Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH MTV Kinh doanh Chế biến Lương thực Hiếu Nhân

pdf 109 trang thiennha21 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH MTV Kinh doanh Chế biến Lương thực Hiếu Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_dung_phuong_phap_tinh_gia_tren_co_so_hoat_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH MTV Kinh doanh Chế biến Lương thực Hiếu Nhân

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC HIẾU NHÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN THÁI TRÚC LAM MSSV: 13D340301027 LỚP: ĐHKT8A Cần Thơ, 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)TẠI CÔNG TY TNHH MTVKINH DOANH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC HIẾU NHÂN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Ths. NGUYỄN MINH NHẬT TRẦN THÁI TRÚC LAM MSSV: 13D340301027 LỚP: ĐHKT8A Cần Thơ, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn Minh Nhật – giảng viên hƣớng dẫn đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng, Trƣờng Đại Học Tây Đô đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về chuyên ngành kế toán, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Em xin trân trọng cám ơnsự hỗ trợ quý báu của Ban Giám Đốc, các anh, chị trong phòng Kế toán tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tình hình hoạt động của Công ty. Đặc biệt, em muốn bày tỏ cám ơn đến gia đình đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng, Thầy Nguyễn Minh Nhật, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân, cùng các cô chú, anh chị cán bộ trong Công ty dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Thái Trúc Lam i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khóa luận của riêng tôi. Các số liệu trong khóa luận là trung thực. Những kết quả trong khóa luận chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Thái Trúc Lam ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN  Với xu thế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tự trang bị cho mình những thế mạnh để hòa nhập vào xu thế chung. Trong bối cảnh mới này, ngoài việc cạnh tranh về mặt chất lƣợng thì chiến lƣợc về giá đóng một vai trò hết sức quan trọng, điều này đòi hỏi thông tin kế toán chi phí phải ngày càng đáng tin cậy hơn. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Vận dụng phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu nhân”. Vì vậy, trong một chừng mực nhất định, bài khóa tốt nghiệp đã giải quyết đƣợc những nội dung sau: Thứ nhất, khóa luận nêu lên đƣợc các quan điểm của các học giả kinh tế trên thế giới về phƣơng pháp ABC, các bƣớc trình tự tiến hành thực hiện phƣơng pháp ABC và đã đƣa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau. So sánh đƣợc các điểm khác nhau và giống nhau giữa hai phƣơng pháp là phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp ABC. Bên cạnh đó, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ là trọng tâm đổi mới của phƣơng pháp ABC. Trong điều kiện hiện nay, khi chi phí quản lý gián tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp thì ABC càng khẳng định ƣu thế của mình trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản phẩm với độ chính xác cao và phục vụ tốt cho các nhà quản lý ra quyết định. Thứ hai, khóa luận nêu lên đƣợc thực trạng của phƣơng pháp tính giá mà Công ty đang áp dụng, đối với các chi phí sản xuất chung, Công ty đã phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên xảy ra tình trạng một số sản phẩm có giá nguyên vật liệu cao nhƣng chi phí sản xuất chung thực tế sử dụng lại thấp do đó giá thành sản phẩm không chính xác ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả của doanh nghiệp, chính vì những vấn đề đó mà doanh nghiệp nên áp dụng phƣơng pháp mới, tuy nhiên phƣơng pháp mới cũng có những mặt hạn chế nhất định của nó. Thứ ba, khóa luận đã nêu lên các điều kiện làm cơ sở áp dụng phƣơng pháp tính giá ABC cho Công ty. Toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty đƣợc phân chia chi tiết theo từng hoạt động, chi phí sản xuất đƣợc tập hợp và phân bổ chi tiết cho từng hoạt động. Giá thành sản phẩm của từng sản phẩm đƣợc tính toán lại theo phƣơng pháp tính giá ABC một cách chi tiết hơn. Trên cơ sở giá thành tính đƣợc, từ đó so sánh giá thành theo phƣơng pháp tính giá ABC với giá thành theo phƣơng pháp hiện tại Công ty đang áp dụng từ đó đƣa ra các nhận xét, kiến nghị và kết luận. Kết quả so sánh cho thấy phƣơng pháp tính giá ABC đã xác định giá thành từng loại sản phẩm đƣợc chính xác hơn. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Cơ quan thực tập iv
  7. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giáo viên hƣớng dẫn Ths. Nguyễn Minh Nhật v
  8. MỤC LỤC  LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN v MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2 1.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi thời gian 3 1.4.3. Phạm vi không gian 3 1.5. Cấu trúc khóa luận 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) 4 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 vi
  9. 2.1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm 4 2.1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 6 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8 2.1.2.3. Tài khoản sử dụng 9 2.1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 2.1.3.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất 11 2.1.3.2. Đối tƣợng tính giá thành 12 2.2. Khát quát về phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động (activity based costing – ABC) 12 2.2.1. Lịch sử hình thành phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động 12 2.2.2. Khái niệm về phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động 13 2.2.3. Các phƣơng pháp thu thập thông tin 14 2.2.4. Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp tính giá ABC 15 2.2.5. Ƣu – nhƣợc điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC 19 2.2.5.1. Ƣu điểm 19 2.2.5.2. Nhƣợc điểm 20 2.2.5.3. Điều kiện vận dụng mô hình ABC 20 2.2.6. So sánh phƣơng pháp ABC với phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống (Traditional Costing Accounting - TCA) 21 2.2.7. Phƣơng pháp tính giá ABC với việc quản trị dựa trên hoạt động (Activity Based Management – ABM) 23 2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phƣơng pháp ABC tại Việt Nam 24 2.2.8.1. Những thuận lợi 24 2.2.8.2. Những khó khăn 25 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC HIẾU NHÂN 26 vii
  10. 3.1. Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 26 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 27 3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý 27 3.1.2.2. Chức năng của các phòng ban 27 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 28 3.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 28 3.1.3.2. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty 32 3.1.3.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 32 3.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất 34 3.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 35 3.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 35 3.2.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất 35 3.2.1.2. Đối tƣợng tính giá thành 35 3.2.1.3. Kỳ tính giá thành 35 3.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty 36 3.2.3. Tổ hợp quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ở Công ty 36 3.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37 3.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 48 3.2.3.3. Chi phí sản xuất chung 59 3.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 66 3.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang 66 3.2.4.2. Tính giá thành sản phẩm 66 3.3. Vận dụng phƣơng pháp tính giá ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 68 3.3.1. Sự cần thiết của việc vận dụng phƣơng pháp ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 69 viii
  11. 3.3.2. Khả năng ứng dụng phƣơng pháp ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 69 3.3.3. Lựa chọn mô hình ABC cho Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 69 3.3.4. Ứng dụng phƣơng pháp ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 70 3.3.4.1. Xác định các hoạt động tại Công ty 70 3.3.4.2. Xác định các nguồn lực sử dụng 70 3.3.4.3. Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí 75 3.3.4.4. Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm 75 3.3.4.5. Tính giá thành sản phẩm theo hoạt động 78 CHƢƠNG 4: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC HIẾU NHÂN 79 4.1. So sánh giá thành theo phƣơng pháp ABC và phƣơng pháp hiện tại Công ty đang áp dụng 79 4.2. Nhận xét phƣơng pháp tính giá truyền thống 81 4.2.1. Ƣu điểm 81 4.2.2. Nhƣợc điểm 81 4.3. Nhận xét phƣơng pháp tính giá ABC 82 4.3.1. Ƣu điểm 82 4.3.2. Nhƣợc điểm 83 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 84 5.1. Kết luận 84 5.2. Kiến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii PHỤ LỤC xiv ix
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng Tên bảng Trang 3.1. Tên các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, phụ phẩm 36 3.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng 48 3.3. Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành các loại gạo, nếp thành phẩm 66 tháng 12/2016 3.4. Bảng giá trị sản phẩm phụ ƣớc tính theo giá thị trƣờng tháng 67 12/2016 3.5. Bảng ma trận EAD 72 3.6. Bảng hệ số tỷ lệ ma trận EAD 72 3.7. Bảng giá trị bằng tiền ma trận EAD 74 3.8. Bảng xác định nguồn phát sinh chi phí các hoạt động 75 3.9. Bảng ma trận APD 75 3.10. Bảng hệ số tỷ lệ ma trận APD 76 3.11. Bảng giá trị bằng tiền ma trận APD 77 3.12. Bảng tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp ABC 78 4.1. Bảng so sánh giá thành theo phƣơng pháp tính giá ABC và hiện tại 79 x
  13. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ  Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 11 – dịch vụ 2.2. Phƣơng pháp ABC 14 2.3. Tổng quan hệ thống kế toán chi phí ABC 16 2.4. Mối quan hệ giữa ABC và ABM 23 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến 27 Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh 29 Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 3.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính theo phần mềm kế toán 32 EFFECT STANDARD 3.4. Quy trình sản xuất gạo tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh 34 Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 3.5. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo Jasmine 5% tấm 38 3.6. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo 5451 5% tấm 39 3.7. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo ST21 5% tấm 40 3.8. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo KDM 5% tấm 41 3.9. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của nếp thành phẩm 42 3.10. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo Jasmine 5% tấm 51 3.11. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo 5451 5% tấm 51 3.12. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo ST21 5% tấm 52 3.13. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo KDM 5% tấm 52 3.14. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của nếp thành phẩm 53 3.15. Sơ đồ hạch toán CPSXC 61 3.16. Sơ đồ kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC 68 xi
