Khóa luận Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

pdf 116 trang thiennha21 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_stress_test_de_do_luong_rui_ro_thanh_khoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM MAI THỊ HUYỀN Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Mai Thị Huyền Th.S Lê Hoàng Anh Lớp: K50 Tài Chính TrườngKhóa: 2016 Đại- 2020 học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, công tác phòng ngừa, đo lường rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Bài nghiên cứu đã làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề Stress Test rủi ro thanh khoản gồm các khái niệm, vai trò, phân loại cũng như các bước tiến hành. Tiếp đến tác giả đã xây dựng kịch bản rút tiền hàng loạt của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có sự trợ giúp từ bên ngoài dựa trên kịch bản trong mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của Martin Čihák năm 2007 – một trong hai mô hình nghiên cứu của IMF. Sau đó, tác giả thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết và tiến hành chạy mô hình Stress Test theo kịch bản có sẵn để đo lường tác động của cú sốc thanh khoản tới ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2018, đồng thời xác định số ngày ngân hàng có thể vượt qua cú sốc thanh khoản qua từng năm. Để có thể đưa ra được đánh giá khách quan hơn về kết quả đo lường rủi ro thanh khoản, tác giả cũng thay đổi kịch bản đo lường và thực hiện bài kiểm tra với 6 ngân hàng thương mại khác gồm VCB, BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank và ngân hàng MB, sau đó so sánh kết quả của các ngân hàng với nhau và với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Từ đây, tác giả có những nhận xét, thảo luận và đề xuất các biện pháp mang tính định hướng trong tương lai nhằm phòng ngừa rủi Trườngro thanh khoản cho ngânĐại hàng. học Kinh tế Huế
  4. Môi trường thực tế là nơi để mỗi sinh viên như chúng em được trải nghiệm, học tập và chuẩn bị hành trang choL ờnghiề Cnghiảệmp tươngƠ nlai của mình. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua dù trực tiếp hay gián tiếp em đã đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo ngân hàng, gia đình và cả bạn bè. Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn Th.s Lê Hoàng Anh - người Thầy kính mến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế đã tạo mọi điều kiện, luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích để giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trường Đại học KinhMai Thị Huy ềntế Huế
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Thanh khoản 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản 6 1.1.1.3. Trạng thái thanh khoản ròng (Net Position Liquidity – NPL) 8 1.1.2. Rủi ro thanh khoản 10 1.1.2.1. Khái niệm 10 1.1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản 10 1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay 12 1.1.2.4. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam 14 1.1.2.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam 18 1.2. Tổng quan về Stress Test và các ứng dụng của Stress Test 20 Trường1.2.1. Khái niệm về StressĐại Test học Kinh tế Huế20 1.2.2. Vai trò của Stress Test 21 1.2.3. Phân loại Stress Test 23
  6. 1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản 28 1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) 28 1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dòng tiền) 32 1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu 33 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước 33 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 37 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam 37 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 38 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 39 2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 -2018 41 2.2.1. Thực trạng về khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 41 2.2.2. Tình hình rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 45 2.3. Thực hiện Stress test đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 54 2.3.1. Dữ liệu 54 2.3.2. Các giả định 55 2.3.3. Chạy mô hình và kết quả 57 2.3.4. So sánh 63 Trường2.3.5. Hạn chế trong Đạihoạt động qu ảhọcn lý và đảm bKinhảo chất lượng thanh tế kho ảnHuế của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
  7. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 73 3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 73 3.1.1. Không trả lãi cho những người gửi tiền rút trước hạn 73 3.1.2. Tuân thủ đúng các quy định về an toàn hoạt động, quy định về trích lập dự phòng rủi ro 74 3.1.3. Kiểm soát danh mục cho vay hợp lý 75 3.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ 75 3.1.5. Giảm sức ép tăng trưởng tín dụng đối với các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank 76 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản 77 3.2.1. Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp và đổi mới công tác quản trị rủi ro thanh khoản 77 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý thanh khoản 78 3.2.3. Tăng cường công tác dự báo các sự kiện, biến cố kinh tế vĩ mô. 79 3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lí thanh khoản 80 3.2.4.1. Công tác tuyển dụng 80 3.2.4.2. Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với người lao động 81 3.2.5. Tăng cường trang thiết bị và hiện đại hoá công nghệ thông tin 81 3.2.6. Xây dựng niềm tin và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng ra công chúng 82 3.3. Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 3.1. Kết luận 86 3.2. Kiến nghị 87 Trường3.2.1. Đối với cơ quan Đại quản lý học Kinh tế Huế87 3.2.1.1. Xây dựng hệ thống chỉ số phản ánh thanh khoản của cả hệ thống 87 3.2.1.2. Đảm bảo công tác giám sát hệ thống NHTM và có chế tài xử phạt thích đáng 88
  8. 3.2.1.3. Nhận thức vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với thanh khoản 88 3.2.2. Khuyến nghị giúp cải thiện quá trình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản và hướng nghiên cứu tiếp theo 88 3.2.2.1. Cải thiện quá trình thu thập số liệu 88 3.2.2.2. Mở rộng phạm vi thực hiện 89 3.2.2.3. Thực hiện đa dạng hóa với nhiều phương pháp tiếp cận ST 89 3.2.3. Đề xuất lộ trình áp dụng Stress Test rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải AgriBank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương RRTD Rủi ro tín dụng RRTK Rủi ro thanh khoản ST Stress Test (Kiểm tra sức chịu đựng) TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Đồ thị Stress Test thực hiện cho các hoàn cảnh cực độ nhưng có khả năng xảy ra 21 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Techcombank 39 Hình 2.2. Biểu đồ hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 45 Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam 48 Hình 2.4. Biểu đồ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam năm 2017 – 2018 49 Hình 2.5. Biểu đồ giá trị chứng khoán nợ đầu tư của các ngân hàng 54 Hình 2.6. Đồ thị tỷ trọng tài sản thanh khoản so với tài khoản kém thanh khoản của các ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018 68 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up 27 Bảng 1.2. ST theo cách tiếp cận thời điểm 28 Bảng 1.3. Thu thập số liệu và tính toán 29 Bảng 1.4. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình 30 Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng thẳng thanh khoản 30 Bảng 2.1. Giả định trong cú sốc thanh khoản 42 Bảng 2.2. Một số thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 47 Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy động tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 50 Bảng 2.4. Tình hình cho vay tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 52 Bảng 2.5. Thu thập số liệu và tính toán 55 Bảng 2.6. Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày 56 Bảng 2.7. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam 57 Bảng 2.8. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 1 58 Bảng 2.9. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 2 58 Bảng 2.10. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 3 59 TrườngBảng 2.11. Kết quả chĐạiạy mô hình củhọca ngân hàng TCBKinh Việt Nam sau tếngày 4 Huế60 Bảng 2.12. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 5 60 iii
  12. Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 61 Bảng 2.14. Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012) 62 Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 theo kịch bản của Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu 63 Bảng 2.16. Kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản của 6 ngân hàng giai đoạn 2013 – 2018 64 Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản ở 7 ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018 67 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  13. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng thương mại được xem như mạch máu của nền kinh tế. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó đáng chú ý là việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải ổn định lành mạnh để phục vụ nền kinh tế quốc gia và hội nhập được tốt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh NHTM là hết sức cần thiết để duy trì "sức khỏe" của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay. Mặc dù, ngành Ngân hàng những năm qua thực sự đạt được nhiều thành công tuy nhiên những biến động kinh tế trong và ngoài nước liên tục diễn ra “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, căng thẳng địa chính trị leo thang ở Vịnh Ba Tư, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn chính sách gia tăng trên toàn cầu, niềm tin kinh doanh và tâm lý thị trường tài chính giảm sút, thương mại và đầu tư thế giới giảm, ” đã và đang thử thách sự “chèo lái” của toàn ngành. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các tổ chức tài chính có thể hấp thụ các cú sốc bất ngờ và hồi phục sau những biến động vĩ mô bất lợi đến nay vẫn chưa được giải quyết. Với tính chất đặc thù và hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì thanh khoản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “kiểm tra sức chịu đựng” được nhắc đến khá nhiều trong các hội thảo, diễn đàn về quản trị rủi ro ngân hàng. Như vậy, có thể thấy rằng “kiểm tra sức chịu đựng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng” đang được nhiều đối tượng quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng ở ngay đơn vị quản lý cũng như ở các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng trong nước còn nhiều hạn chế. TrườngChúng ta không Đại thực sự thấ yhọc được tầm quan Kinh trọng của hệ th ốtếng ngân Huế hàng cho đến khi chúng bắt đầu đổ vỡ, một sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống là có thể tránh được nhưng những tổn thất xảy đến với nền kinh tế nói chung và các ngân hàng 1
