Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bệnh hại dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên

pdf 62 trang thiennha21 19/04/2022 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bệnh hại dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_thuoc_bao_ve_thuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bệnh hại dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM DƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG PHỊNG TRỪ BỆNH HẠI DƯA LÊ TRONG VỤ THU ĐƠNG 2018 TẠI ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUYÊN KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nơng học Khĩa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM DƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG PHỊNG TRỪ BỆNH HẠI DƯA LÊ TRONG VỤ THU ĐƠNG 2018 TẠI ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUYÊN KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Lớp : 47TT N01 Khoa : Nơng học Khĩa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Kiều Oanh Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cơ giáo khoa Nơng học, Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, cùng các tập thể,cá nhân, gia đình và bạn bè. Tơi xin trân trọng cảm ơn cơ giáo: Th.S. Lê Thị Kiều Oanh, giảng viên khoa Nơng học trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, đã mang lại cho tơi niềm đam mê khoa học, đồng thời cũng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tơi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành khĩa học. Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Dương Thị Bích Ngọc
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa trên thế giới và một số nước trong những năm gần đây 8 Bảng 3.1: Danh mục các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm 20 Bảng 4.1: Thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 27 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến số nhánh, đường kích gốc và kích thước quả dưa lê trong vụ Thu Đơng 2018 28 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến số hoa, số quả của dưa lê trong vụ Thu Đơng 2018 30 Bảng 4.4: Thành phần và tần suất xuất hiện các loại sâu hại chính trên dưa lê thí nghiệm 31 Bảng 4.5: Thành phần và tần suất xuất hiện các bệnh hại chính trên dưa lê thí nghiệm 33 Bảng 4.6: Hiệu lực phịng trừ bệnh sương mai trên dưa lê Hàn Quốc 37 Bảng 4.7: Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng trên dưa lê Hàn Quốc 39 Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc 41 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến màu sắc, phẩm vị của quả dưa lê Hàn Quốc 44
  5. iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh sương mai qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc 35 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ bệnh phấn trắng qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc 36 Biểu đồ 4.3: Hiệu lực phịng trừ bệnh sương mai 37 Biểu đồ 4.4: Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng 39 Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc 42
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bọ dưa 32 Hình 4.2: Ruồi đục quả 32 Hình 4.3: Sâu xanh ăn lá 32 Hình 4.4: Bệnh phấn trắng 34 Hình 4.5: Bệnh sương mai 34 Hình 4.6: Bệnh khảm lá virus 34 Hình 4.7: Bệnh nứt thân chảy nhựa 34
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật BNNPTNT : Bộ nơng nghiệp phát triển nơng thơn CV Coefficient of variance (Hệ số biến động) đ/c : Đối chứng HĐBM : Hoạt động bề mặt Ha : Hecta LSD : Least significant difference (sai khác nhỏ nhất cĩ ý nghĩa) P : Probabllity (Xác suất) TB : Trung bình VSV : Vi sinh vật
  8. vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây dưa lê 4 2.1.1. Nguồn gốc 4 2.1.2. Phân loại 4 2.1.3. Đặc điểm thực vật học 5 2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê 6 2.2.1. Nhiệt độ 6 2.2.2. Ánh sáng 7 2.2.3. Độ ẩm 7 2.2.4. Nước 7 2.2.5. Đất và dinh dưỡng 7 2.3. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới và Việt Nam 8 2.3.1. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới 8 2.3.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở Việt Nam 9 2.4. Một số nghiên cứu phịng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lê 10 2.4.1. Một số lồi sâu, bệnh hại chính 10 2.4.2. Một số nghiên cứu phịng trừ sâu, bệnh hại cho cây dưa lê 16
  9. vii 2.5. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng nơng nghiệp 17 2.5.1. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 17 2.5.2. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 18 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 21 3.4.1. Bố trí thí nghiệm 21 3.4.2. Phương pháp xử lý 22 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 22 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 27 4.1.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian sinh trưởng 27 4.1.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến số nhánh, đường kính gốc và kích thước quả dưa lê Hàn Quốc 28 4.1.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến ra hoa, đậu quả của cây dưa lê Hàn Quốc 29 4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu bệnh hại trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 31 4.2.1. Thành phần, tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại dưa lê 31 4.2.2. Tỷ lệ bệnh phấn trắng và sương mai qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc 35 4.2.3. Hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 37
  10. viii Thuốc BVTV 37 4.2.4. Hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh phấn trắng trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 39 4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 40 4.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng quả dưa lê hàn Quốc 44 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Dưa lê (Cucumis melo L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là rau ăn quả cĩ thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm và cho năng suất cao [8]. Quả dưa lê cĩ chứa nhiều carbohydrate, đường, chất xơ, chất béo, protein, ngồi ra cịn cĩ vitamin C, vitamin B6, canxi, sắt, photpho, đặc biệt khơng chứa cholesterol nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe [10]. Ngồi ra, dưa lê cịn là mặt hàng cĩ giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa lê cịn gặp nhiều khĩ khăn, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại [35]. Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây dưa lê như bọ dưa, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng, giả sương mai, thối quả, chạy dây, thối thân và héo xanh vi khuẩn. Những loại sâu bệnh hại này, làm giảm năng suất và chất lượng dưa lê [30]. Hiện nay để tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng thì việc gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên dưa lê ngày càng quan trọng. Thuốc BVTV đã gĩp phần hạn chế sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất dưa lê, giảm thiểu dịch hại cho nơng dân. Đặc biệt, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong trồng dưa lê cĩ xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Chưa kể khai thác các tàn dư thực vật và chất thải rắn từ bao bì, chai lọ thuốc BVTV đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường đất, nước và con người. Xuất phát từ thực tế đĩ, để khai thác, sử dụng cĩ hiệu quả thuốc BVTV ở Việt Nam trong việc phịng trừ sâu, bệnh hại cây trồng nĩi chung và sâu, bệnh hại dưa lê nĩi riêng, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
  12. 2 ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phịng trừ bệnh hại dưa lê trong vụ Thu Đơng 2018 tại Đại học Nơng lâm Thái Nguyên”. Nghiên cứu này, gĩp phần xây dựng được biện pháp phịng trừ sâu, bệnh hại theo hướng an tồn và hiệu quả, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về phịng trừ sâu bệnh hại cho cây rau nĩi chung và cây dưa lê nĩi riêng. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu Xác định được loại thuốc BVTV thích hợp để phịng trừ bệnh hại an tồn hiệu quả trên giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội trong vụ Thu Đơng 2018 tại trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được ảnh hưởng của các thuốc BVTV tới khả năng sinh trưởng của cây dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng năm 2018 tại trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá được hiệu lực phịng trừ của các thuốc BVTV đến tình hình sâu, bệnh hại của cây dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng năm 2018 tại trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của các thuốc BVTV đến năng suất của cây dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng năm 2018 tại trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp một số dẫn liệu khoa học mới về hiệu lực của một số thuốc BVTV trong phịng trừ các lồi sâu, bệnh hại phổ biến trên cây dưa lê. Từ đĩ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu xác định các hoạt chất, cơ chế tác động của các hoạt chất đĩ lên dịch hại cây trồng.
