Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An

pdf 88 trang thiennha21 22/04/2022 3182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_hoan_thien_hoat_dong_quan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Đặng Văn Tú ThS. Võ Phan Nhật Phương Lớp: K49A- KDTM Khóa: 2015-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. Lời Cảm Ơn Để có thể hoàn thành được bài báo cáo cá nhân này, ngoài những nổ lực và cố gắng rất nhiều của bản thân, tác giải cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ đến từ mọi người xung quanh. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn ThS. Võ Phan Nhật Phương – Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kinh Tế Huế đã hướng dẫn chỉ bảo và hỗ trợ tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề khóa luận. Và xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã gắn bó, chỉ dạy cung cấp, trang bị cho tác giả các kiến thức rất bổ ích trong quá trình học tập. Điều này rất hữu ích và hết sức quan trọng trong kỳ thực tập này và xa hơn là những hành trang cho tương lai sau này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể cô/chú, anh/chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ, đã tạo điều kiện cũng như hỗ trợ tác giả trong thời gian thực tập. Giúp cho tác giả có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh, quản lý trong Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Những đóng góp lớn lao đó đã giúp tác giả hoàn thành được bài khóa luận nghiên cứu này. Và không thể quên được những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ tinh thần trong suốt quá trình làm đề tài. Nội dung trong bài báo cáo cá nhân này là những ghi nhận, nhận thức và nghiên cứu chủ quan của tác giả về cơ sở thực tập. Vì điều kiện thời gian, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên có thể nội dung trong bài làm sẽ có những phần chưa hợp lý và còn nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự phản hồi và đóng góp ý kiến đến từ quý thầy cô cùng bạn đọc để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! TT. Huế, ngày 02 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đặng Văn Tú Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 5. Kết cấu khoá luận: 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT TỒN KHO 5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát tồn kho 5 1.1.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò của hàng tồn kho 5 1.1.1.2. Mục tiêu và vai trò của hàng tồn kho 6 1.1.1.3. Đặc điểm của các loại hàng tồn kho 7 1.1.1.4. Các tiêu chỉ đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho 9 1.1.2. Hoạt động quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 10 1.1.2.1. Khái niệm quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp 10 1.1.2.2. Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 11 1.1.3. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho 12 1.1.4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho trong việc đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho 14 1.1.5. Lean trong tối thiểu hóa tồn kho và kiểm soát lãng phí. 15 1.1.5.1. Khái niệm Lean. 15 1.1.5.2. Loại bỏ lãng phí tồn kho 18 1.1.5.3. Mô tả lãng phí tồn trữ 19 th c ti n c a v nghiên c u 21 1.2. Cơ sTrườngở ự ễ ủ ấn đĐạiề họcứ Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 1.2.1. Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam 21 1.2.1.1. Tổng quan ngành dệt may 21 1.2.1.2. Các thị trường xuất khẩu dệt may chính 23 1.2.1.3. Các hiệp định và mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam 24 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 27 2.1. Tổng quan về công ty 27 2.1.1. Giới thiệu về công ty. 27 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An 28 2.1.4. Tổng quan cơ cấu tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 36 2.1.5. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn năm 2016 – 2018 40 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 44 2.1.7. Giới thiệu về bộ phận kho CTCP Dệt May Phú Hòa An: 47 2.2. Phân tích kiểm soát tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 49 2.2.1. Khách hàng của công ty 49 2.2.2. Giá trị hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An trong giai đoạn 2016 – 2018 50 2.2.3. Đánh giá các chỉ số hàng tồn kho 54 2.2.4. Quy trình nhập kho và kiếm tra nguyên liệu 59 2.2.5. Thực trạng kho 63 2.2.5.1. Các kho hàng 63 2.2.5.2. Sức chứa và và thực trạng lượng hàng hóa 63 2.2.5.3. Thực trạng lao động trong kho 64 2.2.6. Đánh giá mức độ lãng phí tồn kho theo lý thuyết “Lean” 65 2.2.7. Định lượng mức độ lãng phí thông qua phân tích chi phi tồn kho 70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 73 3.1. ĐịnhTrường hướng phát triển c ủĐạia Công ty họcCổ phần DKinhệt May Phú Hòatế An Huế 73 SVTH: Đặng Văn Tú iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 3.2. Giải pháp khắc phục và hoàn thiện quản lý tồn kho 74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận: 78 2. Kiến nghị 78 2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 78 2.2. Đối với Công ty cổ phần Dệt may Phú Hoà An 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 1. NVLC Nguyên vật liệu chính. 2. XDCB Xây dựng cơ bản. 3. NPL Nguyên phụ liệu. 4. JIT Sản xuất kịp thời. 5. KCN Khu công nghiệp. 6. CTCP Công ty cổ phần. 7. VT-NPL Vật tư-Nguên phụ liệu. 8. TNDN Thu nhập doanh nghiệp. 9. PTK Phụ trách kho. 10. P. PTK Phó phụ trách kho. 11. CCDV Cung cấp dịch vụ. 12. KH-KD Kế hoạch-Kinh doanh. 13. TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. 14. CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. 15. EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam. 16. GTGT Giá trị gia tăng. 17. FTA Khu vực mậu dịch tự do. 18. QA Người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng. 19. QC Người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng phần mềm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các tiêu chỉ đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho 9 Bảng 1.2 Danh sách đánh giá lãng phí tồn kho 20 Bảng 1.2: Mục tiêu ngành Dệt may đến 2030 26 Bảng 2.1.: Cơ cấu tài sản Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa AN giai đoạn 2016-2018 36 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016 – 2018 40 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 45 Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 50 Bảng 2.8: Giá trị tồn kho NPL được xác định tại thời điểm cuối năm 2018. 70 Bảng 2.9: Giá trị tồn kho và Chi phí tồn kho tại thời điểm 31/12/2018 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An 29 Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập kho và kiếm tra nguyên liệu 60 Sơ đồ 2.4: Quy trình vận chuyển nguyên phụ liệu đến khu sản xuất 61 Biểu đồ 1.1: Giá trị xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2018 21 Biểu đồ 1.2: Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam 23 Biểu đồ 1.3: Biểu đồ cạnh tranh xuất khẩu dệt may sang Mỹ giữa Việt Nam và các nước 24 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính của Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 41 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An theo trình độ học vấn giai đoạn 2016-2018 42 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An theo tính chất công việc giai đoạn 2016-2018 43 Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 44 Biểu đồ 2.5: % giá trị nhập kho và chi phí tồn kho năm 2016-2018 71 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu với hầu hết các quốc giai trên thế giới. Nó đem lại nhiều lợi ích và tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt thuộc các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trong đ ó ngành dệt may được nhắc đến như là một hình mẫu tiêu biểu cho việc hội nhập đó. Trong các năm gần đây, Việt Nam liên tục tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế như Việt Nam - Hàn Quốc; Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu; Hiệp định Việt Nam - Liên minh Châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP khiến Hiệp định không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Đến tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP. Việt Nam nằm trong nhóm những nước đang phát triển và trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới nên việc đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của đất nước. Và ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn và là trọng điểm phát triển của Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Việt Nam cũng đưa ra những định hướng rõ ràng và cụ thể cho ngành dệt may nhằm tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển ổn định và tăng khả năng năm bắt cơ hội khi mà xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may đang hướng đến các nước đang phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng, ngành dệt may Việt Nam đang bộc lộ rất nhiều mặt hạn chế, tiêu biểu là sự hiệu quả trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa cao. Hiện nay, vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất trong việc xây dựng hệ thống quản lý mà các doanh nghiệp phải đối mặc đó là quản lý hàng tồn kho. Thông thường tỷ lệ tồn kho chiếm khoảng 40% – 50% tài sản của doanh nghiệp và tỷ lệ hàng tồn kho sẽ phản ánh được phần nào đó tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nếu doanh nghiệp tỷ lệ hàng tồn kho càng cao vượt ngưỡng cho phép thì nó sẽ phản ảnh tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Chính vì vậy, khi các doanh nghiTrườngệp quản lý tốt và hiĐạiệu quả vấnhọc đề hàng Kinh tồn có thì s ẽtế tạo điều Huế kiện thuận lợi SVTH: Đặng Văn Tú 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương cho lưu thông nguồn vốn, tiết kiệm được rất nhiều loại chi phí phát sinh bởi hàng tồn kho. Để thuận lợi trong việc quản lý tồn kho nhiều lý thuyết đã được phát triển trong đó lý thuyết “Lean” đang được áp dụng rộng rãi tại các nhà máy sản xuất. Mặc dù khả năng kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng sau thời gian tham gia thực tập tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An” sẽ là nội dung chính cho bài khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn có thể học tập và đóng góp một phần nhỏ khả năng của bản thân vào sự thành công chung của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. 2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An? - Thực trang hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An? - Làm thế nào để hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An? 2.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.2.1. Mục tiêu tổng quát - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý tồn kho. 2.2.1. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An hiệu quả như thế nào? - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động quản lý tồn kho tại của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. 3.2. PhạmTrường vi nghiên cứu: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý tồn kho tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An – KCN Phú Bài - Hương Thủy – Thưà Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2016- 2018. - Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ 14/01/2019 đến 21/04/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu:  Thu thập số liệu sơ cấp Dữ liệu được thu thập thông qua quá trình thực tập, nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Các phương pháp chủ yếu để thu thập được số liệu này là: - Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua dữ liệu thu thập được, ta tiến hành đánh giá, phân tích một cách có hệ thống. - Phương pháp so sánh: Đưa ra các số liệu có tính so sánh về tỷ lệ tồn kho thay đổi qua từng năm để thấy được xu hướng và đưa ra giải pháp. