khoản giao dịch nước ngoài. Bảng 2.1. Thống kê số lượng tài khoản nhà đầu tư trong quý I/2019 Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài Thời gian Tổng Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức 31/03/2019 2.195.374 9.492 25.660 3.412 2.233.938 36
- 28/02/2019 2.174.198 9.403 25.333 3.383 2.212.317 31/01/2019 2.159.850 9.375 25.164 3.346 2.197.735 Nguồn: Trung tâm lưu kí chứng khoán Sự thua lỗ trên thị trường, dẫn đến nhiều người quan niệm rằng "thị trường chứng khoán là sòng bạc". Trong lịch sử phát triển của thị trường nhiều, nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh với việc thị trường trải qua giai đoạn tăng nóng năm 2006 – 2007, sau đó liên tục "đổ đèo" với chuỗi phiên giảm sàn, mất thanh khoản, VN – Index giảm từ 1179,32 điểm vào ngày 12/3/2007 xuống còn 235 điểm vào 24/2/2009. Nhìn vào những gì thị trường đã diễn ra, không ít nhà đầu tư bỏ tiền vào tài khoản nhưng chưa tin tưởng hoàn toàn. Sự liên tưởng giữa chứng khoán và sòng bạc, khiến nhiều nhà đầu tư Việt quen với khái niệm "chơi chứng khoán" thay vì "đầu tư chứng khoán" hay có tầm nhìn dài hạn trên thị trường. Bàn luận về góc nhìn của nhà đầu tư, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Chứng khoán SSI cho rằng: "Phần lớn nhà đầu tư ở Việt Nam rất nhỏ lẻ và chưa có hiểu biết về thị trường. Nhà đầu tư đang nhìn nhận thị trường chứng khoán là nơi người ta bỏ tiền vào và rút ra nhanh để kiếm lời". Nhà đầu tư cá nhân thường có xu hướng nghe theo tin đồn hay sự mách bảo của người khác để lựa chọn đầu tư trên thị trường. Sự hạn chế trong việc phân tích và định giá nên việc lựa chọn phương pháp đầu tư chưa thích hợp. Nhà đầu tư tổ chức có lợi thế về tiềm lực tài chính, họ biết cách đa dạng hóa danh mục phù hợp với mình. Theo thống kế của Vietstock cho thấy nhiều quỹ lớn thâm chí không mua bất kì cổ phiếu nào quá 10% tổng danh mục – họ mô phỏng chỉ số VNIndex bằng cách mua hàng trăm cổ phiếu và đánh bại thị trường nhờ dồn tỷ tọng vào những doanh nghiệp họ rõ nhất. Những quỹ đầu tư hay công ty tài chính tầm trung họ cũng không bỏ quá 20% vào mỗi cổ phiếu. Còn đối với những doanh nghiệp nhỏ khác nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư là bắt buộc để hạn chế rủi ro. Ttuy nhiên nhà đầu tư là tổ chức lại chiếm quá ít trong cơ cấu vì thế trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường. 37
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư là nguyên tắc tối thượng dành cho những nhà đầu tư hiểu rõ các hạn chế của mình. Rủi ro vi mô, rủi ro ngành và rủi ro vĩ mô luôn tồn tại. Nếu tập trung vào một cổ phiếu hay một nhóm ngành các nhà đầu tư đều có khả năng đối mặt với những rủi rp trong tương lai. Vì thế để giảm được rủi ro đến mức thấp nhất, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đa dạng hóa danh mục vào chỉ số index, đầu tư thụ động thì sẽ nhận được lợi suất tối đa với thời gian dài hạn. Hoặc là trở thành một nhà đầu tư năng động bằng cách nắm giữ tối thiểu từ 6 – 8 cổ phiếu trong những ngành nghề khác nhau đồng thời giữ một lượng tài sản khác như trái phiếu, tiền mặt hay vàng để hạn chế rủi ro và tận dụng được cơ hội khi tình hình thị trường không như mong muốn. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như các nhà đầu tư thường sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để xây dựng danh mục đầu tư. Việc áp dụng mô hình Markowitz hay các lý thuyết đầu tư hiện đại còn hạn chế. Mô hình của Markwitz được xây dựng dựa trên nền tảng các khái niệm lợi nhuận kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, Các nhà đầu tư sẽ phải dự kiến được những kịch bản có thể xảy ra đối với tỷ suất sinh lời của chứng khoán trong tương lai và xác xuất xảy ra kịch bản đó. Tuy nhiên việc sự kiến các kịch bản cũng như xác xuất của chúng có độ tin cậy không cao. Vì thế sử dụng dữ liệu quá khứ là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Các chỉ số liên quan sẽ được ước lượng từ dữ liệu quá khứ và nhà đầu tư xem đó là lợi nhuận kì vọng, phương sai kì vọng. Đế áp dụng mô hình này điều đầu tiên là phải có đủ dữ liệu quá khứ, dữ liệu được thu thập trong thời gian càng dài thì mô hình càng đáng tin cậy. Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng đủ nguồn dữ liệu cho các nhà đầu tư. Để ước lượng được chính xác các thông số, nhà đầu tư nên loại bỏ giai đoạn khủng hoàng của thị trường chứng khoán vào năm 2007 – 2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự gia tăng đáng kể về quy mô niêm yết. Tùy vào lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư theo 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm để tính toán mức sinh lời tương ứng. Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có đủ dữ liệu theo yêu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên để chắc chắn 38