  13. 3 - Kết quả nghiên cứu đã gĩp phần hồn thiện được quy trình sản xuất cây dưa lê vừa đạt được năng suất, vừa an tồn với người sử dụng. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về phịng trừ bệnh hại cho cây rau nĩi chung và cây dưa lê nĩi riêng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm thơng tin cĩ ích trong sản xuất dưa lê, gĩp phần quản lý đồng ruộng cĩ hiệu quả, vừa nâng cao được năng suất cây trồng, giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận, vừa đảm bảo an tồn, khơng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và mơi trường.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây dưa lê 2.1.1. Nguồn gốc Dưa lê (Cucumis melo) thuộc bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí (Cucurbitaceae), chi (Cucumis), lồi (Cucumis melo L.). Cây dưa lê cĩ nguồn gốc Ấn Độ [3]. Cây dưa lê phân bố ở hầu hết các nơi trên thế giới, tập chung chủ yếu ở Châu Phi, Châu Mỹ nhiệt đới và Đơng Nam Á [21]. 2.1.2. Phân loại Nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa lê dựa theo các quan điểm khác nhau. Các giống dưa lê lần đầu tiên được mơ tả bởi Linné vào năm 1753 [22]. Sau Linné, cĩ một số tác giả đã mơ tả dưa lê thơng qua các đặc điểm hình thái như hình dạng lá, hoa, quả và mơi trường sống [22]. Theo Naudin (1859) dưa lê được phân làm 10 giống và phân loại này đã trở thành cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo [21]. Năm 1929, Pangado cũng tiến hành nghiên cứu chủ đề này. Pangado đã trình bày phân loại đa cấp dựa trên ý tưởng về sự tương đồng. Theo đĩ, dưa lê được chia thành 2 giống ubspecioids: cultus và agrestis [21]. Sau đĩ, Jeffrey (1980) đã phân loại dưa lê thành hai phân lồi: subsp. melo và subsp. agrestis [16]. Ngồi ra, Munger và Robinson (1991) đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một bản phân loại của Naudin đơn giản hĩa hơn. Họ chia dưa lê thành 7 nhĩm, trong đĩ cĩ cả tên trinomial, đĩ là: C. melo var. agrestis, C. melo var. cantalupensis, C. melo var. inodorus, C. melo var. momordica, C. melo var. flexuosus, C. melo var. makuwa, C. melo var. chito và dudaim [22]. Theo Pitrat và cộng sự (2000), chia dưa thành 16 nhĩm giống, đĩ là: conomon, makuwa, chinensis, acidulus và momordica đều nằm trong phân nhĩm subsp. agrestis; cantalupensis, reticulatus, adana, chandalak, ameri,
  15. 5 inodorus, flexuosus, chate, tibish, dudaim và chito nằm trong phân nhĩm subsp. Melo [15]. Theo Linn T.K (2012), dưa lê được chia thành 6 nhĩm như sau: Cucumis melo cantalupensis, Cucumis melo reticulatus, Cucumis melo makuwa, Cucumis melo conomon, Cucumis melo indorus, Cucumis melo reticulatus “hami melon” [25]. 2.1.3. Đặc điểm thực vật học 2.1.3.1. Rễ Rễ dưa lê mọc nơng, gồm cĩ rễ cái và những rễ phụ mọc ngang. Bộ rễ phát triển mạnh gồm rễ chính dài 0,6 - 1,0m và cĩ từ 11 - 112 rễ phụ. Rễ dưa lê thường khơng cĩ khả năng phục hồi sau khi bị đứt, do đĩ khi trồng hay chăm sĩc nên tránh làm đứt rễ [3]. 2.1.3.2. Thân Dưa lê thuộc dạng thân leo [19]. Thân dưa lê phía trong rỗng và xốp, bên ngồi cĩ nhiều lơng tơ, đốt trên thân mang nhánh và tua cuốn đơn. Dưa lê thời kì cây con (cĩ 4 - 5 lá thật) thân vẫn ở trạng thái đứng, đốt ngắn. Thời kì ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lĩng dài và đến khi cây già thì đạt độ dài tối đa [4]. Chiều dài thân chính của dưa lê cĩ thể đạt 3 - 4m, thân cứng giịn, chịu va chạm kém. Trên thân chính của dưa lê chỉ cĩ hoa đực, mỗi nhánh cấp 1 cho 1 - 2 hoa cái nằm gần nách lá của thân chính [17]. 2.1.3.3. Lá Dưa lê cĩ 2 lá mầm hình trứng mọc đối xứng qua đỉnh sinh trưởng. Lá thật thuộc dạng lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến và cuống lá cĩ nhiều lơng tơ [1]. Chiều dài cuống lá dao động từ 1,5 đến 20cm [21]. Lá thật hình trịn với 3 - 7 thùy nơng, hai mặt phiến lá đều cĩ lơng ngắn mềm, trên gân ở mặt dưới lá và cuống lá cĩ lơng ngắn cứng [6]. Theo Tạ Thị Thu Cúc (2005), dưa
  16. 6 lê cĩ trung bình 45,8 lá trên thân chính, tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26 ngày [5]. 2.1.3.4. Hoa Hoa dưa lê cĩ màu vàng, hoa đực và hoa cái trên cùng một cây [6]. Hoa đực dài 2,4 - 15mm, hoa cái dài 1,6 - 12mm [21]. Hoa cái ở các nhánh cấp hai thường cho quả to hơn. sau khi cho hoa cái đầu tiên, cứ cách 5 - 6 đốt lá cho hoa đực thì lại một đốt cho hoa cái [26]. Cơng việc thụ phấn thường dựa vào cơn trùng do hạt phấn to và nặng [1]. Thời gian hoa nở tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm, thơng thường dao động từ 5 - 9 giờ sáng [3]. 2.1.3.5. Quả Theo Đường Hồng Dật (2000), hình dáng và màu sắc quả dưa lê thay đổi tùy thuộc vào đặc tính giống [6]. Quả cĩ dạng hình cầu, hình bầu dục, vỏ trơn nhẵn hoặc nhám. Thịt quả cĩ màu trắng, xanh, cam hoặc vàng. Quả cĩ trọng lượng từ 200 gam đến vài kilogam, một số giống khi chín cĩ mùi thơm [17]. 2.1.3.6. Hạt Vỏ hạt dưa lê khá mỏng, cĩ màu nâu đen, đỏ nâu, trắng ngà [1]. Hạt dưa lê nhỏ như hạt dưa chuột , mỗi gam cĩ khoảng 35 hạt, trọng lượng 1000 hạt chừng 25 - 35 gam, một quả dưa lê cho khoảng 200 - 300 hạt [26]. Hạt dưa lê cĩ hình bầu dục hoặc hình elip, kích thước 4 - 8 x 2,5 – 4mm và dày 1- 2mm [21]. Trong hạt cĩ chứa 46% dầu và 36% protein. Theo Tạ Thị Thu Cúc (2005), một quả dưa lê cĩ từ 500 - 600 hạt, thời gian tồn trữ hạt cĩ thể lên đến 5 năm ở nhiệt độ từ 4,4 - 10oC và ẩm độ khơng khí 50 - 60% [5]. 2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lê 2.2.1. Nhiệt độ Dưa lê thích hợp trồng ở những vùng cĩ khí hậu khơ và nĩng . Dưa lê phát triển tốt ở nhiệt độ tối ưu 27 - 30oC, nảy mầm ở nhiệt độ trong khoảng
  17. 7 23 - 24oC và khơng nảy mầm ở nhiệt độ dưới 18oC. Dưa lê rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp [21]. 2.2.2. Ánh sáng Trời âm u ít ánh sáng lại cĩ mưa phùn thường làm cho dưa lê chỉ cĩ 1 - 2 lá thật và cĩ thể gây chết hàng loạt. Nếu là cây đã lớn cĩ hoa quả thì bị dịi đục gốc, bệnh héo rũ và phấn trắng phá hại, nếu khơng phịng trừ kịp thời cĩ khi mất trắng. Nhưng nếu trời âm u cĩ ít ánh sáng mà nhiệt độ cao thì lại gây hiện tượng rụng nụ, rụng hoa và quả non, thậm chí gây thối quả hoặc quả cĩ màu sắc xấu và vị nhạt ít thơm [26]. Ánh sáng cĩ thể ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của quả dưa lê [21]. 2.2.3. Độ ẩm Nếu độ ẩm khơng khí quá cao gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường, kết cấu và hương vị của quả [21]. 2.2.4. Nước Cây dưa lê là cây khơng cần nhiều nước, cĩ thể 7 - 10 ngày tưới một lần. Nếu tưới quá nhiều nước gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong quả [21]. 2.2.5. Đất và dinh dưỡng Dưa lê ưa nhất là đất thịt nhẹ và cát pha. Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thốt nước, giữ được màu mà cịn giữ được nhiệt độ của đất điều hồ, thúc đẩy quá trình phát dục của dưa lê, làm cho dưa lê mau cĩ quả, cho quả cĩ màu sắc hương vị cao. Nơi cĩ tầng đất canh tác mỏng, nhiều cát, ít màu, khơ hạn khơng những sản lượng thấp mà chất lượng cũng kém. Đối với đất thịt sau mưa giữ nước lâu, nắng hay bị nứt nẻ làm cây bị đứt rễ sẽ khơng tốt. Dưa lê khơng địi hỏi luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh ruộng cũng bị ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm chất vì sâu bệnh phá hại, cây trước lấy hết dinh dưỡng cần thiết của cây và sau để lại những tàn dư cặn thải cho cây sau, nên cũng cần hạn chế liên canh [26].
  18. 8 2.3. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới Trong những năm gần đây diện tích trồng dưa lê cĩ xu hướng giảm, năm 2017 diện tích trồng dưa trên thế giới khoảng 1.220.996 ha, năng suất đạt 26,16 tấn/ha, sản lượng đạt 31.166,89 nghìn tấn (FAO, 2019). Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất dưa trên thế giới và một số nước trong những năm gần đây Năng suất Sản lượng (nghìn Diện tích ( ha) Quốc gia (tấn/ha) tấn) 2016 2017 2016 2017 2016 2017 Thế giới 1.241.576 1.220.996 25,22 26,16 29.974.64 31.166,89 Trung 488.129 490.327 33,37 34,97 16.290,85 17.147,81 Quốc Hoa Kỳ 28.369 27.782 30,22 28,05 857,55 779,55 Tây Ban 20.686 20.473 31,41 32,02 649,76 655,67 Nha Mexico 20.047 19.573 29,61 30,91 593,71 605,13 Nhật Bản 9.650 6.535 22,76 22,57 158,20 147,55 Indonexia 6.859 5.879 17,10 15,72 117,34 924,46 Hàn Quốc 5.064 4.903 31,02 31,02 157,08 152,13 (Nguồn : FAO,2019) [28] Qua bảng ta thấy, Trung Quốc cĩ diện tích trồng dưa lê lớn nhất với 488129 ha chiếm 39,31% so với thế giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 16.290,85 nghìn tấn chiếm 54,34% sản lượng thế giới. Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ với sản lượng 857,55 nghìn tấn chiếm 2,86% sản lượng thế giới.
