Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên

pdf 52 trang thiennha21 19/04/2022 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_ca_tram_de.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ QUANG TUẤN Chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CÁ TRẮM ĐEN, TRAI NGỌC TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47-CNTY – NO1 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Châu Thái Nguyên, năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn là trung thực và chính xác. Là kết quả theo dõi trong quá trình thực tập không sao chép của bất cứ tác giả nào khác. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Ngô Quang Tuấn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo giúp tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Thầy giáo Lê Minh Châu là người định hướng chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy. Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Ngô Quang Tuấn
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen 5 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của dự án nuôi Trắm đen trong ao 21 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng 25 Bảng 3.2: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc 27 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi 31 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Trắm đen tại các lồng nuôi 36 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Trắm đen 37 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Trai ngọc 38 Bảng 4.5: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của các lồng nuôi Trắm đen 39 Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ cho ngọc của Trai cấy ngọc 40
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii MỤC LỤC iv DANH MỤC HÌNH ẢNH vi DANH MỤC HÌNH ẢNH vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề chuyên 3 2.1.1 Đặc điểm sinh học 3 2.1.2. Kỹ thuật nuôi 9 2.1.3 Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá trắm đen 15 2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam Và trên thế giới 16 2.2.1 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở Việt Nam Và trên thế giới 16 2.2.2 Tình hình nuôi thýõng phẩm ở trai cấy ngọc tại Việt Nam Và trên thế giới 17 2.3. Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng củacá trắm đen, Trai cấy ngọc trên thế giới 17 2.3.1 Một số nghiên cứu về thức ãn và dinh dýỡng của cá trắm ðen trên thế giới 17 2.3.2 Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng của trai cấy ngọc trên thế giới 19 2.4. Môi trường nuôi 19 2.4.1 Môi trường nuôi cá trắm đen 19
  6. 2.4.2. Môi trường nuôi cấy trai ngọc 20 2.5. Một số nghiên cứu về cá Trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam 20 2.5.1 Một số nghiên cứu về cá Trắm đen ở Việt Nam 20 2.5.2 Một số nghiên cứu về trai cấy ngọc ở Việt Nam 22 2.6. Đặc điểm Hồ Núi Cốc 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH24 3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện. 24 3.2. Đối tượng theo dõi. 24 3.2.1. Đối tượng theo dõi 24 3.2.2.Thức ăn sử dụng 24 3.2.3. Thiết bị và dụng cụ theo dõi 25 3.3. Nội dung thực hiện 26 3.4. Phương pháp bố trí theo dõi 26 3.4.1. Bố trí nuôi 26 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 29 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Biến động môi trường nuôi 31 Số liệu môi trường theo thời gian 31 4.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng cá Trắm đen 35 4.3 Kết quả tỉ lệ sống 37 4.3.1 Kết quả tỉ lệ sống của cá 37 4.3.2. Kết quả tỉ lệ sống của Trai ngọc 38 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Trắm đen 38 4.5 Tỷ lệ cho ngọc 39 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) 4 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của lồng nuôi theo tháng 33 Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của lồng nuôi theo tháng 34 Hình 4.3: Biến động oxy hòa tan của lồng nuôi theo tháng 35 Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của cá Trắm Đen theo ngày 36
  8. Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo báo cáo ngành thủy sản năm 2013, Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong suốt 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Thủy Sản năm 2016, Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2015 của Việt Nam khoảng 450 nghìn ha, sản lượng khoảng 2.413 nghìn tấn, chiếm 36,79% tổng sản lượng thủy sản, trong đó chủ yếu là một số đối tượng như cá Tra, Rô Phi và các loài cá truyền thống. Trong các loài cá nuôi truyền thống, Cá Trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Trong y học, thịt cá Trắm đen có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác dụng như chữa đau dạ dày mãn tính, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng đau, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch (Phó Thu Hương, 2006 [6]), người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một vị thuốc quý (Nico và cs, 2005 [21]). Mật cá Trắm đen cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt, mắt đỏ kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ con đờm dãi tắc (sách cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, nhà xuất bản Y học). Những năm gần đây, bên cạnh các loài cá đang được quan tâm nuôi dưỡng thì ngọc trai nước ngọt cũng là loài đang rất được quan tâm, không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực trang sức mà còn trở thành nguyên liệu cao cấp trong ngành mỹ phẩm toàn thế giới.
  9. Xét về điều kiện tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là rất thuận lợi cho ngành sản suất ngọc trai nước ngọt do diện tích mặt nước nhiều, chủng loại trai phong phú. Tuy nhiên, làm ngọc là nghề đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, nhiều vốn, nhiều rủi ro nên đến nay, số cơ sở đưa được sản phẩm ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì vậy để nuôi trai cấy ngọc đang được nhiều chuyên gia quan tâm xây dựng và phát triển. Vì vậy, để hiểu biết thêm về nuôi trồng thủy sản và khả năng thích nghi sinh trưởng của cá Trắm đen, Trai ngọc tại Thái Nguyên, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu - Làm quen với sản xuất thực tế. - Tiếp cận với phương pháp nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng, Trai cấy ngọc.
  10. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề chuyên 2.1.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1.1 đặc điểm sinh học của cá trắm đen 2.1.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố Tên chính thức của cá trắm đen : Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846). Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông lớn như sông Hồng, sông Thái bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là sông Lam - Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983 [12]). Trên thế giới: Cá trắm đen được phân bố ở những lưu vực Thái Bình Dương thuộc Đông Nam Á từ khu vực sông Amua tới phía đông Liên Xô và miền bắc Việt Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc (Nico và cs, 2005 [21]). 2.1.1.1.2. Phân loại và đặc điểm hình thái cá trắm đen Phân loại cá trắm đen: Tên khoa học: Mylopharyngodon piceus Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae * Đặc điểm hình thái cá trắm đen: Cá trắm đen: Thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên. Mắt bé so với đầu, ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Miệng hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương
  11. hàm dưới bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần mắt hơn mõm. Màng mang rộng liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng hình cối nghiền. Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có gai cứng. Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt chẽ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng. Bụng tròn, phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn. Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng. Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) 2.1.1.1.3. Đặc điểm sinh sản Cá thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng như các loài cá trôi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường di cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều kiện đẻ trứng. Cá đẻ trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ về xuôi và do vậy trùng với mùa vớt cá bột.