- có đủ số liệu theo yêu cầu và có sự đa dạng hơn trong danh mục thì các nhà đầu tư nên lựa chọn thời hạn đầu tư và tổ chức dữ liệu theo tháng. Với cách xây dựng dữ liệu như vậy thì thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ứng dụng được mô hình Markowitz để đầu tư. 2.2. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 2.2.1. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả theo lý thuyết Markowitz: Trong bài nghiên cứu này giả định thời kì đầu tư là hằng tháng và mục tiêu của nhà đầu tư là kiếm được lợi nhuận dựa trên những cổ phiếu đang trên đà tăng trưởng và có khả năng tăng trưởng trong thời gian tới. Vì vậy tác giả sẽ lựa chọn phương pháp phân tích cơ bản cụ thể là chiến lược Top-down. Trên cơ sở phân tích theo cách tiếp cận này sẽ đi từ phân tích vĩ mô, phân tích ngành sau đó phân tích bản thân doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu hay không. Sau đó dựa trên các cổ phiếu đã được lựa chọn áp dụng mô hình Markowizt để xác định được tỉ trọng của danh mục đầu tư. Bước 1: Lựa chọn chứng khoán và thu thập dữ liệu Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi vào ổn định và có triển vọng tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tình hình hoạt động doanh nghiệp trong năm qua điều tra cho thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp được cổ phần hóa có xu hướng tăng đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm. Trong vòng 5 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển từ mức 30 - 32% GDP lên mức trên 70% GDP và đã hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ giao (70% GDP) trước cả 3 năm. Riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 70% về mặt quy mô và 48% về mặt điểm số. Chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, nếu như cách đây khoảng 5 năm chỉ có khoảng 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD thì hiện nay con số này đã lên tới trên 20 doanh nghiệp. “Xét về cả quy mô bình quân và chỉ tiêu lợi nhuận, doanh 39
- nghiệp Việt Nam có chất lượng phát triển rất tốt. Trong năm 2017 và 6 tháng 2018, trên 90% doanh nghiệp niêm yết trên sàn làm ăn có lãi, mức lãi tương đối cao”, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết. Có thể nói trong giai đoạn 2013 – 2017 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng năm 2007 – 2008. Nếu quan sát thị trường kỹ lưỡng, có thể nhận thấy rằng giá cả chứng khoán biến động trong giai đoạn 2013 - 2017 có sự gắn kết với tình hình phát triển kinh tế, cũng như hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và loaị bỏ được phần nào các dòng tiền đầu cơ. Vì thế bài nghiên cứu này lựa chọn giai đoạn 05 năm từ 28/12/2012 đến 29/12/2017 để phân tích và xây dựng danh mục đầu tư sẽ mang tính khách quan và chính xác hơn. Nguồn: MSC Hình 2.3. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 – 06/2017 (tỷ USD) Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng tăng mạnh từ năm 2013 đến 2017. Theo số liệu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Mê Kông 40
- (Mekongsecurities) có thể thấy thị trường đặc biệt tăng mạnh vào năm 2016 và 6 tháng đầu năm của 2017. Mức độ đóng góp của thị trường chứng khoán vào thu nhập bình quân quốc gia trong giai đoạn 2013 – 2017 đều có sự biến chuyển tốt, từ mức 33,30% năm 2013 lên đến 55% vào nửa năm 2017. 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 2.4. Lịch sử tăng trưởng của VNIndex 2013 - 2017 120 100 80 60 40 20 0 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 2.5. Lịch sử tăng trưởng của HNXIndex 2013 - 2017 41
- Trong năm 2017, trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index tăng 43% so với cuối năm 2016 – mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây. Mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 63% so với bình quân năm 2016. Thị trường trái phiếu đạt giá trị niêm yết đạt 1.015 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2016 (tương đương 23% GDP); tổng giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 8.890 tỷ đồng/phiên, tăng 38% so với bình quân năm 2016. Việc đưa niêm yết các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã tạo nên một diện mạo mới cho thị trường và thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân lẫn các tổ chức trong và ngoài nước. Hình 2.6. Giá trị giao dịch bình quân phiên 2013 – 06/2017 Nguồn: MSC 42
- Nguồn: Tổng cục thống kế Hình 2.7. Tốc độ tăng trưởng của các ngành chủ lực 2013 – 06/2017 Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của 3 ngành chủ lực không đồng đều trong đó sản xuất tăng trong giai đoạn 2013 – 2016 và vào năm 2017; từ 2013 – 2015 xây dựng có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhưng lại giảm trong giai đoạn 2016 – 2017; dịch vụ lại có sự tăng giảm nhẹ liên tục qua các năm. Bên cạnh đó, trong năm 2017, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các dự báo đều cho thấy “sức khỏe” của doanh nghiệp thông qua con số lợi nhuận sẽ tăng trưởng ở mức khá so với năm 2016. Cùng với đó, tất cả các nhóm ngành đều ghi nhận sự tăng trưởng trong đó mức tăng nổi bật và đáng chú ý nhất thuộc về nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và thực phẩm tiêu dùng. Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận 1-2 cổ phiếu đầu ngành vượt trội so với mức tăng chung của thị trường, thậm chí rất nhiều cổ phiếu có mức tăng trưởng về giá tính bằng “lần”. 43
