Khóa luận Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

pdf 61 trang thiennha21 14/04/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_gis_trong_cong_tac_quan_ly_cac_khu_vuc_sa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A PHONG Tên đề tài: “ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU VỰC SẠT LỞ ĐẤT THUỘC XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A PHONG Tên đề tài: “ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU VỰC SẠT LỞ ĐẤT THUỘC XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 – QLĐĐ – N03 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 4 tháng thực tập tại địa phương thuộc khu vực nghiêm cứu đề tài và làm tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài nguyên, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp bản báo cáo đề tài của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiêm cứu đề tài và rèn luyện tại trường, tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học. Em xin chân thành cảm ơn, các thầy, cô giáo Bộ môn “Trắc địa – GIS và viễn thám” và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Anh đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành nghiên cứu khoa học này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài nghiêm cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Giàng A Phong
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm (2016 – 2018) 18 Bảng 4.2: Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2018 21 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Huổi Lèng 24 Bảng 4.4: Thông tin điểm sạt lở đất tại xã Huổi Lèng 40
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý 5 Hình 3.1: Sơ đồ xây dựng chương trình quản lý khu vực sạt lở đất tại xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 14 Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Huổi Lèng trên bản đồ 17 Hình 4.2: Hình ảnh về một điểm đã sạt lở đất gần 320000 m³ gây thiệt hại lớn nhất tại bản Huỏi Toóng 2 thuộc xã Huổi Lèng năm 2017 . 28 Hình 4.3: Hình ảnh về nứt đứt lớn tại bản Huỏi Toóng 2 thuộc xã Huổi Lèng 28 Hình 4.4: Hình ảnh về nứt đứt nhỏ dài xuất hiện trong nền nhà một số hộ dân tại bản Huỏi Toóng 1 thuộc xã Huổi Lèng 29 Hình 4.5: Giải nén “FME.rar” 33 Hình 4.6: Chạy file “fme-desktop-b16494-win-x64”, đợi một chút và chọn “Next” 33 Hình 4.7: Chọn “I agree” và chọn “Next” 33 Hình 4.8: Chọn tiếp “Next” 34 Hình 4.9: Chọn tiếp “Next” 34 Hình 4.10: Chọn “Finish” 34 Hình 4.11: Bảng “FME Desktop Licensing Assistant” 34 Hình 4.12: Chạy file “SafeFLEXlmInstaller” trong thư mục “Crack” và chọn “Next” 35 Hình 4.13: Chọn tiếp “Next” 35 Hình 4.14: Chọn tại mục “View readme file” và nhấn “Finish” 35 Hình 4.15: Mở file “safe.lic” trong thư mục “Crack” bằng trình duyệt “Notepad” 36 Hình 4.16: Chọn “Run as administrator” 36 Hình 4.17: Kích vào “Make License” 36 Hình 4.18: Chọn “FME License Service” và nhấn “Stop Server” 37 Hình 4.19: Tại thẻ “Server Diags” kích chọn “Perform Diagnostics” 38
  6. iv Hình 4.20: Chọn “Connect to a floating license server” và nhập tên máy vào rồi nhấn “Next” 38 Hình 4.21: Nhấn “Activate” 38 Hình 4.22: Nhấn “Finish” 39 Hình 4.23: Khởi động FME 39 Hình 4.24: Bảng dữ liệu của các lớp sau khi chyển đổi xong 39 Hình 4.25: Bảng sau khi đã đổi tên các lớp dữ liệu 40 Hình 4.26: Kết quả nhập thông tin cho từng điểm ở từng vị trí sạt lở đất. 41 Hình 4.27: Thao tác tìm kiếm những điểm sạt lở đất mà ta cần 42 Hình 4.28: Kết quả tìm kiếm thông tin trong trường dữ liệu tạo 42 Hình 4.29: Thao tác tìm và xuất dữ liệu thuộc tính 43 Hình 4.30: Bảng tạo các Fields cho Tabel cần làm 44 Hình 4.31: Công cụ chọn màu cho các điểm cần đánh 44 Hình 4.32: Vị trí các điểm đã được đánh dấu 45 Hình 4.33: Thao tác nhập thông tin vào các điểm 45 Hình 4.34: Bản đồ chuyên đề quản lý sạt lở đất xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên 46
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSDL : Cơ sở dữ liệu GIS : Hệ thống thông tin địa lý UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Khái niệm sạt lở đất và nguyên nhân sạt lở đất 3 2.1.1. Khái niệm sạt lở đất 3 2.1.2. Nguyên nhân sạt lở đất 3 2.1.3. Các yếu tố dẫn đến sạt lở 3 2.2. Tổng quan về GIS 4 2.2.1. Một số khái niệm về GIS 4 2.2.2. Các thành phần của GIS 5 2.2.3. Các khả năng của GIS 7 2.2.4. Một số ứng dụng của GIS 8 2.2.5. Tầm quan trọng của GIS trong việc quản lý khu vực sạt lở 9 2.3. Giới thiệu về MapInfo 9 2.3.1. Sơ lược về MapInfo 9 2.3.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo 10 2.3.3. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng 10
  9. vii 2.3.4. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ 11 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 12 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 12 3.3. Nội dung nghiên cứu 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1 .Phương pháp thu thập thông tin (thứ cấp) tài liệu 13 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 13 3.4.3. Phương pháp chồng ghép bản đồ 14 3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 14 3.4.5. Phương pháp tổng hợp 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội 17 4.1.1. Vị trí địa lý 17 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18 4.1.3. Trên Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội 20 4.1.4. Kết quả thu thập số liệu 21 4.2. Kết quả tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến sạt lở đất của xã Huổi Lèng 22 4.2.1. Địa chất 22 4.2.2. Địa mạo 26 4.2.3. Khí hậu 29 4.2.4. Thủy văn 30 4.2.5. Thực vật 31
  10. viii 4.2.6. Yếu tố con người 31 4.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu không gian về khu vực sạt lở đất của xã Huổi Lèng 32 4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 40 4.5. Ứng dụng quản lý và cung cấp thông tin khu vực sạt lở đất 41 4.5.1. Tìm kiếm thông tin 41 4.5.2. Tìm và xuất dữ liệu 43 4.6. Xây dựng bản đồ chuyên đề 43 4.7. Giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất đá thuộc khu vực xã Huổi Lèng 46 4.7.1. Đối với người dân 46 4.7.2. Đối với các cơ quan chính quyền địa phương cần phải 47 4.7.3. Đối với các nhà quản lý 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Xã Huổi Lèng là một xã nghèo, đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra sạt lở đất .Thời gian vừa qua mưa lũ kéo dài gây ngập lụt, sạt lở đất đá làm thiệt hại người và tiền của nhà nước và nhân dân. Cụ thể, tại khu vực xã Huổi Lèng thuộc huyện Mường Chà, tối 27/6, mưa lũ đã cuốn trôi, vùi lấp gần 20 ha lúa mùa và người và con trâu, lợn gà. Tại bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng, sạt lở đất nghiêm trọng xuống Km119 Quốc lộ 12, đoạn qua địa phận bản Huổi Toóng 2, xã Huổi Lèng và đây là một trong những xã có trận sạt lở đất lớn nhất từ trước đến nay Hiện nay, chưa có các hình thức quản lý và di dời người dân ra khỏi nơi sạt lở cũng như chưa thống kê đầy đủ được khu vực nào thường xuyên xảy ra sạt lở. Người dân vẫn sinh sống trong khu vực nguy hiểm. Để xác định chính xác và quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên thì việc sử hệ công nghệ GIS để hỗ trợ công tác quản lý khu vực sạt lở là một việc cấp thiết. Xuất phát từ vấn đề nêu trên và để có thể bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học em đã tiến hành lựa chọn đề tài: "Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
  12. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. + Xác định nguyên nhân sạt lở đất tại khu vực nghiên cứu. + Thực trạng sạt lở đất tại khu vực xã Huổi Lèng. + Xây dựng bản đồ sạt lở đất thuộc khu vực xã Huổi Lèng. + Xây dựng cơ sở dữ liệu: Thông tin về khu vực sạt lở, các yếu tố dẫn đến sạt lở,thống kê thiệt hại tại khu vực sạt lở. + Đề xuất các giải pháp để quản lý khu vực sạt lở đất.
