Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 104 trang thiennha21 25/04/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_va_danh_gia_cong_tac_kiem_toan_khoan_muc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Trường TRĐạiẦN TH Ịhọc KIM PHƯ KinhỢNG tế Huế KHOÁ HỌC 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Sinh viên thực hiên: Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Kim Phượng ThS. Trần Phan Khánh Trang Lớp:Trường K50B Kiểm toán Đại học Kinh tế Huế Niên khoá: 2016-2020 Huế, tháng 4 năm 2020
  3. Khoá luận tốt nghiệp Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sự biết ơn sâu sắc đối với quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính nói riêng, đã truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian theo học trên ghế nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi để em có kỳ thực tập kết thúc tốt đẹp. Đặc biệt, em xin kính cám ơn cô giáo Trần Phan Khánh Trang là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Ban giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tối đa trong việc tìm hiểu thực tế quy trình Kiểm toán và thu thập thông tin để hoàn thành tốt bài Khoá luận tốt nghiệp này. Sau cùng, em (con, mình) xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và những người luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ cách này hay cách khác trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình thực hiện Khoá luận này của em. Kính chúc quý vị sức khoẻ dồi dào, luôn luôn hạnh phúc và thành công trong mọi sự! Trong quá trình học tập và nhất là trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp này, do những hạn chế về mặt khách quan cũng như mặt chủ quan, nên khó tránh khỏi những sai sót không mong muốn, kính mong quý cô thầy, quý anh chị và mọi người bỏ qua. Đồng thời, do trình độ kiến thức còn khá hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn còn khá mơ hồ nên bài Khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và quý anh chị đểTrường em có thể học h ỏĐạii được thêm học nhiều Kinhkinh nghiệm tế và s ẽHuế hoàn thiện tốt hơn bài Khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 27 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG
  4. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC VIẾT TẮT v CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 4.1 Phạm vi thời gian 2 4.2 Phạm vi không gian 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 5.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 5.2. Phương pháp xử lý số liệu 3 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Những vấn đề chung về Kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.2.Trường Mục tiêu Đại học Kinh tế Huế 5 1.2. Tổng quan về Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 5 1.2.1. Khái niệm và các vấn đề chung liên quan đến Tài sản cố định 5 1.2.1.1. Khái niệm 5 1.2.1.2. Đặc điểm 6 1.2.1.3. Xác đinh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình 6 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng 7 SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán i
  5. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.2. Khái niệm Khấu hao tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao 8 1.2.2.1. Khái niệm 8 1.2.2.2. Nguyên tắc trích khấu hao 9 1.2.2.3. Phương pháp trích khấu hao 10 1.2.2.4. Tài khoản sử dụng 11 1.2.3. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán 11 1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định: 12 1.3.1. Mục đích của KSNB đối với TSCĐ và Khấu hao TSCĐ 12 1.3.2. Các thủ tục kiểm soát TSCĐ và Khấu hao TSCĐ 12 1.3.2.1. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm 12 1.3.2.2. Lập kế hoạch và lập dự toán về mua sắm TSCĐ 12 1.3.2.3. Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định 12 1.3.2.4. Thủ tục mua sắm tài sản cố định 13 1.3.2.5. Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 13 1.3.2.6. Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá TSCĐ hay phải tính vào chi phí trong kỳ 13 1.3.2.7. Chế độ kiểm kê định kỳ tài sản cố định 14 1.3.2.8. Các quy định về bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định 14 1.3.2.9. Các quy định về tính khấu hao 14 1.4. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 14 1.4.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 14 1.4.2.Trường Quy trình kiểm Đại toán Tài họcsản cố đ ịKinhnh và chi phí tế khấ uHuế hao tài sản cố định 15 1.4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 15 1.4.2.2. Thực hiện kiểm toán 17 1.4.2.3. Hoàn thành kiểm toán 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC TẠI CÔNG TY TNHH XYZ 28 SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán ii
  6. Khoá luận tốt nghiệp 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 28 2.1.1. Thông tin chung 28 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 30 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 30 2.1.5. Mục tiêu và phương châm hoạt động 30 2.1.6. Tầm nhìn của công ty 31 2.1.7. Quy trình kiểm toán: 31 2.2. Thực trạng Kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng với Công ty khách hàng XYZ 33 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 33 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 33 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 33 2.2.1.3. Thu thập thông tin khách hàng 34 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC 34 2.2.1.5. Đánh giá mức trọng yếu 35 2.2.1.6. Đánh giá hệ thống KSNB 38 2.2.1.7. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán 41 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 45 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ 45 2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản 45 2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THTrườngỰC HIỆN KIỂ MĐại TOÁN học TÀI SẢ NKinh CỐ ĐỊNH tế VÀ Huế KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 73 3.1. Nhận xét chung 73 3.2. Nhận xét quy trình Kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 73 3.1.1. Ưu điểm 73 SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán iii
  7. Khoá luận tốt nghiệp 3.1.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch 73 3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 74 3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc 74 3.1.2. Nhược điểm 75 3.1.2.1. Về chương trình kiểm toán 75 3.1.2.2. Về thành viên nhóm kiểm toán 75 3.1.2.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu kỳ TSCĐ 75 3.1.2.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích 76 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu háo TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 76 3.3.1. Về chương trình kiểm toán 76 3.3.2. Về thành viên nhóm kiểm toán 76 3.3.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ 76 3.3.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN 80 PHỤ LỤC 82 Phụ lục 01: Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ (D742-1) 82 Phụ lục 02: Sai sót cần điều chỉnh 87 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán iv
  8. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính TNHH Trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp TT-BTC Thông tư Bộ tài chính KSNB Kiểm soát nội bộ TK Tài khoản KTV Kiểm toán viên NĐ-CP Nghị định chính phủ TSCĐ Tài sản cố định BGĐ Ban giám đốc QĐ-BTC Quyết định Bộ tài chính TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình XDCB Xây dựng cơ bản BĐSĐT Bất động sản đầu tư CMKTTrường Đại họcChu Kinhẩn mực kế toántế Huế CĐSPS Cân đối số phát sinh CP Chính phủ SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán v
  9. Khoá luận tốt nghiệp CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC Ký hiệu Ý nghĩa N/A Không áp dụng/None applicapble TB Khớp với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh / Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCĐPS. PY Khớp số liệu trên BCKT năm trước / Agreed to previous year’s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước. CL Chênh lệch: Ký hiệu này thể hiện sự chênh lệch giữa số liệu trên chứng từ và trên sổ cái, sổ chi tiết, BCĐKT, hay chênh lệch giữa số liệu KTV tính toán và đơn vị tính toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán vi
  10. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 14 Bảng 2.1: Xác định mức trọng yếu 36 Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB 38 Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán TSCĐHH , TSCĐVH, BĐS ĐẦU TƯ 42 Bảng 2.4: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng 46 Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp so sánh số dư 48 Bảng 2.6: So sánh, phân tích số liệu TSCĐ 50 Bảng 2.7: Bảng thời gian trích khấu hao TSCĐ 52 Bảng 2.8: Thuyết minh tổng hợp biến động tăng giảm TSCĐ 55 Bảng 2.19: Bảng tài khoản đối ứng với tài khoản TSCĐ 56 Bảng 2.10:Kiểm tra biến động TSCĐ, bút toán lạ 60 Bảng 2.11: Phiếu kiểm kê TSCĐ 61 Bảng 2.12: Kiểm tra bảng khấu hao 68 Bảng 2.13: Sổ tổng hợp các tài khoản đối với khấu hao TSCĐ 69 Bảng 3.1: Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ 76 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 30 Sơ đồ Trường2.2: Quy trình kiểm Đại toán học Kinh tế Huế 32 SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán vii
  11. Khoá luận tốt nghiệp PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường với một môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, hoạt động kiểm toán ra đời với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độ kế toán cũng như cách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán Tài sản cố định cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng tới nhiều khoản mục và chỉ tiêu Báo cáo tài chính khác như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa đối với doanh nghiệp sản xuất khoản mục Tài sản cố định trên bảng Cân đối kế toán thường chiếm một tỷ trọng lớn nên sai sót với khoản mục này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố địnhTrường đóng vai trò quan Đại trọng trong học kiểm toánKinh Báo cáo tàitế chính, Huế đòi hỏi kiểm toán viên cần cẩn trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục này, trong quá thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” là đề tài thực tập cuối khóa. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 1
