Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ung_dung_mo_hinh_camel_de_danh_gia_hieu_qua_hoat_d.pdf
Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- LỜI CẢM ƠN Để quá trình thực tập và khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, ngoài sự nổ lực học hỏi, trải nghiệm của bản thân thì một phần rất lớn là nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô Khoa Tài chính-Ngân hàng nói riêng đã tận tụy giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế cùng quý thầy cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt là giáo viên hướng hướng dẫn của cô Trần Thị Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo bổ sung từ quý thầy cô để đề tài có thể đạt kết quả tốt nhất. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm có 3 phần 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH CAMEL 5 1.1. Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 5 1.1.1.Trường Khái niệm ngân Đại hàng thương học mại Kinh tế Huế .5 1.1.2. Một số hoạt động chính của ngân hàng thương mại: 5 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 5 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 5 1.1.2.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 6
- 1.1.2.4. Hoạt động khác 6 1.1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 7 1.1.3.1. Khái niệm hiệu quả 7 1.1.3.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 7 1.1.3.3. Rủi ro NHTM 8 1.1.3.4. Mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại 9 1.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 9 1.2.1. Nhân tố khách quan 9 1.2.2. Nhân tố chủ quan 10 1.3. Mô hình CAMEL trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 12 1.3.1. Giới thiệu về mô hình CAMEL 12 1.3.2. Nội dung mô hình CAMEL 15 1.3.2.1. Mức độ an toàn vốn (C – Capital adequacy) 15 1.3.2.2. Chất lượng tài sản có (A – Asset quality) 17 1.3.2.3. Năng lực quản lý (M – Management ability) 19 1.3.2.4. Thu nhập (E – Earning) 20 Trường1.3.2.5. Khả năng thanhĐại kho ảnhọc (L – Liquidity) Kinh tế Huế 21 1.3.3. Ưu, nhược điểm của mô hình CAMEL 22 1.3.3.1. Ưu điểm 22 1.3.3.2. Nhược điểm 23 1.4. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 23
- CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 25 2.1. Giới thiệu về NH TMCP Công thương Việt Nam 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 25 2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động 26 2.2. Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 31 2.2.1. Mức độ an toàn vốn (C – Capital adequacy) 31 a. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) 31 b. Hệ số tự tài trợ 33 c. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính) 34 2.2.2. Chất lượng tài sản có (A – Asset quality) 36 a. Tài sản có sinh lời 36 b. Tỷ lệ nợ xấu 38 c. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 40 2.2.3. Năng lực quản lý (M – Management ability) 42 a. Quản trị nguồn nhân lực 42 b. Hiệu quả trong kinh doanh 42 2.2.4.Trường Thu nhập (E – Earning)Đại học Kinh tế Huế 44 a. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 46 b. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 46 c. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 48 2.2.5. Khả năng thanh khoản (L – Liquidity) 49 a. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi (LDR) 49
- b. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 50 2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công thương Việt Nam theo mô hình CAMEL 52 2.4. Đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của NH TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017 52 2.4.1. Điểm mạnh 52 2.4.2. Hạn chế 53 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 54 3.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam 54 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam 55 3.2.1. Nâng cao mức độ an toàn vốn 55 3.2.2. Nâng cao chất lượng tài sản có 55 3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý 56 3.2.4. Nâng cao thu nhập 57 3.2.5. Nâng cao khả năng thanh khoản 58 PHẦN III. KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 TRANGTrường WEB THAM KHĐạiẢO học Kinh tế Huế 62 PHỤ LỤC 63
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMCP : Thương mại cổ phần NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng VietinBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam PGD : Phòng giao dịch báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính TS : Tài sản NPTTrường Đại: Nợ phhọcải trả Kinh tế Huế VCSH : Vốn chủ sở hữu HĐKD : Hoạt động kinh doanh NXB : Nhà xuất bản
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2015-2017 28 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017 29 Bảng 2.3. Bảng hệ số tự tài trợ của VietinBank 32 Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017 41 Bảng 2.5. Cơ cấu nhóm nợ và mức lập dự phòng của VietinBank giai đoạn 2015- 2017 42 Bảng 2.6. Tổng hợp xếp hạng các yếu tố trong mô hình CAMEL 50 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. CAR của VietinBank giai đoạn 2015-2017 32 Biểu đồ 2.2. CAR của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 32 Biểu đồ 2.3. Hệ số tự tài trợ của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015- 2017 33 Biểu đồ 2.4. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của VietinBank giai đoạn 2015-2017 34 Biểu đồ 2.5. Hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015- 2017 35 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản có sinh lời của VietinBank giai đoạn 2015-2017 36 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của VietinBank giai đoạn 2015- 2017 37 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 38 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu nợ xấu tại VietinBank giai đoạn 2015-2017 39 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2015-2017 39 Biều đồ 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 40 Biểu đồ 2.12. Dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank giai đoạn 2015-2017 41 Biểu đồ 2.13. Tỷ lệ dự phòng rủi ro của VietinBank, VCB và BIDV giai đoạn 2015- 2017Trường Đại học Kinh tế Huế 41 Biểu đồ 2.14. Hiệu quả sử dụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017 43 Biểu đồ 2.15. Lợi nhuận ròng của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 .45 Biều đồ 2.16. ROA của VietinBank, VCB và BIDV giai đoạn 2015-2017 46 Biều đồ 2.17. ROE của VietinBank, VP Bank và ACB giai đoạn 2015-2017 47 Biểu đồ 2.18. NIM của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 48 iii
- Biểu đồ 2.19. LDR của VietinBank giai đoạn 2015-2017 49 Biểu đồ 2.20. LDR của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 50 Biểu đồ 2.21. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank giai đoạn 2015-2017 50 Biểu đồ 2.22. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 51 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới hoạt động ngân hàng đều có tác động to lớn đến nền kinh tế và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Không những điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế vận hành dễ dàng, hiệu quả hơn mà hệ thống các ngân hàng thương mại còn là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lưu thông hàng hóa. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ làm cho các rào cản thương mại được gỡ bỏ tạo nên thị trường chung. Điều này đã đem đến không ít cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây, chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã có sự phát triển ổn định trở lại. Sự phục hồi khá vững chắc của hệ thống ngân hàng góp phần vào tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra các tác động rất lớn đối với nền kinh tế nói chung cũng như các thành phần kinh tế nói riêng. Điển hình nhất là tình trạng gia tăng tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng hay là việc sát nhập hàng loạt các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn. Việc phân tích, dự báo và phòng ngừa các rủi ro ở ngân hàng là một việc làm hết sức quan trọng để có được cái nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động ở ngân hàng từ đó có thể thấy được sự phù hợp hay là không trong những chính sách hoạt động mà ngân hàng đưa ra. Qua việc phân tích đó, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp và kịp thời để cải thiện những tồn tại, khó khănTrường trong hệ thống Đạingân hàng học cũng như Kinhtại mỗi ngân hàng.tế Huế Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đến thời điểm hiện tại là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn. Vietinbank đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, năng lực quản lý điều hành. Do đó cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua để biết được các điểm 1
- mạnh, hạn chế từ đó phát huy hết sức những điểm mạnh và có những giải pháp phù hợp, kịp thời để khắc phục những hạn chế trong hoạt động của ngân hàng. Hệ thống đánh giá CAMEL được xây dựng và thông qua năm 1987 được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đây là một hệ thống đánh giá xếp hạng và được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên thế giới khi đánh giá hiệu quả của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Theo ông George Gregorash - Chuyên gia tư vấn dự án “Nâng cao năng lực giám sát của NHNN”, người đã có 20 năm kinh nghiệm làm việc cho Ngân hàng Trung ương Mỹ cho rằng: “Việc xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro theo tiêu chuẩn CAMEL không chỉ hữu ích với Thanh tra NHNN mà còn là một công cụ phòng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các NHTM. Qua việc xem xét hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMEL, các chuyên gia có thể đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính của NHTM để từ đó tìm ra biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, theo ông George Gregorash, các NHTM không nên cố “làm đẹp” chỉ tiêu để đối phó với cơ quan quản lý, giám sát mà phải coi CAMEL như là “phiếu khám sức khoẻ của chính mình”.” Hiện nay, NHNN đang rất chú trọng vào việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào việc quản lý hoạt động hệ thống ngân hàng ở nước ta. CAMEL là mô hình đánh giá rủi ro kết hợp các nhân tố tài chính và phi tài chính, dựa trên năm tiêu chí đó là mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, thu nhập và khả năng thanh khoản. Mô hình này được áp dụng ở nước ta thông qua Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 quy định xếp loại NH TMCP. Điều này choTrường thấy NHNN đan gĐại nổ lực đ ểhọchoàn thi ệKinhn hệ thống tài tế chính, Huế góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô của đất nước. Từ những lý do trên tôi xin lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Vận dụng mô hình CAMEL vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017, từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và cơ sở lý luận của mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. + Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. + Về mặt thời gian: giai đoạn 2015-2017 4. PhươngTrường pháp nghiên Đạicứu học Kinh tế Huế - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm thông tin, phương pháp này giúp có kiến thức cơ sở, nền tảng để đưa ra cơ sở lý luận của mô hình CAMEL cũng như đưa ra những đánh giá, phân tích về hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3
- - Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của NH TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017 từ các website và ngoài ra còn có các thông tin khác được lấy từ website chính thức của Vietinbank. - Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập được, tiến hành tính toán, thống kê, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm excel, phân nhóm theo các tiêu chí của mô hình. Sau khi xử lý số liệu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích xu hướng, phân tích đánh giá theo thang điểm để thu được kết quả. Đề tài so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank với các ngân hàng: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Cả ba ngân hàng này đều là NH TMCP, hơn nữa ba ngân hàng này được đánh giá là có quy mô gần giống nhau và là đối thủ cạnh tranh của nhau trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bán lẻ. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm có 3 phần Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lí luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và mô hình CAMEL. Chương 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cTrườngổ phần Công thương Đại Việt Nam học Kinh tế Huế Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Phần III. Kết luận 4
- PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH CAMEL 1.1. Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.” 1.1.2. Một số hoạt động chính của ngân hàng thương mại: Theo “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” của Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, 2008 thì NHTM có một số hoạt động sau: 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại huy động vốn từ các hoạt động sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá khi được thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trường- Vay vốn Ngân hàng Đại Nhà nư ớhọcc. Kinh tế Huế 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động sinh lợi chủ yếu và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Ngân hàng thương mại cấp tín dụng bằng các hình thức cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết 5
- khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, Trong các hoạt động cấp tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất. 1.1.2.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động: - Cung cấp các phương tiện thanh toán; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán theo quy định của NHNN; - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép; - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước; - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. Trường1.1.2.4. Hoạt độ ngĐại khác học Kinh tế Huế Ngoài hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ thì ngân hàng thương mại còn có các hoạt động khác bao gồm: góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng. 6
- 1.1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Khái niệm hiệu quả Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kĩ thuật, Có nhiều khái niệm về hiệu quả dựa trên các góc nhìn khác nhau: Theo “Từ điển kinh tế học” của Nguyễn Văn Ngọc, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hiệu quả (efficiency) được định nghĩa là “mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm và sản lượng hàng hóa, dịch vụ”. “Khái niệm hiệu quả còn được dùng là tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt đến mức nào”. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006), “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí”. Với cùng một đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn lớn sẽ được xem là hoạt động hiệu quả hơn. Theo “Từ điển Toán kinh tế”, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt của PGS. TS Nguyễn Khắc Minh, 2004 thì hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”. 1.1.3.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo Peter S. Rose, “Bản chất của NHTM cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh, hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Đạt được hiệu quả kinh doanh cao là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời có thể giúp ngân hàng Trườngmở rộng quy mô ho Đạiạt động c ủhọca mình.” [10]Kinh tế Huế Hiệu quả hoạt động kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Nếu kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng sẽ tăng uy tín và tạo được lòng tin đối với khách hàng của mình ngày càng bền vững. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Một ngân hàng được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi vừa 7
- đáp ứng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu vừa đáp ứng yêu cầu an toàn hoạt động và giảm thiểu rủi ro. 1.1.3.3. Rủi ro NHTM Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động có rủi ro nhiều nhất. Rủi ro cũng là yếu tố được xem như không thể tách rời đối với hoạt động của bất kể tổ chức tài chính nào, đặc biệt là NHTM. Bên cạnh việc quan tâm nâng cao giá trị cổ phiếu, tăng mức lợi nhuận nhận được từ cổ tức qua hàng năm thì nhà quản trị của mỗi ngân hàng còn phải nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế phát triển và đầy biến động như hiện nay khiến các NH tập trung hơn nữa vào công tác đo lường và phòng ngừa rủi ro. Theo “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính của Lê Văn Tư, 2005, rủi ro trong kinh doanh NH về cơ bản có thể chia thành hai loại: rủi ro môi trường và rủi ro đặc thù. - Rủi ro môi trường (rủi ro thị trường) luôn luôn tồn tại trong và ngoài tổ chức, rủi ro môi trường gồm rủi ro môi trường vĩ mô như rủi ro tự nhiên, rủi ro về luật pháp, rủi ro về kinh tế, rủi ro về điều chỉnh và rủi ro môi trường cạnh tranh - NH trong hoạt động kinh doanh thường chịu tác động của khách hàng hoặc các đối thủ từ nhiều phía, từ đó luôn nhận rất nhiều các tác động rủi ro. Những rủi ro này rất khó kiểm soát nên chúng được gọi là rủi ro không kiểm soát được. Trong thực tế người ta có thể kiểm soát chúng ở mức độ hạn chế trên cơ sở dự báo. - Rủi ro đặc thù là rủi ro bản chất của ngành hay lĩnh vực kinh doanh tạo ra. Trong hoạt động NH, rủi ro đặc thù thường bao gồm các yếu tố: rủi ro về quản lý, rủi roTrường cung cấp các dịch Đại vụ tài chính, họcrủi roKinh thích ứng vtếốn, r ủHuếi ro về tài sản thế chấp, 8
- 1.1.3.4. Mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại - Đánh giá chính xác khả năng hoạt động của NH, khả năng sinh lợi và hạn chế tối thiểu các rủi ro chủ quan có thể xảy ra trong quá trình. Kết quả phân tích còn cung cấp cho nhà quản lý tình hình kinh tế tài chính vĩ mô cũng như vi mô và dựa trên cơ sở đó để đưa ra những quyết định phù hợp, các hoạch định chiến lược cụ thể giúp NHTM tiến gần hơn tới mục tiêu đề ra. - Kết quả phân tích hoạt động và rủi ro NHTM phản ánh tình trạng kinh doanh của một NHTM, kết quả này giúp cho NHTM có thể đánh giá được khả năng quản trị, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của NHTM. Qua đó thấy được những vấn đề cần phát huy và những vấn đề cần khắc phục thêm, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh của mình có phù hợp với tình hình thực tế. 1.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1. Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội nơi mà nó đang hoạt động. Thị trường tài chính ngày càng phức tạp, tinh vi. Sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, mặc dù các ngân hàng hiện nay đã có hàng trăm sản phẩm ngân hàng Trườngbán buôn, bán lẻ nhưngĐại vẫn họcchưa đáp Kinhứng đủ yêu ctếầu. Trong Huế điều kiện nền kinh tế ổn định, môi trường xã hội, chính trị không có nhiều biến động, quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp trong nền kinh tế dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn thì hoạt động của NHTM cũng nhờ đó mà diễn ra ổn định và phát huy hết khả năng làm cầu nối giữa đầu tư và tiết kiệm của mình. Ngược lại, trong tình hình kinh tế xã hội và chính trị đầy biến động thì hoạt động 9
- của NH sẽ không hiệu quả, doanh nghiệp cũng khó tiếp cận với nguồn vốn hơn, dư nợ tăng cao đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên. Vì những điều trên mà hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng cần có những hoạch định về hoạt động của mình một cách phù hợp với sự thay đổi của kinh tế, sự biến động của tình hình xã hội và chính trị tại nơi đang hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là sự đồng bộ, đầy đủ và thống nhất của hệ thống luật và các văn bản dưới luật. Sự ổn định và liên tục thay đổi để hoàn thiện hơn của hệ thống luật sẽ tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế phát triển nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Ở những nơi ngân hàng thương mại hoạt động, nếu hệ thống luật và văn bản dưới luật hoàn chỉnh, ngày một hoàn thiện hơn thì hệ thống ngân hàng sẽ có môi trường tốt để có thể hoạt động hiệu quả. Ở các nước đang phát triển, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều kẻ hở, hoạt động của ngân hàng thương mại chưa được đảm bảo, từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng không ít. - Môi trường thông tin Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thông tin cũng là một dạng hàng hóa. Các ngân hàng thương mại muốn hoạt động hiệu quả thì phải có nguồn thông tin chính xác, đầy đủ để có thể nắm bắt kịp thời, biết sử dụng thông tin một cách hợp lý. Việc tận dụng tốt nguồn thông tin nắm bắt được giúp cho ngân hàng thương mại xácTrường định chính xác pĐạihướng hư ớhọcng hoạt đKinhộng, tận dụng tế thờ i cơHuế để phát triển, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2.2. Nhân tố chủ quan - Nguồn nhân lực 10
- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của mục tiêu, chiến lược mà bất cứ doanh nghiệp nào nói chung và ngân hàng thương mại đặt ra. Xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lượng tốt từ các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Một đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp ngân hàng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời những thay đổi của thị trường, giảm thiểu những rủi ro, giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng của ngân hàng và tăng lợi nhuận, ảnh hưởng tích cực đến tiêu chí hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Năng lực tài chính Vốn là yếu tố năng lực tài chính quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng thương mại đặc biệt là nguồn vốn tự có. Đây là nguồn vốn ổn định của ngân hàng và tăng trưởng qua thời gian hoạt động. Vốn tự có của mỗi ngân hàng thương mại tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó lại rất quan trọng, là cơ sở để tạo lòng tin của các nhà đầu tư đối với ngân hàng và tăng các nguồn vốn khác lên. Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Đây là còn là yếu tố để có thể xác định được các chỉ số tài chính và tỷ lệ an toàn cho ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thương mại thì luôn chứa những rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra có thể làm ngân hàng phá sản, vốn tự có khi đó sẽ giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Vốn tự có còn có thể sử dụng để cho vay, đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nó còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo sự an toàn của ngân hàng trong kinh doanh. TrườngBên cạnh vốn tự có, Đại tài sản có học cũng là mKinhột yếu tố quan tế trọng Huế trong năng lực tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng thương mại phải đảm bảo giá trị của tài sản có luôn lớn hơn các khoản nợ thanh toán ở mọi thời điểm để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Cần xây dựng một tỷ lệ giữa các nghiệp vụ sinh lời một cách hợp lý. Một ngân hàng thương mại quá chú trọng và giữ tỷ lệ dự trữ thanh khoản ở mức cao sẽ đánh 11
