Khóa luận Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

pdf 74 trang thiennha21 18/04/2022 6202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tinh_hinh_su_dung_khang_sinh_dieu_tri_nhiem_khuan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC NGUYỄN VĂN TRƢỜNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y KHOA @ School of Medicine and Pharmacy,Hà Nội - 2019 VNU
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y KHOA KHÓA : QH.2013.Y NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS .TS. PHẠM TRUNG KIÊN @ School of Medicine and Pharmacy,Hà Nội - 2019 VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận đƣợc sự dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự động viên to lớn của gia đình và ngƣời thân. Đầu tiên em xin bày tỏ sự tri ân và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Trung Kiên – Phó chủ nhiệm Khoa Y Dƣợc - Đại học Quốc gia Hà Nội ngƣời thầy mà em vô cùng kính mến và ngƣỡng mộ. Thầy đã luôn tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận, thầy còn cho em những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình học tập để em có đƣợc nhƣ này hôm nay. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS. Trần Thị Thủy – Phó trƣởng Khoa Nội Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh – ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ em, đồng thời cũng đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y- Dƣợc, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Nhi, các bác sĩ khoa Nội Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thƣơng đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè, những ngƣời đã luôn ở bên cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận. Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Trƣờng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân KS Kháng sinh NKHH Nhiễm khuẩn hô hấp NKHHC Nhiễm khuẩn hô hấp cấp TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới VBVSKTE Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em VPQ Viêm phế quản VPQP Viêm phế quản phổi VPT Viêm phổi thùy VTPQBN Viêm tiểu phế quản bội nhiễm @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới và độ tuổi 18 Bảng 3.2. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện theo độ tuổi 18 Bảng 3.3. Đặc điểm triệu chứng thực thể theo nhóm tuổi 20 Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng theo chẩn đoán 21 Bảng 3.5. Tần suất sử dụng nhóm kháng sinh theo chẩn đoán 22 Bảng 3.6. Số loại kháng sinh đƣợc sử dụng theo chẩn đoán 23 Bảng 3.7. Đặc điểm số loại kháng sinh đƣợc sử dụng theo tuổi 23 Bảng 3.8. Phối hợp kháng sinh sử dụng trong điều trị NKHHCT 24 Bảng 3.9. Thời gian điều trị trung bình của nhóm trẻ NKHHCT 25 Bảng 3.10. Thời gian điều trị theo chẩn đoán 26 Bảng 3.11.Thời gian điều trị của nhóm có dùng kháng sinh và không dùng kháng sinh trƣớc ở nhà 26 Bảng 3.12. Kết quả điều trị theo chẩn đoán 27 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Triệu chứng lâm sàng của trẻ 19 Biểu đồ 3.2. Tình hình xử trí trƣớc khi vào viện 21 Biểu đồ 3.3. Đƣờng dùng kháng sinh 25 Biểu đồ 3.4. Thời gian điều trị trung bình bằng kháng sinh 27 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) ở trẻ em 3 1.2. Nguyên nhân gây NKHH ở trẻ em 4 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của NKHH ở trẻ em 5 1.4. Tình hình sử dụng kháng sinh trong NKHH 6 1.5. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp và sử dụng kháng sinh điều trị NKHH ở trẻ em 8 1.6. Chƣơng trình Phòng chống NKHH ở trẻ em 10 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 11 2.3. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý số liệu 16 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 17 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu 18 3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh 21 3.3. Kết quả điều trị 25 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 28 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 28 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của NKHH 29 4.3. Tình trạng sử dụng kháng sinh trƣớc khi vào viện và thời gian bị bệnh trƣớc khi vào viện của trẻ 31 4.4. Đánh giá việc sử dụng kháng sinh 33 KẾT LUẬN 36 KHUYẾN NGHỊ @ School of Medicine and 37 Pharmacy, VNU
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC), chủ yếu là viêm phổi là bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nƣớc đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi tử vong, trong đó 4 triệu do NKHH[13]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của chƣơng trình Phòng chống NKHH Quốc gia, NKHH cũng là nguyên nhân hàng đầu làm cho các bà mẹ phải đƣa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, trung bình mỗi trẻ mắc 4 - 6 lần/năm, tỉ lệ tử vong chung của trẻ dƣới 5 tuổi là 7‰, trong đó tử vong do NKHHC là 2,7‰ [13]. Nguyên nhân gây NKHH có thể là virus hoặc vi khuẩn, tuy nhiên ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu là do vi khuẩn. Vi khuẩn gây NKHH thƣờng gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, Chlamydia trachomatic, S. aureaus, Mycoplasma pneumoniae trong đó S. pneumoniae, H. influenzae có tỉ lệ cao nhất [3],[32]. NKHH đƣợc chia thành các mức độ khác nhau nhƣ ho hoặc cảm lạnh, viêm phổi, viêm phổi nặng, trong đó hay gặp nhất là ho hoặc cảm lạnh không kèm viêm phổi. Đối với mỗi phân loại khác nhau, sẽ có phác đồ và hƣớng xử trí tƣơng ứng, kháng sinh chỉ đƣợc sử dụng cho những trƣờng hợp có kèm viêm phổi hoặc viêm phổi nặng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các tác giả cho thấy tình hình sử dụng kháng sinh trong NKHH còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là việc lạm dụng kháng sinh, phối hợp kháng sinh không đúng, đây là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ kháng kháng sinh, dẫn đến tình trạng điều trị kéo dài, bệnh diễn biến nặng lên. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Huế và cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên 71% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trƣớc khi đến viện, trong đó 28% gia đình tự đi mua kháng sinh [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hoa cho thấy một nửa các đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ (528/1048) và 62,9% trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp (392/623) đƣợc điều trị với kháng sinh. Việc dùng kháng sinh không hợp lý này là do cán bộ y tế chỉ định chiếm tới 82,0% [6]. Theo Trần Thị Anh Thơ có 33,1 % bệnh nhân sử dụng kháng sinh trƣớc vào viện, trong đó 23,1% không @có đơnSchool thuốc.Tỷ of lệ Medicine dùng kháng si andnh sai Pharmacy, VNU liều so với khuyến cáo là 148/187 chiếm 79,14% [20]. 1
  9. Khoa Nội Nhi Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, hàng năm tiếp nhận hơn 17.000 bệnh nhi nhập viện, trong đó trên 50 % là NKHH. Để giúp cho việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân NKHH, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh cho hiệu quả và hợp lý, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh" với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. 2. Nhận xét hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Sản Nhi năm 2018. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  10. Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) ở trẻ em 1.1.1. Khái niệm NKHH Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHH) là bệnh viêm nhiễm cấp tính đƣờng hô hấp, nguyên nhân do virus, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây nên [3],[4]. 1.1.2. Phân loại NKHH - Phân loại theo vị trí giải phẫu: lấy ranh giới từ nắp thanh quản trở xuống là đƣờng hô hấp dƣới, phần trên nắp thanh quản trở lên là đƣờng hô hấp trên ta có: Hình 1.1: Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp. + Nhiễm khuẩn hô hấp trên: bao gồm viêm họng, viêm Amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa các bệnh này thƣờng gặp hơn và hiếm khi gây tử vong. + Nhiễm khuẩn hô hấp dƣới: bao gồm viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản, trong đó viêm phổi là bệnh hay gặp nhất và là nguyên nhân @gây Schoolchính gây tửof vong Medicine ở trẻ em [3 ].and Pharmacy, VNU 3
  11. - Phân loại theo mức độ nặng nhẹ: thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá và xử trí các trƣờng hợp NKHH bao gồm: + Không viêm phổi: trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nƣớc mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. + Viêm phổi: trẻ có nhịp thở nhanh nhƣng không có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. + Viêm phổi nặng: trẻ có nhịp thở nhanh và có rút lõm lồng ngực. 1.2. Nguyên nhân gây NKHH ở trẻ em Nguyên nhân gây NKHH rất đa dạng, có thể do vius hoặc vi khuẩn hoặc nấm. Virus là nguyên nhân quan trọng, do phần lớn virus đều có ái lực với đƣờng niêm mạc đƣờng hô hấp, khả năng lây lan của virus dễ dàng, tỉ lệ ngƣời lành mang virus cao và miễn dịch của cơ thể trẻ với virus yếu và ngắn. Trong các virus gây NKHH hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV), tiếp đến là virus cúm, virus á cúm, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus [3],[32].Tuy nhiên ở các nƣớc đang phát triển vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng, vi khuẩn hay gặp nhất là H.influenae, S.pneumoniae, S. aureus, Bordetella, Klebsiella peumoniae, Chlamydia trachomatis và các vi khuẩn khác. Trong các loại vi khuẩn thì H.influenzae và S.pneumonia là 2 nguyên nhân chính gây NKHH ở trẻ em. Kết quả chọc hút dịch phế quản ở một số nƣớc cho thấy S. pneumoniae chiếm 45,5%, H. influenzae 28,4%, S. aureus 9,4%, vi khuẩn khác 16,7% [32]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy 2 vi khuẩn chủ yếu gây bệnh NKHH ở trẻ em là S.pneumonia và H. influenzae. Nghiên cứu vi khuẩn gây NKHH trẻ em tại một số phƣờng ở Hà Nội cho thấy: tỉ lệ dƣơng tính với vi khuẩn là 49,6%, trong đó S.pneumonia chiếm 57,6%, H.influenzae 20,4%. Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, theo Nguyễn Thị Yến , vi khuẩn gây NKHH hàng đầu là H.influenzae (37,1%), xếp thứ 2 là phế cầu (24,5%), nhƣng các trực khuẩn Gram (-) cũng rất đáng quan tâm, vì đây là những chủng vi khuẩn có độc lực cao, và kháng nhiều loại kháng sinh [25]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 4
  12. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự phân bố khác nhau giữa các chủng vi khuẩn theo nhóm tuổi. S.pneumoniae và H.influenzae có thể gặp ở nhiều nhóm tuổi, song phổ biến nhất từ 6-12 tháng tuổi, S.aureus và trực khẩn Gram (-) chỉ gặp ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, vi khuẩn Gram (-) là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh [1],[19],[25]. Tác giả Vũ Văn Thành tại Nha Trang nghiên cứu năm 2009 đã cho thấy kết quả vi khuẩn phân lập đƣợc tỉ lệ là 74,4%; trong đó: S. pneumoniae chiếm 38,8%; H. influenzae chiếm 51,5% (H. influenzae không vỏ là 96,1%, Hib là 3,9%) và M. catarrhalis chiếm 31,5%; tỉ lệ vi rút phân lập đƣợc là 69,6%; trong đó: vi rút cúm A là 15,6%, virus hợp bào hô hấp là 21,8%, Rhinovirus là 28,1%, Adenovirus là 5,7% [19]. 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của NKHH ở trẻ em Triệu chứng thƣờng gặp của NKHH là ho, sốt, khó thở; trong đó sốt là triệu chứng không đặc hiệu vì sốt có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác và có một số trƣờng hợp bệnh nhân có NKHH nhƣng không có sốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng hoặc những trẻ suy dinh dƣỡng nặng [17]. Nghiên cứu của Bùi Bình Bảo Sơn và cộng sự trên đối tƣợng 90 trẻ có viêm tiểu phế quản cấp từ 2 tháng đến 2 tuổi nhận thấy triệu chứng cơ năng thƣờng gặp là ho (100%), chảy nƣớc mũi (> 85%) và khò khè (> 78%), ít trẻ có sốt ( 84%), ran rít (> 90%), có dấu co kéo (> 78%), ran ngáy (> 78%), rì rào phế nang giảm (> 61%) và rung thanh giảm; ít gặp dấu hiệu ran ẩm (< 35%) [17]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Huế và cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên trong 2 năm 2005-2006 trên đối tƣợng 300 trẻ đƣợc chẩn đoán NKHH cho thấy các triệu chứng: ho, sốt 33%, ho, sốt, khó thở 26%, ho đơn thuần 4,7%, ho, sốt, tiêu chảy 4,3% [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự năm 2015 cho thấy các triệu chứng lâm sàng: ho 127 (97,7%), sốt 110 (84,6%), chảy mũi 26 (20%), biếng ăn 28 (21%), ran ngáy/rít 14 (10,8%), ran ẩm/nổ 116 (89,2%) [16]. Nghiên cứu của Thanh Minh Hùng và cộng sự trên 102 trẻ đƣợc chẩn đoán NKHHCT cho thấy các triệu chứng ho chiếm 96,1%, trẻ có sốt chiếm 78,4%, trẻ chảy nƣớc mũi 75,5%, trẻ nôn 30,4%, biếng ăn 10,8%, chảy mủ tai@ 2,9%, School dấu hiệu of cánhMedicine mũi phập andphồng Pharmacy, VNU 5