  12. Khoá luận tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao. Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao do công ty TNHH Kiểm toán AAC thực hiện tại Công ty khách hàng XYZ. Đưa ra các đánh giá chung và chi tiết, chỉ ra ưu và nhược điểm. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty TNHH XYZ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi thời gian Số liệu nghiên cứu: Giấy tờ làm việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2018 Công ty TNHH XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện từ ngày 09/01/2019 đến ngày 13/01/2019. 4.2 Phạm vi không gian Tại Công ty TNHH XYZ chỉ có tài sản cố định hữu hình, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm toán Tài sản cố định hữu hình của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tại công ty XYZ. Tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và Tài sản cố định thuê hoạt động không thuộc phạm vi nghiên cứu này. 5. PhươngTrường pháp nghiên cĐạiứu học Kinh tế Huế 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định, như: Hồ sơ làm việc năm trước, Báo cáo kiểm toán năm trước. Tài liệu, chứng từ kế toán của Công ty khách hàng: Bảng kê chứng từ năm 2018; Sổ chi tiết tài khoản 211, 214, tài khoản chi phí; Bảng tính khấu hao; Biên bản kiểm kê SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 2
  13. Khoá luận tốt nghiệp TSCĐ; Hợp đồng mua/thanh lý TSCĐ; Biên bản nghiệm thu, quyết toán hoàn thành TSCĐ; Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn những Kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ, nhất là Kiển toán viên trực tiếp đảm nhiệm Kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu này. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp tính toán, tổng hợp số liệu Tính toán số liệu thu thập được; Tổng hợp lại để phục vụ phân tích, kiểm tra trong quá trình kiểm toán. Phương pháp phân tích Phân tích dựa trên các số liệu thu được để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các số liệu được trình bày trên sổ sách và báo cáo của đơn vị khách hàng. Từ đó, tìm ra những sai sót trong công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ tài đơn vị khách hàng và tiến hành trao đổi, điều chỉnh. 6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AAC. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TàiTrường sản cố định và Kh Đạiấu hao tài họcsản cố đ ịnhKinh trong kiểm tếtoán BáoHuế cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 3
  14. Khoá luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về Kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán báo cáo tài chính Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán BCTC. Theo Alvin A.Arens và James K.Loebbecke (Hoa kỳ): “Kiểm toán là quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ, tập hợp và đánh giá rõ ràng về một thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mục đó phù hợp giữa thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập. Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “Kiểm toán BCTC là việc KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC”. Theo chuẩn mực kiểm toán của vương quốc Anh: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những BCTC của một đơn vị do KTV được bổ nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng với mọi nghĩa vụ pháp định cóVliên quan”. Tất cả các khái niệm ở trên dù có sự khác biệt chi tiết nhưng khái niệm phổ biến hiện nay thì: “Kiểm toán Báo cáo tài chính là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về BCTC được kiểm toán Trườngnhằm xác nhận và báoĐại cáo v ềhọc mức độ phùKinh hợp giữa cáctế BCTC Huế này với các chuẩn mực kế toán và các yêu cầu pháp lý có liên quan”. Tùy vào mục đích kiểm toán nên có nhiều loại hình kiểm toán khác nhau được hình thành. Trong đó có Kiểm toán báo cáo tài chính, theo Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 Chương 1, Điều 5 thì Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 4
  15. Khoá luận tốt nghiệp cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Như tên gọi, đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính của đơn vị, cụ thể đó là: Bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. 1.1.2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của Kiểm toán BCTC là “giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ảnh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu hay không”. Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán BCTC đó là Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý. Hướng tới mục tiêu cuối cùng, lý do duy nhất để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán là để họ có thể đi đến kết luận là các báo cáo tài chính có trung thực hợp lý hay không và đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thích hợp. 1.2. Tổng quan về Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 1.2.1. Khái niệm và các vấn đề chung liên quan đến Tài sản cố định 1.2.1.1. Khái niệm Tài sản cố định: được trình bày trên bảng CĐKT tại phần B, tài sản dài hạn, khoản mục II: Tài sản cố định chủ yếu bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sảTrườngn cố định thuê tài chính.Đại học Kinh tế Huế Theo Chuẩn mực kế toán số 03 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 5
  16. Khoá luận tốt nghiệp 3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; 4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính (áp dụng từ ngày 10/06/2013), tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ là từ 30 triệu đồng trở lên. 1.2.1.2. Đặc điểm Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm: - Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư háng hoàn toàn. - Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn. - Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể bị hư hỏng từng bộ phận. 1.2.1.3. Xác đinh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. (Theo Bộ tài chính, “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - TSCĐ hữu hình”, năm 2001, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình trong một số trường hợp cụ thể: (TheoĐiều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính.) - TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế không hoàn lại và các chi phíliên quanTrường trực tiếp đến vi ệĐạic đưa tài shọcản vào tr ạKinhng thái sẵn sàngtế s ửHuế dụng, như: Chi phíchuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử(trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và cácchi phí liên quan trực tiếp khác. - TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giaothầu: Nguyên giá bao gồm giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liênquan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 6
  17. Khoá luận tốt nghiệp - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. Doanh nghiệp không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất. - TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). - TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở doanh nghiệp cấp, doanh nghiệp điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và các chi phí liên quan trực tiếp như vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong cùng doanh nghiệp: Nguyên giá phản ánh ở doanh nghiệp bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị khôngcó tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc khôngTrường được hạch toán tăngĐại nguyên học giá tài sảKinhn cố định mà tế hạch Huếtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng Theo Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, tài sản cố định được hạch toán theo một số tài khoản sau đây: SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 7
  18. Khoá luận tốt nghiệp Tài khoản 211- tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá. TK này có 6 TK chi tiết cấp 2: - TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2112 - Máy móc, thiết bị; - TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn; - TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; - TK 2118 - Tài sản cố định hữu hình khác. Bên Nợ Bên Có - Nguyên giá của TSCĐ HH tăng do xây - Nguyên giá của TSCĐ HH dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa giảm do điềuchuyển cho đơn vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn vị khác, donhượng bán, thanh góp liên doanh, liên kết, do được tặng, lý hoặc đemđi góp vốn liên biếu, tài trợ, doanh, - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ - Nguyên giá của TSCĐ giảm do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải do tháo bớt một hoặcmột số tạo, nâng cấp, bộ phận; - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do - Điều chỉnh giảm nguyên đánh giá lại, . giádo đánh giá lại TSCĐ. - Số Trườngdư bên nợ: Nguyên Đại giá TSCĐ học HH hiện Kinh có ở doanhnghiệp tế Huế. 1.2.2. Khái niệm Khấu hao tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao 1.2.2.1. Khái niệm Trong quá trình tham gia hoạt động SXKD, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ cũng như có một nguồn vốn để tái đầu tư TSCĐ, DN cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 8
  19. Khoá luận tốt nghiệp Theo văn bản quy định hiện hành - Thông tư số 45/2013/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, khấu hao TSCĐ được định nghĩa như sau: Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. 1.2.2.2. Nguyên tắc trích khấu hao Theo điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: - Tất cả TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: + TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất. + TSCĐ khác do DN quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của DN (Trừ TSCĐ thuê tài chính). + TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán tỏng sổ sách kế toán của DN. + TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của DN (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng). + TrườngTSCĐ từ nguồn vi Đạiện trợ không học hoàn Kinh lại sau khi đưtếợc cơHuế quan có thẩm quyền bàn giao cho DN để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. + TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. - Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 9
