Khóa luận Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_cong_tac_lap_ke_hoach_kiem_toan_trong_kie.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC HOÀNG THỊ LIÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2014 – 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: HOÀNG THỊ LIÊN ThS. NGUYỄN TRÀ NGÂN Lớp: K48C-KIỂM TOÁN Niên khóa: 2014 – 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2018
- ẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, cơ quan thực tập cùng những người thân trong gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, ThS. Nguyễn Trà Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cùng các anh chị phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính 05 đã giúp đỡ tôi có cơ hội tiếp cận thực tế với công việc, tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để thực hiện bài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất song do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu nên bài khóa luận này vẫn không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Trường Đạiảm ơn! học Kinh tế Huế Huế, Tháng 04 năm 2018 Sinh Viên HOÀNG THỊ LIÊN
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc BQT Ban quản trị CTKTM Chương trình kiểm toán mẫu CSDL Cơ sở dẫn liệu DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán ĐH Đại học HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên RRKS Rủi ro kiểm soát RRKT Rủi ro kiểm toán RRPH Rủi ro phát hiện RRTT Rủi ro tiềm tàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.Trường HCM ĐạiThành học phố HồKinh Chí Minh tế Huế VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Ma trận Rủi ro phát hiện Bảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA Bảng 1.3 – Xác định hệ số rủi ro dựa trên mức độ đảm bảo Bảng 2.1 – Phân tích BCĐKT Công ty XYZ tại ngày 31/12/2016 Bảng 2.2 – Phân tích BCKQKD Công ty XYZ tại ngày 31/12/2016 Bảng 2.3 – Một số câu hỏi đánh giá về môi trường kiểm soát Bảng 2.4 – Xác định mức trọng yếu Kế hoạch – Thực tế Bảng 2.5 – Xác định mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Bảng 2.6 – Xác định khoảng cách mẫu áp dụng cho các khoản mục kiểm toán chọn mẫu Bảng 3.1 – Ví dụ đánh giá sơ bộ RRKS đối với khoản mục tiền và tương đương tiền Bảng 3.2 – Câu hỏi đánh giá RRTT trên phương diện BCTC Bảng 3.3 – Đánh giá RRTT đối với khoản mục tiền mặt Bảng 3.4 – Câu hỏi đánh giá hoạt động kiểm soát chung Bảng 3.5 – Câu hỏi đánh giá hoạt động kiểm soát ứng dụng Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Quy trình lập kế hoạc kiểm toán BCTC theo VACPA Sơ đồ 1.2 – Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Sơ đồ 2.2 – Mô hình tổ chức phòng Kiểm toán BCTC Sơ đồ 2.3 – Chu trình kiểm toán chung tại AAC Sơ đồ 3.1 – Lưu đồ minh họa quy trình bán hàng của Công ty XYZ Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii MỤC LỤC Error! Bookmark not defined. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3 I.6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC 5 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC 5 1.1.2. Đối tượng của kiểm toán BCTC 5 1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC 6 1.1.4.TrườngCơ sở pháp lý và phươngĐại pháp học kiểm toán Kinh BCTC tế Huế 6 1.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC 7 1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC 9 1.2.1. Khái niệm về lập kế hoạch kiểm toán BCTC 9 1.2.2. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán BCTC 10 1.2.3. Những yêu cầu cơ bản của lập kế hoạch kiểm toán BCTC 10 iv
- 1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC 11 1.2.4.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 12 1.2.4.2. Hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 15 1.2.4.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 17 1.2.4.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 18 1.2.4.5. Thực hiện các thủ tục phân tích 20 1.2.4.6. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro và gian lận 21 1.2.4.7. Thiết lập mức trọng yếu 27 1.2.4.8. Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu 31 1.2.4.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 37 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 37 2.1.2. Phương châm và mục tiêu hoạt động 38 2.1.3. Các dịch vụ của công ty 39 2.1.3.1. Kiểm toán 39 2.1.3.2. Tư vấn thuế 39 2.1.3.3.TrườngKế toán Đại học Kinh tế Huế 40 2.1.3.4. Tư vấn tài chính đầu tư 40 2.1.3.5. Đào tạo và tuyển dụng 40 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 41 2.1.5. Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC do công ty thực hiện 44 v
- 2.1.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán 45 2.1.5.2. Thực hiện kiểm toán 45 2.1.5.3. Hoàn thành kiểm toán 46 2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 46 2.2.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) 47 2.2.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) 49 2.2.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300) 51 2.2.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng (A400) 52 2.2.5. Phân tích sơ bộ BCTC (A500) 53 2.2.6. Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận (A600) 58 2.2.6.1. Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (A610) 58 2.2.6.2. Đánh giá về rủi ro gian lận 60 2.2.7. Xác định mức trọng yếu (A700) 64 2.2.8. Phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (A800) 67 2.2.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900) 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 70 3.1. Nhận xét về công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công tyTrường TNHH Kiểm toán &Đại Kế toán họcAAC Kinh tế Huế .70 3.1.1. Ưu điểm 70 3.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại 71 3.2. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC 73 3.2.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng 73 vi
- 3.2.2. Xây dựng nhóm làm việc khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán 74 3.2.3. Xây dựng cách đánh giá các bảng câu hỏi 77 3.2.4. Sử dụng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB của khách hàng 82 3.2.5. Hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch 84 3.2.6. Đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường tin học 85 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 III.1.Kết luận 92 III.2.Kiến nghị 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trường Đại học Kinh tế Huế vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của kiểm toán ngày càng được khẳng định. Ở các nước phát triển, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm với hệ thống luật pháp và chuẩn mực ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để tạo ra một khuôn mẫu chuẩn mực chung cho ngành kiểm toán quốc tế. Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, ngành kiểm toán độc lập đã dần khẳng định được vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của nhà nước. Kiểm toán là một hoạt động độc lập dựa trên các nguyên tắc trung thực khách quan và tuân thủ các chế độ, chuẩn mực. Vì vậy, các cuộc kiểm toán phải tuân theo một quy trình chung nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong đó, công tác lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán mà các KTV cần thực hiện. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 cũng đã khẳng định: “Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính”, làm cơ sở để KTV thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đangTrường thực hiện, góp ph ầnĐạinâng caohọc chất lư ợngKinh của cuộc tếkiểm Huếtoán, giữ vững và nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty kiểm toán đối với khách hàng. Ở nước ta, do lĩnh vực kiểm toán còn khá mới mẻ, hành lang pháp lý còn chưa đầy đủ; nội dung, quy trình, phương pháp kiểm toán vận dụng ở giai đoạn đầu nhiều điểm còn chưa thống nhất; nguồn tài liệu thiếu về số lượng, tính đồng bộ và chất lượng; kinh nghiệm làm việc còn non trẻ nên thực tế hoạt động kiểm toán trong thời gian qua cho thấy giữa yêu cầu đòi hỏi và thực tế lập kế hoạch vẫn còn khoảng cách khá SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân lớn. Chính vì thế mà ở giai đoạn lập kế hoạch, các công ty thường giao cho những người có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm toán đảm nhiệm. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu được biết thông qua phỏng vấn và quan sát trong thời gian ngắn làm việc tại đơn vị khách hàng. Trong khi đó ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV lại tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra chi tiết hoặc kiểm tra mẫu với khối lượng rất lớn. Điều này đã khiến cho việc kiểm toán bị kéo dài và đôi khi mặc dù cuộc kiểm toán kết thúc, KTV/trợ lý lại phải liên lạc với kế toán khách hàng để bổ sung thông tin cũng như tài liệu cần thiết, làm mất thời gian cả hai bên. Đặc biệt vào mùa kiểm toán lượng công việc khá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán để tìm ra các vấn đề tồn tại và đề ra hướng khắc phục là một điều cần thiết. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, nhận thấy được những tồn tại của vấn đề này trong kiểm toán BCTC, tôi đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC. - Tìm hiểu thực trạng về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. - Thông qua việc so sánh lý luận với thực tiễn để đưa ra đánh giá, nhận diện các ưu điểm và hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm cải thiệnTrường những mặt hạn chế, Đại góp phần học hoàn thi ệnKinh công tác lập tế kế hoạchHuế kiểm toán nói riêng và cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm toán nói chung của công ty. I.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu Quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Thời gian: Niên độ kế toán năm 2016 (từ 01/01/2016 – 31/12/2016). - Nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu cách thức, quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC được KTV công ty AAC thực hiện trong quá trình kiểm toán cho khách hàng XYZ (Vì vấn đề bảo mật thông tin nên người viết xin được phép giấu tên Công ty khách hàng). I.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình Kiểm toán, các chuẩn mực, chế độ Kế toán và Kiểm toán Việt Nam hiện hành cùng các tài liệu, hồ sơ kiểm toán các năm trước có liên quan tại Công ty AAC. Đọc và nghiên cứu các bài báo cáo, chuyên đề liên quan nhằm tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thông qua đó làm nền tảng để thu thập các tài liệu cần thiết theo hướng đi của đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình KTV lập kế hoạch kiểm toán. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn KTV của công ty về quy trình lập kế hoạch kiểm toán thực tế để làm sáng tỏ được vấn đề. Quá trình phỏng vấn được tiến hành ngay trong cuộc kiểm toán thực tế và sau giờ làm việc của KTV. Nội dung chủ yếu trong quá trình phỏng vấn mà người viết muốn tìm hiểu là: Cách thức tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, quy cách trình bày mẫu giấy tờ làm việc, những câu hỏi nên hỏi đối với kế toán của khách hàng, cách xử lý số liệu sau khi thu thập được. - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các giấy tờ làm việc từ Hồ sơ kiểm toán mà AAC lưu giữ để minh họa và phản ánh nội dung liên quan, ngoài ra còn làm tăng tính tin cậy và thuyết phục cho đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: Xử lý các tài liệu đã thu thập bằng cáchTrường tính toán, đối chiếu, Đại so sánh học với BCTC/Hồ Kinh sơ ki ểmtế toán Huế năm trước để có cái nhìn khái quát về quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty AAC, làm cơ sở đưa ra nhận xét sát với tình hình thực tế, đồng thời đưa ra những biện pháp, kiến nghị phù hợp. I.6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC. - Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát chung về kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC Theo A. A. Arens & J. K. Locbbecke (2012): “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập.” Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: “Kiểm toán tài chính là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán của các KTV để nhằm xác định tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC.” 1.1.2. Đối tượng của kiểm toán BCTC Theo giáo trình Lý thuyết kiểm toán – Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2008) thì đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán BCTC là các BCTC (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính). - Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tinTrường định lượng và thông Đại tin không học định lưKinhợng, phản ánh tế tình Huếhình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị. - Cơ sở của BCTC là các quy định về Kế toán, gồm cả quy định pháp lý về Kế toán như: Luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán và quy định về Kế toán tại đơn vị như các quy định về hệ thống tài khoản, hình thức ghi sổ kế toán, SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Ngoài ra cơ sở của BCTC còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đối với ngân sách, 1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC - Theo đoạn 11 VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là: (a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; (b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.” 1.1.4. Cơ sở pháp lý và phương pháp kiểm toán BCTC - Cơ sở pháp lý: Cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động kiểm toán là các chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, để đánh giá đúng, sai về đối tượng kiểm toán thì cơ sở pháp lý không phải là chuẩn mực kiểm toán mà là các chuẩn mực, chế độ kế toán và các luật pháp liên quan đến hoạt động được kiểm toán. - Phương pháp kiểm toán: Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên cách thứcTrường kết hợp các phương Đại pháp ki họcểm toán c ơKinh bản trên cũng tế khác Huế nhau. Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tùy tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán. Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán tiếp theo (thủ tục bổ sung). Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân . Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Thí dụ, kiểm toán viên có thể chọn mẫu các hóa đơn bán hàng để kiểm tra sự xét duyệt của người có thẩm quyền. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để kiểm toán viên điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. . Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết.” 1.1.5. Quy trình kiểm toán BCTC Quy trình kiểm toán BCTC bao gồm ba giai đoạn chính là: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán - Để đảm bảo kiểm toán có hiệu quả hay không, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cách đúng đắn: + Giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp + Giúp giữ chi phí kiểm toán một cách hợp lý + Tránh những bất đồng với khách hàng - Phạm vi kế hoạch kiểm toán có thể thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các phần việc chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Những công việc chuẩn bị trước khi lập kế hoạch: Quyết định việc chấp nhận khách hàngTrường mới hoặc tiếp tụcĐại với các học khách h àngKinh cũ, nhận diệntế cácHuế lý do kiểm toán của khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán. - Thu thập thông tin cơ sở như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh, các bên liên quan là những thông tin hết sức cơ bản cho việc tiến hành kiểm toán. Những thông tin này phải được thu thập ngay khi bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, ở nội dung này còn phải đánh giá nhu cầu sử dụng chuyên gia bên ngoài trong những tình huống cần thiết. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng cần phải được kiểm tra ngay sau khi thu thập thông tin cơ bản. Những thông tin này được thu thập thông qua việc tìm hiểu điều lệ công ty, các quy chế của công ty khách hàng, các biên bản cuộc họp ban giám đốc và hội đồng quản trị, các hợp đồng của công ty. - Sau khi đạt được các thông tin theo các nội dung trên cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm để hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm toán chi tiết. - Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá RRKT có thể chấp nhận được xác định cho cuộc kiểm toán nói chung và thông thường được áp dụng giống nhau cho các chu kỳ, các khoản mục kiểm toán. Trong khi đó, RRTT và RRKS cần phải được xác định cụ thể cho từng chu kỳ, từng khoản mục của BCTC thậm chí cho từng CSDL. Trọng yếu được thiết lập chung cho toàn bộ BCTC sau đó phân bổ cho các bộ phận của BCTC nhưng không cần thiết phải xác định cho từng CSDL. - Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần: + Các khảo sát nghiệp vụ + Các thủ tục phân tích + Các khảo sát chi tiết của các số dư - Mỗi phần được tiếp tục chia nhỏ thành các nghiệp vụ kinh tế và các khoản mục hay chỉ tiêu trên BCTC. ThựcTrường hiện kiểm toán Đại học Kinh tế Huế Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm hai bước: - Bước thực hiện các khảo sát nếu KTV tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Kết quả của loại khảo sát này là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Bước tiếp theo là thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung. Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra tính hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các các khoản mục chi tiêu trong BCTC. Kết thúc kiểm toán Sau khi các công việc được thực hiện ở hai giai đoạn trên thì lập tức phải tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán. Những nội dung chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: - Soát xét những khoản nợ tiềm ẩn: Là việc xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến BCTC như các khoản tiền có thể bị phạt bồi thường do bị kiện tụng - Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ: Là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ lập BCTC nhưng trước khi ký báo cáo kiểm toán và cả những sự kiện phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán. Các khoản nợ và các sự kiện này có thể phát sinh, làm ảnh hưởng đến BCTC và do vậy có thể ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán. KTV phải thu thập những bằng chứng cuối cùng cho sự kiện này. Trên cơ sở đó tổng hợp, đánh giá kết quả và xác định lại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán. 1.2. Lập kế hoạch kiểm toán BCTC 1.2.1. Khái niệm về lập kế hoạch kiểm toán BCTC Theo VSA 300: “Lập kế hoạch là một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau khi hoặc cùng lúc kết thúc cuộc kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộcTrường kiểm toán hiện tại.Đại Tuy nhi ên,học lập kế Kinhhoạch kiểm toántế bao Huế gồm cả việc xem xét lịch trình của một số hoạt động và các thủ tục kiểm toán cần phải hoàn thành trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.” Lập kế hoạch kiểm toán là một trong những nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủ. Đây là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán, nó có SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân vai trò rất quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. 1.2.2. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán BCTC - Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán. Do với thời gian và nguồn lực có hạn, KTV cần xác định những phần hành trọng tâm để đạt được mục tiêu kiểm toán với chi phí hợp lý. - Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời. Quá trình lập kế hoạch bao gồm việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh, cũng như kiểm soát nội bộ của khách hàng, giúp KTV ghi nhận đặc điểm của đơn vị và đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp. - Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả. Quá trình kiểm toán đòi hỏi sự phối hợp giữa các KTV tham gia, giữa doanh nghiệp kiểm toán với đơn vị và với các bên khác, như kiểm toán nội bộ hay chuyên gia Do đó, lập kế hoạch kiểm toán phù hợp giúp KTV sắp xếp tiến trình công việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. - Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên, cũng như tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm. Đồng thời hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết. 1.2.3. Những yêu cầu cơ bản của lập kế hoạch kiểm toán BCTC - Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. - Kế hoạchTrường kiểm toán phải Đại được lập học một cách Kinhthích hợp nhằm tế bao Huế quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm tàng; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. - Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Phạm vi kế hoạch kiểm toán thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán. 1.2.4. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Năm 2010, VACPA chính thức ban hành chương trình kiểm toán mẫu cho các công ty kiểm toán độc lập là thành viên của VACPA. Chương trình kiểm toán mẫu này được xây dựng và hướng dẫn một cách rõ ràng với việc đi kèm các mẫu giấy tờ làm việc cụ thể. Dưới đây là quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo chương trình kiểm toán mẫu này: Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (A300) Tìm hiểu chính sách kế toán & chu trình kinh doanh quan trọng (A400) Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A500) Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận (A600) Trường Đại học Kinh tế Huế Xác định mức trọng yếu (A700) & phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (A800) Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900) Sơ đồ 1.1 – Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo VACPA SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.2.4.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Xem xét chấp nhận khách hàng Để đưa ra quyết đinh chấp nhận hay duy trì một khách hàng mà không làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toán hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán, KTV cần xem xét các yếu tố sau: Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán Đoạn 14 VSA 200 yêu cầu: “Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính”. Đây là tiêu chí hết sức quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Vì các thông tin BCTC sau kiểm toán có ảnh hưởng liên quan đến nhiều đối tượng, vì vậy đòi hỏi thông tin đó phải trung thực, khách quan dẫn đến người thực hiện kiểm toán phải có tính độc lập với khách hàng được kiểm toán, cụ thể là không có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt giữa KTV thực hiện với những người liên quan đến bộ phận quản lý đơn vị của khách hàng. Đây là một yếu tố bắt buộc nhằm đảm bảo thông tin do KTV cung cấp có tính trung thực, khách quan về BCTC của khách hàng được kiểm toán. Xem xét khả năng phục vụ tốt khách hàng Khách hàng tiềm năng của công ty kiểm toán có thể có rất nhiều, tuy nhiên để thực hiện được một hợp đồng kiểm toán thành công ngoài sự đồng ý từ phía khách hàng thì công ty kiểm toán phải đánh giá đúng năng lực của mình. Vì hoạt động kiểm toán có rủi ro cao, công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình đưa ra. Vì vậy tùy quy mô đối tượng từng khách hàng, tính chất công việc đối chiếu với năng lực khả năng hiện có thì công ty kiểm toán mới ra quyết định có thực hiện cuộcTrường kiểm toán hay không Đại. học Kinh tế Huế Đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc Công ty khách hàng Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị sẽ có ảnh hưởng lớn đến rủi ro kinh doanh và rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị, thông qua tác động của vấn đề này đến các quyết định kinh doanh, quản lý hoặc kế toán của họ. Thí dụ, những cá nhân này trong hoàn cảnh SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân cụ thể có thể khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ để tham ô tài sản hoặc che giấu sự thật trên báo cáo tài chính”. Thêm vào đó, VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” nhấn mạnh tầm quan trọng đặc thù của BGĐ và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian lận các thông tin tài chính. Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ sách kế toán. Nếu có những nghi ngại về tính liêm chính này, KTV có thể từ chối không thực hiện kiểm toán. Việc tìm hiểu thông tin về tính chính trực của các đối tượng trên có thể thực hiện qua các thủ tục hoặc nguồn thông tin sau: - Tiếp xúc với KTV tiền nhiệm - Sử dụng kinh nghiệm trong kỳ kiểm toán trước - Sử dụng những nguồn thông tin từ bên ngoài như các phương tiện thông tin đại chúng, ngân hàng, tư vấn pháp lý Xem xét tính đầy đủ của bằng chứng mà hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Theo đoạn 05 VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.” Vì vậy KTV muốn đưa ra được ý kiến của mình thì phải có bằng chứng kiểm toán đầy đủ tương ứng, mà nguồn bằng chứng chủ yếu đến từ sổ sách kế toán, chứng từ liên quan đến BCTC do hệ thống kế toán của đơn vị cung cấp. Chính vì lẽ đó, việc xem xétTrường hệ thống kế toán củaĐại khách hhọcàng phải cungKinh cấp đầy đủtế bằng Huế chứng về nghiệp vụ kinh tế phát sinh là yêu cầu bắt buộc của KTV đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng cũ và mới của công ty kiểm toán - Đối với khách hàng cũ: Hàng năm sau khi hoàn thành kiểm toán đơn vị khách hàng, KTV cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu, ví dụ SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân có thể phát sinh những vấn đề mới như xung đột về lợi ích, hoặc giữa đôi bên có sự mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, hoặc đang xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và KTV, Từ những thông tin thu được, KTV có thể cân nhắc đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán cho khách hàng. - Đối với khách hàng mới: . Đối với khách hàng mới đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác, ngoài việc tự tìm hiểu thì KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm vì đây là nguồn thông tin hữu ích để đánh giá khách hàng bao gồm những thông tin về tính liêm khiết của BQT, những bất đồng giữa BQT với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác. Đồng thời tìm hiểu lý do tại sao khách hàng thay đổi công ty kiểm toán. Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán của mình. . Đối với khách hàng mới và chưa được công ty nào kiểm toán trước đây. Để có được thông tin về khách hàng, KTV có thể thu thập thông qua việc nghiên cứu sách báo, các trang web, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên có liên quan về công ty khách hàng sắp tới như ngân hàng, tư vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán với khách hàng Nếu thấy có vấn đề phức tạp, khó tìm hiểu thì có thể phải thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp. Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng Thực chất việc nhận diện các lý do kiểm toán là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Đây cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong BCKT. Nó là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thíchTrường hợp. Đại học Kinh tế Huế Đánh giá rủi ro hợp đồng Sau khi tìm hiểu các thông tin nêu trên, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập cùng với kinh nghiệm của mình để đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức Cao, Trung bình hay Thấp và từ đó đưa ra quyết định “Có” hay “Không” chấp nhận khách hàng. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Theo Hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu (CTKTM) do VACPA ban hành (2013). Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro Cao khi khách hàng có một trong các đặc điểm sau đây: - Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; - Công ty đại chúng; - Công ty không có KSNB hiệu quả; - Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục; - Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng; - Có nghi ngờ về tính chính trực của BGĐ/BQT - BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm; - Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp; - Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước; - Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn; - BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết lớn; - Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV; - Bổ nhiệm kiểm toán sau ngày 20x1 và có số dư tiền mặt, hàng tồn kho lớn 1.2.4.2. Hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Lập và ký kết hợp đồng kiểm toán Sau khi xem xét việc có chấp nhận hay duy trì khách hàng hay không, KTV sẽ thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với khách hàng. VSA 210 “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu KTV chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán thông qua việc: - ThiếtTrường lập được các tiền Đạiđề của một học cuộc kiểm Kinh toán. “Ti ềntế đề củaHuế một cuộc kiểm toán: Là việc Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể chấp nhận được trong việc lập báo cáo tài chính và sự chấp thuận của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đối với các cơ sở để tiến hành cuộc kiểm toán.” (Đoạn 04, VSA 210) Để xác đinh tiền đề của một cuộc kiểm toán, KTV cần phải thực hiện những thủ tục sau: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân + Xem xét khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị sử dụng xem có thể chấp nhận được hay không. Để xác định tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ này, KTV cần xem xét đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, mục đích và đặc điểm của BCTC, cũng như hiểu được liệu pháp luật và các quy định có yêu cầu cụ thể đối với khuôn khổ được áp dụng hay không. + Đạt được sự thỏa thuận với BGĐ đơn vị được kiểm toán về việc họ phải hiểu và thừa nhận trách nhiệm này trong hợp đồng kiểm toán. - Xác nhận rằng KTV và BGĐ, BQT đơn vị được kiểm toán đã thống nhất được các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kiểm toán, bao gồm: + Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán BCTC; + Trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán; + Trách nhiệm của BGĐ đơn vị được kiểm toán; + Hình thức thông báo kết quả kiểm toán; + Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán; + Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng. Lựa chọn nhóm kiểm toán Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một KTV; - Do BGĐTrường công ty kiểm toánĐại trực tiếp học chỉ đạo; Kinh tế Huế - Nhóm kiểm toán gồm một hoặc hai trợ lý kiểm toán, một KTV cao cấp và một chủ nhiệm kiểm toán; - Trong nhóm cần có một số KTV có khả năng tổ chức và giám sát cuộc kiểm toán và các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề; - Công ty kiểm toán cần thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm; SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. 1.2.4.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV cần có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị. Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM (2014): “Rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro kiểm toán. Việc hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán và các rủi ro liên quan giúp kiểm toán viên nhận dạng rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính và từ đó, thiết lập các thủ tục kiểm toán phù hợp.” Các nội dung cần tìm hiểu về khách hàng bao gồm: - Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Những hiểu biết chung về nền kinh tế, môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý, cơ cấu vốn - Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; - Thông tin về các bên liên quan như: Các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức, các cá nhân và tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị; - Thông tin về hình thức sở hữu và các nghĩa vụ pháp lý của đơn vị được kiểm toán. KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách: - Trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước; - TraoTrường đổi trực tiếp với KTV Đại nội bộ, học nhân viên, Kinh BGĐ của công tế ty kháchHuế hàng; - Tham quan nhà xưởng đơn vị; - Nghiên cứu giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp quan trọng - Trao đổi với các đối tượng bên ngoài: Các chuyên gia, cơ quan chủ quản, khách hàng, nhà cung cấp. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 1.2.4.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV cần tìm hiểu KSNB về mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện hiện gồm hai phần: Phần 1 – Đánh giá KSNB ở cấp độ doanh nghiệp; Phần 2 – Tìm hiểu KSNB về các chu trình kinh doanh chính. - Các chính sách kế toán của đơn vị. Đây là những nguyên tắc, phương pháp kế toán được đơn vị lựa chọn để lập và trình bày BCTC. Nhìn chung, các đơn vị sẽ lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành. Mặc dù vậy, rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC có thể phát sinh trong những trường hợp sau: + Các chính sách kế toán mới chưa được đơn vị cập nhật, hoặc áp dụng không phù hợp do chưa hiểu rõ, không hồi tố theo quy định + Các chính sách kế toán còn đang tranh luận, hoặc thiếu các hướng dẫn rõ ràng. + Các chính sách kế toán đặc thù của đơn vị. + Những thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ của đơn vị. + Chính sách kế toán đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu hoặc các nghiệp vụ không thường xuyên. - Tìm hiểu các chu trình kinh doanh quan trọng. Đây là bước nghiên cứu sâu hơn về hoạt động kinh doanh để nhận dạng rủi ro. Quy trình kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp là quy trình hoạt động mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thất bại trong quy trình kinh doanh chủ yếu đưa đến rủi ro kinh doanh và từ đó, có thể tác động đến rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC, nên việc tìm hiểu chúng là một phương Trường pháp tiếp cận rủi Đại ro kinh doanhhọc hữu hiệu.Kinh(Giáo trìnhtế KiHuếểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM) Theo Hướng dẫn CTKTM (2013), tuỳ theo đặc điểm khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể, KTV phải căn cứ vào KSNB thực tế, mục tiêu kiểm soát và rủi ro phát hiện để xác định chu trình kinh doanh chính cần tìm hiểu. Trong một doanh nghiệp thường có các chu trình kinh doanh cơ bản sau: (1) Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền; SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân (2) Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền; (3) Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn; (4) Chu trình lương và phải trả người lao động; (5) Chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản. Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm khách hàng, có những trường hợp không cần phải tìm hiểu tất cả 05 chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính (như chu trình (1) và (2)). Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngoài 05 chu trình trên, KTV còn phải tìm hiểu các chu trình quan trọng khác. Ví dụ: Đối với khách hàng là ngân hàng thì chu trình kinh doanh chính là chu trình huy động vốn; chu trình cho vay ngắn hạn, dài hạn Để tìm hiểu vấn đề này, KTV thường thực hiện các thủ tục sau: - Phỏng vấn người quản lý. Quá trình trao đổi sẽ giúp KTV hiểu được kế hoạch chiến lược của đơn vị, đánh giá của họ về tình hình hiện tại của ngành nghề và những tác động của chúng đến đơn vị. - Đọc các tài liệu của đơn vị, như biên bản họp Hội đồng quản trị, dự đoán hoặc kế hoạch tài chính Các tài liệu này một mặt giúp khẳng định lại những vấn đề đã biết qua trao đổi với người quản lý, mặt khác cung cấp thông tin có tính chất định lượng về những vấn đề trên hoặc phát hiện những rủi ro tiềm ẩn khác. - Tham quan đơn vị nhằm giúp hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh và những vấn đề liên quan, như tình trạng bán hàng, tồn kho, sản xuất và tác động môi trường, cách thức kiểm soát đối với các quy trình kinh doanh chủ yếu Mục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh”: - Xác Trườngđịnh và hiểu được cácĐại giao dịch học và sự kiệnKinh liên quan tếtới chu Huế trình kinh doanh quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán; - Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này; - Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra KSNB hay không; SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh. KTV cần tìm hiểu và điền nội dung thông tin liên quan tới các mục sau: - Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan; - Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng; - Mô tả chu trình: Các nghiệp vụ chính và thủ tục kiểm soát chính phải được xác định và mô tả bằng cách trần thuật bằng văn bản hoặc lập sơ đồ (flowchart) trong bước này. 1.2.4.5. Thực hiện các thủ tục phân tích VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Thủ tục phân tích có thể giúp KTV xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, từ đó, xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Đối với một số đơn vị nhỏ có thể không có các thông tin tài chính giữa niên độ hay hàng tháng để phục vụ cho việc phân tích: KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân tích nhất định để phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hoặc thu thập thông tin qua phỏng vấn nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ngay khi có dự thảo BCTC của đơn vị. Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán NhằmTrường giúp KTV ghi nhận Đại những họcđặc điểm củaKinh đơn vị m àtế KTV Huế chưa bết và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC Nội dung của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): Thủ tục này dựa trên việc xem xét quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính để phát hiện các biến động bất thường hoặc quan hệ không hợp lý. Quá trình thực hiện bao gồm các bước sau: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Hình thành các kỳ vọng. Quá trình phân tích bắt đầu bằng việc hình thành các kỳ vọng, nghĩa là các dự đoán về số liệu trên BCTC căn cứ vào những hiểu biết của KTV về môi trường kinh doanh, ngành nghề, kế hoạch chiến lược và những rủi ro liên quan. - Các dự đoán có thể ở những mức chính xác khác nhau. Trong một số trường hợp, các dự đoán này khá chính xác, ví dụ dự đoán về số vòng quay nợ phải thu và số dư nợ phải thu cuối kỳ dựa trên các thông tin có được từ việc thay đổi chính sách bán chịu của doanh nghiệp và tình hình doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dự đoán chỉ dừng ở mức độ xu hướng, ví dụ KTV dự đoán chi phí lãi vay sẽ tăng lên khá lớn khi biết kế hoạch của đơn vị đã thực hiện trong kỳ là đầu tư tài sản dựa trên các khoản vay ngân hàng. - Thực hiện phân tích dữ liệu là thực hiện một số thủ tục phân tích, như phân tích xu hướng và phân tích tỷ số dựa trên các dữ liệu chưa được kiểm toán của đơn vị: Phân tích xu hướng dựa trên sự xem xét quá trình thay đổi của dữ liệu qua thời gian. Ví dụ so sánh các số dư tài khoản hay số phát sinh của nghiệp vụ qua các năm. Phân tích tỷ số dựa trên việc xem xét quan hệ kinh tế giữa các dữ liệu với nhau dưới hình thức các tỷ số. Ví dụ, số vòng quay nợ phải thu là một tỷ số phản ánh chính sách bán chịu và tình hình thu nợ của đơn vị. - So sánh với kỳ vọng. Dựa trên kỳ vọng được xác định qua việc dự đoán cùng với kết quả phân tích dữ liệu, KTV sẽ ghi nhận những chênh lệch đáng kể giữa chúng hay những quan hệ không hợp lý. Những khoản mục, nghiệp vụ, tỷ số bất thường chỉ ra những khu vực có rủi ro cao trên BCTC đòi hỏi phải phân tích sâu hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những bước kiểm toán tiếp theo để nhận dạng rủi ro. 1.2.4.6. TrườngĐánh giá hệ thống kiểmĐại soát nội học bộ, rủi ro vKinhà gian lận tế Huế Từ công việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh cho đến thực hiện các thủ tục phân tích giúp KTV nhận dạng được các rủi ro trong hoạt động của đơn vị và các rủi ro liên quan đến BCTC. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Trong bước này, KTV đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB tại đơn vị nhằm xem xét khả năng của chúng trong việc ngăn chặn các rủi ro, hoặc ngược lại, làm trầm trọng thêm rủi ro hay làm phát sinh rủi ro mới. Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá RRKS là rất quan trọng đối với KTV, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán. KSNB không những là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà còn có những ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của KTV, cụ thể là: - Thông qua tìm hiểu hiểu về hệ thống KSNB và các bộ phận cấu thành, KTV đánh giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục nói riêng. - Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS. Từ đó KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm tra, dự kiến về thời gian, lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Nội dung tìm hiểu chủ yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: - Môi trường kiểm soát. - Quy trình đánh giá rủi ro. - Giám sát các kiểm soát Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có) ở cấp độ doanh nghiệp. Các Trườngphương pháp tìm hi Đạiểu hệ thống học kiểm soát Kinh nội bộ: tế Huế - Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên trong đơn vị. - Quan sát hoạt động kinh doanh của đơn vị và tình trạng máy móc thiết bị. - Kiểm tra các tài liệu, quy trình, chính sách nội bộ của doanh nghiệp. Mô tả về hệ thống Kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải tài liệu hóa những thông tin đã thu thập để chứng minh là đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểm toán. Các công cụ mô tả có thể là: - Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng. Yêu cầu trình bày cần đầy đủ bốn điểm sau: Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống. Tất cả các quá trình đã xảy ra. Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống. Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá RRKS. - Bảng câu hỏi về KSNB: Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”. - Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá, bởi vì giúp KTV nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành hệ thống. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Dựa trên những thông tin về hệ thống KSNB đã tìm hiểu được KTV sẽ đưa ra những đánh giá sơ bộ về RRKS của đơn vị. Dựa vào những đánh giá đó KTV sẽ nhận xét về rủi ro là “Cao”, “Trung bình” hoặc “Thấp”. Rủi ro kiểm toán (AR) KháiTrường niệm Đại học Kinh tế Huế Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Rủi ro kiểm toán là rủi ro xảy ra khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu.” RRKT thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu nhưng KTV không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC. RRKT luôn tồn tại do khả năng thực tế của KTV, do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân toán. Mức độ RRKT dự kiến cao hay thấp quyết định khối lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các thành phần của rủi ro kiểm toán, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Trong thực tế, RRKT thường xảy ra do giới hạn về quản lý và giới hạn về chi phí kiểm toán. Trong mối quan hệ này, RRKT và chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Sơ đồ 1.2 – Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán Các thành phần của rủi ro kiểm toán - Rủi ro tiềm tàng (IR): Là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trong BCTC khi chưa có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Mức độ RRTT phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được RRTT, chỉ có thể đánh giá mức độ RRTT có thể xảy ra. KTV có thể dựa vào nhiều nguồn khác nhau để đánh giá mứcTrường độ RRTT như kết quảĐại kiểm toánhọc năm trKinhước hoặc thông tế qua Huế thu nhập thông tin về ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểm toán - Rủi ro kiểm soát (CR): Là xác suất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Đánh giá RRKS thực chất là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu hệ thống SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân KSNB, KTV cần đánh giá sơ bộ RRKS đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC. Sự đánh giá của KTV về RRKS cũng như RRTT sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp kiểm toán. - Rủi ro phát hiện (DR): Là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong BCTC được kiểm toán. Ngược lại với RRTT và RRKS, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát RRPH. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán – Mô hình rủi ro kiểm toán Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại rủi ro chính là Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện. Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể phản ánh qua hai công thức sau: AR = IR × CR × DR (1) DR = AR / (IR × CR) (2) Công thức (1),(2): Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Trong đó: AR: Mức rủi ro kiểm toán IR: Mức rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá CR: Mức rủi ro kiểm soát do KTV đánh giá DR: Mức rủi ro phát hiện Công thức (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại RRKT. Mô hình này được KTV sử dụng để điều chỉnh mức RRPH để có mức RRKT mong muốn. Nếu KTV nhận thấy mức RRPHTrường là Cao thì có thĐạiể điều chỉnh học mức RRKT Kinhmong m tếuốn đểHuế giảm mức RRPH xuống nhưng RRKT phải ở mức thấp cho phép. Trên thực tế, RRKT mong muốn thường được xác định từ khi lập kế hoạch kiểm toán. Mức RRKT thường khó thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Công thức (2), DR là đối tượng quan tâm của KTV. Thông qua việc xác định DR, KTV sẽ xác định các thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro còn được minh họa bằng bảng sau: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Bảng 1.1 – Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa (Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM) Trong bảng trên: - RRTT và RRKS được chia thành ba mức: Thấp, Trung bình và Cao. - RRPH được chia ra làm năm mức: Tối thiểu, Thấp, Trung bình, Cao và Tối đa. Tương ứng với mỗi mức độ đánh giá về RRTT, RRKS thì KTV sẽ xác định được mức RRPH cần thiết sao cho mức RRKT mong muốn ở mức thấp nhất. Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán - Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn: Hiện nay tại các Công ty kiểm toán, mức RRKT mong muốn luôn được xác định trước khi tiến hành kiểm toán. DAR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn Mức RRKR mong muốn phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người sử dụng bên ngoài đến BCTC và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Việc xác định mức RRKT mong muốn là điểm khởi đầu cho việc xác định mức RRPH. - ĐánhTrường giá rủi ro tiềm tàng Đại và rủi ro họckiểm soát: Kinh tế Huế . Rủi ro tiềm tàng: Đánh giá RRTT là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng được xác định có ảnh hưởng đến các thủ tục kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian và các nguồn lực cần huy động để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Để đánh giá RRTT, KTV dựa vào các yếu tố có thể ảnh hưởng sau: Bản chất kinh doanh của khách hàng SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Tính chính trực của BGĐ Động cơ của khách hàng Kết quả các lần kiểm toán trước Hợp đồng kiểm toán năm đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn Các bên liên quan Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên Các ước tính kế toán Số lượng tiền của các số dư tài khoản với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ. . Rủi ro kiểm soát: Đánh giá RRKS là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành có hiệu quả thì mức độ RRKS được đánh giá ở mức Thấp. Khi hệ thống KSNB được thiết kế không phù hợp hay hoạt động không có hiệu quả thì khi đó RRKS được đánh giá ở mức Cao. Mức RRKS không bao giờ bằng “không” bởi hệ thống KSNB lúc nào cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để đánh giá RRKS, KTV phải hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. . Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được: Việc xác định mức RRPH có thể chấp nhận được có ý nghĩa thực tiễn rất cao, nó có quan hệ với tính trọng yếu và số lượng bằng chứng cần thu thập về khoản mục cần kiểm toán. Dựa trên mức RRKT mong muốn và việc đánh giá RRTT, RRKS thì ta xác định RRPH theo công thức sau: DR = DAR / (IR × CR) Công thức (3): Xác định mức RRPH có thể chấp nhận được 1.2.4.7. Thiết lập mức trọng yếu KháiTrường niệm trọng yếu Đại học Kinh tế Huế Đoạn 9 VSA 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” định nghĩa: “Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân VSA 320 còn nhấn mạnh “Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính” - Về mặt định lượng, được gọi là trọng yếu khi sai lệch trên BCTC cao hơn một số tiền nhất định và có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. - Về mặt định tính, KTV phải nhận thức rằng có những trường hợp tuy sai lệch có giá trị thấp nhưng do bản chất của nó nên có thể vẫn gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC, ví dụ như sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC, các gian lận luôn được xem là quan trọng hơn các sai sót với một quy mô tiền tệ, hay các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập gồm: Mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Ngoài ra, theo VSA 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán”, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua. Vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán Trong kiểm toán BCTC, do một số hạn chế nhất định nên KTV không thể phát hiện được mọi sai lệch trong BCTC. Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên BCTC đã kiểm toán sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu. Để đạt được điều này, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần phải xác lập mức trọng yếu. Việc xác lập mức trọng yếu sẽ giúp KTV ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lênTrường BCTC, từ đó xác Đại định bản họcchất, thời Kinhgian và phạm tế vi các Huế thử nghiệm kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các bước xác định trọng yếu như sau: Bước 1: Ước tính mức trọng yếu tổng thể của BCTC Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM (2014): “Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính là mức giá trị mà kiểm toán viên xác định ở cấp độ toàn bộ báo cáo tài chính, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân báo cáo tài chính. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Đây là một việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó, ước tính ban đầu về mức trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước tính đó là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước tính ban đầu bị thay đổi. Mặc dù ước tính ban đầu về mức trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV song trên thực tế mỗi công ty kiểm toán sẽ có một phương pháp riêng để hỗ trợ cho KTV của mình trong việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu. Các tiêu chí thường được sử dụng là doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tài sản. Dưới đây là các tiêu chí và tỷ lệ tương ứng với các tiêu chí thường áp dụng để xác định mức trọng yếu do VACPA gợi ý: Bảng 1.2 – Xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% Doanh thu 0,5% - 3% Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 1% - 5% (Nguồn: VACPA) Tuy Trườngnhiên, các doanh nghi Đạiệp kiểm học toán có thểKinh sử dụng các tế tỷ lệ Huếhoặc có thể đưa ra các tiêu chí và các mức tỷ lệ khác nhau tùy theo chính sách của mỗi doanh nghiệp và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán áp dụng. Bước 2: Thiết lập mức trọng yếu thực hiện Theo giáo trình Kiểm toán Tập 1 – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (2014): “Mức trọng yếu thực hiện là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể báo SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân cáo tài chính, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu.” Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV. Họ sẽ dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cập nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, bản chất, phạm vi của những sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giá của họ về các sai sót trong kỳ hiện tại. Ví dụ, theo chính sách của doanh nghiệp kiểm toán, trong những trường hợp bình thường, mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng 75% mức trọng yếu tổng thể. Tuy nhiên, trong cuộc kiểm toán hiện tại với những rủi ro được cập nhật, KTV quyết định áp dụng một mức trọng yếu thực hiện là 50% trên mức trọng yếu tổng thể. Bước 3: Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể sẽ không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán. Ngưỡng sai sót không đáng kể chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu. Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực hiện, ví dụ 4%. Việc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm giúp KTV:Trường Đại học Kinh tế Huế - Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro. Rủi ro kiểm toán xảy ra khi KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu. Do đó, mức trọng yếu là một trong những cơ sở của quá trình đánh giá rủi ro, mà trước hết là việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu. Việc hiểu biết và xác lập từ đầu mức trọng yếu giúp KTV dễ dàng nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC. - Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Trên cơ sở rủi ro được đánh giá, các thủ tục kiểm toán tiếp theo được thiết kế tham chiếu với mức trọng yếu thực hiện. Tùy theo mức trọng yếu này mà KTV sẽ xác định nội dung (thủ tục kiểm toán nào được áp dụng), lịch trình (thủ tục kiểm toán áp dụng vào thời điểm nào) và phạm vi (cỡ mẫu là bao nhiêu). 1.2.4.8. Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu Xác đinh phương pháp chọn mẫu Đoạn 10 VSA 500 yêu cầu: “Khi thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phải xác định phương pháp hiệu quả để lựa chọn các phần tử kiểm tra nhằm đạt được mục đích của thủ tục kiểm toán ” Các phương pháp để lựa chọn các phần tử kiểm tra là: Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%); Lựa chọn các phần tử cụ thể; Lấy mẫu kiểm toán. Việc áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp này có thể phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, như rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến cơ sở dẫn liệu đang được kiểm tra, tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp khác nhau. Chọn tất cả các phần tử Phương pháp này được áp dụng khi KTV có thể kết luận rằng việc kiểm tra toàn bộ tổng thể các phần tử cấu thành một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản (hoặc một nhóm trongTrường tổng thể đó) l à Đạithích hợp họcnhất. Kiểm Kinh tra 100% th tếường Huếkhông áp dụng đối với thử nghiệm kiểm soát nhưng thường được áp dụng đối với kiểm tra chi tiết. Kiểm tra 100% có thể thích hợp khi (Đoạn A53 VSA 500): - Tổng thể được cấu thành từ một số ít các phần tử có giá trị lớn; - Có rủi ro đáng kể mà các phương pháp khác không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Tính chất lặp đi lặp lại của việc tính toán hoặc quy trình khác được thực hiện tự động bởi một hệ thống thông tin giúp việc kiểm tra 100% sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Lựa chọn các phần tử cụ thể Dựa trên sự hiểu biết về đơn vị, dựa trên đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và đặc điểm của tổng thể, việc lựa chọn các phần tử cụ thể để kiểm tra theo sự xét đoán của KTV chịu ảnh hưởng của rủi ro ngoài lấy mẫu, chẳng hạn có thể chọn (Đoạn A54 VSA 500): - Các phần tử có giá trị lớn hoặc các phần tử đặc biệt: KTV có thể quyết định lựa chọn một số phần tử cụ thể trong một tổng thể do các phần tử này có giá trị lớn hoặc có một số tính chất khác, như các phần tử có nghi ngờ, bất thường, có nguy cơ rủi ro cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn; - Tất cả các phần tử có giá trị cao hơn một giá trị nhất định: KTV có thể quyết định kiểm tra tất cả các phần tử có giá trị được ghi nhận cao hơn một giá trị nhất định nhằm xác minh một phần lớn trong tổng giá trị của một nhóm giao dịch hoặc số dư tài khoản; - Các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin: KTV có thể kiểm tra các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin về các vấn đề như bản chất của đơn vị hoặc bản chất của các giao dịch. Lấy mẫu kiểm toán KTV có thể quyết định áp dụng lấy mẫu kiểm toán cho số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ. Một số khái niệm cơ bản - Lấy mẫu kiểm toán TheoTrường VSA 530 – Lấy mẫuĐại kiểm họctoán: “Lấy Kinh mẫu kiểm toántế (sau Huế đây gọi là “lấy mẫu”): Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho KTV cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.” - Lấy mẫu thống kê và phi thống kê SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Lấy mẫu thống kê là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả định lượng rủi ro. Lấy mẫu thống kê đòi hỏi các phần tử phải được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Một phương pháp lấy mẫu không có hai đặc điểm nêu trên được gọi là lấy mẫu phi thống kê. - Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu + Rủi ro lấy mẫu: Là khả năng kết luận của KTV đưa ra dựa trên lấy mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục. + Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu Quy trình lấy mẫu kiểm toán Căn cứ theo VSA 530, nội dung cơ bản của quy trình lấy mẫu: - Thiết kế mẫu; - Xác định cỡ mẫu; - Lựa chọn các phần tử của mẫu; - Thực hiện các thủ tục kiểm toán; - Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót; - Dự đoán sai sót của tổng thể; - Đánh giá kết quả mẫu. Xác định cỡ mẫu, khoảng cách mẫu Căn cứ theo Hướng dẫn CTKTM (2013) do VACPA ban hành, việc xác định cỡ mẫu còn tùy thuộc vào RRKT mà KTV xác định: Rủi ro (1): Khoản mục bị kê khai cao hơn so với thực tế (overstatement), thường xảy ra vớiTrường các khoản mục Đạitài sản v à họcthu nhập .KinhTổng thể ph ùtế hợp Huếlà tổng thể đã ghi nhận trên BCTC. . Cỡ mẫu có thể xác định như sau: Tổng giá trị của Tổng thể Cỡ mẫu có thể = × Nhân tố R Mức trọng yếu thực hiện SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Khoảng cách mẫu = Tổng giá trị của Tổng thể/Cỡ mẫu = Mức trọng yếu thực hiện/Nhân tố R R (Hệ số rủi ro) được xác định dựa trên mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm ba mức độ: Bảng 1.3 – Xác định hệ số rủi ro dựa trên mức độ đảm bảo Mức độ đảm bảo Khoản mục trên BCĐKT Khoản mục trên BCKQKD Thấp 0,5 0,35 Trung bình 1,5 0,5 Cao 3 0,7 (Nguồn: VACPA) R trên khoản mục BCKQKD thấp hơn so với BCĐKT do mối quan hệ bút toán kép giữa các tài khoản thuộc BCĐKT và BCKQKD, việc ghi nhận tài sản hay nợ phải trả đã có tác động trực tiếp đến việc ghi đúng doanh thu hay chi phí. R – Mức độ đảm bảo: là nhân tố quyết định cỡ mẫu, phụ thuộc các yếu tố sau: + Đánh giá của KTV về rủi ro xảy ra sai sót; + Đánh giá của KTV về tính hiệu quả của hệ thống KSNB; Độ đảm bảo (nếu có) thu thập được từ kết quả kiểm tra các khoản mục liên quan khác. . Tiến trình lấy mẫu thực hiện như sau (trình bày vào mẫu Dxxx cho mỗi phần hành lấy mẫu kiểm toán và được thực hiện chi tiết ở giai đoạn thực hiện kiểm toán): + Kiểm tra 100% các khoản mục >= khoảng cách mẫu; + Kiểm tra các phần tử đặc biệt; + Cỡ mẫu trong tổng thể còn lại được xác định bằng: (Giá trị Tổng thể - Giá trị khoản mục kiểm tra 100% - Giá trị khoản mục đặc biệt)/Khoảng cách mTrườngẫu Đại học Kinh tế Huế Cách xác định mẫu như trên chỉ mang tính chất trợ giúp KTV xác định cỡ mẫu tối thiểu bước đầu. Việc xác định bổ sung cỡ mẫu để kiểm tra hoàn toàn tùy thuộc vào xét đoán của KTV. Rủi ro (2): Khoản mục bị kê khai thấp hơn so với thực tế (understatement), thường xảy ra với các khoản mục phải trả và chi phí. Tổng thể phù hợp không chỉ bao gồm SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân tổng thể đã ghi nhận trên BCTC, mà còn phản ánh ở các tổng thể khác thuộc chu trình kinh doanh chủ yếu mà tổng thể đã ghi nhận ở trên BCTC có liên quan, nhằm tìm ra những khoản mục chưa được ghi sổ. Cỡ mẫu phù hợp hoàn toàn dựa trên xét đoán của KTV qua việc xác định các tổng thể phù hợp với mục tiêu kiểm toán. Khi lấy mẫu trong thử nghiệm cơ bản, cần lưu ý những điểm sau: - Đặc điểm của tổng thể; - Tính phù hợp và tính đầy đủ của tổng thể với mục đích của thủ tục lấy mẫu; - Mối quan hệ giữa mẫu với mục tiêu kiểm toán liên quan (cơ sở dẫn liệu của tài khoản); - Mức trọng yếu và số lượng khoản mục trong tổng thể; - Rủi ro tiềm tàng về các sai sót có thể xảy ra; - Tính phù hợp và tin cậy của các bằng chứng thu thập được thông qua các thủ tục không liên quan đến lấy mẫu như: phân tích soát xét, kiểm tra 100% các nghiệp vụ, kiểm tra các khoản mục đặc biệt (giá trị lớn, quan trọng hoặc bất thường) và sự đảm bảo từ kết quả kiểm tra các khoản mục liên quan khác; - Thời gian và chi phí liên quan. 1.2.4.