Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp RTK thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

pdf 58 trang thiennha21 6241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp RTK thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_phuong_phap_rtk_thuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp RTK thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO NGỌC DƯƠNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP RTK THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ ÚC KỲ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai Khoa: Quản Lý Tài Nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Thái Nguyên - năm 2020 i
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO NGỌC DƯƠNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ ÚC KỲ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai Lớp: K48- QLĐĐ N01 Khoa: Quản Lý Tài Nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: PGS T.S Lê Văn Thơ Thái Nguyên - năm 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học tại Công ty TNHH và Tư vấn Đại Phát em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp RTK thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS T.S Lê Văn Thơ đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty TNHH và Tư vấn Đại Phát đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Đào Ngọc Dương i
  4. MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 4 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính 5 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 6 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 7 2.1.5. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 11 2.1.6. Cơ sở thực tiễn 13 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 13 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 13 2.2.2. Thành lập lưới khống chế trắc địa 15 2.2.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Úc Kỳ. 19 3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ cho mảnh bản đồ số 22 xã Úc Kỳ 19 3.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính. 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 20 3.4.2. Phương pháp đo đạc 20 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 20
  5. 3.4.4. Phương pháp bản đồ 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Úc Kỳ 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24 4.2. Thành lập bản đồ địa chính 26 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính 26 4.2.2. Kết quả đo vẽ chi tiết 27 4.3. Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và Gcadas pro thành lập bản đồ địa chính số 22 30 4.4.Kiểm tra kết quả đo 39 4.5.In bản đồ 39 4.6. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng lưới GNSS tại xã Úc Kỳ 40 4.6.1. Thuận lợi 40 4.6.2. Khó khăn 40 4.6.3. Giải pháp khắc phục 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 iii
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. 13 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 16 Bảng 4.1: Tọa độ các điểm lưới trong khu đo 27 Bảng 4.2: Kết quả đo vẽ chi tiết 28
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 9 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 10 Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 29 Hình 4.2: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 31 Hình 4.3: Khởi động khóa Gcadas pro và kết lối có sở dữ liệu 32 Hình 4.4: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo 33 Hình 4.5: Đặt tỷ lệ bản đồ 33 Hình 4.6: Trút điểm lên bản vẽ 33 Hình 4.7: Tìm đường dẫn để lấy số liệu 34 Hình 4.8: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ 34 Hình 4.9: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín 35 Hình 4.10: Tạo topology cho bản đồ 36 Hình 4.11: Vẽ nhãn thửa quy chủ 36 Hình 4.12: Gán nhãn cho tờ bản đồ 37 Hình 4.13: Gán thông tin từ nhãn 37 Hính 4.14: Vẽ nhãn thửa tự động 38 Hình 4.15: Tờ bản đồ hoàn chỉnh 38 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính Phủ CSDL Cơ sở dữ liệu QĐ Quyết định QL Quốc lộ TCĐC Tổng cục Địa chính TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 GNSS Global navigation satellite system
  9. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài người Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất đai còn là thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Cho nên vì thế thế hệ hôm nay và cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang ngày một rõ rệt như hiện nay. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của tự nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng. Do đó để bảo vệ quỹ đất đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức 1
  10. quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ công ty TNHH tư vấn Đại Phát đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các xã, phường trên địa bàn tỉnh trong đó có xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Úc Kỳ với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, công ty TNHH tư vấn Đại Phát với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS T.S Lê Văn Thơ, em tiến hành nghiên cứu đề tài “ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp RTK thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK vào đo vẽ chi tiết và biên tập tờ bản đồ địa chính số 22 tỉ lệ 1:1000 tại xã Úc Kỳ. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp, khắc phục và phát huy tiền năng của xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công
  11. tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. 3
  12. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên nghành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật nhưng thay đổi hợp pháp của pháp luật đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ. hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng . Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ địa chính cơ bản quốc gia. Vai trò của bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. - Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). - Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã. - Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân
  13. dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm. - Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. - Làm cơ sở thống kê, kiểm kê đất đai. - Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các đường đặc trưng diện tích các thửa đất - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, 5
  14. cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hóa. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; Lập theo khu vực trong phạm một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. +Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan quản lý đất đai
  15. cấp tỉnh xác nhận. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trong đo đạc địa chính xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cung cong tới mức các đoạn của nó có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. 7
  16. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia ổn định có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bằng các con đường kênh mương, sông ngòi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cấu kết mạnh mẽ về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.1.4.1. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc
  17. điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.4.2. Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo. (Lê Văn Thơ, năm 2009) 9
  18. 2.1.4.3. Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
  19. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090. (Vũ Thị Thanh Thủy, 2009) 2.1.5. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 kilômet (km) tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha). Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của tọa độY của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 900 ha. Số hiệu của mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích 11
  20. của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính).
