Khóa luận Tìm hiểu quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_lap_va_phat_hanh_bao_cao_kiem_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC PHAN THỊ QUỲNH NHƯ KHÓA HỌC: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ QUỲNH NHƯ Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K49C –Kiểm toán Th.S PHẠM THỊ BÍCH NGỌC Mã sinh viên: 15K4131092 Trường ĐạiHuế, tháng học5 năm Kinh 2019 tế Huế
- Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh tế Huế, sau hơn ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy cô, các anh chị và tất cả các bạn. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức để làm cơ sở nền tảng cho em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với đến cô Phạm Thị Bích Ngọc là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này .Em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tại thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ động viên em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn anh chị Kiểm toán viên tại Công ty để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các anh chị tại Công ty lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Huế, tháng 4 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trường Đại học PhanKinh Thị Quỳnh tế Nh Huếư
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAC : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC BCKT : Báo cáo kiểm toán BCTC : Báo cáo tài chính BGĐ : Ban Giám đốc BQT : Ban quản trị BTGĐ : Ban Tổng Giám đốc CP : Cổ phần ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông GLV : Giấy làm việc GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội đồng quản trị KTV : Kiểm toán viên PTGĐ : Phó Tổng Giám đốc TGĐ : Tổng Giám đốc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định VACPA : Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAS : Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VCSH : Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế ii SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mẫu H111- Xem xét hồ sơ năm trước về hành vi tuân thủ pháp luật 29 Bảng 2.2: Mẫu H112- Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước vè tính tuân thủ pháp luật 30 Bảng 2.3: Mẫu H113 – Soát xét các hành vi không tuân thủ pháp luật 32 Bảng 2.4: Mẫu H152 – Xác định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ toán 38 Bảng 2.5: Mẫu H161 – TÌm hiểu và đánh giá khả năng hoạt động liên tục 45 Bảng 2.6: Mẫu H162 – Thủ tục kiểm toán bổ sung 48 Bảng 2.7: Mẫu H165 – Đánh giá khả năng hoạt động liên tục 49 Bảng 2.8: Mẫu B411 – Trao đổi với khách hàng 53 Bảng 2.9: Soát xét giấy làm việc chi tiết 56 Bảng 2.10: Mẫu B140 – Hình thành ý kiến kiểm toán 61 Bảng 2.11: Mẫu B110 – Phê duyệt phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 65 Trường Đại học Kinh tế Huế iii SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 19 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng Báo cáo tài chính công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 19 Trường Đại học Kinh tế Huế iv SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 2 5.2. Phương pháp xử lý thông tin 3 6. Kết cấu của khóa luận 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 4 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính 4 1.1.2. Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính 4 1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán Báo cáo tài chính 5 1.1.4. Quy trình chung để tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính 6 1.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 6 1.1.4.2. Thực hiện kiểm toán 6 1.1.4.3. Kết thúc kiểm toán 7 1.2. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 7 1.2.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 7 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính 7 1.2.3. Yêu cầu chung về lập và trình bày Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 8 1.2.4. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm về toán Báo cáo tài chính 8 1.2.5.TrườngCác ý kiến kiểm Đại toán học Kinh tế Huế 9 v SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 9 1.2.5.2. Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần (ý kiến ngoại trừ) 9 1.2.5.3. Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến) 10 1.2.5.4. Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) 10 1.2.6. Trình tự lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính 11 1.2.6.1. Kiểm tra các nội dung khác 11 1.2.6.2. Xem xét nợ tiềm tàng 11 1.2.6.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 12 1.2.6.4. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục 12 1.2.6.5. Thu thập thư giải trình của nhà quản lý 13 1.2.6.6. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 13 1.2.6.7. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán 14 1.2.6.8. Trao đổi với khách hàng 14 1.2.6.9. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 14 1.2.6.10. Hoàn chỉnh và công bố phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 16 2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 16 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 16 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của AAC 16 2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 17 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC19 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 19 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân 20 2.1.5. Các dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cung cấp 22 2.2. Giới thiệu khái quát quy trình chung để tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 23 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 24 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 25 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 26 2.3. Thực trạng về quy trình lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán về Báo cáo tài chínhTrường tại Công ty TNHH Đại Kiể mhọc toán và KKinhế toán AAC tế Huế .26 vi SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.3.1. Khái quát chung về công ty cổ phần XYZ 26 2.3.2. Kiểm tra các nội dung khác 27 2.3.2.1. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan 27 2.3.2.2. Soát xét giao dịch với các bên có liên quan 34 2.3.2.3. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết 35 2.3.2.4. Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành Báo cáo kiểm toán) 36 2.3.2.5. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 41 2.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán 49 2.3.4. Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết 54 2.3.5. Hình thành ý kiến kiểm toán 61 2.3.6. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán 64 2.3.7. Phê duyệt, phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 64 2.3.8. Soát xét lại Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 67 2.3.9. Hoàn chỉnh và công bố phát hành Báo cáo kiểm toán 67 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 70 3.1. Đánh giá thực trạng về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. 70 3.1.1. Những ưu điểm 70 3.1.1.1. Về nhân sự 70 3.1.1.2. Về chuyên môn nghiệp vụ 70 3.1.1.3. Thủ tục soát xét Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính trước khi phát hành 71 3.1.2. Những vấn đề cần hoàn thiện 72 3.1.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 72 3.1.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu 72 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 73 3.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 73 3.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 3.1. Kết luận 75 3.2. Kiến nghị 75 TÀI LIỆTrườngU THAM KHẢO Đại học Kinh tế Huế 77 vii SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính xác và trung thực là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong các hoạt động kinh tế. Cho nên kiểm toán độc lập đã ra đời và trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Báo cáo kiểm toán độc lập có ý nghĩa lớn đối với những người quản lý cấp cao của đơn vị; có thể là các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư đang xem xét có nên đầu tư vào đơn vị hay không; các tổ chức, cá nhân đang hoặc sẽ cho vay vốn; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuỗi cũng của cuộc kiểm toán, thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính. Qua đó, những người sử dụng Báo cáo tài chính dựa vào ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là một trong số ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời ở Việt Nam. Công ty là thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và đang từng bước khẳng định vị thế, uy tín của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Hiện nay, công ty đã có chi nhánh và trụ sở ở cả ba tỉnh thành ở ba miền Bắc Trung Nam là Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và KTrườngế toán AAC, qua quáĐại trình tìm học hiểu thực Kinh tế và nhận ratế ý nghĩa Huế rằng Báo cáo 1 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán độc lập, thể hiện ý kiến và nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính đã được kiểm tra. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán cùng với những kiến thức thực tế có được, em đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC” với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty. Việc đi sâu tìm hiểu để có thể hoàn thiện quy trình, giúp cho Báo cáo kiểm toán khi phát hành hạn chế được những sai sót, đem lại thông tin chính xác và hữu ích cho người sử dụng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, thực trạng quy trình lập và phát hành Báo cái kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty AAC, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tai Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC về Công ty XYZ. Về thời gian: Năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2017 về BCTC và được kiểm toán vào năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập các tài liệu, quy trình mẫu, hồ sơ liên quan tới quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC. - Thu thập số liệu, sổ sách tại Công ty CP XYZ - Trực tiếp tham gia đoàn kiểm toán tại các công ty. - ThuTrường thập Giấy làm vi ệcĐại học Kinh tế Huế 2 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 5.2. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu: Thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá. Sau đó thông tin sẽ được tập hợp để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan, từ đó phát hiện những ưu, nhược điểm của quy trình, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Phương pháp quan sát, phỏng vấn, thực hiện quy trình: Quan sát trực tiếp việc tiến hành kiểm toán tại các khách hàng của công ty trong quá trình đi thực tế và trực tiếp phỏng vấn các anh, chị KTV trong công ty để tìm hiểu về các thông tin liên quan đồng thời quan sát việc thực hiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán và thực hiện việc phát hành báo cáo khi có điều kiện. 6. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng công tác Kiểm toán trong giai đoạn hoàn thành Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC Trường Đại học Kinh tế Huế 3 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán Báo cáo tài chính Các tác giả Alvin A. Arens và James K. Loebbecker trong giáo trình “Kiểm toán” đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”. (Theo Giáo trình Kiểm toán của PTS. Vương Đình Huệ và PTS. Đoàn Xuân Tiên – Nhà xuất bản tài chính – 1996). Theo đối tượng, kiểm toán bao gồm 3 loại: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán Báo cáo tài chính. “Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Các Báo cáo tài chính thường được kiểm toán nhiều nhất là Bản cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh, bổ sung Báo cáo tài chính.” Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vị. Do BCTC bắt buộc phải được lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo để nhận xét BCTC. 1.1.2. Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính Các BCTC bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. - BáoTrường cáo kết quả hoạt độngĐại kinh doanh.học Kinh tế Huế 4 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bản thuyết minh BCTC. Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị. Cơ sở của báo cáo tài chính là các quy định về Kế toán , gồm cả quy định pháp lý về Kế toán như: luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán, và quy định về Kế toán tại đơn vị như các quy định về hệ thống tài khoản, hình thức ghi sổ kế toán, Ngoài ra cơ sở của BCTC còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đối với ngân sách, 1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán Báo cáo tài chính “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”. (theo Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam) Ngoài ra mục tiêu kiểm toán còn giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phải phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Trường Đại học Kinh tế Huế 5 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.1.4. Quy trình chung để tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 300 – Điểm 2 cũng nêu rõ “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”. Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm tàng; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị cho hoạt động kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành Chuẩn mực. 1.1.4.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kểm toán là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Trong giai đoạn này, KTV sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể, để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau. Nếu các đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ là có hiệu lực thì các kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện công việc với trắc nghiệm đạt yêu cầu, đồng thời với việc xác minh thêm những sai sót có thể có. Trong trường hợp ngược lại, kiểm toán viên sẽ sử dụng trắc nghiệm độ vững chãi trên quy mô lớn. Quy mô, trình tự cũng như các phương pháp kết hợp cụ thể phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của cá nhân kiểm toán viên. Trường Đại học Kinh tế Huế 6 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. 1.1.4.3. Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán hay còn gọi là giai đoạn hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để KTV hình thành ý kiến nhận xét trên BCKT. Kết thúc kiểm toán là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán: Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến chính xác, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ tiềm tàng, các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC mà KTV sẽ phát hành loại báo cáo tương ứng. 1.2. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 1.2.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính “BCKT là báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán” (theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính). BCKT là sản phẩm của cuộc kiểm toán. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính Đối với KTV: BCKT về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày các kết luận sau cùng về BCTC đã được kiểm toán, bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đối với người sử dụng BCTC: khi sử dụng BCTC có BCKT về BCTC kèm theo, giúp choTrường người sử dụng BCTC Đại đánh giá học được độ tinKinh cậy của các tế thông Huế tin trên BCTC. 7 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Dựa trên cơ sở đó mà họ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này. Đối vơi đơn vị được kiểm toán: BCKT chấp nhận toàn phần sẽ góp phần làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC. 1.2.3. Yêu cầu chung về lập và trình bày Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Báo cáo kiểm toán về BCTC được lập trình bày theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định về nội dung, kết cấu và hình thức. Theo quy định mang tính phổ biến của một quốc gia hoặc của Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán (IAPC) của Liên đoàn đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính được quy định viết dưới dạng văn bản và phải tuân thủ các quy định cả về mặt nội dung và hình thức. Sự trình bày nhất quán về nội dung, kết cấu và hình thức để người đọc Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra. Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính phải được đính kèm với Báo cáo tài chính đã được phát hành. 1.2.4. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm về toán Báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy số 700 – Hình thành ý kiến kiểm toán và Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, quy định: - Tên và địa chỉ công ty kiểm toán. - Số hiệu BCKT. - Tiêu đề BCKT - Người nhận BCKT - Mở đầu của BCKT. BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán, ghi rõ ngày và niên độ lập BCTC; Khẳng định rõ ràng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trên các mặt: Tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán, các ước tính kế toán thích hợp; Trách nhiệm của KTV là kiểm tra các thông tin định lượng trên BCTC và Trườngđưa ra ý kiến về BCTC Đại dựa tr ênhọc kết quả kiểmKinh toán của tế mình; Huế 8 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán. Phải nêu chuẩn mực kiểm toán và kế hoạch kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán; Phải nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà KTV đã thực hiện; Phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của KTV. - Ý kiến của kiểm toán viên. - Địa điểm và thời gian lập BCKT. - Chữ ký và đóng dấu. 1.2.5. Các ý kiến kiểm toán 1.2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Trong trường hợp, BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đó được KTV đưa ra ý kiếm chấp nhận toàn phần. Khi đưa ra ý kiến trên BCKT là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, trừ khi pháp luật có quy định khác, KTV phải sử dụng mẫu câu sau: “Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với (khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng)”. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và BCKT về BCTC. 1.2.5.2. Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần (ý kiến ngoại trừ) Được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến ý kiến từ chối hoặc ý kiến trái ngược. Cụ thể: Trường Đại học Kinh tế Huế 9 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần “KTV trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi đã dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.” 1.2.5.3. Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến) Được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể cho ý kiến về BCTC. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần “Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có), có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt, nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.” 1.2.5.4. Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) Được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấpTrường nhận toàn phần “ĐạiKiểm toán học viên ph ảiKinh trình bày tế “ý ki ếnHuế kiểm toán trái 10 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.” 1.2.6. Trình tự lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.6.1. Kiểm tra các nội dung khác KTV sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung khác như: - Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan; - Soát xét các bút toán tổng hợp; - Kiểm toán năm đầu tiên – số dư đầu năm; - Soát xét giao dịch với các bên có liên quan; - Kiểm tra các thông tin khác có trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán; - Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các phần hành đều được kiểm toán, nhằm hạn chế rủi ro trong kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán một cách chính xác hơn. 1.2.6.2. Xem xét nợ tiềm tàng Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng – “Nợ tiềm tàng là Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.” Các khoản nợ tiềm tàng bao gồm: - Các vụ kiện đang chờ xét xử; - Các tranh cải về thuế; - Các giá trị bảo lãnh về sản phẩm mà doanh nghiệp đã cam kết với người tiêu dùng; - Các bảo lãnh công nợ; - Các thương phiếu đã chiết khấu; - CTrườngác thư tín dụng mở cònĐại hiệu lực. học Kinh tế Huế 11 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.6.