Khóa luận Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành

pdf 71 trang thiennha21 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_chi_phi_dinh_muc_doi_voi_san_pham_in_uv_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM IN UV TRÊN VẬT LIỆU GẠCH TẠI CÔNG TY TNHH INOX PHÁT THÀNH Sinh viên thực hiện BÙI THỊ TƯƠI MSSV: 13D340301135 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM IN UV TRÊN VẬT LIỆU GẠCH TẠI CÔNG TY TNHH INOX PHÁT THÀNH Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S. NGUYỄN ĐÌNH KHÔI BÙI THỊ TƯƠI MSSV: 13D340301135 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  3. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành LỜI CẢM ƠN .   . Bất kì ai thành công đều phải trải qua quá trình học tập lâu dài và sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Đồng hành với tôi trên con đường thành công là gia đình, thầy cô, bạn bè và các anh chị trong Công ty TNHH Inox Phát Thành đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kế Toán - Tài Chính - Ngân Hàng - Trường Đại Học Tây Đô đã dùng tình cảm, tâm huyết, trí thức của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ là người luôn giúp đỡ, bên cạnh hỗ trợ chúng tôi trong suốt con đường học tập. Để có ngày hôm nay, thành công hôm nay hoàn toàn nhờ vào sự yêu thương và theo dõi của cha mẹ. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn đến Thầy Nguyễn Đình Khôi đã hướng dẫn tận tình, tỉ mĩ để đề tài “Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành” được thành công. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kĩ thuật, phòng kế toán đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lí số liệu. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cô Trần Thiên Kim Phó Giám Đốc Công ty TNHH Inox Phát Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận với quy trình in UV trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Do đề tài còn mới, khả năng nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét quý báu của thầy cô, bạn bè để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thị Tươi GVHD: Nguyễn Đình Khôi i SVTH: Bùi Thị Tươi
  4. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành LỜI CAM ĐOAN .   . Tôi xin cam đoan khoá luận này hoàn thành được dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Các nội dung trong đề tài này là trung thực và các kết quả nghiên cứu chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Khoá luận này không trùng với bất cứ đề tài nào tại Công ty TNHH Inox Phát Thành trong thời gian thực tập vừa qua. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thị Tươi GVHD: Nguyễn Đình Khôi ii SVTH: Bùi Thị Tươi
  5. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Xuất phát từ thực tiễn phát sinh tại công ty, các sản phẩm in UV là sản phẩm mới đặc thù của ngành in tại Thành Phố Cần Thơ, được đưa vào sản xuất từ năm 2016 và đặc biệt đây là sản phẩm độc quyền của công ty do đó việc định giá bán các sản phẩm này như thế nào là hợp lí luôn được công ty quan tâm. Để có cơ sở hình thành giá bán, công ty phải biết được để sản xuất ra một sản phẩm thì chi phí định mức tính cho một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu, thế nhưng tại công ty hệ thống định mức chi phí chưa được xây dựng và quản lí chặt chẽ. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành” cho khóa luận tốt nghiệp. In UV có thể in được trên tất cả vật liệu như: kính, mica, alu, foam, gạch, giấy, inox trong đó vật liệu in được khách lựa chọn nhiều nhất là gạch cùng với đó có nhiều tài liệu, chứng từ liên quan đã phát sinh điều này rất thuận lợi cho quá trình nghiên cứu. Chính vì thế tôi đã chọn vật liệu gạch làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài. Mục tiêu hướng đến của đề tài là xây dựng được chi phí định mức cho vật liệu gạch khi in UV 1 lớp. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi tôi phải được trực tiếp chứng kiến, tiếp xúc với quy trình in UV. Sau đó tổng hợp số liệu thu thập được kết hợp với cơ sở lý luận, phương pháp kĩ thuật về chi phí định mức của từng loại chi phí: nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung để đạt được mục tiêu của đề tài. Xây dựng chi phí định mức là nhằm kiểm tra tình hình thực tế định mức, tình hình sử dụng hợp lí, tiết kiệm định mức. Chi phí định mức giúp cho việc thiết lập giá bán và doanh thu dự toán, làm cơ sở kiểm soát chi phí liên quan đến hàng tồn kho và chi phí sản xuất sản phẩm. Thông qua các định mức này, nhà quản lí sẽ phát hiện một cách nhanh chóng những khoảng chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục để từ đó xác định được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, giúp nhà quản lí có những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm. Trên đây là tóm tắt nội dung của khóa luận tốt nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô trong hội đồng để em hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu. GVHD: Nguyễn Đình Khôi iii SVTH: Bùi Thị Tươi
  6. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Cần Thơ, ngày .tháng .năm 2017 Xác nhận của cơ quan thực tập (Ký tên, đóng dấu) GVHD: Nguyễn Đình Khôi iv SVTH: Bùi Thị Tươi
  7. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 2. Về hình thức trình bày: 3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài: 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: 5. Nội dung kết quả đạt được: 6. Kết luận chung: Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đình Khôi GVHD: Nguyễn Đình Khôi v SVTH: Bùi Thị Tươi
  8. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iv BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC v MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x DANH MỤC SƠ ĐỒ xi DANH MỤC VIẾT TẮT xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 1.3.2 Phương pháp xử lí số liệu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Không gian nghiên cứu 3 1.4.3 Thời gian nghiên cứu 3 1.5 Cấu trúc khoá luận 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC 4 2.1 Những vấn đề chung về chi phí định mức 4 2.1.1 Khái niệm 4 2.1.3 Đặc điểm 4 2.1.4 Phân loại 4 GVHD: Nguyễn Đình Khôi vi SVTH: Bùi Thị Tươi
  9. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 2.1.5 Ý nghĩa 5 2.1.6 Lợi ích 5 2.2 Các loại định mức chi phí 5 2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí 6 2.4 Phương pháp xây dựng định mức chi phí 6 2.4.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm 6 2.4.2 Phương pháp kĩ thuật 6 2.4.3 Phương pháp điều chỉnh 7 2.5 Xây dựng các định mức chi phí sản xuất 7 2.5.1 Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp 7 2.5.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp 7 2.5.3 Định mức chi phí sản xuất chung 8 2.5.3.1 Định mức biến phí sản xuất chung 8 2.5.3.2 Định mức định phí sản xuất chung 8 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM IN UV TRÊN VẬT LIỆU GẠCH 9 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Inox Phát Thành 9 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 9 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 9 3.1.3 Lĩnh vực hoạt động 10 3.2 Tổ chức công tác quản lý của công ty 10 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lí 10 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 11 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán công ty 14 3.3.1 Chính sách, chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng tại công ty 14 3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 14 3.3.3. Hình thức kế toán 17 3.4 Tình hình hoạt động SXKD tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 17 3.4.1 Báo cáo KQHĐKD của Công ty qua 3 năm từ 2013-2015 17 GVHD: Nguyễn Đình Khôi vii SVTH: Bùi Thị Tươi
  10. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.4.2 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 21 3.4.2.1 Thuận lợi 21 3.4.2.2 Khó khăn 21 3.4.2.3 Phương hướng phát triển 22 3.5 Tìm hiểu về công nghệ in UV tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 23 3.5.1 Đặc điểm 23 3.5.2 Phân loại 23 3.5.3 Tính chất của sản phẩm 24 3.5.4 Loại hình sản xuất 24 3.5.5 Thời gian sản xuất 25 3.5.6 Quy trình in UV trên vật liệu gạch 25 3.6 Xây dựng hệ thống định mức chi phí 27 3.6.1 Xây dựng định mức các chi phí nguyên liệu trực tiếp 27 3.6.1.1 Chi phí mực UV 27 3.6.1.2 Chi phí primer 30 3.6.1.3 Chi phí đèn UV 32 3.6.2 Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp 34 3.6.2.1 Định mức về lượng thời gian 34 3.6.2.2 Định mức về giá nhân công 35 3.6.3 Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung 37 3.6.3.1 Biến phí sản xuất chung 38 3.6.3.2 Định phí sản xuất chung 42 3.7 Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất 44 3.8 Ý nghĩa của việc xây dựng chi phí định mức 44 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ TỐT CHI PHÍ 47 4.1 Giải pháp về chi phí nguyên liệu trực tiếp 47 4.2 Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp 49 4.3 Giải pháp về chi phí sản xuất chung 51 GVHD: Nguyễn Đình Khôi viii SVTH: Bùi Thị Tươi
  11. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1 Kết luận 53 5.2 Kiến nghị 53 5.2.1 Đối với Nhà Nước 53 5.2.2 Đối với địa phương 54 5.3 Hạn chế và ứng dụng tiếp theo của đề tài 54 5.3.1 Hạn chế của chi phí định mức 54 5.3.2 Ứng dụng của chi phí định mức 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii GVHD: Nguyễn Đình Khôi ix SVTH: Bùi Thị Tươi
  12. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Inox Phát Thành 2013-2015 18 Bảng 3.2: Định mức lượng mực UV in 1m2 gạch 28 Bảng 3.3: Định mức giá mực UV khi in 1m2 gạch 29 Bảng 3.4: Định mức về lượng đèn UV 33 Bảng 3.5: Định mức nguyên liệu trực tiếp khi in 1m2 gạch 34 Bảng 3.6: Định mức về lượng thời gian khi in 1m2 gạch 35 Bảng 3.7: Chi phí điện năng khi in 1m2 gạch 38 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp định mức chi phí khi in 1m2 gạch 44 GVHD: Nguyễn Đình Khôi x SVTH: Bùi Thị Tươi
  13. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lí của Công Ty TNHH Inox Phát Thành 11 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công Ty TNHH Inox Phát Thành 14 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung 17 Sơ đồ 3.4: Quy trình in UV trên vật liệu gạch 25 GVHD: Nguyễn Đình Khôi xi SVTH: Bùi Thị Tươi
  14. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành DANH MỤC VIẾT TẮT CPNLTT Chi phí nguyên liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung NL Nguyên liệu NCTTSX Nhân công trực tiếp sản xuất KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh QLDN Quản lí doanh nghiệp SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh SXC Sản xuất chung TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành Phố UV Ultraviolet GVHD: Nguyễn Đình Khôi xii SVTH: Bùi Thị Tươi
