Khóa luận Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 105 trang thiennha21 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_mo_hinh_z_score_trong_xep_hang_tin_dung_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC Khóa học: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Thạc Sĩ: Trần Thị Khánh Trâm Lớp: K49A Tài Chính Khóa học: 2015 - 2019 Huế, tháng 05 năm 2019
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Với vị thế là một ngân hàng trẻ mới thành lập từ năm 2014, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế đang từng bước hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng của mình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu chấm điểm và xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã ứng dụng mô hình Z-Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế (SeABank Huế). Nội dung của khóa luận có 3 chương: Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn công tác XHTD của các ngân hàng thương mại nói chung và giới thiệu mô hình Z-Score. Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế. Tiếp theo, tác giả trình bày công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế, sau đó đưa ra đánh giá về công tác chấm điểm và công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng cho thấy những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó tác giả chọn ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp thuộc loại hình cổ phần hóa ngành sản xuất đang được xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng để vận dụng vào mô hình Z-Score trong XHTD khách hàng doanh nghiệp và so sánh với kết quả của mô hình XHTD nội bộ của Ngân hàng SeABank Huế sau đó đưa ra nhận xét. Kết quả của hai mô hình có sự chênh lệch nhưng con số chênh lệch là rất nhỏ không đáng kể. Cho thấy mô hình Z-Score có tính thực tiễn cao trong XHTD của các doanh nghiệp. Chương 3, tác giả đề xuất việc định hướng sử dụng mô hình Z-Score trong XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng, ngoài ra khóa luận cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng SeABank Huế.
  4. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Khánh Trâm đã hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong gần 4 năm học tập vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị trong Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại chi nhánh, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và trong quãng thời gian 4 năm đại học. Cuối cùng tôi kính chúc Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp, đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Chi nhánh SeABank Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Ngọc
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu khóa luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE 5 1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng 5 1.1.1. Khái niệm Xếp hạng tín dụng 5 1.1.2. Vai trò của Xếp hạng tín dụng 6 1.1.3. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng 8 1.1.4. Đối tượng của Xếp hạng tín dụng 9 1.1.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng 10 1.1.6. Nguyên tắc Xếp hạng tín dụng 11 1.1.7. Các phương pháp Xếp hạng tín dụng 12 1.1.8. Sự cần thiết của Xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng 15 1.1.9. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam 18 1.1.9.1. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới 18
  6. 1.1.9.2. Mô hình Xếp hạng tín dụng ở Việt Nam 21 1.2. Giới thiệu mô hình Z- Score 25 1.2.1. Mô hình Z-Score áp dụng cho Công ty Tư nhân 29 1.2.2. Mô hình Z-Score điều chỉnh áp dụng cho doanh nghiệp không sản xuất 30 1.3. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score 31 1.3.1. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở ngước ngoài 31 1.3.2. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở Việt Nam 32 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 34 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 34 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á 34 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 35 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 35 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 37 2.1.2.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 38 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 41 2.2.1. Tình hình huy động vốn Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 41 2.2.2. Tình hình dư nợ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 44 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 47
  7. 2.3. Thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 51 2.3.1. Mục đích Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 51 2.4.2. Đối tượng và Phạm vi Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 51 2.4.3. Căn cứ Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 52 2.4.4. Nguyên tắc chấm điểm Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 52 2.4.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 55 2.4.6. Đánh giá hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 61 2.4.6.1. Ưu điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng 61 2.4.6.2. Nhược điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng 62 2.3.7. Đánh giá công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 62 2.3.7.1. Ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 62 2.3.7.2. Hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 63 2.4. Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế .64 2.4.1. Khả năng dự báo của mô hình Z-Score 64 2.4.2. Thông tin xếp hạng và điều kiện vận dụng mô hình 64 2.4.2.1. Thông tin xếp hạng 64 2.4.2.2. Điều kiện vận dụng 65 2.4.3. Ví dụ minh họa việc sử dụng mô hình Z - Score để tính chỉ số Z 65
  8. 2.4.4. Kết quả vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 68 2.4.5. So sánh việc sử dụng mô hình Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 76 3.1. Định hướng sử dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 76 3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 77 3.2.1. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao 77 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn 78 3.2.3. Công nghệ thông tin là nền tảng của ngân hàng hiện đại 79 3.2.4. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin riêng của ngân hàng 80 3.2.5. Xây dựng chiến lược khách hàng 80 3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 81 3.3.1. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển 81 3.3.2. Xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp 82 3.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy 82 3.3.4. Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC 83 PHẦN III: KẾT LUẬN 84 1. Nhận xét kết quả nghiên cứu 84
  9. 2. Hạn chế của khóa luận 84 3. Hướng phát triển của khóa luận 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 87
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp KH Khách hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh BCTC Báo cáo tài chính CTCP Công ty cổ phần i
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các chỉ số tài chính sử dụng trong xếp hạng tín dụng của Fitch 20 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016- 2018 42 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 45 Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 48 Bảng 2.5: Bảng đánh giá xếp hạng Doanh nghiệp và phân loại nhóm nợ của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng SeABank 53 Bảng 2.6: Khung điểm tương ứng của từng quy mô doanh nghiệp 56 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phi tài chính tính điểm theo các loại hình doanh nghiệp 60 Bảng 2.8: Tỷ trọng phần tài chính và phi tài của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại SeABank 61 Bảng 2.9: Khả năng dự báo của chỉ số Z-Score thực tế 64 Bảng 2.10: Thông tin thu thập từ BCTC của Tập đoàn Hòa Phát năm 2018 66 Bảng 2.11: Các tỷ số để tính Z-Score của Tập đoàn Hòa Phát 67 Bảng 2.12: Số nguy cơ phá sản của 30 doanh nghiệp thể hiện qua chỉ số Z-Score năm 2018 69 Bảng 2.13: Kết quả xếp hạng tín dụng theo mô hình Z-Score và xếp hạng tín dụng nội bộ tại SeABank Huế của 30 doanh nghiệp được chọn 69 Bảng 2.14: Kết quả so sánh giữa mô hình Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng SeABank Huế của 30 doanh nghiệp được chọn 71 Bảng 2.15: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 8 72 Bảng 2.16: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 14 73 Bảng 2.17: Tóm tắt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghiệp số 25 75 ii
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của SeABank Huế 38 Sơ đồ 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng SeABank Huế 55 iii
  13. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho NHTM. Vì vậy, việc thực hiện quản trị rủi ro nhất là rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống còn để ổn định và phát triển NHTM. Với thực tế là doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với DN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, cho nên hạn chế rủi ro tín dụng đối với DN vay vốn mà vẫn mở rộng tín dụng đối với chủ thể này là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các ngân hàng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng ngân hàng có xu hướng gia tăng mạnh, do nhu cầu vốn đầu tư tăng để mở rộng sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường vốn còn hạn chế, đó là điều kiện thuận lợi cho NHTM, nhưng cũng gây áp lực lên hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, đòi hỏi các NHTM phải có những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng này. Trong đó, một giải pháp quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro đã và đang được NHTM Việt Nam xây dựng và khai thác chính là công tác XHTD. XHTD các DN vay vốn trở thành vấn đề khá “nóng” đối với NHNN cũng như các NHTM Việt Nam, việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín của các khách hàng. Mỗi ngân hàng xây dựng một hệ thống XHTD dựa trên các yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, việc chấm điểm XHTD cho các DN đôi khi lại đem đến kết quả chưa chính xác do thông tin không đầy đủ. Hiện nay các NHTM ở Việt Nam dựa vào kết quả XHTD nội bộ để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, chỉ tiêu cơ bản trong chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng hiện nay của một số NHTM vẫn chưa phản ánh chính xác rủi ro, nhất là tình trạng các công ty sắp phá sản vẫn được xếp 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp hạng an toàn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể dự báo một công ty có khả năng phá sản hay không bằng nhiều mô hình, có thể kể đến mô hình Z-Score. NHTM cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Huế mới thành lập năm 2014 và đã áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đưa vào sử dụng năm 2014. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Huế là một vấn đề mang tính tất yếu và chiến lược. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hoạt động XHTD tại NHTM và mô hình Z-Score, từ đó tác giả ứng dụng mô hình Z-Score trong việc XHTD cho ngân NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến NHTM về hoạt động việc xếp hạng tín d ngân hàng. -ụng của Đánh giá tình trạng XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Th ên Hu . ừa- Thi ế Giới thiệu về mô hình Z-Score. V ình Z-Score vào công tác XHTD nh - ận dụng mô h ằm đánh giá rủi ro tín d NHTM c - Chi nhánh Th ên Hu và t ụng- tại ổ phần Đông Nam Á ừa Thi ế ừ đó so sánh kết quả XHTD giữa hai mô hình. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Th ên Hu - ừa Thi ế. 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng và việc vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Th ên Hu - ừa Thi ế. Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018. 4. -Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm những nguồn tài liệu tham khảo t ài nghiên c à s ên ừ sách- báo, Internet, đề t ứu khoa học v ự hướng dẫn của giảng vi hướng dẫn. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt nh c - Chi nhánh Th ên Hu à động- kinh doa ủa NHTM cổ phần Đông Nam Á ừa Thi ế v báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DN có quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê dưới sự hỗ trợ c ph ủa - ần mềm Excel để so sánh với kết quả chấm điểm tín dụng nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 5. Kết cấu khóa luận Phần I: Đặt vấn đề. Ph : N à k ên c . - ần II ội dung v ết quả nghi ứu 1: T NHTM và mô hình - Chương ổng quan về Xếp hạng tín dụng trong Z-Score. + Chương 2: Vận dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghi NHTM c - Chi nhánh Th Thiên + ệp tại ổ phần Đông Nam Á ừa Huế. 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác X h àng doanh nghi NHTM c Nam Á ếp +ạng tín dụng khách h ệp tại ổ phần Đông - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phần 3: Kết luận. - 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE 1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm Xếp hạng tín dụng Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển mạnh mẽ của mô hình hóa xác suất thống kê. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn (option) BlackScholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, là những khái niệm quen thuộc. Và XHTD cũng là một trong những hoạt động nhằm quản lí rủi ro tài chính chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, thậm chí cả quốc gia quan tâm và ứng dụng từ rất sớm. XHTD (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (“credit”: sự tín nhiệm, “ratings”: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế). Tuy nhiên XHTD chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản và vỡ nợ. Thời kỳ này chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế đầu tư (các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín nhiệm. Những quy định này đã làm cho uy tín của các công ty XHTD ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50 năm, việc XHTD chỉ phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ XHTD mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước. 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp Theo công ty Moody’s thì “XHTD” là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”. Theo từ điển thị trường chứng khoán, “XHTD” là cách ước tính chính thức tín nhiệm từ trước đến nay của cá nhân hay công ty về khả năng chi trả bao gồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tín dụng của cá nhân và công ty kinh doanh”. Từ các định nghĩa trên, chúng ta đưa ra định nghĩa chung: “XHTD doanh nghiệp là đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai”. Hệ thống XHTD dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính của cả 2 nhóm khách hàng DN và khách hàng cá nhân (thể nhân). Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích và nghiên cứu hệ thống XHTD dành cho nhóm khách hàng DN. 1.1.2. Vai trò của Xếp hạng tín dụng  Đối với các tổ chức tín dụng Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng như là huyết mạch của nền kinh tế với vai trò cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó, tín dụng là một phần quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, Nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào từ ngân hàng nhỏ đến ngân hàng hàng đầu thế giới vì nó là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát được nợ xấu ở một mức độ nhất định đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng. 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp Chính vì thế XHTD nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu nhằm đảm bảo ổn định thanh khoản và thích ứng các tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời XHTD cũng hỗ trợ cho các TCTD phân loại nợ và trích lập rủi ro tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Giúp ngân hàng quản lí tốt hơn danh mục tín dụng: giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư thông qua việc giám sát thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, giúp kiểm soát được mức độ tín dụng của khách hàng và phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn. XHTD giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông qua thực hiện chính sách khách hàng như hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giá trị tài sản đảm bảo cần cho khoản vay, lãi suất cho vay.  Đối với nhà đầu tư XHTD giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phi thu nhập, phân tích giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể nhận mức lãi suất cao hơn do giảm bớt được trung gian tài chính trong quá trình lưu thông tiền tệ.  Đối với doanh nghiệp được xếp hạng Kết quả XHTD có sự ảnh hưởng rất lớn đến bản thân các DN, đặc biệt sự thành công của DN trên thị trường vốn khi thực hiện huy động vốn. Kết quả XHTD sẽ đánh giá mức độ uy tín của DN trên thị trường. Đặc biệt đối với các nhà phát hành lần đầu ra công chúng hoặc quan hệ tín dụng lần đầu tiên tại các tổ chức tín dụng, uy tín sẽ gia tăng nhiều lần nếu kết quả xếp hạng cao được công bố từ các tổ chức xếp hạng có danh tiếng trên thế giới. Và trong tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, doanh nghiệp nào giữ vững được vị trí xếp hạng thì sẽ càng thu hút được nhiều nhà đầu tư. 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp Ngoài ra, các công ty có kết quả xếp hạng tín nhiệm càng cao thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn, chi phí vay vốn càng giảm.  Đối với thị trường tài chính Theo xu thế phát triển chung của thế giới, ngày nay hầu hết trên các thị trường tài chính của các nước đều tồn tại các tổ chức XHTD. Kết quả XHTD là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để các nhà điều hành vĩ mô có thể sử dụng như một công cụ giám sát thị trường, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Đồng thời kết qủa xếp hạng cũng là báo hiệu để các cơ quan quản lý kịp thời điều chỉnh các chính sách, kế hoạch sao cho nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển bền vững. Ngoài ra, XHTD doanh nghiệp cũng đóng vai trò quảng bá hình ảnh cho các tổ chức, DN và cung cấp thông tin cho đối tác, tạo lập niềm tin cho thị trường. 1.1.3. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được từ nh à nh ững- đối tượng được XHTD, v ững nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy. Xếp hạng tín dụng không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối ào c à l ên tài tr tượng- n đó, ũng không phải l ời khuy ợ, đầu tư hoặc nắm giữ các công cụ nợ mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức độ tín dụng của một đối tượng được xếp hạng. Chúng chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham khảo trước khi ra quyết định đầu tư, tài trợ. Kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết à có giá tr định- v ị trong một khoảng thời gian nhất định. XHTD không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai. Như vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được XHTD. 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4. Đối tượng của Xếp hạng tín dụng Đối tượng của XHTD bao gồm những thông số, thông tin của khách hàng có hoạt động tín dụng tại NHTM như: các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính của DN, các thông tin phi tài chính (khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, môi trường kiểm soát nội bộ, quan hệ với ngân hàng, ) Hiện nay có nhiều cách để phân loại XHTD. Tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau. người ta có thể phân loại như sau: Xếp hạng tín dụng cá nhân: đây là hình thức xếp hạng được áp dụng đối với các khách hàng cá nhân tham gia vào ho NHTM. Vi - ạt động tín dụng của các ệc XHTD cá nhân được thực hiện dựa trên lịch sử vay nợ và trả nợ, số lượng và loại tài sản đảm bảo mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn Tất cả những thông tin đó đều được thu thập và tổng hợp trong các báo cáo XHTD về cá nhân đó. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: đây là hình thức tập trung vào đối tượng x à các DN. Vi nhi ếp -hạng l ệc XHTD DN được thực hiện bằng ều phương pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của DN để đánh giá. Xếp hạng tín dụng quốc gia: loại hình XHTD này đánh giá mức độ tin cậy của -một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia. Quốc gia nào càng được XHTD cao thì càng nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc XHTD các quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển chung như: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, mức độ ổn định chính trị. Xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư: các công cụ được xếp hạng chủ yếu vẫn - là các công cụ như: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu ngân hàng. Ở một số nước và một số tổ chức XHTD hiện nay còn XHTD cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường Việc XHTD đối với các loại công cụ 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp đầu tư được thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng thanh khoản, kì hạn, lãi suất, mệnh giá, các rủi ro có thể gặp phải. Ở nước ta hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng các DN tham gia hoạt động tín dụng ở các NHTM, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán. XHTD các công cụ đầu tư là chưa được chú ý. Xếp hạng quốc gia thì chúng ta chưa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Stand & Poor hay Fitch XHTD cá nhân thì do việc thu thập và tìm kiếm thông tin đối với những đối tượng này khá phức tạp và khó kiểm soát nên việc XHTD cá nhân vẫn chưa tiến hành phổ biến. 1.1.