Khóa luận Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản

pdf 78 trang thiennha21 19/04/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cach_thuc_san_xuat_rau_sach_tai_lang_kawa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐAO VĂN GIANG Tên đề tài: TÌM HIỂU CÁCH THỨC SẢN XUẤT RAU SẠCH TẠI LÀNG KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chính: quy Chuyên ngành Phát: Triển Nông Thôn Khoa Kinh: tế và PTNT Khóa học 201:4 – 2018 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐAO VĂN GIANG Tên đề tài: TÌM HIỂU CÁCH THỨC SẢN XUẤT RAU SẠCH TẠI LÀNG KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chính: quy Chuyên ngành Phát: Triển Nông Thôn Khoa Kinh: tế và PTNT Lớp 46 :– PTNT - N01 Khóa học 201:4 – 2018 Giảng viên hướng dẫn PGS.TS: Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của một sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, có cơ hội tiếp cận và thực hành với công việc trong thực tế, qua đó giúp sinh viên tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm với công việc trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã thực tập theo chương trình thực tập sinh của Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế ITC tại trang trại: ENDO TOROHIRO Nhật Bản từ ngày 07/05/2018 đến ngày 08/11/2018 với tên đề tài : “Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản”. Để có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa, và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác đang công tác tại hiệp hội giao lưu nông nghiệp quốc tế làng Kawakami, HTX Kawakami, hiệp hội hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh Chikyujin, cán bộ khuyến nông làng Kawakami đặc biệt là gia đình bác chủ đã luôn quan tâm, tạo điều kiện và cung cấp số liệu giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa bàn. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập có hạn, bước đầu tiếp cận làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 03 năm 2019 Sinh viên Đao Văn Giang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Định mức cho phép hoạt chất Deltamethrin có trên một số loại rau, theo quy định của Bộ NN & PTNT 8 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2015 37 Bảng 4.2. Thu nhập của người dân làng Kawakami 40 Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2016 40 Bảng 4.4. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2016 41 Bảng 4.5. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2016 42 Bảng 4.6. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm 42 Bảng 4.7. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami 43 Bảng 4.8: Lượng xuất khẩu rau của trang trại ENDO TOROHIRO 44 Bảng 4.10 : Tổng thu từ sản xuất rau xà lách tại trang ENDO OROHIRO 53 Bảng 5.1: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án 60 Bảng 5.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án 61 Bảng 5.3: Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án 61 Bảng 5.4: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án 62 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của dự án 63
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động nông lâm thủy sản Nhật Bản 17 Hình 4.1. Hai loại rau xà lách xanh và xà lách tía được trồng xen kẽ nhau trên một quy mô diện tích 45 Hình 4.2. Hạt giống được chăm sóc trong tủ nhiệt độ khoảng 1-2 ngày 46 Hình 4.3: Lựa chọn hạt giống 47 Hình 4.4 Phun thuốc trừ sâu phòng trừ sâu bệnh 48 Hình 4.5 Sinh viên thực tập thu hoạch rau lúc 3h sáng 49 Hình 4.6. Sơ đồ tổ chức mạng lưới cơ quan phụ trách nông nghiệp làng Kawakami 50 Hình 4.7: Lợi nhuận thu được chi/lãi 54
  6. iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CBNN Cán bộ nông nghiệp 3 CP Chính phủ 4 ĐG Đánh giá 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GO Giá trị sản xuất 7 HHNN Hiệp hội nông nghiệp 8 HTX Hợp tác xã 9 JA Hiệp hội giao lưu nông nghiệp quốc tế Nhật Bản 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 NLTS Nông lâm thủy sản 12 NN Nông nghiệp 13 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 14 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 15 QĐ-BNN Quyết định - Bộ nông nghiệp 16 QTSX Quy trình sản xuất 17 RS Rau sạch 18 TTTN Thực tập tốt nghiệp 19 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 .Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.2. Khái niệm về rau sạch 6 2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây rau 11 2.1.4. Khái niệm về sản xuất 11 2.1.5. Các văn bản pháp lý lien quan đến nội dung thực tập 13 2.1.6. Lịch sử phát triển hệ thống khuyến nông ở Nhật Bản 14 2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất nông nghiệp cao trên Thế giới và Việt Nam 17 2.2.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới 17 2.2.2. Mô hình trồng rau sạch ở làng Kawakami 24 2.2.3. Tình hình sản xuất rau sạch tại Việt Nam 25 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34 3.1. Đối tượng nghiên cứu 34
  8. vi 3.2. Thời gian nghiên cứu 34 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 34 3.4.2 Thu thập số liệu thứ cấp 35 3.4.3 Thu thập số liệu sơ cấp 35 3.4.4. Các phương pháp xử lý số liệu 35 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1 Khái quát về Làng Kawakami 36 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38 4.1.3 Tình hình sản xuất Nông nghiệp làng Kawakami 40 4.2 Cách thức sản xuất rau của trang trại ENDO TOROHIRO 45 4.2.1 Quy mô, diện tích 45 4.2.2 Loại cây trồng trong trang trại 45 4.2.3. Quy trình sản xuất rau tại trang trại ENDO TOROHIRO 46 4.3. Mạng lưới các cơ quan địa phương và nhiệm vụ của các bên liên quan . 50 4.3.1 Mạng lưới cơ quan tổ chức 50 4.3.2. Cách thức tổ chức sản xuất 51 4.4 Những thuận lợi và khó khăn về giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam. 54 4.5.Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 55 PHẦN 5. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 58 5.1. Chi phí 60 5.2. Doanh thu của dự án 62 5.2.1. Hiệu quả kinh tế của dự án 63 5.2.2. Điểm hòa vốn của dự án 63 5.3. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): 64
  9. vii 5.4. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro 64 5.5. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện 65 5.6. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp 65 KẾT LUẬN 67 1. Kết luận 67 2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một nước dù chịu nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển một cách thần kỳ và là một trong những nước có nền nông nghiệp công nghệp cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Đối với chương trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức nông nghiệp mà còn được trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người bản địa. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những kiến thức mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân. Nhắc đến Nhật bản chúng ta sẽ nghĩ đến một đất nước phát triển về kinh tế khoa học và kỹ thuật rất phát triển mà ít nghĩ đến nghành nông nghiệp Nhật Bản, nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản chỉ có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Chỉ có khoảng 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu sang các nước như là Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.
  11. 2 Sự thành công của nền nông nghiệp Nhật Bản là do sự quan tâm đầu tư của chính phủ vào nông nghiệp nhưng cũng phải nói đến vai trò tích cực của các hoạt động khuyến nông trong việc phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản. Trên cơ sở nhằm để học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp sạch em đã được nhà trường cử đi thực tập tại làng kawakami, làng chủ yếu sản xuất các loại rau sạch như xà lách, bắp cải, cải thảo, xúc lơ Các loại rau do làng sản xuất rất được ưa chuộng vì vậy việc trồng rau đã làm cho các hộ dân giàu lên nhanh chóng. Em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất rau sạch tại làng Kawakami. - Tìm hiểu cách thức sản xuất rau sạch. - Bài học kinh nghiệm và các giải pháp sản xuất rau sạch ứng dụng được ở Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Để góp phần phát triển bền vững và hiệu quả sản xuất rau sạch thì công tác xây dựng báo cáo hiện trạng đất sản xuất là rất cần thiết, nhằm giúp cho chủ trang trại, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về đất đai chủ động nắm vững diễn biến đất nông nghiệp tại từng nơi, từng khu vực.
  12. 3 - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài đất nông nghiệp ở trang trại. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của trang trại trên cơ sở phát triển bền vững.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 .Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit. - Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền: Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu
  14. 5 chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vita min C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1) Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vita min nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả. - Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể. Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100- 357 mg%). - Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác. Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90-110 kg/năm tức 250- 300g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Han quốc: 141,1 kg; New Zealand: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình
  15. 6 quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3 kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ngày. Phấn đấu đến năm 2010 mức tiêu thụ 105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu người. 2.1.2. Khái niệm về rau sạch Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau: Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen ), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý). Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp
  16. 7 làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại. Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn. Không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như DDT, 666, thủy ngân gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp, ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với rau nói riêng đang được khuyến khích. Với thuốc trừ sâu, không nên mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Tuyệt đối không được thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu. Phải bảo đảm đủ thời gian phân hủy sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán. Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “Rau sạch” “Rau an toàn”, “Rau hữu cơ”. Nhưng, thế nào là rau sạch, rau hữu cơ, chắc hẳn không nhiều người tường tận? Rau an toàn (rau sạch) là gì ?Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) ->Dẫn đến ngộ độc đồng loạt.
  17. 8 - Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp. - Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. - Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng ) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác.Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi đã phát hiện được thì khó chữa trị. Bảng 2.1. Định mức cho phép hoạt chất Deltamethrin có trên một số loại rau, theo quy định của Bộ NN & PTNT Định mức cho phép STT Tên rau (Mg/kg) 1 Su hào ≤ 0.01 2 Tỏi ≤ 0.05 3 Cải hoa ≤ 0.1 4 Đậu tương ≤ 0.2 5 Hoa Atiso ≤ 0.05 6 Bắp cải ≤ 0.2 7 Cải thìa ≤ 0.5 8 Củ cải ≤ 0.01 9 Bí ngô ≤ 0.2 10 Nấm ≤ 0.05 11 Hành tây ≤ 0.2 12 Xà lách ≤ 0.1 (Nguồn: Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN& PTNT) Chung quy lại theo quan điểm của các nhà khoa học thì: Rau sạch an toàn là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngạc đáp ứng các nhu cầu sau:
  18. 9 - Rau sạch là rau đảm bảo chất lượng độ tươi ngon không bị nhiễm các độc tố kim loại nặng như: Pb, As, Hg - Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong rau không được quá mức cho phép. - Rau không được nhiễm các loại sâu bệnh và các vi sinh vật gay hại cho người và các loại vật nuôi Cách nhận biết rau hữu cơ, rau an toàn với các loại rau thường khác: Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực. Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat). Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận. Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập. Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc. Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây). Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản. Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
  19. 10 Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên). Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng. Theo như các nhà nghiên cứu, thì hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật và các vi sinh vật có thể gay hại đến sức khỏe đối với người tiêu dung sản phẩm tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm. Do vậy sản phẩm rau được coi là sạch và an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quan giám định chất lượng sản phẩm và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp nhất để đo lường. Tiêu chuẩn rau sạch Như theo quy định Tiêu chuẩn của Nhật Bản “Japanese Agricultural Standards”, viết tắt (JAS) là tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản về các loại rau quả hoa màu sạch là phải đảm bảo tuyệt đối với người tiêu dùng và môi trường xung quanh và cần đạt những yêu cầu cơ bản sau: - Đất trồng rau phải sạch không được phép nhiễm các kim loại nặng: nghiêm cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp, phân bón hóa học trong vòng ít nhất 2 năm (ít nhất 3 năm đối với cây lâu năm) trước khi gieo trồng. Không sử dụng hóa chất nông nghiệp, phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất. Bạn chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng. Để biết thêm chi tiết bạn có thể xem tại đây. - Phân bón: Năng suất hiệu quả của đất nên được duy trì và gia tăng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ từ dư lượng các sản phẩm thừa trong khu vực; và sử dụng chức năng của các vi sinh vật trong khu vực hoặc các khu
  20. 11 vực xung quanh. Việc sử dụng phân bón hóa học có thể được cho phép chỉ trong trường hợp các phương thức trên không làm duy trì và gia tăng năng suất hiệu quả của đất trồng. - Hạt giống và cây trồng: Sử dụng hạt giống và cây trồng hữu cơ; nghiêm cấm sử dụng hạt giống và cây trồng biến đổi gen trong sản xuất. - Kiểm soát động vật và thực vật gây hại: Sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, sinh học hoặc có thể kết hợp để phòng trừ mối nguy hại. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây rau Rau là cây hoa màu đem lại thu nhập nhanh cho người sản xuất và cũng là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược. Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2015kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam năm đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới 47% so với năm 2014. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm. 2.1.4. Khái niệm về sản xuất 2.1.4.1. Khái niệm Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau gọi là đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào
  21. 12 hay tài nguyên thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hóa cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian” [1]. “Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”[2]. Theo tổ chức thế giới Liên Hiêp ̣Quốc khi xây dưng ̣phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (môṭ chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác ) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ ̣thành sản phẩm là vâṭ chất dịch vụ ̣khác. Tất cả nhưng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoăc ̣không thu tiền. Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt đông ̣kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa viêc ̣ sử dung ̣ và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?. 2.1.4.2. Các loại hình sản xuất chính. - Sản xuất hộ gia đình (chủ yếu tự cung tự cấp): Là loại hình mà các hộ nông dân tự làm ra sản phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu của chính bản thân người sản xuất. Loại hình sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ lẻ và cũng chính bởi tính nhỏ lẻ nên lực lượng lao động và phân công lao động kém phát triển.