  14. thương mại nói riêng là vô cùng to lớn. Do đó, thay vì đợi đến khi ngân hàng tổn thất do gặp rủi ro thanh khoản thì chúng ta cần có kế hoạch nâng cao sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng, giúp nó chống chọi tốt hơn trước những cú sốc bất lợi từ bên ngoài. Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và thấy được tính cấp thiết của việc Đo lường rủi ro thanh khoản nên trong quá trình thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Huế thì tôi nhận thấy TCB là một ngân hàng có khối lượng khách hàng giao dịch khá lớn, cùng với số liệu niêm yết rõ ràng trên báo cáo tài chính hằng năm. Đồng thời, việc đo lường rủi ro thanh khoản vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ trong chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng và vẫn chưa được xem là một nội dung chính thức. Xuất phát từ tình hình đó đã thúc đẩy em chọn và thực hiện đề tài: “Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; nhận định chung về kết quả và đánh giá rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại NHTM. - Phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian 2013 – 2018; ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro Trườngthanh khoản thông quaĐại đánh giá khhọcả năng vượ t Kinhqua cú số rút tiề n hàngtế lo ạHuết tại ngân hàng khi không có sự giúp đỡ từ NHNN và thị trường liên ngân hàng đồng thời áp dụng với một số NHTM khác để đánh giá và so sánh giữa các ngân hàng với nhau. 2
  15. - Dựa vào kết quả phân tích, chạy mô hình đưa ra nhận xét và đề xuất hướng giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản xảy ra trong thời gian tới cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính đặc biệt là Bảng cân đối kế toán của ngân hàng TCB Việt Nam và 6 NHTM khác trong hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên website, các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet, các bài viết nghiên cứu đã được công bố, đăng tải trước đây ), nghị định, thông tư, chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến Stress Test rủi ro thanh khoản nói chung và hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ thương nói riêng. - Phương pháp duy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết sẽ được tổng kết hoặc nhận xét một cách tổng quan. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để thống kê số liệu và mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị và các bảng tóm tắt số liệu. - Sử dụng phương pháp tiếp cận Stress - Testing rủi ro thanh khoản top - down Trườngthời điểm của IMF doĐại Martin Čihák học (2004, 2007) Kinh nghiên cứu, kế t tếhợp thêm Huế một vài thay đổi dựa trên mô hình của Trần Ngọc Trà Mi (2014), Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2013) nhằm chi tiết hóa và phù hợp với dữ liệu thông tin tài chính của các NHTM ở 3
  16. Việt Nam. Các nghiên cứu đưa ra một số hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các tổ chức tín dụng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Tác giả sử dụng kịch bản rút tiền hàng loạt từ người gửi tiền được đề xuất bởi tác giả Nguyễn Minh Sáng (2013) nghiên cứu phù hợp áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam. - Phương pháp so sánh: Sau khi chạy mô hình tác giả có sự so sánh tình hình thanh khoản của ngân hàng TCB Việt Nam với 6 ngân hàng khác: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam. - Phần mềm Microsoft Office Excel được sử dụng để hỗ trợ tính toán trong toàn bộ nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề. Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Chương 2: Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  17. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.1. Thanh khoản 1.1.1.1. Khái niệm Trong tài chính trung gian, thuật ngữ “thanh khoản” có nhiều khái niệm khác nhau. Dưới góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là một tài sản có thể được mua hoặc bán một cách nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp nhất và giá cả hợp lý. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí: có sẵn số lượng mua hoặc bán, có sẵn thị trường và thời gian giao, giá cả hợp lý. Dưới góc độ ngân hàng: “Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Communitee on Bank Supervision, 2008): “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ cho việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được”. Theo Ivanov (2010), thanh khoản có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau: nó có thể là tính thanh khoản của một sản phẩm thị trường tài chính, tính thanh khoản của một doanh nghiệp, một ngân hàng, hay rộng hơn nữa, Trườngtính thanh khoản c ủaĐại hệ thống tài chính.học Kinh tế Huế Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về thanh khoản như sau: “ Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh 5
  18. chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh”. 1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiền của khách hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ như đã cam kết. Khi đó ngân hàng không chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có mà còn tính đến khả năng huy động vốn tiếp theo. Vì vậy, việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng phải nhìn ở trạng thái động, tức là phải xem xét trong tương quan cung - cầu vốn khả dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định. - Cầu thanh khoản ((LD – Liquidity Demand) Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào những nhân tố sau:  Chi trả tiền gửi cho khách hàng Khách hàng có thể có nhu cầu rút tiền thường xuyên và tức thời, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và các khoản tiền mà khách hàng có thể rút trước hạn. Đáng chú ý là tiền gửi thanh toán, ngân hàng luôn phải đảm bảo khoản dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này.  Cấp tín dụng cho khách hàng Đây là nghiệp vụ chính của ngân hàng khi sử dụng vốn huy động để cho khách Trườnghàng vay. Nhu cầu Đạivay tiền từ kháchhọc hàng có Kinhtác động đến cầ utế thanh khoHuếản của ngân hàng và nhu cầu này ảnh hưởng bởi các nhu cầu đầu tư của khách hàng, lãi suất cho vay, các quy định về điều kiện được vay vốn. 6
  19.  Hoàn trả các khoản vay Đây là khoản mà ngân hàng phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức kinh tế, cá nhân, TCTD khác hoặc NHNN.  Chi phí quản lý điều hành và chi phí dịch vụ Là các khoản chi phí hoạt động của ngân hàng như chi tiền lương, tiền thưởng, các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, quảng cáo,  Chi phí lãi vay Đây là các khoản chi phí trả lãi và huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá mà ngân hàng đã huy động trước đây.  Chi trả cổ tức Các khoản chi trả cổ tức cho các cổ đông.  Mua lại cổ phiếu Các khoản chi để mua cổ phiếu quỹ, cổ phiếu mà ngân hàng đã phát hành trước đây nhằm mục đích kích cầu để tăng giá cổ phiếu, tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) hoặc để thưởng cho nhân viên, - Cung thanh khoản ((LS – Liquidity Supply) Cung thanh khoản là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng gồm:  Các khoản tiền ký thác Đây được xem là nguồn cung thanh khoản chủ yếu của ngân hàng. Để tăng cung thanh khoản, ngân hàng có thể tự thực hiện các biện pháp như: điều chỉnh lãi suất huy động, áp dụng các dịch vụ hấp dẫn khác (như chương trình khuyến mại, Trườngthưởng), phong cách Đại phục vụ chuyên học nghiệp, uy Kinh tín của ngân hàng. tế Huế  Các khoản tín dụng hoàn trả Các khoản tín dụng hoàn trả là các khoản tín dụng được thanh toán đầy đủ 7
  20. nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn nguồn vốn. Nếu mọi khoản tín dụng đều được thanh toán đúng hạn thì không những đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là nguồn cung thanh khoản cho chính ngân hàng.  Các khoản thu từ dịch vụ Các khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng như thu phí bảo lãnh, phí mở L/C, phí chuyển tiền,  Các khoản vay từ thị trường tiền tệ Để tăng nguồn cung thanh khoản, ngân hàng có thể vay trên thị trường tiền tệ từ các NHTM khác hoặc NHTW, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản thì vay từ thị trường liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng để giải quyết khó khăn thanh khoản trong thời gian nhanh nhất.  Các khoản bán tài sản Khi có nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển một phần tài sản thành tiền.  Phát hành cổ phiếu ra thị trường Ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu ra thị trường để tăng nguồn cung thanh khoản. Tuy nhiên, nguồn thu từ phát hành cổ phiếu thường được sử dụng cho mục tiêu phát triển mở rộng quy mô, thị phần hay cơ cấu lại vốn chủ sở hữu là chủ yếu, ít khi sử dụng cho mục tiêu thanh khoản của ngân hàng. 1.1.1.3. Trạng thái thanh khoản ròng (Net Position Liquidity – NPL) NLP = Σcung thanh khoản - Σcầu thanh khoản Có 3 trường hợp xảy ra khi xác định trạng thái thanh khoản ròng: - Khi NPL = 0, trạng thái thanh khoản cân bằng, (điều này gần như khó xảy ra Trườngtrong thực tế). Đại học Kinh tế Huế - NPL > 0, nghĩa là tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản, hay còn gọi là thặng dư thanh khoản, trong trường hợp này nhà quản lý ngân hàng cần xem xét nên đầu tư để sinh lãi từ khoản tiền thặng dư này. 8
  21. - NPL < 0, nghĩa là tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản, hay còn gọi là thâm hụt thanh khoản, trong trường hợp này nhà quản lý ngân hàng cần xem xét khi nào và ở đâu có thể tăng được nguồn cung thanh khoản bổ sung (vì cầu thanh khoản tương đối độc lập với ý chí của ngân hàng nên ngân hàng không thể muốn giảm là được). Thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản đều diễn tả tình trạng mất cân bằng của ngân hàng. Thặng dư thanh khoản thường xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, thiếu những cơ hội đầu tư và kinh doanh. Nguyên nhân thặng dư thanh khoản cũng xảy ra khi một ngân hàng thiếu những phương pháp và khả năng tiếp cận thị trường, khách hàng. Các nguyên nhân khác gây ra thặng dư còn có: ngân hàng không khai thác hết những tài sản có khả năng sinh lời hoặc nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh so với quy mô hoạt động và khả năng quản lý. Các giải pháp, dù là mang tính chất tình thế để giải tỏa tình trạng thặng dư thanh khoản bao gồm: mua các chứng khoán Chính phủ làm dự trữ thứ cấp, cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Trong khi đó, thiếu hụt thanh khoản là việc ngân hàng không có đủ vốn để hoạt động. Hậu quả của thiếu hụt thanh khoản có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng như việc mất đi những cơ hội kinh doanh, mất khách hàng, mất thị trường, làm sụt giảm lòng tin của công chúng, Các biện pháp bù đắp mang tính chất tình thế bao gồm: bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu từ NHTW, Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn tại một số ngân hàng và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản đã khẳng định rằng vấn đề thanh khoản không thể bỏ qua. Do đó ngày nay, công tác quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù Trườngvể mặt kỹ thuật, nó Đại vẫn còn kh ảhọcnăng trả n ợ.Kinh Hơn nữa, năng lựtếc qu ảnHuế trị thanh khoản là một thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng. 9