  20. Khoá luận tốt nghiệp - Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm. (Điều 9. Thông tư 45/2013/TT-BTC). 1.2.2.3. Phương pháp trích khấu hao Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ mới nhất theo điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC gồm 3 phương pháp: Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp: Phương pháp khấu hao đường thẳng: Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN của TSCĐ tham gia vafp hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, DN phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp DN trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian trích khấuTrường hao TSCĐ nêu tạ i ĐạiPhụ lục 1học kèm theo Kinh Thông tư này, tế thì Huế phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 10
  21. Khoá luận tốt nghiệp TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sai: - Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng); - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh donah được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ; - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế. 1.2.2.4. Tài khoản sử dụng Tài khoản 214 – Hao mòn Tài sản cố định: phản ánh giá trị hao mòncủa TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảmhao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tưthanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh. Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ,BĐS đầu tư. Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị. 1.2.3. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán Chứng từ phản ảnh biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp và là căn cứ để ghi sổ kế toán, chủ yếu gồm: - HóaTrường đơn giá trị gia tăng Đại học Kinh tế Huế - Biên bản bàn giao TSCĐ - Mẫu số 01- TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Mẫu số 02- TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành - Mẫu số 03- TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ - Mẫu số 04- TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Mẫu số 05- TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Mẫu số 06- TSCĐ SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 11
  22. Khoá luận tốt nghiệp 1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định:(Trích TS Vũ Huy Đức và Th.S Võ Anh Dũng (2009), Kiểm toán, NXB Lao động và Xã hội, TP. Hồ Chí Minh) 1.3.1. Mục đích của KSNB đối với TSCĐ và Khấu hao TSCĐ Mục tiêu chính của KSNB là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Ngoài ra, KSNB còn giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa. Do các chi phí này đều quan trọng nên các sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. 1.3.2. Các thủ tục kiểm soát TSCĐ và Khấu hao TSCĐ Mục đích của KSNB đạt được hay không một phần nhờ vào các thủ tục kiểm soát. Do đó, việc thiết kế các thủ tục kiểm soát vừa phù hợp với hoạt động kinh doanh của DN, vừa đạt được mục đích đặt ra là một vấn đề mà các DN luôn quan tâm. Sau đây là một số thủ tục kiểm soát mà DN có thể áp dụng: 1.3.2.1. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm Theo đó thì các chức năng sau cần có sự phân chia trách nhiệm gồm bảo quản,ghi sổ, phê chuẩn và việc thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan đến đầu tư xây dựng hay mua sắm mới,điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn tài sản cố định cũngcần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý. 1.3.2.2. Lập kế hoạch và lập dự toán về mua sắm TSCĐ Các công ty lớn hằng năm thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ. Kế hoạch thường bao gồm những nội dung về mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ và nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch này. Nhìn chung,Trường kế hoạch và Đại dự toán học là công cụKinh quan trọng tế để ki Huếểm soát đối với TSCĐ. Chính nhờ lập kế hoạch và dự toán, doanh nghiệp sẽ phải rà soát lại toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sản xuất của năm kế hoạch. Quá trình cân đối giữa các phương án khác nhau (mua sắm, xây dựng, sửa chữa, ) với nguồn tài trợ cũng là quá trình đơn vị tự rà soát lại các nguồn lực và xem xét chi tiết để đánh giá từng phương án. 1.3.2.3. Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 12
  23. Khoá luận tốt nghiệp Mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết(biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác cóliên quan). TSCĐ cần phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, cần theodõi chi tiết đối với từng đối tượng TSCĐ và phản ánh trong sổ chi tiết TSCĐ. Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng các TSCĐtăng hay giảm trong năm. Từ đó, có thể phát hiện kịp thời những mất mát hay thiếu hụttài sản, giúp đơn vị sử dụng TSCĐ hữu hiệu và hiệu quả. Ngoài ra, nhờ hệ thống sổ chi tiết, có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của từng loại TSCĐ với kế hoạch, haydự toán đã được duyệt để phát hiện các trường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch. 1.3.2.4. Thủ tục mua sắm tài sản cố định Nhằm đảm bảo cho việc đầu tư TSCĐ đạt hiệu quả cao, DN thường quy địnhnhững thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ: Mọi trường hợp mua sắm TSCĐ phảiđược người có thẩm quyền xét duyệt, phải phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổchức đấu thầu đối với tài sản có giá trị cao, phải tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàngiao tài sản, về nghiệm thu tài sản và chi trả tiền. 1.3.2.5. Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Mọi trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều phải được sự đồng ý của các bộphận có liên quan, phải thành lập Hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định,phải lập biên bản thanh lý nhằm ngăn chặn các gian lận xảy ra khi DN tiến hành thanhlý TSCĐ. 1.3.2.6. Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá TSCĐ hay phải tính vào chi phí trong kỳ DN nênTrường thiết lập tiêu chu ẩnĐại để phân bihọcệt hai kho Kinhản này. Các tếtiêu chu Huếẩn cần dựatrên Chuẩn mực, Chế độ kế toán hiện hành và được cụ thể hoá theo thực tiễn hoạtđộng của từng đơn vị. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 13
  24. Khoá luận tốt nghiệp 1.3.2.7. Chế độ kiểm kê định kỳ tài sản cố định Thủ tục này kiểm tra về sự hiện hữu, giúp đánh giá tình trạng TSCĐ hiện có, địađiểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng, cũng như phát hiện các tài sản để ngoài sổ sách,hoặc bị thiếu hụt, mất mát. 1.3.2.8. Các quy định về bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định DN phải thiết kế và xây dựng các biện pháp bảo vệ tải sản, chống trộm cắp, hoảhoạn, mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản, quy định chặt chẽ về việc đưa tài sản ra khỏi DN. 1.3.2.9. Các quy định về tính khấu hao Thời gian tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ phải được Ban Giám đốc phêduyệt trước khi thông báo với Cơ quan thuế và áp dụng. 1.4. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 1.4.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ Mục tiêu kiểm Mục tiêu kiểm toán đặc thù khoản mục TSCĐ toán Tính hiện hữu Các TSCĐ được ghi vào sổ là có thật; Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong kỳ đều có căn cứ ghi sổ hợp lý. Tính đầy đủ Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy đủ, chi phí và thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐ đều được hạch toán đầy đủ. Quyền và nghĩa Đơn vị thực sự sở hữu các TSCĐ được phản ánh trên bảng vụ Trườngcân đĐạiối kếtoán vàohọc thời đi Kinhểm kết thúc niêntế đ ộHuế; Các TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của doanh nghiệp đềuđược theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên TK 002. Đánh giá và Nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ được tính giá đúng phân bổ theo cácnguyên tắc, chuẩn mực kế toán; Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, nhất quán giữa các SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 14
  25. Khoá luận tốt nghiệp kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, và phải phù hợp với các quy định hiện hành. Trình bày và Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phải được xác định và công bố phân loạiđúng đắn trên BCTC; Phân loại đúng đắn TSCĐ dùng cho các mục đích khác nhau thì đượctrích khấu hao hay chỉ phản ánh hao mòn; Phân loại đúng TSCĐ thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐthuê tài chính. Chính xác Đảm bảo sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ;các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản TSCĐ trênsổ cái phải trùng khớp với số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ; các consố chuyển sổ, sang trang phải thống nhất Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ. (Nguồn: Giáo trình “Kiểm toán BCTC”_ NXB tài chính năm 2011) 1.4.2. Quy trình kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 1.4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán a) Tiền kế hoạch Để xây dựng được kế hoạch kiểm toán, trước tiên chúng ta phải có những hiểu biết đầy đủ về khách hàng gồm các nội dung như: tình hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động, đối thủ cạnh tranh của khách hàng, chế độ chính sách của đơn vị, Muốn đạt được những hiểu biết đó, chúng ta có thể quan sát trực tiếp tại đơn vị, tiến hành phTrườngỏng vấn hoặc đề nghĐạiị phía kháchhọc hàng Kinh cung cấp nh ữtếng thông Huế tin cần thiết. Dựa trên những thông tin có được, KTV sẽ phân tích sơ bộ để từ đó xây dựng kế hoạc kiểm toán. b) Lập kế hoạch Trong giai đoạn lập kế hoạch, việc xác định mức trọng yếu đóng vai trò rất quan trọng. Những thông tin được xem là trọng yếu khi sự trình bay sai hoặc thiếu sót về nó sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 15