  13. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm sạt lở đất và nguyên nhân sạt lở đất 2.1.1. Khái niệm sạt lở đất Sạt lở đất là hiện tượng đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh từ trên sườn dốc, mái dốc xuống và các vết nứt ăn sâu vào đất liền gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội. 2.1.2. Nguyên nhân sạt lở đất - Sạt lở đất là do kết quả của những chấn động tự nhiên của trái đất, làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn đồi núi. - Sạt lở đất do rừng bị tàn phá không có sự che trắng mới khi có mưa rất to hoặc bão lớn. - Sạt lở đất là do tải trọng lớn trên sườn dốc (như các công trình xây dựng nhà ở và đường giao thông ). 2.1.3. Các yếu tố dẫn đến sạt lở Xã Huổi Lèng có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc, nghiêng dần theo hướng bắc xuống nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến chiếm phần lớn là diện tích đất tự nhiên của xã, xen kẽ là những thung lũng hẹp và đồi nhỏ nhưng chủ yếu sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Địa chất, Địa mạo - Khí hậu, thủy văn - Thực vật - Con người.
  14. 4 2.2. Tổng quan về GIS 2.2.1. Một số khái niệm về GIS - GIS là một Hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt. - GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. - Ngoài ra còn có một số định nghĩa sau: Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra. Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán. Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter). Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian, công nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng. Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một cơ chế thống nhất. Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý được thể hiện như sau
  15. 5 GIS Người sử dụng Phần mềm + cơ sở dữ liệu Thế giới thực tế Hình 2.1: Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý 2.2.2. Các thành phần của GIS GIS gồm các thành phần: a. Trang thiết bị Là các phần vật lý của máy tính, bao gồm các thiết bị xử lý và thiết bị ngoại vi. Thiết bị bao gồm máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hoá, thiết bị quét ảnh, các phương tiện lưu trữ số liệu b. Phần mềm Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính, phần mềm sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tính năng: Nhập và kiểm tra dữ liệu Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu Xuất dữ liệu Biến đổi dữ liệu Tương tác với người dùng c. Số liệu và dữ liệu địa lý Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là cơ sở dữ liệu thông tin không gian và thông tin thuộc tính. - Cơ sở dữ liệu không gian: Là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hoá theo một khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được. Hệ thống thông
  16. 6 tin địa lý dùng cơ sở dữ liệu này để xuất ra các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy vẽ. Có 2 loại số liệu đó là số liệu Vector và số liệu Raster: + Số liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường và vùng, mỗi dạng có liên quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. + Số liệu Raster: Được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị của thuộc tính. Số liệu của ảnh vệ tinh và số liệu của bản đồ được quét là số liệu Raster. + Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Là những thông tin về tính chất, đặc điểm và các yếu tố nhận biết của đối tượng địa lý, bao gồm các biểu mẫu, các diễn giải về những đặc tính khối lượng hay bản chất cử các mối liên quan những thông tin bản đồ với vị trí đích thực của nó. Các thông tin thuộc tính được lưu trữ, quản lý và trình bày trong hệ thống thông tin địa lý dưới dạng số, các ký tự, ký hiệu hay biểu thức logic để mô tả các thuộc tính thuộc về các thông tin địa lý. d. Chuyên viên Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và thông thạo về việc chọn các công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân tích - xử lý các số liệu. e. Chính sách và cách thức quản lý Đây là một trong những hợp phần quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin.
  17. 7 2.2.3. Các khả năng của GIS GIS có các khả năng sau: a. Khả năng chồng lấp các bản đồ Việc chồng xếp các bản đồ trong kỹ thuật GIS là một khả năng ưu việt của GIS trong việc phân tích các số liệu thuộc không gian, để có thể xây dựng thành một bản đồ mới mang các đặc tính hoàn toàn khác với bản đồ trước đây. Dựa vào kỹ thuật chồng lấp các bản đồ mà ta có các phương pháp sau: cộng, trừ, nhân, chia, tính trung bình, hàm số mũ, che, tổ hợp. b. Khả năng phân loại thuộc tính Một trong những điểm nổi bật trong tất cả các chương trình GIS trong việc phân tích các thuộc tính số liệu thuộc về không gian là khả năng của nó để phân loại các thuộc tính nổi bật của bản đồ. Nó là một quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc về một cấp nhóm nào đó. Một lớp bản đồ mới được tạo ra mang một giá trị mới mà nó được tạo thành dựa vào bản đồ trước đây. Việc phân loại bản đồ rất quan trọng vì nó cho ra các mẫu khác nhau. Một trong những điểm quan trọng trong GIS là giúp để nhận biết được các mẫu đó. Đó là những vùng thích nghi cho việc phát triển đô thị hoặc nông nghiệp mà hầu hết được chuyển sang phát triển dân cư. Việc phân loại bản đồ có thể được thực hiện trên một hoặc nhiều bản đồ. c. Khả năng phân tích * Tìm kiếm Nếu dữ liệu được mã hóa trong hệ vector sử dụng cấu trúc lớp hoặc lớp phủ, thì dữ liệu được nhóm lại với nhau sao cho có thể tìm kiếm một lớp nào đó một cách dễ dàng. Trong GIS phương pháp này khó khăn vì khi mỗi một thành phần có nhiều thuộc tính. Một hệ lớp đơn giản yêu cầu dữ liệu đối với mỗi lớp phải được phân lớp trước khi đưa vào.
  18. 8 Vùng đệm Là một vùng trong đó đường biên bên trong gọi là lõi còn đường biên bên ngoài gọi là vùng đệm. Vùng đệm sử dụng nhiều thao tác phân tích và mô hình hóa không gian. * Nội suy Trong tình huống thông tin cho ít điểm, đường hay vùng lựa chọn thì nội suy hay ngoại suy phải được sử dụng để có nhiều thông tin hơn. Nghĩa là phải giải đoán giá trị hay tập giá trị mới, phần này mô tả nội suy hướng điểm, có nghĩa một hay nhiều điểm trong không gian được sử dụng để phát sinh giá trị mới cho giá trị khác nơi không đo giá trị trực tiếp được. Trong thực tế nội suy được áp dụng cho mô hình hóa bề mặt khi cần phải giải đoán các giá trị mới cho bề mặt hai chiều trên cơ sở độ cao láng giềng. * Tính diện tích Phương pháp thủ công: - Đếm ô - Cân trọng lượng - Đo thước tỷ lệ Phương pháp GIS - Dữ liệu vector: chia nhỏ bản đồ dưới dạng đa giác - Dữ liệu raster: tính diện tích của một ô, sau đó nhân diện tích này với số lượng ô của bản đồ. 2.2.4. Một số ứng dụng của GIS Ở nước ta kỹ thuật GIS thực tế đã được biết đến khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây. Ở ĐBSCL, công nghệ GIS được đưa vào sử dụng từ chương trình cấp nhà nước trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào năm 1986, từ năm 1991 sau khi các tỉnh thành lập sở địa chính để quản lý các thông tin thì công
  19. 9 nghệ GIS mới thật sự đưa vào sử dụng và thực hiện ở vài tỉnh, hiện nay được sử dụng thành công trong việc lưu trữ hồ sơ địa chính. Các ứng dụng trên Mapinfo bằng ngôn ngữ lập trình Mapbasic để theo dõi hiện trạng sử dụng đất của từng khu vực trên bản đồ hiện trạng, cho biết giá của thửa đất ở từng vị trí trên một tuyến đường đã chọn, cập nhật giá tự động cho tất cả các bản đồ theo từng năm đã chọn, tính tiền bồ thường thiệt hại về đất theo năm bất kỳ, cho phép người sử dụng so sánh được giá của cùng một thửa đất theo 2 năm bất kỳ trên một tuyến đường. Đề tài còn hạn chế chưa cập nhật giá tự động cho một vùng rộng lớn. 2.2.5. Tầm quan trọng của GIS trong việc quản lý khu vực sạt lở Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý sạt lở đất là một việc rất cần thiết và quan trọng. Công nghệ GIS ngày càng phát trển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. GIS ngày nay trở thành công cụ đắc lực phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sạt lở đất . Quản lý sạt lở đất là một lĩnh vực quan trọng, chính sự phát triển của công nghệ GIS góp phần phục vụ hiệu quả cho việc quản lý sạt lở đất . Bên cạnh đó thì đứng trước những biến đổi không ngừng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật cũng như các hệ phần mềm. Chính điều này thúc đẩy sự phát triển của công nghệ GIS. Và việc quản lý đất đai cũng cần có những bước chuyển đổi phù hợp hơn. Ứng dụng GIS vào quản lý khu vực sạt lở đất là một điều quan trọng và cần thiết. 2.3. Giới thiệu về MapInfo 2.3.1. Sơ lược về MapInfo Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho
  20. 10 mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa phương. Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả. 2.3.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây: - Tập tin *.tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là các file ở dạng văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin. - Tập tin *.dat chứa các thông tin nguyên thuỷ, phần mở rộng của thông tin này có thể là *wks, dbf, xls, nếu chúng ta làm việc với thông tin nguyên thuỷ là các số liệu từ Lotus 1 2 3, dbase/foxbase và excel. - Tập tin *.map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý. - Tập tin *.id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau. - Tập tin *.ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số khoá (index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của Mapinfo. 2.3.3. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi Hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ
  21. 11 thống. Với các tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp đối tượng khi không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khác nhau. - Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. - Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý. - Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. - Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của bản đồ. 2.3.4. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu Mapinfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau.