  22. 1.1.2. Rủi ro thanh khoản 1.1.2.1. Khái niệm Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, đã có nhiều quan điểm về vấn đề này. Theo E.Gup and W.Kolari (2005) trong “Commercial banking – the management of risk”: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá hợp lý nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được dự định hoặc bất định ”. “Rủi ro thanh khoản là rủi ro liên quan đến việc ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay”. (Phan Thị Thu Hà, 2006, Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại). Như vậy, khi rơi vào tình trạng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao là lúc ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản TrườngNhiều nghiên cĐạiứu nước ngoài học lẫn trong nưKinhớc đã tương đố i tếthống nhHuếất chỉ ra rằng, rủi ro thanh khoản có thể đến từ bên tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của Bảng cân đối kế toán của ngân hàng (Valla và Escorbiac, 2006). 10
  23. Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua. - Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng quá nóng. Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng thương mại đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại. - Thứ hai, công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM còn nhiều hạn chế. Các NHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, thiếu sự nghiên cứu thường xuyên các tỷ lệ an toàn, dự báo sát các diễn biến của thị trường để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không chủ động trước những tác động thị trường. - Thứ ba, tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. - Thứ tư, vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình. - Thứ năm, xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại Trườngchưa minh bạch, m ộtĐại số khách hàng học(kể cả pháp Kinh nhân) đã rút tiề n ratế khỏ i ngânHuế hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để 11
  24. tích trữ đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nguyên nhân như: do các giao dịch bằng ngoại tệ tại các NHTM chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ; những tác động trực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro thanh khoản; hiện tượng một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chuyển tiền hoặc rút tiền với khối lượng lớn; yếu kém trong công tác kế hoạch hóa và quản trị điều hành, các tin tức về các vụ án liên quan đến Ban Lãnh đạo của ngân hàng, 1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay Tình hình Ngân hàng TMCP Phương Nam vào ngày 22/7/2005, ngay sau bản tin buổi tối của Đài truyền hình Việt Nam về việc cho vay không đúng đối tượng đối với cán bộ nhân viên thuộc 30 đơn vị của khu vực Sóc Sơn với số tiền ước tính là gần 1 tỷ đồng, người dân cũng đổ xô đến các chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam để rút tiền. Ngân hàng đã phải lập tức rút 53 tỷ đồng từ tài khoản Ngân hàng Nhà nước để phòng ngừa tình huống mất khả năng thanh toán. Cuối cùng, đến cuối ngày 22/7, người dân đã dừng việc rút tiền khỏi ngân hàng nhờ sự hỗ trợ giải thích của Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi với công chúng ngay từ sáng 22/7. Năm 2011, NHNN chính thức công bố thực hiện hợp nhất ba ngân hàng thương mại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB). Nguyên nhân là "ba ngân hàng nói trên trong thời gian qua đã có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên đã gặp khó khăn về thanh khoản. Cho đến khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, ba ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời". TrườngTrước đó, trong năm Đại 2010 và 2011, học NHNN và Kinhmột số NHTM lớtến đã h ỗHuếtrợ thanh khoản cho cả ba NHTM này. Ngoài ra, một số công việc chuẩn bị cho quá trình hợp nhất cũng đã được thực hiện. Đầu tiên là cam kết hỗ trợ thanh khoản của BIDV với 12
  25. Ficombank (hạn mức tín dụng là 5.000 tỷ đồng). Tiếp đó là thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết giữa Quỹ Đầu tư Australia Macquarie, tập đoàn tài chính đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD, với cả ba NH Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Vì vậy, mặc dù công bố là các NH này tự nguyện hợp nhất, nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định làm đại diện cho phần vốn nhà nước trong ba NH và tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất. Theo cơ quan quản lý, sự tham gia của BIDV sẽ đảm bảo các NH sau hợp nhất không bị phá sản, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và giữ nguyên quyền lợi của các cổ đông hiện hữu. Sự việc cựu lãnh đạo ACB bị bắt ngày 20/8/2012 để điều tra các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Chỉ trong vòng 2 ngày làm việc sau đó, các khách hàng đã rút hơn 8.000 tỷ đồng khỏi ACB. Mức độ rút ngày càng cao, trong ngày 21/8 tăng 3.000 tỷ đồng thì sang ngày 22/8 số tiền bị rút tăng lên 5.000 tỷ đồng. Ngay lập tức, thanh khoản trên thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng. Lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng thêm 0,8%/năm. Để đối phó lại, ACB đưa ra thông báo khẳng định "ông không còn là cổ đông lớn, cũng không còn là thành viên của Hội đồng quản trị và không tham gia ban điều hành của ACB". Ngay từ tối 20/8, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã tiến hành họp bàn để thống nhất các kịch bản cụ thể để đối phó với tình hình thanh khoản. Trong ba ngày cao điểm từ 21 - 23/8, nhiều cách thức trấn an khách hàng, ổn định tình hình đã được sử dụng. Tình huống sau đó được giải quyết ổn thỏa, tuy nhiên, trường hợp khó khăn thanh khoản của ACB hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của NHTM mà là do ảnh hưởng của uy tín ban lãnh đạo ngân hàng. Mặc dù các trường hợp mất thanh khoản của NHTM trên đây là nhỏ lẻ và chưa gây ra tác động khủng hoảng lớn trên toàn hệ thống tuy nhiên có thể khẳng Trườngđịnh rằng, rủi ro thanh Đại khoản vẫ nhọc luôn hiện h ữKinhu và đe dọa tới h ệtếthống ngânHuế hàng bên cạnh đó khách hàng Việt Nam cũng rất nhạy cảm với các tin đồn liên quan đến hệ thống tài chính, họ có thể đồng loạt rút tiền bất cứ lúc nào. Vì vậy, vấn đề thanh 13
  26. khoản đối với ngân hàng cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong tương lai. 1.1.2.4. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính đang diễn biến phức tạp, hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn phải đối diện với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn khác nhau. Đặc biệt là rủi ro thanh khoản của các NHTM. Cụ thể: Thứ nhất, lãi suất, tỷ giá khó duy trì sự ổn định. Từ cuối tháng 7/2018, lãi suất liên ngân hàng bắt đầu tăng, đến cuối năm 2018, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm đang ở mức 3,91%/năm, lãi suất của các kỳ hạn dài hơn đều đang ở mức cao nhất trong cả năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng chạm mốc 5,6% và 6,2%. Lãi suất liên ngân hàng tăng cho thấy tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng những tháng cuối năm đã kém dồi dào hơn. Sự eo hẹp của thanh khoản hệ thống dẫn tới nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái tăng lãi suất huy động trên thị trường. Thanh khoản ngân hàng đã và đang chịu áp lực cao từ tỷ giá và nhu cầu vốn dài hạn cao từ các NHTM để đáp ứng yêu cầu giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40% từ 1/1/2019. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta thặng dư ngoại tệ ở mức cao, NHNN đang áp dụng biện pháp đưa tiền ra mua ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước và hút tiền về trên thị trường mở thông qua phát hành tín phiếu NHNN. Khi có sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, thì ngân hàng thường phải gánh chịu nhiều rủi ro do: (1) Giá thị trường của tài sản của ngân hàng bị giảm xuống bằng hoặc thấp hơn các khoản nợ đối với người gửi tiền; (2) Áp lực thanh khoản gia tăng dẫn tới chi phí đáp ứng yêu cầu về thanh khoản tăng lên. Sở dĩ như vậy là bởi một khi khoản mục tiền mặt và chứng khoán thanh khoản không đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản gia tăng dưới tác động của khủng hoảng, thì các ngân hàng phải đi Trườngvay trên thị trường liênĐại ngân hàng, học bán các doanh Kinh mục đầu tư ho ặtếc cho vayHuế- là các bộ phận tạo thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Đồng thời, với việc phải bán khẩn cấp các danh mục đầu tư hay cho vay như vậy thường giá không cao, thậm chí bị 14
  27. giảm thấp nghiêm trọng (do tăng cung chứng khoán trên thị trường sẽ làm giá chứng khoán sụt giảm hoặc bán danh mục cho vay sẽ bị đối tác định lãi suất thấp do mức độ rủi ro tín dụng tăng lên). Khi điều này xảy ra, nó sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu tài sản của ngân hàng, khi đó, quy mô tổng tài sản của ngân hàng sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Thứ hai, rủi ro tín dụng và hối đoái diễn biến phức tạp, gián tiếp tác động tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các ngân hàng thường phải thu hẹp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Nhưng điều này lại làm cho cầu tín dụng gia tăng nóng và kéo theo lãi suất tín dụng gia tăng (Lãi suất tín dụng tăng phần nhiều do sự tác động của sự tăng lên của lãi suất thị trường do khủng hoảng nợ công gây ra). Khi lãi suất tăng sẽ khiến cho cầu tiền tệ và tín dụng sụt giảm, các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên. Một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho vay) bị giảm giá trị, khó thu hồi nợ - Rủi ro tín dụng tăng cao. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường là rất nhỏ so với tổng tài sản của ngân hàng, nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong danh mục cho vay của ngân hàng có vấn đề sẽ có thể đẩy một ngân hàng trước nguy cơ bị sụp đổ. Việc thực hiện đa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục đặt ra áp lực lớn lên việc thực thi các chính sách tiền tệ. Năm 2019 Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách các lĩnh vực trọng yếu cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra trong Kế hoạch 2016 - 2020, hướng tới tăng trưởng bền vững. NHNN sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, cẩn trọng, phối hợp hiệu quả với các chính sách vĩ mô, tăng cường hoạt động quản lý, thanh tra giám sát an toàn nhằm duy trì ổn định hệ thống ngân hàng, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Năm Trường2019, cũng là năm bĐạiản lề tạo đà hoànhọc thành Đ ềKinhán Kế hoạch Tái tếcơ cấu ngânHuế hàng giai đoạn 2 (2016 - 2020) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ- TTg, và thực hiện Thông tư số 41/2016/TT - NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn 15