  21. Bảng 2.1. Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. Cơ sở Diên Tỷ lệ Kích thước Kích thước Ký hiệu để chia tích đo Ví dụ bản đồ bản vẽ (cm) thực tế (m) thêm vào mảnh vẽ (ha) 1:10000 Khu đo 60*60 6000*6000 3600 10-728 494 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 725 497 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 1:9 725 500-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 a,b,c,d 725 500-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1), (16) 725 500-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1.0 1:100 725 500-9-100 ( Nguồn:Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013) 2.1.6. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng GNSS và máy toàn đạc điện tử. công ty TNHH tư vấn Đại Phát đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Bắc Giang, Lào Cai, Cao Bằng Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay. Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty TNHH tư vấn Đại Phát em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy GNSS đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ thông thường. - Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với 13
  22. bình đồ ảnh, ảnh đơn). - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ. Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở). Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính). 2.2.1.1. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GNSS Lưới GNSS được thiết kế dưới dạng lưới tam giác hoặc lưới đường chuyền. Lưới GNSS dễ chọn điểm, không cần thông hướng các điểm chỉ cần một cặp cạnh thông hướng là được, không phụ thuộc vào thời tiết, công tác đo ngắm hoàn toàn tự động, cho độ chính xác cao, xác định vị trí tương hỗ giữa hai điểm cỡ vài milimet đến vài chục milimet. Nhưng công nghệ GNSS cũng có những hạn chế nhất định, phương tiện máy móc có hạn, không phải đơn vị nào cũng có, giá thành cao, chi phí tốn kém. Công nghệ GNSS đã được ứng dụng vào xây dựng lưới trắc địa cơ sở xác định hình dạng, kích thước của elipxoid trái đất và trường trọng lực trái đất. Ở nước ta đã sử dụng công nghệ GNSS để thành lập hệ thống điểm toạ độ cơ sở nhà nước, phủ trùm toàn bộ đất nước bao gồm cả lãnh hải và cả một số vùng lãnh thổ trước đây bỏ trống. Công nghệ mới này cũng đã được áp dụng để thành lập lưới địa chính cơ sở, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính, bản đồ địa hình trong cả nước.
  23. 2.2.2. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.2.2.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GNSS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.2.2.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau: 15
  24. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ST Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính T kỹ thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m 3 ≤ 1,2 cm sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 5 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m ≤ 10 giây Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f = 2m√n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  25. 2.2.2.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. 2.2.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.2.3.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.2.3.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài.Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử. 17
  26. 2.2.3.3. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S 2.2.3.4. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy GNSS 2.2.3.4.1. Đặc điểm và chức năng của máy GNSS trong đo vẽ chi tiết Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 3 phần: Phần không gian (Space). Phần kiểm soát và điều khiển (Control). Phần sử dụng (User). Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất
  27. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng máy RTK và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas vào đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết và biên tập mảnh bản đồ địa chính tờ số 22 tỷ lệ 1/1000 trên địa bàn xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: công ty TNHH tư vấn Đại Phát thực hiện trên địa bàn xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: Từ 06/2019 đến ngày 10/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Úc Kỳ. - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội 3.3.2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 22 xã Úc Kỳ từ số liệu đo chi tiết bằng phần mềm Microstation V8i và Gcadas pro. - Đo vẽ chi tết bản đồ địa chính; - Ứng dụng MicroStation V8i và phần mềm Gcadas thành lập và biên tập bản đồ địa chính. - In và lưu trữ bản đồ. 3.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính - Thuận lợi; - Khó khăn; 19
