Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 56 tỷ lệ 1:200 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

pdf 82 trang thiennha21 19/04/2022 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 56 tỷ lệ 1:200 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_phuong_phap_toan_dac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 56 tỷ lệ 1:200 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HUY HOÀNG “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 56 TỶ LỆ 1:200 PHƯỜNG THANH NHÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HUY HOÀNG “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 56 TỶ LỆ 1:200 PHƯỜNG THANH NHÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Lớp : K47 QLĐĐ N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS: Chu Văn Trung THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài nguyên, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám Hiệu Nhà Trường, các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại Học Nông Lâm. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học tại Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - ThS. Chu Văn Trung đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3, các anh trong đội đo đạc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Huy Hoàng
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ . 17 Bảng 4.1. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính. 43 Bảng 4.2. Số lần đo quy định 44 Bảng 4.3. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định. 44 Bảng 4.4. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ 45 Bảng 4.5. Số liệu điểm gốc địa chính 46 Bảng 4.6. Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng VN-2000 kinh tuyến trục: 105°00' ELLIPSOID: WGS-84 47
  5. iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Lưới chiếu Gauss - Kruger 10 Hình 2.2. Phép chiếu UTM 11 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 16 Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử South NTS-362R 21 Hình 2.5. Trình tự đo vẽ 22 Hình 2.6. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 30 Hình 4.1. Vị trí địa lý phường Thanh Nhàn 37 Hình 4.2. Dùng phần mềm để trút số liệu 50 Hình 4.3. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết 51 Hình 4.4. Đọc số liệu từ máy toàn đạc 51 Hình 4.5. Tính tọa độ XYH 52 Hình 4.6. File số liệu kết quả đo đạc 52 Hình 4.7. Chọn ổ chứa file số liệu .txt 53 Hình 4.8. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 53 Hình 4.9. Hình ảnh nối điểm 54 Hình 4.10. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 56 Hình 4.11. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 56 Hình 4.12. Bản đồ sau khi phân mảnh 57 Hình 4.13. Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 58 Hình 4.14. Đánh số thửa tự động 59 Hình 4.15. Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 60 Hình 4.16. Vẽ nhãn thửa 61 Hình 4.17. Sửa bảng nhãn thửa 62 Hình 4.18. Tạo khung bản đồ địa chính 63 Hình 4.19. Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 63
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường CSDL Cơ sở dữ liệu QĐ Quyết định TT Thông tư UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Bản đồ địa chính 5 2.1.1. Khái niệm 5 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 6 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 10 2.1.4. Lưới chiếu Gauss - Kruger 10 2.1.5. Phép chiếu UTM 11 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 12 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 14 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 14 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 15 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 16 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 16 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 17
  8. vi 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 18 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 19 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 19 2.4.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 20 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 23 2.5.1. Giới thiệu về phần mềm bình sai Picknet 23 2.5.2. Phần mềm MicroStation, Mapping Office 24 2.5.3. Phần mềm famis 26 2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 31 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 31 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi 31 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung 33 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của phường Thanh Nhàn 33 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ 34 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính phường từ số liệu đo chi tiết 34 3.3.4. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 34 3.4.2. Phương pháp đo đạc 35 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 35 3.4.4. Phương pháp bản đồ 36 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 37 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 37 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
  9. vii 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 39 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phường 40 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ 41 4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu 41 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ 45 4.2.3. Kết quả bình sai lưới kinh vĩ 46 4.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis 48 4.3.1. Đo vẽ chi tiết 48 4.3.2. Ứng dụng phần mềm FAMIS, Emap và Microstation thành lập bản đồ địa chính 50 4.3.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu 64 4.3.4. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc 64 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong cuộc sống đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày với các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả sinh hoạt của mình, con người đã tác động trực tiếp vào đất đai, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và đôi khi làm giảm dần tính bền vững của đất đai. Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra đất đai còn là thành quả cách mạng của đảng, nhà nước và nhân dân ta. Cho nên, vì thế thế hệ hôm nay và cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang ngày một rõ rệt như hiện nay 5. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất Đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành địa chính trong cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  11. 2 Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội là một phần của dự án nêu trên. Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà Nội. Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ - Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập thiết kế kỹ thuật - dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các phường trên địa bàn thành phố trong đó có phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Đội đo đạc số 1 thuộc Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 với sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Chu Văn Trung em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 56 tỷ lệ 1:200 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  12. 3 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Ứng dụng công nghệ trong công tác thành lập bản đồ địa chính tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội thực hiện nghiên cứu tờ bản đồ số 56 tỷ lệ 1:200. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - Đánh giá được tình hình công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Ứng dụng được các thiết bị máy móc trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, như: máy toàn đạc điện tử, máy GPS tĩnh. - Ứng dụng được phần mềm tin học trong biên tập thành lập bản đồ địa chính, như: Microstation, Famis, - Đưa ra được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính trên địa phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 1.3. Yêu cầu - Bản đồ địa chính thành lập phải tuân thủ các quy trình, quy phạm hiện hành. - Đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đẩy đủ nội dung theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất, đạt yêu cầu chất lượng và sử dụng trong thực tế. - Áp dụng công nghệ tin học trong biên tập bản đồ địa chính - Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thiết kế. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS.
  13. 4 + Sử dụng thành thạo công nghệ. + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. + Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. + Giúp sinh viên thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học. - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ TN&MT.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật nhưng thay đổi hợp pháp của pháp luật đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng. Vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ địa chính cơ bản quốc gia. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Thống kê đất đai. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, qui hoạch giao thông, thuỷ lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú, Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng [4].