  15. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Công ty TNHH Inox Phát Thành là công ty chuyên doanh trong lĩnh vực inox với kinh nghiệm 15 năm trong ngành, uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được nhiều người biết đến. Không chỉ dừng lại với vật tư inox, năm 2016 Phát Thành tiếp tục mở rộng kinh doanh sang một lĩnh vực khác đó là vật tư quảng cáo, đây là sản phẩm hoàn toàn khác biệt với sản phẩm truyền thống của công ty. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực này rất đa dạng như tấm nhôm nhựa tổng hợp, foam, mica, acrylic, nhôm, và sản phẩm đặc biệt đến từ vật tư quảng cáo mà công ty cung cấp không thể không nhắc đến đó là in UV. Một trong những công nghệ in tiên tiến trong ngành in ấn hiện nay và đặc biệt đây là công nghệ hiện đại nhất trong thị trường máy in mặt kính phẳng. Hiện nay, các sản phẩm từ công nghệ in UV do công ty Phát Thành cung cấp là độc quyền tại TP.Cần Thơ. Do đó việc định giá bán sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn một phần do đây là lĩnh vực mới trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ nên không có số liệu cùng ngành tham khảo trên địa bàn mà chỉ có thể tham khảo giá thị trường ở một số nơi khác mà chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và một phần căn cứ vào số liệu kĩ thuật từ nhà cung cấp máy in để quyết định giá. Giá bán hiện tại của công ty không có căn cứ xác thực cũng như cơ sở khoa học để đo lường. Trong kinh doanh, việc quyết định bán với giá như thế nào là một quyết định ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và nhiều yếu tố khác. Và để có thể tính toán để đưa ra được mức giá bán hợp lí cũng như có thêm căn cứ để giải trình với cơ quan thuế thì công ty phải biết được khi in các sản phẩm từ công nghệ in UV chi phí định mức khi in trên từng loại vật liệu tính theo m2 sẽ tiêu tốn bao nhiêu, khi đã biết được chính xác định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm lúc này nhà quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giá thành, có thêm cơ sở, thông tin để quyết định nên định giá bán sản phẩm như thế nào, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, lợi nhuận mang về là bao nhiêu và định mức chi phí chính là căn cứ tiêu chuẩn giúp nhà quản lí thực hiện tiết kiệm trong sử dụng vật tư và tiền vốn của công ty. Xuất phát từ những lí do trên nên đề tài “Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành” được chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 1 SVTH: Bùi Thị Tươi
  16. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xây dựng định mức chi phí đối với vật liệu gạch khi in UV 1 lớp. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lí tốt chi phí. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (từ 2013 đến năm 2015). - Tập hợp và xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất cho sản phẩm gạch khi in UV. - Đề xuất giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lí tốt chi phí trong công ty. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu - Phân tích thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị, tình hình sử dụng nguyên liệu, hành vi sản xuất và thời gian sản xuất sản phẩm. - So sánh, đối chiếu giữa giá trị ghi sổ và giá trị thực tế của nhà cung cấp. - Số liệu sử dụng trong khoá luận một phần là số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán thông qua chứng từ gốc, hoá đơn của các nghiệp vụ phát sinh, sổ sách kế toán có liên quan của công ty. Ngoài ra, số liệu sơ cấp cũng được lấy trực tiếp trong quá trình sản xuất và thông tin trao đổi với các anh chị trong phòng kĩ thuật, phòng kế toán và phòng kinh doanh. - Số liệu dùng để phân tích kết quả kinh doanh của công ty được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 đến 2015. 1.3.2 Phương pháp xử lí số liệu - Số liệu được xử lí bằng các công thức toán học kết hợp với phần mềm excel. - Xử lí số liệu còn thông qua sự quan sát, tổng hợp, có sự so sánh, đối chiếu giữa tình hình thực tế so với bảng tính toán lý thuyết của nhà cung cấp gửi. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 2 SVTH: Bùi Thị Tươi
  17. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Định mức chi phí của nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung khi in 1m2 gạch bằng công nghệ in UV. 1.4.2 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại cơ sở 2 của Công ty TNHH Inox Phát Thành. 1.4.3 Thời gian nghiên cứu - Số liệu được sử dụng để phân tích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014 và 2015. - Số liệu dùng để xây dựng định mức được thu thập qua các thời điểm từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 06/02/2017 đến 12/05/2017. 1.5 Cấu trúc khoá luận Để đảm bảo nội dung nghiên cứu của đề tài được khoa học, rõ ràng cũng như làm rõ được vấn đề cần nghiên cứu. Nội dung của đề tài được tóm tắt qua 5 chương cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng chi phí định mức Chương 3: Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV 1 lớp trên vật liệu gạch. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lí tốt chi phí. Chương 5: Kết luận và kiến nghị GVHD: Nguyễn Đình Khôi 3 SVTH: Bùi Thị Tươi
  18. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC 2.1 Những vấn đề chung về chi phí định mức 2.1.1 Khái niệm Chi phí định mức là sự ước lượng chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) dựa trên lượng tiêu chuẩn (số giờ công lao động, số lượng nguyên liệu, cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá tiêu chuẩn của mỗi nhân tố (giá ước tính cho 1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động, ). 2.1.2 Bản chất của chi phí định mức Không giống như chi phí chung được ấn định trước, chi phí định mức tập trung vào tổng chi phí đơn vị, bao gồm cả ba yếu tố chi phí sản xuất: nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Việc tính toán chi phí định mức được chi tiết hơn so với chi phí chung được ấn định trước. Trong khi mức chi phí chung được ấn định trước thường tùy thuộc vào việc dự đoán trên những chi phí trong quá khứ, còn chi phí định mức được dựa trên sự ước lượng có cơ sở khoa học, dự đoán nhu cầu, nhân lực đầu vào, nghiên cứu thời gian và hoạt động, loại và chất lượng của nguyên liệu trực tiếp. 2.1.3 Đặc điểm Định mức chi phí thể hiện và gắn liền với những yếu tố cơ bản sau: - Đơn vị sản xuất kinh doanh quy ước. - Những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá theo một chuẩn mực, tiêu chuẩn nhất định. - Điều kiện sản xuất kinh doanh ở một đơn vị. 2.1.4 Phân loại Định mức chi phí của một sản phẩm, dịch vụ được xây dựng từ hai yếu tố là định mức về lượng và định mức về giá: - Định mức lượng (a quantity standard): Phản ánh số lượng các đơn vị đầu vào như vật tư, lao động, máy móc thiết bị sử dụng để đảm bảo thực hiện một đơn vị sản phẩm, dịch vụ đầu ra. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 4 SVTH: Bùi Thị Tươi
  19. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Định mức giá (a price standard): Phản ánh mức giá bình quân để đảm bảo có được một đơn vị lượng đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh như mức giá của một đơn vị vật tư, mức giá một đơn vị lao động, mức giá một đơn vị thời gian máy móc thiết bị. Định mức chi phí = Định mức lượng x Định mức giá 2.1.5 Ý nghĩa Định mức chi phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công việc quản trị doanh nghiệp: - Thứ nhất, định mức chi phí sẽ là cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách hoạt động hằng năm. Vì vậy, định mức cũng sẽ góp phần tích cực và phát huy ý nghĩa của dự toán. - Ngoài ra, định mức chi phí là cơ sở giúp cho các bộ phận kiểm soát và tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện đơn giản hơn trong công tác kế toán chi phí. - Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hằng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời. 2.1.6 Lợi ích - Thực hiện chi phí định mức sẽ phân quyền “xuống cho cơ sở”, do vậy nhiều người phải có trách nhiệm đạt định mức chuẩn trong phạm vi công việc của mình. Khi có nhiều người tham gia sẽ có thể có được những lợi ích như: + Nếu chi phí đơn vị được áp dụng rộng rãi và nhiều người cùng theo dõi thực hiện thì có thể xác định biến động cho nhiều khoản mục, từ đó nâng cao hiệu quả quản lí. + Việc đặt ra định mức chuẩn sẽ tạo cho công nhân trực tiếp sản xuất mục tiêu cụ thể để phấn đấu và giúp họ luôn có ý thức tiết kiệm chi phí. 2.2 Các loại định mức chi phí Nếu căn cứ vào khả năng ứng dụng trong hoạt động, định mức chi phí được chia thành 2 loại là định mức lý tưởng và định mức thực hiện. - Định mức lý tưởng (ideal standards): Là định mức được xây dựng trên điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn hảo. Điều đó có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu nhất, không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng hay gián đoạn nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, với sự làm việc liên tục của máy móc thiết GVHD: Nguyễn Đình Khôi 5 SVTH: Bùi Thị Tươi
  20. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành bị, nguyên vật liệu phải đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi trình độ lành nghề tối đa trong suốt quá trình làm việc. Định mức lý tưởng được đưa ra để làm một tiêu chuẩn phấn đấu và là cơ sở xây dựng định mức được thực hiện. - Định mức thực hiện (practical standards): Là định mức xây dựng dựa trên điều kiện sản xuất kinh doanh trung bình tiên tiến. Điều đó có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hư hỏng, trì trệ cho phép, máy móc thiết bị hoạt động bình thường và có thể chấp nhận một vài sự cố cho phép, vật tư cũng có thể xảy ra một vài sai sót trong cung ứng, thu mua, chất lượng, trình độ lành nghề và sự cố gắng nhất định của người lao động có thể đạt được định mức này. 2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn ở một khía cạnh nào đó là một công việc mang tính chất định tính hơn định lượng. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Do đó trước hết phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đã được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. 2.4 Phương pháp xây dựng định mức chi phí 2.4.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm Phương pháp này dựa trên cơ sở thống kê số liệu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh ở nhiều nơi. Số liệu này có thể thu thập từ hoạt động của doanh nghiệp hoặc thu thập ở một đơn vị khác. Căn cứ vào số liệu thống kê về số lượng các yếu tố đầu vào bình quân của các kỳ để sản xuất kinh doanh một đơn vị sản phẩm đầu ra, kết hợp các biện pháp quản lí, sử dụng để xây dựng định mức lượng. Căn cứ vào mức giá bình quân thống kê ở những kỳ trước và mức biến động giá, tình hình thị trường, mức tồn kho để xác định mức giá hợp lí. 2.4.2 Phương pháp kĩ thuật Phương pháp này dựa trên cơ sở trực tiếp phân tích thiết kế kĩ thuật sản xuất kinh doanh sản phẩm, tình hình máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất, hành vi sản xuất, biện pháp quản lí sản xuất, và mức giá thị trường để xây dựng định mức chi phí. Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật thường áp dụng để xây dựng định mức cho những sản phẩm mới đưa vào sản xuất kinh doanh. Đây là phương pháp khá phức tạp đòi hỏi người lập định mức phải am hiểu cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 6 SVTH: Bùi Thị Tươi
  21. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 2.4.3 Phương pháp điều chỉnh Xem xét những thay đổi về điều kiện kinh tế, kỹ thuật quản lí trong tương lai để điều chỉnh, bổ sung định mức cho phù hợp. 2.5 Xây dựng các định mức chi phí sản xuất 2.5.1 Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp - Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào. Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên liệu trực tiếp. - Định mức lượng cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm. - Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh mức giá cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Như vậy ta có công thức: CPNLTT Lượng NL Đơn giá NL = x định mức cho 1 SP định mức cho 1 SP định mức 2.5.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp - Định mức chi phí nhân công trực tiếp cũng bao gồm hai yếu tố là định mức lượng thời gian để đảm bảo cho sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra, định mức giá để đảm bảo cho một đơn vị thời gian. - Định mức về lượng thời gian: Phản ánh lượng thời gian (giờ, phút) để sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra. Có thể được xác định bằng 2 cách: - Cách 1: Phương pháp kỹ thuật chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc. - Cách 2: Phương pháp bấm giờ về lượng thời gian để sản xuất một sản phẩm - Định mức về giá cho đơn vị thời gian: Phản ánh chi phí nhân công một đơn vị thời gian (giờ, phút) - Như vậy ta có công thức: CPNCTT định mức Lượng lao động Đơn giá lao động = x cho 1 SP định mức cho 1 SP định mức GVHD: Nguyễn Đình Khôi 7 SVTH: Bùi Thị Tươi