  28. - Đề xuất giải pháp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Úc Kỳ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy GNSS Shout S82 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  29. Quy trình thực hện đề tài Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm 21
  30. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Úc Kỳ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Úc kỳ là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng và nằm tại trung tâm huyện Phú Bình. Xã Úc Kì có 14 thôn, dân số 9670 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 1642.13 ha, mật độ dân số đạt 661 người/km². + Phía đông giáp xã Xuân Phương, huyện Phú Bình. + Phía bắc giáp xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. + Phía nam giáp xã Nga My, huyện Phú Bình. + Phía tây giáp xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình. - Xã Úc Kỳ có tỉnh lộ 266 đi qua, thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Hình 4.1.1. Bản đồ hành chính xã Úc Kỳ
  31. 4.1.1.2. Địa hình tự nhiên Xã Úc Kì có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thương giữa các khu vực. 4.1.1.3. Khí hậu Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, Xã Úc kì mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4°C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9°C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2°C) là 13,7°C. Tổng tích ôn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du. 4.1.1.4. Tài nguyên đất Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở 23
  32. sông Cầu. Đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện 4.1.1.5. Tài nguyên rừng Là 1 xã có rất ít diện tích rừng trồng, nên tài nguyên rừng ở xã là rất ít có tiềm năng phát triển. 4.1.1.6. Tài nguyên nước - Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và qua thực tế xử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 5m- 20m, chất lượng nước tốt, mặt khác hệ thống ao hồ, đập dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. - Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm. - Sông cầu là 1 thế mạng để phát triển kinh tế tưới tiêu và khai thác thủy sản nước ngọt. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây kinh tế xã Úc Kỳ khá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân.Với tiềm năng về các nguồn tài nguyên hiện có của xã như về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, tiềm năng về lao động và thuận tiện về lưu thông hàng hóa. 4.1.2.2. Xã hội - Dân số, lao động:
  33. Số hộ có sản xuất nghề phụ: Làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ. Xã có 14 thôn trong đó có 2.171 hộ, dân số toàn xã là: 8.326 người, lao động trong độ tuổi 5.270 người, trong đó: Lao động nam là 2.515 người chiếm 47,7%; lao động nữ 2.755 người chiếm 52,3%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 4.640 chiếm 88,0%; lao động công nghiệp là 370 người chiếm 7,0%; lao động làm dịch vụ 155 chiếm 2,9%, lao động khác 105 lao động, chiếm 2,1%. Trên địa bàn xã có các dân tộc Kinh, Nùng, Dao và Tày, các dân tộc trong xã luôn đoàn kết gắn bó với nhau. - Y tế Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2016. Trạm có diện tích 2.031 m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố 08 phòng; có 06 cán bộ y tế, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 01 y sĩ đa khoa, 01 y sĩ sản nhi, 01 y sĩ y học cổ truyền, 01 trung cấp điều dưỡng, 01 y sĩ dược trung cấp. Xã triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Vận động nhân dân đưa trẻ và phụ nữ có thai đi tiêm chủng mở rộng đạt 100% kế hoạch, vận động nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2016 trên địa bàn xã cơ bản không có ổ dịch bệnh nào xảy ra, xã tổ chức khám bệnh và điều trị nội trú cho trên 6000 lượt người. Đồng thời thường xuyên xuống các thôn bản để tiêm chủng mở rộng theo lịch quy định, đội ngũ y tá thôn bản được củng cố. Thực hiện phòng chống dịch bệnh thường xuyên được kiểm tra giám sát tại cộng đồng thôn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các tiêu chí thực hiện chuẩn quốc gia y tế. Xã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình theo kế hoạch, vận động chị em trong tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai phấn đấu hạ tỷ lệ sinh, năm 2016 tỷ lệ sinh đã giảm. - Giáo dục Công tác giáo dục có nhiều cố gắng trong công tác duy trì phổ cập giáo dục 25