  22. 13 - Sản xuất thị trường: Là quá trình sản xuất ra sản phẩm không chỉ nhằm phục vụ cho bản thân người sản xuất mà sản phẩm được đem ra buôn bán trên thị trường. Đây là loại hình sản xuất với quy mô lớn bởi sản phẩm làm ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường, năng suất lao động tăng, đặt hiệu quả kinh tế cao. - Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập trung: Là loại hình sản xuất tập trung các yếu tố nguồn lực (tài nguyên, con người, máy móc ) của một đơn vị sản xuất nào đó, để sản xuất một sản phẩm hay một số đơn vị sản phẩm phù hợp từng điều kiện cụ thể của đơn vị đó cũng như là sự đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. 2.1.5. Các văn bản pháp lý lien quan đến nội dung thực tập - Ngày 8/1/2010 Chính phủ ra Nghị định 02/NĐ - CP về công tác Khuyến nông thay thế cho Nghị Định 56/NĐ - CP nhằm đổi mới công tác Khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất. - Thông tư số 04/2009/TT - BNN ngày 21/01/2009 Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã. - Công văn số 299/PKT - NN & PTNTngày 15/12/2016 về việc Hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng một số cây trồng chính năm 2017. - Công văn số 93/KT - CT - NN ngày 10/4/2017 về việc Thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương, ngành Nông Nghiệp trên địa bàn thành phố. - Thông báo số 04/ TB - TT & BVTV ngày 15/4/2017 về tình hình sinh vật gây hại 1 tháng từ 15/3/2017 đến 15/4/2017. - Công văn số 161/CV - CTKTTL ngày 26/4/2017 về việc vận hành, điều tiết hồ Núi Cốc đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2017. Tích nước đảm bảo sản xuất Nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác.
  23. 14 - Công văn số 02/ TB - TT & BVTV về việc phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại lúa xuân năm 2017. 2.1.6. Lịch sử phát triển hệ thống khuyến nông ở Nhật Bản Công tác Khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới. Cơ cấu hành chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau. Cơ cấu hành chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau. Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông ở Nhật Bản đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản với tên gọi là “Dịch vụ Khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay. Vai trò, hệ thống tổ chức và chính sách khuyến nông tại Nhật Bản: Vai trò: Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính : 1, Để cải thiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. 2, Cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn. 3, Giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn. Hệ thống tổ chức: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản (MAFF) là cơ quan giúp Chính phủ Nhật bản thực hiện dịch vụ khuyến nông trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của Nhật Bản hiện nay có khoảng 10.000 người, Đội ngũ cán bộ này làm việc như các chuyến gia cố vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 630 cơ quan khuyến nông cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo nông dân.
  24. 15 - Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật bản đã tập trung vào các nội dung: + Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển nông thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”. + Hàng năm, Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông. Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở Nhật bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, với hệ thống thông tin điện tử này đã giúp cho tất cả các nông dân có điều kiện tiếp cận các chính sách và kỹ thuật mới. Hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động khuyến nông của Nhật Bản: Khoảng 20 năm trước đây, hệ thống thông tin điện tử trong khuyến nông được hình thành xuất phát từ nhu cầu cung cấp thông tin trong các dịch vụ khuyến nông và sự bùng nổ của xã hội internet. Cơ quan thực hiện và triển khai hệ thống thông tin điện tử trong dịch vụ khuyến nông ở trung ương là Trung tâm Thông tin khuyến nông Trung ương, hoạt động của Trung tâm thông tin khuyến nông nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ quốc gia và sự phối hợp cung cấp thông tin từ các cơ quan nghiên cứu và cơ quan khuyến nông địa phương. Hiện nay, vai trò chính của Trung tâm Thông tin là để quản lý hệ thống mạng máy tính, và hệ thống đó được gọi là “Mạng thông tin mở rộng, EI-net”. Các EI-net bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu về kỹ thuật, chính sách, bản tin, hệ thống e-mail để tư vấn kỹ thuật . Nguồn số liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: - Các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ, cấp quốc gia cung cấp các thông tin về thống kê, kết quả nghiên cứu, chính sách mới
  25. 16 - Các công ty cung cấp về tin tức, thị trường và thời tiết , thông tin về nguyên liệu nông nghiệp như phân bón, hóa chất, máy móc, vv. - Các thông tin mở rộng, được cung cấp bởi các các cố vấn hoặc cán bộ khuyến nông, tình nguyên viên. - Các thông tin sử dụng cho hệ thống còn được cung cấp bởi những người nông dân, hoặc các diễn đàn, hệ thống e-mail. Đối tượng sử dụng hệ thống thông tin điện tử EI-net không chỉ là nông dân, chủ trang trại, cán bộ khuyến nông, các nhà cố vấn chuyên môn, mà còn có các nhà hoạch định chính sách, người làm công tác nghiên cứu, các nhà kinh doanh và hệ thống thông tin điện tử khuyến nông được xem là một mạng lưới giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan khuyến nông, cán bộ nông nghiệp và nông dân một cách nhanh nhất. Pháp luật quy định về cán bộ NN đã được hơn 70 năm. Quy định các hoạt động của cán bộ KN mới đc sửa đổi năm 2003. - Tất cả những hoạt động của hiệp hội KN được trung ương, chính phủ kết hợp với bộ Nông lâm – Thủy sản. - Mỗi năm chính phủ Nhật chi ra 21 tỷ yên ( 42 tỷ ) riêng tỉnh Nagano nhận được 1,4 tỷ hỗ trợ các trung tâm KN. - Hệ thống KN Nhật Bản có sự liên kết chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. - Chính phủ có các chính sách từ trên xuống định hướng chiến lược phát triển rồi địa phương căn cứ vào các chiến lược đó tìm ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp phù hợp nhất. Ở Nhật Bản có 4 vấn đề lớn đang được chú trọng và quan tâm: 1, Đảm bảo tính duy trì và phát triển của nông nghiệp cố gắng khai thác tối đa và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. 2, Đảm bảo sản lượng cung cấp và chất lượng an toàn đến người tiêu dùng.
  26. 17 3, Đảm bảo sự phát triển của hệ thống nông nghiệp nông thôn 4, Phục hồi lại những thiệt hại do trận động đất 2011 đã gai ra tại Nhật Bản. Chính phủ Cấp tỉnh Địa phương Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động nông lâm thủy sản Nhật Bản 2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất nông nghiệp cao trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau sạch tại Thái Lan Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan phát triển khá là vượt bậc trong đó nông nghiệp cũng được chính phủ Thái Lan quan tâm và đầu tư phát triển. Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP của Thái Lan, trong đó các trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích đất là 51,3 triệu ha, diện tích đất trang trại chiếm khoảng 21 triệu ha, với khoảng 5,7 triệu trang trại, trung bình mỗi trang tại rộng khoảng 3,7ha. Năm 2009, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan đạt khoảng 1.128.060,6 triệu baht, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu nông sản; trong khi nhập khẩu nông sản chỉ ở mức khiêm tốn là 456.708,4 triệu baht. Sản xuất rau giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan,
  27. 18 đồng thời có đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và thu nhập của người nông dân nước này. Trong giai đoạn 2007-2008, xuất khẩu rau đậu các loại của Thái Lan đạt khoảng 101.422-113.584 baht/năm. Kim ngạch và lượng xuất khẩu tăng trung bình 14%/năm. Tuy nhiên, theo thống kế thì chỉ khoảng 10,29-15,41% lượng rau đậu của nước này. Rau là loại nông sản có giá trị cao và đóng góp quan trọng cho việc cải thiện thu nhập của người nông dân Thái Lan. Xuất khẩu rau của Thái Lan trong năm 2009 đạt 300.914,1 tấn, tương đương với 9.874,45 triệu baht, tăng 4,36% so với năm 2008. Xét về tiêu dùng nội địa, rau đậu ngày càng giữ vai trò quan trọng trong bữa ăn của người Thái do nhận thức của người tiêu dùng về công dụng của rau đậu sạch đối với sức khỏe và tuổi thọ. Tình hình sản xuất rau cũng khác nhau đối với từng loại rau đậu. Các loại ớt chiếm ưu thế tại nhiều vùng trang trại nhưng ngô bao tử và các loại rau xanh khác cũng ngày càng tăng tỷ trọng. Xu hướng trong các thập kỷ tới sẽ hướng đến các loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe thay vì các loại rau chỉ có giá trị làm hấp dẫn thức ăn. Một xu hướng khác là rau hữu cơ sẽ được sản xuất nhiều hơn tại Thái Lan. Trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan cũng phát động phương pháp canh tác “trong một môi trường thân thiện”, cung cấp tiền và trợ giúp kỹ thuật cho các khu vực trọng điểm. Biện pháp này nhằm tăng xuất khẩu rau quả và giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu. Chính phủ đề ra tiêu chuẩn quốc gia về trồng rau sạch và thực phẩm an toàn, cấp giấy chứng nhận và logo cho sản phẩm. Theo Ban Cấp phép rau sạch Thái Lan, kể từ năm 2002, số nông trại trồng rau sạch tăng lên gấp đôi, hiện có hơn 700 nông trại. Ngoài ra có hàng ngàn nông trại khác trồng cả hai loại.