  22. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 2.5.3 Định mức chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung theo mô hình ứng xử chi phí được chia thành 2 loại: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. 2.5.3.1 Định mức biến phí sản xuất chung - Biến phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lí sản xuất ở phạm vi phân xưởng sản xuất và thường biến động tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động như nguyên liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, nhiên liệu, năng lượng. - Biến phí sản xuất chung có thể liên quan trực tiếp đến một loại sản phẩm hoặc liên quan gián tiếp đến nhiều loại sản phẩm. Do vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm chi phí sản xuất chung ở từng công ty, tỷ trọng biến phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất chung với các loại sản phẩm, có thể sử dụng phương pháp khác nhau để xây dựng định mức biến phí sản xuất chung. - Nếu biến phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, thì xây dựng định mức về lượng, định mức giá cho từng yếu tố biến phí sản xuất chung tương tự như xây dựng định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp. 2.5.3.2 Định mức định phí sản xuất chung - Định phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí liên quan đến phục vụ, tổ chức, quản lí ở phân xưởng tuy nhiên nó thường rất ít hoặc không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi như chi phí khấu hao, chi phí thuê mặt bằng. - Định mức định phí sản xuất chung được xây dựng tương tự như ở phần định mức biến phí sản xuất chung vẫn dựa trên định mức về giá và định mức về lượng. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này. - Căn cứ vào định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung tổng hợp thành định mức chi phí sản xuất chung như sau: CPSXC Biến phí SXC Định phí SXC = + định mức cho 1 SP định mức cho 1 SP định mức cho 1 SP GVHD: Nguyễn Đình Khôi 8 SVTH: Bùi Thị Tươi
  23. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM IN UV TRÊN VẬT LIỆU GẠCH 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên đầy đủ của công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Inox Phát Thành - Địa chỉ trụ sở hoạt động: 218, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ - Mã số thuế: 1800693877 - Ngày đăng kí thuế : 26/02/2008 - Đại diện pháp lý của công ty: + Họ và tên : Ông Phạm Ngọc Long + Chức danh : Giám đốc - Điện thoại: 07103. 730 135 - Fax: 07103 739 516 - Hotline: 0901.013.068 - Email: phatthanh.adv@gmail.com - Logo công ty: Cơ sở 1 Cơ sở 2 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - Tiền thân của Công ty TNHH Inox Phát Thành là cửa hàng Inox Phát Thành (năm 2002). Sau đó công ty đổi tên thành Công ty TNHH Phát Thành lúc này ở tên công ty chữ “Inox” vẫn chưa được đưa vào tên của công ty. Cho đến ngày 26/02/2008 Công ty TNHH Phát Thành mới chính thức được đổi tên thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Inox Phát Thành. - Trải qua thời gian dài trong quá trình xây dựng và phát triển hiện tại công ty có 2 cơ sở hoạt động. Mỗi cơ sở chuyên về một lĩnh vực: GVHD: Nguyễn Đình Khôi 9 SVTH: Bùi Thị Tươi
  24. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành + Cơ sở 1 (trụ sở chính) đặt ở địa chỉ 218, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ chuyên doanh về thép không gỉ (inox) và phụ kiện inox. + Cơ sở 2 được đặt ở địa chỉ 170 Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều chuyên doanh về vật tư quảng cáo. - Với phương châm uy tín, chất lượng, hiệu quả, công ty ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của mình và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nhiều tỉnh. 3.1.3 Lĩnh vực hoạt động - Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các sản phẩm chủ đạo của công ty gồm: Vật tư inox Vật tư quảng cáo - Vật tư inox là sản phẩm truyền thống và chủ đạo hàng đầu của công ty trong 15 năm hoạt động kinh doanh. Vật tư inox hiện nay do cơ sở 1 (trụ sở chính) phụ trách. + Các sản phẩm vật tư inox gồm: thanh la inox, inox lắp, inox V, inox ống, inox tấm, inox cuộn và các phụ kiện inox. + Gia công các thiết bị máy móc công nghiệp, thủy sản, y tế, thực phẩm. - Vật tư quảng cáo là sản phẩm mới được đưa vào kinh doanh vào những năm gần đây. Các sản phẩm vật tư quảng cáo gồm: aluminium, foam, mica, keo silicon, acrylic, trần nhôm alcorest, gia công cắt CNC, led và in UV. 3.2 Tổ chức công tác quản lý của công ty 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lí GVHD: Nguyễn Đình Khôi 10 SVTH: Bùi Thị Tươi
  25. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN KINH DOANH KẾ TOÁN KĨ THUẬT KHO (Nguồn: Phòng Kế Toán của Công ty TNHH Inox Phát Thành) Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lí của Công Ty TNHH Inox Phát Thành 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc + Giám đốc là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. + Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty. + Là người đại diện về mặt pháp luật và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty. - Phó giám đốc + Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. + Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động kinh doanh, chủ động giải quyết các công việc được Giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và theo điều lệ của công ty. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 11 SVTH: Bùi Thị Tươi
  26. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành + Triển khai các công việc bán hàng, chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. + Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh doanh trong khu vực. + Lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng tiềm năng trong nước. + Báo cáo hoạt động kinh doanh với Giám đốc. Phát triển và duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý. - Bộ phận kinh doanh + Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu và các chương trình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng để trình giám đốc phê duyệt. + Đề xuất chính sách cho khách hàng, nhóm khách hàng, trình giám đốc và thực hiện theo chính sách được phê duyệt. + Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của công ty. + Duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng sẵn có. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của công ty. + Đưa ra phương án kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế góp phần đem lợi nhuận cho công ty. + Xây dựng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về việc kinh doanh của công ty. + Tìm hiểu thông tin về thị trường bán: - Nhu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. - Khiếu nại của khách hàng (nếu có). - Sản phẩm, chất lượng, giá cả và hình thức khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh. - Xác định những nguy cơ và thách thức mới trong kinh doanh. - Bộ phận kế toán + Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 12 SVTH: Bùi Thị Tươi
  27. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành + Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công ty. + Thực hiện quyết toán quý, năm đúng tiến độ, hoạch toán lãi, lỗ cho công ty giúp giám đốc nắm chắc tình hình nguồn vốn và lợi nhuận của công ty. + Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty. + Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc. + Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính. + Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Bộ phận kĩ thuật + Chịu trách nhiệm xây dựng và quản lí việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình kĩ thuật, các tiêu chuẩn về định mức kĩ thuật nghiên cứu sản xuất thử và triển khai các mặt hàng mới. + Nhận và thiết kế mẫu các mặt hàng. + Chịu trách nhiệm về gia công cắt, in ấn + Phối hợp cùng với phòng kinh doanh, phòng kế toán để thực hiện đơn hàng và hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. - Bộ phận kho + Kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hoá nhập kho theo chứng từ. + Theo dõi tình hình xuất nhập kho vật tư, hàng hoá, sắp xếp hàng hóa trong kho đúng quy định, cập nhật thẻ kho, lập hồ sơ và lưu hồ sơ. + Lập báo cáo hàng nhập, xuất, tồn kho cho Phòng Kế Toán, Phòng Kinh Doanh. + Xuất nguyên liệu theo phiếu xuất kho. + Chịu trách nhiệm về toàn bộ số hàng hoá, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị do mình quản lí. + Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kỳ theo tháng. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 13 SVTH: Bùi Thị Tươi
  28. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành + Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu nếu số lượng hàng hóa xuất, nhập biến động phải đề xuất cho Giám Đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp. + Thực hiện thủ tục đặt hàng cho kho định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng. 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán công ty 3.3.1 Chính sách, chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng tại công ty Chế độ kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 14/09/2006. Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch và được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp “Kê khai thường xuyên” để theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho vật tư, thành phẩm. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty sử dụng phương pháp “Khấu hao theo đường thẳng” để tính khấu hao cho tài sản cố định. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. 3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP K Ế TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG CÔNG NỢ TIỀN LƯƠNG KHO (Nguồn: Phòng Kế Toán của Công ty TNHH Inox Phát Thành) Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công Ty TNHH Inox Phát Thành GVHD: Nguyễn Đình Khôi 14 SVTH: Bùi Thị Tươi
  29. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng + Là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán của công ty và là người đảm trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng. + Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, rà soát, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và hợp lí các số liệu đã phản ánh trên các sổ kế toán và các báo cáo tài chính. + Nắm bắt các thông tin tài chính trong công ty. Báo cáo, thống kê tình hình tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời cho giám đốc theo tháng, quý, năm hoặc có thể đột xuất. + Đảm bảo mối quan hệ với các cơ quan chức năng: thuế, cơ quan thanh tra, các tổ chức tín dụng, phòng kế hoạch và đầu tư. - Kế toán tổng hợp + Hằng ngày kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. + Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán của nhân viên, trợ giúp các kế toán viên trong phòng kế toán, kiểm tra các định khoản nghiệp vụ, sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. + Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lí tiền hàng, quản lí khách nợ theo dõi chi tiết từng khách hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ. Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của công ty. - Kế toán công nợ + Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. + Phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng. Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 15 SVTH: Bùi Thị Tươi
  30. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành + Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho giám đốc để có biện pháp xử lý các loại nợ như: nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề. - Kế toán tiền lương + Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. + Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. + Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng và quỹ bảo hiểm. + Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh + Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và quỹ bảo hiểm. - Kế toán kho + Thường xuyên kiểm tra kho, hàng hóa trong kho để nắm được thông tin cũng như chất lượng của sản phẩm hàng hóa. + Kiểm soát tình hình nhập, xuất tồn kho. Lập báo cáo nhập, xuất tồn kho hàng hoá cuối tháng hoặc theo yêu cầu của bộ phận liên quan. + Kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. + Tham gia công tác kiểm kê hàng hoá định kỳ hay đột xuất trong công ty. + Lập biên bản kiểm kê, đề xuất xử lý khi có những tồn tại trong kiểm kê như: chênh lệch hàng hóa giữa sổ sách và thực tế, chất lượng hàng hóa không đảm bảo, hàng chậm lưu chuyển. + Đề xuất hướng giải quyết những vấn đề thuộc hàng tồn kho như: thừa, thiếu hàng hóa, hàng kém chấp lượng, hàng tồn đọng chậm luân chuyển. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 16 SVTH: Bùi Thị Tươi