- mất đi những cơ hội kinh doanh và mang lại lợi nhuận.Ngược lại, một ngân hàng thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động sinh lời mà không quan tâm đến tỷ lệ dự trữ thanh khoản sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, dẫn đến phá sản. - Năng lực quản trị Nhà quản trị tốt cần đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp với sự biến động không ngừng của nền kinh tế. Quá trình quản trị phụ thuộc rất lớn vào bộ máy tổ chức của mỗi ngân hàng thương mại, trình độ lao động, tính mạch lạc của mục tiêu đề ra để có thể thực hiện tốt chính sách đứa ra, giúp cho ngân hàng giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động và nâng cao năng suất lao động. - Công nghệ thông tin Trong điều kiện thời đại 4.0, việc chỉ cung cấp những dịch vụ truyền thống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đó là nhan, chính xác và an toàn. Do đó, công nghệ thông tin luôn được các ngân hàng quan tâm và chú trọng, cải thiện đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính, phát triển dịch vụ ngân hàng onlline như gởi tiền tiết kiệm onlline, tất toán sổ onlline, Việc làm này giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, từ đó tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. Mô hình CAMEL trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.3.1. Giới thiệu về mô hình CAMEL Mô hình CAMEL được Cục quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National CreditTrường Union Administration Đại– NCUA) học xây dKinhựng và thông tếqua nămHuế 1987. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hệ thống CAMEL được Quỹ Tiền tệ Quốc tế và nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng để tái thiết khu vực tài chính. 12
- CAMEL là mô hình dựa trên các yếu tố tài chính, thông qua thang điểm để đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính. Việc đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: - Mức độ an toàn vốn (C – Capital adequacy) - Chất lượng tài sản có (A – Asset quality) - Năng lực quản lý (M – Management ability) - Thu nhập (E – Earning) - Khả năng thanh khoản (L – Liquidity) Năm 1997, một tiêu chí mới đã được bổ sung thêm đó là độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S – Sensitivity). Do đó, ta có mô hình CAMELS như bây giờ. Trong đề tài, tác giả sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, phương pháp xếp loại ngân hàng theo mô hình CAMEL đã được áp dụng trong “Quy định xếp loại Ngân hàng TMCP” ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc NHNN. Việc tổng hợp xếp hạng đánh giá sẽ được dựa trên thang điểm từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất) theo mức độ cần giám sát tăng dần. Mức xếp hạng tổng hợp sẽ là sự tổng hợp của việc xếp hạng 5 yếu tố. Xếp hạng 1 là xếp hạng tốt nhất nghĩa là TCTD có hệ thống tốt, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với chế độ giám sát ít nhất. Xếp hạng 5 là xếp hạng xấu nhất đồng nghĩa với TCTD hoạt động rất kém, Trườngkhông đảm bảo kh ảĐạinăng qu ảhọcn lý rủi ro Kinh và cần đượ c tếchú ýHuế giám sát. Ý nghĩa của việc xếp hạng từng mức như sau: Xếp hạng 1 – Ngân hàng thuộc nhóm này hoạt động mạnh và an toàn trên mọi khía cạnh. Nhìn chung các mục tiêu được xếp ở mức 1 hoặc 2. Các NH có thể chống được những rối loạn kinh tế và tài chính đối ngoại cũng như chịu được những 13
- thay đổi bất ngờ từ tác động kinh doanh; tuân thủ các quy định và pháp luật. Do đó, những NH này chưa cần sự giám sát. Xếp hạng 2 – Những NH thuộc nhóm này về cơ bản có hoạt động khá an toàn và mạnh, tuy vẫn còn một số nhược điểm nhưng có thể khắc phục được trong điều kiện kinh doanh bình thường. Các mục tiêu riêng rẽ của ngân hàng nhóm này không được xếp hơn mức 3. NH thuộc nhóm này ổn định và có thể đối phó với những biến động trong kinh doanh tương đối tốt. Khi có những thay đổi bất thường thì bản thân NH có khả năng tự điều chỉnh và duy trì hoạt động ở mức chấp nhận được. Xếp hạng 3 – Hoạt động của các ngân hàng nhóm này đã bắt đầu có những điểm yếu về hoạt động cũng như về tài chính. Khi có những biến động trong tình hình tài chính, những NH này thường bị bất lợi về điều kiện kinh doanh và nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục thì có thể trầm trọng hơn. Những NH không tuân thủ theo các quy định và pháp luật có khả năng nằm trong nhóm này. Nói chung những NH này là mối quan tâm của thanh tra và cần giám sát chặt chẽ hơn mức bình thường để khắc phục những yếu kém. Xếp hạng 4 – Hoạt động của các NH nhóm này có quá nhiều yếu kém nghiêm trọng về tài chính hoặc là cả những yếu kém về tài chính và những yếu tố khác đều không đạt yêu cầu. Các vấn đề nghiêm trọng hay chủ yếu hoặc tình hình không lành mạnh và không an toàn có thể không giải quyết được. Những khuyết điểm này có thể phát triển đến mức độ có thể làm suy yếu khả năng tồn tại trong tương lai và đe dọa đến các khách hàng gửi tiền, các chủ nợ cũng như các cổ đông nếu không có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Khả năng cao về phá sản đang hiện hữu tuy nhiênTrường chưa xảy ra ho Đạiặc chưa đưhọcợc thông Kinh báo. Những NHtế thu Huếộc nhóm này cần sự kiểm soát chặt chẽ. Xếp hạng 5 – NH thuộc nhóm này là những NH có khả năng phá sản rất cao. Mức độ yếu kém ở tình trạng khẩn cấp cần sự giúp đỡ kịp thời của các cổ đông hoặc các nguồn tài chính khác từ khu vực tư nhân hoặc nhà nước. Nếu thiếu các biện pháp khắc phục kịp thời và kiên quyết tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn ví dụ như 14
- phá sản hay mất khả năng thanh khoản. Những NH ở nhóm này cần những giải pháp cứu trợ khẩn cấp như hỗ trợ về vốn, mua lại, sát nhập, Việc xếp hạng cho từng yếu tố được tiến hành độc lập tuy nhiên cần xem xét đến mối quan hệ với các yếu tố khác. Mức xếp hạng quá cao hay quá thấp cho một yếu tố có thể dẫn đến sự điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các yếu tố khác. 1.3.2. Nội dung mô hình CAMEL 1.3.2.1. Mức độ an toàn vốn (C – Capital adequacy) Mức độ an toàn vốn thể hiện vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn tự có là nguồn lực tự có mà ngân hàng sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thu được lợi nhuận. Vốn tự có dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mức độ an toàn vốn được đánh giá qua các chỉ tiêu: - Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam. Theo quy định của TT 36/2014/TT-NHNN, các NHTM áp dụng công thức sau để tínhTrường hệ số an toàn vố n:Đại[4] học Kinh tế Huế CAR (%) = x 100 ố ự ó Trong đó, vốn tự có bao gồm: ổ à ả ó ủ 15
- + Vốn cấp 1 (vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có, cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, quỹ dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác. + Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): bao gồm các khoản vốn như trái phiếu, giấy nợ và các khoản dự phòng ẩn như trợ cấp các khoản vay và trợ cấp các khoản thuê. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel là 8%. Tại Việt Nam, theo quy định của TT 36/2014/TT-NHNN, CAR được duy trì ở tỉ lệ 9%. - Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài tợ là tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Đây là hệ số phản ánh sự tự chủ về tài chính của NH. Hệ số tự tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của NH càng tăng và sự tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao; ngược lại hệ số này càng thấp chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của NH càng giảm và sự tự đảm bảo về mặt tài chính càng thấp. Hệ số tự tài trợ được tình bằng công thức: Hệ số tự tài trợ = ồ ố - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tàiổ chính) ồ ố Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của NH. Với hệ số này, ta có thể biết được tỉ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà NH dùng để chi trả cho hoạt động của mình. Đây là một trong những hệ số đòn bẩy tài chính. TrườngHệ số nợ trên vốn chĐạiủ sở hữu họcđược tính Kinhbằng công th ứtếc: [5] Huế D/E = ổ ợ Xếp hạng Đối với mức độ an toàn vốn, xếp hạng 1 nghĩa là ngân hàng có nguồn vốn đủ lớn để bù đắp rủi ro, trong khi đó nếu xếp hạng 4 hoặc 5 có nghĩa là nguồn vốn của 16
- ngân hàng không đảm bảo được hoạt động cũng như khả năng thanh toán. Xếp hạng 5 khi ngân hàng đứng trước khả nguy cơ mất năng lực hoạt động cũng như mất khả năng thanh toán. Lúc này cần có sự can thiệp từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài. 1.3.2.2. Chất lượng tài sản có (A – Asset quality) Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sự dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Tài sản có của NHTM bao gồm tất cả các khoản mục bên phải của bảng cân đối tài sản, đó là: tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài sản đầu tư, tài sản cố định và các tài sản khác. Chất lượng tài sản có được đánh giá qua các chỉ tiêu: - Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có Cơ cấu tài sản sinh lời là chỉ tiêu phản ảnh tổng tài sản có sinh lời so với tổng tài sản có của ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời, trong đó tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, được phản ánh chủ yếu ở chất lượng của hoạt động cấp tín dụng và hoạt động đầu tư. [14] Tài sản có sinh lời bao gồm tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác; khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác; khoản cấp tín dụng cho khách hàng; chứng khoán kinh doanh; chứng khoán đầu tư; khoản góp vốn; đầu tư dài hạn. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có (%) = x 100 Trường Đại học Kinhổ tế ó Huếờ Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản tối thiểu làổ 75%. [9 ó] - Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 của ngân hàng, được quy định tại Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng - Quyết định số 17
- 22/VBHN-NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Một ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất thấp. NH cần phải xem xét và có biện pháp điều chỉnh hoạt động tài chính của mình nếu không muốn mất khả năng tự chủ tài chính hay khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ xấu toàn được quy định là 3%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức: Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100 ợ ấ - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ổ ư ợ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được tính bằng công thức: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) = x100 ự ò ủ í ụ Trong đó: ổ ư ợ + Dự phòng rủi ro là những khoản được trích lập nhằm dự phòng những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản vay của ngân hàng. NH thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo tỉ lệ được quy định tại Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng - Quyết định số 22/VBHN-NHNN - để xử lý rủi ro trong tín dụng. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) : 0% TrườngNhóm 2 (Nợ cần chúĐại ý) học : Kinh5% tế Huế Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) : 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) : 50% 18