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến nhân viên kho về hoạt động quản lý tồn kho để đưa ra các nhận định chính xác hơn. Áp dụng mô hình Lean để đánh giá sự lãng phí của hoạt động tồn kho. - Quan sát thực nghiệm: Quan sát hoạt động quản lý tồn kho, theo dõi quá trình xuất nhập kho, xem xét và ghi chép các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.  Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các thông tin, số liệu về tình hình kinh doanh, lượng hàng tồn kho, tình hình lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An từ năm 2016 đến 2018. - Tìm kiếm tài liệu thông qua báo chí, Internet. - Thu thập thông tin từ Website của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 5. Kết cấu khoá luận: Gồm 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận khoa học và tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá quy trình quản lý tồn kho và ứng dụng Lean trong đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát tồn kho và hệ thống hổ trợ ra quyết định của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT TỒN KHO 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát tồn kho 1.1.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò của hàng tồn kho Hàng tồn kho là gi? Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho ở đây không những là thành phẩm trong kho thành phẩm mà còn là: - Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. - Nguyên vật liệu tồn kho, linh kiện sản xuất, công cụ sản xuất tồn kho. - Chi phí dịch vụ dở dang. - Thành phẩm đang trên đường vận chuyển. Xét về khía cạnh về tài chính, hàng tồn kho được được xem là một loại tài sản lưu động. Là loại tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Theo Larousse, hàng tồn kho có hai ý nghĩa chủ yếu sau: Thứ nhất, là toàn bộ hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc trong cửa hàng. Thứ hai, là tập hợp tất cả hàng hóa, nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, hay sản phẩm cuối cùng thuộc quyền sở hữu của cùng một xí nghiệp. Nếu chúng ta thu hẹp trong một xí nghiệp, thì định nghĩa thứ nhất có liên quan đặc biệt đến các xí nghiệp có chức năng phân phối sản phẩm (siêu thị, các xí nghiệp bán hàng qua điện thoại hoặc thư tín ). Các xí nghiệp này cũng có các vấn đề quản trị như những xí nghiệp khác, nhưng chúng có tầm quan trọng hơn: - TrườngQuan hệ đối với ng ưĐạiời cung ứng học hàng hóa: Kinh Xác định phtếương Huế thức mua hàng, SVTH: Đặng Văn Tú 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương kỳ hạn sản xuất và giao hàng, thương lượng giảm giá (theo số lượng). - Chính sách bán hàng: siêu thị được bán giảm giá một số phần trăm trong năm, quãng cáo catalogue, cam kết kỳ hạn giao hàng (trong vòng 48 giờ), phương thức hậu mãi (dịch vụ sau khi bán). - Vấn đề phân phối: bố trí các kho trung chuyển, chọn phương tiện chuyên chở và phân phối (dịch vụ bưu điện, chuyên chở bằng đường sắt hay đường bộ .) xác định chu trình giao hàng (hằng ngày, hằng tuần hay mỗi khi có đơn hàng). Định nghĩa thứ hai có liên quan đến các xí nghiệp sản xuất hay chế biến. Theo tác giả P. Vrat viết trong cuốn sách Materials Management năm 2014 thì trong các xí nghiệp thường có 4 loại hàng tồn kho: - Hàng tồn kho đầu nguồn, là giao diện giữa người cung ứng và xí nghiệp, gồm nguyên vật liệu, thành phần cung cấp cho dây chuyền sản xuất. - Hàng tồn kho sản phẩm trung gian (tồn kho đêm hay đang dang dở): tồn kho các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất giữa các máy hoặc phân xưởng. - Hàng tồn kho cuối nguồn: thành phẩm sẵn sàng chuyển đi, đến với khách hàng hay người đặt hàng. - Hàng tồn kho của những chi tiết hay phụ tùng thay thế của các máy móc, các dụng cụ hay vật liệu dùng để bảo trì 1.1.1.2. Mục tiêu và vai trò của hàng tồn kho Theo cách chuyên gia thống kê thì hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thường khoảng 40-50%) vì thế việc quản lý, kiểm soát hàng tồn kho tốt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục của doanh nghiệp. Việc quản trị hàng tồn kho có hai vấn đề trái ngược nhau là: đảm bảo việc sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì cần phải dự trữ một khối lượng hàng tồn kho lớn nhưng nếu việc dự trữ một khối lượng hàng tồn kho lớn như thế thì dẫn đến việc chi phí quản lý nó sẽ tăng cao. Quản trị hàng tồn kho là một phương pháp lên kế hoạch để xác định khi nào thì đặt hàng và lượng đặt hàng là bao nhiêu để chi phí cho việc đặt hàng và chi phí lưu kho đượcTrường hiệu quả tối ưu mà Đại không làm học sản xuất Kinhbị gián đoạn. tế Quản Huế trị hàng tồn kho SVTH: Đặng Văn Tú 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương cơ bản là giải quyết hai vấn đề chính đó là: + Khi nào thì nên đặt hàng? + Lượng đặt hàng là bao nhiêu? Mục tiêu hàng đầu của quản trị hàng tồn kho là phải cung cấp đầy đủ sản phẩm cho khách hàng và tránh tình trạng thiếu hụt hàng. Đảm bảo chi phí cho việc lưu kho, dự trữ tối thiểu. Duy trì đầy đủ lượng tồn kho của tất cả các mặt hàng và phải đảm bảo chi phí quản lý trong giới hạn mong muốn. Bên cạnh đó, phải có nhiệm vụ kịp thời bổ sung những nguồn lực trong sản xuất. Việc quản trị hàng tồn kho cung cấp một cơ sở khoa học để lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho việc mua vật liệu. Việc quản trị hàng tồn kho một cách khoa học sẽ có những lợi ích như cải thiện mối quan hệ với khách hàng vì khi quản trị hàng tồn kho tốt thì có thể giao hàng kịp thời cho khách hàng, sản xuất liên tục và không bị gián đoạn, sử dụng hiệu quả vốn lưu động và giúp giảm thiểu tổn thất., loại bỏ khả năng trùng lặp khi đặt hàng. 1.1.1.3. Đặc điểm của các loại hàng tồn kho Các loại hàng tồn kho chủ yếu của một doanh nghiệp gồm 3 thành phần chính: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. a) Hàng tồn kho trong cung ứng (nguyên vật liệu): Là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói đến hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu được nhắc đến đầu tiên. Quản lý tốt khâu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại có vai trò công dụng khác nhau. Với điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phân loại nguyên vật liệu tốt thì mới tổ chức tốt việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu. Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu thườngTrường phân ra làm các loĐạiại sau: học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên liệu ở đây chính là các đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp. - Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kĩ thuật, nhu cầu quản lý. - Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng, dầu Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kĩ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường. - Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định. - Thiết bị và vật liệu XDCB: Là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi. b) Hàng tồn kho trong sản xuất (bán thành phẩm): Là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một loại hàng tồn kho dù ít dù nhiều cũng luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài. Tồn kho bán thành phẩm thường có thể phân thành ba loại hình: bán thành phẩm vận chuyển, bán thành phẩm quay vòng, bán thành phẩm an toàn, được lần lượt thiết lập bởi các mục đích khác nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khác nhau. Khi tồn kho bán thành phẩm được giảm thiểu sẽ có thể đem đến nhiều kết quả như: - Sản lượng tồn kho bán thành phẩm có hai hiệu ứng quan trọng đối với việc rút ngắn chuTrường kỳ sản xuất – vừa giảmĐại tử số họccủa định luậtKinh Litte, vừa tếtăng mẫuHuế số, vừa giảm SVTH: Đặng Văn Tú 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương chi phí lại vừa rút ngắn chu kỳ sản xuất như một mũi tên bắn trúng hai đích. - Việc giảm sản lượng bán thành phẩm còn rút ngắn chu kỳ sản xuất, khiến cho biên độ dao động của thời gian hoàn thành gia công linh kiện sớm sẽ được rút ngắn, từ đó lượng tồn kho dự phòng cần thiết lập sẽ được giảm đi. c) Hàng tồn kho trong tiêu thụ (thành phẩm): Là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kĩ thuật quy định và nhập kho. Thành phẩm được sản xuất ra với chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiệm vụ đặt ra với các nhà quản lý doanh nghiệp là kiểm soát được tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, các nghiệp vụ khác liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm vì chỉ có như vậy mới xác định chính xác kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.4. Các tiêu chỉ đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho Bảng 1.1 Các tiêu chỉ đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho STT Tiêu chí đánh giá Nội dung 1 Các chi phí liên quan đến - Chi phí đặt hàng (Inventory ordering costs) hàng tồn kho. - Chi phí tồn trữ (Inventory carrying costs) - Chi phí mua hàng (Inventory Acquisition) 2 Hệ số vòng quay hàng tồn - Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả kho trong việc đánh giá hiệu năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn quả quản lý tồn kho. kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 3 Lean manufacturing Gồm có 6 nguyên lý cơ bản: - Nguyên lý 1: Nhận diện các lãng phí. - Nguyên lý 2: Các quá trình tiêu chuẩn. - Nguyên lý 3: Dòng chảy liên tục. - Nguyên lý 4: Cơ chế kéo trong sản xuất. - Nguyên lý 5: Chất lượng trong quá trình. - Nguyên lý 6: Cải tiến liên tục. 4 Các loại lãng phí - Lãng phí tồn kho (Inventory). - Lãng phí vận chuyển (Transportation). - Khuyết tật (Defects). - Lãng phí sửa sai (Correction). - Lãng phí thao tác (Motion). - Lãng phí chờ đợi (Waiting). - Các hoạt động tạo giá trị. - Các hoạt động không tạo giá trị. - Các hoạt động không tạo giá trị nhưng cần thiết. 1.1.2. Hoạt động quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Quản lý hàng tồn kho là việc kiểm soát các hoạt động như lập kế hoạch sử dụng, thu mua, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản lý hàng tồn kho là công tác: - Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán hàng bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh ứ đọng hàng hóa. - Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp. - ĐảmTrường bảo cho lượng vốn Đại của doanh học nghiệp tồnKinh tại dưới hìnhtế thái Huế vật chất ở mức SVTH: Đặng Văn Tú 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa. (Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội) 1.1.2.2. Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Cũng như những tài sản khác, việc tồn trữ hàng tồn kho là một quyết định chi tiêu tiền. Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho cần so sánh lợi ích đạt được và chi phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của tiền được đầu tư vào hàng tồn kho. Sau đây là phần phân tích về lợi ích cũng như chi phí của việc giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Lợi ích Việc giữ hàng tồn kho đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau: - Thứ nhất, nếu chấp nhận dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể mua hàng với số lượng lớn (lớn hơn nhu cầu sử dụng hiện tại) để được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp. Điều này làm giảm chi phí giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp; - Thứ hai, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai; - Thứ ba, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo mức giá ổn định của các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng; - Thứ tư, sản phẩm dở dang là một bộ phận của hàng tồn kho, việc lưu trữ sản phẩm dở dang làm cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất trở nên độc lập với nhau vì công đoạn sau không phải chờ đợi công đoạn trước. Điều đó làm tăng hiệu quả của các công đoạn trong khâu sản xuất, tối thiểu hóa chi phí do giảm thời gian chờ và sự ngừng trệ giữa các khâu; - Thứ năm, thành phẩm là một bộ phận của hàng tồn kho, việc tồn trữ thành phẩm mang lại lợi ích cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 1.1.3. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho Tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp có tổ chức quản trị hàng tồn kho tốt hay không đó là "chi phí hàng tồn kho" có thấp hay không. Việc quản trị hàng tồn kho liên quan đến các loại chi phí cơ bản sau: Chi phí đặt hàng (Inventory ordering costs) Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: - Chi phí tìm nguồn hàng. - Chi phí thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng). - Các chi phí chuẩn bị và vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp. - Chi phí thuê và khấu hao không gian sử dung các văn phòng, chi phí tiếp nhận và thanh tra, chi phí thực hiện thanh toán. Chi phí tồn trữ (Inventory carrying costs) Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động lưu trữ. Những chi phí này có thể thống kê như sau: + Chi phí lưu trữ : bao gồm nhiều chi phí cho việc thuê kho hàng, phải cần nhiều thuê không gian cần thiết để lưu trữ vật tư hoặc chi nhiều tiền cho mua lại đất đai, nhiều tiền hơn để xây dựng nhà kho, kệ hàng, vải bạt che đậy, các hạng mục bảo vệ khác, kiểm soát dịch hại Ngoài ra, nhà kho lưu trữ hàng tồn được khấu hao tỷ lệ phần trăm mỗi năm, kết thúc thời gian sử dụng. + Chi phí về vốn: Đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất đã bị bỏ qua. Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí tổn cơ hội cao. + Thuế và bảo hiểm: Chi phí chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho, đơn vị có thể phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Tồn kho là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế, do đó tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng. + Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện: Tiền mua, thuê dụng cụ thiết bị, chi phí cho năng lượng phục vụ thiết bị, chi phí vận hành thiết bị, bảo trì bảo dưỡng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương + Chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát. + Chi phí cơ hội: Thay vì dùng một lượng tiền để xây dựng hay duy trì hàng tồn kho thì doanh nghiệp thể sử dụng số tiền này được đầu tư vào sản xuất hoặc trong các hoạt động chứng khoán bên ngoài, nó sẽ mang lại những khoản tiền cho công ty. + Phí tổn cho việc đầu tư hàng tồn kho: phí vay mượn vốn, đánh thuế vào hàng tồn kho, bảo hiểm cho hàng tồn kho vì hầu hết các công ty mua bảo hiểm hàng tồn kho của họ với lửa hoặc bất kỳ thức khác làm hư hại. Thêm nhiều hàng tồn thì cần thêm chi phí cho tiền bảo hiểm. + Thiệt hại của hàng tồn kho: chi phí lỗi thời của sản phẩm do mất mát. Đối với các sản phẩm mới thường xuyên giới thiệu trong thị trường, cũng lỗi thời rất nhanh. Sự lỗi thời có thể xảy ra do ngưng đọng dòng sản phẩm, thay đổi thiết kế, thay đổi máy móc, thay đổi thiết bị của phụ tùng khi máy bị bỏ, hư hỏng hoặc không sử dụng được. Trong việc quản trị hàng tồn kho thì chi phí lưu kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi phí mua hàng (Inventory Acquisition) Là chi phí chi trả cho việc mua hàng được tính bằng cách nhân khối lượng hàng hóa mua với đơn giá một đơn vị hàng. Chi phí này bao gồm: + Chi phí tiền lương và chi phí hoạt động của các đơn vị mua sắm và cung cấp, kiểm soát sản xuất, tiếp cận, kiểm tra, lưu trữ và tài chính tham gia vào quá trình mua sắm. + Chi phí của vật tư văn phòng phẩm, bản vẽ kỹ thuật, phong bì, mẫu sử dụng trong các phòng ban như mua và cung ứng, kiểm soát sản xuất, tiếp nhận, kiểm tra, lưu trữ và tài chính tham gia vào quá trình mua sắm. Chi phí mua hàng không liên quan trực tiếp đến quy mô hàng tồn kho mà nó là một hàm số của hóa đơn hàng được giao hoặc nhận trong một khoảng thời gian. Mối liên hệ giữa chi phí mua hàng và chi phí tồn kho có thể biểu thị bằng đồ thị bên dưới. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Mô hình EOQ Trong đó: TC = Cdh - Ctt TC là tổng chi phí Cdh là chi phí đặt hàng. Ctt là chi phí tồn trữ. 1.1.4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho trong việc đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho a. Khái niệm: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. b. Công thức: Vòng quay hàng tồn kho = Bình quân hàng tồn kho = Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Giải thích: Hệ số vòng quay hàng tồn kho được sử dụng để đánh giá và so sánh năng lực quản trị hàng tồn kho qua các năm có hiệu quả như thế nào. Nếu hệ số này lớn thì có thể cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Lưu ý là hàng tồn kho thường nêu rõ tính chất của ngành nghề mà công ty đang kinh doanh, cho nên ở một ngành nghề đặc biệt không phải cứ mặc định mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Đối với một công ty hay doanh nghiệp kinh doanh kinh doanh các sản phẩm trên thị trường thường thì hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền , cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. 1.1.5. Lean trong tối thiểu hóa tồn kho và kiểm soát lãng phí. 1.1.5.1. Khái niệm Lean. Lean manufacturing (Sản xuất tinh gọn) là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất. Lean Manufacturing gồm có 6 nguyên lý cơ bản: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Nguyên lý 1: Nhận diện các lãng phí Bước khởi đầu với Lean Manufacturing là việc nhận biết các công đoạn/thao tác tạo giá trị và không tạo giá trí dưới góc nhìn của khách hàng. Từ đó, tất cả các nguyên liệu, quá trình, đặc tính không cần thiết cho việc tạo ra giá trị với khách hàng cần được giảm thiểu và loại bỏ. Nguyên thủy của Lean có 7 loại lãng phí: - Sản xuất dư thừa (Over – production): Sản xuất dư thừa có nghĩa là tạo ra cái gì đó mà không cần thiết, hay vào lúc chưa cần thiết với số lượng không cần thiết, hay dùng loại vật liệu quá mức chất lượng nhưng hoàn toàn không cần thiết đối với khách hàng. Điều này xảy ra khi chế tạo sản phẩm mà sản phẩm này không có được đơn hàng. - Lãng phí tồn kho (Inventory): Lãng phí do tồn trữ lượng nguyên vật liệu, hàng hóa quá mức cần thiết. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chí phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. - Lãng phí vận chuyển (Transportation): Vận chuyển không đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Thậm chí còn gây ra phiền toái như: hư hỏng, mất mát hoặc kéo dài thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ, gây thêm khuyết tật và tiêu tốn nhân lực. - Khuyết tật (Defects): Xảy ra do sự sai sót vô tình hay cố ý, điều đó làm giảm cấp của sản phẩm, loại bỏ hoặc sửa chữa khuyết tật, khiếu nại của khách hàng - Lãng phí sửa sai (Correction): là các hoạt động sử sai hay gia công lại, khi một việc phải được làm lại bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên. Quá trình này không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắt và đình trệ trong quy trình. - Lãng phí thao tác (Motion): giống như lãng phí quá trình, nhưng ở đây nói đến các thao tác của công nhân như đi tới lui, khom lên xuống, chuyển dời sản phẩm qua lại, với lấy vật tư Các hoạt động này không cần thiết và không tạo ra giá trị tăng thêm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Lãng phí chờ đợi (Waiting): nói đến sự chờ đợi con người và máy móc. Máy móc chạy không tải vì chờ con người, con người chờ nguyên vật liệu hoặc chờ máy Còn ở góc độ tạo giá trị, các hoạt động của doanh nghiệp có thể được chia thành ba nhóm, bao gồm: - Các hoạt động tạo giá trị: là các hoạt động trực tiếp biến đổi nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác để tạo ra đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. - Các hoạt động không tạo giá trị: là các hoạt động không được yêu cầu đển biến đổi nguyên liệu để tạo ra đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Nói một cách khác, bất kỳ hoạt động nào mà khách hàng không sẵn lòng trả tiền thì được coi là không tạo giá trị. Các hoạt động không tạo giá trị được đều được coi là lãng phí và là đối tượng cần được giảm thiểu và loại bỏ. - Các hoạt động không tạo giá trị nhưng cần thiết: là các hoạt động không tạp giá trị dưới góc nhìn của khách hàng nhưng cần thiết để tạo sản phẩm, trừ khi quá trình sản xuất kinh doanh có sự thay đổi cơ bản. Những lãng phí thuộc nhóm này thường khó có thể loại bỏ trong ngắn hạn, nhưng có thể được loại bỏ trong một kế hoạch dài hạn. Nguyên lý 2: Các quá trình tiêu chuẩn Việc triển khai Lean Manufacturing yêu cầu thiết lập và áp dụng các hướng dẫn sản xuất có độ chi tiết cao. Các hướng dẫn này, thường được gọi là Công việc tiêu chuẩn, có các nội dung chính bao gồm nội dung, trình tự, thời gian (định mức) thực hiện công việc và các đầu ra từ hoạt động của công nhân/nhân viên. Công việc tiêu chuẩn giúp giảm thiểu sự biến động trong cách thức công việc được thực hiện, và vì vậy giảm thiểu sự biến động trong kết quả đạt được. Nguyên lý 3: Dòng chảy liên tục Một nguyên lý cơ bản của Lean Manufacturing là triển khai một dòng chảy liên tục của công việc, loại bỏ các điểm “thắt cổ chai”, sự gián đoạn, sự quay lại hoặc chờ đợi xảy ra trong thực hiện các công đoạn. Điều này đạt được trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa các công đoạn thủ công và thao tác của thiết bị nhằm đảm bảo, ở điều kiện lý tưởng, các bán thành phẩm luôn luôn được thao tác ở hình thức nào đó mà không bTrườngị dừng, chờ. Với điều Đại kiện sản họcxuất theo dKinhòng chảy li êntế tục, Huếvề mặt lý thuyết, SVTH: Đặng Văn Tú 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương thời gian gian sản xuất có thể rút ngắn xuống chỉ còn tương đương 10% thời gian sản xuất ban đầu và các lãng phí chờ đợi của người, thiết bị và bán thành phẩm sẽ được loại bỏ. Nguyên lý 4: Cơ chế kéo trong sản xuất Cơ chế kéo trong sản xuất, còn được gọi với tên khác là Sản xuất kịp thời (JIT), hướng đến mục đích chỉ sản xuất những sản phẩm được yêu cầu và khi được yêu cầu. Mỗi công đoạn sản xuất đều được “kéo” bởi công đoạn sau, và vì vậy chỉ sản xuất khi được yêu cầu bởi công đoạn sau. Cơ chế kéo trong sản xuất có vai trò quyết định trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất, và nhờ đó giảm một cách đáng kể sai lỗi và lãng phí. Nguyên lý 5: Chất lượng trong quá trình Lean Manufacturing theo đuổi nguyên tắc phát hiện và loại bỏ các sai lỗi ngay tại nguồn/điểm phát sinh và việc kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi công nhân thao tác như là một phần của quá trình sản xuất. Nguyên lý 6: Cải tiến liên tục Nỗ lực cho sự hoàn hảo là một phần trong yêu cầu của Lean Manufacturing. Cùng với quá trình triển khai các công cụ và phương pháp, lãng phí ở các khía cạnh và lớp khác nhau lần lượt được phát hiện và loại bỏ. Điều này được đảm bảo thông qua một cơ chế cải tiến liên tục với sự tham gia chủ động và đầy đủ của những người trực tiếp thực hiện công việc. 1.1.5.2. Loại bỏ lãng phí tồn kho Theo Lean, lưu trữ hiện trạng như một triệu chứng của một căn bệnh nhà máy. Do vậy, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm sự lãng phí là nhìn vào các điểm cầm giữ sản phẩm, những nơi mà tồn kho có khuynh hướng tăng lên từng ngày. Giải quyết lãng phí tồn kho cũng như là việc xử lý một tản băng trôi, những vấn đề nỗi (dễ thấy) rất ít, khi chúng ta xử lý nó các vấn đề khác lại hiện ra để tiếp tục khắc phục nó. Nguyên nhân của việc tồn kho là do: - Nhà quản lý không cho rằng đây là lãng phí và chấp nhận sự tồn kho như là điều bìnhTrường thường hoặc như là Đại “điều không học muốn nhKinhưng đành ph tếải chấp Huế nhận“ SVTH: Đặng Văn Tú 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Bố trí thiết bị không hợp lý. - Thời gian chuyển đổi thiết bị kéo dài. - Chờ đợi sản xuất hay do sản xuất hàng loạt, gộp lô hàng lớn quá mức. - Làm nghẽn dòng chảy sản phẩm, thắt cổ chai, mất cân bằng. - Sản xuất trước khi có yêu cầu của bộ phận sau (dù trước thời gian ngắn hay dài). - Phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu, ngũ kim bị khuyết tật đành phải chờ. - Công đoạn sản xuất trước quá nhanh so với công đoạn sau. - Sản xuất theo hệ thống đẩy. Tồn kho chỉ che đậy vấn đề, nó không có bao giờ giải quyết khó khăn của vấn đề. Chỉ khi nào mọi người hiểu điều này thì mới có sự cam kết để phân tích nguyên nhân “tồn kho” và loại bỏ chúng. 