  12. 2.1.1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, tính tới thời điểm hiện nay, khối lượng cá lớn nhất nặng tới 61,5 kg (năm 2016 tại hồ Núi Cốc). Trong tự nhiên cá thường đánh bắt được cỡ 2-5 kg và có thể gặp những con 20-30 kg. Cá lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Cá trắm đen ở sông Hồng (1964) năm thứ nhất dài 26,5 cm; năm thứ 2 dài 43,6 cm; năm thứ 3 dài 60,6 cm; năm thứ 4 dài 71,6 cm; năm thứ 5 dài 90,9 cm; năm thứ 6 dài 95 cm. Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5 kg, sau hai năm nuôi đạt trên 3 kg và sau 3 năm nuôi đạt 5 kg (Mai Đình Yên, 1998) [15]. Những ghi nhận về cá trắm đen ở Việt Nam to và nặng nhất là 61,5 kg, nhưng theo tài liệu của Mỹ thì cá trắm đen to và dài nhất là 2 m có khối lượng là 70 kg (Nico và cs, 2005) [21]. Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen Độ tuổi 1+ 2+ 3+ 4+ 5+ 6+ Chiều dài(cm) 26,5 43,6 60,6 71,6 90,9 96 Khối lượng (kg) 0,5 3,0 5,0 8,5 30- 40 40-50 (Mai Đình Yên, 1998 [ 15]) Tuy nhiên do hạn chế về môi trường sống và điều kiện thức ăn nên cá trắm đen nuôi ở ao thường chậm lớn hơn so với cá ở đầm hồ tự nhiên, cá trắm đen thương phẩm cở 2,5kg thường được nuôi khoảng 2 – 3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lự, 2004) [ 4] 2.1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Cá trắm đen là loại phàm ăn, khi nhỏ cá ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn. Khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai, ốc, hến, cua, tôm, và côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân 2001[ 3] ; Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005 [10])
  13. Cá từ 0,5kg có thể ăn ốc lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004 [ 4]) 4 tuổi có khả năng tiếu thu nhuyễn thể 1-2kg/ngày, chúng sữ dụng răng hầu hết để nghiền nát vỏ nhuyễn thể lọc lấy thịt mềm rồi nhằn ra từng mãnh nhỏ vụn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Phương (2003) [7] để tăng được 1kg trọng lượng cá trắm đen cần sữ dụng15 – 20kg ốc tính cả vỏ, Bên cạnh đó với điều kiện nuôi như ao hồ cá trắm đen cũng ăn được các thức ăn như khô dầu, cám gạo, lúa mạch (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lự, 2004) [4] 2.1.1.1.6. Giá trị kinh tế, y học của cá Trắm đen Cá Trắm đen là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại thức ăn bổ dưỡng được nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa chuộng. Người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một loại thuốc quý (Nico và cs, 2005) [21]. Thành phần thịt cá Trắm đen chứa 19,5% Protein, 5,2% Lipid, nhiều Can xi, Phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP có chất lượng dinh dưỡng cao hơn cả nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chép (16% Protein, 3,6% Lipid), cá Quả (18,2% protein, 2,7% Lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % Protein, 0,5% Lipid), thịt gà (12,3% Protein) v́ vậy cá Trắm đen là loại thức ăn tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu Thuận, 1976) [1]; Với những giá trị trên, giá thịt cá Trắm đen thịt trên thị trường bao giờ cũng cao, ở Hà Nội giá cá Trắm đen cỡ 3-4 kg từ 45.000-50.000 VNĐ/kg, cỡ >5 kg giá 60.000- 80.000 VNĐ/kg (Nguyễn Thị Diệu Phương, 2003) [7]. 2.1.1.2. Đặc điểm sinh học của con trai cấy ngọc 2.1.1.2.1. Nguồn gốc và phân bố Các loại ngọc trai tự nhiên trước đây được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, việc sản xuất ngọc trai tự nhiên chỉ giới hạn ở các biển ngoài khơi Bahrain. Úc cũng là một trong những nước duy trì đội tàu lặn mò trai ngọc. Các thợ lặn mò trai của Úc lặn bắt những con sò ngọc trai để nuôi cấy
  14. ngọc trai. Mẻ sò trai ngọc bắt được tương tự như số sò được bắt thời mò sò tự nhiên trước đây. Do đó, số lượng đáng kể ngọc trai tự nhiên vẫn được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ Dương thuộc Úc. Ngọc trai có thể được tìm thấy ở biển, các vùng nước ngọt lớn. Ở Việt Nam, ngọc trai nước mặn được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc còn ngọc trai nước ngọt mới được nghiên cứu và thử nghiệm nuôi tại Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương 2.1.1.2.2. Phân loại và đặc điểm hình thái trai cấy ngọc nước ngọt * Phân loại trai lấy ngọc - Loại phổ biến nhất của những con trai nước ngọt là + Loại trai vỏ tam giác + Loài Cumingi Hyriopsis. * Đặc điểm hình thái trai lấy ngọc Vỏ trai có 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân. Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và ôxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, cacbonic) cơ thể phân tính. - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lung. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trái sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xầ cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuổi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
  15. 2.1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản - Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. Môt con trai trưởng thành có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm. - Vòng đời: Trai cái trưởng thành; Trai đực trưởng thành => Trứng (tấm mang) + tinh trùng => Ấu trùng (trong mang mẹ) => Ấu trùng (da và mang cá) => Ấu trùng (rơi xuống bùn) =>Trai nhỏ => trai trưởng thành. 2.1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng - Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái. - Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh. - Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ, trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thởi ở đây giàu dưỡng khí và thức ăn. - Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành và di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxy và được bảo vệ. 2.1.1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng - Thức ăn của Trai chủ yếu là tảo ngoài ra Trai còn ăn các chất lơ lửng trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ. Trai bắt mồi theo theo phương thức thụ động nhưng có chọn lọc theo kích cỡ của thức ăn. Quá trình chọn lọc thức ăn cũng tương tự như cách chọn lọc thức ăn của Hầu. 2.1.1.1.6. Giá trị kinh tế ngọc cấy trai - Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc có hiệu quả kinh tế khá cao. Chi phí một con trai để nuôi và cấy ghép chỉ hết 40.000 - 50.000 đồng. Song, giá bán hiện
  16. tại trên thị trường một viên ngọc trai loại trung bình từ 100.000 - 200.000 đồng, ngọc trai loại đẹp có giá hàng triệu đồng và có thể cao hơn nữa. - Sau khi thu lấy ngọc, vỏ trai được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ - Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc làm thức ăn chăn nuôi. - Nuôi trai lấy ngọc cũng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và có thể nuôi kết hợp với các loài thủy sản khác. 2.1.2. Kỹ thuật nuôi 2.1.2.1. Kĩ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng 2.1.2.1.1 Vật liệu làm lồng nuôi: Lồng được làm bằng sắt, lưới nylon, dây buộc và các cọc cố định lồng. Tre làm các lối đi trên lồng bằng các loại tre già, thẳng và chắc Vật liệu làm phao: Thường được dùng các loại phi nhựa, xốp làm phao để nâng lồng nuôi. Lưới: kích thước mắt lưới 2a = 30 mm, Các loại dây buộc: Thông thường được sử dụng bởi các dây thép dùng để cố định các vị trí buộc. Kích thước lồng: Lồng có hình hộp, kích cỡ phụ thuộc vào địa điểm nuôi Lồng nuôi cá trên hồ: thường có chiều dài 6m, chiều rộng 6m, chiều cao 2,5-3m. Tuỳ theo điều kiện của gia đình có thể làm lồng kích thước lớn hơn. *Cách lắp ráp lồng nuôi cá trắm đen : Khung lồng bằng thép hoặc ống mà kẽm có kích thước 6 x 6. Buộc các góc lưới vào với các góc khung lồng. Dùng dây buộc để cố định lưới vào khung lồng. Ráp phao vào khung lồng: Dùng các thùng phi, xốp cố định vào khung lồng. Ráp phao vào khung lồng sao cho khung lồng cách mặt nuớc 40cm. Neo lồng: Sau khi lắp ráp, đưa lồng xuống vị trí đặt lồng. Dùng dây cố định lồng bằng các neo trụ ở giữa sông hoặc nối lồng với dây buộc ở trên bờ (đóng cọc ở ven bờ để buộc dây).
  17. 2.1.2.1.2 Vị trí đặt lồng nuôi Địa điểm nuôi: Nuôi lồng trên hồ phải có mức nước sâu trên 4m, cố gắng chọn những nơi có nước chảy. Vị trí đặt lồng có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẫn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp để đảm bảo cá không chết do nhiễm khí độc. Lồng nuôi trên hồ có đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất 1,0 m để phân cá và các chất dư thừa lắng xuống và trôi đi. Không đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây, rong cỏ làm cá dễ bị thiếu Oxy. Nếu hộ nông dân có nhiều lồng thì đặt xen kẽ nhau 3 - 5m, đặt so le nhau để tăng lưu tốc dòng nước qua lồng. Nếu nhiều hộ nông dân tham gia nuôi cá lồng cần bố trí lồng này cách lồng kia ít nhất từ 10 – 15 m. Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 15 – 20 m. Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Môi trường: Đặt lồng trên sông có pH: 6,5 – 7,5. Hàm lượng oxy hoà tan: > 5 mg/l Chất đáy nơi đặt lồng: Đất cát pha bùn 2.1.2.1.3 Nuôi thương phẩm cá trắm đen * Chọn cá giống: Chọn cá giống khoẻ mạnh không xây xát, không dị hình, dị tật, không dấu hiệu bệnh lý, kích cỡ đồng đều. Có thể thả giống bé cỡ 30-50g/con hoặc giống lớn. * Thả cá giống: Mùa vụ thả: Lồng nuôi trên sông: tháng 2 - 3 hoặc thả sau lũ. Thời gian nuôi 1 năm lúc này cá đạt 2,5 kg có thể thu tỉa, trên hồ có thể thả quanh năm Mật độ thả: Nuôi cá lồng trên hồ : 10- 15 con/m3. Cách thả giống: Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra.
  18. Thời gian thả giống: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 16 - 18 giờ. Tránh thả cá vào trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài. Tắm cá giống trước khi thả: Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng: Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/m3 nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. Tắm bằng nuớc muối có độ mặn 5 – 7%, trong thời gian 5 phút. Chú ý: Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: là thức ăn viên nổi có kích cỡ viên 1- 10mm tùy theo kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% protein và 10% lipid đối với giai đoạn cá giống; hàm lượng đạm 35% protein và 7% lipid đối với nuôi thương phẩm. Lượng thức ăn ở giai đoạn đầu, khi cá đạt từ 200-500g chúng ta cho ăn 3-5% trọng lượng cá, còn giai đoạn từ >500g chúng ta cho ăn 2-3% trọng lượng cá. Hàng ngày cho ăn 2 lần với tỷ lệ cho ăn dựa tính theo % khối lượng cơ thể có điều chỉnh thức ăn khi thời tiết thay đổi, tình trạng môi trường ao nuôi và tình trạng sức khoẻ cá nuôi. Khi cá lớn >500g/con có thể cho ăn thêm ốc. Phương pháp cho cá trắm đen ăn: Thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hàng ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới. Chăm sóc và quản lý lồng nuôi cá trắm đen: Hàng ngày kiểm tra hệ thống lồng lưới, đề phòng tuột các nút buộc lưới có bị bung ra hay không. Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.