  22. 12 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Khu vực sạt lở đất xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. - Ứng dụng phần mềm Mapinfo trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý khu vực sạt lở đất . 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Thuộc khu vực trên địa bàn xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành * Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. * Thời gian tiến hành 4 tháng, từ ngày 25 tháng 1 năm 2019 đến hết tháng 5 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu + Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. + Nguyên nhân sạt lở đất tại khu vực nghiên cứu. + Thực trạng sạt lở đất tại khu vực xã Huổi Lèng. + Xây dựng bản đồ sạt lở đất thuộc khu vực xã Huổi Lèng. + Xây dựng cơ sở dữ liệu: Thông tin về khu vực sạt lở, các yếu tố dẫn đến sạt lở,thống kê thiệt hại tại khu vực sạt lở. + Đề xuất các giải pháp để quản lý khu vực sạt lở đất.
  23. 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 .Phương pháp thu thập thông tin (thứ cấp) tài liệu Các tài liệu dùng để nghiên cứu, phân tích phân vùng sạt lở bao gồm: - Tài liệu về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Huổi Lèng. - Tài liệu điều tra, khảo sát các trận lũ quét và trượt lở đất trong những năm qua trên địa bàn xã Huổi Lèng. - Tài liệu đo đạc lương mưa các trạm khí tượng trên địa bàn xã Huổi Lèng - Tài liệu mặt đệm bao gồm: + Thảm phủ thực vật + Độ dốc địa hình + Đất: Độ bở rời và khả năng liên kết của đất + Địa chất: mức độ phong hóa của đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất với tỷ lệ 1: 10000 do Trung tâm tư liệu đo đạc và bản đồ cấp nên chất lượng bản đồ tương đối tốt. Vì vậy, bản đồ này hoàn toàn đủ độ tin cậy làm số liệu đầu vào phục vụ cho việc xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và trượt lở đất. 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Là phương pháp đặc trưng và truyền thống đi thực tế trong nghiên cứu địa lý. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội, các vấn đề cấp thiết về tình trạng sạt lở, xói lở tại địa bàn nghiêm cứu, nhằm bổ sung những thiếu sót và làm chính xác hơn kết quả nghiên cứu. Cụ thể công việc điều tra như sau : + Vị trí địa lý + Khảo sát chặt chẽ từng điểm sạt lở đất để mang lại độ cính xác cao + Thực trạng của khu vực sạt lở đất
  24. 14 + Các loại thảm thực vật phân bố trên vị trí sạt lở đất + Thuận lợi và khó khăn của từng vị trí được khảo sát cũng như của khu vực được khảo sát. 3.4.3. Phương pháp chồng ghép bản đồ Phương pháp này gần giống với phương pháp phân tích nhân tố. Tuy nhiên, phương pháp này cho chúng ta nghiên cứu các quan hệ không gian theo chiều thẳng đứng, tìm ra các sự trùng hợp lãnh thổ, tạo ra các tổng hợp thể lãnh thổ có sự đồng nhất về hai hay nhiều yếu tố. Đối với việc chồng xếp các lớp bản đồ đa giác thì có 3 hình thức khác nhau, đem lại những kết quả khác nhau. 3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu sau khi điều tra, thu thập ta tiến hành xử lý, phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính về khu vực sạt lở đất xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. * Các bước xây dựng chương trình quản lý khu vực sạt lở Thu thập, tham khảo tài liệu Thu thập dữ liệu Xử lý và chuyển đổi dữ liệu Xây dựng bản đồ mới dựa trên bản đồ nguồn Xây dựng chương trình quản lý khu vực sạt lở Hình 3.1: Sơ đồ xây dựng chương trình quản lý khu vực sạt lở đất tại xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
  25. 15 Bước 1: Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo, tạp chí, internet, Bước 2: Thu thập dữ liệu (hình học và phi hình học). Dữ liệu hình học: Bản đồ hành chính và bản đồ địa chính tại xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Dữ liệu phi hình học: Tên vị trí, nơi sạt lở đất trên khu vực xã huổi lèng và số liệu độ cao đồi núi các năm gần đây do UBND xã Huổi Lèng. Bước 3: Xử lý và chuyển đổi dữ liệu Trong Microstation dữ liệu được lưu dưới dạng file *.DGN vì vậy khi chuyển sang MapInfo phải chuyển đổi đuôi. Trong Microstation có bao nhiêu lớp đối tượng thì sau khi chuyển sang MapInfo sẽ được xuất sang bấy nhiêu lớp bản đồ. Việc chuyển đổi dữ liệu từ Microstation sang MapInfo được thực hiện một cách khá dễ dàng theo các bước trên. Các số liệu về tên đường, giá đất sẽ được cập nhật vào máy tính bằng chương trình Excel lưu lại với 2 dạng: Microsoft Access, Microsoft Excel File hoặc Data Base File.Dữ liệu chuyển sang dạng *.Tab để sử dụng được trong phần mềm MapInfo. Bước 4: Xây dựng bản đồ mới dựa trên bản đồ nguồn Đây là công việc được tiến hành khi đã chuyển đổi dữ liệu sang dạng MapInfo và sau đó chỉnh sửa, đổi tên để tìm ra lớp bản đồ ranh thửa và bắt đầu tiến hành số hóa. Để tiến hành số hóa cho bản đồ ta chọn lớp bản đồ cần biên tập, sau đó chọn công cụ polyline để số hóa lần lượt ranh giới của các thửa đất. Tạo các lớp bản đồ hiện trạng tại Xã Huổi Lèng ,Huyện Mường Chà , Tỉnh Điện Biên và bản đồ đường, vị trí, thửa. Tạo cấu trúc các lớp bản đồ, đặt tên cho lớp bản đồ vừa tạo. Bước 5: Xây dựng chương trình quản lý khu vực sạt lở .
  26. 16 3.4.5. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp các thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống mới đầy đủ nơi sạt lở đất thuộc khu vực nghiêm cứu, đánh giá cụ thể và viết báo cáo tổng hợp.