- Nguồn: Trung tâm phân tích SBS Hình 2.8. Thống kê lợi nhuận các ngành 2013 – 2016 (tỷ đồng) Bảng 2.2. Thống kê lợi nhuận các ngành năm 2017 Đơn vị: tỷ đồng Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Hóa chất 83,709.4 4,613.6 Bất động sản 212,027.3 24,302.3 Truyền thông 5,681.3 483.6 Ngân hàng n.a 51,790.1 Bán lẻ 131,529.6 3,700.7 Hàng & Dịch vụ công nghiệp 208,075.4 26,814.1 44
- Dịch vụ tài chính 18,390.9 4,788.2 Thực phẩm và đồ uống 276,439.5 29,244.0 Điện, nước & xăng dầu khí đốt 321,498.6 23,359.4 Hàng cá nhân & Gia dụng 77,435.2 3,392.7 Y tế 50,028.2 2,890.7 Du lịch và Giải trí 104,119.0 4,022.8 Ô tô và phụ tùng 36,597.4 1,124.1 Công nghệ thông tin 58,373.5 4,185.6 Viễn thông 12,241.8 1,345.6 Bảo hiểm n.a 3,184.2 Xây dựng và Vật liệu 362,076.7 391,818.7 Tài nguyên Cơ bản 127,967.7 4,677.6 Dầu khí 166,184.3 9,063.6 Tổng 2,252,374.6 232,347.3 Nguồn: SSI Retail Research Mỗi năm có một số ngành hoạt động nổi bật và tăng trưởng tạo động lực cho thị trường. Trong những năm trở lại đây ngành ngân hàng bắt đầu có sự phát triển vượt bậc đóng góp không nhỏ lợi nhuận cho nền kinh tế. Chủ yếu nguồn thu đến từ tín dụng cho thấy được nhu cầu sử dụng vốn của người dân ngày càng cao. Môi trường pháp lý ngân hàng trên thế giới và Việt Nam đang thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn, cải thiện hơn về các yếu tố an toàn vốn, chất lượng tài sản cũng như khả năng quản lý của ngân hàng. Một minh chứng rõ ràng hơn cho sự phát triển của ngành ngân hàng đó là các ngân hàng tư nhân liên tục đăng kí niêm yết trên thị trường chứng khoán trong đó phải kể đến VPBank đã làm các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. 45
- Dầu khí cũng được kì vọng sẽ phục hồi vì mức cầu tăng, cung giảm. Thực tế trên thế giới và cả Việt Nam việc khai thác và trữ lượng dầu thô đang có xu hướng giảm trong khi đó nhu cầu tăng cao có thể góp phần giúp lượng dầu có thể cân bằng trở lại. Với tình hình diễn biến giá dầu được dự báo tăng trên nền tảng quy hoạch phát triển ngành đầu khí của Chính phủ, các doanh nghiệp dầu khí được kì vọng có bức tranh tươi sáng hơn. Ngành bất động sản Việt Nam suy thoái năm 2012 – 2014 đến giai đoạn 2015 – 2017 phục hồi và bùng nổ khá mạnh. Quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu người tăng, tín dụng được đẩy mạnh với lãi suất duy trì ổn định, hạ tầng phát triển là những yếu tố tác động đến thị trường bất động sản, tạo nên một nguồn cầu lớn về nhà ở, kinh doanh hay xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Các ngành bán lẻ, tiêu dùng tiếp tục có triển vọng bởi GDP được dự báo vẫn duy trì tăng trưởng ở mức cao 6,7% vào năm 2018, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và hơn cả là thời đại của công nghệ số, Internet và điện thoại thông minh. Dịch vụ tài chính, đặc biệt là Chứng khoán cũng đang là một trong những ngành thuộc tầm ngắm của các nhà đầu tư. Có rất nhiều điểm hấp dẫn của ngành chứng khoán thu hút nhà đầu tư như chỉ số và thanh khoản thị trường tăng mạnh, nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và tăng trưởng cao sẽ tác động tốt đến thị trường và quan trọng là lợi nhuận của các công ty chứng khoán tăng mạnh. Đến hết quý III/2017 tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty chứng khoán đạt 4.290 tỷ đồng, gấp 1,6 lần tổng giá trị lãi của cả năm 2016. Ngành vật liệu hay các tài nguyên cơ bản là những ngành được triển vọng có kết quả tốt đặc biệt là sản xuất thép. Giá thép và tiêu thụ tại Việt Nam được dự báo sẽ duy trì mức cao nhưng đà tăng sẽ không còn mạnh như năm trước. Trên cơ sở phân tích theo cách tiếp cận Top-down, tác giả tìm được các ngành nghề đang có triển vọng tăng trưởng và phục hồi. Tiếp theo lựa chọn ngẫu nhiên 30 mã cổ phiếu không phải là cổ phiếu đầu cơ và doanh nghiệp hoạt động liên tục trong các ngành đó để thiết lập danh mục đầu tư. Cụ thể như sau: 46
- - Thực phẩm và đồ uống: ANV, BBC, SBT, VHC, VNM. - Dầu khí: GAS, PVD. - Dịch vụ tài chính: HCM, SSI. - Hàng cá nhân và Gia dụng: GMC, TCM. - Xây dựng và vật liệu: CII, CTD, DIG, DPC, HPG, NKG. - Ngân hàng: ACB, CTG, VCB. - Y tế: DHG, OPC. - Du lịch và giải trí: SGH, VNG. - Công nghệ thông tin: CMG, FPT. - Bảo hiểm: BMI, BVH. - Bất động sản: VIC. - Bán lẻ: PNJ. Bước 2: Tính tỷ suất sinh lợi kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu Dựa trên tỷ suất sinh lợi quá khứ theo tháng của từng cổ phiếu ta tính được tỷ suất sinh lợi kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu như bảng sau: Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các cổ phiếu giai đoạn 2013 - 2017 Mã cổ phiếu Tỷ suất sinh lợi (%) Phương sai (%2) Độ lệch chuẩn (%) ACB 1,56 0,44 6,65 ANV 2,05 2,29 15,12 BBC 2,97 0,88 9,39 BMI 3,37 0,89 9,45 47
- BVH 1,10 1,12 10,59 CII 1,18 0,92 9,58 CMG 3,23 1,48 12,15 CTD 4,22 0,62 7,89 CTG 0,73 0,70 8,36 DHG 2,21 0,79 8,86 DIG 1,47 1,26 11,23 DPC 0,42 2,93 17,13 FPT 2,21 0,41 6,39 GAS 2,05 0,97 9,83 GMC 1,61 0,46 6,78 HCM 2,58 1,02 10,09 HPG 3,46 0,57 7,56 NKG 3,39 3,54 18,82 OPC 2,08 0,41 6,42 PNJ 3,05 0,64 7,99 PVD 0,02 1,48 12,16 SBT 1,18 1,03 10,15 SGH 1,65 7,94 28,19 SSI 1,71 0,65 8,04 TCM 3,12 1,31 11,46 VCB 2,12 0,67 8,18 48