  14. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ABC Phƣơng pháp kế toán chi phí trên hoạt động (ABC – Activity – based costing) ABM Quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động (ABM – Activity Based Management) AHP Phƣơng pháp phân tích thứ bậc (AHP – Analytic Hierarchical Process) BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX Chi phí sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung DN Doanh nghiệp GTĐV Giá thành đơn vị GTGT Giá trị gia tăng KD CBLT Kinh doanh chế biến lƣơng thực KPCĐ Kinh phí công đoàn MTV Một thành viên NLĐ Ngƣời lao động PP Phƣơng pháp TCA Phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống (TCA – Traditional Costing Accounting) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định xii
  15. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, việc hội nhập của nền kinh tế trong nƣớc với thế giới đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng. CácDNsản xuất không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các Công ty trong nƣớc, mà còn phải cạnh tranh gay gắt hơn từ Công ty nƣớc ngoài, có lợi thế hơn cả về vốn, thƣơng hiệu và trình độ quản lý. Đối với bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn đuợc nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa việc giá thành sản phẩm đƣợc tính chính xác hay không còn ảnh hƣởng đến công tác hoạch định cũng nhƣ ra quyết định của các nhà quản trị DN. Do đó, việc xây dựng và tổ chức công tác kế toán sao cho việc xác định đƣợc chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng chính xác hơn là vấn đề cần đƣợc quan tâm và nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhâncho thấy Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống trong điều kiện cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và phức tạp, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong giá thành sản phẩm. Ở mỗi phân xƣởng việc tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm đƣợc tiến hành theo một tiêu thức phân bổ đơn giản và ít có quan hệ nhân quả với mức độ hoạt động của các bộ phận.Chính vì vậy việc sử dụng một tiêu thức phân bổ sẽ làm sai lệch đáng kể giá thành sản phẩm, dịch vụ. Một phƣơng pháp tính chi phí mới đƣợc thiết kế nhằm khắc phục các nhƣợc điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là phƣơng pháp tính giá theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing).Đây là một phƣơng pháp tính giá đƣợc sử dụng để tính thẳng chi phí chung vào các đối tƣợng tính chi phí. Theo phƣơng pháp ABC, chi phí đƣợc theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với từng loại sản phẩm, vì thế thông tin giá thành đƣợc cung cấp bởi hệ thống ABC có mức độ chính xác cao hơn. Nghiên cứu và vận dụng phƣơng pháp ABC trong việc xác định nguồn lực tiêu hao cho mỗi sản phẩm tại Công ty chính là gián tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài: “Vận dụng phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân”đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 1
  16. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Vận dụng phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động vào điều kiện thực tế tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân, qua đó so sánh việc thực hiện giữa phƣơng pháp tính giá truyền thống và phƣơng pháp tính giá theo hoạt động và hƣớng sử dụng thông tin này cho việc quản trị dựa trên hoạt động. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phản ánh thực trạng công tác kế toán giá thành tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. - Tổ chức vận dụng phƣơng pháp tính giá theo hoạt động tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. - So sánh việc thực hiện giữa phƣơng pháp tính giá truyền thống và phƣơng pháp tính giá theo hoạt động và hƣớng sử dụng thông tin từ phƣơng pháp này cho việc quản trị dựa trên hoạt động. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Chứng từ, sổ sách, báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 1.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập đƣợc lựa chọn và xử lý bằng phần mềm Excel theo yêu cầu của nghiên cứu. Các phƣơng pháp chính yếu đƣợc sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu gồm: - Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này dùng để điều tra thu thập tài liệu liên quan đến quá trình hạch toán và theo dõi chi phí tại Công ty. - Phƣơng pháp thu thập thông tin: Phƣơng pháp này dùng để thu thập các tài liệu, số liệu và thông tin có sẵn từ báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty. - Phƣơng pháp đối chiếu và so sánh: Phƣơng pháp này dùng để đối chiếu,so sánh hai chỉ tiêu với nhau từ đó rút ra kết luận về sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu đó nhằm phục vụ cho việc ra quyết định. 2
  17. Ngoài ra, các phƣơng pháp chứng từ, tài khoản, cũng đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu còn dựa trên cuộc phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, bộ phận có liên quan và minh họa số liệu thực tế lấy từ Công ty. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về những vấn đề lý luận và ứng dụng phƣơng pháp ABC vào thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. Đồng thời, tiến tới nghiên cứu đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác tính giá tại Công ty. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện nghiên cứu: 06/02/2017 – 05/05/2017. - Số liệu sử dụng trong đề tài: Tháng 12/2016. 1.4.3. Phạm vi không gian Vận dụng phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC vào điều kiện thực tế tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 1.5. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm có 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan. Chƣơng 2:Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Chƣơng 3:Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và vận dụng phƣơng pháp tính giá ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. Chƣơng 4: So sánh và nhận xét phƣơng pháp tính giá truyền thống và phƣơng pháp tính giá ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. Chƣơng 5: Kết luận - kiến nghị. 3
  18. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) (Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ48/2006/QĐ-BTC) 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các DN phải bỏ ra các chi phí về vật chất (vật tƣ, máy móc ), hao phí về sức lao động. Những hao phí này luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh gọi là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật chất và các hao phí cần thiết khác mà DN đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ. Chi phí sản xuất đƣợc hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và đƣợc biểu hiện trên hai mặt: -Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất để đạt đƣợc mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ. -Về mặt định lƣợng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và đƣợc biểu hiện qua thƣớc đo phù hợp, mà thƣớc đo tổng quát là tiền tệ. Cả hai mặt định tính và định lƣợng của chi phí sản xuất chịu sự chi phối thƣờng xuyên của quá trình tái sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩmcủa DN. 2.1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Một mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trƣớc chuyển sang) và các chi phí trích trƣớc có liên quan đến khối lƣợng sản phẩm, lao dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà DN bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhƣng có liên quan đến khối lƣợng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. 4
  19. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lƣợng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và phải bù đắp đầy đủ để tái sản xuất tiếp theo. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các DN và của nền kinh tế. Giá thành sản phẩm trong các DN có các chức năng cơ bản nhƣ: Chức năng thƣớc đo bù đắp chi phí, chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế. 2.1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình. -Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. -Đều gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phƣơng diện sau: - Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm, chi phí cho quản lý DN và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không cần biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chƣa hoàn thành. Còn giá thành sản phẩm luôn luôn gắn liền với một khối lƣợng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định. - Về mặt lƣợng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trƣớc chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lƣợng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Nhƣ vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của DN về chi phí sản xuất có ảnh hƣởng 5
  20. trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của DN. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thƣờng xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho DN cạnh tranh có hiệu quả trên thị trƣờng. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí CPSX phát sinh có cùng nội dung kinh tế đƣợc sắp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và sử dụng vào mục đích gì. Hiện nay, chi phí đƣợc chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: Là tiền lƣơng chính, phụ; các khoản trích theo lƣơng và các khoản phải trả khác cho ngƣời lao động thuộc bộ phận sản xuất trong kỳ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dịch vào chi phí sản xuất trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại, thuê mặt bằng, - Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí sản xuất khác chƣa đƣợc phản ảnh trong các chi phí trên những đã chi bằng tiền. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí CPSX đƣợc chia ra thành những khoản mục nhất định, có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Hiện nay, chi phí đƣợc phân thành: - CPNVLTT: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm nhƣ: sắt, thép, gỗ, vải, và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lƣợng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm. CPNVLTT đƣợc hạch toán trực tiếp vào đối tƣợng chịu chi phí. - CPNCTT: Là tiền lƣơng chính, phụ; các khoản trích theo lƣơng và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. CPNCTT đƣợc hạch toán trực tiếp vào đối tƣợng chịu chi phí. 6
  21. - CPSXC: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhƣng không kể CPNVLTT và CPNCTT. CPSXC bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xƣởng, Phân loại theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng chịu chi phí và đƣợc hạch toán vào đối tƣợng có liên quan. Thông thƣờng chi phí trực tiếp là những chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một số yếu tố nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lƣơng, Chi phí trực tiếp thƣờng đƣợc đo lƣờng, ghi nhận chính xác cho từng đối tƣợng nên không tạo nên sự sai lệch về chi phí này khi tính giá thành sản phẩm. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng chịu chi phí, do đó nó đƣợc phân bổ vào các đối tƣợng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thƣờng là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. Chi phí gián tiếp rất khó đo lƣờng, ghi nhận chính xác cho từng đối tƣợng vì vậy chi phí gián tiếp thƣờng tạo nên sự khác biệt giữa thực tế phát sinh và mức phân bổ chi phí gián tiếp vào giá thành do sử dụng những tiêu thức, phƣơng pháp phân bổ khác nhau. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân loại, chi phí đƣợc chia làm 3 loại: - Biến phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thƣờng biến phí của một đơn vị hoạt động không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. - Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp. - Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Các tiêu thức phân loại chi phí khác Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị, chi phí đƣợc chia thành: Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc. 7