  31. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.3.3. Hình thức kế toán - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật kí đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số Bảng tổng hợp phát sinh chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chú thích : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : (Nguồn: Phòng Kế Toán của Công ty TNHH Inox Phát Thành) Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung 3.4 Tình hình hoạt động SXKD tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.4.1 Báo cáo KQHĐKD của Công ty qua 3 năm từ 2013-2015 GVHD: Nguyễn Đình Khôi 17 SVTH: Bùi Thị Tươi
  32. Xây dựng chi phí định mức đối với các sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Inox Phát Thành 2013-2015 ĐVT: Đồng Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 33.412.320.612 38.270.085.006 48.872.232.039 4.857.764.394 14,54 10.602.147.033 27,70 2. Các khoản giảm trừ DT - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 33.412.320.612 38.270.085.006 48.872.232.039 4.857.764.394 14,54 10.602.147.033 27,70 4. Giá vốn hàng bán 30.583.768.453 35.259.713.938 44.786.527.546 4.675.945.485 15,29 9.526.813.608 27,02 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 2.828.552.159 3.010.371.068 4.085.704.493 181.818.909 6,43 1.075.333.425 35,72 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.554.019 1.798.019 1.097.018 (756.000) (29,60) (701.001) (38.99) 7. Chi phí tài chính 763.421.973 949.709.740 883.842.932 186.287.767 24,40 (65.866.808) (6,94) 8. Chi phí quản lí kinh doanh 1.898.423.588 1.962.289.551 3.088.482.517 63.865.963 3,36 1.126.192.966 57,39 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 169.260.617 100.169.796 114.476.062 (69.090.821) (40,82) 14.306.266 14,28 10. Thu nhập khác - 306.094.626 15.220.241 306.094.626 100 (290.874.385) (95,03) 11. Chi phí khác 47.559 279.062.756 2.735.544 279.015.197 5866,72 (276.327.212) (99,02) 12. Lợi nhuận khác (47.559) 27.031.870 12.484.697 27.079.429 (569,39) (14.547.173) (53,81) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 169.213.058 127.201.666 126.960.759 (42.011.392) (24,83) (240.907) (0.19) 14. Chi phí thuế TNDN 42.303.264 27.984.367 27.931.367 (14.318.898) (33.85) (53.000) (0,19) 15. Lợi nhuận sau TTNDN 126.909.794 99.217.299 99.029.392 (32.768.886) (24,83) (187.907) (0,19) (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Inox Phát Thành qua 3 năm 2013 -2015) GVHD: Nguyễn Đình Khôi 18 SVTH: Bùi Thị Tươi
  33. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện tình hình Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận của công ty qua 03 năm 2013-2015 ĐVT: Đồng 50,000,000,000 45,000,000,000 40,000,000,000 35,000,000,000 30,000,000,000 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 0 2013 2014 2015 Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Inox Phát Thành Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn năm 2013-2015 ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm đều tăng. - Về tổng doanh thu Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-2015, tổng doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng. Tổng doanh thu tăng từ 33.412.320.612 đồng năm 2013 lên 38.270.085.006 đồng năm 2014, tức tăng 4.857.764.394 đồng. Sang năm 2015, tổng doanh thu tăng lên 48.872.232.039 đồng, vượt hơn năm 2014 10.602.147.033 đồng. Để có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của công ty cùng với quy mô ngày càng rộng lớn, số lượng đơn hàng ngày càng tăng từ thị trường mục tiêu hướng đến là địa bàn Cần Thơ đến nay các sản phẩm của công ty đã đến được với 8 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Trà Vinh và Cà Mau. Điều này chứng tỏ vị trí và uy tín của GVHD: Nguyễn Đình Khôi 19 SVTH: Bùi Thị Tươi
  34. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành công ty ngày càng được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty ngày càng phát triển. Đặc biệt từ năm 2012, công ty là nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm aluminum tại Cần Thơ, doanh thu từ các sản phẩm mới này cũng đã đóng góp nhiều vào tổng doanh thu của cả công ty. - Về chi phí Có thể thấy được, khi công ty nhận được nhiều đơn hàng, điều này đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Bên cạnh đó công ty đang trong trên đà phát triển cần đầu tư nhiều vào các kênh bán hàng và tài sản cố định để mở rộng sản xuất. Các sản phẩm của công ty đặc biệt là sản phẩm mới cần được đầu tư củng cố để tiếp tục tăng trưởng thị phần chính vì thế cần một lượng lớn chi phí để đáp ứng. Trong các chi phí phát sinh phải kể đến đó là giá vốn hàng bán và chi phí quản lí kinh doanh. Qua bảng 3.1 có thể thấy cùng với sự gia tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí quản lí kinh doanh của công ty cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2014 giá vốn hàng bán tăng 4.675.945.485 đồng so với năm 2013, đến năm 2015 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên 9.526.813.608 đồng so với năm 2014. Năm 2014 chi phí quản lí kinh doanh tăng 63.865.963 đồng đồng so với năm 2013, đến năm 2015 chi phí quản lí tăng 1.126.192.966 đồng so với năm 2014 - Về lợi nhuận Mặc dù trong 3 năm doanh thu của công ty đều tăng cao nhưng chi phí của công ty trong 3 năm này cũng không ngừng gia tăng nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua 3 năm đều giảm. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ giảm của lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm qua các năm. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm từ 126.909.794 đồng còn 99.217.299 đồng, tức giảm 27.692.495 đồng. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế giảm còn 99.029.392 đồng, tức giảm 187.907 đồng so với năm 2014. Kết luận Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2015 nhìn chung mặc dù lợi nhuận có giảm giữa các năm nhưng giá trị giảm không nhiều. Nhưng tin rằng sau một thời gian ổn định thị trường các sản phẩm mới của công ty đặc biệt là các sản phẩm đến từ công nghệ in UV sẽ là một thị trường rất nhiều tiềm năng hứa hẹn sẽ mang đến nguồn doanh thu dồi dào. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 20 SVTH: Bùi Thị Tươi
  35. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.4.2 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 3.4.2.1 Thuận lợi - Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công ty đã tạo được cho mình một vị thế riêng với uy tín, chất lượng vì vậy thương hiệu của công ty càng được nhiều người biết đến và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. - Với sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh về tiêu chí chất lượng, số lượng mẫu mã quy cách lẫn cả chính sách với khách hàng, inox Phát Thành ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng và đó là một trong những lợi thế lớn nhất của công ty so với các công ty hiện nay. - Chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, tìm kiếm được nhà cung cấp uy tín, nguồn hàng ổn định. - Nội bộ đoàn kết thể hiện quyết tâm cao trong quá trình làm việc, luôn tin tưởng vào sự phát triển của công ty và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Hằng năm công ty thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ kinh doanh. Đồng bộ hoá máy móc thiết bị phù hợp với cơ chế kĩ thuật hiện đại tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng hiệu quả các tài sản đem lại nguồn thu lớn cho công ty. - Lợi thế nằm trên trục lộ giao thông chính của địa bàn Thành Phố Cần Thơ đây là địa thế thuận lợi cho công ty trong việc thu mua và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. 3.4.2.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi có được công ty phải đối mặt với không ít khó khăn: - Trên địa bàn TP.Cần Thơ ngày càng có nhiều công ty kinh doanh cùng ngành hàng inox nên việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay là rất khó. - Các sản phẩm mới của công ty gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường nên phần chi phí tiêu hao để giới thiệu, quảng bá, chào mời sản phẩm còn chiếm tỷ trọng cao. - Các mặt hàng từ inox, vật tư quảng cáo dễ bị móp méo, trầy xước, cong gãy trong quá trình vận chuyển. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 21 SVTH: Bùi Thị Tươi
  36. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.4.2.3 Phương hướng phát triển - Về sản phẩm + Phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và uy tín công ty. Nghiên cứu phát triển, mở rộng thị trường cho các sản phẩm mới đến từ công nghệ in UV. + Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, phương thức phục vụ văn minh, chính sách ưu đãi với các khách hàng thân thuộc cũng như tạo niềm tin cho các khách hàng mới hợp tác lần đầu. - Về thị trường Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Mở rộng thị trường sang các tỉnh còn lại: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. - Về khoa học công nghệ Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. - Về đầu tư Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Có chính sách cải thiện chăm lo khuyến khích đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên ngày càng tốt hơn. - Về tài chính Thực hiện tiết kiệm và quản lí chặt chẽ các chi phí, quản lí tốt hàng hoá, hạn chế hao hụt do vận chuyển. Hạn chế nhập những mặt hàng không phổ biến, nhập số lượng quá nhiều. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, vật tư, tiền vốn tài sản của công ty, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định và vững chắc. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 22 SVTH: Bùi Thị Tươi
  37. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.5 Tìm hiểu về công nghệ in UV tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.5.1 Đặc điểm - Máy in mặt kính phẳng Océ Arizona 365 GT UV là dòng máy in tiên tiến hiện đại trong thị trường máy in mặt kính phẳng và đặc biệt đây là dòng máy in phẳng bán chạy nhất của dòng Arizona series và đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong ngành in ấn. - In UV là công nghệ in phun trực tiếp lên vật liệu bằng mực in UV được sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV. Máy in UV thường sử dụng các loại đầu in công nghiệp để đảm bảo tuổi thọ và độ sắc nét như in offset. - In UV với ưu thế là không hạn chế vật liệu in, máy có thể in trên tất cả các vật liệu từ màu đến trong suốt, từ dạng cứng đến dạng dẻo như: in trên kính, in trên gỗ, in mica, in trên gạch, , độ dày máy có thể in được lên đến 50 mm. - In UV không những mang đến thành phẩm in ấn chất lượng mà tính nghệ thuật của hình thức in phun này cao hơn rất nhiều so với các hình thức in phun thông thường. Hình ảnh rất thực, nếu in phun chuyên cho in quảng cáo trong thời gian ngắn, thì in UV đảm nhận việc in ấn trang trí hiệu quả hơn nhiều lần khi chất lượng hình ảnh, độ bền màu vượt trội. - Các sản phẩm từ công nghệ in UV rất thân thiện với môi trường và được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như trang trí nội thất, quảng cáo trong nhà, in quà tặng, in quà lưu niệm, in ấn vật phẩm sự kiện, và đặc biệt là sử dụng được ở ngoài trời do công nghệ sử dụng mực in UV có độ bền màu cao, chịu được tia UV, mực không có thành phần chì gây độc hại hay ô nhiễm môi trường. 3.5.2 Phân loại Để phân loại in UV dựa vào loại máy in để phân chia. Hiện nay trên thị trường có hai dạng in UV phổ biến: + Máy in UV cuộn hay còn gọi máy in UV RTR (Roll-to-Roll) là máy in chuyên dùng để in vật liệu dạng cuộn. Kích thước máy in UV RTR có khổ từ 3m2 đến 5m2. Các vật liệu cuộn máy in được gồm: decal cao cấp 3M, mactac, bạt không gân cao cấp, bạt hiflex 3M, bạt chuyên dùng cho hộp đèn, băng rôn, banner, biển hiệu quảng cáo cao cấp. + Máy in bàn hay còn gọi là máy in mặt kính phẳng là máy in có mặt bàn phẳng dùng để in các vật liệu có hình chữ nhật, vuông, những vật liệu không thể cuộn lại được có kích thước tối đa là 125 cm x 250 cm như: alu, mica, form, kính, GVHD: Nguyễn Đình Khôi 23 SVTH: Bùi Thị Tươi