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) : 100% + Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh NH còn cho vay bao nhiêu tại một thời điểm và cũng là số tiền cho vay cần phải thu về từ khách hàng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho biết % dư nợ được trích lập để dự phòng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng các khoản tín dụng tại NH đang có khả năng thu hồi thấp. Xếp hạng Đối với chất lượng tài sản có. Xếp hạng 1 nghĩa là NH có một danh mục đầu tư rủi ro tối thiểu. Xếp hạng 5 phản ánh chất lượng tài sản có cực kì yếu, có thể gây tổn thất đến mức vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của NH. 1.3.2.3. Năng lực quản lý (M – Management ability) Năng lực quản lý về cơ bản là năng lực của ban giám đốc và quản lý trong việc xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro của một số tổ chức và đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với pháp luật cũng như các quy định hiện hành. Quản lý NH là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong NH nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kì đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí nguồn lực. Grier (2007) cho thấy rằng quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thốngTrường đánh giá CAMEL Đạibởi vì nó đónghọcmột vaiKinh trò quan trtếọng trongHuếsự thành công của ngân hàng.Nó là đối tượng để đo lường cũng như kiểm tra chất lượng tài sản có. Năng lực quản lý của ban quản trị được đánh giá qua các chỉ tiêu: [6] - Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý và vận hành hiệu quả. - Hiệu quả trong kinh doanh – tiêu chí này được đánh giá qua mức độ tăng trưởng của kết quả kinh doanh hay là sự ổn định của kết quả kinh doanh và hạn chế 19
- tổn thất trong điều kiện nền kinh tế biến động. - Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả. Nhà quản lý cần phải nắm bắt kịp thời những biến động để nhận biết sớm các rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự an toàn của NH để đưa ra nhưng biện pháp kịp thời. - Tuân thủ pháp luật, các quy chế, quyết định trong hoạt động ngân hàng. Xếp hạng Đối với năng lực quản lý, xếp hạng 1 khi ban quản lý và hội đồng quản trị có khả năng quản lý toàn diện đối với ngân hàng, giải quyết thành công và nhanh chóng các rủi ro hiện tại và tiềm năng của ngân hàng. Mặt khác, xếp hạng 5 khi xuất hiện những vấn đề mà nguyên nhân nảy sinh từ việc quản lý yếu kém kéo theo những hậu quả xấu đối với hoạt động của ngân hàng. Lúc này, các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hoặc thay đổi ban quản lý nhằm khôi phục lại môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng là rất cần thiết. 1.3.2.4. Thu nhập (E – Earning) Thu nhập là nhân tố quan trọng trong trong việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Cụ thể, lợi nhuận là chỉ số quan trong nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận đóng vai trò trong việc thu hút thêm nguồn vốn, bù đắp những tổn thất do rủi ro gây ra. Xếp hạng thu nhập được đánh giá qua các chỉ tiêu: [5] Trường- Tỉ suất sinh lời trên Đại tổng tài shọcản (ROA) Kinh tế Huế ROA = ợ ậ ò Kết quả chỉ tiêu này cho biết cứ bìnhổ quân à 1 ảđồng được sử dụng trong hoạt động của ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng cao thì hiệu 20
- quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng tốt, điều này chứng tỏ NH kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn. - Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = ợ ậ ò Kết quả chỉ tiêu này cho biết cứ bìnhố quânủ ở1 đữồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong hoạt động của ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) NIM = à ã à ã Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đoổ lư ờàng mả ức chênhợ lìệch giữâa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được Xếp hạng Đối với thu nhập, xếp hạng 1 cho thấy thu nhập đủ lớn, đủ để hỗ trợ hoạt động và duy trì vốn cũng như dự phòng cho các khoản mất nợ sau khi xem xét đến các yếu tố khác. Xếp hạng 5 khi thu nhập của NH quá thấp hoặc đang chịu những khoản mất nợ lớn. Những khoản mất nợ này có thể gây ra nguy cơ mất khả năng hoạt động của ngân hàng. 1.3.2.5. Khả năng thanh khoản (L – Liquidity) Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn tring quá trình hoạt động của ngân hàng. Khả năng thanh khoản của một NH thể hiTrườngện ở việc NH có th Đạiể đáp ứng họckịp thời yêuKinh cầu thanh toántế cHuếủa khách hàng hay việc giải ngân các khoản vay đã cam kết từ trước. Khả năng thanh khoản còn thể hiện ở việc có thể đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Khả năng thanh khoản được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như: - Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi (LDR): 21
- LDR (%) = x 100 ổ ư ợ Tỷ lệ này phản ánh tương quan giữổa m ứcề dư ử nợ cho vay với tổng vốn huy động được, thể hiện mức độ sự dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng cũng như khả năng cân đối nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với NHTM tối đa là 80%. - Tỷ lệ dự trữ thanh khoản [4] Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = à ả ó í ả NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản trênổ tố iợ thi ểuả là 10%ả . Xếp hạng Đối với khả năng thanh khoản, xếp hạng 1 tức là ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản và có khả năng huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện tại và dự kiến của mình. Xếp hạng 5 khi ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản và cần có biện pháp khắc phục tức thời hoặc được hỗ trợ về mặt tài chính để ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền và các nghĩa vụ nợ đến hạn. 1.3.3. Ưu, nhược điểm của mô hình CAMEL 1.3.3.1. Ưu điểm Mô hình CAMEL cung cấp 1 hệ thống tổng thể giúp đánh giá hoạt động của NH một cách chính xác và nhất quán bao gồm: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có,Trường năng lực quản lý, Đại thu nhậ p,học khả năng Kinh thanh khoả n,tế độ nhHuếạy cảm với rủi ro thị trường. Các tiêu chí này đo lường sức mạnh và độ an toàn trong hoạt động của NH, đồng thời là công cụ hữu ích để các nhà quản trị tìm ra những thiếu sót, những điểm yếu của mỗi ngân hàng từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục kịp thời. Mô hình CAMEL góp phần tìm ra những ngân hàng hoạt động yếu kém, từ đó có thể dễ dàng dự báo được tình trạng phá sản của các ngân hàng. Chính điều này 22
- giúp chúng ta có thể dự báo được tình hình, dễ dàng khoanh vùng quản lý để giữ cho hệ thống ngân hàng được an toàn. Một điểu đặc biệt ở mô hình CAMEL là các tiêu chí được đánh giá riêng lẻ và xếp hạng từ 1 (mức tốt nhất) đến 5 (mức yếu nhất). Các tiêu chí này tập hợp lại thành nội dung chính của CAMEL giúp có tính khách quan cao và dễ dàng tiếp thu. 1.3.3.2. Nhược điểm Đầu tiên, mô hình CAMEL được phân tích, đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng, nặng về thống kê số liệu. Ngay cả tiêu chí năng lực quản lý cũng được định lượng khi phân tích. Trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay thì số liệu để phân thích chỉ mang tính thời điểm, đó là một thách thức lớn từ các nhà phân tích bởi việc đánh giá có thể sai lệch. Việc phân tích mô hình CAMEL đòi hỏi tổ chức phải có đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, trình độ và năng lực, luôn luôn cập nhật và nắm bắt thông tin. Điều này có thể sẽ là khó khăn đối với những NH có quy mô nhỏ, sẽ khó để có thể tìm được một đội ngũ chuyên nghiệp. Cùng với đó các NH này cũng ít có sự đầu tư vào máy móc, thiết bị, những phần mềm hiện đại. Đây cũng là một khó khăn khi áp dụng để phân tích mô hình CAMEL. Việc phân tích mô hình CAMEL một cách hiệu quả nhất đòi hỏi sự chính xác, minh bạch, chân thực trong số liệu. Điều này rất khó đạt được do có những bí mật thông tin trong hoạt động NH mà các báo cáo tài chính không thể hiện hết các thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích hoạt động của một NH rất dễ bị sai lệch dẫn đến kết quả đưa ra không chính xác, việc quản lý tài chính sẽ trởTrườngnên khó khăn hơn. Đại học Kinh tế Huế 1.4. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Hoạt động phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại rất quan trọng. Chính vì vậy mà nó được quan tâm bởi nhiều đối tượng khác nhau như NHNN, ban quản lý NHTM, công chúng. Trong đó, việc sử 23
- dụng mô hình CAMEL nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đã được đề cập đến trong một số luận văn tốt nghiệp Đề tài: “Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL” là khóa luận của tác giả Phan Thị Diễm Thúy (2012) đã khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH, giới thiệu và đi sâu vào phân tích theo mô hình CAMEL nhằm ứng dụng mô hình này để phân tích hoạt động và rủi ro của NH. Tuy vậy, đề tài vẫn chưa tính toán được đầy đủ các chỉ số của mô hình do hạn chế về nguồn số liệu. Đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” là khóa luận của tác giả Hồ Thị Như Thủy (2013), đề tài đã phân tích được tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong gia đoạn 2014 – 2016 đồng thời có sự so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh với các NHTM khác. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu phân tích chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL” là khóa luận của tác giả Trần Thị Mỹ Hoài (2018) đã khái quát và đi vào phân tích những yếu tố của mô hình, tính toán và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank cùng với các NH khác trong hệ thống. Tuy nhiên tác giả chưa thể tính toán được yếu tố S – Sensity to market risk (Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) để hoàn thiện đánh giá hiệu quả kinh doanh cho Sacombank. Các đề tài trên đều đưa ra được các vấn đề cơ bản như khái quát cơ sở khoa học vTrườngề phân tích hoạt đ ộngĐại và rủi rohọc ngân hàng, Kinh phân tích đưtếợc tìnhHuế hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do thời gian và số liệu còn hạn chế nên các đề tài nghiên cứu hoàn toàn được thực hiện trên cơ sở tính toán từ các báo cáo tài chính và khó có được các dữ liệu nhạy cảm của phân tích CAMEL như các ngân hàng thực hiện. 24
- CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về NH TMCP Công thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là VietinBank) là ngân hàng TMCP được thành lập vào ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội Đồng Bộ trưởng. Trong suốt 30 năm tồn tại và phát triển VietinBank trải qua những giai đoạn: Giai đoạn 1988-2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa Ngân hàng Công thương Việt Nam đi vào hoạt động. Ngân hàng được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập dưới tên gọi NgânTrường hàng chuyên doanh Đại công thương học Việt NamKinh theo Ngh tếị định Huế số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 9 năm 1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. 25