  26. Khoá luận tốt nghiệp Vì vậy xác định mức trọng yếu là xác định mức độ sai phạm có thể bỏ qua của toàn bộ BCTC để không gây ảnh hưởng đến đối tượng sử dụng BCTC. Việc xác định này là việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là quá trình lập ra phương hướng Kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng với trọng tâm của công việc Kiểm toán. Kế hoạch tổng quát bao gồm các vấn đề sau: Thu thập thông tin về khách hàng KTV thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có dược những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thông kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng của cuộc Kiểm toán và từng phần hành Kiểm toán. Các thông tin cần thu thập cụ thể như sau: Thứ nhất thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với quá trình Kiểm toán TSCĐ thì cần phải thu thập được các chứng từ pháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng TSCĐ ; quy trình hạch toán; tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị. Thứ hai tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh” thì “để thực hiện Kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được Kiểm toán mà theo KTV thì nó có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến Báo cáo Kiểm toán”. Thiết kế chương trình Kiểm toán: Thông qua quá trình tìm hiểu ở giai đoan lập kế hoạch này, KTV vừa có đượcnhữngTrường thông tin cần thi ết,Đại đánh giá họcchung về Kinhkhối lượng và tế độ ph Huếức tạp của công việc,cũng như đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán. Từ đó, là căn cứ để KTV thiết kế các thủ tụckiểm toán, dự kiến về thời gian và nguồn lực tham gia vào quá trình kiểm toán hay còn gọi là chương trình kiểm toán. Trọng tâm của chương trình Kiểm toán là các thủ tục Kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận Kiểm toán. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 16
  27. Khoá luận tốt nghiệp 1.4.2.2. Thực hiện kiểm toán Là giai đoạn mà KTV sẽ tiến hành những thủ tục kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được lập ở giai đoạn trước, gồm những thủ tục sau: a) Thử nghiệm kiểm soát:(Trích TS Vũ Huy Đức và Th.S Võ Anh Dũng (2009), Kiểm toán, NXB Lao động và Xã hội, TP. Hồ Chí Minh) Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện hay không tùy thuộc vào đánh giá ban đầu về Hệ thống KSNB. Để đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu hay yếu kém, KTV phải tiến hành tìm hiểu Hệ thống KSNB: Tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV tìm hiểu Hệ thống KSNB thông qua tìm hiểu các yếu tố cấu thành Hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và sự giám sát. Sau khi đã tìm hiểu Hệ thống KSNB, KTV phải lập Hồ sơ về những thông tin thu thập được để minh chứng đã tìm hiểu Hệ thống KSNB. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thiện dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về KSNB hoặc lưu đồ. Tìm hiểu Hệ thống KSNB đối với TSCĐ và khấu hao, KTV cần lưu ý: - Người phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không. - Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ có thành lập Hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không. - DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ trong năm hay không, các chênh lệch giữa giá trị dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn hay không. - DNTrường có thường xuyên đốĐạii chiếu gi họcữa sổ chi tiKinhết với sổ cái haytế không, Huế có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán hay không. - Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí niên độ hay không. - Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được sử dụng cũng như có thực hiện trích khấu hao đúng như đã đăng ký hay không. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 17
  28. Khoá luận tốt nghiệp Công việc này rất quan trọng đối với KTV. Thông qua tìm hiểu Hệ thống KSNB, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của KSNB nói chung cũng như trong từng bộ phận, từng khoản mục. Không chỉ vậy, trên cơ sở hiểu biết về Hệ thống KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán, Sau khi tìm hiểu Hệ thống KSNB, dựa trên những thông tin nắm bắt được, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ về tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của Hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường được đánh giá theo định tính với ba mức độ: Cao, trung bình và thấp. KTV chỉ có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, KTV sẽ đưa ra quyết định có tiến hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay không: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Khi rủi ro kiểm soát được đánh là thấp hơn mức tối đa, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng chứng minh sự hữu hiệu của Hệ thống KSNB. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa hoặc KTV cho rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không thể giảm được trong thực tếthì KTV khôngTrường thực hiện các th ửĐại nghiệm kihọcểm soát màKinh chuyển sang tế th ựHuếc hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của Hệ thống KSNB bao gồm: - Phỏng vấn - Kiểm tra tài liệu - Quan sát việc áp dụng các thử nghiệm kiểm soát - Thực hiện các thủ tục kiểm soát SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 18
  29. Khoá luận tốt nghiệp Đối với TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau: - Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về TSCĐ để xem công việc đối chiếu có được một nhân viên có trách hiệm thực hiện một cách đều đặn hay không. - Quan sát TSCĐ tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năng quản lý và ghi sổ và bộ phận bảo quản tài sản. - Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu đề nghị mua TSCĐ, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ và thẻ TSCĐ. - Kết hợp giữa kiểm tra vật chất với kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem những tài sản thuộc sở hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục TSCĐ hay không. - Đối với TSCĐ mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ được mua trong kỳ. - Chọn mẫu một số tài sản, kiểm tra xem cách xác định nguyên giá, thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao mà đơn vị áp dụng có phù hợp và nhất quán không. Sau khi đã hoàn thành thử nghiệm kiểm soát, KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm soát, KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao. Khi đánh giá, KTV nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu thử nghiệm cơ bản. Qua đó,Trường KTV sẽ điều chỉ nhĐại thời gian học và phạm Kinhvi của các th ửtế nghi ệHuếm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán. b) Thử nghiệm cơ bản :(Trích TS Vũ Huy Đức và Th.S Võ Anh Dũng (2009), Kiểm toán, NXB Lao động và Xã hội, TP. Hồ Chí Minh) 1. Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 19
  30. Khoá luận tốt nghiệp hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Thủ tục phân tích đối với TSCĐ Tuỳ theo đơn vị, KTV có thể dùng nhiểu tỷ số khác nhau đối với TSCĐ, thông thường là các tỷ số sau: - Tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng TSCĐ: các tỷ số nàyđược tính bằng cách lấy giá trị của từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị TSCĐ. - Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: tỷ số này phản ánh khảnăng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị. - Tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này liên quanđến mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu. - Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuậnthuần cho tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của số vốn đãđầu tư vào TSCĐ. Qua việc phân tích các chỉ số này, KTV có thểthấy được kết cấu của các loại TS trong tổng TSCĐ; khả năng tạo ra doanh thu củaTSCĐ; mức độ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH hay khả năng thu hồi của vốn đầu tưvào TSCĐ, Ngoài ra, KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân tích khác nhau như: So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì với doanh thu thuần; So sánh chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng so với cùng kỳ năm trước; So sánh giá trị của các TSCĐ mua/thanh lý/nhượng bán trong năm so với năm trước; Nếu các tỉ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lí, chúng sẽ cungcấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu hiện hữu, đầy đủ, đánh giá và phân bổ,chính xác. Ngược lại, các biến động và quan hệ bất thường sẽ chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Thủ tụTrườngc phân tích đối vớ i Đạichi phí kh họcấu hao Kinh tế Huế KTV thường tính tỉ lệ khấu hao bình quân bằng tỉ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Một sự thay đổi đột ngột trong tỉ số này sẽ giúp KTV lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao. Tỉ lệ này cần tính cho từng loại TSCĐ (nhà xưởng, máy móc, ) vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng của cơ cấu TSCĐ. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 20
  31. Khoá luận tốt nghiệp Ngoài ra, KTV so sánh chi phí khấu hao của năm này so với năm trước, chi phí khấu hao so với giá thành sản phẩm nhập kho mọi biến động bất thường đều cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. 2. Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm chi tiết là việc áp dụng một hoặc nhiều kỹ thuật kiểm toán đối với từng khoản mục hoặc các nghiệp vụ tạo nên một số dư tài khoản hoặc loại hình nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toán chi tiết về một số liệu nào đó. Đối với TSCĐ: - Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái. Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần thu thập bằng chứng về quyền và tính có thật về SDĐK của các TSCĐ đang sử dụng. Thông tin về tài sản đầu kỳ trong lần kiểm toán năm đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung. Nhờ thế, trong các lần kiểm toán sau, KTV chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh. Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, KTV cần đảm bảo rằng số liệu trên sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp. Muốn vậy, cần đốichiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. Sau đó, KTV cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích, trong đó liệt kê SDĐK và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm, từ đó tính ra SDCK. SDĐK được kiểm tra thông qua đối chiếu với các hồ sơ kiểm toán năm trước (hoặc kiểm toán SDĐK đối với lần kiểm toán đầu tiên). Còn các TSCĐ tăng, giảm trong năm, trong quá trình kiểm toán KTV sẽ thu thập thêm những bằng chứng chi tiết về các khoản tăng, giảm này. - Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ Đây làTrường một trong những thửĐại nghiệm học cơ bản quanKinh trọng nhất tế về HuếTSCĐ. Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV. Trong quá trình kiểm tra, KTV sử dụng Bảng phân tích tổng quát các thay đổi của nguyên giá TSCĐ để lần đến các bút toán trên nhật kí và đến các chứng từ gốc có liên quan như hợp đồng, đơn đặt hàng, hợp đồng xây dựng, séc chi trả, giấy báo nợ ngân hàng và chứng từ thể hiện sự xét duyệt của Ban giám đốc. - Chứng kiến kiểm kê các TSCĐ tăng lên trong kỳ SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 21