  19. - Hàng tháng kiểm tra tổng thể lưới, nếu thấy lưới bẩn mà cần phải thay thì tiến hành thay lưới mới thì đem lồng lên cạn, giặt sạch rồi dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày. Sau đó bảo quản lưới để dùng cho lần sau. Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong lồng bè nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhằm xử lý kịp thời. - Lồng nuôi cá bị bẩn trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ. Sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm do các sinh vật bám vào lưới lồng nuôi như: tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các biện pháp vệ sinh khác, có thể giảm lưu thông nước đến 60%. - Duy trì mực nước trong lồng ổn định bằng cách theo dõi mực nước hồ để kéo bè ra vị trí phù hợp, tránh bị cạn và chạm lưới xuống đáy, dễ gây rách lưới và cá thoát ra ngoài. - Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi. - Phải kiểm tra dây neo bè, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ. - Quản lý: Treo túi vôi 2 – 4 kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước. Khi vôi tan hết tiếp tục treo túi khác. Định kỳ 7 – 10 ngày hoà tan 2 – 3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường nuôi xung quanh. Định kỳ 7 ngày/lần dùng vitamin C trộn vào thức ăn công nghiệp với liều luợng 2 - 3 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Thu hoạch: Tuỳ theo giá cả thị trường có thể thu tỉa hoặc thu hết một lần 2.1.2.2. Kĩ thuật nuôi cấy trai cấy ngọc Trước khi tiến hành cấy cần chuẩn bị trai cấy bằng cách nuôi trai trong các lồng bằng tre hay lưới. Việc cấy nhân chỉ được thực hiện khi trai đạt tiêu chuẩn về kích thước > 25cm, thời gian và tình trạng của tuyến sinh dục. Nếu khi cấy nhân mà tuyến sinh dục của trai đang ở giai đoạn thành thục thì trai dễ
  20. bị chết hay bị rơi nhân hoặc ngọc được tạo thành không đạt chất lượng. Vì vậy cần chọn Trai có tuyến sinh dục không thành thục để cấy nhân. 2.1.2.2.1 Chuẩn bị Trai mẹ * Có hai cách chuẩn bị Trai mẹ: - Cách thứ nhất: ức chế tuyến sinh dục, thường được tiến hành vào đầu mùa sinh sản. Thời gian này nhiệt độ bắt đầu tăng sau mùa đông lạnh nhưng tầng nước sâu nhiệt độ vẫn còn thấp. Nuôi Trai ở tầng nước sâu, với điều kiện nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục. - Cách thứ hai: kích thích tuyến sinh dục phát triển nhanh, thường được áp dụng vào mùa Trai đẻ rộ. Kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bằng cách nuôi trai ở tầng nước mặt có nhiệt độ cao (28-32°C). Sau một thời gian ngắn Trai sẽ thành thục và sinh sản. Sau khi Trai đã sinh sản thì chúng ta có thể tiến hành cấy nhân. Tuy nhiên sau khi sinh sản Trai thường yếu đi nên hiệu quả của việc cấy nhân sẽ không cao 2.1.2.2.2 Chọn lọc trai cấy - Chọn trai cấy có kích thước phù hợp cho vào bể, đặt bụng Trai ngửa lên trên và duy trì nhiệt độ nước khoảng 28-30°C. Khoảng 1 giờ sau Trai sẽ mở vỏ, dùng kẹp mở miệng vỏ Trai (khoảng 1-1,5cm) để kiểm tra tuyến sinh dục. Nếu đạt yêu cầu thì chèn miệng vỏ và đưa về phòng để tiến hành cấy nhân. 2.1.2.2.3 Cắt màng áo Trai dùng để cấy ngọc gồm hai loại, Trai kỹ thuật và Trai nguyên liệu. Trai kỹ thuật là Trai dùng để cấy nhân vào còn Trai nguyên liệu là Trai dùng để lấy mảnh màng áo. Tỉ lệ của hai loại này là 2:1-5:1. Trai nguyên liệu là loại khoảng 1-2 tuổi, Trai càng to càng tốt nhưng không nên vượt quá 5-6 tuổi. Việc chọn Trai nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.
  21. Lớp xà cừ của vỏ trai do toàn bộ biểu bì mặt ngoài màng áo (mặt tiếp xúc với vỏ) tiết ra, nhưng chất lượng tùy theo vị trí của màng áo mà quá trình hình xà cừ nhanh hay chậm và chất lượng của lớp xà cừ cũng khác nhau. Theo kết quả thí nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Ca45 thì mép màng áo là nơi hấp thu nhiều Ca45 nhất (trao đổi chất mạnh nhất). Vì vậy, hiện nay trong kỹ thuật cấy ngọc đều dùng lớp tế bào ở mép màng áo để cấy. Tuy nhiên, trên mép màng áo ở từng vị trí khác nhau cũng cho chất lượng xà cừ khác nhau. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy mép màng áo ở phần bụng có khả năng phục hồi nhanh nhất và cho chất lượng ngọc tốt nhất. Dùng dao mổ luồn vào cắt đứt cơ khép vỏ, chú ý không nên để dao đụng vào màng áo nếu không màng áo sẽ co lại. Lật vỏ ra cắt lấy phần bụng của màng áo, tẩy sạch chất nhầy rồi đặt lên giá tế bào. Khi đặt màng áo lên giá tế bào, lật mặt tiếp xúc với vỏ quay lên trên sẽ thấy có một đường vàng nâu cách mép màng áo khoảng 3-4mm chạy song song với mép vỏ. Dùng kéo cắt theo đường đó và loại bỏ phần mép rồi cắt màng áo thành từng miếng khoảng 2- 3mm2. Khi cắt màng áo cần chú ý đến những điểm sau: - Khi cắt màng áo xong thì phải tiến hành cấy ngay. - Trai dùng để lấy màng áo phải khỏe, không bị tổn thương hay dị tật. - Dụng cụ phải sạch sẽ. - Thao tác nhanh và chính xác. 2.1.2.2.4 Cấy màng áo - Khi cấy đặt Trai lên giá cấy, bụng ngửa lên trên. Dùng móc móc lấy phần giữa chân kéo về phía sau cho chân giãn rộng ra. Cắt lấy một lỗ nhỏ ở giữa gốc chân, kích thước của vết cắt phải tương ứng với đường kính nhân cấy (lỗ mở hơi nhỏ hơn nhân cấy) rồi dùng kim thọc qua lỗ mở đó thông đến vị trí đặt nhân tạo thành một đường ống. Có ba vị trí cấy là nội tạng, trước xoang bao tim, và gốc xúc biện. Sau khi đã thông đường thì dùng kim đưa màng áo ghim lên mép của miếng màng áo đã cắt sẵn và đưa thẳng vào cuối
  22. đường ống. Khi cấy chú ý mặt ngoài của mảnh màng áo phải quay về phía nhân cấy. 2.1.2.2.5 Cấy nhân - Nhân thường dùng là vỏ trai nước ngọt hoặc thủy tinh đã được mài tròn, nhẵn bóng, đường kính của hạt từ 2-12mm (tùy theo kích thước của Trai kỹ thuật). Sau khi cấy màng áo xong thì tiến hành cấy nhân. Đặt nhân cấy vào đầu lõm của kim đưa nhân và đưa nhân vào tiếp xúc với miếng màng áo vừa mới cấy. Thao tác đưa nhân cũng giống như khi cấy màng áo. Mỗi Trai kỹ thuật ta có thể cấy 5 nhân, một ở nội tạng, hai ở gốc xúc biện, hai ở trước xoang bao tim. Khi cấy ở trước xoang bao tim và gốc xúc biện thì thao tác cấy ở vị trí bên phải và bên trái là như nhau. Khi cấy màng áo và nhân ở nội tạng cố gắng tránh làm tổn thương đến cơ co rút chân và ống tiêu hóa, cấy ở vị trí trước xoang bao tim thì tránh việc cấy quá sâu dễ làm chết Trai. 2.1.2.2.6 Nuôi thành ngọc - Nuôi vỗ: Sau cấy nhân Trai bị tổn thương nên cần phải nuôi vỗ để Trai phục hgồi sức khỏe. Nơi nuôi vỗ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. Sau một tuần nuôi vỗ vết thương sẽ lành và lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong 2 ngày. - Nuôi thành ngọc: Sau khi Trai đã phục hồi chúng ta chuyển chúng đến bãi chính để nuôi thành ngọc. Nuôi Trai bằng lồng tre hay lưới, thời gian nuôi thường từ 1-4 năm tùy theo yêu cần ngọc to hay nhỏ. 2.1.3 Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá trắm đen Viêm ruột xuất huyết: Do cá ăn phải thức ăn kém phẩm chất sau đó nhiễm khuẩn gây viêm và xuất huyết ruột. Để hạn chế thiệt hại dừng ngay thức ăn và tránh thức ăn nhiễm nấm mốc, thường xuyên kiểm tra thức ăn, không cho ăn thừa thức ăn, thức ăn có chất lượng kém.