- Giai đoạn 2001-2008: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu NH Công thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Giai đoạn 2009 đến nay: Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế. Ngày 3 tháng 7 năm 2009, Ngân hàng được cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Với sứ mệnh trở thành ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế, NH TMCP Công thương Việt Nam đã tự khẳng định mình khi giữ vị trí đứng đầu về vốn điều lệ với số vốn hơn 37.200 tỷ đồng. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam; 2 văn phòng đại diện trong nước ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng; 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài tại CHLB Đức; 958 phòng giao dịch; 1 trung tâm Tài trợ thương mại; 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực VietinBank); 5 Trung tâm quản lý tiền mặt. Bên cạnh đó còn có 1 văn phòng đại diện nước ngoài tại Myanmar và 1 ngân hàng con ở nước CHDCND Lào. Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trường2.1.2. Các lĩnh vự cĐại hoạt độ nghọc Kinh tế Huế Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết 26
- khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức NH TMCP Công thương Việt Nam Trường(Nguồn: ĐạiWebsite chính học thức cKinhủa NH TMCP tế Công Huế thương Việt Nam) 2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017 27
- Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của VietinBank giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2015 2016 Tài sản 779.483.487 948.567.505 1.095.060.842 21,69% 15,44% Nguồn NPT 723.373.341 888.260.741 1.031.295.559 22,79% 16,10% v n ố VCSH 56.110.146 60.306.764 63.765.283 7,48% 5,73% (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính Vietinbank) Trong giai đoạn 2015-2017, tình hình tài sản và nguồn vốn tại VietinBank có biến động tăng không đều, cụ thể ngày 31/12/2016 giá trị này đạt mức 948.567.505 triệu đồng, tăng 169.084.018 triệu đồng, tương ứng 21,69% so với đầu năm. Đến 31/12/2017, giá trị này tiếp tục tăng đạt 1.095.060.842 triệu đồng, tăng 146.493.337 triệu đồng, tương ứng 15,44% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc này là do biến động các yếu tố trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn. TrườngĐối với nguồn vố n,Đại các kho ảhọcn nợ phả i Kinhtrả và vốn ch tếủ sở hHuếữu cũng tăng qua các năm. Vốn chủ sở hữu của VietinBank đã đạt 63.765.283 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 37.234.046 triệu đồng (chiếm 58,39% vốn chủ sỡ hữu), đây chính là thước đo đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Huy động vốn là một yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Quy mô huy động vốn của VietinBank ở mức cao, trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng và các TCTD ngày càng tăng và vay các TCTD có xu hướng giảm. Điều này cho thấy được khả năng cạnh tranh 28
- cũng như lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng trong giai đoạn tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói riêng. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017 Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2015 2016 2017 Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 THU NHẬP (1) 22.743.884 26.361.155 32.619.890 15,90% 23,74% Thu nhập lãi thuần 18.838.985 22.303.879 27.072.987 18,39% 21,38% Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.459.902 1.698.025 1.855.200 16,31% 9,26% Lỗ/Lãi thuần từ HĐKD ngoại hối 19.767 685.139 709.966 3366,07% 3,62% Lỗ/Lãi thuần từ mua bán CK kinh doanh 129.177 183.919 324.688 42,38% 76,54% Lỗ/Lãi thuần từ mua bán CK đầu tư 52.807 40.955 (80.869) -22,44% -297,46% Lãi thuần từ hoạt động khác 2.202.286 1.298.763 1.994.872 -41,03% 53,60% Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 40.960 150.475 743.046 267,37% 393,80% TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (2) 10.719.457 12.848.843 15.069.777 19,86% 17,29% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3) 4.678.986 5.058.609 8.343.899 8,11% 64,94% TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 7.345.441 8.453.703 9.206.194 15,09% 8,90% (4) = (1) - (2) - (3) Thuế thu nhập doanh nghiệp (5) 1.628.563 1.688.492 1.747.292 3,68% 3,84% LỢI NHUẬN SAU THUẾ (6) Trường= (4)-(5) Đại5.716.878 học 6.765.211Kinh tế7.458.902 Huế 18,34% 10,25% (5.697.921) (6.745.227) (7.432.363) (18,38%) (10,19%) (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính Vietinbank) 30
- Dựa vào bảng 2.2 có thể thấy rằng thu nhập của NH TMCP Công thương Việt Nam có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể từ 22.743.884 triệu đồng năm 2015 tăng lên 26.361.155 triệu đồng trong năm 2016, tăng lên 3.617.271 triệu đồng tương ứng 15,9%, đến năm 2017 tổng thu nhập của NH là 32.619.890 triệu đồng, tăng 6.258.735 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng 23,74%. Trong tổng thu nhập của NH, thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất, trong năm 2015 tỷ lệ này ở mức 82,83% và tăng lên mức 84,61% vào năm 2016, cuối năm 2017, tỷ lệ này ở mức 83%, tuy có sự giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Ngoài ra các mức thu nhập khác từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, góp vốn không tạo ra quá nhiều thu nhập đáng kể. Thu nhập từ các hoạt động này chỉ đạt 3.904.899 triệu đồng, 4.507.276 triệu đồng, 5.546.903 triệu đồng chiểm tỷ trọng 17,17%, 15,39%, 17% so với tổng thu nhập qua các năm 2015, 2016 và 2017. Lợi nhuận trước thuế của NH TMCP Công thương Việt Nam cũng tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2015-2017, VietinBank có triển vọng sẽ tiếp tục nâng cao tăng trưởng lợi nhuận vào các năm tiếp theo. 2.2. Ứng dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 2.2.1. Mức độ an toàn vốn (C – Capital adequacy) a. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) Trường Đại học Kinh tế Huế 31
- Biểu đồ 2.1. CAR của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank) Qua biểu đồ 2.1 ta thấy sự ổn định đối với CAR của VietinBank. Hệ số này luôn duy trì mức ổn định trên 10% trong giai đoạn 2015-2017, cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN quy định là 9%. Tuy nhiên, hệ số này lại có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể từ 10,6% vào năm 2015 đã giảm xuống còn 10,4% vào năm 2016 và duy trì đến năm 2017. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc các NHTM đang quyết tâm tăng vốn để áp dụng Basel II vào trong hệ thống ngân hàng. Biểu đồ 2.2. CAR của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank, VP Bank, ACB) Ta thấy rằng CAR của VietinBank luôn giữ ở mức cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN quy định. Tuy nhiên khi so sánh với các NH TMCP khác thì CARTrường của VietinBank l ạiĐạiở mức thhọcấp hơn so Kinh với Vietcombank tế Huếvà cao hơn so với BIDV mặc dù cả ba ngân hàng đều đạt mức trên 9% mà NHNN quy định. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bình quân trong giai đoạn 2015-2017 của VietinBank là 10,47%; của Vietcombank là 11,27%; của BIDV là 9,3%. 32
- b. Hệ số tự tài trợ Bảng 2.3. Bảng hệ số tự tài trợ của VietinBank Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2015 2016 VCSH 56.110.146 60.306.764 63.765.283 7,48% 5,73% Tổng nguồn vốn 779.483.487 948.567.505 1.095.060.842 21,69% 15,44% Hệ số tự tài trợ 7,20% 6,36% 5,82% -11,67% -8,49% (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Biểu đTrườngồ 2.3. Hệ số tự tài tr Đạiợ của VietinBank, học Vietcombank, Kinh BIDV tế giaiHuế đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV) Hệ số tự tài tợ (hay là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn) là hệ số phản ánh sự tự chủ về tài chính của NH. Hệ số tự tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của NH càng tăng và sự tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao. Qua 33
- biểu đồ 2.3 ta thấy hệ số tự tài trợ của VietinBank có sự sụt giảm qua các năm. Từ 7,2% vào năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống ở mức 6,36% vào năm 2016, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015 và hệ số này tiếp tục giảm còn 5,82% vào năm 2017, giảm tương ứng 8,49% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc sụt giảm này một phần là vì sự chạy đua tăng nguồn vốn của hệ thống NH nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II. So sánh với hai ngân hàng đối thủ thì ta thấy hệ số tự tài trợ của VietinBank cao hơn so với Vietcombank và BIDV, mặc dù vốn chủ sở hữu của VietinBank cao hơn so với Vietconbank nhưng ta có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của VietinBank chỉ ở mức tương đương đối với đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là VietinBank có nợ phải trả đang ở mức cao. Như vậy, năng lực đảm bảo về mặt tài chính của VietinBank vẫn chưa tốt bằng hai ngân hàng kia. c. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính) Biểu đồ 2.4. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của VietinBank giai đoạn 2015-2017 Trường(Nguồn: Tác Đại giả tính họctoán dựa trênKinh Báo cáo tàitế chính Huế của VietinBank) Dựa vào biểu đồ 2.4 ta thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của VietinBank tăng dần qua các năm. Bảng 2.3 cho thấy năm 2016, tốc độ tăng trưởng của VCSH là 7,48%, trong khi đó hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng 14,27% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của VCSH là 5,73%, hệ số nợ trên VCSH tăng 9,78% so với năm 2016. Như vậy có thể thấy khả năng tận dụng những nguồn vốn 34
- bên ngoài của ngân hàng là rất tốt. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó sẽ kèm theo những rủi ro khi phải phụ thuộc quá nhiều đối với nguồn vốn từ bên ngoài. VietinBank cần phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và những lợi ích từ vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ phù hợp. Biểu đồ 2.5. Hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV) Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank tăng dần qua các năm. Như vậy, khả năng tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài của VietinBank là rất lớn. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, ngân hàng sử dụng bình quân khoảng gần 15 đồng nợ. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như khách hàng đến rút tiền ồ ạt, ngân hàng sẽ khó cóTrường thể chống đỡ đư ợĐạic. Hệ số đhọcòn bẩy tài Kinh chính càng thtếấp sẽHuếcàng an toàn hơn cho VietinBank nói riêng và các ngân hàng nói chung. Hệ số đòn bẩy tài chính của VietinBank qua 3 năm đều thấp hơn hai ngân hàng đối thủ là Vietcombank và BIDV. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của VietinBank hợp lí hơn và năng lực quản lý nợ cũng tốt hơn. Xếp hạng mức độ an toàn vốn: Hạng 2 35
