Khóa luận Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế

pdf 117 trang thiennha21 22/04/2022 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_rui_ro_trong_qua_trinh_thuc_hien_thu_tuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ TrườngNGUY ĐạiỄN TH ỊhọcHOÀI THƯƠNGKinh tế Huế KHÓA HỌC: 2015- 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoài Thương PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K49A- QTKD NiênTrường khóa: 2015- 2019 Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Lời cảm ơn Sau chặng đường 4 năm Đại học. Khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, thật sự em thấy mình đã trưởng thành cả về lượng lẫn về chất. Có cái nhìn khách quan, toàn diện, đa chiều khi đối diện giải quyết vấn đề. Đã tích lũy được những kiến thức cũng như kĩ năng nền tảng cần thiết để có thể làm việc tại các doanh nghiệp. Sau 4 năm ngồi trên giảng đường Đại học, em xin cảm ơn Nhà trường cùng Quý thầy cô, đặc biệt là những thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, tin tưởng, tạo mọi điều kiện để mỗi sinh viên đều có thể rèn luyện một cách toàn diện, trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đồng thời, em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, Thầy đã giúp đỡ định hướng để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã yêu quý, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thông tin cũng như tiếp thu các ý kiến từ các thầy cô. Nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài Thương SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương i Lớp: K49A- QTKD
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP Dệt May Huế: Công ty Cổ phần Dệt May Huế Cont: Container FCR: Forwarder Cargo’s Received SI: Shipping Instruction PO: Purchase Order VGM: Vertified Gross Mass TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh FOB: Free on Board FCA: Free Carrier L/C: Letter of Credit TT: Telegraphic Transfer KH- Marketing: Kế hoạch- Marketing Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương ii Lớp: K49A- QTKD
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2015- 2017 17 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 20 Bảng 2.3: Ma trận đo lường rủi ro 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương iii Lớp: K49A- QTKD
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Packing List final 28 Hình 2.2: Packing List đính kèm khai hải quan 29 Hình 2.3: Comercial Invoice 31 Hình 2.4: Booking Confirm 32 Hình 2.5: Thông báo giao hàng 34 Hình 2.6: Forwarder’s Cargo of Receipt 36 Hình 2.7: Purchase Order 38 Hình 2.8: Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế 43 Hình 2.9: Hệ thống khai báo Hải quan điện tử 45 Hình 2.10: Shipping Instruction 47 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương iv Lớp: K49A- QTKD
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Dệt May Huế 23 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May 24 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương v Lớp: K49A- QTKD
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Kết cấu của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 4 1.1. Tổng quan về rủi ro 4 1.1.1. Khái niệm về rủi ro 4 1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống 4 1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại 5 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro 6 1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên 6 1.1.2.2. Tính khách quan 6 1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được 7 1.1.2.4 Tính hai mặt 7 1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro 7 1.1.3.1 TTrườngần suất xảy ra rủi ro Đại học Kinh tế Huế 7 1.1.3.2 Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra 7 1.1.4 Chi phí rủi ro 8 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro 8 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro 8 1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 9 1.2.3 Các mục tiêu của quản trị rủi ro 10 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương vi Lớp: K49A- QTKD
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra 10 1.2.3.2 Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra 10 1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 11 1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro 11 1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro 11 1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro tối ưu 12 1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn 12 1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh 13 Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế 14 2.1 Giới thiệu về CTCP Dệt May Huế 14 2.1.1 Giới thiệu chung về CTCP Dệt May Huế 14 2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 16 2.1.3 Tình hình lao động của công ty 17 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 19 2.1.5 Cơ cấu tổ chức 22 2.2 Giới thiệu chung về phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May 24 2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 24 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ 24 2.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại CTCP Dệt May Huế 25 2.4 Quy trình theo dõi tình hình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế 48 2.5 Những rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCPTrường Dệt May Huế Đại học Kinh tế Huế 51 2.5.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng 51 2.5.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển 53 2.5.3 Rủi ro trong quá trình khai hải quan 54 2.5.4 Rủi ro trong quá trình lập chứng từ 56 2.5.5 Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty 57 2.5.5.1 Rủi ro trong thanh toán L/C 57 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương vii Lớp: K49A- QTKD
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.5.5.2 Rủi ro trong thanh toán TT 58 2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế 59 2.7 Một số rủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế 62 Chương 3: Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế 71 3.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về rủi ro và Quản trị rủi ro 72 3.2 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro 72 3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế 73 3.3.1 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình giao hàng 75 3.3.2 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình vận chuyển 77 3.3.3 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình khai hải quan và lập chứng từ gửi khách hàng thanh toán 78 3.3.4 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 80 3. Kiến nghị đối với CTCP Dệt May Huế 81 4. Kiến nghị đối với nhà nước 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương viii Lớp: K49A- QTKD
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương ix Lớp: K49A- QTKD
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Rủi ro theo đó cũng phát sinh nhiều hơn. Chúng xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong bất kì hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nước ta tham gia vào các tổ chức kinh tế, kí kết các hiệp định thương mại mở ra cơ hội về thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự mở cửa giao thương. Hoạt động trao đổi hàng hóa với các nước khác trên thế giới diễn ra ngày càng đa dạng. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng mạnh mẽ góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Trong khoảng 5 năm gần đây (2013- 2017), ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP. Dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử. Và là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao. (Nguồn: Theo báo cáo ngành dệt may, 12/2017). Tại CTCP Dệt May Huế, hơn 70% những sản phẩm may mặc của công ty được xuất khẩu qua các thị trường Mỹ, Châu Âu, EU. Hoạt Trườngđộng xuất nhập khẩu Đạidiễn ra họctrên một thịKinh trường rộng tế lớn, Huếvượt khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu rất phức tạp khác hẳn với thương mại trong nước và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn khi các bên thuộc các quốc tịch khác nhau, có nền chính trị khác nhau, thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên, chịu sự ảnh hưởng của nhiều thông lệ, luật pháp của các nước, việc vận chuyển rất khó khăn phải qua biên giới quốc gia nên thủ tục rất phức tạp mà những yếu tố này khi rủi ro thực sự xảy ra sẽ mang lại những tổn thất SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 1 Lớp: K49A- QTKD
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào nặng nề cho doanh nghiệp. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại CTCP Dệt May Huế nói riêng vẫn chưa thật sự được chú trọng. Hiểu rõ được sự quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro. Em lựa chọn để tài: “Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế.” làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm góp phần hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Làm rõ thực trạng những rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những rủi ro nào xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế? - Nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế? - Đo lường tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thTrườngủ tục xuất khẩu hàng Đại may m ặhọcc tại CTCP Kinh Dệt May Hu tếế? Huế -Những giải pháp nào được đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế? SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 2 Lớp: K49A- QTKD
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính. Dựa trên việc xem xét quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế và phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên Xuất khẩu là những người trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan. Từ đó: Nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế. Thu thập thông tin về những rủi ro và phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc ở CTCP Dệt May Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các rủi ro gây ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu tìm hiểu về những rủi ro có thể phát sinh, nguyên nhân phát sinh và những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế. Thời gian nghiên cứu: từ 10/09/2018 đến 28/12/2018. Không gian nghiên cứu: CTCP Dệt May Huế. 6. KTrườngết cấu của đề tài Đại học Kinh tế Huế Đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan những vấn đề lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro Chương 2: Thực trạng những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 3 Lớp: K49A- QTKD
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Chương 3: Đề xuất những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1. Tổng quan về rủi ro 1.1.1. Khái niệm về rủi ro Từ lâu rủi ro đã xuất hiện trong cuộc sống của con người. Mọi hoạt động của con người điều hướng tới những mục tiêu định trước. Nhưng hiếm khi những kết quả đạt được trong thực tế lại trùng khớp với những gì chúng ta mong đợi. Mọi khi xuất hiện những kết quả sai lệch ngoài dự kiến. Chúng ta thường giải thích bằng sự rủi ro. Dần dần rủi ro đi sâu vào tiềm thức của mỗi người là những điều không mong muốn, gây nguy hại và tổn thất. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Các nhà khoa học có những cách thức tiếp cận rủi ro thú vị. Rằng rủi ro không chỉ đơn thuần gây nên những hậu quả tiêu cực mà còn đem đến những điều tích cực, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của các quán café hay trong trường học, các đơn vị hành chính sự nghiệp, rủi ro được xem là một gia vị lúc cay, lúc đắng, lúc ngọt, lúc bùi khiến cho cuộc sống của con người thêm phần thú vị. Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ tiếp cận với hai quan điểm khác nhau về rủi ro đó là quanTrường điểm truyền thố ngĐại và quan học điểm hiệ nKinh đại. tế Huế 1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống Theo quan điểm này, khái niệm rủi ro thường được hiểu là một trạng thái ngẫu nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể và mang tính tiêu cực, gắn liền với những kết quả xấu, những thiệt hại, tổn thất về người và tài sản, gây bất lợi cho chủ thể. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 4 Lớp: K49A- QTKD