- VHC 2,57 1,04 10,22 VIC 2,01 0,57 7,53 VNG 1,88 2,62 16,18 VNM 2,66 0,48 6,94 VNIndex 1,44 0,22 4,67 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng các hàm của Excel Tương ứng với mỗi mức tỉ suất sinh lợi kì vọng là một mức lỗ, dựa vào bảng trên có thể thấy được tỉ suất sinh lợi của cổ phiếu nào cao hơn thì mức lỗ của cổ phiếu đó cũng cao hơn. 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% Tỷ suất sinh lợi 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.9. Đồ thị thể hiện tỷ suất sinh lợi kì vọng của các cổ phiếu riêng lẻ Bước 3: Tìm ma trận ma trận hệ số tương quan và hệ số hiệp phương sai Để tìm được ma trận hệ số tương quan xác định được mối quan hệ giữa các cặp cổ phiếu với nhau (xem Phụ lục 3) và ma trận hiệp phương sai xác định hệ số 49
- tương quan giữa các cổ phiếu (xem Phụ lục 4) ta sử dụng tỷ suất sinh lợi trung bình theo tháng của các cổ phiếu để làm tính toán. Bước 4: Xác định đường biên hiệu quả Một danh mục tối ưu theo Markowitz là danh mục ứng với tỉ suất sinh lời kì vọng cho trước sẽ có mức rủi ro thấp nhất. Bài nghiên cứu sử dụng công cụ Solver trong Excel để tính toán. Danh mục MV là danh mục phương sai tối thiểu với tỉ suất sinh lời là 2,16%, phương sai tối thiểu bằng 0,0005 và độ lệch chuẩn là 2,34%. Ta có kết quả phân bổ tỷ trọng của từng cổ phiếu như bảng sau: Bảng 2.4. Danh mục phương sai tối thiểu (MV) Đơn vị tính: % Mã cổ phiếu Tỷ trọng ACB 3,50 ANV 0,10 BBC 11,05 BMI 0,11 BVH 0,00 CII 0,00 CMG 0,90 CTD 3,52 CTG 1,06 DHG 0,00 DIG 0,00 DPC 4,72 50
- FPT 0,00 GAS 0,00 GMC 16,50 HCM 0,00 HPG 0,00 NKG 0,00 OPC 18,95 PNJ 10,44 PVD 0,00 SBT 5,12 SGH 0,37 SSI 0,00 TCM 0,00 VCB 0,00 VHC 5,48 VIC 14,51 VNG 1,83 VNM 1,85 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng các hàm của Excel Thay đổi tỷ suất sinh lợi (bắt đầu từ 2,16% và cộng với một khoản C) từ 2,16% đến 4,22% ta xây dựng được các danh mục ở bảng dưới đây. 51
- Bảng 2.5. Các danh mục có phương sai bé nhất STT Tỷ suất Phương Độ lệch sinh lợi sai chuẩn Tỷ trọng các cổ phiếu (%) (%) (%2) (%) ACB 3,50; ANV 0,10; BBC 11,05; BMI 0,11; CMG 0,90; CTD 3,52; CTG 1,06; DPC 4,72; GMC 16,5; 1 2,16 0,0546 2,3376 OPC 18,95; PNJ 10,44; SBT 5,12; SGH 0,37; VHC 5,48; VIC 14,51; VNG 1,83; VNM 1,85 ACB 3,92; ANV 0,13; BBC 11,43; BMI 0,44; CMG 0,99; CTD 3,98; DPC 4,65; GMC 16,05; OPC 18,58; 2 2,20 0,0547 2,3393 PNJ 10,93; SBT 4,79; SGH 0,32; VHC 5,57; VIC 14,35; VNG 1,65; VNM 2,21 ACB 3,69; ANV 0,13; BBC 11,64; BMI 0,34; CMG 1,03; CTD 4,40; DPC 4,57; GMC 15,86; OPC 18,42; 3 2,22 0,0548 2,3411 PNJ 11,26; SBT 4,61; SGH 0,28; VHC 5,58; VIC 14,22; VNG 1,57; VNM 2,38 ACB 3,49; ANV 0,13; BBC 11,81; BMI 0,84; CMG 1,01; CTD 4,62; 4 2,24 0,0549 2,3434 DPC 4,52; GMC 15,80; OPC 18,32; PNJ 11,64; SBT 4,42; SGH 0,28; VHC 5,55; VIC 14,01; VNG 1,48; 52
- VNM 2,30 ACB 3,28; ANV 0,14; BBC 12,00; BMI 0,98; CMG 1,01; CTD 4,94; DPC 4,45; GMC 15,37; OPC 18,19; 5 2,26 0,0551 2,3466 PNJ 12,00; SBT 4,23; SGH 0,26; VHC 5,55; VIC 13,84; VNG 1,39; VNM 2,35 ACB 3,06; ANV 0,13; BBC 12,20; BMI 1,16; CMG 1,03; CTD 5,26; DPC 4,39; GMC 15,15; OPC 18,06; 6 2,28 0,0553 2,3506 PNJ 12,35; SBT 4,05; SGH 0,24; VHC 5,53; VIC 13,68; VNG 1,30; VNM 2,40 ACB 2,85; ANV 0,14; BBC 12,39; BMI 1,34; CMG 1,04; CTD 5,28; DPC 4,32; GMC 14,92; OPC 17,93; 7 2,30 0,0555 2,3553 PNJ 12,71; SBT 3,86; SGH 0,22; VHC 5,53; VIC 13,51; VNG 1,21; VNM 2,45 ACB 3,63; ANV 0,13; BBC 11,43; BMI 1,53; CMG 1,05; CTD 5,90; DPC 4,25; GMC 1470; OPC 17,81; 8 2,32 0,0557 2,3607 PNJ 13,06; SBT 3,67; SGH 0,21; VHC 5,52; VIC 13,34; VNG 1,13; VNM 2,50 ACB 2,42; ANV 0,14; BBC 12,77; 9 2,34 0,0560 2,3669 BMI 1,71; CMG 1,06; CTD 6,22; 53
- DPC 4,19; GMC 14,47; OPC 17,68; PNJ 13,42; SBT 3,49; SGH 0,19; VHC 5,51; VIC 13,18; VNG 1,04; VNM 2,54 ACB 2,20; ANV 0,14; BBC 12,96; BMI 1,89; CMG 1,07; CTD 6,54; DPC 4,12; GMC 14,24; OPC 17,55; 10 2,36 0,0564 2,3738 PNJ 13,77; SBT 3,30; SGH 0,17; VHC 5,50; VIC 13,01; VNG 0,95; VNM 2,59 ACB 1,99; ANV 0,14; BBC 13,16; BMI 2,08; CMG 1,08; CTD 6,86; DPC 4,05; GMC 14,01; OPC 17,40; 11 2,38 0,0567 2,3815 PNJ 14,13; SBT 3,13; SGH 0,16; VHC 5,49; VIC 12,83; VNG 0,86; VNM 2,64 ACB 1,77; ANV 0,14; BBC 13,35; BMI 2,25; CMG 1,09; CTD 7,18; DPC 3,99; GMC 13,79; OPC 17,29; 12 2,40 0,0571 2,3899 PNJ 14,49; SBT 2,93; SGH 0,13; VHC 5,48; VIC 12,67; VNG 0,77; VNM 2,69 ACB 1,57; ANV 0,14; BBC 13,55; BMI 2,44; CMG 1,09; CTD 7,50; DPC 3,92; GMC 13,55; OPC 17,15; 13 2,42 0,0575 2,3990 PNJ 14,84; SBT 2,75; SGH 0,13; VHC 5,47; VIC 12,50; VNG 0,68; VNM 2,73 54
