Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Trang trí Nội thất Tiên Phát

pdf 113 trang thiennha21 4193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Trang trí Nội thất Tiên Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gtgt_va_ke_toan_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Trang trí Nội thất Tiên Phát

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT Trường Đại học Kinh tế Huế VÕ THỊ LẸ Huế, tháng 4 năm 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT SinhTrường viên thực hi Đạiện họcGiáo Kinh viên hướng tế dẫ nHuế Võ Thị Lẹ Th.S Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Lớp: K48B Kế Toán Khóa học: 2014 – 2018 Huế, tháng 4 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp Để có thể hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình 4 năm đại học, tôi đã nhận đượLc rờất inhi Cều ảsựmquanƠ tâmn giúp đỡ từ quý thầy, quý cô của Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô của Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô đã tận tâm hướng dẫn tôi qua những lần học tập khi ngồi dưới ghế nhà trường, trao đổi về lĩnh vực kế toán- kiểm toán, giúp tôi mở mang đầy đủ kiến thức để làm bài chuyên đề, mở rộng tầm hiểu biết, hiểu sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn để hành trang kĩ lưỡng cho tôi sau này bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Tôn Thất Lê Hoàng Thiện đã tận tậm, chu đáo hướng dẫn giúp tôi thực hiện khóa luận một cách hoàn thiện nhất. Nếu không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy thì tôi nghĩ khóa luận này khó có thể mà hoàn thiện được. Một lần nữa xin cảm ơn thầy! Qua đây, tôi cũng cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Công ty. Cảm ơn các anh, chị làm việc trong phòng Kế toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song do mới lần đầu thực tập, tìm hiểu thu thập số liệu của Công ty cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đưTrườngợc sự đóng góp từ quýĐại thầy cô học để bài khóa Kinh luận được hoàntế chHuếỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Võ Thị Lẹ i SVTH: Võ Thị Lẹ
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC BIỂU MẪU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm 5 1.1.3 Vai trò của thuế 5 1.1.4 PhânTrường loại thuế Đại học Kinh tế Huế 8 1.2 Thuế giá trị gia tăng 10 1.2.1 Khái niệm 10 1.2.2 Đặc điểm 10 1.2.3 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT 10 1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế 11 1.2.4.1 Căn cứ tính thuế 11 ii SVTH: Võ Thị Lẹ
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.4.2 Phương pháp tính thuế 13 1.2.5 Khấu trừ thuế GTGT 14 1.2.5.1 Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào 14 1.2.5.2 Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào 15 1.2.6 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT 15 1.2.7 Nội dung kế toán thuế GTGT 17 1.2.7.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 17 1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 18 1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19 1.3.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT 20 1.3.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 21 1.3.3 Kê khai, quyết toán, nộp thuế TNDN 24 1.3.4 Kế toán thuế TNDN 25 1.4 Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài có liên quan 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 28 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH trang Trí Nội Thất Tiên Phát 28 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 28 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 29 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán 31 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 31 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 32 2.1.5 TìnhTrường hình nguồn lực tạĐạii công ty tronghọc giai đoKinhạn 2015- 2017 tế Huế 35 2.1.5.1 Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 35 2.1.5.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty 37 2.1.5.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 40 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH TTNT Tiên phát 43 2.2.1 Chứng từ sử dụng 43 2.2.2 Tài khoản sử dụng 43 iii SVTH: Võ Thị Lẹ
  6. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3 Sổ kế toán sử dụng 44 2.2.4 Hóa đơn GTGT 45 2.2.5 Hạch toán thuế GTGT 46 2.2.6 Kê khai, khấu trừ, nộp thuế GTGT 62 2.3 Thực trạng kế toán thuế TNDN 67 2.3.1 Chứng từ sử dụng 67 2.3.2 Tài khoản sử dụng 67 2.3.3 Sổ kế toán sử dụng 68 2.3.4 Thuế TNDN tạm tính và thuế TNDN phải nộp 68 2.3.4.1 Thuế TNDN tạm tính 68 2.3.4.2 Thuế TNDN Phải nộp 69 2.3.6 Kê khai và nộp thuế 72 2.4 Quản lý thuế tại doanh nghiệp 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 83 3.1 Nhận xét và đánh giá công tác kế toán thuế tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát 83 3.1.1 Ưu điểm 84 3.1.2 Nhược điểm 84 3.2 Một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác thuế tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát 86 PHẦN III: KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤTrườngC Đại học Kinh tế Huế iv SVTH: Võ Thị Lẹ
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSKD Cơ sở kinh doanh DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HHDV Hàng hóa, dịch vụ HTKK Hỗ trợ kê khai NSNN Ngân sách nhà nước PS Phát sinh SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TTNT Trang Trí Nội Thất Trường Đại học Kinh tế Huế v SVTH: Võ Thị Lẹ
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình lao đông tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát từ năm 2015-2017.35 Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm 2015-2017 37 Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm 2015-2017 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 38 Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn của công qua 3 năm 2015-2017 39 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Võ Thị Lẹ
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT số 2389 47 Biểu số 2.2 Hóa đơn GTGT số 895 48 Biểu số 2.3: Hóa đơn GTGT số 6369 50 Biểu số 2.4 Hóa đơn GTGT số 776144 51 Biểu số 2.5 Trích bảng kê HHDV mua vào 52 Biểu số 2.6 Trích sổ chi tiết TK 1331 53 Biểu số 2.7 Trích sổ cái TK 1331 54 Biểu số 2.8 Hóa đơn GTGT đầu ra số 701 56 Biểu số 2.9 Hóa đơn GTGT số 716 57 Biểu số 2.10 Hóa đơn GTGT số 736 58 Biểu 2.11 Trích bảng kê HHDV bán ra 59 Biểu số 2.12 Trích chi tiết TK 33311 60 Biểu số 2.13 Trích sổ cái TK 3331 61 Biểu số 2.14 Tờ khai thuế GTGT Quý 4/2017 63 Biểu số 2.15 Sổ chi tiết TK 8211 71 Biểu số 2.16 Sổ chi tiết TK 3334 72 Biểu số 2.17 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 73 Biểu số 2.18 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 75 Biểu số 2.19 Tờ khai thuế GTGT chính thức của quý 4 năm 2016 77 Biểu 2.20Trường Tờ khai thuế bổ sungĐại cho t ờhọckhai quý 4Kinh năm 2016 tế Huế 79 Biểu 2.21 Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh 81 vii SVTH: Võ Thị Lẹ
  10. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 18 Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 19 Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành 26 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TTNT Tiên Phát 30 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát 31 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán dạng tổng quát 34 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ ghi sổ kế toán về thuế GTGT 44 Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH: Võ Thị Lẹ
  11. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô, các chính sách quản lý nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả, việc làm, nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển. Trong đó, chính sách thuế được coi là một cung cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời. Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò quan trọng đối với Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Việc tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp có nhiều khâu quan trọng, trong đó công tác tổ chức thuế, kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN là một phần hành kế toán quan trọng trong hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp. Thực hiện tốt kế toán thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định đúng số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp vào ngân sách nhà nước từ đó doanh nghiệp có kế hoạch chủ động nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tránh được tình trạng chậm trễ trong công việc tính toán thuế dẫn đến tình trạng chậm nộp thuế ảnh hưởng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước. Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát là một công ty thương mại, hoạt động mua bán diễn ra nhiều, trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát luôn đạt hiệu quả cao. Đó là nhờ sự nỗ lực khôngTrường ngừng của ban lãnhĐạiđạo cùng học các nhân Kinh viên trong tếcông Huếty. Bên cạnh đó là do công tác kế toán của công ty đều tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế toán về thuế nói chung và thuế GTGT, thuế TNDN nói riêng, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luật thuế GTGT hay luật thuế TNDN, công ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn và làm theo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán thuế của công ty vẫn còn một số hạn chế như cách sắp xếp bộ máy kế toán, việc tổ 1 SVTH: Võ Thị Lẹ
  12. Khóa luận tốt nghiệp chức, sử dụng chứng từ, sổ sách và việc quản lý sử dụng chi phí hợp lý, cần phải khắc phục để công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thời giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước của công ty được tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đi sâu nghiên cứu công tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường em đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến thuế từ đó khảo sát tình hình thực tế áp dụng các chuẩn mực kế toán thuế GTGT và thuế TNDN để đưa ra phương hướng hoàn thiện công tác thuế tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến thuế, kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát - Thông qua tìm hiểu về thực trạng để nhận xét, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thuế tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát bao gồm các sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng và phương Trườngpháp kế toán, các tờĐạikhai thu ếhọcđược áp dKinhụng. tế Huế 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát. Phạm vi về thời gian: Số liệu về nhân sự, tài chính của Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát trong 3 năm 2015-2017 2 SVTH: Võ Thị Lẹ