  23. Dùng kháng sinh flophenicol trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 30-50mg/kg cá/ngày, hoặc dùng thuốc “Fish Health” trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết hợp bổ sung vitamin C với liều 1g/kg thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt. Bệnh đốm đỏ: Cá bị bệnh giảm ăn, dừng ăn, trên thân có biểu hiện tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu môn, cơ thể cá chuyển màu tối, cá bơi lờ đờ quanh bờ. Nguyên nhân do đánh bắt, vận chuyển để cá bị xây sát trong môi trường nước bẩn khi đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây bệnh. Xử lý bệnh như bệnh viêm ruột xuất huyết. Bệnh ngạt do thiếu khí: Cá Trắm đen khi nuôi thương phẩm rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết, mỗi khi thay đổi thời tiết cá thường giảm ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc nhiều gây chết ngạt cho cá nuôi. Do đó khi nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học, thường xuyên và kịp thời cung cấp ô xy và nước sạch khi cần thiết. 2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam Và trên thế giới 2.2.1 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở Việt Nam Và trên thế giới Cá Trắm đen chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng nhìn chung cá Trắm đen từ trước đến nay vẫn được coi là loài thả ghép thêm mà vẫn còn rất ít có những nghiên cứu về loài này. Các hệ thống nuôi chủ yếu: Nuôi ghép cá Trắm đen cùng các loài cá khác và lấy các loài cá khác làm đối tượng nuôi chính: hệ thống nuôi này thường thấy ở các tỉnh phía Bắc cũng như ở Trung Quốc, cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) thường được nuôi ghép với tỉ lệ rất nhỏ trong các hệ thống nuôi kết hợp trong ao, hồ, đầm và ruộng trũng với cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trôi (Cirrhina molitorela), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá chép (Cyprinus carpio) để tận dụng thức ăn tự nhiên
  24. ở các tầng nước. Theo các tài liệu của Việt Nam, cá ăn tầng đáy dùng để nuôi ghép thường đề cập đến là cá chép, ghép với tỉ lệ là từ 5 - 10% (Nguyễn Văn Việt, 1993[14]; Nguyễn Văn Hảo, 1993[2]) hay ghép với cá Trắm đen với tôm càng xanh (Phạm Văn Trang và cs, 2004)[11]. Trong thực tế, nuôi cá Trắm đen thả thưa trong ao đầm có động vật nhuyễn thể một năm có đạt trong lượng từ 3 – 4kg với cỡ cá giống 100 – 150g (Nguyễn Văn Việt, 1993)[14]. Mặc dù vậy thì trong những thập kỉ gần đây xu hướng chuyển sang nuôi các đối tượng mới có gía trị kinh tế ngày càng gia tăng nhưng các loài cá truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng. 2.2.2 Tình hình nuôi thýõng phẩm ở trai cấy ngọc tại Việt Nam Và trên thế giới - Những năm gần đây, bên cạnh ngọc trai nước mặt ngày càng khan hiếm, ngọc trai nước ngọt không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực trang sức mà còn trở thành nguyên liệu cao cấp trong ngành mỹ phẩm toàn thế giới. - Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia từ lâu đã nhiều doanh nghiệp nổi tiếng nhờ cung cấp ngọc trai nước ngọt cho toàn cầu. Học theo mô hình đó, một số cơ sở nuôi trai lấy ngọc tại Việt Nam hiện cũng đang thành công bước đầu. - Hai năm qua, Ninh Bình đã gây chú ý trong thị trường trang sức phía Bắc khi sở khoa học và công nghệ tỉnh này kết hợp thành công với một doanh nghiệp địa phương và bắt đầu tạo được thương hiệu ngọc trai riêng. 2.3. Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng củacá trắm đen, Trai cấy ngọc trên thế giới 2.3.1 Một số nghiên cứu về thức ãn và dinh dýỡng của cá trắm ðen trên thế giới Năm 2001, Ben-Ami và Heller [16] đã thí nghiệm nuôi cá Trắm đen để tiêu diệt các loài ốc có hại cho sức khỏe con người và phá hoại nông nghiệp. Giả thuyết cá Trắm đen sẽ tiêu diệt hai loài ốc có hại Physella acuta và
  25. Melanoides tuberculata. Thí nghiệm được công bố trong phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy cá Trắm đen cỡ 30 - 50g tiêu thụ tới 300 con ốc Physella acuta/ngày. Trong điều kiện thực tế đồng ruộng, ở những nơi không có mặt của cá Trắm đen thì quần đàn ốc phát triển lên tới đỉnh cao là 181% so với mật độ ban đầu. Với sự có mặt của cá Trắm đen cỡ lớn từ 4 - 5 kg/con thì số lượng ốc giảm đi tới 79%, với sự có mặt của cá Trắm đen cỡ 3 - 4 kg/con thì mật độ ốc giảm 34%. Như vậy cá Trắm đen có hiệu quả trong việc xử lý ốc gây hại cho nông nghiệp. Năm 2003, Leng và Wang [18] Trường Đại học Thủy Sản Thượng Hải (Trung Quốc) đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Trắm đen, lập công thức thức ăn, chế biến thức ăn bằng nguyên liệu địa phương. Nghiên cứu đã mở ra triển vọng để phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá Trắm đen ở Trung Quốc. Năm 2004, Ismail và El-Deeb [17] đã phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá Trắm đen nuôi ao ở Ai Cập cho thấy các loài ốc là thức ăn chủ yếu ở cá Trắm đen ở tất cả các mùa, xuất hiện nhiều vào mùa hè, thu và xuân, tuy nhiên mùa đông dạ dày trống thức ăn. Thức ăn nhân tạo là sự lựa chọn thứ hai của cá Trắm đen vào mùa hè, mùa thu nhưng chúng không ăn vào mùa xuân. Tác giả khẳng định rằng ốc là thức ăn cá Trắm đen ưa thích nhất với tần suất xuất hiện là 80% ốc vào mùa xuân, 70% ốc vào mùa hè, 50% ốc vào mùa thu. Ngược lại thức ăn nhân tạo được chúng sử dụng nhiều nhất vào mùa thu (39%), và giảm dần vào mùa hè (22%) và không sử dụng vào mùa xuân. Michael và cs. (2004) [19] nghiên cứu sử dụng đậu tương nuôi cá Trắm đen giống trong chương trình nghiên cứu của Hiệp Hội đậu tương Hoa Kì ASA/China 2004 Feeding Trail 35-04-82, ở tỉnh Heilongjiang (Trung Quốc) trong ao có diện tích 0,33 ha với mật độ 60.000 cá Trắm đen và 15000 cá mè trắng giống trên 1ha thì cho thấy: Sau 99 ngày ương nuôi cá Trắm đen thả cỡ
  26. 0,06 g/con lên được 37,4 g/con, trung bình tăng trọng 0,37 g/con/ngày. Năng suất trung bình 2.115 kg/ha đối với cá Trắm đen và 381 kg/ha với cá mè. Tỷ lệ sống đối với ương nuôi cá Trắm đen giống là 94,3% và cá mè trắng là 67,5%. Hệ số thức ăn là 0,95 với số lượng cho ăn trong ngày từ 4 - 5 lần bằng thức ăn dạng viên nổi có hàm lượng Protein là 41% và hàm lượng Lipid là 11%. Các tác giả gợi ý rằng với mật độ ương cá giống có thể tăng lên gấp đôi so với thí nghiệm họ đã tiến hành. Nghiên cứu của Michael-Cremer và cs. (2006) [20] về sử dụng đậu tượng làm thức ăn cho cá Trắm đen do Hiệp Hội đậu tương Hoa Kì tài trợ: Thí nghiệm tại Viện nghiên cứu thuỷ sản Shenyang (Trung Quốc) đã nuôi ghép cá Trắm đen cỡ 51 g/con trong ao 0,16 ha với mật độ 9.000 con/ha, nuôi ghép với cá mè trắng mật độ 1.500 con/ha. Thí nghiệm thực hiện trong 131 ngày từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006. Cá được cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên nổi, cá đã tăng trọng từ 51g lên 693 g/con, trung bình tăng trưởng 5 g/con/ngày. Năng suất trung bình của cá Trắm đen là 5,9 tấn/ha và 1,4 tấn/ha cá mè trắng. Tỉ lệ sống của cá Trắm đen là 95% với hệ số thức ăn là 1,32. Hiệu quả kinh tế là 2.430 $/ha bằng 38,8 triệu VND với giá trên thị trường tại Trung Quốc là 1,14 $/kg bằng 18.240VND/kg đối với cá Trắm đen còn với mè trắng là 0,32 $/kg bằng 5.120VND/kg (1 $ = 16.000 VND). 2.3.2 Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng của trai cấy ngọc trên thế giới - Thức ăn của Trai chủ yếu là tảo ngoài ra Trai còn ăn các chất lơ lửng trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ. 2.4. Môi trường nuôi 2.4.1 Môi trường nuôi cá trắm đen Môi trường sống của cá Trắm đen thường ở hạ nguồn của nhánh các con sông, các hồ ngập nước và cả ở những nơi nước tù đọng. Loài cá này cũng xuất hiện ở môi trường nhân tạo như hồ chứa, kênh mặc dù sự sinh sản và yêu cầu vòng đời phải gắn với nước chảy (Nico và cs, 2005) [21].