- VietinBank có nguồn VSCH lớn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn quy định của NHNN, các tỷ lệ an toàn khác đều phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hoạt động của ngành ngân hàng. 2.2.2. Chất lượng tài sản có (A – Asset quality) a. Tài sản có sinh lời • Cơ cấu tài sản có sinh lời Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tài sản có sinh lời của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa 36
- trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Biểu đồ 2.6 cho thấy rằng hoạt động cho vay khách hàng và đầu tư là hai hoạt động sinh lời chủ yếu của VietinBank, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay khách hàng. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng chậm là 0,63% vào năm 2016 so với năm 2015 và 3,06% của năm 2017 so với năm 2016. Ngoài dư nợ cho vay tăng trưởng qua từng năm thì góp vốn đầu tư dài hạn cũng có sự tăng trưởng trong khi các yếu tố khác có xu hướng giảm. Đây cũng là định hướng cho thấy VietinBank có hướng phát triển lậu dài, bền vững, đảm bảo kế hoạch lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. • Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của VietinBank giai đoạn 2015-2017 đều trên 75%, vượt mức quy định của Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN, Quy định xếp loại NH TMCP. Tỷ lệ này có xu hướng tăng trưởng qua các năm cùng với tổng tài sản có.Trường Đại học Kinh tế Huế 37
- Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank, VCB, BIDV ) Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của cả ba ngân hàng đều trên mức quy định của NHNN. Tuy nhiên, so với VietinBank và Vietcombank, tỷ lệ này có sự ổn định và tăng nhẹ qua các năm thì BIDV lại cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt đối với tổng tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có. Từ 88,76% vào năm 2015 đã tăng lên 97,19% vào năm 2016, tương ứng tăng 9,5% so với năm 2015. Điều này cho thấy BIDV đã có sự quản lý lại tài sản có hiệu quả. b. Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 38
- Biểu đồ 2.9. Cơ cấu nợ xấu tại VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank trong giai đoạn 2015-2017 tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 0.93%, tăng 32,86% so với năm 2015. Giải thích về số nợ xấu tăng trong năm 2016, VietinBank cho biết ngân hàng đã nhận diện những khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng, chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn và đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định nhằm đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2017, tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên mức 1,97%, tăng 111,83% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc này là do VietinBank đang tập trung xử lý nợ xấu và mua lại nợ bán cho VAMC bằng nguồn lực của ngân hàng. Tuy nợ xấu tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu của NH vẫn nằm ở mức đảm bảo ngưỡTrườngng an toàn do NHNN Đại quy định học là 3%/tổ ngKinh dư nợ. tế Huế 39
- Biều đồ 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank, VCB, BIDV) Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank duy trì ở mức thấp và an toàn (dưới 3% theo quy định của NHNN). Biểu đồ 2.11 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của VCB có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu của BIDV biến động tăng giảm trong khi tại VietinBank, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng mạnh. Điều này cho thấy Vietcombank đã làm tốt trong việc xử lý nợ xấu. c. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Đơn vị: triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 40
- Biểu đồ 2.12. Dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Dự phòng rủi ro của VietinBank tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2015- 2017. Cụ thể, năm 2016 tăng 397.623 triệu đồng, tương ứng tăng 8,11% so với năm 2015. Đến năm 2017, dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng lên thêm 3.285.290 triệu đồng, tương ứng tăng 64,94% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng lên đột biến này là bởi vì ngân hàng đang tập trung xử lý nợ xấu và mua lại nợ bán cho VAMC bằng nguồn lực của ngân hàng, do đó chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn và đã thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định nhằm đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Biểu đồ 2.13 cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank tương đối thấp so với VCB và BIDV. Cụ thể, năm 2015 tỷ lệ này ở mức 0,87%, sang năm 2016 tỷ lệ này ở mức 0,76%, giảm tương đương 12,64% so với năm 2015. Đến năm 2017 tỉ lệ này lại tăng lên 1,06%, tăng tương đương 39,47% so với năm 2016. Tỉ lệ này thấp có nghĩa là việc quản lý các khoản nợ của NH tốt. Nhờ việc tính toán đúng và đưa ra mức dự phòng phù hợp, NH đã có kết quả kinh doanh tương đối tốt. Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.13. Tỷ lệ dự phòng rủi ro của VietinBank, VCB và BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, VCB, BIDV) 41
- Xếp hạng chất lượng tài sản có: Hạng 2 2.2.3. Năng lực quản lý (M – Management ability) a. Quản trị nguồn nhân lực Nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu giúp cho mỗi tổ chức có thể phát triển đặc biệt đối với hoạt động của NHTM thì nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng đó. VietinBank đã và đang thực hiện các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài. Nguồn nhân lực cần được đầu tư, khai thác và phát triển để tạo thành một lợi thế cạnh tranh về lâu dài cho ngân hàng. Hoạt động đào tạo và tái đào tạo được tổ chức thường xuyên không chỉ ở hội sở mà còn ở các chi nhánh, đặc biệt đối với VietinBank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch lớn, giúp cho cán bộ, nhân viên nắm bắt kịp thời các thay đổi trong nền kinh tế luôn vận động như hiện nay đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, thái độ phục vụ khách hàng. b. Hiệu quả trong kinh doanh - Hiệu quả sử dụng nhân viên Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2015 2016 Tổng nhân viên (người) 21.024 22.957 23.784 9,19% 3,6% LTrườngợi nhuận ròng Đại5.697.921 học6.745.227 Kinh7.432.363 tế 18,38%Huế 10,19% LN ròng/Tổng nhân viên 271,02 293,82 312,49 8,41% 6,35% (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Đơn vị: triệu đồng 42
- Biểu đồ 2.14. Hiệu quả sử dụng nhân viên của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank) Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên là một thước đo việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả của ngân hàng. Biểu đồ 2.14 cho thấy tỷ lệ này của VietinBank tăng dần qua các năm, chứng tỏ NH đã khai thác tốt yếu tố nguồn nhân lực của mình. Năm 2015, chỉ số này đạt 271,02 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên đạt 293,82% (tăng 8,41% so với năm 2015) và đạt 312,49 triệu đồng vào năm 2017 (tăng 6,35% so với năm 2016). - Quản trị rủi ro Bảng 2.5. Cơ cấu nhóm nợ và mức lập dự phòng của VietinBank giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng NămTrường Đại học2015 Kinh2016 tế Huế2017 Nợ đủ tiêu chuẩn 529.926.538 648.968.336 778.049.805 Nợ cần chú ý 3.211.051 6.037.104 3627.123 Nợ dưới tiêu chuẩn 1.411.357 2.350.744 1.243.379 Nợ nghi ngờ 735.343 811.889 2.550.738 43
- Nợ có khả năng mất vốn 2.795.540 3.819.724 5.217.014 Tổng dư nợ 538.079.829 661.987.797 790.688.059 Dự phòng rủi ro tín dụng 4.678.986 5.058.609 8.343.899 (Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank) Trong thời gian qua, VietinBank đã chú trọng vào việc quản trị rủi ro. Trong đó phải kể đến việc phân loại các nhóm nợ cũng như lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo bảng 2.5, tổng dư nợ của NH tăng nhanh qua các năm, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng mạnh, điều này bắt buộc ngân hàng phải có những tính toán hợp lý và đưa ra mức dự phòng phù hợp với khả năng kinh doanh cũng như nguồn vốn mà ngân hàng đang có để bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh rủi ro tín dụng thì vẫn còn những rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ xử lý hằng ngày, sai sót quy trình, cháy nổ, thiên tai, Để phòng chống những rủi ro này thì ngân hàng cũng đã có các biện pháp đến các phòng ban, cá nhân. Đồng thời, NH thường xuyên cập nhật những tình hình kinh tế biến động, áp dụng những thay đổi công nghệ tiến tiến nhất vào hoạt động để nâng cao khả năng xử lý, trình độ bảo mật, phân tích những thông tin khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng chính xác nhất, giúp giảm thiểu rủi ro. Xếp hạng năng lực quản lý: Hạng 2 VietinBank luôn ban hành đầy đủ các quy chế tạo cơ sở để các bộ phận trong ngân hàng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Ban quản trị cũng rất chú trọng đến các hoạt động tổ chức để phát triển nhân sự, hệ thống thông tin, quản lý rủi ro.Trường Đại học Kinh tế Huế 2.2.4. Thu nhập (E – Earning) Thu nhập là nhân tố rất quan trọng trong trong việc phân tích mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh ở NH, các nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ số như ROA, ROE, NIM, để đánh giá khách quan hiệu quả kinh doanh của mỗi NH. 44
- Đơn vị: triệu đồng Biểu đồ 2.15. Lợi nhuận ròng của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank, VP Bank, ACB) Lợi nhuận ròng của VietinBank có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, từ mức lợi nhuận 5.716.878 triệu đồng năm 2015 tăng lên 6.765211 triệu đồng năm 2016 – tăng 1.048.333 triệu đồng tương ứng 18,34% so với năm 2015. Sang năm 2017, mức lợi nhuận này tăng lên thành 7.458.902 triệu đồng, tăng 693.691 triệu đồng tương ứng 10,25% so với năm 2016. Khi so sánh tương quan mức lợi nhuận ròng của VietinBank so với hai ngân hàng là VCB và BIDV thì ta thấy mức lợi nhuận ròng của VietinBank tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại không bằng VCB, năm 2015 mức lợi nhuận của VietinBank cao hơn VCB 402.950 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2017 đẫ có sự thay đổi khi mức lợi nhuận của VCB vươn lên, đạt mức 9.091.070 triệu đồng, cao hơnTrường 1.632.168 triệu Đạiđồng so vớhọci VietinBank. Kinh Nguyên tếnhân cHuếủa sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do VCB đã thực hiện các thương vụ thoái vốn. 45
- a. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Biều đồ 2.16. ROA của VietinBank, VCB và BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV) Nếu như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Vietcombank có biến động tăng lên thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của BIDV có xu hướng giảm và của VietinBank khá ổn định trong giai đoạn 2015-2017. Biểu đồ 2.16 cho thấy ROA của VietinBank có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, từ 1% năm 2015 đến năm 2016 giảm còn 0,98% và tiếp tục giảm còn 0,9% vào năm 2017. Điều này cho thấy VietinBank chưa thật sự tốt trong việc kiếm được nhiều tiền dựa trên tài sản hiện có, NH cần phải cố gắng để nâng cao khả năng sinh lời trên tài sản của mình. b. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Một trong những chỉ số được các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích quan tâm nhất đó là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu (ROE). ROE là thước đo chính xác nhTrườngất trong việc xác đĐạiịnh khả năng học sinh l ờKinhi trên đồng v ốtến ch ủHuếsỡ hữu bỏ ra. Bên cạnh khả năng đánh giá tình hình tài chính thì ROE cũng có tác động lên giá cổ phiếu của ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số này để quyết định xem có nên đầu tư hay không, từ đó mà giá cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng cao hay thấp. 46