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” yêu cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán. Tại bước tổng hợp kế hoạch kiểm toán này, KTV sẽ tổng hợp các nội dung chính của các bước đã tiến hành của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm các yếu tố: - PhạmTrường vi công việc, yêu cĐạiầu dịch vụhọc của khách Kinh hàng và th ờitế hạn báoHuế cáo. - Mô tả doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và các thay đổi lớn trong nội bộ doanh nghiệp: Tóm tắt các thông tin chính về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, pháp luật, tài chính kế toán và các thay đổi khác trong nội bộ doanh nghiệp cần quan tâm (Đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh chính; Môi trường kinh doanh và các yêu tố ảnh hưởng chính đến doanh nghiệp; Các thay đổi quan trọng trong cơ cấu quản lý và hoạt SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân động kinh doanh doanh nghiệp; Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC áp dụng và thay đổi quan trọng trong năm; ) - Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ vùng rủi ro cao. - Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản. - Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch. - Xác định các thủ tục bổ sung khi kiểm toán năm đầu tiên: Liên hệ với KTV tiền nhiệm, tiếp cận và sử dụng kết quả công việc của KTV tiền nhiệm hoặc áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu kỳ. - Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang. - Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này. - Tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch. - Các điều chỉnh kế hoạch kiểm toán do các sự kiện ngoài dự kiến. Từng nội dung đề cập trong bước này đều cần được trao đổi, thảo luận kỹ càng giữa các thành viên nhóm kiểm toán, đảm bảo toàn bộ các thành viên nhóm kiểm toán đều nắm vững các yêu cầu của cuộc kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd (AAC) Trụ sở chính Lô 78-80 Đường 30 tháng 4, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng Tel: 84.236.3655886; Fax: 84.236.3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh 47-49 Hoàng Sa (Tầng 4 Tòa nhà Hoàng Đan), Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 84.28.39102235; Fax: 84.28.39102349 Email: aachcm@aac.com.vn Chi nhánh tại Thành phố Hà Nội Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội Tel: 84.24.32242403; 84.24.66666369; Fax: 84.24.32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toánTrường AAC trực thuộc Bộ Đại tài chính), học một th ànhKinh viên của Htếãng KiHuếểm toán Quốc tế Prime Global, là một trong số các Công ty Kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ tài chính, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991, đó là: Chi nhánh Công ty SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Chi nhánh Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với tên gọi là Công ty Kiểm toán Đà Nẵng. Ngày 06/09/2000, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 139/2000 QĐ-BTC về việc đổi tên thành “Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của Công ty. Ngày 07/05/2007, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên. Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại Thành phố Đà Nẵng và hai chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn một số văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” – Bộ Công thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt Nam. Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam. 2.1.2. Phương châm và mục tiêu hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợiTrường hợp pháp của m ình;Đại cung c ấphọc những thôngKinh tin thiết tếthực vHuếà các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán trên cơ sở thực hiện đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Thông lệ Kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 2.1.3. Các dịch vụ của công ty 2.1.3.1. Kiểm toán Cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập luôn là thế mạnh của AAC. Các thủ tục và quy trình kiểm toán của AAC được thiết kế và áp dụng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động và môi trường của khách hàng. Các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán của AAC bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; Các dịch vụ khác về kiểm toán. 2.1.3.2. Tư vấn thuế AAC thường xuyên cập nhật và nắm bắt kịp thời các thay đổi trong chính sách thuế, tài chính, kế toán, pháp luật kinh doanh tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp thuế phù hợp và hiệu quả nhất. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm, AAC cung cấp những dịch vụ về thuế sau đây: Tư vấn thuế trọn gói; SoátTrường xét và đánh giá Đạiviệc tuân thhọcủ nghĩa vụKinh thuế; tế Huế Tư vấn kê khai và quyết toán thuế; Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần; Lập kế hoạch về cấu trúc thuế; Tư vấn các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính; Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. 2.1.3.3. Kế toán Hệ thống pháp luật về kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và dần hội nhập với các thông lệ kế toán quốc tế. Trong một số trường hợp vận dụng cụ thể, các công ty cần có sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo các thông tin tài chính – kế toán thật sự phù hợp và đáng tin cậy cho các quyết định kinh doanh. Các dịch vụ chuyên ngành mà AAC cung cấp: Ghi chép và giữ sổ kế toán; Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Tư vấn lập Báo cáo tài chính; Tư vấn chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IAS, IFRS; Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; Các dịch vụ khác về kế toán. 2.1.3.4. Tư vấn tài chính đầu tư AAC mang đến cho các nhà quản lý và đầu tư nhiều lựa chọn về dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư của AAC bao gồm: Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp; Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán – sát nhập; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán; TưTrường vấn thủ tục mua bán,Đại giải thể học doanh nghiệp; Kinh tế Huế Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. 2.1.3.5. Đào tạo và tuyển dụng Bên cạnh các dịch vụ truyền thống về kiểm toán, kế toán và tư vấn, AAC cũng chú trọng mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp. Các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng của AAC bao gồm: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; Các khóa học về thuế; Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ; Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng. Mô hình này giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quá trình quản lý. Các kế hoạch, chiến lược hoạt động của ban giám đốc được phổ biến thẳng xuống cho các bộ phận thực thi và ngược lại, mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng. Do mục tiêu hoạt động hướng vào khách hàng, công ty thực hiện việc phân chia phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định, nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ được nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hóa trong công việc cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý. Tổng Giám đốc: Là người đại diện toàn quyền của công ty, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công ty: Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán; duy trì các mối quan hệ trong nội bộ và với cả khách hàng; đánh giá các công việc kiểm toánTrường đã thực hiện, Đại học Kinh tế Huế Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công uỷ quyền giải quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề được phân công và ủy quyền. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Giám đốc các khối: Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC. Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập BCTC, cung cấp số liệu công khai tài chính, lập kế hoạch tài chính, . Phòng Tư vấn đào tạo: Chịu trách nhiệm cho việc giảng dạy, đào tạo các lớp học thực hành kế toán và kiểm toán do công ty tổ chức. Đào tạo, giảng dạy cho thực tập sinh, trợ lý KTV mới. Chịu trách nhiệm cập nhật và cung cấp những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến công việc kế toán và kiểm toán cho nhân viên công ty. Trưởng phòng kiểm toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc các khối và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính. Họ giữ vai trò lãnh đạo trong Ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa ban giám đốc, ban quản lý và các nhóm nhân viên; có chức năng quan trọng đối với hoạt động của công ty trong việc tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho các nhân viên Kiểm toán viên chính: Đảm nhận trọng trách sau Ban quản lý, bao gồm: Giám sát công việc của các trợ lý; thực hiện hợp đồng kiểm toán lớn với khách hàng; báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán; ký báo cáo kiểm toán; soát xét các giấy tờ làm việc, bố trí nhân sự cho các hoạt động kiểm toán. Trợ lý kiểm toán viên: Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán viên hoặc người quản lý công việcTrường về tất cả những vấnĐại đề liên họcquan đến việcKinh thực hiện tế một côngHuế việc. Tuỳ vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: Cấp 1, cấp 2 và cấp 3. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ Phụ trách kỹ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ BCTC BCTC thuật kiểm XDCB XDCB toán BCTC KHỐI XDCB P. KẾ TOÁN – P. TƯ VẤN THƯ KÝ TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC KHỐI BAN KIỂM CN CN SOÁT CHẤT P1 P3 P4 P2 P5 P1 P2 P3 HCM HN LƯỢNG KIỂM TOÁN Quan hệ chức năng: Quan hệ trực tuyến: Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Trưởng phòng Kiểm toán BCTC Kiểm toán viên Trường Đại họcchính Kinh tế Huế Trợ lý KTV Trợ lý KTV Trợ lý KTV cấp 1 cấp 2 cấp 3 Sơ đồ 2.2 – Mô hình tổ chức phòng Kiểm toán BCTC SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 2.1.5. Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC do công ty thực hiện Quy trình kiểm toán tổng thể BCTC tại công ty AAC bao gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán (Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo). Quy trình kiểm toán của Công ty AAC hiện nay được xây dựng dựa trên việc áp dụng Chương trình kiểm mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cùng các chuyên gia kiểm toán hàng đầu Việt Nam và các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng, được thể hiện chi tiết qua sơ đồ dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.3 – Chu trình kiểm toán chung tại AAC SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Trong đó: Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc của bước này bắt buộc phải được Giám đốc hoặc Thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán ký soát xét. Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán. Các ô màu càng đậm càng thể hiện vai trò quan trọng trong suốt chu trình của cuộc kiểm toán. 2.1.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán Là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Do đề tài nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại công ty AAC nên trình tự các bước của giai đoạn này sẽ được trình bày cụ thể trong các phần sau. 2.1.5.2. Thực hiện kiểm toán - Kiểm tra các hoạt động kiểm soát: Công việc này được AAC thực hiện nhằm thu thập bằng chứng về sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, làm cơ sở cho kiểm toán viên xem xét mức độ thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán viên trong việc kiểm tra các hoạt động kiểm soát bao gồm: Sự tồn tại: Kiểm tra xem thủ tục kiểm soát có tồn tại ở đơn vị hay không. Tính hiệu lực: Xem xét thủ tục kiểm soát có đạt được mục tiêu kiểm soát. Tính liên tục: Xem xét thủ tục kiểm soát có được thực hiện liên tục trong kỳ kế toánTrường tại đơn vị hay không.