  27. Theo Nico và cs, (2005) [21], cá Trắm đen là loài có sức chịu đựng về nhiệt độ từ 0,5C đến 40C. Sự sinh sản và phát triển của trứng nói chung từ 18C đến 30C, đôi khi người ta cũng thấy chúng sống ở môi trường nước lợ, tuy nhiên chưa có thông tin nào báo cáo về ngưỡng chịu mặn của cá Trắm đen. Cá Trắm đen sống được ở pH từ 6 đến 10 trong khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5 đến 8,5 và ngưỡng chịu đựng ôxy là 2 mg/l. 2.4.2. Môi trường nuôi cấy trai ngọc - Trong quá trình nuôi trai công việc chăm sóc chủ yếu là giữ cho túi trai sạch và tránh những bất lợi cho trai. Túi trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ trai có nhiều sinh vật bám, nhất là sinh vật bám trên bản lề của trai nếu không trai sẽ không mở vỏ được. Trong điều kiện môi trường bất lợi phải di dời đi nơi khác. - Nơi nuôi vỗ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. 2.5. Một số nghiên cứu về cá Trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam 2.5.1 Một số nghiên cứu về cá Trắm đen ở Việt Nam Nguyễn Thị Diệu Phương và cs, (2009) [8], hiện trạng nuôi cá trắm đen vùng đồng bằng sông Hồng. Theo nghiên cứu cá Trắm đen được nuôi rải rác ở một số tỉnh thành như Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Trong quá trình điều tra cho thấy, không có hộ nào nuôi đơn cá trắm đen mà 100% là nuôi ghép. Mật độ cá trắm đen trung bình là 0,1 con/m2 1con/10m2), trong ao nuôi có mật độ trung bình 0,4 con/m2 (4 con/10m2). Mật độ thả chung trong ao có xu hướng giảm dần khi mật độ cá trắm đen tăng lên. - Năm 2009, phòng sinh học thực nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nghiên cứu thử nghiệm thay thế một phần bột cá bằng men bia khô trong công thức thức ăn cho cá Trắm Đen giai đoạn 30g – 250g kết quả
  28. đã tìm ra được công thức thức ăn có tỷ lệ thay thế bột cá bằng men bia khô có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở giai đoạn cá 100g/con), cá được nuôi ghép với cá Mè, mật độ thả: 1con/m2, trong đó: Trắm Đen: 0,8con/m2, Mè trắng 0,2con/m2. Một số chỉ tiêu của dựán được thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của dự án nuôi Trắm đen trong ao Ao số TT Chỉ tiêu ĐVT A1 A2 A3 1 Tỷ lệ sống: % - Mè trắng 76 77 75 - Trắm đen 71 70 70 2 Sản lượng cá: kg - Mè trắng 385,7 344,96 247,5 - Trắm đen 2.648,3 2.032,80 1.516,2 3 Năng suất tấn/ha - Mè trắng 1,54 1,72 1,65 - Trắm đen 10,59 10,16 10,11 4 Hệ số thức ăn 3,0 3,0 3,0 5 Kích cỡ cá trung bình khi nghiệm thu: kg/con - Mè trắng 1,015 1,120 1,100 - Trắm đen 1,865 1,815 1,805
  29. 2.5.2 Một số nghiên cứu về trai cấy ngọc ở Việt Nam - Chủ doanh nghiệp – ông Đinh Văn Việt, huyện Yên Khánh, Ninh Bình), sau mười mấy năm dày công thí nghiệm, ông đã tìm được những vị trí thích hợp và mổ cấy ghép thành công nhân ngọc trai kích thước 10mm, với tỷ lệ trai mẹ sống lên tới 70%. Sau khi nuôi từ một năm rưỡi đến hai năm, một viên ngọc có thể được bán với giá gần cả triệu đồng. Những viên ngọc màu sắc đẹp kích thước từ 15mm trở lên có mức giá lên đến 7-8 triệu đồng, hiện ông sở hữu 3.000 hécta mặt nước nuôi trai, mỗi năm doanh thu từ ngọc đạt từ 3 tỉ đến 3,5 tỉ đồng. Ông cũng là người giữ kỷ lục khi cấy 40 viên nhân ngọc vào cơ thể một con trai (mỗi viên ngọc là một vết mổ ) và đảm bảo con trai vẫn sống bình thường. - Ông Trần Doãn Thiện phải mất 17 năm theo đuổi và tìm hiểu về phương thức cấy tạo ngọc trai nước ngọt với nay trở thành người quản trị công ty ngọc trai Lam Anh. Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm thành công và cho ra đời 2 quyển sách nói về phương pháp cũng như bí quyết cấy tạo ngọc trai, ông Trần Doãn Thiện đã cấy tạo thành công ngọc trai đen trên trai nước ngọt đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao. 2.6. Đặc điểm Hồ Núi Cốc Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây, được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có diện tích mặt nước trung bình 25 km vuông, ở thời điểm lũ tối đa là 32 km ; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5 – 200 triệu m , dung tích hữu ích 168 triệu m . Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất. Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp. Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường.
  30. Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cò, đảo dê. Nước trong hồ đã được thu mẫu phân tích và được đánh giá là nguồn nước sạch và rất thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng. Lý do là xung quanh Hồ Núi Cốc là rừng núi và các hòn đảo, nhà dân xung quanh hồ cũng thưa không có nhiều nên ít chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, và chưa có các công ty công nghiệp hoạt động gần khu vực nên nguồn nước vẫn giữ được chất lượng rất tốt. Hiện nay tại Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đang cho triển khai dự án nuôi trai lấy ngọc và tăng cường phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng điều kiện thuận lợi hiện có của Hồ Núi Cốc.
  31. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện. * Địa điểm: Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tại xóm Gốc Mít, Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên. *Thời gian: ngày 17 tháng 05 năm 2018 – ngày 23 tháng11 năm 2018 3.2. Đối tượng theo dõi. 3.2.1. Đối tượng theo dõi * Loài cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) Số lồng nuôi: 4 lồng. Kích thước lồng 110m3 Cỡ cá thả và mật độ: 90g/con, mật độ 4 con/m³, tổng số cá thả là 1800 con * Trai cấy ngọc Số dây nuôi: 100 dây buộc trai (Tổng số trai là 600 trai ) Trai sau khi cấy được nuôi dưỡng trong các sọt đặt ven hồ trong thời gian 2 tuần trước khi được cố định trong các túi lưới nhỏ, cứ 6 trai (6 túi) được treo trên 1 dây, các dây này được treo trên dây trục được cố định vào các phao nhựa (3 mét cố định 1 phao nhựa), khoảng cách gữa các dây treo trai trên dây trục là 50 cm. 3.2.2.Thức ăn sử dụng 3.2.2.1. Thức ăn sử dụng cho cá Trắm đen - Thức ăn công nghiệp viên nổi của công ty Agrifeed - Thành phần dinh dưỡng, cỡ viên, hàm lượng đạm, mã thức ăn sử dụng được trình bày ở bảng 3.1 sau đây:
  32. Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ phối trộn Protein thô (min) 35% Chất béo (min) 6% Xơ thô (max) 5% Độ ẩm (max) 11% Lysine tổng (min) 1,7% methionine+cysteine (min) 1,1% Ca(min-max) 1-2,5% Kháng sinh Không có Các thành phần khác 32,7-34,2% Cỡ viên thức ăn 4mm Mã thức ăn Agrifeed Nguồn: Thông tin ghi trên bao bì sản phẩm 3.2.2.2 Thức ăn sử dụng cho Trai ngọc - Không bổ sung thức ăn, sử dụng hoàn toàn thức ăn sẵn có trong môi trường nước nuôi của Hồ Núi Cốc. 3.2.3. Thiết bị và dụng cụ theo dõi 3.2.3.1 Thiết bị và dụng cụ theo dõi cá Trắm đen Hệ thống lồng nuôi: Bao gồm 10 lồng nuôi cá thương phẩm, 2 lồng phục vụ cho sản xuất giống và 2 lò sấy. Các lồng có thể tích là 6x6x3,5m và được xếp thành 2 hàng ngang và 6 hàng dọc đặt liên tiếp và sát cạnh nhau tạo thành một h́nh chữ nhật giữa ḷng hồ, là nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng và nước được luân chuyển liên tục. Xung quanh lồng treo các túi vôi nhằm để khử trùng và ổn định môi trừng nước trong lồng nuôi.