  13. 24,5%. Trẻ có cơn ngừng thở chiếm 7,8%, mạnh nhanh là 24,5%, nhịp thớ nhanh 13,7%, rút lõm lồng ngực 19,6%, khò khè 46,1% và có ran ở phổi chiếm 63,7% [10]. 1.4. Tình hình sử dụng kháng sinh trong NKHH 1.4.1. Khái niệm sử dụng kháng sinh Sử dụng kháng sinh là khái niệm chỉ việc chỉ định kháng sinh, liều lƣợng, đƣờng dùng, thời gian dùng trong ngày, số ngày dùng kháng sinh. Chỉ định kháng sinh: Hợp lý: khi có bằng chứng nhiễm khuẩn, có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nhiễm đƣờng hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản ). Không hợp lý: không có bằng chứng của nhiễm khuẩn. Tự đi mua kháng sinh cho trẻ uống. Liều lƣợng: tính theo cân nặng Đƣờng dùng: uống, tiêm: bắp, tĩnh mạch Thời gian dùng trong ngày: số lần tiêm/ngày, khoảng cách giữa các lần tiêm.Số ngày tiêm/uống kháng sinh Hiện nay, trong điều trị NKHH tỉ lệ sử dụng kháng sinh là khá cao,việc lạm dụng kháng sinh cũng nhƣ sử dụng kháng sinh không hợp lý đang có xu hƣớng gia tăng, gây ảnh hƣởng xấu đến quá trình điều trị, hiệu quả kinh tế và là nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh. 1.4.2. Sử dụng kháng sinh tại cộng đồng Theo một nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong NKHH cho thấy tỉ lệ sử dụng kháng sinh tại nhà là 65,6%, trong đó chỉ có 25,2 % bệnh nhân đƣợc bác sĩ khám và kê đơn, 8,7% do y sĩ hoặc y tá hƣớng dẫn sử dụng, đáng lo ngại là có đến 31,8% bệnh nhân tự đi mua thuốc. Kháng sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất là Amoxicilin, Ampixilin, Cephalexin và Gentamixin. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng năm 2007 nhận thấy có 63%) (191/303) bệnh nhi đã@ dùng School KS trƣ ớcof khiMedicine vào viện, trong and đó Pharmacy, VNU 6
  14. 29,3% không có đơn thầy thuốc, Cephalosporin là thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất (55,1%); có 4,7% trƣờng hợp đã dùng phối hợp với aminosid [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm trên đối tƣợng 130 trẻ có viêm phổi nặng từ 2 tháng đến 5 tuổi cho thấy số loại kháng sinh đƣợc sử dụng: 01 loại 70/130 (53,8%), 02 loại 50/130 (38,5%), 03 loại 08/130 (6,2%) và 04 loại 02/130 (1,5%). Trong đó, kháng sinh sử dụng nhiều nhất Cefotaxime 103/130 (79,2%), tiếp đến là Gentamycin 47/130 (36,2%) [16]. 1.4.3. Sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng kháng sinh trong điều trị NKHH có phân loại viêm phổi và viêm phổi nặng với một trong những kháng sinh Procain, Ampicillin, Amoxicillin hoặc Cotrimoxazole. Khi bị viêm phổi nặng trẻ phải đƣợc điều trị trong bệnh viện, tuỳ theo nguyên nhân và lứa tuổi của trẻ mà sử dụng một trong các công thức điều trị Benzyl Penixilin, Belzyl Penixilin và Gentamycin, Chloramphenicol, Cloxacilin và Gentamycin (nếu do tụ cầu khuẩn) [33]. Thực tế lâm sàng và kháng sinh đồ thấy 3 loại kháng sinh có tác dụng tốt trong điều trị NKHH là Penicillin, Bactrim và Chloramphenicol [3]. Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi, Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự thấy trong số 303 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi vào điều trị, kết quả 68,7% đƣợc điều trị bằng 1 loại KS; 30,3% đƣợc điều trị bằng từ 2 loại KS trở lên. KS điều trị ban đầu phổ biến nhất là Cephalosporin thế hệ 1 (48,5%), KS thay thế chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3 (31,0%). Có 15,2 % trẻ đƣợc phối hợp KS ngay khi nhập viện, giữa Cephalosporin với aminosid. Thời gian sử dụng aminosid trung bình là 6,0 ± 2,4 ngày, trong đó 55,8% đƣợc sử dụng kéo dài trên 5 ngày [1]. Trong nghiên cứu trƣớc đây tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên, khi nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh trong NKHH, các tác giả thấy chỉ có 65% số bệnh nhân đƣợc sử dụng kháng sinh đúng phác đồ. Nhóm bệnh nhân điều trị không đúng phác đồ chủ yếu là dùng kháng sinh đắt tiền, nhƣng thời gian điều trị vẫn không đƣợc rút ngắn hơn so với nhóm kia. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  15. 1.5. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp và sử dụng kháng sinh điều trị NKHH ở trẻ em 1.5.1. Trên thế giới Trên thế giới, NKHH là bệnh có tỉ lệ và tần suất mắc cao nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em dƣới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển. Theo Wajula và cộng sự (2001), ở Etiopia tỉ lệ trẻ đến khám vì NKHH là 25,5%, ở Batda (Irắc) là 39,3%, ở Sao Paulo (Brazin) là 41,8%, ở Luân Đôn (Anh) là 30,5%, và ở Hers - Australia là 34% [ 32]. Theo báo cáo tại Hội nghị về chống NKHH lần thứ nhất tổ chức tại Washington (1991) tỉ lệ mới mắc viêm phổi hàng năm trong 100 trẻ ở Gadchisoli-Ấn Độ là 13 trẻ, ở Basse-Gambia là 17 trẻ, ở Bangkok-Thái Lan là 7trẻ. Tại các nƣớc phát triển thì tỉ lệ này thấp hơn, ở Chapel Hill-Hoa kỳ là 3,6 trẻ và tại Seattle-Hoa Kỳ là 3 trẻ [29]. Số trẻ vào nhập viện vì NKHH rất cao, chiếm tỉ lệ 1/3 trong tổng số bệnh nhân nhập viện chung, tại Darka-Bangladet số trẻ nhập viện vì NKHH là 35,8%, và tại Rangun- Mianma là 31,5%, ở Ilamabat-Pakistan là 33,6%, ở Nadola-Zambia là 34% [ 32]. Cũng theo báo cáo tại Hội nghị Washington, hàng năm tại các nƣớc đang phát triển có 12,9 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi tử vong, trong đó có khoảng 4,5 triệu trẻ em tử vong do các bệnh phổi cấp tính [14]. Ở các nƣớc có tỉ lệ tử vong ở trẻ dƣới 1 tuổi trên 30‰ thì tử vong do NKHH chiếm từ 24,5%-72,1% , còn các nƣớc tỉ lệ tử vong ở trẻ dƣới 1 tuổi thấp hơn 10‰ thì tử vong do NKHH dƣới 10% so với tử vong chung. Ở Trung Quốc năm 1984, tỉ lệ tử vong do NKHH là 24,5%, Papua New Guinea là 48,7%, Philippine là 29%. Trong lúc đó ở Australia là 1,9%, Hồng Kông là 5,9%, Nhật Bản 3,8% [ 32]. Nghiên cứu của Li Hui; Xiao-song Li và cộng sự trên đối tƣợng 750 trẻ em Trung Quốc đƣợc chẩn đoán NKHH, nhận thấy rằng trƣớc khi cha mẹ trẻ tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế, 47% trẻ em đƣợc chuyển từ các bệnh viện huyện, 25% trong số đó ở các thị trấn và 18% ở thôn đã đƣợc sử dụng thuốc kháng sinh có sẵn mà không cần đơn của bác sĩ. Trong số những trƣờng hợp lạm dụng kháng sinh, căn nguyên virus đƣợc phát hiện sử dụng kháng sinh ở 37% các trƣờng hợp. Theo nghiên cứu của Okoko năm 2017 có 105/237 bệnh nhân viêm phổi đƣợc sử dụng kháng sinh trƣớc khi @ vào Schoolviện [30]. of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  16. Nghiên cứu của Arwa Aluram và cộng sự về yếu tố nguy cơ và yếu tố liên quan đến việc lạm dụng kháng sinh trên đối tƣợng trẻ em có NKHH ở Saudi Arabia cho thấy: các yếu tố góp phần gây ra lạm dụng kháng sinh có thể bao gồm các yếu tố tâm lý xã hội, nhƣ hành vi và thái độ (ví dụ nhƣ tự uống thuốc, thuốc không kê đơn, áp lực của bệnh nhân/cha mẹ) và các yếu tố nhân khẩu học nhƣ tình trạng kinh tế xã hội và trình độ học vấn [27]. 1.5.2. Tình hình NKHH ở Việt Nam Tại Việt Nam, NKHH là bệnh có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao nhất, tỉ lệ mới mắc NKHH là 4-6 đợt/trẻ/ năm [21]. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 1998, NKHH là một trong 10 bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất ở trẻ em, tỉ lệ mắc NKHH là 1131/100.000, hầu hết trẻ dƣới tuổi đều mắc ít nhất một lần trong năm, trung bình mỗi lần mắc 4-5 ngày. Theo Chƣơng trình Phòng chống NKHH Quốc gia thì tử vong chung ở trẻ dƣới 5 tuổi là 7/1000, trong đó tử vong do NKHH (chủ yếu là viêm phổi) là 2,7/1000. Nhƣ vậy theo ƣớc tính hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi tuổi thì ƣớc tính mỗi năm có khoảng 25000 trƣờng hợp tử vong do NKHH [21]. Theo số liệu của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em (VBVSKTE) trong 16 năm (1960-1976) thấy số trẻ vào điều trị vì NKHH chiếm 44% tổng số trẻ vào viện [trích từ 21]. Tại các tỉnh phía Nam, một điều tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho thấy số trẻ mắc NKHH là 47%, tỉ lệ tử vong do NKHH chiếm 40,8% so với tử vong chung. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I - Thành phố Hồ Chí Minh (1981 - 1983), tử vong do NKHH chiếm 15,9% so với tử vong chung [21]. Tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên, trong 5 năm (1987-1991), bệnh nhân NKHH chiếm 47,9% (4440/9279) số bệnh nhân vào viện, trong đó VPQ: 1745 (39,30%), VPQP: 2241 (50,48%), viêm thanh khí phế quản: 104 (2,34%), Tụ cầu phổi màng phổi: 43 (6,97%), bệnh về hô hấp khác: 99 (2,23%). Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự cho thấy độ nặng viêm phổi: viêm phổi 108/130 (83,1%), viêm phổi nặng 19/130 (14,6%) và viêm phổi rất nặng 03/130 (2,3%). Hình ảnh tổn thƣơng/X quang ngực 59/130 (45,4%) [16]. Theo Hoàng Thị Huế, Phạm @ School Trung Kiên of (2006), Medicine nghiên cứuand về Pharmacy, VNU tình trạng sử dụng KS ở trẻ có NKHH, tỉ lệ trẻ đƣợc chẩn đoán viêm phế quản là 9
  17. 42%, viêm phế quản phổi là 41,3%, viêm phổi thùy là 4,3% và nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp trên là 12,4% [9]. Về tình hình sử dụng kháng sinh: nhiều nghiên cứu trong nƣớc cho thấy bệnh nhân có xu hƣớng không dùng kháng sinh theo khuyến cáo của TCYTTG mà hay lựa chọn kháng sinh đắt tiền [16],[22]. Nghiên cứu Hoàng Thị Huế, Phạm Trung Kiên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên trong 2005-2006 thấy tỉ lệ sử dụng các phác đồ phối hợp Penicillin + Gentamycin (46,8%), tiếp đến là Cefotaxim + Gentamycin (24,5%), Ampixilin +Gentamycin (8,4%) [9]. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh là bệnh viện Đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, với quy mô 500 giƣờng bệnh, đƣợc thành lập năm 2015. Bệnh viện đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh và điều trị các trƣờng hợp trong và ngoài tỉnh cũng nhƣ đón nhận và cấp cứu các trƣờng hợp từ tuyến dƣới chuyển lên. Khoa Nội Nhi là một khoa trực thuộc Bệnh viện với quy mô 4 đơn nguyên bao gồm: Sơ sinh, Nội Nhi tổng hợp, Nhi truyền nhiễm và Hồi sức cấp cứu Nhi. Hằng năm khoa đảm nhiệm công tác điều trị và dự phòng cho hàng ngàn trƣờng hợp trẻ mắc NKHH cấp tính. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào đánh giá đƣợc hiệu quả công tác điều trị tại đây. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này. 1.6. Chƣơng trình Phòng chống NKHH ở trẻ em Năm 1983, nhận thức tầm quan trọng của bệnh NKHH đến sức khoẻ và bệnh tật trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới đã triển khai Chƣơng trình phòng chống NKHH ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển. Tại Việt Nam, Chƣơng trình quốc gia phòng chống NKHH đã đƣợc thành lập và chính thức hoạt động từ năm 1984 với sự tài trợ của UNICEF. Cho đến nay chƣơng trình đã đƣợc triển khai trên phạm vi toàn quốc, đã làm giảm tỉ lệ mắc NKHH và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dƣới 5 tuổi [21]. Nội dung chính của chƣơng trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, đƣa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, huấn luyện cán bộ y tế cơ sở biết chẩn đoán và điều trị đúng; cung cấp thuốc thiết yếu phù hợp và hiệu quả điều trị viêm phổi. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  18. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Bệnh nhân từ 02 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi đƣợc chẩn đoán NKHH tại khoa Nội Nhi Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. - Thời gian: Từ tháng 04/2018 đến tháng 08/2018. - Địa điểm: Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả 2.2.2. Mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ƣớc lƣợng cho một tỉ lệ: [4] p (1 - p) 2 n = Z 1 - /2 d2 Trong đó: n: số bệnh nhân cần có tham gia nghiên cứu p: tỉ lệ trẻ NKHH tại cộng đồng (theo nghiên cứu của Mai Anh Tuấn là 40,7% [23].) d: khoảng sai lệch cho phép (chọn d = 0,05) : mức ý nghĩa thống kê Z1 - /2: Giá trị tới hạn phân bố chuẩn, với = 0,05 ta có Z1 - /2 = 1,96. Theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu là 370 trẻ, trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc 370 trẻ. - Chọn mẫu: chọn toàn bộ số trẻ đƣợc chẩn đoán NKHH vào điều trị trong thời gian nghiên cứu. + Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhƣ sau: bệnh nhân đƣợc chẩn đoán NKHH @ School of Medicine and Pharmacy, VNU dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ARI (Acute respiratory infections) [3]. 11