1.1.5.3. Mô tả lãng phí tồn trữ Bảng “Danh sách đánh giá lãng phí tồn kho” được xây dựng dựa trên các phân tích cơ sở lý thuyết về Lean Manufacturing cùng với series chương trình tư vấn – WASTE (Loại bỏ lãng phí) tại webside hanhgia.com của Công Ty Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia. Đặc biệt tại hai chương 5 và 6 đã mô tả rõ ràng về sự lãng phí tồn kho. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Bảng 1.2 Danh sách đánh giá lãng phí tồn kho DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ LÃNG PHÍ TỒN KHO Mô tả lãng phí tồn trữ Không Có Điểm Nguyên nhân và kế hoạch cải tiến Có nhiều sản phẩm lưu trữ trên kệ và dưới sàn nhà máy Không gian để chứa hàng tồn kho rất nhiều Lưu giữ số lượng lớn làm nghẽn lối Sự tích lũy lưu trữ tồn kho trong từng hoạt động riêng lẻ Sự tích lũy lưu trữ tồn kho số lượng lớn giữa các công nhân Sự tích lũy tồn kho số lượng lớn giữa các quá trình rời rạc Bằng quan sát trực quan không thể xác định số lượng lưu trữ tồn kho trong quá trình Vận tải quá mức làm tăng nguy cơ thiệt hại. Sự chờ đợi của nhân viên khi chuyển giao hàng hóa. Nhân viên mất nhiều thời gian cho việc tìm hàng Nhân viên kiểm soát thực hiện các thao tác trùng lặp Có sự hỏng hóc do lưu trữ tồn kho (bóc xếp, điều kiện môi trường) Độ lớn của sự lãng phí được ghi vào cột “Điểm” Điểm 0 – Không tìm thấy lãng phí Điểm 1 – Có rất ít lãng phí Điểm 2 – Có vài lãng phí Điểm 3 – Rất nhiều lãng phí Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam 1.2.1.1. Tổng quan ngành dệt may Biểu đồ 1.1: Giá trị xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2018 (Nguồn: Euromonitor Passport Data 2017) Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. Dệt may là một trong những ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2017 đạt 35,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2017 đạt 198,22 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 17,8 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 5/2017 và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2017 đạt 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 18,09 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2017 đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng: Năm 2018 là năm thành công lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018 ước đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với 2017. Nhìn lại một số năm gần đây, thì tốc độ tăng KNXK năm 2018 đã đạt mức cao nhất (năm 2015 tăng hơn 12%, năm 2016 tăng hơn 4%, năm 2017 tăng hơn 10%). Trong đó hàng KNXK hàng may mặc đạt hơn 28 tỷ USD, tăng hơn 14%, xuất khẩu vải đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng hơn 25%, đặc biệt là XK vải không dệt đạt 528 triệu USD (tăng hơn 15%) và XK nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ (tăng hơn 14%). Mặc dù năm 2018 là một năm biến động đối với dệt may toàn cầu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng Trước bối cảnh này, tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước sẽ giống như những năm "hoàng kim" như 2007-2008, mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007. Tín hiệu tình hình đơn hàng cho năm 2019 có khả quan, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và thậm chí cả năm 2019, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cùng ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên), cũng như thời điểm thực thi các Hiệp định Thương mại thế hệ mới sắp đến là những yếu tố tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam năm 2019. Năm 2019, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8 %, thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 1.2.1.2. Các thị trường xuất khẩu dệt may chính Biểu đồ 1.2: Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam (Nguồn: VISecurities 2018) 4 thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75% giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%. Tại thời điểm hiện này, nhờ sự tăng trưởng trở lại của kinh tế Mỹ mà tình hình nhập khẩu hàng may mặc khởi sắc. Trong các nước xuất khẩu lớn nhất tới Mỹ trong 2018, nhập khẩu của Mỹ từ Campuchia, Mexico tăng nhanh và mạnh mẽ nhất. Theo sau là Việt Nam và Ấn Độ. Việc Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc là cơ hội cho các nước cạnh tranh bên cạnh Trung Quốc như Việt Nam, Mexico, Campuchia, Bangladesh. Đây là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nhưng có một vấn đề khác là Trung Quốc có thể đẩy mạnh việc luân chuyển sản xuất sang các nước láng giềng nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công, thương mại và đi đường vòng vào Mỹ. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với làn sóngTrường đầu tư đến từ các doa Đạinh nghi ệphọc Hongkong, Kinh Trung Quốc tế và ĐàiHuế Loan. SVTH: Đặng Văn Tú 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Biểu đồ 1.3: Biểu đồ cạnh tranh xuất khẩu dệt may sang Mỹ giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Mỹ với tỷ lệ khoảng 36.6%, nhưng giá trị đang giảm gần 10% từ đỉnh cao 44.6 tỷ USD 2015. Trong khi đó Dệt May Việt Nam xếp thứ hai với khoảng 11.5% và đang có cơ hội tăng cao hơn từ mức 11.2 tỷ USD lên gần 13 tỷ năm 2017. 1.2.1.3. Các hiệp định và mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam  Các hiệp định CPTPP, EVFTA Sau khi Mỹ rút lui khỏi TPP, hiệp định CPTPP gồm 11 thành viên Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam sẽ được ký kết và thực thi vào năm sau. Các lĩnh vực mà Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất chính là dệt may và da giầy. Các thị trường dệt may lớn nằm ở các quốc gia như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, do các nước này nhập khẩu nhiều sản phẩm dệt may mà chủ yếu đến từ Trung Quốc. Cơ hội này sẽ đến với Việt Nam khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Đặc biệt là 3 thị trường lớn Canada, Mexico Trườngvà Australia - 3 thành Đại viên CPTPP học mà ViKinhệt Nam ch ưatế có thHuếỏa thuận thương SVTH: Đặng Văn Tú 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương mại tự do (FTA). Giá trị của 3 thị trường này khoảng 10-13 tỷ USD, và thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu là 300 triệu đến 500 triệu USD. Các hiệp định này cũng mở ra cơ hội đầu tư của các nước vào VN ở các mảng mà trong nước đang thiếu hụt như phụ liệu, dệt, nhuộm, sợi. Gần đây các nhà đầu tư từ Hàn Quốc tham gia vào ngành dệt nhiều nhất nhờ hiệp định FTA. Các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông cũng đang quan tâm đầu tư sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam. Nhiều dự án dệt may của các nhà đầu tư nước ngoài được khởi công tại các địa phương như: Nhà máy kéo sợi len lông cừu Đà Lạt quy mô khoảng 20,000 m2 liên doanh giữa tập đoàn Südwolle Group - CHLB Đức và Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương; Nhà máy nhuộm tại KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) của Mỹ Nhờ việc thông qua các hiệp định CPTPP sẽ tạo sự sôi động và thay đổi đáng kể một số ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam như da giầy và đặc biệt là may mặc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang theo xu hướng bảo hộ và nước Mỹ theo đuổi mục tiêu cân bằng thương mại sẽ làm cho các nước sẽ phải cân đối lại các nguồn lực và đẩy mạnh thế mạnh của mình tạo sức cạnh tranh quốc gia. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay dù đang nổi lên là một tên tuổi mới nhưng vẫn chưa đuổi kịp xu thế công nghệ hóa toàn cầu và sự lệ thuộc còn khá lớn vào nguồn nguyên liệu. Những rào cản này cần một tầm nhìn chiến lược mang tính vĩ mô để có thể thay đổi được bộ mặt của ngành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Bảng 1.2: Mục tiêu ngành Dệt may đến 2030 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm 2015 2020 2030 1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so với cả nước % 15-16 13-14 10-12 2. Sử dụng lao động 1000 người 2,5 3.3 4.4 3. Sản phẩm chủ yếu Bông xơ 1000 tấn 8 15 30 Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn 400 700 1,5 Sợi (kéo từ sơ cắt ngăn) 1000 tấn 900 1,3 2,2 Vải các loại Triệu m2 1,5 1,3 2,2 Sản phẩm may Triệu sản phẩm 4 6 9 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70 (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Với những cơ hội mới hiện nay, Việt Nam có đầy triển vọng để đạt được mục tiêu sắp tới. Hướng đến quy hoạch năm 2030 đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng xuất khẩu và thị trường nội địa. Theo đó, mục tiêu 2020 hướng đến may xuất khẩu với mục tiêu kim nghạch xuất khẩu đạt 36-38 tỷ USD. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Giới thiệu về công ty. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An - Tên giao dịch quốc tế: PHU HOA AN TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên công ty viết tắt: PHUGATEXCO - Trụ sở chính: Lô C-4-4, C-4-5 KCN Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Logo công ty: - Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng - Mã số thuế: 3300547575 - Điện thoại: 02343.395.1111 Fax: (+84) 234 3951.333 - Website: www.phugatex.com.vn - Email: phugatex@phugatex.com.vn - Giấy phép kinh doanh số: 3300547575 do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Đăng ký lần đầu ngày 07/06/2008.Đăng ký thay đổi lần 7 ngày 12/10/2018. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. Trên cơ sở phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nguồn nhân lực địa phương và với năng lực tài chính, khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An được thành lập ban đầu với số vốn điều lệ là 8.000.000.000 đồng với sự góp vốn ban đầu của các thành viên là cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty CP sợi Phú Bài với 960.000.000 đồng (12%), CTCP Dệt May Huế 400.000.000 đồng (5%), Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ góp 800.000.000 đồng (10%), Ông Lê Hồng Long 1.600.000.000 đồng (20%). 53% vốn điều lệ còn lại tương ứng với 4.240.000.000 đồng được bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty và kháchTrường hàng chiến lượ cĐại theo mệ nhhọc giá ban Kinhđầu là 10.000 tế đồ ng/cHuếổ phần nhưng SVTH: Đặng Văn Tú 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương không được gọi là cổ đông sáng lập. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 06 năm 2008. Với dự án khởi công xây dựng với diện tích 23.680 m2 trong đó diện tích nhà điều hành là 603m2, diện tích nhà xưởng 4.950 m2, diện tích nhà ăn 716m2, diện tích kho thành phẩm 720m2. Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An (Phugatex) thành lập năm 2008, là đơn vị thành viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công Thương, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng may mặc doanh thu hàng năm gần 220 tỷ đồng. Với 16 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo Jacket, T- shirt, Polo- shirt, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 06 triệu sản phẩm. Sản phẩm Công ty hiện nay đang được xuất khẩu 99% sang Mỹ. Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công y được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Hanes Brand Inc, Perry Ellis, Wal-Mart, Amazon, Columbia, Oxford, Inditex, Wal Disney, Li&Fung, PVH, VF, Có chứng nhận của tổ chức Wrap và chương trình hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT). Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An Bộ máy quản lý của Công Ty áp dụng theo mô hình kết hợp vừa quản lí trực tuyến vừa quản lý chức năng: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An SVTH: Đặng Văn Tú 29 Trường Đại học Kinh tế Huế