  22. - Chi phí kiểm soát đƣợc: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó. - Chi phí không kiểm soát đƣợc: Là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi kiểm soát của các cấp quản trị DN. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh, chi phí chia thành: Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm. - Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do chọn phƣơng án (hoặc hành động) này thay vì chọn phƣơng án (hoặc hành động) khác. Chi phí cơ hội không thể hiện trên bất cứ sổ sách kế toán nào nhƣng lại là cơ sở rất cần thiết để lựa chọn phƣơng án kinh doanh. - Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có ở phƣơng án này nhƣng chỉ có một phần hoặc không có ở phƣơng án khác. Đây là một khái niệm rộng về chi phí dùng để nhận thức, so sánh chi phí lựa chọn các phƣơng án kinh doanh. - Chi phí chìm: Là loại chi phí mà DN sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựa chọn phƣơng án hoặc hành động nào. Chi phí chìm đƣợc xem nhƣ là khoản chi phí không thể tránh đƣợc cho dù ngƣời quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phƣơng án nào. Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của ngƣời quản lý. 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành theo thời điểm - Giá thành kế hoạch: Là giá thành tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Làgiá thành tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau: Giá thành Tổng sản phẩm theo Giá thành kế hoạch = x định mức kế hoạch - Giá thành thực tế: Là giá thành đƣợc xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt đƣợc. Phân loại giá thành theo nội dung kinh tế cấu thành giá thành Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí: 8
  23. - CPNVLTT. -CPNCTT. - CPSXC. 2.1.2.3. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, ) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bƣu điện, du lịch, khách sạn ), gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thƣơng mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này. - Chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán trên tài khoản 154 phải đƣợc chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xƣởng bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trƣờng, ), theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm: theo từng loại dịch vụ, theo từng công đoạn dịch vụ. - Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154. Để việc theo dõi đƣợc dễ dàng Công ty chia tài khoản 154 thành: + 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp. + 1543 – Chi phí sản xuất chung. 9
  24. Kết cấu tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Bên nợ Bên có - Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, - Giá thành sản xuất thực tế của sản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên chuyển đi bán. quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí - Chi phí thực tế của khối lƣợng dịch thực hiện dịch vụ. vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc. - Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng không đƣợc tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Số dƣ bên nợ Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ 10
  25. 154 152, 153 CPSX, KD dở dang 152, 153 Xuất NVL và công cụ dụng cụ Nhập kho vật liệu, CCDC Gia công chế biến xong 142, 242 155 Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ Nhập kho sản phẩm hoàn thành 214 157 Khấu hao TSCĐ Sản phẩm hoàn thành gửi đi bán Không qua nhập kho 334, 338 632 Sản phẩm hoàn thành Tiền lƣơng, BHXH, BHYT xuất bán ngay trong kỳ BHTN, KPCĐ Dịch vụ hoàn thành đƣợc xác định là tiêu thụ 111, 112, 331, 138, 334, 632, Chi phí dịch vụ mua ngoài và Giá trị sản phẩm hỏng Chi phí khác bằng tiền bắt bồi thƣờng, tính vào chi phí 133 Sơ đồ 2.1. kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong DN sản xuất – dịch vụ 2.1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.3.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tƣợng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSX. Thực chất của xác định đối tƣợng tập hợp CPSX là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xƣởng, bộ phận, quy trình sản xuất, ) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ trƣớc) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B, ). 11
  26. Trong công tác kế toán, xác định đối tƣợng tập hợp CPSX là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu liên quan đến CPSX, xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết CPSX. 2.1.3.2. Đối tƣợngtính giá thành Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà DN cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tƣợng tính giá thành gắn liền với giải quyết hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, về mặt kỹ thuật, khi nào sản phẩm, dịch vụ đƣợc công nhận là hoàn thành. Thứ hai, về mặt thông tin, khi nào cần thông tin tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tƣợng tính giá thành, kế toán có thể dựa vào những căn cứ nhƣ: quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, tính hàng hóa của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phƣơng tiện của kế toán. 2.2. Khát quát về phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động (activity based costing– ABC) 2.2.1. Lịch sử hình thành phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động Trong suốt những năm 1980, hệ thống tính giá thành truyền thống trong các DN đã bộc lộ rất nhiều những hạn chế. Đây là một phƣơng pháp đƣợc thiết lập cách đây từ nhiều thập kỷ, khi mà hầu hết các Công ty chỉ sản xuất một số ít loại sản phẩm và lao động trực tiếp và nguyên vật liệu trực tiếp là những nhân tố chi phí chiếm ƣu thế cao, CPSXC là tƣơng đối nhỏ và những bóp méo nảy sinh từ sự phân bổ CPSXC là không quan trọng, chi phí xử lý số liệu lại quá cao. Vì vậy, đây là những khó khăn cản trợ sự ra đời của nhiều phƣơng pháp phân bổ CPSXC tiên tiến hơn. Ngày này, chủng loại mặt hàng mà các Công ty sản xuất là rất đa dạng. CPNCTT chỉ là nhân tố nhỏ, còn CPSXC lại là một thành phần đáng kể trong tổng CPSX. Cơ sở lao động trực tiếp đƣợc sử dụng để phân bổ CPSXC không đƣợc tin dùng nhƣ trƣớc đây. Đặc biệt, chi phí xử lý số liệu không còn là rào cản đối với việc ra đời nhiều hệ thống tính giá mới. Hơn nữa, vào những năm 1980 với sự cạnh tranh dữ dội toàn cầu, nhà quản lý đã tạo ra nhiều quyết định sai lầm do sự nghèo nàn và sai lệch về thông tin chi phí. Từ đó, chi phí cơ hội của sự nghèo nàn về thông tin chi phí tăng lên dẫn đến sự đòi hỏi một phƣơng pháp tính giá chính xác hơn. Trong hoàn cảnh ấy, một phƣơng pháp tính giá mới đƣợc thiết kế nhằm khắc phục các nhƣợc điểm của những hệ thống tính giá thành truyền 12
  27. thống, đó là phƣơng pháp tính giá theo hoạt động (ABC – Activity Based Costing) ra đời. Ngày nay, các lý thuyết này đƣợc trình bày trong các tài liệu chuyên ngành kế toán quản trị trên thế giới và đƣợc nhiều ngƣời tham gia tìm hiểu. 2.2.2. Khái niệm về phƣơng pháp tính giá dựa trên hoạt động Phƣơng pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động lần đầu tiên đƣợc Thomas Johnson, Robin Cooper và Robert Kaplan đề cập đến trong cuốn “Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting” (1987) nhƣ một phƣơng pháp cải thiện việc tính toán chi phí. Từ đó, có khá nhiều khái niệm về phƣơng pháp ABC, mỗi học giả trên thế giới có một khái niệm khác nhau. Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phƣơng pháp kế toán chi phí trên cở sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lƣờng chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tƣợng chi phí. Phƣơng pháp này phân bổ chi phí cho các đối tƣợng chi phí dựa trên số lƣợng hoạt động sử dụng bởi đối tƣợng chi phí đó”. Đến năm 1998, Kaplan đƣa ra định nghĩa khác về phƣơng pháp kế toán ABC: “Phƣơng pháp ABC đƣợc thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ; mục tiêu của phƣơng pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phƣơng pháp này là đo lƣờng và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”. Theo Horngren (2000): “Phƣơng pháp ABC là sự cải tiến của phƣơng pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể nhƣ là các đối tƣợng chi phí cơ bản. Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động đƣợc tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”. Theo Maher (2001) cho rằng ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trƣớc hết, chi phí đƣợc phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. Quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng. ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng. Vì thế, ABC không chỉ đơn thuần là quá trình phân bổ chi phí. Ta có thể thấy rằng mỗi học giả có khái niệm khác nhau nhƣng nhìn chung phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là phƣơng pháp tính giá mà việc 13
  28. phân bổ các chi phí gián tiếp cho các sản phẩm, dịch vụ dựa trên mức độ hoạt động của chúng. Phƣơng pháp ABC có thể đƣợc trình bày nhƣ sau: Hoạt động Chi phí của Sản phẩm, dịch vụ hoạt động Sơ đồ 2.2. Phƣơng pháp ABC 2.2.3. Các phƣơng pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt đƣợc sự chính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những tỷ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC. Mỗi hoạt động sử dụng một phần của từng nhóm chi phí. Tƣơng tự nhƣ vậy, mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động. Nhƣ đã đề cập từ trƣớc, mỗi tỷ lệ thƣờng thể hiện cho một phần của tổng thể chi phí hay hoạt động. Ví dụ, hoạt động lập báo giá sử dụng 0,1 (10%) chi phí hành chính. Có rất nhiều cách để có thể thu đƣợc những tỷ lệ này và từng phƣơng pháp cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Ba phƣơng pháp có mức độ chính xác về dữ liệu có thể đƣợc sử dụng trong việc ƣớc lƣợng những tỷ lệ này theo thứ tự là ƣớc đoán, đánh giá hệ thống, và thu thập dữ liệu thực tế. - Ƣớc đoán: Trong trƣờng hợp khi mà không thể có đƣợc những số liệu thực tế hoặc những việc thu thập số liệu khá tốn kém, thì có thể ƣớc đoán để tính ra các tỷ lệ. Việc ƣớc đoán có thể đƣợc hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài chính, và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chi phí. Nhóm này có thể đƣa ra đƣợc những ƣớc đoán về tỷ lệ chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của phƣơng pháp ABC. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những ngƣời trong nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí. - Đánh giá hệ thống: Một phƣơng pháp khoa học hơn để thu đƣợc những tỷ lệ này cho việc tính toán chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống nhƣ áp dụng quá trình phân tích thứ bậc (AHP - Analytic Hierarchical Process) (Saaty, 1982; Golden,Wasil, và Harker, 1989). AHP là một công cụ thích hợp nhằm đƣa những ý kiến cá nhân chủ quan thành những thông tin thể hiện khách quan hơn về các tỷ lệ. Ví dụ, giả sử doanh nghiệp cần phân bổ chi phí xăng dầu giữa ba hoạt động chạy máy, giao hàng và bảo trì. Thông qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận tiêu thụ nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỷ lệ phần trăm chi phí xăng 14