  19. Nhiễm khuẩn hô hấp trên: trẻ có sốt, ho, không rút lõm ngực, nhịp thở không tăng, nghe phổi không có ran. Viêm phế quản: trẻ sốt, ho nhịp thở không tăng, không có rút lõm ngực, phổi có ran rít/ngày, ran ẩm to hạt. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: trẻ có biểu hiện viêm long đƣờng hô hấp trên, sau đó trẻ có biểu hiện khó thở kiểu tắc nghẽn, khò khè nhƣ hen: nghe có nhiều ran rít, ran ngáy, co rút lồng ngực, tím tái, ho, sốt. Viêm phổi: sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím, phổi có ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ + Tiêu chuẩn loại trừ: những trẻ viêm phổi nặng phải thở máy tại Phòng Hồi sức cấp cứu, trẻ mắc viêm tiểu phế quản đơn thuần, trẻ có dị tật bẩm sinh nặng, cha mẹ trẻ không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Khoa Nội Nhi có 4 đơn nguyên: Sơ sinh, Hồi sức tích cực, Nhi tổng hợp và Nhi truyền nhiễm. Trong thời gian nghiên cứu, chọn tất cả những bệnh nhi vào điều trị đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán NKHH, bao gồm NKHH trên (viêm họng cấp, viêm Amidan cấp, viêm tai giữa cấp ), NKHH dƣới (viêm phổi, viêm phế quản). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  20. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Tất cả trẻ từ 02 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi có biểu hiện/triệu chứng của NKHH Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn Không phải viêm phổi, viêm đoán xác định phổi do sặc dầu, sau đuối nƣớc, - Mô tả đặc điểm LS, CLS Loại khỏi nghiên cứu - Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh - Điều trị và đánh giá kết quả 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 2.2.3.1. Đặc điểm chung - Tuổi: lứa tuổi trong mẫu nghiên cứu đƣợc chia thành 3 nhóm: + Nhóm 1: 02 đến 12 tháng tuổi. + Nhóm 2: 12 đến < 24 tháng tuổi. + Nhóm 3: 24 đến ≤ 60 tháng tuổi - Giới: nam và nữ. - Địa dƣ: bệnh nhi đƣợc chia thành 2 nhóm là nông thôn và thành thị. - Điều trị KS trƣớc khi vào viện + Chƣa điều trị. + Tự điều trị tại nhà (tự mua). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 13
  21. + Điều trị tại các cơ sở y tế. 2.2.3.2. Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng - Triệu chứng lâm sàng: + Lý do vào viện + Triệu chứng lúc vào viện: sốt, ho, viêm long đƣờng hô hấp + Triệu chứng thực thể: rút lõm ngực, tím, tần số thở, tần số tim + Chẩn đoán: viêm họng, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. - Triệu chứng cận lâm sàng: công thức máu, sự thay đổi bạch cầu đa nhân trung tính và CRP, thiếu máu, hình ảnh X.quang. 2.2.3.3 Tình hình điều trị kháng sinh - Loại kháng sinh, phối hợp kháng sinh. + Đánh giá sử dụng 1 loại kháng sinh khi trẻ chỉ sử dụng 1 nhóm kháng sinh, tính cả các trƣờng hợp đổi thuốc cùng nhóm do hết thuốc trong kho dƣợc. + Đánh giá sử dụng 2 loại kháng sinh khi trẻ đƣợc đổi nhóm kháng sinh sử dụng hoặc bổ sung thêm 1 nhóm kháng sinh mới. + Đánh giá sử dụng 3 loại kháng sinh khi trẻ đƣợc đổi nhóm kháng sinh sử dụng hoặc bổ sung thêm 2 nhóm kháng sinh mới. + Đánh giá sử dụng trên 4 loại kháng sinh khi trẻ đƣợc đổi nhóm kháng sinh sử dụng hoặc bổ sung thêm 3 nhóm kháng sinh mới. - Liều dùng - Đƣờng dùng - Thời gian tiêm trong ngày - Số ngày điều trị - Tác dụng phụ/tai biến điều trị @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  22. 2.2.3.4. Đánh giá kết quả điều trị. Kết quả điều trị của từng bệnh nhân: Đƣợc chia làm các mức độ + Khỏi có thay đổi kháng sinh + Khỏi không thay đổi kháng sinh + Nặng lên: Là những bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong cao và đƣợc gia đình xin về và những bệnh nhân rất nặng đƣợc gia đình xin lên tuyến trên. + Tử vong. 2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu 2.2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng - Cách tính tuổi: tính theo tháng, theo WHO [13]. - Sốt: khi nhiệt độ đo ở nách ≥ 37.5°C [28]. + Sốt nhẹ khi nhiệt độ từ 37.5°C đến 38.5°C + Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 38.5°C. - Xác định thở nhanh nếu [4]: +Trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi: thở 50 lần/phút trở lên. +Trẻ 12 tháng đến 60 tháng tuổi: thở 40 lần/phút trở lên. - Dấu hiệu rút lõm lồng ngực:đối với trẻ dƣới 5 tuổi + Nhìn vào 1/3 dƣới lồng ngực, nếu lõm vào ở thì hít vào khi các phần khác của ngực và bụng di động ra ngoài thì xác định là có rút lõm lồng ngực. + Rút lõm lồng ngực chỉ có giá trị khi quan sát lúc trẻ nằm yên, xảy ra liên tục. - Ran phổi: ran ẩm nhỏ hạt, to hạt, ran nổ, ran ngáy, ran rít - Tím: quan sát của thầy thuốc khi thăm khám thấy trẻ có tím môi, quanh môi, đầu chi, toàn thân. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  23. 2.2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá cận lâm sàng - X. quang phổi X-quang phổi đƣợc chụp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bằng máy chụp Toshiba-Model DS-TA-5A. Kết quả đƣợc đánh giá bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. - Xét nghiệm huyết học Đƣợc thực hiện tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bằng máy đếm, định lƣợng tự động XT 2000i của hãng Sysmex. Đếm số lƣợng BC và công thức BC máu ngoại vi bằng máy đếm tự động, công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi [13]. + Bạch cầu tăng khi > 17 G /1. + Bạch cầu giảm khi < 4 G/l. - Xét nghiệm CRP Đƣợc thực hiện tại Khoa xét nghiệm trung tâm Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, CRP bình thƣờng < 6mg/L. 2.3. Phƣơng pháp thu nhập và xử lý số liệu Tham khảo hồ sơ bệnh án, thông tin ghi theo mẫu thống nhất. + Lâm sàng. + Xét nghiệm: công thức máu, Xquang tim phổi, CPR. - Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Info 7.0, theo bộ nhập đƣợc thiết kế sẵn từ phiếu nghiên cứu. + Các phân tích sẽ đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0 bao gồm: Thống kê mô tả: số lƣợng; tỉ lệ phần trăm; mode; mean; độ lệch chuẩn Thống kê suy luận đều đƣợc thực hiện, với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 sẽ đƣợc sử dụng trong @ Schoolthống kê suy of luận. Medicine and Pharmacy, VNU 16
  24. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu này đƣợc sự đồng ý và thông qua của Hội đồng Khoa học Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. - Nghiên cứu chỉ tiến hành quan sát trên quy trình điều trị NKHH ở các trẻ đến điều trị tại Khoa Nội Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. - Cha mẹ trẻ đƣợc giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trƣớc khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của cha mẹ đối tƣợng nghiên cứu. - Mọi thông tin cá nhân về đối tƣợng nghiên cứu và cha mẹ trẻ đƣợc bảo mật. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. - Nguyên tắc đạo đức của Helsinki và ICH đƣợc áp dụng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  25. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi Giới Nữ Nam Tổng n % n % n % Tuổi 2 tháng  76 50,3 127 58,0 203 54,9 <12 tháng 12 tháng  25 16,6 53 24,2 78 21,1 <24 tháng 24 tháng  50 33,1 39 17,8 89 24,0 60 tháng Tổng 151 100 219 100 370 100 Nhận xét: - Tỷ lệ nam/nữ là 1,45/1(219/151), bệnh nhân phần lớn là trẻ nam chiếm 59,2% (219/370). - Tỷ lệ trẻ 2 tháng đến <12 tháng tuổi chiếm 54,9%. Bảng 3.2. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện theo độ tuổi Thời gian Dƣới 1 ngày 1-3 ngày Trên 3 ngày p n % n % n % Tuổi 2 tháng  16 7,9 102 50,2 85 41,9 <12 tháng 12 tháng  4 5,1 43 55,1 31 39,7 0,197 <24 tháng 24 tháng  8 9,0 54 60,7 27 30,3 60 tháng Tổng 28 7,6 199 53,8 143 38,6 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  26. Nhận xét: - Tỷ lệ trẻ bị bệnh từ 2 đến 3 ngày trƣớc khi vào viện chiếm 53,8%. - Trẻ bị bệnh dƣới 1 ngày trƣớc vào viện chỉ chiểm 7,6%, tƣơng ứng với các nhóm tuổi là 7,9%; 5,1% và 9%. 93.2% 100.0% 80.0% 60.0% 39.2% 40.0% 12.7% 20.0% 1.1% 1.1% 0.0% Triệu chứng lâm sàng Ho Sốt Chảy mũi Thở rít Khó thở Biểu đồ 3.1. Triệu chứng lâm sàng của trẻ Nhận xét: - Triệu chứng lâm sàng khi vào viện của trẻ gặp nhiều nhất là ho với tần suất 93,3%. - Có 4 trƣờng hợp có cơn ngừng thở chiếm 1,1%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  27. Bảng 3.3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng theo nhóm tuổi Tuổi 2 tháng  12 tháng  24 tháng  Tổng số <12 tháng <24 tháng 60 tháng (n = 370) Triệu chứng n % n % n % n % RLLN 15 7,4 4 5,1 4 4,5 23 6,2 Ran ẩm 178 87,7 64 82,1 71 79,8 313 84,6 Ran nổ 1 0,5 0 0,6 0 0 1 0,3 Ran rít 69 34,0 24 30,8 22 25,0 115 31,2 Ran ngáy 2 1,0 1 1,3 0 0,6 3 0,8 Thở nhanh 50 24,6 20 25,6 15 16,9 85 22,9 Tím 1 0,5 1 0,5 0,0 0,0 2 0,5 Rút lõm lồng ngực 15 7,4 4 5,1 4 4,5 23 6,2 Nhận xét: - Tỉ lệ trẻ có rút lõm lồng ngực là 6,2%. - Triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là ran ẩm 84,6%, ran rít 31,2% và thở nhanh chiếm 22,9%. - Ở nhóm trẻ 2 tháng đến dƣới 12 tháng tuổi, triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là ran ẩm gặp với tần suất 87,7%. - Có 2 trƣờng hợp tím chiếm 0,5%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  28. Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng theo chẩn đoán Cận lâm sàng Bạch cầu tăng CRP dƣơng tính n % n % Chẩn đoán VPQ (n=10) 8 80 9 90 VPQP (n=304) 187 61,5 231 76 VPT (n=10) 6 60 9 90 NKHHT (n=31) 19 61,3 21 67,7 VTPQBN (n=15) 10 66,7 11 73,3 Tổng 230 62,2 281 75,9 Nhận xét: - Tỷ lệ có tăng BC chiếm 62,2%. - Có 75,9% bệnh nhân có tăng CRP. 3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh 31,6% 10,8% 57,6% Kháng sinh Thuốc khác Không xử trí gì Biểu đồ 3.2. Tình hình xử trí trước khi vào viện Nhận xét: - Tỷ lệ trẻ đƣợc dùng kháng sinh trƣớc khi vào viện chiếm tỉ lệ 57,6%. - Có 10,8% trẻ không xử trí gì trƣớc khi vào viện. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  29. Bảng 3.5. Tần suất sử dụng nhóm kháng sinh theo chẩn đoán KS Cephalosporin 3 Macrolide Aminoglycosides Imipenem Khác n % n % n % n % n % Chẩn đoán VPQ 3 30,0 6 60,0 0 0 0 0,0 1 10,0 VPQP 207 68,1 89 29,2 1 0,3 1 0,3 6 2,0 VPT 5 50,0 4 40,0 0 0 0 0,0 1 10,0 NKHHT 17 54,9 9 29,0 0 0 0 0,0 5 16,1 VTPQBN 9 60 6 40,0 0 0 0 0,0 0 0 Nhận xét: - Nhóm kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất là Cephalosporin thế hệ 3 đƣợc dùng nhiều nhất trên trẻ VPQP với tỉ lệ là 68,1%, viêm tiểu phế quản bội nhiễm là 60%, viêm phế quản là 50%. - Đối với NHKHHT, kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất là Cephalosporin thế hệ 3 chiếm 54,8%. - Nhóm kháng sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất trong VPT là Cephalosporin thế hệ 3 chiếm 50%, tiếp đó là Macrolide với 40% @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  30. Bảng 3.6. Số loại kháng sinh được sử dụng theo chẩn đoán LS 1 KS 2 KS 3 KS 4 KS Tổng Số KS n % n % n % n % n % VPQ 4 40 5 50,0 1 10,0 0 0,0 10 100 VPQP 125 41,1 135 44,4 35 11,5 9 3,0 304 100 VPT 3 30,0 4 40,0 3 30,0 0 0,0 10 100 NKHHT 25 80,6 6 19,4 0 0,0 0 0,0 31 100 VTPQBN 4 26,7 8 53,3 3 20,0 0 0,0 15 100 Tổng 161 43,5 158 42,7 42 11,4 9 2,4 370 100 Nhận xét: - Các trƣờng hợp chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loại kháng sinh để điều trị chiếm tỉ lệ tƣơng ứng là 43,5% và 42,7%. - Tỷ lệ dùng 3 loại kháng sinh gặp nhiều nhất ở nhóm VTPQ chiếm 30,0%. - Có 9 trƣờng hợp VPQP phải dùng 4 loại kháng sinh chiếm 3,0%. Bảng 3.7. Đặc điểm số loại kháng sinh được sử dụng theo tuổi Số KS 1 KS 2 KS 3 KS 4 KS Tuổi n % n % n % n % 2 tháng  78 38,4 89 43,8 28 13,8 8 3,9 <12 tháng 12 tháng  39 50,0 32 41,0 7 9,0 0 0,0 <24 tháng 24 tháng  44 49,4 37 41,6 7 7,9 1 1,1 60 tháng Tổng số 161 43,5 158 @42,7 School 42 of Medicine11,4 9 and2,4 Pharmacy, VNU 23
