Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

pdf 136 trang thiennha21 25/04/2022 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_doanh_thu_ban_hang_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA LÊ THỊ QUỲNH HƯƠNG Trường ĐạiNiên khóahọc: 2015 -20Kinh19 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Quỳnh Hương TS. Hồ Thị Thúy Nga Lớp: K49C Kiểm toán Huế, tháng 5/2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga LL ii CCáámm nn ờờ ƠƠ Vâỵ là thời gian thấm thoát thoi đưa cũng đã được bốn năm kể từ ngày em nhận được giấy báo để trở thành tân sinh viên ngành kiểm toán Trường Đại Học Kinh Tế Huế. Quãng thời gian bốn năm quả thật không dài nhưng cũng không phải là ngắn để em có được những trải nghiệm tuyệt vời tại ngôi trường này để rồi nhận thấy mình đã trưởng thành và lớn lên rất nhiều. Thầy, Cô tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là Quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo động lực cũng như niềm tin cho em rất nhiều trong lĩnh vực mà em đã chọn này. Đó là những hành trang quý giá mà em sẽ luôn trân trọng và mang theo trên con đường sau này. Ngày hôm nay khi ngồi viết những lời này em đã không khỏi xúc động và em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, Quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán đã tạo điều kiện cho em được thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, để em có cơ hội được trải nghiệm thực tế với ngành học mà em đang theo học. Và không thể không nhắc đến sự dìu dắt, giúp đỡ của một người Cô mà em luôn kính trọng. Em nghĩ không chỉ riêng em mà còn rất nhiều bạn sinh viên khác cũng rất kính trọng Cô. Đối với em, Cô là một người luôn nhiệt tình lắng nghe, giải đáp tận tình những vấn đề mà em đang thắc mắc, và Cô cũng rất đặc biệt với em khi Cô đã truyền động lực, niểm tin cho em rất nhiều để theo đuổi lĩnh vực này. Người mà em đang muốn nói tới, người mà em luôn luôn kính trọng và biết ơn là Cô Hồ Thị Thúy Nga. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn Cô và chúc Cô thật nhiều sức khỏe và ngày càng thành công hơn nữa. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến các anh chị Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian em thực tập tại Công ty. Em xin kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển. Huế ngày 16 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Lê Thị Quỳnh Hương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCTC : Báo cáo tài chính BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ BGĐ : Ban giám đốc GLV : Giấy làm việc GTGT : Giá trị gia tăng HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VACPA : Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Trích giấy làm việc mẫu số 210.MPQ từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 31 Bảng 2.2: Trích giấy làm việc mẫu số 0340.MO từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 37 Bảng 2.3: Trích giấy làm việc mẫu số 0395.MPQ từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 39 Bảng 2.4: Tỷ lệ phần trăm trên mỗi chỉ tiêu tính mức trọng yếu tổng thể 40 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp về mức trọng yếu của Công ty TNHH ABC 41 Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 43 Bảng 2.7: Trích chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu 44 Bảng 2.8: Trích giấy làm việc mẫu số 8140 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 45 Bảng 2.9: Trích giấy làm việc mẫu số 8141 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 50 Bảng 2.10: Trích giấy làm việc mẫu số 8142 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 52 Bảng 2.11 Trích giấy làm việc mẫu số 8150 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 55 Bảng 2.12: Trích giấy làm việc mẫu số 8161 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 57 Bảng 2.13: Trích giấy làm việc mẫu số 8162 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 58 Bảng 2.14: Trích giấy làm việc mẫu số 8170 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 60 Bảng 2.15: Trích giấy làm việc mẫu số 8180 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 63 Bảng 2.16: Trích giấy làm việc mẫu số 8120 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 64 Bảng 2.17:Trường Trích Báo cáo ki ểĐạim toán từ họchồ sơ kiểm Kinh toán của Công tế ty TNHHHuế ABC 68 SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1.Sơ đồ kế toán doanh thu BH&CCDV chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 7 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 23 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC L I CÁM N i DANHỜ MỤƠC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Sự cần thiết của đề tài 1 I.2. Đối tượng nghiên cứu 2 I.3. Phương pháp nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 3 I.5. Mục tiêu nghiên cứu 3 I.6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1. Khái quát chung về khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 5 1.1.1. Khái niệm về khoản mục doanh thu 5 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 5 1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu 6 1.2. Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 8 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 8 1.2.2. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục doanh thu 9 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 10 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 10 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chínhTrường Đại học Kinh tế Huế 17 SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3.3. Kết thúc kiểm toán về khoản mục doanh thu 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN 22 VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 22 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 22 2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 22 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 22 2.1.3. Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 23 2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp 25 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại công ty khách hàng là Công ty TNHH ABC 27 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 29 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 42 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 65 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN 70 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 70 3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch 70 3.1.2. Giai đoạn thưc hiện kiểm toán 72 3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 73 3.2. Một số nhận xét khi kiểm toán khoản mục doanh thu 73 3.2.1. Ưu điểm 73 3.2.2. Nhược điểm 74 3.2.3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiên quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại CôngTrường ty TNHH Kiểm Đạitoán và Th họcẩm định giáKinh AFA tế Huế 75 SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Kiến nghị 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các doanh nghiệp luôn nỗ lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng doanh nghiệp của mình thông qua việc huy động vốn, tìm kiếm nhà đầu tư để phát triển và mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải cho các nhà đầu tư thấy được một bức tranh tài chính khả quan. Và giải pháp được xem là hữu hiệu và hiệu quả nhất nhằm đánh giá về độ tin cậy, trung thực của báo cáo tài chính là thông qua kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của các kiểm toán viên độc lập. Chính vì vậy, không những ở nước ngoài và ngay cả ở Việt Nam thì hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng phát triển và luôn song hành với sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với khoản mục doanh thu, đây là một khoản mục trọng yếu và có ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều khoản mục quan trọng trên BCTC như Lợi nhuận trước thuế, Chi phí thuế TNDN hiện hành, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Hơn nữa, đây cũng là thông tin luôn được các nhà quản lý đăc biệt quan tâm trong các thông tin tài chính bởi một kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu, là yếu tố góp phần xác định lãi, lỗ kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những nội dung quan trọng của cả quy trình kiểm toán đối với các công ty kiểm toán nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA nói riêng. Thật vậy, khi tiến hành một cuộc kiểm toán, thì các trưởng đoàn kiểm toán luôn nhắc nhở các trợ lý kiểm toán - những người được phân công khoản mục này phải thật sự thận trọng khi kiểm toán. Nhận thấy đây là một khoản mục có nghiệp vụ phát sinh nhiều và tiềm ẩn rủi ro cao, dễ dàng bị chỉnh sửa để đáp ứng mục tiêu riêng. Chính vì những lý do quan trọng nêu trên mà sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA vàTrường cùng với sự giúp đ ỡĐại, hỗ trợ nhihọcệt tình từKinhcác anh ch ịtếnơi đây, Huếnên em quyết SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga định chọn đề tài “ Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA” để làm khóa luận tốt nghiệp cho bản thân. I.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thủ tục kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. I.3. Phương pháp nghiên cứu I.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu: + Để có cơ sở lý thuyết và phục vụ cho việc đi sâu vào nghiên cứu, em đã tiến hành đọc và tìm hiểu các Thông tư hướng dẫn có liên quan đến khoản mục doanh thu như Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán mới cho doanh nghiệp lớn, Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu, nội dung chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên và hành nghề Việt Nam(VACPA) ban hành và giấy làm việc của khoản mục doanh thu do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thiết kế. I.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp quan sát có tham gia: + Tiến hành tham gia trong việc hỗ trợ các anh (chị) hoàn thiện giấy làm việc, chọn lọc, phân tích sổ liệu và kiểm tra, thu thập chứng từ. + Quan sát anh (chị) sắp xếp công việc, phân công, trao đổi với thành viên trong nhóm, trao đổi với khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn về thực tế việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. Ngoài ra, bên cạnh việc quan sát, em sẽ tiến hành tham gia trong việc hỗ trợ các anh (chị) hoàn thiện giấy làm việc, chọn lọc, phân tích số liệu và kiểm tra, thu thập chứng từ. Thông qua việc quan sát và có tham gia vào cuộc kiểm toán giúp em có một cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết nhất về công việc kiểm toán. TrườngPhương pháp phỏng vĐạiấn sâu: học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Bên cạnh việc quan sát có phỏng vấn từ lúc đầu, khi được phân công vào các phân việc chi tiết, em sẽ tiến hành tìm hiểu một cách cụ thể hơn thông qua việc phỏng vấn quy trình làm việc của kiểm toán viên, cách thức họ phân tích, phán đoán rủi ro, để rồi từ đó thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết như chọn mẫu, thu thập tài liệu, . Bên cạnh đó, tiến hành phòng vấn trưởng nhóm kiểm toán để xem cách thức kiểm tra, soát xét các công việc đã phân công và các phương pháp mà công ty kiểm toán áp dụng thay thế khi kiểm toán viên thực hiện không hữu hiệu hay không thực hiện được các thủ tục này. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: + Thu thập các giấy tờ làm việc do KTV, trợ ký kiểm toán viên trong hồ sơ kiểm toán khách hàng liên quan đến việc kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty AFA. I.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập số liệu, tác giả tiến hành phân tích, so sánh các tài liệu thu thập được cũng như vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm thực tế có được về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV.Từ đó, đưa ra các nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục BH&CCDV của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. I.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập từ cuộc kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. Phạm vi về thời gian: Số liệu được lấy từ hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH ABC (Công ty khách hàng của AFA) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2018. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về quy trình và phương pháp kiểm toán cụ thể và chi tiết liên quan đến kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV. I.5. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về khoản mục doanh thu, công tác kiểm toán doanh thu và quyTrường trình kiểm toán kho Đạiản mục doanhhọc thu. Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các thủ tục kiểm toán trong kiểm toán khoản mục doanh thu. I.6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có ba phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu . Chương 1: Tổng quan chung về lý thuyết kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính. . Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. . Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các thủ tục kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát chung về khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về khoản mục doanh thu Theo VAS 14, Doanh thu được định nghĩa như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu gồm có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia (doanh thu hoạt động tài chính). Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu theo VAS 14 được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: . Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; hoặc xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập báo cáo kế toán. . Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát sản phẩm, hàng hóa. . Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. . Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng. . Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng. 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Doanh thu là một khoản mục có ảnh hưởng đến Báo cáo KQHĐKD vì đây là một trong nhTrườngững khoản mục ảnh Đạihưởng trực học tiếp đến chỉKinh tiêu tổng lợitế nhuận Huế kế toán trước SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thuế sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan để tạo ra doanh thu theo nguyên tắc phù hợp. Và đây là khoản mục có số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn, khá nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do gian lận, đặc biệt là trong các thời điểm cuối năm. Vì vậy, có thể nói doanh thu là một khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh thu được phân loại thành hai loại chính là doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ và sẽ có các điều kiện ghi nhận doanh thu riêng biệt đối với từng ngành nghề, từng loại doanh thu. Nên việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành về thời điểm, quy tắc ghi nhận doanh thu. Ngoài ra, vì khoản mục doanh thu có tác động đến lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp nên sẽ ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp trong năm và sẽ có một số sự khác biệt về sự ghi nhận doanh thu giữa chuẩn mực chế độ kế toán và luật thuế. 1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu - Công ty có chu trình bán hàng – thu tiền rõ ràng gồm có các bộ phận tách biệt và phân chia trách nhiệm hợp lý giữa các bộ phận đó. - Phân quyền sử dụng phần mềm đối với từng phần hành vả thiết lập mật khẩu để tránh sự truy cập trái phép vào hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp. - Kiểm soát dữ liệu thông qua việc kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ trong ghi nhận doanh thu. - Hồ sơ doanh thu đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với từng loại hình doanh thu như đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận, hồ sơ thanh toán. - Hồ sơ doanh thu nói trên được ký và xét duyệt bởi trưởng các bộ phận và giám đốc - Đối chiếu các chứng từ, sổ sách trước khi ghi nhận doanh thu. 1.1.4. Tài khoản, quy tắc, sơ đồ kế toán tài khoản - Tên tài khoản: “Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ” - Số hiệu tài khoản: 511 - QuyTrường tắc hạch toán tài khoĐạiản doanh học thu bán hKinhàng và cung tế cấp dịch Huế vụ SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ + Bên Nợ . Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT) . Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ . Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ . Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ . Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + Bên Có: . Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. + Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. - Sơ đồ kế toán tài khoản 511: Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán doanh thu BH&CCDV chịu thuế GTGT tính theo Trường Đạiphương học pháp kh ấuKinh trừ tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2. Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Trong khi Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài chính của đơn vị thì Báo cáo KQHĐKD lại cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả niên độ và từ đó giúp người sử dụng báo cáo đánh giá được về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Như đã trình bày, khoản mục doanh thu là một khoản mục ảnh hưởng có số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính nên đây là khoản mục có khả năng xảy ra gian lận cao khi tiến hành lập báo cáo tài chính. Đặc điểm nổi bật của khoản mục doanh thu là có mối liên hệ chặt chẽ với những khoản mục trên BCĐKT nên phần lớn nội dung của kiểm toán khoản mục doanh thu đã được tiến hành kiểm tra các khoản mục khác trên BCĐKT. Vì vậy, kiểm toán khoản mục doanh thu là cơ sở và là căn cứ để giúp KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán cho báo cáo tài chính đang được kiểm toán. 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu chung: Với mục tiêu phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu chung của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính là thu thập đầy đủ bằng chứng để đảm bảo doanh thu được trình bày trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu phát sinh: Các khoản doanh thu được ghi nhận phải thật sự phát sinh và thuộc về đơn vị. + Mục tiêu đầy đủ: Mọi khoản doanh thu đều được ghi nhận. + Mục tiêu đánh giá và phân bổ: Các khoản doanh thu được đánh giá, phân bổ và ghi nhận phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Mục tiêu ghi chép chính xác: . Số liệu chi tiết của khoản doanh thu khớp đúng với số liệu trên sổ cái. . Các phép tính liên quan đến doanh thu phải chính xác về mặt số học. + Mục tiêu trình bày và thuyết minh: Các khoản doanh thu phải được trình bày, phân loại đúng, diễn đạt dễ hiểu và đầy đủ các thuyết minh cần thiết. 1.2.2. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục doanh thu Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế + Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán, chẳng hạn: . Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua. . Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thanh toán. . Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán. Doanh thu phản ánh trên sổ sách kế toán, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu thực tế + Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán, chẳng hạn: . Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng , khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hTrườngạch toán hoặc đã h ạchĐại toán nhầm học vào các Kinh tài khoản khác tế. Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Các khoản thu hoạt động tài chính đã thu được nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác. . Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán. 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là một giai đoạn vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến chất lượng của cả cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục doanh thu, một kế hoạch kiểm toán hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy và có giá trị để kiểm tra sự trung thực và hợp lý của việc ghi nhận doanh thu. Từ đó, giúp kiểm toán viên hạn chế được các sai sót trọng yếu, giảm thiểu được trách nhiệm pháp lý và nâng cao hiệu quả công việc. 1.3.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán nói chung và thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng và ký kết hợp đồng kiểm toán. a) Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Để có thể đưa ra quyết định về việc chấp nhận (một khách hàng mới) hay duy trì (một khách hàng cũ) thì KTV cần xem xét các vấn đề sau: Tính độc lập của công ty kiểm toán, hệ thống kế toán của khách hàng nhằm đảm bảo sự cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mức độ phục vụ tốt khách hàng của công ty kiểm toán, tính liêm chính của ban quản trị, ban giám đốc của đơn vị được kiểm toán, thỏa thuận mức phí kiểm toán với khách hàng. - Đối với khách hàng cũ: Cứ mỗi năm sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán thì KTV sẽ cập nhật lại thông tin khách hàng để đánh giá về sự tiếp tục thực hiện công tác kiểm toán trong năm tiếp theo hay không? Và có cần thay đổi nội dung của cuộc kiểm toán hayTrường không. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Đối với khách hàng mới: Để đảm bảo tính thận trọng thì đầu tiên KTV sẽ tìm hiểu lý do mà công ty khách hàng mời kiểm toán và tìm hiểu các thông tin có liên quan đến khách hàng như về lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, thông qua các nguồn tin đáng tin cậy như sách, báo, truyền thông và thậm chí là từ các nguồn như: luật sư của đơn vị khách hàng, ngân hàng, hay các doanh nghiệp có mối liên quan trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể tìm hiểu thông qua kiểm toán viên tiền nhiệm nếu năm trước báo cáo tài chính của công ty khách hàng được kiểm toán bởi một công ty khác. b) Tìm hiểu về lý do mời kiểm toán của khách hàng Đây là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. Các lý do kiểm toán BCTC có thể là, đáp ứng yếu cầu công khai tài chính hàng năm, phục vụ cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp, kiểm toán để làm hồ sơ thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu, kiểm toán để tiến hành cổ phần hóa, kiểm toán khi giải thể, phá sản hoặc sát nhập, bắt buộc kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật, . Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng . Việc lựa chọn đội ngũ KTV phải dựa trên yêu cầu về số lượng người, trình bộ, khả năng của KTV, yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật . Riêng đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV, đây là khoản mục có nhiều phát sinh và sai sót mang tính trọng yếu nên trưởng đoàn kiểm toán thưởng bố trí kiểm toán khoản mục này cho những kiểm toán viên hay trợ ký kiểm toán có khả năng phán đoán tốt hy trình độ cao khi tiến hành kiểm toán. c) Ký kết hợp đồng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán số 210 – Hợp đồng kiểm toán, đoạn 4: “Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết về các điều khoản và điều kiện thưc hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác địnhTrường mục tiêu, phạm vi kiĐạiểm toán, thhọcời gian th Kinhực hiện và các tế điề uHuế khoản về phí, về SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga xử lý khi tranh chấp hợp đồng”. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như chính công ty kiểm toán. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết để thay cho hợp đồng kiểm toán. 1.3.1.2. Tìm hiểu, thu thập thông tin chung về khách hàng Việc thu thập thông tin khách hàng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và yêu cầu KTV cần đạt được sự hiểu biết trên một phạm vi nhất định rất rồng. Và theo chuẩn mực kiểm toán số 315 – Xác định đánh giá rủi ro, đoạn 11 có nêu rõ: “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin sau: (a) Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp; (b) Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động; (ii) Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; (iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt; (iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị. Các thông tin này giúp kiểm toán viên hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị. (c) Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). Kiểm toán viên phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không. (d) Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫnTrường đến rủi ro có sai sót Đại trọng yếu học. Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.” Cụ thể đối với việc thu thập thông tin khách hàng có liên quan đến khoản mục doanh thu là: . KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán cũng như các chính sách kế toán đối với doanh thu. . Ngoài ra, KTV sẽ tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc công ty khách hàng như: Giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và năm trước, các hợp đồng và cam kết quan trọng. 1.3.1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu và đánh giá rủi ro kiểm soát Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng đối với khoản mục doanh thu là bước có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà kiểm toán viên cần thực hiện,không chỉ để xác minh tính hiện hữu của HTKSNB mà còn làm cơ sở để xác định phạm vi tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này là hữu hiệu, tức là rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp, thì các thử nghiệm cơ bản được giảm bớt, đồng nghĩa với việc giảm số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong cuộc kiểm toán. Và ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát và gia tăng phạm vi, quy mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Đối với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục Doanh thu, KTV có thể thực hiện thông qua hai bước sau: - Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán đối với khoản mục doanh thu và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát đó trên giấy làm việc. Theo đó,Trường mỗi công ty có mộ t Đạihệ thống kihọcểm soát, hKinhệ thống thông tếtin kHuếế toán, kiểm toán SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga nội bộ nên kiểm toán viên cần làm rõ và phản ánh vào trong giấy làm việc. Bên cạnh đó, KTV cũng phải thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu với sự phân công, phân nhiệm trong việc ghi nhận doanh thu của đơn vị. - Thứ hai, sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với khoản mục doanh thu, KTV sẽ đưa ra các đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục này. Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát là ở mức thấp và ngược lại. Mức rủi ro kiểm soát này có thể được KTV đánh giá là thấp, trung bình, cao, hoặc theo tỷ lệ phần trăm. 1.3.1.4. Thủ tục đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán a) Đánh giá mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC đối với khoản mục doanh thu Khi kiểm toán báo cáo tài chính, KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không có những sai lệch trọng yếu, vì vậy trong giai đoạn này KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Đối với khoản mục Doanh thu BH&CCDV, để xác định mức trọng yếu, KTV phải ước lượng mức trọng yếu ban đầu của BCTC, sau đó KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục Doanh thu BH&CCDV. Mức trọng yếu được thể hiện thông qua định lượng (số tiền ) và định tính (mức độ lan tỏa) và việc ước tính mức độ trọng yếu này phải mang tính xét đoán của KTV, do đó có thể điều chỉnh trong suốt cuộc kiểm toán. Mức trọng yếu ban đầu đối với khoản mục doanh thu là mức sai phạm tối đa có thể chấp nhận được đối với khoản mục doanh thu. Nếu tổng hợp các sai phạm đối với doanh thu nhỏ hơn mức trọng yếu thì bỏ qua, nếu lớn hơn mức trọng yếu thì phải thông báo với Ban Giám đốc của khách hàng và yêu cầu điều chỉnh. b) Đánh giá rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xácTrường đáng vè các thông Đạitin tài chính học và đó là Kinhcác sai sót nghiêm tế trHuếọng. SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Mô hình tính rủi ro kiểm toán cho khoản mục doanh thu BH&CCDV dựa trên công thức: AR= IR x CR x DR - Trong đó: + IR (Inherent Risk), hay còn gọi là rủi ro tiềm tàng. Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu trong khoản mục doanh thu trong khi chưa có sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán và kể cả kiểm soát nội bộ nào đối với khoản mục doanh thu. Và rủi ro thường khác nhau đối với đặc thù của ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể kể đến một số rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, sự thay đổi của công ty về nhân viên ghi chép doanh thu, trình độ và kinh nghiệm của kế toán trưởng, tình hình tài chính doanh nghiệp khó khăn hay doanh nghiệp phải chịu áp lực để làm cho BCTC trở nên đẹp hơn, đồng nghĩa với việc là rủi ro bị khai khống và thông tin bị bóp méo dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC của đơn vị trong khi kiểm toán viên vẫn chưa tiến hành thực hiện hoạt động kiểm toán nào. + CR (Control Risk): Rủi ro kiểm soát là các sai sót trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục doanh thu mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không phát hiện ra và ngăn chặn kịp thời. Ví dụ về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu như là những sai sót trong khâu bán hàng và khâu ghi nhận doanh thu, cụ thể là bỏ sót những ghi nhận doanh thu phát sinh trong kỳ hay ghi nhận các khoản doanh thu sai niên độ. + DR (Detective Risk) là rủi ro phát hiện, là sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên không xác định được khi kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV. + AR (Audit Risk): Rủi ro kiểm toán. Là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính. Khi khoản mục doanh thu còn tồn đong những sai sót trọng yếu mà KTV không phát hiện ra thì sẽ làm cho kết luận của KTV đưa ra không được chính xác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3.1.5. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán Đây là công đoạn cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi KTV tìm hiểu chấp nhận khách hàng, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán thì việc xây dựng kế hoạch kiểm toán này giúp KTV xác định được phạm vi, định hướng và lịch trình của cả cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho đoàn kiểm toán, bao gồm kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán về mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành trong cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần: Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Các thử nghiệm này nhằm đánh giá sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và các thử nghiệm kiểm soát này được áp dụng khi rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá ở mức trung bình hoặc mức thấp. Một số thử nghiệm thường được KTV sử dụng là: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và thực hiện lại. Thiết kế thủ tục phân tích: Thủ tục này được thực hiện để đánh giá tính hợp lý chung của các thông tin tài chính thông qua việc phân tích tính hợp lý trong mối quan hệ với các chi phí tài chính với nhau và mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính và từ đó có thể đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm kiểm tra chi tiết. Thiết kế các thử nghiệm kiểm tra chi tiết: Đây là thủ tục bắt buộc của mỗi cuộc kiểm toán và các thử nghiệm này là việc kiểm tra trực tiếp đối với các giao dịch tài khoản, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh và được thực hiện thông qua các cách là kiểm tra chi tiết trên nghiệp vụ, kiểm tra chi tiết trên số dư, kiểm tra chi tiết trên thuyết minh. Bên cạnh đó, KTV thường phối hợp thực hiện giữa hai thủ tục là thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Sau khi đã tiến hành lập kế hoạch để đánh giá rủi ro và lập chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục thì KTV sẽ thực hiện đúng trình tự các bước trong chương trình kiểm toán khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy, làm cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán. 1.3.2.1. Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát Để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản muc doanh thu, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Trong thử nghiệm này, KTV chủ yếu thông qua bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để phân tích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát đang được áp dụng tại đơn vị khách hàng. Từ đó, KTV có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán để chứng minh sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu bao gồm: + Chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng để đối chiếu với hóa đơn liên quan. + KTV chọn mẫu hóa đơn bán hàng trong kỳ và kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt có tuân theo các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. + Tìm hiểu chính sách chiết khấu của doanh nghiệp và xem xét các sổ sách có liên quan đến việc thực hiện chính sách này. + Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay hư hỏng dẫn đến giảm giá hàng, từ đó chọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu với quy định của đơn vị. + Kiểm tra số thứ tự của các đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng + So sánh giá trên hóa đơn với bảng giá đã được duyệt + Kiểm tra về việc trích lập dự phòng có đúng với quy định như tài khoản hạch toán, số tiền, mức lập dự phòng, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục doanh thu a) Thực hiện thủ tục phân tích: Đây là thủ tục tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều hiệu quả cao, đặc biệt là khi kiểm toán khoản mục có nhiều nghiệp vụ phát sinh như doanh thu. Ở thủ tục này, KTV phân tích chi tiết doanh thu theo từng loại hình ghi nhận doanh thu, từng đối tượng như giữa kỳ này với kỳ trước. Các nội dung thực hiện thủ tục phân tích thường áp dụng khi kiểm toán khoản mục doanh thu là: Phân tích ngang: + Lập bảng tổng hợp doanh thu BH&CCDV theo từng tháng. Từ đó, KTV sẽ xem xét các trường hợp tăng, giảm bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. + So sánh doanh thu BH&CCDV của từng hàng hóa, dịch vụ giữa kỳ này và kỳ trước với mục đích nhằm tìm ra những biến động bất thường, dự đoán rủi ro và từ đó tìm hiểu nguyên nhân của các biến động đó. + So sánh doanh thu BH&CCDV của khách hàng với doanh thu của công ty khác trong ngành có cùng quy mô. Phân tích dọc: Là thủ tục phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan các chỉ tiêu của doanh thu với các chỉ tiêu trên BCTC. Việc thực hiện thủ tục phân tích này sẽ giúp KTV đánh giá doanh thu BH&CCDV trong mối quan hệ với các khoản mục khác trên BCTC. Một số tỷ suất tài chính liên quan đến doanh thu thường được dùng trong thủ tục này là: tỷ lệ doanh thu BH&CCDV trên tổng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu, tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng nguồn vốn kinh doanh + Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước sẽ giúp KTV phát hiện và giải thích các thay đổi quan trọng. + Xem xét và so sánh tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu, tỷ lệ doanh thu BH&CCDV trên tổng doanh thu, thu thập giải trình cho những biến động bất thườTrườngng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + So sánh tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ tổng doanh thu BH&CCDV năm nay so với năm trước, tỷ suất này nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. b) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đối với khoản mục có số lượng phát sinh nghiệp vụ nhiều như doanh thu thì không thể thực hiện được việc kiểm tra 100% nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu nên KTV sẽ tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm toán. Kỹ thuật chọn mẫu để kiểm toán các khoản muc nói chung là phụ thuộc vào kiểm toán viên nhưng đối với khoản mục doanh thu nói riêng là kiểm tra các nghiệp vụ được ghi nhận, hạch toán trên sổ để xem liệu rằng có đảm bảo được các cơ sở dẫn liệu hay không. Và các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đảm báo các cơ sở dẫn liệu. Về bản chất, việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là kiểm tra lại quá trình ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ kiểm tra doanh thu. Cách thức tiến hành kiểm tra chủ yếu là từ các nghiệp vụ cần kiểm tra đã chọn ra từ việc hạch toán vào sổ sách như sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, KTV kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ có liên quan đến những nghiệp vụ đó. Dưới đây là một số thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu BH&CCDV theo từng cơ sở dẫn liệu: + Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán phát sinh. + Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn mục tiêu phát sinh và đầy đủ. + Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn mục tiêu ghi chép chính xác + Kiểm tra việc tính giá, phân bổ và ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn mục tiêu đánh giá và phân bổ + Kiểm tra sự phân loại doanh thu và việc công bố các thuyết minh cần thiết nhằm thỏTrườnga mãn mục tiêu trình Đại bày và thuy họcết minh Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Đối chiếu xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép trên nhật ký bán hàng, đối chiếu doanh thu ghi nhận trong sổ sách kế toán với sổ liệu doanh thu khai trên Tờ khai thuế GTGT hay thuế TNDN trong kỳ tính thuế nhằm thỏa mãn mục tiêu đầy đủ. 1.3.3. Kết thúc kiểm toán về khoản mục doanh thu Ở giai đoạn cuối cùng của công tác kiểm toán, KTV thực hiện chủ yếu việc đánh giá về các sự kiện phát sinh sau niên độ liên quan đến khoản mục doanh thu và tổng hợp các kết quả của kiểm toán khoản mục doanh thu. Trong giai đoạn này, thông qua việc khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục phân tích, thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với doanh thu và các bằng chứng mà KTV đã thu thập được, KTV sẽ phải tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục này và được thể hiện qua một số thủ tục dưới đây: - Tổng hợp các thủ tục kiểm toán đã áp dụng + Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán, các thông tin thu thập được các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ khi lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV và xem xét kết quả kiểm toán đưa ra đối với khoản mục này đã hợp lý chưa và đã lưu đầy đủ bằng chứng để chứng minh cho kết quả đó chưa. - Xem xét về các sai phạm khi thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ đối với khoản mục doanh thu và đánh giá tổng hợp về các sai phạm đã phát hiện được. - Tìm nguyên nhân sai lệch (nếu có) và kiến nghị các bút toán điều chỉnh. + Sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, trường nhóm kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả liên quan đến khoản mục doanh thu và tiến hành thảo luận với BGĐ của khách hàng để thống nhất các bút toán điều chỉnh. + Nếu khách hàng đồng ý với những bút toán điều chỉnh của KTV về những sai phạm thì các bút toán này sẽ được tổng hợp lại và tính lại số phát sinh của khoản mục doanh thu trên BCTC. + Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và chủ nhiệm kiểm toán cho rằng các sai lệch là trọng yếu thì tùy thuộc vào mức độ lan tỏa đến BCTCTrường mà KTV sẽ đưa raĐạiý kiến kiểm học toán là ngoKinhại trừ hay tếtừ chối Huế đưa ra ý kiến. SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa. - Ý kiến của KTV về những sai phạm và những hạn chế (nếu có) trong hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV. - Vấn đề cần theo dõi trong kiểm toán đợt sau (nếu có). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Tên viết tắt: AFA Trụ sở chính của AFA: Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Tell: (0236)-3633333. Fax: (0236)-3633338. Email: info@afac.com.vn. Website: afac.com.vn Logo: Chi nhánh tại Hà Nội: 96 Tân Mai, P.Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Điện thoại: (024) 211 80888. Email:kiemtoanafa.hn@gmail.com Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Tp. Pleiku, Gia Lai Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tạiTrường Việt Nam, được thĐạiành lập theohọc Giấy chứngKinh nhận đăngtế kýHuế kinh doanh số SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Sơ đồ 2.1.Trường Sơ đồ bộ máy t ổĐạichức củ ahọc Công ty KiKinhểm toán và tế Thẩ mHuế định giá AFA SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: + Tổng Giám Đốc: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác. + Phó TGĐ - GĐ của các Khối: Được ủy quyền xem xét chấp nhận khách hàng, ký báo cáo kiểm toán, quản lý, sắp xếp lịch công tác cho các nhân viên, là người đại diện công ty tham gia các cuộc trao đổi với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại cho Trưởng đoàn kiểm toán. + Phòng Tư vấn - Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu; chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. + Phòng Kế toán - Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày, lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kỳ, hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu của công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. + Khối kiểm toán XDCB: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán XDCB theo đúng thời gian đã được phân công của Ban Giám đốc. + Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Ban Giám đốc, liên lạc với công ty khách hàng nhằm chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và trình lên Ban Giám đốc để xét duyệt trước khi phát hành. + Khối thẩm định giá: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng liên quan đến thẩm định giá. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Ban kiểm soát chất lượng: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán BCTC và kiểm toán XDCB trước khi phát hành; đánh giá công việc hoàn thành của các nhân viên thực hiện; thống kê và lập báo cáo trình bày với Ban Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.4. Các dịch vụ do công ty cung cấp AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng, cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể: Kiểm toán BCTC thường niên Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế Ki m toán ể Kiểm toán tuân thủ và soát xét Kiểm toán hoạt động Báo cáo tài Soát xét BCTC chính Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước Các dịch vụ khác về kiểm toán Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước Ki m tra ngu n d án cho toàn b công trình, s v p Kiểm toán ể ồ ự ộ ố ốn đầu tư cấ ng s v c hi n cho các công trình, quyết toán phát qua các năm, tổ ố ốn đầu tư thự ệ v c hi vốn đầu tư ốn đầu tư thự ện qua các năm xây dựng cơ Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và bản hoàn toàn bộ công trình thành Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình Dịch vụ kế Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị toán TrườngHướng dẫn Đạinghiệp v ụhọckế toán Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế Tư vấn kê khai và quyết toán thuế Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế Dịch vụ tư Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế vấn thuế Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế Cung cấp dịch vụ soát xét tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. Các dịch vụ tư vấn thuế. Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường mới, một kênh phân phối Dịch vụ mới thẩm định Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của giá một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động Thẩm định các dự án đầu tư Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp Dịch vụ Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập chuyên Th nh tình hình tài chính và giá tr tài s n trong tranh ch p, tài ngành khác ẩm đị ị ả ấ phán Đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán. Trường(Ngu Đạiồn: Sổ tayhọc nhân vi Kinhên – Thông tintế tổng Huế quan về công ty) SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại công ty khách hàng là Công ty TNHH ABC Một số nội dung tổng quan về Công ty TNHH ABC Công ty TNHH ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3302xxxxxx ngày 21 tháng 07 năm 2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Nam. Tháng 2 năm 2015, Công ty chuyển trụ sở từ Tỉnh Quảng Nam ra Thành phố Đà Nẵng. Ngày 04 tháng 02 năm 2015, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điều chỉnh lần 4 với mã số doanh nghiệp 4000xxxxxx. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 11.250.000.000 VND, cụ thể là: Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Chế độ kế toán áp dụng: Đơn vị áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014 TT-BTC, thông tư ban hành cho việc kế toán doanh nghiêp vừa và lớn. Trụ sở chính đăng ký hoạt động kinh doanh của Công ty được đặt tại 24 Lê Đình Dương, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 41 nhân viên (31/12/2017:Trường48 nhân viên). Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng và thương mại Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là: + Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Chi tiết: Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập hồ sơ mời thầu và thẩm định hồ sơ thầu các công trình: đường dây và trạm biến áp 100kV, điện năng công nghiệp và dân dụng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bưu chính viễn thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp); + Xây dựng nhà các loại + Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (Chi tiết: Xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ)) + Xây dựng công trình công ích + Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Chi tiết: Xây lắp công trình đường dây và trạm biến biến áp đến 220kV, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác) + Lắp đặt hệ thống điện (Chi tiết: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, tín hiệu giao thông) + Chuẩn bị mặt bằng (Chi tiết: San lấp mặt bằng) + Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng + Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (Chi tiết: Bán buôn vật liệu và thiết bị điện, linh kiện bóng đèn, lắp ráp đồng bộ) + Hoạt động viễn thông khác (Chi tiết: Dịch vụ viễn thông) + Sửa chữa thiết bị điện (Chi tiết: Sửa chữa thiết bị điện công nghiệp) + Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (Chi tiết: Cho thuê trạm BTS). Tình hình tài chính: + Các nguồn tài trợ chính: Chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu. + Tình hình thanh toán nợ đến hạn: Không có nợ quá hạn thanh toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA vì nó quyết định đến kết quả của công cuộc kiểm toán nên việc lập kế hoạch kiểm toán thường do trưởng đoàn hoặc là những trợ lý có kinh nghiệm thực hiện. Trong giai đoạn lập kế hoạch thì sẽ thông qua ba bước chính là đánh giá và chấp nhận khách hàng, tiền kế hoạch và lập kế hoạch. 2.2.1.1. Đánh giá và chấp nhận khách hàng Quy trình, thủ tục kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Công ty TNNH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tuy là mới thành lập nhưng Công ty luôn hướng đến chất lượng đảm bảo cho các cuộc kiểm toán và đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng cũ cũng như không ít thư mời kiểm toán của những khách hàng mới. Và trong việc đánh giá, chấp nhận khách hàng, KTV sẽ dựa trên các bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá việc xem xét chấp nhận khách hàng mới hay là duy trì khách hàng cũ. - Đối với khách hàng mới: + KTV sẽ tự mình điền vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá việc duy trì khách hàng. Bảng câu hỏi được thiết kế trong GLV mẫu số 200.MPQ Bảng câu hỏi đánh giá về việc chấp nhận khách hàng (Phụ lục 01). + Nội dung của bảng câu hỏi chủ yếu xoay quanh ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty khách hàng, tính chính trực của ban giám đốc và ban quản trị, hệ thống kế toán, Để trả lời các câu hỏi này, KTV có thể đến công ty khách hàng để phỏng vấn trực tiếp và quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. + Sau khi trả lời được các câu hỏi trong bảng hỏi của GLV về việc chấp nhận khách hàng, KTV có thể đánh giá được sơ bộ rủi ro của hợp đồng kiểm toán là thấp hay cao để quyết định việc chấp nhận khách hàng mới và KTV sẽ thực hiện việc đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua việc trình bày vào GLV mẫu số 0210.MPQ Đánh giáTrường rủi ro của hợp đồng Đạikiểm toán học (Phụ lục 0Kinh2). tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Đối với khách hàng cũ: + KTV sẽ không cần thực hiện những bước như trên do là khách hàng đã từng kiểm toán nên thông tin của khách hàng sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán thường niên mà KTV chỉ cần bổ sung, cập nhật vào những thay đổi lớn của công ty khách hàng có ảnh hưởng đến BCTC như thay đổi BGĐ, kế toán trưởng, để xem xét việc duy trì khách hàng. Việc cập nhật được KTV thực hiện trong GLV mẫu số 0230 Tiếp tục khách hàng thường niên (Phụ lục 03). Sau khi đánh giá về rủi ro của hợp đồng kiểm toán và ở mức thấp và KTV chấp nhận kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tiếp đến, công ty kiểm toán tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những KTV và trợ lý KTV có năng lực và chuyên môn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng, xem xét về việc có mời chuyên gia hay không và đánh giá vè tính độc lập của KTV và trợ lý kiểm toán thông qua việc hoàn thành GLV mẫu số 225.MPQ Ký xác nhận về việc đảm bảo tính độc lập (Phụ lục số 04). Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Công ty TNHH ABC là công ty khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA nên KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, và sử dụng các bảng câu hỏi như trên để cập nhật vào những thay đổi mang tính trọng yếu của công ty như cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi về nhân sự, chính sách kế toán, để xem xét việc có duy trì khách hàng này hay không. Sau các bước tìm hiểu và thông qua trả lời các vấn đề trong bảng câu hỏi mà KTV nhận thấy công ty ABC có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động, ban giám đốc có kinh nghiệp trong quản lý, kinh doanh và luôn theo sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, công ty không vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục, KTV đã đánh giá sơ bộ về rủi ro của hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng này ở mức thấp và chấp nhận việc kiểm toán khách hàng này. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.1: Trích giấy làm việc mẫu số 210.MPQ từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 CÔNG TY TNHH KIỂM 210.MPQ TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH Tham chiếu Tên Ngày GIÁ AFA Người thực hiện LVL 29/11/2018 Tên khách hàng: Công ty Người soát xét 1 NMC 29/11/2018 TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2018 Người soát xét 2 Nội dung: Đánh giá và chấp nhận khách hàng Kết quả Ghi chú Có/ STT Quy trình kiểm toán Không/Không có câu trả lời A Quyền sở hữu, quản lý và những người bị buộc tội quản trị Ban giám đốc, những người có trách nhiệm BGĐ theo sát và điều hành Quản lý công ty có thể hiện thái độ thiếu trách mọi hoạt động của công ty. 1 nhiệm đối với môi trường KSNB, BCTC, hoạt động quản lý hoạt động Kinh doanh hay ko? Có những bất đồng hay tranh cãi quan trọng nào Không có bất đồng hay tranh giữa Ban giám đốc và cổ đông hay ko? cãi quan trọng nào xảy ra giữa 2 BGD và các thành viên góp vốn được phát hiện Nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm Đơn vị có trách nhiệm báo cáo quản lý hoặc CSH chiếm phần đa số có phải báo thường xuyên tình hình hoạt 3 cáo thường xuyên cho công chúng, nhà đầu tư, đồng cho Hội đồng thành viên. bên thứ 3 hoặc chủ sở hữu vắng mặt, CSH khống chế hay không?) . . Liệt kê tất cả những ước tính thực hiện bởi khách Y - Bảo hành hàng (như là bảo hành, lỗ vay vốn, hợp đồng dài 27 - Dự phòng hạn, phí nghiên cứu và phát triển, đánh giá giá trị hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi B- Tình hình hoạt động và kinh doanh của khách hàng Tài sản công ty có nhạy cảm với điều kiện thị 28 trường? . Công ty hoặc Ban giám đốc có bị soi xét bởi giới N Khách hàng hoặc BGĐ khách 34 Trườngtruyền thông không? Đại học Kinh tếhàng khôngHuế phải là đối tượng SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga được quan tâm đặc biệt của các phương tiện truyền thông. C Công ty có đang trải qua tình trạng tài chính xấu không? Hãy chỉ rõ bất kỳ trường hợp nào sau đây: Có sự phát triển hay dự kiến phát triển mà nó Tốc độ phát triển kinh doanh nhanh đến nổi vượt quá nguồn lực tài chính của của khách hàng là phù hợp với 41 KH hay không, vượt quá cấu trúc kiểm soát nội nguồng lực và cấu trúc kiểm bộ của KH hay không? soát nội bộ. D Chúng ta có được yêu cầu để đưa ra ý kiến chấp nhận đối với các chính sách kế toán hoặc các vấn đề trong báo cáo trước khi tái bổ nhiệm không? Dựa trên công việc của chúng ta ở những năm Chưa phát hiện yếu tố rủi ro trước và những vấn đề đã thảo luận ở trên, chúng gian lận nào. 58 ta có nắm bắt được bất kỳ rủi ro gian lận nào hiện diện tại đơn vị hay không? E Có vùng kiểm toán nào đòi hỏi kiến thức chuyên Hoạt động kinh doanh không ngành không? yêu cầu kiến thức chuyên ngành đặc biệt. Chúng tôi đã xem xét uy tín kinh doanh của Thấp Dựa vào những vấn đề được khách hàng, bản chất kinh doanh và ngành nghề thảo luận ở trên, chúng ta tin của khách hàng, tình hình tài chính của khách chắc rằng hợp đồng kiểm toán hàng và bất kỳ yếu tố rủi ro gian lận và kế toán được đánh giá là thấp vì công tiềm ẩn nào. Dựa trên những cân nhắc trên, rủi ro ty thuộc loại hình TNHH có tham gia nên được đánh giá là: mô hình đơn giản. 2.2.1.2. Tiền kế hoạch Sau khi đã đánh giá về việc có chấp nhận kiểm toán cho khác hàng, thì trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành các bước để có thể đánh giá về rủi ro tiềm tàng trọng yếu trong BCTC của đơn vị thông qua việc tìm hiểu, phân tích về đặc điểm kinh doanh, đánh giá về rủi ro có gian lận thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá rủi ro về các chính sách kế toán của đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga a) Tìm hiểu, phân tích về hoạt đông kinh doanh của công ty khách hàng: Việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giúp KTV có thông tin và cái nhìn tổng quan về lĩnh vực cũng như ngành nghề kinh doanh của khách hàng và phục vụ cho công tác kiểm toán. Ở thủ tục này thì KTV sẽ hoàn thiện GLV mẫu số 304 MO Thông tin hiểu biết chung về doah nghiệp (Phụ lục số 05). Bên cạnh việc tìm hiểu, KTV sẽ tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản của liên quan đến môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của công ty khách hàng nhằm phát hiện ra những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, luật pháp và môi trường tự nhiên và những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kế toán, tổ chức, và yếu tố kiểm soát nội bộ. Đây là thủ tục được thực hiện hằng năm nên đối với Công ty TNHH ABC thì KTV chỉ cập nhật những thay đổi của đơn vị lên GLV mẫu số 0330.MO Đánh giá rủi ro về kinh doanh (Phụ lục 06). Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Công ty TNHH ABC là khách hàng đã được công ty kiểm toán vào năm trước nên việc tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ chủ yếu dựa vào tài liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm cung cấp và KTV chỉ cần cập nhật những thay đổi mang tính trọng yếu liên quan đến thông tin về Công ty TNHH ABC. Một số thông tin chính thu thập đươc và có liên quan đến khoản mục doanh thu của Công ty TNHH ABC là: + Bản chất của hoạt động doanh thu là tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình, bán thiết bị + Thị trường tập trung ở trong nước, tập trung ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận + Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu là: Xây lắp + Khách hàng chủ yếu: . Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrường Đà Nẵng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng. . Ban Quản lý dự án Xây dựng và Bảo trì hạ tầng giao thông. b) Đánh giá về rủi ro có gian lận: Trong mỗi doanh nghiệp thì ban giám đốc là bộ phận chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp và việc soạn thảo báo cáo tài chính. Vì vậy mà BGĐ có thể đưa ra những đánh giá về rủi ro có gian lận trong đơn vị và sẽ có các thủ tục kiểm soát nhất định. Tính chất, mức độ, và tần suất đánh giá của BGĐ về rủi ro và các thủ tục kiểm soát là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp và KTV sẽ thông qua việc đánh giá rủi ro có gian lận của ban giám đốc của công ty và các thủ tục kiểm soát mà công ty đề ra để từ đó có thể đánh giá được sơ bộ rủi ro có gian lận đối với BCTC. Việc đánh giá về rủi ro có gian lận sẽ được KTV thể hiện rõ trên GLV mẫu số 320 Đánh giá rủi ro có gian lận (Phụ luc 07) thông qua việc tổng hợp hai thủ tục sau: + Trả lời được các câu hỏi được thiết kế cụ thể trong giấy làm việc mẫu số 0321.MO Đánh giá rủi ro có gian lận – Điều tra khách hàng (Phu lục 08) về các chính sách của ban giám đốc để đánh giá về rủi ro có gian lận thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. + Thực hiện thủ tục kiểm tra một số bút toán trong sổ nhật ký để đảm bảo có thể xử lý những gian lận có thể phát sinh từ sự bỏ qua hệ thống kiểm soát nội bộ của Ban giám đốc. Thủ tục này được KTV thể hiện trong GLV mẫu số 0322.MO Đánh giá rủi ro có gian lận – Kiểm tra các bút toán từ nhật ký (Phụ lục số 09). Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Do đây là khách hàng thường niên của công ty nên việc tìm hiểu HTKSNB được thực hiện thông qua tài liệu kiểm toán năm trước và cập nhật, bổ sung các thông tin mới, sửa đổi về nội bộ công ty khách hàng. Sau khi hoàn thành GLV mẫu số 320.MO, thì KTV đánh giá rủi ro có gian lận dựa trên việc phân tích ba yếu tố là động cơ, cơ hội và thái độ và kết luận rằng rủi ro có gian lận của Công ty TNHH ABC là ở mức thấp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga c) Đánh giá về rủi ro kế toán Ở thủ tục này, KTV sẽ đánh giá rủi ro về kế toán thông qua việc mô tả các chính sách, nguyên tắc kế toán, các bút toán điều chỉnh và ước tính kế toán, sự chuẩn bị cho việc lập BCTC cuối năm và chính sách kế toán của các bên liên quan (nếu có). Mục đích của thủ tục này là sử dụng cho việc phân tích những rủi ro kế toán chính đã được xác định trong báo cáo tài chính ở mức độ cơ sở dẫn liệu và lưu thành tài liệu quy trình kế toán của doanh nghiệp. Thủ tục này được KTV thực hiện thông qua việc tìm hiểu về hệ thống kế toán của doanh nghiệp và KTV ghi nhận thông tin vào GLV mẫu số 0360.MO Đánh giá rủi ro kế toán (Phụ lục số 10). Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Theo như kết quả được KTV thể hiện trên GLV thì Công ty TNHH ABC không có sự thay đổi về chính sách kế toán và các ước tính kế toán trong kỳ kế toán. Một số thông tin về doanh thu và các tài khoản có liên quan đến khoản mục doanh thu của Công ty TNHH ABC được tìm hiểu thông qua thủ tục này là: - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu . Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa/ doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. . Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Chính sách này phù hợp và nhất quán với năm trước. - Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty . Chiết khấu thanh toán/ chiết khấu thương mai/ giảm giá hàng bán/ hàng bán bị trả lại được thỏa thuận trên các hợp đồng kinh tế hay cam kết mua, bán hàng và chính sách này phù hợp, nhất quán với năm trước. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga . Công ty TNHH ABC không có giao dịch với các bên liên quan, liên kết nên rủi ro về kế toán liên quan đến giao dịch với các bên này là không phát sinh. d) Thủ tục phân tích sơ bộ Trong giai đoạn này, KTV sẽ tiến hành phân tích các khoản mục mang tính trọng yếu và dễ phát sinh gian lận trên BCTC của khách hàng. Đây có thể xem là một thủ tục quan trọng trong bước tiền kế hoạch nhằm xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm, có rủi ro cao. Từ đó, KTV có thể thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp. Thủ tục phân tích sơ bộ được KTV thể hiện trên GLV mẫu số 0340.MO Thủ tục phân tích sơ bộ (Phụ lục số 11). Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Theo GLV mẫu số 0340.MO thì đối với khoản mục doanh thu của Công ty TNNH ABC, KTV đã có những phân tích sơ bộ về rủi ro của khoản mục này. Theo đó, KTV nhận định được doanh thu của công ty giảm mạnh so với năm trước và hướng đến việc là kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu. Như vậy, thông qua đây, KTV có thể lưu ý đến thủ tục kiểm tra chi tiết để kiểm tra mục tiêu đúng kỳ của khoản mục doanh thu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.2: Trích giấy làm việc mẫu số 0340.MO từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM 0340.MO ĐỊNH GIÁ AFA Tham chiếu Tên Ngày Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Người thực hiện LVL 29/11/2018 Ngày khóa sổ: 31/12/2018 Người soát xét 1 NMC 29/11/2018 Nội dung: Thủ tục phân ích sơ bộ Người soát xét 2 Doanh thu -46.8% Doanh thu của Công ty giảm mạnh so với năm trước, 78,970,913,847 148,465,097,299 115,522,263,298 (69,494,183,4 2) KTV vẫn nên lưu ý về việc ghi nhận doanh thu đúng kỳ, Doanh thu thuần -46.8% 78,970,913,847 148,465,097,299 115,522,263,298 (69,494,183,452) Giá vốn hàng bán -48.1% Giá vốn hàng bán giảm tỷ lệ với sự gia tăng của Doanh 70,876,541 177 136,669,561,510 104,132,221,056 (65,793,020,333) thu. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi gộp tăng >> cần phân tích, kiểm tra biến động bất thường này Lợi nhuận gộp 10.25% 7.94% 2% 29.0% (%) Doanh thu tài -43.7% Doanh thu tài chính biến động lớn trong năm, chủ yếu là chính 574,970,076 1,020,911,050 (445,940 974) doanh thu đến từ khoản lãi tiền gửi có kỳ hạn. KTV Lưu ý về việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu khoản l i, lãi dự thu cho các khoản tiền gửi này. . . Tổng nợ phải trả/ 0.878 0.830 0.048 Tổng tài sản SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga e) Báo cáo rủi ro kiểm toán Kết quả của những thủ tục trên đây, những phát hiện từ việc thực hiện các thủ tục như là thủ tục đánh giá rủi ro có gian trên khía cạnh tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và của ban giám đốc nói riêng,phân tích sơ bộ các khoản mục có rủi ro cao, các tài khoản nhạy cảm, thủ tục đánh giá rủi ro về kế toán của khách hàng, sẽ được thể hiện trên báo cáo rủi ro theo GLV mẫu số 0395.MO Báo cáo rủi ro. Đây có thể xem là bản thể hiện kết quả cuối cùng của việc thực hiện các thủ tục nêu trên trong giai đoạn tiền kế hoạch. Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Theo như báo cáo rủi ro đối với Công ty TNHH ABC thì Công ty có các rủi ro tiềm tàng được phát hiện thông qua thủ tục phân tích sơ bộ các khoản mục có rủi ro cao và khả năng sai phạm để dẫn đến rủi ro đó. Như thủ tục phân tích sơ bộ trên đã trình bày, khoản mục doanh thu có khả năng sai phạm là công ty ghi nhận doanh thu không đúng kỳ và làm doanh thu trong năm giảm mạnh, và KTV đã đưa ra hướng tiếp cận đối với rủi ro này là thực hiện thủ tục cut-off doanh thu tại thời điểm kết thúc niên độ. Ngoài ra, kiểm tra các hồ sơ doanh thu để đảm bảo việc quyết toán công trình, ghi nhận doanh thu được thực hiện đúng kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.3: Trích giấy làm việc mẫu số 0395.MPQ từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi thưc hiện việc đánh giá rủi ro ở giai đoạn tiền hoạch thì công viêc chính của giai đoạn này là xác định mức trọng yếu và đánh giá những khoản mục, thuyết minh trọng yếu trên BCTC. a) Xác định mức trọng yếu Viêc tính toán mức trọng yếu có ý nghĩa rất lớn và việc xác định một mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thưc hiện cuộc kiểm toán. Vì vậy, thủ tục này thường được thực hiện bởi trường nhóm kiểm toán. Mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC (OM) được xác định tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng tình hình tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. Do vậy, Công ty TNHH Kiểm toán và Thầm định giá AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để quy định các chỉ tiêu và mức tỷ lệ ứng với các chỉ tiêu được chọn. Các tính toán của KTV để tính ra mức trọng yếu được thể hiện trên GLV mẫu số 420.MPQ Xác định mức trọng yếu. Bảng 2.4: Tỷ lệ phần trăm trên mỗi chỉ tiêu tính mức trọng yếu tổng thể Tổng tài sản hoặc doanh thu Tài sản ròng Lợi nhuận trước thuế Triêu Tỷ VND % Triêu Tỷ VND % Triêu Tỷ VND % USD USD USD 25 563 2 10 225 5,0 5 113 10,0 50 1125 1,5 20 450 4,0 10 225 7,5 75 1688 1.0 30 675 3,5 15 338 6,0 100 2250 0,75 40 900 3,25 20 450 5,5 0,5 3,0 5,0 Căn cứ trên mức trọng yếu tổng thể như bảng trên, KTV sẽ tính ra mức trọng yếu thực hiện (PM), đó là mức giá trị thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, nhằm giảm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga khả năng sai sót ở mức độ hợp lý để tổng hợp của những sai sót không được điều chỉnh hoặc không được phát hiện và đảm bảo không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Việc tính toán ra mức trọng yếu thực hiện còn phụ thuộc vào rủi ro tổng thể. Nếu rủi ro tổng thể được đánh giá là “Thấp” thì PM = 80% OM, ngược lại nếu rủi ro tổng thể được đánh giá là “Cao” thì PM = 70% OM và thực tế có thể giảm xuống nhỏ hơn mức 70% nếu KTV cảm thấy cần thiết. Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Đối với Công ty TNHH ABC thì KTV lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu tổng thể là doanh thu BH&CCDV vì đây là công ty không niêm yết nên không chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và chọn chỉ tiêu doanh thu vì đây là khoản mục có tính ổn định cao và được quan tâm bởi các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ngay cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. + Doanh thu BH&CCDV của Công ty TNHH ABC năm 2018 là : 78,970,913,847 đồng. + Theo như hướng dẫn về mức phần trăm để tính mức trọng yếu thì doanh thu của Công ty TNHH ABC có mức thuộc tỷ lệ là 2%. + Vậy mức trọng yếu tổng thể (OM) = 2% x 78,970,913,847 = 1,579,418,277 đồng. + Bên cạnh đó, rủi ro tổng thể của Công ty TNHH ABC được đánh giá là thấp nên mức trọng yếu thực hiện (PM) = 80% x 1,579,418,277 = 1,263,534,622 đồng. Ta có bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 2.5: Bảng tổng hợp về mức trọng yếu của Công ty TNHH ABC Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 78,970,913,847 Mức trọng yếu tổng thể (OM) 1,579,418,277 Mức trọng yếu thực hiện (PM) 1,263,534,622 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 2.2.2.1. Thử nghệm kiểm soát Do tính trọng yếu của khoản mục doanh thu và những lợi ích mà các nghiệm kiểm soát mang lại khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng nên ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu thông qua việc đánh giá chu trình bán hàng của đơn vị với các thủ tục được thiết kế theo mẫu của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Miền trung. Để phân tích được chu trình doanh thu của công ty khách hàng, KTV sẽ thực hiện xuyên suốt trong cả giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm thu thập được các thông tin liên quan đến chu trình doanh thu như: + Các chính sách về doanh thu của khách hàng như quy định về việc ghi nhận doanh thu, quy định về hàng bán được trả lại + Các quy định về chính sách nợ phải thu như chính sách về bán chịu, về hạn mức tín dụng, việc đánh giá tuổi nợ và lập dự phòng nợ phải thu khó đói, các công việc dể xác nhận công nợ vào cuối năm + Mô tả được chu trình doanh thu – nợ phải thu thông qua lưu đồ + Đánh giá sự phân công phân nhiệm của chu trình doanh thu – nợ phải thu Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được KTV thực hiện thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 351.300.1 và kỹ thuật Walk through bằng các thủ tục như quan sát, phỏng vấn, thực hiện lại. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mô tả về sự kiểm Ghi STT Câu hỏi soát chú I DOANH THU Làm thế nào để họ đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được vận chuyển / dịch vụ được thực hiện 1 đã được lập hóa đơn và tất cả hàng trả lại đã được ghi có? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng tất cả các khoản thu được ghi lại chính xác và đầy đủ 2 trong tài khoản? (trong trường hợp là bán hàng bằng tiền mặt)? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng tất cả doanh 3 số là hợp lệ ? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển / dịch vụ được cung cấp 4 không được thực hiện cho các công ty có rủi ro tín dụng xấu? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển / dịch vụ được cung cấp 5 không được thực hiện cho các công ty có rủi ro tín dụng xấu? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng tất cả các giao 6 dịch của bên liên quan đã được xác định? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng các chính sách 7 ghi nhận doanh thu đã được tuân theo? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng biên lai (tiền 8 mặt / séc / chuyển khoản) được gửi / ghi lại một cách thích hợp? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng tất cả các 9 khoản phải thu quá hạn được theo dõi kịp thời? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng biên lai được 10 ghi lại trong khoảng thời gian chính xác? Làm thế nào để họ đảm bảo rằng một khoản trợ 11 cấp được ghi nhận cho số dư nghi ngờ hoặc khôngTrường thể kiểm soát? Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Đối với Công ty TNHH ABC thì KTV không thực hiên các thử nghiệm kiểm soát vì KTV đánh giá là hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ngay từ đầu là yếu kém và không đáng tin cậy nên KTV đã bỏ qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà tập trung vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. 2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản Các thử nghiệm cơ bản khi kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV sẽ được thưc hiện theo chương trình kiểm toán mẫu được thiết kế riêng cho việc kiểm toán khoản mục doanh thu, cụ thể là: Bảng 2.7: Trích chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu Chương trình kiểm toán 8130 Client name: Công ty TNHH ABC Sign-off: Initials Date Period end: 31.12.2018 Prepared: NLPK 00/01/00 Subject: Chương trình kiểm toán doanh thu Reviewed: LVL 00/01/00 Assertions Ref C A V E P A. Các thủ tục cơ bản 1) Khớp đúng giữa sổ cái và các tài khoản về lãi và lỗ C A P 8140 2) Xem xét phân tích C A 8141-8142 3) Khớp với các nguồn ghi nhận độc lập C A 8150 4) Kiểm tra các nghiệp vụ C A E 8160 5) Kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ bán hàng C A 8170 6) Xem xét các ghi nhận ghi có C A V E 8180 7) Kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệm vụ ghi nhận ghi có C E 8181 8) Giao dịch với các bên liên quan A V E 8190 B.Kết luận của kiểm toán viên a) Khớp đúng giữa sổ cái và các tài khoản về lợi nhuận và lỗ. - Mục tiêu: KTV tiến hành lập bảng tổng hợp và đối chiếu số liệu liên quan đến khoản mục Doanh thu BH&CCDV nhằm đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC khớp với những số liệu được ghi nhận trong sổ sách kế toán. - NguTrườngồn gốc số liệu: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Bảng cân đối tài khoản + Sổ cái tài khoản 511 + Sổ cái các tài khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) + Báo cáo kiểm toán năm trước - Công việc thực hiện: + KTV sẽ xem báo cáo kiểm toán năm trước để tiến hành điền số liệu chỉ tiêu doanh thu BH&CCDV và số liệu các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) năm trước vào GLV mẫu 8410 Khớp đúng giữa sổ cái và các tài khoản về lợi nhuận và lỗ. + KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty TNHH ABC năm 2018 với số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và sổ chi tiết của các tài khoản có liên quan. Bảng 2.8: Trích giấy làm việc mẫu số 8140 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 Khớp đúng giữa sổ cái và các tài khoản về lãi và lỗ 8140 Client name: Công ty TNHH ABC Sign-off: Initials Date Period end: 31.12.2018 Prepared: NLPK 09/03/18 Subject: Khớp đúng giữa sổ cái và các tài khoản về lãi vàReviewed: lỗ LVL 09/03/18 Ref 2018 2017 Change % Change GL LY Doanh thu bán hàng 9,630,694,728 4,941,686,056 4,689,008,672 95% Cung cấp dịch vụ 69,340,219,119 143,523,411,243 (74,183,192,124) -52% Tổng doanh thu 78,970,913,847 148,465,097,299 (69,494,183,452) -47% Tổng giảm trừ - - - #DIV/0! Doanh thu thuần 78,970,913,847 148,465,097,299 (69,494,183,452) -47% Ø Ø Workdone: GL - Agreed to last year audited balance LY - Agreed to General Ledger Ø Trường- Casting checked Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Do trong năm, Công ty TNHH ABC không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên bảng tổng hợp số liệu như trong GLV trình bày chỉ có một chỉ tiêu về doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Việc KTV thực hiện đối chiếu với sổ liệu có liên quan với nhau đã phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra là để đảm bảo là số liệu trên BCTC của đơn vị lập khớp với số liệu trên sổ sách kế toán. b) Thủ tục đánh giá phân tích Đây là thủ tục đóng vai trò rất quan trọng, đối với công việc kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. Thông qua thủ tục phân tích, KTV có một cái nhìn tổng quan và có thể đánh giá và dự đoán được khu vực rủi ro. Từ đó tập trung vào thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết và tìm ra các bằng chứng để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu. Và đây cũng là thủ tục được Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA chú trọng vào thực hiện nên trong chương trình kiểm toán thì thủ này được thiết kế chia thành nhiều loại thủ tục phân tích khác nhau: Thủ tục 1: So sánh tổng doanh thu năm nay và doanh thu năm trước - Mục tiêu: + Thông qua sự đối chiếu để đảm bào sổ liệu là khớp đúng giữa BCTC và sổ sách kế toán của đơn vị, KTV sẽ tiến hành hành tính ra các biến động của khoản mục doanh thu BH&CCDV theo các hình thức doanh thu của năm nay so với năm trước. Từ đó làm cơ sở để KTV có cái nhìn tổng quát về khoản mục này - Nguồn gốc số liệu: + Bảng cân đối tài khoản + Sổ cái tài khoản 511 + Sổ cái các tài khoản giảm trừ doanh thu( nếu có) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Báo cáo kiểm toán năm trước. - Công việc thực hiện: + Thủ tuc này là giống với thủ tục đảm bảo sự khớp đúng giữa sổ cái và sổ sách ghi nhận các khoản lãi và lỗ, nghĩa là KTV sẽ xem báo cáo kiểm toán năm trước để tiến hành điền số liệu chỉ tiêu doanh thu BH&CCDV năm trước và sử dụng báo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm nay để lấy số liệu và tính toán ra mức biến động, phân tích và giải thích sơ bộ nguyên nhân biến động. Kết quả của thủ tục này sẽ được KTV thể hiện trong GLV mẫu số 8141 Đánh giá phân tích. Thủ tục 2: So sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu và so sánh với năm trước - Mục tiêu: Thủ tục này giúp KTV tìm hiểu biến động bất thường về khoản hàng bán bị trả lại và từ đó giúp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. - Nguồn gốc số liệu: + Sổ sách về các khoản hàng bán bị trả lại trong năm trước + Sổ sách về các khoản hàng bán bị trả lại trong năm nay + Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm nay + Báo cáo kiểm toán năm trước - Công việc thực hiện: + Tương tự, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ sách như trình bày ở mục nguồn gốc số liệu và sau đó sẽ tiến hành điền các số liệu vào bảng tính theo GLV mẫu số 8141 Đánh giá phân tích, để tính ra các biến động, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá rủi ro. Thủ tục 3: So sánh tỷ lệ hoa hồng bán hàng trên tổng doanh số so với giai đoạn trước. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Mục tiêu: Thủ tục này giúp KTV tìm hiểu biến động bất thường về tỷ lệ hoa hồng bán hàng trên tổng doanh thu và từ đó giúp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận từ hoạt động này. - Nguồn gốc số liệu: + Sổ sách về các khoản chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng trong các năm + Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm nay + Báo cáo kiểm toán năm trước - Công việc thực hiện: + Tương tự, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ sách như trình bày ở mục nguồn gốc số liệu và sau đó sẽ tiến hành điền các số liệu vào bảng tính theo GLV mẫu số 8141 Đánh giá phân tích để tính ra các biến động, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá rủi ro. Thủ tục 4: So sánh doanh số của khách hàng với tổng doanh số và / hoặc doanh số của các khách hàng chính theo tỷ lệ phần trăm của tổng doanh số với giai đoạn trước - Mục tiêu: Thủ tục này giúp KTV tìm hiểu biến động trong việc bán hàng từ đó có thể đánh giá rủi ro thông qua việc xem xét biến động là thấp hay cao. - Nguồn gốc số liệu + Tổng hợp bán hàng chi tiết theo từng đối tượng khách hàng + Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm nay + Báo cáo kiểm toán năm trước. - Công việc thực hiện: + Tương tự, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ sách như trình bày ở mục nguồn gốc số liệu và sau đó sẽ tiến hành điền các số liệu vào bảng tính và tính ra được biến động theo phần trăm doanh số của khách hàng trên tổng doanh thu của công ty trong nămTrường trước và năm nay, Đạivà đánh giá,học tìm hiểu Kinh nguyên nhân tế của sựHuế biến động. SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thủ tục 5: So sánh doanh số trong ba tháng trước và sau khi kết thúc năm trước - Mục tiêu: Thủ tục này giúp KTV tìm hiểu biến động trong việc phân tích doanh số trong ba tháng trước và sau khi kết thúc năm tài chính và so sánh với số liệu năm trước nhằm tìm ra những biến động bất hợp lý và dự đoán được các rủi ro về ghi nhận đúng kỳ của doanh thu. - Nguồn gốc số liệu: + Sổ chi tiết tài khoản 511 năm trước + Sổ chi tiết tài khoản 511 năm nay + Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm nay + Báo cáo kiểm toán năm trước - Công việc thực hiện: + Tương tự, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ sách như trình bày ở mục nguồn gốc số liệu và sau đó sẽ tiến hành điền các số liệu vào bảng tính và tính ra được biến động. Thủ tục 6 : Phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp của các mặt hàng, các hoạt động kinh doanh trong kỳ - Mục tiêu: Thủ tục này giúp KTV phân tích được tỷ lệ lợi nhuận gộp trong các mặt hàng, các hoạt động kinh doanh trong kết cấu doanh thu của doanh nghiệp và từ đó có thể chú ý vào những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và tìm ra sai phạm. - Nguồn gốc số liệu + Sổ chi tiết tài khoản 511 theo từng loại doanh thu + Sổ chi tiết tài khoản 632 theo từng loại doanh thu + Báo cáo hoạt động kinh doanh trong năm nay + Báo cáo kiểm toán năm trước - Công việc thực hiện: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Từ số liệu được cung cấp bởi công ty khách hàng thì KTV sẽ tiến hành tính ra được tỷ lệ lợi nhuận gộp của từng hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu trong đơn vị và KTV sẽ tiến hành phân tích, tìm ra những khu vực có rủi ro và cần lưu ý khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản. KTV sẽ thể hiện thủ tục này trên GLV mẫu số 8142 Xem xét phân tích. Bảng 2.9: Trích giấy làm việc mẫu số 8141 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 Đánh giá phân tích 8141 Client name: Công ty TNHH ABC Sign-off: Initials Date Period end: 31.12.2018 Prepared: NLPK 09/03/19 Subject: Doanh thu - Các thủ tục phân tích Reviewed: LVL 09/03/19 Thủ tục 1 So sánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm nay và năm trước Mục tiêu: 2018 2017 Sự thay đổi % Thay đổi Doanh thu 78,970,913,847 148,465,097,299 (69,494,183,452) -47% Phân tích: Doanh thu năm nay giảm gần 50% so với năm ngoái là do trong năm không ký được nhiều hợp đồng xây dựng công trình > doanh thu xây lắp năm nay giảm Kết luận: Thủ tục 2 So sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu và so sánh với năm trước Mục tiêu 2018 2017 Sự thay đổi % Thay đổi Hàng bán bị trả lại - #DIV/0! Trợ cấp bán hàng - #DIV/0! Tổng cộng - - - #DIV/0! % of sales 0% 0% 0% Phân tích: Kết luận: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thủ tục 3 So sánh tỷ lệ hoa hồng bán hàng trên tổng doanh số so với giai đoạn trước. Mục tiêu 2018 2017 Sự thay đổi % Thay đổi Tỷ lệ hoa hồng - #DIV/0! % doanh thu 0% 0% 0% Phân tích: Kết luận: Thủ tục 4 So sánh doanh số của khách hàng với tổng doanh số và / hoặc doanh số của các khách hàng chính theo tỷ lệ phần trăm của tổng Mục tiêu: Tên khách hàng 2018 % of sales 2017 % of sales Change % Change 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! 0% 0% - #DIV/0! Tổng cộng 10 khách hàng chủ yếu - - - #DIV/0! Tổng doanh thu 78,970,913,847 148,465,097,299 (69,494,183,452) -47% Tỷ lệ 0% 0% 0% Phân tích: Kết luận: Thủ tục 5 So sánh doanh số trong ba tháng trước và sau khi kết thúc năm trước Mục tiêu 2018 Change Month 2016 Change Month Change PY Tháng 10 15,226,192,594 11,963,810,048 Tháng 11 50,684,940,182 35,458,747,588 Tháng 12 24,056,077,610 (26,628,862,572) Phân tích: Kết luận: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.10: Trích giấy làm việc mẫu số 8142 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 Analytical Review Xem xét phân tích 8142 Client name: Công ty TNHH ABC Sign-off: Initials Date Period end: 31.12.2018 Prepared: NLPK 09/03/19 Subject: Xem xét phân tích Reviewed: LVL 09/03/19 Revenue and Gross Profit margin 31.12.2018 31.12.2017 Variance VND % VND % VND % Revenue Thêm WP phân tích riêng Doanh thu nếu cần (số lượng, đơn giá, ) Doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng 1,088,744,900 1% 2,307,063,640 2% (1,218,318,740) -53% Doanh thu xây lắp 68,251,474,219 86% 141,216,347,603 95% (72,964,873,384) -52% Doanh thu bán hàng hóa 9,630,694,728 12% 4,941,686,056 3% 4,689,008,672 95% 78,970,913,847 100% 148,465,097,299 100% (69,494,183,452) -47% Cost of goods sold Giá vốn cho thuê cơ sở hạ tầng 915,861,610 1,783,280,877 (867,419,267) -49% Giá vốn xây lắp 62,254,896,468 131,435,488,193 (69,180,591,725) -53% Giá vốn bán hàng hóa 7,705,783,099 3,450,792,440 4,254,990,659 123% 70,876,541,177 136,669,561,510 (65,793,020,333) -48% Gross profit Cho thuê cơ sở hạ tầng 172,883,290 523,782,763 (350,899,473) -67% Xây lắp 5,996,577,751 9,780,859,410 (3,784,281,659) -39% Bán hàng hóa 1,924,911,629 1,490,893,616 434,018,013 29% 8,094,372,670 11,795,535,789 (3,701,163,119) -31% Gross margin Cho thuê cơ sở hạ tầng 16% 23% -7% Xây lắp 9% 7% 2% Bán hàng hóa 20% 30% -10% 10% 8% 2% Sự giải thích về doanh thu Sự giải thích về lợi nhuận gộp Kết luận Không có sự bất thường Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Theo như trên GLV mô tả thì khi thưc hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu thì KTV không thực hiện đầy đủ các thủ tục này mà chỉ thực hiện hai thủ tục là so sánh tổng doanh thu năm nay và doanh thu năm trước và thủ tục phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp của các mặt hàng, các hoạt động kinh doanh trong kỳ. Khi tiến hành so sánh tổng doanh thu năm nay và doanh thu năm trước, KTV phát hiện được là doanh thu năm nay giảm gần 50% so với năm ngoái và tìm ra được nguyên nhân là do trong năm không ký được nhiều hợp đồng và dẫn đến doanh thu xây lắp giảm. Còn đối với việc phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp của các mặt hàng, các hoạt động kinh doanh trong kỳ thì KTV đã phân tích ra các biến động tỷ lệ và nhận thấy sự biến động này là hợp lý và không có sự bất thường. Đối với những thủ tục còn lại như là so sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu và so sánh với năm trước và so sánh tỷ lệ hoa hồng bán hàng trên tổng doanh số so với giai đoạn trước thì do hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ABC không có phát sinh các khoản đó nên KTV không thực hiên thủ tục phân tích như trong chương trình kiểm toán đã thiết kế. c) Kiểm tra với các nguồn độc lập khác Nguồn độc lập ở đây liên quan đến khoản mục doanh thu là các tờ khai thuế và cụ thể là trên tờ khai thuế GTGT và tờ khai thuế TNDN. Đây là nguồn độc lập rất đáng tin cậy vì doanh thu của doanh nghiệp trên tờ khai thuế sẽ được kiểm tra bởi cơ quan thuế nên doanh nghiệp phải đảm bảo các thông tin này là trung thực và hợp lý. - Mục tiêu: Nhằm đảm bảo doanh thu được ghi nhận phù hợp với các nguồn độc lập khác. - Nguồn gốc số liệu + Bảng cân đối tài khoản + STrườngổ nhật ký tài khoản 511Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Tờ khai thuế GTGT của 12 tháng. - Công việc thực hiện + KTV sẽ tiến hành tách từ Sổ chi tiết tài khoản 511- Doanh thu BH& CCDV để ra số liệu doanh thu cho 12 tháng và sau đó đối chiếu với tờ khai thuế của 12 tháng để xem sự chênh lệch (nếu có) và tìm hiểu nguyên nhân của chênh lệch đó. Cũng có thể có trường hợp do sự khác nhau trong ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán khác với việc ghi nhận doanh thu theo luật thuế. KTV sẽ trình bày thủ tục này trên GLV mẫu số 8150 Nguồn độc lập khác. Nhận xét: Đây là thủ tục tương đối làm mất thời gian của KTV, bởi sẽ luôn có sự chênh lệch giữa tờ khai thuế và sổ sách của đơn vị, và việc tìm ra nguyên nhân chênh lệch này rất mất thời gian của KTV vì nếu phát sinh chênh lệch thì KTV phải đi dò lại sổ sách kế toán cũng như số liệu trên tờ khai thuế của cả tháng đó, đặc biệt là trong một số trường hợp mà chênh lệch là do đơn vị nhầm lẫn hoặc cố ý kê khai sai lệch. Tuy nhiên, hiệu quả của thủ tục này mang lại là rất cao khi giúp KTV phát hiện được các sai phạm mà trong đó có ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế phải nộp của đơn vị như là việc khai thiếu doanh thu, kê khai sai, Thông quá đó, có thể tìm ra được các sai phạm trọng yếu cũng như có thể giúp đơn vị tránh được các rủi ro về thuế. Kết quả thực hiện đối với Công ty TNHH ABC Theo như GLV mẫu số 8150 Khớp với nguồn độc lập, thì khi đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán trong việc ghi nhận doanh thu của từng tháng, khớp với số liệu trên tờ khai thuế. Tuy nhiên, chỉ có tháng 11 là có chênh lệch giữa sổ chi tiết tài khoản 511 và tờ khai thuế là số tiền 33.79.000 đồng. Khoản chênh lệch này chính là khoản doanh thu chưa thực hiện và sự chênh lệch này là không có sự bất thường bởi lẽ đây chỉ là chênh lệch phát sinh từ trong quy định về ghi nhận doanh thu theo luật thuế và doanh thu theo quy định, chế độ kế toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2.11 Trích giấy làm việc mẫu số 8150 từ hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH ABC năm 2018 Khớp với nguồn độc lập 8150 31.12.2018 NLPK Client name: Công ty TNHH ABC LVL Initials Date Period end: 31.12.2018 Prepared: NLPK 00/01/00 Subject: Khớp với nguồn độc lập Reviewed: LVL 00/01/00 Mục tiêu Nhằm đảm bảo doanh thu được ghi nhận phù hợp với các nguồn độc lập khác Nguồn số liệu Biên bản giao nận Ghi nhận sản xuất Ghi nhận hàng tồn kho Tờ khai thuế Kết quả 1/ Khớp với tờ khai thuế hàng tháng Sổ cái Tháng TK 511 TK 3387 TK 711 Tổng cộng Declaration tax Chênh lệch 1 569,967,273 569,967,273 - 2 5,795,398,182 5,795,398,182 - 3 1,951,295,711 1,951,295,711 - 4 1,946,930,382 1,946,930,382 - 5 1,348,965,636 1,348,965,636 - 6 4,379,269,452 4,379,269,452 - 7 1,633,819,697 1,633,819,697 - 8 11,113,569,368 11,113,569,368 - 9 7,455,617,787 7,455,617,787 - 10 3,952,373,545 3,952,373,545 - 11 19,847,964,168 33,579,000 19,881,543,168 - 12 18,975,742,646 18,975,742,646 - Total 7,210,725,886 33,579,000 - - 79,004,492,847.0 - Explanation: Chênh lệch phần doanh thu chưa thực hiện Conclusion: Không có sự bất thường SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 55 Trường Đại học Kinh tế Huế
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga d) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ - Mục tiêu: Đây là thủ tục rất quan trọng khi kiểm toán khoản mục doanh thu và việc thưc hiện thủ tục này giúp KTV đánh giá được các cơ sở dẫn liệu quan trọng của doanh thu như cơ sở dẫn liệu đầy đủ, cơ sở dẫn liệu phát sinh. - Nguồn gốc số liệu: + Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Báo cáo bán hàng + Các chứng từ doanh thu liên quan đến mẫu được chọn. - Cơ sở của việc chọn mẫu: Như đã trình bày là việc thực hiện kiểm toán sẽ chủ yếu dựa trên phương pháp chọn mẫu vì KTV không thể kiểm tra hết tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong đơn vị mà chỉ thông qua việc chọn mẫu để đại diện cho tổng thể. Việc chọn mẫu được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 520.50 Chọn mẫu kiểm toán. - Công việc thực hiện: + Kiểm tra tính đầy đủ của khoản mục doanh thu: Để kiểm tra tính đầy đủ của khoản mục này, KTV sẽ thực hiện một số thủ tục như kiểm tra tính liên tục của đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, chọn mẫu một số hóa đơn bán hàng và đối chiếu ngược lại với sổ chi tiết. KTV sẽ thể hiện các thủ tục này thông qua GLV mẫu số 8161 Kiểm tra các nghiệp vụ doanh thu (Tính đầy đủ). + Kiểm tra tính hiện hữu và ghi chép chính xác của khoản mục doanh thu: KTV sẽ thông qua việc chọn mẫu để chọn ra các nghiệp vụ, sau đó KTV sẽ đối chiếu với các chứng từ liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng, biên bản giao nhận, Bên cạnh đó, để kiểm tra thêm tính chính xác nên KTV sẽ đối chiếu giá ghi trong hóa đơn và bảng báo giá được duyệt. Tương tự, GLV mẫu số 8162 Kiểm tra nghiệp vụ doanh thu (Tính hiện hữu và chính xác). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Quỳnh Hương 56