  15. 6 Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất. Ngoài ra, bản đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố: Giao thông, thủy lợi, thông tin, địa vật đặc trưng Ở những vùng có độ chênh cao cần thể hiện cả về mặt địa hình quy định cụ thể, chi tiết trong bộ “Ký hiệu bản đồ địa chính” do Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ TN&MT) ban hành. - Các yếu tố pháp lý được điều tra, được thể hiện chính xác và chặt chẽ. Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất cụ thể ở thông tư quy định thành lập bản đồ địa chính số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 [2]. 2.1.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
  16. 7 Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.
  17. 8 Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.1.2.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính. Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1 mm trên bản đồ [7]. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước [7]. - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng [4].
  18. 9 - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng . - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy [2]. - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng.
  19. 10 - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao. 2.1.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.4. Lưới chiếu Gauss - Kruger Hình 2.1. Lưới chiếu Gauss - Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m
  20. 11 - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt a=1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1). * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo [6]. 2.1.5. Phép chiếu UTM Hình 2.2. Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60 là m0 = 0,9996. trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế.
  21. 12 Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137.0m - Độ dẹt a=1/298.25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115.0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa Chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 64 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090 [6]. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. [3].
  22. 1 3 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính [3]. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [3]. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0.5 x 0.5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
  23. 14 - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0.10 x 0.10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1.00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [3]. 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điên tử và máy kinh vĩ thông thường - Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với bình đồ ảnh, ảnh đơn).
  24. 15 - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ. Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở) Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp phường(gọi tắt là bản đồ địa chính). 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Bản chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lưới cấp cao hơn bằng các máy toàn đạc thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử. Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế Phương pháp toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực không lớn có độ dốc dưới 6 độ hoặc ở những nơi không có ảnh máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1:2000; 1: 1000; 1:500; 1:200. Phương pháp này sẽ tận dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử hiện đại. Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên máy tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi.
  25. 16 Xác định ranh giới hành chính cấp phường Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo vẽ ở ngoại nghiệp Biên tập bản đồ địa chính Tổ chức đăng ký Biên bản xác định ranh giới thửa đất Kiểm tra nghiệm thu, thành lập bản đồ gốc Hoàn thành bản đồ, nhân bộ Lập sổ mục kê và các biểu tổng hợp diện tích Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước. dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với
  26. 17 các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp [2]. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau: Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ . [S] max (m) mβ () fS/[S] TT Tỷ lệ bản đồ KV1 KV2 KV1 KV2 KV1 KV2 1 Khu vực đô thị 1:200. 1:500. 1:1000. 1:2000 600 300 15 15 1:4000 1:2500 2 Khu vực nông thôn 1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000 1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000 1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000 1:10000 - 1:250000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 (Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi Trường thông tư 25)
  27. 18 Ghi chú: KV1 là đường chuyền kinh vĩ 1 Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m; Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: fb =2mb√‾n Trong đó: - mb là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền. Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√L mm (L là chiều dài tính theo km) [2]. 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.
  28. 19 Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên [2]. 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.4.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết: Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ điểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử [6]. 2.4.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết: Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S
  29. 20 2.4.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.4.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU. (Central Processing Unit- Micropocessor). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy (K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy (im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính [6]. 2.4.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2 m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương
  30. 21 phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc), lắp pin, mở máy và khởi động máy, đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất (P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 00'00'00". Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử South NTS-362R - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1, lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng 1 (kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1 (hoặc góc thiên đỉnh z1).
  31. 22 Hình 2.5. Trình tự đo vẽ c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU. Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: SAB= artg Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1 (Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 00'00'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1
  32. 23 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (X,Y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book) [6]. 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.5.1. Giới thiệu về phần mềm bình sai Picknet PickNet là một phần mềm ứng dụng xử lý bình sai các mạng lưới trắc địa của nhóm PICK, được ra đời từ những năm 1989. Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hóa công tác xử lý bình sai các mạng lưới trên máy tính, đặc biệt là các mạng lưới lớn trên cơ sở các số liệu đo góc, cạnh và phương vị. Phần mềm PickNet 2.0 có giao diện với người sử dụng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Hệ thống các chức năng được thiết kế theo chuẩn Windows, rất đa dạng, thực hiện đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện. Do đó rất dễ học, dễ sử dụng, yêu cầu trình độ tin học của người sử dụng không cao, thậm chí không đòi hỏi người sử dụng phải biết lý thuyết bình sai. Nó còn có các ưu điểm lớn là cài đặt đơn giản và không đòi hỏi gì về phần cứng, do đó có thể chạy được trên hầu hết các loại máy tính với hệ điều hành Windows 9X, NT, XP, tốc độ tính toán cực nhanh, xử lý được các lưới có số điểm lớn (không giới hạn số lượng điểm), hệ thống các bảng biểu kết quả in ra đúng và đủ các nội dung theo yêu cầu quy phạm quy định.