Đại học Kinh tế Huế - Thực hiện các thủ tục phân tích: Trong giai đoạn này kiểm toán viên sử dụng kỹ thuật phân tích để kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp bất thường trong báo cáo tài chính. - Kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh và số dư các tài khoản nhằm xác minh sự chính xác và đáng tin cậy của các tài liệu kế toán, tính trung thực và hợp lý của số dư các tài khoản. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân 2.1.5.3. Hoàn thành kiểm toán Dựa trên các bước công việc đã thực hiện, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán. KTV sẽ tổng hợp kết quả kiểm tra các vấn đề phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch, các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, hướng xử lý cũng như các vấn đề lưu ý khi thực hiện kiểm toán trong năm sau. Sau đó, KTV sẽ tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối, thống nhất những bút toán điều chỉnh với khách hàng và tiến hành lập BCTC, thu thập thư giải trình của BGĐ. Cuối cùng KTV lập BCKT, đóng Hồ sơ kiểm toán. Để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo BCKT lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến. Sau khi bản thảo được duyệt, trưởng nhóm lập BCKT chính thức, thư quản lý và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị khách hàng. Tất cả những thông tin về cuộc kiểm toán sẽ được trình bày và lưu trong Hồ sơ kiểm toán của công ty. 2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Bước đầu tiên để tiến tới giai đoạn lập kế hoạch là tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Tại công ty AAC thì việc tiếp nhận yêu cầu của khách hàng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, ví dụ như bằng thư điện tử, fax, thư mời, liên lạc bằng điện thoại hoặc tiếp xúc trực tiếp. Tôi xinTrường đưa ra ví dụ đối Đạivới Công tyhọc XYZ: LàKinh một khách hàngtế cũHuếcủa công ty AAC nên khi niên độ kế toán năm 2016 kết thúc, công ty muốn có một đơn vị độc lập hỗ trợ kiểm tra lại hồ sơ, sổ sách chứng từ và BCTC của doanh nghiệp và mong muốn tiếp tục được là khách hàng của Công ty AAC thì có thể liên lạc trực tiếp với BGĐ của Công ty AAC để đề nghị việc ký kết hợp đồng tiếp theo. Bên cạnh đó vì là khách hàng SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân cũ nên các KTV có trách nhiệm liên lạc với công ty XYZ về việc tiếp tục được kiểm toán tại Công ty. Để có thể tiếp nhận yêu cầu của khách hàng thì các KTV sẽ tiến hành xem xét, tìm hiểu thông tin để có thể chấp nhận khách hàng đó và để đảm bảo rủi ro hợp đồng sẽ thấp. 2.2.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100) Theo yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng (VSQC1) và VSA 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC”, các DNKiT cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũ theo Mẫu A110 hoặc A120. Một khách hàng kiểm tra chỉ được thực hiện một trong hai mẫu: A110 (khách hàng mới) hoặc A120 (khách hàng cũ). Người thực hiện công việc này là chủ nhiệm kiểm toán và người phê duyệt là thành viên BGĐ. Mục đích của công việc này là xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng căn cứ vào rủi ro hợp đồng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như việc tuân thủ pháp luật, tính chính trực của BGĐ. Đối với khách hàng cũ như công ty XYZ: Là khách hàng cũ của Công ty AAC nên khi nhận được yêu cầu thì chủ nhiệm kiểm toán sẽ trao đổi với các thành viên BGĐ về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2016 cũng như tìm hiểu có sự thay đổi nào lớn trong công ty (bộ máy tổ chức, ngành nghề kinh doanh ) sau khi đã tìm hiểu thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và xem xét hồ sơ thường trực năm trước. Nhận thấy trong năm 2016 tình hình của công ty XYZ không có thay đổi, rủi ro hợp đồng ở mức “Thấp” nên công ty AAC tiếp tục cung cấp dịch vụ cho công ty XYZ. Đối vớiTrường Công ty XYZ bước Đạicông việc học này được Kinh tiến hành m ộttếcách Huế đơn giản và ít tốn thời gian. Công việc này được trình bày trong giấy tờ làm việc A120 “Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng” (Phụ lục 1). Còn đối với những khách hàng mới thì việc xem xét hợp đồng được thực hiện kỹ lưỡng và tốn nhiều thời gian hơn. KTV sẽ phải trực tiếp thu thập thông tin từ nhiều khía cạnh: Từ BGĐ công ty, trao đổi với KTV tiền nhiệm, phỏng vấn đội ngũ nhân SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân viên ở các phòng ban, tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, các chính sách hay các thông tin quan trọng như thông tin tài chính về doanh thu, lợi nhuận Các thông tin được tìm hiểu trong lần đầu kiểm toán sau đó sẽ được lưu vào “Hồ sơ thường trực” để phục vụ cho những năm kiểm toán tiếp theo. Sau khi tìm hiểu và cập nhật các thông tin về khách hàng, KTV tiến hành đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng và xem xét có chấp nhận kiểm toán khách hàng hay không. Nếu công ty chấp nhận kiểm toán thì hai bên sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán. Minh họa với Công ty ABC – được AAC kiểm toán năm đầu tiên: Sau khi công ty ABC trực tiếp liên lạc với AAC và đưa ra đề nghị được kiểm toán, AAC tiến hành tìm hiểu về KH. Công ty ABC thuộc loại hình công ty TNHH, là công ty con của doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: . Xây dựng công trình dân dựng và công nghiệp . Chuẩn bị mặt bằng . Lắp đăt hệ thống điện . Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước và điều hòa không khí . Xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư . Hoàn thiện công trình xây dựng . Thiết kế nội thất Qua quá trình đánh giá sơ bộ dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV và thực hiện bảng câu hỏi “Các vấn đề cần xem xét” được trình bày trên mẫu giấy tờ làm việc A110 “Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng” (Phụ lục 2). KTV đưa ra nhận địnhTrường ban đầu về Công Đạity ABC: họcLà doanh nghiKinhệp mới hoạt tế động Huế02 năm tại Việt Nam, BGĐ đều người nước ngoài cho nên khả năng điều hành, tổ chức quản lý có thể khác với các doanh nghiệp thuần Việt. KTV cần phải tìm hiểu rộng hơn về các điều lệ, chính sách quản lý, hoạt động của công ty. Từ đó KTV xác định rủi ro hợp đồng ở mức “Trung bình” và quyết định “Có” chấp nhận đối với khách hàng này. SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân Sau khi đã chấp nhận khách hàng thì hợp đồng kiểm toán sẽ được lập và nhóm kiểm toán sẽ được thành lập để phục vụ cho việc thực hiện kiểm toán khách hàng. 2.2.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán (A200) Pháp luật dân sự, Luật Kiểm toán độc lập và VSA 210 “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu DNKiT phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thực hiện dịch vụ. Việc ký hợp đồng được xem là một thủ tục đánh dấu các quyền, nghĩa vụ của hai bên. Sau quá trình tìm hiểu khách hàng căn cứ vào khả năng của mình, tình hình thực tế của đơn vị khách hàng nếu nhận định rằng cuộc kiểm toán với mức rủi ro chấp nhận được thì AAC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc được sự ủy quyền của Tổng giám đốc sẽ thay mặt công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Việc ký kết được diễn ra với sự thống nhất tuyệt đối từ hai bên. Sau khi hai bên ký kết và đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty AAC sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán của Công ty XYZ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bí mật, hợp đồng kiểm toán sẽ không được lưu vào Hồ sơ kiểm toán. Nội dung chính của bản hợp đồng gồm có: - Đại diện khách hàng - Đại diện công ty AAC - Nội dung dịch vụ - Trách nhiệm các bên - Thời gian tiến hành kiểm toán - GiáTrường phí kiểm toán Đại học Kinh tế Huế - Chữ ký đại diện các bên Sau khi hợp đồng được lập, Phó Giám đốc khối BCTC của công ty AAC sẽ soạn thảo mẫu giấy làm việc A230 “Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán” (Phụ lục 3). Để hoàn thành được mẫu giấy tờ này được lập căn cứ vào nhiều giấy tờ làm việc khác như: SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Trà Ngân - Mẫu A240 “Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp” (Phụ lục 4): Mẫu giấy tờ này giúp cho các KTV thuận tiện trong việc thu thập các bằng chứng để xác minh được vấn đề trong BCTC của đơn vị. Đối với công ty XYZ là một công ty thương mại, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động đa dạng nên tài liệu cần cung cấp cũng khá nhiều. Ví dụ một số tài liệu công ty XYZ cần cung cấp như: Điều lệ hoạt động của công ty, các biên bản họp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, BCTC năm 2016 Đây cũng là một yếu tố để quyết định được thời gian tiến hành kiểm toán. - Mẫu A260 “Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán” (Phụ lục 5) và Mẫu A270 “Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV” (Phụ lục 6): Tại AAC, khi việc ký kết hợp đồng đã xong, PGĐ phụ trách mảng BCTC tiến hành phân công nhóm kiểm toán. Trong nhóm sẽ có từ ba đến năm người, có một trưởng nhóm, một KTV và các thành viên còn lại (trợ lý kiểm toán). Trưởng nhóm được chọn là người có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng nhìn nhận vấn đề nhanh chóng. Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng (VSQC1) và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm toán. Các mẫu giấy tờ này trợ giúp KTV kiểm tra lại tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán và ký cam kết nếu như không thấy có vấn đề về tính độc lập. Các thành viên nhóm kiểm toán phải ký vào Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán. Mẫu A270 được sử dụng như một checklist để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán. - Đối với công ty XYZ, là một khách hàng cũ nên PGĐ căn cứ vào danh sách nhóm kiểm toán lưu tại hồ sơ làm việc năm trước, đồng thời sau khi xem xét Mẫu giấy làm việc A260Trường và A270, PGĐ quyĐạiết định chọnhọc nhóm Kinh KTV cũ tiếp tế tục thựcHuế hiện kiểm toán. Việc nhóm kiểm toán cũ thực hiện kiểm toán có nhiều thuận lợi vì họ đã tham gia kiểm toán năm trước nên cũng đã có những hiểu biết về công ty, nhìn nhận được những sai sót đã có và giúp cuộc kiểm toán đạt được kết quả cao, đảm bảo độ tin cậy của BCTC. Nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ được thể hiện trên Mẫu A250 “Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán” (phụ lục 7). SVTH: Hoàng Thị Liên – K48C Kiểm Toán 50