  34. tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Kết thúc năm học 2015 - 2017 tỷ lệ chuyển lớp của cả 2 cấp đạt 99%. Cơ sở hạ tầng: Xã có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ như: điện, đường, trường, trạm, - Thủy lợi Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong xã được cung cấp từ sông Cầu. Mỗi xóm có 1 con mương phục vụ tốt cho việc tưới tiêu cây trồng. Hệ thống kênh mương nội đồng cơ bản hoàn chỉnh, các cánh đồng trong xã đều đã được xây dựng kênh mương cứng hóa, đảm bảo dẫn nước đủ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng lúa. Ngoài ra xã còn được đầu tư xây dựng dự án cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt người dân. 4.2. Thành lập bản đồ địa chính 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính * Các tư liệu bản đồ: + Bản đồ địa chính: xã có 21 bản đồ được đo vẽ năm 1993. + Bản đồ Địa giới hành chính xã Úc Kỳ. - 14 thôn được đo đạc thành lập bản đồ địa chính năm 1993 bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106030’, múi chiếu 30. - Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành. - Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. * Các tư liệu về tọa đồ các điểm lưới
  35. Bả ng 4.1. Tọa độ các điểm lưới trong khu đo STT Ký hiệu điểm X (m) Y (m) Ghi chú 1 DVI-17 2373330.106 441425.234 2 DVI-18 2372560.450 441400.690 3 DVI-19 2372633.323 441658.092 4 DVI-20 2372671.334 441887.655 5 DVI-21 2372560.798 442064.132 6 DVI-22 2372282.013 442061.157 Trong quá trình do vẽ chi tiết mảnh bản đồ 22 đã sử dụng các điểm lưới DVI-17, DVI-18, DVI-19, DVI-20, DVI-21, DVI-22. 4.2.2. Kết quả đo vẽ chi tiết -Trong quá trình thành lập mảnh bản đồ địa chính số 22, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chủ yếu sử dụng bộ máy đo GNSS South S82 bao gồm: 1 thân máy, 1 sào nối, 2 quả pin, -Phương pháp đo: sử dụng phương pháp đo định vị cố định( đo tĩnh) + Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms +Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rms -Quy định khi sử dụng phương pháp đo RTK Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy). + Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định tọa độ (trạm động) không lớn hơn 12 km. Các thông số kỹ thuật phải đảm bảo: + Số vệ tinh: Svs ≥ 4 + Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd – Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết. 27
  36. Bảng 4.2. Kết quả đo vẽ chi tiết TT Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Độ cao H (m) Ghi chú 1 2371395.622 442290.486 16.502 2 2371400.343 442288.43 16.655 3 2371415.525 442281.101 16.651 5 2371420.073 442278.751 16.714 6 2371422.801 442281.264 15.454 7 2371423.374 442281.932 15.146 8 2371424.09 442282.929 15.146 9 2371424.253 442280.656 15.29 10 2371426.043 442279.739 15.247 11 2371429.131 442278.325 15.297 12 2371432.537 442276.896 15.308 13 2371433.75 442276.491 15.648 14 2371433.755 442276.493 15.636 15 2371424.683 442283.898 15.253 16 2371424.956 442284.663 15.243 17 2371424.232 442284.948 14.906 18 2371423.775 442283.701 14.722 19 2371422.913 442282.622 14.883 370 2371555.726 442329.119 15.407 - Vẽ bản đồ là phản ánh trung thực nhất các đối tượng đang tồn tại trên mặt đất: địa vật (nhà cửa, miếu, đình chùa, sân gạch, cột điện, cống, giếng nước, ), các địa vật hình tuyến (sông, suối, mương, rãnh, đường đá, đường
  37. nhựa, tuyến dây điện, tuyến cáp quang, ) và dáng địa hình (phân thủy, tụ thủy, hồ, ao, núi, ) Cho nên, trong mỗi điểm mia, bạn phải xác định được đang định vẽ đối tượng gì và cần đo những điểm nào, số lượng điểm là bao nhiêu để thể hiện chính xác đối tượng đó. Ví dụ: + Để vẽ được tuyến đường, bạn phải thể hiện được độ rộng, các đoạn cong, đoạn thẳng của tuyến đường đó + Để vẽ được một cái ao cần các điểm để thể hiện: độ rộng của bờ ao, các điểm góc ao và các điểm để xác định được độ cao của đáy ao. + Để vẽ được một ngã 3, ngã 4 đường; các nút giao nhau của các địa vật hình tuyến thì phải thể hiện tất cả những đường cong, đường thẳng để thể hiện chính xác các nút giao đó. + Để đi gương cần có một đôi chân dẻo