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Nhiệm vụ của các bộ phận:  Hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Công Ty do đại hội cổ đông của Công Ty bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công Ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công Ty như: quyết định phương hướng và chiến lược phát triển, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức, giá chào bán cổ phần và trái phiếu Công Ty. - Trong đó người đứng đầu là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Đây là người đại diện theo pháp luật của Công Ty.  Tổng giám đốc: - Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Đảng ủy, Giám Đốc Công Ty và của pháp luật về mọi hoạt động kết quả kinh doanh ở chi nhánh. - Giám Đốc Công Ty là người điều hành cao nhất, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi công tác thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính hiệu lực và hoạt động kết quả. - Là người có quyền quyết định mọi hoạt động Công Ty theo kế hoạch đã được Đảng ủy, Giám Đốc Công Ty, chịu trách nhiệm trước Đảng Uỷ, Tổng Giám Đốc Công Ty và pháp luật về mọi mặt hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh.  Giám đốc điều hành sản xuất: - Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng kế hoạch, phòng kĩ thuật, xây dựng các kế hoạch, dự án liên quan đến sản xuất, kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị lao động, chuyên môn nghiệp vụ.  Phòng tài chính kế toán: - Tổ chức, quản lý, giam sát, bảo toàn phát triển vốn của Công ty một cách hiệu quả. Thực hiện thu chi tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đúng chế độ, kịp thời. - Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ. - Quản lý, tổ chức sử dụng, bảo quản, phát triển vốn của Công ty. Thanh toán lương, tính lương và chi phí tiền lương toàn công ty, báo cáo quản lý thu chi của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Kiểm kê, thống kê và kiểm soát tài sản Công ty - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.  Phòng hành chính nhân sự: - Lập ra quy chế tổ chức của bộ phận, mô tả đầy đủ, rõ ràng công việc của từng chức danh, trên cơ sở đó điều hành các chức danh thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được phân công. - Soạn thảo, ban hành, sửa đổi các tài liệu của đơn vị (các quy chế ,thủ tục ,tiêu chuẩn, biểu mẫu, ) liên quan hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và tổ chức hướngdẫn cho các thành viên trong đơn vị thực hiện. - Tham mưu cho Giám đốc về các phương án tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, khen thưởng, kỹ luật đối với cán bộ, công nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận. - Hàng năm tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng bậc, tổ chức thi nâng bậc, Hội đồng thi nâng bậc xét nâng bậc lương cho công nhân.  Phòng kinh doanh: - Lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh, Xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu hàng tháng, quý, năm cho Công ty. Các dự án liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. - Giao kế hoạch sản xuất cho các tổ, bộ phận và các đơn vị liên quan trên cơ sở các hợp đồng đã ký với khách hàng. - Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu may, cơ điện phụ tùng may trên cơ sở yêu cầu của các tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng kịp thời và giá cả hợp lý. - Quản lý công tác xuất nhập khẩu, lập phiếu giao nhiệm vụ sản xuất và theo dõi tiến độ sản xuất đối với các đơn hàng đã ký với khách hàng.  Nhà máy may: - Tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của nhà máy may bao gồm: lao động, nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, vật tư, nguyên phụ liệu, cơ kiện phụ tùng để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và an toàn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương  Phòng kỹ thuật: - Tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật, cải tiến sản xuất. - Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, lao động, các trang thiết bị văn phòng có hiệu quả.  Phòng quản lý chất lương: - Xây dựng, duy trì, cải tiến, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng Công ty theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. - Tổ chức kiểm soát nguyên phụ liệu; kiểm sóat chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất tại các nhà máy kiểm tra đánh giá chất lượng các lô sản phẩm do Công ty sản xuất và mua về từ khách hàng. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, lao động đảm bảo chính xác và hiệu quả.  Tổ bảo vệ: - Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập. - Thường trực tại cổng chính 24/24, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi đến công ty. Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lý của công ty, ngăn chặn ngoài vào công ty khi không có yêu cầu công tác, giám sát kiểm tra những người mang tài sản ra khỏi cơ quan.  Tổ cấp dưỡng: - Thực hiện công tác nấu ăn cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Ngoài ra thực hiện nhiều nhiệm vụ khác dưới sự chỉ đạo của phòng hành chính nhân sự.  Tổ phụ liệu: - Kiểm tra giám sát số lượng phụ liệu sau trước và sau khi nhập kho. - Cung cấp phụ liệu cho các chuyền may. - Báo cáo tồn kho cuối tháng.  Tổ nguyên liệu: - TrườngTham gia kiểm tra theo Đại dõi số lưhọcợng nguyên Kinh liệu trong tếkho. Huế SVTH: Đặng Văn Tú 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Xuất nguyên liệu khi có yêu cầu sau đó lập báo cáo tình hình sữ dụng nguyên liệu gửi cho cấp trên. - Theo dõi báo cáo tồn kho cuối tháng.  Tổ cắt: - Triển khai nhiệm vụ cho nhóm sơ đồ, bao gồm: sơ đồ gốc, sơ đồ định mức, sơ đồ phục vụ sản xuất, thời gian giao hàng, mức độ ưu tiên của các mã hàng. - Phân bổ kế hoạch sản xuất theo từng bàn, nhóm cắt, tính toán số lượng vải, rip đưa vào một bàn cắt, số lượng sản phẩm một bàn cắt. - Cập nhật số liệu vải, rip xuất nhập theo từng màu, size hàng ngày. - Tiến hành kiểm kê, lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư nguyên phụ liệu.  Tổ thiêu: - Thêu các Logo của các sản phẩm, những Logo này được quy định rõ trong hợp đồng sau khi kí kết với khách hàng.  Chuyền may: - Cả nhà máy có 16 chuyền may được đánh số từ 1 đến 16 đứng đầu mỗi chuyền may là chuyền trưởng. - Thiết lập và kiểm soát mục tiêu chất lượng và năng suất của chuyền may. - Tổ chức hướng dẫn cho các thành viên trong chuyền thực hiện, quản lý tài liệu ISO được phân phối tại tổ, tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. - Nhận khoán quỹ lương; xây dựng định mức nội bộ chuyền để trả lương cho người lao động theo quy chế công ty.  Tổ hoàn thành: - Tổ chức triển khai và quản lý quá trình hoàn thiện sản phẩm may mặc, từ khâu là ủi, gấp xếp, đóng gói, vận chuyển đến giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định. - Kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm trong lĩnh vực điện lạnh – áp lực nồi hơi - kiểm tra quy tắc vận hành là ủi hơi. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mã hàng,Trường màu, size. Cân đố i hàngĐại hoá nhhọcịp nhàng Kinhcác khâu ủi, tếgấp x ếHuếp đóng kiện đảm SVTH: Đặng Văn Tú 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng.  Tổ bảo trì: - Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử nghiệm khi nhập kho công ty. - Tổ chức theo dõi, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy may kịp thời, độ chính xác cao để phục vụ sản xuất. - Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra giúp các tổ, chuyền may thực hiện kế hoạch, lịch tu sửa thiết bị đầy đủ theo nội dung bảo trì đã được Giám đốc phê duyệt. - Liên hệ các cơ quan giải quyết các thủ tục quy định về kỹ thuật, an toàn thiết bị, tổ chức tập huấn về kỹ thuật an toàn cho công nhân trong Công ty.  Tổ kỹ thuật sản xuất: - Chủ động giải quyết các sự cố liên quan đến kỹ thuật và báo cáo kịp thời lên cấp trên những vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động vận hành tại nhà máy. - Lên phương án xử lý dự phòng các trường hợp có thể xảy ra đảm bảo yêu cầu quản lý vận hành  Tổ kỹ thuật công nghệ: - Sửa chữa hoặc thay thế các trang thiết bị đơn giản. - Đôn đốc và giám sát lịch bảo dưỡng  Tổ QA: - Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm. - Kiểm tra, việc thực hiện quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có tuân thủ đúng quy trình QA như đã kí hợp đồng. - Nhắc nhở những bộ phận của nhà máy may tuân thủ đúng quy trình làm việc đã đưa ra. - Điều chỉnh thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm như hợp đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương  Tổ QC: - Theo dõi sản xuất trên chuyền may, giải quyết sự cố xảy ra trong quá trình theo dõi chất lượng. - Phối hợp với chuyền may và các bộ phận khác theo dõi chất lượng hàng sản xuất. - Kiểm tra, phát hiện lỗi và hướng dẫn chuyền may khắc phục. - Làm việc với khách hàng để thống nhất cách thức thực hiện và phát hiện lỗi. - Đốc thúc công nhân kiểm hàng thành phẩm và hướng dẫn công nhân mới. - Phối hợp với Giám Đốc, Tổ Trưởng và công nhân để hoàn thành tốt công việc. - Tham gia vào các cuộc họp liên quan đến sản xuất. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 2.1.4. Tổng quan cơ cấu tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Bảng 2.1.: Cơ cấu tài sản Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa AN giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: Tỷ đồng) Tỷ Tỷ Tỷ Chênh Chênh Chỉ tiêu 2016 trọng 2017 trọng 2018 trọng lệch lệch 18/17 (%) (%) (%) 17/16 (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 42,41 61,8 68,81 74,1 73,11 73,1 62,2 6,2 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 0,85 1,2 1,34 1,4 9,96 9,9 57,6 643,1 1. Tiền 0,35 0.5 0,34 0,4 4,96 4,9 -2,8 1356,7 2. Các khoản tương đương tiền 0,50 0,7 1 1,0 5 5,0 100 400,0 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,32 1,9 1.38 1,5 0,27 0,27 4,5 -80,4 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 16,18 23,6 37,04 39,9 33,60 33,6 128,9 -9,3 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 16 23,3 36,93 39,8 30,92 30,9 130,8 -16,3 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 0,17 0,27 0,083 0,08 1,68 1,7 -51,2 1924,1 3. Phải thu ngắn hạn khác 0,01 0,03 0,026 0,02 0,99 0,99 160 3707,7 IV. Hàng tồn kho 23,31 33,9 28,16 30,3 26,05 26,1 20,8 -7,5 V. Tài sản ngắn hạn khác 0,75 1,14 0,88 0,96 3,24 3,25 18,6 265,5 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0,52 0,8 0,21 0,23 0,93 0,93 -59,1 339,5 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0,19 0,28 0,63 0,68 2,31 2,32 235,0 266,7 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0,04 0,06 0,04 0,05 0,00016 0,0002 0,0 -99,6 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 26,22 38,2 24,06 25,9 26,87 26,9 -8,3 11,7 I. Tài sản cố định 24,07 35,06 21,45 23,09 22,94 22,9 -10,9 7,0 II. Tài sản dở dang dài hạn 1,83 2,67 2,41 2,59 3,85 3,9 31,6 59,6 III. Tài sản dài hạn khác 0,32 0,47 0,20 0,22 0,08 0,09 -37,1 -57,4 TỔNG TÀI SẢN 68,63 100 92,87 100 99,98 100 35,3 7,7 (Nguồn: Phòng kế toán) SVTH: Đặng Văn Tú 36 Trường Đại học Kinh tế Huế