  13. Khóa luận tốt nghiệp Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu ở thư viện trường, các tài liệu có liên quan đến đề tài như giáo trình kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, các thông tư, thông tin trên internet, tạp chí và các tài liệu kế toán khác được thực hiện hệ thống hóa các cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN cũng như làm rõ những thắc mắc trong quá trình thu thập thông qua việc trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng và kế toán phần hành khác. Phương pháp này được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để xử lý và phân tích số liệu: So sánh, phân tích tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh. Tiến hành xử lý, tổng hợp số liệu đối chiếu lý thuyết với thực tế để đưa ra nhận xét về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty. - Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hạch toán theo các tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán thuế GTGT vàTrường thực trạng kế toán Đạithuế TNDN. học Kinh tế Huế 3 SVTH: Võ Thị Lẹ
  14. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1 Khái niệm Thuế ra đời là mang tính tất yếu gắn liền với sự tồn tại của nhà nước. Như chúng ta đã biết, mỗi nhà nước muốn tồn tại thì phải có một nguồn vật chất nhất định để duy trì sự tồn tại và thực hiện chức năng của nhà nước. Nguồn vật chất đó hình thành từ nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động thu thuế. Việc thu thuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nước, qua đó nhà nước có thể tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có các định nghĩa về thuế khác nhau. Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước” Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhàTrường nước để đáp ứng Đại các nhu chọcầu chi tiêu Kinh cho việc thtếực hi ệHuến các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước”. Vậy từ những quan điểm trên có thể định nghĩa về thuế như sau: 4 SVTH: Võ Thị Lẹ
  15. Khóa luận tốt nghiệp Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chúc năng, nhiệm vụ của nhà nước. 1.1.2 Đặc điểm - Tính pháp lý: Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức và các thủ tục, các quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế. - Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước. Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước. Theo nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế là bắt buộc” - Tính không hoàn trả trực tiếp: Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế, tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội. Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho ngưTrườngời nộp thuế bởi vì kĐạiết quả củ ahọc việc sử d ụKinhng các thu nh tếập từ thuHuếế chủ yếu là các sản phẩm công cộng. 1.1.3 Vai trò của thuế Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế 5 SVTH: Võ Thị Lẹ
  16. Khóa luận tốt nghiệp và điều chỉnh thu nhập. Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nước đối với xã hội. Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất. Như vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là vai trò cơ bản của thuế. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế. Vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế Là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suy thoái củTrườnga một nền kinh tế. Đại học Kinh tế Huế Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trưởng kinh tế (kinh tế công cộng) nhưng lại không được các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tư của nhà nước. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tương đối thấp đối 6 SVTH: Võ Thị Lẹ
  17. Khóa luận tốt nghiệp với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tượng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nước và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước xâm nhập, cạnh tranh được với thị trường thế giới. Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một cộng đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào qúa trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công cụ thuế. Với các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, người có thu nhập caoTrường nhằm điều tiết b ớĐạit thu nhậ p họccủa các doanhKinh nghiệp, cátế nhân Huế có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rượu từ 40 độ trở lên, thuế suất 15% đối với rượu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tươi thuế suất 75% trong khi bia hơi thuế suất là 30% ). Như vậy, việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định. 7 SVTH: Võ Thị Lẹ
  18. Khóa luận tốt nghiệp Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là mâu thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trường mà chính sách thuế của chính phủ phải giải quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh doanh và người lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy cảm về tăng trưởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẳn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xã hội mà không làm suy giảm sự tăng trưởng của họ. Chính sách thuế phải xác định được khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từng loại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp. 1.1.4 Phân loại thuế Phân loại theo phương thức đánh thuế Đây là cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, các sắc thuế thường được chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Sự phân loại này phụ thuộc vào đối tượng chịu thuế, mối quan hệ giữa người nộp thuế và Nhà nước. - Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của tổ chức kinh tế hoặc của cá nhân (đánh trực tiếp vào người nộp thuế) như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Đối với thuế trực thu thì người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế. Nhà nước áp dụng loại thuế này nhằm điều tiết, động viên trực tiếp vào thu nhập của người có thu nhập. Tức người thực hiện hành vi nộp thuế phải trích một phần từ chính thu nhập của mình để nộp cho Nhà nước mà không thể chuyển nghĩa vụ sang cho người khác. - Thuế gián thu là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ và được xác địnhTrường là một khoản cấu thànhĐại trong học giá cả hàng Kinh hóa, dịch vtếụ. Qua Huế đó, mối quan hệ giữa người chịu thuế và Nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp. Trong mối quan hệ này, khoản thuế gián thu sẽ được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu và khoản thuế gián thu này được doanh nghiệp thu hộ cho Nhà nước, người nộp thuế và người chịu thuế khác nhau, hay nói cách khác doanh nghiệp nộp thuế hộ, người tiêu dùng là người chịu thuế, các loại thuế gián thu hiện hành như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu Phân loại theo đối tượng đánh thuế 8 SVTH: Võ Thị Lẹ
  19. Khóa luận tốt nghiệp Với cách phân loại này, hệ thống thuế được chia thành 3 loại: thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (thuế tiêu dùng); thuế đánh vào thu nhập và thuế đánh vào tài sản. - Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là các loại hàng hóa, dịch vụ. Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được tính vào giá bán nên về thực chất là loại thuế do người tiêu dùng gánh chịu, loại thuế này cho phép mọi người tự do lựa chọn hàng hóa, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tùy ý thích và túi tiền của mình. Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được thể hiện dưới các sắc thuế như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt - Thuế đánh vào thu nhập: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập kiếm được. Thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn như: tiền lương, tiền công, hoạt động sản xuất kinh doanh do thu nhập được thể hiện ở nhiều dạng nên thuế thu nhập cũng có nhiều loại: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế đánh vào tài sản: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của người chịu thuế như: nhà cửa, đất đai, chứng khoán. Ý nghĩa của việc phân loại thuế Trong hoạt động lập pháp - Phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra những phương thức điều tiết riêng, xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. - Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng đề đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thu. Vấn đề là phải làm sao để cân bằng được lợi ích của nhà nước và người nộp thuế. TrongTrường công tác tổ ch Đạiức hành thuhọc Kinh tế Huế Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế. Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế, từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan ban hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế, trốn thuế 9 SVTH: Võ Thị Lẹ
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. 1.2 Thuế giá trị gia tăng 1.2.1 Khái niệm Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng” Như vậy, ta có thể hiểu: thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị mới được tạo ra (giá trị tăng thêm) trong quá trình SXKD. Nếu trong quá trình SXKD không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm thì tổ chức, DN không phải nộp thuế GTGT. Thuế GTGT được đánh giá là một sắc thuế tiên tiến của Nhà nước ta, đã khắc phục được hiện tượng thuế chồng lên thuế của thuế doanh thu. 1.2.2 Đặc điểm - Thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế đánh vào tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm. - Tính trung lập: Thuế không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. - Thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân SXKD và người chịu thuế là người tiêu dùng. - LTrườngũy thoái so với thu Đại nhập: Dù họcngười có thuKinh nhập cao haytế th ấHuếp đều chỉ chịu một mức thuế giống nhau nếu mua cùng một loại HHDV. 1.2.3 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT Đối tượng chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng không chịu thuế 10 SVTH: Võ Thị Lẹ