  38. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành gỗ, gạch men, giấy, inox, Trong máy in UV mặt kính phẳng căn cứ vào số lớp mực in, in UV mặt kính phẳng được chia thành 3 loại cơ bản đó là: in UV 1 lớp, UV 2 lớp và UV 3 lớp. Và lựa chọn in UV mấy lớp là phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và tính chất của sản phẩm in. Trong đó in UV 1 lớp là loại in được sử dụng phổ biến. Lựa chọn in UV 1 lớp khi vật liệu in đã có sẵn một lớp nền (hầu hết là nền màu trắng) khi đó chỉ cần in 1 lớp màu lên vật liệu là sản phẩm hoàn thành, tuy nhiên đó không phải là mặc định ở công nghệ in UV tất cả đều phải biến động và xử lí theo từng loại vật liệu cụ thể, ví dụ như khi in vật liệu có nền trong suốt như kính hoặc mica trong thì cần in 2 lớp gồm 1 lớp trắng và 1 lớp màu. Lớp trắng có tác dụng làm nền cho lớp màu. - In UV 3 lớp tương tự như in UV 2 lớp tuy nhiên ở lớp thứ 3 dựa vào nhu cầu in của khách muốn thể hiện chi tiết in ra sao có thể là in 1 lớp trắng, 1 lớp màu và cuối cùng là 1 lớp trắng hay 1 lớp trắng 1 lớp màu và 1 lớp màu tuỳ theo nhu cầu của khách hàng muốn thể hiện lớp thứ ba như thế nào. 3.5.3 Tính chất của sản phẩm - Sản phẩm từ công nghệ in UV mà thực thể của nó gồm các nguyên liệu chính đặc thù cho ngành in: mực UV, primer, đèn UV mà không có các phụ liệu khác. Công ty chủ yếu sản xuất hàng gia công vì vậy khách hàng cung cấp toàn bộ vật liệu, mẫu mã, hình thức được in theo nhu cầu của khách, vấn đề là phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. - Mỗi loại sản phẩm in tuỳ theo vật liệu, mẫu mã, ứng dụng mà có những yêu cầu khác nhau. Do đó trong công tác tổ chức sản xuất thực hiện trước hết phải quan tâm tới những đặc tính riêng của sản phẩm in để từ đó lên kế hoạch thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra. 3.5.4 Loại hình sản xuất Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình sản xuất thực tế của công ty là sản xuất hàng gia công cho khách hàng theo đơn đặt hàng. Do đặc điểm của công ty là gia công các sản phẩm in theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, chu kì sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn theo một trình tự nhất định từ primer – xử lí file – vệ sinh máy in – đưa vật liệu lên bàn in – in – xịt bóng. Inox Phát Thành là một công ty thương mại có kết hợp với hình thức nhận gia công sản phẩm, đối với hình thức gia công bằng công nghệ in UV, đối tượng là các vật liệu dùng để in như: gạch, mica, foam, kính, gỗ, inox, kim loại, giấy được in thành nhiều mẫu mã với hình dạng, kích thước khác nhau. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 24 SVTH: Bùi Thị Tươi
  39. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.5.5 Thời gian sản xuất Thời gian sản xuất các sản phẩm in UV phụ thuộc vào vật liệu khách lựa chọn để in. Cụ thể như in trên vật liệu aluminium thời gian sản xuất hoàn thành là 4 ngày, trên kính, mica, inox là 2 ngày. 3.5.6 Quy trình in UV trên vật liệu gạch Vật liệu khách gửi Đưa vật liệu lên bàn in Primer In Xử lí file Xịt bóng Vệ sinh máy in Thành phẩm (Nguồn: Phòng Kĩ Thuật của Công ty TNHH Inox Phát Thành) Sơ đồ 3.4: Quy trình in UV trên vật liệu gạch * Thuyết minh quy trình: - Các sản phẩm in của công ty được sản xuất hàng theo hình thức gia công vì vậy vật liệu được nhận từ khách gửi qua. Sau khi đã nhận được vật liệu từ khách gửi qua. Vật liệu ngay lập tức được đưa đến phòng primer để xử lí. Primer là công việc xử lí bề mặt vật liệu, công việc cần làm trước hết là làm sạch bề mặt vật liệu cần in bằng cách lau chùi, chà rửa tất cả bụi bặm bám hút vào. Sau khi đã làm sạch được bề mặt vật liệu nhân viên kĩ thuật tiến hành phun xịt hỗn hợp primer lên bề mặt vật liệu, hỗn hợp primer này gồm có đóng rắn và xăng thơm. Mục đích của việc primer này là bảo vệ mực in và tăng khả năng bám dính của mực lên vật liệu, nếu không có lớp primer thì khi in xong mực in sẽ rất dễ bong ra khỏi vật liệu khi va chạm. Lớp primer sau khi đã được xịt xong sẽ được chuyển sang phòng chờ. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 25 SVTH: Bùi Thị Tươi
  40. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Căn phòng này đặc biệt rất thoáng và không có bụi tạo điều kiện thuận lợi cho lớp primer chóng khô và không ảnh hưởng đến chất liệu in. Đây là một khâu quan trọng và tiêu tốn khá nhiều thời gian, thời gian trung bình để hoàn thành công việc primer dao động từ 24 giờ đến 48 giờ. - Trong quá trình primer thì nhân viên thiết kế sẽ xử lí file. Một trong những yếu tố đặc biệt làm sản phẩm in này vượt trội hơn so với các sản phẩm in cùng ngành đó chính là khách hàng hoàn toàn được chủ động lựa chọn nội dung, hình ảnh cần in theo đúng như sở thích và đặc trưng của từng khách hàng muốn thể hiện với kích cỡ, màu sắc và cách thức trang trí khác nhau. - Khách hàng gửi file đính kèm nội dung cần in qua mail công ty sau đó nhân viên thiết kế sẽ căn cứ vào vật liệu khách gửi qua mà tiến hành xử lí file cho phù hợp. Trường hợp nếu khách in mẫu giống như file đã gửi, nhân viên thiết kế chỉ cần thiết kế cho phù hợp với vật liệu đó và chỉnh sửa hình ảnh, màu sắc, đường nét được rõ hơn, thẫm mĩ hơn sau đó tiến hành rip file. Trường hợp khác nếu khách chỉ nói ý tưởng nhưng không thể hiện được, lúc này nhân viên thiết kế sẽ làm việc, trao đổi với khách để thiết kế ra sản phẩm cần in đúng như nhu cầu của khách. - Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm in, vệ sinh máy in trước khi in là một khâu nhất thiết quan trọng không được bỏ qua. Bởi nếu không làm sạch mực ở đầu in, số mực còn tồn lại sẽ làm nghẹt đầu phun dẫn đến tình trạng trong quá trình in mực sẽ không được phun ra liên tục ảnh hưởng đến chất lượng in. Để đảm bảo việc nghẹt mực ở đầu phun không xảy ra giữa các lần in, trước khi in nhân viên phải vệ sinh toàn bộ bề mặt máy in và đặc biệt là các đầu phun mực. - Sau khi đã hoàn thành xong các khâu chuẩn bị như vật liệu đem đi primer đã khô và file cũng đã xử lí xong, đầu phun máy cũng đã được vệ sinh sạch. Tiến hành đưa vật liệu lên bàn in để chuẩn bị in. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng hết sức quan trọng vì nhân viên kĩ thuật phải biết cách đặt các vật liệu như thế nào cho đúng cách, đảm bảo về độ cao từ bề mặt in đến vật liệu phải bằng nhau và chênh lệch trong phạm vi có thể chấp nhận được từ đó giới hạn được độ cao trung bình để nhập lệnh vào máy tính và tiến hành in. - Sau khi nhận lệnh in đầu máy in sẽ tiến hành quét qua diện tích cần in. Máy hoạt động dưới tác động nhiệt của đèn UV, mực vừa được phun ra dưới tác động nhiệt còn đèn sẽ làm mực khô ngay lập tức. Trung bình để đảm bảo độ dính của mực cũng như độ nổi của chi tiết đầu in sẽ quét qua chi tiết đó bình quân 4 lần, xong 4 lần quét đó đầu in sẽ di chuyển xuống vị trí khác và cứ lần lượt như vậy khi đầu in quét hết diện tích cần in. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 26 SVTH: Bùi Thị Tươi
  41. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Sau khi in xong bước tiếp theo người công nhân cần phải làm đó là xịt bóng lên vật liệu đã in. Xịt bóng giúp vật liệu in được nổi và đẹp hơn ngoài ra xịt bóng còn bảo vệ mực in. Hỗn hợp dùng primer cũng chính là hỗn hợp dùng để xịt bóng và thời gian hoàn thành công việc xịt bóng tương đương với thời gian primer. Sau khi lớp xịt bóng khô, tiến hành đóng gói bàn giao cho khách. 3.6 Xây dựng hệ thống định mức chi phí Để biết được chi phí định mức khi in 1m2 gạch là bao nhiêu. Trước hết phải xác định được chi phí định mức của các khoản chi phí như nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, chi tiết được thể hiện trong các mục 3.6.1 đến 3.6.3. 3.6.1 Xây dựng định mức các chi phí nguyên liệu trực tiếp - Chi phí nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình in bao gồm ba khoản chi phí sau: Chi phí mực UV Chi phí primer Chí phí đèn chiếu UV - Từng loại chi phí trong chi phí nguyên liệu trực tiếp có những đặc điểm, cách xây dựng đặc trưng riêng, chi tiết thể hiện rõ từ mục 3.6.1.1 đến 3.6.1.3 3.6.1.1 Chi phí mực UV a. Đặc điểm - Mực UV là loại mực gốc dầu không có dung môi, do đó mực không thể tự khô như các loại mực khác, mực chỉ khô khi được sấy bằng tia UV (tử ngoại) thông qua hệ thống sấy sử dụng đèn UV. - Mực UV in được trên rất nhiều chất liệu khác nhau và có độ bám rất tốt. Mực UV còn có một ưu điểm nổi trội đó là có độ trong suốt hơn các mực gốc khác nên việc muốn làm bóng, mờ hay tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt. - Hộp mực UV có 5 màu cơ bản (xanh, hồng, vàng, đen và trắng). Mỗi màu được chứa trong các túi có van vặn với thể tích là 2.000ml dễ dàng thay thế khi hết mực. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 27 SVTH: Bùi Thị Tươi
  42. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành b. Định mức về lượng - Để biết được chính xác khi in 1m2 gạch cần dùng bao nhiêu lít mực UV đòi hỏi phải quan sát và ghi chép từ hệ thống đo đếm lượng mực resettable counters qua các thời điểm từ đó hệ thống lại các chỉ số đo lường được, tiếp là đem đi so sánh với bảng thông số kĩ thuật được nhà sản xuất cung cấp sau đó tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. - Kết quả thực tế đo lường được để in được 1m2 gạch cần dùng 0,0184 lít mực UV. So với lý thuyết được nhà sản xuất tính con số này là 0,0170 lít mực chênh lệch 0,0014 lít. Giữa lý thuyết và thực tế luôn có sự chênh lệch với nhau, thực tế khi in luôn có lượng mực hao hụt do in test trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, định mức về lượng mực UV được xây dựng dựa trên định mức lý thuyết cộng với lượng mực UV hao hụt do in test so với thực tế là thì định mức về lượng mực UV để in 1m2 gạch là 0,0184 lít mực cho tổng thể năm màu mực. Bảng 3.2: Định mức lượng mực UV in 1m2 gạch ĐVT: Lít Lượng mực UV Lượng mực UV Màu mực UV cần dùng để in 1m2 hao hụt do in test 1. Cyan Ink Consumed (Xanh) 0,005 0,0001 2. Magenta Ink Consumed (Hồng) 0,003 0,0001 3. Yellow Ink Consumed (Vàng) 0,008 0,0001 4. Black Ink Consumed (Đen) 0,002 0,0001 5. White Ink Consumed (Trắng) - - (Nguồn: Phòng Kĩ Thuật Công ty TNHH Inox Phát Thành) Vậy, định mức lượng mực UV cho 1m2 gạch như sau: Lượng mực UV cần dùng để in 1m2 gạch 0,018 lít Lượng mực UV hao hụt do in test 0,0004 lít Định mức lượng mực UV cho 1m2 gạch 0,0184 lít c. Định mức về giá - Trên thị trường có rất nhiều loại mực UV với giá thành khác nhau nhưng để đảm bảo máy in hoạt động ổn định và tăng độ bền cho máy. Công ty luôn chọn các sản phẩm chính hãng được cung cấp bởi chính nhà sản xuất cùng dòng máy in. Vì vậy, giá thành các sản phẩm mực UV không biến động mạnh. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 28 SVTH: Bùi Thị Tươi