  33. 24 Phần mềm còn cho phép hiển thị, in sơ đồ lưới một cách độc lập không phụ thuộc vào môi trường đồ họa nào như các phần mềm xử lý bình sai khác. Hệ thống hiển thị và biên tập sơ đồ lưới có đầy đủ các chức năng như một hệ CAD độc lập. Chức năng chính của phần mền là: - Bình sai lưới độ cao, Có thể bình sai lưới theo phương pháp phụ thuộc hoặc tự do. - Bình sai lưới mặt bằng. Có thể bình sai lưới theo phương pháp phụ thuộc hoặc tự do. Đặc biệt, PickNet 2.0 có thể thực hiện bình sai lưới trên các hệ quy chiếu khác nhau: VN2000, HN1972 hoặc hệ tọa độ Cục bộ. - Tính chuyển tọa độ PickNet 2.0 cho phép thực hiện tính chuyển tọa độ trong cùng một hệ quy chiếu, giữa các hệ quy chiếu hoặc giữa các hệ tọa độ phẳng. - Tính toán biến dạng. Chức năng này cho phép tính toán độ lún, độ chuyển dịch ngang công trình và từ đó các vẽ mặt cắt, biểu đồ thể hiện độ biến dạng công trình một cách trực quan. - Tiện ích, Đây là thư viện chứa hầu hết các hàm xử lý trong trắc địa trợ giúp người vận hành chương trình khi cần thiết. 2.5.2. Phần mềm MicroStation, Mapping Office Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là.
  34. 25 - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ, MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL, Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D - base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình. - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng - Black and White Image).Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động. I/Geovec, Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector, I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường. - I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ
  35. 26 dượt đường bán tự động cao cấp. I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao diện người dùng rất thuận tiện [1]. 2.5.3. Phần mềm famis 2.5.2.1. Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2013 hiện hành, phiên bản mới nhất hiện nay là FAMIS được phát hành trong năm 2010. 2.5.2.2. Các chức năng của phần mềm FAMIS Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn: Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính 2.5.2.3. Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất a. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
  36. 27 b. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay: - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON, SOUTH. - Từ Card nhớ - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. d. Công cụ tích toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam. e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. g. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người
  37. 28 dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. 2.5.2.4. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính a. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: - Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO- USA), DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk-USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA). - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Bộ Tài Nguyên và Môi trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC). b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. c. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. d. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả.
  38. 29 e. Đăng ký sơ bộ (quy chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy chủ tạm thời, gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. f. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động. g. Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. h. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. - Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective. - Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau. - Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ [1]. i. Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.
  39. 30 2.5.2.5. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis như sau: Vào cơ sở dữ liệu trị đo - File TXT Nhập số liệu - File ACS Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa đối tượng bản đồ Lưu trữ bản đồ file DGN Sửa chữa lỗi (MRFClean, MRFFlag), tạo vùng Tạo bản đồ địa chính - Đánh số thửa - Vẽ nhãn thửa - Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.6. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis
  40. 31 2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử được phát triển từ máy kinh vĩ điện tử. Chúng ta có thể xem máy toàn đạc điện tử là máy kinh vĩ điện tử tích hợp với máy đo khoảng cách. Máy dùng để tính toán độ dốc và khoảng cách tới điểm cụ thể. Đối với một máy toàn đạc điện tử cơ bản hay cao cấp đều có các chức năng chính sau: - Đo đạc và ghi lại dữ liệu: Góc đứng, góc ngang và khoảng cách nghiêng - Tính toán: Khoảng cách ngang; khoảng cách đứng; góc phương vị của đường; tọa độ điểm; tiện tích và bố trí điểm. Với các chức năng trên, máy toàn đạc điện tử thường được sử dụng để: - Khảo sát, thiết kế và thi công các công trình dân dụng - Đo, vẽ lập bản đồ địa chính cho các công ty, cơ quan quản lý đất đai. - Bố trí điểm, đường thẳng, đường cong cho các công trình xây dựng. 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử South NTS-362R số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử South NTS-362R. - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 2-8) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương.
  41. 32 - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
  42. 33 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, famis vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 và phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Nội dung 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của phường Thanh Nhàn 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý và diện tích khu đo. - Thuỷ văn, nguồn nước. - Khí hậu, thổ nhưỡng. - Địa hình địa mạo. 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tình hình dân số lao động. - Cơ sở hạ tầng. - Văn hóa, giáo dục, y tế. 3.3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của phường. - Hiện trạng quỹ đất. - Tình hình quản lý đất đai.