  28. đối với ngân hàng với những yêu cầu khắt khe hơn theo chuẩn Basel II sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2020. Trong khi nội tại thị trường tiền tệ - tín dụng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức từ việc đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, dư địa thực hiện các công cụ chính sách đã thu hẹp lại, áp lực tăng lãi suất cho vay đang có chiều hướng gia tăng. Thứ ba, thị trường tài chính Việt Nam còn non trẻ. Là một thị trường đang phát triển nhưng kinh nghiệm quản lý rủi ro chưa nhiều, các ngân hàng tại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đa dạng và phong phú. Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề cấp bách là cần phải có một nghiên cứu để kiểm định mức độ chịu đựng đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Thứ tư, nguy cơ khủng hoảng nợ công gây khó khăn cho công tác quản lý thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng nợ công khiến thị trường tài chính bất ổn, công tác quản lý thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng vì thế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, bởi vì, với sự mất ổn định của thị trường tài chính làm suy giảm niềm tin của những người gửi tiền, khi đó, nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt là rất dễ xảy ra (cuộc khủng hoảng nợ công năm 2001 - 2002 ở Argentina là minh chứng rõ nét cho tình huống này). Khi đó, nguy cơ mất khả năng thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ, hoạt động mạo hiểm là rất khó tránh khỏi. Đồng thời, do hoạt động ngân hàng có tính phụ thuộc nhau rất cao, nên một khi có một số ngân hàng bị khó khăn thanh khoản nghiêm trọng thường kéo theo sự lây lan trong toàn hệ thống. Nếu không xử lý kịp thời và hiệu quả vấn đề thanh khoản thì sự đổ vỡ toàn hệ thống là rất khó tránh khỏi. Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm Trườngquốc nội (GDP) tạ i thĐạiời điểm tháng học 9/2016 và conKinh số này tăng lêntế xấp xỉHuế65% vào thời điểm 2017 - 2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chính phủ vay và nợ Chính phủ bảo lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong 16
  29. vay vốn để phát triển và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ công tăng nhanh nhất. Nhưng nếu không tiếp tục vay thì cũng không có vốn để phục vụ phát triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động 39,5 tỷ đô la Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020. Một tín hiệu thị trường nữa cho chúng ta thấy các NHTM Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn RRTK đó là việc các NH tổn thất trong việc bán tài sản. Có thể thấy rằng năm 2017, 2018 là những năm thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động thăng trầm, sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước như việc tăng nóng của chỉ số cùng mức định giá cổ phiếu trở nên đắt đỏ là những vết nứt lộ ra trong hình thái có vẻ ổn định của thị trường. Cộng thêm những bất ổn từ thị trường quốc tế như chiến tranh thương mại leo thang, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất khiến dòng chảy vốn xoay chiều, đồng bạc xanh tăng giá, cho tới những bất ổn trên thị trường hàng hoá, đặc biệt là dầu thô đã xoay chiều tất cả những dự báo trước đó, VN-Index kết thúc năm 2018 đạt 892,54 điểm, giảm 9,32% so với 2017 . Như vậy, khi đứng trước tình hình biến động của thị trường chứng khoán, cùng với những khó khăn về tình hình thanh khoản buộc các NH phải bán số chứng khoán kinh doanh đang nắm giữ mặc dù lỗ. Bởi lẽ trong hầu hết các trường hợp khi ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thì chi phí huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi. Điều này khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản nghiêm trọng và ngân hàng buộc phải bán thốc bán tháo tức thời ngay cả số tài khoản khó chuyển nhượng với giá thấp. Do bán khẩn cấp một số tài sản nên khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe doạ. Từ chỗ đối mặt với rủi ro thanh Trườngkhoản ngân hàng s ẽ Đạiđối mặt với rủhọci ro rủi ro phá Kinh sản. Mà ngân hàng tế có thHuếể bị đóng cửa nếu như không tăng đủ và kịp thời nguồn thanh khoản cho dù khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng là tốt. 17
  30. 1.1.2.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam Như đã trình bày, hiếm khi nào tại một thời điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh toán. Do đó ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. Bên cạnh đó, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau: một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó lại càng thấp và ngược lại, một nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huy động vốn lớn (nên làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay). Khi ngân hàng mất khả năng thanh khoản không những gây thiệt hại đối với ngành ngân hàng mà với cả nền kinh tế. Đối với ngân hàng, rủi ro thanh khoản làm cho ngân hàng buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao; lãi suất huy động cao buộc lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vay; khi buộc phải trả lãi suất huy động nhưng không thể cho vay rõ ràng ngân hàng sẽ bị lỗ; không đáp ứng được nhu cầu rút tiền dẫn đến mất niềm tin của người gửi tiền (kể cả các giao dịch liên ngân hàng); không đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng. Còn hậu quả đối với nền kinh tế (như liên quan vấn đề lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội ) và ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn; khi lãi suất cấp tín dụng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giá cả tăng (lạm phát tăng), giảm quy mô đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế; Khi giá cả tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu, thâm hụt thanh khoản thường là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang ở tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản với mức độ lớn Trườngtại một số ngân hàng Đại và trở thành mhọcột trong nh ữKinhng nguyên nhân đưatế đến pháHuế sản đã khẳng định rằng không thể bỏ qua vấn đề thanh khoản. Không chỉ có vậy, việc một ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản sẽ gây tổn thất cho toàn bộ hệ thống và nền kinh 18
  31. tế, như hiệu ứng Domino, chính vì RRTK có tính lan truyền trên toàn hệ thống nên việc nâng cao khả năng đảm bảo thanh khoản ở từng ngân hàng là một vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với từng ngân hàng mà còn là một vấn đề cấp thiết của toàn bộ hệ thống. Với các NHTM của chúng ta hiện nay, phần lớn các chỉ số thanh khoản đều rất "yếu ớt". Nhiều NHTM đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản khi việc thu hút tiền gửi diễn ra rất quyết liệt. Do vậy, vấn đề hoạch định nhu cầu thanh khoản luôn nhận được sự quan tâm lớn. Trong giai đoạn cơ cấu lại hệ thống theo Đề án 254, NHNN đã phối hợp với các NHTM lành mạnh để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu để giảm thiểu rủi ro thanh khoản của hệ thống. Ðồng thời, NHNN đã cho các NHTM gia hạn nợ đối với doanh nghiệp và cho phép một số NHTM mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TT 36). TT 36 đã tập trung được tất cả các quy định trước đây và tiếp tục nâng dần quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của các NHTM. Quy định của TT 36 đã chi tiết hơn về quản trị nội bộ về thanh khoản của NHTM cũng như các tỷ lệ an toàn thanh khoản. Các tỷ lệ về khả năng chi trả đã được quy định tương đối đầy đủ nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn của NHTM như: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (báo cáo theo ngày); tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày (theo ngày); tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trung và dài hạn; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trái phiếu chính phủ; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó, tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày và tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trung và dài hạn có ý nghĩa gần giống với các khuyến nghị về thanh khoản của Basel III (LCR và NSFR). Đến giữa năm 2016, Thông tư 06/2016/TT-NHNN (TT06) được ban hành Trườngnhằm sửa đổi và b ổ sungĐại một số đihọcều của TT 36.Kinh Trong đó, các n ộtếi dung vHuếề quản lý thanh khoản đã có những thay đổi quan trọng: (i) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với NHTM và quy định lộ 19
  32. trình giảm trong 2 năm (2017: 50%, 2018: 40%); (ii) Định nghĩa lại khái niệm NHTM Nhà nước, giữ nguyên tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi đối với nhóm NHTM cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là 80%; (iii) Thay đổi tỷ lệ đầu tư trên vốn ngắn hạn đối với NHTM Nhà nước từ 15% lên 25%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, Ngân hàng Hợp tác xã từ 40% về 35%. Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn bao gồm cả các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức. Như vậy, các quy định về an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM được điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn đến đảm bảo an toàn thanh khoản trong dài hạn, tránh tình trạng các NHTM lạm dụng chuyển đổi kỳ hạn. Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy, các vấn đề về thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn được NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao. Bởi vì, chính những yếu kém về thanh khoản là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phải thực hiện cơ cấu lại hệ thống để đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh. 1.2. Tổng quan về Stress Test và các ứng dụng của Stress Test 1.2.1. Khái niệm về Stress Test Stress Test (hay còn gọi là Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro) của ngân hàng là: “Tập hợp các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước những sự kiện, hoàn cảnh bất lợi. Để đánh giá được mức độ tổn thương, sự kiện rất bất lợi mà người thực hiện ST cần kiến tạo là những sự kiện có tính chất cực độ, mang tính chất rất ngoại lệ, bất thường (extreme and exceptional) nhưng có khả năng xảy ra (plausible)” (Basel Committee on Banking Supervision, 2009). Đối với các tổ chức tài chính, Stress Test được sử dụng rộng rãi hơn với vai trò là một công cụ quản trị rủi ro đo lường tác động của các rủi ro khác nhau, bao gồm rủi ro thị trường (các khoản lỗ xảy ra khi có sự thay đổi trong giá hay lãi suất), Trườngrủi ro tín dụng (các Đạikhoản lỗ xu ấhọct hiện khi ngư Kinhời đi vay hay ngưtếời đư ợHuếc cấp tín dụng bị phá sản), rủi ro thanh khoản (sự mất thanh khoản của các tài sản và sự rút vốn ồ ạt của người cho vay). Dần dần Stress Test được ứng dụng với quy mô rộng 20
  33. hơn, mục đích để đo lường độ nhạy cảm của một nhóm các tổ chức (như một nhóm các ngân hàng thương mại) hoặc là toàn bộ hệ thống tài chính dưới tác động của một cú sốc nào đó. Có nhiều tranh luận xoay quay việc xác định một sự kiện đảm bảo yêu cầu “cực độ và có khả năng xảy ra”. Theo như thông lệ chung khi xác định một sự kiện như vậy là áp dụng các sự kiện trong lịch sử vào hoàn cảnh hiện tại với 1 giả định ngầm “cái gì đã xảy ra trong quá khứ thì sẽ có thể lặp lại trong tương lai”. Tuy nhiên, do sự phát triển và đổi mới không ngừng của thị trường tài chính, giả định này không còn đứng vững. Do đó, người thực hiện ST phải “tưởng tượng, suy luận” thêm các sự kiện giả định (hypothetical event). Về mặt kỹ thuật để lượng hóa “cực độ nhưng có khả năng xảy ra”, từ dữ liệu lịch sử, chúng ta có thể xây dựng đường phân bố xác suất, phân bố tổn thất rồi từ đó tập trung vào các sự kiện “đuôi” (tail event, sự kiện hoặc là chắc chắn xảy ra hoặc chắc chắn không xảy ra, nghĩa là, xác suất sự kiện này xảy ra là bằng 0 hoặc bằng 1) (đáp ứng yêu cầu cực độ), tìm ra những mức giá trị thay đổi cực độ tại mức xác suất xảy ra rất thấp, ví dụ khả năng xảy ra là 1% (đáp ứng yêu cầu có khả năng xảy ra). Hình 1.1. Đồ thị Stress Test thực hiện cho các hoàn cảnh cực độ nhưng có khả năng xảy ra (Nguồn: Trường1.2.2. Vai trò của StressĐại Test học Kinh tế Huế Stress Test là có thể làm cho các rủi ro được nhận diện rõ ràng hơn bằng cách đánh giá các khoản lỗ có khả năng xuất hiện của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế 21