  21. Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng không chịu thuế Đối tượng không chịu thuế được bổ sung và nêu rõ tại Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Các đối tượng không chịu thuế GTGT gồm 26 nhóm đối tượng và được tóm tắt thành 8 nhóm như sau: 1)Sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phục vụ nông nghiệp 2)HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, không mang tính chất kinh doanh. 3)HHDV của một số ngành cần khuyến khích phát triển. 4)Các dịch vụ tài chính ngân hàng, kinh doanh chứng khoán 5)Hàng hóa mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của nhà nước hoặc cần được bảo mật 6)HHDV thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội nhân đạo 7)Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam như hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất 8)Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế Đối tượng nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT Thông tư 219/2013/TT-BTC bổ sung thêm một đối tượng chịu thuế GTGT so với Thông tư 06/2012/TT-BTC: “Cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mãi, quảng cáo thì phải kê Trườngkhai nộp thuế theo quyĐại định” . học Kinh tế Huế 1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế 1.2.4.1 Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất Trong đó: + Giá tính thuế GTGT được xác định tùy theo từng loại HHDV, cụ thể một số 11 SVTH: Võ Thị Lẹ
  22. Khóa luận tốt nghiệp loại HHDV phổ biến như sau (theo Điều 7, chương II, Thông tư 219/2013 TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT): - Đối với HHDV sản xuất trong nước bán ra: giá tính thuế là giá chưa có thuế ghi trên hóa đơn - Đối với HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: giá tính thuế là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng không bao gồm thuế GTGT - Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường: giá tính thuế là giá đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng không bao gồm thuế GTGT - Đối với hàng hóa vừa chịu thuế bảo vệ môi trường, vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: giá tính thuế là giá đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng không bao gồm thuế GTGT - Đối với các HHDV có hóa đơn đặc thù như vé xe, vé tàu, tem bưu chính, vé xổ số kiến thiết : giá tính thuế là giá đã có thuế chia cho (1+ thuế suất) - Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, trả thay lương cho người lao động: giá tính thuế là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá tính thuế là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khTrườngẩu hưởng tiền công Đại hoặc ti ềnhọc hoa hồ ng:Kinh giá tính thu tếế là tiHuếền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. + Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức thuế 0%, 5%, 10% được quy định cụ thể các trường hợp áp dụng các mức thuế suất tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT. Thời điểm xác định thuế GTGT Theo Điều 8, Chương II, Thông tư 219/2013/TT- BTC như sau: 12 SVTH: Võ Thị Lẹ
  23. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền - Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Và một số trường hợp khác Theo Điều 8, Chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC 1.2.4.2 Phương pháp tính thuế Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT. - Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế đTrườngộ kế toán, hóa đơn, Đại chứng từ họctheo quy đKinhịnh của pháp tếluật vềHuếkế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo khấu trừ thuế được quy định theo khoản 1, Điều 12, Thông tư 219/2013 TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT quy định. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT đầu vào = - phải nộp đầu ra được khấu trừ 13 SVTH: Võ Thị Lẹ
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ nhân (x) Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ tài chính. - Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân (x) thuế suất thuế GTGT; Xác định thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất Trong đó: GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau đây: Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý, thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. 1.2.5 Khấu trừ thuế GTGT 1.2.5.1 Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào - ThuTrườngế GTGT đầu vào Đại của HHDV học dùng choKinh sản xuất, tếkinh doanhHuế HHDV chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất (như: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường ) - Thuế GTGT đầu vào của HHDV ( kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho SXKD HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT. 14 SVTH: Võ Thị Lẹ
  25. Khóa luận tốt nghiệp - Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành định quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 219/2013. - Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 5 đến khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013. 1.2.5.2 Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào Theo Điều 15 Thông tư 219/201/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào cụ thể như sau: - Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của HHDV mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (séc, ủy nhiệm chi, hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ tín dụng ) đối với HHDV mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị HHDV mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. - Trường hợp mua HHDV của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là ngưTrườngời nộp thuế có mã sĐạiố thuế, tr ựchọc tiếp khai vàKinh nộp thuế GTGT. tế Huế Và một số trường hợp khác quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính. 1.2.6 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT Kê khai thuế Các CSKD HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê HHDV mua vào, 15 SVTH: Võ Thị Lẹ
  26. Khóa luận tốt nghiệp bán ra theo mẫu quy định. Thời gian nộp tờ khai quý chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo. Nộp thuế CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai quý cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT vào NSNN, chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mức khoán ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu. Quyết toán thuế Các CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh. Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh thuế GTGT của tháng 3 năm sau. Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch. Hoàn thuế - Điều kiện hoàn thuế GTGT: Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Đã được cấp giấy phép đăng kí DN hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền Có con dấu theo quy định của pháp luật Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. CóTrường tài khoản tiền g ửĐạii tại ngân hànghọc theo Kinhmã số thuế c ủtếa cơ sởHuếkinh doanh. Chú ý: Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: “Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế khấu trừ của tháng tiếp theo”. Các trường hợp được hoàn thuế GTGT: được quy định cụ thể tại Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC 16 SVTH: Võ Thị Lẹ
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.7 Nội dung kế toán thuế GTGT 1.2.7.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào (Mẫu số 01-2/GTGT) Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (séc, ủy nhiệm chi ) Phiếu nhập kho. Tài khoản sử dụng Tài khoản 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên Nợ Bên Có Thuế GTGT đầu vào 1 Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ; được khấu trừ 2 Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; 3 Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại; 4 Số thuế GTGT hàng mua nhưng đã trả lại, được giảm giá. Số dư: Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ. Tài khoản 133: Có 2 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đTrườngầu vào của quá trình Đạiđầu tư, muahọc sắm tàiKinh sản cố định tế dùng Huế vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đã được khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. 17 SVTH: Võ Thị Lẹ
  28. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT  Phương pháp hạch toán TK 133 TK 33312 TK 33311 Thuế GTGT của hàng Khấu trừ thuế GTGT N nhập khẩu được khấu trừ TK 111,112 Thuế GTGT đầu vào TK 152, 153, 156, 211, 621, Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT đầu ra (Mẫu số 01/GTKT/002) Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01-1/GTGT) Tờ khai thuế GTGT Sổ theo dõi thuế GTGT Phiếu xuất kho. Tài khoản sử dụng Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra TrườngBên Nợ Đại học KinhBên tế Có Huế 2 Số thuế đầu vào đã được khấu trừ 6 Thuế GTGT đầu ra phải nộp của HHDV đã 3 Số thuế GTGT được giảm trừ vào tiêu thụ số thuế đã nộp 7 Số thuế đầu ra phải nộp của doanh thu tài 4 Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại chính, thu nhập khác 5 Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN 8 Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu Số dư: Số thuế GTGT đã nộp thừa Số dư: Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN 18 SVTH: Võ Thị Lẹ
  29. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp hạch toán TK 33311 TK 111, 112 TK111,112,131 Nộp thuế GTGT vào Doanh thu BH, CCDV, Thu nhập ngân sách nhà nước khác, doanh thu tài chính TK 133 TK 511, 711, 515 Khấu trừ thuế GTGT TK 711 Giảm thuế, hoàn thuế TK 111,112 Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014Trường của Bộ Tài chính. Đại học Kinh tế Huế Khái niệm Theo giáo trình Thuế của PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Thống Kê năm 2008, trang 341: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh HHDV”. Đặc điểm Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được 19 SVTH: Võ Thị Lẹ
  30. Khóa luận tốt nghiệp biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh tế của DN. Vai trò Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN. Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Điều này thể hiện ở phạm vi áp dụng thuế TNDN rất rộng rãi, bao gồm mọi cơ sở kinh doanh có thu nhập. Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội 1.3.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT Đối tượng nộp thuế Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, để thu thuế thu nhâp doanh nghiệp, các nước chú trọng đến việc phân loại công ty hoạt động dưới hình thức nào. Các nước do các hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nên đã quy định cụ thể một họat động kinh doanh trước khi tiến hành phải thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo luật kinh doanh tương ứng. Trên cơ sở quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên mà định ra các hình thức thu thuế thu nhập thích hợp. Đối tượng chịu thuế LàTrường thu nhập chịu thu ếĐạicủa các hohọcạt động sKinhản xuất kinh doanh,tế Huế dịch vụ. Bao gồm cả thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. Cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế. Đối tượng không chịu thuế - Các tổ chức sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp, từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. 20 SVTH: Võ Thị Lẹ