- ACB 3,92; ANV 0,13; BBC 11,43; BMI 0,44; CMG 0,99; CTD 3,98; DPC 3,85; GMC 13,34; OPC 17,04; 14 2,44 0,0580 2,4087 PNJ 15,20; SBT 2,56; SGH 0,09; VHC 5,46; VIC 12,34; VNG 0,51; VNM 2,78 ACB 1,12; ANV 0,14; BBC 13,92; BMI 2,79; CMG 1,12; CTD 8,14; DPC 3,79; GMC 13,11; OPC 16,91; 15 2,46 0,0585 2,4192 PNJ 15,55; SBT 2,37; SGH 0,07; VHC 5,45; VIC 12,17; VNG 0,51; VNM 2,83 ACB 0,90; ANV 0,14; BBC 14,11; BMI 2,97; CMG 1,13; CTD 8,46; DPC 3,72; GMC 12,89; OPC 16,78; 16 2,48 0,0591 2,4304 PNJ 15,91; SBT 2,19; SGH 0,06; VHC 5,44; VIC 12,00; VNG 0,42; VNM 2,88 ACB 0,69; ANV 0,14; BBC 14,31; BMI 3,15; CMG 1,14; CTD 8,78; DPC 3,65; GMC 12,66; OPC 16,65; 17 2,50 0,0596 2,4422 PNJ 16,27; SBT 2,00; SGH 0,04; VHC 5,43; VIC 11,83; VNG 0,33; VNM 2,93 ACB 0,47; ANV 0,14; BBC 14,31; 18 2,52 0,0603 2,4548 BMI 3,33; CMG 1,15; CTD 9,10; DPC 3,59; GMC 12,43; OPC 16,52; 55
- PNJ 16,27; SBT 2,00; SGH 0,04; VHC 5,43; VIC 11,83; VNG 0,33; VNM 2,93 ACB 0,26; ANV 0,14; BBC 14,69; BMI 3,51; CMG 1,16; CTD 9,42; 19 2,54 0,0609 2,4679 DPC 3,52; GMC 12,21; OPC 16,39; PNJ 16,98; SBT 1,63; VHC 5,42; VIC 11,50; VNG 0,16; VNM 3,02 ACB 0,26; ANV 0,14; BBC 14,85; BMI 3,60; CMG 1,18; CTD 9,91; 20 2,56 0,0616 2,4819 DPC 3,38; GMC 11,94; OPC 16,12; PNJ 17,25; SBT 1,58; VHC 5,35; VIC 11,21; VNG 0,16; VNM 3,09 ANV 0,14; BBC 15,07; BMI 3,91; CMG 1,14; CTD 10,11; DPC 3,37; 21 2,58 0,0623 2,4962 GMC 11,69; OPC 16,10; PNJ 17,70; SBT 1,23; VCB 0,22; VHC 5,32; VIC 10,99; VNM 3,02 ANV 0,15; BBC 15,24; BMI 4,08; CMG 1,14; CTD 10,46; DPC 3,29; 22 2,60 0,0631 2,5114 GMC 11,38; HPG 0,07; OPC 15,90; PNJ 18,01; SBT 1,01; VCB 0,25; VHC 5,23; VIC 10,72; VNM 3,05 ANV 0,15; BBC 15,38; BMI 4,23; CMG 1,16; CTD 10,79; DPC 3,22; 23 2,62 0,0639 2,5273 GMC 11,10; HPG 0,32; OPC 15,70; PNJ 18,28; SBT 0,82; VCB 0,27; 56
- VHC 5,10; VIC 10,45; VNM 3,03 ANV 0,14; BBC 15,53; BMI 4,39; CMG 1,18; CTD 11,12; DPC 3,15; 24 2,64 0,0647 2,5439 GMC 10,81; HPG 0,54; OPC 15,52; PNJ 18,56; SBT 0,63; VCB 0,29; VHC 4,98; VIC 10,18; VNM 2,99 ANV 0,13; BBC 15,67; BMI 4,54; CMG 1,21; CTD 11,46; DPC 3,08; 25 2,66 0,0656 2,5611 GMC 10,52; HPG 0,77; OPC 15,33; PNJ 18,83; SBT 0,44; VCB 0,31; VHC 4,86; VIC 9,92; VNM 2,96 ANV 0,12; BBC 15,81; BMI 4,69; CMG 1,23; CTD 11,79; DPC 3,01; 26 2,68 0,0665 2,5789 GMC 10,23; HPG 1,00; OPC 15,13; PNJ 19,10; SBT 0,25; VCB 0,31; VHC 4,74; VIC 9,66; VNM 2,94 ANV 0,11; BBC 15,95; BMI 4,84; CMG 1,25; CTD 12,12; DPC 2,94; 27 2,70 0,0675 2,5973 GMC 9,94; HPG 1,24; OPC 14,94; PNJ 19,10; SBT 0,06; VCB 0,34; VHC 4,61; VIC 9,38; VNM 2,91 ANV 0,07; BBC 16,07; BMI 4,95; CMG 1,33; CTD 12,48; DPC 2,86; 28 2,72 0,0685 2,6164 GMC 9,64; HPG 1,54; OPC 14,72; PNJ 19,59; VCB 0,23; VHC 4,49; VIC 9,16; VNM 2,86 29 2,74 0,0695 2,6362 ANV 0,07; BBC 16,18; BMI 5,06; 57
- CMG 1,38; CTD 12,90; DPC 2,76; GMC 9,34; HPG 1,84; OPC 14,46; PNJ 19,80; VCB 0,23; VHC 4,35; VIC 8,86; VNM 2,77 ANV 0,03; BBC 16,29; BMI 5,17; CMG 1,46; CTD 13,29; DPC 2,67; 30 2,76 0,0706 2,6566 GMC 9,04; HPG 2,15; OPC 14,22; PNJ 20,01; VCB 0,16; VHC 4,21; VIC 8,61; VNM 2,70 BBC 16,40; BMI 5,28; CMG 1,53; CTD 13,69; DPC 2,58; GMC 8,74; 31 2,78 0,0717 2,6778 HPG 2,47; OPC 13,97; PNJ 20,31; VCB 0,07; VHC 4,08; VIC 8,37; VNM 2,62 BBC 16,49; BMI 5,38; CMG 1,60; CTD 14,09; DPC 2,48; GMC 8,42; 32 2,80 0,0729 2,6996 HPG 2,77; OPC 13,72; PNJ 20,40; TCM 0,05; VCB 0,07; VHC 3,94; VIC 8,07; VNM 2,52 BBC 16,59; BMI 5,49; CMG 1,65; CTD 14,50; DPC 2,38; GMC 8,12; 33 2,82 0,0741 2,7221 HPG 3,08; OPC 13,47; PNJ 20,61; TCM 0,05; VCB 0,07; VHC 3,79; VIC 7,78; VNM 2,42 BBC 16,70; BMI 5,61; CMG 1,71; 34 2,84 0,0754 2,7453 CTD 14,91; DPC 2,28; GMC 7,81; HPG 3,39; OPC 13,22; PNJ 20,81; 58
- TCM 0,05; VCB 0,07; VHC 3,65; VIC 7,48; VNM 2,31 BBC 16,77; BMI 5,69; CMG 1,80; CTD 15,29; DPC 2,19; GMC 7,48; 35 2,86 0,0767 2,7689 HPG 3,72; OPC 12,98; PNJ 20,98; TCM 0,15; VHC 3,51; VIC 7,22; VNM 2,22 BBC 16,82; BMI 5,79; CMG 1,87; CTD 15,68; DPC 2,10; GMC 7,14; 36 2,88 0,0780 2,7932 HPG 4,00; OPC 12,76; PNJ 21,14; TCM 0,35; VHC 3,37; VIC 6,93; VNM 2,05 BBC 16,91; BMI 5,89; CMG 1,94; CTD 16,08; DPC 2,01; GMC 6,82; 37 2,90 0,0794 2,8181 HPG 4,30; OPC 12,51; PNJ 21,32; TCM 0,43; VHC 3,22; VIC 6,64; VNM 1,93 BBC 16,99; BMI 6,00; CMG 2,01; CTD 16,48; DPC 1,91; GMC 6,50; 38 2,92 0,0809 2,8435 HPG 4,61; OPC 12,27; PNJ 21,51; TCM 0,51; VHC 3,08; VIC 6,35; VNM 1,80 BBC 17,07; BMI 6,10; CMG 2,07; CTD 16,88; DPC 1,81; GMC 6,18; 39 2,94 0,0823 2,8695 HPG 4,91; OPC 12,03; PNJ 21,69; TCM 0,58; VHC 2,93; VIC 6,05; VNM 1,68 59
- BBC 17,15; BMI 6,21; CMG 2,14; CTD 17,28; DPC 1,72; GMC 5,86; 40 2,96 0,0839 2,8961 HPG 5,22; OPC 11,79; PNJ 20,88; TCM 0,66; VHC 2,78; VIC 5,76; VNM 1,56 BBC 17,23; BMI 6,31; CMG 2,21; CTD 17,68; DPC 1,62; GMC 5,54; 41 2,98 0,0854 2,9231 HPG 5,52; OPC 11,55; PNJ 22,06; TCM 0,74; VHC 2,64; VIC 5,46; VNM 1,43 BBC 17,32; BMI 6,41; CMG 2,27; CTD 18,08; DPC 1,53; GMC 5,22; 42 3,00 0,0871 2,9507 HPG 5,83; OPC 11,31; PNJ 22,25; TCM 0,81; VHC 2,49; VIC 5,17; VNM 1,31 BBC 17,40; BMI 6,51; CMG 2,34; CTD 18,47; DPC 1,43; GMC 4,89; 43 3,02 0,0887 2,9787 HPG 6,13; OPC 11,06; PNJ 22,43; TCM 0,90; VHC 2,35; VIC 4,87; VNM 1,22 BBC 17,48; BMI 6,62; CMG 2,41; CTD 18,87; DPC 1,34; GMC 4,57; 44 3,04 0,0904 3,0072 HPG 6,44; OPC 10,83; PNJ 20,62; TCM 0,97; VHC 2,20; VIC 4,58; VNM 1,07 BBC 17,56; BMI 6,72; CMG 2,47; 45 3,06 0,0922 3,0362 CTD 19,27; DPC 1,24; GMC 4,25; 60