  34. không bình thường, từ đó đưa ra các quyết định quản trị ở các lĩnh vực khác nhau. ST được chứng minh có khả năng giúp khôi phục lòng tin cho hệ thống tài chính, làm tăng tính minh bạch và giảm thiểu các rủi ro không chắc chắn cho thị trường trong thời kỳ khủng hoảng. Theo các cuộc khảo sát và thảo luận về ST cho thấy rằng ST có khả năng ứng dụng rất cao, các ứng dụng này sẽ được làm rõ dưới đây.  Nắm bắt được các tác động lên ngân hàng khi các sự kiện không thường xuyên xảy ra và gây nên tổn thất lớn: Công dụng đầu tiên của ST là mô phỏng lại tình hình của các ngân hàng khi thị trường có các biến động bất thường bằng cách đưa các biến động bất ngờ có khả năng xảy ra trong quá khứ để dự đoán các thay đổi đột ngột sẽ xuất hiện trong tương lai. Thông qua đó, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro khi có các biến cố xảy ra, tránh sự tác động bất ngờ và phòng ngừa được những tổn thất nghiêm trọng.  Xác định và kiểm soát rủi ro: ST có thể xem xét các rủi ro tiềm tàng mà các ngân hàng có thể đối mặt đồng thời với phương pháp kiểm tra độ nhạy chúng ta có thể tính toán được mức độ nhạy cảm của từng khoản mục ứng với mỗi rủi ro cụ thể. Từ đó, có thể xem xét tổng thể rủi ro và tác động tổng hợp của chúng bởi tác động riêng rẽ của mỗi rủi ro có thể không đáng kể nhưng tác động tổng hợp của chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể ngân hàng. Hơn nữa còn cho các ngân hàng biết được các vị thế có khả năng bù trừ lẫn nhau nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết có hậu quả.  Đánh giá rủi ro của ngân hàng: ST có các công cụ có thể đánh giá, xác định được các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, xem xét các cú sốc có thể tác động đến ngân hàng như thế nào. Hiện Trườngnay, phần lớn các ngânĐại hàng trung học ương và các Kinh cơ quan giám sáttế tài chính Huế đều sử dụng công cụ ST để chuẩn đoán và dự báo sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính sẽ ban hành các quy định về ST và yêu cầu các ngân hàng thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả để chủ động 22
  35. đi trước đón đầu trong các việc phòng ngừa và giải quyết những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trước những biến động về kinh tế vĩ mô.  Đưa ra quyết định về mức độ chịu đựng rủi ro và phân bổ nguồn lực: Từ các kết quả được tính toán về mức độ thiệt hại có thể có trong tương lai, các nhà quản lý cấp cao sẽ dùng làm cơ sở đưa ra mức độ chịu đựng rủi ro của từng bộ phận. Sau đó chúng được liên kết lại và đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất cho toàn ngân hàng - Phương pháp phân bổ trực tiếp, có hai cách tiếp cận: “Cách tiếp cận thứ nhất là xây dựng các kịch bản dựa trên cấu trúc của ngân hàng, sau đó sử dụng các kết quả tính toán được để hình thành nên quyết định phân bổ nguồn lực; cách tiếp cận thứ hai sẽ xây dựng các kịch bản bất lợi nhất mà ngân hàng có thể đối mặt trong tương lai, sau đó tùy thuộc vào khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại của từng trường hợp mà đưa ra các quyết định phân bổ”. Quy trình này đòi hỏi tính khách quan nhưng rất khó để đạt được bởi sự giới hạn của chu kỳ cũng như chiều dài của dữ liệu lịch sử. - Phương pháp phân bổ gián tiếp, ngân hàng sẽ sử dụng các phương pháp khác như VaR để xác lập các giới hạn và phân bổ nguồn lực từ trước, ST sẽ được sử dụng ở giai đoạn sau để đánh giá mức độ thích hợp của chúng và đảm bảo rằng việc cân nhắc phân bổ nguồn lực từ trước là đúng. 1.2.3. Phân loại Stress Test Có nhiều phương pháp để phân loại ST và dưới đây tác giả muốn đưa ra một số phương pháp phân loại điển hình nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các khía cạnh, đặc điểm cũng như sự khác nhau giữa các loại hình của công cụ đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro ST này. Trường Theo mức đĐạiộ kiểm định học Kinh tế Huế Stress Test được chia làm hai loại: Stress Test hệ thống (vĩ mô) và Stress Test danh mục (vi mô). 23
  36. Thứ nhất, ST hệ thống có mức độ vĩ mô hơn bởi vì các nhà phân tích thường tìm hiểu sự thay đổi của môi trường kinh tế sẽ tác động như thế nào đến toàn bộ hệ thống tài chính. Do đó, ST hệ thống sẽ xác định các biến động thông qua các tổ chức và các biến động đó có thể phá vỡ sự ổn định tổng thể của hệ thống tài chính, còn ST danh mục thì chỉ xem xét đến các nhân tố riêng của từng danh mục đầu tư. Thứ hai, sự khác biệt được thể hiện ở sự phức tạp và mức độ tập hợp. ST hệ thống thường có mức độ tập hợp hay sự so sánh của nhiều danh mục khác nhau hơn và thường dựa vào các giả định và phương pháp tính toán khác nhau. Việc sử dụng ST hệ thống không phải là để thay tế các thử nghiệm ST danh mục được thực hiện bởi từng tổ chức tài chính mà thay vào đó nó được thiết kế để giúp cung cấp một cái nhìn rộng hơn về độ nhạy cảm của toàn bộ hệ thống khi có sự xuất hiện của các cú sốc khác nhau. Do đó hầu hết các ST hệ thống sử dụng cùng một kịch bản như nhau cho các tổ chức khác nhau. Ngoài ra nếu các dữ liệu thu thập được có mức độ đáng tin cậy cao thì các thử nghiệm ST được tạo ra trên các danh mục tổng hợp hay trên từng danh mục riêng lẻ cũng cung cấp các thông tin chính xác về sự biến động của hệ thống.  Theo phương pháp kiểm định Theo phương pháp này Stress Test được chia làm hai loại: Phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản. Phân tích độ nhạy là loại kiểm định đơn giản nhất, xem xét sự thay đổi của từng biến rủi ro khi các biến tài chính thay đổi một đơn vị. Loại kiểm định này cho ra kết quả tương đối nhanh và thường được sử dụng bởi các nhà quản lý cấp cao để có cái nhìn đầu tiên tương đối khi có sự thay đổi của các biến tài chính. Tác dụng thứ hai của phân tích độ nhạy là kiểm định sự di chuyển của thị trường trong quá khứ với nhiều nhân tố khác nhau. Có nhiều cách thực hiện trong ứng dụng này, một Trườngtrong những cách đóĐại là xem xét táchọc động của cácKinh yếu tố rủi ro làmtế th ị trưHuếờng sụt giảm như thế nào (ví dụ như tác động của lãi suất hay chứng khoán). Tuy nhiên cần phải lưu ý nếu sự kết hợp các rủi ro không đúng với thực tế có thể cho ra kết quả 24
  37. không chính xác. Hơn nữa vì sử dụng các dữ liệu trong quá khứ để xác định sự di chuyển của các nhân tố rủi ro trong tương lai có thể dẫn đến các sai lầm như phương pháp Var. So với phân tích kịch bản dưới đây, phân tích độ nhạy chủ yếu dựa vào sự tương quan của thị trường trong thực tế. Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng một biến thế của kỹ thuật này: ban đầu xác định sự thay đổi của một nhân tố rủi ro sau đó sẽ thông qua mối tương quan giữa các rủi ro trong từng giai đoạn cụ thể để xác định sự thay đổi của các nhân tố rủi ro đó. Phương pháp này sẽ hỗ trợ nhiều trong việc đưa ra các quyết định nhưng sẽ có sai lệch nhiều khi cấu trúc tài chính trong tương lai xảy ra hiện tượng sụp đổ và không giống với quá khứ. Với cách tiếp cận thứ nhất, ban đầu các nhà quản lý rủi ro sẽ thảo luận và xác lập các khoản lỗ có thể có của danh mục đầu tư được xây dựng bởi ngân hàng. Khi các khoản lỗ này đã được thiết lập, bước tiếp theo là các nhà quản trị rủi ro cần phải xây dựng các kịch bản ứng với từng khoản lỗ đó. Ví dụ với các ngân hàng xác định các khoản lỗ có khả năng xảy ra là do sự thay đổi của lãi suất thì ST sẽ được sử dụng để xác định các khoản lỗ với từng mức thay đổi đó. Ngược lại, với cách tiếp cận các sự kiện bất thường, thì kịch bản ở đây sẽ dựa vào các sự kiện đặc biệt có khả năng xảy ra và xem xét các sự kiện này sẽ có tác động đến giá trị tài sản của ngân hàng như thế nào thông qua các nhân tố rủi ro. Các kịch bản này thường được đưa ra bởi các quản lý cấp cao, thông thường là theo các tin tức mới nhất như sự tăng lên của lãi suất ngắn hạn sẽ ảnh hưởng như thế nào. Ngoài ra khi xem xét cần phải tìm hiểu xem giữa các tài sản, khoản mục đầu tư có các mối tương quan ngầm hay không để đảm bảo kết quả không mang quá nhiều tính chất chủ quan. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể sử dụng phân tích độ nhạy với phân tích Trườngkịch bản để tăng kh ảĐạinăng hữu d ụnghọc của kiểm địKinhnh, ví dụ các ngân tế hàng cóHuế thể đánh giá được các khoản lỗ (lãi) hiện tại thông qua mối tương quan với sự di chuyển của thị trường. 25
  38.  Theo cách tiếp cận: Có hai cách tiếp cận thường được sử dụng trong các ST: Đó là Tiếp cận từ dưới lên và Tiếp cận từ trên xuống. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng về mức độ chính xác cũng như chi phí và tính khả thi. Thực tế những năm qua của chương trình FSAP, cả hai phương pháp này đều được sử dụng đồng thời trong phần lớn các ST ở các nước nhằm tận dụng được ưu điểm của từng phương pháp. Cách tiếp cận Từ trên xuống (Top down) hay phương pháp Từ dưới lên (Bottom up) trước hết là nói đến “Ai thực hiện ST - Cơ quan quản lý hay các ngân hàng?”. Cách tiếp cận “Top-down” được thực hiện bởi cơ quan giám sát, trong khi cách tiếp cận “bottom-up” sẽ do từng ngân hàng thực hiện. Đối với cách tiếp cận “top-down”, dựa trên số liệu báo cáo của các ngân hàng, cơ quan giám sát sẽ áp dụng các kịch bản khác nhau để đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống hoặc từng nhóm ngân hàng riêng biệt (còn gọi là phân tích nhóm đồng hạng). Cách làm này cho phép cơ quan quản lý so sánh được các kết quả của các ngân hàng với nhau. Theo Čihák (2007), nhược điểm của phương pháp top-down là do áp dụng số liệu tổng hợp nên không nhận ra được mức độ rủi ro tập trung ở từng ngân hàng và không phản ánh được mối liên hệ giữa các ngân hàng này. Do đó, cách tiếp cận này có thể đã xem nhẹ khả năng đổ vỡ của 1 vài ngân hàng có thể dẫn đến tổn thương cho toàn bộ hệ thống. Đây cũng là một trong những lý do mà Cihak (2004, 2007) bổ sung thêm kỹ thuật ST về rủi ro lan truyền. Ngược lại, cách tiếp cận “bottom-up” sẽ do từng ngân hàng tự thực hiện theo các kịch bản do cơ quan quản lý quy định hoặc các kịch bản đặc thù riêng. Ưu điểm của cách làm này là ngân hàng có thể tận dụng tốt các dữ liệu đặc thù của danh mục đầu tư của ngân hàng. Cũng theo Cihak (2007), phương pháp này giúp cơ quan Trườngquản lý nhận dạng đưĐạiợc rủi ro tậ phọc trung và rủ i roKinh lan truyền để có tế các bi ệHuến pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do sự khác biệt về mô hình thực hiện và tính chất hoạt động 26