  31. Nhận xét: - Nhóm trẻ 12 tháng đến <24 tháng tuổi và từ 24 đến 60 tháng tuổi chủ yếu đƣợc điều trị bằng 1 kháng sinh chiếm tỉ lệ tƣơng ứng 50% và 49,4%. - Nhóm trẻ từ 2 tháng đến <12 tháng tuổi chủ yếu đƣợc điều trị bằng 2 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 43,8%. - Tỷ lệ trẻ sử dụng từ 4 loại kháng sinh trở lên gặp nhiều nhất ở nhóm 2 tháng đến <12 tháng tuổi chiếm 3,9%. Bảng 3.8. Phối hợp kháng sinh sử dụng trong điều trị NKHHCT Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Phối hợp Cephalosporin + Macrolide 67 18,1 Cephalosporin + Aminoglycoside 20 5,4 Tổng các phối hợp khác 87 23,5 Đơn trị liệu 196 53,9 Tổng số 370 100 Nhận xét - Công thức kháng sinh phối hợp đƣợc sử dụng nhiều nhất là Cephalosporin + Macrolide chiếm tỷ lệ 18,1%. - Tỷ lệ bệnh nhân đơn trị liệu chiếm đa số 53,9%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  32. 80,0% 62,9% 60,0% 33,0% 40,0% 20,0% 4,1% 0,0% Đƣờng dùng kháng sinh Đƣờng uống Đƣờng tĩnh mạch Đƣờng tiêm bắp Biểu đồ 3.3. Đường dùng kháng sinh Nhận xét: - Kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất qua đƣờng uống chiếm 62,9%. 3.3. Kết quả điều trị Bảng 3.9. Thời gian điều trị trung bình của nhóm trẻ NKHHCT Thời gian ± SD (Ngày) p Tuổi 2 tháng  8,0 ± 2,7 <12 tháng 12 tháng  7,6 ± 2,6 <24 tháng 0,006 24 tháng  7,2 ± 2,3 60 tháng Thời gian điều trị trung bình: 7,6 ± 2,6 Nhận xét: - Trẻ càng nhỏ tuổi thì thời gian nằm viện điều trị càng dài, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Thời gian điều trị trung bình là 7,6 ± 2,58 ngày. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 25
  33. Bảng 3.10. Thời gian điều trị theo chẩn đoán Thời gian ± SD (Ngày) p(2-4) Chẩn đoán VPQ 7,50 ± 2,55 VPQP (2) 7,75 ± 2,66 VTPQ 7,53 ± 1,73 0,09 VPT (4) 7,80 ± 2,78 NKHHT 6,39 ± 1,69 Nhận xét: - Nhóm trẻ đƣợc chẩn đoán viêm phổi thùy có thời gian nằm viện dài hơn so với nhóm VPQP, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.11. Thời gian điều trị của nhóm có dùng kháng sinh và không dùng kháng sinh trước ở nhà Thời gian X ± SD (Ngày) p Xử trí kháng sinh Có 7,84 ± 2,7 0,184 Không 7,33 ± 2,3 Nhận xét: - Thời gian điều trị của nhóm có điều trị kháng sinh trƣớc nhà kéo dài hơn so với nhóm không điều trị, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  34. 69,7% 80,0% 60,0% 40,0% 10,3% 10,0% 20,0% 0,0% Thời gian điều trị 10 ngày Biểu đồ 3.4. Thời gian điều trị trung bình bằng kháng sinh Nhận xét: - Thời gian điều trị kéo dài 5-10 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 69,7%. - Nhóm có thời gian điều trị trên 10 ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất 10%. Bảng 3.12. Kết quả điều trị Kết quả Khỏi Chuyển viện n % n % Chẩn đoán VPQ (n=10) 10 100 0 0,0 VPQP (n=304) 293 96,4 11 3,6 VPT (n=10) 10 100 0 0,0 NKHHT (n=31) 31 100 0 0,0 VTPQBN (n=15) 15 100 0 0,0 Tổng 359 97 11 3,0 Nhận xét: - Kết quả điều trị khỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 97%. - Có 11 trƣờng hợp trẻ VPQP phải chuyển viện . - Không ghi nhận trƣờng hợp nào tử@ vong. School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  35. Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi Qua khảo sát theo dõi điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở 370 trẻ em từ 02 tháng đến dƣới 5 tuổi chúng tôi nhận thấy tần suất mắc nhiều nhất là ở nhóm 02 tháng đến <12 tháng tuổi (54,9%) (bảng 3.1). Kết quả này tƣơng đƣơng so với kết quả của Hà Văn Hiệu: nhóm trẻ dƣới 1 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất (53,9%) còn nhóm trẻ từ 4-5 tuổi có tỉ lệ mắc thấp nhất (28,27%) [5]. Tác giả Đào Minh Tuấn nghiên cứu tại BV Nhi Trung ƣơng cho thấy tỉ lệ trẻ mắc nhiều nhất ở độ tuổi 6-12 tháng chiếm 44,7%, <6 tháng 28,2% [22]. Tác giả Quách Ngọc Ngân nghiên cứu 196 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ cho thấy có 48% trẻ dƣới 12 tháng [15]. Trẻ dƣới 1 tuổi sức đề kháng của trẻ bị hạn chế do kháng thể từ mẹ sang trong thời kỳ bào thai đã suy giảm hoặc không còn, khả năng cung ứng các kháng thể bề mặt cũng đã hết, khả năng tự đề kháng còn đang phát triển và bị hạn chế. Mặt khác, ở độ tuổi này thƣờng có thói quen mút tay, gặm đồ vật đây là nguồn lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho trẻ. Về cấu trúc đƣờng hô hấp ở trẻ ngắn nên khi viêm dễ lan toả rộng và lan xa nhanh vì thế bệnh diễn tiến nhanh và nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc NKHH không giảm và vẫn còn khá cao khi trẻ từ 12 tháng đến <24 tháng (21,1%) , trẻ 24 đến 60 tháng tuổi (24%). 4.1.2. Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ trẻ nam chiếm 59,2% (219/370), tỉ lệ trẻ nam/nữ là 1,45/1(bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu này của tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  36. Theo Đào Minh Tuấn nghiên cứu về thực trạng viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, tỉ lệ mắc viêm phổi lứa tuổi hay gặp nhất là từ 6 tháng đến dƣới 1 tuổi, chiếm tỷ lệ 44,7%; tỉ lệ trẻ nam (183/322) mắc nhiều hơn trẻ nữ (139/322), tỉ lệ nam cao gấp 1,3 lần nữ [22]. Theo Nguyễn Thị Hiền Lƣơng, tỉ lệ nam là 70,0% nữ là 30,0%, nam cao gấp 2,23 lần nữ [14]. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân, tỉ lệ trẻ nam (62,4%) mắc bệnh viêm phổi cao gấp 1,66 trẻ nữ (37,6%) [24]. Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ có thể do sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam hiện nay, thêm vào đó trẻ nam thƣờng hiếu động hơn trẻ nữ nên dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh hơn. 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của NKHH 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng Ho: dựa theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3), triệu chứng ho trƣớc và khi vào viện gặp ở hầu hết các trẻ (93,2%). Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả của các tác giả khác. Theo tác giả Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự, hầu hết các trẻ đều có triệu chứng ho 127 (97,7%) [16]. Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của một số tác giả: Ông Huy Thanh là 98,5%, Đào Minh Tuấn là 100% [18],[22]. Điều này có thể lý giải bởi ho là triệu chứng thƣờng gặp của viêm phổi, là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán NKHH và có thể kéo dài ngay cả khi lâm sàng đã cải thiện. Sốt: sốt cũng là triệu chứng hay gặp ở trẻ, với 39,2% số trẻ khi nhập viện có sốt. Kết quả này tƣơng tự kết quả của Đào Minh Tuấn năm 2008 tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng với 42,68%, và thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm có 110 (84,6%) trẻ có sốt trong quá trình điều trị, tác giả Quách Ngọc Ngân (72,9%) [15],[16],[22]. Theo tác giả Okoko và cộng sự năm 2017, tỉ lệ trẻ có sốt khi vào viện chiếm 95,4% [30]. Sốt là dấu hiệu cơ thể đáp ứng của cơ thể với sự nhiễm khuẩn, tuy nhiên có tỉ lệ lớn trẻ đã đƣợc điều trị trƣớc đó @ nên School có sự đáp ofứng Medicine một phần ,do andvậy tit Pharmacy, VNU lệ sốt giảm hoặc hết khi vào viện. 29
  37. Dấu hiệu chảy mũi: dấu hiệu chảy mũi gặp ở 12,7% các trƣờng hợp trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu này tƣơng đƣơng so với kết quả của một số tác giả: theo tác giả Nguyễn Thành Nhôm, dấu hiệu chảy mũi ở bệnh viêm phổi xuất hiện không thƣờng xuyên chỉ có 26 (20%) [16]. Theo tác giả Quách Ngọc Ngân dấu hiệu chảy mũi là 38,8% [15]. Điều này có thể lý giải là do dấu hiệu chảy mũi thƣờng xảy ra vào những ngày đầu của bệnh. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực: trong nghiên cứu của tôi, tỉ lệ trẻ có rút lõm lồng ngực gặp ở 6,2% các trƣờng hợp. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với các tác giả Đào Minh Tuấn (100%) và tác giả Okoko (93,7%) [22],[30]. Điều này có thể là do nghiên cứu của các tác giả trên đƣợc tiến hành ở các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối nên mức độ nặng của bệnh cao hơn so với nghiên cứu của tôi. Ran phổi: ran ẩm là triệu chứng chiếm tần số cao nhất trong nghiên cứu với 84,6% trƣờng hợp có ran ẩm. Kết quả này tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự vời tỉ lệ ran ẩm gặp ở 116 trẻ chiếm 89,2% và tác giả Đào Minh Tuấn (87,5%) [16],[22]. Tần suất gặp ran phổi tƣơng ứng với tỉ lệ mắc VPQP và VPT trên lâm sàng. Triệu chứng khác: ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy xuất hiện một số triệu chứng khác nhƣ thở rít là 1,1%, khó thở chiếm 1,1% và tím gặp ở 0,5%. Kết quả này thấp hơn so với các tác giả Okoko, tác giả Đào Minh Tuấn do nghiên cứu của các tác giả đƣợc tiến hành ở các bệnh viện chuyên khoa cuối nên tình trạng bệnh của trẻ thƣờng nặng hơn so với trong nghiên cứu của chúng tôi [22],[30]. 4.2.2. Cận lâm sàng Bảng 3.4 cho thấy trƣờng hợp có tăng số lƣợng bạch cầu (62,2%), tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (14,1%) và CRP khi vào viện (75,9%). Kết quả nghiên cứu này tƣơng tự kết quả của tác giả Nguyễn Thành Nhôm và khác so với nghiên cứu của tác giả Đào Minh Tuấn với 17% trẻ viêm phổi nặng có số lƣợng bạch cầu tăng trên 10.000/mm3 [16],[22]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  38. Bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu; bảo vệ cơ thể theo cơ chế tạo ra kháng thể và thực bào từ đó chống lại các kháng nguyên thâm nhập vào cơ thể. Số lƣợng bạch cầu thƣờng tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Bạch cầu lympho tăng trong nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao bạch cầu trung tính tăng trong các trƣờng hợp nhiễm trùng cấp.Tuy nhiên, đôi khi trong các trƣờng hợp nhiễm trùng quá nặng nhƣ nhiễm trùng huyết thì thành phần bạch cầu có thể giảm xuống [26]. Nhìn chung, sự thay đổi huyết học ,đặc biệt số lƣợng bạch cầu phản ánh đƣợc tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. 