- HPG 6,75; OPC 10,59; PNJ 22,80; TCM 1,04; VHC 2,06; VIC 4,29; VNM 0,94 BBC 17,65; BMI 6,83; CMG 2,54; CTD 19,67; DPC 1,15; GMC 3,93; 46 3,08 0,0940 3,0657 HPG 7,05; OPC 10,35; PNJ 22,98; TCM 1,12; VHC 1,91; VIC 4,00; VNM 0,82 BBC 17,73; BMI 6,93; CMG 2,61; CTD 20,07; DPC 1,05; GMC 3,61; 47 3,10 0,0958 3,0955 HPG 7,36; OPC 10,11; PNJ 23,17; TCM 1,19; VHC 1,76; VIC 3,70; VNM 0,70 BBC 17,81; BMI 7,03; CMG 2,68; CTD 20,47; DPC 0,95; GMC 3,29; 48 3,12 0,0977 3,1259 HPG 7,66; OPC 9,87; PNJ 23,35; TCM 1,27; VHC 1,62; VIC 3,41; VNM 0,57 BBC 17,89; BMI 7,14; CMG 2,74; CTD 20,87; DPC 0,86; GMC 2,97; 49 3,14 0,0996 3,1566 HPG 7,97; OPC 9,63; PNJ 23,54; TCM 1,35; VHC 1,47; VIC 3,12; VNM 0,45 BBC 17,97; BMI 7,24; CMG 2,81; CTD 21,27; DPC 0,76; GMC 2,65; 50 3,16 0,1016 3,1877 HPG 8,28; OPC 9,39; PNJ 23,72; TCM 1,42; VHC 1,33; VIC 2,82; 61
- VNM 0,33 BBC 18,06; BMI 7,34; CMG 2,88; CTD 21,67; DPC 0,67; GMC 2,33; 51 3,18 0,1036 3,2192 HPG 8,58; OPC 9,15; PNJ 23,91; TCM 1,50; VHC 1,18; VIC 2,53; VNM 0,20 BBC 18,14; BMI 7,45; CMG 2,94; CTD 22,07; DPC 0,57; GMC 2,01; 52 3,20 0,1057 3,2511 HPG 8,89; OPC 8,91; PNJ 24,09; TCM 1,58; VHC 1,03; VIC 2,24; VNM 0,08 BBC 18,23; BMI 7,53; CMG 3,00; CTD 22,45; DPC 0,47; GMC 1,68; 53 3,22 0,1078 3,2834 HPG 9,16; OPC 8,63; PNJ 24,09; TCM 1,64; VHC 0,89; VIC 1,92; VNM 0,08 BBC 18,32; BMI 7,63; CMG 3,07; CTD 22,85; DPC 0,37; GMC 1,36; 54 3,24 0,1100 3,3160 HPG 9,46; OPC 8,37; PNJ 24,49; TCM 1,72; VHC 0,74; VIC 1,62 BBC 18,41; BMI 7,72; CMG 3,13; CTD 23,23; DPC 0,27; GMC 1,04; 55 3,26 0,1122 3,3490 HPG 9,73; OPC 8,08; PNJ 24,89; TCM 1,79; VHC 0,60; VIC 1,31 BBC 18,51; BMI 7,80; CMG 3,19; 56 3,28 0,1144 3,3823 CTD 23,61; DPC 0,17; GMC 0,71; HPG 10,01; OPC 7,80; PNJ 24,89; 62
- TCM 1,85; VHC 0,45; VIC 1,00 BBC 18,61; BMI 7,90; CMG 3,25; CTD 23,99; DPC 0,11; GMC 0,30; 57 3,30 0,1167 3,4160 HPG 10,29; OPC 7,51; PNJ 25,09; TCM 1,93; VHC 0,32; VIC 0,69 BBC 18,70; BMI 8,01; CMG 3,36; CTD 24,63; HPG 10,79; OPC 6,93; 58 3,32 0,1202 3,4671 PNJ 25,37; TCM 2,01; VHC 0,09; VIC 0,11 BBC 18,68; BMI 8,00; CMG 3,40; 59 3,34 0,1214 3,4846 CTD 24,96; HPG 11,29; OPC 5,55; PNJ 25,41; TCM 2,02 BBC 18,60; BMI 7,93; CMG 3,44; 60 3,36 0,1239 3,5206 CTD 25,75; HPG 11,29; OPC 5,55; PNJ 25,43; TCM 2,02 BBC 18,53; BMI 7,86; CMG 3,48; 61 3,38 0,1266 3,5583 CTD 26,54; HPG 11,58; OPC 4,55; PNJ 25,44; TCM 2,01 BBC 18,45; BMI 7,79; CMG 3,51; 62 3,40 0,1294 3,5976 CTD 27,33; HPG 11,88; OPC 3,56; PNJ 25,47; TCM 2,01 BBC 18,38; BMI 7,72; CMG 3,55; 63 3,42 0,1324 3,6384 CTD 28,13; HPG 12,17; OPC 2,56; PNJ 25,49; TCM 2,00 BBC 18,30; BMI 7,64; CMG 3,60; 64 3,44 0,1355 3,6807 CTD 28,91; HPG 12,47; OPC 1,56; 63
- PNJ 25,50; TCM 2,01 BBC 18,22; BMI 7,57; CMG 3,64; 65 3,46 0,1387 3,7244 CTD 29,71; HPG 12,77; OPC 0,57; PNJ 25,51; TCM 2,01 BBC 17,93; BMI 7,33; CMG 3,69; 66 3,48 0,1421 3,7699 CTD 30,89; HPG 13,06; PNJ 25,16; TCM 1,95 BBC 17,35; BMI 6,86; CMG 3,75; 67 3,50 0,1459 3,8200 CTD 32,59; HPG 13,34; PNJ 24,31; TCM 1,80 BBC 16,77; BMI 6,39; CMG 3,81; 68 3,52 0,1502 3,8753 CTD 34,59; HPG 13,63; PNJ 23,46; TCM 1,65 BBC 16,19; BMI 5,92; CMG 3,86; 69 3,54 0,1549 3,9356 CTD 35,99; HPG 13,91; PNJ 22,61; TCM 1,51 BBC 15,62; BMI 5,45; CMG 3,92; 70 3,56 0,1600 4,0005 CTD 37,70; HPG 14,20; PNJ 21,76; TCM 1,36 BBC 15,04; BMI 4,98; CMG 3,98; 71 3,58 0,1656 4,0700 CTD 39,40; HPG 14,48; PNJ 20,91; TCM 1,21 BBC 14,46; BMI 4,52; CMG 4,04; 72 3,60 0,1717 4,1437 CTD 41,10; HPG 14,77; PNJ 20,06; TCM 1,07 73 3,62 0,1782 4,2214 BBC 13,88; BMI 4,05; CMG 4,09; 64
- CTD 42,80; HPG 15,05; PNJ 19,21; TCM 0,92 BBC 13,31; BMI 3,58; CMG 4,15; 74 3,64 0,1852 4,3030 CTD 44,50; HPG 15,34; PNJ 18,36; TCM 0,77 BBC 12,73; BMI 3,11; CMG 4,21; 75 3,66 0,1926 4,3881 CTD 46,20; HPG 15,62; PNJ 17,51; TCM 0,62 BBC 12,15; BMI 2,64; CMG 4,27; 76 3,68 0,2004 4,4767 CTD 47,90; HPG 15,91; PNJ 16,66; TCM 0,48 BBC 11,57; BMI 2,17; CMG 4,32; 77 3,70 0,2087 4,5685 CTD 49,60; HPG 16,19; PNJ 15,81; TCM 0,38 BBC 11,00; BMI 1,70; CMG 4,38; 78 3,72 0,2175 4,6632 CTD 51,31; HPG 16,48; PNJ 14,96; TCM 0,18 BBC 10,42; BMI 1,23; CMG 4,44; 79 3,74 0,2267 4,7608 CTD 53,01; HPG 16,76; PNJ 14,11; TCM 0,03 BBC 9,79; BMI 0,73; CMG 4,51; 80 3,76 0,2363 4,8611 CTD 54,71; HPG 17,03; PNJ 13,20; TCM 0,03 BBC 9,15; BMI 0,22; CMG 4,59; 81 3,78 0,2464 4,9640 CTD 56,41; HPG 17,29; PNJ 12,30; TCM 0,03 65
- BBC 8,48; CMG 4,59; CTD 58,08; 82 3,80 0,2570 5,0692 HPG 17,45; PNJ 11,40 BBC 7,74; CMG 4,55; CTD 59,73; 83 3,82 0,2680 5,1771 HPG 17,51; PNJ 10,47 BBC 7,00; CMG 4,51; CTD 61,38; 84 3,84 0,2796 5,2875 HPG 17,57; PNJ 9,54 BBC 6,26; CMG 4,42; CTD 63,02; 85 3,86 0,2916 5,4002 HPG 17,63; PNJ 8,61 BBC 5,53; CMG 4,42; CTD 64,67; 86 3,88 0,3042 5,5151 HPG 17,63; PNJ 7,68 BBC 4,79; CMG 4,38; CTD 66,32; 87 3,90 0,3172 5,6321 HPG 17,70; PNJ 7,68 BBC 4,05; CMG 4,34; CTD 67,96; 88 3,92 0,3307 5,7510 HPG 17,76; PNJ 6,67 BBC 3,31; CMG 4,30; CTD 69,61; 89 3,94 0,3448 5,8717 HPG 17,82; PNJ 5,83 BBC 2,58; CMG 4,25; CTD 71,25; 90 3,96 0,3593 5,9941 HPG 17,94; PNJ 3,97 BBC 1,84; CMG 4,21; CTD 72,90; 91 3,98 0,3743 6,1181 HPG 18,01; PNJ 3,04 BBC 1,10; CMG 4,17; CTD 74,55; 92 4,00 0,3898 6,2436 HPG 18,07; PNJ 2,12 BBC 0,65; CMG 4,09; CTD 76,26; 93 4,02 0,4058 6,3706 HPG 18,01; PNJ 0,98 94 4,04 0,4224 6,4989 CMG 3,95; CTD 77,98; HPG 17,91; 66