  39. khác nhau của các ngân hàng, việc so sánh các kết quả của các ngân hàng sẽ có những hạn chế nhất định. Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up Top – Down Bottom - up Tổ chức NHTW/Cơ quan giám sát. Từng ngân hàng tự xây dựng thực hiện công cụ riêng của mình hoặc sử dụng các mô hình nội bộ. Sử dụng dữ liệu tổng hợp của Sử dụng dữ liệu danh mục đầu Dữ liệu từng ngân hàng hoặc dữ liệu tư/kinh doanh của ngân hàng toàn hệ thống. hoặc dữ liệu về khách hàng của từng ngân hàng. Đánh giá tác động của từng kịch Đánh giá tác động của kịch bản Phân tích bản đối với các khoản mục của đối với tình hình tài chính của tác động cả hệ thống hoặc từng ngân từng khách hàng, sau đó tổng hàng và đánh giá các trạng thái hợp tác động để xem xét mức độ vốn. ảnh hưởng vào danh mục và vốn của ngân hàng. Sử dụng hiệu quả khi đánh giá Do được thiết kế riêng cho từng rủi ro tín dụng. ngân hàng và có nhiều dữ liệu Ưu điểm Cho phép so sánh các ngân hơn nên phản ảnh tốt hơn đối với hàng và có thể đánh giá được rủi ro thị trường và rủi ro thanh tác động lan truyền. khoản của từng ngân hàng. Nhược Không phản ánh rõ được tình Khó khăn trong việc so sánh kết điểm trạng rủi ro của từng ngân hàng. quả của các ngân hàng với nhau. Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Subhaswadikul tế và ZhuHuế- 2010) 27
  40. 1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản Hiện nay theo thông lệ thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với ST rủi ro thanh khoản: (1) Cách tiếp cận theo thời điểm (Stock based Approach); và (2) Cách tiếp cận theo thời kỳ (Flow based approach). Phương pháp thứ nhất là phương pháp đơn giản, dựa hoàn toàn vào các số liệu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại một thời điểm nào đó. Trong khi đó, phương pháp thứ hai ưu việt hơn rất nhiều nhưng cũng phức tạp hơn vì phải sử dụng các mô hình để lượng hóa và giả định sự căng thẳng các dòng tiền trong tương lai khi thực hiện ST rủi ro thanh khoản. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hai phương pháp này dưới đây. 1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) Mô tả phương pháp Dựa trên số liệu sẵn có về tài sản Có và tài sản Nợ tại một thời điểm bất kỳ (BCĐKT), người thực hiện đưa ra các giả định về cú sốc thanh khoản như tăng đột biến tỷ lệ rút tiền ở các tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tức là tăng rủi ro thanh khoản huy động), hoặc giảm khả năng thanh khoản của các tài sản có tính lỏng (tăng rủi ro thanh khoản thị trường) hoặc kết hợp cả hai. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng lên đột biến như vậy, ngân hàng cần phải bán tài sản của mình và không xét đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, người thực hiện đánh giá xem ngân hàng có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Bảng 1.2. ST theo cách tiếp cận thời điểm Tỷ lệ an toàn thanh khoản LR = Tài sản có Lỏng (LA)/ Tài sản nợ Lỏng (SL) LA = Dự trữ tiền mặt + α*Trái phiếu + β*Trái phiếu khác + γ*Tài sản lỏng khác SL = µ*Vay liên ngân hàng + π*Các tài sản nợ lỏng khác (kỳ hạn tối đa 3 tháng) Các tham số chúng ta sẽ tạo sốc: α, β, γ, µ, π TrườngNhư vậy, có thể tạ oĐại sốc đối với tửhọcsố hoặc mẫ uKinh số của tỷ lệ an toàn tế thanh Huếkhoản. (Nguồn: Dương Quốc Anh, Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú sốc trên thị trường tài chính, 2012) 28
  41. Yêu cầu số liệu. Số liệu về các tài sản Nợ thanh khoản (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng ngoại tệ và nội tệ, chứng chỉ tiền gửi, huy động từ doanh nghiệp) và số liệu về các tài sản Có thanh khoản cao, thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản. Phương thức thực hiện Trước tiên ta cần xác định các ngân hàng được kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản, sau đó thu thập đầy đủ số liệu và tính toán. Bảng 1.3. Thu thập số liệu và tính toán Ngân STT Ngân hàng Tên ngân hàng hàng 1 (A) TỔNG TÀI SẢN (1) Tiền mặt và tín phiếu kho bạc (2) Trái phiếu chính phủ dài hạn (3) Tiền gửi tại NHNN (4) = 3%*(9.1) + 8%*(9.2) + (4) Dự trữ bắt buộc 1%*(10.1) + 6%*(10.2) Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức (5) tín dụng khác (6) Cho vay khách hàng (B) TỔNG NỢ Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ (7) chức tín dụng khác (8) Tiền gửi của khách hàng (8) = (9) + (10) (9) Tiền gửi không kỳ hạn (9) = (9.1) + (9.2) Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ (9.1) của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng (9.2) và ngoại tệ của khách hàng (10) Tiền gửi có kỳ hạn (10) = (10.1) + (10.2) Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của (10.1) khách hàng Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ (10.2) Trườngcủa khách hàng Đại học Kinh tế Huế (C) TÀI SẢN THANH KHOẢN (C) = (1) + (2) + (3) – (4) + (5) –(7) (D) TÀI SẢN KÉM THANH KHOẢN (D) = (A) – (C) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 29
  42. Bảng 1.4. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình Khoản mục Tên ngân hàng Ngày 0 (11) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) = (9.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β1 (12) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) = (9.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β2 (13) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) = (10.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β3 (14) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) = (10.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β4 (15) Tài sản thanh khoản = (C) Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ1 (16) Tài sản kém thanh khoản = (D) Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ2 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng thẳng thanh khoản Ngày 1 Giải thích (17) Tiền gửi không kỳ hạn nội tệ = (11) – (11)*β1 (18) Tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ = (12) – (12)*β2 (19) Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ = (13) – (13)*β3 Trường(20) Tiền gửi có kỳ hĐạiạn ngoại tệ học =Kinh (14) – (14)*β4 tế Huế (21) Dòng tiền ra mới ( trong ngày 1) = (11)*β1 + (12)*β2 +(13)*β3 + (14)*β4 30
  43. (22) Tài sản thanh khoản ( sau ngày 1) = (15) – (15)*µ1 (23) Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 1) = (16) – (16)*µ2 (24) Dòng tiền vào mới (trong ngày 1) = (15)*µ1 + (16)*µ2 (25) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền = (24) – (21) (26) Thanh khoản? ( 1= có, 0= không) = 1 nếu (25)>0 hoặc = 0 nếu (25) 0 hoặc = 0 nếu (35)<0 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thực hiện tương tự với các ngày 3,4,5. Các tỷ lệ β1, β2, β3, β4, µ1, µ2 được trình bày theo kịch bản như ở bảng 1.4 Kết luận: Dựa trên các giả định và kết quả tính toán được, nếu luồng tiền mặt mới ròng khi chạy mô hình < 0 thì ngân hàng không vượt qua được bài kiểm tra ST, hay nói cách khác, ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao. Ưu điểm và hạn chế: TrườngƯu điểm: Đại học Kinh tế Huế - Đơn giản và cho phép thực hiện ST thanh khoản nhưng không cần số liệu chi tiết; 31
  44. - Linh hoạt trong việc lựa chọn biến động được phân tích. Hạn chế: - Cách tiếp cận tương đối hẹp; - Do không có số liệu thống kế nên việc xác định các trọng số thường theo đánh giá chủ quan và có thể thiếu chính xác; - Chỉ dựa trên dòng tiền đáo hạn theo sổ sách, không tính đến các yếu tố về hành vi trên thị trường và do vậy kết quả chưa chính xác. 1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dòng tiền) Mô tả phương pháp Dựa trên đặc điểm về giá trị và thời gian đáo hạn của các dòng tiền, đặc điểm sản phẩm ngân hàng (sản phẩm tài sản Nợ và tài sản Có), ngân hàng ước tính các dòng tiền ra/vào theo dự kiến và các dòng tiền ra/vào ngoài dự kiến. Sau đó, ngân hàng sẽ tính các khe hở thanh khoản từng kỳ hạn và cộng gộp lại để ra kết quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế. Các nhân tố được gây sốc trong phương pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất, bao gồm: - Dòng tiền ra cao hơn dự báo (rút tiền gửi, các trạng thái phái sinh); - Dòng tiền vào thấp hơn dự báo (tỷ lệ huy động kém đi); - Tính lỏng (khả năng thanh khoản) của tài sản bị thấp đi (giảm giá trị trái phiếu nắm giữ); - Tác động lan truyền: bán tháo tài sản sẽ dẫn đến dòng tiền vào thấp hơn và dòng tiền ra cao hơn. TrườngƯu điểm và hạĐạin chế học Kinh tế Huế Ưu điểm: - Đã đưa ra các ước tính và mô hình các dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, 32
  45. cho phép xác định khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng trong tương lai. - Linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng ngân hàng (trong khi phương pháp trước không thể hiện được ưu điểm này). Hạn chế: - Phức tạp và tốn nguồn lực; - Không phù hợp với các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống; - Việc mô hình hóa các hành vi vẫn có nhiều yếu tố chủ quan. 1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu ở các quốc gia về thử sức chịu đựng rủi ro (stress test) của hệ thống ngân hàng trước các biến động vĩ mô. Các nghiên cứu đều hướng đến việc tìm kiếm những khuôn khổ, công cụ và kỹ thuật đủ để đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là giúp đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, phòng ngừa các rủi ro liên quan đến tín dụng, thanh khoản, của hệ thống ngân hàng. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến năm 2004, mô hình stress testing thanh khoản mới được đề xuất. Năm 2004, Martin Čihák cho ra đời các tài liệu về các phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá lỗ hổng của hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro. Đặc biệt, tác giả tập trung vào vai trò của căng thẳng thử nghiệm hệ thống. Theo đó, ông nhấn mạnh một cách tiếp cận đơn giản để kiểm tra căng thẳng thanh khoản là gây sốc giá trị của nguồn thanh khoản theo một tỷ lệ hoặc số tiền nhất định. Tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền có thể được xác định dựa trên số liệu trong quá khứ của ngân hàng hoặc trên một quy tắc chung, và thường khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau. Một Trườngnguyên tắc chung đư Đạiợc sử dụng bởhọci một số giám Kinh sát là một ngân hàngtế có Huếthể tồn tại ít nhất là 5 ngày kể từ ngày chạy thanh khoản mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài. 33