  29. dầu trong một thời đoạn nhất định, AHP có thể đƣa ra đƣợc phần trăm của chi phí này và phân bổ chúng đến từng hoạt động thích hợp. AHP cũng có thể đƣợc sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từ các hoạt động đến từng sản phẩm. Trong bƣớc này, điều quan trọng là phải xác định đƣợc một tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt đƣợc mức độ chính xác mong muốn. - Thu thập dữ liệu thực tế: Phƣơng pháp chính xác nhất và tốn nhiều chi phí nhất để tính toán đƣợc tỉ lệ cần thiết đó là thu thập những dữ liệu thực tế. Trong hầu hết các trƣờng hợp, ngƣời ta phải tổ chức một bộ máy thu thập, ghi nhận dữ liệu thực tế và có thể đòi hỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin. Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu phải đúng thời điểm và điều tra viên yêu cầu phải có kinh nghiệm. Kết quả thƣờng đƣợc phân tích bằng những công cụ thống kê. Ví dụ, lấy mẫu công việc có thể đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tỷ lệ thời gian dành cho việc giám sát sản xuất một sản phẩm cụ thể. Trong trƣờng hợp này, nhân viên giám sát sẽ đƣợc hỏi vào những thời điểm ngẫu nhiên để xác định sản phẩm đang đƣợc giám sát. Dựa trên những dữ liệu này, ta có thể thu thập đƣợc những thông tin cần thiết. 2.2.4. Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp tính giá ABC Phƣơng pháp ABC đƣợc xây dựng trên lý luận sau: Các nguồn lực đƣợc gán cho các hoạt động có sử dụng những nguồn lực đó làm phát sinh chi phí, các hoạt động lại đƣợc thực hiện để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, (đối tƣợng chịu chi phí). Vì vậy, các hoạt động của một doanh nghiệp đƣợc nhận diện, chi phí đƣợc truy nguyên vào các hoạt động này hoặc vào các tổ hợp chi phí hoạt động (activity cost pools) dựa vào các nguồn lực mà chúng yêu cầu. Sau đó chi phí đƣợc phân bổ, hoặc truy nguyên từ các tổ hợp chi phí hoạt động đến sản phẩm theo tỷ lệ nhu cầu đối với từng hoạt động của từng sản phẩm. Mô hình phân bổ theo mối quan hệ nhân quả có thể đƣợc thiết lập giữa các đối tƣợng chi phí và các nguồn lực theo sơ đồ 2.2. 15
  30. Nguồn lực/ Chi phí Tiêu thức phân bổ Phân bổ chi phí nguồn lực nguồn lực Tập hợp trực Hoạt động tiếp Tiêu thức phân bổ Phân bổ chi phí hoạt động hoạt động Đối tƣợng chịu chi phí Sơ đồ 2.3. Tổng quan hệ thống kế toán chi phí ABC Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp tính giá ABC Giai đoạn I: Phân chia chi phí vào các trung tâm hoạt động -Phân nhóm các chi phí Bƣớc này đòi hỏi việc phân chia các chi phí chung thành các nhóm chi phí có tính chất đồng nhất. + Tập hợp các hoạt động vào các tổ hợp chi phí đồng nhất căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn lực của hoạt động. + Lựa chọn các thƣớc đo hoạt động đại diện cho từng tổ hợp, sau đó chi phí sản xuất chung từ những tổ hợp chi phí đồng nhất sẽ đƣợc tính vào từng loại sản phẩm dựa trên mức độ tiêu tốn các hoạt động để sản xuất ra loại sản phẩm đó. + Các chi phí theo hoạt động đồng nhất là các chi phí nguồn lực đƣợc hoạt động tiêu thụ trong cùng một tỷ lệ. Việc nhận ra các mối quan hệ này cho phép nhà thiết kế kết hợp các chi phí đồng nhất trong một tổ hợp chi phí đơn để đơn giản hóa hệ thống. -Xác định các hoạt động và trung tâm hoạt động Để có thể thực hiện đƣợc ABC, thì phải phân chia các hoạt động trong Công ty ra thành các nhóm có liên quan đến việc sử dụng chi phí với mục đích cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm.Ngƣời ta thƣờng vẽ ra lƣu đồ của quá trình để xác định đƣợc những hoạt động chính này. Để có thể thiết lập đƣợc những hoạt động cần thiết cho ABC, những quy trình đồng nhất phải đƣợc nhóm lại với nhau. 16
  31. Xác định các kích tố chính yếu và thứ yếu cho các hoạt động chính này. Kích tố chi phí đƣợc chọn dựa trên hai tiêu chí là quan hệ nhân quả hợp lý giữa kích tố chi phí và lƣợng tiêu hao nguồn lực; và các dữ liệu về kích tố chi phí có thể thu thập đƣợc trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp. - Liên hệ chi phí vào các trung tâm hoạt động Xác định chi phí của từng trung tâm hoạt động bằng cách thiết lập ma trận Chi phí – Hoạt động (EAD). Theo ma trận này, các nhóm chi phí biểu diễn theo cột và các hoạt động đƣợc biểu diễn theo hàng. Nếu hoạt động i có sử dụng loại chi phí j thì đánh dấu vào ô ij. Sau đó thay thế những dấu đã đánh bằng một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách sử dụng một trong các phƣơng pháp sau sao cho tổng các cột của ma trận EAD bằng 1. Có ba phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong việc tính toán những tỷ lệ này, có mức độ chính xác theo thứ tự là: Ƣớc đoán, đánh giá hệ thống và thu thập dữ liệu thực tế. -Tính toán giá trị bằng tiền của các hoạt động Để có đƣợc giá trị bằng tiền của từng hoạt động, ta áp dụng công thức sau: j = 1 TCA(i) = ∑ chi phí (j) * EAD (i,j) M Trong đó: TCA(i) : Tổng chi phí của hoạt động i M : Số loại chi phí Chi phí (j) : Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j EAD (i,j) : Hệ số tỷ lệ ở ô i, j của ma trận EAD Giai đoạn II:Phân bổ chi phí từ các hoạt động vào sản phẩm -Xác định nguồn phát sinh chi phí (kích tố chi phí) Nguồn phát sinh chi phí là nguyên nhân gây ra sự phát sinh chi phí. Các chi phí trực tiếp có thể liên kết trực tiếp đến một sản phẩm mà không cần có nguồn sinh phí. Tất cả các chi phí sản xuất khác cần liên kết giữa chi phí, hoạt động và sản phẩm. Nguồn sinh phí là các liên kết, mỗi hoạt động đều có thể có một hay nhiều nguồn sinh phí liên quan. Một nguồn sinh phí có thể liên kết một nhóm chi phí trong một hoạt động với sản phẩm, hoặc một nguồn sinh phí có thể liên kết chi phí trong một hoạt động với các hoạt động khác. Nhiều lớp hoạt động có thể 17
  32. cùng tồn tại, một hoạt động có thể liên quan đến hoạt động khác ngay cả trƣớc khi quan hệ với sản phẩm đƣợc xác lập. Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí phù hợp nhất là dựa trên mối quan hệ giữa chi phí và nguồn phát sinh chi phí cũng nhƣ dựa trên trình độ thu thập thông tin của doanh nghiệp. - Tính toán giá trị bằng tiền của các sản phẩm Trong bƣớc này, các hoạt động đƣợc sử dụng cho từng sản phẩm đƣợc xác định và ma trận Hoạt động – sản phẩm (APD) đƣợc lập. Những hoạt động đƣợc biểu diễn theo cột còn các sản phẩm đƣợc biểu diễn theo hàng. Nếu sản phẩm i sử dụng hoạt động j, ta đánh dấu vào ô ij. Những ô đã đánh dấu đƣợc thay thế bằng một tỷ lệ đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách sử dụng một trong các phƣơng pháp đã đề cập trong phần trƣớc. Tổng các cột của ma trận APD phải bằng 1. Để có đƣợc giá trị bằng tiền của từng hoạt động, chúng ta áp dụng công thức sau: j = 1 OCP(i)= ∑ TCA (j) * APD (i,j) N Trong đó: OCP (i) : Chi phí chung của sản phẩm i N : Số hoạt động TCA (j) : Giá trị bằng tiền của hoạt động j APD (i,j) : Tỷ lệ ở ô ij của ma trận APD Tổng chi phí cho từng sản phẩm (Ci) đƣợc tính bằng tổng chi phí trực tiếp của sản phẩm i (Di) với chi phí chung cho sản phẩm i (OCP(i)): Ci = Di + OCP(i) Chi phí ABC cho từng đơn vị sản phẩm đƣợc tính bằng cách chia tổng chi phí cho từng loại sản phẩm (Ci) với số lƣợng đơn vị sản phẩm i đƣợc sản xuất trong kỳ. Tổng chi phí trong kỳ của sản phẩm i Chi phí ABC cho 1 đơn vị sản phẩm i = Số lƣợng sản phẩm i 18
  33. 2.2.5. Ƣu – nhƣợc điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC 2.2.5.1. Ƣu điểm Để có một cái nhìn toàn diện hơn về phƣơng pháp ABC phải xét đến những ƣu điểm của phƣơng pháp ABC: - Phƣơng pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh đƣợc những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không chính xác về giá thành. - Khả năng quản lý chi phí của phƣơng pháp ABC đƣợc đánh giá là tốt hơn so với phƣơng pháp TCA. - Phƣơng pháp ABC tập trung đa chiều vào chi phí, điều này có thể thấy rõ ràng ở chi phí chung. Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu trúc chi phí, mà hệ thống TCA không thể cung cấp đƣợc. - Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất. - Khả năng sinh lợi từ khách hàng đƣợc xem là một sự mở rộng hợp lý của phƣơng pháp ABC, thông qua việc cung cấp những triển vọng khác nhau về lợi nhuận khi mà lợi nhuận thực sự mang lại từ khách hàng chứ không phải từ sản phẩm. - Sự vận dụng hệ thống ABC yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về cấu trúc chi phí của một tổ chức, mà thiết lập mô hình chi phí (cost modelling) và chi phí mục tiêu (target costing) có thể thực hiện mà không có một yếu tố bất thƣờng nào xảy ra. - Một số quy trình quản lý nhƣ: quản lý chất lƣợng, quản lý thời gian và quản lý năng lực sản xuất đƣợc thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC. - Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chuyển đổi từ quản lý theo chức năng sang quản lý theo quy trình, mà sẽ phản ánh tốt hơn về chức năng thực sự của tổ chức. - Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí. - Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính 19
  34. logic của các quy trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hệthống ABC không đƣợc khai thác bởi kế toán mà do bởi những kỹ sƣ, nhân viên marketing, ngƣời quản lý hàng tồn kho - Đối với những nhà máy sản xuất sản phẩm với sản lƣợng biến động, phƣơng pháp ABC sẽ tính đƣợc sự khác biệt về chi phí đối với các dây chuyền sản xuất khác nhau trong 2 trƣờng hợp sản lƣợng thấp và sản lƣợng cao, trong khi đó phƣơng pháp TCA sẽ cào bằng chi phí trong trƣờng hợp này. 2.2.5.2. Nhƣợc điểm - Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phƣơng pháp truyền thống. Đặc biệt, điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lƣợng công việc kế toán rất lớn và khá phức tạp.Để có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc chi phí đòi hỏi một khối lƣợng công việc phân tích rất lớn đƣợc thực hiện. Kế hoạch phải đƣợc thiết lập một cách kỹ lƣỡng và chu đáo, quy trình quản lý chi phí tỉ mỉ hơn sẽ gia tăng yếu tố đầu vào (tăng chi phí). - Khi áp dụng phƣơng pháp ABC, vẫn có nhiều trƣờng hợp không thể phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác, bởi vì nguyên nhân gây ra chi phí không thể tìm thấy hoặc rất khó để xác định, hoặc việc xác định chính xác đòi hỏi chi phí thu thập thông tin quá lớn. - Phƣơng pháp ABC đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. - Một hệ thống kế toán phức tạp hơn rất nhiều đƣợc triển khai trong khi tổ chức không có đủ nhân sự hoặc chuyên gia để quản lý, điều này dễ dàng dẫn đến sự thiếu tin tƣởng vào hệ thống do bởi các thông tin thiếu tin cậy. - Việc vận dụng phƣơng pháp ABC đòi hỏi phƣơng pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp cũng phải đạt tới trình độ quản lý theo hoạt động. 2.2.5.3. Điều kiện vận dụng mô hình ABC - Sản phẩm, dịch vụ đƣợc sản xuất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp về kỹ thuật. Quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ trải qua nhiều công đoạn, nhiều hoạt động. - Các sản phẩm phức tạp, khó sản xuất, đƣợc báo cáo có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm đơn giản đƣợc xem là có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ. - Doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 hoặc 2 tiêu thức để phân bổ chi phí gián tiếp. - Vài sản phẩm đƣợc báo cáo là có lợi nhuận cao trong khi không đƣợc cung ứng bởi nhà cung cấp khác. 20