  28. 19 Trong thập kỷ mới (2011-2020), sản xuất rau của Thái Lan sẽ tập trung vào các loại rau có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; lượng rau tươi, đông lạnh, chế biến và rau sẵn sang cho tiêu thụ trực tiếp sẽ gia tăng. Các loại rau sạch tiềm năng của Thái Lan gồm có ngô bao tử, ngô non, ngô ngọt, tỏi, cà chua, gừng, hành tăm, mướp tây, rau lá, quả cà Các loại rau này sẽ được giám sát và chứng nhận về thực trạng dùng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật; trong những trường hợp được qui định, việc cấp chứng nhận sẽ được miễn phí để khuyến khích sản xuất rau an toàn trên diện rộng. Bên cạnh các giống rau mới (có được nhờ các công nghệ lai giống cao cấp), nhiều loại rau truyền thống của Thái Lan vẫn đang được sản xuất với tỷ trọng khoảng 70%. Nông dân Thái Lan đã trồng rau từ qui mô vườn nhà từ nhiều thập kỷ trước đến qui mô trang trại và trong những thập kỷ gần đây học đã lựa chọn và tập hợp được những giống rau truyền thống tốt nhất. Nhiều giống rau có giá trị được xử lí bằng công nghệ lai giống đã được triển khai ở các vùng nông thôn, nhiều trong số đó được gieo bằng hạt. Những giống rau mới đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các sản phẩm rau hàng hóa của Thái Lan. 2.2.1.2. Tình hình sản xuất rau sạch tại Israel: Israel là một quốc gia chỉ có diện tích vào khoảng 22.072km2 với hơn 50% là sa mạc, dân ân số Theo xác định của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào năm 2017 ước đạt 8.7 triệu người và mỗi năm đất nước trung đông này đã xuất khẩu hơn 20 tỷ USD rau quả sang các nước liên minh Châu Âu Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước
  29. 20 hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp [1]. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu [2]. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường [2]. Là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm tươi sống lớn trên thị trường thế giới và là quốc gia đứng đầu về kỹ thuật nông nghiệp dù hơn 50% diện tích đất là sa mạc và khí hậu nơi đây khá khô cằn, thiếu nước. Tại quốc gia Trung Đông này, chỉ có khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện thích hợp làm nông nghiệp. Bất chấp điều đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Dù chỉ có 3,7% tổng lực lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp nhưng Israel vẫn có thể cung cấp 95% nhu cầu lương thực trong nước. Hơn nữa, phần lớn những loại thực phẩm phải nhập khẩu là những loại sản phẩm phụ như đường, ca cao, cà phê Những người Israel đã sớm hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và từ khi thành lập đất nước vào năm 1948, chính phủ và người dân quốc gia này đã tăng cường khai hoang, xây dựng ruộng bậc thang, tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng và chống sự xói mòn cũng như xâm nhập mặn. Kể từ khi Israel được thành lập, sản lượng nông nghiệp của nước này đã tăng trưởng gấp 15 lần, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng dân số. Đây là một con số đáng ngạc nhiên khi quốc gia này có lượng mưa khá thấp. Số đất làm nông nghiệp của Israel cũng tăng trưởng mạnh từ 30.000 ha năm 1948 lên 190.000 ha hiện tại. Với công nghệ nông nghiệp hiện đại, số lao động trong ngành này và số nước cần dùng cho tưới tiêu ngày một giảm. Một số báo cáo cho thấy nông nghiệp Israel trong khoảng 1999-2009 sử dụng ít hơn 12% lượng nước tưới tiêu nhưng sản lượng lại tăng 26%.
  30. 21 Hầu hết ngành nông nghiệp của Israel được xây dựng theo 2 mô hình là hợp tác xã và làng nông nghiệp. Theo đó, mô hình kinh doanh hợp tác xã có sở hữu chung về phương tiện sản xuất cũng như sản phẩm. Trong khi đó, mô hình làng nông nghiệp có hoạt động sản xuất riêng từng hộ nhưng lại hợp tác chung về thương hiệu và các hoạt động thu mua nguyên liệu. Với phần lớn diện tích đất là sa mạc hay khô cằn, chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm lại khá cao (từ 10-20 độ) nên việc sản xuất nông nghiệp tại Israel là vô cùng khó khăn. Nhưng với những kỹ thuật tiên tiến và chính sách khai hoang, tháo nước đầm lầy khôn ngoan, người dân quốc gia này đã tạo nên điều thần kỳ ở Trung Đông. Dưới đây là 8 kỹ thuật tiêu biểu mà nông dân Israel đã áp dụng thành công và được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới: Công nghệ tưới nhỏ giọt Không giống các công nghệ khác bắt nguồn từ phòng nghiên cứu và cần những phân tích, thử nghiệm cầu kỳ. Công nghệ tưới nhỏ giọt vô cùng đơn giản và được người nông dân Israel sử dụng rộng rãi, qua đó làm nên điều thần kỳ tại Trung Đông. Theo đó, một hệ thống đường ống nước sẽ được kiểm soát để tưới nhỏ giọt cho từng gốc cây trồng với liều lượng nhất định. Hệ thống này chắc chắn sẽ tiết kiệm nước hơn so với việc phun nước tưới thông thường nhưng vẫn đảm bảo lượng nước cần thiết cung cấp cho cây trồng. Israel cũng sử dụng một kỹ thuật có chi phí khá thấp là xây các hộp nhựa được thiết kế bao quanh gốc cây, qua đó hấp thụ những giọt sương ban đêm và làm giảm 50% nhu cầu nước của cây trồng. Vào những ngày mưa, các hộp nhựa này nâng cao 27 lần tác dụng tưới nước trên mỗi milimet nước mưa.
  31. 22 Hơn nữa, những hộp nhựa này có thể bảo vệ cây trồng khỏi sự thay đổi nhiệt độ đêm ngày đột ngột tại Israel. Hệ thống trồng cây: Theo đó, người nông dân sẽ trồng cây lâu năm xen kẽ với cây lương thực. Như vậy, các rễ cây sẽ giữ được nước cho các hạt giống và lá cây sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho hạt giống cây lương thực. Phát triển giống cây trồng mới: Rất nhiều giống cây trồng chỉ cần ít nước và có thể trồng tại những vùng đất khắc nghiệt dưới ánh mặt trời nóng bỏng. Nhiều tổ chức và công ty công nghệ tại Israel đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời những giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở đây. Năm 1973, hai nhà khoa học Haim Rabinowitch và Nachum Kedar đã phát triển thành công một giống cây cà chua mới có thể chịu được thời tiết nóng và khô hạn, qua đó tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành xuất khẩu rau xanh của Israel. Tiêu chuẩn công nghệ cao Bên cạnh việc phát triển những giống cây trồng mới, Israel cũng nghiên cứu các công nghệ thích hợp để tăng năng suất cho cây trồng, như đảm bảo điều kiện ánh sáng, thời điểm thụ phấn Tích cực trồng cây: Việc trồng cây sẽ ngăn chặn được đà sa mạc hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất theo một chu kỳ tuần hoàn. Trong 100 năm qua, Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có tốc độ tăng trưởng ròng về diện tích cây trồng. Tái sử dụng nguồn nước Hệ thống tái sử dụng nguồn nước của Israel có chất lượng hàng đầu thế giới và không một quốc gia nào có thể so sánh.
  32. 23 Khoảng 50% nguồn nước sử dụng của quốc gia này là được tài chế, cao hơn rất nhiều so với mức 20% của nước đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Tây Ban Nha. Bảo vệ giống cây trồng: Việc để các giống cây trồng bị thất thoát, hư hỏng là điều vô cùng lãng phí với người dân Israel và họ luôn bảo quản các giống cây của mình ở điều kiện tốt nhất, tránh xa không khí bẩn và ẩm mốc. Nhiều loại vật liệu và công nghệ đã được phát triển nhằm đảm bảo rằng mỗi hạt giống sẽ được bảo quản tốt nhất và cho ra năng suất cao nhất. 2.2.1.3. Tình hình sản xuất rau sạch an toàn tại Nhật Bản. Nhật Bản với diện tích đất liền là 377.829 km2, dân số trên 120 triệu người, khoảng hơn 70% diện tích là núi khá là nghèo tài nguyên nhưng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiện chỉ còn 3,9% số lao động làm nông nghiệp. Hiêṇ nay, Nhật Bản sản xuất rau quả trong nước mới đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu tiêu thụ ̣nội địa, số còn lại phải nhập khẩu, tuy nhiên tiêu chuẩn kỹ thuật khá cao, đặc biệt việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lên tới hàng trăm chỉ tiêu. Nước này cũng xuất khẩu những mặt hàng rau quả cao cấp của ho ̣tới các thị trượ̀ṇ g khác trên thế giới và được đánh giá cao về chất lượng, độ ̣đồng đều, an toàn thực phẩm. Ở Nhật, các tổ hợp tác hoặc HTX , doanh nghiêp ̣rất chú trọng ̣tới việc tổ chức trải nghiệm cho người tiêu dùng ở thành phố với các vùng , điểm sản xuất, đó cũng chính là hình thức du lịch trải nghiệm đồng quê để chia sẻ với nhau về nỗi cực nhọc của nông dân và ho ̣làm thế nào để sản phẩm rau, thịt, sữa đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vậy người tiêu dùng rất tin tưởng vào các sản phẩm nông sản của nước ho ̣sản xuất.
  33. 24 “Nông dân Nhật Bản sản xuất rau an toàn bằng cả trái tim”. Và khắp nơi trên đất nước này, ý thức và nguyên tắc, tính kỷ luật của người dân là như vậy . Đúng là chất lương,̣ mức đô ̣an toàn phải từ cái tâm của người sản xuất 2.2.2. Mô hình trồng rau sạch ở làng Kawakami Từng là ngôi làng nghèo nhất Nhật Bản thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, hiện tại nhờ trồng xà lách, Kawakami được gọi là "làng thần kỳ" bởi những đổi thay mà loại rau này mang lại cho người dân nơi đây. Có một ngôi làng nhỏ bé nằm ở tỉnh Nagano của Nhật Bản mang tên Kawakami - đất đai cằn cỗi, nằm sâu trong vách núi, xa đường lớn và là làng nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ 20. Bước ngoặt đổi đời của nông dân Kawakimi tới vào trước thời điểm chiến tranh với Mỹ nổ ra. Người Mỹ muốn ăn xà lách và họ nhận ra khí hậu khô, lạnh của Kawakami là môi trường hoàn hảo để trồng loại rau này. Sau khi người Mỹ rời đi, khẩu vị người Nhật cũng dần bị “tây hóa” và họ trở nên ưa thích loại rau này bởi nó có lợi cho sức khỏe và rất ngon. Nhận thấy nhu cầu cao, năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất. Làng có hẳn một kênh truyền hình để thông tin về thị trường hàng ngày và thông qua hướng dẫn của kênh truyền hình này, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn. Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu có dịp tới thăm Kawakami chứng kiến những người cao tuổi trong làng vẫn hăng hái làm việc trên các cánh đồng rau. Theo thống kê, nông dân tại Kawakami có khoảng 10% trong độ tuổi 30 còn 20% khoảng 40 tuổi so với mức trung bình của cả nước lần lượt là 3,2% và 5%.