  46. Đến năm 2007, Martin Čihák hướng dẫn kiểm tra sức chịu đựng cụ thể cho từng loại rủi ro. Tài liệu này nhằm mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra căng thẳng, và minh họa những điểm mạnh và điểm yếu. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Tài liệu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Vào năm 2009, Antonella Foglia đã sử dụng lại các phương pháp định lượng, được phát triển bởi các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài chính đối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc stress testing được xem như là một phần của Chương trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) được tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Năm 2009, 2010, Van Den End cũng có đưa ra một mô hình Stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. Năm 2011, một mô hình Stress testing được xem là thế hệ thứ hai của mô hình Martin Čihák là mô hình của nhóm Christian Schmieder ra đời. Mô hình tìm cách làm tăng rủi ro nhạy cảm của cuộc kiểm tra căng thẳng, trong khi vẫn giữ chúng linh hoạt, minh bạch và thân thiện. Những đóng góp chính của tài liệu bao gồm làm tăng rủi ro nhạy cảm của kiểm tra căng thẳng bằng cách thay đổi khối lượng rủi ro tài sản (RWAs) bị căng thẳng, kể cả đối với xếp hạng không dựa trên nội bộ (IRB) ngân hàng; cung cấp thử nghiệm căng thẳng với một nền tảng toàn diện để sử dụng mô hình truyền hình vệ tinh, và để xác định các giả định và các tình huống Trườngkhác nhau; cho phép Đại kiểm tra căng học thẳng để ch ạKinhy các kịch bản nhi tếều năm Huế (đến năm năm) cho hàng trăm ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn có dữ liệu. Khuôn khổ sử dụng dữ liệu bảng cân đối và được dựa trên Excel với hướng dẫn chi tiết. 34
  47. 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng” không ít lần được nhắc đến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lý rủi ro ngân hàng. Đã có một số nghiên cứu về kểm tra sức chịu đựng rủi ro của các ngân hàng tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ST cũng như ứng dụng ST để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2012, nhóm tác giả Dương Quốc Anh dựa trên mô hình của Martin Čihák (2007) và Christian Schmieder (2011) đưa ra một hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các TCTD. Đây có thể xem là một nghiên cứu chính thức đầu tiên về ST. Công trình nghiên cứu này cung cấp những khái niệm cơ bản, cách thức thực hiện ứng dụng của việc kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản và các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. Riêng đối với rủi ro thanh khoản, nhóm tác giả đề xuất sử dụng 2 phương pháp tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đến năm 2013, Nguyễn Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam. Luận văn thực hiện Stress Testing theo phương pháp Top-down cho 14 ngân hàng để kiểm định sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến động xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau tổn thất từ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng của đa số các NHTM Việt Nam đều đáp ứng quy định hiện hành của Chính Phủ. Năm 2014, Trần Ngọc Trà Mi sử dụng phương pháp stress testing thanh khoản Top-down theo cách tiếp cận thời điểm dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Dương Quốc Anh (2012) cho 34 ngân hàng để kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đo lường số ngày ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản Trườngđối với cú sốc rút tiềĐạin hàng loạ t khihọc không có Kinhsự trợ giúp từ NHNN tế và thHuếị trường liên ngân hàng. 35
  48. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của bài báo cáo đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM. Thứ nhất, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về rủi ro thanh khoản của NHTM gồm khái niệm thanh khoản, cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng; khái niệm về rủi ro thanh khoản và nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Thứ hai, tác giả giới thiệu thực trạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Cuối cùng, tác giả trình bày tổng quan về Stress Test, vai trò và phân loại Stress Test, giới thiệu các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản phổ biến đồng thời chỉ ra một số nghiên cứu về ứng dụng Stress Test trong và ngoài nước để làm cơ sở cho việc thực hiện đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng rủi ro thanh khoản cũng như tiến hành đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2018 được trình bày trong chương 2 của bài nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  49. CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua thời gian hoạt động, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2018, trong số 9 NHTMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên. Ngày nay, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 320.989 tỷ đồng (tính đến hết năm 2018). Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp gồm 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 315 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, gần 1.300 máy ATM, 2.000 đại lý thanh toán POS, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác cùng khoảng gần 140 đơn vị chấp nhận thẻ với khoảng 400 địa điểm ưu đãi Trường(được gọi là hệ thố ngĐại Techcombank học Smile) trên Kinh toàn quốc cùng vtếới hệ thHuếống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. 37
  50. Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới gần 10.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng đón nhận và dẫn dắt sự thay đổi, tìm tòi học hỏi và không sợ thất bại, luôn cải tiến, sáng tạo trong mọi việc và tạo sự đột phá vì lợi ích của khách hàng, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng bán buôn và ngân hàng giao dịch, đặc biệt là đẩy mạnh mảng bán lẻ và tối ưu thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, Techcombank cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đã lựa chọn. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (trong đó cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của chính phủ. Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ). Cho vay vốn tài trợ, ủy thác đầu tư trong và ngoài nước, chi trả Kiều hối Thực hiện công tác ngân quỹ: thu chi tiền mặt tại ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ cho thanh toán quốc tế. Thực hiện đầu tư dưới hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phiếu và Trườngcác hình thức đầu tư Đạikhác với các doanhhọc nghiệ p,Kinh tổ chức kinh tế khác,.tế Huế Kinh doanh ngoại tệ. Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới phát hành chứng khoán. 38
  51. Kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng khác như: + Hoạt động bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. + Công tác về thẻ: bao gồm các hoạt động phát hành thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, + Chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền điện tử. + Chi trả lương cán bộ nhân viên. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Kiểm soát Các Ủy ban, Hội đồng giúp việc Hội đồng quản HĐQT trị Các Hội đồng giúp Tổng giám đốc việc Ban điều hành Và Kiểm toán nội bộ Ban điều hành Các khối kinh doanh, Các công ty hỗ trợ con TrườngHình 2.1. ĐạiSơ đồ cơ c ấuhọc bộ máy quản Kinh lý của Techcombank tế Huế (Nguồn: Bản cáo bạch Techcombank) 39
  52. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định trong Điều lệ Techcombank. Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định những vấn đề quan trọng của Techcombank theo quy định tại Luật Các Tổ chức Tín dụng, Luật Doanh nghiêp và Điều lệ. ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển của Techcombank, và bầu, miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT và BKS của Techcombank và thực hiện các quyền hạn khác. ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. ĐHĐCĐ được triệu tập hàng năm chủ yếu bởi HĐQT và có thể được triệu tập bất thường trong một số trường hợp đặc biệt. Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) HĐQT của Techcombank là cơ quan quản trị Techcombank với các thành viên được bầu bởi ĐHĐCĐ. HĐQT có vai trò và trách nhiệm giám sát và đưa ra những quyết định chủ chốt liên quan đến tài chính và vận hành, cũng như đặt ra chiến lược quản trị rủi ro dựa trên đề xuất của Ban Điều Hành nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của Techcombank, hướng đến thành công lâu dài của Techcombank và mang đến những giá trị bền vững cho khách hàng Ban Kiểm Soát (BKS) BKS do ĐHĐCĐ của Techcombank bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm. BKS giám sát HĐQT để bảo đảm là HĐQT thực hiện công việc vì lợi ích cao nhất của cổ đông của Techcombank theo các quy tắc và quy định hiện hành. Techcombank đã thành lập bộ phận Kiểm toán Nội bộ trực thuộc BKS nhằm lập kế hoạch và tiến Trườnghành việc kiểm toán Đại nội bộ thư ờnghọc xuyên và bKinhất thường nhằm theotế dõi Huế công tác kiểm soát nội bộ, tuân thủ và quản trị rủi ro, báo cáo các phát hiện và các vụ việc cần phải áp dụng biện pháp khắc phục cho BKS. 40
  53. Ban Điều Hành (BĐH) Ban Điều hành quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của Techcombank. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và thuộc danh sách dự kiến đã được Thống Đốc NHNN chấp thuận. 2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 2.2.1. Thực trạng về rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 Trên các diễn đàn kinh tế cũng như trong thực tiễn hoạt động ngân hàng, rủi ro thanh khoản được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong quản trị ngân hàng. Nhiều công cụ đã được phát triển để quản trị rủi ro này, kiểm định sức chịu đựng là một trong số các công cụ đó. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nội dung kiểm định sức chịu đựng càng được nhấn mạnh thường xuyên hơn trên các diễn đàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý rủi ro. Mô hình Stress Test nhận được nhiều sự quan tâm của cả các nhà học thuật, những người làm thực tế, trong đó có Ngân hàng Trung ương các nước. Stress Test trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá sự ổn định, khả năng chống đỡ của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng trước những cú sốc bất lợi của nền kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng ST để quản trị rủi ro vẫn còn có hạn chế. Các dữ liệu phục vụ quá trình thực hiện Stress Test chưa được rà soát và đánh giá định kỳ mức độ chính xác. Việc rà soát đánh giá lại mức độ chính xác của các thông tin tài chính, mức độ đầy đủ vốn và trích lập dự phòng dường như chưa được thực hiện hiệu quả. Mặc dù trong thời gian gần đây, NHNN đã ban hành nhiều quy định đổi mới và cải tiến hoạt động báo cáo các thông tin tài chính của các TCTD Trườngcho NHNN. Song tìnhĐại trạng chênh học lệch số li ệuKinh giữa các đơn v ị tếtrong NHNNHuế vẫn thường xuyên xảy ra, điều này gây khó khăn trong việc quyết định dùng số liệu nào để thực hiện ST. 41