4.3. Tình trạng sử dụng kháng sinh trƣớc khi vào viện và thời gian bị bệnh trƣớc khi vào viện của trẻ Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ trẻ có thời gian bị bệnh từ 2 đến 3 ngày đến khi vào viện chiếm đa số với tỉ lệ 53,8%, thời gian bị bệnh trên 3 ngày chiếm 38,6%, thời gian bị bệnh trƣớc khi vào viện 1 ngày chiếm số lƣợng ít 7,6%. Số ngày bị bệnh trƣớc khi vào viện không liên quan đến các nhóm tuổi (p>0,05). Điều này có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh trƣớc khi vào viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi,dựa trên biểu đồ 3.2 có 57,6% bệnh nhân đã sử dụng KS trƣớc vào viện, chủ yếu từ nguồn tự mua. Sử dụng theo kinh nghiệm, theo lời ngƣời khác mách mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây nên hiện tƣợng kháng kháng sinh thêm trầm trọng, gây các tác dụng không mong muốn nguy hiểm mà với ngƣời dân thƣờng khó biết hết đƣợc. Hơn nữa, đa số ngƣời thân lại không nhớ tên thuốc đã cho trẻ uống nên khi vào viện các bác sĩ khó khăn trong việc chọn lựa kháng sinh phù hợp với bệnh nhân dựa trên tiền sử dùng thuốc, dẫn đến việc điều trị kéo dài hoặc tình trạng bệnh nặng lên. Tỉ lệ dùng kháng sinh của trẻ trƣớc khi vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với kết quả của các nghiên cứu khác. Tác giả Nguyễn Thị Mai Hòa thu đƣợc kết quả 62,39% số bệnh nhân đã sử dụng KS trƣớc vào viện và Nguyễn Thị Hiền Lƣơng tỉ lệ này chiếm 54% [7],[14]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  39. Ngoài số ít những trƣờng hợp đƣợc chỉ định dùng Cephalosporin thế hệ 3 ở tuyến huyện trƣớc khi vào viện, còn lại đa số các kháng sinh đƣợc tự ý mua và sử dụng. Điều này cho thấy việc thiếu kiểm soát các kháng sinh, dẫn đến sử dụng tràn lan, đang diễn ra phổ biến.Đây là tình trạng rất đáng lo ngại vì kháng sinh cephalosporin nhóm 3 là kháng sinh chỉ nên dùng trong những trƣờng hợp cần thiết nhƣ nhiễm khuẩn nặng. Trầm trọng hơn, chúng tôi không thể thu thập đƣợc tiền sử dùng thuốc bệnh nhi trƣớc khi vào viện do các nguyên nhân nhƣ: giấy chuyển viện của tuyến giới không ghi thuốc đã điều trị cho bệnh nhân, ngƣời thân BN chỉ nhớ đƣợc đƣờng dùng, thời gian dùng nhƣng không nhớ tên mặc dù đã đƣợc gợi ý một số tên thuốc phổ biến. Tình trạng này làm mất một số căn cứ cho bác sĩ khi chỉ định KS trong điều trị. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan, Nguyễn Tiến Dũng thì tỉ lệ trẻ em dùng kháng sinh trƣớc khi nhập viện lên tới 66,8%, đa số bệnh nhân đƣợc ngƣời nhà tự mua thuốc kháng sinh cho dùng không có chỉ định của bác sĩ [11]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2010) khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của ngƣời bán thuốc và ngƣời dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh đƣợc bán ra mà không có đơn 88,0% (thành thị) và 91,0% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn) [12]. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ em dƣới 5 tuổi ở cộng đồng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chúc (2002) cho thấy việc bán thuốc kháng sinh rất phổ biến tại các nhà thuốc tƣ ở Hà Nội, khoảng 64,0% trƣờng hợp các nhà thuốc tƣ đã xử lý các tình huống nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dƣới 5 tuổi không đúng với phác đồ hƣớng dẫn [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hoa cho thấy một nửa các đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ (528/1048) và 63,0% trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp (392/623) đƣợc điều trị với kháng sinh. Đa số việc dùng kháng sinh không hợp lý này là do cán bộ y tế chỉ định (82,0%) [6]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  40. Nhƣ vậy, tình trạng lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh bất hợp lý trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao và tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới. 4.4. Đánh giá việc sử dụng kháng sinh Vấn đề kháng kháng sinh trong điều trị đang diễn ra mạnh mẽ thì liệu pháp phòng chống kháng sinh trên bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng. Tuy Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành hƣớng dẫn điều trị riêng, nhƣng do xét nghiệm tìm vi khuẩn có độ chính xác chƣa cao .Do vậy hầu hết các bác sĩ vẫn thƣờng lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, dựa vào các yếu tố, tiền sử dùng thuốc, nhƣ tuổi, cân nặng, sức khỏe, mức độ nặng của bệnh và tham khảo các hƣớng dẫn điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ dùng kháng sinh trong NKHH có phân loại viêm phổi và viêm phổi nặng với một trong những kháng sinh Procain, Ampicillin, Amoxicillin hoặc Cotrimoxazole. Khi bị viêm phổi nặng trẻ phải đƣợc điều trị trong bệnh viện, tuỳ theo nguyên nhân và lứa tuổi của trẻ mà sử dụng một trong các công thức điều trị Benzyl Penicilin, Belzyl Penicilin và Gentamycin, Chloramphenicol, Cloxacilin và Gentamycin (nếu do tụ cầu khuẩn). Thực tế lâm sàng và kháng sinh đồ cho thấy 3 loại kháng sinh có tác dụng tốt trong điều trị viêm phổi là Penicillin, Bactrim và Chloramphenicol. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh đƣợc tính an toàn cũng nhƣ hiệu quả điều trị của các thuốc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3. Theo kết quả bảng 3.5, nhóm kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất là Cephalosporin thế hệ 3. Đối với những trẻ có chuẩn đoán VPQP với tỉ lệ là 68,1%, viêm tiểu phế quản là 60%, viêm phế quản là 50%. Đối với nhóm viêm phổi thùy, nhóm kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất là là Cephalosporin thế hệ 3 chiếm 50%, tiếp đó là Macrolide với 40%; nhóm bệnh nhân NHKHHT, chủ yếu đƣợc dùng là nhóm kháng sinh đƣợc dùng nhiều nhất là Cephalosporin thế hệ 3 chiếm 54,8%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  41. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 46,1% trẻ có sử dụng phối hợp kháng sinh trong điều trị NKHHCT, trong đó công thức phối hợp đƣợc sử dụng nhiều nhất là Cephalosporin + Macrolide (67 trƣờng hợp), tổng các phối hợp khác chiếm 23,5% (bảng 3.8). Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự, Cefotaxim là thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất 103 (79,2%), kế đến là Gentamycin 47/130 (36,2%) và Cefepim là thuốc sử dụng ít nhất 05 (3,8%) [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng năm 2007 nhận thấy Cephalosporin là thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất (55,1%); có 4,7% trƣờng hợp đã phối hợp với Aminosid [1]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Huế, Phạm Trung Kiên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên trong 2005-2006 thấy tỉ lệ sử dụng các phác đồ phối hợp Penicillin + Gentamycin (46,8%), tiếp đến là Cefotaxime + Gentamycin (24,5%), Ampicilin + Gentamycin (8,4%) [9]. Số loại kháng sinh:các trƣờng hợp NKHHT thƣờng đƣợc dùng 1 loại kháng sinh 80,6% ,trong khi đó viêm phế quản, viêm phế quản phổi, thƣờng đƣợc điều trị bởi 1-2 loại kháng sinh, còn viêm phổi thùy, viêm tiểu phế quản đƣợc dùng kết hợp 2 loại kháng sinh trở lên (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự nhƣ một số nghiên cứu khác trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm trên đối tƣợng 130 trẻ có viêm phổi nặng từ 2 tháng đến 5 tuổi cho thấy số loại kháng sinh sử dụng: 01 loại 70/130 (53,8%), 02 loại 50/130 (38,5%), 03 loại 08/130 (6,2%) và 04 loại 02/130 (1,5%) [16]. Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi, Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự thấy trong số 303 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi vào điều trị, phần lớn (68,7%) đƣợc điều trị bằng 1 loại KS; 30,3% đƣợc điều trị bằng từ 2 loại KS trở lên [1]. Thời gian điều trị kháng sinh: kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy thời gian điều trị kháng sinh trung bình là 7,6 ± 2,58 ngày, trong đó nhóm VPT có thời gian nằm viện điều trị dài nhất (trung bình 7,8 ngày) và dài hơn nhóm VPQP tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.9 cho thấy tuổi của trẻ càng nhỏ thì thời gian @ nằm School viện càng of dài Medicine (p<0,05). Kết and quả Pharmacy, VNU nghiên cứu của tôi tƣơng đƣơng với một số nghiên cứu của các tác giả khác. 34
  42. Tác giả Nguyễn Thành Nhôm nghiên cứu tại Vĩnh Long cho thấy, thời gian điều trị kháng sinh trung bình là 8,3 ± 3,3 ngày [16]. Kết quả này tƣơng tự kết quả nghiên cứu của tôi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Văn Bàng, thời gian điều trị trung bình là 6,0 ± 2,4 ngày, trong đó 55,8% đƣợc sử dụng kéo dài trên 5 ngày [1]. Tác giả Thomas Benet (2015), thời gian điều trị kháng sinh trung bình của nhóm viêm phổi có thiếu oxy là 7 ngày, của nhóm viêm phổi không có oxy là 5,5 ngày [31]. Kết quả điều trị chung: tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị chiếm tỉ lệ cao là 97%, chỉ có 11 trẻ có biểu hiện nặng lên và chuyển tuyến trên điều trị chiếm 3% (bảng 3.13). Đặc biệt không ghi nhận trƣờng hợp nào tử vong. Dựa trên kết quả chúng tôi nhận thấy khoa Nhi đã tuân thủ đúng hƣớng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Đồng thời cho thấy hiệu quả điều trị của các Cephalosporin thế hệ thứ 3 trong bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em còn hiệu quả cao. Kết quả này tƣơng tự nhƣ của các tác giả Đào Minh Tuấn và Vũ Thành Nhôm [16],[22]. Qua phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị; tôi nhận thấy ở nhóm trẻ tuổi nhỏ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nặng nhiều hơn so với nhóm tuổi khác, do vậy thời gian điều trị cũng kéo dài hơn nhóm tuổi khác. Kết quả này tƣơng tự so với kết quả của tác giả Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự [16]. Giải thích đƣợc do ở lứa tuổi này cấu tạo của cơ quan hô hấp và hệ miễn dịch của trẻ phát triển chƣa hoàn chỉnh. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  43. KẾT LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu - Tỉ lệ bệnh nhi nam cao hơn bệnh nhi nữ (1,45/1). - Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là ho (93,2%), ran ẩm (84,6%) và sốt (39,2%). - Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện tăng số lƣợng bạch cầu (62,2%) và bệnh nhân có tăng nồng độ CRP khi vào viện chiếm 75,9%. 2. Đánh giá kết quả - Tỉ lệ trẻ đƣợc sử dụng đơn trị liệu chiếm 53,9%, trong đó loại kháng sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất là Cephalosporin thế hệ 3. - Có 46,1% trẻ có sử dụng phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi, trong đó công thức phối hợp đƣợc sử dụng nhiều nhất là Cephalosporin kết hợp Macrolide. - Thời gian điều trị trung bình là 7,6 ± 2,6 ngày, đa số từ 5-10 ngày, trẻ càng nhỏ tuổi thì thời gian điều trị càng dài (p<0,05). - Tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị là 97%. Có 11 trẻ VPQP có biểu hiện nặng lên sau điều trị chiếm 3% . Không ghi nhận trƣờng hợp nào tử vong. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  44. KHUYẾN NGHỊ - Không nên tự ý mua kháng sinh điều trị cho trẻ mắc NKHH tại nhà. - Cần tăng cƣờng giám sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị NKHH để nắm bắt đánh giá đƣợc hiệu quả điều trị, tình trạng kháng kháng sinh và có phƣơng án lựa chọn kháng sinh điều trị thay thế phù hợp. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37