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2016 – 2018 và chú ý đến 3 chỉ tiêu chính tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tổng tài sản có thể đưa ra những nhận xét như sau: Năm 2016, Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An có tổng tài sản là 68,63 tỷ đồng, trong đó lần lượt tổng tài sản ngắn hạn chiếm 42,41 tỷ đồng và tài sản dài hạn chiếm 26,22 tỷ đồng, tương đương với 61,8% và 38,2 % tổng tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An. Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu: Tiền và các khoản tương đường tiền là 0,85 tỷ đồng , chiếm 1,2% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền có 0,35 tỷ đồng, chiếm 0,5%; Các khoản tương đương tiền là 0,5 tỷ đồng, chiếm 0,7%. Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 1,32 tỷ đồng tương đương với 1,9% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng và Trả trước cho người bán ngắn hạn, Phải thu ngắn hạn có tổng là 16,18 tỷ đồng, chiếm 23,6% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 23,3%; Trả trước cho người bán ngắn hạn gồm 0,27%; Phải thu ngắn hạn khác chiếm 0,03%. Hàng tồn kho chiếm 33,9% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tương đương 23,31 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn khác gồm có 0,75 tỷ đồng, chiếm 1,14% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Trong đó, Chi phí trả trước ngắn hạn gồm có 0,52 tỷ đồng, chiếm 0,8%; Thuế GTGT được khấu trừ gồm có 0,19 tỷ đồng, chiếm 0,28%; Thuế và các khoản phải thu Nhà nước gồm có 0,04 tỷ đồng, chiếm 0,06%. Tài sản dài hạn là 26,22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,2% tổng tài sản của công ty. Bao gồm: Tài sản cố định chiếm 35,06% tương đương với 24,07 tỷ đồng Tài s n d dang dài h n chi ng. Trườngả ở Đạiạ ếm học2,67% tương Kinh đương 1,83 tế tỷ đồHuế SVTH: Đặng Văn Tú 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Tài sản dài hạn khác chiếm 0,47% tương đương 0,32 tỷ đồng. Vào năm 2017, Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An có tổng tài sản là 92,87 tỷ đồng, trong đó lần lượt tổng tài sản ngắn hạn chiếm 74,1 tỷ đồng và tài sản dài hạn chiếm 24,06 tỷ đồng, tương đương với 74,1% và 25,9% tổng tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An. Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu: Tiền và các khoản tương đường tiền là 1,34 tỷ đồng , chiếm 1,4% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 57,6% so với năm 2016). Trong đó, tiền có 0,34 tỷ đồng, chiếm 0,4% (giảm 2,8% so với năm 2016); Các khoản tương đương tiền là 1 tỷ đồng, chiếm 1% (tăng 100% so với năm 2016). Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 1,38 tỷ đồng tương đương với 1,5% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 4,5% so với năm 2016). Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng và Trả trước cho người bán ngắn hạn, Phải thu ngắn hạn có tổng là 37,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất với 39,9% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 128,9% so với năm 2016). Trong đó, Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm 39,8% (tăng 130,8% so với năm 2016); Trả trước cho người bán ngắn hạn chiếm 0,08% (giảm 51,3% so với năm 2016); Phải thu ngắn hạn khác chiếm 0,02% (tăng 69,2% so với năm 2016). Hàng tồn kho chiếm 30,3% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tương đương 28,16 tỷ đồng (tăng 20,8% so với năm 2016). Tài sản ngắn hạn khác gồm có 0,88 tỷ đồng, chiếm 0,96% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 18,6% so với năm 2016). Trong đó, Chi phí trả trước ngắn hạn gồm có 0,21 tỷ đồng, chiếm 0,23% (giảm 59,1% so với năm 2016); Thuế GTGT được khấu trừ gồm có 0,63 tỷ đồng, chiếm 0,68% (tăng 235,0% so với năm 2016); Thuế và các khoản phải thu Nhà nước gồm có 0,04 tỷ đồng, chiếm 0,05% (không đổi so với năm 2016). Tài sản dài hạn là 24,06 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,9% tổng tài sản của công ty (gi ảm 8,3%Trường so với năm 2016). Đại Bao gồm: học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Tài sản cố định chiếm 23,09% tương đương với 21,45 tỷ đồng (giảm 10,9% so với năm 2016). Tài sản dở dang dài hạn chiếm 2,59% tương đương 2,41 tỷ đồng (tăng 31,6% so với năm 2016). Tài sản dài hạn khác chiếm 0,22% tương đương 0,20 tỷ đồng (giảm 37,1% so với năm 2016). Đến năm 2018, Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An có tổng tài sản là 99,98 tỷ đồng (tăng 7.7% so với năm 2017). Trong đó lần lượt tổng tài sản ngắn hạn chiếm 73,1 tỷ đồng và tài sản dài hạn chiếm 24,06 tỷ đồng, tương đương với 73,1% và 26,9% tổng tài sản của Công Ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An. Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu: Tiền và các khoản tương đường tiền là 9,9 tỷ đồng, chiếm 9,9% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 643,1% so với năm 2017). Trong đó, tiền có 4,9 tỷ đồng, chiếm 4,9% (tăng 1356,7% so với năm 2017); Các khoản tương đương tiền là 5 tỷ đồng, chiếm 5,0%. (tăng 400,0% so với năm 2017). Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 0,27 tỷ đồng tương đương với 0,27% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (giảm 80,4% so với năm 2017) Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng và Trả trước cho người bán ngắn hạn, Phải thu ngắn hạn có tổng là 33,60 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất với 33,6% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (giảm 9,3% so với năm 2017). Trong đó, Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm 30,9% (tăng 16,3% so với năm 2017); Trả trước cho người bán ngắn hạn chiếm 1,7% (tăng 1919,4% so với năm 2017); Phải thu ngắn hạn khác chiếm 0,99% (tăng 3645,5% so với năm 2017). Hàng tồn kho chiếm 26.1% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tương đương 26,05 tỷ đồng (tăng 7,5% so với năm 2016). Tài sản ngắn hạn khác gồm có 3,24 tỷ đồng, chiếm 3,25% tỷ trọng của tài sản ngắn hạn (tăng 265,5% so với năm 2017). Trong đó, Chi phí trả trước ngắn hạn gồm có 0,93 Trường tỷ đồng, chiếm 0,93% Đại (giảm học 339,5% so Kinh với năm 2017); tế ThuHuếế GTGT được SVTH: Đặng Văn Tú 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương khấu trừ gồm có 2,31 tỷ đồng, chiếm 2,32% (tăng 265,7% so với năm 2017); Thuế và các khoản phải thu Nhà nước gồm có 164.023 VNĐ, chiếm 0,0002% (giảm 99,6% so với năm 2017). Tài sản dài hạn là 26,87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,9% tổng tài sản của công ty (giảm 11,7% so với năm 2017). Bao gồm: Tài sản cố định chiếm 22,9% tương đương với 22,94 tỷ đồng (tăng 7,0% so với năm 2017). Tài sản dở dang dài hạn chiếm 3,9% tương đương 3,85 tỷ đồng (tăng 59,6% so với năm 2017). Tài sản dài hạn khác chiếm 0,09% tương đương 80 triệu đồng (giảm 57,4% so với năm 2017). Từ bảng số liệu, tôi nhận thấy tổng tài sản của CTCP Dệt May Phú Hòa An ngày càng tăng thể hiện rõ công ty đang ngày càng phát triển, có những chính sách, chiến lược đúng đắn. 2.1.5. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn năm 2016 – 2018 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016 – 2018 (ĐVT: người) 2016 2017 2018 Chỉ Tiêu Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (%) (%) (%) 1. Giới Tính Nam 166 19,76 195 22,83 198 22,92 Nữ 674 80,24 659 77,17 666 77,08 2. Trình độ học vấn Đại học và trên đại học 25 2,98 28 3,28 31 3,59 Cao đẳng 10 1,19 11 1,29 14 1,62 Trung cấp 30 3,57 35 4,1 38 4,4 Lao động phổ thông 775 92,26 780 91,33 781 90,39 3. Tính chất lao động Gián tiếp 70 8,33 75 8,78 78 9,03 Trực tiếp 770 91,67 779 91,22 786 90,97 Tổng 840 100 854 100 864 100 Trường Đại học Kinh(Ngu tếồn: BộHuế phận nhân sự) SVTH: Đặng Văn Tú 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Cơ cấu lao động theo giới tính (ĐVT: Lao động) Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính của Công Ty Cổ Phần dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 Nhận xét: Nhìn chung tổng số lượng lao động từ năm 2016 – 2018 tăng trung bình 1,015% qua từng năm. Phân tích cho thấy trong giai đoạn từ năm 2016 – 2017 số lao động tăng lên là 14 lao động trong đó chủ yếu là lao động nam tăng lên 29 người còn lao động nữ giảm đi 15 người. Trong khi đó giai đoạn từ năm (2017 – 2018) cũng tăng nhưng không đáng kể cụ thể tăng lên thêm 10 lao động (lao động nam tăng lên 3 người và lao động nữ tăng lên là 7 người) Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng số lượng công nhân nam nữ chênh lệch nhau khá lớn (cụ thể nếu xét ở năm 2018 thì số lao động nam chiếm 22,92% còn lao động nữ chiếm 77,08%). Lao động nữ luôn chiếm đại đa số thường trên 75% số lượng lao động của dệt may Phú Hòa An, điều này có thể giải thích là do đặt thù của ngành dệt may phù hợp với lao động nữa hơn. Ở đây, công nhân nam chủ yếu tham gia vào tổ cắt, kho nguyên phụ liệu liệu, tổ cơ điện, tổ hoàn thành, hầu hết những khâu này công việc có tínhTrường chất nặng hơn doĐại đó phù hhọcợp với những Kinh lao động tếnam. CHuếòn phần lớn lao SVTH: Đặng Văn Tú 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương động nữ tham gia sản xuất ở khâu may. Những hoạt động này đòi hỏi sự khéo léo và chính xác cao nên vì vậy rất phù hợp tính cách và yếu tố của những lao động nữ. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (ĐVT: Lao động) Cơ cấu lao động theo trình độ 900 775 780 781 800 700 600 500 400 300 200 100 38 25 10 30 28 11 35 31 14 0 2016 2017 2018 Đại học Cao đẳng Trung cấp LĐPT Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An theo trình độ học vấn giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Cơ cấu lao động theo tính chất công việc (ĐVT: Lao động) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An theo tính chất công việc giai đoạn 2016-2018 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 2.2 và biểu đồ 2.3 ta có thể thấy được lực lượng lao động có trình độ học vấn phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động của công ty thường chiếm trên 90%. Mặc dù đang số lượng lao động có trình độ học vấn phổ thông đáng có xu hướng gia tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lại đang có xu hướng giảm. Như năm 2016 lao động có trình độ học vấn phổ thông chiếm 92,26% nhưng sang năm 2018 thì chỉ còn 90,39% tức là đã giảm gần 2%. Trong khi đó, từ 2016 - 2018 lao động có trình độ học vấn cao đằng và đại học đã tăng thêm 15 người và hiện nay đang chiếm 5,21% tổng số lao động của công ty. Điều này cho thấy đang có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và sự thanh lọc của công ty với các nhân viên có năng suất thấp. Bên cạnh đó, việc lao động có trình độ học vấn phổ thông chiếm số lượng lớn tại công ty vì: - Lao động của CTCP Dệt May Phú Hòa An luôn có trên 90% là lao động trực tiếp. Trong đó thường là công nhân, đây là nhóm lao động chính tham gia vào quá trình hoạtTrường động sản xuất của côngĐại ty. học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Lao động gián tiếp của CTCP Phú Hòa An là những lao động không tham gia trực tiếp quá các quá trình hay công đoạn sản xuất và chiêm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu lao động của công ty nhưng đó người nắm được nhiều thông tin và ra quyết định chính trong mọi vấn kinh doanh. Vì vậy, những lao động này được tuyển mộ với những tiêu chí và yêu cầu cao như cần phải có kiến thức về kinh tế, dệt may, có kỹ năng xử lý công việc, kinh nghiệm thực tiễn . Vì vậy công ty đã và đang hướng đến những lao động có trình độ cao như đại học và trên đại học nhằm mục đích chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và có thể xử lý các công việc mang tính chiến lượt và dài hạn hơn. 