- Biều đồ 2.17. ROE của VietinBank, VP Bank và ACB giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV) ROE của VietinBank tăng nhẹ qua các năm, cụ thể tăng từ 10,3% lên 11,6% năm 2016 và tiếp tục tăng lên 12,02% trong năm 2017. Việc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên chứng tỏ VietinBank đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình trong đầu tư. Trong giai đoạn 2015-2017, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của cả ba ngân hàng đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, so với VietinBank có mức tăng nhẹ thì VCB và BIDV lại có mức tăng trưởng cao, trong giai đoạn 2015-2017, ROE của VietinBank chỉ tăng 16,7% trong khi ROE của VCB lại tăng 50,37% và tăng 72,3% đối với BIDV. Như vậy, mặc dù ROE tăng qua các năm nhưng so với các đối thủ thì mức tăng trưởng vẫn còn thấp. Cần phải có những chính sách mục tiêu phù hợp để đảTrườngm bảo mức tăng trư Đạiởng ROE quahọc các kì. Kinh tế Huế 47
- c. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Biểu đồ 2.18. NIM của VietinBank, Vietcombank, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của VietinBank, VCB, BIDV) Theo đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi tỷ lệ NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Biểu đồ 2.18 cho thấy cả ba ngân hàng đều có tỷ lệ NIM dưới 3%, đây được xem là mức thấp so với đánh giá. Tỷ lệ NIM của VietinBank tăng giảm không đều trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2016, tỷ lệ này giảm nhẹ do tốc độ tăng trưởng của tài sản có lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi thuần. Đến năm 2017, tỷ lệ này lại tăng nhẹ do có sự tăng trưởng nhiều hơn ở thu nhập lãi thuần so với tài sản có. Điều này cho thấy ngân hàng chưa tối đa được các nguồn thu từ lãi, đồng thời với thị trường cạnh tranh mạnh từ phía các ngân hàng thương mại như hiện nay làm VietinBank khó khăn hơn trong quá trình tìm kiếm khách hàng, làm cho thu nhập lãi thuần của ngân hàng có xu hướng thấp và bị thu hẹp. TrườngXếp hạng thu nhậ p:Đại Hạng 3 học Kinh tế Huế Khả năng sinh lời của VietinBank tương đối ổn định trong giai đoạn 2015- 2017. Các tỷ lệ ROE, ROA, NIM đặc biệt là tỷ lệ ROE có mức tăng chậm so với các ngân hàng so sánh. Dù có quy mô tài sản và nguồn VCSH lớn nhưng VietinBank vẫn chưa sử dụng hiệu quả 2 lợi thế này. 48
- 2.2.5. Khả năng thanh khoản (L – Liquidity) a. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi (LDR) Biểu đồ 2.19. LDR của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank) Biểu đồ 2.19 cho thấy VietinBank đang duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay ở mức cao và tăng dần qua các năm. Tỷ lệ này vào năm 2015 là 86,6%, đến năm 2016 tỷ lệ này là 87,96% (tăng 1,57% so với năm 2015). Năm 2017, LDR là 88,34% tăng 0,43% so với năm 2016. Theo Thông tư 16/2018/TT-NHNN bổ sung và sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì các NH TMCP phải duy trì LDR ở mức dưới 80%. Qua biểu đồ ta thấy được VietinBank đang để tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi cao hơn so với mức quy định. Vấn đề đặt ra ở đây là NH cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ LDR ở mức cho phép để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình bằng những nguồn vốn cũng như các quỹ dự trữ nhưng không làm giảm đi khả năng sinh lợi của NH. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
- Biểu đồ 2.20. LDR của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank, Vietcombank, BIDV) So với Vietcombank và BIDV thì VietinBank giữ một tỷ lệ LDR cao nhất trong ba ngân hàng. Ta thấy BIDV duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi ở mức quanh 80%, đáp ứng theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Vietcombank có tỷ lệ LDR thấp nhất trong ba ngân hàng so sánh, chứng tỏ ngân hàng này đã cân đối tốt nguồn vốn huy động mà còn đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống. Như vậy, VietinBank cần có những biện pháp phù hợp để đưa tỷ lệ này xuống dưới 80% theo quy định và duy trì để đảm bảo khả năng thanh khoản của NH. b. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.21. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank) 50
- Dựa vào biểu đổ 2.21 ta có thể thấy tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank giai đoạn 2015-2017 ở mức cao hơn so với mức quy định tối thiểu của NHNN tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN là 10%. So với năm 2015, năm 2016 tỷ lệ này tăng từ 11,9% lên 14,34% và giảm nhẹ xuống còn 14,23% vào năm 2017. Điều này cho biết VietinBank có thể đáp ứng được điều kiện kinh doanh, nhu cầu rút tiền của khách hàng kể cả những khoản không báo trước. Biểu đồ 2.22. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank, VCB, BIDV giai đoạn 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của VietinBank, Vietcombank, BIDV) Trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ dự trữ thanh toán của VietinBank và BIDV đang ở mức trung bình gần 14%, cao hơn so với mức quy định tối thiểu của NHNN, tuy nhiên ở Vietcombank, tỷ lệ này lại quá cao, đạt mức 31.17%. Việc duy trì quá cao tỷ lệ này sẽ làm cho NH không sử dụng được nguồn vốn của mình vào các nghiệTrườngp vụ sinh ra lãi. Vietcombank Đại học cần có bi Kinhện pháp thích tế hợp đHuếể giảm tỉ lệ dự trữ thanh khoản xuống phù hơp với điều kiện hoạt động cũng như đáp ứng quy định của NHNN. Xếp hạng khả năng thanh khoản: Hạng 2 VietinBank có khả năng thanh khoản tốt và không có nguy cơ bị mất thanh khoản do tỷ lệ dự trữ thanh khoản đáp ứng so với mức quy định của NHNN. Tuy 51
- nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi còn cao, NH cần có những biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ này xuống mức nhỏ hơn trong khoảng 80% theo quy định. 2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công thương Việt Nam theo mô hình CAMEL Bảng 2.6. Tổng hợp xếp hạng các yếu tố trong mô hình CAMEL C A M E L Xếp hạng 2 2 2 3 2 (Nguồn: Tác giả tự đánh giá) Tổng hợp các yếu tố đánh giá hoạt động hiệu quả của VietinBank theo mô hình CAMEL, ta thấy có 4 yếu tố xếp hạng 2 và 1 yếu tố xếp hạng 3. Như vậy, có thể đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank xếp hạng 2. Đây là hạng mức cho thấy VietinBank có mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, khả năng quản lý, tính thanh khoản an toàn và mạnh. Về thu nhập, tuy mức thu nhập tạo ra cao và tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm so với ngân hàng so sánh, cần có những chiến lược phát triển để phát huy hết tiềm lực của ngân hàng. 2.4. Đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của NH TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2017 2.4.1. Điểm mạnh - Là một NH từ lâu đời (thành lập năm 1988), NH TMCP Công thương Việt Nam Trườngđã xây dựng được vĐạiị thế và thươnghọc hi ệuKinh của mình trên tế th ịHuếtrường trong nước cũng như trên thế giới. Đến nay, Ngân hàng có trụ sở chính; 2 văn phòng đại diện trong nước; 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài tại CHLB Đức; 958 phòng giao dịch; 1 trung tâm Tài trợ thương mại; 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực VietinBank); 5 Trung tâm quản lý tiền 52
- mặt. Bên cạnh đó còn có 1 văn phòng đại diện nước ngoài tại Myanmar và 1 ngân hàng con ở nước CHDCND Lào. Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Điều này cho thấy sự lớn mạnh và trải dài khắp của NH, đây cũng là một lợi thế lớn mà VietinBank có được. - Năm 2017, VietinBank đã chuyển đổi thành công hệ thống CoreBanking – dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong Ngành Ngân hàng đến thời điểm hiện tại. Việc triển khai thành công hệ thống Core đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, nâng tầm vị thế, đáp ứng yêu cầu công nghệ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. - Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo xác định chiến lược hợp lý, có tầm nhìn, quản lý NH trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Việc hoạch định đúng đắn những chiến lược, kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế giúp NH giảm được những tác động tiêu cực và khó khăn của nền kinh tế, giảm thiểu tối đa rủi ro và nâng cao lợi nhuận. - Tiềm năng về vốn mạnh giúp VietinBank tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, đẩy mạnh đầu tư và phát triển. VietinBank đã tự khẳng định mình khi giữ vị trí đứng đầu về vốn điều lệ với số vốn hơn 37.200 tỷ đồng. Nguồn vốn của NH có xu hướng tăng dần qua thời gian hoạt động. - Khả năng thanh khoản cao, các chỉ tiêu về an toàn vốn và thanh khoản của VietinBank vượt mức yêu cầu của NHNN. Hoạt động quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Trường2.4.2. Hạn chế Đại học Kinh tế Huế - Chất lượng tín dụng chưa tốt. Một số khoản vay từ những năm trước chưa được xử lý triệt để. Tỉ lệ nợ xấu tăng qua các năm. - Về mạng lưới, VietinBank có mạng lưới rộng và hệ thống các PGD trên khắp cả nước, tuy nhiên hoạt động dịch vụ vẫn lỗ. Hệ thống này cần được quản lý 53
- chặt chẽ để tạo ra được năng suất lao động cao. Cần quyết tâm khắc phục để có thể tập trung hoàn toàn vào hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - Tiếp tục xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựng mô hình quản trị ngân hàng tiên tiến, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế (Basel II) cho mô hình ngân hàng bán lẻ; Hoàn thiện quy trình, quy chế, đảm bảo tính chặt chẽ trong nghiệp vụ để hạn chế rủi ro phát sinh. - Chủ động nắm bắt các cơ hội thị trường, có một cơ chế điều hành kinh doanh linh hoạt theo sự biến động của thị trường kinh tế để tạo ra hệ thống vận hành cũng như các sản phẩm dịch vụ tiện ích. - Nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng bộ máy nhân sự bằng cách thường xuyên đánh giá đội ngũ nhân viên theo các tiêu chuẩn KPI nhằm tái cấu trúc và bố trí nhân sự phù hợp. - Tăng trưởng tín dụng cùng với kiểm soát tín dụng. Gia tăng cho vay huy động vốn và cho vay để giữ vững và nâng cao vị thế. Tăng trưởng nguồn vốn huy động trung dài hạn, đảm bảo an toàn thanh khoản. - Giảm tỉ lệ nợ xấu bằng cách xây dựng cụ thể và chi tiết kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, các tài sản tồn đọng. Trường- Nâng cao chất lư ợĐạing dịch vụhọckhách hàng: Kinh xây dựng tế hình Huếảnh chuyên nghiệp về không gian giao dịch, cơ sở vật chất tài chi nhánh và PGD; chuẩn hóa tác phong, thái độ phục vụ khách hàng. 54