  32. Khoá luận tốt nghiệp Công việc này sẽ giúp KTV hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng TSCĐ trong kỳ. Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị có Hệ thống KSNB yếu kém. Khi chứng kiến kiểm kê, tùy theo mục tiêu kiểm toán mà KTV có thể chọn một trong hai hướng sau đây: Bắt đầu từ các TSCĐ hay từ các sổ sách kế toán. Nếu mục tiêu kiểm toán là hiện hữu tài sản trên thực tế thì KTV sẽ chọn hướng đi từ số liệu trên sổ chi tiết, sau đó quan sát trên thực tế xem TSCĐ ghi trên sổ kế toán là có thực và đang được sử dụng hay không. Ngược lại, nếu mục tiêu kiểm toán là đầy đủ thì KTVsẽ chọn hướng đi từ một số TSCĐ được chọn trong thực tế và lần lượt xem việc ghi nhận trên sổ chi tiết. Việc chứng kiến kiểm kê đối với TSCĐ có thể chỉ giới hạn đối với các TSCĐ mua trong năm, hay cũng mở rộng đến các TSCĐ đã mua trong các năm trước. Trong một số ít trường hợp, đặc biệt là khi KSNB yếu kém, KTV có thể yêu cầu chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ. - Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ Để kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định, KTV cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế, biên nhận chi trả tiền cho các tài sản đã thế chấp, Ngoài ra, KTV cần kiểm tra các hợp đồng mua tài sản để xác định số tiền mà đơn vị còn thiếu người bán. Việc kiểm tra về quyền đối với tài sản cố định cần dựa trên sự hiểu biết về các quy định pháp lý của từng thời kỳ. Trong một số trường hợp, KTV có thể cần sử dụng ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn. - KiểTrườngm tra việc ghi nhận Đạiđầy đủ TSCĐ học Kinh tế Huế Theo chuẩn mực kế toán số 03, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá khi chúng làm cải thiện tình trạng hiện tại so với tình trạng tiêu chuẩn ban đầu. Ngược lại, các chi phí chỉ nhằm khôi phục hoặc duy trì tình trạng tiêu chuẩn ban đầu sẽ phải ghi nhận vào chi phí SXKD trong kì. Việc kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ chỉ giúp KTV thỏa mãn rằng các chi phí đã được đơn vị vốn hóa là đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngược SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 22
  33. Khoá luận tốt nghiệp lại, việc kiểm tra chi phí sửa chữa, bảo trì sẽ phát hiện các chi phí phát sinh sau ghi nhận tuy đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá nhưng lại được đơn vị đưa vào chi phí SXKD trong kì. Các thủ tục có thể thực hiện là: Lập bảng phân tích chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với năm trước để phát hiện biến động bất thường; Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa lớn đã được phân bổ từng phần và chi phí thông qua tài khoản chi phí trả trước hay chi phí phải trả. Đối với các khoản chi phí sửa chữa được chọn để kiểm tra, KTV phải xem xét bản chất của chi phí cũng như khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai. từ đó phát hiện ra các khoản chi cần phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ thay vì đưa vào chi phí trong kì. - Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ giảm TSCĐ Mục tiêu kiểm tra là để xem có tài sản cố định nào bị thanh lý, nhượng bán nhưng không được phản ánh vào sổ kế toán. KTV thường thực hiện các thủ tục kiểm tra sau: + Phân tích tài khoản thu nhập khác và chi phí khác để xác định xem có khoản thu nhập hay chi phí nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định đi không. + Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm, cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này. + Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có tài sản cố định nào được thanh lý trong năm nay không. + Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản cố định để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản cố định hay không? - Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC Theo quy định hiện hành, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế trên BCĐKT phTrườngải được trình bày riêngĐại theo thọcừng loại làKinh TSCĐ hữu hình,tế TSCĐHuế vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Ngoài ra, đơn vị phải công bố trong TMBCTC về: + Chính sách kế toán đối với TSCĐ, bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá,phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao. + Tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về: Nguyên giácủa TSCĐ, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại (phản ánh theo các nội dung: Số dưđầu kỳ, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ) SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 23
  34. Khoá luận tốt nghiệp + Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng để cầm cố thế chấp, tạm thời không sử dụng, chờ thanh lý, khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Đối với chi phí khấu hao: - Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế Bảng phân tích này cần ghi rõ: giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khấu hao trích trong kỳ, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó, KTV sẽ: + So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước. + So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở sổ chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái. + So sánh số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái. - Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị KTV cần xem xét những vấn đề sau: Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? Tùy theo đặc điểm hoạt động, đơn vị được lựa chọn một trong ba phương pháp khấu hao để áp dụng cho từng loại TSCĐ. Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho đơn vị không? Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không? Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao. Căn cứ vào kết quả xác minh các nội dung trên, nếu xét thấy cần thiết, KTV cần thảo luận với người quản lý về việc thay đổi chính sách khấu hao, gồm ước tính thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng tài sản làm cơ sở tính khấu hao. Đối với trường hợp đơn vị tự thay đổi chính sách khấu hao, TrườngKTV cần xem xét sĐạiự thay thay học đổi đó cóKinh phù hợp và đúngtế vHuếới quy định hay không? - Kiểm tra mức khấu hao So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước và điều tra các khoản chênh lệch (nếu có). Tính toán lại mức trích khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện những trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục trích khấu hao. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 24
  35. Khoá luận tốt nghiệp So sánh số phát sinh có của TK 214 với chi phí khấu hao trên các tài khoản chi phí. - Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Đối chiếu các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản cố định thanh lý, nhượng bán trong năm. Bên cạnh đó, kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán. 1.4.2.3. Hoàn thành kiểm toán Kết thúc Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thể hiện các bước sau: Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCĐKT. Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCYC, KTV có thể sử dụng các thủ tục sau: - Phỏng vấn Ban quản trị; - Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC; - Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC; - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC; - Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu; - Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyênTrường giá ghi trên sĐạiổ sách; học Kinh tế Huế - Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm mới phát hiện được là không có khả năng thanh toán có liên quan đến TSCĐ. KTV thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của các kỳ kế toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 25
  36. Khoá luận tốt nghiệp Đánh giá kết quả Giai đoạn kết thúc Kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Cuối cùng, KTV phải kết luận liệu bằng chứng Kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là BCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa. Do đó khi đánh giá các bằng chứng Kiểm toán, KTV cần chú ý đến các khía cạnh sau: - Tính đầy đủ của bằng chứng: khía cạnh này phản ảnh số lượng của bằng chứng Kiểm toán. KTV xem xét lại quyết định liệu chương trình Kiểm toán có đầy đủ, có xem xét đến các lĩnh vực có vấn đề đã phát hiện trong quá trình Kiểm toán hay không. - Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: KTV sẽ đưa ra kết luận về việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm ghi trong BCĐKT một cách trung thực, không dựa trên việc đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được. Trước hết KTV cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để xem xét có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó, KTV tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời KTV phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như: - Phương pháp khấu hao đã áp dụng - Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng - Toàn bộ khấu hao trong năm - Tổng số TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tương ứng - Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ (nếu có). Trên cơTrường sở tổng hợp kết luĐạiận về tất chọcả các ph ầKinhn hành Kiểm tếtoán, Huếcụ thể, KTV lập Báo cáo kiểm toán trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được Kiểm toán. Công bố Báo cáo Kiểm toán Sau khi tiến xong các công việc ở trên, KTV lập Báo cáo tổng hợp về các phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành hác. Trong trường hợp Kiểm toán TSCĐ có hạn chế về SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 26