  35. - Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và tăng liên tục theo thời gian. - Hầu hết chi phí gián tiếp đƣợc xác định nhƣ chi phí cấp đơn vị. - Giá thành theo phƣơng pháp truyền thống cung cấp không đủ độ tin cậy trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ. 2.2.6. So sánh phƣơng pháp ABC với phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống (Traditional Costing Accounting - TCA) Điểm giống nhau: - Cả hai phƣơng pháp tính giá đều trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc tập hợp chi phí đầu vào vào các trung tâm chi phí, giai đoạn thứ hai là phân bổ chi phí cho từng sản phẩm. - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Đƣợc tập hợp trực tiếp vào đối tƣợng tính giá thành. - Chi phí nhân công: Tiêu thức phân bổ chi phí gắn liền với số lƣợng sản xuất, hoặc kết hợp với định mức thời gian sản xuất sản phẩm. - Có cùng đối tƣợng tính giá thành. Điểm khác nhau: 21
  36. Nội dung Phƣơng pháp tính giá Phƣơng pháp tính giá ABC truyền thống Đối tƣợng Chi phí đƣợc tập hợp theo Tập hợp dựa trên hoạt động. tập hợp chi công việc, nhóm sản phẩm phí hay nơi phát sinh chi phí: phân xƣởng, đội sản xuất Nguồn sinh Có nhiều nguồn sinh phí đối - Nguồn sinh phí xác định rõ phí tƣợng tập hợp chi phí. ràng. - Thƣờng có một nguồn sinh phí cho mỗi hoạt động. Tiêu thức Dựa vào một trong các tiêu - Dựa trên nhiều tiêu thức phân bổ thức phân bổ sau: Dựa trên phân bổ. sản lƣợng sản phẩm sản xuất - Tiêu thức lựa chọn là ra hoặc chi phí tiền lƣơng nguồn sinh phí ở mỗi hoạt của lao động trực tiếp đối động. với chi phí sản xuất chung, giờ máy Tính chính Giá thành đƣợc tính quá cao Giá thành đƣợc tính với độ xác và hợp hoặc quá thấp. chính xác cao, do đó độ tin lý cậy trong việc ra quyết định lớn. Kiểm soát Kiểm soát trên cơ sở trung Kiểm soát chặt chẽ hơn theo chi phí tâm chi phí: Phân xƣởng, từng hoạt động,cho phép phòng ban đơn vị. những ƣu tiên trong quản trị chi phí. Chi phí kế Đơn giản, ít tốn kém để thực Khá phức tạp, chi phí tƣơng toán và thực hiện và duy trì hệ thống này. đối cao để thực hiện và duy hiện trì hệ hống này. Cung cấp Chỉ cung cấp thông tin về Cung cấp thông tin về quá thông tin mức chi phí. trình và nguyên nhân phát cho quản trị sinh chi phí. 22
  37. 2.2.7. Phƣơng pháp tính giá ABC với việc quản trị dựa trên hoạt động (Activity Based Management – ABM) Quản trị dựa trên hoạt động (ABM) đƣợc định nghĩa bởi CAM – I (Consortium for Advanced Management International) nhƣ sau: “Đó là một quy tắc tập trung vào việc quản trị các hoạt động để cải thiện các giá trị nhận đƣợc bởi khách hàng và lợi nhuận nhận đƣợc từ việc cung cấp các giá trị đó”. Hai thuật ngữ ABC và ABM không nên đƣợc dùng để thay thế cho nhau, đó là hai thuật ngữ riêng biệt. ABC chỉ là một công cụ để xác định chi phí của các hoạt động và các sản phẩm mà các hoạt động đó tạo ra. Trong khi đó, ABM là một triết lý quản trị tập trung vào việc lập kế hoạch, điều hành, đo lƣờng các hoạt động và giúp Công ty tồn tại trong một thế giới kinh doanh đầy sự cạnh tranh. ABM sử dụng thông tin có đƣợc từ hệ thống ABC để giảm thiểu hoặc loại trừ các hoạt động không làm gia tăng giá trị, và kết quả là cải tiến toàn bộ quá trình. Mối quan hệ giữa ABC và ABM đƣợc trình bày theo sơ đồ 2.3. nhƣ sau: Quan điểm của ABC Cắt giảm chi phí Quan điểm Hoàn thiện quá Tài nguyên của ABM trình sản xuất Loại bỏ lãng phí Nguồn Các hoạt động Đo lƣờng hoạt động hoạt động Nâng cao chất lƣợng Đối tƣợng tính giá Benchmark Ra quyết định - Tính giá sản phẩm. - Tính giá mục tiêu. Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ giữa ABC và ABM Các thông tin từ hệ thống ABC chỉ ra các hoạt động có khả năng cắt giảm chi phí cao nhất. Sau khi xác định đƣợc các hoạt động mục tiêu, nhà quản trị nên xác định các hoạt động tốn nhiều chi phí là do vấn đề về tính hiệu quả hay tính hữu hiệu gây ra, hay cả hai? Để giảm bớt chi phí, tính hữu hiệu phải luôn luôn đƣợc nhấn mạnh hơn tính hiệu quả. Nếu một công việc là một hoạt động không tăng giá trị thì nó không nên đƣợc vận hành dù cho nó vẫn đang vận hành hiệu quả. Nhà quản trị trƣớc tiên phải cân nhắc có cần thiết tiến hành một hoạt động nào đó 23
  38. hay không. Chỉ khi nhà điều hành cho rằng hoạt động đó là không thể loại trừ thì việc gia tăng hiệu quả mới đƣợc tính đến. Nhà quản trị phải luôn thận trọng trong việc sử dụng các thông tin có đƣợc từ hệ thống ABC bởi vì việc sử dụng nguồn thông tin này một cách không hợp lý có thể làm cho hệ thống vận hành không tối ƣu. Nhà quản trị không nên tối ƣu hóa từng bộ phận, bởi vì tối ƣu hóa từng bộ phận nghĩa là làm cho toàn hệ thống không đƣợc tối ƣu. Việc cắt giảm chi phí của một quá trình này có thể làm tăng chi phí của một quá trình khác. Đây là điểm mà hệ thống ABM bị phê bình bởi vì nhà quản lý sử dụng các thông tin từ hệ thống ABC để cải tiến quá trình mà không cân nhắc đến các hậu quả tiêu cực khác nhƣ sự ảnh hƣởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Xác định đƣợc chính xác giá thành sản phẩm dựa vào phƣơng pháp ABC giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp: - Đƣa ra các quyết định về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp. - Triển khai các biện pháp giảm thiểu chi phí và cải tiến quy trình sản xuất. - Có thể xác định đƣợc sản phẩm, dịch vụ nào cần đƣợc tiến hành các phƣơng pháp cải thiện chi phí. - Phân tích tốt hơn thị trƣờng nào cần tập trung phát triển, đối tƣợng khách hàng nào cần hƣớng tới để có chính sách thay đổi về giá hoặc cung cấp dịch vụ. 2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phƣơng pháp ABC tại Việt Nam 2.2.8.1. Những thuận lợi - Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu trúc chi phí. - Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất. - Một số quy trình quản lý nhƣ: Quản lý chất lƣợng, quản lý thời gian và quản lý năng lực sản xuất đƣợc thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC. - Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí. - Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính logic của các quy trình sản xuất kinh doanh. 24
  39. 2.2.8.2. Những khó khăn - Cơ sở lý luận về phƣơng pháp ABC chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến, các tài liệu liên quan đến phƣơng pháp này nếu muốn tìm hiểumột cách đầy đủ phải đọc các tài liệu tiếng nƣớc ngoài. Do vậy gây khó khăn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu của các doanh nghiệp. - Các quy định của báo cáo tài chính về phản ánh báo cáo chi phí theo phƣơng pháp ABC cũng nhƣ các thông tƣ hƣớng dẫn khác chƣa có. - Tâm lý của ngƣời Việt Nam nói chung là khó thay đổi với thói quen nên vẫn muốn theo phƣơng pháp cũ, chƣa mạnh dạng trong việc áp dụng phƣơng pháp mới. - Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phƣơng pháp truyền thống. 25
  40. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY TNHH MTVKINH DOANH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC HIẾU NHÂN 3.1. Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công Ty TNHH Một Thành Viên Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân đƣợc thành lập vào ngày 01/11/2010 do Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ và Phát Triển cấp. Công ty thành lập dƣới hình thức là một Công ty TNHH, là một đơn vị kinh tế có tƣ cách pháp nhân và có con dấu riêng. Tên tiếng anh: CTY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN. MST: 1801167281 đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Cờ Đỏ. Số điện thoại: 0939.321.567 Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1 – Xã Trung Hƣng - Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ Ngành nghề kinh doanh: Xay xát, gia công, mua bán gạo, tấm, cám, Trong đó buôn bán gạo là ngành nghề kinh doanh chính. Loại thuế phải nộp: Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, môn bài. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. Giai đoạn mới thành lập Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý và kinh doanh. Công ty phải đến từng hộ nông dân, cánh đồng mẫu trong địa phƣơng để thu mua lúa. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức còn lỏng lẽo; nhân viên ít, thiếu kinh nghiệm; số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển ít, thiết bị máy móc còn hạn chế buộc phải thuê ngoài gia công nên chi phí cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Sau một thời gian không ngừng nổ lực, Công ty từng bƣớc hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng thêm nhân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, đầu tƣ hệ thốngdây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Công ty luôn chú trọng đến chất lƣợng những loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra đảm bảo sạch không lẫn tạp chất, độ ẩm đúng theo tỷ lệ quy định, đúng quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty bắt đầu mở rộng thị trƣờng sang các tỉnh thành lân cận nhằm đa dạng chủng loại, chất lƣợng sản phẩm và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, Công ty hơn. Sau gần 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh về quy mô cũng nhƣ chiều sâu, đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lƣơng thực và luôn đƣợc các đơn vị đối tác đánh giá tốt về chất lƣợng cũng nhƣ giá cả. 26
  41. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty thực hiện chế độ một Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ phận giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo công việc, đề xuất những vấn đề có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc của mình. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh Doanh Kế Toán Nhân Sự Kiểm Phẩm Kỹ Thuật Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 3.1.2.2. Chức năng của các phòng ban - Giám đốc:Là ngƣời có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đối tác. Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật. Giám đốc theo dõi công việc chung của toàn Công ty, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế toán hạch toán, đồng thời ban hành những quy định nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng kinh doanh:Phòng kinh doanh là bộ phận tham mƣu, giúp việc cho giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty,công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trƣờng; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao. - Phòng kế toán: Trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ của Nhà nƣớc quy định, tham mƣu cho Giám đốc về các chế độ kế toán của Nhà nƣớc, hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ về tình hình tài sản, vật tƣ, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 27
  42. Quản lý tài chính của Công ty, tính toán trích nộp đủ, đúng thời hạn các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nƣớc, nộp cấp trên và trích lập các quỹ để tại Công ty. - Phòng nhân sự:Phòng Nhân sự là phòng tham mƣu, giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao. Phòng nhân sự còn đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chính sách nhân sự đƣợc thực hiện thông qua việc cố vấn cho ngƣời đứng đầu tổ chức trong việc đề ra và giải quyết những vấn đề liên quan đến con ngƣời trong DN. - Phòng kiểm phẩm: Chịu trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn định lƣợng, chất lƣợng sản phẩm của các phân xƣởng sản xuất tại Công ty kể cả nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. - Phòng kỹ thuật: Chức năng của phòng là quản lý quy trình công nghệ sản xuất nhƣ nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tham mƣu cho Giám đốc về chuyên môn, giúp Giám đốc ra quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 3.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Để đảm bảo cho quá trình ghi chép nghiệp vụ vào sổ đƣợc chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với loại hình kế toán tập trung thì bộ máy kế toán đƣợc tổ chức theo hình thức mọi nhân viên dƣới quyền đều làm việc dƣới sự chỉ đạo và điều hành của kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tạiCông ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. 28