  45. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2007), “Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11 (4), 94 – 99. 2. Nguyễn Thị Kim Chúc (2002), Tiến tới thực hành nhà thuốc tốt tại Hà Nội - nghiên cứu đa can thiệp tác động lên khu vực tư nhân, NXB Y học, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp trẻ em, NXB Y học, Hà Nội. 4. Trƣơng Việt Dũng (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Y học, Hà Nội. 5. Hà Văn Hiệu, Nguyễn Hữu kỳ (2003), “Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ NKHH ở trẻ dƣới 5 tuổi”, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), 95- 99. 6. Nguyễn Quỳnh Hoa (2007), Kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh bất hợp lý cho trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm đường hô hấp cấp: Kiến thức và hành vi của người chăm sóc trẻ và cán bộ y tế ở Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Mai Hòa (2010), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho trẻ em tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Lý Nhân- Hà Nam, Trƣờng Đại học Dƣợc HN, Hà Nội. 8. Nguyễn Thuý Hồng (2003), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ bệnh viêm phổi nặng ở trẻ < 5 tuổi tại BVĐKTƯ TN, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, Thái Nguyên. 9. Hoàng Thị Huế, Phạm Trung Kiên (2013), “Nhận xét việc sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHH tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên”, Y học Thực hành, Tập 876 (7), 154 – 156. 10. Thanh Minh Hùng (2016),Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016, Sở Y Tế Kon Tum, Kon @ Tum School. of Medicine and Pharmacy, VNU
  46. 11. Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan, Nguyễn Tiến Dũng (2003), “Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ em dƣới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí dược học, (11), 84- 88. 12. Nguyễn Văn Kính, và cộng sự (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam, GARP – Việt Nam. 13. Phạm Trung Kiên (2015), Giáo trình Nhi khoa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Hiền Lƣơng (2008), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi BV Bạch Mai, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Hà Nội. 15. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014) “Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 (1), 294-300. 16. Nguyễn Thành Nhôm, Phan Văn Năm, Võ Thị Thu Hƣơng (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, 1 – 10. 17. Bùi Bình Bảo Sơn, Võ Công Binh (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi”, Tạp chí Y Dược học, Tập 16 (10), 12- 19. 18. Ông Huy Thanh, Quách Ngọc Ngân (2013) “Đặc điểm dịch tể học và căn nguyên vi khuẩn của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ”, Hội nghị khoa học nhi khoa đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III, 72 - 78. 19. Vũ Văn Thành (2012), Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang năm 2009, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ƣơng, Hà Nội. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  47. 20. Trần Thị Anh Thơ (2014), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Trƣờng Đại học Dƣợc HN, Hà Nội 21. Tô Anh Toán (2000), “Phân tích số liệu báo cáo ARI tuyến tỉnh hàng tháng năm 1999", Tài liệu Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia ARI năm 1999, Viện Lao và bệnh phổi TW, Hà Nội. 22. Đào Minh Tuấn (2011). “Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân của trẻ viêm phổi do vi khuẩn tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Trung ƣơng trong 5 năm (Từ 2006 – 2010)”, Tạp chí y học thực hành, Tập 756(3), 126-129. 23. Mai Anh Tuấn (2008), Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, Thái Nguyên 24. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Bắc Thăng Long, Trƣờng Đại học Dƣợc HN, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Yến, Phạm Thu Nga, Lê Văn Tráng (2014), “Kháng kháng sinh của Haemophilus influenzae và Moraxella Catarrhalis gây viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2012”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Phụ trƣơng 91(5), 52 – 56. Tiếng Anh 26. Adam Hoban D.J. H.J., Gin A.S., and Zhanel G.G. (2009), “Association between fluoroquinolone usage and a dramatic rise in ciprofloxacinresistant Streptococcus pneumoniae in Canada, 1997-2006”, Int J Antimicrob Agents, 34(1), 82-85. 27. Arwa Alumran, Cameron Hurst, Xiang-Yu Hou (2011). “Antibiotics Overuse in Children with Upper Respiratory Tract Infections in Saudi Arabia: Risk Factors and Potential Interventions”, Clinical Medicine and Diagnostics, 1(1), 8-16. 28. Dimie Ogoina (2011), “Fever, fever patterns and diseases called „fever‟ - A review”, Journal of Infection and Public Health, 4, 108 – 124. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  48. 29. Li Hui and et al (1997), “Patterns and determinants of use of antibiotics for acute respiratory tract infection in children in China”, The Pediatric Infectious Disease Journal, 16(6), 560-564. 30. Okoko A. R., and et.al (2017), “Pneumonia of Children under 5 Years of Age in Brazzaville (Republic of Congo)”, Open Journal of Pediatrics, 7, 178-191. 31. Thomas B, Mariam S and et.al (2015), “Etiology and Factors Associated with Pneumonia in Children under 5 Years of Age in Mali: A Prospective Case-Control Study”, PLOS ONE, 1-15. 32. WHO (2004), “Global estimate of incidence of clinical pneumonia among children under five years of age”, Bluletion of the World Health Organization, 82(12), 895 – 903. 33. WHO (2014), “Revised WHO classification and treatment of childhood pneumonia at health facilities”. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  49. PHỤ LỤC BV SẢN - NHI BẮC PHIẾU NGHIÊN CỨU NINH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Phiếu số: . I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và tên: Mã vào viện : 2. Giới: □ Nữ □ Nam 3. Tuổi: 4. Dân tộc: 5. Ngày nhập viện: / ./ 6. Địa chỉ gia đình: 7. SĐT liên hệ: II. THÔNG TIN VỀ MẸ CÂU HỎI TRẢ LỜI Họ tên mẹ . Tuổi Nghề nghiệp 1. Cán bộ viên chức 2. Làm ruộng 3. Công nhân 4. Khác Trình độ văn hóa mẹ 1. Cấp I 2. Cấp II 3. Cấp III 4. Đại học, cao đẳng III. THÔNG TIN VỀ CON CÂU HỎI TRẢ LỜI Tiền sử khi sinh 1. Đủ tháng 2. Già tháng @3. TSchoolhiếu tháng of Medicine and Pharmacy, VNU
  50. Tình trạng nuôi dƣỡng 1. Sữa mẹ 2. Sữa ngoài Đã đƣợc chẩn đoán điều trị bệnh lý 1. Có NKHH cấp tính trong 2 tháng trở 2. Không lại đây Tiêm chủng đầy đủ theo chƣơng 1. Có trình tiêm chủng mở rộng 2. Không IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN CÂU HỎI TRẢ LỜI Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện Thuốc sử dụng trƣớc khi vào viện 1. Kháng sinh: 2. Thuốc khác Lý do vào viện Triệu chứng lâm sàng 1. Ho 2. Sốt 3. Chảy mũi 4. Khó thở 5. Tím 6. Rút lõm lồng ngực 7. Ngừng thở 8. Thở rít Triệu chứng thực thể tại phổi 1. Ran ẩm 2. Ran nổ 3. Ran rít 4. Ran ngáy Nhịp thở lần/phút Nhịp tim chu kỳ/phút Chẩn đoán 1. Viêm phế quản @ School2. Viêm phếof quảnMedicine phổi and Pharmacy, VNU
  51. 3. Viêm phổi thùy 4. Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp trên 5. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm V. CẬN LÂM SÀNG CHỈ SỐ CẬN LÂM SÀNG KẾT QUẢ Trƣớc khi điều trị Sau khi điều kháng sinh trị kháng sinh Công Số lƣợng hồng cầu T/L T/L thức máu Hemoglobin g/L g/L Hematocrit % % Số lƣợng bạch cầu G/L G/L Tỉ lệ Bạch cầu đa % % nhân trung tính Tỉ lệ Bạch cầu % % lympho Tỉ lệ Bạch cầu % % mono Sinh hóa CRP 1. Dƣơng tính 1. Dƣơng tính máu 2. Âm tính 2. Âm tính 3. Không làm 3. Không làm X quang ngực thẳng 1. Hình ảnh viêm 1. Hình ảnh phế quản viêm phế quản 2. Hình ảnh viêm 2. Hình ảnh phế quản phổi viêm phế quản 3. Hình ảnh viêm phổi phổi thùy 3. Hình ảnh 4. Bình thƣờng viêm phổi thùy 4. Bình thƣờng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  52. Xét nghiệm khác: VI. ĐIỀU TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÂU HỎI TRẢ LỜI Các loại kháng sinh đƣợc sử dụng 1. Macrolide 2. Aminoglycoside 3. Cephalosporin thế hệ III 4. Imipenem 5. Khác Số loại kháng sinh đƣợc sử dụng 1. 1 loại kháng sinh 2. 2 loại kháng sinh 3. 3 loại kháng sinh 4. ≥ 4 loại kháng sinh Công thức kháng sinh phối hợp 1. Cephalosporin + Macrolide đƣợc sử dụng 2. Cephalosporin + Aminoglycoside 3. Phối hợp khác 4. Đơn trị liệu Đƣờng dùng kháng sinh 1. Đƣờng uống 2. Tiêm bắp 3. Đƣờng tĩnh mạch Thời gian sử dụng kháng sinh ngày Đánh giá kết quả 1. Khỏi 2. Chuyển viện 3. Tử vong Số ngày nằm viện ngày GIÁM SÁT NGƢỜI ĐÁNH GIÁ @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  53. DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU STT Mã vào Họ và tên Tháng Giới Địa chỉ viện tuổi tính 1. 180012176 Đỗ Ngọc Tuấn M 24 Nam Xuân Hòa-Thọ Xuân- Thanh Hóa 2. 180009229 Trần Minh N 24 Nam Vũ Ninh-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 3. 180009277 Trần Gia M 5 Nam Yên Phụ-Yên Phong-Bắc Ninh 4. 180009498 Dƣơng Hồng T 48 Nữ Khắc Niệm-TP Bắc Ninh-Bắc Ninh 5. 180009323 Nguyễn Văn Hữu 24 Nam Đông Thọ- Yên Phong- T Bắc Ninh 6. 180009623 Đinh Thị Ánh N 48 Nữ Mai Đình-Hiệp Hòa-Bắc Giang 7. 180009339 Vũ Trí D 24 Nam Hoàn Sơn-Tiên Du-Bắc Ninh 8. 180008729 Nguyễn Minh T 36 Nữ Đông Ngôn-Từ Sơn-Bắc Ninh 9. 180009697 Nguyễn Đức T 48 Nam Yên Trung-Yên Phong- Bắc Ninh 10. 180009515 Nguyễn Thị Kim N 36 Nữ Mão Điền-Thuận Thành- Bắc ninh 11. 180009119 Nguyễn Minh Q 4 Nam TT Bích Động-Việt Yên- Bắc Giang 12. 180009606 Nguyễn Ngọc H 12 Nam Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc Giang 13. 180012037 Nguyễn Hồng An 2 Nam Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc N Giang 14. 180012872 Nguyễn Hải Y 2 Nữ Long Châu-Yên Phong- @ School of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU 15. 180008872 Bùi Baỏ Q 2 Nữ Chi Lăng-Quế Võ-Bắc
  54. Ninh 16. 180009221 Nguyễn Thanh B 7 Nam Nguyệt Đức-Thuận Thành-Bắc Ninh 17. 180012331 Dƣơng Gia H 2 Nam Tƣơng Giang-Từ Sơn- Bắc Ninh 18. 180009374 ZENG YU Y 12 Nữ Võ Cƣờng-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 19. 180009898 Nguyễn Khánh N 24 Nam Dáp Cầu-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 20. 180008088 Nguyễn Đình Hải 10 Nam Cảnh Hƣơng-Tiên Du- L Bắc Ninh 21. 180009200 Nguyễn Đặng 24 Nam Khắc Niêm-Tp Bắc Nam A Ninh-Bắc Ninh 22. 180008954 Trần Hữu T 36 Nam Hạp Lĩnh-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 23. 180009614 Doãn Khánh N 84 Nữ Hạp Lĩnh-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 24. 180009440 Nguyễn Văn Đ 24 Nam Trạm Lộ-Thuận Thành- Bắc Ninh 25. 180009396 Phan Văn Nhật M 6 Nam Tân Chi-Tiên Du-Bắc Ninh 26. 180009216 Hoàng Mỹ A 36 Nữ Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 27. 180009547 Chu Quế L 4 Nữ Đông Sơn-Yên Thế-Bắc Giang 28. 180009777 Triệu Hoàng Thiên 8 Nam Yên Trung-Yên Phong- H Bắc Ninh 29. 180009231 JACKSON D 5 Nữ Quảng Phú-Lƣơng Tài- Bắc Ninh 30. 180007037 Nghiêm Thế A 36 Nam Bồng Lai-Quế Võ-Bắc Ninh 31. 180010048 Nguyễn Thị Ánh D 36 Nữ Thị Cầu-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 32. 180009765 Nguyễn Ngọc A @5 SchoolNữ of ĐMedicineức Long-Quế andVõ-B ắPharmacy,c VNU
  55. Ninh 33. 180009281 Lê Thị Ngọc B 9 Nữ Hƣơng Lâm-Hiệp Hòa- Bắc Giang 34. 180009409 Lê Nguyễn Tùng L 24 Nam Tân Trào-Thanh Miên- Hải Dƣơng 35. 1800092-5 Ngô Ngọc Gia N 3 Nữ Tƣơng Giang-Từ Sơn- Bắc Ninh 36. 180009653 Phạm Tùng A 8 Nam Phong Khê-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 37. 180009359 Nguyễn Đức H 4 Nam Tam Đa-Yên Phong-Bắc Ninh 38. 180009014 Nguyễn Nhật M 6 Nam Nghĩa Đạo-Thuận Thành-Bắc Ninh 39. 180009753 Mẫn Tùng D 48 Nam Khúc Xuyên-Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 40. 180009367 Nguyễn Quang V 12 Nam Ninh Sơn-Việt Yên-Bắc giang 41. 180009368 Hà Thu T 24 Nữ Đại Phúc-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 42. 180009543 Vũ Đức B 24 Nam Vệ An-Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 43. 180009788 Trần Nguyễn Gia 12 Nam Giang Sơn-Gia Bình-Bắc B Ninh 44. 180009056 Đỗ Minh K 36 Nam Quang Châu-Việt Yên- Bắc Giang 45. 180009502 Nguyễn Minh K 24 Nam Vũ Ninh-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 46. 180009542 Nguyễn Bảo L 7 Nam Đông Phong-Yên Phong- Bắc Ninh 47. 180009742 Ngô Minh T 36 Nam Đại Phúc-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 48. 180008902 Trần Minh H 4 Nam Đào Viên-Quế Võ-Bắc Ninh 49. 180009776 Lê Thị Thu T @60 SchoolNữ of VânMedicine Dƣơng- Tp and Bắc Pharmacy, VNU