dai, bước đều và nhanh nhẹn, trong khi dựng điểm này mắt đã phải nhìn và định hình các điểm tiếp theo mà mình cần đến, cần tính toán quãng đường đi sao cho ngắn nhất, gọn nhất tránh tình trạng phải quay đi quay lại nhiều. + Người đi gương cần biết tự chia địa hình thành các khu vực, dựa vào các địa vật hình tuyến để chia nhỏ khu đó tránh bỏ sót dù chỉ là một điểm mia và dựa vào đó để bố trí cọc phụ hay lưới đo vẽ để có thể đo hết toàn bộ khu đó + Khi dựng một điểm mia trong đầu đã phải nghĩ cần đọc những thông tin gì về cho người đứng máy ghi chép đầy đủ những thông tin của điểm đó. Trước khi dựng hoặc sau khi đo xong đọc rõ ràng, dứt khoát những thông tin cần thiết. + Đi gương đủ và đúng điểm là một yêu cầu quan trọng. Đi thiếu điểm, bỏ sót sẽ khiến cho công tác vẽ bản đồ gặp khó khăn và thậm chí phải đo đi đo lại. 29
  38. + Đối với mỗi loại bản đồ, người đi gương cần biết lựa chọn đối tượng để đưa vào bản đồ vẽ cho phù hợp, tránh tình trạng đối tượng thể hiện quá nhỏ hoặc mật độ điểm quá dày hoặc quá thưa khi in ấn. Kết quả đã đo vẽ được 370 điểm chi tiết phục vụ công tác biên tâp bản đồ địa chính 4.3. Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và Gcadas pro thành lập bản đồ địa chính - Cấu trúc File dữ liệu từ máy GNSS Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy GNSS South S82. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử - Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ máy RTK sang máy vi tính ta lưu vào file “số liệu đo” tên (07062018.dat) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 07062018 (có nghĩa là số liệu đo vào ngày 07 tháng 06 năm 2018). Sau khi đã lưu vào file “số liệu đo”, ta copy file dữ liệu có đuôi “.dat” vào
  39. file “số liệu xử lý”. Sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm Excel. Hình 4.2: Phần mềm đổi định dạng file số liệu - Sau khi sử lý xong số liệu ta trút điểm đo nên bản vẽ bằng phần mềm gcadas và Microstation V8i - Khởi động khóa Gcadas pro →hệ thống→kết nối cơ sở dữ liệu→tạo mới tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng→save→thiết lập 31
  40. Hình 4.3: Khởi động khóa Gcadas pro và kết lối có sở dữ liệu Trên thanh công cụ Gcadas pro ta chọn: Hệ thống → Thiết lập đơn vị hành chính → Chọn Tỉnh/ Thành phố: Thái Nguyên; Quận/Huyện: huyện Phú Bình; Phường/Xã/Thị trấn: Úc Kỳ → Thiết lập. Hình 4.4: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo
  41. - Sau khi thiệt lập đơn vị hành chính ta tiến hành đặt tỷ lệ cho bản đồ: Hình 4.5: Đặt tỷ lệ bản đồ - Nhập số liệu đo đạc: Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000, Nhập số liệu đo đạc từ Văn bản. Hình 4.6: Trút điểm lên bản vẽ Trút điểm lên bản vẽ xong ta tìm đường đến để lấy số liệu: 33
  42. Hình 4.7: Tìm đường dẫn để lấy số liệu Sau khi tìm đường dẫn để lấy số liệu ta tiến hành triển điểm chi tiết lên bản vẽ: Hình 4.8: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ
  43. - Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín. Hình 4.9: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín - Sau khi đo đạc về nối ranh thửa xong để tạo topology và diện tích, tâm thửa chạy sửa lỗi bản đồ. - Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. - Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. 35
  44. Hình 4.10: Tạo topology cho bản đồ - Sau khi tạo topology xong thì ta tiến hành vẽ nhãn quy chủ từ excel: Hình 4.11: Vẽ nhãn thửa quy chủ
  45. - Sau khi vẽ nhãn quy chủ xong ta tiến hành gán nhãn cho tờ bản đồ: Hình 4.12: Gán nhãn cho tờ bản đồ Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, số hiệu thửa đất, địa chỉ, diện tích ta tiến hành như sau: Hồ sơ → Nhập thông tin từ nhãn → Gán thông tin từ nhãn: Mục đích sử dụng, Đối tượng sử dụng, Số hiệu thửa đất, Diện tích. 37
  46. Hình 4.13: Gán thông tin từ nhãn - Sau khi gán thông tin từ nhãn => Vẽ nhãn thửa ( tự động ) Hính 4.14: Vẽ nhãn thửa tự động Tờ bản đồ hoàn chỉnh: Hình 4.15: Tờ bản đồ hoàn chỉnh
  47. 4.4. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.5. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức được mảnh bản đồ số 108 4.2.5.1. Giao nộp sản phẩm 1 đĩa CD 01 bản đồ đã đo vẽ chỉnh lý (Mảnh bản đồ số 22) Bảng 4.3: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 22) Diện tích STT Loại đất Ký hiệu Số thửa (m2) 1 Đất ở tại nông thôn ONT 72 73981,9 2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 187 49379 3 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 23 3568,7 4 Đất trồng cây lâu năm CLN 25 9151,3 5 Đất giao thông DGT 8 22854,3 6 Đất thủy lợi DTL 16 2105,3 7 Đất bằng trồng cây hàng BHK 164 22639,5 năm khác 8 Đất bằng chưa sử dụng BCS 10 555,4 39
