Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 119 trang thiennha21 25/04/2022 3790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_vay_trong_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH    KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP TÇM HIÃØU QUY TRÇNH KIÃØM TOAÏN KHOAÍN MUÛC VAY TRONG KIÃØM TOAÏN BAÏO CAÏO TAÌI CHÊNH CUÍA CÄNG TY TNHH KIÃØM TOAÏN VAÌ KÃÚ TOAÏN AAC Trường Đại học Kinh tế Huế LÊ PHƯƠNG THẢO TIÊN
  2. Khóa học: 2016 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH    KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP TÇM HIÃØU QUY TRÇNH KIÃØM TOAÏN KHOAÍN MUÛC VAY TRONG KIÃØM TOAÏN BAÏO CAÏO TAÌI CHÊNH CUÍA CÄNG TY TNHH KIÃØM TOAÏN VAÌ KÃÚ TOAÏN AAC Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Phương Thảo Tiên TS Nguyễn Đình Chiến Khóa: 2016 – 2020 Lớp: K50B – Kiểm Toán
  4. Huế, tháng 05 năm 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến LỜI CẢM ƠN Thời gian hơn 3 tháng của kỳ thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là khoảng thời gian vô cùng hữu ích dành cho một sinh viên chuyên ngành kiểm toán như tôi. Và để hoàn thành khoảng thời gian này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân mình trong việc tìm tòi học hỏi những kiến thức mới, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên chân thành từ phía Nhà trường, các Thầy – Cô trong khoa Kế toán – Tài chính, cũng như các anh chị Kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kế toán – Tài Chính đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kĩ năng hổ trợ cho công việc tương lai của tôi trong suốt thời gian bốn năm ngồi trong mái ghế trường đại học. Cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy Nguyễn Đình Chiến khoa Kế toán – Tài chính, đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ cho tôi một cách tận tình và vô cùng kịp thời để tôi hoàn thành đề tài của mình trong những ngày qua. Bên cạnh đó, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, và các anh chị phòng Báo cáo tài chính 4 đã giúp tôi có cơ hội tiếp cận thực tế công việc kiểm toán, hướng dẫn tỉ mỉ quy trình, nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thu thập số liệu, thông tin một cách dễ dàng, giúp cho việc nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Bên cạnh đó, anh chị kiểm toán viên đã tạo môi trường làm việc tốt nhất, thoải mái nhất cho tôi cũng như 9 bạn còn lại trong nhóm thực tập trong Công ty. Sự hướng dẫn tận tình, phong cách làm việc của các anh chịTrườngtại đây sẽ là động lĐạiực, tấm gương học để tôi Kinhhọc tập khi bưtếớc vàoHuế môi trường làm việc mới sau này của mình.Trong khoảng thời gian thực tập tại đơn vị, và trong quá trình thực hiện đề tài, khó để không xảy ra sai sót, tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2020 Sinh viên thực hiện: Lê Phương Thảo Tiên SVTH: Lê Phương Thảo Tiên i
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1. 1 Bảng thể hiện mối quan hệ giữa bằng chứng kiểm toán và việc đánh giá rủi ro 23 Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng mục tiêu kiểm toán 26 Bảng 2.1. Chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục vay 44 Bảng 2.3. Bảng phân tích các chỉ tiêu trên BCTC 60 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi phỏng vấn BGĐ và cá nhân về gian lận 68 Bảng 2.5. Bảng xác định mức trọng yếu 71 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp mức trọng yếu 73 Bảng 2.7. Tổng hợp các rủi ro và thủ tục kiểm toán khoản mục vay và nợ ngắn hạn/dài hạn trong lập kế hoạch 74 Bảng 2.8. Bảng xác định rủi ro và cơ sở dẫn liệu liên quan đến sai sót trọng yếu 75 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp các GLV liên quan đến khoản mục Vay và nợ ngắn hạn/dài hạn 77 Bảng 2.10. Bảng đối chiếu số dư phân tích biến động Vay ngắn hạn 79 Bảng 2.11. Bảng hệ số thanh toán của Công ty ABC 80 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp đối chiếu số dư các khoản vay ngắn hạn/dài hạn 83 Bảng 2.13. Bảng các tài khoản liên quan 83 Bảng 2.14. Bảng kiểm tra thông tin của các khoản vay ngắn hạn/dài hạn 85 Bảng 2.15. Bảng ước tính chi phí lãi vay 87 Bảng 2.16. Bảng so sánh chi phí vay ước tính và chi phí lãi vay được hạch toán 88 Bảng 2.17.Trường Bảng kiểm tra tínhĐại hợp lý chọcủa lãi su ấKinht đối với vay cátế nhân Huế 89 Bảng 2.18. Bảng đối chiếu chi phí lãi vay từ hoạt động vay cá nhân 89 Bảng 2.19. Bảng đối chiếu thư xác nhận 92 SVTH: Lê Phương Thảo Tiên ii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khái quát quá trình kiểm toán BCTC 9 Sơ đồ 1.2. Các bước lập kế hoạch kiểm toán cụ thể 17 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty AAC 38 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Phòng Kiểm toán BCTC 4 38 Sơ đồ 2.3. Khái quát quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty AAC 41 Sơ đồ 2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty 42 Sơ đồ 2.5. Các bước trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty AAC 52 Sơ đồ 2.6. Các bước thực hiện công việc lập BC kiểm toán và BCTC dự thảo trình ban soát xét và ban giám đốc 54 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng Cân đôi kế toán BCKQKD Báo cáo Kết quá kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc CĐPS Cân đối phát sinh DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GLV Giấy làm việc HĐ Hợp đồng HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên LNTT Lợi nhuận trước thuế TK Tài khoản TNCN Thu nhập cá nhân TSCĐTrường Đại học TàiKinh sản cố đ ịnhtế Huế TXN Thư xác nhận VCSH Vốn chủ sở hữu SVTH: Lê Phương Thảo Tiên iv
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài: 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6 1.1 Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính: 6 1.1.1 Khái niệm kiểm toán BCTC 6 1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC: 7 1.1.3 Vai trò của kiểm toán 8 1.1.4 Khái quát quá trình kiểm toán BCTC 9 1.2 Cơ sTrườngở lý luận về kiểm toánĐại khoản họcmục vay trongKinh kiểm toán tế Báo Huế cáo tài chính: 10 1.2.1 Khái quát chung về các khoản vay: 10 1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục vay: 11 1.2.3 Những rủi ro sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục vay: 13 1.2.4 Quy trình kiểm toán các khoản vay tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính: 14 SVTH: Lê Phương Thảo Tiên v
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC. 32 2.1 Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AAC: 32 2.1.1 Khái quát chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC 32 2.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC: 41 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện tại Công ty ABC 55 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 55 2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục vay 76 2.2.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo kiểm toán: 93 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 96 3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC: 96 3.1.1 Ưu điểm 96 3.1.2 Hạn chế: 98 3.2. Giái pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại: 100 PHẦN TrườngIII KẾT LUẬN VÀ Đại KIẾN NGH họcỊ Kinh tế Huế 103 1. Kết luận: 103 2. Kiến nghị 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 SVTH: Lê Phương Thảo Tiên vi
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu: Trong xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới hiện nay, Việt Nam đã và đang có những bước đi để hòa mình vào nền kinh tế trong khối liên minh ASEAN cũng như khắp thế giời. Với những chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại và hợp tác quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã dần cởi mở hơn. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế của đất nước chúng ta trở nên sôi động hơn, náo nhiệt hơn nhưng cũng đầy rủi ro, cạnh tranh hơn. Cùng với xu hướng đó, ngành kiểm toán cũng có từng bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của mình, ngày càng được coi là một công cụ quản lý kinh tế, khắc phục rủi ro thông tin sai lệch trong BCTC, cung cấp sự tin cậy cho những bên có quan tâm. Kiểm toán BCTC cung cấp thông tin chính xác, trung thực một cách hợp lý nhất để các nhà đầu tư có những hướng đầu tư đúng đắn, hỗ trợ người quản trị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó, các công ty kiểm toán hiện nay không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả của các phần hành, chu trình khác nhau, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo. Mỗi phần hành, mỗi chu trình là một quá trình kiểm toán riêng biệt, song chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình của cuộc kiểm toán. Trong các phần hành của kiểm toán Báo cáo tài chính thì kiểm toánTrường Vay và nợ tài chính Đại là mộ t họcnội dung quanKinh trọng vì tếnó có Huếliên quan trực tiếp tới khả năng thanh toán và do đó cũng ảnh hưởng tới sự tồn tại của đơn vị. Bên cạnh đó, với sức ảnh hưởng của dịch Covid – 19, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải tạm ngừng hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động liên tục của công ty. Việc một doanh nghiệp thực hiện các chính sách vay và nợ tài chính để cung cấp thêm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều tất yếu. Do vậy, SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến kiểm toán phân hành Vay và nợ tài chính được xem là một phần việc quan trọng đối với các công ty kiểm toán, nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán đối với công ty khách hàng trong thời điểm hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi đã có điều kiện tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, Và bên cạnh những ưu điểm của những cuộc kiểm toán, cũng như của quy trình kiểm toán khoản mục vay, tôi nhận thấy vẫn còn những vấn đề cần được chú ý khắc phục như: KTV chưa thực hiện thử nghiệm kiểm soát nhằm hạn chế thử nghiệm cơ bản, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực cho cuộc kiểm toán, bởi vì KTV không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. Với sự quan trọng của khoản mục vay và nợ tài chính, cùng với việc cấp thiết khắc phục hạn chế trên và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng của kiểm toán, tôi quyết đinh chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” làm đề tài khóa luận đại học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung : Tìm hiểu quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. - Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của CôngTrường ty TNHH Kiếm toánĐại và Kế toánhọc AAC Kinhthực hiện tại côngtế tyHuế ABC. Đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vay của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn / dài hạn Đối tượng cho vay: Ngân hàng, tổ chức, cá nhân - Thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu kiểm toán của công ty AAC cho công ty khách hàng tại năm tài chính 31/12/2018 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như dưới đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo tài liệu về chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành, chuẩn mực kiếm toán Việt Nam, các tài liệu, hồ sơ kiểm toán tại công ty AAC để thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài này. Phương pháp điều tra, quan sát và phỏng vấn, điều tra bảng hỏi: Qua quá trình thực hiện kiểm toán thực tế tại những công ty khách hàng của AAC, tôi được trưởng đoàn phân công kiểm toán khoản mục vay (GLV E140 Vay và Nợ ngắn hạn, dài hạn) của một số khách hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập, tôi có điều kiện quan sát trực tiếp quá trình kiểm toán công ty khách hàng của công ty AAC và trực tiếp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi các anh chị kiểm toán viên để tìm hiểu những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến đề tài. [Phụ lục 1] Phương pháp tổng hợp tài liệu, thống kê phân tích số liệu: Tổng hợp những tài liệu có liênTrường quan ở hai phương Đại pháp trênhọc nhằm phânKinh tích, đánh tế giá sHuếố liệu cần thiết. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan về ưu và nhược điểm của quá trình, tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Phương pháp định tính: Trong qua trình tham gia công việc thực tế tại công ty khách hàng, tôi đã dựa vào những kiến thức của bản thân và những thông tin thu thập SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến được từ thị trường kinh tế chung, để thực hiện công tác và hoàn thành nhiệm vụ được đề ra. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm các nội dung như sau: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty ABC - Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty ABC Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính: 1.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính Có nhiều cách định nghĩa về kiểm toán khác nhau, nhưng theo cách hiểu chung và bản chất của kiểm toán được định nghĩa như sau: “Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xác định”. Nếu kế toán có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin cho các quyết định kinh tế của tổ chức liên quan thì kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá và đảm bảo nâng cao độ tin cậy của các thông tin kế toán. Hoạt động kiểm toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, mà căn cứ theo đối tượng cụ thể có thể phân thành kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Trong đó, kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu và phổ biến và đặc trưng nhất của kiểm toán ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đối tượng trực tiếp của kiểm toán BCTC là bản khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những bản khai này là các BCTC. Theo chế độ kế toán nước ta, các báo cáo tài chính của đơn vị bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, bảngTrường khai tài chính còn baoĐại gồm nhhọcững bảng Kinh kê khai có tính tế ch ấHuết pháp lý khác như các bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng dự toán và quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, các bảng kê khai tài sản cá nhân Kiểm toán báo cáo tài chính là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán của các KTV nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của các bản khai tài chính được xác minh dựa trên chuẩn mực kế toán. Kiểm toán tài chính được thực hiện dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Kết quả xác minh các bản khai tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán. 1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, mục tiêu của kiểm toán BCTC là:  Giúp cho KTV đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không.  Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Các mục tiêu kiểm toán chung: Sự tồn tại và phát sinh: xác minh tính có thật của tài sản và nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán, doanh thu và chi phí trên Báo cáo Kết quả kinh doanh. Sự đầy đủ: xác minh tài sản, nguồn vốn và các nghiệp vụ được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và được phản ánh đầy đủ trên BCTC. Quyền kiểm soát và nghĩa vụ: xác minh quyền kiểm soát đối với tài sản và nghĩa vụ pháp lý đối với nguồn vốn của đơn vị trên BCĐKT. Sự ghi chép chính xác: xác minh các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán; sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tínhTrường số dư và lên BCTC. Đại học Kinh tế Huế Sự đánh giá: xác minh các đối tượng kế toán được đánh giá phù hợp với nguyên tắc kế toán. Sự trình bày và khai báo: xác minh tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được trình bày và thuyết minh phù hợp với chuẩn mực kế toán. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Mục tiêu kiểm toán cụ thể: là các mục tiêu kiểm toán riêng cho từng khoản mục hoặc chu trình, được xác định trên cơ sở: Mục tiêu kiểm toán chung Đặc điểm của khoản mục hay chương trình Đặc điểm hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục hay chu trình đó. 1.1.3 Vai trò của kiểm toán Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý. Có thể khái quát vai trò của kiểm toán BCTC qua các mặt chủ yếu sau: Tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính và sự phản ánh của nó trong các tài liệu kế toán. Các đối tượng quan tâm đến BCTC bao gồm các cơ quan Nhà nước, các nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp Các đối tượng này không cần hoặc không thể biết tất cả các nghiệp vụ tài chính kế toán nhưng cũng cần biết thực trạng của hoạt động này. Chỉ có kiểm toán BCTC mới mang lại cho họ niềm tin vào những xác minh độc lập và khách quan, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nền họat động tài chính kế toán nói riêng và quản lý nói chung Bởi lẽ các hoạt động liên quan đến tài chính kế toán bao gồm rất nhiều mối quan hệ đa dạTrườngng, luôn luôn biến đĐạiổi và cấ uhọc thành bở i Kinhhàng loạt nghi tếệp v ụHuếcụ thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp ngoài việc có định hướng và thực hiện tốt các định hướng mà cần phải thực hiện thường xuyên các soát xét việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 1.1.4 Khái quát quá trình kiểm toán BCTC Lập kế Thực hiện Kết thúc hoạch kiểm toán kiểm toán Sơ đồ 1.1. Khái quát quá trình kiểm toán BCTC  Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rùi ro kiểm soát Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Thiết kế chương trình kiểm toán  Thực hiện kiểm toán Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (nếu có): nhằm thu thập bằng chứng nhằm đánh giá tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ. Thực hiện thử nghiệm cơ bản: nhằm thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọngTrường yếu trong BCTC. Đại học Kinh tế Huế + Thực hiện thủ tục phân tích: là việc so sánh các thông tin, nghiên cứu xu hướng nhằm phát hiện biến động bất thường. + Thực hiện các thử nghiệm chi tiết: là việc kiểm tra số dư và nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến  Kết thúc kiểm toán: là quá trình tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng thu thập được để KTV hình thành nên ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Xem xét giả thiết hoạt động liên tục của khách hàng Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán 1.2 Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính: 1.2.1 Khái quát chung về các khoản vay: Các khoản vay cũng như trái phiếu sẽ là phần bổ sung cho vốn chủ sở hữu đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khác với việc các doanh nghiệp huy động bằng cách phát hành trái phiếu thì khoản vay là quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp kèm theo các điều kiện thế chấp tài sản và việc sử dụng đúng mục đích vay. Mặt khác, các khoản vay lại có nhiều loại với những điều kiện vay và lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài những mục tiêu kiểm toán tài chính, kiểm toán các khoản vay còn hướng đến việc tuân thủ quy định chung về vay và sử dụng vốn. Các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo quy định chặt chẽ. Nhưng, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay và hoàn trả cả gốc và lãi cũng như việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết. Do đó, hệ thống kiTrườngểm soát nội bộ của đơnĐại vị cầ nhọc được quan Kinh tâm. tế Huế Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thể đảm bảo bằng các cách sau: - Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của mình. - Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Hoặc có thể từ chính tài sản hình thành từ vốn vay. Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng cho từng khách hàng. Do đó, kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hành và thanh toán tiền hàng. Thông thường, doanh nghiệp phải mở sổ phụ cho từng khách hàng để theo dõi các khoản phải trả. Doanh nghiệp chỉ thanh toán tiền hàng khi nhập đủ hàng hóa. Do vậy. doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi nhận hàng trên cơ sở hóa đơn và đơn đặt hàng. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hóa đơn của hàng bán, không căn cứ vào bảng sao kê tránh thanh toán trùng lặp. Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, có quy mô lớn hơn. Do sẽ có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên trước khi kiểm toán có thể yêu cầu doanh nghiệp lập “bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”. Vốn vay là một bộ phận cấu thành nên vốn doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết tận dụng vốn vay một cách có hiệu quả và biết cân đối cơ cấu vốn vay để mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời hạn cho vay mà đơn vị cho vay hay đơn vị đi vay phân loại các khoản vay. Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay gọi là thời hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi vay trong thời hạn một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả. HìnhTrường thức trả lãi có thĐạiể trả theo học từng tháng, Kinh trả đầy k ỳtếhay trHuếả cuối kỳ vay tùy theo hợp đồng vay. 1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục vay: Mục đích là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin cậy của cá thông tin về tính tuân thủ nguyên tắc. Đối với mỗi khoản mục, mỗi chu trình đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Còn đối với các khoản vay mục đích chung chính là đánh giá sự thay đổi số SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến dư tài khoản liên quan, sự trung thực à phù hợp với các nguyên tăcs kế toán được thừa nhận. Từ mục đích chung của kiếm toán có thể phát triển thành mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung đối với các khoản vay là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về khoản vay cùng với mức độ phù hợp của việc trình bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới các khoản vay. Các mục tiêu đặc thù đối với khoản vay gồm các mục tiêu sau: Mục tiêu hiện hữu: Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tình trạng khai khống các khoản vay và chi phí lãi vay. Mục tiêu đầy đủ (trọn vẹn): tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý không ghi chép môt hợp dồng vay bao gồm cả số tiền gốc, lãi vay, thời hạn trả lãi, trả nợ gốc khoản mục đó đã vi phạm mục tiêu này. Mục tiêu tính giá: các nghiệp vụ có gốc ngoại tế được quy đổi ra đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp có giao dịch tại thời điểm ghi nhận khoản vay còn đối với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay sử dụng tỷ giá hạch toán nhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá ngày 31/12. MụTrườngc tiêu quyền và ngh Đạiĩa vụ: Đơn học vị phải cóKinh nghĩa vụ thanhtế toánHuế mọi khoản vay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. Xem xét các khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không? Mục tiêu phân loại và trình bày: Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiếm toán. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến vay, nợ có nghĩa rằng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản vay được SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến trình bày vào tài khoản thích hợp. Đôi khi,các nghiệp vụ vay được ghi nhận cho Ngân hàng A thì lại hạch toán sang Ngân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn thành khoản vay dài hạn đã vi phạm mục tiêu này. Mục tiêu đúng kỳ: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép vào sổ sách. Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay có được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quy định hay không? Nếu việc ghi chép không đúng kỳ gây ảnh hưởng đến số dư trong kỳ cũng như các kỳ liên quan. 1.2.3 Những rủi ro sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục vay: - Không theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trà (gốc lẫn lãi), số tiền còn lại phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay, từng mục đich vay. - Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng cho khoản mục vay không hợp lý và nhất quán. Không tính tiền lãi vay mà hạch toán trên cơ sở thông báo của ngân hàng. - Chứng từ gốc vay và chứng từ thanh toán không đầy đủ và hợp lệ. Khi vay vốn không có đầy đủ phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng hay đối với chứng từ thanh toán, không có phiếu chi hoặc giấy báo nợ của ngân hàng hoặc một trong những chứng từ đó thiếu chữ ký của những người có liên quan. Khế ước vay không ghi rõ thời hạn trả nợ. - Chênh lệch khế ước nhận nợ với chứng từ thu tiền, nhận hàng hóa, tài sản hay các nghiệp vụ trả lãi, trả nợ gốc với những chứng từ thanh toán, chi tiền. - HTrườngạch toán không đ ầĐạiy đủ và khônghọc chính Kinh xác lãi vay tếphải trHuếả trong năm theo hợp đồng vay vốn và khế ước nhận nợ. - Hạch toán vào chi phí vượt quá số tiền lãi vay phải trả thực tế trong năm. - Hạch toán tiền lãi vay vào các đối tượng không đúng mục đích vay - Phân loại sai các khoản vay ngắn hạn, dài hạn SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Ghi chép số liệu vay ngắn hạn, dài hạn chưa đầy đủ so với số thực tế phát sinh. Chưa hạch toán giảm tiền vay được xóa. - Khả năng thanh toán các khoản vay của đơn vị thấp. đơn vị thường xuyên phải đáo nợ để thanh toán nợ vay đến hạn. - Chưa đối chiếu số dư các khoản vay tại thời điểm 31/12. Số đối chiếu và số sổ sách có chênh lệch do chưa hạch toán lãi vay chưa trả được vào gốc vay. - Không theo dõi chi tiết các khoản vay VNĐ và các khoản vay ngoại tệ. - Chưa đánh giá lại số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ tại ngân hàng mà trực tiếp thực hiện vay vốn ở thời điểm lập BCTC. 1.2.4 Quy trình kiểm toán các khoản vay tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính: Nhắm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị cao làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trong BCTC, mỗi cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước sau và đây cũng là quy trình kiểm toán áp dụng cho kiểm toán khoản mục vay cũng như các khoản mục khác trong BCTC. 1.2.4.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán đối với các khoản vay Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất pháp từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán các khoản vay. Mà cònTrường là nguyên tắc cơ b ảĐạin trong công học tác ki ểKinhm toán đã đư ợtếc quy Huế định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán các khoản vay có hiệu quả và chất lượng. KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của công tác kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến công tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phân bổ cho khoản mục. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán khoản mục này. Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho các khoản mục vay: - Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa các ý kiến đúng đắn về kết luận đối với các khoản mục vay. Từ đó giảm thiểu các sai sót với khoản mục này. - Phối hợp hiệu quả với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý đã được phân bổ cho khoản mục này. - Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán khoản mục vay đang được thực hiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán khoản vay sẽ gồm ba bộ phận sau: Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được thực hiện có hiệu quả, Giám đốc kiểm toán và các KTV cao cấp thường lập chiến lược kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300: Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của công ty được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếTrườngp cận chi tiết về n ộĐạii dung, lị chhọc trình và Kinhphạm vi dự kitếến c ủHuếa các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc tập kế hoạch tổng thể để có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả và đúng thời gian dự kiến. Chương trình kiểm toán các khoản vay: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia công việc, và là phương tiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến khoản mục, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thơi fgian ước tính cần thiết cho khoản mục vay. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán cụ thể gồm 6 bước công việc như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán cho khoản mục vay Thu thập thông tin cơ sở Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá rủi ro trọng yếu kiểm toán khoản mục vay Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán cho khoản mục vay Sơ đồ 1.2. Các bước lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Thu thập thông tin về các khoản vay: Các thông tin về các khoản vay có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của chúng: Trường Đại học Kinh tế Huế Thông tin xác nhận từ bên ngoài: Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho khoản mục vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toán về khoản mục này. Để quyết định có sử dụng việc xác nhận từ bên ngoài hay không thì ta SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến cần xem xét: Mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và các khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán khoản mục xuống mức thấp nhất. Khi mà mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao thì việc sử dụng các thủ tục xác nhận từ bên ngoài sẽ đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp với mục tiêu kiểm toán. Dù vậy, nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp, ta cũng có thể sử dụng xác nhận từ bên ngoài trong việc thu thập bằng chứng thích hợp. Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài sẽ do nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Vì vậy KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân, tổ chức cho vay và cần lưu ý khi xác lập các nội dung sau: - Số dư nợ vay (gốc vay) còn phải trả - Các khoản thế chấp cho các khoản vay - Lãi suất các khoản vay - Kế hoạch thu hồi các khoản nợ vay gốc (thời gian, số nợ vay gốc) - Tiền lãi vay còn phải trả tại ngày 31/12/2018 - Thời hạn thanh toán cuối cùng của khỏa vay Phải kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng yêu cầu xác nhận và tùy theo từng đối tượng để xác định hình thức gửi thư xác nhận. Nếu không nhận được sự phản hồi từ cá nhân, tổ chức cho vay, thì KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán khác bổ sung như: - STrườngử dụng tư liệu của KTVĐại khác học Kinh tế Huế - Tìm hiểu và sử dụng tư liệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Hoặc có thể sử dụng tư liệu từ các chuyên gia SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến KTV cần phải xem xét tính chính xác và tin cậy của những thông tin phản hồi và sẽ có lúc phải thực hiện các thủ tục khác như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax, để xác nhận lại. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay: Việc thực hiện thủ tục phân tích sẽ được KTV thực hiện ngay từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về công tác kiểm toán. Quy trình phân tích là việc phân tích số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, từ đó tìm ra xu hướng, biến động, các mối quan hệ có mâu thuẫn với nhau với các thông tin khác hoặc những chênh lệch quá lớn so với dự kiến. Là việc so sánh các thông tin về các khoản vay theo từng kỳ kế toán, từng đối tượng cho vay, giữa thực tế các khoản chi phí lãi vay phải trả với chi phí lãi vay phải trả dự tính; so sánh giữa các khoản vay ngắn hạn, dài hạn với nhau; so sánh thông tin về các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác. Mục đích của việc phân tích các khoản vay tài chính (việc phân tích này được sử dụng ở cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán) nhằm: giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục này và để kiểm tra toàn bộ GLV của khoản mục này trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. Mức độ tin cậy của quy trình phân tích các khoản vay: kết quả phân tích phụ thuộc vào các yếu tố: tính trọng yếu của khoản mục vay, các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán; độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục này. Kiểm tra các yếu tố bất thường đối với khoản mục vay: Nếu có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhằm thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. ĐánhTrường giá mức độ trọ ngĐại yếu, rủ ihọc ro kiểm toánKinh của kho ảntế mụ cHuế vay: Đánh giá mức độ trọng yếu được coi là bước cơ bản và quan trọng, KTV cần ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được trên BCTC, xác định phạm vi cuộc kiểm toán và đánh giá sai sót lên BCTC để từ đó xác định tính chất, thời gian và phạm vi khảo sát cho cuộc kiểm toán. Từ việc ước lượng mức độ trọng yếu, KTV phân bổ mức độ trọng SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến yếu cho từng khoản mục. Ngoài ra, việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu còn giúp cho KTV lập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hiệu quả, phù hợp hơn. Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như trên từng khoản mục, từ đó đề ra những thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình phù hợp cho từng khoản mục. Đây được gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán. Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau: DAR = IR x CR x DR => IR = Trong đó: DAR: rủi ro kiểm toán IR: rủi ro cố hữu (tiềm tàng) CR: rủi ro kiểm soát DR: rủi ro phát hiện Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho khoản mục vay ngay từ trong giai đoạn lập kế hoạch. Rủi ro kiểm toán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ tin tưởng của người sử dụng bên ngoài vào số liệu trên BCTC, khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi phát hành báo cáo tài chính (các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, số dư cao trong khi các yếu tố khác không đổi, thì khả năng thanh toán được đánh giá tốt và ngược lại). SauTrường khi đã đánh giá rủĐạii ro kiểm họctoán, KTV Kinh tiến hành đánh tế giá Huế rủi ro cố hữu. Rủi ro cố hữu ( IR: Inherent Risk) là sự nghi ngờ số dư tài khoản vay trong một nghiệp vụ vay nào đó mà ở đó sai sót có thể xảy ra. Rủi ro này liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro cố hữu phụ thuộc vào: o Đầu tiên là bản chất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro cố hữu có thể tăng lên tùy thuộc đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nó có thể tạo ra một số khó khăn nhất SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến định cho việc kiểm toán từ đó dẫn tới việc làm tăng khả năng gian lận hoặc những sai sót trên BCTC. o Thứ hai là tính trung thực của Ban Giám đốc: Họ có thể không được xem là hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp. Khi trong Ban Giám đốc có một số ít cá nhân thiếu trung thực nắm quyền kiểm soát thì khả năng các số liệu trên BTCT bị báo cáo sai sót một cách nghiêm trọng sẽ tăng lên cao. o Thứ ba kết quả các lần kiểm toán trước: Với tài khoản được phát hiện sai sót ở những lần kiểm toán trước, rủi ro cố hữu được xác định ở mức cao. o Thứ tư: là hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Với hợp đồng kiểm toán đầu tiên, hiểu biết của KTV về đơn vị vẫn chưa đầy đủ nên họ thường đánh giá rủi ro cố hữu cao hơn so với hợp đồng kiểm toán được gia hạn. o Thứ năm: các nghiệp vụ kinh tế không xảy ra thường xuyên. Các nghiệp vụ này sẽ có khả năng bị ghi nhận sai nhiều hơn so với các nghiệp vụ xảy ra thường ngày vì khách hàng ít kinh nghiệm trong việc hạch toán. Ví dụ: đối với một doanh nghiệp thường xuyên xảy ra hợp tác với các tổ chức cho vay trong nước, thì việc hợp tác với tổ chức cho vay nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì chưa nắm rõ được quy định trong việc hạch toán. o Thứ sáu là, các ước tính kế toán. o Cuối cùng là số dư của các tài khoản vay: Số tiền vay càng lớn thì rủi ro càng được đánh giá cao hơn so với tài khoản có số dư nhỏ hơn. Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả đánh giá những rủi ro kiểmTrường toán, rủi ro cố hữu, Đại Dưới đâyhọc là bảng Kinhthể hiện mố i quantế hHuếệ giữa bằng chứng kiểm toán và việc đánh giá rủi ro: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 1. 1 Bảng thể hiện mối quan hệ giữa bằng chứng kiểm toán và việc đánh giá rủi ro Số lượng Rủi ro Rủi ro Trường Rủi ro kiểm Rủi ro cố bằng chứng kiểm soát phát hiện hợp toán (DAR) hữu (IR) cần thu (CR) (DR) thập 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình 3 Thấp Cao Cao Thấp Cao 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát đối với khoản vay tài chính: Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán là những công việc kiểm toán dự kiến cần thực hiện, thời gian cần hoàn thành và sự phân công giữa các KTV, cũng như dự kiến về những bằng chứng kiểm toán cần thu thập và sử dụng. Việc thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Một là, Công việc sẽ được sắp xếp phù hợp với nhân lực hiện có, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV có thể hỗ trợ cho các KTV chưa đủ kinh nghiệm. Hai là, chương trình kiểm toán sẽ là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua cácTrường bước công việc còn Đại phải th ựhọcc hiện. Cu Kinhối cùng, đây tếlà bằ ngHuế chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện trong cuộc kiểm toán 1.2.4.2 Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với các khoản vay: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Thực hiện kiểm toán là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán cho khoản mục vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Giai đoạn này chủ yếu gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản vay tài chính và thực hiện các thủ tục kiểm soát hay thử nghiệm cơ bản đối với việc vay vốn hay khoản mục vay trên BCTC. Việc thực hiện kiếm toán khoản mục vay được tiến hành theo các bước đã được phân trong giai đoạn kế hoach kiểm toán theo đúng thời gian và trình tự. Thực hiện kiểm toán các khoản vay sẽ được tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Thực hiện thủ tục kiểm soát KTV sẽ có sự hiểu biết cụ thể và đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán cũng như để xác định tính chất, thời gian và phạm vi của cuộc kiểm toán. Nếu hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là tốt thì việc thu thập bằng chứng kiếm toán của KTV sẽ ít hơn do rủi ro kiểm soát (CR) thấp và ngược lại. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết lập cho toàn bộ tổng thể BCTC không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và trên các nghiệp vụ của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thực hiện theo bốn bước: - Thu thập tìm hiểu về hệ thống KSNB và trình bày lên giấy làm việc (GLV) Những yếu tố chính trong việc tìm hiểu về hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin về các khoản vay, các thủ tục kiểm soát đối với các khoản vay. - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay - ThTrườngực hiện thử nghiệ mĐại kiểm soát: học Kinh tế Huế Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để xem xét việc giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và trên nghiệp vụ xảy ra đối với khoản mục vay. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra lại tài liệu có liên quan hoặc quan sát phỏng vấn các thủ tục liên quan đến khoản mục vay. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Lập bảng đánh giá hệ thống KSNB Bước 2: Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích thực hiện theo quy trình đã được thiết kế trước đối với từng khoản mục, tùy từng công ty kiểm toán sẽ áp dụng chương trình kiểm toán khác nhau cũng như thủ tục phân tích khác nhau, nhưng hầu hết vẫn là phân tích ngang, phân tích dọc. Thủ tục phân tích mọi khoản mục đều thực hiện qua năm bước cơ bản, đối với việc phân tích khoản mục vốn vay cũng như vậy: - Phát triển mô hình; - Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và các nghiệp vụ kinh tế; - Ước tính giá trị và so sánh với giá trên được ghi nhận trên sổ sách; - Phân tích nguyên nhân dẫn đến chênh lệch; - Xem xét những phát hiện được qua cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục vay và nợ tài chính thì các thủ tục phân tích như sau sẽ thường được áp dụng: - Một là, so sánh số dư tài khoản vay ngắn hạn/dài hạn năm nay so với năm trước. Việc so sánh này thường được sắp xếp theo từng đối tượng khác nhau cho cả hai năm. - Hai là: so sánh tỷ lệ các khoản vay với tổng nguồn vốn để xem xét cơ cấu vốn trong doanh nghiệp, từ đó xem xét tính hợp lý đối với biến động chung của toàn ngành. Trường Đại học Kinh tế Huế - Ba là: Tính toán lại số dư khoản mục vay và nợ dài/ ngắn hạn và so sánh với số liệu do công ty đã ghi chép. - Bốn là: Ước tính lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo quy định và các khoản phải trả vào mỗi kỳ. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Khi có sự thay đổi, chênh lệch lớn hay xuất hiện nghiệp vụ bất thường, KTV xem lại cách tính toán của mình xem có sai sót ở đâu không? Nếu thấy không có thì có thể phỏng vấn kế toán phụ trách phân hành đó để tìm ra nguyên nhân. Bước 3: Thực hiện thủ tục chi tiết Việc kiểm tra chi tiết là áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm tra việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản. Các biện pháp này bao gồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra trực tiếp và quan sát, soát xét lại chứng từ, sổ sách. Đối với các khoản mục cụ thể, tùy thuộc vào từng mục tiêu mà KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp. Dưới đây là một số thủ tục kiểm tra chi tiết cho khoản mục vay. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư - Lập bảng tổng hợp các khoản vay theo số dư đầu kỳ, số biến động phát sinh tăng, số biến động phát sinh có và số dư cuối kỳ (theo hợp đồng vay, mục đích vay). Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm giữa báo cáo tài chính, sổ nhật ký chung và sổ chi tiết, và báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có). Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết phổ biến Tính hợp lý chung - So sánh các khoản vay riêng biệt còn th i h n vay v c Các khoTrườngản vay vốn, lãi tính Đại dồn gốc họcphải ờ Kinhạ ới niêntế đ ộHuếtrướ trả và các chi phí khác liên quan đều hợp - So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi lý tính dồn gốc phải trả và các chi phí khác để thấy được tính hợp lý của chúng Các mục tiêu đặc thù - Kiểm tra các khoản tiền vay đã thanh toán và chưa thanh toán tính đến ngày lập SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết phổ biến nh có ch ng t Các khoản vốn vay phải trả hiện có đều BCTC, để xác đị ứ ừ nào chưa c h ch toán trên s k toán hay không, được phản ánh đầy đủ trên bảng kê tiền đượ ạ ổ ế ho phát hi n các vay ( mục tiêu đầy đủ) ặc ghi không đúng để ệ trường hợp bị bỏ sót hoặc ghi trùng. - Thu thập các bảng xác nhận từ ngân hàng và các chủ vốn vay thông qua việc gửi thư xác nhận, từ đó đối chiếu cụ thể từng khoan vay với bảng xác nhận đó để xác minh sự tồn tại trong thực tế của các khoản vay đó. - Thu thập các bảng xác nhận của ngân hàng hay của các chủ vốn vay đối với các khoản vay trước đây đã thanh toán hoặc chưa được liệt kê vào bảng kê. Đây là việc xác minh số dư bằng 0 cho những tài khoản vay. - Phân tích các chi phí có liên quan đến các khoản vay để phát hiện ra những khoản vay hoặc lãi vay không có thực. - Kiểm tra việc hủy bỏ các chứng từ vay đã thanh toán để đảm bảo chúng không Trường Đại họccòn Kinhđược lưu hành, tế và Huếdoanh nghiệp vẫn phải lưu giữ hồ sơ các khoản vay đó. - Xem xét lại các biên bản họp Giám độc, Hội đồng quản trị về các khoản vay đã được phê chuẩn nhưng vẫn chưa được SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết phổ biến hạch toán trong sổ kế toán. Tính hiện hữu của số liệu đã hạch toán - Tổng cộng các khoản vay, lãi tính dồn trên khoản mục vay gốc phải trả trên sổ kế toán tiền vay, đối chiếu số lượng tương ứng trên bảng liệt kê tiền vay và lãi vay. - Đối chiếu các số tổng cộng trên các sổ chi tiết tiền vay với sổ tổng hợp khoản vay, từ đó đối chiếu số liệu trên sổ tổng hợp với khoản mục tiền vay trên BCTC (Bảng Cân đối kế toán). - Đối chiếu chứng từ của các khoản vay phải trả với các sổ chi tiết tiền vay của từng đối tượng cho vay. Đánh giá tính đúng đắn các khoản vay - Kiểm tra khoản vay gốc và tỷ lệ lãi vay vốn, lãi vay trên các khế ước vay và bảng kê tiền vay. - Xác nhận các khoản vay, thời hạn trả và các khoản vay đã thanh toán xong. - Kiểm tra việc quy đổi các khoản vay bằng ngoại tệ và chi phí lãi vay phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ tại ngân Trường Đại họchàng Kinh nơi doanh tế nghi ệHuếp thực hiện giao dịch. - Tính lại tiền lãi phải trả và so sánh với tiền lãi đã hạch toán và ghi trên bảng liệt kê các khoản vay. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết phổ biến Các khoản vay được hạch toán đúng kỳ và - Kiểm tra, đối chiếu ngày phát sinh kịp thời nghiệp vụ vay trên chứng từ và ngày ghi sổ Các khoản vay trên bảng kê được phân - Kiểm tra ngày đến hạn trả của từng loại đúng khoản vay để xác định xem các khoản vay đã được hạch toán đúng vào các tài khoản “Vay ngắn hạn”, “Vay dài hạn đến hạn trả”, “Vay dài hạn” hay chưa? - Kiểm tra việc sử dụng tiền vay đã đúng mục đích cam kết hay chưa bằng cách xem xét thực tế sử dụng khoản vay đó với cam kết được ghi trên hợp đồng tín dụng hay kế ước vay. Các khoản vay, lãi vay đều được công - Kiểm tra các giấy xác nhận về việc vay khai đúng đắn vốn của các cá nhân cho vay về các thông tin chi tiết liên quan. - Kiểm tra các hợp đồng tín dụng, khế ước vay và các thủ tục khác. - Kiểm tra sự kê khai đúng đắn các tài sản cầm cố như vậy thế chấp cho các khoản Trường Đại họcvay Kinhtừ chứng từ ntếợ ph ảiHuế trả - Thu thập các hợp đồng vay có hiệu lực trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (nếu là năm thứ hai kiểm toán trở về sau, chỉ cần thu thập các hợp đồng mới phát sinh, có hiệu lực sau ngày kết thúc kiểm toán năm trước) và lập bảng tổng hợp với những thông tin cụ thể sau: + Tên cá nhân, đơn vị cho vay SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến + Số ngày hợp đồng, cam kết nợ + Ngày bắt đầu có hiệu lực vay, ngày đáo hạn trả + Tỷ lệ lãi suất (%) và mức cố định lãi phải trả (nếu có) + Số tiền vay (VNĐ, quy đổi sang VNĐ nếu là ngoại tệ) + Số tiền phải trả từng kỳ + Các bảo đảm cho khoản vay + Các vấn đề có liên quan khác - Kiểm tra các khoản chi phí liên quan + Đối chiếu các khoản lãi vay đã ghi nhận với bảng tính lãi của người cho vay (Ngân hàng, quỹ tín dụng, ) + Ước tính chi phí lãi vay theo các thông tin có trên hợp đồng vay và so sánh với chi phí lãi vay đã được ghi nhận để đảm bảo các chi phí lãi vay được ghi nhận đầy đủ và đúng quy định. + Kiểm tra việc phân bổ lãi vay trong kỳ và phân bổ các đối tượng nào, có phù hợp với mục đích vay hay không? - Kiểm tra phân loại vay dài hạn sang vay dài hạn đến hạn trả vào thời điểm kết thúc kỳ kế toán. Tính toán lại các khoản vay đó dựa trên hợp đồng vay, kế hoạch trả và tình hình thanh toán trong năm. - Đối với các khoản vay tài chính bằng ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, đánh giá lại số dư cuối kỳ theo quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2.4.3 Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán và đưa ra ý kiến của KTV đối với các khoản vay Căn cứ kết quả kiểm toán khi kết thúc chương trình kiểm toán, KTV đưa ra một trong số các loại ý kiến như sau: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Ý kiến chấp nhận toàn phần; - Ý kiến kiểm toán ngoại trừ - Ý kiến kiểm toán trái ngược - Ý kiến kiểm toán từ chối Ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp cho rằng tất cả các khoản mục trên BCTC đều được phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Việc đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là tất cả các khoản mục nói chung, hay đối với khoản mục vay nói riêng được kiểm toán là hoàn toàn chính xác, nó còn được đưa ra trong trường hợp khoản mục có sai sót nhưng là sai sót không trọng yếu. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ sẽ được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp cho rằng các khoản mục trên BCTC đã được trình bày trung thực và hợp lý trên khía cạnh trong yếu tình hình tài chính cửa đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố (hoặc ngoại trừ các yếu tố) đã được KTV nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Ý kiến kiểm toán từ chối: Khi KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng của sai sót có thể có là trọng yếu và lan tỏa. Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với Ban Giám độc là trọng yếu và lan tỏa đến mực độ mà KTV cho rắng ý kiến kiểm toán ngoại trừ là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ trọng yếu của sai sót xảy ra trênTrường các khoản mụ cĐại được trình học bày trên Kinh BCTC cũng tếnhư khoHuếản mục vay nói riêng. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC. 2.1 Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AAC: 2.1.1 Khái quát chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC Tên viết tắt: AAC Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd. Trụ sở chính: Địa chỉ: Lô 78-89 Đường 30 tháng 4, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (84) 2363 655 886 Fax : (84) 2363 655 887 E-mail : aac@dng.vnn.vn Website: Logo Trường Đại học Kinh tế Huế Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Tầng 4 Tòa nhà Hoàng Đan, 47-49 Hoàng Sa, TP Hồ Chí Minh SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Chi nhánh tại TP Hà Nội: Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC là công ty kiểm toán độc lập, tiền thân là công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh công ty kiểm toán đóng tại Đà Nẵng. AAC là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 04 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày 07/05/2007, AAC đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay AAC đã trở thành thành viên của Tổ chức kiểm toán Quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, AAC có đội ngũ gồm trên 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học, 15% được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước ( như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ) và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, thuế ở Việt Nam và quốc tế. Nhờ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được lựa chọn kĩ càng, đạo đức nghề nghiệp tốt, AAC được nhiều khách hàng tín nhiệm và lựa chọn làm công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán. Do đó, từ khi thành lập đến nay, công ty đã vinh dự đạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó hai năm 2008 và 2009, AAC được bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”. Năm 2009, AAC được Đài Tiếng nói ViệTrườngt Nam, Bộ Công Thương, Đại B ộhọcThông tinKinh và Truyền thông,tế Huế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Các loại hình dịch vụ chuyên ngành  Dịch vụ kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của AAC. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo các Quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và các quy định hiện hành, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Từ các kết quả kiểm toán , AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán. Trong lĩnh vực kiểm toán, công ty cung cấp dịch vụ về hầu hết các mảng kiểm toán như: - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kiểm toán xây dựng cơ bản). - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự toán. - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - KiTrườngểm toán nội bộ. Đại học Kinh tế Huế - Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.  Dịch vụ kế toán: Ngoài ra, AAC còn cung cấp các dịch vụ kế toán như: - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho các nhân viên kế toán của các đơn vị. - Lập báo cáo tài chính định kỳ. - Chuyển đổi các báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán cho các đơn vị  Dịch vụ tư vấn thuế: Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng do các quy định về thuế càng ngày càng trở nên phức tạp. Với một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về các sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Đối với nhiều cá nhân, thuế thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn. Với khả năng của mình, AAC giúp các khách hàng của mình có đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như đảm bảo được giá trị tài sản của mình. Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm: - Tư vấn việc áp dụng chính sách thuế - Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. - Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế. - Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan.  Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư: AAC cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư như sau: - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. - TưTrường vấn thiết lập cơ chĐạiế tài chính học nội bộ. Kinh tế Huế - Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán -tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý. - Soát xét BCTC. - Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp. - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến  Dịch vụ đào tạo, tuyển dụng: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút, từng giây, để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất, AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới. AAC cung cấp các dịch vụ tư vấn đào tạo và tuyển dụng sau: - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và KTV nội bộ. - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. - Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và KTV nội bộ. Phương châm hoạt động  Giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.  Cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn.  Góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp.  Trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán Quốc Tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểTrườngm toán của nhà nư ớĐạic Việt Nam học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Cơ cấu tổ chức Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Báo Cáo Tài Chính Xây Dựng Cơ Bản Khối Phòng Chi Nhánh Chi Phòng Khối Kiểm Toán Tư Vấn và TP Hồ Nhánh TP Kế Toán Kiểm Toán BCTC Đào Tạo Chí Minh Hà Nội Tài Chính XDCB Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Soát Toán Toán Toán Toán Soát Toán Toán Chất BCTC BCTC BCTC BCTC Chất XDC XDC Lượng 1 2 3 4 Lượng B 1 B2 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty AAC Cơ cấu tổ chức Phòng Kiểm toán BCTC 4 Trưởng phòng kiểm toán Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên TrườngSơ đồ 2.2. CơĐại cấu tổ chhọcức Phòng Kinh Kiểm toán tếBCTC Huế 4 SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trong cơ cấu tổ chức:  Tổng Giám đốc: là người có quyền cao nhất, chức năng của tổng giám đốc là: - Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động công ty. - Duy trì các mối quan hệ với các cán bộ cấp cao của công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về các vấn đề kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng. - Chịu trách nhiệm đánh giá các công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc uỷ quyền lại cho giám đốc hoặc phó giám đốc các khối.  Phó Tổng Giám đốc: - Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công uỷ quyền giải quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề được phân công và uỷ quyền. - Phụ trách trực tiếp một trong hai mảng công việc: báo cáo tài chính và xây dựng cơ bản.  Giám đốc các khối: gồm giám đốc của hai khối Báo cáo tài chính và Xây dựng cơ bản, phụ trách các vấn đề: - VTrườngề nghiệp vụ chuyên Đại môn học Kinh tế Huế - Về nhân sự - Cộng tác, hỗ trợ - Hành chính  Trưởng phòng: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Trưởng Phòng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng Phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, có chức năng như một cầu nối giữa Tổng giám đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính.  Kiểm toán viên chính: - Giám sát trực tiếp công việc của các trợ lý, nhân viên thử việc. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán nếu có phát sinh các sự kiện bất thường, có thể báo cáo và hỏi ý kiến của các cấp cao hơn. - Xem xét các giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo các nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán, như phân công công việc cho các trợ lý, soát xét lại giấy tờ làm việc của các trợ lý. - Ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.  Trợ lý kiểm toán viên: Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán viên hoặc người quản lý công việc về tất cả những vấn đề liên quan đến việc thực hiện một công việc. Tuỳ vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm 3 loại: - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1. - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2. - TrTrườngợ lý kiểm toán viên Đại cấp 3. học Kinh tế Huế  Phòng tư vấn đào tạo: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giảng dạy, đào tạo các lớp học thực hành kế toán và kiểm toán do công ty tổ chức. Đào tạo, giảng dạy cho sinh viên thực tập tại công ty. Chịu trách nhiệm cập nhật và cung cấp những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến kiểm toán cho nhân viên công ty. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 2.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC: Sơ đồ 2.3. Khái quát quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty AAC 2.1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của mỗi quy trình kiểm toán, do đó đây là tiền đề cho những công việc kiểm toán của một cuộc kiểm toán.Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Hiện nay, lĩnh vực kiểm toán có sự cạnh tranh rất cao, việc có thêm hay giữ một khách hàng tuy có khó khăn hơn nhưng KTV vẫn phải cận trọng trong việc quyết định có tiếp nhận thêm một khách hàng mới hay không bởi trách nhiệm và pháp lý của KTV rất lớn. Để quyết định xem có nên chấp nhận hay duy trì một khách hàng, công ty kiểm Trườngtoán phải cân nhắ c Đạitính độc lậhọcp, năng l ựKinhc để phục vụ tếkhách Huế hàng một cách tốt nhất và cần lưu ý đến tính chính trực của nhà quản lý đơn vị. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Theo khoản c điều 30 Luật Kiểm toán độc lập nêu rõ “Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán” nên AAC luôn cân nhắc tìm hiểu về khách hàng của mình đồng thời luôn xem xét một cách thận trọng những khách hàng hiện có để đưa ra những quyết định hợp lý nhất nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Hệ thống kế Tìm hiểu thông toán tin hay cập nhật Khách hàng thông tin Hệ thống KSNB Ký kết hợp đồng kiểm toán Phân tích báo cáo tài chính Thảo luận về kế hoạch kiểm toán Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước Lập kế hoạch kiểm toán Tài liệu và thông tin yêu cầu khách Lãnh đạo phòng kiểm tra kế hoạch Trườngkiểm toán Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khoản mục vay cũng tuân thủ các bước trên, cụ thể như sau: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Tìm hiểu thông tin về khách hàng Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 có viết “ Để thực hiện kiểm toán BCTC , KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Do vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các khách hàng, KTV ở AAC đã thu thập hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của đơn vị, các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu, loại hình sở hữu và bộ máy quản trị, các hoạt động đầu tư và tài chính của DN. KTV sẽ yêu cầu công ty cung cấp Bảng kê chi tiết các tài khoản vay, các hợp đồng vay ngân hàng, vay của tổ chức hay vay của cá nhân, tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn (đối với vay của cá nhân), đối chiếu công nợ. KTV thực hiện các thủ tục phân tích đối với những thông tin đã được thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về tính chất, thời gian và nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽ được áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ngoài ra, qua quá trình thu thập thông tin về khách hàng để biết thêm được tình hình vay và thanh toán các khoản vay năm trước công ty như thế nào nhằm có cái nhìn khách quan hơn về tình hình năm nay. Ngoài ra, AAC sẽ thu thập thêm giấy tờ xác nhận từ ngân hàng để đối chiếu với số liệu mà công ty đã thu thập được ở công ty được kiểm toán. Từ đó KTV có hướng thực hiện cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả hơn. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 có ghi “Thu thập những hiểu biết về đơn vTrườngị được kiểm toán vàĐại môi trư ờhọcng của đơnKinh vị, trong đótế có kiHuếểm soát nội bộ là một quy trình liên tục và linh hoạt trong việc thu thập, cập nhật và phân tích thông tin trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán”. KTV ở AAC sẽ tìm hiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các hoạt động kiểm soát, hoạt động giám sát tại khách hàng. Ngoài ra KTV nghiên cứu SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến công việc của các kiểm toán viên nội bộ ( nếu có) vì những KTV nội bộ này đã có những đóng góp đáng kể vào việc tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Xây dựng mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán - Đánh giá rủi ro đối với các sai phạm trọng yếu bao gồm cả gian lận và sai sót. Theo đó, kiểm toán viên sẽ xác định tài khoản có số dư lớn để thực hiện kiểm toán, đồng thời xác định rủi ro tiềm tàng. - Đánh giá tính trọng yếu của khoản mục dựa trên tính trong yếu của toàn bộ báo cáo tài chính qua các chỉ tiêu về tính trọng yếu. Thiết kế chương trình kiểm toán - Bước tiếp theo của quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán đó là thiết lập chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán tại AAC bao gồm các nội dung và các thủ tục kiểm toán cần thiết cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán - Chương trình kiểm toán mẫu của AAC về kiểm toán khoản mục vay như sau: Bảng 2.1. Chương trình kiểm toán mẫu cho khoản mục vay Người Tham STT Thủ tục thực chiếu Ghi chú hiện GLV 1 Thu thập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm các khoản vay/nợ trong năm. Đối chiếu số liệu với các tài liệu có liên quan Trường(sổ Cái, sổ chi tiế t Đạitừng tài khohọcản, Bả ngKinh tế Huế Cân đối phát sinh, BCTC) 2 Lập và gửi thư xác nhận về các khoản vay đến các bên cho vay/ nợ. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Người Tham STT Thủ tục thực chiếu Ghi chú hiện GLV trên sổ chi tiết, giải thích chênh lệch (nếu có). Trường hợp Thư xác nhận (TXN) không có hồi âm: Gửi TXN lần 2 (nếu cần); Thực hiện thủ tục thay thế: Kiểm tra hợp đồng vay, Phiếu nhận tiền vay. 3 So sánh số dư vay và nợ năm nay với năm trước, phân tích tỷ trọng số dư của các khoản vay và nợ so với tổng nợ phải trả và so sánh với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động. 4 Kiểm tra bộ hồ sơ, chứng từ gốc của các khoản vay/nợ (phương án vay, thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng tín dụng, kế hoạch hoàn trả, chứng từ nhận, hoàn trả tiền vay, các phương thức đảm bảo tiền vay và nợ, ). 5 Kiểm tra lãi suất vay của các hợp đồng vay cá nhân có vượt trần lãi suất quy định Trườngcủa các văn bản vĐạiề thuế, vi ệhọcc tính thu Kinhế tế Huế TNCN phải nộp, hình thức quy định thanh toán lãi vay, mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân cho vay. 6 Kiểm tra tính hợp lý của chi phí lãi vay SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Người Tham STT Thủ tục thực chiếu Ghi chú hiện GLV phải trả trong kỳ, phải trả cuối kỳ (dựa trên số gốc vay, kế hoạch trả nợ, ước tính độc lập chi phí lãi vay, ) tham chiếu đến phần chi phí tài chính, chi phí phải trả 7 Kiểm tra mục đích của các khoản vay, tính toán lại phần chi phí lãi vay cần vốn hóa trong kỳ và đối chiếu với phần chi phí lãi vay đã ghi nhận trong nguyên giá TS ở phần hành Tài sản cố định D700. 