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản như sau:  Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng. Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ trung tâm tín dụng, thông tin từ CIC  Bước 2: Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng hết sức linh hoạt , khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi.  Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng. Các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng. 1.1.6. Nguyên tắc Xếp hạng tín dụng  Nguyên tắc 1: Khi đánh giá “sức khoẻ” của DN, NHTM không chỉ dựa vào các thông tin về mặt định lượng mà còn xem xét đến các yếu tố định tính nhằm có một cách nhìn tổng quát chính xác hơn. Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số,các dữ li ên các báo cáo tài chính. Ví d êu l ệu -được lấy tr ụ như những chỉ ti ợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lưu động. Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong t h m à ch - ập dữ liệu định tín ỗi quan sát sẽ v ỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ, quy định.  Nguyên tắc thứ 2: Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên – xuống” có nghĩa là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty theo trình tự sau: (1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường, (2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy định. (3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính. (4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh. 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp (5) Phân tích tình trạng pháp lý của DN.  Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh. Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.  Nguyên tắc 4: Sự cần thiết của XHTD là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên. nó cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ trong việc trả lời có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Không vì vậy mà tốn quá nhiều chi phí cho công tác XHTD. Giống như các loại hình kinh doanh khác, mục đích cuối cùng của NHTM là tối đa hoá lợi nhuận chứ không phải tối thiểu hoá rủi ro. 1.1.7. Các phương pháp Xếp hạng tín dụng  Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để xác định rủi ro và chất lượng của khoản tín dụng. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể ra 3 giai đoạn lớn: Lựa chọn chuyên gia. ên gia. - Trưng cầu ý kiến chuy - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo. Đ- ể thực hiện phương pháp chuyên gia, cần sử dụng một bảng câu hỏi gồm các tiêu chí liên quan tới rủi ro tín dụng và đưa cho các chuyên gia khác nhau để đánh giá. Sau đó các kết quả đánh giá của các chuyên gia sẽ được tập hợp lại, xử lý thống kê và cho ra kết quả cuối cùng. Trong XHTD phương pháp này dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của các chuyên gia, qua đó để có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa có nguy cơ phá sản và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Kinh nghiệm được tích lũy từ: Những quan sát và trải nghiệm thực tế mang tính chủ quan. - 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp Phỏng đoán về mối tương quan của việc kinh doanh và có nguy cơ phá s - ản. Các kiến thức kinh tế liên quan tới việc có nguy cơ phá sản.  à tri th ên sâu c ên -Ưu điểm: Tận dụng được kinh nghiệm v ức chuy ủa các chuy gia trong chuyên ngành của họ. Đồng thời, do kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều người nên kết quả đánh giá có độ tin cậy cao, do đó có thể tránh được sự phiến diện, một chiều.  Nhược điểm: Phương pháp này thường mất nhiều chi phí và thời gian do số lượng tham gia chuyên gia lớn đánh giá. Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá. Người đánh giá có thể rơi vào những cái bẫy do con số tạo ra. Ngoài ra, do thời gian tiến hoành đánh giá trong khoảng thời gian dài nên nhân sự nhóm chuyên gia có thể biến động.  Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê dựa trên các số liệu thực tiễn như mức độ nợ, khả năng trả nợ và phương pháp kiểm định thống kê để phát hiện ra các biến số ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Đây là quá trình mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. Bao gồm các mô hình thống kê sau: Mô hình phân tích phân biệt, mô hình hồi quy, mô hình Logistic, mô hình mạng thần kinh, mô hình S- Score, Sự phù hợp của mô hình thống kê phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của bộ dữ liệu thực nghiệm. Bộ dữ liệu phải đủ lớn và chính xác thì mô hình thống kê đưa ra mới có ý nghĩa. Trong khi các mô hình chẩn đoán XHTD phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của chuyên gia tín dụng, những mô hình thống kê lại kiểm định các giả thuyết sử dụng trong mô hình dựa trên bộ dữ liệu thực nghiệm. Trong quá trình XHTD, sử dụng các phương pháp thống kê đòi hỏi việc đưa ra các giả thuyết liên quan tới tiêu chuẩn nguy cơ phá sản tiềm năng. Theo phương pháp này thì hầu như chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng và kết hợp chặt chẽ chúng trong một mô hình toán học đã được các chuyên gia xếp hạng nghiên cứu và kiếm chứng, Thông qua mô hình, các tổ chức xếp hạng có thể 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính được công bố kèm theo những điều chỉnh thích hợp.  Ưu điểm: Áp dụng đơn giản, dễ dàng, hoàn toàn dựa trên cơ sở định lượng nên có thể thực hiện khá nhanh với chi phí thấp. Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.  Nhược điểm: Nếu không thu thập được bộ dữ liệu thực nghiệm có chất lượng thì phương pháp này khó thực hiện được. Ngoài ra khi áp dụng phương pháp này, trong một sô mô hình phải thỏa mãn giả thiết đưa ra nên đó lại là những hạn chế. Bởi nếu các giả thiết của mô hình không được thỏa mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy. Tính đến nay, do ưu điểm của tính khách quan phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến hơn trong xếp hạng tín dụng thể nhân thường thông quá các mô hình chấm điểm tín dụng. Mỗi khách hàng vay nợ được chấm một điểm tín dụng thể hiện mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ngay cả khi mô hình thống kê được sử dụng, phương pháp chuyên gia vẫn được kết hợp trong quá trình xây dựng mô hình để đạt được kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng tin cậy nhất.  Phương pháp định giá quyền chọn Phương pháp định giá quyền chọn trong XHTD còn được gọi là mô hình lý thuyết. Với các mô hình lý thuyết thủ tục XHTD được rút ra từ mối liên hệ phân tích trực tiếp nguy cơ phá sản trên cơ sở lý thuyết kinh tế.  Ưu điểm: Kết quả mang tính khách quan do áp dụng phương pháp mo hình nên phương pháp định giá quyền chọn sẽ hiểu và kiểm chứng được bằng thực nghiệm.  Nhược điểm: Kết quả của quá trình xếp hạng không được giải thích đầy đủ nên việc áp dụng vào các môi trường mới khó có khả năng chỉnh sửa theo phương pháp này. 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp kết hợp Phương pháp kết hợp là việc áp dụng nhiều phương pháp trong quá trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phương pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Bằng cách này sẽ tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp riêng lẻ. Vì vậy, tùy theo mục đích của xếp hạng, số liệu, người ta có thể đưa ra những dạng kết hợp khác nhau phù hợp với những điều kiện trong thực tế.  Ưu điểm: có thể tận dụng được những mặt mạnh của từng phương pháp đánh giá trong lĩnh vực và phạm vi phù hợp. Đồng thời, có thể hạn chế được những mặt yếu của mỗi phương pháp. Để nâng cao tính chính xác cảu kết quả, người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp và so sánh để đưa ra các kết quả chính thức. 1.1.8. Sự cần thiết của Xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng  Do yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro là được xem như là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của NHTM trên thị trường. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do KH gây ra. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp .Mặc dù vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đoán hết được những rủi ro có thể xẩy ra. Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp cho toàn hệ thống NHTM. Trong xu thế đó XHTD là một kỹ thuật ngày càng được chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả XHTD đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó.  Do yêu cầu lựa chọn khách hàng cho vay Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả được nợ. Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ Tuy nhiên khi đã có hệ thống XHTD, ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả XHTD để lựa chọn khách hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay.  Để hỗ trợ phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Văn bản hợp nhất số 22/VBHN – NHNN ngày 04/06/2014, thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Việc hỗ trợ của hệ thống tín dụng nội bộ được được thể hiện ở chỗ kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro. Hệ thống XHTD nội bộ tối thiểu phải bao gồm : (1) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. (2) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết. (3) Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây. 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp (4) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Mỗi năm tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Nợ được phân thành các nhóm như sau : (1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. (2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. (3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. (4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. (5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.  Xây dựng chính sách khách hàng Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm : - Chính sách cấp tín dụng : Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của DN mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng tín nhiệm cao sẽ được ngân hàng cung cấp không giới hạn các sản phẩm tín dụng như cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp - Chính sách lãi suất : Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ được những mức lãi suất ưu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp. - Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay : Căn cứ vào kết quả XHTD, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau như không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba. - Chính sách các loại phí : Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn. 1.1.9. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam 1.1.9.1. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới Nhìn chung, các tổ chức XHTD hàng đầu trên thể giới gồm Moody’s, Fitch, S&P sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về kinh tế, ngành và công ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán sau khi dữ liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các DN trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kì tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà DN tạo ra được với dòng tiền mà DN phải chi trả.  Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Moody’s Phương pháp XHTD của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay. Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câu hỏi: (1) Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại được khoản tiền gốc và lãi đúng hạn cho một khoản vay cụ thể? 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp (2) Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác là như thế nào (cao hay thấp hơn)? Moody’s đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành, nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn. Việc XHTD này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp). Về phân tích định lượng, Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, được ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo XHTD DN.  Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch Fitch xếp hạng DN dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của DN trong khảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi DN và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các DN khác trong cùng một nhóm các DN tương đồng. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của DN. Fitch có 24 mức XHTD: cao nhất là AAA và thấp nhất là DDD. Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá. Bảng 1.1: Các chỉ số tài chính sử dụng trong xếp hạng tín dụng của Fitch Tỷ số đảm bảo Nợ thuần = Nợ - tiền mặt và các khoản tương đương tiền FFO interst coverage = FFO lãi vay Cổ tức cổ phần ưu đãi FCF dept - service coverage lãi vay phải trả = cổ tức cổ phần ưu đãi FCF lãi vay Cổ tức cổ phần ưu đãi Các Lãi vay thước Cổ thức cổ phần ưu đãi đo đòn bẩy Nợ NH Nợ DH đến hạn trả Tổng nợ + tài sản thuê ngoài + cổ phần ưu đãi FFO adjusted leverage = FFO + Lãi vay+ cổ tức cổ phần ưu đãi + CF thuê ngoài Tổng nợ + Tài sản thuê ngoài EBITDAR Tổng nợ Tổng mức vốn hóa thị trường Các thước đo khả năng sinh lời Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần EBITDA Doanh thu thuần (Nguồn: Các phương pháp XHTD DN điển hình trên thế giới phần 2 - Lê Tất Thành - www.rating.com.vn)  Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Standar & Poor’s (S&P) XHTD của S&P được công bố bắt đầu từ năm 1916, cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên toàn thế giới những phân tích độc lập về rủi ro tín dụng. Thể hiện quan điểm của tổ chức này về khả năng và sự sẵn sàng đáp 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc của một DN hay một quốc gia. S&P có 22 mức XHTD: cao nhất là AAA và thấp nhất là D. Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trong quá trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tín chấp của dữ liệu mà phân theo rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bao gồm: rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế DN trong ngành, lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các DN khác trong nhóm tương đồng. Rủi ro tài chính bao gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. 1.1.9.2. Mô hình Xếp hạng tín dụng ở Việt Nam  Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) So với nhiều nước phát triển trên thế giới, hoạt động xếp hạng tín dụng tại Việt Nam còn chưa phát triển. Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) là một trong những tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng tại Việt Nam. Với vị trí là tổ chức trực thuộc NHNN, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các NHTM và các TCTD phi ngân hàng, CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu để có một sản phẩm chấm điểm chính xác, hỗ trợ hệ thống các NHTM trong hoạt động tín dụng. CIC hiện đang sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN bao gồm: tính thanh khoản, cân nợ, thu nhập, tình hình hoạt động qua 3 năm tài chính liên tục. Các doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng cũng được phân theo quy mô, nguồn vốn kinh tế, số lao động, doanh thu thuần, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kết quả khảo sát tổng hợp các yếu tố: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, tình hình dư nợ ngân sách, các thông tin phi tài chính, cũng được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp này có nhiều hạn chế do không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính dẫn tới độ chính xác không cao.  Xếp hạng tín dụng nội bộ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Xếp hạng tín dụng khách hàng đối với các ngân hàng là hoạt động rất quan trọng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tính dụng phù hợp cho các khách hàng đi vay. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của các ngân hàng mở rộng, trong khi đó thông tin đối với các khoản vay thể nhân (nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay ) thường khó nắm bắt hơn so với doanh nghiệp nên xếp hạng tín dụng D khách hàng trở nên cấp thiết hơn. Nắm bắt được vấn đề này, các NHTM Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ. Một số NHTM ở Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng áp dụng riêng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng BIDV xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các tiêu chí tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, ngân hàng Vietinbank sử dụng kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu. Tương tự như BIDV hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mô hình xếp hạng dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu hệ thống thông tin ứng dụng của Vietinbank.  Doanh nghiệp kinh doanh thông tin tín dụng tại Việt Nam  Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRV) Công ty CRV thành lập ngày 05/12/2006, là một tổ chức độc lập cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tin tín nhiệm của các ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra, công ty còn mở rộng cung cấp thông tin tín dụng cho hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, các doanh nghiệp đanh giao dịch trên thị trường OTC, và các doanh nghiệp 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam nói chung. Phương pháp xếp hạng của CRV dựa trên một quy trình đánh giá bao gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đã có tham khảo công nghệ của các tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới. Mô hình mà CRV sử dụng là mô hình phân tích phân biệt DA (Discriminent Analise). Mục tiêu chung của DA trong xếp hạng tín dụng là phân biệt giữa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản một cách khách quan và chính xác nhất, bằng việc sử dụng hàm phân biệt, trong đó biến số là các chỉ tiêu tài chính. Mục tiêu chính là tìm một hệ các tổ hợp tuyến tính của các biến nhằm phân biệt tốt nhất các nhóm, các cá thể trong mỗi nhóm gần nhau nhất và các nhóm được phân biệt tốt nhất (xa nhau nhất). Từ năm 2010, CRV mỗi năm đưa ra một Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, cung cấp thông tin tín nhiệm của các doanh nghiệp đồng thời đánh giá rủi ro của các ngành nghề kinh tế.  Công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp (C&R) Công ty C&R thành lập vào năm 1996, là một trong những công ty hoạt động chuyên về thông tin tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam. VietnamCredit (C&R) là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam của Cổng thông tin tín nhiệm châu Á – Asiagate (Asian Credit Information Gateway). Công ty sử dụng các chuyên gia để viết các báo cáo tín nhiệm về công ty, về ngành kinh tế và các báo cáo rủi ro khác. Song thông tin mà công ty C&R đưa ra khá giống với thông tin mà CIC đưa ra, đó là đưa ra các thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động ) và xếp hạng của riêng họ. Các kết quả xếp hạng tín nhiệm của các công ty này thực sự không được các ngân hàng và các tổ chức trong nước chưa thực sự công nhận độ tin cậy của các báo cáo này. Điều này thể hiện rõ khi công ty C&R công bố xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng, thì Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã gửi công văn tới Ngân hàng Nhà nước bày tỏ bức xúc của các hội viên về kết quả xếp hạng tín nhiệm. Người đứng đầu VNBA cho rằng, việc một công ty tư nhân đứng ra xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng là không đủ căn cứ. Điều này thể hiện các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm chưa có được sự tin lcậy từ 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp những người quan tâm, đồng thời nó cũng thể hiện trình độ và thói quen chưa minh bạch thông tin của Việt Nam.  Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB) Tháng 2 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho Công ty Thông tin Tín dụng Việt Nam (PCB). Theo đó, PCB có đủ điều kiện pháp lý để thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Giống như nhiều nước trên thế giới, trung tâm thông tin tín dụng của nhà nước và công ty thông tin tín dụng tư nhân cùng song song tồn tại. PCB sẽ hỗ trợ CIC trong việc cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng, chủ yếu là cho mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay từ ngày đầu thành lập, PCB đã xác định mục tiêu hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro các khoản vay, cũng như giúp khách hàng vay trong việc tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng. Hoạt động của PCB sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch về mặt thông tin giữa người đi vay và người cho vay, khuyến khích khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn nhằm xây dựng một thị trường tín dụng lành mạnh. Đến thời điểm hiện tại, PCB đã bước đầu mở cửa hệ thống, cung cấp các sản phẩm báo cáo tín dụng cơ bản cho một số ngân hàng đã ký hợp đồng. Trong tình hình kinh tế suy thoái, nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay. Do đó, PCB ra đời với kho dữ liệu bao gồm cả thông tin tích cực và tiêu cực sẽ là giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa người đi vay và tổ chức tín dụng, thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng. PCB là công ty thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được thành lập bởi 11 Ngân hàng Thương mại cổ phần bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Techcombank, VIB, Đông Á, VPBank, ABBank, Sacombank và SCB. Với sự tư vấn của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), PCB đã chọn nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng hàng đầu thế giới - Tập đoàn CRIF - làm đối tác chiến lược. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng các trung tâm thông 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp tin tín dụng trên toàn thế giới, CRIF có đủ năng lực và chuyên môn để hỗ trợ xây dựng PCB trở thành một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đạt chuẩn quốc tế. 1.2. Giới thiệu mô hình Z- Score Mô hình Z-Score là mô hình dự đoán nguy cơ phá sản của DN trong vòng 2 năm tới được Giáo sư người Mỹ Edward I. Altman, trường Đại học New York (Hoa Kỳ) công bố lần đầu vào tháng 9/1968 trên tạp chí Journal of Finance Z-Score. Công trình nghiên cứu của Giáo sư Altman phát triển dựa trên mô hình của Beaver (1967). Mô hình Z-Score được tính toán dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để tiên đoán về khả năng phá sản của DN trong vòng 2 năm sắp tới. Các chỉ tiêu sử dụng trong công thức tính toán đều dễ dàng thu thập được trên BCTC của doanh nghiệp và thông tin công bố rộng rãi ra công chúng. Mô hình của Giáo sư Altman được ứng dụng ở nhiều nước (từ Hoa Kỳ đến một số nước châu Âu và hiện tại các nước châu Á cũng đang áp dụng nhiều) trong phân tích, dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chứng tỏ được tính ưu việt trong việc phân loại vùng rủi ro của doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mô hình này lúc đầu được Altman xây dựng dựa trên các phương pháp phân tích thống kê với số mẫu 66 doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm bao gồm nhóm phá sản và nhóm không phá sản. Nhóm phá sản (Nhóm 1) bao gồm các nhà sản xuất đã nộp đơn yêu cầu phá sản. Quy mô tài sản trung bình của các công ty này là 6,4 triệu USD, dao động trong khoảng 0,7 đến 25,9 triệu USD. Altman nhận ra rằng nhóm này không đồng nhất về quy mô và ngành công nghiệp, mặc dù tất cả các công ty đều tương đối nhỏ và từ các ngành sản xuất. Ông đã cố gắng lựa chọn cẩn thận các công ty không phá sản (Nhóm 2). Nhóm 2 bao gồm một mẫu các công ty sản xuất được chọn trên cơ sở ngẫu nhiên phân tầng. Các công ty này được phân tầng theo ngành và quy mô, với phạm vi quy mô tài sản bị giới hạn ở mức 12525 triệu USD. Altman đã loại bỏ các công ty nhỏ (dưới 1 triệu Hoa Kỳ đô la trong tổng tài sản) vì thiếu dữ liệu và các công ty rất lớn vì sự hiếm có của các vụ phá sản trong số các công ty này trong giai đoạn đó. Dữ liệu được thu thập cho các công ty 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp trong cả hai nhóm là từ cùng một năm. Đối với Nhóm 1, dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính một kỳ báo cáo trước khi phá sản. Một nửa trong số mẫu này đã nộp đơn xin phá sản vào lúc đó. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Hệ số Z-Score ban đầu chỉ áp dụng cho các DN sản xuất chứ không áp dụng cho các định chế tài chính. Về sau, Edward I. Altman phát triển thêm các mô hình tính hệ số Z-Score cho các DN phi sản xuất, DN tư nhân, DN thị trường mới nổi. Ban đầu giáo sư Altman sử dụng đến 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính chỉ số Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn sử dụng 5 chỉ tiêu. Ông đã phân loại các biến này thành năm loại tỷ lệ tiêu chuẩn: thanh khoản, lợi nhuận, đòn bẩy, khả năng thanh toán và hoạt động. Cụ thể, Z-score được được tính với 5 chỉ số tài chính được ký hiệu từ X1, X2, X3, X4, X5. Công thức tính hệ số Z-Score được ước tính bởi Altman (năm 1968) như sau: Z = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,999*X5 Để đánh giá khả năng phá sản của công ty, chỉ số Z của mô hình được so sánh với các mức điểm được xác định trước như dưới đây : Z 2,99: DN an toàn, nếu chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính dùng tính toán. +Mô hình Z-Score đã ước đoán chính xác 66% doanh nghiệp bị vỡ nợ và 78% doanh nghiệp không bị vỡ nợ trước đó một năm. Nhờ những dự đoán khá chính xác của mô hình này mà chỉ số Z-Score dần được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình này không chỉ ra được thời gian phá sản dự kiến, vì việc phá sản của một DN còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế. 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp Có thể thấy rằng đây là một mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình này đã mang lại nhiều ưu thể khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm. Cụ thể là: Mô hình Z-Score đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để ã kh lượng- hóa xác suất vỡ nợ của người vay đ ắc phục được các nhược điểm của mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM. Mô hình Z-Score đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng - đối với từng doanh nghiệp vay vốn. Mô hình XHTD còn thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý ki - ến chủ quan của các cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông tin đầy đủ cập nhật của tất cả các khách hàng. Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường không đầy đủ. Bảng 1.2: Các chỉ số tài chính của Hệ số Z-Score Ký hiệu Hệ số Trọng số V ài s ốn lưu động (T ản ngắn Working X h N ài 1,2 1 ạn – ợ ngắn hạn)/Tổng t Capital/Total Assets sản Retained X2 Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản Earnings/Total 1,4 Assets L ãi vay và X ợi nhuận trước l EBIT/Total Assets 3,3 3 thuế/Tổng tài sản Giá trị thị trường của vốn chủ Market Value of X4 sở hữu/Giá trị sổ sách của Equity/Total 0,6 tổng nợ phải trả Liabilities Net Sales/Total X Doanh thu thu ài s 0,999 5 ần/Tổng t ản Assets 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp  X1: Vốn lưu động/Tổng tài sản (Working Capital/Total Assets) Tỷ lệ vốn lưu động/Tổng tài sản là các chỉ số tài chính thường thấy trong các báo cáo tài chính của DN, là thước đo tài sản lưu động ròng của DN so với tổng vốn hóa. Vốn lưu động là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Thông thường, một DN hoạt động thua lỗ sẽ thu hẹp tài sản hiện tại so với tổng tài sản.  X2: Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (Retained Earnings/Total Assets) Lợi nhuận giữ lại thể hiện số tiền thu nhập được tái đầu tư hoặc mức tổn thất của một DN, chỉ số này cũng được gọi là thặng dư kiếm được. Điều lưu ý là chỉ số thu nhập được giữ lại có thể bị chi phối thông qua việc sắp xếp lại DN và tuyên bố cổ tức bằng cổ phiếu. Ví dụ, một công ty tương đối trẻ có thể sẽ hiển thị tỷ lệ Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản thấp vì công ty không có thời gian để xây dựng lợi nhuận tích lũy. Do đó, có thể lập luận rằng công ty trẻ có phần bị phân biệt đối xử trong phân tích này và cơ hội được phân loại phá sản là tương đối cao hơn so với một công ty cũ. Đây là tình huống thường gặp trong môi trường thực tế, tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều trong một năm trước. Năm 1993, khoảng 50% tất cả các công ty đã thất bại trong 5 năm đầu tiên tồn tại (theo Dun & Bradstreet, 1994). Ngoài ra, tỷ lệ Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản còn đo lường đòn bẩy của một DN. Những DN có lợi nhận giữ lại cao liên quan đến tổng tài sản, đã tài trợ tài sản của họ thông qua việc giữ lại lợi nhuận và không sử dụng nhiều nợ.  X3: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản (EBIT/Total Assets) Tỷ lệ này là thước đo năng suất tài sản thực sự của DN, không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố thuế hay đòn bẩy nào. Vì sự tồn tại cuối cùng của DN là dựa trên khả năng kiếm tiền từ tài sản của mình, tỷ lệ này dường như đặc biệt thích hợp cho các nghiên cứu đối phó với thất bại của DN. Hơn nữa, mất khả năng thanh toán theo nghĩa phá sản xảy ra khi tổng nợ phải trả vượt quá giá trị tài sản của DN với giá trị được xác định bởi khả năng kiếm tiền của tài sản. Như chúng ta thấy, tỷ lệ này liên tục vượt trội so với các biện pháp sinh lời khác, bao gồm cả dòng tiền. 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp  X4: Giá trị vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ phải trả (Market Value of Equity/Total Liabilities) Vốn chủ sở hữu được đo lường bằng kết hợp giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu chứng khoán, bao gồm cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, trong khi nợ phải trả bao gồm cả hiện tại và dài hạn. Thước đo cho thấy tài sản của công ty có thể giảm giá trị bao nhiêu (được đo bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với nợ) trước khi nợ phải trả vượt quá tài sản và công ty mất khả năng thanh toán. Ví dụ, một DN có giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là 1.000$ và khoản nợ 500$ có thể bị giảm 2/3 giá trị tài sản trước khi mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, cùng một DN có vốn chủ sở hữu 250$ sẽ mất khả năng thanh toán nếu tài sản chỉ giảm một phần ba giá trị. Đối ứng của X4 là một phiên bản sửa đổi một chút của một trong những biến được sử dụng hiệu quả bởi Fisher (1959) trong một nghiên cứu về chênh lệch lãi suất trái phiếu DN. Nó cũng là một yếu tố dự đoán phá sản hiệu quả hơn so với tỷ lệ tương tự, được sử dụng phổ biến hơn giá trị ròng/tổng nợ (giá trị sổ sách).  X5: Doanh thu thuần/Tổng tài sản (Net Sales/Total Assets) Tỷ lệ vốn - doanh thu là tỷ lệ tài chính tiêu chuẩn cho khả năng tạo doanh số của tài sản DN. Đây là một trong những biện pháp quản lý năng lực trong việc đối phó với các điều kiện cạnh tranh. Tỷ lệ cuối cùng này khá quan trọng vì nó là tỷ lệ ít có ý nghĩa nhất trên cơ sở cá nhân. 1.2.1. Mô hình Z-Score áp dụng cho Công ty Tư nhân Mô hình Z-Score ban đầu dựa trên giá trị thị trường của công ty và do đó chỉ áp dụng cho các công ty giao dịch công khai. Nhiều DN tư nhân lo ngại rằng mô hình Z-Score chỉ áp dụng cho các DN giao dịch công khai (vì X1 yêu cầu dữ liệu giá cổ phiếu). Và để hoàn toàn chính xác, mô hình Z-Score được điều chỉnh sao cho có giá trị về mặt khoa học. Ví dụ, sửa đổi rõ ràng nhất là thay thế giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu cho giá trị thị trường và sau đó tính toán lại X4. 