  19. 9 2.3.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở Việt Nam Các loại dưa (dưa lê, dưa chuột, dưa hấu ) đang là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Huế, Bắc Ninh, Hải Dương, Theo thống kê của FAO năm 2017, diện tích trồng dưa lê của nước ta là 50.956 ha, năng suất đạt 22,00 tấn/ha và sản lượng đạt 11.211,63 nghìn tấn/ha [28]. Năm 2011, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Cơng nghệ Vĩnh Phúc phối hợp với Cơng ty trắc nhiệm hữu hạn tư vấn dịch vụ khoa học nơng nghiệp - Trường Đại học Nơng nghiệp I Hà Nội đã tiến hành xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch siêu ngọt. Kết quả giống dưa lê đưa vào trồng trong nhà lưới sinh trưởng, phát triển tốt, thân lá to, màu xanh, nhiều nhánh, dễ đậu quả. Vỏ quả màu xanh sáng, thịt quả dày, ăn giịn, ngon, đặc biệt là khơng bị sâu phá hại trên quả như giống dưa cùng loại trồng ngồi trời. Sau khi trồng 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt 7,5 - 8,0 tạ/sào. Theo tính tốn chung, tồn mơ hình sẽ đạt trên 7 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí cịn lãi 6 triệu/sào, cho giá trị gấp 5 lần trồng lúa, gấp 3 lần so với trồng lạc. Mơ hình đảm bảo sức khỏe của người lao động, thân thiện với mơi trường, giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật [32]. Năm 2014, Trung tâm Khuyến nơng - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nơng huyện Nghĩa Hưng mở rộng mơ hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mơ 5 ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng). Mơ hình đã khẳng định hiệu quả khi người trồng đạt thu nhập trung bình 4,7 triệu đồng/sào, cao gấp 7 lần so với trồng lúa [34]. Năm 2017, Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thơng tin Khoa học và Cơng nghệ (Trung tâm) trực thuộc Sở Khoa học và Cơng nghệ (KH&CN) tỉnh Yên Bái đã thực hiện thành cơng mơ hình sản xuất dưa lê trong nhà lưới tại
  20. 10 thành phố Yên Bái theo hướng áp dụng cơng nghệ cao. Theo đĩ, năm 2018 qua khảo sát, đơn vị đã lựa chọn hộ ơng Nguyễn Trọng Sơn, thơn Đồng Tâm, Xã Liễu Đơ, huyện Lục Yên để triển khai chuyển giao xây dựng mơ hình. Kết quả, mơ hình sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Lục Yên và đặc điểm nơng sinh học của giống. Đến đầu tháng 12/2018, sau 85 ngày gieo trồng, dưa lê đã bắt đầu cho thu hoạch, mỗi cây được để 1 quả, tỷ lệ đậu quả đạt 89,50%, trọng lượng trung bình đạt 1,5 kg/quả, độ brix trên 13%. Sản lượng thu được trên diện tích 1 sào là 483 quả (tương ứng với khoảng 700 kg/sào/vụ) [33]. 2.4. Một số nghiên cứu phịng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lê 2.4.1. Một số lồi sâu, bệnh hại chính Theo kết quả nghiên cứu của của Viện BVTV và Syngenta Việt Nam trên dưa lê xuất hiện một số lồi sâu, bệnh và nhện hại như sau [30] [31]: 2.4.1.1. Sâu hại trên cây dưa lê * Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): là loại sâu đa ký chủ. Trên dưa, đậu, cây họ thập tự, sâu gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ cịn lại gân và cĩ xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất cĩ thể giảm 50 - 60%. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát, trong điều kiện thời tiết khơ hanh, nắng nĩng, ít mưa. * Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica): sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Sâu xanh thường cĩ mật độ cao khi cây sinh trưởng tốt sau trồng 25 - 30 ngày, chúng hại búp, lá non. Chúng gây hại chính ở vụ xuân hè và thu đơng sớm. * Bọ rầy dưa (Aulacophora similis): bọ rầy dưa phát triển và gây hại nhiều vào mùa khơ. Chúng phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc dưa. Bọ trưởng thành hại mạnh khi dưa cĩ 4 - 5 lá, mật độ bọ cao cĩ thể làm
  21. 11 trụi hết lá, phát triển kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, bọ dưa khơng phá hoại nữa. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém cĩ thể làm cây héo chết. Hố nhộng trong đất. * Nhện đỏ (Tetranycus urticae): nhện đỏ phát triển mạnh ở thời tiết nĩng và khơ, phá hại cả khi cây đã lớn, nhất là lúc cĩ hoa đến thu hoạch quả. Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành 1 lớp sợi rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả gắn vào lớp tơ. Cả nhện trưởng thành và nhện non sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu vàng nhạt dọc theo 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao cĩ thể làm lá vàng khơ, sinh trưởng kém. Nhện cịn chích hút vỏ quả làm quả nhỏ, sần sùi. * Bọ trĩ (Thrips palmi): cơ thể con trưởng thành và con non rất nhỏ, di chuyển nhanh, sống tập trung ở đọt non hay ở mặt dưới lá non, Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giịn. Trong năm chúng thường cĩ mật độ cao vào các tháng 3 - 5 (vụ xuân - hè) và tháng 9 - 11 (vụ Thu - Đơng). Bọ trĩ đẻ trứng trong mơ mặt dưới lá. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nĩng và khơ. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa. Bọ trĩ cịn là mơi giới truyền bệnh virus cho cây. * Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata): ấu trùng và con trưởng thành ăn biểu bì lá, để lại màng mỏng. Nếu mật độ số bọ rùa cao, lá cĩ thể bị ăn trơ trụi chỉ cịn gân chính, làm cây sinh trưởng kém, ruộng dưa xơ xác. Bọ cịn ăn quả non, cĩ thể phát hiện những lỗ nơng trên bề mặt quả. Con trưởng thành hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát. Thời gian xuất hiện: từ khi cây dưa cịn nhỏ đến khi cĩ quả. Nhiều nhất khi cây ra hoa, cĩ quả non. 2.4.1.2. Bệnh hại trên cây dưa lê * Thối gốc (Rhizoctonia solani):
  22. 12 - Quy luật phát sinh gây hại: rễ bị thối nhũn, cây dễ đổ, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con đến khi cĩ 1 - 2 lá thật, bệnh cịn làm thối cuống quả. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ tối ưu từ 25 - 35oC, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa. - Khả năng gây hại: nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã gục ngang mặt đất, lá non vẫn xanh. Cây đậu vẫn cịn tươi, sau đĩ cây bị héo chết. Vào những ngày cĩ ẩm độ cao những cây bị gãy gục, xung quanh gốc cĩ tơ nấm màu trắng trên mặt đất. * Đốm phấn - Sương mai (Pseudoperonospora cubensis): - Quy luật phát sinh gây hại: bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ khơng khí cao. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái. - Khả năng gây hại: bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đĩ chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh cĩ hình gĩc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá cĩ xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng quả kém, cĩ thể cây bị chết. * Nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis): - Quy luật phát sinh gây hại: nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 - 30oC, chết ở 55oC trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 - 6,4. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nĩng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. - Khả năng gây hại: bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đơi khi cĩ trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đĩ cĩ giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển màu nâu sẫm
  23. 13 và khơ cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa nhiều hơn, trên đĩ cĩ các hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây cĩ thể bị khơ chết. * Thán thư (Colletotrichum lagenarium): - Quy luật phát sinh gây hại: bào tử nấm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nĩng, mưa nhiều, từ khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch. Bệnh truyền qua tàn dư cây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền bệnh qua vụ sau. Nấm bệnh phá hại nhiều loại cây màu họ dây leo như dưaleo, dưa hấu, khổ qua, bầu và bí. - Khả năng gây hại: bệnh gây hại mạnh là giai đoạn hình thành quả. Trên lá già, đốm bệnh lúc đầu là những điểm trịn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu và cĩ các đường vịng đồng tâm. Trên thân, vết bệnh lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm cĩ lớp phấn dày màu hồng. Nếu trời khơ, ở chỗ vết bệnh tạo thành các đường nứt, khi trời ẩm các mơ bào cây bị thối. Trên quả, vết bệnh cĩ màu nâu đen, trịn, đường kính khoảng 2 - 4 mm, cĩ vịng, khoang hơi lõm vào vỏ, xung quanh cĩ đường viền vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (phân sinh bào tử). Bệnh nặng, vết bệnh hịa vào nhau tạo thành các vết loét ăn sâu vào trong thịt quả, ảnh hưởng đến phẩm chất quả. * Phấn trắng (Erysiphe sp.): - Quy luật phát sinh gây hại: là nấm Erysiphe cichoracearum chuyên tính ngoại kí sinh (sợi nấm bám dày đặc trên lá và tạo vịi hút đâm sâu vào tế bào để hút dinh dưỡng). Nấm lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ khơng khí và giĩ, bào tử phân sinh nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 27oC và ẩm độ khơng khí cao trên 46%. - Khả năng gây hại: bệnh gây hại trên lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn sau đĩ bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị
  24. 14 bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, lá bị khơ cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khơ rụng và chết. * Héo thân lá (Didymelle sp.): - Quy luật phát sinh gây hại: bào tử bệnh xâm nhập trực tiếp vào biểu bì hoặc khoảng trống giữa các tế bào. Thân cây bị nhiễm bệnh thơng qua những thương tổn cơn trùng gây hại hay vết thương cơ giới. Trong điều kiện ẩm độ cao, từ vết thương bị nấm tấn cơng sẽ rỉ nhựa cĩ màu nâu đen. Nấm bệnh cĩ thể qua đơng trong xác bả cây trồng hay trên hạt giống. Nhiệt độ và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi để bào tử nấm bệnh nảy mầm. Nhiệt độ tối hảo là 20 – 25oC để nấm cĩ thể gây hại cho cây dưa. Với ẩm độ thích hợp, chỉ trong 1 giờ nấm bệnh cĩ thể xâm nhiễm và gây hại. Triệu chứng bị hại thể hiện sau 1 tuần bào tử tấn cơng, xâm nhiễm trên những mơ mẫn cảm. Vết thương sinh học do rệp hay bọ cánh cứng gây hại cũng là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm. Các bệnh khác như phấn trắng cũng làm cho cây dưa bị yếu đi và mẫn cảm hơn với bệnh hại. - Khả năng gây hại: tất cả các bộ phận của cây đều cĩ thể bị bệnh tấn cơng tương tự như trên rễ cây. Ban đầu là cây cĩ biểu hiện vàng, mép lá xuất hiện các vết cĩ màu từ nâu sáng đến đậm. Vết bệnh càng lúc xuất hiện càng nhiều, rỉ mủ màu đen đến nâu và cuối cùng tồn cây sẽ bị héo chết. Bệnh cũng cĩ thể tấn cơng trên quả với những vết trịn bất định cĩ màu vàng. Vết bệnh cũng chảy nhựa và thối đen. * Héo cây (Fusarium sp.): - Quy luật phát sinh gây hại: bệnh gây hại thích hợp trong điều kiện pH thấp 4 - 5; đất trầm thủy, úng nước trong mùa mưa. Đất trồng độc canh cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, cơn trùng chích hút rễ cây.