  34. 25 Tuy nhiên điều đáng nói là 63% người dân địa phương trên 65 tuổi vẫn làm việc và không hề bất ngờ khi chứng kiến những người đã 70 – 80 tuổi vẫn làm việc chăm chỉ, đặc biệt là vào mùa hè. Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm – thu hoạch, vận chuyển, trồng cấy thường diễn ra trong 4 tháng (tháng 6 đến tháng 10), 8 tháng còn lại do nhiệt độ xuống quá thấp (dưới -20 độ C) nên không thể canh tác được. Một ngày làm việc lúc mùa vụ của nông dân Kawakami thường bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng dưới sự trợ giúp của ánh đèn pha. Họ trở về nhà lúc 5 giờ chiều, tắm rửa, ăn tối và đi ngủ. Dù thời gian canh tác ít là vậy nhưng năng suất cao nên người dân Kawakami có thu nhập đáng ngưỡng mộ. Riêng năm 2014, Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước được 60.000 tấn rau xà lách, thu về 16 tỉ yên (3200 tỉ đồng). Vào những khoảng thời gian trong năm không canh tác được do thời tiết, thì người dân nơi đây thường chọn cách hưởng thụ bằng việc đi du lịch, nghỉ dưỡng ở những đất nước khác trên thế giới. Đến mùa sản xuất thì họ lại quay về tiếp tục bắt tay vào các công việc sản xuất rau của mình. Với những kỹ thuật đã đúc rút được, Nhật Bản muốn chuyển giao sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua làng Kawakami đã tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt nam. Hiện nay làng đang tiếp nhận hơn 240 thực tập sinh nông nghiệp từ Việt Nam trên tổng số gần 1.000 thực tập sinh nước ngoài đang làm việc trên làng 2.2.3. Tình hình sản xuất rau sạch tại Việt Nam Trong những năm gần đây, khi vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của của cộng đồng, cụm từ “nông nghiệp sạch” và “nông sản sạch” luôn được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã xuất hiện nhiều cửa hàng
  35. 26 kinh doanh nông sản sạch và có nhiều doanh nghiệp mang tên doanh nghiệp nông nghiệp sạch, nhiều diễn đàn về nông nghiệp sạch và nông sản sạch được tổ chức. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các văn bản pháp luật và các tài liệu khoa học của Việt Nam hầu như chưa có định nghĩa chính thức và thống nhất về các khái niệm này. Trên các phương tiện truyền thông, có các ý kiến khác nhau về khái niệm nông sản sạch. Nhiều người cho rằng nông sản sạch là nông sản không bị “nhiễm bẩn” bởi các tác nhân độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và nông sản sạch đồng nghĩa với nông sản an toàn ( ví dụ, rau an toàn được gọi tắt là rau sạch). Một số người khác lại cho rằng nông sản sạch là nông sản hữu cơ, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ không dùng hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chât bảo quản, vật liệu biến đổi gen Trên Thế giới, đặc biệt là tại một số nước phát triển cao như Mỹ, EU , nơi mà an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo tốt cũng có các khái niệm tương tự, đó là “ clean food” ( thực phẩm sạch), “clean eating” (ăn sạch). Từ những năm 1990, tại các nước này đã xuất hiện một trào lưu sử dụng” clean food”. Nhiều khách sạn, nhà hàng chuyên cung cấp “ clean food” với giá cao hơn bình thường. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn hiểu khác nhau về khái niệm “ clean food- thực phẩm sạch”. Những người hiểu theo nghĩa hẹp thì cho rằng thực phẩm sạch là thực phẩm giữ được chất lượng tự nhiên vốn có của nó, không nhiễm các hoá chất của quá trình chế biến, bảo quản, kể cả các hoá chất này được pháp luật cho phép sử dụng và không bị lạm dụng. Nhiều người khác hiểu theo nghĩa rộng lại cho rằng ngoài các yêu cầu nói trên thực phẩm sạch còn phải có tính nhân văn, được sản xuất bởi những người có “ lương tâm sạch” ( chấp hành tốt pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường, vì lợi ích người tiêu dùng ). Người mua trả giá cao hơn cho người sản xuất thực phẩm sạch không phải chỉ vì thực phẩm sạch an toàn hơn và tốt hơn cho sức
  36. 27 khoẻ của người tiêu dùng mà còn có ý nghĩa nhân văn, đó là muốn góp phần bảo vệ môi trường và khuyến khích những người thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Gần đây, cụm từ “nông nghiệp sạch” đã được sử dụng trong một văn bản pháp quy của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đó là Quyết định số 738/QĐ- BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Văn bản này đã xác định danh mục các dự án nông nghiệp sạch bao gồm các dự án đáp ứng một trong số các tiêu chí sau: + Dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. + Dự án của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. + Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. + Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương ( VietGAP, GlobalGAP ). Căn cứ văn bản nói trên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có thể thấy rằng nông sản sạch ( kết quả của sản xuất nông nghiệp sạch) là “ nông sản an toàn được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao hoặc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”. Đặc điểm chung của nông sản sạch, trong đó có nông sản thực phẩm là đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Như vậy, có nhiều cách thức khác nhau để sản xuất ra nông sản sạch và khái niệm về nông sản
  37. 28 sạch hiện nay ở Việt Nam vẫn chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh an toàn thực phẩm. a. Thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm và sản xuất nông sản sạch ở Việt Nam Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ sức khoẻ người dân hiện tại và tương lai. Nhà nước, các Bộ, Ngành, các địa phương và toàn xã hội luôn quan tâm, ưu tiên tập trung nguồn lực và ban hành nhiều chính sách, pháp luật để cải thiện tình hình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra liên quan đến ATTP. Ngày 27/7/2016, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 14/2016/QH14 về “ Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017”, theo đó Quốc hội đã chọn giám sát chuyên đề đầu tiên là về “ Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016”. Có thể nói, kết quả giám sát của Quốc hội vừa qua đã phản ánh đầy đủ và cập nhật về thực trạng công tác ATTP ở nước ta . Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, Ngành, địa phương, Chính phủ và kết quả khảo sát thực tế tại 21 tỉnh/thành phố, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đánh giá có 8 kết quả chính đáng ghi nhận trong công tác ATTP ở nước ta thời gian qua gồm: - Đã xây dựng và ban hành được hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ để phục vụ quản lý ATTP. - Hệ thống tổ chức quản lý ATTP bước đầu đã được từng bước hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. - Công tác quản lý ATTP đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng, nhiều tỉnh có vùng sản xuất thực phẩm an toàn. - Công tác thanh, kiểm tra được triển khai đồng bộ , chế tài xử phạt mạnh hơn làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn.
  38. 29 + Nhận thức và hành động của các cấp chính quyền và người dân về ATTP đã có sự chuyển biến đáng kể. + Công tác tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn được đổi mới, đẩy mạnh theo hướng hiện đại, quy mô lớn, kiểm soát theo chuỗi sản phẩm. + Việc kiểm soát môi trường, điều kiện sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn đã được tăng cường. + Môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cải thiện đáng kể, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định đáng khích lệ, công tác thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP vẫn bộc lộ những tồn tại và yếu kém. Theo đánh giá của Đoàn Giám sát của Quốc hội thì vấn đề ATTP ở nước ta thời gian qua có lúc, có nơi đã đến giới hạn đỏ- giới hạn báo động. Có 9 tồn tại, yếu kém chủ yếu được nêu ra như sau: - Việc ban hành, hướng dẫn các văn bản pháp luật còn chậm, thiếu cụ thể, chồng chéo, tính khả thi chưa cao. - Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, bộ máy quản lý ATTP còn một số bất cập cả về tổ chức, nguồn lực và cơ chế phối hợp. - Việc thanh, kiểm tra về ATTP còn thụ động, chưa kiên quyết, chưa bảo đảm tính răn đe và thực thiu nghiêm pháp luật, mức xử phạt còn thấp. - Đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP còn hạn chế. - Chưa kiểm soát được ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sản xuất từ khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công; biện pháp, công cụ quản lý còn hạn chế. - Việc quản lý, kiểm soát ATTP còn chưa được dựa trên việc giám sát nguy cơ và bằng chứng khoa học; việc phân tích, đánh giá nguy cơ đối với ATTP chưa được chú trọng, ngộ độc thực phẩm vẫn ở mức cao. - Yếu tố môi trường, điều kiện sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.