  37. Khoá luận tốt nghiệp phạm vi Kiểm toán mà không thể thu thập đủ bằng chứng Kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mụ TSCĐ thì KTVcó thể đưa ra ý kiến loại trừ. Kết thúc công việc Kiểm toán, KTV của công ty Kiểm toán sẽ lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán theo chuẩn mực Kiểm toán. cNgoài ra KTV còn có thể lập thư quản lý, trình bày về những tổn tại trong doanh nghiệp được kiểm toán. Cần hiểu rằng thư quản lý là giúp đơn vị được kiểm toán cải thiện hệ thống KSNB và giúp KTV giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 27
  38. Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC TẠI CÔNG TY TNHH XYZ 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd Tên viết tắt tiếng Anh: AAC Trụ sở chính: Địa chỉ: Lô 78-80, Đường 30 Tháng 4, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng Tel: 08.236.3655886 Fax: 84.236.3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ:47-49 Hoàng Sa (Tầng 4, Toà nhà Hoàng Đan), Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 84.28.393102235 Fax: 84.28.39102349 Email:Trường aac.hcm@aac.com.vn Đại học Kinh tế Huế Chi nhánh tại Hà Nội: Địa chỉ: Số 9 phố Duy Tân, (Tầng 6, Toà nhà Việt Á), Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội Tel: 84.24.32242403; 84.24.66666369 Fax: 84.24.32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 28
  39. Khoá luận tốt nghiệp 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” AAC có đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). Hiện nay, ngoài văn phòng chính tại Đà Nẵng, công ty còn có hai chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 29
  40. Khoá luận tốt nghiệp 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh - Dịch vụ kiểm toán - Dịch vụ tư vấn thuế - Dịch vụ kế toán - Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư - Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng 2.1.5. Mục tiêu và phương châm hoạt động Với lợi thế là thành viên của Tổ chức kiểm toán PrimeGlobal, AAC có điều kiện tiếp cận các cách thức và giải pháp cung cấp dịch vụ tiên tiến. Các chuyên gia kiểm toán và tưTrường vấn của AAC được Đại đào tạo họcvà huấn luyệnKinh nghiệp vụtế theo Huế các tiêu chuẩn quốc tế của PrimeGlobal. Điều đó mang lại cho AAC khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng vượt trội. Phương châm phục vụ của AAC là luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của quý khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn sát cánh cũng với quý khách hàng và kịp thời SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 30
  41. Khoá luận tốt nghiệp cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho quý khách trong công tác quản lý và điều hành. Các dịch vụ chuyên ngành của AAC được xây dựng trên nền tảng: - Sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ngành nghề, môi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp; - Đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản và giàu tâm huyết; - Các quy trình nghiệp vụ được thiết kế và biên soạn phù hợp với khuôn khổ pháp lý và các yêu cầu mang tính kỹ thuật của từng dịch vụ; - Sự kết hợp linh hoạt giữa kiến thức và kinh nghiệm, giữa phương tiện kỹ thuật hiện đại và khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp của các chuyên gia kiểm toán và tư vấn. 2.1.6. Tầm nhìn của công ty Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam là mục tiêu chiến lược của AAC. Với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và giàu tâm huyết, AAC cam kết sẽ nỗ lực tối đa để mang lại cho khách hàng những giá trị đích thực trong từng dịch vụ do AAC cung cấp. AAC đang thực hiện những bước đi vững chắc nhằm phát triển một thương hiệu uy tín, chất lượng; đáp ứng tốt nhất sự tin tưởng và kỳ vọng của quý khách hàng trong các giao kết dịch vụ với AAC. Ngoài ra, AAC luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa công ty hiện đại; xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trong việc phát triển tài năng và nghề nghiệp tại AAC. 2.1.7. Quy trình kiểm toán: Trong Kiểm toán BCTC, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC đồng thời đản bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, KTV phảiTrường xây dựng được quy Đại trình cụ họcthể cho cu Kinhộc kiểm toán tế đó. ThôngHuế thường, tại AAC mỗi quy trình sẽ được chia thành các bước như sau: SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 31
  42. Khoá luận tốt nghiệp (Nguồn: Công ty Kiểm toán AAC) Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 32
  43. Khoá luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng Kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng với Công ty khách hàng XYZ Để tìm hiểu cụ thể công tác Kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi xin trình bày quy trình kiểm toán tại một Công ty khách hàng thực tế do AAC thực hiện. Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng, nên tôi xin được phép không nêu rõ tên khách hàng mà gọi là Công ty TNHH XYZ. 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Đây là công việc chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm toán được Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hay thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới. Trên cơ sở đó, KTC sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Hằng năm, Công ty AAC đều tiến hàng gửi thư chào đến tất cả các khách hàng để giới thiệu về những dịch vụ mà công ty cung cấp, đồng thời dựa vào đó để thiết lập các điểu khoản trong hợp đồng kiểm toán. Trước khi ký kết hợp đồng, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lý, chế độ kế toán áp dụng, Công ty TNHH XYZ là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, căn cứ vào hồ sơ kiểm toán năm 2018 cũng như tình hình kinh doanh của Công ty TNHH XYZ, AAC đánh giá rủi ro trung bình, chấp nhận hợp đồng kiểm toán và quyết định ký hợp đồng thực hiện kiểm toán BCTC cho năm 2018. 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Đối với các cuộc kiểm toán, KTV cần đồng ý với khách hàng về những điều khoản trong hợp Trườngđồng trước khi tiế n Đạihành kiể mhọc toán. Các Kinh điều khoản nàytế đư Huếợc trình bày văn bản và được trao đổi với khách hàng. Hợp đồng kiểm toán được ký kết là thời điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC xem xét những yêu cầu của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công lao động phù hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 33
  44. Khoá luận tốt nghiệp Đoàn kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ này gồm 06 thành viên thuộc Phòng BCTC II. Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện trong 04 ngày, bắt đầu từ ngày 09/01/2019 đến hết ngày 13/01/2019 tại Văn phòng Công ty TNHH XYZ. 2.2.1.3. Thu thập thông tin khách hàng  Thông tin chung Công ty khách hàng là Công ty TNHH XYZ, được thành lập ngày 01/07/2013 theo giấy phép kinh doanh số 0401545297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/2013 tại Khu Công nghiệp Hoà Khánh, P. Hoà Khánh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất linh kiện điện tử.  Chính sách kế toán áp dụng - Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo QĐ số 48/2016/QĐ – BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Trưởng Bộ BTC. Đã sửa đổi theo thông tư 133/2016/TT – BTC; các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. - Chính sách kế toán áp dụng với khoản mục TSCĐ: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Trong đó, nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn Trườnglàm tăng lợi ích kinh Đại tế trong học tương lai Kinh do sử dụng tếtài sả nHuế đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 34
  45. Khoá luận tốt nghiệp 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC Sau khi có được các giấy tờ cần thiết, KTV tiến hành phân tích sơ bộ đối với khoản mục TSCĐ nhằm xác định các thủ tục kiểm toán trọng tâm và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Trong năm TSCĐ hữu hình của công ty tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành nguyên giá là 20.884.511.889 VNĐ. 2.2.1.5. Đánh giá mức trọng yếu Đánh giá mức trọng yếu là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Việc xác định mức độ trọng yếu đối với mỗi khách hàng giúp KTV trong việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán hữu hiệu. Từ đó KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập khi kiểm toán BCTC. Trong bước này các KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thường xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng bằng cách tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống KSNB của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp BGĐ, kế toán của đơn vị khách hàng, KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không. Việc lựa chọn tiêu thức hợp lý để xác định mức trọng yếu là rất quan trọng và phức tạp. Nó dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dự kiến hợp lý mức trọng yếu sẽ xác định được lượng bằng chứng thu thập tương ứng phù hợp. Mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khikiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế tronggiai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Trong bước này các kiểm toán viên của AAC thường xem xét tính liên tục hoạt động của kháchTrường hàng bằng cách Đại tìm hiể uhọc về hoạt đKinhộng sản xuất kinhtế doanhHuế và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp BGĐ, kế toán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không. Việc xác định mức trọng yếu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được xác định một các cụ thể trong mục A710: Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch – Thực hiện). Chỉ tiêu được lựa chọn để ước lượng mức trọng yếu đối với Công ty là chỉ tiêu SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 35