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán "Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là những sự kiện phát sinh kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán và những sự việc mà kiểm toán viên biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán” Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Trong giai đoạn này, KTV phải “Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, đã được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay chưa; Xử lý một cách thích hợp đối với những sự việc mà kiểm toán viên biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu các sự việc này được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho kiểm toán viên phải sửa đổi báo cáo kiểm toán.” Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. 1.2.6.4. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục “Một đơn vị được xem là hoạt động liên tục trong tương lai có thể dự đoán được. Báo cáo tài chính cho mục đích chung được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, trừ khi Ban Giám đốc có ý định hoặc do nguyên nhân khác buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị. Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt có thể được lập theo khuôn khổ hoặc không theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có quy định về cơ sở hoạt động liên tục” – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570: Hoạt động liên tục. Mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn này là: “Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính; Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kết luận về việc liệu có còn yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tới các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán; Xác định ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán.” Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570: Hoạt động liên tục. Trường Đại học Kinh tế Huế 12 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.6.5. Thu thập thư giải trình của nhà quản lý “Thư giải trình là các giải thích của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán được thể hiện dưới hình thức văn bản, cung cấp cho kiểm toán viên để giải trình và xác nhận một số vấn đề nhất định hoặc hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác. Giải trình bằng văn bản trong trường hợp này không bao gồm báo cáo tài chính, các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính hoặc sổ, chứng từ kế toán. Giải trình bằng văn bản trong một số trường hợp gọi là “Thư giải trình” hoặc “Bản giải trình”.” Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580: Giải trình bằng văn bản. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580: Giải trình bằng văn bản- mục tiêu kiểm toán trong giai đoạn này yêu cầu KTV phải: “Thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) về việc Ban Giám đốc và Ban quản trị khẳng định rằng họ đã hoàn thành trách nhiệm trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và cung cấp đầy đủ thông tin cho kiểm toán viên; Hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác liên quan đến báo cáo tài chính hoặc các cơ sở dẫn liệu cụ thể của báo cáo tài chính bằng cách thu thập giải trình bằng văn bản nếu kiểm toán viên xác định là cần thiết hoặc nếu các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác có yêu cầu; Có biện pháp xử lý thích hợp đối với các giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp), hoặc nếu Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) không cung cấp các giải trình bằng văn bản mà kiểm toán viên yêu cầu.” 1.2.6.6. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, KTV tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán. Để xem xét, liệu bằng chứng kiểm toán đã được tổng hợp đầy đủ, đảm bảo cho kết luận là các thông tin trên BCTC được trình bày trung thực, hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu hay chưa. Nếu xét thấy chưa thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về tính trung thực trong BCTC của đơn vị được kiểm toán, thì KTV sẽ tiến hành thu thập thêm bằng chứng kiểm toán bổ sung. Trường hợp không thể thu thập thêm bằng chứng, KTV sẽ lựa chọn ý kiến nhận xét thích hợp trong BCKT Và thư quản lý. Trường Đại học Kinh tế Huế 13 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Mục đích chủ yếu của quá trình này là xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả các phần hành đã được hoàn thành chính xác, có bằng chứng chứng minh. Tất cả các mục tiêu kiểm toán đều được thỏa mãn. 1.2.6.7. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán. Lập dự thảo BCKT về BCTC là công việc không thể thiếu đối với mỗi cuộc kiểm toán, nhằm đảm bảo sự thống nhất chung về BCKT sẽ được phát hành giữa đơn vị được kiểm toán với công ty kiểm toán. 1.2.6.8. Trao đổi với khách hàng Sau khi đưa ra BCKT dưới dạng dự thảo, KTV sẽ gửi cho khách hàng để lấy ý kiến, đồng thời thảo luận với khách hàng. Cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề về những sai phạm mà KTV đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán và đã được trình bày trên BCKT bản dự thảo. 1.2.6.9. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành Trước khi được phát hành, BCKT sẽ được trưởng phòng trực tiếp của KTV có trách nhiệm phát hành BCKT và BGĐ công ty kiểm toán tiến hành soát xét. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910: Công tác soát xét Báo cáo tài chính thì “Mục tiêu của công tác soát xét báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán dựa trên cơ sở các thủ tục soát xét, để đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận), xét trên mọi khía cạnh trọng yếu (đảm bảo vừa phải). Công tác soát xét báo cáo tài chính không cung cấp tất cả các bằng chứng kiểm toán và cũng không đưa ra sự đảm bảo hợp lý như một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.” Các nguyên tắc cơ bản chi phối công tác soát xét báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910: Công tác soát xét Báo cáo tài chính “Khi thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bảnTrường chi phối kiểm toán Đại báo cáo thọcài chính. KiKinhểm toán vi êntế và côngHuế ty kiểm toán 14 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc phải thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực này. Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính. Để có được ý kiến về sự đảm bảo vừa phải trong báo cáo kết quả công việc soát xét báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, bằng cách điều tra, thu thập thông tin và thực hiện các thủ tục phân tích, nhằm có được căn cứ cho ý kiến của mình.” 1.2.6.10. Hoàn chỉnh và công bố phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Sau khi thảo luận và đi đến thống nhất với khách hàng, KTV bắt đầu tiến hành lập, hoàn chỉnh và phát hành BCKT chính thức bao gồm đầy đủ các nội dung chính theo quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế 15 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC - Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC - Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting CO., Ltd AAC - Trụ sở chính: Lô 78 – 80, đường 30 tháng 4, TP Đà Nẵng Tel: +84.2363.655886 Fax: +84.2363.655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: www.aac.com.vn - Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh. Tòa nhà Hoàng Đan (Tầng 4), 47 – 49 Hoàng Sa, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Tel: +84.289102235 Fax: +84.289102349 Email: aac.hcm@aac.com.vn - Chi nhánh tại Tp. Hà Nội. Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội - Tel: +84.2432242403 ;+84.2466666369 - Fax: +84.432242402 - Email: aac.hn@aac.com.vn 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập từ tháng 4 năm 1993 và tái cơ cấu vào tháng 3 năm 1995. AAC là một trong số rấ ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế 16 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện nay AAC có văn phòng chính tại Thành phố Đà nẵng, có hai chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. AAC hiện có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ). Theo công bố của VACPA từ 2009 đến nay, AAC luôn nằm trong top 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 170 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm KTV độc lập có điều kiện như: Kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. 2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AAC hiểu rằng: “Lợi ích và niềm tin của khách hàng là thước đo của chất lượng dịch vụ của AAC”. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đội nguc cán bộ và nhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Với lợi thế là thành viên của Tổ chức kiểm toán PrimeGlobal, AAC có điều kiện tiếp cận Trườngcác cách thức và gi ảiĐại pháp cung học cấp dịch Kinh vụ tiên tiến. tế Các Huếchuyên gia kiểm 17 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc toán và tư vấn của AAC được đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế của PrimeGlobal. Điều đó mang lại cho AAC khả năng cung cấp các dịch chuyên ngành với chất lượng vượt trội. Phương châm phục vụ của AAC là luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của quý khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn sát cánh cũng với quý khách hàng và kịp thời cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho quý khách trong công tác quản lý và điều hành. Các dịch vụ chuyên ngành của AAC được xây dựng trên nền tảng: Sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ngành nghề, môi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp; Đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản và giàu tâm huyết; Các quy trình nghiệp vụ được thiết kế và biên soạn phù hợp với khuôn khổ pháp lý và các yêu cầu mang tính kỹ thuật của từng dịch vụ; Sự kết hợp linh hoạt giữa kiến thức và kinh nghiệm, giữa phương tiện kỹ thuật hiện đại và khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp của các chuyên gia kiểm toán và tư vấn. Hoạt động của AAC được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế thừa nhận và tín nhiệm, được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng đánh giá cao về năng lực, chất lượng dịch vụ cũng như đóng góp cho cộng đồng. Qua việc AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cúp “Thương mại dịch vụ - Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. Trường Đại học Kinh tế Huế 18 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC TỔNG GIÁM ĐỐC P. TGĐ P. TGĐ P. TGĐ P. TGĐ P. TGĐ Phụ trách kỹ thuật kiểm toán BCTC BCTC XDCB XDCB BCTC KHỐI XDCB Thư ký PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC P1 P3 P4 P2 P5 CH HCM BAN KIỂM SOÁT CHẤT P1 P2 P3 LƯỢNG KIỂM TOÁN Chú thích: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN (Trưởng phòng) Trợ lý KTV KTV Trợ lý KTV Trợ lý KTV cấp 1 cấp 2 cấp 3 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng Báo cáo tài chính công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Trường Đại học Kinh tế Huế 19 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân Những người làm công tác chuyên môn của công ty bao gồm: Ban Giám đốc, Trưởng phó phòng, Quản lý, Kiểm toán viên chính, Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (trợ lý cao cấp), Trợ lý kiểm toán viên cấp 2, Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (trợ lý mới vào nghề). - Tổng giám đốc: Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty; Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty; Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty; Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao; Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện; Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý; Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. - Phó giám đốc: Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ; Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền; Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập báo cáo tài chính, công khai số liệu tài chính, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hồ sơ kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty; Trường Đại học Kinh tế Huế 20 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Chịu trách nhiệm chuẩn bị tất cả những thông tin quản lý, tài chính, lập các kế hoạch về tài chính, dự trù ngân sách và các vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán; Quản lý tiền mặt, tính lương, thực hiện công việc thanh toán, quan hệ với ngân hàng, khách hàng - Giám đốc phòng, chủ nhiệm kiểm toán (Trưởng, phó phòng): Giám đốc phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Giám đốc phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về: Vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính; Chủ nhiệm kiểm toán là người tham mưu trực tiếp cho giám đốc phòng, thay mặt giám đốc phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian giám đốc phòng đi vắng và thực hiện các công việc do giám đốc phòng uỷ quyền. - Kiểm toán viên chính: Là những người được cấp giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận tương đương; Có trách nhiệm giám sát công việc của các trợ lý, nhân viên; Thực hiện các hợp đồng kiểm toán lớn hoặc các vụ việc đặc biệt khác sau đó báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán; Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán; Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. - Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, những người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại học và những Trường Đại học Kinh tế Huế 21 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ngườicó trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việccho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề; Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó; Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán cho những công ty nhỏ. 2.1.5. Các dịch vụ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cung cấp AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: - Các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán của AAC bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; Các dịch vụ khác về kiểm toán. - AAC cung cấp các dịch vụ về thuế: Tư vấn thuế trọn gói; Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế; Tư vấn kê khai và quyết toán thuế; Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần; Lập kế hoạch và cấu trúc thuế; Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính; Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; CácTrường dịch vụ tư vấn khác Đại về thuế. học Kinh tế Huế 22 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Trong công tác kế toán AAC cung cấp các dịch vụ chuyên ngành sau đây: Ghi chép và giữ sổ kế toán; Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Tư vấn lập Báo cáo tài chính; Tư vấn chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IAS, IFRS; Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; Các dịch vụ khác về kế toán. - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư của AAC bao gồm: Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp; Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán – sáp nhập; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán; Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp; Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. - Các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng của AAC bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; Các khóa học về thuế; Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ; Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. 2.2. Giới thiệu khái quát quy trình chung để tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Việc tổ chức công tác kiểm toán tại AAC cho các cuộc kiểm toán đều tuân theo quy định chung gồm 3 bước: Trường Đại học Kinh tế Huế 23 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Lập kế hoạnh kiểm toán bao gồm tất cả các công việc nhằm tạo ra được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. - Thực hiện kiểm toán bao gồm tất cả công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể. - Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra các kết luận kiểm toán, lập BCKT và giải quyết các công việc phát sinh khi lập BCKT. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước cần thiết nhằm tạo mọi tiền đề và cơ sở pháp lý cho công tác kiểm toán. Sau khi đã ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, quy trình thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam. - Xem xét chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ: KTV tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng thông qua thông tin đại chúng, qua các hồ sơ kiểm toán, qua các KTV tiền nhiệm - Năng lực chuyên môn của nhóm kiểm toán sắp thực hiện kiểm toán có đảm bảo để tiến hành cuộc kiểm toán đó hay không. - Khả năng tuân thủ các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp của nhóm kiểm toán (nguy cơ tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về sựu bào chữa, nguy cơ từ sự quen thuộc). - Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán: KTV đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp để xác minh tính hiện hữu của hệ thống KSNB và làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của khách hàng. Được thực hiện qua các bước sau: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của KH; Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát; Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và lập bảng đánh giá hệ thống KSNB. - Đặt ra các câu hỏi để đánh giá hệ thống kế toán, thuế, chính sách kế toán áp dụng, chu trình - Lập thảo luận và ký kế hợp đồng kiểm toán: sau khi chấp nhận KH, hai bên tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán. Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toán được lựa chọn là nhTrườngững nhân viên kiểm Đại toán có kinhhọc nghiệm Kinh và trình độ chuytếên Huếmôn cao. 24 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Kế hoạch tổng thể (chi tiết thêm phần khoanh vùng rủi ro, chỉ dẫn cụ thể cho công tác kế toán). Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV chia công việc cần làm thành các bước nhỏ sau: Thu thập thông tin cơ sở của KH: Gồm các thông tin về bộ máy quản lý, ngành nghề và hoạt động kinh doanh, quy trình kế toán Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phân tích sơ bộ BCTC về trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá và khoanh vùng trọng yếu và rủi ro đối với từng phần hành, khoản mục để chuẩn bị cho chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán và chỉ được thay đổi trong các trường hợp đặc biệt. Xác định và phân bổ mục trọng yếu: Việc xác định trọng yếu của Công ty dựa trên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính. Sau khi xác định được mục trọng yếu các KTV thực hiện phân bổ trọng yếu cho từng khoản mục làm căn cứ để thực hiện kiểm toán. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được thiết kế, các KTV thực hiện kết hợp các phương pháp và các thủ tục kiểm toán để thu thập và đánh giá các số liệu tài chính. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở tin cậy cho những nhận xét đánh giá trong từng phần BCTC được kiểm toán. Khi cần thiết, KTV có thể sử dụng các tư liệu của chuyên gia để làm bằng chứng kiểm toán (tuy nhiên KTV phải tự khẳng định được trình độ, năng lực và trình độ của các chuyên gia). Bằng chứng kiểm toán có thể từ bên thứ ba cung cấp thường có mức độ tin cậy cao hơn, cùng với những xác nhận, giải trình của nhà quản lý. Trong trường hợp nếu bằng chứng kiểm toán có sai lệch với giải trình của nhà quản lý thì KTV phải tiến hành điều tra cụ thể. Việc phân tích, đánh giá trong quá trình kiểm toán được thực hiện một cách khoa học,Trường toàn diện và tỉ mỉ Đạisẽ giúp cho học KTV nh Kinhìn nhận doanh tế nghiệp Huế một cách đầy 25 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đủ, khách quan và giúp cho việc lập BCKT được chính xác, có độ tin cậy cao hơn. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Các kết luận kiểm toán đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lý gồm trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là của Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Mục đích của các cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bị sai lệch, trình bày đúng với thực trạng của Công ty được kiểm toán. Ý kiến kiểm toán: được nêu ra sau khi cuộc kiểm toán kết thúc. Có thể là ý kiến chấp nhận toàn phần, không chấp nhận toàn phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến, tùy thuộc vào bằng chứng kiểm toán và kết quả của cuộc kiểm toán đã được KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán. 2.3. Thực trạng về quy trình lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.3.1. Khái quát chung về công ty cổ phần XYZ Công ty CP XYZ là khách hàng thường xuyên của AAC Công ty CP XYZ là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000503 ngày 13/12/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đàng Nẵng. Ngành nghề kinh doanh chính: - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. - Hoạt động tư vấn quản lý. - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. - Xây dựng nhà các loại. - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. - Nuôi trồng thủy sản biển. - Trồng rừng và chăm sóc rừng. - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - NhàTrường hàng và các dịch vụĐại ăn uống học phục vụ lưuKinh động. tế Huế 26 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Đại lý du lịch. - Hoạt động kinh doanh vui chơi giải trí. - Giáo dục nghề nghiệp. Vốn điều lệ của công ty là 1.259.995.110.000 đồng với vốn góp từ các cổ đông. Tổng số lao động: 124 người. Đặc điểm hệ thống kế toán: - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành. - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. - Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.3.2. Kiểm tra các nội dung khác 2.3.2.1. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan KTV, trợ lý KTV có kinh nghiệm và có đủ năng lực là những người được ưu tiên thực hiện giai đoạn kiểm toán này, sau đó được soát xét bởi trưởng nhóm kiểm toán. Thời điểm thực hiện: KTV sẽ thực hiện trong quá trình kiểm toán tại đơn vị. “Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đối với đơn vị được kiểm toán, phát hiện các trường hợp, sự kiện không tuân thủ pháp luật và xem xét ảnh hưởng cảu các trường hợp, sự kiện đó đối với BCTC” theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm toán chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra các tài liệu liên quan. Cụ thể: - KTV sẽ tiến hành tìm hiểu tổng quan về pháp luật và các quy định có liên quan đối với doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; Trường Đại học Kinh tế Huế 27 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có) để tìm hiểu về việc tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị trong quá khứ (mẫu H111); - KTV sẽ xác định các chính sách và thủ tục mà đơn vị đã xây dựng và thực hiện để ngăn ngừa, phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và quy định (mẫu H112); - KTV sẽ tiến hành xem xét để xác định các trường hợp không tuân thủ pháp luật và các quy định thông qua các thủ tục kiểm toán (xem xét giấy chứng nhận ĐKKD, các biên bản họp BGĐ, trao đổi với BGĐ, ), KTV sẽ tiến hành điền vào mẫu công ty nhằm xác định các trường hợp không tuân thủ pháp luật và các quy định. Sau đó tiến hành soát xét lại các dấu hiệu có thể cho thấy hành vi không tuân thủ pháp luật (theo mẫu H113). Tại Công ty CP XYZ, sau quá trình kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, KTV đánh giá Công ty không có hành vi vi phạm tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Do công ty CP XYZ là khách hàng thường xuyên nên việc kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan được đánh giá là tốt. Việc kiểm toán phần hành trên được tiến hành theo quy trình và mẫu được quy định bởi quy trình kiểm toán của AAC và theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế 28 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.1: Mẫu H111- Xem xét hồ sơ năm trước về hành vi tuân thủ pháp luật CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 10/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: Xem xét hồ sơ năm trước về hành vi tuận thủ pháp luật H111 A. Mục tiêu Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có) để tìm hiểu về việc tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị trong quá khứ. B. Nguồn gốc số liệu Hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có) Công việc thực hiện: Có/ Ghi chú/ Mô tả Tham Nội dung (nếu câu trả lời là Không chiếu “Yes”) 1. Hồ sơ kiểm toán năm trước có phát hiện Không hành vi không tuân thủ pháp luật nào không, đó là hành vi nào? 2. Các hành vi không tuân thủ pháp luật ở Không mục 1 có ảnh hưởng đến BCTC không? Đã được điều chỉnh chưa? 3. Các hành vi không tuân thủ pháp luật ở Không mục 1 có khả năng xảy ra rủi ro đối với BCTC năm nay không, công ty đã xử lý như thế nào? 4. Công ty có ban hành chính sách, quy Không định nhằm ngăn chặn đối với hành vi không tuân thủ pháp luật không, đó là chính sách nào? C. Kết luận Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau Trường Đại học Kinh tế Huế 29 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.2: Mẫu H112- Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước vè tính tuân thủ pháp luật CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 10/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: H112 A. Mục tiêu Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có) để tìm hiểu về việc tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị trong quá khứ. B. Nguồn gốc số liệu Phỏng vấn Ban Tổng Giám Đốc; Điều lệ công ty, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động. C. Công việc thực hiện: Phỏng vấn BGĐ công ty về việc tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan của Công ty; đánh giá tính đầy đủ, thích hợp cuả chính sách/thủ tục của đơn vị nhằm ngăn ngừa, phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định: Ông Trương Công Giới/TGĐ Ngày phỏng vấn:12/01/2018 Nội dung phỏng vấn: Có/ Ghi chú/ Mô tả Tham Nội dung Không (nếu câu trả lời là “Có”) chiếu 1. Công ty có biện pháp để đảm bảo nắm bắt Có Quy chế công việc quy định kịp thời yêu cầu của pháp luật và các quy bộ phận nào có liên quan đến định liên quan, đồng thời đảm bảo các thủ bộ phận chuyên môn phải tục hoạt động được thiết kế để đáp ứng nắm vững các quy định pháp các yêu cầu đó? luật có liên quan. 2. Phỏng vấn BGĐ Công ty về việc tuân thủ Có pháp luật và các quy định có liên quan của Công ty; đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của chính sách/thủ tục của đơn vị nhằm ngăn ngừa, phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. 3. Công ty có xây dựng, công bố và thực Có Công ty quy định các hình hiện các quy định, hướng dẫn nội bộ để thức phạt đối với các hành vi đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy không tuân thủ pháp luật định liên quan không? trong nội quy công ty. 4. Công ty có biện pháp để đảm bảo tất cả Có Bộ phận liên quan phải cử nhân viên đều được tập huấn và nắm rõ người có chuyên môn tham các quy định, hướng dẫn đó không? gia các cuộc tập huấn về thuế, về các quy định pháp luật rồi phản ánh lại cho bộ phận chuyên môn trong các cuộc họp. Trường Đại học Kinh tế Huế 30 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 5. Công ty có theo dõi việc tuân thủ các Có Nội quy lao động được quy quy định và có hình thức kỷ luật phù định chặc chẽ và được dán tại hợp đối với các trường hợp vi phạm các vị trí quan trọng để thông không? tin và nhắc nhở đến tất cả nhân viên. 6. Công ty có sử dụng dịch vụ tư vấn pháp Có Các yêu cầu về chính sách luật để hổ trợ việc nắm bắt các yêu cầu thuế luôn quan trọng với của pháp luật và các quy định không? công ty, BTGĐ đánh giá quan trọng và luôn cho các thành viên phòng kế toán đi tậ huấn chính sách thuế và truyền đạt lại. 7. Công ty có tổ chức lưu trữ đầy đủ các Có Các văn bản pháp luật phải văn bản pháp luật và các quy định quan luôn được lưu trữ đầy đủ tại trọng phải tuân thủ trong lĩnh vực hoạt các bộ phận chuyên trách và động của mình và những tài liệu về các chỗ lưu trữ thuận lợi cho việc khiếu nại tranh chấp (nếu có)? tìm kiếm. Các tài liệu khiếu nại luôn được lưu trữ tại các bộ phận phụ trách. 8. Công ty có tổ chức bộ máy thực hiện Có Công ty có ban kiểm soát việc giám sát tuân thủ không (Bộ phận phụ trách việc giám sát các kiểm toán nội bộ; Ban kiểm soát; Bộ hoạt động quan trọng và phận quản lý việc tuân thủ pháp luật ) thực hiện kiểm tra định kỳ (3 tháng 1 lần), biên bản kiểm tra đợc trình cho ĐHĐCĐ thường niên. 9. Thực tế Công ty đã xảy ra/đã phát hiện Không bất kỳ hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định hay chưa? Hậu quả và biện pháp xử lý (nếu có)? C. Kết luận Theo ý kiến Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau Trường Đại học Kinh tế Huế 31 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.3: Mẫu H113 – Soát xét các hành vi không tuân thủ pháp luật CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 10/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: H113 A. Mục tiêu Soát xét phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật B. Nguồn gốc số liệu Giấy làm việc của những phần hành có liên quan; Phỏng vấn BGĐ; Xem xét giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy phép kinh doanh có điều kiện khác; Biên bản họp HĐQT, BGĐ; Công việc thực hiện: Có/ Ghi chú/Mô tả Tham STT MÔ TẢ DẤU HIỆU Không (nếu câu trả lời là “Có”) chiếu 1. Đã có sự điều tra của các cơ quan Không Trong năm không có sự điều tra quản lý và cơ quan Nhà nước có của cơ quan Nhà nước, không có liên quan hoặc có các khoản thanh khoản nộp phạt bồi thường quan toán tiền phạt, bồi thường. trọng nào. 2. Có những khoản thanh toán cho Không Qua kiểm tra chi tiết các phần những dịch vụ không rõ ràng hoặc hành, không có khoản phát sinh các khoản cho vay đối với các bên nào liên quan. tư vấn, các bên liên quan, nhân viên của đơn vị hoặc nhân viên của cơ quan quản lý Nhà nước. 3. Các khoản hoa hồng bán hàng Không Qua kiểm tra chi tiết các phần hoặc phí đại lý quá cao so với mức hành, không có khoản phát sinh thông thường của đơn vị hoặc so nào liên quan. với đơn vị khác cũng ngành hoặc so với thực tế dịch vụ nhận được. 4. Giá mua hàng hóa, dịch vụ quá Không Qua kiểm tra chi tiết các phần cao hoặc quá thấp so với giá thị hành, không có khoản phát sinh trường. nào liên quan. 5. Có các khoản thanh toán bất Không thường bằng tiền mặt hoặc bằng séc do người cầm séc thụ hưởng. 