  43. Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế Toán Kế Toán Kế Toán Kế Toán Thủ Quỹ Công Nợ Thanh Toán Ngân Hàng Kho Kế Toán Kế Toán Kho Lúa Kho Gạo Sơ đồ3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận - Kế toán trƣởng: Kế toán trƣởng do Giám Đốc quyết định, bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc Giám Đốc về việc thực hiện trách nhiệm đƣợc giao. Kế toán trƣởng có nhiệm vụ và quyền hạn: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc hàng ngày thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán. Có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Kế toán trƣởng phải nắm đƣợc toàn bộ tình hình tài chính của Công ty để tham mƣu cho Giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của Công ty. Tổ chức triển khai các công việc của phòng kế toán theo kế hoạch đã đƣợc Giám Đốc phê duyệt, hạch toán và ghi sổ tình hình kinh tế phát sinh từng tháng, từng quý, từng năm Báo cáo thƣờng xuyên tình hình hoạt động của Phòng cho Giám Đốc Công ty, tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Giám Đốc. Trích nộp và thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nƣớc. 29
  44. Có ý kiến đề xuất cho Giám Đốc về việc thay đổi bổ sung nhân sự bộ phận kế toán cho phù hợp với khối lƣợng và yêu cầu của phòng kế toán trong từng thời điểm hợp lý để Giám Đốc quyết định. - Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. Kiểm tra số dƣ cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế. Theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lập các chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ về trích lƣơng, BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí trả trƣớc, phân bổ chi phí trả trƣớc. Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. Cung cấp số liệu cho ban Giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. - Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ của các bộ phận. Kết hợp với kế toán thanh toán qua ngân hàng, tiền mặt để theo dõi công nợ khách hàng. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trƣớc cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ. - Kế toán thanh toán: Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp theo quy định của Nhà nƣớc. Hạch toán các bút toán liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi. Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. 30
  45. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thƣờng xuyên (cuối mỗi ngày và cuối tháng) với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền. Đảm bảo việc theo dõi và cập nhật chứng từ trung thực, chính xác và kịp thời. Lƣu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định. Cung cấp các báo cáo liên quan phần hành phụtrách theo yêu cầu của cấp quản lý. - Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền gửi tiền vay, tiền ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng; Giao dịch với ngân hàng về vay và trả nợ. Đối chiếu và báo cáo cho kế toán trƣởng hàng ngày các khoản tiền gửi ngân hàng, chi tiết từng nguồn tiền tồn, khoản thu, sổ phụ của các ngân hàng.Lập báo cáo cho tổng hợp quyết toán. - Kế toán kho: Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng. Tính giá nhập xuất vật tƣ hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Kiểm soát nhập xuất tồn kho. Thƣờng xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tƣ trong kho đƣợc sắp xếp hợp lý chƣa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các quy định của Công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lƣợng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định. - Kế toán kho lúa:Có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán kho nhƣng chuyên theo dõi về lúa. - Kế toán kho gạo:Có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán kho nhƣng chuyên theo dõi về gạo. - Thủ quỹ: Theo dõi việc thu, chi quỹ tiền mặt, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, kiểm tra chứng từ, chữ ký, con dấu hợp lý, hợp pháp vào sổ quỹ đầy đủ theo nội dung chứng từ. Hàng ngày đối chiếu sổ quỹ với kế toán và thực tế tồn quỹ. 31
  46. 3.1.3.2. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty Trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp đang rất phổ biến. Hiện nay, Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán EFFECT STANDARD. Phần mềm này đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung và áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ tài chính. Trình tự ghi sổ đƣợc thể hiện theo Sơ đồ 3.3. Phần mềm Sổ kế toán chi tiết Chứng từ kế toán EFFECT Sổ kế toán tổng hợp STANDARD Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính chứng từ kế toán Máy vi tính cùng loại Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 3.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính theo phần mềm kế toán EFFECT STANDARD Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán EFFECT STANDARD. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ nhật ký chung) và các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ, lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Cuối kỳ kế toán, tiến hành in báo cáo, sổ sách và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 3.1.3.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài chính. 32
  47. - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. - Phƣơng pháp tính nộp thuế GTGT: Công ty áp dụng việc tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (1 năm) - Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ tại Công ty: Trích theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. 33
  48. 3.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất Lúa tƣơi Sấy Lúa khô Bóc vỏ Trấu Gạo lứt (gạonâu) Xát trắng Cám Gạo trắng Trống đảo Đánh bắt tấm bóng Tấm Gạo thành phẩm Tịnh túi 50kg Đóng gói thành phẩm Sơ đồ 3.4. Quy trình sản xuất gạo tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 34
  49. Diễn giải quy trình - Sấy: Lúa tƣơi sau khi thu mua tại cánh đồng mẫu lớn và hộ nông dân, vận chuyển lúa về nhà máy sấy khô tới độ ẩm thích hợp rồi lên bồn chứa để nguội. Lƣu trữ bảo quản lúa mới sấy ở nơi khô thoáng. - Bóc vỏ: Quy trình sản xuất thực hiện thông qua máy tách để loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Sau đó bóc vỏ lúa để cho ra gạo lứt (gạo nâu) và trấu. Quá trình phân tách sử dụng máy móc hiện đại để có đƣợc gạo lứt chất lƣợng cao, sạch sẽ, và không có chất gây ô nhiễm. - Xát trắng: Gạo lứt đƣợc xát trắng (xát từ 2 đến 3 lần tùy theo yêu cầu của khách hàng mà có thể xát nhiều hơn)loại bỏ lớp cám từ gạo lứt để có đƣợc gạo trắng mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ hƣơng vị. - Đánh bóng – trống đảo bắt tấm: Gạo trắng đi vào máy để tiến hành đánh bóng hạt gạo. Trong khi đánh bóng, cái hạt gạo gãy, kích thƣớc nhỏ (tấm) đƣợc trống đảo bắt lại cho ra tấm. Những phần còn lại cho ra gạo thành phẩm với hạt gạo trắng, sáng bóng, gạo đẹp với cùng một kích thƣớc. Quá trình này vẫn giữ lại chất lƣợng sản phẩm gạo trắng và cho phép sản phẩm gạo có thể đƣợc giữ (bảo quản) lâu hơn. - Tịnh túi 50kg: Sau đó gạo thành phẩm đƣợc chuyển lên các silo tồn trữ đạt tiêu chuẩn tốt đóng gói khối lƣợng 50kg. Rồi chất thành cây bảo quản khô thoáng trong kho chứa gạo chuyên dụng. 3.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lƣơng Thực Hiếu Nhân 3.2.1.Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 3.2.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Quy trình sản xuất gạo là một quy trình khép kín, nhiều công đoạn theo dây chuyền, nếu thiếu một trong số các khâu, dây chuyền thì sản phẩm sẽ không hoàn chỉnh, không tiêu thụ đƣợc. Do đó, đối tƣợng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất. 3.2.1.2. Đối tƣợng tính giá thành Đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm gạo hoàn thành. 3.2.1.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành của Công ty là theo từng tháng. 35
  50. 3.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Do sản phẩm của Công ty chủ yếu là gạo, tấm, cám, trấu, nên chi phí sản xuất có những đặc điểm sau: Thứ nhất, nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất đƣợc sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu đã qua nhập kho và nguyên vật liệu mua về sử dụng ngay không qua nhập kho. Thứ hai, công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân có ký hợp đồng lao động và công nhân thuê ngoài không ký kết hợp đồng lao động. Thứ ba, do tình hình thực tế tại Công ty mà chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều loại rất đa dạng và phong phú để phù hợp với tình hình sản xuất tại Công ty. Chi phí sản xuất chung đƣợc theo dõi chung và tiến hành phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.2.3. Tổ hợp quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ở Công ty Trong tháng 12/2016, Công typhát sinh 7 loại nguyên vật liệu chính. Quaquá trình sản xuất cho ra tất cả 5 loại thành phẩm chính và 7 loại phụ phẩm. Những loại phụ phẩm sẽ đƣợc bán theo giá thị trƣờng tại thời điểm phát sinh. Những loại thành phẩm chính đƣợc tính giá thành theo phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ. Tên NVL chính Tên thành phẩm Tên phụ phẩm Lúa Jasmine Gạo Jasmine 5% tấm Tấm Jasmine Cám Trấu (tƣơi) (TP1) (PP1) (PP6) (PP7) Lúa 5451 Lúa 5451 Gạo 5451 5% tấm Tấm 5451 Cám Trấu (khô) (tƣơi) (TP2) (PP2) (PP6) (PP7) Lúa ST21 Gạo ST21 5% tấm Tấm ST21 Cám Trấu (tƣơi) (TP3) (PP3) (PP6) (PP7) Lúa KDM Lúa KDM Gạo KDM 5% tấm Tấm KDM Cám Trấu (khô) (tƣơi) (TP4) (PP4) (PP6) (PP7) Nếp (khô) Nếp thành phẩm Tấm nếp Cám Trấu (TP5) (PP5) (PP6) (PP7) Bảng 3.1. Tên các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, phụ phẩm 36
  51. 3.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nguyên vật liệu đƣợc hạch toán theo từng đối tƣợng chịu chi phí. Nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm là các loại lúa: Lúa Jasmine, lúa 5451, lúa ST21, lúa KDM, Nếp. Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất đƣợc sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu lúa khô, lúa tƣơi. Nguyên vật liệu chính có thể mua về sử dụng ngay hoặc nhập kho (đối với lúa khô). Việc thu mua nguyên liệu của Công ty chủ yếu tập trung ở các hộ nông dân, cánh đồng mẫu tại địa phƣơng và các tỉnh (thành phố): Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Long Xuyên, Hậu Giang, Bến Tre, Tiền Giang, sau đó đƣợc vận chuyển về nhà máy. Kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là: Giá thực tế Chi phí nhập kho = Giá mua + Chi phí mua hàng + gia công nguyên vật liệu chế biến Tính giá xuất kho theo phƣơng pháp FIFO (nhập trƣớc xuất trƣớc). Việc quản lý nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu do bộ phận kho và phòng kế toán thực hiện theo phƣơng pháp thẻ song song. Hằng ngày, khi mua hàng về kế toán kho lập phiếu nhập kho (đối với lúa khô hoặc lúa tƣơi đã qua gia công – sấy) theo từng nhân viên mua hàng. Sau khi nhân viên mua hàng sẽ giao hàng cho thủ kho. Thủ kho có nhiệm vụ kiểm điếm và nhập kho nguyên vật liệu. Kế toán ghi sổ kho và hạch toán hàng nhập Khi có nhu cầu sử dụng vật tƣ, kế toán kho tiến hành lập phiếu xuất kho và chuyển giao cho thủ kho. Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 3 liên: Một liên lƣu tại quyển, những liên còn lại giao Thủ kho.Thủ kho nhận phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho cho nhân viên yêu cầu xuất kho. Nhân viên nhận vật tƣ, hàng hóa nhận hàng và ký vào Phiếu xuất kho và nhận 1 liên. Thủ kho nhận lại một liên Phiếu xuất kho, tiến hành ghi thẻ kho, trả lại Phiếu xuất kho cho kế toán. Kế toán ghi sổ kho và hạch toán hàng xuất. * Nguyên vật liệu: Lúa Jasmine Trong tháng 12 năm 2016,Công ty có những số liệu liên quan đến quá trình sản xuất gạo Jasmine 5% tấmcụ thể nhƣ sau: 37