  46. Khoá luận tốt nghiệp Doanh thu bán hàng. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán của mình mà trưởng nhóm kiểm toán đưa ra các tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu và tính toán mức trọng yếu thể hiện trên bảng như sau: Bảng 2.1: Xác định mức trọng yếu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Ngườilập:Hồng Hạnh_09/01/2019 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kết thúc: 31/12/2018 Soát xét 2: Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Soát xét 3: A710 A. MỤC TIÊU Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Chỉ tiêu lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) DT trước KT DT sau kiểm toán Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức Phản ảnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là trọng yếu chỉ tiêu được Ban GĐ quan tâm Giá trị tiêu chí được lựa chọn 64,762,976,337 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% - Tổng TS hoặc VCSH: 2% 2.0% Mức trọng yếu tổng thể (PM) 1,295,259,527 - Kế Trường Đại học Kinh tế Huế toán chỉ có 1 người, khối lượng công việc khá nhiều Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%- > rủi 75%)*PM 50.0% 647,629,763 - ro sai SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 36
  47. Khoá luận tốt nghiệp sót cao Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 4%*MP 25,905,191 - Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chon Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 1,295,259,527 1,091,220,799 Mức trọng yếu thực hiện 647,629,763 545,610,400 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 25,905,191 21,824,416 Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty TNHH XYZ) Trong cuộc kiểm toán này, mức trọng yếu tổng thể được xác định không vượt quá 2% của tổng tài sản. Sau khi xác định được mức trọng yếu tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu này cho các tài khoản quan trọng khi lập kế hoạch và thực hiện chu trình kiểm toán. Trong công việc kiểm toán, AAC gọi mức phân bổ này là “Mức trọng yếu thực hiện” . Mức trọng yếu thực hiện được tính bằng 50% mức trọng yếu tổng thể. Các sai lệch dưới mức trọng yếu thực hiện được coi là hợp lý, và KTV không đưa ra bút toán điều chỉnh. Tuy nhiên đây mới chỉ là yếu tố định lượng để làm mức chuẩn cho xác định các sai phạm trọng yếu, KTV còn phải xem xét đến các yếu tố định tính như có đưa ra bút toán điều chỉnh hay không. Với những sai lệch được phát hiện lớn hơn mTrườngức này, KTV sẽ ph Đạiải xem xét học cụ thể. SauKinh khi đã tiế ntế hành Huế các thủ tục điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng cần thiết, KTV sẽ đưa ra ý kiến điều chỉnh Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định không vượt quá 4% mức trọng yếu thực hiện. Các sai phạm có giá trị nhỏ hơn giới hạn này sẽ được coi là không có ảnh hưởng trọng yếu và KTV không cần phải thực hiện thủ tục kiểm toán nào. Điều này có nghĩa là trong BCTC sẽ không bị coi là có sai phạm trọng yếu nếu sai lệch được phát hiện (nếu có) ở dưới mức này. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 37
  48. Khoá luận tốt nghiệp Khoản mục TSCĐ luôn được đánh giá là trọng yếu và có rủi ro tiềm tàng ở mức trung bíình. Vì vậy, khi đi vào thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ của Công ty. 2.2.1.6. Đánh giá hệ thống KSNB Theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) Giám sát các kiểm soát. Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Hạnh_09/01/2019 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kế thúc: 31/12/2018 Soát xét 2: Nội dung: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở CẤP ĐỘ TOÀN DN Soát xét 3: A600 A. MỤC TIÊU Theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. B. NỘI DUNG CHÍNH Trường Đại học Kinh tế Huế KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát. Mô Tham CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A tả/ chiếu Ghi SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 38
  49. Khoá luận tốt nghiệp chú 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong DN DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ, trong Quy chế nhân viên, Nội quy lao động, Bộ quy tắc ứng xử ) và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không (ví dụ, qua đào tạo nhân viên, phổ biến định kỳ )?    DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?    Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức không?    1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ    năng đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ, trong Quy chế nhân viên)?    DN có chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên được tuyển dụng không?    DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên không có năng lực không?    1.3 Sự tham gia của BQT Thành viên BQT có độc lập với BGĐ DN không?     BQT có bao gồm những người có kinh nghiệm, vị thế không?    BQT có thường xuyên tham gia các hoạt động quan trọng của DN không?    Các vấn đề quan trọng và các sai phạm có được báo cáo kịp thời với BQT không?    BQT có họp thường xuyên hoặc định kỳ và các biên bản họp có được lập kịp thời không?    BQT có giám Trườngsát việc thực hiện của Đại BGĐ không? học Kinh  tế  Huế BQT có giám sát cách làm việc của BGĐ với kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập không?    1.4 Phong cách điều hành và triết lý của BGĐ Thái độ của BGĐ đối với KSNB (ví dụ, có quan tâm và    coi trọng việc thiết kế, thực hiện các KSNB hiệu quả không)     Phương pháp tiếp cận của BGĐ đối với rủi ro?    Thu nhập của BGĐ có dựa vào kết quả hoạt động hay không?    SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 39
  50. Khoá luận tốt nghiệp Mức độ tham gia của BGĐ vào quá trình lập BCTC (thông qua việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, xây dựng các ước tính kế toán )    Quan điểm của BGĐ đối với việc lập và trình bày BCTC?    Quan điểm của BGĐ đối với việc xử lý thông tin, công việc kế toán và nhân sự?    1.5 Cơ cấu tổ chức    Cơ cấu tổ chức DN có phù hợp với mục tiêu, quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?    Cơ cấu tổ chức DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không?    1.6 Phân công quyền hạn và trách nhiệm DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và    phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không?    DN có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không?    Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình và của những cá nhân có liên quan đến công việc của mình hay không?    Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không?    Nguyên tắc bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong DN không? ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản    1.7 Các chính sách và thông lệ về nhân sự DN có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng,    đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không?    Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không?    Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không?    Những nhân viênTrường mới có nhận thức Đạiđược trách họcnhiệm Kinh tế Huế của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?    Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không?    2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC    BGĐ/BQT đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kinh    doanh liên quan tới BCTC chưa (gồm: đánh giá rủi ro, ước tính mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra, các hành động ?    SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 40
  51. Khoá luận tốt nghiệp Mô tả các rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC được BGĐ xác định, ước tính mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra và các hành động tương ứng của BGĐ?    3. GIÁM SÁT CÁC KIỂM SOÁT 3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ       DN có chính sách xem xét lại KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của KSNB không? (Mô tả việc đánh giá - nếu có, lưu ý nguồn thông tin sử dụng để giám sát và cơ sở để BGĐ tin tưởng là nguồn thông tin đáng tin cậy cho mục đích giám sát)    DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về KSNB và kiểm tra KSNB của DN không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế?    3.2 Báo cáo các thiếu sót của KSNB    DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của KSNB không?    BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của KSNB lên BQT hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không?    Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp BQT hoặc Ban Kiểm soát không?    Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Hồ sơ ki tếểm toán Huế Công ty TNHH XYZ) 2.2.1.7. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán  Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi thực hiện các bước trên, cuối cùng trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra tổng hợp kế hoạch kiểm toán nhằm mục đích đưa ra thủ tục kiểm toán của các phần hành và đưa ra kết luận rằng hợp đồng kiểm toán của Công ty TNHH XYZ đã được lập kế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 41
  52. Khoá luận tốt nghiệp hoạch một cách thích hợp, sau đó sẽ lập ra từng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục.  Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ được đưa ra nhằm mục tiêu sau đây: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc quyền sở hữu của đơn vị; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng kỳ; phù hợp và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Chương trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ bao gồm các thủ tục kiểm toán như sau: Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán TSCĐHH , TSCĐVH, BĐS ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Hồng Hạnh _09/01/2019 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kế thúc: 31/12/2018 Soát xét 2: Nội dung: CH/TR KIỂM TOÁN TSCĐHH, TSCĐVH, BĐS ĐẦU TƯ D730 A. MỤC TIÊU TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro trọng Người Tham Thủ tục kiểm toán yếu thực hiện chiếu C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Người Tham STT Trường ĐạiThủ tụchọc Kinh tế Huế thực hiện chiếu I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Thảo D740 2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS, Sổ Cái, sổ chi Thảo D710 tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). II. Thủ tục phân tích SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 42