  25. 15 - Khả năng gây hại: cây bị mất nước, chết khơ từ đọt, thân đơi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến ra quả, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đĩ héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này cĩ liên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này. * Khảm (Mosaic virus): - Quy luật phát sinh gây hại: bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhĩm cơn trùng chích hút như rệp dưa. Điều kiện khơ và nĩng sẽ là mơi trường thuận lợi cho nhĩm cơn trùng chích hút phát triển gây hại cho ruộng dưa. Nếu bị bệnh từ khi cây cịn nhỏ, cây cịi cọc lá xoăn nhỏ và thường khơng ra quả. Bệnh do cơn trùng chích hút truyền bệnh chủ yếu là rệp, bọ trĩ, lây từ cây bệnh sang cây khoẻ. - Khả năng gây hại: triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, khả năng cho quả rất ít, quả thường dị dạng và cĩ vị đắng. Bệnh xuất hiện càng sớm thì càng thất thu cho năng suất ruộng dưa. * Héo vi khuẩn (Erwinia sp. và Pseudomonas sp.): - Quy luật phát sinh gây hại: bệnh vi khuẩn xuất hiện gây hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau vài ngày như vậy cây khơng hồi phục nữa và chết. Gây hại ở tất cả các thời kỳ của cây nhưng nghiêm trọng nhất là thời kỳ hoa - quả và bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 - 30oC. - Khả năng gây hại: triệu chứng điển hình rất dễ nhận biết là cây dưa đang sinh trưởng tốt thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn cịn xanh. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy các mạch dẫn bị nâu đen, bĩp mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắng đục. Vi khuẩn trong đất
  26. 16 xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo. 2.4.2. Một số nghiên cứu phịng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lê Dưa lê là cây trồng cĩ thời gian sinh trưởng ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa lê cịn gặp nhiều khĩ khăn trong phịng trừ sâu bệnh hại. Do đĩ, hiện nay trên thế giới và Việt Nam cĩ rất nhiều nghiên cứu khoa học về phịng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lê nĩi riêng và cây họ bầu bí nĩi chung: - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của dưa lê kháng bệnh nấm gây héo cây (Fusarium oxysporum): Tổng cộng cĩ 110 giống dưa cĩ nguồn gốc địa lý khác nhau (18 quốc gia) đã được sàng lọc để đề kháng với kháng bệnh nấm gây héo cây (chủng 1.2Y và 1.2W). Sau 12 lần cho thấy, cĩ một số kháng với một hoặc cả hai chủng. 3 giống Nhật Bản: Shiro Uri Okayama (Var. Conomon), Kogane Nashi Makuwa, C-211 (var. Makuwa) và một giống Bồ Đào Nha BG-5384 (var. Cantalupensis), cho thấy mức độ kháng cao nhất đối với cả hai chủng . 8 giống dưa lê cịn lại (var inodorus) cĩ các mức độ kháng khác nhau (Hela Chikh-Rouhou et al., 2010) [19]. - Nghiên cứu các dịng biến đổi gen của dưa lê (Cucumis melo L. var. Makuwa cv. ‘Silver Light’) biểu hiện protein kháng nấm và gen chitinase thể hiện khả năng chống lại mầm bệnh nấm. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng gen tổng hợp AFP Gian CHI cĩ hiệu quả trong việc bảo vệ cây dưa lê chuyển gen chống lại bệnh nấm do Rhizoctonia solani và Fusarium oxysporum gây ra (Ismail Bezirganoglu et al., 2013) [23]. - Nghiên cứu bệnh giả sương mai hại dưa chuột tại bang Michigan, Mỹ từ năm 2006 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy bào tử nấm bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 và tăng dần mật độ đến tháng 9. Thời gian mật độ bào tử cao nhất trong ngày từ 9 giờ - 13 giờ. Nồng độ bào tử trong khơng khí tỷ lệ thuận với
  27. 17 nhiệt độ khơng khí và tỉ lệ nghịch với độ ẩm tương đối và độ ẩm của lá (Granke et al., 2011) [18]. - Bệnh héo Fusarium là loại bệnh phổ biến, và gây hại nghiêm trọng cho các loại dưa ở thung lũng San Joaquin. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các giống đậu kháng kháng sinh vào dưa màu xanh da cam, và các giống lai F1 hiện đang cĩ sẵn cho người trồng thương mại (Q. Zhao et al., 2011) [24]. - Nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ Nhật cĩ tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78 - 5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng - khơng ghép (25%) (Lê Văn Mắc, 2007) [11]. - Nghiên cứu về khả năng chống chịu của một số loại gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn 49 ngày sau khi trồng, tỷ lệ cây bệnh nhiều nhất là đối chứng (dưa hấu khơng ghép) 30,6% cĩ khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức cĩ sử dụng gốc ghép: bầu Nhật 1 (5,6%), bầu Nhật 2 (5,6%), bầu Nhật 3 (5,6%), bầu địa phương (5,6%), bí đỏ Nhật (0,0%), bí đỏ địa phương (13,0%) (Trần Thị Hồng Thơi, 2007) [13]. 2.5. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng nơng nghiệp 2.5.1. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV trên thế giới Trong 10 năm gần đây đã cĩ những thay đổi trong ngành cơng nghiệp hĩa chất BVTV thế giới, những loại thuốc BVTV cĩ nguồn học hĩa chứa độc tính cao đang từng bước được loại ra khỏi thị trường và thay vào đĩ là các loại thuốc BVTV cĩ nguồn gốc sinh học khơng gây hại đối với mơi trường và sức khoẻ cộng đồng [12]. Trên tồn thế giới, khoảng 1.400 sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học đang được thương mại hĩa. Hiện cĩ 68 hoạt chất thuốc trừ sâu sinh học được đăng ký tại Liên minh châu Âu (EU) và 202 hoạt chất tại Hoa Kỳ. Thuốc trừ sâu
  28. 18 sinh học của EU bao gồm 34 loại thuốc trừ sâu vi sinh, 11 loại thuốc trừ sâu sinh học và 23 loại hĩa chất truyền tin, trong khi danh mục của Hoa Kỳ gồm cĩ 102 loại thuốc trừ sâu vi sinh, 52 loại thuốc trừ sâu hĩa sinh và 48 loại hĩa chất truyền tin. Các sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học này chỉ chiếm 2,5% thị trường thuốc trừ sâu. Theo ước tính, khu vực thuốc trừ sâu sinh học hiện cĩ tốc độ tăng trưởng trong vịng 5 năm ở mức 16% (trong khi thuốc trừ sâu tổng hợp chỉ là 3%) được kỳ vọng đến năm 2017 sẽ mang lại cho thị trường tồn cầu giá trị 10 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường thuốc trừ sâu sinh học cần phát triển mạnh hơn nữa mới phát huy được hết vai trị giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu hĩa học tổng hợp [7]. 2.5.2. Tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Số lượng các loại thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta cĩ xu hướng ngày càng tăng lên từ chỗ chỉ cĩ 77 loại hoạt chất được cho phép sử dụng năm 1991, đến năm 2018 theo thơng tư số 03/2018/TT - BNNPTNT về các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong nơng nghiệp [29]: - Thuốc trừ sâu: 785 hoạt chất với 1682 tên thương phẩm. - Thuốc trừ bệnh: 617 hoạt chất với 1280 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 234 hoạt chất với 713 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 9 hoạt chất với 27 tên thương phẩm. - Thuốc điều hịa sinh trưởng: 52 hoạt chất với 141 tên thương phẩm. - Chất dẫn dụ cơn trùng: 9 hoạt chất với 9 tên thương phẩm. - Thuốc trừ ốc: 30 hoạt chất với 150 tên thương phẩm. - Chất hỗ trợ: 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm Người nơng dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc BVTV cĩ nguồn gốc hĩa học, do đem lại hiệu quả phịng trừ nhanh và giá thành rẻ. Thuốc BVTV cĩ nguồn gốc sinh học ít sử dụng ở nước ta, do cịn một số hạn chế như: giá thành cao, hiệu lực chậm hơn thuốc hĩa học nên nơng dân khơng sử dụng. Do
  29. 19 vậy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào thực tế ở nước ta cịn ít. Cơng tác nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực sinh học gặp khĩ khăn do chúng ta cịn thiếu điều kiện, trang thiết bị và cả con người. Hơn nữa, ở Việt Nam, hệ thống nguồn giống và bảo quản, lưu trữ cịn hạn chế, trong khi nhiều nước trên thế giới đều cĩ hệ thống giống quốc gia 40 phong phú. Từ đĩ dẫn đến số lượng thuốc phịng trừ dịch hại cĩ nguồn gốc sinh học, đặc biệt, nhĩm thuốc vi khuẩn, vi sinh vật cịn ít. Tỷ trọng thuốc BVTV sinh học được sử dụng chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng lượng thuốc BVTV hàng năm [7]. Ngồi ra, xu hướng hiện nay cịn sử dụng các chất cĩ nguồn gốc tự nhiên làm phụ gia trong gia cơng thuốc BVTV. Đĩ là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM), dung mơi, chất mang, chất chống lắng, chống đơng, chất bảo quản v.v trong đĩ chất HĐBM, dung mơi, chất mang chiếm thành phần đáng kể trong sản phẩm. Các chất HĐBM cĩ nguồn gốc lignin tự nhiên cĩ đặc tính ưu việt như: đa tác dụng (thấm ướt, phân tán, chống đơng, tạo chelat cho phân bĩn qua lá ), cĩ thể sử dụng để gia cơng nhiều dạng sản phẩm khác nhau và rất an tồn cho mơi trường vì cĩ độ độc thấp đối với người, khơng gây cháy lá, cĩ khả năng phân hủy sinh học. Mặt khác, do giá rẻ và sẵn cĩ nên gần đây đã cĩ một số cơng trình nghiên cứu tổng hợp và sử dụng làm chất HĐBM trong gia cơng một số thuốc BVTV dạng phân tán trong nước thân thiện với mơi trường, với kết quả rất khả quan. Bên cạnh đĩ, cịn một số phụ gia khác như chất mang từ bentonit, dung mơi ít độc cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong gia cơng và ứng dụng cĩ kết quả [7].
  30. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu * Đối tượng cây trồng: - Giống dưa lê Hàn Quốc “Geum Je” của cơng ty sản xuất ASEAN SEED nhập nội từ Hàn Quốc. * Vật liệu: Thuốc BVTV Bảng 3.1. Danh mục các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm STT Tên Thuốc Tên hoạt chất Hình ảnh bao bì 1 Biobac Bacillus subtilis 50% w/W Bacillus subtilis 109 CFU/ml + 2 Microtech Steptomyces lydicus 109 CPU/ml Nano bạc 500 mg/l + Nano đồng 3 Nanobac 500 mg/l 4 Bonny Ningnamycin 40g/l Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl 5 Ridomil Gold M 40g/kg
  31. 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại khu cây trồng cạn trường Đại học Nơng lâm Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018. - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu, bệnh hại của giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018. - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018. - Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng của giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 6 cơng thức (5 cơng thức thuốc BVTV và 1 cơng thức đối chứng) với 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn chỉnh (RCBD). - Diện tích 1 ơ thí nghiệm: 12,8 m2, mặt luống phủ nilong, mỗi ơ thí nghiệm trồng một hàng ở giữa luống. - Khoảng cách trồng: cây cách cây 60 cm. - Nền: 30 tấn phân hữu cơ + 110 kg N + 60kg P2O5 + 110kg K2O + Vơi bột (bĩn khi xử lý đất) Cơng thức thí nghiệm: Cơng thức 1: Biobac (Bacillus subtilis 50% w/W) Cơng thức 2: Microtech (Bacillus subtilis 109 CFU/ml + Steptomyces sp.) Cơng thức 3: Nanobac (Nano bạc 500 mg/l + Nano đồng 500 mg/l)
  32. 22 Cơng thức 4: Bonny (Ningnamycin 40g/l) Cơng thức 5: Ridomil Gold (Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl M 40g/kg) Cơng thức 6: Phun nước lã (Đối chứng) Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 CT1 CT2 CT6 CT3 CT4 CT1 Dải bảo vệ CT2 CT5 CT4 Dải bảo vệ CT5 CT6 CT3 CT4 CT3 CT2 CT6 CT1 CT5 Dải bảo vệ 3.4.2. Phương pháp xử lý - Trước khi trồng 1 - 2 ngày: phun đẫm bề mặt luống, sau đĩ phủ nilong. - Sau trồng 7 ngày: phun ướt đẫm tồn bộ cây và đất xung quanh vùng rễ. - Sau trồng 15 ngày: tiếp tục phun lên tồn bộ cây trồng và đất xung quanh vùng rễ. Sau đĩ cứ 10 ngày xử lý thuốc BVTV một lần đến trước thu hoạch 15 ngày. 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi Được tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 91:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu [2]. * Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: - Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ khi trồng đến từng giai đoạn.