- PNJ 0,16 95 4,06 0,4396 6,6304 CMG 3,16; CTD 80,28; HPG 16,56 96 4,08 0,4579 6,7665 CMG 2,28; CTD 82,64; HPG 15,07 97 4,10 0,4770 6,9068 CMG 1,41; CTD 85,00; HPG 13,58 98 4,12 0,4972 7,0513 CMG 0,54; CTD 85,37; HPG 12,09 99 4,14 0,5184 7,1997 CTD 89,83; HPG 10,17 100 4,16 0,5408 7,3538 CTD 92,45; HPG 7,55 101 4,18 0,5646 7,5137 CTD 95,07; HPG 4,93 102 4,20 0,5897 7,6790 CTD 97,70; HPG 2,30 103 4,22 0,6128 7,8282 CTD 100 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng công cụ Solver của Excel Từ các tập hợp các danh mục có phương sai bé nhất ứng với lợi suất kì vọng nhất định sẽ xây dựng được đường biên hiệu quả. Đường biên hiệu quả được xác định dựa là đoạn cong từ danh mục có phương sai tối thiểu (MV) trở lên. 67
- 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% MV 2.00% Tỷ suất sinh lợi 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.10. Đường biên hiệu quả 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% MV 2.00% Tỷ suất sinh lợi 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.11. E(R) của các cổ phiếu riêng lẻ và EF Như vậy, mục tiêu đầu tư tốt nhất trong danh mục này chính là tập hợp các phương án nằm trên đường biên hiệu quả đã xác định. Tất cả những danh mục đầu tư này có tỷ suất sinh lợi và rủi ro khác nhau, với tỷ suất sinh lợi mong đợi gia tăng 68
- thì rủi ro cao hơn. Nhìn hình ta thấy rất rõ việc kết hợp các cổ phiếu với nhau sẽ hiệu quả hơn khi đầu tư riêng lẻ vào một cổ phiếu nhất định. Sự kết hợp các cổ phiếu tạo nên danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư phân tán được rủi ro và nhận lại đước mức sinh lời nhất định. Bước 6: Lựa chọn danh mục đầu tư a. Xác định danh mục đầu tư hiệu quả trong trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro: Tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả mà nhà đầu tư có thể chọn để đầu tư được thể hiện trên đường biên hiệu quả. Danh mục đầu tư hiệu quả mà nhà đầu tư có thể chọn là danh mục nằm trên đường biên hiệu quả. Việc lựa chọn một danh mục đầu tư hiệu quả nào đó từ đường biên hiệu quả là tùy thuộc vào hệ số ngại rủi ro của nhà đầu tư. Hay nói cách khác việc thực hiện đầu tư phụ thuộc vào đường bàng quan của nhà đầu tư về lợi nhuận và rủi ro. Giả sử chọn ra 3 danh mục hiệu quả trong trường hợp này, cụ thể tỷ trọng của các cổ phiếu được phân bổ trong danh mục như sau: Bảng 2.6. Các danh mục hiệu quả P được lựa chọn Danh Tỷ suất sinh Phương Độ lệch Tỷ trọng của các cổ phiếu (%) mục lợi (%) sai (%2) chuẩn (%) ANV 0,14; BBC 14,87; BMI 3,71; CMG 1,16; CTD 9,74; DPC 3,45; GMC 11,99; OPC 16,27; PNJ P1 2,56 0,06 2,48 17,35; SBT 1,44; VCB 0,16; VHC 5,38; VIC 11,25; VNG 0,06; VNM 3,02 BBC 6,26; CMG 4,47; CTD 63,02; P2 3,86 0,29 5,40 HPG 17,63; PNJ 8,61 69
- P3 4,18 0,56 7,51 CTD 95,07; HPG 4,93 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng công cụ Solver của Excel 4.50% 4.00% P2 P3 3.50% 3.00% P1 2.50% 2.00% MV Tỷ suất sinh lợi 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.12. Danh mục P trên đường biên hiệu quả b. Xác định danh mục đầu tư tối ưu trong trường hợp tồn tại tài sản phi rủi ro: Tài sản phi rủi ro là những tài sản có tỷ suất sinh lợi chắc chắn trong tương lai nên độ lệch chuẩn của loại tài sản này là bằng 0. Khi danh mục đầu tư kết hợp với tài sản phi rủi ro sẽ là một đường thẳng nối tài sản phi rủi ro với các tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư. Đường thẳng này được bắt đầu bằng điểm có rủi ro bằng 0 của tài sản phi rủi ro đi qua các điểm trên đường giới hạn hiểu quả của danh mục đầu tư và đây chính là đường phân bổ vốn CAL. Tiếp điểm T là danh mục tiếp xúc với đường biên hiệu quả ở độ dốc cao nhất của đường phân bổ vốn tức là hệ số Sharpe lúc này của danh mục T đạt cao nhất. 70
- Sử dụng công cụ Solver để tìm ra được tỉ trọng của các cổ phiếu trong danh mục tiếp điểm T với hệ số Sharpe lớn nhất bằng 0,8849; tỉ suất sinh lợi kì vọng là 2,81% và độ lệch chuẩn là 2,71%. Bảng 2.7. Danh mục tiếp điểm T Đơn vị tính: % Mã cổ phiếu Tỷ trọng ACB 0,00 ANV 0,00 BBC 16,52 BMI 5,37 BVH 0,00 CII 0,00 CMG 1,70 CTD 14,38 CTG 0,00 DHG 0,00 DIG 0,00 DPC 2,42 FPT 0,00 GAS 0,00 GMC 8,21 HCM 0,00 HPG 3,02 71
- NKG 0,00 OPC 13,59 PNJ 20,48 PVD 0,00 SBT 0,00 SGH 0,00 SSI 0,00 TCM 0,12 VCB 0,00 VHC 3,87 VIC 7,92 VNG 0,00 VNM 2,39 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng công cụ Solver của Excel Như vậy trong danh mục tiếp điểm T tìm được gồm các cổ phiếu BBC, BMI, DMG, CTD, DPC, GMC, HPG, OPC, PNJ, TCM, VHC, VIC, VNM. Danh mục P’ bao gồm danh mục tiếp điểm T và tài sản phi rủi ro. Trái phiếu chính phủ Việt Nam kì hạn 1 năm trong giai đoạn 28/12/2012 đến 29/12/2017 có tỷ suất sinh lời tính toán được là 0,41%/tháng. Tỷ trọng của tiếp điểm T là wT, tỷ trọng của tài sản phi rủi ro là wf = 1 – wT. Bảng 2.8. Phân bổ giữa danh mục T và tài sản phi rủi ro Đơn vị tính: % wT Độ lệch chuẩn Tỷ suất sinh lợi 72