  33. Dụng cụ: +Thau nhựa, lưới kéo, vợt, cân, thước đo dùng để đo chiều dài và trọng lượng mỗi đợt kéo kiểm tra cá. +Thiết bị kiểm tra yếu tố môi trường gồm: Nhiệt kế thủy ngân, máy đo oxy hòa tan, test pH. +Sổ ghi nhật kí thực tập. 3.2.3.2 Thiết bị và dụng cụ theo dõi Trai cấy ngọc - Giá cấy ngọc - Kìm mở vỏ trai - Dao số 1 - Dao số 2 - Kéo cắt tế bào - Móc nhân và móc tế bào - Dao cắt - Giá gỗ - Panh 3.3. Nội dung thực hiện Khái quát sợ lược tình hình nuôi trồng thủy sản tại hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên Tham gia thực hiện quy trình chăm sóc, nuỗi dưỡng cá Trắm đen tại hợp tác xã. Tham gia thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng Trai ngọc tại hợp tác xã. 3.4. Phương pháp bố trí theo dõi 3.4.1. Bố trí nuôi 3.3.1.1 Bố trí nuôi cá Trắm đen * Cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) có khối lượng 90g được nhập từ Khoa Thủy Sản, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
  34. - Thời gian thả cá: 17/05/2018. Thời gian thả giống chiều mát, con giống trước khi thả được tắm qua nước muối ở nồng độ 2% (2 kg muối/100 lít nước). Lưu ý: Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường nơi nuôi để tránh gây sốc cho cá bằng cách Cho nước tại nơi nuôi từ từ vào túi hoặc chậu chứa cá rồi để khoảng 5 – 10 phút, sau đó từ từ mở túi ra hoặc nghiêng chậu cho cá ra lồng nuôi * Chuẩn bị lồng nuôi: Đây là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nếu làm tốt khâu này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho cá hoạt động, sinh trưởng tốt, tránh được thất thoát cá ra ngoài trong quá trình nuôi. Điều kiện tự nhiên: khu vực đặt lồng nuôi có độ sâu từ 6 - 12 mét, là nơi có lưu tốc nước nhỏ. Xa khu dân cư tập trung, các tiêu chuẩn của nước đạt QCVN 02-22:2015/BNNPTNT [9]. Các thông số môi trường nuôi được thể hiện ở bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH 6,5-8,5 2 DO mg/l ≥ 4 3 Amoni( NH4+ tính theo N) mg/l <1 4 Độ trong cm ≥ 50 5 Độ kiềm CaCO3(mg/l) 60-180 Nguồn: Do hợp tác xã cung cấp * Vị trí đặt lồng: Lồng được đặt tại khu vực có nước sạch, thoáng khí, nhiều ánh sáng mặt trời và có lưu tốc nhỏ (vì lồng nuôi trong hồ chứa), cách xa bờ (200m). Lồng được cố định bằng hệ thống phóng và các neo. Khu vực đặt lồng có nhà nổi được bố trí ngay cạnh lồng.
  35. Lồng nuôi được làm từ sắt, có các khối phao xốp đặt ở quanh lồng, Lồng nuôi gồm 4 lồng, có kích cỡ mỗi lồng là 6x6x3,5 m, được đặt cạnh nhau thành một hàng Kích cỡ mắt lưới: 2a=30mm * Mật độ: 4con/m³ *Chăm sóc và quản lý: Chăm sóc: ngày cho ăn 2 bữa vào lúc 7h sáng và 5h chiều. Mỗi bữa cho ăn 3% trọng lượng cá. Cách thức cho ăn: thức ăn dùng cho ăn là viên nổi có độ đạm là 35%, cỡ viên 4mm. Lấy gáo té thức ăn xuống máng được đặt giữa lồng, cho cá ăn từ từ cho đến khi hết cám, theo dõi xem cám thừa hay thiếu để điều chỉnh thức ăn bữa sau. 3.4.1.2 Bố trí nuôi cấy Trai cấy ngọc * Vị trí đặt dây leo: Ở gần bờ, khu vực nước sạch và yên tĩnh. - Dây leo cố định hai đầu, giữa kết lớp phao có sức nổi 10 kg, mỗi phao cách nhau 3m. - Khoảng cách giữa các dây treo 2m, khoảng cách buộc dây trai trên các dây leo từ 40-50 cm/dây treo * Cách buộc trai vào dây: Trai được cố định vào các túi lưới nhỏ, cứ 6 trai (6 túi) được treo vào 1 dây trai, các dây trai này được buộc vào dây leo cố định. - Trai cấy ngọc phải chọn đủ quy cỡ, trọng lượng đạt từ > 300g/con và phải chọn thật đều để sau này thu hoạch sản phẩm ngọc trai đồng mầu. * Quản lý và chăm sóc: - Trước khi đưa trai vào cấy ngọc trai được đưa vào lồng nhựa hoặc lồng tre để xử lý làm vệ sinh, dìm xuống sâu, lôi lên cao, vớt phơi nắng, ủ trong lồng kín.
  36. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu cá Trắm đen Được thu thập và tích lũy dần trong quá trình thực tập. Quan sát và làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của kĩ sư trong trại. Cách thu thập: Nhận sự chỉ đạo trực tiếp của thầy cô, kĩ sư trong trại hướng dẫn. Thông qua tìm hiểu, tiếp cận của cán bộ sản xuất trong trại, quan sát thực hành theo. 3.3.2.1. Theo dõi các chỉ tiếu môi trường Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế thông thường: Cho nhiệt kế vào một chai nước và buộc một sợi dây dài khoảng 2.5m vào chai, sau đó thả xuống khu vực lồng nuôi và đặt tại 3 điểm của lồng nuôi. Sau 30 phút kéo chai lên rồi xem nhanh nhiệt độ của nhiệt kế và tính giá trị trung bình. Thời gian đo vào lúc 7h sáng và 4h30 chiều mỗi ngày. Xác định pH bằng test pH: dùng lọ thủy tinh đong lấy 5ml nước sau đó nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lắc đều và tiến hành so sánh màu thay đổi trong lọ với màu trên bảng hộp so màu, trùng với màu nào thì đọc chỉ số pH trên bảng so màu. Xác định hàm lượng Oxy hòa tan bằng máy đo cầm tay Ngày đo 1 lần vào buổi sáng 3.4.2.2. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen Cân mẫu cá: Sử dụng lưới đánh cá để đánh lấy mẫu cá, sử dụng chậu đã đong 5kg nước để lên cân đồng hồ. Dùng vợt đánh mẫu cá thả vào trong chậu đã chuẩn bị xem khối lượng cá trong chậu sau đó đếm số lượng cá có trong trong chậu. Theo dõi tỷ lệ sống: Từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc kết thúc thí nghiệm. Tính tỷ lệ sống (TLS)
  37. Số lương cá khi kết thúc thí nghiệm Tỉ lệ sống (%) = x100 Số lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm Giá trị tăng trưởng trung bình: Giá trị trung bình (X) n X = 1  X i n i 1 Trong đó: X: là giá trị trung bình n: là số lần kiểm tra Xi :là giá trị lần kiểm tra thứ i Hệ số thức ăn (FCR) Khối lượng thức ăn tiêu tốn (g) FCR = Khối lượng cá tăng trọng (g) Tốc độ tăng trưởng bình quân ADG (gam/con/ngày) W2 - W1 ADG = (g/ngày) t2 – t1 Trong đó : ADG : Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày (gam/con/ngày) W1 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra trước (gam/con) W2 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra sau (gam/con) t2 : Là thời điểm đang kiểm tra t1 : Là thời điểm của lần kiểm tra trước đó 3.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Trai ngọc - Miếng mô tế bào sẽ tái sinh bọc lấy viên nhân tiết ra chất ngọc bám vào nhân ngọc tạo thành viên ngọc. Sau khi ghép nhân trai mẹ thường yếu đi rất nhiều vì vậy phải nuôi hồi sức trong lồng. Nuôi trong 10-15 ngày đưa lên xác định tỷ lệ trai chết hoặc nhả nhân. - Trai sống và ngậm nhân được chuyển sang nuôi trên dây treo để nuôi cho đến khi thu hoạch.