  33. 23 + Thời gian từ gieo đến mọc mầm: tính từ khi gieo đến khi cĩ 50% số cây/ơ mọc đủ 2 lá mầm. + Thời gian từ trồng đến ra hoa cái: thời gian được tính từ trồng đến khi ra hoa cái đầu. + Thời gian từ trồng đến thu quả lần đầu: thời gian tính từ khi trồng đến khi thu quả lần đầu. + Thời gian từ trồng đến kết thúc thu quả: thời gian tính từ khi trồng đến thời kỳ thu quả. - Số nhánh cấp 1, cấp 2: sau trồng 10 ngày bắt đầu theo dõi, cứ 7 ngày theo dõi 1 lần đến khi cây đậu quả. - Đường kính gốc (cm): đo đường kính gốc vào giai đoạn trước thu hoạch quả. - Số hoa cái/cây (hoa): đếm tổng số hoa cái/cây, theo dõi từ khi hoa cái nở ( 2 ngày theo dõi 1 lần trong 15 ngày). - Số quả đậu/cây (quả): theo dõi số quả đậu/cây sau khi hoa cái nở rộ 7 ngày, tiếp tục định kỳ 7 ngày/lần. - Tỷ lệ đậu quả (%): theo dõi 5 cây/ơ. 푆ố 푞 ả đậ Tỷ lệ đậu quả (%) = × 100 ổ푛𝑔 푠ố ℎ표 á𝑖 * Chỉ tiêu về kích thước quả: - Chiều dài quả (cm): đo bằng thước đo cm, đo 5 quả/ơ/nhắc lại. - Đường kính quả (cm): đo bằng thước kẹp panme, đo 5 quả/ơ/nhắc lại. * Chỉ tiêu về sâu bệnh hại trên đồng ruộng: - Thành phần sâu, bệnh hại: theo dõi diễn biến sâu, bệnh hại trong cả quá trình sinh trưởng của cây, cứ 3 - 5 ngày theo dõi/lần đánh giá thành phần và tần suất bắt gặp. Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến
  34. 24 Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến * Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: - Số quả/cây (quả): đếm tổng số quả của 5 cây theo dõi khi thu hoạch rồi quy ra quả/cây (số quả thương phẩm thu được/cây). - Khối lượng trung bình quả (gram): cân 10 quả đại diện tính khối lượng TB. - Năng suất lý thuyết (tạ/ha): số quả/cây * KLTB quả * Mật độ/ha. - Năng suất thực thu (tạ/ha): thu cả ơ tính năng suất thực thu quy từ kg/ơ ra tấn/ha. * Chỉ tiêu về chất lượng: - Độ Brix (%): đo bằng máy Brix kế. - Hương vị: đánh giá bằng phương pháp cảm quan. - Độ giịn (bở): đánh giá bằng phương pháp cảm quan. * Các chỉ tiêu BVTV: Áp dụng theo phương pháp của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á(AVRDC) [27]. - Điều tra thành phần và tần suất bắt gặp sâu bệnh hại: được theo dõi định kỳ 5 ngày/lần. - Điều tra tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của các cơng thức thí nghiệm. Điều tra 3 điểm/ ơ thí nghiệm, ơ điều tra 1 m2. Thời gian điều tra: 5 ngày/lần. Tính hiệu lực của thuốc sau xử lý theo cơng thức Henderson-Tilton. - Phương pháp điều tra: điều tra theo ơ 1m2. Đếm tổng số lá và số lá bị bệnh từng cấp. + Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh (%):
  35. 25 퐿 (%) = × 100 Trong đĩ: A: Số lá (cây) bị bệnh B: Tổng số lá (cây) điều tra Chỉ số bệnh(%): Trong đĩ: a: Cấp bệnh n: Số lá bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số lá điều tra 5: Cấp bệnh cao nhất Mức độ bệnh được đánh giá dựa theo tỉ lệ lá bị nhiễm để đánh giá theo thang điểm từ 0- 5. Các cấp bệnh gồm: Cấp 0: Cây khơng bị bệnh Cấp 1: Cĩ vết bệnh đến 1 - 10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: Cĩ vết bệnh 10% - 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: Cĩ vết bệnh 25% - 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: Cĩ vết bệnh 50% - 75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: Cĩ vết bệnh từ 75% diện tích lá bị bệnh trở lên * Đánh giá hiệu lực phịng trừ của thuốc - chế phẩm: Đánh giá hiệu quả của thuốc thí nghiệm ngồi ruộng theo cơng thức Henderson- Tilton [19]: Trong đĩ: Q (%): Hiệu quả của thuốc tính bằng (%)
  36. 26 Ta: Chỉ số bệnh của cơng thức thí nghiệm sau xử lý Tb: Chỉ số bệnh của cơng thức thí nghiệm trước xử lý Ca: Chỉ số bệnh của cơng thức đối chứng sau xử lý Cb: Chỉ số bệnh của cơng thức đối chứng trước xử 3.5. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu theo chương trình thống kê SAS 9.1. - Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Microsolf Word 2010 và Excel 2010 trên máy vi tính.
  37. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 4.1.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian sinh trưởng Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất thực vật trong chu kỳ sống của chúng. Sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trưởng [9]. Thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nĩi chung và của dưa lê nĩi riêng cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Qua đĩ cho biết đặc trưng, đặc tính của cây trồng. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển giúp người sản xuất cĩ kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Qua theo dõi thu được kết quả như sau: Bảng 4.1 Thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 Đơn vị: Ngày Từ Từ mọc mầm đến Cơng Tên thuốc BVTV gieo thức đến Ra Thu Kết Ra lá Phân mọc hoa quả thúc thật nhánh cái lần 1 thu quả 1 Biobac 5 20 30 42 75 90 2 Microtech 5 20 30 42 75 90 3 Nanobac 5 20 30 42 75 90 4 Bonny 5 20 30 42 75 90 5 Ridomil Gold 5 20 30 42 75 90 6 Phun nước lã (đ/c) 5 20 30 42 75 90
  38. 28 Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy: thời gian hồn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 đều tương đương nhau. Giai đoạn từ gieo đến mọc ở các cơng thức thí nghiệm đều đạt 5 ngày, từ mọc đến ra lá thật là 20 ngày, thời gian từ mọc mầm đến phân nhánh là 30 ngày, 12 ngày sau khi phân nhánh cây ra hoa cái và thời gian thu quả đợt 1 ở các cơng thức là 75 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa lê là 90 ngày. Như vậy, phun thuốc BVTV khơng làm ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn của cây dưa lê. 4.1.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến số nhánh, đường kính gốc và kích thước quả dưa lê Hàn Quốc Nhánh cùng với thân chính tạo nên bộ khung tán cho cây, trên nhánh mang lá, hoa, quả. Khả năng phân nhánh của dưa lê cĩ liên quan tới số hoa trên cây và số lá trên cây. Cây dưa lê ra quả ở ngay đốt lá đầu tiên của nhánh và cho quả to ở nhánh cấp 2. Bấm ngọn là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cây sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Nghiên cứu chỉ tiêu này là cơ sở để bố trí thí nghiệm cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sĩc như bấm ngọn, tỉa nhánh tạo độ thơng thống cho ruộng. Đặc điểm hình thái, mẫu mã của quả cĩ ý nghĩa trong việc đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với dưa lê, đa số thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay ưa thích chất lượng ngon, mẫu mã đẹp và kích thước quả vừa phải. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến số nhánh, đường kích gốc và kích thước quả dưa lê trong vụ Thu Đơng 2018 Nhánh Nhánh Đường Kích thước quả Cơng Thuốc BVTV C1 C2 kính gốc (cm) thức (nhánh) (nhánh) (cm) Dài Rộng 1 Biobac 11,33 16,66 0,77 13,33 7,23 2 Microtech 12,00 16,60 0,78 13,77 7,40 3 Nanobac 11,00 16,00 0,75 13,18 7,37 4 Bonny 11,66 17,06 0,77 13,30 7,48 5 Ridomil Gold 11,40 17,33 0,75 14,02 7,50 6 Phun nước lã (đ/c) 11,86 16,73 0,76 12,53 7,49 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV% 8,93 5,42 8,04 5,86 4,42
  39. 29 Qua bảng số liệu trên cho thấy: - Số nhánh cấp 1 của giống dưa lê tham ra thí nghiệm dao động từ 11,00 - 12,00 nhánh/cây và sai khác khơng cĩ ý nghĩa so với đối chứng (P>0,05). - Nhánh cấp 2 là nhánh chủ yếu mang hoa cái và quả, nĩ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sau này của cây, nhánh cấp 2 phát triển cịn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cắt tỉa và chăm sĩc. Số nhánh cấp 2 dao động từ 16,00 - 17,33 nhánh/cây. Như vậy, số nhánh cấp 1 và số nhánh cấp 2 của dưa lê tham gia thí nghiệm khơng cĩ sự khác biệt khi phun các loại thuốc BVTV. - Đường kính gốc: thân cây là cầu nối trung gian giữa bộ rễ và thân chính. Vì vậy, đường kính gốc được theo dõi vào thời điểm thu hoạch, kết quả nghiên cứu cho thấy đường kính gốc khơng cĩ sự sai khác giữa các cơng thức phun thuốc BVTV, đường kính gốc dao động từ 0,75 - 0,78 cm. - Kích thước quả: kích thước quả cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất, kích thước quả càng lớn thì năng suất càng cao. Chiều dài quả dao động từ 13,18 - 14,02 cm/quả và đường kính quả dao động từ 7,23 - 7,50 cm/quả. Chiều dài quả và đường kính quả khi thu hoạch ở các cơng thức thí nghiệm đều cho thấy khơng gây ra sự sai khác (P>0,05). Như vậy, kích thước quả khơng cĩ sự ảnh hưởng bởi các loại thuốc BVTV trong nghiên cứu này. 4.1.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến ra hoa, đậu quả của cây dưa lê Hàn Quốc Số hoa cái/cây và tỷ lệ đậu quả là 2 yếu tố quyết định đến năng suất của cây dưa lê sau này. Thời kỳ ra hoa cái là thời kỳ cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ cây bắt đầu ra hoa cái phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, kỹ thuật chăm sĩc, lượng mưa ngồi ra cịn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố khác. Do