  43. 34 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ 3.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp * Công tác chuẩn bị - Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo. - Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng. * Đo các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh. - Đo góc. 3.3.2.2. Công tác nội nghiệp * Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. * Bình sai và vẽ lưới. 3.3.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính phường từ số liệu đo chi tiết - Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, phần mềm FAMIS và phần mềm Emap. - In và lưu trữ bản đồ. 3.3.4. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản 3.3.4.1. Thuận lợi. 3.3.4.2. Khó khăn. 3.3.4.3. Đề xuất giải pháp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân phường Thanh Nhàn, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để
  44. 35 biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. Công tác ngoại nghiệp. - Công tác chuẩn bị: - Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo. - Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng. * Đo các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh. - Đo góc. Công tác nội nghiệp. - Chút số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. - Bình sai và vẽ lưới. - Biên tập bản đồ: nối, gán nhãn, 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử South NTS-362R để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm PICKNET Ver 2.0 để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ
  45. 36 được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation SE kết hợp với phần mềm Famis 2010, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  46. 37 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Phường Thanh Nhàn có diện tích 68 ha, là phường thuộc quận Hai Bà Trưng, Giáp ranh với 8 phường: Phía Đông giáp với phường Cầu Dền. Phía Đông Bắc giáp với phường Bạch Mai. Phía Đông Nam giáp với phường Phố Huế. Phía Tây giáp với Thanh phường Lương. Phía Tây Bắc giáp với phường Quỳnh Mai. Phía Tây Nam giáp với phường Đống Mác. Phía Bắc giáp với phường Quỳnh Lôi. Phía Nam giáp với phường Đồng Nhân. Hình 4.1. Vị trí địa lý phường Thanh Nhàn (nguồn: google earth)
  47. 38 Thanh Nhàn đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, những năm gần đây trên địa bàn có nhiều dự án giải phóng mặt bằng. 4.1.1.2. Khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn - Khí hậu, thổ nhưỡng Chế độ nhiệt: Một năm có bốn mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt: + Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều. + Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, khí hậu đặc trưng khô hanh, lạnh và mưa ít. Tuy nhiên, khí hậu của vùng cũng có những bất lợi như mùa mưa tập trung vào một thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng kéo dài lâu. Kèm theo đó về mùa hè nhiệt độ tại đây khá cao kèm hiệu ứng đô thị, hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ trở nên hết sức khó chịu và oi bức. - Thuỷ văn, nguồn nước Trên địa bàn phường có hệ thống, hồ đóng vai trò điều hòa dòng chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như Hồ Thanh Nhàn, Hồ Quỳnh, Hồ Võ Thị Sáu. Phường cũng có có hệ thống kênh, đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thoát nước, chống ngập úng và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.3. Địa hình, địa mạo - Địa hình Phường Thanh Nhàn là một phường thành thị của thủ đô có địa hình bằng phẳng. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Địa mạo Là một phường thành thị cho nên Thanh Nhàn có mạng lưới giao thông dầy đạc, nhiều ngõ ngách, chữ lượng xe cộ lớn dẫn đến tắc đường vào các giờ cao điểm. Đây là khó khăn đa số các thành phố lớn, đạc biệt ở đây là thủ đô Hà Nội.
  48. 39 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của địa phương. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận trong những năm qua đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động [8]. 4.1.3.2. Tình hình dân số, lao động. * Dân số Tổng số hộ trong toàn phường là 5.635 hộ với 21.205 nhân khẩu (số liệu tính đến hết 2017). Phường Thanh Nhàn có 56 tổ dân phố, mật độ dân số đạt 26151 người/km². Dân cư phân bố đông đúc mang đậm nét thành thị. * Lao động Toàn phường có 16850 người trong độ tuổi lao động, số người có việc làm thường xuyên là 16520 người chiếm 98.04%, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp cao [8]. 4.1.3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của phường - Giao thông: Đường xá đi lại thuận lợi, 100% đường đi lại là đường bê tông nhựa và đường bê tông tới mọi các ngõ ngách của phường. - Thủy lợi: Công trình thủy lợi nhiều năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Nhờ đó góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt đô thị, góp phần chống úng chống ngập, tiêu lũ cho nội thành thành phố Hà Nội.
  49. 40 - Hệ thống năng lượng truyền thông: Hệ thống điện của phường trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. - Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của phường. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại. - Văn hóa: Tất cả các khu trên địa bàn phường đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, cơ sở vật chất đầu đủ tiện nghi, tuy vậy chưa phát huy hết công suất sử dụng. - Cơ sở y tế: phường có 1 trạm y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh của nhân, và có 1 bệnh viện cấp địa phương, 1 bệnh viện cấp trung ương về phổi phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân khu vực và các vùng lân cận. Cơ sở vật chất của các trung tâm y tế đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng có hiệu quả. - Cơ sở giáo dục - đào tạo: Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà bán trú cho học sinh ở lại buổi trưa. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng được quan tâm. - Cơ sở thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao của phường được phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện [8]. 4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phường - Tình hình quản lý đất đai
  50. 41 * Công tác hoàn thiện địa giới hành chính. Thực hiện theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạch định ranh giới hành chính các cấp. UBND phường Thanh Nhàn cùng với các cơ quan chức năng và các phường lân cận tiến hành hoạch định ranh giới phường. Toàn bộ các mốc giới hành chính phường Thanh Nhàn đã được các phường lân cận nhất trí ký tên và được lưu trong hồ sơ địa giới hành chính. * Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính. Hiện nay, phường Thanh Nhàn đã được đo đạc lập bản đồ địa chính có tọa độ theo lưới quốc gia. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quản lý đất đai của phường. * Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo. Đất đai là vấn đề vô cùng nan giải, các vụ việc tranh chấp lấn chiếm đất đai vẫn hay xảy ra nhưng do chính quyền phường đã chỉ đạo cán bộ chuyên trách và các ban ngành có liên quan; làm tốt công tác tuyên truyền và hòa giải ngay tại cơ sở nên có rất ít những vụ việc khiếu kiện kéo dài. Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ UBND phường Thanh Nhàn đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn phường, phối hợp với các đơn vị đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, giải quyết những vướng mắc và đề nghị của nhân dân. 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ 4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn đối với quá trình đo vẽ. Nhìn chung cảnh vật, địa vật sung không quá phức tạp, mức độ chia cắt không nhiều, do đó việc bố trí điểm thông hướng, điểm lưới khống chế đo vẽ không quá khó khăn.