  56. Ninh-Bắc Ninh 50. 180009351 Đinh Tuấn K 7 Nam Đào Viên-Quế Võ-Bắc Ninh 51. 180010104 Nguyễn Mai An N 7 Nữ Tam Sơn-Từ Sơn-Bắc Ninh 52. 180009536 Ngô Thị Khánh L 48 Nữ Dũng Liệt-Yên Phong- Bắc Ninh 53. 180009922 Nguyễn Thị 60 Nữ Vân Trung-Việt Yên-Bắc Phƣơng L Giang 54. 180009891 Nguyễn Ngọc H 12 Nữ Vân Dƣơng- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 55. 180011913 Nguyễn Tiến T 4 Nam Trung Kênh-Lƣơng Tài- Bắc Ninh 56. 180010290 Đỗ Trọng D 60 Nam Phù Chẩn-Từ Sơn-Bắc Ninh 57. 180009165 Diêm Thanh H 12 Nữ Phúc Sơn-Tân Yên-Bắc Giang 58. 180009726 Trần Thị Tú L 10 Nữ Đại Đồng-Tiên Du-Bắc Ninh 59. 180009378 Vũ Thị Thảo N 5 Nữ Võ Cƣờng-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 60. 180009550 Nguyễn Nghĩa 24 Nam Mộ Đạo-Quế Võ-Bắc Phúc L Ninh 61. 180008686 Nguyễn Trung K 3 Nam Long Châu-Yên Phong- Bắc Ninh 62. 180010259 Nguyễn Thị Minh 4 Nam Văn An-Chí Linh-Hải C Dƣơng 63. 180009774 Ngô Thị Minh T 3 Nữ Tam Đa-Yên Phong-Bắc Ninh 64. 180009762 Nguyễn Thị Thu H 12 Nữ Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh 65. 180009840 Phạm Tuấn T 24 Nam Hải Quang-Hải Hậu-Nam Định 66. 180008020 Phạm Văn Quốc H @7 SchoolNam of TamMedicine Sơn-Từ Sơn and-Bắ cPharmacy, VNU
  57. Ninh 67. 180009031 Nguyễn Văn B 7 Nam TT Lim-Tiên Du-Bắc Ninh 68. 180009186 Bạch Thụ U 48 Nữ Thị Cầu-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 69. 180010094 Ngô Mạnh H 2 Nam Mai Đình-Hiệp Hòa-Bắc Giang 70. 180009917 Đinh Hải Đ 2 Nam Bằng An-Quế Võ-Bắc Ninh 71. 180010382 Nguyễn Đức T 2 Nam Hòa Long- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 72. 180008567 Nguyễn Đăng L 2 Nam TT Hồ-Thuận Thành-Bắc Ninh 73. 180010432 Ngô Đức A 2 Nam Hƣơng Lâm-Hiệp Hòa- Bắc Giang 74. 180010431 Ngô Đức B 2 Nam Hƣơng Lâm-Hiệp Hòa- Bắc Giang 75. 180009887 Nguyễn Ngọc D 2 Nữ Đức Long-Quế Võ-Bắc Ninh 76. 180009969 Nguyễn Huy Long 2 Nam Mão Điền-Thuận Thành- N Bắc Ninh 77. 180008568 Nguyễn Đăng L 3 Nam TT Hồ-Thuận Thành-Bắc Ninh 78. 180008764 Nguyễn Thị Cát L 2 Nữ Đình Tổ-Thuận Thành- Bắc Ninh 79. 180009675 Đỗ Huyền T 2 Nữ Hiền Đa-Cẩm Khê-Phú Thọ 80. 180008861 Đặng Minh Đ 2 Nam An Thịnh-Lƣơng Tài-Bắc Ninh 81. 180008777 Vũ Trọng T 2 Nam Phú Hòa- Lƣơng Tài-Bắc Ninh 82. 180009752 Nguyễn Lê Anh T 2 Nữ Bảo Yên-Thanh Thủy- Phú Thọ 83. 180008695 Vũ Hoàng D @36 SchoolNữ of MinhMedicine Khuê-Hƣng and Hà Pharmacy,- VNU
  58. Thái Bình 84. 180010052 Thạch Văn T 24 Nam Bảo Ngoạn-Đại Từ-Thái Nguyên 85. 180017396 Nguyễn Thị H 7 Nữ Đáp Cầu- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 86. 180010188 Nguyễn Trung K 10 Nam Đại Phúc- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 87. 180009635 Ngô Đăng Q 6 Nam Tam Sơn-Từ Sơn-Bắc Ninh 88. 180009633 Dƣơng Việt A 4 Nam Song Liễu-Thuận Thành- Bắc Ninh 89. 180017164 Dƣơng Gia B 24 Nam Khắc Niệm-Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 90. 180010007 Phạm Minh Đ 9 Nam Hà Mãn-Thuận Thành- Bắc Ninh 91. 180009741 Ngô Bảo N 2 Nữ Gia Đông- Thuận Thành- Bắc Ninh 92. 180009899 Nguyễn Trần Thọ 24 Nam Tam Đa-Yên Phong-Bắc P Ninh 93. 180009583 Nguyễn Ngọc Bảo 36 Nam Hàn Quảng-Quế Võ-Bắc S Ninh 94. 180015727 Nguyễn Đức Tuấn 12 Nam Thái Bảo-Gia Bình-Bắc K Ninh 95. 180015622 Trần Tố N 9 Nữ Mỹ Tân-Mỹ Lộc-Nam Định 96. 180015844 Lê Đức Tuấn H 4 Nam Đông Ngàn-Từ Sơn-Bắc Ninh 97. 180015369 Đỗ Thế Thanh S 24 Nam Trầm Xà-Yên Phong-Bắc Ninh 98. 180015558 Nguyễn Tiến T 5 Nam Vân Trung-Việt Yên-Bắc Giang 99. 180014346 Phạm Thị Yến N 24 Nữ Long Châu-Yên Phong- Bắc Ninh 100. 180016870 Nguyễn Hoàng L @12 SchoolNam of QuangMedicine Châu- Vi andệt Yên Pharmacy,- VNU
  59. Bắc Giang 101. 180017224 Nguyễn Bá Lê T 11 Nam Vân Hà-Việt Yên-Bắc Giang 102. 180009836 Trƣơng Thị Ánh V 6 Nam Đào Yên-Quế Võ-Bắc Ninh 103. 180009616 Đinh Thị Phƣơng 3 Nữ TT Nƣớc Hai-Hòa An- L Cao Bằng 104. 180009574 Lê Bảo C 2 Nam Đáp Cầu-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 105. 180017216 Nguyễn Mẫn 5 Nam Phú Lâm-Tiên Du-Bắc Quang H Ninh 106. 180009399 Nguyễn Hải Đ 24 Nam Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 107. 180008391 Nguyễn Quốc V 6 Nam Kim Châm-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 108. 180009576 Nguyễn Huy T 13 Nam Mão Điền-Thuận Thành- Bắc Ninh 109. 180010113 Hoàng Linh N 72 Nữ TT Bình Gia-Bình Gia- 0 Lạng Sơn 110. 180009838 Nguyễn Đình Duy 4 Nam Lim-Tiên Du-Bắc Ninh K 111. 180009863 Đặng Thị Thùy D 5 Nữ Mai Đình-Hiệp Hòa-Bắc Giang 112. 180009469 Nguyễn Ngọc Q 5 Nữ Đồng Nguyên-Từ Sơn- Bắc Ninh 113. 180009825 Nguyễn Thị Thu P 5 Nữ Chi LĂng-Quế Võ-Bắc Ninh 114. 180009180 Nguyễn Văn Đại 24 Nam Khắc Niệm- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 115. 180009651 Nguyễn Minh A 11 Nữ Phố Mới-Quế Võ-Bắc Ninh 116. 180009773 Nguyễn Bảo A 24 Nữ Tƣơng Giang-Từ Sơn- Bắc Ninh 117. 180010136 Hoàng Khánh C @12 SchoolNữ of LMedicineạc Vệ-Tiên Du and-Bắc Pharmacy, VNU
  60. Ninh 118. 180010005 Nguyễn Thị Ngọc 6 Nữ Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc M Ninh 119. 180009709 Nguyễn Thảo N 6 Nữ Đại Đồng-Thuận Thành- Bắc Ninh 120. 180009914 Phan Đức H 36 Nam Châu Khê-Từ Sơn-Bắc Ninh 121. 180016733 Đào Sỹ Quý A 10 Nam Trạm Lộ-Thuận Thành- Bắc Ninh 122. 180017389 Nguyễn Anh T 9 Nữ Tiền An- Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc Ninh 123. 180009737 Nguyễn Mậu Q 36 Nam Khắc Niệm- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 124. 180009005 Nguyễn Hoàng B Nam Đại Phúc- Tp Bắc Ninh- 24 Bắc Ninh 125. 180010419 Hà Hữu Tuấn M 9 Nam Triệu Thành-Triệu Sơn- Thanh Hóa 126. 180010195 Nguyễn Văn P 10 Nam Vân Hà-Việt Yên-Bắc Giang 127. 180010304 Vũ Đắc H 48 Nam Khắc Niệm- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 128. 180010657 Lê Kiều L 48 Nữ Phả Lại-Chí Linh-Hải Dƣơng 129. 180010368 Nguyễn Thị 36 Nữ Bồng Lai-Quế Võ-Bắc Phƣơng T Ninh 130. 180016904 Nguyễn Thị Ngọc 24 Nữ Hoàn Sơn-Tiên Du-Bắc H Ninh 131. 180010228 Vũ Trí K 4 Nam Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 132. 180010265 Trấn Ngọc Ngân A 11 Nữ Vệ An- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 133. 180010256 Nguyễn Tuấn K 24 Nam Đồng Kỵ-Từ Sơn-Bắc Ninh 134. 180010364 Trần Ngân K @4 SchoolNữ of ĐMedicineại Phúc- Tp B andắc Ninh Pharmacy,- VNU
  61. Bắc Ninh 135. 180017256 Trần Minh C 6 Nữ Hoàng Lƣơng-Hiệp Hòa- Bắc Giang 136. 180010520 Nguyễn Duy K 2 Nam Nam Sơn- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 137. 180010317 Ngô Quang C 6 Nam Nhân Hòa-Quế Võ-Bắc Ninh 138. 180009678 Nguyễn Hoàng 7 Nam Tiền An- Tp Bắc Ninh- Anh Q Bắc Ninh 139. 180009770 Nguyễn Đình T 5 Nam Đại Bái-Gia Bình-Bắc Ninh 140. 180010662 Trƣơng Ánh S 24 Nữ Đông Tiến-Yên Phong- Bắc Ninh 141. 180010281 Nguyễn Ngọc D 9 Nữ Việt Đoàn-Tiên Du-Bắc Ninh 142. 180010695 Nguyễn Quốc Q 5 Nam Đại Đồng-Thuận Thành- Bắc Ninh 143. 180010230 Nguyễn Gia A 4 Nữ Phƣơng Liễu-Quế Võ- Bắc Ninh 144. 180010606 Nguyễn An N 24 Nữ Ninh Xá Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 145. 180010360 Đoàn Quang V 7 Nam Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc Ninh 146. 180010365 Nguyễn Xuân T 24 Nam Phƣơng Liễu-Quế Võ- Bắc Ninh 147. 180010646 Nguyễn Phƣơng A 4 Nữ Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 148. 180010591 Nguyễn Thị Khánh 50 Nữ Thụy Hòa-Yên Phong- H Bắc Ninh 149. 180017022 Nguyễn Ôn P 24 Nam Phong Khê- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 150. 180009229 Trần Minh N 24 Nam Vũ Ninh- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 151. 180009200 Nguyễn Đăng Nam @24 SchoolNam of KhMedicineắc Niệm- Tp and Bắc Pharmacy, VNU
  62. A Ninh-Bắc Ninh 152. 180008954 Trần Hữu T 36 Nam Hạp Lĩnh- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 153. 180009614 Đoàn Khánh N 7 Nữ Hạp Lĩnh- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 154. 180009440 Nguyễn Văn Đ 24 Nam Trạm Lộ-Thuận Thành- Bắc Ninh 155. 180009216 Hoàng Mỹ A 36 Nữ Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 156. 180009396 Phan Văn Nhật M 6 Nam Tân Chi-Tiên Du-Bắc Ninh 157. 180017073 Đào Nguyễn 24 Nữ Mộ đạo-Quế Võ-Bắc Quỳnh T Ninh 158. 180008939 Nguyễn Bảo L 11 Nam Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc Giang 159. 180009498 Dƣơng Hồng T 48 Nữ Khắc Niệm- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 160. 180010589 Lê Bảo A 48 Nữ Đại Phúc- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 161. 180017139 Nguyễn Minh N 7 Nữ Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 162. 180010383 Dƣơng Phƣơng A 36 Nữ Thị Cầu-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 163. 180017214 Nguyễn Khắc 12 Nam Mão Điền- Thuận Thành- Xuân A Bắc Ninh 164. 180016728 Nguyễn Duy K 36 Nam Nghĩa Thắng-Nghĩa Hƣng-Nam Định 165. 180017097 Nguyễn Mai H 11 Nữ TT Chờ-Yên Phong-Bắc Ninh 166. 180010411 Nguyễn Thị Nhƣ Q 9 Nữ Phú Hòa-Lƣơng Tài-Bắc Ninh 167. 180009769 Nguyễn Đình H 5 Nam Đại Bái-Gia Bình-Bắc Ninh 168. 180010092 Nguyễn Lê Hà M @11 SchoolNữ of ĐôngMedicine Ngàn-Từ and Sơn- BPharmacy,ắc VNU
  63. Ninh 169. 180010381 Nguyễn Bá Quốc 5 Nam Long Châu-Yên Phong- K Bắc Ninh 170. 180010585 Nguyễn Nhƣ 8 Nữ Khúc Xuyên- Tp Bắc Khánh V Ninh-Bắc Ninh 171. 180010124 Nguyễn Mạnh Q 2 Nữ Hòa Long-Bắc Ninh 172. 180010509 Nguyễn Huy N 6 Nam Tƣơng Giang-Từ Sơn- Bắc Ninh 173. 180010558 Ngô Khánh H 8 Nam Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh 174. 180010510 Nguyễn Đức T 8 Nam Long Châu-Yên Phong- Bắc Ninh 175. 180017500 Nguyễn Anh T 24 Nam Đại Xuân-Quế Võ-Bắc Ninh 176. 180010650 Nguyễn Văn H 24 Nam Minh Đạo-Tiên Du-Bắc Ninh 177. 180010379 Nguyễn Phƣơng A 7 Nữ TT Chờ- Yên Phong-Bắc Ninh 178. 180010850 Vũ Đức C 8 Nam Đại Phúc- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 179. 180010722 Ngô Thị Yến N 7 Nữ Dũng Liệt-Yên Phong- Bắc Ninh 180. 180010773 Ngô Mạnh Hà P 7 Nam Phú Lâm-Tiên Du-Bắc Ninh 181. 180010992 Nguyễn Hoàng K 7 Nam Phú Lâm-Tiên Du-Bắc Ninh 182. 180010255 Nguyễn Thị 36 Nữ Đồng Kỵ-Từ Sơn-Bắc Phƣơng T Ninh 183. 180011125 Nguyễn An N 24 Nữ Yên Nguyễn-chiêm Hóa- Tuyên Quang 184. 180010632 Trần Đại Q 7 Nam Tam Đa-Yên Phong-Bắc Ninh 185. 180010815 Ngô Minh H 10 Nữ Ninh Xá-Tp Bắc Ninh- @ School of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU
  64. 186. 180010636 Vũ Thị Kim N 6 Nam Trung Lộc-Can Lộc-Hà Tĩnh 187. 180019583 Nguyễn Văn H 4 Nam Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc Giang 188. 180010354 Nguyễn Đắc S 24 Nam Đáp cầu- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 189. 180010705 Nguyễn Quốc B 9 Nam Vạn An- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 190. 180017052 Trịnh Tƣờng V 36 Nữ Đoạn Bái-Hiệp Hòa-Bắc Giang 191. 180017612 Nguyễn Thảo L 24 Nữ Phƣợng Sơn-Lục Ngạn- Bắc Giang 192. 180017250 Nguyễn Văn N 11 Nam Minh Đạo-Tiên Du-Bắc Ninh 193. 180017591 Nguyễn Ngọc 36 Nữ Trâu Quỳ-Gia Lâm-Hà Thảo V Nội 194. 180010452 Đặng Thế Minh K 2 Nam Mỹ Hƣơng-Lƣơng Tài- Bắc Ninh 195. 180017051 Nguyễn Lan A 48 Nữ Hạp Lĩnh- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 196. 180010888 Phạm Minh N 24 Nam Trí Quả-Thuận Thành- Bắc Ninh 197. 180010614 Bùi Bảo N 6 Nữ Hải Bắc-Hải Hậu-Nam Định 198. 180010206 Vũ Đăng P 6 Nam Mão Điền- Thuận Thành- Bắc Ninh 199. 180010827 Bùi Thùy T 36 Nữ Trung Kênh-Lƣơng Tài- Bắc Ninh 200. 180010815 Ngô Minh H 10 Nữ Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 201. 180017090 Ngô Bảo P 7 Nam Phong Khê- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 202. 180017560 Nguyễn Linh Đ 6 Nữ Vân Dƣơng- Tp Bắc @ School of NinhMedicine-Bắc Ninh and Pharmacy, VNU