6. Có các giao dịch bất thường với Không Công ty chỉ hoạt động tại Việt những công ty đăng ký kinh doanh Nam. tại những nước có ưu đãi về thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 32 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 7. Có nghiệp vụ thanh toán hàng hóa Không Công ty chỉ giao dịch, mua bán và dịch vụ cho một nước khác với hàng hóa trong nước. nơi xuất xứ của hàng háo dịch vụ đó. 8. Có những khoản thanh toán không Không Có những khoản thanh toán này có chứng từ hợp lệ. có giá trị không cao, là những khoản chi phí thực và đã loại trừ chi phí hợp lệ. 9. Hệ thống thông tin không có khả Không Nhưng thủ tục này được khác năng theo dõi và lưu lại các hoạt phục bằng việc in chứng từ và động truy cập, thay đổi trong hệ ký nhận lên các phiếu kê thống hoặc không cung cấp được toasnphuf hợp, mỗi người được các bằng chứng đầy đủ. cấp 1 USER và làm việc trong phạm vi của mình. 10. Có những nghiệp vụ không được Không Tất cả nghiệp vụ phải được phê phê duyệt hoặc những nghiệp vụ duyệt theo phân quyền (Kế toán bị ghi chép sai. trưởng). 11. Có những nhận xét tiêu cực của Không báo chí. 12. Bán hàng cho công ty con ở nước Không Công ty không có công ty con ngoài nhưng nhận được tiền thanh hoạt động ở nước ngoài. toán trong nước. 13. Phỏng vấn BGĐ; xem xét giấy Không Qua phỏng vấn BGĐ, xem xét chứng nhận đăng ký kinh doanh, các biên bản họp. Giấy phép biên bản họp HĐQT, BGĐ; các kinh doanh, đối chiếu với thực giấy phép kinh doanh có điều kiện tế hoạt động không có thông tin khác. gì cho thấy công ty không tuân thủ pháp luật. 14. Trao đổi với KTV thực hiện các Không Không có khoản phát sinh hay phần hành kiểm toán khác: có phát hành vi nào từ các phần hành hiện bất kỳ hành vi không tuân thủ kế toán khác có nghi ngờ hành pháp luật và các quy định hay vi không tuân thủ pháp luật và không? các quy định. C. Kết luận Không phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật và ảnh hưởng của các hành vi đó đối với BCTC của đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.3.2.2. Soát xét giao dịch với các bên có liên quan Phần hành kiểm toán này thường được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý KTV có đủ kinh nghiệm, năng lực. Được thực hiện trong và sau quá trình kiểm toán tại đơn vị. KTV sẽ tiến hành thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán: Về các bên liên quan; Về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục này, đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và giao dịch với các bên liên quan với đơn vị được kiểm toán. Để có thể xác định được những sự kiện, những giao dịch có ảnh hưởng trọng yếu BCTC. Khi đã xác định có sự tồn tại của các bên liên quan và những giao dịch với các bên liên quan được xem như những hoạt động kinh doanh thông thường, KTV tiến hành tìm hiểu, nắm bắt những thông tin về hoạt động này. Nếu KTV không thực hiện/không áp dụng bất kỳ một thủ tục nào, KTV được yêu cầu phải nêu rõ lý do và đánh giá ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán. Có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy vào đặc điểm của khách hàng, tình huống cụ thể, cũng như xét đoán, đánh giá rủi ro của KTV. Thủ tục kiểm toán được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn này là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra các tài liệu liên quan. Cụ thể, quá trình kiểm toán tại Công ty CP XYZ, KTV đã tiến hành các thủ tục kiểm toán: - Thực hiện các thủ tục để xác định các bên liên quan (Soát xét lại giấy tờ làm việc của năm trước; Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông; Xem xét Biên bản họp Đại hội cổ đông, HĐQT, BGĐ, Ban kiểm soát; Xem xét thư xác nhận của ngân hàng; ); - Kiểm tra thu nhập của các thành viên chủ chốt thông qua bảng lương, biên bản họp ĐHĐCĐ xem xét về việc phân chia cổ tức; Trường Đại học Kinh tế Huế 34 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ phát sinh trong năm với các bên liên quan; - Thu thập biên bản đối chiếu hoặc gửi thư xác nhận về số dư và các giao dịch với các bên liên quan; KTV tiến hành soát xét giao dịch với các bên liên quan của công ty CP XYZ theo quy trình và mẫu được quy định trong quy trình kiểm toán của AAC và VSA. (Mẫu H145, H147). KTV được khuyến nghị chú ý đến các nội dung trong giai đoạn này phải bao gồm trong nội dung thư giải trình của Ban giám đốc về tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến việc xác định các bên liên quan và thông tin về các bên liên quan được trình bày đầy đủ trong BCTC. 2.3.2.3. Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày BCTC. Công việc này được thực hiện bởi trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc KTV và người soát xét là trưởng nhóm kiểm toán. Thời điểm thực hiện: Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết này được thực hiện trong quá trình kiểm toán. Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày BCTC . Nếu không thực hiện/không áp dụng bất kỳ một thủ tục nào, KTV phải ghi rõ lý do và đánh giá ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán. Có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng Trường Đại học Kinh tế Huế 35 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc như đánh giá rủi ro của KTV, đánh giá tham chiếu công việc thực hiện đến các phần hành liên quan. Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. Đối với công ty CP XYZ, vì là khách hàng thân quen, khoản mục đã được tiến hành kiểm toán và theo doic hàng năm nên mức độ tin tưởng của KTV đối với việc soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết được đánh giá là đáng tin cậy. KTV được nhắc nhở cần lưu ý về tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết trên BCTC đã được kiểm toán trong nội dung thư giải trình của BGĐ. 2.3.2.4. Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành Báo cáo kiểm toán) Chuẩn mực và người thực hiện: Chuẩn mực “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán” (VAS 560) yêu cầu xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC nhưng trước ngày phát hành BCKT, đối với BCTC và Báo cáo kiểm toán. Phần hành này được thực hiện bởi trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc KTV và người soát xét là trưởng nhóm kiểm toán. Nội dung thực hiện: - KTV xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (31/12/2017) nhưng trước ngày phát hành Báo cáo kiểm toán (10/01/2018). KTV tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán bằng các thủ tục: Phỏng vấn BGĐ, xem xét các biên bản họp, - KTV xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo kiểm toán (28/01/2018) nhưng trước ngày công bố Báo cáo tài chính (20/03/2018). Nếu KTV xác định có sự kiện xảy ra và ảnh hưởng đến BCKT thì KTV tiến hành thảo luận vớiTrường BGĐ đơn vị, xác định Đại có cần họcsửa đổi hay Kinh không, nếu tế sửa đHuếổi thì phỏng vấn 36 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc BGĐ dự định sửa đổi BCTC như thế nào. Trong trường hợp BGĐ sửa đổi BCTC: KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với thông tin sửa đổi và phát hành BCKT mới về BCTC sửa đổi. Trong trường hợp BGĐ đơn vị không đồng ý sửa đổi BCTC thì KTV sửa đổi ý kiến, phát hành BCKT mới (nếu chưa phát hành BCKT), thông báo bằng văn bản cho BGĐ và BQT để đơn vị không công bố BCTC chưa sửa đổi cho bên thứ ba, ngăn chặn việc sử dụng BCKT về BCTC chưa sửa đổi. - Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày công bố BCTC (30/03/2018) có ảnh hưởng trọng yếu đến BCKT thì KTV phải thảo luận lại với BGĐ đơn vị, xác định có sửa đổi hay không và phỏng vấn BGĐ về dự định sửa đổi BCTC như thế nào. Trong trường hợp BGĐ đơn vị sửa đổi BCTC thì KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với thông tin sửa đổi, kiểm tra các thủ tục của BGĐ để đảm bảo việc sửa đổi được thông báo cho tất cả đối tượng đã nhận BCTC và BCKT trước đó, sau đó KTV cho phát hành BCKT mới về BCTC sửa đổi. Trong trường hợp BGĐ không đồng ý sửa đổi BCTC và không thông báo việc sửa đổi cho tất cả đối tượng đã nhận BCTC và BCKT trước đó thì KTV phải thông báo cho BGĐ về việc KTV sẽ thực hiện các hành động ngăn chặn việc sử dụng BCKT và ngăn chặn việc sử dụng BCKT về BCTC trước đây. KTV thực hiện soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán theo mẫu H152 trong quy trình kiểm toán của AAC và VSA. Trường Đại học Kinh tế Huế 37 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.4: Mẫu H152 – Xác định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ toán CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 10/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: Xác định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán H152 H113 A. Mục tiêu Kiểm tra tính đầy đủ, tính trình bày về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. B. Các thủ tục thực hiện 1/ Phỏng vấn BGĐ/HĐQT đơn vị để xác định liệu có những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán có khả năng ảnh hưởng đến BCTC hay không? Người được phòng vấn/Chức danh: Ông Trương Công Giới – Tổng Giám đốc, Ông Huỳnh Mai – Kế toán trưởng. Ngày phỏng vấn: 08/01/2108 Nội dung phỏng vấn: Kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán (31/12/2017) cho đến thời điểm phỏng vấn, công ty có các sự kiện sau đây không? Mô tả/Ghi chú/Đánh Tham Nội dung Có Không giá của chiếu KTV 1. Thay đổi về chính sách kế toán/tài chính? X 2. Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh X doanh (thay đổi số vốn đăng ký, tỷ lệ vốn góp, ngành nghề kinh doanh )? 