  51. 42 Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp quận và cấp phường gồm 5 điểm địa chính cấp cao được phân bố đều trên toàn khu vực phường Thanh Nhàn. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của phường trong những năm tới. Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực phường Thanh Nhàn. - Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ: Căn cứ vào hợp đồng của Xí Nghiệp Tài Nguyên Môi Trường 3 và Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội về việc đo đạc bản lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Thanh Nhàn - quận Hai Bà Trưng - Thành Phố Hà Nội, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính trong phường (có 5 điểm địa chính được đo bằng công nghệ GPS). Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 5 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lấy 5 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
  52. 43 Bảng 4.1. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính. STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai ≤ 5 km điểm nút ≤ 20 km - Chu vi vòng khép Chiều dài cạnh đường chuyền: ≤ 1400 m - Cạnh dài nhất 4 ≥ 200 m - Cạnh ngắn nhất 500 m - 700 m - Chiều dài trung bình một cạnh 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường 6 chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường ≤ 5 n giây chuyền hoặc vòng khép) 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tư 25) - Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT- BTNMT [2]. + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá
  53. 44 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm; + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai sốtrung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Bảng 4.2. Số lần đo quy định STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 Bảng 4.3. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định. STT Các yếu tố đó góc Hạn sai (giây) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy 3 12 không có bộ phận tự cân bằng) 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” 5 8 (quy không) (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)
  54. 45 Bảng 4.4. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới STT Lưới KC đo Lưới KC đo khống chế đo vẽ vẽ cấp 1 vẽ cấp 2 Sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤5 cm ≤7 cm bình sai so với điểm gốc Sai số trung phương tương đối cạnh ≤1/25.000 2 ≤1/10000 sau bình sai 3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tư 25) Chọn điểm, đóng đinh thông hướng: - Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. - Sau khi chọn điểm xong dùng đinh sắt đóng tại vị trí đã chọn, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau, Tổng số điểm địa chính: 5 Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 43 điểm Số lượng góc đo: 50 Số lượng cạnh đo: 47 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn phường. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết hợp với điều kiện địa hình để phân khu thành lập các dạng lưới khống
  55. 46 chế đo vẽ. Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực phường Thanh Nhàn gồm 48 điểm, trong đó có 5 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp toàn đạc sử dụng máy đạc South NTS-362R với 2 lượt đo đi và đo về, mỗi lần với 2 nửa lần đo, đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.2.3. Kết quả bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy đạc South NTS-362R bằng phần mềm Southchange. - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai PICKNET Ver 2.0 để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục 1. Bảng 4.5. Số liệu điểm gốc địa chính Tọa độ STT Tên điểm Ghi chú X(m) Y(m) 1 TN22 2324182,460 589125,053 Điểm lưới GPS cấp 1 2 TN23 2324205,920 588954,421 Điểm lưới GPS cấp 1 3 TL12 2323537,224 589356,867 Điểm lưới GPS cấp 1 4 TL10 2323999,033 589319,476 Điểm lưới GPS cấp 1 5 TN26 2323944,598 589124,137 Điểm lưới GPS cấp 1
  56. 47 Bảng 4.6. Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng VN-2000 kinh tuyến trục: 105°00' ELLIPSOID: WGS-84 Số Tên Tọa độ Sai số vị trí điểm mx my TT điểm X (m) Y (m) mh (m) mp (m) (m) (m) 1 KV01 2323990,876 589290,800 0,000 0,001 0,020 0,001 2 KV02 2323956,800 589295,162 0,001 0,001 0,020 0,001 3 KV03 2323955,646 589272,486 0,001 0, 001 0,019 0,001 4 KV04 2323956,033 589236,050 0,001 0, 001 0,022 0,001 5 KV05 2323948,306 589209,652 0,001 0, 001 0,012 0,001 6 KV06 2323950,068 589184,387 0,001 0, 001 0,018 0,001 7 KV07 2323962,812 589211,171 0,001 0,001 0,030 0,001 8 KV08 2323966,930 589203,260 0,001 0,001 0,052 0,002 9 KV09 2323976,681 589196,760 0,001 0,001 0,013 0,002 10 KV10 2323987,412 589204,975 0,001 0,001 0,012 0,002 11 KV11 2323995,461 589203,873 0,001 0,001 0,032 0,002 12 KV12 2324006,290 589205,923 0,001 0,001 0,044 0,002 13 KV13 2324012,313 589188,824 0,001 0,001 0,039 0,002 14 KV14 2324021,284 589184,961 0,001 0,001 0,018 0,002 15 KV15 2324030,840 589174,719 0,001 0,001 0,038 0,002 16 KV16 2324040,016 589160,613 0,001 0,001 0,026 0,002 17 KV17 2324046,688 589140,605 0,001 0,001 0,021 0,001 18 ,,, (Bảng chi tiết tại phụ lục số 1 kèm theo báo cáo này)
  57. 48 - Kết quả đánh giá độ chính xác 1, Sai số trung phương trọng số M = 2,48″ đơn vị: 2, Sai số vị trí điểm: - Nhỏ nhất: mpmin = 0,001m (Điểm: KV01) - Lớn nhất: mpmax = 0 ,002m (Điểm: KV31 cạnh yếu nhất) 3, Sai số tương đối cạnh: (Cạnh: KV03_KV04, S = - Nhỏ nhất: ms/smin = 1/50900 360,438m) - Lớn nhất: ms/smax = 1 0,400 (Cạnh: KV25_KV26, S = 7,500m) 4, Sai số phương vị: - Nhỏ nhất: mamin = 2,1" (KV03_KV04) - Lớn nhất: mamax = 4 ,85" (KV32_KV31) 5, Chiều dài cạnh: - Nhỏ nhất: Smin = 7,500m (KV25_KV26) - Lớn nhất: Smax = 360 ,438m (KV03_KV04) - Trung bình: Stb = 1 68,862m - Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo: Tổng số điểm địa chính: 5 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 43 điểm Tổng số điểm cần đo: 48 điểm 4.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis 4.3.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. - Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.