  27. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội 4.1.1. Vị trí địa lý Xã Huổi Lèng là xã miền núi nằm ở phía đông bắc của huyện Mường Chà, có Quốc Lộ 12 đi qua với tổng chiều dài là 11km, cách thị trấn Mường Chà 20km và cách thành Phố Điện Biên 75km. Xã có 07 thôn bản gồm : Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè với tổng diện tích đất tự nhiên 10.828,74ha, có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp với xã Hừa Ngài và xã Huổi Mí Phía Tây giáp với xã Chà Tờ huyện Nậm pồ Phía Nam giáp với xã Ma Thì Hồ và xã Sa Lông Phía Bắc giáp với xã Mường Tùng. Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Huổi Lèng trên bản đồ
  28. 18 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trên lĩnh vực kinh tế + Nông nghiệp Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2018 của UBND xã Huổi Lèng thì xã đã đạt được những kết quả về kinh tế như sau: Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm (2016 – 2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cây Diện Năng Sản Diện Năng Sản Diện Năng Sản trồng tích suất lượng tích suất lượng tích suất lượng (ha) (tạ/ha) (tấn (ha) (tạ/ha) (tấn (ha) (tạ/ha) (tấn 1.Cây lúa 150 45 611,2 152 40 605,2 174 46 688,8 mùa 2.Cây lúa 110 13 143,0 110 13 143,0 112 13,5 151,2 nương 3. Cây 300 18 540,0 300 18 540,0 280 18,4 515,2 ngô 4. Cây đậu 38 10 6,5 28,8 10 28,8 20 10 20 tương 5.Cây 6,5 10 6,5 7,0 10 7,0 8,3 10 6,3 lạc (Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng)
  29. 19 + Giao thông Xã giáp phân bố dọc theo hệ thống tuyết đường quốc lộ 12, đây là tuyết đường rất quan trọng thuận lợi cho việc vận chuyển giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế . + Về Giáo dục – đào tạo Bước vào năm học mới 2018 – 2019 UBND xã tiếp tục chỉ đạo các trường thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với giáo dục – đào tạo; đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua học tốt; huy động trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp đạt 100 %; Tiểu học: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 01 đạt 100 %; tre từ 11 – 14 tuổi ra lớp THSC đạt 99,7 %. +Về Công tác y tế Việc khám chữa bệnh tại phòng khám Huổi Lèng, cán bộ y tế xã đã được duy trì thường xuyên khám và cấp phát thuốc điều nội trú cho bệnh nhân. Trong 5 tháng đầu năm 2019: Kê đơn cấp pháp thuốc là: 1.999 lượt, đạt 44,42%; điều tri nội trú 297 người, đạt 69,07%; điều trị ngoại trú 8 người, đạt 80%; đầu năm 2019 không có dịch bệnh xảy ra lớn trên địa bàn xã. - Trạm y tế xã thường xuyên hoạt động hàng tháng giao ban với y tá bản nắm tình hình kiểm tra dịch bệnh cung cấp thông tin kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. - Mục tiêu hoạt động của trạm y tế chủ yếu là các Chương trình y tế quốc gia như: Chương trình tiêm chủng mở rộng; phòng chống sốt rét; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng chống suy dinh dưỡng; vệ sinh an toàn thực phẩm. Tram y tế xã đã được duy trì thường xuyên hoạt động các chương trình y tế quốc gia, công tác phòng bệnh, tỷ lệ tiêm chủng đạt 90% không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã.
  30. 20 Trạm y tế xã đã có nhiều cố gắn duy trì làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, bà mẹ mang thai phấn đấu đạt và vượt một số chỉ tiêu kế hoạch huyện giao trong 6 tháng đầu năm 2018. - Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ban dân số xã đã thường xuyên tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng thực hiện các biển pháp tránh thai, hạn chế sinh con thứ 3, tuyên truyền rộng rãi và quan tâm đến vùng sâu, vùng xa để các cặp vợ chồng tự nguyện đăng ký thực hiện các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên ở một vài bản thôn có kết cấu hạ tầng quy hoạch còn chưa đồng bộ, nhiều công trình còn chưa phát huy hết tác dụng như: Nhiều bể nước sinh hoạt xây xa khu dân cư, xây xả nguồn nước, do khu vực có đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi nên chất lượng các công trình chưa cao, một số công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian khấu hao nhưng đã xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng. Các thung lũng sông suối thuộc lưu vực các con sông có ở trong khu vực xã, phần thưởng nguồn rất hẹp và dốc, đất để canh tác lúa nước là rất ít nên bắt buộc các đồng bào dân tộc sống trong khu vực phải phá rừng làm nương rẫy. Hoạt động này đã làm hủy hoại hàng loạt cánh rừng đầu nguồn trên diện rộng, làm cho các sườn núi mất đi khả năng giữ, thấm nước và phát triển mạnh hiện tưởng xói mòn, các khe đứt gãy và bóc mòn bề mặt lớp đất. Bên cạnh đó do truyền thống khai thác gỗ làm nhà cũng làm cho rừng cạn kiệt, giảm độ che phủ. Những tác động trên là nguyên nhân tiền ẩn gây ra trượt lở đất, lũ quét, lũ ống. 4.1.3. Trên Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội Dân số và lao động Tình hình dân số và lao động được thể hiện qua bảng sau:
  31. 21 Bảng 4.2: Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số Lượng 1 Tổng số hộ Hộ 553 2 Tổng số nhân khẩu Người 3.094 3 Tổng số lao động Người 1.730 4 Mật độ dân số Người/ km2 15 5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %/năm 1.43 (Nguồn: Trạm y tế xã Huổi Lèng năm 2018) Theo số liệu thống kê, tháng 9 năm 2018 dân số xã có 3.094 người, 553 hộ và gồm các dân tộc Mông, Kinh và dân tộc Hoa cùng sinh sống, phân bố trên 07 bản mật độ dân số 15 người/km2 thấp thứ hai sau xã Hừa Ngài. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,43%/năm. 4.1.4. Kết quả thu thập số liệu - Công tác thu thập bản đồ được thực hiện tại xã hội xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. - Bản đồ được thu thập để thực hiện đề tài đó là bản đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất xã Huổi Lèng. - Thu thập số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Huổi Lèng.
  32. 22 4.2. Kết quả tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến sạt lở đất của xã Huổi Lèng 4.2.1. Địa chất Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.828,74 ha kéo dài 107,8 km2. Trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau: Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả. Song do phân phối ở những vị trí: sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoản 14% diện tích loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới. Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông, lâm nghiệp. Đất là một nhân tố chủ yếu của mặt đệm. Khảo sát các nhóm nhân tố tạo nên lũ quét đã đi đến nhận xét rằng: Mưa là điều kiện cần, còn mặt đệm là điều kiện đủ. Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ quá trình hình thành lũ. Mặt đệm ảnh hưởng đến lượng tổn thất dòng chảy lũ. Tổn thất dòng chảy lũ bao gồm quá trình thấm, điền trũng, ngưng chặn bởi lớp phủ thực vật và bốc hơi. Thấm giữ vai trò quan trọng nhất mà chủ yếu do đất quyết định. Kết quả khảo sát thực địa và phân tích tài liệu có thể nhận thấy rằng: Quá trình hình thành lũ quét gồm các giai đoạn xảy ra vừa song song vừa kế tiếp sau:
  33. 23 - Mưa lớn - Nước lũ tràn ngập các sườn dốc đổ vào sông suối - Xói mòn, sạt lở, phá sập và cuốn trôi các vật cản trên đường lũ đi qua - Tích đọng, bồi lấp các vật rắn ở các lũng sông, ruộng, nương, bờ bãi và rút nước đi. Như vậy, đất ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành lũ quét ở cả hai pha: pha rắn và pha lỏng. Đất sẽ được phân theo khả năng thấm của đất như sau: + Thấm nhiều: Đất cát, cát pha, đất mùn, đất thịt nhẹ + Thấm trung bình: Đất thịt trung bình, sét pha cát + Thấm ít: Đất thịt nặng, đất sét mịn + Thấm rất ít: Núi đá, đất sét và đất thịt nặng. Đối với địa chất, có thể căn cứ vào mức độ phong hóa đất để chia làm các mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh lũ quét. Có thể chia làm 4 cấp độ như sau: + Các thành tạo địa chất phong hóa mạnh + Các thành tạo địa chất phong hóa trung bình + Các thành tạo địa chất phong hóa yếu + Các thành tạo phong hóa cacbonat. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá Macman axit. Với 80% đất đồi núi của xã còn nhiều đất đai bị hoang hóa và đồi trọc chưa sử dụng còn rất nhiều , đất được tạo thành và bị chi phối của các quá trình sinh hóa hoàn toàn khác với quá trình trầm tích và quá trình phong. Chính vì vậy mà đất mang nhiều đặc tính riêng biệt về thành phần vật chất và quy luật phân bố cùng với hệ sinh thái đặc trưng.