- 0 0,00 0,41 10 0,27 0,65 20 0,54 0,89 30 0,81 1,13 40 1,09 1,37 50 1,36 1,61 60 1,63 1,85 70 1,90 2,09 80 2,17 2,33 90 2,44 2,57 100 2,71 2,81 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng các hàm của Excel Ta có đồ thị đường CAL dưới đây: 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% Tỷ suất sinh lợi 1.00% 0.50% rf 0.00% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.13. Đường phân bổ vốn CAL 73
- Danh mục hiệu quả trong trường hợp này chính là những điểm nằm trên đường phân bổ vốn CAL, tùy thuộc vào mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu tư để lựa chọn cho mình danh mục đầu tư phù hợp. Từ đoạn Rf đến T nhà đầu tư dành một phần vốn đầu tư vào tài sản phi rủi ro và một phần vào danh mục đầu tư tại tiếp điểm T. Tại T, chúng ta đầu tư tất cả của cải vào danh mục tiếp điểm T là danh mục các tài sản rủi ro. Nhà đầu tư lựa chọn các danh mục nằm phái bên phải T tương ứng với tỷ trọng đầu tư vào danh mục rủi ro lớn hơn 100%, lúc này nhà đầu tư bắt đầu sử dụng đòn bẩy vốn có nghĩa là nhà đầu tư đi vay với mức lãi suất phi rủi ro để mua nhiều hơn nữa tài sản rủi ro. Giả sử lựa chọn được 3 danh mục theo mức tỷ suất sinh lợi kì vọng và mức rủi ro chấp nhận được: Bảng 2.9. Phân bổ tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục P’ Tỷ suất Phương Độ lệch Tỷ trọng tài Danh Tỷ trọng của các cổ phiếu sinh lợi sai chuẩn sản rủi ro mục 2 (%) (%) (% ) (%) (%) BBC 4,96; BMI 1,61; CMG 0,51; CTD 4,32; DPC 0,73; GMC 2,46; HPG 0,91; OPC P’1 1,13 0,01 0,81 30 4,08; PNJ 6,14; TCM 0,04; VHC 1,16; VIC 2,38; VNM 0,72 BBC 8,26; BMI 2,69; CMG 0,85; CTD 7,19; DPC 1,21; GMC 4,11; HPG 1,51; OPC P’2 1,36 0,02 1,36 50 6,79; PNJ 10,24; TCM 0,06; VHC 1,93; VIC 3,96; VNM 1,19 74
- BBC 4,96; BMI 1,61; CMG 1,53; CTD 12,95; DPC 2,18; GMC 7,39; HPG 2,72; OPC P’3 2,44 0,06 2,44 90 12,23; PNJ 18,43; TCM 0,11; VHC 3,48; VIC 7,13; VNM 2,15 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng công cụ Solver của Excel 4.50% 4.00% 3.50% 3.00% P'3 2.50% T 2.00% P'2 Tỷ suất sinh lợi 1.50% P'1 1.00% 0.50% rf 0.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% Độ lệch chuẩn Hình 2.14. Đồ thị E(R) của danh mục tiếp điểm T và P’ 2.2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: Sử dụng số liệu từ ngày 29/12/2017 đến 28/12/2018 để tiến hành kiểm tra danh mục hiệu quả đã lựa chọn. Lựa chọn chỉ số VNIndex làm đại diện cho thị trường để so sánh mức độ hiệu quả. Ta tiến hành tìm tỷ suất kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của 30 mã cổ phiếu. 75
- Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của các cổ phiếu năm 2018 Mã cổ Tỷ suất sinh Phương sai Độ lệch phiếu lợi (%) (%2) chuẩn (%) ACB 0,12 0,79 8,87 ANV 8,38 2,23 14,94 BBC -2,02 0,71 8,45 BMI -4,49 1,25 11,18 BVH 2,69 1,01 10,04 CII -2,41 0,64 8,01 CMG -0,75 2,37 15,39 CTD -2,63 0,95 9,72 CTG -1,89 1,63 12,77 DHG -3,01 0,68 8,24 DIG -1,88 1,44 12,00 DPC 5,88 6,38 25,26 FPT -0,95 0,41 6,38 GAS -0,63 2,16 14,69 GMC 3,39 0,47 6,89 HCM -1,73 2,00 14,15 HPG -0,65 1,47 12,13 NKG -10,45 2,76 16,62 OPC -1,26 0,34 5,84 76
- PNJ 0,34 1,71 13,06 PVD -3,91 2,83 16,84 SBT 0,16 0,90 9,47 SGH 4,64 7,99 28,27 SSI -0,39 0,94 9,69 TCM -1,23 1,70 13,05 VCB -0,02 1,04 10,19 VHC 5,28 2,16 14,71 VIC 3,33 0,79 8,91 VNG 2,19 0,59 7,67 VNM -2,84 0,62 7,88 VNIndex -0,81 0,45 6,70 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng các hàm của Excel Dựa trên tỷ suất sinh lợi theo tháng của các cổ phiếu (xem Phụ lục 5) để thiết lập ma trận hệ số tương quan (Phục lục 6) và ma trận hiệp phương sai (Phụ lục 7). Sử dụng số liệu giá trái phiếu chính phù Việt Nam kì hạn 1 năm thu thập được từ 29/12/2017 đến 28/12/2018 tính được rf = 0,27%/1 tháng. Sử dụng các công thức tính toán của lý thuyết Markowitz ta tính được tỷ suất sinh lợi kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của các danh mục đã lựa chọn năm 2018. Bảng 2.11. Tỷ suất sinh lời kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của các danh mục năm 2018 Tỷ suất sinh lợi (%) Phương sai (%2) Độ lệch chuẩn (%) 77
- P1 0,32 0,26 5,07 P2 -1,90 0,31 5,57 P3 -2,53 0,26 5,09 T -0,27 0,27 5,15 P’1 0,11 0,02 1,55 P’2 0,00 0,07 2,58 P’3 -0,21 0,22 4,64 M -0,81 0,45 6,70 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả bằng các hàm của Excel Từ bảng 2.11 ta thấy được tỷ suất sinh lợi của các danh mục đã lựa chọn không được như kì vọng ban đầu. Tuy nhiên danh mục thị trường trong giai đoạn này đang ở mức âm có nghĩa là không chỉ danh mục dựa trên 30 mã cổ phiếu đã được lựa chọn không tốt mà toàn bộ thị trường đang ở diễn biến không mấy tốt đẹp. Vì thế để có thể có đánh giá chính xác và cụ thể hơn về các danh mục đã lựa chọn liệu chúng có đạt hiệu quả hơn mức trung bình thị trường không, chúng ta tiến hành sử dụng các phương pháp đánh giá danh mục và được kết quả dưới đây. 2.2.2.1. Phương pháp Treynor: Phương pháp Treynor sử dụng hệ số β để đo lường mức độ biến động của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Tỷ suất sinh lời thị trường chính là chỉ số VNIndex. Để tính được hệ số β của từng danh mục, ta xác định βi của các cổ phiếu trong danh mục đó theo mô hình CAPM. Bảng 2.12. Hệ số βi của các cổ phiếu 78