  48. 9 Đất công trình năng lượng DNL 2 23,7 10 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1 98,8 11 Đất có mặt nước chuyên MNC 1 13421,1 dùng 12 Đất nghĩa trang NTD 3 66,3 13 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1 374,3 14 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6 1057,8 Tổng 520 199740,1 Qua bảng 4.3 cho thấy mảnh bản đồ số 22 đã được hoàn thành với 520 thửa với tổng diện tích là 199.740,1m2 4.6. Thuận lợi và khó khăn và đề xuất giái pháp trong công tác thành lập bản đồ địa chính xã Úc Kỳ 4.6.1. Thuận lợi - Thời gian đo có thời tiết rất thuận lợi cho việc đo GNSS. - Nguồn nhân lực, trang thiết bị đầy đủ: số lượng 04 người có trình độ chuyên môn trong đo đạc, có 1 trạm base và 2 rover, máy vi tính 04 máy, máy in Canon LBP 2900 2 máy, và các thiết bị phần mềm kỹ thuật khác. - Trong quá trình thi công được sự đồng tình và giúp đỡ của chính quyền và đa số người dân địa phương. - Nền địa hình tương đối ổn định cho việc chôn mốc tránh mốc bị mất, sai lệch. 4.6.2. Khó khăn - Địa hình của xã tương đối phức tạp: Có đồng ruộng trũng, đồi núi xen kẽ cánh đồng gây khó khăn cho việc thiết kế lưới. - Thời gian di chuyển đến các điểm mốc kéo dài làm tăng sai số khi đo. - Yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đo đạc và sử dụng thành thạo phần mềm bình sai.
  49. - Tín hiệu vệ tinh yếu. - Yêu cầu lớn về trang thiết bị: máy đo GNSS, máy tính, máy in 4.6.3. Giải pháp khắc phục - Cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và trang thiết bị trong quá trình đo vẽ. - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong công tác đo đạc sử dụng phần mềm bình sai. - Tránh các sai số trong quá trình đo như: giảm thời gian di chuyển giữa các điểm mốc, vị trí mốc thông thoáng, thời tiết thoáng mát. - Đề nghị Trung tâm công nghệ Thông tin phối hợp với UBND xã Úc Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính tại địa phương. 41
  50. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Bản đồ địa chính của xã Úc Kỳ được đo vẽ thô sơ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Công ty TNHH và tư vẫn Đại Phát được sự phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn xã Úc Kỳ. Sau thời gian nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: - Dựa trên 45 điểm lưới địa chính và 259 tọa độ điểm chi tiết có độ chính xác cao, đề tài đã thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:1000 thuộc xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là tờ 22 với tổng số 520 thửa đất tổng diện tích 199.740,1m2, trong đó: + ONT có 72 thửa diện tích là 73981,9m2 + CLN có 25 thửa diện tích là 9151,3m2 + BHK có 164 thửa diện tích là 22639,5m2 + DGT có 8 thửa diện tích là 22854,3m2 + DSH có 1 thửa diện tích là 98,8m2 + DTL có 16 thửa diện tích là 2105,3m2 + LUC có 187 thửa diện tích là 49379,0m2 + NTS có 6 thửa diện tích là 1057,8m2 + MNC có 1 thửa diện tích là 13421,1m2 + LUK có 23 thửa diện tích là 3568,7m2 + NTD có 3 thửa diện tích là 66,3m2 + BCS có 10 thửa diện tích là 555,4m2 + DNL có 2 thửa diện tích là 23,7m2 + TIN có 1 thửa diện tích là 374,3m2 + DGT có 8 thửa diện tích là 22854,3m2
  51. Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas với độ chính xác cao. 5.2. Kiến nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. 43
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Công ty cổ phần TNHH Đại Phát, kế hoạch thi công,công tác: đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính. 4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 5. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000. 6. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, (2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 7. Tổng cục Địa chính (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. 8. Viện nghiên cứu Địa chính (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 9. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 10. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 11. TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. 12. TT 05/2009/TT-BTNMT 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định 13. Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013.