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Theo từ điển Tiếng việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.” Theo Giáo sư Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt: “Rủi ro là sự không may.” Theo từ điểm Oxford – English for Advanced Learner: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị nguy hại, tổn thất.” Theo PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân trong giáo trình Quản trị rủi ro và khủng hoảng (2009): Rủi ro là những thiệt hại, mất mác, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn xảy ra cho con người. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh: là sự tổn thất về tài sản và các nguồn lực. Sự giảm sút về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra bên ngoài ý muốn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại Xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động của con người được thực hiện có quy mô lớn hơn, mức độ thường xuyên hơn và kèm theo đó rủi ro xuất hiện ngày một nhiều với quy mô lớn hơn và gây nên những tác động nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực rủi ro đã được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Trong quá trình này, nhận thức của con người về rủi ro có sự thay đổi theo hướng linh hoạt hơn, mở rộng hơn, đa chiều và khách quan hơn. Theo William và Michael Smith trong tập Risk Management and Insurance (1995): “RTrườngủi ro là sự biến độ ngĐại tiềm ẩn ởhọcnhững k ếKinht quả.” tế Huế Theo tác giả Doherty trong tập Corporate Risk Management: “Rủi ro là những biến cố không thể đoán trước được.” Một số học giả trong lĩnh vực quản trị rủi ro đưa ra các định nghĩa chi tiết hơn, vừa thể hiện bản chất của rủi ro, vừa gợi ra cách thức để quản trị rủi ro. Cụ thể, theo học giả người Mỹ, Frank Knight: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được.” hoặc theo từ điển kinh tế học hiện đại thì “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 5 Lớp: K49A- QTKD
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phần phân phối xác suất.” Nhìn chung các quan điểm hiện đại về rủi ro đều có những đặc điểm chung thể hiện trên ba khía cạnh: Thứ nhất: Đều nhấn mạnh tính ngẫu nhiên, tính không chắc chắn về những kết quả mang lại. Thứ hai: Các định nghĩa này không chỉ giới hạn rủi ro là gắn liện với sự bất lợi mà chỉ xem rủi ro là một điều không thể đoán trước được- có thể tốt và cũng có thể xấu. Thứ ba: Là quan điểm hiện đại đã gắn rủi ro với hai thuật ngữ “biến cố” và “xác suất” điều này có nghĩa là rủi ro cũng có thể đo lường được, đánh giá ở một mức độ nào đố thông qua các phép toán và mô hình trong khoa học xác suất, thống kê. Tất cả những điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa hai quan điểm hiện đại và truyền thống. 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro Rủi ro có 4 đặc trưng cơ bản như sau: 1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên Khi đề cập đến tính ngẫu nhiên, chúng ta có thể hình dung rằng rủi ro xuất hiện một cách tình cờ, không tuân theo bất kì một quy luật, trình tự hay chu kỳ nào cả. 1.1.2.2TrườngTính khách quan Đại học Kinh tế Huế Đặc điểm này cho thấy rủi ro có xuất hiện hay không, ảnh hưởng như thế nào đến kết quả mong đợi đều nằm ngoài sự kiểm soát và ý muốn của con người. Rủi ro xuất phát từ môi trường khách quan nên rất khó nắm bắt, kiểm soát hay điều chỉnh kết quả. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 6 Lớp: K49A- QTKD
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được Khi nói đến đặc điểm này, chúng ta sẽ hiểu rằng trong cùng một điều kiện như nhau nhưng rủi ro có thể xuất hiện hoặc không. Ngay cả khi rủi ro xuất hiện, chúng ta cũng không thể nào đoán trước được nó xảy ra như thế nào, với ai, khi nào, ở đâu, mức độ ra sao Vì vậy, rủi ro thường gắn liền với khái niệm xác suất. 1.1.2.4 Tính hai mặt Đặc điểm này thể hiện tác động của rủi ro đến các hoạt động của con người. Xuất phát từ bản chất của rủi ro là không thể đoán trước được nên tác động của nó có thể gây bất lợi cho chủ thể nhưng cũng có thể mang lại sự thuận lợi cho chủ thể. Trong kinh doanh, rủi ro có thể gây thiệt hại, tạo ra các mối hiểm họa, đe dọa, thách thức nhưng cũng có thể mang lại lợi ích, thế mạnh, những cơ hội tốt đẹp cho doanh nghiệp. 1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro Mục tiêu của rủi ro chính là đo lường, đánh giá được tác động của rủi ro đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của con người trong trường hợp rủi ro xuất hiện. Tác động của rủi ro được đặc trưng bởi hai yếu tố là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra. 1.1.3.1 Tần suất xảy ra rủi ro Là kết quả thống kê số lần xảy ra rủi ro trong một thời gian cố định (thường là một năm). Có rủi ro chỉ xảy ra một lần nhưng có rủi ro xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại. Trường Đại học Kinh tế Huế 1.1.3.2 Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra Hay còn gọi là độ lớn của những tổn thất có thể xảy ra. Rủi ro được xem là có mức độ nghiêm trọng lớn nếu khi rủi ro xuất hiện, xảy ra một sự ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến kết quả hoạt động, tạo ra sự đảo lộn trong các hoạch định về tài chính, nhân sự, môi trường, Ngược lại, trường hợp xuất hiện rủi ro nhưng không gây ra sự thay đổi lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì gọi là rủi ro có SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 7 Lớp: K49A- QTKD
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào mức độ nghiêm trọng nhỏ. Thông thường người ta đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro bằng tiền và so sánh dựa trên một đơn vị tiền tệ nhất định. 1.1.4 Chi phí rủi ro Chi phí rủi ro là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phòng ngừa, hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những tổn thất, thiệt hại tạo ra khi rủi ro xuất hiện. Các khoản mục của chi phí rủi ro bao gồm: Chi phí tổn thất ước tính: là khoản chi phí chỉ thật sự phát sinh trong trường hợp rủi ro đã xảy ra. Chi phí tổn thất ước tính được hiểu là toàn bộ những khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục hậu quả do rủi ro gây nên như: phục hồi sức lao động cho cán bộ công nhân viên, phục hồi năng lực thiết bị máy móc, phục hồi thị trường, phục hồi uy tín sản phảm và uy tín doanh nghiệp Chi phí ngăn ngừa tổn thất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tập huấn, tuên truyền, trang thiết bị kĩ thuật, những giải pháp đồng bộ trong quản trị rủi ro nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tránh xảy ra những rủi ro tổn thất trên cả hai góc độ: hạn chế về tần suất xảy ra và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng. Chi phí tài trợ tổn thất: là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tự lưu giữ rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro cho đối tác khác. Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp: bao gồm chi phí nhân công quản lí, chi phí đào tạo nghiệp vụ, chi phí xử lí sơ bộ nhằm làm cho rủi ro không nghiêm trọng hơn, không trở thành nguyên nhân của các rủi ro khác. Ngoài ra, vẫn còn một số khoản chi phí bất định khác rất khó đo lường và rất khó xác địTrườngnh phạm vi ảnh hư ởĐạing như b ỏhọclỡ cơ hộ iKinh kinh doanh, tếmất uyHuế tín, mất khách hàng, thị trường giảm sút, Những chi phí này thường tiềm ẩn, gián tiếp, rất khó nhận biết nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro 1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro Chúng ta có thể tiếp cận quản trị rủi ro dưới bốn cấp độ: SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 8 Lớp: K49A- QTKD
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Thứ nhất: Khi xem quản trị rủi ro là một phần trong hoạt động quản trị nói chung. Lúc này, quản trị rủi ro là một quá trình quản trị các nguồn lực và các hoạt động nhằm làm giảm đến mức thấp nhất các hậu quả của những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp với chi phí chấp nhận được. Thứ hai: Khi xem xét rủi ro như là quá trình ra quyết định. Trong trường hợp này, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mác và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009) Thứ ba: Nghiên cứu quả trị rủi ro trong mối quan hệ lợi ích- chi phí. Với cách tiếp cận này quản trị rủi ro được xem là những hoạt động nhằm từng bước làm giảm đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro- dưới tất cả các hình thức- và làm cực đại những lợi ích của rủi ro. (Nguyễn Quang Thu, 1998) Cuối cùng chúng ta cũng có thể tiếp cận khái niệm quản trị rủi ro dưới góc độ phạm vi xử lí rủi ro. Ở đây, người ta quan niệm rằng, quản trị rủi ro chỉ quan tâm xử lí trong giới hạn các rủi ro thuần túy cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình xử lí các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp mỗi khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp các tổn thất đó.” (Nguyễn Thị Quy, 2006) 1.2.2VaiTrường trò của quản trị rủiĐại ro trong học doanh nghiệp Kinh tế Huế Quản trị rủi ro là hoạt động giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế, giảm thiểu những tác động bất lợi, những hậu quả phát sinh do rủi ro gây ra, duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Khoanh vùng tổn thất khi xảy ra rủi ro và ngăn chặn những hậu quả gián tiếp của rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 9 Lớp: K49A- QTKD
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Để phát huy vai trò của quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn để phát hiện, nhận dạng các dạng rủi ro tiềm ẩn, đặc thù của doanh nghiệp. Xây dựng phương pháp đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, xếp loại các rủi ro theo thứ tự ưu tiên để quản trị. Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể tương ứng với các dạng rủi ro. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát, ngăn chặn rủi ro, cảnh báo sớm những nguy cơ xảy ra rủi ro để hạn chế những tổn thất đáng tiếc. Tư vấn cho ban giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chương trình tài trợ rủi ro trong kinh doanh. 1.2.3Các mục tiêu của quản trị rủi ro 1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra Chuẩn bị để đối phó với rủi ro tiềm ẩn một cách có hiệu quả nhất. Giảm thiểu sự lo lắng của các cấp quản trị doanh nghiệp bằng cách đánh giá khả năng tác động của rủi ro. Nếu rủi ro là quá lớn thì phải loại bỏ. Trường hợp chấp nhận rủi ro, cần tài trợ bằng các phương pháp thích hợp như tài trợ, bảo hiểm, Thực hiện các yêu cầu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn, kiểm định an toàn thiết bị, 1.2.3.2 TrườngCác mục tiêu sau khiĐạitổn thất học xảy ra Kinh tế Huế Khắc phục tổn thất duy trì sự sống còn của doanh nghiệp. Phục hồi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo sự ổn định của doanh thu, hạn chế sự sụt giảm lợi nhuận. Đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 10 Lớp: K49A- QTKD