  58. 49 - Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy South NTS-362R để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn, Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: thể hiện các cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống Bảng 4.7. Kết quả một số điểm đo chi tiết STT Góc bằng Góc đứng Cạnh bằng Cạnh nghiêng Độ cao gương K55 0,00000 89,5140 402,761 402,760 0,000 1 0,00000 89,5140 402,761 402,760 1,350 2 320,2133 92,5239 28,596 28,531 1,350 3 264,2453 94,0118 35,661 35,573 1,350 4 256,4318 91,3226 28,800 28,789 1,350 5 244,4938 93,5416 24,528 24,471 1,350 6 236,2850 93,1809 30,185 30,176 1,350 7 317,1240 91,2503 26,241 26,206 1,350 8 221,2548 92,5844 39,375 39,374 1,350 9 339,5020 90,1859 30,909 30,882 1,350 10 213,5644 92,5445 43,963 43,936 1,350 11 342,2612 90,0406 40,717 40,171 1,350 12 204,3144 90,0425 34,925 34,921 1,350 13 170,4303 90,5229 35,593 35,593 1,350 14 167,4811 90,1332 25,763 25,760 1,350
  59. 50 4.3.2. Ứng dụng phần mềm FAMIS, Emap và Microstation thành lập bản đồ địa chính Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau: Trút số liệu: - Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử South NTS-362R. Hình 4.2. Dùng phần mềm để trút số liệu - Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử South NTS-362R như sau: Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng, Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo.
  60. 51 - Xử lý số liệu Mở ứng dụng DPSurvey 2.9 chọn Tiện ích -> Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết Hình 4.3. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết Ra bảng mới chọn đọc số liệu đo -> chọn máy toàn đạc điện tử South(GT6) -> Tìm đến tệp 2-8. Hình 4.4. Đọc số liệu từ máy toàn đạc Sau khi nhập đủ số liệu đo ta ấn vào tính XYH để cho ra tệp .txt
  61. 52 Hình 4.5. Tính tọa độ XYH Tọa độ XYH là tọa độ của điểm máy và điểm đo X là tọa độ X Y là tọa độ Y H là chiều cao máy Sau khi xử lý qua phần mền trắc địa File số liệu có cấu trúc sau Hình 4.6. File số liệu kết quả đo đạc
  62. 53 4.3.2.1. Kết quả nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .asc ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ, Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select ) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng Famis. - Làm việc với (cơ sở dữ liệu trị đo ): Nhập số liệu Import Tìm đường - Dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ: Hình 4.7. Chọn ổ chứa file số liệu .txt Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau: Hình 4.8. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
  63. 54 4.3.2.2. Kết quả hiển thị sửa chữa số liệu đo - Hiển thị trị đo Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Toạ mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0) DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0) Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận. 4.3.2.3. Kết quả thành lập bản vẽ. Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực phường Thanh Nhàn, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.9. Hình ảnh nối điểm
  64. 55 4.3.2.4. Kết quả sửa lỗi cho mảnh bản đồ. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN). Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như: Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây: Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi.
  65. 56 Hình 4.10. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.11. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 4.3.2.5. Kết quả phân mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ: - Từ cửa sổ cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo Bản đồ địa chính. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.
  66. 57 Hình 4.12. Bản đồ sau khi phân mảnh Căn cứ theo Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:1000.8 dựa theo tỷ lệ bản đồ của khu vực đô thị là 1/500 và 1/200, tùy vào khu vực cần độ chi tiết là bao nhiêu ta tiến hành chia mảnh. Ở đây là thành phố Hà Nội nên cần có độ chi tiết lớn nên phải để ở tỷ lệ 1/200. Tờ bản đồ đạt được khi đo vẽ với tỷ lệ 1/200, ta tiến hành chia mảnh làm 87 mảnh nhỏ với tỷ lệ 1/200. Mục đích của việc phân mảnh là nhằm dễ dàng tra cứu và bảo quan, rễ sử lý khi sai sót, chỉnh sửa, và dễ dàng in ấn phù hợp với khổ giấy. Mảnh em thể hiện trong đề tài là mảnh 56 giáp ranh với các mảnh như là mảnh 44,45,46,55,57,66,67,68 của tờ bản đồ. 4.3.2.6. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau: * Tạo vùng Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy, Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.
  67. 58 Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu. Tâm thử là các điểm nằm ở vị trí trung tâm của các thửa đất, Mục đích của tạo tâm thửa là: - Xác định các điểm nối có lỗi không, có hở không - Xác định ranh thửa đất. - Giúp cho các công việc ở các bước sau thuận lợi hơn như là: đánh số thửa, gắn nhãn, sửa nhãn, tính diện tích thửa đất Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa: Hình 4.13. Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa * Đánh số thửa Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra:
  68. 59 Hình 4.14. Đánh số thửa tự động Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. * Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó: Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn.
  69. 60 Hình 4.15. Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. * Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: - Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.
  70. 61 Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Emap, khởi động Emap bằng cách Utilities → MDL Appliations → Browse → Tìm đến đường dẫn chứa emap.ma Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa. Hình 4.16. Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. * Sửa bảng nhãn thửa. Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa
  71. 62 Hình 4.17. Sửa bảng nhãn thửa Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. * Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN - MT ban hành. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ.
  72. 63 Hình 4.18. Tạo khung bản đồ địa chính Hình 4.19. Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết.