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp Năm 1983, Altman đánh giá lại hoàn toàn mô hình, thay thế các giá trị sổ sách của Vốn chủ sở hữu cho Giá trị thị trường trong X4 thay vì chỉ đơn giản chèn một biến số vào mô hình hiện có để tính hệ số Z. Kết quả của mô hình Z’-Score được sửa đổi với biến X4 mới là: Z’ = 0,717*X1 + 0,847*X2 + 3,107*X3 + 0,42*X4 + 0,998*X5 Các điểm ngưỡng cho chỉ số Z’ như sau: Z’ 2,9: Doanh nghi ùng an toàn. + Z’ ệp nằm trong v +Mô hình Z-Score có sự thay đổi so với mô hình trước đó, hệ số cho X1 đi từ 1,2 đến 0,7. Mô hình trông khá giống với mô hình sử dụng Giá trị thị trường. Biến thực tế đã được sửa đổi, X4 có sự thay đổi hệ số từ 0,6001 thành 0,42 nghĩa là hiện tại nó ít ảnh hưởng đến Z-Score, X3 và X5 hầu như không thay đổi. 1.2.2. Mô hình Z-Score điều chỉnh áp dụng cho doanh nghiệp không sản xuất Do thiếu cơ sở dữ liệu của công ty Tư nhân, Altman đã không kiểm tra mô hình Z’ Score trên mẫu thứ cấp. Lần sửa đổi tiếp theo của mô hình Z-Score đã phân tích các‐ đặc điểm và độ chính xác của mô hình không có X5 – doanh thu thuần/tổng tài sản. Altman làm điều này để giảm thiểu ngành công nghiệp có tiềm năng. Hiệu ứng có nhiều khả năng xảy ra khi bao gồm một biến số nhạy cảm với ngành như doanh thu tài sản. Ngoài ra, Altman đã sử dụng mô hình này để đánh giá “sức khỏe” tài chính của các tập đoàn ngoài Hoa Kì. Cụ thể, Altman, Hatzell và Peck (1995) đã áp dụng mô hình Z"-Score nâng cao này cho các tập đoàn thị trường mới nổi, cụ thể là các công ty Mexico đã phát hành Euro bằng đô la Mỹ. Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đã được sử dụng cho X4 trong trường hợp này. Các kết quả phân loại giống hệt với mô hình năm biến được sửa đổi (Z'- Score). Công thức tính hệ số Z’’ của Altman (năm 1983) được điều chỉnh như sau: Z’’ = 6,56*X1 + 3,26*X2 + 6,72*X3 + 1,05*X4 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp Các điểm ngưỡng cho chỉ số Z’’ như sau: Z’’ 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn. 1.3. +Những nghiên cứu về mô hình Z-Score 1.3.1. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở ngước ngoài Mô hình Z-Score của Giáo sư Altman được nghiên rộng rãi và sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và trải dài qua nhiều năm. Mặc dù mô hình Z‐ Score đã được phát triển hơn 45 năm trước và xuất hiện nhiều mô hình dự đoán thất bại thay thế, mô hình Z‐ Score vẫn tiếp tục được sử dụng trên toàn thế giới như một công cụ chính hoặc hỗ trợ cho việc phân tích và dự đoán sự cố tài chính và phá sản cả trong nghiên cứu và trong thực tế. John Wiley đã phân tích hiệu quả đem lại của mô hình Z‐ Score cho các công ty từ 31 quốc gia thuộc châu Âu và 3 quốc gia không thuộc châu Âu, sử dụng các sửa đổi khác nhau của mô hình ban đầu. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu này cung cấp một phân tích quốc tế toàn diện như vậy. Ngoại trừ Hoa Kỳ và Trung Quốc, các công ty trong mẫu chủ yếu là tư nhân và bao gồm các công ty phi tài chính trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp. John Wiley đã sử dụng mô hình Z ′-Score ban đầu được phát triển bởi Altman (1983) cho các công ty sản xuất tư nhân, công cộng và không sản xuất. Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các mô hình Z -Score về dự đoán phá sản đã vượt trội hơn so với các mô hình dựa trên thị trường hoặc rủi ro cạnh tranh, trong các nghiên cứu khác các mô hình Z‐ Score hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, nếu không có sự so sánh quốc tế toàn diện, kết quả của các mô hình cạnh tranh rất khó để khái quát. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy mô hình Z Score hoạt động hợp lý đối với hầu hết các quốc gia (độ chính xác dự đoán xấp xỉ 75‐%) và độ chính xác phân loại có thể được cải thiện hơn nữa (trên 90%) bằng cách sử dụng ước tính cụ thể của quốc gia kết hợp các biến bổ sung. Việc xác minh mô hình của Altman tập trung vào hiệu quả của mô hình hoặc vào cách so sánh với các mô hình rủi ro kế toán, dựa trên thị trường hoặc dựa trên kế toán khác. Tuy 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp nhiên mô hình Z Score ban đầu không chỉ dựa trên dữ liệu kế toán vì giá trị thị ã ình này trường của vốn chủ‐ sở hữu đ được sử dụng, John Wiley phân loại mo h ở đây là dựa trên kế toán. Grice và Ingram (2001) đã sử dụng một bộ dữ liệu mới của các công ty Mỹ và đặt ra ba câu hỏi về hiệu quả của mô hình Altman, kết luận rằng độ chính xác dự đoán mô hình của Altman đã giảm theo thời gian và các hệ số của mô hình đã thay đổi đáng kể, điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa tỷ lệ tài chính và các dấu hiệu khó khăn tài chính đã thay đổi theo thời gian. Mô hình này nhạy cảm với phân loại ngành (hiệu quả hơn đối với các công ty sản xuất so với các công ty không sản xuất) nhưng không nhạy cảm với loại khó khăn tài chính. “Hillegeist et al” (2004) đã so sánh hai mô hình là Z-Score của Altman và O- Score của Ohlson với một mô hình dựa trên giá tùy chọn của Black – Scholes – Merton (BSM). “Hillegeist et al” đã sử dụng các thử nghiệm nội dung thông tin tương đối để so sánh hiệu suất mẫu của các mô hình khác nhau này và xác định rằng BSM Prob vượt trội so với các mô hình dựa trên kế toán thay thế. Các kết luận rất có ích‐ đối với các sửa đổi khác nhau của các mô hình dựa trên kế toán, chẳng hạn như các hệ số cập nhật, hiệu ứng ngành và phân tách các biến. Chava và Jarrow (2004) đã sử dụng một cơ sở dữ liệu phá sản mở rộng của các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ để kiểm tra tính ưu việt của mô hình của Shumway (2001) qua các mô hình của Altman (1968). 1.3.2. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở Việt Nam Hiện nay mô hình Z-Score đã đưa vào sử dụng và nghiên cứu ở Việt Nam tuy chưa được rộng rãi như ở nước ngoài. Có thể kể đến đề tài xây dựng mô hình Z- Score để xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp đã lên sàn chứng khoán của Tiến sĩ Nguyễn Quang Dong và Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hòa (Học viện Tài chính, 2010). Ngoài ra còn có một số đề tài khác như: “Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Z- Score” của tác giả Nguyễn Đăng Tùng, Bùi Thị Len, đề tài: “Vận dụng mô hình Z- 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp score trong quản trị rủi ro tại các trang trại sản xuất gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình” của 3 tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Quốc Chỉnh, Vũ Quốc Hưng thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bên cạnh đó một số tác giả là Nguyễn Thị Thanh Lâm (2012) và tác giả Trần Thị Thúy Hà (2013) thuộc Đại học kinh tế Quốc dân đã vận dụng mô hình Z-Score để XHTD khách hàng doanh nghiệp tại một số NHTM như Ngân hàng Vietcombank, Habubank. Các nghiên cứu phần lớn đem lại sự khả quan khi đem áp dụng vào các NHTM và kiểm soát tín dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức thành lập từ năm 1994. Được NHNN chính thức xếp hạng Nhóm 1 – nhóm các tổ chức tín dụng có hoạt động lành mạnh và phát triển ổn định, SeABank đã và đang khẳng định vị thế vững chắc của mình qua 24 năm xây dựng và phát triển. Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và bền vững, SeABank ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trên thị trường tài chính với vốn điều lệ 5.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 125.000 tỷ đồng và mạng lưới 162 điểm giao dịch tại 25 tỉnh, thành trải dài khắp ba miền Bắc - Trung - Nam cùng hàng trăm ngân hàng đại lý trên toàn cầu. SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước xếp trong nhóm các NHTM cổ phần dẫn đầu có hoạt động lành mạnh và tăng trưởng ổn định. Nhờ những thành tích trong hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển, SeABank đã vinh dự hiện diện trong nhóm 15 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam và Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của The Asian Banker. Trong đó, SeABank xếp thứ 396/500 ngân hàng trong khu vực về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi của ngân hàng. Hiện SeABank là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam là thành viên chính thức của cả hai tổ chức thẻ quốc tế hàng đầu Visa, MasterCard. SeABank cũng là đại lý chính của Western Union tại Việt Nam, đồng thời là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ ngân hàng tự động (Autobank) đa dịch vụ, đủ tiện ích, tích hợp những công nghệ tối tân đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ chức năng giao dịch ngân hàng tự động tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ là nơi gửi gắm sự tin cậy của khách hàng trong lĩnh vực tài chính, SeABank còn là một tổ chức có ý thức trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp các hoạt động về phát triển giáo dục cộng đồng, bảo vệ môi trường & ủng hộ từ thiện, khuyến học với các hoạt động. 24 năm là một quá trình phấn đấu bền bỉ và liên tục của cả tập thể lãnh đạo và nhân viên để hôm nay có một SeABank vị thế vững vàng, với tiềm lực tài chính và nền tảng công nghệ đủ mạnh cho một chặng đường phát triển mới, khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và được yêu thích nhất. SeABank đã được The Asian Banker vinh danh 2 giải thưởng: Ngân hàng có sản phẩm vay mua ô tô tốt nhất Việt Nam; Ngân hàng triển khai ứng dụng điện toán đám mây tốt nhất 2013. Với nền tảng thành công của 23 năm xây dựng và phát triển, SeABank nói chung đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và được yêu thích nhất, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn. Tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Ngày 22/9/2014, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Huế (SeABank Huế) được chính thức khai trương tại địa chỉ 23 đường Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, nâng tổng số điểm giao dịch của SeABank trên toàn quốc là 195 điểm. SeABank Huế hoạt động một cách độc lập, dưới sự kiểm tra, giám sát của văn phòng đại diện Miền Trung và Hội sở. SeABank Huế là một trong những chi nhánh luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, thời gian xử lí giao dịch. SeABank chi nhánh Huế hiện có gần 100 cán bộ nhân viên và 8 phòng giao dịch trực thuộc và phục vụ gần 50.