  52. - Ngày 01/12/2016,mua576.172 kg lúa Jasmine tƣơi trị giá 2.938.477.200đồng Nợ TK 1541(TP1) 2.938.477.200 Có TK 1111 2.938.477.200 - Ngày 02/12/2016,mua499.625 kg lúa Jasmine tƣơi trị giá 2.548.087.500đồng Nợ TK 1541(TP1) 2.548.087.500 Có TK 1111 2.548.087.500 - Ngày 03/12/2016,mua238.472 kg lúa Jasmine tƣơi trị giá 1.216.207.200đồng Nợ TK 1541(TP1) 1.216.207.200 Có TK 1111 1.216.207.200 - Ngày 04/12/2016,mua403.547 kg lúa Jasmine tƣơi trị giá 2.058.089.700đồng Nợ TK 1541(TP1) 2.058.089.700 Có TK 1111 2.058.089.700 - Từ ngày 05/12/2016 đến ngày 31/12/2016, mua11.491.280 kg lúa Jasmine tƣơi trị giá 59.983.572.400đồng Nợ TK 1541(TP1) 59.983.572.400 Có TK 1111 59.983.572.400 1111 1541(TP1) 2.938.477.200 2.938.477.200 2.548.087.500 2.548.087.500 1.216.207.200 1.216.207.200 2.058.089.700 2.058.089.700 59.983.572.400 59.983.572.400 68.744.434.000 Sơ đồ 3.5. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo Jasmine 5% tấm * Nguyên vật liệu: Lúa5451 Trong tháng 12 năm 2016,Công ty có những số liệu liên quan đến quá trình sản xuất gạo 5451 5% tấm cụ thể nhƣ sau: 38
  53. - Ngày 01/12/2016,PX12/16 – 00001, xuất251.930 kg lúa 5451 trị giá 1.276.025.450đồng Nợ TK 1541(TP2) 1.276.025.450 Có TK 1521 1.276.025.450 - Ngày 04/12/2016,PX12/16 – 00007, xuất236.410 kg lúa 5451 trị giá 1.197.416.650đồng Nợ TK 1541(TP2) 1.197.416.650 Có TK 1521 1.197.416.650 - Ngày 05/12/2016,PX12/16 – 00010, xuất630.773 kg lúa 5451 trị giá 3.090.787.700đồng Nợ TK 1541(TP2) 3.090.787.700 Có TK 1521 3.090.787.700 - Từ ngày 09/12/2016 đến ngày 18/12/2016, mua 3.241.736 kg lúa 5451 trị giá 15.186.813.450 đồng Nợ TK 1541(TP2) 15.186.813.450 Có TK 1111 15.186.813.450 1521 1541(TP2) 1.276.025.450 1.276.025.450 1.197.416.650 1.197.416.650 3.090.787.700 3.090.787.700 1111 15.186.813.450 15.186.813.450 20.751.043.250 Sơ đồ 3.6. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo 5451 5% tấm * Nguyên vật liệu: LúaST21 Trong tháng 12 năm 2016,Công ty có những số liệu liên quan đến quá trình sản xuất gạo ST21 5% tấm cụ thể nhƣ sau: - Ngày 02/12/2016,mua 487.872 kg lúa ST21 tƣơi trị giá 2.658.902.400đồng Nợ TK 1541(TP3) 2.658.902.400 Có TK 1111 2.658.902.400 39
  54. - Ngày 03/12/2016,mua 167.741 kg lúa ST21 tƣơi trị giá 914.188.450đồng Nợ TK 1541(TP3) 914.188.450 Có TK 1111 914.188.450 - Ngày 06/12/2016,mua 547.844 kg lúa ST21 tƣơi trị giá 2.985.749.800đồng Nợ TK 1541(TP3) 2.985.749.800 Có TK 1111 2.985.749.800 - Từ ngày 07/12/2016 đến ngày 24/12/2016, mua6.829.769 kg lúa ST21 tƣơi trị giá 37.712.064.600đồng Nợ TK 1541(TP3) 37.712.064.600 Có TK 1111 37.712.064.600 1111 1541(TP3) 2.658.902.400 2.658.902.400 914.188.450 914.188.450 2.985.749.800 2.985.749.800 37.712.064.600 37.712.064.600 44.270.905.250 Sơ đồ 3.7. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo ST21 5% tấm * Nguyên vật liệu: LúaKDM Trong tháng 12 năm 2016,Công tycó những số liệu liên quan đến quá trình sản xuất gạo KDM 5% tấm cụ thể nhƣ sau: - Ngày 01/12/2016,PX12/16 – 00002, xuất135.471 kg lúa KDM trị giá 812.826.000đồng Nợ TK 1541(TP4) 812.826.000 Có TK 1521 812.826.000 - Ngày 03/12/2016,PX12/16 – 00006, xuất595.848 kg lúa KDM trị giá 3.575.088.000đồng Nợ TK 1541(TP4) 3.575.088.000 Có TK 1521 3.575.088.000 40
  55. - Ngày 04/12/2016,mua257.421 kg lúa KDM trị giá 1.441.557.600đồng Nợ TK 1541(TP4) 1.441.557.600 Có TK 1111 1.441.557.600 - Từ ngày 27/12/2016 đến ngày 29/12/2016, mua 1.298.843 kg lúa KDM trị giá 7.330.492.400đồng Nợ TK 1541(TP4) 7.330.492.400 Có TK 1111 7.330.492.400 1521 1541(TP4) 812.826.000 812.826.000 3.575.088.000 3.575.088.000 1111 1.441.557.600 1.441.557.600 7.330.492.400 7.330.492.400 13.159.964.000 Sơ đồ 3.8. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của gạo KDM 5% tấm * Nguyên vật liệu: Nếp Trong tháng 12 năm 2016, Công ty có những số liệu liên quan đến quá trình sản xuất nếp thành phẩm cụ thể nhƣ sau: - Ngày 12/12/2016, PX12/16 – 00018, xuấtkho 266.400 kg nếp trị giá 1.758.240.000đồng. Nợ TK 1541(TP5) 1.758.240.000 Có TK 1521 1.758.240.000 - Ngày 13/12/2016,PX12/16 – 00019, xuấtkho 121.200 kg nếp trị giá 799.920.000đồng. Nợ TK 1541(TP5) 799.920.000 Có TK 1521 799.920.000 - Ngày 14/12/2016,PX12/16 – 00023, xuất kho 154.600 kg nếp trị giá 1.020.360.000đồng. Nợ TK 1541(TP5) 1.020.360.000 Có TK 1521 1.020.360.000 41
  56. - Ngày 15/12/2016,mua 45.690 kg nếp khô trị giá 301.554.000đồng về dùng ngay không qua nhập kho. Nợ TK 1541(TP5) 301.554.000 Có TK 1111 301.554.000 1521 1541(TP5) 1.758.240.000 1.758.240.000 799.920.000 799.920.000 1.020.360.000 1.020.360.000 1111 301.554.000 301.554.000 3.880.074.000 Sơ đồ 3.9. Sơ đồ hạch toán CPNVLTT của nếp thành phẩm Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ - Các chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho - Trình tự luân chuyển chứng từ Hằng ngày căn cứ vào nhu cầu sản xuất, bộ phận sản xuất yêu cầu xuất nguyên liệu đƣa vào sản xuất, kế toán kho tiến hành lập phiếu xuất nguyên liệu (3 liên) và chuyển cho thủ kho, thủ kho nhận phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho cho nhân viên yêu cầu xuất kho, phiếu xuất này là chứng từ duy nhất để kiểm tra sự vận động của nguyên liệu từ kho đến phân xƣởng, Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 3 liên: + Liên 1: Lƣu tại quyển. + Liên 2: Nhân viên nhận vật tƣ nhận hàng và ký vào phiếu xuất kho và nhận 1 liên. + Liên 3: Thủ kho nhận lại một liên để tiến hành ghi thẻ kho, sau đó trả lại phiếu xuất kho cho kế toán. Kế toán ghi sổ kho và hạch toán hàng xuất. 42
  57. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1541(TP1) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chứng từ Ghi Nợ TK 1541 Ngày tháng TK đối Số Ngày tháng Diễn giải Chia ra ghi sổ ứng Số tiền hiệu Lúa jasmine A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 01/12 01/12 Mua 576.172 kg lúa Jasmine tƣơi 1111 2.938.477.200 2.938.477.200 02/12 02/12 Mua 499.625 kg lúa Jasmine tƣơi 1111 2.548.087.500 2.548.087.500 03/12 03/12 Mua 238.472 kg lúa Jasmine tƣơi 1111 1.216.207.200 1.216.207.200 04/12 04/12 Mua 403.547 kg lúa Jasmine tƣơi 1111 2.058.089.700 2.058.089.700 05 – 31/12 05 – 31/12 Mua 11.491.280 kg lúa Jasmine tƣơi 1111 59.983.572.400 59.983.572.400 - Cộng số phát sinh 68.744.434.000 68.744.434.000 - Ghi có tài khoản 1541 155 68.744.434.000 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 43
  58. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1541(TP2) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ Ghi Nợ TK 1541 TK đối tháng ghi Số hiệu Ngày Diễn giải Chia ra ứng Số tiền sổ tháng Lúa 5451 A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 01/12 PX12/16 – 00001 01/12 Xuất251.930 kg lúa 5451 1521 1.276.025.450 1.276.025.450 04/12 PX12/16 – 00007 04/12 Xuất 236.410 kg lúa 5451 1521 1.197.416.650 1.197.416.650 05 – 08/12 PX12/16 – 00010 05 – 08/12 Xuất630.773 kg lúa 5451 1521 3.090.787.700 3.090.787.700 09 – 18/12 09 – 18/12 Mua 3.241.736 kg lúa 5451 1111 15.186.813.450 15.186.813.450 - Cộng số phát sinh 20.751.043.250 20.751.043.250 - Ghi có tài khoản 1541 155 20.751.043.250 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 44
  59. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1541(TP3) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ Ghi Nợ TK 1541 TK đối tháng ghi Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Chia ra ứng Số tiền sổ Lúa ST21 A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 02/12 02/12 Mua 487.872 kg lúa ST21 tƣơi 1111 2.658.902.400 2.658.902.400 03/12 03/12 Mua 167.741 kg lúa ST21 tƣơi 1111 914.188.450 914.188.450 06/12 06/12 Mua 547.844 kg lúa ST21 tƣơi 1111 2.985.749.800 2.985.749.800 07 – 24/12 07 – 24/12 Mua6.829.769 kg lúa ST21 tƣơi 1111 37.712.064.600 37.712.064.600 - Cộng số phát sinh 44.270.905.250 44.270.905.250 - Ghi có tài khoản 1541 155 44.270.905.250 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 45
  60. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1541(TP4) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1541 tháng ghi Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền sổ tháng ứng Lúa KDM A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 01/12 PX12/16 – 00002 01/12 Xuất 135.471 kg lúa KDM 1521 812.826.000 812.826.000 03/12 PX12/16 – 00006 03/12 Xuất 595.848 kg lúa KDM 1521 3.575.088.000 3.575.088.000 04/12 04/12 Mua 257.421 kg lúa KDM 1111 1.441.557.600 1.441.557.600 27 – 29/12 27 – 29/12 Mua 1.298.843 kg lúa KDM 1111 7.330.492.400 7.330.492.400 - Cộng số phát sinh 13.159.964.000 13.159.964.000 - Ghi có tài khoản 1541 155 13.159.964.000 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 46
  61. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1541(TP5) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1541 tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng Nếp A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 12/12 PX12/16 – 00018 12/12 Xuất kho 266.400 kg nếp 1521 1.758.240.000 1.758.240.000 13/12 PX12/16 – 00019 13/12 Xuất kho 121.200 kg nếp 1521 799.920.000 799.920.000 14/12 PX12/16 – 00023 14/12 Xuất kho 154.600 kg nếp 1521 1.020.360.000 1.020.360.000 15/12 15/12 Mua 45.690 kg nếp khô về sử dụng ngay 1111 301.554.000 301.554.000 - Cộng số phát sinh 3.880.074.000 3.880.074.000 - Ghi có tài khoản 1541 155 3.880.074.000 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 47
  62. 3.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lƣơng của công nhân ở các khâu sấy lúa, xay xát lúa, canh bồn, bỏ thẻ, xếp bao,v.v., tiền lƣơng công nhân thuê ngoài. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí tiền lƣơng đƣợc tập hợp riêng cho từng sản phẩm sản xuất. Các lao động thuê ngoài không trích các khoản theo tỷ lệ quy định. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đang áp dụng hình thức trả lƣơng nhƣ sau: Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm: đƣợc áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm là những lao động thuê ngoài không ký hợp đồng lao động và những lao động có ký kết hợp đồng lao động. Ở hình thức này, Công ty đã xây dựng bảng đơn giá tiền lƣơng cho từng công việc cụ thể. Căn cứ vào khối lƣợng sản phẩm hoàn thành đúng yêu cầuvà bảng đơn giá tiền lƣơng để xác định tiền lƣơng cho từng ngƣời lao động. Tổng số lƣợng sản Đơn giá tiền lƣơng Tổng lƣơng sản phẩm hoàn thành của của từng công đoạn phẩm (tháng) = x từng công đoạn chế chế biến biến Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng nhƣ sau: Trong đó Các khoản trích theo lƣơng Đối với DN Đối với NLĐ (tính vào chi phí) (trừ vào lƣơng) Bảo hiểm xã hội 18% 8% Bảo hiểm y tế 3% 1,5% Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% Kinh phí công đoàn 2% - Tổng cộng 24% 10.5% Bảng 3.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng 48