  53. Khoá luận tốt nghiệp So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ 1 vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư năm nay so với năm trước, Thảo D710 đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn. Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài 2 sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng Thảo D740 và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan. So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước 3 và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi. Thảo D740 III. Kiểm tra chi tiết 1 Kiểm tra nguyên giá TSCĐ HH/VH/BĐS đầu tư 1.1 Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên giá, HMLK, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ Thảo D720 chi tiết, BCĐPS, BCTC). 1.2 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm Thảo D741 tra tương ứng (nếu cần). 1.4 Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ/BĐS đầu tư tăng trong năm. Đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ. Đánh giá việc ghi nhận TSCĐ/BĐS đầu tư có đáp ứng đầy đủ tiêu Thảo D741 chuẩn theo qui định của các CMKT liên quan hay không. 1.6 Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện (kết hợp với phần hành kiểm toán Thảo D741 liên quan) 1.7 Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ/BĐS đầu tư. Xem xét các quyết định thanh lý, hợp đồng mua bán, việc xác định và ghi nhận Thảo D741 các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán, thời điểm dừng khấu hao TSCĐ 1.10 Rà soát danh mục TSCĐ/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại giữa TSCĐ HH với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ HH với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa TSCĐ VH với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập Thảo D741 và trình bày BCTC được áp dụng. 1.11 Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng, (kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanhTrường lý, đã hết khấu hao nhưngĐại vẫn còn học sử dụng, (thông Kinh qua phỏng tế HuếThảo D720 vấn KH, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế). 2 Quan sát thực tế TSCĐ: 2.1 Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực D733 tế và số liệu sổ kế toán (nếu có) đã được xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng TSCĐ. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 43
  54. Khoá luận tốt nghiệp 2.2 Trường hợp KTV không tham gia kiểm kê cuối kỳ (1): Thực hiện quan sát TSCĐ tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác D733 định TSCĐ thực tế của DN tại ngày kết thúc kỳ kế toán. 3 Kiểm tra khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư: 3.1 Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các Thảo D742 tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). 3.2 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm Thảo D741 tra tương ứng (nếu cần). 3.3 Kiểm tra tính hợp lý của Bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản; Khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với Thảo D742 năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại; 3.4 Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của Thảo D742 DN. 3.5 Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán Thảo D741 TSCĐ. 3.6 Nếu có TSCĐ sử dụng chung cho các bộ phận (1): Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí Thảo D742 sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. 4 XDCB dở dang: 4.1 Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí XDCB dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí: - Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). Thảo D744 - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là KH, ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). 4.2 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm Thảo D744 tra tương ứng (nếu cần). 4.3 Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm cả việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quanTrường sát thực tế. Đảm bảo Đại chi phí xây học dựng và cácKinh khoản nợ phải tế trả HuếThảo D744 được ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán. 4.4 Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: Kiểm tra chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn ). Thảo D744 Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của Nhà nước (nếu liên quan). 4.5 Đối với công trình DN tự xây dựng (1): Kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan. Thảo D744 SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 44
  55. Khoá luận tốt nghiệp 5 Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư trên BCTC. Thảo D720 IV. Thủ tục kiểm toán khác D. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được. Chữ ký của người thực hiện:___ Kết luận khác của Thành viên BTGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có): (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty TNHH XYZ) 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV dựa vào chương trình kiểm toán mẫu để thực hiện công việc kiểm toán chi tiết khoản mục TSCĐ. Các công việc KTV thực hiện trong thủ tục kiểm toán TSCĐ bao gồm: 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ Do bản chất TSCĐ tại Công ty TNHH XYZ là một khoản mục có ít nghiệp vụ phát sinh, mỗi nghiệp vụ phát sinh thường có giá trị lớn; hơn nữa đây là khách hàng cũ, rủi ro ở mức trung bình thấp nên KTV đã quyết định không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà đi trực tiếp vào các thử nghiệm cơ bản để nâng cao hiệu quả kiểm toán. 2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản  Thực hiện thủ tục chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.(D740) Mục tiêuTrường kiểm toán: Đại học Kinh tế Huế Kiểm tra tính nhất quán và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC của chính sách kế toán áp dụng. Thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành xem xét kiểm tra các chính sách kế toán áp dụng của Công ty TNHH XYZ xem có nhất quán với năm trước và phù hợp với quy đinh hay không. Kết luận: Chính sách kế toán áp dụng nhất quán và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC. SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 45
  56. Khoá luận tốt nghiệp CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Thảo_10/01/2020 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kế thúc: 31/12/2019 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng Soát xét 3: D740 MỤC TIÊU - Kiểm tra tính nhất quán và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC của chính sách kế toán áp dụng. - Kiểm tra phương pháp khấu hao, khung khấu hao. 1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính. Thời gian KH Thời gian KH Khung KH theo Ref 2018 (năm) 2017 (năm) TT45 Máy móc, thiết bị 5 – 10 [D742-1] 5 - 10 2 - 20 OK Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 [D742-1] 6 6 - 30 OK Kết luận - Chính sách kế toán áp dụng nhất quán và phù hợp với khuôn khổ lập và trính bày BCTC. - Phương pháp và thời gian khấu hao phù hợp với quy định hiện hành. - Tỷ lệ khấu hao trung bình không thay đổi so với năm trước. → Mục tiêu kiểm toán đạt được. (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH XYZ) TrườngBảng 2.4 :Đại Kiểm tra học chính sách Kinh kế toán áp tếdụng Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 46
  57. Khoá luận tốt nghiệp Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Mục tiêu kiểm toán: Đảm bảo khớp đúng số liệu TSCĐ giữa bảng CĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết và BCĐKT. Nguồn gốc số liệu: BCTC năm trước, BCTC trước kiểm toán, Bảng cân đối phát sinh, Sổ cái tài khoản, Tổng hợp phát sinh công nợ. Thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành lấy số liệu TSCĐ năm trước trên Bảng CĐSPS, đối chiếu với bảng cân đối kế toán (báo cáo đã kiểm toán năm trước). Đối với số liệu TSCĐ năm nay, đối chiếu và đảm bảo khớp đúng giữa bảng CĐSPS, cân đối kế toán, sổ cái TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ. Tìm hiểu điều tra nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh nếu phát hiện bất kì chênh lệch số liệu nào. Kết luận: Số liệu đầu năm khớp với số cuối năm ngoái. Mục tiêu kiểm toán đạt được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 47
  58. Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp so sánh số dư % Diff Difference > TK So sau kiem So nam truoc > (#) Ten TK So truoc KT t/m toan t/m (PY1) t/m - - 2111 Nha cua, vat kien truc - - - - 2112 May moc, thiet bi 95,313,164,365 - 74,428,652,476 +28.1% 20,884,511,889 2113 Phuong tien van tai, truyen dan 248,848,449 - 248,848,449 - - 2114 Thiet bi, dung cu quan ly - - - - 2118 TSCD khac - - - - TB Total - Nguyen gia TSCD HH 95,562,012,814 TB - 74,677,500,925 PY +28.0% 20,884,511,889 2141 Hao mon TSCD huu hinh 39,488,848,696 - 25,883,396,881 +52.6% 13,605,451,815 TB Total - Gia tri hao mon luy ke TSCD HH 39,488,848,696 TB - 25,883,396,881 PY +52.6% 13,605,451,815 2411 Mua sam TSCD - - 20,723,096,740 - 20,723,096,740 2412 Xay dung co ban - - - - - 2413 Sua chua lon TSCD - - - - - TB Total - Chi phi xay dung co ban do dang - TB - 20,723,096,740 PY 20,723,096,740 TB Total - TSCĐ 56,073,164,118 TB - 69,517,200,784 PY 19.3% 13,444,036,666 (Nguồn: Giấy làm việc D710 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 48
  59. Khoá luận tốt nghiệp  Thực hiện thủ tục phân tích So sánh, phân tích tình hình tăng giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn. Mục tiêu kiểm toán: Tổng hợp số liệu, phân tích biến động, đối chiếu số liệu với Bảng CĐPS, Sổ cái, sổ chi tiết, đối chiếu số đầu kỳ. Thực hiện kiểm toán: Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của TS, so sánh với các quy định và hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan. Nhận xét: Qua kiểm tra, KTV nhận thấy TSCĐ của công ty trong năm 2018 tăng 13.444.036.666 đồng so với năm 2017 tương ứng 19,3% nguyên nhân chính do: Nguyên giá TSCĐ tăng khá mạnh 28,0% tương ứng 20.884.511.889 đồng, cụ thể đó chính là sự tăng lên của Máy móc thiết bị. Do nhu cầu sản xuất trong năm 2018 tăng nên Công ty nhanh chóng hoàn thành việc lắp đặt và đưa các tài sản ở khâu xây dựng cơ bản vào sử dụng. Ngoài ra, Công ty còn lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi cho máy phay. Khấu hao TSCĐ hữu hình tăng mạnh so với năm 2017. Tăng một lượng tuyệt đối là 13.605.451.815 tương ứng một lượng tương ứng 52,6% Kết luận:Mục tiêu kiểm toán đạt được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 49