  31. Khóa luận tốt nghiệp - Doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. - Các tổ chức có thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng ở Việt Nam. - Các tổ chức dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. 1.3.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế bao gồm thu nhập tính thuế và thuế suất Phương pháp tính thuế  Nguyên tắc chung  Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên (DN mới thành lập) và kỳ tính thuế năm cuối cùng (DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản).  Năm tính thuế đầu tiên ( DN mới thành lập) hoặc cuối cùng ( DN sáp nhập, giải thê, thanh lý, ) không dài quá 15 tháng. TrườngDN thực hiện chuy Đạiển đổi kỳ tínhhọc thuế TNDNKinh (gồm cảtếchuy Huếển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng.  Tạm nộp thuế theo quý, một năm 4 lần và một lần quyết toán cho cả năm.  Phương pháp tính thuế : có 2 phương pháp Phương pháp tính thuế trực tiếp Áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có 21 SVTH: Võ Thị Lẹ
  32. Khóa luận tốt nghiệp hoạt động kinh doanh HHDV có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh: Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế TNDN Trong đó tỷ lệ thuế TNDN như sau: + Dịch vụ: 5% Riêng giáo dục, y tế và biểu diễn nghệ thuật 2% + Kinh doanh hàng hóa: 1% + Hoạt động khác: 2% Phương pháp tính thuế khấu trừ Áp dụng đối với tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất Trong đó: thuế suất thuế TNDN Từ ngày 1/1/2017: - Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Trừ 1 số loại hình doanh nghiệp quy định tại điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính) - Thuế suất 32%-50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam - Thuế suất 50% áp dụng với các mỏ tài nguên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfarm, antimoan, đá quý đất hiếm. TrưTrườngờng hợp có trích quĐạiỹ phát trihọcển khoa hKinhọ và công nghtếệ thì Huế thuế TNDN phải nộp được tính như sau: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Quỹ KHCN) x Thuế suất Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập miễn thuế + Chuyển lỗ) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác  Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ (Không có thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu 22 SVTH: Võ Thị Lẹ
  33. Khóa luận tốt nghiệp trừ; có cả thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo Phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hóa, dịch vụ dùng trao đổi, biếu tặng và sản phẩm tự dùng (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền). Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế: - Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. - Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc đã xuất hóa đơn. Chi phí hợp lý ( chi phí được trừ) Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT- BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ( giá đã bao gồm thuế GTGT ) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. CácTrường khoản thu nhậ pĐại chịu thu ếhọckhác Kinh tế Huế Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật thuế số 14/2008, ngoài các thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên, luật thuế TNDN hiện hành còn quy định các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp phải tính vào thu nhập tính thuế, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn, chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, thu nhập từ chuyển nhượng tái sản, thanh lý tài sản, thu 23 SVTH: Võ Thị Lẹ
  34. Khóa luận tốt nghiệp hập từ lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ ; các khoản thu nhập khác. 1.3.3 Kê khai, quyết toán, nộp thuế TNDN Kê khai Đăng kí thuế - Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký thuế GTGT. - Các đơn vị trực thuộc cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở. - Các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế riêng. Kể từ ngày 15/11/2014 (tức là quý 4/2014) theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT- BTC: Hàng quý, DN không phải lập và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính. Căn cứ kết quả kinh doanh, DN chỉ tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh Quyết toán thuế Hồ sơ gồm tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (Thông tư 151/2014/TT-BTC) và các phụ lục khác như phụ lục báo cáo kết quả SXKD năm 2016 theo mẫu số 03-1A/TNDN. Thời gian nộp tờ khai quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 của năm tài chính tiếp theo. Nộp thuế - Địa điểm: DN nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi DN có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. - ThTrườngời gian Đại học Kinh tế Huế Trường hợp đơn vị tự tính, tự khai, tự nộp thì thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là: + Thời hạn tạm nộp thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. + Thời hạn nộp thuế theo quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. 24 SVTH: Võ Thị Lẹ
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. 1.3.4 Kế toán thuế TNDN Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù, - Bảng kê 01-1/GTGT; 01-2/GTGT; 01-3/GTGT; 01-4A/GTGT; 01-4B/GTGT; - Bảng kê mua HHDV của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định (01/TNDN) - Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN), các phụ lục có liên quan. Tài khoản sử dụng Kế toán thuế TNDN sử dụng 2 Tài khoản : -TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp -TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Kết cấu TK 3334 Bên Nợ Bên Có - Số thuế TNDN đã nộp - Số thuế TNDN phải nộp - Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước - Số thuế thu nhập doanh nghiệp của các lớn hơn số thuế phải nộp của năm đó. năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không tr ng y u c c - Số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn ọ ế ủa các năm trướ TNDN hi n hơn số thuế phải nộp được xác định khi được ghi tăng chi phí thuế ệ n t i. kết thúc năm tài chính. hành trong năm hiệ ạ Số dư: Trường Đại họcSố dư:Kinh tế Huế -Số thuế TNDN nộp thừa -Số thuế TNDN còn phải nộp -Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với - Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với thuế TNDN hiện hành của các năm trước thuế TNDN hiện hành của các năm trước được giảm trừ vào số thuế TNDN phải phải nộp bổ sung. nộp năm nay 25 SVTH: Võ Thị Lẹ
  36. Khóa luận tốt nghiệp Kết cấu TK 8211 Bên Nợ Bên Có -Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế -Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong TNDN hiện hành phát sinh trong năm năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp c ghi gi m chi phí thu TNDN hi n -Thuế TNDN của các năm trước phải nộp đượ ả ế ệ bổ sung do phát hiện sai sót không trọng hành trong năm. yếu của các năm trước được ghi tăng chi -Số thuế TNDN phải nộp được ghi phí thu TNDN hi n hành c n t i. ế ệ ủa năm hiệ ạ giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. Phương pháp hạch toán TK 8211 TK 3334 TK 3334 Thuế TNDN tạm nộp Thuế TNDN tạm nộp lớn P phải nộp hơn số phải nộp, giảm thuế TK 911 TK 911 Kết chuyển Chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN (Nếu số PS Nợ số PS Có) TrườngSơ đồ 1.3: Quy Đại trình h ạhọcch toán kKinhế toán thuế TNDNtế Huế hiện hành 1.4 Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài có liên quan Tính mới của đề tài Đã có nhiều khoá luận tốt nghiệp và các nghiên cứu khoa học về đề tài kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, tuy nhiên điểm mới của đề tài đó là lần đầu tiên đề tài kế toán này được thực hiện tại công ty TNHH Trang Trí nội Thất Tiên Phát. Bên cạnh đó, do chính sách thuế mới có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến thuế GTGT và thuế TNDN vì vậy em muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng và đề xuất một số giải pháp để làm công tác 26 SVTH: Võ Thị Lẹ
  37. Khóa luận tốt nghiệp thuế tại công ty có thể cập nhật được những thay đổi đó, góp phần vào sự phát triển của công ty. Các đề tài có liên quan Ở thư viện của trường Đại Học Kinh Tế Huế đã có rất nhiều khóa luận tìm hiểu về đề tài thuế GTGT và thuế TNDN. Em đã nghiên cứu 3 đề tài cùng lĩnh vực như: Đề tài 1: “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh Đề tài 2: “Thực trạng công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Thiên Phú Kỳ Anh” của tác giả Trần Thị Kim Loan Đề tài 3: “Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty TNHH Hitec” của tác giả Hoàng Thị Kim Chi Em có nhận xét về một số ưu điểm, nhược điểm của các đề tài như sau:  Ưu điểm: Bố cục nội dung hợp lý, logic. Nội dụng trình bày đầy đủ các phần, các thông tin, nội dung cần thiết của một đề tài nghiên cứu. Mỗi quy trình luân chuyển chứng từ được vẽ ra cụ thể, làm cho người đọc dễ hiểu được quá trình lưu chuyển chứng từ cũng như công việc của một người kế toán.  Nhược điểm Các đề tài đó đề cập đến các vấn đề thực tế dưạ trên các lý thuyết đã được học nhưng chưa đi sâu vào phản ánh đầy đủ và bao quát về công tác kế toán thuế tại công ty. Chưa nêu được tính mới trong đề tài nghiên cứu của mình. Do là đề tài của năm trước nên các thông tư quyết định mới chưa được cập nhật. Tóm tắt: trong chương 1 đã trình bày được các vấn đề lý luận liên quan đến thuế như: nguồn gốc ra đời, khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống thuế, cũng như khái niệm, đặTrườngc điểm, vai trò, đ ốiĐại tượng n ộhọcp thuế, đ ốiKinh tượng chịu thutếế, kêHuế khai thuế và nộp thuế đối với thuế GTGT và thuế TNDN, đồng thời giới thiệu về kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN. Trình bày được các phương pháp hạch toán và các tài khoản sử dụng trong kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN, các phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế và nộp thuế GTGT và thuế TNDN. 27 SVTH: Võ Thị Lẹ