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Làm giảm sự tác động tiêu cực của những tổn thất do rủi ro doanh nghiệp gây ra lên hoạt động của những đối tượng khác trong môi trường kinh doanh như người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, 1.2.4Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Ở doanh nghiệp có thể có nhiều mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro nhưng hoạt động quản trị rủi ro sẽ trải qua các bước như sau: 1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro Để quản trị rủi ro nhà quản trị trước hết phải nhận dạng hay phát hiện rủi ro. Nhận dạng rủi ro là môt quá trình liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu trong quá trình xác định tất cả cá dạng rủi ro mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ đối mặt, đồng thời đánh giá mức tác động và tầm quan trọng của từng dạng rủi ro đối với doanh nghiệp. Kết quả của bước nhận dạng và đánh giá rủi ro cần trả lời được những câu hỏi như: Doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro nào? Mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra của từng loại rủi ro ra sao? Cần lưu ý đặc biệt những dạng rủi ro nào? Những rủi ro nào cần ưu tiên quản trị trước? 1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro Các kĩ thuật được sử dụng để đối phó với rủi ro và tổn thất có thể chia làm hai nhóm cơ bản đó là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Kiểm soát rủi ro là phương pháp nhằm đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của Trườngrủi ro xảy ra. Nhữ ngĐại kĩ thuậ t họcđể kiểm soátKinh rủi ro là nétế tránh Huế rủi ro và kiểm soát tổn thất. Trong đó kiểm soát tổn tất có hai mức độ là ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu hoặc hạn chế tổn thất. Tài trợ rủi ro là phương pháp nhằm cung cấp những hỗ trợ tài chính nhằm khắc phục những tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Những kĩ thuật chính để tài trợ rủi ro là lưu giữ tổn thất, chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, chuyển giao rủi ro bằng hình thức bảo hiểm thương mại hoặc công dụng của những công cụ tài chính để phong tỏa rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 11 Lớp: K49A- QTKD
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn các nhóm phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro, nhà quản trị cần làm rõ những vấn đề chủ yếu như có bao nhiêu phương pháp và kĩ thuật để quản trị rủi ro của doanh nghiệp? Ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp là gì? Chi phí rủi ro tương ững khi sử dụng các kĩ thuật này là bao nhiêu? Phương pháp nào là hiệu quả và đáng sử dụng? 1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro tối ưu Đây là hoạt động quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một phương án tối ưu tùy thuộc vào chi phí rủi ro. Phương án nào có chi phí càng thấp thì càng được ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các yếu tố khác như mục tiêu kinh doanh, nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, các yếu tố trong doanh nghiệp có thể hỗ trợ hay cản trở việc triển khai các phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro sắp được lựa chọn. 1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn Triển khai thực hiện các phương pháp quản trị rủi ro là việc xây dựng các chương trình quản trị rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn này có thể chia làm hai loại chính. Các quyết định mang tính kĩ thuật. Các quyết định mang tính điều hành, quản lí. Để raTrường các quyết định này, Đại các nhà họcquản trị rủKinhi ro phải dự atế trên mHuếột số các công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định như: Công khai chính sách quản trị rủi ro, Sổ tay quản trị rủi ro, Thiết lập hệ thống thông tin quản trị rủi ro. Công khai chính sách quản trị rủi ro: Một chương trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ được bắt đầu bằng việc công khai chính sách quản trị rủi ro. Thông qua việc công khai chính sách quản trị rủi ro, các cấp quản trị doanh nghiệp và những người tác nghiệp đặt được sự thông hiểu và đi đến sự thống nhất chung về mục tiêu SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 12 Lớp: K49A- QTKD
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào trong công tác quản trị rủi ro cũng như các chính sách, quan điểm của doanh nghiệp liên quan đến việc đối phó các rủi ro và những tổn thất do nó gây nên. Sổ tay quản trị rủi ro: là tập hợp những thông tin thể hiện sự tiên lượng, chỉ dẫn cách thức để đạt được mục tiêu đề ra trong công tác quản trị rủi ro. Sổ tay quản trị rủi ro thể hiện các nguyên tắc chỉ đạo để đối phó với từng dạng rủi ro cụ thể, hướng dẫn tác nghiệp, danh mục các kĩ thuật quản trị rủi ro dược áp dụng, đồng thời, quy định quyền và trách nhiệm của các chức danh quản trị rủi ro và các bộ phận tác nghiệp có liên quan trong doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản trị rủi ro: Trong quản trị rủi ro, việc đưa ra các quyết định thường được dựa vào các số liệu thống kê những tình trạng rủi ro trong quá khứ. Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là nơi lưu giữ những thông tin cần thiết này. Những thông tin cần được chú trọng thể hiện: mô tả chi tiết danh mục các rủi ro, thời gian xảy ra, diễn biến rủi ro, kinh nghiệm phòng tránh, kinh nghiệm khắc phục và xử lí rủi ro Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là một hệ thống hỗ trợ tích cực cho các nhà quản trị trong việc phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro cũng như việc đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc kiểm soát và tài trợ rủi ro kinh doanh. 1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh Trước khi kết thúc một chu kì quản trị, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng hợp kết quả của cả quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, các cấp quản trị sẽ đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh sắp Trườngtới. Đại học Kinh tế Huế Kết quả của quá trình này được tổng hợp thành báo cáo chi tiết, trong đó thể hiện những nội dung sau: So với những mục tiêu đề ra, những nội dung nào đã thực hiện được, những nội dung nào chưa hoàn tất? Chương trình phòng chống tổn thất đang triển khai có tác dụng làm giảm rủi ro không? Nếu tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, chương trình quản trị rủi ro cần bổ sung những gì? Sự cần thiết của hoạt động giám sát và đánh giá hiệu quả kinh doanh: SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 13 Lớp: K49A- QTKD
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trước hết, việc giám sát, kiểm tra có thể giúp doanh nghiệp phát hiện được những sai lầm, sơ suất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời trước khi chúng có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng. Tiếp theo, nó là cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho chu kì quản trị sau. Điều này tạo ra tính thường xuyên và ổn định trong hoạt động quản trị rủi ro, gắn hoạt động quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế 2.1 Giới thiệu về CTCP Dệt May Huế 2.1.1 Giới thiệu chung về CTCP Dệt May Huế - Tên tiếng Việt: CTCP DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : HUEGATEX - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước - Phường Thủy Dương - Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điện thoại: (84).0234.3864337 - (84).0234.3864957 - Fax: (84).0234.3864338 - Website: huegatex.com.vn CTCP Dệt May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty chuyênTrường sản xuất, kinh Đại doanh, xuhọcất khẩu cácKinh sản phẩm tếsợi, vảiHuếdệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may Doanh thu hàng năm gần 1.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 70%. Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 14 Lớp: K49A- QTKD
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Jc Penny, Kohl's, Valley View, Regatta, Có chứng nhận của tổ chức Wrap và chương trình hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT). Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. Ngoài ra, Công ty cũng luôn tuân thủ theo Bộ luật Lao động và Thỏa ước lao động tập thể. Mọi chế độ hợp pháp của người lao động được thực thi nghiêm chỉnh. Hằng năm, các đoàn kiểm tra của Sở lao động Thương binh- Xã hội, các ban ngành liên quan và khách hàng đều đánh giá tốt về chế độ làm việc của nhân viên tại công ty. Công ty có 1 nhà máy Dệt nhuộm, 1 nhà máy sợi, 5 nhà máy may với 3 nhà máy nằm tại trụ sở chính của Công ty ở Hương Thủy. Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 68.000 cọc sợi, kế hoạch sản lượng năm 2018 là 14.400 tấn sợi. Nhà máy Dệt - Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn. Nhưng với tình hình đơn hàng khó khăn, kế hoạch sản lượng vải dệt kim năm 2018 là 800 tấn. Nhà máy May: Với 5 nhà máy May trực thuộc công ty và 74 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shiTrườngrt, Polo- shirt, áo Jacket,Đại qu ầnhọc short, quần Kinh áo trẻ em tếvà các Huế loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm. Sản phẩm của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm Công ty SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 15 Lớp: K49A- QTKD
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng đất Việt và các giải thưởng khác. 2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh CTCP Dệt May Huế luôn chủ trương: - Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. - Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù với bản sắc văn hóa Việt Nam. Tầm nhìn của Huegatex: Trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của Khu vực miền Trung và của cả nước, có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam. Phương châm của Huegatex: - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại. - Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng. - Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cáTrường nhân xuất sắc, lao Đạiđộng giỏi. học Kinh tế Huế Triết lý kinh doanh: - Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. - Làm đúng ngay từ đầu. - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội. - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 16 Lớp: K49A- QTKD
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.3 Tình hình lao động của công ty Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức. Một bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả luôn đi kèm với một nguồn nhân lực trung thành, chất lượng cao. Tình hình biến động của lao động qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2015- 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động 3950 100 3960 100 3936 100 Phân loại theo giới tính Nam 1241 31.42 1233 31.14 1184 30.08 Nữ 2709 68.58 2727 68.86 2752 69.92 Phân loại theo tính chất công việc Trưc tiếp 3570 90.38 3573 90.23 3535 89.81 Gián tiếp 380 9.62 387 9.77 401 10.19 Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại học 195 4.94 202 5.1 207 5.26 ng, trung Cao đẳ 402 10.18 416 10.51 410 10.42 cấp Trường Đại học Kinh tế Huế Phổ thông 3353 84.88 3342 84.39 3319 84.32 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Nhân sự) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 17 Lớp: K49A- QTKD