  34. 24 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Huổi Lèng Thứ Diện tích Cơ cấu Chỉ tiêu Mã tự (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10828.74 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 5848.98 54.01 1.1 Đất lúa nước LUA 75.63 0.7 1.1.1 - Đất chuyên trồng lúa nước LUC 11 0.1 1.1.2 -Đất trồng lúa nước còn lại LUK 64.63 0.6 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 288.02 2.66 1.3 Đất trông cây hàng năm còn lại HNK 237 2.19 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 10 0.09 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1616.23 14.93 1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 3621.9 33.45 1.7 Đất rừng đặc dụng RDD 0 1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.2 0 1.9 Đất làm muối LMU 0 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 98.2 0.91 2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0.2 0 2.2 Đất quốc phòng CQP 1.2 0.01 2.3 Đất an ninh CNA 0 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0.06 0 2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 2.7 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ SKX 0 2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 0 2.9 Đất bãi thả, xử lý chất thả DRA 0.05 0
  35. 25 Thứ Diện tích Cơ cấu Chỉ tiêu Mã tự (ha) (%) 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.6 0.03 2.12 Đất có mặt nước CD MNC 0 2.13 Đất sông, suối SON 14.48 0.13 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 62.41 0.58 2.14.1 + Đất giao thông DGT 40.01 0.37 2.14.2 + Đất thủy lợi DTL 3.1 0.03 2.14.3 + Đất công trình năng lượng DNL 15.27 0.14 2.14.4 + Đất công trình BC viễn thông DBV 1.05 0.01 2.14.5 + Đất cơ sở văn hóa DVH 0.2 0 2.14.6 + Đất cơ sở y tế DYT 0.21 0 2.14.7 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 2.47 0.02 2.14.8 + Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 0 2.14.9 + Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH 0 2.14.10 + Đất dịch vụ xã hội DXH 0 2.14.11 + Đất chợ DCH 0.1 0 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1.2 0.01 2.16 Đất ở tại nông thôn ONT 15 0.14 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 4816.72 44.48 3.1 + Đất bằng chưa sử dụng BCS 0 3.2 + Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 4816.72 44.48 4 ĐẤT ĐÔ THỊ DTD 0 5 ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN DBT 0 6 ĐẤT KHU DU LỊCH DDL 0 7 ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN DNT 64.84 0.6 (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Mường Chà)
  36. 26 4.2.2. Địa mạo Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo hướng Bắc xuống Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến chiếm phần lớn là diện tích đất tự nhiên của xã, xen kẽ là những thung lũng hẹp và đồi nhỏ. Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích tài liệu đã có dựa trên nguyên tắc nguồn gốc hình thái địa hình vùng điều tra được phân chia 2 nhóm sau : a) Nhóm địa hình bóc mòn rửa trôi với các quá trình địa mạo - Phần sót bề mặt san bằng không hoàn toàn, cao 1000-1200 m: chiếm phần đỉnh của những nhánh núi lớn chủ yếu, quá trình địa động lực thống trị là rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt. Địa hình này chúa một phần nhỏ trong diện tích khảo sát. - Phần sót bề mặt san bằng không hoàn toàn ,cao 500-1000 m: Là phần đỉnh các khối núi, các dải núi phân nhánh nhỏ từ dãy núi lớn trong vùng. Quá trình địa động lực thống trị là rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt, xói mòn khẽ rãnh .Dạng địa hình này là dạng chuyển tiếp . - Sườn bóc mòn với quá trình trôi trượt (15-350 ), cao 250- 500 m : Chiếm ½ diện tích khu vực khảo sát rải rát trong diện tích còn lại của bản huỏi toóng 1 và bản huỏi toóng 2, bản Ma Lù Thàng và bản trúng dình. - Bề mặt bediment thung lung, cao 200-250 m : Thường là phần định các khối núi, lân cận với các thung lung, quá trình địa động lực thống trị là rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt trong đó hệ thống khe rãnh xâm thực nhỏ ( sâu 0,1-0,2 m) tương đối phát triển. - Đồi sót bóc mòn, cao 150-200 m : Chia cắt với quá trình rửa trôi-xói mòn phân bố chủ yếu ở khu vực bản Nậm chua và bản Ma Lù Thàng. b) Nhóm địa hình nguồn gốc dòng chảy - Mãng trũng dòng chảy xâm thực : Là dạng máng trũng xâm thực phát
  37. 27 triển từ những khe rãnh xâm thực làm cắt xẽn trên bề mặt của sườn đồi. - Dòng xâm thực –tích tụ proluvi : Thực chất là dạng dòng xâm thực từ cấp 3 trở lên, là nơi tích tụ các sản phẩm của quá trình lũ bùn đá và lũ quét - Bề mặt tích tụ proluvi-deluvi : Thuộc dạng địa hình thung lũng của vùng đồi núi như ở khu vực thuộc bản trúng dình và nậm chua. Chúng ta biết rằng nước lũ chuyển động từ nơi cao đến nơi thấp và đó là lẽ tự nhiên. Song, lũ quét có đặc tính nhanh, mạnh, ác liệt thì dễ xảy ra nơi địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc lớn, ít vật cản và thậm chí ở nền địa hình yếu, dễ xói mòn, sụp lở. Nhiều nơi, núi và thung lũng tạo thành những phễu hút gió ẩm trên nền mưa lớn diện rộng thành các tâm mưa có cường độ rất lớn. Như vậy phải có sự trùng hợp thuận lợi phát sinh lũ quét giữa hai yếu tố địa hình và yếu tố khí hậu. c)Độ dốc địa hình Độ dốc bề mặt lưu vực càng lớn thì khả năng sinh lũ quét và trượt lở đất càng cao. Hầu hết trong các khu vực độ dốc thuộc xã huổi lèng thuộc phân cấp độ dốc thì bản Trung Dình và Nậm Chua có độ dốc chiếm 24,86% đứng sau bản Huổi Toóng 1 và Huổi Toóng 2, do khu vực phân bố độ dốc tại bản huỏi toóng 1 và bản huỏi toóng 2 thuộc phân cấp độ dốc chiếm 37,31% nên là nơi thường bị sạt lở mạnh và nhiều trong năm nhất là vào mùa mưa, chịu thiệt hại nặng nề nhất trong khu vực.