  38. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH trang Trí Nội Thất Tiên Phát 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Nền kinh tế trong và ngoài nước ngày càng phát triển nên nhu cầu đòi hỏi và đáp ứng những thiết yếu cuộc sống ngày càng cao. Đứng trước những thách thức đó công ty TNHH trang trí nội thất Tiên Phát được thành lập và vươn mình ra thị trường với những mặt hàng làm nhân tố quyết định phục vụ nhân dân như bàn, ghế, tủ, kệ Tên công ty: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Địa chỉ trụ sở: 222-224 Phan Đăng Lưu – P. Phú Hòa – Thành Phố Huế Mã số thuế: 3300542552 Số điện thoại giao dịch: (054).3502125 Email: Tienphat_hue@yahoo.com Tổng số vốn kinh doanh ban đầu: 1.000.000.000 đồng Tài khoản ngân hàng: 55110000108380 Tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển T.T Huế. Công ty TNHH TTNT Tiên Phát Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, có điều kiện tốt để giao lưu hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong cả nước đặc biệt là Thành phố Huế. Ngày 01 tháng 07 năm 2007 công ty đã chính thức ra đời. Cũng như các công ty mới thànhTrường lập khác, khi Đạibước vào họchoạt động Kinh kinh doanh thìtế trong Huế những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát gặp phải không ít khó khăn. Đầu tiên là về cơ sở vật chất, công tác tổ chức, vốn, thị trường cũng như kinh nghiệm quản lý, khách hàng chưa nhiều, chưa khẳng định được uy tín của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó nguồn vốn nhỏ, nguồn nhân công trình độ kỹ thuật còn yếu kém chưa có kinh nghiệm, phương hướng kinh doanh chưa được mở rộng còn thiếu sót. 28 SVTH: Võ Thị Lẹ
  39. Khóa luận tốt nghiệp Nhưng trong suốt những năm hoạt động công ty đã nổ lực phấn đấu không ngừng thay đổi chiến lược, chế độ quản lý nâng cao tay nghề bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên thay đổi phương thức kinh doanh mới để phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng tốt và được nhiều khách hàng quan tâm. Hàng hóa tại công ty TNHH Tiên Phát được hầu hết khách hàng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng. Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành công ty khá mạnh, có uy tín về lĩnh vực Nội Thất, có quan hệ rộng rãi với các công ty nội thất lớn khác. Và công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh trang trí nội thất. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát là một loại hình doanh nghiệp thương mại. Nên công ty mở rộng, khai thác thị trường và thực hiện các hợp đồng kinh tế, tìm kiếm khách hàng tạo chữ tín và cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cung cấp các đồ trang trí nội thất cho các công trình với yêu cầu cao về chất lượng như: khách sạn, trường học, nhà ở, văn phòng Hiện nay, công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ, đồ gia dụng và tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng của công ty với nhiều hình thức: Ký hợp đồng, nhận vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng. NhiTrườngệm vụ Đại học Kinh tế Huế - Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều quốc gia trên thế giới và giải quyết việc làm cho người lao động. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng, đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín cho công ty trên thị trường trong và ngoài tỉnh. 29 SVTH: Võ Thị Lẹ
  40. Khóa luận tốt nghiệp - Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động. Giữ gìn vệ sinh môi trường và các chủ trương về nghiệp vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. - Tuân thủ các chính sách quản lý của Nhà nước. - Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị khác và các cá nhân trong nước. - Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KINH PHÒNG PHÒNG BỘ PHẬN DOANH KĨ THUẬT KẾ TOÁN KHO Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Sơ đồTrường2.1: Sơ đồ tổ chứ cĐại bộ máy quhọcản lý c ủKinha công ty TNHH tế TTNTHuế Tiên Phát (Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH TTNT Tiên Phát) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền phân công công việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đặt ra các quy định, thủ tục kiểm tra nội bộ và chịu mọi trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật, chịu trách nhiệm chính về kết quả kinh doanh của công ty. 30 SVTH: Võ Thị Lẹ
  41. Khóa luận tốt nghiệp Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý hoạt động của Công ty. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng như sự phát triển của Công ty. Phòng thực hiện kiểm tra, đôn đốc tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho Công ty. Xây dựng kế hoạch về thu mua thiết bị, đồ dùng và kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thống kê báo cáo số lượng hàng dự trữ tồn kho để đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhu cầu thị trường, tạo uy tín cho khách hàng. Phòng kế toán: Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về mọi hoạt động kinh doanh cho lãnh đạo; thực hiện tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán hiện hành; tổng hợp các số liệu và lên BCTC đúng kỳ và đúng chế độ. Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của công ty thường xuyên để thuận tiện cho việc ra các quyết định điều hành, quản lý Công ty của Giám đốc. Phòng kĩ thuật: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật liệu thiết bị mua vào của Công ty. Có trách nhiệm chung về hoạt động của máy móc, thiết bị hoặc đồ dùng trong công ty. Kiểm tra, sửa chữa cho các sản phẩm của khách hàng có nhu cầu bảo hành, hư hỏng trong thời gian còn bảo hành. Cung cấp dịch vụ sửa chữa các thiết bị, máy móc khi khách hàng có nhu cầu. Chủ yếu phục vụ cho bộ phận mua bán thiết bị vi tính. Bộ phận kho: Quản lý hàng hóa, sản phẩm của công ty. (Nhập, xuất, tồn). 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế Kế toán tổng hợp Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát (Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH TTNT Tiên Phát) 31 SVTH: Võ Thị Lẹ
  42. Khóa luận tốt nghiệp Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Kế toán trưởng: Điều hành công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty, cung cấp thông tin cho Giám đốc về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính, hiệu quả, hiệu năng hoạt động của Công ty. Định kỳ (quý, năm) lập báo cáo kế toán tài chính và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán tổng hợp: Chuyên về nhập, xuất hàng, quản lý hàng tồn kho, theo dõi công nợ khách hàng, nhà cung cấp, quản lý hóa đơn đầu vào, đầu ra. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ thanh toán lương cho nhân viên và báo cáo tình hình của doanh nghiệp cho kế toán trưởng và giám đốc. 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC chế độ kế toán Doanh nghiêp của bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính ban hành, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện kèm theo. Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Kỳ kế toán: Bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) - Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nguyên tắc giá gốc - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên - PhươngTrường pháp tính giá Đại xuất kho: họcphương phápKinh bình quân tế gia quyHuếền - Phương pháp hạch toán thuế GTGT: phương pháp khấu trừ - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ - ghi sổ Tổ chức hệ thống chừng từ Hệ thống chứng từ hiện tại của Công ty bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn, được xây dựng dựa trên hệ thống chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó, hệ thống chứng từ bắt buộc được công ty tuân thủ theo 32 SVTH: Võ Thị Lẹ
  43. Khóa luận tốt nghiệp đúng chế độ, còn chứng từ hướng dẫn vẫn có đủ những yếu tố quy định của chứng từ và có thêm một số chỉ tiêu khác phục vụ cho yêu cầu quản lý. - Chứng từ lao động tiền lương (bảng chấm công, sổ theo dõi lao động ) - Chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, ) - Chứng từ bán hàng (hóa đơn GTGT) Hình thức ghi sổ kế toán Để thuận tiện cho việc theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh, phòng kế toán của công ty đã vận dụng hình thức ghi sổ kế toán chứng từ - ghi sổ. Đặc điểm của hình thức này là rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu nếu có sai sót thì dễ điều chỉnh phù hợp với công ty. Trình tự ghi sổ Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ và lập Chứng chừ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ thẻ, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Cuối quý, kế toán tiến hành khóa sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số Phát sinh Có và số dư tài khoản trên Sổ Cái, căn cứ vào Sổ cái để lập Bảng cân đối phát sinh, Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) thì được dùng làm căn cứ để lập Báo Cáo Tài Chính. Nhìn chung công tác kế toán tại công ty được tổ chức khá chặt chẽ, trình độ quản lý tài chínhTrường của nhân viên kếĐạitoán tương học đối cao. Kinh tế Huế 33 SVTH: Võ Thị Lẹ
  44. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ ghi sổ kế toán tại công ty Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ chứng từ kế kế toán toán cùng lọai chi tiết Sổ đăng ký CH NG T GHI S chứng từ ghi sổ Ứ Ừ Ổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối quý hoặc cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán dạng tổng quát TTrườngổ chức hệ thống báoĐại cáo học Kinh tế Huế Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (Mẫu số B 02 - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 DN) 34 SVTH: Võ Thị Lẹ
  45. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5 Tình hình nguồn lực tại công ty trong giai đoạn 2015- 2017 2.1.5.1 Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 Bảng 2.1 Tình hình lao động tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát từ năm 2015-2017 Đơn vị tính: người Chênh lệch Chênh lệch Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ trọng lượng trọng lượng trọng lượng (+/-) (%) (+/-) (%) (%) (người) (%) (người) (%) (người) Tổng số 7 100 10 100 12 100 3 42,85 2 20,00 1.Phân theo giới tính Nam 5 71.43 6 60 7 58.33 1 20 1 16.67 Nữ 2 28.57 4 40 5 41.67 2 100 1 25 2. Phân theo hợp đồng tuyển dụng Hợp đồng ngắn hạn 3 42.86 3 30 4 33.33 0 0 1 33.33 Hợp đồng dài hạn 4 57.14 7 70 8 66.67 3 75 1 14.28 3. Phân theo trình độ chuyên môn Trên đại học và đại học 2 28.57 3 30 3 25 1 50 0 0 Cao đẳng và trung cấp 2 28.57 3 30 5 41.67 1 50 2 66.67 Lao động phổ thông 3 42.86 4 40 4 33.33 1 33.33 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH TTNT Tiên Phát) Dựa vào bảng phân tích số liệu ta có thể thấy số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2015 tổng số lao động là 7 người sang năm 2016 tăng lên là 10 lao động. Như vậy, năm 2016 tổng lao động của công ty tăng 3 người tương ứng tăng 42.85% so với năm 2015, do trong năm 2017, công ty có nhu cầu mở rộng thị trường và nhận được nhiều đơn hàng hơn nên công ty đã tuyển dụng thêm một số lượng lao động để đảm bảo quá trình bán hàng và giao hàng đúng hạn. Năm 2017, tổng số Trườnglao động tăng hơn nămĐại 2016 làhọc2 người, Kinhtương ứng tăng tế 20 %.Huế Xét theo giới tính: Lao động nam tại công ty đang chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ, nguyên nhân là do tính chất công việc nặng nhọc, đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt mới có thể vận chuyển, bốc vác hàng hóa thuận tiện. Nên số lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty. Tuy nhiên, lại có một số nhân viên đòi hỏi tính cẩn thận và kỹ công phù hợp với nữ như kế toán, văn phòng do vậy lao động nữ trong công ty cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2015 lao động nam là 5 người chiếm 71.43% trong khi đó lao động nữ có 2 người chiếm 35 SVTH: Võ Thị Lẹ