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Bảng số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy tình hình lao động của công ty ít thay đổi, từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định. Ta thấy tổng số lao động năm 2016 tăng so với năm 2015 là 10 người tương ứng với 0.25%. Năm 2017, tình hình lao động có xu hướng giảm, cụ thể giảm 24 người so với năm 2016 tương ứng với 0.61%. Xét chỉ tiêu phân loại theo giới tính: ta thấy tỉ lệ giới tính của người lao động qua các năm ít biến động. Trong đó lao động nữ luôn chiếm ưu thế nổi trội cao gấp hai lần so với lao động nam, chiếm tỉ lệ lần lượt là 65.58%, 68.86%, 69.92%. Điều này được lí giải do đặc thù công việc ở các khu công nghiệp dệt may đòi hỏi lao động phải khéo tay, cẩn thận, siêng năng phù hợp với nữ giới nên những số liệu thu thập được là phù hợp. Ngoài ra, tỉ lệ lao động nam chiếm khoảng 30% vì trong một khu công nghiệp rộng lớn, để đáp ứng công tác phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vận hành nhà máy, xí nghiệp cơ điện, hệ thống điện nước an toàn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thì cũng cần một lượng lao động là nam giới. Xét theo tính chất công việc: Tình hình lao động qua các năm không có quá nhiều biến động. Trong đó lao động trực tiếp chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể là 99.38% (2015), 90.23% (2016), 89.81% (2017). Lao động gián tiếp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm tới tỉ lệ tương ứng là 9.62% (2015), 9.77% (2016) và 10.19% (2017). Không quá khó hiểu khi ở các khu công nghiệp tỉ lệ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếm tuyệt đại đa số. Vì hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Huế chủ yếu là sản xuất suất khẩu và nhận gia công các sản phẩm với số lượng lớn nên cần một lượng lớn nhân lực trực tiếp tham gia vào quáTrường trình sản xuất để hoànĐại thành học kịp tiến đKinhộ. Còn lao đ ộtếng gián Huế tiếp tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất làm việc ở các phòng ban chức năng, quản lí, điều hành hoạt động của công ty nên cần một lượng nhân lực nhỏ hơn đáng kể. Xét theo trình độ chuyên môn: Theo tiêu chí này, lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao so với lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Tỉ lệ lao động phổ thông qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 84.88%, 84.39% và 84.32% chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn lao động ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 15.12% (2015), 15.61% SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 18 Lớp: K49A- QTKD
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào (2016) và 15.68% (2017). Xét theo tính chất công việc, lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Mà hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa ở CTCP Dệt May Huế là những hoạt động không phức tạp, là lao động giản đơn. Vì vậy, lao động phổ thông là lực lượng lao động chiếm ưu thế so với lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng nhân lực cũng như những nguồn lực khác của một tổ chức. Hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp là nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định an sinh xã hội và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CTCP Dệt May Huế từ khi thành lập đến nay đã không ngừng mở rộng quy mô, trang bị các trang thiết bị công nghệ hiện đại, đẩy mạnh sản xuất tạo ra các giá trị bền vững cho xã hội. Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Huế từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện trong bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 19 Lớp: K49A- QTKD
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 Đơn vị: Việt Nam Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Doanh thu thuần 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 1,653,863,285,807 - 2,508,714,117 -0.17 175,550,052,614 11.88 2. Giá vốn hàng bán 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 1,508,275,712,384 31,358,301,903 2.39 167,110,842,974 12.46 3.Lợi nhuận gộp 171,015,379,803 137,148,363,783 145,587,573,423 - 33,867,016,020 -19.80 8,439,209,640 6.15 4. Doanh thu ho ạt 10,101,340,067 10,405,316,289 10,275,431,993 303,976,222 3.01 - 129,884,296 -1.25 động tài chính 5. Chi phí tài chính 20,052,056,831 19,032,991,745 14,173,521,574 - 1,019,065,086 -5.08 - 4,859,470,171 -25.53 7. Chi phí qu ản lí 53,208,868,522 26,805,777,811 39,822,902,934 - 26,403,090,711 -49.62 13,017,125,123 48.56 doanh nghiệp 8. L ợi nhuận thuần 56,311,167,056 49,471,541,843 46,492,793,668 - 6,839,625,213 -12.15 - 2,978,748,175 -6.02 từ HĐKD 9. Thu nhập khác 3,142,579,159 5,381,432,357 7,268,588,499 2,238,853,198 71.24 1,887,156,142 35.07 10. Chi phí khác 2,745,037,876 2,226,688,507 3,374,441,487 - 518,349,369 -18.88 1,147,752,980 51.55 11. Lợi nhuận khác 397,541,283 3,154,743,850 3,894,147,012 2,757,202,567 693.56 739,403,162 23.44 12. T ổng lợi nhuận 56,708,708,339 52,626,285,693 50,386,940,680 - 4,082,422,646 -7.20 - 2,239,345,013 -4.26 trước thuế 13. Chi phí thu ế 12,645,060,209 9,848,520,356 9,785,039,657 - 2,796,539,853 -22.12 - 63,480,699 -0.64 TNDN 14 T ổng lợi nhuận 44,063,648,130 42,777,765,337 40,601,901,023 - 1,285,882,793 -2.92 - 2,175,864,314 -5.09 sau thuế Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Tổng h ợptế số liHuếệu từ trang web chính thức của công ty) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 20 Lớp: K49A- QTKD
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Qua những số liệu được thể hiện trên bảng. Ta có thể thấy doanh thu thuần năm 2016 đạt 1,478,313,233,193 đồng giảm so với năm 2015, cụ thể giảm 2,508,714,117 đồng tương ứng với 0,17%. Trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2016 lại tăng 31.358.301.903 đồng tương ứng với 2,39% làm lợi nhuận gộp của Công ty suy giảm 33,867,016,020 đồng tương ứng với 19,8%. Đến năm 2017 doanh thu tăng nhanh 175,550,052,614 đồng tương ứng với 11,88%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán năm 2017 tăng lên đến 167,110,842,974 đồng tương ứng với 12,46%. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận gộp của Công ty chỉ tăng 8,439,209,640 đồng tương ứng với 6,15%. Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty biến động mạnh qua các năm. Cụ thể trong năm 2015 chi phí quản lí doanh nghiệp là 53,208,868,522 đồng. Sang năm 2016, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 26,403,090,711 đồng tương ứng giảm 49,62%. Nhưng năm 2017 chi phí quản lí doanh nghiệp đạt 39,822,902,934 đồng tương ứng tăng 48,56% so với năm 2016. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm qua các năm trong đó doanh thu tài chính tăng nhẹ 303,976,222 đồng tương ứng là 3,01%. Đến năm 2017 giảm nhẹ 129,884,296 đồng, tương ứng giảm 1,25%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty nên khoản mục này cũng ảnh hưởng ít đến kết quả kinh doanh của công ty. Sự biến động của các yếu tố trên làm cho lợi nhuận sau thuế của công tăng trưởng âm. Điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Công ty đã bảo hòa. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 44,063,648,130 đồng. Năm 2016 lợi nhuTrườngận sau thuế của CôngĐại ty gi ảmhọc 1,285,882,793 Kinh đồng tươngtế ứHuếng giảm 2.92%. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế của Công ty so với năm 2016 giảm 5.09% tương ứng với 2,175,864,314 đồng. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 21 Lớp: K49A- QTKD
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.5 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành CTCP Dệt May Huế theo cơ cấu trực tuyến, chức năng. Tất cả các phòng ban, nhà máy được tổ chức linh hoạt nhằm góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 22 Lớp: K49A- QTKD
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Dệt May Huế (Nguồn: Trang Web chính thức của Công ty) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chTrườngức năng Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 23 Lớp: K49A- QTKD
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.2 Giới thiệu chung về phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May 2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ Phó phòng phụ trách công tác Kế hoạch-Marketing và Điều độ sản xuất: Giúp trưởng phòngTrường trong công tác tìm Đại kiếm, giao học dịch với Kinh khách hàng, tế xem xétHuế tính giá thành kế hoạch, xem xét và cân đối năng lực sản xuất để nhận các đơn hàng may và công tác điều độ sản xuất các đơn hàng may. Phó phòng phụ trách công tác Cung ứng và Xuất khẩu: Giúp Trưởng phòng trong công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu may phục vụ cho sản xuất các đơn hàng may, công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu may phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu thành phẩm may và theo SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 24 Lớp: K49A- QTKD
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào dõi đôn đốc quá trình thanh toán hàng xuất khẩu, theo dõi thủ tục xin không thu/hoàn thuế đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và thanh khoản đối với loại hình gia công xuất khẩu; giúp Trưởng phòng trong công tác xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu may. Nhóm Kế hoạch-Marketing: Trực tiếp thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng, giao dịch với khách hàng để nhận đơn hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất May, Dệt nhuộm để trình Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Công ty phê duyệt. Nhóm Cung ứng: Trực tiếp thực hiện đặt nguyên phụ liệu may mặc và theo dõi tiến độ nguyên phụ liệu về kho công ty. Nhóm Điều độ sản xuất: Theo dõi và đề xuất các biện pháp xử lý liên quan đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ cung ứng nguyên phụ liệu và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng may mặc. Nhóm Xuất khẩu: Trực tiếp thực hiện công tác xuất khẩu, công tác thanh toán tiền hàng xuất khẩu và các thủ tục thanh khoản theo tờ khai đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và thanh khoản theo hợp đồng đối với loại hình gia công xuất khẩu. Các nhóm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp tác nghiệp với nhau theo quy trình hướng dẫn công việc của phòng. 2.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại CTCP Dệt May Huế Điều khoản FOB trong Incoterm 2010: FOB- Free on Board là thỏa thuận của người bán và người mua trong hợp đồng về các vấn đề liên quan về trách nhiệm và nghĩa vụ của ngườTrườngi mua và người bán. Đại Điều khohọcản FOB Kinh được sử dụ ngtế trong Huế hợp đồng giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Cụ thể, nếu người mua và người bán thỏa thuận giao nhận hàng hóa theo điều khoản FOB. Người bán chịu mọi rủi ro trong quá trình giao thành phẩm đến lan can tàu chở hàng. Người bán chịu các chi phí làm hàng, phí vận chuyển, phí hải quan nước xuất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở lan can tàu. Sau khi hàng được giao qua lan can tàu, mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người mua. Người mua sẽ SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 25 Lớp: K49A- QTKD