8 Kiểm tra chi tiết việc phân loại các khoản vay thành ngắn hạn, dài hạn và trình bày các khoản vay trên BCTC (Trích từ GLV A879 – “Đánh giá rủi ro và lập KH kiểm toán khoản mục Vay nợ NHDH”) Nội dung quy trình này được thể hiện qua các tài liệu như: Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán; Các điểm cần lưu ý của năm trước; Hợp đồng kiểm toán; Tìm hiểu về khách hàng; Chương trình xem xét hệ thống kế toán; Phân tích tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ; Các thủ tục phân tích theo kế hoạch; Ghi chú những thảo luận về kế hoạch kiểm toán; Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập; Kiểm traTrường kế hoạch kiểm toán. Đại học Kinh tế Huế 2.1.2.2 Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Nội dung cơ bản của giai đoạn thực hiện kiểm toán ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Quy định về nhiệm vụ cụ thể của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán, thực hiện nhiều nhiệm vụ như:Thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê hàng tồn kho, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm - Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. - Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dể kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. - Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc: những bước công việc thường gặp trong chương trình kiểm toán khi thực hiện sẽ được đánh dấu theo các ký hiệu quy định trước, không phải ghi bằng chữ gây mất thời gian và không khoa học. Dưới đây là bảng ký hiệu thường được sử dụng ở công ty AAC: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 2.2. Bảng ký hiệu được sử dụng tại công ty AAC Ký hiệu Ý nghĩa  Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan Đã thực hiện cộng dồn Đã kiểm tra lại các phép tính số học Đã gửi thư xác nhận Đã được bên thứ 3 xác nhận, đã nhận được thư phúc đáp. Số liệu khớp đúng đồng ý với thư xác nhận W Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng từ hoặc các tài liệu khác có liên quan W Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung chứng từ gốc OK Các bút toán điều chỉnh đã được kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm đồng ý Trưởng nhóm đồng ý với nhận xét ý kiến của KTV cấp dưới, trợ lý KTV Thành viên Ban giám soát đồng ý với kết luận của KTV trên GLV Cấp duyệt cao nhất ( thành viên Ban Tổng giám đốc) đồng ý với kết luận của KTV trên sự điều chỉnh của Ban kiểm soát X Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng N/A Không áp dụng / None applicable BS TrườngKhớp với số li ệĐạiu trên B ảhọcng CĐKT/ Kinh Agreed to balance tế Huế sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT PL Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến với số liệu trên BC KQHĐKD PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước TB Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp GL Khớp với số liệu trên Sổ Cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ và đáng tin cậy. + MTrườngục tiêu kiểm toán :Đại học Kinh tế Huế Xét trên quan điểm kiểm toán viên: Mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Xét trên quan điểm khách hàng: Mục tiêu kiểm toán là cộng thêm mức độ tin cậy vào báo cáo tài chính. + Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính Bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày. + Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực là bằng chứng đầy đủ và thích hợp, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán. + Thủ tục kiểm toán Thủ tục kiểm toán bao gồm: Kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. + Kỹ thuật kiểm toán: Các kỹ thuật kiểm toán gồm: So sánh; Tính toán; Xác nhận; Phỏng vấn; Kiểm tra tài liệu; Quan sát; Kiểm tra thực tế; Các chương trình kiểm toán chi tiết gồm : Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm tra chi tiết tài sản Kiểm tra chi tiết nợ phải trả (Kiểm tra khoản mục vay và nợ tài chính) Kiểm tra chi tiết nguồn vốn Kiểm tra chi tiết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh +Tổ chức hồ sơ kiểm toán HồTrườngsơ kiểm toán đượ cĐại định ngh họcĩa là tài liệKinhu dẫn chứng tếcho côngHuế việc của kiểm toán viên tiến hành trong cuộc kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thập được để làm căn cứ đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là tài liệu được lập bởi kiểm toán viên và là căn cứ để kiểm toán viên cấp trên soát xét công việc mà kiểm toán viên cấp dưới và các trợ lý kiểm toán viên đã thực hiện. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Hồ sơ kiểm toán tại công ty kiểm toán AAC gồm: - Hồ sơ thường trực: Hồ sơ thường trực là nơi lưu giữ những thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tình hình về nhân sự, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo công ty khách hàng, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, . Hồ sơ thường trực luôn luôn được cập nhật qua từng năm bởi kiểm toán viên để theo dõi tất cả các thông tin về sự thay đổi về các thông tin chung của khách hàng. Kiểm toán viên tham gia kiểm toán năm đó là người có trách nhiệm bổ sung, cập nhật những thông tin về sự thay đổi của khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán ở những năm tiếp theo. - Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc bao gồm tất cả các giấy làm việc và các chứng từ làm dẫn chứng cho các kết luận cũng như cho các bước công việc của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán trong năm đó. Hồ sơ thường trực được lưu giữ theo từng năm, do đó, mỗi làm cứ mỗi công ty khách hàng lại có một hồ sơ làm việc mới. - Trên bìa của mỗi hồ sơ kiểm toán đều ghi rõ đó là hồ sơ thường trực hay hồ sơ làm việc, ghi rõ tên công ty khách hàng, mã khách hàng, năm kiểm toán đối với hồ sơ làm việc. - Tổ chức giấy làm việc Chức năng của giấy làm việc trong một cuộc kiểm toán:  Giấy làm việc là nơi thể hiện sự phân công, phối hợp công việc kiểm toán. TrườngLà căn cứ để kiểm toánĐại viên giámhọc sát và Kinh kiểm tra lại côngtế viHuếệc của các trợ lý  Là bằng chứng chứng minh cho báo cáo kiểm toán. Làm căn cứ để lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán năm sau. Thử nghiệm kiểm soát: SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến KTV thu thập những giấy tờ liên quan đến khoản mục vay như: Hợp đồng vay, khế ước vay, giấy báo Nợ/Có từ ngân hàng, sổ chi tiết tài khoản vay, Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm soát khoản mục vay được khách hàng thực hiện đầy đủ và được đánh giá hiệu quả, đảm bảo sự phân công phân nhiệm thì quá trình tìm hiểu hoạt động kế toán và hoạt động kiểm soát đối với khoản mục vay, KTV có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Thử nghiệm cơ bản Trong quá trình kiểm toán khoản mục vay, thường sẽ có kết hợp với kiểm toán các phân hành khác, bởi vì khi phát sinh các khoản vay thì cũng sẽ phát sinh các khoản chi phí tài chính (TK 635). 2.1.2.3 Kết thúc kiểm toán: Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Các bước như sau: Xem Gửi xét BCTC những & vấn đề Tổng Lập BCKT liên kết BCKT đã được quan Họp phê công trao đổi và trình đến việc các cấp duyệt khái tại đơn cùng kiểm vị thẩm niệm toán tại quyền với xác hoạt đơn vị phê nhận độngTrường Đại học Kinh duytếệt Huế đối với liên tục, bản sự kiện thảo Sơ đồ 2.5. Các bước trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại Công ty AAC Nội dung của quy trình này được thể hiện qua các tài liệu như: Báo cáo tài chính sau điều chỉnh, báo cáo kiểm toán và bảng tổng hợp những bút toán điều chỉnh; Thư quản lý; Thư trình bày của Ban Giám Đốc khách hàng; Những điểm cần lưu ý năm SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến sau; Trang trình duyệt; Danh mục kiểm tra cuối cùng; Tờ giấy tổng kết của nhóm trưởng; Những bàn luận về thư quản lý; Biên bản ghi nhớ tiến độ công việc kiểm toán; Bảng chấm công. +Kết luận của cuộc kiểm toán: Các kết luận của kiểm toán viên được xem như là kết quả bước đầu của cuộc kiểm toán. Các kết luận sẽ được thể hiện rõ ràng bằng văn bản và được trao đổi với ban giám đốc công ty khách hàng để tìm ra các hướng giải quyết phù hợp. Đối với kiểm toán khoản mục vay, sau khi đã tập hợp các tài khoản vay, ước tính chi phí lãi vay, KTV xét thấy có sự sai lệch trong việc hạch toán cách khoản vay, chi phí lãi vay không được phân bổ đúng mục đích, thì KTV sẽ trao đổi với khách hàng đề nghị khách hàng bổ sung, hay điều chỉnh thêm bút toán. KTV phải dựa vào những thông tư, nghị định để giải thích cho khách hàng hiểu và nắm rõ. + Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ: Thời gian kiểm toán tại một công ty khách hàng thường được tiến hành từ khoảng sau 1 đến 2 tuần kể từ ngày kết thúc niên độ trở đi, do đó, sau khi kết thúc cuộc kiểm toán tại công ty khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét các thủ tục phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. + Lập báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo trình ban soát xét và ban giám đốc xét duyệt. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Các công việc thực hiện trước khi lập báo cáo dự thảo trình xét duyệt ( họp trao đổi, đưa ra bút toán đề nghị điều chỉnh ) Thống nhất số liệu với khách hàng Lập báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo, thư quản lý Kiểm tra lần cuối trước khi trình xét duyệt Trình ban xoát sét và ban giám đốc xét duyệt Từng bước công việc sẽ thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.6. Các bước thực hiện công việc lập Báo cáo kiểm toán và BCTC dự thảo trình ban soát xét và ban giám đốc Gởi báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được phê duyệt cùng xác nhận cho khách hàng. Sau khi ban soát xét và ban giám đốc đã xét duyệt thông qua báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo, kiểm toán viên sẽ gởi cho khách hàng kèm thư xác nhận bản dự thảo. Khách hàng sẽ gởi thư xác nhận đồng ý với báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính dự thảo cho kiểm toán viên và kiểm toán viên sẽ chính thức phát hành báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính. DưTrườngới đây là thực trạ ngĐại quy trình học kiểm toánKinhkhoản m tếục vay Huếtrong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiếm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty ABC. Cuộc kiểm toán được tiến hành theo ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện tại Công ty ABC 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Trước khi ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành xem xét chấp nhận khách hàng cũng như đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua mẫu GLV A120 –“Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng” [phụ lục 2]. Nội dung chủ yếu của mẫu này gồm các thông tin cơ bản của khách hàng, bảng câu hỏi về các vấn đề cần xem xét, đồng thời đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng và kết luận có chấp nhận duy trì khách hàng hay không. Mẫu GLV này phải được lập bởi Chủ nhiệm kiểm toán và soát xét bởi thành viên Ban Giám đốc (BGĐ) phụ trách cuộc kiểm toán. Sau khi xem xét và đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng với công ty ABC ở trung bình, kết luận là chấp nhận duy trì khách hàng này. 2.2.1.2 Lập hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán: Hợp đồng kiểm toán giữa AAC và công ty khách hàng được lập theo mẫu A212 –“Thư hẹn kiểm toán” của VACPA [Phụ lục 3], có chỉnh sửa bổ sung một số điều khoản cho phù hợp với thực tế của DN. Sau khi ký hợp đồng với công ty khách hàng, AAC sẽ lập mẫu A230 – “Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán” [Phụ lục 4] thông báo cho khách hàng thông tin cơ bản về nhóm kiểm toán, phạm vi công việc, thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán, yêu cầuTrường khách hàng phối hợĐạip làm vi ệhọcc và cung Kinhcấp tài liệu, kèmtế theoHuế là mẫu A240 – “Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp” [Phụ lục 5]. Tiếp đó, Trưởng phòng kiểm toán sẽ lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán. Công việc cụ thể của từng thành viên nhóm kiểm toán cũng như thời gian hoàn thành được trình bày ở mẫu A250–“Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán” [Phụ lục 6] SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Để đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của thành viên nhóm kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán lập mẫu A270 – “Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập cùa KTV” [phụ lục 7] và A260 –“Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán” [Phụ lục 8]. KTV chính tiến hành lập mẫu A271 – “Theo dõi luân chuyển KTV phụ trách” [Phụ lục 9] để theo dõi và luân chuyển kịp thời các thành viên chủ chốt của nhóm kiểm toán và người soát xét kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo tính độc lập với khách hàng theo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 –“Lập kế hoạch kiểm toán BCTC” quy định: Nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán, KTV phải thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán: thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của hai bên, với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, vì vậy Trưởng nhóm kiểm toán lập mẫu A290 – “Trao đổi với Ban giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán” [Phụ lục 10]. Kèm theo đó là mẫu A291 – “Soát xét các vấn đề cần trao đổi với Ban quản trị khách hàng” [Phụ lục 11] để soát xét nội dung các vấn đề cần trao đổi và phương thức trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 và số 265. Và mẫu A292 – “ Thư trao đổi với BQT về tính độc lập của KTV”, là một yêu cầu bắt buộc đối với đơn vị được kiểm toán là tổ chức niêm yết, theo quy định tại đoạn 17 và hướng dẫn tại đoạn A21-A23 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 260. [Phụ lục 12] 2.2.1.