  54. Trong nghiên cứu “ Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước basel II” (Đặng Quan Tuyến, Hà Nội, 2017), khi kiểm tra khả năng chịu đựng sức căng đối với rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam ông đã tiến hành quan sát tỷ lệ rút tiền gửi tại các ngân hàng như Công Thương, Đầu tư và Phát triển, Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín, TMCP Quốc tế, TMCP Á Châu, TMCP Hàng hải, TMCP Kỹ Thương, TMCP Quân đội, TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian diễn ra các thông tin sai phạm, theo khuyến nghị của IMF và ECB, ngưỡng được lựa chọn khi có sự sụt giảm thanh khoản và 5 ngày (nguyên nhân vì sau 5 ngày làm việc ngân hàng có 2 ngày nghỉ cuối tuần, đây là thời điểm ngân hàng và NHTW có thời gian để đưa ra các phương án xử lý hợp lý). Ông thực hiện thử sức căng đối với rủi ro thanh khoản theo 3 kịch bản. Bảng 2.1. Giả định trong cú sốc thanh khoản Kịch Kịch Kịch Giả định bản 1 bản 2 bản 3 Tỷ lệ rút tiền gửi ko kỳ hạn mỗi ngày (%) VND 10 15 20 Ngoại tệ 5 5 10 Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày (%) VND 5 10 15 `Ngoại tệ 5 5 10 Tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể bán mỗi ngày (%) 90 90 90 Tỷ lệ tài sản khác có thể bán mỗi ngày 1 1 3 (Nguồn: Đặng Quan Tuyến - tổng hợp trên cơ sở dùng ST) Kết quả chạy thử cho thấy nếu không có sự hỗ trợ vốn của bên ngoài, chỉ dựa vào nguồn tiền mặt sẵn có và việc bán tháo tài sản thanh khoản cao trong ngày thì Trườngphần lớn các ngân hàngĐại vẫn tồn tạhọci được sau ngày Kinh thứ nhất. Cụ thtếể, sau cúHuế sốc ở cả ba kịch bản, tất cả các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh toán ở ngày thứ nhất; ở ngày thứ 2, đối với kịch bản 1 thì các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng 42
  55. thanh khoản, tuy nhiên sau cú sốc ở kịch bản 2 thì có 5/10 ngân hàng mất khả năng thanh toán và sau cú sốc ở kịch bản 3 thì có thêm 1 ngân hàng nữa mất khả năng thanh khoản. Số TCTD mất thanh khoản sẽ tăng lên ở các ngày tiếp theo. Đến ngày thứ 5, ở kịch bản 3 xấu nhất thì 9/10 ngân hàng không còn duy trì được khả năng thanh toán. Như vậy, việc ứng dụng Stress Test cho các ngân hàng Việt Nam là rất quan trọng vì nó có thể phòng tránh những rủi ro trong tương lai cho các ngân hàng. Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt. Như thế, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường. Hơn nữa với khả năng đánh giá hoạt động của ngân hàng, việc lượng hóa được rủi ro sẽ giúp các tổ chức tài chính lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi hoạt động. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn về mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh. Thông tư 13/2018/TT - NHNN (Thông tư 13) của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 13/5/2018 đã đưa ra các yêu cầu cụ thể và toàn diện về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Cụ thể đối với quản lý rủi ro thanh khoản, thông tư cũng quy định rõ một số nội dung: Quản lý thanh khoản trong ngày đảm bảo theo dõi trạng thái thanh khoản trong ngày, xác định các nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn này để đảm bảo thanh khoản trong ngày, dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản trong ngày và đề xuất các biện pháp xử lý; Quản lý tài sản có tính thanh khoản cao theo giá trị thị trường và khả năng Trườngchuyển đổi thành tiềĐạin để đáp ứ nghọc yêu cầu thanh Kinh khoản trong đi ềtếu kiện thHuếị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản; 43
  56. Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định (core deposits) và các chỉ số khác về nguồn vốn huy động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quản lý dòng tiền tối thiểu đảm bảo lập thang kỳ hạn cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm) để xác định chênh lệch về dòng tiền thông qua so sánh dòng tiền ra và dòng tiền vào, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tỷ lệ về thanh khoản khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quản lý nguồn thanh khoản đảm bảo đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tương lai trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản. Pháp luật hiện hành cũng quy định, NHTM phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Đến ngày 1/1/2017, bổ sung thêm mức hệ số rủi ro là 200% đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản. Dưới đây là hệ số CAR của một số ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến hết năm 2018. Nhìn chung tất cả các ngân hàng đều duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNH. Ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất với 9,7% và ngân Trườnghàng cao nhất với t ỷĐạilệ 16,6%. học Kinh tế Huế 44
  57. 18% 16,6% 16% 14,3% 14% 12,9% 12,8% 12,3% 12,1% 12,1% 12,1% 11,9% 11,8% 12% 11,2% 11,2% 10,9% 10,5% 10,3% 9,7% 10% 8% 6% 4% 2% 0% Hình 2.2. Biểu đồ hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 (Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng) 2.2.2. Tình hình rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 Rủi ro thanh khoản (rủi ro thanh toán) phát sinh trong quá trình huy động vốn nói chung và trong quá trình quản lý các trạng thái tiền tệ của Techcombank. Rủi ro tiềm tàng về tính thanh khoản luôn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, kể cả Techcombank, do (i) chênh lệch kỳ hạn đáo hạn giữa vốn huy động từ tiền gửi và các khoản cho vay khách hàng; hoặc do (ii) khách hàng huy động rút trước khi đáo hạn, hoặc khách hàng vay không trả nợ đúng hạn. Do đặc tính thị trường nên tại Techcombank và các ngân hàng khác, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số tiền gửi của khách hàng. Tuy vậy, theo các nghiên cứu phân tích đánh giá, do thị trường Việt Nam còn thiếu các Trườngsản phẩm đầu tư thay Đại thế nên t ỷ họclệ lớn các kho Kinhản tiền gửi ngắ n tếhạn không Huế bị rút trước thời hạn và thường quay vòng thêm một hoặc nhiều kỳ hạn. Do vậy, đây thực tế là một nguồn vốn huy động trung hạn ổn định của các ngân hàng. Để hạn chế rủi 45
  58. ro thanh khoản, Techcombank đã đa dạng hóa nguồn huy động, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn và tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong danh mục tài sản để đảm bảo tính thanh khoản cao cho bảng tài sản của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Techcombank cũng thiết lập tỷ lệ nội bộ về Hệ số thanh khoản với các điều kiện chặt chẽ hơn so với yêu cầu của NHNN. Ngoài ra, Techcombank đã đàm phán được với các tổ chức tín dụng khác để cấp cho Techcombank hạn mức tín dụng mà Techcombank có thể sử dụng để đảm bảo nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Techcombank cũng đã thành lập Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Có (“ALCO”) để theo dõi và quản lý rủi ro thanh khoản, xây dựng và vận hành các chính sách, quy trình kiểm soát nội bộ và các kế hoạch dự phòng để kiểm soát rủi ro thanh khoản và đảm bảo an toàn vốn như đánh giá các dòng tiền dự kiến và các tài sản thế chấp có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Hàng tháng, Techcombank thực hiện các bài kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản để đảm bảo hệ thống đủ khả năng vận hành trong trường hợp cần thiết. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  59. Bảng 2.2. Một số thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 (ĐVT: Triệu đồng) CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng Tài sản 158.896.663 175.901.794 191.993.602 235.363.136 269.392.380 320.988.941 Vốn điều lệ 8.878.079 8.878.079 8.878.079 8.878.079 11.655.307 34.965.922 Vốn chủ sở hữu 13.920.069 14.986.050 16.457.566 19.588.476 26.930.745 51.782.705 Huy động vốn 140.983.487 157.500.516 171.541.744 210.853.142 235.934.628 257.353.391 Dư nợ cho vay 73.874.143 89.651.563 119.454.426 155.155.936 174.761.790 171.329.068 Tổng thu nhập thuần hoạt động 5.647.836 7.106.432 9.343.942 11.918.726 16.457.988 18.349.768 Chi phí hoạt động 3.355.666 3.431.045 3.678.848 4.260.995 4.812.465 5.842.507 Lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng 2.292.170 3.675.387 5.665.094 7.657.731 11.645.523 12.507.261 Dự phòng RRTD 1.413.964 2.258.366 3.627.889 3.661.091 3.609.226 1.846.245 Lợi nhuận trước thuế 878.206 1.417.021 2.037.205 3.996.640 8.036.297 10.661.016 Lợi nhuận sau thuế 659.071 1.081.858 1.529.188 3.148.846 6.445.595 8.473.997 Dư nợ/Vốn huy động 57,0% 51,7% 70,9% 71,8% 76,6% 65,5% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCB Việt Nam) 47 Trường Đại học Kinh tế Huế
  60. Qua bảng 2.2 ta thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của TCB có sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2013 - 2018. TCB đã không ngừng mở rộng quy mô tài sản, vốn chủ sỡ hữu, vốn điều lệ, tăng lượng vốn huy động và cho vay khách hàng, đảm bảo chi phí hoạt động phù hợp nhờ đó lợi nhuận của TCB đã tăng lên đáng kể từ 659.071 triệu đồng năm 2013 lên 8.473.997 năm 2018. Trong số nhiều chỉ tiêu an toàn trong ngành ngân hàng thì tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn, bởi tín dụng được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng nhưng lại là tài sản sinh lời chính. LDR của ngân hàng TCB tăng ở những năm 2015, 2016, 2017 và giảm xuống ở năm 2018. 120% 101% 99% 99% 95% 100% 92% 91% 88% 88% 88% 87% 87% 87% 87% 83% 82% 78% 80% 71% 68%65,5% 60% 40% 20% 0% Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng) Ta thấy, sở dĩ LDR của TCB thấp là bởi một lượng lớn dư nợ tín dụng không Trườngphải là cho vay khách Đại hàng mà làhọc trái phiếu doanh Kinh nghiệp - có rủtếi ro th ậmHuế chí còn cao hơn cả cho vay khách hàng nhưng biên lợi nhuận cao hơn mà tổng cho vay 48
  61. dùng để tính tỷ lệ LDR theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN không đề cập đến các loại chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp. Một chỉ tiêu đáng chú ý khác là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự sụt giảm. Chẳng hạn, vào năm 2018, ngoài mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng có thu nhập lãi thuần tăng 24,6% thì các mảng kinh doanh ngoài lãi không được khả quan như thế, theo đó thực tế lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng chỉ tăng nhẹ 7,4% đạt hơn 12.500 tỷ (thấp hơn nhiều so với VPBank, VietinBank, ). Tuy nhiên, ngân hàng chỉ trích hơn 1.800 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, giảm gần một nửa so với năm 2017. Nhờ đó, Techcombank báo lãi trước thuế đạt hơn 10.600 tỷ, cao thứ hai trong hệ thống. Hình 2.4. Biểu đồ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam năm 2017 - 2018 (Nguồn: Kênh thông tin kinh tế - Tài chính Việt Nam - CafeF) Như vậy, hiện Techcombank là một trong những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất hệ thống. Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng song ngân hàng Trườngcũng cần phải thận trĐạiọng đảm bả o họctốt điều kiện thanhKinh khoản. tế Huế 49
  62. Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy động tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 (ĐVT: Triệu đồng) 2018 so 2018 so CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2017 2018 với 2017 với 2013 Các khoản nợ và vay NHNN 0 0 0 1.447.970 1.000.000 6.025.027 502,5% - Tiền gửi và vay các TCTD khác 15.224.974 19.471.408 20.745.990 24.886.126 46.323.825 36.425.560 - 21,4% 139,2% Tiền gửi của khách hàng 119.977.924 131.689.810 142.239.546 173.448.929 170.970.833 201.414.532 17,8% 67,9% Các công cụ TCPS và nợ phải 73.157 18.409 85.891 67.892 0 310.313 - 324,2% trả tài chính khác Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho 64.137 67.266 336.421 587.383 0 0 - -100,0% vay chịu rủi ro Phát hành giấy tờ có giá 5.643.295 6.253.623 8.133.896 10.414.842 17.639.970 13.177.959 - 25,3% 133,5% Tổng nguồn vốn huy động 140.983.487 157.500.516 171.541.744 210.853.142 235.934.628 257.353.391 9,1% 82,5% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCB Việt Nam) 50 Trường Đại học Kinh tế Huế