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào phải chịu chi phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa tới điểm đến và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển. Điều khoản FCA (sân bay) trong Incoterm 2010: FCA- Free Carrier- Giao hàng cho người vận chuyển. Là thỏa thuận của người bán và người mua trong hợp đồng về các vấn đề liên quan về trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán. Điều khoản FCA được sử dụng trong trường hợp giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Khi lựa chọn điều khoản FCA. Người bán sẽ chịu chi phí làm hàng, vận chuyển hàng hóa đến sân bay. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho hãng vận chuyển do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho hãng vận chuyển. Phương thức thanh toán L/C- Letter of Credit: Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình. L/C là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C. Ưu nhược điểm của L/C Ưu điểm: Lợi ích đối với người xuất khẩu: – NgânTrường hàng sẽ thực hiện thanhĐại toán họcđúng như Kinhqui định trong tế thư tínHuế dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. – Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. – Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 26 Lớp: K49A- QTKD
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào – Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Lợi ích đối với người nhập khẩu: – Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. – Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). Lợi ích đối với Ngân hàng: – Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ ) – Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Nhược điểm: lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. Phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer- điện chuyển tiền): Là phương thức thanh toán mà ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán. Có 2 phương thức điện chuyển tiền là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. ChuyểnTrường tiền trả trước gồm Đại các bước họcsau: Kinh tế Huế B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu. B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua. B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 27 Lớp: K49A- QTKD
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán. B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua. Chuyển tiền trả sau gồm các bước sau: B1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua. B2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả. B3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua. B4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán. B5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán. Packing List: hay còn được gọi là phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa. Hình 2.1: Packing List final Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 28 Lớp: K49A- QTKD
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.2: Packing List đính kèm khai hải quan Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 29 Lớp: K49A- QTKD
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trên Packing List thể hiện các thông tin như Tên sản phẩm, Màu sắc, Mã màu, Hệ Size, Số lượng chiếc, Số lượng thùng, Số thứ tự thùng, Thể tích, Trọng lượng, Chức năng của Packing List: Packing List cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói. Từ đó: Sắp xếp kho chứa hàng. Bố trí được phương tiện vận tải. Bốc dở hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân. Gửi cho hãng vận chuyển và khách hàng để họ có thể tìm được thùng hàng cần tìm một cách nhanh chóng. Commercial Invoice: hay còn gọi là Hóa đơn thương mại là chứng từ thương mại được sử dụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu chi trả đúng đủ số tiền đã ghi cho người xuất khẩu. Chức năng của Commercal Invoice: Thứ nhất: Là căn cứ để người nhập khẩu thanh toán cho người xuất khẩu. Thứ hai: Là cơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu. Và thứ ba: Là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng cũng như thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 30 Lớp: K49A- QTKD
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.3: Comercial Invoice (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) BookingTrường Confirm: Hay còn Đại gọi là x áchọc nhận đ ặtKinh tàu. Tại CTCP tế Dệ tHuế May Huế, hầu hết các hợp đồng được kí kết với các Khách hàng truyền thống. Khi kí kết hợp đồng, Khách hàng yêu cầu Công ty đặt tàu thông qua sự chỉ định hãng tàu của Khách hàng (Khách hàng trả cước phí theo điều khoản FOB). Khi chuyên viên Đơn hàng tiến hành đặt tàu để xuất hàng, hãng tàu sẽ tiến hành gửi xác nhận đặt tàu cho Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 31 Lớp: K49A- QTKD
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.4: Booking Confirm Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 32 Lớp: K49A- QTKD
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trên Booking confirm thể hiện các thông tin quan trọng như: - Số booking - Ngày tàu chạy - Tên tàu vận chuyển - Cảng đi - Cảng đích - Chuyên viên Xuất khẩu sẽ gửi Booking confirm cho đơn vị vận tải để sắp xếp kéo Cont về đóng hàng tại Công ty. Thông báo giao hàng: Là chứng từ Chuyên viên Đơn hàng lập gửi cho các bộ phận liên quan theo dõi ngày giờ giao hàng. Là căn cứ để chuyên viên Xuất khẩu cung cấp cho đơn vị vận tải kéo Cont về đóng hàng tại Công ty, Phòng Điều hành may theo dõi thực hiện bốc hàng lên Container. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 33 Lớp: K49A- QTKD
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.5: Thông báo giao hàng Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 34 Lớp: K49A- QTKD
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào FCR: FCR viết tắt của chữ Forwarder’s Certificate of Receipt hoặc Forwarder’s Cargo of Receipt FCR là chứng từ của người giao nhận Forwarder xác nhận việc người xuất khẩu đã giao hàng cho Forwarder để gửi cho người nhập khẩu tại 1 địa điểm nhận hàng ở cảng xếp hàng, với tình trạng bên ngoài của hàng hóa trong điều kiện tốt, hàng hóa được đặt trong quyền định đoạt không hủy ngang hoặc theo chỉ dẫn của người nhập khẩu, hàng hóa không bị cản trở hoặc thuộc quyền sở hữu của bất kỳ Bên thứ 3 nào và hàng hóa không bị cấm xuất khẩu. FCR không có giá trị lưu thông và không có chức năng của 1 chứng từ quyền sở hữu hàng hóa 1 Hợp đồng vận tải như FBL. (Fiata BL) Ngày nay xu hướng sử dụng FCR ngày càng phổ biến hơn trong thương mại quốc tế đối với hàng lẻ vận chuyển bằng đường biển hoặc các lô hàng phải đóng vào kho trước khi xếp lên các phương tiện vận tải khác do những ưu điểm của FCR mang lại cho các bên liên quan như: Người xuất khẩu có thể nhanh chóng nhận tiền, Người nhập khẩu có thể nhận hàng ngay khi hàng đến, thuận tiện cho Forwarder khi thực hiện gom hàng hoặc các dịch vụ xử lý hàng hóa khác hoặc khi phải phát hành FBL hoán đổi, Forwarder có thể phát hành FCR đúng với tư cách là Forwarder của họ và là 1 trong các loại chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 35 Lớp: K49A- QTKD
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.6: Forwarder’s Cargo of Receipt Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 36 Lớp: K49A- QTKD
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Purchase Order: là Đơn đặt hàng mà Người Mua gửi cho Người Bán xác nhận về việc mua hàng. Ngoài ra, Purchase Order được xem như một loại giấy tờ được ủy quyền trong vấn đề giao dịch và buôn bán. Khi Người Bán đồng ý, Purchase Order sẽ trở thành một thỏa thuận mang tính ràng buộc tựa như hợp đồng mà cả hai bên đã ký kết. Một Đơn đặt hàng đưa ra các giới thiệu, số lượng, giá, giảm giá, điều khoản thanh toán, ngày thực hiện hoặc giao hàng, điều khoản và điều kiện liên quan khác, và xác định một người bán cụ thể. Điều này cũng được xem như là hệ thống thông tin trong quá trình mua bán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 37 Lớp: K49A- QTKD
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.7: Purchase Order Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 38 Lớp: K49A- QTKD
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 39 Lớp: K49A- QTKD
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 40 Lớp: K49A- QTKD
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 41 Lớp: K49A- QTKD
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 42 Lớp: K49A- QTKD
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế (VGM) - Vertified Gross Mass: là phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ của Cont hàng vận chuyển quốc tế. Mục đích của loại giấy tờ này là để kiểm soát tình trạng quá tải của Cont trong vận tải biển. Khi việc khai báo tải trọng không chính xác, việc xếp dỡ và tính toán tải trọng, vị trí Cont xếp hàng trên tàu bị sai sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về an toàn cho con người, tàu, và hàng hóa trong hành trình trên biển. Hình 2.8: Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) Hiện VGM mới áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu. Về cơ bản, VGM để hãng tàu biết trọng lượng Cont hàng, để kiểm soát tải trọng, và phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 43 Lớp: K49A- QTKD
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Nếu trọng lượng hàng trong Cont vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép, hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hàng, hoặc yêu cầu rút bớt tải trước khi được xếp lên tàu. Khi biết trọng lượng từng Cont hàng, bộ phận khai thác tàu sẽ biết cách bố trí sắp xếp vị trí tối ưu cho từng Cont hàng trên tàu, theo nguyên tắc chung: hàng nặng hơn xếp xuống phía dưới. Có phần mềm tính toán để chọn phương án đảm bảo tính ổn định và an toàn cho tàu. Về bản chất, VGM phải thể hiện được Cont đã đóng hàng nặng bao nhiêu. Khối lượng này sẽ gồm 2 thành phần: vỏ Cont + hàng hóa bên trong. Có 2 cách tính VGM: Cách 1: Cân cả xe Cont hàng, sau đó cân xe không có Cont hàng (đã hạ xuống cảng). Lấy số liệu trừ đi sẽ biết Cont hàng nặng bao nhiêu. Cách 2: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào Cont, sau đó cộng thêm khối lượng vỏ Cont nữa, thì sẽ có số liệu cần thiết. Ở CTCP Dệt May Huế lựa chọn phương thức tính VGM theo cách 2: Bằng tổng trọng lượng hàng hóa và khối lượng vỏ Cont. Nội dung chính của phiếu VGM như sau: Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại Thông số Cont: số Cont, loại Cont, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối toàn bộ Cont NgoàiTrường ra, còn có phần cam Đại kết của chủhọc hàng chKinhịu trách nhiệm tế về Huếtính chính xác của số liệu trên VGM. Forwarder: Là một cá nhân hoặc công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu Hay Forwarder là thuật ngữ chỉ người hoặc công ty làm nghề giao nhận vận tải. Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 44 Lớp: K49A- QTKD
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích. Số Tare: khối lượng vỏ Cont. Số Max Gross: Trọng lượng bao gồm cả trọng lượng vỏ Cont và trọng lượng hàng hóa. Hệ thống khai báo Hải quan điện tử: Tổng cục Hải quan (tên giao dịch tiếng Anh: General Department of Vietnam Customs) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt Nam qua biên giới. Hình 2.9: Hệ thống khai báo Hải quan điện tử Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 45 Lớp: K49A- QTKD