- 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam 3.2.1. Nâng cao mức độ an toàn vốn Theo phân tích ở chương 2, mặc dù tỉ lệ an toàn vốn của VietinBank cao hơn mức quy định của NHNN nhưng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017, vì vậy NH cần tiếp tục gia tăng vốn tự có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. VietinBank cần nâng cao mức độ an toàn vốn bằng cách: - NH có thể tăng vốn cấp 1 bằng cách tăng nguồn vốn nội bộ NH. Đây là nguồn vốn bổ sung vốn cơ bản của ngân hàng trích từ lợi nhuận không chia. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trường vốn. Với ưu thế về chi phí huy động không cao, không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát ngân hàng của các cổ đông. - Ngoài ra, NH cũng có thể mở rộng nguồn vốn huy động bằng nhiều chính sách thu hút KH như các chương trình khuyến mãi, các hình thức gửi tiền kèm dịch vụ hấp dẫn để lấy lại lòng tin của KH và đạt tốc độ tăng trưởng tiền gửi như trước. - Giảm dần tỷ trọng các khoản vay có hệ số rủi ro cao, đặc biệt là các khoản cho vay bất động sản. VietinBank cần hướng tới những lĩnh vực cho vay có hệ số rủi ro thấp hơn để giảm bớt tài sản có yêu cầu rủi ro tín dụng, từ đó đảm bảo hệ số an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN. 3.2.2. Nâng cao chất lượng tài sản có VietinBank có tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp và an toàn (<3%). Tỉ lệ dự phòng rủi ro thấp có nghĩa là việc quản lý các khoản nợ của NH tốt. Nhờ việc tính toán Trườngđúng và đưa ra m ứcĐại dự phòng học phù hợ p,Kinh NH đã có kếtết qu ảHuếkinh doanh tương đối tốt. VietinBank cần nâng cao chất lượng tài sản có bằng cách: - Cơ cấu lại tài sản, đặc biệt cần chú trọng tăng cường tỷ trọng tài sản có sinh lời bằng cách tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và đầu tư. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa huy động vốn và huy động cho vay để có thể gia tăng khả năng sinh lời cho tài sản có mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. 55
- - Ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và chủ động phối hợp KH thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những KH có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh lại khi giải quyết được nợ xấu, tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ. - Có chính sách và chế tài cụ thể đối với từng khoản vay quá hạn, gắn trách nhiệm và quyền lợi trực tiếp của cán bộ quản lý khoản vay để thúc đẩy việc thu hồi nợ. Tạo mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để có được những thông tin bổ ích và đầy đủ hơn trong quá trình thẩm định, giúp công tác thẩm định được chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Nhân viên tín dụng cần nắm bắt thông tin về khách hàng một cách chính xác, sàng lọc, lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện trước khi cho vay, thận trọng trong việc đánh giá năng lực quản lý, thực trạng tài chính hay nguồn trả nợ của khách hàng để có được đánh giá khách quan hơn về khách hàng vay. - Giao cho các nhân viên thẩm định tăng cường kiểm tra giám sát các món vay sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tư vấn giúp đỡ khách hàng khi gặp trở ngại trong kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tăng cường công tác thu hồi nợ cho ngân hàng. 3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý Trường- Nâng cao chất lư ợĐạing nguồn nhânhọc lực: Kinh tế Huế + Đẩy mạnh công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Thực hiện tuyển dụng một cách công bằng, minh bạch, có quy trình đầy đủ, rõ ràng, không có sự ưu tiên, đặc cách đối với những trường hợp quen biết. 56
- + Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo cần được nâng cao chất lượng thường xuyên, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, tận lực đối với công tác đào tạo nhân sự. - Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình, biểu mẫu trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ để làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản trị điều hành. Tăng cường vai trò của kiểm tra viên để giám sát chặt việc tuân thủ các quy định trong kinh doanh của VietinBank. - Đầu tư và lắp đặt thiết bị với các doanh nghiệp lớn để tiến hành giao dịch trực tuyến với ngân hàng cũng như cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. - Tăng cường tính bảo mật, phù hợp với các thiết bị hiện đại mới của KH. 3.2.4. Nâng cao thu nhập Thu nhập là yếu tố quan trọng nhất của bất kì tổ chức tài chính nào. Đối với NH TM, thu nhập từ lãi vay là nguồn chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao nhất. Khả năng sinh lời của VietinBank tương đối ổn định trong giai đoạn 2015-2017. Các tỷ lệ ROE, ROA đặc biệt là tỷ lệ ROE có mức tăng chậm so với các ngân hàng so sánh. Để thực hiện mục tiêu tạo ra thu nhập lớn nhất thì VietinBank cần phải: - Đa dạng hóa sản phẩm và hướng về khách hàng. Để làm được điều này NH cần chú trọng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH, và theo từng nhóm đối tượng KH riêng biệt phải trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Trường- Có chính sách chăm Đại sóc, h ậhọcu mãi KH. KinhĐây là một chitếến Huếlược Marketing rất hiệu quả, nó có thể làm cho KH cảm nhận được sự quan tâm của NH tới mình và những KH ấy sẽ trở nên trung thành với NH hơn. - Có những chính sách ưu tiên, ưu đãi trong hợp đồng cho vay cũng như huy động vốn phù hợp đối với từng nhóm KH giao dịch thường xuyên. 57
- Ví dụ: các đơn vị, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khi thực hiện khối lượng giao dịch, thanh toán lớn nên có sự ưu đãi về lãi suất. - Lãi suất linh hoạt, tùy theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất cho vay phù hợp nhằm thu hút KH. - Quy trình cho vay đơn giản, phù hợp với từng đối tượng KH. Công tác thẩm định, giải ngân cần tiến hành nhanh chóng đồng thời có tính chuẩn xác cao. 3.2.5. Nâng cao khả năng thanh khoản VietinBank có khả năng thanh khoản tốt và không có nguy cơ bị mất thanh khoản do tỷ lệ dự trữ thanh khoản đáp ứng so với mức quy định của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi còn cao, NH cần có những biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ này xuống mức nhỏ hơn trong khoảng 80% theo quy định. Để nâng cao khả năng thanh khoản thì NH cần: - Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên thị trường bằng cách: đa dạng hóa hình thức huy động, sản phẩm tiền gửi, xây dựng cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, ưu đãi. - Duy trì một tỷ lệ dự trữ để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp NH chủ động đối phó với rủi ro thanh khoản. Trường Đại học Kinh tế Huế 58
- PHẦN III. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu. Đề tài đã Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và cơ sở lý luận của mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng, các thành phần cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng và bài phân tích. Từ đó ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017. Trong giai đoạn 2015-2017, NH TMCP Công thương Việt Nam đã thể hiện chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên mô hình CAMEL có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH ở mức khá. Nhìn chung, các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt qua từng năm. Các chỉ số an toàn của VietinBank như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cả ba năm đều trên mức 9%, tuân thủ theo quy định của NHNN; tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng nhưng vẫn ở mức an toàn dưới 3%; các tỷ lệ còn lại nằm trong giới hạn an toàn. Năng lực quản lý của Vietcombank được đánh giá cao trong toàn ngànhTrường. Có được những kếĐạit quả kh ảhọcquan trong Kinh năm 2017, song,tế VietinBHuếank vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu để ngân hàng có thể phát triển toàn diện, đạt lợi nhuận cao, xứng đáng với lợi thế lớn mạnh về vốn, mạng lưới và nhân sự của mình. Bên cạnh đó, đề tài còn có một số vấn đề chưa giải quyết được như: 59
- - Mô hình CAMEL đã được bổ sung thếm yếu tố độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S – Sensitivity). Tuy nhiên, do những hạn chế về số liệu, tác giả chưa thể tính toán được yếu tố này để hoàn thiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank. Đây là hạn chế lớn nhất của đề tài. - Do hạn chế về nguồn thông tin và mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin nên ảnh hưởng đến việc đưa ra nhận xét, chưa đi sâu đánh giá hoạt động VietinBank. - Số liệu chưa đầy đủ nên một số chỉ tiêu vẫn chưa tiến hành đánh giá được, tác giả chưa tính toán được các yếu tố CAR, các chỉ tiêu của yếu tố thanh khoản. Các số liệu này được thu thập từ báo cáo thường niên của VietinBank. - Đề tài chưa dự đoán được tình hình kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Vì vậy, để giúp cho đề tài có thể hoàn thiện hơn, tôi có một số hướng phát triển đề tài như sau: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu của mô hình CAMEL. - Thực hiện đánh giá yếu tố S – mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường sâu hơn để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank. - Áp dụng nhiều mô hình vào đánh giá hoạt động NH. Hiện nay, mô hình CAMEL thiên về các yếu tố tài chính, tập trung vào phân tích để đưa ra dự báo rõ ràng cho NH và biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong khi đó mô hình FIRST lại thiên về yếu tố phi tài chính mang tính khích lệ nhTrườngững nỗ lực của NH Đại để cải thi họcện công tácKinh quản trị đi ềtếu hành, Huế nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cảnh báo nêu ra. Nên áp dụng kết hợp hai mô hình này vào đánh giá hoạt động và rủi ro NH. 60
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [2] Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Kinh tế Quốc dân. [3] Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. [4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. [5] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê. [6] Đoàn Công Quốc Tuấn (2014), Ứng dụng mô hình CAMELS và PEARL trong đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Quân Đội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế. [7] Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Trườngcủa tổ chức tín dụng Đại học Kinh tế Huế [8] Thông tư 16/2018/TT-NHNN bổ sung và sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN [9] Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN Quy định xếp loại NH TMCP [10] Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 61
- [11] Phan Thị Diễm Thúy (2012), Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. [12] Hồ Thị Như Thủy (2013), Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. [13] Trần Thị Mỹ Hoài (2018), Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. [14] Ngô Thị Thu Vân (2015), Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo mô hình CAMELS HIS, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [15] Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. TRANG WEB THAM KHẢO [16] [17] [18] ường Đại học Kinh?id=ctg&year= tế Huế-1&view=ist [19] nam-.chn 62
- PHỤ LỤC 1. Báo cáo tài chính của VietinBank năm 2016 2. Báo cáo tài chính của VietinBank năm 2017 3. Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2016 4. Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2017 5. Báo cáo tài chính của BIDV năm 2016 6. Báo cáo tài chính của BIDV năm 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế 63