  65. 203. 180011080 Nghiêm Đình M 7 Nam TT Chờ-Yên Phong-Bắc ninh 204. 180010532 Nguyễn Tiến 2 Nam Thụy Hòa-Yên Phong- Quang H Bắc Ninh 205. 180011055 Vũ Minh N 6 Nam Khúc Xuyên- Tp Bắc Ninh-Bắc Ninh 206. 180017790 Nguyễn Minh D 24 Nam Trạm Lộ-Thuận Thành- Bắc Ninh 207. 180010611 Nguyễn Ngọc Q 4 Nữ Bình Định-Lƣơng Tài- Bắc Ninh 208. 180010094 Ngô Mạnh H 3 Nam Mai Đình-Hiệp Hòa-Bắc Giang 209. 180016745 Nguyễn Đức Q 8 Nam Long Châu-Yên Phong- Bắc Ninh 210. 180018104 Nguyễn Quang N 24 Nam Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh 211. 180018301 Phùng Minh T 6 Nam Đại Xuân-Quế Võ-Bắc Ninh 212. 180010902 Lê Anh D 2 Nam Suối Hoa-Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 213. 180011060 Đặng Trƣờng A 2 Nam Vũ Ninh- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 214. 180017931 Bùi Hoàng C 12 Nam Đồng Nguyên-Từ Sơn- Bắc Ninh 215. 180011103 Nguyễn Văn Minh 24 Nam Võ Cƣờng- Tp Bắc Ninh- Đ Bắc Ninh 216. 180011339 Nguyễn Thị Ánh N 36 Nữ Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc Ninh 217. 180011076 Nguyễn Minh Đ 10 Nam Vạn An- Tp Bắc Ninh- Bắc Ninh 218. 180010986 Nguyễn Nghĩa P 8 Nam Đại Đòng-Tiên Du-Bắc Ninh 219. 180011596 Trƣơng Thị Yến T 48 Nữ Suối Hoa- Tp Bắc Ninh- @ School of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU
  66. 220. 180011415 Lê Bảo A Vệ An- Tp Bắc Ninh-Bắc 36 Nữ Ninh 221. 180020544 Nguyễn Thị Thu T Phù Lƣơng-Quế Võ-Bắc 12 Nữ Ninh 222. 180011465 Hồ Thị Bảo T Đại Phúc- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 223. 180010703 Phạm Bùi Ngọc B Hòa Long- Tp Bắc Ninh- 3 Nữ Bắc Ninh 224. 180011358 Lê Ngọc H Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 225. 180011498 Lê Hữu Anh K Đại Đồng Thành-Thuận 36 Nam Thành-Bắc Ninh 226. 180010396 Hồ Nhƣ T Võ Cƣờn- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 227. 180010984 Nguyễn Thị Thu H Đại Đòng-Tiên Du-Bắc 10 Nữ Ninh 228. 180011034 Đàm Gia K Võ Cƣờng- Tp Bắc Ninh- 48 Nam Bắc Ninh 229. 180011130 Nguyễn Phƣơng M Tam Đa-Yên Phong-Bắc 24 Nữ Ninh 230. 180011454 Dƣơng Việt A Song Cầu-Thuận Thành- 12 Nam Bắc Ninh 231. 180011586 Tạ Việt H Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 6 Nam Bắc Ninh 232. 180011070 Bùi Yến N Thị Cầu- Tp Bắc Ninh- 3 Nữ Bắc Ninh 233. 180011143 Ngô Thị Thu H Hòa Long-Tp Bắc Ninh- 24 Nữ Bắc Ninh 234. 180011139 Hoàng Đình T Vân Dƣơng- Tp Bắc 9 Nam Ninh-Bắc Ninh 235. 180011429 Nguyễn Tiến T Đại Xuân-Quế Võ-Bắc 4 Nam Ninh 236. 180017653 Nguyễn Bảo M Chi Lăng- Quế Võ-Bắc @24 SchoolNam of NinhMedicine and Pharmacy, VNU
  67. 237. 180010993 Đào Đức S Phật Tích-Tiên Du-Bắc 11 Nam Ninh 238. 180011487 Phùng Minh T Đại Xuân-Quế Võ-Bắc 4 Nam Ninh 239. 18001106 Nguyễn Đăng K Vạn An- Tp Bắc Ninh- 48 Nam Bắc Ninh 240. 180011348 Hoàng Gia H Hƣơng Vũ-Yên Thế-Bắc 36 Nam Giang 241. 180017847 Nguyễn Tiến P Phong Khê- Tp Bắc 24 Nam Ninh-Bắc Ninh 242. 180010655 Đinh Ngọc K Vân Dƣơng- Tp Bắc 7 Nữ Ninh-Bắc Ninh 243. 180011141 Lê Quang D Khánh Hà-Thƣờng Tín- 36 Nam Hà Nội 244. 180011900 Nguyễn Văn N Kim Châm- Tp Bắc 0 Nam Ninh-Bắc Ninh 245. 180011851 Nguyễn Hoài C Trung Nghĩa-Yên Phong- 12 Nữ Bắc Ninh 246. 180011898 Nguyễn Ngọc A Nam Sơn- Tp Bắc Ninh- 2 Nữ Bắc Ninh 247. 180011895 Lê Bảo A Trung Kênh-Lƣơng Tài- 2 Nam Bắc Ninh 248. 180011905 Ngô Văn Hải Đ TT Hồ-Thuận Thành-Bắc 2 Nam Ninh 249. 180017054 Nguyễn Xuân T Liên Bão-Tiên Du-Bắc 5 Nam Ninh 250. 180010974 Nguyễn Minh Q Long Châu-Yên Phong- 2 Nam Bắc Ninh 251. 180017199 Lê Thùy D Ninh Xá -Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 252. 180010990 Nguyễn Hồng An Đại Đồng-Tiên Du-Bắc N 2 Nữ Ninh 253. 180011239 Nguyễn Hải Y Hƣơng Mạc-Từ Sơn-Bắc @2 SchoolNữ of NinhMedicine and Pharmacy, VNU
  68. 254. 180011608 Dƣơng Gia H Nam Sơn- Tp Bắc Ninh- 2 Nam Bắc Ninh 255. 180011093 Nguyễn Ngọc Yên Tam Đa-Yên Phong-Bắc V 12 Nữ Ninh 256. 180011071 Nguyễn Kim K Xuân Lai-Gia Bình-Bắc 14 Nam Ninh 257. 180010751 Trần Trọng Quang Phƣơng Liễu-Quế Võ- K 17 Nam Bắc Ninh 258. 180017709 Nguyễn Văn Phúc Mô Bài-Sa Thầy-Kon T 12 Nam Tum 259. 180007984 Nguyễn Bá Quang Xuân Lai-Gia Bình-Bắc H 6 Nam Ninh 260. 180010800 Nguyễn Huy B Hòa Long- Tp Bắc Ninh- 24 Nam Bắc Ninh 261. 180017491 Nguyễn Thị Thùy Hồng Vân-Tiên Du-Bắc D 12 Nữ Ninh 262. 180011246 Nguyễn Ngọc Lan Mão Điền-Thuận Thành- K 12 Nữ Bắc Ninh 263. 180010963 Nguyễn Mậu D Đại Đồng-Tiên Du-Bắc 24 Nam Ninh 264. 180011250 Trần Thu N Võ Cƣờng- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 265. 180010691 Nguyễn Nhật Hà Mộ Đạo-Quế Võ-Bắc M 36 Nữ Ninh 266. 180010897 Nguyễn Minh T Hà Mãn-Thuận Thành- 5 Nữ Bắc Ninh 267. 180010898 Nguyễn Minh T Hà Mãn-Thuận Thành- 5 Nam Bắc Ninh 268. 180011356 Nguyễn Đình H Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 6 Nam Bắc Ninh 269. 180011206 Nguyễn Bảo L Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 24 Nữ Bắc Ninh 270. 180011472 Vũ Hà M Đáp Cầu- Tp Bắc Ninh- @24 SchoolNữ of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU
  69. 271. 180011709 Nguyễn Thị Ngọc Liên Bão-Tiên Du-Bắc A 36 Nữ Ninh 272. 180012148 Dƣơng Ánh N Nhân Hòa-Quế Võ-Bắc 12 Nữ Ninh 273. 180017652 Nguyễn Hải Đ Nam Sơn- Tp Bắc Ninh- 36 Nam Bắc Ninh 274. 180012202 Phạm Bảo Y Quang Châu-Việt Yên- 12 Nữ Bắc Giang 275. 180012261 Nguyễn Khánh M Hạp Lĩnh- Tp Bắc Ninh- 12 Nữ Bắc Ninh 276. 180011362 Nguyễn Thiên B Hồng Thái-Việt Yên-Bắc 8 Nam Giang 277. 180017155 Tạ Việt H Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 6 Nam Bắc Ninh 278. 180012165 Nguyễn Đăng Hoài Thƣợng-Thuận Quốc B 12 Nam Thành-Bắc Ninh 279. 180012009 Nguyễn Ngọc Viêm Xá-Hòa Long-Bắc Thảo N 5 Nữ Ninh 280. 180012017 Nguyễn Công T Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- 6 Nam Bắc Ninh 281. 180012178 Trần Thị Ngọc A Hạp Lĩnh- Tp Bắc Ninh- 24 Nữ Bắc Ninh 282. 180011208 Lê Minh N Tiền An- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 283. 180017746 Lê Mai L Nam Đồng-TP Hải 12 Nữ Dƣơng-Hải Dƣơng 284. 180011267 Lê Văn M Nhân Thắng-Gia Bình- 12 Nam Bắc Ninh 285. 180017241 Nguyễn Gia B 12 Nam Hoàn Sơn-Thụ-Bắc Ninh 286. 180011844 Nguyễn Gia H Vũ Ninh- Tp Bắc Ninh- 24 Nam Bắc Ninh 287. 180017200 Lê Trƣờng G Ninh Xá- Tp Bắc Ninh- @10 SchoolNam of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU
  70. 288. 180011312 Nguyễn Trúc A An Bình-Thuận Thành- 12 Nữ Bắc Ninh 289. 180011266 Nguyễn Công Mão Điền- Thuận Thành- Minh T 5 Nam Bắc Ninh 290. 180017690 Nguyễn Đắc Việt Phƣơng Liễu-Quế Võ- A 6 Nam Bắc Ninh 291. 180017384 Nguyễn Phƣơng M Tam Đa-Yên Phong-Bắc 24 Nữ ninh 292. 180017024 Nguyễn Quốc B Vạn An- Tp Bắc Ninh- 10 Nam Bắc Ninh 293. 180017260 Vũ Đăng P Mão Điền- Thuận Thành- 5 Nam Bắc Ninh 294. 180011368 Nguyễn Gia H Đại Xuân-Quế Võ-Bắc 24 Nữ Ninh 295. 180017532 Nguyễn Bảo P Khắc Niệm- Tp Bắc 36 Nam Ninh-Bắc Ninh 296. 180011954 Trƣơng Duy M Võ Cƣờng- Tp Bắc Ninh- 7 Nam Bắc Ninh 297. 180011600 Nguyễn Văn Thiên Hoàn Sơn-Tiên Du-Bắc T 24 Nam Ninh 298. 180011966 Nghiêm Hoài N Vân Dƣơng- Tp Bắc 36 Nam Ninh-Bắc Ninh 299. 180011202 Đặng Huy D Trung Kênh-Lƣơng Tài- 6 Nam Bắc Ninh 300. 180011511 Nguyễn Đức M Đại Xuân-Quế Võ-Bắc 48 Nam Ninh 301. 180011225 Nguyễn Tố U Nam Sơn- Tp Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 302. 180011967 Nguyễn Hoàng Vũ Ninh- Tp Bắc Ninh- Khánh H 11 Nữ Bắc Ninh 303. 180011426 Trịnh Trọng T Tri Phƣơng-Tiên Du-Bắc 36 Nam Ninh 304. 180012399 Vũ Minh T Hoàn Sơn-Tiên Du-Bắc @24 SchoolNam of NinhMedicine and Pharmacy, VNU
  71. 305. 180012361 Vũ Thị Thảo N Võ Cƣờng- Tp Bắc Ninh- 5 Nữ Bắc Ninh 306. 180011189 Nguyễn Thanh V An Bình-Thuận Thành- 4 Nam Bắc Ninh 307. 180011856 Lê Xuân H Hòa Long-TP Bắc Ninh- 24 Nam Bắc Ninh 308. 180017983 Nguyễn Văn Đ Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc 2 Nam Ninh 309. 180011977 Nguyễn Thị Thu H Hƣơng Mạc-Từ Sơn-Bắc 24 Nữ Ninh 310. 180011529 Nguyễn Đình Hải Cảnh Hƣng-Tiên Du-Bắc L 11 Nam Ninh 311. 180012010 Tạ Bích N Việt Đoàn-Tiên Du-Bắc 4 Nữ Ninh 312. 180011779 Nguyễn Huy H Hà Mãn-Thuận Thành- 5 Nam Bắc Ninh 313. 180011227 Vũ Thị H Lâm Thao-Lƣơng Tài- 12 Nữ Bắc Ninh 314. 180009867 Tạ Đăng P Bình Dƣơng-Gia Bình- 3 Nam Bắc Ninh 315. 180011802 Nguyễn Gia B Đáp Cầu-Tp Bắc Ninh- 48 Nam Bắc Ninh 316. 180011575 Nguyễn Hữu Hoài Thƣợng-Thuận Hoàng P 12 Nam Thành Bắc Ninh 317. 180011216 Trần Duy M Đáp Cầu-Tp Bắc Ninh- 8 Nam Bắc Ninh 318. 180011460 Ngô Thanh T Suối Hoa-TP Bắc Ninh- 10 Nam Bắc Ninh 319. 180011074 Dƣơng Thị Nhƣ Y Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc 24 Nữ Giang 320. 180011455 Nguyễn Văn H Hƣơng Lâm-Hiệp Hòa- 6 Nam Bắc Giang 321. 180011151 Nguyễn Hoàng Q Lạc Vệ-Tiên Du-Bắc @3 SchoolNam of NinhMedicine and Pharmacy, VNU
  72. 322. 180011459 Trịnh Thị Kim A Đông Phong-Yên Phong- 36 Nữ Bắc Ninh 323. 180011354 Nguyễn Ngọc A Bằng An-Quế Võ-Bắc 24 Nữ Ninh 324. 180011300 Trịnh Anh T Đào Viên- Quế Võ-Bắc 24 Nam Ninh 325. 180011464 Nguyễn Phú L Đình Tổ-Thuận Thành- 24 Nam Bắc Ninh 326. 180011574 Trƣơng Mạnh Gia Đông Phong-Yên Phong- H 4 Nam Bắc Ninh 327. 180011670 Nguyễn Đức Nhật Khúc Xuyên- Tp Bắc M 12 Nam Ninh-Bắc Ninh 328. 180011086 Nguyễn Ngọc M Đại Đồng-Tiên Du-Bắc 2 Nữ Ninh 329. 180016684 Nguyễn Bảo T Đại Phúc- TP Bắc Ninh- 24 Nữ Bắc Ninh 330. 180010940 Hoàng Quốc B Tam Đa-Yên Phong-Bắc 10 Nam Ninh 331. 180011378 Hoàng Chí B Ninh Xá- TP Bắc Ninh- 48 Nam Bắc Ninh 332. 180011087 Nguyễn Ngọc M Đại Đồng-Tiên Du-Bắc 2 Nữ Ninh 333. 180011263 Trần Phƣơng M Trạm Lộ-Thuận Thành- 36 Nữ Bắc Ninh 334. 180010235 Nguyễn Văn H Vân Dƣơng- TP Bắc 6 Nam Ninh-Bắc Ninh 335. 180010622 Nguyễn Ngọc Mai Đại Phúc- TP Bắc Ninh- L 5 Nữ Bắc Ninh 336. 180010417 Nguyễn Thế V TT Phố Mới-Quế Võ-Bắc 24 Nữ Ninh 337. 180010627 Đinh Thị Kim N Xuân Lai-Gia Bình-Bắc 48 Nữ Ninh 338. 180010384 Nguyễn Nguyệt A Đại Xuân-Quế Võ-Bắc @36 SchoolNữ of NinhMedicine and Pharmacy, VNU
  73. 339. 180010306 Nguyễn Nam K Ninh Sơn-Việt Yên-Bắc 48 Nam Giang 340. 180010647 Phạm Tùng A Phong Khê- TP Bắc 8 Nam Ninh-Bắc Ninh 341. 180010410 Nguyễn Nhƣ Duy Bồng Lai-Quế Võ-Bắc B 24 Nam Ninh 342. 180010233 Nguyễn Văn Minh Long Châu-Yên Phong- H 12 Nam Bắc Ninh 343. 180009475 Nguyễn Đình Lƣu Tam Giang-Yên Phong- L 3 Nam Bắc Ninh 344. 180009277 Trần Gia M Yên Phụ-Yên Phong-Bắc 5 Nam Ninh 345. 180016678 Nguyễn Đức Th Đông Phong-Yên Phụ- 24 Nam Bắc Ninh 346. 180009323 Nguyễn Văn Hữu Đông Thọ-Yên Phong- T 24 Nam Bắc Ninh 347. 180009392 Nguyễn Thanh V An Bình-Thuận Thành- 9 Nữ Bắc Ninh 348. 180017206 Nguyễn Thị Kim N Vũ Ninh- TP Bắc Ninh- 36 Nữ Bắc Ninh 349. 180009612 Dƣơng Trí Đ Nội Hoàng-Yên Dũng- 24 Nam Bắc Giang 350. 180009963 Lƣờng Khánh D Tân Lập-Hữu Lũng-Lạng 9 Nam Sơn 351. 180012175 Nguyễn Nhƣ Duy Thụy Hòa-Yên Phong- K 12 Nam Bắc Ninh 352. 180011544 Lê Thị Ánh Ngọc Phù Chẩn-Từ Sơn-Bắc 2 Nữ Ninh 353. 180012063 Nguyễn Ngọc Đồng Nguyên-Từ Sơn- Quỳnh H 6 Nữ Bắc Ninh 354. 180012273 Dƣơng Văn C Tiên Sơn-Việt Yên-Bắc 6 Nam Giang 355. 180012282 Nguyễn Ngọc Đ Đại Phúc- TP Bắc Ninh- @24 SchoolNam of BMedicineắc Ninh and Pharmacy, VNU
  74. 356. 180012585 Lƣơng An N Phong Khê- TP Bắc 48 Nam Ninh-Bắc Ninh 357. 180012436 Khúc Ngân N Yên Giả-Quế Võ-Bắc 24 Nữ Ninh 358. 180012300 Nguyễn Quang T Đạo Châu-Kim Châu- TP 24 Nam Bắc Ninh-Bắc Ninh 359. 180011717 Nguyễn Trọng Bảo Ninh Xá- TP Bắc Ninh- L 5 Nam Bắc Ninh 360. 180012490 Nguyễn Gia B Khúc Xuyên- TP Bắc 24 Nam Ninh-Bắc Ninh 361. 180012442 Nguyễn Phƣơng A Suối Hoa- TP Bắc Ninh- 24 Nữ Bắc Ninh 362. 180012761 Đàm Đức L Mai Đình-Hiệp Hòa-Bắc 6 Nam Giang 363. 180012520 Lê Đức D Phƣơng Liễu-Quế Võ- 10 Nam Bắc Ninh 364. 180011857 Trần Quang Đ Đồng Nguyên-Từ Sơn- 48 Nam Bắc Ninh 365. 180017197 Hoàng Khánh L Đồng Trần-Vũ Linh-Bắc 24 Nữ Ninh 366. 180012557 Nguyễn Thị Quỳnh Tam Đa-Yên Phong-Bắc T 6 Nữ Ninh 367. 180012776 Nguyễn Hải A Tân Chi-Tiên Du-Bắc 36 Nữ Ninh 368. 180012912 Nguyễn Ngọc T Yên Trung-Yên Phong- 48 Nam Bắc Ninh 369. 180012448 Vũ Minh N Khúc Xuyên- TP Bắc 6 Nam Ninh-Bắc Ninh 370. 180012632 Nguyễn Ngọc A Long Châu-Yên Phong- 24 Nữ Bắc Ninh Xác nhận của GV hƣớng dẫn Xác nhận của phòng KHTH bệnh viện @ School of Medicine and Pharmacy, VNU