  40. 30 đĩ cần xác định được đặc tính ra hoa cái cũng như những yêu cầu về ngoại cảnh để cây ra hoa thuận lợi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số thuốc BVTV đến ra hoa, đậu quả của cây dưa lê Hàn Quốc được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến số hoa, số quả của dưa lê trong vụ Thu Đơng 2018 Số hoa Số quả đậu/cây Tỷ lệ đậu Cơng thức Thuốc BVTV cái (quả) quả (%) (hoa) 1 Biobac 27,26 10,73 39,37 2 Microtech 28,13 11,00 39,11 3 Nanobac 26,00 11,06 42,59 4 Bonny 24,66 11,13 45,13 5 Ridomil Gold 26,46 10,53 39,84 6 Phun nước lã (đ/c) 26,40 10,73 41,81 P >0,05 >0,05 >0,05 CV% 9,73 3,04 8,02 Qua bảng 4.3 ta thấy: - Chỉ tiêu về hoa: + Hoa cái sau khi được thụ phấn thụ tinh sẽ phát triển thành quả. Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV đến số hoa cái/cây khơng cĩ sự sai khác. Số hoa cái/cây của các cơng thức tham gia thí nghiệm dao động từ 24,66 - 28,13 hoa cái/cây. - Chỉ tiêu về quả: + Số quả đậu/cây ở các cơng thức thí nghiệm dao động từ 10,53 - 11,13 quả/cây. Qua xử lý thống kê cho thấy, khơng cĩ sự sai khác cĩ ý nghĩa, điều
  41. 31 đĩ chứng tỏ phun các loại thuốc BVTV khác nhau trong thí nghiệm khơng làm ảnh hưởng đến số quả đậu/cây. + Tỷ lệ đậu quả là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tạo nên số quả trên cây gĩp phần quyết định năng suất cây trồng. Tỷ lệ đậu quả của các cơng thức thí nghiệm dao động từ 39,11 - 45,13% (P>0,05). Như vậy, phun thuốc BVTV khơng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. 4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tình hình sâu, bệnh hại trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 4.2.1. Thành phần, tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại dưa lê * Sâu hại dưa lê: Sâu hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, cĩ thể gây thất thu hồn tồn. Các loại sâu gây hại chính trên dưa lê gồm cĩ bọ dưa, sâu xanh và ruồi đục quả. Qua theo dõi thu được kết quả như sau: Bảng 4.4. Thành phần và tần suất xuất hiện các loại sâu hại chính trên dưa lê thí nghiệm Tần suất STT Sâu hại Tên khoa học xuất hiện 1 Bọ dưa Aulacophora similis + 2 Ruồi đục quả Bactrocera cucurbitae + 3 Sâu xanh ăn lá Diaphania indica + Ghi chú: Nếu tần suất bắt gặp 50%: +++ Rất phổ biến
  42. 32 Qua bảng 4.4 ta thấy: - Bọ dưa: tần suất bắt gặp của bọ dưa trên cây dưa lê là ít phổ biến, bọ dưa gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con, từ lúc cĩ 2 lá mầm đến khi cĩ 4 - 5 lá thật. Vào những ngày thời tiết khơ nĩng mật độ bọ dưa gây hại nhiều hơn so với những ngày thời tiết mát mẻ. Do bọ dưa gây hại vào giai đoạn cây con kết hợp với biện pháp thủ cơng bắt giết nên khơng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của dưa lê. - Ruồi đục quả: ruồi trưởng thành giống ruồi nhà, kích thước dưới 6 - 8 mm, màu vàng cĩ các vạch đen trên ngực và trên bụng, cuối bụng cĩ cái vịi dài để chích vào quả. Xuất hiện rải rác và gây hại từ giai đoạn quả đạt 2/3 kích thước tối đa đến chín. Kết quả trong nghiên cứu cho thấy, tần suất bắt gặp là ít phổ biến. - Sâu xanh ăn lá: gây hại vào giai đoạn cây bắt đầu ra nhánh, cĩ tần suất xuất hiện ít phổ biến, chủ yếu phá hoại lá, dùng tơ cuốn các đọt non lại và cắn phá bên trong. Ở Thái Nguyên, sâu xanh ăn lá cĩ thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn nào của cây, khi cây cĩ lá non, quả non. Trong thí nghiệm sâu xanh ăn lá được phịng trừ kịp thời bằng biện pháp thủ cơng bắt giết nên khơng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dưa lê. Một số hình ảnh gây hại xác định hình thái sâu hại: Hình 4.1. Bọ dưa Hình 4.2. Ruồi đục quả Hình 4.3. Sâu xanh ăn lá
  43. 33 * Bệnh hại dưa lê: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa lê luơn chịu ảnh hưởng của rất nhiều đối tượng bệnh hại khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của bệnh hại cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, giống, kĩ thuật canh tác cũng như trình độ thâm canh. Bảng 4.5. Thành phần và tần suất xuất hiện các bệnh hại chính trên dưa lê thí nghiệm Tần suất STT Bệnh hại Tên Khoa học xuất hiện 1 Phấn trắng Erysiphe sp. ++ 2 Sương mai Preudoperonospora cubensis +++ 3 Khảm lá virus Watermelon mosaic virus + 4 Nứt thân chảy nhựa Mycosphaerella melonis + Ghi chú: Nếu tần suất bắt gặp 50%: +++ Rất phổ biến Qua bảng 4.5 ta thấy, tần suất gây hại của bệnh sương mai là rất phổ biến và bệnh phấn trắng là phổ biến. - Bệnh sương mai: thường gây hại mạnh vào giai đoạn cuối vụ Thu Đơng khi nhiệt độ khơng khí tương đối thấp, kết hợp ẩm độ cao, trời âm u ít nắng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Bệnh hại chủ yếu trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đĩ chuyển sang màu vàng. - Bệnh phấn trắng: gây hại trên lá, thân, cành. Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ cây ra nhánh, lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh vàng, bao phủ
  44. 34 một lớp nấm xám như bột phấn, sau đĩ bao phủ hết các phiến lá. Bệnh làm cho cây phát triển kém. - Bệnh khảm lá virus: xuất hiện ít phổ biến. Bệnh này được chuyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhĩm cơn trùng chích hút như rệp dưa. - Bệnh nứt thân chảy nhựa: cĩ tần suất xuất hiện ít phổ biến, gây hại chủ yếu trên thân. Trên thân lúc đầu là những đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đĩ cĩ giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Một số hình ảnh đặc điểm hình thái bệnh: Hình 4.4. Bệnh phấn trắng Hình 4.5. Bệnh sương mai Hình 4.6. Bệnh khảm lá virus Hình 4.7. Bệnh nứt thân chảy nhựa
  45. 35 4.2.2. Tỷ lệ bệnh phấn trắng và sương mai qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc Bệnh phấn trắng và sương mai là hai bệnh gây hại chính trên cây dưa lê. Hai bệnh này, thường phát sinh và gây hại chủ yếu vào thời kỳ cây đậu quả. Qua theo dõi, thu được kết quả như sau: Bệnh sương mai: 100 90 80 70 CT1 60 CT2 50 CT3 40 Tỷ lệ bệnh(%) Tỷ CT4 30 CT5 20 CT6 10 0 Cây con Đẻ nhánh Ra hoa cái Đậu quả Trước thu hoach Giai đoạn sinh trưởng Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bệnh sương mai qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc Qua biểu đồ 4.1 ta thấy: giai đoạn cây con đến đẻ nhánh chưa xuất hiện bệnh. Tỷ lệ bệnh bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn ra hoa cái. Các cơng thức phun thuốc BVTV ở giai đoạn ra hoa cái đều cho thấy hiệu quả phịng trừ bệnh tốt hơn chắc chắn cơng thức đối chứng (cơng thức 5 - Ridomil Gold cĩ tỷ lệ bệnh là 3,11% và thấp hơn các cơng thức cịn lại). Bắt đầu từ giai đoạn ra hoa cái đến đậu quả tỷ lệ bệnh tăng mạnh, đạt 25,86% ở cơng thức 3 (Nanobac). Giai đoạn đậu quả đến thu hoạch tỷ lệ bệnh cĩ xu hướng giảm, điều đĩ cho thấy hiệu quả của các cơng thức phun thuốc BVTV
  46. 36 phát huy tác dụng tốt hơn cơng thức đối chứng (Phun nước lã), đặc biệt cơng thức 5 - Ridomil Gold cĩ tỷ lệ bệnh từ 22,72% ở giai đoạn đậu quả giảm xuống cịn 16,62% ở giai đoạn trước thu hoạch. Bệnh phấn trắng: 100 90 80 70 60 CT1 50 CT2 40 CT3 Tỷ lệ bệnh (%)Tỷbệnh lệ 30 CT4 20 CT5 10 CT6 0 Cây con Đẻ nhánh Ra hoa cái Đậu quả Trước thu hoạch Giai đoạn sinh trưởng Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ bệnh phấn trắng qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc Qua biểu đồ 4.2 ta thấy: ở giai đoạn cây con bệnh phấn trắng chưa xuất hiện. Tỷ lệ bệnh bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đẻ đến ra hoa cái. Các cơng thức phun thuốc BVTV ở giai đoạn ra hoa cái đều phát huy tác dụng tốt hơn chắc chắn cơng thức đối chứng (cơng thức 5 - Ridomil Gold cĩ tỷ lệ bệnh là 3,06% và thấp hơn các cơng thức cịn lại). Từ giai đoạn ra hoa cái đến đậu quả tỷ lệ bệnh tăng mạnh (tỷ lệ bệnh từ 5,87% lên đến 22,09% ở cơng thức 3 - Nanobac). Giai đoạn đậu quả đến thu hoạch tỷ lệ bệnh cĩ xu hướng giảm, điều đĩ cho thấy hiệu quả của các cơng thức phun thuốc BVTV phát huy tác dụng tốt hơn cơng thức đối chứng (Phun nước lã), đặc biệt cơng thức 5 -
  47. 37 Ridomil Gold cĩ tỷ lệ bệnh từ 14,95% ở giai đoạn đậu quả giảm xuống cịn 13,62% ở giai đoạn trước thu hoạch. 4.2.3. Hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 Kết quả nghiên cứu hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 được trình bày ở bảng 4.6 và biểu đồ 4.3. Bảng 4.6. Hiệu lực phịng trừ bệnh sương mai trên dưa lê Hàn Quốc Đơn vị tính: % Cơng thức Thuốc BVTV Ngày sau phun (ngày) thí nghiệm 3 5 7 1 Biobac 27,00b 35,18c 42,03c 2 Microtech 29,17b 42,08b 50,14b 3 Nanobac 25,62b 33,38c 42,03c 4 Bonny 28,08b 34,12c 35,68d 5 Ridomil Gold 35,00a 51,48a 62,96a 6 Phun nước lã (đ/c) 0,00c 0,00d 0,00e P <0,05 <0,05 <0,05 CV% 10,11 6,88 5,56 LSD0,05 4,44 4,09 3,92 3 ngày 5 ngày 7 ngày 62.96 50.14 51.48 42.03 42.08 42.03 35.68 35.18 34.12 35.00 29.17 33.38 27.00 25.62 28.08 Hiệulực phịng trừ(%) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Cơng thức thí nghiệm Biểu đồ 4.3: Hiệu lựcphịng trừ bệnh sương mai