  43. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Căn cứ để xây dựng định mức giá cho mực UV được theo dõi thông qua sự ghi chép các biến động của giá cả qua các đơn đặt hàng, hợp đồng và công nợ của nhà cung cấp từ đó định ra mức giá mua phù hợp mà khi giá thị trường thay đổi những chi phí này không bị tác động nhiều. - Sau khi xem xét và phân tích các biến động của giá mực UV nhận thấy giá của 4 màu mực xanh, hồng, vàng, đen luôn bằng giá với nhau và giá mua cao nhất của các màu mực này là 3.000.000 đồng/lít nhưng với tần suất rất thấp chỉ phát sinh từ một đến hai lần đặt hàng vào tháng 5/2016, các khoảng thời gian còn lại và trước đó giá các màu mực này được mua với giá 2.970.000 đồng/lít khoảng chênh lệch giữa các giá trị rơi vào khoảng ± 30.000 đồng/lít. Còn đối với mực trắng thì đây là một loại mực đặc biệt dùng cho máy in UV rất khó thay thế bằng các loại mực thông thường khác vì chất lượng mực không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến máy in UV và chất lượng sản phẩm sau khi in, do đó mực trắng luôn được đặt mua tại nhà sản xuất với giá trị cho mỗi lần mua tính đến thời điểm hiện tại thì không biến động vẫn được mua vào với giá 3.300.000 đồng/lít. Khi giá thị trường thay đổi, giá của các loại mục UV có sự biến động nhưng với tỷ lệ rất thấp nằm trong khoảng chấp nhận được. Do vậy, định mức về giá mực UV được xây dựng bằng với định mức giá mua hiện tại đã phát sinh cộng với chi phí liên quan đến quá trình thu mua, ở đây là chi phí vận chuyển gửi trần xe. - Ngoài ra, định mức giá còn được trừ đi khoản chiết khấu 5% khi mua hàng. Khoản chiết khấu này được nhà cung cấp áp dụng cho những đơn hàng trên 2.000.000 đồng. Bảng 3.3: Định mức giá mực UV khi in 1m2 gạch ĐVT: Đồng Màu mực UV Đơn giá 1. Cyan Ink Consumed (Xanh) 2.970.000 2. Magenta Ink Consumed (Hồng) 2.970.000 3. Yellow Ink Consumed (Vàng) 2.970.000 4. Black Ink Consumed (Đen) 2.970.000 5. White Ink Consumed (Trắng) 3.300.000 Chi phí vận chuyển (gửi trần xe) 200.000 Chiết khấu (5%) 148.500 (Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty TNHH Inox Phát Thành) GVHD: Nguyễn Đình Khôi 29 SVTH: Bùi Thị Tươi
  44. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Vậy, định mức giá cho 1 lít mực UV như sau: Giá mua 1 lít mực UV 2.970.000 đồng Cộng: Chi phí vận chuyển 200.000 đồng Trừ: Chiết khấu 148.500 đồng Định mức giá 1 lít mực UV 3.021.500 đồng - Sau khi xây dựng được các định mức về lượng và giá cho mực UV thì nhà quản lí có thể ước tính và dự báo được chi phí dành cho mực UV khi in 1m2 gạch theo công thức sau: Chi phí mực UV Định mức về lượng Định mức về giá = x cho 1m2 gạch mực UV mực UV Chi phí mực UV = 0,0184 x 3.021.500 = 55.596 đồng cho 1m2 gạch Như vậy để in được 1m2 gạch bằng công nghệ in UV công ty cần dùng 55.596 đồng cho mực UV. 3.6.1.2 Chi phí primer a. Đặc điểm - Như được biết ở quy trình in, primer là công việc tiêu tốn khá nhiều thời gian bởi tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ và chi phí dành cho việc primer luôn chiếm tỷ trọng cao so với các loại chi phí còn lại. - Primer gồm hai giai đoạn đó là xử lí vật liệu trước và sau khi in. Vật liệu được xử lí bằng cách phun trực tiếp hỗn hợp primer lên trên bề mặt vật liệu. Hỗn hợp này được xem như chất trung gian liên kết giữa mực in với vật liệu in, nếu không có lớp primer khi in mực in sẽ không bám lên được bề mặt vật liệu, dễ dàng bong tróc khi va chạm, vận chuyển. Ngoài ra lớp primer còn có tác dụng tăng độ bóng, chống trầy xước cho vật liệu in. - Tuỳ theo từng loại vật liệu in mà hỗn hợp primer này được pha trộn với các nguyên liệu khác nhau. Nhưng thông thường hỗn hợp chỉ bao gồm hai loại nguyên liệu cơ bản đó là sơn bóng 10 trong 1 và đóng rắn sơn 10 trong 1. Trường hợp một số vật liệu in đặc biệt ví dụ như kính, gỗ hay kim loại lúc này hỗn hợp cần kết hợp với một số phụ gia khác như xăng thơm và dung môi. - Trước khi pha trộn hỗn hợp primer nhân viên kĩ thuật cần phải tính được diện tích vật liệu in cần phun xịt. Mục đích tính như vậy nhằm pha trộn nguyên GVHD: Nguyễn Đình Khôi 30 SVTH: Bùi Thị Tươi
  45. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành liệu với liều lượng cho hợp lí tránh tình trạng dư thừa hoặc primer bị thiếu. Nếu thiếu trường hợp này nhân viên chỉ cần pha thêm với tỷ lệ cần dùng, còn ngược lại nếu thừa sẽ làm thất thoát một khoản chi phí cho công ty, vì đặc tính của primer khi đã pha trộn không được để quá 4 giờ nếu không hỗn hợp này sẽ mất tác dụng. b. Định mức về lượng primer - Trên nguyên tắc pha trộn hỗn hợp primer luôn được pha trộn với tỷ lệ 1:1, khi pha trộn hai nguyên liệu trên với nhau được hỗn hợp primer có khối lượng 8kg, diện tích phun xịt được 20m2, trên cơ sở đó sẽ tính lượng primer cần dùng để in được 1m2 gạch theo cách tính như sau: Khối lượng hỗn hợp primer Lượng primer cần thiết để in 1m2 gạch = Tổng diện tích phun xịt 8 Lượng primer cần thiết để in 1m2 gạch = = 0,4 kg 20 - Hỗn hợp primer được chứa trong các cốc nhựa đặt trên kệ cao nên thường xảy ra đổ vỡ nên khi pha nhân viên thường pha thêm 0,1 kg primer để bù đắp cho phần hao hụt. Vì công việc primer phải đảm bảo diễn ra liên tục không được gián đoạn nếu ngừng tay để pha thêm khi primer lại bề mặt primer lúc này sẽ bị gồ và không láng mịn sẽ ảnh hưởng đến vật liệu in. Vậy, định mức lượng primer cho 1m2 gạch như sau: Lượng primer dùng để in 1m2 gạch 0,4 kg Lượng primer hao hụt 0,1 kg Định mức lượng primer để in 1m2 gạch 0,5 kg c. Định mức về giá primer - Nguyên liệu dùng để pha trộn hỗn hợp primer gồm đóng rắn 10 trong 1 và sơn bóng 10 trong 1, các nguyên liệu này rất ít biến động, giá trị cho mỗi lần dao động không vượt quá 10.000 đồng/kg. Vì vậy, định mức về giá primer được xây dựng dựa trên giá mua hiện tại làm mức giá bình quân để tính. Hỗn hợp primer 8kg được mua với giá 1.700.000 đồng, như vậy: 1.700.000 Giá mua 1 kg primer = = 212.500 đồng 8 - Do nguyên liệu được mua tại địa bàn gửi kèm với xe hàng của công ty nên không phát sinh chi phí vận chuyển. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 31 SVTH: Bùi Thị Tươi
  46. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Tổng hợp các định mức về lượng và giá của primer xây dựng được sẽ làm căn cứ cho việc dự báo chi phí primer theo cách tính sau: Chi phí primer Định mức về lượng Định mức về giá = x cho 1m2 gạch primer primer Chi phí primer = 0,5 x 212.500 = 106.250 đồng cho 1m2 gạch Như vậy để in được 1m2 gạch bằng công nghệ in UV công ty cần dùng 106.250 đồng cho nguyên liệu primer. 3.6.1.3 Chi phí đèn UV a. Đặc điểm - Đèn UV hay còn gọi là đèn tia cực tím là loại đèn được cấu tạo tương đồng với bóng đèn huỳnh quang, tuy nhiên sự khác biệt của loại đèn này là tia đi qua đèn là tia cực tím (còn có tên gọi là tia UV). - Đèn UV là một sự khác biệt rất lớn của máy in UV so với các loại máy in hiện nay. Dưới tác dụng nhiệt của ánh sáng đèn khi các hạt mực vừa được phun ra lập tức được sấy khô ngay không như những máy in hiện nay khi in xong phải mất một khoảng thời gian chờ để mực khô. - Tuỳ theo từng loại vật liệu in mà năng lực chiếu sáng của đèn được điều chỉnh khác nhau. Máy in được trang bị hai hộp đèn UV, mỗi hộp đèn có một bóng đèn UV được đặt bên trái (left lamp) và bên phải (right lamp) của đầu in. b. Định mức về lượng đèn UV - Thời gian phát sáng của đèn UV trong mỗi lần in tưởng chừng như không đo lường được, thế nhưng với công nghệ in UV, định mức lượng đèn này hoàn toàn có thể được đo lường thông qua thống đo đếm UV Bulb Life Counters. Với hệ thống này nhà quản lí có thể biết được khi in 1m2 gạch cần dùng bao nhiêu lượng đèn để làm khô mực. - Thông qua sự theo dõi và ghi nhận được từ hệ thống đo đếm thì tổng thời gian để đèn phát sáng khi in 1m2 gạch được ghi nhận cụ thể trong bảng định mức về lượng đèn và đó cũng chính là căn cứ để đưa ra định mức chung cho lượng đèn UV. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 32 SVTH: Bùi Thị Tươi
  47. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Bảng 3.4: Định mức về lượng đèn UV ĐVT: Giờ Lượng đèn UV dùng để in Hệ thống đèn Trước khi in Sau khi in Số giờ thực hiện UV Bulb Life -Left lamp 619,307 619,794 0,487 UV Bulb Life – Right lamp 619,458 619,946 0,488 Lượng đèn UV dùng để in 1m2 gạch 0,975 Lượng đèn UV tiêu hao do in test Hệ thống đèn Trước khi in Sau khi in Số giờ thực hiện UV Bulb Life -Left lamp 619,305 619,307 0,002 UV Bulb Life – Right lamp 619,455 619,458 0,003 Lượng đèn UV hao hụt do in test 0,005 (Nguồn: Phòng Kĩ Thuật Công ty TNHH Inox Phát Thành) Vậy, định mức lượng đèn UV cho 1m2 gạch như sau: Lượng đèn UV dùng để in 1m2 gạch 0,975 giờ Lượng đèn UV tiêu hao do in test 0,005 giờ Định mức lượng đèn UV để in 1m2 gạch 0,98 giờ c. Định mức về giá đèn UV - Đèn UV là một nguyên liệu đặc biệt, năng lượng chiếu sáng của đèn tham gia trực tiếp vào quá trình in. Mực sẽ không được sấy khô nếu như không có hệ thống đèn UV. Định mức về giá đèn được xây dựng dựa trên các thông số kĩ thuật kết hợp với các chứng từ kế toán. Theo các thông số kĩ thuật từ nhà cung cấp thì đèn UV có tuổi thọ lên đến 600 giờ và giá của một cặp đèn UV như thế 14.750.000 đồng và để biết được định mức về giá của 1 giờ đèn UV là bao nhiêu ta xây dựng theo công thức sau: Giá trị của 1 cặp đèn UV Giá mua đèn UV/giờ = Tuổi thọ đèn UV 14.750.000 Giá mua đèn UV/giờ = = 24.583 đồng/giờ 600 - Căn cứ trên các định mức lượng và giá đèn UV xây dựng được, nhà quản lí có thể biết được khi in 1m2 gạch thì chi phí dành cho nguyên liệu này là bao nhiêu theo cách tính sau: Chi phí đèn UV Định mức về lượng đèn Định mức về = x cho 1m2 gạch UV giá đèn UV GVHD: Nguyễn Đình Khôi 33 SVTH: Bùi Thị Tươi
  48. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Chi phí đèn UV = 0,98 x 24.583 = 24.091 đồng cho 1m2 gạch - Như vậy chi phí dành cho nguyên liệu đèn UV khi in 1m2 gạch là 24.091 đồng. - Sau khi xây dựng được định mức chi phí cho từng loại nguyên liệu trong chi phí nguyên liệu trực tiếp, đề tài tiến hành lập bảng tổng hợp định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp cần dùng để in 1m2 gạch. Bảng 3.5: Định mức nguyên liệu trực tiếp khi in 1m2 gạch ĐVT: Đồng Khoản mục Định mức lượng Định mức Giá Giá trị 1. Mực UV 0,0184 lít 3.021.500 đ/lít 55.596 2. Primer 0,5 kg 212.500 đ/kg 106.250 3. Đèn UV 0,98 giờ 24.583 đ/giờ 24.091 Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp định mức cho 1m2 gạch 185.937 3.6.2 Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp 3.6.2.1 Định mức về lượng thời gian - Để biết được chính xác định mức về lượng thời gian cho phép để in 1m2 gạch là bao nhiêu. Ta tiến hành chia công việc thành nhiều công đoạn như thời gian lau chùi máy, thời gian dành cho nhu cầu cá nhân, thời gian thực hiện công việc sau đó kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định ra thời gian chuẩn cho từng công việc. Sau đó kiểm tra lại bằng phương pháp bấm giờ, bấm giờ các thao tác của nhân viên ở từng công đoạn để thu thập số liệu phục vụ cho việc xây dựng định mức. - Căn cứ để xây dựng định mức thời gian lao động cần thiết còn phụ thuộc vào tình hình máy móc và tay nghề của người lao động ở từng công đoạn. Định mức về lượng thời gian dưới đây được xây dựng trong tình trạng máy móc hoạt động ổn định, trình độ tay nghề của nhân viên thuộc vào tầm trung. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 34 SVTH: Bùi Thị Tươi
  49. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Bảng 3.6: Định mức về lượng thời gian khi in 1m2 gạch ĐVT: Giờ Thời gian Thời gian Thời gian Nhân viên Quy trình sản xuất cơ bản lau chùi máy nhu cầu cá nhân Kỹ thuật 1 Primer 0,7 0,1 0,2 Kỹ thuật 2 Xử lí file 0,3 0,08 0,1 Kỹ thuật 3 Vệ sinh máy 0,3 - 0,1 Kỹ thuật 3 Đưa VL lên in 0,2 - - Kỹ thuật 3 In 0,2 - - Kỹ thuật 1 Xịt bóng 0,7 - - (Nguồn: Phòng Kĩ Thuật Công ty TNHH Inox Phát Thành) Vậy, định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho 1m2 gạch như sau: Thời gian sản xuất cơ bản 2,4 giờ Thời gian lau chùi máy 0,18 giờ Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân 0,4 giờ Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho 1m2 gạch 2,98 giờ 3.6.2.2 Định mức về giá nhân công - Định mức giá của 1 giờ công sản xuất trực tiếp được xây dựng căn cứ trên bảng lương và tất cả hợp đồng lao động đã ký với người lao động. - Mức lương hiện tại công ty đã xây dựng là 3.500.000 đồng/tháng, mức lương này đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố như: phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc, phù hợp với mặt bằng giá nhân công trên thị trường nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, do đó định mức về giá nhân công sẽ tiếp tục dựa trên nền tảng hiện tại để xây dựng. - Đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên mỗi đơn vị thời gian lao động xác định theo công thức sau: L G NC NC = T x t Trong đó: - GNC: mức lương căn bản tính cho 1 giờ công của NCTTSX - LNC: mức lương căn bản chưa bao gồm các khoản phụ cấp và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định GVHD: Nguyễn Đình Khôi 35 SVTH: Bùi Thị Tươi