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hệ thống Khai báo Hải quan điện tử VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động- Viet Nam Automated Cargo Clearance System (VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử, Manifest điện tử, Hóa đơn điện tử, Thanh toán điện tử, C/O điện tử, Phân luồng, Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát). Hệ thống VNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp. SI (Shipping Instruction): là các thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng của nhà xuất khẩu đến Công ty vận tải/Forwarder. Đảm bảo người giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu của người gửi hàng. Và hạn chế những sai sót trên trên các chứng từ giao nhận khác, đặc biệt là FCR. Thông thường SI thường được người gửi hàng gửi đến cho nhà vận chuyển để họ làm FCR. Người ta cũng thường gọi SI là mẫu hướng dẫn giao hàng. Các công ty Hãng tàu/Forwarder sẽ yêu cầu người xuất khẩu gửi SI để làm FCR bản nháp. Sau đó, sẽ gửi bản nháp đó cho khách hàng kiểm tra và yêu cầu khách hàng xác nhận các thông tin trên FCR nháp đó. Thông thường nhân viên Forwarder/Hãng tàu sẽ gọi điện yêu cầu người xuất khẩu gửi SI để đảm bảo lô hàng được vận chuyển đúng tiến độ. Nếu gửi SI khi quá thời hạn, người xuất khẩu có thể bị phạt hoặc rớt hàng do Forwarder/Hãng tàu không thể phát hành FCR. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 46 Lớp: K49A- QTKD
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hình 2.10: Shipping Instruction Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 47 Lớp: K49A- QTKD
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.4 Quy trình theo dõi tình hình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế Bước 1: Nhận Kế hoạch xuất hàng hàng tuần từ Chuyên viên Đơn hàng Chuyên viên Xuất khẩu tập hợp chứng từ từ Chuyên viên Đơn hàng bao gồm: - Packing List đã chốt số lượng có chữ kí của chuyên viên Đơn hàng - Thông báo giao hàng - Booking confirm - Hợp đồng - PO - Phiếu cân do bộ phận giao hàng cung cấp Bước 2: Giao hàng Đối với hàng vận chuyển bằng đường biển: Sau khi nhận thông báo giao hàng và Booking confirm từ Chuyên viên Đơn hàng. Chuyên viên Xuất khẩu gửi Booking confirm đến hãng vận chuyển để sắp xếp kéo Cont về công ty để đóng hàng theo đúng thời thời gian như thông báo giao hàng, đồng thời yêu cầu cung cấp số Cont/Seal/Tare/Max Gross đúng thời hạn để khai báo Container load plan và bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế (VGM) đúng theo yêu cầu từ Hãng tàu. Đối với hàng vận chuyển bằng đường không: Chuyên viên Đơn hàng liên hệ với đơn vị vận chuyển sắp xếp xe tải đến Công ty để nhận hàng. Bước Trường3: Đại học Kinh tế Huế Đối với hàng vận chuyển bằng đường biển: Tiến hành cung cấp Chi tiết SI cho Hãng tàu, cập nhật Invoice lên hệ thống của Hãng tàu để phát hành FCR sơ khởi. Đối với hàng vận chuyển bằng đường không: Tiến hành cung cấp SI cho Hãng hàng không có yêu cầu trọng lượng Gross Weight của hàng hóa (Không được vượt quá 3% so với trọng lượng thực tế của hàng hóa). SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 48 Lớp: K49A- QTKD
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Bước 4: Sau khi nhận Thông báo giao hàng, Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành thực hiện các bước sau: Chuẩn bị hồ sơ Khai báo Hải quan điện tử bao gồm: - Hợp đồng xuất khẩu và phụ lục (nếu có) - Bảng đăng ký định mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Packing list Detail (Hóa đơn đóng gói chi tiết) – đã chốt từ Chuyên viên đơn hàng (có chữ ký xác nhận) - Commecial Invoice - Packing List - Phiếu kiểm tra tờ khai xuất khẩu Tiến hành khai báo Hải quan Điện tử trên hệ thống. Nhận kết quả phân luồng. - Nếu được phân luồng xanh thì chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ khai và danh sách Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan. Gửi cho bên vận chuyển để hạ Cont tại cảng và thanh lí tờ khai. - Nếu được phân luồng vàng thì Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ xuất khẩu điện tử có chữ kí số của Công ty. Sau khi Hải quan kiểm tra chứng từ và duyệt tờ khai. Tiếp theo chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ khai và danh sách Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan. Gửi cho bên vận chuyển để hạ Cont tại cảng và thanh lí tờ khai. - Nếu Trườngđược phân luồng đ ỏĐạithì Hải quanhọc sẽ ki ểKinhm tra chứng tếtừ và Huếhàng hóa thực tế của lô hàng. Sau khi Hải quan kiểm tra và duyệt tờ khai. Chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ khai và danh sách Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan gửi cho bên vận chuyển để hạ Cont tại cảng và thanh lí tờ khai. In Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế (VGM) có chữ ký và đóng dấu xác nhận của Công ty giao cho đơn vị vận chuyển. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 49 Lớp: K49A- QTKD
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Bước 5: Kiểm tra và xác nhận FCR Draft để Hãng tàu/ Hãng hàng không ban hành FCR gốc cho lô hàng sau đó tiến hành hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình cho Khách hàng theo điều khoản hợp đồng. Bước 6: Thời gian và Bộ chứng từ thanh toán (theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng). - Commercial Invoice - Packinglist - Packinglist Summary - Packinglist Detail - Manufacturer' s Certificate - Multiple Country Declaration - Wearing Apparel Sheet - C/O (nếu có) - FCR Original Bước 7: Làm thủ tục thanh toán tiền cho đơn vị vận chuyển chứng từ bao gồm: - Đề nghị thanh toán - Hoá đơn GTGT - Tờ khai xuất khẩu - FCRTrườngDraft Đại học Kinh tế Huế Sau khi thanh toán cho hãng vận chuyển. Hãng vận chuyển sẽ xuất FCR gốc cho Công ty để hoàn tất bộ chứng từ gửi khách hàng. Bước 8: Theo dõi dòng tiền về Công ty SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 50 Lớp: K49A- QTKD
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Đối với thanh toán bằng L/C: Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành gửi cho ngân hàng thanh toán Bộ chứng từ thanh toán, Debit Note, và các chứng từ L/C quy định. Đối với thanh toán bằng TT: Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành gửi cho khách hàng Bộ chứng từ thanh toán, Bill of Exchange, FCR Original. Sau khi hàng xuất và đã hoàn tất các chứng từ thanh toán với khách hàng, theo thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trên hợp đồng, chuyên viên xuất khẩu phối hợp cùng phòng Tài chính kế toán theo dõi công nợ và đốc thúc khách hàng thanh toán đúng hạn. 2.5 Những rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế Rủi ro được tác giả nhận dạng dựa trên việc xem xét Quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cũng như gián tiếp bằng bảng hỏi các anh chị Chuyên viên Xuất khẩu thực hiện thủ tục Xuất khẩu hàng may mặc. Từ đó nhận dạng nên các rủi ro sau: 2.5.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng Nguyên nhân: Tại CTCP Dệt May Huế, Chuyên viên Đơn hàng phải tiến hành đặt tàu xuất hàng trước 14 ngày (đối với hàng Sản xuất xuất khẩu) và 21 ngày (đối với hàng Gia công xuất khẩu) so với ngày giao hàng kế hoạch hoặc theo thời gian quy định của hãng tàu. Do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như nhà máy trong tình trạng quá tải đơn Trườnghàng, thiếu nguyên Đạiphụ liệu tronghọc quá trìnhKinh sản xuất, tếnguyên Huế phụ liệu không đảm bảo chất lượng và máy móc hư hỏng. Nhà máy không thể sản xuất kịp hàng đúng thời hạn vì vậy xảy ra rủi ro không thể giao hàng đúng tiến độ trong thông báo giao hàng. Hậu quả: Nếu hàng sản xuất không kịp chiếm số lượng ít thì sẽ xuất đi như lịch đặt tàu và dời xuất hàng thiếu trên chuyến tàu tiếp theo. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 51 Lớp: K49A- QTKD
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Nếu hàng sản xuất không kịp chiếm số lượng lớn thì phải dời ngày xuất hàng. Chịu phí lưu Cont rỗng (1 triệu đồng/ngày). Phải dời xuất hàng trong chuyến tàu kế tiếp. Nếu trong trường hợp hàng không kịp xuất đi thì phải vận chuyển bằng đường hàng không và Công ty phải trả cước phí vận chuyển, giảm sút uy tín đối với khách hàng. Cước phí vận chuyển bằng hàng không với số lượng lớn là đắt hơn nhiều so với vận chuyển bằng đường thủy. Cước phí phải trả là 3.76 USD/kg. Ở CTCP Dệt May Huế, tùy vào khối lượng hàng xuất đi, công ty phải chịu một khoản chi phí rất lớn. Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt chất lượng Nguyên nhân: Rủi ro này thường xuyên xảy đến khi số lượng sản phẩm nhiều, cần hoàn thành gấp trong khi các nhà máy luôn có rất nhiều đơn đặt hàng. Không những thế, chính sự chủ quan của các bộ phận liên quan như bộ phận Đơn hàng, nhà máy, công nhân. Khiến cho thành phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu chất lượng như quy cách vải không phù hợp, màu sắc chỉ, các lỗi về móc xướt, bẩn, nên phải tiến hành sửa lại. Hậu quả: Khi thành phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu chất lượng và không thể xuất hàng kịp tiến độ gây nên những hậu quả nghiêm trọng tùy vào số lượng sản phẩm không đạt chất lượng. Thứ nhất: Các hợp đồng thường được chia xuất nhiều đợt. Nếu thành phẩm không đạt chất lượng ít, Công ty vẫn sẽ xuất hàng theo kế hoạch, chịu các khoản chi phí phát sinh để sửa lại hàng không đạt chất lượng và sẽ xuất hàng thiếu trong đợt tiếp theo. Thứ hai:TrườngHàng không đạ t Đạichất lượng họcnhiều ph Kinhải chịu mọi chitế phí Huếsửa lại hàng. Trả phí lưu Cont rỗng cho hãng tàu (1 triệu đồng/ngày). Và dời xuất trong chuyến tàu kế tiếp. Thứ ba: Hàng không đạt chất lượng tại thời điểm không thể hoàn thành kịp thời hạn giao hàng bằng đường thủy. Công ty phải chịu chi phí để sửa lại hàng. Chuyên viên Đơn hàng phải tiến hành đặt máy bay (Công ty trả cước phí) để khách hàng nhận hàng đúng SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 52 Lớp: K49A- QTKD
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào thời điểm trong hợp đồng. Lúc này, CTCP Dệt May Huế tiến hành mua bảo hiểm cho đơn hàng và chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không. Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách Nguyên nhân: Rủi ro này xảy ra với các đơn hàng có quy cách đóng gói thay đổi nhưng do sự chủ quan của Bộ phận đóng gói không đọc kĩ quy cách đóng dẫn đến việc hàng hóa không đóng gói đúng quy cách như khách hàng yêu cầu nên hàng không thể xuất đi đúng tiến độ. Hậu quả: Phải trả phí lưu Cont rỗng (1 triệu đồng/ngày), chịu chi phí vận chuyển, đồng thời dời sang xuất hàng trong chuyến tàu kế tiếp và chịu mọi chi phí phát sinh trong tiến hành đóng gói lại toàn bộ lô hàng theo đúng quy cách. 2.5.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa ở CTCP Dệt May Huế, hầu hết đều lựa chọn phương thức giao hàng FOB (Incoterm 2010) đối với hàng hóa vận chuyển đường thủy và phương thức giao hàng FCA (Incoterm 2010) đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Khách hàng của CTCP Dệt May Huế thường kí hợp đồng đi kèm điều kiện CTCP Dệt May Huế chịu trách nhiệm đặt tàu chở hàng hoặc đặt máy bay chở hàng và khách hàng sẽ chịu cước phí. Đa số các hợp đồng kí kết đều thỏa thuận hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường thủy chỉ trừ một số ít trường hợp khách hàng cần hàng gấp thì sẽ lựa chọn vận chuyển bằng đường hàng không. Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển NguyênTrường nhân: Do cảng tàu Đại vận chuy họcển quốc tếKinhCTCP Dệt Maytế Hu Huếế đặt tàu thường ở Cảng Đà Nẵng hoặc Cảng TP HCM. Vì vậy trong quá trình vận chuyển bằng Cont do đường vận chuyển xa nên có thể gặp phải những sự cố như xe bị hư hỏng, xe gặp tai nạn giao thông trên đường vận chuyển hoặc do các yếu tố môi trường tác động. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 53 Lớp: K49A- QTKD