  53. 14. Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS. 16. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm gCadas. 17. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên), Vũ Thanh Thủy, cùng các cộng sự, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) NXB Nông nghiệp Hà Nội. 45
  54. PHỤ LỤC I * Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính: xã có 21 bản đồ được đo vẽ năm 1993. + Bản đồ Địa giới hành chính xã Úc Kỳ. - 14 Thôn được đo đạc thành lập bản đồ địa chính năm 1993 bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106030’, múi chiếu 30. - Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành. - Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. - Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. * Công tác ngoại nghiệp Công tác chuẩn bị Thu thập tài liệu - Thu thập tài liệu - Bản đồ giấy và bản đồ số - Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ)
  55. Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế. Khảo sát khu đo Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ Lưới địa chính được thành lập bằng công nghệ GNSS do vậy việc thiết kế lưới địa chính đo vẽ trên khu vực thành một mạng lưới tam giác dày đặc. Đảm bảo mật độ điểm, độ chính xác của lưới theo quy trình quy phạm hiện hành. Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Lục Sơn. Từ các điểm địa chính trong địa bàn, lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Sau khi thiết kế trên bản đồ và khảo sát ngoài thực địa, đã tổ chức lại và đánh dấu sơ bộ vị trí điểm đã thiết kế ra ngoài thực địa. Qua đó xem xét thực trạng vị trí các điểm ở toàn bộ khu đo. Toàn bộ lưới địa chính đo vẽ tổng số là 4 điểm địa chính và 20 điểm GNSS và được đánh số hiệu điểm liên tục theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ thấp đến cao. -Tọa độ lưới sau bình sai: 92558 2374395.809 441800.712 20.271 92559 2372972.378 442032.175 16.403 92565 2369069.367 445722.000 15.260 47
  56. DVI-01 2374936.782 442675.559 16.151 DVI-02 2374828.337 442404.728 15.536 DVI-03 2374491.974 442376.462 15.158 DVI-04 2374427.799 442632.370 15.222 DVI-05 2374300.150 442306.987 14.935 DVI-06 2374140.331 442481.736 14.308 DVI-07 2374026.339 442406.420 14.180 DVI-08 2373890.959 442133.498 14.524 DVI-09 2373782.744 442377.622 14.318 DVI-10 2373937.102 442620.073 11.890 DVI-11 2373704.704 442661.381 14.627 DVI-12 2373613.739 442264.978 14.506 DVI-13 2373475.885 442098.455 14.525 DVI-14 2373330.909 442209.533 14.148 DVI-15 2373451.878 442479.639 11.465 DVI-16 2373561.499 441537.930 14.050 DVI-17 2373330.106 441425.234 13.146 DVI-18 2372560.450 441400.690 17.683 DVI-19 2372633.323 441658.092 18.343 DVI-20 2372671.334 441887.655 16.592 DVI-21 2372560.798 442064.132 15.586 DVI-22 2372282.013 442061.157 15.500 DVI-23 2372312.204 442300.999 15.691 DVI-24 2372662.250 442419.962 16.255 DVI-25 2372504.846 442460.581 15.482 DVI-26 2372365.546 441561.285 22.441 DVI-27 2372158.013 441745.975 19.577
  57. DVI-28 2372309.956 441135.419 19.634 DVI-29 2372173.063 440861.231 19.681 DVI-30 2372019.042 442252.608 14.601 DVI-31 2372054.638 442428.147 14.307 DVI-32 2372260.468 442645.602 13.591 DVI-33 2372001.428 442887.940 14.227 DVI-34 2371887.652 442414.245 14.116 DVI-35 2371839.723 442581.465 13.141 DVI-36 2371907.810 441655.500 14.199 DVI-37 2371829.504 441479.859 14.770 DVI-38 2371691.917 441353.620 19.187 DVI-39 2371569.233 441256.760 26.522 DVI-40 2371604.279 442174.372 18.043 DVI-41 2371397.459 442059.347 16.833 DVI-42 2371281.874 441366.506 19.704 DVI-43 2371074.466 441495.503 20.277 DVI-44 2371316.144 441882.509 17.967 DVI-45 2371111.075 441752.306 33.481 - Sơ đồ lưới 49