  50. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - T: 26 ngày làm việc trong tháng - t: 8 giờ làm việc trong ngày Ta có: 3.500.000 GNC = = 16.827 đồng/giờ 26 x 8 - Ngoài ra định mức về giá nhân công còn bao gồm các khoản trích theo lương và phụ cấp lương theo đúng quy định. - Các khoản trích theo lương tính trên 1 giờ công của NCTTSX được tính như sau: Các khoản trích theo lương/1 giờ công = GNC x 24% Các khoản trích theo lương/1 giờ công = 16.827 x 24% = 4.038 đồng - Mức lương phụ cấp tính trên 1 giờ công của NCTTSX bằng 20% mức lương căn bản tính cho 1 giờ công. Mức lương phụ cấp này được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, các khoản phụ cấp lương đủ bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động. Mức lương phụ cấp tính trên 1 giờ công của NCTTSX được tính như sau: Mức lương phụ cấp tính trên 1 giờ công = GNC x 20% Mức lương phụ cấp tính trên 1 giờ công = 16.827 x 20% = 3.365 đồng/giờ Vậy, định mức giá của 1 giờ công sản xuất trực tiếp như sau: Mức lương căn bản của 1 giờ công 16.827 đồng Trích theo lương (24%) 4.038 đồng Phụ cấp lương (20%) 3.365 đồng Định mức giá của 1 giờ công trực tiếp sản xuất 24.230 đồng - Trên cơ sở các định mức chi phí về lượng thời gian và đơn giá lao động có thể biết được chi phí định mức nhân công trực tiếp khi in 1m2 gạch là bao nhiêu theo cách tính sau: CPNCTT định mức = Định mức lượng thời gian x Định mức giá CPNCTT định mức = 2,98 x 24.230 = 72.205 đồng Như vậy chi phí nhân công trực tiếp khi in 1m2 gạch là 72.205 đồng. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 36 SVTH: Bùi Thị Tươi
  51. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.6.3 Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung - Ngoài chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình in thì không thể không kể đến chi phí sản xuất chung một trong những chi phí tham gia cấu thành nên sản phẩm in UV. - Căn cứ vào tính chất của các khoản chi biến động hay không biến động chi phí sản xuất chung được phân ra thành 2 loại: Biến phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung - Để biết được định mức các chi phí sản xuất chung cho 1m2 gạch là bao nhiêu ta phải quy tất cả chi phí này về cùng đơn vị sản phẩm tức là (đồng/m2). Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết phải giải quyết được 2 vấn đề cơ bản sau:  Vấn đề thứ nhất: phải biết được trong 1 giờ hoạt động, với công suất tối đa máy in được bao nhiêu m2 gạch.  Vấn đề thứ hai: phải biết được trong 1 giờ hoạt động chi phí sản xuất chung là bao nhiêu. - Sau khi giải quyết được hai vấn đề trên dễ dàng tính được định mức chi phí sản xuất chung cho 1m2 gạch theo công thức sau: Chi phí sản xuất chung/giờ Chi phí sản xuất chung/m2 = Số m2 gạch in được trong 1 giờ  Giải quyết vấn đề thứ nhất: - Để biết được trong 1 giờ hoạt động, với công suất tối đa máy in được bao nhiêu m2 gạch. Đòi hỏi phải biết được chính xác diện tích in lớn nhất đã in trên gạch là bao nhiêu. Theo thực tế ghi nhận diện tích in lớn nhất là 2,88m2 (tương đương 16 viên gạch khổ 30cm x 60cm) so với tổng diện tích khổ máy in là 3.00m2 với thời gian thực hiện in là 14 phút. Trên cơ sở này sẽ biết được trong 1 giờ hoạt động với công suất tối đa máy in được bao nhiêu m2 gạch theo công thức sau: Diện tích in tối đa của vật liệu gạch 2 Số m gạch được trong 1 giờ = Thời gian thực hiện in 2,88 Số m2 gạch được trong 1 giờ = x 60 = 12,34 m2/giờ 14 - Như vậy trong 1 giờ hoạt động, với công suất hoạt động tối đa máy in được 12,34 m2 gạch. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 37 SVTH: Bùi Thị Tươi
  52. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Vấn đề thứ hai để biết được trong 1 giờ hoạt động chi phí sản xuất chung là bao nhiêu và chi phí sản xuất chung khi in 1m2 gạch là bao nhiêu thì chi tiết được thể hiện ở các mục 3.6.3.1 và 3.6.3.2. 3.6.3.1 Biến phí sản xuất chung - Biến phí sản xuất chung gồm hai loại: Chi phí điện năng Chi phí bảo dưỡng đầu phun  Chi phí điện năng - Để biết được trong 1 giờ hoạt động chi phí dành cho điện năng là bao nhiêu. Trước tiên cần phải biết được công suất tiêu thụ trong 1 giờ của từng thiết bị điện phục vụ cho công tác in. - Thực tế để đo lường được công suất tiêu thụ điện trên các thiết bị rất khó. Công suất tiêu thụ điện sau đây được xây dựng dựa trên các thông số kĩ thuật của các thiết bị điện. Trên cơ sở đó sẽ tính được chi phí điện năng khi in 1m2 gạch là bao nhiêu theo công thức sau: Tổng chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 giờ Chi phí điện năng/m2 = Số m2 gạch in trong 1 giờ - Trong đó tổng chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 giờ được tính như sau: Tổng chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 giờ = Công suất tiêu thụ x Đơn giá điện (2.320 đồng/kWh) Bảng 3.7: Chi phí điện năng khi in 1m2 gạch ĐVT: Đồng Công suất tiêu thụ STT Thiết bị điện Số lượng Số tiền/giờ (kWh) 1 Máy in UV 1 5,3 12.296 2 Máy điều hoà 3 4,476 10.384 3 Máy vi tính 2 0,96 2.227 4 Đèn thắp sáng 8 0,36 835 5 Camera quan sát 2 0,28 650 6 Máy primer 1 0,03 70 7 Quạt công nghiệp 1 0,14 325 Tổng chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 giờ 26.787 Trong 1 giờ máy in được (m2) 12,34 Tổng chi phí điện năng khi in 1 m2 gạch 2.171 (Nguồn: Phòng Kĩ Thuật & Phòng Kế Toán Công ty TNHH Inox Phát Thành) Như vậy chi phí điện năng mà để in được 1m2 gạch là 2.171 đồng. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 38 SVTH: Bùi Thị Tươi
  53. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành  Chi phí bảo dưỡng đầu phun - Đầu phun là bộ phận quan trọng nhất của máy in và giá của đầu phun thường bằng 1/2 giá trị máy in khi thay. Nếu bộ phận này gặp vấn đề sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến máy in vì thế để đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất của đầu phun cũng như góp phần nâng cao tuổi thọ cho máy in thì công ty cần phải bảo dưỡng đầu phun đúng cách. - Ngoài ra, đầu phun còn tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm in, nên phải thường xuyên phải làm sạch bộ phận này. Tuy nhiên tránh dùng dụng cụ lau chùi thông thường nên sử dụng hóa chất và dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh vì đầu phun là một trong những chi tiết cơ học dễ hỏng. - Bảo dưỡng đầu phun ở đây nghĩa là giữ cho đầu phun không bị nghẹt, mực được phun ra liên tục. Bảo dưỡng đầu phun là công việc bắt buộc trước mỗi lần in và sau mỗi ngày. - Chi phí bảo dưỡng đầu phun gồm ba loại: Chi phí tấm vệ sinh đầu phun máy in Chi phí mực Frush one IJC255-256 1L (nước rửa UV) Chi phí đầu gạt bọt bằng Plastic dùng đầu vệ sinh mực in - Do là sản phẩm đặc thù nên giá thành các loại chi phí này rất cao vì thế việc xây dựng và quản lí các loại chi phí này phải phù hợp và phản ánh đúng tình hình thực tế tại đơn vị. Định mức cho từng loại chi phí tính trên 1m2 gạch là bao nhiêu được thể hiện trong các mục sau:  Chi phí tấm vệ sinh đầu phun máy in - Tấm vệ sinh đầu phun máy in hay còn gọi là khăn vải chuyên dụng, loại vải này đặc biệt là không có bụi vải dùng để lau chùi đầu hút mực một bộ phận của đầu phun nhằm giữ cho đầu hút mực luôn sạch, đảm bảo lực hút đủ mạnh để có thể hút hết mực còn tồn đọng trong đầu phun khi kĩ thuật tiến hành mở van xã mực in. - Mỗi ngày trước khi bắt đầu công việc và trước mỗi lần in cần phải vệ sinh đầu phun mực, mỗi lần vệ sinh như vậy cần dùng từ một đến hai cái khăn vải để lau sạch đầu phun, trung bình một ngày nhân viên phải sử dụng 4 cái khăn vải chuyên dụng. - Giá mua các loại khăn vải chuyên dụng này nhìn chung không biến động mạnh vì máy in UV hiện còn trong thời gian bảo hành nên các sản phẩm được mua GVHD: Nguyễn Đình Khôi 39 SVTH: Bùi Thị Tươi
  54. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành tại chính hãng. Bình quân 1 bịch vải có khối lượng 100 cái được mua với giá 900.000 đồng. Trên cơ sở đó sẽ tính được chi phí tấm vệ sinh đầu phun máy in khi in 1m2 gạch là bao nhiêu theo công thức sau: Chi phí tấm vệ sinh Tổng chi phí tấm vệ sinh dùng trong 1 giờ = đầu phun máy in/m2 Số m2 gạch in trong 1 giờ - Trong đó tổng chi phí tấm vệ sinh dùng trong 1 giờ được tính như sau: Tổng chi phí tấm vệ sinh Số lượng vải dùng/ngày × Đơn giá mua = dùng trong 1 giờ Số giờ làm việc trong ngày Tổng chi phí tấm vệ sinh 4 x 9.000 = = 4.500 đồng dùng trong 1 giờ 8 Chi phí tấm vệ sinh 4.500 = = 365 đồng đầu phun máy in/m2 12,34 Như vậy khi in 1m2 gạch chi phí dành cho tấm vệ sinh đầu phun là 365 đồng.  Chi phí đầu gạt bọt bằng Plastic dùng đầu vệ sinh mực in - Đầu gạt bọt bằng Platsic đây là một dạng que được làm bằng nhựa dẻo dài khoảng 9cm đầu được bịt kín bằng bông gòn hình dạng giống như tăm bông. Đây là một trong ba dụng cụ quan trọng và bắt buộc khi vệ sinh đầu phun máy in. - Sau khi dùng khăn vải lau sạch đầu hút, bước tiếp theo là dùng đầu gạt vệ sinh các khe của đầu mực, công việc này giúp loại bỏ các chất còn tồn động, khai thông đầu mực giúp các hạt mực được phun ra liên tục mà không bị nghẹt. Tùy theo tình trạng hoạt động của máy in UV mà số lượng sử dụng các đầu gạt này có sự thay đổi. Với tình tình hoạt động ổn định như hiện nay trung bình một ngày nhân viên cần dùng 2 đầu gạt để vệ sinh các đầu mực. Giống như khăn vải chuyên dụng, đầu gạt cũng được mua tại chính hãng, với giá mua là 1.600.000 đồng cho mỗi gói có khối lượng 100 đầu gạt. - Chi phí đầu gạt bọt bằng Platsic khi in 1m2 gạch được xây dựng giống như cách tính của khăn vải chuyên dụng: Tổng chi phí đầu gạt 2 x 16.000 = = 4.000 đồng dùng trong 1 giờ 8 4.000 Chi phí đầu gạt/m2 = = 324 đồng 12,34 Như vậy khi in 1m2 gạch chi phí dành cho đầu gạt bọt bằng Platsic là 324 đồng GVHD: Nguyễn Đình Khôi 40 SVTH: Bùi Thị Tươi
  55. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành  Chi phí mực Frush one IJC255-256 1L (nước rửa UV) - Nước rửa UV là loại nước rửa chuyên dụng được dùng để vệ sinh đầu phun, dụng cụ này cũng chung mục đích là giữ cho đầu phun không bị tắc nghẽn. Ngoài ra nước rửa UV còn là một dung môi hữu hiệu giúp rửa sạch lớp mực và lớp primer bị hỏng, tuy nhiên do giá thành rất cao nên nước rửa UV chỉ dùng đúng với mục đích là duy nhất là vệ sinh đầu phun máy in bằng cách bôi trơn hoặc ngâm trực tiếp đầu phun vào trong nước rửa, vì vậy lượng nước rửa dùng cho mỗi lần vệ sinh đầu phun rất ít nên thời gian sử dụng được lâu, bình quân với 1 lít nước rửa UV dùng được 5 tháng. Nước rửa UV được mua tại hãng với giá 2.000.000 đồng/lít trải qua các thời điểm thì mức giá này vẫn luôn ổn định từ khi bắt đầu sử dụng cho đến hiện nay. - Trên cơ sở đó sẽ tính được chi phí dành cho nước rửa UV khi in 1m2 gạch là bao nhiêu theo công thức sau: Chi phí nước rửa UV/giờ Chi phí nước rửa UV/m2 = Số m2 gạch in trong 1 giờ - Trong đó chi phí nước rửa UV/giờ được tính theo công thức sau: Trị giá mua Chi phí nước rửa UV/giờ = Thời gian sử dụng x T x t + T: 26 ngày làm việc trong tháng. + t: 8 giờ làm việc trong ngày. Ta có: 2.000.000 Chi phí nước rửa UV/giờ = = 1.923 đồng 5 x 26 x 8 1.923 Chi phí nước rửa UV/m2 = = 156 đồng 12,34 - Như vậy khi in 1m2 gạch chi phí dành nước rửa UV là 156 đồng. - Tổng chi phí bảo dưỡng khi in 1m2 gạch: = 365 + 324 + 156 = 845 đồng. - Tổng biến phí sản xuất chung khi in 1m2 gạch: = Chi phí điện năng + Chi phí bảo dưỡng = 2.171 + 845 = 3.016 đồng. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 41 SVTH: Bùi Thị Tươi