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Việc này được trình bày trên mẫu GLV A310 – “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động” [Phụ lục 13] với mục tiêu là thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trườTrườngng hoạt động để xác Đại định và hihọcểu các s ựKinhkiện giao d ịchtế và thôngHuế lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Nội dung chính của mẫu này bao gồm: Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN. Hiểu biết về đặc điểm của DN. SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng. Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động. Những vấn đề khác. Qua việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh, KTV cần xác định sơ bộ các rủi ro, tài khoản có khả năng xảy ra sai sót, và các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro sai sót đó. Thông tin về công ty ABC: Công ty Cổ phần ABC được thành lập vào ngày 12/01/2004. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp) số xxxxxxxxxx ngày 06/08/2007 do Cục Thuế Tỉnh Quảng Nam cấp theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã 6 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 22/4/2014 với mã số doanh nghiệp là xxxxxxxxxx. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu Chuẩn bị mặt bằng DTrườngịch vụ lưu trú ngắ nĐại ngày học Kinh tế Huế Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Cho thuê xe có động cơ Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Các yếu tố pháp lý Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo hướng dẫn tại TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. Các quy định về an toàn trong lĩnh vực thi công (Chỉ thị số 03/CTBXD ngày 11/11/2013 quy định về đảm bảo an toàn giàn giáo thi công. Những quy định về Thuế: Thuế GTGT: Áp dụng mức thuế suất 10% đối với hoạt động công trình giao thông Thuế TNDN: Áp dụng mức thuế suất TNDN là 20% Thông tin cơ bản về những khoản vay: - Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản nên sẽ cần một nguồn lực lớn về tài chính. Do đó, việc công ty tiến hành các hợp đồng vay để đảm bảo cho việc hoạt động liên tục là điều tất yếu. Công tác kiểm toán sẽ tập trung vào việc xem xét tính trung thực, đầy đủ, và hợp lý của các khoản vay đã được hạch toán. - Thu thập cái số liệu kế toán do nhân viên kế toán của doanh nghiệp cung cấp về nợ phải trả như: Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 311,315,341,341,343, bảng đối chiếu công nợ, bảng kê các khoản vay, giấy xác nhận từ ngân hàng, Đây là những số liệu quan trọng để dựa vào đó mà KTV / Trợ lý KTV tiến hành các thủ tục phân tích. - Việc đánh giá xem xét mối tương quan với các bên liên quan: KTV thu thập thông tinTrường về mối quan hệ giĐạiữa Ban Giám học đốc và Kinh các bên cho tếvay. ViHuếệc này nhằm xác định rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra với các số liệu về khoản vay mà đơn vị cung cấp. 2.2.1.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng: Việc tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng của DN nhằm mục đích . SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 58
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến - Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng; - Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này; - Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không; - Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. Các chu trình mà KTV tìm hiểu bao gồm: - Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền (A410– [Phụ lục 14]) - Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền (A420– [Phụ lục 15]) Đối với mỗi chu trình, KTV chọn mẫu một nghiệp vụ và thực hiện thủ tục Walk Through test (A411 – “Walk Through test Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền”, A421 – “Walk Through test Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền”) để kiểm tra việc thực hiện chu trình có đúng như mô tả ở GLV A410 và A420 hay không. Việc tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng đối với công ty ABC đi đến kết luận: Các thủ tục kiểm soát đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được triển khai thực hiện và hoạt động không hiệu quả. Do đó, KTV phải thực hiện những thử nghiệm cơ bản ở cấp độ cao. 2.2.1.5 Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính: Việc phân tích sơ bộ BCTC sẽ được tiến hành dựa trên số liệu của BCĐKT và BCKQKD của năm nay so với năm trước. KTV thu thập BCTC của năm nay và năm trước, sau đó tính toán biến động giữa hai năm về mặt giá trị lẫn tỷ lệ %. Ngoài ra, KTV cònTrường thực hiện tính toán Đại biến độ nghọc của các Kinhhệ số khác như tế hệ sHuếố thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả hoạt động, hệ số khả năng sinh lời, hệ số nợ trên bảng tổng hợp phân tích hệ số, KTV sẽ phát hiện những biến động lớn cùng nguyên nhân của nó, đồng thời đưa ra những lưu ý cần thiết khi kiểm tra chi tiết các khoản mục. Những công việc trên sẽ được thể hiện qua GLV A510 – “Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính” [Phụ lục 16] SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 59
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến Bảng 2.3. Bảng phân tích các chỉ tiêu trên BCTC 31/12/2018 31/12/2017 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Biến động % Biến động (Giá trị) Trước KT Sau KT Nhập tỷ lệ và giá trị mức trọng yếu chi tiết vào E3 và F4 ≥ 0,0 % ≥ 0 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 57.087.735.582 67.992.350.104 -16,0% (10.904.614.522) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.551.996.503 8.405.533.718 -81,5% (6.853.537.215) 1. Tiền 1.551.996.503 8.405.533.718 -81,5% (6.853.537.215) 2. Các khoản tương đương tiền - - - - II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - 1. Chứng khoán kinh doanh - - - - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh 2. doanh - - - - 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 44.539.824.527 51.318.040.042 -13,2% (6.778.215.515) 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 42.506.567.938 50.577.834.355 -16,0% (8.071.266.417) 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 65.283.400 250.026.200 -73,9% (184.742.800) 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 4. XD - - - - 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn - - - - 6. Phải thu ngắn hạn khác 2.984.452.361 1.506.658.659 98,1% 1.477.793.702 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1.016.479.172) (1.016.479.172) - - 8. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - - IV. Hàng tồn kho 10.566.771.146 7.928.916.281 33,3% 2.637.854.865 1. Hàng tồn kho 10.566.771.146 7.928.916.281 33,3% 2.637.854.865 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - V. Tài sản ngắn hạn khác 429.143.406 339.860.063 26,3% 89.283.343 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 429.143.406 339.860.063 26,3% 89.283.343 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - Thuế và các khoản khác phải thu Nhà 3. nước Trường Đại học- Kinh - tế Huế- - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính 4. phủ - - - - 5. Tài sản ngắn hạn khác - - - - - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 15.123.621.270 18.021.590.234 -16,1% (2.897.968.964) I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng - - - - SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 60
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến 2. Trả trước cho người bán dài hạn - - - - 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - - 4. Phải thu nội bộ dài hạn - - - - 5. Phải thu về cho vay dài hạn - - - - 6. Phải thu dài hạn khác - - - - 7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - - - II. Tài sản cố định 12.849.004.562 15.765.284.026 -18,5% (2.916.279.464) 1. Tài sản cố định hữu hình 12.849.004.562 15.765.284.026 -18,5% (2.916.279.464) - Nguyên giá 36.421.358.681 36.623.062.333 -0,6% (201.703.652) - Giá trị hao mòn lũy kế (23.572.354.119) (20.857.778.307) 13,0% (2.714.575.812) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - - - - - Nguyên giá - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - - - 3. Tài sản cố định vô hình - - - - - Nguyên giá - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - - - III. Bất động sản đầu tư - - - - - Nguyên giá - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - - - IV. Tài sản dở dang dài hạn - - - - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài 1. hạ - - - - 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - V. Đầu tư tài chính dài hạn 2.250.000.000 2.250.000.000 - - 1. Đầu tư vào công ty con 2.250.000.000 2.250.000.000 - - 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết - - - - 3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - - - - 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn - - - - 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - - - VI. Tài sản dài hạn khác 24.616.708 6.306.208 290,4% 18.310.500 1. Chi phí trả trước dài hạn 24.616.708 6.306.208 290,4% 18.310.500 2. Tài sảnTrường thuế thu nhập hoãn lại Đại học- Kinh - tế Huế- - 3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn - - - - 4. Tài sản dài hạn khác - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 72.211.356.852 86.013.940.338 -16,0% (13.802.583.486) SVTH: Lê Phương Thảo Tiên 61