  38. Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Biến động môi trường nuôi Số liệu môi trường theo thời gian Các yếu tố môi trường là yếu tố có vai trò quan trọng. Việc xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH cho phép đánh giá sự đồng nhất về điều kiện thí nghiệm giữa các nghiệm thức và sự phù hợp của các yếu tố này với sinh trưởng, phát triển của cá trắm đen và ngọc trai. Trong quá trình theo dõi nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng. Chúng tôi đã thu mẫu môi trường kiểm tra các thông số môi trường tại khu vực nuôi. Kết quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi Tháng DO(mg/l) pH Nhiệt độ (ºC) 5 5,25 – 5,35 6,4 – 6,96 30,08 – 30,88 6 4,11 – 4,23 7,11 – 7,29 32,24 – 32,74 7 4,89 – 4,97 6,59 – 6,81 32,28 – 33,04 8 5,57 – 5,67 7,22 – 7,38 32,88 – 33,68 9 6,53 – 6,67 6,74 – 6,86 32,47 – 33,27 10 7,24 – 7,36 6,6 – 6,8 30,44 – 31,32 11 9,27 – 9,43 6,83 – 6,97 27,67 – 28,25
  39. - Biến động của nhiệt độ nước Đối với động vật sống nói chung thì nhiệt độ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự sống. Tuy nhiên đối với thủy sản nói chung và cá trắm đen nói riêng thì yếu tố này còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Động vật thủy sản thuộc nhóm biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của cá. Ở thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp (mùa đông) nhiệt độ thân nhiệt cá cũng giảm, làm toàn bộ quá trình trao đổi chất của cá giảm xuống, có thể dừng hẳn khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng lên th́ quá tŕnh trao đổi chất tăng lên. Tuy nhiên đối với mỗi loài thủy sản đều có ngưỡng nhiệt độ hoạt động của mình. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018 nhiệt độ trong 3 tháng đầu dao động ở khoảng 30,48 - 32,64oC. Nhiệt độ trung bình nước tại khu vực lồng nuôi có xu hướng giảm dần vào cuối chu kỳ nuôi do thời tiết chuyển từ mùa Hè sang mùa Thu. Kết quả theo dõi nhiệt độ cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các lồng nuôi do các lồng được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi. Nhiệt độ nước trong khoảng từ 27,5 - 32,5°C nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Trắm Đen và Trai lấy ngọc Cá Trắm Đen là loài rộng nhiệt. Trong tự nhiên, chúng phân bố ở những lưu vực sông có nhiệt độ nước từ 4-30°C. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá Trăm Đen từ 22-28°C (Theo Nico và cs. 2005) [21], cá Trăm Đen là loài có sức chịu đựng về nhiệt độ từ 0,5°C đến 40°C. Nhiệt độ phù hợp cho sinh sản và phát triển của trứng nằm trong khoảng từ 18°C đến 30°C. Nhiệt độ nước có sự biến động theo các tháng; nhiệt độ cao nhất đạt >310C vào các tháng 6,7,8 và nhiệt độ thấp nhất là 270C vào tháng 11. Tuy nhiên do địa điểm đặt lồng nuôi đều có mức nước sâu > 3m nên khi nhiệt độ
  40. không khí tăng hay giảm không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cá Trắm Đen. Biến động nhiệt độ nước được thể hiện qua hình 4.1 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của lồng nuôi theo tháng - Biến động pH trong nước Kết quả theo dõi pH trong các lồng cho thấy pH dao động trong khoảng 6,0 - 7,5. Kết quả theo dõi giá trị pH cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các lồng nuôi do được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi. Khoảng pH phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cho cá Trắm Đen từ 6,5 - 8,5 khoảng pH phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cho cá Trắm Đen từ 6,5 - 8,5 (theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT) [9], (Nguyễn Đức Hội, 2004 [5]). Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy giá trị pH của nước trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Trắm Đen và Trai ngọc Giá trị pH nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cá nuôi; độ pH quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, pH thấp
  41. hơn 4 hay cao hơn 11 có thể gây chết cho cá (Nguyễn Đức Hội, 2004 [5]). Biến động giá trị pH của nước theo dõi được thể hiện qua hình 4.2 Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của lồng nuôi theo tháng - Biến động của oxy hòa tan Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình nuôi dao động trong khoảng 4,7 - 9,4mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trắm Đen. Độ oxy hòa tan phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loài cá phổ biến là ≥ 4mg/l (theo QCVN 02-22:2015/BNNPTNT). Oxy hòa tan cao trong lồng cũng là lý do mà có thể nuôi Trắm đen trong lồng mật độ (4con/m²) cao hơn nuôi trong ao (0,5-1,5con/m²). Giúp tận dụng tối đa thức ăn ở các tầng nước cũng như tránh lãng phí thức ăn. Mùa hè (tháng 6,7,8) nhiệt độ nước tăng, quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh, trong khi đó độ hoà tan của oxy vào nước lại giảm xuống. Vì vậy mùa hè độ thiếu hụt oxy cao hơn so với mùa thu và mùa đông (tháng 9-10, và tháng 11). Tuy nhiên, giá trị DO tại các tháng này vẫn đáp ứng được yêu cầu về DO cho cá Trắm Đen và Trai cấy ngọc.
  42. Kết quả của biến động hàm lượng oxy hòa tan được thể hiện qua hình 4.3. Hình 4.3: Biến động oxy hòa tan của lồng nuôi theo tháng Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng chỉ số DO mùa Hè thấp hơn mùa Đông (tháng 6 là 4,71mg/l tăng dần đến tháng 11 là 9,35mg/l). Điều này là do ở mùa Hè tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước phát triển mạnh hơn mùa Đông, vì thế mà hàm lượng oxy hòa tan trong nước mùa Hè sẽ thấp hơn so với mùa Đông vì được tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước sử dụng, phản ứng phân giải hợp chất hữu cơ tăng mạnh vào mùa hè dẫn đến thiếu hụt oxy 4.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng cá Trắm đen Sau 180 ngày nuôi, cá Trắm Đen từ khối lượng trung bình 90g/con đạt khối lượng trung bình đến tháng thứ 6 là 500g/con, sinh trưởng tương đối của cá là 410g/con Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá Trắm Đen theo ngày trong quá trình nuôi là 2,27g/con/ngày Kết quả theo dõi sinh trưởng của Trắm đen tại các lồng nuôi được thể hiện ở bảng 4.2 sau đây:
  43. Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Trắm đen tại các lồng nuôi Khối lượng Cỡ cá thả Tốc độ sinh trưởng Lồng nuôi trung bình lần (g/con) (g/con/ngày) đo cuối (g/con) 1 90 583 2,73 2 90 521 2,39 3 90 455 2,02 4 90 440 1,94 Trung bình 499,75 2,27 Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của cá Trắm Đen theo ngày Bảng kết quả trên được ghi lại khi thu mẫu lần cuối vào ngày 13 tháng 11 năm 2018. Từ kết quả theo dõi cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá trong các lồng nuôi chưa ổn định. Lồng có cỡ lớn nhất đạt 583g/con sau 6 tháng nuôi, lồng nhỏ nhất đạt 440g/con. Kết quả này cho thấy khối lượng cá chưa đồng đều giữa các lồng. Tốc độ sinh trưởng trung bình của cá trong thời gian theo dõi đạt từ 1,94 – 2,73g/con/ngày.Tăng trưởng trung bình của cá Trắm Đen được nuôi trong lồng HTX (2,27g/con/ngày) thấp hơn tăng trưởng trung bình của cá Trắm Đen (g/con/ngày) nuôi tại ao trong dự án do Kim Văn Vạn
  44. (2012-2013) [13] (6,93 - 5,32 - 4,73g/con/ngày). Kết quả của HTX thấp hơn do cá trắm đen nuôi trong lồng có mật độ rất cao so với nuôi cá trong ao nên sinh trưởng của cá nuôi ở lồng thấp hơn so với nuôi cá ao, nơi mà mật độ nuôi rất là thấp Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa các lồng được cho là liên quan đến công tác chăm sóc, quản lý, số lượng cá tạp cạnh tranh thức ăn 4.3 Kết quả tỉ lệ sống 4.3.1 Kết quả tỉ lệ sống của cá Sau 180 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá Trắm Đen đạt trung bình 99,15%. Tỷ lệ sống của cá Trắm Đen được thể hiện qua bảng 4.3 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Trắm đen Số cá khi thu hoạch Tỉ lệ sống Lồng nuôi Số cá thả (con) (con) (%) 1 450 445 98 % 2 450 448 99,5 % 3 450 446 99,1 % 4 450 450 100 % Trung bình 450 447,25 99,15 % Tỷ lệ sống của cá Trắm Đen nuôi ở các lồng cao hơn tỷ lệ sống của cá Trắm Đen được nuôi tại ao trong dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ nuôi cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) thương phẩm trong ao tại tỉnh Thái Nguyên. Tỷ lệ sống của cá ở các ao 70-71%. Một vài cá thể chết do quá trình kiểm tra cá. Tỉ lệ sống tại các lồng cao vậy là do nguồn nước tại hồ là nguồn nước sạch, diện tích mặt nước rộng nên ít biến động về các yếu tố môi trường như DO, NH3/NH4, pH, nhiệt độ hơn so với trong ao nuôi. Tỷ lệ sống trung bình của cá Trắm Đen nuôi được 6 tháng ở lồng (99,15%) cao hơn so với công bố của Kim Văn Vạn (2013) [13], (70 - 71%).