3. Thay đổi liên quan đến khả năng thanh X khoản/khả năng hoạt động liên tục? 4. Thay đổi về cơ cấu vốn góp/nợ dài hạn/vốn X Trường Đại học Kinh tế Huế 38 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc lưu động? 5. Đã có cuộc họp nào của ĐHĐCĐ/HĐQT X hoặc BGĐ? Đề nghị cung cấp biên bản họp chính thức hoạt dự thảo? 6. Có kế hoạch hoặc dự định nào có thể ảnh X hưởng đến giá trị còn lại hoặc đến phân loại lại tài sản hay nợ phải trả trong BCTC hay không? 7. Có thay đổi quan trọng về quy định pháp lý, X đặc biệt là luật thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không? 8. Có các cuộc kiểm tra/thanh tra của cơ quan X quản lý Nhà nước không? Đề nghị cung cấp Biên bản kết quả kiểm tra chính thức hoặc dự thảo. 9. Các biến động về kinh tế, xã hội (lãi suất, X tỷ giá ngoại tệ, lạm phát ) gần đây có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không? 10. Công ty có những cam kết, khoản vay hay X bảo lãnh mới được ký kết không? 11. Công ty có dự kiến/hoặc đã mua, bán tài sản X cố định có giá trị lớn không? 12. Công ty có dự kiến /hoặc đã thực hiện việc X tăng VCSH (phát hành cổ phiếu) hoặc phát hành các công cụ nợ (trái phiếu) hay có những thỏa thuận về sáp nhập hoặc giải thể không? 13. Công ty có tài sản bị Chính phủ trưng dụng X Trường Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc hoặc bị tổn thất (thiên tai, hảo hoạn, lụt bão ) không? 14. Các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, các X khoản đầu tư vào công ty liên kết của Công ty có bị sụt giảm giá trị thị trường không? 15. Công ty đã nhận được thông báo chia cổ tức X năm 2017 từ các đơn vị nhận vốn góp chưa? 16. Công ty có các khoản hàng bán bị trả lại X phát sinh lớn không? 17. Công ty có các vụ kiện tụng ảnh hưởng X nghiêm trọng không? 18. Có khách hàng nào của công ty bị phá sản X và dẫn đến việc không thể thu hồi nợ không? 19. Có loại hàng tồn kho nào bị bán với giá thấp X hơn giá trị ghi sổ tại ngày 31/12/2017 không? 2/ Xem xét các BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày 31/12/2017 (nếu có) và Nhật ký chung từ ngày 01/01/2018 cho đến thời điểm kiểm toán để xác định các sự kiện cần điều chỉnh/hoặc công bố: C. Kết luận Không có sự kiện quan trọng nào xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán yêu cầu phải điều chỉnh hoặc công bố trong các BCTC. Trường Đại học Kinh tế Huế 40 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.3.2.5. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Chuẩn mực và người thực hiện: Chuẩn mực “Hoạt động liên tục” yêu cầu KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà BGĐ đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC và kết luận liệu có còn yếu tố nào không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không. Trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán là những người thực hiện được tuy nhiên trưởng nhóm có thể phân công trách thực hiện các mẫu này cho các thành viên có đủ trình độ và kinh nghiệm trong nhóm. KTV thực hiện kiểm toán trong và sau quá trình kiểm toán tại đơn vị cho đến ngày lập Báo cáo kiểm toán. Nội dung thực hiện: - KTV thực hiện các công việc đã nêu trong mẫu. Nếu không thực hiện/không áp dụng bất kỳ một thủ tục nào, KTV ghi rõ lý do và đánh giá ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán. Có thể bổ sung các thủ tục khác nếu cần thiết tùy vào tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV, trên cơ sở tham khảo hướng dẫn chi tiết của VSA 570. - Khi nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định xem có hay không có yếu tố không chắc chắn trọng yếu, bao gồm các thủ tục sau: Phân tích và thảo luận với BGĐ đơn vị về dòng tiền, lợi nhuận và các dự báo liên quan khác; Phân tích và thỏa luận về BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất của đơn vị được kiểm toán; Xem xét điều khoản của các giấy nhận nợ và các hợp đồng vay nợ và xác định liệu có các dấu hiệu vi phạm; Xem xét các biên bản họp cổ đông, họp Ban quản trị và các cuộc họp có liên quan khác để tìm hiểu về các khó khăn tài chính; Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Phỏng vấn chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị về các tranh chấp, kiện tụng và sự hợp lý trong các đánh giá của BGĐ về các tranh chấp, kiện tụng này và ước lượng mức độ ảnh hưởng về mặt tài chính; Xác nhận sự tồn tại, tính hợp pháp và tính bắt buộc thi hành của các thỏa thuận để cung cấp hoặc duy trì các hỗ trợ tài chính cho bên thứ ba và các bên liên quan và đánh giá khả năng tài chính của những bên này trong việc cung cấp thêm các quỹ bổ sung; Xem xét kế hoạch của đơn vị trong việc giải quyết các đơn hàng chưa hoàn thành cho khách hàng; Tiến hành các thủ tục kiểm toán đối với những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để xác định những sự kiện có thể làm suy giảm hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị; Xác nhận sự tồn tại, các điều khoản và tính hợp lý của các công cụ vay nợ; Thu thập và xem xét báo cáo về các hoạt động pháp lý; Xác định xem đơn vị có kế hoạch thanh lý tài sản hay không. - Khi xem xét các dự báo của BGĐ, KTV: Đánh giá độ tin cậy của số liệu đầu vào mà BGĐ sử dụng để lập dự báo; Kiểm tra việc tính toán số học; Đối chiếu để đảm bảo sự nhất quán giữa các thông tin liên quan; So sánh số liệu dự báo với kinh nghiệm thực tế kỳ trước và đánh giá tính hợp lý. Xem xét luồng tiền dự báo thu chi hoạt động, trả nợ, đầu tư ; Xem xét tính hợp lý của các đánh giá của BGĐ về hậu quả và ảnh hưởng về mặt tài chính của các vụ kiện (nếu có). Trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp lý của đơn vị (nếu cần). - KTV phải đánh giá kế hoạch hành động của BGĐ đơn vị, bao gồm: Đối với kế hoạch thanh lý TSCĐ, KTV phải đánh giá tính thanh khoản thị trường của TSCĐ mà BGĐ dự định thanh lý; Xem xét các hợp đồng vay, cầm cố, thế chấp để đảm bảo doanh đơn vị được kiểm toán được quyền thanh lý TSCĐ; KTV cũng sẽ đánh giá ảnh hưởng của việc thanh lý TSCĐ đối với hoạt động của doanh nghi ệp; Trường Đại học Kinh tế Huế 42 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Đối với các khoản vay thêm tiền hoặc tái cơ cấu các khoản nợ, KTV phải đánh giá sự sẵn có của các nguồn tài trợ và năng lực đi vay của đơn vị. xem xét các khoản nợ hiện tại, các hợp đồng, cam kết có thể làm hạn chế khả năng đi vay thêm hoặc tái cơ cấu nợ của đơn vị; Đánh giá xem đơn vị có được bảo lãnh để nhận các khoản tài trợ mới không. Xem xét các tài khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, TSCĐ hoặc các khoản bảo lãnh; Đối với kế hoạch huy động thêm vốn: KTV xem xét nguồn vốn dự kiến huy động có đủ để đáp ứng nhu cầu trong 12 tháng tới không. Xem xét ảnh hưởng của các điều khoản tài trợ vốn (như: BGĐ mới, thay đổi hoạt động hoặc tái cơ cấu đơn vị); Xem xét đối tượng cung cấp vốn có đủ nguồn vốn theo yêu cầu và có cung cấp được trong thời hạn cần thiết không. Việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là phù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu: trong trường hợp này, KTV sẽ xác định xem BCTC có: - Trình bày đầy đủ các sự kiện hoặc điều kiện chủ yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và kế hoạch của BGĐ đối với các sự kiện hoặc điều kiện đó; - Trình bày rõ ràng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến sự kiện hoặc điều kiện đó thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, và đơn vị có thể sẽ không thực hiện được giá trị tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả của mình trong điều kiện kinh doanh bình thường. Nếu BCTC của đơn vị đã có đủ các nội dung trên, KTV phải đưa ra Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”, trong đó nêu lên sự tồn tại của yếu tố không chắn trọng yếu và lưu ý người đọc tới thuyết minh BCTC trình bày các vấn đề liên quan đến giả định hoạt động liên tục. Nếu BCTC của đơn vị không trình bày đủ các nội dung trên, KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại VSA 705. Việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là không phù hợp: trong trường hợp này, KTVTrườngphải đưa ra ý ki ếnĐại trái ng ưhọcợc, kể cả BCTCKinh của đơntế vị cóHuế hay không có 43 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc thuyết minh về tính không phù hợp của giả định hoạt động liên tục. Trong trường hợp, BGĐ đơn vị không thực hiện hoặc không mở rộng đánh giá về khả năng hoạt động liên tục thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán, vì không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến việc sử dụng giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày BCTC. Việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được KTV thực hiện theo mẫu của công ty (H161, H163, H165) Đối với công ty CP XYZ mức độ tin tưởng của KTV về giả thiết hoạt động liên tục của công ty được đánh giá là rất tốt. Do công ty Cp XYZ là khách hàng thường xuyên, nên sau mỗi cuộc kiểm toán trước thì giả thiết hoạt động của công ty đều được KTV và AAC đánh giá lại. Công ty CP XYZ không có những đe dọa về khả năng hoạt động liên tục. Trường Đại học Kinh tế Huế 44 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.5: Mẫu H161 – TÌm hiểu và đánh giá khả năng hoạt động liên tục CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 12/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: Tìm hiêu và đánh giá khả năng hoạt động liên tục H161 A. Mục tiêu Đánh giá giả thiết hoạt động liên tục của BGĐ đối với việc lập BCTC B. Các thủ tục thực hiện Xem xét BCTC, tình hình hoạt động, phỏng vấn BGĐ/BQT và nhân sự liên quan trong đơn vị để xác định những điều kiện, sự kiện có thể dẫn đến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp: Người được phỏng vấn/Chức danh: Ông Trương Công Giới – TGĐ Ngày phỏng vấn: 07/01/2018 Mô tả/Ghi Tham Sự kiện/điều kiện ảnh hưởng Có Không chú chiếu 1. Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức X bình thường. 2. Đơn vị có lỗ hoạt động kinh doanh lớn. X 3. Đơn vị có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài X sản được dùng để tạo ra các luồng tiền. 4. Đơn vị có luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên BCTC hay dự báo trong tương X lai. 5. Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài X sản. 6. Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả ngắn hạn X lớn hơn tài sản lưu động. 7. Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả X mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không Trường Đại học Kinh tế Huế 45 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc có khả năng thanh toán. 8. Đơn vị phu thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn, nợ tồn X đọng. 9. Đơn vị có ngừng thanh toán cổ tức. X 10. Đơn vị không có khả năng thanh toán nợ khi X đến hạn. 11. Đơn vị không có khả năng tuân thủ các điều X khoản của hợp đồng tín dụng. 12. Đơn vị có giá trị cổ phiếu giảm. X 13. Đơn vị có chi phí hoạt động tăng lên bất thường. X 14. Các nhà cung cấp có dấu hiệu giảm nhiều hoặc thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng hoặc bị rút các hỗ trợ tài chính (tín dụng, phương thức X thanh toán ). Ví dụ: chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp. 15. Đơn vị kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thành X công của một dự án. 16. Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu X hoặc các dự án đầu tư thiết yếu. 17. Đơn vị mất một thì trường lớn. X 18. Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động. X 19. Đơn vị mất giấy phép bản quyền hoặc mất một X nhà cung cấp hoặc khách hàng quan trọng. 20. Đơn vị có bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt Hiện tại có mà không được thay thế. X 1 TGĐ, 2 PTGĐ Trường Đại học Kinh tế Huế 46 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 21. Đơn vị có bị người lao động đình công. X 22. Lãnh đạo đơn vị không có khả năng phát hiện và kiểm soát các rủi ro, xử lý khối lượng công việc tăng lên hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, kiểm X soát các yếu tố kém có thể làm tăng rủi ro về gian lận, hao hụt HTK, không kiểm soát được chi phí, lỗi trong quá trình báo cáo 23. Đơn vị có bị tổn thất về tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ làm thiệt hại phần lớn tài sản X của đơn vị, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đơn vị. 24. Đơn vị không tuân thủ theo các quy định về vốn X cũng như các quy định khác của pháp luật. 25. Đơn vị có đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn X đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được. 26. Thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của Nhà X nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị. 27. Đơn vị có bọ mất tư cách pháp nhân theo quy định hành chính: Bị chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan quản lý cấp trên. Thay X đổi mô hình hoạt động (cơ cấu lại) dẫn đến thay đổi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. C. Kết luận Đơn vị đảm bảo khả năng hoạt động tốt trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế Huế 47 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.6: Mẫu H162 – Thủ tục kiểm toán bổ sung CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 12/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: Thủ tục kiểm toán bổ sung H162 H113 A. Mục tiêu Đánh giá giả thiết hoạt động liên tục của BGĐ đối vơi việc lập BCTC khi xác định hoặc nhận thấy có sự kiện đe dọa khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. B. Thủ tục kiểm toán Trường hợp BGĐ cung cấp kế hoạch hành động để giải quyết nguy cơ đe dọa khả năng hoạt động liên tục bao gồm kế hoạch doanh thu, chi phí và dự đoán dòng tiền trong 12 tháng kể từ ngày lập BCKT kỳ hiện tại: - Xem xét, đánh giá tính khả thi của kế hoạch. - Yêu cầu BGĐ/BQT đơn vị giải trình bằng văn bản về các kế hoạch hành động trong tương lai và tính khà thi của kế hoạch đó. Công ty không có những đe dọa về khả năng hoạt động liên tục. Trường hợp BGĐ không cung cấp kế hoạch hành động: - Thảo luận với BGĐ về khả năng tài chính trung hạn và dài hạn và chiến lược của BGĐ. - Kiểm tra các tài liệu chứng từ cho nôi dung thảo luận Do không nhận thấy công ty có yếu tố ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục nên không phải xem đến thủ tục này. Trường hợp khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ tài chính của các bên liên quan, KTV phải thu thập các bằng chứng kiểm toán sau: - Cam kết bằng văn bản của các bên liên quan về ciệc hỗ trợ tài chính đầy đủ để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục; - Kế hoạch hỗ trợ tài chính trên của bên liên quan. Không nhận thấy công ty có yếu tố ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục nên không phải xem xét đến thủ tục này. C. Kết luận MụcTrường tiêu kiểm toán được Đại thực hiện. học Kinh tế Huế 48 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.7: Mẫu H165 – Đánh giá khả năng hoạt động liên tục CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Minh 12/01/2017 Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: K. Anh 25/02/2017 Kỳ kết thúc: 31/12/2017 Nội dung: H165 A. Mục tiêu Đánh giá giả thiết hoạt động liên tục của BGĐ đối với việc lập BCTC khi xác định hoặc nhận thấy có sự kiện đe dọa khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. B. Thủ tục kiểm toán Trao đổi với Ban quản trị về các sự kiện đe dọa khả năng hoạt động liên tục. Người được phỏng vấn: Ông Lê Kim Hùng Chức danh: Thành viên HĐQT Ngày phỏng vấn: 07/01/2018 Nội dung phỏng vấn: 1. Liệu các sự kiện/điều kiện đó (H161) có tạo thành yếu tố không chắc chắn trọng yếu hay không? Không có sự kiện nào ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục. 2. Liệu việc sử dụng giả định hoạt động liên tục có phù hợp trong việc lập và trình bày BCTC hay không? Phù hợp. 3. Các thuyết minh có liên quan trong BCTC có đầy đủ hay không? Đầy đủ. C. Kết luận Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là phù hợp. (Phụ lục 4: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục) 2.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán và KTV đang tham gia cuộc kiểm toán là những người sẽ thực hiện công việc này. Được thực hiện sau khi hoàn tất công việc kiểm toán các phần hành tại đơn vị được kiểmTrường toán. Đại học Kinh tế Huế 49 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Nội dung thực hiện: - Sau khi hoàn tất kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp lại các giấy làm việc của các thành viên trong đoàn, sẽ tổng hợp lại ý kiến về những sai sót đã tìm ra. - Khi đã tổng hợp toàn bộ được ý kiến về những sai sót mà công ty đang mắc phải, trưởng đoàn kiểm toán là KTV lập “Biên bản trao đổi”, trong Biên bản trao đổi KTV nêu rõ các sai sót đó và ý kiến điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành theo quy định. - KTV sẽ gửi “Biên bản trao đổi” cho người phụ trách kế toán của công ty và tiến hành trao đổi với BGĐ, người phụ trách kiểm toán, liệu công ty có chấp nhận điều chỉnh theo ý kiến của KTV đã nêu ra hay không. Làm cơ sở cho KTV khi đưa ra ý kiến kiểm toán trên BCTC của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 50 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc THÀNH VIÊN CỦA PRIMEGLOBAL Đà Nẵng, ngày 11tháng 01 năm 2017 BIÊN BẢN TRAO ĐỔI Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2017 Hôm nay, vào lúc 16 giờ 30 ngày 11 tháng 01 năm 2018, tại Văn phòng Công ty CP XYZ tiến hành cuộc hợp giữa CÔng ty CP XYZ (gọi tắt là Công ty) và nhóm Kiểm toán – Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã thực hiện kiểm toán số liệu báo cáo tài chính 6 tháng cuối năm 2017 của Công ty, chúng tôi nêu ra một số nội dung để hai bên cùng trao đổi và thống nhất. Cụ thể như sau: 1. Phải thu khách hàng Công ty chưa hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập Công ty CP Năng lượng Mai Linh, số tiền 30.000.000 đồng. → Ý kiến KTV: Đề nghị hạch toán bổ sung Điều chỉnh: Nợ TK 2293/Có TK 642: 30.000.000 đồng. → Ý kiến Công ty: 2. Các khoản đầu tư ngắn hạn Công ty đang trình bày các khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng ở chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” trên Bảng cân đối kế toán là chưa phù hợp, số tiền: 258.186.310.184 đồng. → Ý kiến KTV: Đề nghị Công ty trình bày trên chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”. → Ý kiến Công ty: 3. Tài sản cố định Công ty chưa trích khấu hao “Phần mềm hệ thống thông tin quản lý tài chính kế toán FMIS” vào chi phí, số tiền:12.789.946 đồng (nguyên giá: 76.739.674 đồng, thời gian khấu hao: 3 năm). → Ý kiến KTV: Đề nghị Công ty hạch toán bổ sung ĐiTrườngều chỉnh: Nợ TK 642/Có Đại TK 214:học 12.789.946 Kinh đồng. tế Huế 51 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc → Ý kiến của Công ty: 4. Chi phí trả trước Công ty theo dõi một số khoản chi phí trả trước có thời gian phân bổ < 12 tháng trên TK 242 dài hạn (chứng từ 58/12 ngày 29/12/2017) là chưa phù hợp, số tiền: 159.009.096 đồng → Ý kiến KTV: Đề nghị Công ty chuyển sang theo dõi ngắn hạn. → Ý kiến của Công ty: 5. Phải trả cho người bán Công ty hạch toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong thanh toán vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là chưa phù hợp, số tiền: 356.400 đồng. → Ý kiến KTV: Công ty hạch toán vào TK 515 “Doanh thu tài chính”. → Ý kiến của Công ty: Khách hàng đã điều chỉnh sổ sách, KQKD không thay đổi sau kiểm toán. 6. Lương và các khoản trích theo lương Công ty hạch toán thừa chi phí tiền lương so với phê duyệt, số tiền: 3.344.589.071 đồng. → Ý kiến KTV: Đề nghị Công ty hạch toán giảm chi phí tiền lương. → Ý kiến của Công ty: Trên đây, là một số điểm mà Kiểm toán viên xét thấy cần lưu ý với Công ty trong công tác kiểm toán số liệu báo cáo tài chính 6 tháng cuối năm 2017, hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp cho Quý vị có những chỉ đạo thích hợp để khắc phục những điểm còn thiếu sót nêu trên nhằm thực hiện tốt hơn công tác kế toán - tài chính của Công ty. Đại diện Đoàn Kiểm toán Trưởng đoàn Trương Văn Minh Sau khi tiến hành gửi biên bản trao đổi, đơn vị được kiểm toán sẽ gửi trả lại cho cho bên kiểm toán những sai sót mà đơn vị chấp nhận sửa đồi, nếu đơn vị không chấp nhận sửa đổi, thì đó là căn cứ để KTV đưa ra ý kiến trên BCKT. KTV thể hiện câu trả lời của đơn vị vào giấy làm việc B411 Trường Đại học Kinh tế Huế 52 SVTH: Phan Thị Quỳnh Như