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: Tỷ đồng) Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: Tỷ đồng) So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+/-) % (+/-) % Doanh thu bán hàng 134,85 151,88 216,75 17,03 12,63 64,87 42,71 và CCDV Giá vốn hàng bán 127,7 134,15 182,47 6,45 5,05 48,32 36,02 Lợi nhuận gộp bán 7,15 17,73 34,28 10,58 147,97 16,55 93,34 hàng và CCDV Lợi nhuận thuần từ -9.69 4,4 14,54 - - 10,14 230,45 hoạt động KD Lợi nhuận khác -0,37 -0,53 -2,02 - - - - Tổng lợi nhuận kế -10,06 3,87 12,51 - - 8,64 223,26 toán trước thuế Chi phí thuế TNDN - - 0,49 - - - - hiện hành Lợi nhuận sau thuế -10,06 3,87 12,02 - - 8,15 210,59 thu nhập DN (Nguồn: Phòng Kinh Doanh) Khi phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh thu của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An có thể nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây mặc dù có tăng trưởng nhưng nhìn chung là không được thuận lợi. Để minh chứng cho điều đó ta có thể xem xét 2 chỉ số quan trọng đó là doanh thu và lợi nhuận sau thuế TNDN. Theo đó 2018 là năm có chỉ số về doanh thu đạt mức cao nhất là 216,75 tỷ đồng, tiêp theo là năm 2017 vơi doanh thu là 151,88 tỷ đồng, còn năm có doanh thu thấp nhấtTrường là năm 2016 với 134,85 Đại tỷ đồng. học Có thể Kinhthấy doanh thtếu của Huếcông ty vẫn đang SVTH: Đặng Văn Tú 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương tăng trưởng ổn định qua từng năm với mức tăng trung bình là 27,67%/năm. Phân tích sâu hơn thì doanh thu ở năm 2018 tăng 42,71% so với năm 2017 tức là tăng 64,87 tỷ đồng, đây là con số tăng tưởng rất cao đối với một công ty dệt may như Phú Hòa An. Nếu so sánh mức độ tăng trưởng của doanh thu năm 2018/2018 và năm 2017/2016 có thể nhận thấy sự chênh lệch rất lớn lên đến gấp 3,81 lần. Việc tăng trưởng mạnh này cho thấy được rằng năm 2018 là năm công ty có nhiều chuyển biến tích cực nhất trong việc kinh doanh cũng như việc thiết lập cách chiến lượt mới. Bên cạnh doanh thu, điều quan trọng đối với một công ty là lợi nhuận sau thuế TNDN. Đối nghịch với sự tăng trưởng ổn định của tổng doanh thu qua các năm thì lợi nhuận sau thuế TNDN của dệt may Phú Hòa An lại có sự biến động liên tục. Cụ thể năm 2016 dệt may Phú Hòa An có mức lợi nhuận sau thuế TNDN thấp nhất là -10,06 tỷ đồng, đồng nghĩa việc 2016 công ty phải chịu một khoản lỗ rất lớn. Như vậy có thể thấy, năm 2016 Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An ngoài việc có chỉ số tổng doanh thu thấp nhất thì lợi luận sau thuế TNDN ở mức âm nên đây là điều cần phải xem xét. Đến năm 2017 và 2018 thì tình hình kinh doanh của công ty đã khởi sắc hơn khi dệt may Phú Hòa An đạt mức lợi nhuận sau thuế TNDN lần lượt là 3,87 tỷ đồng và 12,02 tỷ đồng, nhưng xét trong mặt bằng chung thì đây vẫn là mức lợi nhuận thấp. So sánh năm 2018 và 2017, thì mức lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2018 đã tăng hơn 200%. Đấy là tín hiệu tích cực đối với Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An vì chỉ trong vòng 2 năm từ một công ty có mức lợi nhuận sau thuế TNDN ở mức âm thì năm 2018 dệt may Phú Hòa An đã có lợi nhuận vượt trên 10 tỷ đồng. Nếu cứ giữ vững mức tăng trưởng này thì cho đến năm 2020 lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty được dự đoán sẽ đạt xấp xỉ 30 tỷ đồng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương 2.1.7. Giới thiệu về bộ phận kho CTCP Dệt May Phú Hòa An: PTK. Thái Thị Thùy Trang P.PTK Bộ phận thống kê Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Đơn Hàng NPL may Nguyên Liệu Hoàn thành Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức kho (Nguồn: Phòng Thống Kê Kho) Đối với Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An thì kho là nơi lưu giữ, bảo quản những nguyên liệu, nguyên phụ liệu, thành phẩm phục vụ cho sản xuất và xuất hàng. Bộ phận kho gồm Phụ trách kho và bộ phận thống kê với những nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau nhưng đều có góp quan trọng đối với bộ phận kho. Phụ trách kho có nhiệm vụ: - Trực tiếp điều hành nhân sự thuộc bộ phận kho, theo dõi kiểm tra hiện trạng kho, lập kế hoạch và đưa ra các đề xuất sắp xếp hệ thống kho đảm bảo tiến độ xuất nhập hàng. - Giám sát các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập của nguyên liệu, thành phẩm. - Quản lý và kiểm soát tình trạng vật tư tại kho. - Giám sát các công tác kiểm kê vật tư, nguyên phụ liệu, thành phẩm theo định kỳ hoặc Trườngđột xuất. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Tổ chức hội ý để rút kinh nghiệm công tác tuần trước và kế hoạch triển khai công việc tuần đến (nếu cần thiết). - Kiếm tra kiểm soát kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu và lịch final hàng tuần. - Chịu trách nhiệm đốc thúc và xem xét việc soạn thảo báo cáo công tác sản xuất (để tổng hợp thành báo cáo hằng tháng, 6 tháng, năm của phòng gửi Lãnh đạo Công ty). Bộ phận thống kê có những nhiệm vụ chính như: - Trực tiếp thực hiện công tác thống kê số liệu xuất nhập tồn kho định kỳ. Xử lý số liệu trong hệ thống, làm báo cáo xác nhận. - Thống kê số liệu thoát chuyền, số liệu nhập hoàn thành hàng ngày. - Thống kê số hàng lỗi & xử lý hàng lỗi hàng ngày. - Phối hợp cùng với tổ trưởng, quản đốc thiết kế sơ đồ Kho. Nhóm đơn hàng: - Trực tiếp thực hiện các công việc nghiên cứu tài liệu đơn hàng, cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu và trong nước đáp ứng yêu cầu sản xuất, theo dõi tình hình sản xuất đơn hàng được phân công. - Thực hiện các công việc liên quan đến định mức nguyên phụ liệu và những yêu cầu đặc biệt của đơn hàng. - Chuyển thông tin đơn hàng đến các bộ phận liên quan: bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất, tổ nguyên phụ liệu. Theo dõi mẫu thêu, in, wash gửi khách hàng đối với những đơn hàng có yêu cầu. - Cân đối nguyên phụ liệu, thường xuyên cập nhật và nắm tình hình NPL để kịp thời thông báo cho các đơn vị. Nhóm nguyên phụ liệu: - Quản lý VT-NPL, kiểm tra chất lượng và giao VT-NPL phục vụ sản xuất đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của phòng. - Kiểm tra công tác giao nhận và theo dõi tiến độ cung ứng VT-NPL. - Tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời vào biểu mẫu của hệ thống. - TrườngKiểm tra các nhóm vàĐại tổng hợ phọc công tác kiKinhểm tra chấ t tếlượng HuếVT-NPL gửi báo SVTH: Đặng Văn Tú 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương kịp thời – chính xác cho Trưởng phòng KH-KD, phòng kỹ thuật & các đơn vị liên quan. - Kiểm tra việc tổ chức sắp xếp VT-NPL trong kho khoa học. - Kiểm tra nhân viên thuộc tổ tuân thủ qui trình sản xuất, qui trình vận hành máy móc thiết bị, chấp hành nội qui kỹ luật, an toàn vệ sinh lao động. Nhóm nguyên liệu: - Quản lý nguyên liệu, kiểm tra chất lượng và giao nguyên liệu phục vụ sản xuất đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của phòng. - Giao nhận và theo dõi tiến độ cung ứng nguyên liệu. - Cập nhật số liệu đầy đủ, kịp thời vào biểu mẫu của hệ thống. - Triển khai kiểm tra chất lượng nguyên liệu báo cáo cho Tổ trưởng, Trưởng. - Căn cứ vào kế hoạch tuần của công ty, thực hiện cân đối và xuất nguyên liệu cho các đơn vị. - Tổ chức sắp xếp vật tư, nguyên phụ liệu trong kho khoa học: DỄ TÌM- DỄ THẤY –DỄ LẤY – DỄ KIỂM TRA. - Lập phiếu Xuất-Nhập kho nguyên liệu trình Lãnh đạo ký. - Báo cáo về việc sử dụng nguyên liệu theo quy định: Nhập – Xuất – tồn hàng tháng. Nhóm hoàn thành: - Bao gồm việc lập các chứng từ như phiếu xuất- kiểm kho, thiết kế các biên bản giao nhận hàng hóa kết hợp với các bộ phận khác trong kho để thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa. - Giao nhận và ký gửi các thủ tục liên quan và đưa cho nhóm vận chuyển đầy đủ các chứng từ cần thiết. 2.2. Phân tích kiểm soát tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An 2.2.1. Khách hàng của công ty CTCP Dệt May Phú Hòa An từ lúc thành lập đến nay đã luôn cố gắng đi tìm kiếm đầu ra sản phẩm cho mình là các thị trường ở các nước trên thế giới. Đến nay công ty đã đó có quan hệ kinh doanh với hơn 40 nước trong thế giới. Khách hàng tiêu thụ sản phẩmTrường của công ty đư ợcĐại chia th ànhhọc hai ph ầnKinh như sau: tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương - Khách hàng cá nhân: Họ thường đặt mua với số lượng hàng hóa ít nhưng với mật độ thường xuyên thông qua các đại lý của công ty. - Nhà buôn: thường mua với một số lượng lớn nhưng không thường xuyên. Ngoài ra có một số hãng, nhà may nổi tiếng cũng là khách hàng thường xuyên của công ty như OTTO (Đức), SULCESS (Mỹ), OLGOOD (Hồng kông). Tuy nhiên, đối với những sản phẩm này dệt may Phú Hòa An chỉ là đơn vị gia công và thành phẩm chỉ được mang nhãn hiệu của các đối tác. Vì thế mặc dù sản phẩm từ dệt may Phú Hòa An có chất lượng rất tốt nhưng lại ít được người tiêu dùng nước ngoài biết đến. Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An TT Mặt hàng Thị trường xuất khẩu 1 Jacket Nhật, Hàn Quốc, Brazil 2 Sơ mi nam, nữ Nhật, Hàn Quốc, Brazil 3 Bộ Pijama Đài Loan, Trung Quốc 4 Quần âu EU, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan 5 Veston EU, Mỹ 6 Bộ quần áo thể thao EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc 7 Bộ comple EU, Mỹ (Nguồn: Phòng Kinh Doanh) Khách hàng của dệt may Phú Hòa An rất đa dạng và mỗi nơi lại có một tiêu chuẩn về chất lượng riêng nên ngoài việc công ty đã đáp ứng được chất lượng trong quá trình sản xuất thì việc lưu trữ thành phẩm và NPL cũng là một vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Dệt may Phú Hòa An luôn áp dụng các công nghệ mới trong việc quản lý hệ thống kho bãi, các quy trình xuất - nhập của NPL, thành phẩm luôn có được kiểm soát chặt và đánh giá khách quan. Bên cạnh đó, công ty đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác quản lý kho qua từng năm. Tuy nhiên, dệt may Phú Hòa An vẫn đang phải gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng hiệu quả và hạn chế lãng phí trong quy trình quản lý tồn kho. 2.2.2. Giá trị hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An trong giai đoạn 2016 – 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đặng Văn Tú 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Bảng 2.5 Giá trị hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An trong giai đoạn 2016 – 2018 (ĐVT: Tỷ đồng) Chênh Chênh Tỷ Tỷ Tỷ lệch lệch Tên 2016 trọng 2017 trọng 2018 trọng 17/16 18/17 Giá trị tồn (%) (%) (%) (%) (%) A. Thành phẩm 2,80 12% 9,16 32,5% 4,42 17% 227,14% -51,75% B. Nguyên phụ liệu 14,40 61,8% 15,6 55,4% 14,07 53,1% 8,33% -9,81% 1. Nguyên phụ liệu may 6,30 27% 7,10 25,2% 6,63 24,6% 12,69% -6,62% 2. Phụ liệu may 5,90 25,3% 6,50 23% 5,37 20,6% 10,17% -17,38% 3. Phụ liệu đóng gói 2,20 9,5% 2,00 7,2% 2.07 7,9% -9,09% 3,5% C. Bán thành phẩm, NPL trong 6,11 26,2% 3,40 12,1% 7,56 29,9% -44,35% 122,35% quá trình sản xuất gửi gia công TỔNG GIÁ TRỊ 23.31 100% 28.16 100% 26,05 100% 20,8% -7,49% (Nguồn: Phòng kế toán) 51 SVTH: Đặng Văn Tú Trường Đại học Kinh tế Huế