  38. 28 Hình 4.2: Hình ảnh về một điểm đã sạt lở đất gần 320000 m³ gây thiệt hại lớn nhất tại bản Huỏi Toóng 2 thuộc xã Huổi Lèng năm 2017 . Hình 4.3: Hình ảnh về nứt đứt lớn tại bản Huỏi Toóng 2 thuộc xã Huổi Lèng
  39. 29 Hình 4.4: Hình ảnh về nứt đứt nhỏ dài xuất hiện trong nền nhà một số hộ dân tại bản Huỏi Toóng 1 thuộc xã Huổi Lèng 4.2.3. Khí hậu a) Nhiệt độ - Nhiệt độ bình quân năm: từ 180 đến 250 C + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 400 C + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 20 C. b) Lượng mưa + Lượng mưa bình quân năm từ: 1600 - 2400 mm + Lượng mưa tháng cao nhất (tháng 7): 400 - 500 mm/ tháng + lượng mưa trung bình (tháng 4,5,6): 200-150mm/tháng + Lượng mưa tháng thấp nhất (tháng 12): 50 - 60 mm/ tháng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 với đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có khí hậu lạnh, mưa ít. Vào các tháng 01 và tháng 12 thường xuất hiện sương muối. Các tháng 3, 4, 5 khu vực thiết kế chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), thời mưa đá với cường độ nhỏ, từ 1- 2 trận/tháng tiết hanh khô và nóng, cũng
  40. 30 trong thời gian này thường có giông và kèm theo. c) Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình từ 83 - 85% nhưng vào các tháng 3, 4, 5 thời tiết khô nóng do ít mưa và còn bị ảnh hưởng của gió lào nên độ ẩm không khí có thể xuống thấp mức từ 40 - 50%. d) Chế độ gió, bão Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai loại gió chính đó là: Gió mùa đông bắc thổi vào các tháng 10, 11,12 và tháng giêng. Gió mùa tây nam (Gió Lào) thổi vào các tháng 3, 4, và 5. Địa phương cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn của những cơn bão nhiệt đới và thường xảy các hiện tượng như: Lốc xoáy, sạt lở đất, lũ quét, động đất tại các bản Ma Lù Thàng, bản trúng dình, bản huỏi toóng 2, làm thiệt hại hơn 410 ha ngô do chịu ảnh hưởng gió lớn đi kèm hiện tưởng lốc xoáy và hơn 5 nhà và nhiều tài sản khác bị cuốn trôi. 4.2.4. Thủy văn Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của các suối chính trên địa bàn xã là suối Nậm Lay và suối Sa Lương, suối Hầu Di Thàng. Suối Sa Lương là danh giới giữa xã Mùng Tùng và xã Huổi Lèng. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống suối, các khe nhỏ trên địa bàn. Tuy nhiên chế độ nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khan. Nước ngầm: nguồn nước ngầm chủ yếu trong các khe núi đá rạng Caster, các mạch nước được hình thành do bị đứt gãy của các tầng địa chất và nước mưa ngấm qua quá trình thẩm thấu nước trên bền mặt, nhiều mạch nước ngầm đã được nhân dân khai thác và đưa vào sử dụng, lưu lượng dao động mạnh theo mùa.
  41. 31 Xã có ít sông suối lớn chảy qua nhưng lại có mạng lưới suối nhỏ khá dày vào mùa mưa, kết hợp với địa hình núi cao dốc, độ dốc bình quân khá lớn ,có nhiều thác ghềnh có (độ cao 200 m) thậm chí đến tận khu vực hạ lưu vẫn xuất hiện thác. Tạo thành các dòng sông tương đối lớn lại nằm trong khu vực có lượng mưa lớn và lớp thảm thực vật bị tàn phá nặng nề chưa kịp phục hồi ( bản huỏi toóng 1, bản huỏi toóng 2, bản trống dình, bản cán dín nhè ) điều đó dẫn đến mức độ tập trung nước nhanh làm tiền đề gây nên những trận lũ quét lớn làm thiệt hại lớn đến tính mạng con người và tài sản. 4.2.5. Thực vật Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5238,13 ha chiếm 89,56% đất nông nghiệp và 48,37% diện tích tự nhiên. Trong đó: + Rừng sản xuất là 1.616,23 ha chiến 27,63% đất nông nghiệp + Rừng phòng hộ là 3.621,9 ha chiến 61.92% đất nông nghiệp. Phần lớn rừng hiện nay thuộc loại rừng có tác dụng phòng hộ với một số loại gỗ có giá trị kinh tế như: Chò, lim, lát, nghiến còn lại ít. Ngoài các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, các trảng cỏ cao nhiệt đới núi thấp và á nhiệt đới trung bình, các loại cây đặc sản như cánh kiến, tre, nứa, Động vật rừng còn ít, chủ yếu là lợn rừng, nai, hoẵng, khỉ. Cùng với việc mất rừng do khai thác bừa bãi, săn bắt thú rừng của người dân là nguyên nhân của sự suy giảm nhanh tới mức báo động các lâm sản và động vật hoang giã, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét gây sụt lở, thiệt hại lớn vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. 4.2.6. Yếu tố con người Theo tập quán và yếu tố địa lý, các điểm dân cư thường phân bố tập trung đông đúc ở những nơi có độ cao để thuận lợi cho các hoạt động sinh sống điều này đã làm thu hẹp rừng xanh gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở
  42. 32 nghiêm trọng. Không may, những nơi định cư chiến lược về kinh tế như vậy lại là những nơi có nguy cơ cao về sạt lở. Thêm vào đó, bùng nổ dân số và sự mở rộng mạng lưới hạ tầng xây dựng ( đường quốc lộ, đường xá, trường học, nhà ở dân cư, ) ở những nơi này đã làm gia tăng tốc độ đứt gãy, sạt lở đất trong khi các nền móng xây dựng thường tự tạo ra sự cô lập với tầng đất xung quanh. Khi có sự kết hợp tác động từ các yếu tố khác, như khai thác đá điểm hình là ở bản( Ma Lù Thàng,Huỏi toóng 2 ). Do nhận thức của người dân tại địa bàn còn kém, khai thác không đúng quy hoạch. Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề hoạt động quản lý của xã về rừng còn yếu kém. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của bà con dân tộc tại địa bàn nghiêm cứu : nạn chặt phá rừng đã làm mất cân bằng hệ sinh thái, khi rừng bị phá đi nghĩa là làm mất đi tấm lá chắn để ngăn chặn lũ lụt, nước trên đầu nguồn chảy nhanh và mạnh sẽ gây thiệt hại về người và tài sản, hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc bố trí các điểm dân cư miền núi đã đến lúc cần tính toán đến các yếu tố tải trọng và khả năng chịu lực của nền địa chất tại chỗ để tránh việc người dân và doanh nghiệp tổ chức xây dựng dựa trên khả năng tài chính của mình hơn là chú ý đến khả năng sụt lún của nền đất. 4.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu không gian về khu vực sạt lở đất của xã Huổi Lèng * Chuyển đổi bản đồ Bản đồ vùng nghiên cứu được xây dựng và thành lập bằng phần mềm chuyên dùng là Microstation. Đây là phần mềm chuyên dùng được tổng cục
  43. 33 địa chính để thành lập và quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính. Những việc liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phần mềm này không hỗ trợ. Vì vậy, phải chuyển dữ liệu sang MapInfo để xử lý và liên kết dữ liệu hình học và phi hình học. *Tiến hành cài đặt phần mềm FME : Bước 1: Download và giải nén “FME.rar” được folder như sau: Hình 4.5: Giải nén “FME.rar” Bước 2: Tiến hành cài đặt Hình 4.6: Chạy file “fme-desktop-b16494-win-x64”, đợi một chút và chọn “Next” Hình 4.7: Chọn “I agree” và chọn “Next”
  44. 34 Hình 4.8: Chọn tiếp “Next” Hình 4.9: Chọn tiếp “Next” - Đợi quá trình cài đặt diễn ra. Kết thúc cài đặt, chọn “Finish”: Hình 4.10: Chọn “Finish” Hình 4.11: Bảng “FME Desktop Licensing Assistant”
  45. 35 Bước 3: Tiến hành crack Hình 4.12: Chạy file “SafeFLEXlmInstaller” trong thư mục “Crack” và chọn “Next” Hình 4.13: Chọn tiếp “Next” - Đợi một chút để quá trình cài đặt diễn ra. Khi kết thúc cài đặt, bỏ chọn tại mục “View readme file” và nhấn “Finish”: Hình 4.14: Chọn tại mục “View readme file” và nhấn “Finish”
  46. 36 - Mở file “safe.lic” trong thư mục “Crack” bằng trình duyệt “Notepad”. Thay cụm từ “this_hot” (dòng đầu tiên trong file) thành tên của máy. Hình 4.15: Mở file “safe.lic” trong thư mục “Crack” bằng trình duyệt “Notepad” - Chuột phải vào file “licgen” trong thư mục “Crack”, chọn “Run as administrator”: Hình 4.16: Chọn “Run as administrator” - Hiện ra bảng, bỏ chọn tại mục “Sound”, kích vào “Make License”: Hình 4.17: Kích vào “Make License”
  47. 37 - Chạy file “restartService” trong thư mục: “C:\ Program Files (x86)\ FlexServer\ BatchFiles”. Sau đó tắt nó đi. - Vào “Menu Start\ All Program\ Safe Software”. Kích chuột phải vào “Launch LMTOOLS”, chọn “Run as administrator”, hiện ra bảng LMTOOLS. + Vào thẻ “Start/ Stop/ Reread”. Chọn “FME License Service” và nhấn “Stop Server”: Hình 4.18: Chọn “FME License Service” và nhấn “Stop Server” + Vào thẻ “Config Services”. Tại mục “Service Name” chọn “FME License Server”. -> Tại mục “Path to the Imgrd.exe” thì kích vào “Browse” và tìm đến file “Imgrd.exe” trong thư mục “C:\Program Files (x86)\FlexServer”. -> Tại mục “Path to the license” thì kích vào “Browse” và tìm đến file “safe.lic” trong thư mục “C:\Program Files (x86)\FlexServer”. -> Tại mục “Path to the debug log” thì kích vào “Browse” và tìm đến file “safe.log” trong thư mục “C:\Program Files (x86)\FlexServer”. -> Tích vào ô “Use Services” và ô “Start Server at Power Up”. -> Nhấn “Save Service\ Yes”.