  73. 64 4.3.2.7. Kiểm tra kết quả đo chi tiết Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ, sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa. Đo dải thửa, đo đường thằng đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa rồi so sánh kết quả giữa thực địa và trong bản đồ. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.2.8. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này 4.3.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chúng tôi đóng gói và giao nộp tài liệu: - Các loại sổ đo. - Bản đồ địa chính. - Các loại bảng biểu. - Biên bản kiểm tra. - Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính. - Đĩa CD ghi file số liệu. 4.3.4. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc 4.3.4.1. Thuận lợi - Với khả năng cho phép đo được tất cả các yếu tố: góc, khoảng cách và chênh cao với độ chính xác rất cao của máy toàn đạc điện tử South NTS-362R đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng lưới, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc thành lập mảnh bản đồ địa chính số 56 của phường Thanh Nhàn.
  74. 65 - Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử South NTS-362R đơn giản, mặc dù giao diện sử dụng bằng tiếng anh nhưng để thực hiện công tác đo đạc cần ít thao tác nên người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng. - Phần mềm thực hiện bình sai lưới PICKNET Ver 2.0, biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính (Famis và MicroStations) tương đối dễ thao tác cho người sử dụng; giao diện của phần mềm Famis toàn bộ đều là tiếng việt. - Áp dụng hiệu quả cao cho các khu vực đo vẽ không lớn. - Dữ liệu đo đạc bản đồ chính xác với hiện trạng sử dụng đất của người dân phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Nhàn. 4.3.4.2. Khó khăn Ngoài những ưu điểm nổi trội thì bên cạnh đó khi ứng dụng vẫn còn gặp không ít khó khăn như: - Về chủ quan là: Kinh nghiệm của cán bộ đo đạc chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm, phương pháp chuyền đạt, giải thích còn yếu. - Khách quan là: Do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử nên nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ không thực hiện được công tác đo đạc. Máy toàn đạc điện tử phải được đặt trên nền địa hình cứng, chắc chắn nếu như đặt dưới nền địa hình kém không ổn định (đất lún) thì không thể thực hiện công tác đo đạc. Tuy đã tự động hóa nhưng mà năng suất vẫn không bằng các phương pháp khác do cần chính xác và tỉ mỉ hơn. Máy móc, trang thiết bị dễ hỏng hóc do va đập, rơi vỡ. Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng về ranh giới sử dụng đất diễn ra phức tạp gây trở ngại cho việc đo đạc.
  75. 66 Một số hộ gia đình bất hợp tác với cán bộ đo đạc, tạo khó rễ trong công tác tiến hành đo đạc ngoài thực địa. Khó khăn về địa mạo của khu vực đo, khu vực đo có quá nhiều ngõ ngách nhỏ, giữa các ngôi nhà hay xuất hiện các thửa đất vô cùng nhỏ gây ra khó khăn cho công tác đo đạc. Dân cư đông đúc, chữ lượng phương tiện giao thông lớn về giờ cao điểm có thể dẫn tới ùn tắc đường, tác rất nhiều khó khăn cho việc đo đạc, vì khi đo máy cần được thông hướng thi mới không ảnh hưởng tới kết quả đo. 4.3.4.3. Đề xuất giải pháp - Đứng trước những khó khăn thách thức đó, ta cần phải áp dụng những biện pháp khắc phục đồng bộ, có hệ thống và đem lại hiệu quả lâu dài. - Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm tới mức tối thiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc. - Cán bộ đo đạc phải nâng cao kỹ năng về giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt trong khi triển khai công việc. Cần có sự đầu tư về kinh phí để mua thêm những loại máy toàn đạc điện tử mới thay thế những loại máy cũ độ chính xác thấp phục vụ công tác đo đạc. - Cần bảo quản và sử dụng máy móc và các trang thiết bị hợp lý. - Nên tổ chức đo đạc vào mùa khô để tránh việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến công tác đo đạc. - Trước khi tiến hành đo đạc nên đi khảo sát thực địa, xem bản đồ và các tài liệu có liên quan để giảm thiểu thời gian đo đạc. Cần liên tục update các phần mềm chuyên ngành như, Microstation, Famis để thuận tiện cho việc biên tập bản đồ có hiệu quả hơn.