  48. 38 Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.3 ta thấy: Các cơng thức thí nghiệm đều phát huy tác dụng trong phịng trừ bệnh sương mai cao hơn cơng thức đối chứng (Phun nước lã) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% sau phun 3, 5 và 7 ngày. Sau phun 3 ngày, hiệu lực phịng trừ bệnh sương mai đạt từ 25,62 - 35,00%. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ hiệu lực phịng trừ đạt cao nhất là 35,00%. Các cơng thức cịn lại gồm: cơng thức 1(Biobac), cơng thức 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) cĩ hiệu lực phịng trừ tương đương nhau lần lượt là 27,00%; 29,17%; 25,62% và 28,08% (P<0,05). Sau phun 5 ngày, các cơng thức thí nghiệm phun thuốc BVTV cĩ hiệu lực phịng trừ bệnh sương mai dao động trong khoảng 33,38% - 51,48% (P<0,05). Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ hiệu lực phịng trừ cao nhất đạt 51,48%, tiếp đến là cơng thức 2 (Microtech) đạt 42,08%. Hiệu lực phịng trừ của cơng thức 1 (Biobac) tương đương cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) lần lượt là 35,18%; 33,38% và 34,12%. Hiệu lực tiếp tục tăng nhanh và đạt cao nhất sau phun 7 ngày (đạt 35,68 - 62,96%). Trong đĩ, cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ hiệu quả phịng trừ bệnh cao nhất đạt 62,96%; tiếp đến là cơng thức 2 (Microtech) đạt 50,14%. Hiệu lực phịng trừ bệnh của cơng thức 1 (Biobac) và cơng thức 3 (Nanobac) tương đương nhau, lần lượt là 42,03% và 42,03%. Hiệu lực phịng trừ thấp nhất ở cơng thức 4 (Bonny) là 35,68% (P<0,05).
  49. 39 4.2.4. Hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh phấn trắng trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 Kết quả nghiên cứu hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV đối với bệnh phấn trắng trên dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 được trình bày ở bảng 4.7 và biểu đồ 4.4. Bảng 4.7 Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng trên dưa lê Hàn Quốc Đơn vị tính: % Cơng thức Thuốc BVTV Ngày sau phun ( ngày) thí nghiệm 3 5 7 1 Biobac 15,92c 34,34bc 47,57b 2 Microtech 15,13c 38,28b 54,06ab 3 Nanobac 23,07b 29,43c 44,53b 4 Bonny 15,67c 33,36bc 45,01b 5 Ridomil Gold 27,97a 45,21a 64,27a 6 Phun nước lã (đ/c) 0,00d 0,00d 0,00c P <0,05 <0,05 <0,05 CV% 16,30 10,21 14,92 LSD0.05 4,83 5,59 11,56 3 ngày 5 ngày 7 ngày 64.57 54.06 47.57 44.53 45.01 45.21 38.28 34.34 33.36 29.43 27.97 27.03 15.92 15.13 15.67 Hiệu lực phịng lực (%) trừ Hiệu phịng CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Cơng thức thí nghiệm Biểu đồ 4.4: Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng
  50. 40 Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.4 ta thấy: Các cơng thức thí nghiệm phun thuốc BVTV cĩ hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng cao hơn cơng thức đối chứng (phun nước lã) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% sau phun 3, 5 và 7 ngày. Sau phun 3 ngày, hiệu lực phịng trừ đạt từ 15,13 - 27,97%. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ hiệu lực phịng trừ bệnh cao nhất là 27,97%; tiếp đến là cơng thức 3 (Nanobac) cĩ hiệu lực phịng trừ đạt 23,07%. Hiệu lực phịng trừ của cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 2 (Microtech) và cơng thức 4 (Bonny) tương đương nhau dao động trong khoảng 15,13 - 15,92%. Sau phun 5 ngày, hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng ở các cơng thức phun thuốc BVTV tiếp tục tăng dần (đạt 29,43 - 45,21%). Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ hiệu lực phịng trừ bệnh cao nhất đạt 45,21%. Cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 2 (Microtech) và cơng thức 4 (Bonny) cĩ hiệu lực phịng trừ tương đương lần lượt là 34,34%; 38,28% và 33,36%. Cơng thức 1 (Biobac) cĩ hiệu lực phịng trừ tương đương cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) dao động từ 29,43 - 34,34%. Hiệu lực tiếp tục tăng nhanh và đạt cao nhất sau phun 7 ngày (đạt 44,53 - 64,27%). Hiệu lực phịng trừ bệnh của cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) tương đương nhau lần lượt là 47,57%; 54,04%; 44,53% và 45,01%. Cơng thức 2 (Microtech) cĩ hiệu lực phịng trừ đạt 54,04% tương đương cơng thức 5 (Ridomil Gold) đạt 64,27% (P<0,05). 4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc vụ Thu Đơng 2018 Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế. Đồng thời năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và thích ứng với điều kiện mơi trường của cây. Hai yếu
  51. 41 tố cấu thành năng suất quan trọng nhất đĩ là số quả TB trên cây và khối lượng trung bình/ quả. Kết quả theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc Năng Khối Số quả/ Năng suất suất Cơng Thuốc BVTV lượng cây (quả) lý thuyết thực thức TB/quả (tấn/ha) thu (gam) (tấn/ha) 1 Biobac 5,60b 474,6ab 24,61b 21,46b 2 Microtech 5,70ab 465,0b 24,96b 22,16b 3 Nanobac 5,53b 473,6ab 24,26b 20,07c 4 Bonny 5,33b 468,3ab 23,14bc 21,19b 5 Ridomil Gold 6,33a 496,6a 29,12a 25,62a 6 Phun nước lã (đ/c) 5,13b 419,0c 19,92c 18,94d P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,56 3,67 8,11 2,74 LSD0,05 0,66 1,31 3,58 1,08
  52. 42 Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu 29.12 25.62 24.61 24.96 24.26 23.14 ) 21.46 22.16 20.07 21.19 19.92 18.94 Năng suất Năng (tấn/ha CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Cơng thức thí nghiệm Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất trên giống dưa lê Hàn Quốc Qua kết quả số liệu bảng 4.8 và biểu đồ 4.5 cho thấy: - Số quả TB trên cây cĩ quan hệ trực tiếp với năng suất, số quả trên cây phụ thuộc vào số hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây cịn phụ thuộc vào khả năng tích lũy dinh dưỡng, khả năng mang quả của cây, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sĩc và chế độ dinh dưỡng. Số quả/cây ở các cơng thức thí nghiệm dao động từ 5,13 - 6,33 quả/cây. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ số quả/cây tương đương cơng thức 2 (Microtech) lần lượt là 6,33 quả/cây và 5,70 quả/cây. Cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) số quả/cây tương tương cơng thức đối chứng (Phun nước lã) dao động trong khoảng 5,13 - 5,70 quả/cây. Như vậy, số quả/cây bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV trong thí nghiệm. - Khối lượng trung bình quả là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất của cây, việc bĩn phân đầy đủ và cân đối cĩ thể làm tăng khối lượng quả. Tuy nhiên, kích thước quả lớn thì cĩ khối lượng quả nặng và ngược lại, nhưng
  53. 43 khối lượng quả lớn thì chưa chắc phẩm chất tốt và năng suất thương phẩm cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các cơng thức đều cĩ khối lượng trung bình quả cao hơn chắc chắn cơng thức đối chứng (phun nước lã) ở mức tin cậy 95%. Cơng thức 5 (Ridomil Gold), cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) cĩ khối lượng trung bình quả tương đương nhau dao động trong khoảng 468,3 - 496,6 gam (P<0,05). Cơng thức 1 (Biobac) cĩ khối lượng trung bình quả tương đương cơng thứ 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) lần lượt là 474,6 gam; 465,0 gam; 473,6 gam và 468,3 gam. Cơng thức đối chứng (phun nước lã) cĩ khối lượng trung bình quả thấp nhất là 419,0 gam. Như vậy, phun thuốc BVTV cĩ ảnh hưởng đến khối lượng trung bình quả trên cây. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá mật độ cây phù hợp khi đưa vào sản xuất trên quy mơ lớn. Năng suất được đánh giá trên phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu: - Năng suất lý thuyết của các cơng thức thí nghiệm dao động 19,29 - 29,12 tấn/ha. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ năng suất lý thuyết lớn nhất đạt 29,12 tấn/ha. Cơng thức 1 (Biobac), cơng thứ 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) cĩ năng suất lý thuyết tương đương nhau đạt 23,14 - 24,69 tấn/ha. Năng suất lý thuyết của cơng thức 4 (Bonny) tương đương cơng thức đối chứng (Phun nước lã) lần lượt là 23,14 tấn/ha; 19,92 tấn/ha. - Các cơng thức thí nghiệm phun thuốc BVTV cĩ năng suất thực thu dao động từ 18,94 - 25,62 tấn/ha. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ năng suất thực thu cao nhất (25,62 tấn/ha) và chắc chắn cao hơn các cơng thức cịn lại ở mức tin cậy 95%, điều này cho thấy phun Ridomil Gold làm hạn chế sự phát sinh, gây hại của bệnh phấn trắng và sương mai dẫn đến năng suất thực thu thu được cao hơn. Cơng thức 1, cơng thứ 2 (Microtech) và cơng thức 4
  54. 44 (Bonny) cĩ năng suất thực thu tương đương nhau lần là 21,46 tấn/ha; 22,16 tấn/ha và 21,19 tấn/ha. Cơng thức 3 (Nanobac) năng suất thực thu đạt 20,07 tấn/ha. Thấp nhất là cơng thức 6 (Phun nước lã) cĩ năng suất thực thu đạt 18,94 tấn/ha. 4.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến chất lượng quả dưa lê hàn Quốc Chất lượng sản phẩm với nhĩm dưa lê bao gồm cĩ màu sắc vỏ quả, hương thơm, độ giịn và độ ngọt của quả. Quả cĩ chất lượng tốt, màu sắc quả tươi vàng, cĩ mùi thơm nhẹ, độ giịn và độ ngọt vừa phải sẽ khiến cho người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến màu sắc, phẩm vị của quả dưa lê Hàn Quốc Màu Cơng Hương Độ Brix Thuốc BVTV sắc vỏ thức thơm giịn (%) quả CT1 Biobac Vàng Thơm Giịn 11,54bc CT2 Microtech Vàng Thơm Giịn 12,03ab CT3 Nanobac Vàng Thơm Giịn 11,38bc CT4 Bonny Vàng Thơm Giịn 11,45bc CT5 Ridomil Gold Vàng Thơm Giịn 12,59a CT6 Phun nước lã (đ/c) Vàng Thơm Giịn 11,04c P <0,05 CV(%) 4,26 0,90 LSD0,05 Qua bảng 4.9 cho thấy: - Màu sắc vỏ quả dưa lê Hàn Quốc khi chín đều cĩ màu vàng đặc trưng của giống.