  56. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.6.3.2 Định phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung gồm hai loại: Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí tiền thuê mặt bằng  Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí khấu hao tài sản cố định là giá trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng cho kinh doanh trong kì. - Căn cứ vào bảng trích khấu hao tài sản cố định, mức khấu hao hàng tháng của máy là 41.666.667 đồng/tháng, trên căn cứ này tính được chi phí khấu hao tính trên 1m2 gạch theo công thức như sau: Chi phí khấu hao/giờ Chi phí khấu hao/m2 = Số m2 gạch in trong 1 giờ - Trong đó chi phí khấu hao tính trên 1 giờ được tính như sau: Mức khấu hao hàng tháng Chi phí khấu hao/giờ = T x t Trong đó: Mức khấu hao hàng tháng: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ + T: 26 ngày làm việc trong tháng. + t: 8 giờ làm việc trong ngày. Ta có: 41.666.667 Chi phí khấu hao/giờ = = 200.321 đồng/giờ 26 x 8 200.321 Chi phí khấu hao/m2 = = 16.233 đồng/m2 12,34 Như vậy chi phí khấu hao tài sản cố định khi in 1m2 gạch là 16.233 đồng. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 42 SVTH: Bùi Thị Tươi
  57. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành  Tiền thuê mặt bằng - Tiền thuê mặt bằng đây là khoản chi cố định hàng tháng không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hay ít và cũng không phụ thuộc vào số ngày thực tế làm việc là bao nhiêu ngày. Chi phí tiền thuê mặt bằng được tính cho tất cả các ngày trong tháng không trừ các ngày nghỉ với toàn lượng thời gian của một ngày. - Trung bình tiền thuê mặt bằng mỗi tháng công ty phải trả là 10.000.000 đồng, trên căn cứ này tính được chi phí tiền thuê mặt bằng khi in 1m2 gạch theo công thức như sau: Chi phí tiền thuê mặt bằng/giờ Chi phí tiền thuê mặt bằng/m2 = Số m2 gạch in trong 1 giờ - Trong đó chi phí tiền thuê mặt bằng trong 1 giờ được tính như sau: Chi phí tiền thuê mặt bằng/tháng Chi phí tiền thuê mặt bằng/giờ = 30 x 24 Trong đó: + Chi phí tiền thuê mặt bằng/tháng: là số tiền công ty phải trả hàng tháng cho việc thuê mặt bằng kinh doanh. + 30: là tổng số ngày trong một tháng. + 24: là tổng số giờ trong một ngày. Ta có: 10.000.000 Chi phí tiền thuê mặt bằng/giờ = = 13.889 đồng 30 x 24 13.889 Chi phí tiền thuê mặt bằng/m2 = = 1.126 đồng 12,34 - Như vậy chi phí tiền thuê mặt bằng phải trả khi in 1m2 gạch là 1.126 đồng. - Tổng định phí sản xuất chung khi in 1m2 gạch: = Chi phí khấu hao + Chi phí tiền thuê mặt bằng = 16.233 + 1.126 = 17.359 đồng - Tổng chi phí sản xuất chung khi in 1m2 gạch: = Biến phí sản xuất chung + Định phí sản xuất chung = 3.016 +17.359 = 20.375 đồng GVHD: Nguyễn Đình Khôi 43 SVTH: Bùi Thị Tươi
  58. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành 3.7 Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, ta lập bảng tổng hợp các định mức chi phí. Số liệu tổng hợp được là chi phí định mức khi in 1m2 gạch bằng công nghệ in UV . Bảng 3.8: Bảng tổng hợp định mức chi phí khi in 1m2 gạch ĐVT: Đồng Tỷ trọng Khoản mục Số lượng Đơn giá Chi phí định mức (%) 1.Nguyên liệu trực tiếp 185.937 66,76 - Mực UV 0,0184 lít 3.021.500 55.596 29,9 - Primer 0,5 kg 212.500 106.250 57,14 - Đèn UV 0,98 giờ 24.583 24.091 12,96 2. Nhân công trực tiếp 2,98 giờ 24.230 72.205 25,92 3. Sản xuất chung 20.375 7,32 Chi phí định mức khi in 1m2 gạch 2 78.517 - Như vậy chi phí định mức khi in 1m2 gạch bằng công nghệ in UV là 278.517 đồng. - Với định mức chi phí này giúp nhà quản lí tập trung vào các chi phí chiếm tỷ trọng lớn thay vì tập trung vào tất cả các yếu tố. Ở đây có thể thấy chi phí nguyên liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (66,76%). Trong chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí primer là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (57,14%) vì lí do primer là một yếu tố có tính chất quyết định đến sản phẩm in. Việc primer hiện tại của nhân viên chưa thật sự mang lại hiệu quả và tiêu tốn khá nhiều chi phí của công ty vì không gian phun xịt primer có rất nhiều bụi do được bố trí gần với kho hàng, xe tải thường xuyên lui vào nên mất rất nhiều thời gian xử lí bề mặt vật liệu để vật liệu không bị bám bụi. Ngoài ra ở giai đoạn primer phải mất một khoảng thời gian chờ rất lâu để làm khô bề mặt primer, thời gian tối thiểu là 24 giờ và tối đa lên đến 48 giờ. Kế đến là chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm 25,92% và cuối cùng là chi phí sản xuất chung chiếm 7,32% trong tổng định mức chi phí. Qua các định mức này nhà quản lí có thể biết được từng loại chi phí tiêu thụ là hợp lí hay không, từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. 3.8 Ý nghĩa của việc xây dựng chi phí định mức - Để chứng minh định mức chi phí xây dựng được là phù hợp và có ý nghĩa với công ty, đề tài tiến hành kiểm chứng lại kết quả thông qua tỷ suất sinh lời thực tế. Để biết được tỷ suất sinh lời thực tế của đề tài nghiên cứu là bao nhiêu thì đề GVHD: Nguyễn Đình Khôi 44 SVTH: Bùi Thị Tươi
  59. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành tài tiến hành xác định thêm những khoản chi phí còn lại như chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp của 1m2 gạch. - Doanh thu bình quân tháng của gạch = 12.000.000 đồng. - Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp trên doanh thu tại công ty lần lượt là 1,5% và 0,5%. Chi phí bán hàng gạch = Tỷ lệ chi phí bán hàng x Doanh thu bình quân tháng của gạch Chi phí bán hàng gạch = 1,5% x 12.000.000= 180.000 đồng Doanh thu bình quân tháng của gạch Số m2 gạch in bình quân tháng = Đơn giá bán của gạch 12.000.000 Số m2 gạch in bình quân tháng = = 30 m2 400.000 Chi phí bán hàng gạch Chi phí bán hàng gạch/m2 = Số m2 gạch in bình quân tháng 180.000 Chi phí bán hàng gạch/m2 = = 6.000 đồng 30 Chi phí QLDN gạch = Tỷ lệ chi phí QLDN x DT bình quân tháng của gạch Chi phí QLDN gạch = 0,5% x 12.000.000 = 60.000 đồng Chi phí QLDN gạch Chi phí QLDN gạch/m2 = Số m2 gạch in bình quân tháng 60.000 Chi phí QLDN gạch/m2 = = 2.000 đồng 30 - Như vậy tổng chi phí của 1m2 gạch bằng: = Chi phí định mức + Chi phí bán hàng gạch/m2 + Chi phí QLDN gạch/m2 = 278.517 + 6.000 + 2.000 = 286.517 đồng. - Từ tổng chi phí của 1m2 gạch đề tài có thể tính được lợi nhuận thu về khi in 1m2 gạch là bao nhiêu theo cách tính như sau: Lợi nhuận khi in 1m2 gạch = Giá bán của 1m2 gạch – Tổng chi phí 1m2 gạch Lợi nhuận khi in 1m2 gạch = 400.000 – 286.517 = 113.483 đồng - Để kiểm chứng chi phí định mức xây dựng được là phù hợp với tình hình thực tế tại công ty, đề tài căn cứ vào tỷ suất sinh lời thực tế làm căn cứ so sánh. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 45 SVTH: Bùi Thị Tươi
  60. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành Lợi nhuận khi in 1m2 gạch Tỷ suất sinh lời thực tế = x 100% Giá bán của 1m2 gạch 113.483 Tỷ suất sinh lời thực tế = x 100% = 28,37% 400.000 - Như vậy theo như kết quả đề tài nghiên cứu tỷ suất sinh lời thực tế là 28,37%. Tỷ suất sinh lời thực tế cao hơn so với tỷ suất sinh lời kỳ vọng công ty mong muốn đạt được là 25%. Điều này chứng tỏ hệ thống định mức chi phí đề tài xây dựng là phù hợp và định mức chi phí này có thể đáp ứng được mong muốn của công ty. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 46 SVTH: Bùi Thị Tươi
  61. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ TỐT CHI PHÍ Việc xây dựng định mức và đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn sẽ là các thông tin hữu ích giúp công ty phản ánh về bản chất bên trong, mức độ chính xác của các báo cáo vì thế cũng được tăng lên. Bên cạnh đó công ty có thêm cơ sở khoa học để đo lường và quản lí tốt các chi phí cũng như có thể xây dựng chiến lược, định giá cho các kỳ sản xuất tiếp theo. Việc phân tích và xây dựng định mức và đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn sẽ là các thông tin hữu ích giúp công ty phản ánh hết về bản chất bên trong, mức độ chính xác của các báo cáo vì thế cũng được tăng lên. Bên cạnh đó công ty có thêm cơ sở khoa học để đo lường và quản lí tốt các chi phí cũng như có thể xây dựng chiến lược, định giá cho các kỳ sản xuất tiếp theo. 4.1 Giải pháp về chi phí nguyên liệu trực tiếp - Tồn tại 1: Công nghệ in UV là một công nghệ in mới, chưa được phổ biến trên thị trường cụ thể ở là khu vực miền Tây do đó nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình in không có sẵn trên địa bàn mà phải thông qua các nhà cung cấp ở TP.Hồ Chí Minh. Việc phải mua nguyên liệu ở xa dẫn đến phải mất một khoảng thời gian chờ để vận chuyển nguyên liệu về, từ đó có thể dẫn đến chậm trễ trong tiến độ làm việc không hoàn thành sản phẩm in đúng hạn để bàn giao. - Giải pháp 1: Để đảm bảo tiến độ và không làm gián đoạn công việc, phòng kĩ thuật có nhiệm vụ phải theo dõi số lượng nguyên liệu và lập kế hoạch đề nghị trình cấp trên mua nguyên liệu, khi lượng nguyên liệu còn lại không đủ dùng hay chuẩn bị cho những đơn hàng tiếp theo. - Tồn tại 2: Chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng cao (66,76%) trên giá vốn, nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ một nhà sản xuất chưa tìm kiếm được nguồn liệu đầu vào khác. - Giải pháp 2: Hiện tại máy in còn trong giai đoạn bảo hành nên tất cả nguyên liệu máy sử dụng được cung cấp bởi chính nhà sản xuất. Tuy nhiên sau thời gian bảo hành công ty có thể tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ khác thay thế cho một số nguyên liệu như đóng rắn và sơn bóng. - Ngoài những nguyên liệu chính thì các phụ liệu khác như xăng thơm loại thường có thể thay thế bằng Xăng Nhật 515, nguyên liệu này vừa rẻ vừa có thể làm đẹp bề mặt sản phẩm, tạo bề mặt sản phẩm luôn mới và láng mịn, không tạo nấm mốc cho bề mặt sản phẩm. GVHD: Nguyễn Đình Khôi 47 SVTH: Bùi Thị Tươi
  62. Xây dựng chi phí định mức đối với sản phẩm in UV trên vật liệu gạch tại Công ty TNHH Inox Phát Thành - Tồn tại 3: Phòng primer được bố trí gần với kho hàng và các phương tiện vận tải thường xuyên lui vào trong kho nên không gian xung quanh có rất nhiều bụi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian primer vì bụi bám liên tục nhân viên phải thao tác lại rất nhiều lần cho một vật liệu. - Giải pháp 3: Phòng primer cần được bố trí lại ở một vị trí khác cách xa kho hàng hoặc sử dụng các tấm che chắn tránh tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá và phương tiện vận tải trong kho. Để đảm bảo môi trường làm việc luôn thông thoáng tạo điều điều kiện thuận lợi cho việc primer. - Tồn tại 4: Sau khi đã hoàn tất khâu in, sản phẩm không được bàn giao ngay cho khách mà phải mất một khoảng thời gian chờ khá lâu từ một đến hai ngày để lớp xịt bóng và primer khô hoàn toàn, chính đều này đôi khi làm cho một số khách hàng không hài lòng ảnh hưởng đến việc hợp tác dài lâu của hai bên. - Giải pháp 4: Do thời gian primer và xịt bóng chiếm tỷ trọng cao vì vậy cần sắp xếp thời gian giao hàng hợp lí, có kế hoạch rõ ràng cụ thể cho từng đơn hàng tránh tình trạng phỏng đoán thời gian giao hàng. - Tồn tại 5: In UV khác với in ấn thông thường là mực không thể tự khô sau khi in mà phải thông qua hệ thống sấy bằng đèn UV. Do dùng đèn UV để làm khô mực nên các vật liệu mềm và mỏng như giấy rất dễ bị biến dạng, ố vàng và làm mất độ bóng của giấy vì nhiệt độ từ đèn toả ra quá cao. - Giải pháp 5: Trường hợp này nhân viên kĩ thuật cần chú trọng đến hai khâu: + Thứ nhất trong khâu tư vấn, khuyến khích khách hàng nên chọn các loại giấy có độ cứng và độ dày cao. + Thứ hai khi in nhân viên phải chọn mức chiếu sáng đèn thích hợp với từng loại vật liệu tránh tình trạng để chế độ đèn mặc định của các vật liệu khác áp dụng cho vật liệu giấy. Năng lượng sấy khô đèn có bốn mức 5,7,9 và 11. Khi in trên vật liệu giấy phải chọn mức đèn 5, mức đèn thấp nhất để giảm bớt độ nóng của đèn ảnh hưởng đến vật liệu. - Tồn tại 6: Ở giai đoạn xử lí file xét về độ tương thích màu sắc trong file gốc so với file đã xử lí vẫn còn chênh lệch khá nhiều. - Giải pháp 6: Để đảm bảo độ tương thích giữa file xử lí và file gốc. Trước khi in nhân viên cần kiểm tra độ màu của file xử lí bằng cách cho in trên mẫu test trước từ một đến hai lần nếu tương thích sẽ tiến hành in. Ngược lại độ tương thích kém nhân viên thiết kế phải điều chỉnh tăng độ màu của file xử lí lên so với file gốc, việc điều chỉnh tăng độ màu cũng như thời gian xử lí file nhanh hay chậm phụ GVHD: Nguyễn Đình Khôi 48 SVTH: Bùi Thị Tươi