  39. 30 + Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế. + Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức. Theo báo cáo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguy cơ cao gây mất ATTP tập trung chủ yếu trên các loại nông sản thực phẩm chính có trong bữa ăn hàng ngày của người dân như: rau, củ, quả tươi, thịt, cá Đối với nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật nguy cơ cao tập trung trên rau, củ, quả tươi với nguyên nhân chính là do việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Kết quả của Chương trình giám sát Quốc gia cho thấy, trong giai đoạn 2011- 2016, tỷ lệ mẫu rau, củ, quả tươi và sơ chế có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47%, trong đó tỷ lệ mẫu có chất cấm là 0,34%. Theo kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người dân không thực hiện nguyên tắc ‘ 4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV, chủ yếu là không thực hiện đúng thời gian cách ly và số lần phun thuốc. Tỷ lệ người sản xuất vi phạm các quy định sử dụng thuốc BVTV vẫn ở mức cao: trên 16%. Đối với sản phẩm chăn nuôi, nguy cơ mất ATTP chủ yếu do việc sử dụng hoá chất, chất cấm và nhiễm vi sinh vật Tỷ lệ mẫu thịt tươi các loại có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 1,59%, tỷ lệ mẫu có chất cấm là 1,27%. Ngoài ra, do không đảm bảo các điều kiện giết mổ, tỷ lệ mẫu thịt bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép rất cao: trên 19%. Đối với thuỷ sản, sử dụng các chất cấm và nhiễm vi sinh vật là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ gây mất ATTP. Kết quả kiểm nghiệm giai đoạn 2011- 2016 cho thấy tỷ lệ mẫu thuỷ sản chứa chất cấm là 1,82%; tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh vật trên 4%. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến đầu năm 2017 có 43 tỉnh có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích đến năm 2010 là
  40. 31 trên 120 ngàn ha và có 07 tỉnh có quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả an toàn. Hiện có khoảng trên 1500 cơ sở sản xuất rau theo các tiêu chuẩn GAP với diện tích trên 12 ngàn ha. Tính đến cuối năm 2016 có 599 cơ sở sản xuất rau với trên 3.700 ha và 706 cơ sở sản xuất quả với diện tích trên 12 ngàn ha được chứng nhận VietGAP. Trong chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nội dung tái cơ cấu tổ chức chăn nuôi theo các chuỗi liên kết trong sản xuất gắn doanh nghiệp chế tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với các trại chăn nuôi hoặc thông qua hợp tác xã đến các nông hộ chăn nuôi. Đã đẩy mạnh tổ chức triển khai áp dụng quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi (VietGAHP) và đã có trên 100 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGHAP. Cả nước có 56/63 tỉnh/thành phố đã phê duyệt Đề án quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung nhưng việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ còn chậm được triển khai ở nhiều địa phương. Đến nay, cả nước mới có khoảng trên 900 cơ sở giết mổ tập trung nhưng số lượng cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát vẫn còn khoảng trên 29.500 cơ sở. Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc áp dụng thực hành nuôi tốt (GAP) cũng được triển khai nhân rộng. Công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản cũng đã được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn ứng dụng, đạt năng suất cao, như công nghệ thâm canh cá tra ( đạt năng suất 300-0 350 tấn/ha/vụ), tôm thâm canh ( 10-12 tấn/ha/vụ). Một số doanh nghiệp cũng đã có công nghệ siêu thâm canh trong hệ nuôi tuần hoàn khép kín. Tỷ lệ cơ sở nuôi được kiểm tra đạt yêu cầu về ATTP đạt gần 90%, tăng so với năm 2013 trở về trước ( 66%). b. Thuận lợi và thách thức đối với công tác ATTP và sản xuất nông sản sạch ở Việt Nama. - Thuận lợi: ATTP là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo, ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực.
  41. 32 Nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân về ATTP ngày càng được nâng cao. Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận và học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo đảm ATTP dễ dàng hơn. - Khó khăn: Thực trạng sản xuất, kinh doanh ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, trình độ canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu. Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch hại cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp tác động trực tiếp đến sản xuất nông sản và thực phẩm. Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất, người tiêu dùng và cộng đồng đối với công tác bảo đảm ATTP và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP hạn chế cả về số lượng biên chế, năng lực cán bộ và cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm nghiệm. Chính sách, pháp luật để tạo động lực cho việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi trong thực tiễn. c. Một số kiến nghị về giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản sạch, đảm bảo ATTP Bộ Nông nghiệp và PTNT cần rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách tạo động lực, khuyến khích người dân, doanh nghiệp liên kết chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; chính sách đầu tư hạ tầng và hỗ trợ phát triển các mô hình chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, từ đó nhân rộng trong cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản sạch và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. - Chính phủ cần hướng dẫn, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các địa phương về việc triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các chính sách đã ban hành đi vào
  42. 33 cuộc sống (ví dụ, chính sách khuyến khích sản xuất theo VietGAP, sản xuất hữu cơ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ) - Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi. Bên cạnh việc phê phán những tồn tại, yếu kém cần dành thời lượng thích hợp để biểu dương các điển hình tiên tiến, cách làm hay của người dân, doanh nghiệp, tránh gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. - Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý ATTP trên từng địa bàn và phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát để đảm bảo ATTP. - Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tính răn đe trong công tác thanh, kiểm tra ATTP để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, người sản xuất chân chính và bảo vệ uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về lĩnh vực ATTP. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo đảm ATTP.
  43. 34 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cách thức sản xuất rau sạch tại làng Kawakami Nagano Nhật Bản. 3.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ 07/05/2018 đến ngày 08/11/2018. - Địa điểm: Tại làng Kawakami quận Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản. 3.3. Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản. * Nội dung 2: Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau sạch tại làng kawakami. * Nội dung 3: Tìm hiểu cách thức sản xuất rau trong trang trại ENDO TOROHIRO. * Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập số liệu: các thông tin thứ cấp lấy được từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo, tài liệu do làng cung cấp người phiên dịch, dịch lại, giáo trình, Internet Phương pháp quan sát: quan sát thực hành trực tiếp tại ruộng, cách xử lý công việc, tác phong làm việc của cán bộ nông nghiệp và nông dân. Tổng hợp và phân tích thông tin: những thông tin, số liệu thu thập được tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
  44. 35 3.4.2 Thu thập số liệu thứ cấp - Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Thu thập số liệu cụ thể về trang trại: Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại. 3.4.3 Thu thập số liệu sơ cấp - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = + Trong đó: p : khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. q : đơn giá từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm. T : tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx Trong đó: N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm. Csx : chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động. - Hiệu quả sử dụng vốn (Hv): Hv = T/Csx - Giá trị ngày công lao động = N/tổng số ngày công lao động/ha/năm. Chi phí: giống, phân bón, nhân công,thuốc BVTV, nước tưới Tổng thu: sản lượng X giá bán Thu nhập: Thu - chi phí 3.4.4. Các phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại.
  45. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về Làng Kawakami 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Làng Kawakami là một ngôi làng nằm ở quận Minamisaku thuộc tỉnh Nagano -nam trung tâm , thuộc vùng Chūbu của Nhật Bản . Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2016 , ngôi làng có dân số ước tính là 4664 và mật độ dân số 22,3 người trên mỗi km². Tổng diện tích của nó là 209,61 km2. Văn phòng làng của họ có diện tích 1.185 mét, cao nhất trong bất kỳ thành phố nào ở Nhật Bản. Kawakami nổi tiếng với các loại rau như là xà lách, cải thảo, cải bắp. Kawakami nằm ở phía đông của tỉnh Nagano, phía nam giáp tỉnh Yamanashi, phía bắc giáp tỉnh Gunma và phía đông tỉnh Saitama. Núi Kinpu (2499 mét) nằm một phần nằm trong làng này. Mặc dù nó không được biết đến rộng rãi, nguồn gốc của dòng sông Chikuma , con sông dài nhất ở Nhật Bản, nằm ở Kawakami. Thực tế này là một điểm của niềm tự hào địa phương, như nó xuất hiện trong các bài hát trường học khác nhau. Phần lớn ngôi làng nằm trong ranh giới của Vườn Quốc gia Chichibu Tama Kai. b) Địa hình, diện mạo Làng Kawakami có địa hình cao hiểm trở bao gồm nhiều ngọn núi cao hùng vĩ, trùng điệp bao vây quanh làng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1185m, nơi cao nhất là 2595m, nơi thấp nhất là 1110m. Nhìn chung địa hình của làng thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như trồng rau.
  46. 37 c) Điều kiện khí hậu Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt, tuyết phủ suốt mùa đông và xuân,nhiệt độ trung bình là 8,1độ C, nhiệt độ có lúc xuống dưới âm 20 độ C, lượng mưa trung bình là 83,4 mm, cao nhất vào tháng 9 là 260 mm, thấp nhất vào tháng 11 là 20 mm, thời gian có thể sản xuất nông nghiệp chỉ khoảng 4-5 tháng trong năm : từ tháng 5 đến tháng 10. d) Thủy văn Làng Kawakami có sông Chikumagawa chảy qua phía đông và phía tây làng Kawakami, nơi dòng chảy mỏng bắt đầu ngay dưới đỉnh núi Kobu Nobugatake (Kawakami) cao 2, 160 mét. Nên có đầy đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống kênh, mương, ao hồ, đập rất phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của người nông dân. e) Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất Đất đai của làng Kawakami chủ yếu là đất pha cát, sỏi, đá. Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2015 Năm 2015 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất 20961 100 1.Đất nông nghiệp 2854 13,3 2. Đất lâm nghiệp 11864 56,6 3. Đất ở 155 0.6 4.Đất cao nguyên 328 1.0 5. Đất khác 4760 22.5 (Nguồn: Hiệp hội nông nghiệp làng Kawakami)
  47. 38 Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất NN chỉ chiếm diện tích nhỏ trong tổng diện tích đất. Nguyên nhân là do làng Kawakamin nằm trên vùng núi cao. Đất lâm nghiệp: Chiếm tổng diện tích đất lớn nhất, chiếm khoảng ½ tổng diện tích đất. Đất ở: Diện tích đất ở chỉ chiếm phần rất nhỏ chưa đến 1% Đất cao nguyên: chiếm khoảng 1% trong tổng diện tích đất. Đất khác: Có diện tích khá lớn chiếm gần 1/4 trong tổng số đất. - Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất NN là dòng sông Chikuma bắt đầu từ độ cao 2, 160 mét và một hệ thống suối, kênh, mương, ao, hồ trải đều trên khắp làng. Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong làng. Ngoài ra nước ngầm còn được đưa ra tận ruộng thuận tiện cho việc tưới tiêu. Tài nguyên nhân văn: Làng Kawkami là làng có nhiều lễ hội văn hóa như lễ hội Sansai được tổ chức vào ngày 28 tháng 5. Đây là sự kiện lớn nhất năm của làng Kawakami. Lễ hội quy tụ rất nhiều ca sỹ biểu diễn Enca show nổi tiếng của Nhật và các trò chơi hấp dẫn như câu cá và các quầy ăn truyền thống. Ngày 14 tháng 8 tại làng Kawakami đã tổ chức lễ hội mùa hè cho là nơi vui chơi cho trẻ em và giao lưu giữa người dân tại làng với các bạn thực tập sinh, bắn pháo hoa, giao lưu văn nghệ. 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Trồng trọt Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, làng Kawakami xác định mục tiêu, phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo lấy sản xuất NN là trọng tâm, đẩy mạnh phát triển NN, phát triển trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
  48. 39 - Lâm nghiệp: Chủ yếu phát triển các loại cây lấy gỗ như cây thông, cây tùng, cây bách - Chăn nuôi: Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tại làng không thể phát triển chăn nuôi. - Thương mại, dịch vụ Bán các mặt hàng nông cụ máy móc phục vụ sản xuất NN như máy cày, máy phun thuốc, máy trải bạt maruchi. Thực hiện theo mô hình hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ bán giống cây phân bón, thuốc trừ sâu 4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số: Dân số của làng Kawakami năm 2010 là 2646 người, nam là 1257 người, nữ là 1289. Mật độ dân số xã khoảng 7,92 người/ km2 . Vào năm 2016 thì dân số của làng 4664 người mật độ dân số khoảng 22,3 người/ km2. Số lượng dân tăng nhanh do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ thành thị về nông thôn và sự nhập cư của người lao động nước ngoài. - Lao động và việc làm: Tại làng Kawakami, người trẻ cũng tham gia làm nông nghiệp, trong đó, 10% người có độ tuổi khoảng 30, 20% là 40 tuổi và hơn 60% thuộc nhóm trên 63 tuổi. Nguồn nhân lực làng đã học qua trường các trường đào tạo nông nghiệp. Hàng năm UBND làng và trung tâm khuyến nông làng tổ chức các hội thảo nông nghiệp và giới thiệu việc làm tại các thành phố để khuyến khích thu hút người từ thành phố về làng tham gia vào nông nghiệp. - Thu nhập và mức sống: Người dân ở làng Kawakami là một trong những làng có thu nhập cao nhất Nhật Bản . Thu nhập bình quân của các hộ dân năm 2014 là 5 tỷ/ năm.