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hậu quả: Gây hư hỏng hàng hóa làm phát sinh chi phí sửa chữa phương tiện vận tải, sửa chữa, may mới hàng hóa. Chuyên viên Xuất khẩu phải sửa tờ khai Hải quan. Công ty bị phạt giao hàng trễ bằng đường hàng không (Công ty phải trả cước phí). 2.5.3 Rủi ro trong quá trình khai hải quan Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để khai Hải quan, Chuyên viên xuất khẩu phải xác định chính xác số Cont/Seal/Gross Weight, và đính kèm các chứng từ liên quan như Commercial Invoice/ Packinglist. Trong quá trình này doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro sửa tờ khai. Là khi chuyên viên Xuất khẩu đã truyền dữ liệu khai báo Hải quan nhưng sau đó lại phát hiện các chứng từ liên quan có sai sót như: đơn giá, số lượng, địa điểm bảo thuế, số Cont, trọng lượng bị lệch quá 5% Hoặc do các tên PO dễ gây nhầm lẫn dẫn đến chuyên viên Xuất khẩu khai sai thông tin. Vì vậy, Chuyên viên phải tiến hành sửa tờ khai lại cho chính xác để tránh phát sinh những khó khăn cho những thủ tục thanh khoản tờ khai sau này. Ngoài ra, Chuyên viên Xuất khẩu phải tiến hành hủy tờ Khai khi thực hiện khai sai một trong số 10 thông tin sau: 1. Số tờ khai; 2. Mã loại hình; 3. Mã phân loại hàng hóa; 4. Mã Trườngphương thức vận chuyển; Đại học Kinh tế Huế 5. Cơ quan Hải quan; 6. Ngày khai báo; 7. Mã người nhập khẩu; 8. Tên người nhập khẩu; SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 54 Lớp: K49A- QTKD
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 9. Mã đại lý hải quan; 10. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến. Nguyên nhân: Do ở CTCP Dệt May Huế, có khá nhiều đơn hàng và trong các chứng từ liên quan có rất nhiều thông số. Trong quá trình thực hiện đơn hàng, đặc biệt là lúc gần xuất hàng và quá trình kiểm tra chất lượng Chuyên viên Đơn hàng phải điều chỉnh các thông số trên Packing List theo đúng thực tế để chốt số lượng đơn hàng. Và chuyển cho chuyên viên Xuất khẩu. Theo quy trình Chuyên viên Xuất khẩu phải chờ Chuyên viên Đơn hàng gửi Packing List đã chốt số lượng và có chữ kí của chuyên viên Đơn hàng thì mới tiến hành thực hiện thủ tục Khai Hải quan cũng như lập các chứng từ liên quan. Nhưng nếu chờ đến khi các chuyên viên Đơn hàng chốt số lượng thì Chuyên viên Xuất khẩu sẽ không có thời gian để kiểm tra đối chứng các thông số cẩn thận để khai Hải quan cũng như Lập bộ chứng từ gửi khách hàng. Ngoài ra, việc khai nhầm, không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, khai thiếu thông tin trong hồ sơ, chứng từ cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến cho tờ khai của Công ty bị hệ thống thông quan điện tử phân vào luồng vàng, luồng đỏ. Hay rủi ro sửa tờ khai Hải quan xảy ra là hậu quả của những rủi ro liên quan khác. Hậu quả: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của việc sửa tờ khai dẫn đến các hậu quả sau: Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ Hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai (luồng vàng, luồng đỏ) nhưng hàng hóa chưa được thông quan (luồng xanh), Công ty bị cơTrường quan Hải quan xửĐạiphạt vi phhọcạm hành Kinh chính và bị nângtế mHuếức độ quản lí rủi ro. Nếu sửa tờ khai sau 60 ngày kể từ ngày mở tờ khai, Công ty bị cơ quan Hải quan xử phạt vi phạm hành chính và bị nâng mức độ quản lý rủi ro. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 55 Lớp: K49A- QTKD
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy định và bị nâng mức độ quản lí rủi ro. Khi bị nâng mức độ quản lí rủi ro, Công ty sẽ bị hệ thống phân nhiều luồng đỏ, làm chậm trễ trong tiến độ giao hàng. Phát sinh các chi phí như chi phí kiểm kê hàng hóa, chi phí lưu Cont nếu như việc kiểm kê của cơ quan Hải quan khiến Cont không đến kịp cảng giờ tàu chạy. (Vì hàng sản xuất xuất khẩu ở CTCP Dệt May Huế sản xuất với số lượng lớn nên luôn phát sinh các lỗi trong số lượng, chất lượng như đứt chỉ, vải bị ố màu, làm cho quá trình chốt đơn hàng gặp nhiều vấn đề cần giải quyết nên luôn phải xử lí các vấn đề phát sinh hết sức có thể mới bốc hàng lên Cont vận chuyển đến Cảng.) Gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với Khách hàng. Ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty. 2.5.4 Rủi ro trong quá trình lập chứng từ Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán, gửi bộ chứng từ thanh toán quá thời hạn quy định Trong quá trình chuyên viên xuất khẩu lập bộ chứng từ cung cấp cho hãng vận chuyển bao gồm SI, VGM, Shipping Docs tiến hành load Create load plan trên hệ thống của hãng vận chuyển và thực hiện cập nhật các thông số để hãng vận chuyển quản lí, cấp Container, nhận hàng cũng như xuất FCR cho doanh nghiệp. Công ty dễ gặp phải rủi ro bị hãng vận chuyển phạt lỗi sửa chứng từ, gửi chứng từ quá thời hạn. Ngoài ra, Công ty còn dễ gặp rủi ro tương tự trong quá trình gửi bộ chứng từ khách hàng thanh toán. Nguyên nhân: Nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan như trong tuần cóTrường quá nhiều đơn hàng Đại cần xu họcất. Đối v ớKinhi các Đơn hàng tếcó Huếsố lượng lớn, và quy các phức tạp thì sai sót càng dễ xảy ra. Sự thay đổi trong số lượng, quy cách khiến các thông số trên các chứng từ phải chỉnh sửa nhiều lần. Bị hãng vận chuyển phạt. Ngoài ra các thông số của bộ chứng từ chuyên viên Xuất khẩu lập để gửi khách hàng thanh toán dựa trên Packing List, PO nhận từ chuyên viên Đơn hàng. Packing List dễ xảy ra sai sót SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 56 Lớp: K49A- QTKD
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào vì vậy chuyên viên Xuất khẩu không thể kiểm soát hết được tất cả các thông số một cách chính xác nên dễ xảy ra sai sót trong quá trình Lập chứng từ gửi Khách hàng thanh toán. Ngoài ra, thời hạn gửi chứng từ thanh toán cho khách hàng là 3 ngày kể từ ngày tàu chạy đối với hàng vận chuyển bằng đưởng thủy và gửi ngay lúc máy bay cất cánh đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Nội dung chứng từ lại nhiều và phức tạp. Trong khi số lượng hàng hóa và quy cách đóng thùng thay đổi nhiều. Các chứng từ lại được yêu cầu chính xác đến từng chi tiết. Điều này khiến cho chuyên viên xuất khẩu không thể lập kịp chứng từ để gửi khách hàng đúng hạn. Hậu quả: Công ty phát sinh chi phí do hãng vận chuyển phạt sửa chứng từ, phạt gửi chứng từ muộn (250$/lô hàng). Trong thanh toán, nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán vì L/C bất hợp lệ. Trong trường hợp thanh toán bằng TT, công ty sẽ phải nhượng bộ khi khách hàng thanh toán tiền hàng muộn. Trong khi các lô hàng có giá trị lên đến trăm nghìn Đô la khiến Công ty khó khăn trong việc quay vòng vốn và mất đi một khoảng lợi nhuận rất lớn. 2.5.5 Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty CTCP Dệt May Huế chủ yếu thực hiện hai phương thức thanh toán chính trong việc kí kết hợp đồng là phương thức thanh toán thư tín dụng L/C và phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền TT trả sau. 2.5.5.1 Rủi ro trong thanh toán L/C Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh toán ThanhTrường toán bằng thư tín dụĐạing được coihọc là phương Kinh thức thanh tếtoán Huếcó độ tin cậy cao nhất vì nó đảm bảo an toàn cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, do đặc thù quy trình nghiệp vụ phức tạp phương thức thanh toán này vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân: CTCP Dệt May Huế phải xuất trình những chứng từ trong L/C yêu cầu để được thanh toán như: Hóa đơn thương mại, hối phiếu, FCR, Chứng từ gửi khách hàng thanh toán tùy thuôc vào điều kiện mà L/C yêu cầu. Ở đây, ngân hàng có thể bắt SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 57 Lớp: K49A- QTKD
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào lỗi chứng từ bị sai và từ chối không thanh toán. Hoặc do Công ty gửi chứng từ cho khách hàng trễ, L/C hết hiệu lực. Hậu quả: Đối với trường hợp L/C hết hiệu lực: Công ty phải tiến hành thương lượng với khách hàng để gia hạn hiệu lực. Khi phải tu chỉnh L/C, Khách hàng và Công ty đều phải chịu phí. Vì vậy thông thường khách hàng đồng ý chuyển sang thanh toán bằng TT, phía Công ty sẽ trả một khoản phí cho khách hàng. Khoản chi phí này là khác nhau tùy thuộc vào các khách hàng khác nhau. Vì khi L/C hết hiệu lực, ngân hàng không thể thanh toán cho Công ty. Tương tự như trường hợp L/C hết hiệu lực, khi Công ty gửi ngân hàng bộ chứng từ bất hợp lệ, ngân hàng từ chối thanh toán. Công ty sẽ tiến hành thương lượng với khách hàng và chuyển sang phương thức thanh toán TT. Công ty sẽ chịu chi phí theo yêu cầu của khách hàng. Đối với trường hợp này, Công ty sẽ phải nhượng bộ khi khách hàng tiến hành thanh toán chậm trị giá hóa đơn. Phát sinh nợ phải thu Khách hàng. Rủi ro này là hậu quả của rủi ro lập sai chứng từ gửi khách hàng, gửi chứng từ thanh toán muộn. 2.5.5.2 Rủi ro trong thanh toán TT Khách hàng nhận hàng mà chậm thanh toán, không thanh toán chiếm dụng vốn của Công ty Nguyên nhân: Do gửi Debit note cho khách hàng chậm. Gửi FCR gốc cho khách hàng chậm. Do kháchTrường hàng cố tình không Đại thanh toán,học chiế mKinh dụng vốn c ủtếa công Huế ty. Hậu quả: Khách hàng chậm thanh toán và chiếm dụng vốn của Công ty, Công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn, trả lãi ngân hàng và mất đi một khoảng lợi nhuận. Phòng Tài chính kế toán phải giải trình với cơ quan thuế, kiểm toán do thanh toán quá thời gian quy định của hợp đồng. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 58 Lớp: K49A- QTKD
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào 2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế Trong khoảng thời gian từ ngày 10/09/2018 đến ngày 20/12/2018, tác giả tiến hành quan sát và tham gia trực tiếp vào tiến trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc. Lập bảng hỏi điều tra 03 Chuyên viên phụ trách thủ tục Xuất khẩu về những vấn đề xoay quanh rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong tiến trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Thu được kết quả như sau: Đối với câu hỏi 1: “Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, Anh/ Chị đã bao giờ gặp rủi ro chưa?” Kết quả đều tra cho thấy, trong số 03 chuyên viên được hỏi đều xác nhận là đã gặp rủi ro, cho dù là chuyên viên mới làm việc tại doanh nghiệp được 05 tháng hay là chuyên viên làm việc lâu năm đều có chung một câu trả lời. Từ đó, ta có thể kết luận rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc ở CTCP Dệt May Huế cũng không ngoại lệ. Rủi ro phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với câu hỏi 2: “Anh/Chị đã từng gặp những rủi ro nào trong số những rủi ro dưới đây?” Tác giả xin đưa ra danh mục các rủi ro đặc trưng trong quá trình Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc. Nếu Anh/Chị đã gặp loại rủi ro này, xin vui lòng cho điểm về Mức độ xuất hiện thường xuyên của rủi ro thể hiện ở trên 5 mức độ Rất ít, Ít, Trung bình,TrườngThường xuyên, RĐạiất thường học xuyên. VàKinh mức độ nghi tếêm trHuếọng của những tổn thất mà rủi ro gây ra: Rất ít, Ít, Trung bình, Nghiêm trọng, Rất nghiêm trọng. Trong số 03 chuyên viên tham gia khảo sát, có 01 chuyên viên mới vào làm việc tại Công ty được 05 tháng, chưa từng thực hiện mảng thanh toán nên không tham gia trả lời các câu hỏi rủi ro trong quá trình thanh toán. Kết quả khảo sát thu thập được như sau: SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 59 Lớp: K49A- QTKD