  63. Trong năm Công ty không có trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lƣơng và bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH BTTH12/16-00001 để định khoản cho các nghiệp vụ phát sinh sau: Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài trực tiếp sản xuất gạo Jasmine 5% tấm là 432.921.708 đồng, gạo 5451 5% tấm là 135.544.623 đồng, gạo ST21 5% tấm là 263.285.498 đồng, gạo KDM 5% tấm là 69.728.157 đồng, nếp thành phẩm là 15.766.450 đồng. Nợ TK 1542(TP1) 432.921.708 Nợ TK 1542(TP2) 135.544.623 Nợ TK 1542(TP3) 263.285.498 Nợ TK 1542(TP4) 69.728.157 Nợ TK 1542(TP5) 15.766.450 Có TK 334 917.246.436 Chi phí tiền lƣơng công nhân trực tiếp sản xuất (có ký hợp đồng lao động) với tổng lƣơng thu nhập phải trả là: 105.000.000đ Nợ TK 1542(TP1) 47.863.781 Nợ TK 1542(TP2) 14.448.056 Nợ TK 1542(TP3) 30.823.920 Nợ TK 1542(TP4) 9.162.715 Nợ TK 1542(TP5) 2.701.528 Có TK 334 105.000.000 Trích các khoản chi phí theo lƣơng nhƣ: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 1542(TP1) 11.487.308 Có TK 3382 957.276 Có TK 3383 8.615.481 Có TK 3384 1.435.913 Có TK 3389 478.638 49
  64. Trong đó + Bảo hiểm xã hội: 47.863.781 x 18% = 8.615.481 + Bảo hiểm y tế: 47.863.781 x 3% = 1.435.913 + Bảo hiểm thất nghiệp: 47.863.781 x 1% = 478.638 + Kinh phí công đoàn: 47.863.781 x 2% = 957.276 Nợ TK 1542(TP2) 3.467.533 Có TK 3382 288.961 Có TK 3383 2.600.650 Có TK 3384 433.442 Có TK 3389 144.480 Nợ TK 1542(TP3) 7.397.741 Có TK 3382 616.478 Có TK 3383 5.548.306 Có TK 3384 924.718 Có TK 3389 308.239 Nợ TK 1542(TP4) 2.199.051 Có TK 3382 183.254 Có TK 3383 1.649.289 Có TK 3384 274.881 Có TK 3389 91.627 Nợ TK 1542(TP5) 648.367 Có TK 3382 54.031 Có TK 3383 486.275 Có TK 3384 81.046 Có TK 3389 27.015 50
  65. 334 1542(TP1) 480.785.489 480.785.489 3382 957.276 957.276 3383 8.615.481 8.615.481 3384 1.435.913 1.435.913 3389 478.638 478.638 492.272.797 Sơ đồ 3.10. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo Jasmine 5% tấm 334 1542(TP2) 149.992.679 149.992.679 3382 288.961 288.961 3383 2.600.650 2.600.650 3384 433.442 433.442 3389 144.480 144.480 153.460.212 Sơ đồ 3.11. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo 5451 5% tấm 51
  66. 334 1542(TP3) 294.109.418 294.109.418 3382 616.478 616.478 3383 5.548.306 5.548.306 3384 924.718 924.718 3389 308.239 308.239 301.507.159 Sơ đồ 3.12. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạo ST21 5% tấm 334 1542(TP4) 78.890.872 78.890.872 3382 183.254 183.254 3383 1.649.289 1.649.289 3384 274.881 274.881 3389 91.627 91.627 81.089.923 Sơ đồ 3.13. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của gạ o KDM 5% tấm 52
  67. 334 1542(TP5) 18.467.978 18.467.978 3382 54.031 54.031 3383 486.275 486.275 3384 81.046 81.046 3389 27.015 27.015 19.116.345 Sơ đồ 3.14. Sơ đồ hạch toán CPNCTT của nếp thành phẩm Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuy ển chứng từ - Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (nếu có), bảng trích nộp các khoản theo lƣơng,bảng phân bổ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội. - Trình tự luân chuyển chứng từ Hằng ngày, công việc của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ đƣợc theo dõi trên bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoăc công việc hoàn thành. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của công nhân trực tiếp sản xuất do các bộ phận gửi về và bảng tổng hợp đơn giá lƣơng chi tiết tiền lƣơng (bảng tổng hợp đơn giá lƣơngchi tiết tiền lƣơng này do ban giám đốc công ty quyết định), trên cơ sở đó bộ phận tính lƣơng sẽ tính ra tiền lƣơng phải trảcho công nhân trực tiếp sản xuất(lƣơng thu nhập– tính theo sản phẩm làm ra) và các khoản trích theo lƣơng. Phòng hành chính lập bảng tính lƣơng cho từng khu vực sản xuất sau đó chuyển bảng tính lƣơng và bảng chấm công về phòng kế toánkiểm tra lại. Sau khi kiểm tra và đƣợc duyệt của Ban giám đốc, kế toán sẽ dựa vào bảng tính lƣơng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan. 53
  68. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1542(TP1) – Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1542(TP1) tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơngcông nhân T12/2016 334 47.863.781 47.863.781 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài T12/2016 334 432.921.708 432.921.708 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 957.276 957.276 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 18% BHXH 3383 8.615.481 8.615.481 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 3% BHYT 3384 1.435.913 1.435.913 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 1% BHTN 3389 478.638 478.638 - Cộng số phát sinh 492.272.797 492.272.797 - Ghi có tài khoản 1542(TP1) 155 492.272.797 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 54
  69. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1542(TP2) – Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1542(TP2) tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơngcông nhân T12/2016 334 14.448.056 14.448.056 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài T12/2016 334 135.544.623 135.544.623 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 288.961 288.961 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 18% BHXH 3383 2.600.650 2.600.650 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 3% BHYT 3384 433.442 433.442 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 1% BHTN 3389 144.480 144.480 - Cộng số phát sinh 153.460.212 153.460.212 - Ghi có tài khoản 1542(TP2) 155 153.460.212 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) 55
  70. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1542(TP3) – Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1542(TP3) tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơngcông nhân T12/2016 334 30.823.920 30.823.920 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài T12/2016 334 263.285.498 263.285.498 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 616.478 616.478 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 18% BHXH 3383 5.548.306 5.548.306 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 3% BHYT 3384 924.718 924.718 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 1% BHTN 3389 308.239 308.239 - Cộng số phát sinh 301.507.159 301.507.159 - Ghi có tài khoản 1542(TP3) 155 301.507.159 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 56
  71. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1542(TP4) – Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1542(TP4) tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơngcông nhân T12/2016 334 9.162.715 9.162.715 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài T12/2016 334 69.728.157 69.728.157 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 183.254 183.254 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 18% BHXH 3383 1.649.289 1.649.289 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 3% BHYT 3384 274.881 274.881 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 1% BHTN 3389 91.627 91.627 - Cộng số phát sinh 81.089.923 81.089.923 - Ghi có tài khoản 1542(TP4) 155 81.089.923 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 57
  72. CÔNG TY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN Địa chỉ: Ấp Thạnh Hƣng 1, Xã Trung Hƣng, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016 Tài khoản: 1542(TP5) – Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày Chứng từ TK Ghi Nợ TK 1542(TP5) tháng Số hiệu Ngày Diễn giải đối Chia ra Số tiền ghi sổ tháng ứng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơngcông nhân T12/2016 334 2.701.528 2.701.528 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Tiền lƣơng công nhân thuê ngoài T12/2016 334 15.766.450 15.766.450 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 54.031 54.031 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 18% BHXH 3383 486.275 486.275 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 3% BHYT 3384 81.046 81.046 31/12 BTTH12/16-000001 31/12 Trích 1% BHTN 3389 27.015 27.015 - Cộng số phát sinh 19.116.345 19.116.345 - Ghi có tài khoản 1542(TP5) 155 19.116.345 - Số dƣ cuối kỳ 154 X X Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 58
  73. 3.2.3.3. Chi phí sản xuất chung Để tiến hành sản xuất, ngoài CPNVLTT, CPNCTT Công ty còn phải bỏ ra các khoản chi phí mang tính chất phục vụ và quản lý chung cho toàn phân xƣởng sản xuất là CPSXC. CPSXC bao gồm chi phí tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng của bộ phận quản lý điều hành sản xuất, các chi phí khác nhƣ chi phí vật liệu phụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phíbằng tiềnkhác phát sinh trong kỳ.CPSXC liên quan đến nhiều đối tƣợng tính giá thành sản phẩm nên đƣợc tập hợp chung lại đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho sản phẩm sản xuất theo tiêu thức CPNVLTT. Trong tháng 12 năm 2016phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế nhƣ sau: - Ngày 12/12/2016, PC12/16 – 00022, sửa chữa băng tải nhập số tiền 5.150.000 đồng. Nợ TK 1543 5.150.000 Có TK 1111 5.150.000 - Ngày 13/12/2016, PX12/16 – 00020, xuất trục trà lúasố tiền 20.893.000 đồng. Nợ TK 1543 20.893.000 Có TK 153 20.893.000 - Ngày 20/12/2016, PX12/16 – 00030,xuất rulo cao su số tiền 19.233.600 đồng, Nợ TK 1543 19.233.600 Có TK 153 19.233.600 - Ngày 22/12/2016, PX12/16 – 00033, xuất dầu DO chạy máy phát điện số tiền 31.299.774 đồng. Nợ TK 1543 31.299.774 Có TK 152 31.299.774 - Ngày 25/12/2016 – 31/12/2016, PX12/16 – 00037, 00038, 00041, 00042, 00045, 00046, 00049, xuất vật tƣ sản xuất số tiền 49.799.400 Nợ TK 1543 49.799.400 Có TK 152 49.799.400 - Ngày 31/12/2016, PC12/16 – 00049, mua chỉ may HĐ 0002475 số tiền 12.865.856 đồng, VAT 10%. 59
  74. Nợ TK 1543 12.865.856 Nợ TK 133 1.286.586 Có TK 1111 14.152.442 - Từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/12/2016, PX12/16 – 00003, 00004, 00005, 00008 , 00009, 00011, 00012, 00013, 00014, 00015, 00016, 00017, 00021, 00022, 00024, 00025, 00026, 00027, 00028, 00029, 00031, 00032, 00034, 00035, 00036, 00039, 00040, 00043, 00044, 00047, 00048, xuất vật tƣ bao bì số tiền 646.910.500 đồng. Nợ TK 1543 646.910.500 Có TK 152 646.910.500 - Ngày 31/12/2016, BTTH12/16 – 00001,tiền lƣơng của các bộ phận quản lý trực tiếp (giám đốc phân xƣởng, kiểm phẩm, thống kê, thủ kho, vận hành sửa chữa ) với tổng tiền lƣơng phải trả 112.500.000 đồng. Nợ TK 1543 112.500.000 Có TK 334 112.500.000 Đồng thời trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Nợ TK 1543 27.000.000 Có TK 3382 2.250.000 Có TK 3383 20.250.000 Có TK 3384 3.375.000 Có TK 3389 1.125.000 Ghi chú: + Bảo hiểm xã hội: 112.500.000 x 18% =20.250.000 + Bảo hiểm y tế: 112.500.000 x 3% = 3.375.000 + Bảo hiểm thất nghiệp: 112.500.000 x 1% =1.125.000 + Kinh phí công đoàn: 112.500.000 x 2%=2.250.000 - Ngày 31/12/2016, BTTH12/16 – 00002, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐtại phân xƣởng tháng 12/2016: 521.500.000 đồng Nợ TK 1543 521.500.000 Có TK 2141 521.500.000 60
  75. - Ngày 31/12/2016, UNC12/16 – 153, thanh toán tiền điện dùng cho sản xuất bằng tiền gửi ngân hàng 758.935.054 đồng, VAT 10%. Nợ TK 1543 758.935.054 Nợ TK 133 75.893.505 Có TK 112 834.828.559 112 1543 758.935.054 758.935.054 152 646.910.500 646.910.500 31.299.774 31.299.774 49.799.400 49.799.400 214 521.500.000 521.500.000 334 112.500.000 112.500.000 3382, 3383, 3384, 3389 27.000.000 27.000.000 1111 5.150.000 5.150.000 12.865.856 12.865.856 153 20.893.000 20.893.000 19.233.600 19.233.600 2.206.087.184 Sơ đồ 3.15. Sơ đồ hạch toán CPSXC - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: Đối với chi phí nhân viên phân xƣởng + Chứng từ sử dụng: Bảng tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng quản lý phân xƣởng. + Trình tự luân chuyển chứng từ: 61