  49. 40 - Qua bảng cho thấy: thu nhập của người dân của làng Kawakami ngày càng ổn định. - Số máy móc sản xuất có :1998 máy móc. - Mỗi hội có 03 máy móc để sản xuất nông nghiệp. - Áp dụng các phương pháp và phương tiện để làm mát các tòa nhà trong mùa nóng bằng cách lắp đặt hệ thống làm mát bên trong tòa nhà, vòi phun nước hoặc sử dụng che bóng để giảm sự truyền dẫn bức xạ để giảm tải nhiệt. Bảng 4.2. Thu nhập của người dân làng Kawakami STT Số tiền thu nhập (đồng yên) Số hộ dân Tỷ lệ (%) 1 1500-2000 144 25 2 2000-3000 152 26 3 3000-5000 167 29 4 5000-10,000 120 20 - Nghiên cứu phương pháp kỹ thuật nông học cho các nguyên mẫu kéo dài bằng cách áp dụng phương pháp kéo dài và kéo dài thời gian sản lượng và nâng cao năng suất với yêu cầu của thị trường. 4.1.3 Tình hình sản xuất Nông nghiệp làng Kawakami a. Quy mô, diện tích Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2016 STT Tên loại rau Diện tích (ha) Tỷ lệ ( %) 1 Xà lách 1.555 54 2 Cải thảo 644 23 3 Xà lách xanh 184 7 4 Xà lách tía 262 9 5 Bắp cải tròn 33 1 6 Rau khác 166 6 7 Tổng 2.854 100
  50. 41 - Theo kết quả bảng trên ta thấy diện tích đất trồng rau được tăng thêm 0,5%, giảm diện tích đất bỏ hoang xuống còn 6,1%. Trang trại có tổng diện tích là 2.854 ha trong đó nhiều nhất là đất trồng xà lách và cải thảo, 2 loại cây trồng chính. - Xà lách là loại cây xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong vài năm qua,để hỗ trợ người trồng.Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính của Nhật Bản đã đến với nhau để khuyến khích nông dân để lây lan ra tăng trưởng cây trồng của họ đồng đều hơn, và do đó làm cho họ vững vàng hơn để thay đổi điều kiện kinh tế. - Sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng,điều đó đã làm người dân hăng hái sản xuất để xuất khẩu rau sản lương rau tăng lên 10% so với năm 2015. Bảng 4.4. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2016 Số lượng xuất khẩu rau STT Tên loại ra rau Tỷ lệ (%) (1000 tấn) 1 Xà lách 6.604 59 2 Xà lách xanh 3.934 3 3 Xà lách tía 5.305 4 4 Cải thảo 5.005 39 5 Bắp cải tròn 1.556 1 6 Rau khác 5.222 4 7 Tổng 128.670 100 - Qua bảng ta thấy số lượng xuất khẩu rau tăng không ngừng tổng số rau xuất khẩu là:128.670 tấn. b. Giá trị kinh tế rau thu được - Mỗi năm chỉ trồng một vụ, bắt đầu từ tháng giưa tháng 4 đến tháng 10, kết thúc thu hoạch sẽ bắt đầu dọn cánh đồng và bón phân cho vụ sau.
  51. 42 - Lao động chính là các sinh viên Việt Nam và người Nhật. Ngoài ra còn nhận thêm nguồn lao động tu nghiệp sinh của Trung Quốc và một số người Philitpin khi vào vụ thu hoạch. cây rau phát triển rất nhanh nên thường xuyên phải làm cỏ bện cạnh xung quanh luống rau và luồng giữa để xe đi thu hoạch, khi phát triển tối đa có thể cao tới 10-15cm nên việc chăm sóc khá vất vả. Cây giống được trồng từ giữa tháng 4 đên giữa tháng 8,sau thời gian trồng xong cây đã phát triển chăm sóc và thu hoạch,các loại rau bán với giá khác nhau. Bảng 4.5. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2016 STT Tên loại rau Số tiền thu được (triệu yên) Tỷ lệ(%) 1 Xà lách 818,045 51 2 Cải thảo 428,109 27 3 Xà lách xanh 9,845 6 4 Xà lách tía 131,046 7 5 Bắp cải tròn 195,425 8 6 Rau khác 97,183 1 7 Tổng 159,2376 100 Bảng 4.6. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm (Đơn vị:nghìn tấn) STT Tên loại rau Sản lượng 2015 Sản lượng 2016 Sản lượng 2017 1 Cải thảo 3.057,943 3.124,050 3.276,061 2 Xà lách 5.353,695 5.248,684 5.869,009 3 Xà lách xanh 1.200,590 1.349,617 1.466,783 4 Xà lách tía 862.596 521.716 533.064 (Nguồn năm 2016 )
  52. 43 - Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở. + Cải thảo chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2015. + Xà lách chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2016. + Xà lách xanh chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2015. + Xà lách tía chiếm sản lượng cao nhất là cơ sở: Năm 2015, thấp nhất là: Năm 2016. Bảng 4.7. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami năm 2015 năm 2016 năm 2017 Tên Tổng Tổng Tổng loại Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ Cơ 3 cơ 3 cơ 3 cơ rau sở 1 sở 2 sở 3 sở 1 sở 2 sở 3 sở 1 sở 2 sở 3 sở sở sở Cải 56% 21% 22% - 54% 21% 25% - 56% 21% 23% - thảo Xà 57% 24% 19% - 57% 24% 20% - 56% 24% 19% - lách Xà lách 50% 17% 33% - 51% 18% 31% - 53% 21% 27% - xanh Xà lách 62% 11% 27% - 61% 10% 29% - 60% 12% 27% - tía (Nguồn năm 2016) - Qua bảng số liệu ta thấy tỷ sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở.
  53. 44 + Cải thảo chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở: 1 năm 2015 và năm 2017, thấp nhất là cơ sở : 2 năm 2016. + Xà lách chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở: 1 năm 2015 và năm 2016, thấp nhất là cơ sở : 3 năm 2015. + Xà lách xanh chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở: 1 năm 2017, thấp nhất là cơ sở : 2 năm 2015. + Xà lách tía chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở: 1 năm 2015, thấp nhất là cơ sở : Bảng 4.8: Lượng xuất khẩu rau của trang trại ENDO TOROHIRO Sản lượng xuất khẩu Tổng cả 2 sản phẩm xuất Tên loại rau (2016 khẩu Xà lách xanh 26,306 45,739 Xà lách tía 19,433 Bảng 4.9: Chi phí cho 1ha cây xà lách tại trang trại ENDO TOROHIRO Thành STT Chi Phí Đơn Vị Tính Giá tiền tiền(VNĐ) 1 3 Nhân công 1 ngày công 1.100.000 78.400.000 2 Phân bón hữu cơ 1kg 75.000 75.000.000 3 Phân Khác 1kg 60.000 60.000.000 4 Chi phí giống - - 120.000.000 5 Chi Phí khác - - 40.000.000 Tổng - - - 1,9 tỷ - Do vì thời tiết thay đổi theo từng năm nên sản lượng sản xuất và xuất khẩu của rau cũng thay đổi theo từng năm.Năm có lượng mưa và khí hậu tốt sẽ đạt năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế cao, ngược lại nếu năm mà gặp nhiều mưa hoặc khí hậu không tốt năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ giảm nhưng không đáng kể.