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán ghi nhận một trường hợp cho rằng rủi ro này thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Một trường hợp ghi nhận rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá rủi ro này ít xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Rủi ro khách hàng nhận hàng nhưng chậm thanh toán, không thanh toán chiếm dụng vốn của Công ty (Thanh toán TT) được ghi nhận xảy ra với tần suất trung bình nhưng lại gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh toán vì chứng từ bất hợp lệ, L/C hết hiệu lực được đánh giá xảy ra với tần xuất trung bình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho Công ty. Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai được 02 nhân viên đánh giá ít xảy ra nhưng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Và 01 nhân viên đánh giá xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Rủi ro gửi bộ chứng từ thanh toán quá thời hạn quy định có 02 chuyên viên đánh giá rất ít xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. 01 chuyên viên khác nhận định xảy ra với tần suất thường xuyên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt chất lượng ghi nhận 02 trường hợp đánh giá xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá xảy ra với tần suất trung bình và gâyTrườngảnh hưởng trung bình Đạiđến ho ạhọct động củ aKinh Công ty. tế Huế Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng ghi nhận 02 trường hợp cho rằng rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại cho rằng rủi ro này xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 60 Lớp: K49A- QTKD
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển được 02 nhân viên đánh giá xảy ra với tần suất ít, với mức độ nghiêm trọng trung bình và nhân viên còn lại ghi nhận rủi ro này ít xảy ra và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách là rủi ro ít xảy ra và ko gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. Trong số 03 chuyên viên tham gia phỏng vấn, có 02 chuyên viên đánh giá họ chưa từng gặp rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách, trong đó có 01 nhân viên mới làm việc tại Công ty được 05 tháng và 01 chuyên viên làm việc đã trên 10 năm. Đối với câu hỏi 3: “Anh/Chị có cho rằng nếu chúng ta tiến hành tốt quản trị rủi ro, chúng ta có thể dự báo những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra không?” Kết quả khảo sát cho thấy cả 03 chuyên viên Xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế đều cho rằng có thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra là phù hợp khi tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế không có phòng ban Quản trị rủi ro. Các chuyên viên thực hiện Công việc không được đào tạo một cách bài bản trong quá trình nhận diện, dự báo các rủi ro có thể xảy đến và các rủi ro tiềm năng. Các Chuyên viên thực hiện né tránh rủi ro và chấp nhận rủi ro bằng những kinh nghiệm trong quá khứ. Chỉ khi xuất hiện rủi ro thì mới tìm hướng giải quyết, khắc phục. Đối với câu hỏi 4: “Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, Anh/Chị cóTrường tiến hành các biện Đạipháp quản học trị rủi ro Kinh hay không? ”tế Huế Và câu hỏi 5: “Nếu Anh/ Chị đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, xin Anh/Chị cho ý kiến về hiệu quả của Công tác này?” Ở phòng Kế hoạch Xuất- nhập khẩu May tại CTCP Dệt May Huế. Rủi ro được ghi nhận 01 tháng 01 lần. Nhờ vào Công tác này, rủi ro đã được nhận diện, cảnh báo. Từ đó các phòng ban đề xuất đóng góp ý kiến, tìm kiếm giải pháp giảm thiểu những tác động SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 61 Lớp: K49A- QTKD
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở đây các biện pháp giảm thiểu rủi ro không đầy đủ, chung chung và không cụ thể bằng hành động. Vẫn tồn tại tình trạng các chuyên viên không nhận thức đầy đủ và toàn diện về rủi ro. Chưa nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Các rủi ro trong phòng được nhận dạng một cách thiếu sót, không đầy đủ. Công tác quản trị rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Kết quả khảo sát cho thấy có 01 chuyên viên chưa bao giờ thực hiện công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Trong khi đó 02 chuyên viên cho rằng mình có thực hiện công tác quản trị rủi ro và thực hiện rất thường xuyên, hiệu quả. Điều này được lí giải là do các chuyên viên làm việc lâu năm đúc rút kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề và chưa thật sự hiểu rõ về quản trị rủi ro nên dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về việc thực hiện công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một quá trình cần thiết trong doanh nghiệp để nhận dạng, đo lường và thực hiện các biện pháp né tránh, tài trợ rủi ro để hạn chế một cách tối đa những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp. 2.7 Một số rủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng Tháng 11/2018 đơn hàng thuộc PO#SU26556-557-658-649-642-643-625 với 5756 chiếc, 13 style dự kiến xuất đi Mỹ vào ngày 15/11/2018 nhưng phải dời xuất trong chuyến tàu tuần sau vì vào ngày giao hàng công ty chỉ mới sản xuất được 2576 chiếc. Hàng bị rớt Trườngvới số lượng lớn. Đại học Kinh tế Huế Nguyên nhân: Do 124 kiện vải nhập về Công ty được chia nhập về trên 2 chuyến tàu khác nhau. Hãng tàu làm thất lạc 53 kiện sang Trung Quốc khiến nguyên liệu mất 5 ngày sau mới nhập về kho công ty. Chuyền may không thể lên chuyền khiến cho hàng hóa sản xuất không kịp theo tiến độ. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 62 Lớp: K49A- QTKD
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Hậu quả: - Công ty dời xuất hàng vào chuyến tàu tiếp theo ngày 18/11/2018. Phải trả 2 triệu đồng cho chi phí lưu Cont rỗng cho hãng tàu. - Tiến hành tăng ca sản xuất để có thể sản xuất kịp tiến độ giao hàng. Giải pháp: - Chuyên viên Cung ứng cùng Chuyên viên Điều độ tiến hành đôn đốc nguyên liệu nhập về Công ty đúng thời hạn để sản xuất. - Các nhà máy chủ động nắm thông tin, tiến hành linh hoạt chuẩn bị chuyền may khác thay thế trong khi chờ nguyên phụ liệu nhập kho công ty. Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt chất lượng Tháng 4/2018 Đơn hàng SU25575 với số lượng 29045 chiếc, 9 style do nhà máy May 1 và May 2 sản xuất, hàng đóng trong 1 Cont 40 đã không xuất hàng đúng theo lịch khách hàng duyệt. Nguyên nhân: Đơn hàng phát hiện ra không đạt chất lượng khi chốt số lượng với các lỗi đứt chỉ, bỏ mũi, móc xước, bẩn, Khách hàng yêu cầu đơn hàng phải được tái chế, chốt lại và xuất hàng ở chuyến tàu sau 1 tuần nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Hậu quả: - Nhà máyTrường May 1 và May Đại2 phải tiế nhọc hành cho Kinh công nhân tăng tế ca Huếđể sửa lại toàn bộ các sản phẩm không đạt chất lượng trong khi vẫn bảo đảm tiến độ xuất hàng cho những đơn hàng khác. - Công ty thiệt hại 25 triệu đồng cho chi phí thuê Cont rỗng và chi phí sửa lại hàng không đạt chất lượng. Giải pháp: SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 63 Lớp: K49A- QTKD
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào - Phòng Kế Hoạch đẩy nhanh tiến độ cung ứng nguyên phụ liệu của đơn hàng và đốc thúc đơn hàng hoàn thành để chốt đơn hàng sớm trước thời gian giao hàng yêu cầu ít nhất là 1 ngày. - Các nhà máy bổ sung biện pháp kiểm soát chất lượng đơn hàng. Tháng 08/2017 Mã hàng JG73A205R màu BLACK SD SPDY của 2 PO#11295361-11295362 với tổng số lượng 4422 chiếc do chất lượng vải không đạt yêu cầu nên khách hàng yêu cầu không được xuất trong đợt xuất 29/7/2017. Tuy nhiên, do sai sót trong quá trình truyền tải thông tin nên số lượng này đã bị bốc lên Container và xuất hàng. Nguyên nhân: Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu May nhận thông tin từ thư điện tử của khách hàng nhưng không có bằng chứng truyền tải thông tin thay đổi này đến phòng Điều hành May nên bộ phận giao hàng của phòng Điều hành May đã xuất theo thông tin của Thông báo giao hàng đã được phân phối. Hậu quả: - Hàng đã được xuất đi theo như tiến độ trong thông báo giao hàng. - Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu May phải xin ý kiến lãnh đạo Công ty viết thư bảo đảm và xin bồi thường nếu khách hàng tiến hành nhận hàng. - Vì đây là khách hàng lâu năm của Công ty nên chấp nhận nhận hàng và thanh toán cho Công ty với mức chiết khấu 20% giá trị đơn hàng. Giải pháp: - Khi nhTrườngận được thông tin Đại điều chỉ nhhọc của khách Kinh hàng phòng tế Kế hoHuếạch- Xuất nhập khẩu May cần gửi thông báo đến Phòng Điều hành, phòng Kinh Doanh để các đơn vị nắm được thông tin và triển khai việc giao hàng, Xuất hoá đơn vận chuyển đúng theo yêu cầu và phải có xác nhận từ các đơn vị đã nhận thông tin thay đổi. - Tách riêng số lượng hàng không được xuất về một khu vực bảo quản riêng biệt và có nhận dạng dễ nhận biết. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 64 Lớp: K49A- QTKD
  76. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào - Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu May kiểm tra thực tế xuất hàng đã thực hiện đúng yêu cầu thay đổi hay chưa trước khi cho Container rời khỏi Công ty. Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách Tháng 3/2017 Lô hàng SU26290-100-26282-26322-26314 với 5952 chiếc đóng trong 251 thùng Carton không thể xuất hàng theo lịch đặt tàu vì toàn bộ thùng đóng hàng đóng gói bị sai quy cách. Nguyên nhân: Do khi Chuyên viên Xuất khẩu thực hiện SI bị sai, sau đó sửa lại gửi cho bộ phận đóng thùng thì bị lạc mất nên vẫn đóng thùng dựa trên Shipping Mask mà Chuyên viên Xuất khẩu gửi trước đó. Hậu quả: Công ty phải chịu 7 triệu đồng chi phí tiến hành đóng gói lại toàn bộ thùng và chi phí lưu Cont để có thể xuất đi vào chuyến tàu gần nhất. Giải pháp: - Bộ phận đóng thùng cần tuân thủ các quy trình trong in thùng, đóng gói hàng hóa. - Cần xác nhận lại với các bên liên quan như Chuyên viên Xuất khẩu, phòng Điều hành May để có được những thông tin chính xác tránh sai sót. Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển Tháng 4/2017 Đơn hàng Sammar- Fashion Garments sau khi đến Đà Nẵng, phải sang Cont để hạ bãi (ở cảng) thay vì ngay từ đầu phải lấy Cont đúng của hãng tàu. Nguyên nhân: ChuyênTrường viên Đơn hàng chưa Đại có thông học tin là sKinhử dụng Cont tếtrung Huếchuyển hay Cont của hãng tàu do chưa nhận được Booking Confirm gốc từ phía khách hàng mà đã làm thủ tục cho xuất hàng. Hậu quả: - Chuyên viên Xuất khẩu phải tiến hành sửa nội dung tờ khai Hải quan, sửa lại Số Cont, Số Seal. SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 65 Lớp: K49A- QTKD
  77. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào - Phát sinh chi phí thuê nhân công để tiến hành bốc hàng lên Cont mới. Giải pháp: Yêu cầu khách hàng gửi Booking confirm gốc mới bố trí xuất hàng. Tháng 7/2017 Cont không xuống tàu được và không hoàn tất thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất. Nguyên nhân: - Hàng xuất ra khỏi công ty quá thời hạn giao hàng của hãng tàu. - Chuyên viên Xuất khẩu và Chuyên viên Đơn hàng không phối hợp chặt chẽ với nhau để bám sát theo dõi, đôn đốc tiến độ giao hàng của đơn hàng. Hậu quả: - Cont chứa hàng hóa phải lưu lại cửa khẩu chờ xuất đi trong chuyến tàu tiếp theo. - Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành sửa tờ khai Hải quan về ngày ngày tàu chạy, tên tàu chạy. Giải pháp: - Chuyên viên điều độ đặc biệt lưu ý bám sát tiến độ hoàn thành hàng và tiến độ chốt đơn hàng, cần liên hệ yêu cầu trợ giúp của lãnh đạo nếu xét thấy tiến độ hoàn thành và chốt đơn hàng không đảm bảo với thời gian tàu chạy. - Thông báo cho các đơn vị lưu ý thời gian xe vận chuyển hàng cần rời khỏi công ty trong thông báo giao hàng của mỗi đơn hàng. Đơn hàng Makalot- Target thuộc hợp đồng gia công số 06MKL/2017 hàng đưa vào kho PO#8258614 có 964 thùng nhưng bị ẩm ướt 719 thùng. NguyênTrường nhân: Đại học Kinh tế Huế Do khí hậu Huế mưa kéo dài nên thùng Carton bị ẩm, hàng xếp lên Cont vận chuyển vào Hồ Chí Minh Cont đóng cửa không thoát khí nên băng keo dán thùng ủ nước đọng lại trên băng keo. Giải pháp: SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 66 Lớp: K49A- QTKD