  46. Khóa luận tốt nghiệp 28.57%. Sang năm 2016 số lao động nam tăng 1 người tương ứng tăng 20 %, và số lao động nữ tăng 2 người tương ứng tăng 100%. Đến năm 2017 số lượng lao động nam là 7 người tương ứng tăng 16.67% so với năm 2016. Xét theo hợp đồng tuyển dụng: Số lượng lao động tại công ty cam kết làm việc lâu dài chiếm một tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 số lao động ký hợp đồng dài hạn tăng 3 người tương ứng tăng 75% so với năm 2015, năm 2017 tăng 1 người tương ứng tăng 14.28% so với năm 2016. Nguyên nhân là do công ty có chế độ ưu đãi tốt, có cơ hội thăng tiến trong công việc đồng thời mức lương phù hợp đặc biệt là đối với lao động phổ thông. Bên cạnh đó, số lao động ký hợp đồng ngắn hạn tăng trong năm 2017, tuy nhiên số lượng lao động này không chiếm tỷ trọng quá lớn tại công ty. Xét theo trình độ chuyên môn: Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng trung cấp thấp hơn so với lao động phổ thông. Ta thấy lao động phổ thông chiếm tới 42.86 % năm 2015, trong khi đó trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 28.57% . Năm 2016 cơ cấu lao động có tăng so với năm 2015, tăng lên 3 người chiếm 42.86 %. Đến năm 2017, số lượng lao động phổ thông và lao động trên đại học và đại học không có sự biến động, lao động từ cao đẳng tăng lên tương ứng tăng 66,67%. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng có nhiều khách hàng nên cần mở rộng quy mô và cần nhiều lao động. Mặt khác, ta thấy trình độ lao động cũng phù hợp với ngành nghề nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, số lượng lao động tri thức cũng có chiều hướng tăng lên dần, tăng 50% với trình độ đại học và cao đẳng trung cấp, điều này cho thấy công ty không chỉ chú trọng đến nhu cầu về lao động mà còn quan tâm đến đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao để giúp ích cho nhà quản lý. Trường Đại học Kinh tế Huế 36 SVTH: Võ Thị Lẹ
  47. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị tính: đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % A, TÀI SẢN 1, Tiền và các khoản tương đương tiền 402,321,498 474,280,887 1,241,845,963 71,959,389 17.89 767,565,076 161.84 2, Các khoản phải thu ngắn hạn 575,831,314 664,807,365 353,543,296 88,976,051 15.45 (311,264,069) (46.82) 3, Hàng tồn kho 1,290,165,693 1,033,641,243 805,417,622 (256,524,450) (19.88) (228,223,621) (22.08) 4, Tài sản ngắn hạn khác 4,758,586 679,798 0 (4,078,788) (85.71) (679,798) (100) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2,273,077,091 2,173,409,293 2,400,806,881 (99,667,798) (4.38) 227,397,588 10.46 B, NGUỒN VỐN I, Nợ phải trả 697,052,776 566,656,312 728,338,203 (130,396,464) (18.71) 161,681,891 28.53 1, Nợ ngắn hạn 697,053,776 538,953,711 693,523,087 (158,100,065) (22.68) 154,569,376 28.68 3, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7,097,838 27,702,601 34,815,116 20,604,763 290.30 7,112,515 25.67 II, Vốn chủ sở hữu 1,576,024,315 1,606,752,981 1,672,468,678 30,728,666 1.95 65,715,697 4.09 1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 0 0.00 0 0.00 2, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 576,024,315 606,752,601 672,468,678 30,728,286 5.33 65,716,077 10.83 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2,273,077,091 2,173,409,293 2,400,806,881 (99,667,798) (4.38) 227,397,588 10.46 Trường Đại học(Nguồn: BKinhảng cân đối ktếế toán Huế của công ty TNHH TTNT Tiên Phát) 37 SVTH: Võ Thị Lẹ
  48. Khóa luận tốt nghiệp Tình hình tài sản Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 Từ bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy Tài sản của doang nghiệp chủ yếu là Tài sản ngắn hạn, không phát sinh tài sản dài hạn vì công ty thuê nhà để hoạt động kinh doanh và tất cả các vật dụng trong công ty đều của bên cho thuê. Tổng tài sản có sự biến động tăng giảm qua các năm cụ thể: Vào năm 2016 tổng tài sản giảm xấp xỉ 100 triệu đồng tương ứng giảm 4.38% so với năm 2015. Đến năm 2017 khoản mục tăng hơn 227 triệu đồng tương ứng tăng 10.46% so với năm 2016. Trong đó: Tiền và tương đương tiền tăng qua các năm cụ thể: năm 2016 tăng xấp xỉ 72 triệu đồng tương ứng tăng 17.89% so với năm 2015 và đến năm 2017 tăng hơn 767 triệu đồng tương ứng tăng 161.84% so với năm 2016 do năm 2017 công ty áp dụng chính sách thu nợ mới và chính sách bán hàng thu tiền ngay nên đã thu được các khoản tiTrườngền nợ từ khách hàng Đại từ các nămhọc trước vàKinh bên cạnh đótế có thHuếể thấy khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm trong năm 2017. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2016 tăng xấp xỉ 89 triệu đồng tương ứng tăng 15.45% so với năm 2015, đến năm 2017 khoản mục này giảm hơn 311 triệu đồng tương ứng giảm 46.82% so với năm 2016 do năm 2017 công ty đã áp dụng các chính sách mới trong bán hàng và thu tiền nên công ty bị chiếm dụng vốn ít. 38 SVTH: Võ Thị Lẹ
  49. Khóa luận tốt nghiệp Hàng tồn kho qua các năm có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2016 giảm hơn 256 triệu đồng tương ứng giảm 19.88% so với năm 2015 và năm 2017 giảm hơn 228 triệu đồng tương ứng giảm 22.08% so với năm 2016; Tình hình hàng tồn kho của công ty đã được cải thiện bên cạnh đó công ty cũng tối thiểu hóa được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh trong năm 2016 cụ thể giảm hơn 4 triệu đồng tương ứng giảm 85.71% và đến năm 2017 thì giá trị của khoản mục này bằng không (0). Điều này có thể thấy được tính thanh khoản của công ty đang rất tốt, tuy nhiên công ty cũng cần xem xét vấn đề ứ đọng vốn, không quay vòng được tiền, làm giảm khoản đầu tư tài chính của công ty. Tình hình nguồn vốn TrườngBiểu đồ 2.2 Tình Đại hình ngu họcồn vốn cKinhủa công qua tế3 năm Huế 2015-2017 Nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2016 nguồn vốn giảm hơn 130 triệu đồng tương ứng giảm 18.71% so với năm 2015 và đến năm 2017 nguồn vốn tăng gần 161 triệu đồng tương ứng tăng 28.53% so với năm 2016. Trong đó: 39 SVTH: Võ Thị Lẹ
  50. Khóa luận tốt nghiệp Nợ ngắn hạn: năm 2016 giảm hơn 158 triệu đồng, tương ứng giảm 22.68% so với năm 2015 và năm 2017 tăng hơn 154 triệu đồng tương ứng tăng 28.68% so với năm 2016. Nợ ngắn hạn tăng do công ty đang mở rộng sản xuất, có nhiều khoản chi phát sinh và không thể thanh toán bằng tiền mặt cho tất cả các khoản đó. Thuế và các khoản phải thu nhà nước có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2016 tăng hơn 20 triệu đồng tương ứng tăng 290.30% so với năm 2015 và đến năm 2017 khoản mục này tiếp tục tăng hơn 7 triệu đồng tương ứng tăng 25.67% so với năm 2016. Sự tăng này do trong năm hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi nên có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng và tướng ứng với nó là số thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên. Đây cũng là một dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu: năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng từ 1,576,024,315 đồng lên thành 1,606,752,981 đồng, tương ứng tăng 1.95%; năm 2017 tăng nhẹ 4.09% so với năm 2016, tăng xấp xỉ 66 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, còn khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự biến động qua các năm. Tóm lại, trong 3 năm qua công ty TNHH TTNT Tiên Phát đã xây dựng cho mình một cơ cấu nguồn vốn, tài sản tương đối hợp lý và chặt chẽ. Trên đây chỉ là sự biến động của một số chỉ tiêu mà công ty điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu SXKD. Ngoài ra, muốn cho công ty hoạt động lâu dài bền vững, có hiệu quả cao trong tương lai thì đòi hỏi Ban lãnh đạo của công ty cần phải chú trọng hơn nữa vào việc xử lý điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu, khoản mục có trong cơ cấu tài sản nguồn vốn, có chính sách sử dụng vốn và quản lý tài sản một cách phù hợp để công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn,Trường khả năng sinh lời caoĐại hơn và học đạt được nhKinhững mục tiêu tế kinh Huế tế xã hội. 2.1.5.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Tất cả các doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến hiệu quả SXKD của mình. Tình hình hoạt động SXKD của công ty TNHH Trang Trí Nội Thất tiên Phát trong giai đoạn 2015-2017 được thể hiện rõ thông qua bảng sau: 40 SVTH: Võ Thị Lẹ
  51. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị tính: Đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % 1, Doanh thu BH và CCDV 2,317,275,364 2,986,483,141 3,507,350,988 669,207,777 28.88 520,867,847 17.44 3, Doanh thu thuần về BH và CCDV 2,317,275,364 2,986,483,141 3,507,350,988 669,207,777 28.88 520,867,847 17.44 4, Giá vốn hàng bán 1,945,693,273 2,500,474,543 2,947,132,204 554,781,270 28.51 446,657,661 17.86 5, Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 371,582,091 486,008,598 560,218,784 114,426,507 30.79 74,210,186 15.27 6, Doanh thu hoạt động tài chính 207,815 230,457 212,390 22,642 10.90 (18,067) (7.84) 8, Chi phí quản lý doanh nghiệp 349,525,937 462,669,725 516,281,194 113,143,788 32.37 53,611,469 11.59 9, Lợi nhuận thuần từ HĐKD 22,263,969 23,569,330 44,149,980 1,305,361 5.86 20,580,650 87.32 10, Lợi nhuận khác 17,819,800 14,841,500 37,994,644 (2,978,300) (16.71) 23,153,144 156.00 11, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39,453,769 38,410,830 82,144,624 (1,042,939) (2.64) 43,733,794 113.86 12, Chi phí thuế TNDN 7,890,754 7,682,166 16,428,925 (208,588) (2.64) 8,746,759 113.86 13, Lợi nhuận sau thuế TNDN 31,563,015 30,728,664 65,715,699 (834,351) (2.64) 34,987,035 113.86 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TTNT Tiên Phát) Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Võ Thị Lẹ