  45. Nhưng vì cá Trắm Đen nuôi ở lồng mới được 6 tháng và chưa đạt khối lượng thương phẩm nên chưa thể đánh giá chính xác được. 4.3.2. Kết quả tỉ lệ sống của Trai ngọc - Sau 180 ngày nuôi cấy tỷ lệ sống của Trai ngọc đạt trung bình 76%. Tỷ lệ sống của Trai ngọc được thể hiện dưới Bảng 4.4 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Trai ngọc Tháng Số trai theo dõi Số trai sống Tỷ lệ % 6 600 556 92,67% 7 556 524 94,25% 8 524 496 94,66% 9 496 471 94,96% 10 471 461 97,88% 11 461 456 98,92% Tỷ lệ trai sống tương đối cao, vẫn còn trai chết do trai bị thay đổi môi trường từ sông sang hồ. Trai chết nhiều ở các tháng 6,7,8,9 nguyên nhân có thể do nhiệt độ ở các tháng này khá cao (30 - 33°C) Trai bị tổn thương trong quá trình cấy ngọc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến Trai chết nhiều ở hai tháng 6 - 7. Chính vì vậy người cấy nhân cần có kĩ thuật cao, tuân thủ quy trình cấy ngọc, đảo bảo sạch sẽ để Trai có sức khỏe tốt. Ngoài ra túi trai còn bị các vi sinh vật bất lợi bám vào làm ảnh hưởng môi trường sống và sự phát triển của trai. Nếu để quá lâu các vi sinh vật bám chặt vào túi trai làm trai không mở được miệng để lấy thức ăn, trai sẽ chết. 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Trắm đen Hệ số chuyển đổi thức ăn là thông số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của các dòng cá
  46. Bảng 4.5: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của các lồng nuôi Trắm đen Tổng Trọng Trọng Tổng lượng Lồng Số cá thả lượng cá đo lượng khối thức ăn FCR nuôi (con) từ lúc theo cá thu lượng cá đã cho dõi (g/con) (g/con) thu (kg) (kg) 1 450 583 259,56 450 2,05 2 450 521 233,45 450 2,33 3 450 90 455 203,18 450 2,76 4 450 440 198,39 450 2,85 Trung bình 2,49 Theo tính toán thực tế, từ ngày 17 tháng 05 đến ngày 13 tháng 11, mỗi lồng đã sử dụng hết 450 kg thức ăn công nghiệp. Hệ số chuyển đổi thức ăn của các lồng dao động từ 2,05 đến 2,85. Sự chênh lệch về hệ số này được cho là liên quan đến công tác quản lý và chăm sóc chưa tốt, số lượng cá tạp cạnh tranh ở các lồng không giống nhau Nhưng hệ số này vẫn thấp hơn so với công bố nuôi cá Trắm Đen nuôi trong ao của dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao tại tỉnh Thái Nguyên” thực hiện bởi Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (FCR = 3,0). Tuy nhiên, vì mật độ cá nuôi trong lồng dày hơn ở ao nên tiêu tốn thức ăn sẽ thấp và do ở giai đoạn nhỏ sinh trưởng của cá nhanh hơn ở giai đoạn sau và cá nuôi ở lồng mới được 6 tháng từ giai đoạn giống. 4.5 Tỷ lệ cho ngọc - Do trai bị thay đổi môi trường sống, trai tự nhiên sống ở sông giờ chuyển sang sống ở môi trường nước hồ vì vậy ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ cho ngọc được thể hiện dưới bảng 4.6
  47. Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ cho ngọc của Trai cấy ngọc Tổng số Số trai còn Tỷ lệ % Số trai trai thả sống qua các Số trai còn trai nhả Tháng nhả nhân ban đầu tháng nhân (con) nhân (con) (con) (con) (%) 6 556 516 40 7,19 7 524 464 20 3,87 8 496 422 14 3,01 600 9 471 387 10 2,36 10 461 371 6 1,55 11 456 363 3 0,80 Tổng 93 18,78 Sau 180 ngày theo dõi, tỷ lệ sống của trai đạt 76% so với trai thả ban đầu. Tỷ lệ nhả nhân là 18,78%. Trong quá trình cấy, nhân tế bào được đưa vào cơ thể trai bị đặt lệch cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngọc. Làm cho ngọc có màu không đều hoặc không tạo ngọc.
  48. Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Nhiệt độ nước trung bình ở lồng nuôi dao động trong khoảng 27,5 - 32,5oC, nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Trắm Đen và Trai cấy ngọc pH trong các lồng nuôi dao động trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng phù hợp với nước nuôi cá Trắm Đen và Trai cấy ngọc Oxy hòa tan trong lồng nuôi dao động trong khoảng 4,7 - 9,4mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Trắm Đen và Trai cấy ngọc Tốc độ sinh trưởng sau 180 ngày nuôi (6 tháng), từ cỡ cá ban đầu cá Trắm Đen trung bình là 90g/con, đến khối lượng trung bình khi nuôi ở tháng thứ 6 là 500g/con. Tỷ lệ trai sống còn nhân là 363 con. * Cá Trắm Đen, Trai ngọc là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên. Cá Trắm Đen, Trai ngọc nuôi được 6 tháng đã cho thấy được sự thích nghi, sinh trưởng và phát triển của chúng khi nuôi trong lồng bè tại Hồ Núi Cốc. 5.2. Đề nghị Trong ứng dụng này, do hạn chế về điều kiện thời gian và kinh phí nên ứng dụng chỉ được thực hiện trong thời gian 6 tháng tương ứng với giai đoạn đầu nuôi thương phẩm. Xuất phát từ nhận định này, tôi đề xuất tiếp tục thực hiện ứng dụng để tiếp tục phát triển nuôi cá Trắm Đen và Trai cấy ngọc trong lồng đạt hiệu quả cao được nhân rộng ra các huyện thị có điều kiện tự nhiên phù hợp. Tuy nhiên cần đề ra biện pháp để sinh trưởng và phát triển tạo ra nhiều ngọc đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
  49. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Từ Giấy và Bùi Thị Nhu Thuận (1976): Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam. Viện Vệ sinh dịch tễ và Cục Quân nhu. 2. Nguyễn Văn Hảo (1993): ngư loại học - phân loại cá và điều tra ngư loại các vùng nước (tập II), NXBNN. 3. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001): Cá nước ngọt Việt Nam. Tập 1, Họ cá chép (Cyprinidae), Nxb Nông nghiệp, 2001, 622 trang. 4. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2004): cá Trắm Đen. Trang 129-132. Trong Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Thị An,2004, bản thảo Quyển thủy sản. Bách khoa toàn thư Nông nghiệp Việt Nam, 296 trang. 5. Nguyễn Đức Hội (2004): Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Giáo trình giảng dạy Đại học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, Bắc Ninh. 6. Phó Thu Hương (2006): Cá Trắm phòng chữa bệnh bốn mùa. 7. Nguyễn Thị Diệu Phương (2003): Thị trường cá và rau nước ở Hà Nội, Dự án PAPUSSA, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1. 8. Nguyễn Thị Diệu Phương , Vũ Văn Trung và Kim Văn Vạn (2009), Hiện trạng nuôi cá Trắm đen thương phẩm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ NN&PTNT, Việt Nam. Số 2, 2009. Trang 80-85. ISSN 0866-7020. 9. QCVN 02-22:2015/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. 10. Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mao (2005): Ngư loại học, NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh 11. Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thị Diệu Phương (2004), kỹ thuật nuôi một số loài tôm phố biến ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp. 12. Nguyễn Thái Tự (1983) thành phần loài và đặc tính phân bố khu hệ cá lưu vực sông Lam. Tạp chí sinh học Tập 7, số 2:18,19
  50. 13. Kim Văn Vạn (2012- 2013), chuyên gia chỉ đạo kỹ thuật dự án “Ứng dụng Khoa học Công nghệ nuôi cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) thương phẩm trong ao tại tỉnh Thái Nguyên” trong 14 tháng. Được thực hiện bởi Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Việt (1993) Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Phần nuôi cá thịt. Nhà xuất bản nông nghiệp. 15. Mai Đình Yên (1998) “Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và đề xuất chương trình hành động để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này”. Hội thảo phát triển bền vững” tổ chức tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 - Bắc Ninh, 9 năm 1998. II. Tài liệu tiếng Anh 16. Ben-Ami F. and Heller J. (2001). Biological Control of Aquatic Pest Snails by the Black Carp Mylopharyngodon piceus. Academic Press. Biological Control, Volume 22, Number 2, October 2001, pp. 131-138 (8). 17. Ismail N. M. and El-Deeb F. A. (2004). Feeding ecology and food composition of the black carp Mylopharyngodon piceus and the grass carp Ctenopharyngodon idella inhabiting the fish pond of Al-Abbassa fish hatchery with emphasis given to vector snails. Journal of the Egyptian Society of Parasitology, 2004 (Vol. 34) (No. 2) 643-657. 18. Leng, X. J. and D. Z. Wang. 2003. Nutrient requirements and feed manufacturing technology of Mylopharyngodon piceus Richardson. Journal of Shanghai Fisheries University , 2003(Vol. 12) (No. 3) 265- 270 19. Michael C. C., Zhang J. and Zhou (2004). Black Carp Fingerling Production with Soy-Maximized Feeds. Results of ASA/China 2004 Feeding Trial 35-04-82. American Soybean Association Room 902, China World Tower 2 No. 1 Jianguomenwai Avenue Beijing 100004, P.R. China. 20. Michael C. C., Zhou E. and Zhang J. (2006). Feeding Trials Demonstrate Effectiveness of Soy-Based, High Protein Feed for Black Carp
  51. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ảnh 1: Chăn cá trắm đen Ảnh 2: Thực hiện đo môi trường nước
  52. Ảnh 3: Khu vực lồng nuôi Ảnh 4: Kiểm tra, vệ sinh trai