  48. 38 + Quay lại thẻ “Start/ Stop/ Reread”. Chọn “Stop Server”, “Start Server”. Nếu ở góc trái bên dưới xuất hiện dòng chữ “Server Start Successful” thì mới ok! Hình 4.19: Tại thẻ “Server Diags” kích chọn “Perform Diagnostics” + Tắt bảng trên đi. - Vào “Start Menu\ All Program\ FME Desktop 2016.1.0.1\ FME QuickTranslator 2016.1.0.1 : Hình 4.20: Chọn “Connect to a floating license server” và nhập tên máy vào rồi nhấn “Next” Hình 4.21: Nhấn “Activate”
  49. 39 Hình 4.22: Nhấn “Finish” - Đợi một chút để FME khởi động. Giao diện làm việc của phần mềm có dạng như dưới đây: Hình 4.23: Khởi động FME - Sau khi sử dụng phần mềm FME chuyển từ bản đồ Microstation sang dạng Mapifo, ta được các lớp dữ liệu như sau: Hình 4.24: Bảng dữ liệu của các lớp sau khi chyển đổi xong .
  50. 40 Hình 4.25: Bảng sau khi đã đổi tên các lớp dữ liệu 4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Dữ liệu bản đồ sau khi phân theo vị trí chỉ ở dạng dữ liệu hình học chứ chưa bao gồm các thông tin về số thứ tự, tên điểm, tên thôn bản, trạng thái, diện tích, tọa độ (X,Y) (đây là các dữ liệu thuộc tính cho bản đồ). Để biết thông tin của từng điểm sạt lở đất cần phải xây dựng liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ của từng điểm sạt lở đất. Bảng 4.4: Thông tin điểm sạt lở đất tại xã Huổi Lèng Tên trường Kiểu Độ rộng Kí Tự Ghi chú TT Character 10 Thứ Tự Ten_diem Character 15 Tên điểm Ten_thon_ban Character 25 Tên thôn bản Trang_thai Character 40 Trạng thái X Decimal 10 Tọa độ(X) Y Decimal 10 Tọa độ (Y) Bảng thông tin về các điểm sạt lở đất được xây dựng bao gồm các thông tin: + Ten_diem : Tên điểm là cơ sở quan trọng để quản lý khu vực sạt lở đất
  51. 41 + Ten_thon_ban : thể hiện vị trí khu vực bị ảnh hưởng từ sạt lở đất + Trang_thai : Thể hiện mức độ cảnh báo cần thiết từ sạt lở đất + X,Y : Thể hiện tọa độ vị trí các điểm sạt lở đất. Các thông tin xây dựng về khu vực sạt lở đất được thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết trong quản lý khu vực sạt lở đất tại địa bàn xã Huổi Lèng. Trong quá trình quản lý khu vực sạt lở đất, yểu tố quan trọng nhất là xác định vị trí nơi sạt lở đất (đây là cơ sở để quản lý sạt lở đất). Vì vậy trong xây dựng cơ sở về sạt lở đất cần thiết lập thông tin để khi liên kết dữ liệu có thể giúp biết được vị trí và trạng thái của khu vực sạt lở đất . Sau khi xây dựng xong bản đồ và xây dựng bảng thông tin về khu vực sạt lở đất trên địa bàn xã Huổi Lèng tiến hành gán thông tin cho từng điểm ở từng vị trí đã được khảo sát . Hình 4.26: Kết quả nhập thông tin cho từng điểm ở từng vị trí sạt lở đất. 4.5. Ứng dụng quản lý và cung cấp thông tin khu vực sạt lở đất 4.5.1. Tìm kiếm thông tin Với những nguồn dữ liệu đã được cập nhật và liên kết trên và các chức năng của phần mềm MapInfo, người dùng có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm các thông tin theo ý muốn của người sử dụng như sau:
  52. 42 - Để tìm kiếm thông tin các cơ sở dữ liệu, trên thanh công cụ của MapInfo thực hiện các thao tác sau: Query→ Find → chọn trường thông tincần tìmkiếm → O k → nhậpyêu cầu cần tìm kiếm trên thanh công cụFinb Hình 4.27: Thao tác tìm kiếm những điểm sạt lở đất mà ta cần Hình 4.28: Kết quả tìm kiếm thông tin trong trường dữ liệu tạo
  53. 43 Ví dụ: Ta cần tìm kiếm ‘điểm bốn’ trong các điểm sạt lở đất : Thì ta gõ giá trị: điểm bốn -> OK Kết quả tìm kiếm ‘điểm bốn’ sẽ được biểu thị trên bản đồ được đánh dấu tại vị trí đó bằng ngôi sao màu xám trắng. 4.5.2. Tìm và xuất dữ liệu Để phục vụ cho các yêu cầu của từng công việc khác nhau, từ bộ cơ sở dữ liệu đã xây dựng có thể xuất dữ liệu sang các dạng như Microsoft Office Word, Adobe Reader, Microsoft Office Excel, Accessories Notepad Quy trình xuất dữ liệu thuộc tính từ Mapinfo sang Accessories Notepad như sau: Trên menu chính chọn Table/ Export / trên cửa sổ Export Table chọn lớp dữ liệu cần xuất (lớp Huoi_leng_diem_sat_lo) / chọn Export / Trên cửa sổ Export Table to File chọn kiểu file cần xuất là Delimited ASCII(*.txt). Hình 4.29: Thao tác tìm và xuất dữ liệu thuộc tính 4.6. Xây dựng bản đồ chuyên đề Xây dựng bản đồ chuyên đề nhằm thể hiện rõ ràng theo mục đích sử dụng khác nhau. Có nhiều cách để xây dựng bản đồ chuyên đề như bản đồ quản lý sạt lở đất mô tả thông qua việc đánh dấu vị trí các điểm.