  55. 45 - Hương thơm: Hương thơm là yếu tố quan trọng gĩp phần làm tăng phẩm chất dưa lê. Hương thơm của quả được đánh giá bằng phương pháp cảm quan. Qua đánh giá cho thấy, dưa dê tham gia thí nghiệm cĩ mùi thơm. - Độ giịn: Sơ bộ đánh giá cảm quan cho thấy dưa lê thí nghiệm đều cĩ độ giịn như nhau. Như vậy, thuốc BVTV khơng làm ảnh hưởng đến màu sắc vỏ quả, hương thơm và độ giịn của quả dưa lê. - Các cơng thức thí nghiệm cĩ độ Brix dao động trong khoảng 11,38 - 12,59%. Cơng thức 5 (Ridomil Gold) cĩ độ Brix tương đương cơng thức 2 (Microtech) lần lượt là 12,59% và 12,03%. Cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 2 (Microtech), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) cĩ độ Brix tương đương nhau, dao động trong khoảng 11,38 - 12,03%. Độ Brix của cơng thức 1 (Biobac), cơng thức 3 (Nanobac) và cơng thức 4 (Bonny) tương đương cơng thức đối chứng (Phun nước lã) lần lượt là 11,54%; 11,38%; 11,45% và 11,04%.
  56. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Phun các loại thuốc BVTV khác nhau khơng làm ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa lê (thời gian sinh trưởng của dưa lê là 90 ngày). - Trong thí nghiệm xuất hiện 3 loại sâu hại chính là sâu xanh ăn lá, bọ dưa, ruồi đục quả và phun các thuốc BVTV trong thí nghiệm khơng làm ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện sâu hại. Bên cạnh đĩ, xuất hiện 4 loại bệnh hại gồm: sương mai, phấn trắng, khảm và nứt thân chảy nhựa. Trong đĩ bệnh phấn trắng và bệnh sương mai là hai bệnh gây hại chính. - Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng và sương mai đạt cao nhất sau 7 ngày phun Ridomil Gold. Hiệu lực thuốc Ridomil Gold trong phịng trừ bệnh phấn trắng đạt 64,27% và bệnh sương mai đạt 62,96%. - Năng suất lý thuyết của dưa lê dao động khoảng 19,29 - 29,12 tấn/ha và năng suất lý thuyết đạt cao nhất ở cơng thức phun Ridomil Gold với 29,12 tấn/ha. Năng suất thực thu của dưa lê ở các cơng thức đạt từ 18,94 - 25,62 tấn/ha và năng suất thực thu đạt cao nhất ở cơng thức phun Ridomil Gold (25,62 tấn/ha). - Độ Brix cao nhất ở cơng thức phun Ridomil Gold đạt 12,59% và cơng thức phun Microtech đạt 12,03%. 5.2. Đề nghị Những kết luận trên đây chỉ mang tính sơ bộ bước đầu tiên của đề tài. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thuốc BVTV trên địa điểm khác trong phịng trừ sâu, bệnh hại cho cây dưa lê để cĩ kết luận chính xác hơn về hiệu lực phịng trừ của thuốc BVTV.
  57. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau (Giáo trình Cao học Nơng nghiệp), Viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nơng nghiệp Hà Nội. 2. Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2012), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu (QCVN 01-91:2012/BNNPTNT). 3. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999), Giáo trình trồng rau, Khoa học Nơng nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. 4. Phạm Hồng Cúc (2001), Kỹ thuật trồng dưa hấu mùa mưa, Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam Tập 1, TP. Hồ Chí Minh. 5. Tạ Thị Thu Cúc (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội. 6. Đường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn, phát triển cây ăn quả ở nước ta, nhĩm cây ăn quả nhiệt đới cĩ khả năng thích nghi hẹp, NXB Văn hĩa dân tộc. 7. Lê Xuân Định, Nguyễn Mạnh Quân, Đặng Bảo Hà, Phùng Anh Tiến (2015), Thuốc trừ sâu sinh học hướng tới nền nơng nghiệp bền vững, cục thơng tin khoa học và cơng nghệ quốc gia, số 6 năm 2015. 8. Vũ Văn Liết, Hồng Đăng Dũng (2012), Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí khoa học và phát triển 2012, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội, tập 10, số 2:238-243 trang 238-239.
  58. 48 9. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Đình Thi (2008), Bài giảng sinh lý thực vật, Trường ĐHNL Huế, tr 119. 10 Nguyễn Cơng Khẩn, Hà Thị Anh Đào (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB y học. 11. Lê Văn Mắc (2007), Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại tỉnh Bạc Liêu và khảo sát một số đặc tính nơng học, phản ứng của gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum vụ Đơng Xuân 2006-2007 tại khoa NN & SHƯD, luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, khoa Nơng nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. 12. Bùi Thanh Tâm và CS (2002), Xây dựng mơ hình cộng đồng sử dụng an tồn thuốc BVTV tại 1 huyện đồng bằng và 1 huyện miền núi phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội. 13. Trần Thị Hồng Thơi (2007), Trắc nghiệm một số gốc tháp bầu lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống dưa hấu Thành Long, luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, khoa Nơng nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường đại học Cần Thơ. 14. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, 2018. II. Tài liệu tiếng Anh 15. Danin-Poleg, Y., N. Reis, S. Baudracco-Arnas, M. Pitrat, J.E. Staub, M.Oliver, Arus P.,C.M. deVicente, and N. Katzir (2000), Simple sequence repeats in Cucumis mapping and merging, Genome 43: 963 - 974. 16. Eduardo, I., A. Arus., J. Antonio, and J. Monforte (2005), Development of a genomic library of near isogenic lines (NILs) in melon (Cucumis melo L.) from the exotic accession PI161375, Theor Appl Genet 112: 139-148. 17. R. Foster, B. Flood (1995), Management With Emphasis on the Midwest, Meister Publishing Co., Willoughby, Ohio, pp. 157-168.
  59. 49 18. Granke, L.L., Hausbeck and M.K (2011), Dynamics of Pseudoperonospora cubensis Sporangiain Commercial Cucurbit Fields in Michigan 2011, Plant Disease Nov, Volume 95, Number 2011, Pages 1392-1400. 19. Hela Chikh-Rouhou, Rafael González-Torres and José María Alvarez1 (2010), Screening and Morphological Characterization of Melons for Resistance to Fusarium oxysporum f.sp. melonis Race 1.2, HORTSCIENCE 45(7):1021–1025. 20. Henderson C. F. and Tilton E. W. (1955), Tests with acaricides against the brow wheat mite, J. Econ. Entomol. 48:157-161. 21. Hasan Ưzgür ŞIĞVA (2008), Determination of genetic diversity and antipxiddant content of the national melon ( cucumis melon), October 2008. 22. Stepansky, A., I. Kovalski, and A. Perl-Treves (1999), Intraspecific classification of melons (Cucumis melo L.) in view of their phenotypic and molecular variation, Plant Syst. Evol. 217: 313-332. 23. Ismail Bezirganoglu, Shaw-Yhi Hwang, Tony J. Fang, Jei-Fu Shaw (2013), Transgenic lines of melon (Cucumis melo L. var. makuwa cv. ‘Silver Light’) expressing antifungal protein and chitinase genes exhibit enhanced resistance to fungal pathogensPlant, Plant Cell, Tissue and Organ Culture (PCTOC) February 2013, Volume 112, Issue 2, pp 227-237. 24. Q. Zhao, C. Dong, X. Yang, X. Mei, W. Ran, Q. Shen and Y. Xu ( 2011). Biocontrol of Fusarium wilt disease for Cucumis melo melon using bio- organic fertilizer, Applied Soil Ecology 47: 67-75. 25. USDA (2017), Full Report (All Nutrients): 09184, Melons, honeydew, raw, United States Department of Agriculture, Agricultural Research Service, National Nutrient Database for Standard Reference Release 28.
  60. 50 III. Tài liệu Internet 26. Trung tâm khuyến nơng quốc gia Khuyennongvn.gov.vn 27. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) 28. FAOSTAT, Số liệu thống kê (2019) 29. Cục bảo vệ thực vật 30. Syngenta Việt Nam 31. Viện bảo vệ thực vật 32. Ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch tại vĩnh phúc khcn/Lists/GioiThieu/View_Detail.aspx?ItemID=45 33. Trồng dưa lê theo hướng ứng dụng cơng nghệ cao ng_cong_nghe_cao.aspx 34. Thành cơng của mơ hình trồng dưa lê ở Nghĩa Thành trong-dua-le-o-nghia-thanh-2337875/ 35. Dưa lê Nguyên Phúc 5631493