  76. 67 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện nay. Với những khái niệm mới, kỹ thuật mới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực khoa học đời sống, trong đó có khoa học công nghệ về đo đạc, thành lập, biên tập bản đồ, quản lý đất đai. Từ kết quả đo đạc với số liệu tọa độ các điểm, số đo góc, cạnh của lưới kinh vĩ, sử dụng phần mềm PICKNET Ver 2.0 để bình sai. Kết quả lưới kinh vĩ cấp I hoàn thành đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác đề ra theo đúng quy phạm do Tổng cục Địa chính ban hành. Với 5 điểm lưới cấp cao và 43 điểm lưới đo mới với độ chính sác cao. Số liệu đo chi tiết bằng máy toàn đạc South NTS-362R được đưa vào máy tính và được xử lý, biên tập bằng phần mềm MicroStation và famis xây dựng, biên tập hoàn thiện mảnh bản đồ địa chính số 56 với tỷ lệ 1:200 tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Với 138 thửa đất tổng diện tích là 6274,1 m2, trong đó đất có 136 thửa (ODT) với tổng diện tích là 3848,6m2, và 2 thửa đất giao thông (DGT) với diện tích là 1246,6 m2. Bản đồ đã được Xí Nghiệp Tài nguyên Môi Trường 3 tiến hành thực hiện đo đạc thanh lập tờ bản đồ 56 và đã được sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội phê duyệt và nghiệm thu. Về thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc là: Thuận lợi: Với khả năng đo vẽ đo vẽ được tất cả các yếu tố như: góc, cạnh Các phần mềm biên tập tương đối dễ thao tác cho người sử dụng, rễ thao tác
  77. 68 Khó khăn: cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và khản năng giao tiếp. * Thời tiết và địa hình ảnh hưởng lớn tới quá trình đo đạc. 5.2. Kiến nghị Đứng trước những khó khăn thách thức đó, UBND phường cần phải áp dụng những biện pháp khắc phục đồng bộ, có hệ thống và đem lại hiệu quả lâu dài. Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm tới mức tối thiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc. Cán bộ đo đạc phải nâng cao kỹ năng về giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt trong khi triển khai công việc. Cơ quan cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư trang bị đầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của công nghệ toàn đạc điện tử. - Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức. - Kết quả của đề tài cần được đưa vào thực tiễn sản xuất để phục vụ tốt hơn trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
  78. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2013) Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014) Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính. 3. Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2008) Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 4. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Bài giảng bản đồ địa chính (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 5. Luật số 45/2013/QH13 Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Lê Văn Thơ (2009) Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. UBND phường Thanh Nhàn (2018) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội phường Thanh Nhàn năm 2018Đàm Xuân Vận, Hà Văn Thuân (2006) Bài giảng hệ thống thông tin địa lý – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  79. Phụ lục 1 Bảng lưới bình sai mặt bằng cấp 1 Thanh Nhàn Số Tên Tọa độ Sai số vị trí điểm TT điểm X (m) Y (m) mx(m) my(m) mh(m) mp(m) 1 TL10 2323999,033 589319,476 2 KV01 2323990,876 589290,800 0,000 0,001 0,020 0,001 3 KV02 2323956,800 589295,162 0,001 0,001 0,020 0,001 4 KV03 2323955,646 589272,486 0,001 0, 001 0,019 0,001 5 KV04 2323956,033 589236,050 0,001 0, 001 0,022 0,001 6 KV05 2323948,306 589209,652 0,001 0, 001 0,012 0,001 7 KV06 2323950,068 589184,387 0,001 0, 001 0,018 0,001 8 KV07 2323962,812 589211,171 0,001 0,001 0,030 0,001 9 KV08 2323966,930 589203,260 0,001 0,001 0,052 0,002 10 KV09 2323976,681 589196,760 0,001 0,001 0,013 0,002 11 KV10 2323987,412 589204,975 0,001 0,001 0,012 0,002 12 KV11 2323995,461 589203,873 0,001 0,001 0,032 0,002 13 KV12 2324006,290 589205,923 0,001 0,001 0,044 0,002 14 KV13 2324012,313 589188,824 0,001 0,001 0,039 0,002 15 KV14 2324021,284 589184,961 0,001 0,001 0,018 0,002 16 KV15 2324030,840 589174,719 0,001 0,001 0,038 0,002 17 KV16 2324040,016 589160,613 0,001 0,001 0,026 0,002 18 KV17 2324046,688 589140,605 0,001 0,001 0,021 0,001 19 KV18 2323943,833 589160,116 0,000 0,001 0,014 0,001 20 KV19 2323946,645 589140,874 0,000 0,001 0,013 0,001 21 KV20 2323962,694 589127,759 0,001 0,000 0,022 0,001 22 KV21 2323972,146 589118,443 0,001 0,001 0,012 0,001 23 KV22 2323982,660 589121,284 0,001 0,001 0,018 0,001
  80. Số Tên Tọa độ Sai số vị trí điểm TT điểm X (m) Y (m) mx(m) my(m) mh(m) mp(m) 24 KV23 2323987,165 589108,520 0,001 0,001 0,030 0,001 25 KV24 2323997,963 589128,342 0,001 0,001 0,052 0,001 26 KV25 2323993,610 589097,053 0,001 0,001 0,013 0,002 27 KV26 2324000,793 589094,896 0,001 0,001 0,012 0,003 28 KV27 2324006,278 589078,906 0,001 0,001 0,032 0,002 29 KV28 2324014,480 589070,623 0,002 0,001 0,044 0,002 30 KV29 2324029,767 589070,785 0,002 0,001 0,039 0,002 31 KV30 2324043,865 589070,315 0,002 0,002 0,018 0,002 32 KV31 2324043,865 589069,556 0,002 0,002 0,020 0,002 33 KV32 2324061,663 589087,420 0,002 0,002 0,020 0,002 34 KV33 2324051,961 589099,088 0,001 0,002 0,019 0,002 35 KV34 2324046,365 589107,978 0,001 0,001 0,022 0,002 36 KV35 2324044,424 589118,694 0,001 0,001 0,012 0,002 37 KV36 2324033,073 589118,024 0,001 0,001 0,018 0,002 38 KV37 2324030,664 589137,654 0,001 0,001 0,030 0,001 39 KV38 2324014,303 589132,527 0,001 0,001 0,052 0,001 40 KV39 2324070,419 589146,514 0,001 0,001 0,013 0,001 41 KV40 2324091,072 589154,927 0,001 0,001 0,012 0,001 42 KV41 2324114,393 589156,410 0,001 0,001 0,021 0,001 43 KV42 2324140,692 589158,469 0,001 0,001 0,014 0,001 44 KV43 2324173,864 589166,856 0,001 0,013 0,001 45 TN-22 2324182,460 589125,053 46 TN-22 2324205,920 588954,421 47 TL-10 2323999,033 589319,476 TN-24 2323944,598 589124,137
  81. Phụ lục 2: Một số hình ảnh Hình 1: Đánh sơn vạch ranh giới nhà Hình 2: Cân máy
  82. Hình 2: Định hướng Hình 4: Đo chi tiết