  54. 44 Để xây dựng bản đồ sạt lở đất xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên ta tiến hành như sau: Vào File/open/D/ban do sat lo/Chọn( lớp Huoi_Leng_diem_sat_lo/open. Tuỳ theo từng trường hợp khác nhau mà chúng ta phân cấp đối tượng cho phù hợp, việc phân cấp này được sắp xếp riêng trong một cột mang ý nghĩa mã số, bởi vậy số đối tượng phân cấp thường khác nhau. Vào Table\Maintenance/Table Structure/chọn lớp Huoi-Leng diem_sat_lo/OK Sau khi xuất hiện bảng Modify Table Structure như bên dưới : chọn OK Hình 4.30: Bảng tạo các Fields cho Tabel cần làm Chọn màu cho điểm cần đánh : options/Symbol Styles/OK Hình 4.31: Công cụ chọn màu cho các điểm cần đánh
  55. 45 Chọn Symbol → tiến hành đánh dấu vị trí các điểm sạt lở đất Đã và đang sạt lở đất. Nguy cơ sạt lở đất. Hình 4.32: Vị trí các điểm đã được đánh dấu Sau khi đánh xong các điểm sạt lở đất, ta tiến hành nhập thông tin vào các điểm ứng với vị trí của từng điểm đó, ta nhập như sau : chọn click Info/dín vào điểm cần nhập / xuất hiện bảng Info Tool góc dưới mép bên phải /nhập thông tin. Hình 4.33: Thao tác nhập thông tin vào các điểm
  56. 46 Muốn thay đổi màu sắc cho các điểm sạt lở ta click vào options/Symbol Styles → OK Ta được bản đồ chuyên đề về quản lý sạt lở đất xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên như sau : Hình 4.34: Bản đồ chuyên đề quản lý sạt lở đất xã huổi lèng, huyện mường chà, tỉnh điện biên 4.7. Giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất đá thuộc khu vực xã Huổi Lèng Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, khu vực cụ thể cũng như hiện trạng sạt lở đất trên địa bàn xã Huổi Lèng, qua khảo sát thực địa nhóm em đưa ra một số giải pháp sau : 4.7.1. Đối với người dân + Hãy đi sơ tán nếu được yêu cầu + Chú ý nghe dự báo thời tiết về các đợt mưa lớn + Hãy chú ý tiếng động bất thường do đất đá gây ra
  57. 47 + Chú ý sự thay đổi của màu nước (từ trong sang đục) + Tránh xa dòng chảy của sạt lở đất + Luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của chính quyền địa phương về giải pháp và kỹ năng khi có thiên tai sạt lở đất xảy ra. 4.7.2. Đối với các cơ quan chính quyền địa phương cần phải Chủ động có các biệp pháp di dời nhà dân, thôn bản những nơi vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở tai biến địa chất và sẵn sàng ứng phó khi mưa to và kéo dài. Tuyên truyền phổ biến cho người dân biết nhận dạng các đối tượng tiền ẩn có nguy cơ xảy ra sạt lở để chủ động ứng phó và giảm thiếu hậu quả do các tai biến địa chất gây nên. Liên hệ với các hộ gia đình không nên xây nhà ở những nơi dễ có sạt lở đất (sườn dốc, vùng ven suối ). Thường xuyên nhắc nhở người dân hãy tránh xa khu vực sạt lở đất bởi vì đất đá vẫn chưa ổn định. Thực hiện các biệp pháp bảo vệ bề mặt mái dốc như ( trồng cây ở những nơi bị chặt hoặc bị chết ). Cấm chặt phá rừng ( làm nương rẫy ) ở những nơi địa hình dốc có nguy cơ sạt lở đất và tiền ẩn nguy cơ trượt lở. Bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng cây nhằm gia tăng độ che phủ rừng trên bề mặt địa hình. 4.7.3. Đối với các nhà quản lý Lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, làm cở sở cho việc thành lập bản đồ, khoanh vùng dự báo nguy cơ tiền ẩn tai biến địa chất theo các cấp khác nhau trên một khu vực nhất định. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất với mục tiêu bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng ở những nơi vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở. Khoanh vùng canh tác hợp lý ở những nơi có địa chất môi trường ổn định.
  58. 48 Thiết lập mạng lưới quan trắc quản lý và nghiêm cứu các dạng tai biến địa chất có nguy cơ cao ở địa phương, đồng thời xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo kịp thời cho cộng đồng dân cư. Quản lý khu vực sạt lở đất bằng cách ứng dụng công nghệ phần mềm GIS để quản lý tốt các khu vực có vị trí nguy cơ trượt lở cao, đồng thời có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến khi khai thác khoáng sản để thân thiện với môi trường. Có kế hoạch đối phó, khắc phục khẩn cấp hậu quả khi có tai biến địa chất xảy ra ở những vùng có nguy cơ cao và tập trung dân cư đông, đồng thời tổ chức diễn tập theo tình huống với người dân địa phương cùng với chính quyền để bình tĩnh và chủ động triển khai các hoạt động ứng cứu nhằm giảm tối đa những tác động tiêu cực khi xảy ra sạt lở. Xây dựng hệ thống biển báo cách tối thiểu là 600m ở cả hai đầu các đoạn đường có nguy cơ sạt lở cao để phương tiện giao thông được biết. Đối với những nơi đã xảy ra trượt lở đất cần có rào chắn và biển báo nguy hiểm.
  59. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Thực hiện đề tài: “Ứng dụng GIS trong công tác quản lý các khu vực sạt lở đất thuộc xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ” Trong quá trình thực hiện nghiêm cứu thu được một số kết quả sau đây: - Kiểm tra được tổng cộng 17 điểm sạt lở đất trong đó, có 10 điểm đã và đang sạt lở nghiêm trọng và 7 điểm có nguy cơ sạt lở rất cao như vị trí của điểm 10 nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người - Xác định được nguyên nhân sạt lở đất tại khu vực nghiên cứu - Điều tra được thực trạng sạt lở đất tại khu vực xã Huổi Lèng - Cơ sở dữ liệu bản đồ: Ứng dụng phần mềm Mapinfo và các công cụ của GIS đề tài đã xây dựng các bản đồ chuyên đề về những vị trí đã và đang có nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn thuộc xã huổi lèng để phục vụ hiệu quả cho công tác phòng chống lũ lụt, lũ quét, trượt lở và công tác theo dõi biến động về sạt lở đất tại khu vực xã Huổi Lèng - Đã đề xuất được các giải pháp để quản lý khu vực sạt lở đất. - Dựa trên các vị trí điều tra sạt lở đất đã xảy ra, cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có sự hiệu chỉnh trên phần mềm GIS đã xây dựng được bản đồ cảnh báo nguy cơ xảy ra sạt lở đất một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao cho xã huổi lèng. Cùng với việc lồng ghép nhiều lớp thông tin trên bản đồ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng quản lý và ra quyết định các giải pháp phòng tránh khi loại hình thiên tai đó có thể xảy ra. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân vùng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất sẽ lắp đặt biển cảnh báo sạt lở đất nhất là tại những vị trí có nguy cơ cao.
  60. 50 5.2. Kiến nghị Thông qua quá trình thực hiện đề tài nghiêm cứu khoa học, bản thân em nhận thấy được sự cần thiết của việc tin học hóa trong quản lý sạt lở đất. Quá trình thực hiện đề tài gặp rất nhiều khó khăn do nguồn số liệu bản đồ và nền bản đồ được cung cấp chưa chuẩn nên gây một số khó khăn trong việc đánh các vị trí điểm chưa được chính xác. Em rất mong số liệu bản đồ và nền bản đồ sẽ được tiến hành chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với thực tế. Việc quản lý khu vực sạt lở đất hiệu quả là một vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, đề nghị với các cán bộ địa chính và nhà quản lý cần phải nâng cao trình độ chuyên môn để có thể dễ dàng thực hiện được các thao tác cần thiết trong việc quản lý sạt lở đất.
  61. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức, 2001, Hệ thống Thông tin Địa lý, Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. [2]. Hoàng Văn Đông, 2006, “Ứng dụng của phần mềm Mapinfo”. [3]. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Ths. Đào Văn Khương “Quy hoạch phòng chống lũ, bão và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn la từ năm 2010 đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”,Phòng thí nghiệm trọng điểm QG về động lực học sông biển, 2010. [4]. Cao Đăng Dư, TS. Lê Bắc Huỳnh, Lũ Quét ,“Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh”, NXB Nông Nghiệp, 2000. [5]. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2003. Hà Nội. [6]. Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe.1995. Tai biến môi trường. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. [7]. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk.2001. Áp dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu dự báo tai biến tự nhiên ở địa hình vùng núi, lấy ví dụ tỉnh Hòa Bình. Báo cáo đề tài NCKH đặc biệt cấp Đại học Quốc gia. Hà Nội. [8]. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng. 2010. Đánh giá nguy cơ trượt lở đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. [9]. Trương Phước Minh, Nguyễn Thị Diệu, Trần Thị Ân, Nguyễn Văn Nam Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng “Ứng dụng GIS và viễn thám nghiêm cứu trượt lở đất ở thành phố Đã Nẵng”. [10]. Huỳnh Ngọc Vân (2005),Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá khả năng ứng dụng của Giống lúa cao cản ở Tỉnh Sóc Trăng bằng hệ thống thông tinđịa lý GIS. [11]. Kim Hồng Phượng, 2002, Xây dựng các yêu cầu sử dụng đất đai sử dụng trong ngoại suy mô hình Lúa– Tôm Huyện Mỹ Xuyên Tỉnh Sóc Trăng bằng kỹ thuật GIS.