  54. 45 4.2 Cách thức sản xuất rau của trang trại ENDO TOROHIRO 4.2.1 Quy mô, diện tích - Với diện tích khoảng 5,2 ha đất để canh tác ông ENDO TOROHIRO đã tạo ra những sản phẩm tươi, ngon từ trên các cánh đồng của mình và quy mô trong nhà kính, đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách an toàn,đảm bảo được độ tươi,ngon ngoài ra còn đưa sản phẩm được tạo ra để xuất khẩu cho bạn bè Quốc Tế và phục vụ trong nước. 4.2.2 Loại cây trồng trong trang trại - Cây trồng trong trang trại này chủ yếu là cây rau xà lách xanh và rau xà lách tía. Hai loại rau này được cùng nhau trồng trên một quy mô trong trang tại và được tách nhau ra trên quy mô canh tác.Cứ một bên là trồng rau xà lách xanh còn bên kia là trồng ra xà lách tía. - Hai loại rau này được chăm sóc giống nhau qua từng gia đoạn chăm sóc đến thu hoạch. Rau được trồng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến mùa vụ thu hoạch thanh 10 cứ tiếp diễn như vậy. Hình 4.1. Hai loại rau xà lách xanh và xà lách tía được trồng xen kẽ nhau trên một quy mô diện tích
  55. 46 4.2.3. Quy trình sản xuất rau tại trang trại ENDO TOROHIRO * Phân tích đất: Đầu tiên sẽ lấy mẫu đất tại ruộng của họ đến trung tâm chuyên nghiên cứu và phân tích để phân tích đất, phân tích đất là khâu làm khá quan trọng đối với quá trình trồng các loại rau. Từ việc phân tích đất sẽ giúp cho người nông dân biết được trong đất sẽ thiếu những thành phần dinh dưỡng nào, để từ đó sẽ có giải pháp cụ thể điều chỉnh các thành phần trong đất sao cho phù hợp nhất với từng loại cây trồng nhất. Những chỉ số trong phân tích đất bao gồm như độ PH, hàm lượng P2O5, CaO, MgO, chỉ số EC * Gieo hạt Hạt trước khi gieo phải được sử lý bằng hóa chất chuyên dụng đã được quy định, hạt được gieo trong khay, tùy từng loại rau mà gieo trên các khay kích cỡ khác nhau. Ví dụ như với xà lách là gieo trên khay 288 lỗ, bắp cải và cải thảo là khay 280 và hạt sau khi gieo được để trong nhà kính để đảm bảo sự nảy mầm đến khi cây con đặt tiêu chuẩn thì đem ra trồng. Hình 4.2. Hạt giống được chăm sóc trong tủ nhiệt độ khoảng 1-2 ngày - Thời điểm này có nhiều nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho mùa vụ mới là lúc gia đình bắt đầu chuẩn bị cây giống, sửa chữa lại công cụ, thực hiện
  56. 47 công tác kiểm tra ban đầu, vào thời gian này việc thực tập sinh nước ngoài (Trung Quốc,Cam Pu Chia,Việt Nam ) đến vùng hỗ trợ gia đình thực hiện mùa vụ là hết sức cần thiết. * Làm đất, xử lý đánh luống: - Đối với rau xà lách thời gian là từ giữ tháng 3 tới giữa tháng 8.Rau sẽ được thu hoạch và sản xuất đi vào giữa tháng 6 đến đầu tháng 10. Hình 4.3: Lựa chọn hạt giống Sau khi mùa đông lạnh giá qua đi, bang tuyết đã tan hết, thời điểm này là những ngày có nắng nhẹ, những cánh đồng sẽ được cày bừa lên, sang phẳng và tiến hành xử lý đất. Dựa vào kết quả đã phân tích đất mà tiến hành sử lý đất sao cho sự cân bằng các thành phần phù hợp với sự phát triển của cây, quá trình loại bỏ các loại tạp chất, diệt các loại nấm móc và các loại mầm bệnh hại bằng các phương pháp hóa học, sinh học, bón các loại phân bổ sung chất dinh dưỡng cho đất Sau khi đất đã được xử lý xong sẽ tiến hành phủ maruchi (bạt nilon), đánh luống, khoảng cách giữa các luống, độ cao và độ xốp của đất sẽ phụ thuộc vào từng loại cây trồng . Công nghệ phủ maruchi là phương pháp nhằm giúp giữ được nhiệt độ trong đất luôn ổn định khi thời tiết bên ngoài thay đổi và tránh sự rửa trôi dinh dưỡng của đất khi mưa to. Bên cạnh đó nhằm ngăn chặn sự phát triển của cỏ
  57. 48 dại và một số các loại mầm bệnh lay lan. Từ đó sẽ góp phần giảm được chi phí diệt trừ cỏ dại * Trồng và chăm sóc: Cây con đến khi đủ điều kiện sẽ được di chuyển khỏi nhà kính đem đến trồng tại ruộng, đối với những cây còi cọc và sâu bệnh sẽ bị loại bỏ ngay từ thời điểm ban đầu. Thời điểm trồng thường vào buổi sáng là thích hợp nhất ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và mùa vụ. Chăm sóc cây con là quá trình đòi hỏi nhiều công sức và sự cẩn thận nhất để cây đạt yêu cầu cao nhất. Quá trình phát triển của cây rau trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau do vậy sự yêu cầu về dinh dưỡng cho cây ở từng thời kỳ là cũng khác nhau, vì vậy cần phải luôn theo dõi và nắm vững tình hình để điều chỉnh sao cho lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây đạt hiệu quả cao nhất để cây cho năng suất cao nhất. *Phòng trừ sâu bệnh cho rau Hình 4.4 Phun thuốc trừ sâu phòng trừ sâu bệnh
  58. 49 Phòng trừ sâu bệnh hại phải được xác định một cách tỉ mỉ bệnh gì thì thuốc đấy, thuốc phải sử dụng theo liều lượng đã quy định và có thời gian cách ly theo đúng quy định để hạn chế sự kháng thuốc của sâu bệnh Tại làng Kawakami từ khoảng giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 do trời mưa nhiều làm cho dịch bệnh dễ phát triển nhất là bệnh thối lá ở rau xà lách do vậy việc phòng chóng dịch bệnh trước và sau mùa mưa là rất quan trọng. Các loại thuốc trừ sâu được người dân kiểm soát rất chặt chẽ. Họ tuân thủ rất nghiêm túc các quy định về cách sử dụng, số lượng sử dụng, ngày phun thuốc và có sự ghi chép lại một cách rất chi tiết và khoa học. Theo quy định của HTX nông nghiệp của làng thì rau không được phun thuốc trước 3 ngày thu hoạch, phải nộp lại bản ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho HTX nông nghiệp * Thu hoạch và bảo quản rau Hình 4.5 Sinh viên thực tập thu hoạch rau lúc 3h sáng Để đảm bảo độ tươi ngon không bị héo, mất nước rau thường được tiến hành thu hái vào sáng sớm là tốt nhấtCụ thể, thời điểm thu hoạch rau là từ 3h
  59. 50 đến 7h sáng, những loại hái sau 8h không được chấp nhận. Bón phân, phun thuốc trừ sâu phải sử dụng cách ít nhất 10 ngày. Thuốc bảo vệ thực vật cũng thân thiện với môi trường, bất cứ hóa chất nào dùng đều được tính toán phù hợp rồi mới sử dụng. Từ cách trồng, phun thuốc đến thu hoạch đều để ý kỹ càng. Nông dân sẽ ghi chép lại thời gian bón phân, phun thuốc cẩn thận. Vì vậy, rau ở đây có thể hái ăn ngay tại vườn mà không cần rửa. Rau sau khi thu hoạch được chuyển đến kho chứa để bảo quản lạnh bằng mấy bảo quản hút chân không sau đó được chở bằng các loại xe chuyên dụng đi đến các cửa hàng, siêu thị lớn trên khắp đất nước Nhật để tiêu thụ ngay 4.3 Mạng lưới các cơ quan địa phương và nhiệm vụ của các bên liên quan 4.3.1 Mạng lưới cơ quan tổ chức Hình 4.6. Sơ đồ tổ chức mạng lưới cơ quan phụ trách nông nghiệp làng Kawakami UBND là cơ quan tổ chức cấp địa phương chuyên phụ trách các vấn đề phát triển chung về kinh tế xã hội văn hóa Còn trong nông nghiệp bao gồm
  60. 51 sự phối hợp của các cơ quan như hiệp hội nông nghiệp, hội nông dân và các khu trung tâm phân tích thử nghiệm sẽ chịu trách nhiệm phụ trách trong nhiều năm phát triển cũng đã đạt được những kết quả rất tốt. Hệ thống hiệp hội nông nghiệp làng Kawakami đã được xây dựng một cách cơ bản. Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm Làng sẽ tiếp nhận các thông tin KHKT mới, các chương trình chuyển giao KHKT, phát triển các giống mới. 4.3.2. Cách thức tổ chức sản xuất a. Nhiệm vụ của các bên liên quan - Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, giải đáp các chính sách liên quan đến nông nghiệp, các tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, các thông tin về phân bón, sâu bệnh thuốc trừ sâu - Bồi dưỡng, đào tạo duy trì thế hệ tương lai tổ chức tham quan, khảo sát, học tập cho người sản xuất. - Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết quả từ mô hình trình diễn ra diện rộng. - Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực: - Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. - Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản. - Tư vấn quản lý bảo vệ môi trường. - Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông nghiệp trên địa bàn. - Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường giá cả, xây dựng dự
  61. 52 án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. b. Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm: - Thử nghiệm các loại cây trồng mới. - Tìm và cung cấp thông tin thị trường cho nông dân. - Hỗ trợ phân tích mẫu khi người dân yêu cầu Hơn nữa, một CBNN làm việc trong trung tâm nghiên cứu thực thụ cần có kiến thức về các lĩnh vực sau: - Kiến thức về mặt kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình. - Kiến thức về xã hội và cuộc sống nông thôn liên quan đến nhân văn và phong tục tập quán ở nơi mình đang công tác. - Kiến thức về đường lối, quan điểm chính sách và pháp luật của Nhà nước để có thể nắm bắt và truyền bá tới người dân. - Kiến thức về giáo dục người lớn để biết cách tiếp cận và lôi cuốn người dân tham gia các chương trình KN. - Kiến thức về thị trường để có thể cung cấp những thông tin về giá cả giúp cho người dân đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất. Đồng thời khi làm CBNN cần thiết phải có một số năng lực cá nhân sau: - Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: CBNN cần có khả năng lập kế hoạch các hoạt động KN và tổ chức nông dân thực hiện những kế hoạch đó, ngoài ra còn phải biết quản lý một cách có hiệu quả văn phòng và các hoạt động KN của văn phòng mình. - Năng lực truyền đạt thông tin: Người CBNN cần phải có khả năng nói và viết tốt bởi vì CBNN sẽ thường xuyên phải sử dụng những kỹ năng này để giao tiếp với mọi người trong công tác KN. - Năng lực phân tích và đánh giá: CBNN cần phải có khả năng đánh giá những tình huống mà bản thân phải đối mặt hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề để có thể đề xuất được các giải pháp kịp thời và hợp lý.
  62. 53 - Năng lực lãnh đạo: Người CBNN phải tự tin và tin tưởng vào những người nông dân mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các chương trình KN. - Năng lực sáng tạo: CBNN thường phải làm việc trong các môi trường độc lập và ít chịu sự giám sát của cấp trên, vì vậy cần phải có khả năng sáng tạo, tự tin vào công việc của chính mình, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên. Ngoài những năng lực trên CBNN cần có các năng lực khác như: Năng lực tổ chức và làm việc nhóm; thực hành các kỹ năng tại hiện trường c. Nhiệm vụ của Hội nông dân làng: - Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất cho nông dân. - Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ. - Tìm và cung cấp thông tin thị trường cho nông dân. - Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về kỹ thuật khoa học nông nghiệp, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Thường xuyên thăm hỏi tình hình sản xuất của nông dân. d.Đối với nông dân: - Sản xuất tuân thủ nghiêm ngặc các quy tắc đã đề ra ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở lần 1 và cảnh cáo lần 2 và lần 3 sẽ không được phép sản xuất. - Lên lịch và lập kế hoạch sản xuất dựa theo kết quả báo cáo cuối năm của UBND. Theo dõi phát hiện sâu bệnh hại báo cáo kịp thời tình hình với hiệp hội nông nghiệp. Bảng 4.10 : Tổng thu từ sản xuất rau xà lách tại trang ENDO OROHIRO Thành STT Loại rau Năng suất(tấn) Giá bán tiền(VNĐ) 1 Xà lách xanh 26.306 130.000 3,4 tỷ 2 Xà lách tía 19.433 110.000 2,1 tỷ Tổng - 45.739 - 5,5 tỷ
  63. 54 Hình 4.7: Lợi nhuận thu được chi/lãi 4.4 Những thuận lợi và khó khăn về giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam. * Thuận lợi Việt nam có thể hoàn toàn áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản vào trong mô hình sản xuất,ví dụ như áp dụng mô hình nhà : nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiêu tự độn,ngoài ra còn thể áp dụng các loại máy móc trong sản xuất như máy: máy phủ bạt maruchi, máy làm đất Kubota xây dựng các kho chứa rau để bảo quản về chất lượng rau,áp dụng các bước trong sản xuất nông nghiệp để năng cao hiệu quả về số lượng cũng như chất lượng của nông sản. *Khó khăn Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố bốn mùa rõ rệt nên gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại trong sản xuất nhất là sản xuất , để áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản vào trong sản xuất rau tại Việt Nam nước ta cần đầu tư vốn với một số lượng lớn để đầu tư trang thiết bị phục vụ trong sản xuất. Vì nước ta chưa có máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp,sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống và máy móc còn thô sơ, tốn nhiều sức lao động ngoài ra còn thiếu
  64. 55 những nhân tài có tay nghề cao trong sản xuất chính vì vậy để áp dụng khoa học kỹ thuật đó là một khó khăn rất lớn đối với đất nước chúng ta. *Giải pháp Để xây dựng một mô hình sản xuất rau đạt chất lượng cao giống như chất lượng rau của Nhật Bản em xin đưa ra những giải pháp như sau: + Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp người dân phải thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu. + Tập trung nghiên cứu để tạo ra các loại giống mới trong sản xuất tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. + Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đảm bảo gắn với chế biến và tiêu thụ. + Huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương cần liên kết chặt chẽ với 4 nhà : nhà nông, nhà nước,nhà doanh nghiệp và các nhà khoa học kỹ thuật để cùng nhau đưa ra những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để đưa vào trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. 4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Trong thời thực tập tại làng Kawakami, vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đó chính là khoảng thời gian để tôi học hỏi, tích lũy hành trang cho mình trước khi chính thức đến với công việc sau khi ra trường. Trải qua
  65. 56 thời gian thực tập tại làng Kawakami đã giúp tôi rút ra được những bài học quý giá, hữu ích cho bản thân. Tính chủ chủ động trong công việc: - Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập tôi học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người tất cả đều giúp cho tôi hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới. - Khi đến làng để thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho tôi được vậy nên tôi đã chủ động quan sát cũng giúp cho tôi nắm bắt được những những kiến thức và học hỏi được nhiều điều trong thực tế. Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin: - Với vai trò là sinh viên thực tập tại nước ngoài những điều gì không biết và không hiểu thì hãy hỏi lại những người xung quanh. - Không cần ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai là biết hết tất cả mọi thứ cả, chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi, nhờ sự hỗ trợ của mọi người mà bản thân có thể dần tiến bộ hơn và càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. - Tự tin giao tiếp, đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngại ngùng hay sợ ý kiến đó là sai mà không dám nói. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi việc. Có những bài học nghề từ thực tế: Thực tập chính là khoảng thời gian tôi được học nghề từ thực tế và hiểu rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường đại học. Những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì từng suy nghĩ đã dạy tôi, giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề.