  52. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Từ bảng 2.3 ta có thể thấy, tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển thuận lợi, lợi nhuận sau thuế TNDN tăng trong năm 2017, cụ thể, năm 2016 có sự giảm nhẹ từ 31,563,015 đồng xuống còn 30,728,664 đồng, tương ứng giảm 2.64%; đến năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016, lên thành 65,715,699 đồng tương ứng tăng 113.86%. Sự tăng lên của lợi nhuận là do: Doanh thu thuần từ BH và CCDV: tăng qua hằng năm, năm 2016 tăng 28.88% so với năm 2015, tăng từ 2,317,275,364 đồng lên thành 2,986,483,141 đồng; năm 2017 tăng thêm xấp xỉ 521 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 17.44%, doanh thu tăng do công ty có các chính sách bán hàng mở rộng, nhằm tối ưu hóa lượng hàng tồn kho của công ty. Giá vốn hàng bán: cùng với sự tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng có xu hướng tăng tương tự, năm 2016 tăng 28.51% so với năm 2015 và năm 2017, giá vốn hàng bán tăng xấp xỉ 447 triệu đồng tương ứng tăng 17.86% so với năm 2016. Từ đó có thể suy ra, lợi nhuận từ BH và CCDV tăng qua hằng năm, đây là một dấu hiệu tốt của DN. Về doanh thu hoạt động tài chính: có sự biến động tăng giảm qua các năm, với mức tăng của năm 2016 so với năm 2015 là 10.9%, của năm 2017 giảm so với 2016 là 7.84%, số liệu vào cuối năm 2016 là 212,390 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng qua các năm, trong đó năm 2016 tăng 32,37% so vói năm 2016 và năm 2017 tăng 11.59% tuy nhiên, mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu trong năm 2017. Từ đó, có thể kết luận, lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD của công ty tăng qua các năm,Trường năm 2017 tăng 87.32 Đại% so vhọcới năm 201 Kinh6. Đây cũng tế là m Huếột dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp. Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động SXKD, công ty còn có một khoản thu nhập khác từ hoa hồng, chiết khấu mua hàng. Năm 2016 khoản thu nhập này giảm 16.71% so với năm 2015 và tăng mạnh trong năm 2017 tương ứng tăng 156% so với năm 2016. Chi phí thuế TNDN: đi kèm với việc tăng lợi nhuận sẽ là sự tăng lên của chi phí thuế TNDN, năm 2017 tăng hơn 8 triệu so với năm 2016, và số thuế TNDN phải nộp là 16,428,925 đồng trong năm 2017. 42 SVTH: Võ Thị Lẹ
  53. Khóa luận tốt nghiệp Từ những phân tích trên, có thể thấy, tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty thu hút nhiều khách hàng, tối thiểu hóa chi phí để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, công ty cần khai thác thêm sức mạnh cũng như nguồn lực trong DN mình để đạt được những mục đích kinh doanh khác. 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH TTNT Tiên phát 2.2.1 Chứng từ sử dụng Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do vậy công ty thực hiện đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật: -Hóa đơn GTGT mẫu số: 01/GTKT3 ban hành theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. Hóa đơn này được sử dụng cho việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào và kê khai thuế GTGT đầu ra trong DN. - Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính; - Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính; - Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. -Hóa đơn gồm 3 liên +Liên 1: lưu +Liên 2: giao cho người mua +Liên 3: nội bộ (dùng làm căn cứ ghi sổ, theo dõi và thanh toán của phòng kế toán). 2.2.2Trường Tài khoản sử d ụĐạing học Kinh tế Huế Để hạch toán thuế GTGT công ty áp dụng TK 1331 và TK 3331 - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Trong đó: 43 SVTH: Võ Thị Lẹ
  54. Khóa luận tốt nghiệp + TK 33311: Thuế GTGT đầu ra + TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập nhẩu 2.2.3 Sổ kế toán sử dụng - Chứng từ ghi sổ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Phiếu chi, - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 1331, 3331 - Sổ chi tiết TK 1331, 33311 Thực tế tại doanh nghiệp không có tài sản cố định nên công ty không có TK 1332 và trên cơ sở đó công ty thực hiện theo dõi thuế GTGT trên sổ cái TK 1331 và sổ chi tiết TK 1331. Quy trình ghi sổ kế toán được khái quát theo sơ đồ sau: Hóa đơn GTGT Bảng kê HHDV mua BÁO CÁO Chứng từ ghi sổ vào, bán ra THUẾ Sổ cái TK 1331 Sổ chi tiết TK 1331 Sổ cái TK 3331 Sổ chi tiết TK 33311 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú:Trường Đại: Ghi hhọcằng ngày Kinh tế Huế : Ghi cuối quý : Cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.4: Sơ đồ ghi sổ kế toán về thuế GTGT 44 SVTH: Võ Thị Lẹ
  55. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4 Hóa đơn GTGT Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Tiên Phát sử dụng hóa đơn đặt in: - Mẫu số: 01GTKT/002 - Ký hiệu: TP/16P, trong đó: + TP: là tên viết tắt của doanh nghiệp (Tiên Phát), ký hiệu này cơ quan thuế để cho doanh nghiệp tự đặt với mục đích dễ nhớ trong quá trình sử dụng hóa đơn +16: là năm in hóa đơn, ở đây doanh nghiệp in hóa đơn vào năm 2016. + P: ký hiệu quy định của cơ quan thuế. Để sử dụng hóa đơn đặt in, công ty cần phải đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp (Chi cục thuế Thành Phố Huế) theo các bước sau: Bước 1: Sau khi doanh nghiệp được thành lập và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp lập mẫu 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế GTGT. Tại đây công ty đăng ký theo phương pháp khấu trừ. Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ trả lời có chấp nhận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ hay không? Bước 2: Sau khi nhận được kết qủa của cơ quan thuế về việc chấp nhận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì công ty nộp hồ sơ về cho cơ quan thuế bao gồm: - Giấy đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in - GiTrườngấy chứng nhận đăng Đại ký kinh học doanh Kinh tế Huế - Văn bản chấp nhận phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong vòng 05 ngày sau khi nộp hồ sơ, cơ quan thuế sẽ cử người xuống kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra xác nhận cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo về việc cho phép đặt in hóa đơn 45 SVTH: Võ Thị Lẹ
  56. Khóa luận tốt nghiệp Bước 3: Sau khi có văn bản đồng ý cho phép doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế, đơn vị tiến hành liên hệ với nhà in để làm hợp đồng và các thủ tục đặt in hóa đơn. Doanh nghiệp sẽ nhận hóa đơn và mẫu hóa đơn đặt in. Bước 4: Trước khi đưa hóa đơn vào sử dụng danh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn (phụ lục 13). Doanh nghiệp làm thông báo phát hành hóa đơn trên hệ thống kê khai và in thành 3 bản kẹp cũng 3 mẫu hóa đơn rồi nộp lại cho chi cục thuế. Sau 2 ngày ra thông báo phát hành hóa đơn thì công ty được sử dụng hóa đơn. 2.2.5 Hạch toán thuế GTGT  Hạch toán thuế GTGT đầu vào Khi thực hiện quá trình mua HHDV, doanh nghiệp sẽ nhận hóa đơn GTGT của nhà cung cấp. Các hóa đơn này sẽ chuyển đến cho kế toán, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn như: tên công ty, mã số thuế, đơn giá, số lượng, thành tiền, thuế GTGT, Sau đó, căn cứ vào hóa đơn kế toán tiến hành nhập vào máy tính. Theo trình tự ghi sổ đã được thiết lập, kế toán sẽ cập nhật số liệu vào các sổ tương ứng (Bảng kê HHDV mua vào, chi tiết TK 1331, sổ cái TK 1331). Các hóa đơn GTGT mua vào được sắp xếp, lưu trữ, bảo quản cẩn thận tại bộ phận kế toán. Cuối mỗi quý, các Hóa đơn GTGT của HHDV mua vào phát sinh trong quý sẽ làm căn cứ để đối chiếu, lập tờ khai thuế GTGT. Và sau đây, trích một số nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu vào trong tháng trong quý 4 năm 2017: Nghiệp vụ 1: Ngày 30/10/2017, công ty TNHH TTNT Tiên Phát nhập giá gỗ GCPU-2Trườngtừ Công ty TNHH Đại MTV N ộhọci Thất B ắKinhc Việt theo hóatế đơn Huế số 2389, ký hiệu BV/15P, phiếu nhập kho số PN019 (phụ lục 1) với tổng số tiền phải thanh toán là 528,000 đồng trong đó VAT là 10%. Công ty sẽ thanh toán bằng chuyển khoản. Các chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT 46 SVTH: Võ Thị Lẹ
  57. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT số 2389 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: BV/16P Liên 3: Giao cho người mua Số: 0002389 Ngày 30 tháng 10 năm 2017 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NỘI THẤT BẮC VIỆT Mã số thuế: 0400594566 Địa chỉ: Lô 8-9 B1.5 Phan Đăng Lưu, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, Việt Nam Điện thoại: 0511.3699777 - 2464555 - Fax: 0511.3699599 Số tài khoản: 3307040036090 Tại Ngân Hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Đà Nẵng Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Mã số thuế: 3300542552 Địa chỉ: 222-224 Phan Đăng Lưu, P. Phú Hòa, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa thiên Huế Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên HHDV Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=5x4 01 Giá gỗ GCPU - 2 Chiếc 03 160,000 480,000 Cộng tiền hàng: 480,000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 48,000 Tổng tiền thanh toán: 528,000 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm hai mươi tám nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Trường Đại ( họcĐã ký) Kinh tế(Đ ã Huếký) Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 156: 480,000 Nợ TK 1331: 48,000 Có TK 331: 528,000 47 SVTH: Võ Thị Lẹ
  58. Khóa luận tốt nghiệp Nghiệp vụ 2: Ngày 30/11/2017 công ty thanh toán tiền cước vận chuyển cho tháng 9 và tháng 10 có kèm theo bảng kê (phụ lục 2) cho Hợp Tác Xã Vận Tải Ô tô Thành Công theo hóa đơn GTGT số 895, ký hiệu TC/17P. Công ty thanh toán bằng đã thanh toán bằng tiền mặt với tổng số tiền là 7,550,000 đồng (phụ lục 3), trong đó VAT 10%. Chứng từ ghi sổ gồm: - Hóa đơn GTGT Biểu số 2.2 Hóa đơn GTGT số 895 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT2/004 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: TC/17P Liên 2: Giao cho người mua Số: 0000895 Ngày 30 tháng 11 năm 2017 Đơn vị bán hàng: HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI Ô TÔ THÀNH CÔNG Mã số thuế: 3300337017 Địa chỉ: Thôn Lại Thế, Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế Văn phòng đại diện: 75 Phan Đình Phùng, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234-3848848 * Fax: 0234-3837730 * Email: htxthanhcong@yahoo.com.vn Số tài khoản: 040001028377 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Tín – Chi nhánh Huế 102010000734756 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN TT.Huế Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Mã số thuế: 3300542552 Địa chỉ: 222-224 Phan Đăng Lưu, P. Phú Hòa, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa thiên Huế Hình thức thanh toán: TM Số tài khoản: STT Tên HHDV Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=5x4 01 Cước vận chuyển tháng 9+10/2017 6,863,636 Trường ĐạiC ộhọcng tiền hàng: Kinh tế Huế6,863,636 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 686.364 Tổng tiền thanh toán: 7,550,000 Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ,tên) (Bán hàng qua điện thoại) (Đã ký) 48 SVTH: Võ Thị Lẹ