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng với các điểm giao dịch khác của SeABank tại khu vực miền Trung, SeABank Huế đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại của 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp SeABank đến đông đảo khách hàng tại địa bàn thành phố Huế và các khu vực lân cận. SeABank Huế hoạt động theo mô hình tự động, cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử 24 giờ một ngày. Với cây ATM và máy tính nối mạng Internet, khách hàng có thể thực hiện nhiều tiện ích đa dạng như rút tiền, chuyển khoản, truy vấn lịch sử giao dịch, trả cước phí cho các dịch vụ sinh hoạt (điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, ) vào bất kì thời gian nào mà không phụ thuộc vào giờ mở cửa của ngân hàng. Nội ngoại thất của ngân hàng được triển khai ứng dụng mô hình điểm giao dịch bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. SeABank Huế cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng như các chương trình huy động tiết kiệm, khuyến mại khác của ngân hàng. Nội thất và không gian của chi nhánh đáp ứng các yếu tố thân thiện, tiện lợi, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mới về giao dịch ngân hàng hiện đại, giúp khách hàng thuận tiện và dễ dàng hơn trong giao dịch. Sản phẩm dịch vụ của SeABank Huế không ngừng được cải tiến và mở rộng. Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như đồng hành cùng Honda, tiêu dùng cùng doanh nhân, doanh nghiệp vàng, private banking, căn nhà mơ ước, tiết kiệm lộc vàng, giờ vàng doanh nghiệp, SME Promotion, không ngừng ở các sản phẩm dịch vụ, hệ thống công nghệ thông tin không ngừng được nâng cấp và hiện đại hóa. Hệ thống quản trị ngân hàng T24 đã được triển khai và hoàn thiện. Hệ thống này chính là nền tảng công nghệ giúp cho Ngân hàng kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách hàng. Mọi hoạt động của Ngân hàng đều tuân theo đúng pháp luật của Nhà nước, luật các TCTD, các thông lệ quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng. 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Cho vay các thành phần kinh tế với các hình thức phù hợp cho từng đối ách hàng: cho vay t tượng- kh ừng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dự án đầu tư, cho vay du học phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của gia đình, của cá nhân, đầu tư các dự án trung dài hạn. Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ h g c ạn,- tiền ửi thanh toán các loại tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ ủa các doanh nghiệp và cá nhân. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như: mở tài khoản, cung ứng các phương ti à tr g, thanh toán hóa ện -thanh toán trong nước và ngoài nước, nhận v ả lương tự độn đơn tự động, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu. Kinh doanh ngoại tệ: thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các loại ngo à bán, d ại- tệ, dịch vụ quyền chọn mua v ịch vụ hoán đổi ngoại tệ. Phát hành thẻ SEABANK Visa Card, SEABANK Master Card, SEBANK Precious.- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Master Card, Visa, Dinner Club. Dịch vụ E-Banking, Home-Banking, SMS-Banking. - Ngoài ra SeABank Huế còn thực hiện nhiều dịch vụ khác như: nghiệp vụ bảo lãnh, mua bán ngo cho vay du h - ại tệ, ọc, dịch vụ tư vấn đầu tư, tài chính 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế  Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của SeABank Huế Giám đốc Phó Giám Phó giám đốc đốc Phòng Phòng Phòng Phòng hành dịch vụ Kiểm Kinh chính - khách soát nội doanh bộ Nhân sự hàng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Khách Khách hạch toán chăm sóc kế toán hàng hàng cá & Hỗ trợ khách giao doanh nhân tín dụng hàng dịch nghiệp (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Ngân hàng SeABank Huế) 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp  Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc  Ban giám đốc: Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt động chi nhánh, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Tăng trưởng vốn huy động từ dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với rủi ro có thể xảy ra.  Phó giám đốc: Hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác điều hành, định hướng phát triển, đồng thời chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay thay mặt Giám đốc công tác và phân công.  Phòng Kiểm soát nội bộ: Là đầu mối tiếp nhận, liên hệ với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong và ngoài Ngân hàng, thực hiện việc giám sát liên tục, kiểm soát sau toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh nhằm phòng ngừa, phát hiện, khắc phục kịp thời các sai sót nghiệp vụ, kiểm soát tính tuân thủ việc thực hiện các quy chế, quy định, các văn bản nội bộ.  Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Phòng kinh doanh được phân thành những bộ phận chuyên trách sau: . Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu; Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh; nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý và hoàn trả vốn vay của khách hàng, tài sản đảm bảo khoản vay của khách hàng, phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay, bảo lãnh. . Bộ phận khách hàng cá nhân: Chức năng nhiệm vụ của bộ phận này tương tự như bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhưng chức năng thứ ba được bổ sung 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập để trả nợ, tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng. . Bộ phận hạch toán và hỗ trợ tín dụng: Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, bảo lãnh, gia hạn nợ đã được Giám đốc hoặc Hội sở phê duyệt về các mặt: điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo, tính phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành, các yêu cầu bổ sung của Giám đốc, của Hội sở, phản hồi lại với Giám đốc những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có). Tham gia hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ, thông báo quuyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng, hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng: lập giấy nhận nợ, chứng từ kế toán giải ngân, hợp đồng, thư bảo lãnh, nhập kho tài sản đảm bảo, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng: hồ sơ đang lưu hành, đã tất toán và hồ sơ từ chối vay để tham khảo và cung cấp khi có yêu cầu,  Phòng hành chính - Nhân sự: Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư, thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định, thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của Chi nhánh, chủ trì việc kiểm kê tài sản của Chi nhánh, tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở trong và ngoài giờ làm việc.  Phòng dịch vụ khách hàng: . Bộ phận kế toán giao dịch: gồm 6 giao dịch viên, do kiểm soát viên trực tiếp phụ trách, được ủy quyền ký một số chứng từ kế toán. Chức năng nhiệm vụ: Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm dân cư, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của ngân hàng, thực hiện đổi ngoại tệ, tiền mặt, séc và thanh toán các loại thẻ quốc tế, chi trả kiều hối, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh. . Bộ phận chăm sóc khách hàng: Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của ngân hàng (ngoại trừ sản phẩm cấp tín dụng và thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp) cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp phẩm của Ngân hàng. Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, tăng thị phần. Thực hiện các công tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng hiện hữu. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 2.2.1. Tình hình huy động vốn Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM, đó là nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy động vốn của Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất. Thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ, là địa chỉ tin cậy của nhiều người dân, công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Huế được đánh giá khá tốt. Để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tê – xã hội đang hoạt động trên địa bàn, SeABank chi nhánh Huế đã liên tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Ngân hàng. 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng vốn huy động 420.450 100% 491.233 100% 629.566 100% 70.783 16,84% 138.333 28,16% 1. Theo kì hạn Không kì hạn 42.701 10,16% 59.327 12,08% 75.874 12,05% 16.626 38,94% 16.547 27,89% Ngắn hạn 264.678 62,95% 271.455 55,26% 381.312 60,57% 6.777 2,56% 109.857 40,47% Trung, dài hạn 113.071 26,89% 160.451 32,66% 172.380 27,38% 47.380 41,90% 11.929 7,43% 2. Theo đối tượng khách hàng Cá nhân 279.801 66,55% 301.946 61,47% 451.390 71,70% 22.145 7,91% 149.444 49,49% Doanh nghiệp 118.455 28,17% 150.672 30,67% 157.207 24,97% 32.217 27,20% 6.535 4,34% Định chế tài chính 22.194 5,28% 38.615 7,86% 20.969 3,33% 16.421 73,99% -17.646 -45,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế) 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình nguồn vốn huy động của SeABank chi nhánh Huế tăng đều qua 3 năm trong giai đoạn 2016 đến 2018. Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 là 420.450 triệu đồng, đến năm 2017 tăng 16,84% so với năm 2016 là 491.233 triệu đồng. Năm 2018 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm là 629.556 triệu đồng với mức tăng so với 2017 là 28,16%. Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động không cao, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các khách hàng mới để nâng cao số dư tiền gửi tại chi nhánh trên cơ sở duy trì một lượng lớn khách hàng gắn bó nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn này, ngân hàng đã đưa ra các chương trình marketing, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn như: Tiết kiệm online 24/7 với SeABank – gửi tiền siêu tốc lãi suất cực sốc, phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 8,3%/năm dành cho khách hàng cá nhân, ưu đãi lãi suất gửi VND cho khách hàng DN, Phân chia nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, có thể thấy rõ nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2016-2018. Mức tỉ trọng của nguồn vốn ngắn hạn qua 3 năm luôn ở trên mức 55% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2018 nguồn vốn ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh lên 40,47% so với năm 2017. Vốn không kỳ hạn có tỉ trọng giảm nhưng không đáng kể. Thành phần còn lại là vốn trung và dài hạn có tỉ trọng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2017 vốn trung và dài hạn tăng 41,9% so với năm 2016, đến năm 2018 với mức giảm mạnh xuống còn 7,43% so với 2017. Phân chia theo đối tượng khách hàng ta thấy, nguồn vốn từ khách hàng cá nhân và DN chiếm ưu thế. Nguồn vốn từ các định chế tài chính chiếm tỉ trọng rất nhỏ và tăng trưởng không đều qua 3 năm, năm 2017 mức tăng trưởng giảm 45,7% từ 38.651 triệu xuống 20.969 triệu năm 2018, các ngân hàng mở khoản mục thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng bởi việc chi trả ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn từ các định chế tài chính không mang tính ổn định 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp đối với ngân hàng vì các tổ chức này có thể rút ra khi cần thiết. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động là nguồn vốn từ KH cá nhân, năm 2018 mức tăng trưởng mạnh tới 49,49% so với năm 2017. Một phần là nguồn thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn. Đây là lượng KH truyền thống và đang giao dịch với ngân hàng từ lâu do lãi suất của SeABank chi nhánh Huế luôn cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần khác. Nguồn vốn từ khách hàng DN có mức tăng trưởng không đều và năm 2018 giảm 4,34% từ 30.615 triệu xuống còn 20.969 triệu so với năm 2017, tuy nhiên vẫn duy trì nguồn vốn ổn định qua các năm. Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa đồng đều nhưng có chuyển biến khá tốt. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Và vì trên địa bàn có nhiều ngân hàng cạnh tranh huy động vốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động vốn để thu hút thêm khách hàng, chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. 2.2.2. Tình hình dư nợ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 2.2: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Dư nợ 339.011 401.487 535.580 94.393 11,9% 270.154 30,6% Dư nợ xấu 471 1.102 2.877 631 133,9% 1.775 161,1% Tỉ lệ nợ xấu 0,14% 0,27% 0,54% (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế) 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng dư nợ 339.011 100% 401.487 100% 535.580 100% 62.476 18,43% 134.093 33,40% 1. Theo kì hạn cho vay Ngắn hạn 211.323 62,34% 242.057 60,29% 345.268 64,47% 30.734 14,54% 103.211 42,64% Trung và dài hạn 127.688 37,66% 159.430 39,71% 190.312 35,53% 31.742 24,86% 30.882 19,37% 2. Theo đối tượng khách hàng Cá nhân 70.561 20,81% 142.366 35,46% 96.460 18,01% 71.805 101,76% -45.906 -32,25% Doanh ngiệp 268.450 79,19% 259.121 64,54% 439.120 81,99% -9.329 -3,48% 179.999 69,47% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế) 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế là khá cao. Dư nợ cao có mặt tốt và cũng có hạn chế. Dư nợ cao đánh giá ngân hàng tăng trưởng tín dụng tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi mà dư nợ là số tiền các cá nhân, DN chưa trả được cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2016 dư nợ là 339.011 triệu đồng, năm 2017 là 401.487 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 94.393 triệu đồng tương ứng tăng 11,96%. Đến năm 2018 là 535.580 triệu đồng, so với năm 2017 tăng 270.154 triệu đồng tương ứng tăng 30,58%. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần. nâng cao chất lượng tín dụng. Phân theo kì hạn cho vay, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn, mức tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ. Đồng thời dư nợ ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, năm 2017 tăng 14,54% so với năm 2016, năm 2018 tăng 103.211 triệu đồng ứng với mức tăng 42,64% so với năm 2017. Do những khoản vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn và cho vay ngắn hạn nhằm tăng vòng quay sử dụng vốn. Dư nợ trung và dài hạn được điều chỉnh ở dưới mức 50% theo quy định của trung ương. Mức tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn không ổn định. Năm 2017 tăng 24,86% so với năm 2016 nhưng sang năm 2018 mức tăng trưởng giảm xuống còn 19,37% so với 2017. Phân theo đối tượng khách hàng, có thể thấy dư nợ cho vay đối với DN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2017, mức tăng trưởng giảm 3,48% so với năm 2016. Giai đoạn này tình hình kinh tế gặp nhiều chuyển biến bất lợi khiến nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn có nguy cơ phá sản. Năm 2018, mức tăng trưởng mạnh với 69,47%, nhiều DN mở rộng sản xuất và DN mới trên địa bàn được thành lập. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp ở năm 2017 với mức tăng 101,76% so với năm 2017 nhưng lại giảm ở năm 2018 với mức giảm 32,25%. Các khách hàng cá nhân trên địa bàn thường ưu tiên vay vốn của các Ngân hàng có vốn chủ sở hữu của Nhà nước như Ngân hàng Công thương VietinBank, Ngân hàng AgriBank, do không cạnh tranh được với các Ngân hàng này nên đối tượng khách hàng cá nhân không phải là mục tiêu trọng yếu của chi nhánh. Do đó tổng dư nợ của các khách hàng DN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với khách hàng cá nhân. Nhìn vào bảng số liệu 2.3, ta thấy tỉ lệ nợ xấu tăng qua các năm, năm 2016 là 0,14%, năm 2017 là 0,27%, năm 2018 là 0,54%. So với tỉ lệ nợ xấu chung của ngành thì tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh chấp nhận được nhưng xét trong chi nhánh thì đây là một tín hiệu xấu khi mà nợ xấu qua các năm tăng dần. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng chưa thực sự đáng lo ngại, tuy nhiên ngân hàng phải có biện pháp để hạn chế tối đa tỉ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Được xem là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng SeABank Huế nói chung phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngân hàng vừa phải vươn lên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới, vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ. Trước những khó khăn thách thức đó cũng như ý thức được mặt mạnh của mình, trong những năm qua Ban lãnh đạo Ngân hàng SeABank Huế luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau: 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I. Tổng doanh thu 122.588 100% 158.311 100% 232.091 100% 35.723 29,14% 73.780 46,60% 1. Thu lãi t ừ 95.344 77,78% 124.596 78,70% 189.552 81,67% 29.252 30,68% 64.956 52,13% cho vay 2. Thu ho ạt động 15.881 12,95% 20.022 12,65% 33.318 14,36% 4.141 26,08% 13.296 66,41% dịch vụ 3. Thu lãi khác 11.363 9,27% 13.693 8,65% 9.221 3,97% 2.330 20,51% -4.472 -32,66% II. Chi phí 103.099 100% 131.756 100% 197.012 100% 28.657 27,80% 65.256 49,53% 1. Chi phí huy 77.081 74,76% 99.210 75,30% 157.340 79,86% 22.129 28,71% 58.130 58,59% động vốn 3. Chi cho 13.462 13,06% 19.117 14,51% 30.112 15,28% 5.655 42,01% 10.995 57,51% nhân viên 3. Chi phí hao mòn 3.005 2,91% 3.322 2,52% 2.009 1,02% 317 10,55% -1.313 -39,52% Tài sản 4. Chi phí khác 9.551 9,26% 10.107 7,67% 7.551 3,83% 556 5,82% -2.556 -25,29% III. L ợi nhuận 19.489 26.555 35.079 7.066 36,26% 8.524 32,10% trước thuế (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế) 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp o Tổng doanh thu: Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tổng doanh thu tăng đều qua 3 năm, năm 2017 doanh thu tăng 35.723 triệu đồng, tương ứng tăng 29,14% so với 2016. Đến năm 2018, doanh thu tăng 73.790 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 46,6% so với năm 2017. Phản ánh khả quan tình hình hoạt đông kinh doanh của chi nhánh, thể hiện rõ hơn qua các chỉ tiêu sau: Thu lãi từ cho vay: cho vay luôn là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng, và chi ãi t - ếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Mức tỷ trọng của thu l ừ cho vay luôn chiếm trên 77% tổng doanh thu. Năm 2017 thu lãi từ cho vay tăng 29.252 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 30,68% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 64,956 triệu đồng, tương ứng mức tăng 52,13% so với 2017. Mức thu lãi từ cho vay tăng đều qua 3 năm cho thấy chi nhánh ngày càng hoàn thiện và phát huy những thế mạnh trong công tác quan tâm và chăm sóc khách hàng, đầu tư và mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp cận và thu hút khách hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ và thu lãi khác: Hai khoản thu này tuy không lớn nh ững- vần đem lại nguồn thu nhập đều qua các năm cho chi nhánh. Nếu nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm thì nguồn thu lãi khác có sự giảm mạnh ở năm 2018, khi giảm 32,68% so với năm 2017. o Chi phí: Ta thấy rõ chi phí tăng đều qua 3 năm song song với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy chi nhánh vẫn đang hoạt động hiệu quả. Cụ thể, năm 2017 chi phí tăng 28.657 triệu đồng, tương ứng tăng 27,8% so với 2016. Năm 2018 tăng mạnh lên 49,53% so với năm 2017. Chi phí huy động vốn: đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí- và luôn tăng đều qua các năm. Năm 2013, chi phí huy động vốn tăng 22.658 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 28,71% so với 2016. Sang năm 2018, tăng 58.130 triệu đồng, tương ứng mức tăng 58,09% so với 2017. Do quy mô huy động vốn của chi nhánh tăng lên kéo theo chi phí huy động vốn cũng tăng theo. 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp Chi cho nhân viên: đây là thành phần chiếm tỷ trọng vừa phải và không quá l chi -15% t ớn trong- tổng chi phí, luôn ếm tỷ trọng 13% ổng chi phí trong 3 năm. Năm 2017 tăng 5.655 triệu đồng, ứng với mức tăng 42,01% so với 2016. Năm 2018, chi cho nhân viên là 30.122 triệu đồng, tăng 10.995 triệu đồng, ứng với mức tăng 57,51% so với năm 2017. Chi phí hao mòn tài sản và Chi phí khác: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, cho th . Tuy nhiên do chi - ấy mức tăng trưởng giảm giần qua 3 năm ếm tỉ lệ thấp nên ít ảnh hưởng đến tổng chi phí của ngân hàng. o Lợi nhuận: Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức lợi nhuận trước thuế tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 19.489 triệu đồng, sang năm 2017 đạt 26.555 triệu đồng, tăng 7.066 triệu đồng tương ứng mức tăng 36,26% so với năm 2016. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Tương tự năm 2014 lợi nhuận đạt 35.079 triệu đồng, tăng 8.524 triệu đồng, tương ứng tăng 32,1% so với 2017. Có sự biến đổi như trên cũng là do doanh thu tăng nhanh hơn chi phí, thêm vào đó là cơ sở vật chất tại chi nhánh ngân hàng được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và càng trưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Trong đó khối quản lý tín dụng tại chi nhánh được xây dựng đầy đủ chính xác, cơ chế tín dụng theo yêu cầu quản lí rủi ro của ngân hàng nhà nước nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Đồng thời để hạn chế rủi ro tín dụng, tại chi nhánh đã xây dựng bộ giáo trình chuẩn và đào tạo đội ngũ nhân viên về chuyên nghiệp tín dụng tại chi nhánh. Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng góp phần tạo nên thành công của ngân hàng. 50