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Dựa vào bảng giá trị hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An trong giai đoạn 2016 – 2018 có thể thấy giá trị tông kho của công ty thường phân bổ vào thành phẩm; nguyên phụ liệu; bán thành phẩm, NPL trong quá trình sản xuất gửi gia công. Nên đưa ra những phân tích như sau: Có thể thấy năm 2016, Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An có tổng giá trị tồn kho là 23,31 tỷ đồng. Trong đó, Thành phẩm có giá trị là 2,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12%; Nguyên phụ liệu là 14,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 61,8%; Bán thành phẩm, NPL trong quá trình sản xuất gửi gia công là 6,11 tỷ đồng chiếm 26,2%. Nguyên phụ liệu bao gồm các chỉ tiêu như: Nguyên liệu phụ may có giá trị lớn nhất chiếm tỷ trọng 27% tường đương với 6,3 tỷ đồng. Phụ liệu may chiếm 25,3% tương đương 5,9 tỷ đồng. Phụ liệu đóng gói có giá trị chiếm 9,5% tương đương với 2,2 tỷ đồng. Năm 2017, Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An có tổng giá trị tồn kho là 28.16 tỷ đồng (tăng 20,8% so với năm 2016). Trong đó, Thành phẩm có giá trị là 9,16 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,5% (tăng 227,14% so với năm 2016); Nguyên phụ liệu là 15,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55,4% (tăng 8,33% so với năm 2016); Bán thành phẩm, NPL trong quá trình sản xuất gửi gia công là 3,4 tỷ đồng chiếm 12,1% (giảm 44,35% so với năm 2016). Nguyên phụ liệu bao gồm các chỉ tiêu như: Nguyên liệu phụ may có giá trị lớn nhất chiếm tỷ trọng 25,2% tường đương với 7,1 tỷ đồng (tăng 12,69% so với năm 2016). Phụ liệu may chiếm 25,3% tương đương 6,5 tỷ đồng (tăng 10,17% so với năm 2016). Phụ liệu đóng gói có giá trị chiếm 7,2% tương đương với 2 tỷ đồng (giảm 9,09% so với năm 2016). Đến năm 2018, Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An có tổng giá trị tồn kho là 26,05 tỷ đồng (giảm 7,49% so với năm 2017). Trong đó, Thành phẩm có giá trị là 4,42 t -51,75% so v ên ph ỷ Trườngđồng chiếm tỷ trọng Đại17% (giảm học Kinhới năm 2017);tế HuếNguy ụ liệu 52 SVTH: Đặng Văn Tú
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương là 14,07 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53,1% (giảm 9,81% so với năm 2017); Bán thành phẩm, NPL trong quá trình sản xuất gửi gia công là 7,56 tỷ đồng chiếm 29,9% (tăng 122,35% so với năm 2017). Nguyên phụ liệu bao gồm các chỉ tiêu như: Nguyên liệu phụ may có giá trị lớn nhất chiếm tỷ trọng 24,6% tường đương với 6,63 tỷ đồng (giảm 6,62% so với năm 2017). Phụ liệu may chiếm 20,6% tương đương 5,37 tỷ đồng (giảm 17,38% so với năm 2017). Phụ liệu đóng gói có giá trị nhỏ nhất chiếm 7,9% tương đương với 2,07 tỷ đồng (tăng 3,5% so với năm 2017). Qua phân tích ở trên, có thể thấy được giá trị tồn kho của Phú Hòa An có biến động nhiều qua từng năm. Trong ba loại giá trị tồn kho thì thành phẩm là biến động nhiều nhất, tiêu biểu là năm 2017 thành phẩm bị tồn kho có giá trị lên tới 9,16 tỷ đồng và chiếm 32,5% trong tổng giá trị hàng tồn kho của năm 2017. Con số này khá lớn nếu đem so sánh với năm 2016 và năm 2018 lần lượt là 2,8 tỷ đồng và 4,42 tỷ đồng. Lý giải cho sự biến động này là do công ty đã sử dụng những nguyên phụ liệu tồn kho của năm 2016 để đưa vào sản xuất ở năm 2017. Nhưng vì các nguyên phụ liệu của năm 2016 đã bị tác động bởi yếu tố lỗi thời và một số nguyên nhân khác nên khi sản xuất ra các thành phẩm thì công ty chưa thể đem đi thanh lý kịp thời. Vì vậy, ở năm 2017 các thành phẩm đó mới bị tồn kho lại ở nên gây ra sự biến động lớn đến giá trị là tăng 227,14% so với năm 2016. Để chứng minh cho điều này thì ở năm 2016 chỉ số lợi nhuận của CTCP Dệt May Phú Hòa An là -10,06 tỷ đồng, mức lợi nhuận âm đó đến từ việc tồn kho rất nhiều nguyên phụ liệu vào không thể đưa vào sản xuất gây nên tình trạng tồn kho số lượng lớn và tăng chi phí lưu trữ gây thiệt hại cho công ty. Xét đến chỉ tiêu nguyên phụ liệu nhìn chung không có sự thay đổi nào lớn, với giá trị cao nhất là 15,6 tỷ đồng ở năm 2017, còn lại lần lượt là năm 2018 với 14,07 tỷ đồng và năm 2016 là 14,4 tỷ đồng. Mức chênh lệch giữa các năm chỉ dừng ở mức dưới 10%, điều này cho thấy tồn kho nguyên liệu của CTCP Dệt May Phú Hòa An luôn được duy trì ở mức trung bình là dưới 14,69 tỷ động được xem là ổn định. Trường Đại học Kinh tế Huế 53 SVTH: Đặng Văn Tú
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Dựa vào những phân tích trên và kết hợp với bảng “Tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn năm 2016 -2018” ta có thể so sánh giữ doanh thu bán hàng, CCDV với bảng giá trị tồn kho của các năm. Có thể nhận định là giai đoạn 2017/2016 với mức tăng của Doanh thu bán hàng, CCDV là 12,63% lại thấp hơn so với mức tăng của tổng giá trị hàng tồn kho là 20,8%. Điều này cho thấy, công ty đang có tình hình kinh doanh và hoạt động quản lý tồn kho của CTCP Dệt May Phú Hòa An là không hiệu quả. Vì mức tồn kho tăng quá nhanh có nghĩ là công ty đang không sản xuất được sản phẩm và từ đó doanh thu sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm theo. Minh chứng là năm 2016 là có lợi nhuận -10,06 tỷ đồng và năm 2017 là 3,87 tỷ đồng, nếu đem so với mức lợi nhuận của năm 2018 thì đây là một chênh lệch lớn. Đổi lại, giai đoạn 2018/2017 Doanh thu bán hàng, CCDV lại tăng lên đến 42,71% còn tổng giá trị hàng tồn kho lại giảm 7,49% điều đó cho thấy rõ ràng việc kinh doanh của công ty đang rất thuận lợi và được cải thiện rất nhiều so với giai đoạn 2017/2016 thông qua mức lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2018 là 12,02 tỷ đồng. Đối với CTCP Dệt May Phú Hòa An đây được xem là một tín hiệu tốt cho thấy công ty đang có những chính sách và chuyển biến tích cực, mức lợi nhuận đã không còn ở số âm và các chỉ số về doanh thu đã tăng trưởng một cách vượt bậc ở năm 2018. Bên cạnh đó, tổng giá trị tồn kho vẫn được giữ ở mức ổn định đảm bảo cho công ty luôn có đủ lượng NPL để vận hàng quá trình sản xuất thuận lợi. 2.2.3. Đánh giá các chỉ số hàng tồn kho Bảng 2.6 Giá trị tồn kho tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2018 (ĐVT: tỷ đồng) Tên Giá trị tồn Thành phẩm 4,42 Nguyên phụ liệu 14,07 Nguyên liệu may (vải) 6,63 Phụ liệu may 5,37 Phụ liệu đóng gói 2,07 Bán thành phẩm, NPL trong quá trình sản xuất, gửi 7,56 gia công. (WIP) Tổng tồn kho 2018 26,05 Trường Đại học Kinh(Nguồn tế: Phòng Huế Kế Toán Kho) 54 SVTH: Đặng Văn Tú
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương Tồn kho NPL/Tổng tồn kho = 0,53 ~ 53% Tồn kho WIP/Tổng tồn kho = = 0,29 ~ 29% Tồn kho thành phẩm/Tổng tồn kho = = 0,17 ~ 17% (Tồn kho NPL + WIP)/Tổng tồn kho = 0,82 ~ 82% Nhận xét: Dựa trên các các chỉ số tồn kho có thể nhận thấy được NPL và WIP chiếm hơn 82% tổng tồn kho. Trong đó, tồn kho NPL chiếm 53% và tồn kho WIP chiếm 28%. Điều này chứng minh rằng công ty đang tập trung nguồn lực vào sản xuất. Lượng thành phẩm còn trong kho chỉ chiếm 17%. Công ty đang giải quyết hàng tồn bằng một số cách phù hợp lúc này như công ty sản xuất cho các đơn hàng đến khách và chuyển chúng đi một nhanh chóng nhất để có thể xoay nguồn vốn, tránh trường hợp giữ vốn trong tồn kho thành phẩm. Tuy vậy, với tình hình hiện tại là NPL tồn và không có kế hoạch sản xuất lại chiểm hơn 53% tồn kho. Vấn đề này rất có thể khó giải quyết trong thời gian ngắn nhưng nếu có thể giải quyết được thì có thể giảm tỷ lệ tồn kho NPL xuống còn 20% thì nó sẽ phù hợp cho việc sản xuất và dễ dàng cho công tác quản lý kho. Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu = = = 0,12 ~ 12% Theo phân tích từ các chuyên gia thì tỷ lệ này hiệu quả nhất là 6%. Do đó, tình hình hoạt động của công ty lúc này là không hiệu quả với tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu khá cao lên đến 12%. Vì vậy, cần giải quyết sớm nhất và không thể để tình trạng này kéo dài sẽ tình trạng quá tải kho và lãng phí phát sinh thêm gây thiệt hại lớn cho công ty. Bên cạnh việc đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An bằng việc đo lường cách chỉ số tồn kho thì nhằm đảm bảoTrường độ chính xác về thực Đại trạng hiệu học quả quản Kinh lý hiện nay tế của củaHuế công ty thì có 55 SVTH: Đặng Văn Tú
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương thể kết hợp phân tích cùng với “hệ số vòng quay tồn kho”. Với hệ số này, có thể xác định được mức độ quay vòng hàng tồn kho của công ty là nhanh hay chậm và sau đó đưa ra kêt luận cụ thể về hiệu quả quản lý tồn kho và tình hình kinh doanh của công ty. Các doanh nghiệp trong ngành dệt may thì luôn duy trì “hệ số vòng quay tồn kho” ở mức càng cao. Để giải thích cho điều này là đặc trưng của dệt may nói chung và các sản phẩm quần áo nói riêng thường sẽ bị tác động mạnh bởi yếu tố lỗi thời. Xu hướng thị trường, thị hiếu của khách hàng thay đổi theo từng năm vì vậy nếu các doanh nghiệp không thể luân chuyển được các sản phẩm dệt may trong kho đến thị trường, khách hàng càng nhanh thì việc giữ trong kho sẽ dẫn đến các vấn đền liên quan đến hao hụt về giá trị sản phẩm, cùng với đó là sự gia tăng của các chi phí lưu trữ tồn kho gây lãng phí cho doanh nghiệp. Trong trường hợp của này, ta sẽ so sánh hệ vòng quay hàng tồn kho của năm 2016/2017 và 2017/2018 để có thể phân tích được tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh hay chậm. Và điều đó đã ảnh hưởng gì đến hiệu quả quản lý tồn kho tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An. Bình quân hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2016/2017: Bình quân hàng tồn kho = = = 25,73 tỷ đồng Vòng quay hàng tồn kho 2016/2017 = = = 5,21 vòng/năm Bình quân hàng tồn kho của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An giai đoạn 2017/2018: Bình quân hàng tồn kho = Trường Đại học Kinh tế Huế 56 SVTH: Đặng Văn Tú
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Phan Nhật Phương = = 27.61 tỷ đồng Vòng quay hàng tồn kho 2017/2018 = = = 6,61 vòng/năm Nhận xét: Sau khi phân tích hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An của giai đoạn 2016/2017 và 2017/2018, nhìn chung thì có thể đánh giá rằng tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty là khá nhanh với các chỉ số vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 5,21 vòng/năm và 6,61 vòng/năm. Nếu đem so sánh với các công ty có chung ngành nghề dệt may mà sản phẩm sản xuất chủ yếu là mặt hàng quần áo thì số vòng quay hàng tồn kho thường là 5 vòng/năm. Như vậy có thể khả định rằng những chỉ số vòng quay tồn kho của Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An trong 2 giai đoạn 2016/2017 và 2017/2018 được xem là rất khả quan. Tuy nhiên, khi xem xét các chỉ sổ đó và dựa trên tình hình kinh doanh của công ty thì đây lại có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể, số vòng quay tồn kho của công ty giai đoạn 2017/2018 cao hơn gấp 1,3 lần số vòng quay tồn kho của giai đoạn 2016/2017, có nghĩa là năm 2018 Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An tình hình kinh doanh của công ty rất thuận lợi, tiêu biểu với mức doanh thu năm 2018 đạt 216,75 tỷ đồng và mức lợi nhuận là 12,02 tỷ đồng được xem cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Trái với mức tăng trưởng của năm 2018 thì với hệ số vòng quay tồn kho giai đoạn 2016/2017 thấp hơn nhiều. Vì vậy, doanh thu của công ty ở 2 năm này chỉ đạt mức 134,85 tỷ đồng năm 2016 và 151,88 tỷ đồng năm 2017 đây là con số thấp hơn rất nhiều nếu đem so với năm 2018, chưa kể chỉ số lợi nhuận của 2 năm đó đều ở mức âm và rất thấp. Kết hợp bảng 2.3, bảng 2.5 và các chỉ số đánh giá hàng tồn kho có thể đưa ra những nhận định như sau: + Hàng tồn kho có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giữ hàng tồn kho càng lâu sẽ dân đến việc gia tăng các chi phí lưu trữ, tồn kho càng nhiều và lưu trữu càng lâu thì chi phí càng bị đội lên cao. Từ đó gây thất thoát và Trườnglãng phí lớn cho Công Đại Ty Cổ Phhọcần Dệt May Kinh Phú Hòa An.tế Huế 57 SVTH: Đặng Văn Tú