  59. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 6422: 6,863,636 Nợ TK 1331: 686,364 Có TK 1111: 7,550,000 Nghiệp vụ 3: Ngày 06/12/2017, công ty nhập Két sắt các loại từ Chi nhánh công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát tại Đà Nẵng theo hóa đơn số 6369, ngày 06/12/2017, ký hiệu HP/16P, phiếu nhập kho số PN006 (phụ luc 4). Theo quy định của luật thuế GTGT thì các hóa đơn mua hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phải thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nên công ty thanh toán sau bằng chuyển khoản. Tổng giá trị thanh toán là 40,199,500 đồng, VAT 10%. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1561 (KS): 36,545,000 Nợ TK 1331: 3,654,500 Có TK 331: 40,199,500 Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT Trường Đại học Kinh tế Huế 49 SVTH: Võ Thị Lẹ
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.3: Hóa đơn GTGT số 6369 Đơn vị bán hàng: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÒA PHÁT TẠI TP ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 171 Trường Chinh, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Mã số thuế: 0100385089-005 Điện thoại: 0511.3722997 – 0511.3722977 * Fax: 0511.3722944 Website: www.hoaphat.com.vn Tài khoản: 5611.0000.415843 Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – CN Đà Nẵng Tài khoản: 2011201866868 Tại Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Chi Nhánh Chợ Cồn TP Đà Nẵng HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: HP/16P Liên 2: Giao cho người mua Số: 0006369 Ngày 06 tháng 12 năm 2017 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Mã số thuế: 3300542552 Địa chỉ: 222-224 Phan Đăng Lưu, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản: STT Tên HHDV Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=5x4 01 Két sắt 110K1C1 sơn màu S0708 Cái 04 3,654,500 14,618,000 02 Két sắt 110K1C1 sơn màu 0706 Chiếc 03 3,654,500 10,963,500 03 Két sắt 110K1C1 Sơn màu 0304 Chiếc 03 3,654,500 10,963,500 Cộng tiền hàng: 36,545,000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 3,654,500 Trường Đại họcTổng tiền thanhKinh toán: tế Huế40,199,500 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu một trăm chín mươi chín nghìn năm trăm đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (Bán hàng qua điện thoại) (đã ký) Nghiệp vụ 4: Ngày 08/12/2017, công ty nhận hóa đơn từ Tổng công ty Viễn Thông Mobifone về tiền cước điện thoại tháng 11 với số tiền phải thanh toán là 50 SVTH: Võ Thị Lẹ
  61. Khóa luận tốt nghiệp 353,184 đồng, theo hóa đơn số 776144 ký hiệu, ngày 08/12/2017,công ty đã thanh toán cho người bán bằng tiền mặt (phụ lục 5). - Hóa đơn GTGT Biểu số 2.4 Hóa đơn GTGT số 776144 TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE HÓA ĐƠN (GTGT) CÔNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KHU VỰC 3 Liên 2: giao cho khách hàng CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE Mẫu số: 01GTKT2/003 Địa chỉ: 263 Nguyễn văn Linh, Phường Thạc Giãn, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng Seri: DB/15P Tel: 18001090 – Fax: 0511-3650016 Số: 0776144 MST: 0100686209003 Tên khách hàng: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Địa chỉ: 222-224 Phan Đăng Lưu, P.Phú Hòa, TP Huế, Tỉnh TT Huế Số thuê bao: 0903505222 Cước từ ngày: 11/11/2017 đến ngày 30/11/2017 STT Khoản ĐVT Số lượng Đơn giá Số tiền Cước dịch vụ thông tin di động 321,076 Tổng cộng (1) 321,076 Thuế GTGT 10%x(1)= Tiền thuế GTGT (2) 32,176 Tổng cộng tiền thanh toán (3)= (1)+(2) 353,184 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm năm mươi ba nghìn một trăm tám mươi bốn đồng Ngày 8 tháng 12 năm 2017 Người nộp tiền Nhân viên giao dịch (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Đã ký) Kế toán hạch toán như sau: NợTrườngTK 6422: Đại321,076 học Kinh tế Huế Nợ TK 1331 32,108 Có TK 111: 353,184 Ngoài ra khi tiến hành định khoản thì kế toán còn theo dõi ở bảng kê HHDV mua vào và các sổ chi tết TK 1331 và sổ cái TK 1331. Tại doanh nghiệp không có thuế GTGT của Tài sản cố định nên doanh nghiệp chỉ theo dõi trên sổ cái TK 1331. 51 SVTH: Võ Thị Lẹ
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.5 Trích bảng kê HHDV mua vào Mẫu số: 01- 2/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO 25/8/2014 của Bộ Tài chính) (Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT) Kỳ tính thuế: Quý 4 Năm 2017 Người nộp thuế: Công ty TNHH TTNT Tiên Phát Mã số thuế: 3300542552 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Mst Doanh thu Ngày, tháng, STT Tên người bán người Mặt hàng chưa có thuế Thuế GTGT Ghi chú Số HĐ năm lập hóa mua GTGT đơn [1] [2] [3] [4] [5] [8] [6] [7] [8] 1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT): Tổng 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: Tổng 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%: Tổng 4. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%: 26 2389 30/10/2017 Công ty TNHH MTV Nội thất Gía gỗ 480,000 48,000 NV1 Bắc Việt 54 895 30/11/2017 HTX Vận Tải Ô Tô Thành Công Cước VC 6,863,636 686,364 NV2 55 6145 30/11/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát Gía sắt 7,072,800 707,280 tại TP Đà Nẵng 62 6305 04/12/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát Bàn MT, ghế 5,172,700 517,270 tại TP Đà Nẵng 65 6368 06/12/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát Bàn MT, ghế 5,363,800 536,380 tại TP Đà Nẵng 66 6369 06/12/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Két sắt 36,545,000 3,654,500 NV3 Phát tại TP Đà Nẵng 67 1794 07/12/2017 Cty TNHH Godrej Tủ 4,075,468 407,547 68 6457 08/12/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát Két sắt 18,272,500 1,827,250 tại TP Đà Nẵng 71 6461 08/12/2017 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát Bàn 2,418,200 241,820 tại TP Đà Nẵng 72 776144 08/12/2017 Tổng Cty Viễn Thông Mobifone Cước 321,076 32,108 NV4 Tổng 837,648,321 83,764,834 5. Hàng hóa,Trường dịch vụ không phải tổng hợp trênĐại tờ khai 01/GTGT: học Kinh tế Huế 0 0 Tổng 0 Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT (*): Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ( ): , ngày tháng năm Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) 52 SVTH: Võ Thị Lẹ
  63. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.6 Trích sổ chi tiết TK 1331 Công Ty TNHH TT NT Tiên Phát Mẫu số S38- DN Đ/c : 222-224 Phan Đăng Lưu - TP Huế SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN MST: 3300542552 TK : 1331 Tên TK: Thuế GTGT được khấu trừ HH, DV Quý 4 Năm 2017 Nợ Có Dư đầu kỳ - Phát sinh 83,764,834 83,764,834 Dư cuối kỳ - Chứng từ Số phát sinh Số dư Ghi Ngày tháng ghi sổ Số Diễn giải TKĐƯ Ngày tháng Nợ Có Nợ Có chú hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số dư đầu kỳ - Cty TNHH MTV Nội Thất 30/10/2017 2389 30/10/2017 Bắc Việt 331 48,000 - 81,095,753 - NV1 HTX Vận Tải Ô Tô Thành 30/11/2017 895 30/11/2017 Công 1111 686,364 - 96,159,874 - NV2 CN Công ty CP Nội thất Hòa Phát tại TP Đà 6/12/2017 6369 6/12/2017 Nẵng 331 3,654,500 - 104,780,918 - NV3 Tổng Cty Viễn Thông 8/12/2017 776144 8/12/2017 Mobifone 1111 32,108 - 108,368,733 - NV4 Trường Đại học Kinh tế Huế Kết chuyển thuế GTGT 31/12/2017 0 31/12/2017 Q4/2017 3331 - 83,764,834 - Cộng phát sinh 83,764,834 83,764,834 Số dư cuối kỳ - Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 53 SVTH: Võ Thị Lẹ
  64. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.7 Trích sổ cái TK 1331 Công ty TNHH TTNT Tiên Phát Mẫu số S03b-DNN Đ/c: 222-224 Phan Đăng Lưu – TP Huế MST:3300542552 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1331 Tên TK: Thuế GTGT được khấu trừ HHDV Nợ Có Dư đầu kỳ - - Phát sinh 83,764,834 83,764,834 Dư cuối kỳ - - Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ghi Số Ngày Nợ Có chú Số dư đầu kỳ - - 30/10/2017 2389 30/10/2017 Công ty TNHH 331 48,000 - NV1 MTV Nội Thất Bắc Việt 30/11/2017 895 30/11/2017 HTX Vận Tải 1111 686,364 - NV2 Ô tô Thành Công 6/12/2017 6369 6/12/2017 CN Công ty CP 331 3654,500 - NV3 Nội Thất Hòa Phát tại TP Đà Nẵng 8/12/2017 776144 08/12/2017 Tổng công ty 1111 32,108 NV4 Viễn Thông Mobifone 31/12/2017 - 31/12/2017 Kết chuyển thuế 3331 - 83,764,834 GTGT Q4/2017 Trường ĐạiCộng học số phát Kinh83,764,834 tế Huế83,764,834 sinh Số dư cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 54 SVTH: Võ Thị Lẹ
  65. Khóa luận tốt nghiệp  Hạch toán thuế GTGT đầu ra Khi phát sinh các khoản doanh thu và thu nhập khác, kế toán nhận bảng kê hàng hóa từ phòng kinh doanh để lập Hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu, thu nhập và phản ánh số thuế GTGT đầu ra tính trên doanh thu và thu nhập đó. Bằng việc nhập các nghiệp vụ bán hàng vào máy tính cụ thể là bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra, sau đó kế toán tiến hành tổng hợp các số dư trên các tài khoản vào Sổ chi tiết, Sổ Cái tương ứng, chẳng hạn Sổ chi tiết TK 33311 và Sổ Cái 3331. Hằng quý, căn cứ vào các hóa đơn GTGT bán ra lưu tại cuốn và các Sổ chi tiết TK 33311, Sổ Cái TK 3331, kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra với Bảng kê HHDV bán ra để phục vụ cho việc lập tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế. Sau đây là một số nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu ra xảy ra trong tháng Bảng kê 12/2017: HHDV bán ra Nghiệp vụ 1: Ngày 4/12/2017, công ty xuất bán bàn ghế, tủ các loại theo hóa đơn số 701, giao dịch được thực hiện giữa công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát và Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế với tổng giá thanh toán là 28,150,000 trong đó VAT 10%. Khách hàng thanh toán sau bằng chuyển khoản. Đối với hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng thì khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán bằng chuyển khoản để được khấu trừ số thuế GTGT đó. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT số 701 - Phiếu xuất kho (phụ lục 6) KTrườngế toán hạch toán nhưĐại sau: học Kinh tế Huế Nợ TK 131: 28,150,000 Có TK 5111: 25,590,909 Có TK 3331: 2,559,091 55 SVTH: Võ Thị Lẹ