  66. 57 Những người bạn và những mối quan hệ mới: Sau khoảng thời gian thực tập, tôi thấy mình trở nên “giàu có” bởi có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, chủ hộ gia đình Chính những người quen tại nơi thực tập đã mang đến cho tôi những bài học nghề từ thực tế và cả những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Kĩ năng mới và những cơ hội mới: - Kĩ năng mềm, đó là điều bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế tôi đã học được những kĩ năng cần thiết để làm việc, để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra. Ngoài ra, tôi còn học được cách cư xử, ứng xử đúng mực với mọi người xung quanh. Cơ hội sẽ luôn đến với những ai cố gắng và thực sự bỏ tâm huyết với công việc của mình, vậy nên, trong thời gian thực tập, tôi học hỏi để làm việc và để học nghề một cách nghiêm túc và cầu thị với mong muốn có được những cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để được học hỏi trong một môi trường tốt.
  67. 58 PHẦN 5 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Nhật Bản tuy là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phần lớn đất đai khô cằn, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy việc học hỏi những kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao từ Nhật Bản là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay công nghệ nông nghiệp hiện đại Nhật Bản được ứng dụng nhiều tại nước ta . Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đem lại nhiều ưu điểm như: Giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu; Năng suất cao, chất lượng tốt; Giảm giá thành sản phẩm, cạnh tranh tốt trên thị trường. Hiện tại ở địa phương chưa có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Xà lách Nhật Bản sạch tiêu chuẩn. Tên ý tưởng/dự án: Đầu tư xây dựng sản xuất Cải Thảo Nhật Bản sạch tiêu chuẩn 1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tạo công ăn việc làm cho người dân 2. Khách hàng Khách hàng Quan hệ Kênh phân phối mục tiêu khách hàng Khách hàng hướng tới của Có nhiều kênh phân phối sản phẩm Ngày nay công nghệ thông sản phầm là những người mà trang trại có thể lựa chọn như: tin ngày càng phát triển nội trợ, người yêu thích - Kênh gián tiếp: Qua thương lái, do đó: sản phẩm nông nghiệp chợ và các siêu thị. - Bước đầu thông qua các sạch. - Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng trang mạng xã hội như Đưa sản phẩm vào chuỗi có thể mua trực tiếp sản phẩm tại zalo, facebook, imastag
  68. 59 các siêu thị, cửa hàng trang trại. để giới thiệu về mô hình nông sản sạch. Tuy nhiên nếu sản phẩm bán tại và sản phẩm tới người tiêu chợ hoặc bán cho thương lái thì rủi dùng. ro lớn, sự bấp bênh của giá cả và sự - Tạo thương hiệu, đảm cạnh tranh của các sản phẩm khác. bảo chất lượng cho sản Do đó, trang trại sẽ lựa chọn kênh phẩm tiêu thụ chính là liên kết trực tiếp - Về chăm sóc khách với hệ thống các siêu thị (Ký kết hàng: Thường xuyên hỏi hợp đồng). Qua đó trang trại sẽ han thăm dò ý kiến của giảm được rủi ro trong sản xuất. khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp. 3. Hoạt động chính Liệt kê nguồn lực Hoạt động chính Đối tác - Về đất đai: Thuê đất từ - Tìm kiếm người cùng chung ý tưởng - Về tài chính: Hợp tác đất sản xuất nông nghiệp khời nghiệp có thể là cùng đi thực tập với ngân hàng, vay vốn của người dân xung quanh Nhật Bản trở về hoặc từ các chương sản xuất. Hiện nay có thành phố (Ký kết hợp trình khác như Đức, Úc có chung đam rất nhiều chính sách vay đồng). mê khởi nghiệp nông nghiệp công vốn sản xuất nông - Về kinh phí: nghệ cao. nghiệp với lãi suất thấp. Vốn tự có của gia đình - Khảo sát, tìm kiếm địa điểm xây -Về đối tác kinh doanh: Vay vốn từ ngân hàng dựng trang trại, sử dụng nguồn lực tài Quan sát trực tiếp, thăm Góp vốn với người chính tiến hành thuê đất, xây dựng dò thị trường, điều tra cùng chung ý tưởng. kho lạnh, đầu tư mua trang thiết bị khảo sát sản phẩm xà - Về lao động: Tìm kiếm phục vụ sản xuất. lách Nhật Bản tại hệ các bạn sinh viên đã trở về - Từ nguồn lực đất đai, tiến hành cải thống các siêu thị, cửa từ Israel, Nhật, Úc tạo đất đai, chuẩn bị cho vụ trồng. hàng nông sản sạch, các những bạn trẻ đam mê yêu -Tuyển dụng lao động: Thông báo thương lái. Để từ đó thích nông nghiệp. tuyển dụng các bạn sinh viên thực tập biết thực trạng nguồn - Về máy móc phương từ các chương trình Nhật Bản, Úc có cung cấp, giá cả để có tiện: Bước đầu tận dụng kinh nghiệm làm việc trong trang trại phương án liên kết đầu những máy móc phương Xà lách Nhật Bản. ra ổn định cho sản tiện vốn có cải tạo đất đai, - Tìm kiếm đầu vào: Giống, phân bón, phẩm của trang trại. tiến hành gieo trồng, chăm sóc. - Về tiếp thị sản phẩm:
  69. 60 sau đó sử dụng nguồn lực - Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản Nhà báo và các cộng tài chính đầu tư mua trang phẩm. Mục tiêu chính của thị trường tác viên để giới thiệu thiết bị hiện đại phục vụ đầu ra là chuỗi các siêu thị, cửa hàng sản phẩm. quá trình sản xuất. nông sản sạch. - Về chính sách: Chương trình cho vay khuyến khích phát triền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo nghị định 30/NQ-CP ngày 07/03/2017. 4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn Chi phí Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn Tổng chi phí: 668.500.000 đồng. Doanh thu: 887.040.000 đồng Bao gồm: Lợi nhuận: 545.190.000 đồng Chi phí xây lắp cơ bản: 150.000.000 đồng Điểm hòa vốn: Khi Q = 4.862 Kg Chi phí trang thiết bị: 225.500.000 đồng Chi phí sản xuất hàng năm: 303.000.000 đồng 5.1. Chi phí Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng nhà lưới, trang thiết bị, chi phí sản xuất hàng năm của trang trại Bảng 5.1: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án ĐVT: Đồng Số Thành Hạng mục Quy mô Giá đơn vị năm tiền sau TT Tổng giá trị xây dựng (m2) (đ/m2) khấu khấu hao hao 1 Kho lạnh 30 3.300.000 100.000.000 10 10.000.000 2 Nhà kính 15 2.000.000 30.000.000 10 3.000.000 3 Nhà lưới 15 660.000 10.000.000 8 1.250.000 4 Cải tạo đất 10.000.000 10 1.000.000 Tổng (1) 150.000.000 15.250.000
  70. 61 Dự kiến trang trại sẽ xây dựng với tổng chi phí dự kiến cơ bản là 150.000.000 đồng. Sau khi khấu hao tài sản cố định là 11.000.000 đồng/năm. Bảng 5.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án ĐVT: Đồng Số Thành Số Đơn vị Thành tiền năm tiền sau TT Tên thiết bị Đơn giá (đ) lượng tính (vnđ) khấu khấu hao hao 1 Khay giống 200 Chiếc 10.000 2.000.000 3 650.000 2 Máy bơm nước 1 Chiếc 2.000.000 2.000.000 5 400.000 3 Ống nước 10 Chiếc 400.000 4.000.000 5 800.000 Máy phủ bạt 10 10.000.000 1 Chiếc 100.000.000 100.000.000 4 nilong Máy phun 10 3.000.000 1 Chiếc 30.000.000 30.000.000 5 thuốc 6 Xe nâng hàng 1 Chiếc 80.000.000 80.000.000 10 8.000.000 7 Đường điện 300 M 25.000 7.500.000 10 750.000 Tổng (2) 225.500.000 23.600.000 Trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, do đó trang trại sẽ phải đầu tư trang thiết bị hiện đại với chi phí dự kiến đầu tư là 225.500.000 đồng. Sau khấu hao tài sản cố định là 23.600.000 đồng/năm. Bảng 5.3: Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án ĐVT: Đồng TT Loại chi phí Số lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền 1 Nhân công 12 Tháng 10.000.000 120.000.000 2 Tiền thuê đất 12 Tháng 3.000.000 36.000.000 3 Phân bón 3 Vụ 15.000.000 450.000.000 4 Thuê máy làm đất 2 Lần 2.000.000 4.000.000 5 Tiền điện, nước 12 Tháng 500.000 6.000.000 6 Bảo vệ thực vật 3 Vụ 5.000.000 15.000.000 7 Chi phí vận chuyển 3 Vụ 15.000.000 45.000.000 8 Giống 15.000.000 Chi phí khác (Cuốc, 2.000.000 9 xẻng, ) Tổng (3) 303.000.000